Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Thứ Sáu, 11-10-2013 - Mất 9 tỉnh Miền Bắc VN, mà nhân dân không biết?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2a0a0ca19e1744428b09fcac74e3d24aMất 9 tỉnh Miền Bắc VN, mà nhân dân không biết (SMSH). =>
15 ngư dân bị nạn tại Trường Sa (TN).  - VWS đóng góp xây trường học ở Trường Sa (NLĐ).
ASEAN, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình Biển Đông (VOA).
Australia cảnh báo nguy cơ xung đột Biển Đông (VOA).  - Ấn Độ kêu gọi hòa bình Biển Đông.  - Mỹ, Nhật gây sức ép với TQ về tranh chấp Biển Đông (KT).  - Mỹ-Nhật hối thúc sớm giải quyết tranh chấp Biển Đông (TTXVN).
Ngoại trưởng Mỹ hoãn chuyến thăm Philippines vì bão (VOA). - John Kerry: Mỹ muốn giúp giải quyết tranh chấp tại Biển Đông (RFI).
Tổng thống Mỹ vắng mặt, TQ muốn thắt chặt quan hệ với ASEAN (VOA).
Bị bắt vì dự khóa học xã hội dân sự? (BBC).
Những điều cần biết về tạm giữ hành chính và tạm giữ hình sự (Dân Luận). - TƯỜNG TRÌNH VỀ VỤ NGƯỜI TỐ CÁO BỊ BẮT CÓC (Lê Anh Hùng).
- Bài phát biểu của J.B Nguyễn Hữu Vinh tại lễ nhận giải thường Tự do tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2013: Xin được hiệp thông cùng nhau trên bước đường gian khó (JB Nguyễn Hữu Vinh). - Thanh niên Việt Nam và vận nước (Phi Vũ).
- Video: Mỹ theo sát tự do tôn giáo ở Gia Lai (BBC).
Mỹ-Việt ký thỏa thuận hạt nhân (BBC).  - Việt-Mỹ ký hiệp định hạt nhân dân sự (VOA). - Việt Nam – Hoa Kỳ ký hiệp định hạt nhân dân sự (RFI). - Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký hiệp định thương mại hạt nhân (Kichbu).
Nhận định kết quả Hội nghị Trung ương 8 (BBC).  – Audio phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Hà, Cựu chánh văn phòng Bộ Công an: Đảng đang ‘kìm hãm’ VN phát triển
- Nguyễn Minh Đào: “Ký ức buồn trong Đại hội VI của Đảng” (viet-studies). “Năm 2009, vào dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm ngày sinh của Đại tướng những năm sau nầy, tôi thấy qua màn ảnh truyền hình, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến chúc mừng Đại tướng với thái độ ‘rất trân trọng’!? làm cho tôi chợt nhớ hình ảnh Đại tướng trong Đại hội VI, tôi không thể không suy nghĩ…!“. – Nguyễn Trọng Bình: Suy ngẫm nhân ngày quốc tang Đại tướng   – Tương Lai: Những bước đi chậm rãi của lịch sử
- Phỏng vấn Nhà báo Phạm Chí Dũng: Việt Nam : Tương quan lực lượng trong đảng vẫn ở thế giằng co (RFI).
Sự Phát Triển và Đảng: Những Căng Thẳng Xã Hội (Chủ nghĩa) ở Việt Nam (DTD).
LỐI KIÊU HÃNH NGƯỢC CỦA NHIỀU NGƯỜI ViỆT (Nguyễn Tường Thụy). - Nhà văn Nhật Tiến: GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN (KỲ 7) (Nhật Tuấn).
Chủ tịch nước: “Một bộ phận không nhỏ” là câu hết sức đau đầu (TT).  - Duy trì cơ chế cũ là chết! (NLĐ).  - Chủ tịch nước khen TP.HCM xử lý kiên quyết vụ lương ‘khủng’ (TN).
- Về bài đăng trên báo Lao Động: Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua tâm sự của người thư ký già, có trích lời của Đại tá Huyên, thư ký tướng Giáp: “Trong một buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề: ‘Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng dân số-kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật (khi đó bác Giáp là Phó Thủ tướng), thì có lẽ anh Văn phụ trách luôn về dân số-kế hoạch hóa gia đình?’.  Tất cả chỉ có thế, không có bất kỳ quyết định nào về việc này, không có phân công công tác… Tôi cũng biết sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe được, dù không thấy anh nói gì với tôi“.
- Facebooker Uyên Vũ đăng bức hình chụp quyết định của ông Phạm Văn Đồng trên báo Tuổi Trẻ và bình luận: “1) Ông đại tá Huyên là thư ký của ông Giáp mà không biết 2) Ông Huyên biết nhưng che giấu 3) Tuổi Trẻ Online ngụy tạo Quyết Định này“. Thật ra quyết định của ông Phạm Văn Đồng bổ nhiệm tướng Giáp làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có Kế hoạch năm 1984 đã được đăng ở nhiều trang mạng như Cơ sở Dữ liệu Quốc gia; hay Thư viện Pháp luật … Trong bài Một chiều nghiêng Ba Đình của báo TP, bà Đặng Bích Hà, phu nhân đại tướng cũng có kể cho nhà văn Sơn Tùng nghe chuyện này. Nên “Tuổi Trẻ Online ngụy tạo Quyết Định này” đã bị loại.
- Facebooker Tin Không Lề bình luận: “Mình không nghĩ bác Huyên cố tình nói dối trong vụ này, có thể bác ấy bị mấy lão bên Tuyên giáo bắt phải nói thế, nhằm giúp đảng và nhà nước rửa bớt bộ mặt lem luốc trong vụ ra quyết định bổ nhiệm tướng Giáp làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có Kế hoạch năm 1984. Nhưng mà lời của bác Huyên nói ra thì bác ấy phải chịu trách nhiệm“.
Văn tế Đại tướng (Nguyễn Vĩnh). “Thân là bậc công thần khai quốc/ Đôi phen bị làm nhơ nhuốc ô danh’ Những thói đời nhơ bẩn hôi tanh/ Toan khỏa lấp uy danh lừng lẫy...”. - An Hoàng Trung Tướng – Ai là Anh Cả Quân đội Nhânzân Xứ Lừa? (Dân Luận).
- Võ Văn Tạo: Tướng Giáp, Nhạc Phi, Tần Cối (DĐXHDS). Và hình ảnh một số nhân sĩ, trí thức, từng tham gia khởi xướng bản Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, Diễn đàn Xã hội Dân sự, đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiều 10/10/2013.
MIÊN MAN NGHĨ VỀ BÁC GIÁP (Nguyễn Trọng Tạo). – Phỏng vấn ông Đặng Văn Việt: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những ước nguyện không thành (RFA).  - Trận chiến tranh giành di sản chính trị của tướng Giáp (RFI). Theo giáo sư London, cái chết ca tướng Giáp là mt thđim có tính cht quyếđnh ca lch s Vit Nam, m đường cho mt trn chiến mi : Trn chiến tranh giành di sn chính tr công.” - THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO KÍNH VIẾNG ĐẠI TƯỚNG (Nguyễn Trọng Tạo).
Thời gian ‘chịu đựng’ của Tướng Giáp (BBC).  - ‘Mâu thuẫn’ trong cách đối xử của Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp(VOA).  Bùi Tín: Niềm cay đắng nuốt vào lòng (Blog VOA).  - Sử gia Mỹ và cuộc phỏng vấn Tướng Giáp năm 1990 (VNE).  -Thắp 103 ngọn nến sau khi nhà Đại tướng đóng cửa (VNN).  - Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng họp lần thứ hai(TTXVN).  - Võ Nguyên Giáp – Người thầy lớn (NLĐ).  - Vào nhà Đại tướng mà đạm bạc như nhà dân (TT).  - Trường Chuyên Quảng Bình xin được mang tên Đại tướng (GD&TĐ).  – Video: Phim tài liệu: Người anh cả Quân đội (VTV).  - Những giờ phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VTC/Tin tức).
Cận cảnh xe, pháo dành cho lễ an táng Đại tướng (TN).
Quá nhiều tiến sĩ nhưng các công trình khoa học thì “gần như con số không” (FB Thái Bá Tân).
Đề xuất lương tối thiểu vùng cao nhất 2,7 triệu đồng (TT).
Chôn hóa chất độc hại: Bộ Y tế tổ chức khám sức khỏe (TT).
- BẦM DẬP VÌ TỐ CÁO TIÊU CỰC: Vướng vòng lao lý (NLĐ).
Quyền giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn bị cảnh cáo về mặt đảng (TT).
20131010192954-anh <- Sự thật bức ảnh ‘công an bị trói tay’ ở Hòa Bình (VNN).  - Nguyên nhân công an bị dân bắt trói trái phép (KT).  - 5 cán bộ công an bị bắt giữ trái phép (TT).
“Cán bộ cao cấp” đánh cụ già 70… tổn thương nội sọ (KT).
Tiếng Cú Bis (VOA Blog).
- VỤ “MỘT PHỤ NỮ CHẾT Ở TRẠI TẠM GIAM”: Công an vội chôn bị can (NLĐ). - Vụ “Một phụ nữ chết ở trại tạm giam”: Công an vội chôn bị can (DLB). - Và côn an cũng bất chính vĩ đại… (DLB).
Đoàn Thanh Liêm – Giai thoại trong thời chiến tranh Việt Nam (DĐTK).
- Trần Mạnh Hảo: Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần cuối (Bùi Văn Bồng).
Tòa TQ cho phép Bạc Hy Lai kháng cáo (BBC).
Miến Điện nhận chức chủ tịch luân phiên ASEAN 2014 (RFI). - Miến Điện đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột với quân nổi dậy Kachin (RFI).
Bắc Triều Tiên: Cuộc tập trận của Mỹ khiêu khích ‘nghiêm trọng’ (VOA).  - Khu trượt tuyết của Bắc Hàn trễ hạn? (BBC). - Bắc Triều Tiên thay tướng chỉ huy quân đội (RFI).  - Kim Jong-un kiểm soát hoàn toàn Bắc Triều Tiên?
Mỹ-Hàn-Nhật tập trận, Bình Nhưỡng phẫn nộ (RFI).

- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chống tham nhũng còn hô khẩu hiệu nhiều quá (TT). – Phiếm: Chống tham nhũng: Đã làm thì… làm luôn! (LĐ).
Bộ Y tế khám, tư vấn sức khỏe cho nhân dân “vùng thuốc sâu” (GDVN). – Khám – chữa bệnh cho nhân dân vùng đất bị chôn thuốc sâu ở Thanh Hóa: Vụ chôn thuốc trừ sâu: Mới chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề (LĐ).
432 (TN).
- Dự án khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây: Vì sao hơn 1.200 tỷ đồng ‘đắp chiếu’? (TP).

- Phạm Chí Dũng: Có hay không đối lập ở Việt Nam? (DTD/DĐXHDS).
- Phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về đề án tái cơ cấu kinh tế (TP). - Legalizing casinos – Hợp pháp hóa chuyện cờ bạc (Giang Le).
KINH TẾ
-  Hội nhập quốc tế buộc Việt Nam đổi mới DNNN (RFA).
Phỏng Vấn T/S Alan Phan Về Tình Hình Ngân Hàng (Alan Phan).
Kinh tế 2014 sẽ khả quan hơn… (ĐBND).
Hơn 100.000 tỉ đồng nợ xấu thành nợ thường (TBKTSG).  - Nợ xấu đang rất đắt khách (TBNH).  - Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chờ mua nợ xấu (DĐDN).  - Nhà đầu tư ngoại “thèm” nợ xấu của Việt Nam (TQ).
Ngân hàng Nhà nước trở lại mua vào ngoại tệ (VnEco).
EVN đứng đầu vay nợ ngân hàng với gần 119.000 tỉ đồng (TBKTSG).
Bị ‘quay’ về giá sữa, giá điện, Bộ Tài chính nói gì? (VTC).
Chiến lược ngành đóng tàu bị treo vì Vinashin  (TBKTSG).  - Niêm yết trái phiếu đảo nợ của Vinashin tại Singapore.  -Vinashin được phát hành trái phiếu trả nợ 600 triệu USD (VNE).
Giá gạo hồi phục nhờ xuất tiểu ngạch (TBKTSG).
Thị trường đường: Tưởng ngọt hóa đắng! (CT).
12chot_ec5b1Đổ xô mua ốc bươu vàng (NLĐ). =>
Những thách thức lớn đối với nữ Chủ tịch FED tương lai (Tin tức).  - Tân Chủ tịch FED được nước ngoài ca ngợi (VOA).

Vinashin tái cấu trúc khoản vay 600 triệu USD (SGGP). – Khoản nợ nước ngoài 600 triệu USD của Vinashin: Nhiều giải pháp cứu Vinashin (TT).

- Ông Lương Thế Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP cà phê Mê Trang: ‘Làm việc gì cũng phải đặt cái tâm lên hàng đầu’ (TTVH).
- Cây trồng biến đổi gen: Chờ tới bao giờ? (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Bảo tàng làm thế nào để hấp dẫn? (TQ).
Bài học về tư duy thực chứng và đối thoại trong nghiên cứu văn học từ một người thầy (PBVH)
bo-dy-2-7600-1381387454 <- Gia đình Phan Khôi nhận giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội (VNE).
Kỷ niệm 15 năm vắng bóng thi sĩ Bùi Giáng: Những ngày xưa ấy… (Chùa PL).
Ca trù – “Thời vang bóng” đã xa / Ca tru – Those Were the Days (Đoan Trang).
- PIERRE BOURDIEU: VĂN HOÁ LÂM NGUY – Kỳ 1 (Bùi Văn Bồng).
Lan Phương – Một thế hệ khủng hoảng tình yêu thương (Yêu trẻ thơ).
LHP Việt Nam: Ít phim hay, nhiều hài nhảm (NLĐ).
“Quyết ngăn chặn nạn phong bì trong Liên hoan chèo” (VNN).
Nghệ sĩ Văn Hiệp chính thức nhận danh hiệu NSƯT (VNN).
BÁI PHỤC CỤC TRƯỞNG CỤC XUẤT BẢN! (Nguyễn Phú). - Huyền Chip: Càng im lặng, càng bất lợi (LĐ).
Nobel Văn học thuộc về Alice Munro (BBC).  - Nhà văn Canada đoạt giải Nobel Văn chương 2013 (VOA). - Nữ tác giả Canada nhận Giải Nobel Văn chương 2013 (PNO).
- Nguyễn Hưng Quốc: Thức ăn Philippines (Blog VOA).


Bồ tát dưới lòng đất (Đọt chuối non).
Thương nhớ nghìn năm (Quê choa). - Hà Nội trong tôi. - NỐT LẶNG (Trịnh Xuân Báu). - Người Lính Trong Truyện Đinh Phụng Tiến (Người Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- GS-BS Nguyễn Thiện Thành: Một cuộc đời dấn thân (PNO).
Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn chỉnh trong đào tạo ngoại ngữ (Tin tức).
Phụ huynh phản ứng chất lượng bữa ăn bán trú (TN).
Đà Nẵng: Thêm một trường tiểu học bị tố lạm thu (VTC).  - Trường học lạm thu, phụ huynh “lĩnh” đủ! (PL&XH).
10--com-co-thitỞ đó, cơm có thịt là… xa xỉ (PNTP). =>
Phân tích bạo lực học đường dưới góc nhìn bất bình đẳng giới và định kiến giới (GD&TĐ).
Đề thi về Ngọc Trinh – Bà Tưng: Thô thiển hay thú vị? (KT).  - Ngọc Trinh, “Bà Tưng” không đáng vào đề thi (NLĐ).
Khi công nhân bỏ nhậu tới lớp học đêm (ND).
Gặp người phát minh thuốc lá điện tử (RFI).
Bậc thầy truyện ngắn người Canada đoạt giải Nobel Văn học 2013 (RFA). - Nữ văn sĩ Canada đoạt Nobel Văn học 2013 (RFI). - Malala, cô bé Pakistan 16 tuổi đoạt giải Sakharov (RFI).
Bắc Kinh chỉ trích NASA không cho khoa học gia Trung Quốc dự hội nghị (VOA).

- Vụ “Lấy chuyện “Bà Tưng”, Ngọc Trinh làm đề thi”: Có vẻ nằm ngoài nhận thức phổ thông của học sinh (TT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
RỘN TIẾNG CƯỜI XÍN CHẢI – GIA KHÂU (AABC/ Mai Thanh Hải). - VƯỢT 12 TẦNG DỐC SÌ LỜ LẦU (Mai Thanh Hải).
662983 <- Khởi tố vụ án 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin (TT).  - Điều trị viêm xoang, bị cắt… polyps (PNO).
Phạt hành chính người mẹ đào hố bỏ con mới sinh (NLĐ).  - Tạm gửi bé bị “vất bỏ” vào Trung tâm trẻ mồ côi (TT).
Người phụ nữ nặng 30 kg bị vứt bỏ ven đường (NS/GĐ).
Giải cứu 30 người dân bị cô lập trong lũ ở Bình Phước (TTXVN).
TỶ PHÚ THÀNH NGƯỜI BÁN CHÁO VỊT! (Tân Châu).
Doanh nhân Hà Lan và tấm lòng với trẻ em Việt (RFA).
DASHAIN-TẾT NEPAL: “TREO ĐẦU DÊ -BÁN THỊT DÊ” (Nguyễn Phú).
ASEAN thông qua hệ thống giám sát khói mù (VOA).
EU cam kết 40 triệu đôla giúp Italia giải quyết vấn đề di dân (VOA).


PHÊN DẬU THÀ GIÀNG (Mai Thanh Hải).
- Thuốc độc xuyên biên giới: Muôn nẻo đường đi (NNVN).
QUỐC TẾ 
Syria tiêu diệt 2 thủ lĩnh và 80 tay súng phiến quân (Tin tức).  - Nhóm chuyên gia hóa học quốc tế thứ 2 tới Syria (VOV).  -Jordan đối mặt với khủng hoảng người tỵ nạn, nội chiến Syria (VOA).
Iran – Hạt nhân : Teheran đổi người nhưng không đổi mục tiêu (RFI).
tong thu ky lien hop quoc.jpgThế giới 24h: Bắt cóc Thủ tướng Libya (VNN).  - Thủ tướng Libya được giải thoát (BBC).  - Thủ tướng Libya được thả sau khi bị phiến quân bắt cóc (VOA).  - TTK Liên Hợp Quốc quan ngại trước vụ bắt cóc Thủ tướng Libya (VOV). =>
Bầu cử tổng thống Azerbaijan : Aliev chiến thắng, OSCE lo ngại (RFI).
Anh triển khai thêm 6.000 quân tới Afghanistan (Tin tức).
Mỹ ngưng viện trợ khí tài quân sự cho Ai Cập (VOA).  - Ngoại trưởng Kerry: Mỹ không cắt đứt quan hệ với Ai Cập.   - Ai Cập chỉ trích việc Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự (TTXVN). - Mỹ ngừng viện trợ quân sự cho Ai Cập (RFI).
Tổng thống Mỹ mời Dân biểu Cộng hòa đến họp giải quyết bế tắc (VOA).  - Tổng thống Obama chỉ trích phe Cộng hòa(NLĐ).  - Đảng Cộng hòa đề xuất lùi thời hạn nâng trần nợ đến tháng 12, TTCK Mỹ tăng vọt (CafeF).  - Thượng đỉnh Đông Á : Hoa Kỳ trấn an các đối tác về nguy cơvỡ nợ (RFI).
Cha của Snowden sang Nga thăm con trai (VOA).
- Nước Pháp kỷ niệm rầm rộ 50 năm ngày giỗ Edith Piaf (RFI).


* RFA: Audio:  +  ; Video: +  
* RFI: + Sáng 10-10-2013;  + Tối 10-10-2013.
* VTV: + Chào buổi sáng – 10/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 10/10/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 10/10/2013;  +360 độ Thể thao – 10/10/2013; + Tài chính tiêu dùng – 10/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 10/10/2013;  + Thời sự 12h – 10/10/2013.

2061. NHU CẦU ĐỔI MỚI CỦA NHẬT BẢN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 09/10/2013
TTXVN (New York, 8/10)
Theo tờ “Chính trị châu ”, Thủ tướng Shinzo Abe đang cố làm tất cả để đổi mới đất nước Nhật Bản, từ quân sự đến kinh tế và chính trị xã hội. Dưới đây là nội dung một bài viết về chủ đề này:
Cũng như hàng năm, Nhật Bản lại công bố Sách Trắng Quốc phòng vào tháng 7 vừa rồi và cũng như nhiều năm qua, Nhật Bản vẫn lo ngại về sự phát triển quân sự trong lĩnh vực địa chiến lược của mình, để rồi Trung Quốc và Triều Tiên được nêu lên nhiều nhất trong Sách trắng năm nay.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, được công bố vào lúc chính phủ nước này mong muốn tăng cường khả năng quân đội của mình, cho biết là Nhật Bản đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng của hai nước chuyên quyền này. Đây là bản báo cáo đầu tiên từ khi Thủ tướng Shinzo Abe được bầu, hứa hẹn tăng cường nền quốc phòng của Nhật Bản, và điều này tạo nguy cơ gây ra tình trạng lạnh lẽo mới trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nước đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền nhóm đảo ở biển Hoa Đông. Sách Trắng vừa qua về quốc phòng của Nhật Bản là một dấu hiệu chắc chắn nữa cho thấy sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt dưới thời chính phủ phái hữu của Thủ tướng Shinzo Abe. Nó đặc biệt nhấn mạnh đến sự phát triển các khả năng quân sự của Nhật Bản và mối quan hệ với Mỹ.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012 trong một bầu không khí bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ông Abe đã phê phán chính phủ tiền nhiệm của đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) không có lập trường kiên quyết chống Trung Quốc về vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị tranh chấp, và hứa sẽ xây dựng một “đất nước hùng mạnh” và một “quân đội hùng mạnh”. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama ở Mỹ đã tạo thuận lợi một cách có cân nhắc kỹ lưỡng sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong khuôn khổ trục “Hướng tới châu Á” của Mỹ nhằm bao vây Trung Quốc. Nhà Trắng đã khuyến khích Nhật Bản có một thái độ hiếu chiến hơn ở Đông Bắc Á, cũng như tăng cường các khả năng quân sự và giải phóng nước này khỏi mọi sự ràng buộc do điều khoản “hòa bình” của Hiến pháp Nhật Bản bắt buộc.
Sách Trắng đã đưa ra lời hứa của ông Abe tái định hướng chính sách quốc phòng của Nhật Bản gồm hai biện pháp thể hiện một cách công khai: một mặt, phải tạo ra một khả năng đánh chặn phòng ngừa vào các căn cứ của kẻ thù ở nước ngoài và mặt khác, thành lập một lực lượng của Nhật Bản tương tự lực lượng hải quân của Mỹ. Trong một mưu toan “lách” Hiến pháp, vốn hạn chế các “lực lượng phòng vệ” của đất nước trong việc bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản, ông Abe đã biện minh cho các trận đánh phòng ngừa như là một phương tiện “phòng thủ hợp pháp” chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng của tên lửa từ bên ngoài. Cũng như vậy, một lực lượng hải quân của Nhật Bản đang được đề cập đến với cái cớ là các lực lượng vũ trang phải đủ sức đương đầu với khả năng xảy ra cuộc “chiến tranh đảo” để bảo vệ dãy dài các hòn đảo của Nhật Bản, và nhất là các hòn đảo đang tranh chấp với Trung Quốc. Việc xây dựng các khả năng quân sự của Nhật Bản cũng cần phải phù hợp với những sự chuẩn bị chiến tranh của Mỹ chống Trung Quốc. Các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản đã nằm trong các “kế hoạch chiến tranh đường không và đường biển” của Lầu Nám Góc, bao gồm các trận đánh trên không và tên lửa tàn phá nhằm vào các căn cứ quân sự và các mạng lưới viễn thông của Trung Quốc, được bổ sung bằng một sự phong tỏa đường biển.
Trái với các tài liệu quốc phòng trước đây của Nhật Bản, Sách Trắng năm nay không những hướng sự chú ý đến Triều Tiên mà còn tới “mối đe dọa” là Trung Quốc. Cuốn sách này dành 20 trang nói về Trung Quốc và quân đội Trung Quốc, lần đầu tiên tố cáo Trung Quốc ra sức dùng vũ lực thay đổi nguyên trạng, mà theo Nhật Bản là không phù hợp với trật tự hiện nay của luật pháp quốc tế. Mặc dù bị Thủ tướng Abe chê là “yếu đuối” trong quan hệ với Trung Quốc, song trên thực tế, chính phủ tiền nhiệm do DPJ đứng đầu đã cố tình kích động bất đồng về đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc bằng cách tiến hành quốc hữu hóa các hòn đảo này. Và bây giờ là lúc để ông Abe nhanh chóng thực hiện các biện pháp để tăng cường quân đội Nhật Bản. Năm nay là lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, ngân sách Quốc phòng của Nhật Bản tăng tới 4.680 tỷ yên, tức là tăng 0,8% so với ngân sách của năm tài khóa trước, nhưng còn xa mới bằng tỷ lệ tăng chi phí quân sự của Trung Quốc (10,7% năm 2013), chính thức lên tới 720,2 tỷ nhân dân tệ (88,8 tỷ euro) so với 40 tỷ euro ngân sách quân sự của Nhật Bản. Ngoài ra, hiện tại ông Abe đang chuẩn bị sửa đổi hiến pháp để cho phép các “lực lượng phòng vệ” trở thành các “lực lượng vũ trang thông thường”.
Sách Trắng về quốc phòng của Nhật Bản được công bố vào giữa lúc tình hình căng thẳng với Trung Quốc gia tăng. Các lực lượng Nhật Bản, trong đó có một tàu sân bay trực thăng lớn, sẽ thực hiện trên bờ biển phía Tây của Mỹ các cuộc tập dượt đổ bộ liên quân trong khuôn khổ một kịch bản giống như cuộc xung đột với Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc và Nga cũng vừa mới tiến hành cuộc diễn tập liên quân ở biển Nhật Bản, một sự cảnh cáo rõ ràng tới Nhật Bản và Mỹ. Trung Quốc cũng lấy cớ về Sách Trắng của Nhật Bản để kích động chủ nghĩa dân tộc ở nước này, nhắc lại việc Nhật Bản chiếm đóng tàn bạo Trung Quốc trong những năm 1930 và 1940. Bắc Kinh đã tuyên bố rằng những sự chuẩn bị chiến tranh, tăng cường các lực lượng vũ trang và tập trận thường xuyên của Nhật Bản là nguyên nhân gây lo ngại về những “ý đồ thực sự và những tham vọng trong tương lai” của Tokyo. Trong khi đó, Sách Trắng của Nhật Bản miêu tả Trung Quốc như một nước hám tài nguyên và bị chia rẽ bởi một cuộc khủng hoảng nội bộ, nhất là đang phải đối mặt với một sự mở rộng hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, những sự bất bình trong dân chúng về tình trạng sắc tộc và tham nhũng, và vì thế, Bắc Kinh đang sử dụng một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn như là phương tiện đánh lạc hướng tình hình căng thẳng xã hội của đất nước.
Về phần mình, sau hai thâp niên trì trệ về kinh tế, ông Abe đang tìm cách ngăn chặn sự suy sụp của Nhật Bản nhờ các chính sách kinh tế và quân sự hiếu chiến hơn. Ông đã kích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi sự chia rẽ xã hội giữa người giàu và người nghèo tất yếu sẽ ngày càng trầm trọng thêm chừng nào chính phủ vẫn thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Trong quá khứ chưa lâu, để đối phó với cuộc đại suy thoái trong những năm 1930, chế độ quân phiệt Nhật Bản đã hướng tới các cuộc chiến tranh chinh phục ở châu Á, đè bẹp không thương tiếc sự phản đối của người dân ở trong nước. Và hiện nay, chính quyền của Thủ tướng Abe dường như cũng đang tìm cách bóp nghẹt các quyền dân chủ để trấn áp sự phản kháng của nhân dân trước chương trình nghị sự thân tư bản của phái hữu. Dự thảo hiến pháp do LDP đưa ra loại bỏ những sự bảo đảm dưới hình thức cáp quyền dân chủ cơ bản bằng cách nhấn mạnh đến những “giá trị truyền thống” của Nhật Bản, tức là nghĩa vụ của các công dân phải tuân theo Nhà nước. Ngoài ra, trong dự thảo này, thủ tướng còn có quyền áp đặt một “tình trạng khẩn cấp” trong trường hợp có chiến tranh hoặc “mất ổn định xã hội do các cuộc xung đột trong nước”.
Theo Thủ tướng Abe, mối đe dọa từ Triều Tiên đối với Nhật Bản cũng “rất nghiêm trọng”, nên Nhật Bản phải tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của mình. Bộ Quốc phòng Nhật Bản có thể sẽ mua hai tàu khu trục mới trang bị hệ thống Aegis (hệ thống chiến đấu chống tên lửa của Mỹ), cùng với 6 tàu biển kiểu này mà Nhật Bản đã có do mối đe dọa từ các tên lửa Triều Tiên tăng lên. Đồng thời, Nhật Bản cũng tăng cường các liên minh về mọi mặt với Mỹ để đối phó với Triều Tiên.
Nếu Sách Trắng dành một chương quan trọng nói đến việc tăng cường liên minh với Mỹ, thì những sự hợp tác quân sự khác cũng được coi là cần thiết. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera, đã thực hiện chuyến thăm Philippines để tăng cường quan hệ giữa hai nước về mặt quốc phòng. Theo ông, hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc Nhật Bản phải tăng cường hợp tác về quốc phòng với các nước Đông Nam Á và Mỹ. Ngoài châu Á, Nhật Bản cũng tìm kiếm các đối tác, nhất là những nơi có thế mạnh về mặt công nghiệp quốc phòng, để mở mang hợp tác, trong số đó có Anh, quốc gia vừa ký với Nhật Bản hồi đầu tháng 7 vừa qua một thỏa thuận quan trọng nhằm tăng cường hợp tác về quốc phòng giữa hai nước.
Trong mục tiêu mở rộng hợp tác quốc phòng với bên ngoài, từ đầu tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên Nhật Bản đã đưa các binh sĩ Hải quân tới bờ biển phía Nam bang California của Mỹ để tham gia các cuộc tập trận chung. Mục tiêu là cải thiện các khả năng tác chiến thủy lục quân phối hợp của các lực lượng quân sự Nhật Bản. Các cuộc tập trận này giúp tạo khả năng phối hợp tác chiến tốt nhất giữa Nhật Bản với đồng minh chính là Mỹ, kể cả trong việc đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và các thảm họa thiên nhiên. Nhật Bản đã đưa 3 tàu chiến, khoảng 1000 nhân viên thuộc lực lượng phòng vệ và 4 máy bay trực thăng chiến đấu tham gia cuộc tập trận này. Quân đội Nhật Bản đã tập dượt khả năng tấn công thủy lục quân phối hợp vào đảo San Clemente, nơi luyện tập hải quân của Mỹ ở ngoài khơi San Diego, và thực hiện các cuộc đổ bộ lên bãi biển của căn cứ hải quân Camp Pendleton. Từ nhiều năm nay, binh chủng hải quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tìm cách tăng cường khả năng liên tác chiến với Mỹ và khả năng tác chiến thủy lục quân phối hợp, một phần để lo đối phó với tình hình căng thẳng với Trung Quốc liên quan đến đảo Senkaku/Điếu Ngư vì Trung Quốc thường xuyên đưa tàu biển tới các vùng lãnh hải gần nhóm đảo này và nhận là chủ quyền của mình. Việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trung phát triển hải quân một phần cũng là do sự hùng mạnh ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản cho năm tài khóa 2013 đánh dấu một sự đoạn tuyệt với hơn một thập niên giảm liên tục, và riêng ngân sách dành cho hải quân từ 1.107 tỷ yên, tăng lên 1.119 tỷ yên (9,22 tỷ euro). Được biết, 8 tàu ngầm lớp Soryu phủ một lớp cách âm có thể lặn sâu 650 mét sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2016 đầu năm 2017. Các tàu này được kỳ vọng đủ sức chặn tàu của Trung Quốc vì khả năng chống tàu ngầm vẫn là một trong những điểm yếu của hải quân Trung Quốc. Nhật Bản cũng có thế dựa vào hai tàu sân bay lớp Hyuga (tên của một tuần dương hạm được hải quân Nhật Bản chuyển đổi thành tàu sân bay trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai) được đưa vào sử dụng vào năm 2009 và 2011. Với trọng tải 13.950 tấn và dài 197 mét, hai tàu sân bay trên có thể chở 4 máy bay lên thẳng để thực hiện các sứ mệnh chính là chống tàu ngầm và chống mìn của đối phương.
Sự sụt giảm đột ngột chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản mới đây đã cho thấy tình trạng bất ổn ngày càng tăng của các thị trường tài chính thế giới. Sự náo động ở Nhật Bản đặc biệt có ý nghĩa bởi vì chương trình do chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe và Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đưa ra, hy vọng tăng gấp đôi dự trữ tiền tệ của nước này trong vòng hai năm. Từ khi chương trình được bắt đầu vào đầu tháng 4 vừa qua, BoJ đã mua tương đương 70% trái phiếu mới do chính phủ phát hành. Mục đích của chính sách này là làm giảm lãi suất, kích thích lạm phát và tăng hoạt động xuất khẩu. Một trong những mục đích không được tuyên bố là làm suy yếu các đối thủ kinh tế của Nhật Bản là Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khác bằng cách phá giá đồng yên so với đồng tiền của họ và như vậy làm tăng đáng kể xuất khẩu của Nhật Bản. Điều này càng làm gia tăng tình hình căng thẳng giữa các cường quốc lớn, vì mỗi cường quốc đều ra sức cải thiện vị trí của mình nhờ vào các nước khác trong một cuộc chạy đua phá giá đồng tiền quốc gia. Tình hình căng thẳng như vậy làm trầm trọng thêm tình hình chiến lược vốn đã rất nguy hiểm ở Đông Á, nơi Mỹ đang khuyến khích lập trường hiếu chiến của Nhật Bản chống Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khu vực. Chính phủ Abe cũng hy vọng sử dụng chương trình của mình để giúp tài trợ và đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế của mình, như giảm bớt lương hưu, áp đặt thuế mới… Ảnh hưởng ngay lập tức của chương trình kinh tế tài chính do BoJ đưa ra là tăng nhanh giá chứng khoán và như vậy làm gia tăng mối lo ngại rằng chính sách này sẽ tạo điều kiện làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Một mục tiêu của chính sách này là làm tăng giá trái phiếu của chính phủ bằng việc mua của ngân hàng trung ương, như vậy là làm giảm lãi suất. Thống đốc BoJ, Haruhiko Kuroda, cho rằng nếu các điều kiện kinh tế không được cải thiện, vào lúc lãi suất tiếp tục tăng do mối lo ngại về tình trạng tài chính của chính phủ, thì các thể chế tài chính lớn sẽ phải chịu tổn thất. BoJ tính toán rằng chỉ tăng 1% lãi suất cũng sẽ dẫn đến những tổn thất trên các thị trường chứng khoán tương đương với 10% vốn chính trong trường hợp các ngân hàng lớn và tới 20% đối với các ngân hàng khu vực nhỏ hơn. Ngoài ra mới đây, việc BoJ đã quyết định tăng gấp đôi khối lượng tiền dự trữ của mình trong hai năm tới nhờ vào việc mua hàng loạt trái phiếu, đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính phủ của Thủ tướng Abe đã thông qua ngân sách bổ sung, tài trợ cho các công trình cơ sở hạ tầng lớn như đường quốc lộ, đường sắt v.v… Ngoài ra, Thủ tướng Abe đã hối thúc BoJ ủng hộ chính sách tiền tệ để chấm dứt nạn giảm phát. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, chấm dứt trì trệ kéo dài khoảng 15 năm nay, chính phủ của Thủ tướng Abe đã thực hiện các cuộc cải cách cơ cấu: thay đổi lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục tìm hiểu, thương lượng để ký các thỏa thuận trao đổi tự do với Mỹ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và với Liên minh châu Âu.
Tóm lại, từ quân sự đến kinh tế và chính trị xã hội, LDP của Thủ tướng Shinzo Abe đang cố tạo ra những thay đổi triệt để nhằm đưa Nhật Bản vào con đường tăng tốc phát triển, thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước này sau nhiều năm trì trệ. Theo ông Abe, sự thay đổi ấy là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á đang có những diễn biến bất lợi cho tương lai./.

Khởi công xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung tại Hà Nội.

(Bản tin của TTXVN “dài hơn” nên đăng tiếp để Bà con hiểu hơn cái tình 16-4 , của Báo QĐND ngắn nhưng có hình)

TTXVN

Ngày 8/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung tại đường Lê Quang Đạo-Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tham dự lễ khởi công có: Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Trung, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga; đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan hữu quan và đông đảo nhân dân Thủ đô.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu, đại diện nhà thầu và cán bộ nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cùng tham dự buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam-đơn vị chủ đầu tư dự án, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng cho biết: Xuất phát từ mong muốn có được một cơ sở vật chất tốt hơn để quần chúng nhân dân tới sinh hoạt, giao lưu, tổ chức các hoạt động hữu nghị giữa nhân dân hai nước và các hoạt động quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã quyết định tặng cho nhân dân Việt Nam dự án Cung hữu nghị Việt-Trung.
Chúc dự án Cung hữu nghị Việt-Trung triển khai thuận lợi và sớm hoàn thành, Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu nhấn mạnh, qua sự chuẩn bị sâu sắc và lâu dài của hai bên, lễ khởi công dự án thể hiện ý muốn chung tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác, làm sâu sắc tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Việt.
Chủ tịch Vũ Xuân Hồng và Đại sứ Khổng Huyễn Hựu cùng bày tỏ hy vọng, nhà thầu dự án – Tổng công ty xây dựng công trình Vân Nam, Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với Ban quản lý dự án xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo an toàn, hiệu quả về chất lượng để sớm hoàn thành một công trình văn hóa hiện đại, tạo thêm vẻ đẹp kiến trúc và văn hóa cho phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội.
Vào tháng 10/2004, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng hai nước đã đặt cột mốc đánh dấu địa điểm xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung.
Công trình được xây dựng trên khuôn viên rộng 3,3 ha với diện tích xây dựng là 13.966 m2, trong đó diện tích mặt đất là 11.401 m2, diện tích hầm là 2.562 m2.
Tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình Cung hữu nghị Việt-Trung khoảng 140 triệu nhân dân tệ, do Chính phủ Trung Quốc tài trợ không hoàn lại.
Đây là một trong những dự án hợp tác hữu nghị lớn nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây, được lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai bên quan tâm, thể hiện sự phát triển trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Cung hữu nghị Việt-Trung được xây dựng và dự kiến hoàn thành trong 20 tháng./.

Hoàng Thị Hoa (TTXVN)

Cải cách để tái quân bình

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

2013-10-09
000_Was7982084-305.jpg
Người dân đi bộ qua trụ sở chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington, DC, hôm 08/10/2013
AFP photo
Thứ Hai 07/10 vừa qua, Ngân hàng Thế giới công bố tại Singapore báo cáo cập nhật về kinh tế Đông Á với những cảnh báo về yêu cầu cải cách cho một số quốc gia để tái quân bình nền kinh tế toàn cầu. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về yêu cầu đó qua cuộc phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, đúng một tuần sau khi một phần của bộ máy công quyền liên bang Hoa Kỳ bị tạm đóng cửa vì cuộc tranh luận trong Quốc hội Mỹ về ngân sách thì Ngân hàng Thế giới công bố bản cập nhật về tình hình kinh tế Đông Á. Ông nhận xét thế nào về bản báo cáo này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi chú trọng nhất đến lời cảnh báo của bản phúc trình.
Nói chung, Ngân hàng Thế giới dự báo về đà tăng trưởng kinh tế của toàn năm và nêu ra nhiều rủi ro đang chờ đợi các nước Đông Á trong năm tới. Phần dự báo là đà tăng trưởng của Đông Á sẽ giảm so với năm ngoái, nhưng dù như vậy thì nhóm Đông Á này vẫn có sức tăng trưởng cao nhất và đóng góp tới 40% vào đà tăng trưởng toàn cầu và một phần ba của cán cân ngoại thương trên thế giới, nghĩa là một nhóm kinh tế năng động và có sức nặng lớn nhất. Phần cảnh báo về chuyện tương lai mới là điều có ích nhất của báo cáo này.
Vũ Hoàng: Thưa ông, Ngân hàng Thế giới nêu ra những rủi ro gì cho tương lai trước mặt?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ngoài biến động về an ninh tại Trung Đông với ảnh hưởng vào giá dầu, sự hồi phục của kinh tế toàn cầu có thể gặp trở ngại từ ba chuyện. Thứ nhất là những bế tắc về tình hình ngân sách tại Hoa Kỳ, thứ hai là việc các nước công nghiệp hóa sẽ hút lại lượng tiền đã bơm ra để kích thích kinh tế, và thứ ba là một sự sút giảm đầu tư khá đột ngột của Trung Quốc Trong phần cảnh báo, ta nên chú ý đến một hiện tượng được gọi là “tái cân bằng” và có lẽ đấy là chiều hướng chung của những nền kinh tế mạnh nhất, với hậu quả và dao động lan ra toàn cầu.
Hiện tượng “tái cân bằng”
Vũ Hoàng: Trước hết, xin ông giải thích cho hiện tượng “tái cân bằng” này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi Ngân hàng Thế giới nhắc đến ba rủi ro kinh tế vừa kể ở trên là ngân sách Hoa Kỳ, là lượng tiền bơm ra để kích thích kinh tế và lượng đầu tư của Trung Quốc, ta cùng thấy ra một nét chung. Đó là sau khi ráo riết bơm tiền đầu tư, để kích thích sản xuất và tiêu thụ từ nạn tổng suy trầm, các nước đều có nhu cầu thu hồi lại lượng tiền bơm ra và tiến trình tái cân bằng đó sẽ gây ra chuyển động ngược với những gì đã thấy trong năm năm qua. Sự chuyển động ngược có thể gây ra nhiều dao động thậm chí biến động cho các nước.
Ngoài ra, nếu nhìn vào viễn ảnh dài hơn và vượt khỏi nội dung của phúc trình cập nhật hóa về kinh tế trong khu vực Đông Á, chúng ta có thể thấy ra một nhu cầu tái cân bằng rộng lớn, xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa và lâu dài hơn. Tôi thiển nghĩ rằng ta nên khởi sự từ viễn ảnh dài đó thì sẽ hiểu ra những rủi ro ngắn hạn ngay trước mắt.
Vũ Hoàng: Dường như ông đang trình bày lại bối cảnh của một vấn đề sâu xa lâu dài đã dẫn đến khủng hoảng tài chính 2008 rồi nạn Tổng suy trầm 2008-2009 khiến nhiều nước có biện pháp kích thích và bây giờ đang đảo ngược tác động kích thích đó. Có phải là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như thế và nếu mở rộng giác độ để nhìn sự thể trên toàn cảnh thì mình sẽ hiểu vì sao việc “tái cân bằng” sẽ chi phối các lĩnh vực ngoại thương, ngoại hối, tài chính ngân hàng, sản xuất kinh tế và thậm chí xã hội lẫn chính trị của nhiều quốc gia. Đây là một vấn đề phức tạp mà chúng ta phải tìm hiểu nhiều lần từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Trước hết, ta nên ý thức được trào lưu chung là hiện tượng “toàn cầu hóa” hay “kinh tế nhất thể hóa”. Đó là khi đại đa số các quốc gia hay nền kinh tế trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tư bản với nhau một cách tương đối tự do và mau lẹ hơn trước. Hiện tượng này đã có từ mấy chục năm rồi.
Nói chung, Ngân hàng Thế giới dự báo về đà tăng trưởng kinh tế của toàn năm và nêu ra nhiều rủi ro đang chờ đợi các nước Đông Á trong năm tới.
- Ông Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ hai, trong luồng trao đổi, các nước mặc nhiên bù đắp cho nhau qua nhiều ngả. Giả dụ như ta bán hàng qua xứ này thì đạt thặng dư cán cân thương mại, thế đồng tiền thu vào như vậy sẽ chảy đi đâu? Nó có thể chảy qua nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại khiến quốc gia bị nhập siêu lại có thêm tiền trong cán cân vãng lai để mua tiếp. Tổng hợp lại thì ta có sự cân bằng chung, y hệt như trong một bảng kết toán về kế toán vậy. Khái niệm có vẻ đơn giản này thật ra khá rắc rối nên chúng ta mới cần nhắc đi nhắc lại để ý thức được hậu quả về chính sách.
Vũ Hoàng: Có lẽ ông đang từng bước trình bày một vấn đề phức tạp để làm nổi bật hiện tượng “tái cân bằng” đang xảy ra trước mắt chúng ta, mà là một sự tái cân bằng toàn cầu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là vậy vì nếu nhìn kinh tế toàn cầu như qua bảng kế toán tổng thể thì ta sẽ thấy mối liên hệ giữa ngoại thương và ngoại hối, giữa tiết kiệm và đầu tư và giữa nước này với nước khác. Khi đó, ta hiểu rõ hơn sự kiện ít biết là khi một quốc gia này thay đổi chính sách, thí dụ như cải cách để chuyển hướng, thì các xứ khác sẽ bị ảnh hưởng.
Một cách cụ thể và trở lại lời cảnh báo của Ngân hàng Thế giới, khi Hoa Kỳ hay Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Âu Châu phải chấn chỉnh lại chi thu hoặc cải tổ lại cơ chế kinh tế thì điều ấy tác động vào các nước khác. Sau nhiều thập niên mất quân bình và năm năm ứng phó bằng những biện pháp bất thường, các nước đang ở giữa chu kỳ cải cách sâu rộng với ảnh hưởng toàn cầu.
Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm thì ông muốn nói đến sự chuyển động tích lũy từ nhiều thập niên nên mới dẫn tới vụ khủng hoảng và suy trầm trong năm năm qua. Vì nạn suy trầm đó, nhiều quốc gia mới tung ra biện pháp can thiệp để kích thích kinh tế và gây ra một trạng thái thất quân bình khác. Nay đến lúc các nước đang cải sửa những gì đã gây ra trong năm năm qua và tìm lại một sự quân bình khác cho nhiều thập niên tới. Có phải là như vậy không?
035_pau688187_01-250.jpg
Một nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc xem chỉ số chứng khoán trên sàn giao dịch, ảnh minh họa. AFP
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta đang đề cập tới những phạm trù khá trừu tượng mà cách ông tóm lược là điều dễ hiểu nhất về một thực tế quá phức tạp. Bây giờ, ta châm thêm vào bài toán này một khái niệm khác để tổng hợp lại trước khi đi tới kết luận về chính sách. Nói chung, ta nên nghĩ tới hai yếu tố tổng hợp là tiết kiệm và đầu tư, trên nguyên tắc là phải cân bằng trong nền kinh tế gọi là nhất thể hóa của toàn cầu.
Một quốc gia tiết kiệm ít có nghĩa là tiêu thụ nhiều và như vậy phải nhập khẩu nhiều hơn khả năng xuất khẩu nên bị thâm hụt cán cân thương mại, trường hợp điển hình là Hoa Kỳ hay các nước lâm nạn trong khối Euro ở miền Nam Âu Châu. Đối diện thì ta có các nước tiết kiệm nhiều, tiêu thụ ít và đạt xuất siêu, tức là được thặng dư cán cân thương mại, đó là trường hợp của Trung Quốc, Nhật Bản hay nước Đức trong khối Euro.
Vũ Hoàng: Thưa ông, nói nôm na cho dễ hiểu với thính giả của chúng ta tại Châu Á thì Hoa Kỳ tiết kiệm ít, tiêu thụ nhiều nên kết hợp khá ăn khớp với Trung Quốc là xứ tiêu thụ ít, tiết kiệm nhiều, rồi có tiền lại đem qua Mỹ đầu tư. Có phải là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đấy là hình ảnh dễ hiều nhất. Thế rồi sau mấy chục năm trao đổi hàng hóa và tư bản theo kiểu bổ sung như vậy thì sự cân bằng sụp đổ. Khi khủng hoảng bùng nổ làm sản xuất suy sụp thì xứ nào cũng bơm tiền kích thích và tạo ra một thất quân bình khác.
Tại Hoa Kỳ thì đó là hiện tượng bội chi và đi vay nên mới gây tranh luận ráo riết về ngân sách. Tại Trung Quốc thì chiến lược ráo riết đầu tư và đè nén lợi tức của người dân để thu vét tiết kiệm dồn qua sản xuất cũng gặp bế tắc. Khi thế giới bị Tổng suy trầm thì họ tiếp tục chiến lược đẩy mạnh tiết kiệm, tức là đè nén tiêu thụ, rồi vay tiền bơm vào doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, nên rơi vào tình trạng thất quân bình khá nguy ngập hiện nay.
Thế rồi trong bốn khối kinh tế dẫn đầu thế giới, theo thứ tự là Âu, Mỹ, Tầu, Nhật thì kinh tế Mỹ đã hồi phục sớm nhất. Cho nên từ Tháng Năm vừa qua, Ngân hàng Trung ương Mỹ mới nói đến việc sẽ thu hồi dần lượng tiền đã được bơm qua qua phương pháp bất thường gọi là QE hay “nâng mức lưu hoạt có định lượng”. Việc thu hồi đó gọi là “tapering” – nôm na là vuốt nhọn cho một chính sách tiền tệ tinh vi hơn. Dù chưa áp dụng thì lời thông báo cũng làm các thị trường rúng động vì sợ tư bản sẽ chảy về Hoa Kỳ để hưởng lãi suất cao hơn. Nghĩa là khi Mỹ tìm cách tái lập một sự cân bằng mới thì các nước kia bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng đó thể hiện trong lĩnh vực mậu dịch vì Mỹ sẽ nhập khẩu ít hơn và xuất khẩu nhiều hơn, sẽ thể hiện trong lĩnh vực ngoại hối khi tiền Mỹ có thể lên giá sau khi đã sụt trong mấy năm liền vì biện pháp bơm tiền gọi là QE.
Trong ba rủi ro mà Ngân hàng Thế giới cảnh báo thì có hai rủi ro xuất phát từ Hoa Kỳ. Đó là vụ ách tắc về ngân sách khi nỗ lực giảm chi gây tranh luận lớn trong Quốc hội và việc Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ giảm dần và thu hút lại lượng tiền bơm ra theo lối QE.
Rủi ro cho Trung Quốc
Vũ Hoàng: Thưa ông, có phải là rủi ro thứ ba cho các nước chính là yêu cầu tái cân bằng của Trung Quốc hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho rằng đây là rủi ro lớn nhất cho chính Trung Quốc và có thể là bài học của cải cách cho Việt Nam trong thời gian tới.
Trước hết, Trung Quốc chọn chiến lược lấy đầu tư làm lực tăng trưởng mà bất kể tới phẩm chất của tăng trưởng. Vì đầu tư và sản xuất quá nhiều, xứ này ráo riết xuất khẩu bằng mọi giá, tức là bất kể lời lỗ mà thường thì lỗ hơn lời. Để vét tiền đầu tư, họ vắt sức tiết kiệm của người dân qua chính sách đè nén tài chính ở ba cửa, là trả lãi suất ký thác quá rẻ, định tỷ giá đồng bạc quá thấp và kiểm soát mức lương công nhân để thu hút đầu tư quốc tế. Kết quả biểu kiến bề mặt là sức xuất khẩu cao, lượng dự trữ ngoại tệ lớn và chính sách bành trướng quân sự khác ngang ngược.
Vũ Hoàng: Khi nói chuyện biểu kiến ở bề mặt, hiển nhiên là ông hàm ý là có những hậu quả chìm sâu bên dưới. Đó là những gì?
Nói cho vắn tắt thì chiến lược vắt sức dân làm lực đẩy kinh tế qua khu vực quốc doanh được trợ cấp đã hết công hiệu và xứ này cần tái lập một sự cân bằng khác, nếu không thì sẽ bị loạn.
- Ông Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hậu quả tai hại thứ nhất là trái bóng đầu cơ bị bể vì việc phân phối tiết kiệm quá rẻ của người dân vào các dự án có giá trị kinh tế quá thấp. Thứ hai núi nợ quá lớn của ngân hàng, của các địa phương và nói chung của cả nền kinh tế sẽ sụp đổ. Thứ ba, trầm trọng nhất và không thể kéo dài là phần đóng góp quá thấp của tiêu thụ nội địa trong sản lượng kinh tế. Nôm na là xứ này có sức tiết kiệm cao bằng phân nửa lợi tức của người dân, và có mức tiêu thụ nội địa thấp nhất, chỉ bằng 35% Tổng sản lượng, nay sẽ tăng trưởng thấp hơn, với khả năng vỡ nợ và khủng hoảng nếu không chuyển hướng.
Nói cho vắn tắt thì chiến lược vắt sức dân làm lực đẩy kinh tế qua khu vực quốc doanh được trợ cấp đã hết công hiệu và xứ này cần tái lập một sự cân bằng khác, nếu không thì sẽ bị loạn. Mà vì cả thế giới cũng đang tái lập quân bình nên việc chuyển hướng của Trung Quốc sẽ khó khăn hơn.
Vũ Hoàng: Phải chăng đấy cũng là lời cảnh báo của Ngân hàng Thế giới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Không chỉ Ngân hàng Thế giới mà ngày càng có nhiều trung tâm kinh tế và đầu tư đề cập tới những khó khăn này chứ hết còn ca tụng Trung Quốc nữa.
Khi các nước tiêu thụ nhiều tiết kiệm ít đều chấn chỉnh chi thu và giảm nhập khẩu cùng tăng xuất khẩu thì Trung Quốc không dễ gì tìm lực đẩy nhờ xuất khẩu và nếu xứ nào cũng muốn xuất nhiều hơn nhập thì tranh chấp mậu dịch dễ bùng nổ. Khi Mỹ, Nhật hay các nước Âu Châu cùng chấn chỉnh để tái phối trí bên trong, Trung Quốc không có thể trông chờ vào quốc tế mà phải giải quyết lấy bài toán của mình. Vì vậy, nguy cơ biến động, tranh chấp mậu dịch và hối đoái giữa các nước càng dễ xảy ra.
Với Việt Nam, lời cảnh báo đáng chú ý là đà tăng trưởng sẽ còn giảm, khủng hoảng ngân hàng dễ xảy ra vì gánh nợ quá lớn và khu vực kinh tế nhà nước là nơi phải triệt để cải cách. Ngần ấy vấn đề đều đang là bài toán sinh tử của Trung Quốc mà cũng là thách đố cho Việt Nam. Ngược lại, nhân khi Trung Quốc bị bế tắc và phải cải cách thì Việt Nam cũng có cơ hội thoát hiểm, miễn là cũng phải cải cách đề tìm ra sự cân bằng khác trong cơ chế kinh tế.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa đã trả lời phỏng vấn từ California.

Mất 9 tỉnh Miền Bắc VN, mà nhân dân không bi ết

“…đảng CSVN chịu đem gia sản của Tổ quốc để thế chấp không cần nhận biên lai, chỉ qua lời hứa, đúng ngày hẹn trả vốn lẫn lời cho đảng CSTQ…”
Sáng nay chúng tôi đến nhà anh Linh, kiểm tra lại mọi vật cần thiết cho hành trình dài ngày, nào là vải nilông để làm lều ngủ bên đường, áo tơi, mền biên giới may hai đầu không có lớp nilông (sacs de couchage), chuẩn bị phần lương thực khô cho sáu ngày đi đường, đem theo phụ tùng cần thiết phòng bị nhỡ khi xe đạp hưdọc đường, vài loại thuốc Tây thông dụng, và đem theo 10 gói than hoá học của Nhật-bản để chống mưa gió, bão rét có khả năng sưởi ấm toàn thân, tất cả mọi thứ cho vào balô. Đúng 7 giờ 30 phút, chúng tôi ra khỏi đầu làng, đi xuống hướng Nam được một khoảng đường vào chiến lũy thứ nhất do dân quân địa phương phòng vệ, anh Linh cho biết: Tuy ngày nay Bộ Quốc Phòng Trung Cộng không có mặt tại chiến lũy này, nhưng đến khi hữu sự nó trở thành nơi đặt bản doanh chiến tranh. Trong quân sự lấy điểm cao nhất làm chiến lược, hệ thống giao thông hào làm phòng thủ và chiến hào điểm tựa lưng tấn công vị trí địch. Ngày 17/02/1979 tất cả bộ não chiến tranh đặt tại chiến luỹ thứ nhất, chạy từ Đông qua Tây, do 27 tướng lãnh Trung Cộng tham chiến. Chúng ta hiểu được tầm quan trọng chiến lũy này, mới thấy chiến lựợc của Trung Cộng hôm nay đã chuẩn bị cho tương lai, hãy nhớ chiến lũy này trước ngày 17/02/1979 là lãnh thổcủa Việt Nam.
image
Chúng ta đangđứng trên độ cao 2.800m, một gốc nhìn thêng thang tứ phía, về hướng Đông thấy toàn cảnh Cao Bằng rất gần, xa xa thì thấy Lạng Sơn, còn Quảng Ninh chỉ thấy lờmờ, xoay qua hướng Tây thấy Hà Giang trước mặt. Lào Cai trong tầm mắt, Lai Châu hầu như ẩn trong sương mù.Anh Linh nói tiếp:─Chúng ta đang đi trên chiến lũy thứ nhất có nhiều nghi đoạn phải tránh, tuy là dân quân địa phương phụ trách biên phòng, nhưng do một tên tướng về hưu bí mật lãnh đạo, ngoài ra còn có một đơn vị chủ lực phản công nếu có biến động. Chiến lũy này có bốn đoạn, như đoạn đất là nơi mồ lạng (lính chết không thấy thi thể), đoạn xuyên núi nơi đặt bản doanh chỉ huy, đoạn suối thường có bẫy mìn, và nhiều đoạn đường trải xi-măng đi xuyên qua các quận huyện, chúng ta ngủ trên những đoạn đường này rất an toàn.
Anh Linh nói tiếp:─ Chú em hãy nhìn đằng xa trên núi cao có những đường trắng ngoằn ngoèo đó là chiến lũy thứ hai, nơi đó Bộ Tư lệnh Quân khu Vân Nam đang trấn ngự, dân quân biên phòng địa phương không được ăn cỗ phầnở đây và chúng ta càng không có lý do nào bén mảng đến gần nơi đó.- Còn chiến lũy thứ ba khuất bên kia rặng núi do Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Tây điều động, chỉ huy chiến trường, dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Cộng,đồng thời một Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia,Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương Trung Cộng, tập hợp thành Bộ Tham Mưu chiến tranh để bành trướng xuống hướng Nam Việt Nam.
image
Hành lang chiến lũy thứ 2, trong lãnh thổ Việt Namdo quân đội chủ lực Trung Cộng đang trấn ngự.
Tôi suy nghĩmột hồi lâu nói:─ Thưa anh Linh, thế thì bọn bành trướng Bắc Kinh trong 10 năm qua, đã xua quân đến 3 lần chiến tranh với Việt Nam.• Lần thứ nhất năm 1974. Trung Cộng đã đặt vấn đề chia cắt biên giới phía Bắc với đảng CSVN nhưng không như ý nguyện, sau đó có một mật ước giữa hai đảng CSVN-TQ.Trung Cộng thừa cơ hội mật ước chọn chiến trường Hoàng Sa. Đảng ủy Quân sự Trung ương Trung Cộng liền mở cuộc thăm dò quân sự và chuẩn bị hải chiến. Trung Cộng tiến vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, vào ngày 17đến 19 tháng 1 năm 1974. Một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Cộng tại Hoàng Sa diễn ra khốc liệt, Việt Nam Cộng Hòa quyết sống chết bảo vệphần lãnh hải của Tổ quốc,cuối cùng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa bị thua, quầnđảo Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lăng Trung Cộng, trong thời điểm này người dân hai miền Nam Bắc Việt Nam đồng chú ý đến cuộc chiến tranh Hoàng Sa và tự hỏi :Lý do nào đảng CSVN không lên tiếng phản ứng với Trung Cộng về Hoàng Sa… ?Đôi mắt của tôi hướng ra biển Đông hỏi tiếp:─ Thưa anh Linh và anh Bá, nguyên hai anh một là Đại úy, một là Trung úy, thành viên quân sự cấp chỉ huy của MTGPMN có suy nghĩ gì về Hải chiến Hoàng Sa?
image
Anh Phó Như Báđáp:─ Thực ra, lúc ấy mình đang ở trong bưng biền của MTGPMN nơi ấy chỉ biết thi hành mệnh lệnh cấp trên không được hỏi, và không ai được nói điều gì ngoài nhiệm vụ của mình, nếu có biết thì phải câm miệng như hến, nếu có chết thì đem theo xuống mồ! CS là vậy đó. Mãi đến sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 chúng tôi mới biết trận Hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Cộng. Đương nhiên mỗi người trong chúng tôi có nhiều suy nghĩ khác nhau, riêng tôi: “Đây là cuộc trao đổi của kẻ háo quyền, sống vì ích kỷ cá nhân mà hại cả một dân tộc, lý do đảng CSVN tiếp nhận vũ khí và cố vấn của Trung Cộng, rồi ngày nay đảng CSVN phải trao tặng lãnh thổ cho Trung Cộng, nói một cách khác đảng CSVN tùy ý hành động, xemđất nước này là của riêng CSVN, cho nên họ đứng trên đầu dân tộc Việt Nam. ”Bởi thế chuyện dưới ánh sáng mặt trời thì đảng CSVN không bao giờ thực hiện được, trái lại chuyện càng tối đen chừng nào đảng CSVN càng thừa sức thành công và còn thực hiện tuyệt vời hơn ngoài sự tưởng tượng của loài người, như buôn lậu thuốc phiện ma túy, cướp của giết người, tráo trở lật lọng với dân, bưng bít, thông tin một chiều với thế giới, vu cáo người yêu nước, bạo lực khủng bố,bắt cóc tống tiền, hay vụ CCRĐ, NVGP, CTCTN và sự kiện biên giới hoàn toàn bí mật.
Anh Phó Như Bá biểm môi nói tiếp:─ Hồ Chí Minh là một chuyên gia đổi trắng thay đen lịch sử rất lỗi lạc, cuộc đời của ông ta rất lố bịch, tự viết cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, viết vào năm 1948, dưới bút hiệu Trần Dân Tiên và chôm tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký”trong đó có trăm bài thơ ca ngợi Trung Hoa. Sau đó ông chưa hài lòng, tựviết cho mình “Vừa đi đường vừa kể chuyện”viết vào đầu năm 1961, dưới bút hiệu T. Lan, Nxb Sự thật 1961. [1] Làm người phải biết liêm sỉ, những chuyện ấy tôi làm không được, đừng nói chi việc làm của đảng CSVN, tôi càng không chấp nhận, dù mất một phân-ly đất cũng không trao phần lãnh thổ nhỏ này cho Trung Cộng, tuy rằng tôi là người Hoa thà chết không đồng tình với đảng CSVN, hôm nay chúng nó bán được quốc gia này, ngày mai chúng nó cũng bánđược thân tôi”.
Tôi nghiêm nghị nói:─ Chúng ta và cả dân tộc Việt Nam bị đảng CSVN rao bán qua các buổi chợ, bằng nhiều hình thức khác nhau, đảng CSVN bán cả gói (người lẫn đất) cho Trung Cộng vào ngày 17/02/1979, bởi thế hôm nay chúng ta gặp nhau tại đỉnh núi cao số 132 trên lãnh thổ Trung Cộng. Tất cả đồng bùi ngùi, anh Hứa Bông Linh nói:─ Phần tôi lúc ấy thường về thành (Chợ Lớn) có nghe chuyện Hải chiến Hoàng Sa, giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Cộng, mấy ngày sau tin Hoàng Sa thất thủ lòng tôi xao xuyến. Tự hỏi, dù lúc ấy Việt Nam đã chia thành hai chiến tuyến nhưng chuyện chung vì Tổ quốc phải bảo vệ lãnh thổ. Đằng này bọn Hà Nội không gióng lên được một tiếng nói to nhỏ nào. Người điên cách mấy cũng thừa biết đảng CSVN đồng ý bán đứng Hoàng Sa cho Trung Cộng để đổi lấy vũ khí và yênổn biên giới phía Bắc, trong lúc ấy họ cũng đang chuẩn bị lực lượng xua quân Bắc vào Nam, tăng cường cho MTGPMN, nhằm tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi đã sớm biết và nhận diện được bộ mặt thực của đảng CSVN. Những bài học lịch sử Việt Nam có ghi, một khi lệ thuộc vào Trung Cộng cả hai mặt quân sự và chính trị, thì nhất định bị mất lãnh thổ, tiếp theo làm kiếp chư hầu.
image
Hà Giang
Ngày nay người ta thường nói về (vết dầu loang) nhưng mấy ai biết lịch sử cổ điển của Trung Cộng về cái (chiếc chiếu loang) của đảng CS Trung Cộng đang áp dụng, hiện thời rất thành công tại Việt Nam. Thử hỏi mai này Sài Gòn, Hà Nội bị đô hộ qua nhiều hình thức khác nhau, như kinh tế, tài chính và môi trường v.v… khi đã bịtrị rồi, dù có một tiếng đánh dấm của thằng Hoa kiều, tức thì đảng CSVN răm rắp cúi đầu ngửi mùi thơm thúi đó. Chưa nói đến toàn đảng CS Trung Cộng, thế thì dân tộc Việt Namta sẽ không sống được với chúng nó! Quả nhiên anh Hứa Bông Linh nguyên là Hoađỏ, am tường xương tủy đảng CS Trung Cộng, anh nói không sai.
Tôi nói tiếp về chiến tranh lần thứ hai:─ Thưa quý anh, thử tìm nguyên do nào có cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Cộng vào ngày 17 tháng 02 năm 1979. Trung Cộng xua quân tràn vào chiếm thủ phủ 6 tỉnh phiá Bắc của Việt Nam, như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
image
Anh Phó Như Báđáp: ─ Chúng ta chỉ đưa ra một câu chuyện dân gian để dễ hiểu hơn: Việt Nam ở gần nhà Trung Cộng thì đừng chớ vay mượn một thứ gì của họ, nhất là đừng dựa lưng vào họ, như văn hóa, kinh tế, tài chính, chính trị, quân sự và càng không nên ăn Tết trùng ngày với họ. Không khác nào những đề cập vừa rồi tự nguyện đưa đầu vào (tiệm cầm đồ). Nhớ rằng người Trung Cộng chuyên về nghề cầm đồ khi con người biết trao đổi đồ vật. Nayđảng CSVN chịu đem gia sản của Tổ quốc để thế chấp không cần nhận biên lai, chỉqua lời hứa, đúng ngày hẹn trả vốn lẫn lời cho đảng CSTQ. Sau khi CSVN quá ngày hẹn không trả vốn lẫn lời, đương nhiên đảng CSTQ đến nhà xiết nợ, vốn tiệm cầm đồ tham lam, bao nhiêu nợ cũng chưa đủ, biển Đông, biên giới cũng là một cách xiết nợ, và Trung Cộng sẽ còn làm khó Việt Nam dài dài! Anh Phó Như Báđứng đờ người ra, thở dài. Anh Hứa Bông Linh nói:─ ViệtNamchúng ta có 46 điểm chiến lược, núi cao trên 3.700m đã bị mất ngày 17/02/1979.Đến ngày 20/02/1979, có 9 Quân đoàn Trung Cộng tiến sâu vào lãnh thổ 40 km, từnúi cao xuống đồng bằng và làm chủ 6 tỉnh của Việt Nam, như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
image
Việt Nam hay Trung Cộng chiếm được những địa hình chiến lược núi cao 4.200m, sẽ làm chủ nhân ông của 6 tỉnh biên giới,như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Quân đoàn Trung Cộng chia nhau làm chủ mặt trận 6 tỉnh của Việt Nam, gồm Quân đoàn 43, Quânđoàn 55 lập doanh trại chỉ huy hành quân tại Quảng Ninh, Quân đoàn 42, Quânđoàn 54 doanh trại tại Lạng Sơn, Quân đoàn 50, Quân đoàn 41 doanh trại Cao Bằng, một phần Quân đoàn 41 và Quân đoàn 14 chia nhau chỉ huy tỉnh Hà Giang, Quân đoàn 14, Quân đoàn 13 doanh trại Lào Cai, Quân đoàn 11 doanh trại Lai Châu. Anh Linh và anh Bá trình bày như người trong cuộc chiến, riêng tôi ngẩn ngơ trước sự kiện chiến tranh biên giới, tôi hỏi:─ Thếthì từ đâu và tại sao lại có cuộc chiến quyết tử, lần thứ ba vào năm 1984, chođến ngày nay (1987) vẫn còn tiếp diễn ở những cao điểm chiến lũy thứ 3, như caođiểm 124, 544, 128, 162, 116 v.v…
Anh Hứa Bông Linh đáp:─ Sau khi Trung Cộng bỏ đồng bằng và 6 tỉnh lỵ, rút quân tập kết tại những vị trí chiến lược giao thông hào 3, đứng về chiến thuật xem như chiếm được 3 tỉnh phía Tây trên đường biên giới Việt Nam – Trung Cộng. Và 6 địa hình phiá Đông với tầm cỡ chiến lược vô tận cũng đồng loạt vào tay Trung Cộng, trên thực thế Việt Nam chưa hoàn toàn mất nước, nhưng nhà quân sự thì có cách nhìn tương lai hơn, cho nên lực lượng quân sự Trung Cộng trấn giữ giao thông hào thứ 3 làm biên giới tiền tuyến, và có đến 26 tướng lãnh tham chiến vào ngày 17/02/1979 dưới sự động binh của Đặng Tiểu Bình.
image
Sáu (6) địa hình chiến lược núi cao, gồm có núi Ban Đoan Nam Tắc (415) 1.200m,núi Ban Đoan Nam Tắc hai 1.500m, núi Vô Danh 1.900m,núi Khấu Đức Sơn (512) 3.300m, núi Thiệu Khà Sơn 500m,kiểm soát được phía Đông như Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
image
Và 6 địa hình núi cao hướng ra biển Đông, như 146 độ cao 4.780m, 147 độ cao 4.500m, -3, 255, 211, 227. Ngày nay đã vào tay Trung Cộng, đang kiểm soát cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ trở thành người tàn phế, liệt tứ chi, toàn thân bất toại.
Đôi mắt của tôi rơi lệ, hướng về Tổ quốc, một hồi lâu hỏi:─Thưa anh Linh và anh Bá, bằng cách nào quý anh nắm vững được chiến lược và chiến thuật của Trung Cộng?
Anh Linh đáp:─ Đã là một quân nhân như chúng tôi, dù ít hay nhiều cũng phải quan tâm đến qui luật chiến tranh, một phần chính nhờ làng tị nạn tọa lạc trên núi cao mới được dịp theo dõi cuộc chiến, và nghe radio mỗi ngày, chúng tôi còn bình luận chiến tranh đi trước thời sự, mà radio chỉ loan tin theo nửa lưỡi, phần còn lại bí mật quân sự, đối với chúng tôi thì không có những gì là bí mật cả.
Thưa anh Linh và anh Bá, có thể nào trình bày từng điểm, từng diễn biến một, cũng có thểtrước ngày 17/02/1979 cho đến lúc này [1987]. Trung Cộng khởi động chiến tranh tại biên giới Việt Nam có bao nhiêu địa danh đã bị mất và bao nhiêu chiến trận,đội hình, phòng thủ, tấn công, đơn vị phòng ngự tại biên giới Việt Nam, quân giới, những danh tướng của Trung Cộng tham chiến tại Việt Nam, họa đồ chiến thuật quân đội Trung Cộng, điệp viên, tình báo của Việt Nam
image
, Trung Cộng v.v…Những lý do nguyên cớ nào quân Trung Cộng tiến quân sâu vào lãnh thổ Việt Nam đến 40 km và làm chủ tình hình 6 tỉnh thành phố Việt Nam, sau đó Trung Cộng lui binh thay vì lập phòng tuyến để phòng ngự. Theo nhận định của quý anh, sau cuộc chiến này Trung Cộng có ép được Việt Nam sống chung với người Hán không? Hiện giờ em chỉ hiểu khái quát về chiến tranh biên giới của hai đảng CSVN – TQ, có thể nói trong ưu tư của em mới mở đầu đề dẫn nhập chiến tranh biên giới. Nếu em không đi cùng quý anh trên chiến lũy hành lang số 1 này, thì hoàn toàn không hình dung được cuộc chiến có tính cách quyết định lịch sử của hai đảng CSVN –TQ.
Anh Hứa Bông Linh suy nghĩ một hồi lâu, nói: Quả nhiên, chú em đặt vấn đề chiến tranh biên giới Việt Nam và Trung Cộng, như một đầu đề tiếp nối lịch sử chiến tranh Việt Nam – Trung Cộng.
Trong thời đại này, chính đảng CSVN mời đảng CSTQ anh em khởi động trước chiến tranh, Trung Cộng chỉ chờ thời gian là điểm tiếng súng, thế là họ lấy quyết định chiến tranh ngày 17/02/1979. Trong khi ấy đảng CSVN mở cửa biên giới để quân bành trướng Bắc Kinh thong dong xua quân vào Việt Nam như chốn đồng hoang, đương nhiên đảng CSVN trên tay cầm thẻ giả vờ thua trận.
image
Hôm nào thư thả, chúng ta sẽ luận bàn tiếp về cuộc chiến tranh bỉ ổi này, bây giờ chúng ta tìm một chỗ dừng lại dùng cơm buổi trưa.
Tôi đã nghe anh Linh và anh Bá trình bày rất nhiều về cuộc chiến trước mặt, hình dung thấy được đạn pháo của Trung Cộng đang rơi trên đầu quê hương mình.
Chiến tranh dữ dội ở bên kia chiến lũy thứ 3 trong lãnh thổ Việt Nam không ngơi tiếng vang dội của súng liên thanh, đạn pháo, tôi tưởng chừng mọi thảm khốcđang diễn ra, cướp mất thân thể của người đồng sinh đất Việt, hy vọng chiến tranh dừng lại ở thời điểm này, cảnh thảm khốc không còn tiếp tục.
Hiện chúng tôi đang trên hành trình xuyên qua biên giới Đông – Tây vòng chiến lũy 1, nơi nguy hiểm không thể khẳng định an toàn cho bất cứ ai, bởi trên đầu lơ lửng lựu đạn cài cành cây, dưới mặt đất bẫy mìn. Nơi đâu cũng có hầm chông,đạn pháo cày đồng bằng thành hố sâu, núi cao đạn pháo gọt trọc đầu rừng nguyên sinh!
Riêng tôi cần phải biết nhiều hơn tại miền ải địa đầu Tổ quốc, bởi biên giới là giáp ranh chiến lược, nơi thường sôi bỏng dễ đưa đến chiến tranh, khói lửa điêu tàn đến từ đó và một khi vận nước suy vong, lân bang thừa cơ chiếm biên giới trước nhất v.v…
image
Chúng tôi đi vào một đoạn chiến lũy đầy chướng khí của tử thi, trên đầu lúc nào cũng có những chùm lựu đạn, cài trên cành cây, sẵn sàng nổ khi người vấp phải bẫy mìn.
image
Quân đội Trung Cộng lập chiến hào theo mẫu Ách-chuồn tại núi cao thuộc điểm (D) trong lãnh thổ của Việt Nam, nay thuộc biên giới Trung Cộng.
Chúng tôi tạm dừng chân nơi đây, mượn chiến hào đánh một buổi cơm trưa dã chiến và ngả lưng nghỉ ngơi 15 phút, sau đó tiếp tục lên đường.
Huỳnh Tâm Paris
11/02/2012

Chính trị – Xã hội

Không có đột phá về vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN  -(VOA)   —-ASEAN siết chặt quan hệ với ba nước Đông Á-(VOA)   —-Australia cảnh báo nguy cơ xung đột Biển Đông-(VOA)    —-Ấn Độ kêu gọi hòa bình Biển Đông-(VOA)
Mỹ hậu thuẫn Philippines trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc  (NV)
Việt-Mỹ ký hiệp định hạt nhân dân sự-(VOA)   —-Việt-Mỹ hợp tác phát triển năng lượng sạch-(VOA)  —–Việt Nam – Hoa Kỳ ký hiệp định hạt nhân dân sự  (RFI)   —-  Mỹ yên tâm khi bán nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam  -(ĐV)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những ước nguyện không thành- (RFA)   –‘Mâu thuẫn’ trong cách đối xử của Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp-(VOA)
60 sĩ quan cấp tướng túc trực bên linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp  -(Dân trí)   –Vào nhà Đại tướng mà đạm bạc như nhà dân  (TT)
Việt Nam : Tương quan lực lượng trong đảng vẫn ở thế giằng co  (RFI) – PV. nhà báo Phạm chí Dũng
Hội nghị TƯ 8 nói thẳng nợ xấu vẫn ở mức cao  (ĐV)   —-Chuyên gia kinh tế đánh giá kết quả Hội nghị TƯ 8  (ĐV)
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp đại hội  (NV)
Khai thác khoáng sản và nhóm lợi ích- (RFA)  —-  Tài nguyên ở Việt Nam, cái gì cũng bán  (NV)  –Doanh nhân Hà Lan và tấm lòng với trẻ em Việt (RFA)
Việt Nam báo động thâm thủng ngân sách 5 tỉ đô la  (NV)   —-Chủ tịch Nước xác nhận tham nhũng “lại càng gia tăng”  -(DV)
Chủ tịch nước: “Một bộ phận không nhỏ” là câu hết sức đau đầu  (TT)
Duy trì cơ chế cũ là chết!  (NLĐ)  -Rất nhiều vấn đề bức xúc trong thời gian qua như lấy phiếu tín nhiệm, lương “khủng” của lãnh đạo các doanh nghiệp công ích ở TP HCM, giá điện, xăng… đã được đề cập trong buổi tiếp xúc cử tri TP HCM của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Lẽ nào trời, đất và dân là cái sọt rácLẽ nào trời, đất và dân là cái sọt rác   (Dân trí) – mỗi khi có lỗi gì là sẵn trên có trời, giữa có dân, dưới có đất, nhiều đối tượng ra phết để các vị ấy đổ lỗi, phủi sạch trách nhiệm!  ===>>>
Lãnh đạo đừng “bỏ quên” những lời hứa trước dân!  (DT)   —TP. Hà Nội chậm giải quyết khiếu nại, doanh nghiệp “còng lưng” chịu trận  (DT)   —Nữ hộ sinh tố tiêu cực: Khởi tố trạm trưởng y tế  (ĐV)
Học hỏi bạo lực từ nhà cầm quyền  (RFA) -Ngày 8/10 năm nhân viên công lực tại tỉnh Hòa Bình bị người dân bắt trói. Việc người dân dùng bạo lực đối đầu với chính quyền và với nhau đã trở nên phổ biến tại Việt Nam.   —Thông tin mới nhất về vụ bắt trói, giữ trái phép 5 cảnh sát ở Hòa Bình  (GDVN)
Đề xuất xử phạt nếu không trả lời báo chí  (DV)   —-Miễn xử phạt lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc  (DV)   —Thừa Thiên- Huế: 8 cơ sở “bức tử” môi trường  (DV)   —-Lập hội “bêu xấu” bộ trưởng trên Facebook, xử lý thế nào?  (Infonet)
______________________________________________________________________________________________________________
Philippines công bố mua 3 tàu ngầm, 6 tàu hộ vệ và 12 tàu tuần dương  (GDVN)
Đại tướng hiện thân cho tư tưởng độc lập – tự do  (VOV)    —-“Nhân cách, con người Đại tướng có sức hút lạ kỳ”(VOV)   —Cựu Đại tá Mỹ thán phục tài thao lược của Đại tướng(VOV)    —-Đại tướng vừa giỏi vừa đức độ nên dân thương yêu(TNO)
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi muốn thấy tượng đài của một vị nhân tướng  (LĐ)
Chống tham nhũng còn hô khẩu hiệu nhiều quá  (TT) -Chủ tịch nước đồng cảm: “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: đúng là ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Còn cái câu “một bộ phận không nhỏ” là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều ông nói “bộ phận không nhỏ” đó ở bên dưới. Nhưng sau một năm tôi quay lại hỏi bên dưới là chỗ nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được. Vai trò của những cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra là cực kỳ quan trọng. Nếu những cơ quan này tìm không ra thì Đảng cũng chịu thua thôi”.
Ông Tư Sâu còn “xúi” Bà con tố cáo tham nhũng , nếu ngại thì tố với ai mình tin tưởng- tin ai bấy giờ , biết bao nhiêu vụ trả thù khủng khiếp do việc tố TN , đây nè :  Bầm dập vì tố cáo tiêu cực  (NLĐ) – Với lại cứ hỏi Cụ Lê hiền Đức có cả “kho” hồ sơ về việc này đó , làm đi . Cụ ở ngay Hà nội , khỏi đi đấu xa. Còn Bà PCT nữa , Bà đã nói là “ăn của Dân không chừa một thứ gì ” đấy , nếu mà Dân đen thì nói còn hay hơn cùng ý với câu này ” …không chừa cái q…q…”
‘Quyết ngăn chặn nạn phong bì trong Liên hoan chèo’  (VNN)   —-“Phải “tại vị” đến khi giải quyết xong khiếu nại, tố cáo của dân”  (LĐ) – Xúi dại ,nó câu giờ ,ngâm tôm…để ngồi cho lâu hơn thì có.
Bão Nari cách đảo Ludong 400km, gió giật cấp 14
Bão Nari cách đảo Ludong 400km, gió giật cấp 14  (VOV)  -Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km/h), giật cấp 13, cấp 14.===>>>
Đấu giá từ thiện tại Mỹ gây quỹ cho trẻ em Việt Nam  (VOV)

432

Đó là số loại phí, lệ phí đang được thu ở khắp các lĩnh vực, mọi địa bàn trên cả nước, sau hàng chục năm kêu gọi cải thiện môi trường đầu tư, cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm giấy phép con… Vì quá dày đặc nên sự bất công đầu tiên mà người dân và doanh nghiệp phải chịu là phí chồng phí.
Họp báo của Bộ Tài chính: Né tránh  (TN)  -  Hạn chế cung cấp số liệu, né tránh những câu hỏi dư luận quan tâm, bức xúc… Buổi họp báo của Bộ Tài chính chiều qua (10.10) như thường lệ diễn ra chóng vánh, câu lệ.
Mơ hồ về đào tạo nhân lực địa phương  (TN)     —-Đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam  (Tamnhin)
Vụ “DN vắng chủ, CN lãnh đủ” ở TPHCM: CN tuyệt vọng vì không biết bám vào đâu  (LĐ)
Bệnh viện Mắt Hà Nội thừa nhận tái sử dụng kim tiêm  (NĐT)
Nguyên nhân công an bị dân bắt trói trái phép (KT)  -“Chúng tôi nghi ngờ họ đến để giải vây cho mấy chiếc máy xúc…, rồi mọi người gõ kẻng, bắt và trói tay 5 người kia lại”, một người dân cho biết.
Không có thẻ ngành, dân nghi ngờ Công an đến giải vây cho máy xúc.

________________________________________________________________________________________________________________________
image
Mất 9 tỉnh Miền Bắc VN, mà nhân dân không biết  -(Saohomsaomai)  -Hành lang chiến lũy thứ 2, trong lãnh thổ Việt Namdo quân đội chủ lực Trung Cộng đang trấn ngự.===>>>
Tiếng Cú Bis  (Tưởng năng Tiến -RFA)  -Xã hội chúng ta không cần thêm bất kỳ một “bên thắng cuộc” nào nữa, mà đang khát khao sự hòa giải và yêu thương.  -Trịnh Hữu Long
Cục diện Trung Á hậu Hoa Kỳ  (Nguoiviet)
Cái bùng binh và chế độ dân chủ  (Lê mạnh Hùng -Nguoiviet)   -Số phận của cái “dao bào” khi xuất cảng ra ngoài nước Anh cũng lập lại một cách tương tự số phận của một món hàng xuất cảng khác của Anh: chế độ dân chủ, một ý tưởng mà khi được xuất cảng sang nước khác nhiều khi trở thành một bi hài kịch. Cũng giống những “dao bào” cần có những người lái xe biết tôn trọng luật lệ và có tinh thần “fair play,” cảnh sát làm việc nghiêm túc và một hệ thống đường sá vừa phải, một chế độ dân chủ muốn hoạt động được tốt cần phải có một hệ thống báo chí và truyền thông tự do, một nền tư pháp độc lập và những định chế phụ trợ cần thiết khác.
Người Buôn Gió – Truyện mới 3   -(Danluan)    —-Phỏng Vấn T/S Alan Phan Về Tình Hình Ngân Hàng  -(Danluan)
Ron Paul - Tư hữu là cốt lõi của tự do  -(Danluan)
Huy Đức – Tướng Giáp (1)  -(Danluan)   —–An Hoàng Trung Tướng – Ai là Anh Cả Quânđội Nhânzân Xứ Lừa?  -(Danluan)
Ngọc Thu – “Cám ơn” và “xin lỗi” – Một nét văn hóa Mỹ  -(Danluan)
Những bước đi chậm rãi của lịch sử  -(Vietstudies /ttxcc)
“Ký ức buồn trong Đại hội VI của Đảng”-(Vietstudies /ttxcc)
Không thể khác! Thưa tướng Giáp  -(Boxitvn)
Cho dân đánh bạc để gỡ suy thoái?   -Phạm Chí Dũng – (Boxitvn)

Giai thoại trong thời chiến tranh Việt nam »  -  -(ĐCV) - . Điển hình như chuyện bà mô tả cảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan lúc nằm tại bệnh viện sau lúc bị bắn trọng thương……

Mỹ Yên, vùng đất chưa yên!  -Bảo Giang (Danlambao)

Tường trình về vụ người tố cáo bị bắt cóc   -Lê Anh Hùng  -

Việt Nam giả vờ cải cách   -Võ Văn Ái – The Wall Street Journal – (DLB)


Có hay không đối lập ở Việt Nam?  -Author: Pham Chi Dung    -Translated in English by Nguyen Khoa Thai Anh,   -in French by Phan Van Song. Published by Asia Sentinel.  -Tell the World” (Defend the Defenders)
LỐI KIÊU HÃNH NGƯỢC CỦA NHIỀU NGƯỜI ViỆT (Nguyễn Tường Thụy)

Kinh tế

Du khách giảm, khách sạn ở Sài Gòn hạ giá phòng  (NV)    —–Làm ăn thua lỗ, chủ doanh nghiệp xăng dầu lừa người dân  (ĐV)
Bị cấm cửa vì gian lận, lừa đảo: Nhiều DN Việt không biết xấu hổ?  (GDVN)
Đổ xô mua ốc bươu vàng   (NLĐ)  -Một số tỉnh ở ĐBSCL đang rộ lên tình trạng người dân tranh nhau bắt ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc, thậm chí họ còn thả nuôi thay vì tận diệt để bảo vệ đồng lúa như trước đây
Những ‘ông vua’ đẩy doanh nghiệp vào phá sản  (VEF)
Chủ đầu tư huy động vốn, ngân hàng để làm gì?  (VL) -TS Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận định: Nhìn vào thị trường hiện nay, có không ít dự án thực hiện huy động vốn của nhà đầu tư rồi biến mất. Mới nhất ông chủ dự án Tricon Towers đã mất tích, nhiều ông lớn ở Việt Nam cũng ôm 400 – 500 tỷ biến mất. Suy cho cùng khách hàng là người chịu thiệt.
Đại gia nhà đất: Ăn cơm nguội, chơi golf  (VEF)    —-Những món đồ nguội từ thịt thối tẩm hóa chất  (VNN)    —-Vinashin phát hành thành công trái phiếu quốc tế  (VOV)

Thế giới

Đảng Cộng Hòa Mỹ muốn giải quyết khủng hoảng trong ngày hôm nay- (RFA)    —Đảng Cộng Hòa muốn giải quyết khủng hoảng, Tổng thống Obama hân hoan  (RFA)  —Ngoại trưởng Mỹ hoãn chuyến thăm Philippines vì bão-(VOA)
Tổng Thống Obama mời các nhà lập pháp đến Tòa Bạch Ốc  (NV)   —Tổng thống Mỹ xét đề nghị mới của phe Cộng hòa để giải quyết bế tắc  (VOA)
Chính quyền Mỹ bị cáo buộc đe dọa tự do báo chí  (VOA)
Bắc Triều Tiên thay thế tư lệnh ‘diều hâu’ Kim Kyok Sik-(VOA)   —Triều Tiên đã xây dựng căn cứ tên lửa gần biên giới Trung Quốc (DV)
Nữ sinh Pakistan Malala Yousafzai đoạt giải Nhân quyền Sakharov-(VOA)   —Humaira Bachal, cô gái trẻ mang tri thức tới cho trẻ em Pakistan-(VOA)
Trung Quốc ‘hết sức quan ngại’ về vấn đề trần nợ của Mỹ-(VOA)   —Miền Đông Trung Quốc lộ hết trước chiến tranh tình báo của Nhật-Mỹ  (GDVN)
Nước Pháp kỷ niệm rầm rộ 50 năm ngày giỗ Edith Piaf-(RFI) -  50 năm sau ngày qua đời, nghệ sĩ Edith Piaf vẫn là một trong những biểu tượng của nước Pháp. Bản tình ca « La Vie En Rose » là một trong 10 bài hát của Pháp được hưởng bản quyền tác giả nhiều nhất trên sân khấu nghệ thuật quốc tế. Đối với giới trẻ, Piaf là biểu tượng của sự vùng lên.
Thái Lan: Đánh bom, xả súng ở nhiều tỉnh miền Nam  (ĐV)   —-Phi hành gia tiền phong Scott Carpenter qua đời  (VOA)   —-Hầu hết 55 tỉ phú tại Châu Phi là từ Nigeria, Nam Phi, Ai Cập  (VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Khoa học giả hiệu về liệu pháp tế bào gốc trong thẩm mỹ   - (RFA)   —Nóng: Phát hiện hành tinh kỳ lạ trôi dạt trong vũ trụ  (DV)
Hơn 2 năm xây dựng, trường học chỉ có cổng và hàng rào    (Dân trí)  —2 năm “xây trường cho… mối xông”: 1 tháng hoàn thành dự án  (Infonet)
Bình Định: Phát hiện hàng loạt hiện vật quý  (DV)
Ngọc Trinh, “Bà Tưng” không đáng vào đề thi  (NLĐ) -Việc đưa Ngọc Trinh và “Bà Tưng” vào đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hải Phòng đã gây nên nhiều tranh cãi. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục không đồng tình với cách ra đề như vậy   —Đề thi về Ngọc Trinh – Bà Tưng: Thô thiển hay thú vị?  (KT)
Làm đúng chức phận  (TN)   —Lạm thu do đâu? audio   (TT)
“Sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1  (TT)

Công an vội chôn bị can  (NLĐ)   —-Cháy rụi kho gỗ 1000m2 trong đêm  (VNN)   —TP.HCM: Cháy nổ tại đại lý gas, cả khu phố náo loạn  (TN)
Xe máy của Tổ trưởng an ninh cháy thành than   (ĐV)    —-Phát hiện xác chết người phụ nữ nổi trên kênh tàu Hủ  (ĐV)    —-Yêu râu xanh gần thất thập dâm ô trẻ em  (ĐV)    —-Thu 3 vạn khẩu súng tự chế ở Lai Châu(ĐV)    —Giả công an lừa chiếm… xe đạp điện của học trò(ĐV)
Hiện trường tan hoang vụ đổ tường đè chết 4 người  (DV)  —Bị mất trộm gần 1 tỉ đồng  (NLĐ)   —Vệ sinh hầm nước thải, ba người tử vong  (NLĐ)
Hủy án vụ chủ doanh nghiệp bắt tay cán bộ ngân hàng lừa dân   (NLĐO) – Biết chủ doanh nghiệp có sai phạm nhưng một phó phòng giao dịch ngân hàng vẫn bắt tay để hưởng hoa hồng 3% trên tổng số tiền được vay.

432

Đó là số loại phí, lệ phí đang được thu ở khắp các lĩnh vực, mọi địa bàn trên cả nước, sau hàng chục năm kêu gọi cải thiện môi trường đầu tư, cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm giấy phép con... Vì quá dày đặc nên sự bất công đầu tiên mà người dân và doanh nghiệp phải chịu là phí chồng phí.

Theo thống kê, hiện 1 lít xăng "cõng" trên mình 4 loại thuế, 3 loại phí. Chỉ riêng tiền thuế - phí, giá mỗi lít xăng được đẩy lên từ 7.000 - 8.000 đồng. Đó là tình cảnh tương tự của người dân khi sở hữu một chiếc xe. Mới mua thì đóng phí trước bạ, rồi thì phí bảo trì đường bộ. "Bảo trì" rồi nhưng vẫn phải tiếp tục nộp phí cho một loạt các trạm thu phí dọc đường, rồi phí xăng dầu, phí môi trường...
Phí chính thức, phí không chính thức, phí địa phương, phí trung ương, phí núp bóng tự nguyện... cơ quan nào cũng có thể "đẻ" ra phí để thu. Việc thu phí bị lạm dụng đã tạo ra một mạng lưới dày đặc phí, bủa vây và vắt lấy doanh nghiệp và người dân. Tất nhiên, mọi chi phí này đều được hạch toán vào giá thành nên có thể hiểu tại sao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa ngày càng yếu.
Trong nỗ lực tháo tồn kho của nền kinh tế, chúng ta vẫn kêu gọi doanh nghiệp phải tự cứu mình bằng cách giảm giá thành sản phẩm. Nhưng hãy so sánh điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước trong nhiều năm gần đây như lãi vay, thuế, chi phí, giá đầu vào... với các nước trong khu vực sẽ hiểu, họ có muốn giảm cũng không được. Đó là lý do hàng trăm công ty đã phải chấp nhận nghịch lý "chết trên đống tài sản"; hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng càng sản xuất càng lỗ. Lãnh đạo một doanh nghiệp đã phải chua chát kết luận, con đường nào cũng dẫn tới... phá sản khi ông đã không thể đưa công ty vượt qua được điều kiện kinh doanh quá khắc nghiệt kéo dài.
Chua xót hơn là nông dân, những người được thống kê phải chịu tới 131 khoản đóng góp, trong đó riêng phí có tới... 93 loại. Thế nên được tiếng là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới ở nhiều mặt hàng nhưng nông dân Việt Nam, người trực tiếp trồng lúa, trồng tiêu, điều... bao năm qua nghèo vẫn hoàn nghèo.
Loạn thu phí ở mức báo động như vậy nhưng thực tế lại không được quan tâm dẹp bỏ. Hầu hết giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua, không ai nhắc đến vấn đề này. Trong khi phí, không đơn giản chỉ là số tiền mà doanh nghiệp, người dân phải đóng, nó còn làm mất đi cơ hội, bào mòn niềm tin; gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong nước trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Thu nhiều thì chi nhiều nên tình trạng loạn thu phí cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi tiêu hoang phí ngân sách cho lễ lạt, hội hè, đi lại, mua sắm xe công, hội nghị, hội thảo hiện nay. Vì vậy cần có biện pháp thật mạnh, thật nhanh, thật nghiêm để loại ra khỏi môi trường đầu tư và kinh doanh hiện nay những loại phí chồng phí, những loại phí "phép vua thua lệ làng" mà các địa phương tự "đẻ" ra...
Việc này thiết nghĩ, còn hữu hiệu hơn nhiều so với các giải pháp hỗ trợ mà chúng ta đang thực hiện lâu nay.
Nguyên Khanh

Lẽ nào trời, đất và dân là cái sọt rác

(Dân trí) - mỗi khi có lỗi gì là sẵn trên có trời, giữa có dân, dưới có đất, nhiều đối tượng ra phết để các vị ấy đổ lỗi, phủi sạch trách nhiệm!

 
Đổ tại thời tiết không thuận lợi khi thi công nên đường nghìn tỷ mới hỏng (Ảnh: Bạch Dương)
Đổ tại thời tiết không thuận lợi khi thi công nên đường nghìn tỷ mới hỏng (Ảnh: Bạch Dương)
Thấy ông bạn ngồi, lưng còng hẳn xuống, mặt thẫn thờ, hai tay lồng vào nhau, ngón tay nọ cứ bấm bàn tay kia, tôi hỏi: - Nghĩ gì mà buồn thế, có chuyện không ổn sao?
Bạn tôi bảo: - Vừa đọc bài báo “Bệnh viện trăm tỷ chưa hết bảo hành đã xuống cấp”, thấy bệnh viện Ða khoa tỉnh Lai Châu được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư hiện đại bậc nhất khu vực Tây Bắc với giá trị xây lắp 340 tỷ đồng mới được đưa vào hoạt động năm 2011. Thế nhưng nhiều khối nhà đã xuống cấp thê thảm, nhà vệ sinh của nhiều phòng bệnh nhân thường xuyên bị thấm dột từ trên xuống, nước hôi thối rỏ giọt vào đầu tong tỏng, người bệnh vừa đi vệ sinh vừa phải ngó đầu lên để tránh. Ngoài ra, gần như toàn bộ lối đi tiếp giáp giữa các khu nhà bị thấm dột trần các tầng, một số hành lang khu nhà A thì nước từ trần rỏ xuống làm hỏng toàn bộ tấm nhựa tổng hợp ốp trần. Khu nhà xuống cấp nặng nhất là khu dịch vụ người nhà người bệnh, ở đây tường, trần và cửa các phòng đều hỏng, nghĩ mà buồn da diết buồn, ông ạ.
Tôi khuyên: - Ông ơi,  340 tỉ đồng chưa là cái gì. Cây cầu huyết mạch nối dài trên tuyến QL1A từ Cần Thơ đi Cà Mau, Nhà nước đầu tư cả ngàn tỷ đồng, mới cho các phương tiện tham gia giao thông cuối năm 2012, nay đã xảy ra tình trạng sụt lún, nứt toác trên mặt cơ mà. Cầu Vĩnh Tuy ở Hà Nội cũng vậy, nên chuyện cái bệnh viên Lai Châu chưa hết thời gian bảo hành đã xuống cấp là chuyện nhỏ nếu so sánh với các công trình ngàn tỷ khác.
Ông bạn  tôi phẩy tay: - Tôi buồn không phải là chuyện chất lượng công trình quá kém, bây giờ chuyện đó đầy, thoạt nghe lần đầu thì ngạc nhiên, nghe riết mãi hết công trình này đến công trình khác như vậy đâm quen, coi cũng là chuyện thường, tất nhiên phải thế. Nhưng buồn là ở chỗ là nghe Giám đốc Ban quản lý dự án của Sở Y tế Lai Châu là chủ đầu tư công trình, giải thích vì sao công trình xuống cấp.
Vị ấy bảo: Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu gây thấm dột trần ở hầu hết các khu vệ sinh chung ở các tòa nhà là do người bệnh và người nhà người bệnh vùng núi chưa biết sử dụng các thiết bị vệ sinh hiện đại. Họ tống hết rác rưởi, rau cỏ, túi ni-lông, bông y tế... gây tắc ở các khu vệ sinh rồi dẫn đến tắc đường nước chung, gây thấm, dột từ tầng trên xuống tầng dưới và lan tỏa ra nhiều nơi khác nhau. Như vậy, vị ấy đổ lỗi tại dân.
Còn nói việc thấm trần ở hành lang và đường tiếp giáp giữa các khu nhà là hậu quả của các cơn bão, lốc khắc nghiệt tại Lai Châu vào mùa mưa. Việc làm các tấm ốp trần bằng nhựa tổng hợp ở bệnh viện này là không hợp lý với thời tiết ở đây vì chúng không chịu được nước, hễ bị ẩm là các tấm này bị mốc, mủn ra. Như vậy là vị ấy đổ lỗi nốt cho trời, còn Ban quản lý dự án hoàn toàn không có trách nhiệm gì trong việc giám sát xây dựng và tổ chức quản lý toàn bộ cơ sở vật chất Nhà nước giao cho. Hu hu …
Tôi cười: - Ông này nói sao mà giống hệt như ông Trưởng Ban Quản lý dự án Sở GTVT tỉnh Hậu Giang. Trước tình trạng tuyến đường nghìn tỷ nối Cần Thơ - Vị Thanh (Hậu Giang) mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, ông ta giải thích: chủ yếu là do thi công tuyến đường trong điều kiện thời tiết không thuận lợi nên lớp bê tông mặt đường sau một thời gian sử dụng bị bong tróc.
Nhưng ngoài việc đổ lỗi cho người, cho trời, vẫn còn thiếu một kẻ nữa để không ít quan chức thời nay hay đổ lỗi cho, đó là đất. Hễ công trình xây dựng nào bị lún làm cho cầu nứt, nhà nghiêng là các vị ấy lại đổ tại địa chất vùng này phức tạp, không ổn định. Dễ thường thời Tây, địa chất ổn định hơn bây giờ nên chẳng có công trình nào bị lún nứt?
Hóa ra mỗi khi có lỗi gì là sẵn trên có trời, giữa có dân, dưới có đất, nhiều đối tượng ra phết để các vị ấy đổ lỗi, phủi sạch trách nhiệm! Khổ  thân cho trời, đất và dân cứ trở thành cái sọt rác để nai lưng hứng tất cả các yếu kém và thiếu trách nhiệm gây hậu quả của các vị ấy đổ vạ cho. Hé hé…

Nguyễn Đoàn

TƯỜNG TRÌNH VỀ VỤ NGƯỜI TỐ CÁO BỊ BẮT CÓC

Kính thưa quý vị!
Sáng 9/10/2013, vợ tôi (Lê Thị Phương Anh) đã tới trụ sở Công an Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị để gửi đơn trình báo về vụ cô ấy bị bọn xã hội đen bắt cóc vào hồi 4h chiều ngày 8/10.
Chiều ngày 9/10, Đại uý Nguyễn Minh Đông, Phó Công an Phường 5, gọi điện cho tôi báo mời vợ tôi qua làm việc. Tôi đề nghị họ chuẩn bị giấy mời cho đúng thủ tục. Tuy nhiên, khi vợ tôi qua làm việc thì họ lại không đưa giấy mời cho vợ tôi, vì thế cô ấy đã từ chối làm việc. Vợ tôi đã “làm việc” theo kiểu “không chính thức” như thế rất nhiều lần với rất nhiều đoàn Công an rồi, nhưng cuối cùng họ chỉ biết lợi dụng chúng tôi mà không hề bảo vệ chúng tôi.

Đến cuối buổi chiều, Đại uý Nguyễn Minh Đông đã sang nhà trao giấy mời cho vợ tôi. Sáng nay, 10/10, vợ tôi đã sang trụ sở Công an Phường 5 để làm việc về vụ bắt cóc. Nội dung cơ bản như những gì mà vợ tôi tường trình dưới đây.
Trước kia, khi đơn thư tố cáo các ông Hoàng Trung Hải, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh chỉ do tôi ký, nhà chức trách luôn tìm cách vu cho tôi là bị “tâm thần hoang tưởng”. Giờ đây, vợ tôi (nhân chứng trực tiếp, người từng nằm trong băng đảng ma tuý của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải – tên gián điệp người Hán lợi hại nhất trong lịch sử) đã trực tiếp ký đơn thư tố cáo cũng như lên tiếng trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước về vụ tố cáo này.
Những tên đàn em xã hội đen của ông Hoàng Trung Hải đã ngang nhiên bắt cóc nạn nhân ngay giữa thanh thiên bạch nhật rồi tra tấn, cướp bóc và thiếu chút nữa thì tiêm thuốc độc rồi hãm hiếp (chúng đã làm rất nhiều lần như thế kia, khi vợ tôi vì quá sợ hãi mà không dám lên tiếng). Điều này cho thấy ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này đã ngang ngược đến mức độ nào, cả một hệ thống chính trị với 16 vị Uỷ viên Bộ Chính trị, 175 vị Uỷ viên Trung ương Đảng, 499 vị Đại biểu Quốc hội đã bất lực đến thế nào trước “con ngựa thành Tơ-roa” này.
Tôi khẩn thiết đề nghị ĐBQH Dương Trung Quốc thực hiện đúng chức trách của mình. Việc ông tiếp nhận đơn thư của chúng tôi là một hành động có trách nhiệm; nhưng dù biện hộ thế nào thì ông cũng là một trong những người phải chịu trách nhiệm về việc vợ chồng tôi phải gặp bao nguy hiểm suốt thời gian qua, cũng như an nguy của chúng tôi hiện nay. Chúng tôi không yêu cầu ông phải bênh vực chúng tôi, nhưng ông có quyền lên tiếng yêu cầu nhà chức trách phải làm đúng pháp luật. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rõ ràng cũng hết sức cao cả đối với một vị Đại biểu Quốc hội.
Tôi khẩn thiết đề quý vị lên tiếng để không phải chỉ bảo vệ chúng tôi mà quan trọng hơn hết là bảo vệ đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Xin trân trọng cám ơn quý vị!
Quảng Trị, ngày 10/10/2013
Lê Anh Hùng
GIẤY MỜI LÀM VIỆC CỦA CÔNG AN PHƯỜNG 5, ĐÔNG HÀ, QUẢNG TRỊ:
MỘT SỐ TIN NHẮN CỦA NHỮNG KẺ BẮT CÓC GỬI VÀO SỐ MÁY CỦA VỢ CHỒNG TÔI:



THƯ TỐ CÁO mà chúng tôi đã gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và ĐBQH Dương Trung Quốc ngày 16/9/2013:



MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐƯA TIN VỀ VỤ BẮT CÓC:
  1. Blog Nguyễn Tường Thuỵ: TIN KHẨN
  2. Dân Làm Báo: Chị Lê Thị Phương Anh bị bắt cóc
  3. Đàn Chim Việt: Vợ Lê Anh Hùng bị bắt cóc
  4. Radio Chân Trời Mới: Vợ blogger Lê Anh Hùng bị kẻ lạ bắt cóc
  5. Radio Chân Trời Mới: Diễn tiến kẻ lạ bắt cóc chị Lê Thị Phương Anh
  6. Blog Phương Bích: Chuyện hoang đường, xứ thiên đường
  7. Việt Châu phỏng vấn vợ kỹ sư Lê Anh Hùng vừa được trả tự do

Xem thêm: THƯ TỐ CÁO lần thứ 73

Bọn bắt cóc cho vợ tôi gặp chồng qua điện thoại (gọi từ số 0162822344 sang số máy 01243210177 của tôivào khoảng 17h25 ngày 8/10/2013:


BỨC THƯ NÀY ĐÃ ĐƯỢC GỬI TỚI CÁC ĐỊA CHỈ DƯỚI ĐÂY QUA ĐƯỜNG INTERNET NGÀY 10/10/2013:
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam <webmaster@qh.gov.vn>; Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ <thucongdan@chinhphu.vn>; Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam    <mttqvn@mattran.org.vn>; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao <htqt@vks.gov.vn>; Toà án Nhân dân Tối cao <tatc@toaan.gov.vn>; Hộp thư Tố giác Tội phạm - Bộ Công An    <togiactoipham@canhsat.vn>; Đài Truyền Hình Việt Nam  <thoisuvtv@vtv.vn>; Đài Tiếng Nói Việt Nam <toasoan@vovnews.vn>; Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam    <dangcongsan@cpv.org.vn>; Báo Nhân Dân <nhandandientu@nhandan.org.vn>; Báo Quân Đội Nhân Dân <dientubqd@gmail.com>; Báo Thanh Tra <thanhtradientu@thanhtra.com.vn>; Tạp chí Tuyên Giáo – Ban Tuyên giáo TW <tctg@tuyengiao.vn>; Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương    <thiduakt@thiduakhenthuongvn.org.vn>; Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng <xttm@ckt.gov.vn>; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam  <tttt@hoilhpn.org.vn>; Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam <thongtin@vusta.vn>; Hội Nông Dân Việt Nam <tonghophnd@gmail.com>; Hội Nhà báo Việt Nam <hnbvietnam@gmail.com>; Hội Nhà văn Việt Nam <vanvn.net@gmail.com>; Hội Sinh viên Việt Nam <hoisinhvien@hsvvn.vn>; Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam <vnf-unesco@fpt.vn>; Thành Đoàn Hà Nội  <hanoituoitre@gmail.com>; Ban Thư ký - Thông Tấn Xã Việt Nam    <btk@vnanet.vn>; Báo Bảo Vệ Pháp Luật - Viện KSND Tối cao <baovephapluat_vksndtc@yahoo.com>; Báo Công Lý - Toà án ND Tối cao    <baocongly@fpt.vn>; Báo Công An Nhân Dân  <candonline@gmail.com>; Báo An Ninh Thủ Đô <antdonline@anninhthudo.vn>; Báo Biên Phòng    <banthukybaobp@gmail.com>; Báo Đại Đoàn Kết <toasoan@baodaidoanket.com.vn>; Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam    <ccbvietnamdientu@gmail.com>; Báo Hà Nội Mới <webmaster@hanoimoi.com.vn>; Báo Sài Gòn Giải Phóng <sggponline@sggp.org.vn>; Báo Tuổi Trẻ    <toasoan@tuoitre.com.vn>; Báo Tiền Phong <online@tienphong.vn>; Công Báo <info@congbao.vn>; Tạp chí Quản Lý Nhà Nước    <tcquanlynn@yahoo.com.vn>; Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Văn phòng QH <nclp@qh.gov.vn>; Tạp chí Truyền Hình - Đài THVN    <tapchith@vtv.org.vn>; Tạp chí Nhà Văn <tapchinhavanhnv@gmail.com>; Tạp chí Quốc phòng Toàn dân <quocphongtoandan@viettel.vn>; Tạp chí Thế Giới Phụ Nữ    <admin@thegioiphunu-pnvn.com.vn>; Thời báo Kinh Tế Việt Nam <vneconomy.vn@gmail.com>; Thời báo Kinh Tế Sài Gòn  <sgt@thesaigontimes.vn>; Báo Công Thương <congthuongonline@gmail.com>; Báo Đầu Tư <baodautu.vn@gmail.com>; Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp <baodientu@dddn.com.vn>; Báo Đất Việt <datviet108@gmail.com>; Báo điện tử Vietnamnet    <tuanvietnam@vietnamnet.vn>; Báo điện tử VnExpress    <webmaster@VnExpress.net>; Báo điện tử Dân Trí <info@dantri.com.vn>; Báo Giao Thông Vận Tải <baogiaothong@fpt.vn>; Báo Giáo Dục & Thời Đại    <gdtddientu@gmail.com>; Báo Phụ Nữ Tp HCM <toasoan@baophunu.org.vn>; Báo Du Lịch <baodulichdientu@gmail.com>; Báo Khoa Học & Đời Sống <tkts@bee.net.vn>; Báo Kinh Tế Nông Thôn <hungktnt@gmail.com>; Báo Lao Động <toasoan@laodong.com.vn>; Báo Người Lao Động <online@nld.com.vn>; Báo Nông Nghiệp Việt Nam <baonnvn@hn.vnn.vn>; Báo Nông Thôn Ngày Nay <baodanviet@gmail.com>; Báo Pháp Luật Tp HCM  <baophapluat@phapluattp.vn>; Báo Sài Gòn Tiếp Thị <sgtt@sgtt.com.vn>; Báo Thể Thao & Văn Hoá <ttvhonline@thethaovanhoa.vn>; Báo Thế Giới & Việt Nam    <webmaster@tgvn.com.vn>; Báo Tin Tức <toasoantintuc@gmail.com>; Báo Văn Hoá    <baovanhoa@fpt.vn>; Báo Tài nguyên & Môi trường <baotainguyenmoitruong@gmail.com>; Báo Vietnamnews <vnnews@vnagency.com.vn>; Đài VOA <VOAbanlambao@gmail.com>; Báo Việt ngữ - Đài BBC    <vietnamese@bbc.co.uk>; Đài Á Châu Tự Do <vietweb@rfa.org>; Nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam <nnsvn@qh.gov.vn>; Trang mạng Bauxite Vietnam <bauxitevn@gmail.com>; Blog Nguyễn Tường Thuỵ <tuongthuy52@gmail.com>; blog Nguyễn Xuân Diện <lamkhanghn@yahoo.com.vn>; Blog Phạm Viết Đào <Thuykhue40@gmail.com>; Thông Luận <info@ethongluan.org>; Blog Anh Ba Sàm <basamvietnam@gmail.com>; VANGANH.INFO <vanganh.contact@gmail.com>; Dân Làm Báo <lienlacdanlambao@gmail.com>; Radio Chân Trời Mới <lienlac@radiochantroimoi.com>; Chương trình Từ Cánh Đồng Mây <theheviet@verizon.net>; Đàn Chim Việt <bbt.danchimviet@gmail.com>; Quan Làm Báo <vualambao@gmail.com>; Báo Người Việt <news@nguoi-viet.com>; ĐBQH - nhà sử học Dương Trung Quốc <quocxuanay@yahoo.com>; Đại biểu QH Trần Hoàng Ngân <ngannh@ueh.edu.vn>; Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa <nghia.truong@ykvn-law.com>; GS Chu Hảo <haochu2008@gmail.com>; PGS.TS Hồ Uy Liêm <houyliem@vusta.vn>; TS Lê Đăng Doanh <ledangdoanh@gmail.com>; Ông Vũ Quốc Tuấn <tuanvuquoc@gmail.com>; nhà báo Trần Đăng Tuấn <trandangtuanvfc@yahoo.com>; Ông Nguyễn Trung <nguyentrungvt@gmail.com>, Ông Bùi Đức Lại <buiduclai@yahoo.com.vn>; Bà Phạm Chi Lan <phamchilan@gmail.com>; VDK LAW OFFICE <vdklawyer@rogers.com>; Nhà báo Tống Văn Công <vcongtong@gmail.com>, Thiếu tướng Lê Văn Cương <tuanla295@gmail.com>, GS Tương Lai <tnglai@gmail.com>; nhà văn Phạm Đình Trọng <phamdinhtrong2006@yahoo.com.vn>; GS Đặng Vũ Minh <gsdangvuminh@yahoo.com.vn>; Diễn đàn Lý luận Phát triển <nguyenvikhai@gmail.com>;  

Những bước đi chậm rãi của lịch sử
Tương Lai

 
Nhận được tấm ảnh do TS Minh Đường, Viện trưởng Viện SENA chụp gửi vào qua email, nhìn dòng người lặng lẽ xếp hàng trên đường Điện Biên Phủ vòng về Hoàng Diệu viếng Đại tướng trong đó có rất nhiều người trẻ tuổi, lòng tôi trào lên nỗi phấn khích xót xa. Một sự kiện lịch sử.

Ngoài mọi kịch bản soạn sẵn, bất ngờ cho mọi trù liệu tính toán, hàng chục ngàn người kiên nhẫn nhích từng bước trong trật tự để được bước vào ngôi nhà số 30 phố Hoàng Diệu. Nơi đây vị tướng huyền thoại ấy sống để nhẫn nại và kiên cường trải nghiệm những sóng gió của cuộc đời, của lòng người trong những bước thăng trầm của thân phận con người gắn liền với sự thăng trầm của vận mệnh dân tộc! Liệu có phải là "đường thế đồ gót rỗ kỳ khu" với sự nếm trải " mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ" mà xưa kia Nguyễn Gia Thiều đã nói đến? Và rồi, từ mọi nẻo đường Hà Nội, và đâu chỉ có người Hà Nội, có người vượt cả trăm, cả ngàn cây số về đây. Họ tự nguyện đứng xếp hàng để được biểu tỏ tấm lòng thành kính tri ân, nhớ thương một con người đã góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc nay đã đi vào lịch sử.

Và phải chăng con đường ngoăn nghoèo người xếp hàng kia cũng đang là biểu tượng một nét dáng của lịch sử. Lịch sử đang đi những bước chậm rãi nhưng chất chứa nhiều tiềm ẩn khó lường. Nếu lịch sử là con người nhân với thời gian, thì sự sòng phẳng của lịch sử chính là ánh phản chiếu của lòng dân tôn vinh người đã góp phần làm nên lịch sử. Vị "tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy" mà có lúc người ta cố tình lảng tránh những oan khuất, vô tình hay hữu ý toa rập cho toan tính bẩn thỉu nhằm che lấp sự thật lịch sử, rồi cũng bằng sự toan tính có thể là ít bẩn thỉu hơn để mong được an toàn hơn với kiểu tự an ủi "non nươc thề bồi thôi xúy xóa, quỹ thần nào chứng ở hai vai" như lời tự diễu thâm thúy của Tú Xương. Thế rồi hôm nay, kích thước của lịch sử được đo bằng những bước chân chậm rãi đang đi trên hè phố kia.

Chính vì vậy, tuy biết là cái ngày đau buồn ấy rồi sẽ đến nhưng vẫn cứ thảng thốt bàng hòang khi được tin vị lão tướng huyền thoại ấy đã vĩnh viễn ra đi. Một khoảng trống vắng cứ lan tỏa trong tâm thức, cảm giác hụt hẫng mất một điểm tựa tinh thần xâm chiếm đầu óc. Những kỷ niệm cứ chập chờn ẩn hiện, vừa xa vắng, vừa gần gũi. Như người mộng du, tôi lật lại những cuốn sách có di bút của ông đề tặng, miên man đọc những dòng chữ trong Tổng tập Hồi ký của vị tướng ấy để rồi bồi hồi nhớ tiếc. Thế là người cuối cùng thuộc lớp cách mạng đàn anh đáng kính làm nên Cách mạng Tháng Tám, "thế hệ vĩ đại nhất của Viêt Nam" [Vietnam’s “Greatest Generation như nhận định của Lucky Gold , CNN ngày 7.10.2013] đã tuyệt đối nằm xuống.

Tôi chỉ là kẻ hậu sinh,may mắn được gặp ông vào quãng hai mươi năm trở lại đây trong một vài lần được ông gọi đến làm việc khi ông đảm trách lĩnh vực khoa học. Và sau đó đôi lần hầu chuyện khi đến thăm ông ở nhà riêng, được ông bảo cùng chụp ảnh kỷ niệm. Lần cuối gặp ông cách nay cũng đã bốn năm, lần kỷ niệm 100 ngày sinh của ông thì chỉ được bay ra dự buổi họp mặt những người thân, ông đang nằm viện. Thẫn thờ ngồi vào bàn, đắm mình trong nỗi nhớ thương, trong óc tôi chập chờn ánh mắt và nụ cười của ông. Thế là vĩnh viễn không bao giờ còn được nhìn thấy nụ cười ấy, bắt gặp ánh mắt ấy nữa rồi. Vừa tháo mắt kính nhòe ướt ra lau, vừa xốn xang nỗi nhớ.

Báo chí đang tràn ngập những lời đẹp đẽ dành cho vị tướng "ngang tầm với Alexander Đại đế, vượt trội hơn Napoleon" như lời của sử gia Cecil Currey qua Đài NPR của Mỹ. Với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, thêm vào những lời tụng ca, cho dù là chân thành nhất, sâu sắc nhất, thì may ra mình cũng chỉ có thể đưa ra những thế phẩm kém xa những bài đã được đọc, vì thế tốt hơn hết là chân thành và mộc mạc ghi lại một vài kỷ niệm ấm lòng may mắn có được với vị lão tướng huyền thoại.

Trước hết là một kỷ niệm không vui mà giờ đây nghĩ lại tôi rất ân hận. Hôm ấy, ông cho gọi tôi với lý do là ông đang suy nghĩ và đang cho triển khai một nghiên cứu chuyên đề về chiến lược con người . Ông được báo cáo là ở Viện Xã hội học chúng tôi cũng đang chuẩn bị một đề cương nghiên cứu về đề tài này. Vắn tắt trình bày những tư liệu mà chúng tôi đã thu thập được và đang tìm kiếm thêm, ông chăm chú nghe rồi đột ngột ngắt lời : "Chúng ta có ít thời gian, tôi hỏi ngay, anh định bao giờ thì hoàn thành công trình nghiên cứu". "Dạ thưa 2 năm", tôi trả lời.

Ông cười, im lặng một lúc, rồi đưa 2 ngón tay : "hai tháng"! Lắc đầu quầy quậy tôi hoảng lên : " dạ không thể được đâu ạ", liệt kê ra những công đoạn nhất thiết phải trải qua, những công việc buộc phải hoàn tất, từ tìm hiểu thông tin về đề tài đã được trong và ngoài nước xuất bản, dịch thuật một số tư liệu quan trọng nhất, tiến hành một số khảo sát thực tế, tổ chức những trao đổi chuyên đề trong một số nhà nghiên cứu có kinh nghiệm... tôi cố bảo vệ kế hoạch đã vạch ra. Ông vẫn điềm tĩnh nghe nhưng nét mặt tỏ vẻ không vui, còn tôi thì vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình.

Như muốn giảm bớt căng thẳng, đại tá Huân [tôi nhớ không thật chính xác hôm ấy có phải anh Huân không], đề nghị Đại tướng tạm nghỉ giải lao. Một đĩa hai quả chuối và một miếng phó mát đặt trước mặt ông. Còn tôi được mời một chén chè đậu xanh. Mười lăm phút sau, ông vẫn kiên nhẫn thuyết phục và tôi thì vẫn quyết liệt xin thêm thời gian. Cuối cùng ông cười, song nụ cười chẳng vui gì, "thôi được rồi, tôi không ép anh nữa, nhưng như thế này có được không, anh đã chuẩn bị được những gì rồi thì cho chúng tôi mượn, rồi sẽ hoàn trả lại cho anh". Tôi thở phào vì trút được gánh nặng. Ông quay sang anh Huân [?] : "nhớ ghi chép cẩn thận, mượn những gì, rồi dùng xong thì trả cho người ta". Buổi sơ kiến của tôi với Đại tướng là thế đó. Ấy vậy mà rồi sau này, khi cần thiết, ông vẫn cho gọi, không bợn một chút định kiến.

Có lần ông đang nghỉ ở Cửa Lò, Nghệ An. Tình cờ, chúng tôi cũng có một hội thảo với chuyên gia Canada tại đó. Trên bãi biển, thấy anh Việt Phương, tay bắt mặt mừng ông hỏi thăm công việc. Biết nội dung và kế hoạch của chúng tôi nơi đây, Đại tướng yêu cầu dành thời gian đến gặp ông. Buổi đầu, tôi trốn. Anh Việt Phương đến, không biết anh đã nói về đề tài gì nhưng khi về, anh bảo tôi : "Anh Văn bảo Tương Lai mai tranh thủ đến trao đổi với anh ấy vấn đề nghiên cứu ở Thái Bình". Cũng thở phào nhẹ nhõm, nhưng lần này là vì "trúng tủ". Vấn đề đang sốt dẻo, có chuyện mà nói, chắc không làm ông ấy thất vọng như buổi sơ kiến kia, và cũng có dịp "chuộc tội" nhằm giải tỏa mối băn khoăn mà mấy lần gặp sau đó tôi chưa thực hiện được.

Vì không mang theo tài liệu, tôi nói vo, thiếu con số cụ thể nên thỉnh thoảng ông ngắt lời, hỏi thêm một số chi tiết. Khi nghe đến đoạn người ta cố tạo nên một "hiện trường giả", nơi tượng Bác Hồ bằng thạch cao bị vỡ được lôi từ trong kho ra, đặt trong hội trường để vu cho dân đập vỡ, nhằm chứng minh "tính phản động của chúng nó" như lời Vũ Duy Ch..., bí thư đảng ủy xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ đã dằn giọng nói với tôi, Đại tướng gõ gõ ngón tay vào mặt bàn ngắt lời : "các anh có chụp ảnh "hiện trường giả" này không? Tôi đáp "thưa, có chứ ạ. Xin được nói thêm, đây là những bức ảnh để lại nhiều cảm xúc nhất trong nghiên cứu xã hội học của tôi". Ông cười rất vui khi tôi hứa về Hà Nội sẽ đem trình Đại tướng những bức anh ấy. Ông tỏ vẻ đang suy tư một điều gì rộng hơn đề tài tôi đang báo cáo, lại gõ khe khẽ lên mặt bàn : "anh nhắc lại nguyên văn câu của anh Tô [Phạm Văn Đồng] anh vừa nói, ‎‎ý này quan trọng lắm".

Hôm ấy, sau khi nghe tôi trình bày vắn tắt nhưng cũng tạm đủ toàn bộ báo cáo "Khảo sát xã hội học về Sự kiện Thái Bình năm 1997", bác Tô cũng đòi tôi nhắc lại ý kiến vừa nêu " ở đây không có "địch ta" nào hết, ở đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân". Nghe xong, ông cười " này TL, với tôi mà anh cũng sợ à". Biết ông định nói gì, tôi cũng "cà chớn" thưa lại :" dạ sợ chứ ạ! Vì có phải ai cũng hiểu như anh đâu". Tôi còn nói cụ thể hơn nữa nhưng xin không viết ra đây. Bác Tô cười vui, rồi ông nghiêm mặt nói rất rành rọt : "Cũng không có mâu thuẫn nội bộ nhân dân nào ở đây cả. Đây là mâu thuẫn của một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa, biến chất đè nén, áp bức dân và bên kia là người dân không chịu nổi nữa đã vùng dậy đấu tranh với chúng. Phải phân tích như thế mới có thể tìm ra giải pháp đúng được"!

Đại tướng trầm ngâm, ông nói với tôi nhưng dường như đang tự ngẫm nghĩ điều gì "Phiêu nói với tôi là đã giải quyết xong rồi mà", tôi đoán là ông đang nghĩ đến những điều mà ông đã nghe ông Lê Khả Phiêu nói về chuyện Thái Bình. Tôi thấy đã đến lúc cần phải rành rọt việc này : "Thưa anh, câu chuyện nông dân vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí, những điều Qua Ninh và Vân Đình đặt ra trong "Vấn đề dân cày" xuất bản năm 1940, về cơ bản vẫn còn nóng bỏng. Thực trạng nông thôn Thái Bình vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn gay gắt, câu chuyện người cày với mảnh đất nuôi sống nhiều thế hệ từ đời ông đời cha cho đến hôm nay vẫn là vấn đề muôn thuở giữa đất và người. Nói rằng sự kiện Thái Bình đã được giải quyết chỉ là cách tự trấn an hoặc chỉ giải quyết trên bề nổi. Phần chìm của tảng băng vẫn còn đó.  Thấy tôi nhắc đến "Vấn đề dân cày" đôi mắt của vị lão tướng ánh lên chút ngạc nhiên "Anh cũng có đọc cuốn sách đó à? Lâu lắm rồi, chính tôi cũng không còn cuốn sách đó". Nghe tôi hứa là sẽ biếu ông cuốn tôi đang giữ trên giá sách, ông cười vui "Thế thì hay quá"!

Biết ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề nông thôn và nông dân, tôi nhắc lại hình ảnh vẫn đọng lại đậm nét trong tôi khi đọc "Tổng tập Hồi ký" đoạn nói về Đại tướng từ Mường Phăng, nơi đặt chỉ huy sở đến cầu sắt bắc qua sông Nậm Rốn, thị sát chiến trường hai ngày sau khi kết thúc chiến dịch : "Một anh dân công còn trẻ đứng đợi bên kia cầu. Anh chìa tay ra và nói : Đề nghị anh, cho em bắt tay một cái! Tôi vui vẻ siết tay anh và biết anh quê ở Thanh Hóa, một tỉnh đã cung cấp nhiều nhất về người, cũng như về lương thực phục vụ chiến dịch ". Còn người cắm lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát là dân Thái Bình. Những người nông dân ấy khi trở về làng với những hiểu biết và trải nghiệm mới, họ nhìn nhận thực trạng quê hương bằng đôi mắt khác với ngày họ "áo vải chân không đi lùng giặc đánh" [Hồng Nguyên] để không thể "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa" [Nguyễn Đình Thi] được nữa. 

Không kìm được, tôi liều mạng nói một lèo và Đại tướng ngồi yên lặng chăm chú nghe. Đợi tôi nói xong, ông khẽ khàng nhưng rành rọt : " Những điều anh vừa trình bày đáng suy nghĩ. Cần suy nghĩ tiếp và nghiên cứu tiếp. Đối với nước ta, nông dân có một vai trò đặc biệt. Không có chiến lược đúng về nông dân và nông thôn, nông nghiệp thì hậu quả đất nước phải gánh chịu sẽ rất gay gắt".

Và đúng vậy, cái gì đến rồi cũng phải đến. Chẳng riêng gì Thái Bình đất chật người đông, chẳng chỉ ở nơi châu thổ sông Hồng bình quân tỷ lệ đất-người vào loại thấp nhất thế giới, với các tỉnh duyên hải của khúc ruột Miền Trung thường xuyên gồng lưng chịu bão lụt, đổ xuôi về mênh mông đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa của cả nước, tiếng gọi của đất cũng da diết chẳng kém. Sức hút của đất vẫn đẩy tới những mâu thuẫn, đụng độ giữa người sống với đất phải giữ đất để sống và người lấy đất dưới bất cứ danh nghĩa, động cơ mục đích nào. Trĩu trên vai gánh nặng nhất của sự nghiệp dựng nước, mở nước và cứu nước, mồ hôi và máu của người nông dân thấm đẫm từng thước đất của cha ông họ để lại, làm sao có thể ngồi yên khi mảnh đất tuột khỏi tay họ? Tôi hối hả nói với tác giả của "Vấn đề dân cày" mà quên mất rằng ngồi trước tôi là một vị tướng lừng danh. Giật mình ngước nhìn, vị Tổng Tư lệnh vẫn trầm tĩnh nở nụ cười, lắng nghe.

Giờ đây nhớ lại nụ cười ấy, ánh mắt ấy lòng tôi cuộn lên nỗi cay đắng xót xa vì nhớ ra rằng chính ông là người hiếm hoi đã cho tôi hồi âm về nội dung một tiểu luận đóng góp với Đại hội X tôi gửi đến . Tiểu luận khá dài với gần 100 trang khổ A4, chắc cũng đã chiếm khá nhiều thì giờ quý báu của Đại tướng, người đã bươc qua tuổi 90.

Thông cảm và chia sẻ với những day dứt băn khoăn của một người làm khoa học muốn thẳng thắn trình bày những suy nghĩ và kiến nghị của mình, ông nhắn gửi những lời cảm thông. Và rồi khi biết tôi đang gặp những khó khăn do nội dung của tiểu luận động chạm đến những "vấn đề nhạy cảm" như vấn đề chủ thuyết phát triển, vấn đề trở lại với Tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy lại tên Đảng Lao động Việt Nam, tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Đại tướng đã ân cần động viên, khích lệ.

Hôm ấy, khi tôi đến thăm, sau hơn 30 phút trao đổi, ông bảo đại tá Huyên lấy cho ông cuốn "Tổng tập Hồi ký", anh Huyên thưa là vừa hết, xin đề nghị để lần sau. Ông cười, "thế là anh không gặp may rồi", quay sang anh Huyên, ông dặn, "nhớ dành sách cho TL nhé". Hai tuần sau ra Hà Nội, đang ở nhà khách 35 Hùng Vương tôi nhận được điện thoại của đại tá Huân từ phòng tiếp tân : "Anh xuống đây, có quà của anh Văn". Cầm tập Hồi ký nặng trĩu, lật trang đầu có dòng chữ đề tặng của Đại tướng, tôi đứng sững. Thông thường, không ai đề tặng sách như vậy cả! Vì thế, quên cả mời vị đại tá, thư ký thân thiết của Đại tướng, đã cất công mang sách sang tận nhà khách cho tôi đang đứng trước mặt, tôi ngồi xuống ghế đặt cuốn sách lên bàn, xúc động đọc kỹ từng lời : "Chúc đc Tương Lai có những đóng góp mới vào lý luận của Đảng. Hà Nội ngày 27.2.2006. Ký, Võ Nguyên Giáp".  

Anh Huân đứng nhìn tôi cười. Hiểu tôi đang bối rối , anh nói mấy câu động viên rồi bắt tay ra xe. Tai tôi đang ù lên nên không còn nhớ anh đã nói những gì lúc ấy. Trở lên phòng, tôi bồi hồi xem kỹ lại từng chữ của ông. Xúc động vì tấm lòng của Đại tướng dành cho mình, một cán bộ khoa học tầm thường, cũng chỉ vài lần may mắn được gặp ông. Tôi cố suy nghĩ về lý do ông viết cho tôi những dòng động viên, cổ vũ. Mà nào tôi đã làm được gì? Có lẽ, với bản tính nhân văn sẵn có, bằng bản lĩnh và sự trải nghiệm của chính mình, rất tế nhị và thâm thúy, ông chìa bàn tay sẻ chia của một bậc lão thành, chứng nhân của một thời đoạn lịch sử khốc liệt đối với thế hệ đàn em, nhằm nhắc nhở động viên họ  giữ vững ý chí chiến đấu, nắm chắc ngòi bút, dám đấu tranh cho điều mà mình tin là chân lý.

 

 

 

Dạo ấy, khi đọc lời đề tặng và chữ ký quắc thước của Đại tướng, nhà văn Nguyễn Khải quý mến đã nửa đùa, nửa thật nói với tôi : "Anh phải phóng to ra, đóng khung treo lên, vì nó đẹp như một bức tranh thủy mạc vậy"!  Quả là đẹp, quá đẹp. Song, có lẽ chỗ treo trang trọng nhất chính là trong trái tim mình. Một người Việt Nam yêu nước bình thường như triệu triệu người yêu nước khác đã nhận được tấm lòng sẻ chia và thông cảm của ông. Sức hút và sự lan tỏa từ tầm vóc nhân văn của vị võ tướng ấy sẽ là một nguồn sinh lực giúp mình tự mình vượt lên chính mình mà sống xứng đáng với tấm lòng của người đã ưu ái dành cho mình, một trong triệu triệu người bình thường đang đặt thân phận mình trong vận mệnh của dân tộc trước những thách đố nhiễu nhương.

Vả chăng, "không có huyền thoại nào lớn lao hơn huyền thoại do đời sống dựng nên" như lời nhắc nhở của Andersen, người kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới. Với thời gian, câu chuyện về vị lão tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp của chúng ta hôm nay rồi cũng sẽ trở thành chuyện cổ tích, một trong những chuyện cổ tích hay nhất mà những người làm thầy, làm cha, làm mẹ của lớp hậu duệ mai sau sẽ hào hứng kể cho con cháu mình.

Và rồi, trong dòng chảy bất tận của thời gian, cũng sẽ có những cựu chiến binh và cháu chắt họ sẽ say sưa kể câu chuyện huyền thoại về vị tướng "võ công nết đất, nhân văn tính trời" từng là "một trong những nhà chiến lược quân sự lỗi lạc nhất của lịch sử" [báo Le Parisien.4.10.2013] như những người lính già kể chuyện "Nguyên Phong" xưa kia để ngợi ca khí phách quân dân đời Trần đánh tan giặc phương bắc, trui rèn tinh thần cảnh giác chống kẻ thù chưa bao giờ từ bỏ mộng bành trướng mà câu thơ bất hủ của Trần Nhân Tông đã nhắc đến :           

                                                       "Bạch đầu quân sĩ tại,

                                                           Vãng vãng thuyết Nguyên - Phong".

                                                                     (Người lính già tóc bạc,

                                                             Kể mãi chuyện Nguyên - Phong)

 

                Vậy là, con người huyền thoại từng là thầy giáo lịch sử và trở thành vị tướng làm nên lịch sử ấy sẽ sống mãi với lịch sử. Trong mông lung của biển cả thời gian, những người sống được trong lòng nhân dân sẽ bất tử!
   Tác giả gửi cho Viet-studies ngày 10-10-13

Sự Phát Triển và Đảng: Những Căng Thẳng Xã Hội (Chủ nghĩa) ở Việt Nam

interpreter
Bản dịch của Luna Nguyễn
(Defend the Defenders)
Elliot Brennan | The Interpreter
Ngày 8/10/2013
Cuối tháng trước, bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị có cuộc gặp với người đồng nhiệm của Việt Nam, Phạm Bình Minh. Thông điệp của ông ta đưa ra là sự cải tiến toàn diện mối quan hệ giữa hai nước. Dĩ nhiên, điều này thật hợp lý đối với hai quốc gia xã hội chủ nghĩa còn sót lại trên thế giới khi có mối quan hệ khăng khít.
Tuy vậy hai quốc gia này lại có cùng chung nhiều thứ mà không chỉ là ý thức hệ.
Đó là cả hai đang  chật vật để làm dịu những mối căng thẳng xã hội và kiềm chế ảnh hưởng của truyền thông xã hội, cũng như các cuộc chiến dài hơi khác như sự phát triển kinh tế ổn định, cải cách thị trường, tranh chấp đất đai, áp lực quốc tế đối với những vấn đề nhân quyền. Thực tế, Trung Quốc có thể học bài học từ những căng thẳng xã hội tại Việt Nam.
Đó là cuộc tranh luận nảy lửa trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam và cuộc tranh luận công khai tại các quán cà phê và trên truyền thông xã hội. Trận tuyến chính là việc đề cập về phương hướng của quốc gia – giữa một bên là những người muốn củng cố hệ thống của Đảng và một bên là những người muốn một hệ thống dân chủ và đa nguyên. Tình hình kinh tế là tâm điểm của cuộc tranh luận.
Nền kinh tế Việt Nam đang bị đình trệ và cố sức cạnh tranh với những thị trường lao động giá thấp như Bangladesh và sự hứa hẹn của Myanmar, nhưng nó cũng bị tổn thương vì sự cải tổ vụng về. Vào tháng 10 năm ngoái, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi vì sự quản lý “yếu kém” nền kinh tế của chính phủ ông ta. Và vào tháng 6, vị thủ tướng dày dạn trận mạc này bị vây hãm trong cuộc chiến quyền lực với chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ông ta đã sống sót sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc Hội. Uy tín bị bào mòn của ông Dũng đã gây thêm một cú shock nhưng ông ta, người gánh chịu trách nhiệm đối với tình trạng bất ổn của nền kinh tế đất nước vẫn còn ngồi trong văn phòng.
Ông Dũng có những tham vọng rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, nhìn theo hướng cải tổ kinh tế của Hàn Quốc. Tuy vậy, ai cũng nhìn thấy ông ta đã thất bại với tham vọng thành lập các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo hành trình của các tập đoàn tư nhân Hàn Quốc. Thay vào đó, các DNNN của Việt Nam mở rộng sang các lĩnh vực mà họ có quá ít chuyên môn và dẫn đến việc gánh khoản nợ khổng lồ. Kết quả là các ngân hàng đã cho các DNNN vay tiền giờ đang ngồi trên các khoản nợ xấu đạt đến 15% tổng số cho vay theo ước tính vào tháng 5. Tình trạng bất ổn này càng bị khuyếch đại do nền kinh tế trì trệ và vấn đề tham nhũng ngày càng tồi tệ, đã cùng nhau đưa Việt Nam thành điểm không hấp dẫn cho đầu tư và tình trạng bất ổn xã hội.
Tần suất các cuộc biểu tình đã tăng lên trong những năm gần đây. Đáng lo ngại hơn, xu hướng của những cuộc biểu tình trở nên bạo lực. Cả về hai phía, lực lượng an ninh và người biểu tình đều sử dụng cách thức hung hăng hơn. Như sự việc hợp đồng thuê đất 20 năm, được chính phủ ký vào năm 1993, hết hiệu lực vào năm nay, việc thu hồi đất đã trở nên phổ biến và việc giải tỏa đã trở nên bạo lực. Nông dân sử dụng mìn và vũ khí tự tạo để chống lại lực lượng an ninh. Trong khi đó, việc bắt bớ, bỏ tù người biểu tình và bất đồng chính kiến cũng không suy giảm.
Blogger, phóng viên và những nhà hoạt động tiếp tục bị giam giữ. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, nơi đưa ra bảng chỉ số tự do báo chí hàng năm, xếp Việt Nam đứng hàng 172 trên 179 quốc gia, trượt 7 bật so với năm 2010 – chỉ đứng cao hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp việc đàn áp và kiểm duyệt, hàng loạt các tiếng nói bất đồng chính kiến vẫn tiếp tục xuất hiện trực tuyến.
Lời kêu gọi trên phương tiện truyền thông cùng ký vào “Nghị Định 72″, tên gọi được đặt do sự đồng ký của 72 trí thức, luật sư được đệ trình lên chính chủ vào tháng 2 năm 2013.
Bản kiến nghị kêu gọi chính phủ mở một diễn đàn thảo luận công khai về hiến pháp, bãi bỏ điều 4 (trong đó khẳng định quyền cai trị của Đảng) và thực hiện thay đổi sang sở hữu tư nhân về đất đai. Mục đích của bản kiến nghị là đòi hỏi một hệ thống đa đảng. Sự lan tải bản kiến nghị thông qua các blog và truyền thông xã hội, và trong môi trường đi ngược với truyền thông do nhà nước kiểm soát  thì không nghi ngờ việc vội vàng đưa một nghị định chống lại việc chia sẻ thông tin của chính phủ.
Vào ngày 1 tháng 9, từ kết quả những cuộc biểu tình được dẫn dắt bởi blog và truyền thông xã hội, chính phủ đã ban hành Nghị định 72, quy định các trang truyền thông xã hội và blog chỉ được sử dụng thông tin cá nhân và không được phép chia sẻ những bài báo. Nghị định với lời lẽ mơ hồ đã bị các nhóm nhân quyền coi rẻ và không nghi ngờ gì nó sẽ được sử dụng để chống lại các blogger và người sử dụng truyền thông xã hội. Câu hỏi đặt ra là nghị định có hiệu quả như thế nào trong việc bịt miệng họ. Theo kinh nghiệm trong quá khứ, dường như nó đã bị hiệu ứng ngược.
Mấu chốt để kiềm hãm căng thẳng xã hội là cải tổ nới lỏng chính trị và tăng cường tự do hóa kinh tế, Việt Nam đang cố gắng để giải quyết một cái gì đó thông qua việc sửa đổi hiến pháp 1992. Việc sửa đổi này nhằm cho phép thay đối kinh tế, điều sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn từ khi việc chuyển đổi kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Xô-Viết sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Cùng với sự tranh luận dài hơi đối với việc cải cách đất đai, việc cải tổ hiến pháp cho phép một ít hy vọng về tự do hóa kinh tế.
Tuy nhiên việc mở ra cuộc tranh luận này dường như giống như việc chính phủ mở ra chiếc hộp pandora. Kế hoạch cải cách từng phần của chính phủ đã dẫn đến sự đòi hỏi thay đổi hệ thống độc đảng của người dân. Mặc dù các biện pháp của chính phủ nhằm xoa dịu dân chúng, như việc lấy kiến của người dân về hiến pháp trong ba tháng, nhưng phản đối vẫn không ngừng nổ ra.
Không khó để thấy sự tương đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đó là cả hai cùng đang vật lộn với vấn đề dân số và cuộc chiến dai dẳng giữa tăng trưởng và ổn định. Và cả hai ngày càng nhận thức được rằng những vấn đề đó không chỉ là mối quan tâm riêng của đôi bên.
Elliot Brennan, vin sĩ thuc Vin Nghiên cu Chính sách An ninh và Phát trin (Thy Đin) và y viên không thường trú ti Din đàn Thái Bình Dương – Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế.
* Nguồn: The Interpreter

Tướng Giáp, Nhạc Phi, Tần Cối

Võ Văn Tạo
Một số nhân sĩ trí thức, từng tham gia khởi xướng bản Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, Diễn đàn Xã hội Dân sự, đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia, chiều 10/10/2013
Nhân đọc bài “Tôi trung” của Huỳnh Ngọc Chênh trên blog của anh, nhất là câu kết cuối bài:
Hôm nay thì ông (tướng Giáp) vĩnh viễn ra đi, để lại đàng sau một hệ thống. Cái hệ thống mà ông là bậc khai quốc công thần, ông là vị tôi trung hiếm có. Một hàng người dài bất tận xếp hàng chờ vào viếng ông với sự thành kính tận đáy lòng. Những người ấy mến mộ công trạng của ông và cũng có thể kèm thêm lòng thương cảm vì những gì ông phải chịu đến cuối đời. Ông như một Nhạc Phi.
Nhà nước cũng quyết định làm quốc tang trọng thể cho ông.
Tôi chợt thấy khó hiểu, tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau
?”,
tự nhiên thấy phải có đôi lời.
*
Trong lịch sử Trung Hoa, câu chuyện Nhạc Phi – Tần Cối nhà Nam Tống rất đặc biệt, đã thành điển tích.
DSC01301
Trái qua: GS Phan Đình Diệu, GS Hoàng Tụy, GS Đào Xuân Sâm, các ông Trần Đức Nguyên, Nguyễn Gia Hảo – cựu thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
Nhạc Phi (1103-1142) là đại danh tướng văn võ song toàn, đánh 26 trận, toàn thắng giặc Kim xâm lấn, trong bối cảnh phái chủ hòa lấn át triều đình, Tống Cao Tông bạc nhược. Ganh ghét, Thừa tướng bán nước Tần Cối đặt điều ly gián các trung thần, gièm pha vu khống Nhạc Phi, khiến Tống Cao Tông ngờ vực, bãi chức và triệu cha con Nhạc Phi về kinh, tống ngục. Nguyên soái Hàn Thế Trung đòi Tần Cối trưng ra chứng cứ khép tội Nhạc Phi. Tần Cối phán: “Mạc tu hữu!” (Cần gì có!). Thấy thả ra cũng gay, theo mưu vợ là Vương Thị xúi giục, Tần Cối bí mật ra tay hạ độc, bức tử cha con Nhạc Phi. Án oan lòa nhật nguyệt. Hậu thế có người cho rằng, uy danh và thế lực Nhạc Phi quá lớn, Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối sát hại, đề phòng nguy cơ bị đoạt ngôi(?).
Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi, minh oan, cải táng Nhạc Phi tại đất Ngạc, lập miếu thờ, phong tước hiệu “Trung liệt”. Năm 1211 (đời Ninh Tông), truy phong tước hiệu Ngạc Vương. Từ đó, chữ “mạc tu hữu” gắn với tên Nhạc Phi, đi vào tiếng Trung như sự buộc tội vô căn cứ.
Người Trung Hoa đến nay vẫn tôn kính Nhạc Phi như anh hùng dân tộc, bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.
*
Trong chuyến thăm thú Hàng Châu – tiên cảnh nơi hạ giới Trung Hoa, người viết bài này có dịp thăm cụm di tích miếu thờ và lăng cha con Nhạc Phi bên bờ Tây Hà – lầu son gác tía thấp thoáng rèm liễu rủ. Bên ngoài ngôi miếu hoành tráng thờ Nhạc Phi là tượng vợ chồng Tần Cối đúc bằng gang, tay bị còng sau lưng, quỳ trong cũi sắt, hướng về phía ngôi mộ tròn lớn xanh cỏ của Nhạc Phi. Hướng dẫn viên giải thích, trước đây người ta đúc đôi tượng này để đây cho bách tính đến viếng Nhạc Phi xong, ra khạc nhổ lên đầu vợ chồng Tần Cối. Nay để giữ vệ sinh, xin du khách đừng khạc nhổ. Nhiều du khách trong đoàn không nén được cảm xúc khinh tởm, vẫn chúm miệng phun, xì mũi (khô) phì phì. Người Hoa đời sau nguyền rủa, tin rằng món quẩy (cặp bột quấn lấy nhau, chiên dầu) là tượng trưng vợ chồng Tần Cối bị trói vào nhau, ném vạc dầu.
 DSC01315
GS Hoàng Tụy viết lời phân ưu vào Sổ tang
Ra khỏi cụm di tích, cứ mải miết với ý nghĩ, người Trung Hoa cư xử với vợ chồng Tần Cối như thế, có lẽ lại hay. Vinh danh người có công có đức, phải đi liền với lên án, nguyền rủa kẻ có tội. May ra hậu thế lấy đó làm gương, chùn bàn tay tội ác. Lại nghĩ chuyện Liên Xô cũ, không biết bây giờ hết thời cộng sản, Nga và những quốc gia thuộc Liên Xô cũ có còn giữ cái lệ phân biệt đối xử như trước? Theo đó, cứ dịp kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít Đức, mọi người đều được nhà nước cấp tiền ăn mừng, trừ dân chúng các thành phố từng đầu hàng. Lưu học sinh nước ngoài tại các thành phố này cũng “vạ lây”. Nhục, vinh còn nhắc đến mai sau.
DSC01324(1)
Ông Nguyễn Trung – bìa trái, nguyên Đại sứ VN tại Thái Lan; ông Vũ Quốc Tuấn – bìa phải, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Trở lại chuyện tướng Giáp, Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc: “Tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau?”.
Điều trớ trêu ấy, có lẽ mai sau mới sửa sai, nhưng có mấy quan trọng? Hàng vạn người tự tấm lòng thôi thúc, cứ đội nắng, dầm sương không dứt cả tuần nay trước tư dinh tướng Giáp; và câu chuyện mộ phần kẻ đầu têu hãm hại ông ở Nghĩa trang Mai Dịch bị liên tục ném phân, phải âm thầm cất bốc dời đi… mới là chuyện. Dân ta chẳng có câu: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”?
Cao hơn, chuyện đời có “minh trung”, lại có “ngu trung”. Với hàng thức giả, dám liều thân phất cờ đại nghĩa, diệt lũ sâu dân mọt nước, cứu dân khỏi vòng tai họa, mới thật là bậc anh hùng, đại nhân, đại trí, đại dũng, chói danh muôn thuở. Vạn nhất, việc lớn bất thành như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học… người đời đâu dễ quên?
V.V.T.

LỐI KIÊU HÃNH NGƯỢC CỦA NHIỀU NGƯỜI ViỆT

Nguyễn Hoàng Đức
 .
Một dân tộc sẽ không thể nào phát triển nếu không có đường xá giao thông đi lại. Điều này đã rất rõ ràng khi chủ nghĩa thực dân vào châu Á, Trung Quốc rồi Việt Nam, với đường hỏa xa được xây dựng đã tạo ra một sự phát triển nhảy vọt. Rồi đường quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện được nối liền đã tạo ra một khuôn mặt thông thương phát triển cho quốc gia từ thành phố đến thôn quê.
Con đường là của chung, bởi vì nó nối từ nơi nọ đến nơi kia thì mới là đường. Nhưng không chỉ có vậy, con đường chung đó còn là biểu hiện của công lý, vì người ta chỉ có thể lưu thông khi tuân thủ các qui tắc giao thông, chứ không thể ai muốn đi thế nào thì đi. Từ chuyện con đường là tất yếu, chúng ta buộc phải học một bài học tất yếu:
-         Không có đường thì không thể lưu thông phát triển quốc gia.
-         Không có công lý chung thì vạn sự không thể vận hành, đơn giản vì công lý là qui tắc chung để cùng lưu thông trên những con đường.
-         Chỉ khi sống theo công lý, con người mới là chủ nhân tự do đi trên con đường của mình làm ra cũng như tham gia vào với mọi người. Đơn giản vì nếu là nô lệ thì bắt bò phải bò, cho đi mới được đi.
Đã có rất nhiều quốc gia sau khi giành độc lập nhưng không thể nào phát triển bởi lẽ người ta đã không sống tự giác với công lý, người ta vẫn chỉ coi quốc gia và hiến pháp quốc gia như một cái làng “phép vua thua lệ làng”. Có rất nhiều nơi, và nhiều hoàn cảnh, khi ông chủ giải phóng cho nô lệ, ít ngày sau, nhiều nô lệ quay lại và bảo “xin cho chúng tôi được quay lại làm người ở, vì khi được tự do chúng tôi chẳng biết làm gì. Giờ chúng tôi về đây để ông bà chủ nghĩ việc sai chúng tôi làm”.
Muốn sống tự do khó lắm, vì đó là một phẩm chất của tinh thần. Điều này đã được thánh Gandhi dạy dân tộc Ấn Độ vào thời điểm cuối của cuộc cách mạng “Bất bạo động”. Gandhi nói: “Vấn đề không phải ở chỗ giành độc lập cho Ấn Độ, mà là chúng ta phải có đủ phẩm chất để sống trong độc lập”. Vấn đề này cũng đã được lãnh tụ Tôn Trung Sơn dạy dân tộc Trung Quốc: “Người Trung Quốc chỉ biết đến tông tộc và gia tộc mà không biết đến Quốc tộc. 400 triệu nhân dân Trung Quốc (đầu thế kỷ 20) chỉ là một bãi cát rời rạc”. Một dân tộc chỉ biết đến gia tộc thì có khác nào chỉ có đường đi trong nhà. Lại không có Quốc tộc thì là không có đường quốc lộ cũng như công lý nên dù có đông thì cũng chỉ là bãi cát rời rạc.
Người Việt cũng xác định vai trò của ông chủ “một người lo bằng một kho người làm”. Người lo, tức là người nghĩ bằng óc đó. Còn người làm tức là tay chân. Nếu óc không có đủ phẩm chất để lo, thì chỉ có thể làm việc tay chân của nô bộc thôi. Người Việt cũng bảo:
             Ông chủ ngồi trên sập vàng
              Cả ăn cả mặc cả làm cả lo
            Thằng bếp ngồi dưới xó tro
             Ít ăn ít mặc ít lo ít làm

Thi sĩ Tản Đà thì nói toẹt ra, một dân tộc không có công lý của đường quốc lộ, không trưởng thành như bộ não thì chỉ là thứ tay chân nô bộc:
             Dân hai nhăm triệu ai người lớn
             Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con

Đấy vẫn là nói xa, gần hơn, các chuyên gia nước ngoài nói “Xã hội của những kẻ nô lệ dù có được trả tự do vẫn là xã hội vô trật tự, hỗn loạn, và đổ nát”. Rồi người ta còn chỉ ra hàng loạt thí dụ về các nước được trả độc lập nhưng vẫn nghèo nàn lạc hậu. Tại sao vậy? Vì xã hội nô lệ không có thói quen chịu nghĩ bằng đầu.
Người Việt thì sao? Rõ ràng hiện nay trong bảng xếp hạng chúng ta đang ở cuối thế giới và cuối châu Á. Thậm chí, theo nhiều đánh giá phải mất cả thế kỷ nữa chúng ta mới có thể đuổi kịp nước trung bình khá ở châu Á. Lý do tại sao? Ở đời, người ta khôn hơn người, giầu hơn người, đẹp hơn người mới tự hào, đằng này rất nhiều người Việt có kiểu tự hào ngược, theo kiểu: “Bố mày đang ngồi bệt đất đây, có ngã cũng chỉ ngã xuống đất, bố đếch sợ thằng nào”. Trong này tôi gặp không ít người trí thức, cái gì họ cũng tham gia vào. Ở đời không ai giỏi mọi thứ, đó là điều chắc chắn. Người Việt nói “biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe”. Có không ít người trí thức, chuyện gì họ cũng nhảy xổ vào, dùng mỗi một khẩu quyết “tôi đếch cần biết cho dù những vĩ nhân trên đời…” tóm lại người ta tìm cách chiến thắng bằng cơ bắp “cưỡng từ đoạt lý”. Xu hướng kêu căng nhờ sự thấp hèn còn được người Việt thể hiện qua phương ngôn “Văn hay chữ tốt không bằng ngu dốt lắm tiền”. Đã ngu dốt thì chỉ làm tớ cho đời, sao mà lắm tiền được? Việc này cũng chỉ thấy ở người Việt chăng? Còn có một ca dao chính thức hơn:
Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì sĩ
Đây là câu chắc lấy ý của Trung Quốc “Dĩ thực vi thiên” – lấy gạo làm trời. Đem cái dạ dầy “giá áo túi cơm” đặt cao hơn não và chữ nghĩa thì bao gời mới khá? Việc nhờ cậy vào cái thấp, cái dốt khiến người châu Á cả mấy nghìn năm không phát triển được. Lãnh tụ Tôn Trung Sơn nói: “Trung Quốc cả mấy nghìn năm chỉ có đánh nhau giàng đất, ngôi báu, và đàn bà, mà không có đấu tranh về tư tưởng, tự do và tôn giáo”. Cụ thể, trong triều đình mỗi khi có việc gấp, hỏi đám quan lại chỉ nghe thấy câu của nô lệ cao cấp “Bệ hạ sáng suốt, thần gan óc lầy đất không dám”. Tóm lại đó là cách đổ trách nhiệm cho bệ hạ mà mình ăn lộc bấy lâu lầu son gác tía quan lại oai phong đến khi được hỏi thì lại chỉ là nô tài tuyệt đối.
Một dân tộc trưởng thành là phải bằng óc. Óc sinh tư tưởng! Tư tưởng sinh lý luận! Một dân tộc chỉ có mấy câu thơ cảm xúc vần vèo thì chỉ yếu ớt và mãi mãi chịu kiếp nô tài. Trung Quốc là quốc gia thơ từ thời Đường mà họ còn bỏ thì mới mong gặt hai giải Nobel cho tiểu thuyết vừa qua. Còn Việt Nam có vài mẩu thơ vụn, trường ca thì không có nhân vật, hay hoặc dở tự mình không cách gì đánh giá nổi, mà có hay chăng nữa như các đại ca được giải lớn kia còn chỉ nhận là tép riu, hoặc hội chứng “một bài”, vậy thứ tép riu thật thì lượn chỗ nào trong ao tù nước đọng?
Người Việt có câu “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Cửa quan tức là công lý, có giỏi thì trình diễn trước mắt mọi người so đọ cao thấp, đàng hoàng, “án tại hồ sơ”, văn bản có chạy đi đâu mà lo?! Vậy mới là tư thế của ông chủ chứ! Còn khoe mẽ trong bếp làm gì để trở thành anh hùng xó bếp ư? Ngựa xích thố lại chạy trong sân, tùng bách lại mọc trong chậu, đã thế còn giấu vào xó kín nhà mình, xóm mình thì còn gì để bàn. Không bàn được lại văng “đếch biết!” “đếch cần!” sao? Là một người dân Việt, ngày nào tôi cũng muốn ngâm cả trăm lần câu thơ của thi sĩ Tản Đà mà thấy không chán và cũng không thấy đủ.
 .
NHĐ 10/10/2013
 Tác giả gửi cho NTT blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét