Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Thứ Năm, 10-10-2013 - VIỆT NAM GIẢ VỜ CẢI CÁCH

Tin thứ Năm, 10-10-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
DSC_7927 (Copy)CLB NO-U thi đấu giao hữu 09/10 (Thành). =>
Trường Sa ghi nhớ lời Đại tướng (NLĐ) là “bằng mọi giá phải giải phóng các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ” chứ không phải quyết giữ hay chiếm lại các đảo do Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc xâm chiếm???!.
- Carl Thayer: Với Sự Giúp Đỡ Của Nga, Việt Nam Theo Đuổi Chiến Lược Kiểm Tra và Bảo Vệ Lãnh Hải Khu vực từ Nam Quan đến Bình Nhi Quan (The Diplomat/Dân luận).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở Biển Đông (TP).
Tịch thu tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép (TBKTSG).
Tăng cường hợp tác quân đội Việt Nam-Philippines (TTXVN).
Đài Loan thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa (RFI).
Thượng đỉnh ASEAN khai mạc với Biển Đông vẫn là chủ đề bao trùm (RFI). - Bắc Kinh kêu gọi « hòa bình và hữu nghị » tại Biển Đông (RFI).  - Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đối thoại về biển Đông (TT).  - Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy thảo luận về tranh chấp Biển Đông (VOA).  - Trung Quốc kêu gọi hòa bình ở Biển Đông.  - Trung Quốc tiếp tục mời thầu khai thác dầu khí ở Biển Đông.  -Mối quan hệ đối tác với ASEAN vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ (VOV). - ASEAN muốn sớm hoàn tất COC (NLĐ).
Philippines quyết thúc đẩy giải quyết tranh chấp biển đảo (KT).
- Lê Diễn Đức: Minh chủ không tự nhiên sinh ra  (DĐTK/DĐXHDS).  - Thanh niên Việt Nam và vận nước (Phi Vũ).
- Chuyện Lê Thị Phương Anh bị bắt cóc: Chuyện hoang đường, ở xứ thiên đường (Phương Bích). - THƯ TỐ CÁO LẦN THỨ 73 VÀ LỜI KÊU CỨU (Lê Anh Hùng).
- Nhà báo Nguyễn Đình Ấm tường thuật từ Văn Giang: Nóng bỏng Văn Giang! (Bà Đầm Xòe). - Trịnh Nguyễn – Một buổi sáng không bình yên (DLB).  - SỰ VĨ ĐẠI CỦA MỘT NHÀ CẦM QUYỀN BẤT CHÍNH LÀ ĐÂY (FB Bùi Hằng). “Theo yêu cầu của Bộ Công An, Tập đoàn yêu cầu công ty VNP, VMS chủ trì, VNPT Bắc Ninh phối hợp khẩn trương thực hiện: Cắt thông tin liên lạc mạng di động VNP, VMS ở toàn bộ khu vực thôn Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian: từ 04h00′ đến 8h00′ ngày thứ Tư (09/10/2013). Phạm Vĩnh Thọ đã ký“. – Video: Trịnh Nguyễn đòi thả người (Long Hoang). – Video: Dân Trịnh Nguyễn đoàn kết lắm, can đảm lắm (Long Hoang). - Công an bắt người tại làng Trịnh Nguyễn (RFA).
TIN NÓNG TỪ TRỊNH NGUYỄN VÀ VĂN GIANG: TRẤN ÁP, BẮT NGƯỜI, PHÁ HOẠI (Tễu).   - Ecopark tiếp tục dùng côn đồ và công an yểm trợ vào phá ruộng của dân Văn giang (Lê Hiền Đức). - Nông dân Văn Giang ra tuyên bố quyết cảm tử giữ đất (RFA). - Ông Hai Say và chuyện uống trà (DLB).
Các giáo hạt trong giáo phận đồng tâm hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên vào sáng Chúa Nhật 06.10.2013 (GP Vinh). - Mỹ Yên: Thương về Quê Mẹ (DLB).  - Vinh: 50 ngàn người Công giáo vẫn cầu nguyện yêu cầu thả hai giáo dân cho dù bị đe dọa và tấn công (Asia News/ DTD).
-Chuyến đi đến khu vực hạn chế của Việt Nam cho thấy chính quyền chấp nhận những giáo hội được phê chuẩn, đàn áp số còn lại (AP/ DTD). - VIỆT NAM GIẢ VỜ CẢI CÁCH (WSJ/ DTD).
1<- Cha Nguyễn Văn Lý được Victims of Communism Memorial Foundation trao giải thưởng Truman – Reagan (DCCT). - Lễ tưởng niệm các tín đồ PGHH bị Việt Minh sát hại năm 1945.
- Video: ‘Tự do tôn giáo’ ở tỉnh Gia Lai (BBC).
Tư liệu: Phan Bội Châu tham quan trường Dòng Chúa Cứu Thế (Báo Tiếng Dân, 1936) (Anh Vũ).
Tổng Bí thư phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI). “Đãi cát tìm vàng” đã là sự khó nhọc, công phu, thế mà có một độc giả thân thiết, TS Phạm Chí Dũng, tối qua đã làm cái công việc cực nhọc bội phần, đó là …“Bới rác tìm thứ vàng vàng”.  Thế rồi công lao của ông cũng xứng đáng, khi phát hiện ra 2 “cục vàng khè”:
Thứ nhất về hai đoạn văn ông cho là mâu thuẫn giữa những mặt “được” và “chưa được” mà ông TBT kể ra: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng được tăng cường,…” và đoạn sau: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định.
Thứ hai, nằm trong mớ thành tích: “ Bốn là, … phòng, chống có hiệu quả các nguy cơ chiến tranh, xung đột trên các hướng; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố; hình thành tổ chức chính trị đối lập; bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực; … “ Như vậy, một thành tích quan trọng của đảng CSVN là đã cho phép “hình thành tổ chức chính trị đối lập”? Hay đây chỉ là sự nhầm lẫn liên quan văn phạm, khi dùng dấu chấm phẩy (;) thay vì dấu phẩy (,) trước câu văn “hình thành tổ chức … ”?  Quá dễ để trả lời, rằng thứ tưởng là “vàng” đó, thực ra chỉ là đồ phế thải “vàng vàng” mà thôi, kể ra đây cho độc giả cười chút giữa cái không khí nhạt nhẽo, buồn tẻ sau Hội nghị này. Và câu trả lởi cũng có ngay đây: - Hội nghị TW 8 : Không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập (RFI).
Trung ương Đảng ‘nhấn mạnh an ninh’ (BBC). - Về khái niệm “Diễn biến Hoà Bình” (Minh Văn). “Đảng Cộng Sản đang cố gắng lấy cái ngược quy luật để chống lại quy luật, mà đã trái với quy luật thì tất sẽ bị đào thải và trừng phạt. Cái gì chống lại con người thì sẽ bị con người khước từ và chống lại“.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tranh chấp lãnh thổ diễn biến phức tạp” (TTXVN/TT).  - Thông báo Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 (TTXVN).
Điều chuyển 1.023 vị trí công tác để ngừa tham nhũng (TT).  - Bầm dập vì tố cáo tiêu cực (NLĐ).
- Bùi Tín: Trận cuối trớ trêu của đại tướng (ĐCV). - Thắng trong chiến tranh, thua trong hoà bình (Nguyễn Tiến Dũng/DĐXHDS). Hay là: Thắng hết kẻ thù, thua đau chính mình.   “…ở Việt Nam, từ xưa đến nay, tầng lớp trí thức có lẽ  chưa bao giờ được giới cầm quyền thực sự tôn trọng. Có một cựu quan chức chính phủ từng nói ‘chuyên chính vô sản về bản chất là chuyên chính vô học’. Người có học và đầy nhân bản như đại tướng khó hợp với nền chuyên chính đó. Quả cũng là một sự không may của nước Việt“. - Nhật ký mở lại (lần thứ 70): KẺ THÙ NÀO CỤ CŨNG OÁNH TUỐT… NHƯNG CÁC ĐỒNG CHÍ CỦA CỤ OÁNH CỤ, THÌ CỤ….XIN HÀNG! (Tô Hải). Phát hiện thú vị! - Đừng bốc phét nữa (ĐCV).
- Nguyễn Minh Thuyết: Được lòng dân, dân tôn làm thánh (Quê Choa). – Hoàng Minh Tường: Chữ NHẪN hay chữ NHÂN(Quê Choa). “Tôi có viết một câu thế này: ‘ … Trong những công lao vĩ đại của Đại Tướng với Đất nước, còn có công lao này: Ông là người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử.” - Xin vĩnh biệt một “Dân Oan” vĩ đại! (Đặng Huy Văn). “Xin vĩnh biệt một ‘Dân Oan’ vĩ đại!/ Về Tây Phương thênh thản cõi Niết Bàn/ Ôi giá được một ngày Người trở lại/ Đuổi cộng Tàu và cứu giúp dân oan!“.  - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 120) : “ Đời tuôn nước mắt… trời tuôn mưa…” (!) (Nhật Tuấn). – Hữu Quả: Giá mà được như thế thì tốt biết mấy?! (BoxitVN). - Dân đã thờ ai thì không bao giờ nhầm cả (Nguyễn Duy Xuân).
2Chuyện ‘hóng hớt’ – nhưng NGHĨ MÀ ĐAU ! (Bùi Văn Bồng). - Số đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Diễn Đàn). – Mời xem lại: Kiến nghị của 38 tướng tá phản đối việc đàn áp người tố cáo Nguyễn Chí Vịnh (Diễn Đàn). Thư ngày 10.6.2009 của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Bộ chính trị và Ban bí thư Trung ương.  =>
Những ý nghĩa của việc tướng Giáp qua đời (Jonathan London). “Chắc chắn rằng sự ra đi của ông đánh dấu sự ra đi của một nhân vật chủ chốt. Một người mà sự ra đi sẽ buộc người Việt Nam phải suy ngẫm về quá khứ đổ vỡ của mình và hướng đến một tương lai chung“.
‘Chiến công của Tướng Giáp nhờ chấp nhận thương vong nặng nề’ (VOA).  - Tranh cãi về di sản của Tướng Giáp.  – Tiến sĩ Edwin Moise (Đại học Clemson, Mỹ): Tướng Giáp: ‘Người trung thành với Đảng’ (BBC).  - Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp.  – Phỏng vấn GS Phan Huy Lê: Đại tướng đã trải qua không ít gian truân (TVN).  - Chữ ‘nhẫn’ giúp Đại tướng vượt sóng gió cuộc đời (VNN).   - Tướng Giáp và chiến thắng Quảng Trị (NLĐ).  - Truyền hình Pháp làm phim về Tướng Giáp và Điện Biên Phủ (TN).  -  Nhà nghiên cứu lịch sử Derek Frisby: Tướng Giáp là “bậc thầy” của những điều ngoài tưởng tượng (LĐ).
- Bs Nguyễn Đan Quế: Thật giả hỗn chiến (DLB). - Trần Khải Thanh Thủy: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN (ĐCV). - Ác mộng của ông Phạm (DLB). - Chính luận vắn (5 xu).
XÔI SÁNG (Văn Công Hùng).
Thủy điện tích nước, người dân trắng tay (NLĐ). - Xả lũ: An toàn cho hồ hơn an toàn cho dân? (DCCT).
Sửa sai việc quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (CAĐN).
- Trần Mạnh Hảo: Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần 4 (Bùi Văn Bồng).
- Phần 1 Chương 3, quyển sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Con đường không vui (phần 1) (Phan Ba).
Vai trò của người lãnh đạo đối với vận mệnh quốc gia (RFA).
Lê Văn Liêm – Tại sao người Nhật giỏi thế? (Dân luận).
Một đội quân được trả lương hậu hĩnh theo dõi sát sao Internet ở Trung Quốc (ĐKN). - Gần 400 cư dân mạng Tân Cương bị câu lưu vì « kêu gọi thánh chiến » (RFI). -Trung Quốc : Công an nổ súng làm nhiều người biểu tình Tây Tạng bị thương (RFI).
Bắt bớ hàng loạt ở TQ vì ‘loan tin đồn’ (BBC).  - Quan TQ mất chức vì đám cưới con.  - Quan chức TQ bị cách chức vì mở tiệc cưới xa xỉ (VNN).  - Tòa án Trung Quốc sẽ nghe kháng án của ông Bạc Hy Lai (VOA).
Ông Kim Jong-un liên tục thay tướng (TN).
CNRP phải ngừng lấy chữ ký ủng hộ ở Phnom Penh (TTXVN).

KINH TẾ
“Cá mập” nước ngoài xếp hàng mua nợ Việt Nam (ĐT).  - Xóa ám ảnh nợ xấu.  - 2 năm tái cơ cấu ngân hàng, nợ xấu vẫn ở mức cao (TTXVN).
Đề nghị mạnh tay với ngân hàng có sở hữu chéo (TBKTSG).
EVN giải trình, phản bác kết luận thanh tra (VnEco).  - EVN phản hồi kết luận thanh tra: Chỉ đầu tư ngoài ngành… 2.107 tỉ đồng! (LĐ).  - Dư nợ của EVN lớn nhất khối tổng công ty nhà nước (TTXVN).  - Bán hay cưỡng đoạt? (NLĐ).  - “Cái kim” lòi ra(TT).
Thị trường vàng cần phương thức quản lý hiệu quả hơn (ĐBND).  - Mua bán vàng trên 300 triệu đồng phải khai báo thông tin(VNE).
Sàn giao dịch BĐS có nguy cơ “thất nghiệp” (TBKTSG).  - Địa ốc Hà Nội: Bán tháo, cắt lỗ đã chững lại (VnEco).  - Nhà ở xã hội: Cho vay vẫn khó trăm bề (TBNH).
lamlienketsnThêm cá nhân bị phạt 250 triệu đồng vì làm giá cổ phiếu (VNE).
 <- Nói suông, nông dân sẽ không tin, không làm theo (VOV).
Cấp bách cứu ngành cá tra (NLĐ).
World Bank cấm công ty VN vì ‘lừa đảo’ (BBC).
Apec thất bại làm ảnh hưởng TPP? (BBC).  - Kế hoạch hợp nhất kinh tế của ASEAN đối mặt nhiều thách thức (VOA).  -Việt Nam đàm phán TPP có 4 lợi ích chiến lược (TQ).
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu (VOA).
Đến lượt Nhật cảnh báo Mỹ về nguy cơ vỡ nợ (VnEco).    - Những người nổi tiếng coi trần nợ của Mỹ là “ý tưởng tồi”(VnEco).  - Các chủ nợ châu Á lo lắng vì Mỹ có nguy cơ vỡ nợ (TTXVN).  – SAU 9 NGÀY CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA: Thiệt hại hơn 2 tỉ USD (NLĐ).
Cục dự trữ liên bang Mỹ sắp có nữ chủ tịch (VOA).   - Obama sắp đề cử tân chủ tịch Fed (BBC).

VĂN HÓA-THỂ THAO
BÁO CHÍ VÀ CHỮ NƯỚC NGOÀI (Mạnh Kim).
CÁI BẪY NỒI TIẾNG CỦA VĂN THƠ MẬU DỊCH (Nguyễn Tường Thụy).
Tâm lý bầy đàn (Bautx).
Điểm khác biệt giữa con gái Sài Gòn và con gái Hà Nội (FB Nguyễn Quang Vũ).
(Gpt) – Trưng bày chuyên đề: “Trang phục, trang sức truyền thống của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam” (Gulpataom).
SỰ RA ĐỜI BỨC TRANH “PHÒNG VĂN NHÀ THƠ TÚ XƯƠNG” (Trần Mỹ Giống).
CÕI NGƯỜI (Văn Công Hùng).
Chính thức ra mắt “chợ kịch” (ANTĐ).
20131009152036-tien-chua-2Phim hài cần thuốc chống buồn ngủ (VNN). =>
Hội sách mùa thu ở Hà Nội (TP).
- NHẠC UNDERGROUND DẦN KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ: Con đường chông gai (NLĐ).
76 quốc gia gửi phim tranh giải Oscar (NLĐ).
Tiếp vụ ‘Cành cọ vàng lên báo… cãi cọ’: Diễn viên thấy mình giống như gái làm tiền! (TTVH).
Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ra nước ngoài (VOA).
“Cám ơn” và “xin lỗi” – Một nét văn hóa Mỹ (FB Ngọc Thu). “Những ứng xử, xã giao thông thường (common courtesy) trong văn hóa Mỹ như ‘cám ơn’ hay ‘xin lỗi’, xem ra nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn, có thể giúp tránh làm phiền lòng những người xung quanh hay người thân của mình, tránh những cãi vả không cần thiết, cũng như giúp ngăn chặn những hành động khác có thể dẫn đến bạo lực“.

Đường lên Mù Cang Chải (Lương Kháu Lão).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục Việt Nam trước Đề án được kỳ vọng nhất (TTXVN).
UỐNG NƯỚC NHỚ… GÌ? (Hồ Như Hiển).
Tranh cãi đề thi học sinh giỏi của Hải Phòng (VNN).  - Đề thi HS giỏi xuất hiện Bà Tưng, Ngọc Trinh gây tranh cãi (NLĐ).  -Giáo dục hay phản giáo dục?! (PT).
662538 <- Vật lộn với việc không tên, giáo viên khổ quá sức… (TT).  - 8 tháng, 40 học sinh, chấm 2.560 bài.
Ninh Thuận: Học trong trường chờ sập (VH).
Đà Nẵng: Ban đại diện phụ huynh “tố” hiệu trưởng! (Infonet).
Thầy giáo bị tố đánh và đe dọa học sinh (PNO).
Ép người quá đáng! (NLĐ).
- Hàn Quốc: Phòng học “nhà tù” (LĐ).
Hơn 200 ngàn người sẵn sàng lên sao Hỏa sinh sống (RFI).
Ba người nhận giải Nobel Hóa học (BBC).  - Nobel Hóa học 2013 về tay 3 nhà khoa học Karplus, Levitt, Warshel (VOA). - Giải Nobel Hóa học về tay ba nhà khoa học Mỹ (RFI).
-Hội nghị của NASA bị tẩy chay vì không mời Trung Quốc (RFI).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Lùi thời điểm tiêm vaccin Quinvaxem đại trà  (SK&ĐS).
Bác tin đồn thất thiệt về tượng Phật khóc (TN).
sinhcon37 tuổi sinh 10 con (TN). =>
Bi kịch của trẻ em đường phố Việt Nam (VNN).  - Unicef: Nỗ lực giảm thiểu số trẻ em tử vong (TBKTSG).
Bắt hơn 2 tấn ngà voi được giấu trong bao vỏ ốc biển (TTXVN).
Bắt được trăn nặng gần 50 kg (TP).
Làm “ôsin” của “cần thủ”, thu nhập khủng (LĐ).
Tàu Bright Royal đã neo đậu ở khu vịnh Vân Phong (TTXVN).
“Công nghiệp” đẻ thuê tại Ấn Độ (NLĐ).
Hãng dược phẩm Anh bào chế vắc-xin ngừa sốt rét (VOA).

QUỐC TẾ 
Nhóm thanh tra vũ khí hóa học thứ 2 sẽ được cử đến Syria(RFI). - Syria tích cực tiêu hủy vũ khí hóa học (VOV).
Iran muốn lấy hạt nhân để mặc cả với phương Tây (TTXVN).
Mỹ dự định cắt giảm viện trợ quân sự cho Ai Cập (VOA).  - Tòa Ai Cập công bố ngày xử cựu Tổng thống Morsi (TTXVN).
yasukuni1 <- Trung Quốc cảnh báo Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni (VOV).
Tổng thống Obama, Chủ tịch Hạ viện tiếp tục đối đầu về ngân sách (VOA).  - Chỉ có 5% dân Mỹ tán đồng cách làm việc của Quốc hội.  - Obama cáo buộc phe Cộng hòa ‘tống tiền’ (BBC).   - Tổng thống Obama: “Tôi mệt mỏi, tôi xin lỗi nhân dân” (TT).  - Chính phủ Mỹ vẫn đóng cửa: người dân chán ngán, tổn thương (VNN).  - Cuộc chiến ý thức hệ – ngòi nổ trên chính trường Mỹ (ĐBND).
Giám đốc Greenpeace đòi gặp Putin về vụ các thành viên bị bắt (RFI)
Canada chủ động tiếp xúc với Brazil về cáo buộc gián điệp (VOA).
Lampedusa : Ý sẽ tổ chức quốc táng cho các nạn nhân  (RFI).
Hà Lan xin lỗi LB Nga về vụ bắt giữ nhà ngoại giao (TTXVN).
Đài Loan nêu thời hạn bắt đầu chiến tranh với Trung Quốc (Kichbu).
Lãnh đạo Hồi giáo Philippines bị truy tố về tội nổi loạn  (RFI).
Thái Lan áp dụng Luật an ninh nội địa kiểm soát biểu tình (VOV).

 * RFA: Audio:  + Sáng 9-10-2013;  + Tối 9-10-2013.
* RFI:  
* VTV: + Chào buổi sáng – 09/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 09/10/2013;  + 360 độ thể thao – 09/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 09/10/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 09/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 09/10/2013;  + Thời sự 12h – 09/10/2013;  + Thời sự 19h – 09/10/2013.

2059. AI CẬP: NHÀ NƯỚC DÂN SỰ HAY QUÂN SỰ SAU CUỘC BẦU CỬ TỒNG THỐNG 2014?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 05/10/2013
TTXVN (Cairo 4/10)
Liệu Tướng Abdel-Fattah al-Sisi có rời bỏ bộ quân phục của mình để trở thành một ứng cử viên tổng thống? Sau tất cả sự nổi tiếng giành được, liệu ông có bằng lòng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và từ chối sự đề cử mình hoặc đồng ý tham gia tranh cử tổng thống, và nếu thắng, ông sẽ trở thành người cầm lái “con thuyền Ai Cập”?
Theo tuần báo “Al Ahram”, đó là những câu hỏi mà người Ai Cập đang tự đặt ra khi xuất hiện ngày càng nhiều những lời kêu gọi ủng hộ al- Sisi vào vị trí lãnh đạo nhà nước trong giai đoạn tới. Thật vậy, nhiều người đã bắt đầu gọi ông là ”Nasser năm 2013″ trong khi ký ức về Tổng thống Gamal Abdel-Nasser (nhiệm kỳ tổng thống 1956-1970) vẫn còn sống động trong nhiều thập kỷ sau khi ông qua đời. Con đường đưa Tướng Sisi đến dinh tổng thống có khả năng gặp nhiều chông gai. Ông sẽ vấp phải sự lên án “cai trị quân sự” ở trong nước và sự “đồng thanh” ở nước ngoài tố cáo sự kiện sau ngày 30/6 ở Ai Cập là một cuộc đảo chính quân sự. Tuy nhiên, một bộ phận lớn phương tiện truyền thông trong nước đã hưởng ứng các chiến dịch quần chúng kêu gọi ủng hộ việc đề cử al-Sisi. Những người ủng hộ các chiến dịch này gọi al-Sisi là người hùng ở Ai Cập, phù hợp để lãnh đạo đất nước. Theo quan điểm của họ, tất cả các cử viên tổng thống khác sẽ lép vế hơn so với ”Nasser năm 2013″. Al-Sisi đã nổi lên từ trong bóng tối để dẫn đầu trong những thời điểm chính trị. Trong quá trình này, ông đã có ánh “hào quang” của Nasser trong mối quan hệ của mình với những người ủng hộ và phản đối. Minh chứng rõ rệt cho sự hiện diện của al-Sisi là sự hưởng ứng ngay lập tức và đông đảo của những người tham gia biểu tình trên đường phố và quảng trường Tahrir vào ngày 26/7 để ủng hộ lời kêu gọi chống khủng bố của ông. Việc kêu gọi al-Sisi tham gia ứng cử tổng thống không chỉ đến từ “đường phố”. Cựu Tổng thư ký Liên đoàn Arập và là nguyên ứng cử viên Tổng thống, Amr Moussa, đã tuyên bố ủng hộ al-Sisi tham gia tranh cử. Trong một cuộc họp báo gần đây, Moussa, người hiện đứng đầu ủy ban sửa đổi hiến pháp năm 2012, cho biết: “Ai Cập muốn có một tổng thống quyết đoán… Al-Sisi sẽ thắng trong cuộc bầu cử vì ông có những phẩm chất như vậy trong tính cách của mình”. Mustaf của Al-Feki, từng là cố vấn thông tin của cựu Tổng thống Hosni Mubarak, cũng tự tin không kém về triển vọng bầu cử của al-Sisi nếu ông quyết định tham gia tranh cử. Cựu ứng cử viên tổng thống Hamdeen Sabahi cũng đồng ý và còn nói thêm: “nếu al-Sisi tham gia ứng cử tổng thống, tôi sẽ ủng hộ ông ấy vì ông ấy là một người hùng nổi tiếng”. Theo các nhà quan sát và chính trị gia, khó có thể tìm thấy tên của một ứng cử viên có khả năng thu hút nhiều sự ủng hộ của quần chúng như al-Sisi. Có lẽ đó là lý do tại sao một số chính trị gia đã đưa ra biểu ngữ “al-Sisi nên là tổng thống”. Họ nhận ra rằng trong một cuộc vận động bầu cử tổng thống họ sẽ bị tụt hậu trong các cuộc thăm dò. Gần đây, trong một chương trình thảo luận về thời cuộc trên kênh truyền hình vệ tinh, nhà văn Alaa al-Aswani thừa nhận rằng al-Sisi “có quyền hợp pháp để tranh cử tổng thống nếu ông từ chức trong quân đội”. Ahmed Shafik,người chiến thắng trong vòng hai của cuộc chạy đua vào phủ tổng thống với Mohamed Moçsi trong năm 2012, cho biết “Nếu trong cùng một liên danh, al-Sisi sẽ được ưu tiên tuyệt đối và tôi sẽ là người đầu tiên ủng hộ ông ấy”. Nhà phân tích chính trị AmmarAli Hassan tin rằng al- Sisi sẽ chú ý đến cuộc tranh cử tổng thống, nhất là khi chiến dịch “Hoàn thiện sự ủng hộ của bạn” đã thu thập được 30 triệu chữ ký vào một bản kiến nghị đề nghị ông tham gia cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo. Không chỉ có chiến dịch này, một chiến dịch khác với tên gọi “Sự đòi hỏi của quốc gia” được phát động tại thành phố Assiut (phía Nam thủ đô Cairo) nhằm thuyết phục al-Sisi làm tổng thống lâm thời, điều các nhà tổ chức chiến dịch mô tả như là sự cần thiết trong lộ trình. Một chiến dịch thứ ba, “Ý chí của người dân”, cũng đưa ra những đề nghị tương tự. Các đảng phái chính trị và phi chính phủ cũng đã vào cuộc. Tuần trước, khoảng 150 tổ chức nhân quyền đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình hiện nay. Một trong số các khuyến nghị được họ chấp nhận là ủng hộ việc đề cử al-Sisi như một ứng cử viên tổng thống. Trong số các đảng phái chính trị hưởng ứng lời kêu gọi này có Đảng dân tộc Ai Cập mà Phó Chủ tịch Mahmoud Riad nói rằng “Đảng chúng ta tin rằng al-Sisi là người của giai đoạn hiện nay… ông ấy là người tốt nhất, phù hợp để trở thành tổng thống sau cuộc Cách mạng 30/6″.
Nhưng những lời kêu gọi ủng hộ al-Sisi làm tổng thống chưa phải là áp đảo. Nhiều trí thức và nhà báo từ khắp các phe phái chính trị đã tuyên bố chống lại ý tưởng nói trên. Một số người tuyên bố những gì xảy ra vào ngày 3/7 là một “cuộc đảo chính” trong khi những người khác cho rằng việc này đi ngược lại những đòi hỏi của cuộc cách mạng dân chủ và một nhà nước dân sự. Một số người đã nhận xét rằng các áp phích hiển thị hình ảnh al-Sisi cùng với Nasser là sai lầm và bất công đối với Nasser. Họ cho rằng khi Nasser lên nắm quyền, ông thành lập một nội các bao gồm một số thành viên Anh em Hồi giáo. Nhiều nhà phê bình nhấn mạnh rằng đó là sai lầm khi kết hợp chính trị với quân đội cũng như kết họp chính trị với tôn giáo.
Một bộ phận lớn của phe này cho rằng vị trí hiện tại al-Sisi không kém phần quan trọng so với văn phòng của tổng thống. Sự phục vụ của ông cho đất nước và vai trò rất lớn của ông trong việc bảo vệ cuộc Cách mạng Tháng 1/2012 quan trọng hơn là chạy đua vào phủ tổng thống. Họ cũng cảnh báo rằng các nhà tổ chức chiến dịch ủng hộ al-Sisi ra tranh cử tổng thống đang cố gắng tạo ra một vị vua mới. Họ lập luận rằng al-Sisi nhận ra điều này và không muốn trở thành vị vua đó. Một trong những đối thủ của các chiến dịch kể trên đã nói: “Bất kỳ sáng kiến nào nhằm thúc đẩy việc đề cử tướng Abdel-Fattah al-Sisi làm tổng thống đều nằm ngoài vấn đề, hơn thế nữa al-Sisi đã cho thấy dấu hiệu ông sẽ không ứng cử hoặc giới thiệu với công chúng một nền tảng chính trị”. Mahmoud al-Alaili, một ủy viên trung ương của Đảng tự do của người Ai Cập tuyên bố trong một cuộc họp báo: “Chúng ta phải tập trung hơn vào lộ trình và tập trung soạn thảo một hiến pháp dân sự thể hiện nguyện vọng của tất cả người Ai Cập. Chúng ta sẽ làm việc để tập hợp người Ai Cập trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân về bản hiến pháp này, không để cuộc bỏ phiếu rơi vào tay của một nhóm người đang cố gắng đánh lừa người dân”. Thanh thiếu niên cách mạng cũng đứng về phía ý kiến này. Taha Abdel-Gawwad, một thành viên của văn phòng điều hành của Mặt trận Cứu quốc (NSF) cho rằng al-Sisi đã thực hiện một vai trò quốc gia lớn trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh cuộc cách mạng ngày 30/6. Ông hoàn thành những kỳ vọng của ông như một nhà quân sự tài ba và yêu nước, nhưng Abdel-Gawwad nói thêm, thanh niên cách mạng ủng hộ một vị tổng thống dân sự với một nền tảng chính trị rõ ràng và cụ thể và nghi ngờ các chiến dịch quần chúng mà triển vọng chính trị và ý định của các nhà tổ chức không rõ ràng. Phe chống lại việc đề cử al-Sisi làm ứng cử viên tổng thống cũng chỉ ra việc chỉ trích của nước ngoài đối với cuộc cách mạng ngày 30/6 như một cuộc đảo chính quân sự. Nếu al-Sisi tham gia tranh cử tổng thống, ông sẽ nuôi dưỡng cho sự chỉ trích về nguy cơ quân sự hóa một nhà nước dân sự non trẻ ở Ai Cập, trong khi đó việc ông không tham gia tranh cử sẽ giữ lại cho mình hình ảnh của một vị tướng nổi tiếng.
***
(Tạp ch The Economist - 3/8/2013)
Các tướng lĩnh đã lật đổ tổ chức Anh em Hồi giáo tỏ ra yêu thích quyền lực hơn so với những gì họ thể hiện ra. Liệu Ai Cập có trở lại sự cai trị quân sự?
Từng miễn cưỡng xuất hiện trên truyền thông, Abdel Fattah al-Sisi, vị tướng cấp cao nhất của Ai Cập, hiện đang tìm kiếm ánh đèn sân khấu, có lẽ vì ông muốn ứng cử chức tổng thống. Một đoạn video gần đây cho thấy ông đang nói chuyện với các sĩ quan quân đội dường như được quay dành cho công chúng và trở nên phổ biến đúng lúc. Người phát ngôn của ông đã nói rằng mặc dù vị tướng này chưa ra ứng cử, không điều gì có thể ngăn cản ông làm vậy nếu ông rút khỏi quân đội.
Báo chí Ai Gập đã bắt đầu so sánh ông Sisi với Gamal Abdul Nasser, vị tướng anh hùng, người rốt cuộc đã trở thành tổng thống sau khi hạ bệ vị vua cuối cùng của nước này vào năm 1952. Những người phản kháng giúp đỡ quân đội chấm dứt sự cai trị của Anh em Hồi giáo vào tháng 7/2013 đã tràn xuống đường với những tấm áp phích hình vị tư lệnh quân đội. Nhiều người coi ông là một nguồn gốc của phẩm giá và an ninh mà họ cảm thấy Ai Cập đã thiếu kể từ thời củaNasser. Robert Springborg, một chuyên gia về các lực lượng vũ trang Ai Cập thuộc trường Cao học Hải quân ở Monterey, California, cho biết: “Rõ ràng ông đang ấp ủ ý tưởng làm tổng thống”.
Trong hoạt động chính trị của mình, vị tướng này dường như kết hợp chủ nghĩa dân tộc và Hồi giáo. Ông thường thêm vào những đoạn trong kinh Koran khi trò chuyện và là một người sùng đạo hơn người tiền nhiệm của mình, HusseinTantawi, người đứng đầu quân đội từ năm 1991 đến 2012. Trong một phần giai đoạn này ông Sisi là một tùy viên quân sự ở Saudi Arabia. Ông cũng đã học tập tại trường Đại học Chiến tranh Quân sự Mỹ ở Pennsylvania trong 1 năm. Sherifa Zuhur, người đã dạy ông, nói rằng một trong những người con gái của ông đeo niqab, chiếc mạng che toàn bộ mặt, và một người đeo hijab, che phần tóc, không phải che mặt.
Hình ảnh của ông Sisi bị phá hỏng bởi sự náo động mà ông gây ra vào năm 2012 khi ông là người đứng đầu tình báo quân đội và công khai bảo vệ các thành viên của quân đội, những người đã buộc các phụ nữ phản kháng phải kiểm tra trinh tiết “để bảo vệ các cô gái không bị hãm hiếp cũng như bảo vệ binh sĩ và sĩ quan khỏi các cáo buộc hiếp dâm”.
Tại trường chiến tranh ở Mỹ, ông Sisi đã bày tỏ một niềm tin rằng quân đội phải xếp trên hoạt động chính trị. Bà Zuhur nhớ lại có ấn tượng rằng ông Sisi đã đồng ý Ai Cập nên dần trở thành một nhà nước đa nguyên. Bà nói thêm: “Nhưng ông ta cũng biết rõ tất cả những khó khăn xảy ra đối với một dân số chưa từng tham gia, vào thời điểm đó, một cuộc bầu cử mở”.
Cho tới gần đây, các nhà quan sát đã thấy quan điểm này là điển hình của các sĩ quan trẻ tuổi hơn và được khai sáng hơn. Theo một báo cáo năm 2012 của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, một tổ chức tư vấn chiến lược ở Brussels, quân đội “hầu như không cho thấy sự quan tâm đến cai trị, thay vào đó muốn bảo vệ các đặc quyền”. Kinh nghiệm cai trị của các tướng lĩnh trong năm đầu tiên sau phong trào Mùa Xuân Arập dường như chứng minh cho sự ưu tiên này. Việc nắm quyền mang lại vô số khó khăn và làm suy giảm sự ủng hộ của dân chúng đối với các sĩ quan.
Tuy nhiên, các tướng lĩnh đã bắt đầu khao khát quyền lực. Ban đầu họ cân nhắc việc ông Tantawi được bầu làm tổng thống – một người không có triển vọng thành công. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, với chiến thắng thuộc về Mohamed Morsi của Anh em Hồi giáo, quân đội đã ngả về việc ủng hộ Ahmed Shafik, một cựu chỉ huy không quân người đã về nhì.
Sau cuộc bầu cử, các tướng lĩnh đã thành lập một liên minh lẫn lộn với Anh em Hồi giáo. Ông Sisi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 8/2012 và thanh lọc hàng tá sĩ quan khỏi quân đội có liên hệ gần gũi với người tiền nhiệm không được lòng dân của ông. Ông cảnh cáo không được can thiệp vào hoạt động chính trị, cảnh báo rằng những cuộc can thiệp như đã diễn ra sau cuộc lật đổ Hosni Mubarak năm 2011 có thể biến Ai Cập thành Afghanistan hoặc Somalia.
Cùng lúc đó ông Sisi đã củng cổ sự ủng hộ trong hàng ngũ quân đội. Ông lựa chọn cẩn thận các thành viên của Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang cầm quyền. “Hady”, một binh nhì người từ chối được nêu tên, nói rằng không giống ông Tantawi, ông Sisi chú trọng việc đối xử tốt với lính nghĩa vụ. Anh nói: “Bộ trưởng Quốc phòng đã trở nên nghiêm túc hơn đối với bất kỳ sự than phiền nào của một binh sĩ về một sĩ quan. Bộ này hiện trừng trị nghiêm túc bất kỳ sĩ quan nào được chứng minh là lăng mạ các binh sĩ”.
Tuy nhiên, khi Anh em Hồi giáo nắm quyền nhiều hơn và đồng thời đánh mất lòng dân, tham vọng của các tướng lĩnh cũng như những lợi ích của họ đã khiến họ xem xét lại lời hứa hẹn của mình đứng ngoài hoạt động chính trị. Sau cuộc đảo chính vào tháng 7/2013, ông Sisi đã tự nhận chức Phó Thủtướng bên cạnh chức vụ của ông là Bộ trưởng Quốc phòng. Ông cũng đã hứa hẹn tổ chức bầu cử nhanh chóng và bổ nhiệm Adly Mansour, một thẩm phán, làm tổng thống, nhưng ông gần như không làm gì cho thấy sẽ trở lại với chế độ đa nguyên của 2 năm qua. Một loạt các nhà lãnh đạo của Anh em Hồi giáo đã bị bắt giam và dường như họ sẽ bị xét xử. Hơn 100 người ủng hộ họ đã bị các lực lượng an ninh bắn trong những cuộc phán kháng.
Những ý định dài hạn của các tướng lĩnh khó có thể nhận thấy. Có lẽ ngay cả chính họ cũng không chắc chắn về điều họ muốn. Các nhà quan sát đã coi giới tướng lĩnh là những nhà chiến lược thiếu năng lực một cách bất ngờ. Yezid Sayigh, một nhà cộng tác cấp cao tại Trung tâm Trung Đông Camegie, một tổ chức tư vấn chiến lược ở Beirut, nói rằng quân đội Ai Cập đã xác nhận quyền của mình can thiệp vào tiến trình chính trị. Điều đó tạo điều kiện cho thêm những cuộc can thiệp nữa. Nhưng không giống quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, họ không có khái niệm thực sự về xây dựng nhà nước. Ông Sayigh nói: “Họ đánh tiếng trống dân tộc chủ nghĩa, họ nói về chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng không điều gì trong số này là một nghị trình, không điều gì trong số này là một chính sách cải cách”.
Nhìn sang phía Đông
Để tìm kiếm niềm cảm hứng, các tướng lĩnh dường như nhìn sang Pakistan, nơi các sĩ quan được nuôi dưỡng nhờ một đế chế kinh doanh lớn và nói đãi bôi với Hồi giáo và việc giúp đỡ người nghèo – trong khi trên thực tế họ chỉ lo nhét đầy túi của mình và cai trị từ sau một tấm khiên bảo vệ với sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo dân sự dễ bảo. Và nếu giới dân sự làm cao, quân đội đơn giản là đặt lại chiếc đồng hồ chính trị.
Nhưng các lực lượng vũ trang Ai Cập thậm chí không có khả năng như những đồng nghiệp Pakistan hỗn loạn. Họ đã đạt tới đỉnh cao hiệu quả quân sự trong những năm 1980 khi những ký ức về những cuộc chiến tranh của họ với Israel vẫn còn mới mẻ. Một bức điện năm 2008 từ Đại sứ quán Mỹ ở Cairo mà WikiLeaks có được dẫn lời các nhà phân tích và các cựu sĩ quan nói rằng các lực lượng vũ trang không còn có khả năng chiến đấu. Bằng chứng là hãy nhìn vào sự thất bại của quân đội trong việc dập tắt cuộc nổi dậy Hồi giáo ở bán đảo Sinai trong 2 năm qua.
Theo ông Springborg, vụ việc Sinai cho thấy rằng quân đội không được trang bị để chống nổi loạn hoặc gìn giữ hòa bình – những vai trò thiết vếu của một quân đội hiện đại – vì cả ông Mubarak lẫn Tướng Tantawi đều không muốn điều đó. Thay vào đó họ có hàng nghìn xe tăng và 240 chiếc máy bay chiến đấu F-16 mà theo ông “cơ bản là vô dụng, các phi công cũng tệ hại”. Quân đội nước này lớn thứ 14 trên thế giới và có ngân sách 4,21 tỷ USD trong năm 2012. Họ cũng có 4 bảo tàng.
Quân đội thường đối đãi với các thể chế dân sự bằng sự khinh bỉ và đôi lúc nghĩ rằng họ biết nhiều hơn người dân thường Ai Cập về điều gì là tốt cho đất nước. Khi các lực lượng vũ trang xây dựng đường sá, chúng được nhắc đến như là “những món quà cho người dân Ai Cập”. Trong kỷ nguyên Nasser, các bích họa tuyên tuyền cho thấy binh sĩ hành quân vào tương lai, nắm tay nông dân, công nhân, giáo viên và trí thức. Ngày nay các áp phích tương tự cho thấy một binh sĩ mặc trang phục chiến đấu ẵm một đứa trẻ, có nghĩa là đại diện cho người dân.
Trong những năm 1990 các lực lượng an ninh khác đã nổi lên và dường như cạnh tranh với quân đội. Bộ Nội vụ đã giành được nhiều quyền hơn đối với luật pháp và trật tự trong nước. Quân đội ban đầu coi các lực lượng an ninh khác là một mối đe dọa, nhưng theo thời gian đã cài người của mình vào các bộ máy quan liêu hành chính của họ. Kể từ khi lật đổ chế độ cũ diễn biến này đã lặp đi lặp lại. Quân đội một lần nữa có được lợi thế. Bộ trưởng Nội vụ đương nhiệm là một vị tướng, Muhammad Ibrahim. Ông đang làm hồi sinh một số đơn vị tai tiếng bị giải tán sau phong trào Mùa Xuân Arập, gồm cả những bộ phận dành riêng đểgiám sát “chủ nghĩa cực đoan”, các nhóm tôn giáo và các đảng chính trị. Ông nói ông sẽ đưa trở lại các quan chức đã bị sa thải từ năm 2011. Chính những lực lượng của Bộ Nội vụ đã thực hiện phần lớn những cuộc tấn công chết người gần đây chống lại các cuộc phản kháng ủng hộ Anh em Hồi giáo. Ông Ibrahim và quân đội đã bác bỏ rằng họ sử dụng đạn thật, nhưng băng video cho thấy ngược lại.
Nói chung, quân đội Ai Cập còn hơn nhiều một lực lượng chiến đấu. Quả thực, chiến đấu có lẽ là kỹ năng ít được phát triển nhất của họ. Trong kỷ nguyênMubarak kéo dài 3 thập kỷ, binh sĩ đã dính dáng nhiều hơn đến hành chính dân sự. Các sĩ quan cao cấp đã bắt đầu xuất hiện ở khắp nơi trong bộ máy nhà nước cũng như trong nền kinh tế. Họ sử dụng quyền lực không quá công khai – nội các phần lớn là dân sự – như bằng cách thâm nhập vào bộ máy hành chính quan liêu. Các sĩ quan làm việc ở những cơ quan giám sát và hành chính cũng như ở chính quyền địa phương. Kể từ những năm 1990, hơn một nửa thống đốc khu vực là từ quân đội. Trong khi đó, được cổ vũ bởi chương trình tư nhân hóa, giới sĩ quan đã chiếm lấy những phần lớn của nền kinh tế. Điều này mang đến các nghề nghiệp sau nghỉ hưu và an ninh tài chính.
Hiện nay các công ty cổ phần thuế rốt cuộc là một đế chế kinh doanh. Chúng tạo ra thu nhập bỏ qua sự kiểm soát công và đi từ chế tạo quốc phòng đến hàng hóa tiêu dùng. Các công ty do quân đội sở hữu chiếm ưu thế trên các thị trường nước, dầu ôliu, xi măng, xây dựng, khách sạn và xăng dầu. Những ước tính về quy mô của chúng thay đổi từ
8% đến 40% GDP. Các gia đình quân đội cũng sống trong một vũ trụ tương đương. Họ chủ yếu sống trong những thành phố quân sự tách biệt và đi mua sắm, mua nhiên liệu tại các trạm xăng dầu và hòa nhập xã hội ở những câu lạc bộ do quân đội điều hành. Họ có thể bám lấy những đặc quyền như vậy chắc chắn như thế nào?
Quân đội dựa vào sự ủng hộ từ giới dân sự, những người sẵn sàng cầm quyền bên cạnh họ. Nếu không có họ, ấn tượng về sự cai trị quân sự hoàn toàn sẽ quá nhiều. Sau khi Anh em Hồi giáo bị lật đổ, các nhân vật chính trị quan trọng như MohamedElBaradei, cựu ứng viên tổng thống, và Ziad Bahaa el-Din, một luật sư, đã ra tay giúp đỡ. Vẫn còn quá sớm để nói liệu họ là những con rối hay có ảnh hưởng thực sự. Nhưng một số người đã tỏ ra băn khoăn. Ông Bahaa el-Din nói chính phủ mới không nên sao chép “các chính sách đàn áp và loại trừ” của những đối thủ của mình.
Tròn và khuyết
Hiện tại, quân đội vẫn đặc biệt được lòng dân. Một cuộc thăm dò vào tháng 5/2013 đã cho thấy 94% tỷ lệ ủng hộ – so với khoảng 30% dành cho tổng thống khi đó là Morsi và phe đối lập. Nhưng người Ai Cập có trí nhớ ngắn ngủi. Quân đội được tán dương ngay sau cuộc nổi dậy của Mubarak như những người bảo vệ cách mạng, nhưng sau đó bị coi là hành động chống lại các khát vọng cách mạng. Một đoạn video từ tháng 12/2011 cho thấy cảnh các binh sĩ đang kéo lê một “phụ nữ mặc áo ngực xanh” qua các con đường của Cairo đã đánh dấu một bước ngoặt. Hiện nay, sau cái mà người Ai Cập coi là một cuộc cách mạng thứ hai, nhiều người một lần nữa lại cổ vũ cho quân đội bất chấp những hành động xấu xa trong quá khứ. Nhưng trong bao lâu? Kể từ sự sụp đổ của ông Mubarak, quân đội đã cố gắng hết sức gắn lại cho mình cái nhãn là người bạn của nhân dân thay vì một người bảo vệ chế độ. Họ dựa vào sự ủng hộ của công chúng hơn bao giờ hết.
Dư luận có thể quay trở lại chống quân đội nếu họ không thể giải quyết được nền kinh tế đổ vỡ. Anh em Hồi giáo cũng được lòng dân khi họ lên nắm quyền, chỉ để nhận thấy rằng người dân mong chờ họ mang lại công ăn việc làm và dịch vụ vốn chưa bao giờ thành hiện thực. Để quân đội hành động tốt hơn, họ sẽ phải mang lại những cải cách mà Anh em Hồi giáo và ông Mubarak đã né tránh – hoặc để giới dân sự làm điều đó. Nhưng điều đó sẽ đe dọa đế chế kinh doanh của riêng họ. Rốt cuộc, họ là bên hưởng lợi của các thông lệ hạn chế và chống cạnh tranh của Ai Cập. Ông Sisi có thể muốn quét sạch những điều này, nhưng nhiều sĩ quan đồng nghiệp của ông không thể nhìn nhận như vậy. Ông có thể lập luận rằng một nền kinh tế tự do và do đó bùng nổ sẽ có lợi cho tất cả. Nhưng những người tìm kiếm lợi ích lười nhác sẽ biết rõ hơn. ít nhất, đó là điều những người tiền nhiệm của ông Sisi đã tìm ra./.

2060. ĐÁNH GIÁ VỀ BẢN CHẤT QUAN HỆ TRUNG-MỸ HIỆN NAY (phần đầu)

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 07/10/2013
TTXVN (New York 4/10)
 Với nhận đnh “Trung Quốc chưa thể qua mặt Mỹ ở châu ”, tờ “Al- Alam As-Siasyia” (Chính trị thế giới) vừa có bài viết về việc Trung Quốc đang chạy đua quyết liệt với Mỹ để làm b chủ châu Á. Dưới đây là phần nội dung chnh:
Dường như Trung Quốc đang muốn làm tất cả để giảm bớt sức mạnh của Mỹ và giành được vị trí thống trị, nhất là ở châu Á. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã chơi con bài kinh tế và quân sự. Các nước trong khu vực có những phản ứng khác nhau trước việc làm như vậy, nhìn chung họ không đi theo Bắc Kinh, nhưng cũng không tỏ thái độ phản đối thẳng thừng. Bối cảnh địa chính trị khu vực vì vậy cũng khác nhau và có phần nào khó hiểu như chính bản chất của cường quốc Trung Quốc: cường quốc khu vực hay cường quốc toàn cầu đang thai nghén?
Năm 2010, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Dân số nhiều nhất trên thế giới và diện tích khá lớn, ảnh hưởng ngoại giao và sự lớn mạnh nhanh chóng về quân sự, v.v làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất có tham vọng vươn lên ngang hàng với Mỹ, thậm chí, đến lúc nào đó sẽ vượt Mỹ. Từ khi diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh (2008) và bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính cũng vào năm ấy, người ta có cảm tưởng chung là Trung Quốc không còn do dự trong việc khẳng định sức mạnh của mình nữa, cho dù nước này chưa phải là cường quốc duy nhất ở châu Á, và không ai có thể phác thảo nền địa chính trị ở châu Á mà không nói đến “siêu cường châu Á” là Mỹ. Người ta đã nói nhiều đến “sự trở lại” châu Á của Mỹ, nhưng thực ra, ai cũng biết, Mỹ đã có mặt ở châu Á về quân sự từ năm 1945 và về mặt chính trị ít nhất là từ giữa thế kỷ 19. Nhưng việc tái tạo địa chính trị cho thấy rõ có xu hướng hiện nay châu Á dường như là một cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ, và sự cạnh tranh ấy chẳc chắn sẽ còn kéo dài rất nhiều năm nữa.
Mục tiêu của Trung Quốc: Giảm bớt sự có mặt của Mỹ ở châu Á
Khôi phục một quyền lực ở khu vực là mục tiêu của Trung Quốc được dư luận rất chú ý trong những năm vừa qua. Thế nhưng, điều cũng khá rõ ràng là nhiều nhà lãnh đạo và chuyên gia của Trung Quốc vẫn mưu toan chia rẽ thế giới thành những vùng ảnh hưởng riêng của họ bởi họ rất khó chịu với vị trí của Mỹ, nhất là ở khu vực Đông Á, nơi có Trung Quốc. Vì vậy, mục tiêu ưu tiên của Bắc Kinh là làm suy yếu sự có mặt của Washington ở châu Á và đặc biệt là từng bước đẩy xa tới mức có thể lực lượng quân sự của Mỹ khỏi các vùng biển ở khu vực này, nơi có nguy cơ bị biến thành một cuộc đối đầu song phương, với một bên là Trung Quốc, còn bên kia là bất cứ quốc gia nào khác đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh. Đối với Trung Quốc, việc làm suy yếu sự có mặt của Mỹ tại châu Á sẽ cho phép họ giành được vị trí thống trị tại khu vực này, nhất là ở Đông Á. Vụ EP3 ở ngoài khơi bờ biển Hải Nam hồi tháng 4/2001 hay vụ Impeccable hồi tháng 3/2009 ở Biển Đông đã cho thấy tham vọng này. Hồi tháng 4/2001, một máy bay tiêm kích của Trung Quốc đã đánh chặn và suýt va chạm với một máy bay do thám EP3 của Mỹ trong vùng không phận quốc tế ở ngoài khơi bờ biển Hải Nam. Phi hành đoàn chỉ được giải thoát sau một cuộc thương lượng khó khăn. Đầu tháng 3/2009, một tàu giám sát biển Impeccable, không có vũ khí thuộc Hạm đội 7 của Mỹ, đã bị các tàu đánh cá của Trung Quốc phong tỏa theo lệnh của Bắc Kinh vì muốn tranh giành tính hợp pháp về sự có mặt của tàu này tại nơi mà Trung Quốc tự nhận là các vùng đặc quyền kinh tế của họ và tố cáo tàu này dò la các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc trong khu vực. Bằng sự mạo hiểm có tính toán, Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn Mỹ tiếp tục các hoạt động giám sát tại các vùng đặc quyền kinh tế, không phận và hải phận mà Trung Quốc nhận là của mình và yêu cầu việc đi lại và các hoạt động của các máy bay và tàu chiến của nước khác tại khu vực này phải được phép của Trung Quốc, về lâu dài, Trung Quốc có tham vọng biến khá nhiều vùng biển như Biển Hoa Đông lẫn Hoa Nam (Biển Đông) thành ao nhà của mình. Cách đây vài năm, một viên tướng Trung Quốc đã công khai lên tiếng, đòi Mỹ chia sẻ vùng Thái Bình Dương với một tuyến đường ngăn cách nằm ở phía Tây đảo Hawaii. Tháng 2/2012, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khi thăm Mỹ đã nói với các vị chủ nhà Mỹ rằng Thái Bình Dương đủ rộng lớn để Trung Quốc và Mỹ cùng tồn tại hòa bình ở đó. Người ta không thể không lưu tâm tới câu nói hóm hỉnh và đầy tham vọng này…
Ngoài mục tiêu chủ yếu ấy, Trung Quốc còn theo đuổi một loạt mục tiêu đặc biệt hơn, đó là những mục tiêu liên quan đến bản chất của chế độ, đến sự toàn vẹn quốc gia, sáp nhập Đài Loan, yên ổn ở Tây Tạng và Tân Cương, và cả những yêu sách ở Biển Đông (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) và ở Biển Hoa Đông (Điếu Ngư/Senkaku). Mục đích lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông là chiếm phần lớn các hòn đảo đang do các nước khác kiểm soát (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan). Liên quan đến Đài Loan, mục tiêu trước mắt không phải là tái thống nhất mà là thiết lập mối quan hệ phụ thuộc về kinh tế và chính trị của Đài Bắc vào Bắc Kinh. Ở Bắc Á, Trung Quốc có hai mục tiêu: duy trì sự chia rẽ bán đảo Triều Tiên và cô lập Nhật Bản. Trong những năm qua mục tiêu đầu tiên đã khiến Trung Quốc phải ủng hộ Triều Tiên bất chấp mọi trở ngại, nhất là việc Triều Tiên lại tiếp tục chương trình hạt nhân quân sự sau năm 2002 và vào năm 2010, năm được đánh dấu bằng hai vụ khiêu khích lớn chống lại các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc. Cái chết của Kim Jong II vào tháng 12/2011 đã tạo cho Trung Quốc cơ hội lợi dụng sự phụ thuộc ngày càng tăng của nền kinh tế Triều Tiên vào Trung Quốc để họ áp đặt cho nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un cuộc cải cách cơ cấu củng cố chế độ Triều Tiên và như vậy sẽ tiếp tục chia rẽ được bán đảo Triều Tiên. Cô lập Nhật Bản ở châu Á trong khi vẫn mang lại thêm lợi ích cho nền kinh tế Trung Quốc: đó là hai ưu tiên của Bắc Kinh. Là nước châu Á đầu tiên thực hiện thành công công cuộc hiện đại hóa, là nước trước đây từng xâm lược Trung Quốc và là đồng minh chính của Mỹ ở Đông Á, Nhật Bản luôn là nước “đáng khả nghi” đối với người Trung Quốc. Nhưng sự suy yếu tương đối gần đây của Nhật Bản như trì trệ trong một thời gian dài về kinh tế, dân số già hóa, các tầng lớp tinh hoa chính trị hầu như tê liệt,v.v đã khiến Trung Quốc tăng cường sức ép về vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng hiện vẫn không có gì báo hiệu họ sẽ thành công.
Việc vào năm 2004 Trung Quốc và các nước ASEAN ký một thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược đã dập tắt mọi ý định manh nha phản kháng tập thể của tổ chức này trước sự trở nên hùng mạnh về ngoại giao của Trung Quốc trong khu vực. Việc hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và ASEAN có hiệu lực vào tháng 1/2010 đã đẩy mạnh sự hòa nhập về kinh tế trong khu vực, mà Trung Quốc là bên được hưởng lợi nhiều nhất. Vờ chấp nhận một quan điểm đa phương về những bất đồng chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã ký với ASEAN ngay từ năm 2002 tại Phnom Penh “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), song điều này vẫn không ngăn cản Trung Quốc khẳng định các yếu sách của mình và tăng cường sự có mặt trên biển (các tàu tuần tra bờ biển, đánh cá v.v…) tại khu vực này. Mối quan tâm của Trung Quốc là bảo đảm rằng Đông Nam Á vẫn chia rẽ. Nếu nhìn sang Nam Á, sẽ lại thấy rõ một quốc gia nằm trong toan tính của Trung Quốc: Pakistan vẫn được Trung Quốc coi là một đồng minh có thể ngăn chặn sự hùng mạnh trong khu vực của Ấn Độ và giữ một vai trò ổn định có tính quyết định về lâu dài ở Afghanistan, khi Mỹ và các lực lượng của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rời khỏi đất nước này vào năm 2014. Mặt khác, đối với Trung Quốc, Ấn Độ đang trở thành một đối tác kinh tế và ngoại giao chủ yếu (nhất là trong khuôn khổ nhóm các nước BRICS), nhưng sự hợp tác giữa hai nước này vẫn còn bị hạn chế do tranh chấp biên giới, cạnh tranh ảnh hưởng ở châu Á và ở một mức độ nào đó là cả trên phạm vi thế giới. Việc gia tăng sự có mặt về hải quân của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, sự tham gia của Hải quân Trung Quốc vào cuộc đấu tranh chống cướp biển ở vịnh Aden, khả năng mở một căn cứ hậu cần ở Seychelles, đấy là chưa kể đến các dự án xây dụng cảng biển của Trung Quốc ở khu vực nằm giữa eo biển Malacca và Mozambique – nhiều người Ấn Độ đã gọi đó là “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc. Những dự án này trùng hợp với những tham vọng của Ấn Độ đối với một đại dương mà họ vẫn thường coi là ao nhà của mình (Ấn Độ Dương). Ngoài ra, cuộc xung đột biên giới giữa hai nước chưa được giải quyết cũng là trở ngại rất lớn để hai bên phát triển quan hệ. Cuối cùng, ở khu vực Trung Á, Trung Quốc dựa vào Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), được thành lập vào năm 2001, để củng cố sự có mặt về kinh tế của mình và những lợi ích chiến lược nhằm gây thiệt hại cho Mỹ, và cả nước Nga, mặc dù suy yếu, vẫn luôn bị người Trung Quốc đề phòng.
Các phương tiện gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á trước hết là vấn đề kinh tế. Từ giữa những năm 2000, Trung Quốc dần dần trở thành đối tác thương mại hàng đầu của tất cả các nước châu Á (khoảng 50% kim ngạch là trao đổi với Trung Quốc), đứng trên Mỹ và Liên minh châu Âu. Nếu lượng vốn đầu tư của Trung Quốc ra bên ngoài vẫn khiêm tốn (317 tỷ USD năm 2010, và chủ yếu là vốn từ Hong Kong: 200 tỷ USD), thì lại tăng nhanh ở châu Á (29 tỷ USD năm 2010 so với 3 tỷ năm 2004) với sự tham gia của nhiều ngành công nghiệp. Ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc mang lại cho nước này một vị trí chi phối trong khu vực, có tác động đến cách nhìn ngoại giao của các nước láng giềng, từ Nhật Bản đến Việt Nam, từ Hàn Quốc đến Indonesia. Trung Quốc đã được lợi hơn từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 so với các đối tác lớn khác như Mỹ và Liên minh châu Âu. Người ta không thể không chú ý tới một thực tế là Trung Quốc không chỉ đạt được sự năng động về kinh tế, mà tính tích cực về ngoại giao ở châu Á hoặc ở những nơi khác đã giúp họ có thêm ảnh hưởng toàn cầu. Mạng lưới các sứ quán dày đặc, sự hiểu biết về xã hội và ngôn ngữ địa phương được cải thiện rất nhiều trong giới ngoại giao Trung Quốc. Các đại diện của Trung Quốc giúp đỡ các doanh nghiệp Trung Quốc đứng vững trên toàn cầu. Từ vài năm nay, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền để tăng số lượng các viện Khổng Tử, đảm nhận việc truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc và coi đây là quyền lực mềm của họ. Về mặt quân sự, rõ ràng Trung Quốc đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Bằng quy mô, các thiết bị và khả năng hạt nhân mang tính chiến lược của mình, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã trở thành quân đội hàng đầu ở châu Á. Năm 2012, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc được thông báo chính thức là 106 tỷ USD, song theo nhiều người, nó phải từ 160 đến 200 tỷ USD, và điều này đã giúp hiện đại hóa nhanh chóng quân đội, nhất là việc phát triển các lực lượng không quân (máy bay chiến đấu thể hệ thứ tư hoặc tàng hình kiểu J-20) và tàu biển, tên lửa, phát triển các vũ khí chống vệ tinh, v.v. Một báo cáo của IHS Jane’s cho biết ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015 và đạt 238,2 tỷ USD so với 120 tỷ USD vào năm 2011, với một tỷ lệ tăng hàng năm là 18,75%. Từ đầu những năm 1990, Trung Quốc đã tăng đều đặn ngân sách quốc phòng với gần 15% mỗi năm, riêng năm 2012 chỉ tăng 11,2% so với năm trước đó. Tuy vậy, rõ ràng là Trung Quốc không thể truất ngôi vị của Mỹ là siêu cường cường duy nhất về quân sự trên thế giới, song sự hùng mạnh đang tăng dần lên của quân đội Trung Quốc đã buộc Mỹ phải tính đến việc thông qua các chiến lược mới ở châu Á và thế giới nói chung.
Những phản ứng của khu vực
Những vụ rắc rối và tình hình căng thẳng trong những năm 2009 – 2010 ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như nhũng rắc rối xung quanh bán đảo Triều Tiên đã gây ra những phản ứng tiêu cực của các nước láng giềng đối với Trung Quốc. Chính những phản ứng này đã thuyết phục Chính quyền Obama không những tuyên bố “trở lại” châu Á mà còn đưa khu vực này vào quy chế “trụ cột” của chiến lược Mỹ sau khi vào tháng 11/2011 Mỳ đã triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ ở phía Bắc Australia, về mặt kinh tế và thương mại, từ năm 2009 đến năm 2011, Mỹ đã tăng cường tham gia “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), kiểu khu vực thương mại tự do mà Trung Quốc vẫn còn rất ngờ vực. Trước sự lớn mạnh quá nhanh của Trung Quốc, Mỹ phải tập trung thêm lực lượng quân sự, nhất là không quân và hải quân ở châu Á, còn đối với nhiều nước châu Á thì đó là tăng cường hợp tác với các nước bảo hộ chính thức hoặc tiềm năng của họ. Tất nhiên, mỗi nước trong khu vực này đều có những mối quan hệ đặc biệt với Mỹ, nhưng điều đang đoàn kết họ về mặt chiến lược là mong muốn tạo ra một thế cân bằng hơn so với Trung Quốc, với sự ủng hộ của Mỹ hoặc của bất kỳ nước nào có thể cung cấp cho họ những vũ khí hiện đại (Pháp, Anh, Nga).
Trong khi vẫn ủng hộ chiến lược này, cũng cần thấy rõ là một số nước châu Á đã dành ưu tiên cho một trò chơi cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhất là trường hợp Thái Lan, nước này trong khi vẫn liên quan tới Mỹ bằng một hiệp ước an ninh, nhưng vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ về kinh tế, chính trị và quân sự với Trung Quốc. Đó cũng là trường họp Singapore và trong một chừng mực nào đó là Đài Loan. Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy có hai quốc gia khác có lập trường tương tự, đó là Myanmar và Pakistan. Mặc dù trong hai năm qua đã có một sự chuyển giao chính trị, tạo thuận lợi cho tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Myanmar với phương Tây, và đồng thời, cũng xuất hiện những dấu hiệu căng thẳng giữa Myanmar và Trung Quốc, nhưng chắc chắn Naypidaw vẫn không thể xa rời Bắc Kinh, trong khi họ cũng đang rất cần Mỹ. Quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan đã được thắt chặt từ năm 2008 do những bất đồng giữa Mỹ và Pakistan ngày càng sâu sắc về vai trò của lực lượng Taliban và về tương lai của Afghanistan. Thường được coi là đồng minh thực sự duy nhất của Trung Quốc do có một sự hợp tác lâu dài và bền chặt về quân sự và hạt nhân, nhưng Pakistan không thể đoạn tuyệt quan hệ với Mỹ (và ngược lại). Quy chế hạt nhân của Pakistan, vai trò chủ chốt của nước này trong sự ổn định lâu dài của Afghanistan đã buộc chính sách của Mỹ phải duy trì ảnh hưởng đối với Pakistan, và điều đó gây phương hại cho chủ trương của Trung Quốc mở mang quan hệ với quốc gia Nam Á này.
Một động lực khác có thể dẫn đến một “mặt trận thống nhất chống Trung Quốc” là Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã đi khắp châu Á để tìm kiếm các đối tác có cùng chung mối lo ngại về sự hùng mạnh của Trung Quốc, lôi kéo Ấn Độ và cả Việt Nam lẫn Indonesia. Nhưng người ta cho rằng chừng nào châu Á vẫn khác nhau về mặt chính trị thì chỉ có thể hòa nhập với nhau một cách lỏng lẻo trước nước láng giềng lớn Trung Quốc. Sống sót từ cuộc Chiến tranh Lạnh, đồng minh duy nhất chính thức của Trung Quốc là Triều Tiên. Ít được Trung Quốc tin tưởng, chế độ Triều Tiên cũng chỉ “tin tưởng hạn chế” đối với nước láng giềng lớn. Cái chết của Kim Jong II đã mở ra một thập niên bấp bênh mà người ta không biết liệu Kim Jong Un có đứng vững hay không. Từ sau cái chết đó, người ta thấy Triều Tiên muốn giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, vì vậy, Triều Tiên không phải là đồng minh của Trung Quốc như mọi người tưởng, và chính Trung Quốc dường như cũng đã nhận thấy điều này.
Trong khi vẫn thực hiện chủ trương “không đi đầu” từ thời Đặng Tiểu Bình và dành ưu tiên cho “sự phát triển hòa bình” và hợp tác quốc tế, Trung Quốc trên thực tế vẫn muốn tránh đối đầu, nhất là với Mỹ. Ngay cả việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan vào tháng 9/2011 với tổng trị giá 5,8 tỷ USD, vẫn được Bắc Kinh đón nhận “nhẹ nhàng”, chứ không phản ứng gay gắt, cũng không đe dọa trả đũa, như vụ tương tự hồi tháng 1/2010. Hơn nữa, vào năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối đề nghị của Pakistan mở một căn cứ hải quân ở Gwadar, phía Tây Karachi. Tuy vậy, về cơ bản, sự khẳng định sức mạnh vẫn được Bắc Kinh đề cao và nó vẫn tiếp tục diễn ra. Chẳng hạn, ở Biển Đông (các vụ rắc rối với Việt Nam và Philippines), tháng 1/2012 Hà Nội đã phản đối mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ngày càng thường xuyên bị các tàu của quân đội Trung Quốc “ghé thăm”; Trung Quốc cũng có cách đối xử tương tự với Hàn Quốc và Ấn Độ.
Với phần đông các quốc gia, việc Trung Quốc trở nên hùng mạnh đã không thực sự biến nước này thành lực lượng có nhiều ảnh hưởng, có trách nhiệm và tham gia tích cực vào các công việc quốc tế. Trừ ngoại lệ của cuộc khủng hoảng Libya, khi đó Trung Quốc đã chấp nhận để Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lập ra một vùng cấm bay, còn lại, Trung Quốc đều từ chối hợp tác với phương Tây, trong đó có các vấn đề Syria và Iran. Tất cả đều diễn ra như thể cường quốc thứ hai thế giới này chỉ quan tâm đến việc bảo vệ ảnh hưởng và chế độ trong nước của mình hơn là chấp nhận những trách nhiệm quốc tế và những quy chế đã trao cho Trung Quốc. Rõ ràng đó là việc làm ngược đời của cường quốc Trung Quốc: trong khi người ta cảm thấy sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng lên thì Trung Quốc lại tập trung hành động, ý chí của mình vào môi trường xung quanh và chủ yếu là các nước láng giềng. Một phần những ưu tiên là do những đánh giá ở trong nước và nhu cầu duy trì chủ nghĩa dân tộc hùng mạnh cần thiết cho việc củng cố hình ảnh “cường quốc ôn hòa” của Trung Quốc. Đã có một số nhà lãnh đạo và chuyên gia Trung Quốc lo ngại nhũng hậu quả không mong muốn của việc khẳng định không đúng lúc về sức mạnh của Trung Quốc. Nhưng họ chỉ là thiểu số và trừ khi có những biến động chính trị nội bộ đáng kể, những người này mới có cơ may nắm quyền. Vì tất cả những lý do này, Trung Quốc đang là một cường quốc thống trị khu vực hơn là một cường quốc thế giới được tôn trọng.
Sức mạnh khu vực của Trung Quốc đã bắt đầu làm thay đổi chiến lược ở châu Á – nhất là ở Đông Á. Ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng tới mức các nước trong khu vực đã đề ra những lựa chọn chiến lược của họ không chỉ phụ thuộc, vào nhân tố Mỹ, mà còn phụ thuộc vào cả biến số Trung Quốc. Cũng như tất cả các cường quốc đã khẳng định được mình, Mỹ đang ra sức duy trì một thế cân bằng lực lượng trong khu vực này, nhưng Mỹ cũng nhận thức được thực tế là họ không thể đảo ngược được xu thế lớn mạnh của Trung Quốc cho dù Mỹ thừa biết rằng sự hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc cũng chưa thể giúp đội quân này đủ sức thay thế Mỹ và các đồng minh châu Á của Mỹ để trở thành người khổng lồ của nền an ninh khu vực.
***
TTXVN (Hong Kong 4/10)
Theo “Đại Công báo ” (Hong Kong) số ra ngày 30/9, từ ngày 2-8/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm hai nước Indonesia, Malaysia thuộc khối ASEAN. Điều này được xác định là động thái ngoại giao mới nhất của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc. Trước đó, ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm bốn nước Trung Á nhằm hoàn thiện sắp xếp ngoại giao của Trung Quốc. Ngoài ra, điều đáng chú ý là địa điểm dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng chính là khu vực Đông Nam Á, và chỉ 4 tháng sau đó ông Vương Nghị đã quay trở lại khu vực này. Chuyển công du lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình ngoài mục đích tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại đảo Bali, Indonesia, còn có ý đồ muốn tăng cường quan hệ ngoại giao của Trung Quốc ở khu vực ASEAN.
Sự phối hợp hành động giữa Tổng thống Obama và các nước ASEAN cũng không thua kém gì Trung Quốc. Động thái này ngày càng rõ rệt, đặc biệt là sau khi ông Obama tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống lần hai. Do vậy, dư luận buộc phải liên hệ tới chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” do ông Obama đưa ra hơn 1 năm trước.
Nội hàm chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ chính là việc nước này sẽ tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương về cơ bản bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Hiện nay, điểm nóng đối vói các quốc gia khu vực Đông Bắc Á chủ yếu xoay quanh các vấn đề như hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku và bốn đảo ở phía Bắc Hokkaido/quần đảo Nam Kuril; trong khi đó, đối với khu vực Đông Nam Á là các tranh luận về nhất thể hóa khối ASEAN và vấn đề Biển Đông. Trung Quốc là nước nối liền hai khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á nên có mối liên hệ trực tiếp về địa giới chính trị, kinh tế đối với các quốc gia ở hai khu vực này, đồng thời cũng bị cuốn vào cuộc tranh chấp khu vực có tính chất riêng biệt.
Một trong những trọng điểm chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ là tìm kiếm chỗ đứng rộng hơn cũng như đạt được sự ủng hộ lớn hơn về mặt lợi ích tại khu vực Đông Bắc Á và Tây Thái Bình Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó, Mỹ có thể cạnh tranh với Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ, đồng thời kiềm chế sự đe dọa thực tế của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ. Chính bởi đặc thù về mặt địa chính trị của Trung Quốc, Mỹ mới coi nước này là “đối thủ cạnh tranh”. Dù trong quan hệ với các nước Đông Bắc Á hay Đông Nam Á, Trung Quốc luôn là “ý ngầm” trong chính sách ngoại giao của Mỹ.
Hiện nay, vấn đề Biển Đông đang là mấu chốt trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Philippines. Trung Quốc chủ trương thông qua con đường ngoại giao để giải quyết tranh chấp, tuy nhiên,, những động thái của Philippines lại truyền đi một thông điệp khác: không dựa vào đàm phán song phương mà dựa vào hành động đơn phương và “điều đình” quốc tế để giải quyết vấn đề Biển Đông. Điều này khiến Trung Quốc không thể chấp
nhận. Philippines vốn là đồng minh quân sự của Mỹ. Thái độ của ông Obama đối với vấn đề này thậm chí rất có khả năng trở thành “kim chỉ nam hành động” cho Philippnies trong tương lai. Một vài năm gần đây, thái độ của giới chức cấp cao Mỹ đối với vấn đề biển Đông đều ngầm phê phán ý đồ của Trung Quốc và bảo vệ Philippines. Điều này làm cho diễn biến của vấn đề Biển Đông sẽ xuất hiện thêm nhiều nhân tố bất định.
Ngoài ra, sự coi trọng của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á còn được thể hiện trong chuyến thăm lần trước của Tổng thống Obama tới khu vực này. Đó là chuyên công du nước ngoài đầu tiên sau khi ông Obama đắc cử Tống thống, vì vậy ý nghĩa biểu tượng rất rõ ràng. Trong chuyến thăm đầu tiên tới Myanmar, Tổng thống Obama đã hội đàm với Thủ lĩnh Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập, bà Aung San Suu Kyi, và bày tỏ sự ủng hộ dân chủ hóa ở khu vực Đông Nam Á. Người Trung Quốc vẫn chưa quên khi đó Myanmar đang tiến hành cải cách chính trị, dư luận bên ngoài đồn đoán Myanmar “xa rời Trung Quốc, thân Mỹ”. Do đó chuyến thăm của ông Obama khiến dư luận càng có ấn tượng sâu sắc đối với tin đồn này.
Một vấn đề cũng thu hút sự chú ý của dư luận là trong hai chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á, Tổng thống Obama đều tránh Việt Nam, Singapore và Lào. Song nếu khảo sát mức độ phối hợp giữa Mỹ và các nước này sẽ phát hiện ra rằng dù Tổng thống Obama không đến thăm thì sự chú ý của các quốc gia này đối với Mỹ không hề giảm sút. Quan hệ giữa Mỹ và ba nước này đã có sự tiến triển rõ rệt trong thời gian gần đây. Điên hình là vào tháng 7/2012, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Mỹ và cùng Tổng thống nước này tuyên bố thành lập “quan hệ đối tác toàn diện” Việt-Mỹ; Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 4/2013 đã kêu gọi Mỹ tăng cường hợp tác thương mại, quân sự đối với khu vực châu Á. Trong không khí hữu nghị như vậy, Tổng thống Mỹ không cần thiết phải một lần nữa hao tâm tốn sức đến thăm các nước này. Có thể khẳng định nhân tố Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam, Singapore.
Những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các nước trong khối ASEAN nhìn thấy xu thế này đương nhiên không thể bỏ qua cơ hội tốt, muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, muốn nhờ vào Trung Quốc để làm cho nền kinh tế của khối chào đón “mùa Xuân thứ hai” trong bối cảnh ảm đạm của kinh tế toàn cầu. Đương nhiên, Trung Quốc cũng nhân cơ hội này để xây dụng mối quan hệ tốt đẹp với khối ASEAN. Giống như một câu thơ cổ đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần sử dụng trong các hoàn cảnh khác nhau “Một bông hoa nở không thành mùa Xuân, trăm hoa đua nở Xuân đã về khắp nơi”. Trung Quốc hi vọng kinh tế toàn cầu khởi sắc sẽ khiến các quốc gia tìm kiếm được thắng lợi chung trên lĩnh vực hợp tác kinh tế và giao lưu chính trị.
Tuy nhiên, cùng thắng không thể là nguyện vọng chủ quan, Trung Quốc cần một mối quan hệ hài hòa với khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng cần một mối quan hệ Trung-Mỹ phát triển tốt đẹp. Nếu như Tổng thống Obama luôn dùng ánh mắt khác để nhìn nhận sự phát triển, trỗi dậy của Trung Quốc, cộng thêm các hành động thực tế khiến Trung Quốc cảm thấy bất bình, đến lúc đó không chỉ lợi ích của bản thân nước Mỳ bị tổn hại mà các đối tác nhỏ bé của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á cũng sẽ trở thành vật hi sinh trong cuộc tranh chấp này.
***
TTXVN (New York 3/10)
Tờ “Al-Akhbar Al-Asyia” (Tin tức châu Á) vừa có bài viết về một số khía cạnh của nền kinh tế, quốc phòng và quan hệ với Mỹ của Trung Quốc, nội dung như sau:
Một trang mới tin tưởng lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu. Trong một cuộc gặp mới đây ở California, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, cả hai người sẽ cùng tại vị đến năm 2017, đã hứa đặt cơ sở cho một “mô hình mới” về mối quan hệ Trung-Mỹ, là những đối thủ cạnh tranh gay gắt về kinh tế và địa chính trị nhưng lại là những đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Hai nhà lãnh đạo này đã ghi nhận rằng mối quan hệ này rất quan trọng không những đối với sự phồn vinh của hai nước, mà còn quan trọng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn thế giới. Trong cuộc gặp, hai bên đã đề cập đến nhiều vấn đề chính trị nóng bỏng như Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ với các đồng minh của Mỹ, tái triển khai nền ngoại giao và quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, cùng với những tranh chấp thương mại và an ninh mạng. Cho dù chưa có được những giải pháp cho tất cả những bất đồng, song hai nhà lãnh đạo đã thể hiện được sự nhất trí của họ về cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triêu Tiên, một vấn đề vô cùng hóc búa đối với Mỹ. Về vấn đề này, hai bên đã hoàn toàn nhất trí với nhau về một mục tiêu chung, đó là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Một câu hỏi được đặt ra là việc Triều Tiên mới đây đã chìa tay ra với Hàn Quốc có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là kết quả của những sức ép từ Trung Quốc đối với chế độ Bình Nhưỡng trước hôm diễn ra cuộc gặp cấp cao Trung-Mỹ? Đúng là Trung Quốc là đồng minh duy nhất có ảnh hưởng đối với Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã tỏ thái độ tức giận về tính hiếu chiến của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un của Triều Tiên trong những tháng qua, nên thật khó tin rằng người Trung Quốc có thể gây sức ép thành công với Triều Tiên, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Mặc dù có sự nhất trí với nhau về giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên, song Mỹ và Trung Quốc vẫn còn những vấn đề khác chưa đạt được sự nhất trí. Chẳng hạn, Tập Cận Bình đã kêu gọi Mỹ chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan nhưng chưa có câu trả lời của Mỹ. Hay việc ông Obama đã bày tỏ mối lo ngại về an ninh mạng, nêu rõ các cuộc tấn công thông tin hàng loạt nhằm ăn cắp các dữ liệu nhạy cảm của chính phủ hoặc liên quan đến những bí mật công nghiệp là từ lãnh thổ Trung Quốc, v.v. Dù vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, song theo giới chuyên gia, Tập Cận Bình cởi mở trong các cuộc đối thoại và kiềm chế hơn so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, và việc đó sẽ giúp thiết lập lòng tin với Tổng thống Mỹ.
Trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ đang có chiều hướng phát triển thuận lợi như vậy, thì bất ngờ lại nổi sóng với việc mới đây, cựu nhân viên của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden đã tiết lộ với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong, xuất bản bằng tiếng Anh, rằng Mỹ đã tiến hành liên tục hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào hàng trăm mục tiêu dân sự ở Hong Kong và Trung Quốc. Những tiết lộ của Snowden là một sự phủ nhận rõ ràng nhất những lời khẳng định của Chính quyền Obama nói rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống an ninh mạng toàn cầu. Lời khẳng định này gần đây được Mỹ sử dụng để tăng cường sức ép chống Trung Quốc và biện minh cho khả năng xảy ra cuộc chiến tranh thông tin của Mỹ chống các mục tiêu ở bất kỳ đâu trên thế giới. Từ nhiều tháng qua, Chính quyền Obama và các tờ báo lớn của Mỹ, trong đó có tờ New York Times, đã gây ra nỗi sợ hãi trong người dân bằng cách khẳng định mà không có bằng chứng cụ thể nào về việc các đơn vị chiến tranh thông tin của Trung Quốc đang dò la các trang mạng của Chính phủ Mỹ, của quân đội và các doanh nghiệp lớn. Bản thân ông Obama đã nhiều lần nêu lên vấn đề này với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kể cả trong cuộc họp cấp cao đầu tiên ở California mới đây. Snowden đã xác nhận rằng NSA đã tiến hành tấn công các máy tính nằm ở Hong Kong và Trung Quốc ít nhất là từ năm 2009. Theo các tài liệu đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hàng trăm mục tiêu tấn công của Mỹ ở Hong Kong bao gồm các nhà lãnh đạo, một trường đại học, các sinh viên và các doanh nghiệp, vấn đề quan trọng chính đối với mọi người ở Hong Kong và trên toàn Trung Quốc là NSA đã biết một cách bất hợp pháp các thông tin của hàng chục triệu cá nhân mà không bị nghi ngờ gì hay quy trách nhiệm cho bất kỳ ai. NSA có mọi cách để có thể tìm kiếm bất kỳ điều gì họ quan tâm. Điều mà Snowden đã tiết lộ chỉ là một phần nhỏ của cuộc chiến tranh thông tin mà Mỹ đang chuẩn bị trong khuôn khổ một cuộc chiến tranh quân sự chống Trung Quốc. Ngay trước khi có những tiết lộ của Snowden về vụ sao chép lậu thông tin của Mỹ ở Trung Quốc, Matthew Aid, chuyên gia về tình báo Mỹ, đã tiết lộ trên tạp chí Foreign Policy về sự tồn tại của một đơn vị thuộc NSA dính líu đến vụ sao chép lậu thông tin của các máy tính và các mạng lưới viễn thông của Trung Quốc từ 15 năm nay. Hiện nay, tuy Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra lời bình luận chính thức nào về vụ Snowden, nhưng nhật báo China Daily đã coi vụ này là một phép thử đối với mối quan hệ Trung-Mỹ đang phát triển khá thuận lợi.
Nhớ lại, tại cuộc gặp cấp cao mới đây, hai nhà lãnh đạo tối cao của Mỹ và Trung Quốc, đã nhất trí vào lúc này tạm đặt sang một bên cuộc xung đột về an ninh mạng sau khi ông Obama có được những sự nhượng bộ của ông Tập Cận Bình để Trung Quốc gây sức ép với Triều Tiên buộc nối lại các cuộc thương lượng về chương trình hạt nhân của mình. Thế nhưng việc Snowden trốn sang Hong Kong, và tiết lộ những thông tin động trời về việc Mỹ đã ngấm ngầm tấn công vào hệ thống mạng của Trung Quốc đã thực sự đặt ra những thách thức mới cho mối quan hệ song phương này, thậm chí
nó có nguy cơ làm thay đổi những gì hai nước đã thỏa thuận, và nếu thế hậu quả sẽ khôn lường không chỉ cho riêng ai.
***
TTXVN (Bắc Kinh 4/10)
Trang tin “Thng Tư” (Trung Quốc) đăng bài viết “Trung-Mỹ không phải cơ chế G2, cũng không phi là quan hệ nước lớn kiểu mớicủa tác giả Bào Thành Cương – chuyên gia nghiên cứu các vấn đề toàn cầu và dân chủ hoá quan hệ quốc tế thuộc Tập đoàn Nước ngoài Canada, có nội dung như sau:
Hiện nay, quan hệ Trung-Mỹ vừa không phải là cơ chế G2, cũng không phải là quan hệ nước lớn kiểu mới, không phải thù địch, cũng không phải bạn bè, mà là một dạng quan hệ cạnh tranh toàn diện, trong bối cảnh quan hệ cạnh,tranh như vậy vừa có hợp tác, vừa có xung đột, vấn đề căn bản nhất vẫn là quan hệ giữa một Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ với một nước Mỹ muốn duy trì địa vị bá quyền thế giới. Vậy sự trỗi dậy của Trung Quốc có thách thức địa vị của Mỹ hay không? Trung Quốc có thể bị thu nạp vào hệ thống của Mỹ hoặc Mỹ phải thừa nhận và hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời thiết lập một dạng quan hệ bình đẳng cùng có lợi?
5 năm trước, Mỹ đề xuất cơ chế G2, tức Trung Quốc và Mỹ cùng thống trị thế giới, rõ ràng đây là một dạng kiến nghị chưa chín muồi có tính thăm dò, thực chất của nó là Mỹ muốn đặt sự trỗi dậy của Trung Quốc và hệ thống của Mỹ, với điều kiện Trung Quốc phải gánh vác các trách nhiệm quốc tế liên quan tương ứng, kết quả là Trung Quốc khiêm tốn từ chối kiến nghị này. Nhiều học giả Mỹ cho rằng quan hệ Trung-Mỹ đã đánh mất một cơ hội tốt, đồng thời cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc không muốn gánh vác trách nhiệm quốc tế không tương xứng với địa vị của Trung Quốc hiện nay, đương nhiên sự thực hoàn toàn không đơn giản như vậy. Sau đó, Mỹ đã thay đổi hoàn toàn trong chính sách đối với Trung Quốc, hoặc có thể nói Mỹ đã lộ rõ bộ mặt thật, điều này cũng chứng minh thái độ thiếu tích cực của Trung Quốc đối với ý tưởng G2 của Mỹ là đúng. Mỹ quay trở lại châu Á, mục đích rõ ràng là nhằm kiềm chế Trung Quốc, về mặt dư luận, Mỹ thổi phồng thuyết mối đe doạ Trung Quốc, nhằm làm dấy lên sự cảnh giác và lo ngại của các quốc gia châu Á đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời kích thích mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các quốc gia xung quanh, muốn quốc tế hoá các vấn đề mang tính khu vực và vấn đề lịch sử để lại. về chính trị và ngoại giao, Mỹ tuyên bố lợi ích và địa vị chủ đạo nước lớn của mình tại châu Á, thúc đẩy ngoại giao giá trị quan, tái củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản và ra sức lôi kéo Ấn Độ, Việt Nam nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, hình thành vòng cung bao vây hình chữ C kéo dài từ Đông, xuống Nam và vòng sang Tây. Về quân sự, gấp rút triển khai khí tài, đồng thời tiến hành diễn tập quân sự liên hợp luân phiên với các quốc gia tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải, cố tình tạo ra cọ sát và khủng hoảng. Như vậy, nếu Trung Quốc không chịu nhượng bộ, chú ý đến toàn cục, xung đột khu vực châu Á-Thái Bình Dương sớm trở nên căng thẳng. Hiện nay, Mỹ cơ bản đã hoàn thành việc triên khai cái gọi là chuỗi đảo bao vây đối với Trung Quốc, trong đó đã áp chế Trung Quốc trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, do đó Mỹ đã không thể tiếp tục thúc đẩy áp sát hơn nữa, trong khi Trung Quốc cũng không còn đường để có thể co cụm được nữa, vì vậy quan hệ Trung-Mỹ bước vào giai đoạn giằng co không nhân nhượng.
Vậy tại sao tại thời điểm này, nguyên thủ hai nước Trung-Mỹ đều thực hiện gấp cuộc gặp thượng đỉnh? Mà lần này là do phía Trung Quốc chủ động, hơn nữa còn đề xuất Trung-Mỹ xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới. Rõ ràng, quan hệ nước lớn kiểu mới không phải là phiên bản của G2, thực chất của nó là quan hệ không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng, Trung-Mỹ xây dựng một dạng quan hệ bình đẳng. Học       giả phương Tây cho rằng đây là một thoả hiệp bí mật đã đạt được giữa hai nước Trung-Mỹ, tức Mỹ thừa nhận lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc lại cam kết không thách thức hệ thống thế giới và địa vị chủ đạo của Mỹ, trên thực tế Trung Quốc và Mỹ sở dĩ có thể đạt được những nhận thức chung này chủ yếu là xuất phát từ nhận thức trong quan hệ và thực lực song phương. Thứ nhất, vấn đề căn bản của quan hệ Trung-Mỹ là quan hệ giữa sự trỗi đậy của Trung Quốc và bá quyền thế giới của Mỹ, nếu vấn đề này được giải quyết, thì các vấn đề khác đều không khó. Đối với Mỹ, xu thế thực lực của Trung Quốc được nâng lên nhanh chóng tất sẽ cấu thành thách thức đối với địa vị bá quyền của Mỹ. Mỹ cho rằng Trung Quốc là đối thủ chủ yếu, buộc phải kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đây là căn nguyên của chính sách kiềm chế của Mỹ, cũng là cơ sở cho “quan hệ cạnh tranh” Trung-Mỹ. Nhưng hiện nay cho dù nhìn vào thực lực hay chính sách của Trung Quốc, Trung Quốc không thể uy hiếp Mỹ, về điểm này Mỹ tự mình cũng biết rất rõ. Trung Quốc không vội vã đuổi kịp Mỹ, thách thức địa vị bá quyền của Mỹ, đối với Trung Quốc, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là phát triển và cải cách trong nước. Thứ hai, rõ ràng quan hệ Trung-Mỹ khác với quan hệ Mỹ-Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc và Mỹ có mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất lớn, trong đó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế. Nếu mặc cho mâu thuẫn phát triển, cọ sát leo thang, thậm chí phát sinh xung đột, hai nước không những không thể được lợi trong sự phụ thuộc lẫn nhau, mà còn dẫn đến hậu quả cả hai đều bị tổn thương khiến các bên đều không muốn thấy. Vì vậy, Mỹ cũng kêu gọi tăng cường hợp tác, mặc dù Mỹ luôn cho rằng Trung Quốc được hời trong quan hệ song phương với Mỹ, không muốn gánh vác trách nhiệm quốc tế. Đây là căn nguyên của chính sách tiếp xúc của Mỹ, cũng là cơ sở cho “quan hệ hợp tác” Trung-Mỹ. Hai nước nhận thức được rằng giai đoạn hiện nay chỉ có kiểm soát bất đồng, mở rộng hợp tác, cùng có lợi cùng thắng, mới là lối thoát tốt nhất. Đây là cơ sở để hai nước đạt được quan hệ nước lớn kiểu mới, tranh thủ hợp tác cùng thắng. Thứ ba, Mỹ nhận thức được rằng chiến lược quay trở lại châu Á, kiềm chế Trung Quốc khó đạt được hiệu quả. Nguyên nhân là Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái, mà việc thực hiện chuyển hướng chiến lược buộc phải cần một nguồn lực to lớn, trong khi đó Mỹ không thể không cắt giảm chi tiêu quốc phòng, đây là một điểm yếu của chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ, cũng đã quyết định hạn chế trong xu thế tấn công của Mỹ. Vì thế Mỹ hy vọng thông qua việc kích thích mâu thuẫn giữa các nước châu Á với Trung Quốc, chủ yếu là Nhật Bản và Philippines, sử dụng các nước này để bổ sung cho những điểm yếu của mình, kiềm chế và cân bằng Trung Quốc, bản thân lùi về tuyến hai. Ngoài ra, Mỹ quay trở lại châu Á chủ yếu là sự quay trở lại về mặt quân sự, chứ không phải kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ là động cơ của nền kinh tế thế giới, mà còn là nhà thúc đẩy kinh tế châu Á phát triển và thịnh vượng, về kinh tế Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế chủ đạo tại châu Á. Vì vậy, Mỹ đã ý thức được rằng bao vây quân sự Trung Quốc là không hiệu quả, phương pháp hiệu quả thực sự là bao vây kinh tế, trong khi chi phí lại thấp, cho nên Mỹ đang biến Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Âu thành bước triển khai chiến lược chủ yếu tiếp theo để kiềm chế Trung Quốc. Ngược lại, theo tính toán của Trung Quốc, nếu quan hệ không tốt với Mỹ, xung quanh Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không có an ninh, vì đằng sau mâu thuẫn và xung đột giữa Trung Quốc với các nước xung quanh đều có bóng dáng của Mỹ, cho nên Trung Quốc vẫn cần hợp tác với Mỹ. Trung Quốc cũng nhận thức được rằng quan hệ tốt với Mỹ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, cho nên Trung Quốc luôn nhấn mạnh tính bổ trợ lẫn nhau của nền kinh tế hai nước, nhưng Mỹ cho rằng mình đã chịu thiệt. Sau Chiến tranh Lạnh, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cơ bản là dung nạp Trung Quốc, mong muốn thông qua thị trường hoá thúc đẩy dân chủ hoá Trung Quốc, từ đó đạt được mục tiêu Mỹ hoá và phương Tây hoá Trung Quốc. Nhưng sau khi Trung Quốc hoà nhập vào hệ thống kinh tế thế giới, ngược lại đã trở thành công xưởng của thế giới, sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành mối đe doạ đối với sự bá quyền toàn cầu của Mỹ, cho nên phải kiềm chế Trung Quốc, một lần nữa đẩy Trung Quốc ra khỏi hệ thống thế giới, hoặc xây dựng một hệ thống mới mà Trung Quốc là kẻ đứng ngoài cuộc. Mỹ luôn cho rằng sự suy thoái của mình là do sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước này đã cướp việc làm của người Mỹ, đánh cắp kỹ thuật của Mỹ, dựa vào các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế để kiếm lượng ngoại hối khổng lồ, vì vậy cần đặt Trung Quốc ngoài hệ thống quốc tế, như vậy Trung Quốc sẽ không có kỹ thuật, không có vốn, không có thị trường Mỹ và phương Tây, kết quả Mỹ sẽ phát triển trở lại, trong khi Trung Quốc tự nhiên rơi vào suy thoái.
Cơ chế G2 sớm đã trở thành quá khứ, quan hệ nước lớn kiểu mới có lẽ chỉ là một sự tình nguyện của Trung Quốc, trong khi Mỹ cũng không mặn mà. Hiện nay, Mỹ lộ rõ ý đồ muốn bảo vệ sự bá quyền và địa vị chủ đạo của mình trên thế giới và khu vực châu Á, nhưng do sa sút thực lực và chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu đối phó với Trung Quốc. Dùng diễn biến hoà bình để đưa Trung Quốc vào hệ thống của mình, nhưng Trung Quốc lại trỗi dậy mạnh mẽ; sử dụng chiến lược kiềm chế Trung Quốc, rõ ràng chi phí cho việc này rất cao; sử dụng chiến lược bao vây Trung Quốc, nhưng ngoài sự tích cực của Nhật Bản và Philippines, các nước châu Á khác ngày càng có xu hướng lựa chọn trung lập. Rõ ràng toàn cầu hoá kinh tế đã làm thay đổi quy tắc trò chơi quan hệ quốc tế, tức không kẻ thù không bạn bè, vừa là kẻ thù vừa là bạn bè, ngoại giao ngày càng trở nên mơ hồ.
***
TTXVN (New York 5/10)
Phản ánh kế hoạch khôi phục và phát triển các căn cứ quân sự, đặc biệt các căn cứ không quân, của Lầu Năm Góc tại khu vực Thái Bình Dương, tạp chí “Chính sách Đối ngoại” của Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang triển khai các kế hoạch bao vây Trung Quốc bằng hàng loạt căn cứ không quân và quân cảng ở Thái Bình Dương. Căn cứ quân sự mới nhất của Lầu Năm Góc sẽ là một sân bay nhỏ nằm trên hòn đảo Saipan ở Thái Bình Dương. Lực lượng Không quân Mỹ có kế hoạch thuê một khu vực có diện tích 33 hécta, thời hạn 50 năm, để biến một căn cứ không quân cũ của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai thành “sân bay chiến thuật” trên hòn đảo, bất chấp sự phản đối của người dân trên đảo cũng như phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn ý đồ bao vây Trung Quốc của Mỹ.
Chiến lược mới trong thế kỷ 21 của Lầu Năm Góc được gọi là “Trận chiến trên không- trên biển”, một khái niệm trên danh nghĩa là sự phối hợp giữa các lực lượng không quân và hải quân nhằm phá vỡ các hệ thống phòng thủ ngày càng vững chắc của các quốc gia như Trung Quốc hoặc Iran. Đây có thể là một chiến lược không thể hiện hình dạng nhất định và thực tế phần lớn “Trận chiến trên không-trên biển” vẫn đang trong giai đoạn “thai nghén”. Nhưng một phần của khái niệm này đang trở thành thực tiễn ở khu vực Thái Bình Dương. Một bộ phận quan trọng nhưng thường không được chú ý của “Trận chiến trên không-trên biển” yêu cầu lực lượng Mỹ hoạt động tại các căn cứ nhỏ và cơ bản nhất ở Thái Bình Dương là: các lực lượng quân sự Mỹ có thể phân tán trong trường hợp các căn cứ chủ yếu của Mỹ là mục tiêu của các loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Các máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân Mỹ sẽ sử dụng căn cứ trên đảo Saipan khi căn cứ không quân lớn của Mỹ ở đảo Guam hoặc các sân bay khác ở Tây Thái Bình Dương bị hạn chế hoặc phong tỏa, mặc dù Lực lượng Không quân cho biết việc xây dựng các sân bay trên đảo Saipan và khu vực gần Tinian sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Thực tế người dân trên đảo Saipan muốn Lực lượng Không quân Mỹ sử dụng các căn cứ không quân cũ trên đảo Tinian mà hiện các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đã và đang cải tạo nâng cấp và các máy bay chiến đấu F/A-18 Homet thường xuyên lên xuống căn cứ này. Rõ ràng, Lực lượng Không quân Mỹ muốn mở rộng sân bay quốc tế hiện có trên đảo Saipan – được xây dựng trên cơ sở một căn cứ không quân cũ do Nhật Bản và sau đó Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai để lưu trữ các loại hàng hóa, máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu và gần 700 nhân viên phục vụ các chiến dịch đổ bộ, các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp và các nỗ lực viện trợ nhân đạo cũng như cứu trợ thiên tai trong khu vực. Điều này có nghĩa Lực lượng Không quân Mỹ đang có kế hoạch xây dựng thêm các bãi đỗ, nhà để máy bay, bể chứa nhiên liệu, các kho vũ khí đạn và nhiều công trình quan trọng khác tại sân bay cũ. Và đây không phải là cơ sở duy nhất đang được Lực lượng Không quân Mỹ cải tạo và nâng cấp.
Một viên tướng của Lực lượng Không quân Mỹ mới đây tiết lộ ngoài các căn cứ không quân trên đảo Saipan, Lực lượng Không quân Mỹ có kế hoạch thường xuyên triển khai các máy bay tại các căn cứ quân sự từ Australia đến Ấn Độ như một phần của kế hoạch tăng cường lực lượng tại Thái Bình Dương. Các kế hoạch này của Mỹ bao gồm thường xuyên triển khai các máy bay chiến đấu và ném bom tại các căn cứ thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia ở Darwin và Tindal thuộc khu vực lãnh thổ Bắc Australia, căn cứ không quân ở phía Đông Changi của Singapore, căn cứ không quân Korat ở Thái Lan, căn cứ Trivandrum ở Ấn Độ và có thể cả các căn cứ tại Cubi Point và Puerto Princesa ở Philippines cũng như các sân bay tại Indonesia và Malaysia. Việc Lầu Năm Góc chính thức thông báo kế hoạch triển khai lực lượng ở căn cứ không quân trên đảo Saipan diễn ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn, đến thăm Washington để hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Chủ đề cụ thể liên quan đến các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương không được đưa ra trong cuộc họp báo chung của hai bộ trưởng quốc phòng ngày 20/8, nhưng trả lời câu hỏi về việc Mỹ tăng cường lực lượng quân sự ở Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết: “Trung Quốc là một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Chúng tôi hy vọng chiến lược của Mỹ không nhằm vào một quốc gia cụ thể trong khu vực”. Nhà phân tích an ninh quốc gia Anthony Cordesman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết mặc dù quân đội Mỹ khẳng định “Trận chiến trên không-trên biển” và chiến lược tái cân bằng lực lượng ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không nhằm vào Trung Quốc, nhưng thực tế các căn cứ quân sự hiện nay của Lầu Năm Góc ở Thái Bình Dương sẽ phục vụ mục tiêu ngăn chặn bất cứ sự phát triển nào của Trung Quốc trong tương lai ở Thái Bình Dương. Ông Cordesman nói: “Rõ ràng Trung Quốc sẽ thận trọng hơn trong khu vực, khi sức mạnh của Mỹ xuất hiện ở đó”. Các căn cứ quân sự này của Lầu Năm Góc cũng sẽ tái khẳng định với các nước đồng minh khu vực rằng cam kết của Mỹ với Thái Bình Dương là hợp pháp. Ông nhận định: “Là một bộ phận của chiến lược tái cân bằng châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ phải thể hiện cho mọi người thấy đó là thực tiễn ở thời điểm khi quá nhiều sức mạnh của Mỹ ngày càng bị nghi ngờ bởi các cuộc tranh luận về ngân sách”.
Tướng diều hâu Herbert Cariisle, chỉ huy toàn bộ tài sản của Lực lượng Không quân Mỳ ở Thái Bình Dương, cho biết thêm hiện nay Mỹ cũng đang có kế hoạch cho các máy bay tiếp dầu, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hoạt động ở hàng loạt căn cứ khắp Nam Thái Bình Dương và Tây Nam Á. Máy bay của Lực lượng Không quân Mỹ sẽ không thường xuyên đồn trú tại căn cứ Tinian và Saipan. Thay vào đó, các đơn vị đặt căn cứ ở bắc Thái Bình Dương và lãnh thổ Mỹ sẽ thường xuyên đến thăm các căn cứ mới. Ông Carlisle khẳng định: “Chúng tôi sẽ không xây dựng thêm căn cứ không quân ở Thái Bình Dương để yểm trợ sự hiện diện ngày càng tăng của Lực lượng Không quân trong khu vực”. Nói cách khác, Lầu Năm Góc sẽ không xây dựng các căn cứ mới mà chỉ mở rộng và nâng cấp các sân bay hiện có và xây dựng lại các cơ sở bị bỏ rơi như các căn cứ tại Saipan và Tinian. Thực tế, một trong những sân bay đang được lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ xây dựng lại ở Tinian là nơi máy bay B-29 Enola Gay của Không quân Mỹ đã cất cánh để thực hiện nhiệm vụ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Các sân bay được cải tạo nâng cấp giống như trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, khi các đơn vị quân đội của Mỹ cũng thường xuyên được luân chuyển đến và rời khỏi châu Âu để quân đội Liên Xô không thể tiếp cận. Để chống lại một kẻ thù mới, Lực lượng Không quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai các đơn vị, hiện có căn cứ trên lãnh thổ Mỹ và Bắc Thái Bình Dương, đến hàng loạt sân bay tại Đông Nam Á. Tướng Carlisle nói: “Trở lại những năm tháng của Chiến tranh Lạnh, chúng tôi có một thứ được gọi là Lá cờ Carô: Chúng tôi luân chuyển hầu hết các đơn vị ở Mỹ đến châu Âu. Hai năm một lần, các đơn vị sẽ lần lượt được điều động đến hoạt động tại các căn cứ tác chiến tại châu Âu. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện như vậy ở Thái Bình Dương”. Ông Jan Van Tol thuộc Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách-một viện nghiên cứu ở Washington nhằm giúp Lầu Năm Góc phát triển khái niệm “Trận chiến trên không-trên biển”, cho rằng việc phân tán này không những sẽ cho phép Mỹ bảo vệ các máy bay không bị đối phương phá hủy, mà đây cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm xây dựng các mối quan hệ giữa Mỹ với các đối tác trong khu vực. Lực lượng Không quân phải thiết lập khả năng phối hợp tác chiến, các mối quan hệ và học hỏi kinh nghiệm trên các lĩnh vực thực tiễn mà họ sẽ phải tham chiến trong tương lai.
Khi được hỏi Lầu Năm Góc có thể đang xem xét và mở rộng những căn cứ quân sự cũ nào khác ở Thái Bình Dương? Ông Van Tol cho biết, trong các cuộc thảo luận khác nhau, các quan chức Mỹ đã và sẽ đề cập đến các căn cứ mà họ mong muốn, chẳng hạn căn cứ trên đảo Wake ở phía Bắc quần đảo Marshall hoặc Cộng hòa Palau ở Tây Thái Bình Dương. Hai căn cứ này vẫn còn các bãi đỗ máy bay của Mỹ từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Thực tế, đảo Wake đang có sự hiện diện quân sự hạn chế của quân đội Mỹ. Trong khi đó, Cộng hòa Palau đã công khai mời quân đội Mỹ trở lại và sử dụng một trong những sân bay được xây dựng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai của nước này. Ông Cordesman cho biết, Mỹ có thể đang tìm kiếm một hệ thống ba tầng căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương gồm: Một số căn cứ sẽ hoàn toàn ở Mỹ; một số căn cứ khác như các căn cứ tại Australia đến Ấn Độ sẽ do các nước đồng minh điều hành và hỗ trợ quân đội Mỹ triển khai lực lượng; và tầng thứ ba có thể là một loạt căn cứ khẩn cấp và bí mật trong khu vực. Rõ ràng, đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sau khi trở lại Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc sẽ biến các căn cứ cũ thành mới để thực hiện mục tiêu bao vây ngăn chặn Trung Quốc trước mắt và lâu dài giống như đã từng bao vây ngăn chặn Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, (còn tiếp)

Về khái niệm "Diễn biến Hoà Bình"


Như chúng ta đã biết, đảng Cộng sản rất sợ khi nghe hoặc nhắc đến cụm từ “Diễn biến hoà bình”. Họ nơm nớp lo sợ tự diễn biến trong Đảng, sợ các đảng viên sẽ đi trệch mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vậy thì “Diễn biến Hoà bình” là gì mà Đảng Cộng sản sợ đến như vậy? Tại sao khi tiến hành hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ thì họ cũng nói đến mục tiêu hoà bình và độc lập, mà nay lại sợ những vận động mang tính tất yếu khách quan đó? Thay vì phải khuyến khích và vui mừng vì sự tiến bộ xã hội do hệ quả của hoà bình mang lại, thì họ lại phải tốn nhiều công sức để chống lại diễn biến hoà bình? Phải chăng mục tiêu của đảng Cộng sản không phải vì hoà bình hay tự do dân chủ của người dân, mà coi đó chỉ là chiêu bài để đạt đến mục tiêu cầm quyền của một chế độ độc tài?

Các nước Cộng sản trước đây (và ngay cả bây giờ) vẫn sử dụng cụm từ “Diễn biến Hoà bình” để chỉ sự âm thầm can thiệp của một số nước phương Tây vào tình hình chính trị nội bộ của họ. Khái niệm này vốn lần đầu tiên được đưa ra  trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh bởi John Foster Dulles (cựu ngoại trưởng Mỹ trong những năm 1950). Theo đó thì đây là một quá trình chuyển đổi “hoà bình” từ một thể chế Độc tài sang thể chế Dân chủ tại một nước Cộng sản. Ở Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông đã tuyên bố chống lại “diễn biến hoà bình” từ năm 1959. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng coi đây là mối đe doạ lớn nhất đối với sự tồn vong của họ. Họ cho rằng “Diễn biến hoà bình là một trong những chiến lược có ý nghĩa và phạm vi toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 40 đầu thập kỷ 50 và hoàn chỉnh ở thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới”.
Thực tế thì chiến lược “diễn biến hoà bình” đã thành công ở nhiều quốc gia, qua đó giúp cho quá trình chuyển đổi từ Độc tài sang Dân chủ diễn ra một cách ôn hoà và ít đổ máu như: Miến Điện, Đông Đức (trước đây), và một số quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông trong thời gian vừa qua.
Ở Việt Nam, chính phủ đương quyền cũng dùng khái niệm “Diễn biến Hoà bình” để nói về các hoạt động của một số cá nhân hoặc tổ chức vận động dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước. Và họ coi đó là hành động đối nghịch với đảng Cộng sản và vi phạm pháp luật Việt Nam. Nhưng điều mà đảng Cộng sản lo lắng nhất là “tự diễn biến”. Có nghĩa là họ lo sợ sự tự thay đổi nhận thức của các cá nhân hay tổ chức trong nước và ngay trong nội bộ Đảng mà không phải do bên thứ ba tác động. Đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân đòi dân chủ và nhân quyền.
Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, “các thế lực thù địch” sử dụng chiến lược “Diễn biến hoà bình” với mục tiêu sau:
- Dùng nhiều kế hoạch và phương tiện nhằm tuyên truyền xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Marx Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó gây “tự diễn biến”, hòng tạo sự khủng hoảng về lý tưởng chính trị cán bộ đảng viên. Để rồi làm chệch hướng và sụp đổ chế độ chính trị Cộng sản ở Việt Nam;
- Xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Tạo áp lực và sức ép buộc Việt Nam quay trở lại chủ nghĩa Tư bản.
- Thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện đa nguyên đa đảng.
Chủ trương của chính phủ Việt Nam là phải “cảnh giác, đề phòng, và chủ động đối phó, tấn công vào chiến lược Diễn biến hoà bình”. Chống lại mục tiêu chuyển hoá, lật đổ và thay thế chế độ Cộng sản. Nhưng điều mâu thuẫn với họ là, ngày nay họ đang trong quá trình hội nhập quốc tế, và không có sự lựa chọn nào khác là xây dựng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự với các nước Tư bản như Mỹ và Liên minh Châu Âu. Họ bị kẹp giữa hai gọng kìm: Hoặc là đổi mới tiến bộ để đất nước có tự do dân chủ để hoà nhập với cộng đồng quốc tế, hoặc là tiếp tục bảo thủ để bảo vệ chế độ độc tài sai trái. Giữa hai hướng đi đó họ chỉ được phép chọn một. Hiện nay Đảng Cộng sản đang cố gắng dung hoà giữa hai hướng đi đó, tức là vừa hội nhập quốc tế vừa cố gắng bảo thủ để duy trì chế độ Độc tài Cộng Sản.
Vậy thực chất của khái niệm “Diễn biến hoà bình” là gì?
Đó chính là quá trình thâm nhập và phổ biến của các giá trị dân chủ phổ quát tại các quốc gia độc tài, đặc biệt là độc tài Cộng Sản.
Vậy thì tại sao các chế độ độc tài (trong đó có Việt Nam) lại điên cuồng chống lại “Diễn biến hoà bình? Hoà bình ai chẳng muốn, tại sao lại phải chống lại? Đó là một nghịch lý không có câu trả lời. Mọi thành phần dân tộc Việt Nam yêu cầu đảng Cộng Sản giải đáp một cách cặn kẽ và thấu đáo câu hỏi đó. Nếu Đảng Cộng Sản không trả lời được thì chính họ đang chống lại nhân dân, chống lại các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền của nhân loại.
Đảng Cộng Sản đang cố gắng lấy cái ngược quy luật để chống lại quy luật, mà đã trái với quy luật thì tất sẽ bị đào thải và trừng phạt. Cái gì chống lại con người thì sẽ bị con người khước từ và chống lại.
 
 

VIỆT NAM GIẢ VỜ CẢI CÁCH

Những người biểu tình trước phiên tòa của Lê Quốc Quân vào ngày 2 tháng 10 tại Hà Nội
Những người biểu tình trước phiên tòa của Lê Quốc Quân vào ngày 2 tháng 10 tại Hà Nội
Võ Văn Ái 
Wall Street Journal
Ngày 7/10/2013
Những nỗ lực ngoại giao gần đây của Hà Nội trùng với cuộc trấn áp thô bạo tự do ngôn luận trong nước
Chỉ trong vòng bốn tháng qua, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã mở cuộc tấn công ngoại giao chưa hề thấy. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bôn ba qua mười nước, từ Nga, Trung quốc, Hoa Kỳ, Liên Âu và các nước khác, để thắt chặt đối tác chiến lược, tạo liên minh và tìm mọi cơ hội thiết lập giao thương và đầu tư nhằm tăng cường nền kinh tế ốm yếu của một quốc gia độc đảng.
Tuy nhiên cùng lúc với cơn lốc ngoại giao cấp cao, một cuộc tấn kích khác lại diễn ra tại Việt Nam. Một trong những cuộc trấn áp bạo hành nhất từ suốt thế hệ qua nhắm vào tự do ngôn luận, các bloggers hoạt động cho dân chủ và các nhà báo trực tuyến bị hành hung, sách nhiễu, đưa vào bệnh viện tâm thần, bắt giam và kết án tù nặng nề cho tới chung thân vì họ dám biểu tỏ lời phê phán chế độ.
Từ đầu năm 2013, đã có 51 nhà bất đồng chính kiến bị bắt và danh sách còn tăng cao. Tháng tám vừa qua, ông Võ Thanh Tùng, nhà báo đoạt giải thưởng nhà nước đã viết bài tố cáo cán bộ tham những, nhưng lại bị bắt và bị tố điêu ông ăn hối lộ. Đây là điều nhất quán trong con đường chiến lược của Hà Nội, kết tội những ai phê phán chính quyền bằng những điều luật phi chính trị như tham nhũng, nhằm che giấu bản chất chính trị của những bản án. Ông Lê Quốc Quân, một luật gia nhân quyền và blogger nổi tiếng khác, bị kết án 30 tháng tù giam hôm 2 tháng 10 vì tội trốn thuế. Công an mật vụ thường xuyên sách nhiễu các bloggers và gia đình họ.
Ngày 1 tháng 9, Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực, áp đặt những kiểm soát khắc nghiệt về tự do ngôn luận. Nghị định mới này cấm hàng loạt các hoạt động trực tuyến được định nghĩa khá mơ hồ, bó buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet ngoại quốc phải thông tin về khách hàng của họ cho chính quyền, và cấm các bloggers đề cập tin tức thời sự trên blogs tư nhân hay mạng xã hội.
Cuộc đàn áp trong nước cho thấy mối mâu thuẫn với những thông điệp tích cực mà Hà Nội tung ra trên trường quốc tế. Nhưng các bloggers tại Việt Nam lại cho rằng hai cách hành xử này nối kết trong cùng một chủ trương mà thôi. Giới lãnh đạo Hà Nội thừa hiểu họ cần thiết minh chứng sự cởi mở ở quốc nội nhằm đạt các lợi thế quốc tế, như làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (một nỗ lực vận động cho cuộc đầu phiếu tháng 11 này tại New York). Họ cũng mong chờ Liên Âu phê chuẩn Hiệp ước đối tác ký kết năm ngoái.
Với những cuộc đàn áp tiếp diễn như thế, nhà cầm quyền lại vô liêm sỉ trình diễn trò “cải cách” chính trị, vốn chẳng gây nguy hại gì cho sự thống trị của đảng. Hãy nghe lời bình luận của Chủ tịch Sang trong chuyến viếng thăm Đan Mạch gần đây, là một trong những nước viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Tại đây, lần đầu tiên chủ tịch Sang công nhận những khuyết điểm của chế độ và hứa sẽ cải tổ chính trị.
Hà Nội tìm cách tránh các “sai lầm” gần đây. Chẳng hạn, chiến dịch được quảng cáo rầm rộ về việc sửa đồi Hiến Pháp thời gian vừa qua, mà Đảng muốn chiếu luồng sáng mới, đã gây kết quả trái với sự mong đợi, khi có hàng nghìn công dân lập kiến nghị trực tuyến kêu gọi bỏ Điều 4 trên Hiến Pháp, là điều cho phép Đảng độc quyền chính trị. Hà Nội chỉ muốn thực hiện “cải cách” chính trị theo yêu sách của các nước phương Tây, với điều kiện lãnh đạo Đảng cầm chắc quyền kiểm soát tiến trình cải cách.
Dường như Đảng có lý do lo ngại chuyện xẩy ra cho quyền hành của họ, một khi việc bàn thảo tự do được cho phép. Mặc dù những ngăn cấm đó đây, đã có trên 10 triệu người Việt sử dụng Facebook, và số lượng người thủ đắc điện thoại cầm tay lớn gần hai lần hơn dân số. Đặc biệt giới trẻ dùng blogs và tiểu blogs để lẩn tránh nạn kiểm duyệt truyền thông của nhà nước. Giới này nêu bật những vấn nạn khẩn cấp như việc cải cách luật đất đai, nạn tham những, đàn áp tôn giáo, môi sinh thoái hóa, tranh chấp đường biên giới với Trung quốc, dân chủ và nhân quyền, tất cả những vấn nạn Việt Nam phải xử trí nếu muốn đất nước được phồn thịnh. Và quyền lực đảng thì dính líu vào tất cả những vấn nạn nầy.
Gièm pha mọi phê phán để gọi là bọn “đấy tớ của thế lực xấu”, là cung cách của Hà Nội, nhưng sự gièm pha này chẳng làm giảm đi giá trị các lời phê phán. Đưa tới tình trạng Hà Nội trấn áp khủng khiếp nhưng mong rằng giới lãnh đạo Tây phương hoặc không để ý, hoặc chấp nhận những hứa hẹn cải cách suông của Hà Nội nên chẳng bận tâm tìm hiểu.
Một chiến thuật khác nhằm cho phép sự ra đời của những đảng chính trị “sử dụng nhất thời” hầu tạo ra thứ dân chủ đa đảng để trang trí. Hà Nội đã sử dụng chiến lược này năm 2006 thời Việt Nam trông chờ làm thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là nước chủ nhà tổ chức Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội. Ba đảng chính trị không cộng sản đã ra đời trước Thượng đỉnh APEC. Nhưng liền tức khắc bị dẹp bỏ, các vị lãnh đạo đảng bị bắt giam trọn gói vào tháng Hai năm 2007 sau khi Hà Nội đạt các mục tiêu. Đảng Dân chủ Xã hội được ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên ly khai có tuổi đảng cao, cho ra đời trong mùa hè vừa qua biết đâu không lâm cùng cảnh ngộ.
Đây là những điều cực kỳ trầm trọng mà giới lãnh đạo thế giới chớ bị đánh lừa. Có nhiều dấu hiệu khích lệ, chẳng hạn như sự kiên trì của các Dân biểu Hoa Kỳ phê phán chế độ thông qua sự ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến như ông Quân hay blogger Điếu Cày. Chế độ Hà Nội rất cần thế giới bên ngoài về mặt kinh tế cũng như chính trị để nâng cao buôn bán, đầu tư và tăng cường sự hậu thuẫn vào lúc Biển Đông trở thành điểm nóng chiến lược. Nhân dân Việt Nam thì cần thế giới bên ngoài đặt điều kiện hậu thuẫn nếu Việt Nam chịu cải cách thật sự.
* Võ Văn Ái, Chủ tch Cơ s Quê M : Hành đng cho Dân ch Vit Nam

Thắng trong chiến tranh, thua trong hoà bình

Có một cựu quan chức chính phủ từng nói “chuyên chính vô sản về bản chất là chuyên chính vô học”. Người có học và đầy nhân bản như đại tướng khó hợp với nền chuyên chính đó. Quả cũng là một sự không may của nước Việt.
ZETAMU
09-10-2013
Nguyễn Tiến Dũng
Cách đây 10 năm, vào mùa xuân năm 2003, tôi có sang Mỹ 1 tháng theo lời mời của một đồng nghiệp. Trên đường bay, tôi tình cờ ngồi cạnh và nói chuyện với một ông người Mỹ. Ông ta có nói một câu làm tôi không thể quên, đó là “Vietnam won the war, but lost the peace”. Tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời làm tôi lại nhớ lại câu nói đó. Có lẽ bởi vì nó cũng ứng vào đại tướng: chiến thắng lừng lẫy trong chiến tranh, nhưng thua cay đắng trong hoà bình.

Việt Nam ta tự hào là đã chiến thắng những kẻ thù lớn hơn gấp bội trong chiến tranh. Có điều đáng tiếc là, cái giá phải trả cho các chiến thắng đó quá đắt, và sau các chiến thắng lại là các thất bại, thất bại ngay trong hoà bình. Chiến tranh làm cho Việt Nam trở nên kiệt quệ, không chỉ về mặt vật chất, mà nguy hiểm hơn nữa, đó là sự kiệt quệ về tinh thần. Chiến  tranh làm huỷ hoại các sự tinh tuý của văn minh, tạo điều kiện cho bạo lực, giáo điều và cơ hội chủ nghĩa phát triển. Kết quả là, có độc lập chưa chắc đã có tự do, có “ổn định” chưa chắc đã có hạnh phúc. Nhân dân không bị thế lực này thì bị thế lức khác đè đầu cưỡi cổ, và hơn nữa văn hoá bị suy đồi. Người đối với người, trong xã hội ngày nay, còn tồi tệ hơn so với thời Pháp thuộc 100 năm về trước.
Đại tướng xuất thân từ tầng lớp trí thức, nói tiếng Tây như gió, thông minh xuất chúng, am hiểu lịch sử, “trên thông thiên văn dưới tường địa lý”. Tên tuổi của đại tướng sẽ đi vào lịch sử, sánh vai với Nguyễn Trãi. Nhưng ở Việt Nam, từ xưa đến nay, tầng lớp trí thức có lẽ  chưa bao giờ được giới cầm quyền thực sự tôn trọng. Có một cựu quan chức chính phủ từng nói “chuyên chính vô sản về bản chất là chuyên chính vô học”. Người có học và đầy nhân bản như đại tướng khó hợp với nền chuyên chính đó. Quả cũng là một sự không may của nước Việt.
Nguyễn Trãi, sau khi giúp Lê Lợi đuổi giặc thành công, đã từ quan về ở ẩn, mà vẫn không tránh khỏi bị các gian thần ám hại chu di tam tộc. Đại tướng cũng bị người ta tìm cách vu oan, các chiến hữu thân cận của đại tướng thì bị vùi dập, nhưng không hiểu sao, khác với Nguyễn Trãi, đại tướng không từ quan mà nhẫn nhục chịu đựng trong mấy chục năm trời, nhận cả chức trông coi việc sinh đẻ có kế hoạch, để người ta lợi dụng.
Ắt hẳn đại tướng có nhiều điều bức xúc trong lòng mà không dám nói ra. Có thể do ý thức kỷ luật đảng của đại tướng quá cao, nên không dám nói gì trái quan điểm chính thống. Kể cả khi bàn đến Phan Chu Trinh ở một hội thảo, đại tướng cũng không dám khen ngợi sự sáng suốt của vị tiền bối của mình. Nay đại tướng đã sang thế giới bên kia, không còn kỷ luật gì để mà giữ, không còn gì để mà sợ. Cầu mong đại tướng sống khôn chết thiêng, hiện về nói cho con cháu biết, làm sao để khỏi bị tiếp tục thua trong hoà bình.

Nhật ký mở lại (lần thứ 70): KẺ THÙ NÀO CỤ CŨNG OÁNH TUỐT…NHƯNG CÁC ĐỒNG CHÍ CỦA CỤ OÁNH CỤ, THÌ CỤ….XIN HÀNG!

Nhật ký mở lại (lần thứ 70)

Ngày 8 tháng 10/2013

KẺ THÙ NÀO CỤ CŨNG OÁNH TUỐT…NHƯNG CÁC ĐỒNG CHÍ CỦA CỤ OÁNH CỤ, THÌ CỤ….XIN HÀNG!

Đáng lẽ theo câu nói của người Pháp có học “Paix aux morts” (bình an cho người vừa mới chết), thì bất cứ ai, vừa chết, ta không nên phê phán, bới lại chuyện xấu xa, thậm chí tội lỗi của người ấy ngay lúc người ấy… chết chưa kịp chôn!

Mọi chuyện đâu còn đấy! Chẳng đi đâu mà vội mà vàng, nhất là đối với những nhân vật mà lịch sử đang còn có nhiểu dấu hỏi như trường hợp cụ Giáp!

Thế nhưng, cho tới hôm nay, cái “số” của cụ Giáp có lẽ không được “tốt” lắm lúc cuối đời (kể cả khi qua đời) là, khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước hàng vạn, hàng triệu ý kiến thương tiếc cụ có, oán trách, kể tội cụ có. Tệ hại nhất là thêu dệt, dấu diếm, và….tiếp tục nói dối về cụ, bất kể có thuyết phục được ai hay gây cười cho ai không!!!

Không kể đến những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa cộng sản (gia đình tan nát, mất mạng, mất hết tài sản, căm thù chủ nghĩa cộng sản đến tận xương tủy), tung lên trên mạng, trên báo chí nước ngoài những bài viết bất cần đến đạo lý thông thường “paix aux morts” –“để sau sẽ tính”!
Những bài viết của Currey, S.Karnow, của Pomonti, Boudarel, Lacouture…viết từ năm nảo năm nào đều được…cắt cúp in lại (kể cả ở Việt Nam) với những bình luận đủ kiểu...Chỉ một câu: ”Ông Giáp chỉ thắng chúng ta (Người Mỹ) trong chiến tranh chứ không thắng trong mỗi trận đánh” của J. Mc. Cain, tờ Neww York Times ngày 4/10/2013 đã đặt ra một vấn đề làm nức lòng những ai chống cộng bằng bất cứ giá nào: Tướng Giáp không hề thương sinh mạng của quân tướng mà sẵn sàng theo bài học của Mao là:

a/-Tuyên truyền b/ khủng bố và c-/Chiến tranh du kích kéo dài!?

Thế là hàng vạn ý kiến của cư dân mạng, của các nhà báo đủ mọi lề,bên Tây, bên Mỹ, bên Ta lẫn bên Tầu nhao nhao lên bình lựng.
Chỉ riêng việc J. Mc Cain kể lại lời cụ Giáp gặp ông ta lần thứ 2 tại nhà riêng (khi đã hết quyền lực): “Người Mỹ diệt chúng tôi 10 người thì ít nhất chúng tôi cũng diệt của họ 1! Nhưng người chán nản bỏ cuộc sẽ là các ông!"...rồi nêu lên nhận xét: "tướng Giáp là tướng nướng quân hay tướng biết sót sa, biết tiết kiệm xương máu của quân?"...lại một lần nữa làm nổ ra tranh luận, thậm chí ném đá nhau tơi bời!

Và hàng vạn ý kiến suốt 4, 5 ngày qua xảy ra tranh cãi, thậm chí phán đoán mò, dự báo vu vơ và cả vạch tội nhau, lên án nhau về những hiện tượng bất thường như:

-Tại sao phải để gần 2 ngày trời mới chính thức thông báo về một vị tướng mà thực chất đã thôi làm tướng cả hơn 20 năm?

-Tại sao lại phải huy động toàn bộ Bộ Chính Trị đương thời (trừ 2 bà Ngân và Phóng) vào Ban tang lễ?

-Tại sao lại phải để đến 10 ngày trời mới tổ chúc lễ tang?

-Tại sao lại “để cho” Nhân Dân tự động phúng điếu sớm tại tư gia, dẫn đến hàng loạt vụ đàm tiếu (vụ sao Đàm Vĩnh Hưng, vụ cựu chiến binh, dân oan mất đất 24 năm đi kiện không thành công, Phàng Sao Vàng...)

-Tại sao lý lịch của cụ công bố chính thức chỉ có công ăn việc làm đến tháng 12/1986 là …The End?, mất đứt đi 27 năm dù cụ vẫn còn sống khỏe vẫn là chủ tịch Ủy ban Sinh Đẻ có Kế Hoạch mà chưa hề có quyết định ….nghỉ hưu!??
-Và còn cả ngàn cái “tại sao” nữa mà mà tán rộng, tán hẹp đủ kiểu thì ….tha hồ!
Riêng cái công việc tuyên huấn về việc cụ “đột ngột” ra đi, thì quả là….gây rối cho các nguồn tin về cụ nhất! Chẳng ngày nào không có “tin mới” mà tin nào cũng thừa đất để…phán đoán, bình luận…
Chẳng hiểu là vô tình hay cố ý? Ngu dốt hay dại khờ?
Ví dụ:
-Suốt từ hôm 7/10 tới giờ thì trưởng Ban tổ chức tang lễ không thấy nhắc gì đến cái tên Nguyễn Phú Trọng nữa! Mọi quyết định phúng điếu, chôn cất ra sao, thậm chí cả đến chở thi hài cụ bằng phương tiện gì, phi cơ dân dụng hay quân sự…đều do Trưởng Ban Tổ chức Nguyễn xuân Phúc, người cùng ngang cấp phó thủ tướng với cụ Võ (lúc “phải” rời quyền lực) làm…Trưởng Ban tổ chức (!?) chính thức chủ trì mọi cuộc họp báo công bố mọi quyết định?!

-Vụ bố trí các tướng, tá, cựu trào gần cụ suốt nửa thế kỷ mà chỉ toàn là những vị nói đi cũng như nói lại, loanh quanh những điều photocopy của nhau, nhắc đi nhắc lại những điều khen cụ chung chung, đức độ, tài ba, khiêm nhường, sáng suốt ....Chẳng một ai dám nói đến nỗi đau 20 năm cụ bị cái tì vết to tướng và nhục nhã nhất là: “con nuôi của Pháp”, “là C.I.A”… (qua vụ Năm Châu, Sáu Sứ), là: ngay khi vào Vinh để cùng đoàn ứng cử Trung Ương Khóa VII ra mắt danh sách đề cử, cụ bị gọi ngay về để trình bầy về những tội “phản bội Tổ Quốc”, “phản bội Đảng”, “phản bội Nhân Dân”!? mà những kẻ muốn hạ bệ cụ tuy nay đã chết gần hết ,nhưng hậu duệ của bọn ngụy tạo ra vụ án này, không phải đã hết, thậm chí còn ngồi vững chắc các chiêc ghế Trung Ương là đằng khác!
Và “vụ án” Năm Châu, Sáu Sứ này, mặc dầu đã có kết luận, Sáu Sứ đã bị bắt, ngay thời kỳ ông Tổng Nông, nhưng yêu cầu làm rõ của chính cu Võ và sau đó là kiến nghị, thắc mắc của hàng loạt tướng tá, lão thành cách mạng yêu cầu làm rõ mọi chuyện về vụ năm Châu, Sáu Sứ này đều bị bỏ qua và “treo” cho đến ngày cụ đã bị tháo mọi máy móc, ống truyền nước, thức ăn để qua đời trong ân hận?
Làm sao giải đáp nổi mọi bí ẩn trong thâm cung của mấy chú lãnh đạo hậu sinh, đàn em? Họ muốn gì,làm gì và đang mưu đồ gì? Và làm sao có thể không động tới quả tim và những cái đầu của những người có lương tâm, ”những người cứ muốn dính líu vào mọi việc chẳng dính líu gì đến mình cơ chứ”!

-Mới nhất là 2 ngày 8 và 9/10, báo chí lại rầm rộ đưa tin: Nơi cụ Võ yên nghỉ sẽ là Vũng Chùa, Đảo Yến. 2 máy bay dân dụng (không phải là chuyên cơ hay quân sự gì đâu nhé) sẽ bay theo đường bay nào? tăng-bo từ ô-tô sang máy bay và từ máy bay sang ô-tô như thế nào? từ đâu đến đâu! Thậm chí có cả bản đồ hướng dẫn, cả ảnh chụp hàng đoàn xe ủi, xe lăn đang làm đường (cấm dân đi lại, vô xem...) để xe chở quan tài vị tướng giản dị, liêm khiết họ Võ sẽ được nhẹ nhàng lăn bánh tới cái nơi rất khó có thể đến thăm này.
Tất cả đều được phép của tuyên giáo công bố công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Và một loạt những “bình lựng” lại được phát tán khắp các trang mạng với đủ loại mỉa mai, khích bác ….nhất là khi ai đó đưa tin con trai cụ có cái tên mà dân miền Nam rất ghét “Võ Hồng Nam” (Dùng võ nhuộm đỏ miền Nam?!) đang là chủ đầu tư cái khu du lịch chắc chắn sẽ thu hút khách ở ngay cái nơi cha mình sẽ yên ngủ: Đảo Yến!

-Nổi bật hơn cả mọi cuộc tạ thế khác (kể cả cụ Hồ) là toàn quốc sẽ có đến cả trăm bàn thờ để nhân dân, bộ đội, đèn nhang hoa hoét đến vái cụ do Tổng Quân Ủy, (ông Phùng Quang Thanh chứ chắc chắn không phải là của ông …Nguyễn Chi Vịnh đã chỉ thị) mỗi trung đoàn sẽ phải thiết lập một bàn thờ cụ và phải mở rộng cửa doanh trại cho công chúng vào viếng thăm!

Chắc từ nay đến ngày 13/10 này sẽ còn nhiều tiết mục chưa từng thấy diễn bao giờ! Tha hồ cho mọi thành phần, mọi phương tiện truyền thông lề phải lề trái bộc lộ hết mọi ý đồ tốt, xấu, lợi, hại, của mình …
Bởi dzậy, là người sẵn sàng NÓI THẬT lòng mình trước một số ý kiến và việc làm mà mình “cho là” không hợp với sự hiểu biết, với cảm nhận của mình, mình đành lòng phát ra vài ý kiến sau đây mà chẳng ngại mất lòng ai hoặc lo bị ai “ném đá”:

1-/Mình không hiểu nổi với cái chữ “đột ngột” nhắc đi nhắc lại nhiều lần của rất nhiều ông tướng tá về sự ra đi của cụ Giáp? Rõ ràng là các vị này đã phải nói dối ngay với lòng mình! Kể từ ngày cụ Giáp phải đưa vào bệnh viện 108 (24/6/2009) cho đến ngày 7/10/2013, tất cả là 1559 ngày! Đặc biệt sau 129 ngày, khi cụ phải chuyển sang cuộc sống thực vật, có ai mà chẳng biết Cụ sẽ ra đi bất cứ lúc nào!
Riêng với mình thì mình thêm cái vế “…khi người ta muốn cụ ra đi”. Thậm chí, mình thú thiệt: Mình mong ơn trời giúp cụ sớm ra đi cho đỡ khổ cụ, khổ gia đình cụ và khổ cả hàng loạt bác sỹ, y tá, điều dưỡng phải phục vụ cho một “cái xác còn thở bằng máy” (*), ngày càng teo tóp lại đến mức không ai có thể ngờ được đó là hình hài một vị tướng tài ba đến người nước ngoài cũng phải đặt tên là “Napoléon đỏ” hoặc “Alexandre Đại Đế của Việt Nam” oai hùng lẫm liệt ngày nào! Chướng mắt (và vụng về nữa) là mỗi lần có mấy chú lãnh đạo đương thời vào thăm chỉa bằng khen, bài viết về cụ cho cụ sờ sờ ra vẻ “đã xem” thì mình thấy ngay: “Rõ ràng đây chỉ là một trò đánh thấp uy thế chính trị của cụ mà thôi! Vậy mà người ta vẫn cả gan lấy cả những tấm ảnh đã chụp cụ không còn ra hồn người nữa từ tháng 7/2012 mà tung lên báo với dòng chữ “Đại tướng tỉnh táo đến giờ phút cuối cùng”!!!

Rõ ràng 1559-129=1430 ngày sống trong tình trạng không nói được thở, ăn, uống, tiêu hóa bằng máy mà còn nói chuyện, uốn nắn lại tiếng Anh (không phải là tiếng Pháp nhé!) cho nhân viên phục vụ, hỏi thăm, dạy dỗ mọi người thì….quả là cụ đã trở thành…. Thánh, vượt qua mọi tổng kết của y học tiên tiến nhất trên thế giới về “cái chết lâm sàng” và cái chết không đau đớn (euthanaxie)! (“Những ngày cuối đời ở bệnh biện 108” và “Sức khoe đại tướng suy giảm từ ngày 129 – T.Trẻ ngày 10/3 trang 5)

Và sau 1430 ngày đợi chờ đó (kể cả mình)…. mà ai đó, khi nghe tin cụ đã ra đi đã khóc rống lên vì …quá đột ngột thì quả là … khóc bằng cái….đầu lưỡi!
Theo mình, lúc này muốn khóc thật là phải nói lên cái nỗi khổ 22 năm của thủ trưởng cũ của họ: Đến chết cũng chẳng ai lên tiếng bạch hóa cho Cụ những sự vu cáo chính trị ác độc, hại người của những kẻ đồng chí nhưng không đồng hướng với cụ! Chẳng lẽ các tướng tá, những người thân giúp việc cụ cả 4, 50 năm không biết nỗi khổ và sự cô đơn của cụ, sau các vụ vu cáo không được kết luận (nghe nói đã có kết luận nhưng bị ỉm đi để tránh lộn xộn nội bộ?) là những vụ bị “vứt vô sọt rác” những bức tâm thư góp ý của cụ:
1-/ không nên phá nhà Quốc Hội
2-/ không nên sát nhập Thủ đô vào Hà Đông, Hòa Bình, Vĩnh Phúc
3-/ Không nên khai thác bô-xít Tây Nguyên

Không! Tuyệt đối không ai kể cả những người làm thư ký riêng cho cụ, mãi tận hôm nay như đại tá Huyên! Vị nào cũng có vẻ … thương cụ thì thương nhưng trước hết phải giữ chặt lấy cái…vinh quang và sinh mạng chính trị của mình đã! Ngoại trừ trường hợp VTV1 sơ xuất để lọt trường hợp phỏng vấn đại tá Hà Minh Phương khi để ông này tiết lộ “Đời sống đại tướng nay đang khó khăn!? Lương đại tướng nay còn thấp hơn lương em”…và có rơm rớm nước mắt thật tình khi nói đến chuyện Cụ muốn chia tiền bản quyền với đại tá Phương nhưng ông từ chối“!

Không một lời yêu cầu bạch hóa các vấn đề mà cụ Giáp chờ đợi suốt mấy kỳ đại hội Đảng. Không một lời vạch rõ cái lý đúng đắn của thủ trưởng minh qua các “tâm thư” vô ích!

Càng không có một quyết định đưa cụ lên hàng gì gì đó (Nguyên soái chẳng hạn) như mong ước, nguyện vọng kể cả kiến nghị của một số tướng tá, lão thành cách mạng để khỏi lầm lẫn giữa viên ngọc thật với cả đống ngọc giả đang lẫn lộn trong một cái bị tướng tá của lực lượng quốc phòng - an ninh.
Và quan trọng nhất: Cứ để lý lịch bị vấy bẩn của cụ đó mơ -mơ-hồ-hồ trong tâm trí của toàn dân để khỏi phải công khai nhận tội thay các tiền nhân mà họ đang thừa kế hai thứ vũ khí cực kỳ sắc bén của…. đảng trị muôn năm: lực lượng võ trang + nhà tù và bộ máy truyền thông khổng lồ gồm 700 tờ báo và gần 70 cái đài tivi, phát thanh với hàng trăm kênh đủ loại chỉ khởi động khi có một “nhạc trưởng” duy nhất vẫy tay ra lệnh!

Bởi tất cả đã trở thành “chủ trương lớn” của mấy chú lãnh đạo đàn con, đàn cháu cụ, hôm nay đã thay đổi tận gốc mọi quan niệm bạn-thù, mọi chính sách về kinh tế, thậm chí đã dám coi cụ là bị bọn “biến chất thoái hóa” (như bọn bô-xít chẳng hạn) chúng chẳng qua chỉ lợi dụng cụ để đấu tranh đòi xóa bỏ Đảng, lật đổ chính quyền!

Họ nghĩ gì, làm gì, nói gì là…chỉ có đúng vì họ có trong tay cả một lực lượng nhà khoa học, có hàng loạt học viện hàn lâm, gồm : 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sỹ, 101.000 thạc sỹ, 2.700.000 cử nhân thì cái chuyện giảng giải cho bọn họ, can ngăn này nọ chỉ là chuyện dở hơi của mấy anh già lẩm cẩm….sắp chết!

Cho nên, cái “chết hẳn” của cụ đại tướng hôm nay theo nhận định lơ tơ mơ của mình thì:

Tất cả đều có chỉ đạo, lập trình tỉ mỉ, chọn ngày giờ rất kỹ càng để:

a-/Có sự tập hợp đông đủ của toàn thể Trung ương ủy viên để cùng chịu trách nhiệm, đặc biêt là chuyện “vượt trần” hình thức tang lễ theo quy định: từ lễ tang nhà nước cho một chức vụ cao nhất là phó thủ tướng của cụ đại tướng sang quốc tang (thậm chí siêu quốc tang)

b-/Qua quyết định chưa từng có này, gián tiếp trả lại danh dự cho cụ đại tướng mà không cần phải phê phán, xin lỗi ai, bơi móc lại bất cứ sự kiện gì, va chạm tới những vị “cha-bố” tuy già khú đế nhưng chưa chịu chết, muốn diệt bằng được ông đại tướng hay nói tiếng Tây, đua đòi pia-nô, pia-đùa, tự diễn biến thành giai cấp tư sản thứ thiệt!

c-/Ra lệnh cả nước truy điệu cụ đại tướng ngoài bách niên mới chết… thật để phân tán bớt những “lực lượng thù địch” có thể nhân dịp tập trung ở một chỗ nào đó mà tung ra những lời phát biểu, những hành động bất ngờ nguy hiểm cho lãnh đạo như đã từng xảy ra tại tang lễ tướng Trần Độ!

d-/Nơi chôn đại tướng tại Quảng Bình quê cụ dù ở Lệ Thủy hay Đảo Yến, ở đâu cũng tốt hơn là chôn cụ ở Mai Dịch vì tránh được những sự phân biệt đối xử của đám quan quân sùng bái cụ sẽ nườm nượp vô thăm với những vòng hoa có…. chúa mới biết sẽ là những lời tuyên bố gì gì đây! Hơn nữa, nếu đúng đảỏ Yến là nơi con trai cụ đang phát triển kinh doanh du lịch thì việc ít hay nhiều người viếng thăm nơi an nghỉ cuối cùng của cụ là do gia đình cụ muốn thế chứ đâu phải của Bộ Chính Trị, của Ban chấp hành T. Ư.!

Và trước mắt, mới có bốn ngày mà đã thấy:

1-Nội bộ mấy anh lắm điều hay phản biện, phản bị … đã phấn khởi hẳn lên (!), thay nhau ngợi ca một lãnh tụ cộng sản hết lời, hết chữ. Nào là “Vị tướng của dân” “Vị tướng của hòa bình”, “Vị tướng được cả tài lẫn đức”, ”được cả võ lẫn văn”! Nào là “Nhân vật “kiệt xuất”, ”phi thường”, ”người thiết kế cho nghệ thuật chiến tranh nhân dân”, ….là “chỗ dựa” cho giáo dục, là “bệ đỡ” cho trí thức …v.v...….và v.v...Thậm chí có anh viết bài lề trái mà vui xướng tới mức tung ra cái đầu đề “Cái chết của Võ đại tướng đã làm chúng ta xích lại gần nhau!”

2-Tất cả mọi sự xảy ra trên đời gần như bị quên lãng bỏ bê hết. Tất cả chỉ còn bàn về cái “chết hẳn” của một vị tướng suốt 20 năm qua đã bị…vô hiệu hóa một cách vu vơ, mù mờ, bất cần giải thích.

3- Bắt đầu có sự chia rẽ trong hàng ngũ những người hay lên tiếng chỉ trích mọi sự suy thoái của đảng vì qua cụ Giáp chết lời lẽ chống ít, chống nhiều, hay … “vớ chồng” không thể không lòi cái đuôi hoặc dài hoặc ngắn ra! Thế là mỉa mai, phê phán, thậm chí chửi thẳng nhau (nhất là trên Fb.)

Ai có lợi trong vụ “chết hẳn” của cụ Võ lần này??? Ai? Ai? Đâu có cần nữa câu trả lời!!
Hãy chờ cho đến hết ngày 13/10, khi cờ rũ được kéo lên đỉnh cột trở lại, khi nghị quyết trung ương 8 được công bố ...và khi ông thủ tướng Trung Quốc bắt đầu chuyến viếng thăm và đàm phán, ký kết cái gì sau đó ....

Sẽ còn nhiều chuyện bất ngờ mà cái “chết hẳn” của cụ Võ sẽ là cái mốc dễ nhớ cho một thời gian cực kỳ tế nhị cho đảng, cho chính phủ và quốc hội của các ông ấy sẽ diễn ra ngay tháng này!
Liệu mình có quá đoán mò không các bạn?


(*) Chứng kiến và phục vụ trực tiếp cho những người thân phải sống đời sống thực vật đã nhiều lần, mình đã rút ra được những kết luận nhờ được một số bạn giáo sư bác sý uy tín cho biết:

-a/ Đó là những cố gắng vô vọng của những tình thương cha mẹ-con cháu, ông bà, dù biết rằng cái chết thật sự sẽ là ….phải đến. Hoặc do thân xác tự hoại dù có nuôi dưỡng bằng các thức ăn qua ống nuôi, truyền dịch nhưng không thể sông lại là 100%! (Truờng hợp em trai mình “sống” đời thực vật 21 ngày nhưng nửa người dười đã bị lở loét, phân hủy, hôi thối mà người đau nhất lại chính là gia đình, vợ con và thằng anh trai duy nhất xuýt chết vì …không thể không sống bên cái thi hài còn được ăn, uống, thở nhân tạo suốt 21 ngày đêm của em ruột mình)

-b-/trừ trường hợp gia đình đồng ý, thì tại một số nước, bác sỹ có quyền rút các ống (sonde) ra để bớt nỗi khổ cho cả gia đình, lẫn người chết lâm sàng không có khả năng sông lại được! (Ở VN, liệu có được áp dụng những “động tác giải thoát” này trong trường hợp cụ Giáp không đây?

Đừng bốc phét nữa

Thoạt đầu tôi định chỉ viết một lời bình sau khi đọc Thời thanh niên sôi nổi của chị Đoan Trang trên ĐCV, nhưng e rằng sẽ không đủ ý, đành viết bài này vậy.
Tôi là một gã Bắc kỳ. Từ lớp vỡ lòng đến đại học tôi được học dưới cái gọi là “mái trường XHCN”. Anh tôi là một bộ đội phục viên. Cháu ruột là đại tá trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh đang tại chức. Tôi đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, mang quân hàm trung úy, chức đại đội phó, có tham gia một vài trận đánh ở chiến trường Campuchia.
Dài dòng một chút để các bạn hiểu: tôi không liên hệ gì đến Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không hận thù, không chống cộng. Tôi chỉ muốn được chia sẻ chút suy nghĩ của mình trước những thậm từ mà thiên hạ đang sử dụng để tung hô tướng Giáp: “mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ”; “Thiên tài quân sự”; “Đại trí, đại nhân, đại dũng”; “Vị tướng huyền thoại”; “Nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại”; “Một nhân cách lớn”.
Có thiệt vậy không?
Những Điều Tận Mắt
Khoảng đầu năm 1983, ông Giáp đến thăm một trường đại học. Khi đó ông đã thôi chức Bộ trưởng quốc phòng, đang là Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Tôi thấy ông vẫn mặc quân phục, mang quân hàm đại tướng. Bọn sinh viên chúng tôi đang ở tuổi trên dưới 20, rất ngưỡng mộ  ông, kéo đến nghe ông nói chuyện. Không ngờ những bài phát biểu của ông rất nhạt, chung chung, vô thưởng vô phạt, với những sáo ngữ mòn cũ, giáo điều thường thấy trong các nghị quyết của chi bộ, chi đoàn như là Đảng ta, nhân dân ta anh hùng, quân đội ta anh dũng, thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, quyết tâm, vượt mức, lập thành tích, quán triệt, phát huy,…
Không có gì sắc sảo, mới lạ. Màng nhĩ của tụi tôi bấy giờ đã khá quen với những ý tưởng và ngôn từ của các giáo sư đại học thời Tây còn lại, hoặc những vị cỡ như Bùi Tín nói về thời sự quốc tế, Trần Quốc Vượng nói về Hà nội học, hay Xuân Diệu bình thơ. Vì thế nghe tướng Giáp nói xong chúng tôi thất vọng quá. Sau này tôi lại thấy mỗi khi đi thăm các cơ sở, ông Giáp đều bắt đầu lời phát biểu kiểu như: Thay mặt đ/c Lê Duẩn uỷ viên BCT tổng bí thư…, đ/c Trường Chinh ủy viên BCT chủ tịch hội đồng nhà nước…, đ/c Phạm Văn Đồng ủy viên BCT, chủ tịch hội đồng chính phủ, và các đ/c khác trong trung ương… tôi xin gởi lời thăm đến các đồng chí…
Thì ra ở đâu ông cũng ăn nói na ná như nhau.
Ngày 30 – 4 -1995, kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam. Năm chẵn, nên tổ chức rất hoành tráng ở t/p HCM. Truyền hình Mỹ chiếu trực tiếp lễ duyệt binh, có phần phỏng vấn tướng Giáp và tướng Westmoreland. Ý họ là để cho hai vị tướng đã từng đối đầu ở chiến trường có dịp trò chuyện với nhau. Sau lời phát biểu khá khiêm tốn của tướng Westmoreland, đến lượt tướng Giáp – ông nói đại ý rằng chúng tôi vô cùng tự hào vì Việt Nam là một thuộc địa nhỏ bé nhưng đã đánh thắng được hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Một thiên tài quân sự, một chính khách lỗi lạc, một nhà ngoại giao tài ba, mà lại phát biểu như vậy sao. Tôi tự hỏi.
Từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò
Ngày 22-11-1944, ông Giáp cùng với 34 chiến sĩ đã qua một cơn chuyển dạ đớn đau, rồi sinh hạ  QĐNDVN duới gốc đa Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Đến tháng 5-1948, tức 3 năm rưỡi sau, ông Giáp được ông Hồ Chí Minh phong cho chức Đại tướng. Khi ấy ông Giáp mới 37 tuổi. Riêng điều này thì “huyền thoại” thiệt. Cả thế giới đến nay mới xuất hiện hai đại tướng được phong vượt 17 cấp bậc như thế! Ông Giáp ở Bắc Việt Nam, và Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên! Từ đó người ta gọi ông Giáp là “tướng Giáp”. Ông giữ những chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh QĐNDVN cho đến năm 1982.
Vào cuối thâp kỷ 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra “Vụ Án Xét Lại Chống Đảng” do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phát động. Ông Giáp trở thành đích ngắm của vụ án, nhưng ông lại không bị đánh trực tiếp, mà đòn hiểm lại nhằm vào những người đồng chí trung thành của ông ở chiến dịch Điện Biên Phủ: Thượng tướng Chu Văn Tấn tư lệnh Quân Khu Việt Bắc, Thiếu tướng Đặng Kim Giang chỉ huy hệ thống hậu cần, Tướng Lê Liêm một ủy viên đảng ủy, Trung tướng Trần Độ chỉ huy đại đoàn 312, mũi tấn công chính vào sở chỉ huy Pháp, và là người tiếp nhận sự đầu hàng của tướng de Castries, Đại tá Đỗ Đức Kiên cục trưởng tác chiến, Đại tá Phạm Quế Dương, ông Hoàng Minh Chính, và nhiều người khác nữa. Tất cả bị vu cáo cùng một tội  “chống đảng, xét lại, làm gián điệp cho nước ngoài”. Điều trớ trêu là tướng Giáp biết rõ là ngụy tạo, nhưng ông không bao giờ mở miệng, hoặc có một động thái nào để bảo vệ, hay giúp đỡ những người bạn cũ đang bị đối xử rất tàn ác.
Đại hội Đảng V – 1982, ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ chính trị, mất chức bộ trưởng bộ quốc phòng, và được “phân công” về làm trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Thực chất đây là một vụ cách chức, hay nói trắng ra là ông Lê Đức Thọ đã hạ nhục ông Giáp một cách không thương tiếc. Ông Giáp vẫn không có một hành động gì dù nhỏ nhất như là từ chức, xin về hưu để tỏ thái độ, và giữ gìn khí tiết của một người làm tướng. Ông tỏ ra như một đứa con ngoan vâng lời cha mẹ. Dân Bắc kỳ phải ngán ngẩm mà than rằng:
Xưa làm bộ trưởng quốc phòng
Nay làm bộ trưởng đặt vòng tránh thai
Hay:
Bác Hồ nằm ở trong lăng,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa tướng Giáp… lo khâu đặt vòng.”
Một bài vè khác thì chẳng còn úp mở gì:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công l… chị em.
Khi hai ông Duẩn – Thọ về thăm Bác, tưởng rằng vòng kim cô trên đầu tướng Giáp sẽ được gỡ ra. Nhưng không, nó còn bị siết chặt hơn bởi một cặp bài trùng mới: Đỗ Mười – Lê Đức Anh (được biết đến là MA, viết tắt từ Mười – Anh). MA đã giáng một đòn trực tiếp vào ông Giáp với một bản cáo trạng gồm 8 tội danh:
1. Ông Giáp từng là con nuôi của chánh sở mật thám Đông Dương, Louis Marty.
2. Ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957-1958.
3. Ông Giáp bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.
4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch.
5. Ông Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp – Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ.
6. Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn.
7. Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B (chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).
8. Ông Giáp đã có vợ, nhưng lại ăn nằm với một phụ nữ đã có chồng. Cô này đến nhà riêng ông Giáp dạy đàn piano.
Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp ra khỏi ĐCSVN.  Lê Đức Anh nương tay hơn, chỉ gạt ông Giáp ra khỏi ghế “ủy viên trung ương” – một vị trí an ủi mà thời Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vẫn còn bố thí cho ông.
Người ta ví von rằng trận đòn mà MA đánh ông Giáp cũng giống như trận đòn mà Đặng Trần Thường đánh Ngô Thì Nhậm ở Quốc Tử Giám cách đây 200 năm. MA đánh Giáp bằng những tội danh rất hiểm. Thường đánh Nhậm bằng roi tẩm thuốc độc. Nhậm đau lắm nhưng vẫn đối đáp  khí khái, ăn miếng trả miếng, bảo vệ được thanh danh, để lại tiếng thơm cho đời sau. Còn tướng Giáp thì vẫn nhũn như con chi chi, nhịn nhục, không dám nói năng gì. Có phải lòng kiêu hãnh của một vị đại tướng đã thành gỗ đá, không bao giờ bị thương tổn?
Có người lại bảo ông Giáp phục kích, chờ cơ hội. Đúng, ông Giáp đã chờ cho đến khi cả hai ông MA đã vào tuổi 90, sức khỏe cạn, quyền lực hết, không còn ảnh hưởng nhiều đến phong cảnh chính trị Việt nam thì ông Giáp mới dám mở miệng để đòi lại danh dự. Tiếc thay, tướng Giáp chỉ đòi công lý cho cá nhân ông, còn những đồng đội trung thành của ông ở Điện Biên Phủ ông chẳng hề bận tâm.    
Dân Hà nội thì đàm tiếu rằng con đường tòng chính của tướng Giáp đầy gian nan vất vả, ông đã hành quân qua một chặng đường dài từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò. Cây Đa Nhà Bò là một trạm hộ sinh nằm trên phố Lò Đúc, Hà Nội, dành cho những phụ nữ thuộc giới bình dân, chuyên đỡ đẻ, nạo phá thai, khám phụ khoa, thông vòi trứng, hút điều hòa kinh nguyệt, điều trị rong kinh huyết trắng. (Ngẫm ra, dân Hà Thành thâm thiệt!)
Viết về tướng Giáp mà không phân tích một trận đánh do ông chỉ huy, thì rất là thiếu sót. Tôi quyết định chọn trận đánh cuối cùng trong cuộc đời cầm quân của ông. Đó là một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa hai người anh em cùng ý thức hệ cộng sản: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) do tướng Giáp chỉ huy và Hồng Quân Trung Hoa (HQTH) do tướng Dương Đắc Chí là tư lệnh.
Cuộc chiến Việt – Trung tháng 2-1979.
QĐND hoàn toàn bị bất ngờ:
Để trừng phạt Việt nam, HQTH đã sử dụng 10 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn độc lập, bao gồm 300.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối, hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay phía sau.
Các nguồn tin phương Tây nhận định rằng HQTH đã mất từ 60 đến 90 ngày để đưa quân vào các vị trí tập kết sẵn sàng cho các mũi tấn công. Chỉ cần là nhân viên quân báo cấp trung đoàn, hay các tổ trinh sát đặc biệt cũng nhận ra được ý đồ, và ngày giờ khai hỏa của đối phương, nói gì đến tình báo chiến lược.
Mờ sáng ngày 17-2-1979, HQTH tấn công trên toàn tuyến biên giới dài 1.400 Km, trải rộng trong một khoảng không gian gồm 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Việt nam hoàn toàn không hay biết gì. Khi HQTH tràn qua biên giới, thì thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, đang thăm viếng xứ Cao Miên. Dân chúng không được thông báo trước, trẻ em, người già, và phụ nữ có thai, không kịp di tản ra khỏi vùng chiến địa. HQTH đã tạo ra được một yếu tố bất ngờ đến ngọan mục. Không hiểu tướng Giáp biện minh thế nào cho việc không hay biết gì về giờ nổ súng của đối phương.
Thất bại về tình báo và nhận định tình hình:
Tháng 11-1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia. Đặng đã gọi Việt Nam là những tên du côn của phương Đông, phải dạy cho chúng một bài học. Có lẽ vì lời của Đặng quá khiếm nhã, báo chí Trung Quốc chỉ dùng nửa sau của câu nói.
Ngày 28-1-1979, Đặng thăm Mỹ, và tuyên bố “Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi”, “Trung Quốc kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược Việt Nam”. Giọng điệu chiến tranh của Đặng rất rõ. Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước cộng sản sẽ nổ ra.
Sau 3 ngày thăm Mỹ, Đặng đến Nhật. Tại đây, Đặng vẫn giọng điệu hung hăng “để trừng phạt Việt nam, dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động”; “không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “Đối phó với loại người vô ơn như thế, không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả”. Các nhà ngoại giao Nhật ngạc nhiên vì lời lẽ và thái độ phi ngoại giao của Đặng.
Cũng khoảng thời gian này, TASS – hãng thông tấn của Liên Xô cũng đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Trung Quốc đang áp sát biên giới Việt–Trung.
Từ Nhật về, Đặng chỉ thị tấn công Việt Nam vào ngày 17-2. Thời gian của chiến dịch không dài hơn cuộc chiến một tháng với Ấn Độ (1962); không gian của cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi trên duới 50 cây số từ biên giới.
Bằng chứng Đặng sẽ trừng phạt Việt nam đã rõ như ban ngày, nhưng không hiểu vì sao phía Việt Nam tin rằng Trung Quốc là một nước XHCN anh em, và nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, sẽ không ủng hộ chiến tranh. Trung Quốc sẽ không tấn công, hoặc nếu có thì chỉ từ cấp sư đoàn đổ lại.
Thiếu tin tình báo, nhận định và phân tích tình hình sai, không nắm được thời điểm nổ súng, thời gian, không gian, và quy mô chiến dịch của đối phương, đã dẫn đến việc tướng Giáp không hề bố trí những quân đoàn chủ lực dọc biên giới. Tất cả phó thác cho dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, và một vài trung đoàn độc lập.
Một thất bại về chiến thuật:
Kế hoạch hành quân của Trung Quốc chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: từ 17-2 đến 25-2, phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam, làm chủ thị xã Cao Bằng, Lào Cai, và hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, để mở đường cho cuộc tấn công vào  Lạng Sơn.
Giai đoạn 2: từ 26-2 đến 5-3, chiếm được thành phố Lạng Sơn, và hai thị trấn Sa Pa va Phong Thổ.
Giai đoạn 3: từ 5-3 đến 16-3, bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới, trước khi rút về.
Ngày 21 tháng 2, khi chiến dịch đang diễn ra rất ác liệt, tuần dương hạm Sverdlov và khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã tiến về bờ biển Việt nam. Cầu hàng không của Liên Xô giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria đã chở vũ khí tới Hà Nội.
Trước tình hình đó ngày 23-2-1979, Đặng sợ Liên Xô nhúng tay, nên lên tiếng về “cuộc chiến sẽ giới hạn trong vòng 50 km, và sẽ rút quân trong 10 ngày tới. Rõ ràng Trung Quốc không có ý định tấn công vào Hà nội. Họ chỉ ba hoa rằng “ăn sáng ở Lạng Sơn và ăn tối ở Hà Nội.”
Việt Nam lại tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài, và Hà nội sẽ bị tấn công. Từ nhận định sai lầm này mà dẫn đến việc dồn hết công sức, và tâm trí vào việc xây dựng “Phòng Tuyến Sông Cầu”, để cố thủ Hà nôi. 7 tỉnh biên giới gần như bị bỏ ngỏ, phải tự chiến đấu trong tuyệt vọng, tự gánh vác lấy sức nặng của cuộc chiến, không được chi viện. Trận chiến tại Đồng Đăng là một thí dụ:
Đồng Đăng là một thị xã nằm sát biên giới Việt-Trung, cách thành phố Lạng Sơn 14 Km về phía Đông Nam. Trận đánh bắt đầu sáng 17-2 và là trận ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, thuộc sư đoàn Sao Vàng, QĐND. Phía Trung Quốc dùng 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh, (Tương quan lực lượng là khoảng 10 đánh 1). Pháo đài Đồng Đăng tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã, (Pháo đài này được Pháp xây dựng rất kiên cố, vì ở đây đã diễn ra khá nhiều va chạm đẫm máu giữa Pháp và nhà Thanh trước đây). Việt nam chỉ có 2 tiểu đoàn trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không hề được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được 22 ngày đêm. Cuối cùng HQTH cũng đã làm chủ được khu vực bên ngoài Pháo Đài, nhưng Trung Quốc không gọi được đối phương cố thủ bên trong ra đầu hàng. Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, phun chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn. Khi chiếm được Pháo đài Đồng Đăng, HQTH đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống cố thủ này.
Việt Nam lúc đó đã có ít nhất 5 sư đoàn đang ở miền Bắc, trong đó có sư 308 – là một sư đoàn thiện chiến đã từng đánh ở Điện Biên Phủ và Khe Sanh. Nếu 5 sư đoàn này được tham chiến vào buổi bình minh của cuộc chiến thì tình thế sẽ hoàn toàn có lợi cho phía QĐND. HQTH không thể tiến sâu vào lãnh thổ VN, không thể làm chủ được thời gian, không thể đạt được những những mục tiêu như họ muốn, và họ sẽ không có lý do gì để tuyên bố là “Chiến Thắng”. Đây là một sai lầm mang tính chiến thuật mà tướng Giáp và bộ tổng tham mưu của QĐND phải chịu trách nhiệm.
Một kết thúc mập mờ dẫn đến một sai lầm chiến lược:
Sau những ngày chiến đấu ngoan cường nhưng đơn độc của sư đoàn Sao Vàng trước một đối phương áp đảo về số lượng và hỏa lực, ngày 4-3-1979, Lạng Sơn thất thủ.
Sáng 5-3, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt, chiến thắng vẻ vang, và quyết định rút quân.
Cùng ngày 5-3, Việt nam phát lệnh “Tổng Động Viên”. Những quân đoàn chủ lực của QĐND có xe tăng, pháo binh, và không quân từ chiến trường Campuchia trở về, cùng với một địa hình muôn vàn hiểm trở của núi rừng miền Bắc, Việt Nam đã vào vị trí vây hãm HQTH. Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc phản kích, mà phần thắng sẽ thuộc về tay QĐND.
Nhưng tiếc thay, Việt Nam lại tuyên bố “Thiện Chí Hòa Bình”, rằng truyền thống ông cha ta… rằng lòng cao thượng… rằng lòng nhân đạo của dân tộc ta … , Việt Nam sẽ để cho HQTH rút quân an toàn.
Sự thực trên đường rút quân, HQTH vẫn chém giết, vơ vét, và phá hoại. Vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại Đổng Chú, huyện Hòa An, Cao Bằng là một thí dụ. HQTH đã dùng búa, dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, 20 trẻ em, và 2 người đàn ông, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc vứt hai bên bờ suối. HQTH có đủ thời gian và không gian để phá hoại hạ tầng cơ sở, chiếm giữ những điểm cao quan trọng, và gài lại hàng triệu trái mìn cá nhân trên đường rút lui.
QĐND đã không tổ chức những trận đánh cấp tập, vu hồi, tạt sườn trên đường rút quân của HQTH. Kết thúc cuộc chiến một cách mập mờ, nửa vời, đánh rắn giữa khúc, nửa nạc nửa mỡ. HQTH coi thường ý chí và kinh nghiệm chiến đấu của QĐND, và còn mỉa mai rằng chưa được “vuốt râu cọp”. Họ không tôn trọng danh tiếng của một đạo quân thiện chiến.
Quyết định “Thiện Chí Hòa Bình” của Việt Nam hình như là một thái độ thủ hòa, nhưng hòa vào một thế vô cùng bất lợi. Từ đó, trong bất kỳ những cuộc thương thảo nào về biên giới, Trung Quốc luôn ở thế kẻ cả, áp đảo, và lấn lướt mà chúng ta thấy rất rõ. Đây là hệ luỵ từ sai lầm mang tính chiến lược do tướng Giáp và Bộ tổng tham mưu gây ra.
“Anh Đặng”
Đặng Tiểu Bình là người đã phát động cuộc chiến đẫm máu, man rợ, gây ra bao nhiêu đau thương và dẫn đến những hệ lụy cho đất nước Việt Nam nhiều năm sau đó. Đặng đã từng gọi lãnh đạo của Việt Nam là “những thằng du côn của phương Đông”, “lũ tiểu bá”, “đám vô ơn, bội bạc”. Thế mà 10 năm sau, khi những vết thương trên thân mình Tổ Quốc vẫn còn đang chảy máu, ngày 3-9-1990, ba ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng bí mật  đến Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, hy vọng được yết kiến Đặng Tiểu Bình. Đặng không gặp, để cho hai đàn em Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp. Cả ba ông Linh, Mười, Đồng rất tiếc vì đã không gặp được “anh Đặng”. Ông Võ Văn Kiệt ở nhà cũng tiếc hùi hụi, phàn nàn rằng “nếu có anh Đặng, thì anh Tô (Đồng) mới nên đi.”
Kẻ tử thù của của nhân dân Việt nam, nay được các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi bằng “ANH” thân thiết qúa.
Cũng khoảng thời gian đó, tướng Giáp đến thăm Trung Quốc, và xin được gặp tướng Dương Đắc Chí – tổng tư lệnh trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 1979. Nhưng Dương tướng quân từ chối, nói: “Đời nào tôi lại gặp ông ta. Mộ của các cán bộ chiến sĩ vẫn còn chưa xanh cỏ!”
Chỉ vài thông tin để các bạn thấy được cái gọi là “Đại trí, Đại nhân, Đại dũng” của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, trong đó có Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
 (Trong bài này tôi có tham khảo tài liệu của các tác giả Bùi Tín, Trần Quang Cơ, Trần Vũ,
và Bharat Raksha và trang mạng Talawas. Tôi cảm ơn các tác giả kể trên).
Tháng 3, 2011
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

Chữ NHẪN hay chữ NHÂN

                                                     Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hoàng Minh Tường

          

 Sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi và đám tang của ông đã mấy ngày nay là đề tài bàn luận sôi nổi khắp cả nước. Các cựu chiến binh và người về hưu, những người từng có thời gian là “ lính Tướng Giáp” hoặc từng gặp gỡ Đại tướng,  càng có nhiều chuyện giãi bày.
            Ngẫm lại cuộc đời của Đại tướng, người ta bàn nhiều đến chữ “Nhẫn”.
            - Ông sống được với các đồng chí của mình cho đến tuổi Trời 103 là nhờ ông biết thờ chữ “ Nhẫn”. Kiên nhẫn. Nhẫn nhịn. Nhẫn nại. Thậm chí  Nhẫn nhục.
            Mở đầu cuộc bàn luận trong  buổi thể dục sáng của các cụ về hưu trong khu dân cư của tôi, là chuyên đề về Tướng Giáp và chữ “Nhẫn” .
            - Chữ  “Nhẫn” trong chữ Hán gồm chữ “Đao” ở trên và chữ “Tâm” ở dưới. Đao thọc vào tim mà vẫn sống bình thường là người biết tự kiềm chế, biết nhẫn nhịn lắm - Một cụ nói.
            Cụ khác chữa lại:
            - Trong các loại từ điển Hán - Việt, từ Khang Hi tới Từ Hải, tới Đào Duy Anh đều giải thích: chữ “Nhẫn” gồm chữ “ Nhận”( chứ không phải “Đao” ở trên, chữ “Tâm” ở dưới. “Nhận” tức là mũi dao nhọn.
            Giáo sư  Nguyễn Đình Chú, nhà Hán học thâm thuý, nhà sư phạm tài danh, từ nãy chỉ tủm tỉm cười, giờ mới nói:
            - Không phải chữ “Nhận” mà cũng không chỉ có chữ “Đao”. Các vị nhìn tinh ý mới thấy một nét phẩy của bộ 丿“phiệt” dưới chữ “Đao” không? Đó là chữ ()“Nghệ” ẩn. “ Nghệ” tức là tài giỏi, là trị vì, được dân yêu.Vậy chữ “Nhẫn” gồm ba chữ ,(),“Đao”, “Nghệ”, “Tâm” hợp thành. Giáo gươm đâm vào tim thì đau đớn, nhưng biết cách chế ngự, có tài nghệ vượt qua thì được dân tin, dân yêu…
            Mọi người gật gù tâm đắc, cho là kiến giải cao sâu.
            Một cụ nói:
            - Thế thì chữ “Nhẫn” này hợp với Đại tướng. Nhưng theo thiển ý của tôi, nếu nói về Ông thì chỉ một chữ “Nhân” , tức là chữ Người Viết Hoa là đủ …
            Đợi mọi người ra về, giáo sư Nguyễn Đình Chú kéo tôi lại, nói nhỏ:
            - Hôm qua hội 翹學“Kiều học” bọn mình vừa đến 30 Hoàng Diệu kính viếng Đại tướng. Người đến viếng đông hơn sức tưởng tượng. Ông biết mình đã ghi vào sổ tang thế nào không?
            - Dạ - Tôi không dám trả lời mà chú ý lắng nghe.
            - Tất nhiên ngoài cảm xúc tiếc thương, ngưỡng vọng, lúc ấy tôi chợt nghĩ đến những biến cố lịch sử của đất nước, như Cải cách ruộng đất; Nhân văn giai phẩm; Chiến dịch Mậu thân 1968; Thành cổ Quảng Trị 1972, Cải tạo tư sản ở miền Nam, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, phá nhà Quốc Hội, khai thác Bôxite ở Tây Nguyên  vv…, những sự kiện mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp (武元甲大將) không được trực tiếp tham gia, hoặc bị vô hiệu hoá, hoặc có ý kiến không đồng tình... Tôi có viết một câu thế này: “ … Trong những công lao vĩ đại của Đại Tướng với Đất nước, còn có công lao này:  Ông là người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử”.
            Tôi chắp hai tay lạy vị  giáo sư, hậu duệ của Đại công thần triều Lê, Nguyễn Xí , một nhà Hán học uyên thâm và mẫn tuệ bất chấp tuổi tám mươi.
                                                                           
         Hà Nội, 9/10/2013
              HMT       
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

XIN VĨNH BIỆT MỘT "DÂN OAN" VĨ ĐẠI!

Chúc Đại Tướng được trở về cõi Phật
Để đêm ngày ngồi gõ mõ cầu kinh
Nhằm hoá giải những mảnh đời oan trái
Trọn trăm năm nhẫn nhịn chịu hi sinh!
Sớm ăn chay, ngồi thiền và niệm Phật
Đàn dương cầm gửi gắm nỗi đau đời
Quân vô thần lấy bạo quyền làm nhất
Người từ bi phải sống kiếp đười ươi!
Đức Phật dạy, ai tát ta má trái
Thì giơ luôn má phải để chịu đòn
Người liêm chính có bao giờ sợ hãi
Những mưu mô xảo trá lũ con buôn!
Nhà Phật dạy có luân thường nhân quả
Nên đâu cần người hành đạo bẩn tay
Bởi yêu nước nguyện hi sinh tất cả
Đã dấn thân thề hiến trọn kiếp này!
Kẻ vô thần quyền cao đâu có biết
Thế nào là đạo nghĩa với nhân quần
Ai chống lại chúng bắt ngay phải chết
Với án oan “chống đảng phản nhân dân!”
Người có đạo tưởng không hay mà biết
Nhờ câu thông huệ nhãn với thánh thần
Kẻ bất lương tưởng thế là bạc nhược
Bởi đâu ngờ người có đạo quên thân!
Sao đồng chí bị oan Người không cứu
Cùng án oan hỏi ai cứu được ai?
Theo nhà Phật có nhân ắt có quả
Luật rõ ràng ác gặp ác đâu sai!
Năm mươi năm một mình hai nghi án(*)
Nhờ ngồi thiền mới cứu rỗi đời Người
Người có đạo sống chung bầy vô đạo
Biết nói gì khi từ biệt, Người ơi?
Vĩnh biệt Người lên đường về Cõi Phật
Để tránh xa bầy đầu đảng ma trơi
Và tập hợp triệu anh linh mất xác
Giúp muôn dân bền bỉ cứu giống nòi!
Xin vĩnh biệt một “Dân Oan” vĩ đại!
Về Tây Phương thênh thản cõi Niết Bàn                                 
Ôi giá được một ngày Người trở lại
Đuổi cộng Tàu và cứu giúp dân oan!
Hà Nội, 8/10/2013
Đặng Huy Văn
(*). Nghi án “Xét lại chống đảng” thập niên 1960 do Lê Đức Thọ đưa ra và nghi án “Bản cáo trạng 8 tội danh” thập niên 1980-90 do Đỗ Mười và Lê Đức Anh đưa ra.
 

Chuyện 'hóng hớt' - nhưng NGHĨ MÀ ĐAU !

Đại tướng trên lễ đài kỹ niệm 20 năm giải phóng Đà Nẵng
* NHẨN NHA
1.Là hậu sinh ,tôi chỉ biết đến Đại Tướng Võ Nguyên Gíap qua sách vở.Ngoài tiếng hoan hô vang dội của Tố Hữu về ông ,chúng tôi còn biết đến câu thơ của Bút Tre:
  Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về !
Câu thơ này là khẳng định dứt khoát công của người tướng đứng đầu mà cũng thật giản dị gần gũi. 
Ông là biểu tượng chiến thắng của nước Việt Nam mới trên trường quốc tế.Chia nhau đánh trận giả ,bọn con nít chúng tôi đứa nào cũng chọn phe bộ đội Cụ
Hồ do ông Giáp chỉ huy mới oai.
 Sang năm  1981 ông bị thất sủng ,chỉ còn làm Phó chủ tịch HĐBT phụ trách KHKT và KHH DS .Lúc này kinh tế đi xuống ,đời sống nhân dân khốn khó ,người dân rỉ tai nhau "nhà thơ làm kinh tế ,thống chế đi đặt vòng" để phản ánh tính bất thường trái quy luật trong xã hội.Từ năm 1982 ,tôi thường xuyên đi Hà Nội để xin vật tư nên hóng hớt từ hàng nước của hãng thông tin vỉa hè ở đây.Họ cho rằng ông ủng hộ "bè lũ 5 tên" các tướng lĩnh miền Nam ,không đồng ý cải tạo công thương nghiệp trong đó như miền Bắc trước đây nên bị loại ra trước kỳĐH 5.
 Đến năm 1984 kỹ niêm 30 năm Chiến thắng Đ B P ,người ta cố tình lơ ông đi thì một số tướng lĩnh của Quân đội mới phản ứng dù dè dặt.Tôi có ông anh làm ở Bộ quốc phòng kể lại ,công của ông khi quyết định kéo pháo ra ,chuyển sang cách "đánh chắc tiến chắc " nên giữ được quân để đánh Mỹ sau này ,chớ không có mà khướt!Thông tin như vầy hồi ấy bên ngoài làm gì biết được ,các bài học về ĐBP chỉ có Đảng lãnh đạo hoàn toàn triệt để thôi!
 Làm chính trị kể cũng khổ thật ,ngay cả những công thần cũng bị bọn cơ hội hãm hại sau chiến thắng huy hoàng của dân tộc như Nguyễn Trãi nữa là !
2.Những năm mới mở cửa ,dân làm kế hoạch chúng tôi được đưa đi học các lớp đổi mới quản lý mở ra khắp trong Nam ngoài Bắc,có mời các chuyên gia nước ngoài dạy.Khi dạy về marketing bán hàng ra thị trường thế giới,thầy giáo hỏi ta mạnh gì yếu gì (đáng giá SWOT).Chúng tôi rụt rè ,kể toàn những cái yếu : thiếu vốn ,không kinh phí hội chợ ,giá thành cao...
 Thầy cười ,muốn bán hàng trước hết làm họ biết mình cái đã ,rồi sản phẩm mới lạ phù hợp với sở thich họ ra sao.Việt Nam nổi tiếng trên thế giới ,nhiều nước biết đến qua ông Hồ Chí Minh ,ông Giáp.Tiếc rằng sau giải phóng ,các ông đã bỏ qua cơ hội này để chối từ sự giúp đỡ và hợp tác làm ăn với bên ngoài.Chúng tôi cười chắc ổng động viên vậy thôi .Sau này đi Hội chợ quốc tế,tiếp xúc với các khách hàng châu Phi ,cứ đến gian hàng VN ,họ vẫn còn thốt lên "HCM,Giáp ,Giáp"như một thói quen.Một nhà văn Nga nói,mỗi người có Hộ chiếu để đi ra thế giới ,còn dân tộc đó muốn  vươn ra thế giới phải trưng ra bằng những người con ưu tú của mình:Bác học,nhà văn nổi tiếng,những anh hùng ,lãnh tụ tài ba...Tương lai nước ta được biết đên trên trường quốc tế lại càng cần những nhân tài nổi tiếng nhiều hơn thế chứ không phải nhiều tiến sĩ giấy !
 Ông được thế giới ca ngợi là người tướng thiên tài tự học,kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy ,hợp đồng binh chủng hiện đại ,hiếm có trên quả đất này.
 Thật tự hào với người con xuất chúng của quê hương QB ,của nước Nam ta và tên ông sẽ lưu truyền mãi mãi trên thế giới !
3.Chuyện kể rằng ,năm 1985 ông được mời dự 10 năm giải phóng Đà Nẵng với một đoàn riêng cực chẳng đã ,ở tại Nhà Khách nhỏ 3 Trần Quý Cáp.Trước ngày lễ ,tỉnh mời đại biểu về thăm địa danh Chiến Thắng Thượng Đức,cửa ngỏ án ngữ phía Tây Bắc QNĐN.Khi đoàn TW bay vào ,cả UB nhốn nháo bố trí đón tiếp rồi hỉ hả đưa nhau lên trên ấy.Ông dậy sớm nai nịt gọn gàng ngồi chờ không thấy ,anh em mới điện cho UB.Thư ký UB chạy qua ,nói tưởng anh mệt không đi nổi.Ông bình tỉnh cười ,tôi rất khỏe còn theo  được; mà tôi vào đây là có ước nguyện thăm lại chiến trường xưa để cảm ơn nhân dân chứ không phải đi chơi.Ông vẫn vui vẻ chờ không một tiếng la lớn.Biết được tin,Quân khu 5 đưa người sang rước Đại Tướng đi một cách trân trọng và ấm cúng!Ông để lại bài học về sự nhún nhường ,giản dị vì đại cục !
 Thượng Đức là khu dồn dựa vào đồi núi hiểm trở ,được chỉ huy bởi sĩ quan đào tạo chính quy của địcch khá bài bản.Một sư của QĐ 2 ở Quảng trị được điều vào ,đánh theo kiểu học ở Liên Xô  tập trung hỏa lực cấp tập rồi thúc quân ào lên bị thất bại.QK mới đưa các tướng du kích của mình xuống bàn bạc ,đề ra cách đánh mới :vừa rót pháo vưa di chuyển quân,khi pháo chuyển làn dìu quân xông lên.Bọn địch ỷ y núp trong công sự ,khi ngớt pháo ngóc đầu lên gặp ngay quân ta ,hoảng hồn bỏ chạy hoặc đầu hàng.Đó cũng là cách đánh thường được ông khuyến khích sáng tạo,táo bạo trong tác chiến chiến thuật ở chiến trường.
 Hôm sau ông cùng đoàn tham quan Nhà máy dệt 29/3 của tôi.Ông gần gũi hỏi thăm công việc đổi mới làm ăn ở nhà máy và dặn đừng quên những người hiến đất để mở rộng cơ sở.Khi vị Giám đốc mời ông ghi vào sổ lưu niệm;ông vui vẻ nắn nót tự viết lời chúc CBVNV nhà máy ,không như một số vị khác phải đem về nhà khách để thư ký viết sẵn rồi ký !
 Đại thọ 103 tuổi ông đã ra đi ,đất nước sẽ nhớ mãi ông và xót xa lo sự nghiệp vì dân vi nước một đời ông phụng sự còn để lại đồ sộ quá !
N.N

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
và các vấn đề thời sự hiện nay

Trang chính thức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
do gia đình thực hiện

Bàn về giáo dục

Góp ý về dự án bô xít Tây Nguyên

Thư gửi Hội thảo về bô-xít

Thư thứ 3 gửi BCH TƯ, Bộ Chính trị cùng Quốc hội
và Chính phủ về vấn đề Bauxite Tây Nguyên

Thư ngày 10.6.2009 gửi Bộ chính trị
và Ban bí thư Trung ương
.

Xin đọc phụ lục cuối bài "38 tướng lĩnh và lão thành
lên án Nguyễn Chí Vịnh", từ đường dẫn trên.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo
về Trường Sa, Biển Đông



Các bài trong Diễn Đàn - Forum

Tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp
từ trần qua báo chí Việt Nam
và quốc tế

Kiến Văn

Kính cẩn vĩnh biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nguyễn Trung

Nguyên soái và văn nghệ

Đặng Tiến

Tướng Giáp

Huy Đức

Nhân đọc Hồi ức của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bùi Trọng Liễu

Tướng Giáp trong dư luận Pháp

Đặng Tiến


Các bài tiếng Việt khác

Vĩnh biệt một thời đại

Phạm Thị Hoài

Tướng Giáp và trận chiến cuối cùng

Giáp Văn Dương

Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng

Lê Mai

Vĩnh biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Phan Huy Lê
(Thanh Niên)

TANG LỄ ĐẠI TƯỚNG
VÕ NGUYÊN GIÁP SẼ ĐƯỢC
TỔ CHỨC NHƯ THẾ NÀO?

Đồng Sỹ Nguyên
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyễn Xuân Diện

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
như tôi đã biết

Lê Phú Khải

Tướng Giáp - người hùng
và nghịch lý

François Guillemot, BBC

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
ngày 4/10/2013

Dân Luận, Mặc Lâm  phỏng vấn Bùi Tín


Kính viếng, tưởng niệm và tang lễ

‘Ba tôi chọn Vũng Chùa - Đảo
Yến từ năm 2006’

Võ Hạnh Phúc

Đường Hoàng Diệu quá chật
so với dòng người

VietNamNet,
phóng sự ảnh

Phút mặc niệm của
tướng lĩnh Điện Biên

Tá Lâm,
VietNamNet

Bất ngờ phút tưởng niệm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại Nhà hát Lớn Hà Nội

Vi Thuỳ Linh,
Tạp chí Sông Hương

Hàng ngàn người hô vang trước
nhà Đại tướng trong đêm

Tuấn Mark
(phóng sự ảnh)

Hàng ngàn người dân đến viếng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại nhà riêng

SGGP
(phóng sự ảnh)

Hàng chục nghìn người về
tưởng niệm Đại tướng

Minh Thăng, Linh Thư
(Phóng sự ảnh & Clip)


Thông tin chính thống

Thông cáo đặc biệt của
BCH Trung ương Đảng

Nhân Dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

Quân đội nhân dân

Vĩ đại Võ Nguyên Giáp

Thanh Niên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

Tuổi trẻ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
qua đời

VnExpress

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình

Nguyễn Hưng, VnExpress


Các bài trong báo chí nước ngoài

General Vo Nguyen Giap: Vietnam trauert um den "roten Napoleon"

Spiegel

Gen. Vo Nguyen Giap, Who Ousted U.S. From Vietnam, Is Dead

The New York Times

Vo Nguyen Giap, renowned Vietnamese general, dies in Hanoi

The Washington Post

Le général Giap, héros de l'indépendance vietnamienne,
est mort

Le Monde



 

Chính luận vắn

Để nước Việt hùng cường phải làm được hai việc.
Một là Chính-phủ nhỏ và Quân-đội mạnh
Hai là Dân-chúng tự bảo ban nhau học tập lao động trong một Xã-hội cởi mở khoan dung.
Chính phủ hiện ôm đồm quá nhiều, bộ máy cồng kềnh, chi phí lớn, hiệu quả thấp. Các tập đoàn nhà nước phải bán cho tư bản nước ngoài. Điều kiện duy nhất là họ phải đến từ các nước không có chung biên giới với nước Việt. Ưu tiên Nhật, Mỹ, Châu Âu.  Ngành dịch vụ bán trước, hạ tầng bán sau. Tài nguyên không được bán.
Các địa phương tự quyết việc của mình. Chính phủ chỉ lo an ninh, an sinh và hạ tầng chung.
Người dân được tham gia kinh doanh tất cả các ngành, từ y tế giáo dục, đến dịch vụ công ích, an ninh. Người dân được khuyến khích lao động ở nước ngoài, khuyến khích sống ở nước ngoài. Và khuyến khích lập cộng đồng Việt ở các vùng đất mới, bất kể là Châu Phi hay Châu Nam Cực.
Quân đội không cốt đông mà cốt hiện đại tinh nhuệ. Chính phủ nhỏ tự khắc có  ngân sách nuôi quân đội mạnh. Quân đội mạnh không chỉ ở trong nước, mà còn phải tham gia các hoạt động ở hải ngoại dưới cờ LHQ.
Chính phủ nhỏ, không còn phải mị dân bằng cách cố lo mọi thứ cho dân. Càng lo dân càng ỉ lại, lãng phí. Năng lượng không cần rẻ. Nước sạch không cần cung cấp như cho không. Đường cao tốc không cần phí thấp. Trường công cấp 3 không cần nhiều, ai muốn vào phải thực sự nổi bật. Đại học phải tự chủ. Với mỗi người dân chỉ cần tâm niệm một điều duy nhất: ai cũng phải đóng thuế, và thuế dùng để nuôi một chính phủ nhỏ, năng động, hiệu quả và một quân đội hùng mạnh.
Xã hội định hướng mở,  đề cao khoan dung. Từ bỏ các tư tưởng kì thị. Cởi mở và khoan dung bắt đầu bằng loại bỏ mầm mống phát xít “giữ gìn bản sắc dân tộc”. Hãy nghĩ rằng Úc, Mỹ, Nhật, Châu Âu đã khoan dung và cởi mở với hàng triệu người Việt, họ đã không vì giữ bản sắc của mình mà kỳ thị người Việt nhập cư. Đón nhận tất cả, dù đó là nhà đầu tư Do Thái cầm tiền vào mua VietNam Airlines, hay dân nhập cư Miến Điện đến đây thuê đất mở nhà hàng.
Chỉ cần làm được mấy điều vắn tắt như vậy nước Việt sẽ là nước mạnh.
(Cái này là hưởng ứng phong trào học cách viết của HCM trên FB hehe)

Lê Văn Liêm - Tại sao người Nhật giỏi thế?

Lê Văn Liêm
Chia sẻ bài viết này Từ một quốc gia Châu Á phong kiến lạc hậu, nghèo tài nguyên thiên nhiên, từng bị Nho giáo chi phối, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế thứ 3 trên thế giới.
Tại sao vậy? - Đây là câu hỏi đang được nhiều học giả tìm hiểu, giải đáp.
Xin trích, giới thiệu bài “Le Japon“ trên (http://fr.wikipedia.org/) tháng 2/2012 để bạn đọc cùng tham khảo.
Vài nét đại cương về nước Nhật
Lãnh thổ Nhật Bản gồm 6.852 đảo ở Thái Bình Dương, trong đó có 4 đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, chiếm 97% tổng diện tích nước Nhật. Nước Nhật nằm ở phía đông nước Nga, CHND Trung Hoa và bán đảo Triều Tiên.
Hiện nay Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến. Theo Hiến pháp Nhật Bản năm 1947, Vua Nhật là biểu tượng cho nước Nhật, quyền lực rất hạn chế. Quốc hội là cơ quan lập pháp, gồm Hạ Viện và Thượng Viện
Quyền hành pháp thuộc về Nội các, do Thủ tướng đứng đầu. Cơ quan tư pháp gồm Pháp Viện tối cao, 8 toà án cấp cao và các toà án địa phương, toà án gia đình. Tổng số công chức Nhật Bản năm 2011 là 1,17 triệu người. Các Đảng chính trị ở Nhật được Luật pháp công nhận sự tồn tại.
Tổng diện tích nước Nhật là 379.954 Km2. Dân số Nhật năm 2010 là 126.804.438 người , mật độ 335 người/Km2. Có 4 nhóm dân tộc chính: Nhật 98%, Hàn 0,5%, Hoa 0,4 %, nhóm các dân tộc khác chiếm 0,6%. Thủ đô Nhật là Tokyo. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Nhật. Đồng tiền lưu hành là đồng Yen (JPY).
Về địa dư, nước Nhật nằm trên đường ranh giới giữa 4 mảng kiến tạo địa chất của trái đất, có nhiều núi lửa, là 1 trong những quốc gia bị nhiều thiên tai, nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. 80% diền tích cả nước Nhật là núi. Các vùng dân cư có thể sinh sống chủ yếu gần các eo biển. Nước Nhật được đánh giá là 1 trong 10 đất nước có phong cảnh đẹp nhất thế giới, đặc trưng là ngọn núi Phú Sĩ.
Nước Nhật là 1 quần đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương, thuộc vùng ôn đới nên khí hậu chủ yếu là ôn hoà, có 4 mùa rõ rệt .
Từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, nước Nhật thi hành chính sách đóng cửa. Giữa thế kỷ 19, Nhật hoàng Meiji (Minh Trị) thực hiện chính sách duy tân, mở cửa triệt để với Phương Tây và rời thủ đô từ Kyoto về Tokio. Từ đó Nhật Bản công nghiệp hóa nhanh mạnh và phát triển mọi mặt. Năm 1945 nước Nhật bại trận trong chiền tranh thế giới lần thứ 2, phải đầu hàng, bị phe đồng minh chống phát xít chiếm đóng. Sau chiến tranh, Nhật Bản tập trung mọi nguồn lực phục hồi và phát triển kinh tế. Nhật Bản hoàn thành công nghiệp hoá vào cuối thập niên 1960, trở thành 1 trong những nước tư bản phát triển.
Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ và được đánh giá là một trong những cường quốc kinh tế. Nhật là thành viên của Liên hiệp quốc, của Khối G4, G8, G20, WTO và APEC.
Vùng thủ đô Tokyo là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người. Cơ sở hạ tầng của Nhật rất phát triển. Tính đến năm 2004 có 1.177.200 Km đượng bộ, 173 sân bay, 23.577 Km đường sắt với các loại xe lửa địa phương, xe lửa cao tốc. Giao thông trong thành phố có xe buýt, xe điện trên mặt đất và dưới mặt đất. Ở nông thôn và các vùng xa có xe buýt địa phương. Mạng đường xá ở Nhật phủ đến tận các vùng dân cư miền núi.
Nhật Bản có 7 di sản kiến trúc được UNESCO ghi nhận là di sản thế giới, 7 di sản kiến trúc cấp quốc gia. Văn hoá Nhật Bản là 1 trong những nền văn hoá đặc sắc của thế giới, gồm các nghệ thuật thủ công, vườn Nhật, trà đạo, kiến trúc, âm nhạc. Hiện nay Manga Nhật Bản là 1 thể loại truyện tranh nổi tiếng ở trong nước Nhật và ở nước ngoài, kể cả Phương Tây.
Nhật Bản là 1 trong số các quốc gia có mức sống rất cao. Chỉ số IDH năm 2007 là 0,960 (rất cao). Hệ số Gini năm 2002 là 38,1. Tuy vậy Nhật Bản đang đối diện với 2 vấn đề nan giải trong tương lai. Đó là số dân quá đông trong các vùng dân cư và sự già nua dân số.
Hiện nay tỉ xuất sinh của Nhật Bản là 1,25 trẻ em/ 1 bà mẹ. Ở Tokio là dưới 1, 0 /1. Theo dự đoán của các nhà nhân số học, cứ theo đà suy giảm dân số này, đến năm 2050, dân số Nhật chỉ còn 90 triệu. Khi đó nước Nhật thiếu nguồn tài chính để duy trì quỹ hưu trí và các quỹ phúc lợi xã hội khác.
Kinh tế của Nhật Bản:
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Nhật phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản, năng lượng và phải nhập khẩu 50% nhu cầu lương thực. Nhưng theo Ngân hàng thế giới, Nhật là cường quốc kinh tế thứ 3 của thế giới, sau Mỹ và CHND Trung Hoa. Năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội PIB (tương tự GDP) tính theo sức mua tương đương PPA của Nhật là 4.376 tỉ USD, chiếm 5,72 % PIB của cả thế giới. PIB tính theo danh nghĩa (nominal) năm 2010 của Nhật là 5.471 tỉ USD. PIB của Nhật tính theo bình quân đầu người là 43.168 USD.
Nhật Bản đang đứng trong hàng ngũ các quốc gia công nghiệp , có nhiều tập đoàn công nghiệp nổi tiếng như Toyota, Nissan, Honda, Mitsubishi, Canon, Panasonic, Sony, Akai, Sharp, Nintendo… Nhật đang đứng hàng đầu thế giới về sản xuất ôtô và thiết bị điện tử, hàng thứ 2 thế giới về chế tạo các loại tầu biển (gồm tầu chở hàng, tầu chở containeur, tầu chở dầu). Công nghiệp Nhật góp tới 39% PIB (Mỹ chỉ góp được 25% PIB). Công nghiệp thu hút tới 33% dân số ở độ tuổi lao động vào làm việc (Pháp là 25%). Nhật Bản có năng lực công nghiệp rất lớn với công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới về các sản phẩm thép, vật liệu phi kim loại, xe có động cơ, thiết bị điện tử, máy móc, chế tạo tầu biển, hoá chất, hàng dệt may, thực phẩm đã chế biến … Ngành xây dựng và cầu đường của Nhật (dân dụng, công nghiệp, cầu đường …) đã ra đời từ lâu với công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Nhật Bản nằm giữa đại dương, hàng hải phát triển mạnh , có 3.751 tầu biển với tổng trọng tải hàng hoá khoảng 183 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới về năng lực hàng hải, chiếm 15,7% tổng trọng tải của thế giới, chỉ xếp hạng sau Hy Lạp (Grèce). Nhật Bản có khu vực kinh tế dịch vụ đa dạng, có sức cạnh tranh cao, đặc biệt ở các ngành kinh tế mũi nhọn.
Chỉ số lạm phát của Nhật, theo IMF, trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2008 là thấp nhất thế giới .
Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Thị trường chứng khoán Tokyo lớn thứ hai thế giới. Tập đoàn tài chính Mitsubishi có số vốn 1.700 tỉ USD. Cán cân thương mại của Nhật nghiêng về phía dư thừa. Dự trữ ngoại tệ của Nhật thuộc hàng đầu thế giới.
Nhật đứng hàng thứ tư thế giới về xuất khẩu (thiết bị giao thông, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc, hoá chất). Bạn hàng nhập khẩu của Nhật là Mỹ 22,9%, CHNDTH 13,4%, Hàn quốc 7,8%.
Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu rất lớn, đặc biệt từ CHNDTH 21%, từ Mỹ 12,7%, từ Ảrập Xêut 5,5%.
Khoa học công nghệ Nhật Bản
Nhật là 1 trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ, có khoảng 700.000 (bảy trăm ngàn) nhà nghiên cứu khoa học. Ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển của Nhật đứng hạng ba thế giới . Nhật Bản là nhà phát minh trong nhiều lĩnh vực, như: ôtô, Rôbốt công nghiệp, thiết bị quang học, chất bán dẫn, thiết bị điện tử, sản phẩm hoá chất. Nhật Bản có nhiều thành tựu ứng dụng khoa học nổi tiếng thế giới, trong đó có tầu hoả cao tốc Shinkansen type 500, ôtô Toyota Prius dùng hỗn hợp nhiên liệu xăng-điện, Robot thông minh AIBO, Module Kibo đã phóng lên nghiên cứu không gian vũ trụ. Nhật Bản sở hữu 402.200 trong số 742.500 Robot công nghiệp của thế giới, chiếm 6 trong số 15 nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới, chiếm 7 trong 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Nhật Bản đứng đầu Châu Á về giải thưởng Nobel và giải thưởng Fields . Từ 1949 đến 2008, Nhật đã 9 lần được nhận giải Nobel khoa học, 3 lần nhận giải Fields toán học của thế giới.
Đặc thù tổ chức kinh tế của Nhật Bản
Khoảng thời gian 1960 – 1980 được coi là thời gian phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản (miracle économique japonais). Sự phát triển này có điểm đặc trưng là dựa trên 1 nguồn vốn quan trọng về con người Nhật Bản (capital humain) cộng với sự liên kết giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, 1 nền sản xuất hướng vào xuất khẩu (trong đó phần rất quan trọng là hướng sang Châu Á và Châu Mỹ), 1 nền đạo lý vững chắc về lao động kiểu Nhật, tài khéo léo bậc thầy về những kỹ thuật mũi nhọn dựa trên thành tựu nghiên cứu khoa học và thêm vào đó nhờ mức chi thấp cho quân sự (khoảng 1% PIB).
Nhật Bản có đặc thù tổ chức kinh tế khác với nhiều quốc gia:
- Có những mối liên kết chặt chẽ giữa những xí nghiệp công nghiệp, những nhà thầu (sous-traitants), những nhà phân phối, trong những tập đoàn có tên là keiretsu.
- Có năng lực mạnh của các Nghiệp đoàn giải quyết có hiệu quả những tranh chấp trong xí nghiệp với văn hoá đối thoại và cách vận động giải quyết các yêu sách về tiền lương thường xảy ra hàng năm vào mùa xuân.
- Sự đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển.
Từ 1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chậm lại. Năm 2008 Nhật Bản chính thức bước vào suy thoái. Không giống Phương Tây suy thoái bắt đầu từ khủng hoảng cho vay thế chấp. Suy thoái ở Nhật có nguyên nhân từ sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư và giảm sút mạnh nhu cầu ở nước ngoài về các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nhật. Nợ công của Nhật rất lớn, hiện chiếm đến 170% PIB.
Trong quá khứ và cho đến gần đây, nhiều nhà tuyển dụng Nhật Bản cam kết bảo đảm công ăn việc làm suốt đời cho người làm công (à vie et pour la vie). Nhưng từ khi bùng nổ bong bóng đầu tư ở Nhật, 1 loạt các nhà thầu bị đóng cửa thì việc sa thải lao động đã xảy ra, xoá bỏ huyền thoại Nhật Bản về công ăn việc làm suốt đời. Khủng hoảng kinh tế là lý do cội nguồn của sự gia tăng nạn thất nghiệp ở Nhật (5% đầu năm 2000, 4% năm 2008). Nó định hình sự nghèo khổ, tình trạng người không có chỗ ở, tình trạng việc làm tạm bợ. Hiện nay Nhật đang thực hiện chính sách cải cách kinh tế. Chương trình cải cách đã đi đúng quỹ đạo , chậm nhưng đã tạo được xu thế không thể đảo ngược và đã có kết quả bước đầu.
Giáo dục đào tạo của Nhật Bản
Từ thế kỷ thứ 6, nền giáo dục của Nhật Bản chịu ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa và Phật giáo. Sang thời kỳ Meiji (Minh Trị), vào khoảng 1868, Nhật Bản đã du nhập nền giáo dục của Phương Tây, dạy trong các trường đại học và trong các trường quân sự. Nhật đã mời khoảng 500 giáo sư Phương Tây đến giảng dạy cho 15 trường đại học đầu tiên của Nhật. Cuộc cải cách giáo dục ở Nhật theo nền giáo dục Phương Tây kéo dài suốt 20 năm, đến năm 1890. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản lại thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai. Từ cuối thập niên 1960, người Nhật toả đi học khắp nơi trên thế giới để trở về xây dựng hệ thống giáo dục như ngày nay và đang đứng hạng 3 trong số 37 quốc gia có 500 trường đại học đạt chất lượng đào tạo tốt nhất thế giới. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản áp dụng theo mô hình Anglo-Saxon và chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục- Văn hoá- Thể thao- Khoa học và công nghệ (gọi tắt là Bộ Giáo dục – MEXT). Năm 2005 Nhật Bản đã chi 5.733 tỉ Yen (tương đương 59 tỉ USD) cho giáo dục, chiếm 7% tổng ngân sách quốc gia.
Theo các báo chí nước ngoài, nền giáo dục Nhật Bản mang tính cạnh tranh cao và giáo dục đại học ở Nhật là giáo dục theo chủ nghĩa tinh hoa , có 2 đặc điểm:
Một là sự tuyển sinh khắt khe bằng các kỳ thi vào trường trung học giai đoạn 2 (gọi là trung học 2, tương tự THPT của Việt Nam) và thi vào đại học ; Hai là sự phân cấp quản lý giáo dục mạnh cho địa phương.
Nhìn chung, học sinh Nhật Bản học rất chuyên cần ngay từ khi học lớp mẫu giáo cho đến khi vào đại học.
Các bậc học trong hệ thống giáo dục Nhật Bản gồm:
- Mẫu giáo 3 năm, thu nhận học sinh từ độ tuổi 3 hoặc 4, đến 5 hoặc 6.
- Tiểu học 6 năm, từ độ tuổi 6 - 7 đến 11 -12.
- Trung học giai đoạn 1 kéo dài 3 năm, từ độ tuổi 12-13 đến 14-15 (trung học 1, tương tự THCSVN)
- Trung học giai đoạn 2 kéo dài 3 năm, từ độ tuổi 15-16 đến 17-18 (trung học 2, tương tự THPTVN)
- Cao đẳng 2 năm (sau trung học 2), từ tuổi 18 -19 đến 19 -20
- Cử nhân 4 năm (sau trung học 2), từ tuổi 18 -19 đến 21-22
- Thạc sĩ 2 năm (sau cử nhân),
- Tiến sĩ PhD (sau thạc sĩ) 3 năm hoặc 4 năm (tuỳ chuyên ngành).
Chế độ giáo dục bắt buộc miễn phí quy định trong Luật giáo dục Nhật Bản là 9 năm , kể từ lớp 1 tiểu học đến hết bậc trung học 1, thực hiện trong các trường công lập.
Năm học của Nhật Bản bắt đầu từ tháng tư (Avril), gồm 210 ngày học, chia thành 3 kỳ học theo mùa:
Kỳ 1 kéo dài 3 tháng rưỡi từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 7. Kỳ 2 kéo dài 4 tháng từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12. Kỳ 3 kéo dài 2 tháng từ tháng 1 đến tháng 3.
Giáo dục mẫu giáo được thực hiện trong các trường mẫu giáo hoặc trong các trung tâm giáo dục cả ngày (day-cares centers) công lập hay tư thục. Những trung tâm giáo dục cả ngày tư thục nhận trẻ từ trên 1 tuổi đến 5 tuổi. Ở Nhật có khoảng 5% học sinh bậc trung học 1 theo học các trường tư. Năm 1988 mức phí học tại các trường này khoảng 558.592 Yen/1 học sinh-1năm học (tương đương 3.989 USD). Năm 1989, có 45% trường trung học 1 công lập được trang bị đầy đủ máy vi tính để dạy học. Tại trường trung học 1, học sinh được học các môn: Tiếng Nhật, Toán, Khoa học, Tiếng Anh, Nghệ thuật tạo hình (Fine arts), âm nhạc, sức khoẻ và giáo dục thể chất. Mỗi học sinh phải tham gia 1 câu lạc bộ (School clubs) của trường vào cuối tuần. Ở Nhật Bản, ngoài giờ học ở trường, 1 số lớn học sinh trung học1 đi học thêm những lớp ngoại khoá của tư nhân (extracurricular study school) vào sau buổi chiều hoặc buổi tối (tiếng Nhật là các juku). Học sinh phải thi vào trường trung học 2. Sau khi học xong trung học 1, học sinh có thể thôi học để kiếm việc làm. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích học sinh vào học hướng nghiệp hoặc học tiếp lên trung học 2. Năm 2005 có khoảng 94% học sinh Nhật Bản học xong trung học 1 học tiếp lên trung học 2.
Hầu hết các trường trung học 2 đều học cả 2 buổi. Chương trình trung học 2 nhấn mạnh đến giáo dục hướng nghiệp nhằm trang bị cho học sinh khả năng tự lập trong xã hội (emphasizes vocational education to enable students to be as independent as possible within society). Học sinh được học nhiều chương trình hướng nghiệp kỹ thuật (vocational – technical programs) như: tin học, hàng hải, nghề cá, gốm sứ, buôn bán trong môi trường tiếng Anh. Học sinh trường trung học 2 có thể tự chọn chương trình thiên về khoa học tự nhiên (toán, lý) hoặc thiên về khoa học nhân văn để chuẩn bị cho bậc học đại học. Các trường trung học 2 tư thục chiếm khoảng 55%. Năm 1980, chi phí cho 1 năm học ở loại trường này khoảng 600.000 Yen (4.250 USD). Ở Nhật Bản, giáo viên dạy trung học 2 bắt buộc phải có văn bằng đại học 4 năm trở lên (university graduate).
Ở Nhật Bản không có kỳ thi quốc gia tốt nghiệp bậc trung học 2 nhưng có kỳ kiểm tra (test) do Trung tâm tuyển sinh quốc gia là 1 tổ chức độc lập, trực thuộc Bộ Giáo dục thực hiện. Kỳ kiểm tra này nhằm chọn ra cái nền cho các trường đại học. Điểm kiểm tra là căn cứ cho các trường đại học tuyển sinh.
Sau khi thành công ở kỳ kiểm tra sau bậc trung học 2, học sinh thường học 1 khoá dự bị đại học 1 năm (không bắt buộc) để thi vào đại học , hoặc để sẽ học chương trình đại học bán thời gian (part-time) hoặc lớp đại học buổi tối.
Giáo dục bậc cao của Nhật Bản có 2 loại trường: Trường đại học tổng hợp (Université, University) tiếng Nhật là daigaka và trường chuyên nghiệp (École spécialisée, trong đó bao gồm Cao đẳng 2 năm). Ở Nhật có 2 nhóm trường đại học tổng hợp công lập 4 năm, gồm 96 trường ĐHTH công lập quốc gia
(kokiritsu) và 39 trường ĐHTH công lập địa phương (koritsu) . Năm 1991 có 372 trường ĐHTH tư thục đào tạo chương trình 4 năm. Phần lớn các trường ĐHTH đào tạo 4 năm đều thực hiện chương tình học cả ngày (full-times programs). Năm 2005 có trên 2,8 triệu sinh viên Nhật vào học các trường đại học. Năm 1986, chi phí trung bình kể cả học phí và sinh hoạt phí cho 1 năm đại học ở Nhật khoảng 1,4 triệu Yen (tương đương 10.000 USD). Nhiều sinh viên phải đi làm ngoài giờ học để kiếm tiền hoặc vay tiền của Chính phủ để trang trải chi phí học đại học. Năm 1991, khoảng 40% sinh viên đại học Nhật theo học các ngành xã hội, kinh doanh (business), Luật, Kế toán (accounting), 19% theo học các ngành khoa học công nghệ, 15% học nhân văn, 7% học sư phạm (education).
Tổ chức quốc tế OCDE công bố kết quả đánh giá học sinh trung học 74 quốc gia theo chương trình PISA năm 2009, học sinh trung học Nhật Bản được xếp thứ 9/74 về Toán, thứ 5/74 về khoa học, thứ 8/74 về ngôn ngữ học.
Theo sự xếp hạng của Đại học giao thông Thượng Hải năm 2007, Nhật Bản được xếp hạng 3 trong số 37 quốc gia có tên trong danh sách 500 trường đại học đạt chất lượng đào tạo tốt nhất thế giới, sau Mỹ và Anh
Hiện nay có 4 trường đại học thuộc Top đầu của đại học Nhật Bản là ĐHTH Tokio, ĐHTH Kyoto, ĐHTH Keio và ĐHTH Wasedo.
Theo tạp chi Times Higher Education 2011 trong chủ đề tiếng Anh “Education in Japan“ đăng trên http://en.wikipedia.org, Nhật có 33 trường đại học được xếp hạng trong nhóm 100 trường đại học nổi tiếng nhất Châu Á.
Bình luận của thế giới về chủ nghĩa tinh hoa trong giáo dục của Nhật Bản
Báo chí thế giới có 2 xu hướng đánh giá:
- Xu hướng thứ nhất cho rằng xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện thiên nhiên hết sức nghiệt ngã, Nhật Bản phải chấp nhận cách thức giáo dục đào tạo khắt khe như vậy và họ đã thành công.
- Xu hướng thứ hai, phần lớn là các quốc gia Châu Âu trong đó có Pháp cho rằng cách giáo dục đào tạo theo chủ nghĩa tinh hoa của Nhật Bản đi ngược trào lưu của thế giới, đưa lại nhiều hệ quả tiêu cực đối với con người, làm người ta luôn luôn phải chịu đựng stress để có thể chấp nhận cách đào tạo như thế. Tiêu biểu là bài báo Pháp với đầu đề “ Ảnh hưởng của chủ nghĩa tinh hoa ở Nhật Bản “ (Elitiste ) đăng trên http://fr.wikipedia.org/, tháng 12/ 2011 có đoạn viết:
“Do chủ nghĩa tinh hoa, người ta phải luôn luôn thử vận may, làm sao vào được trường tốt nhất, kể từ tiểu học, đến trung học, rồi đại học, rồi vào được 1 công ty tốt nhất (nguyên văn: il faut toujours tenter d' aller dans la meilleure école, pour avoir le maximum de chances d' entrer dans le meilleur collège, puis lycée, puis université et entrer dans la meilleure société).
Bài báo viết tiếp: ”Điều này dẫn đến 2 hệ quả:
Thứ nhất là sự tăng sinh những lớp học buổi chiều (la prolifération des cours du soir ) mà người ta nghĩ rằng ở đó học sinh có thể được nâng cao thêm trình độ học vấn và để các bậc cha mẹ học sinh an tâm về bổn phận cuả họ đối với con cái. Những lớp học như thế nhan nhản ở các thành phố lớn của Nhật Bản.
Thứ hai là vấn đề tài chính. Nói chung các bậc cha mẹ Nhật Bản phải nhắm (viser) từ 2 đến 3 trường để chọn ra được 1 trường cho con em họ. Có trường họ kỳ vọng thì con em họ lại không chắc chắn vượt qua được kỳ thi tuyển chọn. Các trường khác ở mức trung bình thì nhiều. Vì thế, một khi con em đã vào được trường có danh tiếng thì đồng nghĩa với sự hy sinh của gia đình cho 1 khoản tài chính quan trọng, thường là khá cao (assez élevés) trong nhiều năm học“.
Đến đây câu trả lời “Tại sao người Nhật giỏi thế?“ vẫn còn bỏ ngỏ chờ ý kiến bạn đọc.

Con đường không vui (phần 1)

Huế, thủ đô cũ của Việt Nam, một trăm kilômét ở phía Nam của vĩ tuyến mười bảy đã trở nên nổi tiếng vì chia cắt đất nước, nhìn theo nhiều phương diện dường như là một cực đối nghịch cổ xưa với thủ đô mới của Nam Việt Nam. Cuộc sống hàng ngày trong trung tâm cổ xưa của đất nước này vẫn còn là cuộc sống của một thành phố đại học nhỏ, hàn lâm và điềm tỉnh, như nó cứng rắn và vội vã ở Sài Gòn. Trong khi hoàng hôn nhiệt đới đẹp nhất cũng không thể nào che đậy được nét xấu xí của sự suy tàn ở Sài Gòn thì hoàng hôn đã biến thành phố cổ xưa của các hoàng đế trở thành một bức tranh Trung Hoa. Giữa các bờ sông có hoa sen viền cạnh là những chiếc thuyền làm nhà ở, những cái mà người ta có thể mướn cho một đêm gồm cả tình yêu, được chống đi xuôi theo dòng sông Hương cạn nước, ‘Rivière de Parfum’, không bị những chiếc thuyền đổ bộ đang mang hàng tiếp tế lên ngược dòng sông của Thủy quân Lục chiến Mỹ quấy rầy. Những người lính Mỹ, đang đào công sự ở trên bờ sông xung quanh những cái thùng hàng đã được bốc lên, càng nhấn mạnh đến sự thanh bình và hòa hợp của phong cảnh đang được những tia nắng mặt trời cuối cùng nhuộm vàng đó. Tất cả đều là thi ca và đất đẫm lịch sử.
Huế 1967 - Hình của Jennife
Huế 1967 – Hình của Jennife
Năm 1804, Hoàng đế Gia Long xây một thành phố mà đúng là có thể xem như một trong những công trình xây dựng đáng khâm phục nhất của thế giới. Ngọ Môn nổi tiếng, ‘Cổng Giữa Trưa’, chỉ được mở ra cho chính hoàng đế. Khi một người khách muốn vào đến ngai vàng trong điện Thái Hòa, người đó phải đi qua bảy cái sân lộng lẫy giữa một hàng lư hương khổng lồ và có lẽ là qua một giàn chào của những người trong cung đình trong một đường thẳng đến chiếc ngai vàng nằm ở vị trí cao hơn. Ở cuối của bảy cái sân đó, người đó sẽ bị các minh chứng cho uy quyền của hoàng đế áp đảo cho tới mức chỉ còn lại sự thần phục: thật là một sự phô diễn của tâm lý học ứng dụng, know-how châu Á. Xung quanh hoàng thành, các hoàng đế đã xây những lăng mộ đầy ấn tượng đó ngay từ lúc còn sống. Họ kiến lập bên cạnh đó những cái hồ sen và những cái đình xinh xắn mà họ đã lấy ở đó cảm hứng cho những bài thơ hay nhất trong thi ca rất phong phú của Việt Nam. Các lăng của hoàng đế Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định là những thành phố nhỏ và hầu như còn đáng để khâm phục nhiều hơn là chính hoàng thành nữa.
Huế ngày nay vẫn còn được xem là trung tâm về tinh thần của Việt Nam. Vị trí thuận lợi của nó, truyền thống của nó và tinh thần của nó đã khiến cho nó trở thành một địa điểm lý tưởng cho một trường đại học. Năm 1957, một trường đại học cũng được thành lập với sự giúp đỡ của các nước khác, và từ 1961 cũng có một đội ngũ nhỏ của các bác sĩ Đức cố gắng xây dựng khoa Y. Với sự quan tâm lúc nhiều lúc ít từ phía chính phủ Đức và sáng kiến xây dựng lúc nhiều lúc ít của phía Việt Nam, những người Đức đó thường có cảm giác như đang chiến đấu trong một trận đánh đã thất bại. Mưu đồ đủ kiểu và hành động hẹp hòi của những người trưởng khoa đã ngăn cản không cho trường đại học này có được sự ổn định và danh tiếng. Có lẽ chính là vì tinh thần của họ và tiềm năng mang lại sự bất ổn của họ, như cũng đã xảy ra qua phong trào Phật giáo, mà Huế bị chính phủ trung ương ở Sài Gòn nhìn một cách nghi ngại và hầu như không hề giúp đỡ gì. Nhưng không chỉ như thế: tôi hỏi sếp của một bệnh viện ở Sài Gòn và cũng là thành viên của khoa ở Sài Gòn: “Thật ra là vì lý do gì, khi Huế không tiến lên được, khi ở đây không có gì là thành công thật sự trong việc xây dựng khoa? Tại sao từ Sài Gòn anh lại giúp đỡ Huế ít đến như thế?”
“Điều đó hoàn toàn đơn giản”, ông nói, “chúng tôi không có quan hệ với Huế. Chúng tôi không hiểu được người dân ở đó, họ xa lạ đối với chúng tôi. Tôi biết là chính phủ của các anh đã cố gắng rất nhiều ở Huế. Nhưng trường đại học ở Huế không có tương lai đâu. Chính phủ của các anh tốt hơn là nên tham gia xây dựng trường đại học ở Cần Thơ, đó là một việc thú vị và có ý nghĩa.”
Cần Thơ là một tỉnh lỵ ở đồng bằng sông Cửu Long, ở phía Tây Nam của Sài Gòn, và người nói chuyện với tôi xuất thân từ Cần Thơ.
Trong mùa Thu 1967, người ta tuyên bố rằng đội ngũ bác sĩ Đức ở Huế sẽ được gọi về nước. Quyết định này của Bộ Hợp tác Kinh tế được giới báo chí quan tâm đúng mức. Rõ ràng là đã phí mất số tiền chi trong sáu năm trời cho dự án này. Nhưng người dân trả thuế nhiều lắm là chỉ bực dọc – có lý do chính đáng – về việc đó vào buổi tối, sâu trong chiếc ghế bành bên cạnh cái lò sưởi trung tâm của mình, ly rượu cognac không vì vậy mà ít ngon hơn. Nhưng công việc làm cực nhọc sáu năm trời của ba bác sĩ dưới những điều kiện sống và làm việc mà không ai trong châu Âu ôn hòa có thể tưởng tượng được, qua đó đã trở thành vô giá trị như một tờ báo lá cải của ngày hôm qua, và điều đó thì nhiều hơn là đáng để bực mình.
Đường Trần Hưng Đạo ở Huế, 19.04.1967, Hình của Dan Arant
Đường Trần Hưng Đạo ở Huế, 19.04.1967, Hình của Dan Arant
Ở bờ Nam của sông Hương, trong khu ‘Pháp’ của thành phố, Tổng thống Diệm đã cho xây một khách sạn rất đẹp, hiện đại. Sau vụ đảo chính ông, nó được quân đội Việt Nam sử dụng cả một thời gian dài như là trại lính. Khi tôi sống trong đó vào tháng 3 năm 1966, nó vừa mới được quân đội trao trả lại. Từ cửa sổ, người ta có một tầm nhìn không thể nào quên được xuống Rivière de Parfum, xuống hòn đảo nhỏ có cây giống như cây liễu, xuống những chiếc thuyền chậm chạp đi qua và những đóa hoa sen ở cạnh bờ, xuống thành phố ở bên kia sông với những ánh sáng nhiều màu của nó và hình bóng những căn nhà nhỏ bé của nó. Ở đây, bất thình lình tôi nhận ra cảnh vật đã làm mẫu cho những người họa sĩ Trung Hoa cổ xưa, và tôi có cảm giác như mình đang ở sâu trong châu Á. Nhưng cái nhìn qua con sông lúc đó là điều thu hút duy nhất mà khách sạn đó có được. Không có nước chảy ra từ vòi nước, muỗi kêu vo ve tự do qua những cái lổ thủng của màn ngủ, và các con gián tụ họp lại trên sàn nhà dơ bẩn. Nhà vệ sinh bị nghẹt và tỏa ra một mùi thối ghê tởm. Nhưng chẳng bao lâu sau đó tất cả đã được sửa chữa lại, tới mức cuối cùng Việt Cộng xem cái khách sạn đó như là một mục tiêu đáng để phá rối, xuôi dòng xuống trên tàu trong tháng Năm năm 1967 và cố cho nổ tung nó lên nhưng chỉ thành công có mức độ. Sau đó, những người Âu sống trong khách sạn mới nhớ lại rằng không còn nhìn thấy một người Việt nào vào lúc sắp bị đột kích.
Ngay bên cạnh sân bay Huế, người ta đã đào công sự cho một khẩu đội trọng pháo Mỹ. Trong những khoảng cách thất thường, các khẩu đại pháo bắn vào những mục tiêu nào đó trên đồng ruộng hay vào trong khu rừng rậm gần đó, hay họ cứ bắn bừa vào một vùng đất trên bản đồ mà họ đã không gây xáo trộn ở đó từ ít lâu nay rồi. Khi chiếc máy bay mà người ta ngồi ở trong đó cất cánh lên khỏi phi đạo, người ta có thể nhìn thấy những toán đi tuần tra của Thủy quân Lục chiến, có nhiệm vụ bảo vệ khu vực sân bay, đang bước đi khó nhọc trên các đụn cát.
Có một con đường đi từ Huế theo hướng Tây Bắc ra đến làng Quảng Trị, trước kia là một phần của Quốc lộ 1 và là một liên kết quan trọng lên miền Bắc. Sau những trải nghiệm cay đắng, lính của quân đội Pháp đã đặt tên cho nó là “la rue sans joie”, con đường không vui. Ngay từ trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, vùng này đã nằm chắc trong tay của Việt Minh, những người đã xây dựng một hệ thống địa đạo và chỗ trú ẩn trong lòng đất. Năm 1953, người Pháp trong một chiến dịch có quy mô lớn đã cố gắng giải phóng vùng này khỏi những người Cộng sản, và đã tiến quân vào chỗ không người. Các du kích cơ động đã kịp thời tránh đi nơi khác.
Bernard Fall gọi quyển sách về cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và bắt đầu lần thứ hai của ông là “Street without Joy”. Fall được xem như là người am hiểu tốt nhất lịch sử đương đại của Đông Dương, một nhà văn xuất sắc. Là thành viên của lực lượng kháng chiến trong nước Pháp, anh sau này sang Mỹ và đã xem việc phân tích vấn đề Đông Dương như là nhiệm vụ của cuộc đời mình. Do những ý kiến của anh thường không trùng hợp với các ý kiến chính thức của Mỹ nên anh không được Lầu Năm Góc ưa thích cho lắm, nhưng lại được coi trọng vì những kiến thức sâu sắc của anh về tình hình ở Việt Nam. Lính Mỹ ở Việt Nam thì khâm phục anh vô biên, vì anh không những có thể nêu ra được toàn bộ các sự kiện quân sự ở Việt Nam với tất cả các đơn vị đã tham gia, mà còn có thể trích dẫn các văn kiện tương ứng để làm bằng chứng. Bernard Fall, người ta cho là thế, lúc nào cũng có lý trong một cuộc cãi nhau. Tôi quen anh vào một buổi chiều tối trong một nhóm bác sĩ và nhà báo. Với gương mặt Do Thái thông minh của anh, kính đồi mồi sậm màu, tính sống động thuyết phục của anh, anh trông trẻ hơn là số tuổi 40 mà anh thật sự có. Trung thành với tiếng tăm của mình, tại câu chuyện của chúng tôi, lý lẽ của anh về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào trong Việt Nam là rõ ràng và mang nhiều tính thuyết phục. Anh cực lực chống lại luận điểm, rằng với Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ rơi vào tay của những người Cộng sản khi người Mỹ rút lui.
Hai ngày sau câu chuyện của chúng tôi, Bernard Fall tham gia một cuộc tuần tra của Thủy quân Lục chiến, giống như số ít những nhà báo quan tâm đến những gì diễn ra thật sự. Một phần của đội tuần tra dẫm phải mìn, trong số những người chết là Fall. Đội tuần tra đó ở trong một vùng nằm ngay bên cạnh Quốc lộ 1, ‘Street without Joy’.
(Còn tiếp)
Đọc những bài trước ở trang Chúng Tôi Không Hỏi Họ Từ Đâu Đến
Sách đã được phát hành trên Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00EPBTGZA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét