Ngô Nhân Dụng - Vụ Bắc Sơn: Chế độ lung lay từ nền tảng
Hình: Internet |
Trong cuộc tranh đấu của người dân xã Bắc Sơn đang diễn ra, chúng ta
thấy một hiện tượng mới: Các cán bộ cấp xã đã công khai bày tỏ nỗi bất
mãn đối với “lệnh trên.” Họ phân trần rằng họ cũng chỉ là nạn nhân bị
đặt vào cảnh trên đe dưới búa. Cái búa ở trên là đảng cộng sản liên kết
với giới tư bản đỏ bày ra các “công trình” mà mục đích xưa nay vẫn là
cướp ruộng đất của dân để rút ruột. Bên dưới là các nông dân cần bảo vệ
đất nên chống lại cường quyền. Khi các cán bộ cấp dưới công khai tỏ ra
bất mãn, tòa nhà chế độ bắt đầu rạn nứt từ nền móng.
Trước đây, trong các vụ dân biểu tình bảo vệ ruộng đất, báo chí không
chú ý tới các cán bộ cấp xã, vì người ngoài mặc nhiên coi họ cũng là thủ
phạm hoặc đồng lõa trong các âm mưu cướp ruộng, cướp đất. Nhưng trong
vụ xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, viên xã trưởng đã nói chính
mình, và có thể từ cấp huyện, bị áp lực từ trên xuống phải xúc tiến dự
án làm công viên và nghĩa trang, dù họ không đồng tình. Lời bộc lộ này,
xưa nay chưa ai từng nói ra trong các vụ xung đột giữa nông dân và đảng
cộng sản, cho thấy một biến chuyển tâm lý đe dọa sự tồn tại của cả chế
độ.
Các chế độ chuyên chế đều dựa vào một đạo quân thừa hành. Ở cấp thấp
nhất là các tay chân kiểm soát từng xã, từng thôn, và các sĩ quan chỉ
huy từng trung đội, đại đội công an. Khi nào chính lớp cán bộ đó ngả
nghiêng, chao đảo, thì cái thang chống đỡ chế độ độc tài đang sập gẫy từ
những bậc thang dưới cùng.
Tất cả những tin tức chúng ta đang biết về cuộc tranh đấu của đồng bào
xã Bắc Sơn từ hơn mười ngày qua đều do các báo, mạng của đảng cộng sản
phổ biến. Theo dõi các tin tức được truyền đi theo lối nhỏ giọt dưới sự
chỉ huy của công an văn hóa tư tưởng, chúng ta thấy những người làm báo
cũng khéo léo trình bày cho độc giả những uẩn khúc đằng sau cuộc đàn áp,
để dần dần thấy được cảnh tan hàng đang diễn ra.
Nguyên ủy gây ra cuộc đấu tranh của người dân xã Bắc Sơn là một dự án
xây dựng “công viên nghĩa trang” mang tên Vĩnh Hằng-Bắc Sơn, rộng trên
38ha, trị giá 386 tỉ đồng, tương đương 19.3 triệu đô la. Chính quyền đã
ra lệnh “thu hồi” khoảng 30 mẫu (ha) đất trong đó có 8 mẫu là đất trồng
trọt của 21 gia đình cư dân xã này để thực hiện dự án. Thu hồi, nghĩa là
“lấy lại,” một hành động bề ngoài có vẻ là “hợp pháp.” Vì trong chế độ
cộng sản hiện nay tất cả đất đai trên toàn quốc do đảng cộng sản kiểm
soát dưới danh nghĩa “thuộc về toàn dân,” tất cả các nông dân đều chỉ
được ban cho “quyền sử dụng” chứ không có quyền sở hữu, cho nên đất có
thể bị nhà nước “thu hồi” lại bất cứ lúc nào. Nông dân oan ức vì ruộng
đất bị cướp mất chỉ có cách duy nhất là biểu tình phản đối. Hàng ngàn vụ
công an đàn áp “dân oan” đã diễn ra ở nước ta từ Nam ra Bắc, vụ xã Bắc
Sơn, với hơn 3000 người dân chỉ là một biến cố gần nhất.
Tin tức sớm nhất do VietNamNet đưa ra, dẫn lời phó giám đốc Công an tỉnh
Hà Tĩnh, cho biết ngày 10 Tháng Tư, sáu viên công an được cử đến thi
hành “lệnh bắt đối với một đối tượng tên Trường, trú trên địa bàn xóm
Trung Sơn, xã Bắc Sơn về tội gây rối trật tự công cộng.” Bản tin nghe
như một vụ đàn áp bình thường, với một “đối tượng” duy nhất. Cách sử
dụng từ “đối tượng” là văn chương của công an, với ẩn ý hạ thấp giá trị
của người bị đàn áp, không coi đó là một con người mà chỉ là một“đối
tượng!” Báo chí ở trong nước thường họa theo lối gọi tên “phi nhân hóa”
này, có thể vì lười biếng không muốn tìm một từ khác, hoặc vì sử dụng
những từ ngữ trong báo cáo của công an thì sẽ tránh được tai họa. Ðọc
bản tin đầu tiên đó, người ta không biết “đối tượng tên Trường” này là
ai.
VietNamNet sau đó loan tin một số dân tụ tập phản đối lệnh thu hồi đất,
bị buộc tội “gây rối trật tự công cộng,” bị công an đến tận nhà đòi bắt
giữ; lúc đó người đọc mới biết không phải chỉ một “tên Trường gây rối”
mà còn những nông dân khác, và biết dân chúng đã đánh và bắt giữ bốn
công an. Trong lúc người đọc còn đặt câu hỏi “Tại sao dân dám đánh công
an?” thì tờ báo mạng cho biết thêm có hơn 100 công an và cảnh sát cơ
động đã “được huy động để giải vây cho một tổ công tác bị người dân 'vây
đánh' tại xã Bắc Sơn.” Chi tiết được nêu ra là: “Nông dân đã dùng gậy
gộc, gạch đá tấn công làm bốn người bị thương; mất một tiếng rưỡi đồng
hồ sau, bốn cán bộ công an mới được giải cứu khỏi vòng vây, đưa vào bệnh
viện.” Bị đẩy lùi trước sức mạnh của lực lượng công an vũ trang, dân
chịu thua; nhưng ngay sau đó, họ chia thành nhiều nhóm kéo đến ném đá
vào nhà ông chủ tịch xã Trần Bá Hoành, và đốt phá nhà trưởng công an xã
Nguyễn Khắc Sơn.
Cho tới lúc đó, người đọc vẫn chưa biết nguyên ủy tại sao dân dám liều
mình đánh công an. Cho tới khi báo mạng Một Thế Giới nói rõ hơn, khi
thuật lại lời của ông Trần Bá Hoành. Ông Hoành cho biết, “Cách đây một
tháng, có bốn trưởng thôn và hai bí thư chi bộ thôn đã xin nghỉ việc; mà
từ đó đến nay, chưa có ai thay thế. Những cán bộ trên thuộc bốn thôn
chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án làm công viên nghĩa trang, là Ðồng
Vĩnh, Trung Sơn, Kim Sơn, Xuân Sơn.” Ông Trương Văn Trường, là trưởng
thôn Trung Sơn đã xin nghỉ nên bị công an tới bắt, gây ra cảnh dân đánh
lại công an. Hậu quả của cuộc xung đột là hai cán bộ đứng đầu xã từ
chức, trụ sở xã đóng cửa vì hầu hết các cán bộ lãnh đạo xã không dám ra
đường.
Chủ tịch xã Trần Bá Hoành nói rằng, chính ông ta và chủ tịch huyện đều
không biết tỉnh Hà Tĩnh quyết định chọn Bắc Sơn lấy đất làm dự án xây
nghĩa địa. Riêng trong vụ này, ông và chủ tịch huyện đều không đồng tình
thực hiện dự án vì khi hỏi ý kiến chỉ có 17% dân chúng đồng ý. Tuy
nhiên, vì là cấp dưới, ông Hoành tâm sự, nên chỉ biết tuân thủ lệnh của
cấp trên. Ông Trần Bá Hoành tự giới thiệu mình đã làm chủ tịch xã suốt
13 năm qua mà không bị dân ghét. Nay chỉ vì một dự án, mà chính ông
không đồng ý, ông biến thành đối nghịch với dân. Ông Hoành còn nói thêm
rằng xung đột giữa dân và chính quyền bùng nổ từ cuộc họp tại trụ sở xã
hôm vào tháng 11 năm 2013. Trong cuộc họp này, nhiều người giật máy ảnh
của công an huyện; đấm đá bí thư đảng ủy và trưởng ban dân vận của
huyện.
Những tiết lộ của ông Trần Bá Hoành cho chúng ta thấy vết rạn nứt trong
hàng ngũ những cán bộ cấp thấp nhất trong guồng máy cầm quyền thống trị
của đảng Cộng sản Việt Nam. Người dân đã biết cả bộ máy đảng chỉ là một
tổ chức phân chia quyền hành để kiếm. Các dự án, công trình được bầy ra
để các quan chức rút ruột cùng các nhà tư bản đỏ khai thác làm giầu. Cán
bộ xã, thôn làm theo lệnh của giới lãnh đạo, từ trung ương đến địa
phương, chính họ cũng được chia phần. Khi người dân bị cướp đất biểu
tình phản đối, thì đã có công an vũ trang đến “đánh dẹp.” Ðó là cảnh đã
diễn ra từ hàng chục năm qua.
Tại xã Bắc Sơn, tình trạng đã thay đổi. Người dân Hà Tĩnh không “hiền
lành” cúi đầu chịu nhục và mất cơ nghiệp, đã tấn công thẳng vào các cán
bộ cấp xã. Nhà của chủ tịch, bí thư đảng ủy và trưởng công an xã bị đập
phá, đốt cháy; hàng chục cán bộ khác đưa gia đình đi lánh mặt và gửi các
vật dụng quý giá như xe cộ đến nơi khác để khỏi bị đốt phá.
Nhưng chính trong hàng ngũ các cán bộ thấp nhất cũng có người phản đối
âm mưu cướp ruộng đất của dân. Ông trưởng thôn Trung Sơn Trương Văn
Trường là một người can đảm bày tỏ thái độ bằng cách từ chức; vì vậy khi
công an đến bắt thì dân bênh ông ta. Trong bốn trưởng thôn từ chức,
mình ông Trường bị bắt, theo chiến thuật quen thuộc của cộng sản là chia
tách các đối thủ để đánh lẻ. Có thể ông Trường bị chọn làm mục tiêu vì
ông tỏ thái độ mạnh nhất, hoặc vì ông được lòng dân nhất. Khi các cán bộ
khác bị dân tấn công, lúc đó mới có người, như ông Trần Bá Hoành, tỉnh
ngộ thấy mình đang sống trong cảnh trên đe dưới búa. Họ phải lựa chọn:
Ðứng về phía người dân bị bóc lột và bị đàn áp, hay đứng về phía đảng
Cộng sản? Khi ông Trần Bá Hoành “lật tẩy” phân trần rằng mình và chủ
tịch huyện không đồng ý với dự án làm công viên, ông muốn ngỏ ý đứng về
phía người dân. Người Việt Nam nào cũng biết câu “Quan nhất thời, dân
vạn đại.” Sau cùng, các cán bộ thôn xã sẽ phải thức tỉnh, nhận ra rằng
chính họ và gia đình, con cháu họ sẽ phải sống bên cạnh người trong thôn
xã, chứ không thể được guồng máy bạo lực che chở mãi mãi.
Dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vốn nổi tiếng đấu tranh. Nông dân nổi giận
chống chính quyền khi bị cướp đất, cướp cơm. Nhưng người ta cũng nổi dậy
khi thấy mình bị sỉ nhục, nhất là bị nhục nhã trước ngoại bang. Ở phía
Nam xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, ở huyện Kỳ Anh người dân cũng đang phẫn
uất trước cảnh người Trung Quốc tràn ngập trong khu kinh tế Vũng Áng.
Trong khu kinh tế này có hơn 3,200 công nhân làm việc, trong đó có đến
2,000 người là “lao động chui” người Trung Quốc đang làm cho dự án
Formosa của tư bản Ðài Loan. Theo báo chí trong nước, người Trung Quốc
không chỉ đánh lộn, ăn cắp, mà còn ăn nhậu bừa bãi tại các khách sạn,
nhà hàng, các quán karaoke mọc như nấm dọc quốc lộ 1A. Một khu giải trí
mang tên “Hồng Thiên Hy” hình như chỉ dành riêng cho người Trung Quốc,
tất cả các quán nhậu, nhà hàng đều có “tiếp viên” sẵn sàng phục vụ người
Trung Quốc “trọn gói từ A đến Z.” Gần đây kế toán viên dự án Formosa bị
đâm trọng thương ngay tại khu nội trú của người Trung Quốc.
Vụ Bắc Sơn là một tiếng chuông đánh thức tất cả nông dân trên cả nước.
Khi người dân tự giành lấy quyền quyết định vận mạng của mình, thì chính
các cán bộ cấp thôn, cấp xã cũng phải theo họ. Ðảng Cộng sản đang giống
như một một tòa nhà sắp tan rã vì nền móng đang rạn nứt. Gần đây, ngay
trong việc đàn áp dân và phá phách các cuộc biểu tình yêu nước ở Hà Nội
và Sài Gòn, đảng Cộng sản đã phải thuê toàn bọn đầu gấu đến thay thế
hoặc phụ lực cho công an, chứng tỏ họ không dám tin tưởng hoàn toàn vào
các sĩ quan chỉ huy công an nữa. Nay tới các cán bộ thừa hành cấp xã,
thôn cũng nao núng. Ðây là lúc các nhà tranh đấu dân chủ tự do ở nước ta
bắt đầu nhập cuộc tranh đấu cùng giới nông dân. Ðảng Cộng sản đang bị
bắt buộc trả tự do cho nhiều nhà tranh đấu, để mong được gia nhập tổ
chức mậu dịch Thái Bình Dương (TTP) ngõ hầu cứu vãn nền kinh tế suy sụp.
Luật Sư Nguyễn Văn Ðài nhìn thấy một “không gian chính trị an toàn hơn
đã được tạo ra,” một cơ hội để giới tranh đấu dân chủ tiến tới.
(Người Việt)
Vụ dân bắt trói 4 công an tại Hà Tĩnh: Bắt giữ 10 người, 'khoanh vùng' 70 người, tiếp tục dự án
Ngày
16.4, UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng các ban ngành liên quan đã tổ chức họp báo,
trọng tâm là vụ việc xảy ra tại xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) liên
quan đến dự án nghĩa trang Công viên vĩnh hằng Bắc Sơn gây xôn xao dư
luận trong thời gian vừa qua.
Ông Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết tỉnh vẫn sẽ tiếp tục triển khai làm dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn.
Theo đó, ông Thiện cho hay, dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay là người dân TP.Hà Tĩnh thiếu đất làm nghĩa trang; do đó, nếu không có chủ đầu tư nào nhận làm dự án thì địa phương cũng sẽ phải bỏ tiền ra để làm.
Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho hay, hiện dự án vẫn chưa có nhà đầu tư nào cả mà hiện tại vẫn đang thực hiện bước khảo sát và vận động nhân dân.
Ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh: Dự án vẫn chưa có nhà đầu tư nào cả! |
Theo đó, không như quy hoạch ban
đầu là công viên Vĩnh Hằng sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 38 hecta
trên đồng Cù Lao thì nay dự án sẽ rút xuống còn khoảng 28 ha.
Trả lời phóng viên Một Thế Giới về việc, với quy hoạch rút xuống diện tích thì liệu dự án có đảm bảo quy hoạch về nhu cầu lâu dài khi dân số tăng hay không, ông Đinh cho hay: Quy mô nghĩa trang hẹp thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn. Sau này, khi nghĩa trang được xây dựng và ổn định thì sẽ xây dựng thêm những nghĩa trang tương tự khác miễn nó đáp ứng nhu cầu nhân dân.
Tiếp tục vận động nhân dân
Ông Nguyễn Thiện cho hay sẽ tiếp tục chỉ đạo chính quyền huyện và xã tiếp tục vận động và tuyên truyền nhân dân hiểu rõ về dự án. Các bước tiếp theo sẽ làm theo đúng quy định của pháp luật như chính sách di dời tái định cư, hỗ trợ việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Đồng thời, giao cho các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nghiên cứu về quy hoạch tổng thể, điều chỉnh dự án cho phù hợp.
Liên quan đến vấn đề xô xát và các hành vi gây rối trật tự công cộng ở xã Bắc Sơn vào ngày 10.4 và thời gian sau đó, Đại tá Trần Văn Sơn, Phó giám đốc công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: các hành vi phạm tội của người dân xảy ra tại Bắc Sơn chủ yếu là gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, phá hoại tài sản và bắt giữ người trái phép.
Ông Nguyễn Thiện - Phỏ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh: Dự án vẫn tiếp tục |
Ông Sơn cho hay, cơ quan chức năng xác
định có khoảng 70 người được khoanh vùng là những người quá khích hay
tham gia các vụ gây rối trật tự công cộng trong đó có khoảng 20 người
tích cực chống đối.
Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, cơ quan công an đã bắt giữ 10 người. Riêng trường hợp ông Trương Văn Trường (bị cơ quan công an ra lệnh bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng ngày 10.4 nhưng không thành) đã ra đầu thú vào trưa ngày 16.4 và hiện đang bị tạm giam để điều tra.
Cũng liên quan đến tình hình tại xã Bắc Sơn, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy huyện Thạch Hà cho biết, tình hình an ninh chính trị tại Bắc Sơn cơ bản đã ổn định. Về bộ máy chính quyền, huyện nhận được đơn xin nghỉ việc của trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn nhưng chưa chấp nhận và vận động đồng chí này tiếp tục công tác.
Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, cơ quan công an đã bắt giữ 10 người. Riêng trường hợp ông Trương Văn Trường (bị cơ quan công an ra lệnh bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng ngày 10.4 nhưng không thành) đã ra đầu thú vào trưa ngày 16.4 và hiện đang bị tạm giam để điều tra.
Cũng liên quan đến tình hình tại xã Bắc Sơn, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy huyện Thạch Hà cho biết, tình hình an ninh chính trị tại Bắc Sơn cơ bản đã ổn định. Về bộ máy chính quyền, huyện nhận được đơn xin nghỉ việc của trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn nhưng chưa chấp nhận và vận động đồng chí này tiếp tục công tác.
Đối với các cán bộ cấp thôn đã nghỉ việc, huyện và xã tiếp tục vận động họ quay trở lại công tác. Hiện nhiều đồng chí đã ổn định tư tưởng và chuẩn bị quay trở lại công việc.
Lê Đình Dũng
(Một thế giới)
Trung lưu mỏng manh
Có một bài rất đáng đọc có tựa đề “Trung Lưu mỏng manh” (“ The fragile middle“) – được đăng trên tờ Thời báo Tài chính (The Financial Times). Bài này, do Shawn Donnan, Ben Bland, và John Burn-Murdoch viết, bắt đầu bằng một ví dụ điển hình từ Indonesia, để đề cập đến vấn đề toàn cầu, một vấn đề có vẻ sẽ trở thành một vấn đề rõ nét trong những năm tới.
Đó chính là tình trạng trên dưới 2,8 tỷ dân trên thế giới hiện này có mức độ thu nhập bình quân từ 2 đến 10 đôla Mỹ/ngày. Người ta gọi họ là tầng lớp trung lưu mỏng manh. Tất nhiên, đọc bài này làm cho tôi nghĩ đến thực trạng, tiềm năng và tương lai của Việt Nam.
Dưới đây (trong phần I và II) tôi sẽ trình bày nội dung của bài do tôi dịch sang tiếng Việt. Sau đó, sẽ nêu rõ một cách ngắn gọn sự tương đồng của cái gọi là tầng lớp “trung lưu mỏng manh” ấy đối với người dân Việt Nam.
I. Chuyện của Muljoko
Muljoko, một người đàn ông 27 tuổi hiện
đang kiếm sống bằng nghề dọn dẹp vệ sinh cho những tòa nhà văn phòng cao
tầng sang trọng ở Jakarta.
Có rất nhiều thứ để chúng ta liên tưởng
tới giải cấp trung lưu: Có xe gắn máy, có vài cái điện thoại di động
đẹp…v.v… Tình trạng của ông ta chắc chắn là khá hơn vì gặp may mắn hơn
so với thời trước, khi ông lớn lên tại một làng nông nghiệp nghèo nàn ở
phía nam đảo Sumatra. Cũng như hàng triệu người trên khắp thế giới trong
ba thập kỷ qua, Muljoko đã vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo khó và
đang là một nhân viên rất có vị thế trong hàng ngũ những “thị dân trung
lưu” đang nổi lên ở Châu Á.
Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn tình hình tài
chính và những nguyện vọng của ông, chúng ta thấy vị trí của Muljoko
trong giai cấp trung lưu là rất mỏng manh.
Thu nhập hàng tháng của Muljoko là mức
lương tối thiểu, khoảng 2,4 triệu Rupi/ tháng; có nghĩa là ông đang sống
dựa trên mức thu nhập gần 7 đôla Mỹ/ ngày. Khoảng phân nửa số tiền đó
phải dùng để mua thức ăn và trả tiền thuê một căn phòng mà ông đang chia
với em trai, trong một nhà tập thể. Sau khi chi trả tiền xăng dầu và
sửa xe máy, ông chỉ còn 500,000 Rupi (khoảng 44 đôla Mỹ) hay ít hơn 1,5
đôla Mỹ/ ngày, để chi trả những khoản chi tiêu cá nhân, gửi tiền về gia
đình ở Sumatra, hoặc dành dụm tiền cho những dự định ngày cưới của ông
trong tương lai.
Vì thế, chẳng bất ngờ khi Muljoko đang
rất lo lắng về tương lai. Ông lo sẽ làm gì nếu phải đối phó với trường
hợp có người trong gia đình bị bệnh; hoặc làm sao thu nhâp của ông có
thể đủ chi tiêu nếu cưới vợ và lập gia đình riêng?
Theo định nghĩa của “giai cấp trung lưu”
được Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) áp dụng: người có thu nhập từ
2-30 đôla Mỹ/ ngày. Ông ấy là một thanh viên có cuộc sống vững
chắc. Nhưng bản thân ông ta không thấy như vậy.
Thực ra, chàng thanh niên Indo này là
điển hình cho một nhóm ngày càng được chú ý đến, đặc biệt trong bối cảnh
tốc độ tăng trưởng kinh tế của những nền kinh tế trong khu vục đang
có xu hướng giảm.
Tại thời điểm mà nhiều người đang quan
tâm đến sự phát triển của giai cấp trung lưu, trên thực tế Muljoko thuộc
nhóm có thể miêu tả một cách chính xác là “tầng lớp trung lưu mỏng manh
của thế giới”: Một nhóm gồm có gần 3 tỷ người dân đang sống bằng mức
thu nhập từ 2 – 10 đôla Mỹ/ ngày. Mức sống này làm cho họ trên mức nghèo
khổ, nhưng vẫn gặp vất vả trong việc đạt sự ổn định về tài chính, yếu
tố tiêu biểu của giai cấp trung lưu.
II. Trung lưu mỏng manh
Không còn nghi ngờ gì nữa, một thế giới
đang ngày càng ít người nghèo hơn so với thời gian trước và những thập
kỷ có tăng trưởng kinh tế tốc độ cao đã tạo ra hàng triệu người tiêu
dùng trên khắp các nước đang phát triển ở Châu Á.
Nếu năm 1990, ước tính có khoảng 1,9 tỷ
người, chiếm hơn một phần ba dân số thế giới đang sống dựa trên mức thu
nhập từ 1,25 Đôla Mỹ/ ngày. Thì đến năm 2010, theo Ngân hàng Thế giới,
con số này đã giảm xuống còn 1,2 tỷ người, ít hơn 1/5 tổng dân số toàn
cầu.
Hơn nữa, trong 25 năm kể từ sau sự sụp đổ
của Bức tường Berlin, nhóm những người đang có thu nhập từ 2 – 10 Đôla
Mỹ/ ngày là một trong những nhóm được hưởng lợi lớn nhất do quá trình
công nghiệp hóa và toàn cầu hóa… Nhưng trong bối cảnh toàn cầu, số người
đạt mức sống & vị trí ổn định trong “tầng lớp trung lưu’ vẫn còn
nhỏ. Trong khi những người không còn nghèo nàn nhưng chưa đạt mức “trung
lưu” đã phát triển theo cấp số nhân.
Một phân tích của tờ Financial Times dựa
trên dữ liệu qua hơn 30 năm của Ngân hàng Thế giới, thu thập từ 122 quốc
gia đang phát triển, cho thấy sự thay đổi này rất rõ. Như tình trạng
đói nghèo giảm, số lượng người tập trung tại nhóm trên ngưỡng nghèo (cận
nghèo) đã tăng mạnh. Nhưng chỉ có một số lượng tương đối nhỏ trong số
những người này có xu hướng vượt ra ngoài nhóm đó. “Kết quả là 4 trong
10 người của thế giới hiện nay đang sống trong thành phần trung lưu mỏng
manh. Tức tỷ lệ nhân loại đang sống trong nhóm này cao hơn bất kỳ nhóm
khác” – Homi Kharas, nhà kinh tế tại Viện Brookings, cho biết.
Trong năm 2010, theo số liệu công bố mới
nhất, 40% dân số thế giới – tức khoảng 2,8 tỷ người – sống trên mức thu
nhập 2 – 10 Đôla Mỹ/ ngày (được thu thập từ năm 2005, ngang bằng sức
mua). Cũng theo phân tích của FT, ở các nước đang phát triển, hiện có
2,4 tỷ người người sống dưới mức thu nhập 2 Đôla Mỹ/ ngày và chỉ 662
triệu ngượi kiếm được hơn 10 Đôla/ ngày. Những con số này phản ánh một
sự thay đổi đáng chú ý. Vì vào năm 1981, có 58% dân số thế giới sống
dưới 2 Đôla/ ngày. Cũng trong năm đó, chỉ 20% (tức 930 triệu người) trên
thế giới kiếm được từ 2 – 10 Đôla/ ngày.
Nhưng, việc tăng thu nhập & lợi nhuận
của họ ngày càng trở nên khó khăn. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ
các nền kinh tế mới nổi trong 30 năm qua, nhiều người cho là dường như
sắp kết thúc. Như sự tăng trưởng chậm lại kéo theo sự giàu lên của tầng
lớp trung lưu mới nổi ở đô thị ngày càng ít thấy… là điều không thể
tránh. Trong một bài báo đăng vào tuần trước, các chuyên gia kinh tế của
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo rằng: ” Tỷ lệ tăng trưởng ở các
nước đang phát triển có thể đạt 2-2,5%, yếu hơn thời gian trước khủng
hoảng, tức giai đoạn phát triển vượt bậc”.
Đáng lo ngại hơn, đó là khả năng thời
gian tăng trưởng chậm kéo dài sẽ làm suy giảm giá trị tăng trưởng của cả
thập kỷ vừa qua. Làm thế nào để nhóm người dễ bị tổn thương có thể
thoát khỏi đói nghèo hay tránh những rủi ro rơi trở lại nhóm đó? ”Đó là
một câu hỏi rất quan trọng. Và tôi nghĩ rằng họ vẫn còn rất dễ bị tổn
thương” – Basu, một chuyên gia Kinh tế nói.
Những thập kỷ thành công của cuộc chiến
chống đói nghèo đã dẫn đến một xu hướng tư duy giả định, chỉ có duy nhất
một con đường: người dân dịch chuyển ngày càng lên cao hơn trên các bậc
thang kinh tế và hiếm khi trượt trở lại. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang
phát triển, vẫn còn một nhóm rất lớn những người chỉ ở trên và ở dưới
mức một chút so với nghèo khổ mỗi năm. Thu nhập của Nông dân Ấn Độ vẫn
còn dễ bị tổn thương do một vụ thu hoạch thất mùa, vì vậy việc ở lại hay
thoát khỏi đói nghèo thực chất có liên hệ mật thiết với thời tiết nông
vụ. Theo Ngân hàng Thế giới, tại Indonesia, 55% người nghèo trong bất cứ năm nào, đều có khả năng sống trên mức nghèo khổ của năm trước.
Một số chuyên gia về phát triển kinh tế
cho rằng, mạng lưới an sinh xã hội được cải thiện ở các nước như Brazil,
đảm bảo số người thoát khỏi đói nghèo ngày càng tăng ít có khả năng bị
tuột trở lại hơn. Nhưng những mạng lưới an sinh này có lỗ hổng lớn. Ở
ndonesia chẳng hạn, chúng ta đã nhìn thấy vào năm 1998, trong bối cảnh
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và ngay sau sự cai trị 34 năm của nhà
độc tài Suharto kết thúc, đã đẩy hàng triệu trượt người rơi lại cảnh
nghèo đói. Tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây đã đưa Indonesia
tiến lên một cơ sở vững chắc hơn. Nhưng một phần lớn dân số dễ bị tổn
thương vẫn còn. Trong năm 2010, có 111 triệu người (trong tổng số 240
triệu người dân Indonesia) vẫn sống dưới mức 2 Đôla/ ngày. Khoảng 125
triệu người sống trên mức 2 – 10 Đôla/ ngày… Hàng ngũ của giai cấp trung
lưu mỏng manh hiện nay là quá lớn không thể không tính đến. Các cá
nhân của nhóm này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong nội tại các
nước đang phát triển.
Cuối cùng, chúng ta có thể thấy sự quan
trọng của nhóm này về chính trị. Trong những nền dân chủ lớn như Ấn Độ
hay Indonesia – cả hai đều đang ở giữa cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt.
Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri bị hút về phía các ứng cử viên hứa hẹn
quản trị tốt, thực hiện cải cách và một tương lai kinh tế tươi sáng
hơn.
Trong khi ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo
đang phải đối mặt với những thách thức hiện hữu của việc đảm bảo hạnh
phúc – sự hài lòng của người dân… Gần đây chẳng hạn, chính quyền đang
tập trung vào việc cung cấp nhà ở giá rẻ, giấy phép cư trú và cơ sở hạ
tầng giao thông tốt hơn, phục vụ cho các công nhân di cư, một nhóm mà
mặc dù họ đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ tăng trưởng của Trung Quốc,
nhưng cũng đã bị chèn ép bởi giá cả tiêu dùng tăng cao và khả năng tiếp
cận các hệ thống giáo dục hoặc y tế công cộng.
Ông Basu vẫn lạc quan rằng: một cái gì đó
gần với mô hình tăng trưởng, cuối cùng sẽ trở lại với thế giới các nước
đang phát triển. Nhưng ông cũng cảnh giác: những rủi ro có thể tái gây
cản trở các tiến bộ: kinh tế Trung Quốc chậm lại, các công nghệ mới như
robot và máy in 3D, và tiền lương chiếm một phần giảm tổng sản phẩm
trong nước.
“Thế giới đang rơi vào thấp điểm, một
trong những biểu hiện đó có thể chưa hoàn toàn rõ nét. Tôi nghĩ rằng đó
là một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Nhưng đó
là một thời điểm rất kỳ lạ bởi vì những thách thức tiềm ẩn lớn nhất
không phải là những thách thức dễ thấy nhất.” – ông Basu nói.
Quay về Việt Nam
Những người theo dõi kinh tế xã hội Việt Nam đều biết những con số thường được nêu, như:- Trong 20 năm qua, tỷ lệ nghèo chính thức ở Việt Nam đã giảm mạnh;
- Trong cùng thời điểm, mức sống đã lên một cách đáng kể dừ không đồng đều;
- Thu nhập bình quan ở Việt Nam đã vượt qua mức độ 1,000 đô cách đây mấy năm;
- Tỷ lệ “cận nghèo” còn cao và tỷ lệ nghèo có thể cao hơn những con số chính thức.
- Vì nhiều lý do, tỷ lệ số dân mà trong tình trạng dễ bị tổn thương vẫn rất lớn;
- Nhà Nước Việt Nam có những chính sách an sinh xã hội đang được triển khai và dù đống một vai trò quan trọng cũng có những hạn chế nhất định.
Tất nhiên đó là một vấn đề rất vĩ mô.
Nhưng là một vấn đề không thể bỏ qua.
JL
Y tế VN bất lực trong vụ bệnh sởi?
Con số hơn 100 trẻ tử vong do
bệnh sởi được chính thức công bố cho thấy hệ thống y tế Việt
Nam ‘bất lực’, một chuyên gia y tế cộng đồng từ Úc nhận định.
Theo số liệu chính thức được ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Y tế dự phòng, công bố trên báo chí Việt Nam thì đến nay đã có 108 em nhỏ tử vong do bệnh sởi.
Trong lúc này, Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa công bố dịch vì chưa đủ yếu tố kỹ thuật.
Theo số liệu chính thức được ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Y tế dự phòng, công bố trên báo chí Việt Nam thì đến nay đã có 108 em nhỏ tử vong do bệnh sởi.
Trong lúc này, Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa công bố dịch vì chưa đủ yếu tố kỹ thuật.
‘Không phải chuyện thường’
Trao đổi với BBC, ông Nguyễn Văn Tuấn,
chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Garvan ở Sydney nói nếu ở nước
ngoài mà có con số tử vong như thế thì đó là ‘khủng hoảng
chứ không phải chuyện bình thường’.
“Đó là khủng hoảng rất lớn đối với hệ thống chính trị và hệ thống y tế,” ông nói.
Ông Tuấn dẫn chứng trường hợp cách nay một năm có một du khách Úc đi du lịch nước ngoài trở về mang theo căn bệnh truyền nhiễm tương đối hiếm và mặc dù không tử vong nhưng ‘cả bộ trưởng rồi các quan chức cao cấp của Bộ Y tế phải đứng ra giải thích và đảm bảo làm sao không xảy ra nữa’.
“Họ làm đến nơi đến chốn vì bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, đặc biệt là bệnh sởi vì khả năng lây lan rất cao,” ông nói và nhận định rằng Việt Nam kiểm soát dịch ‘không được tốt’ vì nó xảy ra thường xuyên.
“Nói một cách khách quan con số tử vong phản ánh sự bất lực của hệ thống y tế khi đối phó những vấn đề không mấy lớn như thế này,” ông nói.
Trên trang nhà của Bộ Y tế, Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận gần 2.500 trường hợp mắc sởi tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Trong số này, theo xác định của Bộ Y tế, 86% các em mắc bệnh là ‘không tiêm vaccine sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng’.
Cũng theo ông Phu thì đợt bùng phát bệnh sởi này nhỏ hơn hồi xảy ra dịch trong hai năm 2009-2010 với hơn 8.200 ca nhiễm bệnh.
Cơ bản khống chế?
“Đó là khủng hoảng rất lớn đối với hệ thống chính trị và hệ thống y tế,” ông nói.
Ông Tuấn dẫn chứng trường hợp cách nay một năm có một du khách Úc đi du lịch nước ngoài trở về mang theo căn bệnh truyền nhiễm tương đối hiếm và mặc dù không tử vong nhưng ‘cả bộ trưởng rồi các quan chức cao cấp của Bộ Y tế phải đứng ra giải thích và đảm bảo làm sao không xảy ra nữa’.
“Họ làm đến nơi đến chốn vì bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, đặc biệt là bệnh sởi vì khả năng lây lan rất cao,” ông nói và nhận định rằng Việt Nam kiểm soát dịch ‘không được tốt’ vì nó xảy ra thường xuyên.
"Nói một cách khách quan con số tử vong phản ánh sự bất lực của hệ thống y tế khi đối phó những vấn đề không mấy lớn như thế này." - Ông Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia y tế ở ÚcVề lý do chưa công bố dịch của Bộ Y tế Việt Nam, ông Tuấn nói rằng ‘chỉ mang tính hành chính’ vì con số tử vong không phải chuyện nhỏ.
“Nói một cách khách quan con số tử vong phản ánh sự bất lực của hệ thống y tế khi đối phó những vấn đề không mấy lớn như thế này,” ông nói.
Trên trang nhà của Bộ Y tế, Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận gần 2.500 trường hợp mắc sởi tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Trong số này, theo xác định của Bộ Y tế, 86% các em mắc bệnh là ‘không tiêm vaccine sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng’.
Cũng theo ông Phu thì đợt bùng phát bệnh sởi này nhỏ hơn hồi xảy ra dịch trong hai năm 2009-2010 với hơn 8.200 ca nhiễm bệnh.
Theo nhận định của Tiến sỹ Phu thì nguyên nhân bùng phát đợt sởi này là do ‘tính chất chu kỳ dịch xuất hiện sau 4 hay 5 năm’ vì ‘quá trình tích lũy những trường hợp trẻ em không được tiêm chủng hoặc có được tiêm chủng nhưng không tạo được miễn dịch qua các năm’.
Ông Phu đã dẫn những tiêu chí kỹ thuật về một dịch bệnh được Chính phủ ban hành để giải thích lý do vì sao Bộ Y tế không công bố dịch sởi, trong đó có các yếu tố như quy mô, tính chất dịch bệnh vượt quá khả năng của hệ thống y tế, được xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh mà chưa có biện phá khống chế hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh nên không có cách chữa trị...
Sau khi ‘triển khai quyết liệt’ các biện
pháp phòng chống thì các tỉnh thành đã ‘cơ bản khống chế
được tình hình bệnh sởi, số người mắc đã bắt đầu giảm’ và
‘các chuyên gia cũng không thấy sự biến đổi của virus gây bệnh’,
ông giải thích.
Ông cho biết Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm vét vaccine sởi cho toàn bộ trẻ từ 9 đến 24 tháng tuổi và kế hoạch này đã được thông báo đến các bà mẹ có con trong độ tuổi này.
Trong một diễn biến khác, chiều thứ Ba ngày 15/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thị sát tình tình chữa trị cho các bệnh nhi sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội, nơi tập trung các bệnh nhi sởi ở miền Bắc hiện nay và đang bị quá tải.
Trong số 108 ca tử vong do sởi thì có đến 103 ca ở Bệnh viện Nhi Trung ương, theo số liệu chính thức.
Ông Đam yêu cầu ngành Y tế phải ‘thực hiện nghiêm chỉ đạo của thủ tướng về chấn chỉnh công tác tiêm chủng’.
Ông cũng chỉ đạo ngành Y tế truy tìm nguyên nhân khiến dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp, theo tường thuật của báo Người Lao Động.
Ông cho biết Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm vét vaccine sởi cho toàn bộ trẻ từ 9 đến 24 tháng tuổi và kế hoạch này đã được thông báo đến các bà mẹ có con trong độ tuổi này.
Trong một diễn biến khác, chiều thứ Ba ngày 15/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thị sát tình tình chữa trị cho các bệnh nhi sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội, nơi tập trung các bệnh nhi sởi ở miền Bắc hiện nay và đang bị quá tải.
Trong số 108 ca tử vong do sởi thì có đến 103 ca ở Bệnh viện Nhi Trung ương, theo số liệu chính thức.
Ông Đam yêu cầu ngành Y tế phải ‘thực hiện nghiêm chỉ đạo của thủ tướng về chấn chỉnh công tác tiêm chủng’.
Ông cũng chỉ đạo ngành Y tế truy tìm nguyên nhân khiến dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp, theo tường thuật của báo Người Lao Động.
(BBC)
Vụ ACB: bầu Kiên 'sẽ phản công'?
Hai năm có thể là khoảng thời
gian đủ dài để bị cáo chính trong 'đại án' ở Ngân hàng ACB, ông Nguyễn
Đức Kiên, tức Bầu Kiên, phản công và những người muốn thấy ông Kiên và
những ai đứng sau lưng ông bị 'suy giảm uy tín' hoặc 'trừng phạt' có thể
không còn 'nắm đằng chuôi.'
Bình luận từ Sài Gòn về diễn biến vụ xử sơ thẩm ông Bầu Kiên bị hoãn lại cùng ngày phiên tòa được khai mạc hôm 16/4/2014, nhà báo tự do, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC:
"Theo tôi thấy từ năm 2009, 2010 trở về trước, những vụ hoãn xử như thế này không có nhiều và nó cũng không liên đới nhiều lắm tới những động thái, cơ mưu, những tính toán chính trị,
"Nhưng đặc biệt từ năm 2011, khi thành lập tân chính phủ cho đến giờ, động thái hoãn xử dường như có tính toán tới một số cái ảnh hưởng tới đối nội và thậm chí là đối ngoại."
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
TS Dũng nói: "Trước kia Bầu Kiên rất tự tin, Bầu Kiên chưa bao giờ nghĩ là mình bị bắt, còn một thời gian khi bị đưa vào trại giam thì Bầu Kiên lắng tiếng hẳn và dường như có một áp lực nào đó bắt Bầu Kiên phải im lặng, đó là một sự lạ đời,
"Tôi cho rằng Bầu Kiên không thiếu gì bạn bè và các luật sư, bạn bè thân hữu và các luật sư để bảo vệ và có thể đưa ra những phản tố, nhưng mà tại sao lại im lặng cho tới giờ này và tới giờ này chỉ lấy lý do là ông Trần Xuân Giá, là quan chức Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư 'bị bệnh' và ngừng phiên tòa, tôi cho đó là một lý do khá nhẹ nhàng và nếu gọi là sự phản công của Bầu Kiên thì cũng khá nhẹ nhàng."
Theo ông Dũng, vụ án ông Bầu Kiên chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, ông đưa ra lý do:
"Chắc chắn vụ bầu Kiên liên quan khá nhiều quan chức và chắc chắn cũng có những đường dây đi đêm với một số ngân hàng và dắt dây thêm một số chính khách nào đó mà người ta không tiện nêu tên ra mà thôi."
'Ông Trần Xuân Giá vô tội?' Bình luận từ Sài Gòn về diễn biến vụ xử sơ thẩm ông Bầu Kiên bị hoãn lại cùng ngày phiên tòa được khai mạc hôm 16/4/2014, nhà báo tự do, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC:
"Theo tôi thấy từ năm 2009, 2010 trở về trước, những vụ hoãn xử như thế này không có nhiều và nó cũng không liên đới nhiều lắm tới những động thái, cơ mưu, những tính toán chính trị,
"Nhưng đặc biệt từ năm 2011, khi thành lập tân chính phủ cho đến giờ, động thái hoãn xử dường như có tính toán tới một số cái ảnh hưởng tới đối nội và thậm chí là đối ngoại."
"Chắc chắn vụ bầu Kiên liên quan khá nhiều quan chức và chắc chắn cũng có những đường dây đi đêm với một số ngân hàng và dắt dây thêm một số chính khách nào đó mà người ta không tiện nêu tên ra mà thôi" - TS Phạm Chí DũngTheo nhà quan sát này, ông Bầu Kiên là người có một tầm ảnh hưởng và quyền lực ngầm rất mạnh ở Việt Nam, tuy nhiên, việc ông 'chịu im lặng' trong thời gian dài là 'bất thường' và cũng có thể việc hoãn xử hôm thứ Tư là một động thái 'phản công nhẹ' của ông.
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
TS Dũng nói: "Trước kia Bầu Kiên rất tự tin, Bầu Kiên chưa bao giờ nghĩ là mình bị bắt, còn một thời gian khi bị đưa vào trại giam thì Bầu Kiên lắng tiếng hẳn và dường như có một áp lực nào đó bắt Bầu Kiên phải im lặng, đó là một sự lạ đời,
"Tôi cho rằng Bầu Kiên không thiếu gì bạn bè và các luật sư, bạn bè thân hữu và các luật sư để bảo vệ và có thể đưa ra những phản tố, nhưng mà tại sao lại im lặng cho tới giờ này và tới giờ này chỉ lấy lý do là ông Trần Xuân Giá, là quan chức Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư 'bị bệnh' và ngừng phiên tòa, tôi cho đó là một lý do khá nhẹ nhàng và nếu gọi là sự phản công của Bầu Kiên thì cũng khá nhẹ nhàng."
Theo ông Dũng, vụ án ông Bầu Kiên chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, ông đưa ra lý do:
"Chắc chắn vụ bầu Kiên liên quan khá nhiều quan chức và chắc chắn cũng có những đường dây đi đêm với một số ngân hàng và dắt dây thêm một số chính khách nào đó mà người ta không tiện nêu tên ra mà thôi."
Hôm thứ Tư, từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho
rằng vụ án ông Bầu Kiên đã bị kéo dài bất thường, tính từ thời điểm ông
bị bắt và nay đưa ra xét xử.
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) trực thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói:
"Đây là một vụ án hết sức phức tạp và kéo dài một cách không bình thường, và các luật sư đã đề nghị là phải hoãn vụ án, trước khi nó bắt đầu, và ông Bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá đều nhiều lần khẳng định một cách rất mạnh mẽ là họ vô tội,
"Và tôi không biết phiên tòa này sẽ được tiếp tục như thế nào và có hoãn lại sau khi phúc thẩm xử vụ Huyền Như và Vietinbank hay không, đấy là các tình tiết mà phải theo dõi tiếp."
Trước câu hỏi các bị cáo trong vụ án ACB có vô tội hay là không, TS Doanh cho rằng cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá không có tội.
Ông nói: "Tôi không nghiên cứu kỹ trường hợp của ông Bầu Kiên, nhưng tôi có xem xét trường hợp hồ sơ của ông Trần Xuân Giá và tôi đồng ý rằng ông Trần Xuân Giá vô tội.
Hôm 16/4, Hội đồng Xét xử vụ án Bầu Kiên đã đồng ý với đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội hoãn phiên tòa vì lý do cựu Bộ trưởng không đủ sức khỏe để hầu tòa.
Khi được so sánh quyết định này với một phiên tòa trước đây ở Đà Nẵng, Tòa án đã đưa một bị cáo, Tướng Trần Văn Thanh, nguyên Giám đốc Công an Thành phố hầu ra tòa trong tình trạng phải nằm trên cáng, với các thiết bị chăm sóc tích cực, Tiến sỹ Doanh nói:
"Trong trường hợp ông Trần Văn Thanh tôi không biết rằng đã có sự giám định của cơ quan y tế hay chưa, và đã có kết luận của cơ quan công an hay chưa, trong trường hợp của ông Trần Xuân Giá, đã có kết luận của cơ quan y tế và bên điều tra đã đến gặp cơ quan y tế, cho nên đã có kết luận và phiên tòa đã chấp nhận."
Trước câu hỏi, các phiên tòa kéo quá dài và 'xử đi, xét lại' quá nhiều có gây ra hiệu ứng gì cho xã hội hay không, ông Doanh nói:
"Theo tôi việc tôn trọng pháp luật và điều phải xử đi, xử lại thế này là một điều đáng mừng, chứ còn nếu như họ cố ý họ xử theo sự chỉ đạo như một án bỏ túi thì đấy lại còn tiêu cực hơn nữa."
'Phải đợi vụ Huyền Như' Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) trực thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói:
"Đây là một vụ án hết sức phức tạp và kéo dài một cách không bình thường, và các luật sư đã đề nghị là phải hoãn vụ án, trước khi nó bắt đầu, và ông Bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá đều nhiều lần khẳng định một cách rất mạnh mẽ là họ vô tội,
"Và tôi không biết phiên tòa này sẽ được tiếp tục như thế nào và có hoãn lại sau khi phúc thẩm xử vụ Huyền Như và Vietinbank hay không, đấy là các tình tiết mà phải theo dõi tiếp."
Trước câu hỏi các bị cáo trong vụ án ACB có vô tội hay là không, TS Doanh cho rằng cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá không có tội.
Ông nói: "Tôi không nghiên cứu kỹ trường hợp của ông Bầu Kiên, nhưng tôi có xem xét trường hợp hồ sơ của ông Trần Xuân Giá và tôi đồng ý rằng ông Trần Xuân Giá vô tội.
"Tôi không nghiên cứu kỹ trường hợp của ông Bầu Kiên, nhưng tôi có xem xét trường hợp hồ sơ của ông Trần Xuân Giá và tôi đồng ý rằng ông Trần Xuân Giá vô tội" - TS Lê Đăng Doanh"Vì ông ấy quyết định gửi tiền đến ngân hàng Vietinbank khi đó chưa có quyết định cấm việc gửi tiền như thế, cho nên bây giờ áp dụng một điều được công bố sau đó một năm để kết tội những người đã thực hiện những điều đó trước một năm, theo tôi là điều hết sức không bình thường."
Hôm 16/4, Hội đồng Xét xử vụ án Bầu Kiên đã đồng ý với đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội hoãn phiên tòa vì lý do cựu Bộ trưởng không đủ sức khỏe để hầu tòa.
Khi được so sánh quyết định này với một phiên tòa trước đây ở Đà Nẵng, Tòa án đã đưa một bị cáo, Tướng Trần Văn Thanh, nguyên Giám đốc Công an Thành phố hầu ra tòa trong tình trạng phải nằm trên cáng, với các thiết bị chăm sóc tích cực, Tiến sỹ Doanh nói:
"Trong trường hợp ông Trần Văn Thanh tôi không biết rằng đã có sự giám định của cơ quan y tế hay chưa, và đã có kết luận của cơ quan công an hay chưa, trong trường hợp của ông Trần Xuân Giá, đã có kết luận của cơ quan y tế và bên điều tra đã đến gặp cơ quan y tế, cho nên đã có kết luận và phiên tòa đã chấp nhận."
Trước câu hỏi, các phiên tòa kéo quá dài và 'xử đi, xét lại' quá nhiều có gây ra hiệu ứng gì cho xã hội hay không, ông Doanh nói:
"Theo tôi việc tôn trọng pháp luật và điều phải xử đi, xử lại thế này là một điều đáng mừng, chứ còn nếu như họ cố ý họ xử theo sự chỉ đạo như một án bỏ túi thì đấy lại còn tiêu cực hơn nữa."
Hôm thứ Tư, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói với BBC
một phiên tòa có thể có nhiều lý do để 'hoãn xử' và trong vụ Bầu Kiên,
bên cạnh lý do sức khỏe của ông Trần Xuân Giá, kết quả phúc thẩm vụ 'lừa
đảo' của bà Huỳnh Thị Huyền Như ở và liên quan ngân hàng Vietinbank,
một 'mắt xích' liên quan tới vụ án ACB, có thể là một lý do khác.
Ông Chênh nói: "Lý do không xử và hoãn lại cũng nhiều yếu tố, và phiên tòa muốn hoãn lại cũng dễ lắm, kể cả Chủ tọa phiên Tòa nói người ta (ốm) đau thì hoãn cũng được rồi, thì như ông Kiên, ông Giá ông nói ông đau thì người ta hoãn lại thôi,
"Vụ ACB nó dính với vụ Huyền Như, vì ACB mang tiền sang gửi cho Vietinbank mà sau đó 'bị Huyền Như rút đi', cho nên có sự liên quan, nhưng có một điều tôi rất ngạc nhiên là trong vụ Huyền Như, rồi có 4.000 tỷ đồng mà nói là Huyền Như 'lừa đảo', thì số tiền đó đi đâu, không thấy người ta truy cứu, cái tiền đó dùng vào đâu là nghi vấn lớn... và vụ Huyền Như lại có liên quan tới vụ ACB."
Hôm 16/4, blogger Osin Huy Đức trên trang Facebook của mình đưa ra một thông tin đặt dấu hỏi về việc có khả năng một số lãnh đạo các tờ báo ở Việt Nam đã được ngân hàng Vietinbank 'mời' ra nước ngoài.
Nhà báo Huy Đức viết: "Trước phiên xử phúc thẩm vụ Huyền Như hàng chục tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo được Vietinbank mời đi châu Âu. Một nguồn tin vừa xác nhận đây là chuyện có thật.
Nghi vấn này cũng đã được một Blogger trong nước là Bùi Văn Bồng nêu lên cùng hôm thứ Tư, bình luận về khả năng thực hư và động cơ, nếu có sự việc này, của Vietinbank, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói:
"Tôi cho rằng Vietinbank là một "địa chỉ đỏ" cần phải chú ý, tại vì đây là một ngân hàng được coi là thần thế, nhưng mà cũng là ngân hàng để xảy ra vụ Huỳnh Thị Huyền Như 'để thất thoát' bốn nghìn tỷ đồng, như vậy vấn đề ở Vietinbank là rất không bình thường,
"Tôi cho rằng báo chí nếu không cẩn thận, những người được Vietinbank mời và chấp nhận lời mời đi nước ngoài của Vietinbank, sau đó họ sẽ phải im lặng, một sự im lặng được trả giá và phải trả giá, và sau đó họ có thể nhúng tràm cùng với Vietinbank nếu như Vietinbank trở thành một vụ án ngân hàng trong tương lai, thậm chí là còn lớn hơn cả vụ Ngân hàng ACB nữa."
'Không còn hiệu nghiệm, linh ứng' Ông Chênh nói: "Lý do không xử và hoãn lại cũng nhiều yếu tố, và phiên tòa muốn hoãn lại cũng dễ lắm, kể cả Chủ tọa phiên Tòa nói người ta (ốm) đau thì hoãn cũng được rồi, thì như ông Kiên, ông Giá ông nói ông đau thì người ta hoãn lại thôi,
"Vụ ACB nó dính với vụ Huyền Như, vì ACB mang tiền sang gửi cho Vietinbank mà sau đó 'bị Huyền Như rút đi', cho nên có sự liên quan, nhưng có một điều tôi rất ngạc nhiên là trong vụ Huyền Như, rồi có 4.000 tỷ đồng mà nói là Huyền Như 'lừa đảo', thì số tiền đó đi đâu, không thấy người ta truy cứu, cái tiền đó dùng vào đâu là nghi vấn lớn... và vụ Huyền Như lại có liên quan tới vụ ACB."
Hôm 16/4, blogger Osin Huy Đức trên trang Facebook của mình đưa ra một thông tin đặt dấu hỏi về việc có khả năng một số lãnh đạo các tờ báo ở Việt Nam đã được ngân hàng Vietinbank 'mời' ra nước ngoài.
Nhà báo Huy Đức viết: "Trước phiên xử phúc thẩm vụ Huyền Như hàng chục tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo được Vietinbank mời đi châu Âu. Một nguồn tin vừa xác nhận đây là chuyện có thật.
"Trước phiên xử phúc thẩm vụ Huyền Như hàng chục tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo được Vietinbank mời đi châu Âu. Một nguồn tin vừa xác nhận đây là chuyện có thật. " - Blogger Osin Huy Đức trên FB"Các Tổng Biên tập Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, Thanh Niên đã từ chối chuyến đi. Một số TBT khác nghe nói đang xấu hổ vì lúc đầu họ tưởng là Ngân hàng Nhà nước mời (NHNN mời nhưng bằng tiền của Vietinbank). Quốc hội nên chất vấn Thống đốc xem có phải NHNN mời và bằng tiền của ai. Nếu Ngân hàng Nhà nước đứng sau vụ này thì các ngân hàng nạn nhân của Vietinbank không lẽ ngồi im?"
Nghi vấn này cũng đã được một Blogger trong nước là Bùi Văn Bồng nêu lên cùng hôm thứ Tư, bình luận về khả năng thực hư và động cơ, nếu có sự việc này, của Vietinbank, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói:
"Tôi cho rằng Vietinbank là một "địa chỉ đỏ" cần phải chú ý, tại vì đây là một ngân hàng được coi là thần thế, nhưng mà cũng là ngân hàng để xảy ra vụ Huỳnh Thị Huyền Như 'để thất thoát' bốn nghìn tỷ đồng, như vậy vấn đề ở Vietinbank là rất không bình thường,
"Tôi cho rằng báo chí nếu không cẩn thận, những người được Vietinbank mời và chấp nhận lời mời đi nước ngoài của Vietinbank, sau đó họ sẽ phải im lặng, một sự im lặng được trả giá và phải trả giá, và sau đó họ có thể nhúng tràm cùng với Vietinbank nếu như Vietinbank trở thành một vụ án ngân hàng trong tương lai, thậm chí là còn lớn hơn cả vụ Ngân hàng ACB nữa."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cùng ngày nói với BBC hai
vụ án không chỉ có sự liên quan tới nhau mà còn hết sức phức tạp và
riêng với vụ Bầu Kiên, khó có thể chắc chắn biết được ai sẽ được và mất
gì phía sau vụ án này.
Ông Doanh nói:
"Hai vụ án Huyền Như và Bầu Kiên là hết sức phức tạp và các luật sư đã lên tiếng rất mạnh mẽ và họ có những ý kiến rất khác đối với kết luận của phiên tòa, và tôi nghĩ rằng việc hoãn phiên tòa của Bầu Kiên và việc xem xét phúc thẩm phiên tòa của Huyền Như cho thấy rằng diễn biến là không dễ dàng."
Trước câu hỏi, liệu trong vụ án ACB, ông Bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá và một số bị cáo khác đang là 'nạn nhân' của một cuộc xung đột quyền lực nào đó giữa các phe cánh đang tranh giành ảnh hưởng trong Đảng và trong chính quyền ở Việt Nam hay không, Tiến sỹ Doanh nói:
Ông Doanh nói:
"Hai vụ án Huyền Như và Bầu Kiên là hết sức phức tạp và các luật sư đã lên tiếng rất mạnh mẽ và họ có những ý kiến rất khác đối với kết luận của phiên tòa, và tôi nghĩ rằng việc hoãn phiên tòa của Bầu Kiên và việc xem xét phúc thẩm phiên tòa của Huyền Như cho thấy rằng diễn biến là không dễ dàng."
Trước câu hỏi, liệu trong vụ án ACB, ông Bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá và một số bị cáo khác đang là 'nạn nhân' của một cuộc xung đột quyền lực nào đó giữa các phe cánh đang tranh giành ảnh hưởng trong Đảng và trong chính quyền ở Việt Nam hay không, Tiến sỹ Doanh nói:
"Nhưng tôi cũng được nghe rằng từ sau khi Thứ trưởng (Công an) Phạm Quý Ngọ tạ thế, thì nếu có một sự tranh chấp của một nhóm phái nào đó, đối với phe lợi ích, thì sự tranh chấp đó không còn hiệu nghiệm, linh ứng như trước đây nữa, mà mọi sự đã gần như kết thúc sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ" - TS. Phạm Chí Dũng
"Trong dư luận đang có những ý kiến khác nhau về
những vụ án như thế này, điều đấy thì có lẽ sẽ phải chờ thời gian, và
lịch sử sẽ có trả lời cuối cùng."
Còn Tiến sỹ Phạm Chí Dũng thì nói:
"Tôi được biết rằng vấn đề của Bầu Kiên là rất nhạy cảm và liên quan mật thiết tới lãnh vực chính trị và có thể không loại trừ là có tể xảy ra một sự tranh giành về mặt chính trị nào đó giữa các nhóm, giữa các phe pháí với nhau,
"Nhưng tôi cũng được nghe rằng từ sau khi Thứ trưởng (Công an) Phạm Quý Ngọ tạ thế, thì nếu có một sự tranh chấp của một nhóm phái nào đó, đối với phe lợi ích, thì sự tranh chấp đó không còn hiệu nghiệm, linh ứng như trước đây nữa, mà mọi sự đã gần như kết thúc sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ,
"Cho nên vấn đề của Bầu Kiên theo đánh giá của dư luận hiện nay không phải là quá lớn và sẽ không ảnh hưởng nặng nề tới quyền lợi của phe lợi ích trong thời gian tới."
Còn Tiến sỹ Phạm Chí Dũng thì nói:
"Tôi được biết rằng vấn đề của Bầu Kiên là rất nhạy cảm và liên quan mật thiết tới lãnh vực chính trị và có thể không loại trừ là có tể xảy ra một sự tranh giành về mặt chính trị nào đó giữa các nhóm, giữa các phe pháí với nhau,
"Nhưng tôi cũng được nghe rằng từ sau khi Thứ trưởng (Công an) Phạm Quý Ngọ tạ thế, thì nếu có một sự tranh chấp của một nhóm phái nào đó, đối với phe lợi ích, thì sự tranh chấp đó không còn hiệu nghiệm, linh ứng như trước đây nữa, mà mọi sự đã gần như kết thúc sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ,
"Cho nên vấn đề của Bầu Kiên theo đánh giá của dư luận hiện nay không phải là quá lớn và sẽ không ảnh hưởng nặng nề tới quyền lợi của phe lợi ích trong thời gian tới."
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét