Nông dân - người khổ nhất nứơc ta hiện nay ?
“Ông lão dắt trâu đi bừa
Là con ông lão ngày xưa đi cày”
Vâng. Đúng thế. Hơn nửa thế kỉ Việt nam dành được độc lập mà hơn 80%
dân số nước ta vẫn không thoát khỏi bi kịch khốn khổ, buồn đau bởi nghèo
đói và đủ thứ đè nén, lừa gạt.
Thế hệ gần thất thập của chúng tôi còn nhớ một bài ca trong đó có ca từ
“nông dân là quân chủ lực đội quân đồng bào….. Không có nông dân thì
kháng chiến ta không thể thành công “. Chân lý của ca khúc này không chỉ
đúng trong kháng chiến chống Pháp mà còn chuẩn cả trong chiến tranh
chống Mỹ. Và mỗi khi nghĩ đến nông dân thời có thể coi là thịnh vượng
thì bao giờ tôi cũng nhớ đến mấy bức ảnh. Đó là bức “nhận ruộng” chụp
cảnh một bà lão nông dân mặc áo nâu hớn hở bế cháu “cắm thẻ nhận ruộng”.
Vâng đây là bức ảnh điển hình của CCRD. Ta cứ tạm gạt bỏ những sai lầm
đi thì sau cuộc sự kiện long trời lở đất với khẩu hiệu “người cầy có
ruộng” đó. Bình quân mỗi hộ của hơn hai triệu nông dân miền Bắc trong
năm 1953- 1956 được chia 0,35 ha ruộng, 0,87 nông cụ và 0,071 nhà quả
thực. Cũng nằm trong chùm ảnh của một thời thịnh vượng ngắn ngủi đó của
nông dân còn ba bức ảnh có gắn liền với Bác Hồ kính yêu vào năm 1958 tát
nứơc bằng gầu giai từ Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Người đạp xuồng đưa
nứơc vào ruộng. Người cùng ôm lựơm lúa mới thu hoạch với người nông dân.
Hơn 30 năm sau, vào năm 1989 tôi laị thấm thía về tình trạng nông dân
được mô tả trong cuốn tiểu thuyết“chân trời vỡ đôi”.. Nội dung tiểu
thuyết “chân trời vỡ đôi” ( còn có tên phụ là Vụ án mạng làng Chiện) gần
như tường thuật cái lõi, tiên lượng cau chuyện về vụ Đoàn văn Vươn nổi
tiếng trong thời gian gần đây. Chuyện rất đơn giản nhưng rất điển hình
với mô típ”quan bức dân phản” cuốn tiểu thuyết đã nói lên một thực trạng
đau lòng về nông dân Việt nam từ hơn nửa thế kỉ này là giai cấp luôn
luôn bị lợi dụng và lạm dụng.. Sau gần ba mươi năm trời bị một người bạn
thân (ông Lẫm chủ tịch xã) lợi dụng lỗi lầm nhỏ của mình đã bắt hai
Nghĩa đồng loã làm những việc sai trái, thất nhân tâm cuối cùng buộc Hai
Nghĩa giết một người tranh chức với Lẫm nhiệm kì mới. Hai Nghĩa đã đâm
chết Lẫm trên mâm rượu. Ngay sau khi “chân trời vỡ đôi” ra đời nhà thơ
Hoàng Nhuận Cầm đã nói với tác giả ý định chuyển thể cuốn tiểu thuyết
này. Gần đây đạo diễn Quốc Trọng cũng tỏ ý muốn đưa”chân trời vỡ đôi”lên
màn ảnh….
Nhưng
thôi đấy là chuyện của các nhà nghệ thuật còn trở lại tình cảnh người
nông dân tôi chợt nhớ đến lời khuyên của giáo sư Philip Kotles cha đẻ
của học thuyết Makéttinh hiện đại trong buổi nói chuyện tại TPHCM cách
đầy ba, bốn năm mà giá vé vào nghe ông nói lên đến 500 Đô la Mỹ. Vị giáo
sư này nói đại ý “nếu Trung quốc là công xưởng của thế giới. Ấn độ là
văn phòng của Thế giới thì Việt nam nên làm nhà bếp của Thế giới”. Để
chứng minh cho lời khuyên này Philip Kotles đã nói đến sức mạnh của nền
văn minh lúa nứơc của Việt nam đã tạo ra thứ nguyên liệu siêu phẩm để
thổi cơm, làm bánh, nấu rượu từ hàng nghìn năm nay. Bên cạnh đó các loại
gia cầm như gà, vịt..sản vật dưới nứơc như cá, tôm… đều có thể chế ra
những món ăn ngon lành vào hàng đầu thế giới. Ông so sánh gà đi bộ(
chicken walking), rồi cá tôm ở Mỹ và các nứơc Châu Ấu, châu Mỹ đều quá
to và không thể ngon bằng Việt nam. Ông đã thốt lên “Delicious.
Delicious”( ngon quá, ngon quá ) khi thưởng thức gà đi bộ nướng ở miền
tây…Tất cả những sản vật để Việt nam trở thành đầu bếp của thế giới đó
đều bắt nguồn từ cánh đồng và từ bàn tay người nông dân Việt nam….Đó là
thế mạnh Việt nam mà không quốc gia nào có được….Và chỉ dưạ vào thế mạnh
đặc trưng đó Việt nam mới trở thành cường quốc kinh tế.
Nhưng đáng buồn thay. Gần hai mươi năm qua kể từ khi hội nhập và đổi
mới. Cơn bão các dự án công nghiệp tràn ngập vào nước ta huỷ hoại một
cách tàn khốc những cánh đồng và môi trường Việt nam. Đi dọc QL5, trung
tâm của đồng bằng, vựa thóc của Bắc Bộ được bồi đắp bằng phù sa sau hàng
triệu năm của hệ thống sông Hồng giờ đây mỗi một người có lương tâm đều
giật mình nhìn nhưng khu công nghiệp phụ trợ của VinaShin, Vinaline ,
Vinamoto…, những dự án treo của các khu công nghiệp, các sân gôn… với
hàng vạn ha bị bỏ hoang, phong hoá vì đất đai mầu mỡ đã bị bê tông hoá,
bị cát và đá sỏi làm nền cho các khu công nghiệp huỷ hoại. Những sản vật
tôm cá đặc sản của các dòng sông, dòng kênh của cả nứơc ta đang chết
dần chết mòn đi đến huỷ diệt vì chất thải công nghiệp, vì cách đánh bắt
không nghĩ đến ngày mai …Người ta từng tung hô các dự án nứơc ngoài một
thời đổ vào nứơc ta..Nhưng vì những cái lợi nhóm, cá nhân, với cái nhìn
thiển cận cộng thêm cái lợi trứơc mắt …người ta gần như quên đi thế mạnh
của nứơc ta là nông nghiệp với hơn 80 % dân số là nông dân, để chạy
theo những dự án công nghiệp các nứơc tiên tiến trên thế giới đi trước
nứơc ta hàng thế kỉ. Cũng vì sự thiển cận và cái lợi trước mắt đó không
ít người không biết hoặc cố tình quên một câu ví rất kinh tế về dự án
nước ngoài khi xâm nhập các quốc gia đang phát triển. Các dự án nứơc
ngoài giống như đàn chim di trú có con lành, có con mang đủ chứng bệnh
…Người khôn ngoan phải biết chọn con chim nào ngon, sạch để bắt chứ
không thể chấp nhận tất cả. Nếu không nền kinh tế đó sẽ bị tác hại trước
mắt và lâu dài bởi các nguồn bệnh nguy hiểm mà đàn chim di trú mang
lại.
Những cánh đồng mẫu mỡ, thẳng cánh cò bay bị tàn sát không thương tiếc
thì người đón nhận thiệt hại đầu tiên là nông dân. Một thủa người nông
dân vui mừng được chia ruộng, rồi lại thu lại bị lùa vào hợp tác để rồi
đẻ ra tình trạng”mỗi người làm việc bằng hai để cho chủ nhiệm mua đài
mua xe”. Và ngày nay giá đất đền bù cho mỗi mét đất màu mỡ trong mảnh
ruộng nuôi sống người nông dân hàng ngàn đời chỉ bằng một phần trăm giá
khi người ta dựng lên những khu đô thị, khu công nghiệp. Người nông dân
mất ruộng và mất luôn hi vọng trước những lời hứa về khu định cư, về
việc làm…Cuối cùng chỉ là những lời hứa hão trước những khu tồi tàn, và
con cái họ đã trở thành đội quân thất nghiệp trên chính quê hương, mảnh
đất của mình.
Bi kịch của người nông dân xuất hiện từ đây. Được một ít tiền đền bù nhỏ
nhoi, người nông dân phá căn nhà tổ tiên yên ấm hàng ngàn đời, phá luỹ
tre xanh, lấp ao, chuôm lấy đất bán…và thất nghiệp. Những thanh niên
nông dân vô công rồi nghề trở nên những con mồi cho những tệ nạn nghiện
hút, cờ bạc, trò chơi điện tử. Nhưng bi kịch khủng khiếp thực sự hiếm
hoi ở nông thôn Việt nam thủ bình yên thì nay xẩy ra như cơm bữa. Con
giết cha, cháu giết bà, anh em trở thành thù địch cũng từ những đồng
tiền đền bù nhỏ nhoi và những mảnh đất. Tình làng nghĩa xóm bị phá vỡ.
Thủa bao cấp người ta cho nhau từng mẫu đất, còn hiện nay bạn bè, hàng
xóm, người thân trở thành thù địch vì mấy thẻo đất. Bên cạnh làn gió độc
của những dự án là sự buông xuôi của các cơ quan chức năng đối với
người nông dân.
Khi tôi lên biên giới Hà Giang nghe bà con nói cách đây gần chục năm cán
bộ tuyên bố. Các hộ ra làm nhà nơi vùng biên sẽ được nhà nứơc cấp cho
25 cân gạo một tháng, trẻ em sẽ có trường học, có hồ treo cung cấp
nước….Nhưng lời tuyên bố này đến nay vẫn chưa được thực hiện…Thế cho nên
vì nghèo đói mà bao cô gái trở thành con mồi cho những kẻ buôn người.
Con gái nông dân các tỉnh phía Bắc bị bán thành vợ chung cho gia đình
nông dân xứ người, thành gái mãi dâm bên Trung Quốc. Con gái nông dân
các tỉnh miền tây thì lao vào các cuộc tuyển lựa vợ như tuyển chọn súc
vật cho người Hàn Quốc. Chưa hết vì nghèo đói, vì thất nghiệp vì cơ quan
chức năng lãng quên người nông dân nên người nông dân ta hết khốn khổ
vì gom nhặt móng trâu, rễ hồi đến khốn khổ vì nuôi đỉa, trồng khoai lang
cho thương lái Trung Quốc. Đó là chưa kể khi cửa khẩu biên giới mở
toang ra trong sự thờ ơ, thiếu những biện pháp cứng rắn để bảo vệ nên
làn sóng gà thải trọc đầu, cá tầm Trung Quốc rồi khoai tây, gừng, rau củ
Trung quốc mang chất bảo quản đầy độc hại, kể cả chất gây ung thư tuôn
vào mỗi ngày hàng nghìn tấn chẳng những giết chết những trại gà, đàn gà
của nông dân phía Bắc. Những trại nuôi tôm, những bè nuôi cá ở phía nam.
Làm teo tóp và mất đi những trung tâm nuôi trồng rau củ của nông dân cả
nứơc.
Cũng từ những cửa khẩu bị mở toang thiếu sự quản lý trách nhiệm này nên
nông sản xuất khẩu của những người nông dân Việt nam mới bị chèn ép giá,
gây thiệt hại. Từ hàng chục năm nay có lẽ không năm nào tại các cửa
khẩu tiểu ngạch hay chính ngạch nơi phía Bác như Tân Thanh, hay Lạng
Sơn, Lào Cai, Móng Cái …không có hàng đoàn xe trọng tải lớn chở dưa hấu,
thanh long, vải Lục Ngạn bò từng bứơc để xuất sang Trung Quốc. Không vụ
hoa trái nào các cửa khẩu này không có hàng trăm, hàng nghín tấn dưa
hấu, thanh long… bị ế thừa quay về, bị bán re, bị vứt bỏ…trước sự đau
xót đến đắng lòng của người nông dân trồng cây đến ngày ăn quả. Chưa
hết nếu nông thôn quanh các khu đô thị mới đang ngày ngày khốn khó chống
đỡ cơn lốc đô thị hoá thì biết bao trai gái các vùng sâu vùng xa từ
Thanh Hoá, Nghệ an, Hoà Bình ..cho đến An Giang, Cần thơ, Cà Mau . …vì
nghèo đói, vì không có ruộng vườn đã chẳng những trở thành nguồn lao
động rẻ mạt tại các khu công nghiệp đang làm ăn thất bát với tình trạng
tăng vọt tỉ lệ con gái chưa chồng nạo thai, con trai thành trộm cướp,
nghiện hút gây ra các vụ án động trời mà còn là nguồn cung cấp bất đắc
dĩ cho các dịch vụ ăn chơi của những kẻ lắm tiền nơi Đồ Sơn, Quất Lâm,
khu nứơc nóng Thanh thuỷ…Phía Bắc. Các khu ăn chơi ở Thành phố Hồ chí
Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt ..phía nam…
Để kết thúc bài viết này tôi xin kể câu chuyện nhỏ. Tuần trước anh họ
tôi ở làng Mỹ Đình gọi điện bảo tôi vào chơi. Khi tôi vào thì anh đưa
tôi lên gác tư. Tôi chưa kịp hỏi gì anh tôi thì thào:
- Thằng lớn thì anh sắn cho một khoảnh đất hơn trăm mét. Nó káy vợ, làm
nhà xong tưởng yên ổn. Ai ngờ vừa rồi phải bán tống bán táng đi lấy tiến
trả nhưng vẫn không đủ nên giờ chạy bán tháo chả biết ở đâu vì dính lô
đề, cá cựơc bóng đá, hụi hiệc gì đấy. Còn thằng út này thì cho anh ở
trên này vì nó không chịu được mùi thuốc lào và xấu hổ khi bè bạn nó vào
thấy bố cổ lỗ, không hợp lối sống mới .
Anh tôi rít đén tụ nõ điều thuốc lào rồi chỉ tay bảo cùng anh lên sân
thượng. Vừa lên đến nơi, tôi chưa nhận ra điều gì thì anh tôi đứng sững
giữa sân giơ ngón tay trỏ lên lên, xuống xuống. Rồi tiếng chim ngói bỗng
cất lên gióng giả bổ đôi, bổ ba. Anh tôi vẫn đều đặn giơ tay lên làm
nhịp cho chim gù nhưng nứơc mắt rấn rấn. Tôi im lặng không nói gì thì
anh tôi quay sang lảm bẩm như nói một mình:
- Bẩy mốt rồi cứ mỗi lần nghe tiếng chim cu gù mà anh nhớ đồng làng quá.
Ngày xưa gạo Mỹ đình ngon lắm có lẽ chỉ có cái gié, với tám thơm thì
không bằng bên Mễ Trì, chứ nếp thì…Cốm làng Vòng ngon là do nếp Mỹ
Đình…Ấy thế mà bây giờ đến cốm làng Vòng nó cũng tẩm hoá chất cho xanh
chú bảo thế nào…
Tôi ngẩn người nhìn lão nông bảy mốt tuổi đang bị con cái cầm tù nơi gác
thượng vì không bỏ được thuốc lào, vì nhớ về nông thôn thời xa xưa.
Nhưng dù sao anh tôi vẫn còn may mắn hơn chán vạn hàng triệu triệu nông
dân Việt nam. Rõ ràng đất ruộng là thế, nứơc non có giặc giã gì đâu mà
bỗng bị đẩy xuống, dồn lại thành giai tầng khốn khổ nhất xứ Việt nam
đang nhiễu loạn này…
Quỳnh Mai ngày 29/6/2013
Nhà văn Nguyễn Hiếu
(Pháp Luật và đời sống )
Vụ Dương Chí Dũng: Vì sao chưa khởi tố vụ án nhận hối lộ?
(ĐSPL) – Với
những thông tin về “ông anh” mà Dương Chí Dũng đã khai trong phiên tòa
xét xử Dương Tự Trọng ngày 7-8/1 vừa qua, HĐXX đã khởi tố vụ án Cố ý làm
lộ bí mật nhà nước theo Điều 263 BLHS. Liên quan đến 500 nghìn USD
Dương Chí Dũng khai đưa cho "ông anh", vì sao chưa khởi tố vụ án nhận hối lộ?
Trong phiên xét xử chiều 7/1, Dương Chí Dũng đã tiết lộ nhiều thông tin về người đã mật báo cho mình để tiến hành cuộc đào tẩu vào chiều 17/5/2012. Theo lời khai của Dương Chí Dũng,
đây là một “ông anh” làm ở Bộ Công an. Để liên lạc với người này, Dương
Chí Dũng đã sử dụng một sim rác có số thuộc hàng “tứ quý” là
0975.00.8888. Bên cạnh đó, Dương Chí Dũng cũng khai rằng đã đưa “quà lót
tay” cho “ông anh” này là 500 nghìn USD.
Trước những thông tin này, trong buổi chiều 8/1 tuyên án vụ Dương Tự Trọng
cùng đồng phạm Tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài, HĐXX do thẩm phán
Trương Việt Toàn giữ ghế chủ tọa đã khởi tố vụ án Cố ý làm lộ bí mật nhà
nước theo Điều 263 BLHS. Trước đó, sau khi có những tình tiết mới từ
lời khai của Dương Chí Dũng, VKS đã đề nghị HĐXX khởi tố vụ án theo Điều
286 BLHS về tội Cố ý làm lộ bí mật công tác.
Trong phiên xét xử chiều 7/1, Dương Chí Dũng đã khai ra "ông anh" mật báo |
Có
rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc HĐXX đã khởi tố vụ án liên
quan đến một lãnh đạo cấp cao trong ngành Công an với tội danh nặng hơn
tội danh mà VKS đã đề nghị truy tố.
Cụ
thể, theo Điều 286 BLHS về tội Cố ý làm lộ bí mật công tác quy định
“người nào cố ý làm lộ bí mật công tác… mà phạm tội gây hậu quả nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”. Cố ý làm lộ bí mật công
tác gây hậu quả nghiêm trọng được hiểu là trường hợp do làm lộ bí mật
công tác nên đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội. Những
thiệt hại này có thể là thiệt hại về thể chất, vật chất hoặc những thiệt
hại phi vật chất.
Điều
263 BLHS về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước quy định như sau: “người
nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước… Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm
năm…”.
Pháp lệnh
số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 của UBTVQH có nêu lên định nghĩa
về Bí mật Nhà nước tại Điều 1 như sau: “Bí mật Nhà nước là những tin về
vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan
trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế,
khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc
chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Liệu khai ra người mật báo, Dương Chí Dũng có được giảm án? |
Người
cố ý làm lộ bí mật nhà nước là người biết rõ hành vi của mình sẽ gây
thiệt hại cho người khác, cho lợi ích quốc gia, dân tộc mà vẫn thực hiện
và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như
vậy, với việc HĐXX khởi tố vụ án liên quan đến cán bộ cấp cao của BCA
theo Điều 263 chứ không phải Điều 286 cũng đã ít nhiều liên quan tới
việc thay đổi khung hình phạt mà bị cáo trong vụ án này phải nhận. Theo
Điều 286 thì mức án cao nhất sẽ là 7 năm tù, còn theo Điều 263 thì khung
hình phạt cao nhất lên tới 15 năm tù.
Liên
quan tới vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, để có thể xét xử một cách
nghiêm minh, đúng người đúng tội, tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm, cần
phải tiến hành điều tra nghiêm túc, phải căn cứ vào nhiều nguồn chứng
cứ khác nhau, phải tiến hành xác minh lời khai của Dương Chí Dũng chứ
không thể chỉ dựa trên lời khai đó mà vội vàng đưa vụ án ra xét xử.
Theo ý kiến của Luật sư
Phạm Thanh Bình, được đăng tải trên báo Vnexpress, thì việc khai ra
thông tin “ông anh” mật báo, Dương Chí Dũng hoàn toàn có thể được giảm
nhẹ hình phạt. Cụ thể là sau khi CQĐT tiến hành xác minh lời khai của
Dương Chí Dũng, nếu thấy những lời khai này hoàn toàn chính xác, là căn
cứ để có thể phát hiện tội phạm mới, đưa vụ án mới ra xét xử, thì tình
tiết “khai báo thành khẩn” và “tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách
nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm” sẽ có thể trở thành căn cứ giảm án
cho Dương Chí Dũng tại phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo này liên quan
đến đại án tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam theo quy
định tại Khoản p và q, Điều 46 BLHS.
Tuy
nhiên, nếu trong quá trình điều tra, CQĐT xác định thấy lời khai của
Dương Chí Dũng về cuộc điện thoại mật báo cũng như khoản tiền được cho
là “quà lót tay” là không đúng sự thật, thì bị cáo có thể bị truy tố
thêm tội danh “Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật”
theo Điều 307 BLHS hoặc tội “Vu khống” theo Điều 122 BLHS.
| ||
Xung
quanh vụ án này, dư luận cũng đặt ra câu hỏi, tại sao trong phiên xét
xử chiều 7/1, Dương Chí Dũng đã khai ra danh tính “ông anh” mật báo và
khoản tiền bị cáo này đưa làm “quà” cho ông anh lên tới 500 nghìn USD mà
HĐXX mới chỉ khởi tố vụ án Cố ý làm lộ bí mật nhà nước, còn hành vi
nhận hối lộ của cán bộ cấp cao ngành Công an này vẫn chưa thấy được đề
cập đến?
Trước câu hỏi này, luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM đã có câu trả lời được đăng tải trên kênh BBC Việt Nam (bbc.co.uk). Theo quan điểm của Luật sư Bùi Quang Nghiêm, với lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa về việc nhận hối lộ của một cán bộ ngành Công an, đây là một vấn đề nghiêm trọng, cho nên đứng trước những bằng chứng khác nhau, mà cụ thể ở đây là lời khai của bị cáo, CQĐT cần phải tiến hành xác minh, kiểm tra rất kỹ nguồn chứng cứ này, xem có đúng là có dấu hiệu đưa và nhận hối lộ hay không, hay chỉ đơn giản là lời khai tại tòa của bị cáo. Không thể tiến hành khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can ngay được khi mà chưa có đầy đủ các bằng chứng.
Phó Chủ nhiệm Đoàn sư TP.HCM cũng cho biết, thậm chí cũng có khả năng không khởi tố nếu như sự việc được xác minh mà không có đủ bằng chứng, chứng cứ theo quy định của pháp luật.
“Phải dứt điểm chuyện Dương Chí Dũng tố cáo quan chức ngành Công an”
(GDVN) - Ông Vũ Mão: "Theo quan điểm của tôi thì phải làm dứt điểm
chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công
bằng – minh bạch".
Ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Ngọc Quang. |
Như Báo Giáo dục Việt Nam đã đưa, tại
phiên tòa ngày 7/1/2014, Dương Chí Dũng đã khai nhận được tin mình bị
khởi tố bắt giam từ một vị lãnh đạo của ngành công an nên bỏ trốn. Đồng
thời, Dương Chí Dũng cũng khai đã đưa cho vị lãnh đạo này 500.000 USD để
nhờ chạy án.
Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội xét thấy đây là dạng thông tin tuyệt mật của nhà nước nhưng đã lộ thông tin nên đề nghị khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam tối qua, ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, việc Dương Chí Dũng khai trước tòa là nhận được tin tuyệt mật từ một cán bộ của ngành công an đang gây sự chú ý đặc biệt của nhân dân cả nước.
“Dương Chí Dũng khai thật hay bịa chuyện? Lúc này chưa thể đưa ra kết luận được. Nhưng công đường là nơi nghiêm minh, vì thế việc Dương Chí Dũng nói trước tòa hoàn toàn có thể coi là một trong những căn cứ quan trọng để khởi tố điều tra vụ án làm lộ bí mật của nhà nước. Dù Dương Chí Dũng không khai như vậy thì mọi người cũng đều đã biết thông tin bị lộ ngay từ đầu, bởi nếu không lộ làm sao anh ta biết mà bỏ trốn. Vậy phải làm rõ thông tin lộ từ đâu? Ai đã “thông báo tuyệt mật” để Dương Chí Dũng bỏ trốn? Cái này thuộc về nghiệp vụ, tôi tin là cơ quan chức năng sẽ sớm làm sáng tỏ”, ông Mão bày tỏ.
Cũng theo ông Vũ Mão, việc Dương Chí Dũng nói thẳng tên vị cán bộ của ngành công an đã báo tin tuyệt mật cho mình tại tòa án có lẽ gây sự chú ý của dư luận còn nhiều hơn cả việc xét xử bị can này, bởi đây là một thông tin chấn động thực sự.
“Theo quan điểm của tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch. Nếu không có căn cứ để kết tội vị cán bộ của ngành công an thì phải công bố để cho toàn dân biết, còn giả sử trong trường hợp có vấn đề bất thường thì các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét xử lý nghiêm minh để giữ vững lòng tin của nhân dân vào sự trong sạch của Đảng, của các cấp chính quyền”, ông Mão nói.
Bên cạnh đó, ông Vũ Mão cũng cho rằng, phải tiếp tục truy trách nhiệm của Bộ GTVT là đơn vị chủ quản Vinalines và những cá nhân và tổ chức khác có liên quan.
“Nhà nước đã bị thiệt hại một số tiền khổng lồ, suy cho cùng đấy là tiền mồ hôi nước mắt của dân chứ có phải tự nhiên ở đâu rơi xuống. Chưa nói tới tham nhũng, mà chi tiêu không hợp lý gây lãng phí cũng là có tội với dân. Bác Hồ đã dạy, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, ông Mão chia sẻ.
Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội xét thấy đây là dạng thông tin tuyệt mật của nhà nước nhưng đã lộ thông tin nên đề nghị khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam tối qua, ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, việc Dương Chí Dũng khai trước tòa là nhận được tin tuyệt mật từ một cán bộ của ngành công an đang gây sự chú ý đặc biệt của nhân dân cả nước.
“Dương Chí Dũng khai thật hay bịa chuyện? Lúc này chưa thể đưa ra kết luận được. Nhưng công đường là nơi nghiêm minh, vì thế việc Dương Chí Dũng nói trước tòa hoàn toàn có thể coi là một trong những căn cứ quan trọng để khởi tố điều tra vụ án làm lộ bí mật của nhà nước. Dù Dương Chí Dũng không khai như vậy thì mọi người cũng đều đã biết thông tin bị lộ ngay từ đầu, bởi nếu không lộ làm sao anh ta biết mà bỏ trốn. Vậy phải làm rõ thông tin lộ từ đâu? Ai đã “thông báo tuyệt mật” để Dương Chí Dũng bỏ trốn? Cái này thuộc về nghiệp vụ, tôi tin là cơ quan chức năng sẽ sớm làm sáng tỏ”, ông Mão bày tỏ.
Cũng theo ông Vũ Mão, việc Dương Chí Dũng nói thẳng tên vị cán bộ của ngành công an đã báo tin tuyệt mật cho mình tại tòa án có lẽ gây sự chú ý của dư luận còn nhiều hơn cả việc xét xử bị can này, bởi đây là một thông tin chấn động thực sự.
“Theo quan điểm của tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch. Nếu không có căn cứ để kết tội vị cán bộ của ngành công an thì phải công bố để cho toàn dân biết, còn giả sử trong trường hợp có vấn đề bất thường thì các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét xử lý nghiêm minh để giữ vững lòng tin của nhân dân vào sự trong sạch của Đảng, của các cấp chính quyền”, ông Mão nói.
Bên cạnh đó, ông Vũ Mão cũng cho rằng, phải tiếp tục truy trách nhiệm của Bộ GTVT là đơn vị chủ quản Vinalines và những cá nhân và tổ chức khác có liên quan.
“Nhà nước đã bị thiệt hại một số tiền khổng lồ, suy cho cùng đấy là tiền mồ hôi nước mắt của dân chứ có phải tự nhiên ở đâu rơi xuống. Chưa nói tới tham nhũng, mà chi tiêu không hợp lý gây lãng phí cũng là có tội với dân. Bác Hồ đã dạy, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, ông Mão chia sẻ.
Ông Vũ Mão nhận định, cần sớm làm rõ lời khai của Dương Chí Dũng về sự liên quan tới một lãnh đạo của ngành công an để công bố cho toàn dân biết. |
Từng kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo từ
địa phương tới trung ương, ông Vũ Mão nhận định, công tác tuyển chọn và
đào tạo cán bộ nguồn là hết sức quan trọng, nhưng thời gian qua đã bộc
lộ nhiều điểm bất ổn, đồng thời cơ chế quản lý của nhà nước cũng lỏng
lẻo nên dễ bị những người có quyền lợi dụng để trục lợi.
“Cứ theo quy định của nhà nước thì Dương Chí Dũng không thể tự ý chi vài chục triệu USD như vậy mà phải xin phép cấp trên, vậy tại sao bây giờ chỉ Dương Chí Dũng lãnh tội, còn những người khác có liên quan chẳng lẽ vô can hay sao? Qua những vụ án tham nhũng lớn thời gian vừa qua, cơ quan nhà nước cũng phải xem lại quy trình quản lý, tìm ra lỗ hổng để ngăn chặn những trường hợp khác”, ông Mão đánh giá.
Nói về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, ông Vũ Mão tiếp tục chỉ ra một số vấn đề nổi cộm: Thứ nhất, hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng cần được hoàn chỉnh hơn nữa. Thứ hai, các cơ quan nhà nước cần làm tốt hơn và chịu trách nhiệm đến cùng. Thứ ba, chất lượng và hiệu quả của việc kê khai tài sản. Thứ tư, cần xác định rõ hai việc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm như quy định của Hiến pháp.Thứ năm, muốn chống tham nhũng có kết quả, cần phải đi đến cùng của mỗi vụ việc.
“Lâu nay, nhân dân rất không hài lòng với cách giải quyết các vụ tham nhũng không đến nơi đến chốn và đã để lại nhiều dư luận xấu, vì thế theo tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch. Đấy là chìa khóa để gìn giữ niềm tin của nhân dân với Đảng, với Quốc hội, với Chính phủ và với chế độ ta hiện nay”, ông Mão nhấn mạnh.
“Cứ theo quy định của nhà nước thì Dương Chí Dũng không thể tự ý chi vài chục triệu USD như vậy mà phải xin phép cấp trên, vậy tại sao bây giờ chỉ Dương Chí Dũng lãnh tội, còn những người khác có liên quan chẳng lẽ vô can hay sao? Qua những vụ án tham nhũng lớn thời gian vừa qua, cơ quan nhà nước cũng phải xem lại quy trình quản lý, tìm ra lỗ hổng để ngăn chặn những trường hợp khác”, ông Mão đánh giá.
Nói về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, ông Vũ Mão tiếp tục chỉ ra một số vấn đề nổi cộm: Thứ nhất, hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng cần được hoàn chỉnh hơn nữa. Thứ hai, các cơ quan nhà nước cần làm tốt hơn và chịu trách nhiệm đến cùng. Thứ ba, chất lượng và hiệu quả của việc kê khai tài sản. Thứ tư, cần xác định rõ hai việc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm như quy định của Hiến pháp.Thứ năm, muốn chống tham nhũng có kết quả, cần phải đi đến cùng của mỗi vụ việc.
“Lâu nay, nhân dân rất không hài lòng với cách giải quyết các vụ tham nhũng không đến nơi đến chốn và đã để lại nhiều dư luận xấu, vì thế theo tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch. Đấy là chìa khóa để gìn giữ niềm tin của nhân dân với Đảng, với Quốc hội, với Chính phủ và với chế độ ta hiện nay”, ông Mão nhấn mạnh.
Vụ “Bầu” Kiên: Ông Phạm Trung Cang không còn ở VN sẽ nảy sinh vấn đề pháp lý rắc rối
Ông Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB |
Theo vị cán bộ này thì trước đó, cơ quan CSĐT đã từng khởi tố để điều tra ông Cang, nhưng sau đó lại đình chỉ điều tra. Vị cán bộ này cũng cho biết, đối với vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” mà TAND TP.Hà Nội đã khởi tố, hiện nay Viện KSND TP.Hà Nội đang thụ lý, các cơ quan tư pháp cũng đang rất quan tâm đến vụ này và sẽ có sự phối hợp giữa các cơ quan để điều tra, làm rõ.
Đối với vụ án Nguyễn Thanh Chấn, hiện cơ quan ANĐT - Bộ Công an đang điều tra, làm rõ và chưa có kết luận. Tương tự, vụ án Đỗ Thị Hằng ở Bắc Giang, Viện KSND Tối cao cũng đang nghiên cứu hồ sơ để có những quyết định cuối cùng.
(Lao động)
Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1
Thắm thoát đã 40 năm rồi.
Tôi còn nhớ như in đúng ngày mùng Ba
Tết, tôi đang chúc Tết ở nhà Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, tác giả tác phẩm
Tư Tưởng Việt Nam, nguyên Khoa trưởng Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn,
thì nghe Đài phát Thanh Sài Gòn đưa tin Trung Quốc dùng vũ lực đánh
chiếm quần đảo Hoàng Sa, thú thật tôi thật sự xúc động.
Thật sự tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại xúc động đến như thế, bởi một người nghiên cứu lịch sử như tôi đã được rèn luyện tinh thần khách quan khoa học về những biến cố lịch sử mới có thể tiếp cận được sự thật lịch sử.
Khi triệu tập một số người trong Ban biên tập thông qua ý kiến chuẩn bị một số Tập San Sử Địa đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa thì cũng đã có người nêu ý kiến rằng Tập San Sử Địa phải giữ tính khách quan khoa học, đừng đưa vấn đề thời sự chính trị vào Tập san nghiên cứu, nhất là lại dưa ra một số báo nói về vấn đề thời sự chính trị như thế. Có người viện dẫn các báo, đài đang hàng ngày nêu lên trang báo tít lớn vấn đến thời sự “hải chiến Hoàng Sa”.
Tôi cũng liên tưởng ngay đến có lần một vị giáo sư dạy tôi về phương pháp sử học, tuy có khen nội dung các số tạp san đã xuất bản song đã phê bình lời lẽ thiếu khách quan trong Lá thư Tòa soạn mà chính tôi đã viết, mang tinh thân dân tộc, tinh thần yêu nước .
Tôi nghĩ vị giáo sư khả kính ấy rất có lý, nhất là trong không khí học thuật ở Miền Nam lúc bấy giờ, tính thần “ phi chính trị” rất cao, song tôi không trả lời vị giáo sư ấy mà chỉ ậm ừ cho phải phép. Thật sự lúc bấy giờ tôi đã không”lý luận lý trí” mà chỉ “lý luận con tim”. Con tim có lý của nó, vậy thôi !
Trong buổi họp Ban Biên tập, tôi chỉ lắng nghe và tôi tuyên bố tôi sẽ suy nghĩ để quyết định như các số chủ đề khác, Lúc bấy giờ tôi cũng biết một số người thân thiết với “ Mặt Trận” trong đó có nhà biên khảo Đông Tùng, tên thật là Nguyễn Tư Hồng gốc Nghệ An, đã bị bắt đầy ra Côn Đảo; năm 1963 khi Chính quyền TT Ngô Đình Diệm bị đổ, ông mới được thả. Chính ông đã nhiều lần thuyết phục tôi rằng hiện Tập San Sử Địa rất có uy tín về học thuật, các cơ quan nhà nước từ Phủ quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa, Bộ Ngoãi Giao, Bộ Thông Tin… đang nhập cuộc nghiên cứu về vấn đề Hoàng Sa, nếu Tập san ra số chủ đề không ra gì , sẽ mất uy tín.
Tôi cũng chỉ ậm ừ, không trả lời, song trong bụng tôi lại thấy tự ái dâng trào, tôi lại quyết làm để xem ai hơn ai. Và con tim tôi đã thắng lý trí, tôi đã âm thầm gửi thư riêng đến các học giả ở trong và ngoài nước. Thật không ngờ chỉ trong ba thàng, nội dung có thể tạm hoàn thành một số đặc khảo về Hoàng Sa& Trường Sa.
Song, lý trí của tôi lại buộc tôi suy nghĩ, tôi quyết định không ra ngay số đặc khảo để bị mang tiếng là tham gia vào thời sự chính trị, mà sẽ ấn hành vào dịp kỷ niệm một năm mất Hoàng Sa. Thế là được mọi người tán đồng , nhất là có thêm thời giờ để làm cẩn thận hơn, nhất là về tôi có 4 bài viết trong đó có bài tham gia với tên Hoàng Việt Sơn trong bài Thư mục chú giải của Nhóm các anh Nguyễn Văn Hường, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Nhật Tấn, Trần thế Đức ( về chuyên môn phải để là thư tịch mới đúng).
Nhiều lần'rơi lệ'
Thật sự tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại xúc động đến như thế, bởi một người nghiên cứu lịch sử như tôi đã được rèn luyện tinh thần khách quan khoa học về những biến cố lịch sử mới có thể tiếp cận được sự thật lịch sử.
Khi triệu tập một số người trong Ban biên tập thông qua ý kiến chuẩn bị một số Tập San Sử Địa đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa thì cũng đã có người nêu ý kiến rằng Tập San Sử Địa phải giữ tính khách quan khoa học, đừng đưa vấn đề thời sự chính trị vào Tập san nghiên cứu, nhất là lại dưa ra một số báo nói về vấn đề thời sự chính trị như thế. Có người viện dẫn các báo, đài đang hàng ngày nêu lên trang báo tít lớn vấn đến thời sự “hải chiến Hoàng Sa”.
Tôi cũng liên tưởng ngay đến có lần một vị giáo sư dạy tôi về phương pháp sử học, tuy có khen nội dung các số tạp san đã xuất bản song đã phê bình lời lẽ thiếu khách quan trong Lá thư Tòa soạn mà chính tôi đã viết, mang tinh thân dân tộc, tinh thần yêu nước .
Tôi nghĩ vị giáo sư khả kính ấy rất có lý, nhất là trong không khí học thuật ở Miền Nam lúc bấy giờ, tính thần “ phi chính trị” rất cao, song tôi không trả lời vị giáo sư ấy mà chỉ ậm ừ cho phải phép. Thật sự lúc bấy giờ tôi đã không”lý luận lý trí” mà chỉ “lý luận con tim”. Con tim có lý của nó, vậy thôi !
Trong buổi họp Ban Biên tập, tôi chỉ lắng nghe và tôi tuyên bố tôi sẽ suy nghĩ để quyết định như các số chủ đề khác, Lúc bấy giờ tôi cũng biết một số người thân thiết với “ Mặt Trận” trong đó có nhà biên khảo Đông Tùng, tên thật là Nguyễn Tư Hồng gốc Nghệ An, đã bị bắt đầy ra Côn Đảo; năm 1963 khi Chính quyền TT Ngô Đình Diệm bị đổ, ông mới được thả. Chính ông đã nhiều lần thuyết phục tôi rằng hiện Tập San Sử Địa rất có uy tín về học thuật, các cơ quan nhà nước từ Phủ quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa, Bộ Ngoãi Giao, Bộ Thông Tin… đang nhập cuộc nghiên cứu về vấn đề Hoàng Sa, nếu Tập san ra số chủ đề không ra gì , sẽ mất uy tín.
Tôi cũng chỉ ậm ừ, không trả lời, song trong bụng tôi lại thấy tự ái dâng trào, tôi lại quyết làm để xem ai hơn ai. Và con tim tôi đã thắng lý trí, tôi đã âm thầm gửi thư riêng đến các học giả ở trong và ngoài nước. Thật không ngờ chỉ trong ba thàng, nội dung có thể tạm hoàn thành một số đặc khảo về Hoàng Sa& Trường Sa.
Song, lý trí của tôi lại buộc tôi suy nghĩ, tôi quyết định không ra ngay số đặc khảo để bị mang tiếng là tham gia vào thời sự chính trị, mà sẽ ấn hành vào dịp kỷ niệm một năm mất Hoàng Sa. Thế là được mọi người tán đồng , nhất là có thêm thời giờ để làm cẩn thận hơn, nhất là về tôi có 4 bài viết trong đó có bài tham gia với tên Hoàng Việt Sơn trong bài Thư mục chú giải của Nhóm các anh Nguyễn Văn Hường, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Nhật Tấn, Trần thế Đức ( về chuyên môn phải để là thư tịch mới đúng).
Ngày 20 tháng 1 năm 1975, kỷ niệm 1 năm thất thủ chứ không phải kỷ niệm Chiến thắng ngày 19/1, khi Trung Quốc dùng võ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, với tính cách Trưởng Ban tổ chức, tôi phát biểu giới thiệu GS Trần Xuân Quế, đại diện 5 vị Quốc lão chủ tọa ( trong đó có Nhà thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải) phát biểu khai mạc Triển lãm Sử liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và ấn hành Tập Sa Sử Địa số 29, đặc khào về Hoàng Sa& Trường Sa tại Thư Viện Quốc Gia, tôi quá xúc động khiến mọi người ôm nhau khóc ròng như Nhật Báo Sóng Thần hồi ấy đã đưa tin.
Cũng từ đó, không biết bao lần, tôi cứ nghẹn ngào rơi lệ khi có ai nhắc đến ngày 19/1.
Ngay ngày 16/8/ 2012 khi tôi tham gia hội thảo tại Đại Học Harvard về Biển Đông do Hội Sinh viên Việt Nam tại Vùng Boston mở rộng tổ chức, khi nghe một vị nữ tiến sĩ Việt Nam hỏi các diễn giả về sự kiện Hoàng Sa ngày 19/1, tôi đã xúc động mà trả lời rằng câu hỏi của bạn đã làm nhói trái tim tôi và sau tôi được đọc một bài viết của một bạn trẻ với bài “ Một Tiến sĩ sử học đã rơi lệ trên đất nước Mỹ”. Bạn trẻ sinh viên du học ấy cũng nói rất cảm cảm động và tự thấy xấu hổ chưa làm được gì cho Đất nước.
Ngày 21/12/ 2014 vừa qua khi tôi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa qua Hồ sơ tư liệu bằng tiếng Anh hơn 500 trang đã được hoàn chỉnh mà chưa có phương tiện phổ biến trên thế giới tại Đại học Melbourne ( Úc ), ngay khi tôi mở đầu buổi nói chuyện rằng vừa rồi xem Đoạn Video clips về Hải chiến Hoàng Sa do Đài Đồng Nai ở trong nước vừa mới phát, tôi lại liên tưởng đến câu chuyện kể trong một bàn ăn sau buổi nói chuyện về Hoàng Sa của Hội Kinh Tế Biển TP.HCM tổ chức, một sĩ quan hải quân có thuật lại rằng sau ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, có tổ chức một buổi liên hoan chào mừng “ Chiến Thắng Tây Sa”, đã mời Đoàn hải quân VNDCCH lúc đó đang có mặt ở Hải Nam.
Đoàn có đánh điện về cấp trên rằng sẽ không tham dự. Cấp trên hỏi sao lại không tham dự thì Đoàn trả lời “không muốn vỗ tay”. Nhắc đến người Việt Nam bất cứ chính kiến nào cũng như thế, tôi lại nghẹn ngào rơi lệ. Cuối buổi nói chuyện một nữ du học sinh ờ Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa và đã ôm lấy tôi mà khóc.
Và không hiểu tại sao ngay giờ này đây, viết đến đây nước mắt tôi cũng đang dàn dụa nghẹn ngào!
Rôi nghĩ nước mắt nghẹn ngào cho sự kiện ngày 19/1, ngày Hoàng Sa biết đâu sẽ làm cho người Việt Nam ở trong và ngoài nước , nhất là các bạn trẻ sẽ bừng tỉnh rằng suốt thế kỷ XX Việt Nam là nạn nhân của Thời cuộc quốc tế!
Có lẽ lý lẽ con tim của một người công dân Việt
Nam như tôi đã được tôi trình bày vào Ngày 18 tháng 1 năm 2003, khi tôi
bảo vệ Luận án tiến sĩ:” Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại
hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa, tôi đã phổ biến một bản văn
bản:”Thử đặt Vấn đề Hoàng Sa dưới góc độ học thuật”, tôi kêu gọi các nhà
nghiên cứu trên thế giới nhất là những nhà nghiên cứu, giới học thuật ở
Trung Quốc cùng chia xẻ với tôi nguyện vọng đi tìm sự thật lịch sử.
Tôi cũng kêu gọi giới trẻ Việt Nam học suốt đời, góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngày càng chất lượng cao hầu xây dựng cho đất nước một nền kính tế tri thức phát triển trong thế kỷ XXI.Tôi cũng kêu gọi mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, địa phương hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai.
Kế thừa truyền thống lấy chữ Tâm làm đầu mà năm 1992 khi làm phim Thăng Long Hà Nội Xưa, tôi cùng GS Trần Quốc Vượng đã khấn trước Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa rằng “xin Đức Vua phù hộ cho sự hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự”. Tôi cũng nhắc qua một món nợ khác mà tôi phải trả là đem âm nhạc dân tộc, đem hát thơ vào trường học để gíao dục cho các thế hệ trẻ vừa để giữ hồn dân tộc, tạo lòng tự hào dân tộc, bỏ đi những xấu xí của người Việt Nam để mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam hùng cường.
Nhân ngày kỷ niệm 40 năm Trận hải chiến Hoàng Sa 19/1, ngày Hoàng Sa của người Việt Nam bất cứ ở đâu, tôi xin thắp nén hương dâng lên các liệt sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 và cũng xin nhắc lại lời nói không bao giờ quên trong nói chuyện cùng với nhà cựu ngoại giao Dương Danh Dy tại trường Đại Học Ngoại Thương tại Hà Nội năm 2011, khi tôi nói bất cứ ai làm cho Đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và Dân tộc thì một nữ sinh viên đã phát biểu rằng “vậy thì bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa, Trường Sa đều có tội với Tổ tông và Dân tộc”.
Tôi cũng kêu gọi giới trẻ Việt Nam học suốt đời, góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngày càng chất lượng cao hầu xây dựng cho đất nước một nền kính tế tri thức phát triển trong thế kỷ XXI.Tôi cũng kêu gọi mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, địa phương hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai.
Kế thừa truyền thống lấy chữ Tâm làm đầu mà năm 1992 khi làm phim Thăng Long Hà Nội Xưa, tôi cùng GS Trần Quốc Vượng đã khấn trước Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa rằng “xin Đức Vua phù hộ cho sự hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự”. Tôi cũng nhắc qua một món nợ khác mà tôi phải trả là đem âm nhạc dân tộc, đem hát thơ vào trường học để gíao dục cho các thế hệ trẻ vừa để giữ hồn dân tộc, tạo lòng tự hào dân tộc, bỏ đi những xấu xí của người Việt Nam để mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam hùng cường.
Nhân ngày kỷ niệm 40 năm Trận hải chiến Hoàng Sa 19/1, ngày Hoàng Sa của người Việt Nam bất cứ ở đâu, tôi xin thắp nén hương dâng lên các liệt sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 và cũng xin nhắc lại lời nói không bao giờ quên trong nói chuyện cùng với nhà cựu ngoại giao Dương Danh Dy tại trường Đại Học Ngoại Thương tại Hà Nội năm 2011, khi tôi nói bất cứ ai làm cho Đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và Dân tộc thì một nữ sinh viên đã phát biểu rằng “vậy thì bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa, Trường Sa đều có tội với Tổ tông và Dân tộc”.
(Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
Tiến sỹ sử học, nhà nghiên cứu về Biển Đông
BBC)
Thư cáo lỗi của Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa
Không hiểu ông Chủ nhiệm Đào Trọng Thi lỡ lời hay cố ý?
(GDVN) - "Với tư cách là một đảng viên không hiểu GS Thi nghĩ gì mà lại có những phát biểu không phù hợp, nếu không nói là trái với nghị quyết của Trung ương như vậy?"Ảnh minh họa |
Tác giả Xuân Dương đặt câu hỏi như vậy
trước phát biểu của GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo
dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội.
Ngay sau khi phát biểu của GS Đào Trọng Thi được đăng tải, Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi và bài viết phản biện vấn đề quan điểm về chuyện tuyển sinh CĐ-ĐH mà GS Đào Trọng Thi nói. Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Xuân Dương xung quanh vấn đề này.
Ngày 13/1/2014 GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội đã phát biểu quan điểm về chuyện tuyển sinh CĐ-ĐH, Báo Giáo dục và Thời đại và nhiều báo mạng khác đã đăng tải các ý kiến này [1].
Có thể với vị thế Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, GS Thi quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp luật, theo ông “từng trường có quyền tổ chức thi tuyển hay xét tuyển, tham gia kỳ thi “3 chung” hay tham gia kỳ thi của một trường nào đó. Cũng không ai nói là các cơ sở giáo dục ĐH phải lấy kỳ tuyển sinh tốt nghiệp THPT làm cơ sở để xét tuyển”.
Đúng là Luật Giáo dục đại học chỉ đề cập đến quyền tự chủ tuyển sinh, khoản 2 điều 34 quy định:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
Tuy nhiên khi nêu quan điểm “Cũng không ai nói là các cơ sở giáo dục ĐH phải lấy kỳ tuyển sinh tốt nghiệp THPT làm cơ sở để xét tuyển” không hiểu GS Thi lỡ lời hay cố ý. Xin nêu ở đây định hướng trong Nghị quyết 29 của hội nghị TW 8 khóa 11 (Nghị quyết số 29-NQ/TW):
“Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học…
Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo”. Có thể thấy Nghị quyết của TW không giống nguyên văn như GS Thi (làm cơ sở để xét tuyển) mà là “làm cơ sở cho việc tuyển sinh…”.
Cũng xin nhắc lại ở đây khoản 4 điều 9, Điều lệ Đảng quy định: “Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương”.
Với tư cách là một đảng viên không hiểu GS Thi nghĩ gì mà lại có những phát biểu không phù hợp, nếu không nói là trái với nghị quyết của Trung ương như vậy? Vẫn biết không một tổ chức, cá nhân nào có thể nằm ngoài pháp luật nhưng cũng cần phải hiểu Hiến pháp đã quy định vai trò của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Với sự công nhận trong Hiến pháp, sự chỉ đạo của Đảng vẫn là định hướng cao nhất không chỉ các đảng viên mà mọi người đều phải tuân theo.
Mục thứ 5 trong đề xuất của Hiệp hội các trường CĐ-ĐH ngoài công lập (viết tắt là Hiệp hội) về việc tổ chức một kỳ thi quốc gia duy nhất, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, lấy đó làm cơ sở để tuyển sinh CĐ-ĐT chính là xuất phát từ nghị quyết 29 của TW, bốn mục đề nghị bỏ thực ra là không cần thiết, bởi một khi chỉ có một kỳ thi quốc gia theo kiểu 2 trong 1 thì làm gì còn điểm sàn, cũng không có khối thi…
Luật Giáo dục đại học ra đời từ năm 2012, có hiệu lực từ 1/1/2013 trong khi nghị quyết 29 ra đời cuối năm 2013. Lấy tinh thần nghị quyết của Đảng để góp ý cho Bộ GD&ĐT phải chăng cần phải “có tư cách” như câu hỏi của GS Thi: “Không hiểu với tư cách gì mà Hiệp hội này lại có đề nghị như vậy”?
Có lẽ sẽ là thừa khi nhắc đến Nghị định 45/2010/NĐ-CP (NĐ 45) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 21/10/2010 “Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội” với những người làm luật song không nhắc thì có vẻ lại “hơi bị thiếu”. Chỉ cần lưu ý rằng khoản 2 điều 2 NĐ 45 quy định “Hội” cũng có nghĩa là “Hiệp hội”, và một “Hiệp hội” không bị bắt buộc phải công bố “tư cách” của mình với bất kỳ ai một khi đã được cấp phép hoạt động.
Thiết nghĩ trong một nhà nước pháp quyền, tư cách cao nhất là tư cách công dân. Một xã hội mà người dân bình thường không được phép trình bày quan điểm, không được phép phản biện, không phải là tiêu chí mà Đảng và Nhà nước theo đuổi bởi lẽ sớm hay muộn xã hội ấy cũng trở thành xã hội của các nhóm lợi ích.
Nhân chuyện GS Thi đề cập đến “cách dùng từ” khi “phê duyệt” hay “thẩm định” đề án: “Ở đây chỉ là cách dùng từ thôi. Nhưng khi dùng từ đúng thì thái độ trong công việc của mình cũng đúng”.
Người Việt có một câu ngạn ngữ về cách dùng từ: “Lời nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, không hiểu các trường CĐ-ĐH sẽ nghĩ gì khi GS Thi “dùng từ” như sau:
“tính tự giác của các trường còn kém,… ý thức tự giác chưa cao, năng lực tự chủ còn có cái bất cập, nhiều trường còn chưa hiểu quyền tự chủ là gắn với tự chịu trách nhiệm,…”. [1].
Khi nói “tính tự giác của các trường còn kém”, không biết GS Thi có trừ hai trường là ĐH Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vì theo ý kiến của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết T.Ư 8 và tổng kết năm học 2012 - 2013 các trường ĐH-CĐ thì Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đang tích cực chuẩn bị để triển khai (tự chủ tuyển sinh), trong đó ĐH Quốc gia Hà Nội ngay năm 2014 sẽ thí điểm tuyển sinh theo đánh giá năng lực.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các đồng chí, không phải là để quay trở lại thời kỳ trước “ba chung”, để các đồng chí lại tiếp tục tổ chức tuyển sinh theo khối A “toán, lý, hóa” hay C “văn, sử, địa”…” [2]. Có thể thấy đề xuất bỏ khối thi chính là ý kiến của Bộ trưởng chứ không phải là “sáng kiến” của Hiệp hội. Tương tự như vậy, đề xuất bỏ thi tuyển sinh CĐ-ĐH chỉ là hệ quả suy ra từ chỉ đạo của TW trong nghị quyết 29.
Đúng là trong số hơn 400 trường CĐ-ĐH cả nước không khó để nhận diện những trường kém tự giác, tuy nhiên nói thế nào để người nghe tiếp nhận mà không phật ý thì lại là nghệ thuật không dễ vận dụng, đặc biệt là không thể “vơ đũa cả nắm” theo kiểu “các trường”.
Người viết cứ muốn tác giả Hiếu Nguyễn, báo Giáo dục và Thời đại ghi chép không chính xác các câu nói của GS Thi, bởi lẽ với trình độ và vị thế của ông mỗi phát ngôn với báo chí đều có sức nặng nhất định. Đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số, khi một bài báo đã đăng tải thì chỉ vài phút sau đã được truyền thông trong nước và quốc tế cập nhật. Người nước ngoài sẽ nghĩ gì khi đọc được nhận xét nêu trên của Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội đối với các trường CĐ-ĐH Việt Nam.
Nếu những gì báo chí đăng tải là đúng, người viết rất hy vọng sẽ đọc được lời đính chính của ông Chủ nhiệm.
Ngay sau khi phát biểu của GS Đào Trọng Thi được đăng tải, Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi và bài viết phản biện vấn đề quan điểm về chuyện tuyển sinh CĐ-ĐH mà GS Đào Trọng Thi nói. Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Xuân Dương xung quanh vấn đề này.
Ngày 13/1/2014 GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội đã phát biểu quan điểm về chuyện tuyển sinh CĐ-ĐH, Báo Giáo dục và Thời đại và nhiều báo mạng khác đã đăng tải các ý kiến này [1].
Có thể với vị thế Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, GS Thi quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp luật, theo ông “từng trường có quyền tổ chức thi tuyển hay xét tuyển, tham gia kỳ thi “3 chung” hay tham gia kỳ thi của một trường nào đó. Cũng không ai nói là các cơ sở giáo dục ĐH phải lấy kỳ tuyển sinh tốt nghiệp THPT làm cơ sở để xét tuyển”.
Đúng là Luật Giáo dục đại học chỉ đề cập đến quyền tự chủ tuyển sinh, khoản 2 điều 34 quy định:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
Tuy nhiên khi nêu quan điểm “Cũng không ai nói là các cơ sở giáo dục ĐH phải lấy kỳ tuyển sinh tốt nghiệp THPT làm cơ sở để xét tuyển” không hiểu GS Thi lỡ lời hay cố ý. Xin nêu ở đây định hướng trong Nghị quyết 29 của hội nghị TW 8 khóa 11 (Nghị quyết số 29-NQ/TW):
“Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học…
Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo”. Có thể thấy Nghị quyết của TW không giống nguyên văn như GS Thi (làm cơ sở để xét tuyển) mà là “làm cơ sở cho việc tuyển sinh…”.
Cũng xin nhắc lại ở đây khoản 4 điều 9, Điều lệ Đảng quy định: “Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương”.
Với tư cách là một đảng viên không hiểu GS Thi nghĩ gì mà lại có những phát biểu không phù hợp, nếu không nói là trái với nghị quyết của Trung ương như vậy? Vẫn biết không một tổ chức, cá nhân nào có thể nằm ngoài pháp luật nhưng cũng cần phải hiểu Hiến pháp đã quy định vai trò của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Với sự công nhận trong Hiến pháp, sự chỉ đạo của Đảng vẫn là định hướng cao nhất không chỉ các đảng viên mà mọi người đều phải tuân theo.
Mục thứ 5 trong đề xuất của Hiệp hội các trường CĐ-ĐH ngoài công lập (viết tắt là Hiệp hội) về việc tổ chức một kỳ thi quốc gia duy nhất, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, lấy đó làm cơ sở để tuyển sinh CĐ-ĐT chính là xuất phát từ nghị quyết 29 của TW, bốn mục đề nghị bỏ thực ra là không cần thiết, bởi một khi chỉ có một kỳ thi quốc gia theo kiểu 2 trong 1 thì làm gì còn điểm sàn, cũng không có khối thi…
Luật Giáo dục đại học ra đời từ năm 2012, có hiệu lực từ 1/1/2013 trong khi nghị quyết 29 ra đời cuối năm 2013. Lấy tinh thần nghị quyết của Đảng để góp ý cho Bộ GD&ĐT phải chăng cần phải “có tư cách” như câu hỏi của GS Thi: “Không hiểu với tư cách gì mà Hiệp hội này lại có đề nghị như vậy”?
Có lẽ sẽ là thừa khi nhắc đến Nghị định 45/2010/NĐ-CP (NĐ 45) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 21/10/2010 “Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội” với những người làm luật song không nhắc thì có vẻ lại “hơi bị thiếu”. Chỉ cần lưu ý rằng khoản 2 điều 2 NĐ 45 quy định “Hội” cũng có nghĩa là “Hiệp hội”, và một “Hiệp hội” không bị bắt buộc phải công bố “tư cách” của mình với bất kỳ ai một khi đã được cấp phép hoạt động.
Thiết nghĩ trong một nhà nước pháp quyền, tư cách cao nhất là tư cách công dân. Một xã hội mà người dân bình thường không được phép trình bày quan điểm, không được phép phản biện, không phải là tiêu chí mà Đảng và Nhà nước theo đuổi bởi lẽ sớm hay muộn xã hội ấy cũng trở thành xã hội của các nhóm lợi ích.
Nhân chuyện GS Thi đề cập đến “cách dùng từ” khi “phê duyệt” hay “thẩm định” đề án: “Ở đây chỉ là cách dùng từ thôi. Nhưng khi dùng từ đúng thì thái độ trong công việc của mình cũng đúng”.
Người Việt có một câu ngạn ngữ về cách dùng từ: “Lời nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, không hiểu các trường CĐ-ĐH sẽ nghĩ gì khi GS Thi “dùng từ” như sau:
“tính tự giác của các trường còn kém,… ý thức tự giác chưa cao, năng lực tự chủ còn có cái bất cập, nhiều trường còn chưa hiểu quyền tự chủ là gắn với tự chịu trách nhiệm,…”. [1].
Khi nói “tính tự giác của các trường còn kém”, không biết GS Thi có trừ hai trường là ĐH Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vì theo ý kiến của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết T.Ư 8 và tổng kết năm học 2012 - 2013 các trường ĐH-CĐ thì Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đang tích cực chuẩn bị để triển khai (tự chủ tuyển sinh), trong đó ĐH Quốc gia Hà Nội ngay năm 2014 sẽ thí điểm tuyển sinh theo đánh giá năng lực.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các đồng chí, không phải là để quay trở lại thời kỳ trước “ba chung”, để các đồng chí lại tiếp tục tổ chức tuyển sinh theo khối A “toán, lý, hóa” hay C “văn, sử, địa”…” [2]. Có thể thấy đề xuất bỏ khối thi chính là ý kiến của Bộ trưởng chứ không phải là “sáng kiến” của Hiệp hội. Tương tự như vậy, đề xuất bỏ thi tuyển sinh CĐ-ĐH chỉ là hệ quả suy ra từ chỉ đạo của TW trong nghị quyết 29.
Đúng là trong số hơn 400 trường CĐ-ĐH cả nước không khó để nhận diện những trường kém tự giác, tuy nhiên nói thế nào để người nghe tiếp nhận mà không phật ý thì lại là nghệ thuật không dễ vận dụng, đặc biệt là không thể “vơ đũa cả nắm” theo kiểu “các trường”.
Người viết cứ muốn tác giả Hiếu Nguyễn, báo Giáo dục và Thời đại ghi chép không chính xác các câu nói của GS Thi, bởi lẽ với trình độ và vị thế của ông mỗi phát ngôn với báo chí đều có sức nặng nhất định. Đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số, khi một bài báo đã đăng tải thì chỉ vài phút sau đã được truyền thông trong nước và quốc tế cập nhật. Người nước ngoài sẽ nghĩ gì khi đọc được nhận xét nêu trên của Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội đối với các trường CĐ-ĐH Việt Nam.
Nếu những gì báo chí đăng tải là đúng, người viết rất hy vọng sẽ đọc được lời đính chính của ông Chủ nhiệm.
Bộ Trưởng Tiến: “Không hiểu sao người dân ăn vỉa hè"
Ngày 16/1/2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có cuộc họp với UBND Thành phố Hà Nội về công tác an toàn thực phẩm.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lý giải sự chậm trễ, chưa có văn bản hướng dẫn hồ sơ đủ điều kiện kinnh doanh tại Thông tư 30 về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Theo bà Tiến, lý do đến nay chưa có văn bản hướng dẫn bởi Bộ Y tế đang chờ sự phối hợp của Bộ Tư pháp. Bà cũng cho rằng, Thông tư này khá “nhạy cảm” và còn mắc bởi tính khả thi.
Bà Tiến cho hay, Bộ Y tế từng làm việc với một UB Phường của Hà Nội về việc không cho buôn bán thức ăn đường phố, dọc vỉa hè.
Sau khi công an thu nồi niêu, xong chảo của người bán hàng sai quy định, người ta cũng bỏ luôn, không đến phường lấy lại. Công an giữ đồ của dân nên không thể hủy hay vứt bỏ nhưng cũng không biết phải bỏ bàn ghế thu ở đâu”.
Bà nói: “Hãy thử hình dung, bàn thấp chỉ 50cm, ghế cũng thấp. Kèm theo đó là bụi bặm, chặn lối giao thông, rửa bát đũa trong cái xô... trông mất mỹ quan và mất vệ sinh. Tôi không hiểu sao người dân thành phố mình vẫn ngồi ăn.”
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến chi tiết quán vỉa hè có bàn ghế thấp, ngồi ăn sẽ đau bụng, khó chịu...
“Nên việc này cần phải có biện pháp đột phá để vỉa hè Hà Nội thông thoáng, văn minh. Không thể để vỉa hè của thủ đô như vậy”, Bộ trưởng Tiến nói.
Tại cuộc họp, xen lời Bộ trưởng Tiến, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói: “Vậy mà nhiều học giả vẫn nói rằng, ăn vỉa hè là nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội”.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại cuộc họp ngày 16/1
Ông nói vui: “Ở nông thôn, người ta trải chiếu ngồi bệt, người Thành phố thanh lịch ngồi xổm”.
Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ cho biết
“lịch hẹn” khi nào ra thông tư, hướng dẫn liên quan đến vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Ông nói: “Bởi giấy là thứ dễ ra nhất. Nếu thiếu tiền khó giải quyết, nhưng văn bản dễ hơn, làm trước”.
“Tôi để ý, văn bản nào của một bộ làm thì nhanh, nhiều bộ thì lâu. Nếu
thấy khó, đề nghị người chủ trì soạn thảo văn bản nói lại với tôi. Tôi
sẽ dành ra một tiếng đồng hồ mời những người soạn thảo đến tranh luận
trước mặt, tôi giải quyết”, Phó Thủ tướng đề nghị.
Trước đó, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định về điều kiện an toàn
thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn
đường phố. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/1/2013.
Thông tư quy định, một số tiêu chuẩn mà người bán thức ăn đường phố sẽ
phải tuân thủ như: Cơ sở bố trí ở địa điểm cách xa các nguồn ô nhiễm;
Nơi chế biến, nơi bán thức ăn sẵn, thực phẩm chín phải sạch sẽ, thoáng
mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường
xung quanh.
Thậm chí, ngay cả hàng rong, bán thức ăn ở bến xe, bến tàu cũng phải có
hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, có trang phục sạch
sẽ gọn gàng và sử dụng găng tay dùng một lần khi bán hàng.
Thực phẩm chín phải có dụng cụ chứa đựng, ngăn ruồi muỗi, bụi bẩn và
cao hơn mặt đất tối thiểu 60cm. Kinh doanh trên phương tiện bán rong
cũng phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn, nước để chế biến
phải phù hợp quy chuẩn quốc gia…
Cơ sở phải có đủ dụng cụ chứa đựng rác thải và được chuyển đi trong
ngày; nước thải được thu gom vào hệ thống cống rãnh công cộng và không
được gây ô nhiễm môi trường.
Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và được cấp Giấy
xác nhận tập huấn kiến thức ăn toàn thực phẩm theo quy định; phải được
khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định…
Dương Tùng
(khampha.vn)
(khampha.vn)
4 Tín Hiệu Cho Kinh Tế Việt Nam
Sau một đêm đông dài, mọi người đều mong đợi và sẵn sàng cho mùa xuân
mới. Tết Nhâm Ngọ có là một khởi đầu của hồi phục sau giai đoạn suy
thoái đã kéo dài từ 2009? Theo kinh nghiệm của kinh tế thế giới, chu kỳ
suy thoái thường kéo dài trung bình khoảng 5 năm. Do đó nếu chúng ta là
một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa và đã hội nhập, nhiều chuyên gia
sẽ kết luận cuối 2014, chúng ta sẽ thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm.
Nhưng Việt Nam luôn là một ngoại lệ với nhiều nghịch lý. Nền kinh tế này
thực ra là một hỗn hợp cùa những mảnh sáng, tối, không rõ ràng và chịu
nhiều ảnh hưởng của các nhóm lợi ích nhỏ nhưng đầy quyền lực. Do đó, các
dự đoán thường dựa trên nhiều giả thuyết và măc định, tuỳ cảm quan cá
nhân và theo đơn đặt hàng của vài nhóm lợi ích, kể cả chánh phủ. Tuy
nhiên, dù có cá tính khá đặc thù, chúng ta vẫn có thể đoán bắt xu hướng
chung về một hướng đi dựa trên các sự kiện và hành xử đã xẩy ra trong
những năm vừa qua.
4 sự kiện theo tôi có thể là móc ngoặc của một chu kỳ mới trong 5 năm
sắp đến. Khó có thể nói một hai sự kiện có thể là lực đẩy chính, vì
nhiều tương quan không cân bằng lắm trong bối cảnh thay đổi thường trực
của thế giới ngoài kia cũng như tác động của các phản ứng xã hội và
chính trị trong nước. Mỗi người chúng ta đều có thể rút ra kết luận khác
nhau từ 4 sự kiện gốc này và đều có thể đúng hay sai.
Theo phong tục của ngày Tết cổ truyến, hãy bắt đầu bằng “good news” (tin tốt).
1. Sự phát triển của khu vực FDI (đầu tư nước ngoài):
Diểm nổi bật của nền kinh tế Việt trong 2 năm vừa qua là sự quay lại của
các nhà đầu tư FDI. Nhiều lý do khách quan: (a) gia tăng phí tổn sản
xuất tại Trung Quốc (b) thiếu kiên nhẫn với những thị trường mới mở ở
ASEAN như Myanmar, Laos, Kampuchea (c) chánh sách khuyến mãi khá tích
cực của chánh phủ Việt để mong một cú hích mới chống suy thoái và (d)
thị trường nội địa vẫn còn nhiều tiềm năng (e) suy thoái làm giảm giá
bán các doanh nghiệp Việt trong nhiều phi vụ M&A và (f) chánh sách
đón đầu TPP của Hàn Quốc, Đài Loan và ngay cả Trung Quốc.
Với một đầu tư lớn vào các nhà máy lắp ráp điện tử, tập đoàn Samsung đã
chiếm hơn 20 tỷ USD về xuất khẩu, tương đương với hơn 14% của GDP nước
nhà. Nhiều FDI nhỏ hơn đến từ các nước Á Châu bắt đầu vào Việt Nam tìm
kiếm cơ hội và kết quả của các hoạt động hiện tại sẽ thể hiện trong tăng
trưởng của khu vực FDI trong nhiều năm tới.
Đầu tư FDI sẽ mang lại các lợi ích thiết thực như tạo việc làm cho nhân
công, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nhân Việt nhờ cạnh tranh, và
có thể giúp nguồn cầu của chứng khoán và bất động sản phần nào. Ở bình
diện khác, sự gia tăng FDI sẽ làm suy yếu các doanh nghiệp Việt (tư nhân
và nhà nước) và tạo nên một lực chủ đạo mới nằm ngoài sự kiểm soát của
chánh quyền và các nhóm lợi ích hiện tại. Vốn có lòng yêu nước cao độ,
người dân Việt Nam có thể bất mãn sâu xa với sự lệ thuộc mới vào “giới
tư bản nước ngoài”. Mọi phản ứng chánh trị bất lợi sẽ khiến dòng tiền
FDI đổi chiều với hệ quả là một suy thoái mới.
2. Con thiên nga đen TPP (Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương)
Đây là một sự kiện khá bất ngờ cho các nhà hoạch định kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu của Mỹ khi đề xướng TPP là để ngăn chận phần nào sự bành trướng
kinh tế của Trung Quốc tại Đông Á. Mỹ gần như không có nhiều lợi ích về
việc mở cửa thị trường của mình cho Việt Nam hay ngược lại, vì suốt 8
năm từ WTO, Việt Nam luôn hưởng lợi xuất siêu từ giao thương với Mỹ.
Tuy nhiên, chiến lược chánh trị của Mỹ tại Đông Á muốn lôi kéo Việt Nam
ra khỏi tầm ảnh hưởng chặt chẽ của Trung Quốc, ít nhất là muốn Việt Nam
trung lập trong mọi tranh chấp Mỹ-Hoa. TPP là một phần quà kinh tế để
mua chuộc đồng minh chiến lược này. Do đó, vấn đề nhân quyền Việt dù bị
Quốc Hội Mỹ chống đối cũng không cản được sự gia nhập của Việt Nam vào
TPP.
Nhưng phân tích kỹ hơn, lợi ích từ hàng rào thuế quan cho các ngành may
mặc, giầy dép, đồ gỗ…có thể bị trung hoà bởi những thiệt hại kinh tế cho
Việt Nam vì sự cạnh tranh của nông sản ngoại nhập, cũng như việc siết
chặt bản quyền trí tuệ trong ngành IT.
Một điểm tích cực khác của TPP là áp lực của các công đoàn Hoa Kỳ về
việc lập hội hay đình công, cũng như đòi hỏi về sự cải tổ các doanh
nghiệp nhà nước và nhu cầu về sự minh bạch của nhiều định chế .
Tuy nhiên, cái nhìn tổng thể cho thấy kinh tế Việt Nam có thể không vượt
qua được những thách thức để thoát khỏi suy thoái hiện tại. Hệ quả sẽ
là một nền kinh tế trì trệ kéo dài hàng thập kỷ, và theo thời gian, Việt
Nam sẽ càng mất dần lợi thế cạnh tranh, nhất là cho những doanh nghiệp
nội. Hai yếu tố tiêu cực chính có triển vọng làm trật đường rày con tàu
kinh tế Việt Nam.
3. Sự can thiệp thường xuyên của chánh phủ
Hiến pháp mới của Việt Nam xác định thêm một lần nữa quyết tâm của lãnh
đạo Việt Nam “nắm quyền chủ đạo” kinh tế qua sự tồn tại và kiểm soát các
doanh nghiệp nhà nước. Do đó, mọi biện pháp hành chánh, tài chánh hay
ngân sách trong tương lai đều sẽ gia tăng quyền lực của chánh phủ. Viễn
cảnh một Việt Nam với nền kinh tế thị trường tự do, liên thông với kinh
tế toàn cầu là một ảo tưởng.
Theo lịch sử kinh tế hiện đại, không một quốc gia nào cô lập trong một
chánh sách chỉ huy từ Trung Ương hay chánh phủ có thể cất cánh và cạnh
tranh hữu hiệu với sự năng động của các nền kinh tế thị trường khác. Mọi
động lực để sáng tạo, cải tổ hay tranh đua của lãnh vực tư nhân lần hồi
sẽ bị thui chột bởi những thành công phi lý toàn dựa trên quan hệ. Lãnh
đạo bởi một tầng lớp zombies, dù từ khu vực nào, sẽ kéo dài suy thoái
và trì trệ. Khi các doanh nghiệp nội địa yếu kém, các công ty FDI sẽ nắm
quyền kiểm soát các vận hành của kinh tế Việt Nam. Họ sẽ có những mục
tiêu và lợi ích riêng và không để chánh phủ can thiệp sâu xa vào nội bộ
của họ.
Nếu chánh phủ dùng quyền lực để “force the issue” (làm theo ý mình) thì
khối FDI sẽ bắt đầu rút khỏi Việt Nam, đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào
suy thoái.
4. Nơ xấu và sự ổn định của hệ thống ngân hàng
Trong những thách thức cốt lõi lớn nhất, số nợ xấu từ các ngân hàng cũng
như doanh nghiệp nhà nước là một bài toán gần như không giải pháp. Ở
một khía cạnh, hành động cứng rắn quá sẽ gây sụp đổ của một số ngân hàng
nhỏ với hiệu ứng “domino’ đe doạ; ở một thái cực khác, in thêm tiền để
trả nợ cho người gởi tiền ngân hàng sẽ gây nạn lạm phát phi mã. Ở giữa
là những biện pháp nửa vời, không giải quyết vấn đề mà chỉ “dấu bụi dưới
thảm” đợi ngày sau hay thế hệ lãnh đạo sau lo tìm giải pháp theo tình
hình lúc đó.
Mà thời gian để che đậy càng ngày càng gần chốt đáo hạn. Mỹ có từ ngữ
tài chánh “day of reckoning” (ngày phải kết toán) để mô tả tình huống
này.
Quyết định của chánh phủ về vấn đề này cũng sẽ cho thấy định hướng nào cho kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới?
Mùa xuân luôn mang theo hy vọng mới và những giấc mơ đẹp cho tương lai.
Nhưng những bộ quần áo Tết rồi cũng phải xếp lại, và các ngày nghỉ vui
vẻ bao giờ cũng chóng qua. Khi quay lại với công việc thường nhật, chúng
ta sẽ phải làm gì? Câu trả lời không đến từ chúng ta, những người đích
thực “làm” kinh tế, mà từ một tháp ngà nào đó của các ngài lãnh đạo và
nhóm tay chân. Phải chăng đó là bi kịch của kinh tế Việt Nam?
Alan Phan
(Blog Alan Phan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét