Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Thứ Bảy, 09-11-2013 - Tù oan và lối thoát

NÓNG!Cuồng phong Haiyan sắp qua Trường Sa, còn cấp 15 (TT). - Siêu bão đang hướng vào Quảng Ngãi – Quảng Trị (VNN). - Siêu bão Haiyan: Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế sơ tán 120.000 dân (MTG). - Thừa Thiên – Huế: Dân dỡ mái nhà để phòng chống siêu bão (PNTP). - Lo siêu bão Hải Yến, người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà cửa (TN).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
 p1070555<- Giới thiệu sách “Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam (Phan Duy Kha).
Nga sắp giao cho Việt Nam thêm 2 tàu ngầm hố đen (VOA).  - Bao giờ tàu ngầm Hà Nội lên đường về Việt Nam? (TP).  - Sức mạnh Hải quân Việt Nam tăng đột biến trong năm 2014 (Soha). - Hải chiến Biển Đông, tàu ngầm Kilo sẽ chiến đấu thế nào? (ĐV).
Quốc phòng Việt – Mỹ chậm mà chắc? (BBC).  - Việt-Mỹ thảo luận về Quyền Sở hữu Trí tuệ, An ninh Mạng (VOA). - Quan hệ quân sự Việt-Mỹ ngày càng nồng ấm (Diplomat/ Lê Anh Hùng).
Việt-Ấn tổ chức đối thoại chiến lược lần thứ 8 (VOA).
Hàng không mẫu hạm Mỹ tiếp sĩ quan TQ trong khi tuần tra Biển Đông (VOA).
Nhà giáo Đinh Đăng Định bị đưa về tù, khi đang điều trị ung thư (RFI).
Các tổ chức nhân quyền: Hội đồng Nhân quyền LHQ là ‘cơ hội’ cho Việt Nam (VOA).  - VN ‘cam kết bảo vệ nhân quyền’ (BBC).
Việt Nam với việc bảo đảm quyền công dân, quyền con người trong thời kỳ đổi mới (QĐND).  -  Tổng vụ trưởng Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển: Việt Nam đạt rất nhiều thành tựu trong thúc đẩy quyền con người.
THỜI CỦA CÔNG AN TRỊ hay SÀO HUYỆT “Mafia Thụy Khê – tiếp kỳ cuối (Bùi Hằng).  - Rừng rú học đòi nhân quyền! (DLB).
Lãnh đạo và phong trào trong điều kiện đấu tranh hôm nay tại Việt Nam (DLB).
‘Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại đàn áp’ (DĐXHDS).
Những đám tang, “Thần chết” và Hiến pháp XHCN ở VN (DLB). Thực hư việc thờ cúng Hồ Chí Minh (DLB). - Tâm Linh, nó là cái gì vậy? (DLB).
- HỮU QUẢ: Có phải ông Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt cả dân tộc đi tìm kho báu?! (DĐXHDS).
- Bùi Tín: Kỷ lục về chậm hiểu (Blog VOA). “…việc Hội nghị Trung ương 8 của đảng CS đề ra việc ngăn chặn sự hình thành các tổ chức đối lập là vi hiến, phi pháp, trái lẽ phải, do đó không có giá trị, công dân không ai chấp hành. Nó chỉ chứng minh rằng trên thế giới văn minh hiện đại, đang có một tập thể gần 200 người không hiểu gì về xã hội dân sự, không hiểu gì về Công ước quốc tế về nhân quyền, chậm tiến về chính trị một cách tệ hại, lại đang tự nhận quyền lãnh đạo cả một đất nước gần 100 triệu dân”.
- Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh: Những năm sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (BBC).
Phỏng vấn với Hồn Việt (Úc), Phần II/IV (Jonathan London). “Phỏng vấn này đề cập những sự kiện nổi bật trong chính trị cấp cao của VN trong vòng hai năm qua. Một thời điểm bất thường và đầy căng thẳng“.  - THIÊN ĐỊA NHÂN – NƯỚC VIỆT CÒN GÌ? (Hồ Hải). “Nhìn lại nước Việt hôm nay, lòng người ly tán, niềm tin vào chế độ đã mất sạch… Khi một vương triều có dấu hiệu suy sụp thì thiên thời không còn, địa lợi trở thành hiểm họa và nhân tình bất hòa. Đó là quy luật của cuộc sống sinh động ngàn đời đã đúc kết mà thành“. - Quẻ ly (DLB).
Tổ chức Cộng sản có thật sự khoa học, tinh vi, trí tuệ? (DLB).
HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 125) : Đồng chí Thích…Nâng Bi !!! (Nhật Tuấn).
Từ vụ Ngân hàng chính sách chi tiền cho “cậu Thủy”: “Đẻ” lắm ghế, ngân sách nào gánh nổi? (Infonet). - CHỦ TỊCH ĐỘT QUỴ, VÀI GIỜ SAU CÓ NGƯỜI “ĐIỀU HÀNH” THAY (Tân Châu).
Cần xét xử những “đại án tham nhũng” trước công chúng (RFA). - Đề nghị truy tố 8 cán bộ ngân hàng gây thiệt hại gần 200 tỉ đồng (TN).  - Đề nghị truy tố nguyên lãnh đạo ngân hàng VDB (TT).  - Tham nhũng tại ALC II: Ép buộc cấp dưới làm sai (NLĐ).
Thanh tra chuyện nợ lương, “sếp tổng” nhận lương thưởng tiền tỷ (TT).
Thánh Gióng chỉ xuất hiện khi vua gọi người tài (VNN).
Y đức và thủ tục phiền hà vẫn làm khó cho dân (HQ). - Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế: Nghịch lý “người nghèo bù đắp chi phí cho người giàu” (LĐ).
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn: công an Bắc Giang lấy làm tiếc (TT).  – Phỏng vấn  ông Thân Văn Khoa – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang: Ai sai phạm cũng bị xử lý (NLĐ).
Án oan, ép cung và “dê tế thần” (TVN/DĐXHDS). “Bi kịch Nguyễn Thanh Chấn, bi hài kịch chống tham nhũng luẩn quẩn loanh quanh cho thấy, muốn chống ‘giặc nội xâm’ triệt để, muốn sửa chữa các khuyết tật của hệ thống tư pháp, mà vụ án oan sai 10 năm ngồi tù của ông này là một lỗ hổng hổ thẹn, cho thấy cải cách tư pháp phải được quyết liệt thực hiện, nếu muốn người dân lấy lại niềm tin đã mất. Nhưng cải cách tư pháp chỉ có hiệu quả, một khi gắn liền với cải cách thể chế chính trị, cải cách cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, xây dựng một nền quản trị quốc gia văn minh, tiến bộ.”
Án oan 10 năm: “Tán” chuyện…. đạo diễn, biên kịch tài ba (Nguyễn Duy Xuân).  - Chuyện mới – Buồn cũ(FB Lão Sinh Tà/ Kim Dung). “Bằng một cách nào đó ngu dốt nhất, Nguyễn Vũ đã tìm vào trại giam, bắt cho được ông Nguyễn Thanh Chấn ra và tiếp tục lên án ông. Dù rằng, ông thụ hình đã được 10 năm một cách rất nghiêm túc“. - Thanh Sơn: CHẤT VẤN (Nguyễn Tường Thụy). “Vì sao ông tặng bằng khen/ Những người đã để oan khiên một người?/ – Vì họ đánh án tuyệt vời!/ Không giết người- nhận giết người, giỏi không?/ Mưu trí tra tấn, ép cung…/ Bắt hắn nhận tội- lại không xứng à?
Không nên cho chính phủ quyền kết án tử hình (DĐXHDS). ”Theo bài báo này thì thi hành án tử hình là việc làm vô cùng tốn kém, có nhiều sai sót, nhiều người bị giết oan. Án tử hình không thực hiện được những chức năng mà những người ủng hộ nó kì vọng: cải tạo người tù và giảm bớt tội phạm. Nó chỉ còn là một vụ báo thù được hợp pháp hóa mà thôi. Với những oan khuất như trong vụ người tù Nguyễn Thanh Chấn mà chúng ta vừa được biết gần đây (nếu lúc đó ông bị tử hình thì làm sao sửa chữa được nữa), phải chăng đã đến lúc những người có lương tri cùng khởi thảo Kiến nghị đề nghị Quốc hội xóa bỏ án tử hình.”
- Bùi Ngọc Tấn: MỒNG 8 THÁNG 11, THỨ SÁU… (Boxitvn).
700 tử tù- xin chết nhưng chưa được chết (Đào Tuấn).
Việt Nam có thể trở lại biện pháp xử bắn (VOA).
Thanh Hóa: Biểu tình vì công an “bảo kê” (BBC).
2Hơn 500 tiểu thương lên UBND xã phản đối giá thuê ki ốt (TT).
Cắt nguồn nước sạch, dừng nhận nước thải Hào Dương (TBKTSG).
Nứt đập thủy điện ngàn tỉ (NLĐ). =>
- Vương Trí Nhàn: Vòng kim cô trên đầu giới khoa học xã hội (Boxitvn).
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston (BBC). “…khi nhập vào dòng chính Hoa Kỳ, đường đường trở thành một nghị viên của một thành phố lớn hàng thứ tư nước Mỹ, ông ta đã thoả hiệp với phía cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, trong chuyến viếng thăm Việt Nam gần đây, Hoàng Duy Hùng có những phát biểu làm hài lòng phía quan chức Việt Nam, cào bằng những vấn đề dân chủ và nhân quyền thậm chí khuynh về Việt Nam liên quan đến một số đề tài về tự do tôn giáo” Vai trò của các hội tôn giáo chống mê tín (RFA).
Đời sống hiện nay của Người Thượng Việt Nam tại Mỹ (RFA).
VN muốn Mỹ, Úc giải thích việc ‘nghe lén’ (BBC).
Phó chủ tịch tập đoàn hàng hải Trung Quốc bị điều tra (RFI).
Franz Oppenheimer – Bàn về lý thuyết xã hội hóa (Dân Luận).
Nguyễn Đình Cống – Nhật ký vui vẻ, “cái dại” của châu Âu (I) (Dân Luận).
Tội phạm của mật vụ Tiệp Khắc (Spiegel/ Phan Ba). “Họ tưởng đã có được tự do – và rồi rơi vào trại giam. Trong những năm bốn mươi và năm mươi, mật vụ Tiệp Khắc đã dụ dỗ những người không được ưa thích rơi vào bẫy bằng trạm kiểm soát biên giới giả tạo. Điều xảo trá ở đây: nhiều người trong số họ đã bị chính người của mật vụ dụ dỗ chạy trốn“.
TRUNG QUỐC VÀ SỰ KHỦNG HOẢNG CỦA CHỮ “Y” (FB Mạnh Kim).
- Hội nghị Trung ương 3 khóa 18: Trung Quốc sẽ có những cải cách kinh tế quan trọng (TQ).  - Trung Quốc cải cách sâu sắc, toàn diện (NLĐ). - Kế hoạch 383 được trông chờ ở Trung Quốc (TT).  - Trung Quốc trước ngưỡng cửa cải cách sống còn (VNE). - Báo chí của Đảng cộng sản Trung Quốc bác bỏ cải cách chính trị (RFI).  - “Uy tín của ông Tập Cận Bình như đang đu trên dây” (Soha).
Đặng Tiểu Bình và đàn mèo Trung Quốc (BBC).  - Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi mừng ngày sinh Mao Trạch Đông ‘đơn giản, tiết kiệm’ (TN). - Tập Cận Bình muốn kỷ niệm đơn giản 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông (RFI).
Tân Cương Lại Có Loạn (Dainamax). - Vụ nổ bom trước Tỉnh ủy Sơn Tây : Trung Quốc bắt một nghi can(RFI). - Trung Quốc bắt nghi can đánh bom văn phòng Đảng Cộng sản (VOA).
Hai miền Triều Tiên nối lại đàm phán (ND).  - Hai miền Triều Tiên sẽ tổ chức cuộc đối thoại về Kaesong(TTXVN).
2 tổ chức phi chính phủ phải rời Miến Điện vì biểu tình phản đối (VOA).




THĂM TRẠI DÂN OAN LÝ TỰ TRỌNG (Đặng Huy Văn). “Tại sao ruộng cha ông/ Từ ngàn đời để lại/ Nay họ bảo đất công/ Muốn lấy đâu thì lấy?” - Quê hương ngày xa cách (Người Buôn Gió). “Bồ nhí quan tham sống căn nhà hàng tỷ/ Biệt thự bạt ngàn mặc cỏ dại sinh sôi./ Và bà mẹ  liệt sĩ Việt Nam anh hùng đương nghẹn ngào./ Rưng lệ./ Trước trụ sở tiếp dân./ Tiền đền đất, chính quyền quy giá cũ/ Một ổ bánh mỳ bằng một thước vuông“.
- LS Ngô Ngọc Trai: Tù oan và lối thoát (BS). “Một bị cáo khác cũng ở Bắc Giang bị tuyên tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em đã khai rằng: Bị cáo bị đánh tưởng chừng như chết ngay trong quá trình điều tra. Bị cáo phải nhận tội thì mới có cơ hội được sống đến ngày ra tòa mà mong được minh oan. Bị cáo phải sống để đợi được gặp mặt vợ con để nói là mình không phạm tội, vì nếu chết đi thì người thân cũng không biết là mình bị oan“.
Giám hộ (SGTT).
 - Ảnh tư liệu: “Chương trình chiêu hồi” của VNCH vẫn còn mang tính thời sự sau 50 năm (FB Tin Không Lề). “Thượng úy Phan Văn Xướng, Trung đoàn phó trung đoàn Quyết Thắng, khi về hồi chánh đã tuyên bố: ‘Tôi trở về với chính phủ VNCH vì tôi không tìm thấy sự siêu việt của xã hội Xã hội Chủ nghĩa sau 23 năm chiến đấu trong hàng ngũ Cộng sản‘. Các bạn trẻ miền Bắc, các bạn nghĩ gì về lời tuyên bố đó của Thượng úy Phan Văn Xướng?” 45 năm sau câu nói của Thượng úy Phan Văn Xướng, ông Nguyễn Phú Trọng, TBT ĐCSVN vẫn không thấy Xã hội Chủ nghĩa mà các ông xây đang ở đâu?
- Về bà Trần Lệ Xuân: Hoàng Long Phu Nhân II (Hoàng Hải Thủy).
ĐÂU LÀ SỰ THẬT CỦA VIỆC PHAN THỊ BÍCH HẰNG TÌM THỦ CẤP CỦA TƯỚNG PHÙNG CHÍ KIÊN?  (FB Viết Hiền). Cần đặt dấu hỏi đằng sau vụ Bích Hằng của VTV, khi nó bùng lên ngay sau đám tang nổi tiếng của Tướng Giáp, là người đặt rất nhiều tình cảm, công phu vào việc tìm kiếm hài cốt Phùng Chí Kiên từ mấy năm trước, nhưng có vẻ như đã bị “đối thủ chính trị” gây nhiều khó khăn và tìm cách bêu riếu (chúng tôi chưa tiện nói rõ hơn). Phải đọc những bài báo ở thời đó mới rõ những tình tiết rắc rối đến khó tin về vụ này, không loại trừ có những bàn tay phá hoại phía sau (ví như cố tình đưa “răng lợn” vào phần đất khai quật được? …)
Riêng chuyện “ngoại cảm” và tìm mộ bằng những phương pháp tâm linh, chẳng thể bàn theo kiểu “thầy bói xem voi” như bài này.
KINH TẾ
Chủ đạo kiểu gì khi “mâm nào cũng có”? (MTG).
- Phỏng vấn TS. Trần Hoàng Ngân: Chính sách tiền tệ vẫn phải “gánh” nặng (TBNH).
Có nên “thả cửa” cho người nước ngoài mua nhà? (ĐT).  – Video: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay hỗ trợ nhà ở (VTV).  - Chưa có hộ khẩu cũng có thể vay gói 30.000 tỉ đồng (NLĐ).
“Bêu” tên doanh nghiệp nợ thuế tới cuối năm (VnM).
Thiết kế, xây dựng dân dụng: Chật vật tìm khách cuối năm (SGTT).
Hướng đến xuất khẩu gạo chất lượng cao (NLĐ).
Đang điều tra các doanh nghiệp viễn thông bắt tay chi phối thị trường (DV).  - Giá 3G sẽ được điều chỉnh tiếp (VNE).
4Hàng nội gắn mác ngoại (NLĐ).
<- Đầu tư gần trăm triệu đồng trồng dưa hấu có bản đồ Việt Nam (VNE).
Kinh tế Mỹ trong quý 3 tăng vượt dự báo (BBC).  - Tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ nhanh hơn dự đoán(VOA).  - “Sức khỏe” nền kinh tế Mỹ chi phối thị trường vàng (TTXVN).
Giá cổ phiếu Twitter tăng vọt trong ngày đầu giao dịch (VOA).
Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm tài chính của Pháp (RFI).

-Viết tiếp vụ tranh chấp tại Công ty Cổ phần Cơ kim khí Hà Nội:  Xuất hiện một nhân vật lạ ! (VOV).
- Gói cước 3G: Chậm tiến (TN).

- Đầu ra của buýt nhiên liệu sạch: Nhà nước không “dính” vào, không ai dám mua! (SGTT).
- Dự thảo Nghị định “Quy định về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ”: Nhiều quy định không thực tế (LĐ). - Hà Nội: Trộn thuốc tránh thai trong sữa bột cho trẻ (ĐV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phạm Đình Trọng: VIẾNG CỤ TÔN THẤT TẦN (1918 – 2013) THÂN SINH VỢ NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (Boxitvn).
2Đề xuất xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co trình UNESCO (TQ).

Nghi lễ chầu văn trên hành trình di sản (SK&ĐS).  =>
Di sản của Vua voi (VH).
- TP HCM: Lấn đất đình để kinh doanh (NLĐ).
Di tích chùa Chân Long đã bị xâm phạm từ vài năm nay (VNN).  - Nhà sư 3 năm làm trụ trì, 7 lần bị UBND xã lập biên bản vi phạm (GDVN).  - Trụ trì chùa Chân Long còn chặt cây cổ thụ ở chùa làm gara ô tô (DV).  - Sư Phượng đóng đinh vào đầu nhiều tượng trong chùa (Zing).
Đôi dòng tưởng nhớ nhà văn Nguyên Hồng (SK&ĐS).
Nhạc sĩ Quỳnh Hợp và những sáng tác thời đại (RFA).
Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật (phần 5) (PBVH).
Truyện cực ngắn: Nỗi niềm của lãnh chúa (Nguyễn Hoa Lư).
Năm 2014 cấp thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu (TQ).  - Siết chặt quản lý hoạt động nghệ thuật, biểu diễn (Tin tức).  - Nhạc sĩ như Trần Tiến muốn biểu diễn cũng phải có thẻ (VNN).  - Tài năng nhí không cần cấp thẻ hành nghề (NLĐ).
Các đơn vị phát hành băng đĩa kêu cứu (TT).
Con gái, con trai (Alice Munro, PA dịch): Kỳ 4 (Anh Vũ).
1Q84, tập 3 (Nhị Linh).
Venice 2012: ‘Trời hành cơn lụt mỗi năm’… (Da Màu).
Châu Âu kiên định với “giá trị vàng” của nhạc cổ điển (ND).
M.Duras và “Người tình”: Từ huyền thoại đến sự thật (RFI).
OUTLINE OF AMERICAN HISTORY LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ – P5 (Gốc sân).
Nga phóng đuốc Olympic 2014 lên vũ trụ (BBC).




GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Sửa đổi quy định công nhận phổ cập GD mầm non cho trẻ em 5 tuổi (GD&TĐ).
Kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ vì danh dự! (NLĐ).
Chuẩn hóa các quy định cho trường quốc tế (CP).
Hà Nội: Phí liên lạc điện tử trong trường học không quá 40.000/tháng (GD&TĐ).
670086<- Bảng tương tác vào trường mầm non, tiểu học: “Chúng tôi sẽ đi thực tế để nắm bắt tình hình” (TT).
Khám phá ngôi trường chỉ dành cho các trinh nữ (ĐV/VTC).
Chỉ số âm nhạc dựa trên horoscope (Nguyễn Tiến Dũng).
Bằng chứng hóa thạch về sự tồn tại của bạch tuộc khổng lồ (DT).
Đổi mới toàn diện giáo dục: Không lo chuyện “bình mới rượu cũ”? (GDVN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
131106170753_drinking_vietnam_304x171_afpTừ chối sản phụ, cháu bé tử vong khi đẻ trên đường? (VNN).
Cấp trùng thẻ BHYT: Mơ hồ trách nhiệm (NLĐ).
Rượu đang giết dần người dân Việt (BBC). =>
Đi làm giúp việc cho Tây (ĐĐK).
Bà Rịa-Vũng Tàu: Tiếp tục tìm kiếm container trôi dạt (TTXVN).
Vụ “Mái ấm Hoa Mẫu Đơn”: Trẻ sống thiếu thốn, bị đánh đập (NLĐ).
Nổ lớn tại khách sạn ở Hạ Long (TT).  - Vụ nổ tại khách sạn và món nợ tiền trăm triệu của gia chủ (DV).
Dàn cảnh cướp 50 triệu: dùng khổ nhục kế lấy tiền chủ (TT).
Phát hiện loài thằn lằn “siêu nhỏ” mới ở Việt Nam (NLĐ).
Xuất hiện dầu cặn vón cục tấp vào bờ biển Đà Nẵng (ND).
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão (BBC).  - Quảng Bình sẽ gồng mình chống siêu bão.  - Bão mạnh chưa từng có sẽ đổ bộ từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi (TN).  - Siêu bão Haiyan hướng vào quần đảo Trường Sa, thêm nhiều tàu hàng gặp nạn trên biển (GD&TĐ).  - Miền Trung mưa lớn, nhiều nơi bị cô lập (VNN).  - Các trường chủ động cho học sinh nghỉ học trong thời gian diễn ra cơn bão (ND). - “ BÃO QUÁI VẬT” HẢI YẾN NGUY HIỂM & TÀN PHÁ THẾ NÀO? (Hoàng Hữu Quyết).
Hải Yến là một trong 4 siêu bão khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại (TN).  - Siêu bão Haiyan đạt cực đại chỉ trong 2 ngày (VNN). - Cơn bão mạnh nhất trong năm đổ bộ vào miền trung Philippines (VOA).  – Ảnh:Siêu bão đang tấn công Philippines (BBC).  – Video: Philippines đối phó với bão Haiyan như một cuộc chiến (VTV).
UNODC: sử dụng chất gây nghiện gia tăng tại Đông Nam Á (RFA).
Bão lớn tàn phá Philippines và tiến về Việt Nam (RFI). - Philippines chịu ảnh hưởng của siêu bão siêu “Yolanda” (Kichbu).


- Danh mục thuốc ủ chín, bảo quản hoa quả: Vẫn chờ! (TP).


- Thông tin mới về vụ vỡ nợ hàng chục tỷ tại Thanh Hóa: Vụ vỡ nợ hàng chục tỷ: Sự việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng (GDVN).
QUỐC TẾ 
- Những chuyện kể từ SYRIA – Kỳ 1: Đường đến Damascus (TT).  - Vỡ mộng về Mỹ, phe nổi dậy Syria cầu cứu Nga? (VnM).  - Quân đội Syria tái chiếm phần lớn Căn cứ 80 ở Aleppo (TTXVN).  -Nội chiến có thể kéo nền kinh tế Syria thụt lùi 30 năm (Tin tức).
892_5adff
Đàm phàn hạt nhân Iran : Ngoại trưởng Mỹ và Châu Âu khẩn cấp tới Genève (RFI). - Iran nối lại đàm phán hạt nhân với phái đoàn LHQ (VOA).  - Ngoại trưởng Mỹ dự đàm phán về hạt nhân Iran sau cuộc hội đàm với Israel (VOA).  - Mỹ đã ‘đi đêm’ với Iran như thế nào? (Tin tức).
<- UAV trong mắt Liên Hiệp Quốc (NLĐ).
Xác nhận có phóng xạ trong di hài ông Arafat (VOA).  - Israel phủ nhận liên quan đến cái chết của Yesser Araphat  (VOV). - Điều tra về cái chết của Arafat đe dọa tiến trình hòa bình Cận đông(RFI).
Ai Cập: Ủy ban sửa đổi hiến pháp có thể sẽ giải tán Thượng viện (QĐND).
Nhận diện nghi can hành quyết hai phóng viên RFI (RFI).
Mỹ chính thức bị mất quyền bỏ phiếu tại UNESCO (TTXVN).
Người Đức mất niềm tin vào Mỹ, Anh sau vụ nghe lén (TTXVN).  - Trùm tình báo Anh lộ diện vì Snowden (NLĐ).
Tấn công tình dục tăng mạnh trong quân đội Mỹ (VOA).
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật quan trọng về quyền người đồng tính (VOA). - Mỹ thông qua đạo luật chống kỳ thị giới đồng tính ở sở làm (RFI).
ICJ sắp phán quyết vụ tranh chấp lãnh thổ Thái Lan-Kampuchea (VOA).
Thủ tướng Thái khẩn cầu thôi biểu tình (NLĐ).
Tòa án EU: Đồng tính luyến ái có thể là cơ sở xin tị nạn (VOA).
Fukushima: Một nghị sĩ Nhật trao thư tận tay Hoàng đế (RFI).
Indonesia không nhận thuyền nhân do Úc cứu vớt (RFI).
Mêhicô : Nghĩa địa bí mật chôn người bị buôn nội tạng ? (RFI).


* RFA: Audio: Sáng 08-11-2013 
00:00
00:00
 * RFI: 
00:00
00:00
Video: + Bản tin video sáng 08-11-2013; + ‘VN phải có tiến bộ nhân quyền nếu muốn thắt chặt bang giao với Mỹ’; + Việt Nam phản đối Đài Loan xây dựng cầu tàu trên đảo Ba Bình; + Ân xá Quốc Tế: Hàng chục nhân vật bất đồng vẫn bị giam cầm vì đã lên tiếng.
* VTV: + Chào buổi sáng – 08/11/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 08/11/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 08/11/2013;  + 360 độ Thể thao – 08/11/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 08/11/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 08/11/2013;  + Thời sự 12h – 08/11/2013;  + Thời sự 19h – 08/11/2013.

2096. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ ĐỢT CẢI CÁCH KINH TẾ MỚI CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 7/11/2013
TTXVN (Hong Kong 6/11)
Theo tờ “Tín báo” (Hong Kong), mới đây, tỷ lệ lãi suất thị trường liên ngân hàng Trung Quốc lại một lần nữa tăng cao, tuy nhiên ngân hàng trung ương không công khai động thái của thị trường, khiến các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng trước chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh tế quý III của Trung Quốc vẫn tăng trưởng ổn định, giá trị ban đầu của chỉ số quản lý sức mua (PMI) của ngân hàng HSBC đạt 50,9%, mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua. Hướng đi của kinh tế và chính sách Trung Quốc khiến mọi người cảm thấy mờ mịt. Gần đây, tại một diễn đàn được Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tổ chức ở Macao (Trung Quốc), Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược tài chính và kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Cao Bồi Dũng và nguyên Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Lư Trung Nguyên đã chia sẻ những quan điểm của họ về tình hình kinh tế hiện nay cũng như xu thế chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong tương lai.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 2007 đến quý III năm nay có xu thế giảm. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp cũng như mức độ khởi sắc và sự thay đổi chỉ số niềm tin của doanh nghiệp cũng đi theo quỹ đạo thay đổi chỉ số GDP. Trong tổng thể nền kinh tế, mức độ đầu tư vào các ngành nghề khác nhau cũng đã xuất hiện sự phân hóa. Từ năm 2011-2013, đầu tư vào ngành nghề thứ nhất (nông nghiệp) không ngừng gia tăng; đầu tư vào ngành nghề thứ hai (công nghiệp và chếtạo) luôn trong tình trạng sụt giảm; trong khi đó, đầu tư vào ngành nghề thứ ba (dịch vụ) đã lấy lại đà tăng trưởng sau khi sụt giảm nhẹ vào năm ngoái. Ở lĩnh vực tiêu dùng, tổng doanh thu bán lẻ của các sản phẩm tiêu dùng trong quý I năm nay có xu thế giảm mạnh song đang từng bước bình ổn trở lại. Tuy nhiên, tổng doanh thu bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng hiện vẫn không theo kịp thời điểm đầu năm 2012. Trong khi đó, mức tăng trưởng ở lĩnh vực xuất khẩu luôn ở trạng thái sụt giảm nhẹ trong vòng 1-2 năm trở lại đây.
Theo ông Cao Bồi Dũng, 30 năm trước, cơ cấu ngành nghề của Trung Quốc đã có sự thay đổi, thể hiện ở chồ nguồn lao động có xu hướng chuyển từ ngành nông nghiệp sang ngành chế tạo, song xu hướng cơ cấu ngành nghề hiện nay là chuyển từ ngành chế tạo sang ngành dịch vụ. Ông Cao Bồi Dũng cho biết trong nền kinh tế Trung Quốc, năng suất lao động của ngành nghề thứ hai gấp 10 lần năng suất lao động của ngành nghề thứ nhất, do vậy 30 năm qua, việc chuyển đổi từ ngành nghề thứ nhất sang ngành nghề thứ hai đã khiến tổng thể năng suất lao động tăng, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh. Hiện nay, năng suất lao động của ngành dịch vụ thấp hơn ngành chế tạo nên sự thay đổi cơ cấu ngành nghề tất yếu kéo theo sự sụt giảm về năng suất lao động cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, vấn đề già hóa dân số ở Trung Quốc và sự chuyển dịch dân số từ nông thôn ra thành thị giảm làm cho giá lao động tăng cao và xuất hiện tình trạng thất nghiệp mang tính xung đột và kết cấu. Vì thế, tình trạng sụt giảm kinh tế hiện nay ở Trung Quốc không thể đảo chiều mà chỉ có thể duy trì ở mức bình quân 7-8%.
Về hướng đi của chính sách kinh tế vĩ mô Trung Quốc trong tương lai ông Cao Bồi Dũng đã tổng kết sự thay đổi ở 4 phương diện như sau:
Thứ nhất, trải qua 30 năm tăng trưởng nóng, Trung Quốc cần chuyển sang con đường tăng trưởng về chất (theo chiều sâu). Theo ông Cao Bồi Dũng, những báo cáo về tình hình kinh tế của chính phủ trước đây thường dùng từ “nhanh” để miêu tả mục tiêu phát triển kinh tế. Song hiện nay từ này không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó chính phủ hi vọng thực hiện tăng trưởng “chất lượng, hiệu quá”.
Thứ hai, mục tiêu kinh tế vĩ mô có sự thay đổi. Ông Cao Bồi Dũng cho biết mục tiêu kinh tế vĩ mô đã được hệ thống hóa, trong đó thứ tự sắp xếp được coi trọng đúng mức. Năm 2013, mục tiêu đảm bảo việc làm được ưu tiên hàng đâu. Việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng, kinh tế như hiện nay của chính phủ chủ yếu nhằm đảm bảo nhu cầu việc làm, nghĩa là giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 5%. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi cơ cấu ngành nghề và mục tiêu đảm bảo việc làm, đòi hỏi mức độ tăng trưởng kinh tế cũng phải có sự thay đổi. Có thể lý giải thích như sau: Tỷ trọng ngành dịch vụ hiện tăng mạnh, Mặc dù đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thuộc lĩnh vực này) đối với tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhưng lại thu hút được nhiều lao động. Ví dụ: trước đây với mỗi 1% tăng trưởng kinh tế chỉ thu hút được 1 triệu lao động; song trong bối cảnh ngành dịch vụ tiếp tục phát triển thì mỗi 1% tăng trưởng có thể thu hút được 1,2 triệu lao động. Ông Lư Trung Nguyên cho biết mục tiêu tăng trưởng việc làm năm ngoái là thu hút được 9 triệu lao động, nhưng trên thực tế mức độ tăng trưởng đạt 12,66 triệu lao động. Nguyên nhân của việc tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 giảm nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ việc làm là do dựa vào ngành dịch vụ. Trong khi đó, ông Cao Bồi Dũng cho rằng trước đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đạt 8-10% mới đảm bảo tỷ lệ việc làm nhưng hiện nay chỉ cần 7%. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,7% vẫn ở trong giới hạn cho phép để đảm bảo công ăn việc làm.
Thứ ba, chính sách vĩ mô với trọng điểm là cắt giảm năng lực sản xuất dư thừa. Ông Cao Bồi Dũng cho rằng quan điểm lần này khác biệt ở chỗ cắt giảm năng lực sản xuất dư thừa dựa vào việc điều chỉnh lượng hàng tích trữ chứ không dựa vào việc điều chỉnh lượng hàng tăng thêm. Trong khi biện pháp cắt giảm năng lực sản xuất trước đây là thông qua việc chính phủ tăng thêm các dự án phát triển và đầu tư, thì lần này lại thông qua năng lực thị trường chứ không trông đợi vào các động thái của chính phủ.
Thứ tư, chủ động làm tốt các công việc mà chính phủ cần làm, chứ không nên ôm đồm tất cả. Chính phủ đã chuyển vai trò từ kêu gọi, thu hút đầu tư sang bảo đảm thị trường cạnh tranh công bằng, bảo vệ môi trường tự nhiên và ủng hộ sáng chế. Sự thay đổi hiện nay nằm ở chỗ khi tình hình kinh tế có sự thay đổi, chính phủ không còn ra tay cứu giúp như trước.
Theo ông Cao Bồi Dũng, bố cục chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay của Trung Quốc trước tiên là nhấn mạnh hơn nữa việc phát huy tác dụng kép chứ không phải tác dụng đơn nhất; đồng thời phát huy vai trò điều tiết ngược chu kì và thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Đảm bảo tăng trưng kinh tể ổn định
Chính phủ luôn nhấn mạnh ổn định chính sách, không nên điều chỉnh , trong thời gian ngắn. Ông Cao Bồi Dũng cho biết vấn đề mà thị trường và nền kinh tế lo ngại nhất đó là khi tình hình kinh tế có dấu hiệu bất ổn, chính phủ sẽ tiến hành can thiệp. Sự can thiệp này dẫn đến bước ngoặt mới của thị trường. Từ đầu năm đến nay, khi đối mặt với những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, chính phủ đều nhấn mạnh cần kiên trì chính sách tài chính hiện hành cũng như chính sách tiền tệ ổn định, mục đích là nhằm phát đi tín hiệu về việc kiên trì thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh cần phải giữ cho nền kinh tế vận hành trong giới hạn cho phép. Cụ thể: mức trần (tăng trưởng) là không để xẩy ra lạm phát; khống chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 3,5%; mức đáy (tăng trưởng) là đảm bảo việc làm, giữ tỉ lệ thất nghiệp ở mức dưới 5% và tốc độ tăng trưởng không được thấp hơn 7%. Theo ông Lư Trung Nguyên, tháng 6 năm nay, các chỉ số kinh tế trong chu kì ngắn hạn của Trung Quốc đều đi xuống, cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm khiến Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng sụt giảm kép. Vì vậy, các nhà quản lý ngay lập tức tiến hành điều chỉnh chính sách vĩ mô và kích thích kinh tế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế quý III của Trung Quốc đạt 7,8%, nhưng một số chỉ số lại xuất hiện tình trạng tăng giảm bất thường. Theo dự đoán, quý IV, Trung Quốc sẽ đối mặt với đà sụt giảm trong chu kì ngắn cộng thêm đà sụt giảm trong cả hai chu kì trung và dài hạn. Do vậy, ông Lư Trung Nguyên cho rằng không thể siết chặt việc tiến hành biện pháp kích thích nhỏ đối với điều chỉnh vĩ mô.
Theo ông Lư Trung Nguyên, Trung Quốc cần tiếp tục duy trì các ngành nghề sử dụng nhiều sức lao động. Nếu so sánh chỉ số nhân viên, giám đốc giữa hai ngành dịch vụ và chế tạo ở Trung Quốc sẽ thấy chỉ số của ngành dịch vụ luôn cao hơn ngành chế tạo, thời điểm cao nhất thậm chí hơn 10%, riêng trong tháng 9, chỉ số này cũng ở mức 3-4%. Do đó, cơ cấu kinh tế của Trung Quốc cần được điều chỉnh ngay. Dư luận bên ngoài cho rằng trong tương lai, kinh tế Trung Quốc cần dựa vào nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng cũng như tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.
Giữ vững các ngành nghề xuất khẩu có sử dụng nhiều lao động
Theo ông Lư Trung Nguyên, rất nhiều người cho rằng người Trung Quốc không tiêu dùng. Trên thực tế, nếu loại bỏ ảnh hưởng từ lạm phát thì tôc độ tăng trưởng tiêu dùng của người dân thành thị Trung Quốc bình quân đạt 8%/năm, trong khi mức tiêu dùng bình quân của thế giới là 2,9% và các nước phát triển là 2%. Ngoài ra, nhu cầu nội địa bao gồm đầu tư và tiêu dùng. Từ năm 2005-2010, hai nhu cầu nội địa lớn là đầu tư và tiêu dùng đã đóng góp 97% cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Hiện nay, cần thực hiện mở rộng tiêu dùng để thúc đẩy kinh tế, song không thể xem nhẹ vai trò của đầu tư. Nhu cầu đầu tư cũng cần đảm bảo tăng trưởng ổn định, hợp lý, nếu không sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa, cải tạo các ngành nghề truyền thống và hiện đại hóa nông nghiệp không thể hoàn thành được.
Ông Lư Trung Nguyên cho rằng tiềm lực đầu tư của thị trường nội địa Trung Quốc hiện vẫn chưa được khai thác hết, khiến nước này phải mở rộng nhập khẩu. Cả thế giới đã thừa nhận thực tế, tỷ lệ nhập siêu chiếm dưới 3% tỷ trọng GDP là hợp lý. Năm 2007, nhập siêu thương mại của Trung Quốc chiếm 10% tỷ trọng GDP, đến năm 2012 giảm xuống còn 2,6%.
Việc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chỉnh đốn lại ngành chế tạo trong nước đã ảnh hưởng đến cục diện thế giới và khiến cho ngành chế tạo ở Trung Quốc phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh. Dư luận bên ngoài đều cho rằng Trung Quốc cần nắm lấy vị trí đứng đầu trong chuỗi ngành nghề, thoát khỏi phương thức phát triển ngành nghề sử dụng nhiều sức. Trong khi đó, theo ông Lư Trung Nguyên, trong bối cảnh thực hiện chiến lược ưu tiên việc làm, dựa vào nguồn tài nguyên cũng như giai đoạn phát triển trước mắt của Trung Quốc, nước này vẫn cần giữ các ngành nghề xuất khẩu sử dụng nhiều sức lao động và một số ngành nghề ở vị trí đứng sau trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu ‘khồng làm như vậy, một số tỉnh thành có mật độ lao động cao và nguồn tài nguyên tập trung sẽ không có cách nào thoát khỏi tình trạng khó khăn, đồng thời vừa không phát huy được lợi thế về tài nguyên, vừa không giải quyết được vấn đề việc làm.
Dân số Trung Quốc đông, diện tích rộng lớn nên dễ dàng hình thành quy mô kinh tế nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây là một ưu thế của Trung Quốc, song không thể vì mục đích nâng cấp chuỗi ngành nghề mà vứt bỏ ưu thế vốn có này. Theo ông Lư Trung Nguyên, việc điều chỉnh ngành nghề sẽ liên quan đến toàn bộ dân số, trong tương lai các ngành nghề sử dụng nhiều sức lao động sẽ chuyển dịch sang miền Trung và miền Tây, trong khi các ngành nghề đầu, trên trong chuỗi ngành nghề sẽ phát triển ở phía Đông.
Ông Lư Trung Nguyên cho biết thêm trong ngành nghề thứ 3 của Ấn Độ, chỉ có ngành sản xuất phần mềm máy tính là phát triển tương đối hoàn thiện, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho tầng lớp trí thức. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của nước này rất lạc hậu, hạ tầng giao thông không theo kịp đà phát triển của đô thị nên hạn chế kinh tế phát triển. Trung Quốc cần rút ra bài học từ Ấn Độ. Hiện nay giá đất, giá lao động ở thị trường nội địa tăng, song Trung Quốc có ưu thế về hiệu quả quản lý của chính phủ, môi trường thị trường, cơ sở hạ tầng, ngành nghề đồng bộ hóa… Hơn nữa, đội ngũ lao động lành nghề và tố chất của các nhà quản lý tầm trung tốt sẽ là những yếu tố căn bản mang lại sự phồn vinh mới cho dân số nước này.
***
TTXVN (Bắc Kinh 5/11)
Ngày 12/10, tờ “Quang Minh Nhật báo’’ đăng lại bài diễn thuyết với tựa đề “Tình hình kinh tế vĩ mô và đợt cải cách kinh tế mới Trung Quc ” của Giáo sư Lệ Dĩ Ninh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược công nghệ cao quốc gia thuộc trường Đại học Bắc Kinh, Phó Ch tịch điều hành Trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc tại Học viện Lĩnh Nam, trường Đại học Trung Sơn, trong đó ông đã trình by 8 vn đ cải cách lớn có thể sẽ được đề cập tại Hội nghị Trung ương 3 khoá 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, diễn ra từ ngày 9- 12/11/2013. Nội dung như sau:
1.    Điều chỉnh kết cấu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng
Trung Quốc nhiều năm qua rơi vào vòng đầu tư luẩn quẩn. Chính quyền các địa phương muốn đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao GDP để tăng nguồn thu địa phương và giải quyết việc làm do đó đã gia tăng đầu tư và mở rộng tín dụng. Kết quả là kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng kéo theo lạm phát cao và buộc chính quyền trung ương phải áp dụng biện pháp thắt chặt tài chính và tín dụng. Việc chính quyền trung ương thắt chặt tài chính và tín dụng dẫn đến tình hình kinh tế đi xuống, các địa phương gặp khó khăn về nguồn thu và chịu áp lực giải quyết việc làm lại tăng đầu tư và nới lỏng tín dụng. Vòng đầu tư luẩn quẩn liên tục lặp lại khiến nền kinh tế biến động lớn và nó liên quan mật thiết đến hiện tượng sản xuất dư thừa tương đối nghiêm trọng trên toàn quốc hiện nay, tạo nên sự lãng phí tài nguyên trầm trọng. Do đó yêu cầu hiện nay là nâng cao chất lượng tăng trưởng, tổng lượng GDP quan trọng nhưng quan trọng hơn là kết cấu kinh tế được tối ưu hoá.
Để nâng cao chất lượng kinh tế cần phải tối ưu hoá kết cấu và tăng cường đổi mới kỹ thuật. Do đó, vấn đề trước mắt hiện nay là điều chỉnh kết cấu kinh tế, điều chỉnh kết cấu kinh tế thì chất lượng tăng trưởng mới được nâng lên và kết cấu lại tiếp tục được nâng cao.
2.    Không th lạm dụng điều hành vĩ mô để thay thế cải cách
Điều hành kinh tế vĩ mô quan trọng nhưng chỉ là lực lượng bên ngoài can dự vào nền kinh tế, có vị trí phụ trợ và không thể thay thế cải cách để giải quyết vấn đề cơ chế. Trung Quốc vài năm gần đây có hiện tượng vai trò của điều hành kinh tế vĩ mô vượt quá khả năng vốn có của nó và dẫn đến căn bệnh ỷ lại, bất kể lạm phát cao hay tăng trưởng chậm lại, nước này đều sử dụng biện pháp điều hành vĩ mô. Điều này đã dẫn đến sai lầm là chỉ dựa vào điều hành vĩ mô nhưng thiếu tiến hành cải cách.
Việc quá lạm dụng điều hành vĩ mô đã làm cho nền kinh tế không thoát khỏi vòng đầu tư luẩn quẩn đầu tư và nền kinh tế biến động mạnh. Cho nên, cần phải lấy cải cách làm nhiệm vụ trọng tâm, không thể dựa vào điều hành vĩ mô. Cải cách là không thể trì hoãn, nếu càng kéo dài cái giá càng lớn, càng khó thực hiện. Điều hành vĩ mô nên đặt trọng tâm ở điều chỉnh vi mô, và trong trường hợp cần thiết mới sử dụng.
Hiện nay, đầu tư thì phải tăng cường, nhưng không thể thực hiện các gói đầu tư hàng nghìn tỉ nhân dân tệ như trước đây, việc làm này sẽ không có lợi cho sự phát triển lâu dài. Đầu tư chỉ nên tập trung vào 3 lĩnh vực: đổi mới kỹ thuật, đầu tư tư nhân, đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường. Duy trì tốc độ tăng trưởng vào khoảng 7-8% là hợp lý, không cần phải theo đuổi tăng trưởng cao mà chú trọng điều chỉnh kết cấu.
Trong điều hành vĩ mô có một điểm quan trọng cần chú ý là không nên rập khuôn mô hình của nước ngoài mà phải căn cứ vào đặc thù của Trung Quốc. Trung Quốc đang trong giai đoạn thực hiện hai quá trình chuyển đổi: chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp thành xã hội công nghiệp, xã hội hiện đại và chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch sang thể chế kinh tế thị trường. Đây là quá trình chưa có tiền lệ trên thế giới và có những đặc điểm riêng, do đó quá trình điều hành vĩ mô cũng cần chú ý. Ví dụ, có những quan điểm cho rằng lượng tiền lưu thông trên thị trường Trung Quốc hiện nay là quá lớn, cần phải khống chế. Quan điểm này không phù hợp với Trung Quốc.
Điều hành vĩ mô không phải là chìạ khóa vạn năng và càng không thể thay thế được cải cách, vấn đề trọng tâm hiện nay là giải quyết mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường. Quan điểm đúng đắn là xây dựng một chính phủ có hiệu quả và một thị trường có hiệu quả. Điều quan trọng đối với chính phủ không phải quy mô to hay nhỏ, nhân viên nhiều hay ít, phạm vi quản lý như thế nào mà quan trọng là chính phủ cần phải làm những việc cần làm và có hiệu quả cao. Thị trường cũng không phải là chìa khóa vạn năng, có những chỗ không thể bao quát được. Do đó quan điểm đúng đắn hiện nay là chính phủ có hiệu quả và thị trường có hiệu quả.
3. Quyền sở hữu ruộng đất: học tập cải cách quyền s hữu rừng
Quyền sở hữu ruộng đất là vấn đề quan trọng đối với cải cách hiện nay. Trên cả nước hiện có khoảng 50 huyện đang thực hiện thí điểm, số lượng trên thực tế là rất lớn, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng trong những năm tới.
Tại sao quyền sở hữu ruộng đất lại quan trọng như vậy? Điều này cần phải bắt đầu từ vấn đề mất cân bằng trong nền kinh tế Trung Quốc. Mất cân bằng có thể phân thành 2 loại: Thứ nhất là mất cân bằng trong điều kiện thị trường chưa hoàn thiện, các nước phương Tây thường nằm trong trường hợp mất cân bằng này. Thứ hai là mất cân bằng trong điều kiện thị trường chưa hoàn thiện kết hợp với sự thiếu hụt chủ thể thị trường, Trung Quốc thuộc diện mất cân bằng này.
Trong thời đại kinh tế kế hoạch, không có chủ thể thị trường. Doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp thực sự, không có chủ thể sản xuất, quyền sản xuất không rõ ràng. Vì vậy cải cách của Trung Quốc phải phân thành hai bước. Bước thứ nhất là cải cách quyền sản xuất, làm rõ và phân định ranh giới quyền sản xuất, khiến doanh nghiệp quốc doanh thực sự là chủ thể của thị trường. Cải cánh của Trung Quốc không thể bắt đầu từ cải cách giá cả, vì giá cả không phải nhân tố mang tính đột phá cửa cải cách, mà là kết quả cuối cùng của cải cách. Khi cải cách đã hoàn thành, giá cả cuối cùng nhất định sẽ được xác định dựa trên quy luật thị trường. Trung Quốc đề ra cải cách chế độ cổ phần, muốn để cho doanh nghiệp quốc doanh trở thành chủ thể thị trường có quyền sản xuất rõ ràng, thì cách tốt nhất là cổ phần hóa.
Nền kinh tế kế hoạch của Trung Quốc có 2 trụ cột chính, thứ nhất là thể chế doanh nghiệp quốc doanh và thứ hai là thể chế nhị nguyên thành thị và nông thôn. 30 năm trước, Trung Quốc chú trọng thực hiện cải cách thể chế doanh nghiệp quốc doanh, chuyển đại đa số doanh nghiệp quốc doanh thành doanh nghiệp cổ phần, trở thành công ty hoạt động theo thị trường. Nhiệm vụ này tiến hành tương đối thuận lợi. Nhưng cải cách thể chế nhị nguyên thành thị và nông thôn thì không có tiến triển, hiện vẫn trong trạng thái ban đầu.
Cải cách quyền sản xuất ở Trung Quốc vẫn đang được tiến hành, nông thôn cũng phải tiến hành cải cách quyền sản xuất. Trên thực tế, trong thể chế kế hoạch, có rất ít doanh nghiệp ở địa phương thuộc chế độ sở hữu tập thể. Đến tận sau Cách mạng Văn hoá, Trung Quốc xoá bỏ tình trạng công xã nhân dân thì mới xuất hiện doanh nghiệp địa phương thuộc chế độ sở hữu tập thể theo đúng ý nghĩa của nó.
Ở Trung Quốc vẫn đang tồn tại trở ngại mất cất bằng thuộc loại thứ hai, bởi vì đã thực hiện cải cách thể chế doanh nghiệp nhà nước, nhưng thể chế nông thôn chưa được cải cách. Vậy cải cách như thế nào? Nhất định cần phải bàn đến cải cách chế độ sởhữu tập thể về rừng ở Trung Quốc. Năm 2008, Trung ương và Quốc vụ viện quyết định tổng kết kinh nghiệm thí điểm chế độ quyền sở hữu tập thể về rừng ở Phúc Kiến và Giang Tây, sau đó mở rộng ra toàn quốc. Cải cách chế độ sở hữu rừng lần này có ý nghĩa rất quan trọng.
Cho dù cải cách chế độ sở hữu rừng đã muộn hơn 20 năm, nhung Trung ương vẫn cần căn cứ vào kinh nghiệm thí điểm để tìm ra 3 điểm đột phá quan trọng: Thứ nhất, không thay đổi thời hạn sở hữu (kéo dài 70 năm). Người dân tính toán 70 năm sau, con cháu của họ đã lớn rồi nên yên tâm. Ông trồng cây cho cháu hưởng lợi. Tính tích cực của nông dân cả nước được nâng lên. Thứ hai, đất rừng có thể thế chấp. Đây là bước đột phá lớn. Ba là, quyền bao thầu được thực hiện đến từng hộ dân, giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng được đưa đến tay hộ nông dân. Cải cách chế độ quyền sở hữu tập thể về rừng đã động viên được tính tích cực của nông dân. Hiện trồng rừng đã thành phong trào lớn, nhân dân tích cực trồng rừng phát triển kinh tế, trồng rừng kết hợp với nuôi gia súc gia cầm đã làm giầu cho nhân dân.
Bởi vậy, cải cách quyền sở hữu ruộng đất cần phải được rút kinh nghiệm từ cải cách quyền sở hữu rừng, cần phải thực hiện quyền bao thầu ruộng đất. Bao thầu ruộng đất chủ yếu có 3 quyền: Quyền kinh doanh ruộng đất bao thầu, quyền sử dụng đất ở và quyền tài sản gắn liền với đất ở. Chính hiệp toàn quốc trong quá trình điều tra nông thôn phát hiện ra rằng ở thành phố mặc dù đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nhưng nhà cửa do ông cha để lại có giấy chứng nhận quyền về nhà cửa, nhà cửa mới mua cũng có giấy chúng nhận quyền sở hữu nhà thương mại, nhưng dưới chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất ở nông thôn, nhà cửa do ông cha để lại không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhà cửa xây dựng trên đất ở, cho dù cao thấp, đẹp xấu đến đâu cũng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Vì thế, ở nông thôn xuất hiện câu chuyện về “hai con chuột”. “Con chuột” thứ nhất là người lao động nông thôn ra thành phố làm việc, có công việc ổn định, đưa vợ chồng con cái đi theo. Nhưng nhà cửa không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nên không thể bán, đành phải nhờ bạn bè người thân trông nom. Trong nhiều tình huống họ đưa vợ con đi, đóng cửa nhà lại, thì căn nhà đó biến thành “ổ chuột”. “Con chuột” thứ hai là người nông dân tay không vào thành phố, tìm việc làm, nhưng nhà cửa trong thành phố đắt đỏ, không mua được, thuê cũng khó tìm được nhà phù hợp. Nhiều nông dân đành phải mua hoặc thuê nhà dưới lòng đất trong thành phố, cũng giống như cuộc sống của chuột trong thành phố.
Sau Đại hội 18, vào trung tuần tháng 11, tôi đưa đoàn công tác của Chính hiệp đến điều tra ở 3 thành phố lớn của Chiết Giang là Hàng Châu, Gia Hưng và Triều Châu, công tác quyền sở hữu ruộng đất đã được tiến hành từ mấy năm trước. Người nông dân vô cùng phấn khởi, bởi vì quyền lợi đã về đến từng hộ. Trong buổi tọa đàm với nông dân, họ cho biết cái hay nhất chính là tài sản có được sự đảm bảo, ruộng đất được xác định quyền sở hữu, có giấy chứng nhận. Ai muốn lấn chiếm đất của họ cũng không được, vì họ có thể đi kiện. Tài sản đã được bảo đảm, ruộng đất cũng được chuyển nhượng nhanh hơn. Tôi hỏi họ, tại sao ruộng đất có thể chuyển nhượng nhanh thế? Họ nói do đi làm ăn ở thành phố nên ruộng đất cho thuê rồi, cầm cố rồi, họ không sợ mất vì đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
4.    Phân phối thu nhập, trong đó phân phối ban đầu quan trọng hơn
Đây là một vấn đề lớn của Trung Quốc, trong đó trọng điểm của cải cách phân phối thu nhập cần phải tập trung vào phân phối ban đầu, không nên coi phân phối thứ cấp làm trọng điểm, mặc dù phân phối thứ cấp cũng quan trọng. Có 4 lý do: một là nông dân phải có quyền tài sản, có quyền tài sản mới có tính tích cực, mới có thu nhập mang tính tài sản. Hai là đàm phán giữa bên được thuê và bên thuê sử dụng lao động phải có địa vị ngang nhau. Phân phối ban đầu của Trung Quốc hiện nay không ổn, vì nông dân ra thành phố làm thuê là đơn lẻ, người trong thành phố làm thuê cũng là đơn lẻ. Trong khi đó, các tổ chức sử dụng họ là các doanh nghiệp lớn. Nông dân ra thành phố làm thuê, người trong thành phố đi làm thuê đều là những người thế yếu. Các doanh nghiệp lớn sử dụng họ là ở thế mạnh, địa vị đàm phán là không ngang bằng nhau. Bên cạnh đó, quy định mức lương là do kẻ thế mạnh áp đặt, đây là vấn đề phân phối ban đầu. vấn đề này cũng tồn tại ở các nước phương Tây, nhưng ở đó có tổ chức công đoàn mạnh. Tổ chức công đoàn nói thay tiếng nói cho người thế yếu, như vậy sức mạnh đã được nâng lên. Tại Trung Quốc, tổ chức công đoàn có quan tâm đến người lao động không? Có thấy tố chức công đoàn nào đại diện cho công nhân nông thôn đàm phán vấn đề tiền lương không? Không có. Cho nên vấn đề này phải được thay đổi, nếu không thay đổi thì kẻ thế mạnh và kẻ thế yếu luôn ở vào địa vị bất bình đẳng, Ba là nông dân bán rau xanh, hoa quả của mình, người chăn nuôi bán các chế phẩm sữa hoặc thịt bò, cừu, họ cũng là những người thế yếu, doanh nghiệp thu mua là kẻ thế mạnh, vì họ là bên định giá. Tại các nước phương Tây có nông hội hoặc hiệp hội nông dân và liên minh hợp tác xã có sức mạnh, Trung Quốc cũng cần hợp tác xã chuyên nghiệp hoặc tổ chức liên minh hợp tác xã của nông dân, Bốn là phải cải cách chế độ giáo dục. Kinh phí giáo dục bình quân giữa thành thị và nông thôn của Trung Quốc không bình đẳng. Kinh phí giáo dục bình quân, giáo dục nghĩa vụ, trường lớp, giáo viên, thiết bị học tập ở khu vực nông thôn đều kém so với thành thị, nhìn chung nông dân được hưởng chất lượng giáo dục kém hơn so với thành thị. Như vậy, đã hình thành một hiện tượng không đúng đắn, đó là chế độ cha truyền con nối về nghề nghiệp. Con của công nhân nông thôn vẫn là công nhân nông thôn, con cháu tương lai của họ cũng có nhiều khả năng sẽ vẫn là công nhân nông thôn. Nếu tình hình này không được thay đổi, phân phối thu nhập ban đầu sẽ có vấn đề. Thể chế giáo dục phải cải cách, phải tăng kinh phí giáo dục cho nông thôn.
Phân phối thứ cấp cũng quan trọng, và vấn đề lớn nhất của phân phối thứ cấp là bảo đảm an sinh xã hội, bình đẳng giữa khu vực thành thị và nông thôn.
5. Thành thị hoá: kết hợp giữa khu phố cũ, khu thành phố mi + khu dân cư mi
Thành thị hoá chính là cải cách chế độ nhị nguyên thành thị và nông thôn, đây là một trong nhũng cải cách lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Vấn đề chính là thị dân hoá nông thôn, tức là làm cho nông dân và gia đình họ hoà nhập vào xã hội thành thị. Hiện tại tỷ lệ thành thị hoá của Trung Quốc theo thống kê của nhà nước là khoảng 51%, trong đó bao gồm cả những người thường trú nhưng thực tế trong số họ có rất nhiều người vẫn là nông dân. Chế độ hộ khẩu của Trung Quốc đã nới lỏng nhưng vẫn chưa thay đổi. Con cái họ không thể học ở các trường công lập, các chế độ y tế, đảm bảo an sinh xã hội khác không được như những người thành thị.
Giải pháp thành thị hoá của Trung Quốc sẽ gồm 3 bộ phận: khu phố cũ, khu phố mới và khu dân cư mới. Khu phố cũ là khu vực thành phố hiện tại. Trọng điểm là cải tạo, di dời các xí nghiệp gây ô nhiễm ra ngoài, tháo dỡ các khu lều tạm, nhà ổ chuột của dân nghèo, biến khu này thành các khu nhà ở, khu thương mại, khu dịch vụ. Khu phố mới là khu ở ngoại thành hoặc xung quanh các thị trấn. Chủ yếu là các khu công nghiệp, khu phát triển kỹ thuật cao, khu trung chuyển hàng hoá. Đó là nơi thành thị pháttriển các ngành nghề trụ cột và nơi đứng chân của các ngành nghề mới. Khu này có các đặc điểm là khu công nghiệp, tiết kiệm năng lượng, có thể tận dụng các thiết bị; tập trung nguồn rác thải, tiện cho việc xử lý; các xí nghiệp tập trung tiện cho giao lưu và trao đổi thương mại; chính phủ có thể tăng các dịch vụ. Tuy vậy, sức chứa của các khu này vẫn có giới hạn. Khu dân cư mới là mô hình đặc sắc Trung Quốc. Xuất phát điểm là nông thôn mới XHCN các địa phương đã xây dựng, di dời các thôn của cư dân, xây nhà cao tầng để tiết kiệm đất, xây dựng thành khu dân cư. Giải pháp xây dựng gồm: một là vườn rừng hoá; hai là theo con đường kinh tế tuần hoàn bao gồm cả thu gom và tái sử dụng rác thải, sản xuất sạch, xử lý ô nhiễm; ba là dịch vụ công cộng đầy đủ; bốn là nhất thể hoá đảm bảo xã hội khu vực thành thị với nông thôn; năm là thiết lập ban quản lý khu dân cư thay thế ủy ban thôn hiện nay.
Khu dân cư mới là một phần của thành thị hoá nhằm tránh cho quá nhiều người đổ vào khu phố cũ và khu phố mới. Hiện Trung Quốc đang thúc đẩy nhân rộng mô hình thành thị hoá tại chỗ. Quá trình thành thị hoá cần giải quyết một số vấn đề: một là để trẻ em có thể được hoà nhập vào môi trường thành thị, được vào các trường công lập như trẻ em ở thành thị đáp úng nguyện vọng của nông dân; hai là khám chữa bệnh; ba là dưỡng lão. Ngoài ra, còn các vấn đề cần nghiên cứu: một là kinh phí để xây dựng đô thị lấy từ nguồn nào? Hiện nay, đang vấp phải hai vấn đề lớn là kinh phí lấy từ bán đất đã không thê tiếp tục vì không còn đất để bán. Hai là muốn đô thị hoá không thể tăng mãi nợ công của địa phương, vì sẽ gây ra bong bóng lớn hơn và thành thị cũng sẽ phá sản. Giới kinh tế Trung Quốc tham khảo mô hình xây dựng đô thị của Australia và New Zealand, những nước phát triển đô thị hoá muộn. Phương thức lấy thành thị làm chủ thể, phát hành trái phiếu quỹ đầu tư công cộng, với từng hạng mục cụ thể; lãi suất cao hơn ngân hàng và trái phiếu chính phủ, sau khi mua ngoài lãi suất, sau này nếu phát triển tốt có thể chia hoa hồng, nên đã có sức hút lớn với nhà đầu tư.
Ngoài ra, thành thị hoá của Trung Quốc nhất định phải đưa khu dân cư mới vào. Nông thôn mới XHCN đã là sự nhất thể hoá đảm bảo xã hội giữa thành thị và nông thôn, đã là khu dân cư mới, chỉ cần di dân đến sẽ không có khoảng cách nhiều với thành thị. Thành thị hoá của Trung Quốc hiện đang trở thành phong trào từ nông thôn cải tạo thành nông thôn mới, rồi chuyển thành khu dân cư mới, rồi một bộ phận lại chuyển thành thị trấn mới. Đây chính là con đường chính để giải quyết thành thị hoá ở Trung Quốc.
6.  Cải cách tài sản nhà nước: nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn tài nguyên
Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong gần 20 năm qua thực sự đã có tiến triển rất lớn kể từ khi Đặng Tiểu Bình phát biểu trong chuyến khảo sát miền Nam, nhưng cải cách hoàn toàn chưa triệt để. Cải cách tài sản nhà nước cần tiến hành ở hai cấp độ.Cấp độ thứ nhất là cải cách cơ chế phân bổ tài sản nhà nước, hoặc là cải cách thể chế phân bổ. Cấp dưới của ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước không phải quản lý các doanh nghiệp cụ thể, mà thành lập một số công ty đầu tư vốn mang tính ngành nghề hoặc mang tính tổng hợp, nhiệm vụ chính là quản lý phân bổ tài sản nhà nước. Thông thường Trung Quốc nói đến hiệu suất, là chỉ nói đến hiệu suất sản xuất. Hiệu suất sản xuất là căn cứ vào đầu tư vốn vào sản xuất, sản xuất càng nhiều thì càng tốt, hiệu suất như vậy là cao. Sau thập niên 30 của thế kỷ 20, đã xuất hiện một dạng hiệu suất khác, đó chính là hiệu suất phân bổ tài nguyên. Giả định phương thức đầu tư hiệu suất phân bổ tài nguyên không đổi và khác nhau để phân phối tài nguyên, sau đó tiến hành so sánh, xem ai phân bổ hiệu suất cao nhất. Việc tài sản không ngừng được tái tổ chức, điều chỉnh là nhằm nâng cao hiệu suất phân phối tài nguyên.
Nâng cao hiệu suất phân phối tài nguyên dẫn đến hai thay đối trong kinh tế học. Thay đổi thứ nhất, từ lâu những nhân viên được coi là làm công tác tổ chức nhân sự, công tác tuyên truyền, công tác quản lý hành chính trong các doanh nghiệp đều được xếp vào nhân viên phi sản xuất. Sau khi hiệu suất phân phối tài nguyên xuất hiện, cách nhìn cũng không giống nhau, nhân viên làm công tác tổ chức nhân sự tham gia vào việc phân bổ tối ưu các nguồn nhân lực. Việc làm này chính là nhằm nâng cao hiệu suất. Những nhân viên làm công tác tuyên truyền, nhằm động viên tính tích cực của mỗi nhân lực, cũng là nhằm nâng cao hiệu suất. Nhân viên quản lý hành chính là nhằm liên kết tốt hợp giữa nguồn vật tư và nguồn nhân lực, do đó làm hiệu suất sản xuất tăng lên.
Vấn đề lớn nhất của vốn nhà nước là phân bổ không hợp lý, các ngành nghề mới nổi cần phát triển thì đầu tư vốn nhà nước nhiều, các ngành nghề không quan trọng hoặc thị trường, doanh nghiệp tư nhân có thể giải quyết thì không cần phải tham gia các lĩnh vực này, tập trung chuyển về phân bổ tối ưu tài sản nhà nước.
7.  Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp tư nhân: đầu tiên phải nâng cao nhận thức về quyền tài sản
Nhận thức về quyền tài sản đối với các doanh nghiệp là hết sức quan trọng, doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ quyền tài sản của mình, coi quyền tài sản là cốt lõi sống còn của doanh nghiệp, nếu ngay từ khi thành lập mà doanh nghiệp tư nhân không làm rõ ràng vấn đề quyền tài sản thì đó sẽ là mầm bệnh sau này, chỉ có cách làm rõ vấn đề quyền tài sản mới có thể bảo vệ quyền tài sản của mình. Doanh nghiệp tư nhân trong quá trình chuyển đổi trước tiên phải làm rõ vấn đề quyền tài sản, phân định rõ ràng, nếu là doanh nghiệp quy mô lớn, phải kiện toàn cơ cấu người đại diện pháp luật, cổ đông, hội đồng quản trị, tổng giám đốc…
Chế độ quản lý doanh nghiệp theo gia tộc chỉ có tác dụng khi doanh nghiệp mới thành lập, vì người phụ trách thường là người có tài, có khả năng tập hợp, nhưng như vậy thời gian sẽ không kéo dài, sau khi doanh nghiệp phát triển chính quy hoá, phải xây dựng cơ cấu người đại diện pháp luật, mà vấn đề lớn nhất là người kế thừa, người kế thừa phải có tài, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động, phát triển theo pháp luật.
Doanh nghiệp tư nhân phải coi trọng tự chủ sáng tạo, coi trọng nâng cấp ngành nghề. Để làm được điều này, doanh nghiệp Trung Quốc cần phải làm được hai điểm: thứ nhất, ngoài chú trọng sản xuất, phải chú ý đến kinh doanh tiêu thụ, dịch vụ trước và sau khi bán hàng, chỉ có làm tốt điều này doanh nghiệp mới có thế phát triển; thứ hai, phải đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau vượt qua giai đoạn khó khăn nếu gặp phải.
8.    Trung Quốc có thể tránh đubẫy thu nhập trung bình
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2007 đề cập đến các nước Mỹ Latin, Malaysia, Philippines trong khi tiến tới ngưỡng thu nhập trung bình đã bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, kinh tế bị đình trệ trong một thời gian dài và dừng lại ở giai đoạn thu nhập trung bình. Quan điểm này của Ngân hàng Thế giới chưa chắc đã đúng, nhưng trên thực tế các bẫy thu nhập có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào, mà phổ biến nhất vẫn là xuất hiện bẫy thu nhập thấp. Rất nhiều nước không thể thoát ra khỏi mức thu nhập bình quân đầu người từ 1.000 USD đến dưới 2.000 USD, sau đó lại bị xếp vào hàng các nước nghèo nhất. Một số nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình cũng chưa chắc đã thuận buồm xuôi gió, như Hy Lạp ban đầu vượt qua mức thu nhập trung bình 12.000 USD (là ngưỡng giữa thu nhập trung bình và thu nhập cao), sau đó lên đến 20.000 USD thì kinh tế lại đình trệ, trượt dốc, vỡ nợ. Ngân hàng Thế giới chỉ ra 3 nguyên nhân dẫn đến rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Thứ nhất, tồn tại bẫy chế độ phát triển. Khi ở vào thời kỳ tiền phát triển, phải giải quyết những vấn đề chưa được giải quyết, như vấn đề đất đai. Như các nước Mỹ Latin, khi đó đều theo chế độ đại địa chủ, lúc đầu nên giải quyết nhưng vì lo ngại nhiều khó khăn nên không bắt tay vào thực hiện, sau này càng ngày càng khó giải quyết, điều này chứng minh sức cản cải cách kéo dài sẽ càng lớn và càng khó cải cách, đến nay đã không thể cải cách. Thứ hai, bẫy khủng hoảng xã hội. vấn đề ruộng đất không được giải quyết, khoảng cách giàu nghèo cũng khó được giải quyết. Các nước Mỹ Latin đã đưa ra các biện pháp nhưng đều không nhận được sự ủng hộ của xã hội, vì các đại địa chủ không đồng ý bất kỳ phương án nào của chính phủ, kết quả là xã hội rơi vào trạng thái tuyệt vọng, xuất hiện phái cực hữu tiêu cực. Họ đề xuất không thu ruộng đất của đại địa chủ, mâu thuẫn với chính phủ, bị chính phủ đàn áp dẫn đến xã hội hỗn loạn. Thứ ba, bẫy kỹ thuật. Các nước này biết kỹ thuật không có bước đột phá, đổi mới, thì sẽ không thể thúc đẩy kinh tế phát triển thêm một bước, dẫn đến nhân tài bỏ ra nước ngoài. Hơn nữa, nhận thức về thị trường tài chính của những nước này cũng không đầy đủ, nguồn vốn yếu kém, rối loạn, quan niệm dân chúng lạc hậu, coi bất động sản là quan trọng nhất, toàn bộ đầu tư đều dồn vào bất động sản, khiến cho lĩnh vực đổi mới kỹ thuật không thu hút được nhân lực, từ đó tạo thành bẫy kỹ thuật.
Trung Quốc không những phải đề phòng rơi vào bẫy thu nhập trung bình, mà phải tiến vào giai đoạn thu nhập cao, phải đề phòng xuất hiện tình trạng đình trệ. Cải cách của Trung Quốc hiện nay bao gồm xác định quyền sử dụng đất, cải cách chế độ phân phối thu nhập, thành thị hoá, cải cách doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp tư nhân, đều cho thấy Trung Quốc hoàn toàn có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình, thậm chí bẫy thu nhập cao sau này./.

2097. Án oan Hàn Đức Long ở Bắc Giang

ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NAM ĐỊNH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ
Số: 17/2013/CV-VPLS
V/v Tổng hợp về vụ án Hàn Đức Long
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o———
Nam Định, ngày 26 tháng 06 năm 2013

KÊU CỨU KHẨN CẤP

(Bị cáo sắp bị thi hành án tử hình)
Kính gửi:
- CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG
- TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG
- CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- CÁC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ

Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự kính gửi tới Quý Ông, Quý cơ quan lời chào trân trọng, kính mong được giúp đỡ một việc như sau:
Tử tù Hàn Đức Long đang bị giam giữ tại Trại giam Kế tỉnh Bắc Giang hiện nằm trong danh sách chuẩn bị thi hành án tử hình theo chính sách mới của chính phủ có hiệu lực từ ngày 27/6/2013 (Nghị định 47/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc).
Là luật sư từng tham gia bào chữa cho bị cáo và có đầy đủ chứng cứ chứng minh bị cáo bị oan, mặc dù đã kêu cứu nhiều nhưng kết cục vẫn như hiện nay. Đã tròn 8 năm kể từ ngày xảy ra vụ án (26/6/2005) và cũng ngần ấy thời gian bị cáo Long chịu nỗi oan khuất nơi ngục tối, điều này không khỏi làm day dứt lương tâm con người.
Vụ án oan này là tổng hợp của mọi khiếm khuyết của nền tư pháp nước nhà, trong đó bao gồm nhưng không chỉ tình trạng truy bức nhục hình trong giai đoạn điều tra và tình trạng án tuyên được duyệt từ trước mà không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Hiện tại Đảng và nhà nước đang có chủ trương cải cách tư pháp và để chính sách thành công rất nên kết hợp với một vụ án điển hình như vụ Hàn Đức Long.
I/ NỘI DUNG VỤ ÁN
Khoảng 7 giờ chiều ngày 26/6/2005 vợ chồng anh Sơn, chị Liễu (thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đi làm đồng về không thấy con đâu, cháu gái được 5 tuổi, mọi người đổ xô đi tìm. Sáng hôm sau người dân đi làm sớm phát hiện thấy xác cháu tại mương nước ngoài đồng. Khám nghiệm dấu vết hiện trường và tử thi cho thấy âm đạo bị rách chứng tỏ cháu bị hiếp dâm sau đó bị dìm cho chết. Cơ quan công an khám nghiệm tử thi cho kết quả: Phổi xung huyết, diện cắt có dịch bọt màu đỏ lẫn máu chảy ra. Lòng khí phế quản xung huyết có dị vật lẫn bùn đất. Kết luận xác định: Nạn nhân chết do ngạt nước.
Sau khoảng 4 tháng không tìm ra manh mối thủ phạm, phải chịu nhiều áp lực, cơ quan điều tra đã phải ra quyết định tam đình chỉ điều tra vụ án, đồng thời với đó cơ quan công an phát động nhân dân trong thôn xóm tố giác tội phạm, đề nghị bà con trình báo về những sự việc trước nay có ai bị hiếp dâm, hoặc biết được hành vi tình dục bất thường của ai đó. Cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của hai mẹ con, gồm cụ Ngô Thị Khuyến (sn 1930) và người con gái Trương Thị Năm (sn 1960) đều tố cáo bị người cùng thôn là Hàn Đức Long hiếp dâm. Cơ quan điều tra bắt giam Hàn Đức Long để điều tra, trong quá trình hỏi cung Hàn Đức Long đã thú nhận việc hiếm dâm hai mẹ con bà cụ, ngoài ra khai nhận chính hắn là thủ phạm hiếp giết cháu bé 5 tuổi.
Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm tuyên án tử hình Hàn Đức Long, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm tuyên y án tử hình. Sau đó Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xử giám đốc thẩm tuyên hủy hai bản án yêu cầu điều tra lại. Đến năm 2011 TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai vẫn tuyên án tử hình, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm lần 2 cũng tuyên án tử hình.
Hồ sơ điều tra thể hiện bị cáo đã thú nhận tội, các bản lời khai của bị cáo đều thừa nhận tội với nội dung diễn biến hành vi phạm tội được khai báo thống nhất và giống nhau, nhưng mọi khi ra tòa bị cáo đều chối tội. Bị cáo khai rằng mình bị đánh đập bức cung nhục hình ép phải nhận tội. Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng bị cáo chối là do sợ hãi trước hình phạt nghiêm khắc, HĐXX tin vào lời khai nhận tội của bị cáo trong hồ sơ nhưng không tin vào lời khai của bị cáo tại phiên tòa.
II/ DIỄN BIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG HÔM XẢY RA VỤ ÁN
  1. 1.      Về phía gia đình cháu bé
Nhà anh Sơn, chị Liễu nằm ở rìa xóm nơi ngã ba có lối đi nhiều ngả và giáp cánh đồng, gia đình có một quán tạp hóa nhỏ bán đồ lặt vặt. Chiều ngày 26/6/2005 vợ chồng anh chị nhổ lạc ngoài ruộng cách nhà khoảng 200m, cháu Yến 05 tuổi chơi ở quán.
Khoảng 6 giờ chiều chị Liễu nghe vọng ra tiếng chó sủa, sau đó thấy tiếng con gái gọi mẹ ơi về bán hàng, chị Liễu đi về bán cho ông Nguyễn Văn Giang sinh năm 1953 ở cùng thôn một chai coca để uống ngay tại quán. Khi ông Giang uống thì có anh Lục cùng thôn đến hỏi chị Liễu bán cho viên đá lạnh nhưng không có. Anh Lục mượn xe máy của ông Giang đi mua đá lạnh nơi khác, sau đó quay lại trả xe ông Giang rồi đi về nhà. Chị Liễu sau đó đem quang gánh và dây thừng ra ruộng, đến khi về thì không còn thấy con đâu.
2. Về phía bị cáo Hàn Đức Long
Khoảng 4 giờ chiều ngày 26/6/2005 Hàn Đức Long (sinh năm 1959 trú tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) chở ngô thóc bằng xe cải tiến tới quán xay xát nhà anh Diêm Quảng Nam người cùng thôn. Do mất điện nên Long để thóc ngô tại đó đi về làm việc nhà. Khoảng 6 giờ 30 khi đó đã có điện, Long đi ra quán xát thì có bố con ông Đỗ Danh Soạn, Đỗ Danh Xuân đang chờ xát. Khi thấy chưa đến lượt mình Long đi bộ về nhà bảo con trai làm cơm tối, bắt vịt thịt. Lúc quay trở ra Long gặp ông Soạn, ông Soạn nói chú ra nhanh lên còn ít người lắm. Khi đến nơi Long vẫn phải chờ hai người nữa là chị Nguyễn Thị Yên, chị Đặng Thị Sổ xay xong. Trong lúc chờ đợi đến lượt mình Long ngồi uống nước chè, hút thuốc lào tại cửa ngách thông giữa hai gian xay xát và gian bán hàng tạp hóa nhỏ của gia đình anh Diêm Quảng Nam. Sau khi Long xát xong đi về, anh Nam tiếp tục xay xát cho vài người nữa. Thời điểm Long về đến nhà là 19 giờ 47 phút (các số liệu giờ giấc trên đây do cơ quan điều tra thu thập thể hiện trong hồ sơ vụ án).
Quán xay xát nhà anh Nam cách nhà cháu Yến khoảng 70m, nhà cháu Yến chếch một đầu ao còn quán xát thóc nhà anh Nam ở một đầu ao. Đoạn đường 70m giữa hai nhà là đường đất hai bên đường cây cỏ bụi rậm không có nhà ở. Buổi chiều hôm đó mất điện, đến chập tối mới có điện nên mọi người phải chờ đợi nhau xay xát thóc ngô. Khi vụ án xảy ra Cơ quan điều tra lấy lời khai anh Nam xem chấp tối ngày hôm cháu Yến bị nạn có thấy việc gì bất thường không thì anh Nam chỉ khai hôm đó tập trung xay thóc nên không biết gì. Cơ quan điều tra hỏi anh Nam xem có những ai xay thóc chiều hôm đó thì anh Nam kể tên 7 người trong đó có Hàn Đức Long.
Khi khám nghiệm hiện trường CQĐT thu giữ được một số lông tóc nên đã khoanh vùng nghi phạm tiến hành lấy mẫu lông tóc của 5 người đàn ông ở địa phương nhưng KHÔNG bao gồm những người hôm đó xát thóc nhà anh Diêm Quảng Nam.
III/ CĂN CỨ KẾT TỘI CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
CQĐT cho rằng chiều tối ngày hôm đó, trong lúc chờ đợi chị Yên, chị Sổ xay xát rồi đến lượt mình Long đã đi sang nhà cháu Yến, khi thấy cháu ở nhà một mình đã nảy sinh ý định phạm tội nên đã bắt ôm bịt miệng đưa cháu ra cánh đồng để thực hiện hành vi hiếp và giết cháu, sau đó quay trở lại quán xay xát như không có việc gì xảy ra.
Quan điểm kết tội dựa vào các chứng cứ:
1. Bị cáo đã đầu thú vào ngày 19/10/2005 về việc hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm. Trong quá trình khai báo, bị cáo đã tự nguyện viết đơn đầu thú về việc hiếp giết cháu Yến. Bị cáo thừa nhận đã hiếp dâm mẹ con cụ Khuyến và giết hiếp cháu Yến, đây là cơ sở chính.
2. Trong các bản hỏi cung và bản tự khai bị cáo đã tự nguyện khai báo tỉ mỉ, cụ thể các hành vi phạm tội trong vụ án cháu Yến, bị cáo tự vẽ sơ đồ đường đi gây án mô tả cánh đồng nơi gây án. Lời khai của bị cáo phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, phù hợp với biên bản khám nghiệm tử thi, phù hợp với kết quả giám định.
3. Sau khi nhận tội, vì ân hận về việc làm của mình, Hàn Đức Long đề nghị Cơ quan điều tra cho được tự tay viết thư gửi chị Nguyễn Thị Mai là vợ Long và anh Nguyễn Đình Báu là bác ruột của cháu Yến. Nội dung thư gửi chị Mai có đoạn viết: “Mai sang bảo anh Sơn chị Liễu bình tĩnh đừng nóng vội làm việc gì đó đáng tiếc xảy ra” (BL79); Nội dung thư gửi anh Báu có đoạn viết: “Anh chót hãm hại cháu Yến con chú Sơn vào ngày 26/6/2005 anh đã thành khẩn khai báo với công an. Vậy anh mong chú xuống bảo vợ chồng chú Sơn không hành động những gì nóng quá để xảy ra những việc đáng tiếc. Anh ngàn lần xin các chú tha thứ cho anh…” (BL 80, 81). Đồng thời Long đề nghị Cơ quan điều tra được gặp anh Báu để dàn xếp sự việc. Ngày 06/11/2005, trước mặt anh Nguyễn Đình Báu, Long thú nhận về việc đã hãm hại cháu Yến và mong anh tha thứ. Anh Báu đã cam kết sẽ không gây thù oán ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của gia đình Long (BL 90).
4. Trước cáo buộc sử dụng nhục hình, Cơ quan điều tra khẳng định: Không có việc bị cáo bị ép viết theo lời điều tra viên đọc vì nhiều tình tiết trong vụ án chỉ có bị cáo biết như vấn đề xay xát gạo, thứ tự những người xay xát gạo, các tình tiết và hoạt động của Long trước, trong và sau khi gây án, … Những vấn đề này chỉ bị cáo mới biết, điều tra viên không biết nên không ép bị cáo khai báo như vậy, do vậy không có việc điều tra viên đọc cho bị cáo viết.
IV/ CĂN CỨ GỠ TỘI VÀ CHỨNG CỨ VÔ TỘI NHƯ SAU
  1. 1.      Về lời cáo buộc hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm
Hồ sơ điều tra thể hiện Long khai nhận hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm. Nhưng khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam và tại phiên tòa Long phủ nhận và cho rằng việc vụ cáo là vụ oan giá họa là do mâu thuẫn hằn thù gia đình. Hội đồng xét xử (HĐXX) không tin Long nhưng do không đủ căn cứ kết tội nên tại 4 lần mở phiên tòa HĐXX các cấp đều tuyên bị cáo Long KHÔNG PHẠM TỘI hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm.
Vụ hiếp dâm cụ Khuyến chị Năm cũng giống như vụ hiếp cháu Yến đều chỉ dựa vào lời khai nhận của Long mà không có chứng cứ trực tiếp nào, vậy thì tại sao một vụ lại tuyên không phạm tội, một vụ lại tuyên phạm tội?
Trong quá trình điều tra lại vụ án, ông Dương Khương Duy cán bộ Công an tỉnh Bắc Giang là người chỉ đạo trực tiếp điều tra việc điều tra vụ án bị chết, kiểm tra tủ hồ sơ của ông này thì thấy có 49 bút lục tài liệu liên quan đến vụ án Hàn Đức Long nhưng không được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong đó có một số tài liệu thu thập từ UBND xã cho thấy trước thời điểm tố cáo bị hiếp dâm chừng một tháng, gia đình cụ Khuyến chị Năm và Hàn Đức Long đã xảy ra mâu thuẫn đánh nhau vì tranh chấp đất đai. Hàn Đức Long đã đánh gây thương tích cho con trai của bà cụ và vợ của anh này, chính quyền địa phương đã xử phạt buộc Hàn Đức Long bồi thường cho gia đình bị hại 1,6 triệu đồng và Long chưa bồi thường hết. NGƯỜI CON DÂU bị đánh chính là người đã viết đơn cho mẹ chồng (cụ Khuyến) và chị chồng (chị Năm) tố cáo bị Long hiếp dâm.
Đối với cơ quan điều tra thì sự việc hiếp dâm bà Khuyến, chị Năm chính là cơ sở để bắt Long qua đó có được thông tin Long thú nhận giết hiếp cháu Yến. Nếu không kết tội được bị cáo hiếp dâm hai mẹ con thì cũng vô lý khi kết tội bị cáo hiếp giết cháu Yến vì hai vụ việc đều không có chứng cứ trực tiếp mà chỉ dựa vào lời khai nhận của Long.
Vụ án xảy ra từ năm 2005, trong thời gian điều tra lại năm 2011, bị hại Trương Thị Năm và anh Trương Văn Sáu con trai cụ Khuyến đã XIN RÚT ĐƠN đề nghị xử lý Hàn Đức Long. Đứng trước nguy cơ “vỡ trận”, cơ quan điều tra đã lấy lại lời khai của gia đình Trương Văn Sáu:
- Bút lục 1185, Biên bản ghi lời khai của NGƯỜI CON DÂU là Nguyễn Thị Chung, Chung cho biết cụ Khuyến đã già yếu, không đi lại được, trí nhớ bị lú lẫn, hỏi không trả lời được.
- Bút lục 1181 Biên bản ghi lời khai của chồng Chung là Trương Văn Sáu, nội dung Sáu trả lời cho Điều tra viên như sau:
Hỏi: Anh Sáu cho cơ quan điều tra biết anh quan hệ thế nào với bà Khuyến ở cùng thôn?
Đáp: Tôi (Sáu) xin trình bày: Tôi là con trai của bà Khuyến, hiện nay mẹ tôi đã già yếu và đang ở cùng với tôi tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang.
Hỏi: Anh được biết gì về việc bà Khuyến bị tên Long hiếp dâm vào thời gian đầu năm 2005?
Đáp: Sự việc tôi được biết như sau: Tôi nhớ vào thời gian đầu năm 2005 tôi có được nghe mẹ tôi là bà Khuyến nói cho nghe là vào một hôm mẹ tôi xuống nhà anh trai tôi là Lành ở gần nhà anh Long chơi, khi qua cổng nhà Long thì Long gọi mẹ tôi vào nhà và có hành vi sàm sỡ ôm mẹ tôi và thò tay vào trong quần mẹ tôi, thấy vậy mẹ tôi có bảo: Mày không bỏ ra tao kêu lên con tao nó đến đập chết mày. Nghe vậy Long có bảo mẹ tôi là cháu cho bà một trăm nghìn, nhưng mẹ tôi bảo tao thèm vào.
Nghe mẹ tôi nói thì tôi nói là thôi chuyện chỉ có vậy thì bỏ qua. Nhưng sau đó một thời gian thì tôi lại nghe nói là chị gái tôi là Năm cũng bị tên Long hiếp dâm, tôi hỏi chị Năm thì chị Năm đã thừa nhận là có việc đó. Sau đó vợ tôi là Chung đã viết đơn tố giác Long hiếp dâm mẹ và chị tôi.
Hỏi: Giữa gia đình anh và Long có mâu thuẫn gì không?
Đáp: Sau thời gian mẹ và chị tôi bị Long cưỡng hiếp được khoảng một hai tháng gì đó thì Long đã dùng đá đập vào đầu vợ tôi do mâu thuẫn gia đình. Vợ tôi phải đi viện điều trị, sau đó vụ việc được chính quyền xã Phúc Sơn giải quyết, anh Long đồng ý bồi thường cho vợ tôi 1.500.000đ (một triệu năm trăm nghìn đồng) nhưng anh Long chỉ bồi thường cho vợ tôi 1.200.000đ còn 300.000đ Long không trả mà còn có lời lẽ xúc phạm gia đình tôi nhưng tôi cũng nhịn để tránh xô xát xảy ra.
Hỏi: Việc gia đình anh viết đơn tố giác Long hiếp dâm mẹ và chị anh do ai gợi ý, xúi giục?
Đáp: Việc này do gia đình tôi tự giác, không có ai gợi ý, xúi dục gì cả.
Lý do gia đình tôi viết đơn là do anh Long đã hiếp dâm chị và mẹ tôi, sau này Long lại đánh cả vợ tôi, sau thời điểm đó công an tỉnh Bắc Giang có phát động mọi người tố giác tội phạm đã giết cháu Yến con anh Sơn chị Liễu ở cùng thôn với tôi, từ đó gia đình tôi đã tố giác anh Long hiếp dâm mẹ và chị tôi, hơn nữa tôi còn được nghe dân làng nói là tên Long có tính xấu hay sàm sỡ với chị em phụ  nữ ở trong thôn.
Hỏi: Vậy tại sao sau này khi làm việc với cơ quan điều tra anh lại xin rút đơn đề nghị xử lý tên Long?
Đáp: Đúng là tôi đã có ý kiến như vậy, tôi có ý kiến như vậy là do nay mẹ tôi đã già yếu không đi lại được, trí nhớ thì lẫn lộn không nhớ được gì nữa. Còn việc mẹ và chị tôi bị Long hiếp là sự thật, nếu cơ quan điều tra và các ngành pháp luật tiếp tục xử lý tên Long thì tôi xin tiếp tục đề nghị cơ quan pháp luật xử lý tên Long về hành vi hiếp dâm mẹ và chị tôi.
Những nội dung trên cho thấy khả năng Long bị vu oan giá họa là sự thực.
  1. 2.      Về nguyên nhân cái chết của cháu bé
Lời khai nhận của Long trong hồ sơ như sau: Bị cáo sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm tại bờ mương bê tông đã bế cháu bé tới một đoạn mương nước bờ đất, đặt cháu bé ngồi trên bờ rồi đẩy cháu ngã xuống nước, bị cáo quay đầu bỏ chạy về.
Kiểm tra mương nước cho thấy: lòng mương rộng 1,6m, có nhiều cỏ và khoai nước, sâu 35cm, từ mặt nước lên bờ mương 40cm. Hai bên bờ mương bằng đất rộng trung bình 1,2m. Trong khi đó cháu bé 5 tuổi có chiều cao 1,07m. Với mực nước 35cm thì khó có thể làm chết đuối cháu bé có chiều cao 1,07m. Chỉ cần cháu ngồi là đã cao hơn mực nước, do vậy khả năng là cháu bị dìm cho chết sặc nước chứ không phải do bị ngã xuống nước.
Khám nghiệm tử thi thì thấy trong phế quản có dị vật lẫn bùn đất, chứng tỏ trước khi chết cháu đã hít thở rất mạnh, chứng tỏ bị dìm cho chết ngạt chứ không phải ngã đuối nước. Như vậy mô tả trong hồ sơ không phù hợp với thực tế khách quan, sẽ xảy ra hai trường hợp hoặc là Long khai dối hoặc là thủ phạm không phải là Long. Nhưng nếu Long đã viết đơn đầu thú nhận tội rồi thì còn khai dối làm gì.
Đây là tình tiết đặc biệt quan trọng cho thấy tội phạm đã được thực hiện theo một diễn biến cách thức khác không đúng với mô tả trong hồ sơ. Nhiều khả năng thủ phạm là một người khác, và hành vi phạm tội được thực hiện theo một cách khác.
  1. 3.      Về một đoạn nội dung kết luận điều tra chứa đựng nhiều mâu thuẫn
Hồ sơ điều tra mô tả khi bị cáo bế cháu bé ra cánh đồng tới đoạn mương bê tông:“…Long đặt cháu Yến ngồi trên bờ mương bên trái, hai chân buông thõng xuống lòng mương. Long ngồi bờ mương đối diện, 2 chân đặt dưới lòng mương. Lúc này cháu Yến đã bất tỉnh nên tay phải Long giữ vai cháu Yến, tay trái tụt quần cháu Yến và ném xuôi theo dòng nước. Sau đó Long dùng 3 ngón tay giữa của bàn tay trái lách vào âm hộ cháu Yến…”
Tài liệu điều tra không làm rõ cháu Yến bị bất tỉnh ở thời điểm nào, vì lý do gì mà chỉ nêu rằng lúc này cháu Yến bất tỉnh. Trước đó bị cáo chỉ bế cháu bé mà không có hành vi đánh đập nên việc nêu cháu bé bị bất tỉnh là không có cơ sở. Phải chăng nêu điều này để khỏi tránh những điểm vô lý về sau? Bởi lẽ nếu không bị bất tỉnh thì khi bị đau đớn cháu bé sẽ kêu la, sẽ rất nguy hiểm bởi cánh đồng trống trải khi đó, ruộng vừa mới cấy, không gian thông thoáng, thời tiết mùa hè ngày 26/6 khi đó lúc 6,7 giờ thì trời vẫn còn sáng.
Trường hợp cháu ngất thật sự thì tại sao lại để cháu ngồi mà không đặt cháu nằm ra bờ mương cho dễ thực hiện các thao tác? Cháu ngồi bệt ở bờ mương như thế thì với một tay giữ vai, tay kia làm sao cởi được quần cháu ra? Thực tế cháu phải đứng hoặc nằm thì mới cởi được quần, ngồi thì làm sao cởi quần lại chỉ với một tay? Và tư thế cháu ngồi như vậy thì âm hộ cháu áp sát vào bờ mương bê tông, làm sao bị cáo móc 3 ngón tay vào được? Bàn tay của bị cáo sẽ bị cọ sát với bờ mương bê tông thô ráp, khó thể móc vào âm hộ. Nếu cháu Yến ngửa người ra phía sau, bị cáo móc tay vào được thì khả năng âm hộ bị rách, sẽ rách về đằng trước, đằng này âm hộ cháu bị rách rộng thêm một phần da tầng sinh môn về phía sau (cáo trạng trang 5).
Chỉ một đoạn ngắn mô tả hành vi phạm tội đã cho thấy một loạt điểm bất hợp lý, không logic khách quan, điều này cho thấy nhiều khả năng tội phạm được thực hiện theo một tư thế diễn biến cách thức khác, có thể ở một địa điểm khác. Bị cáo Hàn Đức Long không phải là thủ phạm trong vụ án này, mô tả trong hồ sơ chỉ là kết quả của sự tưởng tượng hình dung của cán bộ điều tra, từ sự hình dung đó đã ép bị cáo khai báo theo hướng diễn biến như vậy. Nhưng vì không đúng như sự thật đã diễn ra nên bộc lộ nhiều điểm vênh bất hợp lý.
  1. 4.      Về bằng chứng ngoại phạm thứ 1
Chiều tối hôm cháu Yến bị sát hại, Long xay thóc tại nhà anh Diêm Quảng Nam đây là thông tin chính xác. Ngay hôm phát hiện ra cháu bé bị chết, chiều hôm đó cơ quan điều tra đã hỏi anh Nam xem tối hôm trước có thấy điều gì bất thường không và hoi thêm có những ai xát thóc, anh Nam kể ra 7 người trong đó có Long. Nhiều người cùng xay thóc xác nhận điều này như ông Soạn, anh Xuân, chị Yên, chị Sổ, chính bản thân Long cũng thừa nhận mình có xay thóc, và đây chính là bằng chứng ngoại phạm của bị cáo.
Việc Long xay thóc nhà anh Nam chính là bằng chứng ngoại phạm của Long.
Cơ quan điều tra thu thập được một số lông tóc ở hiện trường nên đã khoanh vùng nghi phạm tiến hành lấy mẫu lông tóc của 5 người đàn ông ở địa phương nhưng không bao gồm những người xát thóc nhà anh Diêm Quảng Nam hôm đó. Như vậy ngay từ ban đầu CQĐT cũng không xác định những người có mặt xát thóc tại nhà anh Nam là nghi phạm.
Nhưng về sau này hồ sơ điều tra lại chuyển hóa theo hướng Long là thủ phạm, trong khi chờ đợi đến lượt xay xát thóc đã sang nhà cháu Yến để thực hiện hành vi phạm tội sau đó quay về xay thóc.
Bằng chứng ngoại phạm thứ 2
Thời điểm chết của cháu Yến là bằng chứng ngoại phạm của Long
Tại bản kết luận giám định pháp y số 363/PY ngày 04/7/2005 của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang, xác định trong dạ dày nạn nhân có chứa ít thức ăn đã nhuyễn và xác định nạn nhân chết sau bữa ăn cuối cùng khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ.
Cơ quan điều tra hỏi bố mẹ cháu Yến cháu ăn bữa cuối cùng lúc mấy giờ thì được xác định là khoảng 12 giờ trưa cùng ngày. Từ đó xác định thời điểm cháu Yến bị giết là khoảng từ 4 giờ đến 6 giờ chiều. Mặt khác, theo lời khai chị Liễu thì khoảng 6 giờ chiều cháu Yến gọi chị về bán hàng cho ông Giang, như vậy kết hợp hai thông tin trên thì thời điểm cháu chết xê dịch cận đúng hơn là về khoảng 6 giờ (chứ không phải cận đúng về khoảng 4 giờ chiều).
Nhưng tài liệu điều tra lại ghi nhận Hàn Đức Long 6 giờ 30 mới đi ra quán xay xát, và khi đến nhà là 19 giờ 47 phút. Như thế thì thời điểm Long đi xay thóc thì cháu Yến đã chết. Tất cả các thông tin giờ giấc đều do cơ quan điều tra thu thập được thể hiện trong hồ sơ.
Cần lưu ý là lúc 6 giờ 30 Long ra quán xát còn chờ ông Soạn, anh Xuân xát xong, Long đi về nhà nói con trai bắt vịt thịt rồi mới quay trở lại ngồi chờ cho chị Sổ, chị Yên xát. Cơ quan điều tra xác định Long phạm tội trong lúc chờ đợi chị Sổ, chị Yên xay thóc tức là khoảng thời gian còn kéo dài về phía 7 giờ, càng sai so với thời điểm cháu Yến chết.
Sau này CQĐT làm một việc gượng ép thiếu thuyết phục là tiến hành thực nghiệm xác định lượng thóc và thời gian xay xát của chị Sổ, chị Yên và thực nghiệm lại diễn biến hành vi phạm tội để tính lượng thời gian tiêu tốn cần thiết thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó cho ra kết quả xác định thời gian xay thóc đủ lâu để bị cáo thực hiện hành vi phạm tội và trở về.
Đây là việc làm rất thiếu độ chính xác bởi lẽ thứ nhất là khó đảm bảo chị Yên, chị Sổ nhớ chính xác hôm đó (nhiều tháng năm trước) mình xát bao nhiêu kg thóc. Thứ hai, chủ quán xay thóc khai rằng điện lưới hôm đó yếu nên hai động cơ xay thóc và chà gạo phải chạy lần lượt từng động cơ một và thời điểm thực nghiệm lại sau nhiều năm thì động cơ máy đã được thay mới. Với những dữ kiện như thế CQĐT vẫn thực nghiệm và cho ra khoảng thời gian làm căn cứ để kết tội.
Tất cả những việc thực nghiệm là để tỏ ra việc điều tra là kỹ lưỡng, số liệu chính xác khách quan nhưng thực chất đó là việc làm giả tạo che dấu đi vấn đề không thể bác bỏ là tính về mặt giờ giấc thời điểm cháu bé chết trước khi Long đi ra quán xay thóc.
  1. 5.      Về lời tố bị truy bức nhục hình và bản đơn xin đầu thú của Long
Khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam và tại phiên tòa Long khai báo đã bị cán bộ điều tra đánh đập tưởng rằng sẽ chết ngay trong khi điều tra, Long phải khai nhận theo những nội dung cán bộ điều tra đọc cho để viết. Khi Long không viết liền bị cán bộ điều tra cầm bút đâm thẳng vào bàn tay, ngoài ra là bị đánh đập hành hạ bằng nhiều dụng cụ khác.
Điều này lý giải vì sao các bản khai nhận tội do cán bộ điều tra viết và Long ký vào cuối đều rất giống nhau và lý giải tại sao lời khai nhận của Long phù hợp với hiện trường phạm tội, phù hợp với các tài liệu thu thập khác của cơ quan điều tra.
Khi khám phá tủ hồ sơ của ông Dương Khương Duy bị chết thì trong số 49 bút lục tài liệu bị bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án, có một số bản viết tay không hoàn chỉnh đơn xin đầu thú của Hàn Đức Long.
Trước khi điều tra lại thì trong hồ sơ chỉ có một bản Đơn xin đầu thú viết ngày 29/10/2005 trong khi đó bị cáo bị bắt từ ngày 19/10/2005. Câu hỏi đặt ra là Điều gì đã diễn ra trong khoảng thời gian 10 ngày từ khi bị bắt đến khi có đơn xin đầu thú? Phải chăng có các bản đơn xin tự thú viết dở dang trước đó là do bị bức ép viết, viết mỗi ngày một ít, viết cho quen, viết cho cam chịu dần, viết cho nét chữ ngay thẳng hàng dần và tới ngày 29/10/2005 mới có bản Đơn xin đầu thú hoàn chỉnh?
Khi xem nét chữ viết tại bản đơn xin đầu thú ngày 29/10/2005 gồm 4 trang giấy có thể thấy rõ cứ cách một đoạn nét chữ viết đứng thẳng, cách một đoạn nét chữ viết lại nghiêng. Sự khác nhau về nét chữ sau mỗi đoạn chứng tỏ có sự dứt quãng nghỉ ngơi rồi mới viết tiếp, điều này cho thấy lời khai bị cáo bị ép viết là có cơ sở cho là đúng. (Xin gửi kèm bản đơn xin đầu thú của Long).
V/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI LUẬT
Vụ án oan sai là sự thực, việc bắt giam và kết tội Long không dựa trên bất cứ một chứng cứ trực tiếp nào mà chỉ dựa vào lời khai nhận tội và suy diễn. Sau 04 tháng không tìm ra thủ phạm, cơ quan điều tra dựa vào lời tố cáo hiếp dâm của cụ Khuyến, chị Năm để bắt Long sau đó có được lời thú tội vụ cháu Yến. Nhưng suốt 8 năm với 4 phiên tòa HĐXX đều tuyên Long KHÔNG PHẠM TỘI hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm trong khi bị hại còn sống nhưng lại vẫn tuyên được là Long giết hiếp cháu Yến mặc dù bị hại đã chết.
Từ vụ án này cho thấy nổi lên hai vấn đề đặc biệt đáng quan tâm của hệ thống tư pháp mà lâu nay dư luận đã phản ảnh nhiều, đó là tình trạng truy bức nhục hình trong quá trình điều tra và tình trạng duyệt án từ trước và không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.
Qua vụ án này xin kiến nghị một số vấn đề pháp lý như sau:
Thứ nhất: Quyền được giữ im lặng của bị can bị cáo
Xét về bản chất con người thì không ai phản bội lại chính mình, việc khai báo ngày hôm nay có thể là tài liệu chống lại mình ngày mai thì bình thường không ai muốn khai báo. Trong thực tế, chỉ nhờ truy bức nhục hình thì mới buộc được người ta phải khai báo.
Xét về bản chất của luật pháp, việc điều tra xử lý tội phạm chính nhằm bảo vệ luật pháp, bảo vệ các quyền công dân, như vậy việc bức hiếp buộc khai báo đã xâm phạm tới một quan hệ pháp luật khác cũng cần được pháp luật bảo vệ, đó là quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của công dân.
Như vậy việc xử lý vụ án ban đầu mang ý nghĩa tốt nếu sử dụng nhục hình thì đó lại là cách thức phản lại chính ý nghĩa ban đầu của việc điều tra xử lý tội phạm. Đây là sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.
Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 6 quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Thực tế việc truy bức nhục hình vẫn xảy ra dưới hình thức này hình thức khác. Để giải quyết tình trạng này cần quy định bị can bị cáo được quyền giữ im lặng hoặc chỉ đồng ý khai báo khi việc lấy lời khai có sự tham gia của luật sư bào chữa. Đây cũng là quy định văn minh tiến bộ mà tố tụng hình sự nhiều nước đã quy định.
Thứ hai: Quy định lời khai của bị can bị cáo không là chứng cứ
Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định chứng cứ như sau:
Điều 64. Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
A) Vật chứng;
B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
C) Kết luận giám định;
D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Quy định như trên chỉ coi trọng về quy trình thu thập chứng cứ mà không coi trọng tính chân thực của chứng cứ. Quy định chứng cứ là những gì có thật là chưa đủ, cần bổ sung thêm chứng cứ phải mang giá trị khách quan.
Xét ví dụ lời khai của bị cáo có là chứng cứ hay không thì thấy: Đương nhiên có việc bị cáo khai báo, đó là cái có xảy ra và đó là sự thật. Nhưng điều quan trọng không phải là sự thật về bản thân việc khai báo mà quan trọng là sự thật trong nội dung khai báo. Chứng cứ cần sự khách quan nhưng lời khai lại thường không khách quan, vì dù bị cáo khai có lợi hay bất lợi cho chính mình thì cũng không khách quan. Nếu bị cáo khai báo có lợi cho mình thì có thể nghi ngờ bị cáo gian dối chối tội, nếu bị cáo khai bất lợi cho mình thì đó là điều không bình thường trong hành vi con người, có thể nghi ngờ việc khai báo đó không đảm bảo yếu tố an toàn về thân thể hoặc tỉnh táo về tinh thần.
Chứng cứ cần phải liên hệ và tồn tại ở thời điểm xảy ra vụ án, như thế mới có thể giúp làm sáng tỏ vụ án. Các tài liệu như biên bản hoạt động điều tra, biên bản ghi lời khai, thì đây là các giấy tờ phát sinh sau này, không tồn tại ở thời điểm xảy ra vụ án. Đó đơn thuần chỉ là các tài liệu trong hồ sơ vụ án giống như các quyết định khởi tố vụ án, lệnh bắt giam, đó không phải là cơ sở để xác định diễn biến sự việc đã xảy ra như thế nào.
Quy định lời khai của bị can bị cáo cũng là chứng cứ nên thực tế đã xảy ra tình trạng là cơ quan điều tra thay vì nhọc công đi tìm các tài liệu bằng chứng xác thực khác, họ chỉ xoáy sâu vào việc bắt giam sau đó truy bức nhục hình cho người này khai nhận hành vi phạm tội, từ đó cho ra kết luận điều tra.
Thứ ba: Điều tra viên phải là người tham gia tố tụng
Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định Điều tra viên là người tiến hành tố tụng mà không phải là người tham gia tố tụng, điều này cần sửa lại theo hướng điều tra viên phải tham gia tố tụng tại phiên tòa.
Nhiều tài liệu chứng cứ cần thiết phải được xác định lại nguồn gốc quy trình thu thập từ đó xác định chứng cứ có được thu thập hợp pháp hay không để có đủ giá trị pháp lý cũng như độ tin cậy hay không.
Hiện nay điều tra viên không phải tham gia tố tụng do vậy không có điều kiện để thẩm định lại quy trình thu thập chứng cứ, không có cơ hội đối chất giữa cán bộ điều tra và bị cáo trong việc xác định có hay không sự truy bức nhục hình?
III/ KÍNH MONG ĐƯỢC CỨU GIÚP
1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chúng tôi hiểu rằng trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra, xét xử. Vụ án oan Hàn Đức Long là điển hình cho việc trong điều tra còn hiện tượng bức cung nhục hình, trong xét xử còn mang nặng yếu tố họp duyệt án từ trước, kết quả tuyên án chưa dựa vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.
Đức phật dạy rằng cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, Kính mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho bị cáo Hàn Đức Long, thời gian gấp gáp, có người đang mong cho bị cáo chết sớm để vụ việc được khép lại. Những người phải chịu trách nhiệm về vụ án oan này hiện đang giữ các cương vị lãnh đạo trong các ngành.
2. Kính mong Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự, ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với hai lý do: 1. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2.Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
3. Chúng tôi được biết thẩm quyền của Ban nội chính trung ương là: Nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm viện kiểm sát, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội). Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Như thế Ban nội chính trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét lại vụ án oan sai Hàn Đức Long vì vụ án này có liên quan đến hoạt động của các cơ quan thuộc khối nội chính (gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), và liên quan đến sửa đổi một số quy định khiếm khuyết của bộ luật tố tụng hình sự thuộc công tác xây dựng pháp luật thuộc mảng vấn đề thẩm quyền của Ban nội chính trung ương. Do vậy kính mong Ban nội chính trung ương nhận lãnh trách nhiệm xem xét cứu vớt bị cáo trong vụ án oan sai này.
4. Kính mong các cơ quan báo chí đưa tin phản ánh về vụ án oan khuất này, được như thế là đã đóng góp dựng xây cho nền tư pháp nước nhà vốn còn nhiều khiếm khuyết rất cần được chung tay xây dựng.
Rất mong nhận được sự quan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thông tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện thoại 0906117641
Tại Hà Nội: Liên hệ LS Ngô Ngọc Trai, Tầng 3 Số 62 Thái Thịnh II, Hà Nội
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ
TRƯỞNG VĂN PHÒNG

2098. Tù oan và lối thoát

BBC
LS Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
07-11-2013
Vẫn biết Việt Nam còn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu nhưng có đi thực tế về các địa phương mới thấy, đời sống nhân dân lao động còn rất nhọc nhằn.
H5Ông Chấn được tự do nhưng gốc rễ của các vụ oan sai vẫn còn đó
Sau bao nhiêu năm đổi mới, nhân dân tuy không còn lo bị đói nữa nhưng môi trường văn hóa dân sinh nhiều nơi vẫn không khác so với mấy chục năm trước.

‘Bần cùng sinh đạo tặc’

Nhìn bức ảnh chụp gia cảnh của ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan 10 năm với gian nhà mái ngói đã xuống cấp nhuốm màu thời gian cho thấy sự bần cùng, nhưng xin thưa đó là hình ảnh rất thường thấy ở nông thôn nước Việt.
Ngay cách trung tâm Hà Nội chỉ trong bán kính 30 km nhiều vùng nông thôn chưa bao giờ được sử dụng nước máy, tiêu chí tối thiểu để được đánh giá là có đời sống văn minh.
Đường xóm vẫn còn nhỏ hẹp, bụi rậm vẫn nhiều và um tùm, có nơi ngõ xóm được bê tông hóa nhưng cống rãnh thì phơi ra giữa trưa hè nóng bức hoặc mùa mưa ngập lụt rất mất vệ sinh.
Tình trạng ao tù nước đọng và nuôi thả gia cầm trong vườn ao nhà cũng gây ngao ngán cho những ai ở phố mà nhìn thấy cảnh ấy.
Dân nông thôn vẫn đa phần làm ruộng, những người đàn ông đàn bà với gương mặt khắc khổ đen sạm, ngày nông nhàn thì đi làm thợ xây, phụ hồ hay buôn bán rong.
Lao động vất vả kiếm tiền để chăm lo đời sống gia đình hàng ngày, ngoài ra là tiết kiệm một khoản nhỏ để phòng khi ốm đau hoặc khi về già bởi vì họ không có bảo hiểm hay lương hưu.
Giải trí thì chẳng có gì ngoài cái ti vi, bố mẹ bận rộn thì trẻ con lêu lổng. Tiền đóng học cho con vẫn là khoản tài chính đáng lo buồn nhất của bậc cha mẹ.
Khi người dân còn khốn khó lo toan việc kiếm sống thì đồng nghĩa với đó là trình độ nhận thức và cơ hội học hành cũng thấp, hành xử cũng kém văn minh.
Nhiều trường hợp cướp của giết người chỉ vì một tài sản rất nhỏ, như trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn có thông tin hung thủ giết người là để cướp tài sản, mà tài sản của người phụ nữ nông thôn nào có được bao nhiêu?
Thằng bé hung thủ mới 15 tuổi nó cần tiền làm gì để phải đi cướp, nó cần tiền mua quần áo mới hay tiền đóng học phí? Cũng có thể nó muốn có tiền đi chơi điện tử một thứ được xem như thói xấu, vậy số tiền nó cần có là bao, tại sao không xin bố mẹ cho?
Cũng tại vì bố mẹ lo bận rộn kiếm tiền nên con cái hư hỏng.
Tựu chung chỉ vì cái nghèo.
Dân nghèo và nhìn chung cán bộ cũng nghèo.
Nghèo nàn và lạc hậu dẫn đến coi thường pháp luật.
Dân coi thường pháp luật thì phạm tội, cán bộ coi thường pháp luật thì dẫn đến oan sai.
Người xưa nói nghèo mà thanh tao, ít tiền mà sống thanh đạm, nhưng đó là những bậc trí đức hơn người, chứ dân đen thì biết làm sao?
Pháp luật phải được tôn trọng, nhưng có thể nào tôn trọng pháp luật trong điều kiện dân nghèo được không?
H6Nghèo đói, lạc hậu là nguyên nhân dẫn đến việc luật pháp bị coi thường ở Việt Nam?

Truy bức nhục hình

Luật quy định rất rõ nhưng cán bộ không làm theo, coi thường quyền hợp pháp của dân nên oan sai xảy ra.
Pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, nhưng có điều tra viên nào chưa từng truy bức đánh đập bị can?
Trong vụ việc ông Chấn, điều gì khiến ông phải khai báo nhận tội mà mình không hề phạm? Điều gì khiến ông không chỉ nói ra bằng miệng mà còn phải viết bằng tay những điều mình không làm?
Một bị cáo khác cũng ở Bắc Giang bị tuyên tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em đã khai rằng: Bị cáo bị đánh tưởng chừng như chết ngay trong quá trình điều tra. Bị cáo phải nhận tội thì mới có cơ hội được sống đến ngày ra tòa mà mong được minh oan. Bị cáo phải sống để đợi được gặp mặt vợ con để nói là mình không phạm tội, vì nếu chết đi thì người thân cũng không biết là mình bị oan.
Một bị can ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa khai rằng được điều tra viên cho uống rượu và dụ nhận tội thì cho về, thế là ông này khai nhận tội. Cái gì khiến ông sợ ở tù như thế?
Ông khai rằng bị những người giam giữ chung bắt tắm một ngày hai lần trong điều kiện mùa đông rét mướt, điều này dẫn đến hệ quả là khi tòa án thay đổi biện pháp ngăn chặn cho ông này về với vợ con thì được ba tháng đã lăn ra chết, trong khi vụ án còn đang điều tra lại chưa xong?
Ông Chấn đã ra khỏi nhà giam nhưng nhiều người vẫn còn bị oan trong đó.
Sẽ còn nhiều người bước vào và bị oan.
Vậy lối thoát nào cho vấn đề này?

Giải pháp trước mắt

Tình trạng oan sai có thể được giảm tránh đơn giản bằng việc phải triệt để tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện tại.
Vì các quy định về quy trình điều tra, truy tố và xét xử đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, thực nghiệm kiểm chứng, chứa đựng trong đó tính khoa học để khi thực hiện đó sẽ là cách tốt nhất giúp tìm ra sự thật khách quan của vụ án tránh oan sai.
Tiếp theo cũng cần phải thấy là quy định luật còn có chỗ chưa thực sự khoa học. Hiện tại pháp luật quy định lời khai của bị can bị cáo cũng là chứng cứ để kết tội.
Trong khi chứng cứ cần sự khách quan thì lời khai lại thường không khách quan, vì dù bị cáo khai có lợi hay bất lợi cho chính mình thì cũng đều không khách quan.
Nếu bị cáo khai báo có lợi thì có thể nghi ngờ bị cáo khai gian dối chối tội, nếu bị cáo khai bất lợi cho mình thì đó là điều không bình thường trong hành vi con người, có thể nghi ngờ việc khai báo đó không đảm bảo yếu tố an toàn về thân thể hoặc tỉnh táo về tinh thần.
Còn nếu có trường hợp thực sự bị cáo ăn năn hối hận và tự nguyện khai nhận hành vi phạm tội thì đã có chế định riêng về việc đầu thú, tự thú.
Quy định lời khai của bị can bị cáo cũng là chứng cứ để kết tội nên thực tế đã xảy ra tình trạng điều tra viên thay vì nhọc công đi tìm các tài liệu bằng chứng xác thực khác, họ chỉ xoáy sâu vào việc bắt giam sau đó truy bức nhục hình cho bị can khai nhận hành vi phạm tội, từ đó cho ra kết luận điều tra.
Bộ luật tố tụng hình sự cũng cần bổ sung quy định buộc điều tra viên phải tham gia tố tụng tại phiên tòa. Nhiều tài liệu chứng cứ cần được xác định lại nguồn gốc quy trình thu thập từ đó xác định chứng cứ có được thu thập hợp pháp và có thể tin cậy hay không.
Hiện nay điều tra viên không phải tham gia phiên tòa do vậy không có điều kiện để thẩm định lại quy trình thu thập chứng cứ, không có cơ hội đối chất giữa cán bộ điều tra và bị cáo trong việc xác định có hay không sự truy bức nhục hình.
Cuối cùng là cần đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại cho cơ quan điều tra để giúp nâng cao khả năng thực hiện việc giám định tư pháp. Nhiều vụ án thu giữ được ở hiện trường dấu vết tội phạm nhưng lại không thể xác định được hung thủ từ những dấu vết đó.

Lối thoát toàn diện

Nhưng nhìn rộng ra, tội phạm và oan sai là do nghèo nàn lạc hậu, vậy kinh tế là vấn đề mấu chốt.
Làm thế nào để kinh tế phát triển? Phát triển là gì nếu không phải là khai phá tiềm năng con người?
Ngày xưa năng suất giống cây trồng và chăn nuôi là bao nhiêu, bây giờ là bao nhiêu, chẳng phải sự thay đổi tăng lên là do ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hay sao?
Nhưng làm sao khai phá được tiềm năng con người khi mà chưa trân trọng các quyền con người? Làm sao con người phát triển năng lực khi chưa hình thành nên các thiết chế mà theo đó năng lực con người được trân trọng phát huy?
Dân chủ là hạt nhân để phát triển. Hãy tìm cách phát triển dân chủ.
Nhưng đừng quên dân chủ là một quá trình chứ không phải là một biến cố.
Dân chủ là vấn đề của nhận thức chứ không chỉ là sự bố trí hợp lý các thiết chế.
Cho nên sẽ là tốt nhất khi dân chủ là một công cuộc xây dựng có chủ đích.
Trong tình hình Việt Nam hiện nay, sẽ là tốt nhất cho quốc gia dân tộc khi Đảng cộng sản chủ động xây dựng dân chủ.
Đảng hãy là mái chèo đưa đẩy con thuyền đất nước đi đến dân chủ.
Nhưng ngay khi muốn làm việc đó thì bản thân Đảng hãy là một mái chèo cứng đi đã, nếu không thì con thuyền sẽ trôi dạt về đâu?
Đảng cũng đừng lo là nếu thuyền cập bến rồi thì mái chèo bị bỏ đi đâu?
Xin thưa rằng biết đâu là bến bờ dân chủ, có nơi đâu là dân chủ hoàn toàn? Dân chủ nó chỉ là cái đích ngắm đến, một lộ trình bất tận chứ có quốc gia nào nói mình đã hoàn toàn dân chủ đâu?
Vậy thì cứ làm sao đi đến càng gần cái đích dân chủ càng tốt, và trong suốt hành trình đó Đảng sẽ vẫn có cơ hội song hành với nhân dân.
Đảng muốn giữ quyền lãnh đạo, nhân dân thì muốn có dân chủ và đất nước phát triển. Có cách nào thỏa mãn được cả hai yêu cầu đó không?
'Dân chủ sẽ giúp Đảng có cơ hội song hành cùng nhân dân'
‘Dân chủ sẽ giúp Đảng có cơ hội song hành cùng nhân dân’
Có thể đạt được bằng cách sửa Điều 4 hiến pháp hiện hành.
Hiện tại Điều 4 Hiến pháp quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nay nên sửa lại chỉ quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước, bỏ đi nội dung lãnh đạo xã hội.
Được thế xã hội dân sự có không gian phát triển, dân chủ sẽ khai phóng tiềm năng nhân dân, nhờ đó mà đất nước phát triển và Đảng vẫn lãnh đạo nhà nước.
Đó là phương án tối ưu, không có phương án nào tốt hơn được nữa.
Nếu Đảng cộng sản là một khối thống nhất, có lý trí sáng suốt thì sẽ nhận ra điều đó.
Và cũng chỉ khi đó mới có hy vọng Đảng sẽ buông bỏ xã hội và chấp nhận một số cải cách để dân chủ và kinh tế phát triển.
Hiện tại nội bộ Đảng đang phân hóa, nhiều sự kiện cho thấy ý kiến của người đứng đầu Đảng không được cấp dưới tuân theo. Một số đảng viên cao cấp sai phạm yếu kém đầy người nhưng lại kết bè cánh thoát khỏi sự trừng phạt của kỷ luật đảng.
Khi Đảng đang rệu rã thì không hy vọng gì có được những bước đi mạnh mẽ.
Đất nước vì đó sẽ vẫn chậm phát triển.
Tội phạm sẽ vẫn còn nhiều.
Và oan sai cũng thế.
Nguồn: BBC
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét