Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Sự tương hợp của kinh tế thị trường định hướng XHCN

Sự tương hợp của kinh tế thị trường định hướng XHCN

-QĐND - Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ, một trong các đột phá chiến lược là: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính”. Điều đó, chứng tỏ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu ở nước ta.
Thế nhưng, cho đến nay vẫn có các ý kiến công kích rằng, kinh tế thị trường không tương hợp với CNXH, phát triển kinh tế thị trường đồng nghĩa với đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Rằng về mặt lý luận, Đảng ta đang có sự “lúng túng, thiếu sự lý giải khoa học” về vấn đề này.


Nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người trên quan điểm duy vật biện chứng, ai cũng hiểu rằng, từ khi hình thành và phát triển, xã hội loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất khác nhau, từ thấp đến cao. Đó là một quá trình lịch sử tự nhiên. Từ công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến CNXH, loài người đã sử dụng hai kiểu sản xuất để phát triển kinh tế-xã hội, đó là, kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp và kinh tế hàng hóa. Hai kiểu sản xuất này đã cùng đồng hành với sự phát triển của xã hội loài người. Trong thế giới hiện tại, nơi nào, khu vực nào trình độ sản xuất thấp, khả năng sản xuất chỉ đủ để giải quyết nhu cầu nội tại, nơi đó vẫn sản xuất mang tính tự nhiên tự cung, tự cấp. Chẳng hạn, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng sâu, vùng xa của nước ta và các nước trên thế giới, điều này vẫn diễn ra một cách bình thường.


Phát triển kinh tế hàng hóa là một kiểu sản xuất được loài người lựa chọn rất đúng đắn và khoa học để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa cũng mang tính phổ biến và vận động một cách tự nhiên từ thấp đến cao. Có kinh tế hàng hóa sơ khai, kinh tế hàng hóa phát triển và kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hóa sơ khai gắn liền với việc trao đổi mua bán mang tính ngẫu nhiên, vật đổi vật, hàng đổi hàng, do trình độ sản xuất còn thấp, lượng hàng hóa sản xuất ra còn hạn hẹp. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển dẫn đến việc mua bán trao đổi bằng vật ngang giá chung và tiền tệ xuất hiện. Sự xuất hiện của tiền tệ, vừa phản ánh trình độ phát triển cao của sản xuất hàng hóa, vừa thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ hơn làm xuất hiện kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có cùng đặc trưng kinh tế là trao đổi và mua bán, nhưng khác nhau về quy mô và trình độ. Nếu kinh tế hàng hóa chỉ mới đạt đến trình độ trao đổi những hàng hóa đã được sản xuất để thu tiền, thì kinh tế thị trường mua bán tất cả những yếu tố liên quan đến sản xuất và bản thân tiền tệ cũng trở thành thị trường. Nói cách khác, mọi thứ đều được đưa ra thị trường để trao đổi, mua bán kể cả sản phẩm tư duy của con người.


Khi sản xuất hàng hóa phát triển đạt đến một trình độ nhất định, thì dẫn đến sự xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chính sản xuất này đã làm cho kinh tế thị trường xuất hiện và phát triển với tốc độ cao. Sự vận động theo quy luật nghiệt ngã của kinh tế thị trường đã dẫn đến khủng hoảng và suy thoái là căn bệnh kinh niên không có liều thuốc cứu chữa của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, đẩy chủ nghĩa tư bản đến thời điểm cực độ về sự phân hóa giàu - nghèo. Các cuộc chiến tranh thế giới, các cuộc cách mạng nổ ra trong thế kỷ XX và các cuộc khủng hoảng, suy thoái, nợ công... đang tiếp tục trong thập niên đầu thế kỷ XXI, cho thấy rất rõ điều đó. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, được sản sinh ra ngay trong lòng xã hội tư bản, nhiều nhà tư bản chấp nhận bộ Tư bản và sử dụng làm sách "gối đầu giường". C.Mác đã chỉ rõ, chính trên nền tảng kinh tế do chủ nghĩa tư bản tạo ra, sẽ sản sinh ra một xã hội mới tốt đẹp hơn, theo quy luật của tự nhiên, CNXH xuất hiện là điều hiển nhiên. Kinh tế thị trường được những người cộng sản kế thừa và điều hành thông qua bộ máy nhà nước và hệ thống luật pháp XHCN để sản xuất phục vụ đời sống của đại bộ phận nhân dân, đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.


Điều khác nhau căn bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng XHCN là, một bên chỉ vì một nhóm người ở “Phố Uôn”, còn một bên vì toàn xã hội. Cần hiểu rằng, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một mô hình kinh tế mang tính sáng tạo xuất phát từ thực tiễn chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và quốc tế, do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng, lãnh đạo và được toàn dân ủng hộ. Kinh tế thị trường không phải là mục tiêu, mà chỉ là công cụ, phương tiện, là tiền đề, là điều kiện để những người cộng sản Việt Nam thực hiện mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, khi mục tiêu đó được thực hiện, thì kinh tế thị trường sẽ phát triển một cách mạnh mẽ theo định hướng XHCN. Chính điều đó, sẽ làm cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta tồn tại và phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, sau hơn 25 năm kiên trì đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong 10 năm gần đây (từ năm 2000 đến năm 2010) bình quân hơn 7%, trong khi nền kinh tế thế giới đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng và suy thoái, nhiều nước thuộc đồng tiền chung châu Âu đang rơi vào tình cảnh nợ công tăng cao vượt tầm kiểm soát của chính phủ. Cùng với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo của nước ta được Liên hợp quốc đánh giá cao, vị thế Việt Nam không ngừng nâng cao trên trường quốc tế. Nhiều quốc gia và trung tâm kinh tế lớn trên thế giới đã công nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta. Đó là, những thành quả hiện thực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một sự sáng tạo mang tính khoa học của Đảng và được toàn dân ủng hộ. Một thời kỳ mới đang mở ra, Đại hội XI của Đảng, khẳng định: “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.


Cần nhận thức rõ, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đang trong quá trình hình thành và phát triển, do đó, thể chế của nền kinh tế thị trường còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, năng lực điều hành kinh tế vĩ mô còn hạn chế, dẫn đến cơ cấu nền kinh tế bất hợp lý, nhất là đầu tư công, vừa thiên lệch, vừa kém hiệu quả. Chính vì vậy, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là một trong ba đột phá chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta trong những năm tới. Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, Đảng, Nhà nước đã và đang tập trung giải quyết các vấn đề, vừa cơ bản, vừa cấp bách, trong đó có việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, bằng các bước đi, biện pháp cụ thể như bổ sung, chỉnh sửa Hiến pháp 1992, ban hành, bổ sung tiến tới đồng bộ hóa luật pháp, nâng cao trình độ, năng lực điều hành kinh tế vĩ mô của bộ máy nhà nước các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính... Mới đây, Nghị quyết Trung ương 3, khóa XI chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII vừa thông qua kế hoạch xây dựng luật pháp toàn khóa và hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 - đó là những bước đi cụ thể trong tiến trình thực hiện các đột phá chiến lược đã được vạch ra, nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.


Như vậy, thực tế hiển nhiên của lịch sử phát triển kinh tế thế giới và nước ta, hoàn toàn bác bỏ những quan điểm sai lầm cho rằng, kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, nó không tương tác với CNXH. Rõ ràng, kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang phát triển một cách đúng đắn, thực chất, bền vững ở nước ta chứ không phải như một số kẻ xuyên tạc.
 Đại tá, PGS, TS Hoàng Minh Thảo
-Nguồn:Sự tương hợp của kinh tế thị trường định hướng XHCN

Chủ động định hướng tư tưởng – Kinh nghiệm từ Thái Bình
báo QĐND

QĐND - “Bóp méo, xuyên tạc, dựng chuyện” để nói xấu Đảng, nói xấu chế độ là những thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm phá hoại cách mạng nước ta. Tuy nhiên, tại sao “trò nói dối” quen thuộc đó vẫn có những người, thậm chí cả cán bộ, đảng viên còn bị chúng lừa bịp?


Đó là vấn đề được Tỉnh ủy Thái Bình đưa ra phân tích rất kỹ, để tìm giải pháp khắc phục tại Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa” được tổ chức đầu năm 2011. Trên cơ sở liên hệ ngay từ thực tế ở địa phương, tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ ra một trong những nguyên nhân chính là do sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên mặt trận chính trị, tư tưởng để vạch trần, phản bác lại các luận điệu vu cáo của chúng chưa kịp thời, hình thức tuyên truyền, giáo dục lại khô cứng, nên thiếu sức thuyết phục. Ngược lại, kẻ thù thì huy động tối đa các phương tiện thông tin đại chúng, ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” bằng nhiều thủ đoạn rất thâm độc.


Điển hình như trường hợp Trần Anh Kim, quê ở xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, một phần tử bất mãn bị bọn phản động người Việt ở bên ngoài và số đối tượng chống đối cực đoan trong nước móc nối, lôi kéo, đã tham gia vào các hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước ta có “bề dày” tội lỗi, với những chứng cứ rõ ràng ở ngay tại địa phương, nhưng do chưa tuyên truyền, phổ biến đầy đủ để bóc trần bộ mặt thật của Kim, nên nhân dân thì mất cảnh giác, còn Kim thì ngộ nhận, ngày càng lấn sâu hơn vào tội lỗi, tới mức phải ra hầu tòa! Tại phiên tòa xét xử Kim, với những chứng cứ không thể chối cãi, Kim đã phải cúi đầu nhận tội, nhưng một số báo mạng phản động vẫn đưa hàng chục bài viết “kêu oan” cho Kim, thậm chí tự xưng đại diện cho tổ chức này, tổ chức khác đòi trả tự do cho Kim (!). Rồi tâng bốc Kim lên mây xanh, phong cho Kim chức này, chức khác…


Một dẫn chứng khác, như vụ khiếu kiện đông người ở phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình về đền bù, giải phóng mặt bằng, làm chậm dự án thi công một số dự án lớn của tỉnh, tuy có nguyên nhân của tiêu cực, thiếu minh bạch, công khai của một số cán bộ thoái hóa biến chất, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do tỉnh chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các quy định, chính sách đền bù của Chính phủ, để nhân dân khiếu kiện kéo dài, các phần tử chống đối thì lợi dụng xuyên tạc, kích động…


Khắc phục tình trạng trên, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Chỉ thị 04/CTTU nhằm tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ đảng viên và nhân dân toàn tỉnh.


Thực hiện quy chế phối hợp chỉ đạo công tác tư tưởng-văn hóa giữa Cục Chính trị Quân khu 3 và tỉnh ủy 9 tỉnh, thành phố trong địa bàn Quân khu, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã kịp thời xây dựng mạng lưới làm công tác tuyên truyền từ tỉnh đến xã, phường. Đồng thời, tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy chủ động định hướng tư tưởng trong toàn dân trước những diễn biến phức tạp, góp phần đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa của các thế lực thù địch bằng nhiều cách làm mới, sáng tạo.


Điển hình là “giờ học toàn tỉnh” được mở đầu vào 8 giờ sáng 3-3-2011 (Ngày Biên phòng toàn dân) với chủ đề “Bảo vệ chủ quyền biển đảo” do BTL Bộ đội Biên phòng phối hợp với Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức, được phát sóng trực tiếp đến nhân dân trên đài phát thanh - truyền hình tỉnh. Nội dung buổi học được kết hợp nhuần nhuyễn giữa thông báo thời sự với phổ biến các quy định, điều luật trong nước, thế giới và khu vực về biên giới biển đảo, đồng thời phân tích những thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biên giới, biển đảo để dựng chuyện, kích động, nói xấu Đảng, Nhà nước ta.


Làm rõ một thủ đoạn mới kích động vào nhân dân: Chúng cho rằng nhà nước ta phát động xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa là để “dân trắng tay”(!). “Giờ học toàn tỉnh” tháng 4, nhân sự kiện Thủ tướng Chính phủ phát động cả nước chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới, tỉnh mời GS, TS Hoàng Chí Bảo, công tác tại Hội đồng Lý luận Trung ương trực tiếp truyền đạt về chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Ngay sau buổi học tập tỉnh ủy đã giao cho Bộ CHQS tỉnh làm nòng cốt tham gia cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy truyền đạt Nghị quyết 02/NQTU của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020; thành lập các tổ công tác trực tiếp về cơ sở giải thích cho nhân dân hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; mời đại diện nhân dân trực tiếp đến tham quan 8 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh, để nhân dân “thực mục sở thị” những bước phát triển về đời sống vật chất, tinh thần của nông thôn; nhờ hiến đất làm đường của nhân dân, mà đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp hơn; nhờ dồn điền đổi thửa mà quy hoạch được những cánh đồng sản xuất hàng hóa… Được tận mắt chứng kiến chính sách đúng đắn của Đảng đang đi vào cuộc sống nhân dân không còn “bán tín, bán nghi” vào những lời xuyên tạc của kẻ xấu nữa. Đến nay 267/267 xã trong toàn tỉnh Thái Bình đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng quy hoạch nông thôn mới; 116 xã xây dựng xong phương án và đang tiến hành dồn điền đổi thửa. Đặc biệt, “hiến đất làm đường, xây dựng trường học, trạm xá” đang trở thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh.


Gần đây, trước những diễn biến ở Bắc Phi, Trung Đông, tình hình Biển Đông và những phức tạp ở Mường Nhé (Điện Biên); hoạt động chống phá của nhóm chống đối chính trị trên địa bàn tỉnh đã tác động trực tiếp tới tư tưởng, tâm trạng, lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân và LLVT. Để kịp thời định hướng tư tưởng Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo cơ quan tuyên giáo biên soạn nội dung thành từng chủ đề gắn với quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Kết luận 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11 của Chính phủ "Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội"… Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy mời các chuyên gia ở các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu ở Trung ương về cung cấp thông tin, phân tích sâu từng lĩnh vực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh hiểu đúng bản chất của sự việc; hiểu đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, để chủ động, giữ vững trận địa tư tưởng, nêu cao ý thức tiến công của cán bộ, đảng viên, nhân dân góp phần cùng cả nước làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.


Kinh nghiệm trong công tác tăng cường, chủ động đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa của Tỉnh ủy Thái Bình đã được Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao và vừa được phổ biến, nhân rộng tại Hội nghị giao ban phối hợp chỉ đạo công tác tư tưởng-văn hóa trong LLVT địa phương giữa Cục Chính trị Quân khu và 9 tỉnh, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3, năm 2011.
Nhật Huy
-Chủ động định hướng tư tưởng – Kinh nghiệm từ Thái Bình (QĐND).  Trung Quốc: Tân lãnh đạo truyền hình Nhà nước bị các blogger chỉ trích mạnh mẽ  — (RFI). - - Lãnh đạo Trung Quốc cảnh cáo bất ổn xã hội vì kinh tế suy sụp – (DCVOnline). - AFP: China leader warns about unrest due to economy.

-- Lê Anh Hùng, Quảng Trị: Tình trang vô pháp luật ở Việt Nam hiện nay: Căn nguyên và thách thức cho bản hiến pháp mới – (x-café).-Lê Anh Hùng gửi X-Cafevn 03.12.2011
Trong nhiều niềm hạnh phúc và quyền tự do khác mà các thần dân của Bệ hạ … được hưởng … không gì mà họ coilà quý giá và đáng trân trọng hơn điều này – được dẫn dắt và chi phối bởi một hình thái pháp trị chắc chắn … chứ không phải bởi bất kỳ một chính thể bất trắc và độc đoán nào.
(Trích Thỉnh Nguyện Thư của Hạ Viện Anh gửi Vua James I, ngày 7/7/1610.)
(1)
Quan sát tình hình đất nước trong nhiều năm qua, người ta hẳn sẽ dễ dàng đi đến nhận định rằng xã hội Việt Nam đang ngày càng rơi vào tình trạng vô pháp luật. Từ Kết luận của Bộ Chính trị là không xử lý kỷ luật một ai trong vụ Vinashin(2)cho đến hình ảnh các chiến sỹ cảnh sát giao thông qua loạt bài Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn (3)của báo Tuổi Trẻ; từ vấn nạn chạy chức, chạy quyền, chạy dự án… cho đến tình trạng chen lấn xô đẩy, chạy ngang chạy tắt trên các đường phố ở các đô thị đông đúc; từ các vụ bắt bớ người biểu tình ôn hoà một cách tuỳ tiện ngay giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến cho đến các vụ quan tỉnh, quan huyện gây ra bao cái chết oan uổng cho những người dân vô tội;(4)từ chuyện ông Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinashin “dám” phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng trong vụ mua tàu Hoa Sen(5) cho đến các vụ khiếu kiện vượt cấp diễn ra trên khắp mọi tỉnh thành, v.v., thảy đều minh chứng cho nhận định đó. Điều đáng nói là với cơ chế kiểm duyệt báo chí ngặt nghèo ở Việt Nam, những hiện tượng mà báo chí đưa tin công khai như thế mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và tình hình xem ra đã đến hồi vô phương cứu chữa.
Pháp luật là một cơ chế cưỡng bách của xã hội, bao gồm các quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội. Pháp luật do những người đại diện chính trị, vốn được lựa chọn thông qua một quy trình chính trị, soạn ra và áp đặt từ trên xuống. (Chẳng hạn như ở Việt Nam, Quốc Hội soạn thảo Hiến pháp và các đạo luật; Chính phủ, các bộ ngành và các tỉnh thành ban hành các văn bản dưới luật; các đạo luật và văn bản dưới luật này được áp đặt và giám sát việc thực hiện bởi một bộ máy cưỡng bách từ trên xuống gồm lực lượng Công an cùng hệ thống Viện Kiểm sát Nhân dân và Toà án Nhân dân.) Chính vì thế, một khi hệ thống pháp luật của một quốc gia có vấn đề thì điều đó có nghĩa là vấn đề ấy bắt nguồn từ trên xuống, chứ không phải là từ dưới lên. Ông cha ta thường nói “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” hay “Nhà dột từ nóc” là vì vậy.
Xã hội Việt Nam suốt mấy chục năm qua vẫn tồn tại một loại chủ thể điều khiển các cơ quan công quyền nhưng lại nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ duy nhất cho “sự lãnh đạo của Đảng” chỉ là vỏn vẹn mấy dòng trong Điều 4 của Hiến pháp 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Trong bối cảnh mà Đại hội Đảng các cấp cứ 5 năm mới diễn ra một lần để bầu ra các ban chấp hành (Ban Chấp hành TW Đảng hoặc ban chấp hành đảng bộ địa phương, tức là các cấp uỷ) và các cấp uỷ này mỗi năm lại chỉ nhóm họp hai lần với dăm ba ngày mỗi lần chủ yếu chỉ để “thông qua” những nghị quyết mà các ban thường vụ cấp uỷ soạn sẵn thì cụm từ “Đảng Cộng sản Việt Nam” chung chung và trừu tượng kia thực chất là Bộ Chính trị ở Trung ương và các ban thường vụ tỉnh uỷ, huyện uỷ… ở địa phương. Bộ Chính trị và ban thường vụ cấp uỷ các cấp thường xuyên vin vào câu khẩu hiệu “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” để biện minh cho việc can thiệp độc đoán và vô pháp luật vào các cơ quan công quyền hay vào cánh tay nối dài của Đảng như các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, v.v., mà Kết luận của Bộ Chính trị trên đây là một ví dụ điển hình. Nó không tuân theo bất kỳ một quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào nhưng “hiệu lực” của nó thì khỏi phải bàn cãi, ngay cả Quốc Hội, “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, cũng chỉ biết im lặng mà phục tùng.
Theo khoản 1, Điều 5 của Luật Công an Nhân dân hiện hành thì “Công an Nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Như vậy, lực lượng nòng cốt để bảo vệ pháp luật trên thực tế hoàn toàn nằm trong tay Bộ Chính trị và ban thường vụ tỉnh uỷ, huyện uỷ. Lực lượng Công an rõ ràng là cũng tuân theo pháp luật nhưng “pháp luật” ở Việt Nam “khác hẳn về bản chất với các nước tư bản xấu xa” là ở chỗ đó và “sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình” của Đảng cũng nằm ở chỗ đó. Tham nhũng bắt nguồn từ quyền lực, trong khi quyền lực Nhà nước ở Việt Nam lại không phải thuộc về “nhân dân” mà bị Đảng Cộng sản Việt Nam cưỡng đoạt như đã nói ở trên cũng như qua cơ chế “Đảng cử, dân bầu” từ trước đến nay. “Dao sắc không gọt được chuôi”, Bộ Chính trị và các ban thường vụ tỉnh uỷ, huyện uỷ kia dứt khoát là không bao giờ muốn dùng pháp luật để tự “xử” mình cả.
Người ta đánh giá rằng nếu thiếu thái độ tuân thủ tự phát thì vào bất cứ thời điểm nào chính phủ cũng chỉ có thể áp đặt nhiều lắm là từ 3 đến 7% toàn bộ quy chuẩn pháp lý thông qua hình thức cưỡng bách (Institutional Economics: Social Order and Public Policy, Wolfgang Kasper & Manfred E. Streit, NXB Edward Elgar, Anh, 1999, trang 139).(6) Ở một nước có nền dân chủ “khác hẳn về bản chất và thua ta đến một vạn lần” (7)như Mỹ, hình ảnh một người dân nhẫn nại chờ đèn đỏ một mình trong đêm hôm khuya khoắt là điều bình thường, chứ ở Việt Nam ai mà làm thế thì sẽ bị coi là “có vấn đề” hay thậm chí bị chửi là “đồ ngu” ngay.(8)Rõ ràng là không một quốc gia nào trên thế giới có thể nuôi nổi một lực lượng cảnh sát giao thông đủ để rải khắp mọi nẻo đường và đóng chốt ở mọi giao lộ. Song điều mà mọi quốc gia đều có thể làm được là tạo ra thái độ tự giác tuân thủ pháp luật hay ý thức chấp hành pháp luật trong mỗi người dân. Và, tương tự như sự ra đời và sự áp đặt của pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật đó cũng phải được tạo ra trong xã hội theo hướng từ trên xuống, tức là từ thượng tầng chính trị của xã hội trở xuống.
Như vậy, nhà chức trách và các cơ quan báo chí ở Việt Nam không thể cứ một hai đổ vấy cho cái mà họ gọi là “ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông” hay “ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng” khi đứng trước những bài toán nan giải như tình trạng ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hay thảm cảnh bao cánh rừng đang ngày đêm bị triệt hạ trên khắp đất nước. Câu hỏi đặt ra ở đây là ai dám khẳng định là cần bao nhiêu kiểm lâm viên để có thể chấm dứt tình trạng mạch nguồn của đất nước đang hàng ngày hàng giờ bị tàn phá kia? Tương tự, liệu bao nhiêu thanh tra viên vệ sinh - an toàn thực phẩm thì sẽ giải quyết được tình trạng mất vệ sinh - an toàn thực phẩm vốn đang ở mức báo động và vẫn ngày ngày gieo rắc mầm độc làm suy thoái giống nòi trên khắp mọi miền đất nước? Rồi các cây xăng gian lận, hàng giả hàng nhái, thuốc tân dược giả, bằng cấp giả, cùng bao nhiêu vấn nạn xã hội khác nữa, vân vân và vân vân, liệu bộ máy công quyền phải phình thêm bao nhiêu “biên chế” nữa thì mới đủ sức ngăn chặn những hiện tượng nhan nhản như thế trong xã hội Việt Nam hiện nay?
Thực trạng vô pháp luật ở Việt Nam hiện đã trở thành căn bệnh trầm kha; thể chế chính trị hiện hành không những không ngăn chặn được mà ngược lại, đang khiến cho nó ngày một trầm trọng hơn. Nó khiến cho nền kinh tế suy đốn, tham nhũng tràn lan, tội phạm nhan nhản, môi trường bị tàn phá từng ngày, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, đời sống của đại bộ phận dân chúng ngày càng khó khăn trong khi một nhóm nhỏ lại giàu lên nhanh chóng một cách bất công. Nó bắt nguồn từ thượng tầng chính trị và chỉ có thể được giải quyết ở thượng tầng chính trị. Điều này đòi hỏi một cuộc cải cách thể chế sâu rộng từ trên xuống chứ không phải là những màn bịp bợm trơ trẽn như một cuộc vận động “học tập và làm theo” một “tấm gương đạo đức” nào đó. Đây là thách thức lớn lao mà lịch sử đặt ra cho những người chịu trách nhiệm soạn thảo bản hiến pháp sắp tới của đất nước. Hiến pháp mới cần phải xuất phát từ thực tế của nước nhà, với một tầm nhìn dài hạn, thể hiện bản lĩnh, tầm vóc và liêm sỷ của một dân tộc bốn ngàn năm văn hiến, chứ không phải bám sát bất kỳ một “Cương lĩnh” viễn vông nào hay một thứ chủ thuyết phi nhân và phi thực tế nào cả.
Trở lại với vai trò của Quốc Hội, thiển nghĩ nếu “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam” mà không biết làm gì hơn trước tình hình nóng bỏng hiện nay của đất nước thì có lẽ là hãy nên bắt chước Hạ Viện Anh cách đây hơn bốn thế kỷ để thảo một bức thỉnh nguyện thư gửi Bộ Chính trị, “vị vua tập thể”(9)của “thời đại Hồ Chí Minh”, và đề đạt lời thỉnh cầu khẩn thiết của cả một dân tộc về một hình thái pháp trị chắc chắn chứ không phải bất kỳ một chính thể bất trắc và độc đoán nào cho đất nước này vậy. Ôi, mong lắm thay!
Lê Anh Hùng
lehunglpa@yahoo.com
Quảng Trị, ngày 5/12/2011
Chú thích
1.Institutional Economics: Social Order and Public Policy, Wolfgang Kasper & Manfred E. Streit, NXB Edward Elgar, Anh, 1999, trang 134.
2.Báo Dân Trí ngày 21/3/2011: Vụ Vinashin: Bộ Chính trị quyết định không xử lý kỷ luật.
3.Báo Người Lao Động ngày 18/11/2011: Vợ anh Nguyễn Công Nhựt: Mong tìm ra sự thật.
4.Dân Việt ngày 25/10/2011: Vụ “nhậu trên sông”: Gia đình cô gái chết thảm kiến nghị điều tra lại.
5.Báo Dân Trí ngày 18/11/2011: Truy tố cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin và 8 thuộc cấp.
6.Tôi đã dịch hoàn chỉnh tác phẩm này sang Tiếng Việt vào tháng 10/2011, với tựa đề Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công. Quý vị độc giả nào quan tâm xin vui lòng liên hệ với tôi qua địa chỉ lehunglpa@yahoo.com, tôi rất hân hạnh được gửi tặng quý vị.
7.Theo lời của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trên báo Nhân Dân ngày 5/11/2011: Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
8.Báo VTC ngày 24/10/2011: Bộ trưởng, VFF và cái điếu cày .
9.Báo Vietnamnet ngày 6/12/2010: Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng.


– Âu Dương Thệ: Đằng sau những lời tuyên bố “hùng hồn” của Nguyễn Tấn Dũng! – (ĐCV). – Cảm nhận sau bài nói của Thủ tướng tại quốc hội Việt Nam ngày 25/11/2011 – (DLB). – Trên bảo – Dưới không nghe – (ĐCV). – Từ Hoàng Hữu Phước đến Nguyễn Tấn Dũng – (DLB).
- Nguyễn Hưng Quốc: Giới lãnh đạo có cần thông minh lắm không? – (VOA’s blog). -
Tăng tính chịu trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội (VNN 4-12-11) -- 100% chính phủ là đảng viên, 98% quốc hội (mà hầu như tất cả nội các cũng là đại biểu) cũng là đảng viên.  Vậy đây hoàn tòan là chuyện nội bộ của đảng, ăn thua gì đến nhân dân?
Sáng kiến: Viết thư đến các Đại Biểu Quốc Hội – (Dân Luận). --website của bà Thượng Nghị sĩ Dianne Feinstein (Đảng Dân chủ, bang California), -website của bà dân biểu Loreta Sanchez (đại diện hạt 47, bang California).-Chị Bùi Thị Minh Hằng không biết bị bắt giam ở đâu – (RFA). 
 – Chính danh: con đường đấu tranh– (DLB).-


Gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn yêu cầu LHQ, Liên Âu, Hoa Kỳ can thiệp  — (NV).  – ‘Bỏ điều 69, tôi sẽ nghỉ viết’ – Huỳnh Ngọc Tuấn nói sau vụ công an bố ráp  —  (NV).  – CHƯƠNG TRÌNH GÓP XU – “Một chút để dành, an lành cho bạn”ủng hộ gia đình em Huỳnh Thục Vy  —  (Mẹ Nấm). --Đàn áp: Blogger Thục Vy kể về cuộc bố ráp của công an  (RFA 2-12-11)
---: Đàn chim việt– Kết cục tất yếu!  (HNM).-- Thông cáo Báo chí của Truyền thông Chúa Cứu Thế về việc chính quyền Hà Nội cho công an đánh, bắt người trái pháp luật ngày 2/12/2011  — (Chuacuuthe).  - Công an Hà Nội thả hết 30 giáo dân, tu sĩ Thái Hà bị bắt  —  (NV).  -  Chính quyền Quảng Nam xử phạt hành chính bằng vũ lực  —  (NV).
-Vietnam: Overturn Democracy Activist’s Sentence Human Rights Watch-Vietnamese authorities should immediately release the blogger Pham Minh Hoang and vacate the verdict against him when his case comes up on appeal. (New York) – Vietnamese authorities should immediately release the blogger Pham Minh Hoang and vacate the verdict against him when his case comes up on appeal, Human Rights Watch said today. His appeals case is to be heard by the People’s Supreme Court in Ho Chi Minh City on November 29, 2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét