Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

“Tham nhũng đang đe dọa chế độ” - Lương tâm của nhà báo để đâu?

Tin Chưa Kiểm Chứng : Dương Chí Dũng đã chết trong trại giam?


"Dương Chí Dũng đã bị trụy tim chết trong tù ngày 16/01/2014." Có ai mở được cái link này không, tui không mở được? "Tin Chưa Kiểm Chứng: Dương Chí Dũng đã chết trong trại giam? Tôi xin khẩn báo tin đến quý báo,Ông Dương chí Dũng sinh năm 1958,người nhận án tử hình trong phiên tòa sơ thẩm xử vụ Vinalines đã mất ngày hôm nay ngày LTS: Nếu tin này là thực, xin cám ơn người báo. Nếu là tin để đùa, thì không nên Kính gửi quý báo. Tôi xin khẩn báo tin đến quý báo,Ông Dương chí Dũng sinh năm 1958,người nhận án tử hình trong phiên tòa sơ thẩm xử vụ Vinalines đã mất ngày hôm nay ngày 16 tháng 1 năm 2014 vì chứng trụy tim,đây là tin chúng tôi mới nhận được từ một người bạn của chúng tôi hiện đang công tác nơi trại giam mà ông Dũng đang ở. 
  Phan huy Ninh

Vụ án Dương Chí Dũng: Nguyên CT Nước Nguyễn Minh Triết: “Tham nhũng đang đe dọa chế độ”

“Bài học ở Đông Âu, Ai Cập và Bắc Phi đã cho thấy, khi tham nhũng trở lên tràn lan, lòng dân không yên người ta nổi lên thì coi như chế độ sụp đổ” – nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trăn trở khi trò chuyện cùng báo Một Thế Giới.
Cần trị tham nhũng để lấy lại lòng tin

“Vụ mùa xuân Ai Cập: Nguồn gốc là gì?" – nguyên chủ tịch nước phân tích. “Khi tham nhũng lên đến Trung ương rồi, người dân bất mãn và đây là dịp để bùng nổ. Khi các cuộc cách mạng mùa xuân ở Ai Cập và Bắc Phi diễn ra, tôi có nói chuyện với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang về vấn đề tham nhũng và lý do vì sao Đông Âu sụp đổ”.

Mùa xuân năm 2011, hàng triệu người dân Ai Cập biểu tình 18 ngày liên tục tại Quảng trường Tahrir, dẫn đến sự sụp đổ chế độ độc tài của tổng thống Hosni Mubarak. Sự kiện trên bắt nguồn từ hành động tự thiêu của một anh chàng bán rau 27 tuổi trên đường phố và bị cảnh sát bắt.

“Ngày xưa tham nhũng chưa nhiều như bây giờ và nó có mức độ. Nhưng bây giờ tham nhũng tràn lan” – nguyên chủ tịch nước nói. “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết. Không cải tiến tiền lương, lên diễn đàn từ ông lớn dến ông nhỏ đều bảo không đủ sống, nhưng vợ con thì đề huề, người ta nhìn vô không phục”.

“Theo tình hình này, ở Bắc Phi, Trung Đông, lãnh đạo các nước tham nhũng, lòng dân không yên thì người ta nổi lên. Tương tự kịch bản thì Việt Nam nếu không quyết liệt chống tham nhũng thì cũng khó tránh khỏi, tôi nói với anh Nguyễn Phú Trọng và  anh Tư Sang là các ông đừng chủ quan. Cần phải trị được bài tham nhũng này để lấy lại niềm tin trong nhân dân”.
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết". (ảnh: Nguyên Trương)


Nhân vụ án Dương Chí Dũng, theo nguyên chủ tịch nước, để trị triệt để tham nhũng là hoàn toàn có thể. Vấn đề là có làm quyết liệt  hay không.

“Nếu làm thì được chứ sao không. Chúng ta thành lập một ban đặc biệt để làm. Không có luật nào cấm hết, mà nếu có cấm thì quốc hội 6 tháng họp một lần, chúng ta có thể sửa. Quan trọng là chọn người đứng đầu” – nguyên chủ tịch nhận định.

“Muốn chống tham nhũng một cách triệt để thì thứ nhất là phải làm từng bước, cứ có vụ nào làm triệt để vụ đó. Thứ hai là những quan chức được cử đứng đầu phải thực sự mạnh mẽ, thực sự liêm khiết, tham nhũng sẽ được giải quyết lần lần”.

Về vấn đề có đại biểu quốc hội nêu ra giữa nghị trường là “tham nhũng chưa bị sát thương”, hay thậm chí có đại biểu còn thừa nhận “chỉ mới chống được tham nhũng đến cấp làng, cấp xã”. 
Nguyên chủ tịch bày tỏ quan điểm: “Chống đến cấp thôn, cấp xã vẫn chưa làm được, mới làm sơ sơ trầy da thôi.Khi tôi về xã mới thấy người dân mình khổ, khi có chuyện gì xảy ra không thấy công an, chính quyền bảo vệ”.
Đề cập đến vấn đề luân chuyển cán bộ, nguyên chủ tịch nước cho biết đây là vấn đề cần thiết nhưng chúng ta đừng quá công thức, cứng nhắc.

“Mấy năm gần đây qui hoạch cán bộ trên về cơ sở, ai không qua cấp huyện thì không lãnh đạo cấp tỉnh, ai không qua cấp tỉnh thì không lãnh đạo cấp trung ương. Theo tôi, qua cơ sở là môi trường rèn luyện tốt, nhưng ko nên tuyệt đối quá. Bây giờ  gần như là tuyệt đối quá thì gây khó khăn cho nhiều cán bộ giỏi”.

Đối xử trước sau như một với thế hệ có công
Nguyên chủ tịch nước kể câu chuyện về bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Y tế chính phủ Cách mạng Lâm thời miền nam Việt Nam, sau là Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách phía nam.

“Có lần chị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình) than với tôi rằng sao Quỳnh Hoa bây giờ khó gặp quá, xin gặp mấy lần mà vẫn không cho gặp. Lúc đó tôi là bí thư thành ủy TPHCM, hai ba lần tôi tìm gặp nhưng cũng bị từ chối. Sau tôi phải nhờ qua ông chồng (GS Huỳnh Văn Nghị - MTG) tôi mới được chị ấy tiếp. Sau tôi tìm hiểu kỹ lý do tại sao chị ấy giận thì có nhiều nguyên do, trong đó có câu chuyện về căn nhà của chị ấy”.

“Chị nói với tôi: Ông coi thời tôi đi theo cách mạng tôi bỏ nhà bỏ cửa hết, nhà này của tôi nhưng do ba tôi đứng tên để có bề gì thì cũng còn mà ở. Đến hồi giải phóng, tôi là bộ trưởng chính phủ lâm thời, đáng lẽ tôi có nhà, có tiêu chuẩn nhưng tôi không nhận, tôi về nhà tôi ở”.

“Vậy mà nhà tôi, cho đến bây giờ tôi vẫn không làm được chủ quyền. Sau khi ba tôi mất  người ta nói với tôi là tôi phải có giấy của ông anh bên Mỹ, ông anh ở bên Pháp gửi về chứng nhận ủy quyên cho Quỳnh Hoa. Tôi nói mắc mớ gì tôi làm, nên tôi không làm”.

“Rồi từ đó chị ấy tự ái, trách cứ, không tiếp ai hết.Khi biết rồi thì tôi về tính chuyện làm.Nhưng làm cũng không dễ, do cơ chế. Nhưng tôi vẫn làm quyết liệt cho chị ấy. Chị ấy vui vẻ ngay. Chị ấy nói: Tôi không lấy nhà của nhà nước là may cho nhà nước rồi, chứ nhà của tôi mà cũng không cho tôi làm chủ quyền là sao” - nguyên chủ tịch nước kể.

“Sau này chị Bình nói với tôi, lúc đó tôi còn là chủ tịch nước, là hiện còn nhiều người có công với đất nước, nhưng vẫn chưa được xét công nhận. Vậy là tôi yêu cầu cho rà soát lại hết, sau đó làm qui trình xét trao huân chương, huy chương cho họ, tất cả đều vui vẻ”.

“Do đó, đối xử với  thế hệ có công với cách mạng, chúng ta cần phải trước sau như một, cần bản lĩnh để giải quyết các vấn đề, chứ nếu không, mình sẽ bị cho là không thủy chung” – nguyên chủ tịch nước đúc kết.
Ngọc Thịnh (thực hiện)
(Một thế giới)

DB Hoa Kỳ Nhận Đỡ Đầu Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh

Dân Biểu Chris Van Hollen và bà mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh
Văn phòng Dân Biểu Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) cho biết là vị dân biểu này đã chính thức đồng ý đỡ đầu cho tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh.

Điều này xảy ra chỉ vài tiếng sau khi Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh, điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos.

DB Van Hollen rất quan tâm đến quyền lao động và đặc biệt có tiếng nói ảnh hưởng trong Đảng Dân Chủ trong vấn đề phê chuẩn thương ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngày Thứ Tư tuần trước, 8 tháng 1, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc của BPSOS, hướng dẫn một phái đoàn đến gặp DB Chris Van Hollen để vận động cài điều kiện nhân quyền vào cuộc thương thảo TPP với Việt Nam. Phái đoàn đề nghị DB Van Hollen đỡ đầu cho cô Minh Hạnh, đang bị tù đày do tranh đấu cho quyền lao động.

Đỡ đầu nghĩa là can thiệp cho tù nhân lương tâm cho đến khi được trả tự do.

“Sự can thiệp của DB Van Hollen, nhất là trong bối cảnh TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng trong cuộc vận động của chúng tôi để đòi tự do cho cô Minh Hạnh”, Ts. Thắng nói. “Nếu chúng ta ở khắp nơi cùng vận động các vị dân biểu của mình thì số tù nhân lương tâm Việt Nam được đỡ đầu sẽ tăng lên đáng kể.”

Vận động mỗi dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu một tù nhân lương tâm Việt Nam là một phần của chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam mà BPSOS phát động ngày 24 tháng 7, 2013. Đây cũng là ngày mà Tổng Thống Barack Obama đón tiếp Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang ở Toà Bạch Ốc.

Hiện nay, DB Christopher Smith đã nhận đỡ đầu cho LM Nguyễn Văn Lý, DB Alan Lowenthal cho Nguyễn Tiến Trung, DB David Price cho Ts. Cù Huy Hà Vũ, và nữ DB Sheila Jackson-Lee cho blogger Tạ Phong Tần.


Sau buổi điều trần, DB Alan Lowenthal (Dân Chủ, California), một thành viên của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, đã mời Bà Ngọc Minh cùng với phái đoàn người Việt đến văn phòng riêng. Tại đây DB Lowenthal cho biết sẽ cùng các dân biểu khác quyết tâm tranh đấu để cô Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do.
MS (Lanney Tran)

Câu chuyện ấm lòng đầu năm 2014

Đây là một câu chuyện có thật diễn ra vào lúc trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000đ, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11, tp Sài Gòn.


Trong lúc mọi người đang loay hoay vì giờ cao điểm khách vào ăn cơm đông, cậu bé sinh viên (là lực lượng tình nguyện viên phụ giúp quán) lại báo có cô bán ve chai là khách hàng thương xuyên của quán muốn gặp. Vừa gặp chủ quán, chị vừa khóc vừa kể: "Năm nay làm ăn khó khăn quá, đối với chúng tôi những người lao động xa quê lên đất Sài Gòn tìm một công việc đã khó và còn khó hơn khi vật giá leo thang và thu nhập thì thấp - chị vẫn vừa nói vừa khóc - nhưng tôi đã vào quán này ăn từ ngày quán khai trương cho đến nay đối với chúng tôi đây thật sự là điểm đến buổi trưa ấm lòng, tiết kiệm được chút ít chi phí cho bữa ăn hàng ngày...". Nói xong chị đi ra xe đẩy ve chai của mình ôm vào quán 1 bao gạo 10kg và 1 chai dầu ăn 1 lít, chị nói xin quán hãy nhận ở nơi tôi tấm lòng, để chia sẻ với nhau. Chủ quán cơm ngỡ ngàng, không biết phải làm sao vì món quà này đối với nhiều người tuy nó không lớn, nhưng đối với một người thu nhập thấp thì đây quả là một số tiền cũng không hề nhỏ. Rồi anh nói sẽ nhận ở tấm lòng của chị. Thế nhưng chị nhất quyết không chịu, bắt chủ quán phải nhận bao gạo và chai dầu ăn.

Chủ quán cơm chỉ còn cách nhận những món quà tình, quà nghĩa kia và dặn dò chị mai mốt chị đến ăn cơm, hôm nào buôn bán ve chai được kha khá thì chị có thể đem lại 1 bó rau muống hoặc 1 chai nước tương nho nhỏ là được rồi, không nên mua với số tiền vượt khả năng của mình, quán sẽ không nhận đâu. Chị cười và câu chuyện cứ như dài bất tận tựa tấm lòng của những người tốt gặp nhau.
Theo FB Thanh Huy

Mỹ gấp rút chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc?

Việc Mỹ khẩn trương mua các loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu được cho là động thái chuẩn bị ứng phó cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

Theo trang tin Strategy Page, Hải quân Mỹ đã đặt hàng các nhà thầu gấp rút thiết kế và sản xuất cho họ mục tiêu bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc.

Rõ ràng họ đã tính toán và nhận ra rằng các quốc gia có nguy cơ lớn nhất trở thành kẻ thù của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm do Trung Quốc sản xuất .

Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều tên lửa chống tàu loại C-801 hoặc C-802, bản thân họ cũng sử dụng các loại tên lửa này. Trong đó, C-801 có chiều dài 5.81m, đường kính 0,36m, trọng lượng 636kg và có tầm bắn tối đa khoảng 42km. C-801 gần giống với loại tên lửa Exocet của pháp, và người ta cho rằng nó được thiết kế dựa trên nền tảng Exocet.

Biến thể cao cấp hơn của C-801 là C-802A với chiều dài 6,8m, đường kính 0,36m, trọng lượng 682kg và lắp đầu đạn nặng 165kg. C-802 có tầm bắn tối đa là 120km, và đạt tốc độ lên đến 250m/s.
Tên lửa hành trình cận âm C-802 của Trung Quốc sản xuất.

Thiết kế tên lửa Exocet của Pháp có trọng lượng 670kg, tầm bắn 70km (biến thể gần đây đã tăng tầm lên 180km) đã xuất hiện được khoảng hơn 30 năm. Nó từng được sử dụng trong các cuộc chiến và có độ tin cậy khá cao. C-802 mặc dù không được “siêu việt” như Exocet nhưng nó có hình dáng tương tự và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hành trình hoàn thiện nâng cấp “biến thể Exocet” của họ.

Ngoài việc phát triển và khẩn trương đưa vào sử dụng mục tiêu bay cận âm, cách đây 3 năm Hải quân Mỹ đã đưa loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu siêu thanh vào hoạt động trong quân đội.

Mục tiêu bay siêu thanh này định danh là GQM-163A Coyote SSST (supersonic sea-skimming target). Nó được trang bị 2 động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực dòng thẳng ramjet cho hành trình bay chính. GQM-163A có thể đạt tầm bắn tới 110km và tốc độ hành trình lên đến 2.600km/h.

Coyote được sử dụng với mục đích mô phỏng chân thực nhất của cuộc tấn công từ tên lửa hành trình siêu thanh Klub của Nga, giúp các chiến hạm Mỹ luyện tập dần với việc đối phó với loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm này. Sẽ có ít nhất là 39 quả GQM-163A được chế tạo với giá thành 515.000 USD/quả. Như vậy GQM-163A sẽ là mục tiêu bay tên lửa đầu tiên của Mĩ sử dụng thành công động cơ phản lực dòng thẳng ramjet và công nghệ này giờ đây có thể được áp dụng trên các loại tên lửa khác.
Mục tiêu bay siêu thanh GQM-163A Coyote SSST.

Coyote sẽ là câu trả lời của Mỹ trước tình hình có rất nhiều quốc gia đã trang bị các tên lửa chống tàu siêu âm khác. Đặc biệt, có người còn lo sợ rằng tên lửa chống tàu 3M54 của Nga (thuộc tổ hợp tên lửa Klub), loại được sử dụng ở các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc  không thể bị đánh chặn.

Với trọng lượng 2 tấn và có thể phóng từ ống phóng ngư lôi loại 533mm  trên tàu ngầm Kilo, 3M54 lắp đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 300km, và có thể đạt vận tốc lên tới 3.000km/h trong một phút trước khi tiếp cận mục tiêu.

Điều khiến cho 3M54 trở nên đặc biệt nguy hiểm chính là tính năng tăng tốc trước khi tiếp cận mục tiêu của nó, tính năng này sẽ hoạt động khi tên lửa chỉ còn cách mục tiêu khoảng 15km. Ở vị trí ấy, tên lửa sẽ di chuyển ở độ cao khoảng 30m.

Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa. Tính năng tăng tốc độ khi đến gần mục tiêu giúp cho tên lửa di chuyển quãng đường 15km cuối cùng chỉ trong vòng dưới 20 giây, điều này sẽ gây khó khăn cho các loại vũ khí chống tên lửa trong việc "hạ gục" chúng.
Mỹ rất ngán ngại tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S vốn trang bị trên tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc. Trong ảnh là kỹ sư Nga nạp đạn 3M-54 vào tàu ngầm Kilo.

Tên lửa 3M54 cũng tương tự như một loại tên lửa trước đó của Nga được sử dụng trong chiến tranh lạnh, đó là 3M80. Loại này có đầu đạn lớn hơn 300kg và tầm bắn thấp hơn 120km.  Đáng lưu ý, 3M80 hiện được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Những tên lửa này đang được xem xét để sử dụng như một “sát thủ tàu sân bay”, thế nhưng không ai biết được sẽ có bao nhiêu trong số chúng sẽ được dùng để phóng vào các tàu sân bay, chứ chưa nói đến việc đánh chìm chúng. Thêm vào đó, tên lửa của Nga có rất ít kinh nghiệm chiến đấu, và thường được xem là vận hành một cách thất thường.
(Kiến thức) 

Tướng Công an điều tra Hà Nội xin thôi chức

Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội, Thiếu tướng Trần Thùy đã chủ động xin thôi chức do sắp đến tuổi nghỉ hưu.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội - được bổ nhiệm giữ chức vụ Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội thay cho Thiếu tướng Trần Thùy.
 
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc được bổ nhiệm giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - CATP Hà Nội.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc được bổ nhiệm giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - CATP Hà Nội.
 
Theo đó, ngày 16/1, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội - đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho Đại tá Nguyễn Duy Ngọc.
 
Lãnh đạo CATP Hà Nội cho biết, Thiếu tướng Trần Thùy chỉ còn 3 tháng nữa sẽ về hưu. Do không muốn gián đoạn công việc nên Thiếu tướng Trần Thùy đã chủ động xin thôi chức vụ. Việc bổ nhiệm Đại tá Ngọc giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan CSĐT nhằm đảm bảo tốt công việc chung của CATP Hà Nội.
 
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc đã được Giám đốc CATP Hà Nội khen thưởng về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian công tác vừa qua.
 
Cũng trong buổi họp sáng 16/1, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã yêu cầu điều chuyển Phó Công an phường Giảng Võ (quận Ba Đình) vì để xảy ra vụ ATM của Maritime Bank bị trộm cậy phá.
 
Theo đó, ông Đinh Bá Pha sẽ về Đội Thi hành án thay vì giữ chức Phó Công an phường Giảng Võ như hiện nay.
 
Giám đốc Công an Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, ông Đinh Bá Pha không hoàn thành nhiệm vụ, không xứng đáng làm Phó Công an phường nên chuyển ông này xuống đội thi hành án.
 
Xuân Tùng (Tổng hợp)
(Đất Việt)

Lương tâm của nhà báo để đâu?

Sau người phụ nữ được gọi là "kiều nữ” phải khóc tức tưởi về những thông tin báo chí đưa râm ran mà chị cho là hoàn toàn "vu khống và phỉ báng danh dự, nhân phẩm”, sẽ còn những ai nữa sẽ trở thành nạn nhân của những thông tin thất thiệt được đăng như thật trên các tờ báo lấy tiêu chí "giật gân” làm lẽ sống? Một ngày sau Hội nghị Báo chí toàn quốc, những giọt nước mắt vỡ òa của người phụ nữ là nạn nhân của báo chí "lá cải” có làm động lòng các nhà báo đang có đầy đủ phẩm chất "kền kền” hay không?
Mỗi khi xã hội có chuyện, người ta hay nói đến hai chữ "lương tâm”. Vậy lương tâm của nhà báo ở đâu, đâu rồi "mắt sáng, lòng trong, ngòi bút sắc”? Để thay vào đó, đổ xô vào những hở hang, sex, vụ án, đời tư…một cách thiếu tự trọng nghề nghiệp.
Từ bao giờ, tin đồn đã ngang nhiên xuất hiện trên mặt báo như thật? Từ bao giờ, "phẩm chất kền kền” đã trở thành một vết dầu loang, từ một vài tờ báo sặc mùi thị trường sang cả những tờ báo mà trước đó, bạn đọc từng yêu quý vì sự đứng đắn và mực thước? Vụ "kiều nữ Hải Dương” gần như  là điển hình cho việc từ một thông tin thất thiệt vu vơ nào đó bên ngoài, thông tin được chễm chệ đưa lên mặt báo, lan truyền từ báo nọ sang báo kia bằng cách dẫn nguồn của nhau, xào xáo của nhau và hỉ hả cùng nhau tăng lượng truy cập. Khoan hãy nói tới thông tin kia là "vu khống” hay không, chuyện đó là việc người phụ nữ sẽ đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ, nhưng chỉ nói về nội dung thông tin, ngay từ khi nó lan truyền từ báo này sang báo khác, đã thấy mức độ nhảm nhí và thiếu căn cứ một cách khó chấp nhận. Vậy mà bất chấp, các tờ báo vẫn đăng ảnh ngôi nhà, đến gặp người nọ người kia phỏng vấn như với một sự kiện thời sự nóng bỏng cần đến vai trò báo chí.

Bây giờ giả sử trên đời có thật một câu chuyện tương tự như vụ "kiều nữ” thì đó vẫn là một sự xâm phạm đời tư người khác nếu báo chí đưa thông tin lên báo. Nữa là một thông tin nhảm nhí, đồn thổi, vu vơ, thiếu kiểm chứng. Và việc nó xuất hiện trên báo có giá trị, có ý nghĩa gì đối với đời sống cộng đồng ngoài việc tăng lượng truy cập. Có những tờ báo, nhà báo vẫn lo ngại về sự xuống cấp của đạo đức xã hội nhưng cũng có một số ít nhà báo, tờ báo "gieo rắc” những thông tin thiếu đạo đức nghề nghiệp là mang chuyện riêng người khác ra làm trò giải trí, bình phẩm thiếu lành mạnh (đấy cứ cho đó là thông tin có thật). Nhất là khi những thông tin này là không có thật.
Mỗi khi xã hội có chuyện, người ta hay nói đến hai chữ "lương tâm”. Vậy lương tâm của nhà báo ở đâu, đâu rồi "mắt sáng, lòng trong, ngòi bút sắc”? Để thay vào đó, đổ xô vào những hở hang, sex, vụ án, đời tư…một cách thiếu tự trọng nghề nghiệp.

Thực trạng báo chí chạy theo tínhgiật gân đưa thông tin thiếu kiểm chứng gây những hậu quả tai hại tới kinh tế, gây hoang mang niềm tin trong xã hội, xúc phạm đời tư người khác, làm lệch lạc thẩm mỹ và thuần phong mỹ tục…đã được các cơ quan quản lý lên tiếng từ lâu nhưng chưa có nhiều những biện pháp xử lý tới nơi tới chốn. Báo chí hướng dẫn dư luận sống và làm việc theo pháp luật thì tối thiểu các nhà báo trước hết phải là những người chấp hành luật pháp. Phải hiểu rằng nhân phẩm con người là thứ phải được tôn trọng và bảo vệ. Không thể vì mục đích chạy theo tính giật gân mà chà đạp lên nhân phẩm người khác khi hả hê gán cho ai đó tội "bắt cóc lái xe taxi”.

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc vừa qua, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh cho rằng cần siết kỷ cương báo chí trong năm 2014 này. Đó là mong mỏi của dư luận, của những nhà báo chân chính và những tờ báo nghiêm túc, để những con sâu không làm "rầu nồi canh”, để đạo đức làm nghề là thứ phải được nghiêm cẩn gìn giữ. Nhưng cũng như nhiều việc khác, việc lập lại kỷ cương không phải là thứ cứ hô hào là được, nhất là khi gánh nặng áo cơm đang đè nặng lên vai những tờ báo bươn chải ngoài thị trường và áp lực cạnh tranh hơn nhau một cái tin thôi đang là chuyện sống còn của nhiều tờ báo. Đã đến lúc, với trình độ dân trí phát triển như hiện nay, các cá nhân bị xúc phạm, bị xâm hại sẽ không ngồi yên chịu "ấm ức” nữa, họ sẽ buộc những người đưa tin vu khống, bịa đặt phải trả giá cho hành động của mình. Và điều này may chăng mới khiến những người đang xem nhẹ tính "sự thật” của báo chí "chùn tay”.

Báo chí ngày nay xét ở khía cạnh thị trường cũng là một loại hàng hóa. Dù vậy, nó phải là một loại sản phẩm có văn hóa và có những nguyên tắc không được phá vỡ. Nếu đi ngược lại, đến một ngày, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt vì tính giật gân sẽ tác động đến tâm lý xã hội, bào mòn và làm băng hoại tâm hồn dần dần mỗi ngày, như "kền kền” rỉa từng tí một. 
Thành Vĩnh
(Báo Đại Đoàn Kết)

Việt Nam có thể hoãn khởi công điện nguyên tử tới 2020

Việt Nam có thể hoãn khởi công điện nguyên tử tới 2020
Thủ tướng “làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”...


Petro Vietnam phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5.000 MW thay thế cho 4.000 MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công, Thủ tướng nói tại lễ tổng kết công tác 2013 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, diễn ra ngày 15/1, theo nguồn tin từ báo Tuổi trẻ.
Tờ báo này cũng dẫn tiếp lời Thủ tướng, “làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
Trước đó, theo nghị quyết của Quốc hội, việc khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ tiến hành vào 2014. Song, báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua đã cho biết, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 không thể khởi công đúng kế hoạch, mà có thể chậm đến 3 năm.
Tại sao chậm, trách nhiệm của ai, việc chậm trễ có làm tăng chi phí đầu tư không, có làm giảm hiệu quả dự án không, là nội dung đã được một vị đại biểu gửi chất vấn đến người đứng đầu Chính phủ.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương trả lời, theo tính toán của bộ này thì việc khởi công chính thức, đổ mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng sớm nhất vào cuối 2017, đầu 2018.
Nguyên nhân chậm tiến độ được giải thích là do những vấn đề phát sinh trong việc nghiên cứu lựa chọn địa điểm đã làm kéo dài thời gian lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư (FS) khoảng hai năm so với dự kiến ban đầu.
Nay, theo thông tin từ Thủ tướng được báo chí đăng tải, thì công trình điện hạt nhân có thể khởi công chậm tới 6 năm so với yêu cầu của Quốc hội.
(VnEconomy)

Xử “đại án” Huyền Như: Bằng chứng quan trọng vừa được công bố tại tòa

Huyền Như có dấu hiệu của tội tham ô tài sản ?
Lúc 8h15 hôm nay (17.1), phiên tòa tiếp tục diễn ra, với phần các đại diện ngân hàng, Cty bổ sung phần tranh luận của luật sư, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

Mở đầu phiên xử sáng nay, ông Lê Thanh Hải - đại diện Ngân hàng Á Châu (ACB) - đã công bố bức thư xác nhận số dư tài khoản của chính Vietinbank vừa gửi cho nhân viên ACB khi phiên tòa đang diễn ra, đây là bằng chứng quan trọng được phía ACB công bố và cung cấp cho tòa.

Với bằng chứng mới nhất để khẳng định rằng tiền của ACB đã và đang do Vietinbank quản lý, chịu trách nhiệm.

Ông Lê Thanh Hải khẳng định: “ACB khẳng định, quan hệ tiền gửi với Vietinbank là quan hệ hợp đồng hợp pháp, được xác lập với Vietinbank, do ông Hoàng, bà Hương đều là Phó Giám đốc Vietinbank TPHCM ký kết, đóng dấu thật, tiền được chuyển vào Vietinbank có hạch toán thành tài sản của mình, sao kê chi tiết tài khoản của các nhân viên ACB cũng thể hiện rõ việc này.

Hoàn toàn không phải do Huyền Như nhân danh Vietinbank huy động tiền cho cá nhân Huyền Như. Tiền gửi đều được chuyển vào tài khoản của các cá nhân là nhân viên ACB, qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có mã Citad rõ ràng, đã được hạch toán là tiền huy động của Vietinbank, đã xác nhận bằng sao kê tài khoản cấp cho các nhân viên ACB”.

Ông Lê Thanh Hải đã công bố tại tòa một bằng chứng mới, rất quan trọng, để chứng minh tiền của ACB đã và đang do Vietinbank quản lý và chịu trách nhiệm: “Mới đây, khi phiên tòa đang diễn ra, thì ngày 8.1.2014, khi lãnh đạo Vietinbank tuyên bố số tiền mà Huyền Như chiếm đoạt chưa được chuyển vào Vietinbank.

Thật bất ngờ, ông Phạm Công Hoàng là một trong những nhân viên ACB đã gửi tiền vào Vietinbank, đã nhận được một bức thư của Vietinbank gửi bằng đường bưu điện.

Bức thư này là Giấy xác nhận số dư tài khoản của ông Phạm Công Hoàng tại Vietinbank. Tài liệu này được bà Nguyễn Thị Ngân, chức vụ Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh TPHCM ký tên và đóng dấu. Tôi xin công bố bức thư này như sau:

Tính đến ngày 31.12.2013, số dư tài khoản nêu trên của ông Phạm Công Hoàng là hơn 950 triệu đồng. Ngân hàng Công Thương đề nghị ông Phạm Công Hoàng xác nhận về số dư nêu trên và gửi lại cho Ngân hàng Công Thương trước ngày 15.1.2014. Nếu quá thời hạn trên mà Ngân hàng Công Thương không nhận được câu trả lời của ông Phạm Công Hoàng thì số dư nêu trên là chính xác”.

Giấy xác nhận số dư này là bằng chứng bên cạnh các sao kê chi tiết tài khoản mà ACB đã cung cấp, bác bỏ luận điểm của Vietinbank cho rằng tiền gửi của các khách hàng trong vụ án Huyền Như chưa được chuyển vào tài khoản của họ mở tại Vietinbank.

Rõ ràng, đây là bằng chứng mới nhất, rất quan trọng để chứng minh tiền gửi của nhân viên ACB đã được chuyển vào Vietinbank.

Ông Lê Thanh Hải, đại diện ACB, còn cho biết: “Số tiền gần 4.900 tỉ đồng Huyền Như đã chiếm đoạt, trong đó có hơn 718 tỉ đồng của ACB, là vật chứng của vụ án.

Theo quy định tại điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự thì vật chứng phải được thu hồi kịp thời, đầy đủ, vật chứng là tiền bạc thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt thì trả lại cho chủ sở hữu.

Khoản tiền theo kết luận điều tra, cáo trạng nêu Huyền Như chiếm đoạt của ACB trên đã không được làm rõ là sử dụng vào việc gì, tại sao không thu hồi. Tại phần xét hỏi tại tòa cũng không đề cập đến nội dung này. Việc không thu hồi này là trái với quy định pháp luật”.

Ông Lê Thanh Hải cũng phân tích: “Thực chất đây là một vụ án tham nhũng, có tội tham ô. Trong vụ án này, để xác định tội danh của Huyền Như, trước tiên phải xác định được ai là người chịu trách nhiệm quản lý tiền.

Thực tế, ACB đã chuyển tiền cho Vietinbank chứ không chuyển tiền cho Huyền Như nên Vietinbank chịu trách nhiệm quản lý tiền. Tiền sau khi được chuyển vào Vietinbank thì bị Như với tư cách là Quyền Trưởng Phòng giao dịch của Vietinbank làm giả chữ ký của khách hàng để chiếm đoạt. Như vậy, hành vi Huyền Như có dấu hiệu phạm tội tham ô”.

Ông Lê Thanh Hải chứng minh: “Tương tự như vụ án này, vào năm 2005, đối tượng Ngô Thanh Lam, nhân viên Ngân hàng ngoại thương Việt Nam truy cập vào một số tài khoản của khách hàng chiếm đoạt 75 tỉ đồng, thì đã bị tử hình về tội tham ô, Ngân hàng Ngoại thương phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách hàng”.

Ông Hải đề nghị: “Tôi tin rằng, hàng chục triệu khách hàng gửi tiền vào ngân hàng đang mong chờ phán quyết của tòa về trách nhiệm của Vietinbank.

Đại diện ACB, tôi khẳng định ACB sẽ chịu trách nhiệm tới cùng với người gửi tiền, với khách hàng, với xã hội nếu có trường hợp nhân viên ACB sử dụng các thủ đoạn chiếm đoạt tương tự như Huyền Như đã thực hiện đối với số tiền hơn 718 tỉ đồng nêu trên”.

Phiên tòa sáng nay xuất hiện bà Tổng GĐ Cty SBBS là người nước ngoài, bà này đã bức xúc: “Cty chúng tôi mở tài khoản tại Vietinbank vì tin tưởng là ngân hàng Quốc doanh, ngân hàng của Nhà nước.

Cty SBBS đã chuyển 225 tỉ đồng vào tại Vietinbank TPHCM, chứ chúng tôi không chuyển vào tài khoản của Huyền Như hay Cty của Huyền Như. Tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đang theo dõi phiên tòa này, họ đang tin tưởng vào ngân hàng Quốc doanh, xin đề nghị tòa phán xét công minh”.

9h45 sáng nay (17.1), HĐXX cho biết, phiên tòa tạm nghỉ, cho đến sáng thứ hai tuần tới, đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại tòa sẽ tham gia đối đáp.
 

Lượm lặt - Nguyễn Hữu Cầu, người tù lâu nhất VN sắp được thả?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Philippines khuyên ngư dân ra biển đánh cá, bất chấp các quy định của Trung Quốc  -(RFI)
Người Việt trong và ngoài nước tưởng nhớ trận hải chiến Hoàng Sa 1974  -(RFA)  —  Tưởng niệm trận chiến Hoàng sa và sự Hòa giải  -(RFA)

Cựu binh VNCH: ‘Hoàng Sa đáng ra không mất’  -(BBC)  -Trò chuyện với BBC qua điện thoại, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư thuộc hải quân VNCH, nói ông và các đồng đội “rất buồn” ngày HQ-4 phải rút lui, để lại Hoàng Sa phía sau.
“Khổ lắm, làm một người quân nhân thì đành phải làm theo lệnh,” ông nói.  -“Tôi vẫn còn căm hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi thôi.”
Hình chụp HQ-4 đâm vào tàu 407 của Trung Quốc ngày 17/1/1974, hai ngày trước khi xảy ra trận hải chiến  ===>>>
‘Sẵn sàng lên đường tái chiếm Hoàng Sa’  -(BBC / nghe) – Một cựu binh Hoàng Sa nói ông vẫn chưa quên những ký ức trận chiến năm 1974 và vẫn ấp ủ ý muốn được quay lại chiến trường cũ.  -Trò chuyện với BBC qua điện thoại từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư thuộc hải quân Việt Nam Cộng hòa, nói ông và các đồng đội “rất buồn” ngày HQ-4 phải rút lui, để lại Hoàng Sa phía sau.
Thưa Anh Thọ , đến hôm nay Anh còn nói thế thì không chối cãi lòng yêu Tổ quốc VN thân yêu của Anh , nhưng Anh tỏ ý oán trách hành xử của “Ngụy quyền VNCH” là chưa đúng (theo tôi) – Tôi cũng là một chiến hữu của Anh, nhưng tôi ở trên đất liền và đã bỏ lại một phần thân thể nơi chiến trường….Anh nên ôn lại và nghĩ lại cho kỹ bối cảnh VNCH và bối cảnh Thế giới trong giai đoạn sau năm 1970 , tình cảnh Xã hội ,chính trị, quân sự…VNVH lúc đó mà có “thái độ” công bằng một ít – Cái gì cũng có 2 mặt của nó , nhất là về vấn đề chính trị ,mà khi yêu nước mạnh mẽ bao giờ chúng ta cũng tức giận cái “không phải ” với Tổ quốc thân yêu của chúng ta- Lại điều nữa, trên thực tế sau 75 thì theo tôi , đa số Đồng Bào VN ta 2 Miền đã “Hòa hợp Hòa giải” nhau rồi , kể cả một số người  CSVN…-Nhưng chỉ có nhà cầm quyền “chiến thắng” là không khoan nhượng với “Quân Dân Cán Chính Ngụy quyền VNCH bán nước” – Điều này dễ chứng minh cho đến hôm nay – Còn việc gần nửa tháng nay “phát sinh” nhắc lại và tưởng nhớ những người hy sinh chống Trung cộng ăn cướp VN ta thì do Đồng bào ta kể cả những người CSVN (hiện nay) yêu nước khởi lên và những Cán bộ đã ra Dân sự (về hưu) , chứ còn chưa có một lãnh đạo “toàn diện” trên cao của nhà nước CHXHCN VN này nói cái gì về việc quá khứ này chưa??? Dạ thưa chưa.
  Bao nhiêu Dân Quân Cán Chính ,hơn 20 ngàn Dân Quân Cán Chính hy sinh ở Biên giới 1979 và sau đó chống Trung cộng ăn cướp lánh thổ VN với lệnh của “đ/c” Đặng tiểu Bình thì cái nhà nước đối xử và hành xử như thế nào bao nhiêu năm qua ? Chỉ số Anh Em hy sinh Trường sa mấy năm nay có được tưởng niệm ít ỏi, nhưng cũng không dám nêu rõ là tại sao các Anh em đó ( 64 người) phải hy sinh trong lúc Tổ quốc ta thống nhất và Hòa bình đã lập lại nhiều năm !? – Hãy xem lại những tường thuật và Video trận giữ Trường sa-đến nối có Anh Em lính đang làm việc riêng hay thế nào đó trên tay không cầm súng trong lúc Trung cộng tấn công ăn cướp bất thình lình mà Anh Em ta đành phải hy sinh???- Mọi việc đừng vội , nhiều lúc hy vọng quá thì thất vọng lại càng thê thảm hơn, chờ thời gian trả lời mới là thật sự.
Phải nhìn thấy và nhận xét cho công bằng về những hành động của Đồng Bào ta quyết chiến đấu để giữ gìn Giang sơn Tổ tiên ta để lại – 74 Anh em hy sinh ở Hoàng sa là điều đau xót, nhưng chưa bị giết chóc dã man và quá nhiều như Người VN ta ở Biên giới đến hơn 20 ngàn người!! -Trận tái chiếm Lão sơn có bao nhiêu Anh em hy sinh ở đây??? khủng khiếp không, đau xót không? là Đồng Bào VN????? Tại sao????Tại sao????- Câu trả lời cần có để cho ai chưa “thuộc” học cho thuộc cho đến hôm nay.Vẫn còn những kẻ ăn cơm VN nhưng còn mê ngủ, chưa tỉnh.
VN hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến năm 2020  -(RFA)   —  Việt Nam hoãn xây nhà máy hạt nhân đầu tiên  -(RFI)
Buồn lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm  -(BBC)  – Văn Toàn Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội

Thông cáo báo chí: lá thư gửi Liên Hợp Quốc được 10 nghìn chữ ký  -(XHDS)  -Vào lúc 22h38’ ngày 15/01/2014, 10 nghìn người ký tên vào lá thư gửi Liên Hợp Quốc (*) lên án hành động cưỡng chiếm Hoàng Sa và yêu cầu Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Chúng ta, không phân biệt tôn giáo, tổ chức, ý chí chính trị, hãy cùng nhau ký vào lá thư này :   https://docs.google.com/forms/d/12LCwqTdqX_vOdpM5BR80hmXN1Xjnm2D6ivRTAYZFsrs/viewform
Quỹ Nghiên cứu Biển ĐôngNhóm Biển Đông tại Pháp
Hãy cứ để các anh là “ngụy”!  – (Lê diễn Đức -RFA)    —    Cô Du Kích  -(Tưởng năng Tiến -RFA)
Mình thương Đảng quá chừng  -(Nguyễn hoa Lư)
Tham nhũng, chống tham nhũng và thể chế  -Hạ đình Nguyên – (XHDS)    – Góp lời: Tất cả nằm trong hai chữ “thể chế”!
Nó được nhắc tới 12 lần trong bảnThông điệp đầu năm của Thủ tướng, và 21 lần trong bài này, nhưng lại chỉ đem tới cho người đọc một dấu hỏi lớn: “thể chế”, “thể chế chính trị”, “thể chế kinh tế”  là cái gì? “Đổi mới”, “hoàn thiện” nó có nghĩa là gì?
Xin được nói thẳng ngay cho dễ hiểu rằng, “thể chế chính trị” hiện nay của VN là “Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo tuyệt đối” (thậm chí “vĩnh viễn”, như phát ngôn của vài vị lãnh đạo). Còn “thể chế kinh tế” là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

THỨC TỈNH  -Nguyễn anh Dũng -(XHDS)
1“Bắt cọp” coi chừng thành … bóp c.!  – ABC -(XHDS)  -Đọc PetroTimes viết về anh Trọng sao nghe muốn khóc quá! Từ một tội phạm, xuất thân là trùm “công an-xã hội đen”, một thủ lĩnh điển hình của bầy nha trảo lang sói thuộc loại khủng của CSVN, vậy mà bầy đàn PetroTimes tìm cách biến Trọng thành một “hiền sĩ mắc nạn” nào là nghĩa hiệp, tài hoa, trung hiếu đủ cả…. Đọc thật là xúc động! Hu hu …  ===>>>
Thư gửi của ông Nguyễn Khắc Mai gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị   -(Boxitvn)
Cải cách là đòi hỏi cấp bách  -(Phát biểu tại Tọa đàm “Làm thế nào để thực hiện thông điệp của Thủ tướng?” do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 15.01.2014)  -Lê Công Giàu -(Boxitvn)
Ba mảng hành động xoay quanh “chuyện tử tế”([1])   -Phạm Toàn -(Boxitvn)
Nhân ngày mất của Rosa Luxemburg (1871 – 1919): Tự do luôn luôn là tự do của người khác chính kiến  -Phạm Hải Hồ -(Boxitvn)
Trần Quang Hạ – Nghĩ về 2 bài viết của ông Đặng Văn Âu -(DL)   —-Nguyễn Văn Thạnh – Luyện thú -(DL)
Stephen B. Young – Ai thống trị Việt Nam ngày nay? -(DL)
Giới trẻ Việt rộ trào lưu cực hot: Theo em đi khắp thế gian -(DL)   —- Trần Bình – Hãy “Chửi” Chính Mình! -(DL)
Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam – Xôi thịt đã ở cuối quá trình tiêu hóa -(DL)
Trạch Cường – Trung Quốc và Những cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1950 -1975 (c.1 – p.4) -(DL)
Câu chuyện ấm lòng đầu năm 2014 -(DL)   —   Nguyễn Gia Kiểng – Chúng ta đều là những Huỳnh Ngọc Tuấn! -(DL)
Việt Man – Nghiên kíu khoa học  -(DL)

Tết chan nước mắt của vợ tử sĩ Hoàng Sa  -(TVN)   —   Thắp nến tri ân những người ngã xuống vì Hoàng Sa  -(VNN)   —  Tri ân người ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam  -(ĐV)   —  40 năm hải chiến Hoàng Sa: Nghe ‘Thuật hoài’ trước khi xung trận  -(TN)
Giáo sư Thayer: Sai lầm bi thảm nếu Trung Quốc xâm lược đảo Thị Tứ  -(GDVN)
Gánh nặng khi ‘trót’ ở cạnh nước lớn -(TVN)  - “Hồi xưa”  đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào ai đã nói và day  cái đám Ngụy quân Ngụy quyền rằng:”không có nước nào lớn nước nào nhỏ, không có nước nào la cha là mẹ đè đầu cỡi cổ Nhân dân ta hết”??? -Sao nay lại “trót” nhỉ , cái ra ngõ gặp anh hùng đâu rồi??? -Còn nữa :” dẫu cho có đốt cháy Trường sơn cũng phải đánh Mỹ Ngụy giải phóng Miền nam”….”Đánh Mỹ tới người VN cuối cùng”….

Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4
Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4  -(TNO) Không lâu sau cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4 ấy trở về với quê hương, ruộng vườn. Mặc dù 40 năm đã qua đi, ký ức về trận hải chiến bi hùng để bảo vệ biển đảo của tổ quốc vẫn chưa bao giờ nguôi trong ông.==>>

   <<<===Hải chiến Hoàng Sa 1974: Sống chết gạt bỏ sang một bên  -(TNO) Ông Phạm Ngọc Roa (64 tuổi, thôn Tân Hưng, xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), một người trực tiếp chiến đấu trong trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm, nhớ lại: Khi ấy, chúng tôi rất quyết tâm, sống chết gạt bỏ sang một bên…
   Hải chiến Hoàng Sa 1974: Căm phẫn vì lẽ cạn tình   - (TNO) Một tháng trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung đội địa phương quân Việt Nam trấn giữ Hoàng Sa còn cứu giúp ngư dân Trung Quốc gặp bão biển, nhường họ từng miếng cơm, nước uống, vậy mà sau ngày 19.1.1974, máy bay Trung Quốc bắn chặn cả tàu Việt Nam ra vớt xác.
Kiềm chế ‘chảo dầu’ thế nào ở Đông Á?  -(VNN)    —  Việt-Nga ký nghiệm thu tàu ngầm thứ hai  -(VNN)   —  “Việt Nam bố trí hệ thống phòng không hoàn bị trên quần đảo Trường Sa”  -(GDVN)
Dân có nói nặng một chút cũng phải nghe -(TVN)    —-  Chống tham nhũng: Chặt tay để giữ mạng -(VNN)
Người Trung Quốc suýt làm xấu mặt hàng không Việt Nam  – (ĐVO) – Người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc thừa nhận đã móc túi lấy 700 USD của một người Indonesia trên chuyến bay của Vietnam Airlines.   —   Hành khách Trung Quốc ăn trộm trên máy bay Vietnam Airlines  -(VNN)  — Huy động nguồn lực xã hội vào công tác đảm bảo ATTP  -(VNN)
Đất nước cần những quan chức thật, tiến sĩ thật  -(TT)   — Úc trục xuất du học sinh VN từng bị hành hung suýt chết  -(TT)
Hơn 10.000 lao động đang bị nợ 75,6 tỷ đồng tiền lương  -(TT)    —Cắt điện mỏ Suối Nhum để ngăn chặn khai thác titan trái phép  -(TT)
Không để dân thờ ơ với “đổi mới”  -(TT)   —   Sài Gòn – Côn Đảo: Chặng bay ‘móc túi’ khách? -(VEF)   —   Hàng không “móc túi“ dân Côn Đảo: Bộ trưởng Thăng trả lời  -(ĐV)   —   Thủy điện lại bị tố, EVN sẽ trả lời sao?  -(ĐV)   —   Bệnh nhân chết sau truyền nước: Bệnh viện bị ra giá?  -(ĐV)
Người dân dùng tiền thu hồi đất làm gì?  -(GDVN)    —   Làm người nông dân sao mà khổ thế!  -(TN)   —Nông dân Việt Nam khổ đến bao giờ?  -(TN)
Chạy theo cảnh báo   -(TN)  -Từ sữa, đến đồ chơi và bây giờ là quần áo chứa hóa chất độc hại, hệ thống cảnh báo các nguy cơ mất an toàn từ hàng hóa nhập khẩu của chúng ta hầu như chưa bao giờ phát huy tác dụng.

KINH TẾ
WEF: Bất bình đẳng thu nhập là mối đe dọa kinh tế toàn cầu  -(RFA)   —- Tiếp thị bia và những cuộc gọi nổi da gà lúc 0 giờ  -(VEF)
Đỉnh cao thưởng tết âm lịch: 709 triệu  -(VEF)   —-Những loại rau ‘tắm’ nhiều hóa chất nhất -(VEF)  —-Giới đầu tư nước ngoài quan tâm vụ Huyền Như  -(TT)
Việt Nam mở rộng khai thác cao su ở Campuchia  -(ĐV)   —  Đầu thầu vàng lãi lớn, NH lên kế hoạch huy động vàng  -(ĐV)
“Sẽ còn nhiều doanh nghiệp bất động sản ra khỏi cuộc chơi”  -(GDVN)   —    Thu hàng trăm tỷ của khách, dự án của Housing Group vẫn hoang tàn  -(GDVN)
Hàng nghìn vé tàu Tết đang ế, người tiêu dùng bức xúc nói gì?  -(GDVN)
Tổng giám đốc Petrolimex: “Độc quyền cũng không ăn thua”  -(GDVN)

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Loài người sẽ ăn con gì vào năm 2050 ?  -(RFI)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
TNGT nghiêm trọng, thượng tá cảnh sát tử vong  -(VNN)    —  Gần 100 ngày truy bắt kẻ giết bạn tình đồng tính  -(VNN)   >>>   TP.HCM: Bắt quả tang cán bộ Thuế nhận hối lộ   >>>  Qua đêm ở bến xe, giành giật mua vé Tết   —  Bắt quả tang đội phó chi cục thuế Q.1 nhận hối lộ  -(TT)

Bóng bay phát nổ, cả nhà bị bỏng  -(VNN)   >>>   Đồ chơi ‘lạ’ phát nổ, ít nhất 32 học sinh nhập viện   >>>  Những ‘kỷ lục’ trong đại án 12 tấn heroin chấn động   >>>  Dân Hà Nội đua vui, bỏ tiền triệu chơi pháo điện
Người đưa tin phủ nhận “kiều nữ Hải Dương” là bà Ngọc  -(TT)    >>>   Bắt hai đối tượng tàng trữ, buôn bán 550 viên ma túy   >>>   Truy bắt “nhạc công” giật điện thoại của sinh viên   >>>   Khởi tố 13 đối tượng trong đường dây trộm cắp thẻ tín dụng   >>>   Lãnh án tù vì trùm quần lên đầu chánh án
Nhìn lại cảnh chen lấn hỗn loạn mua vé Tết tại hãng xe Phương Trang  -(GDVN)
Hai can phạm chết do bệnh lý  -(TN)
Xét xử ‘đại án’ Huyền Như: Nguyên đơn dân sự làm nóng phiên tòa  -(TN)
Bé gái 13 tuổi nhanh trí thoát khỏi tay một ‘yêu râu xanh’  -(TN)
Một cô dâu Việt bị chồng Hàn bóp cổ đến chết  -(TN)

QUỐC TẾ
Pháp kêu gọi chính quyền Cam Bốt thương thuyết với đối lập  -(RFI)  —  LHQ sẵn sàng can thiệp vào bế tắc chính trị ở Campuchia  -(RFA)
Đấu khẩu Nhật-Trung thêm gay gắt -(RFI)   — Bình Nhưỡng đòi hỏi Nam Hàn và Mỹ hủy bỏ tập trận  -(RFA)   —  Seoul tập trận như dự kiến, bất chấp đe dọa của Bình Nhưỡng -(RFI)

Nguyễn Hữu Cầu, người tù lâu nhất VN sắp được thả?

Tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu.
Tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu.  -Gia đình cung cấp
Nghe bài này
Thông tin mới nhất từ gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết công an đã gặp con trai của người tù nhân nổi tiếng này và thông báo rằng họ sẽ thả ông ra vào tuần lễ sắp tới sau khi bức thư của cháu nội ông là Trần Phan Yến Nhi gửi cho các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gây xúc động cho hàng trăm ngàn người. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với con trai của ông để biết thêm chi tiết về nguồn tin này.
Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là tù nhân lương tâm có số năm ngồi tù lâu nhất lịch sử Việt Nam, 38 năm. Ông bị bắt làm tù binh vào năm 1975 cho đến năm 1980 mới được thả ra. Sau khi được thả ông sáng tác nhạc chống chính quyền mới và viết đơn tố cáo cán bộ cao cấp của tỉnh đã có  hành vi tham nhũng và hiếp dâm. Năm 1982 ông bị bắt, bị tòa sơ thẩm kết án tội phản động với mức tử hình. Mẹ ông kháng án tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.
Ông bị giam tại trại Z30A thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai từ ba mươi tám năm nay và chưa bao giờ chịu ký giấy xin ân xá theo đề nghị của trại giam.
Con trai ông là Trần Ngọc Bích cho chúng tôi biết công an đã tới tận U Minh Thượng để báo tin rằng ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được thả ra trong tuần tới. Anh Bích kể lại:
Một công an hỏi em có phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho chú về ở với ai hay không
Anh Trần Ngọc Bích
Anh Trần Ngọc Bích: Lúc đó em đang dạy học thì cô Hiệu phó gọi cho em nói là sau khi dạy xong thì lên văn phòng có hai người công an kiếm, một người là công an tỉnh và một người là công an huyện. Thoạt đầu em không biết đó là chuyện gì, sau khi lên văn phòng thì lúc đó có sự chứng kiến của cô Hiệu trưởng, em và hai công an. Một công an hỏi em có phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho chú về ở với ai hay không?
Em nói là hiện nay giòng họ bên nội của em không còn ai hết chỉ còn em và người chị, sau khi nếu ba em được tha thì em rất mừng nếu ba ở đâu là quyền của ba. Nếu ba ở trên Sài Gòn với chị thì ba đủ điều kiên để trị bệnh khi nào hết bệnh thì về ở với em.
Mặc Lâm: Sau khi báo tin như vậy họ có hỏi gì nữa không?
Anh Trần Ngọc Bích: Hai người công an còn hỏi em ai đánh bức thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền để cứu giúp cho ba anh? Em mới trả lời là con gái của em viết. Hai người công an nói cho họ gặp con gái của em. Lúc đó nó đang đi học em chạy đi chở nó về cho họ gặp. Hai người hỏi con gái em nội dung bức thư ai viết? con gái em trả lời tất cả nội dung trong thư đều do nó viết hết. Riêng cái khúc kêu oan từ đời cụ cố đến đời cô, rồi đời cha… khúc đó thì cha nói, còn tất cả nội dung thư đều do con viết hết. Mà con viết theo như lời của ông nội con nói chính tai con nghe bệnh tình của ông như thế. Lúc đó cũng nhân dịp ngày sinh nhật của ông.
Mặc Lâm: Anh và cháu đi thăm bác Cầu mới nhất vào lúc nào? Có phải sau lần đó thì cháu Trần Phan Yến Nhi mới viết lá thư gửi cho các cơ quan nhân quyền không?
Anh Trần Ngọc Bích: Em đi thăm ba lần đầu tiên với con gái em, nó viết thư nó kêu oan cho ông nó vào ngày 14 tháng 6 năm 2013 lúc đó bệnh tình của ba rất nặng như cháu đã nói trong thư và khi về cháu viết thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền. Sau đó em nhờ chú Nguyễn Bắc Truyển là người ở tù chung với ba em bỏ lên mạng cho mọi người biết để giúp đỡ ba em.
Chúng tôi may mắn được nói chuyện với cháu Trần Phan Yến Nhi và được cháu cho biết:
Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết
cháu Trần Phan Yến Nhi
-Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết. Cha con chỉ hướng dẫn cái khúc là cha và cô hai con kêu oan mà những lá thư đó không được hồi âm và đều bị bỏ vô sọt rác hết.
Quay lại với anh Trần Ngọc Bích chúng tôi hỏi cuối cùng thì hai công an có giải thích là tại sao họ lại phải đến nhà để báo tin này hay không? Anh Bích cho biết:
Anh Trần Ngọc Bích: Cuối cùng hai ông công an nói cái đơn tha của chú Cầu đã gởi lên cấp trên rồi và đợi họ xét duyệt cứ an tâm. Họ cũng nói anh và cháu đừng nên tiếp xúc với người lạ về vấn đề chú Cầu. Em trả lời rằng khi nào ba em thật sự được thả thì em và con gái em sẽ không kêu gọi sự giúp đỡ nào nữa, còn nếu chưa gặp thì em phải làm đơn kêu oan để cho ông về chứ tuổi ông đã cao và ở tù rất là lâu rồi. Lúc đó công an nói anh cứ an tâm ba anh sẽ được về ăn tết với gia đình mà.
Mặc Lâm: Trong khi công an nói chuyện với anh có ai biết hay nghe việc công an báo tin này hay không?
Anh Trần Ngọc Bích: Không phải chỉ nói riêng với em mà với cả lãnh đạo (nơi trường học) và lãnh đạo bây giờ đã nói với tất cả anh em dạy chung trong trường. Mấy anh em họ cũng gởi tin nhắn chúc mừng vì công an nói trước mặt lãnh đạo mà, vì vậy em trông cho thời gian mau hết để tuần sau ba được thả như lời mấy người công an họ nói.
Được biết sở dĩ con ông Nguyễn Hữu Cầu mang tên Trần Ngọc Bích vì theo anh nói khi ba anh bị bắt thì anh còn rất nhỏ, mẹ anh lấy chồng khác và lấy họ Trần của người chồng mới làm khai sanh cho anh.
Hiện anh Trần Ngọc Bích đang dạy tại Trường Tiểu học An Minh Bắc 4 Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.

Danlambao 17/1/2014.

Phỏng vấn Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa


Phạm Thanh Nghiên đã có dịp gửi đến quý độc giả hai buổi phóng vấn trước với năm vị khách mời là anh Lê Hưng (Hải Phòng), ông Ngô Nhật Đăng (Hà Nội), bà Ngô Thị Hồng Lâm, một người gốc miền Bắc hiện sinh sống tại Sài Gòn, Linh mục Đinh Hữu Thoại (Dòng chúa cứu thế Sài Gòn) và anh Phạm Văn Hải, một blogger tại Nha Trang. Vị khách mời thứ sáu và cũng là buổi phỏng vấn thứ ba liên tiếp xin được gửi đến quý vị những chia sẻ của Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi. Buổi phỏng vẩn thứ 4 với một bạn sinh viên tại miền Trung sẽ được chuyển đến quý độc giả vào ngày mai, ngày 18 tháng 1 năm 2014.

Thân nhân các Tù nhân Lương tâm Việt Nam lên tiếng trước Quốc hội Hoa Kỳ

Danlambao – Lúc 10 giờ sáng ngày 16/1/2014 (theo giờ Washington), Quốc hội Hoa Kỳ đã mở phiên điều trần nhấn mạnh về tình trạng của các Tù nhân Lương tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Buổi điều trần do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên Internet lúc 22 giờ tối, theo giờ Việt Nam.
Xuất hiện tại phiên điều trần có thân nhân của các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam như: Bà Trần Thị Ngọc Minh – mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Nguyễn Thị Trâm – mẹ luật sư Lê Quốc Quân, ông Trần Văn Huỳnh – ba anh Trần Huỳnh Duy Thức… Trong các phiên điều trần từng diễn ra, đây là lần đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thân nhân trực tiếp đến từ Việt Nam như vậy.

Bản điều trần trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ


Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)
Trần Thị Ngọc Minh
Washington, Ngày 14 tháng 01 năm 2014
Kính thưa quý vị, 
Tôi là Trần Thị Ngọc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây để trình bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi giam vào tù.

Mùa Xuân sau song sắt


Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - (Thương tặng các cháu, các con của tù nhân chính trị)
Ngồi trước bàn phím hôm nay, tâm hồn tôi hướng về cảm xúc của ngày xưa quá vãng và nước mắt bỗng rơi xuống khi nghe tin người tù lương tâm xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu có thể được trả tự do trong những ngày sắp tới.

Nguyễn Hữu Cầu, người tù lâu nhất VN sắp được thả?


Mặc Lâm (RFA) – Thông tin mới nhất từ gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết công an đã gặp con trai của người tù nhân nổi tiếng này và thông báo rằng họ sẽ thả ông ra vào tuần lễ sắp tới sau khi bức thư của cháu nội ông là Trần Phan Yến Nhi gửi cho các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gây xúc động cho hàng trăm ngàn người. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với con trai của ông để biết thêm chi tiết về nguồn tin này.

Hoàng, Trường Sa và lòng yêu nước của người Việt Nam


Bảo Giang (Danlambao) - Tôi dừng lại khi ánh mắt chạm vào dòng chữ Hoàng Sa và Hòa Giải Quốc Gia là tựa đề một bài viết của Huy Đức, đăng trên mạng.
Thoạt nhìn, cái tựa như một gợi ý ôn hòa, tạo ra một phong cách, một góc nhìn nghiêm chỉnh cho vấn đề, hay ít ra cũng là một phương thế nào đó mà tác giả muốn nói đến, hoặc muốn trình bày. Nhưng khi nhìn xuống dưới, tôi giật mình, kinh hãi. Hóa ra không phải là như thế. Vì ngay dòng đầu tiên của bài viết đã là những chữ có sức mạnh công phá dữ dội vào trong tiềm thức của người đọc. Nó phá hủy toàn bộ ý thức nghiêm chỉnh, đứng đắn do việc tác giả đem lòng yêu nước của phía bên này ra định lượng và coi đó là mẫu mực là thước đo để đánh giá về phía bên kia! Tệ hơn, nó còn tạo ra sự ngăn cách, khác biệt từ một câu nói vô ý thức của một Nguyễn Đăng Quang nào đó, được dùng làm mệnh đề chính yếu cho một bài viết rơi đúng vào thời điểm nhạy cảm. Đó là thời điểm mà những người từ miền nam đang tổ những nghi thức tù gia đình, hay tập thể để tưởng nhớ đến những con dân của Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chông Trung cộng xâm lược ở Trường Sa vào ngày 17-1-1974.

Đảng bỏ tù Văn học, chọc mù Văn thơ (Phần 1)


Uyển Thi (Danlambao) - Cứ mỗi độ xuân về tôi lại được nghe những bài hát xuân, mà lạ kỳ tất cả những bài hát đó đều là nhạc vàng những tiếng hát của Chế Linh cứ ấm áp lòng người với câu con biết bây giờ mẹ chờ tin con… hay tiếng hát Duy Khánh lại một mùa xuân buồn xa xứ nghe nhớ thương vây kín trong lòng… La lũ xa nhà chúng tôi lại đưa ánh buồn vời vợi nghĩ đến quê nhà, những bài hát đó đã được sáng tác cách đây gần nửa thế kỷ nhưng sao vẫn hợp thời, suy đi nghĩ lại thì bởi dòng nhạc vàng đó được sinh ra nơi một đất nước tự do VNCH kể cả các bài giáng sinh cũng thế mà mấy chục năm nay thời cộng sản không có được một bản nhạc nào nghe cho lọt lỗ tai tại sao?

Thanh Hóa: Công an đốt tiền để chống nhân quyền, dân phải xin gạo cứu đói


* Công văn của nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa công khai chống lại nhân quyền
Danlambao vừa nhận được một công văn quái gở của UBND tỉnh Thanh Hóa mang tên: “Quyết định về việc phê duyệt hỗ trợ kinh phí cho công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết Quốc phòng – An ninh, công tác phòng chống khủng bố và nhân quyền năm 2013 tỉnh Thanh Hóa”. Quyết định số 4717 do ông Nguyễn Đình Xứng, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký ngày 30/12/2013.
Theo nội dung quyết định, UBND Tỉnh Thanh Hóa sẽ cấp kinh phí lên đến 95 triệu đồng cho công an Thanh Hóa tổ chức hai hội nghị tổng kết cuối năm. Trong đó, khoản kinh phí 32,6 triệu đồng sẽ được chi cho hoạt động có tên gọi “Hội nghị tổng kết công tác phòng chống khủng bố, nhân quyền”.

Sư cọ thời đồ đồng!


Nguyên Anh (Danlambao) - Một bản tin lề đảng cho biết ông sư Thích Giác Nghĩa trụ trì chùa tại Trường Sa trong lúc về đất liền nhằm xin tiền bá gia bá tánh trả nợ đã bị ban trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa buộc… thôi việc và thay thế bằng hai vị sư thân thiết hơn ra tiếm chỗ!

Cộng sản dàn trận tranh phong


Nguyễn Nhơn (Danlambao) – Đầu năm tây 2014, Dũng xà mâu ra quân, đảng ta cầm chặt ngọn cờ dân chủ “theo tư tưởng bác hù!”
Dân có quyền ăn nói “trong khuôn khổ cơ chế” theo như nghị quyết đảng, chánh phủ cho phép. Chỉ được nói và nói, còn như mà táo gan, chống lại người thi hành côn(g) vụ thì… bắn bỏ. Đó là nguyên tắc xã nghĩa ta: Dân được quyền làm những gì pháp luật đảng không cấm. Cán bộ công chức chỉ làm những gì nghị quyết đảng và chú phỉnh cho phép, trừ việc thu nhận túi đô la bạc triệu vi thiềng thì không kể.

Vì sao Dương Tự Trọng được khen ngợi


Trần Mạnh Trung (Cán bộ Tuyên huấn hưu trí) – Dương Tự Trọng tội đã rành rành, y bị kết án 18 năm. Một phiên tòa được nức lòng quần chúng nhân dân, nhất là lời khai của Dương Chí Dũng về thượng tướng Phạm Quý Ngọ là đỉnh điểm quan tâm của dư luận.
Thế nhưng một số tờ báo của công an quản lý như tờ Năng Lượng Mới do đại tá công an Nguyễn Như Phong cùng với một số trang website của đám dư luận viên lại lên tiếng ca ngợi Dương Tự Trọng. Mặt khác những tờ này chỉ trích, khinh miệt Dương Chí Dũng. Thậm chí trang website http://www.nguyentandung.org còn kết án Dương Chí Dũng âm mưu đánh phá Bộ công an, có thể Dương Chí Dũng là phần tử phản động phá hoại.

Kỷ niệm đại thắng ‘trận đánh đẹp’ lần thứ II


Vũ Thế Phan (Danlambao) - “Tôi nói thật với quí vị rằng không thể nào chấp nhận được khi quí vị đòi hỏi cho quí vị những điều mà chính quí vị (khi lên voi) đã từ chối cho kẻ khác”

Phỏng vấn blogger Mẹ Nấm Gấu về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa


Dân Làm Báo – Đồng hành cùng loạt bài phỏng vấn của blogger Phạm Thanh Nghiên với “mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong xã hội, về quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực, công bằng, biết tri ân với những người đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc…”, Dân Làm Báo gửi đến các bạn trong thôn phần phỏng vấn blogger Mẹ Nấm Gấu (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) về Hải chiến Hoàng Sa và sự hy sinh của các chiến sỹ VNCH đã vị quốc vong thân.

17/1: Tin tức, bình luận trong ngày

Đảng ta vinh danh… anh hùng ngụy quân ngụy quyền


Bấm “đọc thêm” để xem tiếp…

Thức tỉnh


Nguyễn Anh Dũng (Nhà giáo – cựu chiến binh) – Chiến tranh, chiến tranh và… chiến tranh. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến tranh để giữ nước. Trước các cuộc xâm lược của giặc phương bắc, kể từ thời xa xưa cho tới ngày nay.
Trước đây nước Mỹ tham chiến ở Việt Nam, đâu phải để thực hiện mục đích xâm lược, họ không hề lấy đi của Việt Nam một tấc đất nào. Nhà nước VNCH vừa phải chống trả sự tấn công tổng lực của quân Bắc Việt, vừa phải chiến đấu chống quân Trung Quốc. Cuộc chiến ngày 19/1/1974 bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, bởi sự hy sinh của 74 chiến binh của quân đội VNCH. Đến nay họ vẫn chưa được vinh danh, thân nhân chưa chưa được hưởng những sự giúp đỡ cần thiết. Đó là tội lỗi, là vết nhọ đối với nhà nước cộng sản Việt Nam.

Tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung


Người ta nói… và tôi nghe
Người ta phỉnh phờ “Bốn Tốt”
Và tung hô “Mười Sáu Chữ Vàng”
Tôi nghe thác gào nơi Bản Giốc
Và Hoàng Sa căm uất sấm gầm

Công an đòi trục xuất Hòa thượng Thích Chơn Tâm khỏi chùa Từ Hiếu, Sài Gòn


Một Tăng sĩ Phật giáo phải sống lang thang, không chùa viện, không nơi cư trú, hết tạm lánh nơi nầy đến nơi khác, đi đâu cũng bị chính quyền địa phương xua đuổi…
Paris, ngày 16.1.2014 (PTTPGQT) – Trên đây là lời viết trong bức thư của Hòa thượng Thích Chơn Tâm, Chánh Thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi tới Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ở Paris, nhờ can thiệp với Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Phật tử phát quà tết cho đồng bào nghèo cũng bị giải tán vì “tụ tập đông người trái phép”


Bạn đọc Danlambao – Vào ngày 15 tháng 1, 2014, tại xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước chùa Trúc Lâm Phật Thông đã bị nhà nước kiếm cớ hạch sách, lập biên bản, giải tán những người đang phát quà tết cho đồng bào nghèo. Nguyên nhân các cán bộ quan chức gây khó là vì người dân đã không “trình” với quan xã mà chỉ trình với quan thôn đồng thời có liên hệ với Hội Bảo Trợ Người Tàn Tật, Trẻ Mồ Côi và Bệnh Nhân Nghèo (NTTTMCBNN).

Chơi luật giang hồ


Đồng Tháp: Công an đánh nữ sinh nhập viện


Tùng Hương (PN) – Chỉ vì thắc mắc việc bạn học bị giữ hơn hai giờ mà chưa được giải quyết, em Nguyễn Huỳnh Thu Oanh (SN 1996), học sinh lớp 12 A Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) TP. Cao Lãnh, đã bị ông Nguyễn Minh Tâm, công an viên thị trấn Mỹ Thọ (TP. Cao Lãnh) chửi mắng thô tục, rồi đánh đập đến mức phải nhập viện điều trị trong nhiều ngày. Sự việc xảy ra đã hơn 20 ngày nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Trường ca ngày về


Trầm Kha – Trung úy Hải Quân Nguyễn Văn Đồng 
Anh vẫn đợi ngày thanh bình trở lại.
Anh sẽ về với một khối tình say.
Cho em cả cuộc đời áo chiến bạc vai,
thơm mùi nắng cháy.
Cho em hết không còn gì giữ lại.
Cả tháng ngày nằm rừng ngủ bụi
Những đêm dài kịch chiến giữa rừng hoang.

Hoàng Sa ơi!


Trần Hoàng Lan (Danlambao)
40 năm rồi Hoàng Sa ơi!
Lịch sử vẫn đẫm trang máu hòa nước mắt
Máu vẫn đổ, máu những người dân Việt
hòa nước mắt của đất mẹ khóc những đứa con
là Hoàng Sa, Trường Sa, Bản Giốc, Nam Quan
đang rên xiết dưới gót giày của kẻ thù phương Bắc