Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Ngày 12/10/2013 - Vụ Trịnh Nguyễn : Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm, công an bắt 11 người

  • Bảy mối họa của Trung Quốc (RFI) - Đề tài thời sự trên các báo Pháp sáng nay 11/10/2013 khá tản mạn. Riêng nhật báo Le Monde có nhiều bài viết nhận định về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội tại châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc. Tờ báo có bài phân tích khá sâu sắc về chủ trương << hoài Mao >> được các lãnh đạo Trung Quốc đề xướng trong thời gian gần đây
  • Việt Nam: Người dân ở Hòa Bình bắt trói 6 cán bộ để phản đối về môi trường (RFI) - Từ hôm qua 10/10/2013 cư dân mạng Việt Nam đã xôn xao vì một tấm ảnh chụp một số công an viên mặc sắc phục bị người dân bắt trói ở tỉnh Hòa Bình, mà nhiều người cho là ngụy tạo. Nhưng sau đó Bộ Công an đã xác nhận việc này, và theo báo chí trong nước, thì nguyên do ban đầu là vì người dân phản đối đào đãi vàng trái phép trên sông Bôi.
  • Pháp: Hội đồng Bảo hiến bác việc khai thác khí đá phiến (RFI) - Hội đồng Bảo hiến hôm nay 11/10/2013 đã bác đơn kiện của một doanh nghiệp, công nhận đạo luật cấm kỹ thuật thủy lực bẻ gãy - kỹ thuật được sử dụng để khai thác khí đá phiến - là hợp hiến. Chính quyền và các nhà đấu tranh hoan nghênh quyết định của định chế tư pháp tối cao nước Pháp, đóng hẳn cánh cửa trước việc khai thác đá phiến.
  • Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam phải loan tin nhiều hơn ra thế giới (RFI) - Ngày 09/10/2013, tại Dublin đã diễn ra hội thảo giữa các nhà hoạt động nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, do Front Line Defender, một tổ chức nhân quyền của Ireland đứng ra tổ chức. Tổng cộng có 145 nhà hoạt động nhân quyền đến từ 95 quốc gia đến dự hội thảo, với đại diện duy nhất đến từ Việt Nam là anh Nguyễn Lân Thắng.
  • Trung Quốc : Tập đoàn Foxconn thừa nhận vi phạm luật lao động (RFI) - Theo AFP, hôm nay 11/10/2013, tập đoàn Đài Loan Foxconn, nhà gia công hàng đầu thế giới về sản phẩm điện tử, thừa nhận đã buộc các học viên thực tập phải làm việc ban đêm và làm thêm giờ, ngược lại với các quy định trong các nhà máy của Foxconn tại Trung Quốc.
  • Miến Điện tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN (VOA) - Việc nhận lãnh chức Chủ tịch ASEAN diễn ra sau khi các biện pháp cải cách chính trị ở Miến Điện đã đưa tới chỗ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp chế tài quốc tế
  • Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (BBC) - Báo Anh viết Tướng Võ Nguyên Giáp từng nêu quan điểm về cuộc chiến Mỹ - Việt 'chúng ta bỏ quá khứ lại phía sau nhưng không thể nào quên đi'.
  • Việt Nam có hai tân phó thủ tướng? (BBC) - Tin cho hay hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam được lựa chọn vào vị trí phó thủ tướng chính phủ, nhưng việc bổ nhiệm sẽ còn phải thông qua Quốc hội.
  • OPCW đoạt giải Nobel Hòa bình (BBC) - Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát tiến trình giải trừ vũ khí hóa học tại Syria, đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2013.
  • Phe Cộng hòa đưa đề xuất về trần nợ (BBC) - Phe Cộng hòa đưa ra đề xuất tăng trần nợ tạm thời để đổi lấy cơ hội đàm phán với Tổng thống Obama về phương cách chấm dứt bế tắc gây đóng cửa một phần chính phủ Mỹ.
  • Mỹ tạm ngừng viện trợ cho Ai Cập (BBC) - Hoa Kỳ vừa tạm ngừng một phần lớn trong khoản viện trợ quân sự và tài chính trị giá 1,3 tỷ đôla cho Ai Cập vì vụ trấn áp biểu tình của chính phủ nước này.
  • Tòa TQ cho phép Bạc Hy Lai kháng cáo (BBC) - Tòa án Trung Quốc chấp thuận xem xét đơn kháng cáo của ông Bạc Hy Lai, người vừa bị án tù tháng trước vì tội hối lộ và lạm dụng quyền lực.
  • Mỹ-Việt ký thỏa thuận hạt nhân (BBC) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Việt Nam ký một hiệp định hợp tác về hạt nhân, theo đó Mỹ có thể bán nhiên liệu và công nghệ cho Hà Nội.
  • Người dân thương tiếc Tướng Giáp (BBC) - Bà Nguyễn Thị Lan từ Cẩm Phả, Quảng Ninh về viếng Tướng Giáp nhưng không vào được nhà riêng vì đã quá ngày gia đình mở cửa.
  • Tướng Giáp, Tướng về hưu (BBC) - Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi nhớ về quá khứ và gây suy tưởng về tương lai nước Việt.
  • Trung Quốc đòi Mỹ, Nhật tránh xa Biển Đông (BaoMoi) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm qua (10/10) đã kêu gọi cả Mỹ, Nhật Bản và các nước khác tránh xa các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông.
  • Việt - Mỹ ký hiệp định hạt nhân vì hòa bình (BaoMoi) - Các quan chức ngoại giao Việt Nam và Mỹ hôm qua ký tắt Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 23 tại Brunei.
  • Thủ tướng Australia cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vừa diễn ra tại Brunei, Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, ông tin rằng những căng thẳng tranh chấp âm ỉ giữa Trung Quốc và một số quốc gia khác về chủ quyền với một số đảo, nhóm đảo chiến lược trên Biển Đông đang giảm dần nhưng vẫn còn hiện hữu nguy cơ xung đột.
  • Tích cực thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (BaoMoi) - Ngày 9-10, tại Bru-nây đã diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 23, mở đầu cho một loạt các Hội nghị cấp cao của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên hiệp quốc, cấp cao ASEAN+3 và cấp cao Đông Á (EAS) diễn ra trong 2 ngày 9-10/10. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị cấp cao này.
  • ASEAN và Đông Á (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Mối quan hệ ASEAN và Đông Á có ảnh hưởng quan trọng và chủ đạo đến sự phát triển của toàn khu vực Châu Á cũng như cả thế giới.
  • Thủ tướng Úc cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Thủ tướng Úc cho biết, ông tin rằng những căng thẳng âm ỉ giữa Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng xung quanh vấn đề Biển Đông mặc dù đã giảm nhưng nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự vẫn còn tồn tại.
  • "Không nên đơn phương đối phó với tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông" (BaoMoi) - (GDVN) - Sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong tuần này ban đầu được xem như cơ hội cho Trung Quốc đang ngày một quyết đoán củng cố ảnh hưởng, nhưng thực tế sự chú ý đã đổ dồn vào Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với thông điệp tăng cường quan hệ với Đông Nam Á và mở rộng cách tiếp cận của Nhật Bản với Biển Đông.
  • Ấn Độ kêu gọi hòa bình trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Brunei ngày 10/10, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã hoan nghênh cam kết của các nước liên quan trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông bằng một sự đồng thuận.
  • Thêm cảnh báo đáng sợ về tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Xung đột vũ trang ở Biển Đông và biển Hoa Đông là nguy cơ không thể loại trừ. Đây là lời cảnh báo vừa được Thủ tướng Australia Tony Abbott đưa ra ngày hôm qua (10/10) sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Biển Đông xuyên suốt các bài phát biểu của Thủ tướng (BaoMoi) - (Đời sống) - Với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham gia nhiều hội nghị quốc tế khẳng định tiếng nói, chủ quyền của Việt Nam về biển Đông cũng như đề xuất các giải pháp giảm căng thẳng trong tranh chấp biển Đông.
  • Mỹ, Nhật Bản “ép” Trung Quốc đàm phán tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ hối thúc Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á thảo luận về chủ đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh châu Á, bất chấp việc Bắc Kinh phớt lờ đưa chủ đề này vào các cuộc hội thảo chung.
  • Hội nghị thượng đỉnh Đông Á: Không có đột phá về vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Sự vắng mặt của Tổng thống Obama và bế tắc ngân sách ở Mỹ đã phần nào khiến lập trường của Washington đối với các vấn đề có nhiều tranh cãi, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trở nên kém nổi bật tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á khai mạc hôm 10/10 ở Brunei.
  • Mỹ - Việt ký thỏa thuận về hợp tác hạt nhân (BaoMoi) - TT - Thỏa thuận về hợp tác hạt nhân dân sự giữa Việt Nam và Mỹ được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ký tắt sáng qua, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai bên.
  • Mỹ ngầm ủng hộ Philippines trong tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Theo hãng Reuters ngày 10/10, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ngầm ủng hộ quan điểm của Philippines trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc khi nói rằng tất cả các quốc gia đều có quyền tìm cho mình một trọng tài quốc tế để giải quyết những tuyên bố chủ quyền đang tranh cãi.
  • Nga giúp Việt Nam triển khai chiến lược chống xâm nhập trên Biển Đông (BaoMoi) - Vào cuối năm nay, khi những chiếc tàu ngầm tấn công nhanh lớp Kilo cập cảng Việt Nam, cán cân sức mạnh hải quân ở Biển Đông sẽ bị thay đổi đáng kể bởi từ đây Việt Nam đã có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ do thám, tuần tra, chống ngầm và chống hạm.
  • Thủ tướng nói về hòa bình Biển Đông (BaoMoi) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Hội nghị Cấp cao Đông Á, với tư cách là diễn đàn của các nhà lãnh đạo, do vậy cần phát huy vai trò chủ động và quyết định của mình về mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và thúc đẩy xây dựng lòng tin chiến lược.
  • Đẩy mạnh liên kết và kết nối khu vực (BaoMoi) - ANTĐ - Chiều 10-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan, lễ chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN từ Brunei sang Myanmar.
  • ASEAN, Đông Á đẩy mạnh liên kết kinh tế (BaoMoi) - TP - Xây dựng Hiệp định tự do thương mại khu vực Đông Á, thúc đẩy Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, giải quyết tranh chấp ở biển Đông… là các trọng tâm của Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 16 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 8 diễn ra ngày 10/10 tại Brunei.
  • Sau APEC và Hội nghị ASEAN, Biển Đông càng dậy sóng? (BaoMoi) - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 (cùng các hội nghị liên quan) đều đã khép lại. Đây là hai sự kiện quốc tế có quy mô lớn và được kỳ vọng mở ra một trang mới cho tình hình an ninh khu vực, mà nổi bật là Biển Đông. Song, diễn biến cho thấy những căng thẳng tại vùng biển này khó lòng xuống thang như kỳ vọng.
  • Thủ tướng mới “ra mắt” (BaoMoi) - ANTĐ - Lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan với cương vị Thủ tướng Trung Quốc có thể xem là một dịp “ra mắt” quan trọng của người đứng đầu cường quốc kinh tế thứ hai thế giới và lớn nhất khu vực.
  • John Kerry: Các bên tranh chấp Biển Đông có quyền nhờ trọng tài QT (BaoMoi) - (GDVN) - "Tất cả các bên tranh chấp có trách nhiệm làm rõ và phù hợp các yêu cầu của mình trước luật pháp quốc tế. Họ có thể nhờ tới sự can thiệp của trọng tài quốc tế và các phương tiện khác của đàm phán hòa bình", Reuters dẫn lời ông Kerry nói trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei.
  • Đường dơ bẩn, không an toàn (BaoMoi) - TT - Đó là đường Cao Văn Lầu ở P.Nhà Mát, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), theo phản ảnh của nhiều người dân và doanh nghiệp.
  • ASEAN: Mái nhà chung đầy nội lực (BaoMoi) - (HNM) - Vượt qua những rào cản cùng không ít thăng trầm của lịch sử để trở thành một thực thể chính trị - kinh tế năng động, có vai trò, vị thế được đánh giá cao, ASEAN đang ngày càng khẳng định sức hấp dẫn của một mái nhà chung đầy nội lực trong cái nhìn của nhiều cường quốc trên thế giới.

Vụ Trịnh Nguyễn : Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm, công an bắt 11 người

Dân cư khu Trịnh Nguyễn - Từ Sơn phản đối việc chính quyền địa phương trưng thu đất làm nhà máy nước thải gần khu dân cư, trung tuần tháng 6/2013. Ảnh blogger Nguyễn Xuân Diện
Dân cư khu Trịnh Nguyễn - Từ Sơn phản đối việc chính quyền địa phương trưng thu đất làm nhà máy nước thải gần khu dân cư, trung tuần tháng 6/2013. Ảnh blogger Nguyễn Xuân Diện

Trong ba ngày nay 09, 10 và 11/10/2013, chính quyền Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn liên tục có các hành động trấn áp đối với người dân khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, nơi có các bất đồng xung quanh vấn đề xây dựng một nhà máy nước thải tại địa phương, kéo dài từ nửa năm nay. Theo các nguồn tin tại chỗ, công an địa phương đã bắt đi tổng cộng 11 người.

Vụ đất đai mà chính quyền địa phương đe dọa cưỡng chế liên quan đến 42 hộ cư dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, cách Hà Nội khoảng 20 km về phía bắc, là một điểm nóng từ nhiều tháng nay. Sau khi chống lại một vụ cưỡng chế của chính quyền hồi tháng 6/2013, một mặt, các cư dân liên tục đưa đơn lên chính quyền các cấp trên (tỉnh Bắc Ninh và Chính phủ) để yêu cầu giải quyết, mặt khác, người dân địa phương đã lập trạm canh gác suốt ngày đêm ngay tại khu ruộng này, để đề phòng chính quyền địa phương can thiệp bất ngờ.

Cho đến nay cơ quan Thanh tra Chính phủ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã không hồi đáp các đòi hỏi của dân cư Trịnh Nguyễn. Hơn nữa, ngày 09/10, công an Bắc Ninh bất ngờ "bắt cóc" ông Đỗ Văn Hào, là người đứng đầu danh sách 42 hộ dân cư trong các yêu sách, kiến nghị, cùng vợ và bà Đỗ Thị Thiêm, người được coi là tích cực nhất trong việc bảo vệ các quyền lợi của cư dân Trịnh Nguyễn (nạn nhân của một vụ tạt a-xít cách đây ít lâu). Công an địa phương cũng phá phách và cướp đi các đồ đạc của những người trông coi khu ruộng, nơi chính quyền muốn cưỡng chế.

Ngày hôm qua, bảy người nữa bị bắt tại địa phương, trong khi biểu tình đòi công an thả người. Hôm nay, thêm một người nữa bị bắt.

Bà Ngô Thị Đức, 76 tuổi, một trong những người dân có ruộng nằm trong khu đất bị chính quyền đe dọa cưỡng chế, cho biết tình hình tại chỗ và phản ứng của bà.

« Bảy người mới bị bắt là Đặng Thị Mỳ, Đỗ Thị Sỹ, Ngô Thị Phương, Ninh Chiến, Đỗ Thị Giao, Nguyễn Thị Hồng và bà Phúc Châm. Hôm nay, họ lại bắt tiếp ông Đặng Văn Nhu, là một thương binh, bị bắt giữ luôn tại huyện Từ Sơn.

Ở trong xã, nói chung bây giờ họ tuyên truyền, họ nói dân là sai. Nhưng dân, từ đầu chí đuôi, không chống dự án nhà máy nước thải này, mà chỉ đề nghị là làm xa khu dân cư thôi, xuống dưới Đồng Khô, cách đó khoảng 1 km. Nhưng họ không chấp nhận.

Khu ruộng trên này là khu ruộng của toàn những người thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình cô đơn quả phụ, không có con cái, những người bị chất độc da cam. Nhưng họ cứ đè ra họ giữ. Gia đình nhà tôi có sáu khẩu, được 6,5 sào ruộng, nhưng mà bây giờ họ đè ra họ bảo là bán cho họ, nếu không làm là sai.

Từ trên bốn tháng nay, chúng tôi làm lều ở ngoài ruộng để trông. Ngày thì các cụ trông, đêm thì thanh niên, phụ nữ quãng 30-40 tuổi. Đến sáng ngày ra, các cụ xuống, thì con cháu lại về đi làm. Ăn cơm tại đấy, ngủ tại đấy. Bốn tháng trời như thế, từ cơn bão số 1 đến cơn bão số 10, rất nhục ! Mưa gió như thế, mà cứ phải ôm cái cột lều, muỗi đốt, ướt át… Họ có thương dân đâu ?!

Nhân dân bây giờ khổ quá đi. Họ bắt hết người này đến người khác, xong họ lại gọi (để bắt bàn giao đất ruộng). Đến bây giờ nhà ông Hào là đầu đơn (kiện), vợ có ruộng không bán, họ bắt bán ruộng không bán, họ bắt cả hai vợ chồng. Bây giờ con cái khổ quá, lúc nào con cháu ở nhà ấy cũng khóc, và con cái cũng không đi làm ăn gì được.

Ngay như bà Lân Thiêm chẳng hạn, bị nó rẩy a-xít, đã bắt được hai nghi phạm, nhưng vẫn không tìm ra thủ phạm thực sự. Bây giờ bà ấy vẫn chưa khỏi, máu vẫn chảy, vẫn phải dùng thuốc…, thế mà nó vẫn bắt lên nó nhốt.

Từ khi làm cái dự án nhà máy nước thải này, không họp dân bàn bạc gì cả, cứ đè ra mà làm thôi. Người dân mất hết cả quyền. Nhà tôi chẳng hạn, sáu khẩu mất 6,5 sào ruộng thì không biết sống bằng nghề gì. Bây giờ đi làm mướn có lúc người ta cũng không khiến. Thậm chí còn phải đi bắt con cua, con ốc, rồi trồng rau cỏ để ăn thôi. Gia đình là gia đình liệt sĩ, nghĩ cũng cay quá !

Bây giờ, họ chỉ bênh vực những người có tiền. Chủ đầu tư toàn những người có tiền, họ mua được hết cả. Còn người dân chân đất, mắt toét, người ta chẳng thương gì cả ! ».

Các tin bài liên quan
Khu phố Trịnh Nguyễn, Bắc Ninh, bị xã hội đen và chính quyền đe dọa (phỏng vấn bà Đỗ Thị Thiêm)
Trọng Thành (RFI)

Siêu thịt, siêu lợi nhuận từ thực phẩm Trung Quốc


Các mặt hàng nhu yếu phẩm và các loại thực phẩm tươi như thịt, cá, tôm, trái cây, rau xanh… đặc biệt là thịt heo siêu nạc và thịt gà, vịt siêu thịt đã hoàn toàn bị ô nhiễm Trung Quốc. Không thể nói khác đi được theo các cụm từ như “bị Trung Quốc hóa”, hay là “bị ảnh hưởng Trung Quốc” như trước đây nữa. Vấn đề hiện tại đã vượt mức báo động đỏ về an toàn thực phẩm khi mà các công ty chế biết thức ăn gia súc, gia cầm và các công ty chế biến thuốc bảo vệ thực vật của Trung Quốc đã ngang nhiên hoạt động ở Việt Nam.

Gia súc, gia cầm nhiễm độc TQ

Một người làm chủ trại chăn nuôi ở Hòa Cầm, Đà Nẵng đã thú thật với chúng tôi là ông nhiều lần định bỏ nghề chăn nuôi, vì nhiều lý do, trong đó thực phẩm gia súc giá tăng quá nhanh làm ông thua lỗ vẫn là lý do chính. Thế rồi vài năm trở lại đây, khi các hãng bột thức ăn gia súc của Trung Quốc có mặt tại miền Trung, giá thành bột của các hãng này khá rẻ nhưng hiệu dụng của nó thì vô cùng bất ngờ. Nó giúp ông kéo ngắn thời gian nuôi heo từ chín tháng hoặc một năm xuống còn chưa đây ba tháng, mà chất lượng thịt heo cũng chỉ có nạc và nạc chứ không bị nhiều mỡ như trước đây.

Ông này nói thêm là ông vẫn hoài nghi trong thức ăn gia súc của các hãng Trung Quốc có chứa phóng xạ nhưng chưa biết cụ thể là phóng xạ loại gì, vì thường thì các loại phóng xạ hay làm cho súc vật ăn phải, nhiễm phải bị biến đổi cấu trúc gen, có độ phát triển khác thường và mau chết. Bằng chứng của hiện tượng biến đổi gen trong súc vật là nếu như trước đây, ông nuôi heo với chín tháng, mười tháng mà không bán được thì con heo sẽ dừng lại ở độ lớn này và giảm dần mỡ trong cơ thể, nuôi càng lâu thịt nạc càng nhiều. Còn bây giờ, với bột thức ăn Trung Quốc, trong vòng ba tháng, con heo đã phát triển lên đến hàng trăm ký lô nhưng nếu quá ba tháng mà không bán kịp thì heo sẽ bị nứt da, chảy mỡ ra ngoài vì thể tạng của nó đến đó thì dừng mà lượng thịt trong cơ thể nó vẫn phình to ra.

gia-cam-sieu-thit-250.jpg
Gia cầm bán tại một chợ ở TPHCM, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.

Ông từng chứng kiến cảnh con heo trong chuồng bị nứt da, chãy mỡ, sau đó lòi cả phần cơ ra ngoài rồi chết vì chưa kịp tiêu thụ. Ban đầu ông ngỡ là heo nhà ông bị bệnh, nhưng sau vài lần như thế, ông nhận ra là do nó phát triển quá nhanh, đến khi đạt trọng lượng chuẩn thì các tế bào thịt vẫn cứ sinh ra khiến cho bộ phận da bọc bên ngoài bị nứt chứ con heo không hề bệnh tật gì vì nó vẫn ăn uống bình thường.

Một người tên Hồng, chủ trại chăn nuôi gia cầm ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng, cũng tiết lộ với chúng tôi rằng muốn có siêu lợi nhuận, bắt buộc phải nuôi bằng bột thức ăn gia súc, thậm chí mua các giống gà, vịt siêu thịt do Trung Quốc đưa sang. Tuy không rõ tên các giống gà, vịt này vì tùy vào mỗi người bỏ mối gọi một cái tên khác nhau, nhưng chung qui, chúng có lông màu trắng toàn bộ, không lai bất kì màu nào khác và khi nuôi, chúng hoàn toàn không quậy phá, sống đời sống thực vật nhiều hơn động vật. Có nghĩa là suốt ngày đứng ủ rũ và ngủ, đến khi đói lại ăn, ăn xong lại ngủ. Nếu kết hợp giống gà Trung Quốc với bột cám Trung Quốc, chỉ tốn đúng 30 ngày, từ một con gà con chưa bằng nửa nắm tay sẽ cho ra con gà nặng gần ba ký lô. Nếu như gà Việt Nam thuần chủng, cho ăn gạo, lúa, bắp thì ít nhất cũng phải tốn một năm trời mới cho ra trọng lượng này.

Ông chủ trại chăn nuôi gia cầm tiết lộ thêm là thịt gia cầm loại này đang chiếm chừng 95% trên thị trường cả nước, chẳng riêng gì tỉnh nào. Số thịt gà còn lại 5% theo ông dự đoán là gia cầm thả vườn đó chắc cũng hiếm có con  vật nào được cho ăn lúa, gạo theo cách truyền thống mà cũng chỉ là gà, vịt Việt Nam cho ăn thực phẩm Trung Quốc. Nến chi, việc tìm ra thịt gia cầm thuần Việt có vẻ như quá hiếm hoi.

Trái cây, rau xanh nhiễm độc TQ

cu-qua-va-rau-xanh-250.jpg
Rau xanh bán tại một chợ ở Sài Gòn, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.

Một nông dân tên Bá Thanh, người Hòa Cầm, Đà Nẵng, buồn bã nói với chúng tôi: “Heo siêu thịt giờ anh nuôi 3 tháng mà anh không bán là anh phải dụt, chứ hồi xưa anh nuôi một năm cũng chưa được như vậy. Là vì chất kích thích, trong cái thuốc đó, cái thời gian lưu hành tới một cái mức độ như thế.  Anh phải xuất chuồng, cơ thể nó hết chỗ chứa rồi, nếu không cái lớp da nó hết chỗ chứa rồi, nếu không xuất nó sẽ nứt da, chảy mỡ. Vấn đề bây giờ nó ghê rứa. Trong cái thức ăn gia súc đã có thuốc tăng trưởng. Mà mấy cái thức ăn này là ở đâu? Là của mấy công ty Trung Quốc. Những cái vi sinh học đó, nói chung là cái bí quyết của họ. Họ giấu mình, họ không nói ra ngoài! Họ có nói với mình họ nói thế này thế nọ, chứ thực tế họ qua một lượng thuốc vi sinh như thế, tức là thuốc kích thích tăng trưởng trong thức ăn gia súc, con heo mình sẽ lớn nhanh, đúng ra con heo mình có nạc có mỡ, nhưng thuốc này vào nó sẽ triệt tiêu mỡ, chỉ tăng trưởng nạc, đây là cái bí quyết!”

Ông Bá Thanh tiết lộ thêm là hiện nay, các loại trái cây như khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng, bí đao và một số rau như cải xanh, dền đỏ, bù ngót đều nhiễm độc Trung Quốc rất nặng. Đặc biệt, trái khổ qua, khi nhà buôn đến vườn để mua về, trọng lượng nó chỉ từ một đến hai lạng, nhưng tối hôm đó, nhà buôn ngâm trái cây vào vại nước có pha chất bột màu hồng do Trung Quốc bán, đến sáng hôm sau, vại nước gần như cạn khô vì những trái khổ qua nở ra đầy vại, da bóng mẩy, nhìn rất hấp dẫn. Nếu mang ra cân thử, trọng lượng của nó sẽ tăng gấp ba lần so với ngày hôm trước.

Với rau xanh thì những loại hạt cải có xuất xứ không rõ, được bán ở nhiều cửa hàng bán hạt giống, khi mua về, chỉ cần trộn thêm một loại dung dịch màu hồng có bán kèm, sau đó gieo hạt cải lên đất cát hoặc đất thịt bình thường, tưới nước, chỉ cần hai ngày sau đã có cải mầm xanh tốt, và hơn một tuần sau thì đã có vạt cải xanh rì để bán ra thị trường. Tốc độ phát triển của cây cải tăng gấp bốn lần bình thường. Có một điểm dễ nhận biết loại rau cải sản xuất theo qui trình này là chúng rất mau nhũn khi ngâm nước, nếu rửa sạch để vào tủ lạnh, chỉ trong vòng hai ngày đã bị nhũn, bốc mùi mặc dù để nhiệt độ thấp cỡ nào vẫn bị hiện tượng trên.

Tuy các loại thịt siêu nạc đã xuất hiện quá lâu trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường miền Trung nói riêng, và các loại rau nhiễm độc Trung Quốc cũng xuất hiện khá nhiều, hiện tượng các bà mẹ sinh quái thai xuất hiện, bệnh ung thư gia tăng… Nhưng các công ty chế biến thực phẩm gia súc, gia cầm vẫn hoạt động rầm rộ và chiếm hầu như toàn bộ thị phần ở Việt Nam. Có vẻ như họ được nhà nước tiếp tay để sản xuất một cách vô tội vạ!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
RFA

 Bản tin tiếng Anh

  • China Telecom likes US 'niche' (Washington Post) - Dozens of IT representatives from American and Chinese companies got together this week in Chicago to hear what a Chinese telecommunications giant can do for them.
  • Bank head assesses risk, opportunity ahead (Washington Post) - "Most of us will never forget the week of Sept 15, 2008," recalled Richard Neiman, who was superintendent of banks at the New York State Banking Department at the time.
  • Xiaomi's Barra ready for Beijing (Washington Post) - As Hugo Barra heads to China to oversee the global expansion of smartphone firm Xiaomi, Silicon Valley's relationship with the world's largest smartphone market is growing ever tighter.
  • ZTE shoots for global markets (Washington Post) - Chinese smartphone maker ZTE struck the first corporate sponsorship deal in its 15-year US history with the Houston Rockets.
  • Wet weather fails to dampen FTZ interest (Washington Post) - The wet and windy weather in Shanghai failed to dampen enthusiasm for the FTZ, with many more than happy to take advantage of the reforms on offer.
  • Service-sector expansion slows (Washington Post) - China's service sector expanded at a moderate pace in September, indicated by a 52.4 reading for the HSBC Services Purchasing Managers' Index, down from 52.8 in August, the bank said on Tuesday.
  • Robust home sales during holiday (Washington Post) - Home sales in major cities didn't lose steam during the weeklong National Day holiday, which started on Oct 1, as homebuyers scrambled to sign contracts before they are priced out of the market.
  • Talks 'can help Chinese banks' in UK (Washington Post) - Regulators in Britain and China can help more Chinese banks open branches in the United Kingdom, City of London Lord Mayor Roger Gifford said.
  • Sowing the seeds of new business (Washington Post) - With more than 1,000 attendees gathered at the Mission Bay Conference Center in San Francisco, Hua Yuan Science and Technology Association (HYSTA)'s annual conference became a Mecca for anyone wanting to share knowledge and insights into entrepreneurship, technology and success in business.
  • Chinese investors visit Silicon Valley (Washington Post) - Silicon Valley hosted 58 senior executives on Saturday, most of whom are private business owners from the Chinese mainland looking for projects to invest in.
  • Shaolin kung fu dazzles the UN (Washington Post) - Shi Yongxin, the 30th-generation abbot of the legendary Shaolin Temple, led a cultural delegation to perform kung fu at United Nations headquarters on Oct 9.
  • Pop idol grows up (Washington Post) - Aska Yang has started a new chapter of his music career, as the halo surrounding him from his successful stint in TV singing competitions fades away.
  • Chinese professor funds Myanmar university students (Washington Post) - China's Myanmar-language professor Su Xiuyu has provided stipends for 27 poor and outstanding Myanmar students to pursue university education under the name of the Professor Su-Xiuyu Fund.
  • Fresh start for ancient village (Washington Post) - Decades of logging left the people of Boduoluo village battling natural disasters brought about by deforestation. Now, a shift toward eco-tourism is reviving the remote area's fortunes.
  • Design a better life (Washington Post) - As another smoggy day dawns, Beijing is seeking solutions in a new direction: design.
  • Bring back the real Chinese medicine (Washington Post) - The real threat to traditional Chinese medicine is not fear relating to its use of toxic compounds, but growing skepticism about the efficacy of its methods from within its own ranks, according to a leading German practitioner of the ancient medical system.
  • Chasing the dragons (Washington Post) - He is a farmer who has tilled the soil in several countries from his native Malaysia to Indonesia, Papua New Guinea, and now, China. The humble man of the land talks to Li Yang in Qinzhou, Guangxi Zhuang autonomous region.
  • Chance leads to a divine new path (Washington Post) - Suffering hardships while growing up in rural Shandong province in the 1950s and 60s, writer Zhao Defa rose to fame because of his self-inspired and thought-provoking countryside trilogy that forcefully delves into the intertwining relations of land, rural ethics and politics.
  • Asian 'safety net' stressed (Washington Post) - Premier Li Keqiang called on Southeast and East Asia to improve the regional financial firewall on Thursday by better using a regional foreign exchange fund, among other measures.
  • IMF cautions over DC drama (Washington Post) - Chinese and international financial leaders voiced their deep concerns over the drama unfolding in the US over the raising of its debt ceiling, government shutdown and the possible tapering of quantitative easing (QE) policies.
  • Li calls for action on free trade area upgrade (Washington Post) - Premier Li Keqiang met leaders from the Association of Southeast Asian Nations on Wednesday and urged the two sides to start establishing an "upgraded version" of the China-ASEAN Free Trade Area.
  • Bo Xilai to appeal life sentence (Washington Post) - Bo Xilai, the former Chongqing Party chief, is to appeal his life sentence for corruption, Shandong Provincial High People’s Court announced on Wednesday.
  • In Bali, they relax in local fashions (Washington Post) - After falling out of favor during the global economic turmoil, Asia-Pacific Economic Cooperation's propensity for dressing up its leaders in "silly shirts" returned with gusto on Monday as Indonesia's guitar-strumming president led a stylish parade of Balinese design.
  • Xi: Chinese economy on track (Washington Post) - The Chinese economy remains on track despite a recent slowdown, and the country is taking measures to guard against both internal and external risks, President Xi Jinping told top company executives attending the APEC summit in Indonesia on Monday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét