Tương lai đảng CSVN và chế độ đã đặt trên bàn cân
VRNs (17.01.2014) – Washington DC, USA – Tương lai chính trị của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã được đặt lên bàn cân để do lường sự mất còn của chế độ sau biến cố Trung Cộng tăng cường kiểm soát Biển Đông.
Chuyện này xẩy ra vào đúng thời điểm kỷ
niệm 40 năm ngày quân Trung Cộng cưỡng chiếm các đảo còn lại phía Tây
nam quần đảo Hòang Sa ngày 19.01.1974, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của
Việt Nam Cộng Hòa và vào lúc Khóa đảng XI chuẩn bị tổ chức các Đại hội
đảng địa phương vào giữa nhiệm kỳ để chọn nhân sự cho Đại hội tòan quốc
Khóa đảng XII diễn ra vào đầu năm 2016.
Cần nên nhắc lại vào năm 1956, khi Quân
Pháp rút khỏi Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chưa kịp đem quân
ra Hòang Sa thì Phía Trung Cộng đã đem quân chiếm đảo lớn nhất Phú Lâm
và một số đảo thuộc nhóm An Vĩnh phía Đông bắc của quần đảo Hòang Sa.
Vậy Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng
phải hành động ra sao với chuyện nóng này để ông tiếp tục được tín nhiệm
lãnh đạo thêm nhiệm kỳ 2, hay sẽ phải từ chức để người khác lên làm tốt
hơn?
Để đối phó với Trung Cộng, nước láng
giềng có nhiều ảnh hưởng sống còn với Việt Nam về an ninh chính trị và
kinh tế, ông Trọng phải làm sao cho 3.5 triệu đảng viên và 93 triệu
người dân tin chắc rằng Quân đội, cảnh sát biên phòng và cảnh sát biển
có đủ khả năng giữ vững biên cương lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trên
đất liền và biển đảo trước đe dọa “xâm lăng” mỗi ngày một trắng trợn của
Trung Cộng.
Nếu ông Trọng không “phá vỡ” được lệnh
cấm đánh bắt mới đơn phương và bất hợp pháp của Chính quyền tỉnh Hải
Nam, Trung Cộng, có hiệu lực từ ngày 01.01 (2014) trên vùng biển 2.5
triệu cây số vuông Biển Đông, bao gồm cả 2 vùng biển Hòang Sa và Trường
Sa và để mất ngư trường truyền thống của Việt Nam thì không những tương
lai chính trị của riêng ông mà cả tương lai cầm quyền của đảng CSVN cũng
bị đe dọa.
NUỐT LỜI HỨA
Theo lệnh mới của Tỉnh Hải Nam được chấp
thuận ngày 29.11, công bố ở Trung Cộng ngày 3.12.2013 sau khi được
Chính quyền Trung ương đồng ý thì chỉ còn khỏang 1 triệu cây số vuông ở
Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi quyết định mới, nhưng lại là những vùng
khó đánh bắt hay không có nhiều cá.
Vùng biển bị cấm đánh bắt hay điều
nghiên nằm gọn trong hình Lưỡi bò, còn được gọi là “đường 9 đọan” đã do
Trung Cộng “tự chế ra” từ năm 1947 và được lập lại năm 2009 khi Bắc Kinh
đệ nạp quyền chủ quyền của họ trên Biển Đông cho Liên Hiệp Quốc.
Và từ đó, Trung Cộng đã gia tăng áp lực
như ngăn cấm, tấn công, đánh đập tàn nhẫn và giết hại các ngư dân Việt
Nam hành nghề cá quanh hai vùng biển Hòang Sa và Trường Sa. Hàng năm
Trung Cộng cũng ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 đến tháng 8
nhưng lại đem các tầu Hải giám và Kiểm ngư có võ trang yểm trợ cho hàng
ngàn tầu cá Trung Cộng tự do đánh cướp tài sản của Việt Nam.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nóng
lên từ đó đã thu hút Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Nam Dương và cả
Đài Loan (đang chiếm đóng đảo Ba Bình trong chuỗi Trường Sa) vào cuộc
với Trung Cộng và Việt Nam.
Theo thông tấn xã Xinhua (Tân Hoa Xã) của Trung Cộng, tu chính mới lệnh của Hải Nam buộc “người
nước ngòai và thuyền đánh cá nước ngòai phải được phép của chính quyền
Trung Ương trước khi được phép vào vùng biển ấn định” (The amended
regulations require foreigners and foreign fishing vessels to obtain
approval from the central government to enter waters under its
jurisdiction.)
Nếu vi phạm, thuyền đánh cá nước ngòai
sẽ bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và người vi phạm sẽ bị phạt đến 500.000
nhân dân tệ, hay khoảng 82.600 đôla Mỹ.
Thông tấn xã Xinhua còn nói rằng: “tàu đánh cá vi phạm sẽ bị trục xuất, có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn sẽ bị truy tố theo luật pháp của Trung Cộng”.
Như vậy rõ ràng là Trung Cộng đã vi phạm
những cam kết quốc tế mà họ đã đặt bút ký với Hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN) năm 2002 tại Nam Vang.
Điểu thứ bốn của Tuyên bố về ứng xử này của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là Tuyên bố DOC, Declaration of Conduct) viết: “Các
bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp
thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định.
Tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh việc kiềm chế không đưa người lên các đảo,
bãi hiện nay không có người ở. Thực hiện cam kết này vừa tạo điều kiện
cho việc tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị giữa các nước trong khu
vực vừa tạo tiền đề cần thiết cho các nước có tranh chấp ở Biển Đông
từng bước tìm kiếm các giải pháp cho các tranh chấp. Hoà bình và ổn định
ở Biển Đông cũng gắn với hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.
Do đó việc thực hiện cam kết này cũng chính là để đóng góp tích cực cho
việc duy trì hoà bình của khu vực và trên thế giới”.
Và chắc ông Nguyễn Phú Trọng cũng dư
biết Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đã nuốt hứa trong Tuyên bố chung
với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 15.10.2013, theo đó: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không
có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây
nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai
nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động
nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa
đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm
kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục
quan hệ Việt – Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông”.
Vào ngày 03.01 (2014), ba ngày sau khi
lệnh cấm đánh bắt của Hải Nam có hiệu lực, lính Trung Cộng đi trên Tàu
kiểm ngư đã tấn công dã man và cướp của tầu đánh cá của ông Phạm Quang
Thạch, ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi trong vùng Hòang Sa.
Ông Thạch kể: “Họ dùng roi điện, dùi
cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc,
dụng cụ, nhiên liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4
bành dây hơi, 2 thúng chai, 200 lít dầu diesel)…. sau khi hùng hục đập
phá, thu giữ máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc bắt 5 ngư dân xuống khoang
tàu, chọn lựa số cá chất lượng nhất, lấy hơn 5 tấn, chuyển sang tàu của
Kiểm ngư Trung Quốc”.
Tuy nhiên, phải đợi đến 10 ngày sau lệnh
của Hải Nam có hiệu lực và 7 ngày sau khi thuyền cá của ông Phạm Quang
Thạch gặp nạn, người Phát ngôn của Bộ Ngọai giao Việt Nam, Lương Thanh
Nghị mới phân phối lập trường của Bộ Ngọai giao, nhưng lại không phải là
một “Tuyên bố” phản đối nghiêm chỉnh như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm.
Phản ứng viết: “Những hoạt động nêu
trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm
trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công
ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với
Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp
thêm tình hình Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ
những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì
hòa bình, ổn định tại khu vực”.
Tất nhiên Trung Cộng không trả lời Việt
Nam như họ vẫn làm từ trước với tất cả những “lời phản đối và xác nhận
bằng nước bọt” về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đào Hòang Sa và
Trường Sa.
Trước hành động “lấn tới” không khoan
nhượng và trắng trợn mới nhất của Trung Cộng, nhiều cựu viên chức cao
cấp của Chính quyền CSVN, điển hình như nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ
Tiến sỹ Trần Cộng Trục đã thúc giục Việt Nam kiện Trung Cộng ra trước
Tòa án Quốc tế như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm, nhưng lời khuyên này
đã bị bỏ ngoài tai!
HOÀNG SA CỦA AI?
Chuyện “gỉa điếc” để làm tròn nghĩa vụ
“đại cục” với Trung Cộng của nhà nước CSVN còn được chứng minh trong dịp
kỷ niệm 40 năm Hòang Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm ngày 19.01.1974.
Trên bình diện Chính phủ, nhà nước CSVN
đã không dám tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Hòang Sa bị Trung Cộng chiếm
đóng bất hợp pháp. Chính phủ cũng làm ngơ trước yêu cầu của nhiều tầng
lớp dân chúng muốn tổ chức Lễ truy điệu và ghi ơn 74 Chiến sỹ VNCH đã hy
sinh trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thồ tại Hòang Sa.
Cho đến khi bài này được gửi đi
(16.01.2014) chỉ có một Cuộc Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền
của Việt Nam” đợt 1 đã khai mạc ngày 9.01 (2014) tại trường Đại học
Ngoại ngữ Đà Nẵng.
Theo báo Quân đội Nhân dân (09.01.2014)
đã có trên 70 hình ảnh, tư liệu, hiện vật liên quan đến việc khẳng định
chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được các nhà nghiên
cứu, các cơ quan, đơn vị, học giả trong nước và quốc tế sưu tầm, trong
đó có nhiều bản đồ do chính Trung Quốc phát hành.
Và “lần đầu tiên 12 tư liệu lịch sử
có giá trị liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa được công bố”.
Tuy nhiên những Tài liệu lịch sử về trận
chiến Hòang Sa năm 1974 và cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ lãnh thổ của
Quân đội VNCH cùng hình ảnh và danh sách 74 Chiến sỹ Hải quân VNCH đã hy
sinh tại Hòang Sa không được trưng bầy tại cuộc Triễn lãm.
Ba cơ quan tổ chức Cuộc triển lãm là Bảo
tàng, Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, Sở ngoại vụ Đà Nẵng không có
lời giải thích nào về thiếu sót này.
Vì vậy Báo Dân Trí, Cơ quan Trung ương của Hội khuyến học Việt Nam, ngày 11.01.2014, đã phê bình: “Đã
nói đến lịch sử thì phải rõ ràng, khách quan, đầy đủ. Cho nên, khi nói
về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa không thể thiếu trận
hải chiến của hải quân quân đội Việt Nam Cộng hòa. 40 năm trước, ngày
19.01.1974, Trung Quốc tấn công cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ
quyền của Việt Nam Cộng hòa. Những người lính của Việt Nam Cộng hòa đã
dũng cảm chiến đấu bảo vệ lãnh thổ của tổ tiên và đã hy sinh.
Tư liệu, hình ảnh về các chiến hạm
Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Nhật Tảo, Lý Thường Kiệt… tham gia bảo
vệ Hoàng Sa, tên tuổi các binh lính, sĩ quan tử trận trong trận hải
chiến này còn đó. Dù họ khoác màu áo nào, nhưng họ đã chiến đấu và hy
sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ giang sơn của cha ông để lại thì họ cũng
là những dũng sĩ”.
Dân Trí khẳng định: “Cuộc tấn công
cưỡng chiếm của Trung Quốc và trận hải chiến đẫm máu trong 30 phút vào
ngày 19.01.1974 cần phải được trưng bày, giới thiệu. Sinh viên, các bạn
trẻ cần tiếp nhận đầy đủ thông tin, hiểu rõ về lịch sử, tôn trọng sự
thật của lịch sử”.
Riêng Thành phố Đà Nẵng, nơi Huyện Hòang Sa trực thuộc dự trù có 4 hoạt động đã được loan báo:
1) Vào tối 18.01, từ 17h đến 21h, tại
Công viên Biển Đông sẽ diễn ra chương trình ca nhạc hát về biển, đảo
quê hương và “thắp nến tri ân” do UBND huyện Hoàng Sa chủ trì tổ chức.
Ban Tổ chức không cho biết liệu 74 Chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa hy sinh tại chiến trường Hòang Sa có được tri ân hay không?
2) Ngày 19.01, tại Bảo tàng Đà Nẵng
sẽ khai mạc chương trình triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam –
Những bằng chứng lịch sử” (kéo dài đến ngày 25.01) do Bộ TT-TT chủ trì
tổ chức.
3) Chiều 19.01, tại khách sạn Hoàng
Sa (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) sẽ diễn ra chương trình lớn thứ 3 trong tổng
thể chương trình “Hướng về Hoàng Sa”. Đó là cuộc hội thảo quốc gia về
chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Hội Khoa học Lịch sử TP
Đà Nẵng chủ trì tổ chức.
4) Chương trình lớn thứ 4 là cuộc đối
thoại trực tiếp trên Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng (DRT) lúc
20h00 tối 19.01 về sự kiện ngày 19.01.1974, do Viện Nghiên cứu Phát
triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng chủ trì tổ chức. 5 vị khách mời tham dự
cuộc đối thoại trực tiếp này là ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện
Hoàng Sa; ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng; Tiến
sĩ sử học Nguyễn Nhã; Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Nghiên
cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng và một nhân chứng lịch sử Hoàng
Sa.
TẠI SAO VÀ TẠI SAO?
Như thế rõ ràng đảng và nhà nước CSVN đã
chỉ dám bật đèn xanh cho Thành phố Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm ngày mất
Hòang Sa vào tay Trung Cộng. Nhưng việc làm của một địa phương làm sao
có thể nói thay cho cả nước hay một Chính phủ?
Nếu có ai đó trong Lãnh đạo Việt Nam chưa bị điếc thì họ hãy banh tai ra mà nghe những lời tâm huyết của Tiến sỹ Trần Cộng Trục:
“Những tuyên bố của chính quyền VNCH
bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa, những người lính miền Nam chiến đấu ở Hoàng
Sa ngã xuống phải được ghi nhận, đó là bằng chứng của quá trình Nhà
nước Việt Nam thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo này trong
suốt chiều dài lịch sử.
Sắp tới năm 2014 là tròn 40 năm ngày Hoàng Sa bị TQ thôn tính bất hợp
pháp, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự hy sinh của
những người lính miền Nam bảo vệ Hoàng Sa, về mặt pháp lý đó là bằng
chứng Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực thi chủ quyền một cách
hòa bình và liên tục và đầy đủ đối với quần đảo này. Chúng ta tri ân các
liệt sĩ anh dũng hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988 thì cũng
không thể quên rằng, năm 1974 những người con đất Việt của chúng ta đã
ngã xuống để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước họng súng của TQ.
Đó là thực tế không ai phủ nhận được.
Chúng ta phải quan tâm và vinh danh những người lính đã ngã xuống để
bảo vệ Hoàng Sa bởi họ là những người Việt Nam, đại diện cho Việt Nam để
gìn giữ chủ quyền. Chúng ta không được quên điều đó, đó mới chính là
truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ cha anh của người
Việt, đó cũng mới là cách thiết thực nhất để củng cố khối đại đoàn kết
dân tộc, đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền Trường
Sa trong bối cảnh hiện nay.
Nếu chúng ta không quan tâm đầy đủ và
đúng mực đối với vấn đề Hoàng Sa 1974 và vai trò đại diện cho Việt Nam
thực thi, bảo vệ chủ quyền quần đảo này của những người lính miền Nam,
chúng ta sẽ mất đi một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn và quan trọng trong
việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà hiện nay ta đang rất cần. Về pháp lý,
đó chính là bằng chứng sống động của việc thực thi chủ quyền hòa bình,
liên tục của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, có sức
nặng rất lớn trong công tác đấu tranh ngoại giao và pháp lý bảo vệ toàn
vẹn chủ quyền lãnh thổ, đồng thời bác bỏ các yêu sách vô lý và thủ đoạn
chia rẽ nội bộ ta trong vấn đề Biển Đông từ phía đối phương chỉ vì
những khác biệt về mặt nhận thức” (Báo Giáo Dục Việt Nam, 25.12.2013).
Như vậy nếu bỏ qua “tính liên tục pháp
lý chủ quyền” trên Hòang Sa thì nhà nước và đảng CSVN sẽ trả lời ra sao
nếu có một người Trung Quốc hỏi: “Các ông nói Hòang Sa của Việt Nam
nhưng các ông có bao giờ nhìn nhận 74 người Việt bị chúng tôi bắn chết ở
Hòang Sa ngày 19.01.1974 là người của các ông đâu mà bây giờ các ông
lại tranh cãi với chúng tôi?”
Tuy Lịch sử không biết nói, nhưng ngòai
những “kẻ làm tay sai cho ngọai bang” thì bất kỳ một công dân của Việt
Nam, dù ở bất cứ chân trời góc bể nào trên Thế giới cũng biết rõ Hòang
Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Hy vọng ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN cũng nhớ rõ như thế.
Phạm Trần
THỊ TRƯỜNG và ĐẠO ĐỨC
Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế
giới, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mọi sinh hoạt, mọi hàng hóa,
mọi dịch vụ dường như ngày càng “thương mại hóa”, đã nổi lên nhiều ưu tư về sự
suy thoái đạo đức của xã hội lẫn con người.
Có người giải thích sự kiện này với khẳng định: Thị
trường khiến con người tham lam hơn, xấu xa hơn. Song, như nhiều học giả đã lý
luận: Lòng tham thì vô bờ bến, những tính xấu của con người thì đã có từ khi
loài người xuất hiện trên địa cầu, và chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến ngày tận
thế, trong bất cứ thể chế chính trị hoặc kinh tế nào. Thế nên, đi tìm lý do của
sự suy kiệt đạo đức (nếu có) đặc thù của kinh tế thị trường thì phải đưa bằng
chứng là hiện tượng ấy gắn liền với những đặc tính cá biệt của thị trường, chứ
không phải chỉ vì bản tính chung chung của loài người.
Vài năm gần đây, người có nhiều đóng góp nhất về vấn
đề này có lẽ là Michael Sandel, Giáo sư triết học của Đại học Harvard. Khởi
điểm lý luận của Sandel là câu hỏi: Vì bản chất của thị trường là thương mại,
có chăng những loại phẩm vật (hàng hóa hoặc dịch vụ) mà, xét theo một tiêu
chuẩn đạo đức nào đó, không nên được mua bán trên thị trường? Theo Sandel, nếu
có những vật phẩm như thế thì sự xuất hiện thị trường cho chúng trong một xã
hội sẽ làm suy bại đạo đức của xã hội ấy.
* * *
Để trả lời câu hỏi “tiền nên mua được cái gì và không
nên mua được cái gì” Sandel đề nghị hai tiêu chuẩn: một là sự bất công bằng,
hai là sự tổn thương các giá trị đạo đức.
(1) Thứ nhất, sự chọn lựa (trong việc mua bán) trong
một thị trường có thể phản ảnh sự bất bình đẳng thu nhập và, quan trọng hơn,
bất công bằng trong xã hội. Trong một xã hội mà mọi thứ đều có thể bán và mua,
cuộc sống của những người có thu nhập khiêm tốn sẽ khó khăn hơn. Tiền càng mua được
nhiều thứ thì sự dồi dào tiền bạc càng quan trọng. Nói rõ hơn, nếu lợi thế của
người giàu chỉ là có thể mua xe sang, ở nhà đẹp, dùng hàng hiệu, du lịch nước
ngoài, thì sự bất quân bình thu nhập (tuy sẽ tạo ganh tỵ) cũng không gây nhiều
hậu quả tai hại. Nhưng trên thực tế thì tiền bạc còn mua được nhiều thứ nữa:
thế lực chính trị, sức khỏe, biệt thự ở khu vực yên tĩnh, và con cái thì được
vào những trường ưu tú... Chính những thứ này sẽ khiến độ chênh lệch thu nhập
ngày càng lớn, làm sâu thêm sự bất công bằng trong một nước, và gây những chia
rẽ trong xã hội nặng nề hơn từ thế hệ này sang những thế hệ tương lai... Chính
vì thế, theo Sandel, xã hội phải hạn chế quyền lực của tiền bạc để giảm những
hậu quả tai hại của những sự không bình đẳng ấy. Đặt một số hàng hóa và dịch vụ
ra ngoài sự chi phối của thị trường là một cách chặn bớt hậu quả tai hại của sự
bất công bằng xã hội.
(2) Thứ hai, thị trường của một phẩm vật có thể gây
thương tổn cho những giá trị của con người và xã hội. Nhìn quanh, ta thấy ngay
có nhiều thứ rất tốt đẹp (tình bạn, chẳng hạn) nhưng khi bị gán cho một giá
tiền thì giá trị của chúng sẽ gần như không còn nữa. Một người mà anh phải trả
tiền mới nhận làm “bạn” của anh thì rõ ràng không phải là bạn anh. Đừng nhầm
lẫn tổng thể một thứ tốt đẹp như thế và những dịch vụ mà nó có thể “cung cấp”
cho anh. Anh có thể thuê một người để trông nhà cho anh (dịch vụ của một người
bạn) khi anh đi vắng, thậm chí anh có thể thuê một cố vấn tâm lý để nghe anh
giãi bày “tâm sự”, nhưng, hiển nhiên, những người này không phải là “bạn” anh
theo cái nghĩa thật sự của chữ này. Nói cách hoa mỹ, thị trường không chỉ là
một cơ chế để phân bố hàng hóa và dịch vụ, nó còn phản ánh và khuyến khích một
thái độ nào đó đối với những hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi. Thái độ này
biến đổi chính bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ ấy.
Một ví dụ khác: Khi cha mẹ cho con tiền để nó đọc sách
nhiều hơn thì đúng là đứa bé ấy có thể đọc nhiều hơn, nhưng đứa con ấy cũng
được gián tiếp dạy rằng đọc sách là một “cực hình” hơn là một thú vui có giá
trị tự tại. Tương tự, thuê người nước ngoài để chiến đấu cho chúng ta có thể
tiết kiệm sinh mạng đồng bào ta, nhưng cũng làm suy kiệt ý niệm “công dân” một
nước.
Như vậy, Sandel lý luận, có nhiều thứ mà tiền không
thể nào mua, bởi vì nếu những thứ ấy mà được bán thì chúng không còn là chúng
nữa.
* * *
Trên thực tế, hai tác hại của một số thị trường như đã
nói trên (“không công bằng” và “tổn thương đạo đức”) thường quyện quấn vào
nhau, đi đôi với nhau, và không phải bao giờ cũng trắng đen rõ ràng: có nhiều
mức độ “không công bằng” và nhiều mức độ “tổn thương đạo đức”.
Lấy “thị trường” nội tạng (để ghép) của con người làm
ví dụ. Dù rằng tiền có thể mua một quả thận, một nhãn cầu, mà không làm giảm
giá trị y khoa của chúng, nhưng có nên cho phép nội tạng được tự do mua bán
không?
Có hai lý do để ngăn cấm sự mua bán này. Một là, thị
trường ấy sẽ có khuynh hướng bóc lột những người cùng cực nghèo khổ. Khó nói
rằng quyết định bán thận của họ (để mua thức ăn chẳng hạn) là hoàn toàn “tự
nguyện”. Cho phép một thị trường như thế tồn tại là vi phạm tiêu chuẩn “công
bằng”, chẳng khác gì cho phép người giàu bóc lột người nghèo. Hai là, thị
trường ấy sẽ làm tổn thương nhân phẩm, vì trong một xã hội như thế thì hóa ra
con người chỉ là một tổ hợp những “linh kiện” (máu, mắt, thận, tim, phổi...) có
thể lấy từ thân thể người bán để thay thế những bộ phận “hỏng hóc” ở thân thể
người mua. Rõ ràng là tư duy ấy sẽ xúc phạm trầm trọng chuẩn mực đạo đức của đa
số chúng ta.
Trẻ em là một ví dụ khác. Hiển nhiên, nếu muốn, chúng
ta có thể cho phép một “thị trường” con nuôi. Nhưng không nên cho phép thị
trường ấy vì hai lý do. Thứ nhất là vì công bằng. Một thị trường như thế sẽ
thiên vị những người giàu có, bởi lẽ những người thu nhập thấp mà muốn có con
nuôi thì sẽ chỉ “mua” được những đứa trẻ ít người muốn “mua” (vì đứa bé có dị
tật hay thiểu năng, chẳng hạn). Thứ hai là thị trường ấy sẽ xúc phạm những giá
trị nhân bản. Gắn cho trẻ em một giá tiền thì chuẩn mực “yêu thương vô điều
kiện” của cha mẹ đối với con cái, mà mọi xã hội xưa nay đều coi là thiêng
liêng, sẽ không còn nữa. Hơn nữa, sự chênh lệch giá cả (chắc chắn sẽ xảy ra)
giữa em này và em khác sẽ củng cố ấn tượng rằng giá trị một đứa bé là tùy vào
chủng tộc, giới tính, tiềm năng trí tuệ, thể hình của nó. Tương tự, “thị
trường” nô lệ là kinh tởm vì nó xem con người như một loại hàng hóa, có thể
(đấu giá) bán và mua. “Nhân phẩm” là vô nghĩa trong những cuộc đấu giá như thế.
Một ví dụ nữa: Lá phiếu của công dân một quốc gia dân
chủ cũng không thể mua hoặc bán (dù có người sẵn sàng bán, mua!) vì bổn phận
mỗi người dân là một trách nhiệm cộng đồng, không thể được xem là sở hữu của cá
nhân. Cho phép mua bán lá phiếu là hạ thấp giá trị của nó, cho nó một nghĩa
khác.
Những ví dụ trên đây đủ cho thấy giá trị của nhiều vật
phẩm sẽ sút giảm, hoặc mất hẳn, nếu chúng có thể được mua bán trên thị trường.
Khi chúng ta quyết định rằng một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó có thể mua và bán
là chúng ta mặc nhiên chấp nhận rằng hàng hóa ấy có thể được xem như một món
đồ, là một công cụ để sử dụng hoặc kiếm lời. Không phải giá trị của mọi thứ (ví
dụ sức khỏe, giáo dục, đời sống gia đình, thiên nhiên, nghệ thuật, trách nhiệm
công dân...) đều là như vậy. Để quyết định thứ nào được phép buôn bán, thứ nào
không, xã hội phải thỏa thuận cách thẩm định giá trị thật của chúng. Đó là vấn
đề thuộc phạm trù đạo đức và chính trị, không chỉ kinh tế, và lời giải sẽ tùy
mỗi trường hợp. Không có một đáp số chung cho mọi thứ, mọi thời.
* * *
Cho đến gần đây một giả định căn bản trong kinh tế học
là sự “trung tính” của thị trường, nghĩa là bản chất hàng hóa hoặc dịch vụ được
đổi trao sẽ không bị ảnh hưởng của thị trường. Nhưng, như Sandel và nhiều người
khác đã phát hiện, giả định này không luôn luôn đúng. Thị trường có thể ảnh
hưởng đến giá trị tự tại của một phẩm vật khi nó được mua bán bằng tiền. Trong
nhiều trường hợp, giá trị trên thị trường át hẳn những giá trị phi thị trường,
mà chính những giá trị phi thị trường này mới đáng giữ. Tất nhiên, không phải
mọi người đều đồng ý giá trị nào là đáng giữ, và tại sao chúng đáng giữ. Do đó,
để quyết định cái gì nên được mua bán trên thị trường, và cái gì là không nên,
chúng ta phải quyết định giá trị nào cần được bảo tồn trong những bối cảnh khác
nhau.
Theo Sandel, nên phân biệt kinh tế thị trường và xã
hội thị trường. Kinh tế thị trường là một công cụ để cơ cấu hoạt động sản xuất
và phân bố sản phẩm. Dù không tuyệt hảo (ngay những nhà kinh tế chuộng thị
trường cực đoan cũng nhìn nhận rằng thị trường có nhiều “thất bại” cần sự can
thiệp của nhà nước), công cụ ấy có những ích lợi và hiệu quả khó chối cãi. Xã
hội thị trường, mặt khác, là một lối sống của con người trong xã hội trong đó
giá trị thị trường chi phối mọi hoạt động, tư duy.
Như vậy, thị trường, ngoài những “thất bại” theo nghĩa
thông thường còn có những ảnh hưởng sâu sắc, có thể là tai hại, đến đạo đức xã
hội. Chúng ta có muốn trở thành một xã hội thị trường trong đó những liên hệ xã
hội được tái lập theo hình mẫu của thị trường không? Đâu là vai trò và tầm mức
thâm nhập của thị trường vào đời sống cộng đồng, vào liên hệ giữa con người với
nhau? Đến mức nào thì chúng ta có thể cho phép thị trường làm biến dạng tư duy
của chúng ta? Đó là những vấn đề cần suy nghĩ.
(KTSG)Lương thấp làm 'CHAY MÁU CHẤT XÁM'
* NGUYỄN VĂN
CHIẾN
Năm 2014 là năm mà Việt Nam phải giải quyết điểm nghẽn
nguồn nhân lực, trong nhiệm vụ tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt, tình
trạng “chảy máu chất xám”.
Theo thông tin tại TP.HCM thông báo nhiều cán bộ làm
việc tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao đã nghỉ việc, trong số đó có rất nhiều
người trình độ từ Thạc sỹ trở lên, và phần đông trong số họ đều được đánh giá
là có kinh nghiệm chuyên môn và năng lực cao. Một lý giải là do nguyên nhân chế
độ lương bổng thấp và thiếu một môi trường làm việc tốt.
Thậm chí trước đó, từ giai đoạn 2003 đến 2008, bình
quân mỗi năm TPHCM có hơn 1000 công chức, viên chức xin nghỉ việc, và nhiều
người trong số đó đã làm quản lý cao cấp trong các ban ngành của Thành phố.
Giữ
chân nguồn nhân lực chất lượng cao tránh trình trạng “chảy máu chất xám” là bài
toán khó trong khu vực công, ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện
nay.
Theo lý thuyết về kinh tế vi mô, nguồn lực là hữu hạn.
Giả sử một ngày, mỗi người chỉ có 8 tiếng để làm việc, thời gian còn lại cho
hoạt động dành cho gia đình và nghỉ ngơi.
Một người được đánh giá là giỏi, tức là có khả năng
giải quyết công việc với hiệu quả cao so với người bình thường, nếu giả sử chất
lượng giữa 2 người là như nhau. Nếu một công chức, viên chức bình thường họ cần
8 tiếng/ ngày để hoàn thành tốt công việc, thì với người giỏi họ có thể đảm bảo
xử lý xong công việc tương tự với thời gian ít hơn.
Vậy thời gian còn lại đối với người giỏi họ làm gì?
Chắc chắn họ sẽ không tham việc, nhận nhiều việc hơn
từ cơ quan để làm “không công”, xu thế người giỏi cũng sẽ làm việc trên tinh
thần đáp ứng đủ khối lượng công việc được giao như những người bình thường
khác. Giải pháp mà họ lựa chọn là: dành một phần thời gian “tiết kiệm được” ở
trên để làm các công việc khác, làm tư vấn hoặc có kế hoạch làm ăn riêng bên
ngoài. Trong khi một số khác, họ có thể lựa chọn giải pháp là xin nghỉ việc tại
khu vực công và ra ngoài làm.
Thậm chí nếu công chức, viên chức giỏi nghỉ việc tại
khu vực công để ra ngoài làm, có thể giúp họ có năng suất cao hơn so với năng
suất trước đó ở khu vực công. Do sự toàn tâm toàn ý với công việc, tạo tính
kinh tế theo quy mô, nhờ vậy sự đóng góp của họ vào tăng trưởng GDP chung cao
hơn.
Theo chị Trần Trang, cựu du học sinh tại Đại học Quốc
gia Úc, hiện đang làm việc cho tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đã từng làm việc
trong một Bộ lớn chia sẻ: “Nhiều du học sinh khi đi học về đã bỏ việc. Bởi điều
kiện làm việc ở khu vực công ở ta chưa thật sự tốt, còn nặng nề về các thủ tục
hành chính và lương bổng thấp. Trong khi bản thân du học sinh khi đi học, tiếp
xúc môi trường làm việc chuyên nghiệp ở các nước phát triển và cơ hội thăng
tiến”.
Thật vậy, mức lương mà khu vực công đang trả cho người
lao động hiện đang bị điều chỉnh theo hạn ngạch và bậc lương.
Ví dụ một nghiên cứu viên của 1 viện nghiên cứu mới đi
làm, họ sẽ có hệ số lương 2.34 (ứng với ngạch A1, mã ngạch là 13.092, bậc 1),
với mức lương tối thiểu hiện nay là 1.15 triệu đồng/tháng (áp dụng từ 1/7/2013),
họ sẽ nhận được mức lương khoảng 2.4 triệu đồng/ tháng. Hoặc một nghiên cứu
viên cao cấp làm việc rất lâu năm, hệ số lương 6.2 (ứng với ngạch A3.1, mã
ngạch 13.090, bậc 1), tương đương mức lương 6.4 triệu đồng/ tháng. Đây là mức
lương khá thấp, đặc biệt so với điều kiện sống tại các tỉnh thành phố trực
thuộc Trung ương.
Mức lương thấp đang là một nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng chảy máu chất xám ở khu vực công. Năm 2010, một điều tra từ Ngân
hàng thế giới đối với 460 công chức tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
tỉnh Nam Định và Hòa Bình, kết quả nhận thấy có đến 70.8% nữ giới và 39.6% nam
giới có ý định bỏ việc. Nguyên nhân khác mà khảo sát phát hiện là tỷ lệ tương
tự: 41.7% nữ giới và 33.3% nam giới cho rằng khu vực công chưa có chế độ khuyến
khích, khen thưởng và sự phát triển.
Nếu như nữ giới muốn chọn giải pháp ổn định trong khu
vực công, dành thời gian cho chăm sóc gia đình, thì nam giới có 22.9% có ý định
muốn tìm các cơ hội thăng tiến ở bên ngoài, do trong gia đình nam giới có trách
nhiệm chính trong kiếm tiền. Dẫn đến, nhiều cơ quan Bộ, viện nghiên cứu chính
sách hiện đang có tỷ lệ nữ giới khá cao, cũng là trở ngại đối với các hoạt động
trong khu vực công, do nam giới phù hợp hơn với nhiều hoạt động công tác thực
tiễn tại các địa phương.
Qua nhiều lý do, nếu không cải cách, khu vực công cũng
khó có thể thu hútđược nhiều ứng viên tiềm năng được đào tạo bài bản cả trong
và ngoài nước, có trình độ và ngoại ngữ tốt, để làm việc. Bài học về Đà Nẵng và
một vài tỉnh thành, nhiều ứng viên được trọng dụng theo chính sách thu hút nhân
tài của tỉnh, được đưa đi đào tạo ở nước ngoài đã không trở về. Đây chỉ là một
tình trạng, khi nhiều người vẫn coi vào khu vực công nhằm tìm kiếm học bổng đi
du học, hơn là muốn phục vụ lâu dài cho tổ chức công đó.
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng: “Hoàn thiện thể chế,
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo
nền tảng phát triển nhanh và bền vững”.
Trong đó, gỡ nút thắt về nguồn nhân lực là một trong
các nhiệm vụ của tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Điểm nghẽn
về nhân lực, tình trạng chảy máu chất xám phải được thực hiện dựa trên quy luật
của thị trường về lao động. Bắt buộc các công chức, viên chức phải cạnh tranh
với nhau.
Nhờ đó, đánh giá chất lượng công chức, viên chức cần
phải dựa trên kết quả đạt được của từng người, thay vì các hoạt động đánh giá
chưa hiệu quả, mang tính hình thức. Chế độ lương bổng cũng sẽ được chi trả theo
quy luật thị trường, tham chiếu dựa vào kết quả, chất lượng của các công việc
được hoàn thành và khu vực doanh nghiệp đang áp dụng chi trả. Có như vậy, chất
lượng nguồn nhân lực trong khu vực công được nâng cao, thúc đẩy cho sự phát
triển của Việt Nam
trong những năm tiếp theo.
NVC
(Theo Giáo dục VN)Gánh nặng khi 'trót' ở cạnh nước lớn
Trung Quốc đã sử dụng lợi thế nước lớn để can thiệp và gây ảnh hưởng rất nhiều tới những nước nhỏ hơn xung quanh.Lời nguyền địa lý khiến nhiều quốc gia phải chịu đựng "định mệnh" nằm
sát kề các nước lớn. Đi kèm với đó là những gánh nặng, sức ép, chi phối
và nguy cơ khi là nước nhỏ hơn.
Phân tích một số trường hợp điển hình sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những gì các nước nhỏ phải đối mặt khi phải mang "lời nguyền".
Thiên triều và "trung tâm của vũ trụ"
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã và đang "gây sự" với hầu hết các nước láng giềng: tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, đưa quân vào lãnh thổ Ấn Độ, phô trương sức mạnh ở biển Đông và Đông Nam Á.
Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế không tưởng (trên 10% một năm) trong suốt ba thập kỷ - điều chưa nước nào làm được - đã biến Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế của thế giới có quy mô chỉ sau Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng là quốc gia liên tục chi những khoản "khổng lồ" cho quốc phòng, đưa quốc gia trở thành một trong những nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới.
Tư tưởng coi dân tộc mình là vĩ đại vẫn hiện diện trong hầu hết người dân Trung Quốc. Quá trình mở rộng lãnh thổ hàng ngàn năm của người Trung Quốc đã tạo trong tiềm thức của người dân về một quốc gia nằm ở trung tâm thế giới (Trung Nguyên) và Trung Quốc có quyền được coi là thủ lĩnh của khu vực, nếu không nói là cả thế giới.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước làng giềng chắc chắn cũng được nước này nhìn dưới lăng kính tương tự. Chủ nghĩa dân tộc đã khiến Trung Quốc đối đầu với Liên Xô để cạnh tranh cho một vị trí thống lĩnh khối các nước thế giới thứ ba trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc cũng đã sử dụng lợi thế nước lớn để can thiệp và gây ảnh hưởng rất nhiều tới những nước nhỏ hơn xung quanh như Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và các nước Đông Nam Á khác.
Có ba đặc điểm chính trong tâm lý nước lớn của người Trung Quốc. Thứ nhất, họ cảm thấy bị tổn thương sau một thời gian dài bị phương Tây và Nhật Bản ức hiếp trong gần 100 năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền.
Thứ hai, họ cho mình là người lãnh đạo tự nhiên của khu vực, như cả ngàn năm qua vẫn đã như vậy. Và thứ ba, Trung Quốc trầm trọng hóa những mối đe dọa từ các cường quốc bên ngoài đối với chính mình, nhưng lại phớt lờ những hành động của bản thân vốn gây đe dọa tới an ninh của các nước nhỏ hơn.
Một tâm lý nước lớn phức tạp, cộng thêm chủ nghĩa dân tộc quá lớn tới từ một quốc gia được cho là đại diện của cả một nền văn minh lâu đời khiến cho các nước nhỏ hết sức khó khăn để đối phó với những áp lực từ Trung Quốc.
Logic nước lớn, nước nhỏ
Nga và mối quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn thuộc không gian hậu Xô Viết như Ukraine hay Gruzia là ví dụ điển hình cho một mối quan hệ nước nhỏ - nước lớn gắn liền với lời nguyền địa lý. Các căng thẳng ngoại giao giữa Kiev - Moscow và Tbilisi - Moscow kể từ khi Liên Xô tan rã đã minh chứng một điều, nước nhỏ có ít sự lựa chọn khi đối diện với nước lớn ở sát bên cạnh, và lựa chọn mang tính quân sự lại càng không phải là một giải pháp hợp lý.
Cả Ukraine và Gruzia đều nằm dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga, kể cả về kinh tế lẫn an ninh chính trị. Một nửa phía Đông của Ukraine sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ giao tiếp chính. Nga cũng là một trong những đối tác kinh tế và năng lượng hàng đầu của Kiev.
Nền chính trị nội bộ của Ukraine cũng phân chia làm các phe phái ủng hộ và chống đối Nga. Cuộc cách mạng Cam xảy ra cuối năm 2004 ở Ukraine đã khiến vị Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải từ nhiệm và một chính quyền có quan điểm hoàn toàn trái ngược lên nắm quyền.
Để thoát khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ và đầy quyền lực, Kiev lúc đó đã cố gắng hướng về châu Âu và NATO. Song làm được điều này là không hề dễ dàng, khi Nga coi chính sách "hướng Âu" của Ukraine đe dọa đến các lợi ích địa chính trị và địa chiến lược của nước Nga.
Có thể thấy, các quan điểm của nước Nga đối với Ukraine ảnh hưởng thế nào đến tình hình chính trị của khu vực Đông Âu nói riêng và cả châu Âu nói chung. Tranh chấp về giá khí đốt giữa hai nước vào năm 2009 chính là lời đáp trả của Moscow trước kế hoạch gia nhập NATO của Ukraine, khiến cả châu Âu đắm chìm trong giá lạnh. Các căng thẳng gần đây ở Ukraine về việc gia nhập NATO cũng là một minh chứng cho ảnh hưởng này.
Tương tự với Gruzia, một đất nước nhỏ bé đã phải hứng chịu "cơn thịnh nộ" của gã khổng lồ Nga khi "dám" sử dụng vũ lực tại hai khu tự trị mà Moscow ủng hộ. Bản thân Gruzia cũng sở hữu những đặc điểm kinh tế xã hội và chính trị giống Ukraine: chịu ảnh hưởng lớn từ Nga về kinh tế và năng lượng, có các phe phái chính trị thân và chống Nga, cũng trải qua cuộc cách mạng Hoa hồng khi một tổng thống thân Nga bị lật đổ, cũng hướng về EU và NATO như một hướng đi mới...
Tuy nhiên trường hợp Gruzia lại chứng minh, việc sử dụng sức mạnh quân sự đối với một nước lớn, lại là láng giềng, chẳng mang lại bất cứ một ích lợi gì, mà còn chuốc lấy thất bại cả về chính trị và ngoại giao. Sau khi cuộc chiến với Nga kết thúc, Gruzia mất trắng hai vùng lãnh thổ ly khai là Abkhazia và Nam Ossetia. Không những thế, EU và Mỹ vốn được Gruzia coi là đồng minh khi đó cũng chẳng hề lên tiếng.
Có thể thấy, một nội bộ không thống nhất, cùng với những bước đi ngoại giao và chiến lược sai lầm đã khiến cho mối quan hệ giữa Ukraine và Gruzia với Nga trở nên thiếu ổn định. Trong những trường hợp này lợi ích quốc gia của những nước nhỏ chẳng những không được bảo toàn, mà thậm chí còn mất mát và ảnh hưởng của nước lớn lại ngày càng gia tăng.
Thuận Phương
Phân tích một số trường hợp điển hình sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những gì các nước nhỏ phải đối mặt khi phải mang "lời nguyền".
Thiên triều và "trung tâm của vũ trụ"
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã và đang "gây sự" với hầu hết các nước láng giềng: tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, đưa quân vào lãnh thổ Ấn Độ, phô trương sức mạnh ở biển Đông và Đông Nam Á.
Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế không tưởng (trên 10% một năm) trong suốt ba thập kỷ - điều chưa nước nào làm được - đã biến Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế của thế giới có quy mô chỉ sau Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng là quốc gia liên tục chi những khoản "khổng lồ" cho quốc phòng, đưa quốc gia trở thành một trong những nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới.
Tư tưởng coi dân tộc mình là vĩ đại vẫn hiện diện trong hầu hết người dân Trung Quốc. Quá trình mở rộng lãnh thổ hàng ngàn năm của người Trung Quốc đã tạo trong tiềm thức của người dân về một quốc gia nằm ở trung tâm thế giới (Trung Nguyên) và Trung Quốc có quyền được coi là thủ lĩnh của khu vực, nếu không nói là cả thế giới.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước làng giềng chắc chắn cũng được nước này nhìn dưới lăng kính tương tự. Chủ nghĩa dân tộc đã khiến Trung Quốc đối đầu với Liên Xô để cạnh tranh cho một vị trí thống lĩnh khối các nước thế giới thứ ba trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc cũng đã sử dụng lợi thế nước lớn để can thiệp và gây ảnh hưởng rất nhiều tới những nước nhỏ hơn xung quanh như Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và các nước Đông Nam Á khác.
Có ba đặc điểm chính trong tâm lý nước lớn của người Trung Quốc. Thứ nhất, họ cảm thấy bị tổn thương sau một thời gian dài bị phương Tây và Nhật Bản ức hiếp trong gần 100 năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền.
Thứ hai, họ cho mình là người lãnh đạo tự nhiên của khu vực, như cả ngàn năm qua vẫn đã như vậy. Và thứ ba, Trung Quốc trầm trọng hóa những mối đe dọa từ các cường quốc bên ngoài đối với chính mình, nhưng lại phớt lờ những hành động của bản thân vốn gây đe dọa tới an ninh của các nước nhỏ hơn.
Một tâm lý nước lớn phức tạp, cộng thêm chủ nghĩa dân tộc quá lớn tới từ một quốc gia được cho là đại diện của cả một nền văn minh lâu đời khiến cho các nước nhỏ hết sức khó khăn để đối phó với những áp lực từ Trung Quốc.
Ảnh minh họa |
Nga và mối quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn thuộc không gian hậu Xô Viết như Ukraine hay Gruzia là ví dụ điển hình cho một mối quan hệ nước nhỏ - nước lớn gắn liền với lời nguyền địa lý. Các căng thẳng ngoại giao giữa Kiev - Moscow và Tbilisi - Moscow kể từ khi Liên Xô tan rã đã minh chứng một điều, nước nhỏ có ít sự lựa chọn khi đối diện với nước lớn ở sát bên cạnh, và lựa chọn mang tính quân sự lại càng không phải là một giải pháp hợp lý.
Cả Ukraine và Gruzia đều nằm dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga, kể cả về kinh tế lẫn an ninh chính trị. Một nửa phía Đông của Ukraine sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ giao tiếp chính. Nga cũng là một trong những đối tác kinh tế và năng lượng hàng đầu của Kiev.
Nền chính trị nội bộ của Ukraine cũng phân chia làm các phe phái ủng hộ và chống đối Nga. Cuộc cách mạng Cam xảy ra cuối năm 2004 ở Ukraine đã khiến vị Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải từ nhiệm và một chính quyền có quan điểm hoàn toàn trái ngược lên nắm quyền.
Để thoát khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ và đầy quyền lực, Kiev lúc đó đã cố gắng hướng về châu Âu và NATO. Song làm được điều này là không hề dễ dàng, khi Nga coi chính sách "hướng Âu" của Ukraine đe dọa đến các lợi ích địa chính trị và địa chiến lược của nước Nga.
Có thể thấy, các quan điểm của nước Nga đối với Ukraine ảnh hưởng thế nào đến tình hình chính trị của khu vực Đông Âu nói riêng và cả châu Âu nói chung. Tranh chấp về giá khí đốt giữa hai nước vào năm 2009 chính là lời đáp trả của Moscow trước kế hoạch gia nhập NATO của Ukraine, khiến cả châu Âu đắm chìm trong giá lạnh. Các căng thẳng gần đây ở Ukraine về việc gia nhập NATO cũng là một minh chứng cho ảnh hưởng này.
Tương tự với Gruzia, một đất nước nhỏ bé đã phải hứng chịu "cơn thịnh nộ" của gã khổng lồ Nga khi "dám" sử dụng vũ lực tại hai khu tự trị mà Moscow ủng hộ. Bản thân Gruzia cũng sở hữu những đặc điểm kinh tế xã hội và chính trị giống Ukraine: chịu ảnh hưởng lớn từ Nga về kinh tế và năng lượng, có các phe phái chính trị thân và chống Nga, cũng trải qua cuộc cách mạng Hoa hồng khi một tổng thống thân Nga bị lật đổ, cũng hướng về EU và NATO như một hướng đi mới...
Tuy nhiên trường hợp Gruzia lại chứng minh, việc sử dụng sức mạnh quân sự đối với một nước lớn, lại là láng giềng, chẳng mang lại bất cứ một ích lợi gì, mà còn chuốc lấy thất bại cả về chính trị và ngoại giao. Sau khi cuộc chiến với Nga kết thúc, Gruzia mất trắng hai vùng lãnh thổ ly khai là Abkhazia và Nam Ossetia. Không những thế, EU và Mỹ vốn được Gruzia coi là đồng minh khi đó cũng chẳng hề lên tiếng.
Có thể thấy, một nội bộ không thống nhất, cùng với những bước đi ngoại giao và chiến lược sai lầm đã khiến cho mối quan hệ giữa Ukraine và Gruzia với Nga trở nên thiếu ổn định. Trong những trường hợp này lợi ích quốc gia của những nước nhỏ chẳng những không được bảo toàn, mà thậm chí còn mất mát và ảnh hưởng của nước lớn lại ngày càng gia tăng.
Thuận Phương
Mỹ - Trung: Thực chất mối “quan hệ nước lớn kiểu mới” (Kỳ 2)
(PetroTimes) - Hiện nay bàn cờ chiến lược Mỹ - Trung đang có sự thay
đổi lớn, do cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
cũng như giải quyết những bất đồng trong nhiều vấn đề của hai nước đang
trở lên quyết liệt hơn.
>> Mỹ - Trung: Thực chất mối “quan hệ nước lớn kiểu mới” (Kỳ 1)
“Quan hệ nước lớn kiểu mới”
Ông Tập Cận Bình cho rằng quan hệ Mỹ - Trung “đang ở giai đoạn đặc
biệt” khi Mỹ là cường quốc nhưng đang cần thay đổi để thoát khỏi sự bế
tắc về kinh tế, xã hội, còn Trung Quốc là cường quốc mới nổi nhưng kinh
tế đang suy giảm và lại muốn duy trì trật tự quốc tế như đã và đang có.
Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và đa cực hóa thế giới,
quan hệ ổn định giữa các nước lớn có thể sẽ là tiền đề đảm bảo hệ thống
quan hệ quốc tế không bị đảo lộn, là điều kiện cần thiết cho việc duy
trì ổn định và phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời giải quyết các “điểm
nóng” và giữ vững an ninh thế giới.
Hai cường quốc dẫn đầu các nước phát triển và mới nổi hiện đang đứng
trước cơ hội rất lớn để xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” theo hướng
giữ vững ổn định quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và bảo đảm
chiều sâu lợi ích cốt lõi của hai bên, trên cơ sở tôn trọng lợi ích của
các nước khác trên thế giới. Vì thế, ông Thường Vạn Toàn nói rằng, mục
đích chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Mỹ là nhằm “thực hiện
sự đồng thuận quan trọng đạt được giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
và Tổng thống Mỹ Barack Obama, xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu
mới dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái)
Trước đó, hồi cuối tháng 10/2010 tại Hà Nội, Trung Quốc đã bác bỏ một
đề nghị do Mỹ đưa ra rằng Washington sẽ đứng ra tổ chức một cuộc hội đàm
ba bên với Bắc Kinh và Tokyo để giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền giữa
Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trung Quốc
lúc đó tuyên bố: “Điều cần phải nói tới là đảo Điếu Ngư/Senkaku cùng với
các đảo phụ thuộc là lãnh thổ của Trung Quốc từ ngàn xưa. Vụ tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan tới đảo này là
vấn đề giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản. Bắc Kinh muốn thông qua
các cơ chế đối thoại và hợp tác hiện có của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương (CA-TBD) để giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu
Ngư/Senkaku”.
Tuy nhiên, năm 2013 Mỹ - Trung đã có sự điều chỉnh trong quan hệ đối
thoại tại các cuộc gặp Thượng đỉnh, Đối thoại chiến lược, và Bộ trưởng
Quốc phòng hai nước đã thảo luận thẳng thắn các vấn đề gay cấn nhất như:
an ninh mạng, cân bằng thường mại, tỷ giá đồng NDT, an toàn hàng hải ở
Biển Đông và Hoa Đông, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và “niềm tin chiến
lược” trong quan hệ hai nước. Hai bên còn hoan nghênh việc Mỹ và Trung
Quốc vừa thành lập nhóm công tác chung về an ninh mạng.
Vấn đề tầm cao chiến lược cũng được hai bên thảo luận thẳng thắn hơn,
nhất là về nội hàm chiến lược phát triển của mỗi nước, qua đó có thể
cùng nhau tìm ra những nét tương đồng trong quá trình hợp tác. Đối với
Trung Quốc, đây là cơ hội để thể hiện hình ảnh của một ê kíp lãnh đạo
mới đầy quyền lực và tự tin trong quan hệ bình đẳng với Mỹ, trong bối
cảnh Bắc Kinh đang triển khai chiến lược ngoại giao “toàn phương vị” với
tất cả các nước khu vực và trên thế giới. Còn Mỹ cũng có cơ hội hiểu
biết thêm về thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc và có đối sách phù hợp
nhằm trấn an các đồng minh chiến lược và các đối tác ở CA-TBD về quan hệ
Mỹ - Trung trong tương lai có thể dự báo được, ít nhất là trong vài
thập kỷ tới.
Theo các nhà quan sát, hiện nay bàn cờ chiến lược Mỹ - Trung đang có sự
thay đổi lớn, do cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực CA-TBD cũng như giải
quyết những bất đồng trong nhiều vấn đề của hai nước đang trở lên quyết
liệt hơn. Song những bất đồng, mâu thuẫn giữa hai nước khó có thể dẫn
tới đối đầu trực tiếp, bởi những lý do sau:
(1) Trọng tâm đối ngoại của Chính quyền Obama vẫn là duy trì địa vị
lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Trung Quốc tuy không thừa nhận nước nào lãnh
đạo thế giới, nhưng cũng không khiêu khích địa vị bá quyền của Mỹ. Trung
Quốc cũng biểu thị rõ ràng rằng, không những không phản đối sự tồn tại
của Mỹ ở khu vực CA-TBD, mà còn hoan nghênh Mỹ phát huy vai trò tích cực
trong khu vực này.
(2) Thời gian qua, tuy có lúc căng thẳng, nhưng hai bên đều có sự kiềm
chế, tránh đối kháng. Tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Trung
- Mỹ ngày càng cao hơn đã hình thành mối quan hệ “cùng vinh cùng nhục”,
hình thành nên mối quan hệ “cân bằng tất yếu”. Nếu như nền kinh tế Mỹ
tái khủng hoảng, hệ thống đồng USD bị sụp đổ, thì Trung Quốc sẽ chịu tổn
thất vô cùng lớn, nền kinh tế thế giới bao gồm cả kinh tế Trung Quốc
cũng sẽ nảy sinh những khó khăn khó bề giải quyết. Ngược lại, nếu kinh
tế Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng, thì cũng gây ra
những tác dụng phụ rất lớn đến kinh tế Mỹ và cho cả nền kinh tế thế
giới.
(3) Mỹ - Trung đều có lợi ích chung trong việc giữ gìn, duy trì hòa
bình ổn định của khu vực CA-TBD, đặc biệt là hòa bình ổn định của bán
đảo Triều Tiên. Trong việc duy trì an ninh tuyến đường biển phía Tây
Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, lợi ích của hai nước là như nhau. Trung
Quốc, Mỹ và các nước Đông Nam Á có không gian hợp tác rất lớn trong việc
cùng nhau duy trì an ninh trên biển.
(4) Lập trường của Trung Quốc về duy trì quyền lợi trên biển và chủ
quyền hải đảo là rõ ràng, nhưng trong tranh chấp về duy trì quyền lợi
trên biển và chủ quyền hải đảo, Trung Quốc một mặt tuyên bố sẽ nghiêm
túc tuân thủ luật pháp quốc tế, mặt khác lại đưa ra những đồi hỏi phi lý
về chủ quyền để giành lợi thế khi tiến hành thương lượng. Hiện nay, mâu
thuẫn về quyền lợi hải dương giữa Mỹ - Trung là những xung đột nguy
hiểm mang tính cục bộ chứ không phải tính toàn cục. Vì vậy, qua một thời
gian đấu tranh, đàm phán bao gồm cả những toan tính chiến lược, thăm
dò, khả năng về việc từng bước hình thành sự thỏa hiệp chiến lược, xây
dựng nên thế cân bằng mới, khiến cho cục bộ tương đối ổn định là rất
lớn.
Ngay trong cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung hồi
tháng 1/2011, hai bên đã đạt được đồng thuận về nỗ lực mở rộng lợi ích
chung, tăng cường trao đổi và đối thoại sâu, rộng, thiết lập các cơ chế
trao đổi hoạt động giữa quân đội hai nước. Hai bên cam kết tránh hiểu
lầm, các bất đồng được giải quyết thông qua đối thoại nhằm đảm bảo quan
hệ quân sự được phát triển đúng hướng. Phía Trung Quốc nhấn mạnh tới “cơ
sở chính trị tin cậy” và cho rằng hai nước cần tìm ra các biện pháp
nhằm bảo vệ cơ sở chính trị “vững chắc và tin cậy”, đó là tôn trọng chủ
quyền lãnh thổ, cũng như lợi ích phát triển và an ninh của nhau.
Như vậy, với những toan tính chiến lược của hai cường quốc Mỹ - Trung,
trên cơ sở thế và lực, sự đan xen lợi ích, nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau
ngày càng lớn, khiến quan hệ cặp đôi “vừa là đối tác, vừa là đối thủ”
đang hướng tới “gác lại bất đồng, tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng
tin lẫn nhau” để cùng xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Tuy nhiên,
các nhà phân tích quốc tế và dư luận cho rằng vẫn còn nhiều rào cản khó
vượt qua trong quan hệ giữa hai cường quốc thế giới này. Vì thế, khi nào
“quan hệ nước lớn kiểu mới” Mỹ - Trung hình thành, câu trả lời vẫn còn
đang ở phía trước.
Nguyễn Nhâm (tổng hợp)
Bình luận của báo Phượng Hoàng, Hồng Kông:
“Việt Nam bố trí hệ thống phòng không hoàn bị trên quần đảo Trường Sa”
(GDVN) - Bài báo tuyên truyền, xuyên tạc không có một chút xấu hổ cho
rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung Quốc.
- Báo Mỹ: Trung Quốc 30 năm nữa sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa
- Việt Nam tăng năng lực nghiên cứu, phát triển quân sự bảo vệ Biển Đông
- Trung Quốc mới bố trí thêm 1 trung đoàn máy bay J-11B/S ở đảo Hải Nam?
- Giới quan sát quốc tế ngạc nhiên vì tuyên bố tham lam của Trung Quốc
- Báo Trung Quốc liên tục xuyên tạc, đe dọa Philippines, Việt Nam
Tàu tuần duyên USS Freedom LCS 1 của Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 20 tháng 6 năm 2013 |
Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 16
tháng 1 có bài viết nhan đề "Tàu tuần duyên Mỹ do thám Biển Đông, căn cứ
tên lửa Việt Nam lộ diện".
Bài viết dẫn Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)
cho biết, Quân đội Mỹ lần đầu tiên thừa nhận, tàu chiến mới nhất của họ
vừa thực hiện nhiệm vụ trinh sát toàn diện Quân đội Trung Quốc ở Biển
Đông.
Theo bài báo, tàu tuần duyên mới nhất
của Mỹ năm 2013 tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ đã triển khai ở Đông Nam
Á, dài 10 tháng, thường trú ở căn cứ hải quân Changi của Singapore, đồng
thời đã triển khai diễn tập chiến đấu thực tế trên Biển Đông.
Vào tuần trước, Tư lệnh Bộ Tư lệnh của
lực lượng tàu chiến mặt nước Hải quân Mỹ, Thiếu tướng Tom Karpman công
khai thừa nhận, cho biết, trong thời gian tàu tuần duyên USS Freedom
tuần tra ở Đông Nam Á, thực hiện mệnh lệnh của trên, đã triển khai huấn
luyện chiến đấu thực tế ở Biển Đông, đồng thời cũng đã triển khai tuần
tra và trinh sát toàn diện đối với "quân địch" và vùng biển mà Quân đội
Mỹ quan tâm.
Thiếu tướng Hải quân Mỹ công khai cho
biết, khi tuần tra trên Biển Đông, đã sử dụng hệ thống trinh sát và
radar của tàu tuần duyên do thám tất cả các trọng điểm mục tiêu trên
Biển Đông như tàu chiến mặt nước, tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Ngày 20 tháng 6 năm 2013, tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ KD Jabat Malaysia tập trận trên Biển Đông. |
Ông tiết lộ thêm, trên tàu tuần duyên
USS Freedom, Quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay trực thăng trinh sát mới
nhất, cất cánh lên không đã trinh sát hơn 500 thông tin tình báo trên
không-trên biển, đồng thời đã sử dụng tàu đệm khí dài 11 m, thu thập tin
tức tình báo mới nhất về tàu chiến Quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài báo dẫn “một chuyên gia quân sự
Trung Quốc” chủ động tiết lộ cho rằng, trong thời gian tuần tra trên
Biển Đông, tàu tuần duyên USS Freedom Mỹ đã xuất hiện ở "các đảo, đá
ngầm do Trung Quốc đóng quân", "trong phạm vi hoạt động của tàu Hải giám
và Hạm đội Nam Hải".
Chuyên gia này thừa nhận, tàu tuần duyên
Mỹ đã lắp hệ thống trinh sát tiên tiến, là hệ thống trinh sát điện tử
mới nhất, có hiệu quả nhất hiện nay của Hải quân Mỹ, có thể triển khai
trinh sát toàn diện đối với quy luật hoạt động, tình báo tín hiệu và hệ
thống chỉ huy của tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc, đặc biệt là đã tiến
hành thu thập toàn diện về tình hình xây dựng quân sự của Trung Quốc
trên Biển Đông, hơn nữa khi cần thiết sẵn sàng xuất hiện trên Biển Đông
triển khai hoạt động tác chiến của Quân đội Mỹ.
Tàu sân bay Mỹ hoạt động trên Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Bài báo cho rằng, thông tin mới nhất cho
thấy, Quân đội Mỹ chắc chắn sẽ gia tăng trinh sát quân sự ở Biển Đông,
bởi vì năm 2013 vừa qua đi, từng có một tàu chiến Mỹ mắc cạn ở lân cận
đảo, đá ngầm trên Biển Đông.
Sau khi xảy ra sự việc này, Hải quân Mỹ
nhiều lần nghiên cứu và rất ngạc nhiên là quân Mỹ đã không quen với tình
hình của một vùng biển quan trọng như vậy, để xảy ra sự kiện ngoài ý
muốn, quân Mỹ cần phải gia tăng trinh sát quân sự và tình báo đối với
Biển Đông.
Đồng thời, tàu tuần duyên mới nhất của
Mỹ phô trương diễn tập trên Biển Đồng, trinh sát Quân đội Trung Quốc -
hành động này cũng là "chống lưng" cho đồng minh Biển Đông của họ như
Philippines, ủng hộ cho quân đồng minh về quân sự, duy trì tranh chấp
Biển Đông với Quân đội Trung Quốc.
Trong khi đó, sau khi Quân đội Mỹ thừa
nhận tàu tuần duyên mới nhất đến Biển Đông tiến hành trinh sát toàn diện
Quân đội Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lập tức tuyên bố,
Philippines cần thực hiện hành động bảo vệ quân sự ở vùng đặc quyền
kinh tế của Philippines, Mỹ còn kêu gọi các nước đồng minh châu Á-Thái
Bình Dương như Nhật Bản, "Ấn Độ" tăng cường hành động quân sự phối hợp
trên Biển Đông.
Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam triển khai tên lửa phòng không SA-3 trên quần đảo Trường Sa nhằm đối phó với các mối đe dọa trên không. |
Mặt khác, theo tuyên truyền của bài báo,
"Quân đội Việt Nam cũng đã công khai tên lửa phòng không triển khai
trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và lực lượng quân đội Việt Nam trên
các đảo trang bị các hệ thống tên lửa phòng không rất hoàn bị, trong đó
có có tên lửa phòng không dùng để "đối phó với mối đe dọa Trung Quốc".
Theo bài báo, vũ khí phòng không Việt
Nam triển khai trên những đảo, đá này chủ yếu gồm có tên lửa phòng không
tầm trung và xa SA-2, tên lửa phòng không tầm trung SA-3 và rất nhiều
pháo cao xạ do Nga chế tạo. Tuy chúng đã cũ, nhưng cơ bản bao quát được
vùng trời tầm xa, tầm trung và tầm gần ở các đảo, đá ngầm do Việt Nam
kiểm soát.
Hơn nữa, theo bài báo, cùng với tên lửa
phòng không SA-2, radar sóng ngắn được Việt Nam triển khai ở quần đảo
Trường Sa có thể giúp cho Không quân Việt Nam dễ dàng phát hiện và
"khóa" các mục tiêu bay máy bay chiến đấu, tạo ra mối đe dọa rất lớn cho
máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc (một nước có tham vọng lãnh
thổ của nước khác).
Việt Nam triển khai tên lửa phòng không trên quần đảo Trường Sa (nguồn: china.com.cn) |
Bài báo tuyên truyền xuyên tạc không có
một chút xấu hổ cho rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung
Quốc. Phải khẳng định rằng, đây hoàn toàn là những tuyên truyền có tính
chất bịa đặt lịch sử và là tung tin vịt hòng đánh lừa dư luận.
Mặt khác, theo bài báo, các nguồn tin
cho biết, năm 2013, Hải quân Trung Quốc đã biên chế ít nhất 17 tàu chiến
mới. Số liệu của Quân đội Trung Quốc cho biết, số lượng tàu chiến cỡ
lớn mới biên chế cho Hạm đội Nam Hải là "tương đối nhiều" (thực ra là
nhiều nhất, so với các hạm đội lớn khác).
Theo tuyên truyền của bài báo, Biển Đông
có diện tích rộng lớn, "hoạt động bảo vệ chủ quyền" nhiều, số lượng tàu
khu trục cỡ lớn và trung bình trước đây của Hạm đội Nam Hải khá ít, năm
2013 biên chế nhiều tàu chiến cỡ lớn cho Hạm đội Nam Hải, trong đó có
tàu Tam Á là sự "bổ sung quân sự cần thiết".
Trong tương lai, Biển Đông sẽ là khu vực
quân sự "trọng điểm" triển khai rất nhiều tàu chiến mới và để Bắc Kinh
thực hiện cái gọi là "bảo vệ chủ qyuền" của Hải quân Trung Quốc.
Pháo 37 mm của Việt Nam (nguồn china.com.cn) |
Radar sóng ngắn của Việt Nam tạo ra mối đe dọa to lớn cho máy bay chiến đấu Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (nguồn china.com.cn) |
Tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung
Người ta nói... và tôi nghe
Người ta phỉnh phờ “Bốn Tốt”
Và tung hô “Mười Sáu Chữ Vàng”
Tôi nghe thác gào nơi Bản Giốc
Ngày Nguyễn Phú Trọng yết kiến Hồ Cẩm Đào
15 tháng 10 năm 2011
*
Đất nước mang hình người nằm khóc
* Tặng ông Tổng Bí thư đồng hương
Đất nước tôi
Có hình người nằm
Mang vết thương
Ngang bụng
Thuở Sông Gianh
Thời Cửa Tùng...
Hè nhau chữa lành vết thương
Người hô lấp sông Bến Hải
Người thề đốt cháy Trường Sơn
Dòng dã mấy mươi năm
Đài vinh quang xây xác người
Xương trắng nối cầu Hiền Lương
Máu đỏ xuyên thông đường Hồ Chí Minh
*
Vang vang trời câu hát thông thênh bờ cõi
Nước non ta nay liền một giải
Từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mâu
Vĩnh viễn sạch bóng thù, đất nước thành đồng kiên vững mãi mai sau
Nhưng nắng chửa ửng hồng đã mây sập tối
Niềm vui qua thật mau
Nghe hai đảng hè nhau chung tầm cao vĩ đại
Giật mình nhìn lại
Đất nước tôi tróc mấy mảng đầu
Nam Quan
Bản Giốc...
Đất nước bây giờ mang hình người nằm khóc!
Nỗi nhục này hơn mấy nhục xưa
Nỗi đau này hơn mấy đau xưa
Phác thảo ngày ký kết Hiệp dịnh Biên giới Việt Trung (12/99). Hoàn
chỉnh ngày Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Hồ Cẩm Đào (10/11)
*
Nhớ Hồ Dzếnh
Bây giờ nhớ nhà châm điếu thuốc
Ông thấy khói lên quện áng mây nào?
Đất và Biển chỗ còn, chỗ mất
Ông có cùng như tôi xót đau? (*)
(*) Nhà văn Hồ Dzếnh cùng sinh ở Thanh Hóa quê tôi nhưng là người minh hương
*
Nghe vang vọng lời xưa
Thủng một khoảng trời, đâu còn thấy Nam Quan
Nước mắt cạn rồi, khô dòng suối Phi Khanh
Hãy đốt lửa cho lòng Sát Thát
Cho cáo Bình Ngô dựng sóng Biển Đông
Ngày Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa
24 tháng 7 năm 2012
Mậu Thân 1968, và những điều gian trá - Hai tấm hình, trong một ngày ở Sài Gòn
Mậu Thân 1968, và những điều gian trá
-
Hai tấm hình, trong một ngày ở Sài Gòn
Thiện Giao/Người Việt
http://ttngbt.blogspot.de/2013/02/mau-than-1968-va-nhung-ieu-gian-tra.html
SÀI GÒN - Cùng một ngày, trong cùng một trận chiến, có hai hình ảnh được chụp lại. Hai tấm hình của hai sự kiện liên hệ với nhau lại có hai số phận rất khác nhau.
|
Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình 8 người của một sĩ quan VNCH bị Việt Cộng thảm sát. |
Tấm hình này ghi lại một góc chiến trường Sài Gòn trong vụ Việt Cộng tấn công thành phố giai đoạn Tết Mậu Thân 1968, hiện nay có trên một vài website trên Internet, nhưng được rất ít người biết tới.
Cùng ngày này, một sự kiện khác cũng được chụp lại, rồi truyền đi khắp thế giới, là hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một chỉ huy Ðặc Công Việt Cộng ngay trên đường phố Sài Gòn. Theo Wikipedia, hôm ấy, Tướng Loan “nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của Tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có đặc công Việt Cộng bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ; hoặc do thượng úy đặc công đó đã tra vấn trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn ở trại Phù Ðổng Gò Vấp để lấy mật mã lái xe thiết giáp không được, dù đã giết gần hết cả gia đình của Nguyễn Tuấn gồm có 8 người...”
Tấm hình ấy gây không biết bao nhiều khó khăn cho Tướng Loan và gia đình ông.
Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình 8 người của một sĩ quan VNCH bị Việt Cộng thảm sát. |
Vào ngày tang lễ Tướng Nguyễn Ngọc Loan, vẫn còn những lời lẽ nặng nề với ông liên quan đến những gì người ta thấy trên tấm hình, nhưng chính tác giả tấm hình, Eddie Adams, đã gởi vòng hoa viếng Tướng Loan cùng dòng chữ: “Tôi rất ân hận. Những dòng lệ đang đầy trên khóe mắt tôi.”
-Mậu Thân 1968: Nguyễn Ngọc Loan và Eddie Adams (*) (Vô Danh tổng hợp)
“Trong
đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã
làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình
được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào
năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.”
[“Nói
đến biến cố Tết Mậu Thân mà không nhắc tới cố Thiếu tướng Nguyễn Ngọc
Loan là một thiếu sót lớn nếu không nói là đắc tội với ông.
Vài
ngày trước khi biến cố này xảy ra ở Sài Gòn vào đêm mồng 1 Tết, ông
Loan đã ra lệnh cho Tổng nha Cảnh sát và các Ty, các Chi cảnh sát đào
giao thông hào, sắp bao cát chuẩn bị, như thế nghĩa là ông nắm vững tin
tình báo cộng quân sẽ tấn công vào dịp Tết.
Khi
vụ Mậu Thân xảy ra ở Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về Mỹ Tho ăn
Tết, nên Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã điều động cuộc chiến phản công
tại thủ đô.
Một
tên Việt cộng mặc đồ dân sự tên Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp tại mặt trận
Chợ Lớn đã giết rất nhiều thường dân và cả gia đình Trung tá thiết giáp
Nguyễn Tuấn gồm cả mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai lên 10, tuy bị
thương nặng nhưng được cứu sống. Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn
tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó.
Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói
trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được báo cáo về những hành động giết người dã
man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay
tại phạm trường. (1)
Tất
cả diễn tiến vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công VC Nguyễn Văn
Lém tức Bảy Lốp đều được ghi vào ống kính của Eddie Adams. Cũng có một
người Việt Nam, ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh đó, nhưng bất công
thay, chỉ có bức hình của Adams là được các báo trên thế giới đăng tải.
Adams kể lại lúc Tướng Loan bắn Bảy Lốp như sau:
“Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông
rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hóa
ra, ông bắn thật.”
Sau khi bắn Bảy Lốp, Tướng Loan nói với Eddie Adams:
“ Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.”
Tướng Loan cũng nói với các ký giả:
- “Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Ðức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”
Bức hình oan nghiệt trong ngày mồng một Tết (SG, 01-02-1968):
Tướng Loan hành quyết đặc công vc Đại úy Nguyễn Văn Lém hay Lê Công Nà? (2)
Tướng Loan bị trọng thương trong trận Tổng công kích đợt 2 của VC vào Sài Gòn (05-05-1968)
Đám tang gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn với 6 chiếc quan tài
(Ảnh: "Vietnam, A Chronicle of the War"-
Black Dog & Leventhal Publishers, 2003, tr. 478)
(Ảnh: "Vietnam, A Chronicle of the War"-
Black Dog & Leventhal Publishers, 2003, tr. 478)
Nhóm
phản chiến tại Hoa Kỳ đã tận lực khai thác bức ảnh để làm phương tiện
đòi chấm dứt ngay tức khắc cuộc chiến tranh Việt Nam. Bức ảnh này đã đem
lại cho Eddie Adams hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press
Photo chỉ một năm sau, 1969. Phong trào phản chiến tiếp tục nổ ra khắp
nơi khiến chính quyền Hoa Kỳ tìm mọi cách rút ra khỏi Việt Nam khiến cho
Việt Nam Cộng Hoà chết tức tưởi vào ngày 30-04-1975.
Phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams(1933-2004)
Sự kiện bi đát của Miền Nam (từ sau 1975) đã làm cho Eddie Adams hối hận. Ông thuật lại rằng:
“Tôi
mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức
hình đó tại Ðại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca
Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho
Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã
làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân
chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh.
Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng
hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Sau này, Eddie Adams thường nói:
“Tướng
Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối
công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc
chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Ngày
5-5-1968, Tướng Loan bị trọng thương cả hai chân trên cầu Phan Thanh
Giản khi Cộng quân mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Ông được đưa qua
Úc chữa trị nhưng công luận Úc phản đối nên lại được đưa qua Hoa Kỳ tại
bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington D.C.”] (*)
*
[“Sau
khi Sài Gòn thất thủ vào cuối tháng 4 năm 1975, như để chuộc lại lỗi
lầm từ bức hình Saigon Execution, Eddie Adams đã chụp được những tấm
hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam
vào năm 1977. Loạt ảnh có tên Con thuyền không nụ cười / The boat of no smile, trong
đó nổi bật là cảnh bà mẹ ôm đứa con trai đã chết cứng và một đứa khác
đang mệt lả sau lưng bà. Gương mặt của người phụ nữ diễn tả sự đau đớn
tột cùng, và ánh mắt của bà nói lên tâm trạng của thuyền nhân: mệt mỏi,
đau thương, kinh hoàng và tuyệt vọng.
Con thuyền không nụ cười
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi sang Quốc hội những tấm hình này, nhờ đó gần
200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie
Adams giải thích: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp
48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot [15m], rồi bị
hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được
những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả”.
Năm
1983, E. Adams trở lại Việt Nam và được thấy tấm hình ‘oan nghiệt’ của
ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng trong Bảo tàng Chiến tranh
tại Saigon (trước đó có tên là Bảo tàng Tội ác Mỹ-Ngụy). Tuy nhiên, hiện
nay không hiểu vì lý do gì, bức hình Saigon Execution đã không còn được
trưng bày, chỉ được bày bán trong gian hàng lưu niệm tại đây mà thôi.”]
(2)
*
[“Năm
1975, khi Miền Nam bị Miền Bắc cưỡng chiếm, Tướng Loan đến Hoa Kỳ.
Elizabeth Holtzman, nữ dân biểu New York yêu cầu trục xuất ông với sự
đồng ý của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Nhưng Tổng thống Jimmy Carter
đã lên tiếng can thiệp và cho ông định cư tại Hoa Kỳ. Ông và gia đình mở
tiệm Pizza tại thành phố Springfield, Virginia.
Eddie Adams đã tìm tới tiệm này gặp thăm Tướng Loan và nhắc lại bức hình oan nghiệt năm xưa nhưng Tướng Loan an ủi Eddie Adams:
“Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.”
[“Chính vì câu nói này, Adams càng thêm mến phục Tướng Loan và họ đã trở thành đôi bạn tri kỷ.
Năm
1991, tướng Loan phải đóng cửa tiệm Pizza, vì dân chúng địa phương đã
nhận diện được ông. Có kẻ đã vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường
một câu khiếm nhã: “We know who you are” (Chúng tao biết mày là ai).”] (2)
Tướng Loan và vợ tại tiệm Pizza
[“Tướng
Nguyễn Ngọc Loan qua đời ngày 14-07-1998 vì bị bệnh ung thư, thọ 68
tuổi; để lại vợ - bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại. Nhận
được tin này, Eddie Adams đã viết bản điếu văn đầy nước mắt đăng trên
tạp chí TIME số phát ngày 27-07-1998:
“Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 (3) nhờ
tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến
hai người chết: Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông
Tướng đã giết tên Việt cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh
của tôi. Những tấm ảnh vốn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới.
Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói
láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân
nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là: “Người ta
sẽ hành động ra sao nếu họ ở vào vị trí của ông Tướng, vào cái thời
điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một
tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính
Mỹ?Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò?”
“Tướng
Loan là một mẫu người có thể được gọi là chiến binh đúng nghĩa và được
thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là
đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không
hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thì giờ đến các
bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự
làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông chẳng hề phiền trách gì tôi. Ông nói với
tôi rằng: Nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó,
nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về ông và gia đình ông trong một
thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng
tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước (1998), vào lúc
ông đã bị bệnh rất nặng”.
Trong một đoạn khác, Eddie Adams tỏ ra rất ân hận về bức ảnh:
“Trong
đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã
làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình
được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào
năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.”] (4)
*
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930-1998)
[“Thiếu
tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-2-1930 tại Huế, tốt nghiệp Khóa 1
Trường Võ Khoa Thủ Ðức, thụ huấn phi công tại Hoa Kỳ năm 1953. Năm 1964
ông vinh thăng Ðại Tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng
Hoà.
Trong
chiến dịch Mũi tên Lửa (Flamming Dart), ngày 11-2-1965, ông dẫn đầu
những phi đoàn Bắc phạt A 1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 oanh tạc miền
Bắc VN. Sau đó ông làm Tổng giám đốc CSQG kiêm Giám đốc Nha An ninh
Quân đội, phụ trách Ðặc ủy Trung ương Tình báo. Ông có biệt danh Sáu
Lèo. Lực lượng CSQG dưới thời ông có những thay đổi mới về khả năng và
tinh thần phục vụ.
Một bài viết mới đây của Liên Thành có tên “Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan”dựa
trên bài viết của Tiến sĩ Trần An Bài để minh xác lại việc làm của
Tướng Loan trong việc xử tử tên VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp và cung
cấp cho độc giả nhiều mẩu chuyện anh hùng, ái quốc qua con người ông
Loan.
Trong tác phẩm Biến Ðộng Miền Trung: Những bí mật chưa tiết lộ giai đoạn 1966-1968-1972,
sách dày 463 trang, xuất bản năm 2008, tác giả Liên Thành đã dành trên
100 trang sách để nói về biến cố Tết Mậu Thân cùng các sự kiện lịch sử
khác ở Thừa Thiên – Huế. Thiết tưởng bạn đọc nên tìm đọc cuốn sách này
để biết sự kiện nóng hổi từ một chứng nhân lịch sử.”] (*)
Vô Danh(02/2013. Tổng hợp và trích dẫn từ các bài gốc được ghi trong chú thích)
Chú thích:
(*) Vô Danh trích đoạn, chú thích thêm và đổi tựa bài từ nguyên tác Tết Mậu Thân 1968: Bóng tối lịch sử đã sáng dần?của Nguyễn Đức Cung, 19-01-2009.
(1)
Sau 30-04-1975, có tới tám bà đứng ra tự nhận là vợ của ông đặc công
Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém, hẳn không chỉ để được làm goá của một ‘chiến sĩ
cách mạng ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản’! Hài cốt của Bảy Lốp đến nay
vẫn chưa được tìm ra mặc dù ông ta đã được ĐCSVN vinh danh là Liệt sỹ!
Xin
đặt một câu hỏi: Thế trong cùng thời điểm thoả ước đình chiến hàng năm
cho ba ngày Tết thiêng liêng của dân tộc năm 68 ấy,trước khi bị hành
quyết, ông ta đã là cái gìđối với số nạn nhân do ông ta hành quyết, chỉ
đơn cử một ví dụ như là cả gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn nêu trên?
(2) Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém hay Bảy Nà Lê Công Nà? - Đọc thêm: Nguyễn Ngọc Chính: Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh hành quyết.
(3)
Năm 2007, bức ảnh Saigon Execution này của E. Adams còn được tạp chí
Mental Floss bầu chọn là một trong 13 tấm ảnh đã làm thay đổi bộ mặt thế
giới.
(4) Những trích đoạn nói về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan được dẫn lại từ bài viết của Ts Trần An Bài: Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong biến cố Tết Mậu Thân, Báo điện tử Vietcatholic, ngày 07-02-2008.
Báo mạng coi độc giả chẳng bằng ... đít con vi trùng
Nhưng một quả trứng khi luộc, chiên, ốp la thì có vị ngon khác nhau chứ một dòng tin thì cho dù tít có giật cỡ nào, ngữ có xào ra sao thì cái người đọc nhận được cũng chỉ có thế.
Thời đại thông tin, người người làm báo, nhà nhà làm báo nên mọi việc phải thật khẩn trương (như quán ăn lúc đông khách vậy) và phải thật HOT (đến mức còn có những kẻ nghĩ ra trò kích động bà con biểu tình biểu lý để họ "tường thuật trực tiếp" trên blog đặng câu tí vìu và lượm tí danh). Thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng các báo có thể cho phép mình cẩu thả việc cung cấp sản phẩm (thông tin) cho khách hàng (độc giả). Vậy có khác nào lấy lí do đông khách quá nên rau không kịp rửa, gạo không kịp đãi sạn,... mà đã "dâng" cho khách ?
Đọc mấy tờ báo mạng (những trang hàng đầu Việt Nam) không khó để "cắn phải sạn" nhưng với trường hợp tớ nêu dưới đây thì đúng là bó tay.
Ngày 02/08/2012, VNExpress - báo mạng tự khoe là "Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất" - cho đăng một bài viết về một chàng thanh niên nào đó, quỳ gối tại Văn Miếu với dòng chữ "Xin đừng sờ đầu rùa" đang gây xôn xao dư luận. Bài báo ký tên Nguyễn Hương Trà (giông giống "cô gái đồ long") cũng trở thành 1 bài hit vì cộng đồng (mạng) đang trong thời điểm sôi sùng sục bởi hành vi "đè đầu cưỡi cổ" các "cụ rùa" của một số nam thanh nữ tú thuộc dạng có não không để "phân tích" mà để "tích phân".
Link của bài viết này đã bị xóa trên VNexpress (lý do ở dưới) nhưng có thể xem bản backup tại đây.
Bài viết trên Vnexpress ngày 02/08/2012 |
Bài viết trên Vietnamnet ngày 13/07/2010 |
Việc một bài viết đăng trên vnexpress được copy đi hàng ngàn trang tin / blog khác là hiển nhiên. Điều đó làm cho thông tin cũ kỹ của hơn 2 năm trước ... "đội mồ sống dậy", thậm chí còn HOT hơn xưa !?
Nhưng nực cười (ra nước mắt) hơn cả là ngay chính tại Vietnamnet cũng đăng chễm chệ "phiên bản thứ n" của một "nhà báo" ký tên HK, "xào xáo" lại bài viết trên Vnexpress (hoặc các trang mạng khác).
Hiện giờ link vẫn còn tại đây ! (*)
Xem ra các "nhà báo" bây giờ còn có thêm một công thức mới là "khai quật bài cũ" bên cạnh những phương pháp truyền thống như xào - nấu - chiên - luộc - hấp - nướng,... các bài từ nơi khác.
Độc giả bây giờ, thật đúng là chẳng bằng ... đít con vi trùng !
============
(*) Đây là bài tôi viết cách đây khá lâu trên blog cũ nên link này hiện tại đã được Vietnamnet xóa bỏ. Nhưng các bạn có thể xem lại ở 1 số trang tin khác như tại đây.
Không lá cải thì là lá vả!
Chu Mộng Long – Chủ trang Người đưa tin cãi chày cãi cối giống Thang Đức Thắng của VnExpress cãi về vụ thầy giáo dính lẹo với ba nữ sinh.
Bắt bọn báo chí – luật gia lá cải này khai ra, không phải chị Ngọc thì
là ai? Chúng tưởng tượng một cách bệnh hoạn khi xem phim sex hay là
quảng bá sức khỏe tình dục của… mẹ chúng nó?
Vụ này có lẽ “ích nước lợi dân” ở chỗ là nó thổi bạt ngọn gió dư luận từ các đại án tham nhũng sang “đại án cưỡng dâm”?
Việt
Nam không có báo lá cải – người đứng đầu quản lí truyền thông khẳng
định như thế, và tôi cũng tin như thế. Vâng, không phải lá cải mà là lá
vả. Có điều chiếc lá ấy không được dùng để che cái bí mật của Eva nữa mà
dùng để bịt miệng loại nhà báo xôi thịt thời nay. Chiếc lá ấy vẫn là
một kí hiệu mệnh danh văn hóa nhưng đã đảo lộn vị trí, ngược từ dưới lên
trên!
Còn
nhớ ngày này năm trước, “sử gia” kiêm “dân chủ gia” Hà Văn Thịnh đã
ngậm chiếc lá vả ấy mà cảm thông chia sẻ với loại báo đứng đường như
ông: “Họ
phải chọn từng câu, “lách” từng chữ; viết để lề trái khen thì không
đăng, để lề phải khen thì bị ném đá…, khổ sở trăm đường, xa xót, đắng
cay…”. Từ đó ông ta chủ trương, nên dạng háng đứng 2 lề, lề phải để câu cơm, lề trái để câu danh, đặc biệt khuyến khích nhà báo “lợi dụng những kẻ tồi tệ, ăn cắp tiền dân, của nước” với mục đích “phân chia lại thu nhập cho bớt bất công”, cũng như nghề giáo của ông đã phải “không thể cho điểm thấp như thực tế của bài làm, của khóa luận tốt nghiệp” của sinh viên để mua bán điểm chác, bằng cấp…, cũng với mục đích “phân chia lại thu nhập” vì lương ông không đủ tiêu xài.
Nhân
cách một nhà giáo tinh hoa dạy đại học mà còn như thế huống hồ là quân
nhà báo đông như quân Nguyên tràn ngập từ kinh thành đến hang cùng ngõ
hẻm!
Những
nhà báo cương trực xông pha vào hiểm nguy, vạch trần sự thật bất chấp
cả tù đày, tính trên đầu ngón tay. Còn đội quân đông như quân Nguyên
kia, khi có sự thì học tập và làm theo gương ông Thịnh viết bài tán
dương hoặc chửi thuê, hết sự thì dúi đầu vào mạng sex hoặc chui đầu vào
quần chúng để đánh hơi nồi chõ những chuyện bậy bạ.
Chưa
bao giờ như bây giờ, tràn ngập trên báo chí quốc doanh hết rình mò
chuyện lộ hàng của các sao, đến soi mói chuyện thả rông của các
hotgirls, tiến đến tưởng tượng dính lẹo bậy bạ từ 1 đến 3 người như chó,
và nóng nhất hiện nay là tưởng tượng kiều nữ hiếp dâm tài xế taxi 30 lần/2 ngày!!!
Cho
đến nay đã có hàng bao nhiêu sự vụ nhưng không bị xử lí thỏa đáng. Rõ
ràng chúng không đơn thuần lá cải, câu khách để làm tiền mà còn tuyên
truyền, kích động loạn dâm, với tất cả sự suy đồi của thời mạt pháp!
S.Freud bảo bịt cửa này nó xì ra cửa khác, mà xì một cách bệnh hoạn, không sai tí nào!
Kinh Thánh gọi đây là bệnh khẩu dâm, xuất phát từ loạn dâm cả bầy đàn mà ra.
Đến nước này thì chỉ có một cách nhân danh Chúa Trời, phạt bọn chúng
phải hứng chịu nguyên tội tổ tông, bắt cái mồm đánh hơi nồi chõ của
chúng, xin lỗi nhé,… hành kinh mỗi tháng 1 lần!
——————–
Báo Người đưa tin: Bà Ngọc không liên quan đến “kiều nữ cưỡng dâm“
16/1/2014 08:13
Đại diện Báo Người đưa
tin cho rằng bà Ngọc không liên quan đến những bài viết về “kiều nữ
cưỡng dâm” mà báo này đã đăng tải. Tuy nhiên tờ báo này lại không khẳng
định bà Ngọc không phải là nhân vật trong các bài báo trên.
Chiều 15.1, trao đổi
với Báo điện tử Một thế giới, luật sư Hoàng Cao Sang, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho bà Phạm Thị Thanh Ngọc cho biết cuộc làm việc
giữa các luật sư và Báo Người đưa tin diễn ra rất chóng vánh.
Theo luật sư Sang, ông
Nguyễn Thành Lân, Tổng thư ký tòa soạn Báo Người đưa tin được ủy quyền
tiếp xúc với hai luật sư của bà Ngọc.
“Ông Lân cho rằng ‘kiều
nữ Hải Dương’ trong những bài viết của Báo Người đưa tin không liên
quan đến bà Ngọc”, luật sư Sang cho biết.
Tuy nhiên khi luật sư
hỏi để xác nhận lại rằng “nghĩa là bà Ngọc không phải là nhân vật trong
bài viết”, ông Lân nói “cũng không hẳn như vậy”.
“Do đó, ông Lân cho
rằng không có lý do để tiếp nhận đơn khiếu nại của bà Ngọc. Không đồng
tình, luật sư nói bà Ngọc hay bất cứ công dân nào cũng có quyền gửi đơn
và cơ quan báo chí phải tiếp nhận. Còn quá trình giải quyết đơn ra sao
thì hậu xét. Vì vậy, ông Lân đã hướng dẫn chúng tôi xuống bộ phận hành
chính để gửi đơn. Nhưng do hết giờ làm việc nên chúng tôi phải quay lại
vào ngày mai”, luật sư Sang tường thuật.
………………….
Đọc tiếp tại đây: http://ngoisao.vn
PHÓ THỦ TƯỚNG GỐC TÀU HOÀNG TRUNG HẢI CHỈ ĐẠO XÂY “NGHĨA TRANG LIỆT SỸ” 25 TỶ CHO 52 NGƯỜI TRUNG QUỐC
Đầu tháng 5.2013,
trang mạng của Đài Phát thanh & Truyền hình Điện Biên đăng bài “Bàn giao
đưa vào sử dụng nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay”. Tuy nhiên, sau
đấy không lâu bài viết đã bị gỡ xuống một cách đầy bí ẩn.
Bàn giao đưa vào sử dụng Nghĩa trang người Trung
Quốc tại thị xã Mường Lay
Anh Thu - Đức Trung (Điện Biên TV) -
Ngày 25/4, Ban quản lý Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Điện Biên
đã tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng công trình Nghĩa trang liệt sỹ người
Trung Quốc cho UBND thị xã Mường Lay.
Nghĩa trang Trung Quốc ở thị xã Mường Lay |
Sau khi kiểm tra thực địa tại hiện trường, Đoàn nghiệm thu của
UBND thị xã Mường Lay đánh giá cao chất lượng công trình Nghĩa trang người
Trung Quốc đã đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật. Hiện nay,
Nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay là nơi yên nghỉ của 52 liệt sỹ
đã hy sinh trong thời kỳ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường Hữu nghị
12 vào những năm 1967 – 1972.
Tại buổi nghiệm thu, UBND thị xã Mường Lay cũng đã kiến nghị và
mong muốn chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần sớm lắp đặt hệ thống nước để vừa phục
vụ tưới cho cây xanh. Đồng thời, nghiên cứu, lắp đặt hệ thống điện, đảm bảo cho
việc phục vụ khách đến thăm viếng và tiến hành kè thêm bên mái ta luy âm để chống
sụt sạt vào mùa mưa./.
Điều đáng chú ý ở đây là việc làm mờ ám (một công trình tiêu tốn đến
25 tỷ VNĐ tiền thuế của dân, chưa kể chi phí trông coi và duy tu hàng năm,
nhưng lại chỉ có duy nhất một trang mạng “lề đảng” gần như vô danh đăng tải trước
khi vội vàng gỡ xuống) và bị dư luận chỉ trích dữ dội này lại liên quan đến một
nhân vật với quyền sinh quyền sát rất lớn nhưng lại có lý lịch vô cùng mờ ám:
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, người gần như nắm cả nền kinh tế Việt Nam trong tay suốt 7 năm qua. Ngay từ năm 2007, ông Hoàng Trung Hải đã bị một số
cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức
Trung ương, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ và một số cơ quan trọng yếu khác của Đảng
CSVN, tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải (bố ông ta tên là Sì
Sói, sinh quán tại Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc – xem Tâm Huyết Thư; nếu link kia không đọc được, quý vị có thể xem ở đây, xem bản đánh máy lại ở đây, xem trên Facebook ở đây).
Và
không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta biết rằng chính ông Phó Thủ tướng gốc
Tàu này cũng là người đã chỉ đạo xây dựng nghĩa trang trị giá 25 tỷ VNĐ nói
trên cho 52 người Tàu:
(Link của công văn này trên trang Thư Viện Pháp Luật nằm ở đây.)./.
Những con bạch tuộc
Có
một tay tổ Cộng Sản đã phát biểu một câu nghe...xanh rờn rằng
chủ nghĩa tư bản như là một con bạch tuộc vươn vòi ra hút
xương máu của người lao động chính quốc và những chiếc vòi kia
hút xương máu của những người lao động ở các nước thuộc địa.
Hơn 100 năm sau, tại một xứ sở mà chế độ Cộng Sản vẫn còn
ngự trị trong khi ở những nước khai sinh ra nó đã bị...lụi tàn
cũng có một con mụ tào lao lại phát biểu câu khác: “Chủ
nghĩa tư bản đang giãy chết”. Vậy thì cái vòi bạch tuộc ấy giờ này đang ở đâu và quấn vào ai?
Câu
chuyện cái vòi bạch tuộc của tay tổ Cộng Sản chỉ là sự
đoán mò vô ý thức và hoàn toàn không chính xác bởi vì cái
con bạch tuộc mà tay tổ Cộng Sản ngày xưa ấy tự nghĩ ra và
tự mô tả sự việc thật tế lại không có và không phải như sự
suy nghĩ của cha nội này. Thật tế mà nói ở các nước tư bản
bây giờ chẳng có con bạch tuộc nào cả nên cũng chẳng có quái
gì vòi để mà hút này hút nọ. Ở những xứ tư bản bây giờ
những ông chủ bà chủ giàu có là bởi vì những người này có
tài “kinh bang tế thế” để mà làm giàu. Mà họ cũng chẳng dám
bóc lột ai cả vì họ không có cái vòi bạch tuộc tưởng tượng
của tay tổ cha nội Cộng Sản ở không mà ngồi ngjhĩ tào lao. Lý
do rất là đơn giản là có ông bà chủ nào mà ...dại dột bóc
lột công nhân là ...luật pháp sẽ “hỏi thăm sức khỏe” ngay.
Chẳng có ông chủ bà chủ nào dại dột dám làm sai trái bởi vì
cũng dễ bị..rủ tù.
Thế
nhưng có điều trớ trêu là thay vì con bch tuộc xuất hiện ở
những nước tư bản như cha nội tổ sư Cộng Sản “mộng mị” nghĩ ra
thì khốn thay, nó lại xuất hiện ở những nước Cộng Sản mà
tay tổ này đã “dày công nghiên cứu” để tìm ra cái chủ thuyết
quái thai này. Này nhé, khi các nước Cộng Sản còn bị cuộn
tròn trong chiếc bao bố, người dân bị bịt mắt bịt tai thì
người dân là những người bị bóc lột thậm tệ nhất. Những hình
thức lao động nghĩa vụ là những hình thức bóc lột công sức
lao động của người dân một cách đốn mạt và dã man nhất mà
chỉ có những tay Cộng Sản ác ôn mới nghĩ ra. Cho đến khi
“thành trì của Cộng Sản chủ nghĩa” là Liên Xô và toàn bộ các
nước Cộng Sản Đông Âu bị sụp đổ một cách thảm hại thì những
nước Cộng Sản còn lại như Tàu Cộng, Cộng Sản Việt Nam và
một số nước khác mới nghĩ ra một “quái chiêu”: đem gắn “kinh
tế thị trường” vào “xã hội chủ nghĩa” và có một cái tên nghe
rất là “mỹ miều”: “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”. Sử dụng chiêu này thì kinh tế có phát triển hơn
nhưng mà hố sâu giàu nghèo sâu rộng hơn và điều quan trọng nữa
là con bạch tuộc với những chiếc vòi thay vì xuất hiện ở
những nước tư bản thì lại xuất hiện ở những nước “quái thai”
này. Tại đất nước Tàu Cộng và đất nước Cộng Sản Việt Nam bây
giờ số lượng người dân oan xuất hiện càng ngày càng nhiều.
Họ là những người dân bị giới “tư bản đỏ” thò chiếc vòi bạch
tuộc của chúng ra mà hút máu, hút mủ của người dân. Những
ngưừi dân oan lê lết khắp nơi để kêu đòi công lý, nhưng công lý
làm gì có ở những xứ sở mà đám người cầm quyền chỉ là một
đám “treo đầu dê bán thịt chó”.
Cho
nên cá lý thuyết con bạch tuộc của tay tổ Cộng Sản nghĩ ra
là sẽ xuất hiện ở những nước tư bản, không dè thằng cha nội
này nghĩ sai bét. Nó lại xuất hiện ở những nước của những
hậu duệ của đám đệ tử hắn mới...kỳ khôi chứ.
Trong
khi đó, những nước tư bản không những không “giãy chết” mà lại
càng ngày càng giàu có, người dân càng ngày càng được hưởng
nhiều phúc lợi xã hội hơn. Thiệt là cả thầy lẫn trò lẫn đám
hậu duệ của chúng đều là một...lũ mù với bộ óc..tù mù
không ... ánh sáng.
Cuộc chiến bắt sâu và hai ngả đường Dân tộc.
Bà Đầm xòe
1. Bắt sâu.Đất nước như một rừng cây đang bị những bày sâu tham ăn (sâu nào không tham ăn?) tàn phá.
Phải bắt sâu là đúng rồi. Bắt được càng
nhiều sâu càng tốt. Điều đó có ích nước lợi dân hẳn hỏi đấy. Hỡi các
đồng chí bắt sâu, hãy cố lên!
2. Diễn tiến của việc bắt sâu.
Bắt bầu Kiên, bắt anh em nhà Dương Chí Dũng là bắt được hai con sâu bự rồi.
Công việc bắt sâu của phe bắt sâu nhất
định không dừng ở đây. Những con sâu lãnh chúa tới phiên sẽ tiếp tục bị
bắt. Mục đích chính của phe bắt sâu nhất định phải bắt cho kỳ được sâu
Chúa mới thôi.
Ta hãy ngắm lại khuôn mặt của lãnh tụ số
một phe bắt sâu khi ông ta uất ức đến mặt không còn hạt máu, tiếng nói
như bị ai lấy mất hơi khi đọc diễn văn kết thúc HN trung ương 6. Sau hội
nghị, sự uất ức vẫn còn nguyên, đến mức không thể kìm chế được, phải
noi theo anh thợ cắt tóc hô to lên “nhà vua có đôi tai lừa” mà ngắc ngứ
trước quốc dân đồng bào: “đồng chí x” và “ đồng chí – cả một bầy sâu”.
Tiêp đó, việc hai đệ tử bị rớt khỏi BCT làm phe bắt sâu như bị thêm một cái tát trời giáng nữa.
Tuy xã hội ta đang ở thời “đồng chí không
bằng đồng tiền” những bị sâu Chúa cho đo ván như vậy, cũng không thể
dùng tiền xoa dịu, làm lành với nhau được, vì nó không chỉ là một mối
hận.
Sâu Chúa lo đi, tính kế thoát hiểm đi là vừa.
Vì rằng, sâu Chúa có thể thắng trên nghị
trường bằng những lá phiếu của sâu lãnh chúa chứ không thể thắng khi phe
bắt sâu cứ lần lượt bắt từng con sâu, từng nhóm sâu một, nó tựa như
người ta bẻ từng cái đũa và cơm vào miệng vậy.
Hơn nữa, các sâu lãnh chúa lâu nay theo
sâu Chúa để cầu lợi, cầu danh, nay cái lợi danh đang bị soi mói và có
nguy cơ bị bắt bất cứ lúc nào, họ sẽ như kỳ nhông đổi màu lần lượt gia
nhập vào đội quân của phe bắt sâu để “lập công chuộc tội” nhằm bảo toàn
tính mạng cùng cái danh, cái lợi của chính bản thân họ.
Thời gian đang ủng hộ phe bắt sâu.
3. Kết cục của việc bắt sâu.
Dân nước mình, đại đa số chỉ có nhận
thức, nhìn thấy sâu thì ghét sâu, bởi vậy mà thấy ai đó giết được sâu
thì hỉ hả lắm, nhưng lại không biết từ đâu mà sinh ra cái sâu đó. Họ chỉ
biết ghét sâu mà không biết ghét cái Từ Đâu sinh ra cái sâu đó. Đồng
bào cũng không biết rằng, nếu cái cây ấy tất yếu phải có sâu thì bắt
được con sâu này, không chóng thì chầy người bắt con sâu đó lại lập tức
trở thành sâu. Nhất định là như vậy. Từ trước năm 1917, ông Le nin ở
nước Nga chả từng cảnh báo nhóm ám sát Nga Hoàng rằng “giết được Nga
hoàng này lại có Nga Hoàng khác lên thay” hay sao?
Việc bắt sâu của phe bắt sâu tôi tin cũng chỉ như việc Nga Hoàng bị âm mưu ám sát.
Vậy thì việc bắt sâu có ích lợi gì? Chẳng
có ích lợi gì cho dân cho nước cả. Nó chỉ mang lại ích lợi cho phe
nhóm. Nó như cái đèn cù quay vòng vậy?
4. Hai ngả đường
Giả sử rằng, phe bắt sâu bắt được hết
sâu, nhưng thể chế vẫn y như cũ thì đương nhiên sâu sẽ lại phát triển
thành bày, thành đàn. Ích nước, lợi dân của việc bắt sâu đem lại là
không có gì đáng kể. Nhưng nếu chúng ta vừa bắt sâu vừa đổi mới thể chế
hoặc chưa vội bắt sâu mà cần tập trung đổi mới thể chế trước theo hướng
dân chủ đa nguyên, tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền theo hình thức tam
quyền phân lập thì việc bắt sâu, diệt sâu mới có sở để sâu không còn
đất để sống nữa, tức là ta đã diệt tận gốc cơ sở khách quan và biện
chứng sinh ra sâu.
Đó mới đích thị là điều dân muốn. Đó mới đích thị là việc bắt sâu chân chính và có ý nghĩa dân sinh và tiến bộ xã hội.
Dân tộc ta sẽ ra sao khi phe bắt sâu
thắng? Rõ từ lâu rồi. “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời”, Dân tộc ta
sẽ nhằm hướng chủ nghĩa xã hội mà thẳng tiến, mà sự thẳng tiến đó “chưa
chắc đã hoàn thành nó trong thế kỷ 21 này (Lời TBT Nguyễn Phú Trọng)” và
đương nhiên họ sẽ lấy Quốc Cộng làm điểm tựa, thế thì rồi đời Tổ quốc,
rồi đời Dân tộc rồi, Giao chỉ quận là cái chắc, có còn gì mà tính với
toán nữa.
BĐX
“Bắt cọp” coi chừng thành … bóp c.!
ABC (*)Đọc PetroTimes viết về anh Trọng sao nghe muốn khóc quá! Từ một tội phạm, xuất thân là trùm “công an-xã hội đen”, một thủ lĩnh điển hình của bầy nha trảo lang sói thuộc loại khủng của CSVN, vậy mà bầy đàn PetroTimes tìm cách biến Trọng thành một “hiền sĩ mắc nạn” nào là nghĩa hiệp, tài hoa, trung hiếu đủ cả…. Đọc thật là xúc động! Hu hu …
Như Phong ui! Hoàn cảnh và con người Trọng đáng thương vậy thì lúc đầu đừng nên tham lam, làm ác, phạm luật …sẽ đâu có ngày nay phải không, Như Phong ! Còn những nạn nhân của anh em Trọng, Dũng thì sao nào, ví dụ như anh Vươn cũng có vợ con gia đình, còn người thân già yếu vậy, lại bị tán gia bại sản, bị bọn Trọng kéo quân rầm rộ đi bắt …khi ấy sao PetroTime không ló mặt ra khóc dùm cho một tiếng?
Cứ 10 danh nghiệp nhà nước thì có đến 11 “thằng” thua lỗ triền miên vì ….lãi khủng! Hic! Dầu khí và Petrolimex có lẽ cũng sắp được sờ đến gáy…Thủ Dũng vội ghé thăm, chắc để “bàn phương án tác chiến”. Hy vọng “nhà báo như Phong” sẽ còn hót được dăm ba câu nữa rồi sẽ đứng bên cạnh Trọng cho trọn tình! Dầu khí là “cái ổ kinh tài” quan trọng, chính yếu nhất của bọn tham nhũng đỉnh cao, đó là một “mỏ vàng” của X và đồng bọn! Chắc chắn những con số” nơi ấy sẽ là những con số “ngàn lần chấn động” so với con số của “ụ nổi”! Sản lượng hút được từ 20 triệu tấn nay chỉ còn có 16 triệu, bọn “Dũng X và PetroTimes” này phải hút đến cạn kiệt tài nguyên của đất nước xong mới chịu nhả ra.
Nay nhìn anh em D.C Dũng D.T Trọng lâm nạn, bọn “như Phong“ lo lắng kinh hãi là đúng rồi! Nếu mất ăn, bạn nhà báo “như Phong” và đồng bọn sẽ không thể cam lòng. Nhưng dù không cam lòng thì, khi được “báo tin bị truy tố” hẳn bạn “như Phong” và đồng bọn vẫn sẽ phải tẩu….như phong! Chả khác D.C Dũng mấy.
Hiện nay, cả nhóm Dũng X lẫn nhóm Sang Trọng đều cỡi lưng cọp, (tức là nhóm này cỡi lên lưng nhóm kia) không leo xuống được nữa! Vì leo xuống nó đốp cho mà rách mông! Phe Sang Trọng ráng “bắt cọp” Dũng X, …Còn phe Dũng X ráng phá thối, biến “đại án” thành “tuồng hề” – buộc phải giơ cao đánh khẽ. Tuy thắng một hiệp, nhưng phe Sang Trọng cũng không dễ ăn.
Muốn “bắt cọp” thì phải vượt cho qua mấy thứ cơ chế, như “dân chủ tập trung”, như cơ chế “tối mật, tuyệt mật, bí mật quốc gia” , rồi lại phải vượt qua các nỗi “sợ “, nào là sợ dư luận xã hội hoang mang, sợ dao động, sợ…”mất ổn định chính trị” , sợ …lộ ra thêm nhiều….sợ ,sợ, sợ…sợ xong rồi lại sợ, sợ tất tần tật”. Có khi đành phải nuốt hận mà làm nửa vời, chịu trận với cái giới hạn ngầm của “nhà nước pháp quyền XHCN“, rằng chỉ được phép sờ đến lai quần của những tay to đầu, có tên tuổi lấp ló trong lời khai của tử tù Dũng, không xử đến cấp “đại tướng” v.v..
Nếu không tử hình D.C.Dũng, hay nếu không dám “bắt liền …hốt liền” mà phải ém bài xử chìm xuồng “Quý Ngọ, Đại Quang”, lập tức “10 đại án” trở thành “10 thằng hề XHCN “, người dân VN lương thiện và thế giới các nhà đầu tư quốc tế sẽ….cười đến rớt răng mất thôi! “Ông sang trọng” ơi! Cái này khó lắm đó nghe, tui nói mà tui nhìn mặt … hai cái ông ấy, tui thấy giống cái mặt …cọp ! Hì hì , cú này, không khéo “bắt cọp“ lại thành “bóp…c.” hắn, chỉ làm nhột, hắn cười cho mà thối mũi!
Vừa rồi, Bộ chính trị ĐCSVN ban hành Chỉ thị “Tăng cường việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản” 13/01/2014 , có khi là chiêu “khổ nhục kế” của X chăng. Chưa biết có thi hành hay không nhưng trước hết, nó nhắc nhỏ cho tất cả “lãnh đạo CSVN” các bên hiểu rằng, nhìn lại mình đi, không kiến thức trình độ chuyên môn, không kinh doanh kiệt suất hay tạo ra “của cải vật chất” gì cho xã hội, chỉ làm có mỗi cái “nghề làm đảng” mà thằng nào cũng giàu nứt đố, đổ vách thì tay thằng nào lại không dính chàm! Khi thằng dính chàm ngồi trên ghế thẩm phán, thì khó mà đeo cái mặt nạ Bao Công để xử thằng dính chàm đứng ở vành móng ngựa lắm.
Ha ha! Vở kịch nhiều hồi XHCN …xem cũng được!
—-
* Bài viết là một phản hồi của độc giả có nickname ABC, trong bài “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Báo Năng lượng Mới – PetroTimes” – tưởng lạ mà không lạ!“
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Báo Năng lượng Mới – PetroTimes” – tưởng lạ mà không lạ!
Bình luận: “Thủ
tướng thăm báo Petrotimes của đại tá công an Nguyễn Như Phong vì ‘thành
tích’ từng ca tụng nhà độc tài Gaddafi, ca tụng đại tá Dương Tự Trọng,
che chắn cho tướng Phạm Quý Ngọ? Chuyện tưởng lạ mà không lạ!”
Một nhà báo (gửi qua email lời bình trên kèm theo 5 bài báo dưới đây)
—
PetroTimes09:00 | 15/01/2014
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Báo Năng lượng Mới – PetroTimes
(PetroTimes) – Sáng 15/01/2014, nhân dịp đến dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Báo Năng lượng Mới – cơ quan của Hội Dầu khí Việt Nam. Chủ tịch HĐTV Phùng Đình Thực và Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cùng đi với Thủ tướng.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lãnh đạo PVN tới thăm Báo Năng lượng Mới – PetroTimes.
Thay mặt cán bộ, phóng viên Báo Năng lượng Mới – PetroTimes, Tổng biên tập Nguyễn Như Phong đã báo cáo vắn tắt với Thủ tướng về quá trình hoạt động của báo, những thành tích đạt được trong gần 3 năm qua kể từ khi Báo Năng lượng Mới ra số báo đầu tiên, sự phát triển của Trang tin nhanh điện tử PetroTimes.vn, kế hoạch năm 2014 và những năm tiếp theo nhằm phát huy tối đa sức chiến đấu của Báo, trở thành ngọn cờ thông tin về năng lượng của Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Dầu khí nói riêng và năng lượng nói chung.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã biểu dương cố gắng của tập thể cán bộ phóng viên Báo Năng lượng Mới – PetroTimes trong thời gian ngắn đã có nhiều cố gắng, nỗ lực ổn định bộ máy, xây dựng tờ báo phát triển.
Nhân dịp năm mới, Thủ tướng chúc Tết tập thể cán bộ, phóng viên Báo Năng lượng Mới – PetroTimes, và yêu cầu Báo tuân thủ đúng tôn chỉ mục đích đã đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, tích cực phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về năng lượng, phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dầu khí.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu chụp ảnh kỷ niệm cùng cán bộ, phóng viên Báo Năng lượng Mới – PetroTimes.
Tổng biên tập Nguyễn Như Phong đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm của Thủ tướng và hứa sẽ cùng tập thể cán bộ phóng viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện để xây dựng Báo Năng lượng Mới – PetroTimes ngày càng phát triển, xứng đáng với sự mong đợi của bạn đọc, góp phần cùng ngành Dầu khí Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và Nhà nước tin cậy giao phó.
Phóng viên PetroTimes
——-
PetroTimesSuy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ
07:00 | 09/01/2014(PetroTimes) – Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung.
Việc trước Tòa, Dương Chí Dũng khai ra đã hai lần mang tiền biếu Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an (khi đó ông Ngọ mới là Trung tướng) tổng cộng số tiền là 510.000 đô la.
Số tiền đó được chia làm hai lần. Lần thứ nhất là 10.000 đô la, nhận tại Tuần Châu. Lần thứ hai là 500.000 đô la, nhận tại nhà riêng. Đổi lại là ông Ngọ thông báo “những tin tối mật” về vụ án cho Dương Chí Dũng.
Đã có những tờ báo giật tít với giọng điệu hả hê, khoái chí khi thấy có một lãnh đạo cao cấp của lực lượng công an “dính chàm”. Người ta đang chờ đợi Tòa sẽ xử lý ra sao trước những thông tin này.
Liệu có phải khởi tố điều tra vụ tiết lộ bí mật công tác hay không?
Liệu có phải khởi tố vụ án đưa hối lộ hay không?…
Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung.
Và buổi chiều ngày 8, tòa tuyên án Dương Tự Trọng 18 năm tù, đồng thời quyết định Khởi tố điều tra vụ làm lộ lọt bí mật công tác – hay nói một cách nôm na là “mật báo cho Dương Chí Dũng trốn”.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.
Như vậy, bước tiếp theo là Tòa sẽ chuyển
hết hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát. Cơ quan này sẽ nghiên cứu hồ sơ,
củng cố chứng cứ và sẽ có quyết định: Hoặc là kháng nghị quyết định khởi
tố điều tra vụ án của Tòa, hoặc giao cho một cơ quan điều tra tiến hành
điều tra… Nói tóm lại là “còn tốn thời gian lắm”.Nhưng nếu tỉnh táo một chút thì sẽ lại thấy còn có những vấn đề sau, ấy là:
Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy.
Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng hiểu vì sao trước Tòa, khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời xin lỗi của Dũng trước đó ra?)
Việc Dương Chí Dũng khai ông Ngọ nhận 500.000 đô la ngay tại thời điểm đó đã được báo cáo lên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an… cũng đã vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng.
Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng.
Thực ra, với những tình tiết Dũng khai trước Tòa, người ngoài nghe thì sẽ thấy đơn giản và việc mang tiền đi biếu xén, việc gọi điện thoại thông báo cho nhau “nhẹ như không”.
Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, là người đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt.
Việc Dương Chí Dũng mang 500.000 đô la đến nhà ông Ngọ mà lại qua mắt được lực lượng theo dõi thì quả thật là rất lạ. Vì nếu số tiền đó chỉ toàn tiền 100 đô la thì phải có 50 cọc, mỗi cọc 10.000 đô la. Số tiền này nặng chí ít là 5kg (1,6 triệu đô nặng 15kg theo cách đóng gói của Ngân hàng Mỹ). Xách một túi tiền nặng 5kg không phải là chuyện đùa. Hơn thế nữa lại ngang nhiên mang đến nhà riêng Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có vẻ trinh thám lắm!
Việc bây giờ đã thế này, rõ ràng là cần phải làm cho ra ngô ra khoai. Nếu đúng là ông Phạm Quý Ngọ đã có hành vi như Dương Chí Dũng khai thì cần phải xử lý nghiêm. Còn nếu không, cũng phải công bố cho bàn dân thiên hạ biết để đảm bảo danh dự cho ông.
Trước phiên tòa khoảng 7 ngày, người viết bài này đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. Ông bình thản nói rằng: “Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ”.
Ông chỉ nói như vậy, rồi chuyển sang chuyện ông đang bị bệnh tật hành hạ.
Từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa khai vấy theo kiểu “trâu lấm vẩy bùn” là không hiếm. Còn trong nghề công an, chuyện trinh sát bị đối tượng cho “leo cây”, cũng là chuyện chẳng hiếm. Chỉ có điều rằng nếu chỉ căn cứ theo những lời khai ấy mà suy diễn, rồi đặt ra những dấu hỏi rằng thế này, rằng thế khác thì xem ra chưa phải là công tâm!
Rất mong các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc, điều tra cho ra sự thực.
Nguyễn Như Phong
——–
11:29 | 16/01/2014
Bất ngờ Dương Tự Trọng nhắn gửi mẹ từ trại giam: Ở trong này an toàn hơn!
(PetroTimes) – Lời nhắn của cựu đại tá
Dương Tự Trọng được chuyển qua luật sư Bùi Quang Hưng, người bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho bị cáo.
Theo
người nhà của ông Trọng thì sau khi luật sư làm xong các thủ tục pháp
lý cần thiết, ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, ông Trọng đã yêu cầu
luật sư Bùi Quang Hưng về Hải Phòng để gửi lời nhắn của ông đến mẹ.Ông Trọng nhắn rằng: Mẹ phải giữ gìn sức khỏe, con ở trong này điều kiện cũng rất tốt. Ở trong này biệt lập với thế giới bên ngoài nên an toàn hơn, không có xe cộ, hàng ngày không phải lo ra ra đường, xe cộ đông đúc, tai nạn giao thông. Rồi cũng không phải lo những lần đi đánh án, đối mặt với tội phạm nguy hiểm, với súng đạn…
Trong tình huống bi kịch, ông vẫn gửi đến mẹ mình những lời hóm hỉnh: Từ ngày vào đây con có cái rất hay là tránh xa được rượu bia, tránh xa được ăn nhậu nên không lo hại đến sức khỏe.
Lời nhắn này được gửi đến bà mẹ đã 83 tuổi. Bà và vị đại tá già Dương Khắc Thụ hiện vẫn đang sống ở gia đình Dương Tự Trọng tại Hải Phòng.
Ông Trọng còn nhắn vợ con là chừng nào bố mẹ còn sống thì phải sống cùng bố mẹ, không được ở riêng ra.
Dương Tự Trọng trước và sau khi vướng vòng lao lý.
Theo những người trong gia đình họ Dương
kể lại, khi còn chưa vướng vào vòng lao lý, ông Trọng vẫn được tiếng là
người hiếu thảo với bố mẹ. Dù tuổi đã khá cao (hơn 50 tuổi) nhưng trước
bố mẹ ông lúc nào cũng giữ một phong thái lạc quan, hóm hỉnh.Cách đây 3 năm, đại tá Dương Khắc Thụ đổ bệnh và phải điều trị ở Bệnh viện Việt Đức, Dương Tự Trọng thường nhận nhiệm vụ trông bố ban đêm, để em gái trông vào ban ngày.
Kể từ sau khi diễn ra phiên tòa xử vụ Vinalines, cả bố và mẹ ông Trọng hiện đã được con cháu trong nhà cách ly khỏi các phương tiện báo, đài, tivi. Hiện cả 2 ông bà chưa biết được mức án 18 năm dành cho Dương Tự Trọng. Bà thì vẫn nghĩ ông Trọng chỉ đi tù 3-5 năm thì về.
Dương Tự Trọng nhắn với mẹ là ở trong trại giam ông khỏe ra nhưng nhìn hình ảnh ở phiên tòa, ai cũng biết, cựu đại tá này đã tiều tụy đến mức khó có thể nhận ra.
Hoàng Chiến Thắng – Hữu Tùng
——
16:06 | 09/01/2014
18 năm sau, còn ai nhớ đến Dương Tự Trọng?
(PetroTimes) – Trong lời cuối cùng trước phiên tòa, Dương Tự Trọng đã không xin gì cho mình, chỉ xin cho các bị cáo khác và xin người đời khoan dung với anh trai.
Dương Tự Trọng
Dương Tự Trọng ở tuổi 52, nếu gánh trọn
bản án 18 năm, khi ra tù, ông đã là 70. Đấy là chưa kể 18 năm sống trong
nỗi đớn đau, dằn vặt. Mất anh. Cha mẹ già đã như chuối chín cây, ra đi
lúc nào chưa biết.Người đại tá già Dương Khắc Thụ trí nhớ gần như đã lẫn, không biết được nhiều mọi thứ diễn ra xung quanh. Từ ngày gia đình xảy ra hoạn nạn, người thân trong nhà phải cất hết tivi, báo chí khỏi phòng ông và hạn chế cho ông tiếp xúc với người ngoài.
Nhớ con nên thi thoảng ông có hỏi “Lâu không thấy thằng Dũng, thằng Trọng về” thì người nhà lại phải nói dối “Hôm nọ các anh ấy vừa về, ông không nhớ à”. Vì trí nhớ của ông đã lẫn lộn nên cũng cứ tưởng thật, ậm ừ cho qua.
Chỉ có bà mẹ biết chuyện là âm thầm chịu đựng tất cả, cũng không dám khóc trước mặt ông, sợ ông biết chuyện.
Đại tá Dương Khắc Thụ như đã gần đất xa trời và có lẽ sẽ khó đợi được quãng thời gian Dương Tự Trọng chấp hành bản án. Có thể sẽ là cả người mẹ già đang từng ngày sống mà như đã chết.
Với những nỗi đau này, chắc gì một con người sống nặng về tình cảm như Dương Tự Trọng đã vượt qua!
Đã có lần trà dư tửu hậu, Dương Tự Trọng nói vui với cánh phóng viên chúng tôi: “Tính tôi có lẽ không hợp với nghề công an mà hợp với nghề văn chương, nghệ sỹ, báo chí hơn. Chắc là gần về hưu thì tôi sẽ xin chuyển sang làm báo thử với các anh em cho vui”
Lời nói đùa, ai ngờ, Dương Tự Trọng rời ra khỏi ngành công an thật. Mà là rời ra một cách đớn đau và rơi vào bi kịch.
Pháp luật đã đưa ra mức án có phần quá nghiêm khắc với Dương Tự Trọng. Song sắt nhà tù lạnh lẽo chắc không phân biệt được một người sống có nghĩa tình với gia đình, vì tình thân mà chấp nhận đánh mất tất cả như Dương Tự Trọng – với những kẻ vì miếng cơm manh áo mà cha con, anh em quay lưng lại với nhau.
Dương Tự Trọng rất thích chơi đàn ghi ta, đặc biệt thích ngồi “bật bông” các bài hát của Trịnh Công Sơn. Có lẽ, có vài câu hát trong bài “Cho một người nằm xuống” phù hợp với ông 18 năm sau: “Bạn bè rồi xa. Người tình rồi quên. Những dấu chân người cũng bụi mờ”.
18 năm sau, sẽ không còn ai chờ Dương Tự Trọng!
Hoàng Chiến Thắng
————
07:00 | 07/01/2014
Vẫn còn là Dương Tự Trọng!
(PetroTimes) – Dương Tự Trọng đang đứng trước vành móng ngựa để nghe pháp luật phán xét về tội trạng của mình. Dù phần đông đều thương và tiếc nuối cho một con người vẹn tài vẹn tâm thì pháp luật vẫn là pháp luật, Dương Tự Trọng phải trả giá cho sai lầm của mình. Nhưng có lúc nào, ai đó tự hỏi: Sẽ ra sao nếu Dương Tự Trọng không cố cứu anh mình?Nếu như vụ án Dương Chí Dũng ở Vinalines được coi là “đại án tham nhũng” thì vụ xét xử Dương Tự Trọng lại được xem là một “đại án nhân tâm”.
Gọi là “đại án nhân tâm” là vì vụ án này từ khi bắt đầu cho đến khi đứng trước phiên tòa (và có thể sẽ đến cả nhiều năm sau) ngập tràn trong cảm giác tiếc nuối hơn là căm giận hay hoan hỉ. Chữ “giá như” được dùng rất nhiều trong các bài báo sau sự kiện Dương Tự Trọng bị bắt. Hết thảy, từ dư luận cho đến đồng nghiệp trong ngành công an đều có chung cảm giác tiếc cho Dương Tự Trọng.
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nói về đánh án hình sự ở phía Bắc, có những cán bộ công an được coi là có biệt tài là Phan Văn Vĩnh (GĐ Công an tỉnh Nam Định – nay là Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm), Nguyễn Đức Nhanh (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, rồi sau là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội – Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa mới nghỉ hưu) và Dương Tự Trọng.
Dương Tự Trọng
Ngoài đánh án, Dương Tự Trọng còn rất được lòng người bởi tính cách có phần nghệ sỹ, sống phóng khoáng.Mấy chục năm cống hiến và theo nghiệp công an, đến những năm cuối cùng, Dương Tự Trọng lại đi ngược lại với lý tưởng của mình và có thể sẽ phải đứng sau song sắt với những kẻ đầu trộm đuôi cướp trước đây đã “đầu hàng” trước Dương Tự Trọng.
Nếu Dương Tự Trọng không liều mình cứu anh mà vi phạm pháp luật, hẳn con đường quan lộ của ông còn rộng dài. Với tài năng và sự tận tụy, nhiệt tâm với công việc cùng với danh tiếng vốn có, ông sẽ lại thăng tiến và kỳ vọng giữ những chức vụ quan trọng hơn nữa trong ngành công an.
Nếu như vậy, người ta sẽ biết Dương Tự Trọng là một người không chỉ giỏi đánh án mà còn là một người lạnh lùng, “pháp bất vị thân”. Hình tượng đó có thể sẽ rất được ngợi ca – nhưng có vẻ như không giống với con người vốn có của Dương Tự Trọng.
Những ai đã từng gặp gỡ Dương Tự Trọng đều biết đến một con người này sống nặng nghĩa nặng tình. Và cho đến khi đường quan lộ thênh thang nhất, ông lại bị “ngã” cũng chính bởi chữ “tình” ông hằng tôn thờ. Đúng như ngạn ngữ phương Tây có câu “Sống vì điều gì thì chết vì điều đó”. Thêm một chữ “giá như” được đặt ra: Giá như Dương Tự Trọng biết cách sống vô tình hơn.
Xưa kia, luật Hồng Đức có quy định: Cấm con cái tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, anh em tố cáo nhau… nếu tố nhau thì chịu “lưu châu xa” (đày đi làm việc ở xứ xa). Điều cơ bản của luật này là để giữ đạo nghĩa trong gia đình. Tiếc là luật pháp mới của ta không còn giữ điều này – mặc dù, xã hội chúng ta luôn kêu gọi xây dựng xã hội tốt đẹp với hạt nhân là gia đình.
Chữ “giá như” thứ 2 xuất hiện: Giá như Dương Tự Trọng đừng sống trong thời này, mà sống dưới thời có Luật Hồng Đức.
Thêm chữ “giá như” thứ 3: Giá như Dương Tự Trọng sa ngã vì danh vọng, tiền bạc chứ không phải vì tình anh em ruột rà, máu mủ. Có lẽ, người ta sẽ cảm thấy đỡ tiếc hơn.
Có quá nhiều chữ “giá như” đặt ra trong nỗi băn khoăn về con người mang đầy tiếc nuối này.
Người ta vẫn nói người sống nặng tình thường hay chịu khổ. Và quả thật, ở tuổi 52, đến nửa bên kia cuộc đời, Dương Tự Trọng mới thấm thía được.
Ít ai biết, ngoài tài đánh án, Dương Tự Trọng còn đam mê nghệ thuật và thích làm thơ. Ông có một bài thơ viết về mẹ từ nhiều năm trước mà bây giờ ngẫm lại, những người quen biết ông mới cảm thấy nó như một dự cảm đau đớn:
“Chỉ có mẹ thôi!
Không bỏ con, dù thế nào đi nữa
Trái tim nồng nàn, vị tha vời vợi.
Đau đáu thương con, nhẫn nhục trọn đời…”
Có lẽ sau này, khi được về lại với cuộc
sống tự do, Dương Tự Trọng cũng sẽ không còn gì nhiều, ngoài những ký ức
đẹp về một thời lừng lẫy và người mẹ già “không bỏ con dù thế nào đi
nữa”.Không bỏ con, dù thế nào đi nữa
Trái tim nồng nàn, vị tha vời vợi.
Đau đáu thương con, nhẫn nhục trọn đời…”
Chỉ có điều Dương Tự Trọng cũng sẽ sống trong nỗi đớn đau – đớn đau không phải vì mất hết sự nghiệp, chịu cảnh lao tù – mà đớn đau vì để cho mẹ cha già phải chịu “nhẫn nhục” trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Hoàng Chiến Thắng
Ông Phạm Trung Cang có tội hay không?
Thứ Năm, 16/01/2014 23:37
Nhận định trái ngược nhau của các cơ quan tố tụng trong “đại án” Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, mà điển hình là việc xác định ông Phạm Trung Cang có tội hay không, khiến dư luận không khỏi băn khoăn
Mới đây, TAND TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ để điều
tra bổ sung vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, kiến nghị VKSND TP Hà
Nội làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ
tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và 4 người khác về hành vi “Cố ý
làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng”.
CQĐT Bộ Công an khẳng định có tội
Trước đó, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra ngày 1-8-2013 và kết luận điều tra bổ sung ngày 30-10-2013 đề nghị truy tố Nguyễn Đức Kiên 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ACB và một số công ty trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM.
Năm bị can khác bị đề nghị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của
nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm các ông:
Trần Xuân Giá (Chủ tịch HĐQT ACB), Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim
Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng
Giám đốc ACB). Hai bị can: Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty CP Đầu tư
ACBI Hà Nội) và Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng Công ty CP Đầu tư ACB
Hà Nội) bị đề nghị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo kết luận điều tra, riêng trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên phó Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank Chi nhánh TP HCM) lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ACB đã có hành vi cố ý làm trái, ra chủ trương dùng tiền huy động của khách hàng, ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VNĐ và USD vào các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trong đó, có việc gửi tiền vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng, gây thất thoát cho ACB 718,9 tỉ đồng.
Ngoài ra, CQĐT Bộ Công an còn đề nghị truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải về hành vi “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687 tỉ đồng.
VKSND Tối cao đình chỉ điều tra
Sau khi có kết luận điều tra của cơ quan công an, ngày 12-12-2013, VKSND Tối cao ra cáo trạng đồng thời truy tố 7 bị can với nhiều tội danh, tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án là 1.695,6 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, trong việc Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên ACB gửi tiền vào VietinBank bị siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, CQĐT đã khởi tố ông Phạm Trung Cang về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do liên quan đến việc ủy thác gửi tiền nêu trên.
Ông Phạm Trung Cang có tham gia cuộc họp của Thường trực HĐQT ACB vào ngày 22-3-2010 đề ra chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, VKSND Tối cao cho rằng ngày 31-12-2010, ông Cang đã có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT ACB khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành (ngày 1-1-2011) và đã được ngân hàng chấp nhận. Do đó, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,9 tỉ đồng. VKSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.
Ngoài ra, với hành vi “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với số tiền hơn 687 tỉ đồng của ACB do đầu tư cổ phiếu, cáo trạng chỉ truy tố 2 bị can Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên.
TAND TP Hà Nội: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
Thế nhưng, ngày 3-1-2014, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ số 02/HSST-QĐ cho VKSND TP Hà Nội để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan.
Theo quyết định này, TAND TP Hà Nội nhận định chủ trương của HĐQT ACB đã thể hiện rất rõ trong việc ủy thác cho 19 nhân viên gửi 718,9 tỉ đồng vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM, với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm lãi, chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7% đến 13%/năm.
Trong đó, hành vi của ông Phạm Trung Cang đã cùng ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang ký vào biên bản họp thường trực HĐQT ACB ra chủ trương dùng tiền huy động của dân để ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VNĐ cùng USD vào một số tổ chức tín dụng. Việc làm này đã vi phạm các quyết định của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất, thông tư của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất và Luật Các tổ chức tín dụng.
Trong quá trình hoạt động, ngày 24-1-2011, ACB có quyết định bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Phạm Trung Cang sang làm việc tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Ngày 26-4-2011, ông Phạm Trung Cang có quyết định miễn nhiệm thôi giữ chức vụ phó chủ tịch HĐQT ACB nhưng ông Cang vẫn còn giữ chức vụ thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB, chính vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản với tư cách thường trực HĐQT ACB ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với ông Huỳnh Quang Tuấn, tuy không tham gia vào chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền nhưng biết rõ chủ trương của HĐQT. Sau khi thay thế người tiền nhiệm, ông Tuấn đã ký vào biên bản họp HĐQT ngày 7-6-2011, trong đó có nội dung ủy thác gửi tiền, dẫn đến việc bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt.
TAND TP Hà Nội cho rằng hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” song chưa được đề cập xử lý trong cáo trạng.
Đối với hành vi đầu tư cổ phiếu của ACB gây thiệt hại hơn 687 tỉ đồng, TAND TP Hà Nội nhìn nhận ngày 2-1-2009, Thường trực HĐQT ACB đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty Chứng khoán ACB (viết tắt là ACBS) để mua cổ phiếu của ACB. HĐQT ngân hàng này sau đó đã giao cho Lê Vũ Kỳ ra thông báo và giao cho Nguyễn Đức Kiên tổ chức thực hiện.
Quá trình điều tra, các bị can đều thừa nhận đây là chủ trương của Thường trực HĐQT ACB. Từ chủ trương trên của Thường trực HĐQT ACB đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687 tỉ đồng. CQĐT Bộ Công an khởi tố điều tra, đề nghị truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng cáo trạng của VKSND Tối cao chỉ truy tố 2 bị can Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên ở hành vi này là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm…
Từ những phân tích này, TAND TP Hà Nội ra quyết định trả hồ sơ nhằm làm rõ vai trò đồng phạm đối với 2 ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngoài ra, TAND TP Hà Nội cũng cho rằng hành vi của ông Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải có dấu hiệu đồng phạm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu gây thiệt hại cho ACB hơn 687 tỉ đồng.
CQĐT Bộ Công an khẳng định có tội
Trước đó, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra ngày 1-8-2013 và kết luận điều tra bổ sung ngày 30-10-2013 đề nghị truy tố Nguyễn Đức Kiên 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ACB và một số công ty trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM.
Theo kết luận điều tra, riêng trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên phó Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank Chi nhánh TP HCM) lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ACB đã có hành vi cố ý làm trái, ra chủ trương dùng tiền huy động của khách hàng, ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VNĐ và USD vào các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trong đó, có việc gửi tiền vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng, gây thất thoát cho ACB 718,9 tỉ đồng.
Ngoài ra, CQĐT Bộ Công an còn đề nghị truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải về hành vi “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687 tỉ đồng.
VKSND Tối cao đình chỉ điều tra
Sau khi có kết luận điều tra của cơ quan công an, ngày 12-12-2013, VKSND Tối cao ra cáo trạng đồng thời truy tố 7 bị can với nhiều tội danh, tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án là 1.695,6 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, trong việc Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên ACB gửi tiền vào VietinBank bị siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, CQĐT đã khởi tố ông Phạm Trung Cang về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do liên quan đến việc ủy thác gửi tiền nêu trên.
Ông Phạm Trung Cang có tham gia cuộc họp của Thường trực HĐQT ACB vào ngày 22-3-2010 đề ra chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, VKSND Tối cao cho rằng ngày 31-12-2010, ông Cang đã có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT ACB khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành (ngày 1-1-2011) và đã được ngân hàng chấp nhận. Do đó, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,9 tỉ đồng. VKSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.
Ngoài ra, với hành vi “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với số tiền hơn 687 tỉ đồng của ACB do đầu tư cổ phiếu, cáo trạng chỉ truy tố 2 bị can Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên.
TAND TP Hà Nội: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
Thế nhưng, ngày 3-1-2014, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ số 02/HSST-QĐ cho VKSND TP Hà Nội để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan.
Theo quyết định này, TAND TP Hà Nội nhận định chủ trương của HĐQT ACB đã thể hiện rất rõ trong việc ủy thác cho 19 nhân viên gửi 718,9 tỉ đồng vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM, với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm lãi, chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7% đến 13%/năm.
Trong đó, hành vi của ông Phạm Trung Cang đã cùng ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang ký vào biên bản họp thường trực HĐQT ACB ra chủ trương dùng tiền huy động của dân để ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VNĐ cùng USD vào một số tổ chức tín dụng. Việc làm này đã vi phạm các quyết định của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất, thông tư của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất và Luật Các tổ chức tín dụng.
Trong quá trình hoạt động, ngày 24-1-2011, ACB có quyết định bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Phạm Trung Cang sang làm việc tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Ngày 26-4-2011, ông Phạm Trung Cang có quyết định miễn nhiệm thôi giữ chức vụ phó chủ tịch HĐQT ACB nhưng ông Cang vẫn còn giữ chức vụ thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB, chính vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản với tư cách thường trực HĐQT ACB ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với ông Huỳnh Quang Tuấn, tuy không tham gia vào chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền nhưng biết rõ chủ trương của HĐQT. Sau khi thay thế người tiền nhiệm, ông Tuấn đã ký vào biên bản họp HĐQT ngày 7-6-2011, trong đó có nội dung ủy thác gửi tiền, dẫn đến việc bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt.
TAND TP Hà Nội cho rằng hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” song chưa được đề cập xử lý trong cáo trạng.
Đối với hành vi đầu tư cổ phiếu của ACB gây thiệt hại hơn 687 tỉ đồng, TAND TP Hà Nội nhìn nhận ngày 2-1-2009, Thường trực HĐQT ACB đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty Chứng khoán ACB (viết tắt là ACBS) để mua cổ phiếu của ACB. HĐQT ngân hàng này sau đó đã giao cho Lê Vũ Kỳ ra thông báo và giao cho Nguyễn Đức Kiên tổ chức thực hiện.
Quá trình điều tra, các bị can đều thừa nhận đây là chủ trương của Thường trực HĐQT ACB. Từ chủ trương trên của Thường trực HĐQT ACB đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687 tỉ đồng. CQĐT Bộ Công an khởi tố điều tra, đề nghị truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng cáo trạng của VKSND Tối cao chỉ truy tố 2 bị can Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên ở hành vi này là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm…
Từ những phân tích này, TAND TP Hà Nội ra quyết định trả hồ sơ nhằm làm rõ vai trò đồng phạm đối với 2 ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngoài ra, TAND TP Hà Nội cũng cho rằng hành vi của ông Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải có dấu hiệu đồng phạm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu gây thiệt hại cho ACB hơn 687 tỉ đồng.
Vấn đề tố tụng
Theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TP HCM), trong trường hợp tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu VKSND thấy đề nghị của tòa án có căn cứ, nơi đây sẽ trả hồ sơ để CQĐT điều tra bổ sung hoặc phục hồi lại quyết định khởi tố. Nếu bảo lưu cáo trạng, VKSND sẽ chuyển hồ sơ qua lại tòa án. Thông thường, tòa án sẽ mời họp liên ngành nhưng nếu vẫn không thống nhất được hướng xử lý, tòa sẽ đưa vụ án ra xét xử theo cáo trạng, sau đó sẽ có kiến nghị xử lý trong bản án.H.Hiếu
Theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TP HCM), trong trường hợp tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu VKSND thấy đề nghị của tòa án có căn cứ, nơi đây sẽ trả hồ sơ để CQĐT điều tra bổ sung hoặc phục hồi lại quyết định khởi tố. Nếu bảo lưu cáo trạng, VKSND sẽ chuyển hồ sơ qua lại tòa án. Thông thường, tòa án sẽ mời họp liên ngành nhưng nếu vẫn không thống nhất được hướng xử lý, tòa sẽ đưa vụ án ra xét xử theo cáo trạng, sau đó sẽ có kiến nghị xử lý trong bản án.H.Hiếu
Ông Cang không còn ở Việt Nam, khó khăn cho việc điều tra
Ngày 7-10-2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Phạm Trung Cang được dỡ bỏ. Ngày 24-12-2013, ông Cang rời Việt Nam qua cửa khẩu hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Trước đó, ngày 20-9-2012, C46 Bộ Công an có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72) Bộ Công an thực hiện lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang.
Bên lề hội nghị tổng kết ngành kiểm sát sáng 16-1, một lãnh đạo VKSND Tối cao cho biết nếu ông Cang không còn ở Việt Nam thì sẽ hết sức khó khăn cho việc điều tra và sẽ nảy sinh vấn đề pháp lý hết sức rắc rối. Y.Thanh - N.Quyết
Ngày 7-10-2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Phạm Trung Cang được dỡ bỏ. Ngày 24-12-2013, ông Cang rời Việt Nam qua cửa khẩu hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Trước đó, ngày 20-9-2012, C46 Bộ Công an có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72) Bộ Công an thực hiện lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang.
Bên lề hội nghị tổng kết ngành kiểm sát sáng 16-1, một lãnh đạo VKSND Tối cao cho biết nếu ông Cang không còn ở Việt Nam thì sẽ hết sức khó khăn cho việc điều tra và sẽ nảy sinh vấn đề pháp lý hết sức rắc rối. Y.Thanh - N.Quyết
Nhóm phóng viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét