Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Điểm mặt những cú sốc kinh tế năm 2011

Điểm mặt những cú sốc kinh tế năm 2011

- - TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Kinh tế Việt Nam 2012: “Tôi không quá bi quan” (VnEconomy).-  Khó nhất là cải cách doanh nghiệp nhà nước (TT).
-   - Chính thức “khai tử” hai hãng hàng không trong nước (VnEconomy).– Việt Nam Airlines mơ bay đến Mỹ – bao giờ?  —  (NV).  Vietnam building second terminal at Hanoi airport HANOI (AFP) - Vietnam has begun construction of a second terminal to ease overcrowding at the only airport in the nation's capital, the government said.- Nỗi đau hàng Việt (LĐ). - Từ hòn than đến hạt muối (DV). - Thưởng Tết năm nay sẽ thấp (VNE).
Trung Quốc trong cơn suy thoái kinh tế (Kỳ 1) (Petrotimes).Số phận khu vực đồng euro phụ thuộc vào đồng thuận Pháp - Đức Giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu phụ thuộc vào quyết tâm của Paris và Berlin trong việc đạt được đồng thuận về phươ


- TS Nguyễn Minh Phong: Điểm mặt những cú sốc kinh tế năm 2011 (TVN).Lạm phát giảm dần, cân đối tài chính vĩ mô có sự chuyển biến tích cực, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, an sinh và các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm tháo gỡ, tuy nhiên, năm 2011 Việt Nam vẫn ghi nhận những cú "sốc" kinh tế trên nhiều lĩnh vực...
Một là dồn dập điều chỉnh tỷ giá và tăng giá xăng, dầu, điện..
"Mở hàng" đầu năm là cú sốc điều chỉnh tỷ giá VND với USD (tăng 9,3% từ ngày 11/2/2011). Tiếp ngay sau đó là những cú sốc dồn dập về tăng giá xăng- dầu (tăng từ 17-24%) và giá điện (tăng 15,2% từ 1/3/2011).

Sự hội tụ tập trung trong thời gian ngắn những cú sốc tăng giá "khủng" sau thời gian dài cố nén trước đó đã làm bùng phát các xung lực tiêu cực. Hệ lụy là lạm phát cao kéo dài với mức trên 1% so với tháng trước suốt 3 quý đầu năm, khiến 3 lần Chính phủ phải chính thức điều chỉnh mức CPI từ mức kế hoạch đến cuối năm 2011 là 7,5% lên 15%, rồi phấn đấu đạt chỉ 18%, bất chấp đã có cải thiện rõ rệt so với mọi năm về hạn mức tăng tín dụng (chỉ còn khoảng 12% so với kế hoạch dưới 20%) và thâm hụt NSNN (chỉ còn 4,8% so với kế hoạch 4,9%).
Hai là cuộc hỗn  chiến kiểm soát thị trường ngoại hối, sự chênh lệch kéo dài giá vàng trong và ngoài nước, Thương hiệu vàng SJC đột ngột chính thức lên ngôi  Thương hiệu Vàng Quốc gia
Năm 2011 cũng ghi nhận những cú sốc mới, gây khá nhiều tranh cãi cả trên nghị trường, cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và tạo lúng túng cho ngân hàng, cũng như những nghi ngại cho người dân về cố gắng kiểm soát thị trường ngoại hối theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 23/2/2011 của Chính phủ;  đặc biệt là các động thái cố gắng  không chế trần lãi suất huy động và hạn mức tín dụng, hạn chế  đối tượng được tiếp cận giao dịch tín dụng ngoại tệ, thậm chí tịch thu ngoại tệ buôn bán "ngoài luồng"; lập rào cản hành chính „tiêu chuẩn hóa" nhằm giảm thiểu đối tượng đủ chuẩn được phép thực hiện nhiệm vụ độc quyền Nhà nước về nhập khẩu, sản xuất và buôn bán vàng miếng.
Điều này cũng khiến chệnh lệch giá vàng trong nước với nước ngoài tăng vọt tới 3-5 tr.đ/lượng (so với tối đa 2 tr.đ/lượng năm 2010) và kéo dài khó hiểu hàng tháng trời, bất chấp tuyên bố của Thống đốc NHNN về mức chuẩn phải là giá vàng trong nước chỉ chênh tối đa 400.000 đ/lượng với giá vàng thế giới.
Kết cục cuộc hỗn chiến này còn sốc hơn khi chốt hạ là thương hiệu vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang hoạt động kinh doanh vị lợi nhuận  và trực thuộc UBNDTPHCM, được lên ngôi chính thức trở thành Thương hiệu Vàng Quốc gia qua tuyên bố đột ngột của Thống đốc NHNN trong một buổi chất vấn tại  kỳ họp 2 Quốc hội khóa 13 diễn ra cuối tháng11/2011, mà không cần qua một bất kỳ hành trình thủ tục về lập và thông qua đề án của một  đại sự như vậy..!
Ba là bùng nổ nợ khó đòi ngân hàng & đổ vỡ tín dụng đen
Dù được tiên liệu từ đầu năm, song dư luận cũng không tránh khỏi sốc khi nghe tin nợ xấu của khối ngân hàng  thương mại tăng vọt tính đến cuối tháng 10/2011 lên 76000 tỷ đồng, tức tới trên 3,5% tổng dư nợ (trong khi có tổ chức nước ngoài cho rằng con số thực là 13,5%), trong đó 47% là nợ khó đòi.
Đặc biệt, dư luận càng sốc hơn khi biết các DNNN chiếm tới 60% tổng dư nợ và 70% nợ xấu của các ngân hàng thương mại.
Hơn nữa, những vụ đổ vỡ tín dụng đen bùng nổ trên nhiều địa phương cả nước, nhất là ở các đô thị lớn vào những tháng cuối năm 2011, với quy mô „khủng" hàng vài trăm tỷ đồng, đã không chỉ tạo sốc trong đời sống hàng trăm ngàn hộ gia đình có liên quan trực tiếp và gián tiếp, mà còn làm tăng sự e ngại về độ lành mạnh và nguy cơ tạo sốc đổ vỡ đômino của thị trường tín dụng trong nước...

Bốn là đại hạ giá  trên thị trường bất động sản & chứng khoán
Năm 2011 lần đầu tiên gây sốc cho nhà đầu tư khi bùng nổ những đợt đại hạ giá các bất động sản và chứng khoán vốn trong tình trạng ế dài trước đó. Không phải là việc đóng băng rồi chờ giá ấm, nóng  trở lại như mọi năm, mà thực sự là phải hạ giá từ 30-40%, thậm chí 50% so với giá đỉnh cao, nhưng vẫn khó tìm khách hàng đến với những chung cư cao cấp và nhà liền kề, biệt thự vốn bị bỏ hoang cả năm nay.
Sốc giảm giá trên thị trường chứng khoán còn thê thảm hơn, khi mà có những chứng khoán rớt giá thê thảm, còn không đến 900 đ/cổ phiếu, trong khi giá mỗi lần tẩm quất bình dân" vẫn giữ nguyên mức 60.000đ/lượt/45 phút, còn tuyệt đại đa số hàng hóa và dịch vụ khác đều đồng loạt tăng giá theo mức lạm phát....
Năm là tăng vọt bất thường lượng doanh nghiệp thua lỗ, cuộc khẩu chiến bất phân thắng bại về lỗ hay lãi của ngành xăng dầu và mức lương đau lòng của ngành điện. Dư luận thật sự sốc khi được biết, năm 2011 ở trong nước xuất hiện tình trạng, cứ 10 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, thì có tới 9 doanh nghiệp cũ bị giải thể, sáp nhập hoặc dừng hoạt động vì thua lỗ và không có tiền nộp thuế...
Thậm chí, có tới 450/495 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung báo lỗ; khoảng 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng hơn nửa số làng nghề trên cả nước  hầu như bị tê liệt vì lãi suất cao và khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Cuộc khẩu chiến về thực sự lỗ hay lãi của ngành xăng dầu và điện cũng chưa có hồi kết dù có bộc lộ thêm nhiều động thái phản ứng và thông tin tạo sốc mới của nhiều quan chức trong  và ngoài ngành, nhất là về cách tính lỗ và tuân thủ các quy định quản lý có liên quan .
Đặc biệt, dư luận quá sốc trước tin mức lương trung bình của ngành điện chỉ có 7,5 trđ/người dù ngành này đang lỗ nặng (do không được tùy ý tăng giá điện hay do đầu tư đa ngành), cao hơn mức lương tột đỉnh theo bảng lương Nhà nước duyệt cho bất kỳ nhà giáo hay nhà khoa học hàng đầu nào của Việt Nam. Mức lương này khiến quan chức ngành điện „đau lòng" và cũng gây đau lòng hơn cho các cán bộ, công nhân viên nhiều ngành khác khi nghĩ về mức lương của mình...!
Nhận diện những bất cập và đặc biệt xử lý tốt các hệ quả đã, đang và sẽ phát sinh của những cú sốc  kinh tế nêu trên trở thành một trong những yêu cầu bức thiết để ngăn ngừa và kiểm soát tốt hơn sự tái lặp các cú sốc đó trong tương lai...

-Nguồn:-Điểm mặt những cú sốc kinh tế năm 2011 -


Trần Hải Hạc: Bàn về sự chuyển hóa mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (Thời Đại Mới 11/2011)-- Bài mới trên Thời  Đại Mới.  Nếu vào site Thời Đại Mới không đuợc thì thử link này.◄◄
Khó nhất là cải cách doanh nghiệp nhà nước (TT 4-12-11) -- P/v Bà Sri Mulyani Indrawati, giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới



Trung tâm thương mại "ngáp" giữa ban ngày (CAND 4-12-11)

Tham nhũng làm nản đầu tư ngoại quốc – Hội thảo của World Bank  —  (NV)Ngày 2 tháng 12 năm 2011, Ngân Hàng Thế Giới (WB), Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư đã đồng tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) với chủ đề “Giai đoạn mới cho tăng trưởng cạnh tranh”. –  Nói và làm: Mất cơ hội vì cải cách kiểu chậm đều (Stockbiz). - Hàng giá cao: Người mua cũng bị phạt? (VEF).


Người ta đã thấy một cấp độ quyết liệt mới khi thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Độ nhìn thẳng vào mắt người đồng nhiệm phía Trung Quốc tại một hội nghị ở Bali cuối tuần trước và bảo vệ quyền "thương mại" của nước mình trong việc thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông.
Nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự cọ xát đang gia tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc và, theo như nhận định của các chuyên gia, một cuộc chơi mới đầy nguy hiểm giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới.
Bị đe dọa bởi mối quan hệ ngày càng khăng khít của Trung Quốc với các nước Nam Á láng giềng, Ấn Độ đang tăng cường thâm nhập vào khu vực ảnh hưởng truyền thống của Bắc Kinh, và những bức xúc về nhau đã bắt đầu lộ diện.
Xuất hiện từ ngay sau khi Ấn Độ và Việt Nam ký thỏa thuận thăm dò chung hai lô khai thác trên Biển Đông, lập trường của ông Singh tại Bali đã nhận được sự phản ứng khó chịu từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân phát biểu trước báo giới tại Bắc Kinh: "Chúng tôi hy vọng sẽ không thấy những lực lượng bên ngoài liên quan đến việc tranh chấp ở Biển Đông, và không muốn thấy các công ty ngoại quốc có những hoạt động vi phạm đến chủ quyền và quyền lợi cũng như lợi ích của Trung Quốc".
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí còn diễn tả vấn đề gay gắt hơn trong bài xã luận tháng trước, cáo buộc Ấn Độ và Việt Nam đã có những "nỗ lực liều lĩnh khi đối đầu với Trung Quốc" và cảnh bảo xã hội Ấn Độ chưa đủ sức trong "cuộc xung đột khốc liệt" với Trung Quốc về vấn đề này.
Một vòng thảo luận thứ 15 giữa các nhà ngoại giao đứng đầu hai phía ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 28/11, nhưng đã bị hoãn lại vào phút chót, với lý do mà giới truyền thông Ấn Độ đưa ra là bất đồng quá lớn sau hội nghị Bali. Cụ thể, như nhiều bài viết đã nói rõ, Trung Quốc đòi chính phủ Ấn Độ phải ngăn cản Dalai Lama phát biểu tại Hội nghị Phật giáo quốc tế dự kiến diễn ra tại thủ đô Ấn Độ vào tuần này, một điều kiện mà chính quyền New Delhi đã từ chối chấp nhận.
Ở một cấp độ khác, bất đồng trên còn phản ánh ở sự nhạy cảm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào tranh chấp của nước này với hầu hết mọi quốc gia xung quanh trong khu vực tại vùng biển nhiều tiềm năng về tài nguyên.
Nhưng nó cũng thể hiện một sự xói mòn trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong sáu năm trở lại đây và một cuộc cạnh tranh chiến lược mới trong đó mỗi quốc gia đều đang ngày một tích cực hơn tại nơi luôn được xem là "sân sau" của nhau.
Trong khi các nhà lãnh đạo vẫn tuyên bố có đủ không gian cho hai nước phát triển, các chuyên gia và quan chức lại cho rằng hai nhân vật nặng ký của châu Á này chỉ đang ngày càng khiến nhau thêm khó chịu.
C. Raja Mohan, nhà phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi, nhận xét: "Không gian của cả hai bên sẽ mở rộng, trong đó Trung Quốc nhanh hơn một chút. Sẽ có những chồng lấn, và cũng sẽ có những cọ xát. Vấn đề thách thức là phải làm sao quản lý được những xích mích ấy".
Cho tới nay, hai nước láng giềng của nhau này dường như chưa quản lý thật tốt những mâu thuẫn những xung đột nảy sinh, và tinh thần chủ nghĩa dân tộc có vẻ đang trỗi dậy ở cả hai nước.
Sợ bị bao vây
Nỗi sợ bị Trung Quốc bao vây có từ nhiều thập niên trước nhưng mới nổi lên trong những năm gần đây khi Trung Quốc gần gũi hơn - và đầu tư nhiều hơn vào - các nước Nam Á, từ đối thủ số một Pakistan cho tới đồng minh truyền thống Nepal của Ấn Độ, đến Sri Lanka, Bangladesh hay Myanmar.
Về phần mình, Trung Quốc cũng sợ bị bao vây, bởi những gì mà như cựu tổng thống Mỹ George W. Bush nhắc đến là "Vòng cung Dân chủ" - Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ. Lo ngại ấy bắt đầu bùng lên trong tháng này khi tổng thống Obama tuyên bố ông sẽ bố trí binh lính tại Australia để giúp bảo vệ lợi ích của Mỹ ở châu Á.
Các cuộc tập trận chung giữa bốn "nền dân chủ" trong những năm gần đây được hiểu rộng rãi là nhằm trực tiếp đối phó với Trung Quốc. Nhưng chính sự ấm lên này cùng với mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Ấn Độ, mà đặc biệt là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn 2008 mới là thứ thực sự gây căng thẳng cho quan hệ Trung-Ấn.
"Đó là điều kiêng kỵ không thể chấp nhận với người Trung Quốc", John Garver, giáo sư Quan hệ quốc tế của Học viện Công nghệ Georgia và là một học giả hàng đầu về vấn đề cuộc bao vây và chống bao vây đang diễn ra tại châu Á, nói. "Nếu bạn trông đợi một tình hữu nghị với Trung Quốc, bạn phải không được liên kết với các cường quốc phương xa đối địch với Trung Quốc".
Khi tờ Nhân dân nhật báo từng cảnh báo New Delhi về "cái giá phải trả cho việc chấp nhận đề nghị của Mỹ", hình phạt đã bắt đầu được thực thi.
Trên khắp các địa chỉ web của Trung Quốc, người ta đã bắt đầu nói nhiều về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Các dấu hiệu tích cực trong việc giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài lập tức biến mất khi Trung Quốc tái khẳng định các tuyên bố chủ quyền đối với một phần lãnh thổ lớn được cho là thuộc Ấn Độ. Trung Quốc cũng phản đối việc dỡ bỏ áp đặt trừng phạt có hiệu lực toàn cầu đối với hoạt động trao đổi hạt nhân dân sự với Ấn Độ tại Nhóm các quốc gia cung cấp trang thiết bị hạt nhân quốc tế (NSG).
Trung Quốc bắt đầu mở rộng quan hệ với các nước láng giềng của Ấn Độ, một  phần vì những lý do kinh tế và chiến lược, nhưng một phần, trong mắt các nhà phân tích Ấn Độ, nhằm cản trở sự trỗi dậy của Ấn Độ thành một cường quốc châu Á và thế giới.
Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân và tích cực ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Pakistan với Kashmir. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Banladesh, và đầu tư vào đây liên tục tăng cao.
Trung Quốc cũng củng cố quan hệ với quân đội và cảnh sát Nepal, và đang hỗ trợ xây dựng một tuyến đường mới nối với biên giới Tây Tạng. Ở Sri Lanka, Trung Quốc cung cấp nhiều thiết bị quân sự giúp chính phủ Sri Lanka tiêu diệt lực lượng nổi dậy Tamil và kết thúc 26 năm nội chiến, và xây dựng một cảng mới ở phía nam hòn đảo này.
Trong cuộc thảo luận năm 2009 tại Hội đồng Quan hệ quốc tế, ông Singh lần đầu tiên lên tiếng về "mức độ quyết liệt của phía Trung Quốc", một điều mà ông nói là ông không thể hiểu thấu đáo lý do vì đâu họ lại cư xử như thế.
Ông Jonathan Holslag của Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại Brussels nói, Ấn Độ "đang bắt đầu nhận ra một trật tự thế giới sẽ hoàn toàn khác biệt, nơi họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ lợi ích của mình" trước sự cạnh tranh từ phía Trung Quốc.
Tiếng nói hợp tác
Suốt nhiều năm qua, Ấn Độ đã bàn nhiều về chiến lược "Hướng Đông", để tạo lập mối quan hệ gần gũi hơn với các nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Đông và Đông Nam Á, nhưng đã không thể bổ sung gì nhiều về chất cho chính sách này.
Nhưng cuối cùng, Ấn Độ bắt đầu hành động, với tốc độ của mình, xây dựng những mối quan hệ an ninh và kinh tế gần gũi hơn với các nước như Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia.
"Chính sách "Hướng Đông" của Ấn Độ bắt đầu từ những năm 1990, cơ bản chỉ chú trọng kinh tế, nhưng giờ đây đã mở rộng sang cả yếu tố địa chính trị để chống lại sự bao vây của kẻ bao vây", Garver nhìn nhận.
Từ kín đáo cho tới công khai, Mỹ luôn thúc giục Ấn Độ, và tuyên bố, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Rodham Clinton, ủng hộ nỗ lực của New Delhi trong việc biến chính sách "Hướng Đông" thành "Hành động ở phía Đông".
Các chuyên gia đều thừa nhận vẫn chưa thể biết rõ mối bất hòa giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ dẫn tới đâu. Quan hệ thương mại bắt đầu bùng nổ, và hai nước đều đang nói tiếng nói hợp tác và đối tác.
Vikram Sood, cựu nhân viên tình báo và sau đó trở thành nhà phân tích tại Quỹ Observer Research Foundation tại New Delhi, nhận định: "Cạnh tranh có thể dẫn tới đối đầu, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ làm nảy sinh xung đột".
Nhưng không phải ai cũng tự tin như vậy. Trong một bài viết năm ngoái cho tờ tạp chí An ninh Châu Á, Garver và Fei-Ling Wang lập luận rằng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ "đang chơi một cuộc chơi rủi ro cao" khi cùng nhau khống chế Trung Quốc.
"Con đường tới chiến tranh của Đức năm 1914 và Nhật Bản năm 1941 ở một mức độ rất lớn xuất phát từ cảm giác bị bao vây bởi liên minh các thế lực thù địch. Cả hai đều quyết phá vỡ thế bao vây ấy".
"Nếu các nhà lãnh đạo Bắc Kinh kết luận rằng liên minh đang chống lại Trung Quốc trở nên quá mạnh, quá gắn kết, quá rõ ràng, hay đơn giản quá không công bằng, họ có thể quyết định cần phải tấn công chống lại thành viên này hay thành viên khác trong "liên minh chống Trung Quốc".
Chuyện trong làng: Good Morning. You’re Nobel Laureates.(NYT 4-12-11) -- Bài dài về Thomas Sargent vàChristopher Sims.  TERRIFIC! 
Chuyện trong làng: ‘We Don’t Face Any Good Options’ (Reason Dec 2011) -- P/v Verson Smith (cũng đã đuợc Nobel).  Thú vị bất ngờ!
Điểm hai cuốn sách kinh tế mà tôi thíchWhen Economics Was Young (Policy Review 1-12-11) -- David Henderson điểm cuốn Keynes vs. Hayek. The Economist’s Progress: Better Living Through Fiscal Chemistry(NYT 1-12-11) -- Michio Kakutani điểm cuốn sách của Nasar (Bạn có biết rằng bố của Michio chinh là tác giả của "Kakutani's fixed-point theorem" mà Arrow dùng để chứng minh "existence of general equilibrium"?)
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa: Keynes a la Mode (DefiningIdeas 1-12-11) -- David Henderson, một nhà kinh tế bảo thủ, không nổi tiếng gì lắm (!!) tấn công cuốn sách của Roger Backhouse về Keynes. (Nhưng, theo tôi, Backhouse is very good!  Ai chưa đọc cuốn The Puzzle of Modern Economics: Science or Ideology? của ông ta thì nên đọc, very lively!)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét