Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Lượm lặt - Quyết định và đề nghị kỷ luật một số cán bộ cao cấp - Chẳng thể xấu hơn nữa !

Giáo dục thế này ,không đâm chém mới là chuyện lạ!?

Lê nguyễn Hương Trà FB
Anh A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái anh A bị làm sao!?
https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/t31.0-8/q71/s720x720/10007264_10201193722079835_143878193_o.jpg
Bài trên hình là thuộc loại “Hỏi đáp nhanh trí” để có IQ cao .-
Xem thêm :  Rùng rợn… sách nâng cao cho học sinh  -danviet.vn

Trung Quốc, một cường quốc chưa định hình


Ảnh : Wikipedia

RFI

Từ 22/03 đến 01/04/2014, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu. Nhân dịp này, báo Le Monde ngày 27/03/2014, có bài phân tích của chuyên gia Valerie Niquet, chuyên gia Châu Á thuộc Fondation pour la recherche stratégique, Paris, nhan đề : Trung Quốc, một cường quốc chưa định hình. Sự lúng túng của Bắc Kinh trong hồ sơ Ukraina. Xin giới thiệu cùng bạn đọc
Chủ tịch Tập Cận Bình tới Châu Âu, trong tư thế tỏa ánh hào quang là Chủ tịch cường quốc thứ hai thế giới. Thế nhưng, liệu nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thực sự được tính đến trong hàng ngũ tất cả các cường quốc hàng đầu trên thế giới hay không ?


Trung Quốc dường như có tất cả những chỉ dấu cơ bản của một cường quốc. Với nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cho dù có bị chậm lại một cách đáng lo ngại từ hai năm qua, Trung Quốc tự hào về vị trí thứ hai của mình trên thế giới, sau khi lấy được thứ hạng này của Nhật Bản vào năm 2010. Trung Quốc cũng có các khả năng quân sự gia tăng đều đặn, với biểu tượng là có một hàng không mẫu hạm, vừa hoàn thành chuyến công tác đầu tiên ở biển Trung Hoa. Chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc trái ngược hẳn với sự èo uột của Châu Âu trong lĩnh vực này. Cuối cùng, và đó chắc chắn là thế mạnh chính của Bắc Kinh, Trung Quốc nằm trong số 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, những quốc gia này, với quyền phủ quyết của mình, chi phối các vấn đề quốc tế.
Cho dù có những biểu hiệu như vậy, nhưng trên trường quốc tế, Trung Quốc tỏ ra như một cường quốc chưa định hình. Một cường quốc rụt rè hơn là một cường quốc có trách nhiệm và đặc biệt là một cường quốc hoàn toàn chỉ chú trọng đến bản thân mình và chỉ bảo vệ các lợi ích quốc gia. Thế nhưng, đôi khi thế giới cần nghe tiếng nói của các nước khác và đòi hỏi Bắc Kinh phải dấn thân, chấp nhận những lập trường khó khăn.
Vì thế, vấn đề Ukraina đã làm rõ những hạn chế của cường quốc Trung Hoa, trong tư cách là một tác nhân quan trọng trên sân khấu quốc tế. Sau vụ Nga can thiệp vào Gruzia năm 2008, các vấn đề về Crimée đặt ra một thách thức thực sự đối với các lãnh đạo Trung Quốc, buộc họ phải có ý kiến, giữa một bên là việc thường xuyên bác bỏ quyền can thiệp, nền tảng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh và chiến lược quyến rũ của Trung Quốc tại Châu Phi, Trung Đông hoặc Châu Mỹ La tinh ; và bên kia là sự cần thiết phải giữ gìn mối quan hệ đối tác chiến lược với Matxcơva, cho dù mối quan hệ này không vững chắc như người ta tưởng.
Đối với các tân lãnh đạo Trung Quốc, được đào tạo trong Cách mạng văn hóa, thời kỳ mà tất cả lực lượng của Trung Quốc đã được huy động lên vùng biên giới phía bắc trong không khí bài Liên Xô cuồng loạn, thì giờ đây, không thể gạt bỏ mối lo ngại về nước Nga. Việc hoàn tất « giấc mơ Trung Hoa » hùng mạnh tại Châu Á, không đi ngược lại các lợi ích của Matxcơva, nhưng chắc chắn Vladimir Putin không sẵn sàng lựa chọn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, bắt đầu từ Ấn Độ, Việt Nam và thậm chí cả Nhật Bản. Và kịch bản về những căng thẳng mới với cường quốc Nga, tuy không đeo găng tay, dùng sức mạnh để áp đặt các lợi ích của mình, sẽ buộc Trung Quốc đi chệch ra khỏi mục tiêu chính của mình hiện nay là – ngoài việc tiếp tục tăng trưởng – muốn khẳng định sức mạnh của mình tại biển Trung Hoa, ở sườn phía đông và phía nam Trung Quốc.
Vả lại, nếu Trung Quốc tiếp tục coi trọng mối quan hệ đối tác với Nga, thì chính là bởi vì quan hệ đối tác này cho phép Trung Quốc mở rộng khả năng hành động đối với Hoa Kỳ và tái lập một dạng quan hệ tam giác ngược. Khác hẳn với những gì đã xẩy ra vào thời kỳ cuối chiến tranh lạnh, giờ đây, chính Matxcơva và Bắc Kinh đã về bè với nhau, nhất là trong vấn đề các giá trị phổ quát, để đối mặt với « phe phương Tây » do Washington dẫn đầu.
Trong bối cảnh đó, vấn đề Ukraina đặt Trung Quốc vào vị thế rất khó khăn. Bắc Kinh đã phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ với Kiev, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, và công nghệ của Ukraina, được kế thừa từ Liên Xô, thường xuyên cho phép Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tránh né được các quy định của Nga trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quân sự. Trong các điều kiện này, khó mà không lên án. Một số người tại Trung Quốc cũng nhắc lại rằng sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới sự bảo trợ của nước Liên Xô non trẻ mà vùng Ngoại Mông đã tách ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Thế nhưng, vấn đề Ukraina cũng đặt ra một thách thức đối với Châu Âu và các nền dân chủ phương Tây trong quan hệ với Bắc Kinh. Thực vậy, việc lên án cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée trùng với lập trường của chính quyền Trung Quốc, vẫn luôn luôn chống lại việc tổ chức tham khảo ý kiến người dân mà không chú ý tới tổng thể nước Trung Hoa, như trước đây là trường hợp Hồng Kông và trong tương lai, có thể là Đài Loan ; Bắc Kinh lên án trước mọi ý định đòi độc lập mà người dân bày tỏ. Do vậy, việc Trung Quốc không bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – một sự lên án kín đáo việc Nga dùng vũ lực – không cho phép xếp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào hàng ngũ các nền dân chủ có trách nhiệm. Lại một lần nữa, các lợi ích quốc gia, chứ không phải việc tôn trọng các giá trị phổ quát, chi phối quyết định này.
Vả lại, đối với Bắc Kinh, các căng thẳng tại Ukraina, cũng như cuộc khủng hoảng Syria, cho thấy lợi ích của việc tác động đến những lựa chọn chiến lược của Hoa Kỳ, gây khó khăn hơn – hoặc ít dễ dàng để bảo vệ – cho việc Washington giảm cam kết đối với Châu Âu và Trung Đông nhằm thực hiện một sự xoay trục sang Châu Á, kìm hãm các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Và trong bối cảnh có các gò bó chặt chẽ về ngân sách, vấn đề được đặt ra, đối với Hoa Kỳ và cả Châu Âu, là phải chăng các rủi ro bất ổn nghiêm trọng đến từ bán đảo Crimée hay từ những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Đừng để thiên hạ nhìn mình là kẻ cắp

 Nữ tiếp viên của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản tạm giam vì liên quan đến vận chuyển hàng trộm cắp. Báo chí Nhật Bản đưa tin, người Nhật xem tin này như một sự kiện nóng. Và tất nhiên, tin “xấu” sẽ lan nhanh. Nhiều người biết đến tiếp viên của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam tiếp tay cho kẻ cắp.
Vụ này có phải là hy hữu không? Đáng tiếc là không. Bởi vì có không ít trường hợp người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc sinh sống ở nước ngoài là kẻ cắp.

Công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam ở các nước cũng có không ít thói hư tật xấu như bài bạc, rượu chè, trộm cắp, bỏ trốn. Nước sở tại không thể chịu được phải có những đợt đóng cửa, tạm thời không nhập khẩu lao động Việt Nam.
Công chức ngành đường sắt Việt Nam vừa bị báo chí Nhật Bản đưa tin nhận hối lộ hơn 16 tỉ đồng. Đây là trường hợp thứ hai, trước đây cũng có một quan chức từng nhận hối lộ và bị xử tù. Đây cũng là một dạng ăn cắp, nhưng không phải ăn cắp vặt.
Tin tức vụ nhận hối lộ đó được thế giới biết đến, chắc chắn họ nhìn quan chức Việt Nam bằng con mắt nghi ngờ, cho dù có những phân bua chỉ “một con sâu làm rầu nồi canh”. Với tình trạng tham nhũng tại Việt Nam hiện nay, họ không bao giờ tin chỉ có một con sâu. Vốn ODA cũng từ tiền đóng thuế của người dân Nhật Bản, cho nên họ không thể chấp nhận đồng tiền xương máu đó bị rơi vào tay kẻ cắp.
Chính vì bị người khác nhìn là kẻ cắp, nên công dân Việt Nam đi ra nước ngoài bị kỳ thị, tệ hơn là bị khinh khi. Hãy cứ thẳng thắn như vậy để đau đớn và tỉnh ngộ. Từng có ý kiến cho rằng, làm sao để khi ra nước ngoài, cầm tấm hộ chiếu Việt Nam không phải xấu hổ, mà được tôn trọng như công dân Hàn Quốc, Nhật Bản. Ý kiến đó đã từng bị phê phán gay gắt, cho rằng người phát ngôn như vậy là không yêu nước...
Yêu nước không phải là ngồi đáy giếng ca ngợi nhau là đỉnh cao trí tuệ. Yêu nước là làm sao để giàu mạnh, vượt qua thân phận nhược tiểu, mỗi công dân và tổ chức đều có trách nhiệm làm sáng danh đất nước Việt Nam bằng những việc làm công chính.
Yêu nước thì không thể để thiên hạ nhìn mình là kẻ cắp.
Lê Thanh Phong
(Lao động)

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Chẳng thể xấu hơn nữa !

Vụ hối lộ 80 triệu yên Nhật (16 tỷ đồng) để được trúng thầu tư vấn thiết kế dự án đường sắt (ảnh minh họa)
Hối lộ 80 triệu yên Nhật (16 tỷ đồng) để được trúng thầu tư vấn thiết kế dự án đường sắt (ảnh minh họa)
Kinh Tế & Đô Thị
Nghe bài này

Vụ hối lộ 80 triệu yên Nhật (16 tỷ đồng) để được trúng thầu tư vấn thiết kế dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội và vụ lót tay trung ương 2,8 triệu USD cho dự án khu đô thị Sing-Việt ở TP.HCM không quá bất ngờ với dư luận. Nhưng điều ngạc nhiên là sự phản ứng nhanh của chính quyền, báo chí thì được thoải mái đưa tin về cả hai vụ bê bối này. 
 
Tham nhũng hậu họa khó lường

Về trường hợp Công ty Tư vấn JTC Nhật Bản khai nhận đã lại quả các quan chức Việt Nam 80 triệu yên, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm Trị sự Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội nhận định:

“Hậu quả lớn nhất là sự hủy hoại đạo đức của cả một dân tộc. Đấy là tội lớn nhất nguy hiểm nhất của những người đang cầm quyền ở đất nước này. Tội thứ hai mới đến chuyện tăng gánh nợ nần làm cho con cháu ngày sau sẽ phải trả. Bởi vì tất cả các khoản vay ODA này (viện trợ phát triển của nước ngoài) là những khoản vay chứ không phải cho không, mà người ta lại thích tiêu như ‘tiền chùa’. Tội thứ ba là nó làm cho bất công xã hội càng ngày càng tăng.”

Ngày 21/3 tờ Yomiuri Shimbun ở Tokyo đưa tin chi tiết về vụ Chủ tịch JTC sau khi bị kiểm toán đã khai nhận những khoản tiền lớn ngoài sổ sách là hối lộ các quan chức nước ngoài. Trong đó có khoản lót tay 80 triệu yên (16 tỷ đồng) để được các quan chức Việt Nam phù phép cho trúng thầu để được tham gia dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội với vốn vay ODA Nhật Bản là 21 tỷ 271 triệu yên. Trong vòng chưa đầy 1 tuần, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã quyết định đình chỉ chức vụ tổng cộng 14 giới chức cao cấp. Trong ba người đã nghỉ hưu có cựu Thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng, ngoài ra còn 11 giới chức cao cấp khác hiện giữ nhiều trọng trách trong ngành GTVT ngành đường bộ, đường sắt, đặc biệt là Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông.
Hậu quả lớn nhất là sự hủy hoại đạo đức của cả một dân tộc. Đấy là tội lớn nhất nguy hiểm nhất của những người đang cầm quyền ở đất nước này. Tội thứ hai mới đến chuyện tăng gánh nợ nần làm cho con cháu ngày sau sẽ phải trả. Bởi vì tất cả các khoản vay ODA này là những khoản vay
TS Nguyễn Quang A
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội, cảnh báo nguy cơ các thế hệ mai sau phải gánh các món nợ vay ODA, tiếng là để phát triển kinh tế nhưng lại bị ăn cắp trắng trợn xuất phát từ chi phí bôi trơn cho tới rút ruột công trình để bỏ túi. Nhà giáo nhắc lại vụ án xa lộ đông tây TPHCM với tội đồ Huỳnh Ngọc Sỹ cùng sự ù lỳ của nhà cầm quyền và bây giờ là dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa tiếp lời:
Quan chức Việt Nam nhận hối lộ hàng triệu đôla trong vụ mà dư luận gọi là vụ PCI
Ông Huỳnh Ngọc Sỹ, quan chức Việt Nam bị tố cáo tham nhũng hàng triệu đôla trong dự án làm đường ở Việt Nam, được công an đưa lên xe, vụ mà dư luận gọi là vụ PCI năm 2009

“ Lần nay vụ đường sắt Việt Nam ông Bộ trưởng Đinh La Thăng có vẻ quyết liệt hơn, ngay sau khi phía Nhật đưa tin bên Việt Nam lập tức đình chỉ công tác một số lãnh đạo. Theo tôi như thế là chưa đủ, công dân chúng tôi mong muốn vụ này phải chuyển ngay sang Bộ Công an để điều tra khởi tố vụ án ngay, chứ để cho Thanh tra Đường sắt tự làm tự tìm rồi nay mai họ báo cáo khác đi thì làm thế nào. Việt Nam phải kiên quyết chống tham nhũng nếu muốn phát triển bền vững, nếu muốn thế hệ mai sau không phải nai lưng trả nợ cho thế hệ hiện nay thì phải kiên quyết với tệ nạn này.”

Mới là một phần nổi của tảng băng chìm

Tri Thức Trẻ và VietnamNet ngày 26/3 đưa lên mạng bài “Vụ hối lộ 16 tỷ: Ăn thua gì, còn nhiều đồng chí chưa lộ”. Bài báo trích lời GS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài cho rằng, vụ ăn hối lộ 16 tỷ đồng đang điều tra này mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Theo lời ông Mại “vụ việc cũng chẳng làm mình xấu đi nhiều hơn đâu! Vì bây giờ nói về tham nhũng thì nước mình đã có tên tuổi thứ hạng lắm rồi, có xấu nữa cũng chả xấu hơn mấy.” Nhận định về vấn đề liên quan, TS Nguyễn Quang A phát biểu:

“Những lời Giáo sư Nguyễn Mại nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói như thế là rất đúng…ông là người trong cuộc ông biết rất là kỹ. Tôi nghĩ rằng căn bệnh về tham nhũng như thế này chỉ có thể giảm bớt vì tham nhũng ở đâu cũng có. Song muốn chống được tham nhũng thì xã hội phải thực sự dân chủ, phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau và phải có tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tất cả quyền con người để cho người dân được thực sự mở miệng. Chỉ với bối cảnh như thế môi trường như thế thì tham nhũng mới bớt đi mà thôi.”
Vụ lót tay trung ương 2,8 triệu USD cho dự án khu đô thị Sing-Việt ở TP.HCM
Vụ lót tay trung ương 2,8 triệu USD cho dự án khu đô thị Sing-Việt ở TP.HCM. Nguồn VTC.vn
Vụ việc cũng chẳng làm mình xấu đi nhiều hơn đâu! Vì bây giờ nói về tham nhũng thì nước mình đã có tên tuổi thứ hạng lắm rồi, có xấu nữa cũng chả xấu hơn mấy
Giáo sư Nguyễn Mại

Theo báo mạng Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế TS lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương ở Hà Nội cho rằng vụ việc chứng tỏ sự yếu kém, thiếu sót của hệ thống pháp luật Việt Nam. Bởi vì phiá Việt Nam đã không phát hiện ra được mà phải đợi đến khi nước bạn phanh phui ra thì mới biết. Ông Doanh cho rằng cần xem xét vấn đề công khai minh bạch, xem xét lại việc giám sát làm sao cho có hiệu quả. Đồng thời với đó là phát động báo chí, người dân và các tổ chức xã hội để làm nhiệm vụ giám sát.

Báo Dân Trí bản tin trên mạng ngày 25/3 trích lời bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định: “Do bị rút ruột lấy tiền bôi trơn, lại quả nên đường sá Việt Nam đắt gấp đôi gấp ba Mỹ, Trung Quốc. Điều đó cho thấy dù bộ máy rất đồ sộ, hệ thống pháp luật rất ghê nhưng vẫn bất lực trước tham nhũng.

Cùng về vấn đề liên quan TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội nhận định:

“Pháp luật Việt Nam thực sự có những qui định rất là nghiêm khắc và ngặt nghèo đối với tội nhận hối lộ và tội tham nhũng. Tuy nhiên trong một chế độ độc tài độc đảng và chỉ người có quyền có chức mới có thể tham nhũng. Hay nói cách khác chỉ có những quan chức của Nhà nước này mới có thể tham nhũng, họ lại là ngươi cầm cân nẩy mực về pháp lý cho nên cứ nhìn trên giấy coi thì pháp luật rất là nghiêm nhưng việc thực thi pháp luật mới là quan trọng và chuyện chính là không có việc thực thi pháp luật nghiêm minh. Những người vi phạm pháp luật Việt Nam nghiêm trọng nhất bây giờ chính là các quan chức Nhà nước, các cơ quan Nhà nước và chính là đảng Cộng sản…”

Báo chí lề phải lần này góp phần khui ra một vụ bôi trơn khác lên tới 2,8 triệu USD. Ngày 24/3/2014, báo Pháp Luật TP HCM “soi” lại bản án ngày 30/10/2013 của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xử vụ kiện hành chính mà bị đơn là Ủy ban Nhân dân TP.HCM. Đây là vụ kiện các nhà đầu tư dự án khu đô thị Sing-Việt đòi Thành phố liên đới bồi thường 300.000 USD. Lúc đó Thẩm phán Phạm Công Hùng chủ tọa phiên tòa đã kiến nghị với UBND TP.HCM làm rõ nội dung một tài liệu đệ nạp tại tòa, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài có ghi khoản chi cho các cơ quan ở Hà Nội số tiền 2.800.000 USD. Câu chuyện tưởng như đã chìm xuồng, nhưng do báo Pháp Luật khui ra và ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội chính Trung ương đã lập tức lên tiếng cho biết: Ban Nội chính sẽ vào cuộc mà không chờ UBND TP.HCM chuyển hồ sơ.

LS Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư TP.HCM được báo Pháp Luật Thành phố trích lời rằng, vụ Sing-Việt đủ cơ sở để tiến hành điều tra. Khoản 2,8 triệu USD bôi trơn trong quá trình thực hiện dự án không phải là lời khai của người bị dồn tới chân tường, khai để được giảm nhẹ tội, mà lời khai vì quyền lơi các bên và ở trạng thái bình thường, không bị sức ép. Hơn nữa không chỉ là lời khai mà là các văn bản tài liệu kèm theo.

Bệnh bôi trơn, hối lộ, hoa hồng lại quả được cho là loại bệnh mang tính hệ thống trong đời sống xã hội hiện nay ở Việt Nam. Từ tham nhũng vặt ở Phường, hối lộ cảnh sát giao thông, phong bì cho bác sĩ, thầy cô giáo muôn vẻ bôi trơn cho tới con số hàng triệu đô la hối lộ, lại quả ở các dự án lớn. Các học giả nói “xã hội nào con người nấy” chắc là trong ý nghĩa này.
Nam Nguyên, phóng viên RFA 
2014-03-28

Quyết định và đề nghị kỷ luật một số cán bộ cao cấp

Quyết định và đề nghị kỷ luật một số cán bộ cao cấp
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Cán sự đảng UBND thành phố Đà Nẵng và Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 1999-2004 và nhiệm kỳ 2004-2011 có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện quy chế làm việc và trong lãnh đạo, chỉ đạo UBND thành phố thực hiện việc quản lý dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn.
Đã có quyết định và đề nghị kỷ luật một số tổ chức đảng, đảng viên, tại các kỳ họp thứ 22 và 23 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, diễn ra từ ngày 6 - 10/1 và từ ngày 19 - 24/3 vừa qua.
Nguồn tin của TTXVN cho biết, tại các kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và kết luận nhiều nội dung đáng chú ý.
Tại kỳ họp thứ 22, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, Ban Cán sự đảng UBND thành phố Đà Nẵng và Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 1999-2004 và nhiệm kỳ 2004-2011 có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện quy chế làm việc và trong lãnh đạo, chỉ đạo UBND thành phố thực hiện việc quản lý dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo Bộ Chính trị xem xét, chỉ đạo.
Tại kỳ họp thứ 22, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng nhận thấy Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2005-2010 và 2011-2015; nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2005-2010; Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2011-2015 có một số khuyết điểm, vi phạm cần phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang chỉ đạo thực hiện việc này theo đúng quy định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã xem xét kết quả và đã kết luận giải quyết tố cáo 5 đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, quyết định và đề nghị thi hành kỷ luật đối với một số tổ chức đảng và các đảng viên. Cụ thể:
- Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) giai đoạn 2004-2009 và ông Nguyễn Thế Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank giai đoạn 2007-2011. Hai ông đã có những khuyết điểm, vi phạm: thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong thực hiện nhiệm vụ được giao; vi phạm quy chế của Hội đồng Quản trị, vi phạm các quy định của Ngân hàng Nhà nước gây hậu quả lớn.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Trung Thứ, Tỉnh ủy viên, Bí thư Chi bộ, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang đã vi phạm để nhiều cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên của thành phố Long Xuyên và con trai vi phạm pháp luật trong việc xây dựng các khu dân cư trái phép; cá nhân và gia đình tham gia mua nhiều lô đất tại các khu dân cư nhằm trục lợi; thiếu thành khẩn, chưa tự giác nhận khuyết điểm…
- Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Công, nguyên Ủy viên Ban Cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Yên, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Yên đã thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm trong chỉ đạo điều hành, dẫn đến phát sinh nợ xấu có khả năng mất vốn với số lượng lớn, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Yên và hoạt động chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Lương thực miền Bắc nghiêm túc rút kinh nghiệm, do đã có khuyết điểm, vi phạm: thiếu kiểm tra, giám sát trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện các dự án đầu tư; thực hiện sản xuất, kinh doanh và quản lý tài chính, tài sản, nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
- Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Trần Bá Hoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc, do đã vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số quy định về công tác cán bộ, quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng. 
(VnEconomy)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét