Tranh chấp Biển Đông: Liệu Trung Quốc có giải quyết bằng vũ lực?
Bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước
nào là đối tượng đầu tiên?” trên mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung
Quốc phân tích về sự lựa chọn đối thủ trong trường hợp Trung Quốc quyết
định dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa.
Tại Biển Đông, để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung
Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện “Tuyên bố về cách ứng
xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4/11/2002.
“Tuyên bố” nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy
phương phức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển
Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế,
không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở
rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi
ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển
Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.
Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?
Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Trường Sa, là nước chiếm nhiều
đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách
lược nói ít làm nhiều. Nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt
Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới tuyên bố
có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới
“giới hạn cuối cùng” của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn
công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài “hỗ trợ từ
nước ngoài” nhằm đạt được mục đích “lấy yếu thắng mạnh”.
Tháng 7/2008, Việt Nam ký hiệp định thăm dò dầu khí với một công ty nước
ngoài. Theo “Báo Hoa Nam buổi sáng” (Hồng Công) khi đó đưa tin, Việt
Nam và tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đạt được một hiệp định về hợp tác thăm
dò dầu khí, trong đó địa điểm thăm dò lại nằm trong khu vực lãnh hải
tranh chấp Trung-Việt trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 22/7/2008
tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc cho rằng hành động này là hành vi xâm
phạm chủ quyền Trung Quốc của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự phản đối
mạnh mẽ đồng thời đưa ra giao thiệp nghiêm khắc; hơn nữa, yêu cầu tập
đoàn Exxon Mobil chấm dứt thực hiện hiệp định này. Tuy nhiên, Exxon
Mobil lại cho rằng Việt Nam có chủ quyền đối với các khu vực thăm dò
tương ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trong khi trả
lời phóng viên “Báo Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Công, đã nói: Hiệp định
ký kết với Exxon Mobil thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam, nước khác
không có quyền can thiệp.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam không thương lượng với Trung
Quốc, tự thăm dò tài nguyên dầu khí trong khu vực biển tranh chấp, Việt
Nam đã phân chia hàng trăm khu vực thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng
biển thuộc quần đảo Trường Sa để mời thầu trên toàn cầu. Trong những năm
gần đây, các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức đều ký với
Việt Nam một loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông,
Việt Nam đã nhuộm màu sắc quốc tế cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tháng
4/2007, Việt Nam khởi động kế hoạch phát triển mỏ khí và đường ống dẫn
khí thiên nhiên trong vùng biển tranh chấp Trường Sa với tập đoàn dầu mỏ
BP của Anh, gặp sự phản đối kiên quyết của Chính phủ Trung Quốc, buộc
BP phải thay đổi kế hoạch.
Vì gác tranh chấp, Trung Quốc vẫn chưa khai thác nổi một thùng dầu tại
khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tính đến nay Việt Nam đã khai thác gần
100 triệu tấn dầu thô, 1,5 tỷ m3 khí từ các giềng dầu ở khu vực Trường
Sa, thu lợi hơn 25 tỷ USD. Sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm tại Biển
Đông đạt từ 50 - 60 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu mỏ tại khu vực
tranh chấp Trung-Việt đạt khoảng 8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng tương đối
trong tổng sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của Việt Nam là 30 triệu
tấn. Để chiếm đóng vĩnh viễn các đảo, Việt Nam không ngại tổ chức cái
gọi là diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ nhằm vào Trung Quốc, với lại hai
nước Trung-Việt vẫn đang trong quá trình đàm phán, thái độ bắt đầu thay
đổi. Hành động này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc, gây ra tình
trạng căng thẳng hơn nữa trong quan hệ hai nước.
Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam ?
Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực,
phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên
80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên - Việt Nam. Dựa vào thực lực
quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai
nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo
Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả,
cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành
chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân
đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung
Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số
người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ
phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt
Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các
chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền
thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển
Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên
mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến
về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan
điểm với chủ trương này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển
Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ
trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến
với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi
cho Trung Quốc:
Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó
khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến
tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ,
nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý
thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ
người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không
mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù dọa Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung
Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật
Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải
là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hòa hoãn”
phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người
Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện
pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất
hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ
sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại
cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn
tốt đẹp.
Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước
Philíppin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự
ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh
chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung
Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường,
hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để
cho Mỹ, thảm họa chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại
khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng
nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999
đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng
độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn
đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp họa”, phiền phức
không để đâu cho hết.
Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong
phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm
các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nói một tấc lãnh thổ cũng
không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực
Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện
nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá
phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo
này rất gần với phía Nam Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo
này, hải quân Trung Quốc không thể dùng cả một hạm đội tác chiến bố trí
lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất
khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi
lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không
phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải
quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra
những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.
Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản
đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc - đó là Nga, vì sau khi
Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với
Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả
lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng
nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh,
chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai
nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước
Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự
ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập toàn tuyên truyền
về thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa
vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc,
Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của
Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.
Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để
giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến
đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng
hộ của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung
Quốc tiến đánh Philíppin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý
do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ
không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường
như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia”
và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và
Philíppin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện
giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.
Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là
điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt
ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào
đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và
bảo vệ như thế nào?
Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:
1. Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?
2. Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?
3. Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?
4. Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?
Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính
là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào
tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philíppin.
Philíppin chiếm giữ 10 đảo. Philíppin là nước có lực lượng hải quân yếu
nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu
các đảo, Philíppin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo
vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philíppin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện
và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp
Biển Đông. Hai năm sau, Philíppin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ,
tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực
tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan , hành vi của Philíppin dẫn đến sự
phẫn nộ của Trung Quốc.
Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ
Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philíppin gọi là Panganiban) thuộc quần
đảo Trường Sa, xây dựng nhà dân và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân.
Philíppin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philíppin, vì vậy, đã tiến hành phá
hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động
tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp
đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philíppin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc
từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philíppin đã phải thả toàn bộ ngư dân
Trung Quốc. Được biết, Philíppin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử
trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philíppin đề
cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philíppin ký
với Mỹ, trong Hiệp nước này nói, một khi Philíppin bị tấn công,
Philíppin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên
nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung
Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philíppin theo Hiệp ước.
Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?
Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây
là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu
Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm
vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu,
chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ
không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào
đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ,
chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng
không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay
sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có
nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố
chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo
nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem
hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và
ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự
nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.
Ngay cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu
hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc
không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu
hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc
gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung
Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển
Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và
quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên
làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.
Theo báo mạng Quân sự Thiên Thiên, Trung Quốc, ngày 15 tháng 5
Trần Trung (gt)
(Qũy NCBĐ)
Những thứ vô lý của điều 258 là chuyện nhỏ
Lê Diễn Đức – RFA
Hàng ngàn người H’Mong biểu tình phản đối phiên toà hôm 18/3/2014
Điều 258 của Bộ Luật Hình Sự nói về “Tội lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân”, như sau:
” – Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân
chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Phải khẳng định rằng điều 258 là một thứ luật quy kết mơ hồ. Trước
hết nếu tồn tại “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác”, thì
việc tự do tận dụng nó trong sinh hoạt xã hội là đương nhiên, không thể
nói đến chuyện “lợi dụng”. Đã tự do thì không thể có “lợi dụng”.
Thậm chí nếu có người “lợi dụng” một cách chủ ý để làm tổn thương
đến lợi ích của đối tượng khác, nếu không vu khống, thoá mạ, thì sự “lợi
dụng” ấy cũng nằm trong khuôn khổ của “tự do”. Không ai có thể có tội
khi thể hiện chính kiến của mình hay thậm chí phê phán chính quyền, nếu
tồn tại một cái gì đó được gọi là quyền tự do, dân chủ.
Là công dân, đã hết rồi thời buổi hô khẩu hiệu “chấp hành tốt mọi
chủ trương chính sách của đảng và nhà nước”. Bởi vì nhiều chủ trương,
chính sách của đảng và nhà nước rõ ràng sai trái, ví dụ, chính sách cải
cách ruộng đất, chính sách hợp tác xã, chính sách cải tạo công thương ở
miền Nam sau năm 1975, chính sách ngăn sông cấm chợ, chính sách giải toả
thu hồi đất đai bất công, v.v… cần phải lên án để sửa chữa và hoàn
thiện.
“Lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân” cần phải được minh định rõ ràng, không thể xem xét theo cảm tính
chủ quan. Nhân gian có câu người khen ta là kẻ thù của ta, người chê ta
là bạn của ta, cho nên phản ảnh sự thật, phê phán, chỉ trích các chính
sách của nhà nước, của cá nhân các lãnh đạo, nếu nói trên phương diện
đạo đức, là điều hợp lý và tốt cho các đối tượng ấy.
Trong thời gian qua, nhắm vào điều 258, nhà nước cộng sản Việt Nam đã bắt giam và xử tù một số bloggers hết sức bất hợp lý.
Năm 2008 phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên, đã bị bắt
và kết án 3 năm tù về những bài viết liên quan đến những “bí mật” trong
vụ đại án tham những PMU 18.
Năm 2010, blogger “Cô gái Đồ Long”, tức nhà báo Lê Nguyễn Hương
Trà, đã bị bắt giam ba tháng theo điều 258, vì bài viết về kiểu cách ăn
chơi của con trai tướng công an Nguyễn Khánh Toàn trên trang blog “Cô
Gái Đồ Long”.
Đinh Nhật Uy, thậm chí không phải là một blogger, trong năm 2013 đã
bị án 15 tháng tù treo vì đã lập tài khoản trang trên Facebook kêu gọi
trả tự do cho anh ruột mình Đinh Nguyên Kha. Khó có thể cho rằng, những
điều Nhật Uy viết đã vi phạm “lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân”, vì không biết cái “lợi ích” ở đây được hiểu
như thế nào.
Hai trường hơp điển hình khác vừa qua là blogger Trương Duy Nhất bị
xử hai năm tù giam và blogger Phạm Viết Đào bị xử tù 15 tháng tù giam.
Họ không phải là những nhà tranh đấu dân chủ mà thuần tuý chỉ là những
cây viết hiện thực phê phán độc lập. Những bài viết của họ về chính
sách, chủ trương của nhà nước, những hoạt động của các vị lãnh đạo, thể
hiện quan điểm chủ quan của cá nhân, của dư luận. Những nhận định của họ
có ý muốn thúc đẩy sự thay đổi có lợi cho đất nước, họ là những tôi
trung khảng khái, can đảm, nhưng không thuộc thành phần chống lại hệ
thống.
Ngày 14 tháng 3 năm 2014, tòa án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã xử ông Hoàng Văn Sang 18 tháng tù giam.
Ngày 18 tháng 3 năm 2014, hàng ngàn đồng bào H’Mong từ 4 tỉnh phía
Bắc đã kéo đến tòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang để đòi trả tự do
cho ông Thào Quán Mua, bị xét xử theo điều 258. Phiên tòa bị hoãn đến
ngày 27 tháng 3 với lý do thẩm phán bị đau bụng.
Ngày 20 tháng 3 năm 2014 hai ông Lý văn Dinh và Dương Văn Tu bị xử tổng cộng 3 năm 2 tháng tù giam.
Bốn người nói trên đã bị bắt và xét xử là vì đã làm đơn kiến nghị
tập thể gửi chính quyền các cấp đề nghị không đập phá nhà giữ đồ tang lễ
của người H’Mong. Chính quyền cho rằng những người này xúi giục khiếu
kiện tập thể.
Nghị định 38 ngày 18/03/2005 với nội dung cấm tập trung đông người
do thủ tướng Phan Văn Khải ký. Tiếp theo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban
hành ngày 14/11/2006 nghị định số 136 cấm khiếu nại tập thể (nhiều người
ký một đơn). Đây là những nghị định dưới luật hết sức ngu xuẩn, không
phù hợp với tập quán và cách làm thực tế. Trên cùng một sự việc, nhiều
công dân có chung mục đích và quyền lợi, họ có thể cùng ký tên kiến
nghị, khiếu nại.
Áp dụng nghị định 38, 136, chính quyền đã khiên cưỡng, trí trá, xâm phạm những quyền tối thiểu của công dân.
Cho rằng những người trên đây xúi dục là một suy nghĩ đầy tính áp
đặt, thiếu cơ sở. Và cho dù họ có làm việc đó thì cũng không hề xâm phạm
lợi ích nào của “nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân”. Một trăm đơn khiếu nại riêng rẽ của một trăm người thay vì một đơn
có một trăm chữ ký mang ý nghĩa như nhau, thậm chí đơn giản hơn về thủ
tục hành chính.
Mạng lưới blogger Việt Nam đã từng yêu cầu Nhà nước sửa đổi pháp
luật, huỷ bỏ điều 258 trong Bộ luật Hình sự, vì nó vi phạm bản Tuyên
ngôn Quốc tế nhân quyền, điều khoản về quyền tự do tư tưởng, tự do thu
nhận, quảng bá tin tức và truyền đạt ý kiến.
Qua một số trường hợp đã nêu, xem xét về các hành vi và mức án của
cùng “tội danh” vi phạm điều 258 áp dụng cho từng người một, rõ ràng toà
án Việt Nam đã hết sức cẩu thả, tuỳ tiện, cáo buộc tội trạng theo cảm
tính và xử theo luật rừng.
Với kiểu cư xử này, rất nhiều người sinh hoạt trên mạng Facebook có
thể bị bắt giữ, bởi vì đôi khi chỉ với một status ngắn gọn, họ đã thể
hiện sự thất vọng vào sự cai trị của bộ máy cầm quyền, cũng như ca thán,
chế nhạo, hay lên án nó mạnh mẽ. Tuy nhiên công an chưa ra tay, chắc
hẳn vì thấy những người này chưa tạo ra mối nguy cơ nào cho quyền lực mà
chỉ “chém gió” cho thoả cơn giận. Nhưng trong thực tế, tổ chức phóng
viên không biên giới cũng đã xếp Việt Nam vào các quốc gia kẻ thù của
Internet và đứng thứ nhì sau Trung Quốc về số lượng bloggers, nhà báo bị
giam giữ.
Một thực tế khác, nhân danh ổn định trật tự xã hội và an ninh quốc
gia, công an có thể hành hung, bắt giữ bất kỳ ai, ở đâu và vào lúc nào,
bất chấp mọi kỷ cương, phép nước. Chế độ này thực chất sử dụng luật chơi
của một băng đảng bạo lực sặc mùi mafia. Pháp luật của nó chỉ là thứ
trang sức rẻ tiền để trưng diễn khi cần thiết, chẳng có chút giá trị
thực tiễn nào trong đời sống.
Cho nên, nếu chỉ nêu ra những nghịch lý trong điều 258 thì là quá
ít, quá nhỏ trong cái rừng luật của chế độ. Đảng Cộng sản Việt Nam còn
sẵn sàng chà đạp lên cả hiến pháp, một bộ luật khung được tạo ra cho sự
hoạt động của cả hệ thống.
© Lê Diễn Đức – RFA Blog
Nguyễn Thượng Long – Trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà về quá trình dân chủ hóa đất nước
Nguyễn Thượng Long
Tác giả gửi tới Dân Luận
“…Có lẽ là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ.
Buồn thay hai năm trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi đáng sống nhất hành tinh này” (NBT), bệnh tật và tuổi tác đã quật ngã cụ Trần Lâm (1925), Nguyên Thẩm Phán Toà Án nhân dân tối cao và những tai ương đó, lại diễn ra tại phòng cấp cứu Bệnh viện hữu nghị Việt Xô Hà Nội với cụ Lê Hồng Hà (1926), nguyên Chánh Văn Phòng, nguyên uỷ viên Đảng Đoàn Bộ công an.
Biết rằng chẳng một ai nằm ngoài vòng “Luân Hồi Sinh Tử”, tôi vẫn ngày đêm nguyện cầu cho những người thầy, người bạn vong niên của tôi là cụ Trần Lâm và cụ Lê Hồng Hà vượt qua được những khắc nghiệt đang đến. Mong sao những gì mà các cụ để lại không phải là những tia chớp loé cuối cùng của những “Ngọn Hải Đăng”đã từng kiêu hãnh trước đêm đen đầy bất công, bất trắc và đau khổ này”
(Trích trong “Những nỗi buồn Mã đáo” 2014 – NTL)
“Đánh giá đúng tình hình, phân tích thấu đáo tình hình đất nước và tìm con đường tiến lên là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó khăn. Công việc này đòi hỏi một sự lao động trí óc bền bỉ, nghiêm túc của mọi người. Nếu ai ai cũng xác định được ý thức công dân của mình, sẵn sàng nói lên những gì mà mình muốn nói, thì hố sâu ngăn cách giữa mọi người …kể cả chia rẽ đến thế nào, rồi cũng có thể được lấp đầy…”. (LHH)
Lập luận này cụ Hà vẫn thường nói với tôi trong những lần tôi đàm đạo cùng cụ. Và lần đó tôi đã mạo muội đặt trước cụ một số câu hỏi liên quan tới đất nước, tới thời cuộc …như thế này:
NGUYỄN THƯỢNG LONG (NTL): Không chỉ là một chứng nhân, cụ còn là người trực tiếp can dự vào những biến cố trọng đại suốt từ cuộc cách mạng tháng 8 đến nay, nếu cần một cái nhìn xuyên suốt, một sự ngoái lại cần thiết, cụ có thể bầy tỏ những điều gì?
LÊ HỒNG HÀ (LHH): Tôi nghĩ rằng, khi truyền thống yêu nước của dân tộc trong lịch sử được phát huy đúng lúc… nhân dân ta đã làm thành công cách mạng tháng 8 và thống nhất được đất nước. Công lao này trước hết thuộc về nhân dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các nhà yêu nước, đặc biệt là ĐCS việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chúng ta phải biết ơn nhân dân, các nhà yêu nước, khi họ nói tiếng nói của người dân, nghĩ những gì mà người dân hằng nghĩ, lo những gì mà người dân đã lo và dám làm những gì mà người dân muốn làm.
Nhưng, do vội vã lựa chọn học thuyết Mác Lê, một học thuyết không tưởng…lại chỉ dựa vào những phiên bản méo mó của Stalin và Mao Trạch Đông, do quá ảo tưởng về con đường xây dựng XHCN để tiến đến “Thiên Đường Cộng Sản”, do quá sai lầm khi chọn “Chuyên Chính Vô Sản” và “Đấu Tranh Giai Cấp” làm kim chỉ nam cho các động thái cải biến xã hội như: Cải Cách Ruộng Đất – Cải Tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh – Trấn áp phong trào Nhân Văn Giai Phẩm của trí thức văn nghệ sĩ – Đàn áp một cách bất công và tàn bạo cái gọi là “Nhóm xét lại chống Đảng” – Vu vơ trong cuộc đấu tranh ai thắng ai? – Nhầm lẫn khi lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo – Tập thể hoá cưỡng bức nông nghiệp và thủ công nghiệp…nên ĐCS đã hoàn toàn thất bại.
Những hệ luỵ của những sai lầm không đơn giản chỉ là những thất bại, mà còn là sự tiêu diệt làm biến mất những phẩm chất tinh hoa, truyền thống của giống nòi, thay vào đó lại làm xuất hiện những thói quen, những trạng thái tinh thần thấp kém và xa lạ. Đất nước đang ngày càng lún sâu vào những lụn bại vô phương cứu chữa.
Năm 1986, do sức ép của tình hình, đã có sự đổi mới lần thứ nhất, nhưng đó chỉ là sự đổi mới nửa vời, còn nói chung vẫn là kiên định chủ nghĩa Mác Lê, vẫn kiên trì CNXH…nên đến nay, đất nước vẫn đi theo con đường sai lầm, đất nước vẫn tiếp tục tụt hậu so với các nước xung quanh.
Mấy năm gần đây, do hậu quả của những sai lầm nói trên cùng với những biến động bất lợi của tình hình thế giới…đất nước đang rơi vào “Giai đoạn khủng hoảng toàn diện” liên quan tới mọi lĩnh vực (Kinh Tế – Chính Trị – Đạo Đức – Văn Hoá Xã Hội – Niềm tin của người dân…). Diễn biến xấu đó là ngày càng trầm trọng, xuất hiện nhu cầu phải có một sự đổi mới căn bản, một chuyển biến tất yếu không thể đặng đừng.
NTL: Có người nói: “Cái bất hạnh lớn nhất đối với người Việt Nam là ở cái vị thế Địa – Chính Trị của đất nước là chẳng ra gì. Từ ngày lập quốc cho đến nay, mảnh đất nhỏ hẹp này là nơi tranh hùng, hơn thua của các cường quốc, các nước lớn (Tầu, Pháp, Nhật, Mĩ, Nga, lại Tầu…) . Họ đến rồi họ ra đi, chỉ để lại xứ sở này những ám ảnh u buồn về những thực nghiệm cái thì thất bại, cái thì dang dở, cái thì chẳng ra gì, lại có cái mà đến hết thế kỷ này vẫn chưa biết là nó sẽ thế nào. Những ngày này, nói về Việt Nam trong bàn cờ quốc tế, cụ muốn nói điều gì?
LHH: Tôi nghĩ rằng, sau khi thời kỳ chiến tranh lạnh chấm dứt, các nước lớn đều chú trọng tới việc đẩy mạnh sự phát triển và điều chỉnh chiến lược phát triển, đã tạo ra một tình thế thế giới rất đa sắc mầu và rất phức tạp.
Nhật Bản, Hàn Quốc dù vẫn còn những mâu thuẫn, vẫn tiếp tục khẳng định liên minh chiến lược với Mỹ, vẫn đang đoàn kêt để trở thành một lực lượng mạnh ở Đông Bắc Á.
Nước Nga thời Putin vẫn khẳng định mình là vị thế cường quốc trong các vấn đề của thế giới và khu vực.
Ấn Độ, Nam Phi cùng các nước lớn ở Nam Mĩ cũng đang phấn đấu để trở thành những quốc gia phát triển mạnh.
Trung Quốc đã vươn lên đứng hàng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm kinh tế, đang tiến hành bành trướng ráo riết, xâm nhập kinh tế bằng mọi cách, thực thi quyền lực mềm ở các châu lục trong đó phải kể tới nhiều vùng đất cùng Biển Đông của Việt Nam. Họ luôn nhất quán với đường lối bá quyền, bành trướng đối với Việt Nam. Mục tiêu lâu dài là tiếp tục đặt Việt Nam vào thế mất ổn định, qua các biện pháp lấn chiếm về đất đai trên bộ, đánh chiếm Hoàng Sa và 1 phần Trường Sa, áp đảo về kinh tế, xâm lược về văn hoá, bòn rút tài nguyên, âm thầm và lén lút đưa người vào các địa phương, các địa bàn trọng yếu, biến họ trở thành lực lượng ngầm cho mưu toan đưa Việt Nam trở lại thời kỳ Bắc thuộc mới.
Trong những năm qua, Việt Nam qua hội nhập với quốc tế đã mở rộng được quan hệ về các mặt, rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và các mặt khác nói chung. Nhưng, riêng với Trung Quốc, nhất là từ Hội Nghị Thành Đô (1991), các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhất quán áp dụng một đường lối nhượng bộ, thoả hiệp, thậm chí là nhẫn nhục đầu hàng, rất có hại cho đất nước, làm mọi người nghĩ đến hiện tượng Lê Chiêu Thống đã từng xẩy ra trong lịch sử.
Lúc này vấn đề đặt ra cho đât nước là:
Đi đôi với vấn đề đấu tranh để dân chủ hoá đất nước, loại trừ chế độ độc tài đảng trị, chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Mác – Lê, chấm dứt con đường XHCN… thì vẫn phải kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, độc lập của Tổ Quốc.
Đây là vấn đề rất khó, rất phức tạp vì cùng một lúc phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược trọng đại, khó khăn. Vấn đề này chưa một lần được làm rõ đối với nhân dân và các lực lượng dân chủ trong nước.
NTL: Dư luận trong và ngoài nước chưa quên, cụ là lý thuyết gia số một về “Quá Trình Tự Vỡ” của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cụ còn tiên đoán “Phải đến 2016” mới có biến cố chính trị làm đổi hướng đi cho Việt Nam!”. Vì sao lại phải chờ lâu như thế? Cụ nói gì về điều này?
LHH: Dưới đây tôi thử nêu vài suy nghĩ cá nhân, ngõ hầu giải đáp một vài câu hỏi đang là nỗi niềm trăn trở của nhiều người:
Vì sao vẫn chưa xẩy ra sự chuyển biến tự vỡ?
Đó là vì các lực lượng dân chủ đối lập tuy đã hình thành nhưng còn quá yếu so với tình hình. Vì vậy tới đây, một mặt phải ủng hộ việc thành lập các tổ chức dân sự, mặt khác phải hợp đồng phối hợp các tổ chức đó theo một chương trình hành động phối hợp, sớm tạo nên sức mạnh tổng hợp, bỏ qua những khác biệt để cùng hướng tới mục tiêu chung.
Do đó, phải phát hiện, tôn vinh các nhân vật có uy tín, các nhân vật xuất sắc xuất hiện trong quá trình tự phát đấu tranh trong những năm qua. Phải tránh các quan niệm nghi ngờ, hẹp hòi, đố kỵ.
Đến bao giờ có thể xẩy ra chuyển biến?
Về vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có người sốt sắng cho rằng, có thể xẩy ra ngay trong 2014 này! Lại có người bi quan lắc đầu cho rằng, còn lâu lắm, phải 5,7, thậm chí phải 10…năm nữa ! Theo tôi, Xã hội Việt Nam đang hồn nhiên tích đọng những yếu tố để trong vài 3 năm tới (2014 – 2015 – 2016) sẽ có những biến cố có thể làm căn bản chính trị đổi hướng rất bât ngờ.
Sự chuyển biến đó sẽ diễn ra như thế nào? Sẽ là bạo động hay bất bạo động? Tính chất của chuyển biến đó?
Theo tôi, chuyển biến đó không phải là một cuộc đảo chính, không phải là một cuộc chính biến, càng không phải là một cuộc khởi nghĩa vũ trang mà mọi việc phải giải quyết triệt để bằng súng đạn như đã từng xẩy ra trong lịch sử. Nó chỉ có thể là một cuộc đổi mới về cơ bản hệ thống chính trị, nghĩa là chuyển đổi hoà bình.
Mục đích của chuyển đổi đó chỉ là loại bỏ sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà vẫn giữ nguyên sự tồn tại của các cơ quan Chính Phủ và Quốc Hội.
Sẽ vĩnh viễn chôn vùi cái thể chế song trùng quyền lực giữa cơ quan Đảng và cơ quan chính quyền, không còn chế độ CÁC CẤP UỶ lãnh đạo chỉ huy các UỶ BAN HÀNH CHÍNH, các HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN các cấp. Không còn chế độ Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư …các VUA TẬP THỂ này điều khiển Chính Phủ và Quốc Hội. Không còn chế độ đặt Cương Lĩnh Đảng lên trên Hiên Pháp. Không còn chế độ Quốc Hội, Chính Phủ phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Chính Phủ và quốc Hội sẽ được độc lập hoạt động theo Hiến Pháp. Việc cải thiện nhân sự trong Chính Phủ – Quốc Hội sẽ được tiến hành từng bước theo thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, chứ không phải theo kiểu lật đổ.
Đến kỳ bầu cử quốc hội, cần huỷ bỏ chế độ hiệp thương trước đây, không cho phép gạt những người không phải là đảng viên, phải bầu một cách dân chủ, bầu ra một Quốc Hội của nhân dân chứ không phải là một Quốc Hội của Đảng. Theo tôi, tới đây trong Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp, sơ Đảng viên không nên quá 50% đại biểu.
Theo tôi, phải giữ nguyên các cơ quan Chính Phủ – Quốc Hội là để đảm bảo các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội… được đảm bảo bình thường.
Mọi chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí, lương bổng cho mọi đối tượng trong xã hội vẫn bình thường, không để xẩy ra xáo trộn, đình trệ…
NTL: Từ nay đến những ngày mà Việt Nam sẽ có những đổi hướng quan trọng để hoà nhập vào thế giới văn minh, theo cụ chúng ta sẽ phải làm gì?
LHH: Theo tôi, dựa vào việc toàn dân phải thi hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp mới vừa được Quốc Hội thông qua, trong đó có nhiều chương điều khẳng định các quyền cơ bản của nhân dân, nhất là quyền lập hội, quyền tự do tư tưởng…khuyến khích và ủng hộ việc thành lập càng nhiều càng tốt các Hội Đoàn thuộc xã hội dân sự như: Hội Dân Oan, Hội bầu bí tương thân, Hội báo chí độc lập, Văn Đoàn Việt Nam Độc Lập (Văn Việt). Chú ý nên chọn những tên gọi mộc mạc, bình dân nhanh chóng và dễ được quần chúng tiếp nhận.
Dựa vào các bậc lão thành có nhiều kinh nghiệm, uy tín như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, các nhân vật mới nổi như: Tống Văn Công, Phạm Đình Trọng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Huệ Chi, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức…làm hạt nhân để liên hiệp, quy tụ, phối hợp hoạt động của các Hội Đoàn thành một liên minh thống nhất, tạo nên sức mạnh chung…chấm dứt tình trạng lẻ tẻ, rời rạc mang tính tự phát bởi sự lúng túng khi không vượt qua được những dị biệt.
Từng bước đấu tranh đòi sửa sai, thanh minh, khôi phục danh dự, quyền lợi cho các vụ án oan sai trong quá khứ như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ án xét lại chống Đảng, các vụ oan sai trong Cải Cách Ruộng Đất, Chỉnh đốn tổ chức, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Giải quyết những tồn căn này là không thể nóng vội, nhưng không thể không làm.
Phát động đấu tranh kể cả vận động các tổ chức quốc tế cùng tham gia đòi giải phóng cho tất cả các tù nhân lương tâm, các tù nhân bị kết án sai trái vì Điều 258, Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự vẫn còn đang bị giam giữ. Sự tồn tại của những điều này là sự vi phạm Hiến Pháp rất nghiêm trọng.
Tổ chức thăm nom, an ủi, giúp đỡ các tù nhân lương tâm đã mãn hạn tù đang sống ở các địa phương, có thông tin tuyên truyền rộng rãi.
Khuyến khích các nhà lý luận viết bài phê phán chủ nghĩa Mác – Lê, phê phán những ảo tưởng về bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Phải giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi những lý thuyết không tưởng, những tà thuyết đó đã bị thế giới văn minh vứt bỏ.
Tổ chức phê phán một cách có hệ thống các sai lầm, tội ác mà Đảng Cộng Sản đã gây ra cho dân tộc Việt Nam trong mấy chục năm qua (Từ Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Hợp tác hoá nông nghiệp – thủ công nghiệp, Trấn áp Nhân Văn Giai Phẩm, Đàn áp vô lối cái gọi là “Xét lại chống Đảng”, quá ảo tưởng về cái gọi là “Con Đường Quá Độ”)… để nhân dân thấy được bên cạnh những thất bại không thể chối cãi như sự tụt hậu thảm hại của Việt Nam với khu vực và quốc tế, sự lệ thuộc cũng là thảm hại của Việt Nam trước Trung Quốc…thì những thắng lợi, thành công nếu có từ cách mạng tháng 8 đến nay… thì trước hết là do những truyền thống quý báu có từ ngàn đời của dân tộc đã được phát huy đúng lúc, đúng cách… là do sự hy sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước ở trong Đảng Cộng Sản, ngoài Đảng Cộng Sản… những ngày họ nói tiếng nói của nhân dân, lo cùng nỗi lo của nhân dân, những ngày cảm hứng Tổ Quốc thực sự được họ đặt lên trên hết. Làm sao để nhân dân ý thức được những thành tích hạn chế đạt được từ cách mạng tháng 8 đến nay hoàn toàn không phải là nhờ Mác – Lê cùng bất cứ một giáo điều ngoại lai xa lạ nào khác.
NTL: Sau những bể vỡ thê thảm về niềm tin của người dân vào cuộc chiến chống tham nhũng qua NQ 4 của ĐCS, điển hình là sự chững lại đến bất ngờ của đại án Dương Chí Dũng liên quan đến ông lớn Phạm Quý Ngọ Thứ Trưởng bộ công an, cứ như thế này thì lý thuyết về sự “TỰ VỠ” của cụ có thể trở thành hiện thực. Vậy theo cụ, cần có một kịch bản nào cho ngày đó?
LHH: Nói đến sự “Tự Vỡ” mà không nói gì đến vai trò chủ động của lực lượng tranh đấu cho xã hội Việt Nam có một chuyển đổi trọng đại là chưa hiểu hết về quá trình “Tự Vỡ”. “Tự vỡ” và những cuộc vận đông trong xã hội có liên quan hữu cơ với nhau. Theo tôi, để tránh những xáo trộn không cần thiết, rất cần có những định hướng căn bản, mà trước hết cần hướng tới các mục tiêu sau:
- Xoá bỏ sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản
- Xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp.
- Xoá bỏ sự cai trị của các cấp uỷ từ trung ương qua các địa phương thuộc tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường…
Chuyển biến căn bản trên diễn ra trong bối cảnh toàn bộ chế độ bảo hiểm xã hội như: Lương bổng, Hưu trí, phụ cấp cho mọi đối tượng trong xã hội vẫn tiến hành bình thường, không gián đoạn.
Đảng Cộng Sản trong 1 – 2 năm tới phải tự sống bằng kinh phí của đảng viên, không thể tuỳ tiện sử dụng ngân sách nhà nước.
Trường đảng trung ương nên sáp nhập với Đại học hành chính quốc gia.
- Các ban ngành của đảng nên sáp nhập vào các cơ quan tương ứng bên chính quyền.
- Các uỷ viên cấp uỷ các cấp nên chuyển sang Hội đồng nhân dân và ứng cử vào các cấp uỷ ban.
- Các cán bộ về hưu bên đảng sẽ được coi như là cán bộ về hưu của viên chức nhà nước hiện nay.
Đảng Cộng Sản trở thành một Đảng tham chính, một tổ chức thuộc xã hội dân sự thông thường.
Xã hội vẫn sẽ hoạt động bình thường, không có đàn áp, trả thù, bắtt bớ. Trong thời điểm diễn ra chuyển đổi… Quân Đội Nhân Dân VN được đặt trong tình trạng trung lập với chức năng duy nhất là bảo vệ lãnh thổ, vùng trời, vùng biển. Lực lượng công an chỉ có duy nhất nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội.
Tất nhiên Đảng Cộng Sản không dễ mà chấp nhận những chuyển đổi này… nhưng, nếu họ còn nghĩ tới việc đặt quyền lợi của Tổ Quốc, của Dân Tộc lên trên hết thì họ không dễ mà ngăn trở được.
NTL: Xin cám ơn cụ đã có những bầy tỏ công khai và đầy tinh thần trách nhiệm. Kính chúc cụ sức khoẻ và trường thọ. Cầu mong cho đất nước sớm có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của thế giới văn minh mà cụ hằng mong muốn. Kính chào cụ./.
Hà Nội 10 – 3 – 2014.
Nguyễn Thượng Long
Nơi ở: Đường Văn La – Phường Phú La – Hà Đông – Hà Nội.
ĐT: 01652323836 & 043352166
Email: nguyenthuonglong571@gmail.com
Khi sự xấu hổ dần trở thành hiếm hoi
Một xã hội thiếu vắng lòng tự trọng
Một cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi, đi du lịch bụi qua nhiều quốc gia, sau đó viết sách kể lại những trải nghiệm của mình, kiếm được kha khá tiền nhuận bút. Tiếc rằng khi cuốn sách ra đời, rất nhiều độc giả nhận ra sự vô lý, cường điệu, dối trá của một số chi tiết. Chưa kể một số việc làm của cô gái tường thuật lại trong sách có thể bị xem như vi phạm pháp luật của nước khác như đi lậu vé, lao động “chui,” nhập cảnh trái phép vào xứ người...
Cô gái bị dư luận “ném đá,” nhiều người đòi tác giả và nhà xuất bản phải thu hồi cuốn sách, trải lại tiền cho người mua, như một hình thức “xin lỗi” độc giả. Nhưng rồi cuối cùng sự việc cũng qua đi, cuốn sách không bị thu hồi, tác giả cũng chẳng bị gì, và không chừng vài năm sau, cô còn có thể viết thêm vài cuốn sách khác. Cuộc sống ở Việt Nam vốn ngày nào cũng tràn ngập thông tin mới, nhiều chuyện khác lớn hơn, nóng hơn nên mọi người chóng quên.
Một cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi, đi du lịch bụi qua nhiều quốc gia, sau đó viết sách kể lại những trải nghiệm của mình, kiếm được kha khá tiền nhuận bút. Tiếc rằng khi cuốn sách ra đời, rất nhiều độc giả nhận ra sự vô lý, cường điệu, dối trá của một số chi tiết. Chưa kể một số việc làm của cô gái tường thuật lại trong sách có thể bị xem như vi phạm pháp luật của nước khác như đi lậu vé, lao động “chui,” nhập cảnh trái phép vào xứ người...
Cô gái bị dư luận “ném đá,” nhiều người đòi tác giả và nhà xuất bản phải thu hồi cuốn sách, trải lại tiền cho người mua, như một hình thức “xin lỗi” độc giả. Nhưng rồi cuối cùng sự việc cũng qua đi, cuốn sách không bị thu hồi, tác giả cũng chẳng bị gì, và không chừng vài năm sau, cô còn có thể viết thêm vài cuốn sách khác. Cuộc sống ở Việt Nam vốn ngày nào cũng tràn ngập thông tin mới, nhiều chuyện khác lớn hơn, nóng hơn nên mọi người chóng quên.
Một biên tập viên khá nổi của đài truyền hình quốc gia VTV, đã từng
hai lần, tại hai quốc gia khác nhau, bị bắt quả tang ăn cắp hàng trong
siêu thị, nhưng vẫn tiếp tục được làm việc, phụ trách một chương trình
thuộc về lĩnh vực văn hóa. Ai biết chuyện thì biết, mà có biết cũng
chẳng làm gì được nhau!
Một nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng một thời, do đầu tư làm phim bị thất bại, thua lỗ dẫn đến phá sản, ngôi nhà đang ở bị ngân hàng thu hồi, liền lên báo kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Những phát ngôn của nhân vật chính, những sự thật dần dần được tiết lộ xung quanh thông tin vỡ nợ và nhiều chi tiết khác đã khiến dư luận từ sự thương cảm ban đầu chuyển sang những phản ứng trái chiều, thậm chí phẫn nộ.
Câu chuyện đang lùm sùm làm nóng các trang báo lẫn các diễn đàn xã hội. Nhưng chắc chắn, chỉ cần một thời gian ngắn nữa, mọi chuyện sẽ lại bị lấp dưới hàng núi thông tin mới. Người nghệ sĩ dù có ê ẩm vì đã tự đánh mất hình ảnh của chính mình trong lòng người hâm mộ, nhưng cũng đã đạt được điều mà mình mong muốn khi công khai “cởi cả đời tư” (một cụm từ mới trên báo chí trong nước về chuyện này.)
Ðó là được tiếp tục ở lại trong ngôi nhà của mình thêm một thời gian, nhận được sự giúp đỡ từ quần chúng.
Một ví dụ khác, thông tin về những biệt thự “khủng,” nhà đất, tài sản của một ông nguyên tổng thanh tra chính phủ mới đây khiến dư luận xôn xao. Bởi vì ai cũng hiểu rằng với tiền lương của một quan chức, cho dù là tổng thanh tra chính phủ, cả đời cũng không thể có được những tài sản như thế, hơn nữa đây lại là người giữ chức vụ thanh tra các vụ việc tham nhũng, từng có những phát biểu rất hùng hồn về chống tham nhũng.
Nếu nhìn vào mức độ quan tâm của báo chí dư luận lúc thông tin vừa bị lộ ra, cứ ngỡ như ông nguyên tổng thanh tra chính phủ sẽ bị Ban Nội Chính Trung Ương cho điều tra ngay, từ khối tài sản đáng ngờ đến việc ông này ký bổ nhiệm hàng chục người một cách bất thường trong thời gian ngắn trước khi về hưu... Nhưng rồi vài ba bữa sau mọi chuyện lại chìm xuồng.
Nói cho ngay, nếu bây giờ mà truy ra thì quan to quan nhỏ ở nước này mấy ai không tham nhũng, không có biệt thự “khủng,” tài sản “khủng” trong và ngoài nước, biết bỏ tù bao nhiêu cho hết? Còn nói theo kiểu ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trước đây tại phiên chất vấn của Quốc Hội sáng 12 tháng Sáu, 2010: “Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, ‘cách chức đi, kỷ luật đi,’ ngày mai thấy sai chỗ kia, ‘cách chức đi, kỷ luật đi,’ lấy ai mà làm việc các đồng chí ?”
Từ sự dối trá, thiếu đi lòng tự trọng cho đến tình trạng tham nhũng trong xã hội đã trở thành... phổ biến, bình thường. Khi bất cứ một sự việc, một cá nhân cụ thể nào bị “lộ sáng,” dư luận chĩa mũi dùi, phẫn nộ, “ném đá“...tưng bừng, nhưng chỉ vài bữa, mọi chuyện lại lắng xuống, nhường chỗ cho sự việc tiêu cực khác lại vừa xảy ra.
Những cá nhân bị lôi ra mổ xẻ kia chỉ cần “nín thở chịu đựng” một chút, mặt dày một chút là qua, ai còn nhớ nữa, trong một đất nước có quá nhiều điều tệ hại? Lòng tự trọng, nỗi xấu hổ lâu dần trở thành của hiếm, cứ dày mặt mà sống để đạt/giữ được điều mình muốn, nhìn quanh có ai tốt đẹp hơn ai?
* Nỗi buồn người Việt “xấu xí”
Dường như lâu lắm rồi những thông tin về Việt Nam trên các cơ quan truyền thông quốc tế, trong con mắt người nước ngoài chả mấy khi tốt đẹp, mà ngược lại. Về phía nhà cầm quyền, thì chỉ thấy những “thành tích” tệ hại về điều hành kinh tế, về nhân quyền, tình trạng đàn áp tôn giáo, đàn áp tự do ngôn luận, với số blogger, nhà báo bị bắt vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa chỉ thua Trung Quốc trong khu vực Ðông Á, hiện tượng công an sử dụng nhục hình khi điều tra xét hỏi dẫn đến chết người trở thành phổ biến v.v...
Quan chức Việt Nam thì “nổi tiếng” nhũng nhiễu, đòi hối lộ khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. Mấy ngày nay báo chí Nhật, báo chí Việt Nam đang “nóng” nghi án
một số quan chức lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam nhận hối lộ 16 tỷ Việt Nam đồng, tức hơn 780,000 USD, từ công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (JTC) để họ được trúng thầu thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật.
Ðây không phải lần đầu tiên. Năm 2008 báo chí Nhật đã khui ra vụ công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật (gọi tắt là PCI) đưa hối lộ 820,000 USD cho nguyên phó giám đốc Sở Giao Thông-Vận Tải thành phố HCM, ông Huỳnh Ngọc Sỹ, để thắng thầu dự án đại lộ Ðông-Tây ở TP.HCM, từ vốn ODA. Vụ việc này bị Việt Nam “ngâm tôm” suốt một thời gian dài, mãi cho tới khi phía Nhật tức giận, tuyên bố tạm ngưng cấp vốn viện trợ, nhà cầm quyền Việt Nam mới đem ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra xử.
Còn trong vụ hối lộ các quan chức Việt Nam có liên quan đến việc in ấn tiền polymer của công ty Securency, Úc, bị báo chí Úc khui ra từ năm 2009, với số tiền lên đến 10 triệu USD, và nhân vật cao cấp nhất dính tới vụ việc là thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam lúc đó là Lê Ðức Thúy thì hoàn toàn chìm xuồng cho tới nay.
Nhà cầm quyền thì như vậy, số đông quan chức thì như vậy, còn hình ảnh người dân Việt Nam?
Cũng lại liên quan đến Nhật. Thông tin nóng hổi về việc một tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật cùng một số tiếp viên, cơ phó khác đang bị điều tra vì vận chuyển, mua bán hàng hóa có nguồn gốc ăn cắp, làm người Việt cảm thấy hết sức xấu hổ. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên, đội ngũ tiếp viên, kể cả phi công Vietnam Airlines bị dính vào những vụ buôn lậu, tiêu thụ hàng ăn cắp tại Nhật.
Rồi nào câu chuyện về một số cửa hàng, siêu thị ở Nhật, Ðài Loan, Thái Lan có gắn bản thông báo bằng tiếng bản xứ và tiếng Việt để cảnh báo nạn ăn cắp vặt của người Việt, bức tâm thư của một du học sinh Nhật về những điểm chưa hay trong văn hóa Việt... chỉ là những ví dụ gần đây nhất.
Ðối với dân Anh và một số quốc gia Ðông Âu thì cộng đồng người Việt nổi tiếng bởi nạn trồng “cỏ” tức cần sa, bị cảnh sát sở tại bắt nhiều vụ, hoặc vượt biên trái phép, ở lậu trên xứ người... Với Hàn Quốc, Ðài Loan là tình trạng cô dâu Việt bằng mọi giá lấy chồng xứ họ, với Thái Lan, Cambodia lại là hình ảnh những cô gái Việt, thậm chí cả trẻ em gái, chấp nhận bán phấn buôn hương ở xứ người v.v...
Nên đừng trách vì sao đôi khi người Việt có cảm giác không muốn nhận mình là người Việt khi đi ra nước ngoài. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt từng phát biểu ông cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, câu nói đã bị cắt ra khỏi ngữ cảnh, bị chỉ trích dữ dội bởi báo chí Việt Nam lúc đó, trong khi ai cũng biết đây là một sự thật và lẽ ra chúng ta phải nhìn vào đó để sửa đổi.
Nhưng có lẽ, cũng như những câu chuyện đáng buồn về việc thiếu lòng tự trọng, nạn tham lam, tham nhũng ở trong nước, những sự việc đáng xấu hổ, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bè bạn quốc tế rồi cũng sẽ qua đi, sau vài ngày gợi lên đủ trạng thái giận dữ, nhục nhã, buồn rầu trong chúng ta. Sẽ lại có thêm những chuyện khác. Và mọi thứ cứ thế tiếp tục tồn tại.
Chỉ cần 40 năm, kể từ khi Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản, đã quá đủ để biến đất nước này thành một quốc gia lạc hậu thua xa lắc các nước láng giềng về mọi mặt và người dân thì trở nên “xấu xí” như vậy!
Một nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng một thời, do đầu tư làm phim bị thất bại, thua lỗ dẫn đến phá sản, ngôi nhà đang ở bị ngân hàng thu hồi, liền lên báo kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Những phát ngôn của nhân vật chính, những sự thật dần dần được tiết lộ xung quanh thông tin vỡ nợ và nhiều chi tiết khác đã khiến dư luận từ sự thương cảm ban đầu chuyển sang những phản ứng trái chiều, thậm chí phẫn nộ.
Câu chuyện đang lùm sùm làm nóng các trang báo lẫn các diễn đàn xã hội. Nhưng chắc chắn, chỉ cần một thời gian ngắn nữa, mọi chuyện sẽ lại bị lấp dưới hàng núi thông tin mới. Người nghệ sĩ dù có ê ẩm vì đã tự đánh mất hình ảnh của chính mình trong lòng người hâm mộ, nhưng cũng đã đạt được điều mà mình mong muốn khi công khai “cởi cả đời tư” (một cụm từ mới trên báo chí trong nước về chuyện này.)
Ðó là được tiếp tục ở lại trong ngôi nhà của mình thêm một thời gian, nhận được sự giúp đỡ từ quần chúng.
Một ví dụ khác, thông tin về những biệt thự “khủng,” nhà đất, tài sản của một ông nguyên tổng thanh tra chính phủ mới đây khiến dư luận xôn xao. Bởi vì ai cũng hiểu rằng với tiền lương của một quan chức, cho dù là tổng thanh tra chính phủ, cả đời cũng không thể có được những tài sản như thế, hơn nữa đây lại là người giữ chức vụ thanh tra các vụ việc tham nhũng, từng có những phát biểu rất hùng hồn về chống tham nhũng.
Nếu nhìn vào mức độ quan tâm của báo chí dư luận lúc thông tin vừa bị lộ ra, cứ ngỡ như ông nguyên tổng thanh tra chính phủ sẽ bị Ban Nội Chính Trung Ương cho điều tra ngay, từ khối tài sản đáng ngờ đến việc ông này ký bổ nhiệm hàng chục người một cách bất thường trong thời gian ngắn trước khi về hưu... Nhưng rồi vài ba bữa sau mọi chuyện lại chìm xuồng.
Nói cho ngay, nếu bây giờ mà truy ra thì quan to quan nhỏ ở nước này mấy ai không tham nhũng, không có biệt thự “khủng,” tài sản “khủng” trong và ngoài nước, biết bỏ tù bao nhiêu cho hết? Còn nói theo kiểu ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trước đây tại phiên chất vấn của Quốc Hội sáng 12 tháng Sáu, 2010: “Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, ‘cách chức đi, kỷ luật đi,’ ngày mai thấy sai chỗ kia, ‘cách chức đi, kỷ luật đi,’ lấy ai mà làm việc các đồng chí ?”
Từ sự dối trá, thiếu đi lòng tự trọng cho đến tình trạng tham nhũng trong xã hội đã trở thành... phổ biến, bình thường. Khi bất cứ một sự việc, một cá nhân cụ thể nào bị “lộ sáng,” dư luận chĩa mũi dùi, phẫn nộ, “ném đá“...tưng bừng, nhưng chỉ vài bữa, mọi chuyện lại lắng xuống, nhường chỗ cho sự việc tiêu cực khác lại vừa xảy ra.
Những cá nhân bị lôi ra mổ xẻ kia chỉ cần “nín thở chịu đựng” một chút, mặt dày một chút là qua, ai còn nhớ nữa, trong một đất nước có quá nhiều điều tệ hại? Lòng tự trọng, nỗi xấu hổ lâu dần trở thành của hiếm, cứ dày mặt mà sống để đạt/giữ được điều mình muốn, nhìn quanh có ai tốt đẹp hơn ai?
* Nỗi buồn người Việt “xấu xí”
Dường như lâu lắm rồi những thông tin về Việt Nam trên các cơ quan truyền thông quốc tế, trong con mắt người nước ngoài chả mấy khi tốt đẹp, mà ngược lại. Về phía nhà cầm quyền, thì chỉ thấy những “thành tích” tệ hại về điều hành kinh tế, về nhân quyền, tình trạng đàn áp tôn giáo, đàn áp tự do ngôn luận, với số blogger, nhà báo bị bắt vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa chỉ thua Trung Quốc trong khu vực Ðông Á, hiện tượng công an sử dụng nhục hình khi điều tra xét hỏi dẫn đến chết người trở thành phổ biến v.v...
Quan chức Việt Nam thì “nổi tiếng” nhũng nhiễu, đòi hối lộ khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. Mấy ngày nay báo chí Nhật, báo chí Việt Nam đang “nóng” nghi án
một số quan chức lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam nhận hối lộ 16 tỷ Việt Nam đồng, tức hơn 780,000 USD, từ công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (JTC) để họ được trúng thầu thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật.
Ðây không phải lần đầu tiên. Năm 2008 báo chí Nhật đã khui ra vụ công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật (gọi tắt là PCI) đưa hối lộ 820,000 USD cho nguyên phó giám đốc Sở Giao Thông-Vận Tải thành phố HCM, ông Huỳnh Ngọc Sỹ, để thắng thầu dự án đại lộ Ðông-Tây ở TP.HCM, từ vốn ODA. Vụ việc này bị Việt Nam “ngâm tôm” suốt một thời gian dài, mãi cho tới khi phía Nhật tức giận, tuyên bố tạm ngưng cấp vốn viện trợ, nhà cầm quyền Việt Nam mới đem ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra xử.
Còn trong vụ hối lộ các quan chức Việt Nam có liên quan đến việc in ấn tiền polymer của công ty Securency, Úc, bị báo chí Úc khui ra từ năm 2009, với số tiền lên đến 10 triệu USD, và nhân vật cao cấp nhất dính tới vụ việc là thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam lúc đó là Lê Ðức Thúy thì hoàn toàn chìm xuồng cho tới nay.
Nhà cầm quyền thì như vậy, số đông quan chức thì như vậy, còn hình ảnh người dân Việt Nam?
Cũng lại liên quan đến Nhật. Thông tin nóng hổi về việc một tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật cùng một số tiếp viên, cơ phó khác đang bị điều tra vì vận chuyển, mua bán hàng hóa có nguồn gốc ăn cắp, làm người Việt cảm thấy hết sức xấu hổ. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên, đội ngũ tiếp viên, kể cả phi công Vietnam Airlines bị dính vào những vụ buôn lậu, tiêu thụ hàng ăn cắp tại Nhật.
Rồi nào câu chuyện về một số cửa hàng, siêu thị ở Nhật, Ðài Loan, Thái Lan có gắn bản thông báo bằng tiếng bản xứ và tiếng Việt để cảnh báo nạn ăn cắp vặt của người Việt, bức tâm thư của một du học sinh Nhật về những điểm chưa hay trong văn hóa Việt... chỉ là những ví dụ gần đây nhất.
Ðối với dân Anh và một số quốc gia Ðông Âu thì cộng đồng người Việt nổi tiếng bởi nạn trồng “cỏ” tức cần sa, bị cảnh sát sở tại bắt nhiều vụ, hoặc vượt biên trái phép, ở lậu trên xứ người... Với Hàn Quốc, Ðài Loan là tình trạng cô dâu Việt bằng mọi giá lấy chồng xứ họ, với Thái Lan, Cambodia lại là hình ảnh những cô gái Việt, thậm chí cả trẻ em gái, chấp nhận bán phấn buôn hương ở xứ người v.v...
Nên đừng trách vì sao đôi khi người Việt có cảm giác không muốn nhận mình là người Việt khi đi ra nước ngoài. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt từng phát biểu ông cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, câu nói đã bị cắt ra khỏi ngữ cảnh, bị chỉ trích dữ dội bởi báo chí Việt Nam lúc đó, trong khi ai cũng biết đây là một sự thật và lẽ ra chúng ta phải nhìn vào đó để sửa đổi.
Nhưng có lẽ, cũng như những câu chuyện đáng buồn về việc thiếu lòng tự trọng, nạn tham lam, tham nhũng ở trong nước, những sự việc đáng xấu hổ, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bè bạn quốc tế rồi cũng sẽ qua đi, sau vài ngày gợi lên đủ trạng thái giận dữ, nhục nhã, buồn rầu trong chúng ta. Sẽ lại có thêm những chuyện khác. Và mọi thứ cứ thế tiếp tục tồn tại.
Chỉ cần 40 năm, kể từ khi Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản, đã quá đủ để biến đất nước này thành một quốc gia lạc hậu thua xa lắc các nước láng giềng về mọi mặt và người dân thì trở nên “xấu xí” như vậy!
Song Chi
(Người Việt)
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập
Tác giả gửi Dân Luận
Hà Sĩ Phu
“TS Nguyễn Xuân Tụ không đơn độc. Sự an toàn của anh sẽ được mọi người có lương tri theo dõi và góp sức bảo vệ.”Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
Tôi vừa nhận được một món quà nho nhỏ, gửi qua đường bưu điện: Trọn bộ Chuyện Kể Năm Hai Ngàn (ấn bản đặc biệt, không bán, tái bản năm 2013) của Bùi Ngọc Tấn. Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến vị ân nhân ẩn danh.
Nơi bìa sau cuốn sách, ngoài những tác phẩm chính đã xuất bản của tác giả, còn có in tựa bản thảo “những sáng tác bị công an tịch thu” (gồm ba cuốn tiều thuyết, hai tập thơ, một tập truyện ngắn, và một kịch bản phim truyện) khi họ đến bắt ông tại nhà – vào năm 1968.
Gần nửa thế kỷ qua, Hội Nhà Văn Việt Nam chưa bao giờ đặt câu hỏi về chuyện giam giữ Bùi Ngọc Tấn, và những sáng tác bị tịch thu (vĩnh viễn) kể trên. Trong bài tham luận, đọc tại thành phố Hải Phòng, vào ngày 25/11/2005, Bùi Ngọc Tấn đã kết luận bằng một “đề nghị” nhỏ:
“Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói ở đây là ý kiến về Hội Nhà văn. Hội Nhà văn là một hội chính trị, nghề nghiệp như điều lệ Hội đã định rõ. Việc bảo vệ hội viên của mình nằm trong trách nhiệm của Hội. Giờ đây bộ tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi ra đời và bị thu hồi tiêu huỷ đã được hơn năm năm, một thời gian đủ để có thể thẩm định về nó.Tuy “đề nghị” nhỏ xíu và giản dị vậy thôi nhưng rõ ràng vẫn cứ (quá) lớn đối với chức năng vô cùng khiêm tốn Hội Nhà Văn Việt Nam. Sự nhu nhược của cái hội này, cùng với thái độ ngang ngược cố hữu của nhà đương cuộc Hà Nội – phần nào – giải thích được nguyên do khiến cho tác giả Bùi Ngọc Tấn (cùng sáu mươi đồng nghiệp khác) đã đứng tên trong danh sách của những người cầm bút “Tuyên Bố Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam.”
Tôi đề nghị Hội Nhà văn đứng ra tổ chức hội thảo về quyển tiểu thuyết của tôi, để có một đánh giá chuẩn xác hơn về mặt chính trị cũng như nghệ thuật, minh oan cho một vụ án sách oan sai. Một vụ án người oan sai có thể bị lãng quên, nhưng một vụ án sách oan sai thì đời đời còn đó.”
Xin ghi lại toàn văn để rộng đường dư luận:
Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.Sự kiện khá bất ngờ này đã được đón nhận với không ít hân hoan bởi rất nhiều người, trong cũng như ngoài nước. Phóng viên Kính Hoà, Mặc Lâm (RFA) coi đây như là “một bước tiến của xã hội dân sự” hay là một hình thức “khôi phục nền văn học tự do.” Nhà báo Nguyễn Mộng Hoài, dù đã bước vào tuổi tám mươi, chợt có cảm tưởng “mình như được trẻ lại.”
Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.
Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo. Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.
Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.
Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam , với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.
Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.
- Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ.
- Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.
Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com.
Hà Nội ngày 3 tháng 3 năm 2014
TM Ban vận động Nguyên Ngọc.
Cùng lúc, cũng có người không dấu được sự thất vọng não nề:
Sáng nay 4/3/2014 khi lên mạng thấy cái đầu để to đùng “Tuyên bố thành lập Văn Đoàn độc lập Việt Nam” trên các trang Anh Ba sàm, Bô-Xít, thì mình mừng rơn lao đầu vào đọc, đọc đi, đọc lại, đọc cả bản tiếng Anh (xem có đến nỗi tệ như bản dịch đĩa hát chào mừng 1.000 năm Thăng Long của cái Hội táp nham âm nhạc Xè-Gòn không!?) và theo dõi 61 cái tên “lừng danh” (một thời) để rồi.. …thất vọng tràn trề …:(Tô Hải – Nhật ký mở lần thứ 80: NIỀM HỨNG KHỞI CUỐI ĐỜI CỦA MÌNH ĐANG BAY BỖNG GIỮA TRỜI BỖNG…“XÌ HƠI”!)
- không có một chữ nào lên án ai? đường lối nào, nghị quyết nào đã “chuyên chính vô sản” tư tưởng tình cảm con người,
- không có một chữ nào nêu tên ai đã chỉ đạo cả ăn, ở, yêu, ghét, theo đúng lập trường đảng bảo là phải yêu, phải ghét,
- không có một chữ nào nêu tên ai đã cầm tù không án nhà văn, cấm nhà văn cầm bút, cấm phổ biến tác phẩm, …
và ai, cho đến nay vẫn đã thà chết chứ không bỏ quyền lãnh đạo toàn diện cái mặt trận tư tưởng này! Một chữ cũng không(!?)
Nghĩa là rất “có võ”, tránh hết mọi động chạm đến những bộ máy chuyên chính văn nghệ, những cá nhân vua, quan, thượng thư…… đã cấm chỉ báo chí, cấm xuất bản tự do, đã bỏ tù những ai viết sai đường lối của bất cứ một anh chị, cha căng, chú kiếc nào đó được giao chăn dắt lữ “trí thức khó bảo nhất” trong xã hội bầy đàn này!
Những câu phê phán về nguyên nhân của một nền văn học đang đi xuống hố chỉ là:
…Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn…
RỒI HẾT!
Tôi hoàn toàn chia sẻ cái tâm cảm “bỗng xì hơi” của nhạc sĩ Tô Hải. Tuy nhiên, theo thiển ý, sự việc mới bắt đầu chứ không phải là “rồi hết” đâu.Và vạn sự khởi đầu nan. Ngôn ngữ mềm mỏng (hơi quá mức cần thiết) trong bản Tuyên Bố Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam hẳn đã được cân nhắc kỹ, và tất phải có lý do.
Tưởng cũng nên nhắc lại – trước đây chưa lâu, vào ngày 20 tháng 10 năm 2006 – cũng đã có một số nhân vật “Tuyên Bố Thành Lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.” Số phận của họ ra sao chắc mọi người còn nhớ: hai mươi ba năm tù cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Nguyễn Tấn Hoành.
Lê Trí Tuệ thì đột nhiên “biến mất.” Theo bản tin của HRW, đọc được vào hôm 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công đoàn Độc Lập Việt Nam. Ông Lê Trí Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát sang Căm-Bốt để xin tị nạn. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong bản báo cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng: ‘ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta.”
Không cần phải là thầy bói, ai cũng có thể đoán được trước là việc thành lập Văn Đoàn Độc Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam (rồi ra) cũng sẽ khó mà thuận buồm xuôi gió. Bởi vậy, cách diễn đạt quan điểm của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam ra sao không phải là điều quan trọng lắm. Vấn đề chính là ở thái độ của những thành viên của hội, khi phải trực diện với những lực cản (chắc chắn) sẽ xuất hiện trong tương lai gần – bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn đê tiện nhất – từ nhà nước toàn trị XHCNVN.
Và mọi người không phải chờ lâu. Công Luận vừa biết đến Thư Khước Từ “Làm Việc” của ông Hà Sĩ Phu, một thành viên của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, với phần mở đầu như sau:
“Ngày 20-3-2014 tôi lại nhận được “Giấy mời” của cơ quan An ninh điều tra, “mời” nhưng YÊU CẦU phải có mặt đúng giờ (mời đến lần thứ 3 chắc chuyển sang Triệu tập?) . Trong hơn 20 năm nay tôi không thể nhớ được đây là “Giấy mời” lần thứ bao nhiêu nữa?Tình trạng cá nhân của Hà Sĩ Phu, với hơn bốn trăm lần hỏi cung và làm việc với công an trong hai mươi năm qua – xem ra – còn tệ hại hơn của Bùi Ngọc Tấn hồi cuối thế kỷ trước rất nhiều. Tuy nhiên, thế kỷ trước đã qua. Thời vàng son của chuyên chính vô sản cũng đã qua luôn rồi. Thời đó mà còn không bẻ gẫy được chiếc đũa Nguyễn Xuân Tụ thì nay còn hơi sức đâu mà “vơ” nguyên nắm đũa là Văn Đoàn Độc Lập mà ông sĩ phu Bắc Hà chỉ là một thành viên.
Tôi vốn không muốn kể những tai họa mà cá nhân mình phải chịu đựng, dù rất vô lý, nhưng nay tôi đã già yếu, 75 tuổi với đủ thứ bệnh tật, tôi buộc phải có thái độ dứt khoát để yêu cầu chấm dứt những phiền toái vô lý kéo dài hết năm này đến năm khác như vậy…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét