Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Ngày 01/4/2014 - Đại họa gián đất, ốc bươu vàng và lỗ hổng quản lý

  • 'Không tin Việt Nam rút đăng cai Asiad' (BBC) - Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam nói vẫn sẽ tổ chức Asiad 2019, trong lúc có tin tức mâu thuẫn về phát ngôn của một phó thủ tướng.
  • Nam-Bắc Hàn đọ súng sau tập trận (BBC) - Vài giờ sau khi Hàn Quốc và Hoa Kỳ diễn tập đổ bộ quy mô lớn, hai miền Triều Tiên bắt đầu đọ súng ở vùng biên giới tranh chấp.
  • Cây anh đào nào báo mùa xuân về? (BBC) - Tuần này hoa anh đào đã nở rộ trên khắp nước Nhật, nhưng chỉ duy nhất một cây anh đào ở Tokyo được chọn báo xuân về.
  • Hỗn loạn trong khai thác khoáng sản (RFA) - Dự án khai thác bauxite do chính phủ Việt nam thực hiện với sự hợp tác của Trung quốc đã và đang bị các nhà khoa học, cũng như kinh tế trong nước phê phán lâu nay và dường như vẫn chưa có lối thoát.
  • Ông Nguyễn Hữu Cầu: Đời tôi như một giấc mơ (RFA) - Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu tâm sự “ngắn gọn” rằng cuộc đời ông như một “giấc mơ”, “không ngờ cuộc đời mình phủi hết, không còn gì hết”, và “đã nhiều lần định tự tử nhưng mà tới giờ đó tự nhiên có tâm linh gì khiến mình mạnh mẽ lại”...
  • Con ong bầu và người nông dân Tây Nam Bộ (RFA) - Trong thời đại kinh tế mở cửa, con ong bay từ vườn nhãn bay thẳng sang bên kia đại dương với sữa ong chúa, mật ong và trà sữa ong. Người nông dân kiếm sống dễ dàng hơn, đời sống trở nên thông thoáng và khởi sắc hơn nhờ vào nghề nuôi ong.
  • Ù lỳ đáng sợ (VOA) - Đảng CSVN đã bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ XII sẽ họp vào đầu năm 2016
  • Bà Bùi Hằng được gặp luật sư (RFA) - Sáng 31 tháng 3, luật sư Trần Thu Nam cùng với con của bà Bùi Minh Hằng đã đến trại tạm giam An Bình để luật sự gặp và làm việc với bà Hằng sau 47 ngày kể từ ngày bà bị bắt.
  • Campuchia: An ninh đụng độ với người biểu tình (RFA) - Tại Campuchia, sáng ngày 31/3, khoảng 300 cảnh sát Campuchia đã dùng hàng rào chắn đường và dùi cui đánh đập người biểu tình yêu cầu chính phủ cho phép mở Đài truyền hình độc lập và mở rộng trạm chuyển tiếp Đài phát thanh.
  • Hợp lực để nghiên cứu biển Đông (BaoMoi) - Lâu nay chúng ta đã nghiên cứu về Biển Đông nhưng vẫn chưa đủ; thậm chí còn có vẻ thiếu sự chia sẻ giữa cơ quan nghiên cứu của các bộ ngành. Ông Lê Công Phụng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao trao đổi với ĐĐK nhân dịp ra mắt Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông mà ông là một trong những thành viên sáng lập.
  • Chủ quyền biển đảo Việt Nam tại diễn đàn Oxford (BaoMoi) - TTCT - Đứng đầu một nhóm nghiên cứu về biển Đông ở Ba Lan, tiến sĩ Lê Thanh Hải đã tham gia Hội thảo quốc tế về các vấn đề Đông Nam Á tại ĐH Oxford ngày 22-3 và gửi cho TTCT thông tin về sự kiện này.
  • Phillipines mong bản quy tắc ứng xử ở Biển Đông thành sự thật (RFA) - Tổng Thống Benigno Aquino của Philippine nói rằng quyết định nhờ tòa án quốc tế phân xử chuyện Trung Quốc xâm chiếm chỉ quyền biển đảo ở Trường Sa chỉ nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh hải, không hề có ý muốn gây hấn với Bắc Kinh.
  • Cuộc cham trán trên biển Đông (BaoMoi) - Giới truyền thông quốc tế trải nghiệm tình trạng căng thẳng trên biển Đông khi chứng kiến tàu Philippines chạm trán tàu Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây.
  • Hai anh em tỷ phú Trung Quốc ra tòa như tội phạm (RFI) - Hôm qua là ngày hai đại gia phải ra tòa với tội ăn cướp. Đây là số phận của hai anh em Lưu Hán, chủ nhân tập đoàn khoáng sản Hán Long mà vào năm 2012 đã tìm cách đầu tư vào nướcÚc nhưng bị thất bại. Điểm đáng chúý là họ có quan hệ với cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang mà vây cánh đang bị Tập Cận Bình triệt hạ.
  • Thủ tướng Dmitri Medvedev thăm Crimea (BBC) - Thủ tướng Nga thăm Crimea sau khi hội đàm Kerry - Lavrov ở Paris thất bại, trong khi Duma có thể xóa giá khí đốt rẻ cho Ukraine.
  • Đối lập Thái Lan có thể sẽ kiểm soát Thượng viện (RFI) - Cuộc bầu cử Thượng viện ngày hôm qua, 30/03/2014, đã tạo thêm sức mạnh cho phong trào biểu tình chống chính phủ Thái Lan. Cuộc bỏ phiếu không thu hút đông đảo cử tri tham gia và làm nổi bật những chia rẽ giữa các vùng do khủng hoảng chính trị.
  • Mùa xuân Đài Loan hay Cách mạng Hướng Dương ? (RFI) - Dự luật về hiệp định tự do mậu dịch giữa Đài Loan với Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới các cuộc biểu tình tại Đài Bắc. Phong trào chống đối chính phủ do giới sinh viên khởi xướng bùng lên từ ngày 18/03/2014. Người biểu tình dùng hoa hướng dương để thể hiện tínhôn hòa nhưng vẫn bị đànáp trước khi Tổng thống Mã Anh Cửu chấp thuận đối thoại với lãnh đạo của phong trào phản kháng.
  • Nam Bắc Triều Tiên giao tranh trọng pháo trên biển Hoàng hải (RFI) - Sáng nay 31/03/2014, pháo binh Bắc Triều Tiên đã bắn hàng chục quả đạn sang lãnh hải Hàn Quốc. Bộ Tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc cho biết đã bắn trả nhưng hai bên đều không cốý sát thương. Theo AFP, khác với những lần khiêu khích trước đây, Bình Nhưỡng đã có động thái hiếm hoi là thông báo trước khi nổ súng.
  • Cử tri thờ ơ trong cuộc bầu cử tại làng Ô Khảm (RFI) - Hơn ba năm sau phong trào nổi dậy của nông dânÔ Khảm - Quảng Đông chống chính sách trưng thu đất đai, ngày 31/03/2014, khoảng 9.000 cử tri không hào hứng đi bỏ phiếu trong bối cảnh giới lãnh đạo địa phương đang siết chặt quyền lực.
  • Tập Cận Bình thăm các định chế Châu Âu (RFI) - Nhân chuyến công du vương quốc Bỉ, tại Bruxelles, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tranh thủ thời gian viếng thăm các định chế châuÂu. Chủ tịch ChâuÂu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban ChâuÂu, José Manuel Barroso tiếp lãnh đạo Trung Quốc.
  • MH370 : Úc không ngại tốn kém để tìm máy bay mất tích (RFI) - Thủ tướngÚc Tony Abbot sáng nay 31/03/2014, khẳng định công việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích là một nghĩa vụ. Tất cả mọi người đều có quyền biết rõ sự thật. Do vậy,Úc không ngại tốn kém phương tiện và thời gian để tìm kiếm. Hiện giờ, chưa có một mảnh vỡ nào của máy bay mất tích hôm 08/03/2014 được xác nhận.
  • NATO : Tham vọng thì nhiều, sức chẳng bao nhiêu (RFI) - Cuộc khủng hoảng Ukraina với việc Matxcơva dùng sứcép quân sự, cho tổ chức trưng cầu dâný để sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga, đã làm cho ChâuÂu lo ngại về an ninh. Ngày 26/03, tại Bruxelles, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo ChâuÂu, đã tuyên bố tăng cường hợp tác bên trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương– NATO– và không để cho Nga chà đạp luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thực tế quân sự tại ChâuÂu trái ngược với các cam kết này.
  • Bầu cử địa phương : Thất bại lịch sử của Đảng Xã hội Pháp (RFI) - « Thắng lợi lịch sử» của đảng cánh hữu UMP hay« thất bại lịch sử» của Đảng Xã hội, toàn bộ các nhật báo Pháp hôm nay dĩ nhiên bình luận rất nhiều về kết quả vòng hai bầu cử địa phương ngày hôm qua, 30/03/2014. Các báo cũng đặc biệt quan tâm đến việc đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia chiến thắng tại hơn 10 thành phố, tuy rằng tầm mức thắng lợi thấp hơn mà họ chờ đợi.
  • Đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ thắng cử dù bị tai tiếng (RFI) - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tuyên bố chiến thắng“toàn diện” trong cuộc bầu cử thị trưởng ngày chủ nhật 30/03/2014. Mặc dù lãnh đạo bị tai tiếng thamô và ngăn chận thông tin, đảng Công lý và Phát triển vẫn được một bộ phận cử tri ủng hộ, về đầu với 45% phiếu. Hôm nay,ông Erdogan tiếp tục đe dọa đối lập, bắt những người bịông gọi là"phản bội tổ quốc" phải trả giá.
  • Bầu cử địa phương: Cánh tả Pháp giữ được Paris nhưng mất nhiều thành phố lớn (RFI) - Sau hai năm cầm quyền đảng Xã hội của Tổng thống François Hollande và liên minh cánh tả thua đậm trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố. Sau kết quả vòng hai hôm qua (30/03/2014) cánh hữu đã về đầu, với gần 46% cử tri tín nhiệm. Cánh tả chỉ giành được chưa đầy 41 % số phiếu. Đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia chinh phục được nhiều thành phố.
  • Ukraina : Mỹ-Nga vẫn bất đồng sau 4 giờ đàm phán (RFI) - Tối chủ nhật 30/03/2014 tại Paris, cuộc thương lượng giữa hai Ngoại trưởng Mỹ- Nga đã kết thúc trong thất bại. Mỗi bên đều giữ lập trường riêng về tương lai của Ukraina. Sergei Lavrov đề nghị biến Ukraina thành một liên bang. John Kerry bác bỏ mọi quyết định không có người Ukraina tham dự và một lần nữa yêu cầu Nga rút đoàn quân đangáp sát biên giới Ukraina.
  • Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf bị buộc tội (RFI) - Hôm nay, 31/03/2014,ông Pervez Musharraf, cựu Tổng thống Pakistan, đã bị tòaán đặc biệt chính thức buộc tội phản bội tổ quốc, một tội danh có thể bị kếtán tử hình. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Pakistan, một cựu Tổng thống bị cáo buộc với tội danh này.
  • Tây Tạng: 1 ni cô toan tự thiêu (RFI) - Để phản đối chính sách đànáp người Tây Tạng của Bắc Kinh, vào hôm 29/03/2014, một nữ tu sĩ Tây Tạng toan tự thiêu tại Kardze, tỉnh Tứ Xuyên. Danh tính ni cô người Tây Tạng không được tiết lộ. AFP chưa liên lạc được với chính quyền địa phương để kiểm chứng tin do tổ chức Tây Tạng tự do và đài ChâuÁ Tự Do của Hoa Kỳ loan tải.
  • Dấu tích chiếc MH370 vẫn bặt vô âm tín (RFA) - Thủ Tướng Abbott nói rằng công tác tìm chiếc phi cơ mất tích này là một công tác đầy khó khăn vì Ấn Độ Dương rộng mênh mông, trong lúc tin tức lại quá ít ỏi.
  • Tòaán Pakistan xử ông Musharraf tội mưu phản (VOA) - Giám đốc ICJ nhận định, 'Rõ ràng là từ trước tới nay chưa từng có, để bắt đầu mưu tìm một số trách nhiệm, để đưa ra trước công lý bất cứ ai ở mức độ cao cấp trong quân đội'
  • Paris cónữ thị trưởng đầu tiên (VOA) - Bà Anne Hidalgo, sinh trưởng ở Tây Ban Nha, đã đánh bại đối thủ thuộc phe bảo thủ để giành chức vụ hàng đầu của thủ đô Pháp
  • Tổng thống Philippines bảo vệ vụ kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Theo AP, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ngày 31/3 cho rằng việc nước này kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tràn lan trên Biển Đông lên tòa án quốc tế không phải để khiêu khích quốc gia khổng lồ này mà chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia một cách hòa bình.
  • Trung Quốc dựa vào đâu để từ chối ra tòa cùng Philippines? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trung Quốc cho đến nay vẫn khăng khăng không chấp nhận việc Philippines đưa tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông lên trọng tài quốc tế, cũng như từ chối tham gia các thủ tục tranh tụng cùng Manila. Vậy Bắc Kinh đưa ra những lập luận nào để giải thích cho lập trường của mình, ngoài việc ra rả luận điệu Trung Quốc có cái gọi là “chủ quyền” đối với quần đảo Trường Sa và các vùng nước lân cận, dựa trên tấm bản đồ “đường lưỡi bò” mù mờ mà đến giờ Bắc Kinh vẫn loay hoay tìm cách chứng minh tính pháp lý của nó?
  • Trung Quốc điếng người vì đòn thách thức ở Biển Đông (BaoMoi) - Bất chấp những lời ve vuốt và sau này là cả lời đe dọa, cảnh báo sắc lạnh từ đối phương, Philippines hôm qua (30/3) đã “vung thanh gươm pháp lý” chính thức thách thức đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Bước đi này của Manila chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh điếng người vì tức giận.
  • Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 30.3, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario công bố, theo đúng hạn định, Philippines chính thức đệ đơn khởi kiện lên Tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc, liên quan đến "đường lưỡi bò" Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông.
  • Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Mỹ vào hôm 30.3 tuyên bố ủng hộ việc Chính phủ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để phân xử tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông.
  • Philippines cương quyết đối đầu với Trung Quốc (BaoMoi) - PN - Một tàu của Philippines hôm thứ Bảy đã vượt qua sự phong tỏa của lực lượng tuần duyên Trung Quốc (TQ) để tiếp tế lương thực và đổi quân cho một tàu chiến được dùng làm căn cứ ở khu vực một rạn san hô trên Biển Đông mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.

Đại họa gián đất, ốc bươu vàng và lỗ hổng quản lý

“Đại họa mấy năm nay rồi, nhà nước cũng phải kêu. Ban đầu ở vùng Kiên Giang thôi, nhưng ghe anh đi mua bán nó đeo theo ghe, anh chạy tới đâu nó sanh tới đó. Trời ơi lúa mới xạ anh mà không thuốc thì nó ăn trụi lủi luôn, con ốc bươu vàng nông dân tốn biết bao nhiều tiền… chi phí một công thuốc ốc bươu vàng mất cả chục ngàn đồng.”

Rùa tai đỏ trong phòng thí nghiệm ở New York hôm 26/5/2005, được coi là động vật lạ, gây hại môi trường nhưng từng được nhập vào Việt Nam hàng loạt. AFP photo
Chuyện nuôi gián đất, rùa tai đỏ rộ lên trong những ngày gần đây mặc dù đại họa ốc bươu vàng kéo dài đã 30 năm. Cơ quan quản lý bị động hay chính sách bất cập đã gây ra những tình huống trớ trêu.

Nghe tường trình
Đối với nhà báo có lẽ câu chuyện nông dân lập công ty phát triển nuôi gián đất ở Bắc Ninh để xuất khẩu là một đề tài lạ. Bởi con gián đất là thứ mọi người ghê tởm nay lại nuôi để bán giá hời sang Trung Quốc làm thuốc. Khi giới truyền thông cho biết nghề nuôi gián đất đang tăng tốc phát triển mạnh, thì các giới chức ở Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn mới “giật mình”. Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo “xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về việc tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm quản lý của các cá nhân có liên quan…”
Ông Thứ trưởng khẳng định: gián đất là loài côn trùng trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm như, tiêu chảy dịch tả. Nó là thứ côn trùng phải diệt đi, cho nên trong danh mục hóa chất diệt côn trùng của Bộ Y Tế có đến 4 trong số 10 chế phẩm dùng để diệt gián.
Nghe lời đường mật của thương nhân Trung Quốc, nuôi gián xuất khẩu một vốn bốn lời, một nông dân quyết định đầu tư 500 triệu đồng lập cơ sở và bắt đầu sản xuất lứa gián đất đầu tiên, chuẩn bị xuất bán cho Trung Quốc thì bị ngành nông nghiệp tuýt còi. Điều trớ trêu là trước khi lập công ty nuôi gián đất, nông dân này đã xin phép và được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép hẳn hoi, không chỉ một mà tới hai giấy phép cho hai Cty Trách nhiệm Hữu hạn khác nhau.
Giờ đây bị bắt buộc phải tiêu hủy số gián đất, trứng gián và dụng cụ nuôi, các Cty nuôi gián dọa kiện Sở Kế hoạch đầu tư đòi bồi thường thiệt hại.




Tôi cho rằng sắp tới các ngành phải ngồi lại với nhau, mặt hàng nào cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh phải được công khai ra cho tất cả mọi người dân đuợc biết. Như vậy tình trạng này sẽ không xảy ra nữa.

- LS Nguyễn Văn Hậu
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, con gián đất là mặt hàng không được kinh doanh, nó ảnh hưởng đến người dân và môi trường của Việt Nam. Sở Kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy phép tức là sản xuất nuôi gián được hợp pháp. Tuy vậy con gián đất không nằm trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Cho nên tỉnh Bắc Ninh cấp phép là không đúng. Người dân có thể khởi kiện hành chánh về việc bị thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh gián đất. Sở Kế hoạch Đầu tư hay nói cách khác chính quyền phải bồi thường thiệt hại cho người dân. LS Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh rằng, vụ việc cho thấy có sự thiếu phối hợp rất lớn giữa các ngành chức năng. Ông nói:
“Theo qui định của Nhà nước, người dân có quyền kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Khi ban hành những danh mục cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh thì phải công khai minh bạch và có sự thông suốt của các ngành này, chứ người dân và doanh nghiệp họ không thể biết được. Theo Hiến pháp 2013, những cơ quan Nhà nước ban hành những văn bản qui phạm pháp luật mà nó gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường. Tôi cho rằng sắp tới các ngành phải ngồi lại với nhau, mặt hàng nào cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh phải được công khai ra cho tất cả mọi người dân đuợc biết. Như vậy tình trạng này sẽ không xảy ra nữa.”
Nhà nước nhập ốc bươu vàng

Ốc buơu vàng bám thân cây lúa.
Câu chuyện con gián đất, con rùa tai đỏ là những vật nuôi gây hại cho môi trường do người dân hoặc doanh nghiệp du nhập vào Việt Nam. Nhưng trường hợp con ốc bươu vàng gây hại 30 năm qua thì lại do chủ trương của nhà nước. Năm 1984 theo chỉ đạo từ cấp cao, con ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Nam Mỹ được nhập khẩu về Việt Nam để nhân giống phát triển với mục đích làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và làm thực phẩm cho người.
Lúc đó, những người ra quyết định không hiểu được là con ốc bươu vàng sinh sôi nẩy nở với tốc độ chóng mặt, một con ốc cái đẻ ra 300-500 trứng, vòng đời 30 năm. Ốc bươu vàng tàn phá đồng ruộng Việt Nam đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, chúng là là loài ăn thực vật và rất thích mạ non, xà lách, bèo tấm, rau muống.
Trong thập niên 1990, khi đại họa ốc bươu vàng khởi sự bùng phát trên vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Quốc hội từng đòi quy trách nhiệm ai là người cho phép du nhập ốc bươu vàng vào Việt Nam. Sau đó ốc bươu vàng mới được đưa vào danh mục những sinh vật ngoại lai xâm hại cực kỳ nguy hiểm với ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy hiện nay ốc bươu vàng vẫn tồn tại và nông dân phải chi phí tiền bạc và sức lao động cho việc thường xuyên tiêu diệt chúng. Một nông dân đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:




Trời ơi lúa mới xạ anh mà không thuốc thì nó ăn trụi lủi luôn, con ốc bươu vàng nông dân tốn biết bao nhiều tiền… chi phí một công thuốc ốc bươu vàng mất cả chục ngàn đồng.
- Nông dân ĐBSCL
“Đại họa mấy năm nay rồi, nhà nước cũng phải kêu. Ban đầu ở vùng Kiên Giang thôi, nhưng ghe anh đi mua bán nó đeo theo ghe, anh chạy tới đâu nó sanh tới đó. Trời ơi lúa mới xạ anh mà không thuốc thì nó ăn trụi lủi luôn, con ốc bươu vàng nông dân tốn biết bao nhiều tiền… chi phí một công thuốc ốc bươu vàng mất cả chục ngàn đồng.”
Bài học đại họa ốc bươu vàng vẫn còn nguyên, con ốc bươu vàng vẫn tồn tại vì không tận diệt được nó. Thậm chí nhiều hộ nông dân ở miền bắc còn nuôi ốc bươu vàng để lấy thịt bán cho thương lái Trung Quốc.
Câu chuyện nhập khẩu trứng gián đất Trung Quốc về để nuôi ở Bắc Ninh, hay du nhập loại rùa tai đỏ trong danh mục cấm ở Vĩnh Long cho thấy những lỗ hổng lớn trong công tác quản lý ở Việt Nam.
Nam Nguyên
phóng viên RFA
Theo RFA

Báo Tuổi Trẻ đạo văn, ăn cắp tài sản trí tuệ của báo Thanh Niên, Tiền Phong, Cần Thơ và cả báo hải ngoại Người-Việt!

Báo Tuổi Trẻ luôn là tờ báo đi “tiên phong” trong phong trào “bài trừ tệ nạn đạo văn” đang là vấn nạn của xã hội. Để bảo vệ “bản quyền” bài viết, ngay tại trang chủ của phiên bản online tờ báo này cũng đập vào mắt người đọc: “Báo Tuổi Trẻ giữ bản quyền nội dung trên website này; chỉ được phát hành lại nội dung thông tin này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo Tuổi Trẻ”. Nhưng thói đời là thế, thường thì kẻ to mồm nhất chính là kẻ đáng nghi nhất, nói nôm na là vừa ăn cắp vừa la làng đang xảy ra như “chuyện thường ngày” ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Dưới thời Tổng biên tập Phạm Đức Hải, những tưởng ở báo Tuổi Trẻ chỉ có mỗi vị Trưởng văn phòng Vũ Xuân Toàn đạo thơ, nhưng không, một bầy phóng viên đạo chích báo Tuổi Trẻ đang vô tư ăn cắp bài vở người khác như cơm bữa. Chỉ cần rà qua các bài viết, phóng sự trên báo Tuổi trẻ từ đầu năm 2014 đến nay, sơ sơ đã thấy ít nhất 4 vụ đạo văn trắng trợn mà bạn đọc dễ dàng kiểm chứng:

Hãy xem Báo Tuổi Trẻ “giật tít” : Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức

Vụ thứ nhất, chôm bài của báo Thanh Niên: Sáng ngày 10/1/2014, trên báo Thanh Niên điện tử có bài “Nên xem xét cho hai bị can tại ngoại chờ xét xử” của bạn đọc Nguyễn Đước (Q5, TP.HCM), tối hôm ấy, Thủy Cúc (biên tập viên báo Tuổi Trẻ online) phát hiện, ngay lập tức thực hiện nghiệp vụ “biên tập”, cắt xén một đoạn và đăng nguyên văn lên Tuổi trẻ online với tít “Nên cho hai bị can vụ "hôi bia" tại ngoại chờ xét xử”.

Vụ thứ hai, chôm bài của báo Tiền Phong: Ngày 14/2/2014, trên trang 10 của báo Tiền Phong có bài “Vì sao con tàu của “triệu trái tim” vẫn phải nằm bờ?” của tác giả Anh Thư. Ngày hôm sau, 15/2/2014, trên trang 4 của báo Tuổi Trẻ có bài “Mức đóng góp cao, tàu “tấm lưới nghĩa tình”… nằm bờ” với cùng hình ảnh minh họa, còn nội dung thì được “rút tỉa” từ bài gốc của báo Tiền Phong hôm trước, buồn cười là cũng ký tên Anh Thư, nhưng “Anh Thư” này là phóng viên Lê Anh Thư của báo Tuổi Trẻ chứ không phải của Tiền Phong!?!.

Vụ thứ ba, chôm bài của báo Cần Thơ: Tối ngày 25/2/2014, nhân lúc lướt nét, Lê Phương Nguyên (phóng viên báo Tuổi trẻ, văn phòng Cần Thơ) phát hiện bài “Mang rắn vào nhà nghỉ, bị cắn chết” của tác giả Kiều Chinh trên báo điện tử Cần Thơ Online, ngay lập tức vị phóng viên của báo Tuổi Trẻ đã “chôm về báo nhà” và giật tít “Mang rắn vào nhà nghỉ, bị rắn cắn chết”. Kết quả là sáng hôm sau cả 02 tờ báo giấy Tuổi Trẻ lẫn Cần Thơ đều có bài viết với nội dung giống hệt nhau nhưng lại ký tên 02 tác giả hoàn toàn khác nhau.

Nào đã hết, lợi dụng việc bạn đọc trong nước ít tiếp xúc với báo chí hải ngoại, đặc biệt là báo “phản động”, phóng viên báo Tuổi Trẻ còn “thuổng” cả bài của báo Người-Việt (có trụ sở ở California, Mỹ). Cụ thể là ngày 3/3/2014, báo Người Việt có bài “Bánh tét chân gà” của tác giả K'Sim, một tuần sau, trên trang 9 báo giấy Tuổi Trẻ số ra ngày 9/3/2014, phóng viên Hoàng Ninh, báo Tuổi Trẻ đã thêm chút hương vị, mắm muối và giật tít “Bánh tét nhân chân gà” và đường hoàng ký tên mình làm tác giả bài viết.

… nhiều tệ nạn đang xảy ra tại báo Tuổi trẻ, nhưng chưa hết, chuyện đạo văn, ăn cắp bài viết của chính BBT báo Tuổi trẻ mới là vấn nạn nhiều kỳ, ngoài việc tống tiền Doanh nghiệp, Chính trị gia,  thì báo Tuổi trẻ còn trắng trợn đạo văn, ăn cắp tài sản trí tuệ của báo “bạn”, tệ và nhục hơn nữa là ăn cắp tài sản trí tuệ của báo Người-Việt (hải ngoại), là cái tên mà nhiều người trong báo Tuổi trẻ lớn tiếng gọi là “phản động”

Có thể sau khi đọc bài viết này, ban biên tập báo Tuổi Trẻ sẽ nhanh chóng xóa dấu vết, phi tang trên phiên bản trực tuyến, nhưng vô ích, bài sau khi đăng trên báo Tuổi Trẻ đã nhanh chóng được các báo khác “ăn theo nói leo” đầy rẫy trên mạng, mà báo giấy còn sờ sờ ra đó, chối kiểu gì? Đề nghị các cơ quan báo chí của người Việt Nam trong nước và cả nước ngoài nhanh chóng rà soát, kiểm tra lại xem bao nhiêu tài sản trí tuệ của mình đã bị báo Tuổi Trẻ ăn cắp trắng trợn từ trước đến nay dưới thời Hải “nham”, Phong “lợn”?

Theo thông tin mới nhất, Phạm Đức Hải tiếp tục “trúng cử” chức danh Tổng biên tập của nhiệm kỳ mới sau chuyến bình bầu “sớm” với danh sách chỉ có 1 ứng viên duy nhất. Với hàng loạt các bê bối không thể chấp nhận từ nhiều năm qua, phải chăng đã đến lúc cần đóng cửa tờ báo Tuổi Trẻ, hoặc chí ít là thay đổi Tổng biên tập và cả dàn lãnh đạo tờ báo tai tiếng này? Để bảo vệ uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam, nên chăng có quy định cấm các đồng chí Ủy viên BCT biến báo chí cách mạng Việt Nam làm công cụ chính trị phục vụ tham vọng quyền lực cá nhân?
Người Trong Cuộc
Theo nhungthangnhamhiem blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét