Các tổ chức phi chính phủ yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng cho luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân. (Nguồn: facebook)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ dự
hội nghị ASEAN vào cuối tháng 6. Nhân dịp này, trong một lá thư đề
ngày 17/06/2013 gởi ông Kerry, 12 tổ chức phi chính phủ quốc tế và Hoa
Kỳ đã yêu cầu lãnh đạo ngoại giao Mỹ lên tiếng bảo vệ cho luật sư Lê
Quốc Quân, hiện đang bị giam chờ ngày ra tòa.
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động nhân quyền và blogger nổi tiếng ở Việt Nam, đã bị bắt ngày 27/12/2012 vì bị cáo buộc tội « trốn thuế ». Ông sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 09/07/2013 với tội danh này.
Trong bức thư gởi Ngoại trưởng Mỹ, các tổ chức phi chính phủ nói trên khẳng định luật sư Lê Quốc Quân « bị giam giữ một các tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp và lập hội, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. »
Bức thư cho biết những thông tin chi tiết về ông Quân và việc ngăn cản bất hợp pháp các quyền cá nhân của ông đã được trình bày trong Lá Thư Tố Cáo được các tổ chức đứng tên gởi cho báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc. Họ cũng nhắc lại rằng luật sư Lê Quốc Quân hiện nằm trong danh sách Các Tù Nhân Lương Tâm của Liên Hiệp Âu Châu.
Các tổ chức ký tên vào bức thư kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry nhân dịp hội nghị ASEAN trao đổi với đại diện chính phủ Việt Nam về trường hợp của luật sư Quân và yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho nhà hoạt động này.
Các tổ chức ký tên vào bức thư : Article 19, Electronic Frontier Foundation (EFF), English PEN, Freedom House, Frontline Defenders, Lawyers for Lawyers (L4L), Lawyers’ Rights Watch Canada, Media Defence South East Asia, Media Legal Defence Initiative (MLDI), National Endowment for Democracy (NED), Reporters Without Borders, World Movement for Democracy.
Thanh Phương (RFI)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động nhân quyền và blogger nổi tiếng ở Việt Nam, đã bị bắt ngày 27/12/2012 vì bị cáo buộc tội « trốn thuế ». Ông sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 09/07/2013 với tội danh này.
Trong bức thư gởi Ngoại trưởng Mỹ, các tổ chức phi chính phủ nói trên khẳng định luật sư Lê Quốc Quân « bị giam giữ một các tùy tiện chỉ vì ông thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp và lập hội, cũng như những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. »
Bức thư cho biết những thông tin chi tiết về ông Quân và việc ngăn cản bất hợp pháp các quyền cá nhân của ông đã được trình bày trong Lá Thư Tố Cáo được các tổ chức đứng tên gởi cho báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc. Họ cũng nhắc lại rằng luật sư Lê Quốc Quân hiện nằm trong danh sách Các Tù Nhân Lương Tâm của Liên Hiệp Âu Châu.
Các tổ chức ký tên vào bức thư kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry nhân dịp hội nghị ASEAN trao đổi với đại diện chính phủ Việt Nam về trường hợp của luật sư Quân và yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho nhà hoạt động này.
Các tổ chức ký tên vào bức thư : Article 19, Electronic Frontier Foundation (EFF), English PEN, Freedom House, Frontline Defenders, Lawyers for Lawyers (L4L), Lawyers’ Rights Watch Canada, Media Defence South East Asia, Media Legal Defence Initiative (MLDI), National Endowment for Democracy (NED), Reporters Without Borders, World Movement for Democracy.
Thanh Phương (RFI)
LS Trần Vũ Hải : Báo chí chính thức phải thông tin đầy đủ về Cù Huy Hà Vũ
Luật sư Cù Hà Huy Vũ (DR)
Sự việc ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù từ hơn ba tuần nay trở
thành mối quan tâm đặc biệt của công luận. Tình trạng sức khỏe hiện nay
của Cù Huy Hà Vũ ra sao ? Các đòi hỏi của ông Vũ dựa trên các quy
định của pháp luật Việt Nam được các cơ quan công quyền xử lý như thế
nào ?
Liên tiếp trong những ngày vừa qua, một số phương tiện truyền thông chính thống Việt Nam đã dồn dập đưa tin và phóng sự về trường hợp tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ, với thông điệp chủ yếu là ông Vũ thực ra không tuyệt thực, mà chỉ từ chối thức ăn của trại giam và sức khỏe của ông không hề đáng ngại như ghi nhận của gia đình.
Về tình trạng của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ, sau đây mời quý vị theo dõi phỏng vấn của RFI với luật sư Trần Vũ Hải, một trong các luật sư đã tham gia bào chữa cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong cả hai lần sơ thẩm và phúc thẩm, và mới đây được gia đình ủy nhiệm đại diện nghiên cứu các thông tin liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ.
RFI : Xin chào luật sư Trần Vũ Hải. Thưa luật sư, hiện nay có sự việc ông Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù khiến dư luận rất quan tâm, và có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí trái ngược. Được biết luật sư được gia đình ủy nhiệm thông tin về tình hình ông Cù Huy Hà Vũ, vậy xin luật sư cho biết về hiện trạng sức khỏe của ông Vũ.
Luật sư Trần Vũ Hải : Tôi là luật sư cho ông Cù Huy Hà Vũ và gia đình ông ấy. Gia đình ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị là trong vấn đề khiếu nại giám đốc thẩm và bà Dương Hà cũng đề nghị là giúp cho bà ấy, giúp cho gia đình bà trong các vấn đề thông tin liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ, mặc dù là bà ấy là luật sư nhưng bà ấy quá là mệt mỏi.
Thế thì, tôi đã đề nghị Tổng cục 8 cấp giấy cho chúng tôi để vào thăm và làm việc với ông Cù Huy Hà Vũ, liên quan đến việc khiếu nại giám đốc thẩm. Theo luật, với tư cách luật sư, tôi có quyền làm việc với thân chủ của mình, và theo quy định của Luật thi hành án, thì cơ quan quản lý trại giam phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ họ, nhất là vì quyền lợi của họ. Thế thì, 14/06, tôi đã làm thủ tục, tôi đã gặp cán bộ tiếp dân Tổng cục 8. Họ đã nhận đơn, cả đơn của tôi lẫn của chị Dương Hà, nhưng họ chỉ giải quyết cho chị Dương Hà, còn tôi thì không nhận được.
Tôi có nói với cán bộ tiếp dân rằng, các anh làm như thế là sai lầm, bởi vì tôi là luật sư, dù sao cũng không có họ hàng, quan hệ gì đặc biệt với anh Vũ, tôi chỉ là luật sư thôi. Cho nên, nếu có những thông tin gì, sẽ là những thông tin khách quan. Đấy là thứ nhất. Thứ hai là chúng tôi không có điều kiện gặp trực tiếp ông Cù Huy Hà Vũ, nên chúng tôi cũng không thể nào bình luận về vấn đề sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ, bởi vì chúng tôi không gặp trực tiếp. Tất cả câu chuyện là do chị Dương Hà. Chị Dương Hà là người vợ, thì cũng có thể chị lo lắng đối với sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ, đó là một chuyện đương nhiên. Chị tin rằng, sau khi việc tuyệt thực đã diễn ra nhiều tuần, thì sức khỏe của ông chắc chắn nó có giảm sút. Và cho dù ông Cù Huy Hà Vũ cố gắng có là khỏe hay không nữa, thì bản thân ông cũng có nhiều căn bệnh, và nếu ông tuyệt thực như vậy, thì sức khỏe sẽ sa sút. Đấy là quan điểm của chị Hà, mà chúng tôi chỉ có thể nói lại như vậy thôi.
RFI : Vừa rồi, có một biến cố là sau khi ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực hai tuần, thì cơ quan Tổng cục 8 có đưa ra một giấy tờ đề nghị trại giam tạo điều kiện cho làm bước tiếp theo, tức là giám đốc thẩm, vậy chuyện này cụ thể như thế nào ?
LS Trần Vũ Hải : Hiện nay, ông Vũ đang khiếu nại giám đốc thẩm. Bà Dương Hà được chính thức mời, và ông Vũ cũng mời thêm các luật sư gặp và tham dự. Nhưng đáng tiếc là chúng tôi đã nói, các luật sư, ngoài bà Dương Hà, chưa được tiếp xúc với ông Vũ. Tuy nhiên, theo chúng tôi hiểu, thì ông Vũ đang muốn khiếu nại bản án này. Ông có quan điểm rằng, có nhiều vấn đề của ông ấy thực ra là những vấn đề cốt lõi của cuộc bàn luận hiện nay về Hiến pháp Việt Nam. Và ông cho rằng, trước đây ông cũng bàn luận về những vấn đề đó, nay người ta cũng bàn luận về những vấn đề đó, thì tại sao lại phải quy tội ông đối với những hành vi mà bây giờ thực tế người ta đang bàn luận. Đấy là cái quan điểm của ông.
Do ông ở trong tù, và ông là tác giả của 10 tài liệu đó, nhưng ông Vũ không thể nhớ hết 10 tài liệu đó là tài liệu nào, và ông có đề nghị tạo điều kiện để tiếp cận. Mà muốn tiếp cận được, thì phải cơ quan quản lý trại giam cho phép. Trong trường hợp được phép, thì tòa án có thể cung cấp cho ông tài liệu hoặc đề nghị qua luật sư, luật sư sẽ cung cấp tài liệu. Vì theo luật, các tài liệu cung cấp cho người tù phải được cơ quan quản lý trại giam đồng ý.
Hiện nay, ông đang có yêu cầu cung cấp các tài liệu đó. Và chúng tôi đang đề nghị là được cung cấp. Đấy là về vấn đề khiếu nại giám đốc thẩm. Chúng tôi cũng nói rằng ông Vũ là một nhà nghiên cứu luật, tiến sĩ luật, nên là sau khi xem xét lại 10 cái bản ấy, thì ông sẽ có luận điểm về 10 cái bản này để so sánh thêm rằng là so với tình hình hiện nay, thì những cái đấy được bàn thảo như thế nào, và nó cũng không phải đến nỗi là phạm húy, hoặc là ghê gớm, như tại thời điểm ông xét xử, và ông cho rằng là cần có một quan điểm mới về vấn đề này. Đấy là theo tôi hiểu, tinh thần của ông là như vậy.
Ông cần bản chi tiết 10 tài liệu mà tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm dùng để xét xử ông, tuy nhiên, bản thân ông và chúng tôi, khi yêu cầu (Tòa án) công bố 10 tài liệu đó hoặc yêu cầu cung cấp cho ông, thì đều không công bố và không cung cấp. Cho nên, đây là vấn đề khó đối với ông, vì không có được 10 tài liệu ấy để tham gia vào việc xây dựng luận điểm. Tất nhiên, các luật sư chúng tôi có thể trợ giúp ông, nhưng bản thân ông là tiến sĩ luật, nên sự trợ giúp của chúng tôi với ông cần có sự bàn thảo giữa hai bên.
RFI : Thế thì, việc cho hay không phụ thuộc rất nhiều vào trại giam, chứ không có một quy định nào cụ thể trong luật pháp Việt Nam trong chuyện này ?
LS Trần Vũ Hải : Vâng, quy định này cũng tùy hứng thôi. Quy định là tài liệu đưa cho phạm nhân phải được trại giam đồng ý và không thuộc tài liệu cấm nào đó. Ít ra họ cũng phải nói rằng là tôi đồng ý là các ông đem tài liệu vào, nhưng các tài liệu ấy chúng tôi phải kiểm tra nội dung… Ít nhất họ phải nói với chúng tôi những điều đó, thì chúng tôi mới có thể làm việc được. Nhưng mà họ không trả lời, họ cũng không bác bỏ, nên chúng tôi cũng không biết làm thế nào.
RFI : Ngoài vấn đề các giấy tờ này ra, thì việc hôm 14/06 vừa qua, Tổng cục 8 họ cấp cho luật sư Dương Hà giấy để mà bên trại giam cho đương sự làm thủ tục giám đốc thẩm, thì phải chăng là cơ quan công an họ đã thực hiện một việc mà đáng lẽ họ phải làm từ sớm hơn ?
LS Trần Vũ Hải : Trước đây ngày 05/06 chị Hà cũng đã vào rồi, cũng với tư cách luật sư chứ không phải tư cách người thân. Thực ra để làm thủ tục giám đốc thẩm, thì cũng không dễ. Phải đọc lại các tài liệu, các quan điểm, phải trao đổi với nhau. Vì ông Vũ, thì tuy là có nhờ luật sư, nhưng những vấn đề đem ra, gửi cho Tòa… thì ông cũng muốn được trao đổi. Nên chúng tôi phải tôn trọng ý kiến ấy của ông ấy và bà Dương Hà cũng phải tôn trọng.
RFI : Có lẽ bây giờ là thiện chí của bên cơ quan công an và quản lý trại giam đúng không ạ ?
LS Trần Vũ Hải : Hiện nay, ít nhất họ cho rằng, họ đã tạo điều kiện cho bà Dương Hà gặp ông Vũ đã. Nhưng mà chúng tôi nói rằng là, hiện nay còn có luật sư Trần Đình Triển và luật sư Trần Vũ Hải, thì chưa thấy tạo điều kiện, thì tôi nghĩ họ sẽ phải tìm cách trả lời câu hỏi ấy.
RFI : Vừa rồi, luật sư rất biết là ở Việt Nam có những thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống về việc tù nhân Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực. Đứng từ góc độ của mình, luật sư nhìn nhận như thế nào về các truyền thông này ?
Chúng tôi cho rằng, các phóng viên vào đấy, chắc là được phép của trại giam và họ đã tiếp cận anh Vũ. Nhưng mà chúng tôi cũng lưu ý rằng, thực ra, theo luật về quản lý trại giam, thì khi gặp phạm nhân, muốn vào đó, phải có đơn đề nghị của cơ quan đó là một. Thứ hai là, trại giam chỉ có thể chấp nhận trên cơ sở là vì lợi ích của phạm nhân đó. Thế thì chúng tôi sẽ đặt câu hỏi rằng là chúng tôi là luật sư, cũng vì lợi ích, mà cũng đặt vấn đề gặp mà chưa được, thế tại sao các nhà báo ấy lại được ? Mặc dù ông Vũ cũng chấp nhận nói chuyện với nhà báo, nhưng mà chúng tôi cho rằng (để bảo vệ) cái lợi ích của ông Vũ lẽ ra là (báo chí) phải nói đầy đủ sự thật. Tức là những gì ông ấy nói cũng phải được truyền tải một cách đấy đủ, nếu người ta muốn tìm hiểu sự thật.
Việc tìm hiểu sự thật cũng vì lợi ích của ông Vũ. Thế thì, nếu vì lợi ích của ông Vũ, thì cũng phải thông tin một cách đầy đủ toàn diện, và đặc biệt là toàn bộ cái lời văn của ông Vũ ông ấy trả lời như thế nào. Chúng tôi lấy ví dụ như là báo Tuổi trẻ nói thẳng là : Ông có tuyệt thực không ? Thế thì, phải nhận được câu trả lời thẳng từ ông Vũ chứ ?! Bởi vi ông Vũ sẽ (có thể) trả lời rằng : Tôi có tuyệt thực, hay tôi không tuyệt thực. Tôi từ chối thức ăn, nhưng tôi có ăn đồ ăn của gia đình, hoặc tôi không ăn của gia đình. Nhưng thực tế ta thấy, báo Tuổi trẻ chỉ đăng một đoạn là : Tôi không ăn suất ăn của trại giam, vì phản đối việc giải quyết đơn tố cáo của trại giam. Sau đó, không có đoạn tiếp theo, và chỉ có nói rằng, ông Vũ có khoe rằng, vợ ông có cung cấp đầy đủ đồ ăn, và cho chụp ảnh đồ ăn ấy. Nhưng mà chụp ảnh đồ ăn ấy, nhìn thấy thì lại chỉ là những hộp sữa, sữa vẫn còn nguyên, và những đồ ăn khác vẫn còn nguyên. Điều đó chứng tỏ là nó cũng chưa được sử dụng.
Tôi tin rằng là phóng viên đã nhận được câu trả lời của ông ta. Vì câu này là câu hỏi rất là dễ : Ông có tuyệt thực không ? Bản thân ông Vũ cũng nói với vợ ông là ông đang tuyệt thực. Và bản thân ông, như bà Dương Hà nói rằng là ông ấy từ chối việc ăn theo đề nghị của bà Hà. Và bản thân báo Tuổi trẻ cũng nói rằng bà Hà cũng khuyên nhủ ông ấy ăn cái đồ của trại giam, nhưng không thấy nói rằng bà Hà khuyên nhủ ông ăn cái đồ của gia đình. Tức là chúng tôi thấy rằng, cái báo Tuổi trẻ này cũng đưa một phần sự thật, nhưng đưa không hết. Cái mà người ta đang đặt vấn đề ở đây là ông có tuyệt thực hay không, tất nhiên còn có nhiều vấn đề khác. Theo thông tin của truyền thông, thì họ cho rằng là ông không tuyệt thực, mà ông chỉ không ăn của trại giam thôi, nhưng ông ăn đồ của bà. Câu trả lời thì ông Vũ chắc chắn ông trả lời được.
Tôi tin rằng các phóng viên cũng đã tìm hiểu sự thật một cách đầy đủ, nhưng chắc vì lý do nào đó người ta biên tập chăng ? Thế nên tôi nghĩ rằng bà Dương Hà cũng sẽ tìm hiểu sự thật từ báo Tuổi trẻ, xem là có cắt xén biên tập lại hay không. Còn nếu không, thì đề nghị điều tra lại, đúng không ? Đề nghị báo, phóng viên cùng người quan sát đến gặp ông Vũ, để xem rằng đúng là ông Vũ có tuyệt thực hay không. Tất nhiên, nếu như người ta cho rằng tuyệt thực là một việc quan trọng, là một việc ảnh hưởng lớn. Bởi vì, kể cả ông Bộ trưởng Thông tin cũng nói rằng không có chuyện tuyệt thực, trong khi người vợ của ông thì vẫn nói là người tuyệt thực. Còn câu nói của chính ông có tuyệt thực hay không, thì lại không có. Và bản thân ông cũng ký vào những văn bản cho vợ là ông tuyệt thực.
Việc này nó không phải là lớn lắm, nhưng người ta biến nó thành quá lớn. Vì tuyệt thực, thì có vấn đề gì ? Tuyệt thực cũng là một phương thức phản đối. Thay vì trả lời (về vấn đề) … tuyệt thực, thì người ta lại suy diễn, người ta lại đưa hình ảnh ông ấy béo, đi lại bệ vệ. Thì những hình ảnh ấy từ thời gian nào ? Cũng là một câu hỏi. Còn báo Tuổi trẻ thì cho rằng họ chụp ảnh trực tiếp, thì chúng tôi nhìn thấy sắc mặt của ông ấy cũng không được khỏe lắm, như so với hình ảnh trên truyền hình đưa.
Tất nhiên tôi cũng muốn nói rằng, ông Vũ là một con người có ý chí, có thể ông không muốn thể hiện mình yếu. Ông vẫn muốn thể hiện mình là minh mẫn, có sức khỏe. Đấy là cái quyền của ông. Thế nhưng mà, chúng tôi cũng muốn nói rằng ông Vũ thực sự là một người béo 94 kg, ông thì bệnh… Và có thể ông giảm cản, nhưng mà có giảm 5 hay 10 kg, thì cũng hơn 80 kg, thì cũng là một người béo so với người 1 mét 64. Nhưng người béo không có nghĩa là người khỏe mạnh. Hai cái đấy khác nhau ! Cái biểu hiện của người ta (ra ngoài) là người khỏe mạnh, nhưng chưa chắc đã là người khỏe mạnh, chúng ta đều biết.
Và chúng tôi cũng có nói rằng khoa học có thể cho phép người ta nhịn ăn từ 4 đến 10 tuần, nếu đúng cách, đúng khoa học, và kiên trì và có bản lĩnh. Tuy nhiên là, tác động đến sức khỏe thì sẽ có, và đặc biệt là càng kéo dài, thì tác động đến sức khỏe càng lớn. Và điều đó là chúng tôi không muốn, bà Dương Hà không muốn. Chúng tôi, là luật sư, không muốn, chúng tôi muốn vào trong đấy để thuyết phục ông ấy rằng, ông chấm dứt tuyệt thực đi ! Và tất nhiên là, chúng tôi cũng đề nghị cơ quan công an là : Những đơn tố cáo của ông ấy cũng cần phải giải quyết một cách dứt điểm, kể cả bác bỏ thì cũng nói rõ. Hiện nay, thì ông cũng đã nhận được (giấy) giải quyết đơn tố cáo, nhưng mà ông có nói một số nội dung là chưa đề cập đến trong giải quyết đơn. Ông đề nghị là phải bổ sung những nội dung đó. Kể cả không chấp nhận cũng ghi rõ, thì ông sẽ dừng tuyệt thực.
Thế thì tôi nghĩ rằng, thực ra cái hồi kết cũng sắp. Nếu mà có một sự gọi là giải quyết thỏa đáng nào đó, cũng có thể không hoàn toàn theo ý muốn của các bên, nhưng mà có thể có một giải quyết nào đó đúng luật thôi. Chỉ cần như thế thôi, thì ông cũng chấp nhận. Bởi vì sau khi nhận được cái (giải quyết) đơn tố cáo này, (nếu) ông không đồng ý, theo quy định, ông có quyền khiếu nại lên cấp trên. Bởi vì có một số việc chúng tôi nghĩ rằng phải có bác sĩ chuyên môn, ví dụ như vấn đề gió lạnh ảnh hưởng đến người bị bệnh hay không, nếu mở ra, mở vào. Đấy là việc cần những người có chuyên môn thực sự. Nó cũng không phải là một vấn đề ghê gớm, mà là một vấn đề nếu các bên có thiện chí, thì giải quyết một cách êm đẹp.
Tất nhiên, tôi cũng muốn nói rằng là, người ta cũng sẽ ngạc nhiên, bởi vì trong tù, tại sao ông Vũ lại có quyền đòi hỏi ấy. Nhưng mà chúng tôi nói rằng là, ông Vũ không đòi hỏi điều gì ngoài những quy định của luật pháp. Việc giải quyết đơn tố cáo cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý trại giam. Việc bảo vệ tính mạng của mình cũng là quyền con người. Chúng tôi cũng muốn nói rằng là như vậy ông Vũ đang sử dụng cái quyền của mình, mà luật thi hành án quy định, và luật pháp Việt Nam quy định, chứ không ngoài những phạm vi đấy.
RFI : Nhân được nói chuyện với luật sư, xin hỏi luật sư thêm một câu cuối, về việc quyền của các tù nhân ở Việt Nam, trong phạm vi biết của luật sư, thì được bảo đảm như thế nào ? Vì cái văn bản cuối cùng của luật sư thì có nhắc đến trường hợp của một tù nhân khác tuyệt thực.
LS Trần Vũ Hải : Vâng, cái này anh có thể tra trên mạng. Trên báo Công an có kể lại một vụ tuyệt thực kéo dài 31 ngày. Và tôi chỉ muốn nhắc lại là việc tuyệt thực 22 ngày không phải là kỷ lục ở Việt Nam. Tất nhiên, có thể nó chưa chắc có hiệu quả gì. Đề nghị anh cứ tham khảo. Chúng tôi chỉ muốn nói là có việc đó chứ không phải là không. Tuyệt thực có thể có thật, và đã có thật rồi.
Tù nhân họ có thể phản đối với nhiều hình thức, và khi không còn hình thức nào khác, thì họ áp dụng cái tuyệt thực. Chúng tôi là các luật sư không khuyên điều đó. Nhưng mà bởi vì họ là con người, họ bức xúc, họ làm cái hành vi đó. Giống như trong trường hợp ông Vũ, yêu cầu giải quyết đơn tố cáo, 6 tháng rồi mà vẫn chưa giải quyết, thì ông thấy rằng trong tù tôi chẳng còn con đường nào khác, tôi cũng chẳng biết…, tôi cũng không đi được đâu cả, tôi cũng chỉ có cách là tôi tuyệt thực. Đấy là suy nghĩ của ông Vũ. Đấy là một cách phản đối của ông Vũ.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật sư Trần Vũ Hải.
Liên tiếp trong những ngày vừa qua, một số phương tiện truyền thông chính thống Việt Nam đã dồn dập đưa tin và phóng sự về trường hợp tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ, với thông điệp chủ yếu là ông Vũ thực ra không tuyệt thực, mà chỉ từ chối thức ăn của trại giam và sức khỏe của ông không hề đáng ngại như ghi nhận của gia đình.
Về tình trạng của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ, sau đây mời quý vị theo dõi phỏng vấn của RFI với luật sư Trần Vũ Hải, một trong các luật sư đã tham gia bào chữa cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong cả hai lần sơ thẩm và phúc thẩm, và mới đây được gia đình ủy nhiệm đại diện nghiên cứu các thông tin liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ.
RFI : Xin chào luật sư Trần Vũ Hải. Thưa luật sư, hiện nay có sự việc ông Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù khiến dư luận rất quan tâm, và có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí trái ngược. Được biết luật sư được gia đình ủy nhiệm thông tin về tình hình ông Cù Huy Hà Vũ, vậy xin luật sư cho biết về hiện trạng sức khỏe của ông Vũ.
Luật sư Trần Vũ Hải : Tôi là luật sư cho ông Cù Huy Hà Vũ và gia đình ông ấy. Gia đình ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị là trong vấn đề khiếu nại giám đốc thẩm và bà Dương Hà cũng đề nghị là giúp cho bà ấy, giúp cho gia đình bà trong các vấn đề thông tin liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ, mặc dù là bà ấy là luật sư nhưng bà ấy quá là mệt mỏi.
Thế thì, tôi đã đề nghị Tổng cục 8 cấp giấy cho chúng tôi để vào thăm và làm việc với ông Cù Huy Hà Vũ, liên quan đến việc khiếu nại giám đốc thẩm. Theo luật, với tư cách luật sư, tôi có quyền làm việc với thân chủ của mình, và theo quy định của Luật thi hành án, thì cơ quan quản lý trại giam phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ họ, nhất là vì quyền lợi của họ. Thế thì, 14/06, tôi đã làm thủ tục, tôi đã gặp cán bộ tiếp dân Tổng cục 8. Họ đã nhận đơn, cả đơn của tôi lẫn của chị Dương Hà, nhưng họ chỉ giải quyết cho chị Dương Hà, còn tôi thì không nhận được.
Tôi có nói với cán bộ tiếp dân rằng, các anh làm như thế là sai lầm, bởi vì tôi là luật sư, dù sao cũng không có họ hàng, quan hệ gì đặc biệt với anh Vũ, tôi chỉ là luật sư thôi. Cho nên, nếu có những thông tin gì, sẽ là những thông tin khách quan. Đấy là thứ nhất. Thứ hai là chúng tôi không có điều kiện gặp trực tiếp ông Cù Huy Hà Vũ, nên chúng tôi cũng không thể nào bình luận về vấn đề sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ, bởi vì chúng tôi không gặp trực tiếp. Tất cả câu chuyện là do chị Dương Hà. Chị Dương Hà là người vợ, thì cũng có thể chị lo lắng đối với sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ, đó là một chuyện đương nhiên. Chị tin rằng, sau khi việc tuyệt thực đã diễn ra nhiều tuần, thì sức khỏe của ông chắc chắn nó có giảm sút. Và cho dù ông Cù Huy Hà Vũ cố gắng có là khỏe hay không nữa, thì bản thân ông cũng có nhiều căn bệnh, và nếu ông tuyệt thực như vậy, thì sức khỏe sẽ sa sút. Đấy là quan điểm của chị Hà, mà chúng tôi chỉ có thể nói lại như vậy thôi.
RFI : Vừa rồi, có một biến cố là sau khi ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực hai tuần, thì cơ quan Tổng cục 8 có đưa ra một giấy tờ đề nghị trại giam tạo điều kiện cho làm bước tiếp theo, tức là giám đốc thẩm, vậy chuyện này cụ thể như thế nào ?
LS Trần Vũ Hải : Hiện nay, ông Vũ đang khiếu nại giám đốc thẩm. Bà Dương Hà được chính thức mời, và ông Vũ cũng mời thêm các luật sư gặp và tham dự. Nhưng đáng tiếc là chúng tôi đã nói, các luật sư, ngoài bà Dương Hà, chưa được tiếp xúc với ông Vũ. Tuy nhiên, theo chúng tôi hiểu, thì ông Vũ đang muốn khiếu nại bản án này. Ông có quan điểm rằng, có nhiều vấn đề của ông ấy thực ra là những vấn đề cốt lõi của cuộc bàn luận hiện nay về Hiến pháp Việt Nam. Và ông cho rằng, trước đây ông cũng bàn luận về những vấn đề đó, nay người ta cũng bàn luận về những vấn đề đó, thì tại sao lại phải quy tội ông đối với những hành vi mà bây giờ thực tế người ta đang bàn luận. Đấy là cái quan điểm của ông.
Do ông ở trong tù, và ông là tác giả của 10 tài liệu đó, nhưng ông Vũ không thể nhớ hết 10 tài liệu đó là tài liệu nào, và ông có đề nghị tạo điều kiện để tiếp cận. Mà muốn tiếp cận được, thì phải cơ quan quản lý trại giam cho phép. Trong trường hợp được phép, thì tòa án có thể cung cấp cho ông tài liệu hoặc đề nghị qua luật sư, luật sư sẽ cung cấp tài liệu. Vì theo luật, các tài liệu cung cấp cho người tù phải được cơ quan quản lý trại giam đồng ý.
Hiện nay, ông đang có yêu cầu cung cấp các tài liệu đó. Và chúng tôi đang đề nghị là được cung cấp. Đấy là về vấn đề khiếu nại giám đốc thẩm. Chúng tôi cũng nói rằng ông Vũ là một nhà nghiên cứu luật, tiến sĩ luật, nên là sau khi xem xét lại 10 cái bản ấy, thì ông sẽ có luận điểm về 10 cái bản này để so sánh thêm rằng là so với tình hình hiện nay, thì những cái đấy được bàn thảo như thế nào, và nó cũng không phải đến nỗi là phạm húy, hoặc là ghê gớm, như tại thời điểm ông xét xử, và ông cho rằng là cần có một quan điểm mới về vấn đề này. Đấy là theo tôi hiểu, tinh thần của ông là như vậy.
Ông cần bản chi tiết 10 tài liệu mà tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm dùng để xét xử ông, tuy nhiên, bản thân ông và chúng tôi, khi yêu cầu (Tòa án) công bố 10 tài liệu đó hoặc yêu cầu cung cấp cho ông, thì đều không công bố và không cung cấp. Cho nên, đây là vấn đề khó đối với ông, vì không có được 10 tài liệu ấy để tham gia vào việc xây dựng luận điểm. Tất nhiên, các luật sư chúng tôi có thể trợ giúp ông, nhưng bản thân ông là tiến sĩ luật, nên sự trợ giúp của chúng tôi với ông cần có sự bàn thảo giữa hai bên.
RFI : Thế thì, việc cho hay không phụ thuộc rất nhiều vào trại giam, chứ không có một quy định nào cụ thể trong luật pháp Việt Nam trong chuyện này ?
LS Trần Vũ Hải : Vâng, quy định này cũng tùy hứng thôi. Quy định là tài liệu đưa cho phạm nhân phải được trại giam đồng ý và không thuộc tài liệu cấm nào đó. Ít ra họ cũng phải nói rằng là tôi đồng ý là các ông đem tài liệu vào, nhưng các tài liệu ấy chúng tôi phải kiểm tra nội dung… Ít nhất họ phải nói với chúng tôi những điều đó, thì chúng tôi mới có thể làm việc được. Nhưng mà họ không trả lời, họ cũng không bác bỏ, nên chúng tôi cũng không biết làm thế nào.
RFI : Ngoài vấn đề các giấy tờ này ra, thì việc hôm 14/06 vừa qua, Tổng cục 8 họ cấp cho luật sư Dương Hà giấy để mà bên trại giam cho đương sự làm thủ tục giám đốc thẩm, thì phải chăng là cơ quan công an họ đã thực hiện một việc mà đáng lẽ họ phải làm từ sớm hơn ?
LS Trần Vũ Hải : Trước đây ngày 05/06 chị Hà cũng đã vào rồi, cũng với tư cách luật sư chứ không phải tư cách người thân. Thực ra để làm thủ tục giám đốc thẩm, thì cũng không dễ. Phải đọc lại các tài liệu, các quan điểm, phải trao đổi với nhau. Vì ông Vũ, thì tuy là có nhờ luật sư, nhưng những vấn đề đem ra, gửi cho Tòa… thì ông cũng muốn được trao đổi. Nên chúng tôi phải tôn trọng ý kiến ấy của ông ấy và bà Dương Hà cũng phải tôn trọng.
RFI : Có lẽ bây giờ là thiện chí của bên cơ quan công an và quản lý trại giam đúng không ạ ?
LS Trần Vũ Hải : Hiện nay, ít nhất họ cho rằng, họ đã tạo điều kiện cho bà Dương Hà gặp ông Vũ đã. Nhưng mà chúng tôi nói rằng là, hiện nay còn có luật sư Trần Đình Triển và luật sư Trần Vũ Hải, thì chưa thấy tạo điều kiện, thì tôi nghĩ họ sẽ phải tìm cách trả lời câu hỏi ấy.
RFI : Vừa rồi, luật sư rất biết là ở Việt Nam có những thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống về việc tù nhân Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực. Đứng từ góc độ của mình, luật sư nhìn nhận như thế nào về các truyền thông này ?
Chúng tôi cho rằng, các phóng viên vào đấy, chắc là được phép của trại giam và họ đã tiếp cận anh Vũ. Nhưng mà chúng tôi cũng lưu ý rằng, thực ra, theo luật về quản lý trại giam, thì khi gặp phạm nhân, muốn vào đó, phải có đơn đề nghị của cơ quan đó là một. Thứ hai là, trại giam chỉ có thể chấp nhận trên cơ sở là vì lợi ích của phạm nhân đó. Thế thì chúng tôi sẽ đặt câu hỏi rằng là chúng tôi là luật sư, cũng vì lợi ích, mà cũng đặt vấn đề gặp mà chưa được, thế tại sao các nhà báo ấy lại được ? Mặc dù ông Vũ cũng chấp nhận nói chuyện với nhà báo, nhưng mà chúng tôi cho rằng (để bảo vệ) cái lợi ích của ông Vũ lẽ ra là (báo chí) phải nói đầy đủ sự thật. Tức là những gì ông ấy nói cũng phải được truyền tải một cách đấy đủ, nếu người ta muốn tìm hiểu sự thật.
Việc tìm hiểu sự thật cũng vì lợi ích của ông Vũ. Thế thì, nếu vì lợi ích của ông Vũ, thì cũng phải thông tin một cách đầy đủ toàn diện, và đặc biệt là toàn bộ cái lời văn của ông Vũ ông ấy trả lời như thế nào. Chúng tôi lấy ví dụ như là báo Tuổi trẻ nói thẳng là : Ông có tuyệt thực không ? Thế thì, phải nhận được câu trả lời thẳng từ ông Vũ chứ ?! Bởi vi ông Vũ sẽ (có thể) trả lời rằng : Tôi có tuyệt thực, hay tôi không tuyệt thực. Tôi từ chối thức ăn, nhưng tôi có ăn đồ ăn của gia đình, hoặc tôi không ăn của gia đình. Nhưng thực tế ta thấy, báo Tuổi trẻ chỉ đăng một đoạn là : Tôi không ăn suất ăn của trại giam, vì phản đối việc giải quyết đơn tố cáo của trại giam. Sau đó, không có đoạn tiếp theo, và chỉ có nói rằng, ông Vũ có khoe rằng, vợ ông có cung cấp đầy đủ đồ ăn, và cho chụp ảnh đồ ăn ấy. Nhưng mà chụp ảnh đồ ăn ấy, nhìn thấy thì lại chỉ là những hộp sữa, sữa vẫn còn nguyên, và những đồ ăn khác vẫn còn nguyên. Điều đó chứng tỏ là nó cũng chưa được sử dụng.
Tôi tin rằng là phóng viên đã nhận được câu trả lời của ông ta. Vì câu này là câu hỏi rất là dễ : Ông có tuyệt thực không ? Bản thân ông Vũ cũng nói với vợ ông là ông đang tuyệt thực. Và bản thân ông, như bà Dương Hà nói rằng là ông ấy từ chối việc ăn theo đề nghị của bà Hà. Và bản thân báo Tuổi trẻ cũng nói rằng bà Hà cũng khuyên nhủ ông ấy ăn cái đồ của trại giam, nhưng không thấy nói rằng bà Hà khuyên nhủ ông ăn cái đồ của gia đình. Tức là chúng tôi thấy rằng, cái báo Tuổi trẻ này cũng đưa một phần sự thật, nhưng đưa không hết. Cái mà người ta đang đặt vấn đề ở đây là ông có tuyệt thực hay không, tất nhiên còn có nhiều vấn đề khác. Theo thông tin của truyền thông, thì họ cho rằng là ông không tuyệt thực, mà ông chỉ không ăn của trại giam thôi, nhưng ông ăn đồ của bà. Câu trả lời thì ông Vũ chắc chắn ông trả lời được.
Tôi tin rằng các phóng viên cũng đã tìm hiểu sự thật một cách đầy đủ, nhưng chắc vì lý do nào đó người ta biên tập chăng ? Thế nên tôi nghĩ rằng bà Dương Hà cũng sẽ tìm hiểu sự thật từ báo Tuổi trẻ, xem là có cắt xén biên tập lại hay không. Còn nếu không, thì đề nghị điều tra lại, đúng không ? Đề nghị báo, phóng viên cùng người quan sát đến gặp ông Vũ, để xem rằng đúng là ông Vũ có tuyệt thực hay không. Tất nhiên, nếu như người ta cho rằng tuyệt thực là một việc quan trọng, là một việc ảnh hưởng lớn. Bởi vì, kể cả ông Bộ trưởng Thông tin cũng nói rằng không có chuyện tuyệt thực, trong khi người vợ của ông thì vẫn nói là người tuyệt thực. Còn câu nói của chính ông có tuyệt thực hay không, thì lại không có. Và bản thân ông cũng ký vào những văn bản cho vợ là ông tuyệt thực.
Việc này nó không phải là lớn lắm, nhưng người ta biến nó thành quá lớn. Vì tuyệt thực, thì có vấn đề gì ? Tuyệt thực cũng là một phương thức phản đối. Thay vì trả lời (về vấn đề) … tuyệt thực, thì người ta lại suy diễn, người ta lại đưa hình ảnh ông ấy béo, đi lại bệ vệ. Thì những hình ảnh ấy từ thời gian nào ? Cũng là một câu hỏi. Còn báo Tuổi trẻ thì cho rằng họ chụp ảnh trực tiếp, thì chúng tôi nhìn thấy sắc mặt của ông ấy cũng không được khỏe lắm, như so với hình ảnh trên truyền hình đưa.
Tất nhiên tôi cũng muốn nói rằng, ông Vũ là một con người có ý chí, có thể ông không muốn thể hiện mình yếu. Ông vẫn muốn thể hiện mình là minh mẫn, có sức khỏe. Đấy là cái quyền của ông. Thế nhưng mà, chúng tôi cũng muốn nói rằng ông Vũ thực sự là một người béo 94 kg, ông thì bệnh… Và có thể ông giảm cản, nhưng mà có giảm 5 hay 10 kg, thì cũng hơn 80 kg, thì cũng là một người béo so với người 1 mét 64. Nhưng người béo không có nghĩa là người khỏe mạnh. Hai cái đấy khác nhau ! Cái biểu hiện của người ta (ra ngoài) là người khỏe mạnh, nhưng chưa chắc đã là người khỏe mạnh, chúng ta đều biết.
Và chúng tôi cũng có nói rằng khoa học có thể cho phép người ta nhịn ăn từ 4 đến 10 tuần, nếu đúng cách, đúng khoa học, và kiên trì và có bản lĩnh. Tuy nhiên là, tác động đến sức khỏe thì sẽ có, và đặc biệt là càng kéo dài, thì tác động đến sức khỏe càng lớn. Và điều đó là chúng tôi không muốn, bà Dương Hà không muốn. Chúng tôi, là luật sư, không muốn, chúng tôi muốn vào trong đấy để thuyết phục ông ấy rằng, ông chấm dứt tuyệt thực đi ! Và tất nhiên là, chúng tôi cũng đề nghị cơ quan công an là : Những đơn tố cáo của ông ấy cũng cần phải giải quyết một cách dứt điểm, kể cả bác bỏ thì cũng nói rõ. Hiện nay, thì ông cũng đã nhận được (giấy) giải quyết đơn tố cáo, nhưng mà ông có nói một số nội dung là chưa đề cập đến trong giải quyết đơn. Ông đề nghị là phải bổ sung những nội dung đó. Kể cả không chấp nhận cũng ghi rõ, thì ông sẽ dừng tuyệt thực.
Thế thì tôi nghĩ rằng, thực ra cái hồi kết cũng sắp. Nếu mà có một sự gọi là giải quyết thỏa đáng nào đó, cũng có thể không hoàn toàn theo ý muốn của các bên, nhưng mà có thể có một giải quyết nào đó đúng luật thôi. Chỉ cần như thế thôi, thì ông cũng chấp nhận. Bởi vì sau khi nhận được cái (giải quyết) đơn tố cáo này, (nếu) ông không đồng ý, theo quy định, ông có quyền khiếu nại lên cấp trên. Bởi vì có một số việc chúng tôi nghĩ rằng phải có bác sĩ chuyên môn, ví dụ như vấn đề gió lạnh ảnh hưởng đến người bị bệnh hay không, nếu mở ra, mở vào. Đấy là việc cần những người có chuyên môn thực sự. Nó cũng không phải là một vấn đề ghê gớm, mà là một vấn đề nếu các bên có thiện chí, thì giải quyết một cách êm đẹp.
Tất nhiên, tôi cũng muốn nói rằng là, người ta cũng sẽ ngạc nhiên, bởi vì trong tù, tại sao ông Vũ lại có quyền đòi hỏi ấy. Nhưng mà chúng tôi nói rằng là, ông Vũ không đòi hỏi điều gì ngoài những quy định của luật pháp. Việc giải quyết đơn tố cáo cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý trại giam. Việc bảo vệ tính mạng của mình cũng là quyền con người. Chúng tôi cũng muốn nói rằng là như vậy ông Vũ đang sử dụng cái quyền của mình, mà luật thi hành án quy định, và luật pháp Việt Nam quy định, chứ không ngoài những phạm vi đấy.
RFI : Nhân được nói chuyện với luật sư, xin hỏi luật sư thêm một câu cuối, về việc quyền của các tù nhân ở Việt Nam, trong phạm vi biết của luật sư, thì được bảo đảm như thế nào ? Vì cái văn bản cuối cùng của luật sư thì có nhắc đến trường hợp của một tù nhân khác tuyệt thực.
LS Trần Vũ Hải : Vâng, cái này anh có thể tra trên mạng. Trên báo Công an có kể lại một vụ tuyệt thực kéo dài 31 ngày. Và tôi chỉ muốn nhắc lại là việc tuyệt thực 22 ngày không phải là kỷ lục ở Việt Nam. Tất nhiên, có thể nó chưa chắc có hiệu quả gì. Đề nghị anh cứ tham khảo. Chúng tôi chỉ muốn nói là có việc đó chứ không phải là không. Tuyệt thực có thể có thật, và đã có thật rồi.
Tù nhân họ có thể phản đối với nhiều hình thức, và khi không còn hình thức nào khác, thì họ áp dụng cái tuyệt thực. Chúng tôi là các luật sư không khuyên điều đó. Nhưng mà bởi vì họ là con người, họ bức xúc, họ làm cái hành vi đó. Giống như trong trường hợp ông Vũ, yêu cầu giải quyết đơn tố cáo, 6 tháng rồi mà vẫn chưa giải quyết, thì ông thấy rằng trong tù tôi chẳng còn con đường nào khác, tôi cũng chẳng biết…, tôi cũng không đi được đâu cả, tôi cũng chỉ có cách là tôi tuyệt thực. Đấy là suy nghĩ của ông Vũ. Đấy là một cách phản đối của ông Vũ.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật sư Trần Vũ Hải.
Trọng Thành (RFI)
Cú giật mình của “Truyền thông nhà nước”
Truyền thông nhà nước lại một lần nữa được huy động để chứng minh rằng việc luật sư Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực là không có thật.
Nhân Dân đang hài lòng?
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực hơn ba tuần lễ nhằm phản đối
thái độ và hành động ngược đãi của trại giam đối với ông. Nhiều người
Việt trong nước và hải ngoại đã hưởng ứng, cùng tuyệt thực với ông để
phản đối sự hà khắc của chế độ lao tù nói riêng và tự do nhân quyền cho
Việt Nam nói chung.
Sau gần ba tuần im lặng, truyền thông nhà nước được huy động để tuyên
truyền tới dân chúng Việt Nam rằng không hề có chuyện ông Hà Vũ tuyệt
thực, và rằng ông được đối xử rất tốt. Đỉnh điểm của chiến dịch này là
đoạn phim của kênh truyền hình an ninh, với các cảnh quay từ xa và sau
lưng ông Hà Vũ để chứng minh rằng ông nhanh nhẹn, béo tốt, và thậm chí
là “khỏe hơn người bình thường”.
Hình ảnh đoạn phim của kênh truyền hình VTV về TS Cù Huy Hà Vũ trong trại giam. Screen capture |
Chiến dịch này làm nhớ lại chiến dịch tấn công nhóm 72 nhân sĩ trí thức
ký kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp theo lời kêu gọi của chính đảng cộng sản
Việt Nam. Lần đó, cũng sau một thời gian im lặng, truyền thông nhà nước
đã phỏng vấn nhiều quan chức địa phương để chứng minh rằng “Nhân
Dân”đang rất hài lòng về Hiến pháp hiện tại.
Sau khi xem đoạn phim của truyền hình an ninh, bà Nguyễn Thị Dương Hà,
vợ ông Cù Huy Hà Vũ, đã một lần nữa gửi đơn kêu cứu tới các cấp thẩm
quyền cao nhất của nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tình trạng
sa sút sức khỏe của tiến sĩ Vũ. Sau buổi thăm chồng gần đây, trong thời
gian ông Hà Vũ tuyệt thực, bà cho biết như sau trong lần phỏng vấn dành
cho đài chúng tôi:
“Nói thật tôi rất là đau xót nhưng tôi kiên quyết không làm cho anh ấy
suy sụp. Khi ra về, khi ôm anh tôi thấy anh ấy rất đau, anh mới nói với
tôi rằng vừa rồi do anh ấy rất mệt nên khi bê chậu nước sôi thế nào ấy
đã bị bỏng nặng, tôi không cầm được nước mắt.”
Cũng như chiến dịch đối phó với kiến nghị 72 cách đây không lâu, chiến
dịch phản công Cù Huy Hà Vũ lần này cũng được dấy lên một cách bất ngờ
và rầm rộ. Đùng một cái đại đa số dân chúng Việt Nam, vốn được tiếp cận
thoải mái với truyền hình và truyền thanh nhà nước, nhận ra rằng có một
thế lực thù địch đang dựng chuyện nói xấu chế độ hiện hành. Nhưng câu
chuyện “đùng một cái” này thể hiện một sự hành xử mới của bộ phận thông
tin-truyền thông-tuyên giáo của đảng cộng sản. Đó là phải lộ diện để
phản bác những thông tin lề trái được chuyển tải bằng công cụ công nghệ
thông tin của blog, facebook… mà mạng lưới kiểm duyệt của đảng không làm
sao ngăn chận đựơc. Trước đây, những câu chuyện như câu chuỵên của tiến
sĩ Hà Vũ, hay của kiến nghị 72…đều nằm trong im lặng xa cách đại đa số
dân chúng. Sức mạnh của công nghệ thông tin dù chưa tiếp cận với đa số
người Việt Nam, nhưng cũng đã làm cho truyền thông của đảng không còn
một mình một chợ nữa.
Gần đây, khi nhà văn Trần Mạnh Hảo phát biểu với chúng tôi về sự kiểm
duyệt tác phẩm Trại súc vật ở Việt Nam, ông nói rằng đảng cộng sản đang
vỡ trận trên mặt trận tuyên truyền. Lần này, các đoạn phim mà đài truyền
hình an ninh trình bày về tiến sĩ Vũ đã được giới công dân mạng phân
tích cặn kẽ. Không hề có một cảnh quay chính diện, và quan trọng nhất là
không có một phát biểu nào của ông Vũ được ghi nhận để chứng minh cho
cái mà truyền thông nhà nước muốn chứng minh, rằng thì là ông Vũ không
tuyệt thực. Thiết tưởng, nếu ông Vũ không tuyệt thực, không có gì quá
khó để đảng cộng sản Việt nam chứng minh. Chỉ cần họ mở cửa trại giam để
mọi người vào chứng kiến.
Nghệ sĩ nhân dân Kim Chi, trong một chuyến đi thực tế thăm một số trại
tù từ bắc vào nam, với một đoàn nghệ sĩ sân khấu, đã tìm cách tìm hiểu
sự thật về tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khi bà đến trại số 5 ở Thanh Hóa. Nhưng
bà bị từ chối. Bà trả lời Mặc Lâm của đài Á châu tự do như sau:
“Tôi biết là có Cù Huy Hà Vũ ở đây, tôi rất mến Hà Vũ, và cũng muốn gặp
riêng Hà Vũ, nhưng các anh em quản lý trại giam trả lời đây là một phạm
nhân mà không ai được phép thăm.”
Tại sao?
Ai từng sống bên cạnh những chiếc loa phường, hoặc các cột báo Nhân dân
đều sẽ thấy cái cách tuyên truyền của đảng cộng sản rất đơn giản. Họ đưa
ra vấn đề phân biệt trắng đen rõ ràng, trắng là ta còn đen là địch. Và
cứ thế lập đi lặp lại, không khác quan điểm của ông trùm truyền thông
Goebel của chế độ quốc xã Đức cách nay hơn nửa thế kỷ là mấy. Đó là cứ
lập đi lập lại, rồi người ta sẽ tin. Vâng người ta đã tin và cũng có thể
là còn đang tin, vì đã không có một thông tin ngược chiều nào khác.
Nhưng mồ ma nước Đức quốc xã đã xa thời đại Internet lắm rồi, và kể cả
kẻ thù tuơng đồng với nó là chế độ Soviet cũng không còn nữa. Sức mạnh
công nghệ thông tin đã làm cho các tin tức không còn bị che dấu, các
quan điểm khác biệt được lưu truyền không thể giấu diếm. Thông
tin-truyền thông-tuyên giáo của đảng cộng sản, dù đã huy động được đến
900 dư luận viên chỉ riêng ở Hà Nội, đã phải “đùng một cái” mà phản ứng.
Như để khép lại chiến dịch truyền thông vừa qua, ông Bộ trưởng Bộ Thông
tin truyền thông Nguyễn Bắc Sơn đã phát biểu với báo chí trong nước
rằng: “Truyền hình quốc gia là chính thống rồi. Thông tin đó được truyền
hình đưa một cách rất cụ thể, từ thông tin rất chính thống như thế mình
có thể bình luận để làm cho người dân người ta hiểu thêm nữa.”
Với hàng ngàn dư luận viên, 700 tờ báo, hàng chục trang báo điện tử, Bộ
thông tin truyền thông vẫn không chấp nhận một sân chơi sòng phẳng mà
lại muốn giành thế thượng phong chính thống. Bộ thông tin truyền thông
có nghĩ rằng những lúc giật nãy mình đùng một cái như vừa qua sẽ ngày
càng nhiều hơn chăng?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-18
Chủ tịch Sang 'bàn Biển Đông với TQ'
Ông Tập Cận Bình đã thăm giới lãnh đạo Việt Nam trước khi lên nhậm chức Chủ tịch.
Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói Việt
Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề Biển Đông trong
chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuần này.
Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ nói “Phía Việt Nam mong muốn từ tầm cao chiến lược và quan hệ hữu nghị, lãnh đạo hai nước sẽ chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế.”
“Trong 3 vấn đề lớn tồn tại do lịch sử để lại, hai nước đã giải quyết được hai vấn đề, đó là biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Hiện hai nước còn bất đồng trong vấn đề Biển Đông."
“Việt Nam luôn nhận thức đây là vấn đề lớn, khó khăn, lâu dài. Nếu vấn đề này không được xử lý ổn thỏa sẽ ảnh hướng tới đại cục quan hệ hai nước, tới hòa bình, ổn định ở khu vực.”
“Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề Biển Đông”, ông Thơ được dẫn lời nói thêm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm Trung Quốc vào ngày 19-21/6.
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của ông Trương Tấn Sang trên cương vị chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam từ khi ông Tập Cận Bình lên chính thức làm Chủ tịch nước.
Ông Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước đã mời Chủ tịch Trương Tấn Sang, chứ không trên cương vị Tổng Bí thư và mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có lẽ là do nội dung cuộc họp mà chủ yếu là các vấn đề nhà nước, theo nhà quan sát từ Hà Nội.
'Tránh đưa tin không có lợi'
Tranh chấp Biển Đông là chủ đề đã được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong bài diễn văn đọc tại diễn đàn an ninh khu vực tại Singapore gần đây.
“Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.”
Khi được một tướng thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc yêu cầu nêu ví dụ cụ thể về điều được gọi là “việc tự do hàng hải bị vi phạm”, Thủ tướng Dũng nói “Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại”.
Cho tới nay phát biểu đáng chú ý nhất của Chủ tịch Sang về chủ đề Biển Đông là vào hôm 14/04/2013 khi người đứng đầu Nhà nước trong một chuyến đi thăm ngư dân tại đảo Ly Sơn tỉnh Quảng Nam.
Ông Sang được truyền thông dẫn lời nói "Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước".
Bài của báo điện tử chính phủ cho hay trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Sang, Việt Nam và Trung Quốc “cũng sẽ trao đổi công tác thông tin tuyên truyền để tăng cường đưa tin khách quan, tích cực về quan hệ Việt-Trung, tránh đưa tin, bình luận không có lợi cho quan hệ hai nước”.
(BBC)
Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ nói “Phía Việt Nam mong muốn từ tầm cao chiến lược và quan hệ hữu nghị, lãnh đạo hai nước sẽ chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế.”
“Trong 3 vấn đề lớn tồn tại do lịch sử để lại, hai nước đã giải quyết được hai vấn đề, đó là biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Hiện hai nước còn bất đồng trong vấn đề Biển Đông."
“Việt Nam luôn nhận thức đây là vấn đề lớn, khó khăn, lâu dài. Nếu vấn đề này không được xử lý ổn thỏa sẽ ảnh hướng tới đại cục quan hệ hai nước, tới hòa bình, ổn định ở khu vực.”
“Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề Biển Đông”, ông Thơ được dẫn lời nói thêm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm Trung Quốc vào ngày 19-21/6.
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của ông Trương Tấn Sang trên cương vị chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam từ khi ông Tập Cận Bình lên chính thức làm Chủ tịch nước.
"Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề Biển Đông""Mấu chốt cuối cùng vẫn là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của hai bên ở Biển Đông. Căn cứ vào thái độ lập trường của Trung Quốc hiện này thì không thể nào giải quyết được và những biện pháp như thăm viếng chỉ có tính cách làm dịu bớt căng thẳng," nhà quan sát Dương Danh Dy nói với BBC Việt Ngữ hôm 14/6/2013.
Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước đã mời Chủ tịch Trương Tấn Sang, chứ không trên cương vị Tổng Bí thư và mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có lẽ là do nội dung cuộc họp mà chủ yếu là các vấn đề nhà nước, theo nhà quan sát từ Hà Nội.
'Tránh đưa tin không có lợi'
Tranh chấp Biển Đông là chủ đề đã được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong bài diễn văn đọc tại diễn đàn an ninh khu vực tại Singapore gần đây.
“Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.”
"Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền""Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền,” Thủ tướng Việt Nam phát biểu.
Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam
Khi được một tướng thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc yêu cầu nêu ví dụ cụ thể về điều được gọi là “việc tự do hàng hải bị vi phạm”, Thủ tướng Dũng nói “Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại”.
Cho tới nay phát biểu đáng chú ý nhất của Chủ tịch Sang về chủ đề Biển Đông là vào hôm 14/04/2013 khi người đứng đầu Nhà nước trong một chuyến đi thăm ngư dân tại đảo Ly Sơn tỉnh Quảng Nam.
Ông Sang được truyền thông dẫn lời nói "Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước".
Bài của báo điện tử chính phủ cho hay trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Sang, Việt Nam và Trung Quốc “cũng sẽ trao đổi công tác thông tin tuyên truyền để tăng cường đưa tin khách quan, tích cực về quan hệ Việt-Trung, tránh đưa tin, bình luận không có lợi cho quan hệ hai nước”.
(BBC)
Việt Nam sẽ ra sao sau bài Diễn văn Shangri-La
GS Lê Xuân Khoa gặp gỡ Hoàng Ngọc Hiến, Phan Đình Diệu và Nguyễn Huệ Chi ngày 12-1-2005 tại Hà Nội nhân chuyến ông về Việt Nam thăm TT Võ Văn Kiệt |
Ngày 31 tháng Năm, 2013, tại kỳ họp thượng đỉnh về an ninh thứ 12 của
“Đối Thoại Shangri-La,” Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã được mời
làm diễn giả chính. Đề tài diễn văn là “Xây dựng Lòng tin Chiến lược vì
Hoà bình, Hợp tác và Thịnh vượng trong Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” .
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra một quan điểm chiến lược nhằm giải
quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng chính trị có nguy cơ đưa đến chiến tranh
giữa Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực. Quan điểm này được xây
dựng trên một ý niệm then chốt là “lòng tin chiến lược” (strategic
trust), một thuật ngữ được sử dụng trong những cuộc đối thoại nhằm tiến
đến hợp tác về kinh doanh hay chính trị để phân biệt với lòng tin đạo lý
(moralistic trust) hay lòng tin cậy đơn thuần (trust) giữa những người
thân tín trong cùng một gia đình hay tổ chức. Gần đây nhất, trong lần
thăm Hoa Kỳ năm 2012 khi còn là Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận
Bình cũng đã nhắc đến “lòng tin chiến lược” như một nền tảng cho sự hợp
tác có lợi cho cả hai nước.
Tại Đối thoại Shangri-La lần này, Lòng tin Chiến lược đã được Thủ tướng
Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh và quảng diễn như một điều kiện sine qua non
(không có không được) trong quan hệ hợp tác giữa các nước liên quan
nhằm đem lại lợi ích cho tất cả mỗi bên và đảm bảo hòa bình lâu dài
trong khu vực. Nhà báo Marites D. Vitug đã đếm được 40 lần ông Nguyễn
Tấn Dũng nói đến lòng tin chiến lược. Tiến sĩ John Chipman, người tổ
chức Đối thoại Shangri-La, phát biểu trong phiên bế mạc rằng “Lòng tin
Chiến lược” đã trở thành chủ đề của kỳ Đối thoại này.
Riêng trong vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Việt Nam đã dựa vào Lòng tin Chiến lược để gửi ra ba thông điệp chính trị:
1. Với Trung Quốc: tuy không nêu đích danh, ông Dũng đã rõ ràng chĩa mũi
dùi vào Trung Quốc khi ông liệt kê một chuỗi lý do đã gây nên tình
trạng báo động về an ninh khu vực: “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao
sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật
pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Ông Dũng thúc
giục Trung Quốc hãy cùng với ASEAN “đề cao trách nhiệm và lòng tin
chiến lược” để sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) “phù
hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982
(UNCLOS)”.
2. Với các nước ASEAN: ông Dũng nhấn mạnh vào sự cần thiết của “một
ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế
hợp tác đa phương”. Ông gián tiếp chỉ trích Campuchia đi theo Trung Quốc
“vì lợi ích của riêng mình” khiến cho hội nghị ASEAN tại Phnom Penh năm
2012 do Campuchia làm Chủ tịch đã không thể ra được bản Tuyên bố chung.
Ông Dũng tin rằng, nhờ tình đoàn kết, ASEAN sẽ có thể cùng các nước đối
tác “xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do
hàng hải trong khu vực và tạo điều kiện giải quyết các tranh chấp”.
3. Với Hoa Kỳ: Khi xác nhận Hoa Kỳ là “một cường quốc Thái Bình Dương”,
ông Dũng cho thấy Hoa Kỳ, dù không phải là thành viên của ASEAN, cũng
đương nhiên có vai trò chiến lược trong khu vực. Khi nhấn mạnh Hoa Kỳ và
Trung Quốc là “hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối
với cả khu vực và thế giới” , ông Dũng làm nổi bật hình ảnh tương phản
giữa hai nước lớn này trong trách nhiệm “tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn
trọng chủ quyền độc lập của các quốc gia... đóng góp thiết thực vào hòa
bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung”.
Tóm lại, qua bài diễn văn then chốt tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng
Việt Nam đã cho thấy một bước ngoặt quan trọng về chính sách đối ngoại
của Hà Nội: tìm cách thoát khỏi sự khống chế của Bắc Kinh và gia tăng
hợp tác với Hoa Thịnh Đốn. Có thể nói đây là chính sách “xoay trục sang
Hoa Kỳ” (pivot to the U.S.) của chính quyền Việt Nam. Điều này không có
nghĩa là Việt Nam muốn tìm một đồng minh quân sự để chống lại Trung Quốc
mà chỉ là một quyết định khôn ngoan để bảo vệ độc lập và chủ quyền của
mình. Trong phần cuối bài diễn văn, ông Dũng đã khẳng định là “Việt Nam
không liên minh với nước này để chống lại nước khác”. Điều này hé mở
khuynh hướng về quy chế trung lập có thể sẽ được các nước ASEAN chấp
thuận như một chọn lựa thích hợp với “vai trò trung tâm trong nhiều cơ
chế hợp tác đa phương”.
Sự can dự chiến lược của Hoa Kỳ
Hẳn không hoàn toàn vì tình cờ mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel,
cũng tại diễn đàn Shangri-La, đã xác nhận không thể rõ ràng hơn sự can
dự chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương nhằm “tăng cường hợp
tác vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng” như đã được Thủ tướng Việt Nam
trông đợi. Ông Hagel nói đến những đầu tư cụ thể vào các chương trình
trợ giúp nhân đạo và phát triển, đặc biệt là chương trình hợp tác thưong
mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang thành lập và “Sáng kiến cho khu
vực Hạ lưu sông Mekong” (Lower Mekong Initiative) đã khởi sự từ 2009.
Cũng như ông Dũng, ông Hagel mong đợi sớm có Bộ quy tắc ứng xử trên Biển
Đông và một môi trường hợp tác có lợi ích cho tất cả các bên, tạo điều
kiện giải quyết các tranh chấp không dùng đến sức mạnh. Bộ trưởng Hagel
cũng kêu gọi Trung Quốc hãy cùng với Hoa Kỳ và ASEAN thiết lập một cấu
trúc về an ninh làm cơ sở chung cho việc giải quyết những điểm khác biệt
một cách có hiệu quả.
Ông Hagel phê phán những ai nghi ngờ khả năng can dự lâu dài của Hoa kỳ ở
Châu Á-Thái Bình Dương là “thiếu khôn ngoan và thiển cận”. Ông nhấn
mạnh rằng ngay cả trong trường hợp ngân sách quốc phòng bị xuống thấp
nhất, chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ vẫn ở mức xấp xỉ 40 phần trăm tổng
số chi tiêu quốc phòng của toàn thế giới. Ngoài việc chuyển 60 phần trăm
lực lượng hải quân sang Thái Bình Dương, Hoa Kỳ còn chuyển thêm 60 phần
trăm lực lượng không quân tới các căn cứ đã có sẵn trong khu vực. Thêm
vào đó, các kỹ thuật tân kỳ đang phát triển sẽ giúp cho khả năng di
chuyển và tấn công của Mỹ được mau chóng và hiệu quả hơn nữa. Những
thông tin này cho thấy việc thiết lâp căn cứ quân sự của Mỹ ở Việt Nam
không còn cần thiết, nhất là khi các chiến hạm Mỹ đã trở thành những căn
cứ lưu động, thỉnh thoảng lại ghé thăm những địa điểm chiến lược trong
khu vực. Đây là những bảo đảm có sức thuyết phục nhất đối với sự xoay
chuyển chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quả thật ông Nguyễn Tấn Dũng
đã có một quyết định khôn ngoan và đúng lúc.
Tiện đây cũng cần phải nhắc đến mối quan tâm sâu sắc của Trung Quốc đối
với chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình
Dương, như thiếu tướng Diêu Vân Trúc đã phát biểu trong phần hỏi đáp sau
bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ. Vị nữ tướng Giám đốc
Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung-Mỹ đã nói thẳng với ông Hagel là bà
không tin những hoạt động tái cân bằng của Mỹ, với 60% lực lượng hải
quân và 60% lực lượng không quân dàn trải trong khu vực, lại không nhằm
chống Trung Quốc như Mỹ từng giải thích. Ông Hagel trả lời là trong vị
thế một “cường quốc Thái Bình Dương đã hơn 200 năm”, hoạt động tái cân
bằng của Mỷ là bình thường, không phải chuyện mới, chẳng khác gì những
hoạt động của Trung Quốc và Nga và các nước khác ở những miền có lợi
ích. Điều quan trọng mà ông muốn nhấn mạnh trong nỗ lực duy trì hòa bình
là Hoa Kỳ và Trung Quốc mở rộng những quan hệ hợp tác và chia sẻ thông
tin trực tiếp giữa quân đội của hai nước. Như vậy sẽ tránh được những
ngộ nhận và tính toán sai lầm.
Trở lại chuyện Việt Nam, vấn đề thực tế là Việt Nam sẽ phải làm những gì
để được Hoa Kỳ gia tăng những chương trình giúp đỡ cụ thể, được ASEAN
đồng lòng đoàn kết, và quốc tế hỗ trợ trong những cuộc đối thoại với
Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi? Câu hỏi này sẽ
được trả lời trong những cuộc hội đàm Mỹ-Việt, những hội nghị thượng
đỉnh và hội nghị chuyên biệt, cục bộ hay mở rộng, của các nước trong và
ngoài khu vực, sẽ liên tiếp diễn ra trong những tháng ngày sắp tới.
Cần xoay trục trong chính sách đối nội
Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là làm sao thuyết phục được Trung Quốc
chấp thuận tôn trọng luật pháp quốc tế, từ bỏ “chính trị cường quyền” để
sẵn sàng giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở hòa bình, hợp tác và
phát triển.
Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ là điều kiện cần nhưng không đủ, vì riêng Hoa Kỳ sẽ
chẳng giúp được gì nếu Việt Nam không thật sự tự giải thoát ra khỏi quỹ
đạo của Trung Quốc và hội nhập vào thế giới dân chủ. Thực tế là Việt
Nam đã tự đặt mình vào vòng lệ thuộc Trung Quốc từ năm 1990 khi Nguyễn
Văn Linh và Đỗ Mười bí mật gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng tại Thành Đô,
tỉnh Tứ Xuyên, và ký bản Kỷ yếu Hội nghị tái lập quan hệ bình thường
giữa hai nước. Nội dung Hội nghị Thành Đô và bản mật ước cho đến nay vẫn
chưa được tiết lộ vì có nhiều khoản cam kết và nhượng bộ bất lợi cho
Việt Nam. Suốt 23 năm qua, Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng “quyền lực
mềm” để từng bước tước đoạt chủ quyền và thực hiện âm mưu Hán hóa dân
tộc Việt. Chính quyền đang đứng trước những nguy cơ đáng lo ngại về sự
suy sụp nền kinh tế và sự sút giảm lòng tin đáng báo động trong nhân
dân. Thêm vào đó, những cuộc tranh giành quyền lực gay gắt chưa từng
thấy trong nội bộ lãnh đạo đã hiện ra công khai, không còn che giấu được
nữa.
Trước tình thế nguy nan ấy, ông Nguyễn Tấn Dũng đã lấy một quyết định
đột phá về ngoại giao nhằm phục hồi chính nghĩa cho Việt Nam và cứu lấy
uy tín cá nhân đang xuống dốc. Qua bài diễn văn về Lòng tin Chiến lược,
ông đã gây được tiếng vang thuận lợi trong dư luận quốc tế. Người Việt
Nam ở trong và ngoài nước, nói chung, cũng dành cho bài diễn văn của ông
những phản ứng tích cực vì ông đã phê phán chính trị cường quyền của
Trung Quốc và tỏ lòng tin cậy tinh thần trách nhiệm và đóng góp xây dựng
của Hoa Kỳ.
Một số ý kiến chỉ trích ông Dũng vì cho rằng ông đã không dám trực tiếp
chống tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và mưu đồ thôn tính
Việt Nam của nước này. Chỉ trích này có cơ sở nhưng không thích hợp với
ngôn ngữ ngoại giao và mục đích xây dựng của diễn đàn Đối thoại
Shangri-La. Như Roy Metcalf thuộc viện nghiên cứu chiến lựợc Brookings ở
thủ đô Washington đã xác nhận, diễn đàn này có “những tiêu chuẩn cao về
phép lịch sự và nghi thức thân thiện theo phong cách Á Đông” (high
standards of civility and friendly Asian-style protocol). Tất nhiên là
ông Dũng sẽ được điểm cao hơn nếu, vẫn bằng ngôn ngữ ngoại giao, ông có
thể nhắc đến những hành động tấn công và đối xử tàn ác của Trung Quốc
với những ngư dân Việt Nam nghèo và vô tội trên Biển Đông.
Vấn đề quan trọng cần được đặt ra với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là,
ngoài bước đột phá về chính sách đối ngoại, ông có dự liệu những thay
đổi gì trong chính sách đối nội hay không. Như đã nói ở trên, Hoa Kỳ
không thể giúp cho Việt Nam được ổn định và phát triển nếu chính quyền
cứ tiếp tục chế độ độc tài toàn trị và gia tăng đàn áp những tiếng nói
yêu nước, những đòi hỏi ôn hòa về thực thi dân chủ và nhân quyền, bài
trừ tham nhũng và bất công xã hội. Tại diễn đàn Shangri-La, ông Dũng kêu
gọi các nước xây dựng lòng tin chiến lược để thực hiện hòa bình, hợp
tác và phát triển trong khu vực. Ông nhấn mạnh đến tinh thần trách
nhiệm, tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ luật lệ quốc tế. Như vậy ông sẽ
mắc tội lừa dối nếu ông đi ngược lại những quy tắc đạo đức và pháp lý
tối thượng đó đối với chính đồng bào của ông ở trong nước.
Mở đầu bài diễn văn Shangri-La, ông Dũng đã dẫn câu thành ngữ Việt Nam
“mất lòng tin là mất tất cả”. Trước nguy cơ bị lật đổ bởi các đối thủ
ngoan cố, giáo điều trong hàng ngũ lãnh đạo theo Trung Quốc để duy trì
quyền lực và quyền lợi, ông Dũng cần phải lấy được niềm tin đã mất trong
nhân dân và ngay cả trong hàng ngũ các đảng viên yêu nước. Diễn đàn
Shangri-La không chỉ là cơ hội cho ông xây dựng lòng tin chiến lược với
các đối tác quốc tế mà cũng là cơ hội để ông được nhân dân, kể cả những
người từng mạnh mẽ chống đối ông, bỏ qua mọi chuyện trong quá khứ và sẵn
sàng ủng hộ ông. Để được như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng cần phải có một
hành động đột phá thứ nhì, xoay chuyển chính sách đối nội từ độc tài
sang dân chủ.
Trong diễn văn Shangrila-La, dù nói về đối ngoại, thủ tướng Dũng cũng đề
cập trường hợp Myanmar như “một ví dụ sinh động về kết quả của việc
kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng
các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ
cho Myanmar mà cho cả khu vực chúng ta”. Đối thoại Myanmar chủ yếu là
giữa chính phủ và đảng đối lập với kết quả là sự thỏa thuận về tiến
trình dân chủ hóa. Cơ sở đối thoại là lòng tin cậy và tôn trọng lẫn
nhau. Lợi ích của đối thoại là tương lai tươi sáng không chỉ cho Myanmar
mà toàn thể khu vực. Chỉ trong một câu, ông Dũng đã chứng minh thật
rành mạch sự cần thiết và lợi ích cụ thể của đối thoại dựa trẻn lòng tin
cậy và tôn trọng lẫn nhau. Dù vô tình hay hữu ý, ông Dũng đã đem lại
cho mọi người một cảm tưởng rõ rệt là ông sẽ thay đổi chính sách đối nội
và, cũng như Myanmar, bắt đầu bằng việc trả tự do cho những người tranh
đấu ôn hòa và mở cuộc đối thoại với những người bất đồng chính kiến về
một tiến trình dân chủ hóa. Mọi người Việt Nam và các nhà quan sát quốc
tế đều chờ đợi trong hy vọng.
Bi quan hay Lạc quan?
Gần ba tuần đã trôi qua sau bài diễn văn Shangri-La, nhưng tuyệt nhiên
chưa thấy có một dấu hiệu nào về sự thay đổi chính sách đối nội theo
hình mẫu Myanmar. Trái lại, chỉ thấy chính quyền bắt giữ thêm những
người vận động cho dân chủ, nhân quyền, và tiếp tục làm ngơ trước những
lời kêu gọi từ trong nước và quốc tế về việc huỷ bỏ những bản án phi lý
quá nặng nề, hay ít nhất cũng cải thiện chế độ đối xử với những người tù
lương tâm còn bị giam giữ. Đành rằng bản chất chính trị của lãnh đạo
cộng sản là “nói một đàng, làm một nẻo” nhưng bước đột phá về đối ngoại
của ông Nguyễn Tấn Dũng trước một diễn đàn quốc tế là một sự kiện cần
được xem xét kỹ. Vấn đề là giữa lúc cuộc tranh giành quyền lực và mâu
thuẫn chính sách trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam đang diễn ra gay gắt, sự
xoay chuyển chính sách đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ có phải là lập
trường thống nhất của Bộ Chính trị hay không? Nếu sự thật là không thì
ông Dũng đã không thể không tiên liệu những phản ứng chống đối mãnh liệt
dù kín đáo của các đối thủ và giới lãnh đạo Bắc Kinh. Ông cũng đã phải
có sẵn kế hoạch hóa giải những phản ứng tiêu cực đó. Trong bất cứ trường
hợp nào, mỗi bên đểu cần có thời gian hành động.
Tình hình Việt Nam quá phức tạp, không ai có thể đoán biết được các toan
tính của ông Dũng, của phe đối thủ và của Trung Quốc như thế nào. Điều
chắc chắn là thông tin nội bộ sẽ được bảo mật chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Có thể vì thế mà một số nhà báo có khả năng tiếp cận với những nguồn tin
nội bộ đã bị cơ quan an ninh bắt khẩn cấp để bịt miệng và răn đe những
người khác.
Thời gian chờ đợi kết quả thắng hay bại của ông Dũng có thể kéo dài. Nếu
phe bảo thủ thắng thì số phận nước Việt Nam sẽ hoàn toàn mất vào tay
Trung Quốc. Nếu ông Dũng thắng thì Việt Nam sẽ có cơ may thoát khỏi quỹ
đạo Trung Quốc và mau chóng bắt kịp được Hàn Quốc hay Đài Loan. Trong
khi chờ đợi, trí thức và nhân dân vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch
chống Trung Quốc xâm lược, gia tăng công cuộc vận động cho dân chủ và
nhân quyền. Những nỗ lực tranh đấu cho độc lập, tự do và hạnh phúc của
dân tộc càng cần thiết ngay cả khi ông Dũng đã vô hiệu hóa được các đối
thủ của ông. Rút kinh nghiệm đối với các lãnh đạo độc tài trên thế giới,
có gì đảm bảo là ông Dũng sẽ không trở lại chế độ độc tài sau khi đã
củng cố được quyền lực?
Không ai mong muốn điều bất hạnh cho dân tộc nhưng đề phòng tai họa vẫn luôn luôn cần thiết.
Bây giờ thì hãy cầu Trời khấn Phật cho ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành một Gorbachev Việt Nam.
California, 18 tháng Sáu, 2013
Lê Xuân Khoa
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
CT Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình,
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ
thăm cấp nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19-21/6.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn các
hãng báo chí Trung Quốc thường trú tại Hà Nội về triển vọng của quan hệ
hai nước trong tương lai; tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai
nước; việc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và
Trung Quốc cũng như đánh giá về sự phát triển của mỗi nước.
Sau đây là nội dung phỏng vấn:
Xin Chủ tịch nước đánh giá về quan hệ Trung-Việt hiện nay và triển
vọng của quan hệ hai nước trong tương lai? Chủ tịch nước có kiến nghị gì
nhằm thúc đẩy tăng cường hơn nữa hợp tác chiến lược toàn diện
Trung-Việt?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng
giềng gần gũi, nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời. Trong
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của mỗi
nước, nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự ủng hộ quý báu và hiệu quả.
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng
việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung
Quốc.
Trong những năm qua, với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung không ngừng được củng cố và phát
triển, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đi lên của mỗi
nước. Giao lưu chính trị không ngừng được thúc đẩy, các chuyến thăm, gặp
gỡ và trao đổi giữa Lãnh đạo hai nước diễn ra thường xuyên. Hợp tác
kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch... có nhiều bước phát triển mới.
Hợp tác giữa các Bộ, ngành, giao lưu giữa các địa phương, đoàn thể quần
chúng và trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, nghệ thuật, giáo dục đào
tạo… ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Hiện nay, công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam và Trung Quốc
đều đang đứng trước những thời cơ mới cũng như đang gặp phải những thách
thức mới. Hơn bao giờ hết, cả hai nước đều cần môi trường quốc tế và
khu vực hòa bình, ổn định để tập trung phát triển đất nước.
Tháng 3 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm hết sức quan trọng, đưa ra nhiều ý
kiến chỉ đạo về việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai
Đảng, hai nước. Tại phiên họp lần thứ 6 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song
phương Việt Nam-Trung Quốc tháng 5 vừa qua, hai bên cũng đã đạt nhiều
thỏa thuận cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh
vực.
Để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đi vào chiều
sâu, tôi cho rằng hai nước cần cùng nhau nỗ lực làm tốt một số việc sau
đây:
Một là, tăng cường tin cậy chính trị, trong đó quan trọng nhất cần duy
trì và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao,
cũng như giữa các Bộ/ngành, địa phương hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai
nước cần thường xuyên đi thăm nhau, gặp gỡ, trao đổi với nhiều hình thức
linh hoạt, phong phú để kịp thời định hướng về những phương hướng lớn
thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước.
Hai là, củng cố và mở rộng cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa hai bên trên
mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật,
giáo dục đào tạo, du lịch... Hai bên cần tăng cường điều phối chiến
lược về phát triển kinh tế, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên tất cả các
lĩnh vực.
Ba là, không ngừng kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa
nhân dân hai nước, làm phong phú thêm nội dung giao lưu hợp tác hữu nghị
giữa các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, tăng cường
tuyên truyền về công cuộc phát triển mỗi nước cũng như tình hữu nghị
Việt-Trung.
Bốn là, xuất phát từ quan hệ láng giềng hữu nghị Việt-Trung, trên cơ sở
nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và luật pháp quốc tế,
kiên trì thông qua các biện pháp hòa bình, hiệp thương hữu nghị, xử lý
thỏa đáng mọi bất đồng và những vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước,
duy trì cục diện ổn định của quan hệ hai nước.
Có thể thấy, hai nước có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tăng cường hơn nữa hợp tác trong tương lai.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang |
Hợp tác Trung-Việt trong lĩnh vực kinh tế thương mại không ngừng phát
triển với kim ngạch thương mại song phương đạt trên 40 tỷ USD và mục
tiêu tới năm 2015 đạt mức 60 tỷ USD. Xin Chủ tịch nước cho biết tiềm
năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, những vấn đề tồn tại và
những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại nâng lên tầm
cao mới?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hai nước đều coi hợp tác kinh tế, thương
mại là bộ phận quan trọng trong tổng thể quan hệ đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện giữa hai nước. Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại, giữa
hai nước là rất lớn và chúng ta cần cùng nhau khai thác những lợi thế
của mỗi nước.
Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường quan trọng của nhau, lượng hàng
hóa lưu thông hai nước rất đa dạng và ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình
trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc hiện nay còn lớn, ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng bền vững của thương mại song phương. Trong thời gian
tới, bên cạnh việc thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định,
hai bên cần cùng nhau áp dụng những biện pháp quyết liệt, có hiệu quả để
sớm giảm nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc. Mặt khác, đầu tư của
Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
của hai nước.
Tôi cho rằng, các ngành chức năng hai nước cần cùng nhau đánh giá kỹ
những nguyên nhân cũng như bài học kinh nghiệm về việc tại sao đầu tư
của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua còn khiêm tốn, để từ đó có
những biện pháp hiệu quả đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa hai nước trong
thời gian tới. Việt Nam hoan nghênh các dự án đầu tư lớn, mang tính tiêu
biểu, với công nghệ hiện đại và thiết bị tiên tiến của Trung Quốc vào
Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp
phụ trợ... Và Việt Nam cũng mong muốn đưa thêm nhiều hàng hóa hơn nữa
sang Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực nông sản, thủy hải sản.
Trong thời gian tới, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để tìm ra những phương
hướng và biện pháp hữu hiệu thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, trong đó trước
mắt cần thực hiện tốt những thỏa thuận đã ký, nhất là Quy hoạch phát
triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn
2012-2016..., nhằm đưa kim ngạch thương mại hai nước phát triển bền vững
hơn, cân bằng hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện Việt-Trung ngày càng phát triển.
Xin đồng chí Chủ tịch nước cho biết ý kiến trong việc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã có nhiều nỗ lực và kinh
nghiệm quý báu trong xử lý các vấn đề gay go, phức tạp trong quan hệ hai
nước, đáng kể nhất là việc hai nước đã giải quyết xong vấn đề biên giới
trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ. Cũng trên tinh thần đó, lãnh
đạo hai nước đã nhiều lần trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn và đạt
nhiều nhận thức chung quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng
10/2011, hai nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, trong đó hai bên nhất
trí cần nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai
nước, kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên
cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Tuy nhiên, có thể khẳng định việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức
hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm
thiêng liêng của dân tộc, của người dân. Tôi cho rằng, thời gian tới,
Lãnh đạo cấp cao hai nước cần duy trì trao đổi và đối thoại thường
xuyên, từ tầm cao chiến lược và quan hệ hữu nghị hai nước, chỉ đạo và
thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Có như vậy
mới không ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị, tin cậy chính trị hai nước
cũng như tình cảm của người dân hai nước.
Tôi trông đợi trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới sẽ cùng các đồng chí
lãnh đạo Trung Quốc trao đổi thẳng thắn, chân thành, tiếp tục có thêm
những giải pháp để giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên biển giữa
hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành
mạnh, ổn định lâu dài, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định tại
Biển Đông.
Ngoài ra, đối xử nhân đạo với ngư dân, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá
phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước cũng là một trong những nhận thức
chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Tôi đã đi thăm nhiều
vùng ven biển của Việt Nam, đã gặp gỡ nhiều ngư dân, họ đều là những
người lao động chăm chỉ và còn rất nhiều khó khăn, đời sống gia đình
nhiều đời nay chỉ dựa vào nghề đánh bắt cá truyền thống trên biển Đông.
Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần quan tâm đầy đủ đối với ngư
dân, giúp họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, yên ổn và bền vững hơn.
Điều này cũng là phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Trung Quốc và Việt Nam đều đang thúc đẩy sự nghiệp cải cách mở cửa và
đổi mới, nhân dân Trung Quốc đang phấn đấu để thực hiện “Giấc mơ Trung
Hoa,” nhân dân Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu tới năm 2020
đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đồng chí Chủ tịch nước đánh giá thế nào về sự phát triển của mỗi nước?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hai nước, hai dân tộc đều có mong muốn là
xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, thịnh vượng. Công cuộc cải cách,
đổi mới vừa qua ở cả Trung Quốc và Việt Nam đã đưa hai nước phát triển
mạnh mẽ, mang lại đời sống ngày càng tốt đẹp cho người dân, đóng góp vào
sự phát triển và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, mang lại vị
thế quốc tế ngày càng cao cho hai nước.
Để tiến xa hơn nữa, Việt Nam cũng như Trung Quốc cần tiếp tục đẩy mạnh
cải cách, đổi mới, nhận diện và vượt qua những thách thức, khó khăn
trong phát triển kinh tế-xã hội, như khoảng cách chênh lệch giàu nghèo,
biến đổi khí hậu, môi trường, tăng trưởng bền vững.
Bên cạnh những nỗ lực của mỗi nước, việc chúng ta xây dựng được quan hệ
hợp tác hữu nghị ngày càng tốt đẹp có ý nghĩa quan trọng, tạo ra những
cơ hội cho hai nước cùng phát triển, biến ước mơ, mục tiêu hòa bình,
thịnh vượng của mỗi nước trở thành hiện thực. Đảng Cộng sản, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam đang nỗ lực quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu
xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Tôi cũng chúc Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc giành được
những thành tựu to lớn hơn nữa, sớm hoàn thành xây dựng một xã hội khá
giả toàn diện.
Đồng chí Chủ tịch nước từng nhiều lần thăm Trung Quốc, là người bạn
cũ của nhân dân Trung Quốc. Nhân dịp Đồng chí sắp sang thăm lại Trung
Quốc, Đồng chí có muốn gửi gắm điều gì tới nhân dân Trung Quốc?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung
vô cùng quý giá của nhân dân hai nước do các thế hệ lãnh đạo tiền bối
và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chúng ta đều có trách nhiệm giữ
gìn, kế thừa và phát huy. Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, tôi sẽ
đến thăm Quảng Châu, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng
tiền bối của Việt Nam đã sinh sống và hoạt động cách mạng. Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cách
mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất
nước hiện nay.
Có thể nói, chúng tôi hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và
hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi đây là
chính sách cơ bản, nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính
sách đối ngoại của Việt Nam. Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp
tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau,
cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp
ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước.
Nhân dịp này, qua các bạn phóng viên, tôi xin gửi tới nhân dân Trung
Quốc lời thăm hỏi chân thành và hữu nghị. Chúc quan hệ hữu nghị và hợp
tác toàn diện giữa hai nước chúng ta đời đời bền vững.
(TTXVN)
Sự thật sức mạnh của ĐCSVN hiện nay
Trong lịch sử chính trị Việt Nam, đảng CSVN là một đảng chính trị giữ
vị trí hàng đầu, về cả chiều dầy lịch sử, thành tích và quy mô. Do cơ
chế độc đảng, với số lượng trên 3 triệu đảng viên chiếm khoảng 3% dân
số, có mặt ở mọi nơi, trong mọi tổ chức của đời sống xã hội dễ tạo cho
người ta cảm giác đảng CSVN có một sức mạnh vô địch. Sự thật sức mạnh
của đảng CSVN hiện nay thế nào, thông tín viên Anh Vũ đã có cuộc trò
chuyện cùng Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, một cựu cán bộ an ninh, hiện
là đảng viên đảng CSVN, hiện đang sống ở Sài gòn về vấn đề này.
Cờ phướn tuyên truyền cho Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) tại Hà Nội ngày 17 tháng 1 năm 2011.(AFP Photo) |
TS Phạm Chí Dũng: Tất nhiên, không phải ai cũng mang ý thức bảo vệ Đảng với cùng một động cơ. Mà có những động lực khác nhau, thậm chí khác biệt hoàn toàn giữa những người được coi là cùng chung một chiến hào.
Từ nhiều năm qua, tôi thấy báo cáo của các cơ quan Đảng thường chỉ thừa nhận một số đảng viên nào đó là “không tốt”. Nhưng những năm gần đây, trước tình hình tham nhũng đã đến mức quá manh động và trầm trọng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải cảm thán là tham nhũng và suy thoái đạo đức có thể “đe dọa đến sự tồn vong của chế độ”. Sau đó các báo cáo của Đảng mới chuyển dần từ “một bộ phận” đến “một bộ phận không nhỏ” đối với đối tượng đảng viên biến chất.
Tham nhũng trên thực tế đang trở thành quốc nạn và có nguy cơ kéo tất cả xuống hố, mà Vinashin và Vinalines là những ví dụ điển hình. -TS Phạm Chí DũngTuy nhiên cách đánh giá này thường bị dư luận người dân và ngay trong cán bộ đảng viên xem là thiếu tương hợp và cố tình che giấu sự thật.
Chỉ vài năm gần đây, có báo cáo của một số cơ quan Đảng thừa nhận khoảng 30% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng.
Ở một góc độ khác, nhận định của giới quan sát và phân tích chính trị độc lập là có phần trái ngược và khác biệt lớn so với các báo cáo của đảng. Tức là có đến ít nhất 50% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng, 30% đảng viên đã nhận thức về hiện trạng quá nhiều bất cập, mâu thuẫn và cả xung đột xã hội. Về việc lãnh đạo đảng xa rời thực tế, yếu kém trong công tác điều hành chính quyền - tỷ lệ này phải lên đến ít nhất 70% theo dư luận.
Hiện chỉ còn khoảng 30% đảng viên thuộc về “nhóm thủ cựu” (tức nhóm cách mạng lão thành, nhóm giáo điều, nhóm đặc quyền đặc lợi, nhóm kém năng lực không muốn ra khỏi biên chế…). Khá chua chát nhưng lại cần phải trần thuật một cách hài hước, điều được xem là “một bộ phận không nhỏ” của những nhóm này lại mang tâm lý “còn đảng còn mình”.
Đảng CS Trung Quốc - cho rằng chỉ cần giữ lại 30 triệu tấm thẻ đảng trong tổng số 80 triệu đảng viên như hiện nay. Như vậy, có thể xem rằng Trung Quốc đã gián tiếp thừa nhận trên thực tế chỉ có 30/80 triệu, chiếm khoảng 37%, là đảng viên thuộc loại “trung thành”.
Trung Quốc và Việt Nam lại có nhiều đặc thù giống nhau, đặc biệt là nền chính trị và tâm lý xã hội.
Qua đó có thể thấy, tỷ lệ trung thành với đảng ở Việt Nam vào khoảng 30% trên tổng số đảng viên hiện thời, tức chỉ khoảng 1,2 triệu người.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ 30% trung thành với đảng đã được giới quan sát độc lập ước tính từ những năm 2006-2007, tới nay con số đó có thể thấp hơn. Tuy nhiên, vẫn không hề có một số liệu thống kê chính thức nào từ phía các cơ quan đảng về tình trạng đảng viên xa rời đảng, hay dân gian còn gọi là “thoái đảng”.
Chất lượng đảng viên
Các bị cáo trong vụ Vinashin tại Tòa án nhân thành phố Hải Phòng hôm 27/3/2012. AFP photo |
Anh Vũ: Về chất lượng đảng viên của đảng là một vấn đề phải
bàn. Đặc biệt là động cơ vào đảng của tuyệt đại đa số hiện nay là vì lợi
ích cá nhân, đó là tham nhũng. Lãnh đạo Đảng CS Việt Nam cũng thừa nhận
đây là một quốc nạn và là một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đe
doạ sự tồn vong của Đảng. Ông có đánh giá và nhận xét gì về vấn đề này?
TS Phạm Chí Dũng: Trong các báo cáo của đảng, thường tổng kết về biểu hiện 5 suy thoái về đạo đức, lối sống của đảng viên là:
Thứ nhất là suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi.
Thứ hai là bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, đó là chạy chức, chạy quyền,
chạy chỗ, chạy lợi và chạy tội cho bản thân cho người thân.
Thứ ba, nói nhiều làm ít; nói nhưng không làm.
Thứ tư, quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật,
việc nhận xét cán bộ chung chung, thậm chí sai lệch với mức “vô trách
nhiệm”. Ví dụ vụ tham nhũng và tha hóa đạo đức, lối sống của một số cán
bộ đảng viên ở PMU 18 nghiêm trọng vậy mà Phó bí thư đảng ủy cơ quan Bộ
Giao thông vận tải vẫn khẳng định: “Trước khi bị khởi tố, họ đều là
đảng viên tốt”.
Thứ năm, tham nhũng, nhũng nhiễu dân gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, không
chỉ làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân mà còn
dẫn tới sự hư hỏng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên.
Đảng cần bổ sung hai vấn đề đang diễn ra trong đảng và chính quyền, đó là sự lộng hành của Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu.
Đáng chú ý có các biểu hiện tàn bạo và manh động của Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu trong việc trưng thu đất đai ở nông thôn Việt Nam. -TS Phạm Chí Dũng
Tham nhũng trên thực tế đang trở thành quốc nạn và có nguy cơ kéo tất
cả xuống hố, mà Vinashin và Vinalines là những ví dụ điển hình. Chúng
ta đang nói về vấn đề lượng và chất và mối quan hệ giữa hai phạm trù
này, vì thế tôi cũng nêu ra một đối sánh mới là nợ tính theo đầu đảng
viên so với nợ theo đầu người dân.
Chẳng hạn, cho đến thời điểm đổ vỡ, Vinashin có 6.000 đảng viên nhưng
lại nợ đến 80.000 tỷ đồng, tức mỗi đảng viên nợ 13,3 tỷ đồng, tương
đương 665.000 USD, gấp hơn 800 lần nợ công trên đầu người ở Việt Nam là
800 USD. So sánh như thế để mọi người thấy rằng những người được gọi là
“công bộc của dân” có thể mang tính đại diện đến thế nào về đặc quyền,
đặc lợi và tất nhiên không thể thiếu cái bị gọi là “nghiệp chướng”.
Dẫn chứng trên cũng chứng minh một nghịch lý về chất lượng đảng viên
đương thời: không phải mọi đảng viên đều cùng chung một “dòng máu”,
không phải đảng viên nào cũng mang tư tưởng bảo vệ đảng xuất phát từ
một động cơ, cho dù rằng trên danh nghĩa toàn bộ 3,6 triệu đảng viên đều
cùng chung một chiến hào.
Sự ủng hộ của quần chúng
Anh Vũ: Sức mạnh của một tổ chức đảng chính trị dựa trên hai
yếu tố cơ bản, đó là số lượng cũng như chất lượng của đảng viên. Nhưng
yếu tố thứ hai không kém quan trọng là sự ủng hộ của quần chúng. Việc
đảng CSVN xa rời nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc lấy ruộng của người cày cho các nhà tư
bản. Ông đánh giá vấn đề này thế nào?
TS Phạm Chí Dũng: Đây là vấn đề lớn nhất, nóng nhất ở Việt Nam
hiện nay. Đang có một sự phân hóa rất lớn trong nội bộ Đảng, thể hiện
ít nhất qua việc những đảng viên thuộc Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu,
giữa nhóm doanh nghiệp và giới chức chính quyền địa phương, đã cấu kết
chặt chẽ với nhau để sẵn lòng bóc lột nông dân và phủ nhận chính những
đồng chí đáng tuổi cha mẹ của họ.
Đáng chú ý có các biểu hiện tàn bạo và manh động của Nhóm lợi ích và
Nhóm thân hữu trong việc trưng thu đất đai ở nông thôn Việt Nam.
Từ những năm 2006-2007 đến nay, khoảng 70% trong tổng số đơn thư khiếu
tố thuộc về lĩnh vực đất đai. Trong số đó, khoảng 70% đơn thứ khiếu tố
lại chỉ mặt điểm tên nhiều vụ việc, nhiều cán bộ địa phương ăn chặn
tiền đền bù.
Khi bị thu hồi đất, người dân không chỉ phải chịu mức bồi thường thấp
mà còn mất nguồn thu nhập thường xuyên, thất nghiệp, sinh hoạt đảo lộn
(giao thông, học hành, y tế…), không có chỗ tái định cư. Trên hết, những
trường hợp dân oan đã mất niềm tin vào chế độ…
Nhưng hậu quả ghê gớm mà Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu gây ra không chỉ
đè lên đầu dân thường mà còn áp chế với cả những cán bộ đảng viên ngay
trong nội bộ.
Theo tôi những vấn đề đó là vấn đề đáng báo động, có ảnh hưởng đến ý
chí, tư tưởng của các đảng viên và sự tồn vong của đảng, mà hậu quả cuối
cùng là đảng CS Việt Nam cũng khó tránh khỏi đổ vỡ. Do vậy, đảng cần
phải nhanh chóng xem xét và điều chỉnh cho phù hợp trước khi quá muộn.
Anh Vũ: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng đã dành cho đài chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-06-18
(RFA)
Còi xương' sao thành quyền lực được?
Ai đủ can đảm mua cái món "còi xương" ấy làm món ăn tinh thần hàng ngày? Không đủ lớn và không đủ mạnh thì sao có thể trở thành quyền lực?
Thế giới nói truyền thông là quyền lực thứ tư. Gần đây khi truyền thông
đa phương tiện lên ngôi, xuất hiện thêm khái niệm quyền lực thứ năm-
quyền của công chúng.
Truyền thông Việt Nam đạt đến tầm chưa?
Phật dạy: "Đừng cầu khỏe mạnh, vì khỏe mạnh dễ sinh ham muốn". Có những
lời khuyên ít người để ý như "đi bộ trên đường nên đi bên trái, vì xe
đâm sau lưng khó tránh hơn xe đâm trước mặt, khi sang đường phải nhìn
bên trái trước, nhìn bên phải sau".
Hóa ra trái-phải, mạnh-yếu, nếu không trải nghiệm nhiều khi chẳng biết đâu là đúng.
Mấy chục năm qua, tốc độ phát triển báo viết, phát thanh, truyền hình,
internet...có thể nói đã đạt đến mức "chóng mặt". Tuy nhiên, cho đến giờ
công chúng lại đang hết sức bối rối khi phải lựa chọn trong cái "nồi
lẩu vĩ đại" mang tên truyền thông món ăn hợp với sở thích của mình.
Phát thanh có hình, truyền hình in giấy, quảng cáo điện tử và bao thứ
thập cẩm đan xen, khiến cho việc chọn lựa trở nên khó khăn hơn là thưởng
thức chúng.
Truyền thông "tuyên truyền" hiện chiếm vị trí thống lĩnh, tiếp là truyền
thông "quảng cáo". Vai trò của truyền thông "dẫn dắt, phản biện, định
hướng" hiện còn mờ nhạt, vì sao vây?
Có ba loại quyền lực hay được nhắc đến: Quyền lực mềm (Soft Power),
quyền lực cứng (Hard Power) và quyền lực thông minh (Smart Power).
Quyền lực mềm được thực hiện qua sự thuyết phục, sự thu hút, hấp dẫn đối
tượng. Nó khiến cho đối tượng tự nguyện đồng cảm với những quan niệm
của quyền lực. Truyền thông thuộc vào quyền lực mềm và đó là một lợi
thế.
Nếu đặt câu hỏi: "truyền thông Việt Nam đã đạt đến tầm như thế giới để trở thành quyền lực"? Câu trả lời sẽ là: "Chưa".
Làm sao để có quyền lực?
Có nhiều nguyên nhân khiến truyền thông chưa thực sự trở thành quyền
lực, nghĩa là chưa đạt đến tầm "dẫn dắt, phản biện, định hướng" , xin
mạo muội nêu hai nguyên nhân:
Thứ nhất, truyền thông đang tự hạ thấp vai trò của mình, có xu hướng đánh mất mình trong con mắt quần chúng.
Đất nước và con người Việt đã bước qua thời kỳ tem phiếu. Bữa ăn vật
chất được cải thiện nhưng chất lượng bữa ăn tinh thần lại... không hề
được cải thiện, nếu không nói là giảm sút nghiêm trọng.
Sự lẫn lộn các độc tố trong món ăn tinh thần cũng nguy hiểm không kém
loại "gà đầu trọc" nhập lậu từ bên kia biên giới. Không phải chỉ một số
nhà báo có trách nhiệm, mà ngay người dân bình thường [2] cũng phải đặt
câu hỏi: "Báo "cướp giết hiếp" bán cho ai".
Một "cơ thể" lấy "cướp-hiếp-sốc-sex" làm nguồn sống thì "còi xương, chậm
nhớn" là điều có thể tiên liệu. Một cơ thể được nuôi sống bằng thức ăn
"bẩn" như vậy thì tồn dư độc hại tất sẽ đến tay người tiêu dùng, và quần
chúng, ai đủ can đảm mua cái món "còi xương" ấy làm món ăn tinh thần
hàng ngày của mình? Không đủ lớn và không đủ mạnh thì làm sao có thể trở
thành quyền lực?
Không chỉ báo chí, truyền hình cũng không ngoại lệ. Tuổi trẻ Online ngày
17/5/2013 có bài của bạn đọc viết: "...tôi gắp thức ăn cho cô con gái.
Nó vừa cắn một miếng thì nhăn mũi bảo "ghê quá", rồi hắt cả chén thức ăn
xuống đất. Tôi không kiềm được cơn giận, cho con bé một cái tát. Nó
khóc ầm lên rồi bảo: "Trên truyền hình người ta vẫn làm thế ...
Nhiều cụ về hưu phàn nàn: Mở tivi chỉ thấy phim Hàn, phim Trung, sao
nhập về nhiều thế. Các cụ đâu có biết tiền quảng cáo sản phẩm được thay
bằng phim, vừa lợi cho nước chủ quản vừa lợi cho hãng sản xuất. Còn
người xem ư... hãy đợi đấy!
Không ít trường hợp "nghe hơi" được một tin đồn là vội vàng tung bừa
lên, kiểu như "nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long lên đến triệu đồng
một khối"... Khi có một sự kiện, (và nếu được bật đèn xanh) thì "thi
nhau đánh hội đồng", "tranh thủ đánh hội đồng" dường như sợ không còn
dịp để đánh.
Đó không phải biểu hiện của quyền lực, của kẻ mạnh, bởi "kẻ mạnh không
phải là kẻ giẫm lên vai người khác mà là đỡ người khác trên đôi vai của
mình". Về điều này người viết đã buộc phải đề cập trong bài "Phê phán -
biểu dương: đâu là ranh giới". [3]
Người Việt dự tiệc, ngon đến mấy cuối bữa vẫn thích bát cơm trắng, canh
cua đồng với mấy quả cà pháo. Chưa đạt đến tầm "cua bề , tôm hùm" như
tạp chí Time, như CNN thì cũng phải là canh cua - cà pháo chứ đừng là
"nội tạng bẩn" bày lên, trông có vẻ ngon song không ai dám động đũa.
Truyền thông chưa đủ mạnh không hẳn vì bị hạn chế bởi các quy định bất
thành văn (điều này ở nước nào chẳng thế), mà còn vì cái tâm, cái tầm
của không ít người làm báo đôi khi chưa đạt đến cái ngưỡng của sự văn
hóa.
Có thể thấy điều này qua cảnh báo của TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội: "Báo chí tác động lên công luận; công luận tác động
lên quan toà. Sự khách quan của các quan toà là rất khó đạt tới trong
một bầu không khí ngột ngạt và căng thẳng như vậy... Quyền lực phải gắn
liền với trách nhiệm. Nạn nhân của sự lạm quyền về tư pháp có thể là một
nhóm người nào đó, nhưng nạn nhân của sự lạm quyền về thông tin sẽ là
tất cả chúng ta". [4]
Đi nghìn dặm viết nghìn chữ. Viết nghìn chữ, giữ lại trăm chữ, đó chẳng
phải là triết lý của nghề làm báo sao? Không vì đầy túi tiền của mình mà
làm vơi đi kho kiến thức của nhân dân, đó chẳng phải lương tâm người
làm báo sao?
Thứ hai, không gian truyền thông còn chưa thông thoáng. Hạn chế
"quyền lực mềm" của truyền thông cũng tức là hạn chế các thảo luận sáng
tạo, các phê phán logic, các định hướng xã hội...
Cụ thể, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, văn bản số 2998/2013 của
Bộ trưởng Bộ GD& ĐT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
TW yêu cầu "Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan có
trách nhiệm trước khi cho đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến
đề thi như lộ đề thi, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi... (nếu
có)".
Có thể thấy trong trường hợp này truyền thông không được tác nghiệp theo
Luật Báo chí, mà là làm theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và UBND. Sau ba
ngày thi gần như không có tiêu cực được nêu trong các bản tin. Mặc dù
phao thi ném trắng quanh địa điểm thi và Bộ GD& ĐT sẽ khẩn trương
xác minh thông tin, có thể xuất hiện clip tiêu cực mà phóng viên Báo Lao
Động tìm thấy trên trang "Những người ôn thi đại học" [5]
Trong thời đại Internet, mỗi người có thể tra cứu sáu tỷ trang thông tin
lưu trữ trên mạng, thì các hình thức ngăn cản đều trở nên phản tác
dụng. Không đăng báo, thông tin có thể được đưa lên Facebook, Blog...
Việc cần làm của cấp quản lý không phải là chặn dòng thông tin. Bởi ai
cũng biết, hạ thấp hoặc làm suy yếu sức mạnh "quyền lực mềm" của truyền
thông, không đồng nghĩa với việc giảm bớt lượng thông tin mà người dân
có thể tiếp cận. Việc nên làm không chỉ là kêu gọi người dân hãy là
"người tiêu dùng thông minh" mà cần hướng dẫn, khuyến cáo để họ trở
thành "người xem, người đọc thông thái".
Sức mạnh của "quyền lực thông minh"
Triết lý của Lão Tử: "Cử động thắng được lạnh. Yên tĩnh thắng được nóng"
có thể là lời khuyên hữu ích mà người làm báo nên vận dụng.
Sức mạnh của truyền thông trước hết là ở đội ngũ người làm báo. Áp lực
mà truyền thông tạo ra trong các sự kiện Tiên Lãng, Đồi Ngô, Văn Giang,
Đường Lâm... tuy mạnh song chỉ nhất thời, bùng lên như que diêm trước
gió.
Truyền thông, giống như bầu không khí, tự nó không trở thành một sức
mạnh. Chỉ khi không khí chuyển động thành gió, gió tạo thành bão thì mới
có sức mạnh. Để làm được điều đó người làm báo không thể chỉ xem đó là
một nghề, mà phải coi đó là sứ mệnh.
Đã là sứ mệnh thì phải dấn thân, phải chịu thiệt thòi, thậm chí là cả sự hy sinh.
Sự kết hợp hài hòa hai loại "quyền lực cứng và mềm" sẽ tạo ra "quyền lực
thông minh". Quyền lực thông minh không chỉ tạo động lực cho sự phát
triển xã hội mà còn nâng vị thế đất nước trong các quan hệ đối ngoại.
Một ngành truyền thông yếu sẽ làm cho quyền lực mềm yếu theo.
Hệ quả tất yếu là quyền lực thông minh bị mất cân bằng, khi mất cân
bằng, khó mà lái con tàu đi đúng hướng. Quay mặt về phía mặt trời có thể
bị chói mắt nhưng quay ngược lại sẽ chỉ thấy cái bóng của mình. Đạo của
người là không bao giờ đi theo cái bóng, đạo của truyền thông là không
sợ nói thẳng. Đó không phải là phát kiến vĩ đại gì, đó chỉ là mượn ý
người xưa mà nói theo vậy.
(Tuanvietnam)
TIN LÃNH THỔ
- “Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng” baomoi
- Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc vì sự phát triển của mỗi nước baomoi
- Ảnh độc: Chiến tranh Trung – Nhật gần Điếu ngư/Senkaku baomoi
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc baomoi
- Tàu chiến TT400TP tác chiến thế nào trên Biển Đông? baomoi
- Chủ tịch Trương Tấn Sang: ‘Giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng’ baomoi
- ‘Hãy mừng vì Trung Quốc không làm rõ đường lưỡi bò’! baomoi
- Tháng 6 sôi động của quan hệ Việt – Trung baomoi
- Chủ tịch nước: Trao đổi thẳng thắn, chân thành về biển Đông baomoi
- Đưa quan hệ Việt – Trung phát triển thực chất, theo khuôn khổ hợp tác chiến lược toàn diện baomoi
- Tàu hộ tống, chống ngầm Georges Leygues của Pháp đến Việt Nam giaoduc
- Nữ tướng Trung Quốc: Rủi ro và lợi ích khi hợp tác quân sự với Mỹ giaoduc
- Video: Các anh tài thế giới hội tụ tại Paris Air Show 2013 giaoduc
- Nhóm tác chiến đổ bộ Kearsarge của Hải quân Mỹ phô diễn trên biển giaoduc
- Hàn Quốc xây dựng luật trấn áp tội phạm tình dục trong quân đội giaoduc
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức họp báo về quan hệ Việt-Trung giaoduc
- Osprey trên tàu Hyuga: Năng lực tấn công của quân Nhật tăng cực mạnh giaoduc
- “Philippines chọn tên lửa đối phó với nguy cơ ở Biển Đông là hợp lý” giaoduc
- Indonesia muốn tăng cường sức mạnh trên biển ứng phó Hải quân TQ giaoduc
- Báo Hàn Quốc: TQ từ chối đề xuất tập trận chung của Bắc Triều Tiên giaoduc
TIN XÃ HỘI
- ‘Tiền lệ’ Quốc Cường Gia Lai vinacorp
- Báo động đóng băng tín dụng vinacorp
- DaiABank và HDBank đã ký thỏa thuận hợp tác như thế nào? vinacorp
- Giá bán vàng tiếp tục xuống sát 40 triệu đồng/lượng vinacorp
- Giá xăng dầu vẫn diễn biến phức tạp vinacorp
- Khó khăn, dè chừng vinacorp
- Khối ngoại bán ròng thêm 150 tỷ đồng trên HSX, PPC bị bán mạnh nhất vinacorp
- Nợ xấu có giá như… cổ vật vinacorp
- Thắt chặt giám sát doanh nghiệp nhà nước vinacorp
- Đo khả năng hồi phục của thị trường BĐS vinacorp
- Giữ nguyên lộ trình sửa đổi Hiến pháp phapluattp
- Xây dựng chính quyền đô thị dân được lợi phapluattp
- Chống lãng phí: Chưa bắt đúng bệnh phapluattp
- Báo Pháp Luật TP.HCM đoạt năm giải báo chí TP phapluattp
- Ra mắt thời báo tiếng Hàn Quốc đầu tiên ở Việt Nam phapluattp
- 700 người bị bỏ rơi: 4 ngày sống như tị nạn 24h
- Nắng nóng miền Trung mở rộng thêm 24h
- Tạo mọi điều kiện hỗ trợ kiều bào phapluattp
- Tai nạn kinh hoàng, sà lan đụng sập 44 căn hộ 24h
- Hô hào suông, khó chặn lãng phí nld
- Mỹ tăng cường hỗ trợ y tế cho TP HCM nld
- Được lợi nhiều từ chính quyền đô thị nld
- Bắn cảnh cáo nhưng… trúng người nld
- Mại dâm công khai ở Đồ Sơn, Quất Lâm nld
- Nhiều trẻ em Việt mất tích bí ẩn ở Anh 24h
- Thuốc kích dục bán đầy đường nld
- Chính thức xử phạt xe quá tải nld
- Hạn chế xây nhà cao tầng nld
- Cú giật mình của “Truyền thông nhà nước” rfa
- Mỹ: Bà mẹ trẻ tay không đánh cướp 24h
- Chủ tịch nước: Việt- Trung cần trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển nld
- Tác phẩm trong tù của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ voa
- Cán bộ thanh tra giao thông gây tai nạn chết người nld
- Mua sừng tê giác, mua móng chân người giá cao voa
- Các em lại ra tòa rfa
- Rộ “mốt” thanh niên dùng súng tự chế 24h
- Vẫn mênh mang nỗi buồn du lịch… dantri
- NHẬT BẢN: Nhật Bản : Tranh luận về việc dùng cơ thể động vật để nuôi nội tạng người rfi
- Vụ xe đâm núi: Do tài xế sử dụng sai phanh 24h
- Tù chính trị bị phân biệt đối xử ra sao rfa
- Philippines bắt giữ 18 thủy thủ VN bbc
- TRUNG QUỐC: Trung Quốc đang lèo lái nền kinh tế thế giới ? rfi
- Đại sứ Anh thảo luận mạng về báo chí bbc
- NOBEL: Nhóm phát hiện ADN từng được đề nghị hai giải Nobel cùng lúc rfi
- XÃ HỘI: Hai danh thủ bóng đá Pháp ra tòa vì gặt “lúa non” rfi
- Du khách đừng quên “Tiền nào của nấy” dantri
- ‘Tôi từng suýt bị đánh ở Việt Nam’ bbc
- TQ: Người đàn ông tự tổ chức đám ma cho mình 24h
- Sự thật sức mạnh của ĐCSVN hiện nay rfa
- Cán bộ thanh tra GT lái xe đâm chết người 24h
TIN KINH TẾ
- Báo động đóng băng tín dụng vinacorp
- Các ngân hàng quyết liệt cạnh tranh khách vay vinacorp
- Năm 2012: Nợ xấu của PGBank chiếm tỷ lệ 8,4% vinacorp
- Phá băng tín dụng: Cần 4 cú ‘đánh’ đồng thời vinacorp
- Sẽ ‘mạnh tay’ với ngân hàng tìm kiếm lợi ích riêng vinacorp
- Thống đốc: ‘Chúng tôi trân trọng kết quả tín nhiệm’ vinacorp
- Tăng trưởng tín dụng: 3/4 con đường trước mặt vinacorp
- Vàng được dẫn dắt bằng cả hai ‘bàn tay’ vô hình và hữu hình vinacorp
- Vì sao ngân hàng ‘hãi’ xử lý nợ xấu? vinacorp
- Ông Đặng Thành Tâm đề nghị Chính phủ mua nợ xấu tương lai vinacorp
- Khó cứu người trồng lúa danviet
- Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu vneconomy
- “Lãng phí hiện không kém gì tham nhũng” vneconomy
- Thắt chặt giám sát doanh nghiệp nhà nước phapluattp
- Mong ngóng Fed, S&P 500 cao nhất tháng 6 cafef
- HTP: CMC nâng tỷ lệ sở hữu lên 6,24% cafef
- “Người khổng lồ“ mang tâm thế bất an? cafef
- Chậm nộp tiền phí, chứng khoán VIT bị kéo dài thời gian đình chỉ thêm 1 tháng cafef
- Đã có khoảng 1 triệu doanh nghiệp nhỏ quảng cáo trên Facebook cafef
- Lật tẩy trò rửa giấy đen thành đô Mỹ cafef
- Lật tẩy trò rửa giấy đen thành đô Mỹ cafef
- VSC: Dự kiến phát hành 4,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2012 cafef
- Trứng muối Trung Quốc nhiễm độc cafef
- Nhiều mặt hàng Trung Quốc bị người tiêu dùng quay lưng baomoi
- Thái Lan lỗ 4,4 tỷ USD trong chương trình thế chấp lúa gạo vụ đầu cafef
- Có “rừng vàng biển bạc”, sao Việt Nam không giàu? baomoi
- Thống nhất các văn bản trong áp dụng quản lý rủi ro baomoi
- Vụ 701 khách du lịch bị bỏ rơi ở Thái Lan: Giám đốc Travel Life vẫn “mất tích” baomoi
- Thị trường đồ uống và nước giải khát VN: Cuộc chiến chưa hồi kết baomoi
- Ngân hàng lớn nhất Síp cần cứu trợ baomoi
- Dân biểu tình phản đối tăng giá xăng dầu baomoi
- Sợ Fed phát tín hiệu rút QE, vàng xuống 1,366 USD/oz baomoi
- Chủ động, khẩn trương triển khai gói vốn hỗ trợ baomoi
- Điểm tin quốc tế nổi bật sáng 19/6 baomoi
- Chủ tịch nước: Trao đổi thẳng thắn, chân thành về biển Đông vneconomy
- Rước họa vì ham rẻ nld.
- Nhật ký nghị trường: Ai sẽ “bắt” bộ trưởng đọc báo? vneconomy
- Bí ẩn chè khúc bạch, phô mai que nld.
- Mỏi mòn chờ nhà chung cư nld.
- Nợ xấu có giá như… cổ vật nld.
- Nguyên Chủ tịch HĐTV TCty Thủy sản Việt Nam bị bắt phapluattp
- Indonesia tăng giá xăng hơn 30% phapluattp
- Sau đấu thầu, giá vàng rớt mạnh phapluattp
- Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục có nhiều dấu hiệu lạc quan phapluattp
- EU tiếp tục cam kết tài trợ gần 1 tỷ USD cho Việt Nam phapluattp
- Giá hạ, vàng đấu thầu tiếp tục “cháy hàng” vneconomy
- Truy nguồn khoai tây nhiễm độc danviet
- EU tiếp tục hỗ trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam danviet
- Đại sứ Trung Quốc: “Duy nhất còn tồn tại vấn đề trên biển” vneconomy
- Vàng giảm mạnh dưới 40 triệu đồng/lượng danviet
TIN GIÁO DỤC
- Quảng Ngãi: Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT 2013 đạt 97,6% giaoduc
- Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của cả nước đạt trên 97% giaoduc
- 48 tỉnh, thành có điểm tốt nghiệp THPT 24h
- Hà Nội: Tuyển sinh vào lớp 10 có một trường hợp thi hộ giaoduc
- HS “reo mừng” sau môn thi Toán vào lớp 10 24h
- Nhật Bản muốn xây dựng ĐH tầm quốc tế tại VN 24h
- Xử lý bằng thạc sĩ do ĐH Kinh tế (ĐHQG) cấp 24h
- Khám phá bản thân, thỏa sức thể hiện cùng Maacviet Arena 24h
- Hàng loạt lò luyện thi ĐH không được cấp phép 24h
- Bưu điện Hà Tĩnh khẳng định không thu phí dịch vụ tin nhắn giaoduc
- 35.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi 24h
- Chiến sĩ biển đảo vào đề Văn lên lớp 10 24h
- Vụ 2.000 bằng thạc sĩ, cử nhân ở ĐHQG: Phải bổ sung chương trình học giaoduc
- Hình ảnh người chiến sĩ biển đảo vào đề tuyển sinh lớp 10 giaoduc
- Dự án đào tạo quản lý khách sạn cho ngành du lịch VN 24h
- Kinh nghiệm ôn thi của thủ khoa đại học 24h
- TS. Nguyễn Tùng Lâm: “Thi quanh năm không bằng làm tốt một kỳ thi” giaoduc
- PTT Vũ Văn Ninh yêu cầu làm rõ vụ nhà vệ sinh “bạc tỷ” ở Quảng Ngãi giaoduc
- Hà Nội: Ngày mai, hơn 70.000 thí sinh dự thi vào lớp 10 giaoduc
- Bí quyết làm bài của những nữ thủ khoa tốt nghiệp THPT năm 2013 giaoduc
TIN ĐỜI SỐNG
- Về “Những cây xăng quyền lực trên Quốc lộ 20”: Chuyển hồ sơ cho CQĐT phapluattp
- Vụ thanh niên bị bắn 7 phát đạn: CA cho rằng người này tấn công CA phapluattp
- Dân vẫn sợ đạn lân tinh phát nổ phapluattp
- Giả nhân viên Vietcombank để lừa đảo phapluattp
- Đề nghị buộc thôi việc KSV bị tố “chạy án” phapluattp
- Phó công an tố trưởng công an xã bảo kê trường gà phapluattp
- Sửa đổi quy định tổ chức lễ tang cán bộ danviet
- Tăng cường ngăn chặn nhập lậu cá tầm danviet
- Vụ điều gần 60 công chức phục vụ tang: Chánh văn phòng tự ý làm danviet
- Sau vỡ đập thủy điện: Thiếu đói đang cận kề danviet
- Khốn đốn với mưa giữa cơn hạn danviet
- Công văn “có một không hai” với… 8 con dấu của tổ chức, đoàn thể danviet
- Trả lại hơn 10.000 USD và 25 triệu đồng cho hành khách phapluattp
- Khốn khổ vì Thông tư 14 – Bài 3: Trái nhiều luật! phapluattp
- Sửa luật để đảm bảo quyền của bị can, bị cáo phapluattp
- Khởi tố bốn người chống người thi hành công vụ phapluattp
- Cứu sống tám ngư dân bị tàu lạ tông chìm phapluattp
- Ngạt khí độc dưới giếng, hai người tử vong phapluattp
- Sữa ong chúa bí quyết của phái đẹp chống lão hóa phunutoday
- Học phong cách viết báo của Bác baomoi
- Dân vẫn sợ đạn lân tinh phát nổ baomoi
- Dùng ‘tâm linh’ lừa đảo, chiếm hơn nửa tỷ đồng baomoi
- ’Thiên đường sung sướng’ Quất Lâm mới là nơi hạnh phúc nhất phunutoday
- Nghẹt thở giải cứu bé 9 tháng tuổi trong 20 giờ baomoi
- Những cô gái hoạt động mại dâm bên kia biên giới baomoi
- Chính quyền đô thị: Dân bớt gánh nặng hành chính baomoi
- Hy hữu: người được để lọt tội muốn… xử lý chính mình? baomoi
- Chống lãng phí: Phải quy được trách nhiệm cá nhân baomoi
- Kiên Giang: Chủ tịch Hội phụ nữ vứt thẻ Bảo hiểm Y tế của trẻ vào thùng rác baomoi
- Giả nhân viên Vietcombank để lừa đảo baomoi
- Nắng nóng mở rộng, nhiệt độ cao nhất lên tới 39 độ C baomoi
- Bộ trưởng Bộ Công an tiếp Đại sứ đặc biệt Việt – Nhật baomoi
- Nga chuyển dàn khoan dầu khí đến Việt Nam phunutoday
- Giữ lộ trình thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp baomoi
- Làm Luật biểu tình hợp Hiến pháp nhưng chưa thể thông qua baomoi
- Lãng phí nghiêm trọng cũng là chiếm đoạt tài sản công! baomoi
- Thảm kịch trước lễ cưới baomoi
- Nắng nóng miền Trung mở rộng thêm baomoi
- Đề nghị buộc thôi việc KSV bị tố “chạy án” baomoi
- 2 chú cháu tàn tật cùng buôn… ma túy baomoi
- “Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng” baomoi
- 4 thợ lặn chết trong khoang tàu Malaysia phunutoday
- Nên chọn áo ngực Triumph ’Made in nước nào’ tốt? phunutoday
- Rượu độc vẫn bán sao cấm mại dâm không độc? phunutoday
- Duyên dáng và gợi cảm với váy liền cổ sơ mi phunutoday
- Mẹ chồng cũng chẳng vừa đâu phunutoday
- ’Tình cũ’ Hà Hồ sắp cưới Nguyễn Cao Kỳ Duyên? phunutoday
- Mình chữa khỏi bệnh trĩ chỉ nhờ rau diếp cá phunutoday
- Tai nạn kinh hoàng, sà lan đụng sập 44 căn nhà danviet
- 4 anh em đánh 4 công an, cắn đứt vành tai một người nld
TIN CÔNG NGHỆ
- Liều mạng cưỡi cá mập khổng lồ hơn 20 tấn baomoi
- Sư tử cái tát sư tử đực ngã ngửa baomoi
- Nhật đoán mục đích máy tính mạnh nhất thế giới của TQ baomoi
- Huawei có ý đồ “nuốt chửng” Nokia? baomoi
- Điện thoại cảm ứng 1 triệu đồng đáng dùng nhất baomoi
- Mẹo tìm nguồn gốc ảnh được chia sẻ trên Facebook baomoi
- Phát huy sáng kiến baomoi
- iPhone 5 đính 364 viên kim cương, nạm vàng baomoi
- Bọ xít hút máu người nhiều nguy cơ làm lan truyền dịch bệnh baomoi
- Smartphone điều khiển bằng giọng nói baomoi
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- Những người đẹp ngoại tứ tuần vẫn cực “hot” dantri
- Đường cong “chết người” của “chân dài” 9X dantri
- Sao Hàn bị chỉ trích vì mặc bikini lên sân khấu dantri
- Cặp “sao” xăm trổ nổi bật trên biển dantri
- Những công trình dang dở nổi tiếng nhất thế giới dantri
- Việt Nam có 4 thành phố du lịch được yêu thích nhất Châu Á dantri
- Kỷ lục tù nhân nhảy múa baomoi
- Ích kỷ và lừa lọc baomoi
- Ngọc Trinh lộ vẻ bơ phờ khi làm ‘boxing girl’ gợi cảm baomoi
- T
‘Đa số nhân dân đề nghị được sở hữu về đất ở’
“Đa số nhân dân muốn sở hữu về đất ở, không phải như chúng ta tổng hợp
đâu”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu trong phiên thảo luận về dự
thảo Luật đất đai sửa đổi chiều nay 17/6.
Sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã đọc báo
cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình dự thảo Luật đất đai (sửa
đổi), sau đó tới phiên các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự luật
này.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, đa số nhân dân muốn đất đai thuộc sở hữu cá nhân chứ không phải sở hữu toàn dân như báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: VnEconomy |
Trưng cầu ý kiến nhân dân về quyền sở hữu đất
Trong số 21 đại biểu tham gia góp ý, ông Nguyễn Bá Thuyền là người băn
khoăn về quy định “sở hữu toàn dân” đối với đất đai. Theo vị đại biểu
của đoàn Lâm Đồng, khi tiếp xúc cử tri ông nhận thấy đa số đề nghị quyền
sở hữu về đất ở, ngược với báo cáo.
“Báo cáo tổng hợp nói đa số nhân dân đồng tình, nhưng theo tôi không
phải. Chúng ta hơi chủ quan, bởi đa số nhân dân muốn sở hữu về đất ở,
không phải như chúng ta tổng hợp đâu”, ông Thuyền nói.
Từ đó ông đề nghị Quốc hội xem xét lại và hỏi ý kiến nhân dân về vấn đề
quyền sở hữu đất đai: “Chúng ta nói đất đai là sở hữu toàn dân, vậy nếu
cần thiết thì chúng ta trưng cầu dân ý, xem nhân dân có đồng ý hay
không? Đất đai là sở hữu toàn dân thì người dân có quyền quyết định vấn
đề này”.
Đại biểu Thuyền cũng chỉ ra mâu thuẫn của quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân. Bởi theo ông, nói đến quyền sở hữu chỉ có 3 quyền: chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt. Trong khi đó đối với đất ở lâu dài, người dân được
quyền sử dụng như mọi tài sản khác là sang nhượng, cho thuê, tặng, thế
chấp, đem góp vốn hay thừa kế. Điều này còn cao hơn cả quyền sở hữu, ông
khẳng định.
Nóng bỏng chuyện thu hồi
Hội trường chiều nay đã nóng lên ngay từ đầu với phần lớn các ý kiến của
đại biểu tập trung vào vấn đề bức bối nhất hiện nay: Thu hồi đất. Đại
biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nhận định Nhà nước có quyền thu hồi đất để
phục vụ lợi ích chung, nhưng tài sản gắn liền lại thuộc sở hữu của người
dân, vì vậy cần bổ sung chính sách bồi thường thiệt hại đối với tài sản
gắn liền với đất của người dân khi thu hồi đất.
Theo ông Nguyễn Bá Thuyền, việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh
tế - xã hội cũng cần phải cân nhắc vì có nhiều ý kiến cho rằng điều này
gây thiệt thòi cho người dân và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.
Ông nhấn mạnh: “Khi chúng ta thu hồi đất, rõ ràng người dân rất thiệt,
nhà nước cũng không được gì, nhưng chắc chắn cán bộ có chức, có quyền sẽ
hưởng lợi trong việc này vì khoản chênh lệch rất lớn”.
Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) đánh giá việc thu hồi đất để phát
triển kinh tế - xã hội diễn ra rất phức tạp thời gian vừa qua khiến
người dân chịu thiệt thòi, thậm chí nhiều nơi chính quyền bất chấp để có
nguồn thu. Vì thế, cần cân nhắc việc Nhà nước thu hồi đất nhưng để chủ
đầu tư hưởng lợi. Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang)
đề nghị cần quy định chặt chẽ về các dự án thực sự vì lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, tránh trường lợi dụng quy định này để thu hồi đất.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh cho rằng thu hồi đất không hợp lòng dân sẽ dẫn đến khiếu kiện tranh chấp.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét đang có sự nhầm lẫn giữa
việc trưng mua đất với trưng mua quyền sử dụng đất. Ông Vinh dẫn Luật
Dân sự năm 2005 quy định quyền tài sản là tài sản, do đó người có quyền
sử dụng tài sản được phép mua, bán, tặng, cho v.v., vì vậy cần bảo vệ
quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân được giao đất. Nếu vì lý do phát
triển kinh tế, Nhà nước sẽ trưng mua lại quyền sử dụng đất.
“Nếu chỉ quy định thu hồi đất là đối xử không công bằng với người dân.
Lợi ích chính đáng chưa được tôn trọng và bảo vệ, người dân vẫn sống
trong cảnh thụ động, với tâm lý có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc
nào”, ông Vinh phát biểu.
Ngoài ra ông Vinh còn cho rằng, thu hồi đất phải gắn liền với vấn đề an
dân, vì “lòng dân chưa thuận sẽ tiếp tục tình trạng khiếu kiện tranh
chấp về đất đai, tình trạng hoang phí, lãng phí đất đai tiếp tục tồn
tại”.
(Sống mới)
Vấn đề Nhân quyền và quan hệ Việt-Mỹ
Giáo sư Carl Thayer (trái) tại một hội nghị về Biển Ðông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế vào năm 2011. (Courtesy Photo) |
Cuộc tuyệt thực của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cho tới hôm nay đã bước
sang ngày thứ 23. Và ngày càng có thêm nhiều cuộc tuyệt thực ở trong và
ngoài nước để đồng hành với ông trong cuộc tranh đấu để đòi các quyền
hợp pháp, và đánh động thế giới về tình trạng có thể nguy kịch của ông.
Giáo sư Thayer, một chuyên gia về Việt Nam được nhiều người biết tiếng,
nói rằng vấn đề nhân quyền đã tác động tới quan hệ Việt-Mỹ. Ông nói từ
lâu, Việt Nam đã muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ,
giờ đây ông tin rằng điều đó không còn khả thi. Ông cho rằng thành phần
bảo thủ bên trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gia tăng đàn áp nhân quyền
để phá hoại các nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ, và vì vậy Việt Nam phải
trả một cái giá trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền Biển
Đông.
Vấn đề nhân quyền ảnh hưởng ra sao tới các quan hệ Việt-Mỹ, giữa lúc
ngày càng có nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ bày tỏ sự thất vọng của họ về sự
thiếu tiến bộ trong các nỗ lực cải thiện nhân quyền tại Việt Nam? Giáo
sư Thayer vừa từ Washington trở về Australia. Ông đã đến dự cuộc điều
trần trước Quốc hội Hoa Kỳ. Ông nhận xét như sau:
“Vấn đề nhân quyền đã tác động đến quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ rồi. Từ nhiều
năm nay, Việt Nam đã hối thúc để xây dựng quan hệ đối tác chiến lược
với Hoa Kỳ, tôi thực sự tin rằng nỗ lực đó nay kể như không còn khả thi.
Ngoài ra Việt Nam cũng muốn Hoa Kỳ hủy bỏ những hạn chế trong việc bán
vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tôi không thực sự tin rằng Việt Nam muốn
mua các loại vũ khí quan trọng từ Hoa Kỳ, vì vũ khí của Mỹ đắt tiền quá
và cũng bởi họ đã mua vũ khí của Nga, tuy nhiên Hà Nội không muốn bị
coi như một quốc gia “bất hảo” nằm trong danh sách các nước bị cấm mua
vũ khí của Mỹ vì thành tích nhân quyền kém cỏi của họ.”
Có những người bên trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đàn áp nhân quyền để phá hoại các nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ, thế cho nên Việt Nam phải trả một cái giá trong việc đối đầu với Trung Quốc, khi nước này có hành động lấn át, hay sử dụng vũ lực... - Giáo sư Carl Thayer.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn tỏ thái độ bất chấp những lời kêu gọi của quốc tế
yêu cầu họ cải thiện nhân quyền, và ngưng đàn áp các blogger và nhà báo.
Cuối tuần qua, thêm một blogger thứ ba bị bắt trong chưa đầy một tháng.
Hoa Kỳ có thể làm gì để tăng sức ép đối với Hà Nội? Giáo sư Thayer nói
chính phủ Hoa Kỳ không có bao nhiêu ảnh hưởng để có thể thuyết phục Việt
Nam trên hồ sơ nhân quyền. Theo ông, quan hệ song phương được đặt trên
căn bản rộng, và đang tiến triển tốt đẹp trong một số lĩnh vực.
Giáo sư Thayer: “Bất cứ chính phủ nào muốn giải quyết vấn đề nhân quyền
với Việt Nam không muốn biến vấn đề này thành trọng tâm duy nhất trong
mối quan hệ song phương. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ phải đề ra những biện
pháp khích lệ. Một cách là quốc hội Mỹ phải đoàn kết, điều đó có nghĩa
là Thượng Viện phải hậu thuẫn dự luật về nhân quyền đã được Hạ viện
thông qua. Như thế thì Việt Nam mới bị buộc phải đương đầu với vấn đề
này, bởi vì không một Tổng Thống Mỹ nào muốn dồn nỗ lực vào việc lật
ngược một nghị quyết đã được lưỡng viện thông qua.”
Hoa Kỳ và Trung Quốc mới đây đã mở hội nghị thượng đỉnh tại California,
cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung có những hệ quả gì đối với
cuộc tranh chấp trong Biển Đông? Giáo sư Thayer cho biết:
“Hội nghị Mỹ-Trung khiến cho Hà Nội lo lăng hơn. Mỗi lần tôi sang Hà Nội
là nghe nói hai cường quốc họ đang thông đồng cấu kết với nhau, và như
thế không có lợi cho Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Việt Nam không muốn quan hệ
giữa hai cường quốc trở nên quá ấm áp hoặc quá lạnh nhạt, mà phải vừa
phải. Vừa phải từ quan điểm của người Việt Nam, có nghĩa là vừa xích
mích lại vừa hợp tác. Thế cho nên Hà Nội rất quan ngại. Nhưng hiện vấn
đề này vẫn chưa rõ lắm bởi vì đây là những cuộc thảo luận không chính
thức giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung, ngoại trừ vấn đề biển Hoa Đông, còn
vấn đề biển Đông thì không rõ có được đề cạp như một đề tài quan trọng
tới mức nào. Báo chí Trung Quốc thì tường trình rằng ông Tập Cận Bình
mạnh mẽ khẳng định quyền của Trung Quốc được bảo vệ chủ quyền của mình,
kể cả trong các vùng biển tranh chấp. Phía Hoa Kỳ thì chắc chắn Hoa Kỳ
sẽ đưa ra những lập luận cực lực chống đối việc sử dụng vũ lực. Giới
lãnh đạo cấp cao trong quân đội Hoa Kỳ đã tuyên bố như thế.”
Riêng đối với Việt Nam, Giáo sư Thayer nói ông e rằng trong các điều
kiện hiện nay, Việt Nam có thể phải đơn độc đối mặt với Trung Quốc trong
cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông:
“Hậu quả đối với Việt Nam là nước này phải đối đầu với Trung Quốc về
phần lớn một cách đơn độc.Việt Nam không phải là một đồng minh của Hoa
Kỳ, không phải là đối tác chiến lược của Mỹ, và chính đó là một nghịch
lý. Việt Nam cần mối quan hệ đó để cân bằng quan hệ với Trung Quốc,
trong khi Hoa Kỳ thì cho rằng nhân quyền là vật chướng ngại cản trở,
không cho phép quan hệ tiến xa hơn nữa. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ
Hillary Clinton đã nói Việt Nam có thể đưa quan hệ song phương lên một
tầm cao mới.”
“Hậu quả là Việt Nam phải đối đầu với Trung Quốc một cách đơn độc.Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ, không phải là đối tác chiến lược của Mỹ. Việt Nam cần mối quan hệ đó để cân bằng quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ cho rằng nhân quyền là vật chướng ngại cản trở, không cho phép quan hệ tiến xa hơn nữa.... - Giáo sư Thayer.
Giáo sư Thayer nói vấn đề nhân quyền từ năm 2010 tới bây giờ đã không
cải thiện mà còn trở nên xấu đi, ông cho rằng nguyên do có thể là vì một
số thành phần bảo thủ ở Việt Nam đã dùng bất đồng về vấn đề nhân quyền
để ngăn chận các nỗ lực cải thiện quan hệ Mỹ-Việt.
“Theo quan điểm của tôi, có những người bên trong Đảng Cộng Sản Việt Nam
đã đàn áp nhân quyền để phá hoại các nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ,
thế cho nên Việt Nam phải trả một cái giá trong việc đối đầu với Trung
Quốc, khi nước này có hành động lấn át, hay sử dụng vũ lực. Riêng về
những sự cố đã xảy ra, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp. Người cộng sản ở Việt
Nam thích nói rằng Hoa Kỳ phục vụ lợi ích của chính Hoa Kỳ nếu ra tay
bảo vệ quyền tự do hàng hải, và do đó Hoa Kỳ phải kiềm hãm Trung Quốc
cho chúng tôi. Chúng tôi thì muốn duy trì thế trung lập, Việt Nam có thể
tiếp tục đưa ra những lập luận như thế, nhưng khi họ than phiền với Hoa
Kỳ, thì bây giờ không còn ai lắng nghe lập luận ấy nữa."
Giáo sư Thayer nói thay vì giúp Việt Nam, Hoa Kỳ dồn nỗ lực và tài
nguyên để giúp các đồng minh của Mỹ, là Philippines và Nhật Bản, trong
cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
(VOA)
Hãy mừng vì Trung Quốc không làm rõ đường lưỡi bò !
Bị truy vấn liên tiếp về việc tại sao Trung Quốc luôn mập mờ về đường
lưỡi bò, Giám đốc Học viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, TS Wu
Shicun đã "huỵch toẹt" rằng nếu làm rõ ý nghĩa của đường chữ U, Chính
phủ Trung Quốc sẽ phải lấy lại tất cả các đảo hiện đang do nước khác
"chiếm giữ" bởi đường chữ U là đường chủ quyền.
Trung Quốc làm chủ toàn bộ?
Phát ngôn của ông Wu đã gây phản ứng tức thì ngay tại Hội thảo quốc tế
về Biển Đông do CSIS tổ chức tại DC hồi đầu tháng. Mặc dù ông Wu đã đính
chính đây chỉ là quan điểm cá nhân, nhưng một học giả đã bình luận
rằng phát biểu của TS Wu phản ánh suy nghĩ của không ít giới chức cao
cấp hiện nay ở Trung Quốc.
Học giả này cho biết một quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc đã
từng trả lời ông rằng "việc Trung Quốc làm rõ đường chữ U (hay còn gọi
là đường chín đoạn, đường lưỡi bò) sẽ gây ra sự phẫn nộ lan tràn trong
khu vực, vì thế hãy lấy làm mừng là chúng tôi không làm như vậy". Bởi vì
đường chữ U đối với Trung Quốc không có một nội hàm nào khác ngoài việc
Trung Quốc sẽ làm chủ toàn bộ, một kịch bản mà những nước trong khu vực
và cả cộng đồng quốc tế sẽ không thể chấp nhận và càng trở nên vô lý
theo luật pháp quốc tế.
Theo học giả trên, phát biểu của ông Wu và quan chức cấp cao nọ thực
chất lại phá hỏng lô gic của chính nó. "Sự mập mờ về nội hàm của đường
chín đoạn, theo phía Trung Quốc có tác dụng tích cực giúp cho tình hình
ổn định nhưng thực chất tác động ngược lại. Những ai muốn biết về ý
nghĩa thực sự của đường chín đoạn sẽ càng có xu hướng tin vào điều tồi
tệ nhất", vốn chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng và các bên bất an, mất
lòng tin vào nhau, chuyên gia này nhận định.
Những phát ngôn của ông Wu tại diễn đàn quốc tế không có gì mới, vẫn là
một hệ thống luận điệu được xác lập lâu nay. Dù chưa bao giờ chịu công
khai và chính thức định danh ý nghĩa của đường lưỡi bò, nhưng phát ngôn
của các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao và học giả Trung Quốc cho đến
nay luôn thống nhất ở một điểm: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh
cãi đối với toàn bộ các đảo, quần đảo nằm trong đường chữ U và được
hưởng các quyền lịch sử như đánh cá, khai thác tài nguyên,...".
Bản đồ các vụ đụng độ do Trung Quốc gây ra từ năm 2009 đến nay (ảnh sử dụng từ bài trình bày của TS Trần Trường Thủy tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông do CSIS tổ chức tháng 6/2013) |
Mặc dù trước chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc gần đây
thanh minh rằng nước này chưa bao giờ đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ
Biển Đông hay những quyền lợi vượt ra ngoài lãnh thổ lịch sử như "xuyên
tạc của một số nước", nhiều học giả quốc tế cho rằng, tuyên bố chủ quyền
đối với đường chữ U vốn chiếm 2/3 diện tích Biển Đông cũng không khác
nào chuyện Trung Quốc muốn độc chiếm toàn bộ vùng biển chiến lược này.
Bằng giọng điệu có phần phân trần, Giám đốc Viện nghiên cứu Biển Đông
của Trung Quốc cho hay, đường chữ U là kế thừa lịch sử cho nên chính phủ
Trung Quốc hiện nay dù có muốn cũng không được phép từ bỏ hay thay đổi
đường này.
Mềm mỏng trên diễn đàn, cứng rắn ngoài thực địa
Từ đối thoại Shangri-La ở Singapore tới Hội thảo quốc tế về tranh chấp
Biển Đông ở Washington DC, người ta chứng kiến sự thay đổi đột ngột của
một Trung Quốc cứng rắn và hung hăn ngoài biển và các vùng tranh chấp
sang một hình ảnh mềm mại, nhún nhường trên các diễn đàn quốc tế.
Nếu như ở Shangri-La, tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng
quân đội Trung Quốc nhắc nhiều đến chuyện Trung Quốc sẽ theo đuổi con
đường "phát triển hòa bình", rằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
Trung Quốc tìm kiếm sự hợp tác và phát triển cùng có lợi chứ không phải
phát triển chỉ cho riêng mình thì ở Hội thảo quốc tế về Biển Đông, Giám
đốc Học viện nghiên cứu Biển Đông nhiều lần nhấn mạnh "Trung Quốc luôn
theo đuổi con đường phát triển một cách hòa bình, không bao giờ tìm kiếm
đối đầu và kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền khác giải quyết tranh
chấp thông qua đàm phán".
Tuy nhiên, luận điệu "phát triển hòa bình" của Trung Quốc không thuyết
phục được ai khi có sự mâu thuẫn, thậm chí đối lập gay gắt giữa những gì
Trung Quốc nói và những gì Trung Quốc làm.
Gs Renato Cruz De Castro, ĐH La Salle nói thẳng, cách thức tiếp cận của
Trung Quốc ở Biển Đông cho đến nay là điển hình của bá quyền nước lớn.
Bá quyền nước lớn thể hiện ở chỗ đối với Trung Quốc đơn giản là không
một nước nào khác có chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông bởi vì Trung Quốc có
chủ quyền không thể tranh cãi tại đây. Luôn nhấn mạnh phát triển hòa
bình, không đối đầu nhưng theo ông De Castro, chính thái độ bá quyền
nước lớn của Trung Quốc là tác nhân khiến căng thẳng leo thang ở Biển
Đông.
Trong khi đó, TS Peter Dutton, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung
Quốc, US Naval War College đặt câu hỏi: Nếu như Trung Quốc nói rất tôn
trọng luật quốc tế, tại sao Trung Quốc lại phản đối đề nghị giải quyết
tranh chấp với Philippines ở tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc về luật
biển? Một câu hỏi mà khi trả lời, ông Wu Shicun chỉ khăng khăng: "Vấn
đề giữa Trung Quốc và Philippines là tranh chấp chủ quyền vì Philippines
đã chiếm cứ bất hợp pháp 8 đảo của Trung Quốc chứ không phải là vấn đề
về tình trạng pháp lý của đường chữ U như tuyên bố của Chính phủ
Philippines. Mà theo UNCLOS thì tòa trọng tài không giải quyết các tranh
chấp liên quan đến chủ quyền".
Trong khi TS Wu Shicun ra sức khẳng định Trung Quốc sẽ đóng vai trò tích
cực trong việc duy trì an ninh và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông
thì Ts Trần Trường Thủy, Giám đốc Viện nghiên cứu Biển Đông, Học viện
Ngoại giao Việt Nam lại chỉ ra một loạt những vụ đụng độ mà Trung Quốc
khởi xướng trên Biển Đông chỉ trong vòng một năm qua như vụ việc ở bãi
cạn Scaborough với Philippines, cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh ngay bên
ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Gần đây nhất, hải quân Trung Quốc đã bắn cháy một tàu cá của ngư dân
Việt gần quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, lần đầu tiên Trung Quốc gây hấn
với Malaysia khi tàu hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò của
Malaysia trong thềm lục địa của nước này (tháng 10 năm 2012). "Nếu đặt
những vụ việc này trong một bức tranh rộng lớn hơn, chúng ta có thể thấy
Trung Quốc vẫn tiếp tục xu hướng từ năm 2009 là đa dạng hóa các hình
thức gây hấn, bao gồm các vụ quấy nhiễu của lực lượng chấp pháp, đụng độ
với các tàu cá, thăm dò và khai thác dầu khí, các hành động quân sự như
diễn tập đổ bộ", ông Thủy phân tích.
Nếu như TS Wu phê phán các nước khác đã có nhiều hành động đơn phương
gây mất thêm căng thẳng ở Biển Đông, thì chính nước ông, như nhiều học
giả đã chỉ ra, lại theo đuổi các hành động đơn phương một cách quyết
liệt nhất như áp đặt lệnh cấm đánh cá toàn Biển Đông, diễn tập quân sự ở
kênh Bashi giữa Philippines và Đài Loan, ban hành hộ chiếu in hình
đường lưỡi bò. Theo ông Peter Dutton, những hành động này mang tính "bắt
nạt và khiêu khích", đặc biệt là sự kiện tháng 11/2012, chính quyền Hải
Nam ban hành luật cho phép các tàu chấp pháp được khám xét, bắt giữ,
trục xuất hoặc sung công các tàu nước ngoài có các hoạt động bất hợp
pháp trong vùng biển của Trung Quốc.
Theo TS Trần Trường Thủy, mặc dù các quan chức và người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc đã tìm cách trấn an cộng đồng quốc tế rằng phạm vi
áp dụng của điều luật này chỉ trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Hải Nam
và quần đảo Hoàng Sa, cách diễn đạt của điều luật liên quan đến "vùng
biển thuộc quyền tài phán" và "thành phố Tam Sa" tương đối mập mờ và có
thể sẽ được các cơ quan chấp pháp của Trung Quốc khai thác để mở rộng
các hoạt động bắt giữ và khám xét tàu nước ngoài trong đường chữ U hoặc
chí ít là vùng biển xung quanh các đảo đá khác ở Biển Đông.
Bất chấp hình ảnh mềm mỏng và những phát biểu ngọt ngào của các quan
chức và học giả Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế, cộng đồng quốc tế
vẫn tỏ ra hoài nghi sâu sắc về một Trung Quốc sẽ phát triển hòa bình,
tôn trọng luật lệ quốc tế bởi có quá nhiều mâu thuẫn giữa cam kết "trỗi
dậy hòa bình, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và đàm phán" với
những hành động thực tế mang tính khiêu khích, gây hấn và bắt nạt các
nước khác của họ trên các vùng biển xung quanh - như bình luận của bà
Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS.
Trường Minh
( Tuanvietnam )
Đại sứ Anh thảo luận mạng về báo chí
Đại sứ Antony Stokes và Thứ trưởng Ngoại giao Jeremy Browne
Trước ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2013, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức một hội thảo qua trang Facebook vào thứ Tư 19/6 để bàn về chủ đề 'tự do truyền thông, quyền hạn và sự an toàn cho nhà báo.
Đại sứ Anh, Tiến sỹ Antony Stokes sẽ chủ trì cuộc hội thảo qua mạng và khách mời sẽ gồm một số nhà báo kỳ̀ cựu người Việt Nam trong ngoài nước và cộng đồng mạng.
Khách mời đặc biệt là ông Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, theo thông báo của Đại sứ quán Anh.
Trang Facebook của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội giới thiệu về sự kiện này như sau:
"'An toàn cho nhà báo trong tác nghiệp' là một vấn đề nóng ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận và cũng là một lĩnh vực được Đại sứ quán Anh hỗ trợ từ hai năm gần đây thông qua các dự án với các tổ chức phi chính phủ."
Theo Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, quan hệ Anh – Việt đã “tiến triển mạnh mẽ” kể từ chuyến thăm Anh hồi tháng 3/2008 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Năm 2010, hai nước ký kết Tuyên bố Đối tác Chiến lược Việt Nam - Vương quốc Anh nhưng giới chức còn tiếp tục thảo luận về các khác biệt liên quan đến nhân quyền và tự do thông tin.
Sang tháng 1/2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Anh Quốc và hội kiến với Thủ tướng David Cameron.
Nhân dịp này, hôm 23/1/2013, tại một cuộc thảo luận trong Hạ viện Anh, các dân biểu Anh đã hỏi phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vì sao cải cách chính trị tại Việt Nam vẫn còn chậm.
Dân biểu Jonathan Eyal cho rằng có tự do tôn giáo tại Việt Nam vì tận mắt chứng kiến lễ cầu nguyện với sự tham dự của 800 người, nhưng muốn biết liệu Việt Nam có thay đổi và từ bỏ chế độ độc đảng hay không.
Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều khóa học và hội thảo, gồm cả hội thảo với sự trợ giúp của BBC, về truyền thông chuyên nghiệp.
Trong quan hệ Anh Việt, đầu tháng 6 năm nay, thứ trưởng Ngoại giao Anh, ông Jeremy Browne vừa có chuyến thăm Hà Nội và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
(BBC)
Đại sứ Anh, Tiến sỹ Antony Stokes sẽ chủ trì cuộc hội thảo qua mạng và khách mời sẽ gồm một số nhà báo kỳ̀ cựu người Việt Nam trong ngoài nước và cộng đồng mạng.
Khách mời đặc biệt là ông Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, theo thông báo của Đại sứ quán Anh.
An toàn cho nhà báo
Một trong số chủ đề sẽ là "An toàn cho nhà báo", bên cạnh việc giới thiệu nguyên tắc đạo đức hành nghề báo chí ở Anh.Trang Facebook của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội giới thiệu về sự kiện này như sau:
"'An toàn cho nhà báo trong tác nghiệp' là một vấn đề nóng ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận và cũng là một lĩnh vực được Đại sứ quán Anh hỗ trợ từ hai năm gần đây thông qua các dự án với các tổ chức phi chính phủ."
"'An toàn cho nhà báo trong tác nghiệp' là một vấn đề nóng ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận""Chúng tôi hy vọng buổi giao lưu trực tuyến sẽ là dịp để chúng ta trao đổi về vấn đề này, bao gồm tình hình chung và xu hướng cản trở báo chí tác nghiệp trong những năm gần đây, nguyên nhân và các giải pháp; các quy tắc hành nghề, quy tắc đạo đức giúp đảm bảo an toàn cho nhà báo như thế nào."
Đại sứ quán Anh tại Hà Nội
Theo Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, quan hệ Anh – Việt đã “tiến triển mạnh mẽ” kể từ chuyến thăm Anh hồi tháng 3/2008 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Năm 2010, hai nước ký kết Tuyên bố Đối tác Chiến lược Việt Nam - Vương quốc Anh nhưng giới chức còn tiếp tục thảo luận về các khác biệt liên quan đến nhân quyền và tự do thông tin.
Sang tháng 1/2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Anh Quốc và hội kiến với Thủ tướng David Cameron.
Nhân dịp này, hôm 23/1/2013, tại một cuộc thảo luận trong Hạ viện Anh, các dân biểu Anh đã hỏi phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vì sao cải cách chính trị tại Việt Nam vẫn còn chậm.
Dân biểu Jonathan Eyal cho rằng có tự do tôn giáo tại Việt Nam vì tận mắt chứng kiến lễ cầu nguyện với sự tham dự của 800 người, nhưng muốn biết liệu Việt Nam có thay đổi và từ bỏ chế độ độc đảng hay không.
Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều khóa học và hội thảo, gồm cả hội thảo với sự trợ giúp của BBC, về truyền thông chuyên nghiệp.
Trong quan hệ Anh Việt, đầu tháng 6 năm nay, thứ trưởng Ngoại giao Anh, ông Jeremy Browne vừa có chuyến thăm Hà Nội và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
(BBC)
'Tôi từng suýt bị đánh ở Việt Nam'
Bà Michele Brown (phải) trong một lần giải cứu mèo ở Hy Lạp năm 2011
Nhà hoạt động người Úc chống ăn thịt chó mèo, Michele Brown, nói khó
khăn lớn nhất trong công việc của bà là nạn tham nhũng, và những người
làm thịt chó 'hung dữ'.
Bà là một nhà báo chuyên làm điều tra về thói quen ăn thịt chó mèo và buôn bán chó mèo trái phép ở các nước châu Á.
Bà cũng là thành viên của tổ chức Thế giới bảo vệ Chó mèo trong các hoạt động buôn bán thịt, và đang thực hiện chiến dịch No to Dog meat (Nói không với thịt chó).
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 18/06 từ Úc, bà Michele nói bà "luôn cố gắng nghe câu chuyện từ cả hai phía. Ở Việt Nam, tôi có mối quan hệ với cả những người sống bằng nghề làm thịt chó và cả phía chính quyền, để có thể hiểu được toàn bộ quá trình đó."
Một phim ngắn sáu phút do bà Michele Brown thực hiện về buôn bán thịt chó ở Việt Nam mang tên 'Bokdays hidden in the land of morning calm' tháng trước được chiếu tại liên hoan phim Cannes, Pháp.
BBC:Thưa bà, tình hình buôn bán thịt chó ở Trung Quốc như thế nào, có giống Việt Nam không?
Ở Trung Quốc tình trạng ăn thịt chó trải trên khắp cả nước, mà ở diện lớn hơn Việt Nam vì đây là đất nước rất lớn, có dân số đông.
Và số chó mèo bị giết thịt nhiều kinh khủng vì dân số đông. Có một số tỉnh đã nói là sẽ dừng việc ăn thịt chó nhưng ở các nơi khác vẫn phổ biến.
Các nhà hoạt động gặp nhiều khó khăn ở Trung Quốc do tham nhũng nặng nề. Chuyện các tình nguyện viên bị đánh đập không phải hiếm, đôi khi còn có những vụ đánh trọng thương.
Nhóm tình nguyện viên giải cứu hơn 500 con chó ở Trung Quốc, năm 2011
Và thường chuyện đó xảy ra ngay trước mắt cảnh sát, cảnh sát đứng xung quanh chiếc xe tải, bảo vệ cho những người chở chó trái phép.
Hay việc các nhà hoạt động bị côn đồ tấn công, vì cảnh sát được trả tiền để làm ngơ.
Mới đây một phụ nữ người Mỹ lái xe hơn 220 cây số tới đại sứ quán Trung Quốc ở Washington gửi thư kiến nghị nhằm phản đối lễ hội ăn thịt chó kéo dài ba ngày ở Ngọc Lâm.
Nhưng sứ quán Trung Quốc từ chối tiếp bà ta và đóng cửa lại ngay trước mặt bà, sứ quán Trung Quốc ở London cũng từng hành xử y như vậy.
BBC:Thưa bà, có trường hợp tương tự về tham nhũng ở Việt Nam không?
Có chứ. Cô biết đấy, tham nhũng ở Việt Nam tồn tại ở bao nhiêu cấp khác nhau.
Đất nước nào thì cũng có chuyện tham nhũng thôi, đó là thực tế, nhưng Việt Nam thì khá nổi trội về vấn đề này.
Tôi từng phỏng vấn từ công an hải quan cho tới những người giết mổ chó, thấy tham nhũng có ở mọi khâu, ngay từ lúc vận chuyển.
Lần cuối tôi ở Việt Nam, mới vài tháng trước, khu vực tôi tới không có du khách nước ngoài, chỉ dành cho dân địa phương, nhưng tôi thuê một người hướng dẫn riêng và một lái xe đưa tôi đến khu chuyên bán thịt chó.
Tôi bỗng nghe thấy người hướng dẫn hét lên, “chạy đi, chạy đi”. Tôi quay lại, thấy anh ta đang co giò chạy thật nhanh.
Tôi quay lưng lại thì có một toán người xông đến, và chỉ còn xíu nữa là tôi bị đánh. Người lái xe cũng lái xe chạy mất, và nhất quyết không chịu quay lại gần đó.
Cả hai người này đều rất sợ, và sau đó kể với tôi là có phóng viên người Việt Nam đến đây, bị đánh rất dã man, máy ảnh, máy quay phim bị đập vỡ hết, không lâu trước khi tôi đến.
Tôi chưa từng bị tấn công khi quay phim chụp ảnh bò, hay gà, nhưng khi ghi hình thịt chó thì khác hẳn, người ta trở nên rất hung dữ, rồi người ta còn chửi bới, lăng mạ chúng tôi.
Chứng tỏ là chính họ cũng cảm thấy có điều gì đó không đúng về mặt đạo đức nên mới hành xử như thế.
BBC:Chuyện đó xảy ra ở đâu, Hà Nội hay Sài Gòn?
Ở khắp nơi, cả Hà Nội cả Sài Gòn và những địa phương khác. Tôi đã từng đi khắp Việt Nam và chuyện đó cũng xảy ra.
Ở Hà Nội thì người ta ít bạo lực hơn, ít hung dữ hơn, nhưng người ta lại chửi bới, hò hét rất nhiều. Còn ở Sài Gòn, theo trải nghiệm của tôi, họ có vẻ thiên về chân tay hơn.
Phim ngắn về buôn bán thịt chó ở Việt Nam và châu Á của bà Michele Brown
BBC:Bà có làm việc với giới chính quyền ở Việt Nam chưa, và bà có đưa họ đến những chỗ giết mổ chó này không?
Tôi từng phỏng vấn công an hải quan về vận chuyển chó trái phép, chúng tôi đã trao đổi hàng giờ liền, nhưng nói chung, họ muốn nói với tôi rằng không có chuyện buôn bán thịt chó ở Việt Nam, và rằng tôi mới chỉ đến có một chỗ thôi. Tôi biết những điều họ nói là không chính xác.
Và họ ra dấu ám chỉ chuyện nhận tiền, không phải gợi ý tôi phải đưa tiền cho họ, nhưng để nói là có chuyện đó, và tất cả bọn họ cùng phá lên cười.
Tóm lại thì họ không nói gì mới mẻ mà tôi chưa biết cả, và nhiều điều họ nói không chính xác chút nào.
Theo những nghiên cứu của tôi dưới góc độ một nhà báo điều tra, và tôi cùng làm việc với những người đi đầu trong lĩnh vực này trong suốt 30 năm qua, và họ là người châu Á.
Họ nói rất rõ rằng, thịt chó, mèo được ăn trong thời kỳ đói kém và chiến tranh, thời không ai có thức ăn, và thành thật mà nói, điều này xảy ra ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Nhưng chiến tranh đi qua, và các loại thực phẩm đã trở nên đầy đủ hơn, dễ kiếm hơn, và thời đó, những người ăn thịt chó thịt mèo thấy rất xấu hổ. Nhưng đến giữa thập niên 80, thời kỳ bùng nổ kinh tế, những người liên quan tới đường dây tham nhũng để vẫn chuyển động vật trái phép muốn tìm cách làm tiền, và thuyết phục mọi người rằng, ăn thịt chó rất bổ, rất tốt, rằng đây là món ăn truyền thống.
Ở thời đại này, thực phẩm đã đầy đủ hơn, chúng ta có nhiều lựa chọn hơn, đặc biệt là ở Việt Nam, chúng ta không cần phải ăn thịt chó, thịt mèo.
Tiêu chuẩn về nuôi, giết, mổ động vật ở Việt Nam khác biệt với thế giới
Nhưng quan trọng hơn, họ không cần phải tra tấn, đánh đập chúng, bởi điều đó là tàn ác.
BBC:Thế nếu có trang trại chuyên nuôi chó để thịt, như trại nuôi gà, lợn, và đảm bảo vệ sinh nữa?
Trước tiên, chó và mèo không phải là loại động vật trang trại.
Nói cụ thể về trường hợp Việt Nam, Việt Nam không có tiêu chuẩn về mổ thịt như ở các nước khác trên thế giới.
Hồi tôi ở Việt Nam, tôi chứng kiến cảnh sáu, bảy con lợn chân chổng lên trời bị buộc chặt trên chiếc xe máy phi trên đường.
Ở rất nhiều nước khác bạn không thể thấy cảnh đó bởi quy định về cách đối xử dã man với động vật.
Bên cạnh đó, chó mèo là động vật sống chung với con người, không phải động vật nông trại.
Ở các lò mổ, chẳng hạn như ở Úc, động vật lấy thịt được nuôi sao được sống thoải mái nhất, để có thịt mềm hơn.
Thế nhưng ở Việt Nam, mọi người thích ăn thịt chắc, và để thịt chắc, người ta tra tấn động vật rất rùng rợn, động vật trước khi chết phải trải qua sợ hãi để tăng lượng adrenalin để thịt chắc hơn.
Có các trại nuôi chó lấy thịt ở Việt Nam, nhưng điều kiện sống cực kỳ tồi tệ, chúng bị đối xử dã man, sống bẩn thỉu.
Tôi nghĩ nếu mọi người biết nguồn gốc loại thịt mà họ đang ăn, chắc không ai dám ăn nữa. Rất nhiều chó bị bệnh, đầy vi trùng vi khuẩn, giun sán vì không được tẩy giun, tiêm thuốc. Và những loại này có thể lây sang người ăn thịt.
Rồi bệnh dại, đặc biệt là những năm trước đây, từng là vấn đề lớn ở Việt Nam, và rất nhiều bệnh khác nữa mà nguồn gốc là do ăn thịt chó bệnh.
BBC:Vậy điều gì có thể thay đổi cách suy nghĩ của người Việt Nam về thịt chó thưa bà, nhất là khi cả giới làm luật, có quyền ở Việt Nam cũng nhiều người thích ăn thịt chó?
Tôi hy vọng là với thế hệ trẻ hơn lớn lên trong thời đại công nghệ và internet sẽ thấy rằng, những gì vốn được coi là bình thường ở đây thực ra lại khác biệt với những người ở các quốc gia còn lại trên thế giới suy nghĩ.
Tôi cũng mong là với giáo dục và hiểu biết ngày càng rộng hơn, người ta sẽ nhận ra rằng, chó mèo có thể làm bạn của người. Thực ra, chúng là thú cưng của con người, nhưng có thể nhiều người hiện nay vẫn chưa có khái niệm về thú cưng.
Và chúng tôi tin rằng, với tiếng nói của cộng đồng quốc tế, từ người dân, từ những người yêu quí động vật có thể tác động tới chính phủ và yêu cầu họ hành động.
Tôi cũng muốn nói là các bạn không nên nghĩ rằng tôi ghét Việt Nam. Tôi chỉ căm ghét sự tàn bạo. Ở Úc hay ở bất kỳ nơi nào khác cũng thế. Sự tàn bạo là một phần tính cách của loài người, đó không phải là vấn đề dân tộc, không liên quan tới chuyện màu da. Tôi chỉ phản đối cách con người đối xử tàn bạo với động vật.
(BBC)
Bà là một nhà báo chuyên làm điều tra về thói quen ăn thịt chó mèo và buôn bán chó mèo trái phép ở các nước châu Á.
Bà cũng là thành viên của tổ chức Thế giới bảo vệ Chó mèo trong các hoạt động buôn bán thịt, và đang thực hiện chiến dịch No to Dog meat (Nói không với thịt chó).
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 18/06 từ Úc, bà Michele nói bà "luôn cố gắng nghe câu chuyện từ cả hai phía. Ở Việt Nam, tôi có mối quan hệ với cả những người sống bằng nghề làm thịt chó và cả phía chính quyền, để có thể hiểu được toàn bộ quá trình đó."
Một phim ngắn sáu phút do bà Michele Brown thực hiện về buôn bán thịt chó ở Việt Nam mang tên 'Bokdays hidden in the land of morning calm' tháng trước được chiếu tại liên hoan phim Cannes, Pháp.
BBC:Thưa bà, tình hình buôn bán thịt chó ở Trung Quốc như thế nào, có giống Việt Nam không?
Ở Trung Quốc tình trạng ăn thịt chó trải trên khắp cả nước, mà ở diện lớn hơn Việt Nam vì đây là đất nước rất lớn, có dân số đông.
Và số chó mèo bị giết thịt nhiều kinh khủng vì dân số đông. Có một số tỉnh đã nói là sẽ dừng việc ăn thịt chó nhưng ở các nơi khác vẫn phổ biến.
Các nhà hoạt động gặp nhiều khó khăn ở Trung Quốc do tham nhũng nặng nề. Chuyện các tình nguyện viên bị đánh đập không phải hiếm, đôi khi còn có những vụ đánh trọng thương.
Nhóm tình nguyện viên giải cứu hơn 500 con chó ở Trung Quốc, năm 2011
Và thường chuyện đó xảy ra ngay trước mắt cảnh sát, cảnh sát đứng xung quanh chiếc xe tải, bảo vệ cho những người chở chó trái phép.
Hay việc các nhà hoạt động bị côn đồ tấn công, vì cảnh sát được trả tiền để làm ngơ.
Mới đây một phụ nữ người Mỹ lái xe hơn 220 cây số tới đại sứ quán Trung Quốc ở Washington gửi thư kiến nghị nhằm phản đối lễ hội ăn thịt chó kéo dài ba ngày ở Ngọc Lâm.
Nhưng sứ quán Trung Quốc từ chối tiếp bà ta và đóng cửa lại ngay trước mặt bà, sứ quán Trung Quốc ở London cũng từng hành xử y như vậy.
BBC:Thưa bà, có trường hợp tương tự về tham nhũng ở Việt Nam không?
Có chứ. Cô biết đấy, tham nhũng ở Việt Nam tồn tại ở bao nhiêu cấp khác nhau.
Đất nước nào thì cũng có chuyện tham nhũng thôi, đó là thực tế, nhưng Việt Nam thì khá nổi trội về vấn đề này.
Tôi từng phỏng vấn từ công an hải quan cho tới những người giết mổ chó, thấy tham nhũng có ở mọi khâu, ngay từ lúc vận chuyển.
"Đất nước nào thì cũng có chuyện tham nhũng thôi, đó là thực tế, nhưng Việt Nam thì khá nổi trội về vấn đề này. Tôi từng phỏng vấn từ công an hải quan cho tới những người giết mổ chó, thấy tham nhũng có ở mọi khâu, ngay từ lúc vận chuyển."Việt Nam cũng là nơi cực kỳ nguy hiểm đối với các nhà bảo vệ động vật. Bản thân tôi từng suýt bị đánh vài lần.
Lần cuối tôi ở Việt Nam, mới vài tháng trước, khu vực tôi tới không có du khách nước ngoài, chỉ dành cho dân địa phương, nhưng tôi thuê một người hướng dẫn riêng và một lái xe đưa tôi đến khu chuyên bán thịt chó.
Tôi bỗng nghe thấy người hướng dẫn hét lên, “chạy đi, chạy đi”. Tôi quay lại, thấy anh ta đang co giò chạy thật nhanh.
Tôi quay lưng lại thì có một toán người xông đến, và chỉ còn xíu nữa là tôi bị đánh. Người lái xe cũng lái xe chạy mất, và nhất quyết không chịu quay lại gần đó.
Cả hai người này đều rất sợ, và sau đó kể với tôi là có phóng viên người Việt Nam đến đây, bị đánh rất dã man, máy ảnh, máy quay phim bị đập vỡ hết, không lâu trước khi tôi đến.
Tôi chưa từng bị tấn công khi quay phim chụp ảnh bò, hay gà, nhưng khi ghi hình thịt chó thì khác hẳn, người ta trở nên rất hung dữ, rồi người ta còn chửi bới, lăng mạ chúng tôi.
Chứng tỏ là chính họ cũng cảm thấy có điều gì đó không đúng về mặt đạo đức nên mới hành xử như thế.
BBC:Chuyện đó xảy ra ở đâu, Hà Nội hay Sài Gòn?
Ở khắp nơi, cả Hà Nội cả Sài Gòn và những địa phương khác. Tôi đã từng đi khắp Việt Nam và chuyện đó cũng xảy ra.
Ở Hà Nội thì người ta ít bạo lực hơn, ít hung dữ hơn, nhưng người ta lại chửi bới, hò hét rất nhiều. Còn ở Sài Gòn, theo trải nghiệm của tôi, họ có vẻ thiên về chân tay hơn.
Phim ngắn về buôn bán thịt chó ở Việt Nam và châu Á của bà Michele Brown
BBC:Bà có làm việc với giới chính quyền ở Việt Nam chưa, và bà có đưa họ đến những chỗ giết mổ chó này không?
Tôi từng phỏng vấn công an hải quan về vận chuyển chó trái phép, chúng tôi đã trao đổi hàng giờ liền, nhưng nói chung, họ muốn nói với tôi rằng không có chuyện buôn bán thịt chó ở Việt Nam, và rằng tôi mới chỉ đến có một chỗ thôi. Tôi biết những điều họ nói là không chính xác.
Và họ ra dấu ám chỉ chuyện nhận tiền, không phải gợi ý tôi phải đưa tiền cho họ, nhưng để nói là có chuyện đó, và tất cả bọn họ cùng phá lên cười.
Tóm lại thì họ không nói gì mới mẻ mà tôi chưa biết cả, và nhiều điều họ nói không chính xác chút nào.
'Tra tấn tàn bạo'
BBC:Có người Việt Nam nói thịt chó là đặc sản truyền thống, và phương Tây không nên áp dụng giá trị của họ lên văn hóa châu Á, bà nghĩ sao?Theo những nghiên cứu của tôi dưới góc độ một nhà báo điều tra, và tôi cùng làm việc với những người đi đầu trong lĩnh vực này trong suốt 30 năm qua, và họ là người châu Á.
Họ nói rất rõ rằng, thịt chó, mèo được ăn trong thời kỳ đói kém và chiến tranh, thời không ai có thức ăn, và thành thật mà nói, điều này xảy ra ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Nhưng chiến tranh đi qua, và các loại thực phẩm đã trở nên đầy đủ hơn, dễ kiếm hơn, và thời đó, những người ăn thịt chó thịt mèo thấy rất xấu hổ. Nhưng đến giữa thập niên 80, thời kỳ bùng nổ kinh tế, những người liên quan tới đường dây tham nhũng để vẫn chuyển động vật trái phép muốn tìm cách làm tiền, và thuyết phục mọi người rằng, ăn thịt chó rất bổ, rất tốt, rằng đây là món ăn truyền thống.
Ở thời đại này, thực phẩm đã đầy đủ hơn, chúng ta có nhiều lựa chọn hơn, đặc biệt là ở Việt Nam, chúng ta không cần phải ăn thịt chó, thịt mèo.
Tiêu chuẩn về nuôi, giết, mổ động vật ở Việt Nam khác biệt với thế giới
Nhưng quan trọng hơn, họ không cần phải tra tấn, đánh đập chúng, bởi điều đó là tàn ác.
BBC:Thế nếu có trang trại chuyên nuôi chó để thịt, như trại nuôi gà, lợn, và đảm bảo vệ sinh nữa?
Trước tiên, chó và mèo không phải là loại động vật trang trại.
Nói cụ thể về trường hợp Việt Nam, Việt Nam không có tiêu chuẩn về mổ thịt như ở các nước khác trên thế giới.
Hồi tôi ở Việt Nam, tôi chứng kiến cảnh sáu, bảy con lợn chân chổng lên trời bị buộc chặt trên chiếc xe máy phi trên đường.
Ở rất nhiều nước khác bạn không thể thấy cảnh đó bởi quy định về cách đối xử dã man với động vật.
Bên cạnh đó, chó mèo là động vật sống chung với con người, không phải động vật nông trại.
Ở các lò mổ, chẳng hạn như ở Úc, động vật lấy thịt được nuôi sao được sống thoải mái nhất, để có thịt mềm hơn.
Thế nhưng ở Việt Nam, mọi người thích ăn thịt chắc, và để thịt chắc, người ta tra tấn động vật rất rùng rợn, động vật trước khi chết phải trải qua sợ hãi để tăng lượng adrenalin để thịt chắc hơn.
"Tôi mong là với giáo dục và hiểu biết ngày càng rộng hơn, người ta sẽ nhận ra rằng, chó mèo có thể làm bạn của người. Thực ra, chúng là thú cưng của con người, nhưng có thể nhiều người hiện nay vẫn chưa có khái niệm về thú cưng."
Nhà báo, nhà hoạt động Michele Brown
Có các trại nuôi chó lấy thịt ở Việt Nam, nhưng điều kiện sống cực kỳ tồi tệ, chúng bị đối xử dã man, sống bẩn thỉu.
Tôi nghĩ nếu mọi người biết nguồn gốc loại thịt mà họ đang ăn, chắc không ai dám ăn nữa. Rất nhiều chó bị bệnh, đầy vi trùng vi khuẩn, giun sán vì không được tẩy giun, tiêm thuốc. Và những loại này có thể lây sang người ăn thịt.
Rồi bệnh dại, đặc biệt là những năm trước đây, từng là vấn đề lớn ở Việt Nam, và rất nhiều bệnh khác nữa mà nguồn gốc là do ăn thịt chó bệnh.
BBC:Vậy điều gì có thể thay đổi cách suy nghĩ của người Việt Nam về thịt chó thưa bà, nhất là khi cả giới làm luật, có quyền ở Việt Nam cũng nhiều người thích ăn thịt chó?
Tôi hy vọng là với thế hệ trẻ hơn lớn lên trong thời đại công nghệ và internet sẽ thấy rằng, những gì vốn được coi là bình thường ở đây thực ra lại khác biệt với những người ở các quốc gia còn lại trên thế giới suy nghĩ.
Tôi cũng mong là với giáo dục và hiểu biết ngày càng rộng hơn, người ta sẽ nhận ra rằng, chó mèo có thể làm bạn của người. Thực ra, chúng là thú cưng của con người, nhưng có thể nhiều người hiện nay vẫn chưa có khái niệm về thú cưng.
Và chúng tôi tin rằng, với tiếng nói của cộng đồng quốc tế, từ người dân, từ những người yêu quí động vật có thể tác động tới chính phủ và yêu cầu họ hành động.
Tôi cũng muốn nói là các bạn không nên nghĩ rằng tôi ghét Việt Nam. Tôi chỉ căm ghét sự tàn bạo. Ở Úc hay ở bất kỳ nơi nào khác cũng thế. Sự tàn bạo là một phần tính cách của loài người, đó không phải là vấn đề dân tộc, không liên quan tới chuyện màu da. Tôi chỉ phản đối cách con người đối xử tàn bạo với động vật.
(BBC)
Tại sao công nhân liên tiếp ngừng việc tập thể?
Không phải là quy luật nhưng thường giáp Tết Nguyên đán mới là thời điểm diễn ra các vụ ngừng việc tập thể đòi quyền lợi: Lương, thưởng tết của CNLĐ. Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 6 vừa qua, ngừng việc tập thể đã diễn ra ở một số nơi.
Tại sao “Tháng Công nhân” - tháng mà cả xã hội dành sự quan tâm cho CNLĐ
- vừa mới kết thúc, CNLĐ lại cùng nhau ngừng việc tập thể? Nguyên do từ
đâu: Cách ứng xử của chủ sử dụng lao động, của người lao động và vai
trò của tổ chức CĐ được thể hiện như thế nào?
Ngừng việc tại Cty TNHH Showa VN, KCX Tân Thuận (TPHCM) đòi tăng lương tối thiểu. Ảnh: Lê Tuyết |
Bài 1: Tức nước ắt vỡ bờ
Trong khi giá cả sinh hoạt tăng chóng mặt thì DN lại lấy cớ kinh tế khó
khăn tìm mọi cách cắt giảm tiền lương, khiến đồng lương NLĐ làm ra không
đủ sống. Bên cạnh đó, những bức bách CN phải chịu đựng trong một thời
gian dài như bị chèn ép, Cty quản lý hà khắc, CN nhiều lần kiến nghị
nhưng không được Cty lắng nghe… như một ly nước đầy, chỉ cần thêm một
“giọt nước” cũng khiến những vụ ngừng việc tập thể của CN xảy ra.
Giá cả tăng, lương lại giảm
Cuối tháng 5 vừa qua, gần 300 CN Cty TNHH Hiệp Hòa Thuận (ĐC: Lô 30, Tân
Tạo, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, TPHCM), chuyên sản xuất đế giày caosu đã
đồng loạt ngừng việc. Lý do được các CN đưa ra là vì mức lương cơ bản mà
Cty đang áp dụng thấp “không chịu nổi”.
Nhiều CN cho biết: Trước đây, thực hiện Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày
22.8.2011 của Chính phủ, Cty trả lương cho CN ở mức 2.150.000 đồng. Mới
đây, khi Nghị định 103/2012/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thì Cty cũng tiến
hành nâng lương cho CN, nhưng cũng chỉ đúng bằng mức tối thiểu là
2.350.000 đồng/tháng.
Anh P - CN Cty Hiệp Hòa Thuận - bức xúc: “Lương cơ bản nhiêu đó, trợ cấp
mỗi tháng là 150.000 đồng, thêm tiền chuyên cần (không nghỉ ngày nào)
là 200.000 đồng. Sau khi Cty trích tiền đóng BHXH, lương của tụi em chỉ
còn 2.500.000 đồng. Tháng nào không tăng ca là coi như đói, lãnh tiền ra
trả tiền nhà trọ, điện, nước là hết sạch. Không thể nào sống được với
lương của mình, muốn đi làm thì cũng phải có cái ăn rồi mới làm được
chứ!”.
Cùng những bức xúc về tiền lương, thu nhập giảm nên gần 2.000 CN tại
phân xưởng A201 (lầu 3, khu B, Cty TNHH PouYuen Việt Nam, Q.Bình Tân,
TPHCM) ngừng việc tập thể trong nhiều ngày. Theo trình bày của CN, do
Cty nâng mục tiêu sản lượng lên gấp đôi, tiền thưởng giảm xuống 3 lần
nên CN không thể hoàn thành nhiệm vụ, bị cắt thưởng, giảm thu nhập.
Cụ thể, năm 2012, ở khâu thành hình, với 1 tổ 50 CN, mục tiêu sản lượng
của tổ là hoàn thành 60 đôi giày trong 1 giờ. Nếu đạt được sản lượng
này, Cty sẽ thưởng cho toàn tổ 28.000 đồng. Năm 2013, cũng với số lượng
người đó, thời gian là 1 giờ nhưng Cty đã tăng mục tiêu sản lượng lên
100 đôi giày nhưng tiền thưởng chỉ còn 9.000 đồng.
“Nếu trước đây, mỗi tháng CN được tăng thêm gần 500.000 đồng tiền thưởng
sản lượng thì bây giờ dù có làm kiệt sức mỗi tháng thu nhập từ tiền
thưởng sản lượng không quá 50.000 đồng, cá biệt có người chỉ được
5.000-10.000 đồng. Cái gì cũng tăng giá có chút tiền thưởng sản lượng
giờ xem như bị cắt mất” - chị L.T.Đ - CN Cty - trình bày.
Ý kiến của công nhân đã không được lắng nghe
Mặc dù biết CN có nhiều bức xúc, CN cũng đã nhiều lần kiến nghị lên lãnh
đạo Cty nhưng những ý kiến của CN đã không được lãnh đạo Cty lắng nghe.
Đơn cử, tại vụ ngừng việc của 2.000 CN Cty TNHH PouYuen, trình bày với
PV, nhiều CN cho biết, khi Cty đưa ra mục tiêu sản lượng mới CN đã nhiều
lần yêu cầu Cty thay đổi cách tính nhưng Cty không chấp nhận, quá bức
xúc nên CN mới ngừng việc.
Tương tự, gần 200 CN Cty TNHH Hiệp Hòa Thuận cho biết, khi Cty quyết
định tăng lương, CN đã nhiều lần đề xuất mức lương Cty áp dụng quá thấp,
đời sống CN rất khó khăn nhưng Cty kiên quyết không chấp thuận với lý
do đã tăng đúng với “tinh thần” của Nghị định 103 của Chính phủ.
“CN đi làm kiếm tiền để sống chứ không phải cố sống để làm việc, Cty đã bức CN tới đường cùng” - anh H.T.L nói.
Bên cạnh đó, những kiểu chèn ép, quản lý hà khắc, Cty không chịu giải
quyết quyền lợi cho CN là những nguy cơ khiến CN phải ngừng việc. Về
cách quản lý quá hà khắc của lãnh đạo Cty TNHH Hiệp Hòa Thuận, anh L -
CN Cty - trình bày: Mới đây, có 5 CN trong giờ nghỉ trưa mua vài ly nước
mía để uống thì lập tức bị Cty đuổi việc luôn, 2 CN khác đi qua xin một
ngụm uống cũng... bị phạt 50.000 đồng. Việc tùy tiện đuổi người, tùy
tiện phạt của Cty khiến CN rất khốn khổ.
Tương tự, vừa qua, hơn 200 CN Cty TNHH MTV Tín Nhiệm Vi Na (ĐC: 186,
QL1A, P.Thạnh Lộc, Q.12, TPHCM) ngừng việc vì cách hành xử thiếu tình
người của lãnh đạo Cty khi Cty di dời nhà xưởng về Bình Dương, những CN
đi theo sẽ hỗ trợ từ 1 đến 1,2 triệu đồng, được đảm bảo đầy đủ tiền và
quyền lợi, tất cả chế độ theo Luật LĐ. Những CN không “theo” thì Cty sẽ
không hỗ trợ một khoản chi phí nào, CN đã nhiều lần đề nghị lãnh đạo Cty
“xem xét” lại nhưng những ý kiến của CN đã không được chấp thuận.
“Tức nước vỡ bờ”, ngừng việc là cách cuối cùng CN phải chọn để đòi quyền lợi chính đáng của mình - một cán bộ CĐ bộc bạch.
(Còn tiếp)
(Lao động)
Thầy Đỗ Việt Khoa: Kết quả thi TN làm đẹp báo cáo địa phương
Trao đổi với PV Infonet, thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người chống tiêu cực
trong thi cử, nêu quan điểm: Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua chỉ
làm đẹp báo cáo của các địa phương!
Liên quan đến kết quả thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nhiều địa phương công
bố kết quả kỳ thi với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp một số trường, địa phương đạt
gần như tuyệt đối. Riêng trường THPT Quang Trung (Hà Đông – Hà Nội)
nơi xảy ra tiêu cực trong thi cử, cũng đạt tới 99%. Nhà giáo từng chống
tiêu cực nổi tiếng Đỗ Việt Khoa nhận định không mấy vui vẻ về kết quả
này.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa - Ảnh TL |
Ý kiến nhận xét của thầy về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của cả nước nói chung và của riêng Hà Nội như thế nào?
Theo tôi kết quả thi tốt nghiệp vừa qua cả nước đã làm đẹp cho báo cáo
của trường, của địa phương đó, chứ nó không phản ánh đúng thực chất năng
lực học sinh. Vẫn còn nhiều chuyện tiêu cực trong thi cử thời gian qua.
Chỉ một số nơi có tổ chức coi thi nghiêm túc hơn năm trước, còn thì đâu
vẫn đấy.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tại trường Quang Trung – nơi xảy ra
tiêu cực như báo chí phản ánh - lại có tỷ lệ đạt tốt nghiệp tới 99%,
thầy có ý kiến nhận xét gì về kết quả này? Có nên xem xét lại kết quả
thi ở trường này không?
" Tôi chắc chắn kết quả 99% là con số không thực chất. Ai dám mời tôi về giám sát 1 kỳ thi để chứng minh không nào?
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa "
Từ clip thi đã thấy trường THPT Quang Trung không nghiêm túc. Không thể
nói là 1 phòng đâu. Vậy thì đỗ 99% thì đương nhiên rồi, nhưng đó là do
gian lận.
Nếu xử lý nghiêm túc thì trường THPT Quang Trung phải bị hủy rất nhiều
kết quả. Nhưng tôi không tin là Sở GD&ĐT Hà Nội chịu xử lý. Cần nhớ
vụ trường Phú Xuyên A, năm 2006 và trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) năm
2012, rõ ràng là giải bài tập thể, theo luật phải hủy kết quả cả hội
đồng, nhưng họ đã không làm…
Trường xảy ra vụ tiêu cực, có kết quả thi tốt nghiệp tỷ lệ đỗ cao |
Một số địa phương khác cả nước có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao gần như
tuyệt đối, theo thầy tỷ lệ này phản ánh đúng chất lượng học sinh?
Tôi được 1 giáo viên ở Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết: lớp 12A1 của THPT
Lai Vung có 1 em tốt nghiệp khá, còn lại đều giỏi. Trong khi đó các
trường hàng đầu của Hà Nội cũng không có được kết quả như vậy.
Trường THPT Nguyễn Trãi, THPT Vân Tảo của HN chỉ đỗ trên dưới 85% mà
thôi. Tôi chắc chắn kết quả 99% là con số không thực chất. Ai dám mời
tôi về giám sát 1 kỳ thi để chứng minh không nào?
Theo thầy giáo để kết quả thi tốt nghiệp phản ánh đúng năng lực học
sinh, ngành giáo dục cần phải có giải pháp gì trong thi cử, đặc biệt là
để hạn chế tiêu cực?
Vấn đề này rất khó. Gian lận thi cử là bệnh khó chữa và luôn luôn có sự
bao che. Muốn chữa phải tốn tiền bạc, sức lực mà chưa chắc có kết quả
lâu dài, học sinh trượt nhiều thì la làng...
Trước mắt cần có biện pháp mạnh để hạn chế tiêu cực thi cử. Khuyến khích
chống tiêu cực thi cử bằng trao thưởng: chẳng hạn thông báo trao thưởng
50 triệu đồng hay 100 triệu đồng cho ai thu thập được chứng cứ gian lận
thi cử, lập tức tiêu cực sẽ giảm triệt để.
Chứ như năm 2006, Bộ GD&ĐT thưởng cho tôi cái giấy khen kèm 300 ngàn
đồng và sau đó ăn đòn trù dập mà chả ai bảo vệ thì không thể hy vọng có
người dám làm theo theo tôi mà đi chống tiêu cực được đâu.
Xin cảm ơn thầy!
Nguyễn Hiếu
( Infonet )
Có "rừng vàng biển bạc", sao Việt Nam không giàu?
"Có rất nhiều những bài học chúng ta có thể học từ Israel, Nhật Bản,
Singapore... để thúc đẩy Việt Nam tiến lên phía trước. Nhưng để có thể
làm được điều đó, đầu tiên chúng ta phải thành thực với chính bản thân
đó là Việt Nam vẫn là một nước nghèo và có khả năng tái nghèo rất
nhanh".
Rất nhiều ý kiến của độc giả gửi đến chuyên mục Vì Khát vọng Việt
với mong muốn góp thêm tiếng nói xây dựng sức mạnh của người Việt, đặc
biệt là những người Việt trẻ. Báo Giáo dục Việt Nam xin trích đăng
nguyên văn bài viết của độc giả Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Viện Quản lý Việt
Nam dưới đây:
"Quốc gia khởi nghiệp" là quyển sách giới thiệu về sự thành công của đất
nước Israel trên bản đồ quốc tế. Có rất nhiều những bài học chúng ta có
thể học từ Israel, Nhật bản, Singapore để có thể thúc đẩy Việt Nam tiến
lên phía trước. Để có thể làm được điều đó, đầu tiên chúng ta phải
thành thực với chính bản thân đó là Việt Nam vẫn là một nước nghèo và có
khả năng tái nghèo rất nhanh. Mô hình phát triển của Việt Nam trong hai
mươi năm qua đó là mô hình dựa trên giá trị gia tăng thấp thông qua
xuất khẩu tài nguyên và các nguyên liệu thô. Song song với nó là mô hình
phát triển dựa trên sản xuất với chi phí nhân công thấp và thâm dụng
lao động như các nhà máy may mặc, da giày.
Mô hình đó hoàn toàn đúng trong quá khứ nhưng bây giờ mô hình này đã lỗi
thời và cần phải được thay đổi một cách quyết liệt trong thời gian tới.
Để thực hiện chuyển đổi mô hình và quản trị quốc gia một cách hiệu quả
các vấn đề sau cần phải được giải quyết triệt để:
* Không chọn lựa triệt để: Tài nguyên luôn hạn hẹp trong quản lý
công ty hoặc quốc gia. Các nguồn lực tài chính, nhân lực và vật lực luôn
luôn bị hạn chế. Các cấp lãnh đạo và quản lý Việt Nam thường rất hay sử
dụng chữ “ và “. Lên kế hoạch có nghĩa là nói không với một số chọn lựa
để dành nguồn lực cho những chọn lựa khác được ưu tiên. Từ mọi cấp
chúng ta đều thấy có hàng chục chọn lựa khác nhau và cái gì cũng là quan
trọng như nhau. Khi mọi việc chọn lựa là quan trọng thì có nghĩa là
không có chọn lựa nào thật sự quan trọng cả.
Vịnh Hạ Long - một trong những di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam. Ảnh minh họa. |
Có thể thấy khi đầu tư cho các tỉnh, vốn đầu tư được dàn trải một cách
trung bình và không có những ưu tiên chọn lựa hoặc loại trừ. Bài toán
căn bản của đầu tư đó là vốn cần phải được bỏ vào nơi sinh giá trị nhiều
nhất. Đầu tư ở đâu cũng có lợi nhưng cần phải tập trung cho những
ngành, địa phương, đơn vị có hiệu quả nhất.
* Không nhận thức giới hạn của mô hình tăng trưởng hiện tại: Mô
hình phát triển của Việt Nam hiện giờ chủ yếu dựa trên xuất tài nguyên
và các nguyên liệu thô. Xuất tài nguyên và nguyên liệu thô mang trong
mình những hạn chế của quy mô. Chúng ta không thể nào xuất mãi tài
nguyên hoặc gia tăng sản lượng gạo hoặc thủy sản vì một lý do đơn giản
là diện tích canh tác bị giới hạn. Trong lý thuyết hệ thống luôn luôn có
một điểm tối ưu về quy mô. Ví dụ điểm tối ưu về sản xuất lúa gạo là 3
triệu hecta đất.
Khi chúng ta đẩy mạnh vượt qua điểm tối ưu về sản xuất này chi phí sản xuất lúa gạo sẽ tăng lên rất nhiều.
Cũng tương tự, khi diện tích nuôi tôm được đẩy mạnh chi phí nuôi tôm sẽ
tăng vọt do dịch bệnh và các vấn đề xử lý nước vận hành. Khi các tỉnh
tại Việt nam đua nhau mở ra các khu chế xuất nhằm thu hút đầu tư vào các
nhà máy sản xuất, họ đã không nghĩ tới những giới hạn của mô hình tăng
trưởng như cần phải có một cơ sở hạ tầng xã hội cho hàng chục ngàn lao
động từ các nơi khác về làm việc, cơ sở hạ tầng đường giao thông để có
thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng và nguyên liệu, nhu cầu về đào tạo
để đáp ứng tay nghề lao động.
Các mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam đều có những rào cản hữu
hình vật lý và hầu như không có cơ hội để vượt qua khỏi các rào cản đó.
Các mô hình tăng trưởng của Singapore, Israel, Nhật Bản khác nhau nhưng
đều có một mẫu số chung đó chính là các giới hạn về tăng trưởng chủ yếu
phụ thuộc vào tri thức và sáng tạo. Tri thức và sáng tạo có thể nói
không có giới hạn về phát triển và đó là lý do tại sao Israel lại có
thể phát triển nhanh chóng mà không cần sử dụng một lượng lớn hữu hình
tài nguyên như đất đai, con người.
* Không nhận thức điểm mạnh và yếu mang tính bản chất: Định hướng
của Việt Nam hiện tại tập trung thu hút đầu tư vào sản xuất. Định hướng
đó mang trong mình một điểm yếu bản chất. Việt Nam không thể so sánh
Trung Quốc về quy mô sản xuất và ngành công nghiệp phụ trợ. Vì lý do đó,
công nghiệp sản xuất Việt Nam nếu tập trung về chi phí sản xuất sẽ
không thể nào bền vững do chi phí bao giờ cũng lớn hơn tại Trung Quốc
cho cùng một sản phẩm. Một vấn đề thứ hai đó là Việt Nam không có đủ qui
mô để duy trì hệ thống logistic biển hiệu quả.
Đó là lý do tại sao các khu công nghiệp phía Bắc không phát triển mạnh
mẽ như ở phía Nam vì các khu công nghiệp này quá xa tuyến đường vận tải
biển quốc tế. Các nhà máy sản xuất nằm sâu trong nội địa phía Bắc sẽ
chịu chi phí vận chuyển nguyên vật liệu tới và hàng thành phẩm cao hơn.
Nguyên tắc vận trù học của sản xuất đó là 01 cần phải đặt nhà máy gần
vùng nguyên vật liệu hoặc 02 đặt nhà máy gần với khách hàng. Các khu
công nghiệp Việt Nam nói chung đều không thỏa mãn cả hai yếu tố đó vì
vậy đứng về lâu dài rất khó phát triển ngành công nghiệp sản xuất bền
vững hướng về giá sản xuất rẻ. Định hướng dài hạn và bền vững cho công
nghiệp sản xuất tại Việt Nam sẽ phải là hàng sản xuất có giá cao, chất
lượng cao và năng suất sản xuất cao.
Một vấn đề quan trọng nữa đó là các mô hình kinh doanh tại Việt Nam cần
có giá trị gia tăng nhiều hơn từ sáng tạo, tri thức và dịch vụ. Điểm
mạnh của Việt Nam về bản chất chính là một đất nước có bờ biển dài và
nếu phát triển dịch vụ du lịch sẽ là những ưu thế hơn hẳn các quốc gia
khác.
Điểm mạnh của Việt Nam về bản chất chính là một đất nước có bờ biển dài và nếu phát triển dịch vụ du lịch sẽ là những ưu thế hơn hẳn các quốc gia khác. |
* Mô hình tăng trưởng không dựa trên nguồn lực hiện có: Các mô
hình tăng trưởng Việt Nam hiện tại đều tập trung vào việc sử dụng vốn,
lao động giản đơn và tài nguyên môi trường. Nguồn lực đầu vào quan trọng
nhất là nhân lực chỉ nhận được sự quan tâm trên lời nói trong khi số
tiền đầu tư, thời gian cũng như sự cam kết thật sự từ các cấp lãnh đạo
công ty tổ chức hầu như rất ít trên thực tế. Tất cả các mô hình tăng
trưởng của Singapore, Israel hay Nhật đều dựa trên thâm dụng tri thức và
nhân lực có trình độ cao.
* Công ty và tập đoàn mạnh là điểm tựa quốc gia: Một quốc gia
mạnh không thể thiếu những cá nhân mạnh. Tuy nhiên quan trọng hơn nữa
một quốc gia mạnh cần phải có những tập đoàn thuộc về đất nước đó. Việt
nam cần phải có nhiều tập đoàn như Viettel, Vinamilk, Trung Nguyen, Tôn
Hoa Sen, Hoàng Anh Gia Lai hơn nữa. Một vấn đề quan trọng các tập đoàn
Việt Nam cần phải hướng ra bên ngoài Việt Nam thay vì chỉ tập trung kinh
doanh trong Việt Nam. Thị trường trên thế giới là 8.4 tỷ dân gấp 100
lần 84 triệu dân tại Việt Nam. Nếu như Việt Nam có từ 40-50 tập đoàn
mạnh như các ví dụ trên, thương hiệu và sức mạnh của Việt Nam sẽ cải
thiện đáng kể trên bản đồ kinh tế và chính trị thế giới. Chính các tập
đoàn mạnh này là những hiện thực hóa của việc sử dụng vốn tri thức và
nhân lực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
* Không có giới hạn cụ thể trong phát triển: Thế kỷ 21 chứa trong
mình nó những biến động nhanh chóng và đòi hỏi tổ chức cần thay đổi
thích ứng nhanh. Các quan niệm về giới hạn cụ thể cho các hoạt động
công ty, mô hình công ty và sở hữu công ty cần được hiểu trong ý nghĩa
toàn cầu. Một công ty được hình thành và phát triển tại nước Mỹ do nhóm
người Việt Nam là chủ sở hữu cũng nên hiểu đó là một thành phần kinh tế
của Việt Nam. Một gia đình Việt Nam vận hành thành công chuỗi nhà hàng
tại Pháp cũng là một phần nối dài của nền kinh tế Việt Nam. Các mô hình
kinh doanh và phát triển của Việt Nam trong tương lai gần cần phải đặc
biệt thúc đẩy các hình thức hòa nhập theo mọi phương diện vi mô và vĩ mô
vào nền kinh tế toàn cầu.
Mô hình phát triển sẽ đóng vai trò quyết định cho sự thay đổi tại Việt
Nam. Các yếu tố như tri thức, sáng tạo, nguồn nhân lực, hòa nhập tối đa
trong nền kinh tế toàn cầu, các đại diện công ty hùng mạnh của Việt Nam
sẽ là những động lực cho Việt Nam phát triển.
Điều quan trọng không phải là những lời nói về những yếu tố này mà đó là
những hành động cụ thể tạo ra những kết quả cụ thể cân đong đo đếm được
trên thực tế.
Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng nếu như các yếu tố trên thực thi một
cách đồng bộ, dân tộc Việt Nam chúng ta sẽ có một vị thế khác trên bàn
cờ chính trị và kinh tế trên thế giới.
Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Viện Quản lý VN
( Giaoduc )
Lật tẩy trò rửa giấy đen thành đô Mỹ
Trong khi dư luận ở Việt Nam đang xôn xao trước tin hai người nước ngoài
tên Golokeh SamBass (37 tuổi) và Karbar Patrich (39 tuổi, cùng quốc
tịch Liberia) bị công an Khánh Hoà tạm giữ tối 15.6 vì hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản bằng chiêu tẩy rửa giấy đen thành USD, thì thông tin
trên báo chí nước ngoài cho thấy trò lừa đảo này đã bị lật mặt từ khá
lâu.
Thông tin ban đầu cho biết, Golokeh SamBass và Karbar Patrich đã bịa
chuyện mang từ Liberia sang Việt Nam 1 triệu USD để đầu tư kinh doanh,
nhưng lo ngại bị các cơ quan chức trách Việt Nam kiểm tra và xử lý nên
phải bôi đen toàn bộ USD để nguỵ trang. Muốn tiền trở lại hình dạng ban
đầu, cần nhúng số đôla trên vào một loại hoá chất khác. Nhằm tạo niềm
tin cho một số người dân, Golokeh SamBass và Karbar Patrich đã thử bôi
hoá chất lên các tờ giấy màu đen hình chữ nhật kích thước 6,5 x 15,5cm
để biến thành USD. Sau đó, họ ngỏ lời mượn những người chứng kiến 10.000
USD để mua tiếp hoá chất tẩy tiền và hứa hẹn trả công hậu… Trong lúc
đang thuyết phục hai phụ nữ đưa tiền thì Golokeh SamBass và Karbar
Patrich bị bắt giữ.
Cũ ở xứ người, mới ở ta
Kiểu “lừa đảo tiền đen” này lần đầu được ghi nhận vào năm 2001 tại Mỹ,
và được gọi là “Black money scam”. Nhiều người tin rằng hoạt động này
dựa trên những vụ lừa đảo “thuỷ ngân đỏ” có từ rất lâu đời tại các nước
Tây Phi. Trong 12 năm qua, nhiều tay lừa đảo đã bị bắt giữ tại Mỹ, Thái
Lan, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Hong Kong, Việt Nam... và tất cả là
người gốc Phi.
Nạn nhân của các vụ lừa đảo kiểu này khá đa dạng, từ doanh nhân làm ăn ở
nước ngoài cho đến người có tài sản giá trị cao muốn bán, hoặc dân
thường… Tất cả những gì mà những tên lừa đảo cần chỉ là một vali hoặc
túi đựng đầy những cọc giấy thủ công màu đen cỡ đồng 100 USD, một khẩu
trang y tế, đôi găng tay cao su, một lọ đựng dung dịch “ma thuật” giống
như lọ nước hoa. Những tên lừa đảo này có thể dành hàng tháng, hoặc hàng
năm để lấy được lòng tin của đối tượng muốn lừa đảo. Nhiều nạn nhân bị
mắc lừa ngay từ những bước đầu tiên khi sẵn sàng chi tiền trả phí làm
thủ tục hoặc thuế trước khi được nhận khoản tiền nào đó. Khi nhận tiền,
nạn nhân biết thêm đó là những cọc tiền màu đen và phải mua dung dịch để
rửa, nạn nhân sẽ tự nguyện mua loại dung dịch này từ những tên lừa đảo
hoặc được hướng dẫn mua tại những website do chính những tay lừa đảo
dựng nên. “Những tên lừa đảo rất thông minh, thành thạo. Chúng tạo được
lòng tin nơi nạn nhân, đảm bảo cho hành vi lừa đảo được thực hiện trót
lọt”, Alan Spratt, phụ trách đơn vị tội phạm tài chính Canada, nói về vụ
lừa đảo tại Toronto hồi tháng 4.2013.
Dung dịch rửa là nước pha viên vitamin C
được nghiền tan hoặc nước trái mâm xôi để lạnh (ảnh trái). Lớp đen được
rửa và tờ USD thật sẽ về trạng thái ban đầu (ảnh phải).
|
“Dung dịch ma thuật” là gì?
Khi điều tra vụ “lừa đảo tiền đen”, hãng ABC News đã ghi lại cách thức
biến hoá đồng tiền mà tay lừa đảo người Ghana dùng lừa hơn 20 người.
Đồng 100 USD được quét một lớp keo Elmer bảo vệ, sau đó nhúng vào dung
dịch cồn iốt, rồi phơi khô. Đồng tiền chuyển màu đen như mảnh giấy thủ
công. Sau đó tiền đã nhuộm đen được xếp lên những cọc giấy thủ công thật
cắt theo kích cỡ đồng 100 USD. Khi trình diễn cho đối tượng coi, tay
lừa đảo dùng dung dịch “ma thuật” rửa lớp đen bên ngoài đồng tiền thật,
tiền sẽ về trạng thái ban đầu. Dung dịch rửa thực chất chỉ là nước pha
viên vitamin C được nghiền tan hoặc nước trái mâm xôi để lạnh. Để đánh
tan nghi ngờ của nạn nhân, những tên lừa đảo còn cho nạn nhân lấy bất cứ
tờ giấy đen nào trong thùng, rồi khéo tráo bằng tiền thật được phủ đen.
Nạn nhân thậm chí còn được khuyến khích mang tiền đi kiểm tra hoặc tiêu
trên thị trường để đảm bảo đó là tiền thật.
Nhưng dung dịch mang theo để rửa tiền chẳng bao giờ đủ hoặc bị cố ý làm
đổ dẫn đến việc phải mua thêm. Số tiền bỏ ra mua loại dung dịch ma thuật
mà chúng gọi là “hàng hiếm, hàng cấm” luôn rất cao, từ 50.000 – 70.000
USD. Người bỏ tiền mua dung dịch tất nhiên là người sẽ sở hữu toàn bộ số
tiền đang bị phủ đen, trị giá được mô tả là “hàng triệu USD”. Theo
thông tin trên website về tội phạm tiền tệ, tội phạm thuyết phục (loại
tội phạm lợi dụng lòng tin của nạn nhân) cũng như trên Wikipedia, ngoài
dung dịch được ABC News tường thuật, những dung dịch pha trộn có liên
quan đến lừa đảo tiền đen như dung dịch SSD, Tebi-Manetic, chất dán
Vectrol, bột Humine, Lactima Base 98% cũng được nhắc đến.
Trong nhiều trường hợp, nạn nhân còn được thuyết phục giữ bọc tiền một
thời gian cho đến khi nào đủ tiền mua dung dịch rửa. Để thêm phần “huyền
bí” và tránh cho nạn nhân mở bọc tiền, những tay lừa đảo thường cảnh
báo nếu mở bọc để không khí vào, dung dịch rửa sẽ làm hư những đồng tiền
được phủ đen!
Kim Dung – Lê Việt
(SGTT)
Hồ Thu Hồng: Chính khách và truyền thông - tiếp nữa
(he he, chó cứ sủa người cứ đi)
Mọi lí thuyết đều là màu xám, khi ứng vào thực tế Việt ta. Cặp phạm trù
triết học hiện tượng-bản chất, rất vô giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực
nội chính.
Thế nên, những ai tự tin tư duy khoa học trong trò chơi xếp hình, 99% sẽ lâm cảnh khoan khoái tự toại trước bức tranh hoàn chỉnh eo nàng Bạch Tuyết gắn vào đầu chú lùn Sneezy.
Thế nên, đừng ai ngạc nhiên khi phần tiếp theo entry này, nội dung của nó chẳng liên quan gì đến phần 1.
* Bạn Van-Son Dang trên facebook hỏi: Chỗ của người thần kinh như Đào hay hoang tưởng như Vũ không nhất thiết phải là nhà tù. Vậy sao họ vẫn phải tù? Cô có giải thích gì không ạ?
Beo trả lời bạn ở góc độ một người quan sát thời cuộc và người trực tiếp ngồi xem một vài phiên tòa xử nhóm đối tượng tạm gọi Thần kinh chính trị.
Ngay và luôn: họ là những người vi phạm luật pháp.
Quang cảnh phiên tòa, đại khái thế này: Viện kiểm sát đưa ra bằng chứng; Quan tòa hỏi bằng chứng ấy đúng hay sai, có hay không; Bị cáo trả lời gọn đúng-sai, có-không.
Nếu đúng và có, luật sư tìm cách giảm nhẹ bằng cách chứng minh động cơ, mục đích của bị cáo. Nếu sai và không, luật sư đưa ra các bằng chứng (của mình) để phản bác lại VKS.
Trong phiên tòa xử Cù kon, không có bằng chứng nào được trả lời sai và không.
Những nhận định kiểu dạng như không nhất thiết phải là nhà tù, hoàn toàn cảm tính.
Mà cảm tính trong lĩnh vực thần kinh chính trị này, thiên hướng chung là... chống lại nhà nước.
Tuy nhiên, cái lỗi để cho bạn nhận định cảm tính thuộc về truyền thông big 7 (khái niệm trong entry 1). Và ngược lại, góp phần cực lớn, gần như tuyệt đối, trong việc củng cố-nuôi dưỡng những nhận định cảm tính, là Tân truyền thông.
* Trả lời như vậy, chắc chắn bạn sẽ hỏi tiếp, nếu vậy tại sao những người B người C...có những hoạt động tương tự, lại không bị bắt.
Quy trình dẫn tới bắt những thần kinh chính trị không bao giờ khẩn cấp, đột xuất để đương sự hay thân nhân bất ngờ. Bước đầu, cơ quan an ninh khuyên giải, thuyết phục. Không chỉ bản thân đương sự, CQAN còn thuyết phục thân nhân, những người có thể ảnh hưởng tới đương sự, phụ thuyết phục giùm. Các cuộc gặp này thường thân tình và hay diễn ra tại ...quán cà phê.
Thế nên, những ai tự tin tư duy khoa học trong trò chơi xếp hình, 99% sẽ lâm cảnh khoan khoái tự toại trước bức tranh hoàn chỉnh eo nàng Bạch Tuyết gắn vào đầu chú lùn Sneezy.
Thế nên, đừng ai ngạc nhiên khi phần tiếp theo entry này, nội dung của nó chẳng liên quan gì đến phần 1.
* Bạn Van-Son Dang trên facebook hỏi: Chỗ của người thần kinh như Đào hay hoang tưởng như Vũ không nhất thiết phải là nhà tù. Vậy sao họ vẫn phải tù? Cô có giải thích gì không ạ?
Beo trả lời bạn ở góc độ một người quan sát thời cuộc và người trực tiếp ngồi xem một vài phiên tòa xử nhóm đối tượng tạm gọi Thần kinh chính trị.
Ngay và luôn: họ là những người vi phạm luật pháp.
Quang cảnh phiên tòa, đại khái thế này: Viện kiểm sát đưa ra bằng chứng; Quan tòa hỏi bằng chứng ấy đúng hay sai, có hay không; Bị cáo trả lời gọn đúng-sai, có-không.
Nếu đúng và có, luật sư tìm cách giảm nhẹ bằng cách chứng minh động cơ, mục đích của bị cáo. Nếu sai và không, luật sư đưa ra các bằng chứng (của mình) để phản bác lại VKS.
Trong phiên tòa xử Cù kon, không có bằng chứng nào được trả lời sai và không.
Những nhận định kiểu dạng như không nhất thiết phải là nhà tù, hoàn toàn cảm tính.
Mà cảm tính trong lĩnh vực thần kinh chính trị này, thiên hướng chung là... chống lại nhà nước.
Tuy nhiên, cái lỗi để cho bạn nhận định cảm tính thuộc về truyền thông big 7 (khái niệm trong entry 1). Và ngược lại, góp phần cực lớn, gần như tuyệt đối, trong việc củng cố-nuôi dưỡng những nhận định cảm tính, là Tân truyền thông.
* Trả lời như vậy, chắc chắn bạn sẽ hỏi tiếp, nếu vậy tại sao những người B người C...có những hoạt động tương tự, lại không bị bắt.
Quy trình dẫn tới bắt những thần kinh chính trị không bao giờ khẩn cấp, đột xuất để đương sự hay thân nhân bất ngờ. Bước đầu, cơ quan an ninh khuyên giải, thuyết phục. Không chỉ bản thân đương sự, CQAN còn thuyết phục thân nhân, những người có thể ảnh hưởng tới đương sự, phụ thuyết phục giùm. Các cuộc gặp này thường thân tình và hay diễn ra tại ...quán cà phê.
Khi sự kiên nhẫn đã hết hay biện pháp nghiệp vụ ấy không hiệu quả, bước hai mới bắt đầu bằng giấy mời làm việc tại trụ sở an ninh. Còn mời bao nhiêu lần khỏi kể, bởi thần kinh chính trị luôn tự trưng ra công cộng việc bị an ninh sờ gáy như chiến tích. Đôi khi Beo thấy những tấm giấy mời này na ná như tấm bằng về phá quấy chọc ngoáy, cấp tiểu học. Hưởng ứng việc trưng trổ nó ra, đồng cấp ấy mà thôi.
Chưa thần kinh chính trị nào bị bắt mà không trải qua hai bước trên.
(Riêng pé Phương Uyên của các nhà rân trủ không nằm trong loại thần kinh
chính trị. Pé tham gia một tổ chức chính trị chống nhà nước, Pé hợp lực
chế tạo vật liệu nổ gây sát thương cộng đồng, thế nên án cho Pé thuộc
về hình sự).
Trả lời vào câu hỏi chính.
Rất đơn giản: biết chết liền. Bởi thế ngay mở đầu entry này, Beo viết:
Cặp phạm trù triết học hiện tượng-bản chất, rất vô giá trị, đặc biệt
trong lĩnh vực nội chính.
Cùng can dự vào vòng xoáy chính trường, thậm chí tầm lan tỏa rộng hơn, Phạm Chí Dũng ngồi vài tháng nhưng Ba Sàm thì...đợi đấy.
Cùng bá láp như nhau, Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào xộ khám nhưng
Nguyễn Xuân Diện ...chưa. Từ bá láp Beo dùng là nói về những gì Nhất và
Đào thể hiện ra cho toàn thể bàn dân thiên hạ thấy qua blog, còn nhân
thân và các mối quan hệ riêng của họ, ngoài người trong cuộc và an ninh,
thì có thêm...giời biết. Thường ai vô tư trong các mối quan hệ, không
tham dự các phe nhóm, thì thoát.
Lại có người, nếu ra giữa đường Nguyễn Huệ cầm cờ vàng mà hô lật đổ chế
độ, cũng không ai buồn hỏi tới. Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Quang Lập chẳng
hạn.
* Vài ba năm trước đây, Beo đơn thương độc mã trong xã hội ảo chống lại thần kinh chính trị. Beo chỉ ra rằng không có bất cứ sức mạnh nào phá hoại tiến trình dân chủ trên đất nước này bằng chính những nhà rân trủ đểu (không tìm được từ nào nặng hơn) ấy.
Gạch đá Beo nhận lại, chắc đủ xây một chung cư.
Giờ, nghĩ như Beo đông rồi. Nhiều bạn lại có khả năng thể hiện tư duy ra chữ nghĩa cực tốt.
Cứ rảo qua một lượt còm về vụ tuyệt thực của Cù kon mà xem, tỉ lệ ủng hộ Cù thảm hại chưa từng thấy và bị át vía ra sao.
* Quay lại chuyện Obama của entry mở đầu.
Tại sao chính khách ta ứng xử với tân truyền thông trái ngược hẳn với trào lưu văn minh này của thế giới?
(Lại phải ăn chơi cái đã, về biên tiếp)
( Beo Blog )
Miến Ðiện đổi luật chơi với Trung Quốc
Tháng Chín năm 2011, Tổng Thống Miến Ðiện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố
đình chỉ hợp đồng xây dựng đập nước Myitsone. Bang giao giữa Miến Ðiện
và Trung Quốc thay đổi hoàn toàn. Vì ông Thein Sein không hỏi ý kiến,
cũng không báo trước cho chính phủ Trung Quốc về quyết định của mình,
tuy nói chỉ tạm ngưng nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình đầu
tư hơn 3 tỷ 600 ngàn Mỹ kim này.
Chính phủ Miến Ðiện đã ký hợp đồng với Tập đoàn Ðầu tư Ðiện lực Trung
Quốc CPI (China Power Investment Corporation) để xây khu đập nước này từ
năm 2006, sau nhiều năm nghiên cứu. Gần 500 gia đình, thuộc hai làng đã
được lệnh di chuyển chỗ ở từ hai năm trước, nhiều nông dân vẫn quay trở
về làng cũ để trồng trọt, vì nơi đất mới khó sống; và phần lớn vẫn chưa
nhận được số tiền bồi thường mà công ty CPI hứa hẹn. Trung Quốc đã xây
hơn 30 các đập thủy điện ở miền Bắc Miến Ðiện, cung cấp điện cho tỉnh
Vân Nam. Khu đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà Trung Quốc thực
hiện, nếu được hoàn thành thì sẽ đứng trong năm nhà máy thủy điện lớn
nhất thế giới, mà 90% điện sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân
Nam.
Vì thế, khi ông Thein Sein tuyên bố ngưng dự án xây dựng Myitsone, cả
Bắc Kinh đã chấn động, như ông Tần Huy, giáo sư lịch sử ở Ðại học Thanh
Hoa nhận xét. Tại sao chính phủ Miến Ðiện lại đơn phương xé bỏ một hợp
đồng thương mại lớn như vậy mà không tham khảo ý kiến phía bên kia? Nhất
là sau khi hai ông Hồ Cẩm Ðào và Thein Sein vừa mới ký một Hiệp định
Hợp tác Mậu dịch Chiến lược, vào Tháng Năm năm 2011, hai tháng sau khi
ông Thein Sein lên cầm quyền?
Câu trả lời chính thức của chính phủ Miến là: Vì việc xây dựng đập Myitsone bị dân chúng chống đối.
Vì dân chúng chống đối? Quyết định của chính phủ Miến được đọc lên trong
một phiên họp của Quốc Hội ở thủ đô Naypyidaw. Bản thông báo của U
Thein Sein nói: “Chính phủ Myanmar do dân chúng bầu lên, phải tôn trọng
khát vọng và ý nguyện của nhân dân. Chính phủ cũng có bổn phận phải giải
quyết các vấn đề dân chúng đang lo lắng. Vì vậy, trong nhiệm kỳ của
tôi, tôi quyết định ngưng không xây dựng đập Myitsone nữa.” U Thein Sein
cử ông ngoại trưởng sang Bắc Kinh, cũng chỉ để giải thích như vậy.
Trong cuộc bang giao giữa các nước, ít có một chính phủ nào lại giải
thích với một nước láng giềng to lớn về một hành động chấm dứt hợp tác,
mà lại chỉ nêu lên một lý do giản dị như vậy: Vì dân phản đối.
Quả thật, dân Miến Ðiện đã bày tỏ ý kiến, họ chống đối cả mối quan hệ
ngoại giao mà họ thấy người cầm quyền nước họ giống như đã nằm trong túi
của nước láng giềng. Bao nhiêu tài nguyên gỗ rừng, mỏ ngọc thạch đều do
các ông chủ Trung Hoa khai thác, để bán rẻ sang Tàu. Trong các cuộc
biểu tình, thanh niên Miến Ðiện trương lên những biểu ngữ viết, “Ðây là
nước Myanmar! Tự Do cho Myanmar! Quỷ ÐraCuLa Trung Quốc cút đi!” (được
viết bằng tiếng Anh một cách vụng về: “This is Myanmar Country! Freedom
of Myanmar! Dracular (sic) China Get Out!”)
Vụ xây đập Myitsone là giọt nước sau cùng làm tràn ly. Không riêng gì
nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi mà dư luận của giới trí thức, sinh
viên, các người bảo vệ môi trường, các chùa Phật Giáo, cả giáo hội Báp
Tít trong tiểu bang Kachin, vùng xây đập nước, cũng lên tiếng phản đối.
Bắc Kinh đã cử Giáo Sư Tần Huy (Qin Hui) qua Miến Ðiện, đi một vòng
trong tỉnh Kachin để tìm hiểu. Nhà sử học này nhận thấy khu Myitsone
được người dân Kachin coi như một vùng đất thiêng liêng, có người so
sánh với Jerusalem của Thiên Chúa Giáo và Mecca của Hồi Giáo. Ðây là nơi
giao lưu của hai con sông Mali và N'Mai trước khi đổ vào sông
Irrawaddy, dòng sông chính tạo nên xứ Miến Ðiện, giống như sông Cái
(Hồng Hà) của người Việt. Người Miến và người Kachin cùng xuất phát từ
cao nguyên Tây Tạng, từ dăm ngàn năm trước đã kéo xuống đây. Myitsone
nghĩa là Hợp Lưu, nơi các con sông tụ lại. Riêng người Kachin thì vẫn
quy tụ trong vùng này và từ nhiều thế kỷ, vẫn tiếp tục tranh đấu đòi
thêm quyền tự trị. Truyền thuyết nói rằng đây chính là nơi sinh của một
“Vua Rồng, Long Quân,” vị thủy tổ của người Kachin, và các con cháu ông.
Một thanh niên địa phương nói với Giáo Sư Tần Huy: “Nếu phải xây đập,
tại sao họ lại chọn xây ở chỗ này? Họ không hề hỏi ý kiến chúng tôi. Chỉ
có mấy ông tướng và mấy ông chủ người Trung Hoa quyết định, rồi họ ra
tay làm!”
Cho tới khi Thein Sein quyết định ngưng. Vì dự án bị dân chúng Miến Ðiện
phản đối. Quyết định này bất ngờ và can đảm. Vì hai nước đã kết nghĩa
từ hơn 20 năm rồi. Khi bị thế giới tẩy chay vì đàn áp đối lập, từ năm
1988 chính quyền quân phiệt Miến Ðiện coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn
duy nhất. Trung Quốc là nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn nhất và ngoại
thương nhiều nhất với Miến Ðiện, qua mặt Thái Lan từ mấy năm qua. Trung
Quốc đã xây xa lộ nối liền thành phố Mandalay với Yangoon bên bờ Vịnh
Thái Lan, và xa lộ nối liền Yangoon với hải cảng Sittwe bên bờ vịnh
Bengal. Ðó sẽ là con đường ngắn nhất nối tỉnh Vân Nam sang Ấn Ðộ dương.
Họ thiết lập hai đường ống từ bờ biển Miến ở vịnh Bengal, dẫn dầu và khí
đốt nhập cảng từ Trung Ðông, lên tới tỉnh Vân Nam. Họ xây dựng nhiều
bến cảng trên bờ vịnh này, cả một căn cứ truyền tin điện tử ngó thẳng
sang Ấn Ðộ, một nước thù địch.
Tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Trung Quốc luôn phủ quyết các nghị
quyết cấm vận Miến Ðiện. Họ cung cấp cho Miến Ðiện các phi cơ chiến đấu,
xe thiết giáp, tầu chiến; và họ huấn luyện Bộ binh, Hải quân và Không
quân Miến.
Thực ra phong trào phản đối xây đạp Myitsone ở Miến Ðiện thật ra không
được biểu hiện mạnh mẽ và rộng lớn như phong trào phản đối việc khai
thác bô xít ở Việt Nam. Dân Miến Ðiện cũng không biểu tình chống Trung
Cộng nhiều lần và kéo dài nhiều năm hơn dân Việt Nam. Nhưng chính quyền
Miến Ðiện không ngoan cố lên ti vi tuyên bố, “Xây đập Myitsone là một
chính sách lớn của Ðảng và nhà nước” như Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết để
hăm dọa, bịt miệng dân Việt Nam.
Quan hệ giữa hai nước đã thay đổi. Ngay khi ông Thein Sein giải thích
quyết định ngưng xây đập Myitsone với một lý do duy nhất: Vì dân Miến
Ðiện phản đối. Với lời giải thích đó, Thein Sein đã thay đổi “luật chơi”
trong quan hệ giữa hai nước. Ông viện dẫn một quy tắc: “Chúng tôi do
dân chúng bàu lên, cho nên phải tôn trọng ý nguyện của dân.”
Trước khi Thein Sein nói câu đó, cuộc bang giao giữa hai nước hoàn toàn
do các tướng lãnh quân phiệt và “các ông chủ Trung Hoa” quyết định. Nay,
thêm một cầu thủ mới ra sân: Dân Miến Ðiện. Và Thein Sein đã nhường cho
cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. Quyết định này còn được thể hiện
trong chính sách nội bộ ở nước Miến Ðiện.
Một tháng trước quyết định Myitsone, Thein Sein đã mời lãnh tụ đối lập
Aung San Suu Kyi tới gặp để bắt tay nhau, mở đầu tiến trình dân chủ hóa.
Trước đó, Thein Sein đã bãi bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí và kiểm soát các
mạng Internet. Trong bản báo cáo về quyền tự do báo chí cho năm
2011-12, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã nâng Miến Ðiện từ hạng
169 lên hạng 151, cao hơn Lào, Việt Nam, chỉ thua Singapore hai bậc; và
cao hơn Trung Quốc 23 bậc. Ðảng đối lập Liên minh Dân tộc Dân chủ đã
được công nhận và được mời tham dự một cuộc bầu cử bổ túc vào Quốc Hội.
Cuộc bỏ phiếu tự do và thẳng thắn, phe đối lập thắng 43 trong số 44 ghế
tranh đua. Cả thế giới ngạc nhiên. Ngày nay dân Miến Ðiện có quyền xuất
bản báo tự do, tiếng nói của người dân được cất lên. Một đạo luật mới ra
đời, công nhận quyền tự do lập công đoàn của người lao động. Có thể
nói, ông Thein Sein đã thay đổi luật chơi trên cả hai sân: trong nước và
đối ngoại. Và ông được ngay cả các nhà tranh đấu cho dân chủ ở Miến
Ðiện kính trọng và tin tưởng.
Tại sao chính quyền quân phiệt Miến Ðiện dám thay đổi nhanh như vậy? Vì
họ có can đảm công nhận chính họ đã sai lầm. Từ năm 1962, Tướng Newin
cướp chính quyền, công bố theo chủ nghĩa xã hội, đánh tư sản, ngưng giao
thương với các nước tư bản; họ đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi,
rõ rệt nhất là về kinh tế. Năm 1962, lợi tức theo đầu người ở Miến Ðiện
lên tới 670 Mỹ kim một năm, cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba lần
Indonesia. Sau nửa thế kỷ, lợi tức bình quân của dân Miến Ðiện hiện thấp
nhất vùng Ðông Nam Á, bằng một phần sáu dân Thái Lan, một phần ba dân
Indonesia. “Chủ nghĩa Xã hội lối Miến Ðiện” hoàn toàn thất bại. Nhưng
một ưu điểm của chính quyền quân phiệt là họ không tôn thờ chủ nghĩa
Mác-LêNin, không nô lệ một ý thức hệ ngoại lai. Các tướng lãnh vẫn coi
sứ mạng của họ là bảo vệ dân, giúp nước, chứ không nhập cảng một ý thức
hệ như một tôn giáo mới, bắt toàn dân phải theo. Do đó, khi nhìn thấy
con đường sai lầm về cả kinh tế lẫn chính trị, họ có thể sửa đổi tất cả
chính sách nội trị và ngoại giao mà không luyến tiếc, rũ bỏ một quá khứ
đen tối để đi theo con đường mới.
Chính phủ Miến Ðiện đã thay đổi luật chơi với Trung Cộng, nhân danh nguyện vọng và quyền lợi của người dân.
Dân Miến Ðiện đã bước vào sân cỏ, bắt đầu tham dự cuộc chơi dân chủ. Ðến
bao giờ nước Việt Nam mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy?
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Trung Quốc đã để mất Myanmar như thế nào?
Trung Quốc đã xử lý mối quan hệ song phương một cách quá tồi tệ với sự
kiêu căng ngạo mạn và đôi lúc can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của
Myanmar. Cuối cùng thì, các tướng lĩnh của Myanmar quyết định rằng họ đã
phải chịu ơn quá nhiều từ các lãnh đạo cấp thấp của Trung Quốc. Họ nhận
ra rằng cách tốt nhất để phát triển là đa dạng hóa bạn bè.
Ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar, người ta khó có thể bỏ qua tòa nhà lộng
lẫy được xây dựng bởi một công ty xây dựng trực thuộc nhà nước Trung
Quốc. Vài năm trước, tòa nhà này được Trung Quốc tặng cho Myanmar như
một cử chỉ thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước.
Tuy nhiên, đầu tháng 6 vừa qua, trong khi hơn 900 lãnh đạo doanh nghiệp
từ mọi nơi trên thế giới tụ họp tại Myanmar để tham dự Diễn đàn Kinh tế
thế giới, người ta không thể không chú ý đến sự vắng mặt của Trung Quốc.
Theo danh sách chính thức, trong tổng số hơn 900 đại biểu chỉ có 16
người đến từ Trung Quốc đại lục.
Giờ đây, Bắc Kinh đang đứng trước câu hỏi “ai đã để mất Burma?”
Cách đây chỉ 2 năm, Myanmar vẫn ở trong chế độ độc tài chuyên chế hoàn
toàn và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, giờ đây, quốc gia này đã mở
rộng cánh cửa với những thay đổi và cải cách sâu rộng trên nhiều lĩnh
vực.
Hầu hết các nước phương Tây đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với quốc gia này
trong khi các nhà đầu tư toàn cầu háo hức xâm nhập thị trường đầy hứa
hẹn. Ngoài thị trường tiềm năng có quy mô lên tới 60 triệu người tiêu
dùng, Myanmar cung cấp cơ hội lớn trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng vốn bị tụt hậu nhiều thập kỷ.
Tại hội nghị WEF vừa qua, các cựu tướng lĩnh của Burma sánh vai với các
lãnh đạo doanh nghiệp đến từ Thái Lan, Việt Nam, châu Âu, Mỹ và Nhật
Bản. Sự thiếu vắng của Trung Quốc càng được chú ý hơn bởi cái cách mà
các bộ trưởng và thành viên trong nội các của chính phủ Myanmar đề cập
đến Trung Quốc: “Chúng tôi rất cảm ơn Trung Quốc vì sự giúp đỡ của họ
nhưng sau đó chúng tôi yêu cầu họ rời đi”, một vị bộ trưởng của Myanmar
cho biết.
Giống như lời phát biểu tại buổi lễ khai mạc, bản thân Tổng thống
Myanmar Thein Sein phản đối việc Trung Quốc gây ảnh hưởng đến những
người hàng xóm nhỏ bé và nghèo khó hơn. Đến ngày thứ 2 của hội nghị, các
báo đồng loạt đưa tin China Mobile - gã khổng lồ viễn thông trực thuộc
nhà nước Trung Quốc – đã thất bại trong việc kết hợp với Vodafone để đấu
thầu mở rộng mạng lưới điện thoại của Myanmar. Theo nguồn tin thân cận,
các công ty Trung Quốc khó có thể giành chiến thắng.
Ở cả Bắc Kinh và Naypyidaw, người ta đều nhận ra rằng Trung Quốc đã xử
lý mối quan hệ song phương một cách quá tồi tệ với sự kiêu căng ngạo mạn
và đôi lúc can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của Myanmar. Quân giải
phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar và
thường can thiệp vào hoạt động kinh doanh ở đây. Thêm vào đó, rất nhiều
vấn đề liên quan đến quan hệ giữa 2 nước được xử lý bởi chính quyền địa
phương và tướng lĩnh quân đội của Vân Nam – tỉnh có đường biên giới kéo
dài với Myanmar nhưng chưa được quản lý.
Cho đến nay, tất cả các chuyến bay giữa Myanmar và Trung Quốc đều phải
quá cảnh ở Côn Minh – thủ phủ của Vân Nam, bất chấp các chuyến bay từ
Yangon tới Seoul, Singapore, Bangkok, Hồng Kông, TP Hồ Chí Minh và một
số điểm đến khác đều là bay thẳng.
Cuối cùng thì, các tướng lĩnh của Myanmar quyết định rằng họ đã phải
chịu ơn quá nhiều từ các lãnh đạo cấp thấp của Trung Quốc. Họ nhận ra
rằng cách tốt nhất để phát triển là đa dạng hóa bạn bè.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Myanmar hoàn toàn quay lưng lại với
Bắc Kinh. Trong vài tháng tới, đường ống mới sẽ bắt đầu khai thác khí
gas của Myanmar. Tất cả đều dẫn tới Trung Quốc và các công ty Trung Quốc
có một khởi đầu thuận lợi hơn rất nhiều so với các công ty phương Tây
vốn đã tuân thủ lệnh cấm vận trong nhiều năm nay.
Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã đề xuất chiến lược xử lý một cách
khéo léo các mối quan hệ quốc tế. Trong đó chắc chắn phải có việc cân
bằng với tất cả các bên vốn đang háo hức đầu tư vào Myanmar (trong đó có
Trung Quốc).
Trong nỗ lực khôi phục lại tầm ảnh hưởng đã phai nhạt, Bắc Kinh phải tìm
ra được nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Thật không may, các
cuộc thảo luận về cải cách chính trị ở Myanmar bị cấm hoàn toàn trên các
phương tiện truyền thông chính thống ở Trung Quốc.
(VEF)
Ô nhiễm tại Bắc Kinh : Gần 10 nghìn người chết sớm mỗi năm
Ống khói nhà máy tại Thiên Tân (REUTERS/Petar Kujundzic)
Trong năm 2011, tại Bắc Kinh và các vùng phụ cận các nhà máy chạy than
gây ra 9 900 trường hợp tử vong sớm. Đó là con số được tổ chức
Greenpeace tại Trung Quốc và các chuyên gia của Mỹ khẳng định trong
một báo cáo vừa ra.
Các chuyên gia đã nhiều lần nói đến mối nguy hiểm chết người do ô nhiễm không khí ở Trung Quốc, nhưng lần này nguy cơ đó được chứng minh bằng một nghiên cứu. Nghiên cứu của các chuyên gia tập trung vào tác hại đến sức khỏe con người của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sản xuất điện. Kết quả điều tra của Greenpeace quả là đáng lo ngại, nhất là ai cũng biết từ lâu nay thủ đô Trung Quốc và các vùng phụ cận vẫn chìm trong lớp khói mù ô nhiễm dày đặc.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm chi tiết :
"Sưởi ấm bằng than có thể gây nguy hiểm chết người. Thắp sáng từ điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch cũng nguy hiểm tương tự. Nằm trong tầm ngắm của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace là 196 nhà máy nhiệt điện chạy than quây xung quanh thủ đô Trung Quốc từ Bắc Kinh, Thiên Tân hay tỉnh Hà Bắc. 196 nhà máy điện và ít nhất có từng đó ống khói thường xuyên thả vào không gian những phần tử khí độc hại cho người.
Theo báo cáo của Greenpeace, trong năm 2011 ở Trung Quốc có 9900 người chết non vì nhiễm chất độc khói than. Bụi là nguyên nhân gây ung thư phổi trong 850 trường hợp được nghiên cứu này dẫn ra. Còn rất nhiều trường hợp chết sớm khác do tai biến mạch máu não và bệnh tim mạch cũng liên quan đến bụi.
Thủ đô Bắc Kinh và vùng phụ cận vẫn là nơi sử dụng vô độ năng lượng hóa thạch. Nếu như Bắc Kinh hy vọng từ nay đến năm 2020 giảm 7 triệu tấn trên tổng số 27 triệu tấn nhiên liệu hóa thạch tiêu thụ hàng năm, thì tình trạng lệ thuộc vào loại năng lượng này cũng vẫn còn. Việc sản xuất đã được triển khai lại trong các thành phố xung quanh thủ đô. Riêng tỉnh Hà Bắc trong năm 2011 đã tiêu thụ 307 triệu tấn nhiên liệu hóa thạch.
Tất nhiên vấn đề ở chỗ là gió vẫn thổi và ô nhiễm không dừng lại trong phạm vi vành đai thứ 6 của Bắc Kinh. Trong số các bệnh kinh niên, báo cáo ghi nhận có hơn 11 nghìn trường hợp bị hen, hơn 12 nghìn bệnh viêm phế quản, đa số nằm trong khu vực Bắc Kinh".
Anh Vũ (RFI)
Các chuyên gia đã nhiều lần nói đến mối nguy hiểm chết người do ô nhiễm không khí ở Trung Quốc, nhưng lần này nguy cơ đó được chứng minh bằng một nghiên cứu. Nghiên cứu của các chuyên gia tập trung vào tác hại đến sức khỏe con người của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sản xuất điện. Kết quả điều tra của Greenpeace quả là đáng lo ngại, nhất là ai cũng biết từ lâu nay thủ đô Trung Quốc và các vùng phụ cận vẫn chìm trong lớp khói mù ô nhiễm dày đặc.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm chi tiết :
"Sưởi ấm bằng than có thể gây nguy hiểm chết người. Thắp sáng từ điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch cũng nguy hiểm tương tự. Nằm trong tầm ngắm của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace là 196 nhà máy nhiệt điện chạy than quây xung quanh thủ đô Trung Quốc từ Bắc Kinh, Thiên Tân hay tỉnh Hà Bắc. 196 nhà máy điện và ít nhất có từng đó ống khói thường xuyên thả vào không gian những phần tử khí độc hại cho người.
Theo báo cáo của Greenpeace, trong năm 2011 ở Trung Quốc có 9900 người chết non vì nhiễm chất độc khói than. Bụi là nguyên nhân gây ung thư phổi trong 850 trường hợp được nghiên cứu này dẫn ra. Còn rất nhiều trường hợp chết sớm khác do tai biến mạch máu não và bệnh tim mạch cũng liên quan đến bụi.
Thủ đô Bắc Kinh và vùng phụ cận vẫn là nơi sử dụng vô độ năng lượng hóa thạch. Nếu như Bắc Kinh hy vọng từ nay đến năm 2020 giảm 7 triệu tấn trên tổng số 27 triệu tấn nhiên liệu hóa thạch tiêu thụ hàng năm, thì tình trạng lệ thuộc vào loại năng lượng này cũng vẫn còn. Việc sản xuất đã được triển khai lại trong các thành phố xung quanh thủ đô. Riêng tỉnh Hà Bắc trong năm 2011 đã tiêu thụ 307 triệu tấn nhiên liệu hóa thạch.
Tất nhiên vấn đề ở chỗ là gió vẫn thổi và ô nhiễm không dừng lại trong phạm vi vành đai thứ 6 của Bắc Kinh. Trong số các bệnh kinh niên, báo cáo ghi nhận có hơn 11 nghìn trường hợp bị hen, hơn 12 nghìn bệnh viêm phế quản, đa số nằm trong khu vực Bắc Kinh".
Anh Vũ (RFI)