Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Tin ngày 19/6/2013

  • Hai danh thủ bóng đá Pháp ra tòa vì gặt "lúa non" (RFI) - Ngày18/6/2013, phiên tòan xét xử hai danh thủ quốc tế của bóng đá Pháp Franck Ribéry và Karim Benzema vì tội mua dâm trẻ vị thành niên được mở ra tại Paris. Hai trụ cột của đội tuyển quốc gia bóng đá Pháp bị tố cáo đã mua dâm từ khoảng năm 2008 đến 2009 một gái gọi khi đó vẫn đang ở tuổi vị thành niên. Hai danh thủ này có thể phải đối mặt với mức án 3 năm tù và 45 nghìn euro tiền phạt.
  • Hungary khởi tố nghi phạm phát xít Csatary (RFI) - Ngày 18/06/2013 Budapest khởi tố nghi phạm Laszlo Csatary, 98 tuổi, về vai trò của ông này trong việc đưa hơn 12.000 người Do Thái vào các trại tập trung dưới thời Đức Quốc xã trong Thế chiến Hai.
  • Chính phủ Afghanistan chính thức kiểm soát an ninh (RFI) - Ngày 18/06/2013, lực lượng quốc tế của khối NATO ở Afghanistan đã hoàn tất việc chuyển giao cho lực lượng Afghanistan trách nhiệm bảo đảm an ninh tại những huyện cuối cùng mà Liên Minh Bắc Đại Tây Dương còn đảm trách.
  • Brazil: Biểu tình rầm rộ chống giá cả đắt đỏ (RFI) - Ngày 17/06/2013, tại Sao Paulo và hầu hết các thành phố lớn khắp Brazil, hàng trăm nghìn người xuống đường chống việc tăng giá vé các phương tiện giao thông công cộng và chi phí tốn kém của giải vô địch bóng đá thế giới - World Cup 2014. Tại thủ đô Brazilia, những người biểu tình chiếm cả nhà Quốc hội.
  • Hàn Quốc gọi thầu cung cấp máy bay chiến đấu (RFI) - Hàn Quốc ngày 18/06/2013 chính thức gọi thầu cung cấp 60 phi cơ chiến đấu trị giá 7,3 tỉ đô la. Tiến trình này kéo dài 11 ngày và là giai đoạn cuối cùng trong đó ba người khổng lồ về hàng không quốc phòng Âu-Mỹ cạnh tranh quyết liệt với nhau.
  • Vấn đề Nhân quyền và quan hệ Việt-Mỹ (VOA) - Giáo sư Carl Thayer cho rằng thành phần bảo thủ bên trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gia tăng đàn áp nhân quyền để phá hoại các nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ
  • Mỹ-Nga thúc đẩy họp về Syria (BBC) - Tổng thống Nga và Hoa Kỳ thừa nhận tại hội nghị thượng đỉnh G8 rằng họ không cùng quan điểm về Syria, nhưng muốn thúc đẩy cuộc họp về chủ đề này ở Geneva.
  • Philippines bắt giữ 18 thủy thủ VN (BBC) - Philippines bắt giữ 18 thuyền viên Việt Nam trên một tàu chở hàng sau khi tàu này đâm vào một bãi san hô ở miền trung Philippines.
  • Biểu tình lan rộng ở Brazil (BBC) - Biểu tình phản đối tăng giá giao thông công cộng và chi phí World Cup 2014 lan rộng sang các thành phố lớn nhất của Brazil.
  • 'Hãy mừng vì Trung Quốc không làm rõ đường lưỡi bò'! (BaoMoi) - Bị truy vấn liên tiếp về việc tại sao Trung Quốc luôn mập mờ về đường lưỡi bò, Giám đốc Học viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, TS Wu Shicun đã "huỵch toẹt" rằng nếu làm rõ ý nghĩa của đường chữ U, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải lấy lại tất cả các đảo hiện đang do nước khác "chiếm giữ" bởi đường chữ U là đường chủ quyền.
  • Tháng 6 sôi động của quan hệ Việt - Trung (BaoMoi) - Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp nối các hoạt động trao đổi hợp tác sôi động trong tháng 6, cho thấy chuyển động tích cực trong quan hệ song phương Việt - Trung.
  • Giới thiệu cuốn sách “Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế” (BaoMoi) - QĐND - Ngày 18-6, tại Hội nghị giao ban báo chí Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giới thiệu cuốn sách “Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế” có nội dung tuyên truyền về biên giới lãnh thổ quốc gia của tác giả PGS, TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế. Với mục đích khảo luận những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn của hoạt động hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế, cuốn sách trình bày và luận giải về: Tổng quan hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển; Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế; Vấn đề hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông - các khuyến nghị và giải pháp. Trong điều kiện vấn đề hợp tác khai thác chung còn chưa được nghiên cứu nhiều trong khoa học pháp lý Việt Nam, cuốn sách này nhằm làm phong phú thêm hệ thống lý luận về hợp tác khai thác chung trên biển, cũng như góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đàm phán, ký kết và thực thi các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực này.
  • Chủ tịch nước nói về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân Việt Nam-Trung Quốc.
  • Tư lệnh Hải quân Mỹ thăm Philippines nhằm tăng cường an ninh khu vực (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus hôm nay (18/6) đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với các quan chức quốc phòng Philippines tại doanh trại Aguinaldo, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Philippines, đang ngày một căng thẳng.
  • Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè 2013 (BaoMoi) - Từ ngày 28/6 đến 3/7/2013, tại công viên Biển Đông, bãi biển Phạm Văn Đồng và một số tuyến đường chính thuộc quận Sơn Trà, tp Đà Nẵng sẽ diễn ra chương trình tuần lễ “Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè”.
  • Chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng (BaoMoi) - Nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến 21/6/2013 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đã dành cho báo Thế Giới và Việt Nam bài trả lời phỏng vấn. Xin trân trọng giới thiệu.
  • Video: Tàu ngầm Trung Quốc khảo sát đáy Biển Đông (BaoMoi) - Tàu ngầm Giao Long của Trung Quốc hoàn tất khảo sát đáy Biển Đông. Chỉ huy trưởng cuộc hành trình cho biết đã phát hiện nhiều loài sinh vật dưới đáy biển mà có thể sẽ giúp hỗ trợ cho nghiên cứu.
  • Ra mắt sách về hợp tác phát triển ở các vùng biển (BaoMoi) - Ngày 18/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu cuốn sách "Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế" có nội dung tuyên truyền về biên giới lãnh thổ quốc gia.
  • Tranh chấp hàng hải Châu Á và luật biển (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Có ý kiến cho rằng tình hình tranh chấp hàng hải phức tạp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông một phần là do các bên liên quan đang khiến cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.
  • Trung Quốc bắt đầu mang súng đạn ra Biển Đông (BaoMoi) - Theo tin từ tờ Minh Báo (Hong Kong), bắt đầu từ ngày 15/6, lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã chính thức đưa các lực lượng vũ trang ra “tuần tra” trên Biển Đông. Một hành động thể hiện thái độ ngày càng nguy hiểm của Trung Quốc đối với vùng biển này.
  • Trung Quốc đang áp dụng chính sách hàng hải bao trùm khu vực? (BaoMoi) - Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, và lãnh hải, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây. Điều này không chỉ khiến khu vực Biển Đông vốn đã rất phức tạp mà còn khiến những quốc gia láng giềng lo ngại về an ninh hàng hải.
  • Indonesia tăng cường sức mạnh hải quân để trung lập trên Biển Đông (BaoMoi) - Luôn năng nổ trong vai trò điều phối quan hệ ngoại giao ASEAN – Trung Quốc, Indonesia đang cho thấy chính sách thực dụng khi lôi kéo được sự quan tâm của các nước lớn trong những hợp đồng vũ khí mà vẫn có thể giữ được vị trí an toàn trong vòng xoáy tranh chấp hàng hải.
  • Thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ cho biết trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kiến vào ngày 19-21/6, hai bên sẽ trao đổi ý kiến về các biện pháp làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung, các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
  • Chủ tịch nước thăm TQ: Trao đổi thẳng thắn về Biển Đông (BaoMoi) - (Đời sống) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 19-21/6 tới theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đánh giá vô cùng ý nghĩa, góp phần thúc đẩy thêm quan hệ hai nước đi đến một tương lai tốt đẹp.
  • Vững chãi Trường Sa - Kỳ 6: Tiếng chuông chùa giữa trùng khơi (BaoMoi) - (TNO) Từ xa xưa, trên các đảo giữa biển Đông của Việt Nam, đã có những am thờ do ngư dân người Việt dựng lên để cầu Trời, khấn Phật phù hộ độ trì cho những chuyến đi biển bình yên, bội thu tôm cá. Trên cơ sở tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người xưa, ba ngôi chùa đã được tôn tạo, sừng sững giữa biển Đông ở Trường Sa là: Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa Lớn.

Gia đình Cù Huy Hà Vũ lại kêu cứu. Báo chí chính thức tiếp tục phản bác thông tin về vụ tuyệt thực

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012. (REUTERS/Stringer)

Trong lá thư đề ngày hôm nay, 17/06/2013, gởi các lãnh đạo Việt Nam, người dân Việt Nam và các tổ chức trong và ngoài nước, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, hiện đang tuyệt thực trong tù, đã một lần nữa kêu cứu khẩn cấp về tình trạng của chồng bà. Trong lá thư, bà Dương Hà nhắc lại rằng kể từ khi tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bắt đầu tuyệt thực ngày 27/05, bà đã luôn tố cáo, kêu cứu tình trạng nguy hiểm của chồng bà, nhưng đến nay vẫn chưa được cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền nào trả lời.

Luật sư Dương Hà cũng đã bày tỏ sự « thất vọng và bất bình » về bài phóng sự chiếu trên kênh truyền hình ANTV ngày 15/06, cũng như về Ban giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an và đặc biệt là về việc mà bà xem là « sự bao che tội phạm của Bộ Công an ».

Luật sư Dương Hà nhắc lại là bà luôn đề nghị lãnh đạo Bộ Công an và các giám thị trại tù trả lời Đơn tố cáo của ông Cù Huy Hà Vũ, để chồng bà dừng tuyệt thực. Bà Duơng Hà khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ bị béo phì, nên dù sụt ký nhiều do tuyệt thực, nhìn bề ngoài khó nhận biết được. Bà lo ngại là vốn đang bị bệnh tim và huyết áp, ông Cù Huy Hà Vũ khó trụ được lâu và sẽ bị chết oan trong tù.

Trong khi đó, báo chí chính thức của Việt Nam tiếp tục đăng tải các hình ảnh và thông tin nhằm chứng minh rằng ông Cù Huy Hà Vũ không hề tuyệt thực. Sau các kênh truyền hình ANTV và VTV, hôm nay đến lượt tờ Tuổi Trẻ đăng tải một phóng sự với phần phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ mà báo này khẳng định được thực hiện chiều hôm qua, 16/06.
Phóng sự của Tuổi Trẻ mô tả phòng giam ông Vũ « có tivi, quạt máy, giá sách với nhiều loại sách văn học, pháp luật...; có hệ thống vệ sinh khép kín, nước sạch sinh hoạt; có bếp nấu riêng. Trước phòng giam có một sân nhỏ trồng nhiều cây cảnh ».

Theo phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Vũ tuyên bố : “Từ ngày 27/05 đến nay, tôi không ăn suất ăn của trại để phản đối việc cán bộ trại giam số 5 không giải quyết đơn tố cáo của tôi về cán bộ trực trại Lê Văn Chiến nhiều lần mở cửa phòng giam vào buổi sáng một cách đột ngột, để gió lạnh tràn vào, có ý giết chết tôi”.

Tờ Tuổi Trẻ cũng trích lời đại tá Lê Duy Sáu, phó giám thị trại giam số 5, khẳng định, từ ngày ông Vũ không ăn cơm của trại cấp đến nay, gia đình đã đến thăm ông Vũ ba lần, mỗi lần đều mang đồ ăn, đồ uống tiếp tế cho ông.

Thế nhưng, có một câu hỏi mà không thấy phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt ra với tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, đó là, nếu không ăn cơm của trại, thì ông có ăn thức ăn do gia đình tiếp tế hay không, tức là ông có tuyệt thực hoàn toàn, như khẳng định của vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà hay không ?

Mặt khác, đang có nhiều nghi vấn chung quanh các hình ảnh được phát trên đài truyền hình Nhà nước cuối tuần qua, nhất là về thời điểm quay những hình ảnh đó. Theo truyền hình Nhà nước, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ được quay ngày 15/06, nhưng một số nguồn tin cho rằng những hình ảnh này đã được quay từ cách đây một năm rưỡi. Trong phóng sự truyền hình, có một nhân vật được quay từ sau lưng, nói chuyện với bác sĩ trại giam và được giới thiệu là ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng có nghi vấn đây không phải là ông Vũ thật, mà là một người giả mạo. Nói chung, phóng sự nói trên bị nghi là một phóng sự giả tạo và lắp ghép.
Thanh Phương (RFI)

'Cuộc chiến truyền thông' về ông Hà Vũ


Chương trình của An Ninh TV đã dùng một số cảnh quay để chứng minh ông Vũ vẫn mạnh khỏe

Dù bác bỏ tin nói ông Cù Huy Hà Vũ 'tuyệt thực trong trại giam' là 'hoàn toàn sai lệch', Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Son nói công tác 'phản bác' các tin như vậy vẫn cần được làm nhanh hơn.

Báo Việt Nam hôm 17/6/2013 đăng tải lời ông Nguyễn Bắc Son nói với truyền thông bên hành lang Quốc hội rằng vụ việc về cách đưa tin ông Hà Vũ 'bị ngược đãi' hiện đã được giao các cơ quan xem xét để tìm ra nguồn gốc.

Truyền thông Việt Nam từ cuối tuần qua đã liên tục vào cuộc về câu chuyện này trong lúc giới vận động ủng hộ gia đình ông Cù Huy Hà Vũ cũng tiếp tục đưa ra cách nhìn của họ về vụ việc.

Đồng loạt phản bác

Sau khi kênh Truyền hình Công an đưa tin hôm 15/6, đến bản tin thời sự sáng 16/6 của Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV1) cũng trích lời cơ quan công an cho rằng chuyện "việc ông Cù Huy Hà Vũ bị đối xử tệ trong trại giam" ở Thanh Hóa là không có thật.

Kênh VTC cũng đăng tải video clip với nội dung tương tự như VTV về ông Cù Huy Hà Vũ, người bị kết án 7 năm tù hồi tháng 4/2011.

Một tờ báo ở phía Nam, Tuổi Trẻ Online ngày 17/6 cũng có đăng bài phóng sự đặc biệt về chuyến thăm của phóng viên báo này tới nơi giam giữ ông Vũ.

Trang này dẫn lời ông Vũ nói "từ ngày 27/5 đến nay tôi không ăn suất ăn của trại cung cấp hàng ngày. Tôi không ăn suất ăn để phản đối việc cán bộ trại giam số 5 không giải quyết đơn tố cáo của tôi."

Bản tiếng Anh của báo này mang tựa đề 'Meeting Cu Huy Ha Vu in prison' cũng được đăng tải để giới thiệu quan điểm của nhà nước về vụ việc ra bạn đọc nước ngoài.

Báo Thanh Niên bản tiếng Anh cũng đăng bài nói ông Hà Vũ "được đối xử tốt".
Nay Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng:

"Các báo có thể giúp sức cùng truyền hình quốc gia, từ thông tin gốc, mình có thể bình luận thêm để làm rõ, làm người dân hiểu thêm những dụng ý từ bên ngoài."

Ông cũng xác định, "với mạng xã hội, với các trang mạng có nguồn gốc từ Việt Nam thì có thể quản lý, truy nguyên được" nhưng "các mạng xã hội có nguồn gốc từ nước ngoài hiện hoạt động rất nhiều vẫn rất khó và là thách thức" với chính quyền.

Cùng thời gian, bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ công bố thư 'kêu cứu' sau chương trình truyền hình của ngành công an về chồng bà hôm 16/6.
"Còn đối với mạng xã hội ở nước ngoài hiện nay là điều rất khó và thách thức với không chỉ với riêng Việt Nam bởi chế tài, luật pháp trong nước mình chưa có"
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son
Lá thư được đăng tải trên các trang mạng của bà Hà sáng ngày 17/6, trong đó phản đối điều mà bà Hà gọi là "vi phạm pháp luật của Giám thị trại giam số 5 Lường Văn Tuyến đối với ông Vũ."

Bà Hà cũng nói bà "hoàn toàn thất vọng và bất bình" với phóng sự của kênh truyền hình thuộc ngành công an.

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với BBC qua điện thoại hôm 16/6, bà Hà đã khẳng định là ông Vũ không hề ăn bất cứ gì trong hơn 20 ngày qua.

Một số trang mạng xã hội của giới vận động dân chủ ở Việt Nam vẫn tiếp tục hỗ trợ bà Dương Hà và đăng cả các ý kiến lên án việc quay phim ông ở trần trong tù để lấy tư liệu.

Các trang này cũng đăng kiến nghị mới nhất, hôm 17/6 của luật sư Trần Vũ Hải đề nghị Bộ trưởng Công an Việt Nam xem xét vụ việc.

Về chuyện ông Hà Vũ 'tuyệt thực', ông Trần Vũ Hải viết rằng "Hình ảnh về đồ ăn gia đình của ông Vũ (đăng trên báo Tuổi trẻ online ngày 16/6/2013) cho thấy những đồ ăn, sữa vẫn được giữ nguyên bao bì, hộp, có nghĩa chưa được sử dụng".
Ông Trần Vũ Hải là luật sư nhận trợ giúp pháp lý cho gia đình ông bà Dương Hà và Cù Huy Hà Vũ.

Tên ông Cù Huy Hà Vũ được nhắc đến hai lần trong báo cáo 2012 của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, theo phần đăng tải lại trên trang của Liên Hiệp Quốc.
(BBC)

Vũ Thị Phương Anh - Suy nghĩ của tôi về clip của VTV vạch mặt CHHV

Cứ cho rằng clip ấy là đúng. Thì CHHV cũng chỉ là một người tù đang đưa ra yêu sách của mình, và giả dụ nếu ông và gia đình có làm những trò có ít nhiều "ma mãnh", thổi phồng thì tuy cũng đáng trách nhưng cũng chỉ đáng trách ít thôi. Cái hại lớn nhất của ông Vũ (nếu quả là ông nói dối) là ông mất đi hình ảnh một anh hùng trước mắt những người hâm mộ. Và như thế đã là quá đủ.
Còn nhà nước. vốn đang nắm mọi nguồn lực và quyền lực và được cho là đại diện cho công lý, thì phải ứng xử đúng tầm người cầm cân nảy mực, chứ sao lại quanh co và cố tình bôi nhọ người tù như thế này. Như thế chẳng khác nào ra đòn dưới thắt lưng với kẻ vốn đã nằm trong rọ của mình.
Nếu nhà nước thực sự chính danh, thì hãy trả lời thẳng thắn vào từng luận điểm của CHHV để dư luận được biết. Chứ hiện nay thì tôi thấy NN đang làm theo kiểu: "Tao đúng hay sai thì chúng mày không cần biết, còn cái thằng CHHV kia thì đúng là một thằng chẳng ra gì, chúng mày hãy khinh ghét nó. Nó còn to béo hơn cả cai tù cơ mà, tuyệt thực thì nhằm nhò gì, chết làm sao được!. Và người nhà tiếp tế nhiều thế kia cơ mà, muốn ăn có khó gì vv, không chết đâu mà lo!"
Làm như thế không hơn gì các bà chửi lộn nhau ngoài chợ, và kích động tâm lý thù ghét đối với cá nhân CHHV, hòng làm lạc hướng dư luận, và làm cho mọi người quên đi những điều mà CHHV đang phản đối bằng việc tuyệt thực.
Nghĩ kỹ lại thì lợi bất cập hại. Không khéo clip vạch mặt CHHV lại đang vạch mặt chính bản chất của chế độ đấy!
Vũ Thị Phương Anh
(Quê choa)

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Cù Huy Hà Vũ

"Bộ đang cho các cơ quan xem xét rồi để tìm ra nguồn gốc từ đâu, xuất xứ từ đâu" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết liên quan đến nguồn gốc phát tán thông tin bịa đặt rằng phạm nhân Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực.
Hôm nay (17.6), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội xung quanh vụ việc một số trang mạng xã hội đưa thông tin phạm nhân Cù Huy Hà Vũ sắp chết do tuyệt thực phản đối.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết: "Internet là bản chất sự phát triển tiến bộ, là kho kiến thức của loài người nhưng nhiều người lợi dụng nó để tuyên truyền những hành động, hành vi xấu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thậm chí lợi dụng nó để tuyên truyền chống phá.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tại Quốc hội.
Vấn đề quan trọng là người sử dụng internet phải có ý thức tự bảo vệ mình, ý thức để làm sao phân biệt rõ đúng sai. Những cái tốt của internet thì mình phát triển nhưng cũng biết những cái sai để mà tránh, để chống lại những hành vi tiêu cực".
Liên quan đến một số trang mạng xã hội đưa thông tin về phạm nhân Cù Huy Hà Vũ sắp chết vì tuyệt thực phản đối, dư luận cho rằng phóng sự của VTV rất thuyết phục, nhưng nếu chỉ qua kênh của Đài Truyền hình quốc gia, theo Bộ trưởng liệu có một hướng suy nghĩ, suy luận khác không?
- Truyền hình quốc gia là chính thống rồi. Các báo khác có quyền nói lại chuyện này nhưng phải phân tích lại từ sự kiện để người dân thấy rằng sự thật thực sự không phải như các thế lực thù địch đã dựng lên. “Một sự bất tín vạn sự bất tin” và như vậy là anh đã đưa thông tin sai.
Vậy, các báo khác có thể có đề xuất thể được tiếp cận nguồn tin và khai thác như VTV để phân tích cho người dân hiểu rõ hơn về sự thật trên?
- Trong Luật Báo chí quy định rồi. Các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin cho báo chí hoạt động. Mà thông tin đó chúng ta biết rồi được đưa một cách rất cụ thể, từ thông tin rất chính thống như thế mình có thể bình luận để người dân người ta hiểu thêm nữa. Các phương tiện thông tin truyền thông của chúng ta, kể cả báo hình, báo tiếng, báo giấy, báo điện tử, có thể đưa thông tin này ra bình luận.
Đặc biệt chúng ta phân tích cho người dân thấy rõ hoàn toàn sự thật là như thế nhưng họ lại dựng lên một câu chuyện ngược lại hoàn toàn. Họ đưa là tuyệt thực mấy tuần, rồi sức khỏe đang yếu... Rõ ràng qua đó người dân có quyền nghi ngờ tất cả những gì trước kia một số báo thường xuyên chống phá đất nước chúng ta đăng tải.
Đối với những người dựng lên những thông tin như vậy, tới đây Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ứng xử như thế nào, thưa Bộ trưởng?
- Chắc chắn, Bộ đang cho các cơ quan xem xét rồi để tìm ra nguồn gốc từ đâu, xuất xứ từ đâu. Nếu nguồn gốc là vô tình anh lấy những thông tin trên mạng xuống cũng không được bởi báo chí đã đưa lên mạng của mình, đưa tin của mình là phải kiểm chứng theo đúng quy định.
Vậy còn đối với những mạng xã hội, thưa Bộ trưởng?
- Mạng xã hội nếu là của Việt Nam, chắc chắn các cơ quan sẽ tìm ra được. Còn với mạng xã hội ở nước ngoài, hiện nay có nhiều khó khăn và thách thức với không chỉ với riêng Việt Nam bởi chế tài, luật pháp trong nước mình chưa có.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Đức Hiếu (ghi)
(Dân Việt)

Truyền thông nhà nước và cuộc tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ

Đại tá Lê Duy Sáu, phó giám thị trại giam Số 5 của Bộ Công An tại Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ông này cho rằng trại không hề ngược đãi tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ
Đại tá Lê Duy Sáu, phó giám thị trại giam Số 5 của Bộ Công An tại Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ông này cho rằng trại không hề ngược đãi tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ
Truyền thông trong nước bắt đầu từ ngày 16 tháng 6, tức ngày tuyệt thực thứ 21 của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ trong tù, bắt đầu đưa thông tin về sự việc đó.
Tuy nhiên gia đình ông Cù Huy Hà Vũ và những người quan tâm cho rằng những thông tin trên truyền thông Nhà nước Việt Nam liên quan việc tuyệt thực đó có nhiều khuất tất và không đúng sự thật.
Báo nhà nước đưa tin
Mạng VNExpress hôm 16 tháng 6 đăng bài phỏng vấn ông đại tá Lê Duy Sáu, phó giám thị trại giam Số 5 của Bộ Công An tại Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ông này cho rằng trại không hề ngược đãi tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, và người tù này theo ông Lê Duy Sáu bị ‘hoang tưởng’.
Sang ngày 17 tháng 6, tờ Tuổi Trẻ cũng có bài ‘Gặp ông Cù Huy Hà Vũ trong tù’ cho biết phóng viên của báo này được vào trại để gặp ông hôm 16 tháng 6. Phóng viên Hà Đông của bài báo viết rằng ông Cù Huy Hà Vũ đồng ý tiếp phóng viên ngay tại phòng giam. Cán bộ trại giam đứng bên ngoài khi hai bên nói chuyện.
Theo nội dung của bài báo thì tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vẫn khỏe mạnh, béo tốt, lanh lợi. Bài báo thuật lại lời của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ là từ ngày 27 tháng 5 không ăn suất ăn của trại cung cấp hằng ngày. Mục đích của việc làm đó để phản đối việc cán bộ trại giam không giải quyết đơn tố cáo của ông.
Phản ứng của gia đình
Trong ngày 17 tháng 6, bà Nguyễn thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ lại có thư kêu cứu khẩn cấp thứ hai gửi đến cho các vị lãnh đạo Nhà Nước có lương tri, các nhân sĩ trí thức, tín đồ tôn giáo, mọi tầng lớp nhân dân yêu chuộng sự thật-công lý- hòa bình, và các tổ chức trong và ngoài nước.
Thư trình bày lại sự việc của ông Cù Huy Hà Vũ và kêu cứu mọi người cứu ông ta vì nếu chậm trễ có thể chết oan trong tù.
Vào chiều ngày 17 tháng 6, bà Dương Hà là vợ và cũng là luật sư cho ông Cù Huy Hà Vũ cho biết ý kiến trước những thông tin mà báo chí nhà nước loan đi về trường hợp ông này:
Trước tiên tôi thấy phóng sự đưa lên phi pháp luật và không có nhân tính; vì chồng tôi tuyệt thực từ ngày 27 đến nay và trong đó người ở cùng họ nói từ hôm 27 đến nay dọn cơm ra họ ăn một mình.
Tôi luôn khẳng định chồng tôi rất mệt và suy kiệt về sức khỏe; chứ tôi không nói chồng tôi bị liệt hay quá gầy gò.
Vì chồng tôi theo như anh ấy nói từ lâu rồi là anh ấy 90 kg, mà có giảm mươi cân cũng không thể nói ông ấy gầy giơ xương hay thế nào.
Phản ứng của công luận
Blogger Nguyễn Hữu Vinh đưa ra nhận định về video clip mà ông được xem trên các kênh truyền hình nhà nước cũng như các bản tin trên báo chí chính thống về trường hợp TS Cù Huy Hà Vũ:
Trong những vụ việc như thế này tôi rút kinh nghiệm là những thông tin trên báo chí lề phải đưa ra độ tin cậy rất ít. Lý do chúng tôi đã trải nghiệm nhiều lần những sự việc như vậy.
Người ta nói rằng một lần bất tín thì vạn sự bất tin. Những sự việc như vậy không chỉ một lần mà nhiều lần rồi, nên chúng tôi rất cảnh giác trước những thông tin đó. Chẳng hạn video mà VTV hay Truyền hình An Ninh đưa lên thì một trại giam cẩn mật như thế, mà chúng tôi từng đến, bảo vệ vòng trong vòng ngoài mà phóng viên được vào tận nơi quay phim chụp ảnh…
Theo tôi tại sao họ không lập tức đến phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ Xem thử tại sao ông tuyệt thực, lý do vì sao. Đó là việc làm dễ dàng, nguyên tắc báo chí tôn trọng khách quan, tôn trọng sự thật, mà phóng viên phải nghĩ đến đầu tiên, sao họ không làm?
 Nhưng họ không làm.
Trên mạng có tin nói có sự lắp ghép…Chuyện lắp ghép của những đài truyền hình về những sự kiện chính trị, những sự kiện mà họ không thích, tôi không lạ.
Tại Việt Nam, lâu nay việc thăm gặp tù nhân trong các trại giam thường chỉ có người quan hệ máu huyết trực hệ mới được phép. Đối với việc phóng viên Báo Tuổi Trẻ được vào trại để tiếp xúc tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ được blogger Nguyễn Hữu Vinh nhận định:
Nếu như mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì chuyện công dân vào trại giam là cực kỳ khó khăn, chứ không phải đơn giản như vậy. Nhưng chuyện họ được vào để phục vụ nhiệm vụ và mục đích của họ thì không có gì lạ cả.
Chuyện rất khó ở đây có thể rất dễ đối với người khác. Chuyện đó đối với chúng tôi không hề có thắc mắc; nhưng vấn đề ở chổ anh vào đó làm được cái gì?
Anh hỏi anh Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực! Còn chuyện béo tốt là chuyện cá nhân: có người 80-90 cân tuyệt thực, rồi có người 50 cân tuyệt thực cũng thế…
Thử hỏi những người phụ trách trại giam có làm đúng phát luật chưa? Tôi hỏi họ có làm được điều đó hay không?
Ước vọng
Bà Nguyễn thị Dương Hà cho biết tình thế khá bức bách của bản thân và gia đình trước tình hình của ông Cù Huy Hà Vũ hiện nay trong tù như sau:
Tôi không biết làm cách gì cả. hiện tại tôi đã mời luật sư Trần Vũ Hải- chính là luật sư mà chồng tôi đã mời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh ấy tại tòa sơ thẩm, phúc thẩm và trong trại giam.
Hiện nay tôi đang rất mệt nên phải mời luật sư Hải để cùng bảo vệ cho chồng tôi, cứu mạng chồng tôi khi đang tuyệt thực trong tù, mà họ vẫn cứ ngồi nghiên cứu chuyện này, chuyện khác.
Theo blogger Nguyễn Hữu Vinh thì những người trong và ngoài nước đang hưởng ứng cùng đồng hành tuyệt thực với tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ đang làm công việc là đòi hỏi cho công lý, sự thật và một nhà nước pháp quyền thực sự, hành xử theo luật pháp đã đề ra chứ không phải sử dụng những xảo thuật mà theo ông này chỉ có tác dụng nhất thời đối với những người dân không quan tâm tình hình và đã bị nhồi sọ lâu nay mà thôi.
An Nhiên, thông tín viên RFA, Bangkok
2013-06-17

Luật sư: Nhà nước bóp méo sự thật vụ tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ

Luật sư của nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ đang bị giam cầm bác bỏ thông tin từ nhà chức trách Việt Nam nói rằng thân chủ của ông không hề bị ngược đãi và tuyệt thực trong tù.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang thi hành án 7 năm tù tại trại giam số 5, phân trại 3 (Yên Định, Thanh Hóa) về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi đa đảng-dân chủ tại Việt Nam.
Ông Vũ tuyên bố tuyệt thực từ ngày 27/5 để phản đối giới hữu trách ngược đãi tù nhân, vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền của công dân, theo thông tin từ thân nhân của ông. 
Trước phản ứng của công luận bao gồm lời kêu gọi hành động từ tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân xá Quốc tế cùng hàng loạt các cuộc tuyệt thực của cá nhân và tập thể trong và ngoài nước ủng hộ ông Vũ, giới hữu trách Việt Nam sau 20 ngày im lặng đã lên tiếng phản bác thông tin về vụ tuyệt thực của ông Vũ.
Ngày 16/6, truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin rằng ông Vũ được đối xử tốt và thậm chí là được “ưu đãi” trong trại giam.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS luật Cù Huy Hà Vũ 1 ngày trước khi ông tuyệt thực.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS luật Cù Huy Hà Vũ 1 ngày trước khi ông tuyệt thực.
Chính Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn khẳng định thông tin ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam “được dựng lên hoàn toàn sai lệch.”
Báo Tuổi trẻ đưa ra các hình ảnh về đồ ăn gia đình tiếp tế cho ông Vũ, chúng ta thấy rõ ràng là chưa bóc ra, các đồ ăn vẫn còn nguyên và ông để riêng một khu. Chúng tôi cho rằng việc ông tuyệt thực là có. Cho đến nay, ai cũng xác nhận là ông không ăn đồ ăn của trại giam để phản đối. Và không ai nhìn thấy ông ăn đồ ăn của gia đình tiếp tế. Người tù cùng phòng cũng không nhìn thấy. - Luật sư Trần Vũ Hải.
Đài truyền hình Việt Nam dẫn lời cán bộ trại giam thừa nhận ông Vũ từ chối suất ăn do trại cung cấp kể từ ngày 27/5, nhưng “vẫn uống thuốc, nước đường”. Các bản tin của truyền thông nhà nước đều nói đồ ăn gia đình tiếp tế cho ông Vũ vẫn được mang vào buồng giam, và ông được sử dụng tiền mua đồ ở căng-tin.
Bản tin thời sự lúc 6 giờ ngày 16/06 của VTV1 trích lời một bác sĩ trại giam không nêu tên nói rằng ông Vũ không hề tuyệt thực vì vẫn thường xuyên sử dụng nguồn thực phẩm do gia đình tiếp tế.
Các đoạn phim do truyền thông nhà nước quay ông Vũ trong trại giam cho thấy các góc quay từ xa, hoặc từ sau lưng, chứ không phỏng vấn trực tiếp ông Vũ.
Tối 17/6, VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với đại diện pháp lý của tiến sĩ Hà Vũ để tìm hiểu thực hư vụ việc. Luật sư Trần Vũ Hải cho biết trong cuộc gặp với vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà hôm 16/5, ông Vũ khẳng định có tuyệt thực và sẽ ngưng khi giới hữu trách giải quyết bổ sung đơn tố cáo của ông.
Luật sư Vũ Hải cho hay ông vừa gửi thư lên Bộ Công An phản bác các thông tin của nhà nước và yêu cầu giới hữu trách giải quyết đầy đủ những yêu cầu-khiếu nại hợp pháp của ông Vũ.
Luật sư Trần Vũ Hải: Nguyên nhân ông Vũ tuyệt thực là phản đối việc đơn tố cáo của ông không được giải quyết theo đúng pháp luật. Theo luật thi hành án, trong vòng 2 tháng phải giải quýêt đơn tố cáo, trường hợp phức tạp là 3 tháng. Nhưng đến quá 6 tháng, ông Vũ vẫn không được giải quýêt đơn tố cáo, cho nên 2 tuần trước đó, ông đã cảnh báo sẽ tuyệt thực phản đối. Đây là nguyên nhân chính. Đến 15/6, theo luật sư Hà (vợ ông Vũ) cho biết, họ cũng có giải quyết đơn, nhưng ông Vũ không hài lòng vì một số điều trong đơn của ông không được giải quyết hay đề cập tới. Ông đề nghị họ phải đề cập và giải quyết cho dù có bác bỏ hay không. Rõ ràng việc tuyệt thực của ông ít nhất đã có một kết quả ban đầu là người ta cũng phải tiến hành giải quýêt đơn vào ngày 15/6. Ông Vũ nói khi họ trả lời đúng nội dung thư ông, sẽ sẽ ngừng cuộc tuyệt thực và sẽ thông báo cho bà Hà.
Việc ông (Cù Huy Hà Vũ) béo là sự thật, ông nặng 94 cân. Còn việc ông vẫn minh mẫn sau 20 ngày tuyệt thực thì các nhà nghiên cứu biết rằng người ta có thể tuyệt thực từ 4 đến 10 tuần. Ở Việt Nam đã có trường hợp tuyệt thực 31 ngày...Trường hợp của ông Vũ, may mắn là ông có ý chí và nghị lực cho nên ông vẫn “trông” như khỏe, nhưng thực tế chưa chắc đã như vậy. - Luật sư Trần Vũ Hải.
Về hình ảnh truyền thông Việt Nam đưa lên nói rằng ông Vũ không tuyệt thực. Thứ nhất, ngày 5/6 khi bà Hà thăm gặp ông Vũ, ông khẳng định đã tuyệt thực được 1 tuần. Bà Hà đề nghị ông chấm dứt tuyệt thực, nhưng ông không đồng ý. Bà Hà yêu cầu ông ăn cháo, ông cũng không chấp nhận ăn từ sự chăm sóc của vợ. Thông tin từ báo đài nhà nước cũng cho thấy cán bộ trại giam đều thừa nhận rằng ông Vũ từ chối suất ăn của trại giam. Phạm nhân Dậm bạn tù cùng phòng với ông Vũ trả lời phỏng vấn đài nhà nước cũng không nghe ông ấy nói rằng ông Vũ ăn đồ ăn gia đình tiếp tế. Cho nên, việc cán bộ trại giam nói ông Vũ chỉ không ăn đồ ăn của trại giam mà ăn đồ ăn của gia đình tiếp tế là điều suy diễn. Cách đây 1-2 tuần, vợ ông Vũ đã nói với trung tướng Oánh rằng ông Vũ tuyệt thực, từ chối cả suất ăn từ trại giam và đồ ăn gia đình tiếp tế. Báo Tuổi trẻ hôm nay đưa ra các hình ảnh về đồ ăn gia đình tiếp tế cho ông Vũ, chúng ta thấy rõ ràng là chưa bóc ra, các đồ ăn vẫn còn nguyên và ông để riêng một khu. Chúng tôi cho rằng việc ông tuyệt thực là có. Cho đến nay, ai cũng xác nhận là ông không ăn đồ ăn của trại giam để phản đối. Và không ai nhìn thấy ông ăn đồ ăn của gia đình tiếp tế. Người tù cùng phòng cũng không nhìn thấy. Kể cả người ta (TV nhà nước) quay lén  ông Vũ, nhưng cũng không quay được những hình ảnh cho thấy ông ấy có ăn đồ gia đình gửi vào. Nếu ông Vũ có ăn thật, người phạm nhân cạnh ông Vũ đấy sẽ xác nhận cho. Ở đây, họ suy diễn từ việc ông vẫn còn khỏe mạnh và ông có đồ gia đình gửi vào thì là ông chỉ không ăn đồ của trại giam mà ăn đồ của gia đình. Họ nói thế, nhưng không có dẫn chứng. Việc ông béo là sự thật, ông nặng 94 cân. Còn việc ông vẫn minh mẫn sau 20 ngày tuyệt thực thì các nhà khoa học nghiên cứu biết rằng nếu đúng cách và khoa học, người ta có thể tuyệt thực từ 4 đến 10 tuần. Ở Việt Nam đã có trường hợp tuyệt thực 31 ngày. Người ta cho rằng người tuyệt thực thời gian dài vẫn minh mẫn nếu họ có ý chí, nghị lực. Trường hợp của ông Vũ, may mắn là ông có ý chí và nghị lực cho nên ông vẫn “trông” như khỏe, nhưng thực tế chưa chắc đã như vậy.
Khi phóng viên báo Tuổi Trẻ hỏi ông Vũ: “Ông có tuyệt thực không?”, không hiểu tại sao chỉ có câu trả lời rằng: “Tôi từ chối suất ăn của trại giam.” Sau đó báo lại viết rằng ông khoe vợ ông có gửi đồ ăn đến. Chúng tôi cho rằng bài báo Tuổi Trẻ đã bị cắt xén đoạn trả lời của ông Vũ. Bởi lẽ trước câu hỏi “Có tuyệt thực hay không?” thì phải có câu trả lời là có hay không, chứ không thể có những câu trả lời khác được. Báo Tuổi Trẻ muốn chứng minh rằng ông Vũ không tuyệt thực, lại không đưa ra câu trả lời mà một người bình thường cũng trả lời được nữa là ông Vũ. Chúng tôi thấy rất đáng tiếc là báo chí Việt Nam trong vụ việc này đã không nói lên đầy đủ câu nói của ông Vũ và bà Hà (vợ ông Vũ). Họ bỏ qua thông tin đó. Thông tin đó có đúng hay sai lỗi không phải của ông Vũ và bà Hà, mà chính là từ việc họ không cung cấp thông tin đầy đủ.
Chúng tôi là luật sư, chúng tôi đã đề nghị được vào thăm gặp ông Vũ, mà họ còn không cho chúng tôi vào gặp. Chúng tôi rất ngạc nhiên, tại sao nhà báo lại được gặp? Theo luật, theo thông tư của Bộ Công an, việc thăm gặp phải theo lợi ích của phạm nhân. Luật sư bảo vệ lợi ích cho ông ấy, ông ấy mời chúng tôi đến, người ta còn không cho thăm gặp. Thế thì nhà báo đấy, họ mời đến để làm gì? Nhà báo ở đây là công cụ của chế độ nên đã làm giảm đi sự chân thật, khách quan của báo chí. Báo chí chỉ có phục vụ cho mục đích đã được định sẵn, đấy là điều đáng buồn.
Khi phóng viên báo Tuổi Trẻ hỏi ông Vũ: “Ông có tuyệt thực không?”, không hiểu tại sao chỉ có câu trả lời rằng: “Tôi từ chối suất ăn của trại giam.” Sau đó báo lại viết rằng ông khoe vợ ông có gửi đồ ăn đến. Chúng tôi cho rằng bài báo Tuổi Trẻ đã bị cắt xén đoạn trả lời của ông Vũ. - Luật sư Trần Vũ Hải.
VOA: Truyền thông nhà nước nói nguyên nhân chủ yếu ông Vũ tuyệt thực là vì không được đáp ứng yêu sách đòi gặp vợ 24 giờ, vốn chỉ dành cho các phạm nhân..
Luật sư Trần Vũ Hải: Ông có yêu cầu việc này, nhưng trong một văn bản khác. Ông còn yêu cầu được có 10 tài liệu trong vụ án. Là một nhà nghiên cứu luật, nên ông muốn nghiên cứu 10 tài liệu đó để hoàn thiện đơn khiếu nại lên Giám đốc thẩm. Về “yêu sách” gặp vợ 24 giờ, đây không phải là yêu sách mà là yêu cầu đúng luật. Luật quy định rằng những người chấp hành nội quy trại giam thì được gặp người thân 1 tháng 1 lần theo chế độ 24 tiếng. Ngày 20/2/13, trại giam số 5 trả lời cho vợ ông Vũ rằng ông Vũ không nhận tội nên bị xét cải tạo kém, vì vậy, không được hưởng tiêu chuẩn này. Chúng tôi đã trả lời trong văn bản rằng điều này trại giam số 5 nhầm lẫn. Thông tư 46 của Bộ Công an về vấn đề thăm thân nhân và quy định của luật thi hành án ghi rằng không được hưởng tiêu chuẩn này chỉ khi phạm nhân không chấp hành nội quy thôi, chứ không nói về việc “nhận tội” hay không. Để không cho ông Vũ gặp vợ 24 giờ, phải chứng minh bằng biên bản về việc ông không chấp hành nội quy và có bị xử lý.
VOA: Về nguyên nhân ông Vũ tuyệt thực, truyền thông nhà nước dẫn ra 2 điều: một là do ông phản đối yêu cầu được gặp vợ 24 giờ không được giải quýêt, hai là để phản đối cán bộ phòng giam mở cửa gây gió lùa thẳng vào người ông…
 
Luật sư Trần Vũ Hải: Nguyên do chính là vấn đề giải quyết đơn tố cáo.
VOA: Việt Nam nói những “yêu sách” của ông Vũ “không hợp lý” và mang tính “hoang tưởng” vì quy định mở cửa buồng giam mỗi buổi sáng sớm là quy định chung cho tất cả phạm nhân.
Luật sư Trần Vũ Hải: Nếu nói ông bị “hoang tưởng”, họ phải thả ông ngay. Tôi hơi ngạc nhiên khi người ta làm như vậy.
VOA: Như vậy trong cuộc thăm gặp hôm 15/6 vừa qua, bà Hà vợ ông Vũ có được chính ông Vũ khẳng định cuộc tuyệt thực đó tiếp diễn hay chấm dứt thế nào không?
Luật sư Trần Vũ Hải: Theo lời bà Dương Hà, ông Vũ nói ông sẽ chấm dứt tuyệt thực trong khi họ có bổ sung giải quyết đơn tố cáo của ông và sẽ thông báo điều đó cho bà Hà.
VOA: Ông Vũ nói “sẽ” chấm dứt tuyệt thực. Vậy có biết thời gian của từ “sẽ” đó là khi nào không?
Luật sư Trần Vũ Hải: Điều đó chúng tôi không biết được. Chúng tôi hiện nay có một cái thư đề xuất họ tạo điều kiện để chúng tôi thuyết phục ông Vũ.
VOA: Với tư cách là người bảo vệ pháp lý cho ông Vũ, luật sư dự định sẽ tiếp tục đòi hỏi công lý cho ông Vũ như thế nào?
Luật sư Trần Vũ Hải: Chúng tôi cũng không có cách nào khác. Chúng tôi đã viết thư gửi ông Bộ trưởng (Công an) đề nghị tạo điều kiện để chúng tôi được tiếp xúc với ông Vũ. Chúng tôi chỉ còn cách thế thôi. Tôi hy vọng nếu gặp ông Vũ thì mọi chuyện có thể sẽ sáng lên chăng? Chúng tôi cho rằng một việc không phải là lớn nhưng cuối cùng đã trở thành lớn bởi vì người ta đã không giải quyết một cách thấu đáo.
VOA: Xin chân thành cảm ơn luật sư Vũ Hải đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
(VOA)
 

Truyền thông Việt Nam và những sự quá đà nguy hiểm


Điểm mặt các bài báo trên mạng số người vào đọc các tin bài "đứng đắn" mang tính chính luận so với những thông tin về giới showbiz... sẽ thấy tỉ số nghiêng về bên nào?
Ngày nay, truyền thông là sản phẩm của thế giới văn minh và đã trở thành một quyền năng có sức mạnh, ảnh hưởng không thua gì các loại vũ khí chiến lược, chiến thuật trong thời toàn cầu hóa, công nghệ cao...
Truyền thông Việt Nam cũng ý thức được sự "ưu việt" đó, đã tạo cho mình một phạm vi quyền lực, có ảnh hưởng đến mọi hoạt động từ tầm vi mô- cá nhân, đến tầm vĩ mô- các vấn đề quốc kế dân sinh, an ninh, chính trị, ngoại giao...
Nhưng đôi khi vì những mục đích khác nhau, tính ưu việt của truyền thông đã bị lạm dụng, trở nên vượt mức cho phép theo luật và tính đạo đức, nhân văn của người làm báo.
Có tì có vết?
Có lẽ truyền thông Việt Nam không thời nào như thời này có sự cạnh tranh thông tin quyết liệt, nên có một tin gì dù nhỏ xíu cũng được "thổi" thành sự kiện, và các kênh truyền thông lao vào, sợ chậm chân, sợ thua kém đồng nghiệp. Thậm chí có người còn lấy đó như một cách tăng tiara số báo, câu view  trang mạng, hay là dịp tạo bệ phóng cho tên tuổi phóng viên.
Và khi truyền thông đã đồng lọat để mắt đến, thì lúc này việc phán xét sự việc đúng- sai sẽ không quan trọng. Chỉ cần "moi" được càng nhiều thông tin càng tốt,"thượng vàng, hạ cám", ngóc ngách, xó xỉnh... có gì là lôi ra bằng sạch sành sanh. Chưa kể có nhà báo còn thêm thắt "ít xít ra nhiều", "thêm mắm, dặm muối", dùng lời lẽ "đao to búa lớn", không ai để ý đến cái "hậu" của thông tin sẽ như thế nào.
Điển hình nhất là việc truyền thông đưa tin các vụ án hay nghi án cả về vi phạm luật hình sự lẫn "vi phạm" đạo đức, hay thậm chí chẳng vi phạm gì, nhưng hơi có "tì" có "vết" nhỏ xíu.
Tóa án chưa xử, nhưng qua truyền thông, thì xem như nhân vật liên quan bị "nhúng chàm". Mà thân nhân của nhân vật cũng bị "mổ xẻ" trên truyền thông đến tận cùng. Có người còn bị mang cả gia đình ra đề làm "mồi nhắm" cho đầy trang báo.
Nếu như ai đó để ý khi xem, nghe, đọc truyền thông của nước ngoài, sẽ thấy họ có sự cẩn trọng khi đưa những thông tin thuộc về nhân thân, và nhất là có liên quan đến trẻ vị thành niên.
Khi một kẻ tình nghi vi phạm pháp luật quốc gia bị bắt, chính những người thi hành công vụ đã che chắn thậm chí cho đương sự túi che mặt, tránh những ống kính của truyền thông.
Với họ, khi tòa chưa tuyên án, chưa có tội, và đang là người ở diện tình nghi cần xét hỏi, điều tra, nếu họ không có vi phạm, thì nhân thân họ phải được bảo vệ, kể cả hình ảnh.
Còn với trẻ vị thành niên, nếu có dính đến pháp luật, việc truyền thông chụp ảnh chỉ là những trường hợp đặc biệt với sự cho phép của luật pháp, và một số cơ quan bảo vệ quyền trẻ em. Vì nếu đưa hình ảnh đứa trẻ không theo luật, chính tờ báo hay phóng viên sẽ bị luật pháp quy tội, chưa kể các nhà họat động vì quyền trẻ em của quốc gia hay quốc tế sẽ không tha thứ.
Còn với những trẻ vị thành niên mà cha mẹ vi phạm pháp luật, thì có những vùng cấm của luật, không được xâm phạm, gây ảnh hường đến tâm, sinh lí và tương lai của đứa trẻ. Truyền thông cũng phải tuân theo một cách nghiêm ngặt.
Với ngay cả cách dùng từ để chỉ kẻ bị tình nghi vi phạm pháp luật, truyền thông nước ngòai cũng tránh dùng những từ mang tính nhục mạ hay thiếu tôn trọng kẻ đó. Và ngay cả khi tòa tuyên án, nếu có đưa tin họ vẫn kèm theo trước cái tên là Mr, Mrs, Miss...
Nhưng truyền thông Việt Nam của ta thì có khác. Các ống kính của truyền thông thì tìm mọi cách để có một "cận cảnh" kẻ bị tình nghi đang được cơ quan thi hành pháp luật tạm bắt giữ. Hay đang giải từ nhà- cơ quan vào trại tạm giam, hay đang ngồi chứng kiến cảnh lục soát tư gia, phòng làm việc...
Với trẻ vị thành niên thì hình như không có ranh giới nào gọi là vùng cấm. Có thể thấy hình ảnh những đứa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trên hầu hết các kênh truyền thông mỗi khi có vụ việc nào liên quan đến bọn trẻ, từ ăn cắp vặt, giật đồ, móc túi, đua xe... đến hút chích ma túy, hiếp dâm, giết người....
Nếu sau ít ngày, vài tháng, vài năm những đứa trẻ này được trở về với xã hội, liệu có "di chứng" gì không về tâm lí khi nếu ai đó vô tình hay cố ý đưa ra hình ảnh không mấy đẹp của các em? Mà cái "dư luận" về thành tích bất hảo của một cá nhân trong xã hội Việt Nam ta vẫn còn đầy thiên kiến, rất khó gột rửa.
Không biết có ai nghĩ nếu sau này những đứa trẻ đó lớn lên, được cải tạo giáo dục tốt, làm một người lương thiện hay thậm chí có thể trở thành một công dân thành đạt..., chỉ vì một trang báo xưa có in hình ảnh mình, thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào với họ và cả với con cháu của họ?
Luật pháp quy định có thể xóa bỏ án tích trong một thời gian nhất định sau khi thi hành án, nhưng truyền thông là "giấy trắng, mực đen","bút sa gà chết", là hình ảnh sống động, sự thật 100% , lại được lưu bằng đủ hình thức, thì sao xóa được? Nhất là khi cuối cùng, họ vô tội?
Đây là với trẻ được cho là "chưa ngoan". Còn với trẻ "ngoan" thì sao? Ngay cả với một em bé cũng từ truyền thông phong cho chữ "thần đồng", để rồi cũng chính truyền thông đã không thương tiếc ném "đá" em chỉ vì em quá thông minh, quá giỏi, quá "người lớn", đến cô giáo, rồi mẹ em phải rơi nước mắt xin truyền thông... tha cho em.
Giới làm báo TP.HCM lâu năm, hẳn vẫn con nhớ vụ một sĩ quan cảnh sát cao cấp có nghi vấn phạm pháp, thế rồi truyền thông đua nhau viết về ông ta. Kết quả đứa con gái nhỏ của ông học lớp 11, vừa ngoan vừa giỏi chịu không nổi áp lực, đã tự tử. Hay vụ một sĩ quan cảnh sát chống ma túy bị mua chuộc..., thế là vừa viết về bố, vừa lôi cả con cái đang học trường nào, mấy tuổi.... mà không biết để làm gì.
Những hậu quả tai hại về tâm lý xảy ra với các em bé đó, ai chịu trách nhiệm?
Quảng bá lối sống sai lầm?
Không có tờ báo mạng hay trang tin điện tử nào mà trong ngày không nhắc đến một thông tin gì về giới showbiz Việt hay nước ngoài. Và những thông tin đó phần lớn lại mang sự phô trương của giới showbiz.
Không là những bức ảnh "nghèo" quần áo, thì cũng là những bức ảnh khoe áo quần tiền tỉ. Không là xe hơi hàng chục tỉ thì cũng là người tình "đại gia", bạn trai "thiếu gia", "cậu ấm"... Không là những chuyến du lịch ở các resort bốn, năm sao sang trọng trong nước thì là các kỳ nghỉ đi mua sắm ờ Mỹ, châu Âu... Không là chuyện khoe nữ trang, đồng hồ giá "trên trời" thì là chuyện mất kim cương, nhẫn vàng bạc triệu USD..
Không riêng báo điện tử, báo mạng, điểm mặt các đài truyền hình lớn đều có một chuyên mục kiểu "khám phá nhà các sao" dưới dạng này dạng kia. Nhưng chung quy cũng là sự khoe khoang cái giàu cái sang, cái xa hoa trong ngôi nhà các sao giới showbiz Việt, những ngôi nhà có giá  tiền tỉ VNĐ, hay tiền triệu USD, cùng các thứ nội thất trang trí cao cấp, có khi dát vàng khắp cả nhà.
Không biết khi đăng những thông tin đó, truyền thông có mục đích gì? Khuyến khích giới trẻ hãy trông vào gương của họ đề phấn đấu được bằng như họ? Hay khuyến khích cách sống xa hoa, thậm chí theo mode "chân dài- đại gia" theo quan điểm "không tiền cạp đất mà ăn" của một em chân dài giới showbiz?
Trong báo cáo về tình hình truyền thông Việt Nam nắm 2012, phần khuyết điểm có tổng kết:... "Thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hoá Việt Nam vẫn còn khá phổ biến trên các trang báo mạng và nhiều trang thông tin điện tử. Đặc biệt trên các báo điện tử có quá nhiều hình ảnh phụ nữ hở hang bị dư luận phản ứng gay gắt.
Nhiều thông tin thiếu thẩm mỹ, vô bổ, có lúc còn mang tính săm soi, lại được các phóng viên, các báo khai thác quá nhiều như tin, ảnh về đời tư, những hớ hênh của nghệ sỹ, người mẫu trong và ngoài nước"
Phải chăng truyền thông Việt "núp" chiêu phản ánh những tiêu cực với mục đích giáo dục không để vi phạm sai lầm, hay phản ánh để cảnh tỉnh những ai chưa rơi vào trường hợp đó biết mà tránh...?
Hay đó chỉ là  tấm bình phong che đậy? Mà thực chất là nhiều cơ quan báo chí đang cố tính đưa các hình ảnh đó để mang lại lợi nhuận cho bản thân phóng viên và tờ báo, để câu view, đến bán báo?
Cứ điểm mặt các bài báo trên mạng số người vào đọc các tin bài "đứng đắn" mang tính chính luận so với những thông tin kiểu như "sex", "nude", "hở- tụt", hay những thông tin về các sao showbiz, hoa hậu, người đẹp, các scandal có dính tới họ..., sẽ thấy tỉ số nghiêng về bên nào?
Dĩ nhiên "đứng đắn" thì  số view rất khiêm tốn, trong khi showbiz có khi chỉ vài giờ đã có hàng trăm ngàn view, chưa kể còn được nhân bản chia  sẻ tràn ngập trên mạng.
Đấy là chưa nói đến việc truyền thông cũng thường chạy đua để tung các clip đánh nhau , sinh hoạt tình dục trong học đường, mô tả chi tiết các vụ án giết người, đánh ghen, đâm chém nhau...
Và vô tình hay hữu ý, khong ít tờ báo đã quảng bá cho giới trẻ và cả một bộ phận công chúng độc giả xem- nghe truyền thông Việt bắt chước, a dua theo những gì đã được đưa tin. Quảng bá cho lối sống sai lầm, những mục tiêu sống, lý tưởng sống sai lầm, nhất là với giới trẻ.
Trong thời đại truyền thông nối mạng toàn cầu, thiết nghĩ truyền thông Việt Nam nên có cách ứng xử với thông tin cũng theo sự văn minh của truyền thông thế giới. Và trên nữa, nên có những sàng lọc thông tin một cách nhân văn đúng theo đạo đức người cầm bút , đạo đức nghề báo, để truyền thông như những nhà "chở đạo" đến công chúng độc giả.
Minh Châu
(Tuần VN)

Cánh Cò - Những con số đáng nguyền rủa

Khi Trương Duy Nhất bị bắt, nhiều người khẳng định anh là một thành viên trong các phe phái đang đấu đá với nhau và bị bắt vì phe của anh yếu hơn phe kia.

Phạm Viết Đào bị bắt, người ta lại tiếp tục khẳng định sự chống nhau trong các phe ngày một ác liệt và đến hồi gây cấn.

Có điều không ai xác định được Đào hay Nhất thuộc phe nào. Hai người có cùng phe với nhau hay không. Nếu cùng một phe thì cái ông chủ mà hai anh theo thật hèn, có hai cây viết đầy bản lĩnh như vậy mà không biết bảo vệ để cho kẻ thù tiêu diệt. Thật đáng hổ thẹn.

Nếu hai anh khác phe thì sao? Vậy thì xem như cân bằng lực lượng. Bên tám lạng kẻ nửa cân. Người thua trong cuộc cờ này chính là hai anh, phục vụ cho những kẻ không xứng đáng vì khi hai anh bị bắt, bị dẫn đi như tội phạm nguy hiểm họ im lặng hoàn toàn. Không ai lên tiếng, không ai bênh vực và người ta xem như hai con chốt bị gạt ra khỏi ván cờ chính trị.

Nhưng nếu một mệnh đề khác được đặt ra: Không ai trong hai anh là tôi tớ cho bất cứ thế lực nào. Hai anh thuộc loại làm báo ngang tàng, không khuất phục bọn quan lại đỏ vì hai anh cũng từ cái lò đạo tạo ấy mà ra. Hai anh là "nhà báo đỏ" tự phục hồi tư cách nhà báo của mình thông qua trang blog để từ đó có thể tự do viết, tự do phê phán và quan trọng nhất là tự do vạch mặt chỉ tên những quan lại đang đào tường khoét vách căn nhà Việt Nam.

Cả hai anh cùng giống nhau một điểm: không sợ hãi.

Hai anh cũng có điểm khác nhau rất lớn: Nhất băm vằm cả bộ máy chính phủ vì đã ăn bẩn, phá hoại, khoát lác, ngu ngốc và tác hại dân lành. Nhất không đăng bài của ai. Anh cũng không dông dài, bài nào cũng chỉ vài dòng nhưng ngắn gọn và sắc bén như dao cạo.

Phạm Viết Đào thì khác, anh chọn đăng những bài phản biện đối với cá nhân lãnh đạo còn riêng anh thì chăm chú tới một vấn đề cốt lõi trong toàn bộ hàng trăm bài phỏng vấn, phóng sự, video clip tập trung vào chủ đề cuộc chiến tranh biên giới. Đào bị bắt khi ông Trương Tấn Sang sắp sang Trung Quốc khiến người ta lại một phen liên tưởng tới yếu tố Trung Quốc.

Hai con người cụ thể này vốn có nhiều khác biệt nhưng khi bị bắt thì lại giống nhau ở ba con số: 258.

Hai năm tám. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Câu cú đúng là chỉ có đất nước mình mới có. Quyền tự do dân chủ do hiến pháp quy định, chúng có chương, có hồi có vai ác, vai lành, nhưng người dân không có quyền trao đổi để hoàn thiện nền dân chủ do nhà nước tập trung quản lý. Cái dân chủ mơ hồ và bất định ấy làm sao hại được ai nếu không muốn nói là chỉ tự hại được mình khi nghe theo lời tuyên truyền của nhà nước để thực hiện quyền làm chủ rất bâng quơ và đầy trúc trắc, để rồi sau đó tự đưa tay vào còng với những con số 79, 88, bây giờ là 258.

Những con số làm cho hiến pháp Việt Nam đáng xấu hổ. Những con số bị ghét bỏ và căm thù.

Một con số khác, có thể áp dụng cho một nhà báo khác: 263, cho nhà báo Huy Đức.

Hai sáu ba là tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước.

Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

Nhà báo Huy Đức với tác phẩm "Bên thắng cuộc" nếu bị ghép vào tội danh này thì cũng không làm ai ngạc nhiên, ngoại trừ những con lừa biết đọc chữ.

Trong cuốn sách đồ sộ này hàng ngàn chi tiết có thể xem như bí mật quốc gia mặc dù chúng đã xảy ra hơn ba mươi năm về trước. Huy Đức tìm nó ở đâu và bằng cách nào nhà nước không cần biết. Có điều chắc chắn rằng những tiết lộ của anh là khả tín vì có chứng cứ. Từ những chứng cứ ấy nhà nước dễ dàng khẳng định chúng là tài sản, là bí mật quốc gia vì liên quan đến các nhân vật lịch sử, dính liền tới cuộc chiến tranh thần thánh cũng như những sai lầm mà lãnh đạo đang nổ lực sửa sai.

Tuy nhiên nhà nước có cho phép đâu mà anh dám phát tán những tài liệu tuyệt mật này?

Trên facebook, Huy Đức viết anh đang giã từ nước Mỹ. Anh trở về vì hương thơm của nước mắm và vị ngọt ngào của tô phở quê hương.

Khó ai tin điều này mặc dù đó là tâm sự đắng lòng của một nhà báo tầm cỡ. Huy Đức không chấp nhận ở lại nước Mỹ mặc dù anh biết chắc khi về lại quê nhà là bước vào địa ngục. Nơi đó ngọn lửa căm thù sự thật đang chờ để thiêu rụi một con người, một ý chí.

Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào cũng không ngây thơ gì khi viết trên trang blog của họ những bài viết có thể lật đổ cả một thể chế. Họ biết sẽ bị bắt, sẽ bị cầm tù và có thể chết nếu sức khỏe không đủ để trang trải cái án dành cho họ.

Cả ba người đều ý thức được việc họ làm. Vì vậy những ai còn ngây thơ nghĩ rằng họ đang bị điều gì đó dẫn dắt thì hãy nên xem lại. Ba con người này tuy mỗi người một tố chất, một tính cách và một cuộc đời nhưng trên hết họ là ba nhà báo chân chính.

Họ dám đổi cả sinh mạng cho bài viết, cho tác phẩm. Họ từ chối các đặc ân mà nhà nước ban cho mà đổi lại sẽ trở thành một nhà báo tầm thường, mang chiếc hàm thiếc của những con ngựa thồ lọc cọc chạy trên bảy ngàn tờ báo lớn nhỏ.

Đặc ân mà họ từ chối nhận lãnh là sự ngờ nghệch do chấp nhận tẩy não. Không dị ứng với những con đường một chiều trong truyền thông. Biết cúi đầu trước những ông tổng biên tập có lá gan của một con giun, và gò lưng trước đồng tiền kiếm được từ những bài không đáng mang tên họ.

Mỗi người trong họ có một chỗ dựa để viết.

Phạm Viết Đào dựa vào những bóng ma, những oan hồn bộ đội trong đó có người em trai cật ruột đã hy sinh.

Trương Duy Nhất dựa vào những oan khuất, khốn nạn của dân tình mà viết.

Chỗ dựa của Huy Đức không phải là con người đang sống. Anh dựa vào sự thật lịch sử để viết. Anh tắm gội bộ mặt lịch sử cận đại Việt Nam để trả lại những gì mà nó vốn có.

Tiếc thay, người cộng sản không bao giờ yêu sự thật. Nếu họ yêu và theo đuổi sự thật như họ luôn rêu rao thì Huy Đức sẽ không có cơ hội viết Bên tháng cuộc. Phạm Viết Đào sẽ không có cơ hội đòi hỏi trả lại công đạo cho chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến 1979 và Trương Duy Nhất cũng sẽ trở thành lố bịch khi một mực kêu rêu lãnh đạo là những kẻ không đáng mang thân phận của một con người nói chi là con người có vai có vế.

Cánh Cò
(RFA Blog)

Hà Huy Sơn - Bàn về điều 258 của Bộ luật hình sự hiện hành

Thời gian gần đây đã có một số người bị cơ quan điều tra bắt, khởi tố theo điều 258 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trước đây hai năm, tôi có làm người bào chữa cho một thân chủ ở Cần Thơ đã bị kết án vì điều 258. Nhận thấy điều 258 có một số điểm hạn chế, tôi đã có ý định kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu giải thích điều luật này. Vì trước đó tôi đã có một số kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều luật nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm nên tôi xin bày tỏ ở bài viết này với những người quan tâm.

    Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

    1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Thứ nhất: Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. Nội dung không thể hiểu bằng một cách duy nhất, rõ ràng theo định lượng, mà việc hiểu điều luật này chủ yếu là do cảm tính vì nó không có khuôn khổ giằng buộc.

Thứ hai: Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra.

Thứ ba: Cho đến nay nhiều quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay đã hơn hai mươi năm chưa được luật hóa. Điều đó có nghĩa nhiều quyền tự do dân chủ của công dân chưa có quy định như thế nào là cấm vậy thì làm sao nói là lợi dụng? Trong khi nguyên tắc chung của pháp luật là: “Công dân được làm những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một nhà nước pháp quyền?

Thứ tư: Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thể hiện sự mâu thuẫn. Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258. Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo pháp luật quy định có chức năng giải thích luật phải có văn bản hướng dẫn điều 258.

Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng: Để hiện đại hóa đất nước, vấn đề trước cả văn hóa truyền thống, giáo dục, y tế... là việc xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự. Cần xây dựng một văn hóa pháp luật, tôn trọng chính các nguyên tắc pháp luật chung do chính nhà nước đặt ra.

Hà Nội, ngày 17/06/2013

Hà Huy Sơn
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
 

CT Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc: Xoa dịu quan hệ nhưng không đổi mục tiêu

Hai lãnh đạo từng gặp nhau khi ông Tập thăm VN trong cương vị Phó Chủ tịch nước
Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, sang Trung Quốc tới đây có nhà quan sát nói vấn đề nổi bật là lãnh hải và lập trường 'không thay đổi' về biển đảo của Trung Quốc.
Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ sang thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 19-21 tháng 6 theo lời mời của Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.
"Đây là chuyến đi thăm cấp nhà nước bình thường, tuy nhiên trong bối cảnh quan hệ Việt Trung hiện nay thì nó cũng mang một ý nghĩa nào đó khi các nhà lãnh đạo cao cấp hai nước gặp nhau," ông Dương Danh Dy nói với BBC Việt Ngữ hôm 14/6/2013.
Khi được hỏi cuộc gặp có thể dẫn tới một vài ký kết nào đó nhưng liệu những ký kết này có ý nghĩa gì hay tác động như thế nào tới quan hệ giữa hai nước hay không, ông Dương Danh Dy cho rằng vấn đề khúc mắc cơ bản và lớn nhất giữa hai nước là chuyện lãnh hải, biển đảo.
Ông nói cụ thể là việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và hiện đang nhăm nhe chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Quan điểm của Việt Nam thì đã rõ rồi nhưng theo tôi thì ý đồ của Trung Quốc muốn chiếm 80% các quần đảo là không có gì thay đổi cho nên tất cả những chuyện giải quyết về biên phòng, đi lại thăm viếng nhau chỉ có thể làm dịu bớt căng thẳng, giảm nguy cơ xảy ra xung đột.
"Mấu chốt cuối cùng vẫn là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của hai bên ở Biển Đông. Căn cứ vào thái độ lập trường của Trung Quốc hiện này thì không thể nào giải quyết được và những biện pháp như thăm viếng chỉ có tính cách làm dịu bớt căng thẳng," ông Danh Dy nói.

Hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang khi ông Tập tới thăm Việt Nam trong cương vị Phó Chủ tịch nước
Hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang khi ông Tập tới thăm Việt Nam trong cương vị Phó Chủ tịch nước
'Quan hệ hòa hiếu'

Mới đây, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn hàng năm về an ninh châu Á, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhắc tới các quốc gia có hành động tại khu vực biển đảo có tranh chấp và cũng đặt hy vọng và niềm tin vào hai cường quốc là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Theo ông Danh Dy, chuyến viếng thăm này của Chủ tịch Sang là cơ hội cho cả Việt Nam và Trung Quốc cố gắng không để lộ ra với bên ngoài những bất đồng sâu sắc hay căng thẳng và sẽ đạt được kết quả tốt.
Ông Danh Dy cũng tin rằng Việt Nam và Trung Quốc "đủ sáng suốt, bình tĩnh và kiềm chế để thỏa thuận được với nhau một số vấn đề và để chứng minh cho thế giới rằng hai bên vẫn tiếp tục hòa hiếu nhưng bất đồng then chốt giữa hai nước như hiện nay thì không thể giải quyết trong chuyến viếng thăm này được".
Sau khi lên cầm quyền chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình, đã có những hoạt động ngoại giao đáng kể như tới thăm Nga, một số nước châu Mỹ Latinh và nay sắp đón tiếp đoàn Việt Nam sang thăm, ông Dy nhận định.
"Tất cả những động thái đó là nhằm cho thế giới thấy rằng Trung Quốc cũng muốn tìm cách giải quyết vấn đề bằng thương lượng hòa bình mặc dù trên thực tế vẫn có những động thái căng thẳng với Nhật Bản ở Senkaku/Điếu Ngư và với Philippines ở vùng biển Trường Sa.
"Đây là một thủ đoạn quen dùng của ban lãnh đạo Trung Quốc, luôn luôn lợi dụng mâu thuẫn và dùng mọi cách, dưới nhiều hình thức, với nhiều ý đồ đan xen vào nhau. Nếu chỉ nhìn từng sự kiện riêng rẽ thì sẽ không thấy hết những ẩn ý sâu sa nhất của Trung Quốc. Theo tôi chính sách bành trướng bá quyền nước lớn của Trung Quốc vẫn không thay đổi."
Tuần đầu tháng 6, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ tư, trong đó Việt Nam đề xuất Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước.
Tuy nhiên, đáp lại đề xuất của phía Việt Nam, phía Trung Quốc nói họ 'sẽ nghiên cứu'.
Ông Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước đã mời Chủ tịch Trương Tấn Sang, chứ không trên cương vị Tổng Bí thư và mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có lẽ là do nội dung cuộc họp mà chủ yếu là các vấn đề nhà nước, theo nhà quan sát từ Hà Nội.
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của ông Trương Tấn Sang trên cương vị chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam từ khi ông Tập Cận Bình lên chính thức làm Chủ tịch nước.
(BBC)

Hai lần thề thốt với Bắc Kinh

Hôm nay, TTXVN đăng bản tin Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển, nói về việc Chủ tịch Trương Tấn Sang sắp sang thăm Trung Quốc.

Sau khi  “kê khai một số thành tích” đạt được trong quan hệ Việt Trung trong thời gian qua, bản tin đã tiết lộ rằng trong năm 2012, tổng kim ngạch thương mại Việt Trung đạt 41,18 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 12,4 tỉ USD, nhập gần 28,8 tỉ USD; trong 4 tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 14,3 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 3,9 tỉ USD, nhập hơn 10,4 tỉ USD. Như vậy trong năm 2012, Việt Nam đã phải nhập siêu từ Trung Quốc hơn 16 tỉ USD, và chỉ trong 4 tháng đầu năm 2013, Việt Nam phải nhập siêu từ Trung Quốc 5,5 tỉ USD. Ngược thời gian về một số năm trước, được biết Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc năm 2011 khoảng 13,5 tỉ USD, năm 2010 là 12,7 tỉ USD, năm 2009 là 11,5 tỉ USD.

Những con số nói trên cho thấy sự bất bình đẳng ghê gớm trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc như thế nào. Ấy thế nhưng bản tin rất “sung sướng tự hào” thông báo: “Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỉ USD ưu đãi, tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại”. Thật lạ, 1,6 tỉ USD tín dụng ưu đãi (cho đến nay, không biết từ khi nào) chỉ bằng 1/10 lượng nhập siêu từ Trung Quốc trong một năm 2012, mà sao giọng điệu của bản tin lại có vẻ “mang ơn bạn vàng” đến thế? Sao không kể ra những “nỗi thống khổ” mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng từ phía Trung Quốc như nạn lao động chui ở nhiều nơi, hàng nhập lậu, hàng dởm, hàng nhái, hàng độc hại của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Gần như ngày nào cũng có hàng tấn thực phẩm bao gồm thịt, nội tạng thối, trái cây rau quả độc hại, gà nhập lậu... từ Trung Quốc tràn sang mà đến nay vẫn chưa có cách gì đối phó hiệu quả. Hàng ngày,chúng ta vẫn phải chống chọi với những âm mưu phá hoại kinh tế VN vô cùng thâm hiểm, ác độc như những đợt thu mua lá điều khô, mua rễ tiêu, mua hạt nhãn, râu ngô, móng trâu, ốc bươu vàng, khoai lang… Nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đang bị điêu đứng bởi hàng hóa Trung Quốc tràn ngập…

Đó là nói về kinh tế.

Nhưng bản tin này lại là một bản tin chính trị. Điều đáng kinh hãi là trong bản tin có một đoạn nói về chuyến đi thăm Trung Quốc sắp đến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng và Nhà nước Trung Quốc”.

Sao lại như thế nhỉ? Để khẳng định chính sách nhất quán của ta thì đâu có nhất thiết Chủ tịch nước phải sang Trung Quốc mới khẳng định được? Quan hệ giữa hai nước phải thực sự là quan hệ bình đẳng như báo đài vẫn thường hay nói, thế thì hà cớ gì tôi phải sang nhà anh để khẳng định sự nhất quán trong chính sách của tôi đối với anh? Nghe nó yếm thế vô cùng, chưa gì đã thể hiện thái độ thần phục không thể chấp nhận đối với kẻ láng giềng phương Bắc.

Dường như điều này là do TTXVN tự viết ra, như ngầm thể hiện một lời hứa, một lời thề thốt của ai đó với Bắc Kinh. Và Chủ tịch nước đọc thấy câu này của TTXVN chắc cũng cảm thấy buồn.
Nhưng vẫn chưa hết. Gần cuối bản tin, TTXVN còn viết lại nguyên xi câu “thề thốt với Bắc Kinh” một lần nữa, sừng sững, chắc nịch:

“Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng và Nhà nước Trung Quốc”.
  Không rõ điều này là nhằm nhắc lại, nhấn mạnh hay là để chính quyền Bắc Kinh nhìn thấy và tin ở sự chân thành trong câu thế thốt kia?

Chưa bao giờ trong một bản tin lại có hai câu giống hệt nhau một cách quái dị cả về nội dung lẫn hình thức như thế.

Và thật khó để có thể nghĩ rằng đây chỉ đơn thuần là lỗi copy – paste hoặc là lỗi của “cậu đánh máy".
Đích thị đây là một “thông điệp mờ ám”? 
Mời bà con đọc kỹ bản tin dưới đây thì sẽ rõ:
Tiếp tục đưa quan  hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển
(TTXVN)
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 19-21/6.
Ðây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc và cũng là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Trung Quốc của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau khi Trung Quốc có Ban lãnh đạo mới.
Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Ðảng và Nhà nước Trung Quốc.
Là hai nước láng giềng kề cận, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Ðến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở Trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 200 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Trong năm 2012 và từ đầu năm 2013 tới nay, các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp tiếp tục được duy trì. Đặc biệt là ngày 21/3/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đã có cuộc điện đàm trao đổi về quan hệ hai nước qua đường dây nóng giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh, hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Ðảng. Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được đẩy mạnh và tiếp tục triển khai hiệu quả các văn bản thỏa thuận hợp tác.
Các địa phương hai bên cũng tăng cường quan hệ với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm, tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư…
Giao lưu giữa nhân dân và thế hệ trẻ hai nước được tăng cường. Hai bên đã tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt Nam-Trung Quốc tại Quảng Tây (8/2010), Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới Việt-Trung (11/2010), Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc lần thứ nhất (12/2010), Diễn đàn nhân dân Việt-Trung lần thứ 4 tại Trung Quốc (9/2012), Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt- Trung lần thứ 13 (8/2012).
Về quan hệ kinh tế, thương mại, từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2012, tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 41,18 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 12,4 tỷ USD, nhập gần 28,8 tỷ USD. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã và đang có những chuyển biến tích cực nhất định.
Từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đang có xu hướng tăng dần (trên 30% trong khi trước đây chỉ 10%), vượt qua cả nhóm hàng truyền thống là nông, lâm, thủy sản. Tuy vậy, trong năm 2012, các mặt hàng nông sản có ưu thế, đặc biệt là xuất khẩu gạo tăng đột biến, gấp gần 3 lần, đạt 898 triệu USD. Kim ngạch thương mại song phương 4 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 14,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 3,9 tỷ USD, nhập hơn 10,4 tỷ USD.
Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính đến hết tháng 3/2013, Trung Quốc có 899 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký hơn 4,7 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 13/94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi, tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại.
Nhiều năm qua, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh. Hiện có gần 13.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc và khoảng hơn 3.500 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các ngành ngôn ngữ (học tiếng Việt), du lịch và kinh doanh.
Hàng năm, hai bên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa, thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Về hợp tác du lịch, Trung Quốc là thị trường nguồn du lịch của Việt Nam . Năm 2012, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2011 và hàng năm có khoảng 1 triệu du khách Việt Nam thăm Trung Quốc.
Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Ðảng và Nhà nước Trung Quốc.
Hai bên duy trì đà phát triển quan hệ, nhất là các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao với trọng tâm là tăng cường sự tin cậy giữa hai Đảng, hai Nhà nước, đưa quan hệ hai bên có bước phát triển thực chất theo khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là về hợp tác kinh tế-thương mại./.

Tâm Sự Y Giáo
(Blog TSYG)

Quân đội VN 'xử lý an ninh chính trị'

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa chỉ đạo cho Quân đội phải nâng cao năng lực điều hành và chỉ huy nhằm “xử lý các tình huống về an ninh chính trị ở các địa phương đồng bộ và có hiệu quả hơn”.
Lãnh đạo ngành tuyên giáo của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đã phát biểu như vậy trong bối cảnh các địa phương tại Việt Nam tiếp tục bắt giữ những người viết bài phê phán chính quyền trên mạng Internet.
Sau các vụ bắt ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng và Phạm Viết Đào ở Hà Nội, nhà chức trách tại Long An vừa bắt thêm ông Đinh Nhật Uy, thu hút sự chú ý của Bấm báo chí nước ngoài.
Dù các vụ bắt người này do công an thực hiện, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu ra nhiệm vụ ngày càng quan trọng hơn cho Quân đội phải giúp Đảng Cộng sản đảm bảo an ninh nội bộ.
Phát biểu tại lễ khai giảng Bấm lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tại Học viện Quốc phòng hôm 17/6/2013, ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nói về mục tiêu xây dựng “nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân”.
Công tác này được triển khai từ cấp bộ ngành xuống các địa phương.
Quân đội Việt Nam tăng cường giáo dục quốc phòng toàn dân
Đặc biệt, hai lực lượng quân đội và công an có nhiệm vụ “xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh ở các địa phương”, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong một số vụ việc tại địa phương như ở Tiên Lãng, Hải Phòng hồi đầu năm 2012, quân đội đã được điều động vào để hỗ trợ cho công tác cưỡng chế đất đai của công an và cán bộ địa phương.
Mục tiêu bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng hội nhập quốc tế cũng được ông Đinh Thế Huynh nêu ra với các sỹ quan tham dự khóa huấn luyện, theo báo Quân đội Nhân dân.
Hồi đầu năm nay, truyền thông Việt Nam cho hay hàng trăm bộ đội thuộc Quân khu 7 sẽ được huy động tham gia trấn áp tội phạm ở TP Hồ Chí Minh.
Chừng 300 bộ đội chính quy thuộc đại đội trinh sát của TP Hồ Chí Minh, tiểu đoàn 31 và trung đoàn Gia Định sẽ tham gia tuần tra và xử lý các vụ "có tính chất manh động, tội phạm có vũ khí nóng, hoặc có liên quan đến quân đội".
Trong đợt tổng kết ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa qua, truyền thông nhà nước Việt Nam nhấn mạnh lại rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Nhà chức trách cũng nêu ra cuộc vận động nhằm “làm thất bại âm mưu ‘phi chính trị hóa’ với Quân đội như báo chí trong nước tường thuật.
Sỹ quan Việt Nam và Trung Quốc trong một đoàn ngoại giao thị sát khu tranh chấp Thái Lan -Campuchia ở đền Preah Vihear
Hợp tác đa dạng
Gần đây, hợp tác quốc tế của Quân đội Việt Nam mở rộng ra nhiều hướng, từ giao lưu quốc phòng, hải quân với các nước Phương Tây và Ấn Độ cho tới học kinh nghiệm chống bạo động từ Bắc Hàn, và huấn luyện chính trị từ Trung Quốc.
Hồi đầu tháng, Tổng cục Chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã cử một đoàn cán bộ chính trị cao cấp sang học tập tại Học viện Chính trị Tây An, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Báo chí Việt Nam tường thuật lại buổi lễ giao nhiệm vụ cho 22 tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp sang Tây An học hôm 5/6 vừa qua có nói chỉ tính riêng theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương từ 2009 đến nay, đây là đoàn cán bộ quân đội thứ 6 được cử sang tập huấn, học tập tại Trung Quốc.
Về ngành công an, hồi tháng 3 năm nay, Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động Việt Nam vừa bế mạc khóa tập huấn với 100 cảnh sát đặc nhiệm được các chuyên gia Bắc Triều Tiên đào tạo theo chương trình hợp tác kéo dài 4 tháng tại thành phố Hồ Chí Minh.
(BBC)

Việt Nam 'bồi dưỡng' để quân đội đàn áp đối lập

Sĩ quan quân đội đang được “bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” để “xử lý các tình huống về an ninh chính trị ở các địa phương đồng bộ và có hiệu quả hơn”.
Tờ Quân đội Nhân dân cho biết, Học viện Quốc phòng vừa tổ chức khai giảng “Lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” thứ 49. Đối tượng tham dự lớp này là những “cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang”.
Theo tờ báo này, mục tiêu của “Lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” là gắn “quốc phòng” với “an ninh” để “đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”, nhằm “thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”.
Thiết giáp của quân đội Việt Nam diễu hành qua nhà thờ xã Đoài khi hàng ngàn giáo dân Giáo phận Vinh đổ về để cầu nguyện cho giáo dân Giáo họ Con Cuông. (Hình: Internet)
Tại lễ khai giảng, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng, những “Lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” đã hỗ trợ đáng kể cho việc “xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh”, qua đó “góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”.
Khác với nhiều quốc gia, chính quyền Việt Nam muốn đặt quân đội dưới quyền kiểm soát và điều hành của Đảng CSVN. Thậm chí còn muốn hiến định, quân đội phải trung thành với Đảng CSVN và phải bảo vệ tổ chức chính trị này. Nhiều người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên Đảng CSVN đã chỉ trích kịch liệt ý định đó khi thấy chúng xuất hiện trong dự thảo Hiến pháp mới.
Từ khi sự phản kháng trong dân chúng lan rộng và ngày một tăng về mức độ, chính quyền Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để biến công an và quân đội thành công cụ bảo vệ Đảng CSVN. Trong khi lãnh đạo Công an Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền theo hướng “Còn Đảng, còn mình” thì quân đội mở rộng “giáo dục nhận thức”, gắn “quốc phòng” với “an ninh chính trị”.  
Trong thực tế, quân đội Việt Nam đã tham gia “xử lý các tình huống về an ninh chính trị ở các địa phương”. Chẳng hạn, hồi tháng 7 năm ngoái, quân đội đã điều động hàng chục xe thiết giáp diễu hành ngang Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, khi hàng ngàn giáo dân Giáo phận Vinh đổ về nhà thờ Xã Đoài ở Nghệ An, để cầu nguyện cho những giáo dân thuộc Giáo họ Con Cuông bị Công an Việt Nam đàn áp.
Thông tin về việc tổ chức các “Lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” giúp người ta hiểu hơn tại sao trong bối cảnh như hiện nay, quân đội Việt Nam lại cử các sĩ quan cao cấp sang Trung Quốc tu nghiệp.
Hồi đầu tháng này, tờ Quân đội Nhân dân loan báo, Việt Nam mới cử 22 sĩ quan quân đội cao cấp đến “tập huấn tại Trung Quốc”. Theo tờ báo này, đó là “22 cán bộ chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị tại các đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân, được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và là nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ tới”.
Trước khi nhóm này lên đường, viên tướng là Cục trưởng Cục Cán bộ của Tổng cục Chính trị thuộc Quân đội Việt Nam, dặn dò: “Các cán bộ được cử đi học đợt này cần phải nghiên cứu sâu lý luận, tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn của bạn để về nước vận dụng một cách sáng tạo, khoa học vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình”.
Panel được dựng phía trước trụ sở Bộ Công an Việt Nam tại Hà Nội. Từ khi phản kháng gia tăng, Công an Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền theo hướng “Còn Đảng còn mình”. (Hình: Internet)
Cho đến nay, Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa vẫn chưa gột sạch tiếng nhơ khi tuân lệnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đàn áp những người biểu tình đòi tự do, dân chủ một cách ôn hòa ở quảng trường Thiên An Môn, hồi tháng 6 năm 1989. Cuộc thảm sát do Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa thực hiện vào thời điểm đó đã khiến từ 4,000 đến 8,000 người thiệt mạng và từ 7,000 đến 10,000 người bị thương.
Ngoài tờ Quân đội Nhân dân, khi đưa tin Việt Nam cử 22 sĩ quan quân đội cao cấp đến “tập huấn tại Trung Quốc” hồi đầu tháng này, một vài tờ báo của chính quyền Việt Nam còn cho biết thêm là từ năm 2009 đến nay, quân đội Việt Nam đã cử tổng cộng sáu đoàn sĩ quan quân đội sang Trung Quốc “tập huấn”, theo một chương trình có tên là “Đề án 165”.
  
Không riêng quân đội, Công an Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chuyện “tập huấn” về đàn áp. Theo báo chí Việt Nam, hồi tháng 3 năm nay, các chuyên gia từ Bắc Hàn – quốc gia được xem là khắc nghiệt nhất trên thế giới – đã đến Sài Gòn để “tập huấn” cho 100 “cảnh sát đặc nhiệm” thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Tại Việt Nam, Cảnh sát cơ động là lực lượng chuyên trấn áp, giải tán biểu tình.
(Người Việt)
 

Hồ Anh Hải - Huyền thoại giáo dục Phần Lan

Giáo dục Phần Lan bắt đầu được dư luận quốc tế quan tâm từ sau khi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD tổ chức các kỳ thi PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment). Thành công xuất sắc của học sinh Phần Lan trong các kỳ thi này đã làm cả thế giới ngạc nhiên.
PISA là bài kiểm tra kiến thức của các trẻ em 15 tuổi, thực hiện 3 năm một kỳ tại hơn 40 địa điểm cho gần nửa triệu HS trên toàn cầu. PISA mới tiến hành được 4 kỳ (2000-2003-2006-2009) thì Phần Lan giành được vị trí thứ nhất trong 3 kỳ đầu. Tại PISA 2009 họ đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học.
Sau một thời gian say sưa tranh cãi về cuốn Chiến ca của Mẹ Hổ, cuối cùng phương pháp giáo dục của Phần Lan lại đang trở thành một chủ đề nóng ở Mỹ sau khi nước này chiếu bộ phim tài liệu Chờ đợi Siêu nhân [1], vạch ra các vấn đề tồn tại của giáo dục công lập Mỹ, có so sánh với Phần Lan. Báo The Economist của Anh Quốc còn kiến nghị các nhà lãnh đạo châu Âu tạm ngừng công việc để đến Phần Lan dự các giờ học cấp phổ thông, tìm hiểu xem vì sao học sinh nước này giỏi thế. Người Trung Quốc càng hết lời ca ngợi giáo dục Phần Lan. Một bà mẹ đem hai con sang Phần Lan sống mười mấy năm, tự mình trải nghiệm thực tế giáo dục từ vườn trẻ đến đại học của xứ này, sau đó nhận xét: So với Phần Lan thì giáo dục Trung Quốc chỉ là một bãi rác lớn. Cần nhấn mạnh: người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh, kể cả PISA, họ không bao giờ mở các lớp chuyên để đào tạo “gà nòi” đi thi PISA như ở một số nước khác. GS Pasi Sahlberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan (National Centre for International Mobility and Cooperation, CIMO) nói: “Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi nhắm tới”.Chính người Phần Lan cũng không hiểu tại sao HS họ lại chiếm vị trí hàng đầu trong các kỳ kiểm tra PISA, bởi lẽ họ đâu có quan tâm gì tới việc xếp hạng. Nhưng khi các đoàn cán bộ giáo dục từ khắp thế giới kéo đến Phần Lan tìm hiểu kinh nghiệm dạy và học của xứ này thì họ mới để ý tới chuyện ấy. Ngành du lịch Phần Lan cũng khởi sắc nhờ thành tích của ngành giáo dục.
Triết lý giáo dục đúng đắn
Giáo dục Phần Lan vận hành theo một triết lý (tư tưởng) giáo dục độc đáo, thể hiện ở quan điểm đối với học sinh và giáo viên: hai chủ thể quan trọng nhất này của nhà trường phải được quan tâm và tôn trọng hết mức.
Sự ưu ái HS thể hiện ở chỗ ngành giáo dục phải làm cho nhà trường trở thành thiên đường của trẻ em! Muốn thế người Phần Lan đã hủy bỏ mọi chuyện khiến lũ trẻ đau đầu nhức óc như cạnh tranh (hoặc dưới mỹ từ “thi đua”), xếp hạng giỏi kém trong học tập và các kỳ sát hạch thi cử. Ở cấp tiểu học hoàn toàn không có kiểm tra kiến thức. Nhiệm vụ của giáo viên là làm cho HS hào hứng học tập, say mê hiểu biết, quan tâm tập thể và xã hội. Tóm lại, HS không phải chịu bất cứ một sức ép nào trong học tập.
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/haanh/2013_05_16/Phan_Lan.jpg
GS Sahlberg nói: “Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời HS chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, HS cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo HS sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội đầy cạnh tranh”.
Luật pháp Phần Lan quy định không được dùng cách xếp hạng hoặc cho điểm để đánh giá các HS trước lớp 6. Khi các thầy cô muốn bình xét năng lực và biểu hiện của HS nào đó thì họ phải dùng văn bản ghi lại sự đánh giá, có thuyết minh cặn kẽ, chứ không được đơn giản dùng điểm số hoặc thứ bậc xếp hạng để bình xét. Bởi lẽ mỗi HS đều có sở trường của riêng mình, giáo viên chỉ có thể thông qua nhiều hình thức hoạt động để tìm hiểu HS và khai thác phát huy tiềm năng của các em.
Có người cho rằng trong môi trường không có so sánh, không có cạnh tranh, không có sát hạch thi cử thì HS sẽ không có động lực để học tập. Thực ra HS Phần Lan vẫn có thi đại học, kỳ thi duy nhất sau 12 năm học, cạnh tranh cũng rất quyết liệt, nhưng khi ấy HS đã trưởng thành. Người ta cố gắng không để HS cạnh tranh với nhau quá sớm. Các nhà trường ở châu Á cạnh tranh với nhau rất gay gắt, đó là do giáo viên, phụ huynh, HS và mọi người luôn so bì lẫn nhau. Người Phần Lan không làm như vậy, họ trau dồi cho HS tinh thần Hợp tác quan trọng hơn cạnh tranh, nhấn mạnh ở cấp mẫu giáo và trung tiểu học lại càng cần tạo ra bầu không khí không có cạnh tranh. Đây là một ưu điểm của chế độ giáo dục Phần Lan.
Một nhà tâm lý học từng nói: “Hôm nay HS biết hợp tác với nhau thì ngày mai họ sẽ có năng lực cạnh tranh”. Muốn giỏi cạnh tranh thì trước hết phải biết mình, rồi tìm hiểu người khác. Biết mình để tự tin. Biết người, tức biết đối phương, là để hiểu được ưu điểm của họ; điều ấy thực hiện được trong quá trình hợp tác với họ, qua đó sẽ có được năng lực cạnh tranh. Trau dồi năng lực sáng tạo trong môi trường chan hòa tình người thì tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, vì khi ấy người ta không muốn chia sẻ kinh nghiệm cho người khác, và cũng không muốn mạo hiểm, như vậy sao có thể có được sức sáng tạo. Vì thế người Phần Lan chủ trương HS học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau thành công của mình.
Người Phần Lan trau dồi cho học sinh tinh thần Hợp tác quan trọng hơn cạnh tranh, nhấn mạnh ở cấp mẫu giáo và trung tiểu học lại càng cần tạo ra bầu không khí không có cạnh tranh. Chủ thể quan trọng thứ hai của giáo dục là giáo viên cũng phải được sống trong môi trường ít sức ép nhất. Thầy cô giáo phải được xã hội tôn trọng hết mức. Muốn vậy, cũng như với HS, đối với giáo viên, nhà trường áp dụng nguyên tắc không so sánh, không xếp thứ hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên.
Ngành giáo dục không làm cái việc đánh giá, xếp hạng chất lượng các trường. Nhờ thế tất cả giáo viên đều rất tự tin, ai cũng tự hào về trường mình. Họ giải thích: Nếu thầy cô còn coi thường trường mình thì HS sao có thể tin vào nhà trường?
    GS Sahlberg nói: “Rất nhiều quốc gia tiến hành cải cách giáo dục xuất phát từ mặt hành chính, thậm chí tham khảo giới kinh doanh, đưa phương thức vận hành công ty vào áp dụng trong trường học, lập chế độ thưởng phạt. Cách làm như thế là không đúng. Chúng ta đều biết, trừ khi nhà trường có giáo viên giỏi, trừ khi chúng ta luôn đào tạo chuyên môn cho giáo viên và giúp đỡ họ, trừ khi xã hội biết tôn trọng giáo viên, nếu không thì cải cách giáo dục sẽ không thể thành công”.
Điều đó xuất phát từ nhận thức: Nếu xã hội đã không tín nhiệm chính thầy cô giáo của mình thì còn nói gì tới việc HS tin yêu và nghe lời thầy cô? Một khi thực thi cơ chế đánh giá xếp hạng giáo viên thì tất nhiên giáo viên bị xếp hạng thấp sẽ còn đâu uy tín để dạy các em? Một nhà trường bị xếp hạng kém thì còn ai muốn cho con mình vào học? Như vậy giáo dục còn có ý nghĩa gì?
Nếu bạn hỏi bất cứ quan chức nào của Bộ Giáo dục Phần Lan về chất lượng giáo viên xứ này thì họ sẽ nói: “Tất cả thầy cô giáo của chúng tôi đều giỏi như nhau!”. Họ cũng nói: “Tất cả các trường của chúng tôi đều giỏi như nhau!” “Tất cả các HS của chúng tôi đều giỏi cả”. Câu trả lời ấy nói lên sự tự tin của một quốc gia đã thực sự đạt được sự bình đẳng trong giáo dục, vì vậy họ có quyền nói như thế. [2]
Giáo viên cũng phải được sống trong môi trường ít sức ép nhất. Muốn vậy, cũng như với HS, đối với giáo viên, nhà trường áp dụng nguyên tắc không so sánh, không xếp thứ hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên.
Nhằm thực hiện được các nội dung triết lý kể trên, Bộ Giáo dục Phần Lan nêu yêu cầu cực cao đối với chất lượng giáo viên, chỉ tuyển những người có tinh thần hết lòng phụng sự nhân dân và đạo đức nghề nghiệp cao thượng, và hơn nữa còn tạo điều kiện tốt nhất tiếp tục đào tạo họ. Về trình độ chuyên môn, toàn bộ thầy cô giáo tiểu học và trung học đều phải có bằng thạc sĩ trở lên, và phải có chứng chỉ đạt yêu cầu sát hạch tư cách giáo viên. Người giỏi mới được làm giáo viên. Các trường sư phạm tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thi đỗ chỉ đạt 10%. GS Sahlberg cho biết: trong năm 2010 có khoảng 6.600 ứng viên tranh nhau 660 chỗ giảng dạy ở cấp tiểu học. Nghề giáo thực sự là nghề cao quý, được xã hội trọng vọng.
Ngành giáo dục thiết lập một hệ thống dựa trên tinh thần trách nhiệm, cho phép giáo viên được quyền tự do nhất định trong việc giảng dạy. HS cũng được quyền tự chọn phương thức học tập của mình. Giáo viên lên lớp bình quân 3 tiết mỗi ngày (so với 7 ở Mỹ), do đó có nhiều thời gian để sáng tạo bài giảng truyền được cảm hứng cho HS.
Một quốc gia không có cơ chế đánh giá hoặc xếp thứ hạng giáo viên và HS, không yêu cầu thầy trò tranh vị trí thứ nhất, thế mà lại được cộng đồng OECD xếp hạng có nền giáo dục phổ thông tốt nhất. Khi biết tin này, chính những người Phần Lan rất ngạc nhiên.
Giấc mơ bình đẳng giáo dục
Trước thập niên 70 thế kỷ XX, giáo dục Phần Lan chưa có gì đáng tự hào. Ngành giáo dục thực hiện chế độ quản lý tập trung, có rất nhiều quy chế ràng buộc công việc của giáo viên. Thời ấy HS đến 10 tuổi đều phải qua một kỳ thi, dựa theo kết quả thi để phân ban, một loại là lớp phổ thông, một loại là lớp học nghề; việc phân ban đó quyết định tương lai các em một cách võ đoán, tương lai cả cuộc đời phụ thuộc vào một kỳ thi. Kết quả thi được cho điểm từ 4 đến 10; điểm 10 là điểm số cao nhất; điểm 4 là trượt. Thời ấy các em HS tuổi còn nhỏ mà đã biết dùng đẳng cấp để so bì lẫn nhau, qua điểm số mà cho rằng mình kém hoặc hơn người khác. Trong mỗi lớp lại còn chia ra các nhóm HS tùy theo năng lực, các em luôn so kè lẫn nhau.
Về sau giới chức giáo dục Phần Lan nhận thấy cách làm như vậy là không tốt, bởi lẽ mỗi người đều có năng lực và cách biểu hiện khác nhau. Làm như vậy chẳng khác gì bắt voi, chim cánh cụt và khỉ thi tài leo cây; dùng tài leo cây làm tiêu chuẩn đánh giá năng lực của chúng là rất vô lý. Vì thế ngành giáo dục nước này đã quyết định hủy bỏ chế độ chia đẳng cấp, không dùng điểm số để phân chia thứ bậc nữa. Các giáo viên nhanh chóng nhận thấy cách làm này là tốt. Nhờ thế đã thay đổi không khí học tập trong trường, thầy trò hợp tác với nhau, đoàn kết nhất trí. Từ thập niên 80, mọi hình thức sát hạch và thi cử, kể cả chế độ thi thống nhất chung cho các trường đều bị hủy bỏ.
Một nội dung nữa của triết lý giáo dục Phần Lan là toàn thể HS phổ thông trong cả nước phải được hưởng nền giáo dục như nhau, không thể để con nhà giàu được học tốt hơn con nhà nghèo, con em người da trắng được học tốt hơn con em người da màu di cư từ châu Phi châu Á đến. Tư tưởng bình đẳng giáo dục ấy được Nhà nước Phần Lan nêu ra trong một đạo luật ban hành năm 1860. Từ năm 1915, giáo dục được thừa nhận là một quyền công dân.
Trong đợt cải cách giáo dục tiến hành vào những năm 70 thế kỷ XX, ngành giáo dục Phần Lan nêu ra ước mơ HS trong cả nước đều được học trong các trường công chất lượng tốt [3]. Họ gọi ước mơ ấy là Giấc mơ Phần Lan (The Finnish dream). Sự nghiệp giáo dục của họ phát triển liên tục, bền vững suốt 40 năm nay chính là nhờ tất cả các nhiệm kỳ Chính phủ nước này đều nối tiếp nhau thực hiện bằng được giấc mơ bình đẳng giáo dục ấy, dù đảng phái nào lên cầm quyền cũng vậy.
Ít thấy nước nào có được giấc mơ giáo dục đẹp như thế, nó kích động lòng người và gợi mở bao ý tưởng tuyệt vời, nó giúp thu hẹp tới mức tối thiểu sự khác biệt giữa các trường và khoảng cách giữa HS kém nhất với HS giỏi nhất, giảm đáng kể ảnh hưởng của địa vị kinh tế-xã hội của phụ huynh đối với HS. Các trường đều không có cơ chế đào thải HS khi các em chưa đủ 10 tuổi; tất cả HS đều có cơ hội học tập bình đẳng. Điều đó xuất phát từ nhận thức: Tâm hồn trong trắng ngây thơ của trẻ em cần được sự dẫn dắt đúng đắn của người lớn trong môi trường trong sạch thuần khiết chứ không phải môi trường cạnh tranh tàn nhẫn của thế giới người lớn.
Phải thay đổi tư duy nếu muốn học được gì từ giáo dục Phần Lan
Rõ ràng tư duy giáo dục của người Phần Lan rất độc đáo. Nguyên tắc giảm hết mức sức ép đối với HS, chủ trương thực hiện trường nào, thầy trò nào cũng giỏi như nhau của họ khác xa lối dạy và học nhồi nhét kiến thức cũng như chủ trương xây dựng các trường lớp “chuyên” thường thấy ở phương Đông. Phải chăng chừng nào chưa thay đổi tư duy thì khó có thể học được điều gì từ huyền thoại giáo dục Phần Lan?
Các phụ huynh Á Đông lo chuyện học tập của con với tư duy không để con thua kém ngay từ vạch xuất phát, chỉ lo đưa con vào học trường nổi tiếng, bắt con học kiểu nhồi vịt khi chúng còn bé tẹo. Người ta quá say sưa với những cuộc thi kiến thức, buộc tâm hồn trong trắng thơ ngây của lũ trẻ phải nhồi nhét bao nhiêu kiến thức thế gian người lớn từ cổ Hy Lạp tới hậu hiện đại mà chẳng biết có trau dồi được chút đầu óc sáng tạo nào cho chúng hay không [4]. Cha mẹ đua nhau dạy con từ khi còn là bào thai, đưa con vào lớp năng khiếu từ tuổi mẫu giáo, thi HS giỏi, thi Olympic, học thêm, học hè. Tư duy ấy làm họ hao tổn công của, chỉ làm mồi cho bao kẻ cơ hội vớ bẫm bằng cách mở các trường lớp nhắm vào nhu cầu của họ. Cả xã hội lao vào thi cử, học để mà thi, cho nên học vẹt chứ không phải học để có năng lực sáng tạo. HS chấp nhận mọi kiến thức được dạy mà không dám nghi ngờ, phản biện.
Cần phải thấy quan niệm không để con em thua kém ngay từ vạch xuất phát là có hại cho sự trưởng thành của trẻ em. Mục đích của giáo dục phổ thông là trau dồi luân lý đạo đức, gợi mở tri thức. Một nền giáo dục quá chú trọng điểm số và cạnh tranh sẽ chỉ làm tổn thương trí tuệ và tâm hồn thuần khiết của trẻ em. Thật đáng thương những đứa trẻ thơ ngây hết cặm cụi học ở trường lại vùi đầu làm bài tập ở nhà, không còn thời gian rảnh rỗi, lúc nào cũng sống trong sức ép căng thẳng do người lớn tạo ra. Học tập đáng lẽ là niềm vui lại trở thành gánh nặng, thành nỗi lo âu, thâm chí sợ hãi của chúng. Điều đó không thể không ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.
Hàn Quốc có một Thần đồng thất bại. Đó là Kim Ung-Yong sinh năm 1962, được sách Kỷ lục Guinness công nhận có IQ cao nhất thế giới: trên 210. Mới 4 tuổi Kim đã được học và đọc được ba ngoại ngữ Nhật, Đức, Anh. Sau đó chú bé được mời vào học khoa Vật lý Đại học Hanyang. 7 tuổi, Kim được Cơ quan Không gian NASA mời sang Mỹ. Tại đây anh học xong đại học và lấy bằng tiến sỹ vật lý khi chưa đầy 15 tuổi. Sau 10 năm ở Mỹ, Kim quyết định về nhà để… phụng dưỡng cha mẹ, chọn con đường làm người kỹ sư xây dựng bình thường, tránh xa mọi vinh quang của danh hiệu thần đồng.
Khưu Thành Đồng - người Hoa đầu tiên được tặng huy chương Fields Toán học (1982) - từng khuyên Trung Quốc bỏ các kỳ thi Olympic, vì các nghiên cứu sinh Trung Quốc do ông hướng dẫn tuy đều là HS giỏi thi Olympic nhưng rất kém năng lực sáng tạo. Ngược lại, Einstein học tiểu học, trung học, đại học đều rất bình thường, thậm chí bị chê là chậm hiểu. Hồi học trung học ông từng bị đuổi học một lần, thi đại học lần thứ hai mới đỗ. Nhưng điều đó đâu có ảnh hưởng tới sức sáng tạo vĩ đại của ông.
Quá nhấn mạnh giáo dục ngay từ khi trẻ còn nhỏ, nóng vội nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho trẻ thực ra là cách làm mâu thuẫn với chính lời của cổ nhân Trung Quốc: Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người [5], coi giáo dục là việc lâu dài, cần hết sức nhẫn nại chờ đợi. Đời người là cuộc chạy marathon, chỗ nào, lúc nào cũng là vạch xuất phát, phải học suốt đời thì mới giỏi, người dẫn đầu lúc mới xuất phát chưa chắc đã là người về nhất sau chót. Người Phần Lan không vội vàng bắt lũ trẻ học quá căng thẳng mà dần dần từng bước gợi mở ở chúng lòng ham học, ham khám phá, ham sáng tạo chứ không ham thành tích, ham điểm số cao, thứ hạng cao.
Vài số liệu về Phần Lan (theo CIA Factbook và các nguồn khác): Diện tích 338.145 km2. Số dân 5,26 triệu. Số người đi học 1,9 triệu. Số trường học các loại 5103. GDP năm 2011: 195,6 tỷ USD (PPP). GDP đầu người 38.700 USD. Chi phí giáo dục (2007) chiếm 5,9% GDP hoặc hơn 15% ngân sách. Có hơn 3500 trường tiểu học và trung học.
[So sánh: Singapore 5,35 triệu dân và giàu hơn (GDP đầu người 59.900 USD) nhưng số trường tiểu-trung học ít hơn Phần Lan gần 10 lần; Hà Nội 6,5 triệu dân có 1444 trường tiểu-trung học].
_________________
Ghi chú:
[1] "Waiting for Superman", được tặng giải thưởng phim tài liệu hay nhất năm 2010 tại Sundance Film Festival.
[2] Báo Trung Quốc kể chuyện khi đến thăm một trường phổ thông ở Mỹ, đoàn cán bộ giáo dục Trung QuốcQ có tặng nhà trường hai con gấu trúc nhồi bông với đề nghị dùng để thưởng cho hai HS giỏi nhất. Ông hiệu trưởng cảm ơn và nói “Ở trường chúng tôi em nào cũng giỏi như nhau cả”.
[3] Finnish Lesson #3: What can we learn from educational change in Finland? http://www.pasisahlberg.com /blog/?p=32.
[4] Tôi đã tận mắt thấy chương trình lớp 10 ở Singapore dạy HS tác phẩm Macbeth, một vở bi kịch viết bằng thứ English cổ của Shakespeare cực kỳ khó hiểu ngay cả với người Anh; hơn nữa thày dạy là người Singapore thì HS chỉ có thể học vẹt chứ sao mà tiếp thu nổi.
[5] Thập niên dục thụ, bách niên dục nhân (It takes ten years to grow trees, but a hundred years to rear people). Xin chớ nhầm với câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(FB. Hồ Anh Hải)

Blogger Việt Nam: người bị bắt, kẻ an toàn. Vì sao?

Những người tài trí
Từ các bloggers thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do như Điếu Cày, AnhBaSàigòn, Tạ Phong Tần – những người mà blogger Người Buôn Gió cho là “một tập hợp đội ngũ có tài, có trí, rất can đảm, dấn thân, rất có tinh thần yêu nước – bị vào vòng lao lý cho tới blogger Trương Duy Nhất , rồi blogger Phạm Viết Đào và hiện là blogger Đinh Nhật Uy bị giới cầm quyền bắt giam với lý do mơ hồ “ lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Blogger Gò Cỏ May đã nói về những lý do đó: “Như ai cũng biết, luật của ‘xứ thiên đường’ nhà mình nó cũng hay bị lắt léo theo cách giải thích luật vòng vo tam quốc của những người có chức quyền. Bởi thế, có khi cả rừng luật thật đấy lại thua một thứ ‘luật rừng’ cũng là lẽ đương nhiên”
the-swallows-with-omen-of-vietnam-spring
Hai blooggers trẻ tuổi, chim én báo mùa xuân Việt Nam
Hung hăng và quỵ luỵ
Trong khi đó, những bloggers khác cũng có lòng với quê hương, dân tộc và sẵn sàng nói lên sự thật – tức thực trạng sa sút hầu như mọi mặt của xã hội VN ngày nay cùng “hiểm hoạ phương Bắc” trong bối cảnh “hèn với giặc, ác với dân” – nhưng họ vẫn còn an toàn thì – nói theo nhà văn Phạm Thị Hoài, “chẳng qua là của để dành”.
Nếu trường hợp blogger Trương Duy Nhất với “Một góc nhìn khác” của ông – khác với cái nhìn của 700 tờ báo quốc doanh trong một đất nước độc đảng, độc quyền – phải bị lâm nạn vì ông đã làm cho các quan “tức tối và nhất là…sợ!”, mà nói theo blogger Cánh Cò:
“Chức vụ càng cao thì nỗi sợ càng lớn. "Một góc nhìn khác" là lưỡi dao bén gọt những gì che chắn bên ngoài của các quan chức chóp bu. Đưa ra những khuôn mặt lở lói, dị dạng của các ông Trọng, Dũng, Sang, Hùng để từ đó, người dân thấy rõ hơn những trái khuấy, kệch cỡm và gian manh của họ từ "một góc nhìn khác.”
Thì blogger Bà Đầm Xoè cho rằng “ tội của Bác (Phạm Viết) Đào mà các cơ quan bảo vệ pháp luật nước ta còn chưa ‘trưng ra’ để bắt Bác là cái tội lúc nào Bác cũng găm đầy trên blog của Bác bài viết, hình ảnh về tội ác của Quân Trung Quốc đã xâm lược và chuẩn bị xâm lược Việt Nam ta”, trong bối cảnh mà Bà Đầm Xoè không quên lưu ý rằng “Nước mình và nước Tàu hiện nay đang từng ngày, từng giờ dốc lòng, dốc sức cho việc tô thắm thêm những hàng chữ đỏ ‘4 tốt’ và chữ vàng ‘16 chữ’, đến mức tượng đài, bia tạc về tội ác của Tàu trên miền biên giới phía Bắc cũng đã phải phá đi, đục bỏ đi”.
Trong tình trạng ngày càng có nhiều người trong giới bloggers bị nạn như vậy chỉ vì có lòng với quê hương, dân tộc, sẵn sàng báo động sự xâm lược đang tiếp diễn của phương Bắc trong sự quy luỵ của giới cầm quyền Hà Nội, thì một blogger trẻ tuổi, yêu quê hương VN, là Nguyễn Hoàng Vy, lên tiếng:
"Càng ngày nhà cầm quyền càng ra lệnh bắt bớ các bloggers. Trong thời gian gần đây, tôi cho rằng càng ngày, nhà cầm quyền càng hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân VN, đàn áp tiếng nói đối lập với tư tưởng của đảng".
Bị động và sợ hãi. Ai?
Theo nhận xét của blogger Bùi Tín từ Paris, Pháp Quốc, thì hành động hiện nay của giới cầm quyền trong nước đối với giới bloggers thực ra chứng tỏ rằng họ “bị động chứ không phải tấn công”, chỉ vì họ “sợ”. Nhà báo Bùi Tín cho biết tiếp về hành động này của giới cầm quyền:
“Đó là chính sách xưa nay vẫn thế. Bởi vì tình hình của giới cầm quyền trong nước nguy ngập, và họ thấy phong trào bloggers đang phát triển thì họ rất lo sợ. Thật ra họ đang bị động chứ không phải tấn công. Họ lo sợ bloggers nên cuống cả lên và chặn lại như thế - chặn lại bằng mọi giá. Bởi vì nếu phong trào quần chúng lên mạnh nữa, thì có nguy cơ quần chúng nổi dậy và họ sẽ bị sụp đổ.”
Blogger Mẹ Nấm cũng lưu ý tới sự e ngại của giới cầm quyền trước “cách bùng phát” đưa tin không theo “lề phải” của giới bloggers, và khẳng định rằng:
“Giới cầm quyền hành xử như hôm nay chỉ làm cho bloggers càng ngày càng hết sợ hải thôi. Không ai cảm thấy sợ đâu.”
Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội cũng đề cập tới hiện tình “đàn áp quyết liệt” của giới cầm quyền hiện nay:
“Những tiếng nói của bloggers là những tiếng nói độc lập, không chịu sự kiểm duyệt và chi phối. Tôi nghĩ có 2 vấn đề: Vấn đề thứ nhất là quyền phát biểu, tự do tư tưởng của một con người thì cần phải được bảo đảm. Và việc ngày càng có nhiều bloggers  bị bắt trong thời gian qua và gần đây, như các blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, cho thấy tiếng nói độc lập ngày càng bị đàn áp rất căng thẳng và quyết liệt.”
Quyền lực nhân dân không chùn bước
Theo blogger Hiệu Minh thì hành động của bloggers đối đầu với giới quyền lực trong tay là “trò chơi với lửa”, khiến họ lâm vào vòng lao lý vì “biết quá nhiều và viết quá nhiều liên quan đến hậu trường chính trị ”, nhất là liên quan đến giới lãnh đạo. Nhưng, blogger Hiệu Minh nhấn mạnh, “không phải vì thế mà giới blogger nói riêng và “quyền lực nhân dân” nói chung chấp nhận im lặng, đặc biệt là trong thời đại Internet ngày nay vốn có thừa khả năng và rất hữu hiệu trong việc “bạch hoá lịch sử”, nhất là thứ “lịch sử bị bóp méo hay che đậy”. Cũng như, thế giới ảo không bao giờ bỏ qua bất kỳ “vùng cấm nhậy cảm” nào của giới cầm quyền.
Như vậy là hành động đàn áp của giới cầm quyền hiện nay khó có thể làm chùn bước giới bloggers yêu nước khi các trang blog “lề dân” của họ ngày càng có đông độc giả, được cảm kích và hoan nghênh. Blogger Bùi Tín lưu ý thêm về diễn tiến này:
“Theo nhận định của riêng tôi thì tất nhiên giới cầm quyền có làm cho một số bloggers chùn bước. Nhưng số chùn bước này không nhiều trong khi số bloggers tham gia thêm, quyết liệt đấu tranh thêm thì sẽ gia tăng với tốc độ cao hơn. Như chúng ta thấy hiện danh sách của những người cùng tuyệt thực với TS Cù Huy Hà vũ, kể cả bloggers, đã lên rất mạnh, tham gia đến hàng mấy chục người rồi.”
Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh nhấn mạnh đến việc “bạo lực không thể dập tắt được công lý”, và “sự thật, công chính” thì luôn phát triển:
“ Tôi nghĩ những gì công chính và sự thật thì càng phát triển thôi, cho dù bị bạo lực hay bất cứ gì thì nó vẫn càng phát triển, bởi vì bạo lực không thể dập tắt được tiếng nói của công lý cũng như tiếng nói của sự thật, tiếng nói lương tâm của mỗi con người. Do vậy, dù những bloggers chân chính, phát biểu thẳng thắn mà phải bị như vậy, thì tôi nghĩ người ta vẫn tiếp tục có những tiếng nói của họ, bởi vì đó là nhu cầu thiết yếu của người dân và của xã hội. Đó là điều không thể dập tắt được. Vấn đề ở chỗ nếu như bộ luật hoặc khung pháp luật chưa phù hợp thì cần phải điều chỉnh cho nó phù hợp với nhu cầu xã hội và nhu cầu của đất nước.”
Theo blogger Người Buôn Gió, hành động đàn áp bloggers, đàn áp tự do bày tỏ chính kiến của giới cầm quyền đã làm cho giới viết nhật ký trên mạng càng thêm phẫn nộ.
Hành động bắt bớ những dân báo và các bloggers như thế này thực sự gây bực bội, tức giận cho các bloggers khác, vì họ thấy họ chỉ thể hiện quyền chính kiến cá nhân, tự do ngôn luận mang tính chất đóng góp cho xã hội – việc làm lẽ ra phải đáng ghi nhận, nhưng giới cầm quyền lại bắt bớ người ta.
Một blogger yêu cầu ẩn danh đề cập tới cả một “tiến trình lịch sử” mà giới bloggers đã gầy dựng được – tức tiếng nói, ảnh hưởng ngày càng vững mạnh của giới bloggers trong xã hội VN, khó mà đảo ngược được:
Theo tôi nghĩ một tiến trình, một khi đã có được sự ủng hộ của công luận và có tiếng tiếng nói rộng rãi trong quần chúng, trong xã hội, thì khi bị bất kể hành động đàn áp hoặc sự cản trở nào, có thể nó bị tác động. Nhưng tôi nghĩ tác động ấy không lớn, vì rõ ràng tiến trình như vừa nói đã mang tính lịch sử. Điều cũng rõ ràng là trong vài năm gần đây, tiến trình đó mỗi ngày mỗi mở rộng hơn. Nó có sức lan toả nhiều hơn và hiệu quả cũng lớn hơn. Tôi nghĩ rằng tác động ấy của giới cầm quyền cũng chả làm thay đổi được tiến trình này đâu.
Không thể "bịt miệng" cả nước
Nếu khi chưa rơi vào vòng lao lý như hiện giờ, blogger Sự Thật và Công Lý, tức Tạ Phong Tần, từng khẳng định rằng:
Nhà cầm quyền có thể đàn áp, bịt miệng những người như blogger chúng tôi. Nhưng họ không thể bịt miệng tất cả bloggers trên đất nước VN. Và cũng chẳng có kết quả gì nếu một nhà nước chỉ dựa vào bạo lực một cách trái phép, dựa vào sự dối tra, sự bưng bít để tồn tại.
Thì blogger AnhBaSaigòn, qua một bài viết còn dang dở, cũng đã bày tỏ rằng:
…Blog là nơi mà bất cứ ai cũng có thể thực hành quyền được nói, quyền được mở miệng. Blogger bị bắt, bị theo dõi, bị đàn áp, bị đe dọa ở khắp nơi và đến nay chúng ta cũng dần hiểu được kẻ khủng bố đe dọa chúng ta là ai. Chỉ có nhà nước mới có thể dùng Pháp luật để đảm bảo quyền được nói cho chúng ta, nhưng cũng chính các nhà nước độc tài đang là mối đe dọa trực diện lên quyền được nói của chúng ta.

Tuy thế quyền được nói, được tự do tư tưởng, chia sẻ và truyền bá tư tưởng là quyền tự nhiên không cần phải chứng minh và cũng không cần ai ban phát. Blogger Việt nam đã và đang làm được nhiều điều cho đất nước, họ vẫn bàn bạc, thảo luận, họp hành và nghị sự về bất cứ vấn đề trọng đại nào của đất nước. Họ là nghị viện nhân dân đích thực bởi họ đang nói lên tiếng nói của người dân…
Thanh Quang- RFA
2013-06-17
 

"Tỉnh Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới"

"Tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới nếu không dừng bơm nước ngầm" là cảnh báo của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) nêu lên tại hội thảo “Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1-sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau” diễn ra tại thành phố Cần Thơ, ngày 17/6.
Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy tổ chức.
Dự án nghiên cứu giai đoạn 1-sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy triển khai thực hiện từ tháng 5/2012 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Ngoại giao Na Uy.
Rừng ngập mặn mũi Cà Mau. (Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng/TTXVN)
Qua nghiên cứu, từ những dữ liệu thu thập được từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và những chuyến đi thực địa, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy đã đưa ra kết luận miền Nam có thể bị sụt lún nghiêm trọng trên bề mặt do hoạt động bơm nước mặt liên tục. Riêng tại tỉnh Cà Mau, vì bề mặt của hầu hết tỉnh chỉ cao hơn mực nước biển 1 mét, nên sụt lún được xem là nguyên nhân dẫn đến mất đất liên tục, sự hư hại của rừng ngậm mặn ven biển, sự xâm thực mạnh của nước biển vào hệ thống sông ngòi...
Theo Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, dữ liệu thu được từ vệ tinh cho thấy, trong 20 năm qua tỉnh Cà Mau đã mất đất hoặc bờ biển bị thụt vào từ 100m đến 1,4km. Đánh giá sơ bộ, sụt lún ở Cà Mau có thể đã lên đến 30 đến 70cm ở nhiều nơi. Nếu không hạn chế và dừng ngay việc bơm nước ngầm thì toàn tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới. Cách thực tế nhất để ngăn chặn sự sụt lún là dừng hoặc hạn chế việc bơm nước ngầm trong khu vực, thay vào đó là sử dụng nước từ các nhà máy nước.
Tiến sỹ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết nếu lấy diện tích tỉnh Cà Mau là 5.300km2 thay vì 4.350km2 thì tốc độ sụt lún là 1,56-2,3 cm/năm thay vì 1,9-2,8cm/năm (theo cách tính của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy).
Theo tiến sĩ Văn, nguyên nhân lún là do khai thác quá mức nước dưới đất thường tập trung quanh các bãi giếng. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Cà Mau có hơn 100.000 giếng khoan, trung bình 20 giếng/km2, hút khoảng 370.000m3/ngày. Số giếng khoan trên không phân bố đều trên toàn tỉnh mà tập trung vào một vài nơi ở đô thị. Do đó, khu vực này được xem là nơi có thể xảy ra lún lớn hơn nhiều so với tốc độ sụt lún là 1,56-2,3cm/năm.
Theo đánh giá của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, sự lún, sụt đất do bơm nước ngầm là vấn đề thường gặp và đã, đang và sẽ diễn ra ở nhiều nơi tại Cà Mau cũng như các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề lún nghiêm trọng nhất hiện xảy ra ở những nơi có đất sét mềm, dễ bị nén liên kết với tầng đất sâu hơn hoặc tầng sỏi...
Theo Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, từ sự sụt lún đang diễn ra, tỉnh Cà Mau sẽ đối mặt với hậu quả như mất đất tự nhiên; xói mòn bờ biển tăng do bờ biển chìm; rừng ngậm mặn suy giảm dẫn đến xói mòn mạnh hơn và dâng sóng khi có bão; tăng độ mặn của nước trong kênh rạch và sông; xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ngầm...
Tại hội thảo,Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy khuyến cáo Chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng được thông báo về khả năng sụt lún mà tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. Từ đó, các hành động khắc phục, giảm thiểu tác hại sẽ được lên kế hoạch và thực hiện trước khi quá muộn.
Bên cạnh đó, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy cũng đề xuất một số biện pháp phòng ngừa sụt lún đất, xâm nhập mặn, xói mòn tại Cà Mau như dừng tất cả các hoạt động bơm từ nguồn nước ngầm; đầu tư xây dựng nhà máy lọc nước và mạng lưới đường ống dẫn nước mới; xây dựng các tuyến đê xung quanh bờ biển...
Dự kiến, trong giai đoạn 2 của dự án, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy sẽ tiến hành lập bản đồ địa chất của tỉnh Cà Mau, thực hiện chương trình giám sát lún, phân tích chi tiết hơn về sụt lún dựa trên dữ liệu mới, thu thập và phân tích dữ liệu mực nước biển và hiện trạng biển, lập mô hình các trường hợp sóng dâng khi có bão do có sự thay đổi./.
(TTXVN)

Đề xuất cực kỳ đột… phá

Ông Đặng Thành Tâm
Đọc tít “Ông Đặng Thành Tâm đề nghị Chính phủ mua nợ xấu tương lai” ( tại đây) tôi tò mò vào đọc kỹ cả bài để xem mua nợ xấu tương lai là gì mà chưa nghe ai nói bao giờ.

Hóa ra cái mà ông Tâm gọi là “đề xuất cực kỳ đột phá” là Chính phủ bảo lãnh để ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn làm ăn.
Cứ 100 doanh nghiệp được bảo lãnh đi vay, chắc chỉ có vài ba phần trăm không trả được nợ nên bảo lãnh hiện nay là mua vài ba phần trăm nợ xấu không trả được trong tương lai. À, ra thế.

Ổng còn lập luận: “Tại sao mua nợ xấu trong quá khứ mất tiền ngay anh mua được, trong khi mua nợ xấu trong tương lai không dám, nợ xấu trong tương lai anh có mất tiền đâu. Mà nợ xấu trong tương lai mới là đồng tiền lưu thông, nợ xấu trong tương lai mới tạo niềm tin cho doanh nghiệp”.

À, ra thế. Trước đây Nhà nước chỉ mới bảo lãnh một số doanh nghiệp nhà nước đi vay tiền làm ăn mà nay đã phải gánh chịu hậu quả nợ xấu như thế. Nay mở rộng ra các doanh nghiệp thân hữu, sân sau thì nền kinh tế có mà sụp tiệm sớm. Còn với giới ngân hàng, chắc ông Tâm không biết moral harzard là gì? Không cần Nhà nước bảo lãnh cũng đã có ngân hàng nhắm mắt cho vay liều; nay Nhà nước đứng ra bảo lãnh thì hệ thống ngân hàng chắc sẽ bỏ hết mọi bộ phận đánh giá rủi ro tín dụng, thẩm định dự án… Thiệt là một đề xuất cực kỳ đột… phá.
Nguyễn Vạn Phú
(FB Nguyễn Vạn Phú

Đào Tuấn - 1m2 đất đổi được tô phở, thưa các vị ĐBQH

1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo.. Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.

Ngày 10-12-2010, 132/133 đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua khung giá đất mới năm 2011, một biểu giá mà chính Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, ngay khi đó, thừa nhận “Cách xa so với giá thực tế”.

Xa thực tế là bao nhiêu? Thanh tra tài chính Thành phố sau đó ít lâu công bố một báo cáo, rằng giá thực tế cao hơn bảng giá đất của Hà Nội từ vài chục đến 400-500%.

Vì sao bảng giá đất luôn “lạc hậu hàng chục năm” ngay sau khi ban hành là điều mà người dân không hiểu được. Nhưng hậu quả của nó, thì rõ ràng, dân là người hiểu hơn ai hết với những mức đền bù giống y như một bất công, một nguyên cớ để người ta không kiện cáo không xong, xảy ra ở khắp nơi. Một m2 đất có giá bằng nửa cân thịt bò. 1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo. Hay 100m2 đất thu hồi không mua nổi 1m2 đất dự án.

Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.

Nhưng không chỉ người dân là nạn nhân của sự vô lý. Câu chuyện cũng không chỉ là những cái tít báo. Ngày hôm qua 17.6, khi Luật Đất đai sửa đổi được đưa ra thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định), trước nghị trường đã đưa thực tế “Giá đất được quy định tại bảng giá chỉ bằng 40% giá thị trường. Ở Hà Nội, ở TP HCM, thậm chí chỉ bằng 18-30% giá thị trường”.
Bà Thụy cũng nói “Nếu quy định giá đất thuê như dự thảo luật sẽ không đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước từ đất đai”. Bởi “Nếu cho thuê theo Bảng giá đất sẽ thấp hơn rất nhiều so với thị trường”.

Không bù đắp được điều tiết địa tô. Không đủ bù đắp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Không đảm bảo cân đối thu chi. Không tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. Không thu được chính xác những đồng thuế khi cho thuê, chuyển nhượng dựa trên mức giá bèo bọt trong bảng giá đất. Có lẽ, còn rất nhiều chữ “không”, được liệt kê sau bảng giá mà trong đó, mức giá đất “âm sâu dưới đất” gây hại cho cả nhà nước và người dân.

Chỉ có người sử dụng đất sau thu hồi là được lợi, và có lẽ, đây cũng chính là nguồn cơn cho cái gọi là “lợi ích nhóm”.

Trở lại với phiên họp ngày 10-12-2010 của HĐND TP Hà Nội, sự “cách xa so với thực tế” còn được chính Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh “thêm” rằng: Như mọi năm.

Phát biểu thừa nhận này có vẻ là một biểu tượng của sự bất lực khi những quy định trong luật khiến các đại biểu nhân dân buộc phải biểu quyết một biểu giá không hề có lợi cho dân, không hề có lợi cho nhà nước.

Gọi là tiếp cận với giá thị trường hay phù hợp với thị trường, thế nào cũng được, tuy nhiên, ngay bây giờ sự không đúng với thực tế, bất chấp thực tế phải được sửa đổi bằng những quy định chặt chẽ ngay trong luật, để bảng giá không tiếp tục “lạc hậu hàng chục năm” so với thực tế và trở thành một trong những nguyên nhân tiếp tục gây khiếu kiện.
(Blog Đào Tuấn)

Hồ Thu Hồng : Chính khách và truyền thông - kì 1


Một phần rất lớn giúp Obama thắng cả hai cuộc bầu cử là nhờ truyền thông, và không chỉ những phương tiện truyền thông cổ điển (gọi là Big 7 gồm: TV, radio, film, âm nhạc, báo chí, tạp chí và sách). Obama thắng còn nhờ Tân truyền thông, bao gồm tất cả phương tiện sử dụng công nghệ tương tác và trực tuyến, ví dụ như facebook, Twitter, blog, vv...
Đối nghịch với McCain và Mitt Rommey trong 2 lần bầu cử, Obama thể hiện qua truyền thông mình là ứng cử viên trẻ, năng động, hiện đại, sẽ mang lại thay đổi so với nhưng đối thủ.
Phong trào Chiếm phố  Wall sinh ra một khái niệm gọi là 99%.  Con số mang ý nghĩa số đông, chỉ trích sự bất bình đẳng ác nghiệt trong xã hội Mỹ. (1% dân số còn lại là các đại đại tỷ phú  nhưng giữ phần lớn tài sản). Những từ như “99%” và “1%” được dùng rất nhiều trong truyền thông khi nói về chính trị. Obama, chưa bao giờ nói thẳng ra ủng hộ phong trào Chiếm phố  Wall, nhưng hầu như cũng chưa bao giờ tỏ ra mình thuộc vào giới 1%.
Qua mắt truyền thông, Obama không chỉ là chính khách mang phong cách bình dân hòa đồng mà còn là người của gia đình mẫu mực (hình ông chơi với con tràn lan trên mạng), người chồng yêu thương (sau mỗi lần phát biểu gặp mặt gì gì đó sẽ có hình ôm hôn bà Michelle). Ngay bà Michelle, dù tốt nghiệp trường luật cũng hiếm thấy phát biểu trước công chúng về chính trị, thuần chỉ nói về nấu nướng, thời trang, đi thăm trường học, chơi với trẻ con...
Sử dụng truyền thông xã hội để len lỏi vào đời sống người dân. Nhờ vậy mà người dân dễ cảm thông với Obama hơn.
Đương nhiên đó không phải là cái tài của ông, mà là cái tài thuê được một đội ngũ quản lý truyền thông cực kỳ xuất sắc.
Từ dân chủ tới độc tài, không một chính khách của chính thể nào coi thường chuyện xây dựng hình ảnh mình trước công chúng. Trừ Việt ta. Và đó sẽ là câu chuyện của phần tiếp theo entry.
( Beo Blog )

10 tiên đoán sai lầm nổi tiếng thế giới

Nhiều dự đoán tương lai của các nhà tiên tri không chính xác, nhưng chúng lại có sức ảnh hưởng lớn đến nhân loại thế giới.

Lời dự đoán về ngày tận thế theo lịch của người Maya 21/12/2012. Sự kiện này khiến toàn nhân loại một phen “thót tim”. Theo lịch Long Count của nền văn minh Maya tại Trung Mỹ được sử dụng từ năm 2000 trước công nguyên tới thế kỷ 16, ngày 21/12/2012 sẽ là ngày kết thúc chu kỳ bao gồm 2.880.000 ngày của bộ lịch. Một số người tin rằng đây cũng là ngày đánh dấu sự chấm dứt của nền văn minh nhân loại.
Toàn thế giới sợ hãi và lo lắng. Nhiều người đã chuẩn bị nơi trú ẩn, lương thực hay các kế hoạch dài ngày trong trường hợp ngày Tận thế xảy ra. Thậm chí ở nhiều nơi cảnh sát đã phải can thiệp để lập lại trật tự. Báo chí khắp nơi đều viết về sự kiện này, cùng hàng loạt những lý giải cặn kẽ. Cuối cùng, dự đoán về ngày tận thế "ăn theo" lịch của người Maya đã sai. Không có ngày tận thế nào vào 21/12/2012 cả.
Dự báo về thị trường chứng khoán năm 1929 của Irving Fisher. Irving Fisher sinh ngày 27/2/1867 tại Saugerties, New York, Mỹ. Ông là một nhà kinh tế học nổi tiếng tại Mỹ thời bấy giờ, nhưng một sự đoán sai đã làm mất đi danh tiếng Fisher tạo dựng trong suốt nhiều năm. Ba ngày trước khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, ông dự đoán rằng, giá cổ phiếu dường như đã đạt đến mức cao nhất và ổn định nhất.
Dự báo về thị trường chứng khoán năm 1929 của Irving Fisher. Irving Fisher sinh ngày 27-2-1867 tại Saugerties, New York (Mỹ). Ông là một nhà kinh tế học rất nổi tiếng tại Mỹ thời bấy giờ, thế nhưng một sự đoán sai đã làm mất đi danh tiếng Fisher tạo dựng trong suốt nhiều năm. 3 ngày trước khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, ông đã dự đoán rằng: “Giá cổ phiếu dường như đã đạt đến mức cao nhất và ổn định nhất”.Sau khi sự sụp đổ thị trường diễn ra dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1930-1040, Fisher đã phải trả giá đắt cho dự đoán sai của mình. Danh tiếng và tài sản của ông nhanh chóng bị hủy hoại. Sau này, tên của ông được sử dụng cho một số thuật ngữ kinh tế trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2000, ví dụ như phương trình Fisher, giả thuyết Fisher, tác động quốc tế Fisher và các định lý tách Fisher.

Sau khi sự sụp đổ thị trường diễn ra dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1930-1040, Fisher phải trả giá đắt cho dự đoán sai của mình. Danh tiếng và tài sản của ông nhanh chóng bị hủy hoại. Sau này, tên của ông được sử dụng cho một số thuật ngữ kinh tế trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2000, ví dụ như phương trình Fisher, giả thuyết Fisher, tác động quốc tế Fisher và các định lý tách Fisher.
Sự cố Y2K. Trước khi năm 2000 “gõ cửa” nhân loại, đã có những dự đoán sai trong lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin. Các chuyên gia máy tính nhận ra rằng trên các phần mềm số năm luôn được hiển thị dưới dạng 2 chữ số (ví dụ năm 1998 sẽ được hiển thị là ’98). Họ lo ngại rằng đến năm 2000, hai chữ số 00 sẽ bị các máy tính hiểu nhầm là năm 1900, và điều này sẽ gây ra các sự cố không lường trước được với các tài liệu kỹ thuật số. Dự đoán về sự cố này gây hoang mang cho những người sử dụng máy tính mà thời bấy giờ người ta hay gọi là Lỗi Thiên niên kỷ, hay sự cố Y2K. Sự cố này sau đó đã không diễn ra.

Sự cố Y2K. rước khi năm 2000 “gõ cửa” nhân loại, đã có những dự đoán sai trong lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin. Các chuyên gia máy tính nhận ra rằng trên các phần mềm số năm luôn được hiển thị dưới dạng 2 chữ số (ví dụ năm 1998 sẽ được hiển thị là ’98). Họ lo ngại rằng đến năm 2000 hai chữ số 00 sẽ bị các máy tính hiểu nhầm là năm 1900, và điều này sẽ gây ra các sự cố không lường trước được với các tài liệu kỹ thuật số. Dự đoán về sự cố này đã gây hoang mang cho những người sử dụng máy tính mà thời bấy giờ người ta hay gọi là Lỗi Thiên niên kỷ hay sự cố Y2K. Sự cố này sau đó đã không diễn ra và không có sự cố không mong muốn nào xảy đến cả.
Mua sắm qua mạng. Năm 1996, Tạp chí Time đã xuất bản một bài báo dự đoán về tình hình của các hoạt động trong năm 2000. Bài báo có tên The Futurists nhận định rằng, đến năm 2000 con người ở những vùng sâu vùng xa cũng có thể mua sắm một cách thuận tiện. Tuy nhiên, bài báo vẫn nghi ngờ về tính thực tế của mua sắm qua mạng vì “Phụ nữ thường thích ra khỏi nhà và tự mình mua sắm hàng hóa”. Mặc dù hiện nay phụ nữ vẫn thích ra ngoài mua sắm nhưng thực tế chứng minh rằng, mua sắm qua mạng cũng là một kênh được phụ nữ rất ưa chuộng do những lợi ích to lớn nó mang lại. Dự báo của tạp chí Time đã sai.
Mua sắm qua mạng. Năm 1996, trước khi mạng internet ra đời, Tạp chí Time đã xuất bản một bài báo dự đoán về tình hình của các hoạt động trong năm 2000. Bài báo có tên The Futurists đã nhận định rằng đến năm 2000 con người ở những vùng sâu vùng xa cũng có thể mua sắm một cách thuận tiện. Tuy nhiên, bài báo vẫn nghi ngờ về tính thực tế của mua sắm qua mạng vì: “Phụ nữ thường thích ra khỏi nhà và tự mình mua sắm hàng hóa”. Mặc dù hiện nay phụ nữ vẫn thích ra ngoài mua sắm nhưng thực tế đã chứng minh rằng, mua sắm qua mạng cũng là một kênh được phụ nữ rất ưa chuộng do những lợi ích to lớn nó mang lại. Dự báo của tạp chí Time đã sai.

Dự báo của Robert Metcalfe năm 1995. Robert Metcalfe sinh ngày 7/4/1946 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Ông là kỹ sư điện tử và nổi tiếng với tư cách là người đồng sáng chế ra công nghệ mạng Ethernet, và là người phát minh ra định luật Metcalfe. Ông cũng là giám đốc sáng tạo tại Đại học Texas, Austin. Vào năm 1995, ông dự đoán rằng mạng Internet sẽ sụp đổ do các lỗi nghiêm trọng và hứa sẽ ăn những tờ giấy viết lời hứa đó nếu mình đoán sai. Những dự đoán ông thực sự đã sai. Tại hội nghị quốc tế WWW lần thứ 6, trong bài phát biểu của mình, ông đã cho phần bài báo viết về sự sụp đổ của Internet vào máy xay sinh tố rồi uống nó để chứng minh mình không nuốt lời hứa.
Dự báo của Robert Metcalfe năm 1995.obert Metcalfe sinh ngày 7-4-1946 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Ông là một kỹ sư điện tử và nổi tiếng với tư cách là người đồng sáng chế ra công nghệ mạng Ethernet và là người phát minh ra định luật Metcalfe. Ông cũng là giám đốc sáng tạo tại Đại học Texas, Austin. Vào năm 1995, ông dự đoán rằng mạng Internet sẽ sụp đổ do các lỗi nghiêm trọng và hứa sẽ ăn những tờ giấy viết lời hứa đó nếu mình đoán sai. Những dự đoán ông đưa ra thực sự đã sai. Tại hội nghị quốc tế WWW lần thứ 6, trong bài phát biểu của mình, ông đã cho phần bài báo viết về sự sụp đổ của Internet vào máy xay sinh tố rồi uống nó để chứng minh mình không nuốt lời hứa.

Tàu Titanic. Chủ tịch hãng White Star Line sản xuất tàu Titanic đã phát biểu về con tàu trước chuyến khởi hành đầu tiên và cũng là cuối cùng của nó: “Tàu Titanic không thể chìm. Các hành khách chỉ phải chịu một số bất tiện nhỏ trong quá trình đi tàu”. Thuyền trưởng Smith dự đoán: “Tôi không nhận thấy bất kỳ nguy cơ tai nạn nào có thể xảy ra với con tàu. Công nghệ đóng tàu hiện đại sẽ giải quyết vấn đề đó”. Đáng buồn thay, khi tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi vào ngày 15/4/1912, nó đã bị vỡ và nhấn chìm 1.502 người xuống bắc Đại Tây Dương.
Tàu Titanic. Chủ tịch hãng White Star Line sản xuất tàu Titanic đã phát biểu về con tàu trước chuyến khởi hành đầu tiên và cũng là cuối cùng của nó: “Tàu Titanic không có nguy cơ bị chìm. Các hành khách chỉ phải chịu một số bất tiện nhỏ trong quá trình đi tàu”. huyền trưởng Smith dự đoán: “Tôi không nhận thấy bất kỳ nguy cơ tai nạn nào có thể xảy ra với con tàu. Công nghệ đóng tàu hiện đại sẽ giải quyết vấn đề đó”. Đáng buồn thay, khi tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi vào ngày 15-4-1912, nó đã bị vỡ và nhấn chìm 1502 người xuống Bắc Đại Tây Dương.

Ban nhạc The Beatles. Ngày 1/1/1962, nhà sản xuất âm nhạc của hãng thu âm Decca Tony Meehan tiến hành thử giọng cho các thành viên ban nhạc The Beatles bao gồm Paul McCartney, John Lennon, George Harison và Pete Best. Họ trình bày 15 ca khúc trong một giờ đồng hồ. Thế nhưng, Hãng thu âm Decca từ chối nhận họ với nhận xét: "Chúng tôi không thích âm nhạc của họ. Các nhóm chơi ghi-ta giờ hết thời rồi”. Hãng còn dự báo nhóm sẽ sớm thất bại, nhưng những điều The Beatles làm được đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Họ đã trở thành nhóm nhạc bán được nhiều đĩa nhất tại Mỹ, nhận được 7 giải Grammy và 1 giải của Viện Hàn lâm âm nhạc. Tạp chí Time đã vinh danh The Beatles nằm trong top 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Ban nhạc The Beatles. Ngày 1-1-1962, nhà sản xuất âm nhạc của hãng thu âm Decca Tony Meehan đã tiến hành thử giọng cho các thành viên ban nhạc The Beatles bao gồm Paul McCartney, John Lennon, George Harison và Pete Best. Họ đã trình bày 15 ca khúc trong một giờ đồng hồ. Thế nhưng, Hãng thu âm Decca đã từ chối nhận họ với nhận xét: "Chúng tôi không thích âm nhạc của họ. Các nhóm chơi ghi-ta giờ đã hết thời rồi”. Hãng còn dự báo nhóm sẽ sớm thất bại, nhưng những điều The Beatles làm được đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Họ đã trở thành nhóm nhạc bán được nhiều đĩa nhất tại Mỹ, nhận được 7 giải Grammy và 1 giải của Viện Hàn lâm âm nhạc. Tạp chí Time đã vinh danh The Beatles nằm trong top 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Trân Châu Cảng. Bất kỳ cuộc tấn công nào vào hạm đội Hải quân Mỹ đều là một cú shock lớn với người Mỹ. Tổng thư ký Hải quân Mỹ Frank Knox phát biểu trấn an mọi người vào ngày 4/12/1941 rằng, dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra với nước Mỹ, Hải quân Mỹ sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng. Đó là thời điểm ba ngày trước khi trận Trân Châu Cảng nổi tiếng diễn ra. 353 máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã tấn công vào căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii sáng 7/12/1941. Trận chiến đã phá hủy 8 tàu chiến và 188 máy bay chiến đấu Mỹ đồng thời gây thương vong cho 2.042 binh sĩ Mỹ. Tổng thống Roosevelt đau xót nhận định về ngày 7/12/1941 là “Ngày đánh dấu sự ô nhục của nước Mỹ.”

Trân Châu Cảng. Bất kỳ cuộc tấn công nào vào hạm đội Hải quân Mỹ đều là một cú shock lớn với người Mỹ. Tổng Thư ký Hải quân Mỹ Frank Knox phát biểu trấn an mọi người vào ngày 4-12-1941 rằng: “Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra với nước Mỹ, Hải quân Mỹ sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng. Đó là thời điểm 3 ngày trước khi trận Trân Châu Cảng nổi tiếng diễn ra. 353 máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã tấn công vào căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii sáng 7-12-1941. Trận chiến đã phá hủy 8 tàu chiến và 188 máy bay chiến đấu Mỹ đồng thời gây thương vong cho 2042 binh sĩ Mỹ. Tổng thống Roosevelt đau xót nhận định về ngày 7-12-1941 là “Ngày đánh dấu sự ô nhục của nước Mỹ.”

Chủ nghĩa tư bản sụp đổ. Sự căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ là một mối đe dọa cho hòa bình thế giới trong Chiến tranh Lạnh. Cả hai bắt đầu cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và cũng phấn đấu đạt được vị trí đứng đầu về khoa học vũ trụ. Trong bối cảnh đó, Nikita Khrushchev, lãnh đạo Liên Xô từ năm 1953-1964 đã đập giày lên bàn tại kỳ họp Liên Hiệp Quốc vào năm 1960, ông tự tin phát biểu rằng, chủ nghĩa tư bản đã được ràng buộc với thất bại. Ông cho biết: "Lịch sử đang đứng về phía chúng tôi...". Lịch sử, trên thực tế đã không đứng về phía họ, vì Liên Xô chính thức tan rã vào ngày 26/12/1991.

Chủ nghĩa tư bản sụp đổ. Sự căng thẳng giữa Nga và Mỹ vẫn còn là một mối đe dọa cho hòa bình thế giới trong Chiến tranh Lạnh. Cả hai bắt đầu cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và cũng phấn đấu đạt được vị trí đứng đầu về khoa học vũ trụ. Trong bối cảnh đó, Nikita Khrushchev, lãnh đạo Liên Xô từ năm 1953-1964 đã đập giày lên bàn tại kỳ họp Liên Hiệp Quốc vào năm 1960 và tự tin phát biểu rằng chủ nghĩa tư bản đã được ràng buộc với thất bại và chủ nghĩa cộng sản đang tiến lên. Ông cho biết: "Lịch sử đang đứng về phía chúng tôi... Chúng tôi sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản". Lịch sử, trên thực tế đã không đứng về phía họ, vì Liên Xô chính thức giải tán vào ngày 26-12-1991.

Vận chuyển thư bằng tên lửa. Đại tướng Mỹ, Arthur E. Summerfield hùng hồn tuyên bố: “Trước khi con người đặt chân lên mặt trăng, các thư từ sẽ được chuyển qua các khu vực như từ New York tới California, Anh quốc, Ấn Độ hay Australia bằng các tên lửa điều khiển. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại thư tín tên lửa”.

ận chuyển thư bằng tên lửa. ại Tướng Mỹ Arthur E. Summerfield đã hung hồn tuyên bố: “Trước khi con người đặt chân lên Mặt Trăng, các thư từ sẽ được chuyển qua các khu vực như từ New York tới California, Anh quốc, Ấn Độ hay Australia bằng các tên lửa điều khiển. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại thư tín tên lửa”. Mặc dù phát biểu được đưa ra sau một vài cuộc thử nghiệm thành công, dự đoán trên vẫn không bao giờ trở thành hiện thực do chi phí vận chuyển thư bằng tên lửa quá đắt đỏ. Những dự đoán về tương lai luôn luôn gây được sự chú ý với con người. Có rất nhiều dự đoán chính xác, nhưng cũng có không ít dự đoán sai. Dù sao đi nữa, dự đoán về tương lai nhân loại vẫn là một chủ đề ưa thích của các nhà tiên tri trên thế giới.
Mặc dù phát biểu được đưa ra sau một vài cuộc thử nghiệm thành công, dự đoán trên vẫn không bao giờ trở thành hiện thực do chi phí vận chuyển thư bằng tên lửa quá đắt đỏ.
(ANTĐ)

Hoan hô Bộ trưởng Công an!

(nịnh đầm zui phết, có điều 1 việc con con thế này mà cũng phải để ông Bộ trưởng ra tay thì ...)

Ông Trần Đại Quang
Đó không những là niềm vui của hơn 40 hộ ngư dân Cần Giờ mà còn là niềm hân hoan của toàn dư luận xã hội, khi ông Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã kịp thời chỉ đạo Công an Hải Dương xử lý vụ việc bắt giữ gần 2 tấn bạch tuộc để đảm bảo quyền lợi cho bà con săn bạch tuộc Cần Giờ.
Diễn biến của “sự kiện bạch tuộc” như sau. Khoảng hai tuần trước, xe chở hơn 2 tấn bạch tuộc tươi sống, vốn là tài sản của 40 hộ dân Cần Giờ ra Quảng Ninh tiêu thụ thì bị bắt giữ bởi cảnh sát môi trường Hải Dương, lý do là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và không có giấy kiểm dịch.
Ngay hôm sau, gần chục hộ dân đã bay từ TP HCM ra Bắc để giải quyết vụ việc vì họ cho rằng, công an giữ lô hàng là không đúng các quy định của pháp luật. Đại diện của các chủ hàng ở Cần Giờ đã đến trụ sở Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hải Dương bắt đền lô hàng bạch tuộc tươi sống hơn 2 tấn, trị giá gần 1 tỉ đồng trước đó đang trong giai đoạn… phân hủy.
Sau khi nhận được thông tin, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã nhanh chóng có chỉ đạo yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương báo cáo đầy đủ, khách quan toàn bộ quá trình vụ việc. Bộ trưởng chỉ đạo Chánh Thanh tra Bộ Công an đến Hải Dương kiểm tra lại toàn bộ vụ việc, làm rõ đúng, sai, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có sai phạm dẫn đến hậu quả thiệt hại thì phải bồi thường.
Chiếc xe tải chở bạch tuộc bị cảnh sát môi trường Hải Dương tạm giữ khiến số hàng bị thối, hỏng.
Vụ việc nhanh chóng được đưa ra ánh sáng, những người dân Cần Giờ, chủ nhân của gần 2 tấn Bạch tuộc bị giữ trên đường đi tiêu thụ, đã được giải oan và nhận được số tiền bồi thường 650 triệu đồng từ Công an Hải Dương.
Số tiền bồi thường đó có thể không thỏa đáng so với những thiệt hại từ vụ việc này. Song, ngư dân Cần Giờ có lý do để mừng. Họ mừng vì công lý đã được thực thi, mừng vì “con kiến” đã thắng kiện “củ khoai”. Họ đã viết thư cảm ơn Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang vì đã kịp thời chỉ đạo khẩn trương xử lý vụ việc, đòi lại công bằng, quyền lợi cho họ.
Những ngư dân Cần Giờ mừng đã đành. Họ mừng vì lần đầu tiên người dân được bồi thường thỏa đáng một cách kịp thời vì lỗi lầm của nhân viên công vụ, mà không phải đeo đuổi đằng đẵng hành trình khiếu kiện. Nhưng, dư luận xã hội còn có lý do để mừng nhiều hơn như thế! Chiến thắng của bạch tuộc Cần Giờ giúp người dân tự tin rằng, thân phận của mình không còn là “con kiến” khi đối diện với những nhân viên công vụ, những “củ khoai”!
“Sự kiện bạch tuộc” đã trở thành tiền đề cho niềm tin vào việc công lý sẽ được thực thi một cách liêm chính, đó cũng là niềm cảm hứng để mọi người dân tôn trọng luật pháp hơn, họ an tâm hơn khi sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật.
Không những thế, sự kiện bạch tuộc Cần Giờ còn là một bài học kinh điển đối với những nhân viên công vụ, khiến họ phải chùn tay trước những ý định lạm quyền, cẩu thả trong khi thi hành công vụ.
Và xin hoan hô Bộ trưởng Trần Đại Quang! Chính thái độ cương quyết và trách nhiệm của ông đã khiến sự việc được giải quyết bằng một thiện chí, thay cho một vụ kiện ầm ĩ. Có thể khẳng định ở vụ kiện này, cho dù lực lượng Công an có thắng dân thì đó cũng là điều gây mất mát ít nhiều về mặt hình ảnh của người Công an nhân dân!
Trúc Vân
( Petrotimes ) 

Alan Phan - Con thuyền không bến


Con người thực sự có giáo dục khi hắn biết cách học và thay đổi – Carl Rogers (The only person who is educated is the one who has learned how to learn and change.) 
Cha tôi là người nặng tình với quê hương. Khi chúng tôi chưa biết nghe, ông đã nhét tình yêu này vào mấy đứa con qua các bài ru, qua những điệp khúc về quê Quảng Trị nơi “đất cầy lên sỏi đá”, nơi “ đêm đêm có tiếng o nghèo thở dài”, nơi “trời làm cơn lụt mỗi năm”…Giọng hát ông trầm buồn chậm chạp. Bài ông thích nhất là “Con thuyền không bến” của Đặng Thế Phong. Có lẽ trong tiềm thức, ông đã tiên tri về định mệnh quốc gia, 68 năm sau, khi chúng ta thực sự ngồi trên một con thuyền không bến?

Quỹ học bổng VEF
Cuối tuần qua tôi quay lại Nha Trang để dự một hội thảo do quỹ VEF (Vietnam Education Foundation) tổ chức. Quỹ được thành lập và điều hành trực tiếp từ White House với mục tiêu cung cấp học bổng cho các sinh viên Việt Nam qua học tại các trường đại học Mỹ và các giáo sư Mỹ qua giảng dậy ở Việt Nam. Suốt 9 năm qua (từ khi Tổng Thống Clinton khởi động), VEF đã giúp cho hơn 500 sinh viên VN đi học hậu đại học (Ph.D. và Masters) và khoảng 100 giáo sư Mỹ qua VN. Buổi hội thảo rồi là cuộc hội tụ hàng năm của các cựu sinh viên VEF, có hơn 100 người tham dự.
Tôi vui khi được tản mạn với hơn 100 cái đầu xanh (trên dưới 30), nhưng sắc bén, chứa đựng những chất xám đầy đẳng cấp, đang háo hức tạo dựng một tương lai cho cá nhân, cho gia đình, cho tổ quốc. Các tiến sĩ, thạc sĩ này chuyên về khoa học và công nghệ (một điều kiện cho ứng viên), tốt nghiệp từ những đại học hàng đầu của Mỹ (chắc chắn là không thể mua bằng) và đã hoàn tất những luận án dựa trên các nghiên cứu nghiêm túc và mới lạ nhất. Trên hết, họ đã từ bỏ một thu nhập cao từ 100 ngàn đến 200 ngàn đô la mỗi năm để quay về Việt Nam.
Năm 1968, tôi cũng đã là một du học sinh về nước. So với các bạn này, tôi ngu ngơ mù mờ hơn nhiều. Tuy nhiên, quê hương cũng đã đãi ngộ tôi, ban cho tôi những trải nghiệm vô cùng thú vị không thể mua bằng tiền bạc. Tôi nói với các bạn ấy là dù thế nào, tôi tin là sau vài chục năm nhìn lại, các bạn sẽ không hối tiếc về quyết định này.
Môi trường cho chất xám
Thực ra, phần lớn không quan tâm lắm về thể chế chánh trị hay lương tiền, nhưng họ rất bức xức về sự trì trệ trong kinh tế và văn hóa xã hội, một môi trường cần yếu để thăng hoa giá trị đóng góp và nhu cầu trí tuệ cùng tâm linh. Họ đã hy sinh thu nhập (tính trung bình khoảng 120 ngàn đô la khác biệt) và tôi băn khoăn về sự lãng phí này. Ngoài VEF, một bạn ước lượng là có khoảng 8,000 sinh viên với bằng tiến sĩ, thạc sĩ từ các đại học hàng đầu quốc tế đang “lè phè” tại Việt Nam. Tôi tính ra con số thực tiễn mà chúng ta đang lãng phí (gần 1 tỷ đô la mỗi năm) khi không sử dụng khối “chất xám” đang có trong tay.
Vài bạn cho tôi hơi lẩm cẩm. Chánh phủ sẵn sàng in thêm vài chục tỷ đô la ngoài ngân sách để cứu ngân hàng, BDS, DNNN…người dân sẵn sàng chi vài tỷ đô la chỉ cho bia rượu…các đại gia và chân dài tha hồ khoe khoang khi tiêu vài chục tỷ đô la cho siêu xe, hàng hiệu và tiệc tùng…Ai có thì giờ để nghĩ về những trí tuệ đang chật vật nuôi gia đình với số lương chết đói? Kiếm tiền lương thiện theo lý tưởng? Đây mới thực là xa xỉ trong xã hội này.
Bài học Myanmar
Trên máy bay, tôi đọc loạt bài của báo Tuổi Trẻ về Myanmar. Thú vị nhất là hệ quả của sự vận hành một open government (chánh phủ mở). Chỉ trong 2 năm, Myanmar đã tiến từ một quốc gia tệ hại như Việt Nam thời bao cấp đến một xã hội văn minh trên nhiều bình diện. Sự biến đổi nhanh chóng của Myanmar là điều tôi mong đợi khi về Việt nam thường xuyên hơn vào năm 2007. Dĩ nhiên tôi và mọi người đã thất vọng. Sự lãng phí chất xám nói ở phần trên chỉ là bề nổi của một tảng băng “lãng phí” về cơ hội. Còn lãng phí về tiền chùa OPM, về sức khỏe y tế cho cộng đồng, về giáo dục cho các trẻ em, về những tàn phế trong tâm hồn người? Tôi không dám nghĩ hay nói thêm. Đọc bài báo và tự phê các bạn nhé: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/553719/myanmar-dat-nuoc-hi-vong-ky-1-phe%CC%81p-mau-open-government.html#ad-image-0 (không hiểu sao bài chưa bị gỡ xuống?)
Vẫn còn nhiều cơ hội
Tuy nhiên, trong buổi hội thảo, tôi rất lạc quan. Không lạc quan sao được khi ngồi với cả trăm Ph.D. về đủ mọi ngành. Ngoài những bạn chuyên về nghiên cứu dậy học, tôi khuyến khích những bạn có ý tưởng kinh doanh hãy nắm bắt cơ hội, dù lãng phí, nhưng vẫn tràn khắp. Vả lại, sự thành công của một doanh nghiệp vẫn tùy thuộc đến 70% vào sức mạnh nội tại. Tôi cũng nói về một tầm nhìn chiến lược trên căn bản đa quốc. Trên hết, nếu các bạn có thể quy tụ những nhân tài của đất nước vào một “khối chất xám” và được hướng dẫn đầy đủ trong một mô hình thương mại hóa (monetization), tôi sẵn sàng làm chất xúc tác để đem nguồn vốn quốc tế vào các dự án. Rất nhiều doanh nghiệp tư nhân ngoài kia cũng sẽ cần đến khối chất xám của các bạn để tìm đường tái cấu trúc hay tìm sản phẩm, công nghệ, thị trường mới.
Cho nên, dù chúng ta đang ngồi trên một “hàng không mẫu hạm” lênh đênh không bờ bến, chúng ta vẫn có thể tự xây cho mình và bạn bè gia đình những con thuyền nhỏ, tự lo bơi về một bến bờ mong ước của mình.
Cha tôi đã mất từ lâu, bài hát của Đặng Thế Phong chắc cũng đã chìm vào quên lãng… tôi cũng đã già. Quanh tôi, những thế hệ mới đang vươn mầm trổi lộc. Họ có những tương lai khác và có lẽ một ngày nào đó gần đây, bài hát ru con cũng sẽ khác hơn. Xin các bạn hãy giữ niềm tin vào mình và vào Trời.
( GocnhinAlan ) 

Đề nghị trưng cầu dân ý về sở hữu toàn dân với đất đai

Đề nghị trưng cầu dân ý về sở hữu toàn dân với đất đai
“Chúng ta nói là đất đai là sở hữu toàn dân, vậy nếu cần thiết thì chúng ta trưng cầu dân ý”...
Liên quan đến việc thu hồi đất với các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng cần phải có sự cân nhắc, bởi vì rất nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian vừa qua điều này tạo ra nhiều thiệt thòi cho người dân và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.
Là người phát biểu thứ 20 trong tổng số 21 đại biểu tham gia thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 17/6, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đã tỏ rõ sự băn khoăn về quy định “sở hữu toàn dân” đối với đất đai.
Tại báo cáo tiếp thu giải trình dự án luật, trên cơ sở tổng hợp ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: “Đa số ý kiến tán thành với việc tiếp tục quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Một số ý kiến đề nghị thực hiện chế độ đa sở hữu đối với đất đai, sở hữu tư nhân đối với đất ở. Có ý kiến đề nghị dùng khái niệm sở hữu nhà nước thay cho sở hữu toàn dân”.
Khẳng định sự đồng tình với quy định “sở hữu toàn dân”, tuy nhiên, đại biểu Thuyền nhấn mạnh, khi tiếp xúc cử tri thì đa số nhân dân đề nghị quyền sở hữu về đất ở.
“Báo cáo tổng hợp nói đa số nhân dân đồng tình, nhưng theo tôi không phải như thế. Chúng ta viết như thế hơi chủ quan, bởi đa số nhân dân người ta muốn sở hữu về đất ở, chứ không phải như chúng ta tổng hợp đâu”, ông Thuyền phát biểu.
“Chúng ta nói là đất đai là sở hữu toàn dân, vậy nếu cần thiết thì chúng ta trưng cầu dân ý, xem nhân dân có đồng ý vấn đề này hay không? Bởi vì chúng ta xác định là sở hữu toàn dân thì người dân có quyền quyết định vấn đề này. Tôi đề nghị nên xem lại”, ông Thuyền phát biểu.
Theo lập luận của đại biểu Thuyền, khi nói đến quyền sở hữu thì chỉ có 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Trong khi đó đất ở giao cho nhân dân là sử dụng lâu dài, trao cho dân thêm 8 quyền: chuyển đổi, sang nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Như vậy còn cao hơn quyền sở hữu.
Liên quan đến việc thu hồi đất với các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng cần phải có sự cân nhắc, bởi vì rất nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian vừa qua điều này tạo ra nhiều thiệt thòi cho người dân và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.
“Khi chúng ta thu hồi đất cho dự án kinh tế - xã hội, rõ ràng là người dân rất thiệt, nhà nước cũng không được gì, nhưng chắc chắn cán bộ có chức, có quyền sẽ được hưởng lợi trong việc này, vì khoản chênh lệch rất lớn”, ông Thuyền nói.
Quy định thu hồi đất thế nào để người dân có đất không bị thiệt thòi cũng là băn khoăn của nhiều ý kiến khác.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề nghị khi thu hồi đất và tài sản gắn liền trên đất như nhà cửa, kiến trúc thì cơ quan quản lý nhà nước phải cần tách bạch bằng cách loại hình cố định hành chính khác nhau.
Cụ thể, thu hồi đất phải có quyết định thu hồi đất riêng, có bồi thường. Còn về tài sản phải bồi thường thiệt hại thoả đáng cho người dân theo nguyên tắc thoả thuận bằng một quyết định hành chính riêng, ông Minh góp ý.
Góp ý về cơ chế thu hồi, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét lý do ban soạn thảo chưa tiếp thu cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất là chưa hợp lý và thiếu tính thuyết phục.
Theo phân tích của đại biểu Vinh thì đang có sự nhầm lẫn trong các lý giải việc trưng mua đất và trưng mua quyền sử dụng đất. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, do đó không thể dùng cơ chế trưng mua đất được, nhưng quyền sử dụng đất lại khác.
Dẫn dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) năm 1992 điều 58 quy định "quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ", còn theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền tài sản là tài sản, do đó có đầy đủ các quyền như mua, bán, tặng, cho, thế chấp, ông Vinh nhấn mạnh khi nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân thì quyền sử dụng đất cần được bảo hộ và trường hợp cần thiết vì lý do phát triển kinh tế nhà nước sẽ trưng mua lại quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng trước đó.
“Nếu chúng ta chỉ quy định thu hồi đất thì rõ ràng chúng ta đang đối xử không công bằng với người dân, lợi ích chính đáng của họ trước pháp luật chưa được tôn trọng và bảo vệ, người dân vẫn sống trong cảnh thụ động, với tâm lý có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc nào”, ông Vinh nhấn mạnh.
Đại biểu Vinh cũng cho rằng cần phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục đích phát triển kinh tế - xã hội cũng khó có thể đạt được.
(VnEconomy)
 

Các Mác và nền Báo chí XHCN

Bất kỳ ai đem tư tưởng tiến bộ về báo chí của Mác cố tìm cách thực hiện đều bị coi là tiêu cực, là phản động, là không đúng đường lối chính thống của Đảng, của Nhà nước...
Mác được coi là sư tổ của phong trào XHCN tiến lên CNCS ở nhiều nước hiện nay, kể cả cái Nhà nước Xô viết và một số nước XHCN Đông Âu nay đã sụp đổ. Tuy nhiên triết lý về báo chí của ông có thể coi là hoàn toàn xa lạ ở những nước này, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là xa lạ mà có thể nói, bất kỳ ai đem tư tưởng tiến bộ về báo chí của Mác cố tìm cách thực hiện đều bị coi là tiêu cực, là phản động, là không đúng đường lối chính thống của Đảng, của Nhà nước.
Hình minh họa
Điều rất thú vị, là những trang viết đầu tay, mở đầu cho những tư duy về học thuyết của Mác lại là vấn đề Tự Do Báo chí. Trên tờ Nhật báo Tỉnh Ranh (Reinische Zeitung), Mác đã có bài báo dài nhan đề: Những cuộc tranh luận về báo chí, và một loạt bài bàn về tự do báo chí rất sắc sảo. (Có thể xem những bài này trong Mác Ăng ghen Toàn tập, TI.1995)
Thứ nhất Mác đề cao Tự Do báo chí. Trong khi đó nền báo chí XHCN lại là nền báo chí độc nguyên. Không phải độc nguyên văn hóa hay tư tưởng mác xít. Bởi nếu là văn hóa hay tư tưởng thì sẽ là của rất nhiều người, nhiều nhóm, nhiều trường phái của cái văn hóa hay hệ tư tưởng ấy. Ở đây nó chỉ là độc nguyên của một nhóm nhỏ cầm quyền, tự cho mình là chủ của tư tưởng!
Mác nói: ”Báo chí nói chung là thực hiện Tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí, ở đó có tự do báo chí.”(sđd tr 84)
Mác có một định nghĩa về báo chí tự do rất sắc sảo, cũng có thể coi đó như lý tưởng, như sứ mệnh của báo chí nói chung. :”Báo chí tự do-đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới; nó là hiện thân của nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đáu tranh đó. Báo chí tự do, đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm như mọi người đều biết thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do, đó là tấm gương tinh thần, trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do, đó là tinh thần cuả quốc gia, mà mọi túp lều tranh đều có thể có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực và lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào...”(Sđd tr 100).
Mác nói về bản chất của báo chí tự do rất hay,”đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do.”(Sđdtr89).Có bốn điều: dũng cảm, lý tính, đạo đức và tự do, đó mới là bản chất của báo chí tự do!
Trong đoạn văn trên, Mác khẳng định mấy điều: (a) báo chí tự do chủ yếu là của nhân dân, ta có thể hiểu rộng là của xã hội dân sự, đễ sám hối, đễ tự nhận thức. (b) BCTD, là tinh thần của quốc gia, không phải là tinh thần của phe nhóm. Dù là do ai chủ trương thì BCTD phải hướng đến hiệu quả đó. (c) BCTD là toàn diện, toàn năng đầy sinh khí. Những vấn đề ấy xa lạ biết bao nhiêu so với hiện thực méo mó, phiến diện mà nền báo chí XHCN đã thể hiện. Nền báo chí này trong hiện thực chỉ đề cao tính đảng, gạt bỏ tính nhân dân, coi thường tính phổ biến, toàn diện, ở khắp nơi nó luôn giăng ra những rào cản,áp đặt những lề đường, luôn tìm cách áp đặt vào mắt nhà báo cái ốp che mắt ngựa, để cho họ chỉ nhìn thấy cái “định hướng” của người cầm quyền.
2. Mác nói về phong cách báo chí với những lời nồng nhiệt, trữ tình. “Báo chí quan hệ với điều kiện sinh sống của nhân dân với tư cách là lý tính, nhưng cũng không kém phần tình cảm. Vì vậy, báo chí không chỉ nói bằng tiếng nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối quan hệ hiện tồn từ đỉnh cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy nhiệt tình của bản thân cuộc sống. Báo chí tự do đem tình trạng (bần cùng) của nhân dân dưới hình thái trực tiếp của nó, không bị khúc xạ qua bất kỳ giới quan liêu nào cả, tới ngưỡng cửa của nhà vua, đưa nó tới trước quyền lực của nhà nước... Báo chí chẳng qua chỉ là và phải là “biểu hiện” vang dội của những tư tưởng và tình cảm hằng ngày của nhân dân đang suy nghĩ thật sự theo cách của nhân dân-biểu hiện thật ra đôi khi nồng nhiệt, phóng đại và sai lầm.” (Sđd tr 237) Mác nói thêm: “Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó một cách gay gắt hăng say, phiến diện như những tình cảm,tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó.”
Rõ ràng báo chí XHCN đã đánh mất rất nhiều tính trong sáng, hồn nhiên vô tư của cái nhiệt tình đầy lý tính và tình cảm nhân văn, đời thường, đầy tình người. Vì nó không còn là của Dân, của xã hội,nó luôn bị “khúc xạ” bởi giới quan liêu.Ở một chỗ khác Mác còn nói rõ là bỡi giới cầm quyền chỉ muốn nghe tiếng nói của chính mình.
3. Mác có nói đên luật báo chí. Trước khi nói về luật báo chí, Mác đề cập đến một triết lý về luật pháp nói chung,(mà nó cũng vô cùng xa lạ vói tư duy luật pháp XHCN trong hiện thực). Ông nói: ”Luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến,trong đó tự do có một sự tồn tại vô ngã, có tính chất lý luận, không phụ thuộc vào sự tùy tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh của tự do, của nhân dân.” Từ quan niệm ấy, Mác đi đến khẳng định “Luật báo chí là luật thật sự,bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khẳng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí là tồn tại của tự do; vì thế luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình.”(Sđd tr 91). Có thể nhận xét rằng luật báo chí của VN không chứa đựng nỗi triết lý báo chí của Các Mác!
4. Trong quan niệm luật báo chí, Mác có đề cập đến kiểm duyệt và luật kiểm duyệt. Ông quyết liệt lên án báo chí kiểm duyệt. Ông phân loại khái quát báo chí, chỉ bằng hai loại: báo chí tự do và báo chí kiểm duyệt. Các sự phân loại khác như ta vẫn thường thấy như báo Đảng,báo Đoàn thể, báo Chính quyền, báo nghành, báo trung ương, báo địa phương v.v... chỉ là phân chia theo giống. Tất tật những giống báo ấy hoặc thuộc loại này hoặc loại kia. Theo Mác trên đời chỉ có hai loại báo mà thôi. Hoặc tự do hoặc kiểm duyệt.
Ông kết luận, mà cũng là kết án: ”Tính cách của báo chí bị kiểm duyệt-đó là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa.”(Sđd Tr 89)
Ông nói: ”Kiểm duyệt chân chính,bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản snh ra từ bản thân mình. Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ.”(sđd tr91)
Liên quan đến phê bình, ông nhận xét sắc sảo mà cũng rất mạnh mẽ: “... khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái, mà bản thân trở thành đảng phái,khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính, mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình,mà không muốn chịu sự phê bình, khi sự phê bình phủ nhận bản thân bằng sự thực hiện của chính mình, cuối cùng khi sự phê bình không có tính chất phê bình đến mức coi một cách sai lầm cá nhân riêng lẻ là hiện thân của trí tuệ phổ biến, coi mệnh lệnh của sức mạnh là mệnh lệnh của lý tính,coi những vết mực là những vết trên mặt trời, coi những nét gạch xóa của người kiểm duyệt là những cấu tạo toán học,coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, khi đó, lẽ nào sự phê bình lại không mất tính chất hợp lý của mình?” (Sđd tr 91)
Mác cho rằng: “ luật kiểm duyệt không phải là luật, mà là biện pháp cảnh sát và thậm chí còn là biện pháp cảnh sát tồi, bởi vì nó không đạt được điều nó muốn,và nó không muốn điều nó đạt được” (Sđd tr 98)
Ông nói tiếp: “Ở nước có chế độ kiểm duyệt bất cứ tập sách nào bị cấm, tức là không qua kiểm duyệt mà xuất bản là một sự biến. Sách ấy được coi là tử vì đạo, mà sự tử vì đạo thì không thể không có vầng hào quang và những tín đồ... Mọi điều bí mật đều có sức hấp dẫn. Chỗ nào dư luận xã hội là một sự bí mật đối với bản thân nó, thì mỗi tác phẩm trên báo chí vi phạm về mặt hình thức những giới hạn bí ẩn đều sẽ có sức lôi cuốn trước dư luận xã hội ấy. Chế độ kiểm duyệt làm cho mỗi tác phẩm bị cấm dù hay hoặc dở đều trở thành không bình thường, còn tự do báo chí thì tước mất của tác phẩm cái vẽ oai nghiêm, bề ngoài đó.” (sđd tr 98)
Ông chỉ ra hậu quả tai hại của kiểm duyệt: ”Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng lại với cuộc sống quốc gia, biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư... Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần của quốc gia như thế đó.”(sđd tr105)
Mác chỉ ra những điều, nghịch lý thay lại là hiện thực của nền báo chí XHCN. Nhiều sự thực đã chứng minh nhận xét của Mác là đúng. “Quan chức kiểm duyệt không chỉ trừng phạt những hành vi phạm tội,bản thân ông ta còn bịa ra những hành vi phạm tội đó...Chính vì vậy mà công việc kiểm duyệt được giao không phải cho tòa án, mà là cho cơ quan cảnh sát”. Ở các nước XHCN còn được giao cho quan chức tuyên huấn, cho cả những cán bộ chính trị không có kiến thức gì về lĩnh vực này (Sđd tr102). Ông còn nói “Chế độ kiểm duyệt lên án ý kiến của tôi không phải là ý kiến của quan chức kiểm duyệt,mà là của cấp trên ông ta.” (sđd tr102)
5. Trong nền báo chí XHCN còn một vấn đề khác cũng rất quan trọng, đó là mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và báo chí. Tư tưởng sau đây của Mác cũng rất xa lạ và trái khoáy với hiện thực. Mác quả quyết “Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau đễ phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau, nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước - không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là những sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý.” ( Lời bào chữa của phóng viên ở Mô den - sđd tr290). Nền báo chí XHCN từ lúc nào đã nhiễm thói xấu (mà Lênin gọi là mùi xú uế của thây ma chế độ cũ) luôn coi báo chí và những người làm báo như thần dân, như phó thường dân, sẵn sàng hoạnh họe, sãn sàng bắt bớ... Tại sao không tiếp nhận được tư duy tiến bộ của Mác đễ xây dựng một quan hệ thật văn hóa, thật tiến bộ, thật nhân văn giữa báo chí và giới cầm quyền?
Năm vấn đề rất lớn mà Mác gợi ý cho nền báo chí Việt Nam, nó dường như kết luận quả quyết rằng nền báo chí XHCN hiện thực đang rất phi mác. Chả nhẽ người Nam bộ sau 75, lại thông tuệ, nhạy bén dường vậy khi phán một câu như thánh phán “nói zậy mà không phải zậy”. Hay là Vũ Trọng Phụng có lý khi nhận xét rằng: “Thật thế, tôi tin rằng Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thối nát. Tôi không tin dân An nam ta lại có nỗi một điều tín ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn gì...” (dẫn theo Hoàng Ngọc Hiến trong Luận bàn về Minh triết, NXB Tri Thức 2011.)
Báo chí là một lĩnh vực hoạt động tinh thần, mà Mác nói là con mắt, là tấm gương soi là tinh thần v.v... của nhân dân. Làm cho nó xứng đáng là công cụ văn hóa của Đất nước hôm nay là chuyện lớn. Tôi gởi gắm tâm tình này tới các nhà báo và nhà cầm quyền nhân ngày Báo chí “cách mạng” Việt Nam với niềm hy vọng chúng ta phải làm cho báo chí VN, theo Mác là loại báo chí TỰ DO, để cho điều mà chúng ta tuyên bố rằng chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam, không trở thành “nói một đằng, làm một nẻo.”
Nền báo chí Việt Nam, trong sứ mệnh và sử mệnh cao quý của mình, để xứng đáng với Nhân dân, với Đất Nước trong thế kỷ 21 này, xin hãy thức tỉnh./.
Nguyễn Caem
(Quê Choa)

Khoảng lặng sau kết quả tín nhiệm của Thống đốc

Ông Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu...
Với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu.
Thời điểm kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn được công bố, không khí làm việc tại hội sở của Ngân hàng Nhà nước chùng xuống.
“Bọn tôi buồn lắm. Nhưng biết sao được”, một lãnh đạo cấp vụ nhắn tin cho người viết, tránh bình luận về kết quả tín nhiệm của “sếp” mình - bộ mặt của ngành.
Đầu giờ sáng ngày 11/6, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đang được công bố, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại gọi điện tới VnEconomy. Cuộc gọi có lúc rơi vào im lặng, bởi người gọi bị hẫng khi tiếp nhận thông tin.
Khoảng lặng sau kết quả tín nhiệm của Thống đốc
Ông Nguyễn Văn Bình
Với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu.
“Sẽ có những đánh giá khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, những quyết sách mà ông Bình đã đưa ra. Nếu như hai năm trước làm thế này, không làm thế kia… thì tình hình có thể đã tốt hơn. Sẽ có những sự nuối tiếc, nhưng cũng phải thấy rằng Thống đốc đã làm được nhiều việc lớn cho hệ thống”, vị tổng giám đốc hơn ba mươi năm trong nghề nói.
Không nêu cụ thể về những điều mà ông Bình đã làm được, song vị tổng giám đốc trên cho rằng, vị trí đứng đầu điều hành chính sách tiền tệ hai năm qua rất kén người có khả năng đảm đương, nhất là có quá nhiều thử thách và phức tạp, ngay cả vấn đề dư luận đầy sóng gió trong năm 2012 chứ chưa nói về chuyên môn.
Điều mà ông nhấn mạnh là nhiều năm rồi hệ thống các tổ chức tín dụng mới có được một trật tự, một sự đồng thuận cao trong hoạt động và thực thi các chính sách như hiện nay; không còn những xáo trộn, nhiễu loạn gây bức xúc trong xã hội như trước…
Trò chuyện với phóng viên nghị trường và phóng viên theo dõi lĩnh vực ngân hàng của VnEconomy trong cuộc hẹn cuối chiều 11/6, một chuyên gia kinh tế độc lập đưa ra một góc nhìn lạc quan về “kết quả tín nhiệm” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
“Đầu giờ sáng, phản ứng đầu tiên khi đọc thông tin thì cá nhân tôi cũng buồn. Từng hai mươi năm trong ngành, giờ chuyển công tác trong tổ chức độc lập, nhưng ngành ngân hàng vẫn là quê hương của tôi. Ai cũng muốn quê hương mình tươi đẹp chứ”, ông nói.
Theo ông, ở nhiệm kỳ này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tiếp quản một gia sản có quá nhiều vấn đề, hay từ ông dùng là “bệnh tật”. Nếu vo tròn những vấn đề đó, giữ sao cho nó không lộ ra hay không vỡ ra rồi chuyển cho nhiệm kỳ sau, thì có thể cá nhân người điều hành sẽ an toàn hơn.
“Nhưng tôi thấy, ông Bình đã dám bày nó ra, tìm cách mổ xẻ và xử lý. Ông ấy dám tuyên chiến với những bất cập tích tụ từ cả chục năm trước dồn lại trong cái gia sản ấy, mà chỉ riêng động chạm đến các nhóm lợi ích cũng đã đủ mệt rồi. Hơn nữa, lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ không đơn thuần chỉ là các vấn đề nội tại, mọi bất cập của nền kinh tế đều có thể truyền dẫn và phản ánh vào nó, chứ đâu phải chỉ mình nó tạo ra”, chuyên gia này nói.
Và góc nhìn lạc quan của ông là ở chính số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh. Bởi ông lập luận, khi các vấn đề của chính sách tiền tệ, các kết quả và tồn tại liên quan, được nhìn nhận rõ hơn, chính 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao” là một kết quả chắc chắn. Điều này đồng nghĩa với cơ hội sẽ có thêm số phiếu chuyển nhóm từ “tín nhiệm thấp” nếu nỗ lực hơn nữa, làm tốt hơn nữa.
Ở một góc nhìn khác, tối muộn 11/6, phó chủ tịch một ngân hàng thương mại nhỏ tại Tp.HCM gọi điện cho người viết. Trong câu chuyện, ông dẫn luôn thực tế có chút khôi hài của bản thân mình.
Hai tháng trước, vợ ông sinh con thứ ba. Đi làm giấy khai sinh và các thủ tục, ủy ban phường từ chối. Lý do, gia đình ông mới chuyển về địa phương cũng chừng vài tháng, việc dẫn đến sinh con thứ ba có ở phường cũ và cần phải về đó để làm thủ tục.
“Họ cũng có lý. Đúng là họ tránh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của địa bàn mình bị ảnh hưởng, nhận thêm một trường hợp sinh con thứ ba, khi mà “gốc gác” của nó là có từ địa bàn khác”, ông giải thích và liên hệ với những vấn đề phải xử lý của hệ thống ngân hàng hiện nay, hàm ý rằng: nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản và điêu đứng không hẳn là do một vài năm nay, mà tích tụ những bất ổn từ nhiều năm trước.
“Tuy nhiên, tôi không bình luận về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Thống đốc. Chỉ kể câu chuyện của mình để bạn tham khảo như vậy. Điều tôi bức xúc là ở khía cạnh khác”, ông nói.
Quan điểm mà ông nhấn mạnh là đối với những vị trí điều hành độc lập, không nên áp cơ chế bỏ phiếu để đánh giá tín nhiệm của họ. Đó là các chức danh ở các lĩnh vực tòa án, thanh tra và điều hành chính sách tiền tệ. Chỉ khi nào họ không làm được việc thì mới tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm để xem xét bãi nhiệm hay không.
“Nhiều nước tiên tiến trên thế giới họ không làm như vậy. Những công tác độc lập thì hãy để yên cho họ làm việc. Như ông chánh án, nguyên tắc bất di bất dịch là phải xử, phán xét sao cho đúng sự thật, chứ không vì để hài lòng chỗ này hay chỗ kia mà xử khác đi. Hay ông thanh tra, luôn luôn phải tìm ra sự thật chứ không phải ngại chỗ này hay chỗ kia mếch lòng mà tránh đi. Ở những vị trí độc lập này, theo tôi, không vì để có những tấm phiếu ủng hộ hay không ủng hộ mà phải làm khác đi”, vị lãnh đạo ngân hàng trên dẫn giải.
Với chính sách tiền tệ, ông dẫn chứng cho quan điểm của mình: “Chúng ta đang hướng tới một ngân hàng trung ương độc lập, không bị chi phối bởi các yếu tố khác, dù là rất khó. Như việc bỏ phiếu tín nhiệm, tôi xin nêu một ví dụ, khi mà lạm phát bùng nổ, Ngân hàng Nhà nước phải sử dụng lãi suất. Tăng lãi suất cao để xử lý, kiểm soát được lạm phát. Nhưng lãi suất cao khiến các doanh nghiệp điêu đứng và lợi ích của nhiều người bị ảnh hưởng, thì thành ra không được tín nhiệm”.
(VnEconomy)
 
  Bản tin tiếng Anh
  • Pact 'doesn't seek to exclude' China (Washington Post) - The controversial Trans-Pacific Partnership continues to be fanned by speculation about the reasons behind an apparent intentional exclusion of China, led by the United States - but some suggest the argument falls flat for two reasons.
  • Economists puzzled by state of economy (Washington Post) - A faster-than-expected increase in money supply and soaring bank credit but modest economic growthhas left Chinese monetary policy makers puzzled.
  • China's mobile game market booms in Q1 (Washington Post) - China's mobile game market reached a value of 2.16 billion yuan in the first quarter of 2013, up 30.26 percent compared with the volume in the last quarter.
  • Beckham back in Beijing (Washington Post) - The Chinese soccer team's 5-1 defeat to Thailand on Saturday may have broken fans' hearts but the reappearance of David Beckham in Beijing probably eased some of the pain.
  • From the classroom to the boardroom (Washington Post) - Wu Chaoqi, a 24-year-old Shanghai entrepreneur, is not sure how long his business will survive. He joked that his company's method of delivering wine by moped means that the logistics costs are far lower than those of his competitors. However, his humor underplays a serious problem. "Sure, it saves on expenditure, but also emphasizes an undeniable shortage of orders," he said.
  • Bidding on change (Washington Post) - China's first international auction in Xiamen signifies that curbs on the country's free trade of cultural artifacts may be going, going, gone.
  • Soccer national team concedes humiliating defeat (Washington Post) - Poor possession, poor team work and most of all no fighting spirit resulted in the most humiliating defeat for years for China's national soccer team as they lost 5-1 to visiting Thailand team on Saturday.
  • Farmers burn wheat stubble despite ban (Washington Post) - Despite the government ban, farmers in China often burn crop stalks left after the harvest to clear the fields for the next planting.
  • HK to handle Snowden's case according to laws (Washington Post) - Hong Kong Chief Executive C Y Leung said on Saturday the city government will handle the case of whistleblower Edward Snowden in accordance with the laws and established procedures of Hong Kong when the relevant mechanism is activated.
  • Protectionism harmful for all: Li (Washington Post) - Every nation should work to advance trade and investment liberalization to promote global growth, said Li Keqiang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét