Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Thứ 7 ngày 29/3/2014 - MẤY SUY NGHĨ VỀ TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ HIỆN NAY

2151. MẤY SUY NGHĨ VỀ TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ HIỆN NAY

Lê Hồng Hà
Việc phân tích tình hình đất nước và tìm con đường tiến lên là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó khăn, đòi hỏi một sự tổng hợp và đóng góp của hàng trăm ngàn người. Đây chỉ là một sự tham gia nhỏ nhoi vào công việc chung đó mà thôi. Dù sao thì đó cũng là 1 sự phản biện.
 ***
I
 1. Nhờ sự phát huy truyền thống cứu nước của cha ông ta trong lịch sử, mà nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng 8 và giải phóng đất nước thành công. Đó là công lao vĩ đại của nhân dân ta, có sự đóng góp quan trọng của các nhà yêu nước, đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chúng ta phải biết ơn nhân dân, các nhà yêu nước, đặc biệt là Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh.

 2. Nhưng do sự lựa chọn 1 học thuyết sai lầm, học thuyết Mác – Lênin, do đi theo con đường sai lầm xây dựng chủ nghĩa xã hội (để tiến lên chủ nghĩa cộng sản), đi theo đường lối đấu tranh giai cấp (cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, đàn áp nhân văn giai phẩm, đàn áp nhóm xét lại chống Đảng, đấu tranh quyết liệt: ai thắng ai, lấy quốc doanh làm chủ đạo, hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp, v..v…) nên trong việc xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản đã hoàn toàn thất bại, tiêu diệt tất cả các tinh hoa của dân tộc, đưa đất nước vào con đường ngày càng suy thoái.
Năm 1986, do sức ép của tình hình, đã có sự đổi mới lần thứ nhất, nhưng đó chẳng qua chỉ là sự đổi mới nửa vời, bộ phận, còn nói chung vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, vẫn kiên trì chủ nghĩa xã hội, nên đất nước vẫn đi theo con đường sai lầm, đất nước vẫn tiếp tục tụt hậu. (So sánh với các nước xung quanh)
3. Mấy năm gần đây, do hậu quả của đường lối sai lầm nói trên, xã hội với sự biến động bất lợi của tình hình thế giới, đất nước đang rơi vào một trạng thái tổng khủng hoảng toàn diện (kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế) và ngày càng trầm trọng, đòi hỏi ngày càng gay gắt phải có 1 sự đổi mới căn bản.
Tình hình có thể coi như 1 cuộc khủng hoảng chính trị, báo trước 1 sự chuyển biến tất yếu ?
 II
Tình hình quốc tế mấy năm gần đây ra sao ?
1/ Điều đáng chú ý, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thì các nước lớn đều chú ý đẩy mạnh sự phát triển và điều chỉnh chiến lược của mình, tạo ra 1 tình hình thế giới rất đa dạng, phức tạp.
2/ Trung Quốc vươn lên đứng hàng thứ 2 của thế giới, đang tiến hành 1 bước bành trướng ráo riết ở các châu, bành trướng ở biển Đông.
3/ Nhật Bản, Hàn Quốc, dù đang còn có mâu thuẫn, vẫn đang đoàn kết để trở thành 1 lực lượng mạnh ở Đông Bắc Á, liên minh với Hoa Kỳ.
3.1/ EU vẫn đang phấn đấu vượt qua khủng hoảng để phát triển và trở thành lực lượng vững mạnh, để cùng Hoa Kỳ chi phối thế giới.
4/ Nga vẫn đang cố giữ thế và lực trên thế giới.
5/ Ấn Độ và một vài nước ở Nam Mỹ, Nam Phi cũng đang cố gắng mạnh lên.
6/ Trung Quốc nhất quán thi hành 1 chính sách bành trướng đối với Việt Nam. Mục tiêu là muốn bắc thuộc hóa Việt Nam, qua các biện pháp lấn chiếm về đất đai trên bộ, biển, đánh chiếm Hoàng Sa và 1 phần Trường Sa, áp đảo về kinh tế, gặm nhấm tài nguyên, ngầm đưa nguồn lực vào tất cả các địa phương, chuẩn bị toàn diện để lệ thuộc hóa Việt Nam.
7/ Trong những năm qua, Việt Nam qua hội nhập với quốc tế, đã mở rộng được quan hệ về các mặt, rất thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế và các mặt.
Nhưng riêng với Trung Quốc, nhất là từ Hội nghị Thành Đô, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhất quán áp dụng 1 đường lối nhượng bộ, thỏa hiệp, thậm chí coi là đầu hàng, rất có hại cho đất nước, làm cho mọi người liên tưởng tới hiện tượng Lê Chiêu Thống trong lịch sử.
8/ Vấn đề đặt ra cho đất nước là:
Đi đôi với vấn đề đấu tranh để dân chủ hóa đất nước, loại trừ chế độ Đảng trị độc tài, chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, chấm dứt con đường XHCN, thì phải kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, độc lập của Tổ quốc..
Đó là 1 vấn đề rất khó, rất phức tạp vì cùng 1 lúc phải giải quyết 2 nhiệm vụ chiến lược trọng đại, khó khăn.
Đó là 1 điều chưa được làm rõ đối với nhân dân, và các lực lượng dân chủ trong nước.
 III
Những vấn đề đặt ra cần giải đáp là:
-         Vì sao chưa xảy ra sự chuyển biến đó ?
-         Độ bao giờ thì sẽ xảy ra sự chuyển biến đó ?
-         Sự chuyển biến đó sẽ có thể diễn ra như thế nào ? Bạo lực hay hòa bình ?
-         Tính chất của sự chuyển biến đó ?
-         Lực lượng nào sẽ thúc đẩy sự chuyển biến ?
-         Liệu có xảy ra 1 cuộc đàn áp đẫm máu gì không ?
-         Thái độ của quốc tế đối với cuộc chuyển biến đó ra sao ?
-         Vậy trong thời gian tới, các lực lượng dân chủ nên làm gì ?
-         Thái độ của các nhà cầm quyền hiện nay có thể làm gì ?
Dưới đây, tôi thử nêu lên 1 cách suy nghĩ cá nhân, để góp phần vào việc đi tới giải đáp các vấn đề nói trên:
1/ Vì sao chưa xảy ra sự chuyển biến ?
Đó là vì các lực lượng dân chủ đối lập, tuy đã hình thành nhưng còn quá yếu so với tình hình. Vì vậy tới đây, 1 mặt phải ủng hộ việc thành lập các tổ chức dân sự, mặt khác phải hợp đồng phối hợp các tổ chức đó theo 1 chương trình hành động phối hợp, tạo nên 1 sức mạnh tổng hợp, bỏ qua được những sự khác nhau cụ thể để nhằm vào 1 mục tiêu chung.
Do đó, phải phát hiện, tôn vinh các nhân vật lão thành có uy tín, các nhân vật xuất sắc, xuất hiện trong quá trình đấu tranh những năm qua. Phải tránh các quan niệm hẹp hòi, đố kỵ.
2/ Độ bao giờ có thể xảy ra sự chuyển biến ?
Về vấn đề này, còn nhiều ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng: có thể xảy ra ngay trong năm 2014 này ?
Có ý kiến cho rằng: còn lâu lắm, phải 5, 7, 10 năm nữa ?
Theo tôi, có thể có sự chuyển biến trong khoảng thời gian vài 3 năm tới (2014 – 2016) ?
3/ Sự chuyển biến đó sẽ diễn ra như thế nào ? Bạo lực hay hòa bình ? Tính chất của cuộc chuyển biến đó ?
Theo tôi: đó không phải là 1 cuộc đảo chính ? Không phải là 1 cuộc khởi nghĩa ? Không phải là 1 cuộc bạo lực đổi thay.
Có thể nó xuất hiện như 1 cuộc đổi mới hệ thống chính trị cơ bản, nghĩa là chuyển đổi hòa bình.
Đó không phải là 1 cuộc lật đổ chính quyền (vẫn giữ Chính phủ và giữ Quốc hội), mà chỉ là loại bỏ sự cai trị của Đảng Cộng sản.
Không còn chế độ các cấp ủy (tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường…), lãnh đạo chỉ huy các ủy ban hành chính, Hội đồng nhân dân các cấp.
Không còn chế độ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ thị cho Quốc hội và Chính phủ.
Không còn chế độ Cương lĩnh của Đảng, đặt trên Hiến pháp.
Không còn chế độ Quốc hội, Chính phủ phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Quốc hội và Chính phủ hoạt động độc lập theo Hiến pháp.
Việc cải thiện nhân sự trong Chính phủ, Quốc hội sẽ được tiến hành từng bước theo thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, chứ không phải theo kiểu lật đổ ?
4/ Đến kỳ Bầu cử Quốc hội, cần bỏ chế độ hiệp thương trước đây, không cho phép gạt những người không theo Đảng, mà phải bầu 1 cách dân chủ, bầu ra 1 Quốc hội của nhân dân, chứ không bầu ra 1 thứ Đảng trị.
Tới đây, trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, Đảng viên không nên chiếm tới 50% đại biểu.
5/ Sở dĩ cần giữ nguyên Chính phủ và Quốc hội, là để đảm bảo các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, được bảo đảm bình thường.
Mọi chế độ lương bổng, hưu trí, phụ cấp cho những người về hưu, những đối tượng xã hội vẫn bình thường, không để xảy ra xáo trộn, đình trệ.
 V
Những việc cần làm trước mắt
1/ Khuyến khích, ủng hộ việc thành lập các hội dân sự. Lấy lý do thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp mới được thông qua, nhấn mạnh các quyền của nhân dân, nhất là quyền lập hội, quyền tự do tư tưởng, để mở rộng việc lập các hội dân sự: hội Dân oan, hội Báo chí,… (chọn các tên gọi rất bình thường), càng nhiều, càng tốt.
2/ Dựa vào các bậc lão thành (Ví dụ: Nguyễn Trọng Vĩnh,…) và các nhân vật đang nổi lên (Tống Văn Công, Phạm Đình Trọng, Phạm Sĩ Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức, v..v…) để liên hiệp, phối hợp hoạt động của các hội, các tổ chức dân sự thành 1 lực lượng thống nhất, tạo nên 1 sức mạnh chung, không để rời rạc, không câu nệ những chi tiết còn khác nhau.
3/ Từng bước đấu tranh đòi sửa sai, thanh minh, khôi phục quyền lợi cho các vụ án oan sai trước đây như vụ Nhân văn tác phẩm, vụ án xét lại chống Đảng, các vụ xử sai trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Điều này phải lâu dài, chờ đợi, không nóng vội.
4/ Phát động đòi giải phóng cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện đang còn bị giam giữ, tất cả những tù nhân bị kết án về điều 258, điều 88 của Bộ luật Hình sự, tội tuyên truyền chống đối Nhà nước (vì những điều này vi phạm quyền tự do ngôn luận trong Hiến pháp).
Có sự vận động các tổ chức quốc tế tham gia như lâu nay họ vẫn làm.
5/ Tổ chức việc thăm nom, an ủi, giúp đỡ các tù nhân lương tâm đã được tha ở các địa phương, có thông tin tuyên truyền rộng rãi.
6/ Tổ chức các nhà lý luận viết bài phê phán chủ nghĩa Mác – Lênin (1 học thuyết phản khoa học đã bị thế giới vứt bỏ), phê phán chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, là những học thuyết không tưởng đã bị thế giới bác bỏ. Phải giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi chủ nghĩa Mác – Lênin, khỏi CNXH.
7/ Tổ chức phê phán 1 cách hệ thống các tội ác mà Đảng Cộng sản đã gây ra cho dân tộc Việt Nam trong mấy chục năm qua (từ cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, hợp tác hóa nông nghiệp, trấn áp nhân văn giai phẩm, trấn áp vụ án xét lại chống Đảng, đi vào con đường XHCN).
Những thắng lợi về Cách mạng tháng 8 và giải phóng dân tộc là công lao của nhân dân, của Đảng Cộng sản, của Bác Hồ, là do phát huy truyền thống dân tộc mấy nghìn năm lịch sử, không phải do chủ nghĩa Mác – Lenin, do chủ nghĩa xã hội.
 Kết luận
Chúng ta tiến hành 1 cuộc chuyển biến lớn lao nhưng chủ yếu là:
- Xóa bỏ sự cai trị của Đảng
- Xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp
- Xóa bỏ sự cai trị của các cấp ủy Đảng từ trung ương, qua các: tỉnh thành, quận huyện, xã phường,
Nhưng vẫn giữ nguyên hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các Ủy Ban Hành chính và Hội đồng Nhân dân các cấp để đảm bảo toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước vẫn tiến hành bình thường.
Toàn bộ chế độ lương bổng, lương hưu, phụ cấp xã hội cho lớp người có công, các đối tượng xã hội vẫn được tiến hành bình thường, không bị gián đoạn.
Điều thay đổi lớn là:
Đảng Cộng sản trong 1 – 2 năm tới phải tự sống bằng kinh phí của Đảng viên. Không thể tùy tiện cắt ngân sách của Nhà nước.
- Trường Đảng trung ương nên nhập sang Đại học Hành chính Quốc gia.
- Các Ban của Đảng nên nhập sang các cơ quan tương ứng của Quốc hội và Chính phủ.
- Các ủy viên cấp ủy các cấp nên chuyển sang Hội đồng Nhân dân và ứng cử vào các cấp ủy ban.
- Các cán bộ về hưu bên Đảng, cứ coi như cán bộ về hưu của viên chức Nhà nước hiện nay.
Như vậy, cuộc biến chuyển không xảy ra đổ vỡ gì lớn.
Đảng Cộng sản chuyển sang là 1 Đảng chính trị tham chính, 1 tổ chức dân sự trong xã hội.
Sẽ không có sự đàn áp, bắt bớ gì trong xã hội cả.
Xã hội vẫn hoạt động 1 cách hòa bình. Không trải qua bạo lực, đổ vỡ.
Đảng Cộng sản sẽ tìm mọi cách ngăn trở các công việc kể trên, nhưng sẽ rất khó khăn.
Cố giữ quân đội cùng đứng khách quan đối với các sự việc trên đây.
Trên đây chỉ mới là những suy nghĩ cá nhân, có thể không tưởng để đóng góp vào chung.

2153. Trung Quốc “đi trên dây” khi Crimea về Nga

VnEconomy
15:09 (GMT+7) – Thứ Sáu, 28/3/2014
An Huy
Theo một bài viết đăng trên tờ Telegraph của Anh, việc Nga chiếm Crimea đã không nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, nước vốn được coi là đồng minh truyền thống của Moscow tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Báo này cho rằng, hy vọng của điện Kremlin muốn Bắc Kinh đứng về phía mình nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây đang trở nên vô vọng.

Trong bài phát biểu hôm 18/3 trước lưỡng viện Quốc hội về việc Crimea gia nhập Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã bày tỏ lời cảm ơn đối với Bộ Chính trị Trung Quốc vì sự ủng hộ trong vấn đề Crimea. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thì luôn tuyên bố: “Nga và Trung Quốc có quan điểm đồng điệu về tình hình ở Ukraine”.
Tuy nhiên, theo Telegraph, Trung Quốc không hề hậu thuẫn Nga tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong cuộc bỏ phiếu về Crimea như đã từng trong cuộc bỏ phiếu về vấn đề Syria. Thay vào đó, nước này bỏ phiếu trắng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc luôn theo đuổi nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào, và tôn trọng độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
Không rõ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói gì với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại The Hague, Hà Lan khi hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp trong tuần này. Tuy nhiên, có vẻ như, những gì mà họ trao đổi không có điểm gì chung với những lời khẳng định mà điện Kremlin đã đưa ra. Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes tỏ ra vui mừng sau cuộc tiếp xúc của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung, nói rằng từ giờ trở đi, Nga không còn có thể dựa vào sự hậu thuẫn của “đồng minh truyền thống” là Trung Quốc.
Nếu đúng như vậy, Tổng thống Putin đang bị đẩy vào thế khó. Trong trường hợp Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine hoặc kích động bất ổn ở những khu vực tập trung đông người nói tiếng Nga ở nước này, Mỹ rất có thể sẽ tung ra những đòn trừng phạt kinh tế khiến nước Nga phải “ngộp thở”. Trong khi đó, ông Putin cũng khó có thể lôi kéo Trung Quốc thành lập một liên minh Á-Âu, kiểm soát một lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ nhằm tạo đối trọng với phương Tây. Thậm chí, nếu điều đó có xảy ra, thì cũng có những ý kiến cho rằng, Mỹ sẽ đẩy mạnh hoạt động khai thác dầu khí, và thúc đẩy sự hồi sinh của ngành sản xuất công nghiệp ở nước này.
Trên thực tế, Trung Quốc đang dần phá vỡ thế độc quyền của Nga đối với các mỏ khí đốt ở Trung Á, một cách có hệ thống và mạnh mẽ. Trước kia, khí đốt của Turkmenistan chảy về phía Bắc, với mức giá do tập đoàn Gazprom của Nga đặt ra. Giờ đây, dòng khí này chảy về phía Đông.
Tháng 9 năm ngoái, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới khai trương một đường ông dẫn khí đốt dài 1.800 km tới Trung Quốc từ mỏ Galkynyxh, mỏ khí đốt lớn thứ nhì thế giới với trữ lượng 26 nghìn tỷ mét khối. Khi đạt công suất tối đa, mỏ này sẽ cung cấp mỗi năm 65 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, tương đương một nửa lượng khí đốt mà Gazprom xuất khẩu sang châu Âu.
Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra ở Kazakhstan, nơi các công ty Trung Quốc đã năm quyền kiểm soát đối với phần lớn ngành công nghiệp năng lượng. Theo những tài liệu bị rò rỉ trên trang Wikileaks, vào năm 2010, một nhà ngoại giao người Anh nói rằng, Nga đang “đau đớn” chứng kiến cảnh sự thống trị của mình trong ngành năng lượng ở Trung Á bị đẩy lùi dần.
Thậm chí, một tài liệu bị rò rỉ trên Wikileask còn cho biết, Đại sứ Trung Quốc tại Kazakhstan, ông Cheng Guoping, đã lên tiếng cảnh báo rằng, Nga và Trung Quốc đang có nguy cơ va chạm, và Trung Quốc sẽ không phải là bên chịu nhường. “Trong tương lai, quan hệ ở Trung Á giữa các cường quốc lớn sẽ trở nên phức tạp và nhạy cảm. Các đường ống dẫn dầu phá khí đốt mới đang phá thế độc quyền của Nga trong xuất khẩu năng lượng”.
Ông Cheng không chỉ bày tỏ “cái nhìn lạc quan về vai trò của Mỹ trong khu vực” mà còn gợi ý khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên tham gia với tư cách một vị khách vào Diễn đàn Hợp tác Thượng Hải – cơ chế vốn được cho là câu trả lời của Trung-Nga trước EU/NATO – để “phá vỡ thế độc quyền của Nga trong khu vực”. Lại là từ “phá vỡ” được sử dụng. Với những ngôn từ như vậy, có thể thấy trục Moscow-Bắc Kinh không còn chắc chắn.
Nhà ngoại giao người Mỹ Henry Kissinger từng đề cập đến mâu thuẫn giữa Nga và Trung Quốc về đường biên giới dài dằng dặc giữa hai nước. Một nhà ngoại giao Mỹ khác là ông George Walden, người từng làm việc ở Nga và Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc vẫn coi nhiều khu vực tại miền Đông Siberia vốn là “lãnh thổ bị mất” của mình. Dường như Trung Quốc cũng muốn lấy lại được những vùng đất đó, thông qua các cuộc tái định cư của người dân tộc thiểu số qua khu vực biên giới.
Trong khi đó, dân số của miền Đông Siberia đã giảm còn 6,3 triệu người từ 8 triệu người cách đây 20 năm, để lại những “thị trấn ma” dọc tuyến đường sắt xuyên Siberia. Với tỷ lệ sinh toàn quốc là 1,4 phần nghìn, tình trạng nghiện rượu phổ biến của người dân, một dân số được Liên hiệp quốc dự báo giảm 30 triệu còn hơn 110 triệu người vào năm 2050, nước Nga nhiều khả năng sẽ không duy trì được những nỗ lực mở rộng về phía Đông. Vấn đề nằm ở chỗ, điều này sẽ diễn ra nhanh hay chậm, và có hòa bình hay không?
Theo ông Jonathan Fenby, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trusted Sources, hiện đang có một phe cánh trong Hội đồng An ninh Quốc gia Trung Quốc muốn “đứng về phía Nga” trong vấn đề Ukraine với hy vọng sẽ tranh thủ được cuộc khủng hoảng để đạt được những điều khoản tốt hơn về khí đốt, thực phẩm và nguyên vật liệu thô. Tuy nhiên, quan điểm này đã bị Chủ tịch Tập Cận Bình gạt đi.
Telegraph bình luận, Trung Quốc có thể sẽ phải giữ một thế cân bằng khó khăn như người “đi trên dây”, che giấu quan điểm thật của mình và chờ thời điểm thích hợp. Điều này sẽ trở nên khó hơn nếu cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang. Khi đó, Bắc Kinh có thể buộc phải lựa chọn. Bài báo cho rằng, rất khó sẽ có chuyện Bắc Kinh đặt sang một bên mối quan hệ Trung-Mỹ để đứng về phía Moscow.
Đến lúc này, Putin phải nhận ra ông đang ở trong thế bị cô lập nguy hiểm như thế nào, và hậu quả sẽ lớn thế nào nếu Nga tiến xa hơn trong vấn đề Ukraine. Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, người luôn giữ thái độ mềm mỏng, đến nay cũng đã mất kiên nhẫn, nói rằng đang có “một sự phá vỡ niềm tin không thể tin được”.
Cuộc khủng hoảng đang đẩy châu Âu có những bước đi mạnh mẽ để tìm nguồn cung năng lượng khác. Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của châu Âu đã được nâng cấp thành hai chiều từ năm 2009 để giúp một số nước đường biên dễ chịu tổn thương nhất trong tình huống xấu. 8 nước châu Âu đã có cảng khí hóa lỏng. Thêm hai nước khác sẽ có cảng khí hóa lỏng trong năm nay, là Ba Lan và Lithuania. Trong hội nghị thượng đỉnh vào tuần trước, EU quyết định soạn thảo kế hoạch trong vòng 90 ngày để phá vỡ sự phụ thuộc vào Gazprom. Nhập khẩu khí đốt từ Nga của khu vực có thể giảm một nửa trong vòng một thập kỷ tới.
“Canh bạc” của Putin ở Ukraine diễn ra vào một thời điểm không đứng về phía ông. Dự trữ khí đốt của châu Âu đang ở mức cao, còn giá dầu thế giới có xu hướng giảm do sản lượng dầu lửa của Iraq đạt mức cao nhất 35 năm, sản lượng dầu của Mỹ tăng mỗi ngày 1 triệu thùng từ đầu năm đến nay nhờ khai thác dầu đá phiến, và Lybia cũng nối lại xuất khẩu dầu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nguồn cung dầu thô toàn cầu tăng 600.000 thùng/ngày trong tháng 2. Ngân hàng Deutsche Bank của Đức và tập đoàn Sinopec của Trung Quốc dự báo thế giới sẽ thừa dầu.
Để đảm bảo cân bằng ngân sách Chính phủ Nga, ông Putin cần mức giá dầu 110 USD/thùng. Nhưng giá dầu có thể chỉ còn 80 USD/thùng trong thời gian không xa. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang đẩy kinh tế Nga tới bờ vực suy thoái. Nước Nga có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Bài báo của Telegraph kết luận, cho dù Putin có Crimea, nhưng đã khiến điện Kremlin bị cô lập thêm một thập kỷ, nếu không muốn nói là cả một thế hệ nữa, và có lẽ ông đã vĩnh viễn “mất” Ukraine.

MẤY LỜI BÀN THÊM CÙNG KIẾN TRÚC SƯ TRẦN THANH VÂN

Phạm Gia Minh
Trong bài “Phong Thủy và địa chính trị” [1] KTS Trần Thanh Vân đã cung cấp cho độc giả một cách nhìn vĩ mô, bao quát về hình thể con Rồng nằm trải dài từ dãy Everest xuống tận bờ Biển Đông. Có lẽ đây là một hướng nghiên cứu trong lĩnh vực địa - chính trị cần được tiếp tục tìm hiểu sâu để tranh luận và đưa ra thêm những lựa chọn tối ưu nhằm góp phần củng cố cho vị thế bền vững và thịnh vượng của Việt nam trong một thế giới đầy biến động.
Trong tầm hiểu biết còn hạn hẹp của mình, tôi chỉ xin được trình bày một vài thiển ý có tính chất vi mô liên quan tới ảnh hưởng Phong Thủy lên những vấn đề lớn của đất nước. Cụ thể hơn, xin được đề cập lại và viết tiếp những ý đã nêu trong 2 bài báo từng được đăng tải trên báo điện tử vietnamnet mấy năm trước đây [2, 3].
Vấn đề thứ nhất: Lấy lại tên Thăng Long cho Thủ đô nước Việt
Trong lần đầu tiên đề cập tới ý nghĩa Phong Thủy của tên gọi Thăng Long và Hà Nội [2] tôi đã nêu ý kiến cho rằng theo Ngũ hành thì Thăng Long hay Rồng bay thuộc Thìn, tức là Thổ. Hà Nội nghĩa là bên trong sông, thuộc Thủy. Tên đất nước Việt Nam là nước Việt ở Phương Nam, mà Nam thuộc hành Hỏa. Hỏa sinh Thổ và Hỏa khắc Thủy do đó tên thủ đô là Thăng Long sẽ tạo nên cái thế tương sinh khiến mọi việc tiến triển thuận lợi, hanh thông, vận nước vững bền. Ngược lại, Thủy - Hỏa tương khắc làm nảy sinh khó khăn, cản trở, vận nước gian nan, chưa nói tới việc chiến tranh kéo dài. Quả thực, từ khi Minh Mạng đặt tên Hà Nội năm 1831 đến nay mới 183 năm mà đã có tới hơn 80 năm Pháp đô hộ được đánh dấu bởi hàng loạt cuộc khởi nghĩa và kháng chiến kéo dài, gần 30 năm chiến tranh chống Mỹ để thống nhất đất nước và gần đây là năm 1974 đảo Hoàng Sa bị chiếm đóng, cuộc chiến năm 1979 ở biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc, rồi TQ đánh Gạc Ma, Lão Sơn năm 1988... Đó là chưa kể đến tình hình Biển Đông đang nóng lên từng ngày tiềm ẩn nguy cơ nổ ra xung đột do tham vọng thiết lập “đường lưỡi bò 9 đoạn” hiện nay của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Trong khi đó giai đoạn hơn 380 năm thời Lý, Trần với cái tên Thăng Long lại được ghi nhận như một thời kỳ giữ được hòa bình, độc lập dân tộc và thịnh vượng lâu dài nhất trong lịch sử nước nhà, ngoại trừ những giai đoạn binh đao không kéo dài trong 3 cuộc kháng chiến vẻ vang đánh tan quân Tống – Nguyên Mông.
Hơn thế nữa, Hà Nội là địa danh có từ thời Tam quốc ở nước Thục (tỉnh Tứ Xuyên ngày nay) và bên Nhật Bản, vùng Osaka hiện nay vẫn còn thị trấn mang tên Hà Nội với lịch sử dài lâu hơn thủ đô của Việt Nam [2]. Rõ ràng cái tên Hà Nội, dù đã trở nên thân thương với chúng ta nhưng dường như vẫn thiếu tính riêng biệt, độc đáo và cái khí phách hào hùng, mạnh mẽ của một con Rồng đang bay lên, biểu trưng cho một đất nước đang khởi sắc.
Kể từ thời điểm sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội thì ảnh hưởng bất lợi về Phong Thủy lại càng bị khuếch đại lên do Sơn Tinh – vị thần núi trong truyền thuyết dựng nước của tộc Việt, ngụ tại ngọn Tản Viên trên đất Hà Tây nay đã vào cái thế “ bị quây bên trong sông “ do phải nằm dưới cái tên chung là Hà Nội. Nói một cách nôm na thì Sơn Tinh nay đã bị Thủy Tinh vây hãm và trong Ngũ hành thì Phương Bắc thuộc hành Thủy. Suy ngẫm sâu một chút mới thấy hiểm họa ngoại xâm đối với đất nước đang ẩn chứa ngay trong sự sáp nhập này. Tuy nhiên nếu lấy lại tên Thăng Long (thuộc Thổ) thì Hung sẽ thành Cát và Sơn Tinh càng trở nên bề thế, vững vàng.
Trong bức thư gửi Hội khoa học lịch sử Việt Nam trước thời điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ủng hộ ý tưởng lấy lại tên Thăng Long cho Thủ đô nước ta.
clip_image001
Vấn đề thứ hai: Phong Thủy của Tòa án nhân dân Tối cao
Trong bài viết đánh giá ảnh hưởng lên môi trường xung quanh của Trung tâm thương mại 19/12 nằm trên phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội (trong dân gian vẫn gọi là khu “chợ âm phủ”) (3) tôi đã áp dụng phương pháp định vị “sao bay” trong Phong Thủy (4) để tái tạo lại bức tranh tổng thể về các yếu tố đang có tác động mạnh (cả xấu và tốt) lên một địa điểm có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia đó là Tòa án nhân dân tối cao.
clip_image002
clip_image003
Ghi chú: Tòa án nhân dân Tối cao nằm trong ô vuông ở chính giữa nơi có các con số 3,6,9.
Sơ đồ “sao bay” cho thấy khách sạn Melia đứng trấn ở phía Đông của Tòa án, tại vị trí sao Thủy số 5 (là sao xấu) lại được gắn thêm khu nhà tầng để xe ô tô có dạng nhiều lưỡi dao cạo xếp song song chĩa sang Tòa án là một điều tối kỵ. Chếch về hướng Tây Bắc nơi có 2 sao xấu là số 2 (Thủy) và 5 (Sơn) lại là khách sạn Tháp Hà Nội (Hanoi Tower) với hình dạng của 2 lưỡi búa rìu nhiều cạnh (khối hình màu trắng ở góc trên bên trái hình chụp của vệ tinh do Google cung cấp).
Có thể nói việc Tòa án nhân dân tối cao bị 2 khối nhà cao tầng có hình sắc cạnh kẹp vào giữa là một vị thế Phong Thủy rất xấu.
Trước khi đàm phán để thu nhận Hồng Kông về với Đại lục, nhằm dành thế áp đảo có lợi cho mình TQ cũng đã chủ động cho xây một cách có tính toán kỹ càng về Phong Thủy cao ốc ngân hàng có hình dáng chĩa cạnh vào lưng của tòa nhà Toàn quyền Vương Quốc Anh tại đây [4].
Quốc gia nào cũng vậy, luật pháp có nghiêm minh thì chính trị mới lành mạnh, kinh tế mới thịnh vượng và xã hội mới yên ổn. Trụ sở của Tòa án tối cao là biểu tượng cho kỷ cương, phép nước theo Phong Thủy. Vậy những người đã cấp phép cho các nhà đầu tư Hồng Kông và Thái Lan (gốc Hoa?) xây 2 tòa nhà có ảnh hưởng cực xấu và nguy hiểm lên Tòa án nhân dân Tối cao liệu giờ đây có thấy tỷ lệ tội phạm trong cả nước đã tăng rất nhiều trong 20 năm qua, số vụ kiện cáo vượt cấp cũng tăng chóng mặt và số án oan sai như trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc giang, Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải phòng và vô số vụ khác giờ đây không còn là ngoại lệ?
Tất nhiên không thể đổ tất cả cho Phong Thủy mà cần nhìn vào những bất cập của thể chế, tuy nhiên Phong Thủy có tác dụng khuếch trương cái tốt cũng như phóng đại cái xấu một cách âm thầm và bền bỉ.
Xin nhắc lại một điều mà tôi đã nêu lên trước đây [3], nếu có “diễn biến hòa bình” thì chính cuộc chiến Phong Thủy mới là hình thức diễn biến không tiếng súng nhưng vô cùng mạnh mẽ, sâu sắc, nguy hiểm và nó đã và đang diễn ra trên rất nhiều nơi ở nước ta hiện nay.
Những ai cho rằng Phong Thủy là loại hình mê tín dị đoan vẫn hoàn toàn có quyền bác bỏ những gì tôi trình bày ở đây, nhưng tốt hơn cả là đối với những gì mà khoa học chưa chứng minh được bằng lý luận chặt chẽ thì việc quan sát thực tiễn có ghi chép số liệu thống kê để phân tích nguyên nhân sẽ là thái độ phù hợp nhất hiện nay.
Thăng Long 26/3/2014
P.G.M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Tài liệu tham khảo
do-nuoc-viet
(4). Raymond Lo. Phong Thủy và số mệnh đối với các nhà quản lý. Bản dịch của Phạm Gia Minh. NXB Tri thức. 2008

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

  • Bầu Kiên 'sắp ra tòa' (BBC) - Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ xét xử vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB vào giữa tháng Tư, truyền thông trong nước cho biết.
  • Chẳng thể xấu hơn nữa ! (RFA) - Vụ hối lộ 80 triệu yên Nhật (16 tỷ đồng) để được trúng thầu tư vấn thiết kế dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội và vụ lót tay trung ương 2,8 triệu USD cho dự án khu đô thị Sing-Việt ở TP.HCM không quá bất ngờ với dư luận.
  • Hai ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ (RFA) - Chiến dịch hai ngày, nhằm vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ, kết thúc chiều thứ Năm 27 trong dư âm một tiếng nói chung của gần 600 người Mỹ gốc Việt từ các tiểu bang khắp nước Mỹ bên cạnh người về từ Đức, Canada và Châu Âu.
  • Cha truyền con nối dưới chế độ cộng sản Á châu (RFA) - Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.
  • Tại Thái Lan, cơ quan chống tham nhũng bị ném lựu đạn (RFI) - Theo nguồn tin cảnh sát Thái, trụ sở của Ủy ban bài trừ tham nhũng ở Bangkok đã bị tấn công bằng lựu đạn vào sáng nay 28/03/2014. Không ai bị thương và cũng chưa biết ai là kẻ chủ mưu. Tuần tới, thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ đến cơ quan này để trả lời về những lời tố cáo tham nhũng.
  • Việt Nam lập Ủy ban Hợp tác Quản lý Cửa khầu (RFA) - Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam Nguyễn Thành Cung phát biểu tại buổi lễ rằng việc thành lập ủy ban vừa nêu đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam- Trung Quốc.
  • Bộ Ngoại giao trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Lãnh sự và Viện trưởng Viện Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 28/3, tại trụ sở Bộ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao Quyết định bổ nhiệm chức Tổng Lãnh sự Việt Nam tại các địa bàn Sihanouk Ville, Battambang (Vương quốc Campuchia) và Quảng Châu (Trung Quốc); đồng thời trao Quyết định bổ nhiệm chức Viện trưởng Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao cho các cán bộ của Bộ Ngoại giao.
  • Người tù bất khuất Nguyễn Hữu Cầu (RFA) - Người ở tù nhất Việt Nam Nguyễn Hữu Cầu cuối cùng cũng đã được trở về với tự do. Tuy già yếu và gia đình vẫn rất khó khăn nhưng hình như ý chí đấu tranh của ông vẫn không hề giảm sút sau 37 năm bị giam giữ.
  • Biển Đông: Manila thẳng tay ra đòn với Trung Quốc (BaoMoi) - Bất chấp yêu cầu trì hoãn và thậm chí là cả lời đe dọa của phía Trung Quốc, Manila đã sẵn sàng nộp bản thuyết trình cho Tòa án đúng thời hạn vào ngày 30/3 tới để chính thức thách thức những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ thăm BS Nguyễn Đan Quế. (RFA) - Mới đây Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh là bà Rena Bitter đã có cuộc viếng thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại nhà riêng để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền từ cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng này.
  • Manila thách thức Bắc Kinh, tiếp tục kiện Trung Quốc về Biển Đông (RFI) - Bất chấp phản đối cũng như sứcép từ Trung Quốc, chính quyền Philippines hôm nay 28/03//2014 xác định vẫn theo đuổi vụ kiện Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bản ghi nhớ - hay luận chứng cáo buộc Trung Quốc– sẽ được đệ trình lên tòaán Liên Hiệp Quốc về Luật Biển vào ngày Chủ nhật 30/03/2014 đúng theo hạn định.
  • Tập Cận Bình thăm Đức với 2 hồ sơ nổi bật : Thương mại và Ukraina (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Berlin vào trưa nay 28/03/2014 trong một chuyến công du nước Đức, lần đầu tiên từ khiông nhậm chức. Nội dung chính chuyến thăm được cho là nhằm vun bồi thêm quan hệ thương mại rất tốt đẹp giữa hai bên. Bên cạnh đó, hồ sơ Ukraina nóng bỏng tất yếu sẽ được Đức và Trung Quốc đề cập đến.
  • Bắc Kinh đặt điều kiện để đầu tư vào Pháp (RFI) - Chuyến thăm Paris của chủ tịch Trung Quốc đã chính thức kết thúc vào ngày hôm qua, thứ Năm 27/03, nhưng cho đến vẫn còn để lại dưâm trên một số tờ báo.« Lâu đài Versailles tráng lệ dành cho Tập Cận Bình» là hàng tựa nhận định trên Le Figaro, chưa có một nguyên thủ Trung Quốc nào được Paris tiếp đón một cách trịnh trọng đến như thế tại cung điện tráng lệ của Roi-Soleil (Vua Mặt trời).
  • Trung Quốc, một cường quốc chưa định hình (RFI) - Từ 22/03 đến 01/04/2014, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình công du ChâuÂu. Nhân dịp này, báo Le Monde ngày 27/03/2014, có bài phân tích của chuyên gia Valerie Niquet, chuyên gia ChâuÁ thuộc Fondation pour la recherche stratégique, Paris, nhan đề : Trung Quốc, một cường quốc chưa định hình. Sự lúng túng của Bắc Kinh trong hồ sơ Ukraina. Xin giới thiệu cùng bạn đọc
  • Barack Obama thăm Ả Rập Xê Út để hàn gắn quan hệ song phương (RFI) - Tối nay 28/03/2014 Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Ả Rập XêÚt sau khi đã đến Hà Lan, Bỉ,Ý. Đây là chuyến viếng thăm thứ hai củaông Obama tại nước đồng minh truyền thống của Mỹ, mà quan hệ đôi bên đang xấu đi do bất đồng trên nhiều hồ sơ khu vực.
  • Hội Đồng Bảo An (RFI) - 15 thành viên Hội Đồng Bảo An kể cả Trung Quốc cho rằng hành động phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, do thái độ Trung Quốc, chưa có một quyết định trừng phạt nào được thông qua.
  • Tiếp theo Twitter, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quyết chặn Youtube (RFI) - Một tuần sau Twitter, ngày hôm qua 27/03/2014, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lại ra quyết định chặn Youtube, sau khi bản ghiâm của một cuộc họp bí mật nêu khả năng Ankara can thiệp quân sự vào Syria được phổ biến trên mạng Internet. Ba ngày trước cuộc bầu cử địa phương quan trọng, vụ rò rỉ tin tức này, vụ mới nhất trong một loạt các bê bối, khiến Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan nổi giận. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ hứa hẹn sẽ truy đuổi các thủ phạm« đến tận hang ổ».
  • Nga chỉ trích nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Crimée (RFI) - Matxcơva hôm nay 28/03/2014 đã lên tiếng chỉ trích nghị quyết Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua hôm qua, tố cáo cuộc trưng cầu dâný ở Crimée và việc sáp nhập bán đảo này vào Nga. Nghị quyết không mang tính chất ràng buộc do Ukraina đề xuất và được phương Tây ủng hộ, đã nhận được 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 58 nước không bỏ phiếu trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
  • Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ-ASEAN lần đầu tiên diễn ra tại Mỹ (RFI) - Nếu có một sự kiện nêu bật quyết tâm xoay trục của Mỹ qua ChâuÁ, đặc biệt là qua vùng Đông NamÁ, thì đó sẽ là hội nghị mở ra vào đầu tuần tới (01-03/04/2014) tại Hawaii, tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel. Bộ Quốc phòng Mỹ vào hôm qua, 27/03 đã chính thức loan báo sự kiện này và nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ tổ chức trên lãnh thổ của mình một cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN.
  • Bạo động ở Miến Điện làm một bé gái thiệt mạng (RFI) - Một bé gái 11 tuổi đã tử vong vì đạn lạc trong lúc lực lượng an ninh bắn chỉ thiên để giải tán đám đông đang tấn công vào một tòa nhà của Liên Hiệp Quốc tại miền tây Miến Điện. Cảnh sát Miến Điện hôm nay 28/03/2014 cho biết như trên.
  • Vụ máy bay MH370 : Tiếp tục tìm kiếm trong khu vực mới (RFI) - Các hoạt động tìm kiếm chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines hôm nay 28/03/2014 lại tiếp tục trong một khu vực đã được thay đổi, vì theo các tính toán mới, chiếc máy bay do hết nhiên liệu đã bị rơi xuống Ấn Độ Dương sớm hơn do dự đoán trước đây. Một vệ tinh Nhật đã phát hiện khoảng 10 vật thể trôi nổi gần vùng mà các vệ tinh khác đã chụp được.
  • Bị Trung Quốc chỉ trích, Malaysia yêu cầu Bắc Kinh tự xét lỗi (RFI) - Bất bình vì bị Trung Quốc công kích thậm tệ trong vụ chuyến bay MH370 mất tích, người Malaysia phản đòn đánh vào tựái và cả thể diện của chế độ Bắc Kinh, bất chấp nhu cầu quan hệ kinh tế : Trung Quốc hãy xét mình trước khi phê phán người, hãy làm sáng tỏ vụ Thiên An Môn.
  • Tòa Campuchia cáo buộc 68 gia đình Khmer Krom chiếm đất? (RFA) - Chiều ngày 27/3, một người Khmer Krom đã phải ra hầu tòa để trả lời những câu hỏi liên quan đến cáo buộc nói rằng họ và 68 gia đình Khmer Krom đến từ Việt Nam chiếm đất khu bảo tồn rừng ngập nước giáp biên giới với Việt Nam để canh tác.
  • Hỏi đáp Y học: Lao tiềm ẩn (VOA) - Trong chương trình giải đáp thắc mắc y học kỳ này, bác sĩ Hồ Văn Hiền sẽ giải đáp câu hỏi của thính giả Ngô Ðình Thành về bệnh lao tiềm ẩn
  • Philippines mua 12 chiến đấu cơ của Hàn Quốc (BaoMoi) - Ngày 28.3, Philippines ký hợp đồng mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc với tổng trị giá 420 triệu USD, theo Yonhap. FA-50 là phiên bản tấn công hạng nhẹ của máy bay huấn luyện siêu thanh T-50 được phát triển bởi Công ty công nghiệp không gian vũ trụ Hàn Quốc (KAI) và Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.
  • Tìm kiếm máy bay mất tích có “đầu mối mới” (BaoMoi) - QĐND Online - Cơ quan an toàn hàng hải Ô-xtrây-li-a (AMSA) ngày 28-3 cho biết, công tác tìm kiếm mảnh vỡ chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) mất tích sẽ chuyển sang một khu vực cách nơi tìm kiếm những ngày qua khoảng 1.100km về phía Tây Bắc sau khi có manh mối mới đáng tin cậy, AP đưa tin. Theo AMSA, thông tin mới dựa trên các phân tích dữ liệu ra-đa ở khu vực giữa Biển Đông và eo biển Ma-lắc-ca trước khi chuyến bay MH370 biến mất khỏi màn hình ra-đa cho thấy, chiếc Boeing 777 chở theo 239 người đã bay nhanh hơn, tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn, dẫn đến quãng đường mà nó bay được cũng rút ngắn. Được biết, Phòng an toàn vận tải Ô-xtrây-li-a (ATSB - tức cơ quan điều tra) đã xem xét dữ liệu mới của phía Ma-lai-xi-a và đi đến kết luận, đây là manh mối đáng tin cậy nhất có thể giúp đội tìm kiếm lần ra các mảnh vỡ của chiếc MH370. Như vậy, khu vực tìm kiếm mới sẽ rộng khoảng 318.000km2 và nằm cách thành phố Pớt của Ô-xtrây-li-a khoảng 1.850km về phía Tây. AMSA cho biết, Ô-xtrây-li-a đã định vị lại các vệ tinh của mình hướng tới khu vực này để thu hình ảnh mới nhất.
  • Ba ‘chiêu thức’ chiến tranh mới của Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Theo một nghiên cứu do Lầu Năm Góc tài trợ thì Trung Quốc đã và đang tiến hành 3 loại hình chiến tranh mới nhằm đẩy bật quân đội Mỹ ra khỏi châu Á và gia tăng kiểm soát các vùng biển trong khu vực, tờ The Washington Free Beacon (Mỹ) ngày 26.3 cho biết.
  • Ra mắt Quỹ nghiên cứu biển Đông (BaoMoi) - TP - Với mục đích nâng tầm quy mô và chất lượng các nghiên cứu dự báo xu hướng thay đổi trên biển Đông, xây dựng hồ sơ lịch sử pháp lý, hình thành lập luận phục vụ đấu tranh và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng khu vực và quốc tế, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông chính thức ra đời hôm 27/3 tại Hà Nội.
  • Hàn Quốc – Mỹ diễn tập đổ bộ lớn nhất trong 2 thập kỉ qua (BaoMoi) - Hàn Quốc và Mỹ ngày 27/3 đã bắt đầu cuộc diễn tập đổ bộ chung lớn nhất trong vòng 2 thập kỉ qua, với sự tham gia của gần 15.000 binh sĩ hai bên. Với mật danh Song Long, cuộc tập trận diễn ra trên bờ Biển Đông Nam của Hàn Quốc và sẽ kéo dài đến ngày 7/4. Quy mô cuộc diễn tập Song Long lớn hơn tất cả các cuộc diễn tập trước đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét