Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

“Tham nhũng đang đe dọa chế độ” - Lương tâm của nhà báo để đâu?

Tin Chưa Kiểm Chứng : Dương Chí Dũng đã chết trong trại giam?


"Dương Chí Dũng đã bị trụy tim chết trong tù ngày 16/01/2014." Có ai mở được cái link này không, tui không mở được? "Tin Chưa Kiểm Chứng: Dương Chí Dũng đã chết trong trại giam? Tôi xin khẩn báo tin đến quý báo,Ông Dương chí Dũng sinh năm 1958,người nhận án tử hình trong phiên tòa sơ thẩm xử vụ Vinalines đã mất ngày hôm nay ngày LTS: Nếu tin này là thực, xin cám ơn người báo. Nếu là tin để đùa, thì không nên Kính gửi quý báo. Tôi xin khẩn báo tin đến quý báo,Ông Dương chí Dũng sinh năm 1958,người nhận án tử hình trong phiên tòa sơ thẩm xử vụ Vinalines đã mất ngày hôm nay ngày 16 tháng 1 năm 2014 vì chứng trụy tim,đây là tin chúng tôi mới nhận được từ một người bạn của chúng tôi hiện đang công tác nơi trại giam mà ông Dũng đang ở. 
  Phan huy Ninh

Vụ án Dương Chí Dũng: Nguyên CT Nước Nguyễn Minh Triết: “Tham nhũng đang đe dọa chế độ”

“Bài học ở Đông Âu, Ai Cập và Bắc Phi đã cho thấy, khi tham nhũng trở lên tràn lan, lòng dân không yên người ta nổi lên thì coi như chế độ sụp đổ” – nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trăn trở khi trò chuyện cùng báo Một Thế Giới.
Cần trị tham nhũng để lấy lại lòng tin

“Vụ mùa xuân Ai Cập: Nguồn gốc là gì?" – nguyên chủ tịch nước phân tích. “Khi tham nhũng lên đến Trung ương rồi, người dân bất mãn và đây là dịp để bùng nổ. Khi các cuộc cách mạng mùa xuân ở Ai Cập và Bắc Phi diễn ra, tôi có nói chuyện với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang về vấn đề tham nhũng và lý do vì sao Đông Âu sụp đổ”.

Mùa xuân năm 2011, hàng triệu người dân Ai Cập biểu tình 18 ngày liên tục tại Quảng trường Tahrir, dẫn đến sự sụp đổ chế độ độc tài của tổng thống Hosni Mubarak. Sự kiện trên bắt nguồn từ hành động tự thiêu của một anh chàng bán rau 27 tuổi trên đường phố và bị cảnh sát bắt.

“Ngày xưa tham nhũng chưa nhiều như bây giờ và nó có mức độ. Nhưng bây giờ tham nhũng tràn lan” – nguyên chủ tịch nước nói. “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết. Không cải tiến tiền lương, lên diễn đàn từ ông lớn dến ông nhỏ đều bảo không đủ sống, nhưng vợ con thì đề huề, người ta nhìn vô không phục”.

“Theo tình hình này, ở Bắc Phi, Trung Đông, lãnh đạo các nước tham nhũng, lòng dân không yên thì người ta nổi lên. Tương tự kịch bản thì Việt Nam nếu không quyết liệt chống tham nhũng thì cũng khó tránh khỏi, tôi nói với anh Nguyễn Phú Trọng và  anh Tư Sang là các ông đừng chủ quan. Cần phải trị được bài tham nhũng này để lấy lại niềm tin trong nhân dân”.
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết". (ảnh: Nguyên Trương)


Nhân vụ án Dương Chí Dũng, theo nguyên chủ tịch nước, để trị triệt để tham nhũng là hoàn toàn có thể. Vấn đề là có làm quyết liệt  hay không.

“Nếu làm thì được chứ sao không. Chúng ta thành lập một ban đặc biệt để làm. Không có luật nào cấm hết, mà nếu có cấm thì quốc hội 6 tháng họp một lần, chúng ta có thể sửa. Quan trọng là chọn người đứng đầu” – nguyên chủ tịch nhận định.

“Muốn chống tham nhũng một cách triệt để thì thứ nhất là phải làm từng bước, cứ có vụ nào làm triệt để vụ đó. Thứ hai là những quan chức được cử đứng đầu phải thực sự mạnh mẽ, thực sự liêm khiết, tham nhũng sẽ được giải quyết lần lần”.

Về vấn đề có đại biểu quốc hội nêu ra giữa nghị trường là “tham nhũng chưa bị sát thương”, hay thậm chí có đại biểu còn thừa nhận “chỉ mới chống được tham nhũng đến cấp làng, cấp xã”. 
Nguyên chủ tịch bày tỏ quan điểm: “Chống đến cấp thôn, cấp xã vẫn chưa làm được, mới làm sơ sơ trầy da thôi.Khi tôi về xã mới thấy người dân mình khổ, khi có chuyện gì xảy ra không thấy công an, chính quyền bảo vệ”.
Đề cập đến vấn đề luân chuyển cán bộ, nguyên chủ tịch nước cho biết đây là vấn đề cần thiết nhưng chúng ta đừng quá công thức, cứng nhắc.

“Mấy năm gần đây qui hoạch cán bộ trên về cơ sở, ai không qua cấp huyện thì không lãnh đạo cấp tỉnh, ai không qua cấp tỉnh thì không lãnh đạo cấp trung ương. Theo tôi, qua cơ sở là môi trường rèn luyện tốt, nhưng ko nên tuyệt đối quá. Bây giờ  gần như là tuyệt đối quá thì gây khó khăn cho nhiều cán bộ giỏi”.

Đối xử trước sau như một với thế hệ có công
Nguyên chủ tịch nước kể câu chuyện về bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Y tế chính phủ Cách mạng Lâm thời miền nam Việt Nam, sau là Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách phía nam.

“Có lần chị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình) than với tôi rằng sao Quỳnh Hoa bây giờ khó gặp quá, xin gặp mấy lần mà vẫn không cho gặp. Lúc đó tôi là bí thư thành ủy TPHCM, hai ba lần tôi tìm gặp nhưng cũng bị từ chối. Sau tôi phải nhờ qua ông chồng (GS Huỳnh Văn Nghị - MTG) tôi mới được chị ấy tiếp. Sau tôi tìm hiểu kỹ lý do tại sao chị ấy giận thì có nhiều nguyên do, trong đó có câu chuyện về căn nhà của chị ấy”.

“Chị nói với tôi: Ông coi thời tôi đi theo cách mạng tôi bỏ nhà bỏ cửa hết, nhà này của tôi nhưng do ba tôi đứng tên để có bề gì thì cũng còn mà ở. Đến hồi giải phóng, tôi là bộ trưởng chính phủ lâm thời, đáng lẽ tôi có nhà, có tiêu chuẩn nhưng tôi không nhận, tôi về nhà tôi ở”.

“Vậy mà nhà tôi, cho đến bây giờ tôi vẫn không làm được chủ quyền. Sau khi ba tôi mất  người ta nói với tôi là tôi phải có giấy của ông anh bên Mỹ, ông anh ở bên Pháp gửi về chứng nhận ủy quyên cho Quỳnh Hoa. Tôi nói mắc mớ gì tôi làm, nên tôi không làm”.

“Rồi từ đó chị ấy tự ái, trách cứ, không tiếp ai hết.Khi biết rồi thì tôi về tính chuyện làm.Nhưng làm cũng không dễ, do cơ chế. Nhưng tôi vẫn làm quyết liệt cho chị ấy. Chị ấy vui vẻ ngay. Chị ấy nói: Tôi không lấy nhà của nhà nước là may cho nhà nước rồi, chứ nhà của tôi mà cũng không cho tôi làm chủ quyền là sao” - nguyên chủ tịch nước kể.

“Sau này chị Bình nói với tôi, lúc đó tôi còn là chủ tịch nước, là hiện còn nhiều người có công với đất nước, nhưng vẫn chưa được xét công nhận. Vậy là tôi yêu cầu cho rà soát lại hết, sau đó làm qui trình xét trao huân chương, huy chương cho họ, tất cả đều vui vẻ”.

“Do đó, đối xử với  thế hệ có công với cách mạng, chúng ta cần phải trước sau như một, cần bản lĩnh để giải quyết các vấn đề, chứ nếu không, mình sẽ bị cho là không thủy chung” – nguyên chủ tịch nước đúc kết.
Ngọc Thịnh (thực hiện)
(Một thế giới)

DB Hoa Kỳ Nhận Đỡ Đầu Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh

Dân Biểu Chris Van Hollen và bà mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh
Văn phòng Dân Biểu Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) cho biết là vị dân biểu này đã chính thức đồng ý đỡ đầu cho tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh.

Điều này xảy ra chỉ vài tiếng sau khi Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh, điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos.

DB Van Hollen rất quan tâm đến quyền lao động và đặc biệt có tiếng nói ảnh hưởng trong Đảng Dân Chủ trong vấn đề phê chuẩn thương ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngày Thứ Tư tuần trước, 8 tháng 1, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc của BPSOS, hướng dẫn một phái đoàn đến gặp DB Chris Van Hollen để vận động cài điều kiện nhân quyền vào cuộc thương thảo TPP với Việt Nam. Phái đoàn đề nghị DB Van Hollen đỡ đầu cho cô Minh Hạnh, đang bị tù đày do tranh đấu cho quyền lao động.

Đỡ đầu nghĩa là can thiệp cho tù nhân lương tâm cho đến khi được trả tự do.

“Sự can thiệp của DB Van Hollen, nhất là trong bối cảnh TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng trong cuộc vận động của chúng tôi để đòi tự do cho cô Minh Hạnh”, Ts. Thắng nói. “Nếu chúng ta ở khắp nơi cùng vận động các vị dân biểu của mình thì số tù nhân lương tâm Việt Nam được đỡ đầu sẽ tăng lên đáng kể.”

Vận động mỗi dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu một tù nhân lương tâm Việt Nam là một phần của chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam mà BPSOS phát động ngày 24 tháng 7, 2013. Đây cũng là ngày mà Tổng Thống Barack Obama đón tiếp Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang ở Toà Bạch Ốc.

Hiện nay, DB Christopher Smith đã nhận đỡ đầu cho LM Nguyễn Văn Lý, DB Alan Lowenthal cho Nguyễn Tiến Trung, DB David Price cho Ts. Cù Huy Hà Vũ, và nữ DB Sheila Jackson-Lee cho blogger Tạ Phong Tần.


Sau buổi điều trần, DB Alan Lowenthal (Dân Chủ, California), một thành viên của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, đã mời Bà Ngọc Minh cùng với phái đoàn người Việt đến văn phòng riêng. Tại đây DB Lowenthal cho biết sẽ cùng các dân biểu khác quyết tâm tranh đấu để cô Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do.
MS (Lanney Tran)

Câu chuyện ấm lòng đầu năm 2014

Đây là một câu chuyện có thật diễn ra vào lúc trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000đ, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11, tp Sài Gòn.


Trong lúc mọi người đang loay hoay vì giờ cao điểm khách vào ăn cơm đông, cậu bé sinh viên (là lực lượng tình nguyện viên phụ giúp quán) lại báo có cô bán ve chai là khách hàng thương xuyên của quán muốn gặp. Vừa gặp chủ quán, chị vừa khóc vừa kể: "Năm nay làm ăn khó khăn quá, đối với chúng tôi những người lao động xa quê lên đất Sài Gòn tìm một công việc đã khó và còn khó hơn khi vật giá leo thang và thu nhập thì thấp - chị vẫn vừa nói vừa khóc - nhưng tôi đã vào quán này ăn từ ngày quán khai trương cho đến nay đối với chúng tôi đây thật sự là điểm đến buổi trưa ấm lòng, tiết kiệm được chút ít chi phí cho bữa ăn hàng ngày...". Nói xong chị đi ra xe đẩy ve chai của mình ôm vào quán 1 bao gạo 10kg và 1 chai dầu ăn 1 lít, chị nói xin quán hãy nhận ở nơi tôi tấm lòng, để chia sẻ với nhau. Chủ quán cơm ngỡ ngàng, không biết phải làm sao vì món quà này đối với nhiều người tuy nó không lớn, nhưng đối với một người thu nhập thấp thì đây quả là một số tiền cũng không hề nhỏ. Rồi anh nói sẽ nhận ở tấm lòng của chị. Thế nhưng chị nhất quyết không chịu, bắt chủ quán phải nhận bao gạo và chai dầu ăn.

Chủ quán cơm chỉ còn cách nhận những món quà tình, quà nghĩa kia và dặn dò chị mai mốt chị đến ăn cơm, hôm nào buôn bán ve chai được kha khá thì chị có thể đem lại 1 bó rau muống hoặc 1 chai nước tương nho nhỏ là được rồi, không nên mua với số tiền vượt khả năng của mình, quán sẽ không nhận đâu. Chị cười và câu chuyện cứ như dài bất tận tựa tấm lòng của những người tốt gặp nhau.
Theo FB Thanh Huy

Mỹ gấp rút chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc?

Việc Mỹ khẩn trương mua các loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu được cho là động thái chuẩn bị ứng phó cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

Theo trang tin Strategy Page, Hải quân Mỹ đã đặt hàng các nhà thầu gấp rút thiết kế và sản xuất cho họ mục tiêu bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc.

Rõ ràng họ đã tính toán và nhận ra rằng các quốc gia có nguy cơ lớn nhất trở thành kẻ thù của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm do Trung Quốc sản xuất .

Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều tên lửa chống tàu loại C-801 hoặc C-802, bản thân họ cũng sử dụng các loại tên lửa này. Trong đó, C-801 có chiều dài 5.81m, đường kính 0,36m, trọng lượng 636kg và có tầm bắn tối đa khoảng 42km. C-801 gần giống với loại tên lửa Exocet của pháp, và người ta cho rằng nó được thiết kế dựa trên nền tảng Exocet.

Biến thể cao cấp hơn của C-801 là C-802A với chiều dài 6,8m, đường kính 0,36m, trọng lượng 682kg và lắp đầu đạn nặng 165kg. C-802 có tầm bắn tối đa là 120km, và đạt tốc độ lên đến 250m/s.
Tên lửa hành trình cận âm C-802 của Trung Quốc sản xuất.

Thiết kế tên lửa Exocet của Pháp có trọng lượng 670kg, tầm bắn 70km (biến thể gần đây đã tăng tầm lên 180km) đã xuất hiện được khoảng hơn 30 năm. Nó từng được sử dụng trong các cuộc chiến và có độ tin cậy khá cao. C-802 mặc dù không được “siêu việt” như Exocet nhưng nó có hình dáng tương tự và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hành trình hoàn thiện nâng cấp “biến thể Exocet” của họ.

Ngoài việc phát triển và khẩn trương đưa vào sử dụng mục tiêu bay cận âm, cách đây 3 năm Hải quân Mỹ đã đưa loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu siêu thanh vào hoạt động trong quân đội.

Mục tiêu bay siêu thanh này định danh là GQM-163A Coyote SSST (supersonic sea-skimming target). Nó được trang bị 2 động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực dòng thẳng ramjet cho hành trình bay chính. GQM-163A có thể đạt tầm bắn tới 110km và tốc độ hành trình lên đến 2.600km/h.

Coyote được sử dụng với mục đích mô phỏng chân thực nhất của cuộc tấn công từ tên lửa hành trình siêu thanh Klub của Nga, giúp các chiến hạm Mỹ luyện tập dần với việc đối phó với loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm này. Sẽ có ít nhất là 39 quả GQM-163A được chế tạo với giá thành 515.000 USD/quả. Như vậy GQM-163A sẽ là mục tiêu bay tên lửa đầu tiên của Mĩ sử dụng thành công động cơ phản lực dòng thẳng ramjet và công nghệ này giờ đây có thể được áp dụng trên các loại tên lửa khác.
Mục tiêu bay siêu thanh GQM-163A Coyote SSST.

Coyote sẽ là câu trả lời của Mỹ trước tình hình có rất nhiều quốc gia đã trang bị các tên lửa chống tàu siêu âm khác. Đặc biệt, có người còn lo sợ rằng tên lửa chống tàu 3M54 của Nga (thuộc tổ hợp tên lửa Klub), loại được sử dụng ở các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc  không thể bị đánh chặn.

Với trọng lượng 2 tấn và có thể phóng từ ống phóng ngư lôi loại 533mm  trên tàu ngầm Kilo, 3M54 lắp đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 300km, và có thể đạt vận tốc lên tới 3.000km/h trong một phút trước khi tiếp cận mục tiêu.

Điều khiến cho 3M54 trở nên đặc biệt nguy hiểm chính là tính năng tăng tốc trước khi tiếp cận mục tiêu của nó, tính năng này sẽ hoạt động khi tên lửa chỉ còn cách mục tiêu khoảng 15km. Ở vị trí ấy, tên lửa sẽ di chuyển ở độ cao khoảng 30m.

Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa. Tính năng tăng tốc độ khi đến gần mục tiêu giúp cho tên lửa di chuyển quãng đường 15km cuối cùng chỉ trong vòng dưới 20 giây, điều này sẽ gây khó khăn cho các loại vũ khí chống tên lửa trong việc "hạ gục" chúng.
Mỹ rất ngán ngại tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S vốn trang bị trên tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc. Trong ảnh là kỹ sư Nga nạp đạn 3M-54 vào tàu ngầm Kilo.

Tên lửa 3M54 cũng tương tự như một loại tên lửa trước đó của Nga được sử dụng trong chiến tranh lạnh, đó là 3M80. Loại này có đầu đạn lớn hơn 300kg và tầm bắn thấp hơn 120km.  Đáng lưu ý, 3M80 hiện được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Những tên lửa này đang được xem xét để sử dụng như một “sát thủ tàu sân bay”, thế nhưng không ai biết được sẽ có bao nhiêu trong số chúng sẽ được dùng để phóng vào các tàu sân bay, chứ chưa nói đến việc đánh chìm chúng. Thêm vào đó, tên lửa của Nga có rất ít kinh nghiệm chiến đấu, và thường được xem là vận hành một cách thất thường.
(Kiến thức) 

Tướng Công an điều tra Hà Nội xin thôi chức

Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội, Thiếu tướng Trần Thùy đã chủ động xin thôi chức do sắp đến tuổi nghỉ hưu.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội - được bổ nhiệm giữ chức vụ Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội thay cho Thiếu tướng Trần Thùy.
 
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc được bổ nhiệm giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - CATP Hà Nội.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc được bổ nhiệm giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - CATP Hà Nội.
 
Theo đó, ngày 16/1, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội - đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho Đại tá Nguyễn Duy Ngọc.
 
Lãnh đạo CATP Hà Nội cho biết, Thiếu tướng Trần Thùy chỉ còn 3 tháng nữa sẽ về hưu. Do không muốn gián đoạn công việc nên Thiếu tướng Trần Thùy đã chủ động xin thôi chức vụ. Việc bổ nhiệm Đại tá Ngọc giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan CSĐT nhằm đảm bảo tốt công việc chung của CATP Hà Nội.
 
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc đã được Giám đốc CATP Hà Nội khen thưởng về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian công tác vừa qua.
 
Cũng trong buổi họp sáng 16/1, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã yêu cầu điều chuyển Phó Công an phường Giảng Võ (quận Ba Đình) vì để xảy ra vụ ATM của Maritime Bank bị trộm cậy phá.
 
Theo đó, ông Đinh Bá Pha sẽ về Đội Thi hành án thay vì giữ chức Phó Công an phường Giảng Võ như hiện nay.
 
Giám đốc Công an Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, ông Đinh Bá Pha không hoàn thành nhiệm vụ, không xứng đáng làm Phó Công an phường nên chuyển ông này xuống đội thi hành án.
 
Xuân Tùng (Tổng hợp)
(Đất Việt)

Lương tâm của nhà báo để đâu?

Sau người phụ nữ được gọi là "kiều nữ” phải khóc tức tưởi về những thông tin báo chí đưa râm ran mà chị cho là hoàn toàn "vu khống và phỉ báng danh dự, nhân phẩm”, sẽ còn những ai nữa sẽ trở thành nạn nhân của những thông tin thất thiệt được đăng như thật trên các tờ báo lấy tiêu chí "giật gân” làm lẽ sống? Một ngày sau Hội nghị Báo chí toàn quốc, những giọt nước mắt vỡ òa của người phụ nữ là nạn nhân của báo chí "lá cải” có làm động lòng các nhà báo đang có đầy đủ phẩm chất "kền kền” hay không?
Mỗi khi xã hội có chuyện, người ta hay nói đến hai chữ "lương tâm”. Vậy lương tâm của nhà báo ở đâu, đâu rồi "mắt sáng, lòng trong, ngòi bút sắc”? Để thay vào đó, đổ xô vào những hở hang, sex, vụ án, đời tư…một cách thiếu tự trọng nghề nghiệp.
Từ bao giờ, tin đồn đã ngang nhiên xuất hiện trên mặt báo như thật? Từ bao giờ, "phẩm chất kền kền” đã trở thành một vết dầu loang, từ một vài tờ báo sặc mùi thị trường sang cả những tờ báo mà trước đó, bạn đọc từng yêu quý vì sự đứng đắn và mực thước? Vụ "kiều nữ Hải Dương” gần như  là điển hình cho việc từ một thông tin thất thiệt vu vơ nào đó bên ngoài, thông tin được chễm chệ đưa lên mặt báo, lan truyền từ báo nọ sang báo kia bằng cách dẫn nguồn của nhau, xào xáo của nhau và hỉ hả cùng nhau tăng lượng truy cập. Khoan hãy nói tới thông tin kia là "vu khống” hay không, chuyện đó là việc người phụ nữ sẽ đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ, nhưng chỉ nói về nội dung thông tin, ngay từ khi nó lan truyền từ báo này sang báo khác, đã thấy mức độ nhảm nhí và thiếu căn cứ một cách khó chấp nhận. Vậy mà bất chấp, các tờ báo vẫn đăng ảnh ngôi nhà, đến gặp người nọ người kia phỏng vấn như với một sự kiện thời sự nóng bỏng cần đến vai trò báo chí.

Bây giờ giả sử trên đời có thật một câu chuyện tương tự như vụ "kiều nữ” thì đó vẫn là một sự xâm phạm đời tư người khác nếu báo chí đưa thông tin lên báo. Nữa là một thông tin nhảm nhí, đồn thổi, vu vơ, thiếu kiểm chứng. Và việc nó xuất hiện trên báo có giá trị, có ý nghĩa gì đối với đời sống cộng đồng ngoài việc tăng lượng truy cập. Có những tờ báo, nhà báo vẫn lo ngại về sự xuống cấp của đạo đức xã hội nhưng cũng có một số ít nhà báo, tờ báo "gieo rắc” những thông tin thiếu đạo đức nghề nghiệp là mang chuyện riêng người khác ra làm trò giải trí, bình phẩm thiếu lành mạnh (đấy cứ cho đó là thông tin có thật). Nhất là khi những thông tin này là không có thật.
Mỗi khi xã hội có chuyện, người ta hay nói đến hai chữ "lương tâm”. Vậy lương tâm của nhà báo ở đâu, đâu rồi "mắt sáng, lòng trong, ngòi bút sắc”? Để thay vào đó, đổ xô vào những hở hang, sex, vụ án, đời tư…một cách thiếu tự trọng nghề nghiệp.

Thực trạng báo chí chạy theo tínhgiật gân đưa thông tin thiếu kiểm chứng gây những hậu quả tai hại tới kinh tế, gây hoang mang niềm tin trong xã hội, xúc phạm đời tư người khác, làm lệch lạc thẩm mỹ và thuần phong mỹ tục…đã được các cơ quan quản lý lên tiếng từ lâu nhưng chưa có nhiều những biện pháp xử lý tới nơi tới chốn. Báo chí hướng dẫn dư luận sống và làm việc theo pháp luật thì tối thiểu các nhà báo trước hết phải là những người chấp hành luật pháp. Phải hiểu rằng nhân phẩm con người là thứ phải được tôn trọng và bảo vệ. Không thể vì mục đích chạy theo tính giật gân mà chà đạp lên nhân phẩm người khác khi hả hê gán cho ai đó tội "bắt cóc lái xe taxi”.

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc vừa qua, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh cho rằng cần siết kỷ cương báo chí trong năm 2014 này. Đó là mong mỏi của dư luận, của những nhà báo chân chính và những tờ báo nghiêm túc, để những con sâu không làm "rầu nồi canh”, để đạo đức làm nghề là thứ phải được nghiêm cẩn gìn giữ. Nhưng cũng như nhiều việc khác, việc lập lại kỷ cương không phải là thứ cứ hô hào là được, nhất là khi gánh nặng áo cơm đang đè nặng lên vai những tờ báo bươn chải ngoài thị trường và áp lực cạnh tranh hơn nhau một cái tin thôi đang là chuyện sống còn của nhiều tờ báo. Đã đến lúc, với trình độ dân trí phát triển như hiện nay, các cá nhân bị xúc phạm, bị xâm hại sẽ không ngồi yên chịu "ấm ức” nữa, họ sẽ buộc những người đưa tin vu khống, bịa đặt phải trả giá cho hành động của mình. Và điều này may chăng mới khiến những người đang xem nhẹ tính "sự thật” của báo chí "chùn tay”.

Báo chí ngày nay xét ở khía cạnh thị trường cũng là một loại hàng hóa. Dù vậy, nó phải là một loại sản phẩm có văn hóa và có những nguyên tắc không được phá vỡ. Nếu đi ngược lại, đến một ngày, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt vì tính giật gân sẽ tác động đến tâm lý xã hội, bào mòn và làm băng hoại tâm hồn dần dần mỗi ngày, như "kền kền” rỉa từng tí một. 
Thành Vĩnh
(Báo Đại Đoàn Kết)

Việt Nam có thể hoãn khởi công điện nguyên tử tới 2020

Việt Nam có thể hoãn khởi công điện nguyên tử tới 2020
Thủ tướng “làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”...


Petro Vietnam phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5.000 MW thay thế cho 4.000 MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công, Thủ tướng nói tại lễ tổng kết công tác 2013 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, diễn ra ngày 15/1, theo nguồn tin từ báo Tuổi trẻ.
Tờ báo này cũng dẫn tiếp lời Thủ tướng, “làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
Trước đó, theo nghị quyết của Quốc hội, việc khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ tiến hành vào 2014. Song, báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua đã cho biết, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 không thể khởi công đúng kế hoạch, mà có thể chậm đến 3 năm.
Tại sao chậm, trách nhiệm của ai, việc chậm trễ có làm tăng chi phí đầu tư không, có làm giảm hiệu quả dự án không, là nội dung đã được một vị đại biểu gửi chất vấn đến người đứng đầu Chính phủ.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương trả lời, theo tính toán của bộ này thì việc khởi công chính thức, đổ mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng sớm nhất vào cuối 2017, đầu 2018.
Nguyên nhân chậm tiến độ được giải thích là do những vấn đề phát sinh trong việc nghiên cứu lựa chọn địa điểm đã làm kéo dài thời gian lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư (FS) khoảng hai năm so với dự kiến ban đầu.
Nay, theo thông tin từ Thủ tướng được báo chí đăng tải, thì công trình điện hạt nhân có thể khởi công chậm tới 6 năm so với yêu cầu của Quốc hội.
(VnEconomy)

Xử “đại án” Huyền Như: Bằng chứng quan trọng vừa được công bố tại tòa

Huyền Như có dấu hiệu của tội tham ô tài sản ?
Lúc 8h15 hôm nay (17.1), phiên tòa tiếp tục diễn ra, với phần các đại diện ngân hàng, Cty bổ sung phần tranh luận của luật sư, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

Mở đầu phiên xử sáng nay, ông Lê Thanh Hải - đại diện Ngân hàng Á Châu (ACB) - đã công bố bức thư xác nhận số dư tài khoản của chính Vietinbank vừa gửi cho nhân viên ACB khi phiên tòa đang diễn ra, đây là bằng chứng quan trọng được phía ACB công bố và cung cấp cho tòa.

Với bằng chứng mới nhất để khẳng định rằng tiền của ACB đã và đang do Vietinbank quản lý, chịu trách nhiệm.

Ông Lê Thanh Hải khẳng định: “ACB khẳng định, quan hệ tiền gửi với Vietinbank là quan hệ hợp đồng hợp pháp, được xác lập với Vietinbank, do ông Hoàng, bà Hương đều là Phó Giám đốc Vietinbank TPHCM ký kết, đóng dấu thật, tiền được chuyển vào Vietinbank có hạch toán thành tài sản của mình, sao kê chi tiết tài khoản của các nhân viên ACB cũng thể hiện rõ việc này.

Hoàn toàn không phải do Huyền Như nhân danh Vietinbank huy động tiền cho cá nhân Huyền Như. Tiền gửi đều được chuyển vào tài khoản của các cá nhân là nhân viên ACB, qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có mã Citad rõ ràng, đã được hạch toán là tiền huy động của Vietinbank, đã xác nhận bằng sao kê tài khoản cấp cho các nhân viên ACB”.

Ông Lê Thanh Hải đã công bố tại tòa một bằng chứng mới, rất quan trọng, để chứng minh tiền của ACB đã và đang do Vietinbank quản lý và chịu trách nhiệm: “Mới đây, khi phiên tòa đang diễn ra, thì ngày 8.1.2014, khi lãnh đạo Vietinbank tuyên bố số tiền mà Huyền Như chiếm đoạt chưa được chuyển vào Vietinbank.

Thật bất ngờ, ông Phạm Công Hoàng là một trong những nhân viên ACB đã gửi tiền vào Vietinbank, đã nhận được một bức thư của Vietinbank gửi bằng đường bưu điện.

Bức thư này là Giấy xác nhận số dư tài khoản của ông Phạm Công Hoàng tại Vietinbank. Tài liệu này được bà Nguyễn Thị Ngân, chức vụ Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh TPHCM ký tên và đóng dấu. Tôi xin công bố bức thư này như sau:

Tính đến ngày 31.12.2013, số dư tài khoản nêu trên của ông Phạm Công Hoàng là hơn 950 triệu đồng. Ngân hàng Công Thương đề nghị ông Phạm Công Hoàng xác nhận về số dư nêu trên và gửi lại cho Ngân hàng Công Thương trước ngày 15.1.2014. Nếu quá thời hạn trên mà Ngân hàng Công Thương không nhận được câu trả lời của ông Phạm Công Hoàng thì số dư nêu trên là chính xác”.

Giấy xác nhận số dư này là bằng chứng bên cạnh các sao kê chi tiết tài khoản mà ACB đã cung cấp, bác bỏ luận điểm của Vietinbank cho rằng tiền gửi của các khách hàng trong vụ án Huyền Như chưa được chuyển vào tài khoản của họ mở tại Vietinbank.

Rõ ràng, đây là bằng chứng mới nhất, rất quan trọng để chứng minh tiền gửi của nhân viên ACB đã được chuyển vào Vietinbank.

Ông Lê Thanh Hải, đại diện ACB, còn cho biết: “Số tiền gần 4.900 tỉ đồng Huyền Như đã chiếm đoạt, trong đó có hơn 718 tỉ đồng của ACB, là vật chứng của vụ án.

Theo quy định tại điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự thì vật chứng phải được thu hồi kịp thời, đầy đủ, vật chứng là tiền bạc thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt thì trả lại cho chủ sở hữu.

Khoản tiền theo kết luận điều tra, cáo trạng nêu Huyền Như chiếm đoạt của ACB trên đã không được làm rõ là sử dụng vào việc gì, tại sao không thu hồi. Tại phần xét hỏi tại tòa cũng không đề cập đến nội dung này. Việc không thu hồi này là trái với quy định pháp luật”.

Ông Lê Thanh Hải cũng phân tích: “Thực chất đây là một vụ án tham nhũng, có tội tham ô. Trong vụ án này, để xác định tội danh của Huyền Như, trước tiên phải xác định được ai là người chịu trách nhiệm quản lý tiền.

Thực tế, ACB đã chuyển tiền cho Vietinbank chứ không chuyển tiền cho Huyền Như nên Vietinbank chịu trách nhiệm quản lý tiền. Tiền sau khi được chuyển vào Vietinbank thì bị Như với tư cách là Quyền Trưởng Phòng giao dịch của Vietinbank làm giả chữ ký của khách hàng để chiếm đoạt. Như vậy, hành vi Huyền Như có dấu hiệu phạm tội tham ô”.

Ông Lê Thanh Hải chứng minh: “Tương tự như vụ án này, vào năm 2005, đối tượng Ngô Thanh Lam, nhân viên Ngân hàng ngoại thương Việt Nam truy cập vào một số tài khoản của khách hàng chiếm đoạt 75 tỉ đồng, thì đã bị tử hình về tội tham ô, Ngân hàng Ngoại thương phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách hàng”.

Ông Hải đề nghị: “Tôi tin rằng, hàng chục triệu khách hàng gửi tiền vào ngân hàng đang mong chờ phán quyết của tòa về trách nhiệm của Vietinbank.

Đại diện ACB, tôi khẳng định ACB sẽ chịu trách nhiệm tới cùng với người gửi tiền, với khách hàng, với xã hội nếu có trường hợp nhân viên ACB sử dụng các thủ đoạn chiếm đoạt tương tự như Huyền Như đã thực hiện đối với số tiền hơn 718 tỉ đồng nêu trên”.

Phiên tòa sáng nay xuất hiện bà Tổng GĐ Cty SBBS là người nước ngoài, bà này đã bức xúc: “Cty chúng tôi mở tài khoản tại Vietinbank vì tin tưởng là ngân hàng Quốc doanh, ngân hàng của Nhà nước.

Cty SBBS đã chuyển 225 tỉ đồng vào tại Vietinbank TPHCM, chứ chúng tôi không chuyển vào tài khoản của Huyền Như hay Cty của Huyền Như. Tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đang theo dõi phiên tòa này, họ đang tin tưởng vào ngân hàng Quốc doanh, xin đề nghị tòa phán xét công minh”.

9h45 sáng nay (17.1), HĐXX cho biết, phiên tòa tạm nghỉ, cho đến sáng thứ hai tuần tới, đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại tòa sẽ tham gia đối đáp.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét