Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Lan man cảm nghĩ vụ công an "làm chết người" - Vladimir Putin: Từ tình báo KGB đến tổng thống độc tài kiểu Sô Viết

Cái “hậu” của kịch bản đường sắt cao tốc và nhà máy điện nguyên tử Việt Nam

Trong những ngày qua lại một quả bom không nhỏ vừa lú và sắp nổ, đó là dự án đường sắt siêu cao tốc Bắc Nam. Chính quyền Nhật Bản đang điều tra vụ Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản đút lót cho quan chức đảng viên cộng sản cao cấp của Cục Đường sắt VN và các quan chức có liên quan đến dự án số tiền “lót đường” lên đến hơn 16 tỷ đồng để công ty này được quyền thực hiện dịch vụ cố vấn kỹ thuật cho dự án xây dựng tuyến đường sắt siêu cao tốc Bắc Nam trị giá khoảng 320 tỷ đồng, chuẩn bị cho đại dự án trị giá hơn 40 tỷ USD vay từ Nhật, tương đương khoảng 800.000 tỷ đồng.

Số tiền huê hồng (mà dân Việt gọi văn hoa là lại quả) 16 tỷ so với trị giá 320 tỷ cho công việc nghiên cứu tư vấn thì chỉ mới được 5%, trong khi theo thông lệ bất thành văn thì tiền huê hồng mà các công ty trúng thầu phải lại quả cho hệ thống các quan chức cao cấp đảng cộng VN và nhóm lợi ích của các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở ít nhất cũng phải từ 10% đến 20%. Như vậy có nghĩa là:

(1) Hoặc công ty tư vấn Nhật “hay”, họ nhận được hợp đồng với chi phí “lại quả” rẻ như bèo.

(2) Hoặc các chức sắc cộng sản cao cấp cả trong Cục Đường sắt và các ngành, bộ liên hệ đến dự án khôn lanh đáo để. Lần này họ bỏ con tôm hùm mà chỉ lấy con tép cho dự án trị giá 320 tỷ, để sau này bắt con cá mập cho dự án xây dựng đường sắt siêu tốc trị giá hơn 800 ngàn tỷ đồng.

Dầu theo cách lý luận biện chứng “duy tiền” nào đi nữa thì cả hai phía - Công ty tư vấn Nhật (1) và quan chức cao cấp đảng cộng sản Việt Nam (2) - đều thắng và thắng. Theo cách nói của dân làm ăn tại các xứ tư bản “trắng” là “win win situation”.

Rất thính tai mắt mũi miệng, và rất nhạy bén với “tiền”, lãnh đạo Cục Đường sắt cấu kết cùng đối tác Nhật tổ chức tiếp thị với các chuyến đi tham quan, kết hợp du lịch hưởng thụ cộng thêm phong bì tại Nhật, Tàu, Pháp… cho nhiều quan chức của các cơ quan liên hệ, các đảng viên cao cấp đại biểu nhân dân (?) trong Quốc hội. Các quan chức này đã không ngần ngại và hung hăng thúc ép nhanh chóng thông qua đại dự án đường sắt siêu tốc trị giá chừng 40-50 tỷ USD (tương đương 800 nghìn tỷ đồng VN) với những lý luận rất ấn tượng. Thí dụ:

(1) Lý giải gây sốc là từ ngài đảng viên cao cấp, đại biểu quốc hội với số IQ vượt chỉ tiêu, đồng chí Trần Tiến Cảnh. Ông phán: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây".

(2) Lý giải gây choáng khác là từ ngài đảng viên cộng sản cao cấp khác, đồng chí đảng viên đảng cộng sản đại biểu tỉnh Đắk Nông Lương Phan Cừ ví von: "Miền Trung có những bãi biển xinh đẹp, như những nàng tiên đang ngủ. Có đường sắt cao tốc, giao thông thuận tiện, các nàng tiên sẽ được đánh thức".

(3) Ngài đồng chí đảng viên cao cấp đảng cộng sản Phan Xuân Dũng - đại biểu thành phố Huế - trong lúc tuyên bố ủng hộ dự án đường sắt cao tốc đã hưng phấn hò Huế bài hátkể chuyện các chàng trai, cô gái con cháu Bác Hồ đi mở đường”.
clip_image002
Đại biểu Quốc hội IQ cao vượt chỉ tiêu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam):
Ra nước ngoài tôi đi thử tàu hỏa siêu tốc rồi!

Tuy dự án đường sắt cao tốc bị Quốc hội từ chối nhưng quan chức lãnh đạo Cục Đường sắt và Công ty Tư vấn Nhật vẫn kiên trì thúc đẩy làm cho được bằng cách cắt đường sắt siêu tốc Bắc Nam thành nhiều khúc. Trước kia là đại dự án đường sắt siêu tốc Bắc Nam, nay họ cấu kết nhau trình chính phủ và đưa ra Quốc hội dự án đường sắt siêu tốc cho hai đoạn từ Hà Nội đến Vinh và đoạn từ TP Hồ Chí Minh đến Nha Trang, thêm vào đó là dự án đường sắt “tốc độ cao” Bắc Nam - theo lối đảo chữ “cao tốc” thành “tốc độ cao” nhằm đổi trắng thành đen bắn lựu đạn hỏa mù. Nói chung Cục Đường sắt và các công ty tư vấn Nhật bằng mọi cách phải thực hiện cho bằng được đại đự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Không “đánh” chính qui được thí họ “đánh” du kích, tằm ăn dâu theo cách bọn xâm lược Tàu ngoài biển Đông.

Người dân Việt và những trí thức quan tâm lúc đó đã nghi ngờ về ý định mờ ám của những đảng viên cộng sản cao cấp lãnh đạo ngành đường sắt và Công ty Tư vấn Nhật Bản. Nay với quả bom tham nhũng vừa bị lộ và sắp nổ, cũng như những quả bom tham nhũng trước kia như PMU, dự án xa lộ Đông Tây..., do phía chính phủ Nhật Bản khui ra, thì mọi người mới thấy rõ tại sao các đồng chí đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam lại quyết tâm bằng mọi cách thực hiện đại dự án đường sắt siêu tốc Bắc Nam. Đó chính là món tiền lại quả huê hồng khổng lồ từ 80 ngàn tỷ (10%) đến 160 ngàn tỷ (20%) trên số chi phí khoảng 800 ngàn tỷ đồng (40 tỷ USD)!

Nếu đem số tiền lại quả này chia bình quân cho 800 đảng viên cộng sản cao cấp trung ương thì mỗi vị sẽ nhận được khoảng từ 100 đến 200 tỷ đồng.

Kịch bản đại dự án đường sắt siêu tốc Nam Bắc với cái “hậu” ngọt là nhiều, thật nhiều quan chức cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam được phần thưởng đô la béo bở sống vài đời chưa hết. Nhưng 90 triệu dân đen và con cháu sẽ gánh “hậu” đắng và cay với món nợ tỷ tỷ tỷ (triệu tỷ) đồng.

Đại dự án nhà máy điện nguyên tử hạt nhân cũng đang diễn ra cùng kịch bản tương tự. Chi phí cho toàn bộ đại dự án nhà máy điện nguyên tử hạt nhân cũng tốn tương đương như đại dự án đường sắt siêu tốc, khoảng từ 40-50 tỷ USD. Tương tự như cách thức làm việc của Cục đường sắt và công ty Nhật, cũng chỉ một công ty tư vấn Nga Rosatom hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầy tai tiếng tham nhũng, móc ngoặc và lãng phí, vừa nghiên cứu khả thi của dự án, vừa chính họ sẽ đứng ra bán và xây cất toàn bộ nhà máy và lò phản ứng nguyên tử. Họ cũng dùng một phương cách tiếp thị như đưa quan chức cao cấp đảng cộng sản Việt Nam đi tham quan, đưa dân địa phương không biết gì về nguyên tử hay hạt nhân đi nghiên cứu kỹ thuật nhà máy điện hạt nhân tại Nga, tại Nhật. Khi về nước, cũng tương tự như các quan chức đảng viên cộng sản cao cấp và cao “IQ” nói về dự án đướng sắt siêu tốc, những quan chức và cán bộ đảng viên cộng sản cao cấp tại trung ương và tại địa phương nơi sắp xây nhà máy điện nguyên tử hùng hổ tuyên bố: điện hạt nhân chứ không phải nguyên tử đâu mà sợ, nhà máy điện nguyên tử tuyệt đối an toàn!

Khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố hoãn lại dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận ít nhất năm 2020 vì lý do an toàn thì tập đoàn Rosatom đầy tai tiếng trong ngành kỹ nghệ điện hạt nhân tại Nga, một tập đoàn bị thế giới xem như đại băng đảng Mafia tại Nga, cùng các quan chức đảng viên cao cấp đảng cộng sản Việt Nam trong Tập đoàn Điện Việt Nam, quan chức trong Bộ Công Thương cứ phớt lờ và còn hống hách tuyên bố là vẫn tiếp tục tiến hành.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam , Bộ Công Thương và Rosatom của Nga lại cũng nôn nóng làm nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận tương tự như các quan chức đảng viên cao cấp của đảng cộng sản tại Cục Đường sắt và Công ty tư vấn Nhật Bản nôn nóng làm tuyến đường sắt siêu tốc Bắc Nam. Hôm nay thì bên Cục đường sắt bị mắc nghẹn cục sắt cao tốc lại quả nặng 16 tỷ.

Nước Nhật Bản dầu sao là một quốc gia có truyền thống tự do dân chủ thật sự, có một quốc hội thực sự do dân bầu chọn và họ phục vụ quyền lợi của dân, tôn trọng minh bạch, và thực sự chống tệ nạn tham nhũng của các công ty khi kinh doanh tại các nước khác, có đạo luật rõ ràng về việc ngăn cấm các công ty Nhật Bản đút lót các quan chức chính phủ của nước khác. Trong khi với nước Nga, từ chính quyền đến các tập đoàn kinh doanh đều nổi tiếng thế giới về tệ nạn tham nhũng. Rosatom lại là cánh tay phải của Putin và thế lực cầm quyền tại Nga. Do đó quả bom “nguyên tử” tham nhũng giữa tập đoàn mafia Rosatom và các quan chức đảng viên đảng cộng sản cao cấp liên quan đến đại dự án nhà máy điện nguyên tử hạt nhân thật khó hay nói cách khác là không có khả năng bị phanh phui ngay tại Nga, còn tại Việt Nam thì đương nhiên là tuyệt đối không thể nào xảy ra.

Kịch bản đại dự án đường sắt siêu tốc dầu sao còn “có chút hậu” vì: một là chính quyền Nhật rất gắt gao về tệ nạn tham nhũng tại trong và ngoài nước nên nạn lại quả rút ruột công trình được chính phủ kiểm soát gắt gao và sớm bị khám phá nếu có xảy ra; hai là với dự án đường sắt siêu tốc, nếu có tai nạn thì chỉ nằm trong khu vực nhỏ và mức thiệt hại nhân mạng không kinh khủng.

Kịch bản đại dự án nhà máy điện nguyên tử hạt nhân, nếu cứ tiếp tục tiến hành với sự trợ giúp tài chính của nước Nga bằng hình thức cho vay trong tình trạng có đầy rẫy tham nhũng từ hai nước và do một tập đoàn sân sau của Putin là Rosatom xây dựng bất chấp lời can ngăn của toàn dân, đặc biệt của đại đa số nhân sĩ trí thức và chuyên viên khoa học nguyên tử trong ngoài nước, thì đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ bị “tuyệt hậu”, bị tiêu tùng. Dân tộc Việt Nam sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới một khi có tai nạn tại lò phản ứng nguyên tử như đã xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl - Ukraine thuộc Liên Xô (Nga) năm 1986, nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản năm 2011, và cũng đã từng xảy ra tại các nước khác như Mỹ với tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island năm 1979.
clip_image004clip_image006
Tin tai nạn trên báo Time và công tác khử phóng xạ sau tai nạn tại NMĐNT Three Mile Island năm 1979
clip_image008clip_image010
Toàn cảnh khu lò phản ứng nguyên tử Chernobyl sau khi bị nổ và trẻ em Ukraine bị ung thư vì bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy Chernobyl (thời điểm 2006).
clip_image012
Cảnh trước và sau khi lò phản ứng nguyên tử Fukushima nổ
clip_image014
Cảnh thành phố “ma” Tamioka tại Fukushima 3 năm sau
clip_image016
Hàng ngàn bao chứa đất nhiễm phóng xạ uranium chất đống không nơi nào chịu chứa
  Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
Ngày 30/03/2014
Tham khảo:
Các nước có IQ cao đều làm đường sắt cao tốc
Sắp trình Chính phủ đề án xây đường sắt tốc độ cao
Nghi án hối lộ 16 tỷ: ‘Cái giá phải trả cho ‘Bộ Đường sắt’
Dự án đường sắt cao tốc:Tập đoàn của Nhật hối lộ quan chức Việt Nam 782.000 USD?
clip_image018
Điện nguyên tử: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng hoãn, Rosatom của Nga thúc giục làm liền. Ai là chủ đích thực của Việt Nam?
Chernobyl: the world’s worst nuclear accident in photos – then and now
First pictures from Fukushima nuclear disaster
The ghost towns of Fukushima: three years after Japan’s nuclear accident
Các tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Lan man cảm nghĩ vụ công an "làm chết người"

Năm 1994 tôi ở buồng 6D bên chẵn của trại giam Hà Nội. Lúc ấy anh Kỳ là trưởng buồng. Anh Kỳ năm đó khoảng 46 tuổi, người cao, trắng trẻo, nhanh nhẹn. Anh là công an xã, bị can tội giết người, anh bị xử 17 năm.

Công an dùng nhục hình tra tấn để ép cung tù nhân. Ảnh minh họa
Buồng 6D nằm tít góc bên trong cùng của dãy buồng giam, thành phần toàn cán bộ hay dây mơ rễ má cán bộ trại. Có một ông buôn lậu, có ông tham ô, có ông làm giấy tờ cho người đi nước ngoài, có cả thằng học sinh 16 tuổi cầm dao gọt hoa quả giết bạn. Thằng đó bị tù 6 năm, nó ca hát suốt ngày.

Tôi nằm cạnh anh Kỳ, ngay hôm đầu tiên vào buồng. Quản giáo dẫn tôi vào chỉ chỗ nằm ở đó, lúc bỡ ngỡ tôi không hiểu là chỗ nằm tức là vị trí. Có nghĩa tôi sẽ là buồng phó.

Ở một buồng giam toàn thành phần khá lành như thế, chẳng có chuyện đánh đập, cướp bóc hay tra tấn gì. Mỗi tù nhân khi nhận quà cứ mang 1/3 đến biếu lại buồng trưởng. Anh Kỳ nhà ở Sóc Sơn, nghèo, vợ anh lâu lắm mới tiếp tế cho anh vì còn nuôi ba đứa con nhỏ. Có lẽ quản giáo thương tình đồng nghiệp cho anh làm trưởng buồng để có chút lộc lá. Áng chừng anh chưa đủ kinh nghiệm giang hồ nên bổ sung tôi làm buồng phó.

Bình thường anh Kỳ rất hiền, tôi nhớ có lần thằng Tuấn nằm ngủ, nửa đêm mơ thế nào tinh trùng xuất ra ướt đẫm quần. Nó dậy xin đi tắm. Ở tù kỵ nhất buổi đêm xáo trộn. Tôi xuống chỗ nó xem thấy thế, đồng ý cho nó đi tắm. Quay về tôi báo anh Kỳ chuyện như vậy. Anh Kỳ nét mặt buồn thiu, anh ngậm ngùi lắc đầu:

- Khổ thân, đang tuổi ăn tuổi lớn yêu đương mà thế.

Sau này tôi trải qua nhiều buồng giam, nhưng không bao giờ tôi gặp được người buồng trưởng nào như thế. Toàn những loại buồng trưởng, trách nhiệm xăm trổ đại bàng, rồng phượng hành hạ tra tấn tù khác như tra tấn một con chó. Có lẽ may mắn cho tôi bị ảnh hưởng từ anh khi mới bước chân vào tù, cho nên sau này khi có làm trưởng buồng, đội trưởng tôi cũng không làm gì đến mức phải hao tổn phúc phận của tổ tiên.

Tôi nghe chuyện, mới biết anh chẳng giết ai. Làng anh bắt được thằng ăn cắp, mọi người đuổi theo vây đánh. Anh hô – bắt được đánh chết mẹ nó đi. Thế nào thằng trộm bị đánh chết thật. Ra tòa có người khai anh hô câu đó. Anh Kỳ bị kết án đầu vụ, lĩnh án 17 năm tù. Lúc đó anh là trưởng cônng an xã. Nói là trưởng công an xã, nhưng kiến thức luật pháp, xã hội hay văn hóa anh chả biết gì mấy. Làm việc thì năng nổ, nhiệt tình, không tham nhũng hay hoạch họe. Sở dĩ tôi tôi nói chắc vậy vì chức đội trửởng buồng giam cũng quyền sinh sát lớn lắm. Nhưng anh không hề lạm dụng nó đề bắt chẹt hay lột đồ gì của ai.

Anh Kỳ đi trại cải tạo Phú Sơn, từ nhà anh ở Sóc Sơn đi đến trại đó cũng tiện. Tôi đi trại cải tạo phía Nam. Chúng tôi chỉ ở bên nhau được vài tháng. Trại tạm giam chỉ là nơi tạm giam, thời gian ở tạm giam so với thời gian ở tù chỉ là một thoáng. Nên ít khi người ta nhớ đến nhau.

17 năm tù cho một câu hô có tính bộc phát của một trưởng công an xã. Đó là thời điểm năm 1994, cũng thời điểm ấy một công an khác là Phạm Tùng Dương hay cái gì Tùng Dương bị kết án tử hình vì bắn chết người trên cầu Chuơng Dương. Cảnh sát Tùng Dương làm nhiệm vụ đầu cầu, thấy có một thanh niên đi vào làn xe ô tô, Dương đuổi theo chặn lại, giằng co cái túi đựng tiền của người ấy, súng nổ, người kia chết. Tùng Dương lãnh án tử hình. Bản án thi hành vào một mùa xuân năm 1995 thì phải. Lúc đó tôi là tự giác bên ngoài, nghe thây quản giáo phòng này ngậm ngùi nói với quản giáo phòng kia – hôm nay Tùng Dương "đi" rồi đấy.

Những điều ấy nói lên rằng, thưở đó số phận của các cảnh sát, công an chưa nằm ngoài vòng pháp luật. Họ phải nhận những bản án nghiêm khắc như bất kỳ tên tội phạm nào, thậm chí còn là nặng hơn vì là người thực thi pháp luật, am hiểu pháp luật.

Thế rồi năm tháng trôi, bỗng một ngày có ông thứ trưởng công an lên làm thủ tướng. Rồi từ đó nhiều ông thứ trưởng khác làm bí thư tỉnh ủy, làm ở Viện Kiểm Sát, Tòa Án hay làm thường trực ban bí thư. Ở cấp nhỏ hơn thì công an là bí thư quận, chủ tịch huyện, chủ tịch phường.

Nguyên nhân có thể là suy diễn, cho nên không dám kết luận tại vì nhiều công an giữ những chức như thế mà chiến sĩ công an phạm tội lãnh mức án khiến người dân ngỡ ngàng hay không?

Công an bỗng nhiên làm lạc đạn. Mà lạc đạn nhiều lắm, đạn bắn chỉ thiên mà tòan cắm xuống như vụ bắt đám bạc, vụ cuỡng chế ở Nghi Sơn, Thanh Hóa. Rồi người ta vào đồn là tự tử, là bị bệnh đột tử. Rồi tự họ lao vào dùi cui, rồi muôn vàn cái chết khi gặp công an mà lý do đều trời ơi, đất hỡi. Báo chí thì viết theo kiểu như – 5 người công an làm chết đương sự. Súng cướp cò làm hai nạn nhân thiệt mạng, đột tử khi bị bắt giam... báo chí không còn phong độ như thời ráo riết mổ xẻ tìm nguyên nhân vụ Tùng Dương nữa. Thậm chí là công an "làm chết người" cũng chả buồn đăng phiên tòa như vụ ở Thanh Hóa và bao nhiêu vụ khác nữa. (Trong khi đó thì vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân... báo chí lê thê mấy kỳ, xử trốn thuế mà lại với sang chuyện bị cáo thế này thế nọ về chính trị…)

Các mức án dành cho công an "làm chết người" cũng ngày càng nhẹ đị. Từ 7 năm vụ Bắc Giang xuống 4 năm vụ ông Trịnh Xuân Tùng rồi cuối cùng là án treo cho các chiến sĩ công an ở vụ Tuy Hòa. Với cái đà xử và báo chí đưa tin thế này, liệu chúng ta có cần thiết đến tòa án và công luận nữa trong các vụ xử chiến sĩ công an hay không?

Hay chăng bỏ quách đi cho khỏi mất thời gian. Khỏi xét xử làm gì. Có sợ hậu vận, âm phúc thì những thủ phạm là công an chỉ cần đến nhà nạn nhân xin lỗi là đủ. Không thì đến chùa chiền nào đó gọi vị cao tăng đang ngồi viết báo cáo tình hình an ninh chính trị, tôn giáo, nhờ vị ấy làm cái lễ giải oan hồn là xong.

Con người bất cứ là ai, làm gì phạm tội đều sợ bị trả giá. Trả giá về mặt luật pháp và nỗi lo sợ mơ hồ là trả giá bằng hậu vận, âm đức. Nhưng những người chiến sĩ công an ngày này chẳng lo về mặt luật pháp, cũng chẳng lo về mặt tâm linh. Vậy thì cái gì sẽ khiến họ phải đắn đo khi dùng bạo lực để đối xử với người dân?

Chẳng có gì khiến họ phải lo sợ kể cả thể xác lẫn tâm hồn. Bởi thế chúng ta thấy nụ cuời tươi tắn trong phiên tòa, lúc mà những đứa con thơ của nạn nhân vấn khăn tang cầm di ảnh bố cũng ở đó. Nụ cười của người chiến sĩ công an phạm tội giết người mà đuợc tòa án và báo chí chuyển ngữ là "làm chết người" đó sẽ là nụ cười của câu trả lời.

- Chẳng có gì khiến chúng tôi phải bận tâm. Chúng tôi là thanh kiếm và lá chắn của chế độ, đó là quy luật như trái đất vẫn quay mặc dù thế nào đi nữa.

Dù thế nào thì tôi cũng phải công nhận, tôi gặp nhiều công an tốt. Thậm chí là kể cả khi tôi bị bắt tù vì tội hình sự. Cả quãng thời gian dài đằng đẵng qua bao nhiêu nhà tù, phòng giam tôi chưa hề phải viết xấu về người công an nào phụ trách tôi. Tôi vẫn nhớ những buổi chiều qua song sắt trại giam tôi và người công an trẻ trạc tuổi tôi nói chuyện. Chúng tôi xưng tên với nhau, câu chuyện về tình yêu, cuộc đời và những trải nghiệm, văn học, âm nhạc. Tôi nhớ có lần người công an trẻ đó giật mình nói:

- Hiếu này, tôi không phải khó khăn gì hay quan cách gì đâu. Nhưng nếu có ai đi qua ông đừng xưng hô thế nầy nhé. Có tôi và ông thì không sao.

Tôi cũng nhớ đến Hùng M, quản giáo trực trại V. Khi anh ta sai, tôi nói thẳng là muốn đi trại giam khác, anh ta đỏ mặt nói:

- Đ.m. tao là công an, nhưng tao có đối xử mày theo kiểu công an với tù đâu. Tao sai thì mày nói tao, chứ mày làm thế đéo có tình nghĩa gì. Tao cũng cần có bạn, mà kiếm bạn ở trong đám tù có dễ đâu.

Nhưng đó là một thời đã xa, đã 20 năm rồi. Nó chỉ là ký ức đẹp về những người chiến sĩ công an sống có tình. Sống còn biết sợ đến hai chữ "thất đức".

Tôi cũng nhớ anh Kiên, anh Dũng. Hai người cảnh sát đã coi tôi như em, hay cho tôi thuốc lá, tiền khi nhà tôi không đến thăm tôi. Khi còn ở nhà, mỗi khi làm ăn được tôi đều đến thăm người quản giáo cũ là ông Hỷ. Nếu ông đọc được những dòng này, xin ông hiểu tôi không nói về những con người như ông và những người cảnh sát tôi nhắc tên.

Tôi chỉ muốn nói rằng, những người cảnh sát của 20 năm trước đã dần ít đi. Thay thế vào đó là những người cảnh sát có tư cách ngược lại. Kể từ khi nhiều công an được điều động chuyển ngành những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền. Cũng kể từ khi đó mà bỗng nhiên nhiều vụ công an làm chết người càng nhiều hơn, các mức án cũng nhẹ hơn, các công an đi chùa cũng nhiều hơn. Và đời sống của họ cũng… khá giả hơn.
Người Buôn Gió
Theo blog Người Buôn Gió

Vladimir Putin: Từ tình báo KGB đến tổng thống độc tài kiểu Sô Viết

Qua những diễn biến gần đây tại Ukraine với sự cưỡng bức sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên Bang Nga do ông Putin tổng thống nước Nga đạo diễn, người ta tự hỏi: Ông Putin đang áp dụng một chính sách gì đây trong một thế giới hậu chiến tranh lạnh cách đây đã hơn 20 năm, nền trật tự thế giới được đặt trên căn bản luật pháp quốc tế, tinh thần dân chủ tự do, sự thương lượng và hợp tác đa phương nhằm phát triển kinh tế, tạo cuộc sống hòa bình, hạnh phúc ấm no cho mọi dân tộc trên toàn thế giới.

Ai cũng biết ông Putin từng là nhân viên tình báo mật vụ KGB của Liên Bang Sô Viết (1) trong 17 năm (1975-1991). Ông từng tuyên bố từ bỏ KGB năm 1991 để trở thành nhà hoạt động chính trị ít ai biết tiếng, nhưng lại thành công trên con đường chính trị nhanh nhất thế giới.

Trong bài này, chúng ta tìm hiểu lý do gia nhập KGB của ông, những hoạt động trong thời gian là nhân viên tình báo, lý do từ bỏ KGB, lý do sự thành công quá nhanh trên chính trường, và tại sao ông lại có những bước đi nguy hiểm có thể gây ra cuộc đại chiến thế giới như hiện nay.

Là một nhà tình báo, cuộc đời của ông đầy bí ẩn. Tuy nhiên sau này người ta biết được nhiều chi tiết tiểu sử của ông do ông hoặc các cựu nhân viên KGB kể lại.

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

Vladimir Vladimirovich Putin (phát âm Pu Chin) sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952 tại Leningrad (2). Cha ông từng đi lính hải quân của Hồng Quân Liên Sô, mẹ làm việc trong một hãng chế tạo.

Thuở niên thiếu, ông có ước mơ trở thành nhân viên tình báo KGB do ảnh hưởng phim ảnh tuyên truyền về những hoạt động gián điệp, về những anh hùng KGB do các diễn viên nổi tiếng đóng vai chính.

Lúc 16 tuổi, ông từng đến văn phòng KGB ở Leningrad xin gia nhập nhưng bị khước từ, lại còn bị nhạo báng. Người ta cho biết muốn được thu nhận vào KGB ít nhất phải tốt nghiệp đại học, đại học tốt nhất là luật khoa. (3)

Trái lại, cha mẹ và thầy dạy Judo của Putin muốn ông vào học đại học kỹ thuật. Họ nghĩ rằng ông sẽ có tương lai tốt hơn. Ngoài ra, người thầy Judo còn có sự quen biết với trường đại học này, Putin có thể được nhận mà không phải trải qua kỳ thi tuyển khó khăn, nhưng ông vẫn nhất quyết theo học ngành luật chỉ vì muốn có cơ hội gia nhập KGB, cho dù biết rõ nếu thi rớt sẽ phải đi lính.

Cuối cùng, Putin đã đậu vào trường luật thuộc Đại Học Tổng Hợp Leningrad (trước đây có tên Đại Học Saint Petersburg rất nổi tiếng tại Âu Châu, được thành lập năm 1819). Đại học này có nhiều phân khoa như khoa học nhân văn, y học, kỹ thuật… Dĩ nhiên ở đây người ta dạy luật theo kiểu Sô Viết, luật xã hội chủ nghĩa, Mác xít, Lê nin…

GIA NHẬP KGB

Vào một ngày năm thứ tư trong lịch trình 5 năm đại học luật, nhà trường gọi Putin lên phòng riêng gặp một người lạ mặt, một nhân viên tuyển dụng KGB. Người này báo Putin có thể được nhận vào KGB. Họ đã theo dõi hồ sơ lý lịch của ông rất kỹ do nhà trường cung cấp từ lâu. Ở các nước cộng sản mỗi đại học đều có nhân viên tình báo núp dưới nhiều danh nghĩa, theo dõi hành tung của sinh viên, hoặc tìm kết nạp những sinh viên đủ điều kiện. Sau buổi gặp gỡ đầu tiên, ông ta biến mất, cậu sinh viên Putin nghĩ rằng họ đã quên mình. Nhưng một năm sau, năm cuối cùng của trường luật, người này lại xuất hiện làm thủ tục nạp đơn xin gia nhập KGB. Nếu không có cuộc gặp gỡ này có lẽ Putin đã chọn nghề luật sư. Ông kể lại như vậy sau này.

Năm 1975, tốt nghiệp đại học luật khoa ngành Bang Giao Quốc Tế, Putin được nhận vào cơ quan tình báo KGB, được huấn luyện tại Okhta, thành phố Leningrad để trở thành nhân viên tình báo chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, Putin đã là đảng viên Cộng Sản từ khi còn là sinh viên.

Sau khi thụ huấn, Putin được cử làm sĩ quan phản tình báo ở Leningrad trong 4 năm, nhiệm vụ theo dõi, giám sát những người ngoại quốc bị KGB tình nghi như các nhà ngoại giao, các du khách, thương gia… kể cả những công dân Sô Viết bất đồng chính kiến.

Sau thời gian ngắn, Putin nhận ra rằng cơ quan tình báo Liên Sô đã quá già nua, lỗi thời, do tình hình thoái hóa của xã hội, với lối suy nghĩ cứng nhắc, chậm chạp, nhân viên làm việc cho qua chuyện, không có sáng kiến… Lúc đầu ông phàn nàn, sau phải chấp nhận vì ông ta đã là đảng viên trung thành với nhà nước Liên Sô, với chủ nghĩa cộng sản, rất tích cực với công việc trong suốt cuộc đời của ông ta. Bị chất vấn khi ra tranh cử tổng thống, ông trả lời: “Tất nhiên tôi phải làm những việc khó coi như vậy, đây là thực tế, thật đáng tiếc”. (4)

Năm 1984, Putin được huấn luyện tại trường tình báo cao cấp Hồng Kỳ Andropov ở Moscow đặc biệt về tình báo quốc ngoại, khu nói tiếng Đức, chuẩn bị hoạt động trong môi trường các nước Đông Đức, Áo, Thụy Sĩ (5). Vì thế Putin nói tiếng Đức trôi chảy.

NHỮNG NĂM CÔNG TÁC TẠI ĐÔNG ĐỨC

Năm 1985, Putin được cử làm việc tại thành phố Dresden, Đông Đức với vai trò mặt nổi “Chủ Nhiệm Nhà Hữu Nghị Sô – Đức” nhưng bên trong ông giữ nhiệm vụ hết sức quan trọng, phối hợp giữa KGB với cơ quan tình báo Stasi của Đông Đức. Nguồn tin khác còn cho rằng ông có nhiệm vụ giám sát quân đội Sô Viết tại Đông Đức. Trụ sở làm việc của Putin là tòa nhà đồ sộ màu xám ở số 4 Angelikastrasse, thành phố Dresden sát bên cạnh tổng hành dinh cơ quan tình báo Stasi.

Đông Đức là vị trí quan trọng vào thời điểm chiến tranh lạnh, là nơi đối đầu giữa Đông và Tây, nơi trú đóng của 380,000 quân đội Hồng Quân với các dàn hỏa tiễn tầm trung của Liên Sô, hàng chục ngàn nhân viên tình báo KGB hiện diện và tình báo quân sự Sô Viết, là trụ sở của cơ quan tình báo khổng lồ Stasi của Đông Đức thường xuyên theo dõi hàng trăm ngàn công dân Đông Đức với hàng triệu hồ sơ mật…

Mục tiêu hàng đầu của Putin là NATO (Tổ Chức Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương), nhằm đánh cắp tin tức, tài liệu, nhất là tài liệu kỹ thuật của Tây Phương. Trình độ kỹ thuật của khối Sô Viết lúc đó thua xa Tây Phương. Đối tượng của ông là những thành phần được mệnh danh “legends” (người huyền thoại) bao gồm giáo sư, chuyên viên, sinh viên, được kết nạp và gửi đến các nước Tây Phương làm gián điệp, đặc biệt các sinh viên đang theo học tại các trường kỹ thuật chuẩn bị xâm nhập môi trường Hoa Kỳ để hoạt động.

Tình báo Stasi làm hồ sơ căn cước giả cho các những “người bạn” (friends). Hàng chục ngàn người được “ghi nhận” là “bạn” có thể trở thành gián điệp được gửi đến các nước trên thế giới. Chính Putin sau này thú nhận ông từng dùng những người có “lý lịch tốt” như giáo sư cử đi tham dự các khóa hội thảo quốc tế. Những tin tức loại này được gửi về tổng hành dinh ở Moscow.

Dĩ nhiên, hành tung của KGB cũng như các cơ quan tình báo đều kín đáo tuyệt đối. Phương pháp của Putin thường dùng là kết nạp người địa phương, các viên chức địa phương làm việc cho KGB. (6). Putin dùng hình thức mỹ nhân kế được gọi là “chim én” mua chuộc, gài bẫy các đối tượng để khai thác tin tức hoặc ép làm việc cho KGB. Putin đã xử dụng rất nhiều “chim én” xinh đẹp hoạt động tại các khách sạn loại sang ở Dresden, Đông Đức và nhiều thành phố khác.

Cơ quan tình báo nước Đức thống nhất hiện nay đang lo âu về mạng tình báo mà Putin thành lập trước kia khi ông ta còn làm việc ở Đông Đức mang tên chiến dịch “Mặt Trời Mọc” rất tinh vi. Người ta nghi ngờ mạng này hiện còn đang hoạt động mặc dù nước Đức đã thống nhất trên 2 thập niên qua. Chính quyền Đức đã điều tra các cựu mật vụ Đông Đức, tất cả đều khai không biết gì. Dĩ nhiên, dù có biết họ cũng không thể nói. Đó là nghề nghiệp của họ (7).

Nhiều tài liệu cho thấy 6 năm hoạt tại Đông Đức, Putin được đánh giá đạt nhiều thành quả cao, nhận được nhiều huy chương.

Thời gian tại Đông Đức [theo lời kể của ông sau này], ông đã nhận ra sự yếu kém của nền kinh tế chỉ huy của Đông Đức, có những dấu hiệu sẽ đưa đến sụp đổ. Trong khi ở chính quốc Liên Sô, ông Gorbachev đã phải thực hiện cải cách nhằm cứu vãn tình thế thì tại Đông Đức nhà độc tài Honecker vẫn áp dụng chính sách cực kỳ tàn ác.

Có nguồn tin cho rằng khi Gorbachev thực hiện chính sách cải cách, Putin có nhiệm vụ tìm kiếm những nhân vật Đông Đức có tinh thần cải cách nhằm thay thế nhà độc tài Honecker sau này.

Năm 1990, Đông Đức sụp đổ, dân chúng biểu tình chống chính quyền cộng sản khắp nơi, đuổi quân Liên Sô về nước, KGB cũng phải cuốn gói. Trước khi rời Đông Đức, Putin ra lệnh phá hủy tất cả hồ sơ bí mật của KGB trong đó có hồ sơ của ông. Có lẽ vì thế rất nhiều tin tức bí mật của Putin đã được chôn vùi.

TRỞ VỀ THÀNH PHỐ NHÀ LENINGRAD

Năm 1989, bức tường Bá Linh sụp đổ kéo theo sự tan rã của Đông Đức năm 1990. Putin về nước làm việc tại Đại học Quốc gia Leningrad phụ trách Quan hệ quốc tế. Thật ra, nhiệm vụ bí mật của Putin vẫn là nhiệm vụ của KGB theo dõi sinh viên, tuyển chọn người làm việc KGB.

Vào thời gian này, Putin không muốn thăng cấp vì không thể di chuyển gia đình vợ hai con và cha mẹ già 80 tuổi về Moscow. Putin gặp lại vị giáo sư dạy luật trước đây là Anatoly Sobchak (8), người có đầu óc dân chủ, tinh thần cởi mở cải cách cùng với Tổng Thống Gorbachev, hiện đang giữ chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Leningrad. Sobchak mời Putin làm phụ tá đặc trách đối ngoại tại Ủy Ban.

Tháng 6 năm 1991, giáo sư Sobchak được bầu làm thị trưởng St Petersburg (được đổi tên từ Leningrad trong cuộc bầu cử này), một chức vụ dân bầu đầu tiên của thành phố sau gần 80 năm dưới ách cai trị của CS. Putin được vị giáo sư cử làm việc trong Ủy ban quốc ngoại tại văn phòng thị trưởng, với trách nhiệm tăng cường quan hệ quốc tế và đầu tư nước ngoài.

Ngày 19/8/1991, cuộc đảo chính có sự tham dự của cơ quan KGB chống lại Tổng thống Mikhail Gorbachev cuối cùng thất bại, Putin chính thức từ bỏ KGB vào ngày hôm sau 20 tháng 8 năm 1991. Cấp bậc cuối cùng trong KGB là Trung Tá. Putin kể lại sau này: “Ngay khi cuộc đảo chánh bắt đầu, tôi đã phải quyết định đứng về phía nào, dù rằng tôi đã bỏ cả cuộc đời cho tổ chức (KGB) này”.

Trong cuộc đảo chánh 19-8-1991, giáo sư Sobchak xuýt nữa bị quân đảo chánh bắt giữ. Nhờ có Putin dùng uy thế KGB đã giúp ông giáo sư an toàn, cuối cùng cuộc đảo chánh thất bại.

Có nhiều câu hỏi đặt ra cho ông Putin: ông có thật tình từ bỏ KGB hay không, hay đây chỉ là một sự biến hình theo thời thế của những nhà tình báo chuyên nghiệp. Trước tình thế thay đổi nhanh chóng, Putin kịp thời biết KGB không còn là môi trường tiến thân, nên ông ta đã nắm bắt thời cơ nhảy qua môi trường chính trị mà ông ta không hề có kinh nghiệm.

CON ĐƯỜNG CHÍNH TRỊ NHƯ DIỀU GẶP GIÓ

Putin hoàn toàn không có chút vốn liếng về chính trị. Nghề nghiệp chính của ông ta là tình báo. Tuy nhiên, vì là học trò cũ của giáo sư Sobchak, được ông Sobchak cất nhắc vào chính quyền thành phố St Petersburg, Putin hoàn toàn gặp may mắn, được đưa đẩy vào tình thế thuận lợi trong môi trường mới như diều gặp gió.

Năm 1996, giáo sư Sobchak thất cử thị trưởng Saint Petersburg, Putin không còn chỗ đứng đã phải di chuyển lên Moscow làm việc trong ban tham mưu của TT Yeltsin tại điện Kremlin. Năm 1998, Putin giữ chức Giám Đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia, sau kiêm nhiệm chủ tịch Hội Đồng An Ninh tại Kremlin.

Năm 1999 Putin được TT Yeltsin đề cử giữ thủ tướng liên bang Nga thay thế thủ tướng Sergei Stepashin vì sự khác biệt của ông này về vấn đề Cheschnya. Mọi người hết sức ngạc nhiên sự xuất hiện nhân vật Putin mà cho đến nay không ai biết. Chẳng những vậy, tổng thống già yếu Yeltsin lại còn tuyên bố Putin sẽ là kế nghiệp tổng thống của ông.

Trong buổi điều trần tại quốc hội Duma ngày 16/8/1999 để nhận chức vụ thủ tướng Nga, chẳng ai biết Putin là ai, ngay cả TT Yeltsin khi giới thiệu cũng nhầm tên với ông thủ tướng cũ. Trong bài diễn văn, Putin nói rõ sự suy nghĩ của ông là phải phục hồi Liên Bang Sô Viết, nhưng chẳng ai muốn nghe ông nói. (9)

Tháng 12, 1999 bất ngờ ông Yeltsin từ chức tổng thống Nga với nhiều lý do: sức khỏe, tình trạng có thể bị truy tố vì những sai phạm trong việc điều hành… Theo hiến pháp, thủ tướng tạm thời thay thế, Putin đương nhiên trở thành tổng thống Liên Bang Nga mà không tốn một ngày tranh cử, tạo cơ hội thuận lợi cho việc ứng cử tổng thống nước Nga năm 2000.

Giáo sư Sobchak, thầy học cũ của Putin tại trường luật, đã hết lòng hỗ trợ Putin trong cuộc tranh cử tháng 3/2000, chẳng may ông qua đời ngay khi Putin vừa đắc cử. Putin cử ông Dmitry Anatolyevich Medvedev làm thủ tướng, là người từng công tác dưới quyền ông tại thành phố St Petersburg. Hai người thay phiên nhau kẻ tung người hứng nắm giữ quyền hành tổng thống và thủ tướng Liên Bang Nga.

Với sự sắp xếp với Medvedev, Putin quay lại làm thủ tướng sau hai nhiệm kỳ tổng thống, rồi trở lại nắm giữ tổng thống thêm hai nhiệm kỳ nữa. Quốc hội dưới ảnh hưởng của Putin đã thông qua nhiệm kỳ tổng thống là 6 năm. (10).

CHÙ TRƯƠNG CỦA PUTIN

Putin luôn luôn hoài tưởng chế độ Liên Sô, phục hồi những hình thức của Liên Sô, cho phép những biểu tượng Liên Sô tái xuất hiện: Cờ Đỏ của Hồng Quân, ngôi sao Sô Viết, Quốc Ca Liên Sô (sửa lời đôi chút)… Điều này cho thấy bài diễn văn của ông lúc nhận thủ tướng đã ứng nghiệm.

Putin dùng thủ đoạn nắm giữ quyền lực tuyệt đối xuyên qua hình thức dân chủ (có bầu cử, có đối lập, nhưng khống chế bằng thủ đoạn), Putin nắm giữ hai viện quốc hội, kiểm soát toàn bộ hành pháp và tư pháp, kiểm soát các cơ quan truyền thông, tập trung vào điện Kremlin, đánh bóng lãnh tụ, triệt hạ đối lập, khống chế tòa án, quốc hội, quân đội, cơ quan tình báo..

Với vây cánh cũ trong KGB, cộng với vốn liếng luật pháp học được tại trường luật, cùng với thủ thuật chính trị từ giáo sư Sobchak, Putin dễ dàng nắm giữ trọn quyền lực quốc gia trong tay, loại trừ những phần tử đối lập.

Lợi dụng biến có 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ, Putin rất tàn bạo giải quyết vụ Chestnya, tạo được uy thế trong nước. Putin lôi kéo các nước thuộc Liên Sô cũ trở thành liên minh của Nga, tạo vòng đai bảo vệ Nga, dùng lá bài năng lượng (khí đốt) để bắt chẹt các nước láng giềng, các nước Liên Âu. Putin luôn luôn chống lại liên minh NATO mà ông cho là đang bao vây nước Nga. Chiến lược ngoại giao của ông tóm tắt vào câu: “Rào chặt tường rào, bảo vệ sân sau” (11).

CÁI GAI UKRAINE

Nước Ukraine độc lập tách khỏi Liên Bang Nga, đi gần với Âu Châu, là cái gai cần phải nhổ, ý định của Putin sáp nhập Ukraine vào Liên Bang Nga không sớm thì muộn.

Ukraine từng bị lệ thuộc Nga trên 300 năm. Bán đảo Crimea được chính quyền Liên Sô lúc đó là do Kruchev lãnh đạo cho sáp nhập vào Ukraine năm 1954, lúc đó Ukraine là một cộng hòa của Liên Sô.

Năm 1991: Ukraine tuyên bố độc lập thoát khỏi Liên Bang Nga sau khi Liên Sô tan rã.

Năm 2004, cách mạng Cam bùng nổ ở Ukraine lật đổ lãnh tụ thân Nga Viktor Yanukovych thắng cử tổng thống trong cuộc bầu cử bị tố cáo là gian lận. Ông Viktor Yushchenko, lãnh tụ đối lập đã dẫn đầu cuộc biểu tình vĩ đại.Tòa án tối cao hủy bỏ kết quả bầu cử, ra lệnh phải bầu lại. Cuối cùng Yanukovych chấp nhận thua, Yushchendo đắc cử tổng thống.

Năm 2010, Viktor Yanukovych (thân Nga) lại đắc cử tổng thống khi ứng cử viên đối nghịch là bà thủ tướng Yulia Tymoshenko bị bắt vì tội lạm dụng quyền lực, bị kết án tù tháng 10, 2011, mới được thả năm 2014 sau cuộc chính biến.

Người dân Ukraine không muốn lệ thuộc vào Nga, tìm cách gia nhập Liên Âu. Putin không chấp nhận, dùng mưu mẹo hứa sẽ viện trợ 15 tỉ mỹ kim cho Ukraine. Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bất ngờ hủy bỏ ký kết gia nhập Liên Âu tháng 11, 2013 dẫn đến cuộc chính biến lật đổ ông này.

Thấy mọi kế hoạch không theo ý mình, Putin đã động binh xâm chiếm bán đảo Crimea, bất chấp hiến pháp của Ukraine, luật pháp quốc tế, và sự phản đối của thế giới. Hội Đồng Bảo An LHQ lên án việc sáp nhập này với 11 phiếu thuận, Nga bỏ phiếu chống, Trung Cộng bỏ phiếu trắng.

Với lý do bảo vệ kiều dân Nga, Putin đưa quân vào chiếm bán đảo Crimea, rồi “thể theo ý nguyện của người dân gốc Nga” tại Crimea Putin tuyên bố Crimea là lãnh thổ không thể tách rời của Nga (ngày 18-3-2014).

Các nước Tây Phương hụt hẫng không ngờ Putin lại hành động như một thế giới thời Trung Cổ, xem thường luật pháp quốc tế, bất kể hậu quả chính trị và kinh tế. G8 nay biến thành G7, Nga bị loại ngay ở thượng tầng thế giới, một sự nhục nhã. Kinh tế Nga bắt đầu suy sụp khi bộ máy kinh tế tài chánh toàn cầu bao vây cấm vận Nga, các chuyên viên kinh tế tài chánh Nga đã báo động. Ngày 27 tháng 3, 2014, Đại Hội Đồng Liên Hiệp bỏ phiếu chấp nhận một nghị quyết do Ukraine đệ trình lên án việc Nga sáp nhập Crimea vào Liên Bang Nga là bất hợp pháp với 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống, 58 phiếu trắng cho thấy Nga đang ở thế hạ phong. (12)

Putin muốn đưa thế giới trở về chiến tranh lạnh (?), hoặc một thế chiến thứ ba (?). Trước đây Liên Sô ở thế mạnh với sự hậu thuẫn của khối Đông Âu, Trung Cộng.. Toàn khối Cộng sản chiếm phân nửa toàn cầu, trong lúc thế giới tự do còn nhiều yếu kém.

Putin tin rằng sở dĩ Liên Sô sụp đổ vì sự bao vây của Tây Phương, nên nếu cải tổ đúng cách có thể phục hồi Liên Bang Nga kiểu Sô Viết. Ông có nghĩ rằng chính chủ nghĩa cộng sản đã tự hủy hoại, bộ máy cai trị độc tài toàn trị khiến người dân chống lại cuối cùng lật đổ chế độ.

Nay thì bàn cờ đã thay đổi. Nga không còn một đồng minh nào dám sống chết, kinh tế suy yếu, chẳng có quốc gia nào muốn làm bạn với một nước ở thế yếu cả về chính trị lẫn kinh tế, bị cô lập toàn diện, trong một thế giới đang siết chặt tay nhau xây dựng hòa bình, thúc đẩy dân chủ, tự do, tạo phúc lợi cho người dân đang trên đà dâng cao.

Ván cờ mà Putin bày ra sẽ ngã ngũ. Putin dùng thủ thuật KGB để đạt đỉnh cao danh vọng chính trị, nhưng ông ta không ngờ bàn cờ chính trị quốc tế không phải là địa bàn nước Nga, không còn lệ thuộc vào thủ thuật của KGB mà ông là một biểu tượng gương mẫu. Putin không lừa dối được ai, tham vọng và tài năng của Putin chưa đủ tầm vóc như Lê Nin, Staline, Hitler hoặc Mao Trạch Đông là những nhà độc tài khét tiếng, có thể khuynh đảo và biến thế giới thành địa ngục trần gian.

Rồi đây nước Nga của Putin sẽ phải trả giá rất đắt.

BS Đỗ Văn Hội
Ngày 29 Tháng 3, 2014
Hiệu đính ngày 30-3-2014.


Tác giả gửi trực tiếp đến VAOL&TTHN

SÁCH BÁO THAM KHẢO:

1- Putin - sự trỗi dậy của một người – NXB Tự Điển Bách Khoa – Hà Nội – Tác giả Trương Dự, Hồng Phượng dịch – 2008.

2- Putin: Russia’s Choice – Richard Sakwa – NXB Routledge, NY, 2008 2nd Edition

3- Vladimir Putin: Wikipedia, the free encyclopedia http://en.wikipedia.org/wiki/Vladimir_Putin

4- Putin’s Career Rooted in Russia’s KGB – David Hoffman – Washington Post Jan 30, 2000:

5- Beyond Ukraine – Russia’s Imperial Mess, by Spiegel Staff – March 10, 2014

Chú thích:

(1) Viết tắt của chữ Komitet gosudarstvennoy bezopasnosti, là cơ quan tình báo của Liên Sô, thành lập năm 1954, giải tán năm 1991, là tiếp nối của các cơ quan tình báo Cheka, NKGB, and MGB của Liên Sô.

(2) Trước đây có tên là St. Petersburg, đổi thành St Petersburg sau khi Liên Sô sụp đổ.

(3) Putin: sự trỗi dậy của một con người (Sách tham khảo 1, tr 19)

(4) Sđd (3) tr. 39

(5) sđd (3) tr. 40

(6) Sđd (3) tr. 44

(7) Sđd (3) tr. 46.

(8) Theo Wikipedia: “Giáo sư luật khoa Anatoly Sobchak (1937-2000), một nhà hoạt động chính trị, đồng tác giả của Hiến pháp 1993 của Liên bang Nga, là thị trưởng do dân cử đầu tiên của thành phố Saint Petersburg, thành viên của Hội đồng Tổng thống Yeltsin, là cố vấn và thầy dạy của Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.”

(9): Vladimir Putin: The rebuilding of “Soviet” Russia – Oliver Bullough - BBC Magazine, March 27, 2014.

(10) Nếu giáo sư Sobchak không qua đời sớm, cuộc đời và sự nghiệp của Putin có lẽ khác với hiện nay. Ông Sobchak có ý định biến Putin thành một người có tinh thần dân chủ. Ông hết lòng giúp Putin tranh cử tổng thống Nga năm 2000, chẳng may ông đã qua đời khi ông Putin vừa đắc cử Tổng Thống. Cái chết của vị giáo sư đã nêu nhiều nghi vấn có thể bị ám sát. Theo:

(11) Chiến Lược ngoại giao của PUTIN

Khi Liên Sô sụp đổ ngày 25/12/1991, Nga mất đi nhiều quốc gia chư hầu từng làm lá chắn bảo vệ Nga. Đó là những nước nằm trong Cộng Hòa Xã Hội Hội Liên Bang Nga năm 1922 do Lê nin thành lập, sau này được đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Sô Viết, tăng cường thêm vào thế chiến thứ hai.

Khởi đầu Liên Sô bao gồm các nước được gọi là các Công Hòa XHCN:

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Sô viết Liên bang Nga, Azerbaijan, ArmeniaGruzia;

Năm 1940 – thêm Moldavia, Latvia, Litva (lithuania) và Estonia.

Trong thời kỳ 1940 – 1954 Karelia-Phần Lan, về sau là Tự trị Karelia, nằm trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Sô viết Liên bang Nga.

Sau khi Sô Viết sụp đổ, Liên Bang Nga chỉ còn lại 15 nước được gọi là Cộng Hòa Độc Lập, trong đó Liên Bang Nga là lớn nhất:

Loại 1: Cộng đồng các Quốc Gia độc lập bao gồm các quốc gia trước đây nằm trong Liên Sô, nay trở thành độc lập nhưng vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với Nga được thành lập ngày 11/10/2000

Nga dùng khối này thay thế cho khối Liên Sô trước kia nhằm đối trọng với Tây Phương, làm lá chắn cho Nga. 1, Armenia – 3, Belarus – 6, Kazakhstan – 7, Kergyzstan – 12, Tajikistan.

Loại 2: Lừng khừng, muốn tách khỏi Nga hoặc chống Nga và theo Tây Phương: (GAM): 2, Azerbaijan - 5, Gruzia - 10, Moldova – 14, Ukraine.

(12) Xem nguồn New York Times:  Vote by U.N. General Assembly Isolates Russia

Xem bản đồ. (G​hi chú: đl = độc lập)

Các quốc gia từng thuộc Liên Xô theo thứ tự bảng chữ cái Latinh #1 Armenia #2 Azerbaijan #3 Belarus #4 Estonia #5 Gruzia #6 Kazakhstan #7 Kyrgyzstan #8 Latvia #9 Litva #10 Moldova #11 Nga #12 Tajikistan #13 Turkmenistan #14 Ukraina #15 Uzbekistan
Bản đố các quốc gia từng lệ thuộc Liên Sô theo thứ tự bảng chữ cái Latinh:

#1 Armenia; #2 Azerbaijan; #3 Belarus; #4 Estonia; #5 Gruzia; #6 Kazakhstan; #7 Kyrgyzstan; #8 Latvia;

#9 Litva (Lithuania); #10 Moldova; #11 Nga; #12 Tajikistan; #13 Turkmenistan; #14 Ukraine; #15 Uzbekistan.

(Nguồn bản đồ: Các Quốc Gia Hậu Sô Viết, Wikipedia)

Qua sự việc Nhã Thuyên nghĩ về tự do học thuật

Mấy hôm nay tôi theo dõi vụ Nhã Thuyên với sự quan tâm đặc biệt. Thật ra, phải nói là từ năm ngoái tôi đã chú ý đến vụ này và có dịp đề cập xa gần đến chuyện tự do học thuật (academic freedom) trong một bài phỏng vấn trên Sinh viên Việt Nam (1). Đúng vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tự do học thuật bị thách thức và đe doạ bởi những người có quyền thế.


Các tin liên quan


Toàn văn luận văn của Nhã Thuyên đã được công bố. Có thể tải xuống từ đường link này
Nhã Thuyên - Không chấp nhận quyết định thu hồi bằng và quyết định huỷ luận văn thạc sĩ
Nhã Thuyên - Hồ sơ bảo vệ luận văn năm 2010
Luận văn, phê bình luận văn và…
Hận cá, chém thớt (về luận văn của Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan)
Về hội đồng bí mật chấm lại luận văn thạc sĩ Nhã Thuyên
Tám câu hỏi về vụ luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên
Chính trị hóa Khoa Học & Văn Học để "đánh" luận án thạc sĩ của Nhã Thuyên là việc làm không chính danh...
Cuộc phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ?
Mỗi tác phẩm là một sự vong thân…?
“Giải thiêng”, thuật ngữ của sự phá hoại?
Việc rút lại bằng cấp của Nhã Thuyên là một việc làm bất bình thường. Một luận văn đã được duyệt xét bởi một hội đồng chuyên môn và được cho điểm tuyệt đối 10/10 ba năm trước. Cả hội đồng gồm những chuyên gia có kinh nghiệm mà cho điểm tuyệt đối thì đó có lẽ là tác phẩm đáng chú ý và ứng viên phải là người có tài. Vậy mà đùng một cái người ta rút lại bằng cấp! Do đó, việc rút lại bằng cấp của Nhã Thuyên là một việc làm bất bình thường trong thế giới đại học. Trong thế giới đại học, bằng cấp chỉ bị rút lại khi luận văn đó có dữ liệu được nguỵ tạo hay tác phẩm không phải của ứng viên (như đạo văn). Nhưng ở đây, lí do rút bằng cấp chẳng liên quan gì đến đạo văn hay nguỵ tạo dữ liệu, mà liên quan đến ý thức hệ và một nhóm văn học có thể nói là “bên lề” sinh hoạt văn học “chính thống”. Toàn bộ sự việc một lần nữa nói lên rằng tự do học thuật, đặc biệt trong khoa học xã hội và nhân văn, ở VN vẫn còn là cái gì đó thuộc vào loại xa xỉ.

Khái niệm tự do học thuật chẳng phải là mới. Thời thập niên 1950 bên Mỹ xuất hiện phong trào McCarthy chống cộng sản cực đoan (2). Những người theo phong trào này gieo rắc kinh hoàng và khủng bố các giáo sư đại học khi họ giảng và nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Do đó, giới giáo sư đại học đề xướng khái niệm tự do học thuật như là một thành trì của đại học và khoa học. Khái niệm này cho đến nay vẫn còn tranh cãi về định nghĩa, nhưng ai cũng đồng ý về nguyên tắc, tự do học thuật là tự do nghiên cứu và giảng dạy những chủ đề mà giảng viên và sinh viên quan tâm và không chịu sự chi phối của các thế lực chính trị. Do đó, đối với giảng viên, tự do học thuật có nghĩa là giảng viên có quyền nghiên cứu bất cứ chủ đề nào mà họ quan tâm, có quyền trình bày những kết quả đó cho sinh viên và đồng nghiệp mà không chịu sự đàn áp hay kiểm duyệt của bất kì thế lực nào. Đối với sinh viên, tự do học thuật có nghĩa là tự do học các chủ đề mà họ quan tâm và có quyền đi đến kết luận, có quyền phát biểu ý kiến cá nhân của họ liên quan đến chủ đề học.

Qui chiếu tinh thần tự do học thuật trên với luận án của Nhã Thuyên, tôi thấy việc chị ấy và PGS Nguyễn Thị Bình chọn đề tài nhóm Mở Miệng là chuyện hết sức bình thường. Nếu những đề tài mang tính xã hội như vụ hôi bia ở Biên Hoà, vụ Bà Tưng, vụ biển đảo, v.v. được “đi” vào đề thi trung học phổ thông, thì một phong trào văn học nghiêm chỉnh do nhóm Mở Miệng khởi xướng trở thành đối tượng nghiên cứu cũng chẳng có gì là lạ. Tôi không đọc hết những tác phẩm của nhóm Mở Miệng, nhưng có đọc vài bài luận về văn học của họ và những cuốn sách họ phát hành, thì thấy rất ấn tượng với sự nghiêm cẩn của họ. Không hẳn là tôi đồng ý với cách nhìn của họ, nhưng tôi thấy họ có cái gì đó mới và thách thức suy nghĩ của mình. Thành ra, theo tôi thấy là cần nên khuyến khích những đề tài nghiên cứu như thế để cho nền văn học thoát ra khỏi tình trạng đơn điệu như hiện nay (và tình trạng “vô ra cũng thằng cha khi nãy”), và trở nên phong phú hơn.

Ấy thế mà đề tài văn học của Nhã Thuyên … lâm nạn. Theo Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo thì giữa năm 2013 hai nhà phê bình văn học Chu Giang và Phong Lê tố cáo rằng luận án của Nhã Thuyên là “phản động chống đảng, muốn lật đổ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản, rằng Khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một ổ phản động” (3). Nếu đúng thế thì kinh khủng thật! Tuy nhiên, tôi đọc bài đầu của ông Chu Giang (4) thì không thấy ông dùng ngôn từ đó. Có thể tôi đọc chưa hết. Riêng ông Phong Lê thì có giải thích về vị trí và vai trò của ông trong việc tấn công Nhã Thuyên:

“Sự thật là thế này: điều ấy tôi biết được qua thành viên chủ trì cuộc họp đó đó là anh Chu Giang. Anh này khảo rất sâu về luận văn đó và anh sâu ngược lên về nhiều chuyện khác nữa và anh viết trên tờ Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh anh đặt vấn đề phải kiềm tra lại Khoa Văn Đại học Sư phạm vì sao lại đào tạo ra cái luận văn như thế. Tôi chưa được đọc trong nội dung ấy tức nhiên là phức tạp, mỗi người một cách đánh giá nhưng tôi nói rằng nếu như nội dung ấy đúng như anh nói thì nó phạm phải một điều mà tôi cho là không thể giải thiêng được và xúc phạm đến Hồ Chí Minh, xúc phạm nhiều chân lý, nhiều điều đáng lẽ phải tôn trọng. Đối với tôi việc giải thiêng Hồ Chí Minh thì tôi không chấp nhận đựơc và tôi nói nếu sự thực như thế thì hội nhà văn nên kiến nghị với Bộ Giáo dục về việc phải xem lại cái nội dung của luận văn đó chứ tôi không bao giờ nói công an cả.”

Thì ra ông chưa đọc luận án của Nhã Thuyên! Điều khó hiểu là ông chưa đọc nhưng ông đã hăng hái viết bài đả kích Nhã Thuyên, thì có vấn đề academic honesty ở đây. (Nó chẳng khác gì tôi chưa đọc bài báo khoa học của BS Nguyễn Văn A, nhưng tôi nghe nói BS A viết thế, và tôi phê bình ông A. Nó chẳng mang tính học thuật chút nào). Nghe thật là vô lí, nhưng đó lại là sự thật. Càng ngạc nhiên hơn khi ông Phong Lê là một giáo sư! Thật ra, đoạn trả lời trên còn nói lên nhiều khía cạnh khác rất đáng nói về tinh thần khoa học và học thuật. Chẳng hạn như ông không chịu nổi “việc giải thiêng Hồ Chí Minh” và thế là tấn công người ta. Tôi nghĩ có thể thông cảm cho ông về cảm tình cá nhân và thần tượng một người nào đó, nhưng đem tình cảm cá nhân của mình áp đặt lên suy nghĩ và tâm tình của người khác thì tôi e rằng không công bằng. Nên tập tinh thần cởi mở và nghe ý kiến trái chiều chứ.

Hình như Voltaire (?) từng nói rằng “Tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền anh được nói điều đó” (I do not agree with what you have to say, but I will defend to death your right to say it). Tôi có thể không đồng ý với những nhận định về nhóm Mở Miệng trong luận án của Nhã Thuyên, nhưng tôi ủng hộ quyền Nhã Thuyên được phát biểu. Tôi thiết nghĩ đó là một tinh thần tự do học thuật, vốn được xem như là một đền thiêng trong các đại học. Trong khi các đại học VN có ước vọng trở thành “đẳng cấp quốc tế” và trong khi nền khoa học xã hội và nhân văn VN còn trong tình trạng “èo uột” mà tự do học thuật bị xâm phạm thô bạo (qua vụ Nhã Thuyên) thì làm sao nói chuyện đẳng cấp quốc tế được?

Thật sự, tôi nghĩ VN cần một thế hệ nhà khoa học mới như Nhã Thuyên. Chị ấy xứng đáng được khen. Không có lí do gì, học thuật hay nhân danh thần tượng, để “ném đá” chị ấy theo phong cách thời Nhân văn Giai phẩm. Những người hăng hái “đánh” đồng nghiệp vào thời Nhân văn Giai phẩm đã sám hối, và nạn nhân đã được phục hồi danh dự. Sẽ rất ngạc nhiên nếu các vị đang tấn công Nhã Thuyên không học được bài học lịch sử, và quan trọng hơn là tinh thần tự do học thuật.
Nguyễn Văn Tuấn
Theo Bauxite Việt Nam


(1) “Tinh thần đại học”, Nguyễn văn Tuấn's blog

(2) Joseph McCarthy (14/11/1908 – 2/5/1957) là một thượng nghị sĩ của Mĩ. Ông sinh ra ở vùng Trung Tây (Wisconsin) trong một gia đình gồm 9 người anh em theo đạo Công giáo. Có lẽ do nóng lòng gây ấn tượng trong chính trường, nên ông tìm cho mình một “ngọn cờ”, và đó là chống cộng, chống phe tả. Ngày 9/2/1950, ông tuyên bố rằng ông có trong tay 205 quan chức trong Bộ Ngoại giao là đảng viên Đảng Cộng sản Mĩ, gây náo động công chúng một thời gian. Ông này còn tố cáo rất nhiều người khác, kể cả giới giáo sư đại học, là cộng sản hay “thân cộng”. Đến năm 1953 thì ông đụng độ với giới quân đội khi ông điều tra sự “xâm nhập” của cộng sản vào quân đội Mĩ, và thế là giới quân đội phản công với những bài viết và thông tin về những hành động phi chính thống – nếu không muốn nói là dơ bẩn – của McCarthy trong mấy năm qua. Tổng thống Eisenhower lúc đó nghĩ “enough is enough” và tìm cách tống khứ McCarthy ra khỏi chính trường. Nhưng trong vòng vài năm mà McCarthy đã gây tác hại không biết cho bao nhiều người oan ức.

(3) Chính trị hóa khoa học và văn học để ‘đánh’ Nhã Thuyên là không chính danh - Trần Mạnh Hảo

(4) Bài của ông Chu Giang có ở đây: Tiểu luận của Nhã Thuyên - Chu Giang, Tuần báo Văn Nghệ blog

Venezuela, một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới

Venezuela, đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ, nơi mà đồng đô la được đổi chác trên đường phố với giá cao gấp mười lần so với tỉ giá chính thức, có thể là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới. Hoặc là ngược lại, rẻ nhất thế giới, tùy theo khả năng sở hữu những đồng đô la Mỹ.

Tại thị trường chợ đen hôm qua 28/03/2014, đô la được trao đổi với giá 67 đồng bolivar ăn một đô la, so với giá chính thức là 6,3 bolivar một đô la. Mặc cho một loạt biện pháp linh hoạt hóa việc kiểm soát giao dịch ngoại hối, trong đất nước đang rung chuyển bởi phong trào biểu tình chống đối chính phủ - chủ yếu do nền kinh tế èo uột, hình ảnh dòng người dài bất tận xếp hàng trước các quầy hàng hầu như trống rỗng đã trở nên chuyện dài thường nhật.

Chẳng hạn, một lon nước ngọt có gaz bán trên đường phố giá 25 bolivar, tương đương 3,9 đô la theo hối suất chính thức, nhưng theo tỉ giá chợ đen thì tương đương 0,37 đô la. Một phần ăn đầy đủ bán ra ở McDonald’s giá 200 bolivar, tương đương 34 đô la hay 2,9 đô la tùy theo giá nhà nước hay chợ đen. Tương tự, giá trị một chiếc xe hơi cũ luôn luôn được tính theo giá chợ đen, khiến xe hơi trở thành mặt hàng không thể với tới nổi đối với những người chỉ trả bằng nội tệ.

Biểu tình, bạo động, một cảnh tượng diễn ra hầu như hàng ngày tại Caracas, thủ đô Venezuela, gần một tháng nay. Ảnh chụp ngày 07/03/2014.
Biểu tình, bạo động, một cảnh tượng diễn ra hầu như hàng ngày tại Caracas, thủ đô Venezuela, gần một tháng nay. Ảnh chụp ngày 07/03/2014.
Trong đất nước có trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới, nền kinh tế chủ yếu là nhập khẩu, nạn khan hiếm hàng hóa ngày càng trầm trọng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc trao đổi ngoại tệ, nhưng gần đây đã mềm dẻo hơn đôi chút để tránh việc các nhà đầu tư thoái vốn.

Do các doanh nghiệp thiếu ngoại tệ, hàng hóa trở nên hiếm hoi trên các quầy hàng, khiến lạm phát lên đến 57,3% trong vòng một năm qua – một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới.

Cùng với tình trạng mất an ninh tăng cao, tình hình này là một trong những nguyên nhân của các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc từ ngày 4/2 đến nay, mà theo con số chính thức đã làm cho 37 người chết và trên 550 người bị thương. Khởi đầu từ giới sinh viên, sau đó phong trào phản kháng được tiếp sức bởi phe đối lập với Tổng thống theo xu hướng xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro.

Các nhà nhập khẩu hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men…có thể xin mua ngoại tệ từ Ngân hàng Trung ương theo tỉ giá 6,3 bolivar một đô la. Những người khác có thể tìm mua trên hai thị trường song hành khác, nơi đồng đô la được bán với giá từ 10 đến hơn 50 bolivar. Tại một trong hai thị trường phụ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước mang tên « Sicad 2 », tỉ giá đồng nội tệ so với đô la khá sát với giá thương lượng ngoài thị trường chợ đen.

Với cơ chế thị trường song hành có hiệu lực từ tuần này, chính quyền Venezuela mong muốn « xóa bỏ thị trường đô la chợ đen ». Tuy nhiên 80% ngoại tệ vẫn được tính theo giá chính thức, và hệ thống mới này có vẻ chưa thể mang lại hiệu quả mong muốn.

Tình trạng hiếm hoi ngoại tệ là do chính phủ phải trả nợ nước ngoài, và sản xuất dầu lửa bị trì trệ do thiếu đầu tư. Trong khi đó dầu khí hầu như là nguồn thu nhập duy nhất của Nhà nước, và một phần trong sản lượng dầu được đem tặng cho các nước anh em hoặc bán rẻ, cho vay.

Nhà kinh tế José Guerra, cựu viên chức Ngân hàng Trung ương giải thích với AFP : « Sicad 2 không thể nào đáp ứng được nhu cầu, và những người không mua được đô la đành phải quay sang thị trường chợ đen ». Raul Huizzi, trưởng khoa kinh tế trường đại học Andes nhận xét : « Một số người cho rằng hệ thống này sẽ không bao giờ thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đô la, nhất là do chính phủ rất chậm chạp trong việc chuyển tiền cho nhiều khu vực ».

Nhưng có một yếu tố khác càng làm tăng thêm tính bất ổn : chính quyền vốn sử dụng một cách tùy tiện và không kiểm soát nhiều « quỹ ngoài kế hoạch » trong ngân sách Nhà nước được nuôi dưỡng bằng nguồn lợi từ trên trời rơi xuống là dầu lửa, không bao giờ thông tin về số lượng tiền mặt mình có, cũng như việc bơm vào bao nhiêu ngoại tệ cho thị trường Sicad.

Một người không muốn nói tên thổ lộ với AFP : « Chính phủ quản lý nền kinh tế một cách hết sức thiếu minh bạch, và với hệ thống này cũng sẽ không có gì khác. Hôm thứ Ba tôi xin mua 2.000 đô la, nhưng họ chẳng bán cho tôi đồng nào cả ».

Hệ thống ngoại hối song hành cho phép mua bán đô la tiền mặt hay chuyển khoản, thông qua hệ thống ngân hàng, các cơ sở đổi tiền hay các tư nhân buôn bán ngoại tệ, với giá cả do « quy luật cung cầu » ấn định, theo như quy định hiện hành.

Nhưng đối với những người làm công ăn lương thu nhập trung bình, không có được những đồng đô la do thân nhân từ nước ngoài gởi về, hay do xoay sở làm ăn, Venezuela vẫn là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi đó Nhà nước vẫn hào phóng cấp học bổng và trợ cấp cho những người nghèo nhất, đảm bảo sự ủng hộ của giới bình dân cho đến nay đối với Tổng thống Maduro, người thừa kế của Hugo Chavez.
Thụy My
(RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét