Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Thứ Năm, 10-10-2013 - Niềm cay đắng nuốt vào lòng & Ai không thích “tam quyền phân lập”?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nguyễn Hữu Nhật: Đời anh gắn liền đám đông… (Đinh Tấn Lực). “đời anh gắn liền đám đông/ tự do hoặc chết chứ không cúi đầu“.
- Ngô Nhân Dụng: Di hại cộng sản tại Bulgaria (DĐTK/DĐXHDS). - Ai không thích “tam quyền phân lập”? (Hà Hiển).
- Vụ nữ bị can chết trong lúc bị tạm giam: “Gia hạn tạm giam là áp lực ghê gớm với bị can” (TT).
Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị kinh bỉ (Bà Đầm Xòe). “… trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!  Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ ‘tha hương’ – người Việt ở Mỹ như chúng tôi“.
Trung Quốc kêu gọi hòa bình ở Biển Đông   -(VOA)  -Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi hòa bình, hữu nghị, và hợp tác trên Biển Đông nhân cuộc gặp lãnh đạo các nước Đông Nam Á
Hả họng to thiệt-Cái này là Kêu Gào.====>>>
Bắc Kinh kêu gọi « hòa bình và hữu nghị » tại Biển Đông (RFI)    —-Philippines nhắc lại chuyện giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật pháp  (VOA)
Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy thảo luận về tranh chấp Biển Đông  (VOA)  —Thượng đỉnh APEC không giải quyết được tranh chấp biển Đông  (NV)
Đài Loan thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa (RFI)   —Đài Loan thăm dò dầu khí ở Trường Sa  (RFA)   —Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí biển Đông  (PNTD)   —Trung Quốc tiếp tục mời thầu khai thác dầu khí ở Biển Đông  (VOA)
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trả lời phỏng vấn báo chí các nước ASEAN  (CRI)  -Điều cốt lõi của vấn đề Nam Hải là xoay quanh tranh chấp chủ quyền về một số biển đảo và bãi cạn trên quần đảo Nam Sa và một số vùng biển trên Nam Hải, đây là vấn đề nan giải do lịch sử để lại, đề cập tới sự bất đồng giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN. Khu vực Đông Á có lịch sử cận đại phức tạp, nhất là trải qua sự phân tách của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tồn tại không ít tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết. Chính phủ Trung Quốc kiên định bất di bất dịch đi con đường phát triển hòa bình, ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia không dao động.
Ma mãnh thật- ông Cường chỉ nói đến Nam sa ( QĐ Trường sa mà TC ăn cướp một phần của VN) coi như là chỉ có tranh chấp ở đó và Nam hải ( Biển Đông của VN) chớ Hoàng sa (TC gọi Tây sa) thì không có vì Trung cọng đã nuốt trọn hơn 40 năm rồi -
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rời Bắc Kinh lên đường thăm ba nước Đông Nam Á  (CRI)  -  Theo tin Đài chúng tôi: Sáng 9/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đáp chuyên cơ rời Bắc Kinh, lên đường đến Bru-nây tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á và các hội nghị cấp cao liên quan, đồng thời thăm chính thức Bru-nây, Thái Lan và Việt Nam.
Đoạn đường Vân Nam trên đường bộ Trung-Việt hoàn toàn chạy bằng đường cao tốc  (CRI)    —- Lễ khởi công xây dựng Cung Hữu nghị Việt-Trung diễn ra tại Thủ đô Hà Nội  (CRI)
Dư luận Trung Quốc  (BBC) -  Hai luồng dư luận về vị tướng huyền thoại của Việt Nam.
Dù ca ngợi vị Tướng quá cố là một ‘chiến lược gia quân sự tài ba’ nhưng theo ông McCain, các chiến công Tướng Giáp có được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông cùng với ông Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công.
Tranh cãi về di sản của Tướng Giáp  (VOA)  -Giáo sư Turner nói rằng xuyên suốt cuộc chiến Việt Nam, lực lượng của Tướng Giáp chưa từng thắng một trận đánh lớn nào trước quân đội Mỹ====>>>
Truyền hình Pháp làm phim về Tướng Giáp và Điện Biên Phủ  (TN)
Thông báo Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8  (TTXVN)    —Bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng  (TTXVN)   —–100% ý kiến thông qua Nghị quyết Hội nghị TW lần 8 (TTXVN)
Kết thúc Hội nghị TW 8: Tình hình kinh tế, chính trị mất ổn định  (RFA)
Trung ương Đảng ‘nhấn mạnh an ninh’  (BBC)  >>>>‘Trông chờ Hội nghị 8′  >>>>Đảng không xoay xở được vấn đề kinh tế    —-Hội nghị TW 8 : Không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập   (RFI)
Vai trò của người lãnh đạo đối với vận mệnh quốc gia   (RFA) -Theo cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore thì một số yếu tố chủ chốt mà bộ máy lãnh đạo quốc gia cần phải có, đó là từ khả năng lãnh đạo, thiện chí đối với dân, với nước cho tới việc tôn trọng và thực thi hiến pháp của giới lãnh đạo.
Bầm dập vì tố cáo tiêu cực  (NLĐ)
‘Tự do tôn giáo’ ở tỉnh Gia Lai  (BBC /nghe xem ) -Hồi tháng Năm, tòa án ở tỉnh Gia Lai tuyên các án tù tổng cộng 63 năm đối với tám người, được gọi là “đối tượng chủ chốt của tà đạo Hà Mòn”.   Chính phủ Việt Nam nói họ “nhận sự chỉ đạo trực tiếp của “bọn phản động Fulro lưu vong nước ngoài, lôi kéo, kích động bà con dân tộc thiểu số trong khu vực Tây Nguyên thành lập nhà nước riêng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.”
Nay các nhà thờ tại tỉnh Gia Lai có vẻ vẫn hoạt động bình thường.  Thế nhưng, theo dân làng, hàng ngày vẫn có cán bộ đi tuần tra và cảnh báo người dân không được theo Fulro, không được đọc kinh Hà Mòn.
Nông dân Văn Giang ra tuyên bố quyết cảm tử giữ đất    (RFA)  -Nông dân bị thu hồi đất để làm dự án khu đô thị sinh thái Ecopark tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên ra tuyên bố quyết cảm tử với những người lấy đất của họ không theo đúng luật pháp.   —Công an bắt người tại làng Trịnh Nguyễn  (RFA)
____________________________________________________________________________________________________________
Tướng Giáp và tác giả ngay sau lúc Đại Hội VI bế mạc tại Hội truờng Ba Đình, tháng 12/1986.
Niềm cay đắng nuốt vào lòng  (Bùi Tín -VOA) -  Trong dịp đưa Đại tướng về nơi yên nghỉ cuối cùng, tôi kể lại câu chuyện xảy ra vào một thời điểm gay go, ngỡ ngàng nhất trong cuộc đời của ông
Tướng Giáp và tác giả ngay sau lúc Đại Hội VI bế mạc tại Hội truờng Ba Đình, tháng 12/1986.  ===>>>

Phạm Khiếm Danh – Thì đời buồn quá mạng!-(Danluan)   —-Minh Văn – Về khái niệm “Diễn biến Hoà Bình”-(Danluan)
Nguyễn Tiến Dũng – Thắng trong chiến tranh, thua trong hoà bình-(Danluan)   —Nguyễn Ngọc Tư – Nước mắt rơi chung-(Danluan)       —–Tô Hải – Kẻ thù nào cụ cũng oánh tuốt… Nhưng các đồng chí của cụ oánh cụ thì cụ… xin hàng!-(Danluan)
Nhân Vũ – Vì sao chính giới Mỹ không biết xấu hổ?-(Danluan)    —-Đào Công Tiến – Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh-(Danluan)
Nguyễn Đình Ấm – Nóng bỏng Văn Giang!-(Danluan)   ——Lê Văn Liêm – Tại sao người Nhật giỏi thế?-(Danluan)
Nguyễn Văn Ất – Câu chuyện về chiếc sừng trâu   -(Danluan)    —-Đừng bốc phét nữa  – Trần hồng Tâm -(ĐCV) - Bài cũ ngày 10/3/2011
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN »   – (ĐCV) - Người trị kẻ ác, trời trị mưu gian, có một thứ mệnh trời mà người dân âm thầm khao khát cho đảng cộng sản của mình, mệnh đó càng ngày càng rõ nét,…
Trận cuối trớ trêu của đại tướng »   -  -(ĐCV) - Có thể nói trận chiến đấu cuối cùng của người hùng Điện Biên khai hỏa từ đầu năm 2004, dai dẳng kéo dài 7, 8 năm đã lâm vào thất bại…
Nữ hoàng đế của châu Âu »  -  (ĐCV) - Các cuộc vận động chính trị của Merkel thật tẻ nhạt, đời sống riêng tư còn tẻ nhạt hơn….
Giá mà được như thế thì tốt biết mấy?!  -Hữu Quả (nhà báo – TTXVN – đã nghỉ hưu) -(Boxitvn) -  ……Ta thử hình dung, trên đoạn đường gần năm trăm cây số quốc lộ xuyên Việt này, sẽ diễn ra một cuộc hành hương nặng nghĩa ân tình, đưa thi hài Đại Tướng về quê hương an táng, bằng đường bộ là đẹp biết bao! Công việc cũng không có gì quá khó khăn phức tạp; không cần tổ chức, dàn dựng gì giả tạo. Chỉ cần có vài xe “đặc chủng”, và một thông báo ngắn gọn qua hệ thống phát thanh truyền hình, về ngày giờ đưa thi hài Đại Tướng theo đường bộ về quê hương Quảng Bình, là nhân dân các tỉnh hai bên đường, có thể tự động ra đường đón, tiễn đưa, vĩnh biệt Người về cõi vĩnh hằng. Nếu được như vậy, thì nhân dân thỏa nguyện, và vong linh Đại Tướng cũng sẽ “mát mẻ”; vì giờ phút cuối cùng, Đại Tướng lại được đi giữa lòng nhân dân. Giá mà được như thế thì tốt biết mấy!

Nịnh và chịu nịnh  -Thiện Tùng --(Boxitvn)

Truy tố Tổng thống vụ lợi 759,30 euro và nguyên lý bình đẳng   -TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức-(Boxitvn)

Những sự thật cần phải biết – (Phần 25) – Lê Đức Anh – Kẻ bán nước – (DLB)

Thêm 3 bạn trẻ bị bắt giữ vì đi học về Xã Hội Dân Sự – (DLB)

Cập nhật lúc 10h00: Hiện ở tầng trệt, cổng số 8 sân bay Tân Sơn Nhất, anh em, bạn bè và người thân của 3 người bị bắt đã có mặt gồm: blogger Châu Văn Thi, Bùi Tuấn Lâm, Huỳnh Công Thuận, Peter Lâm Bùi, Bùi Thị Nhung, bà Trần Thị Diệu Liên – mẹ Quân, Ông Phạm Tất Đồng – bố Quân, cùng Cậu , Dì và mợ đã có mặt để chất vấn an ninh sân bay về việc bắt giữ người.
Lực lượng an ninh chìm nổi khoảng 10 người đã có mặt để “hộ tống” những người đi tìm công lý.
Trịnh Nguyễn – Một buổi sáng không bình yên  -(DLB) -  Cập nhật - 9h sáng ngày 10/10/2013: Sáng nay dân tổ chức đi biểu tình đòi người nhưng bị công an phường Châu Khê đàn áp và bắt người, cướp hết khẩu hiệu… tình hình dân vẫn bị khủng bố tiếp nên chưa thể biểu tình được, rất mong bà con đưa tin và về hỗ trợ đồng bào Trịnh Nguyễn.

   <<<===Các giáo hạt trong giáo phận đồng tâm hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên vào sáng Chúa Nhật 06.10.2013  -(GPVO)
  Thanh niên Việt Nam và vận nước.  (Phi Vũ )
THƯ TỐ CÁO LẦN THỨ 73 VÀ LỜI KÊU CỨU   (Lê anh Hùng)
Nóng bỏng Văn Giang!  -(Badamxoe)  -Nhà báo Nguyễn Đình Ấm tường thuật từ Văn Giang

Ecopark tiếp tục dùng côn đồ và công an yểm trợ vào phá ruộng của dân Văn giang -(Lê hiền Đức)  >>>>Khẩn – bắt cóc người liên tiếp xảy ra !

TIN NÓNG TỪ TRỊNH NGUYỄN VÀ VĂN GIANG: TRẤN ÁP, BẮT NGƯỜI, PHÁ HOẠI  -(Tễu)  -Tin chiều từ Văn Giang: 
14 h hôm nay bọn côn đồ bắt anh Lê Văn Nhanh giao cho công an huyện.
Hiện tại, 18h00 nhân dân đang bao vây trụ sở công an huyện để đòi người.
Tin chiều từ Trịnh Nguyễn:
Chiều nay, công an Từ Sơn đã bắt đi vợ chồng ông Hào và bà Đỗ Thị Thiêm, đưa đi đâu hiện chưa rõ.

NHỮNG LUỒNG QUAN ĐIỂM VÀ CÁI NHÌN CỦA TÔI SAU MỘT BÀI VIẾT  (Bùi Hằng)

THÔNG TIN NHÀ CẦM QUYỀN KHỦNG BỐ CƯỚP ĐẤT VÀ BẮT NGƯỜI KHẮP NƠI KHẨN!KHẨN! KHẨN CỨU (Bùi Hằng)



Tư liệu: Phan Bội Châu tham quan trường Dòng Chúa Cứu Thế (Báo Tiếng Dân, 1936) (Anh Vũ)
Sự Phát Triển và Đảng: Những Căng Thẳng Xã Hội (Chủ nghĩa) ở Việt Nam   -Bản dịch của Luna Nguyễn   -(Defend the Defenders)   -Elliot Brennan | The Interpreter
__________________________________________________________________________________________________________
Có bao nhiêu tên cho Biển Ðông?  (VOA)  -Một trong những điểm gây tranh cãi khi thảo luận về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông là nên gọi vùng biển này bằng cái tên nào   —- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở Biển Đông (TP)
Tịch thu tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép   (TBKTSG Online) – Từ trước đến nay, cơ quan chức năng khi bắt được tàu cá đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển Việt Nam chỉ có thể xua đuổi ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế vì thiếu những căn cứ pháp lý, nay cơ quan chức năng đã được trao quyền cho phép phạt tiền lẫn tịch thu tàu cá rồi trục xuất khỏi vùng biển Việt Nam.   >>> Nhiều tàu câu cá ngừ đại dương nằm bờ
Nơi an nghỉ của Đại tướng hướng ra biển Đông  (TT)-   -Chỗ Vũng Chùa này mà hướng ra Biển Đông là ngay Hoàng Sa đây.   —Cận cảnh nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (TT)
Thế hệ sau chiến tranh nghĩ gì về tướng Giáp  (RFA)  -Sự kiện lớn nhất trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam trong tuần qua không phải là hội nghị trung ương lần thứ tám của đảng cộng sản cầm quyền, mà là Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần ở tuổi 102.
Thời bình của Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo   (TVN)   —-Tướng Giáp và sự thức tỉnh người đương thời (TVN)    —-Đại tướng đã trải qua không ít gian truân (TVN)   —Bộ trưởng Quốc phòng: Hẫng hụt khi Đại tướng ra đi  (VNN)
Bất an với phích nước Trung Quốc  (VEF)    —-Người dân tới tấp gửi đơn thư tố cáo bị lừa chung cư  (VL)
Thêm 3 thanh niên tham gia khóa học ở Philippines về VN bị công an bắt giữ  (RFA)  -Theo tin của Đài Á Châu Tự Do vừa nhận được từ Việt Nam, lại có thêm 3 thanh niên trong nhóm những người trẻ Việt Nam sang Philippines tham gia khóa học về Xã hội Dân sự đã bị công an bắt giữ.
Vai trò của người lãnh đạo đối với vận mệnh quốc gia  (RFA)   -Theo cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore thì một số yếu tố chủ chốt mà bộ máy lãnh đạo quốc gia cần phải có, đó là từ khả năng lãnh đạo, thiện chí đối với dân, với nước cho tới việc tôn trọng và thực thi hiến pháp của giới lãnh đạo.
André Menras: ‘Con người huyền thoại, Tướng Giáp không còn nữa’(TNO)  -Ngay sau khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ông André Menras Hồ Cương Quyết đã có bài viết xúc động được đăng toàn trang trên báo La Marseillaise của Pháp ngày 5.10.
Bệnh viện phải trả lại tiền ‘ăn gian’ của bệnh nhân  (TN)   —-Kê thuốc kiểu ‘tháo khoán’ cho bệnh nhân  (TN)
Về một số ý kiến còn khác nhau đối với nội dung dự thảo sửa đổi HP 1992  (Tamnhin)
Hai phương án về thành phần kinh tế(Tamnhin)   —-Đặt tên đường phố ở Việt Nam – một sự bế tắc? (P2)(Tamnhin)
Công ty CP Kim loại màu Tuyên Quang khai thác tài nguyên trái phép (Bài 3): Vô tư nổ mìn khai thác trái phép(Tamnhin)

KINH TẾ
Các ngân hàng cho EVN vay 118.840 tỷ đồng  (VnEc)    —-Rào cản lãi suất khiến DN tư nhân khó vay vốn  (RFA)
Tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt và nước ngoài gia tăng  (NV)
Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 20% đối với vàng    (VnEc)    —Giá vàng đi xuống, chênh lệch giãn rộng(VnEc)
Ôtô Việt Nam đắt đỏ vì thiếu… ốc vít   (VEF)    —-Siêu thịt, siêu lợi nhuận từ thực phẩm Trung Quốc  (RFA)
‘VAMC có thể dọn 60.000 tỷ đồng nợ xấu năm nay’  (VnEx)   -Nợ xấu mà VAMC mua được trong 2013 sẽ tăng gấp đôi dự kiến bởi nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mua lại, còn các ngân hàng rất muốn bán, nhưng phải đặt trong điều kiện áp lực lạm phát không lớn, theo ông Lê Xuân Nghĩa.   >>>  ‘VAMC như bệnh viện nợ xấu’  >>>  Thủ tục xử lý nợ cản bước nhà đầu tư ngoại
Loại bỏ các ‘ông chủ’ lũng đoạn ngân hàng  (TN)    —–Cấp bách cứu ngành cá tra  (NLĐ)

VĂN HÓA-THỂ THAO
Những câu chuyện (Tia sáng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục Việt Nam trước Đề án được kỳ vọng nhất  (TTXVN)

Ngành giáo dục mang dấu ấn Ngọc Trinh thế nào?  (PNTD)  -Việc hình ảnh Ngọc Trinh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi của Hải Phòng đang…   —Lấy chuyện bà Tưng, Ngọc Trinh làm đề thi  (TT)
Than ôi!! dạy người kiểu này là Lú lẫn hết thiệt rồi !!!! cho nên nó “mang dấu ấn” này nè ===>>>
Chấn hưng giáo dục, phục hồi kinh tế  (TT)   ——Trường Chuyên Quảng Bình muốn đổi tên thành trường Võ Nguyên Giáp (VNN)
Mô hình học đang ép trẻ ‘chín’ sớm ?  (VNN)   —-Bỏ chấm điểm giáo viên lúng túng, hướng dẫn đang soạn  (VNN)
“Kỷ Nhân sinh” : Khi con người tạo một thời đại địa chất mới  (RFI)
Làm đúng chức phận  (TN) -Có thể những người nghĩ ra mô hình “chất lượng cao” trong trường công – thu mức học phí thật cao, đáp ứng nhu cầu cho những người điều kiện kinh tế khá giả – ít nhiều cũng có tâm huyết với giáo dục. Bởi họ vẫn nghĩ và cố tìm cách để có những ngôi trường thật tốt về cơ sở vật chất, giáo dục toàn diện cho học sinh theo mô hình của các nước tiên tiến. Thế nhưng, họ đã sai khi chọn cách làm có thể nói là không “danh chính ngôn thuận”.
Nói thế thì QUAN ĐIỂM ,LẬP TRƯỜNG GIAI CẤP CỦA MỘT NHÀ NƯỚC CỌNG SẢN để ở đâu???
Mô hình ‘chất lượng cao’ bóp méo trường công – Kỳ 4  (TN)    —-Trao giải thưởng Hoa Trạng Nguyên  (TN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thuốc độc xuyên biên giới: Đánh lừa người mua! (NNVN).

Xôn xao ảnh Công an bị dân trói tay ở Hòa Bình (?)  (KT)  ===>>>
Hải Phòng: Bắt nhóm giả danh công an lừa học sinh  (VN+)   —–Phó Chủ tịch xã “giữ hộ” tiền chính sách  (PLVN)   —-“Mượn“ áo công an của bố, “quý tử“ cướp tiền người đi đường  (PLVN)
Chuyện giật mình từ hàng trăm phòng khám tại Hà Nội  (PLVN)
Chém nữ công nhân để cướp 50.000 đồng  (Zing)   —-Chỉ rõ EVN sai để họ chấn chỉnh  (TT)
Bệnh viện Thanh Nhàn: Thuốc dùng… hàng chục năm mới hết  (DV) -Thuốc “tồn kho” dùng không hết, nên cuối năm “xả thuốc” ồ ạt khiến bệnh nhân “lãnh đủ”. Đây là sai phạm của Bệnh viện Thanh…
Tranh nhau nhặt hoa quả thối để bán  (VNN)
“Gia hạn tạm giam là áp lực ghê gớm với bị can”   -TT – Chiều 9-10, Ban nội chính Tỉnh ủy Phú Yên đã yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh Phú Yên báo cáo quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ở thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) và nguyên nhân bị can này chết.

QUỐC TẾ 

Bà Janet Yellen Phó Chủ tịch Fed vừa được Tổng thống Obama đề cử vào chức Chủ tịchGiải Nobel Hóa học về tay ba nhà khoa học Mỹ  (RFI)     — Ba nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel Hóa học 2013  (RFA)  —-Hội nghị của NASA bị tẩy chay vì không mời Trung Quốc  (RFI)    —-Trung Quốc chỉ trích NASA không cho người TQ dự một hội nghị  (VOA)

Hoa Kỳ : Khủng hoảng ngân sách chưa lối thoát, nguy cơ vỡ nợ đã cận kề (RFI)   —Tân Chủ tịch FED được nước ngoài ca ngợi  (VOA)    -Bà Janet Yellen Phó Chủ tịch Fed vừa được Tổng thống Obama đề cử vào chức Chủ tịch=>
Chỉ có 5% dân Mỹ tán đồng cách làm việc của Quốc hội  (VOA)    —–Tổng thống Mỹ mời Dân biểu Cộng hòa đến họp giải quyết bế tắc  (VOA)
Hoa Kỳ ngưng nhiều triệu viện trợ cho Ai Cập  (VOA)
Nhóm thanh tra vũ khí hóa học thứ 2 sẽ được cử đến Syria (RFI)
Lời thú tội của Hồng vệ binh Trung Quốc (RFI)   —–  Tòa TQ cho phép Bạc Hy Lai kháng cáo  (BBC)
Bắt bớ hàng loạt ở TQ vì ‘loan tin đồn’  (BBC) -Gần 400 người ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc đang bị điều tra vì loan truyền tin đồn trên mạng, truyền thông chính phủ cho biết.
Gần 400 cư dân mạng Tân Cương bị câu lưu vì « kêu gọi thánh chiến »   (RFI)   —Trung Quốc : Công an nổ súng làm nhiều người biểu tình Tây Tạng bị thương  (RFI)    —-Quan TQ mất chức vì đám cưới con  (BBC)    —-Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ra nước ngoài  (VOA)
Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf được tại ngoại  (VOA)   —Giám đốc Greenpeace đòi gặp Putin về vụ các thành viên bị bắt (RFI)
Lãnh đạo Hồi giáo Philippines bị truy tố về tội nổi loạn (RFI)    —-Hơn 200 ngàn người sẵn sàng lên sao Hỏa sinh sống (RFI)
Lampedusa : Ý sẽ tổ chức quốc táng cho các nạn nhân (RFI)
Hơn 100 người chết vì lũ lụt ở Campuchia  (RFA)   —–Thêm một vụ hỏa hoạn tại xưởng dệt may ở Bangladesh   (RFA)   —-ASEAN thông qua hệ thống giám sát khói mù  (VOA)
Trung Quốc đề xuất 7 gói hợp tác với ASEAN  (TN)    —-Trung Quốc bắt giữ Chủ tịch Tập đoàn sản xuất thiếc lớn nhất thế giới  (Tamnhin)

Một đội quân được trả lương hậu hĩnh theo dõi sát sao Internet ở Trung Quốc (ĐKN)   —- TQ tức giận vì Nhật đưa tin Tập Cận Bình bắt tay Shinzo Abe (Soha)    —– Con trai của cựu trùm an ninh là mục tiêu của một bài báo (ĐKN). —– Người dân Trung Quốc ngày càng thường xuyên công hãm trụ sở chính quyền (Kichbu). —— Quân đội TQ tiết lộ khả năng chống lại chiến tranh điện tử (NĐT).
Tham vọng mẫu hạm không người lái của Mỹ  (TN)

Niềm cay đắng nuốt vào lòng

Tướng Giáp và tác giả ngay sau lúc Đại Hội VI bế mạc tại Hội truờng Ba Đình, tháng 12/1986.
Tướng Giáp và tác giả ngay sau lúc Đại Hội VI bế mạc tại Hội truờng Ba Đình, tháng 12/1986.
Trong dịp đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nơi yên nghỉ cuối cùng, tôi kể lại câu chuyện dưới đây xảy ra vào một thời điểm gay go, ngỡ ngàng nhất trong cuộc đời của ông, khi Đại hội đảng lần thứ VI vừa bế mạc, với một kết thúc hết sức bất ngờ, do bàn tay thao túng của ông Sáu Thọ, một nhân vật cực kỳ thâm hiểm trên chính trường Việt Nam. Đại hội VI do đó cũng được gọi là «Đại hội của Anh Sáu ». Thêm một bằng chứng về một chế độ toàn trị cá nhân.
       
Tại Đại hội VI họp cuối năm 1986, tình hình đất nước cực kỳ căng thẳng. Sau sự kiện đánh chiếm Campuchia cuối năm 1978 và chiến tranh với Trung Quốc đầu năm 1979, đất nước bị cô lập, cấm vận ngặt ngèo. Liên Xô trải qua sóng gió Perestroika (Đổi mới) và Glasnost (Minh bạch), phong trào Cộng sản quốc tế phân hóa trầm trọng, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức có phong trào đối lập. Ở Việt Nam nền kinh tế lụn bại, cuộc sống nghiệt ngã. Tình hình xã hội nặng nề dội vào trong đảng.

Đại Hội VI họp từ ngày 14/12/1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn mới mất tháng 6/1986. Tổng Bí thư cũ Trường Chinh được giao chức quyền Tổng Bí thư đọc Báo cáo chính trị. Ông được nhìn nhận có tư duy khá mới mẻ, chịu đổi mới thật sự. Cương lĩnh đổi mới được ghi đậm trong các văn kiện dự thảo và trong Báo cáo chính trị. Đại hội đảng các tỉnh thành, các ngành cũng như các đoàn đại biểu trong đại hội đều tán thành, nhất là nội dung khuyến khích kinh doanh tư nhân, quyền tự do sáng tạo, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa, từ bỏ tư duy cổ hủ bao cấp, quan liêu.

Sang ngày 17/12  bàn về  bầu cử nhân sự mới, thăm dò, lấy ý kiến ở các tổ về những chức vụ cao nhất sắp tới: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các tổ bàn với nhau từ sáng, đến chiều, đa số 28 tổ đều đi đến phương án: chức Tổng Bí thư giao cho ông  Trường Chinh làm một thời gian rồi chuyển cho Nguyễn Văn Linh qua một Đại hội giữa nhiệm kỳ; Chủ tịch nước: Phạm Văn Đồng (đang là Thủ tướng); Thủ tướng: Võ Nguyên Giáp (đang là Phó thủ tướng). Đa số tin rằng phương án này là thích hợp, là tối ưu lúc đó; ông Trường Chinh tỏ ra cởi mở, đổi mới, bộ ba này có vẻ hợp nhau, trong sạch, có kiến thức, sẽ có thể mở ra một thời kỳ mới.

Đêm hôm ấy, một cuộc thay đổi đột ngột xảy ra, như một cơn động đất. Khi ông Nguyễn Khánh, phó thủ tướng, theo chỉ thị ông Trường Chinh đến báo cáo tình hình trên đây với ông Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ Chính trị, trưởng ban Tổ chức trung ương đảng, tại nhà riêng ở đường Nguyễn Cảnh Chân  -  là biệt thự tư dinh của Hiệu trưởng trường Albert Sarraut cũ - ông Thọ liền có ngay sáng kiến xoay chuyển tình thế. Lúc này ông Thọ đã xuống sức, chớm ho khan, bắt đầu bị bệnh ung thư vòm họng. Theo ông Nguyễn Khánh kể lại, ông Thọ không trao đổi với ai, giao cho ông Nguyễn Khánh đến gặp ngay ông Trường Chinh và ông Phạm Văn Đồng truyền đạt ý kiến như sau:

…Anh Trường Chinh tuổi đã cao gần 80 tuổi rồi, không nên nhận trách nhiệm này quá nặng. Anh Đồng đã trên 80, càng không nên làm tiếp. Tôi cũng xin rút khỏi Bộ Chính trị ngay sáng mai. Anh sang báo cáo với anh Thận (Trường Chinh) với anh Tô (Phạm Văn Đồng) là nếu các anh đồng ý, sáng mai anh Thận, anh Đồng và tôi, cả 3 người sẽ xin nhận trách nhiệm là Cố vấn của Ban chấp hành trung ương. Nếu không vậy sẽ bị người ta cho là tham quyền cố vị.

Còn nhân sự mới tôi đề nghị anh Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư, anh Võ Chí Công làm Chủ tịch nước, anh Phạm Hùng làm Thủ tướng. Đây là phương án thích hợp nhất. Cứ thế mà làm…
.
Sáng hôm sau 18/12 trong ngày cuối cùng bầu nhân sự của Đại hội, quả nhiên ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư, 3 ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, và Lê Đức Thọ được bầu làm Cố vấn trung ương. Và sau đó nữa, ông Võ Chí Công làm Chủ tịch nước, ông Phạm Hùng làm Thủ tướng.

Câu chuyện trên đây ông Nguyễn Khánh chính thức kể tỷ mỷ vào năm 1988 cho cả ban có trách nhiệm viết hồi ký cho ông Trường Chinh, gồm có các ông Nguyễn Vịnh (Viện trưởng Marx - Lenin), Đặng Xuân Kỳ, các nhà báo Lê Bá Thuyên, Lê Điền và tôi. Ban này mới kịp phác qua dàn bài thì ông Trường Chinh mất vào tháng 9/1988, thọ 81 tuổi. Việc viết tiểu sử không đặt ra nữa.

Khi sang Pháp, tôi lại có dịp gặp lại anh bạn nhà báo và nhà làm phim Pháp Jérôme Canapa, từng nhiều lần gặp tướng Giáp ở Hà Nội. Jérôme là con ông Jean Kanapa, từng là ủy viên Bộ chính trị đảng CS Pháp. Vốn rất thân thiết với cả gia đình tướng Giáp, Jérôme đã được phép sớm đi qua đường mòn Hồ Chí Minh từ đầu đến cuối để quay phim, chụp ảnh. Jérôme kể rằng khi Đại hội VI diễn ra, vào ngày giáp cuối 17/12, anh ta nhận được điện thoại từ Hà Nội cho biết tin mừng «Bác Giáp sắp là 1 trong 3 nhà lãnh đạo cao nhất, cụ thể sẽ là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng », «C’est acquis!» (Xong xuôi rồ!). Không ngờ ngày hôm sau 18/12 tin từ Hà Nội truyền đi khác hẳn.

Đây là sự kiện mang kịch tính lớn nhất, làm sững sờ, ngao ngán không ít đại biểu dự Đại hội VI. Vài hôm sau đó rất nhiều đại biểu phản ứng, mỉa mai gọi Đại hội VI là «Đại hội của ông Sáu», vì Sáu Búa hay Sáu Thọ, anh Sáu, là tên thường gọi của nhà mưu sỹ Lê Đức Thọ.

Thật xứng danh là Nhà tổ chức đầy quyền uy và phép lạ, là Trưởng ban Tổ chức trung ương lâu năm nhất, ban phát mọi chức tước cao nhất của triều đình CS Việt Nam gần nửa thế kỷ, còn sắp xếp cho ngôi thứ của các triều đình CS ở Lào và Campuchia. Việc đưa các ông Pen Sôvan, Heng Samrin, Hun Xen … lên hay xuống từ tay ông Sáu thể hiện rõ điều ấy.

Ngay sau khi Đại hội VI kết thúc, tại hội trường Ba Đình, Tướng Giáp gặp tôi; tôi hiểu ông vừa trải qua một cơn sốc lớn, có lẽ một cơn sốc lớn nhất trong đời ông, vì tối qua nhiều khách ghé nhà ông rất khuya để chúc mừng, hôm nay nhiều người cũng bị hẫng. Ông cố gượng cười cho tôi biết sáng nay ông rút tên khỏi danh sách đề cử Ban Chấp hành trung ương. Tôi ái ngại cho ông, ông tâm sự một câu: «Mình nghỉ hưu thôi, để cho anh em trẻ lên, cậu Tín ạ». Bức ảnh chụp đúng vào lúc ấy, tôi giữ làm kỷ niệm, lúc ấy ông 75 tuổi. 25 năm đã qua. Niềm cay đắng dạo ấy chắc đã nguôi ngoai với thời gian, ông nuốt vào lòng, không muốn ai nhắc đến nữa. Nhưng đây là lịch sử.

Tất nhiên nếu như bộ ba Trường Chinh - Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp không bị ông Sáu Búa phá vỡ thì không chắc những Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, và sau đó là những Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng…có dịp tung hoành, vùng vẫy. Nhất là bước ngoặt tệ hại chui vào «cái bẫy Bắc Thuộc» từ sự kiện Thành Đô cuối năm 1991 do 2 nhân vật Đỗ Mười và Lê Đức Anh dẫn dắt một cách nhẹ dạ, biết đâu đã có thể tránh được. Lịch sử thăng trầm qua những mối quan hệ ngẫu nhiên mà tất yếu.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

Thời bình của Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo

… năm 2007, ông đề nghị không được phá hội trường Ba Đình để xây nhà Quốc Hội 
… năm 2008 ông can ngăn việc mở rộng Hà Nội 
…  năm 2009 ông viết liên tiếp ba bản kiến nghị can ngăn việc khai thác bô-xit ở Tây Nguyên 
…  ông đã có ý tưởng nên lấy lại tên thủ đô là Thăng Long nhân dịp kỷ niệm 1000 năm
Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo)
Nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi (tháng 8 năm 2011), Hội Lịch sử Việt Nam (Chủ tịch là Giáo sư Phan Huy Lê) đã tôn vinh ông là một anh hùng dân tộc. Trong dịp sinh nhật năm nay (25/8/2013) của Đại tướng, cũng Hội Lịch sử Việt Nam đã xếp ông là một trong bốn vị danh tướng tiêu biểu nhất của lịch sử nước nhà (cùng với Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ). Với tầm vóc và ảnh hưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với sự ngưỡng mộ của các tầng lớp dân chúng, có lẽ nhiều người đồng tình với đánh giá của Hội Lịch sử Việt Nam.

  Trong 4 vị tướng kiệt xuất ấy, hai người sống lâu trong thời bình là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Trần Hưng Đạo sinh năm 1228 (?) mất năm 1300. Sống 72 tuổi vào thời đó được xem là rất thọ, có thể nói tương đượng với 102 tuổi tròn của Võ Nguyên Giáp thời nay. Trong những ngày nhân dân đang để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tự nhiên tôi nghĩ đến những ý kiến của ông đối với đất nước trong thời bình, nhất là những năm cuối đời, và liên tưởng đến những ngày cuối đời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cả ba lần dân tộc Việt Nam chiến thắng giặc Nguyên Mông đều do Trần Hưng Đạo chỉ huy. Sau lần thứ ba (1288), quân Nguyên đã chấm dứt dã tâm thôn tính nước ta. Việt Nam bước vào giai đoạn hòa bình, lại được sống dưới thời của các bậc anh quân Trần Nhân Tông (trị vì từ 1278 đến 1293) và Trần Anh Tông (trị vì từ 1293 đến 1314). Trong hoàn cảnh thuận lợi đó, Trần Hưng Đạo đã yên tâm vui thú điền viên, ngao du sơn thủy. Nhưng vào những ngày cuối đời của ông, một câu chuyện gây xúc động và trở thành một điểm son chói lọi trong lịch sử Việt Nam là sự kiện vua Trần Anh Tông đến nhà thăm và hỏi ý kiến về kế sách giữ nước nếu quân Tầu sang xâm lăng lần nữa. Câu trả lời của Trần Hưng Đạo có giá trị muôn đời: “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Và hình ảnh vị vua trẻ đến gặp lão quốc công để thổ lộ những lo âu về vận nước và mong được chỉ bảo thật đẹp làm sao!
Thời bình của Võ Nguyên Giáp bắt đầu từ năm nào? Tùy theo cách nhìn mà có câu trả lời khác nhau nhưng điểm này không quan trọng. Quan trọng là trong thời gian cuối đời ông đã sống như thế nào. Ai cũng biết là ông đã luôn quan tâm, lo lắng đến vấn đề bảo vệ và phát triển đất nước. Những vấn đề ông thấy rõ thì viết thư trực tiếp đến các cấp lãnh đạo. Chẳng hạn, năm 2009 ông viết liên tiếp ba bản kiến nghị can ngăn việc khai thác bô-xit ở Tây Nguyên vì thấy sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đến môi trường; năm 2008 ông can ngăn việc mở rộng Hà Nội vì thấy việc sáp nhập cả tỉnh Hà Tây và mấy xã thuộc tỉnh Hòa Bình vào Hà Nội là khiên cưỡng và khả năng hiện nay chưa thể quản lý, phát triển một đô thị quá lớn; năm 2007, ông đề nghị không được phá hội trường Ba Đình để xây nhà Quốc Hội vì muốn giữ lại những di tích đã để lại dấu ấn trọng lịch sử. Ông cũng bức xúc về giáo dục nên đã gợi ý (năm 2004) cho Giáo sư Hoàng Tụy tổ chức seminar lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đưa ra đề án cải cách. Những vấn đề ông quan tâm nhưng chưa hiểu thấu đáo thì ông yêu cầu các chuyên gia có thẩm quyền nghiên cứu. Chẳng hạn khi chính phủ bắt đầu bàn luận kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân, ông đã đề nghị gặp Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng đã chủ động đến nhà ông trao đổi ý kiến với sự tham dự của nhà vật lý hàng đầu về hạt nhân. Tôi cũng được biết ông đã có ý tưởng nên lấy lại tên thủ đô là Thăng Long nhân dịp kỷ niệm 1000 năm vì Thăng Long nói lên khí thế vươn lên của đất nước, nhưng ông không nắm chắc những vấn đề liên hệ khi thay đổi tên thủ đô nên năm 2008 đã có thư gửi Hội Lịch sử Việt Nam đề nghị nghiên cứu vấn đề này.
Rất tiếc nhiều ý kiến tâm huyết vì sự trường tồn và phát triển đất nước của ông đã không được lắng nghe. Trong những năm cuối đời, vào dịp sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các lãnh đạo tối cao của nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam đều đến thăm ông, biểu lộ sự kính trọng đối với ông. Nhưng tôi không biết trong đó có những vị nào, ngoài lòng kính trọng vị đại công thần của đất nước, đã thổ lộ với lão tướng những băn khoăn về đất nước và mong được chỉ dẫn, như Trần Anh Tông đã làm đối với Trần Hưng Đạo?
 Từ xưa các vị tướng tài am hiểu lịch sử đều biết rằng võ công chiếm được thành trì là khó nhưng không khó bằng giữ được thành. Muốn giữ thành lâu dài thì phải an dân, phải đức trị, và luôn nâng cao đời sống của dân trong thành mới thu phục lòng dân. Ngày nay cũng vậy, thời bình phải lo xây dựng đất nước, phải khoan thư sức dân, phải trọng dụng nhân tài mới giữ được nước. Nhất là trong thời đại dân chủ tiến bộ ngày nay, những phương châm giữ nước của người xưa đã được hiện đại hóa thành sứ mệnh “của dân, do dân và vì dân”. Sứ mệnh này phải được thực thi triệt để thì mới có thể bảo vệ độc lập và phát triển đất nước, xứng đáng với những lời nhắn gửi và lòng mong đợi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi đi vào cõi vĩnh hằng./.
Tokyo, 8/10/2013

Ai không thích “tam quyền phân lập”?

Hà Hiển
hienphap4c
Mình vừa đọc bài viết đăng trên BVN của TS Nguyễn Sỹ Phương (*) kể chuyện bên Đức người ta đã truy tố cái ông Christian Wulff  khi ông này còn ở cương vị Tổng thống Đức ra tòa vì vụ lợi 759,30 euro như thế nào.
Đọc xong thì mình thấy rõ chỉ trong một đất nước có cái cơ chế “tam quyền phân lập” (**) và một nền báo chí tự do thì mới xảy ra điều này. Mình đoán, cái ông “nguyên” Tổng thống Đức này không nói ra thôi, chứ có lẽ ông đang… chửi thầm cái cơ chế này vì nó đã làm hại cho sự nghiệp của ông ta như thế!
Mình chợt nhớ bác Nguyễn Phú Trọng của chúng ta cũng nhiều lần bày tỏ sự không thích của bác đối với cơ chế này, bác thường phát biểu trên TV rằng “chúng ta không chấp nhận tam quyền phân lập“, thậm chí có lần bác còn bảo đại ý những người cứ hay đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập“suy thoái đạo đức”.
Chẳng cứ gì bác Trọng hay có thể cả cái ông “nguyên” Tổng thống Đức nọ, có lần mình đọc được tin trên một bài báo rằng ông Obama cũng nói đại ý nếu xét trên góc độ cá nhân thì khi ở cương vị là tổng thống nước Mỹ ông cũng chẳng thích gì cái cơ chế không cho ông muốn làm gì thì làm này (tức là cái cơ chế tam quyền phân lập hiện nay của nước Mỹ chứ còn gì nữa!). Nhưng ông bảo rằng ông vẫn phải tôn trọng nó vì đó là đòi hỏi của nhân dân Mỹ và đã được thể hiện trong hiến pháp của nước Mỹ.
Tóm lại, mình tin rằng “tam quyền phân lập” thì chẳng phải riêng bác Trọng của chúng ta không thích mà đó là cái thứ mà chẳng có ông nào đang làm quan, dù là ở phương Đông hay phương Tây, dù là “cộng sản” hay “tư bản” thích cả. Chỉ có dân thường có thích thì thích thôi và ở các nước phương Tây thì cái ý thích mang- tính-thường- dân ấy nó được phản ánh trong Hiến pháp và các quy định pháp luật của các nước ấy nên các ông lãnh đạo ở đó dù thích hay không thích thì cũng buộc phải theo thôi.
Mình nhớ mỗi khi học chính trị, các thầy cứ ra rả nói đại ý rằng pháp luật ở đâu cũng “mang tính giai cấp” và nó luôn “bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị”.  Mình thì thấy điều ấy chắc chắn là đang đúng ở nước ta hiện nay. Còn ở Tây thì điều ấy nếu đúng thì chắc là chỉ đúng ở một vài thế kỷ trước, ở cái thời mà cái cơ chế “tam quyền phân lập” khó chịu với các quan mà dễ chịu với dân này chưa ra đời.
Và nếu thế thì cái cơ chế “tam quyền phân lập” ấy không phải là công cụ để “bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị” như mình vẫn được tuyên truyền mà ngược lại – đó chính là công cụ hữu hiệu của “những người bị trị” để kiểm soát, hạn chế và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của bất kỳ “giai cấp thống trị” nào nhằm bảo vệ những lợi ích chung của nhân dân..
_____________________________________________________________________________
(*) Nhấn vào ĐÂY  để đọc bài viết này
(**) Đọc thêm về  Tam quyền phân lập  tại  ĐÂY

Về một số ý kiến còn khác nhau đối với nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Tầm nhìn
Thứ năm, 10/10/2013 11:32 GMT+71
Tại buổi họp kết thúc thảo luận dự thảo Hiến pháp 1992 tại Hội trường, chiều 4/6/2013, PCT QH Uông chu Lưu đã ghi nhận một số vấn đề đang còn có ý kiến yêu cầu bổ xung, khác nhau, đề nghị các đại biểu tiếp tục suy nghĩ, xem xét. 
 
Chủ yếu là :
 
- Về lời nói đầu cần súc tích nhưng làm rõ quá trình lịch sử đấu tranh, nền tảng tư tưởng, mục tiêu chủ thể xây dựng, thi hành và bảo vệ HP.
 
- Tên nước, vẫn có ý kiến đổi về tên cũ.
 
- Bản chất của đất nước (theo Điều 2), có ý kiến bỏ “liên minh công nông, trí thức” nhưng nếu giữ thì cần thêm “doanh nhân”.
 
- Làm rõ thêm trách nhiệm của ĐCSVN tại Điều 4 (theo tôi vì có liên quan đến việc vai trò lãnh đạo của Đảng bị suy giảm).
 
- Vai trò Mặt trận Tổ quốc VN, có vấn đề về chức năng giám sát, phản biện xã hội.
 
- Điều 10 về Công đoàn thì có để thành 1 điều riêng không, hay ghép vào điều khác.
 
- Chế độ kinh tế là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng vẫn có ý kiến khác nhau về vấn đề có xác định các thành phần kinh tế và vai trò của thành phần Kinh tế Nhà nước không ?
 
- Về việc thu hồi đất cho các dự án kinh tế-xã hội.
 
- Về chính quyền địa phương (mấy cấp, phân biệt chính quyền tại đô thị với nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt), có Hội đồng nhân dân không ?
 
- Về cơ quan bảo hiến, … (trong chương X)
 
- Vấn đề phúc quyết của toàn dân, trưng cầu dân ý đối với HP.

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị kinh bỉ.

Khánh Hưng
Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
1
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!
Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!
Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!
Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!
Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?
Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa “nhậu,” ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “sir,” tức là “ngài.” Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!
Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!
Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:
Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!
Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga… anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam mấy năm trước đây!
Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!
Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?
Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng” và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng.” Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!
Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!
Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!
Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!
Khánh Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét