Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Tin ngày 08/9/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Nghi vấn gần 51 ngàn tỷ đồng rửa tiền qua ngân hàng 

Gần 51 ngàn tỷ đồng với 165 giao dịch bị nghi ngờ là hoạt động rửa tiền tập trung vào giao dịch tiền gửi qua ngân hàng và báo cáo của các công ty bảo hiểm. Trong đó có nghi vấn đã được chuyển sang cơ quan điều tra.

Tiền mặt – “bãi đáp” cho tội phạm rửa tiền

Theo cục Phòng chống rửa tiền (AMLD) thuộc ngân hàng Nhà nước (NHNN), Việt Nam chưa có đánh giá chính thức của cơ quan có thẩm quyền về tội phạm rửa tiền. NHNN đã “khoanh vùng” được 165 báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền, chuyển cơ quan thanh tra và công an xác minh. Tổng số tiền giao dịch nghi ngờ rửa tiền là gần 51.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NHNN cũng tiếp nhận 50 văn bản từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến các bị can hoặc đối tượng trong các vụ án hình sự.
Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sử dụng tiền mặt nhiều, cơ hội cho tội phạm rửa tiền rất cao. Trước đây rửa tiền thường được đánh giá liên quan đến hoạt động chuyển tiền qua biên giới, thì nay rửa tiền trong nước gia tăng, gắn với hoạt động phạm pháp như buôn lậu, buôn bán ma túy, trốn thuế đặc biệt là tham nhũng. Khi bầu Kiên bị bắt, nhiều câu hỏi đặt ra, liệu ở đây có liên quan gì đến hoạt động rửa tiền? Tuy nhiên, đại diện cục Phòng chống rửa tiền khẳng định: Ma trận sở hữu chéo đã trở thành hiện tượng điển hình của nền kinh tế Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức đều được góp vốn tham gia cổ đông sáng lập ngân hàng. Ngân hàng A có công ty B tham gia 10% vốn, công ty B lại có ông C là chủ tịch HĐQT nhưng ông C lại cử ông D đứng ra đại diện vốn. Vì vậy, trong cổ đông sáng lập ngân hàng A không có tên ông C, trong khi nhân vật này mới thực sự là người điều hành. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam cũng không truy cứu “tội phạm kép”.
Do đó, nếu ai đó tham nhũng hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng không bị xem xét có hay không tội rửa tiền. Hơn nữa, các hiện tượng thuê giám đốc để thành lập doanh nghiệp, ủy quyền cho tài xế, nhân viên đứng tên cổ phần… cũng gây khó khăn cho việc truy tìm nguồn gốc dòng tiền.
Hiện tượng rửa tiền bằng cách thuê người khác đứng tên chủ tài khoản, sau đó chủ sở hữu bàn giao mã số pin để người thuê thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản trong nước và rút ngoại tệ tại Campuchia đã có. Trước đây có nhóm tội phạm quốc tế thuê một số người Việt Nam mở 12 thẻ debit của các ngân hàng trong nước. Các chủ thẻ nhận ít tiền thù lao rồi giao lại thẻ cho người đặt hàng. Sau đó, nhóm tội phạm này sang Campuchia (quốc gia không quản lý ngoại hối) để rút tiền mặt. Hằng ngày, tiền được chuyển vào cả 12 tài khoản ở Việt Nam và rút sạch từ Campuchia.
Về nghiệp vụ, các ngân hàng phải có bộ phận riêng rà soát tất cả các giao dịch hàng ngày. Có rất nhiều yêu cầu đặt ra trong vấn đề an ninh tiền tệ, đòi hỏi ngân hàng phải quản trị nhiều hơn, phải bổ sung nguồn lực cho khâu theo dõi, kiểm soát dòng tiền. Thực tế, theo luật tất cả các giao dịch gửi tiền hoặc rút tiền từ 500 triệu đồng trở lên đều phải qua khâu khai báo với ngân hàng. Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, mục đích. Trong trường hợp khách hàng từ chối thì ngân hàng buộc phải hủy giao dịch, đó là bổn phận của ngân hàng.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, với tội phạm rửa tiền là loại tội phạm có những am hiểu nhất định về ngân hàng nên chúng có nhiều chiêu để lách luật, chẳng hạn chia nhỏ hạn mức tiền gửi. Về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Trong hệ thống tài chính ngân hàng ở Mỹ, các cơ quan an ninh như FBI buộc ngân hàng phải có phần mềm theo dõi, phát hiện tất cả những hành vi Splitting (chia nhỏ). Chúng ta hiện nay chưa có điều khoản bắt buộc, song cũng đã đến lúc các ngân hàng thương mại phải lưu ý và có đánh giá đầy đủ, lưu tâm nhiều hơn đến vấn đề này, trong những trường hợp cần thiết cần báo cáo với các cơ quan chức năng”.

Nhiều “mảnh đất đen” chưa được phát lộ

Đại diện cục Phòng chống rửa tiền cho biết, các giao dịch nghi ngờ rửa tiền nói trên chủ yếu là các báo cáo thu thập từ ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, con số này không phản ánh ngân hàng là mảnh đất thuận lợi cho tội phạm rửa tiền. Vì trong các lĩnh vực có khả năng lớn xảy ra rửa tiền như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, kinh doanh vàng, casino… Thực tế, với những cơn “sốt nóng” của thị trường chứng khoán, bất động sản, dòng tiền đổ vào và rút ra từ hai thị trường này là một con số khổng lồ nhưng thực tế chưa có một đơn vị nào báo cáo nghi ngờ. Hiện mới chỉ có hệ thống ngân hàng chú trọng tập huấn nâng cao kiến thức phòng chống rửa tiền cho đội ngũ nhân viên, từ đó kịp thời cập nhật các báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi cơ quan chức năng.
Chia sẻ về thời điểm bất động sản “nóng” ở khắp nơi, nhiều giao dịch mua bằng mọi giá, trong đó không ít nguồn tiền từ bên ngoài đổ vào thị trường. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng: “Cũng rất khó đánh giá đâu là giao dịch đáng nghi ngờ. Mọi nghi ngờ có thể ảnh hưởng không tốt tới thị trường. Hơn nữa, với người mua nhà, cầm tiền mặt đi giao dịch họ cũng không phải giải trình với chủ đầu tư tiền ấy nguồn gốc từ đâu. Còn với dòng ngoại tệ từ bên ngoài đổ vào thị trường đã được chuyển qua ngân hàng, có sự kê khai, giám sát của hệ thống”. Còn theo đánh giá của lãnh đạo một công ty chứng khoán, việc giám sát giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu rửa tiền trong lĩnh vực này hầu như không được các công ty coi trọng. Có chăng chỉ dừng lại ở lưu trữ số liệu giao dịch phục vụ cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu mà không mang tính chủ động cảnh báo.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã nhận được báo cáo hai hợp đồng bảo hiểm là giao dịch đáng ngờ và đã kịp thời chuyển đến cục Phòng chống rửa tiền để xử lý theo quy định của pháp luật. Dù số hợp đồng bảo hiểm có dấu hiệu rửa tiền bị phát hiện còn rất ít, nhưng nguy cơ rửa tiền qua các hợp đồng bảo hiểm là không nhỏ.
Thực tế, các chuyên gia về phòng chống rửa tiền cho rằng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể bị lợi dụng, làm phương tiện rửa tiền thường nằm trong các trường hợp: Tiền phí bảo hiểm được đem đi đầu tư; các đơn bảo hiểm nhân thọ với một mức phí duy nhất có bản chất lưu giữ giá trị tiền mặt; bảo hiểm niên kim cố định hoặc thay đổi; hay đơn bảo hiểm chuyển nhượng được và có thể dùng để thế chấp ngân hàng. Các công ty bảo hiểm cũng có thể nghi ngờ một số loại dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ đã bị hoạt động rửa tiền lợi dụng nếu phát hiện việc đòi bồi thường số tiền khổng lồ, hoặc cho những vụ được dàn dựng. Bên cạnh đó, đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn, có số phí đóng 400 triệu đồng trở lên là phải báo cáo lên cục Phòng chống rửa tiền để thẩm định kiểm tra. Nếu cơ quan này nghi ngờ có dấu hiệu rửa tiền, sẽ yêu cầu điều tra kỹ lưỡng.
Biến “tiền bẩn” thành “tiền sạch, tiền tươi”
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Tội phạm thu tiền từ các hoạt động phạm pháp như lừa đảo tín dụng, lừa đảo đầu tư, mại dâm, buôn bán ma tuý đều là “tiền bẩn”. Để dùng được tiền này mà không bị nhòm ngó thì tội phạm phải thực hiện rửa tiền qua hệ thống ngân hàng hay bất động sản để thu về “tiền sạch, tiền tươi”. Chính vì thế hệ thống ngân hàng phải đặc biệt cảnh giác với loại hình rửa tiền” .
THEO NGƯỜI ĐƯA TIN

Hàng loạt lãnh đạo ngân hàng miền Tây bị bắt giữ

Hôm (7/9), Bộ Công an, đã ra quyết định khởi tố GĐ và Phó GĐ Ngân hàng VDB chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cùng người đứng đầu Sở giao dịch tỉnh Hậu Giang của Ngân hàng LienVietPostBank.


Sáng  nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam 4 tháng đối với Lâm Minh Mẫn, 33 tuổi, kế toán trưởng Cty CP Thực phẩm Phương Nam, để điều tra tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Lực lượng làm nhiệm vụ khám xét nơi làm việc tại Cty CP thực phẩm Phương Nam, ở phường 7 và nhà riêng ở KDC 586 (TP Sóc Trăng).
Cơ quan điều tra phát hiện ông Mẫn lập khống báo cáo tài chính, xác nhận sai về tài sản thế chấp, nâng khống số lượng hàng tồn kho dưới thời điều hành của Chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân (đang ở Mỹ) để vay vốn các ngân hàng thương mại.

Liên quan trách nhiệm với hành vi trên, Cơ quan điều tra đến trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tỉnh Sóc Trăng, ở đường Trần Hưng Đạo (TP Sóc Trăng) triển khai quyết định khởi tố Giám đốc Nguyễn Thế Thắng và Phó giám đốc Nguyễn Văn Xem.
Cùng thời điểm này, tổ công tác khác của Bộ Công an đến Sở giao dịch Hậu Giang của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, triển khai quyết định khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đỗ Hùng Sở, khám xét tại nơi làm việc, nhà riêng ở đường Nguyễn Trãi (TP Vị Thanh, Hậu Giang).

Cty CP Thực phẩm Phương Nam cho biết, kế toán trưởng Lâm Minh Mẫn với 3 lãnh đạo ngân hàng vừa bị bắt liên quan đến nợ nần của Cty CP thực phẩm Phương Nam dưới thời điều hành của cựu Chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân, cùng gia đình bay sang Mỹ, để đống nợ 1.600 tỷ đồng.
Sau đó, 7 ngân hàng chủ nợ ngồi lại với nhau tìm cách tái cơ cấu doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, để tiếp tục sản xuất, Cty CP Thực phẩm Phương Nam đã thế chấp rất nhiều đất đai, nhà xưởng, hàng tồn kho, xe tải của nhà máy chế biến thủy sản tại TP Sóc Trăng và nhiều căn nhà của ông Khuân tại TP HCM.
Cơ quan điều tra còn xác định hàng tồn kho trên sổ sách trị giá trên 700 tỷ đồng nhưng thực tế hàng trong kho chỉ hơn 20 tỷ đồng, là nguyên nhân xác định ông Mẫn đã ký biên bản kiểm tra hàng hóa lưu kho, nâng khống số lượng, để giúp doanh nghiệp vay vốn.
Theo Tiền Phong

Luật rối rắm, bất động sản gặp khó, người dân chịu thiệt

Pháp luật về nhà ở và kinh doanh BĐS còn rối rắm, chồng chéo, mâu thuẫn với nhau và với các luật khác có liên quan. Thậm chí, tất cả những nghị định liên quan đến lĩnh vực BĐS, nhà ở đều đứng trên luật. Chính những bất ổn về luật đã khiến thị trường BĐS trở nên bát nháo, số lượng doanh nghiệp “chết lả” không ngừng gia tăng, trong khi đó quyền lợi của người dân khi mua nhà vẫn bị bỏ ngỏ.


Tại buổi họp này, hầu hết những ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều tập trung mổ xẻ những bất cập của 2 bộ luật trên, đang được cho là nguyên nhân làm thị trường địa ốc kém minh bạch trong thời gian qua.
ĐBQH mổ xẻ bất cập của luật
Phát biểu tại cuộc họp, đại biểu, TS.Trần Du Lịch thẳng thắn nhận định: “Tôi thấy tác động của luật này có vấn đề, rõ ràng chưa thể đi vào cuộc sống!”.
Theo TS.Trần Du Lịch các điều kiện kinh doanh BĐS tại Việt Nam là dễ nhất thế giới, chỉ cần 6 tỷ đồng vốn pháp định là có thể lập doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Vì vậy mới có chuyện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS theo kiểu “mượn đầu heo nấu cháo” hoặc “tay không bắt giặc” khiến thị trường BĐS trở nên bát nháo.
Minh họa cho nhận định của TS. Trần Du Lịch, Sở Kế hoạch – đầu tư TP.HCM cho biết hiện toàn thành phố có khoảng 4.200 doanh nghiệp kinh doanh BĐS thì có gần 3.000 doanh nghiệp (chiếm hơn 70%) có vốn dưới 10 tỉ đồng. Các doanh nghiệp này khó có thể thực hiện các dự án lớn nếu như không có sự hỗ trợ của ngân hàng. Đó cũng là nguyên nhân vì sao khi ngân hàng siết chặt quy định cho vay vốn, nâng cao lãi suất đã khiến nhiều doanh nghiệp BĐS “rơi rụng” vì không còn vốn.
Bên cạnh sự dễ dãi về điều kiện kinh doanh BĐS, nhiều đại biểu còn cho rằng 2 bộ luật có quá nhiều quy định rối rắm, chồng chéo. Cụ thể, trong hệ thống các văn bản hướng dẫn hai luật trên, có nhiều nghị định mang tính “bổ sung” luật, quy định những vấn đề không có trong luật hoặc mở rộng, thu hẹp những quy định của luật.
Nghị định phủ quyết nhau
Đơn cử như Luật nhà ở không có quy định, nhưng nghị định 90 hướng dẫn luật này lại quy định dự án nhà ở có diện tích trên 10 ha phải dành từ 1-20% (tối đa 20%) quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đến nghị định 71, vốn để thay thế nghị định 90, thì bắt buộc phải dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội.
Một ví dụ khác như trong khi Luật nhà ở không cho phép xây dựng “chung cư mini” (căn hộ nhỏ 30m²) thì nghị định 71 hướng dẫn Luật nhà ở lại cho phép xây dựng loại hình này. Hoặc Luật nhà ở không cấm bán đất nền nhưng nghị định hướng dẫn lại buộc chủ đầu tư dự án nhà ở phải xây nhà xong mới được bán…
Không chỉ phát sinh nhiều quy định “đá nhau”, mỗi văn bản hướng dẫn một kiểu, khiến doanh nghiệp BĐS bối rối không biết áp dụng quy định nào, TS. Trần Du Lịch còn chỉ ra rất nhiều quy định trong 2 luật nhà ở và kinh doanh BĐS thiếu khả thi. Chẳng hạn trong Luật Nhà ở quy định trích 30 – 50% nguồn thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Hay như nhận định của đại biểu HĐND TP.HCM Huỳnh Công Hùng: “Luật quy định công dân có quyền có nhà ở nhưng với thực tế hiện nay công nhân, người lao động có tích lũy đến 3 đời cũng không thể mua nổi nhà. Với hiện trạng như thế này thì làm sao đảm bảo được chuyện công dân có quyền có nhà ở”.
Chẳng có luật bảo vệ dân trong mua bán BĐS
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng một vấn đề bất cập khác của 2 bộ luật trên là không bảo vệ được quyền lợi của người dân trong các giao dịch mua bán chuyển nhượng BĐS với chủ đầu tư.
Cụ thể, nhiều vụ mua bán BĐS thông qua công chứng một cách hẳn hoi, nhưng giấy tờ giả vẫn lọt qua cửa công chứng. Khi xảy ra sự cố thì Luật Kinh doanh BĐS lại không quy định rõ cán bộ công chứng, cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hay tổ chức nào phải chịu trách nhiệm. Như vậy, dù có Luật Kinh doanh BĐS, nhưng tính an toàn trong giao dịch gần như không có, không cơ quan nào đảm bảo và chịu trách nhiệm an toàn trong quá trình giao dịch cho người dân. Đương nhiên, khi xảy ra tranh chấp, người dân vẫn là những người “nắm dao đằng lưỡi”.
Trước một loạt những bất cập của 2 bộ luật về BĐS trên, hầu hết ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng cần phải sửa đổi luật cho BĐS. Theo ông Trần Du Lịch, cần sửa luật và phải sửa làm sao để chủ đầu tư không thể lấy tiền huy động của khách hàng làm chuyện khác. Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, chính sự thiếu đồng bộ, mâu thuẫn đã khiến hiệu quả thực tiễn của 2 bộ luật trên là rất thấp, vì vậy cần sửa đổi cả một chùm luật như luật Đất đai, BĐS, Nhà ở, Đấu thầu…Nhưng điều quan trọng hơn cả có lẽ nằm ở chuyện nếu thị trường BĐS vẫn đang êm xuôi thì cũng chẳng ai ngó đến luật để bức xúc với nó “ngút trời” như trên. “Rất may” là thị trường có quá nhiều biến động nên người ta mới có thời gian để soi xét, lần lại đầu dây xem lý do vì sao BĐS lại bất động đến thế và lúc này luật mới “lòi đuôi”… rối rắm.
Theo Songmoi

GS. Tương Lai - Phát biểu vắn tại hội nghị UBTƯMTTQVN lần thứ 6 tại Hà Nội ngày 5.9.2013 & Café Cộng: Sáng tạo hay bôi bẩn hình tượng?

Công An Nghệ An nhận lệnh sẵn sàng trấn áp

Sau đàn áp với súng, dùi cui, roi điện làm hàng chục người dân thương tích trầm trọng ở xã Nghi Phương, tướng thứ trưởng Bộ Công an vừa tới Nghệ An “chỉ đạo” thuộc cấp “sẵn sàng chiến đấu, trấn áp”.
Một trong số những giáo dân của Giáo xứ Mỹ Yên bị lực lượng vũ trang của tỉnh Nghệ An đánh trọng thương hôm 4 tháng 9-2013. (Hình: Thanh Niên Công Giáo)

Theo báo chí Việt Nam, ông Tô Lâm, trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an CSVN mới đến Nghệ An. Trong một cuộc họp với lãnh đạo Công an Nghệ An, ông này khuyến cáo rằng, do sẽ “có nhiều diễn biến phức tạp, Công an tỉnh Nghệ An cần chủ động làm tốt hơn nữa công tác nắm tình hình” và “chủ động tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ”.

Cũng theo báo chí Việt Nam, viên Thứ trưởng Công an Việt Nam còn đến thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4, dặn dò đơn vị này phải "luyện tập, sẵn sàng chiến đấu cao, cơ động nhanh để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ khủng bố, gây rối, các cuộc bạo loạn vũ trang”.

Chuyến thăm tỉnh Nghệ An của tướng Tô Lâm diễn ra ngay sau khi lực lượng vũ trang của tỉnh Nghệ An, bao gồm công an, bộ đội, dân quân thực hiện cuộc đàn áp giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên, tọa lạc ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.    

Giám mục Nguyễn Thái Hợp, người đứng đầu Giáo phận Vinh, vừa khẳng định, ông đã và sẽ tiếp tục phản đối việc chính quyền tỉnh Nghệ An đàn áp giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên.

Giám mục Hợp cho biết, trong vụ đàn áp diễn ra hôm 4 tháng 9, có ba nạn nhân bị đánh nứt sọ, chấn thương não, điều đó cho thấy chính quyền đã hành xử hết sức thô bạo. Cũng theo lời ngài, có những dấu hiệu cho thấy, chính quyền tỉnh Nghệ An đã dàn dựng vụ việc để thẳng tay đàn áp.

Khởi đầu, nhà cầm quyền hứa sẽ thả hai người mà Công an Nghệ An đã bắt cóc rồi khởi tố họ về tội “gây rối trật tự công cộng”. Khi giáo dân tập họp để đón người thì có nhiều kẻ lạ mặt trà trộn trong giáo dân, đột nhiên dùng đá ném vào công an, tạo cớ cho công an, bộ đội, dân quân xông vào đàn áp giáo dân.

Hôm 4 tháng 9, hàng trăm giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên bị lực lượng vũ trang của tỉnh Nghệ An đánh đập, nhiều người bị trọng thương, phải đưa đến cấp cứu tại Phòng Khám Đa khoa của Giáo phận Vinh và Bệnh viện 115 của tỉnh Nghệ An.

Trong một thông cáo được đưa lên Internet, Tòa Giám mục Xã Đoài cho biết, Phòng Khám Đa khoa của Giáo phận Vinh không còn chỗ nào trống.

Trước đây, hồi cuối tháng 5, giáo dân của giáo xứ Mỹ Yên đã bắt ba người đàn ông mặc thường phục, khi cả ba vô cớ gây khó khăn cho những gíao dân về Linh địa Trại Gáo dự lễ. Lúc bị giáo dân cầm giữ, cả ba người đàn ông này mới thú nhận họ là sĩ quan an ninh của Công an tỉnh Nghệ An. Vì không thể giải cứu ba sĩ quan an ninh, Công an tỉnh Nghệ An đã nhờ Tòa Giám mục Xã Đoài can thiệp với giáo dân.

Khoảng một tháng sau sự kiện đó, có hai giáo dân của Giáo xứ Mỹ Yên là ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải đột nhiên mất tích. Cuối cùng, Công an tỉnh Nghệ An mới xác nhận đang giam giữ hai ông này và đã khởi tố cả hai về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Cũng vì vậy, hàng trăm giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên đã vây trụ sở xã Nghi Phương yêu cầu thả người, nhà cầm quyền địa phương, qua chủ tịch xã là ông Nguyễn Trọng Tạo, đã cam kết bằng văn bản là sẽ yêu cầu công an tỉnh thả ông Khởi và ông Hải, nhưng khi thời hạn đến nơi, người dân không thấy hai ông mà thấy rất nhiều công an mà nhiều người nói là tấn công vào họ.
Hôm 5 tháng 9, Tòa Giám mục Xã Đoài cho biết, ngoài việc tấn công giáo dân, đánh trọng thương nhiều người, lực lượng vũ trang của tỉnh Nghệ An còn xông vào tư gia của nhiều người Công giáo, đập phá bàn thờ, tượng ảnh.

Hôm 5 tháng 9, Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An và báo Nghệ An liên tục đưa tin, viết bài, phát thanh, phát các phóng sự về vụ giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên đòi thả người và cảnh báo chung chung rằng, “hãy ngừng lại khi còn chưa muộn”.

Trong hai ngày qua, trên trang web mang tên “Cổng thông tin điện tử Nghệ An” đã có tới bốn bài chỉ trích đích danh Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, cho rằng, vị giám mục này là tác nhân gây ra một loạt vụ việc “nghiêm trọng”.

Đáng lưu ý là trong bài viết “Xung quanh vụ gây rối ở Nghi Phương (Nghi Lộc): Ông Nguyễn Thái Hợp đã làm gì ?!”,  trang web mang tên “Cổng thông tin điện tử Nghệ An”, chính thức xác nhận, hôm 22 tháng 5 năm 2013, sau khi bị giáo dân tạm giữ, ba người đàn ông mặc thường phục, quấy nhiễu, ngăn cản giáo dân đến Linh địa Trại Gáo tham dự thánh lễ, đã ký vào biên bản xác nhận họ là sĩ quan an ninh của Công an tỉnh Nghệ An và sở dĩ họ thực hiện những hành vi đó vì có lệnh cấp trên.

Trong bài vừa kể, “Cổng thông tin điện tử Nghệ An” còn chỉ trích Giám Mục Nguyễn Thái Hợp và Toà Giám mục Giáo phận Vinh vì đã “đòi điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra sự kiện ngày 22 tháng 5 năm 2013” (giáo dân bắt ba sĩ quan an ninh), “phê phán công an bắt người theo kiểu xã hội đen, công an bắt sai người, bắt một người thông báo một người, đòi thả người vô điều kiện”.
  (Người Việt)

TS. Nguyễn Thành Sơn - Việt Nam đang giao tài nguyên cho người không "chính danh"

TS Nguyễn Thành Sơn
Tôi cho rằng những người chỉ biết nêu yêu sách với Nhà nước, đòi giảm thuế xuất khẩu khoáng sản là không đủ tư cách công dân." - TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin cho biết.

PV: - Ngày 21/8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về đề xuất tăng một số khoản mục thuế sử dụng tài nguyên sắt, titan, đồng, vàng, than... Đa số các đại biểu đều đồng tình với đề xuất này để đảm bảo tài nguyên được sử dụng hợp lý. Xin ông cho biết quan điểm của mình đề xuất này?


TS. Nguyễn Thành Sơn: - Tôi luôn cho rằng thuế suất của các loại thuế đánh vào tài nguyên khoáng sản (TNKS) ở VN (như thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, phí môi trường v.v.) còn rất thấp. Nhà nước cần thông qua thuế để thu về cho các công dân của mình cái gọi là “địa tô tuyệt đối” của khoáng sản như C.Mác và V.I. Lênin đã dậy. Địa tô tuyệt đối của khoáng sản phải thuộc về người sở hữu- nhà nước. Mức địa tô tuyệt đối này ít nhất là 30% tính trên giá bán.
Tôi cho rằng, Nhà nước nên điều chỉnh thuế tài nguyên (và các khoản thu của nhà nước về tài nguyên) lên mức cố định chung khoảng 30-40% cho tất cả các loại khoáng sản (thay vì vài % như hiện nay). Trong đó, thuế tài nguyên tính trên sản lượng “nguyên khai”, còn các loại thu khác tính trên trữ lượng tài nguyên được cấp, như các nước vẫn làm. Còn thuế suất của thuế xuất khẩu có thể 5-10% tính trên sản lượng xuất khẩu cũng được cũng được.
Khi đó, Chính phủ có thể chủ động nâng lên, hay hạ xuống thuế xuất khẩu, còn thuế tài nguyên phải là khoản cố định ở mức đủ để đảm bảo đúng chính sách của Đảng đã đề ra là TNKS thuộc sở hữu toàn dân.

PV - Theo ông, lý do vì sao đến thời điểm này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Việt Nam vẫn kiên trì với chính sách xuất thô, do trình độ phát triển công nghệ hay do tư duy chưa thay đổi cho phù hợp? Họ cũng cho rằng, theo thông lệ thế giới, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác chỉ được hưởng lợi từ việc làm gia tăng giá trị của tài nguyên khoáng sản, chứ phần tài nguyên thô 100% phải thuộc về Nhà nước, như vậy, chính sách xuất thô tài nguyên của Việt Nam có đồng nghĩa với việc "ăn cắp" tài nguyên quốc gia, tài sản chung của người dân. Hiểu như vậy có đúng không thưa ông?

TS. Nguyễn Thành Sơn: - Không phải “VN kiên trì với chính sách xuất thô”. Tôi nhớ, ngay từ năm 1996, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 13/NQ-TW ngày 1/3/1996 đã đề cập đến việc không cho phép xuất khẩu khoáng sản thô. Chỉ có điều, chúng ta chưa thực sự tuân thủ mà thôi. Nói chính xác là các DN đã lách luật để rất kiên trì trong việc xuất thô.

Không phải theo “thông lệ thế giới” mà theo Mác-Lênin thì ngoài địa tô tuyệt đối như trên tôi đã nói, nhà nước (và nhân dân) còn được hưởng địa tô chênh lệch I. Doanh nghiệp chỉ có quyền được hưởng địa tô chênh lệch II. Tức là chỉ được hưởng phần nguồn lợi mang lại nhờ đầu tư (bằng tiền túi của mình, chứ không phải bằng tiền có nguồn gốc ngân sách như của Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV) để làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của khoáng sản.

Nói các DN xuất khẩu thô đồng nghĩa với “ăn cắp” tài nguyên quốc gia thì cũng không phải. Đúng ra là hiện nay, quốc gia đang giao tài nguyên của mình cho những người không có đủ “chính danh” (trình độ và tư cách), quản lý điều hành kém hiệu quả nên họ phải “xoáy” vào tài sản quốc gia để tồn tại.

Tôi cho rằng những người chỉ biết nêu yêu sách với Nhà nước, đòi giảm thuế xuất khẩu khoáng sản là không đủ tư cách công dân. Tại sao họ “phấn đấu” hay “quyết liệt” giảm chi phí sản xuất mãi mà không giảm được?

Tôi thấy lãnh đạo TKV chưa có giải pháp nào đáng kể để giảm chi phí sản xuất (để tăng lợi nhuận chính đáng- địa tô chênh lệch II), chỉ thấy “làm việc” hết với bộ này bộ khác để xin giảm thuế xuất khẩu (xâm hại vào địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch I, tức là xâm hại tới lợi ích quốc gia).

Việc làm tăng giá trị của TNKS thì có thể khó, nhưng làm tăng giá trị sử dụng của TNKS thì rất dễ. Cách đây không lâu, sau khi nghiên cứu cái quyết định về giá bán than của TKV (số 2310 ngày 23/10/2012 do anh Chuẩn- TGĐ TKV ký) tôi nói với anh Hòa (Chủ tịch TKV), chỉ cần các anh ấy cấp cho tôi giá bán chính xác trên thực tế từng chủng loại than, tôi sẽ chỉ ra cho các anh ấy cách tăng ít nhất 600 tỷ đồng lãi trước thuế trong kế hoạch 2013 (không phải làm gì, chỉ tốn 1 tờ giấy khổ A4 nhờ anh Chuẩn ký lại là xong). Nếu đúng theo QĐ trên giấy về giá bán than trong nước, hiện TKV đang bán nhiều chủng loại than dưới giá trị và thấp hơn rất nhiều giá trị sử dụng của chúng.

PV - Có ý kiến cho rằng, Việt Nam đã cận kề với lời nguyền tài nguyên, cũng đã phải trả giá cho việc "đào hết bán tất" của mình (với than). Theo ông, làm thế nào để Việt Nam tránh được lời nguyền tài nguyên mà giữ được chút tài nguyên cho thế hệ mai sau? Điều gì cần phải thay đổi đầu tiên?

TS. Nguyễn Thành Sơn: - Việt Nam nói chung, và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, sẽ không tránh được “lời nguyền của tài nguyên” nói chung, và “lời nguyền của hòn than” nói riêng. Khi mới thành lập TVN (TKV bây giờ), Quảng Ninh là 1 trong 5 tỉnh nằm trong “câu lạc bộ nghìn tỷ” (thu ngân sách). Bây giờ, hầu hết các tỉnh trong cả nước đã bước vào câu lạc bộ này. Quảng Ninh chắc không còn giữ được vị trí thứ 5 nữa rồi. Nhiều tỉnh “đàn em” như Vĩnh Phú, Bắc Ninh, v.v. chắc cũng đang ngồi “cùng mâm” với Quảng Ninh rồi vì họ tránh được “lời nguyền của tài nguyên”.

Từ đó, có thể suy ra làm thế nào để tránh được “lời nguyền của tài nguyên”.
PV: -Xin cảm ơn ông!
(Phunu today)

Café Cộng: Sáng tạo hay bôi bẩn hình tượng?

Chỉ một thời gian rất ngắn khi câu chuyện về nhà văn Nhã Thuyên và nhóm Mở Miệng chưa kịp lắng xuống thì tác phẩm Đại Gia lại mang đến cho người đọc khá bất ngờ khi hay tin tác phẩm này bị Cục xuất bản cấm lưu hành. Cuốn sách chưa kịp trình làng đã mất hút trong sự phán xét một chiều của quan chức tuyên giáo để lại uẩn ức cho nhà văn Thiên Sơn cùng những ai chờ đợi sự bất ngờ từ tác phẩm mang lại mặc dù theo tác giả cho biết đứa con tinh thần của ông chỉ là một tiểu thuyết hư cấu.
Sống lại một thời không muốn quên
Trong lúc Đại Gia còn đang trong vòng tranh cãi thì câu chuyện về chuỗi quán Café Cộng lại làm bùng cháy lên chút yên ắng đến buồn lòng về sinh hoạt tinh thần của giới trẻ. Chỉ vài quán café mang tên Cộng nhưng làm sống lại cả một thời mà nhiều người không muốn quên. Cái thời được gọi là “bao cấp” trong kinh tế cũng đồng nghĩa với bao cấp trong tư duy khi các khuôn mặt lãnh tụ được kính cẩn treo nơi trang trọng nhất và người dân được định hướng rằng những lãnh tụ ấy là sao sáng dẫn đường giải phóng dân tộc cũng như nếu không có họ thì Việt Nam vẫn còn trong vòng nô lệ bởi hai lực lượng thù địch là thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Tuy nhiên vấn đề ở chỗ, những khuôn mặt lãnh tụ như Karl Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro xuất hiện trên tường của café Cộng không còn cái vẻ “lãnh tụ” nữa mà tụt hạng xuống làm người dân bình thường với một cung cách mới thay vì quảng bá chủ nghĩa Cộng sản họ lại quảng cáo nước giải khát.
Người xem không thể không bật cười khi thấy Karl Marx đội một chiếc sô bằng sắt trong khi Lenin, Stalin tay cầm ly đầu đội phễu như trong một bữa tiệc nào đó mà khẩu hiệu không còn được chú ý đến nữa. Mao Trạch Đông cùng với Fidel Castro nâng cao ly như kêu gọi nhân dân toàn thế giới hãy uống Coca thay vì cặm cụi tìm lối đi lên xã hội chủ nghĩa!
Bức tranh này xuất hiện tại Hà Nội vào năm 2013 và người xem nó thản nhiên như xem bức hí họa của “Sát thủ đầu mưng mủ” cách đây vài năm. Hiếu kỳ và hơi vui vui, không ai thấy bị xúc phạm hay sợ hãi kể cả những người từng một thời say mê những thần tượng này, những người theo Đảng trong những năm tháng khó quên bắt đầu từ thời kỳ hoàng kim của Đảng Cộng sản trên toàn thế giới.
Lịch sử đã chứng minh sự tàn ác của Stalin, của Mao và không ai còn mơ màng với những món ăn chính trị từng một thời đặt trịnh trọng trên bàn ăn Cộng sản do hai tay tổ này dọn ra nữa.
39786_423513531950_7409952_305.jpg
Quán cà phê Cộng tại Hà Nội.
Courtesy Cà phê Cộng
Café Cộng đã từ những khái niệm này, lập lại vết tích ấy ngay trên tác phẩm Lenin toàn tập, tác phẩm mà người Cộng sản Việt Nam cho là kinh điển của mọi thời đại. Cuốn sách ấy được giữ nguyên cái bìa nhưng bên trong nó được sáng tạo thành một tấm thực đơn và khách có thể chọn bất cứ thức uống nào họ thích, hoàn toàn ngược lại với menu mà Lenin đưa ra vài chục năm trước đây.
Café Cộng gọi đó là “giải khát có đá”. Ngay cách gọi này cũng gây ấn tượng mạnh cho vị khách nào thích để ý tới chữ nghĩa. Cách dùng chữ này chứng tỏ chủ quán là một nhân vật rất thích sự sáng tạo, một yếu tố không thể thiếu đối với một quán café khi hầu hết thực khách đều cần một không gian riêng trong những giây phút thư giãn của họ.
Người Hà Nội chắc không ai lại không biết cái câu khét tiếng của Lenin: “học, học nữa học mãi” và khi vào café Cộng nó trở thành câu slogan rất dễ thương: “Cộng, Cộng nữa, Cộng mãi”. Thay vì học những lý thuyết khô khan vô ích người ta sẽ dễ thở hơn khi cộng vào đời sống của mình những ý tưởng thú vị từ cái quán nhỏ bé này.
Nhà thơ bút tre Đặng Văn Đăng khi nghe tin chủ tịch Hồ Chí Minh mất đã viết ngay hai câu mà dân gian còn truyền khẩu tới nay:
“Bỗng nghe tin sét đánh ngang

Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.”
Bài thơ ngộ nghĩnh, rất bất ngờ và làm cái tin bác mất trở nên bình thường, vậy mà hàng triệu người không cần để ý đến những tiết tấu rất bút tre ấy. Có lẽ sau 45 năm, chỉ có café Cộng lại dám nguệch ngoạc câu thơ "Tiến lên, toàn thắng ắt về ta" trong bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ tịch HCM trở thành một câu thơ nghịch ngợm, và rất có duyên thành câu "Ngồi im... toàn thắng ắt về ta" của café Cộng!
Nói gì thì nói, đây là câu thơ Yoga, câu thơ Thiền xuất sắc mà chỉ có Cộng mới sáng tạo ra. Tiến lên là “động” mà càng động thì càng tan, chỉ có sự yên lặng tuyệt đối bằng cách ngồi im mới có thể hóa giải mọi thứ tục lụy trên đời. Biết bao nhiêu thiền sư đã theo đuổi lý thuyết này nhưng Cộng là người chuyển đổi hoàn hảo nhất vào một câu thơ được nhiều người biết. Biết, nhưng dĩ nhiên không có gì hay.
Câu thơ khô khan sắt thép không có gì hay ấy qua tay café Cộng bỗng dưng trở thành công án Thiền, và hơn thế nó làm cho người ta mỉm cười, yên ổn với cái tâm không động đậy.
Tuy nhiên không phải ai cũng thích sự thâm trầm ấy, đặc biệt là những người cộng sản trung kiên trong lực lượng tuyên giáo.
Thiếu tôn trọng một tài sản trí thức?
Báo Đất Việt trong loạt bài viết về đề tài này đã lên án café Cộng khi dám dùng sách của Lenin để làm thực đơn vì đây là tác phẩm giá trị về tư tưởng, lý luận chính trị. Café Cộng đã thiếu tôn trọng một tài sản trí thức trên toàn thế giới và từ đó đề nghị Hà Nội phải có biện pháp mạnh xử lý.
    Trong trường hợp của quán Café Cộng này theo tôi thì nó chả có vấn đề gì nghiêm trọng.
    -Nhà văn Nguyễn Viện
Ngày 30/8, trả lời báo Đất Việt, ông Tô Văn Động - GĐ Sở Văn hóa Hà Nội khẳng định: "Sở đã nắm được thông tin và đang phối hợp với cơ quan công an (PA83) để kiểm tra báo cáo thành phố". Ông Động nói thêm "Quan điểm của Sở là phải được xử lý quyết liệt, vì vấn đề này còn liên quan tới cả vấn đề an ninh và chính trị nên phải báo cáo kiến nghị thành phố xử lý".
Xử lý quyết liệt như thế nào thì ông Động không cho biết nhưng ngay khi nguồn tin này xuất hiện thì số khách đến cái quán nhỏ xíu ở đường Triệu Việt Vương ấy tăng lên gấp hai lần. Một người có nickname Ghiencafe viết:
“Với một không gian không rộng lắm, nhưng vẫn đủ mang lại cho bạn sự thoải mái. Cộng là sự hoài niệm về một Việt Nam chiến tranh năm nào với ghế vải dù, hay hoa văn của những chiếc chăn Tàu sặc sỡ. Bạn ngồi nhâm nhi ngụm cafe (được pha khá chuẩn, thơm nồng), và… có rất nhiều cái để ngắm: những bức ảnh lịch sử, mô hình máy bay, những dây điện được mắc cách tường bằng những quả sứ nhỏ xíu… tất cả, hết sức giản dị mà sinh động. Những ấn tượng ấy, giúp cho chúng ta nhớ mãi về một thời chiến đấu kiên cường và hào hùng của các thế hệ cha ông..”
Một dân ghiền café khác viết trên tường facebook:
“Bước chân vào quán cà phê, bạn sẽ ấn tượng ngay với không gian xưa cũ của quán, nhưng cũng toát lên vẻ trẻ trung rất xì tin, chẳng thế mà các teen sành điệu Hà thành rất thích chọn Cộng cà phê làm điểm hẹn tán gẫu.
Quán bé như bao diêm, thêm một phần gác khá nhỏ ngồi bệt bên trên. Bức tường để mộc, sơn vôi trắng với đường vân gồ gề, sàn nhà ốp gỗ mộc, bộ bàn ghế nâu trầm cũ kỹ. Trang điểm cho quán là những đồ vật hết sức đơn sơ nhưng rất ấn tượng, nào là mô hình máy bay, những cuộn chỉ cắm trên tường, những con ốc vít điện từ ngày xửa ngày xưa... tất cả tựa như một bức tranh sắp đặt đậm chất teen tinh nghịch.”
Trên trang nhà của café Cộng vài người nhận xét về quán khác hẳn với những gì mà Đất Việt mô tả. Một trong những baì viết khá thú vị ấy của tác giả Nguyễn Quý Đức:
“Dăm chiếc bàn gỗ sẫm màu, ghế cao ghế thấp. Một cái gì đó xưa xưa, lại mới mới. Những bức ảnh không màu, vài cái lọ men, màu xanh bộ đội trên tường, màu sơn đen đã mòn trên sàn gỗ. Thân quen? Có. Là lạ? Cũng đúng là lạ.
….
Nếu ở chung quanh đang có bóng dáng đèn nê-ông, đèn chớp nháy, ở góc này của Triệu Việt Vương là cái biển màu bộ đội đấy, và cái biển đèn yếu điện khiêm nhường, cái logo có ngôi sao vàng trên vài cái vệt đỏ. Rất phong cách.
……..
Vào cái thời đấy, ở Cộng là một bước nhảy… lùi. Biến chuyển nho nhỏ chính là đấy: là không đi với thời đại đèn led, biển hiệu nhấp nháy mà trở lại một cái thời… đơn giản, ít sung túc hơn. Cái thời mà ai cũng muốn quên, chắc chắn. Nhưng cùng lúc, nó là cái thời tiền tư bản. Chưa đâu: chưa lo đến tiền, tiền, tiền, đến nhà đất, ô tô. Anh em khổ cùng với anh em, thương nhau, câu nói đầu môi chỉ là cơm nắm, chú lợn con nuôi dưới giường. Bao cấp. Cái thời đau thương, nhưng hay hơn cái lúc này ở cái tinh thần chịu đựng, chấp nhận và không đua đòi.”
35963_423513471950_709961_250.jpg
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
Sau cơn hồng thủy chinh phạt của lực lượng an ninh văn hóa, café Cộng bây giờ ra sao? Một người chơi facebook ghé café Cộng và tả lại hình ảnh của nó hôm nay:
“Vẫn khung cảnh cũ, cũ kỹ, những chiếc bàn, ghế gỗ thô thô, uống cafe bằng cốc sắt tây, đôi chỗ nham nhở... Nhưng hình như đã mất đi cái gì đó. Đúng rồi, mất đi những bức tranh, ảnh châm biếm: anh Nin đội thùng sắt, Stalin mọc sừng... những câu khẩu hiệu: cộng, cộng nữa, cộng mãi... cũng biến mất. Một số bức ảnh thời bao cấp, thời chiến tranh... hay ho, chủ quán cũng gỡ mất. Nhất là cuốn Menu bằng sách của VL Lê Nin cũng được cô bé phục vụ cho biết là cất đi rồi.”
Qua hẳn những đồn thổi về hành tung của quán café đầy thú vị này, blogger Uyên Vũ nhận xét tại sao cho đến lúc này ban thì chính quyền mới để ý tới cái quán bé xíu ấy:
“Đó chỉ là sáng tạo của người kinh doanh. Họ muốn dùng những cách độc đáo và loại hình như vậy không có ở Việt Nam. Sài Gòn này vốn là một thành phố năng động cởi mở cũng không có dạng đó. Người kinh doanh như vậy thứ nhất phải có sự nhạy bén của dân kinh doanh. Họ biết món hàng đọc sẽ hút khách hơn.
Cái quán như vậy không phải mới mở mà nó đã ra đời cả chuỗi quán như vậy tức là sự tồn tại của nó đã từ lâu rồi sở dĩ nó được chú ý trở lại là vì cũng có khi người ta muốn dùng chuyện này để mà khỏa lấp những vấn đề thời sự khác. Khi mà công luận được tập trung vào một phía thì nó sẽ chia sẻ lượng người quan tâm. Hai nữa có những người không thể gọi là nhà báo được khi mà họ viết bài với thái độ đầy ác ý với quán đó bằng những ngôn từ vừa mạ lỵ lại vừa quy kết.”
Nhà văn Nguyễn Viện đưa ra nhận xét:
“Trong trường hợp của quán Café Cộng này theo tôi thì nó chả có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên xét ở một góc độ nào đó thì do sống lâu quá trong một thế giới khép kín đến khi có một hành động gì hơi bất thường một chút, hay biểu lộ một cá tính hay những suy tưởng muốn làm mới qua hình thức nào đó như tạo ra hình ảnh lạ cho việc kinh doanh của họ thì có thể nó gây sốc cho một giới nào đó.”
Nhưng có lẽ bài thơ của tác giả Huỳnh Văn Úc gửi cho trang blog Nguyễn Tường Thụy sẽ nói lên rất nhiều điều về quán café này:
“Em ơi! Buồn làm chi?
Anh sẽ đưa em đến Cà Phê Cộng,
Để nhớ lại một thời ta đã sống.
Ta sẽ ngồi trên chiếc ghế vải dù
Làm theo kiểu ghế xích đu
Ngắm những bức tranh một thời khói lửa
Những bức tranh không đâu còn nữa
Ngắm chiếc bàn củ kỹ gỗ nâu
Và ta sẽ nhìn thật lâu
Những cuốn sách đã đi vào dĩ vãng
Những khẩu hiệu đã đi vào quên lãng
Những con người ta đã tôn thờ
Mà nay chỉ còn thấy trong mơ
Mỗi khi ta ngược về quá khứ.
Em ơi! Em bằng lòng chứ?
Ngồi bên anh với tách cà phê
Thấy mình nửa tỉnh nửa mê
Nhấp từng giọt đắng nhớ về ngày xưa.”
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-07

Vì sao một hành động tội ác được che đậy nhiều năm?

Sự việc một công ty cổ phần ở Thanh Hóa, đã chôn xuống đất hàng chục thùng phuy thuốc trừ sâu từ năm 2005, đang được chú ý trở lại vào khi mẫu hóa chất độc hại được thu thập để xét nghiệm lần thứ hai trong lúc người dân quyết định tiến hành một cuộc xét nghiệm độc lập.
Tại sao hành động chôn thuốc trừ sâu xuống đất bị người dân lên án đến vậy, và tại sao việc vỡ lỡ bao năm mà đến giờ chưa ngả ngũ?
Nicotex4-305.jpg
Hàng chục thùng phuy chứa hoá chất bỏ lăn lóc trong khuôn viên công ty Nicotex, ảnh chụp hôm 03/09/2013. Photo courtesy of laodong
Một thủ đoạn tàn ác
Đó là công ty cổ phần Nicotex Thành Thái, hoạt động trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Từ 2005, Nicotex Thành Thái đã chôn hàng chục thùng phuy chứa thuốc trừ sâu trong khuôn viên của xã Cẩm Vân này.
Điều đáng nói là khi chôn thì muối và vôi được phủ quanh thùng hóa chất trước khi lấp đất lại. Mục đích của việc rảy vôi và muối là nhằm làm cho thùng phuy bị hư thủng nhanh đi để nước mưa có thể ngấm vào bên trong khiến thuốc trừ sâu tràn ra ngoài và thấm dần dần vào trong đất.
Hậu quả là hóa chất, tức chất thuốc trừ sâu độc hại đã tan ra trong đất, sẽ thấm vào các mạch nước ngầm rồi làm nguồn nước mặt bị ô nhiễm, hủy hoại cây cối, hoa màu và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người.
Dòng nước ngầm bị nhiễm độc chất hóa học là cách giết người âm thầm, bền bĩ vì tác hại của nó kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm sau.
Đó là khẳng định của tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên giàm đốc Trung Tâm Tư Vấn Tiết Kiệm Điện Và Dung Dịch Hoạt Hóa Điện Hóa:
“Năm 2005 là bão rất to ở Thanh Hóa. Sau cơn bão tôi vào giúp dân xử lý nước. Khi đi qua những vùng ấy thì thấy có mùi rất nặng. Hỏi thì có người nói rằng có lẽ đây là do các công ty thuốc trừ sâu người ta đang vận chuyển thuốc, vận chuyển nguyên liệu rồi bão nước ngập cho nên thuốc trừ sâu no lan ra, chắc chỉ vài hôm nữa là hết. Còn việc công ty Nicotex Thành Thái bị phát hiện đó là dân, người ta đã phục vào ngày 26 tháng Tám năm nay người ta đã tóm được cái xe vận chuyển các thùng phuy, thì lại bị cảnh sát giải tán dân để cho xe đi. Thế nhưng dân đấu tranh kiên quyết giữ xe lại và mở ra thì trong đó có 16 phuy chất độc.”
Với kinh nghiệm ba mươi năm chuyên tâm nghiên cứu về môi trường ở trong cũng như ngoài nước, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nhận định việc chôn thuốc trừ sâu xuống đất rồi cho vôi và muối vào để làm lủng các thùng phuy đó là thủ đoạn tàn ác nhất mà ông chưa từng thấy trước giờ.
“Chôn các chất thải sau một quá trình sản xuất theo tôi là chuyện thường có, thậm chí đấy là chất độc. Ở Việt Nam, ai cũng biết thuốc trừ sâu là chất độc hại. Khi một nông dân phun thuốc trên đồng lúa thì phải đeo khẩu trang, phải đeo găng tay. Khi có dịch bệnh, thú y đi phun Chloramine cũng phải có khẩu trang và đeo găng tay. Công ty Nicotex Thành Thái chôn các bình chất độc, tôi chưa biết có phải thuốc trừ sâu hay không bởi tôi chưa tân mắt, nhưng nếu như tất cả người dân sau khi khai quật chúng lên phải bịt mũi, tất cả các phóng viên phải bịt mũi, nhìn các cái vỏ thì giống như vỏ của thuốc trừ sâu, thì tôi nghĩ đó là thuốc trừ sâu và một số chất độc khác. Họ là những người rất giỏi, họ biết dùng vôi và muối chôn cùng với các thùng phuy.
Chôn như thế là vi phạm luật pháp, là cái dã man vô cùng, là cách giết dần mọi người. Bởi vì vôi sẽ làm bong sơn ra và muối sẽ làm thủng phuy. Nếu trong thùng phuy chứa chất lỏng thì chất lỏng sẽ chảy ra. Tất nhiên đến giai đoạn nào đó mực chất lỏng thấp hơn, khi nước mưa ngấm vào nó sẽ chảy dần ra, làm chất độc lan tỏa một cách chầm chậm từ từ. Chất độc giết hại người ta không phải chỉ trong vài năm mà có thể hàng trăm năm. Đấy là cái tội ác.”
Trách nhiệm của chính quyền?
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, xã Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy nằm trên vùng cao, nguồn nước bị nhiễm độc sẽ chảy xuống Cẩm Mỹ, Yên Định là vùng thấp hơn, như vậy hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn.
Nguồn tin trên báo Lao Động hôm cho hay hôm 2 tháng Chín người dân sống gần trụ sở của Nicotex Thành Thái một mặt dựng lán trại quanh cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu này nhằm ngăn chặn sự tẩu tán tang vật hoặc thay đổi hiện trường, mặt khác tiếp tục truy tìm thêm những hố chôn thuốc trừ sâu khác trong khu vực.
Bước sang ngày 4 tháng Chín, dưới sự giám sát của Phòng Cảnh Sát Môi Trường, Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường. nhân viên của Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Trung Tâm Dịch Vụ Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường tỉnh Thanh Hóa, tiến hành lấy mẫu chất độc lần thứ hai và đưa đi xét nghiệm, Tin nói nhiều người dân tham gia công việc lấy mẫu giúp cơ quan chức năng đã tự đào bới bằng tay, không đeo khẩu trang cũng không được trang bị bất cứ dụng cụ bảo hộ chống độc nào.
“Tại những chỗ đó người ta đào được các thùng phuy, các túi ni lông đựng rất nhiều vỏ bao thuốc hoặc là hóa chất …Tất cả những chuyện này là báo chí biết cả rồi, cái quan trọng nhất là cái số thuốc trừ sâu đó sẽ được khai quật như thế nào, sẽ được xử lý như thế nào. Trong trường hợp này dân phát hiện ra và bước thứ hai là chính quyền phải xử lý.”
Vẫn theo nguồn tin do báo Lao Động thu thập được, từ năm 2003 lượng độc chất mà Nicotex Thành Thái chôn xuống đất vào khoảng 5 tấn, nơi chôn đến lúc này chưa được khai quật. Như vậy, cùng với khoảng hơn 20 thùng phuy mà người dân tìm ra sau khi tự dùng cuốc xẻng đào xới mấy ngày, thì tổng cộng khoảng 10 tấn thuộc trừ sâu chôn dưới đất đã được tìm thấy, chưa kể 15 hay 16 thùng phuy thuốc sâu bị người dân bắt quả tang khi trên đường tẩu tán khỏi hiện trường.
Cảnh báo về vấn đề nhiễm độc khi người dân tay tự đào bới để tìm tang vật mà không được trang bị dụng cụ bảo hộ để tránh nhiễm độc, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nói đây không phải trách nhiệm của dân mà là của chính quyền:
“Bởi vì khi máy xúc mà xúc vào cái thùng phuy hoặc khi cuốc vào thùng phuy thì hóa chất bắn tung ra, khi người ta giở những cái túi thì tất cả vỏ thuốc bắn tung ra thì đầu tiên người ta bị hơi độc. Hơi độc đó có thể làm người ta ngất ngay, cũng có thể vài hôm sau người ta mới bắt đầu bị bệnh đường hô hấp. Cho nên người dân, nếu không có chuyên môn, không nên khai quật những chỗ này mà các cơ quan chuyên môn phải có nghĩa vụ khai quật.
Thứ hai là chính quyền phải xây một cái bể xi măng cực lớn, cất vào đấy, đây kín lại, để hơi độc không bay bốc, không lan tỏa trên mặt đất. Phải xứ lý khoa học nhất, sao cho an toàn nhất.”
Một câu hỏi, đúng hơn một vấn đề khác, mà người dân Thanh Hóa nói chung cũng như tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nói riêng đặt ra ở đây, là vụ việc Nicotex Thành Thái chôn những thùng phuy thuốc trừ sâu xuống đất được nghe đến từ 2003 mà bao năm qua chưa thấy động thái, phản ứng hoặc biện pháp xử lý rốt ráo từ giới chức thẩm quyền địa phương.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-09-07

GS. Tương Lai - Phát biểu vắn tại hội nghị UBTƯMTTQVN lần thứ 6 tại Hà Nội ngày 5.9.2013

Gs Tương Lai
Xin cám ơn anh Huỳnh Đảm vì, rồi cuối cùng, anh cũng cho tôi phát biểu. Hết thời gian, xin được nói vắn về một ‎ý‎‎ có hơi khác một chút với mấy ý‎‎ kiến vừa phát biểu. Đó là : vấn đề không phải chỉ ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị sang làm chủ tịch Mặt trận. Một Ủy viên Bộ Chính trị sang hay mười Ủy viên Bộ Chính trị sang cũng thế thôi nếu Đảng không thay đổi nhận thức về vai trò, đúng hơn, vê sứ mệnh của Mặt Trận.

Đó là sứ mệnh tập họp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra được sự đồng thuận xã hội, điểm tựa vững chắc nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói đến mặt trận là nói đến dân, là ý chí và sức mạnh của dân, là cái chân móng của một chế độ. Chân móng mà lung lay thì cả tòa nhà sụp đổ. Vậy mà ai cũng thấy rằng, hiện nay lòng dân không yên, niềm tin bị giảm sút, uy tín của Đảng bị lung lay nghiêm trọng.
Vì sao?
Chúng ta vừa kỷ niệm 68 năm CMT8 và Quốc khánh 2.9. Để tiến tới CMT8, Hồ Chí Minh trước tiên dồn sức thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh. Không có Mặt trận Việt Minh không thể có tông khởi nghĩa trên toàn quốc, đừng quên rằng lúc ấy chỉ có 5000 đảng viên CS.Để giành chính quyền, đảng phải sống trong dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh và ý chi của mọi tầng lớp nhân dân. Dân là nước, đảng là cá nằm trong nước, rời khỏi nước là cá ngắc ngoải ngay.
 
Nhưng khi đã giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng quên dân, chỉ biết ra sức dạy cho dân biết ơn Đảng mà quên dạy điều quan trọng hơn là Đảng phải biết ơn dân. Vì thế mới có chuyện một bộ phận không nhỏ ngồi trên đầu trên cổ dân, hạch sách nhũng nhiễu dân, áp bức bóc lột dân. Người ta dùng dùi cui nện dân, chĩa súng vào dân với tâm niệm rằng “còn Đảng là còn mình“. Chính vì thế mà đã có bà má Miền Nam nói thẳng với cán bộ rằng “Nếu biết thế này thì trước đây tao đâu có đùm bọc, che chở, nuôi tụi bây“. Chuyện này nhiều người biết bả nói với ai, chắc không cần nhắc lại.
Đã quên dân, xa dân, quay lưng lại với dân, thì làm sao coi trọng sứ mệnh của Mặt Trận. Xin nhắc một câu chuyện nhỏ : Trước ngày Đại hội Mặt trận [hình như ĐH 3, tôi nhớ không thật chính xác]khai mạc, tối hôm ấy anh Năm Vận [Phạm Văn Kiết] ngồi ăn cơm ở nhà tôi, nét mặt suy tư, anh trầm ngâm nói : “Nếu một giờ nữa,ông Mười Cúc [Nguyễn Văn Linh] không trả lời dứt khóat là có đến đọc diễn văn Chào mừng Đại hội không thì nhân danh là Bí thư đảng đoàn Mặt Trận tôi sẽ hoãn Đại hội Mặt trận“. Cũng dịp này ô. Nguyễn Văn Linh chủ trương giải tán Đảng Xã Hội Việt Nam và Đảng Dân Chủ Việt Nam. Vừa rồi Nguyễn Túc viết bài trên Đại Đoàn Kết phủ nhận chuyện này là không nói đúng sự thực đâu, tôi sẵn sàng viết lại, nhưng biêt chắc là ĐĐK sẽ không đăng nên chẳng phí thì giờ và mất công, nay xin nói ở đây.
Chính vì thê mà tôi muốn nhấn mạnh rằng, vấn đề không phải ở chỗ cử Ủy Viên Bộ Chính trị ra làm Chủ tịch Mặt trận, mà là nhận thức của những người lãnh đạo đảng hiện nay về sứ mệnh của Mặt trận. Thì chẳng đã từng có nhiều Chủ tịch MT không là Ủy viên Bộ Chính trị đó sao? Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, rồi cả anh Lê Quang Đạo, vị Chủ tịch để lại ấn tượng rất đậm nét trong hoạt động của Mặt trận mà tôi rất quý mến, đâu có phải là UVBCT!
Vì thế, với việc anh Nguyễn Thiện Nhân, UVBCT, Phó Thủ tướng CP sang làm công tác MT là một điều rất hay. Hay ở chỗ anh ấy là một trí thức chắc sẽ biết cách quy tụ hiền tài, tập hợp trí thức, nhân sĩ và khối đại đoàn kết dân tộc. Khi anh Nhân được bầu vào Bộ Chính trị, tôi lập tức nhắn tin “chúc mừng nhận trọng trách mới với nội dung : chắc Nhân vẫn nhớ lời  dặn của anh Sáu Dân“.

Tôi hy vọng rằng rồi đây, Mặt trận sẽ không tiếp tục thực hiện vai trò cây kiểng làm dáng, ăn theo nói leo với những lời tụng ca như đang và đã từng, mà là tiếng nói phản biện mạnh mẽ trong bối cảnh độc đảng. Chính với đặc thù này mà Mặt trận, với chức năng đích thực của nó là nơi quy tụ ý chí nguyện vọng của mọi tầng lớp hân dân, làm nhiệm vụ giám sát đường lối chính sách, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước, thực hiện sứ mệnh là tổ chức phản biện có trách nhiệm và có quyền đòi hỏi sự phản hồi nghiêm túc về nội dung phản biện đó. Chừng nào Mặt trận thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải có thì lúc ấy mới thực hiện được sứ mệnh đích thực của nó. Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng như nhiều vị vừa phát biểu đều cần thiết, song đó chưa phải là nhiệm vụ chính của MT, càng không phải là sứ mệnh đích thực của MT mà dân tộc đang cần.

Nhân có anh Trương Tấn Sang ở đây, tôi xin được nói rằng, không việc gì phải kiêng sợ mấy chữ xã hội dân sự cả. Mặt trận đã rất nhiều lần tổ chức Hội thảo, trao đổi về sự tất yếu phải hình thành và phát triển XÃ HỘI DÂN SỰ đi liền với xây dựng NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN. Bản thân tôi cũng đã ba lần gửi bài trình bày về xã hội dân sự, nhưng rồi tất cả đều rơi vào quyên lãng. Bài viêt của tôi cho ĐĐK cứ có mấy từ XHDS là bị Tbt căt bỏ ngay vì sợ phạm húy! Ai kiêng sợ điều này?

Chừng nào còn kiêng sợ hoạt động của xã hội dân sự thì chừng ấy MT chỉ còn là cánh tay nối dài rất vô duyên của bộ máy Đảng và Nhà nước, tốn tiền thuế của dân. Nhưng lịch sử sẽ vận động theo quy luật của nó, chỉ có thể làm chậm bước tiến chứ không cưỡng lại được quy luật đâu.
Xin dừng lại đây.
  Tương Lai
  (Quê Choa)
 

Minh Diện - Nút thắt khó gỡ





Mở đầu bản “Tuyên ngôn cộng sản” ngày 21-2-1848, của Frierid Engel và Karl Marx viết: “Lịch sử của tất cả các xã hội tồn tại từ trước tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp!”.
Trong bản tuyên ngôn lịch sử chấn động thế giới đó, Marx và Enggel đã phân tích sự hình thành của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản cùng mâu thuẫn đối kháng cùa hai gia cấp này, và khẳng định: “Sự sụp đổ của của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu!”.

Nguyên nhân thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, Marx- Engel đặt vào vị trí con người cộng sản. Marx- Engel viết: “Họ là những người thuộc các dân tộc khác nhau, đặt lợi ích hàng đầu và bảo vệ lợi ích đó không phụ thuộc vào dân tộc mà cho toàn thể giai cấp vô sản. Trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh, giữa tư sản và vô sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích cho toàn bộ phong trào và quyền lợi của người nghèo!”.

Marx-Engel không quan tâm tới bất kỷ một hình thức thỏa hiệp, hòa hoãn nào, chỉ có một biện pháp duy nhất cho cuộc đấu tranh là: “Cộng sản chỉ đoạt được mục đích bằng việc dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”.

Marx – Engel đã vạch ra muc tiêu và chương trình hành động của tổ chức cộng sản quốc tế gồm mười điểm như sau:

1-Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.

2-Xây dựng thuế lũy tiến cao.

3-Xóa bỏ quyền thừa kế.

4-Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và những kẻ phản bội.

5-Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước, và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.

6-Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.

7-Tăng thên số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất, khai khẩn đất để cày cấy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.

8- Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đội quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.

9- Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

10- Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em. Xóa bỏ việc sử dụng trẻ em trong các công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất.


Hơn 160 năm trước, lãnh tụ lỗi lạc của cộng sản thế giới đã mơ ước, và đinh ninh sẽ xây dựng thành công Chủ nghĩa công sản (Commũnis) trên toàn thế giới, với cấu trúc kinh tế, xã hội và hệ tư tưởng phi nhà nước dựa trên sở hưu chung. Đó là một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước,quân đội, không có áp bức,bóc lột, mà trong đó, các quyết định về việc sản xuất cái gì, theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế . Việc sản xuất và phân phối được tiến hành công bằng giữa các công dân, tiến tới mọi người tự giác say mê làm việc, say mê sáng tạo,xóa bỏ hết tư hữu, năng xuất lao động rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân phối theo nguyên tắc: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, loài người trên trái đất này hòa hợp thành một khối thống nhất trong một “Thế giới đại đồng!” …

Ngày ấy Marx, 30 tuổi. Con người vĩ đại đã kế thừa tư tưởng triết học biện chứng của Hegel, nhưng bằng phương pháp duy vật đã phân tích và lên án chủ nghĩa tư bản khi nó đã đạt thắng lợi tuyệt đối, trước sự suy tàn của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tuyên ngôn cộng sản cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học, như Marx nói, là: “ để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản!”.

* * *

Hơn 160 năm đã qua, Marx và các học trò của ông đã biến chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết thành thực tiễn, chứng minh cộng sản không phải là một “bóng ma” mà hiện hữu trên thế gian. Nhưng Marx đã mâu thuẫn với chính mình, khi phủ nhận lịch sử loài người sẽ không còn đấu tranh giai cấp, vì ảo tưởng chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn là tất yếu. Thực tế chủ nghĩa cộng sản không nhân đạo, nhân văn như Marx- Engel tuyên bố, và nó chỉ bắt đẩu ở thế kỷ 19, nở rộ và suy tàn ở thế kỷ 20.

Hãy chứng minh thự tế đó ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết (Liên Xô).

Kể từ cuộc khi Cách mạng tháng mười 1917 thành công, lật đổ chế độ Sa Hoàng do Lê Nin lãnh đạo, Chủ nghĩa Marx-Lenin đã trở thành kim chỉ Nam, Liên Xô chiếm 1/5 quả địa cầu với lá cờ đỏ búa liềm thêu hàng chữ CCCP là niềm tin và hy vọng của loài người trên khắp thế giới. “Lê nin, ấy là nguồn điện lực, với Xô Viết , làm thiên đường sáng rực!” (Tố Hữu)

Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô đã tỏ rõ sức mạnh đoàn kết các dân tộc chống phát xít Đức, và những năm 60 thế kỷ trước, Liên Xô liên tiếp hoàn thành vượt mức chỉ tiêu các kế hoạch 5 năm, khoa học phát triển vượt bực, là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ trước Mỹ. Đảng cộng sản Liên Xô tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn thắng lợi, Liên Xô bước sang thời kỳ Chủ nghĩa xã hội phát triển và bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa cộng sản”.

Qủa thực Liên Xô đã là một cường quốc trên thế giới, có thời gian là ‘siêu cường’ và Đảng cộng sản Liên Xô đã thực hiện được hầu như tất cả tham vọng lớn về quân sự, chính trị, ngoại giao, và cả về khoa học kỹ thuật. Về kinh tế mức tăng trưởng của Liên Xô từ năm 1981 đến 1985 vẫn từ 1,9 đến 2,1 %. Liên Xô chiếm gần 2/3 sản lượng dầu mỏ thế giới , nên việc tăng giá dầu năm 1973 thu lợi nhuận rất lớn.(Dù giá dầu thô năm 1986 có giảm nhưng ngay sau đó tăng trở lại, vẫn không bị ảnh hưởng nhiều). Mức thâm hụt ngân sách của Liên Xô năm 1986 chưa tới 9 % , mức lương từ năm 1985 đến 1990 vẫn tăng bình quân 7% . Về quân sự không ai có thể chối cãi Liên Xô là một siêu cường. Với hàng triệu binh lính hải lục không quân tinh nhuệ, làm chủ khoa học kỹ thuật và vũ khí chiến lược tối tân , toàn bộ tướng lĩnh sỹ quan cao cấp đầu là đảng viên cộng sản gắn bó máu thịt với chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô không có phong trào mít tinh biểu tình, không có những cuộc cách mạng hoa nhài, không có bất kỳ một thế lực thù địch nào có thể tồn tại trong lòng chế độ cộng sản cứng hơn sắt thép và không có bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài...

Thế mà ngày 19-8-1991, toàn bộ cái thành trì chủ nghĩa xã hội ngạo nghễ đã tồn tại 74 năm ấy, đã đổ sụp như tòa lâu đài xây trên cát, kéo theo toàn bộ mô hình xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Hơn hai chục năm qua, trên thế giới đã có rất nhiểu công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử đó, đưa ra nhiều nguyên nhân sâu xa và trực tiếp , cà bên trong và bên ngoài, để cắt nghĩa và lý giải tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa lại thất bại thảm hại như thế.

Có người cho rằng, vào năm đầu thập kỷ 70, thế kỷ trước, từ việc khan hiếm dầu mỏ, giá dầu tăng đột biến, gây khủng hoảng kinh tế, kéo theo khủng hoảng môi trường, dân số và khủng hoảng chính trị tòan cẩu, thì Liên Xô thu lợi vì có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, nên Đảng cộng sản Liên Xô chủ quan, duy ý chí cho rằng: “Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu tác động của cuộc khủng hoảng đó”.

* * *

Sau cuộc khủng hoảng, các nước phương Tây đã ngồi lại với nhau, mổ xẻ sai lầm, tìm biện pháp mới, và họ đã thay đổi hoàn toàn tư duy để thích ứng. Cấu trúc kinh tế được chuyển sang mô hình khu vực hóa, toàn cầu hóa, cấu trúc chính trị đa phương đưa xã hội loài người chuyển sang nền văn minh mới không đối đầu, xóa tan tảng băng chiến tranh lạnh. Trong khi đó Đảng cộng sản Liên Xô vẫn bảo thủ cho rằng “Chủ nghĩa xã hội là ưu việt nhất, và bản thân họ chẳng có gì sai mà phải sửa”. Tại Đại hội đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 26, tháng 11-1982, Tổng bí thư Brezhev vẫn mạnh miệng tuyên bố:

“Liên Xô vững mạnh hơn bao giờ hết tư tường Marx- Lenin bách thắng sẽ đè bẹp mọi trở ngai trên con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản!”.

Ngờ đâu Liên Xô sụp đổ, càng không thể tưởng tượng cái thảm họa lớn nhất thế kỷ 20 sảy ra nhanh như gió. Nhà sử học Adam Ulam viết: “Không một chính phủ của một quốc gia nào có quyền lực vũng chắc như chính quyền Liên bang Xô-viết, không có một thước đo nào trước 1985 cho thấy một thảm họa đang lù lù xộc tới chính phủ này”.

Nhưng cái ngày 19-8-1991 đen tồi ấy đã sảy ra. Nó xảy ra như trong một giấc mơ. Không ầm ĩ, không một tiếng súng nổ. Tất cả lực lượng quân đội, và hải quân không hành động chống lại cuộc đổi thay chế độ. Hai mươi xe tăng được điều tới chiến lũy ở phố Arbat, thủ đô Matxcva, nhưng không bắn một viên đạn nào.

Nguyên nhân gì dẫn tới kết cục đó?

Tạp chí cộng sản số 13, tháng 7-2003 viết: “Nguyên nhân cơ bản do Đảng cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh cơ hội, xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất”. Giáo sư Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đảng cộng sản Việt Nam viết: “Cuộc cải tổ của Gobachev được các nước phương Tây cổ vũ, hậu thuẫn, cải tổ như thế mà chế độ không sụp đổ mới đáng ngạc nhiên!”.

Theo Gobachev thì “Stalin đã dạy người lãnh đạo cách đấm tay xuống bàn, nhưng tôi không muốn làm như thế”. Và theo nhà sử học Adam Ulan thỉ: “Gobachev muốn sửa sai nền kinh tế chính trị một cách dè dặt, không ngờ chính sự dè dặt đó lại làm quả bóng vỡ tan ra !”. Nhưng có người kết tội Gorbachev là kẻ phản bội, đã bán đưng Liên Xô. Lịch sừ rồi sẽ phán xét một cách công bằng.

Có điều mọi người biết là không chỉ Gorbachev, Ensin mà nhiều người trong lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Liên Xô đã nhìn thấy sự bế tắc của mô hình kinh tế-chính trị tập trung quan liêu bao cấp dựa theo nguyên lý xóa bỏ hoàn toàn tư hữu như Tuyên ngôn cộng sản của Marx - Engel . Cơ cấu ấy hoàn toàn dựa trên sự giáo điều, không tôn trọng quy luật khách quan, triệt tiêu vai trò cá nhân, triệt tiêu tính sáng tạo, tính cạnh tranh lành mạnh và tính năng động. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tệ bè phái, đặc quyền đặc lợi, độc tài, xa rời quần chúng, tham nhũng đặc biệt tước đoạt quyền tự do dân chủ và nhân phẩm con người.

Ngay từ năm 1963, Khrutsop, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, đã nói về nhân vật số 2, sau Lênin: “Trong ngôi nhà Stalin dựng lên, chứa đầy sự dối trá và khủng bố!”.

Tham quyền cố vị, độc tài và dối trá không chỉ riêng Stalin, mà là căn bệnh nhiều lãnh đạo chóp bu trong điện Cremli mắc phải.

Bregionep xuất thân từ một người thợ, từng trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, giản dị, khiêm tốn, chí công vô tư. Nhưng sau khi trở thành Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô thì dần dần biến thành một con người khác. Chính ông đã đưa quân đội sang đàn áp phong trào dân chủ ở Tiệp Khắc, và bỏ tù nhà bác học hạt nhân Nga nổi tiếng thế giới Akharop cùng hàng ngàn trí thức đối lập. Từ từ khi thay thế Khrutsop vào tháng 11-1964, Bregionep bỏ nếp sống giàn dị, thích đi săn, thích xe hơi sang trọng, thích phụ nữ đẹp và thích chung quanh mình những kẻ nịnh hót. Với đặc quền đặc lợi ấy, Bregionep đã cố bám chiếc ghế quyền lực cao nhất cho tới lúc chết gục ngay trên chiếc ghế đó.

Tờ báo “Tiếng vọng hành tinh” mô tà những năm tháng cuối đời cùa Bregionep như sau: “Con người lực lưỡng đẹp trai, Bregionep đã biến thành một lão già lụ khụ, và ông ta trở thành con tin của một hệ thống chính trị mà mình tích cực tham gia”. Thật mỉa mai khi Lênnin từng lên án chế độ Sa Hoàng tham quyền cố vị trong khi Bregionep đã 18 năm liên tục làm Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô, mà vẫn bám riết lấy cái ghế ấy khi đã già nua lẩm cẩm.

Tờ báo “Tiếng vọng hành tinh” viết: “Ngày 25-9-2982, Bregionep đến Ba Cu, thủ đô nước cộng hòa Adecbaigian, để trao Huân chương Lê Nin lần thứ hai cho nước cộng hòa này. Bregionep phải chống gậy, có hai người dìu mà vẫn bị ngã chúi xuống. Mặc dù diễn văn đã được bộ phận thư ký chuẩn bị sẵn , nhưng do tuổi già , mắt kém, lúc giở cặp ra, bài nói chuyện ở nơi này ông đã nhầm sang nơi khác. Lợi dụng lúc đọc hết câu và tiếng vỗ tay trong hội trường vang lên, Giaida Aliep, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Adecbaigian, đã rút bài nói chuyện khác đặt lên trước mặt nói: “Thưa đồng chí Bregionep, phài đọc bài này ...”

Hai tháng trước khi chết gục trên trước ghế ngồi làm việc, Bregionep còn kịp ký lệnh đưa thêm quân sang Afghanistan và bãi bỏ lệnh đặc xá 8 nhà báo và 15 trí thức dân chủ sắp hết hạn tù.

Boris Ensin đã viết trong hồi ký cùa mình: “Tôi đã chân thành tin vào các lý tưởng về sự công bằng đo đảng tuyên truyền, và cũng có cảm giác ấy khi gia nhập đảng, nghiên cứu toàn bộ các hiến chương, các chương trình và các giáo điều, đọc lại các tác phẩm cùa Lenin , Marx và Engel. Nhưng rồi tôi thất vọng...”

Alexsander Yakolev nói với Tổng bí thư Gorbachev sau 10 năm làm Đại sứ Liên Xô tại Canada: “Đủ lắm rồi, chúng ta không thể sống thế này thêm nữa! Chúng ta phải xét lại đường lối , tư duy, quan điểm về quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Chúng ta không thể sống mãi như chúng ta đang sống, một cách sống nhục nhã ngoài sức tưởng tượng!”.

Eduard Shevaknadze nguyên bộ trường Ngoại giao Liên Xô: “Mọi thứ đầu đã thối nát. Phải thay đổi thôi!”.

Sakharov, nhà bác học hạt nhân bị Bregionep bỏ tù đã tổng kết trong quá trình tồn tại, cứ 12 năm Liên Xô đàn áp các nước “anh em” một lần, cụ thể năm 1956 đưa quân sang Hunggari, 1968 sang Tiệp Khắc, 1980 sang Ba Lan, ở trong nước chính quyền thẳng ta đàn áp các nhà dân chủ đối lập, trong 20 năm đã bắt hơn 3.000 người đi tù và đẩy ra nước ngoài, báo chí bị cấm đoán, những tác phẩm văn học nổi tiếng bị cấm xuất bản, và ông nói thẳng: “Mô hình của chúng ta không tổn tại được ví nó không tôn trọng con người. Đó chính là cốt lõi của vấn đề!”.

Từ bản Tuyên ngôn cùa đảng cộng sàn 21-2-1948, khái niệm chủ nghĩa xã hội ra đời. Có rất nhiều thứ chủ nghĩa xã hội manh mún, bắt chước, áp đặt, phát triển rồi lụi tàn. Chủ nghĩa xã hội của Marx-Lenin đã trài qua thử thách, có thời kỳ lên đỉnh cao chót vót, nhưng rồi tụt xuống đáy vực. Hiện tại chỉ còn bốn nước trên thế giới theo chủ nghĩa xã hội là Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên. Bốn nước ấy có chủ nghĩa xã hội của riêng mình. Trung Quốc có: “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Việt Nam có: “Chủ nghĩa xa hội kinh tế thị trường”, Cu Ba vừa rồi cũng phát tín hiệu: "CNXH màu sắc Cu Ba"...Dù là hình thức nào thì quyền lợi dân tộc cũng phải đặt lên trên hết. Do đó điều cốt yếu nhất trong Tuyên ngôn cộng sản có lẽ không còn giá trị: “Đặt lợi ích hàng đầu và bảo vệ lợi ích đó không phụ thuộc vào dân tộc, mà cho toàn thể giai cấp vô sản!”.
Điều còn nguyên giá trị cùa Tuyên ngôn cộng sản là: “Các quyết định về sản xuất cái gì, theo đuổi những chính sách gì, được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia trong quá trình quyết định cả hai mặt chính trị và kinh tế!”.

Nói như vậy thì không ai cãi để làm gì. Nếu thực hiện đúng như thế, chứ không phải trá hình, thì quyền con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ được tôn trọng, và điều mà nhà bác học Sakharop cho là “cái cốt lõi của vấn đề” được giải quyết...

Liệu có trở thành hiện thực trong quá trình cải tổ, cải cách, mở cửa và đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam? Xem trong cách làm và bản lĩnh chí quyết, hầu hết người ta đều có lý do để băn khoăn: Liệu rằng công cuộc và những hô hào "chỉnh đốn đảng" vốn đã kéo dài dây dưa nhiều năm sẽ mạng lại những gì? Đi đến đâu?...“Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay minh” – giai cấp vô sản đã nắm quyền lực trong tay từ rất lâu rồi, nhưng một khi vẫn ‘bảo thủ, bài cũ say làm’, bị hút theo cái đà ‘đâm lao” trước đây với thứ cái gọi là vũ khí “chuyên chính vô sản” (chuyên chính trở lại với chính giai cáp mình ư!?), qua đó phớt lờ những gíá trị và nhu cầu chính đáng của dân chủ - nhân quyền, thì hậu họa sẽ rất lớn, tình huống khôn lường, yếu tố bất ngờ dễ bị bung xé. bất cứ lúc nào Nhưng, khốn nỗi, biết đâu, cho đến lúc này mà có ai đó vẫn rất chủ quan và qua tự tin nghĩ rằng: Đảng cộng sản Việt Nam vĩ đại, 'đạo đức, văn minh' có tài tháo gỡ hiện tình, vượt qua thử thách hơn các nước Đông Âu và Liên Xô? Chẳng lẽ có động cơ cao chót vót: "Người ta không trụ được, không làm được, mà mình trụ được, làm được; mình có sao người ta mới khen mình chứ!?". Để rồi nổi danh thế giới, đi vào 'lịch sử nhân loại' chưng? Nhưng, phần lớn mọi thất bại năng nề, trả giá đau đớn đều do chủ quan, xa rời thực tế, thiếu sự thức thời. Tôi nghĩ, một thể chế đã rơi vào thảm trạng phơi bày lồ lộ trong thực tế: “Một bộ phận không nhỏ đảng viên có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng” (theo HNTW4), trong đó những biểu hiện chỉ “khoác áo cộng sản”, thực chất là thứ trá hình, là ‘tư sản đỏ’ không phải là ít, lại bị ‘bê tông hóa tư duy’ đến mức khô cứng, giáo điều, thậm chí ấu trĩ, thực dụng đã “vàng hóa, nạm ngọc” trên các ghế quyền lực núp danh bản chất giai cấp vô sản…thì cái nút thắt ấy không dễ gỡ ra, cho dù nhiều người vẫn kiên trì nuôi hy vọng !
  Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)

Giáo dục nhằm phục vụ cho ai?

Hôm nay, theo công bố của Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum - vào đầu tháng 9/2013 này thì, nền giáo dục Việt Nam so với khu vực Asean thua sút hơn cả Cambodia! Trong đó, Singapore vượt lên đứng đầu (nên nhớ rằng ông Lý Quang Diệu đã từng mơ ước Singapore có được nền giáo dục khai phóng của Việt Nam Cộng hòa những năm 1960.
Thật là xót xa!
Qua 68 năm, đảng cộng sản Việt Nam đã đẩy nền giáo dục nước ta xuống tới đáy.

Nguyên nhân hàng đầu chính là do giáo dục dưới sự lãnh đạo của đảng không phải để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước mà giáo dục chỉ có một mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cho đảng cũng như văn học nghệ thuật. Điều này đã được khẳng định ngay từ năm 1948 trong Đề cương văn hóa Việt Nam.
Hiện nay, giáo dục chỉ được coi là một phần của công tác dân vận, công tác tuyên huấn, làm giáo dục để phục vụ cho đảng, chứ giáo dục chưa được coi là một khoa học. Vì thế, giáo dục:
1. Chỉ nhằm chứng minh nhờ có đảng cộng sản Việt Nam (từ sau sẽ viết gọn là “đảng”, không viết hoa) tài ba, sáng suốt đã lãnh đạo giáo dục không ngừng phát triển. Trong chiến tranh thì dù bom đạn của đế quốc Mỹ ác liệt thế nào nhưng học sinh vẫn đến trường, vẫn lên lớp, vẫn đỗ tốt nghiệp 100%. Kinh tế vô vàn khó khăn nhưng nhờ đảng lãnh đạo sáng suốt nên vẫn phổ cập giáo dục tiểu học rồi đến phổ cập trung học cơ sở. Đến bây giờ, dù kinh tế có suy thoái, nhưng trường trung học, đại học ở khắp nơi. Nhiều tới mức không có người học! Nhưng những trường ấy mở ra nhằm phục vụ cho ai? Học sinh có nhu cầu học tập thật sự không hay chỉ là học theo phong trào, là tâm lý chạy theo đám đông. Điểm thi đầu vào 3 môn mà chỉ 6, 7 điểm, thấp như thế thì học đại học thế nào? Nhưng bất chấp tất cả, trường vẫn cứ như nấm sau cơn mưa. Vì những người mở trường có lợi nhuận, giáo viên thêm chỗ dạy, có thể kiếm thêm bù vào tiền lương do nhà nước trả quá rẻ mạt, các cấp quản lý do đảng lập ra cũng có lợi vì anh nào mở trường mà chẳng phải có phong bì, xin một cái dấu ở phường ở xã còn phải phong bì nữa là xin mở cả một trường đại học. Khá nhiều trường không có địa điểm, không có giáo viên cơ hữu, thậm chí còn không có cả người học (vì không đủ điểm sàn), người dạy thì cũng chỉ là “cử nhân đào tạo cử nhân”. Đất nước chậm phát triển, lạc hậu nhưng vẫn tự hào vì số lượng tiến sĩ nhiều nhất Đông nam Á. Từ đó, gian dối trở thành căn bệnh phổ biến. Cái gì, ở đâu cũng trong tình trạng “nói vậy mà không phải vậy”. Tỷ lệ lên lớp luôn luôn là 100% mặc dù nhiều học sinh học đến lớp 6 lớp 7 vẫn chưa biết đọc, học sinh tiên tiến của lớp 9 vẫn không làm nổi một phép tính chia. Số lượng tiến sĩ thì nhiều nhất Đông nam Á nhưng chẳng có mấy tiến sĩ viết được luận văn, phần lớn là phải “đạo” ở các “chợ luận văn”, chẳng có công trình nghiên cứu nào được thế giới ghi nhận. Gian dối bất chấp quy luật. Đi học phải có người giỏi, người kém, , người đủ khả năng lên lớp, người phải ở lại học thêm một năm nữa, …nhưng luôn luôn lên lớp 100%. Phụ huynh thấy con mình học kém, cần phải học lại để củng cố kiến thức lớp dưới mới hy vọng tiếp thu được kiến thức ở lớp trên, xin học lại một năm nữa, nhà trường cũng không cho vì như thế “ảnh hưởng đến thi đua”. Lẽ ra, gia đình học trò nghèo thì chỉ nên giúp họ đạt một trình độ tối thiểu (hết tiểu học, hay trung học cơ sở chẳng hạn), rồi giúp họ đi học nghề. Còn ít tuổi, đi học nghề, tiếp thu càng nhanh, càng có thời gian rèn luyện tay nghề, trau dồi phẩm chất của người làm nghề. Nhưng vì đảm bảo chỉ tiêu đến lớp nên tìm mọi cách vận động họ đến lớp, dù họ chẳng có hứng thú gì để học. Thế là suốt mấy năm học, tưởng là sẽ tốt hơn nhưng thực ra chỉ hư hỏng con người. Kiến thức thì chẳng thêm được bao nhiêu nhưng tiêm nhiễm thêm bao nhiêu thói xấu nhất là lười biếng và gian dối.
2. Để phục vụ cho đảng, chương trình học lạc hậu, rất nhiều tri thức đã bị người ta vứt vào sọt rác của lịch sử rồi nhưng vẫn bắt học sinh phải học. Tục ngữ có câu “Nó lú nhưng chú nó khôn”. Sách giáo khoa, thầy cô thì dạy như thế, nhưng gia đình học sinh không ít người hiểu biết họ thừa biết đó là những điều đã lỗi thời, chẳng lẽ học trò không biết. Biết rồi liệu có hy vọng học sinh toàn tâm toàn ý mà học không? Vì sao học sinh chán môn sử? Một nguyên nhân quan trọng là do sách giáo khoa lịch sử chỉ nhằm phục vụ cho quyền lợi của đảng. Gọi là lịch sử Việt Nam nhưng thực chất là lịch sử đảng. Lịch sử chỉ chứng minh là đảng tài giỏi, “công ơn đảng như biển rộng núi cao”, chiến đấu thì “ta thắng địch thua”, xây dựng chú nghĩa xã hội thì “thắng lợi rực rỡ”, lúc nào, ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào cũng “chiến thẳng vẻ vang” cả, không bao giờ có sai lầm khuyết điểm thất bại. Thậm chí, nhiều nhân vật, sự kiện lịch sử cũng bịa đặt nhằm phục vụ cho lợi ích của đảng. Sao học trò có thể hứng thú mà học được?
3. Vì chỉ để phục vụ cho cho đảng nên sử dụng con người cũng vô cùng sai lầm. Ai làm đúng ý đồ của đảng thì được đảng sử dụng, đề bạt, bất kể tài năng, đức độ. Ai hành xử theo lương tâm nghề nghiệp, tâm huyết với sự nghiệp thì bạc đãi, vô hiệu hóa. Chỉ nói chuyện nhỏ, như việc coi, chấm thi. Ai coi thi nghiêm túc không cho học trò gian lận thì không cử đi coi nữa. Vì như thế ảnh hưởng đến danh hiệu thi đua. Những người mặc kệ cho thí sinh muốn làm gì thì làm, phòng thi ồn ào như cái chợ thì chẳng sao. Khi nào có cấp trên đến kiểm tra, khi xe ô tô “toe toe” còi ngoài cổng trường, trong lúc bảo vệ từ từ đi mở khóa cổng, lãnh đạo hội đồng coi thi đi từng phòng nhấm nháy ra hiệu, trông thật bất lương đáng xấu hổ. Sau khi dạo qua một vòng, nhận thấy “tình hình coi thi rất nghiêm túc”, cấp trên nhận cái phong bì thế là xong cuộc thanh tra. Ô tô cấp trên ra khỏi cổng trường thì đâu lại hoàn đấy. Đi chấm thi ai chấm đúng đáp án, biểu điểm, không chịu thay đổi, nâng điểm cho những bài do lãnh đạo chấm thi đưa xuống thì lần sau không cử đi chấm nữa. Để dễ sai khiến, người ta dùng tiền “bồi dưỡng”. So với tiền lương, tiền bồi dưỡng coi, chấm thi không phải là nhỏ. Tiền này do học sinh đóng góp. Thực chất, đây là một khoản tiền “lót tay” để thầy cô giáo làm ngơ cho học sinh gian dối khi coi thi, dễ dãi lúc chấm thi. Từ trước khi bước vào thiên niên kỷ mới, ngoài số tiền phụ huynh đóng góp cho nhà trường ra, đã có hiện tượng thí sinh trong một phòng thi nộp tiền, cho vào phong bì đặt trên bàn của giám thị.Thế là hai bên đều có lợi. Học sinh thì đỗ cao, còn đảng thì được mang tiếng lãnh đạo tài tình. Chỉ có dân là thiệt. Dân thiệt là vì mất tiền cho con đi học, cứ tưởng con mình được học hành “đến nơi đến chốn” nhưng thực chất là học hành chẳng ra gì, chỉ có cái đầu rống tuếch; dân thiệt là vì, mất tiền cho con đi học, đã không được kiến thức, còn nhiễm thêm cái tính dối trá, dối trá ngay từ khi vào lớp 1 nên đến lớp 12 thì bệnh dối trá này đã trầm trọng lắm rồi, cho đến hết đời không chữa nổi, thế là cả đời thành kẻ dối trá, dối trá mà không mảy may áy náy; dân thiệt là vì tiền thuế đóng góp tưởng là để xây dựng đất nước, nhưng thực tế, cái tiền thuế mồ hôi nước mắt ấy cuối cùng nó quay lại hại chính mình.
Cấp dưới dối cấp trên, cấp trên thừa biết nhưng vẫn làm như không biết, vẫn tỏ ra tin là thật. Rồi cấp trên lại dối cấp trên nữa…Cấp trên nói, cấp dưới nghe, biết thừa là cấp trên “xạo”, nhưng vẫn tỏ ra tin tưởng, xoa tay khen cấp trên sáng suốt. Vì cứ “Tít mù nó lại vòng quanh” như thế thì hai ba bên đều có lợi.
Lối làm ăn gian dối khiến cho những người có tâm huyết chán nản. Nếu thi cử nghiêm túc thì ai dạy thế nào có thể biết ngay. Nhưng bây giờ lớp nào cũng đỗ gần 100% cả thì biết ai hơn ai, còn cố làm gì. Trò không cố, vì không làm được thì nhìn bài của người bên cạnh, thì sẽ có người ném bài cho. Sự kiện Đồi Ngô (Bắc Giang) năm vừa rồi đâu có hiếm. Chỉ có người ta làm như thể không biết mà thôi. Thầy cũng chẳng cố nữa, vì cố để làm gì, mình chẳng dạy “nó” cũng vẫn cứ đỗ. Học trò đỗ là “hoàn thành xuất sắc rồi”! Có những thầy do lương tâm cắn rứt vẫn cố thì học trò cũng chẳng học.
Tôi vẫn hay nói vui, ngày trước thực dân Pháp ngu dân bằng cách không cho đi học (số người đi học chỉ khoảng 5% ), còn ta bây giờ ngu dân bằng cách cho đi học nhưng không cho biết gì. Cứ xem cách học ngoại ngữ là đủ biết. Trước đây, học trò chỉ cần học hết trung học cơ sở (thành chung) là đã có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, ai học hết trung học (đỗ tú tài) thì trình độ đã cao lắm rồi. Tôi biết các dịch giả nổi tiếng như nhóm Lê Quý Đôn (các cụ Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn,…) dịch tiếng Pháp. Các cụ Bùi Phụng, Bùi Ý, Đặng Thế Bính, Vũ Cận, … dịch tiếng Anh đâu có học đại học, làm gì có điều kiện đi du học nước ngoài? Nhưng đến nay hình như cũng chưa thấy có ai vượt được các cụ. Nay, học tiếng Anh từ lớp 6 dến lớp 12, 7 năm tất cả, trình độ thế nào? Sinh viên các trường ngoại ngữ học thêm 4, 5 năm nữa, có mấy ai đọc hết được một cuốn sách bằng thứ tiếng ấy. Thế mà đang định dạy tiếng Anh từ cấp tiểu học. Thật “xót tiền dân”!
Nhân đây, tôi mong các cụ đã học qua thời Pháp kể lại cách học ngoại ngữ cũ để các vị quan chức Bộ Giáo dục được “mở rộng tầm nhìn”.
Một khi xác định mục đích giáo dục là vì dân vì nước thì sẽ phải có cách làm khác đi.
Dương Đình Giao
 
 

Ký sự Myanmar (2): Bác sĩ và bệnh viện trong chuyến tham quan Myanmar


"Đoàn" chúng tôi tám người, trẻ nhất ở tuổi "tri thiên mệnh", già nhất cũng đã "xưa nay hiếm", hai người đến bữa ăn phải tự tiêm insulin, một người chống gậy, một người khác ba ngày trước khi rời Singapore tưởng đã phải bỏ cuộc... Riêng tôi rất bi quan vì theo thống kê thời tiết, tháng 8 Myanmar có 25 ngày mưa. Vậy mà, suốt chuyến đi 12 ngày, chúng tôi chỉ phải chịu hai trận mưa như trút nước : một trận giữa hồ Inle, trận thứ nhì là buổi chiều cuối cùng ở Yangon. Mười ngày trời nóng như thiêu đốt, cả đoàn thay phiên nhau chạy đua với Tào Tháo. Rồi cuối cùng, cất cánh trở lại Singapore trước khi chia tay nhau, người về Mỹ, người quay lại Việt Nam, người ở lại đảo quốc Sư Tử, kẻ về Pháp... chúng tôi đều tươi tỉnh, mãn nguyện với chuyến đi "thành công rực rỡ", và chưa chia đã tính : "sang năm, sau hội thảo Toulouse, ta đi đâu ?".
Trong niềm lạc quan ấy, chúng tôi không ngần ngại mời bạn đọc nghe Mai Ninh kể chuyện... bác sĩ và bệnh viện Myanmar.
NNG
Đa số trong chúng tôi đến Myanmar lần đầu nhưng trong chuyến đi này chỉ ở Yangon có hơn hai ngày. Ngày thứ nhất, đi một vòng dạo thăm thành phố. Đứng bên hồ nhìn sang bờ kia, mái nhà bà Aung San Suu Kyi ẩn hiện, loáng sau bóng cây. Đi tiếp khúc nữa gặp một mảnh đất rộng giữa trung tâm với những tấm chắn lớn bọc quanh, hẳn là công trình xây dựng một khu thương mại tầm cỡ đang khởi công. Nhìn kỹ, hoá ra công ty trúng thầu là của một nhà đâu tư địa ốc tên tuổi bậc nhất Việt Nam. Thành phố Yangon có những con đường rộng đẹp của thời thuộc địa Anh. Cây cối cao lớn chưa bị sự phát triển thành phố tấn công, những công trình kiến trúc tây phương cùng thời vẫn còn đó, dù đa số đã hư hỏng và nhuốm màu năm tháng. Ngày thứ hai, chúng tôi lên đồi tham quan ngôi chùa Shwedagon nổi tiếng nhất, với tháp dát vàng cẩn kim cương đá quí cùng vô số phù đồ tượng Phật chung quanh. Không thoải mái lắm giữa không gian hỗn tạp màu mè, tôi tự nghĩ: Tối nay sẽ tìm cách ngắm tháp chùa ấy, từ xa.

ngoinha 
Ngôi nhà của Aung San Suu Kyi bên bờ hồ

     hagl
Cần cẩu Hoàng Anh Gia Lai giữa Yangon
                               

Chẳng ngờ, sau khi được chiêm ngưỡng đỉnh Shwedagon gắn đầy sao lấp lánh trong đêm xanh tôi đã có cơ hội đầu tiên (trong ba lần liên tiếp) “đi mua thuốc, đi bác sĩ và bệnh viện” ở xứ sở này. Vô tình đáp ứng phần nào ý nghĩ: Đến thăm một đất nước, dù chỉ là du khách cũng không thể không muốn biết ít nhiều về văn hoá, xã hội, con người và những gì liên quan đến đời sống của người dân nước ấy, chẳng hạn y tế và giáo dục. Nhất là khi xứ sở đó vừa sang một trang sử mới, đang có nhiều cơ hội và trên đà cải cách.

12g khuya, cơn bệnh lâu rồi bỗng trở lại. Tôi đành nhờ nhân viên khách sạn chỉ cho một hiệu thuốc trực đêm. Anh đã nhiệt tình dẫn tôi đi bộ, ngang qua hai, ba khúc đường đêm đến một bệnh viện gần đấy.

Đèn đường vàng đục chiếu xuống vỉa hè những tia sáng yếu. Đây đó mấy chiếc bàn con, bếp than cháy đỏ, đàn ông đàn bà và có cả các đứa trẻ lúm xúm trên những chiếc ghế đẩu thấp gần mặt đất. Mùi cháo, bún, mắm và thịt cá nướng xông lên, bốc khói. Những thứ mùi này nếu bình thường thì tôi đã thấy chúng “thơm điếc mũi”, nhưng với cơn bệnh đang hành cảm giác khó chịu càng làm điêu đứng. Đến trước bệnh viện, cổng vào mờ mờ sáng, bên trong thấp thoáng vài ánh đèn, tôi đâm e ngại. Liệu vào đó phải đợi đến bao giờ mới được khám ? Nhìn sang bên, chợt thấy một hiệu thuốc ngay đấy, hai người mặc áo khoác trắng đang loay hoay giữa các tủ kính, không có người khách nào. Bỗng nhớ lúc đi mua thuốc ở Việt Nam, tôi vội nói với anh nhân viên khách sạn là nếu không nhất thiết phải có toa bác sĩ mới mua được thuốc thì tôi khỏi cần vào bệnh viện. Anh ta có vẻ ngần ngại nhưng tôi đã bước ngay đến trước quầy. Người bán đọc mấy cái tên tôi đã viết vội trên tờ giấy trước khi đi, hỏi tôi muốn mua mấy viên kháng sinh. Nghe vậy tôi lại nghĩ đến Việt Nam, giống y, ít ai mua cả vỉ hay nguyên ống thuốc. Dù thuốc kháng sinh bắt buộc phải uống đủ liều, nhưng người nghèo chỉ mua vài viên cho 1 hay 2 ngày trước đã, nếu chưa đỡ hoặc khi có tiền sẽ mua tiếp. Nhờ thuốc, sớm hôm sau tôi đã đứng dậy được để ra sân bay cùng các anh chị bạn, tiếp tục hành trình.

Con đường từ phi trường về khu “Bagan cũ” đẹp thanh bình, thênh thang dưới những hàng cây xanh mướt, dù trông ra xa hiếm thấy có vườn rau. Sông nước chẳng thiếu nhưng tôi nghe nói “dẫn thuỷ nhập điền” không có bao nhiêu nên đất Bagan khô cằn, trồng không nổi cây lúa. Xe lướt qua chập chùng chùa, tháp, phù đồ lớn nhỏ, khiêm nhường lẫn đồ sộ. Cũng có một vài ngôi đền với tường cột cẩn gương óng ánh nhưng thường thì đơn giản xây bằng gạch đỏ, thật khác với ở Yangon. Tôi ngạc nhiên thấy đa số đều còn nguyên vẹn từ chân lên đỉnh, dù nghe nói nơi này đã trải qua nhiều thiên tai : động đất, nước lũ dâng từ sông Irrawaddy từng tàn phá rất nhiều di tích. Về sau mới biết, nhà nước của xứ sở sùng đạo này đã trưng dụng dân chúng và dành những số tiền khổng lồ để trùng tu các đền chùa. Do đó lắm lăng tẩm màu gạch vẫn còn tươi. Tôi đoán con đường đại lộ đang đi hẳn được làm cùng lúc với sự phục hồi chùa chiền, cho xứng đáng. Có giả thiết cho rằng hằng triệu viên gạch nung cần thiết cho việc trùng tu có một không hai ấy đã là nguyên nhân đưa đến sự tàn phá những khu rừng chung quanh.

Đường rộng nhưng rất ít xe cộ, thỉnh thoảng một chiếc xe ngựa chở đôi người mang hàng ra chợ hay vài du khách nhàn tản đạp từng vòng xe. Tôi tự nhủ mình sẽ cũng như họ, mấy ngày lưu lại đây sẽ dùng xe đạp đi loanh quanh tham quan thắng cảnh.

taxi
Vậy mà chưa thực hiện đủ ý muốn thì, vì cơn bệnh tái phát, tôi đã phải leo lên taxi đi từ khu “Bagan cũ” đến phố “Bagan mới” để tìm bác sĩ. Tôi cứ ngỡ anh tài xế trẻ sẽ đưa mình đến phòng mạch của một bác sĩ trong vùng như nhân viên khách sạn đã nói trước. Chẳng ngờ anh lái xe rẽ vào một ngôi làng nhỏ, đậu trước căn nhà lá đơn sơ. Một phụ nữ bồng con bước ra nói chuyện, chỉ trỏ với anh ta. Sau đó anh lên xe, rồ máy đi tiếp vào một con ngõ khác trong xóm ấy. Chúng tôi hỏi, anh trả lời là bác sĩ không có nhà, đang chữa bệnh cho ai đó trong khu này. Đang quá đau, đưa mắt nhìn thoáng qua khung cảnh làng mạc sơ sài tôi không khỏi e ngại, chẳng lẽ anh ta đang đi tìm một thầy lang vườn nào đó hay sao ? Nhưng tôi không nói gì. Anh tài lăng xăng chạy hỏi xem “doctor” đang ở nhà nào. Cuối cùng anh về lại xe và bảo bác sĩ đã đi đến phòng khám bệnh. Nghe thế, tôi yên tâm tí chút, ông thầy thuốc của anh ta ít ra cũng có phòng mạch hẳn hoi, và “ trong phố ” !

“Bagan mới” nhiều nhà cửa xe cộ và dĩ nhiên bụi bậm hơn, tựa như một thị trấn ven đường. Xe ngừng trước căn nhà thấp có bảng ghi “clinic”, cửa sắt kéo kín. Nhưng chỉ vài phút sau bác sĩ về tới. Lúc tôi xuống xe bước sang, đã có vài bệnh nhân đột nhiên xuất hiện, không biết họ đứng chờ ở đâu trước đó và lâu chưa mà tôi không thấy. Trong khi đợi bác sĩ mở khoá, tôi đau quặn người, phải ngồi ngay xuống bệ đường. Có lẽ do thế, các bệnh nhân kia đã lặng lẽ ngồi xuống hàng ghế đợi và giơ tay tỏ ý nhường cho tôi vào trước. Đấy là một căn phòng nhỏ, có giường khám và tủ thuốc, tương đối sạch sẽ. Ông bác sĩ điềm đạm, chững chạc, nói tiếng Anh, và không có gì khiến ta có thể liên tưởng đến căn nhà tối trong ngôi làng nghèo của ông mà anh taxi đã ghé qua trước đó. Tôi đã được hỏi han, khám bệnh, được một gói thuốc cùng những dặn dò kỹ lưỡng về cách dùng và nên ăn uống ra sao. Tôi đã ra về với niềm tin sẽ qua hết cơn đau.

Nhưng có lẽ ý trời muốn thế, sau khi đã đi bộ tìm hiệu thuốc giữa đêm khuya, đã đến phòng mạch một bác sĩ làng quê thì tôi cũng phải đến một bệnh viện ở xứ này cho đủ bộ. Rời Bagan về tới Mandalay thủ đô xưa của Myanmar tôi lại bị bệnh hành, làm phiền các anh chị bạn thêm lo lắng. Tôi nhất quyết lần này đến thẳng một bệnh viện, để có gì còn làm các xét nghiệm phân tích đàng hoàng tại chỗ. Thực lòng, chẳng ai muốn khi đi du lịch nước ngoài lại phải vào nhà thương, nhưng lúc ấy tôi tự an ủi, thôi thì cũng là dịp được xem, được thấy tận mắt bệnh viện bên này ra sao. “Bên này” và “bên kia”, tôi không tránh được sự so sánh / liên tưởng tới Việt Nam vốn được xem là một nước hiện thời có nền kinh tế phát triển hơn Myanmar mấy bậc. Tôi đã từng có dịp vào chữa bệnh ở bệnh viện công lẫn tư tại Việt Nam và cũng nghe nhiều người trong nước nói về chúng.

Nơi người hướng dẫn đưa tôi đến là một nhà thương trong trung tâm Mandalay. Mặt tiền tương đối hẹp, nhiều tầng, tôi không biết nó sâu bao nhiêu. Khu khám đa khoa ở ngay cửa vào chính. Quầy tiếp tân, nơi ngồi chờ dành cho bệnh nhân, quầy thu ngân và bán thuốc cùng một nơi. Bệnh nhân lẫn y tá hay nhân viên nhà thương lẫn lộn với nhau, kẻ đứng người ngồi chật cả gian phòng lớn. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là không có sự ồn ào, chen lấn. Ở quầy tiếp bệnh nhân, một cô y tá hỏi ngay về bệnh tình và xem tên các loại thuốc tôi đang dùng. Có lẽ do chúng tôi ngỏ ý muốn biết có phải đợi lâu không nên cô nghĩ tôi chỉ muốn mua thứ thuốc khác tương đương chứ không cần gặp bác sĩ. Cô cố gắng giải thích về các loại thuốc ấy ra sao. Cả hai bên gặp chút khó khăn để hiểu rõ ý nhau. Thấy vậy, một nhân viên khác chạy đến và bảo tôi hãy chờ để bác sĩ khám cho là hay nhất, chẳng phải đợi lâu. Chúng tôi ngồi xuống, và dù mỏi mệt vì cơn đau kéo dài tôi cũng lợi dụng dịp ấy nhìn ngó chung quanh. Người này đem một tờ giấy đến đưa cho một cô y tá rồi quay ra đứng cạnh cửa vào. Người kia chạy tới hỏi một nhân viên câu gì đó và chỉ trỏ vào người thân của mình, xong cả hai tìm ghế ngồi xuống trong góc phòng. Tôi không thấy họ lấy số thứ tự, cũng chẳng rõ phận sự của các nhân viên nhà thương đứng hoặc ngồi quanh mấy chiếc bàn con ra sao, không có tấm bảng nào ghi điều ấy. Thật nhập nhằng. Nhưng tôi không nghe nhân viên nhà thương lớn tiếng càu nhàu, bệnh nhân xin xỏ, than vãn. Có những tiếng động, nhưng là những tiếng động bình thường không làm ta giật mình, để tâm hay khó chịu. Chẳng lâu sau, tôi được ý tá ra hiệu vào phòng bác sĩ gần đấy. Căn phòng trang bị đầy đủ, rộng rãi hơn “clinic” phố Bagan. Bác sĩ có cùng lời nói chậm rãi, cắt nghĩa từ tốn như người thầy thuốc làng quê kia. Ông kê một cái đơn thử máu và thuốc uống trong ngày hôm ấy, hẹn đến chiều trở lại tái khám, lấy kết quả xét nghiệm và để ông ta xem tình trạng ra sao, có bị phản ứng phụ gì với thuốc ông cho không.

Ra khỏi đấy, tôi ngồi chờ đến phiên vào thử máu. Một cái gối bé tí của em bé mới sinh bọc vải hoa sặc sỡ đặt trên mặt bàn nhỏ, cạnh đó là hộp giấy đựng các ống nhựa lấy máu, vài cái xơ-ranh nằm trong một hộp nhôm giống như mấy mươi năm xưa ông y tá gần nhà tôi cho kim vào đó, đổ cồn châm lửa đốt lên khử trùng. Sau cái ngước mắt chào, cô y tá cúi xuống ghi mỗi một chữ là họ của tôi, không có tên và ngày tháng năm sinh, lên miếng băng keo, dán vào ống máu. Tôi e ngại, chẳng hiểu người Myanmar dễ có tên họ trùng nhau không ? Rồi quay ngang, thấy mớ bông gòn xam xám trong túi ni-lông trước mặt, lòng thêm băn khoăn, hình như bông ở VN trắng hơn, bao đựng đáng tin cậy hơn…? Nhưng tôi yên bụng một chút lúc cô ấy rút từ ngăn kéo bàn một bao giấy hàn kín và xé ra, lôi chiếc kim dài gắn vào ống bơm. Nụ cười thân thiện trấn an của cô trước khi châm kim vào cánh tay tôi đặt trên mặt gối đã làm tôi quên mất gói bông gòn.

Thử máu xong, tôi được hướng dẫn đến quầy mua thuốc và chỗ thanh toán lệ phí, nhận một hoá đơn in đủ các chi tiết từ tên bác sĩ, phí khám bệnh, tiền thử máu. Trên đường về khách sạn, tôi chợt nhận ra một điều là mình không có cái ngạc nhiên như lần đầu vào nhà thương Việt Nam : Bệnh nhân phải trả tiền trước, rồi mới được khám hay làm xét nghiệm. Nếu không đủ, phải chờ thân nhân đem đến. Người thân của tôi đã phải đi trả tiền nhiều lượt khác nhau, đợt này trả tiền khám bệnh cho tôi, đợt kia cho thử máu, đợt nọ siêu âm… Đó là trong trường hợp tôi không bị bệnh nặng lắm. Còn với ai cần nằm viện hay mổ xẻ thì dĩ nhiên thủ tục trước tiên người nhà phải làm là đưa cho bác sĩ một số tiền, và nó sẽ không để lại dấu tích trong một biên lai nào cả.

Cuối chiều, tôi quay lại để biết kết quả xét nghiệm, bệnh nhân đông hơn lúc sáng, tôi chờ lâu hơn nhưng chẳng bao nhiêu so với nhiều lần đợi chờ ở những nơi khác. Lại ngồi xuống và đảo mắt loanh quanh. Cũng nhân viên trực cạnh mấy cái bàn hay chạy tới chạy lui, vẫn y tá bệnh nhân lẫn lộn nhưng không ai nói to, giành ghế ngồi hoặc lên tiếng phân bua mình là người đến trước.

Vị bác sĩ ban sáng cho hay mọi thứ đều ổn và đưa đơn thuốc cần cho một tuần. Khi tôi đến quầy thu ngân mới biết tái khám được miễn phí, điều không có, ngay cả ở xứ Pháp nơi tôi.

Hai hôm sau, khoẻ hơn, dạo chơi hồ Inle trên thuyền, cảnh vật thiên nhiên thơ mộng êm đềm, lòng người thanh thản. Nhìn sông nước, cây cỏ, đền chùa hai bờ yên ả tôi chạnh nhớ những khuôn mặt tuy lo âu nhưng lặng lẽ, ẩn nhẫn mà tôi đã thấy ở bệnh viện. Bên cạnh đấy có thêm nụ cười tươi, thật thân thiện của đa số các nhân viên khách sạn tôi đã ở. Tinh thần phục vụ, tiếp đãi niềm nở của họ có thể là do sự huấn luyện, bắt buộc của nghề nghiệp một khi doanh nhân/chính phủ Myanmar biết họ phải đầu tư vào thị trường này. Nhưng cách cư xử ôn hoà của y tá, nhân viên bệnh viện đối với bệnh nhân, sự tử tế của đôi vợ chồng già trên lề một con đường bụi bặm ở Mandalay mà tôi đã hỏi đường đi, họ không nói được tiếng Anh nhưng sẵn lòng dẫn tôi đến tận nơi, hình ảnh thành kính của ông bố và đứa con, sau khi đã trút gạo vào bình bát của đoàn sư khất thực, đã dập đầu quỳ lạy trước hiên nhà mà tôi được chứng kiến… thì hẳn là do giáo dục từ gia đình và tôn giáo vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân Myanmar.

chuavenho
Khi nước này đổi từ thể chế quân phiệt sang dân chủ, nhiều người không khỏi thắc mắc : Không hiểu ngân sách dành cho quân sự bây giờ là bao nhiêu, dường như từ 25 đến 50 % ? Nhưng điều cần biết hơn là y tế hay giáo dục chiếm được mấy phần trong tổng số ? Guồng máy cai trị hiện thời có xem trọng và sẽ đầu tư nhiều hơn vào hai phạm trù thiết yếu ấy chăng ?

Dẫu sao, những ngày đau ốm chẳng đặng đừng xảy ra đã cho tôi có dịp nhìn ngắm kỹ hơn một số cảnh tượng đời thường nơi đây. Một cái nhìn dù phiến diện nhưng có lẽ sát gần hơn chút so với khách du lịch đơn giản ghé tham quan một xứ sở vài ngày rồi đi. Nó giúp tôi nhận ra, cho riêng mình, là người Myanmar còn giữ nhiều bản chất đáng quý.

Quen sống tại một quốc gia tân tiến mà có được cảm giác an tâm khi đi chữa bệnh ở nước người, nơi mình biết mới vừa ra khỏi một thời kỳ dài khó khăn yếu kém, tôi nghĩ, không phải là điều dễ dàng chi.

Mai Ninh
(tháng 9/2013)
(Diễn đàn)

Vì sao giám đốc được Bộ trưởng Thăng thương hoàn cảnh lại mất 'ghế'?

Vì thấy hành khách kêu mất 2 điện thoại iPhone ông giám đốc tốt bụng đã đình chỉ chuyến bay tìm lại của đã mất cho hành khách tuy nhiên ông không biết rằng mình đã vượt thẩm quyền của một giám đốc sân bay.

Báo NLĐ dẫn tin từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đơn vị này đã bổ nhiệm ông Phan Lê Hoan - Ủy viên Hội đồng thành viên ACV - giữ chức vụ Giám đốc Cảng hàng không Cam Ranh thay thế cho ông Nguyễn Văn Thảnh từ ngày 3/9 vừa qua.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Giao thông và Vận tải Đinh La Thăng, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản yêu cầu ACV điều chuyển công tác đối với ông Nguyễn Văn Thảnh vì trong thời gian vừa qua, tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã để xảy ra nhiều vụ sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, khai thác và cung cấp dịch vụ, phục vụ mặt đất, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, an ninh hàng không mà trách nhiệm thuộc về người đứng đầu là giám đốc.

Tuy nhiên, theo nguyện vọng của ông Thảnh, ACV đã có quyết định cho ông nghỉ hưu sớm theo chế độ.
 
Cảng hàng không Cam Ranh, Khánh Hòa


Một số sai phạm của ông Nguyễn Văn Thảnh được đề cập là đình chỉ chuyến bay trái thẩm quyền, để nhầm lẫn hành lý của chuyến bay làm ảnh hưởng đến hãng hàng không và hành khách. Trong đó có 2 vụ việc đều liên quan đến hãng hàng không giá rẻ VietJet Air xảy ra trong tháng 6.

Ngày 15/6 tại sân bay Cam Ranh, một hành khách của Vietnam Airlines bỏ quên 2 điện thoại iPhone khi qua cửa soi chiếu an ninh. Một hành khách kế tiếp đi qua cửa soi chiếu đã “cầm nhầm” 2 chiếc điện thoại này và lên chuyến bay của VietJet Air. Nhận được tin báo mất điện thoại và phát hiện người “cầm nhầm” đang ở trên chuyến bay của VietJet Air sắp cất cánh, ông Nguyễn Văn Thảnh đã yêu cầu nhân viên điều hành không lưu cho máy bay quay lại sân đỗ để truy tìm 2 chiếc điện thoại.

Kết quả là 2 chiếc iPhone đã được trả lại cho hành khách nhưng chuyến bay chậm 1 giờ, ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác của hãng hàng không và hàng trăm hành khách. Đáng lưu ý là để xử lý tình huống này, ông Thảnh đã vượt thẩm quyền vì theo quy định, chỉ có giám đốc cảng vụ hàng không mới được ra quyết định đình chỉ chuyến bay.

Vụ việc thứ 2 là chuyến bay VJ8854 hành trình Nha Trang - Hà Nội của VietJet Air dự kiến cất cánh từ Cam Ranh lúc 18h ngày 30/6 đã bị bỏ sót 81 kiện hành lý. Do bộ phận phục vụ hành lý của Cảng hàng không Cam Ranh cùng lúc phục vụ 4 chuyến bay, không quan sát kỹ, không tuân thủ quy trình đồng bộ hành lý nên đã để sót 1 móc hành lý của chuyến bay VJ8854.

Khi đáp xuống Nội Bài, cả hành khách và hãng vận chuyển rơi vào cuộc tranh cãi ầm ĩ vì không tìm thấy hành lý. Đa số hành lý thất lạc là của nhóm khách hàng là một doanh nghiệp ở Hà Nội tổ chức cho cán bộ nhân viên đi nghỉ mát tại Nha Trang.

Lúc 20h40 phút cùng ngày, 81 kiện hành lý này mới được sắp xếp chuyển ra Hà Nội trên chuyến bay của Vietnam Airlines để VietJet Air trả lại hành khách vào sáng ngày kế tiếp.

Trước đó, giải trình trong phiên chất vấn do Uỷ ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội tổ chức sáng 30/8, khi Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng QH Lê Như Tiến đánh giá cao việc Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng tay "trị" một số người đứng đầu các đơn vị trong ngành.

Bộ trưởng Thăng chia sẻ: Vừa rồi đã nhắc nhở nghiêm khắc Giám đốc sân bay Nha Trang vì thu phí sai, xếp nhầm hàng của các hãng hàng không, máy bay lên trời rồi còn gọi xuống...

"Tôi định cách chức người này nhưng do hoàn cảnh cá nhân cụ thân sinh mới mất, bản thân cũng sắp về hưu nên thôi. Cần xử lý nghiêm nhưng vẫn phải có tình người", ông Đinh La Thăng nói.

Như vậy trường hợp của ông Thảnh đã được Bộ trưởng Thăng cân nhắc rất nhiều. Ông không muốn "tướng" của mình mất công ăn việc làm trong hoàn cảnh gia đình đang khó nên ông cân nhắc chỉ thuyên chuyển công tác.

Mặc dù, ông Thảnh cũng sắp về hưu nhưng việc điều chuyển công tác này cũng giúp ông có thể cống hiến tiếp cho ngành giao thông và cũng như bài học răn đe cho các trường hợp khác. Nhưng ông Thảnh có lựa chọn khác xin nghỉ hưu sớm.

Với cách xử lý của Bộ trưởng Thăng, dư luận sẽ vỗ tay ủng hộ ông bởi người Việt từ trước đến nay vẫn có câu "trăm cái lý không bằng tý cái tình" và đúng là bộ trưởng có tình yêu thương vô bờ bến.

Thanh Trúc (tổng hợp)
(Phunutoday)