Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Bài viết đáng chú ý

Việt Nam : Tương quan lực lượng trong đảng vẫn ở thế giằng co

Đảng Cộng sản luôn khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt trong đời sống chính trị xã hội tại Việt Nam.
Đảng Cộng sản luôn khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt trong đời sống chính trị xã hội tại Việt Nam. REUTERS
Như tin chúng tôi đã loan, hôm qua 09/10/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Việt Nam khóa XI đã bế mạc sau 10 ngày làm việc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu kết thúc hội nghị, đã nhấn mạnh vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản về mọi mặt. Bài diễn văn cảnh báo « phòng chống nguy cơ chiến tranh, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập ».

 Có những điều gì cần quan tâm tại Hội nghị trung ương 8 lần này, thông qua bài phát biểu trên ? Mời quý thính giả theo dõi phần phân tích của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh:






RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã nhận lời trao đổi với RFI. Thưa anh, anh nhận xét như thế nào về bài diễn văn bế mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có gì mới hay không ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Theo ý kiến của cá nhân tôi thì bài phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 8 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kỳ này cũng không khác mấy bài diễn văn kết thúc Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm nay. Tức là tình hình vẫn được đề cập một cách chung chung, gần như không có gì mới.

Có một số nội dung chính mà chúng ta có thể điểm lại trong diễn văn bế mạc Hội nghị trung ương 8 là : vấn đề kinh tế xã hội, không kéo lùi thời hạn thông qua Hiến pháp, vấn đề an ninh quốc phòng, vấn đề giáo dục.

Riêng về phần kinh tế xã hội của báo cáo, tuy có đề cập tới vấn đề nợ công còn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng phân tích khá sơ sài. Vẫn chủ yếu nhấn mạnh những thành tích mà kinh tế Việt Nam đã đạt được, như GDP đã tăng được trên 5%, cụ thể là 5,4 đến 5,6%. Tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ xóa đói giảm nghèo được kéo giảm xuống.

Tuy nhiên những phân tích này thiếu chân đứng cụ thể, vì ở Diễn đàn kinh tế mùa xuân vào tháng Tư, và Diễn đàn kinh tế mùa thu vào tháng Mười năm nay đều đề cập đến những vấn đề rất nhạy cảm của kinh tế Việt Nam.

Chẳng hạn vấn đề nợ công. Các chuyên gia phản biện độc lập nêu tỉ lệ nợ công của Việt Nam đã vượt quá giới hạn cho phép, tức vượt 65-70%. Thậm chí có những đánh giá cho rằng tỉ lệ nợ công đã lên tới 95%. Riêng tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia người Việt ở nước ngoài, nguyên Vụ trưởng Vụ Thống kê của Liên Hiệp Quốc đánh giá là tỉ lệ nợ công theo ông tính toán đã lên tới 106%, tức khoảng trên 120 tỉ đô la. Rất cao, khác hẳn với con số công bố về nợ công của Việt Nam !

Thứ hai nữa là phần phân tích gần như không đề cập tới điểm then chốt, cũng là một tử huyệt của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đó là vấn đề nợ xấu, trong đó có nợ xấu bất động sản. Thực tế, nợ xấu và nợ xấu bất động sản chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng GDP của Việt Nam. Và theo Diễn đàn kinh tế mùa xuân năm nay, các chuyên gia đã tính là con số đó có thể gấp đôi con số công bố của Ngân hàng Nhà nước - tức vào khoảng 540 ngàn tỉ đồng, tương đương trên 20 tỉ đô la.

Mà vấn đề kinh tế lại là then chốt để định dạng những vấn đề xã hội. Diễn văn bế mạc kỳ này tuy có đề cập tới những nội dung về an ninh, « cố gắng không để xảy ra những mầm mống biểu tình, bạo loạn xã hội », nhưng cũng không đề cập tới nguyên nhân khủng hoảng kinh tế. Như Diễn đàn kinh tế mùa xuân vừa rồi phân tích, kinh tế mới là nguyên nhân chính có thể dẫn tới những bạo loạn xã hội.

Chẳng hạn như những hiện tượng « tức nước vỡ bờ » từ năm 2012 đến nay ở Tiên Lãng, Hải Phòng của Đoàn Văn Vươn. Hay hiện tượng nông dân phản ứng về đất đai một cách rất là bức xúc ở Văn Giang (Hưng Yên), Dương Nội (Hà Nội), Trịnh Nguyễn (Bắc Ninh) v.v…đặc biệt là việc xả súng vào cán bộ nhà nước của Đặng Ngọc Viết vừa rồi ở Thái Bình. Đó là những mầm mống hỗn loạn xã hội, nảy sinh từ những vấn đề kinh tế, nhất là vấn đề thu hồi đất.

RFI : Bên cạnh đó còn có những vấn đề nào khác, thưa anh ?

Một trong những nội dung chính diễn văn bế mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là không kéo lùi thời hạn thông qua Hiến pháp sang năm 2014, mà sẽ chấm dứt vào năm nay. Tức là sau diễn văn này, sẽ giao cho các cơ quan, tiểu ban soạn thảo thống nhất lại bản Dự thảo Hiến pháp đã sửa đổi, đưa ra Quốc hội để chính thức thông qua vào cuối năm.

Như vậy, với tinh thần Hiến pháp đã sửa đổi, thì kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo, và nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề độc quyền một số mặt hàng, của một số ngành chiến lược vẫn không bị giảm bớt hoặc bỏ đi.

Và một điểm quan trọng nữa – một trong những mầm mống gây hỗn loạn xã hội là vấn đề sở hữu đất đai, cũng đã không được thống nhất chuyển từ sở hữu đất đai toàn dân sang sở hữu đất đai tư nhân. Mà đây chính là vấn đề mà công luận đã đặt ra đặc biệt sôi nổi sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng.

Từ đó chúng ta thấy là nếu không có những sửa đổi về sở hữu đất đai, hay nền kinh tế theo hướng thị trường hoàn toàn, thì không có cơ sở để gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngoài ra cũng không thấy đặt vấn đề về việc đưa ra triển khai một số luật theo Hiến pháp là Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý và Luật lập hội. Nếu như Hiến pháp cuối năm nay được thông qua với tinh thần như thế, thì không có điểm gì mới, so với tất cả những điều mà nhiều người đã phản biện từ đầu năm đến nay.

Hội nghị trung ương 8 kỳ này cũng đặt ra khá nặng về an ninh, trong đó nêu vấn đề làm sao giữ vững được an ninh quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhưng đó chỉ là những câu chung chung mà thôi. Thậm chí tôi thấy về mặt ngôn từ, trong diễn văn bế mạc có những đoạn lủng củng, mâu thuẫn với nhau.

Chẳng hạn như câu trên nói : « An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững » thì đến câu dưới lại ghi thế này : « An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp ». Như vậy thì người dân, người đọc không hiểu ý nào là chính, tình hình an ninh chính trị đang được giữ vững hay đang diễn biến phức tạp ? Hay còn hơn cả thế nữa ?

Một điểm nữa tôi muốn phân tích thêm là Hội nghị trung ương 8 kỳ này và trong diễn văn bế mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không đề cập tới việc lấy phiếu tín nhiệm trong đảng, như đã nêu ra vào khoảng tháng Ba, sau khi đưa ra Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Đến tháng Năm thì ông Nguyễn Phú Trọng gần như đặc biệt nhấn mạnh về chuyện này. Trong một số cuộc tiếp xúc cử tri ở các địa phương, ông Trọng cũng đã nhấn mạnh tới việc cần phải lấy phiếu tín nhiệm trong đảng, sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh chủ chốt.

Trước đó cũng đã có dư luận cho là trong Hội nghị trung ương 8 hoặc vào cuối năm nay sẽ không có việc bỏ phiếu tín nhiệm trong đảng, vì có thể một ai đó, hoặc một số người nào đó không muốn điều ấy.

Một dấu hiệu nữa, là không có một thông tin công khai nào về kết quả của bảy đoàn kiểm tra chống tham nhũng do đảng thành lập cách đây khoảng ba tháng, dự kiến kết thúc vào 30/9. Dư luận cho là các đoàn kiểm tra này cũng chỉ mang tính chất hình thức.

Điều đó ảnh hưởng tới không khí chính trường, và tương quan các lực lượng chính trị tại Việt Nam có thể vẫn ở thế giằng co.

Ngay trong thời gian diễn ra Hội nghị trung ương 8 thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi dự các hội nghị ASEAN và APEC ở nước ngoài. Điều này cho thấy có thể là nội dung hội nghị lần này không quá quan trọng, không sôi động và cũng không kịch tính như Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm. Không có việc bầu cử bổ sung một số ủy viên Bộ Chính trị, và cũng không phải là hội nghị giữa nhiệm kỳ như một số lời đồn đoán.

Như vậy, tại Hội nghị trung ương 8, các vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách căn bản mà còn phải chờ đến những hội nghị sau này. Nhìn tổng quan, diễn văn bế mạc hội nghị hầu như không có một điểm nào mới. Có chăng chỉ là một điểm mà tôi thấy rất kỳ cục, cũng cần nêu ra đây.

Trong một câu có viết là (…) « hình thành tổ chức chính trị đối lập », câu này nằm giữa hai dấu chấm phẩy. Việc nằm giữa hai dấu chấm phẩy như vậy khiến người ta có thể hiểu là đảng chính thức bật đèn xanh. Tất nhiên có thể nói do kỹ thuật, do lỗi đánh máy…nhưng với cách thể hiện như vậy thì diễn văn này vô hình chung lại cho phép hình thành các tổ chức chính trị đối lập, mà như trường hợp ông Lê Hiếu Đằng đề xuất về đảng Dân chủ Xã hội, có thể đứng ra thành lập một đảng mới.

RFI : Trong ngữ cảnh, người đọc chắc cũng có thể cảm thấy là « lỗi cậu đánh máy » thôi…Nhưng đây hình như là lần đầu tiên trong một bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương lại có nhắc đến những tổ chức chính trị đối lập ?

Tôi cho đây là lần đầu tiên. Trước đây có những văn bản đơn lẻ, nhưng không nằm trong một nghị quyết của đảng, hoặc không nằm trong diễn văn bế mạc.

Gần đây có một số tình hình mới. Chẳng hạn từ tháng Bảy vừa rồi, sau chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ gặp Tổng thống Obama có diễn ra mấy sự kiện ở trong nước, những phong trào dân chủ. Chẳng hạn như đề nghị thành lập một đảng mới – đảng Dân chủ Xã hội – của ông Lê Hiếu Đằng, rồi khuynh hướng xây dựng xã hội dân sự.

Tôi biết là có một luồng suy nghĩ trong nội bộ, đánh giá là việc thành lập một tổ chức đảng mới, cũng như việc hình thành xã hội dân sự đều không thuận lợi cho sự tồn tại của đảng cầm quyền hiện nay, dù Nhà nước Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Ngay cả việc thành lập một đảng mới ở Việt Nam hiện nay không vi phạm pháp luật - theo phân tích của luật sư Trần Vũ Hải, không hiểu vì lý do gì mà người ta vẫn cố gắng ngăn cản.

Đó là vì sao trong diễn văn bế mạc Hội nghị trung ương 8 đã nhấn mạnh việc (không) – từ « không » trong ngoặc đơn – hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Người ta lo sợ về chuyện đó !

Tất nhiên khi đọc kỹ, liền mạch văn thì ai cũng hiểu là không có chuyện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại cho hình thành tổ chức chính trị đối lập. Đây chỉ là lỗi kỹ thuật thôi.

RFI : Có lẽ điều này cũng thấy rõ qua một loạt các bài trên báo chí nhà nước đả kích ông Lê Hiếu Đằng ?

Có tới khoảng hơn ba chục bài như vậy, mặc dù vẫn không một ai dẫn ra căn cứ pháp lý nào đủ thuyết phục để không cho lập đảng đối lập ở Việt Nam. Vì trước đây đã có đảng Dân chủ và đảng Xã hội, chỉ có điều là hai đảng này từ hồi năm 1988 đã tự nguyện rút lui – tất nhiên là được gợi ý rút lui. Từ 1988 trở lại đây không có một đảng đối lập nào được hình thành và tồn tại ở Việt Nam.

Nhưng điều đó cho thấy đã có tiền lệ có sự hiện diện của những đảng khác với đảng cầm quyền. Cũng như ở Trung Quốc hiện nay, ngoài đảng Cộng sản còn có 8 đảng. Về tính pháp lý thì hoàn toàn không có gì ngăn cấm các đảng phái khác hình thành, cùng song song tồn tại với đảng Cộng sản Việt Nam.

RFI : Thưa anh, như vậy dù rất muốn tiến gần với phương Tây qua một số hoạt động ngoại giao liên tục gần đây, nhưng việc chấp nhận đa đảng hiện giờ có lẽ vẫn là chuyện không tưởng đối với đảng Cộng sản Việt Nam ?

Tôi không nghĩ đó là chuyện không tưởng, vì nhiều người mong muốn như vậy, và người ta đều nhìn thấy cần có một sự đối thoại. Cần phải có tam quyền phân lập, một Nhà nước pháp quyền, và những lực lượng đối trọng kiểm soát lẫn nhau, thì Nhà nước đó, dân tộc đó mới có thể phát triển được.

Còn tình hình như thế này, cứ một chiều, thì mọi chuyện sẽ đi theo lối mòn thôi. Có điều là vấn đề đa đảng có lẽ vẫn còn khá xa vời ở Việt Nam, nó đi theo logic diễn biến của vấn đề kinh tế xã hội. Và nếu như mọi chuyện logic với nhau thì phải một số năm nữa, có thể một số người ngay trong đảng Cộng sản sẽ nhận ra là cần thiết phải có một đối trọng nào đó. Để các vấn đề được nhìn đa chiều, đa dạng, có ý nghĩa hơn trong sự phát triển toàn vẹn nói chung, chứ không phải chỉ cho một số nhóm lợi ích nào đó, và đặc biệt là không bị phản ứng đến mức quá phẫn nộ.

RFI : Nhưng ngay cả những hoạt động nhẹ nhàng hơn là phong trào xã hội dân sự cũng có vẻ không được chấp nhận rồi ?

Có một điểm mới như thế này. Từ năm 2012 trở về trước thì vấn đề xã hội dân sự gần như rất ít được đặt ra. Thậm chí trên báo Nhân Dân – báo đảng – còn có một bài như thế này : « Xã hội dân sự là một thủ đoạn của diễn biến hòa bình ». Mặc dù trước đó nữa, từ năm 2006-2008, tôi nhớ là cùng với việc Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, với chuyến đi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Washington gặp Tổng thống George Bush, lúc đó vấn đề đối thoại với chính quyền Việt Nam có hé mở một chút. Đồng thời Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo (CPC).

Lúc đó vấn đề xã hội dân sự vô hình chung được đặt ra như là một khẩu hiệu nào đó ở Việt Nam. Đã diễn ra một số cuộc hội thảo của nhân sĩ trí thức trong đảng và kể cả ngoài đảng, nhưng tất cả chỉ dừng ở mức độ hội thảo mà thôi. Và người ta xoay đi xoay lại vấn đề xã hội dân sự là gì, những phương thức, nội dung chính, kinh nghiệm, bài học của xã hội dân sự trên thế giới, ở các nước Bắc Âu, Mỹ và trong lịch sử như thế nào…

Nhưng khi đi đến phần giải pháp thực hiện, làm gì để có một xã hội dân sự ở Việt Nam phù hợp với đường lối dân chủ, thì gần như là một sự bế tắc. Sau hội thảo, gần như là đóng kín, không có thêm một bước tiến nào nữa. Thậm chí đến năm 2009, 2010, Viện Nghiên cứu Phát triển của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang A, lúc đó là một trong những nơi đầu tiên nghiên cứu về đề tài xã hội dân sự ở Việt Nam, đã bị đóng cửa.

Cho tới nay, có thể nói vấn đề xã hội dân sự gần như bế tắc ở Việt Nam. Không ai muốn triển khai thêm nữa. Và dưới mắt một số người trong đảng và nhà nước, thì họ chưa hiểu về bản chất của xã hội dân sự, và còn coi như một cái gì đó vẫn nằm trong phương thức « diễn biến hòa bình ».

Chỉ có thời gian gần đây, do trào lưu đối ngoại và mở cửa, độ mở chính trị tăng lên, có sự nhân nhượng, thành thử người ta phải nhìn nhận xã hội dân sự như một mầm mống thực thể đang tồn tại ở Việt Nam, qua một số nhóm dân sự hoạt động độc lập. Chẳng hạn như đầu tháng Mười có vụ một số blogger sau khi đi học một khóa ở Philippines về đã bị công an cửa khẩu câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất. Trong quá trình đó, các bạn trẻ blogger có kể lại, công an nói là « xã hội dân sự dừng ở mức đó là tốt, nhưng đừng tiến thêm nữa để hình thành những phong trào, lực lượng, tạo thành những đảng phái đối lập lật đổ chế độ là không tốt ».

Có nghĩa là đã có một sự chuyển đổi tế nhị, kín đáo, bộc lộ qua những câu hỏi của nhân viên an ninh - rằng họ đã phần nào chấp nhận xã hội dân sự. Chỉ có điều không biết là họ hiểu như thế nào. Nhưng vấn đề xã hội dân sự hiện nay rõ ràng đang hình thành những tiền đề ở Việt Nam. Và nhà nước cũng đang dần dần bắt buộc phải chấp nhận những tiền đề đó như là một thực thể - tuân theo xu hướng trào lưu đối ngoại chứ không phải là một thực thể sinh ra từ chính nội lực, nhà nước và đảng muốn như vậy.

RFI : Xin chân thành cám ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ.
10/10/2013
Thụy My
(RFI)

Đại tá Nguyễn Văn Huyên - Không có bất kỳ quyết định nào về việc Tướng Giáp phụ trách sinh đẻ có KH (!?)



Thật ra quyết định của ông Phạm Văn Đồng bổ nhiệm tướng Giáp làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có Kế hoạch năm 1984 đã được đăng ở nhiều trang mạng như Cơ sở Dữ liệu Quốc gia; hay Thư viện Pháp luật … Trong bài Một chiều nghiêng Ba Đình của báo TP, bà Đặng Bích Hà, phu nhân đại tướng cũng có kể cho nhà văn Sơn Tùng nghe chuyện này.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua tâm sự của người thư ký già
Đại tá Nguyễn Văn Huyên - thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 
Mới quá trưa, còn gần hai giờ nữa mới đến thời điểm gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức đón khách vào viếng, vị đại tá thư ký 83 tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quân phục chỉnh tề. Ông tha thẩn ra vào, sắp xếp cần chỉnh lại lần cuối những việc cần làm sẵn sàng cho giờ đón khách vào viếng tại số 30 phố Hoàng Diệu, nơi ông đã gắn bó trong ngót 40 năm giúp việc cho Đại tướng với tư cách là thư ký riêng.

“Anh Văn đã hai lần để lại ý kiến muốn được an nghỉ tại quê nhà”

Dẫn chúng tôi thăm lại căn phòng giản dị - nơi trưng bày các kỷ vật, đồ lưu niệm về Đại tướng Giáp, đại tá Nguyễn Văn Huyên lặng lẽ cùng chúng tôi trở về căn phòng làm việc nhỏ thân thuộc của ông phía bên tòa nhà.

Rót nước mời các nhà báo, nét mặt của vị thư ký già trĩu nặng nỗi buồn khiến chúng tôi lúng túng chưa biết mở đầu câu chuyện thế nào…

“Quyết định của Nhà nước tổ chức Quốc tang đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy là xứng tầm, phù hợp với nguyện vọng của quân dân cả nước, vừa qua tôi có nhận được không ít ý kiến bày tỏ hoan nghênh. Chỉ tiếc là giá mà Hội trường Ba Đình kịp xây dựng thì lễ tang Đại tướng được tổ chức ở đó sẽ không lo bị chật...”- đại tá Huyên mở đầu câu chuyện bằng giọng nói nét mặt đã vui hơn.

Rồi đại tá cho biết, vào năm 2004 và 2007, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hai lần để lại ý kiến là khi qua đời muốn được về an nghỉ tại quê nhà Quảng Bình.

“Trước đây tôi cũng đã có một vài dịp đi cùng Đại tướng về xem đất mà Đại tướng đã chuẩn bị cho mình, tôi nhớ đó là khu vực vùng núi Quảng Bình, cạnh nơi yên nghỉ của phụ thân Đại tướng Giáp” – thư ký Huyên nói.

Sau chuyện về tổ chức tang lễ, thư ký Huyên đưa chúng tôi về kỷ niệm đẹp của ông được cùng Đại tướng Giáp về thăm lại chiến trường Điện Biên nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Vị thư ký già hào hứng kể: Khi máy bay chưa tiếp đất, từ trên cao đã thấy bà con tề tựu rất đông, trẻ nhỏ có, người cao tuổi nhiều. Đám đông người với quần áo dân tộc nhiều màu sắc chạy ùa tới quây thành vòng tròn, ngước lên chờ đón máy bay bác Giáp sắp tiếp đất. Máy bay hạ cánh, bà con chạy ùa cả đến, vừa bước ra khỏi cửa máy bay, bác Giáp được một rừng người xúm quanh tay bắt mặt mừng. “Tôi nhớ mãi hình ảnh một cụ bà 100 tuổi cháu cõng trên lưng trong buổi hôm đó”.

Ông Huyên cũng bùi ngùi nhắc lại dịp kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1984). Dịp đó, bác Giáp còn khỏe, ông trở về thăm Điện Biên Phủ nhưng đây là chuyến thăm hoàn toàn mang tính cá nhân, anh Văn tự quyết định đi lên đó mà không có ai mời, một chuyến đi hết sức giản dị.

Câu chuyện của chúng tôi với đại tá Huyên trở lại với những đức tính cao quý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - mà như nhận xét của đại tá Hoàng Minh Phương (nguyên trợ lý của Đại tướng): “Đại tướng là người luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh phục tùng sự phân công của lãnh đạo, kể cả trong trường hợp sự phân công ấy không phù hợp với cương vị và sở trường của mình; có ý thức tự kiềm chế và chờ đợi để giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo…”.

Khi trao đổi về điều này, chúng tôi đã thật bất ngờ trước sự thật một vấn đề mà đã qua rất nhiều năm nay, nhiều người -trong đó có cả các nhà báo như chúng tôi - vẫn không có thông tin đầy đủ, chính xác nên trước giờ vẫn nghĩ sai lệch. Đó là thông tin về việc có thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chính phủ cử phụ trách công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình quốc gia.

Đại tá Huyên cho biết: Sự thực là thế này, thời đó Thủ tướng Chính phủ là anh Phạm Văn Đồng. Trong một buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề: “Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng dân số-kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật (khi đó bác Giáp là Phó Thủ tướng), thì có lẽ anh Văn phụ trách luôn về dân số-kế hoạch hóa gia đình?”.

“Tất cả chỉ có thế, không có bất kỳ quyết định nào về việc này, không có phân công công tác... Tôi cũng biết sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe được, dù không thấy anh nói gì với tôi”- thư ký Huyên bày tỏ.

Ấn tượng nhất là không bao giờ đọc các bài viết đã chuẩn bị sẵn

Không quan tâm nhiều đến việc nhầm lẫn này, đại tá Huyên chuyển sang câu chuyện với chúng tôi điều ông ấn tượng và đánh giá rất cao Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là Đại tướng Giáp không bao giờ đọc các bài viết đã chuẩn bị sẵn, để vào túi, mà ông bao giờ cũng phát biểu theo ý kiến của mình, theo sự chuẩn bị của chính mình.

Theo ông Huyên, có lẽ chỉ duy nhất một lần bác Giáp đọc nguyên bài phát biểu chuẩn bị sẵn, đó là dịp phát biểu về cách mạng KHKT ở nước ta tại Đại hội Đảng IV. Bản này do anh em chuẩn bị nhiều tháng trời.

“Một lần khác, tại Hội nghị bàn về giáo dục toàn quốc ở Tây Ninh, tất cả anh em - những người chuẩn bị sẵn cho bác Giáp bài phát biểu công phu dài hàng chục trang - hết sức bất ngờ vì thấy bác chỉ đọc có hai trang đầu, chủ yếu là kính thưa, kính gửi các quan khách…, còn lại bác phát biểu theo ý kiến chuẩn bị của mình. Sau đó có anh em tỏ ý thắc mắc, bác bảo các cậu chuẩn bị thế cũng có ích vì đọc của các cậu, tôi hiểu được thêm nhiều điều cho bài phát biểu của tôi…”.

Những câu chuyện với vị thư ký già của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không biết bao giờ mới hết, nếu chúng tôi không được thông báo rằng giờ viếng Đại tướng tại tư gia sắp bắt đầu.

Bắt tay tạm biệt vị thư ký mẫn cán của danh tướng tài ba, trong lòng chúng tôi tràn đầy cảm mến, xúc động. Nhìn ra phía cổng khu nhà 30 phố Hoàng Diệu, đoàn người xếp hàng dài đang kính cẩn lặng lẽ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tá Nguyễn Văn Nhựa - bác sĩ riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chúng tôi đã làm tròn trách nhiệm với tất cả sự kính trọng, yêu mến Đại tướng. Các GS, bác sĩ và cả những y tá, hộ lý trong và ngoài ngành y quân đội, Ban Bảo vệ sức khỏe TƯ - bằng tất cả trí tuệ và lòng kính yêu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã chăm sóc bác tận tình, trong mọi điều kiện tối ưu hơn 1.500 ngày điều trị tại khoa A11, BV Quân đội 108. Khi cần bất cứ điều gì, chúng tôi đều có thể hội chẩn với các GS đầu ngành để tìm ra phác đồ chăm sóc, điều trị tốt nhất. Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, BV 108 là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chế độ dinh dưỡng cho bác. Với người già như bác, ngoài ăn uống, còn cần thường được truyền để đảm bảo dinh dưỡng. Lúc phải tiêm truyền, nhiều khi bác rất đau, nhưng bác rất giỏi chịu đựng và không bao giờ kêu ca. Những lúc tỉnh táo, minh mẫn, bác lại là người rất vui tính... Tin tưởng hoàn toàn vào chuyên môn của ngành y VN, nhưng bác cũng hơn ai hết hiểu lẽ trời, quy luật sinh tử khi đối diện với tuổi già. Bác mất đi, để lại cho chúng tôi bao niềm tiếc thương. Hơn 1.500 ngày chăm sóc bác, chúng tôi đã làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ, với tất cả sự kính trọng, yêu mến vị đại tướng của nhân dân. Ng.H
(Lao động)

Đoàn Thanh Liêm - Giai thoại trong thời chiến tranh Việt nam

(Chuyện kể từ một nhà báo và tác giả nổi tiếng quốc tế : Oriana Fallaci).

Oriana Fallaci sinh trưởng tại thành phố Florence nước Ý Đại Lợi. Bà là một nhà báo nổi danh quốc tế. Trong suốt mấy chục năm lăn lộn trong ngành báo chí, Oriana đã phỏng vấn rất nhiều nhân vật có danh tiếng trên thế giới và gây được tiếng vang trong dư luận khắp nơi. Điển hình như các nhân vật sau đây : Giáo chủ Ayatollah Khomeini, Đức Dalai Lama, Lành tụ Đặng Tiểu Bình, Tiến sĩ Henry Kissinger, Lãnh tụ Yasir Arafat, Nữ Thủ tướng Ấn độ Indira Gandhi, Bà Thủ tướng Do Thái Golda Meir v.v…

Bà còn viết nhiều cuốn sách được rất nhiều độc giả ưa chuộng tìm đọc, cụ thể như cuốn “Nothing, and so be it ” viết chủ yếu về chuyện chiến tranh ở Việt nam hồi cuối thập niên 1960. Và nhất là trong mấy cuốn xuất bản gần đây sau cuộc khủng bố 11 tháng Chín năm 2001, như : “The Pride and the Rage ”, “ The Force of Reason “, bà đã thẳng thắn phê bình chê trách số di dân người Ả rập và Hồi giáo đã gây khó khăn cho nước Ý, cũng như cho toàn thể Âu châu. Mấy cuốn sách này đã gây ra một cuộc tranh luận gay go, sôi nổi giữa bên bênh và bên chống đối với lập trường cứng rắn dứt khoát của bà. Một số tổ chức của người Hồi giáo còn đâm đơn kiện bà ra tòa về tôi phỉ báng và kỳ thị đối với người theo đạo Hồi.

 Oriana Fallaci (1929 – 2006)
Oriana Fallaci (1929 – 2006)
Chuyện quan hệ giữa người di dân Hồi giáo với người Âu châu rất phúc tạp, đến nỗi mà vừa mới đây vị Thủ tướng nước Pháp Francois Fillon đã phải lên tiếng với lời lẽ rất cương quyết đanh thép, để nhắc nhủ người di dân Hồi giáo như sau: “ Những người di dân không phải là gốc Pháp, thì phải thích nghi (với xã hội Pháp) “ (nguyên văn tiếng Pháp : “ Les immigrants, non francais, doivent s’adapter “).

Về chuyện liên quan tới Việt nam vào thời chiến tranh trước năm 1975, ta có thể ghi lại vài mẩu chuyện như sau đây:

Trong cuốn “Nothing, and so be it”, tác giả có kể lại cuộc phỏng vấn một cán binh trong nhóm “đặc công” cộng sản, mà chuyên đặt mìn phá hoại và sát hại tại các địa điểm quân sự cũng như dân sự ở Saigon vào các năm 1964-66, rồi bị cơ quan an ninh của chánh quyền Việt nam bắt giữ. Anh này khai tên là Nguyễn Văn Hai, người miền Nam. Nhưng anh ta rất gan dạ, nhất quyết không chịu khai báo một chi tiết nào về các vụ đặt mìn của mình. Cuối cùng, cơ quan điều tra phải cử một sĩ quan rất có kinh nghiệm để tiến hành việc thẩm vấn nghi can Hai này. Điều tra viên này lập kế, khêu gợi “ bản lãnh anh hùng” của nghi can, bằng cách dụ dỗ anh ta như sau : “ Chúng tôi đã thâu thập được đày đủ bằng chứng do chính các đồng đội của anh mà cũng bị bắt sau anh, thì họ đều xác nhận anh là kẻ chủ mưu chính yếu trong mấy vụ đặt mìn này. Chúng tôi cần lời khai của anh để anh có dịp xác nhận cái hành động anh hùng dũng cảm của anh trong khi theo đuổi lý tưởng cách mạng giải phóng dân tộc. Như vậy, nếu mà anh có bị tòa án xử thế nào đi nữa, thì mọi người cũng sẽ biết được cái nghĩa khí anh hùng của anh. Và tổ chức Mặt trận Giải phóng sẽ vinh danh con người “dũng sĩ cách mạng” của anh. Ngược lại, nếu mà anh cứ nhất định không chịu khai báo gì cả, thì rồi anh cũng sẽ bị sát hại như “một kẻ vô danh bị tai nạn xe cán tại một xó xỉnh nào đó” mà thôi…” Nghe vậy, rốt cuộc nghi can Hai đã khai báo mọi chi tiết về hoạt động đặt mìn phá hoại của mình. Và cơ quan điều tra đã có thể kết thúc hồ sơ để truy tố đương sự ra trước tòa án quân sự mặt trận.

Khi Oriana được cho tiếp xúc với nghi can để tiến hành việc phỏng vấn này, thì cuộc điều tra đã hoàn tất. Nên nhà báo muốn khai thác nhiều chi tiết về đời sống riêng tư của người đặc công gan dạ này. Tác giả đã ghi lại khá nhiều chi tiết về sở thích cá nhân, về gia cảnh … của đương sự. Và có chi tiết này rất đáng chú ý, đó là cuối cùng đặc công Nguyễn Văn Hai tâm sự với nhà báo rằng : “ Tôi thật ân hận là vẫn còn ham chuộng cái danh vọng hão huyền, để cho mình được ca tụng như là một “người anh hùng”, nên mới khai báo chi tiết về hành động của mình khiến cho các đồng chí bị liên lụy và bị bắt giữ, làm cho tổ chức bị tan rã. Thật là chuyện đáng hối tiếc lắm lắm vậy đó…!”

Cuối năm 1968, Oriana ra Hanoi và có dịp phỏng vấn Tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó còn giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng. Khi về lại Saigon, Oriana có kể lại chi tiết cuộc phỏng vấn này với Luật sư Trần Văn Tuyên vốn hồi trước năm 1945 là bạn bè gần gũi thân thiết với ông Giáp. Tôi được Luật sư Tuyên thuật lại cho nghe về câu chuyện phỏng vấn này, đại ý như sau : “ Oriana mô tả Tướng Giáp tiếp bà tại văn phòng Bộ trưởng với một căn phòng rộng mênh mông (une salle immense), và ông Giáp người thấp lùn với dáng điệu, kiểu cách giống hệt như là Tướng Napoleon ngày xưa của Pháp ấy. Khi được hỏi về chiến dịch Tết Mậu Thân ở miền Nam, thì tướng Giáp coi bộ “sửng sốt, mất bình tĩnh” ( il s’énerve), ông đứng dậy đi đi, lại lại trong phòng coi bộ suy nghĩ đăm chiêu lắm, và rồi cuối cùng thì ông Giáp “đổ hết tội cho Phạm Hùng là người chỉ huy Trung Ương Cục Miền Nam lúc đó (incriminer) đã gây ra những sự tổn thất nặng nề trong chiến dịch này…” Chuyện Tết Mậu Thân năm 1968 này cho đến nay vào năm 2010, thì vẫn còn là một bí hiểm, vì dù đã sau 42 năm, chưa có bất kỳ một tài liệu chính thức nào tại cấp lãnh đạo chóp bu ở Hanoi mà được đưa ra công khai công bố cho công chúng cả.

Về một số nhân vật khác mà Oriana có dịp gặp gỡ trao đổi, thì bà cũng thuật lại với lời lẽ rất thẳng thắn, chẳng hề dè dặt e ngại gì cả. Điển hình như chuyện bà mô tả cảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan lúc nằm tại bệnh viện sau lúc bị bắn trọng thương trong vụ chỉ huy phản công chống lại quân cộng sản xâm nhập đợt hai vào Saigon hồi tháng 5 năm 1968, thì ông tỏ ra là con người chẳng còn một chút dũng khí gì cuả một ông Tướng chỉ huy ngành cảnh sát quốc gia đày quyền uy và rất là năng nổ trước đó. Tác giả cũng kể lại cuộc gặp gỡ với ông Nguyễn Ngọc Linh với lời lẽ không mấy thiện cảm, đại khái như là ăn diện rất trau chuốt kiểu cách, nói tiếng Anh cũng như tiếng Pháp đều rất trôi chảy, nhưng mà lại xa rời quần chúng v.v… Nói chung, thì cũng như nhiều ký giả quốc tế vào hồi đầu thập niên 1970, Oriana không có mấy thiện cảm với các nhân vật lãnh đạo của chế độ Việt nam Cộng hòa, trái lại họ có vẻ nghiêng về phía Việt cộng, mà họ cho là có lý tưởng, có chính nghĩa hơn.

Nhưng sau 1975, thì Oriana cũng như nhiều nhà báo thượng thặng khác như Jean Lacouture của Pháp lại có cơ hội tìm hiểu rõ nét hơn về thực chất của chế độ cộng sản Việt nam. Và bà đã có sự “đánh giá, xét lại” về phong trào cộng sản ở Việt nam. Bà đã trao đổi chuyện này với tác giả David Horowitz là người rất nổi tiếng vì đã thay đổi lập trường 180 độ, từ phía cực tả “thân cộng sản” sang phía “cực hữu”, khiến gây sôi nổi trong công luận thế giới vài chục năm gần đây. Câu chuyện xung quanh nhân vật David Horowitz “gây nhiều tranh cãi” nổi cộm này (controversial figure), cũng như sự thay đổi quan điểm của Oriana Fallaci kể từ sau thập niên 1980 trở đi, sẽ là đề tài cho một bài tìm hiểu chi tiết hơn, mà người viết sẽ cống hiến với quý bạn đọc trong một dịp khác vậy nhé./

Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt

CT Trương Tấn Sang - Duy trì cơ chế cũ là chết!

Rất nhiều vấn đề bức xúc trong thời gian qua như lấy phiếu tín nhiệm, lương “khủng” của lãnh đạo các doanh nghiệp công ích ở TP HCM, giá điện, xăng... đã được đề cập trong buổi tiếp xúc cử tri TP HCM của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu tổ đại biểu số 1, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM đã tiếp xúc cử tri quận 4 vào chiều 10-10.

Chống tham nhũng: Hô khẩu hiệu quá nhiều

Xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm từ Quốc hội đến HĐND cấp tỉnh, thành phố thời gian qua, nhiều cử tri đề nghị 2 thay vì 3 mức như hiện nay. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, điều này Quốc hội đã bàn, dư luận cũng nói nhiều. Theo Chủ tịch nước, việc bỏ phiếu tín nhiệm không được dĩ hòa di quý, ai đúng nói đúng, sai là nói sai, không thể lập lờ. 
 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ cử tri quận 4, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

“Anh HĐND, Quốc hội thì phiếu cao nhưng anh UBND, Chính phủ thì phiếu thấp vì điều hành, cọ xát nhiều với dân. Mình không nên so sánh quá chi tiết như vậy. Chung đụng, va chạm nhiều thì phiếu thấp, ít thì phiếu cao là tâm lý chung, trong Đảng cũng vậy. Vấn đề ai phiếu cao thì tiếp tục phấn đấu cao hơn nữa, ai phiếu quá thấp, quá mất tín nhiệm thì cấp ủy thay thế” - Chủ tịch nước phân tích.

Nhiều ý kiến cử tri cho rằng tham nhũng chưa giảm mà càng tăng, Chủ tịch nước đánh giá: “Chúng ta hô khẩu hiệu nhiều quá, văn bản nhiều lắm rồi”. Chủ tịch nước đề nghị người dân tăng cường giám sát. Ai ngại nói công khai thì nói riêng với Chủ tịch nước bởi tham nhũng là vấn đề nhạy cảm và rất hệ trọng của đất nước, của Đảng.

Trước những lo lắng của cử tri về nhà ở xã hội, Chủ tịch nước cho rằng đây là chủ trương rất lớn nhưng sức nhà nước có hạn, các thành phần kinh tế phải tham gia. “TP HCM nên tổng kết và làm một chương trình nhà ở xã hội vì tôi biết thành phố có nội lực làm chuyện này” - Chủ tịch nước đề nghị. Chủ tịch nước khuyến khích TP HCM mạnh dạn làm, nếu có vướng mắc gì thì trung ương sẽ ban hành thêm chính sách và cơ chế.

Vụ lương “khủng”: Nghe xấu hổ quá!

Liên quan vụ lương “khủng”, Chủ tịch nước hoan nghênh TP HCM đã tích cực chỉ đạo, kiên quyết xử lý, không chỉ các đơn vị đã phát hiện mà còn tổng kiểm tra toàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ cũng rút kinh nghiệm và có văn bản chỉ đạo cả nước. Theo Chủ tịch nước, luật đã có từ lâu nhưng chúng ta không làm.

“Các bản quyết toán bỏ trong cặp, trong hộc tủ, công chúng ai biết đâu mà nói. Nổ cái đùng ra mấy chục ngàn tỉ đồng! Nguyên nhân chính là không công khai, minh bạch. Nếu công khai, minh bạch thì dân chúng giám sát sẽ phát hiện ngay. Các ông cứ giấu giếm nên mấy năm liền mới phát hiện, nghe xấu hổ quá. Việc công khai, minh bạch, Đảng đã có chủ trương chứ có phải bây giờ đâu mà mỗi nơi làm khác nhau? Nơi nào úm úm, giấu giấu thì nơi đó tiêu cực, tham nhũng nhiều nhất” - Chủ tịch nước bức xúc.

Chủ tịch nước yêu cầu TP HCM nên khen thưởng người phát hiện vụ lương “khủng” để tạo phong trào. “Tôi thấy TP nên tiếp tục làm cái này, dân không kêu ca gì. Trung ương cũng không ai rầy mà còn hoan nghênh, khuyến khích các địa phương khác làm như TP” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Đâu thể quán triệt vài câu là hết tiêu cực

Đề cập giá điện, khẳng định vì không theo cơ chế thị trường nên có nhiều tiêu cực, Chủ tịch nước nêu rõ: “Vấn đề này đau đầu lắm. Chủ trương chung là phải thị trường hóa giá điện, tạo sự cạnh tranh thì giá mới thấp, cứ dựa vào nhà nước thì chết. Không có nhà nước nào đủ tiền mà xoay nổi”.

Theo Chủ tịch nước, phải dùng chính sách kích thích để các thành phần kinh tế đầu tư vào điện thì giá mới xuống. Đối với người nghèo, diện chính sách, khó khăn thì phải có chính sách riêng của Nhà nước. Có như vậy mới hết tình trạng ép giá.

“Nguyên nhân sâu xa của tiêu cực là cơ chế cũ của mình tồn tại quá lâu. Mình lấn cấn giữa một bên là thị trường giá điện và một bên là lo chính sách xã hội, nhập nhằng chỗ này. Mà quy mô nền kinh tế càng lớn, tổng số tiền điện càng to, những vụ tham nhũng chắc chắn sẽ lớn. Giống như khi Vinashin xảy ra, chúng ta mới giật mình. Nếu chúng ta cứ duy trì cơ chế cũ thì sẽ chết. Cũng không thể tổ chức hội nghị, lên hội trường quán triệt mấy câu rồi về thì hết tiêu cực” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Đề cập vấn đề cố hữu khác là khi giá điện, xăng tăng là giá cả thị trường cũng tăng theo, Chủ tịch nước cho rằng ai lợi dụng thì phải dùng cơ chế, luật pháp để trị. “Chúng ta chưa quen, chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý giá cả trong điều kiện thị trường nên bị người ta “ăn theo”.

Về vấn đề tiền lương chưa kịp tăng, giá cả đã tăng, Chủ tịch nước mong muốn cử tri hiến kế, giúp nhà nước, Chính phủ về vấn đề này.
  Phan Anh(Người Lao động)

Chủ tịch nước: “Một bộ phận không nhỏ” là câu hết sức đau đầu

Chiều 10-10, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu đơn vị 1 đã tiếp xúc cử tri quận 4. Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri than phiền tình trạng tham nhũng của đất nước không giảm mà còn có dấu hiệu tăng,



Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Quận 4, TP.HCM chiều 10-10

Chủ tịch nước đồng cảm: “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Còn câu “Một bộ phận không nhỏ” là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều anh nói “bộ phận không nhỏ” đó ở bên dưới. Nhưng sau 1 năm quay lại hỏi bên dưới là chỗ nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được. Phương thức phát hiện ra “bộ phận không nhỏ” này thông qua phương thức tự phê bình chỉ là một cách thức thôi chứ không phải là tất cả. Vai trò của những cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra là cực kỳ quan trọng. Nếu những cơ quan này tìm không ra thì Đảng cũng chịu thua thôi”.

Cử tri Nguyễn Thành Công bày tỏ sự chưa đồng tình với cách làm và hiệu quả trong lấy phiếu tín nhiệm. Chủ tịch nước giải thích: “Thời buổi này, tình hình này mà đòi những anh chủ tịch ủy ban phải đạt tín nhiệm 95-96% thì không có đâu. Đó là do dân chủ đã được nâng cao và đòi hỏi của xã hội đã ngày càng khắt khe hơn, càng cho thấy làm quan không dễ. Chúng ta nên ủng hộ xu hướng tiến bộ đó của đất nước. Còn nếu đồng chí nào tín nhiệm thấp quá thì cấp ủy phải thay thế thôi”.

Trước đó, sáng 10-10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã làm việc với UBND TP giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Tại buổi giám sát có 14 vụ việc cụ thể được mổ xẻ, trong đó 10 vụ thuộc diện tái giám sát. Tuy nhiên, nóng bỏng là hai vụ khiếu nại của người dân rơi vào quận 1 (TP.HCM): dự án chung cư Cô Giang và dự án khu tứ giác Bến Thành.

Với dự án khu tứ giác Bến Thành (Q.1), ông Trần Du Lịch (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP) đề nghị UBND TP giải quyết rốt ráo một trong những khiếu nại của người dân là năm 2008 quận 1 thông báo cho người dân được đăng ký tái định cư tại chỗ. Đến năm 2011 lại thông báo là không được tái định cư tại chỗ mà sẽ tái định cư ở một địa điểm khác nhưng lại không xác định cự thể về thời gian, giá…

Phó chủ tịch UBND quận 1 Lưu Trung Hòa cho rằng khi tiếp xúc với đại biểu thì người dân phản ánh như vậy nhưng trong phương án đền bù, giải tỏa, tái định cư thì đã nêu đầy đủ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói nghe báo cáo suôn sẻ nhưng dân vẫn còn khiếu kiện thì giải quyết như thế nào. Chủ tịch nước yêu cầu quận 1 xem xét khả năng tái định tại chỗ cho người dân trong dự án khu tứ giác Bến Thành có được hay không và tái định cư ở đâu thì phải cam kết bằng giấy trắng mực đen rõ ràng để thông báo cụ thể cho người dân.

Trong khi đó, với dự án chung cư Cô Giang (Q.1), đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch và lãnh đạo UBND TP, lãnh đạo UBND quận 1 đã trực tiếp đối thoại để làm rõ nhiều phản ánh, khiếu nại của người dân.

Theo ông Lịch, nói nôm na là người dân cho rằng dự án này làm thương mại chứ không phải thuần túy cải tạo chung cư cũ nhưng khi áp dụng chính sách thì theo chính sách cải tạo chung cư cũ theo nghị quyết 34 năm 2007 của Chính phủ. Ở đây có sự nhập nhằng giữa cải tạo chung cư cũ và làm dự án thương mại, làm lợi cho nhà đầu tư trong khi thiệt cho người dân. Chủ đầu tư còn quảng cáo trên mạng đây là miếng đất vàng để huy động vốn, còn người dân cảm thấy rằng họ bị lợi dụng về chính sách – tức là lợi dụng chính sách cải tạo chung cư cũ (miễn giảm thuế…) để làm dự án thương mại.

Trả lời, phó chủ tịch UBND quận 1 Lưu Trung Hòa nói nghị quyết 34 cho phép mở rộng xây dựng dựng khi giải tỏa chung cư cũ xuống cấp, kết hợp với chỉnh trang đô thị. “Chỗ này do người dân chưa hiểu, cần tiếp xúc lại để giải thích cho người dân điểm này” – ông Hòa cho biết.

Ông Lịch không thỏa mãn và khẳng định “thưa Chủ tịch nước, dự án này không giới hạn ở xây dựng lại chung cư cũ xuống cấp mà còn mở rộng ra (giải tỏa) đối với các hộ dân trong khu vực làm dự án, làm thương mại, chứ không thuần túy đập chung cư cũ để xây dựng mới. Vấn đề là nằm ở chỗ này”.

Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín vào cuộc giải với khẳng định hoàn toàn không có chuyện biến chung cư thành nhà ở thương mại đem đi kinh doanh. Trong nhiều giải pháp giải quyết chung cư cũ xuống cấp, thì có giải pháp kêu gọi xã hội hóa để lo chỗ ở mới cho dân và cũng đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư.

Tiếp tục đối thoại, ông Lịch nói chủ trương như phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín nêu là quá đúng, không có việc gì phải bàn. Nhưng dự án này không phải thuần túy cải tạo chung cư cũ mà mở rộng ra khu vực chung quanh và thành một miếng đất vàng, xây dựng thành trung tâm thương mại, nhà ở. Những việc này không công khai cho dân, còn về chủ trương thì không có người dân nào chống việc cải tạo chung cư cũ xuống cấp. Người dân cảm thấy nhà đầu tư hưởng lợi quá nhiều trong khi đền bù cho họ ít. Chỗ này cần minh bạch ra để dân không kiện nữa.

Thay mặt cho người dân, ông Trần Du Lịch đề nghị UBND TP tiếp tục giải quyết hai nội dung: phải cam kết với các hộ dân diện tái định cư tại chỗ về vị trí, thời gian nhận căn hộ tái định cư; tính toán có chính sách hỗ trợ những hộ dân đã nhận tiền đền bù (không thuộc diện tạm cư chờ tái định cư).

MAI HƯƠNG – QUỐC THANH
Bệnh viện tuyến dưới còn “thủng lưới” quá nhiều
Về vấn đề bệnh viện quá tải, Chủ tịch nước nói: Bà con ở TPHCM và Hà Nội cứ than phiền từ sau giải phóng tới giờ, có rất ít bệnh viện mới- dẫn tới quá tải. Nhưng chủ trương của trung ương là làm sao trang trải cho đồng đều cả nước. Nhà nước có thiếu sót là chưa đầu tư được những trung tâm y tế công nghệ cao. Bệnh viện tuyến dưới còn “thủng lưới” quá nhiều, người bệnh cứ chạy lên tuyến trên là do chúng ta cai quản đất nước còn kém.
Mỗi năm, nước ta có vài tỷ USD chảy ra nước ngoài để phục vụ nhu cầu chữa bệnh- đây một nguồn tiền rất lớn trong khi GDP của cả nước cũng chỉ ở mức chưa đầy 150 tỷ USD/năm. Chuyện này sắp tới phải tiếp tục khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cho y tế trong nước thì mới mong dần dần khắc phục được.
(Tuổi trẻ)

Các giáo hạt trong giáo phận đồng tâm hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên vào sáng Chúa Nhật 06.10.2013

Giáo phận Vinh Online

07.10.2013

GPVO – Sự việc xẩy ra tại giáo xứ Mỹ Yên vào ngày 04/9/2013 đến nay đã hơn một tháng. Người bị bắt giam bất công, kẻ ở nhà vẫn mang một nỗi đau đớn khôn nguôi cả về thể lý và tâm lý. Một tháng, thời gian chưa đủ để vết thương được chữa lành, và vết thương vẫn còn tiếp tục rỉ máu bởi cách hành xử bất công và tàn bạo của cỗ máy cầm quyền đã dùng bạo lực, chiêu bài gian dối, xảo trá… trước những người dân lành vô tội…
… Sáng Chúa Nhật 06.10.2013, mừng kính lễ Mân Côi, đồng loạt tất cả 20 giáo hạt trong giáo phận Vinh hưởng ứng lời kêu gọi của Tòa Giám mục Xã Đoài theo Thông báo đề ngày 03/10/2013, đã tổ chức thánh lễ tại các sở hạt cầu nguyện cho anh chị em tại giáo xứ Mỹ Yên, những nạn nhân của bất công và bạo quyền, cho Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình được sớm hiển trị tại Giáo phận Vinh và toàn Đất Việt thân yêu.
——————————————————-
Trước những bất công và đau khổ, người Công giáo chỉ có một phương cách duy nhất là cầu nguyện và đấu tranh ôn hòa để sự thật và công lý thực sự ngự trị trên quê hương đất nước. Cầu cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết tôn trọng các quyền cơ bản của con người, biết nhận ra những giá trị tích cực của tôn giáo trong đời sống xã hội mà tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tại giáo phận Vinh, liên tục trong mấy năm gần đây, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã sử dụng bạo lực trấn áp giáo dân, gạt bỏ đối thoại, vu khống Đức giám mục, các linh mục và giáo dân. Nguyên nhân của mọi “bất ổn” là từ phía nhà cầm quyền, nhưng sau đó lại dùng các kênh thông tin độc quyền, cả vú lấp miệng em, đổ lỗi cho giáo dân và đùn đẩy, tránh né trách nhiệm bằng cách “nâng quan điểm” bày ra mưu đồ đổ cho thế lực thù địch núp sau các chiêu bài nhân quyền và tự do tôn giáo để kích động nhân dân, trong đó có giáo dân. Một thực tế là cách thức quản trị xã hội quá kém cỏi của một số cán bộ, những người có thành tích trong thời chiến được đưa lên lãnh đạo nhân dân, đã không được nói đến, nhưng để lấp liếm cái điểm yếu này họ lại đổ cho nguyên nhân khách quan, cho cái gọi là “thế lực thù địch”. Hậu quả là sự gian dối đã trở thành căn bệnh trầm kha, như một khối u di căn, vô phương cứu chữa trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Trước thực trạng nẫu nát của xã hội, trước những đau khổ và bất công của giáo dân giáo xứ Mỹ Yên vẫn chưa được hóa giải. Hai người bị bắt giữ bất công vẫn chưa được trở về với gia đình. Giáo phận Vinh tiếp tục kêu gọi mọi thành phần dân Chúa hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em đồng đạo sớm đòi lại được công bằng và sự thật được sáng tỏ, người dân vô tội được trở lại cuộc sống đời thường với đầy đủ quyền lợi của họ.
Sáng Chúa Nhật 06.10.2013, mừng kính lễ Mân Côi, đồng loạt tất cả 20 giáo hạt trong giáo phận Vinh hưởng ứng lời kêu gọi của Tòa Giám mục Xã Đoài theo Thông báo đề ngày 03/10/2013, đã tổ chức thánh lễ tại các sở hạt cầu nguyện cho anh chị em tại giáo xứ Mỹ Yên, những nạn nhân của bất công và bạo quyền, cho Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình được sớm hiển trị tại Giáo phận Vinh và toàn Đất Việt thân yêu. 
————————————————–Giáo hạt Xã Đoài

Tại Giáo hạt Xã Đoài, cùng với Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự thánh lễ, quý Cha giáo sư Đại Chủng viện Vinh Thanh, quý Cha trong giáo hạt, quý chủng sinh, các nam nữ tu sĩ đến từ nhiều Hội dòng, cùng với hơn 15.000 giáo dân, đã dâng lên Mẹ Rất Thánh Mân Côi lời nguyện cầu thiết tha. Nhờ Mẹ chuyển cầu, xin Chúa thương ban bình an cho Giáo Hội, cho giáo phận nhà, cho dân tộc Việt Nam, cách riêng cho anh chị em đã và đang bị bách hại tại giáo xứ Mỹ Yên.





Giáo hạt Thuận Nghĩa
Sáng Chủ nhật, ngày 6/10/2013, con đường quốc lộ 1A dường như trở nên quá nhỏ bé khi hàng chục ngàn người từ các giáo xứ, từ các ngả đường đổ về trung tâm giáo hạt Thuận Nghĩa. Sức mạnh hiệp thông và tình liên đới đã phá đổ mọi khác biệt, mọi rào cản ngăn cách, để gần 50 ngàn giáo dân trong toàn giáo hạt cùng một tiếng lòng hội ngộ tại quảng trường Vũ Đăng Khoa cầu nguyện cho giáo xứ  Mỹ Yên trong cơn quẫn bách.
Thánh lễ được bắt đầu vào lúc 7h30 trước sự hiện diện đông đủ của quý cha trong  toàn giáo hạt, quý tu sỹ, các ban ngành, đoàn thể.
Chia sẻ trong thánh lễ, cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chủ tế thánh lễ đã ôn lại lịch sử của Kinh Mân côi, qua đó nêu bật những lợi ích: “ Nhờ việc truyền bá sự sùng kính này (Kinh Mân Côi), các tín hữu trở nên hăng say suy gẫm hơn và thiết tha cầu nguyện hơn, họ biến đổi mau chóng lạ thường; bóng tối của lạc thuyết tan biến nhường chỗ cho ánh sáng của đức tin Công Giáo bừng lên trong vinh quang đổi mới” (Đức Giáo hoàng Pio V). Trước thực trạng xã hội Việt nam hiện nay, Cha Antôn tiếp tục nêu lên những bất công, bạo quyền mà người dân từng ngày đang phải hứng chịu. Trong lời mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho giáo dân Mỹ Yên và hai người đang bị chính quyền Nghệ An bắt giữ, ngài khẳng định: “Cùng với giáo phận, gần 50 ngàn giáo dân giáo hạt Thuận Nghĩa tiếp tục lên án những bất công, bạo lực, gian dối, phản đối nhà cầm quyền Nghệ An bắt bớ người dân vô tội và yêu cầu thả tự do cho ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải; lên án chính quyền Nghệ An dùng bạo lực đàn áp giáo dân Mỹ Yên vào chiều 4/9/2013; lên án truyền thông Nghệ An và trung ương xuyên tạc và bóp méo sự thật, thay đen đổi trắng để che đậy sự tráo trở và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.”
Thuận Nghĩa là một giáo hạt đông nhất nhì của Giáo phận Vinh với gần 50 ngàn giáo dân trong tổng số 13 giáo xứ. Truyền thống đạo đức và bề dày lịch sử từ lâu đã thắp lên trong mỗi con tim giáo dân của giáo hạt nhờ tinh thần đoàn kết và một lòng hi sinh cho các nhu cầu của Giáo hội. Cùng với Giáo phận nhà, trong thời gian qua, giáo hạt Thuận Nghĩa luôn đồng cam cộng khổ với anh chị em đang phải chịu bách hại ở Mỹ Yên.
Pv Vĩnh Nghĩa






(Xem thêm hình ảnh)

Giáo hạt Cửa Lò

Giáo hạt Minh Cầm (Quảng Bình)
Hiệp thông với toàn thể Giáo phận, Giáo hạt Minh Cầm đã tổ chức thánh lễ mừng Mẹ Mân Côi và cầu nguyện cho Giáo phận nhà, đặc biệt là giáo xứ Mỹ Yên, vào lúc 9 giờ sáng Chúa nhật (06.10.2013) với sự tề tựu đông đủ của 6 linh mục trong giáo hạt và hàng ngàn giáo dân tham dự.


Giáo hạt Nghĩa Yên
Chúa Nhật kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi, 06.10.2013, hàng ngàn con tim Giáo hạt Nghĩa Yên hiệp thông cùng chủ chăn Giáo phận và toàn thể giáo dân Giáo phận Vinh dâng thánh lễ đặc biệt long trọng cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên trong cơn bách hại. Với sự hiện diện đông đủ của quý cha trong Hạt cùng toàn thể giáo giáo dân của 9 giáo xứ, thánh lễ đã diễn ra một cách trang nghiêm và sốt sắng.
Đầu thánh lễ, cha quản xứ Kẻ Đọng đã đọc Thông báo của Tòa Giám mục Xã Đoài, kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận Vinh dâng thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên cùng với các nạn nhân bị đàn áp và bị giam giữ. Trong bài giảng lễ, Cha chủ tế Phêrô Nguyễn Thái Từ đã khái quát về sự bách hại của Giáo hội trong hơn 2000 năm qua. Từ sự bắt bớ của thế quyền thời Giáo hội sơ khai với sự đàn áp dã man, bỏ người Kitô hữu vào vạc dầu đến việc cho thú dày xéo trong hý trường… Tất cả những việc đó nhằm cản trở những người Kitô hữu thiện chí đến với Đức Kitô. Không chỉ Giáo hội thời sơ khai, mà nhiều nơi khác trên thế giới cũng phải chịu nhiều áp bức bất công của thế quyền như sự bách hại đạo của tại Liên Xô, Tiệp Khắc, Bungari và nhiều nước Cộng sản khác. Ở Việt Nam, dưới thời phong kiến cũng đã có biết bao cuộc bách hại. Cụ thể dưới các thời Thiệu Trị, Minh Mạng, Tự Đức, Tây Sơn, phong trào Văn Thân…, người Công giáo cũng như hàng Giáo sỹ bị đánh đập và giết chết, bị xem là bọn tả đạo. Thời kỳ đó đã có hơn 130 ngàn người tử đạo, trong đó có 117 vị được phong Hiển thánh và 1 vị được phong Chân phước. Có thể nói, Giáo hội Việt Nam, một Giáo hội nhỏ, chỉ với 7% là Công giáo nhưng phải chịu biết bao đau đớn về sự bách hại không chỉ về vật chất, về thể xác mà còn bị bách hại về cả tinh thần nữa.
Ngày nay, chế độ phong kiến không còn nữa, việc bắt hại đạo không chỉ là truy lùng các ngõ ngách hay cấm đoán như xưa nữa mà sự bắt bớ ngày nay là một vỏ bọc “tự do tôn giáo”  với nhiều thủ đoạn công khai, trực tiếp và dối trá của nhà cầm quyền. Sự bách hại này được diễn ra ở Trung Quốc, Việt Nam với vụ Thái Hà, Tam Tòa,…đặc biệt là tại Giáo xứ Mỹ Yên – Giáo phận Vinh vừa qua. Thực trạng của “tự do tôn giáo” đó là một sự “bày binh bố trận”, lừa lọc và gian dối không chỉ ở chính quyền Nghệ An mà các báo đài từ địa phương đến trung ương cũng nói sai sự thật theo một sự “chỉ đạo” có sẵn. Bởi vậy, xã hội luôn có những bất công như tham nhũng, hối lộ, lạm quyền, hách dịch, coi thường tính mạng người dân… Trước những thử thách lớn lao đó của Giáo hội, đặc biệt là Giáo phận Vinh, Cha chủ tế mời gọi mọi người hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân và cho Giáo phận vượt qua thử thách, cũng như cầu nguyện cho nhà cầm quyền biết tôn trọng công lý, tôn trọng sự thật.
Truyền thông Nghĩa Yên



Giáo hạt Đông Tháp
Tại giáo hạt Đông Tháp, thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên đã diễn ra nhân ngày cao điểm tuần chầu đền tạ của giáo xứ Vĩnh Hòa. Thánh lễ đã quy tụ đông đủ các linh mục và gần 20 nghìn giáo dân đến từ 15 giáo xứ trong toàn giáo hạt, cùng với quý chủng sinh và nam nữ tu sỹ. Đặc biệt, Đức Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên đã về tham dự và chủ tế thánh lễ này.
Cộng đoàn tham dự cùng hiệp ý cầu nguyện cho luật sư Giuse Lê Quốc Quân, một người con của giáo xứ Vĩnh Hòa đang bị giam cầm cách bất công. Cộng đoàn cũng không quên cầu nguyện cho cha quản xứ Antôn Trần Văn Minh đang phải điều trị bệnh gần một năm nay.
Ngay từ sáng sớm, trên các ngã đường dẫn về nhà thờ Vĩnh Hòa, từng đoàn người đi trong trật tự, với biểu ngữ và cờ vàng trắng giương cao, tiến về trong tinh thần tin yêu bừng cháy.
Trước thánh lễ, cha quản hạt Đôminicô Phạm Xuân Kế lược lại sự việc tại giáo xứ Mỹ Yên thời gian qua và nêu lên ý nghĩa của thánh lễ. Đồng thời, ngài mời gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho công lý được thực thi, cho mỗi người dân Việt Nam được sống đúng với phẩm giá và quyền con người.
Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phêrô nói rằng, mỗi người chúng ta thuộc về Giáo hội và làm cho Giáo hội thể hiện sống động khi quây quần cử hành Bí tích Thánh thể. Cũng như Đức Maria, mỗi người chúng ta hãy cưu mang và để cho Đức Kitô lớn lên trong tâm hồn mình. Ngài mời gọi mỗi người siêng năng lần chuỗi và suy ngắm các mầu nhiệm Mân côi, vốn được xem là “bản Tin mừng rút gọn”. Hãy cậy thác vào Chúa, bởi con người vốn dĩ là giới hạn bất toàn. Đừng bao giờ lấy mình làm chuẩn. Chỉ có những kẻ mê muội mới lấy mình hay mượn một ai đó làm chuẩn, để rồi ngây ngô đưa lên những khẩu hiệu “muôn năm” vô lý. Bao lâu, xã hội còn lấy “đấu tranh” làm động lực phát triển chứ không phải là “tình yêu”, thì bấy lâu xã hội đó vẫn còn đầy rẫy những thù hằn, bất công. Sống trong thể chế nào, chúng ta tuân thủ những luật lệ đúng đắn của thể chế đó, nhưng mặt khác chúng ta cũng có quyền và bổn phận đóng góp để thể chế đó biến đổi nên tốt hơn. Ngài cũng minh định rằng, tuy không có sứ mệnh chính trị, nhưng Giáo hội không bao giờ lặng câm trước những bất công trong xã hội. Giáo hội luôn luôn là tiếng nói cho sự công chính. Mỗi người chúng ta được mời gọi để sống công chính, và chúng ta đừng sợ phải sống công chính.
Tuần đền tạ của giáo xứ Vĩnh Hòa kết thúc với giờ chầu trọng thể do chính Đức Cha Phêrô chủ sự. Tâm tình sốt mến biểu tỏ trên khuôn mặt của cộng đoàn hiện diện như lời của các giáo phụ mà Đức Cha Phêrô dẫn trong thánh lễ: “Bí tích Thánh thể làm nên Giáo hội và Giáo hội làm nên Bí tích Thánh thể”.
Trước đó, vào chiều thứ Sáu, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đến dâng thánh lễ ban phép Thêm sức cho 93 em và cho 72 em rước lễ lần đầu.
Giáo xứ Vĩnh Hòa được tách từ xứ mẹ Phi Lộc năm 1947, hiện có hơn 1800 giáo dân với 3 giáo họ.




Giáo hạt Phủ Quỳ

(Xem thêm hình ảnh)

Giáo hạt Bột Đà



Giáo hạt Bảo Nham



Giáo hạt Can Lộc




(Xem thêm hình ảnh)

Giáo hạt Văn Hạnh



Giáo hạt Cẩm Xuyên


Giáo hạt Nhân Hòa




(Xem thêm hình ảnh)

Giáo hạt Cầu Rầm


(Xem thêm hình ảnh)

Giáo hạt Ngàn Sâu


Giáo hạt Vạn Lộc


Giáo hạt Kỳ Anh
Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giám mục Giáo phận, theo thông báo của văn phòng TGM, sáng Chúa nhật ngày 6-10-2013, hơn 17.000 giáo dân của 7 giáo xứ trong toàn giáo hat đã lần lượt tập trung về nhà thờ Giáo hạt. Quả thật nhà thờ và khuôn viên nhà thờ của Giáo hạt Kỳ Anh đã trở nên quá chật hẹp, không còn đủ chổ cho mọi người về đây tham dự thánh lễ, nhưng không vì thế mà Thánh Lễ bớt phần trang nghiêm và sốt sắng. Đúng 7 giờ 30 phút, Thánh lễ bắt đầu với đoàn rước nhập lễ, đồng tế trong thánh lễ có các cha trong toàn giáo hat và các cha dòng Don Bosco trên địa bàn giáo hạt. Trong phần khai lễ, Cha Quản hạt Phaolô Nguyễn Xuân Hoá đã nói lên ý nghĩa của thánh lễ và mời gọi mọi người hiệp thông sâu xa trong tinh thần cầu nguyện cho giáo phận, cho Đức Giám mục, các linh mục, cho Giáo xứ Mỹ Yên, và nhất là cho các nạn nhận bị bách hại va đang bị giam giữ.


Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha quản hạt Phaolô một lần nữa điểm lại diễn tiến vụ việc tại Giáo xứ Mỹ Yên và các vụ việc liên quan dựa trên các văn bản đạo đời trong thời gian qua và đặc biệt qua hai văn bản đáng chú ý: Công văn 139 của UBND Tỉnh Nghệ An  và Thư của Đức Giám mục Giáo phận Kontum gửi ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Cha quản hạt đã giúp mọi người hiểu rõ hơn thực trạng của “tự do tôn giáo”, đó là một sự “bày binh bố trận”, lừa lọc và gian dối không chỉ ở chính quyền Nghệ An mà các báo đài từ địa phương đến trung ương cũng nói sai sự thật theo một sự “chỉ đạo” có sẵn. Cha chủ tế mời gọi mọi người hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân và cho Giáo phận vượt qua thử thách, cũng như cầu nguyện cho nhà cầm quyền biết tôn trọng công lý, tôn trọng sự thật.



GPVO tổng hợp

Phỏng Vấn T/S Alan Phan Về Tình Hình Ngân Hàng


1. Trong buổi nói chuyện với các lãnh đạo tập đoàn lớn của Mỹ hồi tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết là sẽ mở cửa thị trường tài chính. Xét theo hiện trạng thị trường tài chính của Việt Nam đến nay thì theo ông đến khi nào Việt Nam sẽ sẵn sàng để mở cửa bởi vì mở cửa đồng nghĩa với việc có sự cạnh tranh?
Thực tình thì Việt Nam luôn tuyên bố, cũng như đã ký kết một số văn kiện sau WTO, là sẽ mở cửa thị trường tài chánh. Do đó, câu hỏi phải là “mức độ mở cửa” mà chánh phủ VN cũng như các định chế tài chánh đã chấp nhận để hoà nhập. Tối ưu nhất là sự liên thông dòng tiền bằng cách thả nổi tỷ giá theo thị trường F/X quốc tế. Nhưng tôi không nghĩ là hệ thống ngân hàng có thể chịu nổi cú sốc này. Tất cả số liệu cho thấy sự yếu kém thảm hại của các định chế.
2. Và điều này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tái cơ cấu ngành tài chính – ngân hàng với trọng tâm là xử lý nợ xấu. Cũng có nhiều ý kiến hồ nghi chẳng hạn như việc mua lại nợ xấu ngân hàng của VAMC kỳ thực là “tạm quên” đi nợ xấu chứ chưa giải quyết triệt để. Ý kiến của ông như thế nào và ngoài giải quyết nợ xấu ra thì nên có những chính sách gì khác?
Chúng ta chưa thể tái cơ cấu khi chúng ta chưa có số liệu chính xác về nợ xấu, về sở hữu chéo, về các hoạt động sân sau của các ông chủ ngân hàng, về khả năng thu hút vốn, về minh bạch trong các báo cáo…. Việc tái cơ cấu cũng có thể là một động thái “bứt dây động rừng” mà nhiều quan chức, đại gia…rất lo ngại. Do đó, thay vì một đại phẫu để cắt bỏ các phần bị ung thư, chúng ta lập ra VAMC như một liều thuốc giảm đau tạm thời.
VAMC sẽ đứng ra để bán hộ các khoản nợ xấu, nhưng ngân hàng vẫn chịu trách nhiệm nếu VAMC không bán được. Trong tình thế này, cách duy nhất để VAMC bán nợ là chánh phủ VN qua Bộ Tài Chánh sẽ bảo lãnh số tiền. Vụ phát hành trái phiếu để thanh toán 600 triệu USD vừa rồi của Vinashin cũng có cấu trúc tương tự.
Tóm lại, tôi có cảm giác là trước sau gì, người dân (qua ngân sách quốc gia) sẽ là kẻ cứu trợ mọi sai lầm.
3. Bên cạnh đó vấn đề tăng trưởng tín dụng cũng đạt được quan tâm khi mà tăng trưởng tín dụng còn cách biệt với trần tăng trưởng tín dụng 12% của ngân hàng nhà nước. Vì sao tín dụng chưa thể tăng trong khi các ngân hàng vẫn đang chịu sức ép phải tăng tín dụng?
Khi các ngân hàng đang gánh chịu quá nhiều nợ xấu, NHNN không thể áp đặt thêm những rủi ro về tín dụng mới. Các ngân hàng thấy an toàn hơn khi họ bỏ tiền ra mua trái phiếu chánh phủ hay cho vay lẫn nhau.
4. Nhưng nếu tăng trưởng tín dụng thì lại gặp phải một vấn đề khác là ổn định vĩ mô. Theo quan sát, trong quá khứ thì để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ sẽ nới lỏng tín dụng nhưng sau đó thì lạm phát tăng, vĩ mô bất ổn rồi chính phủ lại tiếp tục thắt chặt. Như vậy làm sao có thể thoát được vòng tròn này?
Chúng ta không thể thoát khỏi vòng tròn khi chưa dám thử thách sức chịu đựng và phục hồi của hệ thống tài chánh cũng như nền kinh tế tổng thể . Phân khúc DNNN có thể lãng phí và trì trệ, nhưng phân khúc tư nhân đủ sức năng động để đột phá ngoạn mục. Một cuộc đổi mới toàn diện chỉ cần một hành động: lập một sân chơi bằng phẳng cho 2 phân khúc nhà nước và tư nhân, xoá bỏ mọi đặc quyền và lợi ích cho DNNN. Lạm phát có thể tái xuất hiện, nhưng một nền kinh tế năng động, hoàn toàn do thị trường chủ động, sẽ giải quyết những khó khăn vĩ mô trong thời gian ngắn.
Phóng Viên: Phương Thảo
(Góc nhìn Alan)

Về chuyện người dân bắt trói 5 công an

Hình ảnh các công an bị người dân trói lan truyền trên trang mạng xã hội facebook hôm 08/10/2013. Photo courtesy of dantri.com
∇ Nghe chuyện người dân bắt trói 5 công an
 "<EMBED...>" plugin was removed by WebWarper antivirus 
Ngày 8/10 năm nhân viên công lực tại tỉnh Hòa Bình bị người dân bắt trói. Việc người dân dùng bạo lực đối đầu với chính quyền và với nhau đã trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Một xã hội đầy bạo lực...

Báo chí Việt Nam đưa tin là vào ngày 8/10 rằng, năm công an của tỉnh Hòa Bình bị dân làng ở xã Kim Bôi bắt trói và giữ trong nhà văn hóa của xóm Bôi Câu trong gần ba giờ đồng hồ. Nguồn cơn của sự việc là ngày hôm trước, dân làng đã vây bắt những người đào đãi vàng gây ô nhiễm môi trường, mà việc này đã kéo dài rất lâu trước đó, cho nên sau khi lực lượng chức năng xuống khu vực xảy ra sự việc thì dân làng đã bắt giữ những viên công an này nhằm làm áp lực để cơ quan công quyền giải quyết những chuyện lộn xộn về đào đãi vàng ở địa phương của họ.

Bắt giữ người đã là phạm pháp, đằng này lại còn bắt giữ nhân viên công lực. Tại sao người dân lại thực hiện một hành động như thế?

Nhà Văn Đại tá Phạm Đình Trọng, người gần đây có những phát biểu phản đối những sự bất hợp lý trong cơ chế quyền lực hiện tại và về sự lạm quyền thời nhân văn giai phẩm, nói với chúng tôi:

“Chính quyền người ta làm những việc chống lại nhân dân cho nên nhân dân người ta bức xúc dồn nén nhiều rồi. Ví dụ như ở Văn Giang đấy, bây giờ người ta phải ra đồng giữ đất, cái sự dồn nén của người dân đến từ nhiều chuyện khác nữa anh ạ.


Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.
- Đại tá Phạm Đình Trọng

Cái này nó báo động một sự việc nghiêm trọng, đó là một xã hội bạo lực. Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực. Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.

Một điều hết sức nguy hiểm là cái xã hội Việt nam Văn hiến không còn cư xử với nhau theo đạo lý nữa.”


Theo lý thuyết đấu tranh giai cấp của đảng cộng sản thì lực lượng an ninh nói riêng và các lực lượng vũ trang nói chung là công cụ trấn áp để chống lại các lực lượng giai cấp khác ngoài giai cấp công nông của đảng cộng sản. Tuy vậy, khi lên cầm quyền, và nhất là khi đảng công nông chấp nhận nền kinh tế tư bản, được cho là có bóc lột, thì dường như thành phần công nông, tức là nông dân và công nhân lại thường xuyên là đối tượng trấn áp của các công cụ vũ trang của đảng cộng sản.

Việc trấn áp này đặc biệt xảy ra thường xuyên nhằm vào những nông dân bị mất đất trong thời gian nhiều năm qua, như trường hợp nông dân ở Văn giang mà Đại tá Trọng đề cập. Bạo lực đã bùng nổ chống lại cơ quan công quyền trong thời gian qua với đỉnh điểm là một người dân ở Thái Bình dùng súng bắn chết cán bộ địa chính.

Một nông dân ở Văn Giang đã nói với đài Á châu tự do như sau về tình thế của họ hiện nay,
“Dân bị đẩy vào ngõ cụt rồi. Phía bên họ dựa vào chính quyền để đàn áp dân, ‘tức nước vỡ bờ’ thì phải quyết chiến, người dân đã đến đường cùng, chả còn cách nào khác.”

... và vô cảm

Hai cẩu tặc bị dân Đồng Hới-Quảng Bình đánh gần chết hôm 25/10/2012. Photo courtesy of nld.com
Ngoài những xung đột với cơ quan công quyền một cách trực diện, người dân đã dùng bạo lực để đối với nhau mà không cần đến pháp luật. Trong sự việc mà chúng tôi nêu lên ở xã Kim Bôi kể trên, người dân đã đứng ra vây bắt những người đãi vàng trộm. Những vụ dân làng đánh chết những kẻ ăn trộm chó trong những năm qua thậm chí đã được các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin. Mà người dân không cảm thấy mình phạm pháp, họ điềm nhiên đứng ra ký nhận việc đánh chết kẻ trộm, và chính quyền cũng không thể làm gì được.

Lý thuyết bạo lực cách mạng cùng với đấu tranh giai cấp là xương sống của các chế độ cộng sản, và được dạy cho trẻ em trong nhà trường phổ thông. Nhà văn Tạ Duy Anh có lần phát biểu với một hãng tin nước ngoài: "chúng tôi được giáo dục để tiến thẳng thành quỷ sứ.”

Những ý niệm trừu tượng về giai cấp và kinh tế chính trị thì không rõ được người dân hiểu như thế nào và được thể hiện như ra sao trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước Việt Nam ngày nay, nhưng bạo lực thì đã thấy rất rõ, và cách mạng, theo ý nghĩa tốt đẹp của từ này, thì dường như không thấy đâu.

Khi được hỏi về nguyên nhân của mô hình bạo lực trong xã hội và rằng liệu có giải quyết nào để giải quyết được điều đó, nhà văn Đại tá Phạm Đình Trọng nói tiếp,

“Một xã hội mà nó duy trì một điều bất hợp lý là một đảng cầm quyền dùng bạo lực thì không thể thay đổi được. Tức là đảng, chính quyền hiện nay tồn tại bằng bạo lực với dân, thế thì chính quyền tồn tại bằng bạo lực thì xã hội nó tồn tại bằng bạo lực thôi.”


Dân bị đẩy vào ngõ cụt rồi. Phía bên họ dựa vào chính quyền để đàn áp dân, ‘tức nước vỡ bờ’ thì phải quyết chiến, người dân đã đến đường cùng, chả còn cách nào khác.

- Một nông dân ở Văn Giang

Nhưng việc tồn tại duy nhất một đảng cầm quyền lại được khẳng định bởi các nhà lãnh đạo hiện nay. Như cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã từng khẳng định rằng việc xóa bỏ điều bốn của Hiến pháp qui định sự độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản là tự sát. Ông Nguyễn Phú Trọng, đương kim tổng bí thư đảng cầm quyền gần đây tuyên bố rằng cương lĩnh đảng đứng trước Hiến pháp, bộ luật gốc của quốc gia.

Khi chúng tôi đang viết những dòng này thì nhiều nông dân làng Trịnh Nguyễn, nơi cơ quan công quyền và nông dân đối đầu nhau lâu nay về đất đai, đã bị bắt cóc trên đường đi một cách xuất kỳ bất ý. Có vẻ như một trận đánh thắng lợi nữa của công an và của bạo lực cách mạng lại đang diễn ra như cách đây vài năm Đại tá Nguyễn Hữu Ca tuyên bố một trận đánh đẹp khi tấn công vào khu vực nuôi tôm của nông dân Đoàn Văn Vươn.

Lại bạo lực và bạo lực. Liệu một nhà nước pháp quyền mà đảng tuyên bố hướng tới lâu nay có thành hiện thực hay lại trở thành một xã hội kiểu Lương Sơn Bạc?
Theo RFA

Khẩn thiết chờ nghị sĩ Mỹ sang Việt Nam cho xấu hổ

...cc : Khi Con người có quyền lực mà mê ăn thì biến thành Lợn , cho nên cái hành vi  “xấu hổ” chỉ có xã hội loài Người  mới có, Lợn đâu biết mà nói với ai bây giờ??? – Cái dzụ này nên hỏi Cụ Lê hiền Đức , Cụ Tô Hải , Bà PCT nước cùng Ông TBT Trọng, là biết tại sao không xấu hổ.

Phunutoday

Cập nhật lúc 10:31 10/10/2013
(Trái hay phải?)  -Ngày 8/10, 8 ngày sau khi Chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức xin lỗi quốc dân Mỹ.
Ông Obama đã xin lỗi toàn dân Mỹ vì những vấn đề gắn với việc chấm dứt tài trợ các tổ chức nhà nước, nhưng cũng qui trách nhiệm về cuộc khủng hoảng cho các đối thủ trong đảng Cộng hòa.
“Tôi biết rằng người Mỹ đã mệt mỏi vì tất cả những thứ này. Tôi xin lỗi vì các bạn buộc phải trải qua chuyện đó – có vẻ là điều này xảy đến hàng quí”, – Tổng thống Hoa Kỳ nhận định. “Có Chúa chứng giám, tôi cũng đã mệt mỏi vì chuyện này rồi”, – ông Obama nói thêm.
Tổng thống Obama xin lỗi dân Mỹ vì Chính phủ đóng cửa
Khỏi phải nói, lời xin lỗi của vị Tổng thống quyền lực hàng đầu thế giới vì sự bất lực trong việc giải quyết vấn đề của nước Mỹ đã khiến dư luận quốc tế không khỏi xôn xao. Người thì cho rằng ông Obama đã đến giới hạn và sẽ nhanh chóng đàm phán với Đảng Cộng hòa ngay thôi, người khác lại khâm phục tổng thống Mỹ vì sự thẳng thật hiếm có…
Đấy cái thói đời trông người phải ngẫm đến ta. Lời xin lỗi của ông Obama ngay lập tức được dư luận Việt Nam bình luận với nhiều sự quan tâm sâu sắc. Rằng ông tổng thống xin lỗi kém xa vị lãnh đạo ngành du lịch Việt Nam. Nhìn bức ảnh ông Tổng cục trưởng mà xem, chủ vui, khách vui, tay nắm tay. Lời xin lỗi đưa ra như giọt nước mát lành, thấm sau vào tâm hồn, mang lại niềm vui cho người được xin lỗi, tất nhiên cả người xin lỗi. Còn ông Obama, mặt mày trầm tư, 100 bước nữa mới được nửa nụ cười, ấy như thế thì làm sao mà người dân Mỹ thông cảm và thấu hiểu được. Ấy thế mà người viết bài lại dám mạo muội nghĩ rằng, cái sự thua kém về kinh tế của nước ta so với nước Mỹ hẳn là do dân ta chưa chịu cần cù chịu khó, chứ nghệ thuật lãnh đạo chắc chắn hơn đứt đuôi con nòng nọc rồi. Nào có phải mỗi chỉ vị lãnh đạo ngành du lịch biết xin lỗi, cả ông tư lệnh ngành giao thông phẩy nhẹ tay cái tiết kiệm được gần 20.000 tỷ đồng, tài năng đến thế thì năm châu bốn bể ai bì được nào.
Cũng lại xuất hiện một số ý kiến cho rằng hành động xin lỗi của Tổng thống Obama lại là một minh chứng hùng hồn nữa cho sự xấu hổ đang phổ biến ở nước Mỹ. Bởi trước đó không lâu, ngay sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa, hàng chục nghị sỹ trong Quốc hội nước này dù không bị cắt lương, nghỉ việc như các công chức khác vẫn khăng khăng trả lại lương vì xấu hổ. Liên tiếp hai hành động như trên của những người đứng đầu nước Mỹ dường như phản ánh sự xấu hổ đang ngày càng nhiều và trở nên đáng lo ngại ở nước này.
Khổ thế đấy, tại sao có mỗi vụ việc bé cỏn con như vậy mà cứ ầm ĩ rồi xấu hổ hết cả lên như vậy? Nếu người Mỹ biết đường sang Việt Nam học cách tự tin, không thèm xấu hổ thì có lẽ giờ đây nước Mỹ đã không phải đau đầu như thế này.
Này nhé, chẳng cần lấy ví dụ đâu xa xôi, vụ việc vừa mới đây liên quan đến cầu cạn đường vành đai 3 (Hà Nội) sau chưa đầy 1 năm thông xe đã bị lún mà có ai thấy ngại ngần hay xấu hổ gì đâu, cả bên trao lẫn bên nhận vẫn quyết vay vốn ODA thưởng 180 tỷ cho nhà thầu thi công. Tự tin không xấu hổ như vậy cũng có ai chết đâu? Sao cứ nhất thiết phải xấu hổ làm gì? Đấy là chưa kể đến việc người dân đã đóng được hơn 4.000 tỷ thế mà ngành giao thông vẫn vá đường bằng đất, còn tiền vá đường thì đi hỗ trợ thất nghiệp đấy thôi.
Hay như hai đại gia hàng đầu của nền kinh tế Việt gần đây là EVN và PVN bị quên đóng thuế hàng tỷ đồng mà cũng có vấn đề gì đâu. EVN thậm chí còn đang nợ ngân hàng cả trăm nghìn tỷ, trong thời buổi kinh tế khó tới mức doanh nghiệp muốn có vài tỷ để phục hồi sản xuất cũng là ước mơ không dễ với.
Ngồi mà kể hết những chuyện không xấu hổ ở Việt Nam thì còn dài, không khéo độc giả bảo kẻ viết bài này lảm nhảm toàn những chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Thôi thì, mong người Mỹ cấp tốc sang Việt Nam học tự tin, không xấu hổ để áp dụng giải quyết mọi vấn đề khó của nước Mỹ. Và biết đâu, những người dạy xấu hổ lại được lây nhiễm chút ngại ngùng thì người dân chắc cũng được chút an ủi, nhẹ nhõm cõi lòng. Chúng tôi xin khẩn thiết chờ mong. Khẩn.

Chính quyền Mỹ bị cáo buộc đe dọa tự do báo chí

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói với ông Downie rằng thực tế ngược lại cái ý tưởng cho rằng mọi người ngậm miệng và không dám hé lộ tin tức cho phóng viên
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói với ông Downie rằng "thực tế phủ định cái ý tưởng cho rằng mọi người ngậm miệng và không dám hé lộ tin tức cho phóng viên".
Theo Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ, việc chính quyền Tổng thống Obama tích cực truy tố những vụ rò rỉ tin mật và nỗ lực kiểm soát thông tin đang trở thành mối đe dọa cho tự do báo chí và dân chủ.

Báo cáo công bố hôm thứ Năm do tổ chức có trụ sở ở New York cho biết hành động của Tổng thống Obama hoàn toàn mâu thuẫn với lời hứa của ông về một chính phủ minh bạch và cởi mở.

Ông Leonard Downie, cựu biên tập viên của báo Washington Post, tác giả của báo cáo, nói rằng "quan chức và nhân viên chính quyền đang ngày càng sợ nói chuyện với báo chí" vì bị giám sát về rò rỉ thông tin rất chặt.

Ông cho biết 6 nhân viên chính phủ và nhân viên hợp đồng đã bị nhắm truy tố theo Luật Gián điệp năm 1917 vì những cáo buộc họ rò rỉ thông tin mật cho báo chí. Ông Downie nói áp dụng luật như vậy rất đáng sợ vì luật này được dùng "chỉ trong 3 vụ việc trước đây trong 9 thập kỷ qua."

Các quan chức Tòa Bạch Ốc được phỏng vấn về bản báo cáo đã mạnh mẽ phản đối việc bị gọi là chống lại quyền tự do báo chí.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói với ông Downie rằng "thực tế phủ định cái ý tưởng cho rằng mọi người ngậm miệng và không dám hé lộ tin tức cho phóng viên". 
(VOA)
 

* DHK - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét