Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Ngày 11/10/2013 - Cho dân đánh bạc để gỡ suy thoái?

  • Nữ văn sĩ Canada đoạt Nobel Văn học 2013 (RFI) - Ủy ban Nobel Thụy Điển vào đúng 1 giờ trưa ngày 10/10/2013 thông báo ngắn gọn: Giải thưởng Văn học 2013 được trao về tay nhà văn Canada Alice Munro, << bậc thầy của dòng văn học đương đại ở thể loại truyện ngắn >>. Đây là lần đầu tiên giải Nobel Văn học vinh danh một nhà văn chỉ viết truyện ngắn.
  • Trận chiến tranh giành di sản chính trị của tướng Giáp (RFI) - Chính quyền Việt Nam đã quyết định tổ chức lễ Quốc tang một cách trọng thể cho tướng Võ Nguyên Giáp trong hai ngày 12 và 13/10, với sự hiện diện của các lãnh đạo cao cấp nhất. Đọc qua những bài viết ca ngợi tướng Giáp hết lời trên báo chí chính thức những ngày qua, Hà Nội có vẻ như muốn biến vị cố Đại tướng này thành một biểu tượng mới của chế độ Cộng sản, mà không nhắc đến những lời chỉ trích của ông Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời.
  • Miến Điện đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột với quân nổi dậy Kachin (RFI) - Sau ba ngày đàm phán tại Myitkyina, thủ phủ bang Kachin, chiều ngày 10/10/2013, chính quyền Miến Điện với đại diện của lực lượng võ trang Kachin vừa đạt được một thỏa thuận sơ khởi để vãn hồi hòa bình. Đây là bước đầu chấm dứt cuộc xung đột võ trang cuối cùng còn đang tiếp diễn tại Miến Điện.
  • Bắc Triều Tiên thay tướng chỉ huy quân đội (RFI) - Theo AFP, hôm nay, 10/10/2013, truyền thông chính thức Bắc Triều Tiên xác nhận Bình Nhưỡng đã thay Tổng tham mưu trưởng quân đội, một tướng đã cao tuổi. Động thái này nằm trong đợt cải tổ một bộ phận lớn nhân sự cao cấp của Bình Nhưỡng đang diễn trong những ngày gần đây và được giới quan sát đánh giá nhằm mục đích củng cố quyền lực của Kim Jong Un trong quân đội.
  • 24 Tiếng ở Châu Âu (VOA) - Mấy hôm nay tôi bận bù đầu nên việc viết blog có phần trễ nãi. Vì vậy trước tiên tôi có lời xin lỗi bạn đọc
  • Cha của Snowden sang Nga thăm con trai (VOA) - Ông Lon Snowden tới sân bay Moscow hôm nay, nơi con trai ông trải qua hơn một tháng trong tình cảnh vô quốc tịch trước khi được cấp quy chế tị nạn
  • Mỹ-Việt ký thỏa thuận hạt nhân (BBC) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Việt Nam ký một hiệp định hợp tác về hạt nhân, theo đó Mỹ có thể bán nhiên liệu và công nghệ cho Hà Nội.
  • Mỹ tạm ngừng viện trợ cho Ai Cập (BBC) - Hoa Kỳ vừa tạm ngừng một phần lớn trong khoản viện trợ quân sự và tài chính trị giá 1,3 tỷ đôla cho Ai Cập vì vụ trấn áp biểu tình của chính phủ nước này.
  • Tòa TQ cho phép Bạc Hy Lai kháng cáo (BBC) - Tòa án Trung Quốc chấp thuận xem xét đơn kháng cáo của ông Bạc Hy Lai, người vừa bị án tù tháng trước vì tội hối lộ và lạm dụng quyền lực.
  • World Bank cấm công ty VN vì 'lừa đảo' (BBC) - Ngân hàng Thế giới vừa ra thông báo cấm cửa một doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hợp đồng do tổ chức này tài trợ trong hai năm rưỡi vì 'lừa đảo'.
  • TQ mơ tưởng viễn cảnh dùng sức mạnh hủy diệt Nhật (BaoMoi) - Điều này được thể hiện rõ khi mới đây những hình ảnh về cuộc chiến Trung-Nhật trong tương lai đã bất ngờ xuất hiện trên nhiều trang mạng quân sự TQ. Theo đó, kịch bản được đưa ra khi Nhật được cho là kẻ khơi mào cuộc chiến bằng việc dùng vũ lực để chiếm quần đảo Điếu Ngư trong tương lai.
  • Vì Cộng đồng ASEAN vững mạnh, liên kết chặt chẽ (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Với phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Đoàn Việt Nam đã cùng các nước ASEAN và Chủ tịch ASEAN, Brunei, đóng góp vào thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các Hội nghị cấp cao liên quan.
  • Thủ tướng kết thúc chuyến dự hội nghị cấp cao ASEAN (BaoMoi) - Theo Đặc phái viên TTXVN, tối 10/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam rời thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến đi tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan.
  • HNCC ASEAN 23 kết thúc với nhiều tuyên bố quan trọng (BaoMoi) - NDĐT- Chiều ngày 10-10-2013, tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam đã diễn ra Lễ chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN từ Brunei sang Myanmar. Lễ chuyển giao chính thức đánh dấu sự khép lại Năm Chủ tịch ASEAN của Brunei năm 2013 với nhiều tuyên bố quan trọng ở cả ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
  • VN mạnh hơn tại biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ hoãn thăm Philippines (BaoMoi) - (Phunutoday) - Sức mạnh của Việt Nam tại biển Đông sẽ gia tăng, Ngoại trưởng Mỹ hoãn chuyến thăm Philippines, Đài Loan khảo sát địa chất dầu khí trái phép ở Trường Sa, Triều Tiên xây căn cứ tên lửa gần Trung Quốc...là những tin tức thời sự chính ngày 10/10.
  • Video: Đại chiến Trung-Nhật giả định, tàu Liêu Ninh thành biển lửa (BaoMoi) - Trong cuộc chiến diễn ra ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tàu sân bay Liêu Ninh bốc cháy dữ dội, các siêu chiến cơ của Trung Quốc gãy cánh, bị bắn rơi lả tả... Máy bay chiến đấu và ném bom của Nhật Bản tác chiến bắn hạ một tàu sân bay được cho là mô phỏng tàu sân bay Liêu Ninh.
  • Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh họp báo (BaoMoi) - Kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN 23, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã tổ chức họp báo nhằm thông tin, trao đổi với báo chí quốc tế về một số vấn đề liên quan đến hội nghị.
  • Hội nghị Cấp cao ASEAN 23 bế mạc sau ba ngày họp (BaoMoi) - Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 10/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan, lễ chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN từ Brunei sang Myanmar.
  • Thủ tướng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ (BaoMoi) - Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 tại Brunei, chiều 10/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và các nhà lãnh đạo ASEAN đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 11.
  • Cựu chiến binh cõng nhau vào viếng Đại tướng (BaoMoi) - TTO - Do lịch rút ngắn một ngày so với dự kiến nên từ sáng sớm 10-10 đã có hàng ngàn người dân tập trung xếp hàng trải dài gần 1km trước ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu để viếng Đại tướng lần cuối.
  • Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23: Đảm bảo môi trường hòa bình, an ninh và phát triển (BaoMoi) - (HQ Online)- Ngày 9-10, tại Brunei đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23, mở đầu cho một loạt các hội nghị cấp cao của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên hợp quốc (LHQ), Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS) diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-10. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị cấp cao này.
  • ASEAN nỗ lực tìm kiếm COC (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Hội nghị Thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2013 dưới cương vị Chủ tịch của Brunei là cơ hội cho các nhà lãnh đạo ASEAN gây áp lực để Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở các bên ở biển Đông (COC).
  • Đưa thông tin TPHCM đến Hoàng Sa (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Đài phát sóng Sơn Trà (bán đảo Sơn Trà, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng), sóng phát thanh Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM–VOH (trên tần số FM 99,9 MHZ) và Đài PT-TH (DRT, trên dải tần FM 96,3 MHZ) vừa phối hợp hòa sóng. Theo đó, các chương trình của VOH trên sóng phát thanh sẽ được tỏa đi khắp Đà Nẵng và khu vực lân cận, vươn ra cả vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Tổ quốc là quần đảo Hoàng Sa.
  • Mỹ - Trung tranh giành ảnh hưởng với ASEAN (BaoMoi) - Hôm qua (9/10), tại Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ và Trung Quốc đua nhau tranh giành ảnh hưởng với các quốc gia trong khu vực trong lúc Trung Quốc hưởng lợi nhờ sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
  • Trung Quốc kêu gọi hòa bình ở Biển Đông (BaoMoi) - (Quan hệ quốc tế)- Ngày 9/10, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, trong bài phát biểu đã ví ASEAN và Trung Quốc là “những sợi chỉ dọc, chỉ ngang phải bện vào nhau mới tạo thành một mảnh lụa mềm, không nên để vấn đề biển làm ảnh hưởng đến quan hệ đại cục”.
  • Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi hòa bình cho Biển Đông (BaoMoi) - Trong lúc các quốc gia Đông Nam Á tỏ ra lo ngại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, hôm qua (9/10), Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường kêu gọi “hòa bình, hữu nghị và hợp tác” về vùng biển này.

Trận chiến tranh giành di sản chính trị của tướng Giáp

TƯớng Giáp trong một cuộc phỏng vấn của tuyền thông tại Hà Nội ngày 30/3/2004. REUTERS/Kham
Chính quyền Việt Nam đã quyết định tổ chức lễ Quốc tang một cách trọng thể cho tướng Võ Nguyên Giáp trong hai ngày 12 và 13/10, với sự hiện diện của các lãnh đạo cao cấp nhất. Đọc qua những bài viết ca ngợi tướng Giáp hết lời trên báo chí chính thức những ngày qua, Hà Nội có vẻ như muốn biến vị cố Đại tướng này thành một biểu tượng mới của chế độ Cộng sản, mà không nhắc đến những lời chỉ trích của ông Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời.

Trước đây, chủ tịch Hồ Chí Minh trong di chúc có nhắn lại là sau khi ông qua đời nên hỏa thiêu ông, rồi lấy tro rải khắp ba miền đất nước. Thế nhưng, giới lãnh đạo Hà Nội đã không làm theo ý nguyện của người quá cố, ướp xác ông và quàn trong lăng ở quảng trường Ba Đình, để mọi người đến viếng, bắt chước lăng Lênin của đàn anh Liên Xô.

Tướng Giáp thì sẽ được chôn cất tại một nơi tương đối hẻo lánh, cụ thể là Vũng Chùa - Đảo Yến ở tỉnh Quảng Bình, đúng theo ý nguyện của ông. Có lẽ cố Đại tướng không muốn yên giấc ngàn thu cùng chỗ với những người đã từng trù dập ông, trong đó có Lê Duẩn.

Thế nhưng, theo nhận định của giáo sư Jonathan London, thuộc đại học City University of Hong Kong, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, giới lãnh đạo Hà Nội đang muốn biến tướng Giáp thành « một biểu tượng cho tính chính đáng không thể bác bỏ của Đảng Cộng sản ». Nhưng ông Jonathan London nhắc lại rằng tướng Giáp đã rất bất bình với ban lãnh đạo hiện nay và ông đã chỉ trích ngày càng mạnh ban lãnh đạo này về cung cách quản lý kinh tế, cũng như về các vụ tai tiếng tham nhũng. Theo giáo sư London, cái chết của tướng Giáp là một thời điểm có tính chất quyết định của lịch sử Việt Nam, mở đường cho một trận chiến mới : Trận chiến tranh giành di sản chính trị của ông.

Hãng tin AFP cũng trích lời bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà bất đồng chính kiến đã từng bị giam nhiều năm, nhận định rằng : « Đảng có thể tiếp tục hưởng lợi từ những cố lãnh tụ như Hồ Chí Minh hoặc tướng Giáp trong nhiều năm nữa. Họ đã mất đi một huyền thoại sống, nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì họ không dựa trên cuộc sống của tướng Giáp, mà là trên hình ảnh của ông ».
Cho dù tướng Giáp là một người Cộng sản trung thành với lý tưởng cho đến hơi thở cuối cùng, những lời chỉ trích của ông về nạn tham nhũng và về các dự án công nghiệp gây tranh cãi như dự án bauxite Tây Nguyên coi như là một sự yểm trợ gián tiếp cho giới đối lập, theo nhận xét của bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Như lời tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, « tướng Giáp qua đời, các nhân sĩ trí thức Việt Nam đã mất đi một người anh cả ». Tướng Vĩnh sợ rằng kể từ nay sẽ khó có ai can đảm lên tiếng ở Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam cũng cho rằng, tướng Giáp là một nhân vật không ai dám đụng đến và cho tới nay, coi như ông là chiếc ô dù che chở cho những ai bày tỏ chính kiến về những chủ đề nhạy cảm, như quan hệ Việt-Trung. Theo ông Carl Thayer, các lãnh đạo Việt Nam sẽ tìm cách che giấu những khía cạnh gây tranh cãi trong cuộc đời của tướng Giáp, kể cả những đấu đá nội bộ.

Hãng tin AFP trích lời một nữ blogger nổi tiếng ở Việt Nam cho rằng những đấu đá nội bộ giữa các nhóm đặc quyền, đặc lợì là những gì còn sót lại từ một đảng đã từ bỏ mọi ý thức hệ. Đối với blogger này, « người Cộng sản chân chính cuối cùng đã chết ».
Thanh Phương
Theo RFI

Ngày cuối viếng Đại tướng ở nhà riêng: Người người đổ về không ngớt

Hôm nay (10/10), dòng người đổ về số nhà 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đông lên đến hàng chục ngàn người, nối thành những hàng dài như bất tận...
PV Quỳnh Anh liên tục cập nhật hình ảnh người dân về viếng Đại tướng tại nhà riêng số 30 Hoàng Diệu:

17h50: Trời mỗi lúc một tối dần nhưng dòng người đổ về Hoàng Diệu ngày một đông. Theo lịch của ban tổ chức lễ tang thì lễ viếng tại nhà riêng Đại tướng sẽ kết thúc vào đúng 18h hôm nay (10/10).


17h15: Chỉ còn chưa đầy 1 tiếng nữa là hết giờ viếng Đại tướng nhưng xung quanh ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu vẫn còn rất đông người mong ngóng được vào viếng Đại tướng.








16h30: Viễn thông quân đội Viettel đã điều xe phát sóng di động đến để người dân tới viếng có thể thuận lợi liên lạc với người ở nhà.



Cụ Tám năm nay 110 tuổi ở phố Chợ Gạo, Hàng Buồm, Hà Nội, mẹ của 4 con liệt sỹ, cũng đã đến viếng Đại tướng.

16h00: Dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng không hề giảm mà hàng nối hàng thành những hàng dài như bất tận, kéo hết con đường Hoàng Diệu.


Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã chật kín chỗ để xe. Theo cán bộ trung tâm chia sẻ, từ xưa đến nay, đây là lần đầu tiên khu vực này đón nhiều xe đến vậy.



15h30: Dòng người càng thêm đông, nỗi mong ngóng được vào viếng Đại tướng càng dâng lên, nhiều người rơi lệ trong nỗi xúc động trào dâng...



15h15: Người dân tiếp tục chờ đợi vào viếng Đại tướng trong thời tiết oi bức.

Lượng người đổ về viếng Đại tướng ngày càng đông, ai cũng muốn được vào viếng Đại tướng
Thanh niên tình nguyện lấy thân mình làm rào chắn giữ hàng lối, trật tự.


Các thanh niên tình nguyện đứng quạt cho người dân đang xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng.

Các em học sinh tiểu học Lý thường Kiệt, Hà Nội đang ngồi đợi vào viếng Đại tướng.

14h50: Người dân dồn về phía nhà Đại tướng mỗi lúc một đông, có người để lại hoa trước nhà Đại tướng.



Con đường Hoàng Diệu chật cứng cả 2 chiều.

Hai cụ Sinh và Lan năm nay đã trên 80 tuổi ở cửa Nam đến viếng Đại tướng.

14h30: Các đoàn thể, các em học sinh vẫn tấp nập đổ về số 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng.





Trong dòng người thương tiếc, bác Trần Phạm Ngô, từng là Đại đội trưởng pháo binh, Sư đoàn 351 dưới sự chỉ huy của Đại tướng đánh trận Điện Biên năm xưa, đã dẫn cả cháu, chắt đến viếng Đại tướng.

Bác Ngô chia sẻ: “Cách đây 7 năm, tôi đã được vinh dự gặp Đại tướng một lần tại nhà riêng của Đại tướng. Đại tướng mất đi là một buồn cho cả dân tộc. Riêng tôi, Đại tướng như một anh cả trong gia đình”.

Ngay từ sáng sớm, người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc đã có mặt tại đường Điện Biên Phủ xếp hàng vào viếng Đại tướng.

Đồng bào vùng cao nghe tin Đại tướng từ trần cũng xuống Thủ đô để viếng Đại tướng.
Du khách nước ngoài nghiêm chỉnh xếp hàng đợi đến lượt viếng
Những vẻ mặt buồn ngơ ngác trước sự ra đi của Đại tướng
Bác Trần Phạm Ngô, nguyên Đại đội trưởng pháo binh, Sư đoàn 351 dưới sự chỉ huy của Đại tướng đánh trận Điện Biên năm xưa, đưa chắt đến viếng Đại tướng.
Số nhà 30 Hoàng Diệu sẽ mở cửa đón đồng bào vào viếng Đại tướng đến 18h ngày hôm nay (10/10)
Lực lượng thanh niên tình nguyện xếp hàng dài trên phố Hoàng Diệu để trợ giúp những người đến thăm viếng Đại tướng

Phạm Chí Dũng - Cho dân đánh bạc để gỡ suy thoái?


Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm

Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa

(Tục ngữ Việt Nam)

Đánh bạc quen tay

Ở một đất nước với cơ thể nông nghiệp vẫn còn đặc trưng bởi nền văn hóa lúa nước, một đất nước đang tiến vào thực trạng khốn khổ của nạn “nuốt” đất nông nghiệp bởi vô số quan chức đầu cơ cùng các nhóm lợi ích, một đất nước với quá nhiều vụ tự vẫn không thể thống kê ám ảnh bởi chuyện cờ bạc và nợ nần…, các casino vẫn điềm nhiên mọc lên ở nhiều địa phương, từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang…

Một báo cáo của Bộ Tài chính cho biết tại Việt Nam hiện có 7 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh casino, trong đó có 5 dự án quy mô nhỏ (khoảng 15 bàn trò chơi và 80 máy trò chơi cho mỗi doanh nghiệp) tại Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng và Quảng Ninh và 2 dự án quy mô lớn đang và sắp triển khai tại tỉnh Quảng Nam và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tư tưởng thân hữu chính trị không chỉ đào sâu hố phân cách giàu nghèo xã hội, mà còn làm mờ đi cái ranh giới địa lý chừng nào các chính quyền địa phương vẫn bị co giật trong não trạng bầy đàn, đua nhau xin mở casino. Ngày càng xuất hiện nhiều cái tên mới, kể cả những chính quyền “vùng sâu vùng xa” như Yên Bái, Phú Thọ, Bình Thuận cũng đang ấp ủ giấc mơ tiến hành những dự án “đổi đời”, trong bối cảnh đất nước ngập ngụa trong vũng lầy suy thoái kinh tế từ ba năm qua.

Mới đây, tại Hội nghị của ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng thủ đô, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã “xin” Chính phủ “sớm có cơ chế để kêu gọi nhà đầu tư lĩnh vực dịch vụ, hoạt động casino tại Tam Đảo và cá cược đua ngựa tại Đại Lải”, với lý do là “nhiều nhà đầu tư Mỹ và Hàn Quốc rất quan tâm đến lĩnh vực này”.

Trung tuần tháng 9/2013, Tập đoàn ISC Corporation (Mỹ) và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu đã đến Quảng Ninh để bàn bạc về việc thực hiện siêu dự án vui chơi giải trí có casino với mức vốn đầu tư lên tới 7,5 tỉ USD ở Vân Đồn. Nếu được thoát thai, hiển nhiên số vốn đăng ký đầu tư của dự án này sẽ góp “một phần không nhỏ” vào tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu chết yểu.

Không khác với sự ngụy biện đối với trào lưu lấn chiếm đất đầu tư sân golf từ nhiều năm qua, cũng đã xuất hiện những ý kiến tô điểm cho “ích nước lợi nhà” của casino. Trong cái nhìn thiếu thực tâm nhưng thừa thực dụng của nhiều chính quyền địa phương, casino là một “cứu tinh” cho du lịch bản địa. Và cũng trùng khớp với dự án sân golf, hầu hết các dự án đầu tư casino đều mô tả triển vọng xán lạn về giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và nguồn thu nhập sẽ dồi dào hơn hẳn để “xóa đói giảm nghèo”.

Chỉ có điều, người dân bản địa không lạ gì với câu chuyện sáo ngữ như thế. Một trong những nghịch lý trơ trẽn nhất đã xảy ra với những trường hợp như Phú Yên – nơi mà từ quá nhiều năm qua chính quyền nơi đây đã chẳng làm được việc gì có kết quả đáng kể để tận dụng tiềm năng du lịch sẵn có của mình, trong khi lại phải cầu cạnh đến nguồn thu nhập từ chuyện đánh bạc.

Cũng như phong trào làm sân golf trước đây, giờ đây từ Bắc vào Nam lại đang hình thành một phong trào chạy chọt xin làm casino. Trong bối cảnh mặt bằng dân trí hầu như không được nâng lên, mặt bằng thu nhập ngày càng bị chia cắt bởi hố phân hóa xã hội càng ngoác rộng, chính quyền một số địa phương chỉ thuần túy chạy theo tính thời thượng của những dự án được coi là “cứu tinh” cho phát triển kinh tế của địa phương mình, trong lúc chẳng mấy hình dung ra cái hệ lụy đầy tính bi kịch mà các sòng bạc có thể tiêu diệt đến phân nửa ý thức văn hóa còn sót lại trong đầu lớp trẻ.

Làm như mèo mửa

Cũng như hàng loạt hậu quả từ trào lưu đầu tư sân golf vô tội vạ, tính hiệu quả kinh tế của các dự án casino hoàn toàn chưa xứng đáng với việc đánh đổi cơ chế mở cửa. Ở một số nơi như casino Đà Nẵng, phản ảnh của những khách chơi người Mỹ đã cho thấy lượng khách tham gia vào casino này chỉ lèo tèo, cho dù cơ sở vật chất đã ngốn một khoản đầu tư rất lớn. Tương tự, những casino khác cũng không khả quan hơn hiện trạng “cầu” đối với sân golf là mấy.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết trong năm 2012, doanh thu của 5 casino đang hoạt động khoảng 930 tỉ đồng, nộp ngân sách khoảng 254 tỉ đồng và giải quyết khoảng 200-500 lao động trực tiếp tại mỗi điểm kinh doanh casino. Báo cáo của một số cơ quan khác cũng nhuốm tươi thành tích như vậy.

Song người ta đang tự hỏi các cơ quan bộ thành lập ra để làm gì, nếu chỉ làm được những báo cáo quan liêu đến mức “nói như rồng leo” như thế. Bởi theo đánh giá chung của giới kinh tế, hoạt động của các casino này đã không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.

Trong khi đó, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội lại khẳng định casino là hoạt động kinh doanh nhạy cảm, không nên khuyến khích phát triển.

Tại một đất nước mà thói quen cờ bạc đã ăn sâu vào bản thể của cộng đồng dân cư, bất cứ một loại hình cờ bạc nào, từ loại thô thiển như cá độ và chơi số đề đến loại được ví là cực kỳ cao cấp như thị trường chứng khoán, cũng đều thu hút không nhiều thì ít sự tham gia tự nguyện của những người dân nặng lòng dị đoan vào tính may rủi.

Một lần nữa, giới chuyên gia phải lên tiếng: việc cấp phép cho các dự án casino cần hết sức thận trọng và cần được chính quyền kiểm soát chặt chẽ để tránh những hậu quả tai hại về mặt kinh tế-xã hội. Đặc biệt, hết sức cẩn trọng khi xem xét có cho người Việt vào các casino hay không.

Song thực tế lại đã chứng minh rằng trên cả lớp dân thường, tầng lớp quan chức mới là những người tiêu xài ghê gớm nhất trong các sòng bạc. Đặc biệt với những quan chức mang đặc tính “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, mối dây gắn liền từ ăn vặt đến tham nhũng, từ tham nhũng đến rửa tiền đã hằn sâu trong tâm não họ.

Casino chính là một trong những chỗ để rửa tiền hiệu nghiệm nhất tại Việt Nam, dành cho giới đầu cơ và “một bộ phận không nhỏ” thuộc giới quan chức Việt Nam.

Ăn vặt quen mồm

Những vụ việc tức nước vỡ bờ như Tiên Lãng ở Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên, Dương Nội ở Hà Nội… không phải là bài học đáng lãng quên nhanh chóng.

Cũng như những dự án sân golf đã nuốt đất của dân mà do đó đã gây ra phản ứng đất đai trên diện rộng, bất kỳ một dự án casino nào, với tính chất “khu liên hợp” hay “tổ hợp”, cũng liên quan đến một diện tích đất không nhỏ.

Hiện thời, “đất cũ” trong các đô thị hầu như đã không còn. Chỉ còn “đất mới”, hay nói khác hơn là đất nông nghiệp của người nông dân. Có vẻ như bất cứ địa điểm đắc địa nào được nhà đầu tư nước ngoài hay các đại gia tài chính, ngân hàng và bất động sản trong nước “chấm”, đều dễ dàng được chính quyền địa phương gật đầu. Nhưng những địa điểm đó cũng đa phần liên quan đến đất thuộc quyền sử dụng của các gia đình nông dân.

Song từ Tiên Lãng, một hệ lụy lớn được khởi phát, dẫn đến hệ lụy đối với casino: một khi dự án casino được chuẩn y, gần như chắc chắn nó sẽ phải đối mặt với công đoạn đầu tiên: bồi thường và giải tỏa. Công đoạn này, gần như tất yếu, sẽ dẫn đến công đoạn tiếp theo: cưỡng chế giải tỏa.

Công đoạn tiếp theo cũng là nguy cơ tiếp nối. Rất có thể sẽ lại phát sinh một làn sóng phản đối mạnh mẽ của nông dân như đã từng biểu hiện đối với các dự án sân golf. Và nếu không cẩn thận, làn sóng phản ứng ấy có thể dẫn đến những xung đột ghê gớm – điều đã hiển thị ở Tiên Lãng.

Nhìn lại các cuộc khiếu kiện đất đai diễn ra ở Việt Nam từ những năm 2000-2001 cho tới giai đoạn cao điểm 2008-2009 và đến cả hiện thời, rất nhiều nông dân từ các địa phương – nơi phổ biến cơn lốc sân golf lấn chiếm đất canh tác – đã lặn lội đến tận các cơ quan trung ương ở Hà Nội để khiếu kiện. Nội dung khiếu kiện cũng không nằm ngoài những “đặc thù” của vấn đề thu hồi đất làm dự án ở Việt Nam: bồi thường không thỏa đáng, không bảo đảm tái định cư và môi trường sinh sống làm ăn cho nông dân sau khi bị thu hồi đất, nạn nhũng nhiễu của cán bộ thu hồi đất và hành vi ép dân của chính giới chủ đầu tư dự án…

Nếu hình ảnh cưỡng chế đất làm casino tái hiện những bi thảm đã xảy ra với nhiều dự án sân golf, hàng loạt hậu quả sẽ lặp lại. Khi đó, không chỉ là hậu quả về môi trường, sự mất ổn định của quy hoạch mà hậu quả với tính hệ thống của nó còn đào sâu vào khía cạnh phân cách giàu nghèo - một trong những bất ổn nghiêm trọng của xã hội đương thời Việt Nam.

Cũng khi đó, tại nhiều địa phương sẽ tái diễn cảnh “ăn vặt quen mồm” bằng cách ép giá, ép dân, hiện tượng liên kết giữa chủ đầu tư và chính quyền nhằm cưỡng chế thu hồi đất của dân…, để từ đó tích tụ, tích lũy ngày càng sâu những phản ứng bức xúc, phẫn uất của người dân mất đất, giúp xúc tác đầy đặn cho những tiền đề tạo ra khủng hoảng xã hội và còn có thể tạo dấu ấn cho những động loạn chính trị.

Ngủ ngày quen mắt

Trở lại thời điểm cuối năm 2011, Bộ Chính trị đảng đã phải ra nghị quyết tìm cách “giữ bằng được” 3,8 triệu ha đất trồng lúa. Khi đó, có đến gần 140 dự án sân golf đang đe dọa tống cổ người dân ra khỏi đất đai canh tác của họ.

Còn vào thời điểm này – gần cuối năm 2013– bắt đầu xuất hiện những thông tin hành lang về khả năng “ngân sách nhà nước kiệt quệ”. Một đề xuất hiếm có tiền lệ của Bộ Tài chính về giảm 100.000 đồng mức lương tối thiểu của người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước là một minh chứng cho tin tức vỉa hè ấy. Một minh chứng khác không kém thuyết phục là bội chi ngân sách được Chính phủ đề xuất nới trần từ mức 4,8% lên 5,3%.

Nếu không có gì thay đổi thì trong tương lai chẳng mấy xa xôi, bất chấp mọi phản biện của giới trí thức và tiếng kêu gào của người dân bị trưng thu đất, các dự án đầu tư casino sẽ vẫn tiếp tục con đường của dự án sân golf, trở thành một kênh hứa hẹn bổ khuyết cho thâm thủng ngân sách đang có nhiều dấu hiệu cạn túi.

Trong khi đó, những nhóm lợi ích đã làm cháy túi ngân sách quốc gia chắc chắn vẫn sẽ ung dung tẩu tán tài sản và rửa tiền trong các sòng bạc được các cơ quan thực thi pháp luật nhiệt tình bảo hộ.
 
Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Trung Quốc 'hết sức quan ngại' về vấn đề trần nợ của Mỹ


Ngoại trưởng Mỹ nói tình trạng bế tắc tài chính ‘chỉ là một thời khắc trong chính trường ở Washington’, và bày tỏ cam kết của Tòa Bạch Ốc nhằm giải quyết vấn đề này.

10.10.2013
Giới hạn trần nợ của Mỹ

- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.

Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên của các nhà lãnh đạo châu Á tại Brunei một lần nữa bày tỏ quan ngại về khả năng vỡ nợ của Hoa Kỳ.

Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin Thủ tướng nước này, ông Lý Khắc Cường, đã nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng Bắc Kinh ‘hết sức quan ngại’ về vấn đề trần nợ của Washington.

Một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận cuộc trao đổi, và cho biết là ông Lý có ‘đề cập ngắn ngủi’ vấn đề trên.

Theo giới chức ngoại giao Mỹ, ông Kerry nhấn mạnh rằng tình trạng bế tắc tài chính ‘chỉ là một thời khắc trong chính trường ở Washington’, và bày tỏ cam kết của Tòa Bạch Ốc nhằm giải quyết vấn đề này.

Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ và đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ của Hoa Kỳ.

Các thị trường chứng khoán trên thế giới không dao động nhiều vì tình trạng bế tắc dẫn tới việc đóng cửa chính phủ Mỹ.

Nhưng nhiều người tỏ ra lo ngại về tác động nghiêm trọng trên toàn cầu nếu Quốc hội và Tổng thống Mỹ không thể nâng mức giới hạn vay nợ của chính phủ Mỹ vào tuần tới.
(VOA)

Bản tin tiếng Anh

  • Xiaomi's Barra ready for Beijing (Washington Post) - As Hugo Barra heads to China to oversee the global expansion of smartphone firm Xiaomi, Silicon Valley's relationship with the world's largest smartphone market is growing ever tighter.
  • ZTE shoots for global markets (Washington Post) - Chinese smartphone maker ZTE struck the first corporate sponsorship deal in its 15-year US history with the Houston Rockets.
  • Wet weather fails to dampen FTZ interest (Washington Post) - The wet and windy weather in Shanghai failed to dampen enthusiasm for the FTZ, with many more than happy to take advantage of the reforms on offer.
  • Service-sector expansion slows (Washington Post) - China's service sector expanded at a moderate pace in September, indicated by a 52.4 reading for the HSBC Services Purchasing Managers' Index, down from 52.8 in August, the bank said on Tuesday.
  • Robust home sales during holiday (Washington Post) - Home sales in major cities didn't lose steam during the weeklong National Day holiday, which started on Oct 1, as homebuyers scrambled to sign contracts before they are priced out of the market.
  • Talks 'can help Chinese banks' in UK (Washington Post) - Regulators in Britain and China can help more Chinese banks open branches in the United Kingdom, City of London Lord Mayor Roger Gifford said.
  • Sowing the seeds of new business (Washington Post) - With more than 1,000 attendees gathered at the Mission Bay Conference Center in San Francisco, Hua Yuan Science and Technology Association (HYSTA)'s annual conference became a Mecca for anyone wanting to share knowledge and insights into entrepreneurship, technology and success in business.
  • Chinese investors visit Silicon Valley (Washington Post) - Silicon Valley hosted 58 senior executives on Saturday, most of whom are private business owners from the Chinese mainland looking for projects to invest in.
  • Online fashion shops booming (Washington Post) - If you haven't heard about Hangzhou's fashion scene, then you can't say you know China's fashion industry.
  • Chinese professor funds Myanmar university students (Washington Post) - China's Myanmar-language professor Su Xiuyu has provided stipends for 27 poor and outstanding Myanmar students to pursue university education under the name of the Professor Su-Xiuyu Fund.
  • Fresh start for ancient village (Washington Post) - Decades of logging left the people of Boduoluo village battling natural disasters brought about by deforestation. Now, a shift toward eco-tourism is reviving the remote area's fortunes.
  • Design a better life (Washington Post) - As another smoggy day dawns, Beijing is seeking solutions in a new direction: design.
  • Bring back the real Chinese medicine (Washington Post) - The real threat to traditional Chinese medicine is not fear relating to its use of toxic compounds, but growing skepticism about the efficacy of its methods from within its own ranks, according to a leading German practitioner of the ancient medical system.
  • Chasing the dragons (Washington Post) - He is a farmer who has tilled the soil in several countries from his native Malaysia to Indonesia, Papua New Guinea, and now, China. The humble man of the land talks to Li Yang in Qinzhou, Guangxi Zhuang autonomous region.
  • Chance leads to a divine new path (Washington Post) - Suffering hardships while growing up in rural Shandong province in the 1950s and 60s, writer Zhao Defa rose to fame because of his self-inspired and thought-provoking countryside trilogy that forcefully delves into the intertwining relations of land, rural ethics and politics.
  • Classic clash of the crickets (Washington Post) - It's two weeks to go before plucky Purple Golden Wing jumps into the arena for his once-in-a-lifetime fight.
  • Disney's new heights (Washington Post) - Shanghai resort will be Disney’s most technologically advanced, Wang Zhuoqiong reports.
  • 'Golden Week' losing its luster (Washington Post) - Although China's main tourist attractions have seen an unprecedented surge in visitor numbers, the economic contribution of Golden Week is lower than many people imagine, said experts.
  • Li calls for action on free trade area upgrade (Washington Post) - Premier Li Keqiang met leaders from the Association of Southeast Asian Nations on Wednesday and urged the two sides to start establishing an "upgraded version" of the China-ASEAN Free Trade Area.
  • Bo Xilai to appeal life sentence (Washington Post) - Bo Xilai, the former Chongqing Party chief, is to appeal his life sentence for corruption, Shandong Provincial High People’s Court announced on Wednesday.
  • In Bali, they relax in local fashions (Washington Post) - After falling out of favor during the global economic turmoil, Asia-Pacific Economic Cooperation's propensity for dressing up its leaders in "silly shirts" returned with gusto on Monday as Indonesia's guitar-strumming president led a stylish parade of Balinese design.
  • Xi: Chinese economy on track (Washington Post) - The Chinese economy remains on track despite a recent slowdown, and the country is taking measures to guard against both internal and external risks, President Xi Jinping told top company executives attending the APEC summit in Indonesia on Monday.
  • Support for HK 'consistent and firm' (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping said on Sunday that the central government’s stance of supporting Hong Kong’s economic prosperity and social stability is consistent and firm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét