Quyền kế thừa của nhà nước và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Đảo Hoàng Sa thuộc cụm Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Google Earth |
Trong 40 năm qua, có nhiều nghiên cứu, bài phỏng vấn, bài viết về trận đánh ở Hoàng Sa nói riêng và về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam nói chung, nhìn từ các góc độ khác nhau.[2]
Mục đích của bài viết này nhằm xét đến quyền kế thừa lãnh thổ, trên đất liền và trên sông, biển, của nhà nước, theo luật pháp quốc tế, ứng dụng vào chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa và những tình huống khác nhau để có hành động thiết thực, bảo vệ hữu hiệu quyền lợi Tổ quốc.
Vào đầu thập niên 1990, thế giới chứng kiến sự thay đổi địa chính trị lớn lao ở châu Âu, ảnh hưởng đến ranh giới lãnh thổ của nhiều nước trong khu vực như Đức, Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc...
Cùng với tranh chấp lãnh thổ thường xuyên xảy ra, sự thay đổi địa chính trị này góp phần gia tăng hiểu biết về quyền kế thừa lãnh thổ, thông qua quyết định của Tòa án Quốc tế.
Quyền kế thừa lãnh thổ của nhà nước chia làm các trường hợp khác nhau:
1. Quyền kế thừa từng phần:
- Một phần lãnh thổ của nhà nước A trở thành lãnh thổ của nhà nước đang hiện hữu B như trường hợp tiểu bang Alaska của Mỹ.
- Một phần lãnh thổ của nhà nước A trở thành nhà nước mới B như trường hợp Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc.
2. Quyền kế thừa toàn bộ:
- Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước A sáp nhập vào nhà nước đang hiện hữu B như trường hợp Đức.
- Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước A sáp nhập vào nhà nước mới B như trường hợp Việt Nam, Yemen.
Nhà nước A hay B bao gồm một hay nhiều nhà nước riêng biệt.
Ghi nhận một số trường hợp về nhà nước kế thừa:
1. Trường hợp Cộng hòa Liên bang Nam Tư (Serbia-Montenegro) (gọi tắt là Nam Tư) - sự kiện Liên Hiệp Quốc, trong một thời gian, không thu nhận nước này làm thành viên, khiến quyết định của Tòa án Quốc tế không đi sát với nguyên tắc thông thường, theo đó Nam Tư là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận.[3]
2. Trường hợp Cộng hòa Liên bang Đức - khi Cộng hòa Dân chủ Đức ngưng hiện hữu năm 1990 và sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức, Tòa án Quốc tế được xem là đã sử dụng nguyên tắc “kế thừa tự nhiên” đối với Đức trong lãnh vực nhân đạo hay khi ứng dụng Công ước Diệt chủng. Cả hai nhà nước là thành viên Liên Hiệp Quốc từ năm 1973.[4]
3. Trong giải quyết tranh chấp Hungary-Slovakia về đập Gabcicovo-Nagymaros, Tòa án Quốc tế sử dụng nguyên tắc kế thừa tự nhiên trên cơ sở Điều 12, Công ước Vienna năm 1978. Slovakia là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận, của Tiệp Khắc, và bị ràng buộc bởi Hiệp ước năm 1977 giữa hai nước. Tiệp Khắc, Hungary và Slovakia là thành viên của Liên Hiệp Quốc lần lượt từ năm 1945, 1955 và 1993.[5]
Qua một nghiên cứu trước đây, người viết chứng minh hai sự kiện:
1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.
2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.[6]
Trước hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa đầu năm 1974, vi phạm nghiêm trọng Điều 2, Khoản 4, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hai chính thể ở phía Nam vĩ tuyến 17, Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lên tiếng phản đối trước quốc tế.
Khi đất nước thống nhất, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp tục hành xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, kế thừa từ Nhà nước VNCH.[7]
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 8 năm 1975. Mặc dù ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của Việt Nam, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn.
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức sáp nhập thành Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở khóa họp đầu tiên của Quốc hội giữa năm 1976.
CHXHCN Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 9 năm 1977.
CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố, khẳng định lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, lần lượt vào năm 1977 và 1982.[8]
Quyết định của Tòa án Quốc tế về quyền kế thừa của nhà nước và phương cách hành xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp, hình thành nhà nước mới, cho thấy Nhà nước CHXHCN Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc thụ hưởng quyền thừa kế chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa từ các nhà nước, được quốc tế công nhận, trước đấy.
Hai quyết định sau của Tòa án Quốc về tranh chấp lãnh thổ cho thấy tình huống có thể xảy ra cho chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
1. Trong giải quyết tranh chấp Honduras-Nicaragua về bốn đảo nhỏ trong Biển Caribe, ngoài sự kiện không có nước thứ ba công nhận một cách liên tục và nhất quán chủ quyền các đảo này thuộc Honduras hay Nicaragua, Tòa án Quốc tế cho rằng sự liên tục lên tiếng khẳng định chủ quyền của Nicaragua là không đầy đủ so với phương cách hành xử chủ quyền của Honduras. Do đó, Tòa án Quốc tế trao chủ quyền bốn đảo nhỏ cho Honduras.[9]
2. Trong giải quyết tranh chấp Malaysia-Singapore về đảo Pedra Branca, Tòa án Quốc tế nhận định Malaysia, không phải Singapore, là nước có chủ quyền ban đầu, nhưng phương cách hành xử chủ quyền của Singapore ở thời điểm sau khiến Tòa án Quốc tế trao chủ quyền đảo Pedra Branca cho Singapore. Quyết định này phản ánh nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định” mà Tòa án Quốc tế vẫn sử dụng.[10]
Khi nói về quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, lãnh đạo Nhà nước, trong vài năm qua, có những tuyên bố sau:
“Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.”(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 2011)[11]
hay:
“Không nên nói rằng các vị lãnh đạo Việt Nam chỉ bảo vệ chủ quyền bằng nói miệng. Nói vậy cực đoan quá... Chủ trương của ta là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Có thể nước lớn phớt lờ luật pháp quốc tế vì họ mạnh. Nhưng chúng ta không bao giờ và không được từ bỏ công cụ là luật pháp quốc tế."(Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2013)[12]
Các tuyên bố như trên phản ánh đúng đắn sự thật lịch sử, phản ánh quyết tâm của lãnh đạo trong nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.
So với Trung Quốc hay so với một nước nào khác trong tranh chấp trên biển Đông, Việt Nam có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa mạnh mẽ, rõ ràng, vững chắc.
Đây là thuận lợi có giá trị vô cùng to lớn mà tiền nhân đã để lại cho thế hệ ngày nay.
Tuy nhiên, các quyết định của Tòa án Quốc tế trong giải quyết tranh chấp cho thấy thuận lợi về chủ quyền lãnh thổ của một nước không ở lâu dài với nước đấy.
Bên cạnh ngụy tạo chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng quyết định của Tòa án Quốc tế, nhận thức rõ điểm yếu trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và tích cực tìm cách khắc phục.[13]
Trung Quốc thừa hiểu kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa trong khi tiếp tục “hành xử” chủ quyền có yếu tố quyết định, hoàn toàn thuận lợi cho Trung Quốc ở Tòa án Quốc tế, như đã dẫn chứng trong tranh chấp giữa Honduras-Nicaragua hay giữa Malaysia-Singapore.[14]
Nói một cách khác, Việt Nam đang đối diện với thuận lợi về mặt lịch sử và pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa ngày càng giảm thiểu, thu nhỏ; cán cân thăng bằng trong thuận lợi sẽ chuyển hướng, hậu quả của một chiến lược kiên trì, tinh vi và xảo quyệt của Trung Quốc, nhằm chiếm giữ vĩnh viễn Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam vừa nhận chiếc tàu ngầm tối tân đầu tiên từ Nga. Trong khi hiện đại hóa quân đội là bước không thể thiếu để gia tăng phòng vệ, là nước yêu chuộng hòa bình, Việt Nam nên nghiêm túc sử dụng công cụ luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian tới.
Chọn lựa dứt khoát, mạnh dạn của Việt Nam, biến quyết tâm hiện có về Hoàng Sa-Trường Sa thành hành động cụ thể là nghĩa vụ, là trách nhiệm phải hoàn thành của mỗi và mọi người Việt Nam trước lịch sử, trước gương hy sinh của các thế hệ đã qua, trước sự mong đợi của các thế hệ sắp đến, trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Thái Văn Cầu
* Tác giả là chuyên gia khoa học không gian, hiện sống tại Mỹ
(Thanh niên)
Hoàng Sa: Góc nhìn từ dinh ông Thiệu
BBC
Quân lực cộng sản Bắc Việt không hề thuyên
giảm cường độ và các hướng tấn công quân sự nhắm vào miền Nam Việt Nam
trong lúc chính quyền Sài Gòn phải đương đầu với cuộc tấn công của hải
quân Trung Quốc nhằm cưỡng chiếm Hoàng Sa từ ngày 17/1/1974, theo cựu
Thư ký của Tổng thống Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã.
Quân lực miền Nam đã rơi vào tình thế ‘lưỡng bề thọ địch’ nên không
thể tập trung lực lượng bảo vệ hay tái chiếm các đảo trên quần đảo Hoàng
Sa, mặc dù đã có các kế hoạch ‘mật’ đặt trên bàn của Tổng thống Việt
Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu với dự định tái chiếm, theo ông Nhã,
người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Thông tin.Theo cựu quan chức này, chính quyền Sài Gòn đã không có chủ trương liên hệ với Hà Nội ‘để phối hợp lập trường’ nhằm đối phó với cuộc tấn chiếm và chiếm đóng của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Tuy nhiên, ông Nhã không cho rằng chính quyền Sài Gòn đã ‘để lỡ một cơ hội’ phối hợp bảo vệ chủ quyền với miền Bắc, vì lý do hai miền của Việt Nam khi đó còn đang thù địch, lâm chiến.
Cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Thiệu cũng cho hay ông Thiệu và nội các đã rất ngạc nhiên trước thái độ ‘giữ im lặng’ của chính quyền Hà Nội ngay cả khi ông Thiệu đã loan bố và khiếu nại về cuộc tấn công xâm lăng của Trung Quốc tại Hoàng Sa lên quốc tế và Liên Hiệp Quốc.
‘Dối trá chính trị’
“Chuyện đó không thể nào ngồi yên được… Đó là vấn đề nguyên tắc phải đưa ra, lập lại hồ sơ và bây giờ với sự hỗ trợ của các quốc gia Đông Nam Á, nhất là bây giờ Trung Quốc vi phạm vùng kinh tế của Đông Nam Á, thì mình cần đưa ra Liên Hợp Quốc để LHQ xét lại vấn đề“
Ông Hoàng Đức Nhã
Dùng từ ngữ ‘dối trá chính trị’, ông Nhã khẳng định Hoa Kỳ đã có sự ‘thông đồng’ với chính quyền Bắc Kinh khi đó, trong một cuộc mặc cả chính trị để Hoa Kỳ rút lui khỏi Việt Nam, vừa vẫn đương đầu với ‘Nga Xô’ thuận lợi, trong khi Trung Quốc có thể tấn chiếm Hoàng Sa dễ dàng.
Nhân dịp 40 năm nhìn lại cuộc hải chiến Hoàng Sa (17/1/1974-17/1/2014), ông Hoàng Đức Nhã cho rằng về thực chất Việt Nam Cộng Hòa đã bị suy yếu cả về quân sự lẫn hậu thuẫn chính trị của Hoa Kỳ, nên không thể giữ và chiếm lại Hoàng Sa, nhưng ông cho rằng sẽ ‘không bao giờ là muộn’ để Việt Nam đòi lại.
“
Chuyện đó không thể nào ngồi yên được… Đó là vấn đề nguyên tắc phải
đưa ra, lập lại hồ sơ và bây giờ với sự hỗ trợ của các quốc gia Đông
Nam Á, nhất là bây giờ Trung Quốc vi phạm vùng kinh tế của Đông Nam Á,
thì mình cần đưa ra Liên Hợp Quốc để LHQ xét lại vấn đề
,” ông Nhã nói với Quốc Phương của BBC.
Ở phần đầu cuộc trao đổi gồm hai phần này, ông Hoàng Đức Nhã bình
luận về lý do tại sao chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu không mở ra hẳn
một cuộc chiến đấu dài hạn nhằm phục hồi chủ quyền đã mất ở các đảo vào
tay Trung Quốc tại Hoàng Sa.-’Chiến đấu vì Tổ quốc, không vì chế độ’
...cc : Đó là sự thật dưới thời VNCH – Chiến đấu vì “TỔ QUỐC -DANH DỰ -TRÁCH NHIỆM “ của một Công dân và là một người lính để giữ gìn bảo vệ Tổ Quốc VN – Sự an nguy của Dân tộc- Không bảo vệ cái gọi là chế độ gì cả – Từ khi con người có Quốc gia thì những chế độ cai trị đều qua đi và thay thế , còn Tổ Quốc và Dân tộc là trường tồn – Một chế độ cai trị ( Thể chế cầm quyền) có tồn tại lâu lắm là ngàn năm là cùng ( thí dụ thôi, làm gì có) chớ muôn năm đâu có – Chỉ những sắc tộc nhỏ không chịu thích ứng với thiên nhiên khắc nghiệt , không chống chõi và tranh đấu với cuộc sống thì bị mai một , chỉ là thiểu số nhỏ.
BBC
“Vai trò của tôi lúc đó là phụ tá trưởng ngành hàng hải kiêm hạ sỹ quan phụ tá trưởng khối hành quân, làm nhiệm vụ xác định tàu trên biển và đánh chặn tín hiệu của tàu Trung Quốc,” ông Bảy kể lại.
“Khi trận đánh xảy ra, tôi đang ở trên đài chỉ huy. Lúc đầu, vì mình nổ súng trước nên hai chiếc tàu 271 và 274 [của Trung Quốc] bị thiệt hại rất nặng nề”.
Tuy nhiên, các tàu của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn bị hạ gục do tàu của phía Việt Nam lúc đó cao lớn, tất cả tàu của Trung Quốc lại thấp, nên các khẩu pháo lớn bị hạn chế tầm bắn, ông cho biết.
Vài phút sau khi trận chiến nổ ra, hải quân Việt Nam Cộng hòa bắt đầu rơi vào tình thế bất lợi sau khi HQ-10 Nhựt Tảo bị mất liên lạc vì “bị trúng hai viên đạn pháo lớn của Trung Quốc”.
“Chừng 15 phút sau thì cũng mất liên lạc hẳn với HQ-16 vì bị bắn gãy ăng-ten,” ông Bảy nói.
Giờ phút cuối của HQ-10
“Tôi có người bạn rất thân bên HQ-10 là Trung sỹ Giám lộ Vương Thương. Lúc đó anh ấy ở trên đài chỉ huy [của HQ-10] và đang bị thương nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo để báo cáo bằng máy bộ đàm về soái hạm,” ông kể.
“Anh Vương Thương nói là bị trúng đạn ở đài chỉ huy, hạm trưởng bị đứt đầu, hạm phó bị trọng thương, toàn bộ anh em trên đài chỉ huy đều bị thương hoặc tử trận.”
“Bạn tôi báo cáo được chừng ba phút sau thì chúng tôi mất liên lạc với HQ-10″.
Ông Thương, dù di tản được khỏi hộ tống hạm Nhựt Tảo, nhưng sau đó đã qua đời vì vết thương khiến ông mất quá nhiều máu.
Ông Bảy kể rằng ông Thương, “người bạn thân nhất” của ông, chỉ vừa được cấp giấy kết hôn không lâu trước khi tử trận.
“Chỉ có anh ấy mới thông thạo Hoàng Sa nhất thôi, nên sau khi được hạm trưởng Thà động viên, anh đã tình nguyện ra đi”, ông nói.
‘Vì Tổ quốc, không vì chế độ’
Ông Bảy cho biết đã 40 năm qua, nhưng ông và những đồng đội vẫn còn rất “day dứt và đau khổ” vì không bảo vệ được Hoàng Sa.“Anh em chúng tôi bảo vệ Hoàng Sa không phải cho cá nhân hay chế độ nào, mà cho Tổ quốc Việt Nam,” ông nói.
“Thế hệ chúng tôi đã không thể bảo vệ Hoàng Sa, mong rằng thế hệ trẻ sau này sẽ luôn gìn giữ, bảo vệ Trường Sa và thu hồi được Hoàng Sa về.
“Hoàng Sa và Trường Sa bây giờ hay ngàn sau cũng sẽ luôn là của Việt Nam”.
Sau năm 1975, ông Bảy chuyển sang phục vụ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Khi được hỏi cảm nghĩ khi nghe tin về trận Trường Sa năm 1988, ông Bảy nói:
“Trung Quốc đã gần như tàn sát số binh sỹ của Hải quân Nhân dân. Chúng tôi xem mà tức tối lắm, nhưng không làm sao được, tức lắm.”
“Ngay cả những anh em của chế độ cũ cũng vậy, giờ mà có cho tình nguyện đi chiến đấu với Trung Quốc, anh em chúng tôi cũng sẵn sàng tình nguyện.
’Lãnh đạo VN đã đổi mới về Hoàng Sa’
BBC
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho rằng lãnh
đạo Việt Nam đang có những đổi mới mà ông cho là ‘lạ’ khi nhìn lại quan
hệ lịch sử gần đây với Trung Quốc, đặc biệt là các cuộc xung đột lãnh
thổ lãnh hải, trong đợt đánh dấu kỷ niệm 40 năm Trung Quốc có hành động
cưỡng chiếm các đảo ở Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa.
Trao đổi với BBC hôm 17/01/2014, cựu Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng
Châu trong thập niên 1990 nói báo chí, truyền thông đã được nói ‘công
khai’, ‘thẳng thắn’ nhiều vấn đề mà trước đây trong thời gian dài được
cho là ‘nhạy cảm’ trong quan hệ Việt – Trung khi đề cập xung đột Hoàng
Sa, Trường Sa hay thậm chí Chiến tranh Biên Giới 1979.Nhà nghiên cứu cho hay đã theo dõi chặt chẽ báo chí Trung Quốc trong đợt này và thấy rằng các báo Trung Quốc tỏ ra ‘khá im ắng’ về sự kiện Hải chiến Hoàng Sa trong dịp này.
‘Hun đúc tinh thần’
“Phải nhấn mạnh rằng muốn yêu nước, muốn giải phóng, muốn thu hồi Hoàng Sa, yêu Hoàng Sa là của Việt Nam, thì phải có những hành động cụ thể, bản thân mình phải cố gắng, đương đi học phải học cho giỏi, đương làm nghề, làm nghề cho giỏi, làm cho nước VN giàu mạnh lên, làm cho Thế giới phải kính nể, Trung Quốc phải e ngại…”“
Nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam nên đẩy mạnh ‘giáo dục’ để hun đúc tinh thần và ý chí ‘thu hồi Hoàng Sa một ngày’ trong nhân dân và nhà nước nên quan tâm việc này vì theo ông ‘không ai mạnh mãi, Trung Quốc không thể mạnh mãi’ và Việt Nam cũng sẽ ‘không yếu mãi’.
“Phải nhấn mạnh rằng muốn yêu nước, muốn giải phóng, muốn thu hồi Hoàng Sa, yêu Hoàng Sa là của Việt Nam, thì phải có những hành động cụ thể, bản thân mình phải cố gắng, đương đi học phải học cho giỏi, đương làm nghề, làm nghề cho giỏi, làm cho nước VN giàu mạnh lên, làm cho Thế giới phải kính nể, Trung Quốc phải e ngại…” ông nói.
Mở đầu cuộc trao đổi hôm thứ Sáu từ Hà Nội, ông Dương Danh Dy đưa ra nhận xét về cách thức đánh dấu sự kiện trên báo chí, truyền thông chính thức của Việt Nam nhân sự kiện Hải chiến Hoàng Sa tròn 40 năm.
’Chờ thời để thu hồi trực tiếp Hoàng Sa’
Quốc Phương
Việt Nam có thể tính tới phương án ‘thu hồi
trực tiếp’ chủ quyền trên Hoàng Sa khi có cơ hội, mặc dù các con đường
ngoại giao và pháp lý vẫn cần thiết, theo một cựu quan chức ngoại giao
từ Hà Nội.
Các động thái này là cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ, mà quan trọng nhất
là phải ‘giáo dục ý thức thu hồi chủ quyền’ này cho người dân, theo ông
Dương Danh Dy, cựu Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc
trong những năm của thập niên 1990.Trao đổi với BBC hôm 17/1, trong dịp Việt Nam đánh dấu 40 năm trận Hải Chiến Hoàng Sa (17/1/1974), cựu quan chức ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam cần ý thức được vấn đề ‘thời cơ’.
Nói một cách hình ảnh về quan hệ với Trung Quốc, ông cho rằng cần phải hiểu rằng không ai ‘mạnh được mãi’ và không ai ‘yếu được mãi’.
Trước hết, nhận xét về hiệu quả của con đường ngoại giao và pháp lý mà Việt Nam có thể tiếp tục tiến hành trong giải quyết vấn đề thu hồi chủ quyền trong tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, ông Dy nói:
“Không phải bây giờ Việt Nam yếu hơn TQ như thế này, thì sau này 5, 10 năm nữa VN vẫn yếu hơn TQ đâu, thì có thể phải thu hồi lại và phải giáo dục cho người dân Việt Nam biết cái đó“
“Cái chính là chuẩn bị lực lượng để mà thu hồi Hoàng Sa khi thời cơ đến, chuẩn bị về mọi mặt, trên mọi phương diện. Pháp lý thì cũng cần, nhưng tôi nghĩ phải thu hồi…”
Về vấn đề ‘thời cơ’ ông Dy nói thêm:
“Và thu hồi bằng nhiều cách, thế sự, thời cuộc nó thay đổi, không phải là ai cũng mạnh mãi, không phải Trung Quốc mạnh như bây giờ thì sau này 10, 20, 30, 50 năm nữa, Trung Quốc vẫn mạnh đâu,
“Và không phải bây giờ Việt Nam yếu hơn Trung Quốc như thế này, thì sau này năm, mười năm nữa Việt Nam vẫn yếu hơn Trung Quốc đâu, thì có thể phải thu hồi lại và phải giáo dục cho người dân Việt Nam biết cái đó.”
‘Biện pháp cụ thể?’
Cựu quan chức ngoại giao tỏ ra không tin tưởng vào con đường pháp lý quốc tế.Ông nói:
“Những đấu tranh về pháp lý thì xưa nay cứ nhìn trên thế giới, cãi nhau có thu hồi được không, bao giờ kẻ có sức mạnh hơn nó vẫn chiếm.”
Về các biện pháp chuẩn bị cho phương án ‘thu hồi’ này, ông Dy giải thích thêm:
“Tôi nghĩ rằng phải tuyên truyền, phải giáo dục, phải nhấn mạnh rằng muốn yêu nước, muốn giải phóng, muốn thu hồi Hoàng Sa, yêu Hoàng Sa là của Việt Nam, thì phải có những hành động cụ thể,
“Bản thân mình phải cố gắng, đương đi học phải học cho giỏi, đương làm nghề, làm nghề cho giỏi, làm cho nước Việt Nam giàu mạnh lên, làm cho thế giới phải kính nể, Trung Quốc phải e ngại…”
“Tôi thấy là chủ trương và không khí năm nay khác hẳn mọi năm, vì đây là lần đầu tiên vấn đề kỷ niệm ngày chúng ta bị mất một nửa Hoàng Sa được tiến hành một cách khá phổ biến và khá rộng rãi“
Ông nói:
“Tôi thấy là chủ trương và không khí năm nay khác hẳn mọi năm, vì đây là lần đầu tiên vấn đề kỷ niệm ngày chúng ta (Việt Nam) bị mất một nửa Hoàng Sa được tiến hành một cách khá phổ biến và khá rộng rãi,
“Nhiều tổ chức, dân chúng, đoàn thể, các tờ báo, báo chí được công khai phát biểu những bài nói của mình về sự kiện này.”
‘Đưa tin rộng rãi’
Theo nhà quan sát này, nhiều tờ báo chính thức ở Việt Nam như báo Thanh Niên, Tiền Phong… đều đăng tin về Hoàng Sa “khá rộng rãi”.“Ngoài ra những tổ chức dân chúng như Tổ chức Minh Triết cũng tổ chức rất công khai và như tôi biết ngày 19/1 này người ta dự định meeting kỷ niệm ngày Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ở Vườn hoa Lý Thái Tổ, ở Bờ Hồ, Hà Nội,” ông Dy nói thêm.
Tờ Thanh Niên mở hẳn một chuyên trang với hàng chục mục tin bài.
Tuy nhiên, một số tờ báo chính thống quan trọng như Quân Đội Nhân Dân và Nhân Dân chưa thấy có bài vở nào đánh dấu sự kiện.
Và cho tới ngày 17/1 chưa thấy có hoạt động chính thức nào tưởng niệm Hoàng Sa 40 năm do các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước tham gia hoặc đứng ra chủ trì.
Trái lại trong dịp kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam can thiệp lật đổ chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia, nhiều lãnh đạo cao cấp đã tham dự các buổi lễ chính thức và nhiều hoạt động cấp nhà nước ở Việt Nam đã được tiến hành.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã phát biểu tại một buổi lễ ở Hà Nội về sự kiện này, trong khi Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam đã tiếp Thủ tướng Hunsen, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin của Campuchia sang tri ân và dự các hoạt động kỷ niệm tại Hà Nội.
Điều trần nhân quyền VN ở Hạ viện Mỹ
Buổi điều trần diễn ra hôm thứ Năm 16/1 và cùng với bà Trần Thị Ngọc Minh còn có một số nhân chứng từ Trung Quốc, Nga và Bahrain để trình bày về tình hình nước họ.
Con gái bà Minh - cô Đỗ Thị Minh
Hạnh, 28 tuổi, đang thực hiện án bảy năm tù về tội Phá rối an
ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 Bộ luật
Hình sự.
Cô Hạnh cùng hai người khác bị bắt đầu năm 2010 sau một số hoạt động tổ chức và kêu gọi công nhân biểu tình, đình công và giúp dân oan khiếu kiện.
Trong buổi điều trần, bà Minh phát biểu qua người phiên dịch: "Chỉ vì giúp đỡ những công dân khỗn khổ, những nông dân bị Cộng sản cướp đất, cướp nhà, mà con tôi bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giam bỏ tù".
Tiếp đó bà trình bày về tình trạng khó khăn của các công nhân nhà máy ở Việt Nam.
Theo bà Trần Thị Ngọc Minh, con bà đã bị đánh đập gây thương tích và bị biệt giam tám tháng trước khi mang ra xét xử. Sau đó, cô Đỗ Thị Minh Hạnh cũng thường xuyên bị đánh đập và ngược đãi, theo trình bày của bà.
'Lừa dối thế giới'
Cô Hạnh cùng hai người khác bị bắt đầu năm 2010 sau một số hoạt động tổ chức và kêu gọi công nhân biểu tình, đình công và giúp dân oan khiếu kiện.
Trong buổi điều trần, bà Minh phát biểu qua người phiên dịch: "Chỉ vì giúp đỡ những công dân khỗn khổ, những nông dân bị Cộng sản cướp đất, cướp nhà, mà con tôi bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giam bỏ tù".
Tiếp đó bà trình bày về tình trạng khó khăn của các công nhân nhà máy ở Việt Nam.
Theo bà Trần Thị Ngọc Minh, con bà đã bị đánh đập gây thương tích và bị biệt giam tám tháng trước khi mang ra xét xử. Sau đó, cô Đỗ Thị Minh Hạnh cũng thường xuyên bị đánh đập và ngược đãi, theo trình bày của bà.
Bà Minh nói với những người tham gia cuộc điều trần: "Bao năm nay, Đảng CSVN đã lừa dối cả thế giới.... về vấn đề công nhân và lao động tại Việt Nam".
"Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống trong địa ngục trần gian tại các nhà tù CSVN như con gái tôi."
Bà Trần Thị Ngọc Minh nói bà muốn cung cấp danh sách gần 600 tù nhân lương tâm ở Việt Nam cho Ủy hội nhân quyền Tom Lantos, "mong quý vị và các tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới quan tâm đến họ".
Cùng ngày, bà Minh cùng một số nhân chứng từ Việt Nam cũng tham gia họp báo của phong trào vận động Chấm dứt Tra tấn ở Việt Nam trước khi phong trào này ra mắt phúc trình mới mang tựa đề: "Tra tấn và ngược đãi tù chính trị và tôn giáo ở Việt Nam".
Cùng có mặt tại cuộc họp báo có dân biểu Chris Smith, chủ tịch tiểu ban nhân quyền toàn cầu của Hạ viện Mỹ, tác giả Dự luật Nhân quyền Việt Nam đã được Hạ viện thông qua năm ngoái nhưng còn phải qua Thượng viện; và dân biểu Frank Wolf.
(BBC)
Bản điều trần của bà Trần Thị Ngọc Minh trước Uỷ ban Nhân Quyền Tom Lantos Hạ viện Hoa Kỳ
Kính thưa quý vị,
Tôi là Trần Thị Ngọc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây để trình bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi giam vào tù.
Tôi là Trần Thị Ngọc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây để trình bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi giam vào tù.
Có lẽ quý vị ngồi đây, tại nước Mỹ này, quý vị không thể biết hết
tình cảnh của công nhân tại Việt Nam, những người trực tiếp làm ra của
cải, trong đó có những hàng hóa do họ làm ra được bán sang Hoa Kỳ. Họ đã
sống và làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, họ cư trú trong
những khu nhà thiếu tiện nghi, mất vệ sinh, chật chội. Có hàng trăm
vụcông nhân bị ngộ độc thực phẩm từ bữa ăn do công ty xí nghiệp cung
cấp. Họ phải làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày nhưng chỉ được trả lương
bình quân 70 đôla mỗi tháng. Nhiều trường hợp bị chủ không trả lương,
không đóng bảo hiểm, sa thải khi ốm đau, gặp tai nạn lao động thì không
bồi thường đầy đủ. Họ không được quyền thành lập công đoàn riêng để bảo
vệ cho mình.
Con gái tôi cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và nhiều người khác đã đến giúp đỡ công nhân đấu tranh với giới chủ bảo vệ các quyền tối thiểu của họ, nhưng cả ba người đều đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt, đánh đập và kết án nặng nề.
Trước đây, luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều người khác tham gia thành lập nghiệp đoàn độc lập đã bị kết án nhiều năm tù, riêng Lê Trí Tuệ đã trốn chạy sang Campuchia xin Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc che chở vẫn bị công an Việt Nam sang bắt đi mất tích đến nay đã 6 năm.
Con tôi bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng, Tại đây, tôi đã chứng kiến công an bắt và đánh con tôi bể miệng, chảy máu đầy mặt. Sau đó đưa đi biệt giam 8 tháng tại bộ công an rồi mới đem ra xét xử.
Phiên tòa lần thứ nhất vào ngày 26-10-2010 tại Trà Vinh, con tôi cùng hai người bạn không có luật sư bào chữa và công an đánh đập tàn nhẫn con tôi trước sân tòa. cả ba bạn trẻ bị kết án: Hùng 9 năm tù giam, Chương và Hạnh mỗi người 7 năm tù giam.
Giữa tháng 3/2011, công an trại giam Trà Vinh đã cho tù nhân hình sự đánh đập con tôi tại phòng giam.
Tháng 4/2011, khi chuyển trại giam từ Trà Vinh về Long An, con tôi đã bị còng tay, xích chân, bịt miệng và bị đánh đập trong thùng xe chở tù.
Ngày 6/05/2011, con tôi lại bị chuyển về Bình Thuận. tại đây con tôi bị chuyển qua nhiều phân trại giam, công an cưỡng con tôi lao động nhưng con tôi liên tục phản đối cưỡng bức lao động trong nhà tù.
Cuối tháng 4/2013, con tôi bị chuyển đến trại giam Đồng Nai, Tại đây, con tôi bị cưỡng bức làm hạt điều xuất khẩu, con tôi phản đối việc cưỡng bức lao động và ngược đãi tù nhân thì bị công an cho nhiều tù nhân hình sự đánh con tôi cùng một lúc, trong đó một lần bị đánh khi đang tắm không mảnh vải che thân. Hậu quả là con tôi đã bị đau thần kinh đầu. Con tôi bị teo và đau nhức và có khối U ở trong một ngực trái nhưng nhà tù không cho đến bệnh viện để điều trị chuyên khoa.
Để uy hiếp tinh thần của con tôi và gia đình tôi, ngày 02-10-2013, công an chuyển con tôi cùng với nữ tù nhân tôn giáoMai Thị Dung từ Đồng Nai đến Thanh Xuân - Hà Nội. Trên đoạn đường dài hơn 1700km, cả hai đang bị bệnh vẫn bị trói tay, xích chân trong thùng xe như những con vật và họ đã bị ngất xỉu nhiều lần.
Từ khi con tôi bị bắt giam cho đến nay, công an luôn ép buộc con tôi nhận tội để được khoan hồng, nhưng con tôi không chấp thuận.
Thưa quý vị,
Bao năm nay, đảng cộng sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện nay là do đảng cộng sản thành lập, tất cả các cấp lãnh đạo đều là đảng viên cộng sản. Chủ tịch là ông Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương đảng cộng sản. Mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân, giúp đảng khai thác và bóc lột công nhân.
Từ năm 1995 đến nay đã có gần 5 ngàn cuộc đình công của công nhân. Những cuộc đình công đó do công nhân tự tổ chức, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của những người hoạt động nghiệp đoàn bí mật. Công đoàn của nhà nước Việt Nam không bao giờ đứng về phía họ, ngược lại còn chỉ điểm cho công an đàn áp và bắt bỏ tù những người tổ chức đình công.
Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống trong địa ngục trần gian tại các nhà tù cộng sản Việt Nam như con gái tôi, như nhà sáng lập Công Nông Đoàn Kết Đoàn Huy Chương, sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, blogger Nguyễn Văn Hải, Ts. Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân, sinh viên Đinh Nguyên Kha, tín đồ Mai Thị Dung, tín đồ Nguyễn Văn Lía, nhà báo Tạ Phong Tần, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Cầu, dân oan Trần Thị Thúy, v.v... Tôi xin cung cấp cho Ủy hội Nhân quyền Tom Lantosdanh sách gần 600 tù nhân chính trị và tôn giáo kèm theo. Danh sách tù nhân này do các cựu tù nhân chính trị và thân nhân, bạn bè các tù nhân cung cấp thông tin. Với danh sách các tù nhân này, tôi mong được quý vị và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến họ cũng giống như quan tâm đến con tôi vậy.
Tôi biết đã có nhiều tổ chức quốc tế đến Việt Nam để thị sát cuộc sống của giới công nhân, nơi giam giữ tù nhân. Các tổ chức ấy đã bị nhà nước Việt Nam lừa gạt bằng cách chuẩn bị sẵn một số nhà trọ của công nhân, nhà ngục của tù nhân rất tiện nghi và sạch sẽ, huấn luyện một số công nhân và tù nhân nói với phái đoàn các nước những lời tốt đẹp (nhưng dối trá) về điều kiện ăn ở, làm việc tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ít ai biết rằng, đằng sau bức tường được trang trí xinh đẹp là địa ngục khủng khiếp của tù nhân. Hàng trăm nhà tù to lớn trải dài khắp trên đất nước Việt Nam là những công xưởng sản xuất hàng hóa xuất khẩu như hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ. Người tù làm việc không được đạt chỉ tiêu sẽ bị biệt giam hay bị trừng phạt. Cai tù và nhà tù ngày càng giàu thêm nhờ việc bóc lột những người bị giam giữ.
Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy chua chát khi nghe các phát biểu của nhiều chính khách, các bản điều trần của một số chính phủ, một số tổ chức ca ngợi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có tiến bộ về nhân quyền, về chính sách tôn giáo, về chế độ lao động.
Kính thưa quý vị,
Tôi hiểu quyền lợi kinh tế quốc gia đối với nước Mỹ là tối thượng, nhưng đối với chúng tôi nước Mỹ cũng là tấm gương tranh đấu cho nhân quyền. Chính vì vậy mà tôi được có mặt tại nơi đây hôm nay.
Tôi thỉnh cầu quý vị, bằng vị thế của mình, xin hãy dùng mọi cách để áp lực nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho con tôi và tất cả những tù nhân lương tâm, nhất là trong khi Hoa Kỳ đang thương thảo hiệp ước đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam,
Tôi cũng tha thiết thỉnh cầu quý vị giúp đỡ tôi kịp thời can thiệp với nhà nước cộng sản Việt Nam cho gia đình tôi bảo lãnh con tôi ra ngoài để đến bệnh viện điều trị căn bệnh mà chúng tôi nghi ngờ với triệu chứng ung thư vì đã phát hiện có khối U trong ngực trái của con tôi.
Xin cám ơn Quý vị. Nguyện cầu Thượng Đế chúc lành cho Hoa Kỳ và cho Quý vị!
Con gái tôi cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và nhiều người khác đã đến giúp đỡ công nhân đấu tranh với giới chủ bảo vệ các quyền tối thiểu của họ, nhưng cả ba người đều đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt, đánh đập và kết án nặng nề.
Trước đây, luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều người khác tham gia thành lập nghiệp đoàn độc lập đã bị kết án nhiều năm tù, riêng Lê Trí Tuệ đã trốn chạy sang Campuchia xin Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc che chở vẫn bị công an Việt Nam sang bắt đi mất tích đến nay đã 6 năm.
Con tôi bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng, Tại đây, tôi đã chứng kiến công an bắt và đánh con tôi bể miệng, chảy máu đầy mặt. Sau đó đưa đi biệt giam 8 tháng tại bộ công an rồi mới đem ra xét xử.
Phiên tòa lần thứ nhất vào ngày 26-10-2010 tại Trà Vinh, con tôi cùng hai người bạn không có luật sư bào chữa và công an đánh đập tàn nhẫn con tôi trước sân tòa. cả ba bạn trẻ bị kết án: Hùng 9 năm tù giam, Chương và Hạnh mỗi người 7 năm tù giam.
Giữa tháng 3/2011, công an trại giam Trà Vinh đã cho tù nhân hình sự đánh đập con tôi tại phòng giam.
Tháng 4/2011, khi chuyển trại giam từ Trà Vinh về Long An, con tôi đã bị còng tay, xích chân, bịt miệng và bị đánh đập trong thùng xe chở tù.
Ngày 6/05/2011, con tôi lại bị chuyển về Bình Thuận. tại đây con tôi bị chuyển qua nhiều phân trại giam, công an cưỡng con tôi lao động nhưng con tôi liên tục phản đối cưỡng bức lao động trong nhà tù.
Cuối tháng 4/2013, con tôi bị chuyển đến trại giam Đồng Nai, Tại đây, con tôi bị cưỡng bức làm hạt điều xuất khẩu, con tôi phản đối việc cưỡng bức lao động và ngược đãi tù nhân thì bị công an cho nhiều tù nhân hình sự đánh con tôi cùng một lúc, trong đó một lần bị đánh khi đang tắm không mảnh vải che thân. Hậu quả là con tôi đã bị đau thần kinh đầu. Con tôi bị teo và đau nhức và có khối U ở trong một ngực trái nhưng nhà tù không cho đến bệnh viện để điều trị chuyên khoa.
Để uy hiếp tinh thần của con tôi và gia đình tôi, ngày 02-10-2013, công an chuyển con tôi cùng với nữ tù nhân tôn giáoMai Thị Dung từ Đồng Nai đến Thanh Xuân - Hà Nội. Trên đoạn đường dài hơn 1700km, cả hai đang bị bệnh vẫn bị trói tay, xích chân trong thùng xe như những con vật và họ đã bị ngất xỉu nhiều lần.
Từ khi con tôi bị bắt giam cho đến nay, công an luôn ép buộc con tôi nhận tội để được khoan hồng, nhưng con tôi không chấp thuận.
Thưa quý vị,
Bao năm nay, đảng cộng sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện nay là do đảng cộng sản thành lập, tất cả các cấp lãnh đạo đều là đảng viên cộng sản. Chủ tịch là ông Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương đảng cộng sản. Mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân, giúp đảng khai thác và bóc lột công nhân.
Từ năm 1995 đến nay đã có gần 5 ngàn cuộc đình công của công nhân. Những cuộc đình công đó do công nhân tự tổ chức, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của những người hoạt động nghiệp đoàn bí mật. Công đoàn của nhà nước Việt Nam không bao giờ đứng về phía họ, ngược lại còn chỉ điểm cho công an đàn áp và bắt bỏ tù những người tổ chức đình công.
Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống trong địa ngục trần gian tại các nhà tù cộng sản Việt Nam như con gái tôi, như nhà sáng lập Công Nông Đoàn Kết Đoàn Huy Chương, sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, blogger Nguyễn Văn Hải, Ts. Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân, sinh viên Đinh Nguyên Kha, tín đồ Mai Thị Dung, tín đồ Nguyễn Văn Lía, nhà báo Tạ Phong Tần, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Cầu, dân oan Trần Thị Thúy, v.v... Tôi xin cung cấp cho Ủy hội Nhân quyền Tom Lantosdanh sách gần 600 tù nhân chính trị và tôn giáo kèm theo. Danh sách tù nhân này do các cựu tù nhân chính trị và thân nhân, bạn bè các tù nhân cung cấp thông tin. Với danh sách các tù nhân này, tôi mong được quý vị và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến họ cũng giống như quan tâm đến con tôi vậy.
Tôi biết đã có nhiều tổ chức quốc tế đến Việt Nam để thị sát cuộc sống của giới công nhân, nơi giam giữ tù nhân. Các tổ chức ấy đã bị nhà nước Việt Nam lừa gạt bằng cách chuẩn bị sẵn một số nhà trọ của công nhân, nhà ngục của tù nhân rất tiện nghi và sạch sẽ, huấn luyện một số công nhân và tù nhân nói với phái đoàn các nước những lời tốt đẹp (nhưng dối trá) về điều kiện ăn ở, làm việc tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ít ai biết rằng, đằng sau bức tường được trang trí xinh đẹp là địa ngục khủng khiếp của tù nhân. Hàng trăm nhà tù to lớn trải dài khắp trên đất nước Việt Nam là những công xưởng sản xuất hàng hóa xuất khẩu như hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ. Người tù làm việc không được đạt chỉ tiêu sẽ bị biệt giam hay bị trừng phạt. Cai tù và nhà tù ngày càng giàu thêm nhờ việc bóc lột những người bị giam giữ.
Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy chua chát khi nghe các phát biểu của nhiều chính khách, các bản điều trần của một số chính phủ, một số tổ chức ca ngợi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có tiến bộ về nhân quyền, về chính sách tôn giáo, về chế độ lao động.
Kính thưa quý vị,
Tôi hiểu quyền lợi kinh tế quốc gia đối với nước Mỹ là tối thượng, nhưng đối với chúng tôi nước Mỹ cũng là tấm gương tranh đấu cho nhân quyền. Chính vì vậy mà tôi được có mặt tại nơi đây hôm nay.
Tôi thỉnh cầu quý vị, bằng vị thế của mình, xin hãy dùng mọi cách để áp lực nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho con tôi và tất cả những tù nhân lương tâm, nhất là trong khi Hoa Kỳ đang thương thảo hiệp ước đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam,
Tôi cũng tha thiết thỉnh cầu quý vị giúp đỡ tôi kịp thời can thiệp với nhà nước cộng sản Việt Nam cho gia đình tôi bảo lãnh con tôi ra ngoài để đến bệnh viện điều trị căn bệnh mà chúng tôi nghi ngờ với triệu chứng ung thư vì đã phát hiện có khối U trong ngực trái của con tôi.
Xin cám ơn Quý vị. Nguyện cầu Thượng Đế chúc lành cho Hoa Kỳ và cho Quý vị!
(Dân luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét