Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Các vụ án tham nhũng bộc lộ sự rạn nứt của phe phái chính trị ở VN - Ai thống trị Việt Nam ngày nay? -Tầm nhìn Hoàng Sa

Các vụ án tham nhũng bộc lộ sự rạn nứt của phe phái chính trị ở VN

Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Marianne Brown – VOA

Tuần trước, nguyên chủ tịch đại công ty hàng hải quốc doanh Vinalines, ông Dương Chí Dũng, đã đưa ra một lời tố cáo gây sốc. Phát biểu tại phiên tòa xử người em trai ông về tội giúp ông bỏ trốn ra nước ngoài, ông Dũng nói rằng ông đã hối lộ nửa triệu đôla cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để tránh bị truy tố.
Việc phanh phui những vụ hối lộ như vậy là một ưu tiên của chiến dịch chống tham nhũng mà chính phủ đang thực hiện với cường độ mỗi ngày một tăng.
Ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch đại công ty hàng hải quốc doanh VinalinesÔng Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch đại công ty hàng hải quốc doanh Vinalines

Tiến sĩ Alexander Vuving, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á châu Thái bình dương, cho biết những sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều người tới vấn đề quản lý sai trái và hối lộ tại các công ty quốc doanh và Đảng Cộng Sản đương quyền hiểu rõ sự phẫn nộ của công chúng. Ông Vuving nói:
“Họ thật sự muốn làm một số việc để cho người dân trông thấy nhằm khôi phục sự chính danh của chế độ và cứu chế độ thoát khỏi nạn tham ô. Họ đang dùng những phiên tòa xử tham nhũng để ngăn chận những vụ tham nhũng trong tương lai. Họ cũng dùng những phiên tòa này như một công cụ tuyên truyền để phục hồi niềm tin của công chúng.”
Tuy nhiên, một số những người chỉ trích nói rằng chiến dịch thanh trừng này có dính líu nhiều hơn tới một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Vuving cho rằng Thủ tướng Dũng là người thuộc phe “trục lợi”, những người lợi dụng chức vụ để làm giàu mà không mang lại lợi ích cho xã hội, và chống lại phe này là phe “chống tham nhũng” nằm dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, là người đang cầm đầu chiến dịch trấn áp hiện nay. Ông nhận định:
“Tôi tin rằng trong hàng ngũ chóp bu của Đảng Cộng Sản Việt Nam có những người tương đối không bị hoen ố vì tham nhũng, nhưng cũng có những người dính líu hết sức nhiều tới các hành vi tham ô. Vì vậy, trong Bộ Chính trị có cả nước và lửa.”
Chiến dịch chống tham nhũng đã truy tố một số quan chức và thương gia nổi tiếng và có liên hệ mật thiết với Thủ tướng Dũng.
Giáo sư Carl A. ThayerGiáo sư Carl A. Thayer

“Việc bài trừ tham nhũng thật ra là nhắm tới ông thủ tướng vì ông ấy chịu trách nhiệm và những người tay chân cùng với bạn bè của ông ấy chính là những người được hưởng lợi từ những vụ tham nhũng.”
Tuy những phiên tòa xử tội tham nhũng đã được giới truyền thông tường thuật cặn kẽ, nhưng có ít dấu hiệu cho thấy việc này làm cho người dân tin là chính phủ thật sự muốn diệt trừ tham nhũng.
Ông Jairo Acuca-Alfaro, Cố vấn chính sách về cải cách hành chánh công và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, nói rằng để làm cho dân chúng tin tưởng, giới hữu trách cần phải thay đổi cách hành xử của các quan chức cấp thấp, những người tiếp xúc hàng ngày với dân chúng. Ông nói:
“Tất cả những vụ án đang được bàn tới là những việc xa vời đối với người dân bình thường. Điều mà người dân Việt Nam mong muốn là có một guồng máy hành chánh trong sạch, không có tệ nạn lạm quyền, không có thái độ thiếu tôn trọng người dân. Để thực hiện được mục tiêu, có một số việc phải làm để giải quyết vấn đề tưởng lệ, để các quan chức chính phủ bàn thảo công khai và minh bạch về những sự tưởng lệ đó, về những gì họ sẽ nhận được từ khu vực công và sau đó họ sẽ chỉnh đốn công việc.”
Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức (giữa) trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà NộiNhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức (giữa) trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội

“Về luật thì tôi không biết là tội gì thì tử hình, tội gì thì 20 năm tù, 15 năm tù. Về luật thì tôi không nắm, tôi không quan tâm. Nhưng mà, tôi thì tôi nghĩ rằng làm hại cho đất nước không thể được.
Bà Đức nói thêm rằng không nên để cho những vụ án này che mờ mục tiêu lớn hơn là bài trừ tham nhũng tận gốc rễ.

Stephen B. Young - Ai thống trị Việt Nam ngày nay?

Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ. Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?

Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc của mình. Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?
Stephen B. Young

Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng? Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?

Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác. Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết Mác-Lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa” theo ý hệ Mác-Lê.

Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung Mác-Lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển Mác-Lê dạy người cộng sản.

Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.

Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của Mác-Lê.

Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân. Ông Bảo nói thêm rằng “tổ chức anh chị em cán bộ phải giữ quyền cai trị Việt Nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giữ ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ”.

Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.

Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?

Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?

Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.

Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng, ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm,… và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân vân,… cho đến 1,2 triệu người Việt Nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.

Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giữ độc tôn cho đảng.

Xin trả lời: Công đức ở đâu?

Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảng thì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào? Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt đi thôi?

Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới. Và cả biển nữa! Tại sao?

Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.

Ở điểm này, chúng ta hãy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt Nam hỏi tội của họ đối với Tổ Quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra. Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.

Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.

Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt Nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ Hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.

Thực tế ở Việt Nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà Nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt Nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tình chống Trung quốc xâm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.

Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quốc gởi binh qua Hà Nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn. Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.

Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyễn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt Nam chăng? Tức đảng cộng sản vĩnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng?

Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải Nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xâm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt Nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà Nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hãy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chỗ dựa vững chắc hơn thế của Trung Quốc.

Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?

Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rõ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy. Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rập.

Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.

Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi. Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.

Cái đạo chính trị này – “hoàng đế chính thuyết”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.

Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.

Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lệnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.

Trong lịch sử Việt Nam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.

Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều, tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.

Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt Nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy”.

Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: “Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?

Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?

Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài Gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ”… Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “hoàng đế chính thuyết”.

Như vậy làm “Mỹ Ngụy” là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt Nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt Nam, không ở lại Việt Nam. Và “dân Ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.

Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?

Giáo sư người Mỹ Stephen B. Young là một nhà nghiên cứu Việt Nam học, đã có nhiều bài viết có giá trị về chính trị, xã hội Việt Nam. Ông lấy vợ Việt và nói, viết tiếng Việt rất chuẩn. Rất có thể ông là người sáng tạo ra danh từ Hán-Nguỵ trong bài viết bằng tiếng Việt trên đây.

Stephen B. Young
(Facebook Lâm Mạnh Di)

Huỳnh Ngọc Chênh - Từ nghề khóc mướn đến nghề dư luận viên

 Huỳnh Ngọc Chênh: Hình như trên thế giới chỉ có Việt Nam ta mới có nghề khóc mướn. Ai "tang gia bối rối", không thể nào khóc được thì bỏ tiền ra thuê một đám về khóc có tuồng tích như cha mình đang chết, cứ càng nhiều tiền thì khóc càng ai oán, càng bài bản, càng nước mắt tuôn trào.

Cái nghề ấy qua thời cộng sản nầy lại biến thái thành ra cái nghề gọi là dư luận viên, một cái nghề mà trên thế giới nầy không đào đâu ra được kể cả những nước cộng sản thứ thiệt như mồ ma Liên Xô, mồ ma Pôn Pốt, và sống đó như chết rồi Bắc Triều Tiên. Cái nghề dư luận viên nầy, bản chất thì y như nghề khóc mướn nhưng hình thức thể hiện ra thì ngược lại. Thay vì khóc thì chửi, chửi thả giàn, chửi tục tĩu theo những bài bản có sẵn, càng chửi tục, càng chửi thô bỉ, càng chửi bằng những lời lẽ hạ cấp nhất thì càng được khen, càng được nhiều tiền, hoặc nếu không có tiền thì bố thí cho một giải thưởng văn chương vớ vẫn hạng B nào đó như đã bố thí cho ông Đông La nào đó là đủ để ngoác mồm ra chửi đến suốt đời rồi.
Sau đây là một bài chửi mướn tiêu biểu của đám hành nghề dư luận viên chửi Người Buôn Gió được chính Người Buôn Gió đăng lại trên blog sang trọng của mình vì anh xem đó như là lời chúc của những người hành nghề dư luận viên tội nghiệp gởi đến anh như là một món quà mừng năm mới.

Tôi vốn rất cảm phục Người Buôn Gió từ khi đọc ĐẠI VỆ CHÍ DỊ cũng như đọc những bài viết về cuộc đời giang hồ tù tội của anh, và bây giờ tôi càng cảm phục anh hơn khi đọc những lời của đám dư luận viên chửi anh. Tôi chợt hiểu ra rằng cái gì đã vùi dập cuộc đời anh xuống tận buồn đen và cái gì đã làm cho anh trở nên một con người mà rất rất nhiều người, không chỉ trên đất nước khốn khổ nầy mà còn trên cả thế giới, cảm phục và ngưỡng mộ anh.


Blog Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn:

Lời chúc năm mới của dư luận viên

Lời dẫn của Người Buôn Gió: Tự nhiên mấy hôm nay máy tính bị virut, chưa nhờ nơi nào cài lại hệ điều hành được. Hôm qua được anh bạn báo cho bài viết này của dư luận viên, tiện ngồi nhà anh ấy , sẵn máy. Đưa lên cho bà con đọc. 

  Người Buôn Gió - Bùi Thanh Hiếu –Từ con nghiện thành nhà dân chủ. 
Bùi Thanh Hiếu - gã Lái buôn chính trị
Mới đây trong làng zâm chủ nổi lên gương mặt của Bùi Thanh Hiếu- nick Người Buôn Gió. Cậu chàng được biết đến thông qua các hoạt động biểu tình gây rối và các bài viết phê phán chính quyền trên trang blog nguoibuongio1972.blogspot.com. Hiếu nhận được sự ưu ái đặc biệt của nhóm cờ vàng hải ngoại và các bác nhân quyền quốc tế, lẽ dĩ nhiên chàng được hưởng một course học báo chí miễn phí tại Đức.

          Vậy thực ra Người Buôn gió là ai? Sinh năm 1972 tại Tiên Lữ-Hưng yên. Trú tại 22-Ngõ Phất Lộc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khác với chú Tễu có bằng tiến sĩ, Hiếu chỉ học hết phổ thông. Sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em thì có đến một nửa là thành phần bất hảo, cộm cán trong xã hội. Chị của Hiếu là Bùi Thị Oanh sinh năm 1963, đã bị đi tù vì kinh doanh mại dâm. Em trai của Hiếu là Bùi Tiến Huy sinh năm 1974, là con nghiện nặng, hiện đang cai nghiện tại trại cai nghiện số 6, Sóc Sơn, Hà Nội. Bản thân Bùi Thanh Hiếu cũng là dân giang hồ có tiếng và là con nghẹo. Với tuổi thơ dữ dội, sống cùng với bố là ông Bùi Văn Hợp nghiện thuốc phiện nặng, chẳng có thời gian chăm sóc tới con cái. Hiếu học hành buổi đực, buổi cái. Trốn học, bát tiết và nhanh chóng trở thành con nghiện khi mới 12 tuổi. Dật dờ cùng đám bạn xấu, móc máy, quay quắt để kiếm tiền thỏa cơn nghiện. Mỗi ngày Hiếu hút tới 40 bi. Từ con nghiện để kiếm tiền thỏa cơn, Hiếu chuyển sang kinh doanh trực tiếp để có tiền hút sách. Vốn liếng cổ truyền là bộ đèn bàn do ông bố nghiện để lại, Hiếu trưng dụng đưa vào kinh doanh tổ chức sử dụng chất ma túy tại nhà. Năm 1994,  Gã lái buôn đã bị công an quận Hoàn Kiếm bắt quả tang đang tổ chức cho hai con nghiện sử dụng ma túy tại nhà là Nguyễn Đức Thắng – trú tại 201-A2 tập thể Thượng Thanh, Gia Lâm và Phạm Trung Thành, sinh năm 1971 - ở 206, C16 cũng ở Thượng Thanh, Gia Lâm. Y bị tòa tuyên 45 tháng tù và 2 năm quản chế.

          Ra tù, Bùi Thanh Hiếu trở thành dân anh chị có số có má. Ngựa quen đường cũ. Người ta có câu “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” để chỉ những kẻ tội phạm chuyên nghiệp như Hiếu. Ra tù được vài tháng đến 7/1998, Hiếu lại tham gia hoạt động cưỡng đoạt tài sản của công dân và bị công an địa phương xử lý hành chính. Năm 2011, Hiếu bị công an phường Ngọc Khánh bắt vì tội tàng trữ súng đồ chơi trong danh mục cấm sử dụng…

          Với bản chất lưu manh, côn đồ, chẳng công ăn việc làm, Hiếu lang thang tham gia vài buổi “biểu tình chống Trung Quốc” ở hồ Hoàn Kiếm. Như con nghiện ngửi thấy hơi nhau, đám zâm chủ nhanh chóng nhận ra rằng Hiếu sẽ trở thành thành viên tích cực của nhóm nếu biết lợi dụng.

          Và chỉ sau vài lượt nhào nặn của truyền thông lề trái, một con nghiện, kinh doanh ma túy, cưỡng đoạt tài sản công dân... bỗng biến thành một khuôn mặt sáng giá, đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Hiếu quay ra viết blog với lời lẽ cao đạo như thể mình là Thánh sống, phán đủ mọi chuyện trên trời, dưới bể…Chu cha - lại còn giọng chính trị gia thứ thiệt….Nào là những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí v.v và v.v

      Thế là cậu chàng lọt vào mắt xanh của các tổ chức quốc tế thiếu thiện cảm với Việt Nam và rồi được tham gia khóa học ở nước ngoài miễn phí... Phần tiếp theo thế nào…Các bạn đều đã nắm được.
         Người ta có câu "đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày"...điều này liệu có đúng với Bùi Thanh Hiếu?

         Đã có một Bùi Hằng máu trên, máu dưới, một Lê Anh Hùng thần kinh hoang tưởng, một đám hoang zâm như Lã Dũng, Dũng Akuzu, giờ làng Zâm chủ lại có thêm một con nghiện, một tay xã hội đen thứ thiệt đang muốn làm cách mạng, đòi lãnh đạo đất nước...Chẳng hiểu dưới lá cờ của đám người xưng danh dân chủ này, đất nước sẽ đi về đâu?

           Chao ôi! Đúng là gánh tuồng….zâm chủ. 
  (Blog  Huỳnh Ngọc Chênh) 

Lê Mai - Tầm nhìn Hoàng Sa

(Bốn mươi năm hải chiến Hoàng Sa)
Ngày ấy, phe XHCN mà đứng đầu là “ông anh Cả” Liên Xô ra sức tuyên truyền cho học thuyết “chủ quyền hạn chế”, đặt “chủ nghĩa quốc tế vô sản” rồi “chủ nghĩa quốc tế XHCN” lên trên hết. Người ta hy vọng và mơ ước về một thế giới đại đồng, mọi người được tự do, ấm no, hạnh phúc. “Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Thăm Liên Xô, trong một lần hội đàm, Mao hỏi Khơrútsốp:
- Chủ nghĩa đế quốc sử dụng vũ khí hạt nhân, liệu chúng ta có thể chờ mà không phản kích ngay?
Khơrútsốp:
- Một giây cũng không thể chờ, phải lập tức phản kích.

Mao:
- Làm sao có thể tính toán chuẩn xác, biết lúc nào thì chúng bắn?
- Có thể biết được. Khơrútsốp tiếp tục. Bất cứ một nước XHCN nào bị đế quốc tiến công, chúng tôi đều nhanh chóng đánh trả.
- Quan điểm đó không đúng. Phải xem người ta có yêu cầu không đã. Mao đáp.
Học thuyết “chủ quyền hạn chế” bị phá sản bởi lợi ích dân tộc và chủ nghĩa sô vanh nước lớn. Có thể thấy, lịch sử xung đột biên giới của TQ với các nước láng giềng làm thế giới kinh ngạc và đầy lo lắng.
Với Ấn Độ, tháng 10.1962, quân đội TQ mở cuộc tấn công toàn diện vào biên giới Trung – Ấn, sau khi cho rằng quân đội Ấn Độ phát động cuộc tấn công vào quân biên phòng TQ trước.
Quân đội TQ với ưu thế về binh lực đã ào ạt vượt sông, sau đó chia thành các mũi tiến thẳng vào nơi quân Ấn xâm nhập. Quân Ấn Độ đào hào và xây lô cốt dày đặc, cố thủ với hỏa lực đan chéo mãnh liệt. Các trận đánh diễn ra ở địa hình đồi núi, tác chiến bằng đơn vị bộ binh gọn nhẹ với lựu đạn, súng tiểu liên, bộc phá, có sự yểm trợ của pháo binh.
TQ rêu rao, trong hơn một tuần, quân biên phòng TQ đã quét sạch hơn ba phần tư cứ điểm quân sự của quân Ấn Độ, đẩy lùi quân Ấn Độ về bên kia biên giới.
Tranh chấp với Liên Xô, TQ lại gây ra cuộc chiến tranh trên đảo Trân Bảo. Chỉ có diện tích 0,74 km2, đảo Trân Bảo nằm sát đường trung tâm dòng sông Usuli phân giới Trung – Xô mà TQ cho là thuộc tỉnh Hắc Long Giang TQ. Mao chọn đảo Trân Bảo làm trọng điểm phản kích đánh trả, lập Bộ chỉ huy tiền phương, chỉ thị cho quân biên phòng TQ hành động nhanh, dứt điểm, không kéo dài, sau khi giành thắng lợi thì rút về ngay. Còn nữa, bốn nguyên soái TQ còn chỉnh lý một bản báo cáo trình lên Mao mang cái tên rất kêu: “Từ cánh rừng thế giới xem xét cây Trân Bảo”. Song, TQ đã bị Liên Xô dạy cho một bài học về tranh chấp chủ quyền. Quan hệ Trung – Xô tiếp tục căng thẳng.
Các nước có chung biên giới với TQ như Mông Cổ, Lào, Miến Điện…đều có vấn đề với TQ. Xem ra, việc tranh chấp chủ quyền của các nước “XHCN anh em” không phải là chuyện hiếm.
Đặc biệt là TQ – một nước đất rộng, người đông nhưng thèm của người khác từng tấc đất. Không hiếm khi họ tạo ra những cái bẫy. Tuyên bố ngày 4.9.1958 về hải phận 12 hải lý của TQ là một cái bẫy, trong hoàn cảnh quốc tế ấy, ý thức hệ ấy buộc VNDCCH phải “ghi nhận và tán thành” và điều đó đã gây ra không ít sự phiền toái sau này cho VN.
Mặc dù tình hình phức tạp như vậy, đối với nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa), vấn đề chủ quyền quốc gia – bao gồm đất liền, vùng biển, vùng trời, hải đảo, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được thể hiện với một tầm nhìn mà ta phải công nhận là hết sức xa rộng.
Có người nói, vậy tuyên bố nổi tiếng: “Biên giới của Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17” của Tổng thống nền Đệ nhất Cộng hòa nên hiểu như thế nào? Và trên thực tế, có phải biên giới Hoa Kỳ thực sự kéo dài đến vĩ tuyến 17 hay không? Dĩ nhiên là không. Không có gì khó khăn để thấy rằng, đó là lời tuyên bố trong một cuộc chiến ý thức hệ, nói lên sự hiện diện của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ “thế giới tự do”. Lịch sử cho thấy Hoa Kỳ chưa hề chiếm đất của ai bao giờ. Cái mà Hoa Kỳ làm trên thế giới, đó là tạo ra thế và lực cho mình.
Các kiểu xâm lấn đất của TQ thì quá đa dạng và lắm thủ đoạn. Dời cột mốc là một thủ đoạn quen thuộc và đơn giản mà họ thường làm. Từ xâm canh xâm cư đến chiếm đất là một khoảnh cách gần. Họ lợi dụng xây dựng các công trình hữu nghị, đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ VN. Lợi dụng việc VN nhờ vẽ bản đồ, họ sửa đường biên giới lấn vào đất VN.
TQ không ngần ngại gây nên xung đột vũ trang để chiếm đất mà đỉnh cao là việc đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH năm 1974.
Bấy giờ, hai miền Nam Bắc chưa thống nhất, dù Hiệp định Paris đã ký kết gần một năm. Người Mỹ đã ra đi – hơn thế nữa, họ còn thỏa thuận bí mật với TQ trên lưng đồng minh của họ, bỏ mặc Hoàng Sa cho TQ xâm chiếm. Dù sao, bảo vệ Hoàng Sa là chính sách nhất quán của VNCH, không những được thể hiện bằng lời nói mà chủ yếu – bằng nhiều hành động trên thực tế.
Ngày 26.5.1956, Chính phủ VNCH chính thức tuyên bố quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (mà TQ gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc lãnh thổ Nam Việt Nam và thông qua bộ máy truyền thông của mình, loan tin ra cả thế giới.
Cho dù ngay lập tức TQ ra tuyên bố nói rằng “quyết không cho phép xâm phạm chủ quyền của TQ đối với quần đảo Tây Sa và các đảo khác thuộc về TQ, yêu cầu VNCH phải đình chỉ ngay mọi hoạt động khiêu khích”, VNCH vẫn tiếp tục tiến hành trinh sát, đưa quân đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa. Tiếp đó, quân đội VNCH bắt tay vào việc đào chiến hào, xây dựng lô cốt, dựng cột mốc chủ quyền, ghi rõ những đảo này thuộc lãnh thổ Nam VN. Phải công nhận, đó thực sự là tầm nhìn xa rộng – tầm nhìn Hoàng Sa.
Ngày 13.7.1961, Tổng thống VNCH ra sắc lệnh số 174, trong đó ấn định: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh”.
Trong 18 năm, từ 1956 đến 1973, VNCH đã tiếp tục thực hành chủ quyền trên 6 đảo đá của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 9.1973, VNCH lại tuyên bố sẽ đưa hơn 10 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa vào địa phận quản lý của tỉnh Phước Tuy.
Giữa tháng 1.1974, 4 tầu chiến VNCH, trong đó có khu trục hạm “Trần Khánh Dư”, tuần dương hạm “Trần Bình Trọng”, “Lý Thường Kiệt” và hộ tống hạm “Nhật Tảo” tiến vào vùng biển Hoàng Sa. TQ đã giương bẫy chờ sẵn, cộng với so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho TQ, trận hải chiến Hoàng Sa kết thúc với việc từ đây TQ đã ăn cướp toàn bộ Hoàng Sa.
Tầm nhìn Hoàng Sa của VNCH không những thể hiện bằng các tuyên bố, sắc lệnh, Nghị định mà còn bằng việc chiếm hữu trên thực tế, thực hiện quyền chủ quyền của mình tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách liên tục, công khai, hòa bình.
Chấp nhận giao chiến với TQ cho dù so sánh lực lượng không có lợi, dù bối cảnh quốc tế phức tạp đan xen bởi mưu đồ của các nước lớn, tầm nhìn Hoàng Sa của VNCH vẫn sáng ngời, là tiếng nói của chúng ta cất cao trước thế giới: chủ quyền của VN là bất khả xâm phạm, không một ai có thể thủ đắc bằng vũ lực.
Tầm nhìn Hoàng Sa, sau 40 năm, dường như đã làm người Việt trên toàn thế giới xích lại gần nhau hơn, mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn trong việc giành lại quần đảo thiêng liêng của chúng ta.
Tầm nhìn Hoàng Sa, sau 40 năm, càng khẳng định một chân lý: kẻ thù không ở đâu xa, nó luôn ở sát nách chúng ta và chỉ có sự quyết tâm, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, trí thông minh của cả dân tộc mới có thể đưa Hoàng Sa trở về trong lòng Tổ quốc.
Lê Mai
(Blog Lê Mai) 

Chương trình tại Đà Nẵng: Thắp nến tri ân những người ngã xuống vì Hoàng Sa vào tối 18/1/2014 bị hủy bởi "lệnh trên"?

1508999_10201235692111479_1097241047_n.jpg

Phóng viên Lê Đức Dục (báo Tuổi Trẻ) chia sẻ trên FB: chương trình đã hoàn thành cơ bản 99% và rồi... "lệnh ở trên" stop

XIN TƯỞNG NIỆM MỘT CHƯƠNG TRÌNH TƯỞNG NIỆM...

xin tưởng niệm một chương trình tưởng niệm
những ngọn nến sẽ tắt, không phải vì gió biển!

luồng hơi lạnh từ phương Bắc tràn đến
cơn rét run
nối luồng hơi thổi tắt những nến đèn
chuẩn bị thắp lên
tưởng vọng hồn chiến sĩ

xin tưởng niệm
một chương trình tưởng niệm
những ngọn nến dù sẽ tắt trên bãi biển
nhưng làm sao thổi tắt
ánh nến trong tim
khi người Việt không quên
những người lính của mình
máu nhuốm đỏ
biển Hoàng Sa bốn mươi năm trước

“ngày mai về lại Hoàng Sa”
ngày mai là bao giờ?
chưa thể biết!
nhưng ta phải biết
dù những ngọn nến đã bị thổi tắt không thương xót!
anh và tôi và chúng ta vẫn cứ thắp lên
một ngọn đèn vĩnh cửu trong tim

nhắc Hoàng Sa xương thịt Tổ quốc mình
còn đau trong tay giặc!

nhắc Hoàng Sa xương thịt nước non mình
còn đau trong tay giặc!

nhắc Hoàng Sa xương thịt mẹ Việt mình
còn đau trong tay giặc!


Tối mai (18/1) tại công viên Biển Đông, Đà Nẵng sẽ diễn ra lễ Thắp nến tri ân những người đã ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa, trong đó có 74 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa.

40 năm sau ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm (19/1/1974-19/1/2014), UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng tổ chức lễ kỷ niệm và trưng bày những chứng cứ pháp lý và tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.


Nhìn ra biển, công viên Biển Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là nơi diễn ra lễ Thắp nến tri ân những người đã ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa

Bộ Thông tin và Truyền Thông cùng UBND huyện đảo Hoàng Sa, bảo tàng Đà Nẵng tổ chức nhiều chương trình hoạt động quy mô lớn nhất từ trước nay với chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử".

Hàng loạt hoạt động diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/1: triển lãm lưu động về chủ quyền Hoàng Sa đến các trường đại học, tọa đàm, hội thảo... Đặc biệt, đêm 18/1 tại công viên Biển Đông, lần đầu tiên tổ chức lễ "Thắp nến tri ân" những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa, trong đó có 74 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Một hội thảo khoa học cấp quốc gia về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa được tổ chức ngày 19/1 tại Đà Nẵng với sự tham gia của các nhà sử học, các học giả đầu ngành trong và ngoài nước.

Theo Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ, chương trình đối thoại trực tiếp do Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng thực hiện sẽ là điểm nhấn trong dịp kỷ niệm này.
Vũ Trung
  (VNN)

Một ví dụ về nhà nước pháp quyền

Chương trình táo quân năm ngoái bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn “tuýt còi” vì bị cho là “có nhiều phân đoạn không phù hợp với thuần phong mỹ tục, nhất là đoạn đầu chương trình có nhiều ngôn từ nhảm nhí”.
Rút kinh nghiệm, năm nay mặc dù chưa ghi hình, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch đã nhanh nhẩu gởi công văn đề nghị giám sát chặt chẽ nội dung chương trình táo quân, theo tin của tờ Thể thao Văn hóa. Điều đáng nói là công văn này được gởi tới Ban Tuyên giáo Trung ương để nhờ nơi này “chỉ đạo” Đài Truyền hình Việt Nam, nơi sản xuất chương trình nói trên.

Trong khi đó chúng ta lại thấy nhiều nơi đang kêu gọi xây dựng nhà nước pháp quyền! Một nhà nước pháp quyền trong trường hợp này là như thế nào? Nhà nước đó có thể xây dựng những quy chế phát hình trên truyền hình rất chặt chẽ, không cho phép nhân vật chửi thề, nói tục, chẳng hạn. Nếu chú ý các bạn sẽ thấy phim Mỹ thì nhân vật chửi fuck you thoải mái nhưng lên truyền hình đến đó âm thanh câm bặt.
Có quy chế rồi nếu chương trình táo quân vi phạm quy chế, sẽ cấm không cho phát hình hoặc phát rồi thì phạt hay xử lý theo đúng luật định. Đơn giản vậy thôi. Tại sao một Bộ mà lại phải thông qua một tổ chức không nằm trong hệ thống hành chính nhà nước là Ban Tuyên giáo Trung ương để điều chỉnh hành vi của một tổ chức như Đài Truyền hình. Tại sao chương trình chưa ghi hình mà đã lẹ làng yêu cầu giám sát chặt chẽ; mà chương trình táo quân để giải trí cho người dân, sao lại “theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước” nghe rất lạ tai, dễ gây hiểu nhầm là Bộ muốn kiểm duyệt chương trình để khỏi phạm húy.
Nhà nước pháp quyền như mong muốn của nhiều người ắt còn xa lắm. Và một xã hội dân sự với các tiếng nói phê bình độc lập để gây sức ép buộc Đài Truyền hình dàn dựng chương trình táo quân đàng hoàng, không thô tục, phản cảm một cách tự nguyện, không cần công văn gì cả, lại càng xa hơn.
Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú) 

Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam - Xôi thịt đã ở cuối quá trình tiêu hóa

Gần một tháng kể từ ngày trang danluan.org đăng bài viết: “Một cơ quan trí thức xôi thịt”, (sau đó một số trang mạng có uy tín khác như: diendanxahoidansu, quechoa, nguyenxuandien, huynhngocchenh… đăng lại bài viết này). Cả cơ quan Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (LHHVN) sôi lên sùng sục không phải vì xấu hổ, mà vì sự nghi ngờ, soi mói và tìm người viết để trả thù. Qua đó càng thấy rõ bộ mặt xấu xa, vô liêm sỷ của những kẻ được mệnh danh là trí thức.
Ông Đặng Vũ Minh, chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam

Bốn ông Thường trực Đoàn chủ tịch Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam gồm: Đặng Vũ Minh – Chủ tịch; Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký; Trần Việt Hùng – Phó chủ tịch; Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch đã cùng với một số bộ hạ thân tín tổ chức nhiều cuộc họp kín với nhau bàn bạc truy tìm người viết bài này. Bọn họ nghi ngờ người trong cơ quan viết chứ không phải người ngoài với lý do “nếu không phải người trong cơ quan thì sao nắm được nội tình rõ thế” (lời ông Trần Việt Hùng). Chỉ một câu nói của ông này thôi đã chứng tỏ tất cả những điều chúng tôi viết trong bài là hoàn toàn chính xác. “Có tật giật mình”, ông Hùng (kẻ trước kia là Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học của Quốc hội, cánh tay phải của ông Đặng Vũ Minh, chúng tôi sẽ trình bày thêm về “chiến tích” của ông này trong phần sau) đã trực tiếp xuống phòng tài vụ, hình như để chỉ đạo làm lại sổ sách kế toán nhằm hợp lý hóa những khoản tiền ăn cắp của Nhà nước. Chúng tôi đặt nghi vấn như vậy bởi không hiểu sao với một cơ quan hành chính sự nghiệp, không phải đơn vị sản xuất, hóa đơn chứng từ có nhiều nhặn gì, vậy mà nửa tháng nay kế toán phải làm việc đến tận 8-9 giờ tối, lại phải đi làm cả thứ 7. Đây thật là điều khó hiểu.

Để tìm người viết, họ “khoanh vùng đối tượng” một số cán bộ thuộc diện “đầu bò đầu bướu”, cho tay chân rung dọa, bắn tin để thăm dò phản ứng. Thậm chí một số cán bộ còn bị bí mật kiểm tra máy tính để tìm dữ liệu. Cả cơ quan chìm trong không khí sợ hãi, nghi kị. Thậm chí nhiều cán bộ bảo nhau đừng nói năng từ gì trùng với bài viết (chẳng hạn trong lời ăn tiếng nói tránh dùng từ “xôi thịt”), để lãnh đạo nghi ngờ thì mang vạ. Ở giữa thủ đô một quốc gia vừa được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, lại làm việc trong một cơ quan trí thức, có học hành, vậy mà cán bộ ở đây nơm nớp hệt như đang sống dưới chế độ “chú Ủn” Bắc Triều Tiên.
Ông Phạm Văn Tân - - Phó Chủ Tịch LHHVN kiêm Tổng Thư Ký LHHVN

Vì sao cán bộ ở đây, những người còn tuổi lao động, lại sợ sệt những kẻ già nua đã về hưu đến như vậy? (như trong bài trước chúng tôi đã trình bày, trong 4 ông lãnh đạo LHHVN thì 3 ông đã về hưu). Đó là vì cán bộ ở đây đã quá rõ sự trâng tráo, đểu giả, đổi trắng thay đen và sự “giết người không thấy máu” của đám lãnh đạo này. Ai trái ý họ thì bị họ tìm mọi cách bỉ ổi nhất để làm cho phải bán xới đi thì thôi, kể cả dựng chuyện, vu vạ.

Có thể độc giả cho là chúng tôi nói quá lên, để chứng minh với độc giả, chúng tôi xin trích dẫn một bài vè do chính cán bộ ở đây làm cách đây không lâu, kể về hành trạng của lãnh đạo LHHVN từ cấp Trưởng ban trở lên (những chữ nghiêng đậm là tên những “anh tay to” trong Thường trực Đoàn Chủ tịch):
Vè lãnh đạo Liên Liệp Hội

Ve vẻ vè ve
Nghe vè liên hiệp
Rụt rè ba phải
Là Đặng Vũ Minh
Ăn nói linh tinh
Mạnh Đôn chính lão
Tinh ranh như cáo
Thằng Phan Anh Sơn
Bất chấp thiệt hơn
Là Ngô Thuần Khiết
Lươn lẹo phát khiếp
Ả Đỗ Thị Vân
Nịnh nọt cầu thân
Công Lương dân bọ
Bẩn tính như chó
Là Trần Việt Hùng
Điên điên khùng khùng
Xuân Hùng họ Ngô
Dốt mà làm to
Văn Tân phát mả
Không làm gì cả
Bích San tào lao
Một phát lên cao
Là Phan Tùng Mậu
Hậu đà hậu đậu
Quốc Trị họ Hoàng
Hoạt động rất xoàng
Là Liên hiệp hội
Thế này chỉ tội
Nhân viên chúng mình

Dưới bài vè này, tác giả còn chua thêm một câu chú thích: “Trong bài vè có câu so sánh Trần Việt Hùng với chó, chỉ sợ chó nó kiện thì gay, vì thế tớ không dám đề tên tác giả, chứ không phải vì sợ thằng Trần Việt Hùng”.

Qua đó có thể thấy thái độ của nhân viên ở LHHVN với lãnh đạo như thế nào.

Ông Đặng Vũ Minh, kẻ bị chỉ chích là “rụt rè ba phải” thực ra là một kẻ rất nham hiểm, chuyên ném đá giấu tay. Ông này đúng là một loại “bố già”, bao giờ cũng tạo cho mình một bằng chứng vô can, rất ít khi lòi đuôi cáo ra. Mọi việc xử lý, ông đều đá bóng cho cấp dưới, cho một ông phó chủ tịch thuộc mảng đó, nhưng ông ám thị cho họ hiểu để làm theo ý ông. Thường thì tay chân của ông sẽ nói lại lời ông rằng: “ý anh Minh là phải thế này, thế này”. Ông Minh rất khéo trong việc mị dân, ông chào hỏi, viết thư khen cán bộ cấp dưới, rất chi là ân cần. Đi công tác ở đâu ông cũng chụp ảnh chung với các cán bộ ở đó rồi gửi tặng họ, ký tặng đàng hoàng. Tuy nhiên như một người quen của chúng tôi nhận xét thì “lão này không bao giờ giúp không ai cái gì đâu”. Khi ông Minh mới về làm Chủ tịch LHHVN, một nhà khoa học bên Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (nơi trước kia ông Minh là Chủ tịch) đã nói với cán bộ ở LHHVN rằng “lão ấy về thế nào cũng có cái trò viết thư khen bằng mực tím đấy, yên tâm là cán bộ nào rồi cũng được vài cái thư của Chủ tịch, sướng nhé, lão ấy “diễn” ở bên này trò đó mãi rồi mà”.

Công bằng mà nói, ông Minh là kẻ được học hành tử tế, con nhà gia giáo (con bác sỹ Đặng Vũ Hỷ, cháu ngoại học giả Phạm Quỳnh), ông học thật chứ không “học giả” như ba ông còn lại. Tuy nhiên do dính “bả” công danh phú quý đã lâu nên mất đi cái thiên lương của mình. Đúng như nhận xét của cụ Lỗ Tấn về những loại trí thức này là: Họ là những người chưa hề nghiên cứu khoa học, hoặc nếu xuất thân từ giới khoa học, họ sẽ ném ngay “hòn gạch gõ cửa” sau khi lọt vào chốn quan trường. Đối với nhiều người trong số họ, khoa học giờ đây chỉ còn là chiếc áo khoác bên ngoài, bên trong là danh, quyền và tiền.

Ông Trần Việt Hùng - Phó Chủ Tịch LHHVN

Bây giờ nói về ông Trần Việt Hùng. Ông này cách đây chừng chục năm là Giám đốc Nhà máy cơ khí Hà Nội – một con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam nhưng giờ “mất hút” trên thị trường. Khiến một “con chim đầu đàn” gẫy cánh có “công” của ông Hùng khá lớn. Sau khi làm cho nhà máy điêu đứng, ông bán toàn bộ khu đất đó cho Phạm Nhật Vượng xây khu Royal city, khiến cho cả ngàn công nhân bị đuổi về một khu công nghiệp tít tận Bắc Ninh. Đi xa, việc làm thiếu, lương lậu thấp, công nhân biểu tình ở khu đất nhà máy cũ (hồi mà Phạm Nhật Vương chưa xây nhà) thì bị công an giải tán, bị bắt, bị nhốt. Qua thương vụ này ông Hùng bỏ túi chắc khá lắm nên mới thừa tiền chạy chân Đại biểu Quốc hội rồi làm tới Phó chủ tịch Ủy ban khoa học của Quốc hội. Về hưu đã 3 năm, ông vẫn thừa tiền để tranh được chân Phó chủ tịch LHHVN, có xe đưa xe rước, tiền lương hàng chục triệu một tháng, chưa kể phân phát đề tài cho các đơn vị ông còn ăn bẫm nữa. Ông này phụ trách Ủy ban Kiểm tra LHHVN, chính là cái bộ phận tổ chức Hội nghị 1 ngày mà dám lấy hóa đơn 3 ngày để thanh toán như chúng tôi đã nêu ở bài viết trước. Cán bộ ở đây gọi ông là “bẩn tính như chó” kể cũng chẳng oan nhỉ?

Về cái ông “dốt mà làm to” Phạm Văn Tân. Ông này thì dốt miễn chê, dốt không tả được, chỉ có ai tiếp xúc sẽ biết. Ông này trước kia đi quản lý lao động ở Rumani, cái thời bên đó mới xóa bỏ XHCN, xã hội lộn xộn, các thầy giáo dạy đại học đói dài, nên họ tặc lưỡi bán bằng cấp kiếm tiền đong gạo, ông tranh thủ mua được cái “thiến sót”. Nhờ mảnh bằng ấy mà đời ông phất đáo để. Làm giám đốc Sở KHCN Thái Nguyên, tranh chức Phó Chủ tịch tỉnh không được, ra Hà Nội, về LHHVN được làm hẳn Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký, phụ trách tay hòm chìa khóa trong cơ quan. Theo một cán bộ LHHVN đã phản hồi trong bài viết trước của chúng tôi thì ông Tân: “ăn từ cuộn giấy vệ sinh mua cho cơ quan ăn đi (cái món văn phòng phẩm và các vật dụng linh tinh, sửa chữa cơ quan do ông này phụ trách mà)”. Chỉ một câu nhận xét đó thôi là quá đủ, thiết nghĩ chúng tôi không cần trình bày thêm về ông này nữa.

Phan Tùng Mậu - Phó Chủ Tịch LHHVN

Cuối cùng xin điểm mặt ông “một phát lên cao” Phan Tùng Mậu. Đây chính là nhân vật bị một ông Trưởng ban cũng thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam chửi cho là dốt nát, không xứng đáng ở cương vị Phó chủ tịch, nếu có liêm sỉ thì làm đơn xin từ chức như bài viết trước chúng tôi đã kể. Ông này có khuôn mặt bì bì, rất ít trí tuệ. Ông này người Quảng Bình, có lẽ vì thương dân Quảng Bình hứng nhiều bom đạn nên Đảng và Chính phủ ta cho học sinh (thời chống Mỹ) ở đấy vào thẳng Đại học. Do đó ông có bằng Đại học, rồi lại được sang Nga làm cái Phó tiến sỹ hữu nghị (sau một đêm trở thành Tiến sỹ như ai). Chuyên ngành của ông nghe đâu là kinh tế chính trị, cái thứ chuyên ngành giờ đây không biết để làm gì. Ông làm ở Ban Tuyên Giáo Trung Ương, phấn đấu cả đời mới được chức Vụ phó cho đến khi về hưu. Phúc nhà ông to bằng cái đình khi có một “đại ca” là Phó ban Tuyên Giáo đưa ông lên hẳn cái ghế Phó chủ tịch Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam. Đang từ một anh Vụ phó về hưu, đi bán nước chè chén vỉa hè không xong, đùng phát làm hẳn Phó chủ tịch một cơ quan khoa học. Ông này thì vừa dốt, vừa nhát, ông phát biểu cái gì thì người ta bịt mũi cười vì quá ngây ngô và kém hiểu biết, nên trong các cuộc hội nghị, hội thảo, cán bộ Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam phải chuẩn bị sẵn bài cho ông đọc. Ông chỉ làm đúng nhiệm vụ đọc bài phát biểu, rồi xuống ký lĩnh tiền thù lao. Vậy nên ông chăm đi hội nghị lắm nhé, cũng một cán bộ ở LHHVN đã comment trong bài viết trước của chúng tôi về ông này như sau: “ông Phó Chủ tịch Phan Tùng Mậu thì nhặt nhạnh từ cái phong bì 1 trăm trở đi, không buổi họp nào không lê la kiếm phong bì, tuần chay nào cũng có nước mắt".

Vậy là cả bốn ANH TÀI của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam đã được điểm danh đầy đủ. Quý độc giả hẳn biết rằng, với những người chỉ có cái danh mà không có thực chất, không có chuyên môn thì đương nhiên họ phải sống bám vào cơ chế, nhặt nhạnh kiếm chác từ cơ chế. Do đó họ không chỉ xôi thịt mà còn là xôi thịt ở cuối quá trình tiêu hóa như lời comment của một độc giả mà chúng tôi rất lấy làm tâm đắc.

Tái bút: có lẽ khi bài viết này được đăng, chắc cả bốn anh tài LHHVN sẽ chặc lưỡi mà rằng: chấp làm gì, cái thằng viết bài này chắc không được hòn xôi miếng thịt nào nên nó ghen đây mà!
Trực Ngôn
(Dân luận)

Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị”

Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị”
Các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo, để góp phần giải quyết tình trạng cổ đông lớn chi phối và biểu hiện “gia đình trị” trong hệ thống, cần thúc đẩy nhanh tiến trình lên sàn niêm yết của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần.
Qua gần hai năm thực hiện Đề án 254 về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý xong 9 ngân hàng yếu kém và loại bỏ một số nhân tố tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những kết quả này không thể lu mờ mối lo từ các “công ty sân sau” của các ông chủ ngân hàng cổ phần, tình trạng phức tạp của sở hữu chéo và cả tính chất “gia đình trị” đang len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn.
Mới chỉ rọi đèn mờ vào bóng tối?
Theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2013, đơn vị này đã tiến hành gần 1.000 lần thanh tra và trên 300 lần kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên khắp cả nước.
Thông qua đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện và xử lý hàng loạt vi phạm trong cấp tín dụng như: cho vay vượt quá giới hạn với một vài hoặc nhóm khách hàng ẩn chứa nhiều nghi ngờ về công ty sân sau của các ông chủ ngân hàng; mua bán quyền truy đòi nợ, thậm chí mua bán nợ có kỳ hạn để che đậy nợ xấu hay cho vay để đảo nợ.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xử lý nghiêm tình trạng các ngân hàng dễ dãi chấp nhận khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng không đạt chuẩn, nợ xấu tăng cao nhưng không trích lập dự phòng đúng với quy định. Chưa kể, số liệu báo cáo nợ xấu của các tổ chức tín dụng thấp hơn số liệu giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị” 1Khi tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng sở hữu chéo này để thay thế sở hữu chéo kia và điều này có thể dẫn đến cơ cấu chủ sở hữu còn phức tạp hơn trước đó. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Đáng chú ý, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 780 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ theo hướng giãn, hoãn kỳ hạn nợ để tránh áp lực nợ bị “nhảy nhóm”, không ít đơn vị đã lạm dụng quá mức chính sách này để tránh áp lực về số liệu nợ xấu. Chính hành vi này dẫn đến nợ xấu không được phản ánh thực chất và không trích lập đủ mức cần thiết.
Song song, Ngân hàng Nhà nước cũng phát hiện và xử lý nhiều tổ chức tín dụng vi phạm quy định về các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng, chuyển nhượng cổ phần cũng như giới hạn sở hữu cổ phần.
Ngoài ra, tình trạng huy động vốn vượt trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại ở không ít ngân hàng thông qua nhiều hình thức lách luật như “chiết khấu sổ tiết kiệm”, “hợp đồng ủy thác quản lý vốn”, trả thêm tiền lãi qua “phụ lục hợp đồng”...
Cũng thông qua các cuộc thanh, kiểm tra nói trên, trong năm 2013, Cơ quan Thanh tra giám sát đã gửi đến các tổ chức tín dụng trên 9 nghìn kiến nghị căn chỉnh hoạt động đi vào khuôn phép và các đơn vị đã thực hiện được một nửa trong số các kiến nghị trên.
Đặc biệt, điểm nhấn mà Cơ quan Thanh tra giám sát đưa ra là cần phải đánh giá đúng thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng và đề xuất các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu, ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng và chi phối ngân hàng của các cổ đông lớn và nhóm người có liên quan tại các ngân hàng.

“Lực lượng thị trường” là ai?
Mặc dù tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2014 tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM chỉ đề cập lướt qua vấn đề sở hữu chéo nhưng lại rất thu hút sự chú ý của giới phân tích tài chính. Thậm chí, họ dõi ánh mắt về phía Ngân hàng Nhà nước để xem cơ quan này sẽ ứng xử như thế nào trước thực trạng này.
Trước đó, không phải ngẫu nhiên mà tại một hội thảo về chính sách tiền tệ (30/10/2013), ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã thẳng thắn: “Khi tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng sở hữu chéo này để thay thế sở hữu chéo kia và điều này có thể dẫn đến cơ cấu chủ sở hữu còn phức tạp hơn trước đó”.
Điều ông Thành nói không phải không có cơ sở vì theo thông lệ quốc tế, khi xử lý nợ xấu, Nhà nước thường bỏ ra một khoản tiền mua đứt bán đoạn số nợ xấu, tái cơ cấu lại chúng để bán sau này; đồng thời làm sạch bảng cân đối tài sản cho các ngân hàng thương mại để họ tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, do nguồn lực ngân sách có hạn nên các nhà quản lý đã nghĩ ra phương cách sử dụng “lực lượng thị trường” để tái cơ cấu các đơn vị yếu kém.
Nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đã thay thế các ông chủ yếu kém bằng các ông chủ khỏe mạnh hơn. Nhưng, phía sau các ông chủ ngân hàng được coi là khỏe mạnh về tài chính thì hầu hết lại không có nghề ngân hàng, đó là chưa nói đến việc họ lấy tiền ở đâu để sở hữu ngân hàng lại là vấn đề nhạy cảm khác mà cơ quan quản lý không dễ đụng vào. Chưa kể, còn nhiều ông chủ ngân hàng khác xuất thân là kỹ sư vô tuyến điện, buôn bán đất đai...
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh Hà Nội (BDI) nói: “Về dài hạn, phải tìm cách đưa bằng được các ông chủ này ra khỏi vị trí sở hữu chủ chốt ở các ngân hàng. Bởi lẽ, phía sau những ngân hàng “gia đình trị” nói trên là những công ty sân sau, khiến cho nguồn lực tiết kiệm của xã hội không được phân bổ đúng nơi chốn mà nhiệm vụ của một trung gian tài chính cần phải thực hiện”.
Nới “room” cho cổ đông và lên sàn?
Cũng theo một chuyên gia, vấn đề “gia đình trị” không chỉ tồn tại ở khối ngân hàng cổ phần mà bắt đầu len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối vốn dưới các hình thức khác nhau.
Không tiện nhắc tên cụ thể, ông này nêu lên tình trạng ở một ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, chủ tịch hội đồng quản trị này gần như “lãnh chúa”, quyết tất cả mọi vấn đề trong hoạt động thay vì tôn trọng ý kiến cổ đông.
Đơn cử, một dự án đầu tư trụ sở hoạt động trị giá hàng tỷ USD, trong khi đã lựa chọn nhà thầu, nhà thi công nhưng vẫn tự quyết thay đổi; tùy tiện sử dụng nguồn tiền từ các quỹ phi kinh doanh cho hoạt động thiện nguyện nhưng không thông qua đại hội cổ đông; đề bạt con cháu giữ các chức vụ phó tổng giám đốc ngân hàng dù các nhân lực này có tuổi đời quá trẻ, quá trình cống hiến đối với ngân hàng còn ít hơn nhiều người khác.
Và đặc biệt, vị này dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cố gắng vận động ở lại với lý do “đại biểu Quốc hội chưa hết nhiệm kỳ”.
Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị” 2Ngân hàng Nhà nước coi việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết. Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Trước thực tế này, các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo rằng, để góp phần giải quyết tình trạng cổ đông lớn chi phối và biểu hiện “gia đình trị” trong hệ thống, cần thúc đẩy nhanh tiến trình lên sàn niêm yết của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời, nên nới “room” sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài lên mức cao hơn 20% mà Chính phủ vừa cho phép mới đây.
Tại buổi gặp mặt báo chí ngành ngân hàng vừa tổ chức cuối tháng 12/2013, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói: “Ngân hàng Nhà nước coi việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết”.
Tuy nhiên, liệu có phải cứ lên sàn là hệ thống ngân hàng chấm dứt sở hữu chéo cũng như tình trạng “gia đình trị”?
Trên thực tế không hoàn toàn phải vậy, vì quan sát ở khối cổ phần, hầu hết đều do nhiều chủ sở hữu nhưng không vì thế mà nguồn vốn góp của họ và dòng tiền cấp tín dụng cho các dự án được minh bạch hoàn toàn. Không ít trường hợp cổ đông góp vốn không phải do nguồn vốn của chính mình mà được lấy từ tín dụng thông qua các bút toán phủ thủy.
Trong giới ngân hàng hiện đang xôn xao phi vụ giải ngân hàng nghìn tỷ đồng cho một ông chủ bất động sản kiêm chủ gỗ chỉ trong ít ngày nhưng không có mục đích rõ ràng để sử dụng vào mục đích mua cổ phiếu ngân hàng. Và sau khi nắm giữ đủ một lượng cổ phiếu cần thiết, rất có thể ông này sẽ thống lĩnh ngân hàng và tìm cách đưa tiền ra giải vây cho những dự án đất đai của mình đang bất động nhiều năm nay.
Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh cho rằng, muốn triệt được sở hữu chéo và “gia đình trị” trong hệ thống ngân hàng thì phải kiểm soát dòng tiền đến và đi.
Có nghĩa là, một cổ đông muốn góp vốn và hoặc mua cổ phiếu ngân hàng, cần phải biết người đó lấy tiền ở đâu ra. Cùng đó, với hệ thống theo dõi core banking từ thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đến các tổ chức tín dụng, phải kiểm soát chặt dòng tiền ra cho ai vay, mục đích gì.
Đây quả là áp lực lớn đối với Cơ quan Thanh tra giám sát và cao hơn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Không khó, nhưng xử lý lại là vấn đề không dễ! 
NGUYỄN AN THƠ
(VnEconomy)

Ngô Hữu Hạnh - Trận địa mai phục lòng dân

Thưa ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an kính mến!

Tranh thủ lướt web, tôi đã đọc được bài phát biểu đáp từ của ông Bộ trưởng Bộ Công an dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị sơ kết 3 năm đăng trên Báo CAND online ngày 15/01/2014 với tựa đề: “Công an trong lòng dân”.
clip_image001

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ và toàn thể tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tặng hoa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Anh Hiếu

Lâu nay, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản là ông được may mắn hơn so với mọi người khác, những người mà họ hay châm biếm một cách mỉa mai rằng: “bằng cấp không bằng bằng lòng”. Trong khi đó, ông lại có được cả hai: bằng cấp học vị là giáo sư tiến sĩ, bằng lòng là được làm Bộ trưởng Bộ Công an hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ trong vòng hai năm ông được lên lon vù vù từ Trung tướng lên Thượng tướng, rồi Đại tướng. Câu chuyện mà tôi kể ra đây đã buộc tôi phải bàn luận về ông, để mọi người có dịp cùng nhau bàn luận về một điều thứ ba – “năng lực” – xem có hội tụ trong ông hay không?

Hôm đó, tôi quyết định đi tới vài điểm làm việc ở ngoại thành, từ cầu Sài Gòn, theo xa lộ Hà Nội tôi chạy xe bon bon trên những đoạn đường mới nâng cấp mở rộng, không nhìn thấy bóng cảnh sát giao thông nào cả, nhưng tôi cũng tự nhủ mình chạy xe cẩn thận, quan sát kỹ càng để giữ gìn cho những ngày gần tết được an toàn về mọi mặt. Đoạn từ khu du lịch Suối Tiên hướng về nghĩa trang thành phố, làn đường dành cho xe máy mới mở rộng vô sát khu du lịch thì mặt đường thấp lút đầu so với nền đường cũ. Xe tôi chạy đến gần ngã tư khu Nghĩa trang Liệt sĩ. Cụm đèn báo ngã tư đã hiện màu xanh, tôi từ từ vượt qua ngã tư thẳng tiến như mọi lần. Đường trước mặt quen thuộc và rộng rãi, nhưng cách trước mặt tôi khoảng 30 mét, vài cảnh sát giao thông đang dừng xe của những người chạy trước tôi lại. Tôi từ từ chạy tới thì cũng bị dừng xe lại; lúc này có khoảng 15 người đang bị dừng xe lại như tôi. Từng cảnh sát giao thông tách từng người bị dừng xe ra chỗ riêng để làm việc. Tôi quan sát thấy bên phải có một làn xe mới mở có những người chạy xe máy đang chạy cùng chiều. Đoạn đường mới mở chạy vòng cung từ ngã tư lên dài khoảng 200 m rồi nhập trở lại xa lộ Hà Nội. Lúc này có khoảng 20 cảnh sát giao thông được triển khai đứng dàn ra trên một đoạn dài khoảng 200m tính từ chỗ tôi bị dừng xe đến qua chỗ giao nhau giữa xa lộ Hà Nội với đường vòng cung làn xe máy mới mở. Tôi nói, có gì thì thông cảm nhé, chứ nhà thì ở xa mà gần tết rồi. Viên cảnh sát giao thông nói: “Chạy vào đường cấm, giam xe qua tết chứ nói gì”. Tôi thấy nổi da gà. Viên cảnh sát giao thông nói tiếp: “Một triệu hai, giấy tờ!”. Tôi rút ví đưa giấy đăng ký xe và bằng lái cho anh ta. Viên cảnh sát giao thông nói tiếp: “Chạy vô đường cấm giam xe 30 ngày. Nộp tiền không? Không thì lập biên bản giữ xe lại”. Tôi nghe thấy choáng váng, nói: “Được, để tôi nộp. Một triệu được không?”. Viên cảnh sát giao thông nói lớn: “Nộp một triệu thôi”. Tôi xòe tiền ra. Anh ta rút tiền và trả lại giấy tờ xe cho tôi. Từ khi dừng xe đến khi giải quyết xong chỉ hết khoảng ba phút. Ở những tình thế như thế này, tôi tự nhủ rằng có đứng tranh cãi lý lẽ thì mình cũng không thể thắng được, chỉ có người nào thật dữ dằn thì mới có thể thắng được.

Tôi lưỡng lự, ý muốn hỏi là chạy thẳng hay quay lại. Viên cảnh sát giao thông hiểu ý, anh ta ngoắc “chạy thẳng” đi. Thật là kỳ lạ, tôi chạy xe thẳng trên đoạn đường mà viên cảnh sát giao thông nói là đường cấm, và ngang qua gần 20 cảnh sát giao thông nữa mà không ai dừng xe tôi. Đến điểm giao nhau giữa cung đường làn xe máy mới mở với xa lộ, trước mặt tôi có khoảng năm thanh niên trẻ chạy từ cung làn đường xe máy mới mở vào xa lộ liền bị một viên cảnh sát giao thông dùng gậy dừng hết xe lại. Chỗ này cũng có khoảng 15 người đang bị dừng xe và có rất đông cảnh sát giao thông đứng. Tôi nghĩ lạ, bị cho là chạy vô đường cấm cũng bị dừng xe phạt, vậy mà nhiều người chạy đúng đường cũng bị dừng xe. Về suy nghĩ hồi lâu thì mới hóa giải được vấn đề, do xa lộ Hà Nội mới mở rộng nâng cấp (nhưng chưa xong toàn tuyến), làn đường ô tô, xe máy được rộng hơn, thông thoáng hơn nên cảnh sát giao thông khó bắt lỗi phạt người điều khiển xe được. Đa số người tham gia giao thông chấp hành khá tốt, khiến cho cảnh sát giao thông chạy lòng vòng mà đói. Từ đó, các cảnh sát giao thông mới điều nghiên ra “trận địa mai phục lòng dân” những ngày gần tết cổ truyền dân tộc. “Trận địa” đó ngay ngã tư nghĩa trang liệt sĩ thành phố như tôi vừa miêu tả ở trên.

Trong vụ này, chính quyền và cảnh sát giao thông TP HCM có những cái sai như thế này: chỉ trong vài phút mà có khoảng 15 người chạy vào “đường cấm”, vậy cả ngày con số này sẽ là rất nhiều. Như vậy việc lập bảng báo phân làn đường mới và đường cấm làm chưa tốt nên có nhiều người không nhận ra. Trong trường hợp này, ngành giao thông phải thiết kế lại bảng báo để cho mọi người đều có thể dễ dàng nhìn thấy. Đồng thời, khi phân làn đường mới, cấm làn đường cũ thì thường ngành chức năng phải bố trí người trực điều khiển giao thông để nhắc nhở và hướng dẫn người tham gia giao thông quen với làn đường mới. Toàn bộ tuyến đường thi công chưa hoàn thành thì phải cử người hướng dẫn giao thông là chính chứ sao lại đi xử phạt như thế? Đây có phải chăng là hiện tượng lực lượng cảnh sát giao thông TP HCM lợi dụng sơ hở và quan liêu của ngành chức năng và chính quyền để lập ra “trận địa mai phục lòng dân”?

Việc điều động gần 20 cảnh sát giao thông đến “trận địa mai phục lòng dân” nêu trên thì ít nhất cũng thuộc thẩm quyền của cấp trưởng, phó phòng cảnh sát giao thông TP HCM. Trong vụ này có thể là chiến dịch của cảnh sát giao thông TP HCM làm “luật” để lập quĩ đen nhằm chia chác nhau vào dịp tết nguyên đán 2014. Ba phút đồng hồ mà tôi quan sát thấy nhiều như thế, những ngày hôm trước và những ngày hôm sau nữa sẽ còn rất nhiều người chạy vào đoạn đường cấm và lực lượng cảnh sát giao thông TP HCM sẽ thu được rất nhiều tiền để chia nhau dịp tết hẳn là rất ấn tượng.

Trở lại bài diễn văn đáp từ, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói: “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; chấp hành nghiêm kỷ luật, tận tụy với công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, hun đúc bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức; giữ vững kỷ cương, kỷ luật, không dao động trước sự tấn công, phá hoại, lôi kéo, tha hóa, đả kích và bôi nhọ của các thế lực thù địch, phần tử xấu và tội phạm, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh, khách quan mọi hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm theo tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai. Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cũng gần đây, tại cuộc họp của Chính phủ ngày 2/12 Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết thêm chi tiết rằng “vì lực lượng mỏng... nếu chia bình quân chỉ tính riêng quốc lộ, mỗi CSGT phải đảm đương 70km đường và chia nhau trực 24/24h. Thực ra mỗi ca trực, tiền bồi dưỡng của mỗi chiến sĩ chỉ mua được cái bánh mì. Số tiền xử phạt theo quy định phải nộp về cho Bộ Tài chính.” (nguồn BBC, 06:57 GMT - thứ tư, 4 tháng 12, 2013).

Tôi rất tâm đắc trước những phát biểu của Bộ trưởng Trần Đại Quang như thế, nhưng vẫn băn khoăn về “năng lực” của ông? Cái điều thứ ba này mới là hệ trọng nhất của một con người có ích cho xã hội.

Tôi chưa dám hỏi Bộ trưởng Bộ Công an về những vụ đại án như Dương Chí Dũng (Bộ trưởng đã áp dụng biện pháp đặc biệt gì để Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ không thể dùng quyền lực xóa chứng cứ sau khi bị Dương Chí Dũng khai báo có đưa hối lộ 500.000 USD?). Tôi chỉ hỏi một câu đơn giản về một vụ giản đơn: Bộ trưởng nói rất tâm huyết là: “Công an trong lòng dân”, tại sao Bộ trưởng lại để lực lượng CSGT TP HCM lập ra “trận địa mai phục lòng dân” như câu chuyện tôi kể rất thật ở trên?

Trân trọng kính chào Bộ trưởng Bộ Công an!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/01/2014
N. H. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Những trải nghiệm ăn phở kinh hoàng ở Hà Nội

Nghe nói phở Hà Nội ngon nên ra Hà Nội là tôi hào hứng đi ăn thử ngay. Nhưng ăn một lần là sốc, không bao giờ muốn quay lại”, chị Nga chia sẻ.
“Ăn thì ăn, không ăn thì biến!”
Nghe tiếng Hà Nội nhiều món ăn ngon, đặc biệt là phở nên vừa đến Hà Nội là chị Nga (TP Lào Cai) nhờ đứa cháu gái đưa đi thưởng thức ngay. Ghé vào một quán phở gà trên phố Phủ Doãn – con phố nổi tiếng với những quán phở gà ngon nhất thủ đô, chưa thấy mùi vị phở thế nào, chị Nga đã hãi hùng với cách tiếp khách của quán này.
“Quán khá đông nên tôi đoán là đồ ăn sẽ ngon. Nhưng cách phục vụ ở đây thì không thể chấp nhận được. Vừa ngồi vào bàn là một cô nhân viên mặt lạnh tanh ra hỏi cộc lốc “ăn gì”. Tôi không biết món nào ngon nên quay sang hỏi cô cháu gái thì cô phục vụ lại cộc lốc “nghĩ xong rồi hẵng gọi” và quay mặt bỏ đi luôn. Lúc này chỉ muốn đứng dậy sang quán khác nhưng đứa cháu bảo “ở đây nó thế” nên lại thôi.
phở, thái độ phục vụ
Chúng tôi gọi hai bát phở đùi, một bát không hành vì tôi không ăn hành. Ngồi nửa tiếng mới thấy phục vụ bê ra. Nhưng khi bê ra, thì chỉ có một bát phở đùi, bát kia là phở thịt và cả hai bát đều có hành. Tôi kêu “chị gọi hai phở đùi, một bát không hành cơ mà” thì cô này cộc lốc “hết đùi rồi, không ăn hành thì gắp ra”, nói xong cô ta lại quay lưng bỏ đi.
phở, thái độ phục vụ

Tôi tức lắm nhưng bấm bụng cho qua. Ăn với tâm trạng tức anh ách nên chẳng thấy phở có vị gì cả, chỉ thấy đắng chát ở cổ họng. Một lúc sau thấy hai người bàn bên gọi phở đùi vẫn có, tôi mới gọi cô nhân viên hỏi “sao em bảo với chị là hết phở đùi rồi”, cô này mặt vẫn tỉnh bơ bảo “không biết”. Bức xúc với thái độ phục vụ của cô nhân viên này, tôi mới vào trong gặp chủ quán, cứ ngỡ rằng chủ quán sẽ giải thích và xin lỗi khách, đằng này ông chủ quán hất mặt lên quát “ăn thì ăn, không ăn thì biến”. Tôi hãi quá, trả tiền rồi đi thẳng”, chị Nga kể lại.
Chị Nga bảo chị cũng đã đi khá nhiều nơi, ăn hàng ăn quán nhiều nhưng chưa gặp hàng quán nào đối xử với khách tệ như thế. Đặc biệt là ở quê chị, hàng quán dù có đông khách cỡ nào, nhân viên phục vụ vẫn lịch sự, nhã nhặn với khách.
“Không biết đây chỉ là trường hợp hy hữu hay các quán khác ở Hà Nội đều thế. Buôn bán gì mà coi khách hàng như kẻ ăn xin. Mình bỏ tiền ra thì phải được phục vụ tốt. Không muốn bán thì ngay từ đầu sao không từ chối khách. Đằng này vừa bán vừa cau có, lên giọng chửi cả khách. Chả hiểu làm ăn kiểu gì”, chị Nga bức xúc.
Phở "xếp hàng" – ăn một lần cạch đến già
Là một người đam mê khám phá ẩm thực và cũng vốn rất thích ăn phở, lại nghe danh phở "xếp hàng" từ lâu nên Đinh Hồng (Đống Đa, Hà Nội) quyết đi ăn thử cho biết. Nhưng ăn rồi Hồng không dám quay lại lần thứ 2.
“Ấn tượng đầu tiên là rất bố láo. Lúc mình và người yêu đang đứng và gọi, người yêu mình chắc lỡ nói “có phải trả tiền trước không nhỉ?”, còn mình thì lại bảo “không biết” nên cái ông nhận order (gọi món – PV) khó chịu hẳn. Kiểu hình như biết mình và người yêu lần đầu đến ăn nên thái độ nói chuyện khó chịu? Nói chung là không hiểu nổi tại sao.
Khi hai đứa gọi món xong, ông ấy bê bát phở đặt bụp một cái xuống mặt kính cái tủ trước mặt, cả cái quá trình từ lúc bê cho đến đặt xuống là cực kỳ thô lỗ, đổ hết nước phở ra ngoài, khiến nếu khách bê sau thì chắc chắn là sẽ bẩn tay. Hơn nữa, mình là đứa cực kỳ coi trọng đồ ăn nên cái hành động như kiểu vứt bát phở vào mặt khách hàng như thế là không thể chấp nhận! Đồ ăn cần được đem ra đặt xuống 1 cách nhẹ nhàng và có thái độ tôn trọng chính đồ ăn, chính là tôn trọng người đầu bếp.
Trước đấy, mình còn thấy cảnh ông chan nước phở (chính là ông nhận order) và ông trần bánh phở ngang nhiên khạc nhổ chỗ gần bếp”, Hồng kể.
Hồng cho biết, cô cũng hay vào các quán tự phục vụ nên đã quen với kiểu tự bê thức ăn về bàn. Tuy nhiên, kiểu tự phục vụ của quán phở này thì quả thật không giống ai.
“Mình ăn buổi tối nên không đông lắm, dễ dàng tìm được chỗ nhưng mà quả thật là tiếp tục bực mình vì bàn la liệt bát khách đã ăn mà không ai chịu dọn. Mình quay ra thấy có 1 đứa nhân viên, là con gái, đứng chơi, nói mãi cũng chịu nhấc mông lên cầm bát vào, ấy là sau khi mình đã phải dẹp đống bát đũa đó sang 1 bên để lấy chỗ ngồi.
Tìm mãi không thấy hạt tiêu mình mới bảo “chị ơi em xin ít hạt tiêu nhé”, nhân viên đứng ngay cạnh mà cố tình không trả lời. Mình nhắc lại. Cô này bảo “có…sẵn trong bát chị rồi đấy!?” (mà biết chắc phở ở đây không có hạt tiêu trong nước). Lúc này mình cố kiềm chế và bảo “dạ vậy thì cho em xin thêm!”. Cô này liền bảo “Không được!”, nói xong bỏ đi luôn, để lại mình trong ngỡ ngàng với câu trả lời quá thô lỗ”, Hồng kể lại.
Là người thích phở nên Hồng đã ăn rất nhiều nơi. Theo cảm nhận của cô thì phở quán này không có gì đặc biệt so với giá 50 ngàn/bát, với thái độ phục vụ như vậy mà không hiểu sao quán vẫn đông khách.
“Nước rất bình thường, chả có gì đặc biệt! Chẳng thơm, chẳng đậm đà, nói chung là không đến nỗi quá tệ mà chỉ ở mức 4/10! Mình từng ăn rất nhiều hàng phở ngon gấp nhiều lần. Có thể khẩu vị mỗi người mỗi khác nhưng với mình thì không ngon, và với chất lượng phục vụ kiểu kia thì cũng xin miễn có lần sau. Việc mình không ăn dĩ nhiên là cũng chả ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của họ nhưng chia sẻ thế này để bạn nào chưa ăn thì tham khảo!”, Hồng chia sẻ.

K. Minh
(còn nữa)
(VNN) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét