LIỆU CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI CÓ BỀN VỮNG?
Bài gốc: Is Modern Capitalism Sustainable?
Kenneth
Rogoff là Giáo sư Kinh tế và Chính sách công tại Đại học Harvard, và
trước đây là kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
CAMBRIDGE - Tôi thường được hỏi liệu có phải cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đánh dấu cho một bắt đầu cho sự
kết thúc của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nó là một câu hỏi tò mò, bởi vì
nó dường như không thể cho rằng có một sự thay thế khả thi đangchờ đợi ở cả 2 phe tả và hữu (in the wings). Sự thật của vấn đề là, ít nhất hiện nay là, chỉ có lựa chọn thay thế thực sự đối với mô hình Anh-Mỹ đang chiếm ưu thế hiện nay là các dạng khác của chủ nghĩa tư bản mà thôi.
Chủ nghĩa tư bản cựu lục địa châu Âu, kết hợp lợi ích xã hội và chăm sóc sức khoẻ hào phóng với giờ làm việc hợp lý, thời gian nghỉ phép dài, nghỉ hưu sớm, và phân phối thu nhập tương đối công bằng, có vẻ như có tất cả mọi thứ để nó được xem là tốt nhất - ngoại trừ tính bền vững của nó. Chủ nghĩa tư bản theo trường phái Darwin của Trung
Quốc, với cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty xuất khẩu, một mạng
lưới an toàn xã hội yếu kém, và sự can thiệp của chính phủ rộng rãi,
được coi là người thừa kế không thể tránh khỏi cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, nếu chỉ vì quy mô khổng lồ và chạy theo tỷ lệ tăng trưởng quá cao kiên định của Trung Quốc. Tuy vậy, hệ thống kinh tế của Trung Quốc liên tục phát triển.
Thật vậy, điều cần được làm rõ là liệu cơ cấu chính trị, kinh tế và tài chính của Trung Quốc sẽ tự tiếp tục biến đổi bao lâu, và liệu cuối cùng Trung Quốc có phải sẽ biến thành mẫu mực của chủ nghĩa tư bản mới hay không. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, Trung Quốc vẫn còn bị cản trở bởi các lỗ hổng về xã hội, kinh tế, tài chính của một quốc gia có thu nhập thấp nhưng lại phát triển quá nóng.
Trong tầm rộng của lịch sử, có lẽ điểm quan trọng là, tất cả các hình thái hiện tại của chủ nghĩa tư bản khi đến điểm cuối cùng thì sẽ chuyển tiếp. Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã có một vận hành phi thường kể từ khi bắt đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp cách đây hai thế kỷ, nó đã đưa hàng tỷ người ra khỏi cảnh nghèo đói. Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội độc đoán (heavy-handed socialism) đã gây thảm họa khi so sánh với chủ nghĩa tư bản hiện đại. Tuy nhiên,khi công nghiệp hoá và tiến bộ công nghệ lan rộng đến châu Á (và bây giờ đến châu Phi), ngày mà các cuộc đấu tranh vìkế sinh nhai của loài người không còn là nguyên nhân chính, thì vô số những sai lầm một thời của chủ nghĩa tư bản hiện đại lại hiện ra rõ ràng hơn.
Đầu tiên là, ngay cả những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hàng đầu cũng đã thất bại trong việc trả giá cho những tiện ích công cộng, ví dụ như làm cho môi trường nước và không khí sạch một cách thực sự. Sự thất bại của những nỗ lực để ký kết một thỏa thuận biến đổi khí hậu toàn cầu mới là triệu chứng của mất khả năng kiểm soát toàn cầu.
Thứ hai là, cùng với sự giàu có vượt bậc, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mức độ đặc biệt của sự bất bình đẳng. Khoảng cách giàu nghèo gia tăng một phần là do sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ (byproduct) do sự sáng tạo và nhà kinh doanhtrung gian. Người ta không phàn nàn về sự thành công của Steve Jobs, vì đóng góp của ông là hiển nhiên. Nhưng điều này không phải là luôn luôn đúng: vì sự giàu có vượt bậc lại cho phép các nhóm và cá nhân có thể mua quyền lực chính trị và tạo ảnh hưởng, do đó nó quay lại giúp họ tạo ra của cải nhiều hơn. Chỉ có một số ít quốc gia – ví dụ như Thụy Điển - có thể cắt bỏ vòng luẩn quẩn mà không gây ra sự tăng trưởng làm nên sụp đổ.
Một vấn đề thứ ba là việc cung cấp và phân phối chăm sóc y tế, một thị trường không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cần thiết vì cơ chế giá cả để làm ra hiệu quả kinh tế, bắt đầu với những khó khăn trong việc đánh giá chất lượng điều trị cho người tiêu dùng.
Vấn đề duy nhất sẽ trở nên tồi tệ hơn: chi phí chăm sóc sức khỏe làm tỷ lệ thu nhập chắc chắn sẽ tăng cao khi xã hội trở nên giàu hơn và già cỗi hơn, nó có thể vượt quá 30% GDP trong vòng một vài thập kỷ. Chăm sóc sức khỏe, có lẽ chiếm tỷ trọng nhiều hơn ở bất kỳ lĩnh vực nào, nhiều nước đang phải vật lộn với tình thế tiến thoái lưỡng nan về đạo đức là làm thế nào để duy trì ưu đãi sản phẩm và tiêu thụ có hiệu quả mà không có sự chênh lệch quá lớn giữa sản phẩm và tiếp cận với nó trong chăm sóc sức khoẻ.
Thật là mỉa mai khi các xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại thực hiện các chiến dịch công cộng để thúc đẩy cá nhân chú ý tới sức khỏe của họ, trong khi đó lại ủng hộ một hệ sinh thái kinh tế câu kéo nhiều người tiêu dùng vào một chế độ ăn uống cực kỳ không lành mạnh. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, 34% người Mỹ béo phì. Rõ ràng, đo lường tăng trưởng kinh tế theo quy ước - hàm ý tiêu thụ cao hơn làm ra - có thể sẽ huỷ diệt chính nó.
Thứ tư là, hệ thống tư bản chủ nghĩa ngày hôm nay đánh giá cực kỳ thấp lợi ích của các thế hệ tương lai. Đối với hầu hết thời đại kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp chỉ chủ tâm tiếp tục mang lại lợi ích của tiến bộ công nghệ đã vu cáonhững chính sách thiển cận, điều này không có tính chất quan trọng. Nhưng nói chung (By and large), thế hệ sau đã thấy bản thân mình tốt hơn đáng kể hơn so với thế hệ trước. Tuy nhiên, với dân số thế giới tăng trên 7 tỷ, và những báo hiệu những áp lực tài nguyên trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, nó đã nói lên không có gì để đảm bảo rằng quỹ đạo hiện nay có thể được duy trì.
Khủng hoảng tài chính tất nhiên là một vấn đề thứ năm, nhưng có lẽ nó đã tạo ra cảm giác tội lỗi (soul-searching) muộn màng. Trong thế giới tài chính, đổi mới công nghệ liên tục không làm giảm các nguy cơ, mà có thể phóng đại chúng.
Về nguyên tắc, không có những vấn đề nào của chủ nghĩa tư bản là không thể vượt qua, và các nhà kinh tế đã đề cử một loạt các giải pháp dựa trên thị trường. Một sự trả giá cao cho toàn cầu về khí carbon sẽ làm cho các công ty và cá nhânphải trả các chi phí hoạt động của họ gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống thuế có thể được thiết kế để cung cấp một biện pháp tốt hơn để phân phối lại thu nhập mà không thể bóp méo lách luật, bằng cách giảm thiểu chi phí thuế không minh bạch và giữ lãi suất cận biên thấp. Giá thực của
chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả việc định giá thời gian chờ đợi, có thể
khuyến khích một sự cân bằng tốt hơn giữa bình đẳng và hiệu quả. Hệ
thống tài chính có thể được điều hoà tốt hơn, với sự quan tâm chặt chẽ hơn đối với tình trạng tích lũy nợ quá mức.
Liệu chủ nghĩa tư bản có sẽ là một nạn nhân của chính sự thành công trong sản xuất của cải khổng lồ của nó? Để bây giờ,chủ đề thời thượng là sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản là có thể, khả năng này dường như là rất nhỏ. Tuy nhiên, vì ô nhiễm, vìsự bất ổn tài chính, vì những vấn đề về sức khỏe, vì sự bất bình đẳng tiếp tục phát triển, và vì hệ thống chính trị bị tê liệt, tương lai của chủ nghĩa tư bản trong một vài thập niên tới không có vẻ gì là an toàn như nó đang chao đảo hiện nay.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
Nguồn:LIỆU CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI CÓ BỀN VỮNG?
--- Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore: Chủ nghĩa GDP và Sự sụp đổ của Đạo đức ở Trung Quốc - (VOA).-
- Giang Le Trong khi các nước phát triển tiêu thụ trung bình 8 pounds per person thì TQ mới chỉ là 1 pound. Đây là lý do tại sao giá quạng titan tăng 77% trong năm nay dù kinh tế thế giới rất tệ và các loại commodity khác (trừ rare earth) rớt thảm hại. Cũng có lẽ vì vậy mà dân miền Trung đổ xô đi đào quặng titan để xuất sang TQ. -Bruce Krasting: The Future is Gray
- Giang Le-Michael Pettis phân biệt debt crisis với balance of payment crisis và cho rằng tình hình châu Âu hiện tại chỉ có thể giải quyết bằng việc Germany chấp nhận giảm trade surplus để khôi phục lại internal balance chứ không thể chữa chạy bằng foreign capital (từ TQ hay BRIC). -Buy Online Viagra, Cialis, Levitra » Levitra Do For Men-
- Giang Le -Lại nói về labour mobility, một trong những lý do dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện tại ở châu Âu là tình trạng thất nghiệp rất khác nhau giữa các quốc gia dùng chung một đồng tiền (chung monetary policy). Không một bang nào của Mỹ có thể có tỷ lệ thất nghiệp cách biệt hơn 10% so với các bang khác, đơn giản vì labour mobility của Mỹ cao hơn nhiều so với EMU.Armies of the unemployed
- Giang Le -"China’s
labor-intensive production will increasingly move to countries with
lower labor costs – including Bangladesh, India, Indonesia, and
neighboring Vietnam (where Chinese firms have already established about
1,000 affiliates), as well as various African countries."Không biết
tác giả này lấy số thống kê ở đâu nhưng có lẽ con số 1000 Chinese
affiliates in VN không quá xa thực tế. Tôi nhớ cách đây vài năm có một
số ý kiến cho rằng mô hình "flying geese" sẽ không đúng trong trường hợp
TQ vì khi các vùng duyên hải của nước này bước lên bậc thang tiếp theo
thì labour intensive factories sẽ dịch chuyển sâu vào nội địa. Có lẽ
labour mobility của TQ không nhỏ như những người này tưởng nên cuối cùng
thì lowend production phải dịch chuyển sang VN và các nước lân cận, lợi
dụng natural barrier để có giá nhân công thấp.China, Inc. Goes Global - Karl P. Sauvant - Project Syndicate