Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Tin ngày 08/9/2013 - Hội nghị Trung ương 8 có gì đáng lưu ý?

  • Không khí chính trị ngột ngạt, người dân Trung Quốc bất an (RFI) - Lâu nay báo chí vẫn nói nhiều đến tình trạng không khí ở Bắc Kinh ô nhiễm đến khó thở, thế nhưng bầu không khí chính trị ở nước này cũng ngột ngạt không kém khiến cho không ít người vốn thuộc tầng lớp khá giả cảm thấy cuộc sống của họ bất an phải tính chuyện rời bỏ đất nước. Thực tế này ở Trung Quốc đã được ông Francois Bourgon, phó tổng biên tập báo Le Monde phân tích qua bài viết : << Không khí ở Bắc Kinh không thở nổi, không khí chính trị cũng vậy >>.
  • 30 tỷ đô la hợp đồng giữa Trung Quốc và Kazakhstan (RFI) - Hôm nay 07/09/2013, Kazakhstan thông báo nước này và Trung Quốc đã ký hơn 20 hợp đồng trong nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp đến giao thông, năng lượng. Trị giá các hợp đồng lên đến 30 tỷ đô la. Kazakhstan là một trong ba nước Chủ tịch Trung Quốc viếng thăm nhân vòng công du Trung Á trước khi khai mạc cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Bichkek.
  • Tình báo Mỹ bất bình trước các tiết lộ về giải mã internet (RFI) - Văn phòng Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (ODNI) hôm qua 06/09/2013 đã tỏ ra bất bình trước việc báo chí đăng tải các tài liệu do Edward Snowden tiết lộ, cho thấy Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã bí mật hoàn thiện các phương pháp để giải mã hay xâm nhập hầu hết các hệ thống mã hóa trên internet. ODNI khẳng định, giải mã các thông tin liên lạc chính là nhiệm vụ của cơ quan trên.
  • Dennis Rodman kết thúc chuyến thăm Bình Nhưỡng (RFI) - Hôm nay 07/09/2013, cựu ngôi sao bóng rổ của Mỹ, Dennis Rodman rời khỏi Bình Nhưỡng, kết thúc 5 ngày viếng thăm Bắc Triều Tiên. Được tiếp kiến Kim Jong Un, nhưng Rodman không trở về cùng nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn, Kenneth Bae.
  • NASA lại phóng phi thuyền lên Mặt trăng (RFI) - Bốn mươi năm sau khi các phi hành gia cuối cùng của chương trình Apollo rời khỏi Mặt trăng, Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA hôm qua, 06/09/2013, đã phóng một phi thuyền thăm dò mới lên Mặt trăng để khám phá những bí ẩn của bầu khí quyển rất mỏng của thiên thể này.
  • Olympic 2020 : Tokyo khó khăn vì Fukushima (RFI) - Tokyo, Madrid hay Istanbul sẽ được chọn để tổ chức Olymic 2020 ? Tại Buenos Aires, Ủy ban Thế vận Quốc tế (CIO) biểu quyết vòng cuối cùng để chọn thành phố đăng cai Thế vận hội lần thứ 32. Kết quả chính thức được công bố vào lúc 20 giờ, giờ quốc tế hôm nay (07/09/2013). Những sự cố liên tiếp từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đe dọa cơ may của Tokyo. TEPCO phải lên tiếng trấn an CIO.
  • Thái Lan : Quyền thế vẫn thắng Pháp luật ? (RFI) - Công lý tại một nước dân chủ phải là << pháp bất vị thân >>. Điều đó tuy nhiên vẫn còn là một giấc mơ tại Thái Lan. Ngày 02/09/2013, lại xẩy ra một sự kiện có thể được xem là một ví dụ điển hình về tình trạng thiên vị giới quyền thế trong hệ thống tư pháp Thái Lan : Một thanh niên thuộc một gia đình giàu có bậc nhất Vương quốc này đã không thèm ra trình diện tòa án để trả lời về một tai nạn lưu thông gây chết người - dù đã bị triệu mời lần thứ sáu liên tiếp.
  • Lãnh tụ đối lập Úc Tony Abbott thắng cử (RFI) - Kênh truyền hình nhà nước Úc ABC hôm nay 07/09/2013 loan báo, liên minh do đảng Tự do (theo khuynh hướng bảo thủ) đứng đầu đã thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Úc. Như vậy ông Tony Abbott, lãnh tụ đối lập sẽ trở thành Thủ tướng Úc, thay cho ông Kevin Rudd của đảng Lao động. Ông Rudd đã công nhận thất bại và gọi điện chúc mừng đối thủ.
  • Ngoại trưởng Mỹ cố thuyết phục châu Âu ủng hộ việc oanh kích Syria (RFI) - Hôm nay, 07/09/2013, tại Vilnius, thủ đô Litva, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cố thuyết phục các đồng nhiệm châu Âu ủng kế hoạch oanh kích Syria, sau khi tổng thống Obama không đạt được sự đồng thuận rộng rãi về kế hoạch này tại cuộc họp thượng đỉnh G20 ở Saint Petersbourg.
  • Đức Giáo hoàng tổ chức Ngày cầu nguyện cho Syria (RFI) - Theo sáng kiến của Giáo hội Công giáo, một ngày nhịn ăn và cầu nguyện được tổ chức hôm nay, thứ Bảy 07/09/2013 trên toàn thế giới để phản đối mọi can thiệp quân sự vào Syria. Một buổi lễ cầu nguyện quan trọng cũng dự kiến diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô ở Roma, với sự hiện diện của Đức Giáo hoàng Phanxicô.
  • Đánh Syria : Obama khó thuyết phục dư luận Mỹ (RFI) - Phát biểu trên đài phát thanh, tổng thống Obama ngày 07/09/2013 kêu gọi Quốc hội Mỹ không nên << mù quáng trước việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học >>. Lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ giải thích với công chúng vì sao Hoa Kỳ phải trừng phạt Damas vào ngày 10/09/2013.
  • Giám mục Giáo phận Vinh lên án vụ đàn áp giáo dân Mỹ Yên (RFI) - Sau bản thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài, hôm qua, 06/09/2013, đến lượt Giám mục Giáo phận Vinh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp công bố một bức thư chung lên án vụ đàn áp giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, Nghệ An, xảy ra ngày 04/09, trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương, khiến nhiều người bị thương nặng.
  • Cử tri Maldives đi bầu tổng thống (VOA) - Cử tri đã xếp hàng dài để chờ bỏ phiếu trước khi phòng phiếu đóng cửa ngày hôm nay. Kết quả có thể được loan báo trong ngày hôm nay hoặc sáng sớm Chủ nhật
  • Cử tri Maldives đi bầu tổng thống (VOA) - Vị tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách dân chủ của nước này và là người bị lật đổ hồi năm ngoái nằm trong số 4 ứng cử viên của cuộc đầu phiếu hôm nay
  • Nasa quay lại mặt trăng (VOA) - Một hỏa tiễn được phóng đi hồi tối thứ 6 từ duyên hải miền đông Hoa Kỳ mang theo một phi thuyền thám hiểm không người lái để nghiên cứu khí quyển và bụi của mặt trăng
  • Nổ bom ở Somalia giết chết 15 người (VOA) - Cảnh sát nói rằng còn có hơn 20 người bị thương khi một chiếc xe hơi gài bom phát nổ và một kẻ nổ bom tự sát tấn công nhà hàng The Village ở thủ đô Mogadishu
  • Đối lập thắng lớn ở Úc (BBC) - Phe đối lập tại Úc thắng lớn trong cuộc bầu cử quốc hội hôm 7/9, chấm dứt sáu năm cầm quyền của đảng Lao động.
  • Australia chuẩn bị bầu cử (BBC) - Lãnh đạo hai đảng chính ở Australia, Kevin Rudd và Tony Abbott, đang có những nỗ lực vận động cuối cùng trước cuộc bầu cử thứ Bảy này.
  • 'Cân nhắc lãnh đạo hai ban của Đảng' (BBC) - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói về nội dung của Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản và một số điều chỉnh về nhân sự cao cấp của Đảng.
  • TQ có thực sự chống tham nhũng? (BBC) - Giới phân tích nói Chủ tịch Tập Cận Bình đang bị áp lực phải bắt cả 'hổ' trong chiến dịch chống tham nhũng "Hổ và Ruồi".
  • Kỷ niệm 40 năm quan hệ Anh Việt (BBC) - Hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ Anh Việt vừa được Đại sứ quán Việt Nam tại London tổ chức ở nhà hát Cadogan Hall, London.
  • Philippines biến thành kho vũ khí khổng lồ của Mỹ trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 29/8, Washington và Manila đã chính thức bước vào vòng đàm phán quốc phòng thứ hai tại Lầu Năm Góc nhằm thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên Biển Đông. Điều này có thể biến Philippines thành một kho vũ khí khổng lồ của Mỹ trên khu vực.
  • Cả châu Á–Thái Bình Dương dõi theo cuộc bầu cử Australia (BaoMoi) - (Quan hệ Quốc tế) - Tình hình Biển Đông: Sáng 7/9, hàng triệu cử tri Australia đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử tại nước này. Kết quả cuộc bầu cử của quốc gia này được cho là sẽ có nhiều tác động đến hiện trạng châu Á – Thái Bình Dương và cả Biển Đông.
  • Tập Cận Bình: "Mỹ chớ làm hại lợi ích cốt lõi Trung Quốc ở Biển Đông" (BaoMoi) - (GDVN) - Phản ứng khôn khéo của Obama cho thấy Washington không dễ mắc lỡm Bắc Kinh khi một mặt ông hoan nghênh và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, và đặc biệt là Mỹ sẵn sàng đóng góp vào tiến trình này. Không có chuyện Mỹ để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông.
  • “Thành đồng trên Biển Đông”: Đảo Len Đao và Trận chiến Gạc Ma (BaoMoi) - Đảo Len Đao nằm sát cạnh đảo Gạc Ma (đảo Gạc Ma do Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp năm 1988). Trước những tham vọng, hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, Len Đao luôn vững chãi như thành đồng đất Việt giữa biển khơi.
  • Bầu cử Úc trước ngã rẽ Mỹ-Trung trong thế cục Biển Đông (BaoMoi) - Ngày hôm nay (7/9), nước Úc bắt đầu khai màn bầu cử. Sự lựa chọn quan trọng nhất đối với chính quyền Canberra lúc này không phải là giữa Thủ tướng Kevin Rudd và thủ lĩnh đảng đối lập Tony Abbott, mà lại là quyết định khó khăn sẽ ngả theo đồng minh thân cận Mỹ hay đối tác kinh tế hàng đầu Trung Quốc, tờ Bloomberg bình luận.
  • Tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản (BaoMoi) - (NLĐO) – Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JGC) cho biết 4 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải nước này gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư tối 6-9.
  • Tin quốc tế ngày 7/9 (BaoMoi) - Hôm 5/9, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu hồi Đại sứ nước này ở Trung Quốc để tham vấn về thông tin Bắc Kinh cho đặt 75 khối bê tông để xây dựng ở khu vực bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham.
  • Đài Loan sớm muộn cũng hút dầu khí Biển Đông (BaoMoi) - Hàng loạt động thái thăm dò và khảo sát Biển Đông một cách trái phép từ phía Đài Loan trong vòng một năm trở lại đây đang cho thấy việc đảo này thò chiếc vòi vào hút dầu khí tại Biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian, tờ Energy Tribune ngày 6/9 bình luận.
  • Trung Quốc ra đòn kinh tế gây sức ép với Philippines về Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Hoạt động thương mại giữa Philippines với Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước trên Biển Đông, các nhà xuất khẩu Philippines đang gặp nhiều khó khăn hơn để sản phẩm của họ có thể vào được thị trường Trung Quốc.
  • Trung Quốc với các chiêu lấn chiếm Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 5/9/2013 Philippin cho biết Trung Quốc đã đóng tới 75 chiếc cọc bê tông ở đảo Scarborough của Philippin mà Trung Quốc tự nhận là “Hoàng Nham” thuộc chủ quyền của mình. Đây là một trong những chiêu mà Trung Quốc áp dụng trong tiến trình “lấn chiếm, gậm nhấm” Biển Đông.
  • Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Malaysia (BaoMoi) - Theo TTXVN, trưa 6-9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Quốc vương Malaysia Abdul Halim Mu’adzam Shah đang có chuyến thăm cấp nhà nước tại Việt Nam.

Hội nghị Trung ương 8 có gì đáng lưu ý?

Đảng cộng sản VN
Dàn xếp nhân sự cao cấp của Đảng có thể tới 2015 sẽ rõ hơn, theo quan sát trong nước

Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp nhóm họp trong tháng 10 có thể xem xét một số nội dung từ nhân sự tới chống tham nhũng, và lắng nghe báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm và chủ đề sửa đổi Hiến pháp, theo ý kiến quan sát từ Việt Nam.

Trao đổi với BBC hôm 07/9 từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Tư vấn Thủ tướng Chính phủ, cho hay đây là một hội nghị đánh giá giữa nhiệm kỳ của BCH Trung ương Đảng khóa XI.

Trước khi diễn ra Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cử 7 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói: "Tôi nghĩ 7 đoàn này sẽ có báo cáo với Bộ chính trị và Bộ chính trị sẽ báo cáo ra Hội nghị Trung ương, tiếp theo những nỗ lực mà ông Tổng Bí thư đã có về chấn chỉnh Đảng, về chống tham nhũng, tiêu cực."

Về vấn đề nhân sự, gần đây, Đảng đã có điều động nhân sự cao cấp qua việc Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân được điều nắm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và trước đó đã có kiện toàn bộ máy nhân sự với các Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận tiếp: "Tôi nghĩ Hội nghị Trung ương có lẽ sẽ có một số quyết định về mặt nhân sự, chí ít là với ông Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân đã được cử sang làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc.

"Chắc ông không thể nào kiêm nhiệm chức Phó Thủ tướng."

Một nguồn khác giấu tên nói với BBC rằng hội nghị tháng 10 sẽ bàn khung nhân sự cấp Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị khóa tới.

Khung nhân sự tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cũng sẽ được bàn luận.

'Hiến pháp trình Đảng'

"Thường tất cả những lần trước của Quốc hội thì bao giờ Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản cũng quyết rồi, sau đó mới bảo Quốc hội thảo luận và giơ tay đi"
TS Nguyễn Quang A
Tin cho hay từ ngày 9-24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam sẽ nhóm họp để bàn thảo, xử lý, xem xét một số dự án sửa đổi, bổ sung luật.

Hôm thứ Bảy, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì, đã họp và công bố vào tháng 10/2013, Quốc hội sẽ họp và thông qua Hiến pháp sửa đổi, bổ sung.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận: "Bản sửa đổi bổ sung đó, như ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói, sẽ trình ra Hội nghị Trung ương.

"Hội nghị Trung ương sẽ có một cuộc thảo luận và sẽ có ý kiến về dự thảo Hiến pháp này."

Cũng từ Hà Nội, hôm thứ Bảy, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng Hội nghị trung ương 8 sẽ có hai nội dung đáng quan tâm.

Theo nhà quan sát này, đó là chỉ đạo thông qua Hiến pháp sửa đổi và xử lý các vấn đề nội bộ của Đảng, bao gồm vấn đề nhân sự cấp cao, chống tham nhũng.

Tiến sỹ Quang A nói: "Thứ nhất là vấn đề Hiến pháp, vì đến tháng 10, Quốc hội họp, dự kiến là thông qua.

"Và thường tất cả những lần trước của Quốc hội thì bao giờ Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản cũng quyết, sau đó mới bảo Quốc hội thảo luận và giơ tay đi."

'Nhân sự nội bộ'

Lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam
Hiến pháp sửa đổi, nhân sự nội bộ được cho là những chủ đề và nội dung được bàn tại Hội nghị TƯ8 của Đảng

Về nội dung nội bộ của Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện Chính sách độc lập (IDS đã tự giải thể), nói:

"Có lẽ vấn đề thứ hai là vấn đề mà ông Tổng Bí thư đã nói rất nhiều lần là vấn đề nội bộ của Trung ương (Đảng) chuẩn bị cho nhân sự."

Còn một nội dung nữa là bỏ phiếu tín nhiệm trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng như ở Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương, nhưng theo Tiến sỹ Quang A, hiện chưa rõ vấn đề này còn được nhắc lại hay đặt ra nữa hay không ở Hội nghị 8.

Về vấn đề nhân sự cao cấp của Đảng, TS Quang A cho rằng có thể phải đợi đến năm 2015 mới rõ ràng.

Ông nói: "Bây giờ mới đang là chuẩn bị, đến năm 2015, nó mới nổi lên. Thực sự ở Việt Nam không có một kế hoạch như bên Trung Quốc chẳng hạn. Nhiều năm trước ở Trung Quốc, người ta biết ông Tập Cận Bình sẽ lên thay. Ở Việt Nam, hầu như không có cái đấy và đến phút thứ 89, có khi vẫn còn bất ngờ."

Trước đó, hồi tháng Năm đã diễn ra Hội nghị Trung ương 7 của Đảng.

Hội nghị này bầu bổ sung vào Bộ chính trị hai tân Ủy viên là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân.

Tại Hội nghị 7, hai phương án nhân sự được cho là được ông Nguyễn Phú Trọng giới thiệu, đề cử vào Bộ chính trị là các ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng, đều không hội đủ phiếu bầu để trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.
(BBC)

Trường Yên - Nói tiếp về ý tưởng cơm 2.000 đồng

Quán cơm 2000 đồng
Nhiều quán cơm 2000 đồng như của 'Người tôi cưu mang' đã xuất hiện

Bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” của tác giả Nguyễn Quảng đăng trên BBC ngày 5/9/2013 đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của dư luận.

Những ý kiến đồng tình cho rằng, bài viết đã phân tích ra những hệ lụy xã hội như ảnh hưởng đến những người bán “cơm bình dân”, tạo điều kiện cho những kẻ “chăn thầu ăn mày” càng giàu thêm, làm tăng tỷ lệ di dân cơ học từ nông thôn vào thành thị, cổ vũ tính ỷ lại của dân nghèo,…

Ngược lại, những ý kiến phản đối lại cho rằng, bài viết có một góc nhìn hạn hẹp, chà đạp lên giá trị “từ thiện” của những người tổ chức cơm 2.000 đồng, quay lưng lại với những giá trị truyền thống “thương người như thể thương thân” của người Việt.

Để rộng đường dư luận, bài viết này sẽ phân tích vấn đề trên ở một góc nhìn khác.

Từ thiện hay kinh doanh

Cơm 2.000 đồng xuất phát từ ý tưởng của một nhóm người thiện nguyện, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân hảo tâm để cung cấp một bữa ăn miễn phí cho người nghèo.

Người Việt thường có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Có lẽ nhìn nhận rõ vấn đề trên, nên những nhóm thiện nguyện đưa ra mức giá 2000.đồng để những người nghèo không bị mặc cảm theo kiểu “bố thí” khi nhận những xuất cơm từ thiện như thế.

Ý tưởng cơm 2.000 đồng không mới. Đã từ lâu, tại một số chùa và tu viện đã có những bữa ăn miễn phí cho người nghèo, chủ yếu vào các ngày cuối tuần. Những người thiện nguyện góp tiền, gạo, công sức để tổ chức nấu những bữa cơm miễn phí. Cũng có những nhóm thiện nguyện góp tiền nấu cơm và phát cho những bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện.

Như vậy có thể thấy, cơm 2.000 không phải là một ý tưởng kinh doanh, càng không phải là một ý tưởng từ thiện mới mẻ.

Những nhóm thiện nguyện tổ chức bán cơm 2.000 đồng với mục tiêu không chỉ giới hạn những bữa ăn miễn phí cuối tuần tại các chùa, không chỉ giới hạn những xuất cơm miễn phí cho các bệnh nhân nghèo trong xã hội. Mà họ muốn đưa mô hình này nhân rộng ra xã hội, giúp những người nghèo khác có những bữa ăn “gần như” miễn phí hàng ngày, với mức giá mang tính tượng trưng: 2.000 đồng. Đồng thời, việc trả 2.000 đồng để mua một suất cơm cũng có ý nghĩa để những người nghèo được ăn cơm đóng góp vào để có thêm nhiều suất cơm cho những người nghèo khác.
"Cơm 2.000 đồng không phải là một phương thức kinh doanh. Đây là một chương trình từ thiện của những người thiện nguyện với mong muốn có một sự sẻ chia với những người nghèo trong xã hội."
Như vậy, có thể thấy, cơm 2.000 đồng không phải là một phương thức kinh doanh. Đây là một chương trình từ thiện của những người thiện nguyện với mong muốn có một sự sẻ chia với những người nghèo trong xã hội như truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Có hay không hệ lụy xã hội

Bài viết của tác giả Nguyễn Quảng nêu lên những hệ lụy của hình thức “kinh doanh” cơm 2.000 đồng. Tác giả cho rằng cơm 2.000 đồng “bán phá giá” và ảnh hưởng đến những người bán cơm bình dân khác. Tiếp tay cho những kẻ chăn thầu ăn mày làm giàu trên thân xác của trẻ em ăn xin. Khuyến khích người dân lao động phổ thông từ nông thôn tràn vào đô thị. Đồng thời, tạo ra tính ỷ lại của người nghèo khi đã có những người khác “bao cấp”.

Bất kỳ một hoạt động nào trong xã hội, mà đặc biệt những hoạt động liên quan đến người nghèo đều có tính tích cực và mặt hạn chế của nó. Không riêng gì xã hội Việt Nam, mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới cũng không ngoại lệ. Những đô thị phồn hoa như Paris, New York hay Tokyo không phải là không có những người nghèo và những khu nhà ổ chuột.

Rõ ràng, mục đích của cơm 2.000 đồng là làm từ thiện như đã nêu ở trên. Những người thiện nguyện không có ý định cạnh tranh kinh doanh với những người bán cơm bình dân. Họ cũng không tiếp tay cho những kẻ chăn thầu ăn mày, cũng không muốn tạo ra tính ỷ lại của người nghèo.

Những thành phố lớn như Sài Gòn hay Hà Nội, luôn có hàng triệu người lao động. Nghĩa là trưa nào cũng có hàng triệu suất cơm được bán ra. Với vài cửa hàng cơm 2.000 đồng, mỗi cửa hàng bán tối đa 200 suất cơm/ngày , nghĩa là chương trình này chỉ cung cấp khoảng 1.000 suất cơm mỗi ngày. Có hay không sự ảnh hưởng đến những người bán cơm bình dân khác, chắc độc giả tự đánh giá được.
"Vấn đề cần quan tâm là những yếu kém của cơ chế quản lý nhà nước và những định hướng nhận thức xã hội dẫn đến tồn tại những vấn nạn xã hội chứ không nên đổ lỗi cho một chương trình từ thiện có ý nghĩa như cơm 2.000 đồng."
Đối với những kẻ chăn thầu ăn mày, những kẻ có thể nói là thất đức nhất trong xã hội, vì chúng kiếm tiền trên thân xác của những trẻ em vô tội. Chúng là những tội phạm của xã hội mà chúng ta cần phải lên án và trừng trị. Thay bằng việc phê phán cơm 2.000 đồng giúp cho chúng tiết kiệm được 18.000 đồng từ bữa trưa của đứa trẻ, hãy làm một điều gì đó có ý nghĩa hơn để loại bỏ những kẻ này trong xã hội, để những trẻ em thay vì đi ăn mày được đi học, được vui chơi như những trẻ em khác.

Đối với những người lao động nghèo, đành rằng những người nghèo có tính ỷ lại. Nhưng sự ỷ lại không phải vì họ không cố gắng, mà là họ không thể cố gắng. Khi mà họ không có tri thức, không có nghề nghiệp, không có phương tiện và công cụ lao động,… thì sự cố gắng của họ có đem lại hiệu quả gì không? Đồng thời, cũng cần nhìn nhận rằng, sự ỷ lại của họ một phần được hình thành từ sự quản lý tập trung bao cấp duy ý chí trước đây và thậm chí ngay cả hiện tại.

Như vậy, những hệ lụy xã hội nêu trên nếu không có cơm 2.000 đồng vẫn đã và đang tồn tại. Vấn đề cần quan tâm là những yếu kém của cơ chế quản lý nhà nước và những định hướng nhận thức xã hội dẫn đến tồn tại những vấn nạn xã hội chứ không nên đổ lỗi cho một chương trình từ thiện có ý nghĩa như cơm 2.000 đồng.

Và những trăn trở!

Không chỉ riêng Việt Nam có cơm 2.000 đồng, mà nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới cũng có những chương trình tương tự. Chẳng hạn những nhà trọ miễn phí cho dân lang thang, hay những chương trình phát đồ ăn miễn phí cho người nghèo.

Có điều, ở những nước phát triển, những chương trình giúp đỡ người nghèo, người lang thang cơ nhỡ không “bị” những người không nghèo, có nhà có cửa lợi dụng.

Đó cũng chính là điều mà tác giả Nguyễn Quảng áp đặt quan điểm cơm 2.000 đồng là một hình thức kinh doanh, bởi vì những kẻ có tiền sẵn sàng nhảy vào tranh suất cơm 2.000 với những người rất nghèo, cần có sự giúp đỡ.

Xã hội đã kịch liệt lên án những hành vi như thế khi có những kẻ đi xe SH vào ăn cơm 2.000 đồng ở quán mệ Hiếu (Tp. Huế), hay những nhân viên văn phòng chen nhau mua suất cơm 2.000 đồng ở Sài Gòn. Ngay cả những người thực hiện chương trình cơm 2.000 đồng và những người tài trợ, đóng góp cũng thấy bất bình vì lòng tốt của họ bị lạm dụng.
"Những kẻ đi xe SH, những kẻ có đủ tiền đi ăn nhà hàng,… lại lao vào tranh cướp một suất ăn từ thiện 2.000 đồng của người nghèo, chắc chắn không có một chút “liêm sỉ” nào cả. Cũng chính những kẻ đó làm mất đi tính nhân đạo của xã hội đối với chương trình cơm 2.000 đồng."
Câu hỏi đặt ra, tại sao ở Việt Nam lại có những điều xấu đến thế?
Có lẽ, do trải qua những thời kỳ rất khó khăn về kinh tế, nên trong tâm thức của một bộ phận không nhỏ người Việt luôn bị ám ảnh, và thói quen cố “giành” bằng được miếng ăn mà không mất công sức đã thành một bản năng của họ.

Cũng có lẽ, do ám ảnh cái nghèo, nên một bộ phận không nhỏ cố làm giàu bằng mọi giá, kể cả tranh suất cơm 2.000 đồng của những người thực sự nghèo và cần sự giúp đỡ để dư ra 18.000 đồng làm giàu cho bản thân.

Cũng có lẽ, sự vô cảm và ích kỷ của một bộ phận không nhỏ người Việt. Họ sẵn sàng lạm dụng lòng tốt của những người thiện nguyện, sẵn sàng giành giật suất ăn 2.000 đồng mà họ không phải là đối tượng để bán, cũng như có hàng trăm người nghèo thực sự đang đứng chờ mua suất cơm ấy, và cũng như trong túi họ có đủ tiền để đi ăn nhà hàng.

Những kẻ đi xe SH, những kẻ có đủ tiền đi ăn nhà hàng,… lại lao vào tranh cướp một suất ăn từ thiện 2.000 đồng của người nghèo, chắc chắn không có một chút “liêm sỉ” nào cả. Cũng chính những kẻ đó làm mất đi tính nhân đạo của xã hội đối với chương trình cơm 2.000 đồng. Làm tổn thương lòng tốt của những người hảo tâm với người nghèo. Làm xã hội nghi ngờ tính thiện nguyện của những quán cơm 2.000 đồng và coi đó là một phương thức kinh doanh “bán phá giá”.

Tại sao xã hội bây giờ lại đầy rẫy những kẻ như vậy? Câu trả lời để dành cho độc giả!!!

Trường Yên
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở một trường đại học tại Hà Nội.
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội

Án tử hình trong vụ 'quan tài diễu phố'


Các bị cáo nghe tuyên án tại Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hôm 6/9

Phiên tòa sơ thẩm vụ quan tài diễu phố ở tỉnh Vĩnh Phúc khép lại chiều ngày 6/9 với một án tử hình và hai án tù chung thân, trong lúc viện kiểm sát bác bỏ sự dính líu của con rể chủ tịch tỉnh.

Trong vụ giết người gây rúng động dư luận địa phương, nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh, 27 tuổi, bị một nhóm người hành hung sau khi cãi nhau tại một quán ăn hôm 14/3.

Theo cáo trạng, trong lúc bị truy sát, nạn nhân ngã vào một mương nước và thi thể chỉ được tìm thấy ngày 17/3. Giám định pháp y kết luận: “Nguyên nhân do ngạt nước, trên người có chấn thương vùng lưng và gối trái. Tổn thương ở vùng lưng và gối trái do vật tày gây nên”.

Bị cáo Phùng Mạnh Tuấn, 21 tuổi, bị tuyên án tử hình, trong lúc có án chung thân cho Phùng Đắc Tú, 19 tuổi, và Đặng Quốc Tú, 33 tuổi.

Tòa cũng tuyên án 18 năm tù với bị cáo Nguyễn Văn Tình, 20 năm với Nguyễn Văn Định và 12 năm với Nguyễn Văn Bính.

Bị cáo Nguyễn Duy Hiệp nhận mức án 2 năm 6 tháng tù và Nguyễn Anh Tuấn 3 năm tù.

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) trong tin đăng tải ngày 6/9 cho biết bị cáo Phùng Mạnh Tuấn nhân án tử hình vì bị cáo buộc là người đã đạp vào người nạn nhân Tuấn Anh, gián tiếp gây ra cái chết cho người này.

Mức án này nặng hơn án tù chung thân mà Viện Kiểm Sát đã đề nghị với bị cáo này trước đó.

Hai bị cáo Phùng Đắc Tú và Đặng Quốc Tú nhận án chung thân. Đây cũng là mức án cao hơn mức 20 năm tù giam mà Viện Kiểm sát đề nghị trước đó.

Ngoài các bản án trên ra, các bị cáo còn phải bồi thường cho gia đình bị hại hơn 240 triệu đồng phụng dưỡng mẹ của Nguyễn Tuấn Anh, nuôi hai con của bị hại đến năm 18 tuổi, VOV cho biết.

Quan tài diễu phố


Đã xảy ra va chạm giữa người dân và lực lượng công an khi nguời nhà nạn nhân vác quan tài diễu trên phố

Hôm 17/3 hàng trăm người đã theo gia đình Nguyễn Tuấn Anh mang quan tài của anh diễu trên đường phố Vĩnh Yên.

Thân nhân Tuấn Anh cho rằng có khuất tất trong kết quả khám nghiệm tử thi của công an.

Gia đình nạn nhân cho rằng các đối tượng gây án có liên quan đến con rể chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại phiên tòa, luật sư Lê Thị Oanh, đại diện cho gia đình nạn nhân, cho rằng cần phải làm rõ vai trò của ông Trần Khánh Dũng (Giám đốc doanh nghiệp về xây dựng ở Vĩnh Phúc, đồng thời là con rể của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) có liên quan đến vụ án mạng hay không.

Theo luật sư, sáu bị cáo trong vụ án là nhân viên làm việc cho ông Dũng, và trước khi xảy ra vụ án, các bị cáo này ở trong nhà của ông Dũng.

Luật sư Oanh yêu cầu làm rõ liệu ông Dũng có phạm vào tội “Không tố giác tội phạm” hay có hành vi đồng phạm về tội "Giết người" hay không.

Theo truyền thông trong nước, kiểm sát viên cho tại phiên tòa nói: "Trong quá trình điều tra thể hiện ông Dũng và các bị can không liên quan gì nhau."
(BBC)

Việt Nam xích lại gần Ấn Độ trước đe dọa của Trung Quốc

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại một buổi ký kết thỏa thuận ở New Delhi, 20/5/2013. REUTERS/Adnan Abid

06.09.2013
Một chuyên viên nghiên cứu về Ấn Độ cho rằng đe dọa của Trung Quốc khiến cho Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần Ấn Độ hơn.

Trong một bài báo được phổ biến trên trang mạng dnaindia.com, Tiến sĩ Harsh Pant, chuyên viên nghiên cứu các chính sách ngoại giao và quốc phòng đương đại của Ấn Độ tại trường đại học King ở London gợi ý rằng trước những lời chỉ trích của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cần giữ vũng lập trường của mình.

Ông nhắc lại lịch sử cho thấy Ấn Độ đã từng ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Hiện nay, chính sách Hướng về Phương Đông của Ấn Độ đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, khiến cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam mang thêm ý nghĩa.

Tiến sĩ Pant nêu lên dự định của Ấn Độ cho Việt Nam vay 100 triệu đôla để mua vũ khí của Ấn Độ, và hai nước đã ký thỏa thuận để Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp phản đối của Trung Quốc.

Ông cho rằng Việt Nam đang ngày càng trở thành nền tảng của chính sách Hướng về Phương Đông của Ấn Độ, và Ấn Độ có thể dùng Việt Nam để đối trọng với Trung Quốc, giống như Trung Quốc đang dùng Pakistan để đối trọng Ấn Độ.

Tiến sĩ Pant cho rằng cả Ấn Độ và Việt Nam đều hiểu là muốn phát triển quan hệ song phương, hai nước cần phát triển kinh tế. Ông kêu gọi hai nước gia tăng thương mại và đầu tư, bởi vì hiện nay vẫn chưa đạt hết tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, sắt thép và dược phẩm.

Ông nói rằng Ấn Độ và Việt Nam có một điểm chung, đó là muốn xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ. Ấn Độ đã làm chuyện này từ 10 năm qua, còn Việt Nam đang xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ kể từ khi tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ngày càng nóng lên.

Tác giả bài báo nói rằng Trung Quốc đã tỏ dấu hiệu cho thấy họ khó chịu trước sự cạnh tranh của Ấn Độ tại Đông Nam Á, nhưng nếu Ấn Độ và Việt Nam giữ vững lập trường, họ có thể buộc Bắc Kinh giảm bớt những đòi hỏi chủ quyền mang tính cách bành trướng ở Biển Đông, và buộc Bắc Kinh phải có một lập trường hòa dịu hơn đối với các vấn đề khác trong khu vực.
(VOA)

Cuộc đấu tay đôi Nga – Mỹ ở G20


Tổng thống Mỹ và Nga không thu hẹp khác biệt về Syria

Cả hai bên đều tự nhận chiến thắng ở đấu trường G20 về Syria, nhưng không dễ xác định ai đi theo đội nào.

Ai đã ủng hộ Nga và ai ủng hộ Mỹ?

Theo Tổng thống Vladimir Putin, không có sự chia rẽ 50/50 mà dư luận đã nghiêng về Nga.

Ông nói rằng, tại bữa tiệc tối bàn về Syria, chỉ bốn nước – Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Saudi Arabia (cộng một thủ tướng Anh đã bị quốc hội bác bỏ) - ủng hộ Mỹ.

Còn đi theo Nga, ông nói, là bảy nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Brazil, Nam Phi và Italy.

Nhưng không phải mọi quan điểm của tổng thống Nga về Syria đều được các lãnh đạo G20 tán thưởng.

Tại St Petersburg, còn ai khác nữa công khai tuyên bố như Putin rằng “cái gọi là tấn công vũ khí hóa học” chỉ là “sự khiêu khích của phe nổi dậy, hy vọng nhận được thêm ủng hộ từ giới bảo trợ nước ngoài”?

Khi có tuyên bố quyết liệt như thế, nhà lãnh đạo Nga không chừa chỗ cho sự nhân nhượng và có lẽ khiến ông trông như hơi bị cô lập.

Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố có ủng hộ của đa số người tham dự G20.

Quả thực 11 nước đã ủng hộ tuyên bố chung của Nhà Trắng:
  • Lên án cuộc tấn công vũ khí hóa học của Syria
  • Đồng tình rằng bằng chứng cho thấy chính phủ Syria có tội
  • Kêu gọi quốc tế phản ứng mạnh mẽ
Ngoài Mỹ ra còn là hai nhà lãnh đạo nhiệt liệt tán thưởng hành động quân sự: Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh.

Các nước khác ký vào là các đồng minh của Mỹ: Úc, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Italy. Hai nước cuối cùng này không hiểu sao lại được liệt vào cả hai quan điểm trái ngược.

Nhưng đáng nói, danh sách ủng hộ Obama không có Thủ tướng Đức Angela Merkel (có lẽ bà thấy rủi ro quá khi mà bầu cử liên bang đến gần).

Tuyên bố chung này cũng cẩn thận bỏ đi trọng tâm tranh cãi trong kế hoạch Mỹ: không kích trừng phạt Syria, do Mỹ dẫn dắt và có thể không cần Liên Hiệp Quốc ủng hộ.

Vì thế không rõ ai ủng hộ ai.


Tổng thống Pháp Hollande nói sẽ chờ kết quả điều tra của LHQ

Hai lập trường của Mỹ và Nga thể hiện hai góc trái ngược, trong khi ở giữa là các quan điểm mơ hồ.

Ngay cả tổng thống Pháp bắt đầu đưa ra các điều kiện để Pháp tham dự tấn công:
  • Tấn công chỉ nhắm vào cơ sở quân sự của Syria
  • Chỉ khi thanh tra LHQ đã có thời gian để báo cáo
  • Nếu Hội đồng Bảo an LHQ không chấp thuận, thì phải có sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế
Rõ ràng Tổng thống Obama rời St Petersburg trong vị thế bị yếu đi một chút.
Ông không mở rộng được liên minh quốc tế ủng hộ hành động quân sự.

Nay ông đối diện thêm vấn đề: việc một số lãnh đạo G20 không thích thú dùng vũ lực khi thiếu LHQ có thể tác động tiêu cực đến quần chúng Mỹ vốn đã trong tâm trạng lung lay. Như thế nó cũng tác động đến mong muốn dùng quân sự với Syria tại Quốc hội Mỹ.

Có lẽ Obama sẽ được Quốc hội ủng hộ.

Có lẽ, theo thời gian, Mỹ và các đồng minh sẽ xây dựng được liên minh quốc tế mà họ cần.

Nhưng cũng có thể mấy tháng nữa khi ta nhìn lại G20, ta sẽ nói đây là khoảnh khắc khi mong muốn quốc tế can thiệp vì mục tiêu nhân đạo đã trở nên dao động. Rằng đây là điểm bước ngoặt cho thấy phần còn lại của thế giới không còn muốn Mỹ làm cảnh sát quốc tế khi các định chế khác thất bại, bất chấp khủng hoảng có lớn đến đâu hay sự tàn bạo có nghiêm trọng thế nào.
Bridget Kendall
Phóng viên ngoại giao, BBC News
(BBC)

 Bản tin tiếng Anh

  • Cabinet sets up joint economic panel (Washington Post) - China's cabinet approved the establishment of a joint conference mechanism to coordinate the nation's drive for economic reform.
  • Deal ensures supplies of natural gas (Washington Post) - The Chinese and Turkmen presidents announced on Wednesday the completion of the first phase of the Galkynysh gas field, which will supply gas to China.
  • Finding space to expand in a new world order (Washington Post) - Belgium-based Oleon NV in Europe, has the largest market share in Europe but it was only last year that it launched its first brand in China, with a team of just three people.
  • Nokia sale creates waves (Washington Post) - Microsoft Corp's acquisition of Nokia Corp's mobile business is not likely to introduce a real comeback for the Finnish company in the world's smartphone industry, especially in the Chinese market.
  • Rubber Duck, rival debut in capital (Washington Post) - As Dutch artist Florentijn Hofman's signature Rubber Duck makes its debut in Beijing on Friday, visitors must take care that they're looking at the real thing.
  • Lunar luxuries (Washington Post) - Every year, when the moon shines brightest, a seasonal pastry makes its rounds as a delectable tidbit and a gift for family, friends and clients.
  • Capturing a continent (Washington Post) - Chinese amateur photographers are training their lenses on the wonder and beauty of Africa, shattering stereotypes of war and poverty to show the rich diversity of the continent.
  • Doubts raised over blinded boy case (Washington Post) - Police have identified a family member as the key suspect in a shocking case in which the eyes of a 6-year-old boy were gouged out.
  • Behind these walls (Washington Post) - Dubbed the "Ancient Roman Castles of the Orient", more than 600 enclosed houses in southern Jiangxi province still stand today, testament to the history of the Hakka people.
  • Tai Chi by touch (Washington Post) - Lack of sight didn't stop two tai chi enthusiasts from learning their art - or sharing it with others.
  • Edge of excess (Washington Post) - The Great Gatsby brings an all-American tale of decadence, idealism and social upheaval that Chinese audiences may find familiar.
  • US poses a dual threat to global stability (Washington Post) - A senior Chinese official has warned that US is posing a dual threat to global economy with its plans to relax monetary policy measures and threats to attack Syria.
  • China, Russia a step closer on gas supply (Washington Post) - China and Russia's energy giants signed a framework agreement on Thursday on the Russian gas supply to China, making a leap forward in the decadelong gas negotiations.
  • Shanghai's visa-free policy lifts tourism (Washington Post) - Shanghai authorities said the city's policy allowing citizens from 45 nations to stay up to 72 hours in the city without a visa has noticeably boosted tourism.
  • Inland region 'key' to growth (Washington Post) - The east-to-west shift is the trend for economic development, said Li Keqiang, as China's opening up follows the path that extends from the coast to the inland regions.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét