Phát điên vì tiền : Bệnh viện quá tải vì “bão” tài chính
Họ
cùng nhau nuôi giấc mộng trở thành đại gia nhanh chóng, họ dồn tiền của
vào những canh bạc kinh tế đầy may rủi để đổi đời. Và khi ngân hàng
thắt chặt lãi suất, chứng khoán chạm đáy, bất động sản đóng băng… thì họ
lại gặp nhau ở bệnh viện tâm thần.
Lên sàn - vào viện - nhảy cầu...
Canh
bạc thời thượng dưới tên gọi chứng khoán đã đưa nhiều người lên tận mây
xanh. Vậy nhưng, khi sắc đỏ loang ra, trầm ê và xuống đáy, nhiều đại
gia chứng khoán ngày nào đã đổ nợ, phát điên.
Chứng khoán “xuống đáy”, anh em dứt tình
Viện
Sức khỏe Tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) là một trong
những trung tâm điều trị bệnh tâm thần đón nhiều bệnh nhân nhất ở Hà
Nội. Năm 2010, tổng số bệnh nhân vào viện là 2.155 trường hợp, 17.504
trường hợp khám ngoại trú. Nhưng chỉ tính từ đầu năm đến tháng 9 năm nay
đã có 3.260 bệnh nhân vào viện, 33.055 bệnh nhân khám ngoại trú. BS
Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4 lắc đầu ngán ngẩm mà than rằng: Từ khi
thị trường chứng khoán “chạm đáy”thì số bệnh nhân tăng, và ở đây cũng
bắt đầu đón những trường hợp điên vì thua chứng khoán, điên vì mất tiền,
điên vì vỡ nợ…
Sau hàng loạt vụ vỡ nợ, bệnh viện tâm thần quá tải
|
Người
đầu tiên nhập viện theo kiểu “điên vì tiền” là một đại gia trẻ tuổi tên
N (28 tuổi) trú tại Thanh Trì, Hà Nội. Người mà khi nghe chuyện ai cũng
thắc mắc: Không hiểu sao người như thế lại có thể điên được nhỉ?
Thắc
mắc cũng phải, bởi xét về “đầu óc” thì N từng tốt nghiệp ĐH Kinh tế
Quốc dân Hà Nội, còn hoàn cảnh gia đình lại là cháu đích tôn của cả dòng
họ nên chẳng thiếu thứ gì. Hành trình trở thành “người điên” của N bắt
đầu từ năm 2006, thời điểm mà chuyện đầu tư vào thị trường chứng khoán
trở thành cả một phong trào.
Gia
đình có chút điều kiện, lại học kinh tế nên N cũng muốn thể hiện làm
sao cho người ta thấy mình là người “kinh tế”, nhất là đối với bà con
trong họ tộc. Vét sạch sành sanh tiền của gia đình, N đổ hết vào chứng
khoán bởi trong mắt anh “chỉ có con đường ấy mới nhanh giàu”. Dường như
với những trò may rủi thì lần đầu bao giờ may, ít nhất là trong trường
hợp của N. Ngay lần đầu tiên “lên sàn”, N trúng đậm lắm, nghe đâu lãi
tiền tỷ chỉ trong chớp mắt.
Có
tiền nên dễ nói chuyện, ở đâu người ta cũng thấy N nói về chứng khoán,
về đô la, về giá vàng chẳng khác nào một chuyên gia kinh tế. Người trong
họ nể phục, tự hào và hi vọng, còn xóm làng cũng mắt tròn mắt dẹt trước
khối tài sản khổng lồ của đại gia trẻ tuổi đang nổi như cồn này. Lẽ
thường, thấy người ta giàu nhanh ai cũng muốn học cách làm. Ban đầu là
anh em họ, dần dà đến hàng xóm cũng tìm đến N xin được chỉ bảo.
Gặp
thời chứng khoán “hưng phấn” nên N cứ như con gà biết đẻ trứng vàng cho
cả cái làng này vậy. Sự giàu có của đại gia trẻ tuổi trở thành ma lực
kéo những người xung quanh cùng nhau lên sàn gieo hi vọng. Đến thời điểm
trước tháng 4 năm ngoái thì tài sản trên sàn của N phải tính hàng chục
tỷ trở lên rồi. Vậy mà, chẳng ai ngờ đúng một năm sau đại gia này phải
nhập viện tâm thần.
Đó
là khi người ta thấy gia đình đưa đại gia N đến Viện Sức khỏe Tâm thần
quốc gia trong trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi, tinh
thần hoảng loạn. Đại gia phát điên và điên vì vỡ nợ. Người trong họ
nháo nhào, xóm làng xôn xao, hoảng loạn. Đặc biệt là những người “góp
vốn lên sàn” với N cũng cuống cuồng đòi điên theo. Đến nỗi ngay cả khi
vào viện tâm thần rồi cũng chẳng được yên ổn để mà điều trị vì người vào
thăm đông quá.
Lạ
ở chỗ, đi thăm bệnh nhân mà thái độ người nào cũng hùng hùng hổ hổ. Thì
ra họ đến vì tình cảm thì ít mà mục đích chính là xem đại gia có điên
thật hay không để còn biết đường mà đòi nợ. Quyết liệt nhất là ông anh
họ, ngày nào ông cũng đến thăm cậu em bởi vì khi N “phất”, ông từng thế
chấp ngôi nhà 7 tỷ để theo cậu em “lên sàn”. Bây giờ mất trắng, chỗ bấu
víu duy nhất chỉ còn một người điên này thôi. Tội cho đại gia, cứ thấy
ông anh “đến thăm” lại co rúm người sợ sệt.
Quyết tâm tự tử để xóa nợ
Lên
sàn rồi vào viện tâm thần tưởng đã là con đường bĩ cực nhất đối với
những người ôm mộng trở thành đại gia chứng khoán. Nhưng không, trò chơi
may rủi khiến không ít người phải đánh đổi cả tính mạng của mình. Bởi
như bác sĩ Dũng phàn nàn, là người công tác ở viện tâm thần lâu năm,
thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân có những hành động kỳ quái
nhưng ông vẫn thường xuyên bị ám ảnh. Ám ảnh từ những bi kịch quá xót
lòng mà chính ông cũng như bao đồng nghiệp làm nghề này có “tài thánh”
cũng phải chịu thua. “Người điên nhiều đã đành, có những người năm lần
bảy lượt đòi tự tử bằng được vì thua lỗ tiền bạc”.
BS Dũng đang điều trị cho bệnh nhân tâm thần
|
Có
vào viện mới biết, khi người ta có vấn đề về thần kinh thì chuyện gì
cũng có thể làm, kể cả việc…tự tử. Chẳng hạn như chuyện một đại gia nữ
tên H, 38 tuổi ở huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đặt chân vào thị trường chứng
khoán năm 2007 khi vốn kiến thức kinh doanh của H chỉ là những chuyến
buôn bán lặt vặt kiếm sống hàng ngày. Chẳng hiểu trời xui hay tại số
mệnh, một ngày kia người ta thấy H rũ bỏ sự tần tảo hàng ngày để khoác
lên chiếc áo của một quý bà vô cùng hào nhoáng.
H
“lấy số đại gia” bằng việc gom toàn bộ sổ đỏ của người thân thế chấp
ngân hàng rồi đầu tư vào lĩnh vực nóng nhất bấy giờ là chứng khoán. Thậm
chí, cả căn nhà của mẹ đẻ H và một số gia đình hai bên nội ngoại cũng
được H vận động theo kiểu “chung tay ôm giấc mộng làm giàu”. Chỉ có
điều, giấc mộng ấy kéo dài vỏn vẹn đúng một năm. Hơn 30 tỷ đồng thành
tro bụi khi thị trường vỡ, nhà đầu tư tháo chạy. Mất tiền, mất luôn cả
nhà, nợ nần chồng chất nên H rơi vào trạng thái hoảng loạn liên tục.
Cuối cùng cô trở thành người điên. Điên đến mức H chọn cho mình cách xóa
nợ vô cùng cực đoan là tự tử.
Theo
BS Dũng, những trường hợp tâm thần dạng này là hệ lụy đi kèm sự đổ vỡ
của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt sau hàng loạt những vụ vỡ nợ bất
động sản, chứng khoán đã khiến cho rất nhiều người bị thất thoát về tiền
bạc nên bị tâm thần.
“Họ
đang sống trong những túi tiền lớn, đi chơi bời xả láng. Rồi bỗng dưng
mất hết khiến họ mất cân bằng, rối loạn. Trung bình mỗi ngày viện tiếp
nhận từ 4- 5 ca tâm thần cấp (sang chấn tâm lý), có 35 giường điều trị
nhưng lúc nào cũng quá tải nên phải nằm ghép. Liên quan đến “điên vì
tiền” BS Dũng thống kê: "Ngày trước mỗi ngày chỉ 1-2 ca đến khám liên
quan đến vấn đề tiền bạc, bây giờ tăng lên 5-6 ca/ngày. Sợ quá".
|
Một
hôm, người nhà phát hiện H đang tìm cách để “thoát nợ” tại chính căn
phòng cô đang phải đi thuê sau khi tay trắng. Nỗi bức xúc vì món nợ của
những người trong gia đình phải tạm lắng đề phòng trường hợp H nghĩ
quẩn. Họ hết mực khuyên răn, rằng thì còn người còn của, nhưng chỉ đúng
một tuần sau lại thấy cô mon men lên cầu Chương Dương để…thoát nợ tiếp.
Nhờ lá thư tuyệt mệnh nên người nhà H kịp thời đến cứu, nhưng sau lần
chết hụt thứ hai này người nhà không dám khuyên nữa mà đưa hẳn cô vào
viện tâm thần. Suốt những ngày điều trị ở đây miệng H lúc nào cũng lảm
nhảm: Để tôi chết, tôi phải chết.
Đó
chỉ là một trong nhiều bệnh nhân đến viện tâm thần với tâm lý “tôi phải
chết”. Hôm chúng tôi đến, khi bác sĩ Dũng đang phân vân chưa biết làm
sao với trường hợp bệnh nhân H thì nhận được hung tin: Bệnh nhân L đã tự
tử …thành công.
BS
Dũng kể rằng: L vốn là giám đốc của một Cty hoa quả hẳn hoi. Xinh đẹp,
có tiền nên cô nuôi giấc mộng trở thành “bà trùm” bằng việc đầu tư đủ
lĩnh vực kinh doanh: Từ chứng khoán, bất động sản, quán cà phê… Dạo
chứng khoán chạm đáy, trắng tay thì L vẫn ảo tưởng mình là người giàu
có. Chỉ đến khi sờ vào túi chẳng còn một đồng trong khi người ta đòi nợ
ráo riết thì L mới chạy trốn bằng cái chết. Hôm tự tử, chị mượn một
chiếc xe SH chạy đến cầu Đuống rồi viết thư tuyệt mệnh. Cô gieo mình
xuống dòng sông Đuống đục ngầu để xóa nợ, để quên đi một lần lầm lỡ
không có cơ hội làm lại lần thứ hai.-Nguồn: Phát điên vì tiền
-Bệnh viện quá tải vì “bão” tài chính-Sau cơn lốc chứng khoán mấy năm trước, thời gian qua bão vỡ nợ, tín dụng đen, hụi họ tiếp tục gây náo động xã hội, biến nhiều đại gia, ông bà trùm thành những kẻ tâm thần. Đến nỗi ở các bệnh viện tâm thần bây giờ người ta xác định: Tiền là một trong những nguyên nhân dễ phát điên nhất.
Điên để trốn nợ
Cũng
giống như Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), Bệnh viện Tâm
thần Trung ương I (Bộ Y tế) đóng ở huyện Thường Tín (Hà Nội) cũng lâm
vào tình trạng quá tải sau những biến động của nền kinh tế. Bác sĩ La
Đức Cương, Giám đốc BV này làm phép tính: Cứ 1 người lang thang “tay
nhặt lá chân đá ống bơ” ở ngoài đường thì có 99 người chung cảnh ngộ ấy
đang được quản lý và điều trị. Con số ấy nói lên cái gì? Người ta rất dễ
mắc bệnh tâm thần nếu gặp phải một biến cố. Đặc biệt năm nay, những
biến động kinh tế cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ bệnh nhân gia tăng
đột biến.
Các BV tâm thần bắt đầu quá tải, một phần do các bệnh nhân giả điên vào trốn nợ
|
Tính
riêng Bệnh viện Tâm thần Trung ương I có gần 400 giường bệnh nội trú,
đầu năm đến nay lúc nào cũng chật kín. Đó là chưa kể 800 bệnh nhân khác
phải cho điều trị ngoại trú. Bệnh nhân tâm thần thường chia thành 3 mức:
trung bình- nhẹ- nặng để có phương pháp điều trị phù hợp. 25% bệnh nhân
bị tâm thần phân liệt có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu như được điều
trị thường xuyên, 50% có khả năng tái phát và 25% thuộc dạng mãn tính
không bao giờ khỏi.
Hơn
30 năm làm bác sĩ ở bệnh viện này, ngày nào cũng tiếp xúc với người tâm
thần nên lắm lúc ông Cương cũng phải uống thuốc thần kinh vì tự nhận
thấy “đầu óc mình có vấn đề”. Và kể từ lúc đón nhận những bệnh nhân theo
kiểu “điên kinh tế” thì số lần uống thuốc của vị bác sĩ này phải tăng
lên vì những sự kỳ quái không giải thích nổi.
Hôm
chúng tôi đến, một bệnh nhân tên Mông Thị Ng. ở tận Lạng Sơn đang làm
thủ tục ra viện. Lạ ở chỗ, bác sĩ Cương lúc tiễn bệnh nhân và gia đình
cứ dặn đi dặn lại “về nhé, hẹn gặp lại nhé”. Không lạ sao được bởi bác
sĩ có “hẹn gặp lại” bệnh nhân bao giờ. Nhưng bác sĩ Cương giải thích
rằng Ng. là trường hợp đặc biệt.
Mông
Thị Ng. vào điều trị tại BV từ ngày 25/8 năm nay. Lạ cũng phải, Ng.
chẳng có dấu hiệu gì cho thấy mình “điên điên” cả. Ăn nói rành rọt đâu
ra đấy, thích mặc đồ hiệu, trang sức đắt tiền. Phong thái của một đại
gia nữ vùng biên đích thực. Phải đến khi đưa vào khám kỹ các bác sĩ mới
biết Ng. mắc bệnh hưng cảm, một loại tâm thần cấp nhẹ. Vậy nên dù vẻ
ngoài bình thường nhưng cũng có thể gọi là Ng. bị tâm thần.
Hoặc
là Ng. cũng nhận thức được chưa đến mức “điên vì tiền” nhưng chẳng có
chốn nào an toàn hơn ở đây? Người nhà Ng. khoe rằng, cô là người có tài
ăn nói. Có lẽ nhờ tài ấy mà thu hút được rất nhiều người hùn vốn làm ăn ở
vùng sôi động như cửa khẩu Lạng Sơn. Hình thức chơi hụi của nhóm Ng. là
góp vốn, chia lãi suất. Người nào cầm tiền thì người ấy chịu lãi. Đồng
tiền chung kiểu ấy khiến người nào cũng lầm tưởng mình là đại gia, tiền
ấy là của mình. Tổng số vốn huy động thời cao điểm lên đến cả chục tỷ
đồng.
Cho
đến một hôm, khi đến phiên Ng. là người cầm tiền hụi thì người ta thấy
gia đình đưa cô đi viện tâm thần. Nhóm hụi nháo nhào, họ nhất quyết tra
khảo bằng được Ng. vì “điên hay không kệ mày nhưng tiền chúng tao đi đâu
hết”? Các chủ nợ truy Ng. từ Lạng Sơn về tận Hà Nội nhưng cô chỉ cười
cười rồi trả vô thức: Tiền, tiền nào nhỉ? Người nhà bảo cô đầu tư bất
động sản, hàng xóm bảo cô buôn bán tận bên Trung Quốc. Đầu tư vào cái gì
thì không ai dám chắc, chỉ biết là Ng. mất hết.
Hôm
đầu tiên Ng. nhập viện, điện thoại bác sĩ Cường reo réo cả ngày. Réo vì
các chủ nợ tìm cách tiếp cận để xin bệnh án xem thử Ng. điên thật hay
giở trò vào đây trốn nợ. Họ năn nỉ ỉ ôi chán thì quay ra lớn giọng đe
dọa: Con ấy lừa đảo tiền hụi cả chục tỷ đấy. Thỉnh thoảng bảo vệ BV lại
thấy một nhóm người đến cổng hùng hổ dò la tin tức về Ng. Tính trung
bình mỗi đợt điều trị ở viện giới hạn tối đa 50 ngày, nhưng hết đợt thứ
nhất được ít hôm lại thấy người nhà đưa Ng vào điều trị tiếp. Sau những
biến động tiền bạc, dường như bây giờ chỉ có nơi này là chốn an toàn
dành cho cô.
“Với
những bệnh nhân giả bệnh tâm thần, chỉ cần đưa thuốc cho người ta uống,
đòi hỏi họ phải tiêm là phát hiện ra ngay. “Có nhiều trường hợp “tâm
thần” nhưng khi bác sĩ đến tiêm còn biết cách “bồi dưỡng” thì đích thị
là điên giả rồi. Nhưng trách nhiệm của bệnh viện chỉ có khám và chữa
bệnh, còn mọi vấn đề khác đã có bên công an giải quyết rồi”- bác sĩ
Cương phân tích.
Sẽ còn điên nhiều
Nhiều
chuyện ở các BV tâm thần nếu nghe qua thì khó tin, nhưng khi chứng kiến
rồi lại không có gì làm lạ cả. Bằng kinh nghiệm của mình, bác sĩ Cương ở
Bệnh viện tâm thần Trung ương I và bác sĩ Dũng ở Viện Sức khỏe Tâm thần
(Bệnh viện Bạch Mai) đều dự báo: Cứ đà đổ vỡ kinh tế này sẽ còn điên
nhiều, các bệnh viện tâm thần sẽ còn quá tải hơn nữa khi ngân hàng siết
nợ. Nghe mà hãi, nhưng nếu vào viện tâm thần nhiều người sẽ tự hỏi: Sao
bây giờ người ta dễ điên thế nhỉ?
Không
được tiếng đại gia, không bị nghi hoặc như Mông Thị Ng. nhưng ở khu
điều trị T4 (Viện Tâm thần, BV Bạch Mai) này thì bà Thêm quê ở Móng Cái
(Quảng Ninh) cũng nổi tiếng “điên vì tiền” nhờ những hành động kỳ quái
của mình. Buôn bán khu vực biên giới, có chút vốn bà tham gia hụi để ôm
mộng thành đại gia. Đầu năm nay tổ hụi của bà bị vỡ, thế là bà điên.
Điều trị cả tháng trời ở bệnh viện tỉnh không có kết quả nên gia đình
đưa bà về đây.
Rất dễ phát điên vì tài chính
Một
ông chủ của 17 cao ốc ở Nghệ An đã bị loạn thần ngay khi Ngân hàng yêu
cầu thanh toán nhanh các công trình và thu hồi sớm các khoản cho vay.
Hay
như trường hợp anh thanh niên tên T (Hà Đông, Hà Nội) đem hơn 10 tỷ
đồng, số tiền ki cóp hơn 10 năm đi lao động xuất khẩu nước ngoài về,
cùng với ít tiền của bố mẹ để lại để cho vay, lấy lãi sinh hoạt. Đến lúc
người ta vỡ nợ, tiền mất hết nên T tiếc quá mà phát điên.
Ở
Quảng Nam, có người dồn hơn 10 triệu đồng để trồng 5 sào ớt. Trận lũ
lụt vừa rồi khiến cho toàn bộ số ớt đó bị ngập úng. Chỉ mất chừng ấy
tiền cũng khiến bà vợ phát điên, phải ra tận Hà Nội điều trị.
|
Lúc
gặp tôi bà cứ nguây nguẩy đòi về vì “ở đây toàn bọn lừa tiền, bọn nghèo
cả, tôi là đại gia cơ mà, không thể ở chung với đám người này được”.
Nói
xong bà xách ba lô, người nhà, bảo vệ phải lôi vào tiêm thuốc bà mới
chịu ở lại nhưng nhất quyết đòi ở riêng một phòng “cho nó đàng hoàng”.
Chứng kiến cảnh ấy, ông chồng bà Thêm vừa nản vừa phân trần: Tôi khuyên
mãi mà bà ấy có chịu nghe đâu. Lao đầu vào hụi họ để làm giàu nhưng giàu
đâu chẳng thấy, cứ đà này không khéo tôi cũng điên theo bà ấy mất.
Cũng
kỳ quái không kém là một đôi vợ chồng sống tại Hà Nội. Ông chồng làm
tổng giám đốc một Cty địa ốc, còn vợ làm soát vé trên tuyến đường 5. Ôm
mộng làm giàu nhanh chóng, hai vợ chồng cùng nhau dồn tiền để buôn cổ
phiếu. Thế nhưng, khi giấc mộng ấy tỉnh ra thì số nợ đã lên tới 200 tỷ
đồng. Toàn bộ gia tài nhà cửa bán đi cũng chỉ trả nợ được một phần rất
nhỏ. Chứng kiến cảnh ngày nào cũng có người đến đòi tiền, ông chồng bỏ
nhà trốn đi biệt tích, nghe đâu cũng phát điên rồi đi đâu không ai biết.
Một mình không thể chống chọi với đống nợ khổng lồ, bà vợ để lại con
nhỏ cho hai bên nội ngoại trông dùm rồi lang thang làm…người điên nốt.
Ra
đường người ta thấy bà vừa cười vừa khóc, cởi bỏ quần áo, miệng cứ lảm
nhảm “tiền – cổ phiếu- cổ phiếu – tiền”. Đến lúc công an phát hiện chị
ta nằm trên đống rác vẫn cứ luôn miệng “tiền –cổ phiếu” thì đưa vào viện
tâm thần. Đã hết kỳ hạn điều trị nhưng bà vợ vẫn cứ lảm nhảm tiền, cổ
phiếu nên các bác sĩ liệt bà vào dạng hết thuốc chữa. Bà trốn được nợ,
nhưng chắc chắn phải sống quãng đời còn lại của một người điên. ---Điểm báo 5.12.2011
Có lẽ V-QE3 (gói kích cầu thứ 3) ĐANG ĐƯỢC TUNG RA, chờ thêm vài ngày sẽ biết rõ hơn.
Một ngày chưa đủ để kết luận, nhưng nếu đây chỉ là “dòng tiền KỲ VỌNG” thì nếu không có V-QE3, dòng này sẽ bị rút ra mau chóng, và khi đó TTCK VN sẽ sụt lại còn mạnh hơn khi chưa có dòng tiền này.
Còn nếu đây là “dòng tiền MỚI IN” thì theo tôi sẽ kéo dài qua tháng 1, đẩy giá TTCK VN lên 10-30%, tức 550/ 80 trước Tết, để rồi khi chấm dứt dòng tiền, TTCK sẽ lại rớt về 370-60 như hồi tháng 5 năm nay.
Một ngày chưa đủ để kết luận, nhưng nếu đây chỉ là “dòng tiền KỲ VỌNG” thì nếu không có V-QE3, dòng này sẽ bị rút ra mau chóng, và khi đó TTCK VN sẽ sụt lại còn mạnh hơn khi chưa có dòng tiền này.
Còn nếu đây là “dòng tiền MỚI IN” thì theo tôi sẽ kéo dài qua tháng 1, đẩy giá TTCK VN lên 10-30%, tức 550/ 80 trước Tết, để rồi khi chấm dứt dòng tiền, TTCK sẽ lại rớt về 370-60 như hồi tháng 5 năm nay.
VN-Index lên trên 390 điểm, nhóm cổ phiếu bất động sản trên sàn HoSE và nhóm cổ phiếu chứng khoán trên sàn Hà Nội hầu hết đều tăng trần. KLS giao dịch trên 6,4 triệu đơn vị.
Chính
phủ Việt Nam sử dụng quyết tâm chính trị để nâng giá thị trường CK lên.
Lại còn chỉ đạo Bộ Tài Chính nữa, vậy chỉ còn cách đưa tiền cho SCIC
bơm ra thôi.
Mà bơm bao nhiêu cho đủ?
Các ngân hàng, CT CK, còn kẹt mấy trăm ngàn tỉ đồng trong đó, thêm mấy trăm ngàn tỉ cần giải chấp, do họ siết của con nợ, chưa bán ra do giá quá rẻ.
Giá lên 1 chút, và có SCIC mua, thì các ngân hàng, CTCK, nhà đầu tư sẽ xả hàng, như xả lãi, xả tiêu chảy, ra cho SCIC ôm mấy trăm ngàn tỉ đồng hàng “ngậm” họ bị bón lại từ mấy năm nay.
Muốn CK lên, thì không gì bằng làm sao cho các cty trên sàn làm ăn có lời, chia cổ tức cao, thì lập tức người ta sẽ mua CK, trong nước không mua thì nước ngoài vào mua.
Như cty APPLE của Mỹ vậy, khỏi cần Dept of Treasury giúp, giá cổ phiếu cũng tăng ào ào.
Mà bơm bao nhiêu cho đủ?
Các ngân hàng, CT CK, còn kẹt mấy trăm ngàn tỉ đồng trong đó, thêm mấy trăm ngàn tỉ cần giải chấp, do họ siết của con nợ, chưa bán ra do giá quá rẻ.
Giá lên 1 chút, và có SCIC mua, thì các ngân hàng, CTCK, nhà đầu tư sẽ xả hàng, như xả lãi, xả tiêu chảy, ra cho SCIC ôm mấy trăm ngàn tỉ đồng hàng “ngậm” họ bị bón lại từ mấy năm nay.
Muốn CK lên, thì không gì bằng làm sao cho các cty trên sàn làm ăn có lời, chia cổ tức cao, thì lập tức người ta sẽ mua CK, trong nước không mua thì nước ngoài vào mua.
Như cty APPLE của Mỹ vậy, khỏi cần Dept of Treasury giúp, giá cổ phiếu cũng tăng ào ào.
(InfoTV) – Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng định hướng phát triển TTCK 10 năm tới với yêu cầu nhất thiết phải gắn quá trình tái cơ cấu với xây dựng và vực dậy TTCK Việt Nam.
Bài báo có đoạn tóm tắt rất hay: Lên sàn – Vào viện – Nhảy cầu.
Họ cùng nhau nuôi giấc mộng trở thành đại gia nhanh chóng, họ dồn tiền của vào những canh bạc kinh tế đầy may rủi để đổi đời. Và khi ngân hàng thắt chặt lãi suất, chứng khoán chạm đáy, bất động sản đóng băng… thì họ lại gặp nhau ở bệnh viện tâm thần.
Bằng
kinh nghiệm của mình, bác sĩ Cương ở Bệnh viện tâm thần Trung ương I và
bác sĩ Dũng ở Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đều dự báo:
Cứ đà đổ vỡ kinh tế này sẽ còn điên nhiều, các bệnh viện tâm thần sẽ còn
quá tải hơn nữa khi ngân hàng siết nợ.
Sau cơn lốc chứng khoán mấy năm trước, thời gian qua bão vỡ nợ, tín dụng đen, hụi họ tiếp tục gây náo động xã hội, biến nhiều đại gia, ông bà trùm thành những kẻ tâm thần. Đến nỗi ở các bệnh viện tâm thần bây giờ người ta xác định: Tiền là một trong những nguyên nhân dễ phát điên nhất.
Thậm
chí, tham khảo tại nhiều trang web bất động sản, PV thấy xuất hiện
nhiều cụm từ chào bán bất động sản có kèm theo các câu phổ biến “giảm
giá lần 3”, “không thể giảm thêm”, “cần tiền bán gấp”…
Làn sóng bán tháo BĐS không chỉ xảy ra đối với phân khúc đất nền mà tại nhiều KĐT mới ở Hà Nội cũng đã xuất hiện nhiều căn nhà được chào bán với mức giảm lên đến 3-5 tỷ đồng/căn.
Theo
tôi (GS Trần Hữu Dũng), “tái cấu trúc” kiểu này thì không khác gì xây
một cao ốc 50 tầng mà chỉ được quyền sử dụng keo, tre, và nứa… dưới
quyền chỉ huy của một anh y tá!
“But economic restructuring means different things to different people…. The most radical interpretation — and the one supported by foreign diplomats and international agencies in Hanoi — is based on redefining the role of the state, primarily through selling-off state companies…. Most Vietnamese leaders are not willing to go that far. They prefer imposing tighter administrative controls on local governments and state companies, and reducing public investment levels and fiscal deficits”
“But economic restructuring means different things to different people…. The most radical interpretation — and the one supported by foreign diplomats and international agencies in Hanoi — is based on redefining the role of the state, primarily through selling-off state companies…. Most Vietnamese leaders are not willing to go that far. They prefer imposing tighter administrative controls on local governments and state companies, and reducing public investment levels and fiscal deficits”
By Jonathan Pincus at the Vietnam Program, Harvard Kennedy School. Vietnamese newspapers are full of talk of economic restructuring. Price inflation in excess of 20 per cent, high nominal interest rates, a weakening currency and a swollen trade deficit have undermined faith in the government’s growt…
“Dân CK” VN trông chờ Gói Kích cầu III
“…Trải qua 11 tháng của năm 2011, chỉ số VN-Index giảm tới 100 điểm (tương ứng giảm 20%) và HNX-Index do không có lực đỡ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nên chỉ số này bám sát hơn với diễn biến thị trường, với mức giảm lên tới 54 điểm (tương ứng giảm 47%).
Sau những tháng ngày bền bỉ, kiên trì cùng thị trường, nhiều nhà đầu tư mặc dù biết là “lạc quan tếu” song họ vẫn chờ đợi tháng Mười hai sẽ có tín hiệu khơi thông dòng tiền từ các chính sách tài chính tiền tệ và kỳ vọng thị trường chứng khoán có một kỳ tăng trưởng vào cuối của năm…”
“…Trải qua 11 tháng của năm 2011, chỉ số VN-Index giảm tới 100 điểm (tương ứng giảm 20%) và HNX-Index do không có lực đỡ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nên chỉ số này bám sát hơn với diễn biến thị trường, với mức giảm lên tới 54 điểm (tương ứng giảm 47%).
Sau những tháng ngày bền bỉ, kiên trì cùng thị trường, nhiều nhà đầu tư mặc dù biết là “lạc quan tếu” song họ vẫn chờ đợi tháng Mười hai sẽ có tín hiệu khơi thông dòng tiền từ các chính sách tài chính tiền tệ và kỳ vọng thị trường chứng khoán có một kỳ tăng trưởng vào cuối của năm…”
Ông Marc Djandji đặt ra kỳ vọng: toàn bộ tin xấu đã được phản ánh vào giá và thị trường sẽ có một đợt phục hồi trước Tết.
Hôm nay tôi mới biết là đã có 1,2 triệu học sinh Việt Nam bỏ học. Tương lai đất nước sẽ ra sao đây?
TT – Nhóm Young Lives (Những cuộc đời trẻ thơ) vừa khảo sát nguyên nhân 1,2 triệu học sinh bỏ học. Còn theo Bộ GD-ĐT, việc đưa ra con số tuyệt đối là “rất khó và không chính xác”.
Ngay cả những người có bằng đại học cũng không khá hơn mấy so với 1,2 triệu trẻ em bỏ học kia.
Nghịch lý ở một bộ phận người trẻ: TP – Tại sao một số người có bằng đại học (ĐH) lại đi làm xe ôm, cắt tóc, bán trà đá, phụ hồ, bồi bàn…?
Mọi
năm thì tầm này các cửa hàng bán xe máy hoạt động rầm rộ lắm. Năm nay
kinh tế khủng hoảng, tiền ăn uống chi tiêu cá nhân còn chưa đủ nói gì
sắm xe ga.
Nghịch lý trên thị trường xe không chỉ diễn ra với sản phẩm ô tô, ngay cả phương tiện được người Việt sử dụng nhiều nhất cũng không thoát khỏi cảnh chợ chiều vào những ngày cuối năm.
Tình
hình Trung Quốc không khác Việt Nam mấy. Cũng làm giả báo cáo, sổ sách
để che giấu tỷ lệ nợ xấu, quả bóng BĐS bên TQ cũng đang nổ. Ai cứu ai
đây?
(Tamnhin.net) – Nếu Ngân hàng Nhà nước buộc phải làm rõ cơ cấu của tỷ lệ nợ xấu thì vô hình trung, những hệ quả từ mối quan hệ hết sức “tế nhị” ngân hàng – DN từ nhiều năm qua sẽ được công luận và nhiều người dân biết đến.
Hãy bình chọn nhân vật của năm 2011 trên báo VnExpress: Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình:
“Nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng khoảng 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông, điều này cũng không quá lo ngại. “Bởi TẤT CẢ số tiền nợ xấu này đều đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro”, ông Bình nói.”
Trong khi đó, ông Lê Xuân Nghĩa, phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết cả NHNN và UBGSTCQG đều không biết chính xác con số nợ xấu là bao nhiêu vì đến 2/3 báo cáo từ các ngân hàng thương mại là đáng nghi ngờ.
Soạn tin nhắn theo cú pháp BAU 4 gửi 8100.
“Nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng khoảng 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông, điều này cũng không quá lo ngại. “Bởi TẤT CẢ số tiền nợ xấu này đều đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro”, ông Bình nói.”
Trong khi đó, ông Lê Xuân Nghĩa, phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết cả NHNN và UBGSTCQG đều không biết chính xác con số nợ xấu là bao nhiêu vì đến 2/3 báo cáo từ các ngân hàng thương mại là đáng nghi ngờ.
Soạn tin nhắn theo cú pháp BAU 4 gửi 8100.
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng phần lớn do các hành vi tham ô, tham nhũng và yếu kém trong quản trị nội bộ, tuy nhiên các khoản này đều được trích lập dự phòng rủi ro.
Giảm
lãi suất cứu CK, BĐS nhưng dân lại rút thêm tiền ra khỏi ngân hàng
khiến hệ thống đã rệu rã này càng thêm nguy ngập. CP VN đang bị chiếu bí
cờ.
JAMES: The Poetry of the Euro Project Syndicate
JAMES: The Poetry of the Euro The
euro was not just the outcome of an idiosyncratic quest to reduce the
wear on pockets stuffed with odd national coins, or to facilitate
intra-European trade. The bold European experiment reflected a new
attitude about what money should do, as well as how it should be
managed.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét