- Philippines từ chối đàm phán về Biển Đông (DV). – Chính thức xử vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu cuống (PNT). – Trung Quốc phản đối Philippines khởi động phiên tòa ở La Hay (DT). – Trung Quốc “quay lưng” với phiên tòa xét xử về Biển Đông (VOV). – Nực cười: Biển Đông vẫn ổn định, Philippines bôi nhọ Trung Quốc?! (GDVN).
- Philippines muốn quân đội Mỹ trở lại? (ANTĐ). – Philippines nghiên cứu đề xuất chia sẻ căn cứ quân sự với Mỹ (LĐ). – Mỹ-Philippines thảo luận sử dụng chung căn cứ quân sự (PT).
- Bàn về cách gọi của dư luận viên đối với những nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam hiện nay: “Rận chủ” (DLB). “Bây
giờ chúng ta sẽ xem ai là RẬN CHỦ? Rận là một con vật chuyên hút máu.
Nếu nói những người viết vô vụ lợi phục vụ cộng đồng ngày hôm nay là rận
thì hoàn toàn không chính xác! Hãy nhìn các con rận đích thực: 3 Ếch
và bộ sậu tham nhũng đêm ngày (Vinashin, Vinaline, mua Kilo) các con rận
ở Bộ giao thông vận tải khi đẻ ra đến 7 thứ trưởng báo hại…”
- Hoạt động dân chủ để nổi tiếng? (ĐCV).
- Tám Tàng nghĩ ngắn chuyện đời tréo ngoe điên đảo!!! (Người lót gạch). “Tin
Đại tá Đỗ Hữu Ca CA Hải Phòng lên tướng thật đáng ngợm ca. Tướng Ca CA
HP là ai? Để lưu danh hậu thế, cho lớp người vô học không đọc và hiểu
đúng tin, xin tám tóm như sau. Tướng Ca CA là người hùng của chế độ ta
với tài điều binh khiển tướng và chó sự nghiệp, bày binh bố trận trên
thủy dưới bộ, chiến sử Đảng cần ra sách dạy học, ghi công. Tướng đã
cưỡng chế công thành danh toại mỹ mãn hảo hảo, bỏ tù được nông dân Đoàn
văn Vươn đất Tiên Lãng năm 2012“. – Mưu đồ Ba Ếch? (DLB).
- Nguyễn Ngọc Già: Đoàn Văn Vươn thứ hai? (Nguyễn Tường Thụy)
- Nhân chuyện tỷ phú hot dog mù chữ (Hiệu Minh).
- Có chăng một “Ngọn lửa Tây Tạng” ở Việt Nam (DLB). Bài viết đề cập đến vấn đề mâu thuẫn sắc tộc hiện đang tiềm ẩn, song có thể bùng phát trong thời kỳ hậu cộng sản.
- Pháp quyền là gì? (TCPT). Dịch từ bài What Is the Rule of Law? (UIOWA). - Hoàng Thị Kim Quế: Hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp và sự cần thiết ghi nhận trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (NNPL/CVHP).
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Xây dựng nông thôn mới phải thực chất (ĐĐK). – Phi nông bất ổn (ĐĐK).
- Những rào cản cần bước qua trong xây dựng luật đất đai sửa đổi (Bài 3) (Tầm nhìn). – GSTSKH Đặng Hùng Võ: Cần “Tách nhóm lợi ích” ra khỏi đất đai (Tầm nhìn).
- Có dám dùng người giỏi hơn mình (TVN).
- Kết luận Thanh tra việc “chạy ghế” Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân (DT). – Cựu GĐ Sở Văn hóa bị truy tố (VNN).
- Thủy điện còn quá nhiều tồn tại (DT).
- Tung tin đồn bắt Chủ tịch BIDV… chỉ bị phạt hành chính (LĐ). – Tiết lộ biệt danh ba kẻ tung tin ông Trần Bắc Hà bị bắt (VEF).
- Chiến lược ‘cùng tồn tại’ của TQ (TVN). – Trung Quốc: Cảnh sát trưởng mất chức vì tiệc tùng với gái gọi (DT). – Video: Hàng ngàn người dân Trung Quốc bao vây Bí thư huyện (GDVN).
- Mỹ – Trung: Đồng thuận và mâu thuẫn (Tin tức).
- Mỹ ủng hộ việc Panama khám xét chiếc tầu của Bắc Triều Tiên (VOA). – Thuyền trưởng tàu Triều Tiên đòi tự sát (ĐV).
KINH TẾ
- Sóng khó lan (LĐ).
- Vàng tăng nhẹ, chênh lệch duy trì mức 4,5 triệu đồng/lượng (DT). – Giá vàng tăng mạnh, USD ngân hàng lên kịch trần (VnEco). – Lập sàn giao dịch vàng tập trung, tại sao không? (ĐTCK).
- Bất ổn ở gói hỗ trợ 30.000 tỷ là phát triển nhà ở XH theo kiểu “phú quý giật lùi” (Tầm nhìn). – Thị phần BĐS bán lẻ: Lộ diện những “ông trùm” mới (CafeF).
- Vì sao thanh tra đột xuất VCCI ? (Tầm nhìn).
- ‘Nóng’ thị trường thức ăn nhanh (TN).
- Phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu: Hàng loạt DN NK điều bị lừa! (NNVN).
- Cà Mau: Nông dân “dài cổ” chờ bồi thường bảo hiểm nông nghiệp (NNVN). – ĐBSCL: Ngành bảo hiểm nợ nông dân 500 tỉ đồng (LĐ).
- Gạo Thái Lan giảm giá, xả hàng: Nhiều luồng thông tin trái chiều (DV). – Gạo nội “hóa phép” thành gạo ngoại (LĐ). – Gạo ngoại “đè” gạo nội (ĐĐK).
- Hoa Kỳ: Giá sinh hoạt tăng chút ít (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhã Thuyên phỏng vấn Lý Đợi và Bùi Chát: Khước từ thỏa hiệp để lựa chọn tự do (pro&contra).
- Nguyễn Hoàng Đức: KHÔNG NHÂN VẬT THƠ CHỈ LÀ MÌ KHÔNG NGƯỜI LÁI (Nguyễn Tường Thụy).
- Nguyễn Thị Thảo An: Lời ai điếu cho một bài thơ dở (VOA’s blog).
- NHÌN MƯA NHỚ NGUYỄN NGỌC LY (Nguyễn Trọng Tạo).
- Quản lý di sản Hoàng Thành Thăng Long (NNVN).
- Hà Quang Minh và Dưới những ngón tay tôi (SGTT).
- Triển lãm ảnh của phụ nữ khuyết tật: Giấc mơ về trẻ em và bò (TTVH). – Lại chuyện “cầm nhầm” tác phẩm ảnh? (Tầm nhìn). – Vi phạm tác quyền nhiếp ảnh: Khó quản bằng quy tắc đạo đức làm nghề (ĐĐK).
- “Hãy hát lên”, nếu có thể… (LĐ).
- Tài năng mọc lên ở đâu? (PT). – Lời hứa của truyền hình thực tế (TN).
- ĐTVN – Arsenal: Chờ một bữa tiệc bóng đá (VNN). - Một số hình ảnh của các cầu thủ Arsenal Lon Don tại Hà Nội (X-cafe).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Hàng ế, cứ sản xuất để… ế tiếp? (TVN). – Cử nhân thất nghiệp: Đừng đổ hết “tội” cho khủng hoảng (VOV).
- “Bệ phóng” cho nhân tài (LĐ).
- ĐBQH Dương Trung Quốc: “Tôi thấy có gì đó không ổn ở Bộ GD&ĐT” (GDVN). – Bỏ cộng điểm Mẹ VN anh hùng: “Hoan nghênh sự sửa sai, tuy có hơi muộn” (Soha).
- Chấm thi đại học: Xuất hiện điểm tuyệt đối môn Văn (VTC). – Điểm thi ĐH cao hơn năm ngoái (PNTP).
- Ấn tượng đề Văn về người tử tế, kẻ ti tiện (TP). – Chuyện tử tế, khó nói lắm em ơi! (TTVH).
- Gian nan tìm chỗ cho trẻ em chơi hè (LĐ). – Trại hè: “Light up yourself !” 2013 (Giáp Văn Dương).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Trạm biên phòng thiếu cầu cảng: Ngư dân phải bơi vào làm thủ tục (TT).
- Tăng viện phí, chất lượng khám bệnh cũng phải tăng (ANTĐ). – Hà Nội: Điều dưỡng trượt chân làm ngã 5 trẻ sơ sinh (LĐ).
- Có địa chỉ hẳn hoi! (TP).
- Về quê dịp thu sản: Cán bộ thừa nhận dân khó khăn (NNVN).
- Sau bài báo “Có nên điều chỉnh chính sách sinh từ 1-2 con?”: Cần thay đổi chính sách sinh con, nếu không sẽ quá muộn (LĐ).
- Thâm nhập thị trường “mua bán trứng phụ nữ”: Giới chuyên môn nói gì? (NNVN).
QUỐC TẾ
- Nội các lâm thời Ai Cập tuyên thệ nhậm chức (VOA). – Ai Cập điều tra ông Morsi trốn tù (NLĐ). - Tương lai Ai Cập sẽ ra sao sau vụ lật đổ phe Hồi giáo? (VOA).
- Hiểm họa lực lượng đối lập Syria (SGGP). - Phương Tây bao che tội ác của phiến quân Syria (KT). – Israel sẵn sàng cho xung đột biên giới với Syria (LĐ). – Pakistan phủ nhận tin Taliban gởi chiến binh tới Syria (VOA).
- Mỹ sắp có biểu tình lớn phản đối phân biệt chủng tộc (TTXVN). – Hà Tường Cát – Bản án không chấm dứt được một vụ án (DĐTK).
- Top 10 quốc gia ‘khốn khổ’ nhất thế giới (Infonet).
Hoạt động dân chủ để nổi tiếng?
Đây là chủ đề vừa được bàn luận sôi nổi với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trên Facebook. Câu phát biểu (nói theo ngôn ngữ thời @ là một status) gây tranh cãi này khá ngắn gọn, gồm 2 dòng, 41 chữ. Xin dẫn nguyên văn, kể cả chấm, phẩy như sau: “Mình nhìn thấy một số người tìm kiếm sự nổi tiếng bằng cách hoạt động dân chủ và mình nhìn thấy một số người giải tỏa sự bất đắc chí cũng bằng hoạt động dân chủ. Có đúng vậy không ta?”
Chủ nhân của status giãi bày, không nhằm vào những người hoạt động dân chủ chân chính mà muốn nhắm tới một số nào đó đang tìm kiếm sự nổi tiếng qua hoạt động dân chủ.
Vấn đề là số đó là (những) ai và có hay không?
Bài viết nhỏ này không phải để khép lại sự bàn luận mà ngược lại, muốn mở cho nó một không gian khác bên ngoài ‘khuôn viên’ của Facebook.
Nổi tiếng – nhu cầu của không ít người
Trước hết, cần phải nói ngay rằng, nổi tiếng là một nhu cầu của không ít người và nó đã tồn tại từ lâu ở các nước phát triển trước khi được du nhập vào Việt Nam như một thứ bệnh dễ lây lan.
Thông thường, người ta trở nên nổi tiếng một cách không chủ ý nhờ những hoạt động, những thành tựu, năng khiếu hay những cống hiến trong một thời gian dài. Bản thân họ bắt đầu công việc hay sự nghiệp không phải nhằm nổi danh. Nhưng danh tiếng, theo năm tháng, tự hình thành. Đó là những người, dù muốn hay không, vẫn trở thành nổi tiếng.
Bên cạnh đó, cũng không thiếu những người tìm đủ mọi cách để nổi tiếng. Tra cứu từ khóa “làm thế nào để nổi tiếng” trên Google sẽ rất bất ngờ, 82 triệu kết quả trong vòng chưa đầy 2 giây, với không biết cơ man nào là tin tức.
Kết quả trên cho thấy, nổi tiếng là một vấn đề không có gì mới mẻ và lâu nay đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hóa ra, người ta đã dậy nhiều cách để nổi tiếng. Ví như: tham gia một chương trình truyền hình, cứu một người bị tan nạn giao thông hay tai nạn gì khác, tìm cách lập kỉ lục Guiness, làm từ thiện, làm những điều kỳ cục với bản thân (cởi truồng ở sân bóng đá, show diễn thời trang như đôi khi vẫn thấy ở nước ngoài), săm trổ kỳ dị khắp người, phát minh ra một thứ gì đó, dọa giết một ai đó, dọa đặt bom, chuyển giới, tạo xì- căng -đan, tự tử theo kiểu ‘chết đẹp‘, thậm chí dìm hàng nhau để nổi tiếng!
Bên cạnh những tiêu chí chung chung như vậy, có những hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Như, làm thế nào để nổi tiếng trên Facebook, trên Youtube; hay nếu là ca sĩ thì phải chọn nghệ danh thế nào, tạo phong cách ra sao, chọn bầu là ai.v.v. và .v.v.
Phương thức phổ biến và phong phú nhất hiện nay mà giới trẻ thường làm là tạo scandal (xì- căng- đan) để nổi tiếng. Dùng cách này có cả những người đã ít nhiều tăm tiếng, lẫn những người chưa từng được biết đến. Đặc biệt, giới showbiz đã sử dụng chiêu này trong nhiều tình huống khác nhau. Chỉ cần một pha lộ hàng, lộ clip sex, một bộ ngực đầy đặn (không cần biết là thực hay bơm) phô lộ liễu trước ống kính, hay có bồ mới, bỏ bồ cũ, ghen với người cũ, khoe thành tích làm tình, hôn môi đồng giới.v.v. là lập tức được dư luận chú ý. Hình ảnh được lên trang nhất, nơi mà báo chí lá cải đang thống trị, băng đĩa bán chạy và có thể thêm hàng ngàn người hâm mộ.
Ví dụ gần đây nhất là “bà Tưng”. Mỗi video clip uốn éo của “bà” kèm vài lời giảng giải nhảm nhí liên quan tới tình dục có hàng trăm ngàn lượt truy cập. Facebook của “bà” trong vài ngày đã đầy ắp với cả chục ngàn “like”.
Như vậy, để nổi tiếng theo cách tìm kiếm trên, có lẽ không quá khó. Chỉ cần 1 chút can đảm để ra tay cứu độ trong 1 vụ tai nạn giao thông, hay chút hớ hênh của một nhan sắc. Và, trong vô vàn cách thức mà người ta bày vẽ cho nhau – qua tra cứu trên mạng – tuyệt nhiên không có cách nào nói tới hoạt động dân chủ hay cổ vũ cho dân chủ để nổi tiếng.
Vậy ít nhất, cho tới nay, dân chủ chưa phải là một lựa chọn để nổi tiếng. Nếu có, hẳn các ‘chú’ dư luận viên đã phải vạch vòi ra rồi, và nó phải hiện hữu qua sự tra cứu, ít ra là với dăm ba kết quả. Nghề của chàng, “không” còn nói được thành “có”, huống chi đã có chút ít lại không thổi phồng lên được, không chỉ mặt vạch tên ra được.
Thử giải bài toán
Vậy tại sao không tìm được một bài viết, một đoạn tin – dù của dư luận viên- với cụm từ “hoạt động dân chủ để nổi tiếng“. Để tìm hiểu vấn đề này, xin thử nhìn vào thực trạng một số nhà bất đồng chính kiến hiện nay tại Việt Nam để tính xem họ “lời” hay “lỗ” qua những hoạt động của mình.
Phạm Hồng Sơn: Ông tốt nghiệp đại học y khoa Hà Nội từ đầu những năm 90s. Nếu không vướng vòng lao lý với 5 năm tù và 3 năm quản chế, có thể giờ này ông đang là bác sĩ tại một bệnh viện nào đó ở Hà Nội. Thu nhập của 1 bác sĩ loàng xoàng cũng đôi chục triệu, giỏi về mổ xẻ có thể tới cả 100 triệu/ tháng. Nhưng sau khi ra tù, Phạm Hồng Sơn ngồi nhà (không có gà mà đuổi).
Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật… đều có thể yên vị với một văn phòng luật và cuộc sống gia đình no đủ. Nhưng họ đã vào tù ra khám và bị xã hội đẩy ra rìa vì những đòi hỏi dân chủ của mình.
Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân sáng giá trong ngành Viễn thông – ngành hốt bạc trong những năm qua – đang bóc lịch 16 năm tù.
Điểm qua vài cô gái. Phương Uyên, Minh Hạnh – 2 người đáng ra đang cắp sách tới giảng đường hoặc khoác tay người yêu dạo phố – giờ chịu cảnh héo mòn trong nhà tù.
Huỳnh Thục Vy, một cô gái xinh xắn, gương mặt khả ái, cổ cao, da trắng ngần, số đo lý tưởng 1m68, nặng 51kg có thể tìm kiếm công danh sự nghiệp bằng con đường hoa khôi hay người mẫu để rồi tay trong tay với một đại gia. Bây giờ Vy luôn sống trong sự o ép, công việc cũng khó lòng xin nổi, du học chưa chắc đã được dù Anh ngữ của cô có khá đến mấy đi nữa.
Phạm Thanh Nghiên được gì sau mấy năm tù ngoài cái vọng gác lúc nào cũng lù lù ngoài cổng?
Và còn rất nhiều các ví dụ khác nữa. Nó đủ khiến cho những người có một trí óc bình thường, nếu muốn tìm kiếm sự nổi tiếng, phải lựa chọn một phương thức khác, ngon ăn hơn, để nếu không thành công cũng không thiệt hại tới bản thân và gia đình.
Còn những kẻ cơ hội?
Ở phần tranh luận, nhiều bạn nhắc tới những nhà dân chủ giả hiệu, cơ hội hay ‘chim mồi’ của chính quyền. Nói cho ngay, trong cuộc sống hay bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng đều có những kẻ cơ hội – những người dường như luôn xuất hiện vào lúc sắp ‘phá cỗ’. Cuộc vận động dân chủ cũng không phải là một ngoại lệ. Một lúc nào đó, khi những nhà độc tài cộng sản ôm của cải rời khỏi con tầu sắp đắm, thì rất có thể, những nhà dân chủ sẽ mọc ra nhiều như nấm sau cơn mưa. Nhưng lúc này, có lẽ còn quá sớm để những kẻ cơ hội xuất hiện, khi mà mới đây, chỉ trong vòng 1 tháng, nhà nước Việt Nam đã bắt giam 3 người; và theo thống kê của tổ chức Phóng viên không Biên giới, có ít nhất 35 người đang bị giam cầm với những bản án năm sau thường cao hơn những năm trước.
Sự góp mặt (nếu có) của những nhà dân chủ cuội trong phong trào dân chủ hiện nay hay vào màn chót của cuộc cách mạng Dân chủ sau này cũng không có gì đáng lo ngại như một số người đặt ra.
Lịch sử cho thấy, khi chế độ Apartheid sụp đổ, thì người lên nắm quyền là Nelson Mandela, người đã trải qua 27 năm trong lao tù. Ở Ba Lan là ông thợ điện cả chục năm tranh đấu trong Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarność) – Lech Walesa. Ở Séc là Václav Havel, cựu tù nhân chính trị, người đã khởi xướng hiến chương 77. Và ở Miến Điện, nếu sức khỏe và tuổi tác còn cho phép, Aung San Suu Kyi rất có thể trở thành Tổng thống của nền dân chủ đa đảng.
Ngày nay, với sự có mặt của Internet, mọi thông tin, hình ảnh, sự kiện, lời nói, câu chữ đều được phơi bày một cách tức thời và minh bạch. Bây giờ không phải là thời mà người này vác đạn để người kia đi báo cáo thành tích, hay tranh cãi cả thập niên về người cắm cờ trên Dinh Độc Lập nữa.
Thiết nghĩ, nếu bạn tranh đấu với một cái tâm trong sáng thì chẳng có gì phải ngần ngại, dù có bị ngờ vực đi nữa, thời gian sẽ là câu trả lời. Mặt khác, nếu không có một bằng chứng rõ ràng, thì cũng không nên phát biểu vu vơ mà vô tình có thể xúc phạm tới những người đang dấn thân.
Phần tiếp: Tranh đấu từ bức xúc cá nhân, tại sao không?
© Đàn Chim Việt
ĐÃI CÁT TÌM VÀNG
ĐÃI CÁT TÌM VÀNG(Bài 4 trong loạt bài Khi Doanh Nghiệp Trực Diện Khủng Hoảng)
T/S Alan Phan
4 July 2013
Chúng ta không chỉ gia tăng vốn liếng của một quốc gia, mà phải làm sao để phần lớn số vốn này đạt năng động và hiệu quả; và qua các quỹ, các ngân hàng gia tăng giá trị của hiệu năng kỹ nghệ (It is not by augmenting the capital of the country, but by rendering a greater part of that capital active and productive than would otherwise be so, that the most judicious operations of banking can increase the industry of the country) Adam Smith
Tôi nhớ một lần theo đám bạn đi chơi dã ngoại ở California, chúng tôi đi vào khu đãi vàng của vài chục cư dân, đang cặm cụi sàng lọc nước ở một dòng suối nhánh của sông Sacramento để tìm những mảnh kim loại lóng lánh. ….Nhìn họ, tôi ngẫm nghĩ đến công ty vừa bắt đầu của mình, đang vào thời điểm đi tìm vốn. Như vàng, việc tìm vốn cho một doanh nghiệp khởi động sao chắt chiu khổ sở và đòi hỏi người chủ một kiên nhẫn vô biên.
Tôi biết nhiều doanh nhân bức xức nhất về vấn nạn này. Tiền để khởi nghiệp, tiền để giữ hoạt động của công ty êm suốt, tiền để phát triển, tiền để phòng thủ, tiền để cho các nhu cầu thiết yếu của cá nhân và gia đình, rồi tiền thuế, tiền trả nợ, tiền lương, tiền …phong bì. Áp lực của tiền gần như không ngưng nghỉ trong suốt đời làm ăn. Các vị nghiên cứu về kinh doanh trên tháp ngà hay các vị quản lý quen tiêu tiền người khác (OPM) không bao giờ có thể đồng cảm với cái khó khăn tột bực này.
Mười năm đầu trong hành trình làm ăn, có thể nói tôi bỏ ra khoảng 60% thì giờ chạy quanh và 100% thì giờ lo âu về kết quả cho việc tìm vốn. Đó là tốt hơn nhiều người khác vì trước đó tôi cũng đã làm tư vấn khách hàng cho vài ngân hàng đầu tư ở Wall Street với nhiều quan hệ làm ăn và chút kinh nghiệm. Sau cùng, tôi cũng tìm ra một phương thức khá hiệu quả để giúp tôi và các bạn bè đối tác thu ngắn và đơn giản hóa hành trình tìm vốn.
Cốt lõi của nguyên lý tìm vốn
Mọi chuyện bắt đầu bằng tư duy: hãy coi việc tìm vốn như một phi vụ kinh doanh, công ty của bạn là sản phẩm và các nhà đầu tư là khách hàng. Sau đó, chúng ta quay lại với a,b,c…của các nguyên tắc và giải pháp kinh doanh như đã học ở các trường lớp quản trị hay trên sách và mạng. Về sản phẩm, bạn cần chất lượng, sáng tạo và đặc thù. Về tiếp thị, bạn phải định vị rõ ràng phân khúc khách hàng mục tiêu, nhu cầu thực sự của họ, chiến lược tiếp cận và bán hàng của bạn, cùng các đối thủ cạnh tranh. Trên mọi khía cạnh, khách hàng phải thỏa mãn trước khi mua và sau khi mua.
Hãy nghĩ kỹ lại những gì mình vừa minh định. Sản phẩm chất lượng, sáng tạo và đặc thù có nghĩa là mô hình kinh doanh của công ty bạn có gì khác biệt và thông minh hơn những công ty cùng loại trên thương trường không? Công ty bạn có một kế hoạch kinh doanh bài bản và chuyên nghiệp? Ban quản lý của công ty bạn có chất lượng không? (vâng, kỹ năng, uy tín, kinh nghiệm trong ngành nghề ?)
Khi đi gây vốn, công ty bạn đã biết rõ ai là những nhà đầu tư mục tiêu, thường hay lựa chọn những mô hình kinh doanh hay ngành nghề như công ty bạn? Số vốn bạn đang tìm kiếm có nằm trong vùng phủ sóng của quỹ hay nhà đầu tư (nhỏ quá hay lớn quá đều không thích hợp)? Mức lời dự phóng (return on investment-ROI) có hợp lý với thực tại? Khi tiếp cận, bạn có tìm được sự giới thiệu cá nhân của những người uy tín trong mạng lưới kinh doanh? Khi trình bày trong những cuộc họp, dù ít hay nhiều người tham dự, công ty bạn có những vị quản lý chuyên nghiệp với kỹ năng thuyết phục về giao tiếp?
Trên hết, sản phẩm (công ty bạn) có sức hấp dẫn tạo thú vị cho những nhà đầu tư (khách hàng)?
Nếu bạn nói YES với phần lớn những câu hỏi trên, bạn đã sẵn sàng. Nếu không, hãy đợi chờ và hoàn thiện sản phẩm hay nắm rõ khách hàng trước khi khởi động. Một ấn tượng xấu sẽ đóng cánh cửa của cơ hội lại vĩnh viễn. Thà là đợi.
Tiền nhiều hơn ý tưởng
Trước khi đi xa hơn, tôi xin bạn tin vào một sự kiện làm ngạc nhiên nhiều doanh nhân: số lượng nhà đầu tư khắp thế giới nhiều hơn là các dự án kinh doanh và sự thiếu hụt trầm trọng trên thị trường vốn không phải là tiền mà là ý tưởng. Theo báo cáo của McKinsey, dù đã giảm 40% so với thời cực thịnh của 2007, tổng tài sản các công cụ tài chánh toàn cầu vẫn đạt 225 ngàn tỷ USD vào cuối 2012. Trong vũ trụ tiền vốn, ngay cả 1 tỷ USD cũng chỉ là muối bỏ biển.
Nhưng dù tiền thì rất nhiều, nhưng nhà đầu tư nào cũng đòi hỏi hai điều kiện: một mức lời ROI tốt đi kèm với một hệ số rủi ro thấp (risk factors). Tuy nhiên, may mắn cho doanh nhân, định nghĩa của ROI và risk factors thường khác nhau giữa các nhà đầu tư. Những người bảo thủ nhất chấp nhận ROI khoảng 2% mỗi năm để mua công phiếu của chánh phủ Mỹ (risk gần như không có). Những quỹ đầu tư trung bình thường thỏa mãn với 6 đến 10% mua cổ phiếu và trái phiếu của các công ty lớn. Những người có lòng tham cao hơn thì đòi 14 đến 18% khi đầu tư vào các công ty nhỏ bé với đủ loại risk factors.
Biết đối tượng mình cần gì và bán cho họ những thứ họ cần vẫn là một sách lược kinh doanh khôn ngoan nhất.
Các kênh tìm vốn
Khi khởi nghiệp, không ít thì nhiều, các doanh nhân cũng có một khái niệm là phải đi đến đâu để tìm vốn. Trước hết là vét sạch túi tiền của vợ hay chồng, rồi đến bạn bè bà con. Sau đó là thuyết phục ông bà sui gia cho mượn sổ đỏ ra nhà băng cầm. Tệ quá thì chơi vài cái hụi, tệ hơn nữa thì quay sang các tay xã hội đen đỏ. Sau khi làm ăn một thời gian, quan hệ và kiến thức gia tăng, các doanh nhân bắt đầu lưu tâm đến việc vay mượn hay kêu gọi tiền góp vốn từ các đại gia, các quỹ đầu tư, các đối tác nước ngoài, các nhà cung cấp, các khách hàng…. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện, việc niêm yết trên HOSE hay HNX là một giải pháp bắt buộc để phát triển. Một giải pháp tôi cho là hiệu quả hơn là việc niêm yết sàn Mỹ (đọc cuốn sách cùng tên tôi đã xuất bản).
Ở nhiều quốc gia, việc gõ cửa các cơ quan tín dụng của chánh phủ, trung ương hay địa phương, lớn hay nhỏ, rất hữu hiệu (dĩ nhiên phải biết các quan chức cần gì). Tiền của dân, dù lỡ có mất, nhưng hệ thống hành chánh cũng đủ phức tạp để tránh trách nhiệm, nên các vị quản lý tiền OPM này rất thoải mái và rộng lượng. Tôi đọc ở đâu đó là 26% tiền ODA của Nhật cho các quốc gia nghèo khó là nợ xấu.
Từ khi hội nhập với toàn cầu qua WTO, doanh nghiệp Việt cũng tiếp cận với các loại hình gây vốn mới lạ hơn như đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, trái phiếu quốc tế, đầu tư đám đông (crowd funding), ngân hàng siêu nhỏ (micro banks) hay tín dụng xã hội từ các NGO. Thông tin và cách thức hoạt động của các loại vốn mới này đều có thể nghiên cứu và phân tích qua mạng.
Sáng tạo về nhu cầu “vốn”
Tuy nhiên, một tư duy rất quan trọng trong việc tìm vốn là “suy nghĩ ngoài cái hộp”. Tôi nghiệm là phần lớn doanh nhân thường cứng ngắc trong việc thực hiện dự án. Nếu họ sản xuất một sản phẩm gì, việc đầu tiên là họ mua đất, rồi xây xưởng và tìm các thiết bị phù hợp. Đây là một chu kỳ từ 2 đến 4 năm và lãi suất vay có thể làm kiệt quệ nhà máy trước khi khởi động. Nếu vượt qua được, họ phải lo lắng về vốn luân chuyển để sản xuất hàng tồn kho và bắt đầu tạo dựng kênh phân phối và chiến lược tiếp thị.
Tôi luôn luôn nói với họ về hãng Nike hiện nắm giữ thị phần lớn nhất trong trang phục thể thao và sở hữu một thương hiệu có giá trị không dưới 15 tỷ USD. Nike có nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển khắp thế giới cùng một mạng lưới phân phối khủng; nhưng Nike không làm chủ bất cứ một nhà máy nào. Sau khi thiết kế, các món hàng Nike đều được “outsourced” (gia công) cho các nhà thầu Đài Loan hay Hàn Quốc. Các nhà máy gia công này gần như là của Nike vì tất cả phải làm độc quyền cho Nike, và dưới sự kiểm phẩm cũng như thanh tra chặt chẽ về điều hành của Nike. Cho nên, dù không bỏ tiền đầu tư, Nike vẫn có gần 800 nhà máy khắp thế giới, với hơn 1 triệu nhân viên, phục vụ cho ông chủ duy nhất (Nike).
Phần lớn doanh nghiệp Việt không đủ tầm cỡ và danh tiếng để làm theo mô hình Nike. Nhưng chúng ta cũng có thể cải biến, sáng tạo theo từng phân khúc. Chúng ta có thể thuê một nhà máy hoặc một phần nhà máy thay vì tự xây dựng; chúng ta có thể outsource việc thiết kế hoặc sản xuất món hàng với nhiều nhà thầu và theo nhiều giai đoạn; chúng ta có thể mượn vốn qua các hợp đồng mua thiết bị, mua nguyên liệu hay bán sản phẩm trước của mình (các nhà đầu tư BDS rất giỏi về cách tìm vốn này, nên nhờ họ tư vấn); chúng ta cũng tiết kiệm được khá nhiều tiền mặt khi dùng cổ phiếu để trả lương cho tư vấn hay các nhân viên ban giám đốc…
Nói tóm lại, chuyện tìm vốn cho doanh nghiệp dù nằm trong tình trạng khởi nghiệp hay đã hoạt động tốt đều đơn giản và theo một quy trình rõ ràng, trong đó lợi ích của nhà đầu tư (ROI) phải được trân trọng. Các đồng nghiệp làm quỹ đầu tư vẫn bảo tôi,” họ bực nhất là những doanh nhân khi trình bày dự án chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình và phe nhóm mình, không ai khác…”.
Mặt khác, để thông cảm cho những khó khăn các nhà đầu tư phải trực diện dù có tiền, tôi nghĩ đến câu chuyện trong một hài kịch của Seinfeld. Anh được một người bạn khuyên là phải để đồng tiền nhàn rỗi làm việc cật lực, tìm lãi cao để anh có một tài chánh vững vàng cho tương lai. Anh suy nghĩ rồi trả lời,” lỡ đồng tiền nó chán nó mệt, nó quit job rồi tôi tính sao? Chưa kể chuyện cho nó đi làm, nó nghe lời dụ dỗ của các cô gái đẹp, bỏ đi xa…bị bà già bỏ bùa lấy cắp hay bị bọn côn đồ bắt cóc? Nguy hiểm quá…”
Khi quay về Việt Nam gần đây, tôi thấy Seinfeld có lý vô cùng…
Alan Phan
T/S Alan Phan là tác giả của 9 cuốn sách về thị trường mới nổi, giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc, và doanh nhân có 44 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Web site cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com.
Thư ngỏ gửi anh Bùi Văn Ga Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo
Bùi Văn Ga Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo |
Chiều nay đọc trên Facebook, biết tin anh đã kí thông tư số 28 bãi bỏ ưu
tiên cộng 2 điểm thi đại học đối với bà mẹ VN anh hùng , những người
hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 , người hoạt động cách mạng từ
1-1-1945 đến tháng 8-1945. Như vậy chính anh đã kí phủ định thông tư số
24 ngày 4-7 ban hành thông tư cộng điểm ưu tiên quái gở này
Lúc đó tôi đã viết trên FB sẽ “chửi” cho anh một trận
Bây giờ ngồi viết những dòng này, tôi lại thấy thương anh. Chẳng qua anh
cũng là người ăn quả đắng của lũ quân sư quạt mo, các chuyên viên, các
vụ trưởng vụ phó , những người giúp việc cho anh mà thôi . Mà anh có
biết không, từ lâu rồi , người ta gọi cái lũ này là tầng lớp “trung gian
nịnh thần”!
Tôi biết Bùi Văn Ga khi anh làm hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà
Nẵng và vừa hoàn thành luận án tiến sĩ ở Pháp về sử dụng khí ga hóa lỏng
. Lúc đó tôi đang làm biên tập viên cho Tạp chí Đăng kiểm. Thấy đề tài
sử dụng khí tự nhiên khá thời thượng nhất là khi vấn đề môi trường , môi
sinh đang được cả loài người quan tâm. Tôi mời anh cộng tác và rất có
cảm tình khi biết anh dù rất bận rộn với công tác quản lí và nghiên cứu
khoa học nhưng vẫn nhận lời . Nay tôi còn giữ số điện thoại của anh.
Cũng với niềm tin như tôi, Tập đoàn taxi Mai Linh của anh Hồ Huy còn đầu
tư tiền bạc hoán cải hàng chục xe từ chỗ chạy bằng xăng, thêm một cái
bình đựng khí ga hóa lỏng trong cốp xe. Rồi một số cây xăng ở Đà Nẵng
cũng thêm cây bán khí ga sinh học hóa lỏng
Nhưng than ôi !Từ lý thuyết đến thực tế là cả một khoảng cách rất xa vời
. Các xe hoán cải theo sáng kiến của tiến sĩ Bùi Văn Ga như chứa trong
mình một quả bom nổ chậm . Hành khách sợ vãi linh hồn khi đi loại xe
này. Mai Linh đau đớn tháo gỡ các bình ga. Dự án đầy tham vọng của Bùi
Văn Ga thất bại thảm hại
Nhưng Bùi Văn ga vẫn được cái tiếng dám nghĩ, dám làm . Và từ cái tiếng
đó, Ga được cất nhắc làm thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phụ trách
mảng đại học do các vị tiền nhiệm Nhung và Bành để lại với rất nhiều vấn
đề nổi cộm chưa được giải quyết. Nhất là thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm
Bộ trưởng đã cho các Trường Đại học tư thục mọc lên như nấm sau mưa
Nhiều đến nỗi chỉ tiêu tuyển sinh không đạt . Vơ bèo gạt tép cũng không
đủ cơ số học sinh sinh viên. Nhiều trường có nguy cơ đóng cửa . Cơ sở
vật chất đầu tư hàng trăm tỉ đồng , bây giờ không có học sinh, nguy cơ
vỡ nợ rất lớn
Bài toán hóc búa này đòi hỏi Giáo sư Tiến sĩ Bùi Văn Ga phải nhanh chóng
có lời giải , mà một trong những lời giải đó là Thông tư số 24 do Bùi
Văn Ga kí ngày 4-7 trong đó quy định một số đối tượng “ảo” được hưởng ưu
tiên khi thi vào đại học
Xa rời thực tiễn là rất đáng trách. Xa rời thực tiễn đến mức các đối
tượng đề xuất đã trên 80 tuổi càng đáng trách hơn. Nó như xát thêm nỗi
đau vào những bà mẹ đã mất con , đã âm thầm lặng lẽ chịu đựng bao tháng
ngàynay bỗng bị lôi ra xăm soi mổ xẻ .Nhưng có thể thông cảm phần nào
bởi khi các bà mẹ VN anh hùng “ba lần tiễn con đi ba lần khóc thầm lặng
lẽ” thì cậu bé Ga còn mặc quần thủng đít nên khi thấy trên bảo phải ưu
tiên các đối tượng này nọ , khi cấp chuyên viên trình “đểu” là nhắm mắt
kí bừa
Nhưng đáng trách hơn chính là viên cục phó cục gì đó ở Bộ Lao động
Thương binh và xã hội đã mơ hồ khi đánh đồng giữa bà mẹ Việt Nam anh
hùng có con cái hy sinh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc với bà mẹ
có con duy nhất dũng cảm cứu người mà được phong liệt sĩ và từ đó biện
hộ rằng bà mẹ đó có thể chỉ 30 tuổi và có thể thi đại học và được cộng
điểm, và kết luận thông tư của Bộ Giáo dục đào tạo không sai !
Thưa ông cục phó dốt nát và láo khoét, bà mẹ đó nếu có chỉ có thể gọi là
bà mẹ có người con dũng cảm hy sinh cứu người chứ không thể là Bà mẹ
Việt Nam anh hùng. Tham mưu như thế chỉ làm khổ lãnh đạo . Hỡi các vị
“trung gian nịnh thần”! Không biết hàng ngày các vị ngồi trong văn phòng
máy lạnh nghiên cứu cái chi chi hay chỉ nhăm nhăm chờ dự án này dự án
nọ để chấm mút và cho ra đời các văn bản quái thai quái gở như vậy.
Tôi có thể bào chữa cho thứ trưởng Ga đôi điều. Không nước nào như nước
ta Luật do Quốc hội thông qua lại cần có nhiều nghị định, nghị quyết,
thông tư, chỉ thị để thi hành . Trên chính phủ có hẳn một vụ chuyên kiểm
tra các văn bản trước khi Thủ tướng hay Phó thủ tướng kí . Chúng ta có
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thổi còi khi các văn bản của các Bộ trái luật.
Nhưng sao trong trường hợp ngớ ngẩn này Bộ Tư pháp im như thóc ? Chả lẽ
sắp tới để tránh các sai sót, sẽ bỏ chế độ kí nháy , mỗi bộ lại đẻ thêm
một vụ xem xét các văn bản trước khi ban hành. Thế thì biên chế sẽ
phình to không biết thế nào mà kể . Ôi ! sự nghiệp hành chính nước ta
sao lắm vấn đề thế !
Trở lại chuyện thứ trưởng Bùi Văn ga chỉ trong 12 ngày kí hai văn bản đá
nhau , cho dù có người khen là biết phục thiện, đã thể hiện bản lĩnh
chính trị , trình độ quản lý yếu kém của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo
từ cấp Thứ trưởng đến cấp Bộ trưởng . Trong chuyện làm mất uy tín của
Bộ Giáo dục và Đào tạo , Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không thể vô can khi cho
rằng :mảng đại học tôi đã giao cho anh Ga, mảng phổ thông tôi đã giao
cho anh Hiển, mảng đào tạo tôi đã giao cho chị Nghĩa…Thế thì cần gì ông
phải làm bộ trưởng nữa. Hay ông chỉ có nhiệm vụ gật gù khi họp Hội đồng
chính phủ hàng tháng và giật mình khi Thủ tướng chợt hỏi tình hình giáo
dục hiện nay ra sao. Việc ông lo lắng quan tâm nhất là lo trả lời trơn
tru chất vấn của các đại biểu quốc hội để lần bỏ phiếu tín nhiệm sau
không bị đội sổ
Không biết ông Ga, ông Luận có biết xấu hổ không nhỉ. Tôi biết các ông
chả bao giờ dám từ bỏ quyền lợi khi đã ngồi ở vị trí này để từ chức nên
không dám đề xuất
PS Lâu lắm mới lại thấy ông Ga trên ti vi khi ông đi kiểm tra thi cử . Ô
! Sao dạo này cái bụng ông nó bự vậy. Thắt lưng tụt xuống dưới rốn khoe
cái bụng tròn to như bà chửa sắp đẻ. Nhìn hình hài của ông bỗng nhớ đến
ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử sao nó nhiều mỡ
làm vậy . Bỗng liên tưởng đến các cháu học sinh vùng cao gầy gò ốm yếu ,
cơm không có thịt mà buồn . Đề nghị anh Trần Bình Minh tránh đưa những
hình ảnh phản cảm như thế lên cho bàn dân thiên hạ bình loạn nữa nhe .
An Thanh Lương
(FB An Thanh Lương)
Có chăng một “Ngọn lửa Tây Tạng" ở Việt Nam
David Thiên Ngọc (Danlambao)
- Đó là nói về cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các cao
nguyên khác ở VN mà trong thời gian dài qua đã bằng cách này, cách khác
đứng lên với mục đích thoát khỏi sự cai trị của chính quyền CSVN.
Vấn đề thoát ly ra khỏi sự kềm tỏa đó là chiều hướng của các dân tộc bị
trị trên toàn thế giới mà nở rộ ra là khi kết thúc chiến tranh thế giới
lần thứ 2. Trong đó các nước lớn đã đấu tranh, chớp thời cơ và giành
được độc lập. Cởi bỏ được chiếc màn, đánh tan đám mây thuộc địa mà các
đế quốc đã phủ lên như ở các nước Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Việt
Nam... và cùng những nước khác ở Châu Á và nhiều nơi trên thế giới nhất
là Châu Phi. Thế nhưng trong những nước giành được độc lập đó có những
quốc gia có nhiều sắc tộc. Trong đó các sắc tộc lớn nắm vai trò cai trị
còn lại các sắc tộc nhỏ yếu là thành phần bị trị.
Bức tranh giành độc lập của các dân tộc trên thế giới trong suốt mấy
thập kỷ qua đã đến hồi lắng dịu nhưng âm ỉ ở chiều sâu và nó đã biến
tướng thành các cuộc đấu tranh đòi độc lập của những tiểu sắc tộc, những
tổ chức có tính cách cộng đồng đòi ly khai tự trị để tiến tới tự do và
lập quốc... lại tiếp tục lan tràn. Như ở Indonesia có Đông Timo,
Aceh-Trung Quốc có Tây tạng, Tân Cương, Srilanka có LTTE những con hổ
giải phóng Tamin và còn nhiều nước nữa.
Ở Việt Nam trong một thời gian dài hơn 1/2 thế kỷ qua, các vấn đề đòi
độc lập tự do và thành lập một nhà nước tự trị của các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên đã có mầm mống kể từ khi tổ chức Fulro được hình thành từ
những năm 50s của thế kỷ trước. Chữ Fulro được viết tắt từ tiếng Pháp
(Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées) có nghĩa là "Mặt trận thống nhất giải phóng các sắc tộc bị áp bức".
Tuy nhiên với bối cảnh một VN đang lâm vào cuộc chiến tranh Bắc-Nam tàn
khốc, không có điểm tựa và cơ hội cho phong trào đòi độc lập cho Tây
Nguyên của mặt trận trên hành động. Thế rồi mùa xuân 1975 đến, Miền nam
VN bị trở thành nhà nước độc tài CS. Do đó mọi tổ chức, tư tưởng hay
hành động manh động nào để thực hiện quyền tự do, dân chủ, độc lập đều
bị dập tắt dưới họng súng bạo tàn của CSVN.
Năm 2001 các dân tộc Tây Nguyên lại đứng lên đấu tranh giành độc lập để
thành lập một nhà nước của các dân tộc Tây Nguyên và lãnh tụ là Ksor Kơk
lên làm Tổng Thống. Thế nhưng với lực lượng mềm và mỏng, đội ngũ trí
thức đấu tranh chính trị thiếu vắng, quân sự hỗ trợ cho đấu tranh thì
đơn sơ, đồng thời tiềm lực kinh tế thì quá ư èo uột. Do đó phong trào
này phải đối diện với chế độ toàn trị bạo tàn nên bị họng súng và chiếc
còng của CSVN đàn áp, bức tử một cách dễ dàng. Hàng ngàn người trong
phong trào đấu tranh trên phải trốn chạy sang Campuchia và Ksor Kơk lưu
vong ở Hoa Kỳ.
Tuy vậy, ngọn lửa đó vẫn chưa bị CSVN dập tắt hẵn mà nó vẫn còn âm ỉ và
chỉ cần một ngọn gió heo may thổi vào thì bùng cháy. Như trước đây trong
những ngày đầu tháng 5/2012 các sắc tộc Tây Nguyên như Ê Đê, Gia Rai cư
ngụ tại tỉnh Gia Lai-Bắc Tây Nguyên-Bùng lên trở lại. Từ khi có những
cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc tây Nguyên thì các chính
khách nước ngoài và nhất là các phóng viên báo chí quốc tế không được
tiếp cận các điểm nóng ở Gia Lai mà chỉ được đến các tỉnh Lâm Đồng, Đắc
Nông hay Đắc Lắc. Các phong trào đòi tự do dân chủ, tự do tôn giáo và
ngôn luận bị trấn áp mạnh mẽ ở đây. Tuy rằng ngoài miệng của chính quyền
CSVN luôn hô hào tự do tôn giáo, đoàn kết dân tộc và rêu rao với thế
giới rằng VN có chính sách ưu đãi dân tộc, qua cái "Uỷ ban dân tộc" được
chính quyền CSVN dựng lên làm con rối tuyên truyền chính sách CSVN và
dùng làm tay sai để trấn áp về tinh thần đối với các dân tộc thiểu số là
chính.
Trong luật bầu cử Quốc Hội CSVN có qui định trong mỗi nhiệm kỳ QH phải
có một số lượng bắt buộc các đại biểu thuộc các dân tộc khác mà hình
thức này chúng gọi là "Cơ Cấu". Chúng dựng lên như thế cùng các đại biểu
tôn giáo ở QH để làm loa tuyên truyền cho chính sách tự do tôn giáo,
bình đẳng dân tộc và nhân quyền của chính phủ CSVN. Và tất cả đều là bù
nhìn, hình thức, luôn tuân theo nhịp điệu của chiếc đũa mà nhạc trưởng
đảng CSVN vung lên.
Còn về lĩnh vực văn hóa thì từ các vùng trung du Bắc Việt, cao nguyên
Miền Trung đến các vùng dân tộc khác ở đồng bằng sông Cửu Long chính
quyền CSVN lợi dụng văn hóa đặc thù của các dân tộc mà tổ chức các lễ
hội để thu hút khách du lịch và lấy về những nguồn thu khác từ các hoạt
động văn hóa này. Vậy mà tại các buổi lễ trình diễn trong lễ hội Sen-Don
Ta (Lễ báo hiếu) của người Khmer, CSVN còn ép họ đặt ảnh Hồ chí Minh
lên trên bàn thờ tổ tiên của họ.
Về tôn giáo thì dân tộc Khmer không được tư do sinh hoạt theo giáo hội
riêng của mình mà phải tham gia vào giáo hội của chính quyền chỉ đạo tổ
chức để dễ bề kiểm soát và khống chế. Dân tộc Khmer là dân tộc nghèo đói
nhất vùng ĐBSCL. Chẳng những thế mà cũng từ cái nghèo đói đó mà các phụ
nữ của dân tộc này bị rơi vào cảnh phải làm nô lệ tình dục và nạn buôn
người. Cũng chính vì những hoàn cảnh khó khăn trên mà dân tộc Khmer chìm
vào lạc hậu về văn hóa, thiếu người có trình độ và các khả năng dẫn dắt
cộng đồng đề kháng lại những đau thương, thiệt thòi và đòi hỏi những
quyền bình đẳng trong cuộc sống mà đáng ra họ phải có. Cũng ở đồng bằng
sông Cửu Long, Phật Giáo Hòa Hảo cũng cùng chung số phận mà có khi còn
nghiệt ngã hơn nhiều, các chức sắc, các huynh đệ đồng đạo luôn bị côn
an, an ninh đe dọa, hành hung, đánh đập bỏ tù một cách dã man… trong
những lúc họ tiến hành những nghi thức tôn giáo, những buổi giỗ chạp,
hiếu hỉ… Bức xúc đến nỗi ngày 25/6/2013 Tu Sĩ Phật Giáo Hòa Hảo Võ văn
thanh Liêm phải dùng dao tự mổ bụng mình để phản đối chính quyền CSVN
đàn áp tôn giáo.
Thế mà mấy năm trước và trong năm 2010 với chương trình 135 chính phủ
CSVN đã (âm mưu) chi ra một khoảng tiền khổng lồ với 24.000 tỉ đồng
tương đương 1,2 tỉ Dollars để chăm lo đời sống, xóa đói giảm nghèo cho
các xã miền núi, biên giới, hải đảo... xa xôi!!! Đây chỉ là một trò mà
chúng bày ra để cùng nhau xà xẻo xương máu nhân dân dưới hình thức nhân
đạo??? Chứ ngay trước mắt các dư âm của vụ Mường Tè còn đó, tượng đài
được đúc bằng đồng ở Điện Biên Phủ còn hằn lên những vết nứt rồi đây
theo thời gian cũng sụp đổ theo cùng chế độ, cầu Bãi Cháy Hạ Long ngay
bề mặt của vùng mà du khách quốc tế tham quan thưởng lãm kỳ quan thiên
nhiên thế giới bị các quan to trên dưới rút ruột khi đang xây chưa đưa
vào sử dụng mà đã rạn nứt nhiều nơi (PMU 18), các cọc tiêu dọc QL bằng
"Bê Tông Cốt Tre"!!! Đại lộ đông tây Sài Gòn, Nhà thầu Nhật bản phải chi
hối lộ hơn 2 triệu Dollars bằng 15% dự toán công trình để được trúng
thầu và dễ dàng trong thi công đồng thời giải ngân mau chóng… Thử hỏi
những công trình đó làm sao mà đủ sức để "Thi gan cùng tuế nguyệt"? hay
chống chọi cùng mưa nắng dãi dầu??? Chuyện đã chìm sâu trong quá vãng
nhưng nhắc lại, là người VN ai cũng cảm thấy đau, và hình như những vết
thương đó lại tấy lên khi toàn dân đang trong cơn bĩ cực mà bọn gian tà
vẫn chẳng ngừng tay.
Những việc ngay giữa thanh thiên bạch nhật mà chúng còn bòn rút một cách
công khai như vậy thì với một chương trình thực thi tận biên cương hải
đảo, hay rừng núi cao nguyên thì chúng biển thủ có khó khăn gì? Ở đây ta
chỉ nêu một vài điểm liên quan đến chính sách mà CSVN gọi là chăm lo
cho đời sống của các dân tộc ít người mà thôi chứ toàn diện vấn đề trên
cả nước thì không thể nào kể xiết.
Trên bình diện các sự kiện trong vấn đề đấu tranh đòi độc lập và thành
lập một nhà nước riêng ta cũng phải nói đến các dân tộc khác ở vùng cao
miền Bắc như vụ Mường Nhé trước đây hàng ngàn người dân tộc H'Mông cơ
đốc giáo từ các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc, Đắc Nông kéo về bản
Huổi Khon xã Nậm Kè, Mường Nhé, Điện Biên cắm trại hàng tuần để đấu
tranh đòi thành lập "Vương Quốc H'Mông". Trong vụ này chính quyền CSVN
thẳng tay đàn áp cả bằng máy bay trực thăng. Có thông tin cho rằng hàng
trăm người H'Mông bị giết chết và bị thương. Tuy nhiên ở vùng cao, giao
thông khó khăn, chính quyền CSVN đã bịt đường thông tin và cấm giới báo
chí cùng ngoại giao tiếp cận. Vào những ngày xảy ra biến cố trên, Đại sứ
quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng đã lên tiếng và đã ra thông cáo nói là họ
đang điều tra và kêu gọi các bên không sử dụng bạo lực và giải quyết mâu
thuẫn bằng cách hòa bình.
Tuy vậy, chính quyền CSVN vẫn dùng vũ lực đàn áp và bắn giết không tha.
Các dân tộc Tây Nguyên, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên cũng vì sự tự do,
độc lập mà đã đổ máu và đưa chân tay vào gông cùm xiềng xích. Các nhân
vật đấu tranh của các dân tộc Tây nguyên bị bắt và bị đưa đi giam cầm ở
các trại giam của bộ công an (Gia Trung) và các trại giam khác của tỉnh
Gia Lai. Có số còn bị đưa đi ra các trại mãi ngoài Bắc VN cách quê hương
của họ cả ngàn cây số. Với khí hậu khác biệt, xa nhà, thông tin gia
đình hầu như tê liệt, không người thăm nuôi... sống khắc khổ với lối
hành xử dã man trong trại giam thật là cảnh vô cùng bất nhân.
Thật nực cười khi chính quyền CSVN tuyên bố là khi bắt các thành phần
chống phá chính quyền nêu trên có tịch thu được một số vũ khí là"Cung
Nỏ, Giáo Mác". Trong tất cả người dân VN từ trẻ đến già ai cũng biết là
dân tộc ít người miền núi trên toàn cõi VN họ sống bằng nghề săn bắn,
canh tác và đào bới tìm cái ăn trong rừng và chống chọi với dã thú mà
phương tiện có phải bằng cung nỏ và giáo mác? Phương tiện để mưu sinh
trong cuộc sống của họ mà chính quyền CS cho rằng đó là "Vũ Khí"để chống
lại chính quyền, chế độ??? Thật mỉa mai thay!
Thâm độc hơn nữa là chính quyền CSVN đã cố tình đồng hóa về mặt văn hóa
bằng cách xóa bỏ các sinh hoạt dân gian đậm nét đặc thù văn hóa của
riêng họ và cho đó là những hủ tục và cấm cản. Đồng thời với sự tàn phá
của của các dự án, công trình khai thác mỏ (Bauxite) sẽ tác động và hủy
diệt môi trường, kinh tế, sức khỏe đời sống của các dân tộc vùng cao.
Nói đến đây tôi cũng xin nhắc đến dân tộc Degar Montagnard. Dân tộc này
có hơn một triệu người sống ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia
Lai, KonTum... và họ theo đạo Thiên Chúa giáo, Tin Lành. Với dân tộc này
chính quyền CSVN chủ yếu đàn áp tôn giáo của họ với chương trình"Kế
Hoạch 84". Thông qua chương trình này chính quyền ép họ bỏ đạo Tin Lành
trong các buổi lễ chính thức. Đồng thời chính quyền CSVN còn ra sức cản
trở thậm chí còn đe dọa, hành hung những giáo dân Thiên Chúa Giáo, Tin
Lành kể cả người Kinh và Thượng trong sinh hoạt tôn giáo của họ mà một
số đã bỏ chạy sang Campuchia và thà chết chứ không chịu bỏ đức tin, bỏ
tôn giáo của mình. Gia đình Mục Sư Nguyễn công Chính là một chứng minh
điển hình. Ngoài Mục Sư Chính phải chịu án tù nặng một cách oan sai
nghiệt ngã mà gia đình vợ con Mục Sư còn chịu nhiều cảnh hành hung sách
nhiễu gây khó khăn đau khổ trong cuộc sống, trong sinh hoạt đời thường
mà thời gian qua các nhà hoạt động dân chủ của chúng ta đã vạch rõ và dư
luận trên thế giới cũng cực lực lên án. Riêng vấn đề của dân tộc Degar
Montagnard, tổ chức nhân quyền cho người Thượng (MHRO) có trụ sở tại
North Carolina-Mỹ đã cáo buộc VN vi phạm nhân quyền đã bắt giam người
Thượng vì lý do tôn giáo.
Ở đây tôi diễn đạt hơi tản mạn… nhưng chủ ý của tôi cũng muốn nói toát
lên những điều mà cục diện sẽ tạo nên những ngọn lửa đốt cháy các nhà sư
Tây Tạng có diễn ra ở Việt Nam?
Mở đầu là ngọn lửa thiêng của bà Đặng Thị Kim Liêng mẫu thân của nhà yêu
nước Tạ phong Tần đã bùng lên ngay trước trụ sở đảng CSVN tỉnh Bạc Liêu
để phản đối mọi bất công áp bức của chính quyền CSVN đối xử với con gái
bà (Tạ phong Tần) mà bà không thể nói lên được bằng lời. Trong thẳm sâu
tận đáy lòng của mọi dân tộc tiến bộ trên thế giới thì ngọn lửa thiêng
này đã đốt cháy thành trì CSVN chứ không phải thiêu hủy xác thân mỗi một
bà Liêng. Do đó đảng CSVN run sợ rõ nét trước sự kiện này. Ngay trong
đám tang của bà mà cả một hệ thống đảng, nhà nước CSVN ra sức khủng bố
với mọi hình thức, kể cả tổ chức cho các đoàn viên thanh niên CSHCM xông
vào cướp đám tang như một lũ cướp cạn giang hồ xã hội đen... Rồi mới
đây ngày 5/7/2013 một cụ bà cũng dùng ngọn lửa để tự thiêu kết liễu đời
mình trước trụ sở của tòa án huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên cũng vì chuyện
bất công. Rồi hôm nay, người con gái tên Kiều của một nạn nhân ở tỉnh
Lâm Đồng cũng đã mang bát hương cùng di ảnh của cha mình đã tự thiêu vì
oan trái do đảng CSVN gây ra đến văn phòng chính phủ đòi công lý đồng
thời có thư tuyệt mệnh để lại cho vợ có câu rằng “Vì hạnh phúc của nhiều
gia đình, anh phải đòi công lý!”. Trường hợp này cũng giống như lời của
người phụ nữ nông dân tay lấm chân bùn ở đầm Đoàn văn Vươn Tiên Lãng
Hải Phòng rằng “Chúng em chịu mất để cho cả xã hội được!” ôi! Lời của
những người nông dân, phụ nữ thấp cổ bé miệng, chữ nghĩa chẳng là bao
sao mà cao cả và “Vĩ đại” đến thế! Hỡi những bậc gọi là Trí Thức, Giáo
Sư, Tiến Sĩ (giấy)… mang danh nghĩa ngôi cao như các ông đang núp sau lá
cờ nhuộm máu nhân dân và tấm ảnh tên bán nước mà khoa môi múa mép những
lời rẻ tiền của phường mạt hạng giá áo túi cơm để kiếm chút bã vinh hoa
hèn hạ mà không một giấy mực nào kê ra đây cho hết hãy nhận biết thân
phận và tầm cỡ của mình đến đâu mà thôi ca những lời sàm gở mà gây nhục
cho cháu con. Như lời trong Blog “Nhật ký của Ngọc” đã dùng từ “Trí nô
ký sinh” để ám chỉ các ông là hoàn toàn chính xác. Các nhà trí thức VN
còn đang mải mê trong giấc miên trường… hay đang đắp chăn gặm nhắm hào
quang quá khứ cũng nên tỉnh giấc mà góp phần xây dựng lại non sông.
Xâu chuỗi tất cả những điều tôi đã nêu lên ở trên. Chúng ta thấy cần có
một bầu không khí "Tây Tạng" ở Việt Nam?. Còn thiếu chăng là những ngọn
lửa lớn hơn bùng lên để cho những người dân các sắc tộc Tây Nguyên và
các vùng cao nguyên khác cùng toàn thể nhân dân VN đang bị áp bức đốt
lên những ngọn đuốc sống soi sáng cho con đường đi đến Độc Lập, Dân Chủ,
Tự Do. Chúng ta quyết nằm xuống cho giang sơn, cho dân tộc được tươi
sáng hơn chứ không bao giờ chịu cúi đầu trước bạo lực ngông cuồng mà
sống kiếp nô lệ, làm kẻ mù, điếc, câm như bọn “Trí nô ký sinh” đang rước
giặc về chà đạp Tổ Quốc.
Ngày 17/7/2013
Pháp quyền là gì?
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
University of Iowa Center for International Finance & Development
University of Iowa Center for International Finance & Development
Tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa chính trị, bảo vệ nhân quyền, và tất cả những mục tiêu xác đáng khác đều được tin là dựa trên – hoặc ít nhất là một phần nào đó – nền tảng “pháp quyền”. – Pháp quyền dưới góc nhìn từ chính sách phát triển, Ngân hàng Thế giới
I. Giới thiệu về Pháp quyền
Các
chính trị gia, các luật sư, các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định
chính sách thường dùng thuật ngữ “pháp quyền” (thượng tôn pháp luật)
nhằm mô tả một loại thể chế chính trị nhất định. Khi mà tốc độ toàn cầu
hóa đã tăng mạnh trong hai thập kỷ vừa qua, nhiều quốc gia phát triển đã
thiết lập độ ưu tiên trong luận cương chính sách của họ vào việc phát
triển pháp quyền. Những câu hỏi thường gặp sau đây sẽ cung cấp một sự
giải thích mang tính giới thiệu về khái niệm của pháp quyền và việc nó
liên quan tới sự phát triển như thế nào. Bài này cũng bao gồm một bản mô
tả ngắn gọn một số chỉ trích nhằm vào khái niệm pháp quyền.
II. Pháp quyền là gì?
Pháp
quyền không có một định nghĩa rõ ràng, và ý nghĩa của nó có thể thay đổi
theo từng nước và truyền thống luật pháp. Tuy nhiên, nói chung thì nó
có thể được hiểu như là một thể chế chính trị chính thể mà trong đó luật
pháp khống chế chính phủ bằng cách đưa ra một số tự do nhất định và tạo
nên trật tự cùng với sự phán đoán dựa vào cách một quốc gia hoạt động
như thế nào. Trong nghĩa cơ bản nhất của nó, pháp quyền là một hệ thống
nhằm bảo vệ quyền của công dân khỏi bị làm dụng bởi sức mạnh của nhà
nước một cách tùy ý.
A. Các thành tố của pháp quyền
Trong sách Đạo đức của Luật,
học giả luật người Mỹ Lon Fuller đã nhận diện tám thành tố của luật
pháp mà được xem là cần thiết cho một xã hội muốn thiết lập nền tảng
pháp quyền. Fuller đã chỉ ra như sau:
- Các điều luật phải tồn tại và các điều luật đó phải được tuân thủ bởi tất cả mọi người, kể cả các quan chức chính phủ nhà nước.
- Các điều luật phải được xuất bản đại chúng.
- Các điều luật về bản chất phải hướng đến tương lai và có hiệu lực chỉ khi luật pháp đã được thông qua. Ví dụ, tòa án không thể kết tội một người là có hành vi phạm tội trước khi đạo luật tội phạm ngăn cấm hành vi đó được thông qua.
- Các điều luật phải được viết với tính ràng buộc hợp lý nhằm tránh khỏi những cướng bức không công bằng.
- Luật pháp phải tránh sự mâu thuẫn.
- Luật pháp không được yêu cầu những việc bất khả thi.
- Luật pháp phải luôn luôn ổn định qua thời gian nhằm cho phép sự hình thành kỷ cương của luật lệ; tuy nhiên, luật pháp cũng phải cho phép có sự sửa đổi cần kíp khi nền tảng xã hội và bối cảnh chính trị thay đổi.
- Hành động chính thức phải tuân thủ với luật lệ đã được tuyên bố.
Nếu
nhìn riêng tám yếu tố này thì có thể thấy một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Nhưng trong thực tế thì những điều này rất khó thực thi vì các chính phủ
thường khống chế các hoạt động ưu tiên hàng đầu khác để giải quyết
những xung đột theo đường hướng chính trị của xã hội. Ví dụ, làm nhiều
điều luật quá chi tiết hoặc cặn kẽ có thể dẫn đến một hệ thống pháp luật
quá cứng nhắc. Cứng nhắc có thể làm các tòa án của quốc gia (ngành tư
pháp) dễ bỏ qua những yếu tố con người trong từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, thay vì chỉ áp dụng trong tương lai, một số luật có thể áp
dụng hồi tố, hoặc những hành vi quá khứ, bởi vì chúng được thông qua với
mục đích cụ thể nhằm điều chỉnh các hành vi được đặt ra trong các câu
hỏi. Fuller xác nhận các cuộc xung đột này và cho rằng xã hội cần chuẩn
bị tinh thần để cân bằng các mục tiêu khác nhau được liệt kê ở trên.
B. Vượt xa hơn những yếu tố của Fuller
Các
tiêu chí của Fuller có thể rất hữu ích trong việc tìm hiểu về nền tảng
của pháp quyền, bởi chúng phác thảo các loại quy tắc hoặc những hạn chế
mà xã hội cần phát triển để tiếp cận với những vấn đề pháp lý bằng cách
giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực trong quá trình xây dựng pháp luật và
hạn chế quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, các quy định của pháp quyền có
thể vượt ra ngoài những quy định thông thường và cũng được định hình bởi
cái gọi là “thể chế” dựa trên ngụ ý của chính phủ trong các yếu tố mà
Fuller đưa ra. Điển hình về sự hạn chế thể chế như đã nêu là sự tồn tại
của hệ thống tư pháp độc lập (ngành tòa án); và một ví dụ khác là phát
triển cách thức nhằm khuyến khích “quản trị minh bạch”. Những hạn chế
không chính thức khác, chẳng hạn như văn hóa địa phương hoặc những
truyền thống có thể khuyến khích người dân sinh hoạt theo khung của pháp
luật, cũng có thể giúp hạn chế quyền lực của chính phủ và từ đó thúc
đẩy tự do cũng như xác định các nguyên tắc của pháp quyền. Mặc dù vẫn
còn có vẻ mơ hồ, nhưng hệ thống pháp quyền có thể được định nghĩa một
cách cụ thể là lý thuyết về quản trị dựa trên một loạt những hạn chế
pháp lý và xã hội được thiết kế để khuyến khích trật tự, ngăn chặn quyền
lực, các hành động tùy tiện và bất hợp lý chính phủ.
Còn tiếp…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét