Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Ngày 31/3/2014 - Hạn chế ‘con ông cháu cha’ trong lịch sử

  • Vì sao người dân không thiện cảm với công an? (RFA) - Tại Việt Nam, trong mắt của người dân hiện nay, hình ảnh công an nhân dân là những người hách dịch, tham nhũng, quan liêu, vô văn hóa, vô đạo đức, ưa gây khó khăn phiền hà, làm cho đất nước không phát triển. Sự thật ra sao?
  • Việt Nam : Hai dân oan Dương Nội cắn lưỡi « tự tử » trong trại tạm giam ? (RFI) - Tối qua 29/03/2014, gia đình haiông Trần Văn Miên và Trần Văn Sang, dân oan đấu tranh đòi đất ở phường Dương Nội quận Hà Đông, Hà Nội, bị bắt cách đây ba ngày lúc đang đi trên đường, đã được công an thông báo là hai người này đã cắn lưỡi tự tử trong trại tạm giam. Hàng trăm người dân Dương Nội đến công an quận Hà Đông yêu cầu cho biết sự việc thì lại có thêm ba người bị bắt đi.
  • Biển Đông: Hồ sơ Manila cáo buộc Bắc Kinh dày 4000 trang (RFI) - Đúng như dự kiến, vào hôm nay, 30/03/2014, chính quyền Manila đã chính thức chuyển đến tòaán của Liên Hiệp Quốc bản luận chứng cáo buộc rằng các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo yêu cầu của Tòaán trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, được giao trách nhiệm xem xét vụ kiện này, bên nguyên đơn là Philippines phải nộp tài liệu này chậm nhất là vào hôm nay.
  • Trường Sa : Tàu Philippines phá vòng vây Trung Quốc, đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây (RFI) - Tại khu vực Bãi Second Thomas Shoal (tên Việt Nam : Bãi Cỏ Mây ; tên Philippines : Ayungin; tên Trung Quốc : NhânÁi) hiện do Manila kiểm soát, nhưng đang bị tuần duyên Trung Quốc phong tỏa, vào hôm qua 29/03/2014, một chiếc tàu tiếp tế Philippines đã vượt qua được vòng vây của tuần duyên Trung Quốc để đổ bộ lên bãi. Ngoài ra, thất bại của tàu Trung Quốc trong việc ngăn chặn diễn ra dưới sự chứng kiến tận mắt của truyền thông quốc tế.
  • Châu Âu cấm nhập cá từ Cam Bốt, vì đánh bắt sai luật quốc tế (RFI) - Đầu tuần này, ngày 24/03/2014, Liên Hiệp ChâuÂu thông báo : Cá của Cam Bốt và hai nước - Belize ở Trung Phi và Gunée ở Tây Phi không được phép nhập vào thị trường Liên Hiệp ChâuÂu vì đánh bắt cá sai quy định luật quốc tế. Theo ChâuÂu, nhiều tàu cá nước ngoài được Phnom Penh cho treo cờ quốc gia Cam Bốt dễ dàng, tiếp tay cho hoạt động đánh bắt cá trái phép.
  • Những chuyến xe cây giống từ miền Nam (RFA) - Gần đây, ở các tỉnh miền Trung thường xuất hiện những chiếc xe tải chở đầy cây giống có bản số từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, sự luân chuyển cây giống này cũng giúp cho người làm vườn miền Tây tránh bớt thua lỗ và người nông dân miền Trung có thêm niềm hy vọng mới.
  • Âu Bảo Ngân – The Voice và tương lai nhạc kịch Việt Nam (RFA) - Cuộc thi The Voice (Giọng hát Việt) 2013 đã khép lại khá lâu, dù không đạt giải cao nhưng Âu Bảo Ngân – cô gái trẻ đến từ Sóc Trăng có lẽ là thí sinh gây được ấn tượng mạnh nhất kể từ vòng dấu mặt và kể cả đến giờ, sau một năm thì cái tên Âu Bảo Ngân vẫn được nhiều người nhắc đến.
  • MH370: Người thân TQ giận dữ (BBC) - Người thân của hành khách Trung Quốc trên máy bay Malaysia mất tích đã bày tỏ giận dữ sau khi đến Kuala Lumpur.
  • Trung Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên quan đến Chu Vĩnh Khang (RFI) - Chính quyền Trung Quốc đã tịch thu số tài sản trị giá 90 tỉ nhân dân tệ (14,5 tỉ đô la) từ những người thân cận của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, nhân vật đang là trung tâm của một xì-căng-đan tham nhũng chưa từng thấy tại Trung Quốc từ hơn 60 năm qua. Hãng Reuters hôm nay 30/03/2014 dẫn hai nguồn tin thân cận chính quyền Bắc Kinh cho biết như trên.
  • Bầu cử địa phương vòng 2 tại Pháp : Cánh tả sợ thảm bại (RFI) - Nhân vòng hai cuộc bầu cử cấp địa phương tại Pháp hôm nay, 30/03/2014, trong số 36700 công xã, quận, thành phố bầu lại thị trưởng, đại biểu địa phương, chỉ có 6455 nơi tổ chức cuộc bỏ phiếu, các nơi khác đã có kết quả ngã ngũ ngay sau vòng một cách nay một tuần. Theo giới quan sát, có bốn thách thức chính trong cuộc bỏ phiếu vòng hai; trong đó có quy mô thất bại của cánh tả.
  • Bắc Triều Tiên lại đe dọa thử hạt nhân (RFI) - Chính quyền Bình Nhưỡng hôm nay, 30/03/2014, tuyên bố không loại trừ tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư, nhằm đáp trả những mối đe dọa do Hàn Quốc và Hoa Kỳ tập trận, cũng như việc Liên Hiệp Quốc lênán Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa tầm trung.
  • TT Yingluck sẽ trình diện Ủy ban Quốc gia Chống tham nhũng (RFA) - Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra sẽ ra trước Ủy Ban Quốc Gia Chống Tham Nhũng để trả lời những câu hỏi liên quan đến các cáo buộc cho rằng bà sử dụng công quỹ cho chương trình trợ giá gạo với mục đích tìm thuận lợi chính trị, và không kiểm soát chặt chẽ để tham nhũng chia chác tiền của nhà nước.
  • Thái Lan bầu Thượng viện trong bối cảnh khủng hoảng chính trị (RFI) - Hôm nay, 30/03/2014, cử tri Thái Lan được kêu gọi đi bầu lại một nửa trong tổng số 150 Thượng nghị sĩ. Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị, cuộc bầu cử Quốc hội, tức Hạ viện, hồi đầu tháng Hai vừa qua bị Tòaán Bảo Hiến bác bỏ, Thượng viện đứng ra đảm nhiệm vai trò lập pháp.
  • Ống nghe của bác sĩ chứa nhiều vi khuẩn hơn bàn tay (RFI) - Ống nghe, một dụng cụ không thể thiếu được của bác sĩ để nghe phổi, nghe nhịp tim, để chẩn đoán bệnh, hóa ra còn bẩn hơn cả bàn tay của bác sĩ, đó là báo động được đưa ra trong một công trình nghiên cứu của Thụy Sĩ được công bố ngày 28/02/2014. 
  • Bầu cử địa phương Thổ Nhĩ Kỳ : Tương lai Thủ tướng Erdogan bị đe dọa (RFI) - Hôm nay 30/03/2014, cử tri Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu bầu chính quyền địa phương. Kết quả cuộc bỏ phiếu hôm nay sẽ quyết định số phận của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, đang bị lênán mạnh mẽ vì phong cách lãnh đạo độc đoán,ông Erdogan cũng bị hàng loạt cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng.
  • Quân Taliban tấn công trụ sở ủy ban bầu cử tại thủ đô Afghanistan (RFI) - Chủ Nhật tuần tới, 06/04/2014, Afghanistan tổ chức vòng một cuộc bầu cử Tổng thống. Thế nhưng, bạo động vẫn liên tiếp xẩy ra. Hôm qua, một nhóm quân Taliban đã tấn công và chiếm giữ trụ sở ủy ban bầu cử tại Kabul trong vòng nhiều tiếng đồng hồ, trước khi bị lực lượng an ninh Afghanistan vô hiệu hóa. Đây là lần thứ hai trong vòng 5 ngày, cơ quan phụ trách bầu cử Afghanistan bị tấn công.
  • Ngoại trưởng Mỹ-Nga bàn về Ukraina tại Paris (RFI) - Trong cuộc điện đàm hôm thứ Sáu, 28/03/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định giao cho các Ngoại trưởng của mình thảo luận, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraina. Do vậy, chiều nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov gặp nhau tại Paris.
  • Điều tra dân số Miến Điện : Dân Rohingya dưới sức ép của Phật tử cực đoan (RFI) - Cuộc thống kê dân số đầu tiên của Miến Điện kể từ 30 năm nay, khởi sự từ hôm nay 30/03/2014 và sẽ kéo dài trong 12 ngày. Được tiến hành với mục tiêu giúp chính quyền dân sự cải thiện chính sách trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, đô thị hóa…, tuy nhiên, cuộc điều tra dân số đã gây ra nhiều căng thẳng xã hội, đặc biệt liên quan đến các mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo tại bang Rakhine, cũng như tiến trình lập lại hòa bình giữa chính phủ với các nhóm thiểu số ở miền Bắc và Đông bắc.
  • Người già và Em bé (RFA) - Chiến tranh đã kết thúc lâu rồi, tiếng bom đã im, đạn đã nín, ghế đá đã dời vào công viên, đúng nơi của nó, nhưng sao “Người Già và Em Bé” vẫn còn thiệt thòi thế này...
  • Giờ Trái đất Xanh 2014 (RFA) - Giờ Trái Đất lần thứ tám vừa diễn ra hôm tối thứ bảy 29 tháng 3 vừa qua. Việt Nam trong mấy năm rồi cũng tham gia tắt đèn một giờ cùng với các nơi khác tham gia Giờ Trái Đất. Ngoài hoạt động đó, còn có hoạt động gì đáng chú ý trong chiến dịch Giờ Trái Đất năm nay tại VN?
  • Ai Cập loan báo ngày bầu cử tổng thống (VOA) - Ủy ban bầu cử Ai Cập nói rằng cuộc đầu phiều sẽ được tổ chức vào ngày 26 tháng 5 và 27 tháng 5, với kết quả theo dự tính sẽ có được vào đầu tháng 6
  • Thái Lan bầu cử Thượng viện (VOA) - Cuộc bầu cử diễn ra một ngày sau khi hàng chục ngàn người biểu tình Thái Lan chiếm đường phố ở thủ đô Bangkok đòi thủ tướng Yingluck từ chức.
  • Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Theo Hãng thông tấn GMA, ngày 30-3, Philippines đã nộp hồ sơ lên Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về Luật Biển, chính thức khởi động vụ kiện Trung Quốc liên quan đến “đường chín đoạn” ở biển Đông, bất chấp vụ việc có thể khiến quan hệ Manila - Bắc Kinh trở nên căng thẳng.
  • Philippines trình 4.000 trang tài liệu kiện Trung Quốc (BaoMoi) - TTO - Philippines đã trình 4.000 trang tài liệu lên Tòa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan kiện Trung Quốc liên quan tới các tuyên bố lãnh thổ ở biển Đông, bất chấp những cảnh báo từ Bắc Kinh rằng vụ kiện sẽ làm phương hại tới quan hệ song phương.
  • Philippines tiếp tục thách thức Trung Quốc (BaoMoi) - Hôm 30-3, Philippines đã gửi biên bản ghi nhớ các luận chứng lên Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế ở The Hague – Hà Lan nhằm chống lại đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở biển Đông.
  • Philippines gửi tài liệu kiện Trung Quốc lên Tòa án quốc tế (BaoMoi) - Ngày 30/3, Philippines đã đệ trình bằng chứng chống lại các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc đối với vùng biển Đông lên một tòa án quốc tế bất chấp việc Bắc Kinh cảnh báo vụ kiện sẽ hủy hoại quan hệ giữa hai nước.

-Hạn chế ‘con ông cháu cha’ trong lịch sử

BBC
Kinh thành Huế
Quan chế trong truyền thống có nhiều điều đáng học hỏi, theo một nhà nghiên cứu.
Tìm kiếm, tuyển chọn, bồi dưỡng đúng được người có tài, đức để ra làm quan phò dân, giúp nước, luôn là một ưu tiên trong lịch sử truyền thống Việt Nam, theo nhà nghiên cứu văn hóa từ Việt Nam.
Tệ nạn lạm dụng quan hệ quyền lực ‘con ông cháu cha’ gây lũng đoạn hệ thống nhà nước, giúp tư lợi cá nhân, trên thực tế đã luôn được nhiều triều đại trong quá khứ của Việt Nam tìm cách hạn chế, như ở thời kỳ của Triều đình nhà Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.

Hôm 30/3/2014, nhà nghiên cứu điểm lại một số quan chế trong quá khứ từ hình thức ‘tập ấm’, ‘hội trị’ cho tới ‘hậu bổ’ sau này ở cuối thời Nguyễn, để chỉ ra những gì mà theo ông Việt Nam hiện nay có thể tham khảo.
Theo ông Xuân, không phải cứ được một xuất xứ thuận lợi nào đó về mặt quan quyền từ gia đình, dòng họ, mà một người nào đó theo dạng vẫn được gọi là ‘con ông cháu cha’ có thể dễ dàng ra làm quan khi thiếu các phẩm chất được yêu cầu, kỳ vọng.
Ông Xuân nói: “Không phải có chuyện do tập ấm mà các con ông quan lớn ra làm quan, cái đó trong Triều Nguyễn không có, không có cái đó.
“Còn trường hợp con mà giỏi, thi cử đậu, đạt, thì họ ra làm quan thì chuyện đó bình thường, không phải vì do tập ấm mà họ ra làm quan. Còn mấy ông phò mã, con của Vua cũng không có ra làm quan, phần lớn họ được lương hưởng, không có ra làm quan,
So sánh với chế độ tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm quan chức cao cấp lớp kế cận ngày nay, nhà nghiên cứu nói:
“Bây giờ Việt Nam cũng có chế độ đưa mấy con mấy ông lớn vô để kế nghiệp mình, để xây dựng, đào tạo lên để kế nghiệm mình, thì cái đó giữa cái này và cái thời xưa Triều Nguyễn thì hoàn toàn khác nhau, chứ không có giống nhau.”

‘Phải đi chỗ khác’

Theo nhà nghiên cứu, riêng trong Triều Nguyễn (1802-1945), trong phần lớn thời gian, nhiều quy định nghiêm ngặt đã được áp dụng để kiểm soát, ngăn cấm việc lợi dụng quan hệ cá nhân, huyết thống, thân thuộc để các nhóm cầm quyền thao túng quyền lực.
Ông Xuân nói: “Anh làm quan, anh không được đứng đầu tỉnh của anh, ở huyện của anh, mà anh phải đi chỗ khác.
“Thứ hai là anh tới chỗ đó anh làm mà có một người bà con nội ngoại của anh rồi, thì nếu người đó không quan trọng thì đổi người đó đi và anh được làm quan.

Bây giờ Việt Nam cũng có chế độ đưa mấy con mấy ông lớn vô để kế nghiệp mình, để xây dựng, đào tạo lên để kế nghiệm mình, thì cái đó giữa cái này và cái thời xưa Triều Nguyễn thì hoàn toàn khác nhau, chứ không có giống nhau
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
“Còn nếu người đó quan trọng không thay đổi được thì anh phải đi chỗ khác, chứ anh không được về địa phương đó.
Nhà nghiên cứu còn cho hay có những quy định mà Vua cũng phải tuân thủ.
Ông nói: “Đó là những cấm kỵ, hay là họ ngoại, họ ngoại của Vua, con cháu họ hàng của mấy bà vợ, không được ra làm quan, không được làm quan.
“Và cái đó ghi rất rõ ở trên Văn Thánh, là một cái bia ghi rõ là họ ngoại không được làm quan.
“Thí dụ con cháu bà Từ Dũ giỏi cỡ mấy, không ai được làm quan, cho tiền rồi về nhà ở nhà thôi, chứ không ra làm quan.
“Tập ấm là lương và vinh dự thôi, chứ không hoàn toàn tập ấp là ra làm quan.”

‘Đổi trác quyền lực’

Theo nhà nghiên cứu, Triều Nguyễn cũng đã có những quy định nghiêm nhằm răn đe, nghiêm cấm việc quan lại đổi trác quyền lực với nhau, chẳng hạn như người này nhờ người khác giúp đỡ, bao bọc quyền lực, tạo điều kiện biệt đãi cho con cháu mình được làm quan ở nơi người quen của mình.
Và ngược lại, để đổi lại, quan chức nhờ vả đó sẽ bao bọc, biệt đãi con cái của quan chức khác để con cháu hai bên cùng được làm quan lại ở các vị trí, vị thế cao trọng, với điều kiện thuận lợi, dễ dàng.
Ông Xuân nói:
“Cái đó Triều Đình không biết thì thôi, chứ Triều Đình biết là chết, nói chung là rất sòng phẳng, không có cái chuyện đổi trác lẫn nhau, không có cái đó, hồi xưa không có cái đó.
“Nhưng vào cuối Triều Nguyễn, không còn có (mạnh) nữa, thì cũng có thể xảy ra một vài trường hợp họ hàng, chứ không có nhiều đâu.
“Triều Đình biết là coi như kỷ luật ngay lập tức, đuổi anh về liền, là cách chức anh liền lập tức chứ không có chuyện gia đình trị, hay họ hàng, con ông cháu cha như bây giờ là không có, hoàn toàn không có.”

‘Phễu lọc khoa cử’

Theo nhà nghiên cứu, chế độ khoa cử ngặt nghèo cũng giúp bảo đảm người chân tài, thực học, có đạo đức và các phẩm chất theo yêu cầu có thể được tuyển vào bồi dưỡng, học tập để sau ra làm quan, trong khi những ai dù là ‘con ông, cháu cha’ nhưng không có tài, đức, cũng có thể bị gạt ra ngoài.
Năm 1911, trong thời Pháp thuộc, người Pháp đã mở hệ thống trường đào tạo giới chức hành chính ở Việt Nam, về Trường hậu bổ, ông Nguyễn Đắc Xuân bình luận:
Nặng là người giới thiệu có thể mất chức, chứ không phải là anh giới thiệu lên thì muốn làm gì thì làm. Bây giờ người ta kết nạp Đảng có hai người giới thiệu Đảng, sau cái anh Đảng viên này anh làm tào lao, mà hai người giới thiệu lại không có trách nhiệm gì cả
Nguyễn Đắc Xuân
“Trường hậu bổ là anh đã học hành rồi, anh đã đỗ đạt rồi, nhưng anh không trực tiếp ra làm quan được, mà anh phải học. Anh học hành chánh, anh học đạo đức, anh học về nguyên tắc làm quan…
“Rồi sau anh đi ra làm quan, anh không phải từ Hậu Bổ ra đi làm quan liền đâu, mà anh phải về thực tập ở những nơi mà người ta sẽ cử anh tới. Cho nên anh phải thực tập mấy năm đó, một thời gian ngắn hay dài rồi anh mới được bổ, anh mới được chính thức ra làm quan, chứ không được ra làm quan.
Về việc tiến cử quan lại, theo nhà nghiên cứu, có những quy định mà tới nhà Vua cũng phải tuân thủ.
Ông Xuân nói: “Theo tôi cho đến thời gian độc lập của Triều Nguyễn, có hai loại là ông Vua cũng không có quyền cử người, mà nó phải qua khoa cử. Anh thi đỗ rồi, anh ra, người ta chọn anh, rồi anh mới ra làm quan.
“Cái thứ hai những người tài ở các địa phương, rồi địa phương đó đưa từ xã lên huyện, rồi lên tỉnh, rồi Triều đình mới biết giỏi, thì kêu vào thử lại.”

‘Phải chịu trách nhiệm’

Triều đình phong kiến cũng có quy định nghiêm ngặt nhằm nâng cao chất lượng của việc tiến cử quan lại, mà theo ông Xuân, trong trường hợp người nào tiến cử quan lại sai, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ông Xuân nói: “Anh làm quan, anh giới thiệu một người ra làm quan, sau đó người đó tỏ ra là quan lại không tốt, thì người giới thiệu phải chịu trách nhiệm.
“Nặng là người giới thiệu có thể mất chức, chứ không phải là anh giới thiệu lên thì muốn làm gì thì làm.
“Bây giờ người ta kết nạp Đảng có hai người giới thiệu Đảng, sau cái anh Đảng viên này anh làm tào lao, mà hai người giới thiệu lại không có trách nhiệm gì cả.
“Cũng như bây giờ một ông Ủy viên Trung ương giới thiệu một ông Trung ương, ông Trung ương sau tham nhũng này kia, mà người giới thiệu ông lên Trung ương không có trách nhiệm.
“Hoàn toàn bây giờ người ta không có hiểu những cái hay của Triều Nguyễn ngày xưa, hiện nay không có thực hiện bất cứ một thứ gì cả.
“Mà bởi vậy Triều Nguyễn khó khăn vô cùng, nó nghèo nàn, nó bị Trung Quốc, nó bị các nước, đặc biệt là Pháp áp lực, mà vẫn giữ cho được 143 năm là vì nó nhờ luật lệ rất nghiêm, mà nghiêm nhất là trong vấn đề dùng người.”

‘Luân chuyển ngày nay’

Gần đây, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đợt một luân chuyển cán bộ cao cấp, kế cận, với 44 quan chức thế hệ trẻ được cử về các địa phương, ban ngành khác nhau ở nhiều tỉnh ngành tham gia lãnh đạo.
Trong số này, khoảng 50% được giới thiệu là nằm trong diện sẽ trở thành các Ủy viên Trung ương Đảng và nắm các chức vụ cao cấp trong chính quyền từ Đại hội Đảng lần thứ 12, dự kiến tổ chức trong năm năm 2016.
Tôi nghiên cứu Triều Nguyễn, anh không đời nào được làm đứng đầu, làm quan chức trong tỉnh của anh, mà anh phải đi tỉnh khác. Ngay cả tôn thất ngày xưa ở Huế không được làm Phủ Doãn Thừa Thiên, mà phải ra Thanh Hóa hoặc là các tỉnh khác, chứ không được ở Thừa Thiên Huế
Nguyễn Đắc Xuân

Bình luận về điều này, ông Nguyễn Đắc Xuân nói: “Tôi nghiên cứu Triều Nguyễn, anh không đời nào được làm đứng đầu, làm quan chức trong tỉnh của anh, mà anh phải đi tỉnh khác.
“Ngay cả tôn thất ngày xưa ở Huế không được làm Phủ Doãn Thừa Thiên, mà phải ra Thanh Hóa hoặc là các tỉnh khác, chứ không được ở Thừa Thiên Huế. Toàn bộ Triều Nguyễn không có một người tôn thất nào ở tại Thừa Thiên Huế, đứng đầu Thừa Thiên Huế hết.
“Cho nên chuyện này là một ‎ý kiến, một chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cái đó tôi chưa hiểu hiệu quả sẽ như thế nào. Tôi chưa biết là nó hay, hay nó dở, nên tôi chưa dám nói, nhưng mà triều Nguyễn thì họ cấm việc đó.”

Việt Nam chưa bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình!

TBKTSG

Phan Minh Ngọc

Sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh TL-TBKTSG
(TBKTSG Online) – Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa là đề tài thu hút sự chú ý của người đọc và nhiều ý kiến tranh luận trên TBKTSG Online. Tòa soạn xin giới thiệu ý kiến dưới đây của chuyên gia kinh tế Phan Minh Ngọc để bạn đọc tham khảo.
>>> “Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình” – (Nhận định của GS Kenichi Ohno
>>> Thất vọng! – (ý kiến phản biện của TS Lê Hồng Giang)
Mới đây, GS Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản cho rằng: “Ngày nay, sau một vài năm đạt mức thu nhập trung bình thấp, bẫy thu nhập trung bình không còn là một nguy cơ xa xôi, mà đã trở thành thực tế ở Việt Nam”. Có năm triệu chứng để kết luận như vậy, đó là: tăng trưởng chậm lại, năng suất sản xuất mờ nhạt, thiếu hụt dịch chuyển cơ cấu, năng lực cạnh tranh trong bảng xếp hạng không có dấu hiệu tăng và xuất hiện các vấn đề do tăng trưởng gây ra.
Tuy vậy, qua những gì mà GS Ohno trình bày, có thể thấy nhận định trên chủ yếu là định tính, và, quan trọng hơn, chưa dựa vào những khái niệm được chấp nhận phổ biến và chuẩn mực so sánh nhằm đi đến kết luận. Trong bài này người viết sẽ tìm câu trả lời cho vấn đề từ việc dùng một số khái niệm và so sánh quốc tế.
Trước tiên, hãy bắt đầu với khái niệm về bẫy thu nhập trung bình. Có một số khái niệm khác nhau đã được đưa ra, nhưng bản thân người viết thấy khái niệm trong một nghiên cứu của IMF là đầy đủ và ngắn gọn (xem: http:// http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2013/wp1371.pdf).  Theo đó, bẫy thu nhập trung bình là hiện tượng các nền kinh tế vốn tăng trưởng nhanh nay đang bị “mắc kẹt” ở mức thu nhập trung bình và không thể dần dần tiệm cận được mức của nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao.
Theo khái niệm này, có thể hiểu rằng Việt Nam đã bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người của Việt Nam tăng chậm hơn mức trung bình của nhóm nước thu nhập cao trong một giai đoạn nào đó. Kiểu lý giải này là hợp lý vì khi tăng trưởng chậm hơn có nghĩa là khoảng cách tụt hậu của Việt Nam với các nước thuộc nhóm thu nhập cao không được rút ngắn mà thậm chí còn bị kéo dài ra. Từ đó, theo đúng khái niệm trên, Việt Nam không thể có cơ hội để bứt phá và lọt vào nhóm nước có thu nhập cao, kể cả trong dài hạn, và, do đó, có thể rút ra kết luận như của GS Ohno.
Tiếp theo, thử làm cuộc khảo sát mức thu nhập của Việt Nam trong tương quan với của các nước có thu nhập trung bình và cao. Sử dụng số liệu GDP tính bằng đô la Mỹ theo giá cố định năm 2005 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho giai đoạn 2005-2012 (năm 2012 là năm cập nhật mới nhất của WB), ta có được bảng dưới đây so sánh về tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau trong giai đoạn này.


Đv: USD (theo giá cốđịnh 2005)
 GDP trên đầu người
2005
2012
Tăng (%/năm)
Việt Nam
699
986
5,0
Nhómthunhậpthấp
329
423
3,6
Nhómthunhậptrungbình
1.932
2.731
5,1
Nhómthunhậptrungbìnhthấp
904
1.221
4,4
Nhómthunhậptrungbìnhcao
2.955
4.315
5,6
Nhómthunhậpcao
29.978
31.373
0,7
Thếgiới
7.138
7.732
1,1

Từ bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2005-2012 thực chất tăng trưởng GDP trên đầu người trung bình hàng năm của Việt Nam (5 %/năm) lớn hơn nhiều so với của nhóm thu nhập cao (0,7 %/năm). Kể cả có so sánh với các nhóm khác, như trong bảng, Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người thuộc dạng cao, chỉ thua nhóm nước thu nhập trung bình cao ở mức 5,6 %/năm. Nhưng điều này là dễ hiểu và tất yếu vì nhờ sự có mặt của Trung Quốc trong nhóm thu nhập trung bình cao. Nếu gạt bỏ Trung Quốc thì có thể nói Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đầu người khá ngoạn mục, hoàn toàn chưa đáng phải lo ngại ít nhất là về mặt tăng trưởng.
Như vậy, kết luận của GS Ohno nói trên là không xác đáng khi ta sử dụng các khái niệm và so sánh quốc tế. Nói cách khác, đứng về mặt tốc độ tăng trưởng (của GDP hoặc GDP trên đầu người) thì Việt Nam chưa có dấu hiệu đã bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như ông nhận định.
Tuy vậy, có hai điều cần thừa nhận trong bài này. Thứ nhất, tuy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người thuộc dạng cao và đã lọt vào nhóm nước thu nhập trung bình, nhưng thực tế là Việt Nam chỉ lọt vào nhóm nước thu nhập trung bình thấp (thậm chí ở thứ hạng cuối của nhóm này), và vẫn còn một khoảng cách lớn để vươn lên nhóm thu nhập trung bình cao, như trong bảng trên.
Điều cần thừa nhận thứ hai ở đây là, nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại được duy trì thì vẫn phải cần đến vài chục năm nữa Việt Nam mới có thể đuổi kịp và lọt vào được nhóm có thu nhập trung bình cao, chứ chưa dám nói đến nhóm có thu nhập cao.
Bởi thế, tuy có thể nói chắc chắn rằng Việt Nam chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng cứ với cái đà tăng trưởng này thì Việt Nam còn lâu mới thoát ly được ra khỏi nhóm nước thu nhập trung bình. (Lưu ý sự khác biệt giữa bẫy thu nhập trung bình và (nhóm nước) thu nhập trung bình).

Vì sao người dân không thiện cảm với công an?

000_Hkg7588590-305.jpg
Công an ngăn chặn người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22/7/2012.
AFP PHOTO
Tại Việt Nam, trong mắt của người dân hiện nay, hình ảnh công an nhân dân là những người hách dịch, tham nhũng, quan liêu, vô văn hóa, vô đạo đức, ưa gây  khó khăn phiền hà, làm cho đất  nước không phát triển. Sự thật ra sao?
Người dân có cái nhìn tiêu cực?

Chức năng của Công an nhân dân là đại diện cho người dân để bảo vệ an ninh – trị an, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời giúp dân khi cần đến họ. Tại Việt Nam có hai loại công an mà người dân phải thường xuyên gặp hằng ngày đó là công an khu vực và công an giao thông. Người dân nói rằng chạy xe ra đường gặp công an giao thông, về nhà thì gặp công an khu vực, với những phiền hà mà công an nói chung gây ra.

Tuy nhiên, hầu như đa số công an luôn cho mình là đúng khi làm bất cứ việc gì với người dân, mặc dù trong lúc tiếp dân họ không thèm quan tâm đến người dân đang cần gì? Thái độ của những người công an như ban phát, xem dân là những người phải cần đến họ chứ không phải đó là công việc và trách nhiệm phải phục vụ nhân dân của họ, dù rằng người dân phải đóng thuế để trả lương cho những người mặc áo ngành này.

Khi được hỏi tại sao người dân có cái nhìn không thiện cảm với công an nhân dân, hầu như những người đang làm công an đều trả lời rằng người dân có cái nhìn tiêu cực về họ, không nói đúng và khách quan. Họ làm việc vất vả lắm, chứ có phải chơi đâu. Anh công an tên Kha đang công tác tại quận 5, Sài Gòn nói rằng:
Ở đâu cũng thế thôi, theo tôi thấy có một số điều tiêu cực và tích cực, giống như đi họp Anh thấy rồi đó, ở đâu cũng có khuyết điểm, ưu điểm.  -Anh Kha
“Ở đâu cũng thế thôi, theo tôi thấy có một số điều tiêu cực và tích cực, giống như đi họp Anh thấy rồi đó, ở đâu cũng có khuyết điểm, ưu điểm. Họ (công an) đảm bảo an ninh trật tự rất là tốt, bên đó có nhiều khi đòi hỏi cũng chưa thật tốt. Nhưng nếu mà so ra giữa công việc của họ, công việc của mình là hai cái khác. Ví dụ trong thời gian này, Anh đi chơi, đi nhậu, ăn uống thoải mái, thì họ phải trực chờ, phải đi vòng vòng, xem coi có ai giựt đồ, hay làm hại an ninh không, hay làm gì đó? Thì họ làm việc xử lý là công việc họ vậy.”

Nhân viên hành chánh hay công an nhân dân đều nhận lương từ tiền thuế của người dân thì phải hoàn thành làm tròn trách nhiệm của mình, Anh Quân Anh - một viên chức nhà nước -  đang công tác tại Hà Nội cho biết cái nhìn của anh về công an mà anh cho là bao biện:

“Về quan điểm cá nhân thì mình không ủng hộ cách nghĩ như thế, họ phải là người có trách nhiệm làm nhiệm vụ, phải hoàn thành nhiệm vụ mình và phải có văn hóa phải hoàn thành công việc, không phải có lý do A,B,C để biện minh cho những hành động của mình được, đấy là những lý do bao biện thôi, đấy là một lý do không chính đáng.”

Một người dân cư ngụ tại Quận Tân Bình, chủ một doanh nghiệp nhỏ ngành vận chuyển tên Hùng cũng không đồng ý với những gì anh công an tên Kha nói:

000_Hkg8090526-250.jpg
Công an ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo
Nó như vậy là nó sai rồi. Bởi vì đơn giản thôi, mấy ông đi làm, cái công việc của mấy ông là gì? Công việc chính của mấy ông là giao thông đi, các anh là lo là điều tiết giao thông, cái thứ hai - cái quan trọng nhất của mấy anh là giảm tai nạn, cái thứ ba của anh nữa là phòng ngừa tai nạn, chứ không phải... còn nó nói kiểu đó thì nó coi người dân là cái thứ gì, người dân chỉ được làm những gì nó muốn hay sao ?”

Anh Hùng cho biết tiếp, chính bản thân anh rất bức xúc, mỗi lần nói đến công an là chỉ muốn chửi thề, đặc biệt là công an giao thông:

Mấy cái thằng giao thông đó mà, cái việc của nó là nó lượm tiền mình mà. Nói chung, là đi ngoài đường, cái vấn đề ở chỗ đây là nói thiệt chứ con nhỏ bây giờ mình chở một đứa - hai đứa, nó có vấn đề gì đâu, nhưng mà cái tụi giao thông, thực tế của nó là giống như là cái kiểu được có cái luật pháp ủng hộ để mà phạt người dân thôi, còn giấy tờ giao thông ra ngoài đường thì nó; cái vấn đề bây giờ - cái chính - cái mấu chốt vấn đề là cái tai nạn giao thông. Cho nên cái vấn đề ở đây rất bức xúc cái chuyện đó, nhưng mà cái vấn đề này theo tôi biết cũng chả có giải quyết được đâu, bởi vì ngay cái vấn đề - cái quan điềm nó đã được hậu thuẫn từ pháp luật rồi.
Những người không thiện chí?

Hầu như người dân Việt Nam đều ngán ngẫm mỗi lần đến công an để xác nhận bất cứ loại giấy tờ nào. Họ phải thật kiên nhẫn mới không thể nóng giận tại nơi làm việc công quyền bởi hầu như tất cả mọi người đều bị công an nhìn với ánh mắt khinh miệt vì cho rằng họ đang xin xỏ. Anh Hùng chia sẻ những lần đi làm giấy tờ tại trụ sở công an:
Người ta coi giống như là mình tới người ta đang xin xỏ vậy đó; chẳng hạn như mình đang nói chuyện với người ta, họ có thể nó bỏ đi bất cứ lúc nào. -Anh Hùng
Người ta coi giống như là mình tới người ta đang xin xỏ vậy đó; chẳng hạn như mình đang nói chuyện với người ta, họ có thể nó bỏ đi bất cứ lúc nào, giống như là nó không coi lời nói của người dân là cái thứ gì hết đó, nó không coi người dân là cái người mà nó phải phục vụ mà nó coi người dân như là tới đó để xin xỏ nó. Chẳng hạn như là, nhiều lần mình đi mình gọi là khai báo luật gọi là tạm trú tạm vắng đi, đang trình bày với nó, nó đứng lên nó đi à, còn không nó mở ra nó nói "ừ, cái này không được, này nọ nọ kia, làm sai rồi - phải làm này làm kia", trong khi đó nói thiệt nha, mình đi tới đây mình là trình độ đại học hết nha, chưa chắc gì mấy cái người gọi là kêu mình sai này sai kia là được trình độ như mình. Cái vấn đề ở đây là để cho một cái thằng dốt, cái tầng lớp dốt mà nó đi quản lý cái tầng lớp trên trình độ hơn, thì đương nhiên là nó rất là nhiều cái gọi là không có tôn trọng người dân.”

Viên công an tên Kha cho biết ngành công an rất quan tâm đến người dân, chăm lo cho đời sống người dân, tôn trọng người dân, chỉ khó khăn đối với những người thiếu thiện chí với chính quyền Việt Nam:

“Khó với dạng những người không có thiện chí, còn đối với dân, những người xung quanh họ hàng đó, những người bà con thân thuộc trong lối xóm, thậm chí những người xa lạ ở trong Việt Nam có thiện chí chúng tôi vẫn phải đi coi, đối với những người không có thiện cảm và những ý đồ mà chiếm lợi dụng lấy tư lợi riêng cho mình đó thì những người đó tôi không có thiện cảm.”

Lực lượng phục vụ nhân dân của chính quyền không riêng ngành công an mà các ngành phục vụ xã hội khác đều chưa được chuyên nghiệp trong cách hành xử đối với người dân. Do không có văn hóa, đạo đức nghề nghiệp họ vẫn coi họ là người có quyền ban phát mà không nghĩ đó là nghĩa vụ phục vụ người dân. Đây là những bất cập mà hệ thống chính quyền Việt Nam hiện nay không thể khắc phục trong một sớm một chiều khi cả hệ thống đã quen sinh hoạt như vậy từ nhiều chục năm về trước.
 
An Nhiên, thông tín viên RFA 
2014-03-30 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét