Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Tin thứ Ba, 17-07-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Vợ lính Trường Sa (PNTP).  – Thơ viết từ đảo khơi Trường Sa (TT).  – Các thầy thuốc quân đội ở Trường Sa(QĐND). –  Hội Luật gia VN tiếp tục đóng góp bảo vệ chủ quyền đất nước (PLTP).
Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc(Nguoiviet.de).
- TQ tăng tốc ảnh hưởng ở Biển Đông  (VNN). - Trung Quốc và biển Đông: “Tay cầm búa cần cẩn trọng!” (PLTP). – LÊ VĨNH TRƯƠNG:Chuyện gì đang diễn ra?   – Đội tàu cá Trung Quốc đến Trường Sa, bất chấp phản đối của Việt Nam    –   (RFI).  – Lê Ngọc Thống: Trung Quốc trỗi dậy hòa bình hay trỗi dậy bành trướng? (PNTD). - Tam Thái: Nàng Maria làm thịt bệnh nhân, Trung Quốc ngang ngược hôi cá.  – Bất lực trước sự lộng hành của Trung Quốc   –   (RFA).  - Tàu Trung Quốc ngang ngược đánh cá tại Trường Sa (NLĐ). - Tàu cá Trung Quốc dậy sóng biển Đông (TN). - GDVN: TQ xây trại giam trái phép tại Hoàng Sa để giam giữ ngư dân nước ngoài:
.
- Quanh thái độ của đảng CSVN và chính quyền trước tình hình Biển Đông, một độc giả thân thiết gửi emai bình luận: 1. Tàu cá TQ ra Trường Sa, ta có biện pháp gì không hay chỉ ra tuyên bố phản đối thôi. Nếu không làm gì thì TQ mặc nhiên coi đó là tiền lệ, coi đó là vùng biển của họ mà VN không có biện pháp gì cả. Như vậy là thực tế đầu hàng TQ rồi. Được keo này TQ sẽ leo thang thêm nữa, VN có dám làm gì không? Có ai chịu trách nhiệm hay lại phải xem xét ‘khách quan’, ‘biện chứng’? 2. Chủ tịch nước chưa ký Luật Biển và trong số luật công bố sáng nay chưa có Luật Biển. Có phải đây lại là dấu hiệu ‘nhượng bộ’ nữa không? A, đây rồi: Công bố Luật Biển Việt Nam và 12 luật quan trọng (NLĐ). – Công bố 13 luật (NLĐ).  – Luật Biển của VN, một thông điệp quan trọng cần phải bảo vệ   –   (RFA).
Giờ thì chiêu “người phát ngôn” và “gửi công hàm” (đem tới sứ quán TQ?) đến những nhân vật mặt mo nhất cũng thấy ngao ngán rồi. Chắc các vị đang chụm đầu vào bàn coi có “triệu đại sứ” nó tới để … than vãn không?
Dù sao cũng xin được nhắc lại ý bữa trước gợi ra cho các vị, là kỳ “chỉnh đốn” này, ngoài việc phải tìm ra cho được ít nhất một, hai “con sâu” để chứng tỏ với dân là cũng có làm, thì việc thậm chí còn quan trọng hơn là phải tìm ra cả vài … “con gián” (điệp), nó nằm ngay trong nội bộ đó. Đám “gián” này thường là lớn tiếng la lối “thế lực thù địch”, “diễn biến hòa bình” (thường dùng công cụ báo Quân đội), nhưng ngày càng lộ rõ đó là chiêu đánh lạc hướng dư luận, lạc hướng dân và quân đội ta, để lơ là cảnh giác với kẻ thù truyền kiếp, dễ bề cho chúng lấn lướt như ngày hôm nay. Đám “gián” này còn chuyên vu vạ người dân yêu nước đi biểu tình, là “bị thế lực thù địch” lợi dụng, nhằm dập tắt ý chí, tinh thần yêu nước của Dân tộc; lớn giọng “có đảng, nhà nước lo” nhưng cho tới bữa nay thì đúng là họ đang “lo“ thật rồi, đó là LO SỢ
- GIẶC TRONG GIẶC NGOÀI   –   (Văn Công Hùng). “Ấy là giặc ngoài, nó đến sát… biển rồi, cửa biển ấy. Ngồi đấy mà  hữu hảo nhé. Còn trong, đất nước dân chủ vạn lần hơn bọn đành đạch giẫy chết mà côn đồ tấn công dân ở Văn Giang giữa ban ngày, công an phải khởi tố ngay chắc là nóng lắm rồi, bởi trước đấy có mấy vụ có thấy động tĩnh gì đâu”. – GAME OVER? NO, BE CONTINUE… (Phọt Phẹt).
- GỬI ÔNG NGUYỄN THẾ THẢO (Thái Bá Tân). “Cho nên, xin nói thật,/ Là ông còn hồ đồ./ Ông đâu phải con nít./ Hay giả vờ ngây ngô?/  Tôi và những người khác/ Tham gia đi biểu tình/ Chống thằng Tàu xâm lược,/ Thực hiện quyền của mình./  Khi nhà ông bị cướp./ Vợ con ông kêu lên,/ Mà ông ngồi im lặng/ Thì ông là thằng hèn…”
- TỔNG HÒA PLUS !   –   (Lê Quốc Quân). “Phần bổ sung của màn ‘Tổng hòa’ là cảnh đấu tố cổ điển. Nó dối trá, tệ bạc và vô duyên, nhưng vì là trò kinh điển, nên vẫn được ưa dùng.  Có phần Plus là vì đài báo lên án tôi; nhà tôi bị rao bán trên mạng; xe ôtô bị cài giấy chửi và điện thoại thì bị quấy nhiễu”.  – Lời hay ý đẹp: Tại sao bảo tôi gây rối  –   (Nguyễn Thông).  – QUAN HỆ HỮU NGHỊ   –   (Sơn Thi Thư).  – BÙI HẰNG MỞ QUÁN MỚI, TRUNG QUÂN ĐÓNG ZIỀU ĐỎ   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Học tập HCM thì có học bài này không? (Người Buôn Gió). “Lũ không yêu trẻ, kính già/ Lũ cướp đất, lũ đốt nhà xôn xao/ Lũ đòi sưu nặng thuế cao/ Lũ đi chém giết đồng bào Việt Nam/ Bắn được chúng chết cũng cam/ Vì mình dù chết, nước Nam vẫn còn…” BTV: Lái Gió chọn bài này của ông cụ dành cho những người đang cầm súng, độc quá!  - Huỳnh Văn Úc: MÃI MÃI KHÔNG NGUÔI (Nguyễn Tường Thụy).
Thấy gì qua Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 45 (Trần Kinh Nghị). – Vấn đề biển Đông chia rẽ ASEAN: South China Sea issue divides Asean (Financial Times).  Có lẽ “vấn đề Campuchia bị TQ mua chuộc” chia rẽ ASEAN thì đúng hơn. – Minxin Pei: Bắc Kinh chơi trò “chia để chiếm” ở biển Đông: Beijing plays divide and conquer to win in South China Sea (The Nation). - Không để một “cú nấc” nhỏ khiến ASEAN bị vây hãm giữa sa mạc thời gian (QĐND).  - Bất đồng AMM45 hay xung đột “tôi” và “chúng ta” trong ASEAN (ND).  - Đường đi khó của COC từ “vết rạn” ASEAN (PLTP). - Trung Quốc quân sự hóa biển Đông (TT). - Âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông là bất biến (LĐ).
Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào? (The Diplomat/TVN).
- Thái Lan bị cuốn vào tranh chấp biển đảo: Thailand thrust into island dispute (Bangkok Post). - BÁO THE NATION (THÁI LAN) BÌNH LUẬN: Campuchia đặt cái riêng trên cái chung (NLĐ).  - Trung Quốc-Campuchia: “Có đi có lại mới toại lòng nhau” (TQ).  - Vị đắng Asean sau hội nghị Phnom Penh   –   (BBC). - Hai năm rõ mười – (Nguyễn Vĩnh).  - Campuchia- con ngựa thành Tơ-roa hay tên lính xung kích của Trung Quốc  –   (Nguyễn Thông). – Bùi Hoàng Tám: Không ai thoát khỏi lịch sử (Trần Nhương). - Trò chơi hai mặt của Campuchia (DNSG).
‘Phnom Penh hễ ai mạnh thì theo’   –   (BBC). “Họ chỉ ngả theo ai giàu mạnh thôi. Trong khi Việt Nam giờ đây vẫn còn nghèo so với Thái Lan cho nên Việt Nam khó mà lôi kéo Campuchia trở lại lắm…Kết quả hội nghị Asean vừa rồi cho thấy Phnom Penh rõ ràng chọn đi với Bắc Kinh chứ không đi với Hà Nội”.   - ÔNG HUN SEN PHẢI SỚM CẢNH TỈNH, ĐỪNG U MÊ VÌ  THỰC DỤNG    –   (Bùi Văn Bồng).  - Chủ tịch Quốc hội Campuchia sắp đến Hà Nội   –   (BBC).
- Nguyễn Hữu Quý: Cho Mỹ thuê đảo Trường Sa Lớn, tại sao không? (BoxitVN).
- Việt Nam muốn Ấn Ðộ duy trì sự hiện diện ở Biển Đông (VOA).  – Việt Nam, Nhật Bản nhất trí về an ninh hàng hải Biển Đông (VOA).
- Việt Nam và Philippines phản đối TQ xâm phạm lãnh hải   –   (RFA).  – Philippines cảnh báo tàu cá Trung Quốc “tránh xa” (AFP/Philstar/ANTĐ).  – Philippines cảnh báo ngư dân Trung Quốc tránh xa: Philippines warns China fishermen to stay away (ABS-CBN).  – Mỹ nhắc lại cam kết yểm trợ Philippines    –   (RFI).  – Đô đốc Mỹ ủng hộ quân đội Philippines (PLTP). - Hoa Kỳ khẳng định vẫn ủng hộ Manila (RFA). - Mỹ cam kết hỗ trợ quân sự cho Philippines (ĐV).
- Học giả Đài Loan ra thăm Trường Sa  (VOA).  – Học giả Đài Loan đến đảo Ba Bình – Trường Sa   –   (RFI).
Đại sứ Nhật trở lại Trung Quốc (VNE).
Phiên toà xử chị Tạ Phong Tần có thể diễn ra ngày 07.08.2012 (Chuacuuthe).
- Trần Mạnh Hảo: Hoan hô nhà thơ Hữu Thỉnh chủ trương đa nguyên chính trị - (DLB).
- Ba nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi nông dân bị kết án tù    –   (RFI). Đó là ba người, ông Nguyễn Kim Nhàn 5 năm rưỡi, ông Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng 4 năm tù. “Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, ba nhà hoạt động nói trên đã mở một chiến dịch ôn hòa nhằm tố cáo nạn tham nhũng của chính quyền địa phương đối với các nông dân Bắc Giang”.   – Ba người ở Bắc Giang bị kết tội theo điều 88 BLHS   –   (RFA).  – Việt Nam bỏ tù ba nhà hoạt động   –   (BBC).   – Việt Nam tuyên án 3 nhà hoạt động về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ (VOA).   – Vietnam Jails Three Land Rights Campaigners (Jakarta Globe). Còn đây là báo nhà nước: Gần 14 năm tù cho 3 kẻ tuyên truyền chống Nhà nước (TTXVN).
<- Toàn bộ Giáo phận Vinh phản đối bạo lực của chính quyền địa phương    –   (RFI).  – Phỏng vấn GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giáo Hội Đau Khổ tại Việt Nam (Vietcatholic).
- Côn đồ tấn công người dân Văn Giang, Hưng Yên: Đề nghị sớm tìm ra hung thủ và có biện pháp bảo vệ người dân (SK&ĐS).   – Côn đồ núp bóng công an nhiều thế? (Xuân VN).  – Nhục nhã cho công an Dương nội Hà đông (Xuân VN).
Nhường đất cho dự án thép, dân bấp bênh trên khu tái định cư (Infonet).
- Trịnh Kim Tiến: Nhận định trước phiên tòa phúc thẩm xử Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết dân (Nguyễn Tường Thụy).  – Ngày mai tôi đi xem “nạn nhân” trung tá – Nguyễn Văn Ninh bị xử án (ĐHLV).
- Bài này có nhiều đoạn rất “giống” với bài Khó phát triển nếu không minh bạch của TS Nguyễn Quang A trên Lao động: Không minh bạch – Nguyên nhân chính của mọi thất bại (Tầm nhìn). “Nợ xấu là bao nhiêu? Không ai biết. Lúc thì nói chỉ hơn 3%, rồi 6%, lúc lại bảo 10%, nhưng rồi có lẽ sợ “nhạy cảm” lại không thấy ai chính thức nói đến con số 10% ấy nữa. Gần đây lại có con số 8,6 % và một số tiền đến 202 tỷ đồng, con số tài chính mà cứ nhảy múa kiểu “bọ gậy” gặp trời mưa như vậy thì căn cứ vào đâu để lập công ty xử lý nợ xấu AMC.”  Thống đốc Ngân hàng sẽ giải trình về nợ xấu (VNE).  - Thường vụ muốn chất vấn Thống đốc về nợ xấu (VNN). Liệu có là bước chuẩn bị cho sự ra đi của một … “con tốt”?
- Năm ngoái BS đã điểm 2 bài viết vào tháng 7tháng 12 của một anh chàng người mẫu, ca sĩ kiêm doanh nhân Hàn ca ngợi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “nhân vật có ảnh hưởng nhất trong năm 2011”, tuồng như “đi tắt đón … đường” cho “Năm hữu nghị VN-HQ 2012”, 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Mấy báo nhà nước cũng kịp thời nhào vô dịch đăng sau lời khuyên của BS, lại còn có sáng kiến biến bài viết có tính cá nhân thành của một tờ báo lớn. Năm nay, đến hẹn lại lên, anh chàng này lại mần một bài nữa ,nhưng nghe chừng bớt nổ như năm ngoái: Việt Nam mở ra một thời kỳ mới của sự phục hồi: Vietnam ushers in new phase of recovery (Korea Herald). Trích một số đoạn: 
“Để hỗ trợ nền Kinh Tế, Thủ tướng đã thực hiện một loạt quyết định được các nhà kinh tế khen ngợi… Vai trò của Thủ tướng trong việc tạo ra các tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã được thừa nhận bởi các chuyên gia quốc tế… Nguyễn Tấn Dũng được giới đầu tư và chuyên gia kinh tế nước ngoài công nhận là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Ông tiếp bước Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa Singapore, và dự kiến sẽ làm điều tương tự cho Việt Nam.”
- Tuyên bố của Công dân chống tham nhũng!  (Công dân chống tham nhũng). “ĐẾN HẾT NGÀY 31/7/2012 MÀ VẪN CHƯA CÓ ĐỘNG THÁI HAY THÔNG TIN MỚI NÀO CỦA CHÍNH QUYỀN VỀ CÁC VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC ĐOÀN VĂN VƯƠN THÌ TÔI SẼ KHÔNG TẾ NHỊ TRONG PHÁT NGÔN NỮATÔI ĐÃ LẬP TRANG TIN MANG TÊN CHỐNG THAM NHŨNG THÌ SẼ SẴN SÀNG HÀNH ĐỘNG ĐÚNG NGHĨA, CHO DÙ PHẢI TRẢ GIÁ, KỂ CẢ BẰNG TÍNH MẠNG. KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ THÓI NÓI SUÔNG NHƯ CÁC VỊ ĐÂU. TÔI THÁCH THỨC SỰ CỐ TÌNH IM LẶNG CỦA CÁC VỊ!” - Thư gửi chú Nguyễn Bá Thanh – Bí thư thành ủy Đà Nẵng“Nếu có ai hỏi cháu: Chú có tham nhũng không? Chú có nói dối dân không? Cháu xin lỗi Chú vì Cháu sẽ không ngần ngại hay chần chừ mà sẽ trả lời ngay là có mà không cần chứng cứ.”  - Bàn với ông Thanh hai chuyện thú vị (Ngọc Trâm).
- Phạm Ngọc Luật:  Tai nghe, mắt thấy (và có thể ít nhiều nghĩ suy) (boxitvn).
Phía sau những con số gây… “sốc” (TVN).
Bộ Công thương kết luận tố cáo tại Vinataba (DT). -  Thanh tra sai phạm đối với chi cục trưởng thi hành án (TN).  -  Xung quanh vụ tố cáo sai phạm ở Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines: Đã thành lập đoàn kiểm tra (SGGP). –  Kiểm điểm Giám đốc Bệnh viện đa khoa Phú Yên (TN). “… máy tán sỏi nhập về, có người Trung Quốc đi theo hướng dẫn lắp ráp nhưng không xin phép các cơ quan chức năng.”
Làm sai, Sở GTVT Hà Nội phải rút kinh nghiệm (TT).
Điểm sáng thứ 2 (TN). Hai chữ “điểm sáng” trên tựa bài lẽ ra nên cho nằm trong dấu móc kép cho ăn nhập với nội dung: “Thành tích thu thuế đã góp thêm một “điểm sáng” thứ 2 trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế sau ngành ngân hàng. Còn nhớ thời điểm cuối quý 1 rồi 4 tháng – 5 tháng đầu năm, “điểm sáng” duy nhất trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế là lợi nhuận “khủng” của các nhà băng.” Ngành Thuế tăng cường chống thất thu và nợ đọng thuế (Thanh Tra).
- Bốn “tư lệnh” trả lời chất vấn (NLĐ). Xin các vị nhà báo bỏ cho cái danh hiệu lố lăng “tư lệnh” này đi! Người dân chỉ thấy toàn “tư … lợi” thôi. 
Tư duy xin-cho hằn sâu ở nhiều công chức (PLTP).
Tại sao không thu hút được trí thức Việt kiều?  (Nguyễn Văn Tuấn).  - NHÂN TÀI (Thái Bá Tân). “Không nói, ai cũng biết/ Đã qua rồi cái thời/ Vào đảng vì lý tưởng,/ Vì xã hội, con người./ Giờ người ta vào đảng/ Để kiếm lợi, cầu tài./ Nôm na là cơ hội./ Cơ hội vì bất tài”. - Lại thơ thế sự – TỰ NHIÊN BUỒN.  - Thơ Phạm Thành: Nỗi đau kêu đến Vua Hùng   –   (Bà Đầm Xòe).
- Chính phủ chỉ đạo: Lập quy chuẩn chống cháy nổ xe cơ giới (SK&ĐS).
-  Sẽ tổng kết, nhân rộng mô hình thừa phát lại (PLTP). Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng ghi nhận hiện trạng một công trình xây dựng.  = >
- “Tòa“ Hà Nội “thay“ Nghệ An xử án bị đơn ở Cửa Lò? (PLVN).
- Dự án bảo tồn nhà vườn cổ Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm “bỏ quên” quyền lợi người dân (DT). - Hà Nội thu hồi đất “vàng” bỏ hoang (NLĐ).
-  Nghệ An: Hơn 14.300 cựu TNXP chưa được giải quyết chế độ (PLTP).
- Vụ “xuất khẩu gỗ bị ách tắc tại cảng”: Thêm dấu, mất thêm tiền (TT).
Khởi tố Phó công an huyện Tân Phú, Đồng Nai (TN).
- Hộ tống, áp giải kiểu Việt Nam: CSGT đẩy xe bằng chân ‘nghênh ngang’ giữa đường (VTC).
- CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ MỚI  –   (Lê Đức Thịnh).
- Tâm tình cùng Đại sứ (ĐCV).
- TRUYỆN TRẦN MỘNG LÂM: Tôi Không Phải dân Bắc (Sơn Trung).
Biểu tình chống hạt nhân tại Nhật Bản (VOA). - Nhật Bản : Hàng trăm ngàn người biểu tình chống năng lượng nguyên tử    –   (RFI).  – 170.000 người Nhật biểu tình chống hạt nhân (TT).
- Phó nguyên soái Bắc Hàn mất chức   –   (BBC). – Người đứng đầu quân đội Bắc Triều Tiên bị bãi chức (VOA).   – Lãnh đạo quân đội bị bãi nhiệm vì lý do “sức khoẻ”    –   (RFI).  - Vì sao Phó nguyên soái Bắc Hàn mất chức?   –   (BBC).    – BẮC TRIỀU TIÊN: VÌ SAO KIM JONG-UN ĐỘT NGỘT CHO PHÓ NGUYÊN SOÁI RI YONG HO VỀ VƯỜN   –   (Tâm sự Y giáo). - Triều Tiên bổ nhiệm tân Phó Nguyên soái quân đội (TTXVN). - Vì sao tư lệnh quân đội Bắc Hàn mất chức? (RFA).
- Vẫn rẻ dù với bất cứ giá nào (Foreign Policy/ BoxitVN). “Với một tỷ đôla một năm, đó là một giá quá rẻ để Trung Quốc chống đỡ một chế độ côn đồ bên cạnh”. – Hàn Quốc đòi Bắc Triều Tiên trả nợ    –   (RFI).
- Bắc Kinh hạn chế lối sống xa hoa của các quan chức    –   (RFI).  – Bạc Hy Lai nhập viện? (Infonet). - Song Chi – Trung Quốc sẽ chinh phục các nước bằng những giá trị gì? (DĐTK). - CHẢY MÁU KHOÁNG SẢN TITAN VỀ TRUNG QUỐC  –   (Phạm Viết Đào). - Giám Mục Trung Hoa anh hùng biến mất sau mấy tiếng đồng hồ được tấn phong Giám Mục  (Chuacuuthe).
- Khi đang bàn tính trước cách ướp xác ra sao, thì khai quật chuyện cũ này nghe cũng vui vui: Mưu sát Fidel Castro trong nhà Hemingway (Triệu Xuân).


- Tường trình phiên toà phúc thẩm xử công an giết người Nguyễn Văn Ninh (DLB). “Tòa án sơ thẩm đã không triệu tập những người làm chứng khách quan là người dân xung quanh nơi xảy ra sự việc tham gia phiên tòa. Khi vắng mặt người làm chứng, luật sư và gia đình đề nghị hoãn phiên Tòa để triệu tập người làm chứng nhưng Tòa án vẫn cố tiến hành xét xử bất chấp sự vắng mặt của nhân chứng”. Ảnh: Những người bạn đồng hành trên hành trình công lý. =>


Làm gì với 30 tàu cá xâm phạm bờ cõi?   –   (Cu Làng Cát). “Dĩ nhiên, trong lúc này cần đến hai chữ ‘khôn khéo’, nhưng khôn khéo thế nào để không thẹn với tiền nhân, tiên tổ, khôn khéo thế nào để đừng mất mặt với khu vực, với láng giềng, với thế giới, khôn khéo thế nào để không hèn với gia tài biển cả cha ông là vấn đề. Không thể vì khôn khéo để được lòng nước đi xâm phạm, bởi ở đó muôn đời không tìm ra hình hài toàn vẹn lãnh thổ”. - Ngôn từ (Người Buôn Gió).
TIẾNG GỌI NON SÔNG (Thái Bá Tân). “Giờ là lúc thử lửa,/ Thử lương tâm mọi người./ Hèn nhát, hay đứng thẳng,/ Kiêu hãnh với đất trời?/  Không nhường một tấc đất,/ Không mất một bờ khe./ Trần Nhân Tông dạy thế,/ Ta, con cháu, phải nghe”.
Hà Nội dùng phong bì đánh Lê Hiền Đức và Lê Quốc Quân (Cầu Nhật Tân). “Vụ ném đá này to và có cả truyền hình về quay nên cần ‘hoành tráng’. Quận Cầu Giấy quyết định trích ngân sách tăng tiền phong bì lên 50.000 đồng. Không hiểu do lạm phát tháng này cao bất thường hay do muốn bồi dưỡng để các đại biểu đủ sức khỏe giữ được 16 chữ vàng, 4 tốt mà Quận có nhã ý hào phóng ‘bo’ thêm 50.000 nữa”. - Quán độc đáo và trò trả thù đê tiện cũ rích (Nguyễn Tường Thụy).

KINH TẾ
Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế (TN).
- Phỏng vấn ông Raphael Cecchni, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của hãng phân tích rủi ro đầu tư Châu Á đóng tại Bỉ: ‘Cảnh giác trước thống kê nhà nước’   –   (BBC).  - iPad, nợ xấu và bán lén (Đào Tuấn). “Giảm lãi suất đối với nợ cũ là… trách nhiệm xã hội. Cái này nghe quen quen. Giống như là : Làm đường sắt cao tốc bằng quyết tâm chính trị, hay gần nhất : Đóng phí là yêu nước”.  - Đề xuất 10 giải pháp xử lý nợ xấu (HNM). - Công ty mua bán nợ xấu: Chỉ cần 10-20 ngàn tỷ (VEF). - Cần, nhưng bao nhiêu cho đủ? (Thanh Tra).
Nhóm ngân hàng nào đang chiếm nợ xấu lớn nhất? (VnEco). - Sức khỏe ngân hàng qua các con số (VNE).
- Thời của VNĐ (TBNH/CafeF).
Nhìn lại lá bài bất động sản (Alan Phan). - Phí chung cư: Hết thời “tối đa 4.000 đồng/m2”? (VnEco). - Hà Nội đề nghị bỏ giá trần dịch vụ nhà chung cư (DT).
- Việt Nam đang có nhiều doanh nghiệp “biến mất” một cách khó hiểu(CATP). –  Cảnh báo từ nhà đầu tư dự án FDI dưới 50.000 USD (TN).
Nhà băng không giảm lãi suất, DN sẽ tố!  (Khám phá). - Lãi suất có thể giảm về 8% (Infonet).  – Hạ lãi suất các khoản vay cũ: Chỉ mang tính trấn an dư luận(ĐĐK).  -  Khách hàng cá nhân chờ giảm lãi suất (TN).
<- TS Nguyễn Minh Phong: “EVN thiếu trách nhiệm xã hội!” (Khám phá).
DNNN thoái vốn ngoài ngành kiểu “thùng rỗng kêu to” rồi “hạ cánh an toàn”? (Tầm nhìn). - Các “ông lớn” cắt lương nhân viên để tiết kiệm chi phí (NĐT).
- Cước vận tải: Vẫn điệp khúc tăng nhiều, giảm ít (TBKTSG).
Xe ga, xe số đua nhau giảm giá (VTC).
Bianfishco tiếp tục thua kiện hàng tỷ đồng  (Khám phá). - Thu mua 8.000 tấn cá tra giúp nông dân (ND). - Bianfishco thua kiện hơn 3,3 tỉ đồng (LĐ).
- Mua tạm trữ gạo: Nên học theo Thái Lan (PLTP).
Trung Nguyên : Nghi ngờ là điều tất yếu (Thebox).
Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt xộc vào chợ (PLTP).
Hội thảo xúc tiến thương mại – đầu tư vào Viêng Chăn và Champasak: Rộng cửa đón doanh nghiệp TPHCM (SGGP). - Mời gọi đầu tư vào Lào (TT).
USD hạ nhiệt, dầu thô lập tức đẩy giá (VnEco).
- Microsoft và NBC News tách ra khỏi công ty chung  (VOA).
WTO: Các công ty cấp thẻ tín dụng Mỹ bị Trung Quốc kỳ thị (VOA).
Tiến trình phục hồi kinh tế Mỹ chậm lại (VOA).



VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đỗ Thế Cường: KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh? -1  (Văn chương Việt). –   KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh? -2.   –    KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh? -3.
Khai quật di tích Chămpa ở Đà Nẵng (TN).
Nơi cầu duyên nổi tiếng linh thiêng ở đất Hà thành (Bee). Không biết có cầu xin được như Mỹ Châu, lấy được một chàng thầy thuốc Trung Quốc, như ở phòng khám Maria, hay một chú công nhân Tàu quậy phá? = >
An Giang công bố Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chủ tịch Tôn Đức Thắng (VOV).
- MIỀN…”CỤP LẠC” (KỲ 18)   –   (Nhật Tuấn).
- Đào Thắng: Nước mắt (tiểu thuyết) chương 1 – 4 (Trần Nhương).
- Quyền được điên (Truyện ngắn mini) (Phạm Ngọc Tiến).
- Trần Trọng Thức: KIM YẾN trải nghiệm với những giá trị sống (Lê Thiếu Nhơn).
- NHẠC PHẨM MỚI CỦA DOÃN NGUYÊN: CÁNH THƯ RA ĐẢO XA (Nguyễn Trọng Tạo).  – NHẠC SĨ DOÃN NHO: LAO ĐỘNG VÀ THĂNG HOA.
- NHỮNG THÍ DỤ THÂM SÂU  –  LỜI PHẬT DẠY CON TRAI (Thái Bá Tân).
Tư nhân đang thao túng nhiều nhà xuất bản? (SGGP).
Hẻm Trịnh Công Sơn giữa Sài thành  (NĐT).
- Ni cô tự tin “lật đổ” Thần tượng âm nhạc Uyên Linh (DT).  – Phát ngôn gây sốc của thí sinh khoác áo tu đi thi Vietnam Idol: Hiện tượng không bình thường (chùa Phúc Lâm).
- Thừa thắng xốc tới sau bức tranh dài “kỷ lục” Con đường gốm sứ trên đê Sông Hồng, HN (giờ có lẽ đã lập tiếp kỷ lục về một sản phẩm quá tốn kém mà mau bị lãng quên), rồi cờ tổ quốc ở Trường Sa, họa sĩ Thu Thủy lại sáng kiến ra Bức tranh gốm Việt trên đất Pháp (TN). Tiếc là cô không nghĩ ra một bức tranh gốm đưa lên vệ tinh Vinasat vừa phóng lên “để khẳng định chủ quyền” trên trời. Hì hì! Đúng là “trời ơi đất hỡi!”
- Hành trình Truyện Kiều từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XXI [I] (VHNA).
Bức tranh gốm Việt trên đất Pháp (TN).
- Vận mệnh và tương lai của Nho giáo truyền thống ở Đông Á hiện nay  (Vientriethoc/VHNA).
- Gió mới trong sân khấu kịch (NNVN).  – Vén màn tìm đường đi cho kịch (DV). - Sài Gòn kỳ nhân – kỳ sự (Kỳ 13): Nửa thế kỷ thiết kế sân khấu (TN).
- Phim thị trường: Đủ kiểu “thảm họa” (CATP).
- NHẠC SỐ ĂN CẮP BẢN QUYỀN TRẮNG TRỢN: Kẻ cắp “già mồm” (NLĐ).
- Chương trình truyền hình thực tế – Cuộc đua soán ngôi (SGGP).
Chính khách đến rồi đi, nghệ thuật thì ở lại (Der Spiegel/TT).
- Olympic 2012 với TTVN: Tham dự cho có phong trào? (PLTP).  – « Đinh tặc » tại Vòng đua nước Pháp? (RFI).


NGUYỄN TRÃI (1380 – 1442)  (Thái Bá Tân).
- Duy Phi: GIỮA NẠN ĐẠO VĂN CÓ MỘT NGƯỜI TỬ TẾ (Ngôi đền thơ/ Nguyễn Trọng Tạo).
TRONG MÙA MẶT RỤNG (Nguyễn Ngọc Tư/ Mai Thanh Hải).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
KẾT THÚC KỲ THI TUYỂN SINH ĐH, CĐ 2012: Biển, đảo tiếp tục vào đề thi CĐ (PLTP). - ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG DẠY HỌC LÀ DẠY CÁCH HỌC (Tâm sáng). - Sao không dạy và học cái…xã hội cần? (VNN).
Điểm chuẩn cao đẳng sẽ… sát sàn (TT).
Sửa đáp án câu 4a môn lịch sử kỳ thi tuyển sinh ĐH (TT).
Góp ý với Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung (VNN). - Lo khó tuyển sinh (NLĐ). – Đề thi “thần tượng”: Các thầy cứ nói ngon ơ… (PNTD).
<- Hai chị em cùng đoạt huy chương Olympic quốc tế (TP). - Xếp thứ 9 trong một kỳ thi quốc tế là tuyên bố luôn Toán học Việt Nam lọt top 10 thế giới  (NĐT).
- Khi teen học ngoại ngữ theo trào lưu (Kênh 14).
- Du học hay “đem con bỏ chợ”? (HHT).
- Đưa trẻ vào chùa để học cách tự lập (HNM).
Hội thảo về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập (TS).  - Tái chế CO2 làm nguyên liệu.
Những trường đại học đi tiên phong ở Mỹ (VNN).
- Vài suy nghĩ qua việc đề xuất thành lập Sở Công Nghệ cao (TSCN).
Não của thiên tài và kẻ đần độn giống nhau 95% (Khám phá).
Cựu điệp viên CIA khẳng định đĩa bay từng rơi xuống Mỹ (Bee).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Chủ phòng khám Maria “phủi” trách nhiệm (LĐ). - GĐ Sở Y tế Hà Nội: Bác sĩ Đỗ Y Na phải chịu trách nhiệm (LĐ). - Cấm xuất cảnh bốn bác sĩ Trung Quốc liên quan bệnh nhân tử vong (TP). - Vụ phòng khám Maria: Xác định danh tính 4 người Trung Quốc “mất tích” (DT). - Chết oan vì “bác sĩ” Trung Quốc (TT). - Báo động đỏ! (TTVH). - Phòng khám Maria nhiều tiếng xấu vẫn hút khách? (VNN). - Vụ phòng khám Trung Quốc:  Bệnh nhân chết, trưởng phòng khám không biết (!?) (NLĐ). - Dấu hiệu bất thường vụ bệnh nhân tử vong (Khám phá).
TP.HCM: Công an “hỏi thăm” các phòng khám Trung Quốc (VTC).
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi tại khoa Nhi BV Trung ương Huế (DT).
Bắt giữ gần 500kg nầm lợn “bẩn” tuồn vào nội địa (DT).
- Cho cá sấu ăn, một phụ nữ bị cắn đứt lìa tay (Tin tức).
“Trái tim người mẹ đã níu chị ở lại” (Bee). = >
Mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm (TT).
Tầm nã tội phạm - Kỳ 2: Cô giáo 17 năm trốn chạy (TN).
Con nghiện… hành khất: “Chợ” ma túy trong bến xe (NLĐ).
Điều tra vụ “luộc phụ tùng ngay bãi giữ xe” (TT).
- Đã khoan 9 mũi khoan để tìm “kho báu” núi Tàu (DT).
-  Hãi hùng cà phê “đểu” (TN).
Kiếm tiền triệu nhờ lấy… “nước thiêng” đi bán  (NDDT).
- Trung Quốc: Người tiêu dùng khiếp vía vì kẹo chứa sâu (VTC). – Mỳ tôm Trung Quốc chứa axit phá hủy gan (PNToday).
- Rừng bị đốt hàng loạt (SGGP).
Myanmar tịch thu lượng ma túy kỷ lục (TN).
- Cô gái Việt thay đổi Luật an toàn xe bus tại Mỹ   –   (RFA).



QUỐC TẾ
Chiến sự ở Syria lan tới thủ đô Damascus (VOA). - Giao tranh tràn đến thủ đô Syria (VOA). - Nga ngăn cản một tuyên bố của HĐBA LHQ về Syria (TTXVN). - Thủ đô Damas trong tình trạng chiến tranh    –   (RFI).  – Hội Chữ Thập Ðỏ mở rộng khu vực có can dự đến cuộc nội chiến Syria (VOA).  – Đụng độ lan rộng thủ đô Syria (DT).
- Hillary Clinton đến Israel   –   (RFI).  – Ngoại trưởng Mỹ thảo luận với Israel về Iran, Syria, Ai Cập và Palestine (VOA). - Hoa Kỳ, Israel thảo luận một loạt vấn đề nóng trên thế giới (VOA). - Cân bằng (TN). - Hillary Clinton gặp Tổng thống Israel (VTV).
Pakistan ký biên bản ghi nhớ về các tuyến đường tiếp liệu cho NATO (VOA).
Hải quân Mỹ nổ súng vào một chiếc tàu ngoài khơi Dubai (VOA).
- Tổng thống Tunisia viếng thăm Pháp   –   (RFI).
- Liên Hiệp Châu Phi có tân chủ tịch  (VOA).
<- Cựu tổng thống Mubarak phải quay lại tù (TT).
- Cam Bốt -Thái Lan tạm rút quân khỏi khu đền cổ Preah Vihear    –   (RFI).
- Phát hiện tội phạm chiến tranh thời Đức quốc xã    –   (RFI).
LHQ mở chiến dịch chống tội phạm có tổ chức (TTVH).
Chính trị gia Thái Lan cân nhắc các giải pháp sau quyết định về hiến pháp (VOA).
- You Tube trở thành diễn đàn quan trọng về tin tức (VOA).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/07/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 16/07/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 16/07/2012 ;  + Thời sự 19h – 16/07/2012.


Dân tộc chủ nghĩa và nạn nghèo đói trong sự tan vỡ các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

Ngô Bắc dịch và phụ chú
Alexander Woodside
Trích từ Gió-O
Lời người dịch: Dưới đây là bài dịch của một bài nghiên cứu được viết rất sớm (Tháng Sáu, 1979) ngay sau cuộc chiên tranh biên giới Trung – Việt hồi Tháng Hai – Tháng Ba 1979.  Giáo Sư Alexander Woodside là một tác giả hàng đầu về văn hóa đối chiếu trong lịch sử các nước Đông Á, đặc biệt giữa Trung Quốc và Việt nam.  Các bài giảng của Giáo Sư Woodside về Việt Nam tại trường Đại Học Harvard nổi tiếng trong thập niên 1960 đã được ấn hành thành sách giáo khoa.
 Trong bài viết này, tác giả đã đặt cuộc xung đột vừa mới  xảy ra trong bối cảnh kinh tế cùng các vấn đề chính trị nội bộ của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc để phân tích về nguyên do của cuộc xung đột, dưới một lăng kính phi quân sự, do đó tạo thành một cái nhìn rất đặc biệt về cuộc chiến.
***
Trong các quan hệ của họ với bên kia kể từ khi Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thư Nhì kết thúc trong năm 1975, cả Trung Quốc và Việt Nam đều phải gánh chịu các tai họa chính sách ngoại giao hoàn toàn.   Không có bên nào có thể giành thắng từ cuộc khủng hoảng gần đây nhất trong các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam.  Đặc biệt đối với Việt Nam, ngay dù với viện trợ Sô Viết vị kỷ dồi dào nhất, hoàn toàn thiếu các phương tiện để duy trì một tình trạng thù nghịch trường kỳ với Trung Quốc và cùng lúc lại có thể tự công nghiệp hóa một cách thành công.  Bởi vì không bên nào giành được thắng lợi, điều hiển nhiên là mỗi bên đã đưa ra các ước tính sai lầm tai hại về phía bên kia.  Nhưng các sai lầm và xúc cảm châm lửa vào các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam đã được phát sinh nhiều phần bởi các áp lực của nạn nghèo đói và sự bất an chủng tộc hơn là bởi tính coi mình là trung tâm (egocentricity) của Trung Quốc hay bởi sự kiêu ngạo của Việt Nam, bất kể các lời tuyên bố ra sao của các kẻ tuyên truyền ở cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội.
       Cuộc xâm lăng “hoàn kích tự vệ” (self-protective retaliatory) vào các vùng đất biên giới của bắc Việt Nam, liên can một cách hiển nhiên đến các xe thiết giáp và hàng trăm nghìn binh sĩ, và kéo dài từ giữa Tháng Hai cho đến giữa Tháng Ba 1979, chỉ là một màn thứ ba đáng kinh sợ nhất trong vở kịch của các sự căng thẳng đã được hình thành trong nhiều năm.  Mới gần đây thôi, trong Tháng Mười Một 1977, Lê Duẩn, Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã có thể thực hiện một cuộc thăm viếng quốc gia đến Trung Quốc, trong đó ông ta đã thông báo một cách khoa trương với các thính giả Trung Quốc và Việt Nam rằng các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam đang phát triển tốt đẹp nhiều hơn.  Ông cũng cám ơn Trung Quốc về viện trợ “hào hiệp” của nó cho Việt Nam trong các cuộc chiến tranh tại Đông Dương, đã tuyên bố các sự việc chính trị Trung Quốc gần nhất đang mang lại “niềm vui” cho các dân tộc cách mạng của mọi nước, và nói rằng sự ủng hộ và viện trợ tương lai của Trung Quốc sẽ là một “nguồn khích lệ quan trọng” trong thời kỳ tái xây dựng của Việt Nam. 1 Trong hậu trường, ngôn ngữ của ông ta hẳn phải khác biệt. Bởi viên trưởng đoàn chính trị Trung Quốc đã từng nhìn nhận – trong Tháng Chín 1978 – rằng vào khoảng giữa thập niên 1960, khi cuộc đấu tranh của Việt Nam chống lại người Mỹ ở vào thời điểm chua chát nhất, “các đồng chí Trung Quốc cá biệt” đã cố gắng xuất cảng Cuộc Cách Mạng Văn Hóa sang Việt Nam xuyên qua sự trung gian của các Hoa kiều hải ngoại ở Việt Nam. 2 Sự bất mãn về sự phá hoại chính trị như thế — như Lê Duẩn và các đồng sự của ông, lo ngại sâu xa về “phe tả” và “phe cơ hội chủ nghĩa” ngay chính bản thân đảng Cộng Sản Việt Nam , 3  đã phải giải thích về nó — có thể đã bị đè nén trong khi Việt Nam đang tiếp nhận thực phẩm và viện trợ quân sự không thể thiêu được của Trung Quốc.  Nhưng nó đã tồn tại để làm hỏng sự tạo lập các quan hệ Trung – Việt hậu chiến có tinh chất xây dựng.  Ngay từ 1975 (theo các sự tường thuật của Trung Quốc), tuyên truyền của chính phủ Việt Nam tại các tỉnh miền bắc đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc là kẻ thù hàng đầu của Việt Nam. 4 Trong năm 1976, khi chính phủ Trung Quốc cố gắng sửa chữa các đoạn đường ray của đường hỏa xa biên giới Trung – Việt (bị đóng cửa trong Tháng Mười Hai 1978), dân quân và lính biên cảnh của Việt Nam bị tố giác đã tấn công các toán công nhân Trung Quốc, cáo buộc rằng họ đã xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam.
       Giữa thời khoảng từ 1976 đến 1979, các cuộc cãi cọ biên giới, các sự nhậy cảm về vai trò của Hoa kiều hải ngoại, và các quan điểm khác biệt trong chính trị quốc tế và cấp miền, tất cả đã tích tụ trong sự phình to khối u ung thư đến nỗi làm tê liệt sự đối thoại ngoại giao giữa các kẻ kế thừa Mao Trạch Đông với các kẻ thừa kế Hồ Chí Minh.  Trung Quốc cáo buộc rằng Việt Nam thời hậu chiến đã cố tình “ngược đãi” và “gây tổn thương” dân số Hoa kiều hải ngoại của Trung Quốc đến hơn triệu người.  Sự ngược đãi được nghĩ có liên can đến việc áp đặt tư cách công dân Việt Nam trên họ trong cuộc kiểm kê dân số năm 1976, ngăn cấm họ tham gia vào một số nghề nghiệp nào đó (ngư nghiệp, lâm nghiệp, sửa chữa máy thu phát thanh, phục vụ các hành khách trên tàu thủy hay xe hỏa), bởi họ là các kẻ nước ngoài khuynh đảo tiềm ẩn, trong năm 1977; và cưỡng bách trục xuất gần 200,000 người trong họ trở về Trung Quốc, hay đi nơi khác, trong năm 1978.  (Nhưng đếm số nạn nhân vô tội, gốc Hoa hay không, trong số hàng trăm nghìn dân tỵ nạn trốn chạy khỏi Việt Nam từ 1975, có phần nào giống như việc đếm số người nổi loạn thuộc phái Bạch Liên Giáo tại Trung Hoa hồi thế kỷ thứ mười tám: đó là một công việc may rủi, bị sai lạc bởi thành kiến).  Các sự cưỡng bách trục xuất vi phạm một thỏa ước năm 1955 giữa Các Ủy Ban Trung Ương của hai đảng Cộng Sản, đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải mở rộng cùng các quyền hạn và đặc quyền cho các Hoa kiều hải ngoại giống như đối với người dân Việt Nam thông thường, và sẽ “kiên nhấn trong việc thúc dục họ tiến tới việc nhập tịch công dân Việt Nam.  Đổi lại, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đồng ý rằng các Hoa kiều hải ngoại tại Việt Nam phải “tình nguyện” trở thành các công dân Việt Nam, và chính từ đó thôi không còn là khối u ác tính, không thể tiêu hóa được trong xã hội Việt Nam cho đến nay,  mà nhiều người dân Việt, giống như các người dân Đông nam Á khác, tin rằng họ [Hoa kiều] là như thế.
       Hà Nội, về phần mình, nhìn nhận rằng Hoa kiều hải ngoại đã thực hiện một cuộc di cư ồ ạt ra khỏi Việt Nam.  Nhưng họ đã quy trách điều này, không phải là do các hành động của chính Việt Nam, mà cho các kẻ phản động và “các phần tử xấu” trong số Hoa kiều hải ngoại lo sợ chính sách tập thể hóa các tài sản của họ.  Những kẻ như thế, Hà Nội cáo buộc, bận rộn loan truyền các tin đồn độc hiểm trong thực tế rằng người gốc Hoa tại Việt Nam có thể trở thành các con tin nếu Trung Quốc tự mình can dự sâu hơn chống lại Việt Nam tại Căm Bốt, hay, mơ hồ hơn, các tin đồn nói rằng “chính phủ Trung Quốc” đã “triệu hồi” Hoa kiều hải ngoại trở về Trung Quốc, và rằng những ai không đếm xỉa đến lệnh triệu hồi tức là không vâng lời với đất tổ.  Hà Nội bổ túc, một cách sắc bén – nhưng trong một cách trả miếng mà phía Trung Quốc cảm thấy đủ tự tin để công bố trên các nhật báo Trung Quốc 5 – rằng Việt Nam không những  không ngược đãi các Hoa kiều hải ngoại của Việt Nam, mà còn trợ giúp thực phẩm và quân áo cho hàng nghìn Hoa Kiều hải ngoại bị làm lơ bởi Bắc Kinh là những kẻ đã bị chính quyền Pol Pot của Căm Bốt đẩy họ sang miền nam Việt Nam.
       Vì thế, các phát ngôn viên cho Việt Nam liên kết thành phần bất ổn trong khối Hoa kiều hải ngoại của họ với sự đối đầu giữa các chính sách của Trung Quốc và Việt Nam tại nơi khác ở Đông Dương.  Trong thực tế, đã có một sự liên hệ ở đây, mặc dù không nhất thiết theo các lối mà Việt Nam đã tuyên truyền.  Sự bất ổn và sự đối đầu đã bị phóng đại một cách tương tự vượt quá sự kiểm soát, nếu không phải được tạo lập hoàn toàn, bởi các khó khăn nội tại của Việt Nam làm suy mòn nhiều tự do hành động của Hà Nội kể từ 1975.  Sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt, và sự thiết lập bằng vũ trang một tân chính phủ Căm Bốt phục tùng hơn tại Nam Vang trong Tháng Một 1979, là các hành vi của sự tuyệt vọng.  Dưới mắt nhìn của Việt Nam, Việt Nam đã là nạn nhân của chiến tranh biên giới được phóng ra để chống lại nó, trong khi đang có các trở ngại nội bộ nghiêm trọng, bởi một chế độ Căm Bốt khát máu do Trung Quốc ủng hộ.  Hơn nữa, chế độ Căm Bốt, dưới danh nghĩa mở đường cho một “chủ nghĩa cộng sản triệt để” trong thực tế đang phản bội lại chủ nghĩa cộng sản bằng việc xóa tan các mối quan hệ gia đình [?], tịch thu các quyền tập thể của quyền sở hữu bởi các công nhân trên vật tư sản xuất của họ, và việc từ bỏ sự phân tích giai cấp tại Căm Bốt – để nghiêng về việc phân chia dân chúng một cách thô sơ thành “người tôt’ và “người xấu”. 6 Sự đàn áp của chiến tranh biên giới, làm rung đông toàn thể miền nam Việt Nam, đòi hỏi một cuộc xâm lăng vào Căm Bốt.  Bởi vì Trung Quốc là đồng minh của Pol Pot, Việt Nam cần đến, và đã ký kết trong Tháng Mười Một 1978, một thỏa ước quân sự với Liên Bang Sô Viết để bảo vệ cạnh sườn của nó.  Chắc chắn một thỏa ước như thế xem ra chỉ là một vài bước tiến sâu hơn nữa đến vực thẳm mà Việt Nam đã sẵn tiến tới với sự gia nhập của nó vào khối COMECON, khối kinh tế do Nga Sô khống chế, hồi Tháng Sáu 1978.  Sự gia nhập với khối COMECON tự nó đã trở nên một sự cần thiết dựa trên bối cảnh không có sự quan tâm kinh tế của Tây Phương tại Việt Nam; phía Việt Nam cần nhập cảng các kỹ nghệ phẩm với giá càng rẻ càng tốt để bán cho các nông dân Việt Nam như một cách thức để có nhiều thực phẩm hơn từ họ; tính con buôn vụ lợi cố hữu trong các chính sách mậu dịch thông thường của Trung Quốc tại Đông Nam Á, 7 và sự vắng mặt một sự thông cảm đủ thực tiễn của Trung Quốc về sự khốn khó của các nước Á Châu nhỏ bé hơn không có tiếp cận với thị trường nội địa to lớn của Trung Quốc; và trên hết, sự vắng bóng của bất kỳ chương trình tương tự như Kế Hoạch Marshall để hàn gắn cac vết thương chiến tranh của Việt Nam.
Các nguồn gốc và các viễn ảnh của quyền tối thượng (Supremacy) của Việt Nam tại Đông Dương
       Vấn đề với phần lớn tác phong của Hà Nội tại Đông Dương – hãy cứu xét điều đó trước tiên – không quá nặng về việc nó không thể giải thich hợp lý được mà đúng hơn, trong trường kỳ, nó đơn giản sẽ không thực hành được.  Trước tiên, việc kết hợp một liên minh với Sô Viết với sự vận dụng vũ trang đối với các nước Đông Dương khác biến Việt Nam, trong mắt nhìn của Trung Quốc, thành một “Cuba của Đông Nam Á”, một tham dự viên chính yếu vào các nỗ lực của Sô Viết để “bao vây” Trung Quốc từ phía nam, 8 ngay dù các động lực của Việt Nam tại Căm Bốt và Lào, không giống như các nước của Cuba tại Phi Châu, hoàn toàn là một vấn đề quyền lợi quốc gia vị kỷ.  Việt Nam chỉ có thể tự tháo gỡ ra khỏi vị thế khả xâm này bằng việc góp phần làm dịu bớt sự tranh đua Nga-Hoa trên toàn cầu, song sự phối hợp nghiêng hẳn về phía Liên Bang Sô Viết (LBSV) thực sự làm trầm trọng hơn sự tranh giành và cùng lúc tước bỏ Việt Nam bất kỳ cơ may nào để phục vụ như các kẻ điều giải thành thật trong đó.  Thứ nhì, chứng liệu lâu dài của chính sách thực dân của Việt Nam tại Căm Bốt thì hiển hiện trên mọi bản đồ của Đông Nam Á.  Mới vài thế kỷ trước đây, phần lớn miền nam Việt Nam của năm 1979 thuộc về Căm Bốt.  It chính trị gia Căm Bốt hiên đại lại có thể quên được rằng trong năm 1834 triều đại nhà Nguyễn đã mưu toan nuốt trọn Căm Bốt, biến đổi nó thành một thuộc địa quân sự của Việt Nam trong một thời gian ngắn với một tổng trấn Việt Nam [chỉ ông Trương Minh Giảng, chú của người dịch] trú đóng tại Nam Vang.  Vì thế, khó có bất kỳ chính trị gia Căm Bốt đáng tin nào lại sẽ phục tùng một cách khoan hòa sự giám hộ của Hà Nội trong thời khoảng thật dài.  Ngay nhóm Cộng Sản Căm Bốt hiện thời khá xác xơ mà Hà Nội đang đỡ đầu có thể sớm hay muộn tìm cách tự tách biệt họ ra khỏi Việt Nam.  Kỹ năng với nó để cố làm điều này sẽ xác định sự tồn vong của họ.  Hoặc là kiểm soát họ, hay kiểm soát sự chống đối tất nhiên của Căm Bốt mà sự ràng buộc của họ với Hà Nội sẽ làm sinh sôi, Việt Nam sẽ bị buộc phải can thiệp quân sự gần như thường trực tại Căm Bốt, phải duy trì – như Bắc Kinh đã nhận định một cách cay độc – nhiều binh sĩ của Việt Nam bên ngoài các biên giới của chính mình hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới ngoại trừ hai siêu cường.  Nhưng nền kinh tế Việt Nam, ngay với sự giúp đỡ của Sô Viết, không thể chấp nhận vô hạn định các sự can thiệp như thế.  Vì thế, con đường không lối thoát tại đó Bộ Chính Trị Việt Nam thấy mình rơi vào – nếu toàn thể khung cảnh của chính trị quốc tế không sớm thay đổi một cách quyết liệt – nhiều phần sẽ bị tràn ngập bởi nỗi lo sợ bị vây kín gia tăng.
   
       Cũng không thể chống đỡ Hà Nội khỏi sự tố cáo gây tổn thương rằng, trong thực tế, nó đang tại diễn các động tác thực dân hóa của Việt Nam cổ xưa liên quan đến Căm Bốt và Lào.  (Cũng rất giống như thế, cuộc xâm lăng trừng phạt của Trung Quốc vào Việt Nam năm 1979 có các âm hưởng lạnh giá trong nó cuộc tấn công trừng phạt của hoàng đế Càn Long nhà Thanh vào Bắc Kỳ — mà Việt Nam đã đánh đuổi – trong các năm 1788-89).  Điều mời gọi một sự tái diễn như thế là sự kiện rằng chính sách thực dân Pháp làm trầm trọng hơn các kiểu mẫu bất đồng đều của sự phát triển văn hóa và kinh tế tại ba nước Đông Dương.  Việt Nam, khác với Căm Bốt và Lào, được thụ hưởng các tài sản chẳng hạn như các trường chuyên môn hóa và một đại học.  Người Pháp đã biến Sàigòn, Hà Nội, và Hải Phòng, chứ không phải Nam Vang hay Vạn Tượng, thành các viện hối đoái của tư bản chủ nghĩa thuộc địa – và của một giới trí thức hiếu động về mặt chính trị.  Sự phát triển không đồng đều chính sách thực dân của Pháp, bổ túc cho sự kiện rằng Việt Nam đã sẵn sở đắc một cảm nhận cố kết hơn về các truyền thống dân tộc của nó so với các láng giềng Đông Dương, đã mang lại cho Việt Nam một vị thế mở đường cấp miền to lớn trong việc phát động cách mạng, và khuyến khích họ tổ chức trong năm 1930 một “Đảng Cộng Sản Đông Dương” duy nhất, bao gồm trên danh nghĩa cả các người Căm Bốt và các sắc dân ở Lào.  Không mấy ngạc nhiên rằng chính phủ Căm Bốt của năm 1976, đọc bản tuyên bố Việt Nam – Lào trong năm đó, đã tin tưởng rằng Hà Nội có ý định sáp nhập họ vào một “Liên Bang Đông Dương”.  Bởi vì bản tuyên bố đó đã kỷ niệm, một cách nào đó hơi gian xảo, “sự đồng khai sinh” của các phong trào Cộng Sản Việt Nam và Lào từ một đảng Đông Dương duy nhất do Việt Nam kiểm soát trong năm 1930, và xác quyết rằng sự cùng khai sinh này đã là gốc rễ của “mối quan hệ đặc biệt” giờ đây được nghĩ hiện hữu giữa Hà Nội và Vạn Tượng. 9
       “Mối quan hệ đặc biệt” là gì? Bản hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào, được ký kết tại Vạn Tượng hôm 18 Tháng Bảy, 1977, bởi Phạm Văn Đồng và Kaysone Phomvihan (Thủ Tướng Lào và Tổng Bí Thư Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào) có hiệu lực trong 25 năm, với một sự gia hạn tự động. Bản hiệp ước giao cho Việt Nam quyền giúp Lào huấn luyện các cán bộ đảng của nó; bản hiệp ước xiết chặt các sự liên kết của Việt Nam với nền kinh tế Lào qua các ưu đãi mậu dịch đặc biệt; và nó cho phép Việt Nam tham gia vào công tác phân phối sự tuyên truyền, phát thanh, và sự ấn hành các tờ báo và tạp chí tại Lào.  (Các thỏa ước khác trong Tháng Chín 1977 và Tháng Năm 1978 đã tăng cường cho điều khoản cuối cùng này).  Các đặc ưu quyền như thế có tính cách hỗ ứng, trên giấy tờ.  Như bối cảnh của bản hiệp ước là sự hiện diện có lẽ vào khoảng 50,000 binh sĩ Việt Nam (theo sự ước lượng của Trung cộng) tại Lào như một đội quân đồn trú giữ an ninh biến Lào thành một kẻ tập sự học nghề — hay tệ hơn – của láng giềng phía đông của nó, chứ không phải như một đồng minh.
       Ngoài sự lệ thuộc quân sự của nó, người ta có thể thực sự quy trách đến đâu việc chính phủ Lào chấp nhận sự bảo trợ kỹ thuật và kinh tế của Việt Nam, việc tiếp tục gửi sinh viên đến các đại học Việt Nam (như thuộc địa Lào từng có thời gửi sinh viên đến trường Đại Học Đông Dương tại Hà Nội), và cho việc hy vọng Việt Nam có thể giúp đỡ hiện đại hóa một số lãnh vực nào đó trong nền kinh tế của Lào trong khi các chính trị gia Lào tập trung năng lực của họ vào các làng xã? Trong năm 1975, Lào không chỉ không có đại học nào, chỉ có hai hay ba trong số mười tỉnh có được các trường cao đẳng tiểu học (lớp ba nói chung).  Vào năm 1977, nước Lào mới đã lập ra các trường như thế tại mười một tỉnh, đã nâng cao sĩ số tại các trường phổ thông lên khoảng 13 phần trăm dân số; (ngược lại, tại Bắc Việt trước đây, số học trò các trường phổ thông trong niên khóa 1975-76 gần gấp đôi con số đó, hay gần bằng một phần tư dân số); và đang cố gắng để chinh phục nạn mù chữ với “các phong trào học tập bình dân” được nung nấu bởi các khẩu hiệu rõ ràng khát khao như “đi đến trường là yêu nước”.  Nó cũng gia tămg số trường đào tạo giáo viên tại Lào từ một lên hai mươi lăm trường.  Tổng kết, tân chính phủ Lào, đối diện với điều có thể gọi là sự kém phát triển quá mức (hyper-underdevelopment), lựa chọn để xây dựng các trường tiểu học và các trường đào tạo giáo chức trước tiên, và triển hoãn việc xây dựng đại học cho đến sau này.  Sự lựa chọn của nó thì vững chắc cả về mặt kinh tế và vị kỷ về mặt chính trị, trong ý nghĩa rằng việc ưu tiên cho các trường tiểu học trên đại học có nghĩa đặt ưu tiên vào việc nhồi sọ đại chúng hơn là giáo dục chuyên môn chuyên biệt hóa.  Nhưng cái gíá của sự lựa chọn là sự lệ thuộc hoàn toàn liên tục vào giáo dục cao đẳng của Việt Nam (và của Sô Viết lẫn Trung cộng).  Do cơn ác mộng Đông Dương xa xưa của các sự bất đồng đẳng cấp miền trong việc mở rộng các trường học hiện đại, sự lựa chọn cũng có thể có tính chất tất nhiên.
        Nhưng kim tự tháp của các sự lệ thuộc, mà Lào giờ đây nhìn thấy vị trí của mình ở tầng đáy, thì dốc hơn nhiền, và bị che khuất sâu kín hơn nhiều so với các tình trạng bất bình đẳng lịch sử cấp miền không thôi buộc nó phải chịu.  Hiệp ước năm 1977 cũng quy định rằng Việt Nam sẽ thực hiện một loạt các khoản cho vay không tính tiền lãi cho Lào, cũng như kéo dài viên trợ tài chính mà Lào sẽ không phải hoàn trái cho tới sau năm 1980. 10 Chính vì thế Việt Nam, một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, đến mức hoàn toàn sự sống còn lệ thuộc vào thực phẩm, dầu hỏa và truyền tiếp trợ giúp tư bản từ các nước khác, tuy thế lại đã tìm cách tạo dựng “mối quan hệ đặc biệt” giữa chính nó với Lào thành mối quan hệ giữa một chủ nợ với con nợ, gần như một sự tối thiểu hóa mô hình mang tính cách bù trừ cho mối quan hệ chủ nợ – con nợ giờ đang hiên hữu giữa Mạc Tư Khoa và Hà Nội.  Người ta không phải là một André Gunder Frank để có các dự kiến bi quan về Lào trong tương lai như một nước phụ thuộc của tiểu mẫu quốc Việt Nam thuộc mẫu quốc Sô Viết trong chủ nghĩa tư bản nhà nước “xã hội chủ nghĩa” toàn cầu (global “socialist” state capitalism).  Bởi thật khó khăn để kháng cự lại tư tưởng rằng công thức chủ nợ – con nợ trong liên minh Việt Nam – Lào năm 1977 đại diện cho sự tạo lập chủ ý một loại chế độ chư hầu chính trị bằng phương tiện kinh tế.
       Dĩ nhiên, một sự giải thích khác là chúng ta đang chứng kiến một sự phục hồi truyền thống, một cách đặc biệt, truyền thống thời tiền thuộc địa theo đó các ông hoàng xứ Lào có lãnh thổ bị vây kín, sẵn lòng hơn nhiều các ông hoàng xứ Căm Bốt, thường chấp nhận quyền chúa tể của Việt Nam, một phần nhằm giành được sự tiếp cận với các sản phẩm thương mại của một hệ thống mậu dịch thế giới vốn không có sự chú ý trực tiếp đên họ.  Chắc chắn, âm nhạc chỏi nhau, ngột ngạt của phần lớn lịch sử đã qua có thể được nghe thấy tromg tiếng lải nhãi phát sinh từ các sự căng thẳng tại Đông Dương đương đại.  Người ta có thể tìm thấy các thí dụ về điều đó trong nhật báo Việt Nam than thở rằng các nhà lãnh đạo của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (People’s Republic of China: PRC) là “các kẻ thừa kế trung thành nhất” của vị hoàng đế phong kiến đầu tiên của Trung Hoa, trong mọi điều, từ việc đốt sách và chôn sống các học giả cho đến việc bành trướng lãnh thổ Trung Hoa; hay trong các ảnh chụp trên các tờ báo Trung cộng. trong năm 1979, trưng bày các cột mốc đánh dấu bằng đá thời trước năm 1911 vẫn còn đứng gác biên giới của tỉnh Vân Nam, được khắc bằng tiếng Pháp và tiếng Hoa và thông báo cho các binh sĩ Trung Hoa rằng họ đang băng từ “Trung Hoa: Vân Nam của đế quốc Đại Thanh” sang An Nam … của đế quốc Đại Pháp”.  Song chủ nghĩa dân tộc cách mạng tại tâm điểm của các quan hệ Trung – Việt trong năm 1979 khác biệt trong tính chất của sự bùng nổ của nó với bất kỳ các cảm xúc tinh túy nào của quá khứ.  Và sự tranh cãi chủng tộc mãnh liệt giờ đây đang cung cấp chất liệu cho sự đối kháng giữa Bắc Kinh và Hà Nội – cuộc tranh cãi về Hoa kiều hải ngoại – là một minh chứng đáng chú ý nhất của sự khác biệt.
Tầm quan trọng tâm lý của vấn đề chủng tộc
       Người ta có thể suy đoán một cách nghiêm chỉnh rằng một động lực căn bản đàng sau sự đột nhập của Trung Quốc vào Việt Nam năm 1979 là nỗi lo sợ rằng Việt Nam, giữa cơn thanh lọc trơ tráo các thương nhân Hoa kiều hải ngoại của mình, có thể cải thiện các quan hệ của nó với các nước Đông Nam Á không cộng sản đến một mức độ có thể xuất cảng các cảm xúc điên cuồng chông Tàu của nó sang các nước đó.  Điều này kế đó có thể dẫn đến một liên hiệp cấp miền, nhằm chống lại Bắc Kinh, của các nước có nền tảng không nói ra sẽ là một sự thù nghịch chung đối với “dân Do Thái của Phương Đông” – như một quốc vương bài ngoại của Thái Lan từng có lần mô tả về người Hoa ở hải ngoại – và các sự móc nối đáng nghi ngờ của họ với Trung Quốc.  Các quan hệ của Việt Nam với các nước khối ASEAN, kể cả Indonesia (nước đã trục xuất một số Hoa kiều hải ngoại của nó vào năm 1966) là Thái Lan, đang bắt đầu nở rộ vào lúc có sự suy đồi trong các quan hệ Trung – Việt năm 1978.  Thái Lan còn đồng ý tham gia cùng với Việt Nam và Lào như đối tác thứ ba trong Ủy Ban Sông Mekong Lâm Thời.  Tổ chức này, được thành lập chính thức tại Vạn Tượng vào Tháng Một 1978, đã nhóm họp lần đầu tiên tại Hà Nội trong Tháng Hai 1978.  Trong các tình huống như thế , sự đột nhập của Trung Quốc có thể có chủ ý phô diễn sự xác thực của tình trạng thù nghịch giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và làm việc đó trong các lối gây xúc động và khẳng quyết đên nỗi các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ phải ngần ngại trước khi can dự,  ngay dù chỉ là sự tiếp lại gần nhau tình cờ nhất với Việt Nam. (Các nhà biên tập Trung cộng đã phàn nàn trong Tháng Ba 1979 về các sự bất thích đáng trong lập trường của khối ASEAN về mối thù hận Trung – Việt, ngay cả sau khi các đoàn quân Trung cộng đã được rút ra khỏi Việt Nam). 11 Nếu đường lối lý luận này dù chỉ đúng một phần, điều mỉa mai rằng chính sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt, chứ không phải sự xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam, đã làm vẫn đục một cách nặng nề các quan hệ của Việt Nam với khối ASEAN.  Và bất kỳ sự chu toàn thực sự nào đòi hỏi chính yếu mà Trung Quốc áp đặt trên Việt Nam vào mùa xuân 1979 – sự gỡ bỏ của Việt Nam các đội quân của nó ra khỏi Căm Bốt – có thể cho phép Hà Nội tái lập các liên kết đe dọa tiềm ẩn với các lân bang không cộng sản của nó, và sẽ không thực sự khu trừ được các căng thẳng Trung – Việt.       
       Nhưng ngay dù vấn đề Hoa Kiều hải ngoại không phải là yếu tố xác định chính yếu cho cuộc khủng hoảng, nó là một biểu kế quan trọng của các tâm lý dân tộc chủ nghĩa giờ đây đang tác động bên trong hậu trường ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.  Theo các chuyên viên pháp lý Việt Nam, trong năm 1945 người Hoa (gốc Trung Hoa) tại Việt Nam không phải là một nhóm đồng nhất.  Đa số trong họ là “các thần dân An Nam” (Annamite subjects),sống dưới chế độ thực dân Pháp, là các kẻ đóng thuế thân và nhận thấy mình được xếp vào nhiều loại chủng tộc phụ yếu, chẳng hạn như người Nùng hay Minh Hương.  Chỉ là một dân tộc ít người nhỏ bé, một “tầng lớp tư bản” (capitalist stratum) tại các thành phố thụ hưởng một số đặc ưu quyền kinh tế và tổ chức nào đó, có thể mang các tấm thẻ căn cước mô tả họ như là “các khách trú Trung Hoa: Chinese sojourners” hay “Hoa Kiều” [hải ngoại] (overseas Chinese).  Trong Tháng Mười 1945, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh, được thiết lập tại Hà Nội chưa đầy hai tháng, đã công bố một sắc lệnh biến mọi dân tộc ít người tại Việt Nam, ngoại trừ “các khách trú Trung Hoa” tư bản thành thị, trở thành các công dân Việt Nam; trong Tháng Hai 1951, đại hội đảng lần thứ nhì của Cộng Sản Việt Nam đã khuyến khích ngay cả “các khách trú Trung Hoa”hãy tham gia vào cuộc kháng chiến của Việt Nam chống lại nước Pháp, và ban cấp cho họ các quyền hạn của tư cách công dân Việt Nam nếu họ “tình nguyện” làm như thế.
       Từ đó, ngay các định nghĩa về “Hoa kiều hải ngoại” cũng khác biệt nhau tại Trung Quốc và Việt Nam.  Vào ngày 6 Tháng Một 1952, Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị cáo giác bởi phía Việt Nam là đã “phủ nhận” các nguyên tắc Mác Xít – Lê nin nít căn bản về chủng tộc.  Việc đó được nói đã được làm như thế bởi một chỉ thị đã xếp loại một cách vô điều kiện mọi người Hoa tại Việt Nam và các nơi khác như “các khách trú Trung Hoa” (Chinese sojourners) (Huaqiao: (Hoa kiều) trong tiếng Hoa), một hành vi khiêu khích và không thể chấp nhận được trong mắt nhìn của Hà Nội, và là điều khẳng định rằng họ không phải, và không thể trở thành, một nhóm dân tộc ít người bình thường tại những nước mà họ đang sinh sống.  Trong Tháng Sáu 1955, Trung Ương Đảng Việt Nam đã tìm cách sửa đổi “chủ nghĩa yêu nước cuồng tín” (chauvinism” của Trung Quốc bằng cách khiến cho Trung Ương Đảng Trung Quốc đồng ý rằng “các khách trú Trung Hoa” tại Bắc Việt Nam dần dần trở thành các công dân Việt Nam.  Điều này, trong thực tế, là một thời kỳ được vinh danh bởi các học giả Tây Phương chẳng hạn như Stephen Fitzgerald, kẻ đã trình bày rằng từ cuối thập niên 1950 Bắc Kinh thực sự đã cho thi hành “một chính sách giải trừ thực dân” (decolonization) mối quan hệ giữa chính phủ Trung Quốc với các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại, một mối quan hệ ‘thừa hưởng” từ các chính phủ Quốc Dân Đảng tiền nhiệm với một sự trìu mến nổi bật cho các luật lệ quốc tịch Trung Hoa đặt nền trên huyết thống (jus sanguinis) (có nghĩa,bất kỳ ai sinh ra bởi một người cha Trung Hoa, hay một người mẹ Trung Hoa khi quốc tịch của người cha không xác định được, là một công dân Trung Hoa, bất kể sinh ra ở đâu). 12                   
       Quan điện hiện thời của Hà Nội là thời kỳ từ 1955 đến đầu thập niên 1960 chỉ là một thời gian khi chủ nghĩa yêu nước cuồng tín của Trung Hoa bị tắt tiếng một cách bình thường.  Trong các năm này, Trung Quốc đã “hợp tác tốt đẹp” với Việt Nam để thực hiện thỏa ước năm 1955.  Trong Tháng Mười Một 1957, Trung Quốc đã chuyển giao cho Việt Nam mọi công tác chính trị và văn hóa trong giới Hoa Kiều hải ngoại tại Bắc Việt Nam.  Và trong Tháng Một 1961, Trung Quốc còn loan báo rằng tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội sẽ không còn chuẩn cấp các thông hành đặc biệt cho Hoa kiều hải ngoại tại Việt Nam muốn thăm viếng Trung Quốc; thay vào đó, họ sẽ phải nạp đơn xuyên qua các cơ quan Việt Nam thường lệ.  Nhưng sự kiềm chế này đã tan biến trong các cơn cuồng nộ của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa.  Các sự điên cuồng như thế giờ đây được tuyên xác để đẩy Trung Quốc quay trở về, vào khoảng cuối thập niên 1970, tất cả các chính sách triệt để cổ xưa của luật quốc tịch thời nhà Thanh năm 1909 (tôn thờ luật theo huyết thông: jus sanguinis). 13
       Bản cáo giác của Hà Nội về chính phủ Trung Quốc có giá trị đến bao nhiêu?  Điều quan trọng là cuộc cãi cọ chủng tộc đã trở thành gần như thường trực giữa hai quốc gia.  Chúng ta giờ đây biết được rằng nó đã thấm nhập gần như mọi giai đoạn của các cuộc cách mạng Trung Quốc và Việt Nam trong một phần tư thế kỷ vừa qua.  Cuộc tấn công gần đây của Việt Nam về các chỉ thị đáng ghê tởm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1952, các chỉ thị được biên soạn tại Bắc Kinh vào một lúc khi Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết đều là các đồng minh ủng hộ Hồ Chí Minh, chỉ làm điều này trở nên quá rõ ràng.  Việt Nam giờ đây nhìn mọi sự dàn xếp pháp lý giữa chính nó và Trung Quốc kể từ 1949 – về vấn đề này – là mong manh hay không đáng tin cậy.  Từ đó nó đã hướng đến các tiền lệ lịch sử phi cách mạng, trong thực tế phản cách mạng, để chứng minh sự hiện hữu lưu truyền lâu đời, trước 1949, về một quốc tịch Việt Nam bao gồm mọi người gốc Hoa tại Việt Nam.  Các chuyên viên tại Viện Luật Học ở Hà Nội, mặc dù họ là công nhân viên của một nhà nước cách mạng chống thực dân, tuy thế giờ đây trưng dẫn hồi tố việc làm luật thời thuộc địa Pháp như một tiến trình xây dựng quốc gia chính thống, lập luân rằng các luật pháp thực dân Pháp và các hiệp ước thời thuộc địa với Trung Quốc, là hiệu lực cần thiết đã củng cố “tính Việt Nam” chuyên độc trên các Hoa kiều như thế.  Một sắc lệnh của Pháp năm 1871 rõ ràng đã xem mọi người Hoa tại Việt Nam là “dân bản xứ: natives”; các bộ luật dân sự thời thuộc địa của Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong thập niên 1930 quy định rằng một “người Á Châu: Asiatics” có nguồn gốc từ các nước khác, nhưng sinh sống tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ và không “liên can đến các tư cách công dân nước khác’, sẽ được xem là có “quốc tịch An Nam”; các quy định thực dân Pháp các năm 1883, 1930, và 1933 cho Nam Kỳ và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng dành cho  “các thần dân Pháp: French subjects” của phần lớn trẻ em lai có cha mẹ phần nào đã “đồng hóa thành Á Châu” với quy chế “thần dân Pháp”, được chuyển đổi một cách hợp pháp thành “công dân Việt Nam” bởi một thỏa thuận giữa Pháp và chính phủ Ngô Đình Diệm trong năm 1955 và v.v.  Tình trạng rắc rối này trong các quyết định về quốc tịch thời thuộc địa với ngôn ngữ đầy các thành kiến chủng tộc cũ rich của Âu Châu, giờ đây được nói đã trợ giúp biến mọi người tại Việt Nam trở thành một công dân của dân tộc Việt Nam. 14
       Tuy nhiên, ít người Việt Nam sẽ nhìn một sự hồi tưởng phục sinh luật lệ thực dân Pháp như thế như phản đề của một chủ nghĩa dân tộc cách mạng.  Trong nhiều thế kỷ, các nhà lãnh đạo văn hóa có nhận thức hơn của Việt Nam đã bị ám ảnh bởi sự tìm kiếm một quá khứ hữu dụng trọn vẹn hơn và nhu cầu tạo lập và làm chủ một ý thức được lập chứng phong phú hơn về di sản dân tộc.  Các nhà lãnh đạo hiện thời của Việt Nam đã thừa kế nỗi ám ảnh này, đã từng biểu lộ trong nhiều cung cách.  Thí dụ, mặc dù chính phủ Hà Nội đã không vinh danh một cách quá đáng sự yêu thích của nó sự bất đồng mang tính chất châm biếm, nó đã khuyến khích sự ấn hành, trong năm 1974, một quyển sách gần 600 trang cố gắng tuyển chọn văn chương trào phúng Việt Nam từ thế kỷ thứ mười ba cho đến 1945. 15 Khi quyển sách được hiên hiện, nó bị chỉ trích – khá điển hình – trong báo chí Việt Nam về sự không đầy đủ của nó, về việc hạn chế sự tuyển chọn chỉ có 339 tác phẩm văn học Việt Nam thời tiền hiện đại.  Nhưng có bao nhiêu xã hội nông nghiệp Á Châu nghèo đói sẽ cố gắng điển chế văn chương trào phúng thời trung cổ của chúng khi chúng đang chiến đâu cho sự sống còn của mình chống lại một siêu cường Tây Phương? Các nhà tư tưởng và chính trị gia Việt Nam từ một Hoàng Đức Lương trong thế kỷ thứ mười lăm đến Lê Quí Đôn trong thế kỷ thứ mười tám cho đến các ủy viên Bộ Chính Trị trong năm 1979, đã từng tin tưởng sâu xa rằng sự yếu kém của dân tộc bị làm trầm trọng hơn bởi sự bảo tồn và học tập không đầy đủ các tài liệu pháp lý, lịch sử và văn học Việt Nam, bất kể nguồn gốc của chúng, và bởi ý thức dân tộc yếu kém một cách tai hại của các tài liệu như thế gây ra. Nó là một dấu hiệu về tầm quan trọng của cơn bão tố trên Hoa kiều hải ngoại mà niềm tin này giờ đây được áp dụng ngay cả đến sự quản trị của nó, và rằng ngay các tàn tích pháp lý của thời thuộc địa Pháp được thu nhập vào trong sự hình thành các lý thuyết Việt Nam đương đại về tính chủng tộc.
Các khó khăn của Cách mạng Việt Nam như một nhân tố quốc tế
       Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam rất có thể không kỳ thị trong các nỗ lực của nó để định vị trong quá khứ nền tảng pháp lý cho một ý nghĩa đồng nhất hơn về tư cách công dân.  Nhưng sự thiếu kỳ thị của nó một phần đến từ một tâm lý lịch sử, một phần từ một sự quan tâm sôi nổi về cái nghèo khó chữa trị của Việt Nam.  Lịch sử gần đây của miền nam Việt Nam, đặc biệt, cung cấp nhiều, và còn có lẽ tất cả, các sự giải thích trực tiếp cho sự can thiệp của Việt Nam vào Căm Bốt, và cho sự đụng độ của nó với Hoa kiều hải ngoại và với Trung Quốc.  Các sự thất vọng mà Hà Nội đã đối diện trong việc cố gắng để kiểm soát và tái tổ chức các tài nguyên kinh tế đáng kể của miền nam kể từ Tháng Năm 1975 đã tạo ra một số khúc quanh quan yếu trong lịch sự đương đại.
       Điều này xem ra là một sự tuyên xác lớn lao.  Nhưng từ lúc kết thúc cuộc chiến trong năm 1975, các nhà hoạch định nhà nước Việt Nam hùng mạnh đã lập luận rằng cơ may duy nhất mà Việt Nam chưa từng có đựoc để giải quyết các sự thiếu hụt thực phẩm đáng lo sợ của nó sẽ là việc thống nhất sự quản trị kinh tế trên cả nước càng sớm càng tốt, và bằng “việc tái phân phối” nhiều đến mười triệu người Việt Nam – một phần dân số — từ miền bắc quá đông đúc xuống miền nam thưa dân hơn, và cùng để đến vùng cao nguyên núi non.  Trong năm 1976, có vào khoảng 50 triệu dân Việt Nam, được phân chia tương đối đồng đều giữa miền bắc trước đây và miền nam trước đây.  Đến năm 2000, nếu các giấc mơ của các nhà lập kế hoạch nhà nước trở thành sự thực, sẽ chỉ có 75 triệu người Việt Nam, thay vì 100 triệu với các tỷ số sinh sản đương thời, mà Hà Nội mong muốn cắt giảm phân  nửa, nhất thiết sẽ dẫn đến.  Trong đất nước lý tưởng này với 75  triệu người dân, một đa số  47 triệu người sẽ bị buộc phải sinh sống tại miền nam tương đối kém phát triển.  Chỉ có 28 triệu người – thay vì 38 triệu người được suy luận bởi đúng các tỷ số lý tưởng, chứ không phải tỷ số hiện thời của sự gia tăng dân số tự nhiên – sẽ được phép sống tại vùng đất trung tâm miền bắc bạc màu (bên trên tỉnh Bình Trị Thiên, các tỉnh cũ của Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên).  Dự kiến hậu chiến mở rộng này của một cuộc cách mạng có kiểm soát trong địa lý nhân văn của Việt Nam được đi kèm bởi một nỗi lo sợ lớn lao.  Nếu miền nam không thể được chế biến để đóng vai trò kinh tế quan yếu của nó gần như  tức thời, “kế hoạch năm năm” 1976-80 sẽ thất bại.  Nếu kế hoạch thất bại, Việt Nam có thể đánh mất cơ hội duy nhất của nó trong thế kỷ này để có được một sự cất cánh kinh tế khiêm nhường, và rồi thay vào đó có thể bị buộc lâm vào tình trạng trì trệ, với các vấn đề tinh thần lan tràn và ít đường lối khả dĩ chấp nhận được trong việc thích ứng với các áp lực dân số nặng nề không kém bất kỳ nước nào tại Đông Nam Á.  Do đó các nhà hoạch định nhà nước đã thúc dục trong năm 1976 rằng “sự tái xây dựng xã hội chủ nghĩa” của miền nam sẽ phải được thực hiện nhanh chóng hơn sự “tái xây dựng xã hội chủ nghĩa” của miền bắc như đã diễn ra sau năm 1954. 16
       Các hy vọng của họ hoàn toàn bị tan tành.  “Sự tái xây dựng xã hội chủ nghĩa” tại miền nam, còn lâu mới diễn ra nhanh hơn, gần như dậm chân tại chỗ.  Một sự thất vọng quá sâu xa đên nỗi chắc chắn sẽ khiến xảy ra các sự đụng độ với các doanh nhân Hoa kiều hải ngoại đã khống chế phần lớn nền kinh tế miền nam thời tiền 1975; và với cả các người Căm Bốt, các kẻ rõ ràng đã khởi xướng các cuộc va chạm biên giới, sự kéo dài tình trạng này sẽ không thể chấp nhận được đối với Việt Nam vào thời khoảng khi mà cuộc cách mạng tại miền nam đang tan rã.  Vì thế, chính trị thế giới gần đây, đã bị ảnh hưởng cấp thời bởi câu hỏi: điều gì đã gây ra các sự tuyệt vọng của Hà Nội tại miền nam Việt Nam?
       Một phần do các sự vận dụng địa phương của hai cường lực đế quốc Tây Phương khác nhau, kinh tế miền nam đã và hiện là một nền kinh tế đặc thù nhất tại Á Châu.  Nó được thu gọn lại bởi Sàigòn, một Thượng Hải của Việt Nam và hơn nữa, được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1975.  Các sự mơ hồ nổi tiếng của kinh tế học Mác Xít – Lêninnít khiến cho các đặc tính kinh tế của Sàigòn xem ra gần như mờ mịt một cách nhức nhối đối với các kẻ chinh phục cộng sản.  Một mặt, kinh tế Sàigòn mang lại một kiểu mãu khá cực đoan của sự ly dị giữa chủ nghĩa tư bản thực dân với các quyền lợi và sự an sinh của các tầng lớp bản xứ thấp kém hơn: Sàigòn sở hữu hơn 200 khách sạn, và một trong các năng lực kỹ nghệ to lớn nhất của Đông Nam Á cho việc sản xuất ra các vật phẩm như bột giặt, kẹo, dầu thực vật, thuốc lá, và nước ngọt giải khát, nhiều mặc dù không phải tất cả sản phẩm phải được chống đỡ bởi nguyên liệu ngoại quốc hay nhiên liệu ngoại quốc, hay các thị hiếu tiêu thụ Tây phương hóa.  Mặt khác, sự tập trung của Sàigòn các tài sản kinh tế hiện đại mang lại cho các nhà quản trị cộng sản Việt Nam một loại nền tảng may mắn trời cho một cuộc kỹ nghệ hóa chính thống,  không phiêu lưu về mặt ý thức hệ của đất nước.  (Sàigòn chiếm vào khoảng 80 phần trăm tổng sản lượng kỹ nghệ của miền nam Việt Nam vào cuối thập niên 1970.  Sự tràn ngập các hãng dược phẩm, các cơ sở biến chế gõ, và các cơ xưởng cắt may do tư nhân làm chủ, đó là chưa nói đến các năng lực mạnh mẽ của nó trong việc sản xuất xe đạp, quạt điện, và thủy tinh, làm hoa mắt các nhà cách mạng miền bắc thừa kế nó trong mùa xuân 1975.) 17 Nhưng Sàigòn cũng là một mảnh đất nuôi dưỡng vô tổ chức một lực lượng chiếm ngụ không trồng trọt gì cả và không chế tạo gì cả: đó là số 300,000 người buôn bán của nó, trên một tổng số dân cư là 3,5 triệu người.  Bị điều kiện hóa bởi chủ nghĩa tư bản thực dân mang tinh cách cá biệt cao độ, và được quy định lỏng lẻo để tự dấn mình theo đuổi việc buôn sỉ và lẻ, lãnh thầu theo khế ước, bán hàng rong, trao đổi hàng giả và xây dựng chợ đen, các kẻ buôn bán như thế đã phản ứng trước sự chiến thắng của phe cộng sản trong năm 1975 bằng việc cất dấu sản phẩm, nhằm kéo dài các lối sống cũ của họ chống lại viễn ảnh về các sự khan hiếm hàng nhập cảng.  Sự quản trị Sàigòn đã mau chóng trở thành một sự thử nghiệm lớn lao về các mục đích, phương pháp, và thành kiến của các nhà cách mạng Việt Nam đang nắm quyền.
       Để tái định hướng sự phân phối và sử dụng các tài nguyên của miền nam, Hà Nội đã theo đuổi một số chính sách từ năm 1975.  Giá lúa gạo đã gia tăng hơn ba mươi chín lần từ cuối thập niên 1950 và 1974, và đã có gần gấp bốn lần số tiền giấy lưu hành chính thức tại miền nam năm 1975 so với số lượng của năm 1970.  Để chặn đứng nạn lạm phát, nhưng cũng vì các lý do chính trị hiển nhiên, các du kích quân tự biến thể thành các kẻ đổi tiền.  Vào ngày 23 Tháng Chín 1975, sau các sự chuẩn bị bí mật, chế độ — hiện thân bởi viên thống đốc ngân hàng nhà nước – đột nhiên loan báo trên làn sóng phát thanh một luật đổi tiền quyết liệt.  “Các bàn đổi tiền” được thiết lập tại các thành phố và làng xã của miền nam, được canh gác bởi các binh sĩ.  Người dân miền nam bị bắt buộc phải khai báo và nạp tiền cũ của họ; các thành phần nào đó của tiền mới mà họ nhận được khi đổi tiền, họ phải ký thác vào các trương mục tiết kiệm có đăng ký do nhà nước kiểm soát.  Dân chúng tại Đà Nẵng được dành cho hai ngày để đổi tiền của họ; ba triệu rưỡi dân của thành phố Hồ Chí Minh chỉ có đúng ba ngày. 18 (Lào cùng thực hiện một vụ đổi tiền rập khuôn cho chính nó chín tháng sau đó, trong Tháng Sáu 1976.) Như một phương cách khác để vô hiệu hóa các sự đầu cơ, cất dấu sản phẩm và nguyên liệu, cùng “các âm mưu phá hoại” khác của “tư sản mại bản” miền nam, chính phủ cộng sản mới đã đưa ra các sắc thuế đặc biệt trên các lợi nhuận quá đáng (Tháng Sáu 1976).  Nó cũng cố gắng đi bọc vòng quanh sự cấu kết bí ẩn của thị trường Sàigòn – Chợ Lớn bằng việc tạo lập các hợp tác xã người tiêu thụ, bắt đầu từ Tháng Mười 1975, cơ cấu có thể mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác từ các tổ chức mậu dịch nhà nước phôi thai.  Gia nhập vào các hợp tác xã như thế, người nghèo của Sàigòn có thể tìm được sự bảo vệ chống lại “giới tư sản cũ” (old bourgeoisie) bóc lột và giới “gian thương” (tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch) lường gạt.  Tất cả điều này là đúng theo chủ nghĩa Lê Nin Nít, học thuyết được tôn sùng.  Hà Nội còn chuẩn bị cả cho sự chiến thắng của nó tại miền nam, trong năm 1975, bằng việc in lại bản dịch sang tiếng Việt tập khảo luận Tháng Tư 1918 của Lenin về các công tác tức thời của chính phủ Sô Viết: một bản văn trong đó Lenin đặc biệt khuyến cáo sự sử dụng các tổ chức quần chúng chẳng hạn như các hợp tác xã người tiêu thụ, như một công thức để trợ lực các nhà cách mạng có được sự kiểm soát tốt hơn trên sự phân phối các hàng hóa. 19 Các nông dân vùng sông Mekong, sau năm 1975, chính vì thế được mời mua các con gà theo phương thức mà Lenin đã phát kiến ra sáu thập niên trước.  Các kẻ đầu cơ và tích trữ quá đáng bị xét xử bởi các tòa án quân sự, bị bắt bỏ tù và bị tịch thu tài sản. 20
       Tất cả các thủ thuật như thế, nói một cách tương đối, đều đã thất bại.  Tính đến Tháng Chín 1978, khi các quan hệ Trung – Việt về vấn đề Hoa kiều hải ngoại đã trở nên bùng cháy vượt quá bất kỳ sự chữa trị tức thời nào, các tổ chức thương mại nhà nước tại nam Việt Nam chỉ kiểm soát 40 phần trăm các nguồn hàng hóa, và khoảng 40 phần trăm mậu dịch sản phẩm bán lẻ, trong toàn vùng.  Khoảng trống hiển hiện nhất và cốt yếu nhất giữa các tham vọng và thành quả của chính quyền cách mạng mới tại miền nam nằm trong lãnh vực nông nghiệp.  Không phải là nông nghiệp đã không nhận được nhiều sự chú ý của guồng máy hành chính: trong khoảng 1975 đến 1978, bốn mươi công ty mậu dịch nhà nước, được hỗ trợ bởi 300 cửa hàng, 15000 cán bộ, và một mạng lưới các hợp tác xã mua bán đã vươn tới ba phần tư số làng xã của miền nam, đã được thiết lập để quản trị sự mua bán thực phẩm của miền nam. 21? Nhưng vào cuối năm 1978, guồng máy to lớn này đã đạt được trong việc thu gom và kiểm soát chưa đến 20 phần trăm sản lượng hàng năm về thực phẩm của miền nam.  Đối với một số sản phẩm thực sự quan yếu nào đó – lúa gạo, đường mía, thuốc lá, cá – các sức mua hay trưng mua của nhà nước thực sự sụt giảm trong thời khoảng 1975 và 1977, 22 khi so sánh với các kích thước thu hoạch ước định.  Sự bền bỉ của nền kinh tế Nam Kỳ cũ kỹ được hiển hiện rất sống động trong thực tế nơi các bảng thống kê dài giòng, được công bố một cách thẳng thắn trên báo chí Việt Nam, về các số lương thực phẩm mà các thẩm quyền chính trị tại thành phố Hồ Chí Minh muốn với tay tới, và các số lượng mà họ có thể chụp nắm được cho đến nay.  Hoàn toàn chỉ để thỏa mãn các thị trường địa phương của miền nam, chế độ hàng năm cần chuyển giao khoảng 100,000 tấn thịt (trong năm 1978 thực sự chỉ quản thủ được 30,000 tấn); 400,000 tấn rau (thực sự thu gom được 60,000 tấn); trên 100,000,000 trái trứng (thực sự thu gom được 10,000,000 trái); và 30,000 tấn đậu phụng (thực sự thu gom được 6,000 tấn). 23 Song miền nam được giả định sẽ góp phần nuôi dưỡng miền bắc sau chiến tranh, cũng như nuôi bản thân nó.  Và bởi vì miền bắc trong thời kỳ này, một phần gây ra bởi thời tiết xấu một cách bất thường, đang sống bên bờ nạn đói, thật không mấy khó khăn để tưởng tượng tâm trạng tuyệt vọng của giới lãnh đạo Hà Nội vào cuối năm 1978 – và sự sẵn lòng của nó để chấp nhận các rủi ro quốc tế hầu đánh đổi lấy các liều thuốc giảm đau phần nào.
       Các khán thính giả Tây Phương, đặc biệt các người Mỹ, có thể tự nhủ rằng họ có gánh một phần sự quy trách cho một tình trạng tuyệt vọng như thế.  Nhưng chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam không phải là nguyên do duy nhất cho sự đình trệ kinh tế của cách mạng Việt Nam.  Các sử gia tương lai, được yêu cầu giải trình cho các sự chấn thương của các năm nguy kịch nhất (1975-1978) trong lịch sử Việt Nam hiện đại, cũng có thể theo đuổi một các hữu dụng một số lời giải thích khác.  Hiệu lực tương đối của mỗi cách giải thích sẽ không dễ để quyết đoán.
       Một sự giải thích – tức thì là sự giải thích đơn giản nhất, tai hại về mặt chính trị nhất và ít có khả năng nhất để phát hiện một cách rõ rệt từ bên ngoài – sẽ là sự giải thích về sự sụp đổ một phần trong tình thần nông dân Việt Nam.  Sau tất cả những sự thiếu thốn và hy sinh của cuộc đấu tranh của họ chống lại siêu cường Mỹ, các nông dân Việt Nam được đề nghị, không phải một lớp màn xen giữa để nghỉ ngơi và ăn mừng, mà là các thử thách của một kế hoạch năm năm tham vọng khác thường.  Liên quan đến nông nghiệp không thôi, Hà Nội đã mơ tưởng các giấc mơ rực sáng theo sau cuộc chiến thắng của nó.  Hà Nội đã hy vọng rằng, đến băm 1980, Việt Nam có thể sản xuất được 21 triệu tấn thực phẩm; phân chia 500,000 mẫu tây (hectares) đất (bằng một phần bẩy tổng số diện tích trồng lúa gạo trong toàn quốc vào cuối thập niên 1970) cho các mục đích sản xuất nông nghiệp dành riêng cho xuất cảng; chuyển dịch 1,800,000 lao động (và thân nhân của họ, tổng số lên tới khoảng bốn triệu người) đến “các vùng kinh tế mới” tại miền nam và cao nguyên trung phần; đầu tư khoảng năm tỷ đồng tiền vốn trong các công cuộc tưới tiêu, và biến cải khoảng một nửa tất cả diện tích gieo trồng của Việt Nam sang việc trồng và gặt hái bằng máy móc.  Các tham vọng như thế có thể phát sinh từ một loại ngạo mạn phóng đãng hậu chiến thắng; chúng thật dễ dàng có thể được nhận thấy như một khát vọng có ý thức để vượt thoát các sự lệ thuộc kinh niên cố hữu trong sự kém phát triển công nghiệp và các số nhập cảng thực phẩm hàng năm.  Nhưng một trong những khó khăn chính yếu nằm ở sự kiện rằng sẽ không dễ dàng để khai thác chủ nghĩa dân tộc của nông dân cho các công tác kinh tế phức tạp đên thế, như đã được thực hiện, trước năm 1975, để điều hướng giới nông dân chống lại các kẻ xâm lăng da trắng vào xứ sở.  Vấn đề vận động dân chúng trong cách mạng Việt Nam đã tiến vào một giai đoạn hoàn toàn mới.
       Điều quan trọng rằng nông dân miền bắc, các kẻ cũng được triệu tập như lao động tiền phong của “các khu vực kinh tế mới” từ lâu đã sống trong một thế giới của sự tiến bộ ít có thể đo lường được về mặt kinh tế chính danh.  Từ 1960 đến 1975, thu nhập tổng quát của các hợp tác xã nông nghiệp của miền bắc, cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối, đã trải qua sự gia tăng “không đáng nói tới”.  Đúng thực rằng nếu người ta lấy chỉ số 100 cho tổng trị giá sản lượng nông nghiệp miên bắc trong năm 1960, các chỉ số của sản lượng của các năm kế tiếp (được tuyên bố) sẽ là 123 trong năm 1965, 113 trong năm 1969, 122.5 trong năm 1970, và 115.7 trong năm 1971.  Nhưng các phi tổn cụ thể liên can đến sự hiện đại hóa nông nghiệp – chẳng hạn như mua phân bón hóa học, hay sử dụng nhiều điện lực hơn – đã ngốn ngày càng mạnh mẽ hơn vào trị giá sản lượng này.  Chúng gia tăng từ 25.8% của trị giá trong năm 1960 lên đến 40% trị giá hay nhiều hơn vào đầu thập niên 1970.  Sự kiện này cướp mất bất kỳ sự gia tăng nào trong lợi tức.  (Như một sự đo lường năng suất thấp một cách thảm hại của sự đầu tư tư bản trong nền nông nghiệp tập thể hóa của Việt Nam, trong khi ngạch số trung bình của sự đầu tư tư bản trên mỗi mẫu tây (ha) canh tác mỗi năm tại miền bắc gia tăng từ một chỉ số 100 trong năm 1965 lên đến 173 trong năm 1967, trị giá thực sự của sản lượng trên mỗi mẫu tây canh tác tại miền bắc đã chỉ gia tăng từ một chỉ số 100 trong năm 1965  lên tới 104.6 trong năm 1967).  Thu nhập hàng năm trung bình của công nhân canh tác tại miền bắc thì trồi sụt.  Nhưng nhất quyết nó đã không phá được hàng rào khiêm tốn là 200 đồng một năm; thu nhập đã là 126 đồng trong năm 1964, 135 đồng trong năm 1965, 127 đồng trong năm 1966, 139 đồng trong năm 1967, và giảm xuống còn 120 đồng trong năm 1969. 24 Tại ít nhất một số nơi của Bắc Việt (Tonkin), vào năm 1967, các dân làng đã từ bỏ một cách bất hợp pháp các đồng lúa của họ để đi kiếm thu nhập lớn hơn bằng việc mậu dịch và vận chuyển sản phẩm trái phép; hơn thế, ủy ban nhân dân tại một số làng xã đã bị tố giác dung chấp cho hành vi như thế. 25
       Một cuộc điều tra của chính phủ về tình trạng khẩn cấp trên các giá cả, lương bổng, và tiền tệ của Việt Nam, được thực hiện vào lúc sắp có cuộc đụng độ của Việt Nam với Trung Quốc, đã phát giác rằng sự tham nhũng của chính quyền, và nhược điểm tổng quát của guồng máy kinh tế nhà nước, đặc biệt tại các làng xã, đã đặt giới nông dân hoàn toàn trong bàn tay chi phối bởi “thị trường tự do”. Ngay cả nếu sự phân phối các sản phẩm của nhà nước , trên lý thuyết, có thể thỏa mãn hay vượt quá các yêu cầu, nhiều hàng hóa vẫn còn ngoài tầm tay với của các nông dân.  Sau năm 1975, theo cuộc điều tra, cư dân “trung bình” tại một thành phố hay tỉnh lỵ Việt Nam nhận được bốn thước vải mỗi năm từ guồng máy phân phối nhà nước, cư dân trung bình tại một quận (huyện) lỵ nhận được ba thước, và cư dân trung bình tại một làng xã chỉ nhận được 2.3 thước.  Sự mục nát của thư lại quan liêu, nói cách khác, đang đe dọa đưa tới một sự phóng đại đầy tai họa trong các sự khác biệt kinh tế nông thôn – thành thị.  Bị cách biệt bởi sự co rút của các thẩm quyền phân phối nhà nước, các nông dân Việt Nam đã bị bó buộc phải mua một kí-lô-gam phân đạm hóa học (nitrogenous) trên thị trường tự do cao hơn mười lần giá chính thức, hay một hộp thuốc sát trùng cao hơn mười sáu lần trị giá do nhà nước ấn định.  Đổi lại, họ không còn có thể chịu được việc bán sản phẩm của chính họ cho nhà nước.  Ngay các xí nghiệp do nhà nước quản lý, trong thực tế, đã “làm thất thoát” các sản phẩm của họ — vải, xà-phòng, thuốc lá, bút viết bơm mực – ra ngoài thị trường tự do, 26 nơi có các kẻ quản thủ, đặc biệt tại miền nam, là các Hoa kiều hải ngoại.
Các sự bất thích đáng của sự cải cách
       Để giải quyết cuộc khủng hoảng, hay cuộc khủng hoảng tiềm ẩn, của sự cách biệt kinh tế nông dân, chính quyền Việt Nam đã đưa ra các sự cải cách quan trọng hồi đầu năm 1978 theo các chiều hướng thu mua chính thức các sản phẩm canh tác.  Trong việc thu mua thóc, chính phủ đã bãi bỏ chính sách cũ của các sự trưng thu gạo cưỡng bách “bình ổn hóa” (stabilized), kết hợp với sự khuyến khích hờ hững các việc bán tự nguyện cho nhà nước với giá cao gấp ba lần các giá cả cưỡng bách rất thấp.  Thay vào đó, trong hiện thân mới của nó tại các đồng lúa, nhà nước giờ đây mua 90% sản lượng ngũ cốc với “giá mua căn bản”, nhưng sẽ mua các số thu hoạch vượt quá chỉ tiêu ở “các mức giá khích lệ” cao, được mô tả một cách công khai như có bản chất của “tiền thưởng” (reward money).  Với các sự khác biệt địa phương, Việt Nam được phân chia thành năm khu vực định giá nông phẩm – chính phủ kỳ vọng các giá cả của các vụ thu mua thóc theo các cải cách như thế được nâng cao khoảng 20-30%  (các giá cả chính thức của các nông phẩm tại miền bắc gia tăng chỉ có 50% trong toàn thể thời kỳ từ 1960-78), và giá cả các loại rau sẽ gia tăng “một cách khích lệ” hơn nữa”. 27
       Liệu các cải cách như thế, tự bản thân chúng, sẽ đủ để tháo gỡ nông nghiệp Việt Nam ra khỏi các khó khăn của nó hay chưa?  Cho đến giờ chỉ có ít bằng chứng tích cực.  Một vấn đề là tinh thần của nông dân sau năm 1975 có thể chưa bị triệt hạ không chỉ bởi cảm nhận về một sự trì trệ kéo dài của các niềm hy vọng kinh tế, mà cũng còn bởi các tác dụng địa phương đích xác của một sự lỏng lẻo thư lại quan liêu tổng quát hơn.  Các tác dụng vô hiệu hóa của sự “thiếu mạch lạc” (disarticulation) của nhà nước Việt Nam rõ ràng đã trở nên nghiêm trọng.  Khu vực kinh tế do nhà nước quản trị, khu vực với liều lượng nhiều nhất của sự thẩm nhập thư lại quan liêu – các nông trại nhà nước, các chương trình lâm nghiệp, các ngành xây dựng cơ bản – đã là khu vực nơi mà các kết quả của sự đầu tư, và tỷ số tích lũy tư bản, bị suy giảm nghiêm trọng nhất sau năm 1975.  Mặc dù lực lượng nhân công trong khu vực này gia tăng hàng năm từ 8% đến 10%, với các ngân khoản dành cho lương bổng và an sinh gia tăng tương ứng, năng suất lao động của nó, được tính theo các số thu nhập của công dân, lại giảm sút. 28 Thay vì viện dẫn một sự khan hiếm ngoại viện, hay các tinh thần cổ lỗ của các nông dân Việt Nam, như là các trở ngại chính cho sự du nhập kỹ thuật tiên tiến vào sự canh tác của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, Dương Hồng Dat [Đạt?], đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn trong mùa hè năm 1978 rằng khó khăn lớn lao là sự chưa trưởng thành về định chế của nhà nước Việt Nam.  Việt Nam còn thiếu “các căn bản pháp lý” cho một cuộc cách mạng nông nghiệp, “các quy đinh của nhà nước” hay “các đạo luật” có thể chi phối và phối hợp công việc của các ngành kinh tế khác nhau và các địa phương.  Vì thế, mặc dù Ủy Ban Khoa Học và Công Nghệ Nhà Nước giám sát tám viện và 500 trạm nghiên cứu thực nghiệm, nó đã bị kết án đã đưa ra các quan điểm của nó hoàn toàn theo một “phương thức chương trình hóa” [ tiêng Việt trong nguyên bản, được dịch ra Anh ngữ như sau: programmizing manner, chú của ngườiu dịch], như các hình bóng không được thả neo bởi thực chất của “một hệ thống các quy tắc”. 29 Nhiều bộ khác nhau trong chính phủ dính líu đến nông nghiệp chắc chắn đã thiếu sự phối hợp.  Điều này đặc biệt đúng tại “các khu kinh tế mới”, vốn đòi hỏi sự chú ý, vào cuối năm 1977, của Bộ Lương Thực và Thực Phẩm (cung cấp thức ăn cho ngườiu dân thuộc các khu kinh tế mới); của Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước, Bộ Vật Tư, Bộ Xây Dựng, Bộ Tài Chính, và Ngân Hàng Nhà Nước (tất cả các cơ quan đã cung cấp hoặc các vật liệu xây dưng hay vốn cho các khu kinh tế mới); của Bộ Lâm Nghiệp (phụ trách cung cấp gỗ, và quy định sự sử dụng các vật tư khan hiếm chẳng hạn như các ông và máy bơm nước); của Bộ Y Tế Công Cộng (phụ trách việc chống lại bệnh sốt rét); của Bộ Giao Thông và Vận Tải (di chuyển dân chúng đến các khu kinh tế mới); và của Bộ Nông Nghiệp.
         Một sự phân tán hỗn loan như thế của các quyền lực kinh tế ở trung tâm của một chế độ độc tài cách mạng đòi hỏi một sự giải thích.  Có thể rằng các nhà chính trị có thẩm quyền thực sự để phân phối các quyền hạn cấu tạo quyết định giữa các bộ quá tệ hại không chịu học hỏi các vấn đề kinh tế và kỹ thuật để có khả năng thực hiện sự phân phối như thế một cách rõ ràng.  Người ta có thể nêu các câu hỏi về khả năng đích xác của Võ Nguyên Giáp, thí dụ, như nhà hoạch định cho sự thay đổi nông nghiệp, bất kể tất cả các bài diễn văn ông đã đưa ra về chủ đề này kể từ 1975.  Như một biến thể hay một sự nối dài của điều này, người ta có thể quan sát thấy rằng công việc chính của phe dân tộc chủ nghĩa Việt Nam trước 1975 – sự tống xuất các người nước ngoài theo phe thực dân, xuyên qua sự động viên và lãnh đạo của một giới nông dân có vũ trang – được phát huy một cách sáng tạo nhất bởi một thứ chính trị nghiêng nặng trên một “phương thức chương trình hóa” hơn là trên sự khai triển các cấu trúc pháp lý và bộ máy thư lại quan liêu dễ hiểu.  Điều làm hơi thắc mắc rằng các hồi tưởng và các thói quen của một quá khứ vinh quang giờ đây lại được triệu mời một cách vật nài để kiểu chính các nhược điểm của một hiện tại kém xa vinh quang.  Khi sự kiện tiết lộ, vào cuối năm 1977, rằng các sự phong tỏa đồ tiếp liệu đã trợ lực vào việc ngăn cản hơn một phần ba số công nhân cần thiết không đựoc di chuyển đến các vùng kinh tế mới trong năm đó, Bộ Lương Thực và Thực Phẩm nhận lệnh xử lý các số tiếp liệu thực phẩm của các khu kinh tế mới như thể chúng là các tiếp liệu thực phẩm của quân đội. 30 Các hình ảnh và từ ngữ quân sự đã tiên tới việc thâm nhập vào tư tưởng kinh tế Việt Nam.  Sự phổ thông của chúng được trù liêu để gợi nhớ các chiến thắng của Việt Nam trên người Pháp và người Mỹ.  Nhưng nó cùng gợi nhớ lại một tiền lệ ít thuận lợi hơn: sự chú ý khắc nghiệt của Trotzky đên “việc quân sự hóa công việc” tại LBSV sau năm 1917.
       Có lẽ điều làm lo âu chính các nhà khoa học xã hội Việt Nam sâu sắc không  phải là sự sử dụng các truyền thống quá khứ để đâu tranh với các khó khăn hiện tại, mà lại là sự vắng mặt của các dự kiến bản địa hóa toàn diện đầy đủ về tương lai có thể được nối kết một cách bao quát với các thực tại xã hội và văn hóa Việt Nam.  Ngược lại, cảnh trí dường như bị rối loạn bởi sự xâm nhập quá sớm của quá nhiều các biểu tượng thông thái rởm của các sự hiện đại hóa, được chế tạo ở nơi nào khác, không phản ảnh các nếp suy nghĩ của Việt Nam.  Một thí dụ có thể được tìm thấy trong cuộc tấn công toàn quốc vào “chủ nghĩa thư lại quan liêu: bureaucratism” mà Hà Nội đã phóng ra trong năm 1976, một phần chắc chắn để giảm bớt các phí tổn gia tăng thái quá về lao động và vật tư sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam (trên lý thuyết, nhưng cho đến giờ không phải trên sự thực hành của Việt Nam, các khoản đầu tư vật tư cao hơn sẽ phải dẫn đến các phí tổn lao động thấp hơn, cho phép sự tạo lập “trị giá thặng dư”).  Nguyễn Đức Uy [?], một nhà tâm lý xã hội, viết trong năm 1977, đã nhận thấy một điều kỳ lạ về cuộc tấn công này.  Các báo chí Việt Nam, cố gắng châm biến các thư lại quan liêu không đáp ứng, đã mô tả họ như các sinh vật cưỡi các máy điện thoại của họ trên đường đi làm.  Nói cách khác, tác giả Nguyễn Đức Uy [?] đã viết, các tờ báo như thế chỉ giả định rằng các thư lại quan liêu Việt Nam hẳn phải giống như “các đồng sự” của họ tại “các nước xã hội chủ nghĩa khác” vốn là “các chiếc máy tự động” bám “chặt” lấy hàng loạt bao la các quy định công việc chính xác, được ghi trên văn kiện rõ ràng, và bị bao quanh bởi các đống điện thoại kêu réo inh tai.  Nhưng trong thực tế Việt Nam chỉ có rất ít điện thoại.  Và một thư lại quan liêu Việt Nam điển hình đã tiến hóa từ một “kiểu: model” [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của ngườiu dịch] khác, tiền-khoa học (prescientific) của chủ nghĩa thư lại quan liêu.  Anh ta đã làm chậm trễ các thủ tục chính quyền bởi sự quan tâm đến tư thế của anh trong việc tỏ ra vừa uy nghiêm một cách hống hạch lẫn khúm núm [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] thái quá, nhưng sự chú ý chính yếu của anh nhằm vào việc thiết lập “các tâm lý ban phát ân huệ” làm mất nhiều thì giờ đối với các người dân mà anh ta giao dich. 31 Hàm ý là một lý do cho sự vô hiệu năng tương đối của chính phủ Việt Nam trong việc thay đổi nền kinh tế rằng ngay các tiêu chuẩn mà bản thân nó chỉ trích – như các tranh biếm họa cho thấy – thì đôi khi bị vay mượn quá hiển nhiên, và quá lỗi thời, để xác định được các vấn đề cụ thể.
       Các tiêu chuẩn và hình ảnh vay mượn thường đơn giản không đủ mạnh mẽ để thay đổi một cách nhanh chóng các xung lực lịch sử tại xã hội Việt Nam – và trong phong trào Cộng Sản Việt Nam – đang tạo ra sự tổn hại nhiều nhất.  Các nhà kinh tế Việt Nam, cố gắng để xác định các xung lực như thế, đã chỉ trích chính phủ của chính họ về việc không hiểu biết về tính sáng tạo của thương mại: một khuynh hướng tự nhiên, có lẽ, trong một xã hội Khổng học trước đây vốn thiếu một tầng lớp kinh doanh bản địa.  Giữa các năm 1976 và 1980, Hà Nội đã hy vọng di chuyển vào khoảng bốn triệu công nhân và các thân nhân của họ đến ba khu vực kinh tế mới tại miền nam: một khu vực trồng lúa gạo ở châu thổ sông Mekong là nơi mà các nông dân châu thổ sông Hồng sẽ được di chuyển đến (thuộc các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang và Long An); một khu vực Nam Kỳ [Cochinchina trong nguyên bản, chú của người dịch] cấy rừng trồng cây kỹ nghệ và các loại thực phẩm có thể xuất cảng được (thuộc các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé và Đồng Nai); và một khu vực cao nguyên chuyên nông nghiệp chuyên môn hóa trên quy mô rộng lớn (thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Darlac và GiaLai – Kontum).  Nhưng theo các kinh tế gia tại Viện Kinh Tế Hà Nội, 32 chế độ đã ước lượng thấp sự kiện rằng các khu kinh tế mới không chỉ không có thể tạo ra các sản phẩm thương mại mới của chính chúng ngay tức thì, mà sẽ phải thu hút các số lượng lớn lao các sản vật từ các nơi khác.  Chính phủ Việt Nam đã tin tưởng một cách sai lạc, theo các chuyên viên của chính họ, rằng hoạt động thương mại chỉ là “sản phẩm: product” hay “kết quả: result” của một sự phân chia xã hội nào đó về lao động, chứ không phải cũng là một chất xúc tác cho sự quản trị và tăng trưởng tốt hơn.  Nhìn thương mại thuần túy về mặt “kẻ trung gian: middleman”, chứ không phải hiểu nó[trong một cung cách “tích cực” chi phối bởi “tính thực dụng: practicality”, chính phủ đã khinh thị sự tạo lập ra một “tổng công ty mậu dịch” cho các khu kinh tế mới.  Hoàn toàn không chủ ý, chính phủ vì thế đã bỏ rơi các khu kinh tế mới cho “các thị trường tự do” của chế độ quả đầu (oligarchy) thương mại miền nam.
       Tất cả điều này mang chúng ta trở về cuộc khủng hoảng với Trung Quốc, phó sản quốc tế của các sai lầm, các sự bất thích đáng, và các di sản lịch sử tai hại như thế.  Bởi giới quả đầu thương mại miền nam cũ hiển nhiên hưởng lợi từ sự ngờ vực của giới nông dân Việt Nam, và các nhược điểm thư lại quan liêu và chính trị của nhà nước Việt Nam thống nhất, hầu bảo vệ các quyền lợi của nó một cách xuất sắc.  Sau năm 1975, các doanh nhân Hoa kiều hải ngoại tại Thành Phố Hồ Chí Minh tiếp tục tự liên minh với các mạng lưới mậu dịch “chân rết: centipede-legged”tư nhân, dẻo dai, tại châu thổ sông Mekong, vốn dựa trên “các nhân vật trung tâm” (như một vài cán bộ khám phá một cách chậm trễ) của các làng xã miền nam, tức “các nông dân trung gian” có đầu óc kinh doanh có thể tính toán một cách sắc sảo các phí tổn tiếp thị và vận tải. 33 Tại các thành phố miền nam, các doanh nhân như thế đã duy trì các thương nghiệp của họ bằng cách ký kết các hợp đông quản trị kinh tế với nhà nước cho phép họ tiếp tục sở hữu các vật tư sản xuất.  Hay, nếu các xí nghiệp của họ bị “tái xây dựng” vào các xí nghiệp nhà nước hay các xí nghiệp hỗn hợp quốc doanh – tư doanh, họ được phép để khống chế các ủy ban chỉ đạo vốn hành sử thẩm quyền trên các doanh nghiệp mới, thường áp đảo các thành viên công nhân tại các ủy ban như thế bởi tỷ số cao đên mười trên một.  Các cán bộ đảng tại miền nam bị “tán tỉnh” bởi các “kẻ theo tư bản chủ nghĩa” Hoa kiều hải ngoại một cách hữu hiệu đến nỗi nhiều người trong họ đã đánh mất “quan điểm giai cấp của họ” , bỏ rơi sự chú ý đến việc xây dựng các nghiệp đoàn lao động quần chúng , và ngay cả thông đồng với các kẻ tư bản chủ nghĩa để đánh cắp tài sản nhà nước. 34 Sự tham nhũng này của các cán bộ, kế đó, lại được làm cho dễ dàng hơn – nhưng cũng không thể tha thứ hơn – bởi sự kiện rằng đảng đã có một sự tập trung đông đảo các đảng viên tại miền bắc hơn là tại miền nam.  Do một phần từ các sự tổn thất trong chiến tranh, đảng nhận thấy mình, một cách không tự nguyện, ở vào vị trí gân như giới thư lại quan liêu Khổng học Việt Nam trước khi thực dân Pháp đên trong thập niên 1850: cai trị miền nam như thể là một lãnh địa giàu có, vô luật lệ, nơi mà sự hiện diện đã thiết định của tính chính thống chỉ được nhìn thấy một cách mờ nhạt.  Về mặt toàn quốc, số đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam chiếm 3.13% dân số Việt Nam trong năm 1977.  Nhưng riêng tại miền nam trong năm 1977, số đảng viên chỉ chiếm 1.2% [?] dân số (còn chưa tới phân nửa tỷ lệ đó trước Tháng Năm 1975).
Trận đánh thứ nhì tại Saigòn và hậu quả quốc tế của nó
       Để cứu vãn các chương trình kinh tế và xã hội bị cắt mất nửa khúc ruột của họ tại miền nam, các nhà cầm quyền Việt Nam, vào ngày 23 Tháng Ba 1978, đã phóng ra điều có thể được gọi là trận đánh thứ nhì vào Sàigòn.  Cuộc đấu tranh trong một vài khía cạnh còn nguy hiểm hơn trận đánh thứ nhất vào Sàigòn diễn ra trong mùa xuân 1975.  Chính họ đã đề cập đến nó như là một “chiến dịch chiến tranh” nhằm bẻ gẫy – sau cùng – quyền lực của doanh nhân tư doanh của miền nam.  Các sự bất mãn của quần chúng được huy động.  Tất cả các công nhân ăn lương Việt Nam trước đây đã phục vụ các doanh nhân như thế, chẳng hạn các tài xế, thợ mộc, thợ nề, hay lao công, bị yêu cầu hãy thông báo nhà nước về các hàng hóa cất dấu mà các chủ nhận của họ đã không khai báo trước đây.  Trong cuộc liên hoan của các hoạt động chỉ điềm tại các khu phố rõ ràng tiếp nối theo đó, các hận thù, kể cả các hận thù chủng tộc lịch sử, có lè đã được thanh toán.  Bản thân chính quyền Việt Nam nói rằng 90 phần trăm các sự cáo giác của các điềm chỉ viên về các hàng hóa cất dấu được chứng tỏ là đúng, có nghĩa rằng ít nhất có 10% [sự cáo giác] là sai.  Kết quả của trận đánh thứ nhì vào Sàigòn rằng quyền lực kinh tế của khoảng 10% các gia đình kinh doanh tư nhân của miền nam đã bị “thủ tiêu” một cách cưỡng bách – một thắng lợi khá yếu cho các sự chấn thương quốc tế mà sự khích động đã góp phần tạo lập. 36
        Toàn thể cộng đồng Hoa kiều hải ngoại khắp Việt Nam, bắc cũng như nam, người nghèo cũng như các thương gia giàu có, có vẻ đã tự đổ xô vào một sự sụp đổ tinh thần.  Không có sự suy sụp đầu óc này, và không có cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt mà tình trạng trì trệ kinh tế tại miền nam Việt Nam cũng đã góp phần quyết định để lao tới, không có mấy xác xuất rằng các căng thẳng kéo dài từ lâu giữa Bắc Kinh và Hà Nội, gây ra bởi các chính sách ngoại giao khác nhau, sẽ bùng nổ vượt quá mọi sự ngăn chặn.  Tại miền bắc Việt Nam, các tin đồn và thực chất của cuộc chiến tranh chủng tộc lạnh lùng cũng có thể bị phát chiếu ra bên ngoài từ thành phố hải cảng Hải Phòng, nới có 1.2 triệu dân bao gồm các số lượng quan trọng của Hoa kiều hải ngoại.  Bất kể sự tập thể hóa hời hợt bề ngoài của các doanh nghiệp ở Hải Phòng vào năm 1960, các nhà mậu dịch tư nhân và “thị trường tự do” vẫn còn chiếm tới 32% số thương mại bán lẻ tại thành phố này trong năm 1974. 37 Để kiềm hãm các hoạt động tiếp thị tư nhân gia tăng tại Hải Phòng, chính phủ Việt Nam, theo sự thừa nhận của chính họ, trong năm 1977 đã đâp phá hàng nghìn ngôi nhà, túp lều và các quầy bán hàng được dựng lên “một cách bất hợp pháp” tại các thành phố nội và ngoại ô, và đã gửi hàng nghìn các kẻ buôn bán nhỏ trái phép của Hải Phòng đến bốn trại lao động được thành lập đặc biệt.  Sự phá vỡ các sự kiểm soát thương mại của nhà nứoc tại Hải Phòng trong năm 1977 đã được so sánh trong báo chí Việt Nam với tình trạng vô chính phủ thương mại đồi trụy của Sàigòn trước 1975. 38
      Durkheim từng có lần ghi nhận rằng các nhà cách mạng hiếm khi tra hỏi đâu là các mục đích hữu dụng thu đạt được bởi các sự sắp xếp xã hội không thể chịu đựng được một cách tổng quát hơn, mà họ mong muôn lật đổ.  Hiển nhiên sự triệt hạ của chính quyền Việt Nam chủ nghĩa tư bản của Hoa kiều hải ngoại sẽ không thực sự giải quyết một cách mau chóng bất kỳ chứng bệnh chính trị và kinh tế nào mà Việt Nam đang gánh chịu.  Song người ta cũng phải hiểu rằng làm sao chỉ có rất ít các kẻ bênh vực tại Việt Nam (hay nơi khác tại Đông Nam Á) mà doanh nhân Hoa Kiều hải ngoại tranh thủ được, và làm sao mà nhiều sự ngờ vực về lòng yêu mến được đánh thức dậy của Trung Quốc dành cho Hoa kiều hải ngoại, vào cuối thập niên 1970, nhiều phần sẽ được nuôi dưỡng khắp vùng, từ Hà Nội cho đến, thí dụ, Jakarta.  Quan điểm của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng rằng chỉ có vào khoảng “một phần trăm” Hoa kiều hải ngoại tại Việt Nam là các nhà tư bản Sàigòn.  Do đó, “công cuộc tại xây dựng xã hội chủ nghĩa” không thể là động lực thực sự cho các áp lực của Việt Nam trên họ. Ít người dân Đông Nam Á lại thấy được rằng các lập luận như thế là khả tín.  Hà Nội không phủ nhận rằng các nhà tư sản trong số Hoa kiều hải ngoại là một thiểu số nhỏ.  Nhưng nó đặt định luận cứ của mình trên các sự tuyên xác rằng thiểu số nhỏ này tuy thế đã có một dây thòng lọng hữu hiệu trên nền kinh tế miền nam.  Các doanh nhân Hoa kiều hải ngoại bị các giác đã thực sự độc quyền hóa ngành buôn bán sỉ và các thương nghiệp xuất-nhập cảng, đã sở hữu 42 trong số 60 công ty miền nam có thương vụ hàng năm trong năm 1975 lên tới trên một tỷ đồng, và đã kiểm soát hơn 80 % các cơ sở kỹ nghệ của miền nam về thực phẩm, hàng dệt, đồ kim loại, và các sản phẩm hóa học.  Riêng một doanh nhân Hoa kiêu ở Sàigòn như Lý Long Thân, theo Hà Nội, đã có thể nghĩ một cách hữu lý về việc ảnh hưởng các thị trường và các giá cả tại miền nam ngay sau 1975, bởi ông ta đã rải các số lượng chủ ý khoản tư bản đầu tư khắp mười tám xí nghiệp lớn như Vinatexco (hàng dệt), Vinatefineo (nhuộm), Vicasa (sắt và thép), Nakydaco (dầu thực vật), cũng như qua mười sáu ngân hàng khác nhau. 39 Nơi đây, ít nhất, nếu không có một lãnh địa nào khác kể từ 1975, chính phủ Việt Nam có lẽ còn có thể dựa trên cảm tính dân tộc chủ nghĩa của nhiều người Việt Nam không phải là cộng sản.  Sau hết, ông Nguyễn Văn Hảo, nhà kinh tế đã từng làm tổng đốc Quỹ Phát Triển Quốc Gia của chính phủ cũ của ông Thiệu, đã viết trong năm 1972 rằng vấn đề chính yếu trong việc biến đổi kinh tế nông nghiệp của miền nam là làm sao giúp đỡ cho các nông dân tổ chức đời sống của họ giúp cho họ sẽ không bị nằm dưới quyền kiểm soát của các Hoa kiều trung gian là những kẻ luôn luôn ăn trộm các lợi nhuận của họ. 40 Trở lùi về thời kỳ thuộc địa Pháp, điều thường xảy ra trong số các ký giả Việt Nam có đầu óc ghen tỵ rằng các doanh nhân và công nhân Hoa kiều hải ngoại được tổ chức tốt hơn, xảo quyệt hơn đã có thể mang lại các bài học cho người Việt Nam về việc qua mặt được các sự trấn áp pháp lý của người Pháp, qua các phường nghề và hội quán bí ẩn của họ. 41
       Liệu có khả tính nào cho bất kỳ người ngoại quốc nào đóng vai một quan sát viên khách quan trong cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam? Bất kể có sự nghi ngờ đến đâu mà bất kỳ sử gia nào có thể có về phép thần diệu của các toa thuốc cũ rich của Lenin cho việc thay đổi nền kinh tế cũ ở Sàigòn, cũng chính sử gia đó, đặc biệt nếu ông ta đã từng sống tại Sàigòn trước năm 1975, không thể quên được các đường phố dơ bẩn của nó với các kẻ bị cùi hủi, các cô gái điếm và các đứa trẻ đánh giầy ở tuổi còn thơ – lại không nói gì về các tòa biệt thự của số người giàu có độc ác về tinh thần, kể cả các nhà phú hào (plutocrats) Hoa Kiều hải ngoại, các kẻ trồng hoa lan và tổ chức các buổi đá gà.  Để có được sự công bằng đối với chính phủ Việt Nam hiện nay đòi hỏi ít nhất sự nhìn nhận rằng sự áp đặt các mục đích quốc gia và công cộng mạnh mẽ hơn trên xã hội này là đã quá muộn màng.  Song để có sự công bằng đối với đối thủ của Hà Nội, chính quyền Trung Quốc hiện nay, cũng sẽ đòi hỏi một sự nhìn nhận rằng vấn đề Hoa kiều hải ngoại không chỉ là một vấn đề của các quan hệ đối ngoại đối với các chính trị gia Trung Quốc.  Không chỉ có vấn đề về quyền lợi trực tiếp đối với hàng triệu người dân tại miền nam Trung Quốc có các thân nhân tại Đông Nam Á, bản chất và số phận của các Hoa kiều hải ngoại cũng là các đề tài tranh cãi ngay tại trung tâm của chiến trường trên đó hai cánh chính yếu của đảng Cộng Sản Trung Quốc đang tranh giành.
       Trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa, thí dụ, các Hoa kiều hải ngoại hồi hương đang sinh sống tại Trung Quốc đã bị đối xử tồi tệ bởi Tứ Nhân Bang và đông đảo môn đồ giờ đây đã bị quên lãng của họ, và bị tố cáo bởi bọn họ vừa là đội quân thứ năm cho các ảnh hưởng ngoại quốc (một “liên hiệp quốc của gián điệp”, Chen Boda được nghĩ đã nói như thế), vừa như chất men của một sự tái lập tư bản chủ nghĩa (bởi thu nhập từ các khoản tiền gửi về từ hải ngoại của họ giúp họ vượt lên trên các tiền công và tiêu chuẩn sinh hoạt của người Trung Quốc thông thường hơn).  Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không chế phe Tứ Nhân Bang sau năm 1976 lại nhìn các Hoa Kiều hải ngoại một cách rất khác biệt.  Lo âu về việc học hỏi các phương thức công nghiệp ngoại quốc và các phương pháp mậu dịch được khao khát going như một thế hệ trước đây của các người yêu nước Trung Quốc mong ước học hỏi bản phiên dịch của Yen Fu các ý tưởng của T. H. Huxley về sự tiến hóa trong năm 1898, các nhà lãnh đạo như thế tin tưởng rằng sự chuyển giao kiến thức khoa học Tây Phương cho Trung Quốc có thể được làm nhanh hơn bằng việc sử dụng các trí thức Hoa kiều hải ngoại – các học giả đang giảng dạy tại các đại học của Canada, Mỹ, và Âu Châu – với tư cách các kẻ mai mối, như các kẻ trung gian trao đổi kiến thức giữa Phương Tây và Trung Quốc.  Đòn bẩy thì đơn giản không có gì phải ngượng ngùng: niềm tự hào dân tộc.  Như Đặng Tiểu Bình đã nói với nhà sinh vật học Mỹ gốc Trung Hoa Niu Manjiang hồi Tháng Tám 1977, sự quan tâm chế ngự giờ đây phải là một sự tái khẳng định về “óc thông minh” của “dân tộc Trung Hoa”, 42 không chỉ các công nhân của Công Hòa Nhân Dân, nói cách khác, mà là một thế giới chủng tộc vượt quá các biên cương quốc gia.  Trong Tháng Một 1978, Liao Chengzhi, chủ nhiệm văn phòng Hoa Kiều Hải Ngoại Sự Vụ thuộc Hội Đồng Nhà Nước, còn trình bày các Hoa kiều hải ngoại chống cộng, không phải như các kẻ thù giai cấp hay chính trị, mà như các “cặn bã: dregs” của “dân tộc Trung Hoa” – như các phần tử thoái hóa của dân tộc.  Ông ta tiếp tục xác định rằng trào lượng của thu nhập từ các khoản tiền gửi về tư hải ngoại cho các gia đình Hoa kiều hải ngoại hồi hương tại Trung Quốc thì hoàn toàn chính đáng, “giống’” như các dân làng Trung Quốc nhận được thu nhập từ các thân nhân cự ngụ tại thành phố để phụ giúp cho các chi phí của gia đình. 43 Ít người dân Đông Nam Á nào lại có thể khác biệt với sự áp dụng cá biệt của họ Liao về sự hình dung thành phố và làng xã như thế với thế giới của các quốc gia-dân tộc được giả định có chủ quyền, đặc biệt khi sự áp dụng, cùng lúc, trong một vài phương cách, là một sự đảo ngược ở cấp địa phương: sự sử dụng của phe “theo chủ nghĩa họ Mao” trước đây về sự hình dung như thế để mô tả sự liên đới của người nghèo toàn cầu, bất kể chủng tộc riêng của họ, chống lại phe giàu có trên toàn cầu.  Thời đại Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc kết hợp một cách mỉa mai một tiêu điểm được mài nhọn trên chủ nghĩa dân tộc của chủng tộc với các sự tấn công mãnh liệt vào các mối nguy hiểm nơi tính bài ngoại của Trung Quốc trong các vấn đề văn hóa và khoa học.  Có lẽ điều này không đến nỗi quá nghịch lý như một sự cân bằng cần thiết về mặt chính trị và tâm lý.  Họ Đặng và các người ủng hộ ông ta, người ta phải ghi nhớ, đã công khai bị sỉ nhục trước năm 1976 là một “tập đoàn ngoại vụ”, nhóm không muốn dựa trên các tài nguyên riêng của mình để hiện đại hóa.
       Nhưng các nhà phân tích Việt Nam giờ đây nhìn sự tôn sùng được phục hoạt dành cho các Hoa kiều hải ngoại tại Bắc Kinh như một sự từ bỏ thực sự của Trung Quốc đối với bản thân cuộc cách mạng, như một sự quay trở lại các khái niệm về tư cách công dân “theo huyết thống’ có tính chất đế quốc, xấu xa của triều đình cuối nhà Thanh.  Dĩ nhiên, điều này không hợp lý.  Nhưng việc mở lại các đại học dành cho các sinh viên Hoa kiều hải ngoại tại Trung Quốc trong năm 1978 – thí dụ, trường Đại Học Jinan tại Quảng Châu, cấp bằng về ngành nhân văn, khoa học, và y khoa, hay Đại Học Hoa Kiều Hải Ngoại tại Quanzhou (Ch’uan-chou), Phúc Kiến, cấp bằng về các khoa học công nghiệp –  đã đổ thểm dầu vào ngọn lửa này, bởi các Hoa kiều hải ngoại từ Việt Nam ở trong số các sinh viên theo học tại Đại Học Jinan trong mùa thu năm 1978, 44 và một trường của Jinan dành cho Hoa Kiều hải ngoại đã được tạo lập trước tiên bởi triều đại nhà Thanh khá lâu trước năm 1911, chỉ đơn giản được “tái thiết lập” – từ ngữ chính các nhật báo của Trung Quốc sử dụng – bởi các nhà cách mạng cộng sản.  Tuy nhiên, tất cả các sự phản đổi của Việt Nam như thế đã bị suy yếu bởi sự bắt chước trực tiếp của chính Việt Nam phần lớn guồng máy của Trung Quốc cho việc động viên lòng trung thành của các chủng tộc hải ngoại.  Chính vì thế Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam có ủy ban Việt Kiều [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] của chính họ, theo dõi số phận của các Việt kiều tại Thái Lan và cũng cố gắng chiêu dụ sự trợ giúp của các trí thực Việt Nam yêu nước đang sông và làm việc tại Úc Đại Lợi, Âu Châu và Bắc Mỹ Châu.
        Có những gì mỉa mai hơn – hay giả dối, một cách vô tinh hay cố ý – còn lại để được nhắc tới? Điểm thực sự là một điều đơn giản, có lẽ thế.  Sự nghèo đói tiếp diễn của cả Trng Quốc lẫn Việt Nam đã thúc đẩy các nhà cách mạng theo dân tộc chủ nghĩa cai trị hai nước đến các chính sách mà, qua các tai nạn đích thực trong niên lịch, vào một khung cảnh của các sự căng thẳng và bất đồng sẵn có, khiến cho sự xung đột giữa họ trở nên không thể tránh được, và tạm thời không thể kiểm soát được.  Vào ngay lúc khi Bắc Kinh bắt đầu nhìn các đầu óc và khối tiền hồi quốc của Hoa Kiều hải ngoại như các tài sản sinh tử trong sự cứu nguy Trung Quốc, Hà Nội trở nên tin tưởng rằng sự cứu vớt Việt Nam không có thể hoàn tất mà không có ít nhất sự trấn áp kinh tế và sự xiết chặt xã hội đối với các Hoa kiều hải ngoại tại Việt Nam.  (Các viên chức Việt Nam thú nhận một cách hiển nhiên với các nhà ngoại giao Tây Phương, sau khi sự việc xẩy ra, rằng trận đánh thứ nhì vào Sàigòn là “bị ấn định thời điểm sai lầm một cách đầy tai họa”). 45 Cả hai niềm tin như thế bày tỏ một sự lo lắng lớn lao về sự chậm tiến của quốc gia, và chúng mang vào cuộc đối đầu một số sự tự hào chủng tộc hão huyền nào đó vốn được cảm nhận sâu xa và các sự bất an mà không có một liều lượng nào của tính duy lý trong Mác-xit, Lê-non-nít có thể kiềm chế một cách hoàn toàn được.  Không may, có mọi lý do để tin rằng các sự bất an về chủng tộc cạnh tranh như thế sẽ ngày càng bộc phát hơn trên khắp cõi Á Châu trong các tình huống của sự trì trệ kinh tế kéo dài và sự sững sờ chính trị về những gì phải làm để khắc phục nó.
       Tương lai sẽ ra sao?  Như là một hậu quả của cuộc tấn công biên giới của Trung Quốc, và các sự mạo hiểm sai lầm của chính họ tại Căm Bốt, các nhà lãnh đạo Việt Nam bị đẩy sâu hơn nữa vào vòng tay ôm của Liên Bang Sô Viết.  Sự biến mất toàn diện quyền tự do hành động của họ sẽ là một tổn thất nghiêm trọng cho toàn thể thế giới, vốn vẫn thường giả định – các nhà lãnh đạo Trung Quốc nằm trong số các kẻ tội lỗi gây tai họa nhiều nhất ở đây – rằng khát vọng của chính quyền Việt Nam muốn tạo lập một mô hình thu nhỏ của con tàu khổng lồ Sô Viết tại các cánh đồng lúa gạo của Đông Nam Á thì lớn hơn nhiều so với thực trạng của nó.  Ngay sau năm 1975, các tạp chí khoa học của Việt Nam, thuộc loại ấn phẩm không phải dành cho sự tuyên truyền mà dành cho sự cứu xét nghiêm chỉnh của các nhà hoạch định Việt Nam, có ấn hành các bài viết đáng ngưỡng mộ về các chủ đề chẳng hạn như các công nghiệp nông thôn cỡ nhỏ của Trung Quốc, vạch ra rằng các kỹ nghệ như thế đã trợ lực vào tình trạng khó khăn của điều liên quan đến những gì phải làm với số  lao động nông thôn dư thừa. 50 (Các tạp chí như thế cũng ghi nhận rằng các chính sach kinh tế Sô Viết đã gây ra một sự trôi giạt ra các thành phố của gần 25 triệu nông dân Sô Viết giữa các năm 1939 và 1958, một kết cuộc sẽ mang đến đầy tai họa tại Đông Nam Á).  Vì các lý do tâm lý được nối kết với lịch sử lâu dài, Việt Nam thường phóng đại các hứng khởi mà nó rút ra từ LBSV; nó thường tối thiểu hóa các hứng khởi rút ra từ Trung Quốc.  Về sự gia nhập của Việt Nam vào khối COMECON, khuôn mẫu trong lịch sử của COMECO cho đến nay dường như gợi ý, một cách đáng lo ngại, rằng trong khi chủ quyền quốc gia không tan biến trong đó, các nước này đã được phòng vệ tốt nhất bởi các nước này vốn sẵn có sự hiện đại hóa kinh tế nhiều hơn Việt Nam.  Theo các thống kê mậu dịch của khối COMECON được trình bày cho công chúng Việt Nam – nhiều người trong họ sắc sảo hơn đủ để rút ra các kết luận gây thất vọng hiển nhiên – Roumania chỉ thực hiện 39.2 % tổng số ngoại thương của nó với các thành viên khác của COMECON trong năm 1976; bản thân Sô Viết đã thực hiện tỷ số 50.8%; nhưng Ngoại Mông bị kết án đã thực hiện 97.2% mậu dịch năm 1976 của nó trong khối COMECON.
       Người dân Việt Nam, bất kể các quyết định phù du của các chính trị gia của họ, thì quá kiêu hãnh để trở thành một Ngoại Mông về kinh tế của Đông Nam Á.  Ngay viễn ảnh của sự lệ thuộc kinh tế gián tiếp, vốn khá quen thuộc tại các phần đất ít tham vọng mãnh liệt hơn của Thế Giới Thứ Ba, hẳn phải gây khó khăn sâu xa cho sự ổn định của một Bộ Chính Trị ổn cố một cách khác thường cho đên nay.  Sau hết, Lê Duẩn không còn là sự phát biểu chung cuộc của cách mạng Việt Nam như Đặng Tiểu Bình là sự phát biểu chung thẩm của cách mạng Trung Quốc.  Vào cuối năm 1977, khi Việt Nam đang ở bên bờ của sự xếp hàng toàn diện hơn của nó với Liên Bang Sô Viết, một nhà xuất bản ở Hà Nội cho ấn hành một bản dịch mới sang Việt ngữ tác phẩm Faust của Goethe.  Nhưng ít người Việt Nam có hiểu biết về chính trị, bị đe dọa bởi việc bị đặt vào một vị trí tương đương như một dân tộc, nhiều phần phản ứng cùng với một sự lãnh đạm kinh khiếp mà Faust đã bộc lộ khi Mephistopheles thông báo với ông rằng tình trạng nô lệ vào “phía bên kia xa xôi” đã là các giá phải trả cho sự hồi sinh và hài lòng trong hiện tại./-
University of British Columbia, Tháng Sáu 1979.                             
_________
CHÚ THÍCH:
1. Nhân Dân [Hà Nội], ngày 22 Tháng Mười Một, 1977, các trang 1, 6.
2. Diễn văn của Zhong Xidong tại Hà Nội, 19 Tháng Chín, 1978, được in lại trong tập Guanyu Yuenan qugan Huaqiao wenti (Các tài liệu liên quan đến vấn đề Việt Nam trục xuất các Hoa kiều hải ngoại) (Peking, 1978), các trang 62-3.
3. Xem báo cáo của Lê Đức Thọ tại đại hội đảng lần thứ tư ở Hà Nội, Nhân Dân, 20 Tháng Mười Hai, 1976, trang 2.
4. Guangming ribao, 17 Tháng Hai, 1979, trang 1.
5. Renmin Ribao, 10 Tháng Sáu, 1978, trang 5.
6. Lê Sỹ Thăng [?], “Chủ nghĩa cộng sản triệt để ở Cam-pu-chia hiện nay” (“Radical communism in contemporary Cambodia”), Triết Học (Journal of Philosophy) (Hà Nội), 3 (1978), trang 154.
7. Về đề tài “chủ nghĩa trọng thương” (mercantilism) của Trung Hoa, xem Jay Taylor, China and Southeast Asia: Peking’s relations with Revolutionary Movements (New York: Praeger Publishers, 1976), trang 388.
8. Bernard Hamel, “Aspects de la rivalité sino-sovietique en Asie du Sud-Est”, Politique étrangère (Paris), 2 (1978), các trang 199-207.
9. Nông Quốc Chấn, “Mối quan hệ đặc biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Lào” (“The special relationship between the two Vietnamese and Lao cultures”), Văn Hóa Nghệ Thuật (Culture and the Arts) (Hà Nội), 10 (1978), các trang 3-4.
10. Muốn có một sự trình bày về bản hiệp ước, xem Nhân Dân, 19 Tháng Bẩy, 1977, trang 5.
11. Muốn có thí dụ, xem Renmin ribao, 19 Tháng Ba, 1979, trang 1.
12. Stephen Fitzgerald, China and the Overseas Chinese: A Study of Peking’s Changing Policy, 1949-1970 (London and New York: Cambridge University Press, 1972).
13. Nguyễn Xuân Lương, “Vấn đề quốc tịch của người Hoa ở Việt Nam” (“The nationality problem of the ethnic Chinese people in Vietnam”), Luật Học (Journal of Legal Studies) [Hà Nội], 3 (1978), 7-16.
14. Lương, “Vấn Đề Quốc Tịch”, các trang 7-10.
15. Vũ Ngọc Khánh, biên tập, Thơ Văn Trào Phúng Việt Nam (Vietnamese Writings of Ridicule and Satire), Hà Nội: Nhà xuất Bản Văn Học, 1974.
16. Chế Viết Tân [?], “Một số đề nghị về kế hoạch năm năm” (“A few proposals about the five-year plan”), Nhân Dân, 7 Tháng Mười Hai, 1976, trang 5.  Tác giả là một thành viên của Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước.
17. Xem các bài viết của Thế Dũng [?] trên báo Nhân Dân, 26 Tháng Mười Một, 1977, trang 4; của Văn Đại [?] trên tờ Nhân Dân, 22 Tháng Mười, 1976, trang 2.
18. Lê Như Bách [?], “Một thắng lợi quan trọng trên mặt trận tiền tệ ở miền nam Việt Nam” (“An important victory on the currency front in southern Vietnam”), Học Tập (Study and Practice) (Hà Nội), Tháng Mười Một 1975, các trang 72-7.
19. Nhân Dân, 22 Tháng Sáu, 1976, trang 1.
20. W. S. Turley, “Urban Transformation in South Vietnam”, Pacific Affairs, 49 (Winter 1976-77), các trang 614-6.
21. Vũ Lộ [?], “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa … ở các tỉnh và thành phố miền Nam” (“Continue to promote the establishment of socialist commerce — in the provinces and cities of the south”), Tạp Chí Cộng Sản (The Communist Journal) (Hà Nội), (1978), các trang 59-68.
22. Bài viết của Thanh Lam [?] thuộc Bộ Tài Chính Việt Nam, trong Nhân Dân, 8 Tháng Mười Hai, 1977, trang 4.
23. Vũ Lộ, “Tiếp tục đẩy mạnh”, trang 61.
24. Nguồn gốc của các số thống kê và nhận xét này là của Nguyễn Khiêm, “Vấn đề phân phối thu nhập trong hợp tác xã nông nghiệp” (“The problem of income distribution in agricultural cooperatives”), Nghiên Cứu Kinh Tế (Journal of Economic Research) (Hà Nội), 85 (Tháng Sáu 1975), các trang 33-46.
25. Muốn có thí dụ đáng chú ý từ tỉnh Quảng Ninh, xem báo Nhân Dân, 9 Tháng Mười Hai, 1976, trang 4.  Người đọc cần phải được cảnh giác rằng không thể nói là các sự đào ngũ như thế lan truyền hay tái diễn ra sao.
26. Các số thống kê và khám phá này nằm trong bài viết của Tô Duy [?], Chủ Tịch Ủy Ban Vật Giá Nhà Nước, trên báo Nhân Dân, 24 Tháng Hai, 1978, trang 4.
27. Bài viết của Tô Duy, trên báo Nhân Dân, 3 Tháng Ba, 1978, trang 4.
28. Khảo luận về vấn đề ngân sách nhà nước trên tờ Nhân Dân, 15 Tháng Mười Một, 1977, trang 4.
29. Cuộc phỏng vấn xuất hiện trong Tạp Chí Hoạt Động Khoa Học (Journal of Scientific Activities) (Hà Nội), 7 (1978), các trang 56-8.
30. Nhân Dân, 17 Tháng Mười Một, 1977, trang 1: chỉ thị của thủ tướng.
31. Nguyễn Đức Uy [?], “Thử phân tích tâm lý người mắc bệnh quan liêu” (“A trial analysis of the psychology of people who suffer from the bureaucratic disease”), Nhân Dân, 6 Tháng Một, 1977.
32. Đặc biệt xem bài phê bình của Hoàng Duc Tao [?], “Về một tổ chức thương nghiệp cho các vùng kinh tế mới” (“On a commercial organization for the new economic zones”), Nghiên Cứu Kinh Tế, 103 (Tháng Sáu 1978), các trang 56-64.
33. Vũ Lộ [?], “Tiếp tục đẩy mạnh”, trang 64.
34. Vũ Xuân Cẩn [?], “Phải dựa hẳn vào công nhân, lao động để làm tốt cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh” (“One must rely thoroughly upon workers and labour in order to carry out well the enterprise of socialist reconstruction with regard to capitalist and privately managed industry and commerce”), Tạp Chí Cộng Sản, 3 (1978), các trang 89-92.
35. Bài viết của Nguyễn Lữ [?] trong Tạp Chí Cộng Sản, 8 (1978), các trang 91-2, báo cáo của Lê Đức Tho trên tờ Nhân Dân, 20 Tháng Mười Hai, 1976, trang 2.
36. Bài viết của Đỗ Mười, Tạp Chí Cộng Sản, 5 (1978), các trang 52-61; Vũ Lộ, “Tiếp tục đẩy mạnh”, trang 60.
37. Bài viết của Lê Đức Thịnh, về lịch sử của Hải Phòng, 1955-75, trong tờ Học Tập, 10 (1975), trang 31.
38. Nhân Dân, 23 Tháng Tám, 1977, trang 4; cũng trên Nhân Dân, 25 Tháng Tám, 1977, trang 4, và Nhân Dân, 26 Tháng Một, 1978, trang 5, trong số nhiều bài viết.
39. Tiên Lâm [?], “Tư sản gốc Hoa với sự ưu ái của nhà đương cục Trung Quốc” (“Capitalists of Chinese origin with the affection of the authorities of China”), Tạp Chí Cộng Sản, 8 (1978), các trang 21-6.
40. Nguyễn Văn Hảo [?], Đóng góp 1: lãnh vực kinh tế 1965-1972 (One contribution: the economic sector, 1965-1972) (Sàigòn, 1972), trang 177.
41. T. K., “Tinh thần đoàn thể của khách trú tại Nam Kỳ” (“The spirit of community of the Chinese residents in Cochinchina”), Thanh Nghị (Clear Counsel) (Hà Nội), Tháng Bảy 1941, trang 17 và các trang tiếp sau.
42. Guangming ribao, 17 Tháng Tám, 1977, trang 1.
43. Renmin ribao, 4 Tháng Một, 1978, trang 3.
44. Guangming ribao, 24 Tháng Mười, 1978, trang 2.
45. John Fraser, “Tragedy of the Ethnic Chinese”, The Globe and Mail (Toronto), 29 Tháng Mười Một, 1978, trang 10.
46. Thí dụ, Mai Văn Nghệ [?], “Mấy nét về tình hình cơ giới hóa nông nghiệp ở Trung Quốc” (“Some points about the agricultural mechanization situation in China”), Tạp Chí Hoạt Động Khoa Học (Hà Nội), 12 (1976), các trang 52-9.
47. Nghiên Cứu Lịch Sử, 105 (Tháng Mười 1978), các trang 42-3)./-
Nguồn: Alexander Woodside, Nationalism and poverty in the Breakdown of Sino-Vie6namese Relations, Pacific Affairs, Fall 1979, các trang 381-409.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét