- Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Trường Sa (PNTP). - Gửi tặng quân và dân Trường Sa 100 thùng nước mắm cổ truyền Trường Sa (QĐND). =>
- Việt Nam thành lập đội thủy phi cơ giữa tranh chấp Biển Đông (VOA). - Việt Nam lập đội thủy phi cơ tuần tra biển (RFI). - Báo Trung Quốc viết gì về tàu ngầm Kilo Việt Nam? (Soha).
- Các khối bê tông ở Scarborough: Thâm ý của Trung Quốc (RFI). - Bắc Kinh tố cáo Manila “vô cớ khuấy động” Biển Đông.
- ASEAN nên khước từ Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông? (VOA). - ASEAN nên bác bỏ bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (Lê Anh Hùng). - TÌM KIẾM HÒA BÌNH TRÊN BIỂN ĐÔNG (TNM). - Việt Nam mơ gì ở Biển Đông? (DCCT). - Ngoại Bang & Nước Bạn (Tưởng Năng Tiến).
- Mỹ tăng cường binh lực ở biển Đông không nhằm vào Trung Quốc (ANTĐ). - Một ngày trên hàng không mẫu hạm CVN77 (RFA). Nghe âm thanh.
- Đài Loan tăng cường sức mạnh ở Biển Đông (VOA).
- Nhật kêu gọi Trung Quốc cải thiện quan hệ (RFI). - Thủ tướng Nhật kêu gọi chủ tịch TQ cải thiện quan hệ Trung-Nhật (VOA).
- Tòa Giám mục Xã Đoài phản đối chính quyền Nghệ An trấn áp giáo dân (RFI). - TÒA GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VINH LÊN TIẾNG CHÍNH THỨC VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN ĐÀN ÁP DÃ MAN GIÁO DÂN MỸ YÊN (TNM). – Mời xem lại: Ý kiến chính thức của TGM Vinh về việc chính quyền đàn áp giáo dân Mỹ Yên (DCCT). - Chúng nó say giết người như gạch ngói (Đinh Tấn Lực).
- Mỹ Yên: Tiếng lòng giữa hai bờ đối nghịch (RFA). - Thứ trưởng Công an làm việc ở Nghệ An (BBC). “Trung tướng Tô Lâm khuyến cáo rằng trong thời gian tới sẽ “có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy Công an tỉnh Nghệ An cần chủ động làm tốt hơn nữa công tác nắm tình hình… để chủ động tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ”". - Đầu tư vốn ODA cho công an: Hội nghị Kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2014-2015 của Bộ Công an (CAND).
- Kết luận điều tra vụ Đinh Nhật Uy: Lại là điều 258 (Dân luận). - Kết luận điều tra vụ Đinh Nhật Uy (ĐCV). “Cơ quan điều tra tỉnh Long An do đại tá Nguyễn Sáu đứng đầu vừa công bố kết luận điều tra. Trong đó, đáng lưu ý là những tang vật tịch thu phục vụ cho công tác điều tra có áo phông No- U, phông ‘HS- TS Việt Nam’, ‘Bảo vệ biển đảo Việt Nam’…. và cuốn ‘Bên Thắng Cuộc‘, ‘Chết bởi Trung Quốc’.” - Công an Long An làm tay sai cho Tàu ? (Xuân VN).
- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nga: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh trong tù (RFI).
- Nghị định 72 tiếp tục bị chỉ trích (BBC). Tham khảo luôn: - Tập Cận Bình tuyên chiến với blogger (RFI). - Dân mạng Trung Quốc xúc động vì một blogger nổi tiếng bị ung thư.
- Bùi Tín: Đội ngũ lý sự viên ‘nhân bản’ (Blog VOA).
- ĐỌC LÊ HIẾU ĐẰNG, ĐI TÌM “ÁNH SÁNG MẶT TRỜI MẶT TRĂNG” (TNM). - Những kẻ nào muốn đa đảng? (Đào Hiếu).
- BS TRẦN VĂN TÍCH “CƠ HỘI SỐNG SÓT CỦA ĐẢNG CSVN” (SHSM). – Hạ Đình Nguyên: Gác mạ lị, hướng tới xây dựng một xã hội công dân (Quê choa). – Thơ Uyển Thi: Hai chí hướng – Gửi thằng theo đảng … không phải Dân chủ xã hội (DLB). “Mày đi theo cộng sản/ Cộng sản cũng chẳng sao/ Miễn đất nước của tao/ Được ấm no hạnh phúc …” – Trần Vàng Sao: Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Nhương).
<- Trần Khải Thanh Thủy: Thật như đời (ĐCV). “Rút trong tập Chết ngoài kế hoạch – tập II”.
- Quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (ĐBND).
- VN sẽ cắt làm đôi nếu có sự cố hạt nhân. – Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Ai thao túng mua bán lò phản ứng ở VN? (BBC). Tham khảo luôn: - Hàn Quốc cấm hải sản nhập khẩu từ Fukushima (RFI). Để tránh ảnh hưởng đại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, có lẽ với VN dù thế nào cũng sẽ không cấm?
- Chủ tịch VN: Xuất khẩu gạo hàng đầu mà túi rỗng (RFA). Nghe âm thanh.
- Nguồn quỹ hưu trí sắp cạn kiệt (RFA). Nghe âm thanh. - Tăng tuổi nghỉ hưu có tránh được nguy cơ vỡ quỹ BHXH? (TBKTSG). - Hàng nghìn người nghỉ hưu ở tuổi 35 (VNE).
- Việt Nam đang giao tài nguyên cho người không “chính danh” (PNT).
- Tư pháp Anh chấp nhận Vinashin tái cấu trúc nợ (RFA).
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Mặt trận tổ quốc (RFA). “Trên trang nhà của MTTQ, phần đề cập đến các tổ chức thành viên của Mặt trận này thì thấy có ghi đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của MTTQ. Nhưng mặt khác lại ghi đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo của MTTQ.” Nhưng trên trang báo này cho biết GS Nguyễn Lân Dũng “xúc động chia sẻ” và “bày tỏ cảm xúc” cả với 2 vị cựu, tân Chủ tịch. - Về ông Nguyễn Thiện Nhân (Quê choa).
- Tiếp tục điều chỉnh, mở rộng quy hoạch Vùng Thủ đô (DĐDN). - ‘Vùng Thủ đô nguy cơ mắc bệnh đầu to’ (VNE).
- Hà Nội: Trợ giá xe buýt liên tục… “leo thang” (DT). – TP.HCM: MUỐN CHẠY XE BUÝT, CHI 80-100 TRIỆU ĐỒNG!: Nguy cơ mất 50 tỉ đồng trợ giá (NLĐ).
- Lại đề xuất xử phạt xe không chính chủ (TN).
- TS Bá “thách đấu” Thứ trưởng Bộ GTVT… 100 tỷ đồng (KT). - Những quan chức bị vạ miệng (Trần Nhương).
- Nguyễn Khắc Phê: Vui buồn cùng “Đại gia” (Trần Nhương). “Còn buồn thì tất nhiên rồi! Một tác phẩm hơn ngàn trang, nhà văn mang nặng đẻ đau suốt 5 năm trời, rồi công phu biên tập in ấn… đáng ra là một sự kiện văn hoá được lên truyền hình quốc gia với rất nhiều lẵng hoa chúc mừng, thì lại bị “giam cầm”” chỉ bởi một vài kẻ nào đó có quyền kiểm duyệt mà không phải là một hội đồng thẩm định đàng hoàng.
- Kỳ Duyên: Lương khủng, chất độc khủng và… tha hóa khủng (TVN).
- Sẵn sàng bán nhà, phanh phui vụ ‘chôn hóa chất’ (VNN). Tuyệt! Phải lôi bọn “bảo kê” nằm trong chính quyền, cơ quan pháp luật ra ánh sáng. - Lương khủng và lương tâm (SK&ĐS). - Đình chỉ chức vụ 8 lãnh đạo nhận lương “khủng”: Hợp lòng dân (PNTP).
- “Khát” bên công trình cấp nước tiền tỷ (ND).
- Thanh Hóa chỉ đạo điều tra, xử lý công ty chôn hóa chất (VOV). – Đừng để người dân tự ứng phó (TT). - Vụ chôn hóa chất độc hại: Khẩn trương điều tra làm rõ trách nhiệm (PLTP). – Kết quả điều tra ban đầu vụ Nicotex Thanh Thái chôn “bom” độc (ĐT). - Nguyễn Thông – Trách nhiệm với môi trường (Dân luận). - Video: Những làng ung thư ở nơi chôn hóa chất (VTC14). - Giấy phép hết hạn, vẫn khai thác titan (PLTP).
- Nhiều sai phạm, Giám đốc sân bay Cam Ranh “hạ cánh” sớm (NLĐ). - Kỷ luật hai Phó Bí thư Huyện ủy Tân Hiệp (Kiên Giang) (ND). - Hoãn xét xử vụ án “Đưa và nhận hối lộ” tại Sở VHTT&DL Vĩnh Long (NBCL). - Phó giám đốc tự tử vì bệnh tật (PLTP).
- Thư giãn cuối tuần: TÁI BẢN “SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ” (Tễu). “- Tàn phế vì bộ Y tế / - Sinh động như menu quán Cộng / - Giải thiêng cái xu chiêng / - Lớn không cần có lông nách, quan không cần thiết đọc sách …”
- Tuyên án tử hình kẻ chủ mưu vụ ‘quan tài diễu phố’ (TN). - Vụ mang quan tài diễu phố: Một bị cáo lãnh án tử hình (TT). Một cách đặt tên vụ án – đặt tựa cho bài rất phi lý (nhất là của Thanh niên), mà hết báo nọ tới báo kia mắc phải. Từ vụ án giết người, dẫn đến bất mãn của gia đình nạn nhân, rồi đem quan tài diễu phố, cuối cùng là thủ phạm giết người bị đem ra xử. Như vậy không thể gọi là “Vụ mang quan tài …” được. Độc giả dễ hiểu lầm là đem quan tài diễu phố dẫn tới hậu quả chết người, rồi xử án tử hình kẻ “đầu têu” mang quan tài diễu phố. Tệ nữa là hàng loạt bài trên cùng một tờ báo, cứ lặp đi lặp lại “vụ mang quan tài diễu phố”, mà đọc hết chẳng thấy “quan tài” với “diễu phố” đâu cả, tìm toét mắt mới may ra thấy một dòng và lần ngược thời gian qua rất nhiều tin bài mới có một bản tin ngắn từ nửa năm trước.
Vụ án gây phẫn uất trong dân dẫn tới việc người ta phải mang quan tài diễn phố là do cách tiến hành điều tra có những dấu hiệu khuất tất, mà đằng sau đó là nghi vấn liên quan con rể Phó Chủ tịch tỉnh. Thế nhưng qua thời gian kéo dài, báo chí đưa thông tin quan trọng đó cứ bị mờ dần đi, nhưng lại nổi lên hiện tượng “quan tài” như thể lỗi là ở người dân.
- Quảng Ngãi: 34 năm truy tìm tên tội phạm phản động nguy hiểm (ANTĐ).
- Kỷ niệm ngoại giao Anh – Việt tại London (BBC).
- SỰ TIẾN BỘ, TỪ NGỮ BỊ TIẾM ĐOẠT BỞI TẢ PHÁI (KỲ 1) (TNM).
- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 114): Í mèn ôi… thương quá cơ !!! (Nhật Tuấn). - RỒI SẼ CÓ NGƯỜI ‘CỨU BỒ’ THÔI (!?) (Bùi Văn Bồng).
- TIN BUỒN: Vợ Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc qua đời (Ba Sàm).
- Quan hệ hữu nghị, hợp tác vừa là đồng chí vừa là anh em giữa Triều Tiên và Việt Nam không ngừng được củng cố, phát triển (TTXVN/ CAĐN).- 20.000 tù nhân Triều Tiên “biến mất bí ẩn” (NLĐ). - Triều Tiên cho kéo quốc kỳ và hát quốc ca Hàn Quốc (TT). - Bình Nhưỡng nối lại đường dây nóng quân sự với Seoul (RFI).
- Campuchia thắt chặt an ninh (NLĐ). - Phe đối lập Campuchia quay mũi dùi sang Trung Quốc (VOA). “Các chính trị gia có tên tuổi cảnh báo rằng chính phủ đã nhượng bộ quá nhiều cho Bắc Kinh và họ lo ngại rồi đây người Hoa sẽ tràn ngập Campuchia.” (sao giống nhau đến thế nhỉ????!!!!)
- Anh thúc giục TQ giảm án tử hình một người Tây Tạng (VOA).
- Các nông dân trồng cao su Thái Lan xung đột với cảnh sát (VOA).
- Tranh cử thị trưởng Mátxcơva : Quan điểm bài ngoại lộ rõ (RFI). - Russia 2013 (Giang Lê).
- Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 5) (Boxitvn).
- Biên giới biển không thể phân định bằng sức mạnh vũ trang (TVN/Infonet).
- Vì sao Trung Quốc không dễ dàng thống trị châu Á? (Infonet).
- Trung Quốc với các chiêu lấn chiếm Biển Đông (Tầm nhìn). - Trung Quốc ra đòn kinh tế gây sức ép với Philippines về Biển Đông (GDVN).
- Thủ tướng Nhật trò chuyện với chủ tịch Trung Quốc (PLTP). - Bốn tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật (TTXVN).
- Sếp công ích lương “khủng”: Tham mưu hay “âm mưu”? (KT). - Sự lương thiện của đồng tiền “khủng” (LĐ). – Phiếm: Phân thân (PLTP). - Xử lý anh “có tóc”, không nắm anh “trọc đầu”! (DT). – Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: “Các sếp nhận lương “khủng” có dấu hiệu phạm tội hình sự” (GDVN).
- Cách gì tránh vỡ quỹ BHXH? (TP).
- Công nghệ làm luật (TS/TVN).
- Phó công an xã nhốt vợ bằng lồng gà (PLTP).
- Những người chèo thuyền (LĐ). - Chôn thuốc sâu dưới đất: Về thôn quả phụ (Infonet). - Công ty Nicotex Thanh Thái có nhiều sai phạm (TP). - UBND tỉnh Thanh Hóa mạnh tay xử lý vụ Nicotex Thanh Thái gây ô nhiễm (GDVN). -Vụ chôn thuốc sâu động trời của Nicotex: Đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ án hình sự (LĐ).
- Vụ Dự án trung chuyển rác thải xã Phương Đình, Đan Phượng: Lại thêm “cú lừa ngoạn mục”! (Tầm nhìn).
- Lê Diễn Đức: Nguyễn Tấn Dũng qua Mỹ và đôi chuyện cần bàn (RFA’s blog).
- Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp họp Phiên thứ 8 (TTXVN). - Sửa luật về Quốc hội, cần bàn kỹ (TP).
- TÂN BINH (Mai Thanh Hải).
- Bản Kết luận Điều tra của công an đối với Đinh Nhật Uy (DLB). - Bản Kết luận Điều tra Đinh Nhật Uy: Công an Long An… khéo léo vạch trần bản chất rừng rú của luật pháp Việt Nam.
- Thư Chung của Đức Giám mục giáo phận Vinh kêu gọi hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên (GP Vinh). - Tội đồ dân tộc (DLB). - Cha phó Mỹ Yên: Sống hiệp thông yêu thương, đợi ý kiến bề trên (DCCT). - ĐGM Vinh: Lên án công quyền bất nhân, dã man và kêu gọi cầu nguyện (Chúa cứu thế). - Muốn biết đâu là SỰ THẬT thì tất cả mọi người hãy nhìn vào chính sự việc đang diễn ra với đủ bằng chứng (Bùi Hằng).
- Tướng Tô Lâm muốn tái diễn lại vụ Văn GIang ? (Xuân Việt Nam).
- Tòa án Phú Yên lập kế hoạch bắt giam Thượng tọa Thích Thiện Minh và Hòa thượng Thích Nhật Ban (DLB).
- Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (10) (pro&contra). Mời xem lại: Kỳ 7 – Kỳ 8 - Kỳ 9
- NHÀ THƠ THIẾU KHANH DỊCH BÀI THƠ “NHÂN DÂN” (Nguyễn Trọng Tạo).
- THIỂU NĂNG NHÂN TÍNH (Văn Công Hùng). “Thì
cái vụ vừa xử xong ở Vĩnh Phúc mà không kinh à. Chả thù oán gì nhau,
chỉ vì một câu va chạm, cả bọn lao vào giết chết một người vô tội, còn
dã man hơn bọn đế quốc sài lang xưa nó giết cộng sản. Thế mà mọi chuyện
suýt… êm ru, nếu như không có chuyện gia đình khiêng xác đi giễu khắp
phố phường, và hôm qua thì tòa tuyên 1 án tử, 2 án chung thân“.
- Chủ tịch Sang phản đối kiểu… quyết liệt (Hiệu Minh). - Khi Bộ trưởng Vinh muốn nói thẳng (Đào Tuấn).
- Người Buôn Gió: Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [20] (ĐCV).
- Giám đốc DN lương “khủng”: Khai lao động khống để hưởng chênh lệch (Tin mới). - Nghĩ từ vụ “lương khủng” (ĐĐK). - Xung quanh việc đấu tranh chống tiêu cực: Chứng cứ đâu? (ĐĐK).
- Lợi ích nhóm phù phép rừng giàu thành rừng nghèo để phá (NĐT). - Hà Nội: Quy hoạch nghĩa trang phải đặc biệt quan tâm đến dân nghèo (DT). - Vĩnh Phúc muốn có đường hầm xuyên núi Tam Đảo (TTXVN).
- Khó gỡ bài toán chống “vỡ quỹ” lương hưu (DT). - 62 tuổi mới được nghỉ hưu? (Tầm nhìn). - Bổ sung nguồn tiền đảm bảo Quỹ bảo hiểm hưu trí: Phương án tăng độ tuổi nghỉ hưu cần có những chứng cứ khoa học (CAND).
- 400 triệu người Trung Quốc không biết tiếng Trung (Tin tức). - Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đôi lúc trở thành bạo lực (ĐKN).
- Tổng thống Syria gửi lời chúc mừng tới Kim Jong-un (Infonet).
KINH TẾ- Doanh nghiệp tái cơ cấu nguồn nhân lực để phát triển (ĐBND).
- DN được nhập vàng nguyên liệu (TBNH).
- Lãi suất tiền gửi lại vượt rào (NLĐ).
- Giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng: Chờ nỗ lực của địa phương (TBNH). - Kinh doanh bất động sản quá dễ dãi! (NLĐ). - ‘Không nước nào kinh doanh bất động sản dễ như Việt Nam’ (VNE).
- Doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn ngoài ngành – một góc nhìn từ thị trường chứng khoán (ĐBND). - Cổ đông ngân hàng “cười nụ” (CT). - Quỹ ETF cơ cấu danh mục tác động gì tới thị trường? (VnEco).
<- Hụt nguồn khí, EVN lại đổ dầu phát điện (VEF).
- Quản lý thuốc nhập khẩu: Bịt đầu này, hổng đầu kia… (DĐDN).
- Choáng với lượng cổ phiếu trị giá vài trăm tỷ của công đoàn Rạng Đông và Vietinbank (Cafef).
- Nóng bỏng thị trường cà phê hòa tan (TBKTSG).
- VFA hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo (TBKTSG).
- Tiếc cho nho Ninh Thuận! (NLĐ).
- Giấc mộng thẻ xanh với nhà đầu tư Việt (DĐDN).
- Hoa Kỳ: Ai sẽ thay thế ông Bernanke? (VOA).
- Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Liên bang Nga (TTXVN). - Trung Quốc ký nhiều hợp đồng năng lượng với Nga, các nước Trung Á (VOA).
- Cải thiện thể chế (TN). - Minh bạch sẽ giúp Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư (TT). - Tranh thủ vốn Nhật (DĐDN).
- Những đại gia mới làm chủ ngân hàng (VEF).
- Rao bán cả sổ tiết kiệm lãi suất cao (VEF).
- Địa ốc: rối vì luật! (PLTP). - Sửa luật cho bất động sản (TN). - “Mù mờ” kinh doanh bất động sản! (SGGP).
- DN quảng cáo “nuốt” cam kết với Đà Nẵng! (Infonet).
- Đường đi của cá tra thêm gập ghềnh (DV). - Áp thuế cá tra, cá basa Việt Nam: Một quyết định mâu thuẫn (VOV). - Hiệp hội cá tra Việt Nam phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu vào Hoa Kỳ (Tầm nhìn).
- Tái cơ cấu nông nghiệp: Tránh rập khuôn, phong trào (TN). – Đằng sau chuyện nông dân bỏ ruộng: Bài 2: Không bỏ ruộng thì đói (SGTT). - Mở rộng mô hình liên kết “Nông dân – Doanh nghiệp” (SGTT). - 13 DN đã “chịu” liên kết sản xuất, tiêu thụ gạo với nông dân (PLTP).
- Dây dưa nợ xấu (Thanh tra/Vietstock). - Tuần qua (3/9 – 6/9), NHNN đã hút về 2.565 tỷ đồng (Stockbiz).
- Giá vàng tăng, giá USD giảm (VOV). - Giá vàng tăng mạnh sau báo cáo việc làm của Mỹ (VnEco). - Giá vàng tuần tới sẽ tăng? (Stockbiz). - Giá vàng tăng nhẹ phiên cuối tuần (TN).
- Kinh doanh BĐS “mù mờ đi trong đêm” (BĐS). - Mắc bệnh hoành tráng, Đất Xanh tiềm ẩn nhiều rủi ro (CafeLand).
- Chưa đến Tết doanh nghiệp đã… sợ (PT).
- Điện lực lãi khủng (ĐĐK). - Việt Nam lại ‘mất mặt’ trên báo quốc tế (Tầm nhìn).
- Khi dân vận tốt (ĐĐK).
- Xuất khẩu thủy sản hồi phục trong quý II (Stockbiz).
VĂN HÓA-THỂ THAO- UNESCO tặng “Giải thưởng bảo tồn di sản văn hóa” cho 5 công trình kiến trúc ở Làng cổ Đường Lâm (QĐND).
- Bảo vệ cổ vật tàu đắm ở vùng biển Quảng Nam (VH). - Thư ghi nhận và tri ân của làng Duy Tinh (Boxitvn).
- Lê Đại Hành phá Tống (NCLS).
- Cà phê vỉa hè Sài Gòn (RFA). Nghe âm thanh.
- Thuận: Tiểu thuyết với tôi là si mê dai dẳng (Goldmund). - Ngô Nguyên Dũng: Núi Đoạn Sông Lìa – phần 21 (Da màu). - Thơ: Còn Nói Được Thì Cho Tôi Được Nói . - Thơ: THEO TÔI ĐI (Hợp lưu).
- Vài nét về phương thức tự sự của người Việt (Vương Trí Nhàn).
- Trọng Tấn nộp đơn từ bỏ Nhạc viện Quốc gia (NTBD/VNN). =>
- Angela Phương Trinh và Hyon Song-wol (VNN/ Quê Choa/ Hiệu Minh).
- Video: Trao đổi: Đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm SX Phim THVN (VTV).
- Video: Điểm hẹn văn hóa – 06/09/2013 (VTV).
- “Trảm” thị uy? (PNTP). - Đã đến mức thách thức xã hội (TQ).
- Hòa nhạc giao hưởng năm 1965 (Tây bụi).
- Trịnh Hội: Từ biệt Athens, đến với Rome (Blog VOA).
- ẢNH ĐẸP QUÁ SỨC TƯỞNG TƯỢNG (TGNV).
- Phim có ‘mùi’ (Bài 1): Lập lờ con cá cờ (TTVH).
- Thế nào là Hòa thượng? (KT).
- NHÂN TÌNH THẾ THÁI (Nguyễn Duy Xuân). - bên này tôi, bên kia em (Tương tri). - CỤM LỤC BÁT DA VÀNG 2. - CHỢ BÈO – ĐÌNH TRUNG (Nguyễn Trọng Tạo). - Kaka: Sinh nhật lần thứ 28 của Kiều Maily qua tập thơ Giữa hai khoảng trống (Inrasara).
- Những Tháng Năm Cuồng Nộ (5) (Tương tri).
- Hồi ký ca sĩ Khánh Ly (Ngô Minh).
- Nhớ Phùng Quán (Quê choa).
- TRUYỆN CUỐI CÙNG (Hoàng Hải Thủy).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Giáo dục Việt Nam thua cả Campuchia (NLĐ).
- Tiên học lễ hậu học văn » tại Việt Nam (RFI).
- Thư bạn đọc: Mùa tựu trường đã đến – Phan Như Huyên (Học thế nào). - Ước gì người viết thư cho ông Sang cũng có cái tầm và góc nhìn như thế? (Trần Hưng). - Em cạo soạn sẵn Thư cho anh Tư khai giảng năm học sau cho đến khi mãn nhiệm.
- Trường công chất lượng cao: Tại sao không? (CP).
- Video: Năm học mới tại vùng lũ SaPa (VTV). - Những kỷ vật nhuốm đất ở ‘ngôi trường xấu số’ (Zing). - Dấu lặng Bản Khoang và ngày khai trường muộn 9/9. - Chung tay giúp đỡ giáo viên Bản Khoang (GD&TĐ). - Dừng mọi hoạt động ngoại khoá trong mùa lũ (KP). - Năm học mới trên “cổng trời” Mường Lống (ND).
<- Lễ khai giảng “đặc biệt” trong bệnh viện (KP). - Bé khiếm thính 6 tuổi trọ học một mình ở Thủ đô (VNE).
- Cô giáo bị trù dập! (NLĐ).
- Học trò bây giờ tinh lắm (PL&XH).
- Sách tiếng Việt dạy… Toán: Khốn khổ học sinh! (KT).
- Lạc giữa bầy đàn (Phạm Tôn).
- Giáo dục của Thái Lan xếp hàng thứ 8 trong ASEAN (TTXVN).
- Giáo dục “cất cánh” mới nâng được nội lực (TT). - Giáo dục: Cần bứt khỏi con tàu quán tính (GDVN). - Chất lượng giáo dục Việt Nam chỉ đứng áp chót ASEAN (SM).
- Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học (VNN). - Dạy cách sống trước khi dạy chữ (TT).
- Trường học với kỷ luật thép (TT). - Đủ ăn, đủ sách vở cần hơn đồng phục (TP).
- Cậu bé khiếm thính một mình trọ học giữa thủ đô (Ngôi sao/DV). - Nghịch cảnh và chữ hiếu (TT).
- Âu lo theo con đi nhà trẻ (TP).
- Hoành tráng như thế vận hội (Nguyễn Duy Xuân).
- Sục sôi bài toán lớp 2 (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Khởi tố vụ đập phá bệnh viện, đánh bác sĩ (TN). - Hai mẹ con sản phụ tử vong: Vẫn chưa biết nguyên nhân (VOV). - Bệnh viện tắc trách, ba trăm năm mươi triệu và hai mạng người (?!) (PL&XH).
- Bảo hiểm làm khó công nhân bị nạn (NLĐ).
- Nhà thơ Trần Tiến Dũng: Liệu sẽ có ‘cách mạng cơm-bún’ ở VN? (BBC).
- Tặng cái cần câu cơm hay tặng bữa cơm từ thiện? (Phan Ba).
- Sống sót thần kỳ trong trận lũ quét kinh hoàng ở Sa Pa (TN). - Tang thương Can Hồ A (NLĐ). - Hình ảnh quặn lòng khi cơn lũ đi qua (VNN). – Khắc phục hậu quả trận lũ quét kinh hoàng ở Sa Pa (Lào Cai): Quặn lòng
nỗi đau, ấm lòng san sẻ (QĐND). - Mưa lũ miền Bắc: 24 người chết và mất tích (PLTP). – Video: Mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc (VTV). - TP.HCM; Dông lốc khiến nhiều nhà tốc mái, cây xanh gãy đổ (TT). =>
- Vụ ngạt khí khiến 6 người tử vong: Có phải chỉ vì bất cẩn? (LĐ). - Hà Nội: Xe khách chở 40 người lao xuống ao (VNN). - Vừa tập huấn an toàn đã tử nạn (NLĐ).
- Bắt giữ đường dây làm thẻ thanh toán giả xuyên quốc gia (VTV).
- Một người đàn ông lây nhiễm HIV cho hơn 300 người (TT).
- Thực phẩm nhiễm độc chờ… quy định (TP). - Chưa xác định được “chất lạ” trong phích nước có độc hay không (DT).
- “Ông lớn” nơi biên cương (Công lý).
- Nỗi khổ ở… phố cổ (PT).
- Vợ đẻ, chồng được nghỉ 5 ngày (TN).
- NỤ CƯỜI VÀNG (Mai Thanh Hải).
- Jak Phillips: Khám phá những nhà nghỉ trưa tình dục ở Việt Nam (VICE Magazine/Dân luận).
- Cái tâm của người làm nghề (ĐĐK).
- Lũ quét kinh hoàng ở Sa Pa: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 10 (TN). - 27 người chết và mất tích vì mưa lũ (KP). - Thảm họa và thông điệp an dân (ĐĐK).
- Chuyện buồn dưới chân Phia Thấu‘ (ĐĐK). - Người đàn bà tận khổ (PLTP/DT).
- TPHCM: Ngập nặng do dự án… chống ngập (DT).
QUỐC TẾ - Syria : Can thiệp quân sự tốn 500 triệu đô la (RFI). - Chủ tịch Quốc hội Syria cầu cứu Nghị sĩ Mỹ. - Putin – Obama : Tay bắt mà mặt không mừng. – Bất đồng tại G20, tăng cường lực lượng tại chỗ. - Putin: Nga sẽ giúp đỡ Syria trong trường hợp tấn công quân sự (Kichbu). - Tình báo Mỹ chưa thuyết phục được một số Nghị sĩ về vấn đề Syria (VOA). - Hoa Kỳ “ghê tởm” trước tấm ảnh về vụ hành quyết ở Syria. - Cuộc chiến khốc liệt và câu hỏi về tương lai trẻ em Syria. - Khối G20 chia rẽ về vấn đề Syria (BBC).
- “LHQ chưa chấp thuận, không được tấn công Syria” (TTXVN). - Syria kêu gọi quốc hội Mỹ phản đối tấn công quân sự (TT). - Tổng thống Putin thề sẽ giúp nếu Syria bị tấn công (TTXVN). - Hạm đội Nga triển khai dày đặc tại Địa Trung Hải (Tin nóng). - Nghị sĩ Nga gọi Obama là “tổng thống hiếu chiến” (ANTĐ). - Tàu chiến chở “hàng đặc biệt” của Nga tới Syria (NLĐ). - Ông Ban Ki-moon quyết ngăn việc tuồn vũ khí vào Syria (TTXVN).
<- Ai Cập giải tán Phong trào Anh em Hồi giáo (VOV).
- Nga – Mỹ đã chán nhau như thế nào (VNE).
- Tổng thống Brazil chỉ thăm Mỹ nếu Obama giải thích vụ Snowden (RFI).
- Hoa Kỳ sơ tán nhân viên khỏi đại sứ quán ở Lebanon (TTXVN).
- Australia chuẩn bị bầu cử (BBC). - Phép thử với Thủ tướng Kevin Rudd (TQ).
- Tình báo Anh-Mỹ ‘bẻ khóa’ dịch vụ mạng (BBC).
- Nam Triều Tiên nới rộng lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật (VOA).
- Cận vệ cuối cùng của Hitler chết ở tuổi 96 (RFI).
- Mỹ có thể hoãn đánh Syria thêm 2 tuần (TN). - Nga ngăn chặn tấn công Syria (PLTP). - Tổng thống Putin: Nga kiên quyết phản đối Mỹ tấn công Syria (Infonet). - Nga tuyên bố sẽ “bảo kê” cho Syria nếu bị Mỹ tấn công (PT). - Đánh Syria, Mỹ thực sự đương đầu những đối thủ nào? (TP). - Những vũ khí đặc biệt của Mỹ có thể tham chiến ở Syria (Soha). - Bộ Quốc phòng Mỹ úp mở về chi phí đánh Syria (KP).
- Mỹ phát hiện kế hoạch của Iran trả thù cho Syria (PT). - Vũ khí “nguy hiểm” của Iran trong Quân đội Syria (KT).
- Mỹ sẽ đánh Syria bằng hỏa lực ‘khủng’ ? (TN). - Mỹ sẽ dùng vũ khí gì để trừng phạt Syria? (VnM). - Nước nào ủng hộ Mỹ trị Syria? (TN). - Mỹ định huy động “cặp bài trùng” B-2 và B-52 tấn công Syria (ANTĐ). - Mỹ sẽ không kích Syria bằng ‘bóng ma’ B2? (NĐT). - Syria kêu gọi Mỹ đối thoại văn minh, thay vì súng đạn và máu (Tin tức). - Mỹ can thiệp quân sự vào Syria: Kịch bản của một cuộc đụng độ trên không (LĐ). - Tàu chiến Nga cử đến Syria nhận ‘kiện hàng đặc biệt’ (NĐT). - Trò chơi lớn: Hoa Kỳ chống Nga. Ai sẽ giành chiến thắng? (Newsland/ Kichbu).
- G20 bế mạc, Obama “thất thế” trước Putin? (DT). - G20 bế mạc, Obama “thất thế” trước Putin? (DT). - Mỹ-Nga có thể “ăn miếng trả miếng” ở Syria (KP). - Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga: Vẫn bất đồng về Syria (CAND). - Đồng thuận ít ỏi, khác biệt gia tăng (KTĐT). - Kết thúc hội nghị G-20: Chỉ 50% ủng hộ Mỹ đánh Syria (Tin nóng). - Những cái bắt tay bất thường tại hội nghị G20 (VnM). - Lãnh đạo G20 đồng thuận giải pháp chính trị cho Syria (VTV).
- Mỹ trừng phạt các thực thể giúp Tehran bán dầu mỏ (TTXVN). - Iran sẽ oanh tạc đại sứ quán Mỹ nếu Obama dám động đến Syria (SM).
- Mỹ rút nhân viên ngoại giao khỏi Trung Đông (KP). - Quân đội Mỹ và tham vọng phát triển vũ khí tấn công toàn cầu (Soha).
- Úc: Thuyền nhân trong cuộc bầu cử tuần này 06.09.2013 (Chúa cứu thế). - Người Việt tại Úc và cuộc vote tự do ngày 7/9/2013 (Tấn Hà). - Cử tri Australia đi bỏ phiếu cho tổng tuyển cử (VOV).
* RFA: + Sáng 6-8-2013; + Tối 6-8-2013* RFI:
* VTV: + Chào buổi sáng – 06/09/2013; + Cuộc sống thường ngày – 06/09/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 06/09/2013; + 360 độ Thể thao – 06/09/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 06/09/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 06/09/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 05/09/2013; + Tài chính tiêu dùng – 06/09/2013; + Thời sự 12h – 06/09/2013; + Thời sự 19h – 06/09/2013.
2016. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM-ẤN ĐỘ
Thứ Bảy, ngày 31/8/2013
TTXVN (New Delhi 30/8)
Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột (1PCS) có trụ sở tại New Delhi, vừa đăng bài của tác giả Rajaram Panda với tiêu đề “Ấn Độ- Việt Nam: Hợp tác quốc phòng, quan hệ kinh tế và đối tác chiến lược ”, nội dung như sau:
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thăm Ấn Độ hồi giữa tháng 7 để tham dự kỳ họp ủy ban hỗn hợp Việt-Ấn lần thứ 15 và đánh giá lại mối quan hệ giữa hai nước. Trong những năm qua, quan hệ Việt-Ấn đã nâng cấp từ quan hệ truyền thống lên quan hệ đối tác chiến lược. Thực tế, các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc đã chú ý đến chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam bởi Trung Quốc quan ngại rằng nhiều nước châu Á đang cố gắng vượt ra ngoài, vươn tới Ấn Độ do lo ngại sự đe doạ từ Trung Quốc.
Quan hệ đối tác chiến lược
Ngoại trường Ấn Độ Salman Khurshid đã tái khẳng định rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ nồng ấm, gần gũi với sự tin tưởng ở mức độ cao, có sự hiểu biết ở các cấp. Việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam gặp nhau thường xuyên bên lề các hội nghị thượng đỉnh đa phương, cấu trúc mang tính thể chế của đối tác chiến lược Việt-Ấn dựa trên tuyên bố chung và các cơ chế đối thoại đối tác chiến lược năm 2007. Trong đó, Việt Nam nhắc lại một cách thường xuyên việc ủng hộ Ấn Độ tham gia ứng cử vào ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng. Việt Nam cũng ký vào bản dự thảo Nghị quyết nhóm G4 đề nghị cải tò Hội đồng bảo an. Hiện nay, hợp tác quốc phòng và an ninh Việt-Ấn được thúc đẩy và đang phát triển trên cơ sở chia sẻ lợi ích và đảm bảo sự ổn định về an ninh.
Ấn Độ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược bằng việc tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2012, hai nước đã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập đối tác chiến lược, 20 năm thiết lập đối tác đối thoại Ấn Độ-ASEAN. Hai bên đã tổ chức kỷ niệm những sự kiện này bằng “Năm hữu nghị Việt- Ấn”. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cuộc họp của ủy ban hỗn hợp lần thứ 15 cho thấy đối tác chiến lược bao gồm cả trao đối các chương trình hợp tác song phương lẫn tăng cường trao đổi hơn nữa những vấn đề thế giới và khu vực hai bên cùng quan tâm. Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid khẳng định cam kết nàv với giới báo chí quốc tế. Cả hai ngoại trưởng đã đồng ý cũng có các hoạt động và tăng cường nội dung hợp tác đối tác chiến lược trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, đầu tư-thương mại, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, giáo dục, văn hóa và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm khác. Tiềm năng rất to lớn và hai nước cần phải tăng cường hợp tác hơn nữa nhằm nắm bắt nhiều cơ hội.
Hợp tác quốc phòng
Nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa các lợi ích chiến lược, cả hai nước đã quyết tâm đưa hợp tác về quốc phòng đi vào chiều sâu. Lần đầu tiên, Ấn Độ đã đồng ý cho Việt Nam vay 100 triệu USD để mua thiết bị quân sự. Gói tín dụng dự kiến sẽ được ký trong thời gian Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ vào cuối năm nay. Việt Nam sẽ sử dụng số tiền này để mua 4 tàu tuần tra của Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ đà thiết lập mối quan hệ chiến lược bao gồm cả việc hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, đào tạo các sỹ quan trẻ cho quân đội Việt Nam và thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Tuy nhiên, đây là một cơ hội hiếm có khi Ấn Độ đề nghị một gói tín dụng liên quan đến thiết bị quốc phòng trong thời điểm hiện nay. Thông thường với các nuóc láng giềng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ thì nước này mới đưa ra đề nghị cho vay tín dụng liên quan đến lĩnh vực quốc phòng mà Mauritius là một ví dụ điển hình. Chính phủ Ấn Độ muốn coi gói tín dụng này là động thái tích cực nhằm tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á. Trước đây Ấn Độ đã đồng ý cấp cho Việt Nam gói tín dụng trị giá 45 triệu USD để xây dựng dự án điện (Hydel) do công ty BHEL thực hiện, đề nghị cấp siêu máy tính Param cho Việt Nam.
Ấn Độ đang tăng cường quan hệ an ninh với tất cả các nước nằm ngoài sườn phía Đông như là một phần của chính sách hướng Đông. Ấn Độ và lực lượng hải quân của một số nước Đông Nam Á đã hợp tác với hàng loạt các cuộc tập trận chung. Hải quân Ấn Độ cũng có các cuộc tập trận, tuần tra chung với đối tác Thái Lan, Singapore và Nhật Bản. Bên cạch các cuộc tập trận hải quân Malabar (Mỹ-Ấn Độ), Ấn Độ và Nhật Bản lần đầu tiên tham gia tập trận hải quân tháng 6/2012. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đến Nhật Bản tháng 5/2013, hai nước đã đồng ý tăng cường các cuộc tập trận chung Ấn-Nhật một cách thường xuyên.
Quan hệ kinh tế
Quan hệ kinh tế hai nước cũng đã được mở rộng. Nhiều nhà đầu tư của Ấn Độ đang vào Việt Nam. Thương mại song phương đã tăng lên mức 6 tỷ USD trong năm 2012-2013. Cả hai nước mong muốn đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015. Các công ty của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam khoảng 936 triệu USD trong 86 dự án thuộc các lĩnh vực khai thác dầu khí, than, xây dựng nhà máy đường, công nghệ thông tin, nông nghiệp v.v..Việt Nam đã có nhiều lời đề nghị, mời gọi đầu tư liên quan đến lĩnh vực thương mại và đầu tư. Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp Ấn Độ tham gia đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khai thác dầu khí, điện, khoa học công nghệ, nông nghiệp. Một dự an điên hình là tập đoàn TATA thắng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phủ 2 với vốn đầu tư 1,8 tỷ USD ở Sóc Trăng. Ấn Độ đã chuyển từ vị trí thứ 40 lên vị trí thứ 12 về các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ năm 2012 sẽ cho phép Bank of India và Indian Overseas Bank nâng cấp văn phòng đại diện của họ ở Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 2/2003 và tháng 3/2008 lên thành ngân hàng chi nhánh trong tương lai…
Về phía mình, các nhà đầu tư Việt Nam đã trở nên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trung bình giá trị mỗi dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính đến ngày 28/2/2010 là khoảng 17,50 triệu USD, song chỉ có một dự án nhỏ của Việt Nam tại Ấn Độ trong hai thập niên qua. Các nhà đầu tư Việt Nam có lợi thế đầu tư trong các dự án thủy điện nhỏ trong khi Ấn Độ cần thêm các nguồn năng lượng, trong đó có thủy điện.
Trao đổi văn hoá
Hai nước đã hợp tác mạnh mẽ trong việc xây dựng khả năng và phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam đà tham gia một cách tích cực các chương trình đào tạo thuộc chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật của Ấn Độ. Hiện nay, có khoảng 150 suất học bổng ITEC mà Ấn Độ dành cho Việt Nam hàng năm cùng với 16 học bổng thuộc Kế hoạch học bổng văn hóa chung (GCSS), 14 học bổng của Chương trình trao đổi giáo dục (EEP) 10 học bổng theo Chương trình học bổng MGC. Ấn Độ đã thành lập trung tâm công nghệ cao Ấn-Việt giá trị 2 triệu USD (ARC-ICT) ở Hà nội và đang cung cấp một siêu máy tính PARAM đa dụng.
Tầm quan trọng của tăng trưởng châu Á
Châu Á đã trở thành trung tâm thu hút, là động lực cho sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng của thế giới. Bất chấp suy giảm của kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế châu Á vẫn tăng trưởng mạnh, với mức trung bình năm 2012 đạt 7,6%. Một đặc điểm cần chú ý về sự tăng trưởng của châu Á là chú nghĩa khu vực đang nổi lên. Có tổng cộng khoảng 76 thoả thuận về thương mại tự do và châu Á-Thái Bình Dương dẫn dắt sự hội nhập kinh tế thế giới trong bối cảnh các vòng đàm phán Doha tiến triển chậm. Trong thời gian tới, số hiệp định thương mại tự do và các loại hình kết nối kinh tế khác sè tiếp tục tăng. Ví dụ cùng với quá trình hình thành cộng đồng ASEAN, sẽ xuất hiện đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Khu vực thương mại tự do Đônng Á, sự gắn kết về kinh tế được thúc đẩy giữa các nước ASEAN với Mỹ, hợp tác tiểu vùng sông Mekong. Mối quan hệ trong ASEM, APEC hiện đã được mở rộng sang các lĩnh vực phi truyền thống.
Mặc dù đã có những bước tiến dài và ấn tượng song tiềm năng của châu Á còn rất lớn và có thể nắm lấy nhiều cơ hội hơn. Những sáng kiến liên khu vực như kết nối Sáng kiến khu vực sông Mekong-sông Hằng với quan hệ giữa các nước ASEAN và Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) là những lĩnh vực mà trong đó Ấn Độ giúp đỡ một cách có hiệu quả, như hợp tác tiểu vùng sông Mekong mà Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là một phần của dự án, và những sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông trên biển và đất liền. Nhận thức được sự can dự của Ấn Độ đối với các nước ASEAN cả về chính trị và kinh tế, với tư cách là một thành viên năng động và có trách nhiệm trong ASEAN, Việt Nam đang đi đầu trong việc hợp tác giữa Ấn Độ với ASEAN. Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, được thiết lập năm 2007, đã xác định rất rõ các trụ cột trong hợp tác, gồm chính trị, an ninh- quốc phòng, kinh tế- thương mại, tăng cường đầu tư và thương mại, hợp tác khoa học công nghệ, văn hóa kỹ thuật, và hợp tác tại các diễn đàn khu vực và đa phương.
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2011, cả Ấn Độ và Việt Nam đã nhất trí những bước đi và mục đích cụ thể nhằm tăng cường và thúc đẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD vào năm 2015.
Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã được dự kiến nhằm củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ song phương Việt-Ấn. Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Kapil Sibal đã thăm Việt Nam tháng 6/2013 và đạt được số thoả thuận với các đối tác Việt Nam. Trong những năm sắp tới, Việt Nam sẽ chọn lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) làm nền tảng cơ bản cho mô hình phát triển mới. Việt Nam coi Ấn Độ là một cường quốc về IT trên thế giới có thể giúp đỡ và ủng hộ mình. Việt Nam và Ấn Độ nên thành lập Dự an liên doanh về lĩnh vực IT để tạo điều kiện sử dụng những ưu thế trong lĩnh vực phần mền của Ấn Độ và phần cứng của Việt Nam.
Kết luận
Có thể thấy Việt Nam đang tăng cường thúc đẩy uan hệ với các cương quốc bên ngoài khu vực một cách thận trọng và chắc chắn. Một yếu tố quan trọng nhất hiện nay, bên cạnh nhu cầu về kinh tế, nhân tố đang định hướng cho chính sách đối ngoại của Việt Nam, là những tính toán mang tính chiến lược.
Câu hỏi vẫn chưa có lời đáp là: Liệu Ấn Độ đã sẵn sàng đảm nhận vai trò “nhân tố cân bằng khu vực” hay vẫn thích núp dưới chiến lược “chính sách không muốn mạo hiểm” khi đối phó với Trung Quốc? Với sự ủng hộ của Mỹ và đáp ứng những mong đợi từ các nước châu Á khác (trừ Trung Quốc), Ấn Độ nên nắm vai trò lãnh đạo trong các vấn đề châu Á. Không ai đề nghị Ấn Độ phải lãnh đạo hoặc tham gia một mặt trận chống Trung Quốc, song là một bên tham gia quan trọng, Ấ Độ không thể né tránh trách nhiệm để chứng kiến hòa bình và trật tự được duy trì tại châu Á bởi chính sách tích cực của mình./.
2017. TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG LÔI KÉO CÁC NƯỚC NAM Á KHIẾN ẤN ĐỘ LO NGẠI
Thứ Bảy, ngày 31/8/2013
TTXVN (New York 29/8)
“Tạp chí Chính sách Đối ngoại” của Hoa Kỳ mới đây cho biết vài thập kỷ qua Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kinh tế và ngoại giao mạnh mẽ ở các nước khu vực Nam Á như đã thực hiện ở nhiều khu vực khác trên thế giới, trong đó có tăng cường mối quan hệ đối tác quân sự với các quốc gia Himalaya như Nepal, Bhutan và thúc đẩy quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng quân sự và kinh tế với Bangladesh – nước láng giềng phía Đông Ấn Độ. Bên cạnh đó Bắc Kinh cũng trở thành nguồn cung cấp vũ khí trang bị quân sự hàng đầu, kể cả các lò phản ứng hạt nhân, tên lửa và máy bay chiến đấu cho Pakistan.
Trung Quốc và các nước đối tác Nam Á cho rằng các hoạt động trao đổi là tất yếu, cùng có lợi và một phần của mối quan hệ bình thường giữa các quốc gia có chủ quyền, nhưng Ấn Độ không nghĩ như vậy. Ấn Độ ngày càng nghi ngờ và hết lo ngại trước ý đồ và hoạt động của Trung Quốc ở các nước thuộc “phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ”. New Delhi mô tả mối quan hệ phát triển của Trung Quốc với các nước Nam Á là chiến lược “Chuỗi ngọc trai” – một chính sách bao vây chiến lược chống Ấn Độ bằng các nước thân thiện với Trung Quốc. Các vấn đề biên giới chưa được giải quyết, vấn đề Tây Tạng và Đạtlai Lạtma, những vết tích của cuộc xung đột quân sự 1962, các cuộc xung đột vũ trang năm 1967 và 1987… đang thúc đẩy mối quan hệ đối tác quân sự và an ninh giữa Trung Quốc với Pakistan và hiện nay là với Bangladesh, Nepal và Sri Lanka… từ đó khiến các mối quan hệ Trung-Ấn ngày càng trở nên mong nanh và mất lòng tin sâu sắc. Thương mại song phương Trung-Ấn dự kiến tăng hơn 100 tỷ USD trong năm 2014 vẫn không tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau nhằm giảm bớt tình trạng mất lòng tin nghiêm trọng trong quan hệ hai nước. Những mối lo ngại sâu sắc và tình trạng không chắc chắn đang bao trùm mối quan hệ song phương Ấn-Trung. Mối quan hệ không cân xứng này đã và đang gây nên mức độ mất ổn định cao và thái độ quân sự quyết đoán của cả hai bên, quân sự hóa tiểu lục địa Ấn Độ và gây nên tình trạng bế tắc an ninh khu vực. Bắc Kinh đã phát triển cơ sở hạ tầng rộng khắp trên dãy Himalaya để cho phép họ đưa lực lượng quân đội đến khu vực biên giới Tây Tạng càng nhanh càng tốt. New Delhi rất cảnh giác trước sức mạnh mềm và cứng ngày càng tăng của Bắc Kinh và tìm cách đối phó với các biện pháp ngoại giao, kinh tế và quân sự của Trung Quốc ở trong và ngoài khu vực. Chưa biết các biện pháp đó của New Delhi có thành công hay không, nhưng thực tế Ấn Độ đang cố gắng chống lại Trung Quốc thông qua chi phí quân sự, cạnh tranh các tuyến đường mới với Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế và tìm kiếm một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Kỳ để từ đó có thể ngăn chặn Bắc Kinh.
Cuối cuộc Chiến tranh Lạnh. Chính phủ Ấn Độ đã tìm cách quan hệ thân thiện hơn với Mỹ nhằm cân bằng với Trung Quốc. Mặc dù liên minh ngày càng tăng với Mỹ đã mang lại một số kết quả tích cực, nhưng Ấn Độ tiếp tục cảnh giác không để bị lôi kéo vào một cuộc xung đột lớn hơn với Trung Quốc. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định, Ấn Độ sẽ không tham gia bất cứ liên minh chính thức nào nhằm ngăn chặn Trung Quốc và New Delhi sẽ duy trì quyền tự chủ chiến lược. Thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn – lần đầu tiên được công bố năm 2005 và sau đó được Quốc hội Mỹ chấp thuận vào tháng 10/2008 – là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Ấn Độ tiến gần hơn đến quỹ đạo của Mỹ và Chính quyền Bắc Kinh đã lưu ý mối quan hệ ngày càng tăng đó của Ấn Độ. Từ năm 2008, doanh số bán vũ khí của Mỹ cho Ấn Độ tăng từ con số không lên 8 tỷ USD. Nhung Mỹ vẫn có ý đồ thúc đẩy Ấn Độ trở thành một bức tường thành chiến lược chống lại Trung Quốc vì lo ngại New Delhi có thể xa lánh Pakistan. Các giới hoạch định chính sách ở Washington D.c cũng nghi ngờ Ấn Độ cam kết trở thành một đồng minh thực sự và đóng 2 vai trò đối trọng với Trung Quốc. Ngược lại, Ấn Độ không muốn theo đuổi một liên minh toàn diện chính thức với Mỹ để tránh gây ra bất cứ hành động phản kháng nào từ Bắc Kinh. Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2012 tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và tái khẳng định Ấn Độ “sẽ không tham gia bất kỳ chiến lược nào nhằm ngăn chặn Trung Quốc” hoặc cho phép bất cứ “hoạt động nào của người Tây Tạng lưu vong chống Trung Quốc”. Thay vào đó, Ấn Độ đã tìm cách xây dựng mối quan hệ đa phương với Trung Quốc. Tất nhiên, một mặt New Delhi tìm cách liên kết với Trung Quốc trong các diễn đàn như BRICS, G20 và thậm chí cả Liên hợp quốc… để chống lại các quy định về quyền sở hữu trí tuệ và thương mại của Mỹ và châu Âu, nhưng New Delhi cũng tìm cách thách thức Trung Quốc trên một số lĩnh vực song phương và gia tăng chi tiêu quốc phòng để ngăn chặn Trung Quốc thâm nhập khu vực Nam Á bằng cách tăng cường sự hiện diện gần hơn đến các nước khu vực Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á. Những động thái này buộc các quốc gia Nam Á cảnh giác để không trở thành con tốt trên bàn cờ chính trị của các nước lớn. Nhưng Nepal, Bangladesh. Pakistan và Sri Lanka có thể cân bằng với Ấn Độ bằng cách quan hệ thân chặt chẽ hơn với Trung Quốc – nước có mối quan hệ vốn căng thẳng và không cân xứng với Ấn Độ.
Banziadesh đang tìm kiếm các khoản viện trợ của Trung Quốc nhằm phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, cảng Chittagong và cảng nước sâu trên đảo Sonadia. Tất cả những phát triển cơ sở hạ tầng đó sẽ tạo cho Trung Quốc một vị trí đầu cầu ở phía Đông Ấn Độ. Myanmar và Bangladesh đang phát triển các tuyến đường bộ và đường sắt để kết nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với khu vực Chittagong của Bangladesh, khu vực chắc chắn sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế, nhưng New Delhi lo ngại bến cảng đó cũng sẽ cho phép Bắc Kinh đưa lực lượng đến phía Đông lãnh thổ của Ấn Độ chỉ trong một giờ. Hiện nay Trung Quốc trở thành nước cung cấp các loại vũ khí chủ yếu cho các lực lượng vũ trang Bangladesh. Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Bansladesh-Trung Quốc năm 2002 đã và đang mở đường cho hợp tác chiến lược và quân sự giữa hai bên. Kể từ đó, Trung Quốc đã cung cấp 65 khẩu pháo, 114 hệ thống tên lửa, nhiều pháo 155 mm, và số lượng lớn các loại vũ khí hạng nhẹ và đạn cho Bangladesh. Hiện nay quân đội Bangladesh cũng đang đặt mua 2.000 xe tăng của Trung Quốc với chi phí 162 triệu USD. Lực lượng Hải quân Bangladesh tăng cường hợp tác với Hải quân Trung Quốc để mua sắm các tàu chiến trang bị tên lửa, tàu phóng lôi, tàu săn ngầm… Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina cho biết nước này cần xây dựng lực lượng hải quân mạnh để làm công cụ răn đe và chính phủ sẽ xây dựng tiến trình phát triển một lực lượng hải quân ba chiều trong thập kỷ tới. Ngoài ra, được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Bangladesh đã xây dựng một bệ phóng tên lửa gần bến cảng Chittagong – vấn đề mà Ấn Độ coi là hành động rất khiêu khích. Các vụ thử tên lửa của Bangladesh được thực hiện mà không hề báo trước cho Ấn Độ, có nghĩa mối quan hệ hai bên bắt đầu rạn nứt. Tất cả kế hoạch hiện đại hóa cũng như hợp tác quân sự và chiến lược mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Bangladesh đã và đang làm gia tăng mối lo ngại an ninh ở Ấn Độ. Câu hỏi lớn đặt ra cho các giới hoạch định chính sách ở New Delhi là: Tại sao Bangladesh cần tất cả các loại vũ khí hiện đại, bao gồm các loại xe tăng chiến đấu, máy bay ném bom tầm xa, các hệ thống tên lửa và vũ khí chống tàu? Việc Trung Quốc bán các loại vũ khí cho Bangladesh và tăns cường cơ sở hạ tầng chiến lược khiến Ấn Độ lo ngại bị Trung Quốc bao vây và tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Nam Á mà từ trước đến nay chỉ xảy ra ở Ấn Độ và Pakistan. Rõ ràng chính sách hướng về Trung Quốc của Chính phủ Bangladesh đang gây sức ép lên Ấn Độ. Lâu nay quan hệ Ấn Độ-Bangladesh có một số vấn đề nổi bật, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tranh chấp biên giới, chia sẻ nguồn nước, người tị nạn và di cư, buôn bán ma túy, khủng bố và một số nhóm nổi dậy dọc khu vực biên giới. Việc Ấn Độ yêu cầu Bangladesh giải quyết các vấn đề đó trước càng đẩy Bangladesh vào vòng tay của Bắc Kinh. Và các phương tiện truyền thông đại chúng của Bangladesh thường coi các chính sách đó của Ấn Độ là cưỡng bức, bá quyền và Bangladesh không còn tin tưởng Ấn Độ cũng như các chính sách của New Delhi đối với người Hồi giáo. Ấn Độ đang rơi vào tình thể khó khăn trong việc giải quyết một số vấn đề song phương quan trọng với Bangladesh, nhưng vẫn phải kiềm chế. Trong khi đó Bắc Kinh và Dhaka khẳng định liên minh ngày càng khăng khít giữa hai nước được dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và mong muốn phát triển quan hệ thương mại và kinh tế. Nhưng trên thực tế, Bangladesh đã trở thành một phần trong chiến lược lớn của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực và làm bộc lộ các yếu điểm của Ấn Độ.
Tương tự, Trung Quốc cũng thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, quân sự và kỹ thuật mạnh mẽ với Sri Lanka. Đây là một hậu quả trực tiếp sau khi Ấn Độ rút khỏi các vấn đề của Sri Lanka do chính sách sai lầm đưa lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ (IPKF) đến Sri Lanka (1987-1990) nhằm giải quyết các cuộc xung đột sắc tộc giữa người thiểu số Tamil và cộng đồng đa số người Sinhala. Sri Lanka có quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh bằng cách ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, bỏ qua vấn đề Tây Tạng và các mối quan ngại về nhân quyền khác. Đáng chú ý phái đoàn Sri Lanka thường xuyên vận động Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SARRC) công nhận Trung Quốc là một nước quan sát viên. Trung Quốc đã đáp lại thiện chí của Sri Lanka bằng cách phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như Khu Phát triển Hambantota với tổng số tiền đầu tư 1,5 tỷ USD, trong đó gồm 1 bến cảng quốc tế nước sâu, 1 nhà máy lọc dầu và một sân bay. Mặc dù Sri Lanka đánh giá cao dự án Hambantota và cho ràng chỉ Trung Quốc mới có khả năng xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn như vậy, nhưng các nhà phân tích Ấn Độ nhận thấy mục đích lưỡng dụng của dự án này và khẳng định đây là một dấu hiệu rõ ràng về mối quan hệ chiến lược phát triển giữa Bắc Kinh và Colombo. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Sri Lanka khiến Ấn Độ hết sức lo ngại và ngày càng quan tâm đến các ý đồ của Trung Quốc. Nỗi lo ngại lớn hơn làTrung Quốc đang bao vây Ấn Độ bằng một loạt liên minh chiến lược và các dự án cơ sở hạ tầng lớn như cảng Chittagong và Sonadia ở Bangladesh, cảng Sittwe ở Myanmar, cảng Hambantota ở Sri Lanka và cảng Gwadar ở Pakistan.
Hàng loạt bến cảng bao quanh Ấn Độ từ Đông sang Tây đã và đang gây nên sự tức giận ở New Delhi. Bởi vì Ấn Độ lo ngại một ngày nào đó nước này có thể bị bóp nghẹt bởi chiến lược “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc. Thỏa thuận xây dựng một căn cứ hải quân Trung Quốc trên đảo Seychelles ở Ấn Độ Dương càng gây lo lắng cho Ấn Độ và cơ quan an ninh Ấn Độ khẳng định đó là mối đe dọa tiềm tàng đối với nước này. Chiến lược “Chuỗi ngọc trai” không những làm tăng nỗi lo ngại ở New Delhi mà còn thu hút sự chú ý của Mỹ. Washington D.c nhận định các cảng nước sâu đó có thể dễ dàng được Trung Quốc sử dụng để tấn công các hạm đội tàu sân bay của Mỹ. Hơn nữa, tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông của Bắc Kinh và sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương buộc Ấn Độ phải khẳng định sức mạnh trong khu vực bằng cách điều động lực lượng hải quân tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển và ghé thăm bến cảng của các nước thân thiện ở Đông Nam Á. Để chống lại ý đồ và hành động của Trung Quốc trong việc xâm lấn khu vực ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ, New Delhi bắt đầu tổ chức Đối thoại Quốc phòng hàng năm mới với Sri Lanka và thực hiện một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng ở nước này. Những sáng kiến đó cho thấy Ấn Độ muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực riêng của họ. Nhưng New Delhi cũng ngày càng nhận thức được rằng Ấn Độ đã thất bại trên một số lĩnh vực do thiểu khả năng chống lại âm mưu và hành động của Trung Quốc ở tất cả các nước Nam Á./.
2018. TÁI CÂN BẰNG HƯỚNG TỚI CHÂU Á VỚI MỘT NƯỚC TRUNG QƯÓC BẤT AN
Chủ Nhật, ngày 1/9/2013
(The Washington Quarterly – Mùa Xuân 2013)
Khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama bước vào nhiệm kỳ hai của mình, việc tiếp tục chuyển sự quan tâm và các nguồn lực của Hoa Kỳ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong khi nhiều người ở khu vực hoan nghênh cam kết đã được đổi mới này, “sự xoay trục” của nước Hoa Kỳ sang châu Á đã gây ra những quan ngại ngày càng tăng ở Trung Quốc về những ý định của Hoa Kỳ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm mở rộng tư thế các lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở châu Á, củng cố các mối quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác, và tăng cường vai trò của các thể chế khu vực được nhiều người ở Bắc Kinh nhìn nhận như là trực tiếp nhằm vào việc kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc và là một nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn trong khu vực và làm cho môi trường chiến lược của Trung Quốc xấu đi.
Trong những năm tới, cảm nhận của Trung Quốc về sự bất an dường như sẽ tăng lên khi Hoa Kỳ tiếp tục làm sâu sắc thêm sự can dự về ngoại giao, kinh tế và quân sự ở châu Á. Việc này sẽ hạn chế những tiềm năng hợp tác Mỹ – Trung trong các vấn đề địa chính trị và làm tăng thêm, căng thẳng trong quan hệ song phương, để mặc cho các nhà hoạch định chính sách ở Washington D.C với nhiệm vụ quan trọng là điều hòa mục tiêu duy trì các quan hệ ổn định Mỹ – Trung trong khi theo đuổi các biện pháp tiếp theo trong nỗ lực tái cân bằng. Ngay cả khi những khai thông và kết quả chuyển giao đáng kể về ngoại giao vẫn tỏ ra khó nắm bắt, thì cam kết được duy trì đối với sự can dự ở cấp độ cao chuyên sâu với Bắc Kinh sẽ là cần thiết để đối phó với các cuộc khủng hoảng không thể tránh được. Ngoài ra, theo quan điểm khu vực rộng lớn hơn, việc can dự tiếp tục với Trung Quốc sẽ là yếu tố then chốt để hiện thực hóa chiến lược tái cân bằng và bảo đàm rằng Hoa Kỳ có thể thúc đẩy nhiều lợi ích của mình ở châu Á.
Trong khi đó, điều cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ là truyền đạt tốt hơn nguồn gốc và nội dung của chiến lược này, mở rộng hơn nữa – với các nguồn lực tương xứng – các yếu tố kinh tế, ngoại giao và văn hóa của nỗ lực tái cân bằng, và cuối cùng chứng tỏ rằng chính sách châu Á của Mỹ không chỉ có lợi cho vị trí chiến lược tương đối của Mỹ mà còn cho khu vực này nói chung. Sự thay đổi của Hoa Kỳ hướng đến châu Á nên và sẽ tiếp tục, nhưng thực hiện điều đó cần phải tính đến một nước Trung Quốc bất an để làm cho việc tái cân bằng đạt được những mục tiêu mong đợi.
Mặc cảm bất an của Trung Quốc
Tháng 8/2012 ở Bắc Kinh, một đại tá lâu năm thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã nói với một đoàn đại biểu thuộc nhóm chuyên gia tư vấn của Hoa Kỳ rằng: “Các vị có sự kiện Trân Châu Cảng và 11/9 của các vị và chúng tôi có vụ năm 1999 của chúng tôi.” Đây là sự ám chỉ đến quan niệm rộng rãi ở Trung Quốc cho rằng vụ Hoa Kỳ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade trong chiến dịch không kích của NATO trên khắp Serbia là một sự cảnh báo có chủ tâm đối với Bắc Kinh đừng có thách thức địa vị thống trị của Hoa Kỳ trong các hoạt động chính trị quốc tế. Bất kể sự vô lý bề ngoài của nó như thế nào đi chăng nữa, sự so sánh này tiêu biểu cho nhận thức rộng khắp cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc và duy trì quyền bá chủ của Hoa Kỳ ở khu vực này. Mặc dù Trung Quốc từ lâu đã che giấu những quan ngại và những giả định đầy ẩn ý về những nỗ lực tìm cách làm suy yếu và bao vây Trung Quốc của Hoa Kỳ, những nhận thức này đang ngày càng trở nên có ảnh hưởng lớn ở Bắc Kinh. Một bài xã luận được đăng trên tờ Nhân dân nhật báo, khởi điểm cho lời bình luận gần như chính thức về chính sách đối ngoại cũng như việc tái cân bằng của Hoa Kỳ, đã mô tả chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á như là có “nét đặc trưng rõ ràng của sự đối đầu.”
Công luận Trung Quốc, mặc dù khó thăm dò một cách chính xác, xem ra cũng phản ánh sự nghi ngờ ngày càng tăng đối với Hoa Kỳ. Trung tâm Nghiên cứu Pew nhận thấy rằng tỉ lệ phần trăm những người Trung Quốc được hỏi ý kiến coi quan hệ Trung – Mỹ là sự thù địch đã tăng từ 8% trong năm 2010 lên 26% trong năm 2012. Các quan điểm này được thấy không chỉ trong công luận, trên báo chí quốc gia và trên các trang blog rất nhỏ mà còn được chia sẻ rộng rãi giữa các quan chức chính phủ, các học giả và các nhà chiến lược thuộc nhóm tư vấn. Wang Jisi, Hiệu trưởng trường Nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh và là một chuyên gia hàng đầu về các mối quan hệ Trung – Mỹ, lập luận rằng trong những năm gần đây, quan niệm trên khắp Trung Quốc ngày càng cho thấy “mục đích cuối cùng của Hoa Kỳ trong các vấn đề thế giới là duy trì quyền bá chủ và địa vị thống trị của mình, và hậu quả dẫn đến là Washington D.C sẽ tìm cách ngăn chặn các cường quốc đang nổi lên, đặc biệt là Trung Quốc, trong việc đạt được các mục tiêu và tăng cường tư thế của họ.”
Giống như việc tiến hành cuộc thử nghiệm Rorschach, các nhà phân tích Trung Quốc nhận thấy các chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á giống như một chuỗi những vết nhơ gây hoa mắt được kết hợp lại để vẽ nên một bức tranh báo điềm gở về những dự định của Hoa Kỳ. Những hoạt động như vậy bao gồm việc củng cố các mối quan hệ an ninh của Hoa Kỳ với các đồng minh ký kết hiệp ước, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Phiippines; làm sâu sắc thêm các quan hệ với các nước đang nổi lên như Indonesia và Việt Nam; tăng cường cam kết của Hoa Kỳ với các thể chế lấy ASEAN làm trưng tâm; tuyên bố những lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ ở Biển Nam Trung Hoa; ủng hộ hiệp định buôn bán đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tái can dự với Myanmar; và triển khai sự hiện diện luân phiên của lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ ở Darwin, Australia. Kết hơp với nhau, các nhà tư tưởng hàng đầu Trung Quốc coi những hành động này như việc phá hoại ngầm an ninh của Trung Quốc và ngày càng tin rằng lý do thống nhất cho một đường hướng dường như được phối hợp như vậy của Hoa Kỳ là để kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc.
Ngoài những ấn tượng hoàn toàn gây xúc cảm về những ý định ác ý của Hoa Kỳ, hai lập luận có liên quan – thường bị pha trộn theo những cách mơ hồ – tạo cơ sở cho những lời buộc tội của Trung Quốc về việc cam kết được tiếp tục lại của Hoa Kỳ với châu Á hiện đang gây mất ổn định cho an ninh khu vực này như thế nào. Lập luận đầu tiên là Hoa Kỳ đang chủ động gây xung đột giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực (bao gồm Phiippines, Việt Nam và Nhật Bản) bằng việc khích động những vấn đề gây chia rẽ, chẳng hạn như vấn đề Biển Nam Trung Hoa, và bằng việc tích cực gây sức ép và khuyến khích các nước thách thức Trung Quốc. Theo quan điểm này, Hoa Kỳ xúi giục khủng hoảng vừa để ngăn cản sự nổi lên của Trung Quốc vừa để làm cho quân đội Hoa Kỳ được lôi kéo hoặc được yêu cầu can dự sâu hơn nữa vào các công việc an ninh của khu vực. Với chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton diễn ra hồi tháng 9/2012, một bài bình luận của hãng tin Tân hoa chính thức của Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ “chấm dứt vai trò của mình như một kẻ phá rối lén lút ngồi đằng sau một vài nước trong khu vực và giật dây.” Lập luận thứ hai và có sắc thái hơn là Trung Quốc nhận định rằng các tuyên bố và hành động mới đây của Hoa Kỳ ở châu Á, dù là không chủ tâm, đã khuyến khích các nước trong khu vực tin rằng họ có thể thách thức Trung Quốc trong khi Hoa Kỳ ủng hộ họ. Các nhà phân tích Trung Quốc lập luận rằng “lý do vì sao một vài nước không kiềm chế đến vậy có thể liên quan đến vấn đề chiến lược địa chính trị đã được điều chỉnh của Hoa Kỳ.”
Phần lớn sự nổi giận của Trung Quốc với việc tái cân bằng của Hoa Kỳ tập trung ở Biển Nam Trung Hoa, nơi 6 chính phủ khẳng định chủ quyền đối với nhiều cấu trúc còn đang bị tranh chấp và những vùng biển bao quanh đó tại những khu vực đánh cá lịch sử được coi là có nhiều dầu lửa. Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định “chủ quyền không cần bàn cãi” đối với vùng biển này, phân định ranh giới những yêu sách của mình trên các bản đồ chính với một đường chín vạch kéo dài cách xa Trung Quốc lục địa và lượn dọc theo các bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Phiippines và Đài Loan. Với việc tìm cách duy trì lực đòn bẩy lớn nhất đối với các bên yêu sách riêng lẻ, Trung Quốc đã nổi giận trước những tuyên bố lặp đi lặp lại của các quan chức Hoa Kỳ, bắt đầu bằng sự can thiệp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN 2010 (ARF) được tổ chức tại Hà Nội theo đó nêu rõ những lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ ở Biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả quyền tự do hàng hải và việc tôn trọng luật lệ quốc tế. Bắc Kinh cũng phản đối những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn và xử lý các cuộc khủng hoảng địa phương bằng việc tăng cường các luật lệ và thể chế khu vực. Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí hồi tháng 8/2012 bày tỏ những quan ngại về những hành động đặc biệt của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Nhân dân nhật báo, đã yêu cầu Washington D.C “im tiếng”, chỉ trích Hoa Kỳ đã “thổi bùng ngọn lửa” chia rẽ. Phản ứng chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng “người dân không thể không nghi ngờ ý định thực sự của phía Hoa Kỳ.”
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất ở Biển Nam Trung Hoa hồi năm ngoái bắt đầu từ tình thế đối đầu vào tháng 4/2012 giữa Bắc Kinh và Manila về Bãi đá ngầm Scarborough, khi người Phiippines bắt giữ 8 tàu đánh cá của Trung Quốc ở vùng biến tranh chấp. Trung Quốc đã tỏ ra tức giận trước việc người Phiippines đã dùng một tàu hải quân (thay vì một tàu của cơ quan chấp pháp biển) để bắt giữ các ngư dân, và càng giận dữ hơn khi chiếc tàu đó là tàu BRP Gregorio del Pilar, một tàu khu trục nhỏ của lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ được Hoa Kỳ nhượng lại từ tháng 5/2011. Trong những tháng sau đó, khi cuộc khủng hoảng kéo dài, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã liên tục chỉ trích Hoa Kỳ cả về việc duy trì một lập trường thiên vị lẫn khuyến khích người Phiippines có thêm các hành động khiêu khích. Một vài sự kiện rải rác trong cuộc khủng hoảng này đã củng cố thêm những mối quan ngại của Trung Quốc: những sự kiện này bao gồm cuộc tập trận quân sự Balikata Mỹ- Phiippines, một chuyến ghé thăm cảng ở Vịnh Subic hồi tháng 5 của tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS North Carolina, và việc Tổng thống Phiippines Benieno Aquino tới thăm Washington D.C vào tháng 6. Các quan chức Trung Quốc lập luận rằng các hoạt động này đang làm gia tăng căng thẳng và khuyến khích người Phiippines kéo dài mài sự đối đầu này. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo “The Nation” của Thái Lan diễn ra hồi tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã bày tỏ những nỗi quan ngại của Trung Quốc rằng “Trong bối cảnh những thay đổi đang diễn ra trong toàn bộ môi trường ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những vấn đề và những sự khác biệt này dường như sẽ bị kích động, và thậm chí được sử dụng để biện minh cho những chính sách hoặc hành động nhất định.”
Giữa những gì mà nước này coi như là sức ép không ngừng ở Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc đã chứng kiến những sự kiện gây náo động tương tự ở Biển Hoa Đông với Nhật Bản. Các nhà chiến lược ở Bắc Kinh nhận thấy rằng Hoa Kỳ một lần nữa – với sự cố ý – đang tạo thêm một nguồn bất ổn định ở ngưỡng cửa Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ, những căng thẳng vẫn âm ỉ giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư Senkaku, nơi tạo cơ hội cho việc tiếp cận các con đường chính cho tàu thuyền qua lại, các bãi đánh cá và nguồn dự trữ dầu lửa tiềm tàng. Những căng thẳng này bắt đầu bùng nổ vào tháng 4/2010 khi Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara công bố mục tiêu của ông mua 3 hòn đảo từ một cá nhân công dân Nhật Bản. Nhiều người ở Bắc Kinh đã thấy các thủ đoạn vận động của Hoa Kỳ ở phía sau điều này, một phần vì Thị trưởng Ishihara lần đầu tiên đã công bố ý định của ông trong một bài diễn văn đọc tại Heritage Foundation, một tổ chức tư vấn bảo thủ ở Washington, D.C. Những sự kiện xảy ra sau đó chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ của Trung Quốc. Chẳng hạn như, khi cuộc khủng hoảng leo thang vào mùa Thu năm 2012, các quan chức Hoa Kỳ đã nhắc lại tuyên bố tháng 10/2010 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton rằng Hiệp ước Hợp tác và An ninh chung theo đó cho phép Hoa Kỳ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra các hành động thù địch – bao gồm cả quần đảo Senkaku. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố trong chuyến công du của Bộ trưởng Panetta tới Tokyo hồi tháng 8/2012 rằng Hoa Kỳ sẽ đặt thêm một rađa phòng thủ tên lửa Dải X ở miền Nam Nhật Bản. Trung Quốc quả quyết rằng đây là một nỗ lực nhằm kiềm chế và có thể làm giảm hiệu lực sự răn đe hạt nhân của nước này.
Ít người ở Bắc Kinh chấp nhận lời giải thích của các quan chức Hoa Kỳ rằng những hành động này là không nhằm vào Trung Quốc. Giáo sư Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Trường Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, lưu ý rằng “hệ thống phòng thủ tên lửa chung hiện khuyến khích Nhật Bản một cách khách quan trong việc duy trì một lập trường hiếu chiến trong cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư, điều gửi đến Trung Quốc một bức thông điệp rất tiêu cực. Nhật Bản sẽ không tỏ ra hiếu chiến như vậy nếu không có sự trợ giúp và các hành động của Hoa Kỳ.” Tương tự như vậy, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm cựu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, Chen Jian, đã khẳng định trong bài diễn văn đọc hồi tháng 10/2012 ở Hongkong rằng nhiều người coi vấn đề quần đảo đang bị tranh chấp “như một quả bom nổ chậm được Hoa Kỳ gài giữa Trung Quốc và Nhật Bản.”
Tái cân bằng hơn nữa sắp tới
Những sáng kiến mới đây của Hoa Kỳ ở châu Á không thể hiện một chút nào đỉnh cao hoặc việc thực hiện đầy đủ chiến lược “xoay trục” hướng sang châu Á. Thay vào đó, điều thích hợp hơn là nhìn nhận chúng như những bước đầu tiên hoặc những bước đặt nền tảng trong một dự án kéo dài cả thập kỷ mà dựa trên đó nhiều sáng kiến hơn về kinh tế, ngoại giao, văn hóa và quân sự sẽ được xây dựng. Tài liệu hướng dẫn chiến lược tháng 1/2012 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ “sẽ tái cân bằng một cách cần thiết hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.” Bài diễn văn đọc vào tháng 6/2012 của Bộ trưởng Panetta tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore đã củng cố bức thông điệp này và miêu tả những hành động đặc biệt mà Hoa Kỳ sẽ áp dụng để giữ lời hứa của mình trong việc mang đến “một
mối quan hệ đối tác sâu sắc hơn và lâu bền hơn nhằm thúc đẩy an ninh và sự phồn thịnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
Trong tuyên bố được trích dẫn nhiều nhất của mình, Panetta thừa nhận rằng “vào năm 2020, Hải quân Hoa Kỳ sẽ bố trí lại các lực lượng của mình từ mức chia xấp xỉ 50/50 giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thành mức 60/40 giữa hai đại dương này.” Ông cũng lưu ý Hoa Kỳ sẽ đầu tư vào các hệ thống để nhằm đối phó với các khả năng chống tiếp cận ngăn chặn xâm nhập khu vực của Trung Quốc (bao gồm các máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ thứ 5, các tàu ngầm lớp Virginia đã được nâng cấp, các tiềm năng về chiến tranh điện tử và thông tin liên lạc, và các vũ khí với độ chính xác đã được cải thiện), cũng như các hệ thống nhằm đối phó với “sự áp chế về khoảng cách” mà các nhà lập kế hoạch Hoa Kỳ gặp phải ở Tây Thái Bình Dương (bao gồm các máy bay tiếp nhiên liệu trên không, một kiểu máy bay ném bom mới, máy bay tuần tra hàng hải hiện đại và máy bay chiến đấu chống tàu ngầm). Cuối cùng, ngoài vũ khí hạng nặng, Panetta lưu ý rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển các khái niệm tác chiến mới – bao gồm Khái niệm tiếp cận tác chiến phối hợp và khái niệm tác chiến Không-Hải – để đáp ứng “những thách thức độc nhất vô nhị” ở châu Á -Thái Bình Dương.
Về lĩnh vực an ninh, tương lai của chiến lược tái cân bằng sẽ vượt ra ngoài giới hạn hiện đại hóa quân sự Hoa Kỳ để bao gồm việc mở rộng và đa dạng hóa hơn nữa vị thế của lực lượng Hoa Kỳ ở châu Á. Các quan chức Chính quyền Obama đã thông báo rằng giới quân sự Hoa Kỳ đang tìm kiếm những dàn xếp về sự hiện diện và tiếp cận mới trong khu vực “được phân bố về mặt địa lý, kiên cường trong hoạt động và có thể chống đỡ được về mặt chính trị.” Tháng 3/2012, tờ “Washington Post” đã công bố một bản đồ Đông Nam Á vẽ những nét chính về nhiều địa điểm hoạt động tiềm tàng mới dành cho quân đội Hoa Kỳ. Việc này bao gồm khả năng triển khai luân phiên lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ ở Phiippines, bao gồm các căn cứ dành cho máy bay trinh sát và tăng cường các chuyến tàu cập cảng; các kế hoạch bố trí 4 tàu chiến duyên hải của hải quân Hoa Kỳ ở Singapore; một sân bay có thể được nâng cấp cho máy bay trinh sát P-8 và các máy bay không người lái Global Hawk trên quần đảo Cocos ở Australia; khả năng mở rộng căn cứ chủ yếu của Hải quân Hoàng gia Australia ở Tây Australia (HMAS Stirling ở Perth) thích hợp với sự ghé thăm của các tàu sân bay Hoa Kỳ, các tàu chiến khác cũng như các tàu ngầm tấn công; triển khai luân phiên tới 2.500 lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ ở Darwin (Australia); và xây dựng một căn cứ cho hạm đội Australia mới ở Brisbane, Australia, có thể tiếp nhận các tàu chiến và tàu ngầm Hoa Kỳ. Trong khi ngân sách và những thực tế chính trị ở Washington D.C và khu vực sẽ kiềm chế hoặc làm chậm lại các kế hoạch này, ít nhất một vài kế hoạch có thể tiến triển theo cách sẽ làm Bắc Kinh lo ngại.
Thêm vào đó là khả năng tăng cường các mối quan hệ an ninh của Hoa Kỳ với một vài đối tác trong khu vực ngoài các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, bao gồm các đối tác ở xung quanh Trung Quốc đang có tranh chấp về lãnh thổ và lãnh hải với nước này. Chẳng hạn như ở vùng biên giới phía Nam Trung Quốc, các chuyến thăm cấp cao đã trở nên thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bao gồm các cuộc đối thoại về chính trị, an ninh và phòng thủ, do các Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam tiến hành vào năm 2008, và kênh Đối thoại Chính sách quốc phòng, một kênh cấp cao dành cho các cuộc thảo luận trực tiếp giữa các quan chức quân sự của hai nước được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2010. Kể từ năm 2006, hai nước đã tiến hành ít nhất 9 cuộc tuần tra hàng hải chung ở vùng Vịnh Bắc Bộ, và tháng 8/2010 đã tham gia một cuộc tập trận hải quân phi chiến đấu song phương ở Biển Nam Trung Hoa.
Đẩy mạnh các mối quan hệ an ninh này, tháng 6/2012, Bộ trưởng Panetta đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tới căn cứ hải quân Hoa Kỳ trước đây ở Vịnh Cam Ranh. Trên chiếc tàu khu trục USS Richard E.Byrd, Panetta đã tuyên bố rằng “Việc các tàu hải quân Hoa Kỳ được phép tiến vào căn cứ này là yếu tố cơ bản của mối quan hệ này và chúng ta thấy một khả năng to lớn ở đây dành cho tương lai.” Sau đó, ông đã nói tại một cuộc họp báo chung về khả năng đưa mối quan hệ quân sự Mỹ – Việt Nam lên tới một “cấp độ mới” trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, các chuyến thăm của hải quân, các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, trợ giúp nhân đạo, cứu nạn và các hoạt động gìn giữ hòa bình. Các câu chuyện tương tự có thể được kể ra trong việc làm sâu sắc thêm các mối quan hệ an ninh của Hoa Kỳ với bất kỳ nước nào trong những nước đang nổi lên ở khu vực bao gồm cả Ấn Độ, Indonesia và Singapore.
Nếu những xu hướng như hiện nay tiếp tục, Trung Quốc cũng sẽ phải đấu tranh với việc can dự sâu hơn giữa Hoa Kỳ và Myanmar, mà vào một thời điểm nào đó sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về nội dung cũng như thời điểm của các mối quan hệ quân đội với quân đội giữa hai nước. Như một bước tiến theo phương hướng này, các quan chức Myanmar lần đầu tiên đã tham gia với tư cách là quan sát viên cuộc tập trận quân sự hàng năm giữa Hoa Kỳ và Thái Lan mang tên “Hổ mang vàng” diễn ra hồi tháng 2/2013. Ngoài các hoạt động an ninh, những nỗ lực ngoại giao và kinh tế của Hoa Kỳ ở châu Á dường như cũng sẽ góp phần làm tăng sự lo ngại của Bắc Kinh, bao gồm triển vọng tiến bộ về hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự hợp tác ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và khối ASEAN, và tăng cường sự trợ giúp phát triển của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Bắc Kinh sẽ không coi những hành động này là điều tốt đẹp, và trong một chừng mực mà những sáng kiến tương đối không quan trọng của Hoa Kỳ cho đến nay đã làm tăng nỗi lo ngại và hệ thống hóa một cách nhìn nhận về những ý định ác ý của Hoa Kỳ, những hoạt động tăng thêm ở gần hơn các đường biên giới của Trung Quốc – ở Phiippines, Việt Nam, Ấn Độ hoặc Myanmar – tất cả dường như sẽ là nguyên nhân cho một sự nghi ngờ thậm chí còn lớn hơn.
Quan điểm của Trung Quốc: một “kiểu quan hệ mới”
Với một vài hồi trong vở kịch về sự tái cân bằng của Hoa Kỳ hướng tới châu Á để theo dõi, hiện có một sự bất hòa ngày càng tăng giữa đường hướng trong tương lai của chính sách khu vực của Hoa Kỳ và quan điểm của Trung Quốc về những gì sẽ tạo nên một mối quan hệ ổn định Mỹ – Trung. Trong cái chỉ có thể được diễn giải như một nỗ lực phối hợp cao được giới lãnh đạo cấp cao nhất ở Bắc Kinh xác nhận, các quan chức Chính phủ Trung Quốc ở nhiều nơi gặp gỡ và ở những cấp cao nhất đã thúc đẩy quan niệm cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần nỗ lực để hướng đến một “kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn.” Khái niệm này đã nổi lên trong chuyến thăm Washington D.C vào tháng 2/2012 của ông Tập Cận Bình lúc đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc và sau đó được củng cố và thảo luận chi tiết bởi các bên tham gia chính trong mối quan hệ song phương, bao gồm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Khiêm, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Bắc Mỹ và châu Đại Dương Thôi Thiên Khải.
Nguồn gốc tri thức của ý tưởng này là khá rõ ràng. Ít nhất trong một thập kỷ, các học giả, các nhà tư vấn và các nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã xem xét kỹ lưỡng sự thăng trầm trong lịch sử của các nước lớn. Và trong khi cảnh báo chống lại sự xâm lấn về văn hóa của Hoa Kỳ, các nhà chiến lược Trung Quốc đã tự do nhập khẩu các học thuyết phương Tây về quan hệ quốc tế – tức là chủ nghĩa hiện thực tích cực và thuyết quá độ quyền lực – theo đó cảnh báo sự xung đột nước lớn không thể tránh khỏi giữa các cường quốc lâu đời và các cường quốc đang nổi lên. Đến lượt mình, nhiệm vụ chính của các nhà tư tưởng Trung Quốc là phát hiện các biện pháp nhằm chinh phục cái được coi là sự thúc đẩy lịch sử này, đặc biệt trong khi sự nổi lên và việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc vẫn còn chưa hoàn thiện. Yuan Peng, trợ lý chủ tịch tại các viện có ảnh hưởng của Trung Quốc nghiên cứu Các quan hệ quốc tế đương thời (CICIR), đã lập luận rằng “xây dựng một kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn là cách duy nhất để ngăn chặn hai nước không bước vào một cuộc xung đột bạo lực như các nước lớn trước đây đã lâm vào.”
Quan niệm này đã được thúc đẩy bất ngờ bởi bài diễn văn đọc vào tháng 3/2012 tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ trong đó Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton lập luận rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần “một câu trả lời mới cho một câu hỏi cũ về điều gì xảy ra khi một cường quốc lâu đời và một cường quốc đang nổi lên gặp nhau.” Không quan tâm đến thực chất của bài diễn văn trong đó cảnh báo Trung Quốc chớ có là một “cổ đông có lựa chọn” gây hại trong các hoạt động chính trị quốc tế, giới ngoại giao Trung Quốc đã bám lấy dòng chữ này như bằng chứng cho rằng khái niệm trên đã được nắm bắt ở Washington D.C. Các quan chức Trung Quốc cũng viện dẫn một cuộc gặp mặt bên lề Hội nghị cấp cao G-20 diễn ra vào tháng 6/2012 ở Los Cabos, Mexicô trong đó Chủ tịch Hồ và Tống thống Obama nghe nói đã bàn về sự cần thiết phải có một kiểu quan hệ song phương mới. Tháng 7/2012, Phó Chủ tịch Tập lúc đó đã nói với các sinh viên trường Đại học Thanh Hoa, trường ông đã theo học trước đây rằng “Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tích cực thăm dò một kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn.”
Sự luận bàn của Trung Quốc xoay quanh ý tưởng về một “kiểu quan hệ mới” chứa đựng một số yếu tố tích cực, theo đó mô tả những mục tiêu được chia sẻ trong mối quan hệ song phương được cả hai bên nhiều lần và công khai đưa ra. Hoa Kỳ tán thành khái niệm tránh sự cạnh tranh được – mất ngang nhau và ra sức tìm cách tránh lâm vào một thế tiến thoái lưỡng nan có xu hướng ngày một tăng về mặt an ninh. Ngoài ra, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và tăng cường thông tin song phương là những mục tiêu chính của chính sách về Trung Quốc của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, khái niệm này là một viên thuốc độc dành cho Hoa Kỳ vì quan niệm của Trung Quốc về việc đáp ứng những mục đích được chia sẻ này như thế nào cho tốt nhất theo lời của Thứ trưởng Ngoại giao Thôi là phải “xóa bỏ những trở ngại” và “điều chỉnh các lợi ích của mỗi bên.” Các quan chức Trung Quốc không coi việc này là một quá trình có đi có lại mà đúng hơn là một quá trình trong đó Hoa Kỳ – được coi như nguyên nhân chính gây nghi ngờ và xung đột – phải đơn phương đáp ứng những đòi hỏi của Trung Quốc, ông Thôi (được bổ nhiệm làm Đại sứ của Trung Quốc ở Hoa Kỳ vào tháng 4/2013) đã lập luận rằng “Trung Quốc không bao giờ làm bất kỳ điều gì phá hoại những lợi ích cốt lõi và những mối quan ngại chính của Hoa Kỳ, tuy nhiên những gì mà Hoa Kỳ đã làm trong những vấn đề có liên quan đến những lợi ích quan trọng và cốt lõi cũng như những mối quan ngại lớn của Trung Quốc là không thỏa đáng.”Nhắc đến sự bất ổn ở Biển Nam Trung Hoa như một ví dụ, Thôi ám chỉ rằng “Trung Quốc không phải là nước tạo ra những vấn đề này. Và còn là nước ít gây hại hơn. Đúng hơn nước này là nạn nhân đã bị áp đặt là gây thiệt hại.
Trong bối cảnh này, Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ tiến hành đàm phán và vượt ra ngoài những tuyên bố khoa trương về việc tìm kiếm một mối quan hệ đối tác hợp tác với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là hạn chế những hành động mà Bắc Kinh coi là vừa đi ngược lại những lợi ích của Trung Quốc vừa làm xói mòn niềm tin chiến lược chung giữa hai nước.. Kiểụ quan hệ mới mà Trung Quốc kêu gọi là kiểu quan hệ trong đó Hoa Ky ngừng bán vũ khí cho Đài Loan, từ bỏ những nỗ lực mở rộng sự hiện diện qua việc triển khai về phía trước của quân đội Hoa Kỳ ở châu Á, hủy bỏ việc kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, rút ra khỏi những dàn xếp an ninh với các nước đồng minh và các đối tác trong khu vực (đặc biệt từ những nước đang có những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc), loại bỏ những khả năng về phòng thủ tên lửa chiến trường, và ngừng các hoạt động trinh sát trên không cũng như trên biển xung quanh Trung Quốc.
Ngay dù người ta coi danh sách này là tham vọng hơn là có thể xảy ra, Hoa Kỳ không có những lựa chọn thay thế sẵn có nào khác về các giải pháp thương lượng có thể sử dụng với cùng chức năng làm giảm bớt sự bất an của Trung Quốc. Hầu hết những sự lựa chọn này là những yếu tố lâu dài của chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ mà không có khả năng thay đổi chỉ là để điều chỉnh cho thích nghi với những nỗi lo ngại của Trung Quốc. Ngoài ra, có ít bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẽ làm bất kỳ điều gì hơn là có được những sự nhượng bộ của Hoa Kỳ và tiếp tục gây sức ép để giành lợi thế hơn nữa. Ngôn ngữ đặc biệt về một “kiểu quan hệ mới” phần lớn là không thích hợp. Điều quan trọng nhất đối với tương lai của các mối quan hệ Mỹ – Trung là Hoa Kỳ không có khả năng áp dụng thậm chí chỉ với một mức tối thiếu những hành động mà Bắc Kinh sẽ cho là cần thiết để củng cố niềm tin chiến lược và làm cho Trung Quốc phần nào thỏa mãn về vấn đề an ninh khu vực.
Giải thích cho một nước Trung Quốc bất an
Các chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đã phản ánh những nguyên tắc của việc chờ thời, theo đuổi một chính sách đối ngoại kiềm chế, và coi những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 như một giai đoạn của cơ hội chiến lược để tập trung chủ yếu vào xu hướng phát triển đối nội. Tuy nhiên, chiến lược này đã dựa trên niềm tin ở Bắc Kinh cho rằng cam kết của Trung Quốc đối với con đường “trỗi dậy hòa bình” đang dẫn nước này tiến tới an ninh và phồn thịnh hơn, một giả thiết được đưa ra dưới sự xem xét ngày càng kỹ lưỡng ở Bắc Kinh.
Các nhà phân tích Hoa Kỳ tỏ ra đúng đắn khi khẳng định rằng cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp tục công nhận tầm quan trọng của việc theo đuổi một mối quan hệ Mỹ – Trung mang tính xây dựng. Điều đó cho thấy, đặc biệt với việc Trung Quốc nổi lên từ giai đoạn hướng nội của thời kỳ chuyển giao lãnh đạo mười năm một lần, một loạt kịch bản tiềm tàng – như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, sự phân hóa chính trị trong nước về nhịp độ và phương hướng cải cách kinh tế, chủ nghĩa dân tộc tăng lên do những thách thức nhận thấy từ bên ngoài – có thể làm tăng cái giá phải trả về chính trị cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách kéo dài mãi các mối quan hệ Trung – Mỹ trong tình trạng hiện tại của chúng. Mối nguy hiểm trong những năm tới là sự can dự trở nên sâu sắc của Hoa Kỳ ở châu Á và những nhận thức liên quan đến sự can dự này ở Trung Quốc có thể khuyếch đại những tiếng nói hiện nay ở Bắc Kinh của những người lập luận rằng xu hướng hiện nay của các vấn đề trong khu vực đang đặt Trung Quốc dưới tình trạng bị vây hãm trong một môi trường an ninh đang ngày càng xấu đi.
Chính xác Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào hiện còn chưa biết rõ, nhưng thật khó để hình dung ra rằng Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ một nước Trung Quốc ít cam kết hơn với những mối quan hệ của nước này với Hoa Kỳ. Gấp rút hiện đại hóa quân sự, phát triển buôn bán hoặc các khối ngoại giao loại trừ Hoa Kỳ, có cách xử sự quyết đoán trong các vùng biển gần nước này, vun đắp các mối quan hệ an ninh rõ ràng với các đối tác trong khu vực, tăng cường xâm nhập mạng máy tính của Hoa Kỳ cũng như tăng cường đưa ra các hành động phân biệt đối xử về buôn bán hiện là nằm trong số các chính sách mà Bắc Kinh có thể theo đuổi. Ngay cho dù Trung Quốc coi những sự lựa chọn của mình trong những lĩnh vực này là tương đối hạn chế và rốt cuộc là không mong muốn, nước này vẫn có thể ngăn cản những nỗ lực của Hoa Kỳ trong khu vực. Mặc dù cách hành xử của Trung Quốc là đáng ngờ về các vấn đề khu vực từ những rắc rối ở Biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa cho tới các vấn đề Triều Tiên, Myanmar và ASEAN, không nghi ngờ rằng Bắc Kinh có thể tạo ra mối nguy hại lớn hơn nhiều nếu nước này nhận thấy một sự kình địch được – mất ngang nhau thực sự với Hoa Kỳ theo đó buộc phải có sự cạnh tranh không khoan nhượng để tranh giành ảnh hưởng ở châu Á. Ngăn chặn hậu quả này – và cuộc chiến tranh nước lớn có thế xảy ra cùng với nó – là điều chủ yếu trong những nhiệm vụ của chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Có những lĩnh vực cạnh tranh thực sự và quan trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và xây dựng mối quan hệ để xử lý chúng là một giải pháp nhạy cảm hơn việc tin rằng chúng có thể được giải quyết hoặc sẽ biến mất bằng việc làm yên lòng hoặc bằng việc gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau. Với nỗ lực tái cân bằng được thúc đẩy nhanh, và việc Hoa Kỳ không sẵn lòng (dưới những điều kiện hiện nay) xem xét những hành động cắt giảm mà Bắc Kinh đang kêu gọi, Washington D.C sẽ cần đưa ra các chính sách châu Á của mình để giải thích cho một Bắc Kinh đầy nghi ngờ và bối rối. Điều này có nghĩa là hoàn toàn, nếu không nói là rõ ràng, sắp đặt sự can dự để tập trung hơn vào việc đặt cơ sở thể chế nhằm giải quyết khủng hoảng. Đối thoại An ninh Chiến lược (SSD) đã đem lại một diễn đàn quan trọng để làm đúng điều đó, đưa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Trung Quốc đến với các đối tác Hoa Kỳ của họ để thảo luận các vấn đề song phương nhạy cảm cũng như các vấn đề an ninh khu vực.
Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cuối cùng sẽ phải chịu chấp nhận một sự thật rằng đối thoại và việc làm yên lòng sẽ chỉ là việc có triển vọng. Các nguồn gốc trong và ngoài nước của những lợi ích cũng như những sự bất an của Trung Quốc trở nên khó lường hơn nhiều so với những quyết định về chính sách ngắn hạn ở Washington D.C. Chấp nhận sự thật này, Hoa Kỳ nên tránh quan niệm cho rằng quan hệ Mỹ – Trung tượng trưng cho “mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới” và nên chống lại nhận xét thường được đưa ra cho rằng “hầu như không có thách thức toàn cầu nào có thể đáp ứng mà không có sự hợp tác Mỹ – Trung.” Cũng không có tuyên bố nào là đặc biệt chính xác, và cả hai đều là để tạo ra những mong đợi phi thực tế, gây ra nỗi thất vọng và hận thù không cần thiết, và cuối cùng góp phần dẫn đến mâu thuẫn song phương lớn hơn.
Đánh giá lai sự can dự
Khi Washington D.C đấu tranh với một Bắc Kinh dễ nổi giận trong những năm tới, sẽ là điều cám dỗ đối với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ khi đặt câu hỏi về giá trị của việc cam kết đưa ra những nguồn lực thiết yếu để duy trì sự can dự ở cường độ cao với Trung Quốc. Đây sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Một nhóm quan chức mới chỉ đạo chính sách châu Á trong nhiệm kỳ hai của Chính quyền Obama sẽ có nhiệm vụ nặng nề trong việc duy trì một nhịp độ cao trong quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung và xây dựng các mối quan hệ cá nhân vốn là điều quan trọng đối với ổn định. Can dự song phương với Trung Quốc không có khả năng mang đến những sự khai thông trong các vấn đề về Triều Tiên, Iran, hoặc Biển Nam Trung Hoa, nhưng dẫu sao điều đó sẽ là cần thiết để vượt qua những thử thách có thể xảy ra giữa Washington D.C và Bắc Kinh, cũng như giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Một bài học mang tính quyết định rút ra từ những mối quan hệ Mỹ – Trung trong năm 2012 là cam kết đáng kể của Chính quyền Obama trong việc can dự với các đối tác của Trung Quốc đã được lợi lớn trong các cuộc khủng hoảng nhất định, chẳng hạn như những vụ việc rắc rối ở Biển Nam Trung Hoa và trường hợp của Trần Quang Thành (khi kẻ chống đối là Trần đã trốn thoát khỏi việc quản thúc tại gia hồi tháng 4/ 2012 và tìm cách tị nạn ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh). Cả hai chính phủ nhất trí rằng sự chín chắn của mối quan hệ sau những năm đầu tư là chìa khóa để giữ cho các cuộc khủng hoảng khỏi leo thang hơn nữa.
Theo quan điểm khu vực rộng lớn hơn, việc can dự chính trị được tiếp tục tăng cường với Trung Quốc mang đến thêm lợi ích cho Hoa Kỳ. Việc này là đúng thậm chí đối với những người còn nghi ngờ sâu sắc về những ý định của Bắc Kinh và muốn rằng Hoa Kỳ cần chuẩn bị chủ động hơn để đối phó với một nước Trung Quốc hay gây hấn và theo chủ nghĩa xét lại. Trong môi trường chiến lược hiện nay, một chính sách theo đường lối cứng rắn đối với Bắc Kinh – một chính sách chú trọng đến sự cạnh tranh kinh tế và an ninh có hại cho việc tăng cường can dự về mặt ngoại giao – sẽ phá hoại việc tái cân bằng hướng tới châu Á và gây trở ngại cho khả năng của Hoa Kỳ định hình một khu vực theo những cách có thể ngăn cản, đánh bại và trừng phạt sự gây hấn của Trung Quốc. Đánh giá những thành phần cụ thể trong nỗ lực tái cân bằng – bao gồm cả những yếu tố góp phần tạo nên mặt phòng ngừa trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc – điều rõ ràng là hầu hết các sáng kiến sẽ bị cắt giảm bởi những sự bất đồng sâu sắc giữa Washington D.C và Bắc Kinh.
Trừ phi có những sự khiêu khích công khai và chưa từng thấy từ Trung Quốc, các mối quan hệ Mỹ – Trung xấu đi sẽ dẫn đến các đối tác đồng minh của Hoa Kỳ – bao gồm Hàn Quốc, Thái Lan, và thậm chí cả Australia – trở nên thận trọng hơn trong việc mở rộng các hoạt động an ninh của họ với Washington D.C. Các đối tác đang nổi lên như Việt Nam, Indonesia và Singapore cũng sẽ tiến tới giảm bớt các mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ. Trong khi đó, những nỗ lực củng cố các luật lệ và thể chế khu vực nhằm kiềm chế và giải quyết những xung đột tiềm tàng sẽ dừng lại nếu các tổ chức đa phương được coi chẳng hơn gì các cuộc gặp mặt để giải quyết sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuối cùng, ngay cả nghị trình thương mại và tiến bộ dựa trên Đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng có thể bị đình trệ nếu Trung Quốc cam kết sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để chổng lại lợi ích của Hoa Kỳ.
Rốt cuộc, ngay dù sự can dự không mang đến những kết quả xác thực trong mối quan hệ song phương, việc duy trì mối quan hệ ngoại giao hoạt động đúng chức năng với Bắc Kinh – nếu không phải là luôn tích cực – là điều quan trọng để đạt được những mục tiêu của Hoa Kỳ ở một nơi khác trong khu vực. Các nước ở châu Á có ít sự lựa chọn ngoài việc giải quyết những thực tế kinh tế, ngoại giao và địa lý về một nước Trung Quốc đang nổi lên, và trong khi làm như vậy, ít có nước nào muốn tham gia một liên minh phản cân bằng công khai chống Bắc Kinh. Đây chính xác là lý do vì sao các nhà lãnh đạo trên khắp châu Á đã tuyên bố rõ ràng với Washington D.C rằng họ có ít lợi ích trong việc lựa chọn sẽ đứng về bên nào giữa hai nước lớn hoặc bị lôi kéo vào một động cơ của đối thủ. Các nhà chiến lược Hoa Kỳ, những người kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ thái độ trung lập vốn có từ lâu của mình về các cuộc tranh chấp lãnh thổ khu vực, bỏ lỡ đòi hỏi chiến lược là được coi như một nhà môi giới trung thực trong khu vực. Từ điểm lợi thế này, hai mũi trong chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc – can dự và cân bằng – đang củng cố thay vì chống đối lẫn nhau.
Đa dạng hóa và làm sâu sắc xu hướng tái cân bằng
Nhằm duy trì sự ủng hộ của khu vực đối với xu hướng tái cân bằng của Hoa Kỳ đối với châu Á, Washington D.C sẽ phai giải thích rõ hơn nội dung và nguồn gốc của chiến lược này. Điều này có nghĩa là giảm bớt những quan niệm về cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bằng việc tiếp tục tìm kiếm những cách thức theo đó hai nước có thể hợp tác ở châu Á. Những tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton và Ngoại trưởng Dương về việc bắt đầu đưa ra một loạt dự án hợp tác chung Mỹ – Trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại hai Diễn đàn Khu vực ASEAN vừa qua, trong khi chỉ ở phạm vi nhỏ, đem đến một nền tảng có ích để xây dựng từ đó. Tích cực cùng nhau giải quyết các vấn đề gửi đi một tín hiệu quan trọng ở cả trong nước lẫn khu vực ràng Hoa Kỳ hiện quan tâm đến sự hợp tác trên thực tế với Trung Quốc và ngược lại. Washington D.C cũng cần tiếp tục nhắc lại rằng – có lẽ với sự nhấn mạnh lớn hơn – Hoa Kỳ muốn các nước khác trong khu vực cũng có những quan hệ mạnh mẽ và tích cực với Bắc Kinh. (Việc này cũng có nghĩa là thông tin cho các nước đồng minh và đối tác rằng sự tái cân bằng của Hoa Kỳ ở châu Á không phải là cho phép các nước ở khu vực thách thức hoặc khiêu khích Trung Quốc.)
Hoa Kỳ cũng cần tiếp tục tìm kiếm thêm các cơ hội để tính cả PLA trong các cuộc tập trận quân sự ở khu vực. Tuyên bố của Bộ trưởng Panetta rằng Trung Quốc sẽ được mời tới tham dự cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 là một bước đi theo phương hướng đúng đắn này. Can dự quân sự đa phương với Trung Quốc cũng được thăm dò với lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ hiện đang luân phiên hoạt động ở Darwin, Australia, có khả năng với các bên tham gia khu vực chủ chốt khác chẳng hạn như Indonesia. Trong khi đó, Hoa Kỳ nên tìm cách chứng tỏ với khu vực giá trị vốn có của sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ vượt ra ngoài sự răn đe trình độ cao và động cơ với Trung Quốc. Ví dụ như Hoa Kỳ có thể chú tâm vào những thách thức an ninh phi truyền thống như các cuộc khủng hoảng nhân đạo, các thảm họa thiên nhiên, nạn buôn người và ma túy. Về lâu dài, điều quan trọng là các chính phủ và công chúng ở châu Á nhận thấy những nỗ lực của Hoa Kỳ là nghiêm túc và bền vững, và không giống như những chú ngựa thành Troy để mở rộng cách tiếp cận được cải thiện cho việc tiến hành chiến tranh.
Đồng thời, Hoa Kỳ cần, trong một chừng mực có thể, tìm cách giải quyết quan niệm sai lầm kéo dài cho rằng nỗ lực tái cân bằng chủ yếu là nỗ lực về an ninh và quân sự. Bài bình luận chính thức ở Trung Quốc, cũng đúng y như vậy ở nơi khác, đã tập trung vào những xem xét lại tư thế lực lượng của Hoa Kỳ hơn là bất kỳ một khía cạnh nào khác trong chính sách châu Á của Tổng thống Obama. Đáp lại, các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ đã đọc các bài diễn văn chủ yếu về chính sách ở cả Washington D.C và khu vực nhằm nhấn mạnh đến sự khoáng đạt của chương trình nghị sự của Hoa Kỳ ở châu Á, bao gồm cả bài diễn văn của Leon Panetta đọc tại Viện Công trình của các lực lượng thiết giáp PLA ở Bắc Kinh và của Tom Donilon tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Chiến lược và Quốc tế. Trong khi xem xét trước nhiệm kỳ hai của Obama, Donilon lưu ý rõ ràng rằng việc tái cân bằng hướng đến châu Á là một “chiến lược nhiều chiều khai thác mọi yếu tố của sức mạnh quốc gia của chúng ta.” Các quan chức Hoa Kỳ sẽ phải tiếp tục gửi đi những bức thông điệp này qua cả trên lời nói lẫn qua hành động.
Do sự chuyển hướng của Hoa Kỳ sang châu Á tiếp tục tiến triển, các nguồn vốn bổ sung phải được hướng vào các sáng kiến ngoại giao, xã hội và kinh tế. Chính quyền Obama đã áp dụng những biện pháp đầu tiên với Sáng kiến Can dự Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương và sứ mệnh mới của Hoa Kỳ hướng đến ASEAN tại Jakarta, Indonesia. Đặc biệt khi các thỏa thuận an ninh tương lai có hiệu lực, sẽ là ngày càng cần thiết đối với Chính phủ Hoa Kỳ để tạo ra một tình huống đáng tin tưởng rằng chính sách quốc phòng chỉ là một phần của một chương trình nghị sự rộng lớn hơn nhiều bao gồm cả lĩnh vực đầu tư, thương mại, phát triển, du lịch và các hình thức trao đổi văn hóa khác. Các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và y tế mà Nhà Trắng đã công bố khi kết thúc Hội nghị cấp cao Đông Á năm 2012 chứng tỏ nhiều dạng nỗ lực không liên quan đến lĩnh vực an ninh nơi mà Hoa Kỳ có thể đóng góp tài sản và sự tinh thông rất cần thiết cho khu vực.
Dường như sẽ không thể hòa hợp hoàn toàn nỗ lực tái cân bằng với việc xây dựng các quan hệ tích cực và hợp tác Mỹ – Trung, nhưng điều cấp bách là Hoa Kỳ làm những gì có thể để giảm bớt sự không hòa hợp giữa những mục tiêu then chốt này. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sẽ vẫn phải tập trung xử lý những hậu quả của một Bắc Kinh bất an và ngăn chặn các mối quan hệ ngày càng xấu đi. Đồng thời, việc tái cân bằng, ngay khi nó tiếp tục tiến triển nhanh chóng, cần chú trọng đến những khía cạnh phi an ninh, cũng như cách thức theo đó các hoạt động của Hoa Kỳ đang củng cố những mối quan hệ với Trung Quốc và phục vụ lợi ích của khu vực. Bất kể điều gì xảy ra, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ sẽ cần phải tiến những bước dài để duy trì mức độ can dự chính trị với Bắc Kinh cần thiết để vừa duy trì những mối quan hệ Mỹ – Trung ổn định vừa tạo cơ hội cho nỗ lực tái cân bằng tiến triển./.
2019. NHỮNG KHÍA CẠNH QUÂN SỰ TRONG CHIẾN LƯỢC “XOAY TRỤC” CỦA MỸ SANG CHÂU Á
Chủ Nhật, ngày 1/9/2013
(Tạp chí Asian Affairs, tháng 10-12/2012)
Tóm tắt: Đây là lần thứ 3 các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã cân nhắc việc xoay trục sang châu Á. Tuy nhiên, lần này thì khác hẳn, vì rõ ràng cơ sở lực hấp dẫn của nền kinh tế toàn cầu đang chuyển từ Tây sang Đông. Với tư cách là quốc gia hùng mạnh nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ một lợi ích quốc gia quan trọng hơn cả trong việc duy trì sự thịnh vượng và trật tự của khu vực này.
Nhưng Washington D.C thừa nhận rằng mình không còn có thể áp đặt được nữa các giải pháp đối với các chính phủ lớn trong khu vực. Một chiến lược mới của Hoa Kỳ đối với châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải tính đến những giới hạn hết sức nghiêm ngặt được áp đặt vào các chính sách đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ do sự suy thoái kinh tế tương đối của Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là Washington sẽ phải thuyết phục các bạn bè và đồng minh của mình đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh khu vực. Cái gọi là hệ thống liên minh do Hoa Kỳ bảo trợ San Francisco sẽ phải được thay đổi, để làm cho nó đáp ứng hơn với những vấn đề mà Hoa Kỳ và các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực phải đối mặt, Bài viết được đề xuất của Lầu Năm Góc như một sự phàn ứng đối với việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và là nguồn gốc của sự tái đảm bảo cho các bạn bè và đồng minh của Washington D.C trong khu vực.
Việc Chính quyền Obama nâng tầm khu vực châu Á – Thái Bình Dương lên thành “một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu của chúng ta” có khả năng là quyết định chiến lược quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua. Bài viết này sẽ xem xét những gì mà chính quyền này sẽ phải làm để biến khát vọng này thành một chiến lược có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác khu vực và thúc đẩy những lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ đồng thời tránh một “cuộc chiến tranh bá quyền” với Trung Quốc. Tác giả bài viết này sẽ chú trọng vào các yếu tố quân sự của việc xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ, mặc dù đây chỉ là một yếu tố của bất cứ chiến dịch mới nào của Hoa Kỳ nhằm tăng cường vị thế của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á.
Trước hết là một lưu ý có tính khuyên răn, Hoa Kỳ vẫn có nhiều việc phải làm ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia tăng đều đặn của mình, và những cơ hội do sự bận rộn của Hoa Kỳ ở Trung Đông tạo ra, để thách thức ảnh hưởng của Washington D.C ở khu vực châu Á. Hoa Kỳ cũng đã bị các chính phủ châu Á chỉ trích mạnh mẽ – trong đó có cả các bạn bè và đồng minh chủ yếu của Hoa Kỳ trong khu vực – về việc xử lý cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và về vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008. Ở mức độ cơ bản hơn, Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng đòn bẩy đối với những tài sản kinh tế của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và tài trợ cho việc ứng phó quân sự đầy tham vọng với việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, vì việc này sẽ bị hạn chế nhiều bởi các vấn đề kinh tế trong nước. Trong những hoàn cảnh này, bất cứ chiến lược quân sự nào đối với châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải đặt ưu tiên rất cao vào việc hỗ trợ tích cực cho các bạn bè và đồng minh của chúng ta trong khu vực. Đây sẽ là một trong những lý do giải thích tại sao các công cụ quyền lực mềm như hoạt động ngoại giao và hợp tác kinh tế sẽ có tầm quan trọng như các chính sách quân sự trong chiến lược “xoay trục” của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu coi nhẹ những phương tiện lâu dài mà Hoa Kỳ có thể dựa vào khi Hoa Kỳ “xoay trục” sang châu Á. Ngay cả nếu những dự đoán trường hợp tồi tệ nhất trở thành sự thật, và Lầu Năm Góc phải cắt giảm chi phí một nghìn tỉ USD trong thập kỷ tới, Hoa Kỳ vẫn sẽ có khả năng dựa vào các nguồn tài lực quân sự khác thường ở khu vực châu Á. Quan trọng hơn, Washington D.C có thể tìm được lòng tin và phương hướng từ thực tế rằng hầu hết các chính phủ châu Á – Thái Bình Dương vẫn coi trật tự quốc tế tự do là sự đảm bảo tốt nhất của họ cho sự thịnh vượng và an ninh và vẫn chấp nhận việc không thể thiếu được sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong trật tự này. Nếu xử lý một cách thích hợp, Hoa Kỳ sẽ có khả năng sử dụng sức hấp dẫn vốn có của tầm nhìn của mình về trật tự quốc tế tự do để tạo dựng lại vị thế và ảnh hưởng của mình với mức rủi ro thấp nhất trong một cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Hoa Kỳ không phải là sự bá quyền của Hoa Kỳ, và như John Ikenberry đã lưu ý, “các biện pháp gây sức ép đòi thay đổi – và tổ chức lại trật tự này – đang gia tăng”. Trong những hoàn cảnh này, Hoa Kỳ sẽ cần phối hợp với các bạn bè và đồng minh của mình trong khu vực không chỉ để tạo cơ hội cho châu Á trong hệ thống quốc tế này mà còn tạo cơ hội cho Trung Quốc ở khu vực châu Á. Điều này sẽ không chỉ đòi hỏi phải có một ý thức về một tương lai chung, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết chính xác của Washington D.C về những cách thức mà các bạn bè và đồng minh trong khu vực nhìn nhận lịch sử về sự dính líu của Hoa Kỳ trong khu vực.
Sự “xoay trục” và vòng cung: Chiến lược của Obama trong bối cảnh lịch sử
Đây là lân thứ ba giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã tranh luận về những điều thuận lợi và bất lợi của một chiến lược đặt trọng tâm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vào châu Á-Thái Bình Dương. Kết hợp với nhau, cả ba cuộc tranh luận về chính sách này có thể được coi là một tiến trình điều chỉnh dần dần của Hoa Kỳ về bản sắc của mình với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương. Trong giai đoạn đầu, một cuộc tranh luận sôi nổi mang tính quốc gia đã diễn ra cả về sự khôn ngoan và đạo đức của việc triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ vào châu Á. Sau gần 50 năm lập luận, Hoa Kỳ đã lao vào Thái Bình Dương vào cuối thế kỷ 19 – thôn tính Hawaii năm 1898, khởi đầu một cuộc chiến tranh tàn bạo ở Philippines năm 1899, và triển khai 4.000 quân đến Trung Quốc năm 1900 để giúp đỡ dập tắt cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Các chiến dịch xuyên Thái Bình Dương này bị Liên đoàn chống Đế quốc và các tổ chức khác của Hoa Kỳ công kích như là sự phản bội những giá trị Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có tốt hơn so với các nước châu Âu phi đạo đức nếu nước này tìm cách trở thành đế chế, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, ở châu Á?
Cuộc Chiến tranh Philippines là một “sáng kiến” liều lĩnh nhất và tốn kém nhất trong thời kỳ này. Chiến dịch quân sự, diễn ra từ 1899 đến 1902, đã gây thương vong trên 4.000 quân Hoa Kỳ – một thiệt hại nhiều hơn đáng kể so với chiến dịch kéo dài cả thập kỷ của Hoa Kỳ ở Ápganixtan, vào thời điểm khi dân số Hoa Kỳ vào khoảng 1/4 dân số hiện nay. Tuy nhiên người Hoa Kỳ không nhớ đến cuộc chiến tranh này cho đến khi nó trở thành một nguồn nghiên cứu đối với các nhà vạch kế hoạch quan tâm đến chống nổi dậy. Tuy nhiên, Michael Hunt và Steven Levine nhẳc nhở chúng ta rằng cuộc chiến tranh này có những tác động lâu dài đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ:
“Bất kể khó áp đặt đến đâu và gây tranh cãi đến mức nào ở trong nước, vị thế đế quốc mà Hoa Kỳ đã tạo ra ở Philippines có những kết quả mạnh mẽ đóng góp quan trọng cho các cuộc chiến tranh sau này ở Thái Bình Dương. Hãy xem Philippines cùng với Hawaii và Guam đã chứng tỏ những tuyên bố của Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và nuôi dưỡng sự thèm khát phát triển hơn nữa vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực”.
Hunt và Levine cũng cho rằng “những hành động glành thêm lãnh thổ này là … một thách thức trực tiếp đối với tương lai của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc khu vực loại một có những lợi ích trong việc mở rộng những giải pháp thương mại và đối ngoại của mình”. Chiến dịch mở rộng đế chế của Nhật Bản vào những năm 1930, lên đến đỉnh điểm trong cú sốc Trân Châu Cảng, mở ra giai đoạn “xoay trục” thứ hai “của Hoa Kỳ sang châu Á. Vào các giai đoạn sau đó của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phát triển các kế hoạch về các căn cứ được triển khai phía trước khắp Thái Bình Dương để đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ một lần nữa trở thành “gã khờ bị ăn đấm” bởi một cường quốc châu Á đang nổi lên. Chiến lược này đã được điều chỉnh sau chiến tranh cho phù hợp với những đòi hỏi về sự răn đe hạt nhân và thực tế chiếm đóng quân sự của Hoa Kỳ ở Nhật Bản. Vấn đề đối với các nhà vạch kế hoạch quốc phòng sau chiến tranh là liệu những sáng kiến khác hẳn nhau này có nên được đưa vào một chiến lược lớn hơn và đầy tham vọng hơn nào đó về an ninh châu Á-Thái Bình Dương hay không. Nhưng những lập luận ủng hộ hệ thống liên minh đa phương ở châu Á dựa trên hai thực tế. Thứ nhất, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn được chỉ đạo bởi một nhóm người mà nguồn gốc sắc tộc và văn hóa của họ là khắp Đại Tây Dương, và những người vẫn coi châu Âu là trung tâm của hệ thống quốc tế. Thứ hai, ngay cả các nhà hoạch định chính sách phần nào đồng tình với lập luận cho rằng châu Á nên được coi là ưu tiên hàng đầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc lý giải về cách thức mà một hệ thống an ninh gắn kết về địa chiến lược có thể được thành lập và quản lý trong một khu vực rất rộng lớn, rất phức tạp, và rất xa lạ đối với Hoa Kỳ. Trong những hoàn cảnh này, Washington D.C lựa chọn cái gọi là hệ thống các hiệp ước phòng thủ hai bên và ba bên San Francisco tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiện diện quân sự và chính trị của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương mà không khóa chặt Hoa Kỳ vào một liên minh đa phương như NATO.
Trong Chiến tranh Lạnh, việc bảo vệ do hệ thống San Francisco đem lại có thể làm cho Nhật Bản, đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong khu vực, tập trung chú ý vào các vấn đề kinh tế không có lợi cho các vấn đề quốc phòng, phù hợp với Học thuyết Yoshida, Do những hoàn cảnh đặc biệt của mình, Nhật Bản trở thành “nhà nước hậu hiện đại” thành công nhất ngoài cộng đồng châu Âu. Năm 2004, Robert Cooper giải thích rằng Nhật Bản hậu hiện đại “có những giới hạn tự áp đặt về chi phí và những khả năng quốc phòng. Nước này không còn quan tâm đến việc glành lãnh thổ hay sử dụng vũ lực”. Tuy nhiên, Cooper tiếp tục lưu ý: “Không may đối với Nhật Bản, đây là một quốc gia hậu hiện đại được bao quanh bởi các nước được khóa chặt vào một kỷ nguyên trước đó”. Ông dự đoán rằng “nếu Trung Quốc phát triển theo một cách không hứa hẹn… Nhật Bản có thể buộc phải trở lại chủ nghĩa hiện đại phòng thủ”. Việc thích nghi với một tư thế của chủ nghĩa hiện đại phòng thủ này đang diễn ra ở Nhật Bản hiện nay, và chính xác vì những lý do mà Cooper dự đoán.
Trong khi đó, ở Đông Nam Á, sự bảo vệ quân sự của Hoa Kỳ đã cho phép, và những trải nghiệm lịch sử với chủ nghĩa thực dân đã khuyến khích, các chính phủ tập trung vào những mối quan tâm trong nước của riêng mình và củng cố các thể chế mới và các cách ứng xử để xử lý các vấn đề địa phương. Sự phát triển của ASEAN như một “Khu vực Hòa bình, Tự do, và Trung lập” là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình này. Các nước thành viên ASEAN can dự vào nhiều trong số hành vi ứng xử đặc trưng của các nhà nước hậu hiện đại, nhưng họ đã phát triển những đặc tính này ngoài những đặc tính an ninh truyền thống (có nghĩa là hiện đại) hơn đặc trưng bởi quyền lực cứng và sự tự lực quân sự. Trong những hoàn cảnh này, các nước ASEAN thấy mình thích ứng dễ dàng hơn với những đòi hỏi của chủ nghĩa hiện đại phòng thủ so với Nhật Bản trong một môi trường an ninh đang thay đổi. Nhưng Washington D.C không thể đương nhiên cho rằng những nồ lực của mình nhằm tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ được các chính phủ Đông Nam Á hoan nghênh, đặc biệt nếu các chính sách của Hoa Kỳ buộc họ phải lựa chọn giữa Washington D.C và Bắc Kinh.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc – Những lựa chọn của Hoa Kỳ
Lịch sử cũng đã tạo ra những rào cản đáng kể đối với sự hợp tác Mỹ – Trung. Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã chuyển mối quan hệ của mình với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ một tình trạng thù địch rõ ràng sang mối quan hệ đối địch lẫn lộn. Không may, vào thời điểm George H.W. Bush lên cầm quyền năm 1989, các mối quan hệ Mỹ-Trung không phát triển thành mối quan hệ song phương tích cực và có hiệu quả hơn. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Bush đã báo hiệu điều quan trọng rằng ông đã chấp thuận một mối quan hệ được cải thiện và mở rộng của Hoa Kỳ với Trung Quốc bằng cách thực hiện một chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh. Ông đã có một số lý do để lạc quan về những quan điểm của mình. Bush không được đầu tư về mặt tình cảm về vấn đề Đài Loan như người tiền nhiệm của ông. Quả thực, chính Bush, với tư cách là người được đề cử là phó tổng thống năm 1980, đã đến thăm Trung Quốc để “làm yên lòng Đặng Tiểu Bình rằng bất chấp sau khi đề cập đến điều này trong một bài phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử, ông ấy (Ronald Reagan) không tin vào hai Trung Hoa (Trung Hoa Đại lục và Trung Hoa Dân quốc) và rằng ông ấy sẽ tôn trọng thông cáo Thượng Hải”. Người ta cũng có thể lập luận rằng vào thời điểm Bush lên cầm quyền, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng nhận rõ các xu hướng ở Đài Loan (dân chủ hóa, và ảnh hưởng chính trị đang gia tăng của người gốc Đài Loan) sẽ làm cho các quan hệ hai bờ Eo Biển trở thành có vấn đề và ít khả năng đoán trước hơn nếu không thể đạt được một số thay đổi đáng kể. Bush cũng là một người thực dụng hơn nhiều so với hoặc Jimmy Carter hoặc Ronald Reagan, và có xu hướng chấp thuận ưu tiên cao hơn cho những cân nhắc chiến lược so với hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và cam kết lâu dài của Bắc Kinh với chủ nghĩa cộng sản. Về cơ bản hơn, Bush chấp nhận rằng Trung Quốc đã có đòi hòi nào đó là ở bên thắng cuộc trong cuộc Chiến tranh Lạnh – như điều mà James Mann gọi là một “đồng minh ngầm”- và rằng Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ quá độ hòa bình đi tới một trật tự quốc tế hậu Xôviết.
Thật không may, Tổng thống Bush chưa bao giờ có cơ hội để thử thách những giới hạn của sự hợp tác chiến lược với các bên đồng chức Trung Quốc. Vào thời điểm Bush lên cầm quyền, ban lãnh đạo Bắc Kinh đang can dự vào các cuộc đấu tranh quyền lực quyết liệt trong nước về nhịp độ và phương hướng cải cách. Mấy tháng sau, khi xe tăng của PLA lăn bánh trên quảng trường Thiên An Môn, Bush trở nên không thể can dự một cuộc đối thoại thực sự với Trung Quốc. Các mối quan hệ Mỹ-Trung đã bị kẹt trong tình trạng gò ép từ đó. Những thay đổi lớn duy nhất về phía Trung Quốc từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự tiến bộ mạnh mẽ về kinh tế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và những cải thiện đi kèm về những khả năng quân sự của Trung Quốc.
Học thuyết về quan hệ quốc tế cũng không tạo điều kiện dễ dàng lắm khi chúng ta ứng dụng nó vào tình hình Mỹ-Trung. Hầu hết các cuộc chuyển giao quyền lực cuối cùng đều đi đến một cuộc đấu đá, và trong rất nhiều trường hợp đó là một cuộc chiến tranh mà không bên nào mong muốn. Trong trường hợp mối quan hệ Mỹ-Trung, cả hai bên tiếp tục bày tỏ cam kết mạnh mẽ về những thỏa hiệp chung, nhưng theo những điều kiện riêng của họ. Một lập luận điển hình của Hoa Kỳ khẳng định rằng “Hoa Kỳ cần tập trung mở rộng một chương trình nghị sự chung với Trung Quốc, bằng cách chấp nhận một tình thế buộc Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc”. Mặt khác, Trung Quốc không tạo điều kiện dễ dàng cho Hoa Kỳ phát triển một tình thế dễ thỏa hiệp hơn. Bắc Kinh đã hỗ trợ giọng điệu “phát triển hòa bình” bằng chiến dịch đầy ấn tượng là hiện đại hóa quân sự, được tiếp sức bởi tỉ lệ gia tăng chi phí quốc phòng trung bình là 12% mỗi năm. Nếu các xu hướng hiện nay ở Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp diễn, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ vượt Hoa Kỳ về chi phí quốc phòng vào năm 2035.
Một số nhà bình luận đã tìm cách làm yên lòng từ sự hội nhập ngày càng tăng của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu. Không tính đến mối đe dọa do Trung Quốc tăng cường khả năng triển khai sức mạnh quân sự vượt ra ngoài biên giới nước này gây ra, các nhà bình luận này lập luận rằng Bắc Kinh có lợi ích đang gia tăng trong hệ thống quốc tế có trật tự và có thể đoán trước được. Những người lạc quan như Edward Steinfeld cũng đã khẳng định rằng Trung Quốc đang trên đường đi tới “chủ nghĩa độc đoán đang tự lỗi thời” và rằng “thời điểm nước này là một đối thủ hiện tại đã đi đến chỗ kết thúc”. Tuy nhiên, các chuyên gia khác của Hoa Kỳ nhìn nhận sự tiến bộ kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn khác hẳn: như là đâu máy hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc, là nguồn gốc của chính sách đối ngoại ngày càng rộng mở và quyết đoán của Trung Quốc. Và là mối đe dọa trực tiếp đối với các nguyên tắc khác nhau của thương mại tự do và hợp tác kinh tế quốc tế. Các nhà bình luận cũng lưu ý rằng tình huống đảm bảo hủy hoại kinh tế lẫn nhau hiện tồn tại giữa Washington D.C và Bắc Kinh không phải là một nhân tố đảm bảo sự ổn định đáng tin cậy, vì nó khuyến khích mỗi nước cho rằng – phù hợp với lôgích của chính sách bên miệng hố chiến tranh – họ có thể đẩy bên kia đi rất xa mà không mất sự kiểm soát.
Tình hình tương tự diễn ra đối với sự cân bằng quân sự giữa Washington D.C và Bắc Kinh. Một mặt, sự cân bằng chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là rất ổn định, vì không có nước nào muốn xảy ra chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, mặt khác sự cân bằng chiến lược ngày càng chịu sức ép do những phát triển không tương xứng về các khả năng và học thuyết phòng thủ của hai nước. Vì Hoa Kỳ là một nước lớn nguyên trạng đã có một loạt công cụ quân sự đầy ấn tượng để đe dọa Trung Quốc, hầu hết sự thay đổi gây mất ổn định xuất phát từ PLA. Washington D.C đã đặc biệt lưu ý về việc Trung Quốc phát triển các khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), bao gồm các hệ thống chống vệ tinh động năng và phi động năng, tên lửa hành trình thông thường và tên lửa đạn đạo, tàu ngầm, và các khả năng chiến tranh trên mạng ngày càng hiện đại. Các nhà vạch kế hoạch quốc phòng của Hoa Kỳ đặc biệt lo ngại về những bối cảnh mang tính học thuyết đối với các hệ thống mới này, vì họ có xu hướng đặt ưu tiên cao vào việc tấn công trước và dựa vào yếu tố bất ngờ để glành được lợi thế chiến lược. Những đề nghị về chính sách của Hoa Kỳ nhằm chống lại khả năng A2/AD đang gia tăng của Trung Quốc sẽ được thảo luận sau đây trong bài viết này.
Do nhịp độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc chưa có khả năng giảm bớt, và vì điều này sẽ thúc đẩy sự gia tăng tựơng ứng về sự mất an ninh của Hoa Kỳ, phận sự của cả hai bên là dựa vào hoạt động ngoại giao để giữ cho cuộc cạnh tranh của họ trong tầm kiểm soát. Zbigniew Brzezinski đã lập luận về một hiến chương toàn diện để vẫn “làm bạn” với Trung Quốc. Nhưng như Robert Ross đã nhận xét: “Những lợi thế địa lý và sự năng động kinh tế của nước này, và tầm quan trọng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc và Đông Á, đặt Trung Quốc vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ. Thực tế chiến lược này đảm bảo rằng Washington D.C và Bắc Kinh sẽ không thể phát triển một mối quan hệ hữu nghị, hay thậm chí chủ yếu mang tính hợp tác trong vòng 15 đến 20 năm tới”.
Không có lý do giải thích tại sao Hoa KỲ không nên tìm kiếm hình thức hiểu biết toàn diện với Trung Quốc mà Brzezinski khuyến cáo. Nhưng nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm “điều chinh lại” các mối quan hệ Mỹ-Nga khiến cho chúng ta không có lý do gì để lạc quan, và mối quan hệ Trung – Mỹ tạo ra những rào cản cao hơn đáng kể. Hai thập kỷ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, các vấn đề đã gây cản trở các mối quan hệ Mỹ-Trung trong suốt Chiến tranh Lạnh – vị thế của Đài Loan, cuộc đối đầu Bắc-Nam trên bán đảo Triều Tiên, và những bất đồng cơ bản về các nguyên tắc chính trị, kình tế, và nhân quyền – vẫn chưa giải quyết được.
Vì dường như không có khả năng Washington D.C sẽ có thể đề ra một giải pháp toàn diện với Bắc Kinh mà có thể là cơ sở cho một tạm ước Hoa Kỳ nên theo đuổi một chiến lược tốt thứ hai là điều chỉnh cho thích nghi với sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương đồng thời phát triển các phương thức mới về hợp tác an ninh với các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.
Tiến tới một chiến lược “xoay trục” cua Hoa Kỳ: các nguồn lý tưởng và vật chất
Washington D.C sẽ tiếp tục dựa vào hệ thống đồng minh hai bên và ba bên San Francisco đã được thành lập trong Chiến tranh Lạnh với những nỗ lực nhằm tái đảm bảo. Và lôi kéo sự ủng hộ từ các bạn bè và đồng minh châu Á – Thái Bình Dương. Trong 6 thập kỷ qua hệ thống San Francisco này thường được mô tả là mối quan hệ nghèo nàn của NATO. Hệ thống này chắc chắn đã trải qua những thăng trầm trong quãng thời gian đó, nhưng bất chấp lịch sử xáo động của nó, hệ thống San Francisco đã Tồn tại và thích nghi. Hiện nay, hệ thống San Francisco còn lại này vẫn là nền tảng cho sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương, nhưng nó cần sự sửa đổi và tăng cường đáng kể. Phần này sẽ đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống San Francisco, sử dụng một thể thức đã được sử dụng 4 thập kỷ trước bởi Joseph Nye, người đã lập luận rằng tất cả các tổ chức trong khu vực có thể được đánh giá theo phương diện các nguồn lý tưởng và vật chất. Các nguồn lý tưởng nói về sự đánh giá mà các nước thành viên của một tổ chức khu vực đưa ra về tổ chức đó. Các nguồn vật chất nói về khả năng của tổ chức đó trong việc hoàn thành những nhiệm vụ mà nó cam kết. Nếu chúng ta áp dụng các chuẩn mực của Nye vào mạng lưới an ninh do Hoa Kỳ bảo trợ ở châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta phát hiện ra vấn đề sau:
Các nguồn lý tưởng: những điều thuận lợi
* Sự đánh giá cao ngày càng tăng giữa các chính phủ then chốt trong khu vực về sự hiện diện của Hoa Kỳ ở châu Á -Thái Bình Dương. Bất chấp những gánh nặng lịch sư đã được đề cập ở trên, nhiều bên tham gia trong khu vực coi việc “xoay trục” của Hoa Kỳ sang châu Á là sự lựa chọn ít tồi tệ nhất vào thời điểm khi Bắc Kinh bắt đầu sử dụng “sức mạnh đe dọa kết hợp” nhằm gây ảnh hưởng đến những quyết định như quy chế về Biển Nam Trung Hoa.
* Như đã được đề cập ở trên, bất chấp những đòn nặng nề đánh vào trật tự quốc tế tự do (đáng chú ý nhất là các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và năn 2008) các chính phủ then chốt châu Á vẫn coi phiên bản nào đó của trật tự này là sự đảm bảo tốt nhất cho an ninh và thịnh vượng của họ. Điều này sẽ tiếp tục tạo cho Washington D.C những lợi thế đáng kể so với Trung Quốc khi các chính phủ châu Á đang tính toán những chiến lược lâu dài của họ.
* Ngay cả trong tình hình hạn chế kinh tế nghiêm trọng, Washington D.C có thể sẽ tiếp tục tạo dựng danh tiếng của mình là một nhà cung cấp những lợi ích chung trong khu vực và trên thế giới.
Các nguồn lý tưởng: những điều bất lợi
* Washington D.C phải làm việc với, và xoay quanh, những thói quen và những sở thích hậu hiện đại còn lại trong các chính phủ châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt ở Nhật Bản và Đông Nam Á. Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đôi khi phản ứng trước những hành vi ứng xử như vậy với thái độ thất vọng, phàn nàn về sự ưu tiên quy trình so với sản phẩm và lời nói trên hành động. Nhưng việc gây sức ép buộc các chính phủ này phải tiến hành những điều chỉnh hơn nữa và nhanh hơn theo những tư thế của chủ nghĩa hiện đại phòng thủ có thể mang đến kết quả ngược lại.
* Trung Quốc đã hoàn toàn thành công trong thập kỷ qua trong những nỗ lực của riêng mình nhằm tạo ra sự nổi bật hơn với tư cách là một bên tham gia có ảnh hưởng trong khu vực. Để hoàn thành được việc này, Bắc Kinh đã dựa vào hoạt động ngoại giao “bạn bè với mọi ngưòi” được tăng cường bởi sự hợp tác kinh tế. Trong nhiều trường hợp nước này có thể gạt Washington D.C ra ngoài lề bởi những sự lôi kéo những bản sắc chung của châu Á và thời kỳ hậu thực dân.
Có một vài sự thật hiển nhiên mà không ai muốn bàn đến có thể làm phức tạp thêm các mối quan hệ của Hoa Kỳ với các chính phủ then chốt châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai. “Sự thật bị phớt lờ lớn nhất” là những lo ngại của châu Á về nguy cơ xảy ra cuộc xung đột qua Eo biển Đài Loan. Washington D.C cam kết bảo vệ Đài Loan trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ đại lục. Nhưng chưa rõ các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ lý giải thế nào về những nghĩa vụ của họ trong những hoàn cảnh này. Và bất cứ tuyên bố hay chính sách nào của Hoa Kỳ buộc các chính phủ trong khu vực phải công khai đối đầu với những vấn đề như vậy có thể có những hậu quả tiêu cực đối với mọi quốc gia trừ Trung Quốc.
Các nguồn vật chất: điều thuận lợi
*Mặc dù nói về việc kéo quá căng lực lượng và cắt giảm ngân sách, Hoa Kỳ có thể vẫn sử dụng các nguồn tài lực quân sự làm giảm những khả năng của Trung Quốc. Một kiểm toán sơ bộ của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương làm nổi bật lên 6 nhóm tàu sân bay chiến đấu, 180 tàu chiến và 1.500 máy bay được sự yểm trợ của 100.000 quân. Trên thực tế, các phương tiện của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ gia tăng trong tương lai gần, phù hợp với một kế hoạch được công bố gần đây nhằm định hình lại sự hiện diện trên biển toàn cầu của Hoa Kỳ từ sự phân chia theo tỉ lệ 50/50 đến 40/60 giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Điều này sẽ tạo cho Hoa Kỳ một bước đệm ít nhất 10 năm để đề ra một tạm ước với Trung Qưốc hoặc phối hợp với các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực để phát triển một cơ cấu an ninh khu vực mới để điều chỉnh cho thích hợp, và đương đầu với PLA.
* Như đã được đề cập ở trên, hầu hết bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực đều lặng lẽ điều chỉnh cho phù hợp với những tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách gia tăng chi phí quốc phòng của họ và phát triển các tình hình hợp tác an ninh mới với các nước láng giềng của họ và với Hoa Kỳ. Những nỗ lực gần đây của Nhật Bản để phát triển những khả năng này đòi hỏi một chiến lược “phòng thủ năng động” là trường hợp nổi bật. Tokyo cũng bắt đầu phát triển những dàn xếp an ninh “tiểu đa phương” mới vừa là phương tiện để thúc đẩy hệ thống San Francisco vừa là cách để tăng cường vị thế của họ như một cường quốc trung lập trong khu vực. Những ví dụ gây ấn tượng nhất về sự hợp tác tiểu đa phương của Tokyo là hợp tác với Canberra. Hai chính phủ đã ký Tuyên bố chung về hợp tác an ninh (năm 2009) và một Hiệp định mua sắm và trao đổi dịch vụ (năm 2010) để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác an ninh. Những sáng kiến này có thể được hiểu là những phản ứng đối với một ý thức đang gia tăng về khả năng dễ bị tổn thương và dễ bị tác động chiến lược của cả hai nước. Trọng khi đó, các nước thành viên ASEAN đã gia tăng ngân sách quốc phòng của họ khoảng 13,5% năm 2011, trong khi đồng thời phát triển các hình thức hợp tác quốc phòng mới giữa họ và với Washington D.C.
Các nguồn vật chất: điều bất lợi
* Đúng vào thời điểm Washington D.C đang tìm kiếm những cơ hội mới cho sự hợp tác an ninh khắp châu Á – Thái Bình Dương, Washington cũng đang điều chỉnh cho thích nghi với những sức ép buộc phải thương lượng lại những dàn xếp quốc phòng lâu dài với các đồng minh quan trọng nhất của mình. Ở Hàn Quốc, việc tái triển khai các lực lượng của Hoa Kỳ đến các khu vực ít dân cư hơn, việc giảm toàn bộ quy mô lực lượng của Hoa Kỳ, và những kế hoạch trao quyền chỉ huy cho Seoul vào năm 2015 là sự minh họa đầy đủ. Một tiền trình điều chỉnh khó khăn và có dụng ý hơn đã diễn ra ở Nhật Bản trong hơn một thập kỷ. như đã được thể hiện bằng tuvên bổ gần đây về những kế hoạch rút khoảng 9.000 lính Hoa Kỳ khỏi Nhật Bản trong mấy năm tới.
* Việc Trung Quốc có khả năng lấy tác dụng đòn bẩy từ các hoạt động kinh tế của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là sự kiềm chế nữa đối với chiến lược xoay trục đầy tham vọng của Hoa Kỳ. Thương mại song phương của Trung Quốc với các chính phủ châu Á đã tăng khoảng 47% trong 6 tháng đầu sau khi Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN đi vào hoạt động vào 1/1/2010, và đầu tư của Trung Quốc ở khu vực đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua. Các mối liên kết kinh tế này mang lại cho Bắc Kinh đòn bẩy quyền lực mềm mà Washington D.C không thể hy vọng sánh được ở Đông Nam Á.
* Những diễn biến đã gây chú ý nhất từ các chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ có liên quan đến việc cải thiện đều đặn khả năng tiến hành chiến tranh và triển khai sức mạnh của Trung Quốc, đặc biệt việc PLA tăng cường khả năng can dự vào các hoạt động A2/AD. Phần tiếp theo của bài viết này sẽ khảo sát cuộc tranh luận đang gia tăng trong giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ về những lựa chọn của Hoa Kỳ để ứng phó với khả năng A2/AD đang gia tăng của Trung Quốc.
Những lựa chọn giữ cân bằng bên ngoài
Những kinh nghiệm có tính khuyên răn về các cuộc Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam kết hợp với sự áp chế của khoảng cách và những sự nhạy cảm của các đồng minh then chốt trong khu vực thuyết phục Washington D.C phát triển và duy trì một chiến lược cân bằng bên ngoài ở khu vực Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện nay đang phát triển các khả năng quân sự và ủng hộ những học thuyết nhằm thách thức một yếu tố then chốt của chiến lược đó – khả năng của Hoa Kỳ hoạt động không bị trừng phạt ở mức tương đối trong khắp vùng biển này. Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ lo ngại rằng khi Trung Quốc phát triển các khả năng A2/AD của mình, các bạn bè và đồng minh then chốt của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu phân vân có phải Osinhtơn vẫn sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ những cam kết an ninh của mình hay không. Điều này đã khiến cho Lầu Năm Góc đưa ra một khái niệm hoạt động mới là Không-Hải Tác chiến (ASB) nhằm hướng dẫn việc phát triển và triển khai các hệ thống có khả năng “tấn công chiều sâu theo mạng lưới, được kết hợp nhằm gây rối, phá hủy và đánh bại … các mối đe dọa A2/AD”. Trong khi đó Văn phòng phụ trách Không-Hải Tác chiến của Lầu Năm Góc đã nhấn mạnh rằng ASB “không phải là một khái niệm nhằm vào bất cứ kẻ thù tiềm tàng đặc biệt nào”, không nghi ngờ rằng trọng tâm chủ yếu của việc vạch kể hoạch ASB là Trung Quốc. Quả thực, các nhà hoạch định chính sách không thể giải thích lý do căn bản về ASB mà không có một số đề cập cụ thể về việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Một ví dụ có căn cứ là trong một bài báo được công bố gần đây của Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân, và Đô đốc Jonathan Greenert, phụ trách các Hoạt động tác chiến Hải quân: “Đặc biệt lo ngại là nỗ lực bên bỉ của một số nước nào đó nhằm phát triển, dự trữ, và phổ biến vũ khí chính xác tầm xa tiên tiến. Những vũ khí tiên tiến này có thể được kết thành mạng lưới và kết hợp với các hệ thống giám sát tinh vi ngoài đường chân trời. Tên lửa đạn đạo tầm xa chống tàu chiến như DF-2ID của Trung Quốc, tên lửa hành trình tầm xa như DH-10 của Trung Quốc, và tên lửa đạn đạo cơ động và phòng không cải tiến, bao gồm những biến thể S-300/400/500 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc, cho phép những kẻ thù tiềm tàng đe dọa quyền tự do hoạt động của không quân và của hải quân trong vòng hàng tràm dặm từ bờ biển của họ”.
Điểm thứ nhất cần được đưa ra về ASB là sẽ phải mất vài năm trước khi Bắc Kinh phát triển các loại khả năng A2/AD trên thực tế có thể làm xói mòn những cam kết răn đe mở rộng của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương. Và như đã được đề cập ở trên, hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đã lặng lẽ, nhưng đầy tham vọng, phát triển các lực lượng và các học thuyết quân sự của mình. Nếu được xử lý một cách thích hợp, Hoa Kỳ và các bạn bè và đồng minh khu vực của Hoa Kỳ có thể tiếp tục sử dụng tiến trình cân bằng khôn khéo và dần dần này để tăng cường an ninh châu Á -Thái Bình Dương.
Điểm thứ hai phải được xem xét là trong một kỷ nguyên khó khăn về kinh tế, bất cứ học thuyết quân sự mới nào của Hoa Kỳ mà đòi hỏi các hệ thống vũ khí mới kỹ thuật cao sẽ là điều “khó thuyết phục” ở trong nước. Một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DOD) sẽ chi 267,9 tỉ USD cho các chương trình ASB từ năm 2010 đến năm 2016. Máy bay sẽ chiếm 61,7% khoản chi phí này, với máy bay F-35 chiếm phần lớn nhất trong ngân sách (82 tỉ USD). Hơn nữa, trong khi khẳng định với độc giả rằng người ta đã “thông báo về tài chính” của ASB mà Tướng Schwartz và Đô đốc Greenert thừa nhận rằng “sự dư thừa và vượt trội nào đó là cần thiết trong các lĩnh vực cụ thể”. Những “lĩnh vực” này đặc biệt hẳn sẽ là các mục tiêu dễ dàng để cắt giảm ngân sách.
Các cuộc tranh cãi về chi phí của ASB cũng sẽ trở nên phức tạp hơn bởi các hoạt độna chính trị quan liêu, khi Lục quân đội và các bạn bè của nó trong Quốc hội thách thức mục tiêu ưu tiên dành cho sáng kiến Không lực – Hải quân chung này trong một môi trường ngân sách được mất ngang nhau. Douglas MacGregor và Young Kim đưa ra lập luận tiêu biểu trên tờ Tập san các lực lượng vũ trang:… “không có quân viễn chinh kết hợp của Hoa Kỳ và các lực lượng lục quân liên minh. ASB có nguy cơ trở thành cái tương đương với cuộc chiến tranh bao vây thời trung cổ trong thế kỷ 21. Do quy mô và tầm sâu của Trung Quốc, nên văn hóa độc đoán của nước này và các thể chế hỗ trợ an ninh trong nước, các lực lượng tấn công không quân và hải quân của Hoa Kỳ có thể hết đạn được điều khiển chính xác rất lâu trước khi họ hết các mục tiêu để tấn công hoặc đạt được những điều kiện thuận lợi để đi đến hồi kết có thể chấp nhận được. Nếu không có một kế hoạch thực tế phối hợp các lực lượng lục quân của Hoa Kỳ và liên minh từ các nước trong khu vực như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí Nga, và các lực lượng lục quân hùng mạnh cỏ khả năng đe dọa sự tồn tại của chế độ Trung Quốc và sự gắn kết quốc gia trong nước từ nhiều hướng, thì khả năng đạt được sự kết thúc xung đột với điều kiện có lợi cho những lợi ích của Hoa Kỳ và đồng minh là rất thấp đến mức không có”.
Những lập luận của MacGregor và Kim đưa chúng ta tới lý do thứ ba, và quan trọng nhất, để lo ngại về Không-Hải Tác chiến. Chúng tập trung chú ý của chúng ta vào những gì có thể thực sự diễn ra nếu chiến sự nổ ra giữa Trung Quốc và một lực lượng của Hoa Kỳ được huấn luyện và trang bị để tiến hành Không-Hải Tác chiến. Hầu hết các kịch bản gắn với ASB đặt ưu tiên cao vào các cuộc tấn công chính xác tầm xa chống lại tên lửa và các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA được bố trí ở đại lục Trung Quốc. Quá thường xuyên những kịch bản này không lưu ý đầy đủ về chính nguy cơ thực sự của một phản ứng quá mức của Trung Quốc. Như T.X. Hummes đã lập luận: “Không-Hải Tác chiến đòi hỏi các cuộc tấn công sớm và lặp đi lặp lại vào đại lục Trung Quốc cũng như trên mạng Internet và trên không gian. Trung Quốc có thể hiểu nhầm các cuộc tấn công vào các hệ thống thông thường A2/AD là những nỗ lực nhằm che mắt Trung Quốc và phá hoại khả năng chỉ huy và kiểm soát các lực lượng hạt nhân của nước này. Đây là một hình thức leo thang rất nguy hiểm”.
Không-Hải Tác chiến thường được giải thích là sự kế tiếp khái niệm Không-Lục Tác chiến đã được phát triển trong Chiến tranh Lạnh để ứng phó với lợi thế quân sự thông thường đáng kể của Liên Xô trên mặt trận trung tâm của NATO. Điều tương tự là rõ ràng: Việc dựa vào các hệ thống vũ khí mới và một học thuyết tấn công thọc sâu mới nhằm bù đắp cho sự bất lợi quân sự nào đó. Nhưng những khác biệt giữa Không-Hải Tác chiến và Không-Lục Tác chiến thực sự là điều bổ ích hơn. Không-Lục Tác chiến được thiết kế cho tình hình trong đó NATO và Hiệp ước Yacsava là hai con bọ cạp trong một cái chai – sẵn sàng cho cuộc chiến tranh tổng lực ngay lập tức, áp sát chống lại nhau dọc theo Fulda Gap và North German Plain. Không gì có thể so sánh được trong trường hợp quan hệ Mỹ-Trung, và cả hai phía vẫn dường như cam kết tránh một tình huống như vậy.
Một số khía cạnh của Không-Hải Tác chiến là tương đối không gây tranh cãi và nhạy cảm. Những khía cạnh này bao gồm những nỗ lực đa dạng hóa và tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực. Việc triển khai theo kế hoạch tới 9.000 lính thủy đánh bộ đến Guam, việc mở một căn cứ mới gần đây cho 2,500 lính thủy đánh bộ ở miền Bắc Australia, các cuộc thương lượng đang diễn ra giữa Washington D.C và Canberra về sự tiếp cận quân sự của Hoa Kỳ tới quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương, và các cuộc đàm phán giữa Washington D.C và Manila về những khả năng sử dụng các cơ sở của Philippines dành cho máy bay giám sát hoặc các tàu hải quân của Hoa Kỳ là những ví dụ hay về những điều chỉnh khiêm tốn phù hợp với lôgích của Không-Hải Tác chiến. Nhưng còn quá sớm để làm gia tăng những căng thẳng Mỹ-Trung bằng sự phát triển và công bố những khả năng mới về các cuộc tấn công thọc sâu có độ chính xác cao chống lại các thiết bị của PLA trên đất liền của Trung Quốc.
Washington D.C cũng nên thận trọng về bất cứ sáng kiến Không-Hải Tác chiến nào buộc các bạn bè và đồng minh trong khu vực công khai đối mặt với các kịch bản quân sự gây tranh cãi. Khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh qua Eo biển Đài Loan là ví dụ rõ ràng nhất vì đây vừa là một nguồn gốc cụ thể gây đau đầu cho các đồng minh then chốt của Hoa Kỳ vừa là một kịch bản cho cuộc xung đột Mỹ-Trung luôn được những người đề xướng Không-Hải Tác chiến viện dẫn nhiều nhất. Đơn giản là còn quá sớm, và quá nguy hiểm, để Hoa Kỳ hối thúc các đồng minh then chốt công khai ủng hộ học thuyết hoạt động tác chiến gây tranh cãi này. Điều này đặc biệt đúng đối với Nhật Bản, quốc gia luôn được nhắc đến như một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ học thuyết ASB nào.
Trong bản báo cáo đầy ảnh hưởng của họ ủng hộ Không-Hải Tác chiến, Jan Van Tol, Mark Gunzinger, Andrew Krepinevich và Jim Thomas đưa ra một phần lập luận của họ với tiêu đề “Cần có ý thức về tình trạng khẩn cấp”. Trái lại, bài viết này đã lập luận rằng ASB cần được tiếp cận một cách thận trọng, và trước đó cần tham vấn rộng rãi các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.
ASB cũng không phải là lựa chọn duy nhất đối với Hoa Kỳ. T.X. Hammes đã lập luận một cách thuyết phục rằng chiến lược Kiểm soát Ngoài khơi là theo hướng leo thang ít hơn, ít tốn kém hơn, ít khả năng gây rối hơn đối với các mối quan hệ liên minh của Hoa Kỳ ở châu Á -Thái Bình Dương, “về mặt tác chiến, nó sử dụng các phương tiện sẵn có hiện nay và các biện pháp hạn chế để ngăn không cho Trung Quốc sử dụng vùng biển bên trong Chuỗi đảo thứ nhất, bảo vệ hải phận và không phận của chuỗi đảo thứ nhất, và chi phối không phận và hải phận bên ngoài chuỗi đảo này. Sẽ không tiến hành các hoạt động thâm nhập không phận của Trung Quốc… Thay vào đó, chiến lược này sử dụng biện pháp bóp nghẹt kinh tế để làm cho Trung Quốc kiệt sức đến mức nước này phải tìm cách kết thúc chiến tranh”.
Vào thời điểm khi Trung Quốc ngày càng lo ngại về sự phụ thuộc đang gia tăng của nước này vào các nguồn cung cấp năng lượng của nước ngoài và thương mại trên biển, một chiến lược Kiểm soát Ngoài khơi đã gửi đi một thông điệp răn đe mạnh mẽ cho Bắc Kinh. Nhưng nó gần như không gây mất ổn định tiềm tàng như mối đe dọa của các cuộc tấn công trực tiếp chống Trung Quốc đại lục. Nó cũng không đòi hỏi Hoa Kỳ làm nhiều hơn những gì nước này đang làm hiện nay, vì hầu hết các phương tiện trên đất liền, trên biển và trên không mà Hoa Kỳ cần để đe dọa Trung Quốc bằng biện pháp bóp nghẹt từ từ đã có sẵn. Cuối cùng Hoa Kỳ không cần công khai đe dọa Trung Quốc bằng một chiến lược Kiểm soát Ngoài khơi, vì các nhà vạch kế hoạch quốc phòng của Trung Quốc đã bận rộn với “vấn đề Malacca” này. Quả thực,
Hoa Kỳ có lẽ sẽ không thể thuyết phục được Trung Quốc rằng nước này không phải lo ngại về khả năng này trong tương lai có thể nhìn thấy trước.
Việc đe dọa Trung Quốc bằng biện pháp kiểm soát trên biển chắc chắn là rủi ro. Nhưng như T.X Hammes thừa nhận: “Không có một chiến lược ‘hay’ nào cho một cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”. Tuy nhiên chiến lược Kiểm soát Ngoài khơi là linh hoạt hơn nhiều, có thể kiểm soát được, và khả thi hơn so với Không-Hải Tác chiến. Washington D.C cũng dễ dàng thích nghi hơn nhiều với chiến lược “xoay trục” lâu dài đặt ưu tiên cao vào việc làm yên lòng, và tìm kiếm sự ủng hộ từ các bạn bè và đồng minh trong khu vực.
Kết luận
Năm 1995 William Tow và tác giả bài viết này dự đoán rằng “đôi khi trong tương lai không quá xa Hoa Kỳ sẽ không còn ở vào vị trí đảm bảo sự ổn định của châu Á – Thái Bình Dương bằng những hành động đơn phương và sự hiện diện quân sự ở phía trước nữa”. Tương lai không quá xa đó đã đến. Nhưng Washington D.C có thể có được sự tái đảm bảo đáng kể từ các xu hướng đang diễn ra trong khu vực chứng tỏ rằng hầu hết các chính phủ ở châu Á – Thái Bình Dương thừa nhận cần phải phối hợp với Hoa Kỳ để “tạo cơ hội cho Trung Quốc” mà không gây phương hại cho độc lập hoặc an ninh của họ. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã đề cập đến thách thức mà Hoa Kỳ phải đối mặt khi “giúp đỡ các nước khác tự bảo vệ họ” và ông kết luận một cách đúng đắn rằng một chiến lược như vậy “phải chứa đầy những liều lượng mạnh về sự khiêm tốn và chủ nghĩa thực dụng”, bài viết này đưa ra lý lẽ cho thêm hai đòi hỏi nữa – lòng kiên trì và niềm tin ./.
Thư giãn cuối tuần: TÁI BẢN "SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ"
Trong lần tái bản sắp tới, cuốn sách Sát thủ đầu mưng mủ - Thành ngữ sành điệu hiện đại
sẽ được bổ sung các câu sau:
- Nỗi nhục của bộ Giáo dục
- Đại biểu quốc hội phải biết chơi trội
- Hung hăng như giá xăng
- Tiền ta không thiếu, chủ yếu biết nâng bi
- Tàn phế vì bộ Y tế
- Sinh động như menu quán Cộng
- Giải thiêng cái xu chiêng
- Lớn không cần có lông nách, quan không cần thiết
đọc sách
- Độn vú bơm mông, tham gia giao thông
- Đã dốt còn hồn nhiên, đã dư luận viên lại kiêm
bồi bút
Có ai muốn bổ sung thêm không ạ?
- Sau
mỗi tập film, khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị giơ gậy giết yêu quái thì luôn
có 1 vị phật nào đó xuống nói là: "thú cưỡi của người này", "Cháu của
người kia", "Con của người nọ" v.v.. Ý nghĩa: "mấy đứa làm chuyện ác
toàn là con ông cháu cha".
- Trên đường đi thỉnh kinh tất cả các rắc rối điều do cái "ngu" của Đường Tăng mà ra. Ý nghĩa: Mấy thằng ngu lúc nào cũng làm sếp.
- Bát Giới xu nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ. Ý nghĩa: Mấy thằng nịnh thường đượng sung sướng.
- Sa Tăng thật thà và lúc nào cũng bưng bê khuân vác, bao nhiêu việc nặng điều làm hết. Ý nghĩa: Thật thà thường thua thiệt.
- Tôn Ngộ Không: tài giỏi xuất chúng và bị Đường Tăng cho đeo 1 cái vòng kim cô, nhưng lúc nào cũng là thằng đầu tiên phải xông vào hang cọp cứu "sếp". Ý nghĩa: Người tài luôn bị sếp kìm hãm (vòng kim cô), ko có cơ hội phát huy tài năng và gặp chuyện gì nguy hiểm gì thì cũng là thằng chịu đòn trước tiên.
- Khi lấy kinh cũng vẫn phải đút lót mới lấy được kinh thật. Ý nghĩa là cái gì mà không có tiền thì đều không làm được.
- Trên đường đi thỉnh kinh tất cả các rắc rối điều do cái "ngu" của Đường Tăng mà ra. Ý nghĩa: Mấy thằng ngu lúc nào cũng làm sếp.
- Bát Giới xu nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ. Ý nghĩa: Mấy thằng nịnh thường đượng sung sướng.
- Sa Tăng thật thà và lúc nào cũng bưng bê khuân vác, bao nhiêu việc nặng điều làm hết. Ý nghĩa: Thật thà thường thua thiệt.
- Tôn Ngộ Không: tài giỏi xuất chúng và bị Đường Tăng cho đeo 1 cái vòng kim cô, nhưng lúc nào cũng là thằng đầu tiên phải xông vào hang cọp cứu "sếp". Ý nghĩa: Người tài luôn bị sếp kìm hãm (vòng kim cô), ko có cơ hội phát huy tài năng và gặp chuyện gì nguy hiểm gì thì cũng là thằng chịu đòn trước tiên.
- Khi lấy kinh cũng vẫn phải đút lót mới lấy được kinh thật. Ý nghĩa là cái gì mà không có tiền thì đều không làm được.
st by Sao Chổi
Công an Long An làm tay sai cho Tàu ?
BẢN CÁO TRẠNG CỦA ĐINH NHẬT UY MANG NHIỀU TỘI DANH SỬ DỤNG FACEBOOK.
Nhân dân Việt nam cần bắt khẩn cấp tên đại tá Nguyễn Sáu vì hắn là an ninh Tàu khựa !
Qua
bản cáo trạng của Đinh Nhật Uy chúng ta tạm thời chú tâm chỉ lượt những
nội dung mà nhà nước CSVN kết tội sử dụng FaceBook như thế nào. :
Trang (2) bản cáo trạng viết :
-
Ảnh bìa trang FaceBook thực hiện ngày 14,23/5/2013 có nội dung kêu gọi
hướng về phiên tòa xét xử vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, kêu
gọi trả tự do cho Kha, Uyên.
- Ảnh bìa trang FaceBook thực hiện ngày 24/12/2012 với nội dung nhắn gửi Kha, Uyên "Vững bước nhé những người em thân yêu".
-
Ảnh bìa (FaceBook) thực hiện ngày 26/12/2012, ngày 01/2/2013 có hình
Kha, Uyên được sắp xếp chung với các đối tượng khác ... Nội dung chủ đề
các ảnh bìa trang FaceBook có tính chất cổ vũ hành vị vi phạm pháp luật
của một số đối tượng nầy.
-
Tin đăng (FaceBook) ... ngày 22/1/2013 thông báo về TTYN ...có nội dung
châm biếm, đả kích, đi ngược lại chủ trương lớn của nhà nước ta trong
việc lấy ý kiến sửa đổi HP92 và chính sách đối ngoại với TQ cụ thể như :
- Ngày 28/2/2013 cập nhật ảnh đại diện FaceBook ... Xóa Bỏ điều 4 HP
- Ngày 24/1/2013 đăng 1 tấm ảnh trên FaceBook châm biếm việc sửa đổi HP
-
Trang FaceBook của bị can thực hiện đã có nhiều lượt người dùng vào xem
và tham gia bình luận, nói xấu chế độ, xuyên tạc một số chủ trướng lớn
của nhà nước ... Nội dung bình luận nầy tập trung ở một ở một số người
dùng FaceBook có kết nối bạn bè với bị can, trong đó có những tài khỏang
tham gia nhiều lượt bình luận ...
Trang
(3) bản cáo trạng viết : ...Đăng tin hướng dẫn người khác liên kết
trang FaceBook Hội Những Người Yêu Mến Hai Sinh Viên Nguyễn Phương Uyên
và Đinh Nguyên Kha" www.facebook.com/toai2,...Tất cả
những trang web nầy đều có chứa nội dung cổ súy cho hành vi vi phạm
pháp luật của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên và 'xâm phạm tới nhà
nước' ... Một số bài viết trên trang web nầy (FaceBook) có nội dung có
hại đến trật tự, an toàn xã hội, xuyên tạc tình hình chính trị - xã hội ở
Việt Nam; nói xấu chế độ, xúc phạm, xâm hại lực lượng Công An nhân dân
Việt Nam ....
Đọc
chưa hết bản cáo trạng dài lòng thòng với các tội danh FaceBook nầy
xong thì anh chị đã biết là bọn chó An Ninh nó đang chung dưới gầm bàn
nghe ngóng thông tin đấy ạ.
Còn nhiều nữa nhưng đọc chán quá, các bạn có thể vào đọc hết văn bản Cáo trang luật rừng tại đây : https://www.facebook.com/ photo.php?fbid=1015179555523880 8
Tướng Tô Lâm muốn tái diễn lại vụ Văn GIang ?
Tướng Tô Lâm có vai trò rất lớn trong vụ cướp đất và đàn áp nhân dân
Văn giang đổ máu ngày 24 tháng 4 năm 2012 lịch sử, những bài học rút ra
từ vụ Văn Giang có lẽ đang được Tướng Tô Lâm viết thành sách để tiếp
tục áp dụng cho các vụ đàn áp dân oan, cướp đất, đàn áp dân oan và giáo
dân các vùng miền ?
Dân Văn Giang ghi sâu thành tích của Tô Lâm, Hào và cộng sự Hưng
Yên đã giúp mở mắt cho nhân dân Văn giang thấy rõ : đứa con sinh ra,
được Quê hương nuôi nấng thành người sẽ có ngày trở thành kẻ quay lại
bán đứng Quê hương mình chỉ vì miếng ăn và sấp đô la mà những kẻ cướp
đất dúi cho.
Nhưng lịch sử cho dù có bị viết láo, sách sử có thể bị đốt thì vẫn
có ngày sự thật được phơi bày, công trạng sẽ được phân xử rõ ràng, Tô
Lâm nên nhớ điều này, cũng nên đọc chuyện Romania vừa xét xử cựu cai tù
cộng sản về các tội đối xử với tù nhân chính trị thời trước những năm
90. Cao Ngọc Oánh cũng nên lén về nhà đọc các trang mạng xã hội để biết
mình đã đến đâu trên con đường tới đoạn đầu đài chờ nhân dân phán xử.
Tiếp tay cho ngoại bang, tiếp tay cho băng đảng ma fia bán rẻ Tổ
quốc, quay lưng lại với Dân tộc qua những hành vi chụp mũ bỏ tù người
Yêu nước, hành hạ những tù nhân chính trị như Điếu Cày, Hà Vũ, Tạ Phong
Tần và nhiều người yêu nước khác, đàn áp dân oan thấp cổ bé họng đi
khiếu kiện vì các cẩu quan địa phương cướp đất ...Tội danh chu di cửu
tộc cũng chưa đáng, Oánh và Tô Lâm cứ chờ đấy, oan có đầu, nợ có chủ, nợ
máu với Nhân dân thì phải đền máu !
- Bác Lê Hiếu Đằng và con đường dân chủ - New !!
- Nói về vấn đề đa nguyên đa đảng trong xã hội nước ta ngày nay - New !!
Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Tô Lâm, vừa thăm và làm việc với công an Nghệ An trong hai ngày 4/9 và 5/9.
Cũng hôm thứ Tư 4/9, tại Giáo xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An đã xảy ra xô xát giữa giáo dân và công an, làm nhiều
người bị thương.
Tin cho biết trong cuộc họp với giới chức Nghệ An, Trung tướng Tô Lâm
khuyến cáo rằng trong thời gian tới sẽ “có nhiều diễn biến phức tạp, vì
vậy Công an tỉnh Nghệ An cần chủ động làm tốt hơn nữa công tác nắm tình
hình… để chủ động tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ, chính quyền giải
quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, không để xảy ra
đột xuất, bất ngờ”.
Thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4, ông Tô Lâm cũng kêu gọi cảnh sát
cơ động “luyện tập, sẵn sàng chiến đấu cao, cơ động nhanh để ngăn chặn,
trấn áp kịp thời các vụ khủng bố, gây rối, các cuộc bạo loạn vũ trang,
phối hợp truy bắt các loại tội phạm nguy hiểm, góp phần bảo vệ an ninh
trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn”.
Không rõ chuyến thăm của ông thứ trưởng có phải là sự trùng hợp hay
không, nhất là khi vụ Giáo xứ Mỹ Yên có nguồn gốc từ những bất đồng nảy
sinh từ vài tháng trước.
Trong khi đó vẫn đang có nhiều luồng thông tin trái nhau về những gì xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên.
‘Gây rối trật tự’
Các kênh chính thống mấy ngày gần đây có nhiều bài nói về vụ này, gọi đây là “cuộc gây rối và bạo loạn tại xã Nghi Phương”.
Cổng thông tin điện tử của tỉnh Nghệ An chạy một loạt bài về sự kiện lên
cao trào ngày 4/9 và cảnh báo người dân không nên “rơi vào bẫy chia rẽ
lương-giáo” của các thế lực phản động.
Trang mạng này mô tả khá chi tiết tiến trình cuộc bạo động, khi “hàng
trăm giáo dân quá khích tại Giáo xứ Mỹ Yên đã gây ra một cuộc hỗn loạn
bằng gạch đá và gậy gộc ngay trước trụ sở UBND xã Nghi Phương, huyện
Nghi Lộc, cách Tòa Giám mục Xã Đoài không xa, làm bị thương hàng chục
người” hôm 4/9.
“Đám đông này không ngừng la ó, gây ồn ào náo loạn, mất trật tự, cản trở
giao thông tuyến Tỉnh lộ 34 đoạn chạy qua địa bàn xã Nghi Phương và
hình thành nên vòng vây uy hiếp cán bộ và người dân đang có mặt trong
trụ sở UBND xã Nghi Phương. Các loại đá lớn, nhỏ tiếp tục được ném vào
như mưa khiến nhiều người vỡ đầu lõa máu, nằm, ngồi ngổn ngang khắp
khuôn viên UBND xã.”
Nguyên do của xung đột, theo chính quyền tỉnh Nghệ An, là vì cơ quan
điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành bắt tạm giam và khởi tố vụ án
hình sự đối với hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải vì các hành vi
gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản công dân, bắt giữ người trái
pháp luật và cố ý gây thương tích hôm 27/6.
“Trước đó, vào ngày 22/5/2013, những đối tượng này đã cùng một số người
cực đoan hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương
tích một cách vô cớ và đập phá nhà anh Đậu Văn Sơn, ở cùng xã Nghi
Phương, gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng,” cổng thông tin tỉnh
Nghệ An cho hay.
Tòa Giám mục Xã Đoài nói chính quyền đã dùng vũ lực trấn áp giáo dân gây thương tích
Đặc biệt, kênh chính quyền này tập trung mũi dùi công kích vào vai trò
của Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, người vừa trở về từ
chuyến công cán nước ngoài hôm 26/8.
Giới chức nói chỉ hai ngày sau khi vị giám mục trở về “ngày 30/8/2013,
khoảng gần 100 giáo dân quá khích đã kéo lên trụ sở UBND xã Nghi Phương
gây rối trật tự, có hành vi lăng mạ, xúc phạm, đe dọa đồng chí Đậu Văn
Sơn (Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã) cực kỳ ngang ngược, đám đông
còn ép buộc đồng chí Sơn phải cởi bỏ trang phục”.
Họ cũng cáo buộc Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp là có phát ngôn ‘kích động’ và thái độ ‘không hợp tác’.
Trong khi đó, trong phỏng vấn với BBC hôm 5/9, Đức Giám mục chỉ trích
chính quyền đã không làm đúng cam kết là thả hai ông Khởi và Hải cho dù
đã hứa.
Kêu gọi bênh vực cho công lý
Cũng hôm 5/9, Tòa Giám mục Xã Đoài quản Giáo phận Vinh ra thông cáo “về
việc chính quyền Nghệ An tổ chức dùng vũ lực trấn áp giáo dân”.
Thông cáo “chính thức xác nhận” sự việc nghiêm trọng xảy ra tại Giáo xứ
Mỹ Yên, khi “chính quyền Nghệ An đã tổ chức hàng trăm công an, cảnh sát
cơ động, dân quân tự vệ và côn đồ, với các loại vũ khí và chó nghiệp vụ,
gây hỗn loạn và đánh đập dã man giáo dân”.
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói trong phỏng vấn với BBC rằng vụ trấn
áp đã gây ra thương vong đáng kể. “Hiện nay trong ba người bị nặng, một
người thì bị tụ máu trong sọ, có thể phải đi mổ. Những người còn lại bị
thương cũng khoảng 15 người”.
Tòa Giám mục Xã Đoài tuyên bố cực lực lên án việc chính quyền “dùng bạo
lực đàn áp quần chúng nhân dân, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, sức
khỏe và tính mạng của người dân, xúc phạm niềm tin tôn giáo”.
“Chúng tôi mạnh mẽ phản đối việc chính quyền không tôn trọng sự thật
trong vụ việc ngày 22/5/2013, xuyên tạc và phủ nhận thiện chí đối thoại
của Tòa Giám mục giáo phận Vinh trong việc bênh vực quyền lợi người dân,
bảo vệ công lý xã hội.”
Thông cáo cũng “khẩn thiết kêu gọi mọi tín hữu giáo phận Vinh và những
người yêu chuộng hòa bình hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ
đàn áp này và lên tiếng bênh vực cho công lý”.
Hiện tại tình hình Giáo xứ Mỹ Yên được nói đã lắng xuống.
THEO BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét