Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Thứ Hai, 31-03-2014 - ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- NÊN TIẾP TỤC PHÁT HÀNH TEM VỀ HOÀNG SA – TRƯỜNG SA (Tễu).
- Những vòng tròn… (DLB).
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 100 – 30/03/2014 (Thành).
- Thái Bình: Ông Tập Cận Bình muốn Mỹ phải ‘công bằng’ ở Biển Đông (Boxitvn).
- Trường Sa : Tàu Philippines phá vòng vây Trung Quốc, đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây (RFI). – Manila nộp tiếp bằng chứng chống TQ (BBC). – Philippines thúc đẩy vụ kiện Trung Quốc (NLĐ). – Philippines trình hồ sơ 4.000 trang tài liệu kiện Trung Quốc (VOV).
- NGUYỄN PHÚ ĐỨC, NGUYỄN XUÂN PHONG VÀ NGUYỄN TIẾN HƯNG VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ (DĐXHDS).
- Chân dung của một tên bồi bút (DLB). Không phải bồi bút thường, mà đó chính là ông Hồ Chí Minh. Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam, thì bút hiệu C.B. đã được ông Hồ Chí Minh sử dụng tại 147 tài liệu trên báo Nhân Dân, viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957. Bài viết đấu tố bà Nguyễn Thị Năm được C.B. viết vào ngày 21 tháng 7 năm 1953 trên báo Nhân Dân.
- Quan chế thời nay không bằng xưa? (BBC). – Hạn chế ‘con ông cháu cha’ trong lịch sử (BBC). – Xử lý nghiêm tiêu cực trong công tác tổ chức cán bộ (Tin tức).
- Vì sao người dân không thiện cảm với công an? (RFA). – Việt Nam : Hai dân oan Dương Nội cắn lưỡi « tự tử » trong trại tạm giam ? (RFI). – “Các người có lương tâm không?” (DT). – LUẬT SƯ KHÔNG ĐƠN ĐỘC (Nguyễn Quang Vinh).
- Đặng Đình Cung: Sáu lý do để bãi bỏ án tử hình (Boxitvn).
- Lại được xem cô Trinh diễn xuất (DLB).
- Hiểu đúng về xã hội dân sự ở Việt Nam (QĐND).
- Vụ Nhã Thuyên: PGS.TS NGÔ VĂN GIÁ LÊN TIẾNG (Tễu). – Hồ sơ bảo vệ luận văn 2010 (junglepoetry). – Viết gì nữa về vụ Nhã Thuyên??? (Chu Mộng Long). – Lời khuyên vụ Nhã Thuyên: bớt cãi cọ, hãy kiện cáo! (Chép sử Việt).“Vẫn biết rằng đi kiện ở xứ sở có nền pháp lý XHCN này thì vẫn như “Con kiến kiện củ khoai”, nhưng … may thay, nay không phải như thời Nhân văn Giai phẩm nữa rồi. Đó cũng là điều mà các nhà “lý luận văn học nghệ thuật” và tuyên giáo của đảng cần ý thức rõ.”
- Sinh viên nói Quốc hội còn xa lạ với giới trẻ (TT).
- Nguyễn Hữu Quý: Ucraine chìm ngập trong nợ nần, Việt Nam thì khi nào mới bị lộ? (Boxitvn).
- Đoàn Hưng Quốc: McDonald’s, Ukraine và Việt Nam (Boxitvn).
- “Vụ JTC hối lộ không ảnh hưởng đến ODA”, ông Nguyễn Trần Bạt nói giọng quan chức chính phủ hay nhà tư vấn đầu tư chính trực? (Chép sử Việt). – Nhật – Việt họp bàn chống tham nhũng (BBC). – Chi tiết vi hành điều tra “ông anh” ăn 16 tỷ của Thứ trưởng GTVT (KT).
- Cái “hậu” của kịch bản đường sắt cao tốc và nhà máy điện nguyên tử Việt Nam (DLB).
- Café sáng thứ 7 (#26): Tham nhũng, ăn cắp và nghèo đói (Bautx). – Ghi nhanh–Có thật là phía NB không biết được thành phần ăn hối lộ ở phía VN? (Tú Hờ) (NLG).
- 20 luật sư tham gia bào chữa vụ án “bầu” Kiên (DT).
- Xử lý nghiêm các cán bộ gây nhũng nhiễu doanh nghiệp (PLTP).
- Đề nghị liên ngành Y tế, Giáo dục, Văn Thể Du, Công an phối kết hợp Ủy ban tỉnh Đồng Nai xử lý kiên quyết “thần y” 9 tuổi (Chép sử Việt). “Xử lý dứt điểm nhanh đi, không là bọn Y tế Thế giới, Bác sĩ không biên giới, Y sĩ không biên giới, lại cả Quỹ nhi đồng LHQ nữa nó nhẩy vào là rách việc lắm.”
- Lương hưu sẽ giảm (NLĐ). – Teo tóp (NLĐ).
- Bắt đầu cấp CMND 12 số (NLĐ).
- Gian nan “đòi” nước cho… sông (NLĐ).
- Tú Hờ—Tiếp viên VNA bị bắt, lỗi ở đâu? (NLG). – Có tiêu cực trong tuyển tiếp viên, phi công! (NLĐ). – Vietnam Airlines nên xin lỗi phía Nhật Bản? (ĐS&PL). – Hàng xách tay Nhật đội giá, Vietnam Airlines tăng giám sát (VOV).
- Làm rõ sự cần thiết của Cảng hàng không quốc tế Long Thành (HQ).
- “Hàng triệu kiều bào” chẳng lo “nguy cơ mất quốc tịch” (Chép sử Việt). “Hãy ngồi vào sửa luật theo hướng đảo ngược lại quy định thủ tục hiện hành: ai chưa tuyên bố thôi quốc tịch Việt Nam, trong khi chính quyền xác định được họ từng là người Việt Nam, thì sẽ nghiễm nhiên còn là người mang quốc tịch Việt Nam.”
- Tại sao các nước dân chủ lại giàu có? (Boxitvn).
- Phe đối lập Campuchia tiếp tục đòi điều tra lại bầu cử Quốc hội (TTXVN/Tin tức).
- Trung Quốc siết chặt vòng vây Chu Vĩnh Khang (TT). – Tịch thu 14,5 tỷ USD từ người thân, cộng sự của Chu Vĩnh Khang (Tin tức).
- TQ hành quyết tử tù nhiều hơn cả thế giới cộng lại (VOV).
Một trong nhiều khẩu hiệu của người biểu tình trước Phủ Tổng thống Đài Loan ngày 30/03/2014 : "Chúng tôi không có một Đài Loan khác để bán".
Một trong nhiều khẩu hiệu của người biểu tình trước Phủ Tổng thống Đài Loan ngày 30/03/2014 : “Chúng tôi không có một Đài Loan khác để bán”.
- Hơn 100.000 người biểu tình tại Đài Bắc đòi hủy hiệp định với Bắc Kinh (RFI). =>
- Bắc Triều Tiên bác bỏ các chỉ trích của Hội đồng Bảo an LHQ (VOA). – Nhật Bản, Bắc Triều Tiên đối thoại cấp cao tại Bắc Kinh (VOA). – Bắc Triều Tiên lại đe dọa thử hạt nhân (RFI). – Triều Tiên muốn cải thiện quan hệ với Nhật Bản (TTXVN/Tin tức). – Quan hệ liên Triều rơi vào giai đoạn “thảm họa” (NLĐ).
- Thái Lan bầu cử Thượng viện (VOA). – Thái Lan bầu Thượng viện trong bối cảnh khủng hoảng chính trị (RFI). – Thái Lan: Bầu cử Thượng viện diễn ra suôn sẻ (VTV). – Nước mắt vỉa hè (SK&ĐS). – Bà Yingluck đối mặt thử thách mới (NLĐ).

Thế lực gia tộc Chu Vĩnh Khang ở Giang Tô (VNN) (đang đợi có loạt bài thế lực Mr.X ở KG, Mr.4 ở....)
KINH TẾ
- Tình hình sở hữu chéo tại các TCTD (VietFin). – Xu thế dòng tiền: Chu kỳ tăng mới sẽ lặp lại? (VnEco).
- Vàng tuần 31/3-4/4: Bắt dao rơi (ĐTCK).
- Nhộn nhịp chào bán cổ phiếu (NLĐ).
Tôm hùm thương phẩm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của ngành thủy sản Việt Nam
Tôm hùm thương phẩm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của ngành thủy sản Việt Nam
- Nhà giá thấp vẫn bán chạy (NLĐ). – Giải mã sự thật về lời đồn liêu trai khiến tòa tháp nghìn tỷ hàng chục năm đìu hiu giữa Sài Gòn (Giadinh.net).
- Vốn cho bình ổn thị trường tăng hơn 4 lần (NLĐ).
- Do đâu có “rủi ro về thuế” của DN (Tầm nhìn).
- Vì sao họ thua kiện? (NLĐ).
<- Thích ứng với rào cản (NLĐ). – Hỗ trợ tối đa để ngư dân yên tâm bám biển (Tin tức). – Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho cá tra tại An Giang (TTXVN).
- Những chuyến xe cây giống từ miền Nam (RFA).
- Bank of China dự báo gia tăng rủi ro tài chính toàn cầu (TTXVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Bốn con rồng đất bị giấu được nhân dân thôn Quang Húc, xã Đông Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) phát hiện.
Bốn con rồng đất bị giấu được nhân dân thôn Quang Húc, xã Đông Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) phát hiện.
- Có bao nhiêu vật cổ “bốc hơi” tại đình Quang Húc (PLXH). =>
- Bảy ngày sách “lên ngôi” (NLĐ).
- Người già và Em bé (RFA).
- Sự thực không thể bị chôn vùi (KỲ 22) (Nhật Tuấn).
- NHÀ THƠ LÊ TRIỂN CƯỚI “MƯA TRÁI MÙA” (Nguyễn Trọng Tạo).
- NHIỀU HƠN MỘT THÁNG THƠ CỦA LÊ VĨNH TÀI (Hợp Lưu).
- Nhắm mắt lại mà yêu (Trang Hạ).
- Âu Bảo Ngân – The Voice và tương lai nhạc kịch Việt Nam (VOA).
- Những quy định bất khả thi (NLĐ).
- Bị đe dọa, Hoa hậu Diễm Hương gửi đơn cầu cứu khẩn cấp (MTG).
- Ngoài 10,5 tỷ đồng, Chánh Tín còn nợ ngân hàng nhiều khoản (GD&TĐ).
- Cái đẹp như là cái lý tưởng – đọc Mỹ học của Kant (PBVH).
- Facebook sẽ dùng vệ tinh, máy bay không người lái để phủ Internet toàn cầu (TN).
- Thêm một người thiệt mạng trước thềm World Cup 2014 (ANTĐ).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Gỡ khó cho các trường ngoài công lập (PT).
- Sẽ thi tốt nghiệp THPT trong 5 buổi (NLĐ).
- Hiệu trưởng có vai trò gì? (pro&contra).
- Thầy phải yêu bài dạy của mình (NLĐ).
- GV tiểu học có bằng thạc sĩ chưa được chuyển ngạch lương theo bằng (GD&TĐ).
- Sườn bò nghi làm từ xốp ‘tái xuất cổng trường’ (KP).
- Nhật Bản đình chỉ một giáo sư đại học vì “đạo” luận văn (TTXVN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Người dân chỉ có thể qua lại cầu tạm trong mùa khô. - See more at: http://vtv.vn/thoi-su-trong-nuoc/nguoi-dan-huyen-nam-po-van-kho-bo-cau-tam/110069.vtv#sthash.VmDorpoO.dpuf
Người dân chỉ có thể qua lại cầu tạm trong mùa khô.
- Đổi giấy phép lái xe: Ai tiếp tay cho cò? (NLĐ).
<- Người dân huyện Nậm Pồ vẫn khó bỏ cầu tạm (VTV).
- Liệu thần may mắn có mỉm cười với người phụ nữ ve chai nghèo phát hiện 5 triệu yen Nhật trong chiếc loa cũ? (LĐ).
- Dưa hấu thừa ế, chất đống vì sản xuất thiếu quy củ (TP).
- Hải Phòng: Vụ bị chém và tử vong vì thuốc diệt cỏ: Nữ sinh tự mua thuốc và để lại thư tuyệt mệnh (LĐ).
- Một cán bộ ngân hàng chết trong tư thế treo cổ (TT).
- Liên tục những vụ bắn, chém kinh hoàng trên đường phố Sài Gòn (LĐ).
- Choáng với đôi nam nữ “yêu” ngay bên đường Yên Phụ (Soha).

QUỐC TẾ
- Quân Taliban tấn công trụ sở ủy ban bầu cử tại thủ đô Afghanistan (RFI).
Cảnh sát và binh sĩ Iraq tại thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar, phía tây Baghdad.
Cảnh sát và binh sĩ Iraq tại thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar, phía tây Baghdad.
- 10 người thiệt mạng trong các vụ bạo động ở Iraq (VOA). =>
- Ai Cập loan báo ngày bầu cử tổng thống (VOA).
- Bầu cử địa phương Thổ Nhĩ Kỳ trắc nghiệm sự ủng hộ Thủ tướng (VOA).
- Venezuela, một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới (RFI).
- Châu Âu cấm nhập cá từ Cam Bốt, vì đánh bắt sai luật quốc tế (RFI).
- Tiết lộ chấn động: Hàng chục nghìn lính Mỹ bị làm vật thí nghiệm (Soha).
- Nga muốn duy trì đối thoại với Đức (Tin tức).
- Trật tự thế giới mới (pro&contra).
- Toàn văn bài phát biểu về Ukraine khiến nước Đức dậy sóng (Soha). – Đức sẵn sàng điều máy bay và tàu hải quân đến trấn an 3 nước vùng Baltic (MTG).
- NATO: Sau Crimea, cần bảo vệ quyền tự chọn của mỗi nước (TTXVN).
- Miến Ðiện tiến hành cuộc thống kê dân số (VOA). – Điều tra dân số Miến Điện : Dân Rohingya dưới sức ép của Phật tử cực đoan (RFI). – Miến Điện : Tên « Rohingya » bị cấm trong cuộc điều tra dân số lần đầu tiên từ 30 năm qua (RFI).


* Video: + Việt Nam quê hương tôi (Phần 42) (RFA); + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 29.03.2014 (RFA); + Tình trạng bi đát của nhà vườn trồng rau (RFA); + Chính sách của VN đối với đạo Cao Đài (RFA); + Bản tin video tối 28-03-2014 (RFA).

* VTV: + Chào buổi sáng – 30/03/2014; + Báo chí toàn cảnh – 30/03/2014; + Điểm báo – 30/03/2014; + Toàn cảnh thế giới – 30/03/2014; + Thời sự 12h – 30/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 30/03/2014; + Thời sự 19h – 30/03/2014.

2162. ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC

Nguyễn Trọng Vĩnh 
Một mặt họ thực hiện ý đồ kiểm soát thị trường nước ta, lũng đoạn nền kinh tế nước ta, mặt khác họ chủ trương phá hoại kinh tế ta, nhất là của nông dân.
Ai cũng biết mọi loại hàng hóa rẻ tiền của TQ (có cả loại độc hại) chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh đè bẹp hàng hóa của ta. Họ mua cổ phiếu của các công ty ta, dần sẽ chiếm 51%, trở thành công ty của TQ; tập đoàn Yulun Gang Tô sẽ xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Nam Định, chiếm 80.000m2, công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm, dệt 21,6 triệu m/năm, nhuộm 24 triệu m/năm; nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng, diện tích 1.000 ha, công xuất cũng lớn… nhằm tiến tới lũng đoạn nền kinh tế nước ta.

Hàng hóa của họ tương lai xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0% nếu ta sẽ tham gia được vào T.P.P, hóa ra “cốc mò cò xơi”.
Đồng thời với ý đồ nắm kinh tế, TQ còn chủ trương phá hoại kinh tế của ta, nhất là của nông dân.
Tờ báo “Thời nay” số 436 ngày 20/3/2014 đăng tin: Những nhóm thương nhân nước ngoài (nói toét ra là thương nhân TQ) vào mua lá khoai lang non ở Vĩnh Long, thu mua lá điều, lá vải thiều, rễ hồ tiêu, móng trâu, bò, lá cây huyết đằng, mầm cây thảo quả ở Hà Giang… tất cả các loại trên với giá rất cao; khi thu gom với số lượng lớn rồi thì đột nhiên bỏ, thương nhân biến mất. Trước đây họ còn mua ốc bươu vàng, đỉa, với giá cao để những nông dân hám lợi nuôi, phát triển, gây hại cho ta. Họ đưa vào giống lạc hạt to, mẩy, rải trên các cánh đồng lớn, kết quả thu hoạch mỗi bụi được 3 củ (quả), giống cũ của nông dân mỗi bụi được trên dưới 20 củ. Họ đặt mua thanh long, sau đó đột ngột ngừng, khiến hàng trăm xe thanh long bị ứ tại cửa khẩu Tân Thanh, không thể tiểu thụ. Họ còn thu gom sầu riêng của Tiền Giang, tiêm hóa chất ủ chín rồi xuất khẩu bị trả lại, khiến các khách hàng nước ngoài nghi ngờ hoa quả của Việt Nam, làm cho xuất khẩu của ta giảm sút.
Những thương lái “nước ngoài” nói trên làm những việc ác độc đó, họ được lờ lãi gì, chính là giới cầm quyền TQ chi tiền phái họ đi phá hoại kinh tế Việt Nam.
Nông dân ta nhiều người bị mắc mưu, tham lợi trước mặt, chuốc lấy hậu quả điêu đứng. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương điềm nhiên để mặc, không làm gì!
Bộ máy tuyên truyền, Hội Nông dân sinh ra để làm gì, sao không tuyên truyền giáo dục cho nông dân nhận rõ lợi, hại, hiểu âm mưu thâm độc của TQ. Các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp sao không theo sát những thương lái đó để truy tố họ về tội phá hoại sản xuất khi họ hành động?
Những sự việc rành rành ra thế, mà có những cán bộ của ta, kể có những vị trong cấp cao nhất vẫn còn bị mê hoặc bởi “16 chữ và 4 tốt”, “tình hữu nghị Trung – Việt”!!

2163. TẠI SAO TRUNG QUỐC CHƯA THIẾT LẬP ADIZ Ở BIỂN ĐÔNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 27/03/2014
Báo Liên Hợp buổi sáng mới đây đăng bài viết của tác giả Trương Vân, phó Giáo sư trường Đại học quốc gia Niigata Nhật Bản lý giải tại sao Trung Quốc chưa vội vàng thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biến Đông. Dưới đây là nội dung cơ bản của phân tích trên.

Cuối tháng 11/2013, sau khi tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Trung Quốc cho biết sẽ xem xét thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở các khu vực khác vào thời điểm thích hợp. Tuyên bố này khiến mọi người ngay lập tức liên tưởng đến khu vực Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa).
Từ đầu tháng 2/2014, dư luận về khả năng Trung Quốc sẽ lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông lại nổi sóng. Trước vấn đề này, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trấn an bằng việc đưa ra tuyên bố tin tưởng vào sự ổn định ở Biển Đông cũng như quan hệ với các nước láng giềng, qua đó ngầm chỉ ra rằng tạm thời không vội vàng thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông.
Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, có rất nhiều phân tích và bình luận về ý đồ của Trung Quốc. Nhật Bản và Mỹ chỉ trích dữ dội về hành động của Trung Quốc, một số quốc gia Đông Nam Á cũng bày tỏ lo ngại, tuy nhiên do chứng cứ không đủ và thời gian quá ngắn nên rất khó đưa ra phán đoán khách quan và chuẩn xác, vì vậy cũng khó tránh việc xuất hiện các luận điểm vội vàng. Tuy nhiên, xem xét tình hình vài tháng qua có thể thấy quyết định của Trung Quốc không chỉ “rất thận trọng” mà còn thể hiện được sự cao tay về tư duy chiến lược.
Nhìn bề ngoài, việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông là nhằm đối phó với Nhật Bản, song mục tiêu thực sự lại là Mỹ. Mặc dù Mỹ, Nhật, Trung được xem là mối quan hệ ba bên, tuy nhiên do mối quan hệ đồng minh quân sự mật thiết Mỹ-Nhật, nên có thể kết cấu mối hệ ba bên kia thành quan hệ giữa Trung Quốc với đồng minh Mỹ-Nhật. Mỹ từ lâu đã xác lập vùng nhận dạng phòng không ở khu vực này, sau đó trên danh nghĩa chuyển lại cho Nhật trong quá trình Nhật Bản giành lại quyền kiểm soát Okinawa. Tuy nhiên điều này không ngăn cản việc Mỹ coi vùng biển rộng lớn Tây Thái Bình Dương như “hồ” riêng của mình và có những hành động tự do vượt quá mức bình thường, cho nên trên danh nghĩa vùng nhận dạng phòng không được coi là của Nhật Bản song về thực chất lại là của Mỹ.
Trung Quốc tất nhiên hiểu rõ điều này song tại sao cuối năm 2013 mới tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông? Điều này có thể lý giải rằng trước đó Trung Quốc xác định vẫn chưa đến mức cần phát tín hiệu rõ ràng với Mỹ. Tuy nhiên, việc căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã tạo điều kiện cho Mỹ đẩy mạnh chiến lược quay lại châu Á. Và động thái này của Mỹ buộc Trung Quốc phải đưa ra quyết định. Mặc dù phán đoán tính hiệu quả về quyết định trên của Trung Quốc vẫn còn quá sớm, song nhìn vào kết quả hiện tại có thể thấy nó đã phát huy tác dụng nhất định trong việc răn đe Mỹ. Nhìn vào cách phản ứng khác nhau giữa Nhật Bản và Mỹ đối với hành động trên của Trung Quốc cho thấy điều đó. Trong khi phản ứng của Nhật Bản không chỉ không thừa nhận, mà còn yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ, đồng thời chỉ thị các hãng hàng không nước này không chấp hành vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc, thì Mỹ chỉ bày tỏ không thừa nhận, nhưng không yêu cầu hủy bỏ và vẫn yêu cầu các hãng hàng không của mình chấp hành vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc vạch ra.
Tuy nhiên, đối với việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông lại hoàn toàn khác. Ngay sau khi có những dư luận về khả năng Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, Mỹ đã lập tức có những phản ứng mạnh mẽ. Tháng 2 năm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russell trước Quốc hội nước này đã mạnh mẽ chỉ trích dã tâm của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời cảnh báo Trung Quốc không nên có các hành động giống như vậy (lập vùng nhận dạng phòng không) ở Biển Đông. Sau đó, người phụ trách các vấn đề về châu Á thuộc ủy ban an ninh quốc gia Mỹ đã mạnh mẽ cảnh cáo Trung Quốc không được thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Tại sao lập trường của Mỹ về các vấn đề Biển Đông lại dứt khoát như vậy, điều này được lý giải là bởi vì tiêu điểm của trò chơi trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc là ở Biển Đông chứ không phải là biển Hoa Đông.
Thứ nhất, so với biển Hoa Đông, Biển Đông liên quan đến lợi ích của nhiều bên và tình hình ngày càng phức tạp. Điểm khác nhau giữa Biển Đông và biển Hoa Đông ở chỗ Biển Đông là tranh chấp liên quan đến 5 nước và vùng lãnh thổ, bốn nước thuộc ASEAN, trong đó mâu thuẫn tương đối căng thẳng với Trung Quốc có hai nước là Philippines và Việt Nam. Trong khi đó, tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông chỉ có hai bên là Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với Trung Quốc, chính đồng minh Mỹ-Nhật khiến cho những tính toán chiến lược đối với Nhật Bản càng đơn giản. Song trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cần phải tính toán kỹ trong quan hệ tổng thể với ASEAN, cũng như cần phải có chiến lược khác nhau đối với từng nước trong khối này. Đối với Mỹ, vấn đề Biển Đông cũng phức tạp như vậy. Sau Thế chiến thứ hai, trụ cột ngoại giao của Mỹ ở Đông Á là mạng lưới đồng minh song phương, song ở Đông Nam Á ngoài Thái Lan và Philippines không có đồng minh nào của Mỹ. Trung Quốc muốn thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông cần phải suy tính đến sự khác biệt về kết cấu các mối quan hệ kể trên.
Thứ hai, không gian trò chơi ngoại giao Mỹ-Trung trong vấn đề Biển Đông lớn hơn nhiều so với biển Hoa Đông. Trong vấn đề biển Hoa Đông, Trung Quốc nhận thức rất rõ về kết cấu liên minh Nhật-Mỹ, mối quan hệ Trung-Nhật sẽ tiếp tục bế tắc và không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Trung Quốc xác định để vấn đề biển Hoa Đông có tiến triển cần phải thực hiện chiến lược kiên nhẫn và cũng chờ đợi từ những tiến triển trong mối quan hệ Trung-Mỹ. Lịch sử cho thấy việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung-Nhật là dựa trên tiền đề quan hệ Trung-Mỹ được cải thiện. Tuy nhiên, không gian ngoại giao trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Đối với Mỹ, Philippines và Việt Nam là trọng điểm, điều này giải thích tại sao ngay sau khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đến thăm hai nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố rõ ràng mong muốn nâng cấp quan hệ Mỹ-Philippines. Mặc dù chưa có ý định thiết lập căn cứ quân sự tại Philippines, song Mỹ muốn được tự do hơn khi ra vào các căn cứ của nước này. Người ngôn này cũng cho biết Mỹ muốn hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam nâng cao khả năng phối hợp giải quyết các vấn đề trên biển.
Thứ ba, vấn đề Biển Đông không chỉ liên quan đến Thái Bình Dương, mà còn có cả Ấn Độ Dương, điều này cho thấy phạm vi “cuộc chiến” trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc càng rộng lớn hơn. Tại eo biển Malacca, mỗi ngày có tới 15 triệu thùng dầu và một nửa số lượng hàng hóa của thế giới vận chuyển qua đây. Theo tin tức của tờ Financial Times, các tàu hải quân Trung Quốc hồi tháng 2 vừa qua đã đi qua eo Sunda và đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc đi qua eo biển này đến Ấn Độ Dương để tham gia một cuộc diễn tập quân sự tại đây. Theo đánh giá của các nhà phân tích khoảng 5 năm nữa, hải quân Trung Quốc ra vào Biển Đông và biển Hoa Đông là chuyện rất phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc muốn thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở khu vực Biển Đông cần phải xem xét đến việc Mỹ có phản ứng thái quá hay không, dẫn đến khả năng gây ra môi trường bất ổn. Tóm lại, là một nhà nước có chủ quyền, Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, song Trung Quốc không vội vàng làm điều đó, bởi vì còn cần phải tính tới rất nhiều các yếu tố cân bằng khác./.

2164. DƯ LUẬN XUNG QUANH CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI TRIỀU TIÊN 2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 27/03/2014
(http://38north. org ngày 14/3/2014)
Cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA), tức Quốc hội của Triều Tiên, lần thứ 13 vừa được tổ chức vào ngày 9/3/2014. Những cuộc bầu cử như vậy thường diễn ra cứ 5 năm một lần. Cuộc bầu cử quốc hội gần đây nhất, ban đầu dự kiến tổ chức năm 2008, nhưng sau đó đã được tiến hành vào năm 2009, có nhiều khả năng là để phù hợp với tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi của nhà lãnh đạo khi đó là Kim Châng In (Kim Jong II). Cuộc bầu cử năm 2003 cũng bị trì hoãn một vài tháng nhằm phản ứng lại việc Mỹ xâm lược Iraq, và được tổ chức vào tháng 8 của năm đó. Xét tất cả những ngoại lệ trước đây này, cần lưu ý rằng về mặt kỹ thuật, cuộc bầu cử 2014 là khá bình thường. Do đó, sẽ là sai lầm khi diễn giải cuộc bầu cử 2014 là sự kiện để Kim Jong Un thể hiện mong muốn định hình lại cảnh quan chính trị sau cuộc thanh trừng Jang Song Thaek vào tháng 12/2013. Cuộc bầu cử quốc hội 2014 có thể là một dịp tốt để thực hiện mục tiêu như vậy, nhưng về cơ bản thì nó không phải được thiết kế cho để đạt được mục tiêu đó.

Hiện có những lý do khá thuyết phục cho thấy cuộc bầu cử lần này không khác gì một trò hề. Nhưng cuộc bầu cử SPA, cũng như các kỳ họp của SPA – không giống như các Đại hội Đảng – là một trong số ít hoạt động chính trị được tiến hành thường kỳ ở Triều Tiên. Do chúng ta có rất ít lựa chọn thay thế, nên việc cố gắng tìm hiểu sâu hơn về cuộc bầu cử quốc hội lần này là rất hữu ích.
Vận động phương tiện truyền thông để chuẩn bị cho cuộc bầu cử
Vào ngày 8/1/2014, Triều Tiên công bố rằng cuộc bầu cử SPA sẽ được tổ chức vào ngày 9/3. Một loạt bước đi đã diễn ra tiếp đó, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của nhà nước nhằm tạo ấn tượng về một tiến trình thủ tục chính thức đúng đắn.
Trong số những bước đi nói trên có việc đề cử Kim Jong Un làm ứng cử viên ở tất cả các đơn vị bầu cử của đất nước vào ngày 4/2. Ông Kim Jong Un sau đó đã chọn Đơn vị bầu cử Paektusan số 111 và đây rõ ràng là một quyết định mang tính biểu tượng có chủ đích, xét sự liên hệ chặt chẽ của hai người tiền nhiệm của ông Kim với ngọn núi thiêng Paektu của cách mạng Triều Tiên. Nhưng dường như không có một chuẩn mực nào về “đơn vị bầu cử dành cho các nhà lãnh đạo Triều Tiên”. Kim Jong II đã tham gia cuộc bầu cử năm 2003 tại Đơn vị bầu cử số 649, và cuộc bầu cử năm 2009 ở Đơn vị bầu cử số 333; vì thế trong tương lai, Kim Jong Un rất có thể sẽ lựa chọn một đơn vị bầu cử khác cho cuộc bầu cử SPA kế tiếp, dự kiến tổ chức vào năm 2019.
Các nội dung được lặp đi lặp lại về sự tin tưởng tuyệt đối, đoàn kết một lòng, sự lãnh đạo nhất quán cũng như ngôn ngữ sử dụng trong các tin tức liên quan là những lời nhắc nhở mạnh mẽ về cái mà chúng ta có thể gọi là việc thần tượng hóa lãnh đạo trong các thời kỳ cai trị của Kim Nhật Thành và Kim Jong II. Đây là điều đáng chú ý, bởi vì có vẻ như những ngôn từ như vậy đã giảm bớt phần nào trong khoảng hai năm đầu tiên nắm quyền của Kim Jong Un và điều này đã tạo cơ hội để ông Kim tập trung một cách thực dụng hơn vào các dự án mang tính thực tế. Nhưng giai đoạn kiềm chế ở đây dường như đã kết thúc với sự kiện Jang Song Thaek bị thanh trừng. Việc nhà lãnh đạo Kim Jong Un không chỉ đưa ra một mà là hai bài phát biểu theo thứ tự hồi tháng Hai – một bài phát biểu về vấn đề nông nghiệp và một bài về hệ tư tưởng – đã xác nhận cho nhận định này.
Vào ngày 19/2, Kim Jong Un đã gửi một thư ngỏ cho tất cả các cử tri và hành động đó có thể được hiểu như là một lời kêu gọi thể hiện lòng trung thành đối với bản thân ông cũng như sự lãnh đạo của ông. Với việc hành động như vậy, Kim Jong Un đã làm theo tấm gương của cha mình, người cũng đã gửi thư ngỏ đến các cử tri vào ngày 10/7/2003, và tiếp đó là vào ngày 18/2/2009. Rõ ràng, Kim Jong Un, vốn có sự xuất hiện trước công chúng rất khác với cha mình, đã quyết định rằng lần này ông sẽ có cách hành xử giống như người tiền nhiệm.
Cuộc bu cử 9/3/2014
Vào ngày bầu cử, Kim Jong Un đã bỏ phiếu tại Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành, nơi ứng cử viên của đơn vị bầu cử này là chỉ huy một đơn vị KPA (Quân đội Nhân dân Triều Tiên), tức là một thành viên của quân đội. Đáng chú ý là trong số những người tháp tùng ông Kim trong dịp này không chỉ có một số nhân vật như Choe Ryong Hae – người có tin nói là vị quan chức số hai ở Triều Tiên – mà còn có cả Kim Yo Jong, em gái của Kim Jong Un và từ lâu được đồn đoán là một nhân vật đầy tham vọng và năng động về chính trị.
Đơn vị bầu cử Paektusan số 111, nơi Kim Jong Un là ứng cử viên, có thể nằm tại một khu vực xa xôi, nhưng trong số những người đăng ký làm cử tri ở đây có một nhóm nhân vật nổi tiếng. Nhóm này gồm có Jang Jong Nam (Bộ trưởng Quốc phòng), Yang Hyong Sop (Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch SPA), Ri Yong Mu (Phó Chủ tịch ủy ban Quốc phòng), Kim Won Hong (Bộ trưởng An ninh Nhà nước), Choe Pu II (Bộ trưởng Bộ Bảo vệ An ninh Nhân dân) và Kim Chang Sop (Giám đốc Ban Chính trị của Bộ An ninh Nhà nước). Vào ngày 10/3, ủy ban Bầu cử Trung ương báo cáo rằng 100% cử tri của đơn vị bầu cử này đã tham gia bỏ phiếu và tất cả đều bỏ phiếu cho Kim Jong Un.
Theo báo cáo chính thức của ủy ban Bầu cử Trung ương, 99,97% cử tri đăng ký đã tham gia bỏ phiếu (năm 2009 là 99,98%), và tất cả đều đã bỏ phiếu ủng hộ các ứng cử viên. Truyền thông nhà nước đã công bố danh sách đầy đủ tên đại biểu tại 686 đơn vị bầu cử (năm 2009 là 687 đơn vị bầu cử), mặc dù, giống như năm 2009, chỉ bằng phiên bản tiếng Triều Tiên.
Thông tin chi tiết hơn về các đại biểu cũng như lý lịch của họ lâu nay chỉ được cung cấp một vài tuần sau cuộc bầu cử, thường là trong phiên họp thường kỳ đầu tiên của quốc hội mới được bầu. Theo báo cáo nói trên, trong năm 2009, có 316 đại biểu đã được bầu lần đầu tiên (chiếm 46%); trong năm 2003, con số này đứng ở mức khoảng 50%. Sẽ khá là hữu ích khi ghi nhớ những số liệu này trước khi đi đến kết luận rằng Kim Jong Un theo như cáo buộc là đang tìm cách thay thế nhóm tinh hoa cầm quyền sau cuộc thanh trừng Jang Song Thaek. Trừ khi thực tế cho thấy Kim Jong Un đã thay thế tới 60% số đại biểu hoặc hơn, sẽ rất khó để lập luận rằng một điều gì đó bất thường đã xảy ra. Các số liệu hiện chưa được công bố, nhưng những thông tin bổ sung dự kiến sớm được đưa ra khi SPA triệu tập phiên họp đầu tiên của mình.
Nếu trong năm 2009, có tới 16,9% số đại biểu là đến từ quân đội, 10,9% là thuộc lớp công nhân và 10,1% là nông dân, vậy tỷ lệ 62,1% số đại biểu còn lại là ai? Những khoảng trống như vậy là khá điển hình trong các báo cáo thống kê của Triều Tiên (hiện có dấu hiệu cho thấy đa số các thành viên SPA là những quan chức chính quyền và quan chức đảng). Nếu so sánh các kết quả bầu cử năm 2003 và năm 2009, chúng ta nhận thấy tỷ lệ đại biểu nữ trong cuộc bầu cử 2009 là ít hơn, tỷ lệ học giả và số người tốt nghiệp đại học thì cao hơn chút ít, và độ tuổi trung bình của các đại biểu cũng cao hơn. Sự khác biệt nổi bật nhất là ở chỗ tầng lớp giai cấp: tỷ lệ công nhân đã giảm từ 33,4% xuống chỉ còn 10,9%. Bất chấp cái dường như được coi là sự nhấn mạnh chung trong đường hướng chính trị của CHDCND Triều Tiên đối với quân đội và tầng lớp lao động, cả hai nhóm này đều thiếu rất nhiều đại diện; trong khi đó, các quan chức chính quyền dường như nắm gần hai phần ba số ghế tại quốc hội. Vậy nên việc so sánh cuộc bầu cử 2014 với kết quả của các cuộc bầu cử trước sẽ là điều khá thú vị.
Tính xác đáng của cuộc bầu cử SPA
Các hệ thống xã hội chủ nghĩa lâu nay có tiếng về việc tổ chức bầu cử với chỉ một ứng cử viên cho mỗi ghế trong quốc hội và số phiếu thuận thường gần đạt mức 100%. Chúng tôi muốn đặt câu hỏi tại sao người dân ở những nước này lại sẵn sàng chấp nhận một màn kịch như vậy. Nhưng điều có vẻ như là một trò đùa đối với những người thuộc các nền dân chủ phương Tây vốn coi trọng nghi thức thủ tục không phải là không có một lôgích nội tại nhất định.
Việc cuộc bầu cử quốc hội rốt cuộc cũng diễn ra đã phản ánh nội dung được khẳng định trong tên gọi chính thức của nước này (Cộng hòa “Dân chủ” Nhân dân Triều Tiên), về nguyên tắc, ban lãnh đạo Triều Tiên dường như đồng ý rằng cuộc bầu cử là một phần cần thiết của nền dân chủ. Tuy nhiên, thực tế của cuộc bầu cử này lại khác với những lý tưởng của phương Tây, chắng hạn như hình ảnh của Triều Tiên về một nền dân chủ thịnh vượng là không giống với mô hình đang thịnh hành ở Mỹ hoặc ở châu Âu.
Dân chủ ở Triều Tiên được định nghĩa như là sự cai trị của đa số, và sự cạnh tranh giữa các lực lượng chính trị được coi là biểu hiện của các lợi ích khác nhau. Đối với một người theo chủ nghĩa Mác-Lênin, sự cạnh tranh như vậy, hoặc sự đối lập, chỉ có thể tồn tại ở chủ nghĩa tư bản giữa hai tầng lớp công nhân và giai cấp tư sản. Nhưng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đang loại bỏ sự đối lập này bằng cách trao quyền cho giai cấp công nhân, với Đảng Cộng sản là đại diện duy nhất của giai cấp này. Do nền dân chủ được định nghĩa là sự cai trị của đa số, chế độ chuyên chế của giai cấp vô sản và sự độc quyền về quyền lực của Đảng Cộng sản được coi là hiện thân hoàn hảo của nền dân chủ. Đối với những người vốn bị thuyết phục về lôgích này thông qua sự giáo dục chính trị, các cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh đơn giản là không có ý nghĩa.
Đối với người Triều Tiên, ý tưởng trên được điều chỉnh để phù hợp với hệ thống lãnh đạo; từ thời thơ ấu, người Triều Tiên đã được giáo dục rằng sự tồn tại của một nhà lãnh đạo là thứ đảm bảo duy nhất cho hạnh phúc của nhân dân và đất nước. Một khi ý tưởng về sự lãnh đạo nhất quán được chấp nhận, lúc đó cơ hội cho các cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh là rất ít. Sẽ là rất hữu ích khi nhận thức được lôgích này,, vì nó sẽ giúp chúng ta hiểu rằng những gì mà chúng ta gọi là các cuộc bầu cử công bằng và dân chủ không chỉ bị ngăn cản bởi họng súng, mà còn bởi sự truyền bá tư tưởng mạnh rnẽ và hiệu quả.
Một điểm có liên quan khác là về các đảng phái chính trị khác nhau ở Triều Tiên. Điều này nghe có vẻ kỳ quặc với nhiều người, nhưng nhà nước Triều Tiên không quan tâm đến uy tín của mình, về mặt pháp lý, CHDCND Triều Tiên là một nhà nước đa đảng, nơi Đảng Lao động Triều Tiên tồn tại cùng với Đảng Dân chủ Xã hội Triều Tiên và Đảng Chondoist (Đảng Thanh hữu Thiên đạo). Tuy nhiên, vai trò hàng đầu của Đảng Lao động Triều Tiên đã được đưa vào trong hiến pháp; Vậy làm thế nào để điều đó có thể tương thích được với sự tồn tại của các đảng khác?
Giải pháp cho vấn đề nói trên là thành lập một liên minh, được gọi là Mặt trận Dân chủ Thống nhất Triều Tiên. Một cấu trúc như vậy là không bình thường ở các nước xã hội chủ nghĩa theo hệ tư tưởng của Lênin. Thí dụ ở Đông Đức, liên minh này được gọi là “Mặt trận Dân tộc” và bao gồm Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất cầm quyền cùng với mười lăm đảng phái chính trị và tổ chức khác, trong đó có Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, Đảng Dân chủ Quốc gia và Đảng Dân chủ Tự do. Do đó, sự đối lập tiềm tàng đã được nội bộ hóa trước khi nó có thể xuất hiện. Cử tri đã được yêu cầu bỏ phiếu cho các ứng cử viên của “mặt trận” này, chứ không phải cho một đảng cụ thể.
Với chỉ một ứng cử viên cho mỗi ghế, cùng với nguyên tắc đã được tuyên bố rằng các cuộc bầu cử không phải để cạnh tranh mà là để xác nhận lòng tin của nhân dân đối với ban lãnh đạo của họ, điểm thú vị về cuộc bầu cử SPA vì thế không phải là ở chỗ bầu cử, mà là ở chỗ lựa chọn các ứng cử viên và tác động thực tế mà cuộc bầu cử sẽ mang lại.
Theo như chúng ta biết, việc nhận diện các đơn vị vực bầu cử ở Bắc Triều Tiên cùng với lý lịch các đại biểu là vẫn còn khá mơ hồ. Cử tri biết những người mà họ bỏ phiếu ủng hộ, nhưng chỉ có vậy. Điều đó nghe có vẻ kỳ lạ đối với người Mỹ, do các thành viên Quốc hội Mỹ và các đơn vị cử tri thường có mối quan hệ gần gũi. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chuẩn mang tính toàn cầu. Thí dụ ở Đức, mối liên hệ này yếu hơn nhiều. Nhiều ứng viên tham gia tranh cử vào Quốc hội Đức (Bundestag) là không được bầu trực tiếp. Cử tri Đức có hai lá phiếu: một lá phiếu dành cho một ứng cử viên cụ thể và một cho danh sách ứng viên của đảng; tỷ lệ phiếu mà một đảng nhận được sẽ xác định có bao nhiêu ứng cử viên được niêm yết trong danh sách của đảng này sẽ trúng cử. Sự trung thành của các ứng cử viên được bầu theo cách như vậy là hoàn toàn dành cho đảng của họ cũng như những người đã đưa họ vào các vị trí trong danh sách ứng viên của đảng.
Tình hình phần nào đang diễn ra tương tự ở Triều Tiên. Sự trung thành của một thành viên SPA sẽ dành cho những người đã lựa chọn thành viên này ra ứng cử chứ không phải dành cho những người đã bỏ phiếu ủng hộ. Tiếng nói quyết định trong vấn đề này thuộc về Đảng Lao động Triều Tiên, điều vốn cũng đúng đối với các ứng cử viên thuộc những đơn vị quân đội. Tuy nhiên, làm thế nào để một người có được sự tin tưởng của Đảng Lao động Triều Tiên? Cũng giống như ở những nơi khác: thông qua tham vọng, các mối liên hệ, mạng lưới và sự bộc lộ lòng trung thành tuyệt đối. Đây nhất định là một tiến trình cạnh tranh ở mức độ cao. Chắc chắn rằng đây không phải là về sự cạnh tranh dân chủ để giành được sự ủng hộ của cử tri, mà là về sự cạnh tranh trong bộ máy chính quyền để giành được sự tin tưởng của cấp trên. Nhưng nó vẫn là cạnh tranh và sự cạnh tranh đó khá khốc liệt.
Khi xem xét vấn đề nói trên, việc đơn giản không thừa nhận SPA là một quốc hội “nghị gật” bao gồm những con rối vô hồn sẽ là không hoàn toàn chính xác. Tốt hơn là nên coi SPA như một nhóm quan chức thành công và đầy tham vọng, với mỗi thành viên trong đó đã tìm được cách xoay xở để giành thắng lợi trong một cuộc cạnh tranh khá khó khăn. Họ biết các quy tắc trong hệ thống của họ khá rõ; xét cho cùng, đây là cách thức mà họ đã hành động bấy lâu nay. Nếu mọi thứ đều ổn định trong hệ thống của Triều Tiên, họ sẽ tiếp tục “cúi đầu” và làm chính xác những gì mà họ được chỉ thị, gặt hái những lợi ích vật chất và xã hội khi trở thành một nhân vật quan trọng (VIP) và đổi lại là tán thành bất cứ những gì mà các lãnh đạo của họ đề xuất. Sự linh hoạt chí tồn tại trong các nhiệm vụ nhỏ hơn, thường là mang tính chất địa phương. Hàn Quốc nổi tiếng vì sự cạnh tranh giữa các vùng; Triều Tiên cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, các tỉnh ở phía Tây Bình Nhưỡng và các tỉnh phía Đông Hamgyong được cho là có tham gia vào sự cạnh tranh khốc liệt, và tất cả các tỉnh này đang đoàn kết với nhau do ghen tị với thủ đô Bình Nhưỡng, nơi hầu hết các nguồn tài nguyên được rót vào. Ưu tiên mang tính tiêu chuẩn của một thành viên SPA sẽ là chứng tỏ được sự tin tưởng của những người đã đưa anh ta vào chiếc ghế trong quôc hội bằng cách phục vụ các lợi ích của địa phương mình ở mức tốt nhất có thể, chẳng hạn như bằng cách khiêm tốn đề xuất rằng khu vực địa phương của mình là một địa điểm hoàn hảo một khi nhà lãnh đạo Triều Tiên quyết định xây dựng một khu nghỉ mát trượt tuyết hoặc một đặc khu kinh tế ở đó.
Tuy nhiên, hiện có những ví dụ mang tính lịch sử cho thấy làm thế nào mà một tiến trình bỏ phiếu được nghi thức hóa và do nhà nước kiểm soát có thể trở thành nguồn gốc cho sự bất mãn và chống đối. Ở Đông Đức trước đây, sự thất vọng đối với một chính phủ bị già hóa và kém linh hoạt đã ngày càng gia tăng khi những tin tức về cải cách của Gorbachov lan truyền khắp nơi. Một cách để thể hiện sự không hài lòng này đơn giản là làm mất hiệu lực của các lá phiếu, điều mà một lượng lớn cử tri đã thực hiện trong cuộc bầu cử địa phương năm 1989 và nhiều cử tri đã làm như vậy một cách công khai. Khi Egon Krenz (nhà lãnh đạo cộng sản cuối cùng của Đông Đức) công bố kết quả – với 98,85% bỏ phiếu “ủng hộ” – điều rõ ràng đối với tất cả mọi người là nhà nước đã có hành động gian lận phiếu bầu. Những cáo buộc liên quan khi đó đã đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của các cuộc biểu tình chống nhà nước hồi tháng 10/1989, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống và cuối cùng là sự thống nhất nước Đức. Điều này không phải là để nói rằng Triều Tiên đang trong tình huống như vậy, nhưng việc yêu cầu người dân bày tỏ ý kiến của họ ở một mức độ nào đó đều luôn nguy hiểm, ngay cả trong một chế độ độc tài được kiểm soát chặt chẽ.
Tóm lại, cuộc bầu cử SPA cho chúng ta biết nhiều về lôgích nội tại vốn đang giữ hệ thống Triều Tiên khỏi tan vỡ. Ngoài ra, nó còn cung cấp nền tảng cho sự cạnh tranh nội bộ đầy khốc liệt và do đó góp phần hình thành nên một nhóm tinh hoa gồm các chính trị gia cấp trung đầy tham vọng mà một ngày nào đó có thể tiến xa hơn rất nhiều chứ không chỉ là các “nghị gật”. SPA là một diễn đàn cho sự cạnh tranh giữa các vùng trong một quốc gia mà nhiều người trong chúng ta có xu hướng coi là có tính thuần nhất nhiều hon so với thực tế vốn có của nó. Theo nhũng điều kiện nhất định, quốc hội có thể là một nguồn tiềm năng dẫn đến tình trạng bất mãn hoặc là tiêu điểm của sự bất mãn đó. Vì vậy, bất chấp đặc tính còn phải bàn cãi của nó, chúng ta không được đánh giá thấp vai trò của cuộc bầu cử SPA cũng như của cơ quan lập pháp ở Triều Tiên./.

2165. Trao đổi với tác giả Doãn Mạnh Dũng về bài viết “Từ thoát lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề”

Lê Phú Khải
Đọc kỹ bài viết của kỹ sư Doãn Mạnh Dũng với bài viết kể trên, tôi đoán ông là một nhà khoa học đang định cư ở nước ngoài có tâm huyết với các vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước nên đã có những nghiên cứu, đề xuất rất sâu sắc về vấn đề thuỷ lợi ở vùng Đồng bằng SCL, một vùng trọng điểm nông nghiệp của đất nước.

Thực ra, những vấn đề tôi nêu lên trong bài viết: “Đê bao ở ĐBSCL”… không có gì mâu thuẫn với kiến giải của ông về vấn đề thuỷ lợi cho ĐBSCL. Cái cần được phân định rõ chỉ là các khái niệm về đê ngăn mặn, đê bao, đê bao lửng còn được gọi là bờ bao trong công cuộc khai phá ĐBSCL gần 40 năm qua. Thực tế công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL diễn ra suốt gần 40 năm qua ở một vùng đồng bằng rộng lớn có nhiều vùng sinh thái khác nhau, có vùng đầu nguồn hàng năm bị lũ đe doạ, có vùng cuối nguồn, thiếu nước ngọt, bị mặn xâm thực, có vùng trũng như Đồng Tháp Mười.. v.v…là rất phức tạp và luôn biến động. Khi mùa lũ về, công việc thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa những năm qua đã diễn ra rất đa dạng. Đặc biệt là có nhiều sáng tạo của nông dân đồng bằng mà chưa một công trình nào tổng kết.
Trong bài viết của kỹ sư Doãn Mạnh Dũng có nhắc đến số liệu 20.000 km bờ bao mà An Giang chiếm nhiều nhất là 4.200 km… trong bài viết của tôi. Tác giả đặt câu hỏi, là tỉnh đầu nguồn, vì sao An Giang lại có nhiều đê bao như thế? Tôi xin trình bài để Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng nắm được. Bờ bao khác với đê bao. Đê bao để phân ngăn vùng mặn và vùng ngọt ở các tỉnh cuối nguồn. Còn bờ bao là những công trình tạm thời, còn được gọi là đê bao lửng, chỉ để ngăn lũ sớm, thu hoạch xong lúa hè thu thì bà con lại cho nước chảy tràn vào ruộng, lấy phù sa và tôm cá, vệ sinh đồng ruộng. An Giang là tỉnh đầu nguồn, bị lũ sớm đe doạ nên bà con sáng tạo ra bờ bao để làm lúa vụ ba, còn gọi là hè thu muộn. Vì thế An Giang có nhiều km bờ bao nhất.
Chủ tịch An Giang là ông Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị), ở nhiệm kỳ của ông, đã viết đề án “Biến mùa lũ thành mùa sản xuất chính”. Với đề án sáng tạo này, An Giang đã phát triển những ngành nghề như đóng ghe thuyền, làm các dụng cụ đánh bắt cá mùa lũ, khai thác các cây con tự nhiên trong mùa lũ… Đề án này hàng năm đã đem lại nguồn lợi lớn cho An Giang. Đến nay, nếu về mùa lũ, khách du lịch bốn phương đến Long Xuyên, Châu Đốc… sẽ được thưởng thức món đặc sản “lẩu cá linh – bông điên điển” rất nổi tiếng. Cá linh và bông điên điển là hai thứ trời cho, rất sẵn, rất rẻ tiền về mùa lũ… mà nay trở thành món đặc sản ở An Giang!
Hiện nay, bà con ở An Giang lại đắp đê bao kiên cố để làm lúa vụ ba ăn chắc. Nhưng chỉ làm 2 vụ liền trong hai năm, đến năm thứ ba thì không làm nữa, mở cống tháo nước phù sa vào đồng ruộng để bồi bổ đất. Đây là những sáng tạo liên tiếp của bà con. Không cập nhật cuộc sống thì không thể biết những thông tin này. Người viết bài này đang có mặt ở ĐBSCL, tiến sỹ Bảnh, viện trưởng lúa ĐBSCL cho biết: Quyết định 99 TTg là rất tốt cho ĐBSCL.
Đồng bằng sông Cửu long là thế! Ở miền Trung, Miền Bắc nước ta, hay bà con ở nước ngoài… khó có thể phân biệt được thế nào là đê ngăn mặn, đê bao, đê bao lửng hay còn gọi là bờ bao mà chính quyền và nhân dân ĐBSCL đã sáng tạo ra để chung sống với lũ, để tồn tại. Điều băn khoăn lớn ở ĐBSCL hiện nay là, với một vùng nông nghiệp đa dạng, thiên nhiên trù phú, con người năng động mà gần 40 năm rồi vẫn nghèo khó, vẫn lam lũ…
Tôi rất cảm ơn tác giả Doãn Mạnh Dũng đã cho hay những kiến thức sâu sắc về công tác nghiên cứu thuỷ lợi, đề xuất những ý kiến đáng được quan tâm nghiên cứu với ĐBSCL. Tôi chỉ xin cung cấp những khái niệm đã được bà con và cán bộ ngành thuỷ lợi ở ĐBSCL đã sử dụng những năm qua, để tránh những hiểu lầm khi trao đổi, tranh luận mà thôi! Không thống nhất được tên gọi sự vật thì “ ông nói gà, bà nói cuốc”!
Đã đến lúc nhà nước cần có một hội thảo khoa học để tổng kết những gì được, mất trong công cuộc khai thác ĐBSCL 40 năm qua, để có phương châm chiến lược cho tương lai ĐBSCL. Tiến sỹ Võ Tòng Xuân vừa phát biểu trên Đài TNVN rằng, ĐBSCL không có nhạc trưởng trong công việc xuất khẩu lúa gạo nên nông dân rất cực khổ.    
Cần Thơ 31/03/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét