Trương Nhân Tuấn - Đôi điều với Tiến Sĩ Trần Công Trục về vấn đề biên giới
Hai bài phỏng vấn TS Trần Công Trục ở đây và ở đây,
nội dung ngoài việc đề cập đến một số dữ kiện biên giới, còn có quan
điểm riêng của TS Trục về các lãnh vực khác, liên quan đến lãnh thổ và
hải phận của Việt Nam với các nước láng giềng. Theo ý kiến cá nhân của
tôi, với tư cách một người thường xuyên quan tâm đến tình hình của đất
nước, có tham khảo khá tường tận các hồ sơ phân định biên giới giữa hai
bên Pháp-Thanh trong thời kỳ 1885-1897, hồ sơ phân định biên giới
Pháp-Thái 1904 và hồ sơ biên giới nội địa Đông Dương (các hồ sơ gốc) tại
Trung tâm Văn khố Hải ngoại (CAOM - Centre des archives d’outre-mer)
tại Aix-en-Provence, Pháp quốc, tôi cho rằng những ý kiến của ông Trục
có cái đúng, có cái sai, có cái nửa sai nửa đúng. Các ý kiến khác của
ông, có điểm tôi chia sẻ nhưng một số điểm khác tôi không chia sẻ. Bài
viết này nhằm trình bày những ý kiến của tôi về các cái (mà tôi thấy)
đúng, sai, vừa đúng vừa sai, hay các ý kiến mà tôi chia sẻ cũng như
không chia sẻ.
1/ Theo tôi, TS Trục đã không sai khi phê bình về lãnh đạo CSVN đã sử dụng chiêu bài "biên giới, lãnh thổ" để "chơi nhau", hạ bệ lẫn nhau tranh giành quyền lực. TS Trục cho rằng:
Điều này khẳng định giả thuyết đưa ra từ một bài viết của Nguyễn Chí Trung (thư ký Lê Khả Phiêu) từ đầu thập niên 2000, cho biết quí ông Đổ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt đã sử dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ như là vũ khí để hạ bệ ông Phiêu. Tài liệu viết như sau:
Ông Lê Khả Phiêu bị hạ bệ oan ức. Trong khi những người "bán nước" thực sự là những kẻ đi Thành Đô"chầu" lãnh đạo TQ đầu thập niên 90, trong đó có cả ông Phạm Văn Đồng. Chi tiết mật ước ký ở Thành Đô, trao đổi giữa Việt Nam và TQ để TQ ưng thuận việc "bình thường hóa ngoại giao" chưa được công bố, nhưng có nhiều tiếng đồn cho thấy Việt Nam nhượng bộ TQ về vấn đề Biển Đông. Ông Trục thấy vụ này thế nào? Người ta đồn vậy là đúng hay sai?
Mà lãnh đạo CSVN không chỉ dùng lãnh thổ để "hạ" lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực như ông Trục đã nói.
Trong quá khứ, nhiều lần họ đã sử dụng lãnh thổ như là một phương tiện để phục vụ cho mục tiêu bá quyền của nước lớn, cho cá nhân hoặc cho bè phái ý thức hệ… gây ra ba cuộc chiến tranh vô ích, làm tổn hại đến quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Vì nhu cầu cấp bách cần sự trợ giúp vũ khí, đạn dược của Trung quốc để đánh miền Nam, ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa qua công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký. Hệ quả của nó, hôm nay Việt Nam có thể mất, không chỉ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà còn phần lớn khu vực biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.
Về cuộc chiến biên giới Việt-Trung đầu năm 1979. Theo tài liệu của CIA về vấn đề tranh chấp biên giới do Vũ Quí Hạo Nhiên tóm lược, ta thấy thực ra phía Việt Nam đã "thay đổi nguyên trạng đường biên giới", lấn 60km² về phía TQ đồng thời làm công sự phòng thủ, khiến TQ có cớ gây trận chiến biên giới 1979. Tài liệu viết:
Nếu tài liệu này nói đúng, ta có thể kết luận rằng cuộc chiến biên giới 1979 phía Việt Nam có chuẩn bị trước, nếu không nói Việt Nam đã chuẩn bị một "kịch bản" để dụ cho TQ vào tròng. Ta cũng không quên cùng thời điểm, Việt Nam mở đầu cuộc "khủng bố" người Việt gốc Hoa, ra chính sách tập trung những người này, từ nam ra bắc, tịch thu toàn bộ gia sản của họ, bắt họ "hồi tịch" (trong đó nhiều người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam từ nhiều đời, không biết nói tiếng Hoa), sau đó buộc họ rời khỏi Việt Nam với hai bàn tay trắng. Việc làm này lãnh đạo VN đã phạm tội ác chống nhân loại, trái với mọi nguyên tắc về các quyền được sống của con người theo qui định của Hiến chương LHQ.
TQ có đủ lý do chính đáng để can thiệp: "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" và "bảo vệ sinh mạng và quyền lợi của kiều dân bị đe dọa". TQ "cho Việt Nam một bài học".
Câu hỏi đặt ra: Ai chủ trương các việc đó để TQ có cớ đánh Việt Nam? Việt Nam được gì và lãnh đạo Việt Nam được gì?
Qua cuộc chiến, các tỉnh biên giới miền bắc tan hoang. Phía Việt Nam hy sinh có đến 30.000 người. Cộng với cuộc chiến Campuchia phía nam, Việt Nam bị thế giới lên án và cô lập. Việt Nam "chảy máu" xém chết, kinh tế kiệt quệ, gần trở về thời đồ đá cuối thập niên 80. Việt Nam lọt hẵn vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô trong lúc nhóm Lê Duẩn nắm hết quyền lãnh đạo.
Cái Việt Nam "được" là "thanh lọc" được các thành phần "chống đối", còn gọi là "đạo quân thứ 5". Nhưng xét lại, thì thấy vơ đũa cả nắm. Hầu hết thành phần người Hoa ở Việt Nam có nguồn gốc ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Đài Loan… là thành phần chống cộng, bỏ xứ từ lâu, thân Quốc Dân đảng. Thành phần này không thể là "đạo quân thứ 5" của Bắc Kinh, mà họ là thành tố năng động của không chỉ kinh tế miền nam, mà còn của cả khu vực, (dĩ nhiên ngoại trừ một thiểu số nhỏ "Trung Cộng" kiểm soát được). Trục xuất nhóm người này Việt Nam vẫy tay "adieu" với nền kinh tế phồn thịnh. Điều trớ trêu, hiện nay, ông Trương Tấn Sang vừa ký kết với lãnh đạo Bắc Kinh một loạt hiệp ước mà tôi gọi là bất bình đẳng, mở cửa biên giới các tỉnh miền bắc, cho phép người Hoa vào các tỉnh biên giới hợp tác đầu tư. Bất bình đẳng vì việc này chỉ xảy ra một chiều, chỉ có người hoa vô Việt Nam kiểm soát và khuynh đảo kinh tế của Việt Nam chứ người Việt Nam không thể vào lục địa để làm các việc tương tự. Ngoài ra còn mở cửa rộng cho hàng chục "đạo quân thứ 5", chính thức đến từ Hoa lục, nằm phục ở Việt Nam chờ ngày hữu dụng. Tức là các chính sách về người Hoa mà ông Diệm làm từ trước (bắt nhập tịch Việt Nam, hạn chế các nghề nghiệp…), hay cái "được" của cuộc chiến 1979, bỗng chốc trở thành zéro.
Về cuộc chiến với nước láng giềng Campuchia. Đáng lẽ cuộc chiến này cũng không xảy ra nếu lãnh đạo Việt Nam không hứa hẹn về lãnh thổ với Sihanouk cũng như với các lãnh đạo của Khmer đỏ.
Năm 1954 (sau đó nhắc lại ngày 8-6-1967), lãnh đạo CSVN đã tuyên bố "tôn trọng đường biên giới hiện trạng của Campuchia" với Sihanouk. "Đường biên giới hiện trạng" này là bộ bản đồ Indochine 1/100.000 trước năm 1958. Đồng thời, theo một nguồn tin khác, lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) cũng hứa hẹn trả lại đảo Phú Quốc và Thổ Chu cho Campuchia để Sihanouk cho phép đặt bản doanh trên đất Miên.
Vấn đề tranh chấp biên giới Việt Nam – Campuchia là một vấn đề thuộc về lịch sử, bắt đầu từ năm 1949, sau khi quốc hội Pháp quyết định trả lại Nam kỳ cho Việt Nam thay vì cho Cam Bốt, mặc dầu những vận động hành lang (suýt thành công) của Sihanouk. Việc này khiến Sihanouk hận người Pháp suốt đời!
Điều nên biết, đường biên giới Việt-Trung (theo công ước Pháp-Thanh 1887) hay đường biên giới Thái-Miên (1904) là các đường biên giới "quốc tế", được phân định theo các qui tắc của công pháp quốc tế, được quốc tế nhìn nhận, trong khi đường biên giới Việt-Miên không phải là đường biên giới "quốc tế". Đường biên giới này chỉ là đường biên giới "nội địa", có giá trị hành chánh do thực dân Pháp tự động phân định. Trước 1975, VNCH kế thừa lãnh thổ của thực dân Pháp để lại, áp dụng thực tiễn và tập quán quốc tế, theo nguyên tắc "uti possidetis" mà quốc tế thừa nhận, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và không nhìn nhận đường biên giới "hiện trạng" của Sihanouk đòi hỏi. Ý nghĩa nguyên tắc "uti possidetis" là "trước (khi độc lập) anh làm chủ nó thì bây giờ anh tiếp tục làm chủ nó". Tức là, sau khi được trả độc lập, đất nơi nào do Việt Nam quản lý thì Việt Nam sẽ tiếp tục quản lý (như các đảo Phú Quốc, Thổ Chu…) cũng như các vùng đất tranh chấp dọc đường biên giới (mà hiện nay có thể đã trả lại cho Campuchia vì phải tôn trọng "đường biên giới hiện trạng" mà Sihanouk đòi hỏi).
Vấn đề lãnh thổ, biên giới Việt Nam – Campuchia phức tạp, phải viết thành sách mới đầy đủ. Đại khái, lập trường của VNCH về lãnh thổ và hải phận đối với các nước láng giềng xem ra "mạnh" hơn lập trường của Việt Nam hiện nay. Không phải "mạnh" về sức vóc mà mạnh về tư thế pháp lý. VNCH không bị ràng buộc ở bất kỳ điều gì. Trong khi Việt Nam hiện nay phải tôn trọng những gì mình đã tuyên bố. Cam kết 1954 (hiệp định Genève), sau đó khẳng định lại năm 1967, là những tuyên bố công khai, (tương tự công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng), nhìn nhận đường biên giới hiện trạng của Campuchia, có hiệu lực rằng buộc pháp lý. Việt Nam không thủ tín, chiến tranh vì vậy xảy ra.
Cuộc chiến này, cùng với cuộc chiến biên giới phía bắc, không biết bao nhiêu xương máu thanh niên Việt Nam đã đổ xuống. Đất nước Việt Nam kiệt quệ, đến 3 thập niên sau chưa gượng lại được. Các cuộc chiến này đáng lẽ đã không xảy ra.
Lãnh đạo Việt Nam đã hứa hẹn những điều không thể thực hiện được. Mà cuộc chiến 1978 với Campuchia vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề. Hiện nay lãnh tụ đảng phái chính trị Campuchia, được TQ ủng hộ, lên tiếng đòi lại đất đai, hô hào dân chúng bài Việt, đòi đuổi những người Việt đang sinh sống bên Miên về nước. Các việc đe dọa sự yên ổn của các kiều dân Việt sống hợp pháp ở Campuchia là hành động kỳ thị chủng tộc, có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa gởi công hàm phản đối.
Về vấn đề biên giới, nếu các lãnh đạo chính trị Campuchia dựa lên các lời hứa của lãnh đạo Việt Nam hay các tuyên bố chính thức của Việt Nam để đòi lại lãnh thổ đất đai, đòi hỏi này sẽ là chính đáng, nếu một đường biên giới được quốc tế nhìn nhận giữa hai bên vẫn chưa được thực hiện.
Như thế, ngoài việc sử dụng lãnh thổ, đất đai để hạ bệ nhau, tranh giành quyền lực, thì việc lãnh đạo Việt Nam hứa hẹn lãnh thổ cho TQ (tại Hoàng Sa và Trường Sa) hay với Campuchia, cho thấy sẽ còn đem lại cho Việt Nam trong tương lai nhiều phiền phức. Chiến tranh có thể xảy ra nếu Việt Nam không giữ lời hứa. Mà nếu giữ lời hứa thì thiệt hại cho đất nước không biết bao nhiêu mà kể.
Nhân dịp TS Trục nói ra, tôi đề cập lại các vấn đề này để mọi người cùng suy gẫm: Làm thế nào để hóa giải các hứa hẹn, các tuyên bố có giá trị ràng buộc của lãnh đạo Việt Nam trước quốc tế? Khi mà các hứa hẹn, các tuyên bố này chưa hóa giải hiệu lực, Việt Nam không nhiều hy vọng giữ được toàn vẹn lãnh thổ (kể cả khi phải nhờ đến chiến tranh).
2/ Về ý kiến sử dụng các tài liệu lịch sử như là một bằng chứng có giá trị pháp lý, tôi hoàn toàn chia sẻ với TS Trục.
Nhắc lại để nhớ, khoảng năm 2001 thì phải, tin tức trong nước dồn dập tung ra nào là Việt Nam mất ải Nam quan, mất thác Bản Giốc... làm báo chí xôn xao. Học giả các nơi lục sử liệu viết bài biên khảo về Ải Nam Quan, về thác Bản Giốc... Cá nhân tôi cũng bị cuốn vào cơn lũ thông tin này. Dĩ nhiên, cũng như bao người Việt Nam khác, vấn đề đất đai lãnh thổ là điều thiêng liêng, không ai có thể tự tiện cắt nhượng cho ngoại bang. Để đi tìm sự thật, có lẽ tôi là người đầu tiên đã vào văn khố Pháp lục lọi hồ sơ cũ, tìm hồ sơ phân định biên giới 1885-1897 giữa Pháp và nhà Thanh, sau đó công bố những tài liệu liên quan đến các vùng đất tranh chấp. Tuy nhiên, đôi khi sự thật pháp lý cũng phải nhường chỗ cho tình cảm yêu nước dạt dào. Tôi có bằng chứng chỉ ra rằng ải Nam Quan thuộc về đất Tàu, đường biên giới cách đó 100m, nhưng điều này ít ai tin. Đến nay nhiều người vẫn tưởng rằng Nam Quan thuộc Việt Nam, vì sách vở lịch sử Việt Nam viết như thế. Có thể sau này mọi việc sẽ đâu vào đấy, tình cảm mà, không thể trách cứ ai được.
Những năm tháng gần đây, lại dấy lên phong trào truy tầm bản đồ cổ và thư tịch cổ, chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc TQ. Nhưng các việc đó sẽ không nói lên được điều gì, nếu ta chịu khó đọc các tài liệu pháp lý, các bản án mẫu của Tòa quốc tế phân xử các tranh chấp về biên giới giữa các nước. Thực ra, bản bồ tự nó không hề có giá trị như một "bằng chứng". Nhiều lần tôi đã cảnh báo việc này (ở đây và ở đây).
Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn TS Trục nói:
Tôi cho rằng TS Trục chỉ muốn mượn bài viết của tác giả Mai Thái Lĩnh nhằm gởi gấm đến một số "học giả" trong nước, đến những tờ báo trong và ngoài nước đã đăng những bài viết sử dụng những tài liệu lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa hay tại biên giới Việt-Miên.
Ý kiến của TS Trục chung quanh vấn đề "chủ quyền lịch sử", qua tấm bản đồ chữ U của TQ, hay việc các nhà chính trị Campuchia sử dụng lá bài biên giới lãnh thổ, khơi động tinh thần kỳ thị chủng tộc với Việt Nam để kiếm phiếu. Điều tiếc là không thấy TS Trục phản biện "quyền lịch sử" của TQ như thế nào? Cũng không thấy phản biện lại các lý lẽ của Sam Rainsy ra sao? Tôi cho rằng sẽ hết sức gượng ép khi so sánh ý nghĩa "chủ quyền lịch sử" và giá trị của các dữ kiện lịch sử với nội dung bài viết của tác giả Mai Thái Lĩnh. Theo tôi, không có điểm nào trong bài viết của Mai Thái Lĩnh mà TS Trục có thể dựa vào đó để dàn trải ý kiến của mình. Tôi thì có bài viết ngắn ở đây về "chủ quyền lịch sử của TQ ở biển Đông".
Nhận định của TS Trục về bài viết của Mai Thái Lĩnh:
Có thể TS Trục đọc không kỹ bài của ông Mai Thái Lĩnh. Bài viết này có lấy một số tài liệu của tôi (có cái thì dẫn nguồn, có cái thì không), cũng như một số tài liệu lịch sử trong nước, đồng thời dựa lên một tấm bản đồ (do Hoa Kỳ sản xuất). Dĩ nhiên tấm bản đồ này cũng như các tài liệu lịch sử khác có một giá trị nhứt định về "thông tin", hữu ích cho việc soi sáng một vấn đề từ nhiều phía. Còn các tài liệu trích dẫn của tôi là các tài liệu phân định biên giới (chụp hình từ tài liệu gốc). Đó là hình chụp biên bản phân giới, hai bản chữ Pháp và chữ Hán, mô tả vị trí mốc 53, cùng đính kèm bản đồ của Sở địa dư Đông dương ấn hành. Các tài liệu này thuộc bộ phận của công ước Pháp-Thanh 1887 mà TS Trục đã nhắc nó như là mẫu mực để phân định lại biên giới.
TS Trục không thể phủ nhận các tài liệu này khi chưa đưa ra được các tài liệu "có giá trị pháp lý" cao hơn để phản biện. (Sẽ nói cụ thể hơn các chi tiết liên quan đến thác Bản Giốc ở phần dưới)
Hay là TS Trục muốn qua bài viết của ông Mai Thái Lĩnh để đáp trả bài trả lời phỏng vấn trên BBC vừa qua của một học giả Việt Nam? Nếu vậy thì tôi hoàn toàn chia sẻ, nếu nói thẳng như Tây "con chó là con chó, con mèo là con mèo". Thật vậy, ta không thể tranh biện về chủ quyền, lãnh thổ với nước ngoài mà chỉ đưa ra các "bản đồ", các "bằng chứng" lịch sử hết sức chung chung như vậy. Vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và TQ, hay Việt-Miên, không chỉ liên quan lãnh vực lịch sử, mà còn liên quan đến các lãnh vực pháp lý, về địa lý – kinh tế - chính trị - chiến lược. Các học giả Việt Nam hình như chỉ muốn dùng lịch sử để giải quyết cho tất cả.
TS Trục đặt vấn đề hôm nay là kịp lúc, nhưng nội dung trình bày qua hai bài phỏng vấn, có lẽ không mấy ai nắm được điều muốn gởi gấm.
Tôi cũng nghĩ TS Trục muốn dựa vào bài viết của Mai Thái Lĩnh để "tính toán sổ sách" với những người đã từng "chửi ông đã bán đất cha ông cho Trung Quốc".
Theo tôi, TS Trần Công Trục, cũng như TS Nguyễn Hồng Thao, những người từng lãnh trách nhiệm "trưởng ban biên giới", là những người đáng được mọi người trân trọng. Tranh luận là một chuyện, nhưng quan hệ giữa "con người", tôi nghĩ mọi người nên dành cho nhị vị này một cách đối xử xứng đáng. Quí vị này nhận lãnh một chức vụ cực kỳ khó khăn, đòi hỏi kiến thức cao về lịch sử và pháp lý, nhưng không được phần thưởng tương xứng. Đây là một phần vụ, có thể là duy nhất, người lãnh đạo có thể cấp bậc ngang hàng thứ trưởng, như trong thực tế không "chấm mút" được cái gì, trong khi những thẩm định sai lầm, nếu có, có thể bị tai tiếng, thậm chí bị trừng phạt nặng nề. Tôi cho rằng quí vị là những người có công với đất nước, qua các đóng góp trong công trình phân giới cắm mốc, cũng như những đóng góp quan trọng về văn hóa. Không ai có thẩm quyền phê phán quí vị "bán nước" cả. Thực ra, ở các địa điểm tranh chấp, các quyết định tối hậu đều do lãnh đạo cấp cao. Khu vực Bản giốc và bãi Tục Lãm, quí vị trình bày các chứng cớ lịch sử và pháp lý, còn quyết định là do TT Nguyễn Tấn Dũng.
3/ Vấn đề "lưỡi gỗ".
TS Trục nói:
Tôi hết sức thất vọng khi TS Trục sử dụng "lưỡi gỗ" để phê bình những người bất đồng chính kiến. TS Trục đã không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy không bị mất đất, lại còn phê bình những người nói đến việc này là "bôi nhọ" Việt Nam. Nào thấy TS Trục đưa ra các bản đồ vùng Nam Quan, Bản Giốc, Tục Lãm của công ước Pháp Thanh 1887 để so sánh với bản đồ theo tinh thần hiệp ước vừa ký?
Theo tôi, mọi mặt về kinh tế, tôn giáo, xã hội... bộ mặt VN đã đen tối đến mức có người muốn "bôi nhọ" thêm cũng không còn chỗ để bôi.
Xã hội Việt Nam là một xã hội theo khuôn khổ XHCN. Nhưng có còn cái gì là XHCN? Nhà thương, trường học phải trả phí. An sinh xã hội là con số zéro. Trong khi xã hội Việt Nam lại mang những khuyết tật chỉ có ở các nước tư bản man rợ nhứt. Không cần báo chí nước ngoài, TS Trục hãy đọc các báo trong nước, của công an để biết về tình hình xã hội, hay các trang báo đặc biệt về kinh tế để biết tình trạng bi đát của Việt Nam hôm nay.
Về tôn giáo, chính những báo cáo của các tổ chức ONG (ở các vùng Tây bắc, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long...) cho thấy vấn đề tín ngưỡng ở Việt Nam bị đàn áp nặng nề. Các vấn đề khác về nhân quyền, báo cáo đã nhiều đến mức không còn nơi để chứa đựng.
TS Trục có lẽ phải biết, toàn vùng Tây Bắc (nơi có huyện Mường Nhé, thuộc Phong Thổ...), toàn vùng hữu ngạn sông Hồng, đáng lẽ thuộc về TQ theo công ước 1887. Công ước 1895 kịp thời lấy lại các vùng đất này, do sự thần phục của các tù trưởng dân tộc ở đây với chính quyền Pháp. Lớp người dân tộc này bị đàn áp, bị bạc đãi, bị hất hủi bên lề xã hội Việt Nam. Đối với họ, tổ quốc Việt Nam sao tàn ác và xa lạ. Họ sẵn sàng từ bỏ tổ quốc này để nhận lấy một tổ quốc khác bao dung và ân cần với họ hơn.
TS Trục có lẽ cũng không quên rằng vùng cao nguyên Darlac chỉ mới sát nhập vào Việt Nam thôi, qua các quyết định của nhà cầm quyền Pháp (dưới danh nghĩa trao đổi vùng Trấn Ninh về Lào). Những người dân tộc ở đây cũng lần hồi trở thành người lạ, bị xua đuổi ngay trên chính mảnh đất của mình. Họ đứng bên lề mọi thành quả phát triển quốc gia, họ sống trên đất của tổ tiên họ mà như đang sống tầm gởi ở một chốn nào. Những người dân tộc này cũng không thể yêu mến tổ quốc Việt Nam, một tổ quốc đã cướp đi những gì quí báu nhứt của cuộc đời: đất đai. Họ không có gì quyến luyến với tổ quốc này và sẵn sàng chối bỏ nó.
TS Trục cũng không thể không biết Nam kỳ chỉ được quốc hội Pháp trả cho Việt Nam năm 1949, trong khi khuynh hướng trả cho Cam Bốt (do nhóm Gaston Defferre cầm đầu) cũng gây áp lực đáng kể. Còn vương quốc Chăm thì cũng mới bị diệt vài thế kỷ nay. Một điều cần nhớ rằng những người Miên người sinh sống ở miền Nam hay người Chàm ở miền Trung, họ không phải là dân "thiểu số" mà họ là dân "bản địa". Họ có các quyền "lịch sử" của họ.
Nói như thế để biết cái "mong manh" của đất nước Việt Nam. Nó có thể tan vỡ bất cứ lúc nào.
Vấn đề biên giới lãnh thổ không phải là mảnh đất "màu mỡ" để bọn "phản động hải ngoại" sử dụng chống phá nhà nước như TS Trục nói đâu! Người yêu nước nào lại không quan tâm đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ? Đâu phải chỉ có những người theo cộng sản mới là yêu nước? Đâu phải người nào lên tiếng về lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là chống nhà nước? Chính thái độ vô trách nhiệm của lãnh đạo CSVN, hay những tuyên bố bừa bãi, lưỡi gỗ của các viên chức nhà nước (như thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn mới đây)... mới là nguy cơ tiềm ẩn làm cho chất keo đoàn kết tan rã.
Nhiều người tiên đoán rằng tương lai TQ sẽ tan vỡ ra thành nhiều mảnh, thành nhiều quốc gia độc lập khác nhau. Giả thuyết này có thể đúng, và nó cũng sẽ đúng hơn cho Việt Nam nếu chính sách hòa giải quốc gia vẫn chưa áp dụng để giải tỏa mọi mâu thuẫn về dân tộc, về tôn giáo, về hệ quả của các phong trào NVGP, XLCD, CCRD… trong quá khứ.
4/ Về các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân và đường biên giới ở Nam quan.
Tôi hoàn toàn đồng ý với TS Trục ở việc này:
Các khu vực bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân, khu vực Nam Quan, Thác Bản Giốc, TS Trục cho rằng:
Tôi không cho rằng đường biên giới khu vực Nam Quan, thác Bản Giốc và các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân lại có những khác biệt quan điểm pháp lý giữa đôi bên.
Khu vực Nam quan, hồ sơ phân định biên giới 1887 đề cập tới lui nhiều lần.
Biên bản phân giới của Công ước Pháp-Thanh xác định đường biên giới khu vực Nam Quan bằng cột mốc số 18. Cột mốc này cách cổng Nam Quan 100m về phía nam.
Biên bản không thể viết cụ thể hơn.
Đường biên giới được nhà nước phân định lại không đi qua cột mốc 18 mà đi qua cột cây số zéro (của quốc lộ), mang số 1116. ("Bị vong lục" của Việt Nam viết rằng cột mốc 18 bị TQ ủi nát từ năm 1955). Trong khi cột mốc 19, theo công ước Pháp-Thanh, lẽ ra phải cắm trên đỉnh núi lại cắm dưới chân núi, mang số 1118.
Xem hình vị trí các mốc mới ở đây. Hình của báo chí trong nước.
Bản đồ khu vực Nam Quan do Sở Địa dư Đông dương in, ở đây. Bản đồ khu vực Nam Quan năm 1892 ở đây. Nguồn CAOM.
Tôi không ra thực địa, không biết cột km Zéro cách cổng Nam Quan là bao nhiêu mét? Nhiều người đi tham khảo về nói rằng ít ra cổng Nam Quan cách cột cây số zéro ít ra là 300 mét. Nếu vậy thì Việt Nam bị thiệt 200m. Đó là chưa nói ở cột mốc 19 (cắm trên núi nay dời xuống cắm dưới chân núi, mà không biết núi này có phải là ngọn núi ngày xưa hay không?).
Về các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân. Đây là các bãi mới bồi, thành hình sau khi công ước 1887 được ký kết. Liên quan đến việc phân chia các bãi bồi, chiếu theo các công ước Pháp Thanh 1887 và 1895, có hai phương cách để phân chia: bãi bồi trên sông hay bãi bồi trên biển (đảo, cù lao).
Nếu các bãi bồi thuộc sông, việc xác định chủ quyền các bãi bồi, lý ra chỉ cần xác định đường biên giới trên sông là đủ.
Theo tinh thần các công ước Pháp Thanh 1887, đường biên giới trong trường hợp này là dòng chảy chính, hay là dòng chảy sâu nhất. Cù lao ở gần bờ nào thì thuộc chủ quyền của nước đó.
Tôi không ra thực địa, nhưng nếu xem trên Google Earth thì thấy được dòng chảy chính, cũng là đường sâu nhứt (có màu xanh đậm hơn các nơi khác), tức là đường biên giới, đường này ở phía bắc các bãi mới bồi. Tức các bãi này phải thuộc Việt Nam mới đúng.
Giả sử rằng các bãi bồi này được tính theo cù lao trên biển, thì chúng cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Công ước Pháp-Thanh 1887 qui định đường biên giới vùng này là đường kinh tuyến đi qua điểm cực đông của đảo Trà Cổ. Xem trên Google Earth thì rõ ràng các cù lao này ở về phía tây của đương kinh tuyến, tức chúng phải thuộc VN.
Xem thêm bài viết chi tiết ở đây. Như thế, cũng không có vấn đề về pháp lý ở khu vực này.
Vậy mà TS Trục nói:
TS Trục không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng Việt Nam không bị thiệt hại ở các vùng Nam Quan hay bãi Tục Lãm (và thác Bản Giốc nói bên dưới). TS Trục đã sai ít nhất ở 3 điểm:
Một, TS Trục không thể so sánh biên giới Việt-Trung, một đường biên giới quốc tế (theo công ước 1887) với biên giới Việt-Miên, chỉ là đường biên giới nội địa Đông Dương, không có giá trị quốc tế.
Hai, việc đòi hỏi đất đai của Sam Rainsy sẽ không vô lý nếu nó đặt căn bản từ những tuyên bố của CSVN (1954 và 1967) và hứa hẹn của lãnh đạo CSVN.
Ba, việc phân định lại vùng cửa sông Bắc Luân, vùng Nam quan và thác Bản Giốc là không công bằng. Việc phân định này phía Việt Nam đều thiệt hại.
Có đến 164 địa điểm tranh chấp, TS Trục nói ra 3 điểm. Điều đáng buồn là cả ba điểm Việt Nam đều thiệt hai cả ba. Tôi nghĩ rằng, TS Trục thay vì dùng "lưỡi gỗ" chỉ trích bọn "phản động", bênh vực cái chế độ mà người dân đã chán ngán đến tận cổ, nên dành thời giờ của mình nghiên cứu làm thế nào hủy bỏ hiệu lực các tuyên bố, các hứa hẹn của các lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ về vấn đề lãnh thổ với các nước láng giềng.
5/ Về thác Bản Giốc.
Sự thật cần được thiết lập lại ở thác Bản Giốc.
Theo tài liệu phân định biên giới, biên bản phân giới ký tại Long Châu ngày 19 tháng 6 năm 1894 giữa Ðại Tá Galliéni và Commandant Famin, đại diện chính phủ Pháp và ông Thái Hy Bân, Tri Phủ Long Châu, đại diện nhà Thanh, cột mốc 53, bản tiếng Pháp tên Pan-Ngo, cắm tại "bên lề một con đường ở phía tây-tam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ", "au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois". Bản tiếng Hoa ghi tên Bách Nga khẩu, mô tả cột mốc cắm dưới chân núi.
Ta thấy nội dung hai bản văn không "ăn khớp" với nhau.
Theo các tài liệu của Pháp Bulletin du service Géologique de l’Indochine, Volume XI, Fascicule I, Etudes Géologiques sur le Nord-Est Du Tonkin, (Feuilles de Bảo-Lạc, Cao-Bằng, Hà-Lang, Bắc-Kạn, Thất-Khê và Long-Châu), Réné Bourrret; Ha-Noi - Hải-Phòng Imprimerie d’Extrême d’Orient – 1922. (trang 32-33-34), thác Bản Giốc thuộc Việt Nam. Khuyến cáo của các nhân viên sở địa chất Đông dương là nên khai thác kinh tế ngọn thác này vì cái đẹp của cảnh trí thiên nhiên của khu vực.
Trong khi tài liệu của Cd Famin, cuốn Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si, thì có lúc ghi nhận thác Bản Giốc cách biên giới 2 km (trang 12), có lúc thì ghi thác Bản Giốc ở trên đường biên giới (trang 143).
Với những dữ liệu không rõ ràng và mâu thuẩn như vậy, thời gian tôi mất cho việc xác định vị trí và chủ quyền thác Bản Giốc mất gần một năm, đọc và tham khảo không biết bao nhiêu là tài liệu.
Lại còn nghe trả lời phỏng vấn của ông Lê Công Phụng, ông này lại cho rằng cột 53 được cắm trên một cái cồn nhỏ ở giữa suối.
Sau đó lại nhận được tài liệu "Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay." của Việt Nam. Hầu như tất cả những người Việt Nam đều bị thuyết phục nội dung của "Bị vong lục", viết ra để tố cáo TQ lấn đất. Theo đó thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam:
Trong khi từ đầu tôi đã tham khảo và chụp hình được bản đồ SGI vùng thác Bản Giốc, nhưng lại tưởng rằng cái chấm ghi "Ban Giot" trên bản đồ là thác Bản Giốc (và ở đây), trong khi đó là đồn Bản Giốc. Vì thế, những bài viết hay bài phỏng vấn, tôi tổng hợp tài liệu để cho rằng thác Bản Giốc cách biên giới 2km.
Sau này, khi xem xét lại các tài liệu, mới thấy rằng thác Bản Giốc nằm trên đường biên giới, đúng như vẽ trên các bản đồ hay bản Nhật ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng Ban đến Ðèo Lương (28 tháng 6 năm 1894): thác Bản Giốc ở hạ lưu cột mốc 53.
Xét tất cả các bản đồ SGI, ta thấy cồn Pò Thoong đã hiện hữu trước khi phân định biên giới. Theo qui tắc phân định biên giới, văn bản có giá trị cao hơn bản đồ. Nếu văn bản không mô tả cồn Pò Thoong thuộc nước nào, thì bản đồ phân định sẽ xác định chủ quyền. (Trường hợp nếu bản đồ không xác định, thì phải truy lục hồ sơ lúc bàn thảo).
Trong trường hợp này, văn bản có hiệu lực thứ tự 1, bản đồ hiệu lực 2, nhật ký của Trung Úy Détrie, là người cắm mốc trong khu vực, có giá trị thứ tự 3.
Ta thấy đường biên giới trên các bản đồ luôn đi về phía bắc cồn Pò Thoong, chứ không đi ngang qua cồn. Nhứt là bản đồ ở đây. Như vậy, theo tinh thần các bản đồ, cồn này thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tóm lại, về thác Bản Giốc, TS Trục nói có phần đúng, có phần sai. Theo tôi, việc phải phân chia cồn Pò Thoong cho TQ là điều không hợp lý.
1/ Theo tôi, TS Trục đã không sai khi phê bình về lãnh đạo CSVN đã sử dụng chiêu bài "biên giới, lãnh thổ" để "chơi nhau", hạ bệ lẫn nhau tranh giành quyền lực. TS Trục cho rằng:
"có những cá nhân vì tranh giành lợi ích này lợi ích khác, để hại nhau thì cái nguy hiểm nhất và dễ “hạ” nhau nhất là sử dụng vấn đề biên giới lãnh thổ, tung tin ông này ông kia nhân nhượng vô nguyên tắc với TQ, “cắt đất”, “bán đất” cho TQ nhằm tư lợi cho mình".
Điều này khẳng định giả thuyết đưa ra từ một bài viết của Nguyễn Chí Trung (thư ký Lê Khả Phiêu) từ đầu thập niên 2000, cho biết quí ông Đổ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt đã sử dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ như là vũ khí để hạ bệ ông Phiêu. Tài liệu viết như sau:
Ngày 3-1 đến 11-1-2001 Đại Hội đảng toàn quân, cố vấn tấn công đợt 2.
Trong đại hội này Lê Đức Anh đột ngột buộc Lê Khả Phiêu 10 tội:
1.- Bán đất, bán biển cho Trung Quốc.
2.- Lộ bí mật ý đồ chiến lược với Giang Trạch Dân.
...
Lê Đức Anh nêu vụ Phiêu đi thăm TQ đối thoại với Giang Trạch Dân là phạm tội bán đất, bán biển, là lộ bí mật chiến lược của đảng, là độc đoán. Đi về không báo cáo với Bộ chính trị, không cho Nguyễn Mạnh Cầm cùng dự họp là biểu hiện sự thậm thụt sao đó...
Ông Lê Khả Phiêu bị hạ bệ oan ức. Trong khi những người "bán nước" thực sự là những kẻ đi Thành Đô"chầu" lãnh đạo TQ đầu thập niên 90, trong đó có cả ông Phạm Văn Đồng. Chi tiết mật ước ký ở Thành Đô, trao đổi giữa Việt Nam và TQ để TQ ưng thuận việc "bình thường hóa ngoại giao" chưa được công bố, nhưng có nhiều tiếng đồn cho thấy Việt Nam nhượng bộ TQ về vấn đề Biển Đông. Ông Trục thấy vụ này thế nào? Người ta đồn vậy là đúng hay sai?
Mà lãnh đạo CSVN không chỉ dùng lãnh thổ để "hạ" lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực như ông Trục đã nói.
Trong quá khứ, nhiều lần họ đã sử dụng lãnh thổ như là một phương tiện để phục vụ cho mục tiêu bá quyền của nước lớn, cho cá nhân hoặc cho bè phái ý thức hệ… gây ra ba cuộc chiến tranh vô ích, làm tổn hại đến quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Vì nhu cầu cấp bách cần sự trợ giúp vũ khí, đạn dược của Trung quốc để đánh miền Nam, ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa qua công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký. Hệ quả của nó, hôm nay Việt Nam có thể mất, không chỉ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà còn phần lớn khu vực biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.
Về cuộc chiến biên giới Việt-Trung đầu năm 1979. Theo tài liệu của CIA về vấn đề tranh chấp biên giới do Vũ Quí Hạo Nhiên tóm lược, ta thấy thực ra phía Việt Nam đã "thay đổi nguyên trạng đường biên giới", lấn 60km² về phía TQ đồng thời làm công sự phòng thủ, khiến TQ có cớ gây trận chiến biên giới 1979. Tài liệu viết:
Phía Trung Quốc giận dữ vì Hà Nội đã cả gan thay đổi status quo tại biên giới, và cho rằng nếu im lặng chấp nhận những thay đổi này thì sẽ trở thành tưởng thưởng cho Hà Nội và sẽ dẫn đến nhiều vi phạm khác tại biên giới…
Cụ thể, hành động của Hà Nội xây dựng tuyến phòng thủ (phía Hà Nội tuyên bố là để bảo vệ chống sự xâm nhập của biên phòng và gián điệp Trung Quốc) làm thay đổi luật chơi của cuộc tranh chấp chính trị…
Tổng cộng vùng đất Việt Nam “chiếm đóng” không phải là lớn – khoảng 60 km vuông. Nhưng việc Việt Nam tự cho là có thể tùy tiện tự nhận bất kỳ một chút đất nào của Trung Quốc là điều phía Trung Quốc không chấp nhận được. Và, mặc dù chỉ có khoảng 300 người Trung Quốc bị chết và bị thương, chính sự thách thức công khai của phía Việt Nam đã khiến bất kỳ một chút tổn thất nào cũng không chấp nhận được [đối với Trung Quốc]…
Nếu tài liệu này nói đúng, ta có thể kết luận rằng cuộc chiến biên giới 1979 phía Việt Nam có chuẩn bị trước, nếu không nói Việt Nam đã chuẩn bị một "kịch bản" để dụ cho TQ vào tròng. Ta cũng không quên cùng thời điểm, Việt Nam mở đầu cuộc "khủng bố" người Việt gốc Hoa, ra chính sách tập trung những người này, từ nam ra bắc, tịch thu toàn bộ gia sản của họ, bắt họ "hồi tịch" (trong đó nhiều người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam từ nhiều đời, không biết nói tiếng Hoa), sau đó buộc họ rời khỏi Việt Nam với hai bàn tay trắng. Việc làm này lãnh đạo VN đã phạm tội ác chống nhân loại, trái với mọi nguyên tắc về các quyền được sống của con người theo qui định của Hiến chương LHQ.
TQ có đủ lý do chính đáng để can thiệp: "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" và "bảo vệ sinh mạng và quyền lợi của kiều dân bị đe dọa". TQ "cho Việt Nam một bài học".
Câu hỏi đặt ra: Ai chủ trương các việc đó để TQ có cớ đánh Việt Nam? Việt Nam được gì và lãnh đạo Việt Nam được gì?
Qua cuộc chiến, các tỉnh biên giới miền bắc tan hoang. Phía Việt Nam hy sinh có đến 30.000 người. Cộng với cuộc chiến Campuchia phía nam, Việt Nam bị thế giới lên án và cô lập. Việt Nam "chảy máu" xém chết, kinh tế kiệt quệ, gần trở về thời đồ đá cuối thập niên 80. Việt Nam lọt hẵn vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô trong lúc nhóm Lê Duẩn nắm hết quyền lãnh đạo.
Cái Việt Nam "được" là "thanh lọc" được các thành phần "chống đối", còn gọi là "đạo quân thứ 5". Nhưng xét lại, thì thấy vơ đũa cả nắm. Hầu hết thành phần người Hoa ở Việt Nam có nguồn gốc ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Đài Loan… là thành phần chống cộng, bỏ xứ từ lâu, thân Quốc Dân đảng. Thành phần này không thể là "đạo quân thứ 5" của Bắc Kinh, mà họ là thành tố năng động của không chỉ kinh tế miền nam, mà còn của cả khu vực, (dĩ nhiên ngoại trừ một thiểu số nhỏ "Trung Cộng" kiểm soát được). Trục xuất nhóm người này Việt Nam vẫy tay "adieu" với nền kinh tế phồn thịnh. Điều trớ trêu, hiện nay, ông Trương Tấn Sang vừa ký kết với lãnh đạo Bắc Kinh một loạt hiệp ước mà tôi gọi là bất bình đẳng, mở cửa biên giới các tỉnh miền bắc, cho phép người Hoa vào các tỉnh biên giới hợp tác đầu tư. Bất bình đẳng vì việc này chỉ xảy ra một chiều, chỉ có người hoa vô Việt Nam kiểm soát và khuynh đảo kinh tế của Việt Nam chứ người Việt Nam không thể vào lục địa để làm các việc tương tự. Ngoài ra còn mở cửa rộng cho hàng chục "đạo quân thứ 5", chính thức đến từ Hoa lục, nằm phục ở Việt Nam chờ ngày hữu dụng. Tức là các chính sách về người Hoa mà ông Diệm làm từ trước (bắt nhập tịch Việt Nam, hạn chế các nghề nghiệp…), hay cái "được" của cuộc chiến 1979, bỗng chốc trở thành zéro.
Về cuộc chiến với nước láng giềng Campuchia. Đáng lẽ cuộc chiến này cũng không xảy ra nếu lãnh đạo Việt Nam không hứa hẹn về lãnh thổ với Sihanouk cũng như với các lãnh đạo của Khmer đỏ.
Năm 1954 (sau đó nhắc lại ngày 8-6-1967), lãnh đạo CSVN đã tuyên bố "tôn trọng đường biên giới hiện trạng của Campuchia" với Sihanouk. "Đường biên giới hiện trạng" này là bộ bản đồ Indochine 1/100.000 trước năm 1958. Đồng thời, theo một nguồn tin khác, lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) cũng hứa hẹn trả lại đảo Phú Quốc và Thổ Chu cho Campuchia để Sihanouk cho phép đặt bản doanh trên đất Miên.
Vấn đề tranh chấp biên giới Việt Nam – Campuchia là một vấn đề thuộc về lịch sử, bắt đầu từ năm 1949, sau khi quốc hội Pháp quyết định trả lại Nam kỳ cho Việt Nam thay vì cho Cam Bốt, mặc dầu những vận động hành lang (suýt thành công) của Sihanouk. Việc này khiến Sihanouk hận người Pháp suốt đời!
Điều nên biết, đường biên giới Việt-Trung (theo công ước Pháp-Thanh 1887) hay đường biên giới Thái-Miên (1904) là các đường biên giới "quốc tế", được phân định theo các qui tắc của công pháp quốc tế, được quốc tế nhìn nhận, trong khi đường biên giới Việt-Miên không phải là đường biên giới "quốc tế". Đường biên giới này chỉ là đường biên giới "nội địa", có giá trị hành chánh do thực dân Pháp tự động phân định. Trước 1975, VNCH kế thừa lãnh thổ của thực dân Pháp để lại, áp dụng thực tiễn và tập quán quốc tế, theo nguyên tắc "uti possidetis" mà quốc tế thừa nhận, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và không nhìn nhận đường biên giới "hiện trạng" của Sihanouk đòi hỏi. Ý nghĩa nguyên tắc "uti possidetis" là "trước (khi độc lập) anh làm chủ nó thì bây giờ anh tiếp tục làm chủ nó". Tức là, sau khi được trả độc lập, đất nơi nào do Việt Nam quản lý thì Việt Nam sẽ tiếp tục quản lý (như các đảo Phú Quốc, Thổ Chu…) cũng như các vùng đất tranh chấp dọc đường biên giới (mà hiện nay có thể đã trả lại cho Campuchia vì phải tôn trọng "đường biên giới hiện trạng" mà Sihanouk đòi hỏi).
Vấn đề lãnh thổ, biên giới Việt Nam – Campuchia phức tạp, phải viết thành sách mới đầy đủ. Đại khái, lập trường của VNCH về lãnh thổ và hải phận đối với các nước láng giềng xem ra "mạnh" hơn lập trường của Việt Nam hiện nay. Không phải "mạnh" về sức vóc mà mạnh về tư thế pháp lý. VNCH không bị ràng buộc ở bất kỳ điều gì. Trong khi Việt Nam hiện nay phải tôn trọng những gì mình đã tuyên bố. Cam kết 1954 (hiệp định Genève), sau đó khẳng định lại năm 1967, là những tuyên bố công khai, (tương tự công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng), nhìn nhận đường biên giới hiện trạng của Campuchia, có hiệu lực rằng buộc pháp lý. Việt Nam không thủ tín, chiến tranh vì vậy xảy ra.
Cuộc chiến này, cùng với cuộc chiến biên giới phía bắc, không biết bao nhiêu xương máu thanh niên Việt Nam đã đổ xuống. Đất nước Việt Nam kiệt quệ, đến 3 thập niên sau chưa gượng lại được. Các cuộc chiến này đáng lẽ đã không xảy ra.
Lãnh đạo Việt Nam đã hứa hẹn những điều không thể thực hiện được. Mà cuộc chiến 1978 với Campuchia vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề. Hiện nay lãnh tụ đảng phái chính trị Campuchia, được TQ ủng hộ, lên tiếng đòi lại đất đai, hô hào dân chúng bài Việt, đòi đuổi những người Việt đang sinh sống bên Miên về nước. Các việc đe dọa sự yên ổn của các kiều dân Việt sống hợp pháp ở Campuchia là hành động kỳ thị chủng tộc, có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa gởi công hàm phản đối.
Về vấn đề biên giới, nếu các lãnh đạo chính trị Campuchia dựa lên các lời hứa của lãnh đạo Việt Nam hay các tuyên bố chính thức của Việt Nam để đòi lại lãnh thổ đất đai, đòi hỏi này sẽ là chính đáng, nếu một đường biên giới được quốc tế nhìn nhận giữa hai bên vẫn chưa được thực hiện.
Như thế, ngoài việc sử dụng lãnh thổ, đất đai để hạ bệ nhau, tranh giành quyền lực, thì việc lãnh đạo Việt Nam hứa hẹn lãnh thổ cho TQ (tại Hoàng Sa và Trường Sa) hay với Campuchia, cho thấy sẽ còn đem lại cho Việt Nam trong tương lai nhiều phiền phức. Chiến tranh có thể xảy ra nếu Việt Nam không giữ lời hứa. Mà nếu giữ lời hứa thì thiệt hại cho đất nước không biết bao nhiêu mà kể.
Nhân dịp TS Trục nói ra, tôi đề cập lại các vấn đề này để mọi người cùng suy gẫm: Làm thế nào để hóa giải các hứa hẹn, các tuyên bố có giá trị ràng buộc của lãnh đạo Việt Nam trước quốc tế? Khi mà các hứa hẹn, các tuyên bố này chưa hóa giải hiệu lực, Việt Nam không nhiều hy vọng giữ được toàn vẹn lãnh thổ (kể cả khi phải nhờ đến chiến tranh).
2/ Về ý kiến sử dụng các tài liệu lịch sử như là một bằng chứng có giá trị pháp lý, tôi hoàn toàn chia sẻ với TS Trục.
Nhắc lại để nhớ, khoảng năm 2001 thì phải, tin tức trong nước dồn dập tung ra nào là Việt Nam mất ải Nam quan, mất thác Bản Giốc... làm báo chí xôn xao. Học giả các nơi lục sử liệu viết bài biên khảo về Ải Nam Quan, về thác Bản Giốc... Cá nhân tôi cũng bị cuốn vào cơn lũ thông tin này. Dĩ nhiên, cũng như bao người Việt Nam khác, vấn đề đất đai lãnh thổ là điều thiêng liêng, không ai có thể tự tiện cắt nhượng cho ngoại bang. Để đi tìm sự thật, có lẽ tôi là người đầu tiên đã vào văn khố Pháp lục lọi hồ sơ cũ, tìm hồ sơ phân định biên giới 1885-1897 giữa Pháp và nhà Thanh, sau đó công bố những tài liệu liên quan đến các vùng đất tranh chấp. Tuy nhiên, đôi khi sự thật pháp lý cũng phải nhường chỗ cho tình cảm yêu nước dạt dào. Tôi có bằng chứng chỉ ra rằng ải Nam Quan thuộc về đất Tàu, đường biên giới cách đó 100m, nhưng điều này ít ai tin. Đến nay nhiều người vẫn tưởng rằng Nam Quan thuộc Việt Nam, vì sách vở lịch sử Việt Nam viết như thế. Có thể sau này mọi việc sẽ đâu vào đấy, tình cảm mà, không thể trách cứ ai được.
Những năm tháng gần đây, lại dấy lên phong trào truy tầm bản đồ cổ và thư tịch cổ, chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc TQ. Nhưng các việc đó sẽ không nói lên được điều gì, nếu ta chịu khó đọc các tài liệu pháp lý, các bản án mẫu của Tòa quốc tế phân xử các tranh chấp về biên giới giữa các nước. Thực ra, bản bồ tự nó không hề có giá trị như một "bằng chứng". Nhiều lần tôi đã cảnh báo việc này (ở đây và ở đây).
Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn TS Trục nói:
Tôi đã đọc kỹ bài viết này của ông Mai Thái Lĩnh. Đây là một trường hợp điển hình về việc nhầm lẫn giữa chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử, quan điểm lịch sử với các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.
Gần đây những vấn đề về quan điểm về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử đã trở thành vấn đề nếu như chúng ta không nhìn nhận một cách khách quan, thực tế, cầu thị, có căn cứ sẽ dẫn đến tình trạng hết sức phức tạp, không chỉ những vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên đất liền mà cả đối với các hải đảo và các vùng biển.
Tôi cho rằng TS Trục chỉ muốn mượn bài viết của tác giả Mai Thái Lĩnh nhằm gởi gấm đến một số "học giả" trong nước, đến những tờ báo trong và ngoài nước đã đăng những bài viết sử dụng những tài liệu lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa hay tại biên giới Việt-Miên.
Ý kiến của TS Trục chung quanh vấn đề "chủ quyền lịch sử", qua tấm bản đồ chữ U của TQ, hay việc các nhà chính trị Campuchia sử dụng lá bài biên giới lãnh thổ, khơi động tinh thần kỳ thị chủng tộc với Việt Nam để kiếm phiếu. Điều tiếc là không thấy TS Trục phản biện "quyền lịch sử" của TQ như thế nào? Cũng không thấy phản biện lại các lý lẽ của Sam Rainsy ra sao? Tôi cho rằng sẽ hết sức gượng ép khi so sánh ý nghĩa "chủ quyền lịch sử" và giá trị của các dữ kiện lịch sử với nội dung bài viết của tác giả Mai Thái Lĩnh. Theo tôi, không có điểm nào trong bài viết của Mai Thái Lĩnh mà TS Trục có thể dựa vào đó để dàn trải ý kiến của mình. Tôi thì có bài viết ngắn ở đây về "chủ quyền lịch sử của TQ ở biển Đông".
Nhận định của TS Trục về bài viết của Mai Thái Lĩnh:
Trong tài liệu này, ông Mai Thái Lĩnh căn cứ vào sách giáo khoa, vào lịch sử, văn chương, bưu ảnh, bản đồ cho đến cả ghi chép cá nhân của một người trong đoàn đàm phán Pháp - Thanh. Tất cả các tài liệu này, như đã phân tích ở trên rõ ràng nó nằm ngoài phạm vi nguyên tắc pháp lý mà 2 bên Việt Nam và TQ có thể thống nhất và đã thống nhất với nhau là Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và các văn kiện bản đồ phân giới cắm mốc đi kèm, do đó những tài liệu ông Lĩnh đưa ra chỉ có tính chất tham khảo và không thể dùng làm chứng cứ để khẳng định chủ quyền của anh hay của tôi. Phía TQ cũng có các tài liệu tương tự như vậy, và ta không chấp nhận.
Có thể TS Trục đọc không kỹ bài của ông Mai Thái Lĩnh. Bài viết này có lấy một số tài liệu của tôi (có cái thì dẫn nguồn, có cái thì không), cũng như một số tài liệu lịch sử trong nước, đồng thời dựa lên một tấm bản đồ (do Hoa Kỳ sản xuất). Dĩ nhiên tấm bản đồ này cũng như các tài liệu lịch sử khác có một giá trị nhứt định về "thông tin", hữu ích cho việc soi sáng một vấn đề từ nhiều phía. Còn các tài liệu trích dẫn của tôi là các tài liệu phân định biên giới (chụp hình từ tài liệu gốc). Đó là hình chụp biên bản phân giới, hai bản chữ Pháp và chữ Hán, mô tả vị trí mốc 53, cùng đính kèm bản đồ của Sở địa dư Đông dương ấn hành. Các tài liệu này thuộc bộ phận của công ước Pháp-Thanh 1887 mà TS Trục đã nhắc nó như là mẫu mực để phân định lại biên giới.
TS Trục không thể phủ nhận các tài liệu này khi chưa đưa ra được các tài liệu "có giá trị pháp lý" cao hơn để phản biện. (Sẽ nói cụ thể hơn các chi tiết liên quan đến thác Bản Giốc ở phần dưới)
Hay là TS Trục muốn qua bài viết của ông Mai Thái Lĩnh để đáp trả bài trả lời phỏng vấn trên BBC vừa qua của một học giả Việt Nam? Nếu vậy thì tôi hoàn toàn chia sẻ, nếu nói thẳng như Tây "con chó là con chó, con mèo là con mèo". Thật vậy, ta không thể tranh biện về chủ quyền, lãnh thổ với nước ngoài mà chỉ đưa ra các "bản đồ", các "bằng chứng" lịch sử hết sức chung chung như vậy. Vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và TQ, hay Việt-Miên, không chỉ liên quan lãnh vực lịch sử, mà còn liên quan đến các lãnh vực pháp lý, về địa lý – kinh tế - chính trị - chiến lược. Các học giả Việt Nam hình như chỉ muốn dùng lịch sử để giải quyết cho tất cả.
TS Trục đặt vấn đề hôm nay là kịp lúc, nhưng nội dung trình bày qua hai bài phỏng vấn, có lẽ không mấy ai nắm được điều muốn gởi gấm.
Tôi cũng nghĩ TS Trục muốn dựa vào bài viết của Mai Thái Lĩnh để "tính toán sổ sách" với những người đã từng "chửi ông đã bán đất cha ông cho Trung Quốc".
Theo tôi, TS Trần Công Trục, cũng như TS Nguyễn Hồng Thao, những người từng lãnh trách nhiệm "trưởng ban biên giới", là những người đáng được mọi người trân trọng. Tranh luận là một chuyện, nhưng quan hệ giữa "con người", tôi nghĩ mọi người nên dành cho nhị vị này một cách đối xử xứng đáng. Quí vị này nhận lãnh một chức vụ cực kỳ khó khăn, đòi hỏi kiến thức cao về lịch sử và pháp lý, nhưng không được phần thưởng tương xứng. Đây là một phần vụ, có thể là duy nhất, người lãnh đạo có thể cấp bậc ngang hàng thứ trưởng, như trong thực tế không "chấm mút" được cái gì, trong khi những thẩm định sai lầm, nếu có, có thể bị tai tiếng, thậm chí bị trừng phạt nặng nề. Tôi cho rằng quí vị là những người có công với đất nước, qua các đóng góp trong công trình phân giới cắm mốc, cũng như những đóng góp quan trọng về văn hóa. Không ai có thẩm quyền phê phán quí vị "bán nước" cả. Thực ra, ở các địa điểm tranh chấp, các quyết định tối hậu đều do lãnh đạo cấp cao. Khu vực Bản giốc và bãi Tục Lãm, quí vị trình bày các chứng cớ lịch sử và pháp lý, còn quyết định là do TT Nguyễn Tấn Dũng.
3/ Vấn đề "lưỡi gỗ".
TS Trục nói:
Nhóm thứ 2 thì chúng ta đều biết, có những đối tượng, thế lực muốn lật đổ, bôi nhọ chính thể này. Hiện nay ngoài những vấn đề về kinh tế, tôn giáo, xã hội thì câu chuyện về chủ quyền lãnh thổ chính là “mảnh đất màu mỡ” để các đối tượng này có thể lợi dụng.
Tôi hết sức thất vọng khi TS Trục sử dụng "lưỡi gỗ" để phê bình những người bất đồng chính kiến. TS Trục đã không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy không bị mất đất, lại còn phê bình những người nói đến việc này là "bôi nhọ" Việt Nam. Nào thấy TS Trục đưa ra các bản đồ vùng Nam Quan, Bản Giốc, Tục Lãm của công ước Pháp Thanh 1887 để so sánh với bản đồ theo tinh thần hiệp ước vừa ký?
Theo tôi, mọi mặt về kinh tế, tôn giáo, xã hội... bộ mặt VN đã đen tối đến mức có người muốn "bôi nhọ" thêm cũng không còn chỗ để bôi.
Xã hội Việt Nam là một xã hội theo khuôn khổ XHCN. Nhưng có còn cái gì là XHCN? Nhà thương, trường học phải trả phí. An sinh xã hội là con số zéro. Trong khi xã hội Việt Nam lại mang những khuyết tật chỉ có ở các nước tư bản man rợ nhứt. Không cần báo chí nước ngoài, TS Trục hãy đọc các báo trong nước, của công an để biết về tình hình xã hội, hay các trang báo đặc biệt về kinh tế để biết tình trạng bi đát của Việt Nam hôm nay.
Về tôn giáo, chính những báo cáo của các tổ chức ONG (ở các vùng Tây bắc, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long...) cho thấy vấn đề tín ngưỡng ở Việt Nam bị đàn áp nặng nề. Các vấn đề khác về nhân quyền, báo cáo đã nhiều đến mức không còn nơi để chứa đựng.
TS Trục có lẽ phải biết, toàn vùng Tây Bắc (nơi có huyện Mường Nhé, thuộc Phong Thổ...), toàn vùng hữu ngạn sông Hồng, đáng lẽ thuộc về TQ theo công ước 1887. Công ước 1895 kịp thời lấy lại các vùng đất này, do sự thần phục của các tù trưởng dân tộc ở đây với chính quyền Pháp. Lớp người dân tộc này bị đàn áp, bị bạc đãi, bị hất hủi bên lề xã hội Việt Nam. Đối với họ, tổ quốc Việt Nam sao tàn ác và xa lạ. Họ sẵn sàng từ bỏ tổ quốc này để nhận lấy một tổ quốc khác bao dung và ân cần với họ hơn.
TS Trục có lẽ cũng không quên rằng vùng cao nguyên Darlac chỉ mới sát nhập vào Việt Nam thôi, qua các quyết định của nhà cầm quyền Pháp (dưới danh nghĩa trao đổi vùng Trấn Ninh về Lào). Những người dân tộc ở đây cũng lần hồi trở thành người lạ, bị xua đuổi ngay trên chính mảnh đất của mình. Họ đứng bên lề mọi thành quả phát triển quốc gia, họ sống trên đất của tổ tiên họ mà như đang sống tầm gởi ở một chốn nào. Những người dân tộc này cũng không thể yêu mến tổ quốc Việt Nam, một tổ quốc đã cướp đi những gì quí báu nhứt của cuộc đời: đất đai. Họ không có gì quyến luyến với tổ quốc này và sẵn sàng chối bỏ nó.
TS Trục cũng không thể không biết Nam kỳ chỉ được quốc hội Pháp trả cho Việt Nam năm 1949, trong khi khuynh hướng trả cho Cam Bốt (do nhóm Gaston Defferre cầm đầu) cũng gây áp lực đáng kể. Còn vương quốc Chăm thì cũng mới bị diệt vài thế kỷ nay. Một điều cần nhớ rằng những người Miên người sinh sống ở miền Nam hay người Chàm ở miền Trung, họ không phải là dân "thiểu số" mà họ là dân "bản địa". Họ có các quyền "lịch sử" của họ.
Nói như thế để biết cái "mong manh" của đất nước Việt Nam. Nó có thể tan vỡ bất cứ lúc nào.
Vấn đề biên giới lãnh thổ không phải là mảnh đất "màu mỡ" để bọn "phản động hải ngoại" sử dụng chống phá nhà nước như TS Trục nói đâu! Người yêu nước nào lại không quan tâm đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ? Đâu phải chỉ có những người theo cộng sản mới là yêu nước? Đâu phải người nào lên tiếng về lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là chống nhà nước? Chính thái độ vô trách nhiệm của lãnh đạo CSVN, hay những tuyên bố bừa bãi, lưỡi gỗ của các viên chức nhà nước (như thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn mới đây)... mới là nguy cơ tiềm ẩn làm cho chất keo đoàn kết tan rã.
Nhiều người tiên đoán rằng tương lai TQ sẽ tan vỡ ra thành nhiều mảnh, thành nhiều quốc gia độc lập khác nhau. Giả thuyết này có thể đúng, và nó cũng sẽ đúng hơn cho Việt Nam nếu chính sách hòa giải quốc gia vẫn chưa áp dụng để giải tỏa mọi mâu thuẫn về dân tộc, về tôn giáo, về hệ quả của các phong trào NVGP, XLCD, CCRD… trong quá khứ.
4/ Về các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân và đường biên giới ở Nam quan.
Tôi hoàn toàn đồng ý với TS Trục ở việc này:
Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 là cơ sở pháp lý rõ ràng nhất, hiện đại nhất từ trước đến nay, có thể dùng làm cơ sở để tiếp tục đàm phán, tiến tới hoạch định, đàm phán và xác lập đường biên giới chính thức, cụ thể, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các khu vực bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân, khu vực Nam Quan, Thác Bản Giốc, TS Trục cho rằng:
các khu vực được xếp loại C là những vùng tranh chấp pháp lý, về mặt thực tế quản lý có tất cả 164 khu vực loại C với tổng diện tích hơn 200 km vuông.
... các khu vực loại C thì là khu vực tranh chấp, quan điểm và cơ sở pháp lý khác nhau. 2 bên ngồi lại và đem tất cả tài liệu căn cứ pháp lý ra chứng minh, thu hẹp dần dần những vùng tranh chấp, còn lại những vùng mấu chốt nhất 2 bên không thuyết phục được nhau thì lúc bấy giờ phải tính đến những nguyên tắc để giải quyết tiếp. Điển hình của các khu vực C chính là Hữu Nghị Quan (tức Ải Nam Quan), Thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm.
Tôi không cho rằng đường biên giới khu vực Nam Quan, thác Bản Giốc và các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân lại có những khác biệt quan điểm pháp lý giữa đôi bên.
Khu vực Nam quan, hồ sơ phân định biên giới 1887 đề cập tới lui nhiều lần.
Biên bản phân giới của Công ước Pháp-Thanh xác định đường biên giới khu vực Nam Quan bằng cột mốc số 18. Cột mốc này cách cổng Nam Quan 100m về phía nam.
Biên bản không thể viết cụ thể hơn.
Đường biên giới được nhà nước phân định lại không đi qua cột mốc 18 mà đi qua cột cây số zéro (của quốc lộ), mang số 1116. ("Bị vong lục" của Việt Nam viết rằng cột mốc 18 bị TQ ủi nát từ năm 1955). Trong khi cột mốc 19, theo công ước Pháp-Thanh, lẽ ra phải cắm trên đỉnh núi lại cắm dưới chân núi, mang số 1118.
Xem hình vị trí các mốc mới ở đây. Hình của báo chí trong nước.
Bản đồ khu vực Nam Quan do Sở Địa dư Đông dương in, ở đây. Bản đồ khu vực Nam Quan năm 1892 ở đây. Nguồn CAOM.
Tôi không ra thực địa, không biết cột km Zéro cách cổng Nam Quan là bao nhiêu mét? Nhiều người đi tham khảo về nói rằng ít ra cổng Nam Quan cách cột cây số zéro ít ra là 300 mét. Nếu vậy thì Việt Nam bị thiệt 200m. Đó là chưa nói ở cột mốc 19 (cắm trên núi nay dời xuống cắm dưới chân núi, mà không biết núi này có phải là ngọn núi ngày xưa hay không?).
Về các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân. Đây là các bãi mới bồi, thành hình sau khi công ước 1887 được ký kết. Liên quan đến việc phân chia các bãi bồi, chiếu theo các công ước Pháp Thanh 1887 và 1895, có hai phương cách để phân chia: bãi bồi trên sông hay bãi bồi trên biển (đảo, cù lao).
Nếu các bãi bồi thuộc sông, việc xác định chủ quyền các bãi bồi, lý ra chỉ cần xác định đường biên giới trên sông là đủ.
Theo tinh thần các công ước Pháp Thanh 1887, đường biên giới trong trường hợp này là dòng chảy chính, hay là dòng chảy sâu nhất. Cù lao ở gần bờ nào thì thuộc chủ quyền của nước đó.
Tôi không ra thực địa, nhưng nếu xem trên Google Earth thì thấy được dòng chảy chính, cũng là đường sâu nhứt (có màu xanh đậm hơn các nơi khác), tức là đường biên giới, đường này ở phía bắc các bãi mới bồi. Tức các bãi này phải thuộc Việt Nam mới đúng.
Giả sử rằng các bãi bồi này được tính theo cù lao trên biển, thì chúng cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Công ước Pháp-Thanh 1887 qui định đường biên giới vùng này là đường kinh tuyến đi qua điểm cực đông của đảo Trà Cổ. Xem trên Google Earth thì rõ ràng các cù lao này ở về phía tây của đương kinh tuyến, tức chúng phải thuộc VN.
Xem thêm bài viết chi tiết ở đây. Như thế, cũng không có vấn đề về pháp lý ở khu vực này.
Vậy mà TS Trục nói:
Những người vẫn còn đang theo đuổi “chủ quyền lịch sử, quan điểm lịch sử và bằng chứng lịch sử” để chỉ trích Việt Nam bán đất cho TQ ở thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan hay sông Bắc Luân, thử hỏi họ có thể chấp nhận được quan điểm vô lý của một số người Campuchia như Sam Rainsy khi đòi “chủ quyền” đối với đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, thậm chí là cả Nam Bộ của Việt Nam hay không? Tôi tin là hoàn toàn không.
TS Trục không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng Việt Nam không bị thiệt hại ở các vùng Nam Quan hay bãi Tục Lãm (và thác Bản Giốc nói bên dưới). TS Trục đã sai ít nhất ở 3 điểm:
Một, TS Trục không thể so sánh biên giới Việt-Trung, một đường biên giới quốc tế (theo công ước 1887) với biên giới Việt-Miên, chỉ là đường biên giới nội địa Đông Dương, không có giá trị quốc tế.
Hai, việc đòi hỏi đất đai của Sam Rainsy sẽ không vô lý nếu nó đặt căn bản từ những tuyên bố của CSVN (1954 và 1967) và hứa hẹn của lãnh đạo CSVN.
Ba, việc phân định lại vùng cửa sông Bắc Luân, vùng Nam quan và thác Bản Giốc là không công bằng. Việc phân định này phía Việt Nam đều thiệt hại.
Có đến 164 địa điểm tranh chấp, TS Trục nói ra 3 điểm. Điều đáng buồn là cả ba điểm Việt Nam đều thiệt hai cả ba. Tôi nghĩ rằng, TS Trục thay vì dùng "lưỡi gỗ" chỉ trích bọn "phản động", bênh vực cái chế độ mà người dân đã chán ngán đến tận cổ, nên dành thời giờ của mình nghiên cứu làm thế nào hủy bỏ hiệu lực các tuyên bố, các hứa hẹn của các lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ về vấn đề lãnh thổ với các nước láng giềng.
5/ Về thác Bản Giốc.
Sự thật cần được thiết lập lại ở thác Bản Giốc.
Theo tài liệu phân định biên giới, biên bản phân giới ký tại Long Châu ngày 19 tháng 6 năm 1894 giữa Ðại Tá Galliéni và Commandant Famin, đại diện chính phủ Pháp và ông Thái Hy Bân, Tri Phủ Long Châu, đại diện nhà Thanh, cột mốc 53, bản tiếng Pháp tên Pan-Ngo, cắm tại "bên lề một con đường ở phía tây-tam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ", "au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois". Bản tiếng Hoa ghi tên Bách Nga khẩu, mô tả cột mốc cắm dưới chân núi.
Ta thấy nội dung hai bản văn không "ăn khớp" với nhau.
Theo các tài liệu của Pháp Bulletin du service Géologique de l’Indochine, Volume XI, Fascicule I, Etudes Géologiques sur le Nord-Est Du Tonkin, (Feuilles de Bảo-Lạc, Cao-Bằng, Hà-Lang, Bắc-Kạn, Thất-Khê và Long-Châu), Réné Bourrret; Ha-Noi - Hải-Phòng Imprimerie d’Extrême d’Orient – 1922. (trang 32-33-34), thác Bản Giốc thuộc Việt Nam. Khuyến cáo của các nhân viên sở địa chất Đông dương là nên khai thác kinh tế ngọn thác này vì cái đẹp của cảnh trí thiên nhiên của khu vực.
Trong khi tài liệu của Cd Famin, cuốn Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si, thì có lúc ghi nhận thác Bản Giốc cách biên giới 2 km (trang 12), có lúc thì ghi thác Bản Giốc ở trên đường biên giới (trang 143).
Với những dữ liệu không rõ ràng và mâu thuẩn như vậy, thời gian tôi mất cho việc xác định vị trí và chủ quyền thác Bản Giốc mất gần một năm, đọc và tham khảo không biết bao nhiêu là tài liệu.
Lại còn nghe trả lời phỏng vấn của ông Lê Công Phụng, ông này lại cho rằng cột 53 được cắm trên một cái cồn nhỏ ở giữa suối.
Sau đó lại nhận được tài liệu "Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay." của Việt Nam. Hầu như tất cả những người Việt Nam đều bị thuyết phục nội dung của "Bị vong lục", viết ra để tố cáo TQ lấn đất. Theo đó thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam:
Tại khu vực cột mốc 53 (xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày dặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên cồn Pò-Thoong và ngang nhiên nhận cồn nầy là của Trung Quốc.
Trong khi từ đầu tôi đã tham khảo và chụp hình được bản đồ SGI vùng thác Bản Giốc, nhưng lại tưởng rằng cái chấm ghi "Ban Giot" trên bản đồ là thác Bản Giốc (và ở đây), trong khi đó là đồn Bản Giốc. Vì thế, những bài viết hay bài phỏng vấn, tôi tổng hợp tài liệu để cho rằng thác Bản Giốc cách biên giới 2km.
Sau này, khi xem xét lại các tài liệu, mới thấy rằng thác Bản Giốc nằm trên đường biên giới, đúng như vẽ trên các bản đồ hay bản Nhật ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng Ban đến Ðèo Lương (28 tháng 6 năm 1894): thác Bản Giốc ở hạ lưu cột mốc 53.
La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban-Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia-Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang-Dong-Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly-Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc-Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante.Sự thật về thác Bản Giốc là như vậy. Vấn đề là, chủ quyền cồn Pò Thoong thì thuộc nước nào?
…
A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui-Xuân coule resserré entre des mamelons élevés".
Xét tất cả các bản đồ SGI, ta thấy cồn Pò Thoong đã hiện hữu trước khi phân định biên giới. Theo qui tắc phân định biên giới, văn bản có giá trị cao hơn bản đồ. Nếu văn bản không mô tả cồn Pò Thoong thuộc nước nào, thì bản đồ phân định sẽ xác định chủ quyền. (Trường hợp nếu bản đồ không xác định, thì phải truy lục hồ sơ lúc bàn thảo).
Trong trường hợp này, văn bản có hiệu lực thứ tự 1, bản đồ hiệu lực 2, nhật ký của Trung Úy Détrie, là người cắm mốc trong khu vực, có giá trị thứ tự 3.
Ta thấy đường biên giới trên các bản đồ luôn đi về phía bắc cồn Pò Thoong, chứ không đi ngang qua cồn. Nhứt là bản đồ ở đây. Như vậy, theo tinh thần các bản đồ, cồn này thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tóm lại, về thác Bản Giốc, TS Trục nói có phần đúng, có phần sai. Theo tôi, việc phải phân chia cồn Pò Thoong cho TQ là điều không hợp lý.
Trương Nhân Tuấn
Mỹ Yên: Tiếng lòng giữa hai bờ đối nghịch
Công an, bộ đội tập trung trước UBND xã Nghi Phương hôm 4/9. Photo courtesy of TNCG |
Hai bờ đối kháng
Bằng vào đợt trấn áp mạnh mẽ giáo dân Mỹ Yên ở Nghệ An ngay sau lễ quốc khánh 2/9/2013, thành tích của tỉnh ủy, chính quyền và ngành công an của quê hương Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh có thể khiến cho nhịp chân qua khe cửa Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Nhà nước Việt Nam không còn “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” như trù tính của giới lãnh đạo cao cấp thuộc chính thể này.
Dịp lễ quốc khánh năm nay lại được nhấn mạnh khác thường bởi một bài diễn văn đầy biểu cảm chúc mừng Việt Nam từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Được đánh giá một cách sâu sát và biện chứng lịch sử bởi giới phân tích chuyên môn, đã từ nhiều năm nay mới diễn ra một sự kiện ngoại giao như vậy giữa hai nước cựu thù.
Khá rõ rệt, lối mở chính trị Việt – Mỹ đang dần được tái khơi thông, với dấu ấn cuộc viếng thăm Washington vào cuối tháng 7/2013 của đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang và một phút giây hiếm hoi bi tráng được trả tự do ngay tại tòa của nữ sinh áo trắng Nguyễn Phương Uyên.
Song khác hẳn với chút hy vọng sau khi hai nguyên thủ quốc gia lạc quan với triển vọng tươi sáng về “đối tác toàn diện”, tiếng gào thét của một đám côn đồ bị cho là liên quan mật thiết đến “nghiệp vụ an ninh” cùng cuộc biểu dương sức mạnh toàn diện của công an Nghệ An với dùi cui, lựu đạn cay, súng ống.. đã có thể phá hỏng tất cả.
Sau các vụ Cầu Rầm, Con Cuông cũng xảy ra trên địa bàn có số tín đồ công giáo đông nhất nước, Mỹ Yên lại là một bằng chứng sống động về tâm trạng máu trào khỏi họng những giáo dân không còn muốn nuốt máu trở vào trong, hình ảnh những người kéo đi đòi trả tự do cho những kitô hữu bị bắt giữ khuất tất, kêu gọi lập lại công bằng cho quan hệ công giáo – chế độ và công lý cho những con chiên của Chúa trên chính mảnh đất này.
Trong một khoảnh khắc mở màn của đợt trấn áp vũ trang, vài chục giáo dân đã lâm vào cảnh bạo hành. Máu đã đổ và trạm xá chật cứng. Ở phía bên kia, lực lượng cảnh sát cơ động với đồng bộ khiên giáp từ đầu đến chân như được chuẩn bị cho một cuộc chiến sống mái.
Hai bờ xa cách đã có phút giây biến hóa thành hai phía đối kháng.
Dấn thêm một chút…
Những bài học dân vận và tôn giáo vận vẫn được lặp đi lặp lại, xuyên
suốt từ cấp lãnh đạo cao nhất của đảng cho đến cánh tay nối dài của một
bộ phận thân thể đã ung hoại đến mức phù trương…, nhưng vẫn không làm
cách nào được thấm nhuần bởi những người luôn “học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ở ngay quê hương của người đã từng một thời
là hội trưởng danh dự của Hội Hướng đạo việt Nam.
Não trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của “một bộ phận không nhỏ” trong ngành công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng công giáo trở thành một chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa đọa vào tâm thế mà người đời cho là không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.
Mỹ Yên là một minh chứng sống thực như thế, bởi chỉ dấn thêm một chút nữa thôi, mọi chuyện sẽ có nguy cơ mất kiểm soát, tình thế có thể tự phát biến thành một cơn bạo động và cả bạo loạn.
Rất gần về thời gian, vụ án luật sư công giáo Lê Quốc Quân vẫn còn treo đó. Bị xem là một khuất tất lớn trong nhiều khuất tất chính trị ở Việt Nam, cho tới nay dù đã vượt quá mọi quy định về độ hoãn trong pháp luật xét xử, nhà cầm quyền vẫn như bùng nhùng trong một toan tính hỗn độn về quan điểm đối ngoại và đối nội.
Trước vụ Mỹ Yên, nhiều tổ chức quốc tế đã liên tục gây sức ép đối ngoại đối với Hà Nội về trường hợp Lê Quốc Quân. Ngay trước phiên xét xử sơ thẩm của Quân, không khí giáo dân Vinh đã ngấm ngầm sôi sục. Nếu có những cuộc hành lễ đã quy tụ đến phân nửa trong số 400.000 giáo dân tại địa phận này, thì không quá khó để có thể ước tính số con chiên ngoan đạo có thể kéo đến tòa án Hà Nội ủng hộ cho bằng hữu chịu nạn của họ.
Còn trong vụ Mỹ Yên, một trong những người đại diện cho giới công lý ở Việt Nam là giám mục giáo phận Vinh – Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng là chủ tịch Ủy ban công lý và hòa bình của giáo hội công giáo Việt Nam, đã làm nên một minh chứng mới mẻ về tâm thế mở miệng.
Vốn là người rất điềm đạm và theo quan điểm đấu tranh ôn hòa, đã không dưới một lần ông Nguyễn Thái Hợp thuyết phục giáo dân của mình tuân giữ phương cách bất bạo động đối với chính quyền. Cũng nhờ có sự can thiệp của ông, ba công an viên mới được giáo dân Mỹ Yên thả ra, sau khi những thẻ ngành không mặc sắc phục này vượt quá thẩm quyền pháp luật trong việc ngăn chặn và soát xét các gia đình liên quan đến vụ xử án 14 thanh niên công giáo, tin lành.
Song khi vụ Mỹ Yên nổ ra, người chăn dắt giáo phận Vinh đã không còn giữ được vẻ bình thản thường lệ. Có lẽ là lần đầu tiên, cha Nguyễn Thái Hợp phải dùng đến tính từ “tàn bạo” đối với điều mà ông xem là sự xúc phạm nặng nề của nhà cầm quyền địa phương với đối với ngôi nhà của Chúa.
Não trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của “một bộ phận không nhỏ” trong ngành công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng công giáo trở thành một chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa đọa vào tâm thế mà người đời cho là không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.
Mỹ Yên là một minh chứng sống thực như thế, bởi chỉ dấn thêm một chút nữa thôi, mọi chuyện sẽ có nguy cơ mất kiểm soát, tình thế có thể tự phát biến thành một cơn bạo động và cả bạo loạn.
Rất gần về thời gian, vụ án luật sư công giáo Lê Quốc Quân vẫn còn treo đó. Bị xem là một khuất tất lớn trong nhiều khuất tất chính trị ở Việt Nam, cho tới nay dù đã vượt quá mọi quy định về độ hoãn trong pháp luật xét xử, nhà cầm quyền vẫn như bùng nhùng trong một toan tính hỗn độn về quan điểm đối ngoại và đối nội.
Trước vụ Mỹ Yên, nhiều tổ chức quốc tế đã liên tục gây sức ép đối ngoại đối với Hà Nội về trường hợp Lê Quốc Quân. Ngay trước phiên xét xử sơ thẩm của Quân, không khí giáo dân Vinh đã ngấm ngầm sôi sục. Nếu có những cuộc hành lễ đã quy tụ đến phân nửa trong số 400.000 giáo dân tại địa phận này, thì không quá khó để có thể ước tính số con chiên ngoan đạo có thể kéo đến tòa án Hà Nội ủng hộ cho bằng hữu chịu nạn của họ.
Còn trong vụ Mỹ Yên, một trong những người đại diện cho giới công lý ở Việt Nam là giám mục giáo phận Vinh – Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng là chủ tịch Ủy ban công lý và hòa bình của giáo hội công giáo Việt Nam, đã làm nên một minh chứng mới mẻ về tâm thế mở miệng.
Vốn là người rất điềm đạm và theo quan điểm đấu tranh ôn hòa, đã không dưới một lần ông Nguyễn Thái Hợp thuyết phục giáo dân của mình tuân giữ phương cách bất bạo động đối với chính quyền. Cũng nhờ có sự can thiệp của ông, ba công an viên mới được giáo dân Mỹ Yên thả ra, sau khi những thẻ ngành không mặc sắc phục này vượt quá thẩm quyền pháp luật trong việc ngăn chặn và soát xét các gia đình liên quan đến vụ xử án 14 thanh niên công giáo, tin lành.
Song khi vụ Mỹ Yên nổ ra, người chăn dắt giáo phận Vinh đã không còn giữ được vẻ bình thản thường lệ. Có lẽ là lần đầu tiên, cha Nguyễn Thái Hợp phải dùng đến tính từ “tàn bạo” đối với điều mà ông xem là sự xúc phạm nặng nề của nhà cầm quyền địa phương với đối với ngôi nhà của Chúa.
“Xô Viết Nghệ Tĩnh”?
Sau gần sáu chục năm tạm yên ả, mồi lửa công giáo lại có cơ rực đốt
trong lòng chế độ. Cũng sau hơn nửa thế kỷ, có vẻ tất cả những gì mà lớp
cách mạng tiền bối đổ công sức tôn giáo vận lại đang bị lớp hậu bối đổ
sông đổ biển. Thay cho cái nhìn khoan dung giữa những người cùng dòng
máu Lạc Hồng và quê cha đất tổ, lại là truyền thống thâm thù “công giáo –
cộng sản” có nguy cơ tái hiện, tiếng la hét bạc lòng chới với của dân
tình giữa hai làn đạn…
Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên ở Nghệ An mới chỉ là khúc dạo đầu của bản giao hưởng có tên “Định mệnh”. Với cung cách chỉ đạo đầy ác ý của một số bậc lãnh đạo thiếu tầm và quá thiếu tâm, chẳng mấy chốc người công giáo sẽ bị đẩy vào thế đối nghịch, mà có thể đến một ngày nào đó sẽ lại nổ ra một Xô Viết Nghệ Tĩnh khác.
Nhưng cũng vì chưa thật sự bùng cháy một Xô Viết Nghệ Tĩnh mới, điều may mắn đối với Nhà nước Việt Nam là họ đã không bị người Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo - CPC - trong năm 2013. Tuy thế, hệ lụy bất hạnh của sự may mắn này là não trạng và cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đã khó làm cho một cá nhân nào nhận ra quy luật quyền lực luôn mai một theo thời gian, chỉ có sức dân mới là vĩnh viễn.
Não trạng quá đỗi chủ quan về quyền lực và cách thức hành xử đối với dân chúng lại thường dẫn giới quan chức độc trị đến những sai lầm chết người.
Từ Đà Nẵng và Nghệ An, người ta có thể thấy việc lặp lại hình ảnh “thụt lùi sâu sắc” về thành tích tôn giáo và nhân quyền trong giai đoạn sau 2006 - khi Việt Nam thoát khỏi CPC - rất có thể sẽ tái diễn ở đất nước này trong những năm tháng tới đây. Và chắc chắn, hệ lụy ấy không chỉ làm chậm bước tiến của Nhà nước vào vòng chung kết Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà còn có nguy cơ làm tan vỡ những cố gắng của Chủ tịch Trương Tấn Sang và tập thể Bộ chính trị đảng trong việc lôi kéo sự yểm trợ của người Mỹ và phương Tây cho việc hồi phục kinh tế và những vết thương còn lâu mới lành trong lòng xã hội Việt Nam.
Phạm Chí Dũng
Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên ở Nghệ An mới chỉ là khúc dạo đầu của bản giao hưởng có tên “Định mệnh”. Với cung cách chỉ đạo đầy ác ý của một số bậc lãnh đạo thiếu tầm và quá thiếu tâm, chẳng mấy chốc người công giáo sẽ bị đẩy vào thế đối nghịch, mà có thể đến một ngày nào đó sẽ lại nổ ra một Xô Viết Nghệ Tĩnh khác.
Nhưng cũng vì chưa thật sự bùng cháy một Xô Viết Nghệ Tĩnh mới, điều may mắn đối với Nhà nước Việt Nam là họ đã không bị người Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo - CPC - trong năm 2013. Tuy thế, hệ lụy bất hạnh của sự may mắn này là não trạng và cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đã khó làm cho một cá nhân nào nhận ra quy luật quyền lực luôn mai một theo thời gian, chỉ có sức dân mới là vĩnh viễn.
Não trạng quá đỗi chủ quan về quyền lực và cách thức hành xử đối với dân chúng lại thường dẫn giới quan chức độc trị đến những sai lầm chết người.
Từ Đà Nẵng và Nghệ An, người ta có thể thấy việc lặp lại hình ảnh “thụt lùi sâu sắc” về thành tích tôn giáo và nhân quyền trong giai đoạn sau 2006 - khi Việt Nam thoát khỏi CPC - rất có thể sẽ tái diễn ở đất nước này trong những năm tháng tới đây. Và chắc chắn, hệ lụy ấy không chỉ làm chậm bước tiến của Nhà nước vào vòng chung kết Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà còn có nguy cơ làm tan vỡ những cố gắng của Chủ tịch Trương Tấn Sang và tập thể Bộ chính trị đảng trong việc lôi kéo sự yểm trợ của người Mỹ và phương Tây cho việc hồi phục kinh tế và những vết thương còn lâu mới lành trong lòng xã hội Việt Nam.
Phạm Chí Dũng
(RFA)
Lương khủng, chất độc khủng và... tha hóa khủng
Nhìn ở góc độ triết học, cùng quy luật đời sống, những kẻ tham nhũng,
nhóm lợi ích mới chính là "vật cản", là chướng ngại vật to lớn trên hành
trình phát triển của dân tộc.
Có một "câu chuyện rất đẹp" trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9, mà bất cứ bạn đọc nào cũng thấy ấm áp, giữa đời sống xã hội còn nhiều bất an.
"Vật cản" sự phát triển
Đó là chuyện đại úy- nhà báo Vũ Văn Hiệp (Báo Biên phòng), đang theo học tại ĐH Chỉ huy- tham mưu New Zealand, người đã phát hiện tấm bản đồ được treo tại phòng họp của nhà trường, ghi chú quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) có chữ "China". Để cuối cùng tấm bản đồ sai sót nghiêm trọng trên đã bị nhà trường gỡ bỏ (Tuổi trẻ, 03/09).
Có lẽ, đó là hành động "kỷ niệm" đẹp nhất, của một nhà báo- người lính, phản chiếu lòng yêu nước của hàng triệu người dân Việt, trước chủ quyền độc lập quốc gia đang bị đe dọa, biến thành ý thức, tâm thức thường trực bất cứ nơi đâu, dù họ sống ở quê hương hay xa xứ.
Cho dù có hàng nghìn năm lịch sử, năm 2013 này, nước Việt độc lập tự do mới gần 70 tuổi.
Với đời người, gần 70 là tuổi già lão, tuổi của sự trải nghiệm, chín chắn, quá biết "mệnh trời".
Nhưng với đời một quốc gia, đó vẫn là tuổi quá... trẻ. Bởi nước Việt những tháng năm này vẫn đang trên hành trình "tự đổi mới" để có thể hội nhập với thế giới văn minh hiện đại. Thách thức đến với nước Việt, không chỉ là sự phát triển, mà còn gay gắt hơn, khốc liệt và sinh tử hơn.
Có một "câu chuyện rất đẹp" trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9, mà bất cứ bạn đọc nào cũng thấy ấm áp, giữa đời sống xã hội còn nhiều bất an.
"Vật cản" sự phát triển
Đó là chuyện đại úy- nhà báo Vũ Văn Hiệp (Báo Biên phòng), đang theo học tại ĐH Chỉ huy- tham mưu New Zealand, người đã phát hiện tấm bản đồ được treo tại phòng họp của nhà trường, ghi chú quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) có chữ "China". Để cuối cùng tấm bản đồ sai sót nghiêm trọng trên đã bị nhà trường gỡ bỏ (Tuổi trẻ, 03/09).
Có lẽ, đó là hành động "kỷ niệm" đẹp nhất, của một nhà báo- người lính, phản chiếu lòng yêu nước của hàng triệu người dân Việt, trước chủ quyền độc lập quốc gia đang bị đe dọa, biến thành ý thức, tâm thức thường trực bất cứ nơi đâu, dù họ sống ở quê hương hay xa xứ.
Cho dù có hàng nghìn năm lịch sử, năm 2013 này, nước Việt độc lập tự do mới gần 70 tuổi.
Với đời người, gần 70 là tuổi già lão, tuổi của sự trải nghiệm, chín chắn, quá biết "mệnh trời".
Nhưng với đời một quốc gia, đó vẫn là tuổi quá... trẻ. Bởi nước Việt những tháng năm này vẫn đang trên hành trình "tự đổi mới" để có thể hội nhập với thế giới văn minh hiện đại. Thách thức đến với nước Việt, không chỉ là sự phát triển, mà còn gay gắt hơn, khốc liệt và sinh tử hơn.
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” diễn ra vào tháng 8/2013 tại dinh Thống nhất (TP.HCM). Ảnh: Tá Lâm |
Đó chính là chống lại sự tha hóa (thoái hóa, hư hỏng) đang có xu hướng
trầm trọng trong xã hội. Mà hệ lụy nhãn tiền là tụt hậu quá xa so với
các quốc gia khác, thậm chí có nguy cơ đe dọa độc lập, chủ quyền dân
tộc.
Sự tha hóa có diện mạo hắc ám- chính là "quốc nạn" tham nhũng, nhóm lợi ích, đang chọc trời khuấy nước mặc dầu...
Sự tha hóa đó được Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học (Bộ Công an), dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu, quan sát tiến trình phát triển của nhiều quốc gia có thể chế chính trị- kinh tế- xã hội khác nhau, gọi thẳng tên- "kẻ thù lớn nhất", nguy hiểm lớn nhất chính là sự tha hóa của cơ quan công quyền. (Dân Việt, ngày 02/09)
Ở góc độ một chính khách, từng vào sinh ra tử nơi chiến trường và đấu trí trong các cuộc "hội đàm" những năm 70, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó CT nước nhận diện: Nhóm lợi ích" chỉ có thể xuất hiện ở những nơi nắm quyền lực, những nơi nắm tài sản....Một khi đã hình thành các "nhóm lợi ích" không thể có đoàn kết và thống nhất ý chí được, đó cũng là mầm mống của sự chia rẽ và phân hóa.
Sự tha hóa có diện mạo hắc ám- chính là "quốc nạn" tham nhũng, nhóm lợi ích, đang chọc trời khuấy nước mặc dầu...
Sự tha hóa đó được Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học (Bộ Công an), dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu, quan sát tiến trình phát triển của nhiều quốc gia có thể chế chính trị- kinh tế- xã hội khác nhau, gọi thẳng tên- "kẻ thù lớn nhất", nguy hiểm lớn nhất chính là sự tha hóa của cơ quan công quyền. (Dân Việt, ngày 02/09)
Ở góc độ một chính khách, từng vào sinh ra tử nơi chiến trường và đấu trí trong các cuộc "hội đàm" những năm 70, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó CT nước nhận diện: Nhóm lợi ích" chỉ có thể xuất hiện ở những nơi nắm quyền lực, những nơi nắm tài sản....Một khi đã hình thành các "nhóm lợi ích" không thể có đoàn kết và thống nhất ý chí được, đó cũng là mầm mống của sự chia rẽ và phân hóa.
Ảnh minh họa |
Còn ông Ngô Minh Giang (nguyên Vụ trưởng Vụ An ninh, Ban Nội chính Trung
ương) gọi thẳng bản chất: Tham nhũng bây giờ tinh vi hơn, rộng lớn hơn,
khủng khiếp hơn, nó đang tạo ra nhóm lợi ích chính trị và kinh tế. Hai
nhóm này cấu kết với nhau, đặc biệt là hiện tượng nhóm chính trị cấu kết
với các đại gia để tham nhũng (Kien thuc. net, ngày 25/08).
Gần 70 năm trước đây, nước Việt can trường, đoàn kết một lòng để chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền tự do dân tộc. Gần 70 năm sau, "giặc" tham nhũng, nhóm lợi ích..., đã khiến người Việt mất đi một cái gì đó quá lớn- niềm tin. Có gì xa xót, mất mát lớn hơn thế?
Sự tha hóa được nhận diện, vạch mặt chỉ tên cụ thể. Và minh họa cho sự tha hóa đó cũng cụ thể không kém.
Dư luận xã hội chưa qua được cơn "choáng" về lương khủng của các quan chức tại 04 doanh nghiệp công ích tại t/p Hồ Chí Minh: Công ty Thoát nước đô thị, Chiếu sáng công cộng, Công trình giao thông Sài Gòn và Công viên cây xanh, ngang nhiên xâm hại quyền lợi hàng trăm người lao động.
Mới đây, lại có thêm 08 DN công ích (vốn 100% Nhà nước), mà cách xâm hại quyền lợi của người lao động cũng na ná như 04 bạn "đồng nghiệp" kia. "Mô hình"... tha hóa của mấy sếp này rất giống nhau.
Đó là dựa vào vốn Nhà nước, nhưng họ chỉ ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 03 tháng cho người lao động, mặc dù những người này đủ điều kiện ký hợp đồng dài hạn. Dùng quỹ tiền lương chung của người lao động chi trái nguyên tắc cho chính mình và thuộc hạ. Cái câu của người, phúc ta hóa ra là câu thành ngữ được các quan chức các DN này... quán triệt triệt để.
Còn ôngJairo Acuna-Alfaro, Cố vấn chính sách về chống tham nhũng của UNDP Việt Nam, cho rằng chuyện lương khủng ở các DN công ích cho thấy những "khoảng xám" trong chính sách tiền lương. Liệu đây có phải mới là bề nổi của một tảng băng?
Được biết, các vị quan chức của 04 DN nói trên đã bị đình chỉ chức vụ, và t/p sẽ thu hồi số tiền chi sai của các vị này, nhưng không thu hồi một đồng nào tiền lương đã chi cho người lao động. Những người lao động bị tước đoạt quyền lợi chính đáng được khôi phục quyền lợi và phải được bồi thường. Đây là một cách giải quyết hợp lý, hợp tình.
Gần 70 năm trước đây, nước Việt can trường, đoàn kết một lòng để chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền tự do dân tộc. Gần 70 năm sau, "giặc" tham nhũng, nhóm lợi ích..., đã khiến người Việt mất đi một cái gì đó quá lớn- niềm tin. Có gì xa xót, mất mát lớn hơn thế?
Sự tha hóa được nhận diện, vạch mặt chỉ tên cụ thể. Và minh họa cho sự tha hóa đó cũng cụ thể không kém.
Dư luận xã hội chưa qua được cơn "choáng" về lương khủng của các quan chức tại 04 doanh nghiệp công ích tại t/p Hồ Chí Minh: Công ty Thoát nước đô thị, Chiếu sáng công cộng, Công trình giao thông Sài Gòn và Công viên cây xanh, ngang nhiên xâm hại quyền lợi hàng trăm người lao động.
Mới đây, lại có thêm 08 DN công ích (vốn 100% Nhà nước), mà cách xâm hại quyền lợi của người lao động cũng na ná như 04 bạn "đồng nghiệp" kia. "Mô hình"... tha hóa của mấy sếp này rất giống nhau.
Đó là dựa vào vốn Nhà nước, nhưng họ chỉ ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 03 tháng cho người lao động, mặc dù những người này đủ điều kiện ký hợp đồng dài hạn. Dùng quỹ tiền lương chung của người lao động chi trái nguyên tắc cho chính mình và thuộc hạ. Cái câu của người, phúc ta hóa ra là câu thành ngữ được các quan chức các DN này... quán triệt triệt để.
Còn ôngJairo Acuna-Alfaro, Cố vấn chính sách về chống tham nhũng của UNDP Việt Nam, cho rằng chuyện lương khủng ở các DN công ích cho thấy những "khoảng xám" trong chính sách tiền lương. Liệu đây có phải mới là bề nổi của một tảng băng?
Được biết, các vị quan chức của 04 DN nói trên đã bị đình chỉ chức vụ, và t/p sẽ thu hồi số tiền chi sai của các vị này, nhưng không thu hồi một đồng nào tiền lương đã chi cho người lao động. Những người lao động bị tước đoạt quyền lợi chính đáng được khôi phục quyền lợi và phải được bồi thường. Đây là một cách giải quyết hợp lý, hợp tình.
Mức lương của các sếp DN công ích gây choáng váng. Ảnh minh họa |
Ở góc độ của quy luật phát triển, Thiếu tướng Lê Văn Cương chỉ ra sự cần
thiết và tất yếu để cho mỗi quốc gia đang khủng hoảng, có thể "bước
chân" ra khỏi vũng lầy yếu kém, tụt hậu. Đó là mỗi lần khủng hoảng, họ
lại nghiến răng chịu đau, nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Đó chính là sự cải tổ, điều chỉnh, tự đổi mới chính mình
Còn ở xã hội ta, con bệnh tha hóa đang hoành hành. Nhưng ai phải chịu đau, chịu thiệt vì căn bệnh này, nếu không phải là nước Việt, và hàng triệu người dân lao động một nắng hai sương?
Đất nước nào cũng có pháp luật là nền tảng điều chỉnh hành vi con người, có những chế tài răn đe, xử lý thậm chí trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội. Người ta chưa quên, năm 2009, tại Lâm Đồng, 03 người nông dân ăn cắp 02 con vịt để nhậu, bị kết án tới ... 13 năm tù.
Thế nhưng, cũng pháp luật đó, đối với tội trạng tham nhũng xét xử thế nào? Theo báo Pháp luật t/p HCM, ngày 30/8, tại cuộc họp giữa Ủy ban Tư pháp QH với đại diện các cơ quan pháp luật TƯ mới đây, ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết, giám sát một số địa phương, có tỉnh như Ninh Bình, 02 năm xử được 09 bị cáo về tội tham nhũng thì 08 bị cáo được hưởng án treo.
Trong số này, có trường hợp hành vi phạm tội rất nghiêm trọng. Thế nhưng tòa án vẫn vận dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, kéo mức án tuyên thấp dưới khung hình phạt, làm cơ sở để cho án treo, mà ông Nguyễn Mạnh Cường cho là rất "bất thường".
Chả lẽ, tội tham ăn (nhậu) của mấy nông dân ít học lại "nguy hiểm" hơn tội tham nhũng? Nếu vậy, thì không chỉ Luật Hình sự cần xem lại các chế tài, mà khái niệm "nguy hiểm" trong từ điển tiếng Việt cũng cần định nghĩa lại.
Còn ông Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền cho rằng, tòa án các cấp đang cố tình hiểu sai, áp dụng có lợi cho tội phạm tham nhũng. Hiểu sai do trình độ xử án kém, do "lương" trả cho các quan tòa kém, hay thần Công lý bị bịt mắt? Câu hỏi này, các quan tòa nước Việt cũng nên trả lời, trước hết là với...tòa án lương tâm!
Ở một góc độ khác, công khai minh bạch là một tiêu chí, được "luật hóa" bằng điều 53 Luật Phòng chống tham nhũng, nhằm công khai, minh bạch tài sản các cán bộ, quan chức. Nhưng tổng kết của Thanh tra Chính phủ mới đây cho thấy các quy định về kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai còn mang tính hình thức; kê khai thu nhập bằng tiền hầu như không thực hiện được. Đặc biệt, lại không có chế tài xử lý những trường hợp kê khai gian dối.
Chỉ hai tiêu chí, pháp luật có chí công vô tư không, và sự công khai minh bạch, trong thực tế có thực chất không, đủ hiểu người dân Việt còn phải chung sống với sự tha hóa dài dài.
Nhìn ở góc độ triết học, cùng quy luật đời sống, những kẻ tham nhũng, nhóm lợi ích mới chính là "vật cản", là chướng ngại vật to lớn trên hành trình phát triển của dân tộc.
"Điều còn mãi"- vì ai?
Nhưng cũng trong dịp Quốc khánh 2/9, lại có một "câu chuyện rất tồi tệ" xảy ra, gây bất bình cho xã hội, tới tận hôm nay vẫn chưa ngã ngũ.
Hàng trăm người dân các xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân (huyện Cẩm Thủy) và xã Yên Lâm (huyện Yên Định)- tỉnh Thanh Hóa, phải tập trung quanh khu vực Công ty Nicotex Thanh Thái "Ăn ngủ cùngkho thuốc trừ sâu" (Dân trí, 04/09) để "canh giữ" hiện trường, khi họ phát hiện ra một việc tày trời của công ty này. Đó là có tới hàng chục điểm chôn lấp thuốc trừ sâu dưới lòng đất trong khuôn viên công ty.
Trong khi, toàn bộ hộ dân các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, Yên Lâm đều sử dụng mạch nước nguồn ngay cạnh sát công ty để ăn. Gần 10 năm trở lại đây, tại thôn Thắng Long (xã Yên Lâm) có hơn 30 người tử vong vì bệnh ung thư.
Con số người mắc bạo bệnh có liên quan gì tới vụ việc ô nhiễm môi trường do việc chôn lấp thuốc trừ sâu trong lòng đất không, chưa rõ. Nhưng chắc chắn, sự ... "ô nhiễm" về tư duy, về ý thức, về lương tâm và cách hành xử ảnh hưởng tới sự an lành, an sinh của người dân, của Công ty Nicotex Thanh Thái, là quá nặng.
Còn ở xã hội ta, con bệnh tha hóa đang hoành hành. Nhưng ai phải chịu đau, chịu thiệt vì căn bệnh này, nếu không phải là nước Việt, và hàng triệu người dân lao động một nắng hai sương?
Đất nước nào cũng có pháp luật là nền tảng điều chỉnh hành vi con người, có những chế tài răn đe, xử lý thậm chí trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội. Người ta chưa quên, năm 2009, tại Lâm Đồng, 03 người nông dân ăn cắp 02 con vịt để nhậu, bị kết án tới ... 13 năm tù.
Thế nhưng, cũng pháp luật đó, đối với tội trạng tham nhũng xét xử thế nào? Theo báo Pháp luật t/p HCM, ngày 30/8, tại cuộc họp giữa Ủy ban Tư pháp QH với đại diện các cơ quan pháp luật TƯ mới đây, ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết, giám sát một số địa phương, có tỉnh như Ninh Bình, 02 năm xử được 09 bị cáo về tội tham nhũng thì 08 bị cáo được hưởng án treo.
Trong số này, có trường hợp hành vi phạm tội rất nghiêm trọng. Thế nhưng tòa án vẫn vận dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, kéo mức án tuyên thấp dưới khung hình phạt, làm cơ sở để cho án treo, mà ông Nguyễn Mạnh Cường cho là rất "bất thường".
Chả lẽ, tội tham ăn (nhậu) của mấy nông dân ít học lại "nguy hiểm" hơn tội tham nhũng? Nếu vậy, thì không chỉ Luật Hình sự cần xem lại các chế tài, mà khái niệm "nguy hiểm" trong từ điển tiếng Việt cũng cần định nghĩa lại.
Còn ông Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền cho rằng, tòa án các cấp đang cố tình hiểu sai, áp dụng có lợi cho tội phạm tham nhũng. Hiểu sai do trình độ xử án kém, do "lương" trả cho các quan tòa kém, hay thần Công lý bị bịt mắt? Câu hỏi này, các quan tòa nước Việt cũng nên trả lời, trước hết là với...tòa án lương tâm!
Ở một góc độ khác, công khai minh bạch là một tiêu chí, được "luật hóa" bằng điều 53 Luật Phòng chống tham nhũng, nhằm công khai, minh bạch tài sản các cán bộ, quan chức. Nhưng tổng kết của Thanh tra Chính phủ mới đây cho thấy các quy định về kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai còn mang tính hình thức; kê khai thu nhập bằng tiền hầu như không thực hiện được. Đặc biệt, lại không có chế tài xử lý những trường hợp kê khai gian dối.
Chỉ hai tiêu chí, pháp luật có chí công vô tư không, và sự công khai minh bạch, trong thực tế có thực chất không, đủ hiểu người dân Việt còn phải chung sống với sự tha hóa dài dài.
Nhìn ở góc độ triết học, cùng quy luật đời sống, những kẻ tham nhũng, nhóm lợi ích mới chính là "vật cản", là chướng ngại vật to lớn trên hành trình phát triển của dân tộc.
"Điều còn mãi"- vì ai?
Nhưng cũng trong dịp Quốc khánh 2/9, lại có một "câu chuyện rất tồi tệ" xảy ra, gây bất bình cho xã hội, tới tận hôm nay vẫn chưa ngã ngũ.
Hàng trăm người dân các xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân (huyện Cẩm Thủy) và xã Yên Lâm (huyện Yên Định)- tỉnh Thanh Hóa, phải tập trung quanh khu vực Công ty Nicotex Thanh Thái "Ăn ngủ cùngkho thuốc trừ sâu" (Dân trí, 04/09) để "canh giữ" hiện trường, khi họ phát hiện ra một việc tày trời của công ty này. Đó là có tới hàng chục điểm chôn lấp thuốc trừ sâu dưới lòng đất trong khuôn viên công ty.
Trong khi, toàn bộ hộ dân các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, Yên Lâm đều sử dụng mạch nước nguồn ngay cạnh sát công ty để ăn. Gần 10 năm trở lại đây, tại thôn Thắng Long (xã Yên Lâm) có hơn 30 người tử vong vì bệnh ung thư.
Con số người mắc bạo bệnh có liên quan gì tới vụ việc ô nhiễm môi trường do việc chôn lấp thuốc trừ sâu trong lòng đất không, chưa rõ. Nhưng chắc chắn, sự ... "ô nhiễm" về tư duy, về ý thức, về lương tâm và cách hành xử ảnh hưởng tới sự an lành, an sinh của người dân, của Công ty Nicotex Thanh Thái, là quá nặng.
Chất thải hóa chất bốc lên mùi hôi thối |
Vụ việc người dân tràn vào cả khuôn viên công ty đào bới tìm kiếm "vật
chứng" tội ác, có phần thái quá của sự bức xúc. Tuy nhiên, nó nói một
điều rất đáng buồn- người dân cô đơn quá- khi họ không còn có thể trông
chờ vào một động thái tích cực nào của các ngành, các cấp, các cơ quan
chức năng bảo vệ cho quyền lợi, cho sự sống an lành của họ. Cái khẩu
hiệu "Vì dân" mà các bác hay phát biểu- không biết đang cất giấu ở đâu?
Trước đó, xã hội chưa quên vụ người dân làng xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương), đã phải tự lập "chiến lũy", đối đầu chống lại công ty Trường Khánh, chuyên sản xuất sản xuất Pro Niken, thứ hóa chất dùng trong mạ hợp kim, khiến môi trường sống của họ bị đe dọa, vì họ cũng cô đơn quá.
Giờ, đến lượt người dân các xã thuộc Cẩm Thủy, Yên Định lại đi theo con đường mòn ấy của người dân huyện Kinh Môn.
Cô đơn, vì người dân các xã cho rằng, trong vụ việc này, có dấu hiệu cơ quan chức năng bao che cho công ty, ngăn cản họ, dù họ phát hiện có tới 15 phuy hóa chất không rõ nguồn gốc còn bám đầy đất đỏ tươi bên ngoài vỏ phuy, đang được công ty đưa đi tẩu tán.
Cô đơn, vì từ 15 năm nay, người dân đã kêu cứu. Nhưng không biết các cơ quan chức năng... anh có nghe thấy chúng em nói gì không?
Để đến khi vụ việc vỡ lở, bùng phát dữ dội, mới thấy các cơ quan chính quyền các cấp, tích cực vào cuộc. Từ UBND tỉnh chỉ đạo, đến Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương, sớm làm rõ những vi phạm của Công ty NicotexThanh Thái, đồng thời có hướng khắc phục cho người dân. Sớm, nhưng thật ra là quá muộn!
Tệ nhất, là năm nào Sở TN- MT Thanh Hóa cũng đều có các đoàn lên kiểm tra mỗi năm/ lần, nhưng lần nào cũng... báo trước. Và theo ông Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường: Năm nào cũng thanh - kiểm tra, nhưng ngoài tường rào (!) (Lao động, ngày 04/09).
Bản chất của vụ việc "chôn lấp" thuốc trừ sâu này là gì? Xin hãy nghe ý kiến của ông Lâm Vĩnh Ánh (Cục Kỹ thuật, Binh chủng Hoá học- Bộ Quốc phòng):
Việc tự ý chôn lấp nêu trên của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái sẽ gây nguy hại cho môi trường, nhất là khi gặp mưa chất độc sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Nếu DN xử lý kỹ thuật rồi mới tiến hành chôn lấp, thì việc làm đó phải được cơ quan chức năng biết và tiến hành kiểm tra, đánh giá xem việc xử lý đến đâu, có đạt các tiêu chuẩn quy định không. Tuy nhiên, có thể do việc tiêu hủy theo phương án chôn đốt khá tốn kém (khoảng 25-50 triệu đồng/tấn) nên DN đã "trốn" việc tiêu hủy theo đúng quy trình mà tự chôn lấp.
Người viết không bình thêm điều gì nữa, vì tất cả sự tha hóa của những kẻ tham nhũng, nhóm lợi ích, cho đến chuyện chôn lấp hóa chất độc hại, bất kể số phận, tính mạng người dân ra sao, cũng chỉ tàn nhẫn xoay quanh mỗi chữ tiền mà thôi.
Số phận dân tộc Việt những năm tháng này, sao gieo neo?
Nhưng trong buổi chiều ngày lễ Quốc khánh 02/09, cũng có một sự kiện trang trọng, đem lại ấn tượng sâu sắc. Đó là buổi hòa nhạc Điều còn mãi của báo VietNamNet tổ chức thường niên, đến nay đã tròn 05 năm. Buổi chiều đó, dưới Thánh đường Nhà Hát Lớn, những bản nhạc giao hưởng thuần Việt bi tráng, những ca khúc thấm đậm tình đất nước, tình dân tộc, tình yêu con người như vỗ cánh bay lên, gửi một thông điệp sâu sắc cho nhân gian.
Trước đó, xã hội chưa quên vụ người dân làng xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương), đã phải tự lập "chiến lũy", đối đầu chống lại công ty Trường Khánh, chuyên sản xuất sản xuất Pro Niken, thứ hóa chất dùng trong mạ hợp kim, khiến môi trường sống của họ bị đe dọa, vì họ cũng cô đơn quá.
Giờ, đến lượt người dân các xã thuộc Cẩm Thủy, Yên Định lại đi theo con đường mòn ấy của người dân huyện Kinh Môn.
Cô đơn, vì người dân các xã cho rằng, trong vụ việc này, có dấu hiệu cơ quan chức năng bao che cho công ty, ngăn cản họ, dù họ phát hiện có tới 15 phuy hóa chất không rõ nguồn gốc còn bám đầy đất đỏ tươi bên ngoài vỏ phuy, đang được công ty đưa đi tẩu tán.
Cô đơn, vì từ 15 năm nay, người dân đã kêu cứu. Nhưng không biết các cơ quan chức năng... anh có nghe thấy chúng em nói gì không?
Để đến khi vụ việc vỡ lở, bùng phát dữ dội, mới thấy các cơ quan chính quyền các cấp, tích cực vào cuộc. Từ UBND tỉnh chỉ đạo, đến Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương, sớm làm rõ những vi phạm của Công ty NicotexThanh Thái, đồng thời có hướng khắc phục cho người dân. Sớm, nhưng thật ra là quá muộn!
Tệ nhất, là năm nào Sở TN- MT Thanh Hóa cũng đều có các đoàn lên kiểm tra mỗi năm/ lần, nhưng lần nào cũng... báo trước. Và theo ông Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường: Năm nào cũng thanh - kiểm tra, nhưng ngoài tường rào (!) (Lao động, ngày 04/09).
Bản chất của vụ việc "chôn lấp" thuốc trừ sâu này là gì? Xin hãy nghe ý kiến của ông Lâm Vĩnh Ánh (Cục Kỹ thuật, Binh chủng Hoá học- Bộ Quốc phòng):
Việc tự ý chôn lấp nêu trên của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái sẽ gây nguy hại cho môi trường, nhất là khi gặp mưa chất độc sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Nếu DN xử lý kỹ thuật rồi mới tiến hành chôn lấp, thì việc làm đó phải được cơ quan chức năng biết và tiến hành kiểm tra, đánh giá xem việc xử lý đến đâu, có đạt các tiêu chuẩn quy định không. Tuy nhiên, có thể do việc tiêu hủy theo phương án chôn đốt khá tốn kém (khoảng 25-50 triệu đồng/tấn) nên DN đã "trốn" việc tiêu hủy theo đúng quy trình mà tự chôn lấp.
Người viết không bình thêm điều gì nữa, vì tất cả sự tha hóa của những kẻ tham nhũng, nhóm lợi ích, cho đến chuyện chôn lấp hóa chất độc hại, bất kể số phận, tính mạng người dân ra sao, cũng chỉ tàn nhẫn xoay quanh mỗi chữ tiền mà thôi.
Số phận dân tộc Việt những năm tháng này, sao gieo neo?
Nhưng trong buổi chiều ngày lễ Quốc khánh 02/09, cũng có một sự kiện trang trọng, đem lại ấn tượng sâu sắc. Đó là buổi hòa nhạc Điều còn mãi của báo VietNamNet tổ chức thường niên, đến nay đã tròn 05 năm. Buổi chiều đó, dưới Thánh đường Nhà Hát Lớn, những bản nhạc giao hưởng thuần Việt bi tráng, những ca khúc thấm đậm tình đất nước, tình dân tộc, tình yêu con người như vỗ cánh bay lên, gửi một thông điệp sâu sắc cho nhân gian.
Điều còn mãi 2012. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Rằng, sự tha hóa có thể vẫn tiếp diễn, nhưng lắng đọng
trong tâm thức, ngấm sâu trong ý thức hàng triệu người Việt, như nhà
báo- người lính Vũ Đức Hiệp, đó là chủ quyền độc lập, là lợi ích dân tộc
phải được đặt trên hết.
Có thế, dân tộc Việt mới có thể đi qua những tháng năm khổ đau này, mà vượt lên, trường tồn và phát triển!
Kỳ Duyên
(Tuần VN)
Hồi ký của Khánh Ly: Chuyện kể sau 40 năm
Chương 1
Đó là năm 1964, tôi và các con đang ở thành phố Dalat. Tôi vừa 18 tuổi, hai con, một gái, một trai. Ba mẹ con sống với nhau hồn nhiên như cây cỏ trong ngôi nhà hai từng rộng lớn vắng người, trên một ngôi đồi mà người ở đó gọi là đồi Miên – tên ông nội hai đứa nhỏ. Nhà không cổng ngõ, không hàng rào, đồi rộng thênh thang, từ hông nhà ngó xuống, là một thung lũng nhỏ xanh rì, nhìn mông ra xa thấp thoáng đâu đó mầu đỏ của ngói bên cạnh những vườn trồng rau quả xanh ngắt, tiệp với màu của lá cỏ. Nổi lên trên màu xanh mượt mà như tấm áo dạ hội bằng nhung, tôi có thể biết được đó là những vườn hoa.
Thuở đó, Dalat đẹp lắm. Người ta bảo Dalat đẹp bởi có 4 mùa giống như Hà Nội nên con gái Dalat tuy ít người xuất sắc nhưng ai nấy đều xinh xắn với nước da trắng hồng, mái tóc đen dày óng mượt. Tất cả đều vô tư, hồn nhiên và hiền lành. Các bà bán hàng trong chợ, dù là bán mắm cá, cũng mặc áo dài, bán đậu hủ rong cũng áo dài, bán ngô nướng lúc nửa khuya, bán mì Quảng, xôi gà cũng áo dài, hai má cứ ửng hồng lên bên cạnh bếp lửa.
Dalat có 4 mùa nhưng mùa nào cũng mát vào ban ngày, lạnh về đêm, chính thế, người ta mới thú vị khi cầm cái ngô nướng thoa mỡ hành còn nóng hổi, người ta mới cảm thấy cái nhẹ nhõm khi bước ra từ những phòng tắm nước nóng, xê xế rạp ciné Ngọc Hiệp. Bước qua bên kia đường, người ta có thể ghé vào tiệm cháo vịt, tiết canh vịt, gỏi vịt và ngay bên hông tiệm thịt vịt, cái quán mì Quảng nhỏ xíu, mái che là một vài tấm ván ép ghép với 4 cái ghế. Hai vợ chồng người bán mì Quảng tay thoăn thoắt đơm bún, chan nước hay dọn dẹp cái mặt bàn cũng chỉ là một tấm gỗ dài. Người bán vui cười nhìn khách xuýt xoa ăn trong cái nóng của bún, cái lạnh của con phố về khuya, vắng người.
Điều chắc chắn phải nói là người Dalat hiền. Hiền như nước mưa, nước suối. Hiền như cây trái tốt tươi. Hiền như hoa như gió. Như tiếng chuông reo bốn mùa. Hiền như bãi xe lam dăm ba chiếc im lìm nơi bến đậu. Hiền như những cơn mưa bất ngờ bay nghiêng qua thành phố, không hề làm rối chân khách bộ hành. Những con đường vắng lặng. Những ngôi biệt thự nằm xa nhau, không tường bao bộc, chỉ có hoa và hoa dưới những cây thông rải rác, tưởng như mọc vô tình không người săn sóc. Ấy thế mà trong cái vô tình gần như hoang dã ấy, luôn có những lúc rộ lên tiếng cười rộn ràng ngây thơ. Đời sống đẹp và đáng sống biết bao nhiêu.
Trước đó 2 năm, nói chính xác là vào tháng 11 năm 1962, khi tôi lên Dalat tìm sống, cùng đi trên chuyến xe đò Minh Trung với tôi, là chị Ngân Hà, một ca sĩ đẹp và được biết đến, không hiểu vì sao chị bỏ Sài Gòn ra đi. Lúc đó, người ta chưa nói đến chiến tranh. Sài Gòn đất rộng, người ít. Đời sống dễ dàng, người dân miền Nam chơn chất như ngọn lúa đồng bằng, cá tôm sông lạch, con đường Tự Do, sáng, trưa, chiều, tối chỉ khoảng trên một chục khách bộ hành, xích lô vài chiếc thông thả đạp như thi sĩ thơ thẩn tìm nàng thơ. Taxi cũng thỉnh thoảng ghé qua đỗ người xuống. Hình như Sài Gòn rất bằng lòng với nhịp sống thong thả, nhàn hạ. Thói quen của miền Nam trù phú đụng đâu cũng có cái ăn.
Tôi nhận lời lên hát cho Night Club ở Dalat với giá 2500 đồng một tháng, có cơm hai bữa và ngủ chung với các chị ở vũ trường, nếu không muốn về nhà. Kể ra thì không nhiều nhưng cũng chẳng hẹp gì lúc đó, lương Trung Úy cũng chỉ được như thế thôi. Ông bà nội của hai đứa nhỏ ở đó, tôi có cả nguyên một từng dưới rộng thênh thang. Hình như đây là kiểu nhà sàn lúc khởi thủy cất lên, nhưng rồi sẵn cột, xây thêm thành nhà hai tầng, chưa kể chung quanh đất trống, không trồng trọt gì ngoài mấy cây ổi, mấy giàn xu. Bên nội dường như chẳng ai để ý gì đến mấy mẹ con tôi ngoài chị Lê Quyên. Vài tháng sau, tiền lương được tăng, tôi tìm một người giữ con và ngày ngày nhảy xe lam, xe đò ra chợ Dalat.
Từ ngày di cư vào Nam, dẫu mới có 10 tuổi, tôi phải trông em, giặt quần áo, đi chợ rồi mới đi học. Mấy anh chị em chúng tôi sàn sàn tuổi nhau nhưng lại chẳng bao giờ có thì giờ hay có chuyện gì để chia sẻ với nhau. Nói tóm lại, tuổi thơ của tôi hoàn toàn mờ nhạt, không có gì đáng ghi nhớ trong sinh hoạt gia đình, ngoại trừ ông bố đêm nào cũng say rượu và bà mẹ hết ca cẩm chồng đến mắng chửi con. Dalat chính là khoảng trời tôi mơ ước, tưởng chừng như cuộc sống ngừng lại ở đó… Nhưng không. Cuộc đời tôi bắt đầu. Từ đó, ở đó.
Vũ trường Night Club dọn ra hôtel Du Parc, cạnh Nhà Thờ Chánh Toà, Bưu điện và đài phát thanh Dalat. Bà chủ vũ trường là một người Việt Hoa, có một đứa con lai không biết lai gì, khoảng 6, 7 tuổi. Bà mướn một căn phòng ngay bên kia đường cho các chị vũ nữ ở, có người nấu cơm. Tôi thường ngủ lại đây vì khuya chẳng có ai đưa tôi về tận Chi Lăng. Trong căn nhà nhỏ này, tuyệt không có bóng dáng một người đàn ông, thế nên tôi thích ngủ lại để sáng hôm sau đi chợ rồi mới về nhà, mang đồ ăn, bánh kẹo và chơi với con rồi chiều tối, lại đi xe lam đến Vũ Trường. Căn phố đó nằm cạnh quán café Myosotis, không biết bây giờ có còn không.
Night Club là Vũ Trường duy nhất ở Dalat. Với khí hậu lành lạnh về đêm là nơi giải trí lý tưởng của thành phố du lịch, vậy mà khách khứa cũng không có bao nhiêu. Lính Mỹ, cấp cố vấn, mới được vào thị xã chơi chứ những cậu học trò vừa mới hết Trung Học, rời gia đình đến một đất nước xa lạ, nên có vẻ sợ sệt. Người của thành phố, muốn đi, sợ gặp người quen, khó chối tội với vợ, thế nên ban nhạc đêm đêm cứ chơi những bản nhạc trữ tình, chúng tôi vẫn hát, các chị ngồi uống nước tán gẫu hoặc nhảy với nhau. Mỗi đêm vài ba bàn khách. Mọi người bình thản nhìn nhau, chờ ngày cuối tuần. Có những đêm Vũ Trường gần đóng cửa, một băng Không Quân áo bay đen khăn quàng cổ màu tím hoa cà, bất ngờ xuất hiện đứng thành một hàng dài nơi cửa. Nhà hàng không chạy lại đón khách. Chúng tôi không ai ngạc nhiên. Chuyện này xảy ra thường. Tôi lặng lẽ lên sân khấu, ban nhạc hiểu ý chơi bài “Gửi gió cho mây ngàn bay”. Tôi hát xong, những chiếc khăn quàng màu tím hoa cà lặng lẽ quay ra, đi vào đêm tối, nơi các anh từ đó bước ra. Không bao giờ hỏi nhưng tôi biết một phi vụ vừa hoàn tất.
Những đêm trời lạnh, mưa rất nhẹ, không gì thú vị hơn ngồi hát hay nghe một tình khúc Tiền Chiến. Những người lính Mỹ non trẻ kia đang miệt mài bước nhảy, cố quên đi nỗi buồn xa nhà, nỗi lo sợ súng đạn trên mảnh đất mà họ không bao giờ hiểu được vì sao họ đến đây. Họ lại càng không hiểu ý nghĩa của khúc hát kia. Chỉ biết trong đêm lạnh, khúc hát buồn, tiếng hát còn non trẻ với những ước mơ chưa thành hình và nỗi lòng khắc khoải của kẻ xa nhà quấn quít lấy nhau ấm áp chia sẻ đến không ngờ. Nhiều năm sau, nếu những người lính ấy còn sống mà trở về, chắc chẳng bao giờ họ nghĩ đến cái vũ trường xưa, nơi thành phố có những cơn mưa bất ngờ nghiêng nghiêng bay trên con phố vắng người vào những đêm gió lạnh. Cũng có thể họ đã không bao giờ trở về để mà nhớ.
Tôi không sống với gia đình nhiều. Tôi không có bạn gái. Bạn của anh tôi cũng là bạn của tôi. Chúng tôi gọi nhau bằng …chú và xưng tôi, không có anh em gì cả. Có lẽ thế, tính tôi không hề có chút dịu dàng nào cho đến khi có con và chỉ dành cho con. Có lẽ thế, tôi dễ sống chung với các chị vũ nữ mà tôi thật sự quý mến như một gia đình. Các tay …anh hùng hảo hán ở Sàigòn, Dalat hình như cũng rất quý tôi, đứa em gái lạc loài, lờ khờ trong thế giới muôn mặt về đêm. Chẳng ai hỏi tôi từ đâu đến, con cái nhà ai. Tôi cũng không tò mò về cuộc sống của các chị vũ nữ.
Thời bấy giờ, giới vũ nữ là giới làm rất nhiều tiền và rất nhiều người có học. Họ chỉ trở thành vũ nữ để giúp gia đình trong khoảng thì giờ rỗi rảnh. Công việc của các chị ấy là nhảy với khách hàng, những người đi Vũ Trường một mình, những người mới biết khiêu vũ. Thời 60, khiêu vũ là một nghệ thuật. Mọi người nhẩy lấy đẹp, nhẩy biểu diễn. Khiêu vũ là một nghệ thuật, không hề có ý đen tối, lợi dụng. Khách đến Vũ Trường và vũ nữ đối xử với nhau lịch sự. Có những chị nổi tiếng chỉ vì nhẩy giỏi, nhẩy đẹp. Các chị không đi đêm với khách, tôi biết vì tôi ở cùng các chị một nhà.
Vũ Trường đóng cửa, ai muốn đi ăn đêm thì thường chạy tới tiệm xôi gà trước mặt khách sạn Thủy Tiên, sau lưng tiệm bánh mỳ Xương Ký đầu con dốc Hàm Nghi. Chủ quán là cặp vợ chồng trẻ, con ông bà Bắc Hương cơm tám, giò chả nằm gần café Tùng – ông bà chủ quán xôi này hiện đang ở Porland, Oregon – nhiều đêm, vừa thấy mặt tôi, cô vợ da trắng, má hồng cười như hoa nở, hét toáng lên… Đùi Khánh Ly… Phao câu Khánh Ly… câu rao ngắn gọn làm ai cũng quay lại nhìn tôi cười. Và tôi không hề cảm thấy ngượng ngùng, sà ngay vào hàng cầm chiếc đùi gà, miếng phao câu béo ngậy, đĩa xôi trắng dẽo thơm phức mỡ hành. Ở một thành phố nhỏ như Dalat, ai cũng biết mặt nhau.
Cùng đi ăn với chúng tôi là một số các …anh hùng có tên tuổi. Những cái tên ngộ nghĩnh đôi khi do thành tích mà có. Các bạn ấy còn trẻ, có người trạc tuổi tôi, có người lớn hơn nhưng ai cũng làm mặt nghiêm, lạnh lùng ít nói. Họ làm ra vậy giữa chốn đông người, thật ra, họ dễ thương, sống có tình nghĩa. Họ có bổn phận bảo vệ nhà hàng, các chị vũ nữ, ca nhạc sĩ. Mấy ông say xỉn quậy phá, gây gỗ, họ là người giải quyết, giảng hoà hoặc mời các ông đi về chứ không bao giờ họ gây chuyện rắc rối cho nhà hàng. Giới giang hồ, các chị vũ nữ và ca nhạc sĩ vì thế mà gần nhau, thương nhau và luôn bênh vực cho nhau. Thời đó, dưới mắt tôi, họ là những người hùng. Cách sống của giới này ảnh hưởng đến lối sống và cách suy nghĩ của tôi không ít.
Tôi hát chưa ra gì nhưng lại được nhiều người thương thế nên cuộc sống mấy mẹ con coi bộ cũng đỡ khổ. Tôi mua quần áo đẹp nhất Dalat cho con tôi ở tiệm Au Printemps. Tôi sục vào lầu trên của chợ Hoà Bình, nơi bán quần áo cũ của Mỹ – hàng viện trợ – tìm mua áo da. váy len. giầy bốt. Diện vào, ai dám nói là quần áo cũ. Tôi thường tới quán café nơi Bích Ly, chị cả của ban CBC ngồi giữ két, nói dóc. Bích Ly và tôi hình như bằng tuổi nhau hoặc Ly kém tôi một tuổi gì đó. Hai đứa cùng tên Ly, cùng đen đen như nhau, giọng cũng khào khào giống nhau nên bắt chuyện gớm lắm… Giờ gặp lại trên xứ Mỹ, hai đứa vẫn tưởng như đang ngồi trong quán café ở Dalat.
Thời đó, tôi mới 18 tuổi, còn ham ăn, ham chơi. Chẳng có gì thú vị cho bằng quăng giày dép, chân không, đi, chạy, nhẩy khắp Đồi Cù, xuống Toà Tổng Giám mục, men theo con đường Tình Yêu dẫn lên Toà Tỉnh rồi lại lên Đồi Cù nằm khểnh dưới gốc thông hoặc thẳng tay chân trên bãi cỏ thênh thang nhìn ngắm mây trời. Không nhớ đến ai cũng không cần biết mình là ai, ngày mai sẽ ra sao. Không nhớ ai thật, không cả yêu đương. Không hề nghĩ đến gia đình và Saigon. Tôi thương các con song thường tự hỏi vì sao tôi có chúng trong khi tôi chẳng có một chuẩn bị nào, chưa hề có một khái niệm về gia đình. Những lúc lang thang trên Đồi Cù, cùng các bạn gái đắm chìm dưới suối Liên Khương, tôi ước ao trở lại tuổi 14, 15. Có lẽ, tôi sẽ bắt đầu cuộc đời của tôi một cách khác.
40 năm trước, đó là ý nghĩ của một thiếu phụ tuổi 18, nằm ngủ quên dưới gốc thông già. Buổi trưa nắng vàng chan hoà trên cỏ lá, tiếng thông reo ngân dài, bất tận như một lời ru buồn. Lời ru âm thầm đi vào giấc ngủ và ở lại đó. Lời ru buồn. Rất buồn…
*
Chương 2
Ngày di cư tôi, tôi mới 9, 10 tuổi.Chưa kịp làm quen với Sài Gòn, còn đang lạ lùng với cách nói cười rộn ràng rất Nam kỳ, còn thích thú xé tờ giấy một đồng làm hai, gọi là 5 cắc đủ mua một ly đá nhận xi-rô, đã theo gia đình lên Dalat. Đó là năm 1956. Bố tôi – tức dượng nếu gọi theo tiếng miền Nam, tôi gọi dượng bằng bố theo lời mẹ tôi dặn – làm việc ở Ty cảnh sát Dalat. Gia đình tôi ở một biệt thự khu Chi Lăng. Căn nhà nằm lưng chừng con dốc ngắn và tất cả đều xây một kiểu giống nhau. Tôi chưa bao giờ đi hết con dốc đó để biết còn gì phía sau vì tôi bắt đầu đi học.
Trường tiểu học Phan Chu Trinh nằm ngay một ngã tư.Trước mặt nó là khu đất trống có con đường nhỏ dẫn vào đồi Bà Miên, nơi mà ít năm sau này, lại chính là nơi mẹ con tôi ở. Con đường đó cũng đưa vào trường Đại Học Quân Sự và khoảng đất trống trước mặt trường Phan Chu Trinh năm nào nay đã xây đầy những biệt thự của các ông Tướng. Căn đầu tiên là nhà của tướng Thái Quang Hoàng, cách 2 căn là tướng Đỗ Cao Trí. Tôi vào học lớp một vì chuyển qua chương trình Việt, nên chẳng hiểu gì cả, thậm chí không biết đọc tiếng Việt, trong khi chị tôi, chị Lệ Yến, lại được bố mẹ tôi cho học tại trường Domaine de Marie, chương trình Pháp-Việt
Từ nhà đến trường không xa lắm mà cũng không gần. Tôi đi bộ lúc đi và cả lúc về. Bấy giờ, ngoài Ngọc Anh, tôi biết mình có thêm 3 đứa em nữa. Duyên Hải, Tố Loan, Tố Uyên. Sau giờ đi học, tôi làm những gì mẹ tôi bảo làm nhưng thường trốn nhà ra hồ Chi Lăng chơi. Chân không mang giày dép, thơ thẩn đi quanh tụt xuống ven hồ mò ốc hoặc lượm …cứt để chơi – tôi tưởng đó là thuốc tể như của bà nội. Ở đó có một biệt thự to lắm. Người ta bảo nguyên khu Chi Lăng này, ngày xưa dành cho người Pháp, và các căn biệt thự của chúng tôi cũng vậy! Cái Hotel Chi Lăng với cái giếng nước giả xây trước mặt cũng là nơi người Pháp thường đến nghỉ hè. Thời đó chưa có tên Chi Lăng mà là Saint Benoit. Mãi sau này vẫn còn những người gọi thế.
Tan học tôi thường không đi theo đường chính mà chui qua những bụi cây, những hàng thông, những khóm lay-ơn đủ màu mọc khắp mọi nơi nhưng không bao giờ tôi bẻ hoa, chỉ tìm loài dây leo để đem về chơi nhảy dây. Bố mẹ tôi ít khi nhìn thấy tôi, ông bà gần như không để ý, không hỏi đến nếu không có gì để sai bảo, dặn dò. Tôi lại cảm thấy khoái hơn dù đôi lúc cũng tủi thân khi không được mẹ ngó ngàng
Ngoài con đường từ nhà đến trường và ngược lại, ngoài khung cảnh yên tĩnh của hồ Chi Lăng, tôi chui xuống cái rảnh nước chảy quanh nhà, đắp đất trồng bắp cải từ những cuống cải già bị cắt bỏ, có chút xíu mầm, mà tôi tưởng là sẽ sống được. Tôi có thể lang thang trong những khoảng đất trồng đầy cỏ dại để tìm hái trái mâm xôi, bứt dây rừng, xuống hồ Chi Lăng vọc nước, bắt ốc, hoặc ngồi dưới cái rảnh nước ấy cả ngày, nếu không có ai tìm.
Qua đến năm 1957, gia đình tôi phải chuyển về Saigon. Hơn một năm ở Dalat, có một vài điều đã khắc sâu vào tâm trí non nớt của tôi và không bao giờ tôi quên. Nó là những vết cháy dẫu đến ngàn năm vẫn còn hằn dấu…. Trước ngày di cư, Hà-nội mở một Hội Chợ, ở đâu thì tôi không nhớ nhưng có lẽ do người Pháp tổ chức sau khi hội nghị Gienève được ký kết. Tôi đi hội chợ với một thằng nhỏ ở cùng đường, tên nó tôi còn nhớ, nó là thằng Đồng. Hội Chợ thì thường có nhiều trò chơi, vậy mà tôi chỉ nhớ là có một gian hàng nhỏ có dựng sân khấu cho mọi người thi hát, tôi đã leo lên và hát bài “Thơ Ngây”…. Khi ấy em còn thơ ngây, đôi mắt chưa vướng lệ sầu …, rồi leo xuống lủi mất tiêu. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi cất tiếng hát. Lúc còn học nội trú St Marie, tôi cũng được lên sân khấu, chỉ đội lốt làm con thỏ mà thôi, nhưng trước đó, trước đó gần chục năm…
….Tôi sinh ra vào một buổi chiều ngày 6 tháng 3 năm 1945 tại nhà thương Bạch Mai. Ba ngày sau đảo chính Nhật, dân Hà-nội sơ tán về các vùng xa thành phố, bố mẹ tôi cũng mang chị em tôi chạy ra khỏi Hà-nội.Mới có 3 ngày, tôi làm sao biết được những gì đã xảy ra nhưng khi hơn 1 tuổi, tôi đã nhận biết và nhớ cho đến ngày hôm nay và một vài sự việc mà lúc nào tôi cũng tưởng như còn rất mới… Hai chị em chúng tôi được gánh đi, mỗi đứa ngồi một cái thúng, chị Yến được chú Tích cõng. Cùng vài người nữa, cả nhà tôi cứ xuyên rừng, lội sông, lội suối, trèo đồi, trèo núi mà đi. Một ngày trên đường đi gặp ngôi chùa hoang, mẹ tôi đặt tôi nằm trên cái bệ cao và kết quả là tôi ngã xuống giập cằm vào cái bệ xi-măng. Vết thương sâu lắm, ăn cơm lòi cả cơm ra ngoài. Bố tôi lấy vải trắng băng lại và buộc trên đầu. Vết sẹo khá dài vẫn còn đây. Bố tôi đã làm dữ vì với ông, tôi là…hòn ngọc đen yêu quý của ông.
Cả nhà tôi cứ đi mãi như thế, càng ngày càng xa Hà-nội. Chỉ thấy rừng và rừng. Đoàn người đi cùng với gia đình tôi thưa dần, chẳng biết họ đi đâu. Một lần qua sông trên một cái mảng ghép bằng các thanh tre, lúc chuyển đám trẻ con xuống, tôi là đứa bị rớt xuống sông, chắc không phải là sông vì tôi còn nhớ nước ở đó có màu như đen, đen một cách kỳ cục lắm chứ không phải là xanh thẫm khiến mình tưởng là đen. Bố tôi nhảy xuống vớt tôi lên và khi qua tới bờ bên kia mới biết được cái người chèo mảnh đó chuyên giết người lấy tiền vì anh ta biết là dân Hà-nội sơ tán, ít nhiều gì cũng có tiền hay vàng. Qua suối cũng khổ, bố tôi phải cột dây thừng ngang bụng, mọi người ở lại giữ đầu mối dây, bố tôi lội qua con suối rộng, nước đổ từ trên cao tung toé dữ dằn, sùng sục giữa những tảng đá đầy rên trơn trợt. Qua tới bờ bên kia, bố tôi tìm cây cột dây rồi lại lội ngược trở qua. Người lớn buộc trẻ con trên lưng và cứ nắm sợi dây ấy lần từng bước. Tôi là người được bố cột trên lưng.
Có những ngày qua khỏi cánh rừng lại thấy làng mạc ruộng vườn. Trời thì rét. Bố tôi ủ tôi trong chiếc áo Trấn Thủ dầy cộm vào những trại gà, tìm những cái trứng mới đẻ còn ấm, bố chọc 2 đầu trứng cho tôi húp sống. Có những chiều bố công kênh tôi trên vai đi giữa những ruộng lúa xanh rì, ghé vào quán lá, mua cho tôi cái kẹo bột nhỏ xíu, tôi cứ ở trên lưng, trên vai ông và bố tôi vừa đi vừa nói …bố đánh ton – ton đánh bố …Hết trại gà, hết nhà cửa ruộng vườn, gia đình tôi lại xuyên rừng mà đi. Tôi nhớ có một đêm, trời tối lắm, chẳng ai nhìn thấy ai, tất cả nằm mọp ở một cửa rừng ngong ngóng nhìn vào đêm tối… lâu lắm, lâu lắm…bỗng có ánh đèn loé lên ở xa chớp tắt 2,3 lần, thế là bố tôi lại ôm tôi lao theo hướng ánh sáng đó. Tất cả mọi người đều chạy, ngậm tăm mà chạy… Sau này, mẹ tôi bảo để tránh Tây và tránh cả Cộng sản nữa, vì gặp phe nào lúc đó, mình cũng chết.
Từ lúc chạy khỏi Hà-nội, tôi mới có 3 ngày tuổi.Tôi lớn lên dần trong rừng sâu, ăn khoai sắn độn cơm vì chỉ bố tôi là được ăn cơm trắng. Tôi lớn lên trên lưng, trên vai, trên chiếc áo Trấn Thủ của ông và quan trọng hơn cả là trong tiếng đàn, tiếng hát của ông. Tôi không còn nhớ ông hát hay ra sao nhưng chắc chắn là không dở và tiếng đàn của ông, tiếng đàn măng-đô-lin cùng với tiếng hát…Trên đồi xanh, chiều đã xuống dần. Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng… đã đi vào trái tim non nớt của tôi và ở lại đó vĩnh viễn. Chắc chắn ông cũng không thể ngờ rằng, những ca khúc ông hát cho đứa con gái xấu xí của ông ngày đó, lại có lúc mở ra cánh cửa định mệnh gần như dành sẵn cho nó, đứa con chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình, chắc chắn bố tôi cũng không hề nghĩ rằng, những ca khúc buồn bã ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào trên cuộc đời của tôi. Bố tôi lại càng không bao giờ nghĩ đến cái lúc ông nằm xuống và ra đi trong cơn điên loạn, không một người thân bên cạnh, trong trại tù Lý Ba Sơ, giữa rừng thiêng nước độc. Những câu nói cuối cùng trong cơn điên loạn vẫn cứ là lời ông dành cho vợ con mà tôi là đứa con ông thương nhất.
… Từ chương trình Pháp tôi được học 5 năm tại Hà-nội, nay chuyển qua chương trình Việt, tôi chẳng hiểu gì. Kể ra thì vô lý vì tôi học lại từ đầu nghĩa là từ lớp Năm, có gì khó khăn, mà không thể hiểu được, nhưng rõ ràng là, chữ nghĩa không hề chui vào đầu tôi ngoài môn học thuộc lòng. Tôi nhớ ngôi trường cũ đẹp thênh thang, cái sân chân vuông vứa có một cây xoài khá lớn ở một góc. Tôi nhớ cái buồng ngủ như trại lính với 3 dãy giường giống hệt nhau. Mỗi chân giường là một cái ghế trên đó để sẵn chiếc váy xanh nước biển đậm, áo sơ-mi trắng bóng có dây cài ngang và đôi vớ trắng. Màn trắng, chăn gối, niệm trắng. Đêm đến các sơ Pháp bỏ tóc dài quá lưng, tay cầm tràng hạt vừa đi vừa kiểm soát, vừa đọc kinh. Lạy Chúa, trong đời tôi, tôi chưa thấy hình ảnh nào đẹp như thế…
4 giờ rưỡi sáng, những mái tóc dài đã biến mất dưới cái lúp trắng. Bà đứng đầu phòng vỗ tay đánh thức chúng tôi. Chỉ 15 phút làm vệ sinh thôi, chúng tôi dù còn tiếc giấc ngủ cũng chẳng thể làm sao hơn, nhỏm dậy làm giường rất nhanh rồi túa nhau vào phòng tắm. Mỗi đứa có riêng đồ vệ sinh cá nhân. Một chậu rửa mặt men trắng, khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc. Tất cả một cỡ và giống nhau như quần áo, vớ giầy. Sau 15 phút, chúng tôi lại túa xuống lầu như một bầy vịt con. 2 chiếc bàn dài đầy mũ nồi đủ màu sắc, mạnh đứa nào chụp được cái nào thì chụp, đội lên đầu rồi tất cả theo nhau vào nhà nguyện của trường dự lễ sớm nhất của ngày. Đó là lễ Misa. Lễ xong, chúng tôi qua phòng ăn sáng, rồi bắt đầu một ngày học. Tôi không có gì xuất sắc nhưng cũng như những đứa trẻ lớp một bình thường bắt đầu bằng a, b, c nhưng chúng tôi được dạy tổ tiên chúng tôi là người Gaulois. Tôi cũng tin như thế. Tôi và chị Yến được mẹ tôi cho học piano. Khốn nạn cho tôi, sao ngày ấy tôi ngu và nhát thế hay tại các thiên thần của tôi đánh dữ quá, mười đầu móng tay bé bỏng của tôi mà mấy bà sơ chẳng thương xót gì, cứ roi mây mà quất. Thế là con bé sợ quá… xin mẹ cho thôi… Thật chưa có cái ngu nào giống cái ngu nào. Cả hai chị em cùng thôi. Chúng tôi được dạy cách ăn, cách ngồi ăn. Được dạy cách đi với cuốn sách dày cợm trên đầu… Nghĩa là đủ cả để sẵn sàng trở thành đầm con.
Tôi nhớ thương sâu đậm những năm tháng ngắn ngủi bởi với tôi đó là một trong vài khoảng đời đẹp, hạnh phúc và đau buồn nhất … Nỗi nhớ mong hình dáng to lớn, xinh đẹp của mẹ mỗi chiều thứ sáu đến mỏi mòn tuyệt vọng. Nước mắt vòng quanh, tôi tủi thân lấp ló, thèm thuồng nhìn các bạn hớn hở tung tăng theo chân bố mẹ rời trường. Cả một ngôi trường to lớn bỗng trở nên vắng lặng. Sự im lặng khiến tôi cảm thấy ngôi trường dường như lớn lên gấp trăm lần và những tiếng đọc kinh rầm rì của các sơ thường ngày rất nhỏ như tiếng mẹ ru con, chiều thứ sáu cũng như cao hơn, vang vọng trầm bổng trong không gian, như muốn sưởi ấm những trái tim non nớt cô đơn, ngăn những dòng nước mắt tủi thân đừng rơi xuống quá sớm.
Mẹ tôi phải làm việc ở xa để kiếm tiền nuôi mấy chị em tôi – Ngọc Anh mới được sinh ra vài tháng sau khi mẹ nghe lời bố mang chúng tôi từ biên giới Trung Hoa trở về Hà-nội tìm người bảo lãnh bởi lúc đó, Pháp đã nắm chính quyền. Cộng sản cũng thành lập Đảng – Bố tôi không muốn theo Cộng sản nhưng đã từng chống Pháp, giờ khó an toàn nếu không có người quen biết bảo đảm – Mẹ được bố tôi – bây giờ – giúp đỡ công việc buôn bán và vì thế khi chúng tôi đến tuổi đi học, mẹ gởi hai chị em tôi vào nội trú, còn anh tôi ở với bà nội. nhà 106 Hàng Bông…., tiền học hai chị em tôi gần 50 ngàn mỗi năm là một số tiền không phải nhỏ, không phải ai cũng có và cũng dám làm. Giờ nghĩ lại, tôi thương sự hy sinh của mẹ, tôi hiểu vì sao có những chuyện khiến tôi đau lòng xảy ra. Tôi hiểu. Tôi hối hận vì có những lúc… không phải với mẹ dẫu lòng tôi vẫn buồn đau vì sự mất mát tình yêu của người cha là điều không thể thay thế được – không ai có thể làm được điều đó nhất là với tôi.
Mê hát do thừa hưởng dòng máu văn nghệ của cha nên khi nghe Saigon tổ chức cuộc tuyển lựa ca sĩ nhi đồng, tôi không thể gạt bỏ ý nghĩ liều lĩnh của một đứa bé gái mới trên 10 tuổi. Tôi chỉ nói điều này với anh vì anh Sơn cũng thích hát, thích vẽ. Anh hứa sẽ không cho bố mẹ biết nhưng cả hai chúng tôi đều biết rõ, biết rõ hậu quả của sự việc vì không thể nào bố mẹ tôi không biết đến sự vắng mặt của tôi. Mẹ tôi vốn là em út trong một gia đình có 3 chị em gái. Khi di cư, bác Tư tôi ở lại với bà ngoại. Gia đình bác Tuất tôi ở Saigon mà bác gái lại rất thương tôi. Bác Tư ở lại Hà-nội có anh Hùng, anh Tín sau này còn có thêm anh chị nào thì tôi không biết, nghe nói hai anh tôi đều đã đi học và tốt nghiệp ở nước ngoài. Cả hai anh có vào Saigon tìm gia đình tôi một lần rồi thôi, không liên lạc gì cho đến bây giờ. Mẹ tôi đã tiếp đãi các anh theo đúng tinh thần Quốc-Cộng. Điều đó có lẽ khiến hai anh buồn lòng. Không có lần thứ hai. Tôi trách mẹ vì dù Quốc hay Cộng cũng không thể cắt đứt tình máu mủ ruột thịt và chẳng hiểu vì sao, ngay cả chị Yến tôi dù ở lại, dù đã đi Hà-nội chơi mấy lần, cũng không tìm thăm lại các anh em của mình và mộ của ông bà ngoại.
Nhưng năm đó thì gia đình bác Tuất ở Saigon.Các chị Tuyết, Kim, Oanh, Nghiệp, anh Bảo, anh Toàn đều hát hay và vì bác Tuất trai sử dụng kèn Clarinette từ trước di cư. Tôi tin bác sẽ cho tôi ở vài ngày và che chở cho tôi. Thế là tôi quyết định ra đi. Mượn quần soọc, áo sơ-mi của anh, tôi tới bến xe hàng chuyên chở rau xin quá giang. Đêm đó, tôi nằm sau xe tải ôm đám bắp cải ngủ cho tới khi xe tới Saigon. Ông tài xế già tốt bụng còn dặn nếu muốn trở lại, cứ tới bến tìm, ông sẽ cho trở về. Tôi không nhớ rõ nhưng chắc chắn gia đình bác Tuất đã ghi tên cho tôi dự cuộc thi tuyển đó. Em bé Lệ Mai ghi danh bài “Từ Giã Kinh Thành” nhưng bị từ chối. Con nít không được hát bài đó.Tôi nhớ ngay đến “Ngày Trở Về” của ông Phạm Duy và được chấm đậu hạng nhì, thế thôi nhưng đủ làm tôi sung sướng đến có thể chết đi được và không cần biết chuyện gì đang chờ đón tôi ở nhà. Nửa thế kỷ đã trôi qua, không biết còn mấy ai nhớ đến con bé đen ngòm, tóc tém, mặc quần soọc trắng, áo sơ-mi ca-rô xanh… hùng dũng hát “Ngày Trở Về” trong buổi thi tuyển ca sĩ nhi đồng tại rạp Norodom. Đối với tôi, dẫu sau đó bị một trận đòn thê thảm, tôi vẫn cho rằng việc làm liều lĩnh của tôi ngày đó là đúng, không có gì, không còn gì đúng hơn.
*
Chương 3
Đà Lại được một năm, gia đình tôi lại chuyển xuống Sài Gòn. Chúng tôi dồn vào một căn nhà khá xinh trên đường Sương Nguyệt Ánh mà nhiều năm sau đó nữ nghệ sĩ Kiều Hạnh, rồi cô Thái Thanh dọn về. Cạnh đó, đường Bùi Thị Xuân, là nơi bà nội sau, tức là mẹ dượng tôi, cũng là nơi vợ chồng ông Lân cô Thanh Nga bị sát hại ngay trước cửa. Ông Đồng Lân là em ruột bố dượng tôi nên tôi gọi cô Thanh Nga bằng Thím. Nhưng đó là chuyện về sau.
Trong cái cư xá gồm khoảng 10 căn, tôi cùng đám trẻ con không phân biệt Bắc Nam cùng chơi trò …tạc hình dù mẹ tôi ngăn cấm. Bà thường tặng tôi những trận đòn nhớ đời mà tôi chẳng hiểu lý do vì sao. Tự nhiên mẹ tôi lôi ra đánh, bắt xin lỗi. Tôi có lỗi gì đâu mà xin. Đánh nữa cho bỏ cái tật lì lợm. Không khóc hả, đánh nữa, đánh nữa. Tôi không bao giờ khóc ngay lúc đó, thường là sau mỗi trận đòn, tôi trốn trong nhà tắm hoặc đầu ngõ, kiếm một chỗ khuất để khóc một mình và những lúc ấy, tôi nhớ Bố tôi biết bao nhiêu. Ừ, nếu có Bố ở đây, mẹ sẽ không bao giờ đánh tôi như vậy.
Mấy người chị họ như chị Tuyết, chị Kim đều được bác Tuất cho đi hát. Chị Yến tôi cũng được đi hát theo, và người để ý đến chị Yến chính là nhạc sĩ Lam Phương, bấy giờ ông vừa làm xong bài hát “Khúc Ca Ngày Mùa”. Tôi không còn nhớ các chị hát ở đâu bởi lúc đó, Sài Gòn chưa có một phòng trà nào, mà dẫu có, các chị cũng chưa đủ tuổi để vào những nơi đó. Điều đó chứng tỏ là mẹ và dượng tôi (từ nay tôi sẽ gọi dượng bằng bố) không hề có ác cảm với việc con mình đi hát. Chuyện hát hò có lẽ chỉ nghiêm khắc đến nghiệt ngã đối với tôi, mà cho đến bây giờ lý do tại sao tôi vẫn không hiểu.
Lại dọn nhà nữa, có lẽ vì ở gần bà nội, mẹ tôi cứ bị ông em của bố tôi qua tận nhà chửi bới, thậm chí còn xông vào muốn đánh mẹ. Ông này là em dưới ông Đổng Lân…trong có 2 năm, dọn nhà 3 lần, tôi mất trắng những ngày được đi học. Tuy vậy, tôi cũng lờ mờ hiểu được rằng… bên nội sau không thích mấy anh chị em tôi, nhất là không ưa mẹ tôi chút nào, không tán thành cuộc hôn nhân của bố mẹ. Có lúc tôi hỏi mẹ… Sao mẹ không nhận lời cái ông Tây yêu mẹ và yêu cả các con. Cái ông Toàn Quyền ở Hà Nội ấy…Mẹ tôi cười. Ôi! tình yêu. Thì ra mẹ tôi yêu bố tôi, quên đến nỗi quên hẳn bố ruột tôi đang trông chờ tin tức của vợ con, quên hẳn mình đã có 3 đứa con, quên luôn rằng lúc đó bố tôi đang ở với bà Lan Phương (em bà Ái Liên, dì ruột của ca sĩ Ái Vân).
Nhà chúng tôi nằm cạnh Nha Quân Nhu đường Trần Hưng Đạo. Lúc này, tôi đã vào nếp như ý mẹ tôi mong muốn, nhưng tôi chẳng làm sao quên được hình ảnh của một buổi chiều mẹ đến mẹ đến nhà bà nội tôi ở Hàng Bông. Sau khi nói chuyện với bà nội, mẹ bảo với chúng tôi ….Bố các con chết rồi. Hôm đó mẹ rất đẹp, mẹ mặc áo dài mút-sơ-lin màu tím hoa cà, có những chấm tròn trắng, quần đen, kính đen và to.Tóc mẹ chảy ngược ra sau, bới lại. Mẹ, hôm đó đẹp lắm. Mẹ tôi lúc nào cũng đẹp. Bà không chịu được cái gì xấu, không chấp nhận cảnh nghèo, không chịu thua kém ai và dĩ nhiên, bà muốn các con của bà nếu không theo kịp cũng có phần nào cái đẹp của bà, dẫu bà nợ nhiều lắm. Mẹ tôi vẫn cứ, bà vẫn cứ là cái đinh trong mắt … 2 bà nội của chúng tôi.
Như thế, tôi có hai bà nội. Ngày giỗ bố tôi, mẹ và các em tôi đều có mặt… ăn giỗ Bố Viễn… các em tôi bảo nhau như vậy. Chúng tôi sống chung hoà thuận, không hề có chuyện Bố tao, Bố mày bởi chúng tôi cùng một mẹ sinh ra. Với tôi, cho dù bố mẹ không thương cũng không hề tị nạnh ganh ghét các em. Một gia đình, thoạt trông vào quả là hạnh phúc qua những đứa con, nhưng vẫn có những cơn sóng ngầm dữ dội. Bố Viễn tôi ngày xưa yêu và bằng mọi cách cưới mẹ cho được. Gia đình nội tôi khá giả. Bố tôi học trường Tây đến hết trung học, ông đi Hongkong. Tôi không hiểu rõ ông đến Hongkong làm gì nhưng bà nội cho biết ông nói được 7 thứ tiếng Tàu, tiếng Mỹ. Một thời gian làm việc với Nhật nhưng sau đó, ông theo phong trào chống lại Pháp. Vậy việc ông đi Hongkong có liên quan gì đến đảng cộng sản được chính thức thành lập sau này hay không, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng hơn là bố cưới mẹ tôi ở Hongkong. Khi hai ông bà trở về, mẹ đã có thai và bà nội tôi đành phải cưới vợ cho con, người con độc nhất của bà.
Theo lời mẹ kể, bà nội tôi là người nghiệt ngã, ông nội thì nhu nhược hiền lành nhưng vẫn có thêm vợ. Bà tôi khai thác mỏ phốt phát và nuôi cả nhà. Mẹ bảo …Bố tôi là người hiền như cục, bố rất tốt với bạn bè. Ai xin gì cũng cho. Cho hết quần áo của mình, về nhà lấy quần áo của ông nội, cho luôn. Đi làm nhưng chẳng bao giờ ông mang tiền về nhà. Mẹ có hỏi ông bảo …cho hết rồi. Bà nội và mẹ tôi không phàn nàn gì trước cái lối vung tay của cậu Ấm. Bà tôi kể… Năm đó, bà đã 26 rất giỏi giang công việc buôn bán dù không biết chữ nhưng muộn chồng vì bà không được đẹp (Mẹ thường bảo tôi giống bà nội). Ông nội nhà giàu, không có con trai, nhờ người mai mối thế là bà tôi về làm lẽ. Một hôm bà đang ngồi trước cửa, có ông thầy bói đi qua, bà tôi đang phiền muộn về nỗi chậm con bèn nhờ ông ta coi, bà cũng kể lể nỗi niềm hiếm muộn của mình. Ông thầy nói với bà rằng… Bà sẽ có một người con nhưng người con này sẽ không ở với bà lâu vì tiền kiếp của đứa bé này là một người Tàu, ông này làm quan và chết trẻ… Thế rồi bà tôi sinh bố tôi và chỉ một lần đó thôi.
Tôi không quan tâm đến chuyện giàu có của bà nội và khi gặp mặt lần đầu tiên tôi đã 5 tuổi rồi. Bà nội ở một mình, 106 Hàng Bông. Nhà rất rộng, căn ngoài bà mở depot nước đá, căn thứ hai có một cái giường lớn, cái bục thì đúng hơn, lát đá hoa, trưa hè Hà Nội nóng nực, nằm xuống, sướng không chỉ cái lưng. Qua một khoảng sân rộng ngổn ngang những dụng cụ điện làm bằng sứ trắng tới phòng của bà và chúng tôi. Lại một khoảng sân đầy dụng cụ nữa, mới tới nhà vệ sinh. Sau khi hồi cư, mẹ để chúng tôi ở với bà, còn mẹ đi buôn bán, nghe đâu ở Hải Phòng. Tôi rất ngại đến gần bà vì bà tôi rất nghiêm, ít khi hỏi tới các cháu và luôn luôn có ác cảm với mẹ tôi. Phần tin tức bố tôi cứ mù tăm, hoặc là bà có biết, mẹ có biết nhưng nghĩ chúng tôi còn bé dại, có nói cũng vô ích.
Tôi bị nhức trong xương, bà bảo là tê thấp, phong thấp gì đó và từ nhỏ, tôi đã phải uống những chén thuốc Bắc đắng nghét. Dù bà không nói nhiều với chúng tôi nhưng bà săn sóc rất đầy đủ. Bà hay nấu cháo hoa cho tôi ăn với đường, bà cho anh Sơn ăn cao ban long, cao hổ cốt do chính bà nấu và bán. Bà tôi còn biết làm xà bông nữa, những thỏi xà bông màu xanh được cắt vuông vức. Bà còn chơi hụi và thỉnh thoảng bà dắt chúng tôi đến những buổi lên đồng, gọi là “lấy lộc”, tụi tôi rất khoái cái màn này. Uống thuốc Bắc, ăn sáng bằng cháo hoa, đi xem lên đồng và nằm ngủ trưa trên cái giường lát đá hoa cho đến lúc mẹ cho chị Yến và tôi vào nội trú. Tôi không hiểu vì sao mẹ không gởi anh Sơn theo chương trình Pháp nơi trường bố tôi đã học. Chắc mẹ có lý do riêng. Tôi thắc mắc không hỏi để đến bây giờ thì quá trễ rồi.
Gần như chúng tôi chỉ được mẹ đón một lần mỗi tháng. Mẹ đón, nhưng lại đưa chúng tôi về nhà bà nội, rồi lại đi mất. Tôi đã quen sự ơ hờ của mẹ và những ngày cuối tuần của tôi rất thần tiên. Tôi không phải bưng đĩa rau dền xay nhuyễn với bơ lên văn phòng của Bà Nhất để vừa khóc vừa ăn, tôi gọi món đó là …cứt trâu. Về với bà nội dù chỉ 2 ngày, tôi tung tăng chạy khắp phố Hàng Bông, được ăn bánh mì paté gan cháy, xôi lúa hoặc thơ thẩn trước các cửa hàng nghe lóm nhạc. Tôi biết nghe “Bà Mẹ Quê, Vợ Chồng Quê, Em Bé Quê…”. Tôi quen cái vị đắng khó uống của những thang thuốc Bắc và thích đặt lưng lên cái sạp lót đã hoa, mát đến lạnh người. Mỗi tháng chỉ uống thuốc được 4, 5 lần nên tôi ôm cái bệnh gọi là phong thấp cho đến bây giờ và cũng một phần vì nó, tôi làm quen với thuốc ngủ.
Nhạc của Phạm Duy và của các ông nhạc sĩ thời bấy giờ đã len lỏi ấn núp trong trí nhớ thơ dại của tôi từ những ngày lang thang trên con phố Hàng Bông Thợ Nhuộm. Ra khỏi nhà, nếu đi thẳng, tôi sẽ đến bờ hồ. Rẽ tay phải là Hoả Lò. Rẽ trái tới phở Phú Xuân và rạp xi-nê Kinh Đô. Thời đó, chúng tôi hay sưu tầm program in mầu đẹp lắm và tôi nhớ mãi cái phim Ấn Độ “Magala cô gái Ấn”. Ôi! cái phim buồn làm sao, tôi khóc quá sức khi thấy trên màn ảnh hai người vừa khóc, vừa hát vừa chia tay nhau. Tôi cũng được xem phim “Cô Gái Việt” mà tôi nhớ bài hát chính của phim… Lời sông núi bừng vang bốn phương trời… Trong những ngày cuối tuần đó, tôi cũng đến ở với bác Tuất. Nhà bác ở ngay cạnh Quốc Tử Giám. Chỉ băng qua đường, tôi có thể vào leo lên lưng mấy con rùa to tướng bằng đá. Đêm đến cả nhà kéo đi xem cải lương. Tất cả chục mạng chất trên một chiếc xích lô. Tôi thích cô Kim Chung, Bích Hợp, Kim Xuân và danh hài Tứ Vững, Phúc Lai. Tôi cũng mê cải lương từ đó. Nghĩa là cái gì có ca, diễn là nó đi thẳng vào đầu tôi.
Bố mẹ tôi có ngôi biệt thự lớn lắm. Cả một con đường toàn những biệt thự có chó bẹc-giê, có người da đen gạch mặt giữ nhà, tụi tôi thường chọc phá rồi chạy trối chết về nhà. Tôi không nhớ tên đường nhưng nó nằm ở gần Hồ Tây và cũng gần vườn Bách Thảo. Tôi vào vườn lượm những trái chi chi nhỏ xíu đỏ tươi hoặc ra lội xuống đền Ngọc Sơn… Nếu dòng đời cứ êm ả trôi như thế, tôi đã trở thành một bà sơ vì cho dẫu các thiên thần đã dùng roi mây đánh vào các ngón tay tôi, dù có bắt tôi lên văn phòng cho hết cái món …cứt trâu, co la mắng chúng tôi…Các vous có muốn làm cái thứ trèo me, trèo sấu ấy không? Hình ảnh các bà sơ thật là đẹp đẽ. Nếu bố tôi không chết, nếu không có cuộc di cư và nếu mẹ tôi cho tôi tiếp tục học trường đó – sau di cư dọn vào Đà Nẵng – thì có lẽ cuộc đời tôi đã theo một hướng khác. Nhưng một là mẹ không chú ý đến tôi, hai là sau di cư, gần như đa số trắng tay. Nhà không giàu lại đông anh chị em, sẽ có đứa bị thiệt thòi. Điều này thường xảy ra. Ác ở chỗ, nó lại rơi trúng tôi.
Ở Trần Hưng Đạo, kế ngã tư Trần Bình Trọng, tôi học trường tiểu học Cầu Kho. Không ai khảo sát sức học của tôi, cứ theo tuổi xếp lớp thế là tôi cứ ngày ngày lội bộ đến trường, chẳng học được gì chỉ để rệp cắn nát hai bên mông và đùi. Tôi không dám nói với thầy cô rằng tôi chẳng hiểu gì ngoài môn học thuộc lòng, mà thầy cô cũng không thấy cái dốt của tôi. Về nhà, chẳng ai chú ý đến chuyện học của tôi cả. Rồi chị Yến lấy chồng, người này quen với bố tôi, đến nhà thấy chị hiền lành đẹp đẽ, giỏi giang bèn sớt đi. Tôi biết chắc chắn chị tôi không yêu anh ta nhưng ở nhà chị khổ quá. Không được đi học nữa, phải chăn một lũ em, phải phụ với u già làm hết mọi việc. Chị cho rằng đi lấy chồng là thoát ra khỏi cái cảnh khổ. Bố tôi bằng lòng. Mẹ tôi thì không. Đám cưới chị Yến đơn giản đến độ giờ tôi không còn nhớ. Cái điều đáng nhớ nhất là ngày đó, mẹ tôi la mắng chị dữ lắm. Chị chỉ ngồi nghe và khóc. Tôi thường tự hỏi tại sao mẹ lại có hành động như vậy. Mẹ thương, không muốn rời xa chị vì chị mới 16 tuổi hay vì mất chị, mẹ như mất một cánh tay, nói rõ hơn mất một người làm việc giỏi?
Chị tôi khóc trong ngày cưới và khóc cả cuộc đời làm vợ, làm mẹ. Những giọt nước mắt rơi xuống, không phải để khóc cho hạnh phúc. Chị tôi đi lấy chồng và đó là lỗi lầm lớn nhất, duy nhất chị vấp phải. Một lần cho một đời. Chị tôi đi lấy chồng. Lấy người đàn ông đầu tiên chị quen. Chị tôi còn trẻ dại, chưa biết gì về tình yêu. Nói đúng hơn, chị không hề yêu, không biết tình yêu nó như thế nào. Bây giờ trên 60, chị tôi vui với 5 đứa con và một bầy cháu nội, ngoại. Tính chị đơn giản, không biết giận hờn ai bao giờ, nếu có thì có lẽ là người đã tặng chị 5 đứa con.
*
Chương 4
Thế là chị tôi đi lấy chồng. Lấy chồng ở cái tuổi còn thơ, chưa biết tình yêu là gì. Chưa biết ngoài gia đình, cuộc đời xoay dần ra sao. Hơn 40 năm sau hỏi, chị bảo… Thì ai mà biết gì, bố mẹ bảo lấy, bắt lấy thì phải lấy, thế thôi… Tại sao lại thế? Tại sao lại có một tâm hồn, một con người đơn giản như thế? Chị vẫn cứ cười xem như chẳng có gì là quan trọng. Mà cũng phải thôi, các con chị đã lớn. Chị không còn trẻ. Không, 27 năm trước chị còn trẻ mà dường như không bao giờ chị nghĩ đến cả chuyện… làm lại bởi một lẽ đơn giản, chị không biết yêu, nên chị sống với các con và bây giờ là các cháu.
Tưởng chị là người không may hoá ra chính chúng tôi mới là những đứa không may. Nhìn chị bây giờ, tôi tự hỏi… phải chăng ngoài cái không biết yêu, hình như chị cũng không bíêt đau khổ là gì. Ngày xưa, chị Yến chỉ có độ hai, ba người bạn cùng xóm, giờ chị có nhiều bạn, chị “ăn hụi” cùng nhóm bạn già nay đi Thái Lan, mai đi Hà Nội chơi Chùa Hương, vịnh Hạ Long. Chị có thể đi bất cứ nơi nào chị muốn không cần xin phép ai. Chị luôn vui cười như trẻ thơ không hề biết lo âu. Tôi về, chị đeo theo tôi quên cả con dâu vừa sanh, đến nỗi tôi phải nhắc để chị nhớ là chị vừa có thêm một đứa cháu nội. Chị theo tôi, có những hôm tôi ngồi cả ngày với ông TCS chẳng nói năn gì, mà có nói, chuyện chúng tôi chị đâu có hiểu nhưng chị vẫn đi theo không hề phàn nàn, kêu ca mệt mỏi.
…Sau khi em đi rồi, chị đi bán chợ trời, cái gì bán được là bán. Lão ấy bỏ chị và mấy đứa con bơ vơ. Rồi mất nhà, mấy mẹ con lăn lóc, nay ngủ nhờ chỗ này, mai nhờ chỗ khác. Mẹ thì khó tính, ở không được lại xách con đi. Một hôm chị gặp một ông thầy – tôi quên không hỏi chị là Thầy nào, Công giáo hay Phật giáo – lan man kể lể tâm sự khổ sở của 6 mẹ con, bất ngờ ông Thầy nói… tưởng ai chứ chị là chị của cô Khánh Ly, ngày trước cô ấy thường hát giúp chúng tôi để gây quỹ nuôi các trẻ mồ côi tàn tật, thôi thì bây giờ tôi để lại cho chị mảnh đất và căn nhà này, chị trả góp cho tôi tới bao giờ hết thì thôi… Miếng đất khá rộng và căn nhà thì gần như đổ nát trị giá 10 cây vàng – dẫu có đổ nát cũng là cái nhà, có chỗ cho mấy mẹ con chui ra chui vào – và rồi với những gói quà 2 pounds tôi chắt chiu gởi về, lần hồi chị cũng trả được hết món nợ đó.
So với căn nhà bị tịch thu của chị, dĩ nhiên là không bằng nhưng tôi lại thích bởi cái vẻ nghèo nghèo, nho nhỏ của nó… Em không dư tiền gởi về cho cả gia đình, chỉ có thể mỗi năm gởi một lần cho Yến mà thôi. Các cháu lớn hết, đã có gia đình công ăn việc làm, không giầu nhưng đủ sống và như thế nay, Yến sống sướng hơn tụi em nhiều lắm… Chị biết, chị nghe nói mấy em ở Mỹ làm việc cũng cực khổ lắm. Chị không thiếu gì vì các cháu. Tiền em gửi, chị để dành lúc về già hay bịnh hoạn… Bao nhiêu năm rồi, từ một thiếu nữ nay thành bà nội, bà ngoại, chị tôi vẫn hồn nhiên… không biết tiền là gì, nói gì đến tình yêu.
Chị không tha thiết đến việc đi Mỹ… Chị chỉ muốn đi một lần cho biết rồi về chứ ở bên ấy làm gì… Yến ạ, em giờ chưa đủ điều kiện để cho Yến đi du lịch thăm thú nước Mỹ nhưng mấy chị em ở đây góp lại cũng chẳng khó khăn gì… Số chị lại không may. Hồ sơ nộp theo diện bảo lãnh mà bây giờ xin du lịch thì …hỏng rồi. Chờ một năm nữa mở hồ sơ bảo lãnh thì chắc chắn là chị sẽ được đi nhưng cái chính là chị tôi không muốn qua đây rồi … ở lại đây. Tôi cũng hiểu một người như chị dù có ăn học, dù ngày xưa này mặc áo lụa vàng lái “xế hộp” chạy phăng phăng trên xa lộ khiến có lúc nhà văn Nguyễn Đình Toàn… suýt đổ nhưng hơn 20 năm, dẫu trãi qua lắm hồi bỉ cực, đời sống chị ở quê nhà đã thành nếp, chị khó sống ở nơi khác, nơi không có những bạn bè cùng “ăn hụi” với chị, nơi chị mỗi tháng giúp đỡ cho 2 học sinh nghèo học giỏi.
Tôi rất thương chị, dĩ nhiên vì chị là chị ruột của tôi, nhưng đồng thời, tôi nhận ra rằng đừng thương hại chị bởi chị, con người chị đơn giản quá, chị không biết khổ đau hoặc chị không để khổ đau gậm nhấm giết hại tâm hồn vốn luôn hồn nhiên của chị… Trong nhà thường chép miệng… tội nghiệp chị Yến, lúc có tiền chẳng được hưởng gì… Đúng, đối với chị, hờn giận, hối tiếc là những điều không tìm thấy ở con người chị. Đơn giản, hồn nhiên vô tư hơn cây cỏ. Đó là cái mà chúng tôi không có làm đôi khi tôi hơi ganh tỵ mỗi khi nghe tiếng chị cười giòn tan qua điện thoại hoặc mỗi khi con chị cho biết… Mẹ con đi Thái Lan, đi Hà Nội chơi rồi… Sao chị sướng thế nhỉ. Cái phần thưởng Trời Đất dành cho chị lúc cuối đời thật là đẹp đẽ, tốt lành. Bởi chị sống tốt lành.
Chị cả đi lấy chồng thì cứ theo thứ tự từ trên xuống dưới. Con em kế tiếp những công việc chị thường làm là tôi. Nhà thì đông, chỉ có một u già theo bố mẹ từ Hà Nội vào Nam. Mẹ tôi giao hết công việc cho u già và chị Yến. Bà không hề làm một việc gì dù là xuống bếp lo nấu nướng cho bố tôi. Bà giao cho tôi 70 đồng đi chợ mỗi ngày. Trưa 4 món, chiều 4 món khác nhau. Trời đất ạ! tôi đã có đi chợ mua bán bao giờ. Cái làn đi chợ thiếu điều còn muốn to hơn tôi nữa và không bao giờ tôi quên được cái cảm giác lần đầu tiên bước chân vào chợ một mình. Tôi cứ loay hoay vẽ lại trong trí nhớ những món ăn mà chị Yến và u già đã nấu… Canh dưa chua thì phải mua những gì, cà bung rồi thịt đông cần gì. Canh bầu canh bí, rau muống luộc hay xào. Đậu nhồi thịt rán hay đậu rán om cà chua…. cái đầu nhỏ xíu của tôi phải làm việc dữ dội để tránh khỏi bị đòn nếu không làm đúng những điều mẹ tôi dặn.
Lúc đó tôi học trường Cầu Kho. Trường cứ theo tuổi sắp lớp không hề khảo sát trình độ của học sinh, có lẽ họ nghĩ con nít không cần thiết, nên tôi vào ngay lớp nhì. Buổi sáng dậy sớm xách làn đi chợ, về giặt hai chậu quần áo, phơi phóng xong, ăn cơm rồi đi học buổi chiều. Nói là đi học chứ thực tình, tôi có học được cái gì. Lẽ đơn giản là tôi không có căn bản, tôi chẳng hiểu gì. Thầy giảng cứ giảng, tôi ngồi như vịt nghe sấm, chờ tới giờ về. Người anh thứ hai của tôi kế chị Yến, hơn tôi 2 tuổi, học trường Văn Lang. Anh Sơn cũng là người thông minh, thích nhạc, thích vẽ, mê nhảy đầm và nhiều bạn. Bạn của anh cũng tự nhiên trở thành bạn của tôi. Anh đưa về các anh nguyễn Đức Nam, anh Đinh Bù Loong (thân phụ của ca sĩ Diễm Liên), anh Nguyễn Ngọc Kiểm tức anh Ngọc Hoài Phương bây giờ. Trong tất cả các bạn của anh chỉ có anh Ngọc Hoài Phương là được bố mẹ tôi cho vào nhà, coi như con ruột. Còn những người khác, đang ngồi chơi, nghe tiếng xe của bố tôi là ù té chạy hết. Do đó, ngay từ nhỏ, tôi đã xem anh Ngọc Hoài Phương như anh ruột của mình. Anh gọi tôi bằng “chú” và tôi cũng gọi anh như vậy.
Tôi trượt tiểu học, khỏi nói cũng có thể hiểu được sự thất vọng và giận dữ của bố mẹ tôi. Có học được gì đâu mà đậu. Thầy giáo cứ giảng, tôi cứ ngồi đó lẩm nhẩm thơ Nguyễn Bính, hát thầm trong bụng cho đến hết giờ. Ngày đi thi cũng thế, tôi nào có tha thiết gì đến chuyện học hành, thi cử, vì vậy sau cuộc thi tiểu học, tôi vẫn đi học nhưng không thi cử gì nữa hết. Tôi đi học là bởi muốn đi ra khỏi nhà để khỏi phải nghe những lời mắng nhiếc của mẹ, cái nhìn hầm hầm giận dữ của bố, tránh những ngọn roi, những cái tát, những chiếc giầy đập túi bụi trên đầu trên cổ tôi. Mẹ gởi tôi vào nội trú trường Thánh Mẫu cũng chỉ được chưa gần một năm đã bị trả về vì tội leo trường trốn đi chơi với một trong những người bạn của ông Ngọc Hoài Phương. Hoàng là người tôi thích và cũng là người viết cho tôi những lá thư tình đầu tiên. Bao nhiêu thư mở đầu bằng hàng chữ “Bé Mai”. Tôi giao cho ông anh Ngọc Hoài Phương cất giữ. Mẹ bắt tôi vào nội trú chỉ vì một lần bố tôi bắt gặp Hoàng và tôi đi bộ với nhau trên đường Võ Tánh. Ông nhảy xuống giáng cho tôi một bạt tai giữa cái nhìn kinh sợ của Hoàng và những người đi đường. Kết quả bao giờ cũng thê thảm với sự đốc thúc của mẹ tôi.
Tôi không nghĩ là mẹ thích thú khi thấy con mìn bị đánh đập nhưng có lẽ bà khó chịu đựng được cái nết lì lợm của tôi. Mắng chửi, tôi cãi lại. Đánh đập, tôi không khóc. Bắt xin lỗi, tôi không mở miệng mà ý muốn của mẹ tôi gần như là ý Trời, không đứa nào trong nhà dám làm người lại lời bà phán, kể cả bố tôi. Mẹ không thấy được sự trưởng thành quá sớm của tôi từ cái chết của người Cha mà tôi rất mực tôn thờ. Bà không mường tượng ra được sự việc đó lại ảnh hưởng đến tôi nặng nề như vậy. Mẹ không đọc được những suy nghĩ trong đầu tôi, một đứa bé mồ côi cha luôn luôn mong ước được sự vuốt ve âu yếm của Mẹ, để bù lấp nỗi thiếu thốn lớn lao nó đã mất vĩnh viễn. Mẹ lại càng không đọc được trong tim tôi một nỗi hờn ghen uất nghẹn không thể nói thành lời. Tôi vẫn thương Mẹ, thương các em, một tình thương chân thật. Chị em chúng tôi sống từ đó cho đến bây giờ không hề có sự chia biệt nào. Tất cả đều sống cùng một mái nhà, có cùng một người mẹ. Song mẹ tôi dường như quên hẵn sự có mặt của tôi trong đám con đông đúc của bà. Suốt một đời tôi thèm khát vòng tay ôm ấp và những lời nói trìu mến của một người Mẹ. Tôi thèm tình thương, và phải chăng những bi thảm của đời tôi, bắt đầu từ sự thèm khát bình thường tội nghiệp này.
Sau trường Thánh Mẫu, tôi đổi trường liên miên. Một năm trường Việt Tiến. Một năm trường Hưng Đạo. Một năm Nguyễn Bá Tòng. Tôi không phải đi bộ hay đi xe bus. Bà nội mua cho tôi một chiếc xe đạp mà tôi luôn luôn chạy giữa đường chứ không bao giờ đi vào lối dành cho xe đạp. Đùng một cái, chiếc xe bị mất. Nó bị ăn cắp chứ không phải tôi sơ ý. Mẹ tôi bảo…mày cứ chờ đấy, bố mày về rồi mày sẽ biết. Tôi quỳ giữa nhà, bố tôi cầm chiếc giầy của ông đập túi bụi vào tôi. Mẹ tôi ngồi nhìn tôi bị đánh, thản nhiên, thỉnh thoảng thêm vào … đánh nữa đi, đánh cho nó chết, cho nó chừa đi, mất xe thì mày đi bộ, không có tiền đâu mà mua xe khác cho mày… Bố tôi vừa đi làm về mặt đỏ bừng vì rượu, được lời của mẹ, ông túm lấy tóc tôi, xoắn lại, tay kia tiếp tục giơ cao chiếc giầy. Tôi đau quá nhưng lạ lùng làm sao, tôi không hề khóc. Tôi khóc không được vì nỗi oan ức và nghĩ xe của bà nội cho và nào tôi muốn làm nó mất. Trong trái tim non dại của tôi chợt vang lên…. Bố ơi! Bố ơi! Bố ở đâu… và tôi cảm thấy một nỗi căm phẫn chưa từng có bùng lên. Anh Sơn và các em tôi chẳng đứa nào dám nói một câu, chắc chúng không hiểu vì sao tôi bị đánh như thế. Chúng còn quá nhỏ và chưa hề bao giờ bị đòn.
Tôi thường lẫn vào đâu đó để khóc một mình sau mỗi trận đòn. Càng bị đánh tôi càng lì đòn, không sợ nữa, không cảm thấy đau đớn nữa. Căm phẫn, tủi thân, tôi cứ làm những gì tôi thích trái ngược hẳn với ý muốn của mẹ. Anh Sơn và các bạn anh đi chơi, đi “Bal Famille”, tôi bu theo. Chẳng cần ai dạy, tôi nhảy rất giỏi, nhất là nhảy “be bop” nên thời đó bạn bè gọi tôi là “Mai bộp, Mai đen, Mai chân voi”. Tôi bất cần dù sau mỗi lần trốn nhà đi chơi là lại lãnh một trận đòn nhưng anh Sơn tôi thì không bị gì cả. Thời đó đi nhảy như một cách biểu diễn những bước nhảy mới chứ không hề có sự lợi dụng trai gái. Vả lại, mọi người đều xem tôi như một thằng con trai và tiếng nhạc trong những lần khiêu vũ đã làm thức dậy nổi đam mê ca hát tưởng đã chết trong những ngày tháng buồn bã. Lúc đó tôi chỉ mơ hồ cái cảm giác thích được hát thôi. Mẹ tôi bị đau nhức tay chân, ngày nào tôi cũng đấm chân cho bà và trong những lúc ấy, bà hay cho chạy những đĩa nhạc Tango. Tôi đấm chân cho mẹ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Mẹ tôi không hết nhức mỏi nhưng điệu nhạc Tango đã chui vào đầu tôi, đến nỗi những lúc mỏi tay quá, tôi đấm cho bà theo nhịp điệu Tango.
Anh Sơn biết tôi thích hát. Anh không ngăn cản mà hầu như tạo cơ hội cho tôi. Chính vì thế mới có những lần ở vũ trường Đồng Khánh, tôi dám leo lên sân khấu và từ ở đó, tôi nảy ra ý định tìm cho mình một cái tên. Tôi vốn mê đọc truyện từ nhỏ, nhất là Tam Quốc Chí và Đông Chu Liệt Quốc. Từ những chuyện đó, tôi tìm được 2 nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly. Cái tên Khánh Ly có từ lúc đó….
Đó là năm 1964, tôi và các con đang ở thành phố Dalat. Tôi vừa 18 tuổi, hai con, một gái, một trai. Ba mẹ con sống với nhau hồn nhiên như cây cỏ trong ngôi nhà hai từng rộng lớn vắng người, trên một ngôi đồi mà người ở đó gọi là đồi Miên – tên ông nội hai đứa nhỏ. Nhà không cổng ngõ, không hàng rào, đồi rộng thênh thang, từ hông nhà ngó xuống, là một thung lũng nhỏ xanh rì, nhìn mông ra xa thấp thoáng đâu đó mầu đỏ của ngói bên cạnh những vườn trồng rau quả xanh ngắt, tiệp với màu của lá cỏ. Nổi lên trên màu xanh mượt mà như tấm áo dạ hội bằng nhung, tôi có thể biết được đó là những vườn hoa.
Thuở đó, Dalat đẹp lắm. Người ta bảo Dalat đẹp bởi có 4 mùa giống như Hà Nội nên con gái Dalat tuy ít người xuất sắc nhưng ai nấy đều xinh xắn với nước da trắng hồng, mái tóc đen dày óng mượt. Tất cả đều vô tư, hồn nhiên và hiền lành. Các bà bán hàng trong chợ, dù là bán mắm cá, cũng mặc áo dài, bán đậu hủ rong cũng áo dài, bán ngô nướng lúc nửa khuya, bán mì Quảng, xôi gà cũng áo dài, hai má cứ ửng hồng lên bên cạnh bếp lửa.
Dalat có 4 mùa nhưng mùa nào cũng mát vào ban ngày, lạnh về đêm, chính thế, người ta mới thú vị khi cầm cái ngô nướng thoa mỡ hành còn nóng hổi, người ta mới cảm thấy cái nhẹ nhõm khi bước ra từ những phòng tắm nước nóng, xê xế rạp ciné Ngọc Hiệp. Bước qua bên kia đường, người ta có thể ghé vào tiệm cháo vịt, tiết canh vịt, gỏi vịt và ngay bên hông tiệm thịt vịt, cái quán mì Quảng nhỏ xíu, mái che là một vài tấm ván ép ghép với 4 cái ghế. Hai vợ chồng người bán mì Quảng tay thoăn thoắt đơm bún, chan nước hay dọn dẹp cái mặt bàn cũng chỉ là một tấm gỗ dài. Người bán vui cười nhìn khách xuýt xoa ăn trong cái nóng của bún, cái lạnh của con phố về khuya, vắng người.
Điều chắc chắn phải nói là người Dalat hiền. Hiền như nước mưa, nước suối. Hiền như cây trái tốt tươi. Hiền như hoa như gió. Như tiếng chuông reo bốn mùa. Hiền như bãi xe lam dăm ba chiếc im lìm nơi bến đậu. Hiền như những cơn mưa bất ngờ bay nghiêng qua thành phố, không hề làm rối chân khách bộ hành. Những con đường vắng lặng. Những ngôi biệt thự nằm xa nhau, không tường bao bộc, chỉ có hoa và hoa dưới những cây thông rải rác, tưởng như mọc vô tình không người săn sóc. Ấy thế mà trong cái vô tình gần như hoang dã ấy, luôn có những lúc rộ lên tiếng cười rộn ràng ngây thơ. Đời sống đẹp và đáng sống biết bao nhiêu.
Trước đó 2 năm, nói chính xác là vào tháng 11 năm 1962, khi tôi lên Dalat tìm sống, cùng đi trên chuyến xe đò Minh Trung với tôi, là chị Ngân Hà, một ca sĩ đẹp và được biết đến, không hiểu vì sao chị bỏ Sài Gòn ra đi. Lúc đó, người ta chưa nói đến chiến tranh. Sài Gòn đất rộng, người ít. Đời sống dễ dàng, người dân miền Nam chơn chất như ngọn lúa đồng bằng, cá tôm sông lạch, con đường Tự Do, sáng, trưa, chiều, tối chỉ khoảng trên một chục khách bộ hành, xích lô vài chiếc thông thả đạp như thi sĩ thơ thẩn tìm nàng thơ. Taxi cũng thỉnh thoảng ghé qua đỗ người xuống. Hình như Sài Gòn rất bằng lòng với nhịp sống thong thả, nhàn hạ. Thói quen của miền Nam trù phú đụng đâu cũng có cái ăn.
Tôi nhận lời lên hát cho Night Club ở Dalat với giá 2500 đồng một tháng, có cơm hai bữa và ngủ chung với các chị ở vũ trường, nếu không muốn về nhà. Kể ra thì không nhiều nhưng cũng chẳng hẹp gì lúc đó, lương Trung Úy cũng chỉ được như thế thôi. Ông bà nội của hai đứa nhỏ ở đó, tôi có cả nguyên một từng dưới rộng thênh thang. Hình như đây là kiểu nhà sàn lúc khởi thủy cất lên, nhưng rồi sẵn cột, xây thêm thành nhà hai tầng, chưa kể chung quanh đất trống, không trồng trọt gì ngoài mấy cây ổi, mấy giàn xu. Bên nội dường như chẳng ai để ý gì đến mấy mẹ con tôi ngoài chị Lê Quyên. Vài tháng sau, tiền lương được tăng, tôi tìm một người giữ con và ngày ngày nhảy xe lam, xe đò ra chợ Dalat.
Từ ngày di cư vào Nam, dẫu mới có 10 tuổi, tôi phải trông em, giặt quần áo, đi chợ rồi mới đi học. Mấy anh chị em chúng tôi sàn sàn tuổi nhau nhưng lại chẳng bao giờ có thì giờ hay có chuyện gì để chia sẻ với nhau. Nói tóm lại, tuổi thơ của tôi hoàn toàn mờ nhạt, không có gì đáng ghi nhớ trong sinh hoạt gia đình, ngoại trừ ông bố đêm nào cũng say rượu và bà mẹ hết ca cẩm chồng đến mắng chửi con. Dalat chính là khoảng trời tôi mơ ước, tưởng chừng như cuộc sống ngừng lại ở đó… Nhưng không. Cuộc đời tôi bắt đầu. Từ đó, ở đó.
Vũ trường Night Club dọn ra hôtel Du Parc, cạnh Nhà Thờ Chánh Toà, Bưu điện và đài phát thanh Dalat. Bà chủ vũ trường là một người Việt Hoa, có một đứa con lai không biết lai gì, khoảng 6, 7 tuổi. Bà mướn một căn phòng ngay bên kia đường cho các chị vũ nữ ở, có người nấu cơm. Tôi thường ngủ lại đây vì khuya chẳng có ai đưa tôi về tận Chi Lăng. Trong căn nhà nhỏ này, tuyệt không có bóng dáng một người đàn ông, thế nên tôi thích ngủ lại để sáng hôm sau đi chợ rồi mới về nhà, mang đồ ăn, bánh kẹo và chơi với con rồi chiều tối, lại đi xe lam đến Vũ Trường. Căn phố đó nằm cạnh quán café Myosotis, không biết bây giờ có còn không.
Night Club là Vũ Trường duy nhất ở Dalat. Với khí hậu lành lạnh về đêm là nơi giải trí lý tưởng của thành phố du lịch, vậy mà khách khứa cũng không có bao nhiêu. Lính Mỹ, cấp cố vấn, mới được vào thị xã chơi chứ những cậu học trò vừa mới hết Trung Học, rời gia đình đến một đất nước xa lạ, nên có vẻ sợ sệt. Người của thành phố, muốn đi, sợ gặp người quen, khó chối tội với vợ, thế nên ban nhạc đêm đêm cứ chơi những bản nhạc trữ tình, chúng tôi vẫn hát, các chị ngồi uống nước tán gẫu hoặc nhảy với nhau. Mỗi đêm vài ba bàn khách. Mọi người bình thản nhìn nhau, chờ ngày cuối tuần. Có những đêm Vũ Trường gần đóng cửa, một băng Không Quân áo bay đen khăn quàng cổ màu tím hoa cà, bất ngờ xuất hiện đứng thành một hàng dài nơi cửa. Nhà hàng không chạy lại đón khách. Chúng tôi không ai ngạc nhiên. Chuyện này xảy ra thường. Tôi lặng lẽ lên sân khấu, ban nhạc hiểu ý chơi bài “Gửi gió cho mây ngàn bay”. Tôi hát xong, những chiếc khăn quàng màu tím hoa cà lặng lẽ quay ra, đi vào đêm tối, nơi các anh từ đó bước ra. Không bao giờ hỏi nhưng tôi biết một phi vụ vừa hoàn tất.
Những đêm trời lạnh, mưa rất nhẹ, không gì thú vị hơn ngồi hát hay nghe một tình khúc Tiền Chiến. Những người lính Mỹ non trẻ kia đang miệt mài bước nhảy, cố quên đi nỗi buồn xa nhà, nỗi lo sợ súng đạn trên mảnh đất mà họ không bao giờ hiểu được vì sao họ đến đây. Họ lại càng không hiểu ý nghĩa của khúc hát kia. Chỉ biết trong đêm lạnh, khúc hát buồn, tiếng hát còn non trẻ với những ước mơ chưa thành hình và nỗi lòng khắc khoải của kẻ xa nhà quấn quít lấy nhau ấm áp chia sẻ đến không ngờ. Nhiều năm sau, nếu những người lính ấy còn sống mà trở về, chắc chẳng bao giờ họ nghĩ đến cái vũ trường xưa, nơi thành phố có những cơn mưa bất ngờ nghiêng nghiêng bay trên con phố vắng người vào những đêm gió lạnh. Cũng có thể họ đã không bao giờ trở về để mà nhớ.
Tôi không sống với gia đình nhiều. Tôi không có bạn gái. Bạn của anh tôi cũng là bạn của tôi. Chúng tôi gọi nhau bằng …chú và xưng tôi, không có anh em gì cả. Có lẽ thế, tính tôi không hề có chút dịu dàng nào cho đến khi có con và chỉ dành cho con. Có lẽ thế, tôi dễ sống chung với các chị vũ nữ mà tôi thật sự quý mến như một gia đình. Các tay …anh hùng hảo hán ở Sàigòn, Dalat hình như cũng rất quý tôi, đứa em gái lạc loài, lờ khờ trong thế giới muôn mặt về đêm. Chẳng ai hỏi tôi từ đâu đến, con cái nhà ai. Tôi cũng không tò mò về cuộc sống của các chị vũ nữ.
Thời bấy giờ, giới vũ nữ là giới làm rất nhiều tiền và rất nhiều người có học. Họ chỉ trở thành vũ nữ để giúp gia đình trong khoảng thì giờ rỗi rảnh. Công việc của các chị ấy là nhảy với khách hàng, những người đi Vũ Trường một mình, những người mới biết khiêu vũ. Thời 60, khiêu vũ là một nghệ thuật. Mọi người nhẩy lấy đẹp, nhẩy biểu diễn. Khiêu vũ là một nghệ thuật, không hề có ý đen tối, lợi dụng. Khách đến Vũ Trường và vũ nữ đối xử với nhau lịch sự. Có những chị nổi tiếng chỉ vì nhẩy giỏi, nhẩy đẹp. Các chị không đi đêm với khách, tôi biết vì tôi ở cùng các chị một nhà.
Vũ Trường đóng cửa, ai muốn đi ăn đêm thì thường chạy tới tiệm xôi gà trước mặt khách sạn Thủy Tiên, sau lưng tiệm bánh mỳ Xương Ký đầu con dốc Hàm Nghi. Chủ quán là cặp vợ chồng trẻ, con ông bà Bắc Hương cơm tám, giò chả nằm gần café Tùng – ông bà chủ quán xôi này hiện đang ở Porland, Oregon – nhiều đêm, vừa thấy mặt tôi, cô vợ da trắng, má hồng cười như hoa nở, hét toáng lên… Đùi Khánh Ly… Phao câu Khánh Ly… câu rao ngắn gọn làm ai cũng quay lại nhìn tôi cười. Và tôi không hề cảm thấy ngượng ngùng, sà ngay vào hàng cầm chiếc đùi gà, miếng phao câu béo ngậy, đĩa xôi trắng dẽo thơm phức mỡ hành. Ở một thành phố nhỏ như Dalat, ai cũng biết mặt nhau.
Cùng đi ăn với chúng tôi là một số các …anh hùng có tên tuổi. Những cái tên ngộ nghĩnh đôi khi do thành tích mà có. Các bạn ấy còn trẻ, có người trạc tuổi tôi, có người lớn hơn nhưng ai cũng làm mặt nghiêm, lạnh lùng ít nói. Họ làm ra vậy giữa chốn đông người, thật ra, họ dễ thương, sống có tình nghĩa. Họ có bổn phận bảo vệ nhà hàng, các chị vũ nữ, ca nhạc sĩ. Mấy ông say xỉn quậy phá, gây gỗ, họ là người giải quyết, giảng hoà hoặc mời các ông đi về chứ không bao giờ họ gây chuyện rắc rối cho nhà hàng. Giới giang hồ, các chị vũ nữ và ca nhạc sĩ vì thế mà gần nhau, thương nhau và luôn bênh vực cho nhau. Thời đó, dưới mắt tôi, họ là những người hùng. Cách sống của giới này ảnh hưởng đến lối sống và cách suy nghĩ của tôi không ít.
Tôi hát chưa ra gì nhưng lại được nhiều người thương thế nên cuộc sống mấy mẹ con coi bộ cũng đỡ khổ. Tôi mua quần áo đẹp nhất Dalat cho con tôi ở tiệm Au Printemps. Tôi sục vào lầu trên của chợ Hoà Bình, nơi bán quần áo cũ của Mỹ – hàng viện trợ – tìm mua áo da. váy len. giầy bốt. Diện vào, ai dám nói là quần áo cũ. Tôi thường tới quán café nơi Bích Ly, chị cả của ban CBC ngồi giữ két, nói dóc. Bích Ly và tôi hình như bằng tuổi nhau hoặc Ly kém tôi một tuổi gì đó. Hai đứa cùng tên Ly, cùng đen đen như nhau, giọng cũng khào khào giống nhau nên bắt chuyện gớm lắm… Giờ gặp lại trên xứ Mỹ, hai đứa vẫn tưởng như đang ngồi trong quán café ở Dalat.
Thời đó, tôi mới 18 tuổi, còn ham ăn, ham chơi. Chẳng có gì thú vị cho bằng quăng giày dép, chân không, đi, chạy, nhẩy khắp Đồi Cù, xuống Toà Tổng Giám mục, men theo con đường Tình Yêu dẫn lên Toà Tỉnh rồi lại lên Đồi Cù nằm khểnh dưới gốc thông hoặc thẳng tay chân trên bãi cỏ thênh thang nhìn ngắm mây trời. Không nhớ đến ai cũng không cần biết mình là ai, ngày mai sẽ ra sao. Không nhớ ai thật, không cả yêu đương. Không hề nghĩ đến gia đình và Saigon. Tôi thương các con song thường tự hỏi vì sao tôi có chúng trong khi tôi chẳng có một chuẩn bị nào, chưa hề có một khái niệm về gia đình. Những lúc lang thang trên Đồi Cù, cùng các bạn gái đắm chìm dưới suối Liên Khương, tôi ước ao trở lại tuổi 14, 15. Có lẽ, tôi sẽ bắt đầu cuộc đời của tôi một cách khác.
40 năm trước, đó là ý nghĩ của một thiếu phụ tuổi 18, nằm ngủ quên dưới gốc thông già. Buổi trưa nắng vàng chan hoà trên cỏ lá, tiếng thông reo ngân dài, bất tận như một lời ru buồn. Lời ru âm thầm đi vào giấc ngủ và ở lại đó. Lời ru buồn. Rất buồn…
*
Chương 2
Ngày di cư tôi, tôi mới 9, 10 tuổi.Chưa kịp làm quen với Sài Gòn, còn đang lạ lùng với cách nói cười rộn ràng rất Nam kỳ, còn thích thú xé tờ giấy một đồng làm hai, gọi là 5 cắc đủ mua một ly đá nhận xi-rô, đã theo gia đình lên Dalat. Đó là năm 1956. Bố tôi – tức dượng nếu gọi theo tiếng miền Nam, tôi gọi dượng bằng bố theo lời mẹ tôi dặn – làm việc ở Ty cảnh sát Dalat. Gia đình tôi ở một biệt thự khu Chi Lăng. Căn nhà nằm lưng chừng con dốc ngắn và tất cả đều xây một kiểu giống nhau. Tôi chưa bao giờ đi hết con dốc đó để biết còn gì phía sau vì tôi bắt đầu đi học.
Trường tiểu học Phan Chu Trinh nằm ngay một ngã tư.Trước mặt nó là khu đất trống có con đường nhỏ dẫn vào đồi Bà Miên, nơi mà ít năm sau này, lại chính là nơi mẹ con tôi ở. Con đường đó cũng đưa vào trường Đại Học Quân Sự và khoảng đất trống trước mặt trường Phan Chu Trinh năm nào nay đã xây đầy những biệt thự của các ông Tướng. Căn đầu tiên là nhà của tướng Thái Quang Hoàng, cách 2 căn là tướng Đỗ Cao Trí. Tôi vào học lớp một vì chuyển qua chương trình Việt, nên chẳng hiểu gì cả, thậm chí không biết đọc tiếng Việt, trong khi chị tôi, chị Lệ Yến, lại được bố mẹ tôi cho học tại trường Domaine de Marie, chương trình Pháp-Việt
Từ nhà đến trường không xa lắm mà cũng không gần. Tôi đi bộ lúc đi và cả lúc về. Bấy giờ, ngoài Ngọc Anh, tôi biết mình có thêm 3 đứa em nữa. Duyên Hải, Tố Loan, Tố Uyên. Sau giờ đi học, tôi làm những gì mẹ tôi bảo làm nhưng thường trốn nhà ra hồ Chi Lăng chơi. Chân không mang giày dép, thơ thẩn đi quanh tụt xuống ven hồ mò ốc hoặc lượm …cứt để chơi – tôi tưởng đó là thuốc tể như của bà nội. Ở đó có một biệt thự to lắm. Người ta bảo nguyên khu Chi Lăng này, ngày xưa dành cho người Pháp, và các căn biệt thự của chúng tôi cũng vậy! Cái Hotel Chi Lăng với cái giếng nước giả xây trước mặt cũng là nơi người Pháp thường đến nghỉ hè. Thời đó chưa có tên Chi Lăng mà là Saint Benoit. Mãi sau này vẫn còn những người gọi thế.
Tan học tôi thường không đi theo đường chính mà chui qua những bụi cây, những hàng thông, những khóm lay-ơn đủ màu mọc khắp mọi nơi nhưng không bao giờ tôi bẻ hoa, chỉ tìm loài dây leo để đem về chơi nhảy dây. Bố mẹ tôi ít khi nhìn thấy tôi, ông bà gần như không để ý, không hỏi đến nếu không có gì để sai bảo, dặn dò. Tôi lại cảm thấy khoái hơn dù đôi lúc cũng tủi thân khi không được mẹ ngó ngàng
Ngoài con đường từ nhà đến trường và ngược lại, ngoài khung cảnh yên tĩnh của hồ Chi Lăng, tôi chui xuống cái rảnh nước chảy quanh nhà, đắp đất trồng bắp cải từ những cuống cải già bị cắt bỏ, có chút xíu mầm, mà tôi tưởng là sẽ sống được. Tôi có thể lang thang trong những khoảng đất trồng đầy cỏ dại để tìm hái trái mâm xôi, bứt dây rừng, xuống hồ Chi Lăng vọc nước, bắt ốc, hoặc ngồi dưới cái rảnh nước ấy cả ngày, nếu không có ai tìm.
Qua đến năm 1957, gia đình tôi phải chuyển về Saigon. Hơn một năm ở Dalat, có một vài điều đã khắc sâu vào tâm trí non nớt của tôi và không bao giờ tôi quên. Nó là những vết cháy dẫu đến ngàn năm vẫn còn hằn dấu…. Trước ngày di cư, Hà-nội mở một Hội Chợ, ở đâu thì tôi không nhớ nhưng có lẽ do người Pháp tổ chức sau khi hội nghị Gienève được ký kết. Tôi đi hội chợ với một thằng nhỏ ở cùng đường, tên nó tôi còn nhớ, nó là thằng Đồng. Hội Chợ thì thường có nhiều trò chơi, vậy mà tôi chỉ nhớ là có một gian hàng nhỏ có dựng sân khấu cho mọi người thi hát, tôi đã leo lên và hát bài “Thơ Ngây”…. Khi ấy em còn thơ ngây, đôi mắt chưa vướng lệ sầu …, rồi leo xuống lủi mất tiêu. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi cất tiếng hát. Lúc còn học nội trú St Marie, tôi cũng được lên sân khấu, chỉ đội lốt làm con thỏ mà thôi, nhưng trước đó, trước đó gần chục năm…
….Tôi sinh ra vào một buổi chiều ngày 6 tháng 3 năm 1945 tại nhà thương Bạch Mai. Ba ngày sau đảo chính Nhật, dân Hà-nội sơ tán về các vùng xa thành phố, bố mẹ tôi cũng mang chị em tôi chạy ra khỏi Hà-nội.Mới có 3 ngày, tôi làm sao biết được những gì đã xảy ra nhưng khi hơn 1 tuổi, tôi đã nhận biết và nhớ cho đến ngày hôm nay và một vài sự việc mà lúc nào tôi cũng tưởng như còn rất mới… Hai chị em chúng tôi được gánh đi, mỗi đứa ngồi một cái thúng, chị Yến được chú Tích cõng. Cùng vài người nữa, cả nhà tôi cứ xuyên rừng, lội sông, lội suối, trèo đồi, trèo núi mà đi. Một ngày trên đường đi gặp ngôi chùa hoang, mẹ tôi đặt tôi nằm trên cái bệ cao và kết quả là tôi ngã xuống giập cằm vào cái bệ xi-măng. Vết thương sâu lắm, ăn cơm lòi cả cơm ra ngoài. Bố tôi lấy vải trắng băng lại và buộc trên đầu. Vết sẹo khá dài vẫn còn đây. Bố tôi đã làm dữ vì với ông, tôi là…hòn ngọc đen yêu quý của ông.
Cả nhà tôi cứ đi mãi như thế, càng ngày càng xa Hà-nội. Chỉ thấy rừng và rừng. Đoàn người đi cùng với gia đình tôi thưa dần, chẳng biết họ đi đâu. Một lần qua sông trên một cái mảng ghép bằng các thanh tre, lúc chuyển đám trẻ con xuống, tôi là đứa bị rớt xuống sông, chắc không phải là sông vì tôi còn nhớ nước ở đó có màu như đen, đen một cách kỳ cục lắm chứ không phải là xanh thẫm khiến mình tưởng là đen. Bố tôi nhảy xuống vớt tôi lên và khi qua tới bờ bên kia mới biết được cái người chèo mảnh đó chuyên giết người lấy tiền vì anh ta biết là dân Hà-nội sơ tán, ít nhiều gì cũng có tiền hay vàng. Qua suối cũng khổ, bố tôi phải cột dây thừng ngang bụng, mọi người ở lại giữ đầu mối dây, bố tôi lội qua con suối rộng, nước đổ từ trên cao tung toé dữ dằn, sùng sục giữa những tảng đá đầy rên trơn trợt. Qua tới bờ bên kia, bố tôi tìm cây cột dây rồi lại lội ngược trở qua. Người lớn buộc trẻ con trên lưng và cứ nắm sợi dây ấy lần từng bước. Tôi là người được bố cột trên lưng.
Có những ngày qua khỏi cánh rừng lại thấy làng mạc ruộng vườn. Trời thì rét. Bố tôi ủ tôi trong chiếc áo Trấn Thủ dầy cộm vào những trại gà, tìm những cái trứng mới đẻ còn ấm, bố chọc 2 đầu trứng cho tôi húp sống. Có những chiều bố công kênh tôi trên vai đi giữa những ruộng lúa xanh rì, ghé vào quán lá, mua cho tôi cái kẹo bột nhỏ xíu, tôi cứ ở trên lưng, trên vai ông và bố tôi vừa đi vừa nói …bố đánh ton – ton đánh bố …Hết trại gà, hết nhà cửa ruộng vườn, gia đình tôi lại xuyên rừng mà đi. Tôi nhớ có một đêm, trời tối lắm, chẳng ai nhìn thấy ai, tất cả nằm mọp ở một cửa rừng ngong ngóng nhìn vào đêm tối… lâu lắm, lâu lắm…bỗng có ánh đèn loé lên ở xa chớp tắt 2,3 lần, thế là bố tôi lại ôm tôi lao theo hướng ánh sáng đó. Tất cả mọi người đều chạy, ngậm tăm mà chạy… Sau này, mẹ tôi bảo để tránh Tây và tránh cả Cộng sản nữa, vì gặp phe nào lúc đó, mình cũng chết.
Từ lúc chạy khỏi Hà-nội, tôi mới có 3 ngày tuổi.Tôi lớn lên dần trong rừng sâu, ăn khoai sắn độn cơm vì chỉ bố tôi là được ăn cơm trắng. Tôi lớn lên trên lưng, trên vai, trên chiếc áo Trấn Thủ của ông và quan trọng hơn cả là trong tiếng đàn, tiếng hát của ông. Tôi không còn nhớ ông hát hay ra sao nhưng chắc chắn là không dở và tiếng đàn của ông, tiếng đàn măng-đô-lin cùng với tiếng hát…Trên đồi xanh, chiều đã xuống dần. Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng… đã đi vào trái tim non nớt của tôi và ở lại đó vĩnh viễn. Chắc chắn ông cũng không thể ngờ rằng, những ca khúc ông hát cho đứa con gái xấu xí của ông ngày đó, lại có lúc mở ra cánh cửa định mệnh gần như dành sẵn cho nó, đứa con chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình, chắc chắn bố tôi cũng không hề nghĩ rằng, những ca khúc buồn bã ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào trên cuộc đời của tôi. Bố tôi lại càng không bao giờ nghĩ đến cái lúc ông nằm xuống và ra đi trong cơn điên loạn, không một người thân bên cạnh, trong trại tù Lý Ba Sơ, giữa rừng thiêng nước độc. Những câu nói cuối cùng trong cơn điên loạn vẫn cứ là lời ông dành cho vợ con mà tôi là đứa con ông thương nhất.
… Từ chương trình Pháp tôi được học 5 năm tại Hà-nội, nay chuyển qua chương trình Việt, tôi chẳng hiểu gì. Kể ra thì vô lý vì tôi học lại từ đầu nghĩa là từ lớp Năm, có gì khó khăn, mà không thể hiểu được, nhưng rõ ràng là, chữ nghĩa không hề chui vào đầu tôi ngoài môn học thuộc lòng. Tôi nhớ ngôi trường cũ đẹp thênh thang, cái sân chân vuông vứa có một cây xoài khá lớn ở một góc. Tôi nhớ cái buồng ngủ như trại lính với 3 dãy giường giống hệt nhau. Mỗi chân giường là một cái ghế trên đó để sẵn chiếc váy xanh nước biển đậm, áo sơ-mi trắng bóng có dây cài ngang và đôi vớ trắng. Màn trắng, chăn gối, niệm trắng. Đêm đến các sơ Pháp bỏ tóc dài quá lưng, tay cầm tràng hạt vừa đi vừa kiểm soát, vừa đọc kinh. Lạy Chúa, trong đời tôi, tôi chưa thấy hình ảnh nào đẹp như thế…
4 giờ rưỡi sáng, những mái tóc dài đã biến mất dưới cái lúp trắng. Bà đứng đầu phòng vỗ tay đánh thức chúng tôi. Chỉ 15 phút làm vệ sinh thôi, chúng tôi dù còn tiếc giấc ngủ cũng chẳng thể làm sao hơn, nhỏm dậy làm giường rất nhanh rồi túa nhau vào phòng tắm. Mỗi đứa có riêng đồ vệ sinh cá nhân. Một chậu rửa mặt men trắng, khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc. Tất cả một cỡ và giống nhau như quần áo, vớ giầy. Sau 15 phút, chúng tôi lại túa xuống lầu như một bầy vịt con. 2 chiếc bàn dài đầy mũ nồi đủ màu sắc, mạnh đứa nào chụp được cái nào thì chụp, đội lên đầu rồi tất cả theo nhau vào nhà nguyện của trường dự lễ sớm nhất của ngày. Đó là lễ Misa. Lễ xong, chúng tôi qua phòng ăn sáng, rồi bắt đầu một ngày học. Tôi không có gì xuất sắc nhưng cũng như những đứa trẻ lớp một bình thường bắt đầu bằng a, b, c nhưng chúng tôi được dạy tổ tiên chúng tôi là người Gaulois. Tôi cũng tin như thế. Tôi và chị Yến được mẹ tôi cho học piano. Khốn nạn cho tôi, sao ngày ấy tôi ngu và nhát thế hay tại các thiên thần của tôi đánh dữ quá, mười đầu móng tay bé bỏng của tôi mà mấy bà sơ chẳng thương xót gì, cứ roi mây mà quất. Thế là con bé sợ quá… xin mẹ cho thôi… Thật chưa có cái ngu nào giống cái ngu nào. Cả hai chị em cùng thôi. Chúng tôi được dạy cách ăn, cách ngồi ăn. Được dạy cách đi với cuốn sách dày cợm trên đầu… Nghĩa là đủ cả để sẵn sàng trở thành đầm con.
Tôi nhớ thương sâu đậm những năm tháng ngắn ngủi bởi với tôi đó là một trong vài khoảng đời đẹp, hạnh phúc và đau buồn nhất … Nỗi nhớ mong hình dáng to lớn, xinh đẹp của mẹ mỗi chiều thứ sáu đến mỏi mòn tuyệt vọng. Nước mắt vòng quanh, tôi tủi thân lấp ló, thèm thuồng nhìn các bạn hớn hở tung tăng theo chân bố mẹ rời trường. Cả một ngôi trường to lớn bỗng trở nên vắng lặng. Sự im lặng khiến tôi cảm thấy ngôi trường dường như lớn lên gấp trăm lần và những tiếng đọc kinh rầm rì của các sơ thường ngày rất nhỏ như tiếng mẹ ru con, chiều thứ sáu cũng như cao hơn, vang vọng trầm bổng trong không gian, như muốn sưởi ấm những trái tim non nớt cô đơn, ngăn những dòng nước mắt tủi thân đừng rơi xuống quá sớm.
Mẹ tôi phải làm việc ở xa để kiếm tiền nuôi mấy chị em tôi – Ngọc Anh mới được sinh ra vài tháng sau khi mẹ nghe lời bố mang chúng tôi từ biên giới Trung Hoa trở về Hà-nội tìm người bảo lãnh bởi lúc đó, Pháp đã nắm chính quyền. Cộng sản cũng thành lập Đảng – Bố tôi không muốn theo Cộng sản nhưng đã từng chống Pháp, giờ khó an toàn nếu không có người quen biết bảo đảm – Mẹ được bố tôi – bây giờ – giúp đỡ công việc buôn bán và vì thế khi chúng tôi đến tuổi đi học, mẹ gởi hai chị em tôi vào nội trú, còn anh tôi ở với bà nội. nhà 106 Hàng Bông…., tiền học hai chị em tôi gần 50 ngàn mỗi năm là một số tiền không phải nhỏ, không phải ai cũng có và cũng dám làm. Giờ nghĩ lại, tôi thương sự hy sinh của mẹ, tôi hiểu vì sao có những chuyện khiến tôi đau lòng xảy ra. Tôi hiểu. Tôi hối hận vì có những lúc… không phải với mẹ dẫu lòng tôi vẫn buồn đau vì sự mất mát tình yêu của người cha là điều không thể thay thế được – không ai có thể làm được điều đó nhất là với tôi.
Mê hát do thừa hưởng dòng máu văn nghệ của cha nên khi nghe Saigon tổ chức cuộc tuyển lựa ca sĩ nhi đồng, tôi không thể gạt bỏ ý nghĩ liều lĩnh của một đứa bé gái mới trên 10 tuổi. Tôi chỉ nói điều này với anh vì anh Sơn cũng thích hát, thích vẽ. Anh hứa sẽ không cho bố mẹ biết nhưng cả hai chúng tôi đều biết rõ, biết rõ hậu quả của sự việc vì không thể nào bố mẹ tôi không biết đến sự vắng mặt của tôi. Mẹ tôi vốn là em út trong một gia đình có 3 chị em gái. Khi di cư, bác Tư tôi ở lại với bà ngoại. Gia đình bác Tuất tôi ở Saigon mà bác gái lại rất thương tôi. Bác Tư ở lại Hà-nội có anh Hùng, anh Tín sau này còn có thêm anh chị nào thì tôi không biết, nghe nói hai anh tôi đều đã đi học và tốt nghiệp ở nước ngoài. Cả hai anh có vào Saigon tìm gia đình tôi một lần rồi thôi, không liên lạc gì cho đến bây giờ. Mẹ tôi đã tiếp đãi các anh theo đúng tinh thần Quốc-Cộng. Điều đó có lẽ khiến hai anh buồn lòng. Không có lần thứ hai. Tôi trách mẹ vì dù Quốc hay Cộng cũng không thể cắt đứt tình máu mủ ruột thịt và chẳng hiểu vì sao, ngay cả chị Yến tôi dù ở lại, dù đã đi Hà-nội chơi mấy lần, cũng không tìm thăm lại các anh em của mình và mộ của ông bà ngoại.
Nhưng năm đó thì gia đình bác Tuất ở Saigon.Các chị Tuyết, Kim, Oanh, Nghiệp, anh Bảo, anh Toàn đều hát hay và vì bác Tuất trai sử dụng kèn Clarinette từ trước di cư. Tôi tin bác sẽ cho tôi ở vài ngày và che chở cho tôi. Thế là tôi quyết định ra đi. Mượn quần soọc, áo sơ-mi của anh, tôi tới bến xe hàng chuyên chở rau xin quá giang. Đêm đó, tôi nằm sau xe tải ôm đám bắp cải ngủ cho tới khi xe tới Saigon. Ông tài xế già tốt bụng còn dặn nếu muốn trở lại, cứ tới bến tìm, ông sẽ cho trở về. Tôi không nhớ rõ nhưng chắc chắn gia đình bác Tuất đã ghi tên cho tôi dự cuộc thi tuyển đó. Em bé Lệ Mai ghi danh bài “Từ Giã Kinh Thành” nhưng bị từ chối. Con nít không được hát bài đó.Tôi nhớ ngay đến “Ngày Trở Về” của ông Phạm Duy và được chấm đậu hạng nhì, thế thôi nhưng đủ làm tôi sung sướng đến có thể chết đi được và không cần biết chuyện gì đang chờ đón tôi ở nhà. Nửa thế kỷ đã trôi qua, không biết còn mấy ai nhớ đến con bé đen ngòm, tóc tém, mặc quần soọc trắng, áo sơ-mi ca-rô xanh… hùng dũng hát “Ngày Trở Về” trong buổi thi tuyển ca sĩ nhi đồng tại rạp Norodom. Đối với tôi, dẫu sau đó bị một trận đòn thê thảm, tôi vẫn cho rằng việc làm liều lĩnh của tôi ngày đó là đúng, không có gì, không còn gì đúng hơn.
*
Chương 3
Đà Lại được một năm, gia đình tôi lại chuyển xuống Sài Gòn. Chúng tôi dồn vào một căn nhà khá xinh trên đường Sương Nguyệt Ánh mà nhiều năm sau đó nữ nghệ sĩ Kiều Hạnh, rồi cô Thái Thanh dọn về. Cạnh đó, đường Bùi Thị Xuân, là nơi bà nội sau, tức là mẹ dượng tôi, cũng là nơi vợ chồng ông Lân cô Thanh Nga bị sát hại ngay trước cửa. Ông Đồng Lân là em ruột bố dượng tôi nên tôi gọi cô Thanh Nga bằng Thím. Nhưng đó là chuyện về sau.
Trong cái cư xá gồm khoảng 10 căn, tôi cùng đám trẻ con không phân biệt Bắc Nam cùng chơi trò …tạc hình dù mẹ tôi ngăn cấm. Bà thường tặng tôi những trận đòn nhớ đời mà tôi chẳng hiểu lý do vì sao. Tự nhiên mẹ tôi lôi ra đánh, bắt xin lỗi. Tôi có lỗi gì đâu mà xin. Đánh nữa cho bỏ cái tật lì lợm. Không khóc hả, đánh nữa, đánh nữa. Tôi không bao giờ khóc ngay lúc đó, thường là sau mỗi trận đòn, tôi trốn trong nhà tắm hoặc đầu ngõ, kiếm một chỗ khuất để khóc một mình và những lúc ấy, tôi nhớ Bố tôi biết bao nhiêu. Ừ, nếu có Bố ở đây, mẹ sẽ không bao giờ đánh tôi như vậy.
Mấy người chị họ như chị Tuyết, chị Kim đều được bác Tuất cho đi hát. Chị Yến tôi cũng được đi hát theo, và người để ý đến chị Yến chính là nhạc sĩ Lam Phương, bấy giờ ông vừa làm xong bài hát “Khúc Ca Ngày Mùa”. Tôi không còn nhớ các chị hát ở đâu bởi lúc đó, Sài Gòn chưa có một phòng trà nào, mà dẫu có, các chị cũng chưa đủ tuổi để vào những nơi đó. Điều đó chứng tỏ là mẹ và dượng tôi (từ nay tôi sẽ gọi dượng bằng bố) không hề có ác cảm với việc con mình đi hát. Chuyện hát hò có lẽ chỉ nghiêm khắc đến nghiệt ngã đối với tôi, mà cho đến bây giờ lý do tại sao tôi vẫn không hiểu.
Lại dọn nhà nữa, có lẽ vì ở gần bà nội, mẹ tôi cứ bị ông em của bố tôi qua tận nhà chửi bới, thậm chí còn xông vào muốn đánh mẹ. Ông này là em dưới ông Đổng Lân…trong có 2 năm, dọn nhà 3 lần, tôi mất trắng những ngày được đi học. Tuy vậy, tôi cũng lờ mờ hiểu được rằng… bên nội sau không thích mấy anh chị em tôi, nhất là không ưa mẹ tôi chút nào, không tán thành cuộc hôn nhân của bố mẹ. Có lúc tôi hỏi mẹ… Sao mẹ không nhận lời cái ông Tây yêu mẹ và yêu cả các con. Cái ông Toàn Quyền ở Hà Nội ấy…Mẹ tôi cười. Ôi! tình yêu. Thì ra mẹ tôi yêu bố tôi, quên đến nỗi quên hẳn bố ruột tôi đang trông chờ tin tức của vợ con, quên hẳn mình đã có 3 đứa con, quên luôn rằng lúc đó bố tôi đang ở với bà Lan Phương (em bà Ái Liên, dì ruột của ca sĩ Ái Vân).
Nhà chúng tôi nằm cạnh Nha Quân Nhu đường Trần Hưng Đạo. Lúc này, tôi đã vào nếp như ý mẹ tôi mong muốn, nhưng tôi chẳng làm sao quên được hình ảnh của một buổi chiều mẹ đến mẹ đến nhà bà nội tôi ở Hàng Bông. Sau khi nói chuyện với bà nội, mẹ bảo với chúng tôi ….Bố các con chết rồi. Hôm đó mẹ rất đẹp, mẹ mặc áo dài mút-sơ-lin màu tím hoa cà, có những chấm tròn trắng, quần đen, kính đen và to.Tóc mẹ chảy ngược ra sau, bới lại. Mẹ, hôm đó đẹp lắm. Mẹ tôi lúc nào cũng đẹp. Bà không chịu được cái gì xấu, không chấp nhận cảnh nghèo, không chịu thua kém ai và dĩ nhiên, bà muốn các con của bà nếu không theo kịp cũng có phần nào cái đẹp của bà, dẫu bà nợ nhiều lắm. Mẹ tôi vẫn cứ, bà vẫn cứ là cái đinh trong mắt … 2 bà nội của chúng tôi.
Như thế, tôi có hai bà nội. Ngày giỗ bố tôi, mẹ và các em tôi đều có mặt… ăn giỗ Bố Viễn… các em tôi bảo nhau như vậy. Chúng tôi sống chung hoà thuận, không hề có chuyện Bố tao, Bố mày bởi chúng tôi cùng một mẹ sinh ra. Với tôi, cho dù bố mẹ không thương cũng không hề tị nạnh ganh ghét các em. Một gia đình, thoạt trông vào quả là hạnh phúc qua những đứa con, nhưng vẫn có những cơn sóng ngầm dữ dội. Bố Viễn tôi ngày xưa yêu và bằng mọi cách cưới mẹ cho được. Gia đình nội tôi khá giả. Bố tôi học trường Tây đến hết trung học, ông đi Hongkong. Tôi không hiểu rõ ông đến Hongkong làm gì nhưng bà nội cho biết ông nói được 7 thứ tiếng Tàu, tiếng Mỹ. Một thời gian làm việc với Nhật nhưng sau đó, ông theo phong trào chống lại Pháp. Vậy việc ông đi Hongkong có liên quan gì đến đảng cộng sản được chính thức thành lập sau này hay không, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng hơn là bố cưới mẹ tôi ở Hongkong. Khi hai ông bà trở về, mẹ đã có thai và bà nội tôi đành phải cưới vợ cho con, người con độc nhất của bà.
Theo lời mẹ kể, bà nội tôi là người nghiệt ngã, ông nội thì nhu nhược hiền lành nhưng vẫn có thêm vợ. Bà tôi khai thác mỏ phốt phát và nuôi cả nhà. Mẹ bảo …Bố tôi là người hiền như cục, bố rất tốt với bạn bè. Ai xin gì cũng cho. Cho hết quần áo của mình, về nhà lấy quần áo của ông nội, cho luôn. Đi làm nhưng chẳng bao giờ ông mang tiền về nhà. Mẹ có hỏi ông bảo …cho hết rồi. Bà nội và mẹ tôi không phàn nàn gì trước cái lối vung tay của cậu Ấm. Bà tôi kể… Năm đó, bà đã 26 rất giỏi giang công việc buôn bán dù không biết chữ nhưng muộn chồng vì bà không được đẹp (Mẹ thường bảo tôi giống bà nội). Ông nội nhà giàu, không có con trai, nhờ người mai mối thế là bà tôi về làm lẽ. Một hôm bà đang ngồi trước cửa, có ông thầy bói đi qua, bà tôi đang phiền muộn về nỗi chậm con bèn nhờ ông ta coi, bà cũng kể lể nỗi niềm hiếm muộn của mình. Ông thầy nói với bà rằng… Bà sẽ có một người con nhưng người con này sẽ không ở với bà lâu vì tiền kiếp của đứa bé này là một người Tàu, ông này làm quan và chết trẻ… Thế rồi bà tôi sinh bố tôi và chỉ một lần đó thôi.
Tôi không quan tâm đến chuyện giàu có của bà nội và khi gặp mặt lần đầu tiên tôi đã 5 tuổi rồi. Bà nội ở một mình, 106 Hàng Bông. Nhà rất rộng, căn ngoài bà mở depot nước đá, căn thứ hai có một cái giường lớn, cái bục thì đúng hơn, lát đá hoa, trưa hè Hà Nội nóng nực, nằm xuống, sướng không chỉ cái lưng. Qua một khoảng sân rộng ngổn ngang những dụng cụ điện làm bằng sứ trắng tới phòng của bà và chúng tôi. Lại một khoảng sân đầy dụng cụ nữa, mới tới nhà vệ sinh. Sau khi hồi cư, mẹ để chúng tôi ở với bà, còn mẹ đi buôn bán, nghe đâu ở Hải Phòng. Tôi rất ngại đến gần bà vì bà tôi rất nghiêm, ít khi hỏi tới các cháu và luôn luôn có ác cảm với mẹ tôi. Phần tin tức bố tôi cứ mù tăm, hoặc là bà có biết, mẹ có biết nhưng nghĩ chúng tôi còn bé dại, có nói cũng vô ích.
Tôi bị nhức trong xương, bà bảo là tê thấp, phong thấp gì đó và từ nhỏ, tôi đã phải uống những chén thuốc Bắc đắng nghét. Dù bà không nói nhiều với chúng tôi nhưng bà săn sóc rất đầy đủ. Bà hay nấu cháo hoa cho tôi ăn với đường, bà cho anh Sơn ăn cao ban long, cao hổ cốt do chính bà nấu và bán. Bà tôi còn biết làm xà bông nữa, những thỏi xà bông màu xanh được cắt vuông vức. Bà còn chơi hụi và thỉnh thoảng bà dắt chúng tôi đến những buổi lên đồng, gọi là “lấy lộc”, tụi tôi rất khoái cái màn này. Uống thuốc Bắc, ăn sáng bằng cháo hoa, đi xem lên đồng và nằm ngủ trưa trên cái giường lát đá hoa cho đến lúc mẹ cho chị Yến và tôi vào nội trú. Tôi không hiểu vì sao mẹ không gởi anh Sơn theo chương trình Pháp nơi trường bố tôi đã học. Chắc mẹ có lý do riêng. Tôi thắc mắc không hỏi để đến bây giờ thì quá trễ rồi.
Gần như chúng tôi chỉ được mẹ đón một lần mỗi tháng. Mẹ đón, nhưng lại đưa chúng tôi về nhà bà nội, rồi lại đi mất. Tôi đã quen sự ơ hờ của mẹ và những ngày cuối tuần của tôi rất thần tiên. Tôi không phải bưng đĩa rau dền xay nhuyễn với bơ lên văn phòng của Bà Nhất để vừa khóc vừa ăn, tôi gọi món đó là …cứt trâu. Về với bà nội dù chỉ 2 ngày, tôi tung tăng chạy khắp phố Hàng Bông, được ăn bánh mì paté gan cháy, xôi lúa hoặc thơ thẩn trước các cửa hàng nghe lóm nhạc. Tôi biết nghe “Bà Mẹ Quê, Vợ Chồng Quê, Em Bé Quê…”. Tôi quen cái vị đắng khó uống của những thang thuốc Bắc và thích đặt lưng lên cái sạp lót đã hoa, mát đến lạnh người. Mỗi tháng chỉ uống thuốc được 4, 5 lần nên tôi ôm cái bệnh gọi là phong thấp cho đến bây giờ và cũng một phần vì nó, tôi làm quen với thuốc ngủ.
Nhạc của Phạm Duy và của các ông nhạc sĩ thời bấy giờ đã len lỏi ấn núp trong trí nhớ thơ dại của tôi từ những ngày lang thang trên con phố Hàng Bông Thợ Nhuộm. Ra khỏi nhà, nếu đi thẳng, tôi sẽ đến bờ hồ. Rẽ tay phải là Hoả Lò. Rẽ trái tới phở Phú Xuân và rạp xi-nê Kinh Đô. Thời đó, chúng tôi hay sưu tầm program in mầu đẹp lắm và tôi nhớ mãi cái phim Ấn Độ “Magala cô gái Ấn”. Ôi! cái phim buồn làm sao, tôi khóc quá sức khi thấy trên màn ảnh hai người vừa khóc, vừa hát vừa chia tay nhau. Tôi cũng được xem phim “Cô Gái Việt” mà tôi nhớ bài hát chính của phim… Lời sông núi bừng vang bốn phương trời… Trong những ngày cuối tuần đó, tôi cũng đến ở với bác Tuất. Nhà bác ở ngay cạnh Quốc Tử Giám. Chỉ băng qua đường, tôi có thể vào leo lên lưng mấy con rùa to tướng bằng đá. Đêm đến cả nhà kéo đi xem cải lương. Tất cả chục mạng chất trên một chiếc xích lô. Tôi thích cô Kim Chung, Bích Hợp, Kim Xuân và danh hài Tứ Vững, Phúc Lai. Tôi cũng mê cải lương từ đó. Nghĩa là cái gì có ca, diễn là nó đi thẳng vào đầu tôi.
Bố mẹ tôi có ngôi biệt thự lớn lắm. Cả một con đường toàn những biệt thự có chó bẹc-giê, có người da đen gạch mặt giữ nhà, tụi tôi thường chọc phá rồi chạy trối chết về nhà. Tôi không nhớ tên đường nhưng nó nằm ở gần Hồ Tây và cũng gần vườn Bách Thảo. Tôi vào vườn lượm những trái chi chi nhỏ xíu đỏ tươi hoặc ra lội xuống đền Ngọc Sơn… Nếu dòng đời cứ êm ả trôi như thế, tôi đã trở thành một bà sơ vì cho dẫu các thiên thần đã dùng roi mây đánh vào các ngón tay tôi, dù có bắt tôi lên văn phòng cho hết cái món …cứt trâu, co la mắng chúng tôi…Các vous có muốn làm cái thứ trèo me, trèo sấu ấy không? Hình ảnh các bà sơ thật là đẹp đẽ. Nếu bố tôi không chết, nếu không có cuộc di cư và nếu mẹ tôi cho tôi tiếp tục học trường đó – sau di cư dọn vào Đà Nẵng – thì có lẽ cuộc đời tôi đã theo một hướng khác. Nhưng một là mẹ không chú ý đến tôi, hai là sau di cư, gần như đa số trắng tay. Nhà không giàu lại đông anh chị em, sẽ có đứa bị thiệt thòi. Điều này thường xảy ra. Ác ở chỗ, nó lại rơi trúng tôi.
Ở Trần Hưng Đạo, kế ngã tư Trần Bình Trọng, tôi học trường tiểu học Cầu Kho. Không ai khảo sát sức học của tôi, cứ theo tuổi xếp lớp thế là tôi cứ ngày ngày lội bộ đến trường, chẳng học được gì chỉ để rệp cắn nát hai bên mông và đùi. Tôi không dám nói với thầy cô rằng tôi chẳng hiểu gì ngoài môn học thuộc lòng, mà thầy cô cũng không thấy cái dốt của tôi. Về nhà, chẳng ai chú ý đến chuyện học của tôi cả. Rồi chị Yến lấy chồng, người này quen với bố tôi, đến nhà thấy chị hiền lành đẹp đẽ, giỏi giang bèn sớt đi. Tôi biết chắc chắn chị tôi không yêu anh ta nhưng ở nhà chị khổ quá. Không được đi học nữa, phải chăn một lũ em, phải phụ với u già làm hết mọi việc. Chị cho rằng đi lấy chồng là thoát ra khỏi cái cảnh khổ. Bố tôi bằng lòng. Mẹ tôi thì không. Đám cưới chị Yến đơn giản đến độ giờ tôi không còn nhớ. Cái điều đáng nhớ nhất là ngày đó, mẹ tôi la mắng chị dữ lắm. Chị chỉ ngồi nghe và khóc. Tôi thường tự hỏi tại sao mẹ lại có hành động như vậy. Mẹ thương, không muốn rời xa chị vì chị mới 16 tuổi hay vì mất chị, mẹ như mất một cánh tay, nói rõ hơn mất một người làm việc giỏi?
Chị tôi khóc trong ngày cưới và khóc cả cuộc đời làm vợ, làm mẹ. Những giọt nước mắt rơi xuống, không phải để khóc cho hạnh phúc. Chị tôi đi lấy chồng và đó là lỗi lầm lớn nhất, duy nhất chị vấp phải. Một lần cho một đời. Chị tôi đi lấy chồng. Lấy người đàn ông đầu tiên chị quen. Chị tôi còn trẻ dại, chưa biết gì về tình yêu. Nói đúng hơn, chị không hề yêu, không biết tình yêu nó như thế nào. Bây giờ trên 60, chị tôi vui với 5 đứa con và một bầy cháu nội, ngoại. Tính chị đơn giản, không biết giận hờn ai bao giờ, nếu có thì có lẽ là người đã tặng chị 5 đứa con.
*
Chương 4
Thế là chị tôi đi lấy chồng. Lấy chồng ở cái tuổi còn thơ, chưa biết tình yêu là gì. Chưa biết ngoài gia đình, cuộc đời xoay dần ra sao. Hơn 40 năm sau hỏi, chị bảo… Thì ai mà biết gì, bố mẹ bảo lấy, bắt lấy thì phải lấy, thế thôi… Tại sao lại thế? Tại sao lại có một tâm hồn, một con người đơn giản như thế? Chị vẫn cứ cười xem như chẳng có gì là quan trọng. Mà cũng phải thôi, các con chị đã lớn. Chị không còn trẻ. Không, 27 năm trước chị còn trẻ mà dường như không bao giờ chị nghĩ đến cả chuyện… làm lại bởi một lẽ đơn giản, chị không biết yêu, nên chị sống với các con và bây giờ là các cháu.
Tưởng chị là người không may hoá ra chính chúng tôi mới là những đứa không may. Nhìn chị bây giờ, tôi tự hỏi… phải chăng ngoài cái không biết yêu, hình như chị cũng không bíêt đau khổ là gì. Ngày xưa, chị Yến chỉ có độ hai, ba người bạn cùng xóm, giờ chị có nhiều bạn, chị “ăn hụi” cùng nhóm bạn già nay đi Thái Lan, mai đi Hà Nội chơi Chùa Hương, vịnh Hạ Long. Chị có thể đi bất cứ nơi nào chị muốn không cần xin phép ai. Chị luôn vui cười như trẻ thơ không hề biết lo âu. Tôi về, chị đeo theo tôi quên cả con dâu vừa sanh, đến nỗi tôi phải nhắc để chị nhớ là chị vừa có thêm một đứa cháu nội. Chị theo tôi, có những hôm tôi ngồi cả ngày với ông TCS chẳng nói năn gì, mà có nói, chuyện chúng tôi chị đâu có hiểu nhưng chị vẫn đi theo không hề phàn nàn, kêu ca mệt mỏi.
…Sau khi em đi rồi, chị đi bán chợ trời, cái gì bán được là bán. Lão ấy bỏ chị và mấy đứa con bơ vơ. Rồi mất nhà, mấy mẹ con lăn lóc, nay ngủ nhờ chỗ này, mai nhờ chỗ khác. Mẹ thì khó tính, ở không được lại xách con đi. Một hôm chị gặp một ông thầy – tôi quên không hỏi chị là Thầy nào, Công giáo hay Phật giáo – lan man kể lể tâm sự khổ sở của 6 mẹ con, bất ngờ ông Thầy nói… tưởng ai chứ chị là chị của cô Khánh Ly, ngày trước cô ấy thường hát giúp chúng tôi để gây quỹ nuôi các trẻ mồ côi tàn tật, thôi thì bây giờ tôi để lại cho chị mảnh đất và căn nhà này, chị trả góp cho tôi tới bao giờ hết thì thôi… Miếng đất khá rộng và căn nhà thì gần như đổ nát trị giá 10 cây vàng – dẫu có đổ nát cũng là cái nhà, có chỗ cho mấy mẹ con chui ra chui vào – và rồi với những gói quà 2 pounds tôi chắt chiu gởi về, lần hồi chị cũng trả được hết món nợ đó.
So với căn nhà bị tịch thu của chị, dĩ nhiên là không bằng nhưng tôi lại thích bởi cái vẻ nghèo nghèo, nho nhỏ của nó… Em không dư tiền gởi về cho cả gia đình, chỉ có thể mỗi năm gởi một lần cho Yến mà thôi. Các cháu lớn hết, đã có gia đình công ăn việc làm, không giầu nhưng đủ sống và như thế nay, Yến sống sướng hơn tụi em nhiều lắm… Chị biết, chị nghe nói mấy em ở Mỹ làm việc cũng cực khổ lắm. Chị không thiếu gì vì các cháu. Tiền em gửi, chị để dành lúc về già hay bịnh hoạn… Bao nhiêu năm rồi, từ một thiếu nữ nay thành bà nội, bà ngoại, chị tôi vẫn hồn nhiên… không biết tiền là gì, nói gì đến tình yêu.
Chị không tha thiết đến việc đi Mỹ… Chị chỉ muốn đi một lần cho biết rồi về chứ ở bên ấy làm gì… Yến ạ, em giờ chưa đủ điều kiện để cho Yến đi du lịch thăm thú nước Mỹ nhưng mấy chị em ở đây góp lại cũng chẳng khó khăn gì… Số chị lại không may. Hồ sơ nộp theo diện bảo lãnh mà bây giờ xin du lịch thì …hỏng rồi. Chờ một năm nữa mở hồ sơ bảo lãnh thì chắc chắn là chị sẽ được đi nhưng cái chính là chị tôi không muốn qua đây rồi … ở lại đây. Tôi cũng hiểu một người như chị dù có ăn học, dù ngày xưa này mặc áo lụa vàng lái “xế hộp” chạy phăng phăng trên xa lộ khiến có lúc nhà văn Nguyễn Đình Toàn… suýt đổ nhưng hơn 20 năm, dẫu trãi qua lắm hồi bỉ cực, đời sống chị ở quê nhà đã thành nếp, chị khó sống ở nơi khác, nơi không có những bạn bè cùng “ăn hụi” với chị, nơi chị mỗi tháng giúp đỡ cho 2 học sinh nghèo học giỏi.
Tôi rất thương chị, dĩ nhiên vì chị là chị ruột của tôi, nhưng đồng thời, tôi nhận ra rằng đừng thương hại chị bởi chị, con người chị đơn giản quá, chị không biết khổ đau hoặc chị không để khổ đau gậm nhấm giết hại tâm hồn vốn luôn hồn nhiên của chị… Trong nhà thường chép miệng… tội nghiệp chị Yến, lúc có tiền chẳng được hưởng gì… Đúng, đối với chị, hờn giận, hối tiếc là những điều không tìm thấy ở con người chị. Đơn giản, hồn nhiên vô tư hơn cây cỏ. Đó là cái mà chúng tôi không có làm đôi khi tôi hơi ganh tỵ mỗi khi nghe tiếng chị cười giòn tan qua điện thoại hoặc mỗi khi con chị cho biết… Mẹ con đi Thái Lan, đi Hà Nội chơi rồi… Sao chị sướng thế nhỉ. Cái phần thưởng Trời Đất dành cho chị lúc cuối đời thật là đẹp đẽ, tốt lành. Bởi chị sống tốt lành.
Chị cả đi lấy chồng thì cứ theo thứ tự từ trên xuống dưới. Con em kế tiếp những công việc chị thường làm là tôi. Nhà thì đông, chỉ có một u già theo bố mẹ từ Hà Nội vào Nam. Mẹ tôi giao hết công việc cho u già và chị Yến. Bà không hề làm một việc gì dù là xuống bếp lo nấu nướng cho bố tôi. Bà giao cho tôi 70 đồng đi chợ mỗi ngày. Trưa 4 món, chiều 4 món khác nhau. Trời đất ạ! tôi đã có đi chợ mua bán bao giờ. Cái làn đi chợ thiếu điều còn muốn to hơn tôi nữa và không bao giờ tôi quên được cái cảm giác lần đầu tiên bước chân vào chợ một mình. Tôi cứ loay hoay vẽ lại trong trí nhớ những món ăn mà chị Yến và u già đã nấu… Canh dưa chua thì phải mua những gì, cà bung rồi thịt đông cần gì. Canh bầu canh bí, rau muống luộc hay xào. Đậu nhồi thịt rán hay đậu rán om cà chua…. cái đầu nhỏ xíu của tôi phải làm việc dữ dội để tránh khỏi bị đòn nếu không làm đúng những điều mẹ tôi dặn.
Lúc đó tôi học trường Cầu Kho. Trường cứ theo tuổi sắp lớp không hề khảo sát trình độ của học sinh, có lẽ họ nghĩ con nít không cần thiết, nên tôi vào ngay lớp nhì. Buổi sáng dậy sớm xách làn đi chợ, về giặt hai chậu quần áo, phơi phóng xong, ăn cơm rồi đi học buổi chiều. Nói là đi học chứ thực tình, tôi có học được cái gì. Lẽ đơn giản là tôi không có căn bản, tôi chẳng hiểu gì. Thầy giảng cứ giảng, tôi ngồi như vịt nghe sấm, chờ tới giờ về. Người anh thứ hai của tôi kế chị Yến, hơn tôi 2 tuổi, học trường Văn Lang. Anh Sơn cũng là người thông minh, thích nhạc, thích vẽ, mê nhảy đầm và nhiều bạn. Bạn của anh cũng tự nhiên trở thành bạn của tôi. Anh đưa về các anh nguyễn Đức Nam, anh Đinh Bù Loong (thân phụ của ca sĩ Diễm Liên), anh Nguyễn Ngọc Kiểm tức anh Ngọc Hoài Phương bây giờ. Trong tất cả các bạn của anh chỉ có anh Ngọc Hoài Phương là được bố mẹ tôi cho vào nhà, coi như con ruột. Còn những người khác, đang ngồi chơi, nghe tiếng xe của bố tôi là ù té chạy hết. Do đó, ngay từ nhỏ, tôi đã xem anh Ngọc Hoài Phương như anh ruột của mình. Anh gọi tôi bằng “chú” và tôi cũng gọi anh như vậy.
Tôi trượt tiểu học, khỏi nói cũng có thể hiểu được sự thất vọng và giận dữ của bố mẹ tôi. Có học được gì đâu mà đậu. Thầy giáo cứ giảng, tôi cứ ngồi đó lẩm nhẩm thơ Nguyễn Bính, hát thầm trong bụng cho đến hết giờ. Ngày đi thi cũng thế, tôi nào có tha thiết gì đến chuyện học hành, thi cử, vì vậy sau cuộc thi tiểu học, tôi vẫn đi học nhưng không thi cử gì nữa hết. Tôi đi học là bởi muốn đi ra khỏi nhà để khỏi phải nghe những lời mắng nhiếc của mẹ, cái nhìn hầm hầm giận dữ của bố, tránh những ngọn roi, những cái tát, những chiếc giầy đập túi bụi trên đầu trên cổ tôi. Mẹ gởi tôi vào nội trú trường Thánh Mẫu cũng chỉ được chưa gần một năm đã bị trả về vì tội leo trường trốn đi chơi với một trong những người bạn của ông Ngọc Hoài Phương. Hoàng là người tôi thích và cũng là người viết cho tôi những lá thư tình đầu tiên. Bao nhiêu thư mở đầu bằng hàng chữ “Bé Mai”. Tôi giao cho ông anh Ngọc Hoài Phương cất giữ. Mẹ bắt tôi vào nội trú chỉ vì một lần bố tôi bắt gặp Hoàng và tôi đi bộ với nhau trên đường Võ Tánh. Ông nhảy xuống giáng cho tôi một bạt tai giữa cái nhìn kinh sợ của Hoàng và những người đi đường. Kết quả bao giờ cũng thê thảm với sự đốc thúc của mẹ tôi.
Tôi không nghĩ là mẹ thích thú khi thấy con mìn bị đánh đập nhưng có lẽ bà khó chịu đựng được cái nết lì lợm của tôi. Mắng chửi, tôi cãi lại. Đánh đập, tôi không khóc. Bắt xin lỗi, tôi không mở miệng mà ý muốn của mẹ tôi gần như là ý Trời, không đứa nào trong nhà dám làm người lại lời bà phán, kể cả bố tôi. Mẹ không thấy được sự trưởng thành quá sớm của tôi từ cái chết của người Cha mà tôi rất mực tôn thờ. Bà không mường tượng ra được sự việc đó lại ảnh hưởng đến tôi nặng nề như vậy. Mẹ không đọc được những suy nghĩ trong đầu tôi, một đứa bé mồ côi cha luôn luôn mong ước được sự vuốt ve âu yếm của Mẹ, để bù lấp nỗi thiếu thốn lớn lao nó đã mất vĩnh viễn. Mẹ lại càng không đọc được trong tim tôi một nỗi hờn ghen uất nghẹn không thể nói thành lời. Tôi vẫn thương Mẹ, thương các em, một tình thương chân thật. Chị em chúng tôi sống từ đó cho đến bây giờ không hề có sự chia biệt nào. Tất cả đều sống cùng một mái nhà, có cùng một người mẹ. Song mẹ tôi dường như quên hẵn sự có mặt của tôi trong đám con đông đúc của bà. Suốt một đời tôi thèm khát vòng tay ôm ấp và những lời nói trìu mến của một người Mẹ. Tôi thèm tình thương, và phải chăng những bi thảm của đời tôi, bắt đầu từ sự thèm khát bình thường tội nghiệp này.
Sau trường Thánh Mẫu, tôi đổi trường liên miên. Một năm trường Việt Tiến. Một năm trường Hưng Đạo. Một năm Nguyễn Bá Tòng. Tôi không phải đi bộ hay đi xe bus. Bà nội mua cho tôi một chiếc xe đạp mà tôi luôn luôn chạy giữa đường chứ không bao giờ đi vào lối dành cho xe đạp. Đùng một cái, chiếc xe bị mất. Nó bị ăn cắp chứ không phải tôi sơ ý. Mẹ tôi bảo…mày cứ chờ đấy, bố mày về rồi mày sẽ biết. Tôi quỳ giữa nhà, bố tôi cầm chiếc giầy của ông đập túi bụi vào tôi. Mẹ tôi ngồi nhìn tôi bị đánh, thản nhiên, thỉnh thoảng thêm vào … đánh nữa đi, đánh cho nó chết, cho nó chừa đi, mất xe thì mày đi bộ, không có tiền đâu mà mua xe khác cho mày… Bố tôi vừa đi làm về mặt đỏ bừng vì rượu, được lời của mẹ, ông túm lấy tóc tôi, xoắn lại, tay kia tiếp tục giơ cao chiếc giầy. Tôi đau quá nhưng lạ lùng làm sao, tôi không hề khóc. Tôi khóc không được vì nỗi oan ức và nghĩ xe của bà nội cho và nào tôi muốn làm nó mất. Trong trái tim non dại của tôi chợt vang lên…. Bố ơi! Bố ơi! Bố ở đâu… và tôi cảm thấy một nỗi căm phẫn chưa từng có bùng lên. Anh Sơn và các em tôi chẳng đứa nào dám nói một câu, chắc chúng không hiểu vì sao tôi bị đánh như thế. Chúng còn quá nhỏ và chưa hề bao giờ bị đòn.
Tôi thường lẫn vào đâu đó để khóc một mình sau mỗi trận đòn. Càng bị đánh tôi càng lì đòn, không sợ nữa, không cảm thấy đau đớn nữa. Căm phẫn, tủi thân, tôi cứ làm những gì tôi thích trái ngược hẳn với ý muốn của mẹ. Anh Sơn và các bạn anh đi chơi, đi “Bal Famille”, tôi bu theo. Chẳng cần ai dạy, tôi nhảy rất giỏi, nhất là nhảy “be bop” nên thời đó bạn bè gọi tôi là “Mai bộp, Mai đen, Mai chân voi”. Tôi bất cần dù sau mỗi lần trốn nhà đi chơi là lại lãnh một trận đòn nhưng anh Sơn tôi thì không bị gì cả. Thời đó đi nhảy như một cách biểu diễn những bước nhảy mới chứ không hề có sự lợi dụng trai gái. Vả lại, mọi người đều xem tôi như một thằng con trai và tiếng nhạc trong những lần khiêu vũ đã làm thức dậy nổi đam mê ca hát tưởng đã chết trong những ngày tháng buồn bã. Lúc đó tôi chỉ mơ hồ cái cảm giác thích được hát thôi. Mẹ tôi bị đau nhức tay chân, ngày nào tôi cũng đấm chân cho bà và trong những lúc ấy, bà hay cho chạy những đĩa nhạc Tango. Tôi đấm chân cho mẹ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Mẹ tôi không hết nhức mỏi nhưng điệu nhạc Tango đã chui vào đầu tôi, đến nỗi những lúc mỏi tay quá, tôi đấm cho bà theo nhịp điệu Tango.
Anh Sơn biết tôi thích hát. Anh không ngăn cản mà hầu như tạo cơ hội cho tôi. Chính vì thế mới có những lần ở vũ trường Đồng Khánh, tôi dám leo lên sân khấu và từ ở đó, tôi nảy ra ý định tìm cho mình một cái tên. Tôi vốn mê đọc truyện từ nhỏ, nhất là Tam Quốc Chí và Đông Chu Liệt Quốc. Từ những chuyện đó, tôi tìm được 2 nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly. Cái tên Khánh Ly có từ lúc đó….
(Còn nữa)
Nguyễn Thành Công - Tư duy cực đoan và tư tưởng dân chủ xã hội
Trong những ngày nằm bệnh, ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên Cộng Sản Việt Nam đã viết bức thư dài "kiểm điểm"
lại cuộc đời mình. Ông kêu gọi xây dựng một đảng chính trị mới, gọi là
đảng Dân Chủ Xã Hội, nhằm làm đối trọng với đảng Cộng Sản, xây dựng nước
Việt Nam theo hướng dân chủ. Bức thư của ông làm dư luận sôi động, có
ủng hộ, có phản đối, đặc biệt ngay cả những người xưa nay chống cộng
quyết liệt cũng phản đối. Để hiểu được tình trạng trên, có lẽ phải rà
soát lại tư duy cực đoan trong đời sống xã hội Việt Nam.
Có bạn sẽ hỏi: Thế nào là cực đoan? Cực đoan, hiểu theo nghĩa thông thường là "quá mức cần thiết". Nói theo triết học thì "cực đoan" có nghĩa là quá "độ". Triết học đưa ra khái niệm "chất", "lượng", "độ"; mọi sự vật phát triển đúng "độ" là đẹp nhất, nếu quá "độ" thì sự vật sẽ chuyển thành trạng thái khác, thậm chí là "chất" khác. Bạn nấu cơm thì phải cố đạt trạng thái "chín tới", đây là trạng thái vừa đúng "độ", cợm ăn ngon nhất. Nếu quá lửa, cơm bị "khê", "khét" thì ăn không ngon, nói theo kiểu triết học thì là quá "độ". Triết học chúng ta học trong trường chỉ nói chung chung như thế, nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể làm thế nào để đạt đúng "độ" là cả một vấn đề. Vì triết học là lý luận định tính, không định lượng, ở mỗi trường hợp cụ thể người vận dụng phải liên tục thử-sai nhiều lần để rút kinh nghiệm. Thử-sai đối với việc cụ thể như nấu cơm còn dễ chứ thử-sai khi lập chính sách xã hội thì rất khó, có khi biết là sai thì bộ phận xã hội chịu ảnh hưởng của chính sách đã "tan hoang" rồi, cứu lại không được nữa. Chính vì vậy, những ai liên quan đến việc đề ra chính sách phải vô cùng thận trọng trong hành động, tránh mọi tư duy cực đoan.
Điều đáng tiếc là tư duy cực đoan luôn phát triển mạnh trong xã hội, đã thế còn được dán nhãn là "tích cực", "triệt để". Phong trào cộng sản hình thành đã sinh ra những đồng chí "cộng sản cực đoan" thì những người chống cộng cũng sinh ra nhóm "chống cộng cực đoan". Đã là cực đoan thì có hại, dù đó là "cộng sản cực đoan" hay "chống cộng cực đoan" cũng vậy thôi.
Trước hết, phải nói rằng chủ nghĩa Mác sai ngay từ gốc khi xoá bỏ chế độ tư hữu, có thể nói bản thân chủ nghĩa Mác đã là lý luận "cực đoan" so với tư duy thông thường. Nhưng ngoài phần cực đoan, chủ nghĩa Mác còn tiếp thu nhiều ý kiến của các nhà tư tưởng khác, và phần này thì không cực đoan. (Điều này giải thích vì sao đến nay vẫn còn có người đề cao Mác, họ dựa vào phần không "cực đoan" mà Mác tiếp thu được và biến đổi thành cái của mình). Điều đáng tiếc là các học trò của Mác sau này tiếp thu rất nhiều phần "cực đoan", đặc biệt trong "lý luận về chuyên chính vô sản" mà bỏ quên những lý luận không "cực đoan" của Mác. Chính Mác đã cảnh báo về tư duy "cực đoan" khi nói đến "Chủ Nghĩa Cộng Sản trại lính". Có không ít ví dụ về "Chủ Nghĩa Cộng Sản trại lính" nhưng điển hình nhất có lẽ là chế độ cộng sản của Pôn Pốt-Iêng Xary. Thời kỳ Pôn Pốt mới nắm quyền, Cộng Sản Việt Nam khen lấy khen để là "độc đáo, sáng tạo". Đến khi Pôn Pốt tấn công Việt Nam, tàn sát người Việt thì Cộng Sản Việt Nam mới giẫy nẩy lên, bảo rằng Pôn Pốt không dính dáng gì đến chủ nghĩa Mác, lịch sử sẽ không biết xếp chế độ Pôn Pốt vào phương thức sản xuất nào? Đối với những nhà quan sát khách quan thì rất đơn giản, xếp chế độ Pộn Pốt vào nhóm "cộng sản cực đoan". Ông Lênin đã từng viết tác phẩm "Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản" để phê phán các đồng chí "cộng sản cực đoan" trong đấu tranh chính trị. Sau khi cách mạng tháng Mười thành công, nhiều nơi ở Liên Xô bắt đầu tiến hành hợp tác hoá với tốc độ nhanh bằng các biện pháp hành chính. Ông Lênin lại kêu gọi: "Chúng ta phải ăn ở thuận hoà với nông dân", nhằm giảm tốc độ hợp tác hoá đến chóng mặt ở Liên Xô. Ấy thế mà sau năm 1954, đảng Cộng Sản ở Việt Nam để ra chính sách hợp tác hoá, hoàn thành vẻn vẹn trong 3 năm. Tư duy "cộng sản cực đoan" để dấu ấn trong nhiều chính sách tai hại như đào tận gốc trí, phú, địa, hào; cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp...làm nền kinh tế bị phá hoại trầm trọng. Hãy nhớ lại thời kỳ cải cách ruộng đất, các cố vấn Trung Quốc lý luận như thế này: Xã hội nông nghiệp có 90% là nông dân, 5% là địa chủ, còn lại là các thành phần khác. Áp dụng vào thực tiễn, bất kể ở địa phương nào các cố vấn cũng đòi lên danh sách đủ 5% địa chủ để...xử bắn. Đấy chính là thứ tư duy "cộng sản cực đoan", vì theo Mác, đánh giá địa chủ phải dựa trên bóc lột địa tô chứ không phải dựa trên tỉ lệ dân số. Tôi được đọc trên mạng nhiều câu chuyện khóc ra máu mắt, chẳng hạn có người vì gài bút bi có hai mầu xanh đỏ ở túi mà bị các đồng chí dân quân đem ra xử bắn vì cho rằng đấy là mầu lá cờ tam tài của Pháp. Chuyện khá điển hình cho một thứ tư duy "chống Pháp cực đoan". "Cộng sản cực đoan" thì thời nào cũng có, ngay sau ngày 30/4/1975 ở các đô thị miền Nam đã sản sinh ra một lớp "cách mạng 30", còn "triệt để" hơn cả những "nhà cách mạng 45", gieo rắc đủ mọi thứ sợ hãi cho nhân dân miền Nam.
Nếu phong trào cộng sản đã đẻ ra các đồng chí "cộng sản cực đoan" thì ở phía đối nghịch, các đồng chí chống cộng cũng sản sinh ra "chống cộng cực đoan". Ngọn lửa chiến tranh đã tắt từ lâu nhưng các đồng chí "chống cộng cực đoan" vẫn chưa chịu nhận thất bại, bắt nguồn từ việc không đánh giá đúng tình hình thực tế, từ đó không có cách ứng xử phù hợp với tình hình mới. Các đồng chí "chống cộng cực đoan" luôn đổ lỗi thất bại cho những nguyên nhân "ngoài mình", chẳng hạn như bị Mỹ bỏ rơi, thiếu súng đạn, cộng sản "ác" quá mà "chúng ta" thì hiền...Đánh giá sai lệch như vậy dẫn đến những yêu cầu vừa ngô nghê, vừa buồn cười. Chẳng hạn có đồng chí "chống cộng cực đoan" đòi chiến sĩ miền Bắc phải "xin lỗi" nhân dân miền Nam. Các đồng chí đó quên mất rằng nếu nói đến việc xin lỗi thì chính các đồng chí trong quân lực Việt Nam cộng hoà phải công khai xin lỗi nhân dân miền Nam vì đã không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ miền Nam, phải xin lỗi nhân dân miền Bắc vì không bảo vệ được thành quả xây dựng một chế độ văn minh tại miền Nam, làm tấm gương cho nhân dân miền Bắc, phải xin lỗi quân đội nhân dân Việt Nam vì đã thể hiện là một đối thủ hèn nhát, vứt súng tháo chạy, một đối thủ không xứng tầm đối với người anh em miền Bắc. Hàng nghìn năm nay, trong các cuộc chiến tranh luôn có một quy định: Quân thua chém tướng. Người sĩ quan tự trọng thì phải biết tự xử. Không có gì nhảm nhí bằng việc kẻ thua đòi hỏi người thắng phải "xin lỗi"(?). Kết thúc chiến tranh rồi thì kẻ thua phải bồi thường chiến phí, không phân biệt ai chính nghĩa, ai phi nghĩa.
Khi cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt lùi xa thì nhân dân Việt Nam lại bước vào trận chiến mới: Đấu tranh cho dân chủ, cho quyền con người. Nhưng đấu tranh bằng con đường nào, phương pháp nào thì vẫn là câu hỏi lớn. Chúng ta nhớ lại những năm 30 của thế kỷ trước, cả nước sôi sục trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đấy là lúc các sĩ phu thất bại, các chiến sĩ theo trào lưu cách mạng tư sản cũng thất bại. Điển hình là anh hùng Nguyễn Thái Học đã phải bước lên đoạn đầu đài. Con đường cứu nước như không tìm thấy đường ra. Đấy là lúc mỗi ý kiến về một con đường mới đều dễ được đón nhận. Chính ở thời điểm đó, ông Hồ Chí Minh nêu ra con đường mới, con đường cách mạng vô sản và lôi cuốn nhiều người tin theo. Với cái nhìn khách quan phải thấy rằng ông Hồ Chí Minh đã gặt hái rất nhiều thành công khi theo con đường này. Trong việc giành và giữ chính quyền, thống nhất đất nước phải công nhận rằng ông Hồ Chí Minh đạt thành tựu lớn, nhưng ông thất bại trong việc xây dựng kinh tế. Điều này có nguyên nhân sâu xa ở chủ nghĩa Mác-Lênin mà ông tin theo. Chủ nghĩa Mác-Lênin xoá bỏ quyền tư hữu, động lực làm nên phát triển kinh tế, do đó thất bại là tất nhiên, chỉ có điều để nhân dân thấy rõ thất bại này thì phải mất quá nhiều thời gian, tổn thất quá nhiều nguồn lực. Đến nay, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc xây dựng kinh tế, đang thất bại trong việc bảo vệ Tổ quốc, do đó mất uy tín trước nhân dân. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Độc lập nhưng nhân dân phải có tự do, hạnh phúc. Nếu không có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Căn cứ theo lời dạy này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thì cuộc chiến tranh 30 năm của đảng cộng sản phát động chỉ là cuộc chiến tranh vô nghĩa. Ở đây cần phải có cách đánh giá sòng phằng, minh bạch trong nhận thức. Vô nghĩa chứ không phải là cuộc chiến tranh xâm lược, vì không có yếu tố nước ngoài chiếm đất của Tổ quốc. Nếu sau chiến tranh, đảng cộng sản xây dựng thành công một chế độ tiên tiến, dân giầu, nước mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới thì chắc chắn không có ai đòi đánh giá lại ý nghĩa cuộc chiến, cũng nhự tính chính danh của đảng cộng sản cầm quyền. Nhưng đảng cộng sản yếu kém trong lãnh đạo kinh tế, văn hoá-xã hội đã làm toàn bộ xã hội Việt Nam xuống cấp toàn diện nên dư luận mới đặt ra câu hỏi về cuộc chiến, về tính chính danh của đảng.
Trong tình hình ấy, nếu đảng Cộng Sản biết phục thiện, dám nhận sai lầm và sửa chữa bằng cách mở rộng dân chủ, tuân theo các hiệp dịnh đã ký với quốc tế, trả lại quyền con người cho nhân dân thì chắc chắn nhân dân sẽ hoan nghênh, lại tin đảng như đã từng tin trong quá khứ, vị trí của đảng muôn năm bền vững. Điều đáng tiếc là đảng (thật ra là nhóm lợi ích nhân danh đảng) không phục thiện, không thừa nhận yếu kém, cương quyết dùng bạo lực trấn áp các ý kiến khác với đảng, tăng cường vơ vét làm giầu bất chấp hậu quả như cướp đất trên diện rộng, thực hiện các dự án gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia (bô-xít, Vinaline...). Có áp bức thì có đấu tranh, những người dân mất đất, các bậc trí thức tâm huyết với sự tồn vong của Tổ Quốc buộc phải tìm hướng đấu tranh. Nhưng đấu tranh bằng con đường nào, biện pháp nào để vừa bảo vệ được Tổ quốc, vừa bảo vệ được nhân dân, bảo đảm đất nước phát triển bền vững? Nhìn lại những năm tháng từ 1975 đến nay đã có nhiều cuộc đấu tranh, có khi bắt nguồn từ hải ngoại, có khi bắt đầu từ trong nước, có đấu tranh vũ trạng, có đấu tranh chính trị ôn hoà, tất cả đều bất thành, cho dù đây đó có gây tiếng vang dư luận trong và ngoài nước. Có thể nói, xã hội nước ta hiện nay giống như tình hình những năm 30 thế kỷ trước, đang bế tắc về đường lối. Đúng lúc này có bức thư của ông Lê Hiếu Đằng. Như ánh sao băng vạch ngang bầu trời đêm, bức thư của ông khơi dậy niềm tin cho nhiều người đang đau đáu mong mỏi bình minh. Nếu những năm 30, trong xu thế đòi độc lập lan tràn thế giới, ông Hồ Chí Minh thắp lên ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin để kêu gọi nhân dân, tập hợp lực lượng thì bây giờ, những năm đầu thế kỷ XXI, ông Lê Hiếu Đằng giương cao ngọn đuốc dân chủ xã hội trên nền phong trào cách mạng hoa nhài đang lan tràn khắp các quốc gia độc tài để kêu gọi nhân dân. Việc làm của ông có đạt thành tựu hay không còn chưa biết, nhưng nhờ có ánh sáng này nhiều người yêu nước có dịp soi tỏ chặng đường đã qua, nhen lên ngọn lửa hi vọng cho chặng đường sắp tới. Người xưa nói: "Đồ tể buông dao xuống là thành Phật", không cần biết đến quá khứ của những người như ông Lê Hiếu Đằng, hãy nghe ông nói và nhìn vào việc ông làm hiện nay mà đánh giá. Bây giờ các đồng chí "cộng sản cực đoan" và "chống cộng cực đoan" đều thống nhất hành động chung trong việc đánh hội đồng ông Lê Hiếu Đằng trên hệ thống truyền thông, nhưng đó cũng là bước sơ khởi của xã hội dân sự. Ở xã hội dân sự lành mạnh, văn minh, mọi ý kiến đều có chỗ đứng trong dư luận. Càng có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều thì xã hội dân sự càng mau chóng trưởng thành. Gạn đục khơi trong, đó cũng là những điều tốt đẹp mà các đồng chí "cộng sản cực đoan" và "chống cộng cực đoan" đang mang lại cho đất nước.
Khi còn ở tuổi thiếu niên có lần tôi được xem một bức tranh miêu tả về cách mạng tháng 10. Góc trên bên phải bức tranh ghi con số 1917, còn bức tranh vẽ một lính thuỷ đang vun gốc cho một cây non trong giông bão. Cây non tượng trưng cho chính quyền Xô-Viết mới hình thành và đang lớn lên, với sức mạnh của cái mới xua tan cái cũ. Tôi nghĩ bức thư của ông Lê Hiếu Đằng cũng là một mầm xanh gieo vào dư luận, liệu có thể vươn lên thành cây cứng cáp, khoẻ mạnh hay không thì chắc còn phải chờ. Nhưng dù sao cũng ủng hộ tư duy mới, mầm xanh mới bắt đầu ngay từ đống tro tàn của lý luận cộng sản, đó là cái khác biệt cơ bản so với tư duy xã hội dân chủ của các trào lưu gần đây, không có mối liên hệ với chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Nguyễn Thành Công
Có bạn sẽ hỏi: Thế nào là cực đoan? Cực đoan, hiểu theo nghĩa thông thường là "quá mức cần thiết". Nói theo triết học thì "cực đoan" có nghĩa là quá "độ". Triết học đưa ra khái niệm "chất", "lượng", "độ"; mọi sự vật phát triển đúng "độ" là đẹp nhất, nếu quá "độ" thì sự vật sẽ chuyển thành trạng thái khác, thậm chí là "chất" khác. Bạn nấu cơm thì phải cố đạt trạng thái "chín tới", đây là trạng thái vừa đúng "độ", cợm ăn ngon nhất. Nếu quá lửa, cơm bị "khê", "khét" thì ăn không ngon, nói theo kiểu triết học thì là quá "độ". Triết học chúng ta học trong trường chỉ nói chung chung như thế, nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể làm thế nào để đạt đúng "độ" là cả một vấn đề. Vì triết học là lý luận định tính, không định lượng, ở mỗi trường hợp cụ thể người vận dụng phải liên tục thử-sai nhiều lần để rút kinh nghiệm. Thử-sai đối với việc cụ thể như nấu cơm còn dễ chứ thử-sai khi lập chính sách xã hội thì rất khó, có khi biết là sai thì bộ phận xã hội chịu ảnh hưởng của chính sách đã "tan hoang" rồi, cứu lại không được nữa. Chính vì vậy, những ai liên quan đến việc đề ra chính sách phải vô cùng thận trọng trong hành động, tránh mọi tư duy cực đoan.
Điều đáng tiếc là tư duy cực đoan luôn phát triển mạnh trong xã hội, đã thế còn được dán nhãn là "tích cực", "triệt để". Phong trào cộng sản hình thành đã sinh ra những đồng chí "cộng sản cực đoan" thì những người chống cộng cũng sinh ra nhóm "chống cộng cực đoan". Đã là cực đoan thì có hại, dù đó là "cộng sản cực đoan" hay "chống cộng cực đoan" cũng vậy thôi.
Trước hết, phải nói rằng chủ nghĩa Mác sai ngay từ gốc khi xoá bỏ chế độ tư hữu, có thể nói bản thân chủ nghĩa Mác đã là lý luận "cực đoan" so với tư duy thông thường. Nhưng ngoài phần cực đoan, chủ nghĩa Mác còn tiếp thu nhiều ý kiến của các nhà tư tưởng khác, và phần này thì không cực đoan. (Điều này giải thích vì sao đến nay vẫn còn có người đề cao Mác, họ dựa vào phần không "cực đoan" mà Mác tiếp thu được và biến đổi thành cái của mình). Điều đáng tiếc là các học trò của Mác sau này tiếp thu rất nhiều phần "cực đoan", đặc biệt trong "lý luận về chuyên chính vô sản" mà bỏ quên những lý luận không "cực đoan" của Mác. Chính Mác đã cảnh báo về tư duy "cực đoan" khi nói đến "Chủ Nghĩa Cộng Sản trại lính". Có không ít ví dụ về "Chủ Nghĩa Cộng Sản trại lính" nhưng điển hình nhất có lẽ là chế độ cộng sản của Pôn Pốt-Iêng Xary. Thời kỳ Pôn Pốt mới nắm quyền, Cộng Sản Việt Nam khen lấy khen để là "độc đáo, sáng tạo". Đến khi Pôn Pốt tấn công Việt Nam, tàn sát người Việt thì Cộng Sản Việt Nam mới giẫy nẩy lên, bảo rằng Pôn Pốt không dính dáng gì đến chủ nghĩa Mác, lịch sử sẽ không biết xếp chế độ Pôn Pốt vào phương thức sản xuất nào? Đối với những nhà quan sát khách quan thì rất đơn giản, xếp chế độ Pộn Pốt vào nhóm "cộng sản cực đoan". Ông Lênin đã từng viết tác phẩm "Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản" để phê phán các đồng chí "cộng sản cực đoan" trong đấu tranh chính trị. Sau khi cách mạng tháng Mười thành công, nhiều nơi ở Liên Xô bắt đầu tiến hành hợp tác hoá với tốc độ nhanh bằng các biện pháp hành chính. Ông Lênin lại kêu gọi: "Chúng ta phải ăn ở thuận hoà với nông dân", nhằm giảm tốc độ hợp tác hoá đến chóng mặt ở Liên Xô. Ấy thế mà sau năm 1954, đảng Cộng Sản ở Việt Nam để ra chính sách hợp tác hoá, hoàn thành vẻn vẹn trong 3 năm. Tư duy "cộng sản cực đoan" để dấu ấn trong nhiều chính sách tai hại như đào tận gốc trí, phú, địa, hào; cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp...làm nền kinh tế bị phá hoại trầm trọng. Hãy nhớ lại thời kỳ cải cách ruộng đất, các cố vấn Trung Quốc lý luận như thế này: Xã hội nông nghiệp có 90% là nông dân, 5% là địa chủ, còn lại là các thành phần khác. Áp dụng vào thực tiễn, bất kể ở địa phương nào các cố vấn cũng đòi lên danh sách đủ 5% địa chủ để...xử bắn. Đấy chính là thứ tư duy "cộng sản cực đoan", vì theo Mác, đánh giá địa chủ phải dựa trên bóc lột địa tô chứ không phải dựa trên tỉ lệ dân số. Tôi được đọc trên mạng nhiều câu chuyện khóc ra máu mắt, chẳng hạn có người vì gài bút bi có hai mầu xanh đỏ ở túi mà bị các đồng chí dân quân đem ra xử bắn vì cho rằng đấy là mầu lá cờ tam tài của Pháp. Chuyện khá điển hình cho một thứ tư duy "chống Pháp cực đoan". "Cộng sản cực đoan" thì thời nào cũng có, ngay sau ngày 30/4/1975 ở các đô thị miền Nam đã sản sinh ra một lớp "cách mạng 30", còn "triệt để" hơn cả những "nhà cách mạng 45", gieo rắc đủ mọi thứ sợ hãi cho nhân dân miền Nam.
Nếu phong trào cộng sản đã đẻ ra các đồng chí "cộng sản cực đoan" thì ở phía đối nghịch, các đồng chí chống cộng cũng sản sinh ra "chống cộng cực đoan". Ngọn lửa chiến tranh đã tắt từ lâu nhưng các đồng chí "chống cộng cực đoan" vẫn chưa chịu nhận thất bại, bắt nguồn từ việc không đánh giá đúng tình hình thực tế, từ đó không có cách ứng xử phù hợp với tình hình mới. Các đồng chí "chống cộng cực đoan" luôn đổ lỗi thất bại cho những nguyên nhân "ngoài mình", chẳng hạn như bị Mỹ bỏ rơi, thiếu súng đạn, cộng sản "ác" quá mà "chúng ta" thì hiền...Đánh giá sai lệch như vậy dẫn đến những yêu cầu vừa ngô nghê, vừa buồn cười. Chẳng hạn có đồng chí "chống cộng cực đoan" đòi chiến sĩ miền Bắc phải "xin lỗi" nhân dân miền Nam. Các đồng chí đó quên mất rằng nếu nói đến việc xin lỗi thì chính các đồng chí trong quân lực Việt Nam cộng hoà phải công khai xin lỗi nhân dân miền Nam vì đã không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ miền Nam, phải xin lỗi nhân dân miền Bắc vì không bảo vệ được thành quả xây dựng một chế độ văn minh tại miền Nam, làm tấm gương cho nhân dân miền Bắc, phải xin lỗi quân đội nhân dân Việt Nam vì đã thể hiện là một đối thủ hèn nhát, vứt súng tháo chạy, một đối thủ không xứng tầm đối với người anh em miền Bắc. Hàng nghìn năm nay, trong các cuộc chiến tranh luôn có một quy định: Quân thua chém tướng. Người sĩ quan tự trọng thì phải biết tự xử. Không có gì nhảm nhí bằng việc kẻ thua đòi hỏi người thắng phải "xin lỗi"(?). Kết thúc chiến tranh rồi thì kẻ thua phải bồi thường chiến phí, không phân biệt ai chính nghĩa, ai phi nghĩa.
Khi cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt lùi xa thì nhân dân Việt Nam lại bước vào trận chiến mới: Đấu tranh cho dân chủ, cho quyền con người. Nhưng đấu tranh bằng con đường nào, phương pháp nào thì vẫn là câu hỏi lớn. Chúng ta nhớ lại những năm 30 của thế kỷ trước, cả nước sôi sục trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đấy là lúc các sĩ phu thất bại, các chiến sĩ theo trào lưu cách mạng tư sản cũng thất bại. Điển hình là anh hùng Nguyễn Thái Học đã phải bước lên đoạn đầu đài. Con đường cứu nước như không tìm thấy đường ra. Đấy là lúc mỗi ý kiến về một con đường mới đều dễ được đón nhận. Chính ở thời điểm đó, ông Hồ Chí Minh nêu ra con đường mới, con đường cách mạng vô sản và lôi cuốn nhiều người tin theo. Với cái nhìn khách quan phải thấy rằng ông Hồ Chí Minh đã gặt hái rất nhiều thành công khi theo con đường này. Trong việc giành và giữ chính quyền, thống nhất đất nước phải công nhận rằng ông Hồ Chí Minh đạt thành tựu lớn, nhưng ông thất bại trong việc xây dựng kinh tế. Điều này có nguyên nhân sâu xa ở chủ nghĩa Mác-Lênin mà ông tin theo. Chủ nghĩa Mác-Lênin xoá bỏ quyền tư hữu, động lực làm nên phát triển kinh tế, do đó thất bại là tất nhiên, chỉ có điều để nhân dân thấy rõ thất bại này thì phải mất quá nhiều thời gian, tổn thất quá nhiều nguồn lực. Đến nay, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc xây dựng kinh tế, đang thất bại trong việc bảo vệ Tổ quốc, do đó mất uy tín trước nhân dân. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Độc lập nhưng nhân dân phải có tự do, hạnh phúc. Nếu không có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Căn cứ theo lời dạy này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thì cuộc chiến tranh 30 năm của đảng cộng sản phát động chỉ là cuộc chiến tranh vô nghĩa. Ở đây cần phải có cách đánh giá sòng phằng, minh bạch trong nhận thức. Vô nghĩa chứ không phải là cuộc chiến tranh xâm lược, vì không có yếu tố nước ngoài chiếm đất của Tổ quốc. Nếu sau chiến tranh, đảng cộng sản xây dựng thành công một chế độ tiên tiến, dân giầu, nước mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới thì chắc chắn không có ai đòi đánh giá lại ý nghĩa cuộc chiến, cũng nhự tính chính danh của đảng cộng sản cầm quyền. Nhưng đảng cộng sản yếu kém trong lãnh đạo kinh tế, văn hoá-xã hội đã làm toàn bộ xã hội Việt Nam xuống cấp toàn diện nên dư luận mới đặt ra câu hỏi về cuộc chiến, về tính chính danh của đảng.
Trong tình hình ấy, nếu đảng Cộng Sản biết phục thiện, dám nhận sai lầm và sửa chữa bằng cách mở rộng dân chủ, tuân theo các hiệp dịnh đã ký với quốc tế, trả lại quyền con người cho nhân dân thì chắc chắn nhân dân sẽ hoan nghênh, lại tin đảng như đã từng tin trong quá khứ, vị trí của đảng muôn năm bền vững. Điều đáng tiếc là đảng (thật ra là nhóm lợi ích nhân danh đảng) không phục thiện, không thừa nhận yếu kém, cương quyết dùng bạo lực trấn áp các ý kiến khác với đảng, tăng cường vơ vét làm giầu bất chấp hậu quả như cướp đất trên diện rộng, thực hiện các dự án gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia (bô-xít, Vinaline...). Có áp bức thì có đấu tranh, những người dân mất đất, các bậc trí thức tâm huyết với sự tồn vong của Tổ Quốc buộc phải tìm hướng đấu tranh. Nhưng đấu tranh bằng con đường nào, biện pháp nào để vừa bảo vệ được Tổ quốc, vừa bảo vệ được nhân dân, bảo đảm đất nước phát triển bền vững? Nhìn lại những năm tháng từ 1975 đến nay đã có nhiều cuộc đấu tranh, có khi bắt nguồn từ hải ngoại, có khi bắt đầu từ trong nước, có đấu tranh vũ trạng, có đấu tranh chính trị ôn hoà, tất cả đều bất thành, cho dù đây đó có gây tiếng vang dư luận trong và ngoài nước. Có thể nói, xã hội nước ta hiện nay giống như tình hình những năm 30 thế kỷ trước, đang bế tắc về đường lối. Đúng lúc này có bức thư của ông Lê Hiếu Đằng. Như ánh sao băng vạch ngang bầu trời đêm, bức thư của ông khơi dậy niềm tin cho nhiều người đang đau đáu mong mỏi bình minh. Nếu những năm 30, trong xu thế đòi độc lập lan tràn thế giới, ông Hồ Chí Minh thắp lên ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin để kêu gọi nhân dân, tập hợp lực lượng thì bây giờ, những năm đầu thế kỷ XXI, ông Lê Hiếu Đằng giương cao ngọn đuốc dân chủ xã hội trên nền phong trào cách mạng hoa nhài đang lan tràn khắp các quốc gia độc tài để kêu gọi nhân dân. Việc làm của ông có đạt thành tựu hay không còn chưa biết, nhưng nhờ có ánh sáng này nhiều người yêu nước có dịp soi tỏ chặng đường đã qua, nhen lên ngọn lửa hi vọng cho chặng đường sắp tới. Người xưa nói: "Đồ tể buông dao xuống là thành Phật", không cần biết đến quá khứ của những người như ông Lê Hiếu Đằng, hãy nghe ông nói và nhìn vào việc ông làm hiện nay mà đánh giá. Bây giờ các đồng chí "cộng sản cực đoan" và "chống cộng cực đoan" đều thống nhất hành động chung trong việc đánh hội đồng ông Lê Hiếu Đằng trên hệ thống truyền thông, nhưng đó cũng là bước sơ khởi của xã hội dân sự. Ở xã hội dân sự lành mạnh, văn minh, mọi ý kiến đều có chỗ đứng trong dư luận. Càng có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều thì xã hội dân sự càng mau chóng trưởng thành. Gạn đục khơi trong, đó cũng là những điều tốt đẹp mà các đồng chí "cộng sản cực đoan" và "chống cộng cực đoan" đang mang lại cho đất nước.
Khi còn ở tuổi thiếu niên có lần tôi được xem một bức tranh miêu tả về cách mạng tháng 10. Góc trên bên phải bức tranh ghi con số 1917, còn bức tranh vẽ một lính thuỷ đang vun gốc cho một cây non trong giông bão. Cây non tượng trưng cho chính quyền Xô-Viết mới hình thành và đang lớn lên, với sức mạnh của cái mới xua tan cái cũ. Tôi nghĩ bức thư của ông Lê Hiếu Đằng cũng là một mầm xanh gieo vào dư luận, liệu có thể vươn lên thành cây cứng cáp, khoẻ mạnh hay không thì chắc còn phải chờ. Nhưng dù sao cũng ủng hộ tư duy mới, mầm xanh mới bắt đầu ngay từ đống tro tàn của lý luận cộng sản, đó là cái khác biệt cơ bản so với tư duy xã hội dân chủ của các trào lưu gần đây, không có mối liên hệ với chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Nguyễn Thành Công
Cựu chiến binh QĐND Việt Nam
(Dân Luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét