Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Lượm lặt - Tiếp Cận Tây Phương: Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bài 15: Tường Trình (Nguyễn Đức Quốc). “Theo tôi, những gì mà nghành công an đã gây ra cho biết bao nhiêu người tại các tỉnh , thành trong cả nước. Đây là một dấu hiệu tồi tệ cho một thể chế khi mà những người làm công tác an ninh trật tự, lại chuyên gây mất trật tự cho xã hội và đánh đập người dân như đã đánh đập tôi, thì đây là điều cảnh báo họ sắp đến ngày tàn“. – Tay chân và não bộ (Nguyễn Văn Thạnh).
- Ngày 29 tháng 3 (Phi Vũ).
- Bi trí dũng phiếm luận (Nguyễn Hoa Lư). “Nếu lấy các tiêu chí Bi Trí Dũng để luận về nửa cuộc đời sau của tướng Giáp, ta sẽ không khỏi nuốt những tiếng thở dài buồn. Ở vị trí mà lịch sử đã trao, thử hỏi trong 40 năm sau này ông đã làm được gì cho dân cho nước? Ông đã làm gì khi chứng kiến bao nhiêu oan khuất ngay trước mắt mình? So với lòng bao dung và sự ngưỡng mộ của người dân nước Việt dành cho mình, ông vẫn còn mắc nợ họ!
- Có thể cười sau khi tra tấn đến chết người dân sao? (Quê Choa). Có lẽ bức ảnh đó không phản ảnh đúng tâm trạng của bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành trong vụ án này, nhưng đã được các nhà báo lấy để minh họa: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG (1) – CÁC NHÀ BÁO ƠI, XiN THẬN TRỌNG! (FB Hà Hồng Lê). Nguyễn Thân Thảo Thành đã nói: “Tôi cảm thấy rất nhục nhã khi đứng ở đây, cùng những người phạm tội nhưng không dám nhận“.
- Australia: người Trung Quốc biểu tình chống Trung cộng (DCCT). “… một nhóm người mang quốc tịch Trung Quốc đã xuống đường biểu tình kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế về việc phân tách đảo Đài Loan ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Họ khao khát một Đài Loan tự do, không lệ thuộc vào Trung Cộng“. – Hoa Hướng Dương Nhuốm Máu: Nền Dân Chủ của Đài Loan Nguy Nan (ĐKN).
19h40′:
Philippines nộp chứng cớ cáo buộc TQ xâm phạm chủ quyền -(RFA)   —   Philippines đệ trình luận chứng vụ kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế   -(VOA)    —   Philippines nộp 4000 trang vạch tội đường lưỡi bò Trung Quốc  -(GDVN)   >>>  “Trung Quốc nhân nghĩa có giới hạn, nước nhỏ chớ đắc ý mất khôn”   —    Trung Quốc tăng cường chế tạo tàu ngầm để áp đặt yêu sách chủ quyền?  -(GDVN)
Biển Đông: Khi Philippines “mở cổng xả lũ”, một mình đối chọi với TQ  -(GDVN)
Dân oan bị bắt tự vận tại trụ sở công an?  -(RFA)    —    Những chuyến xe cây giống từ miền Nam  -(RFA)
Người già và Em bé  – (RFA) – Nguyễn Xuân Lãm, sinh viên ở TP.HCM    —    Giờ Trái đất Xanh 2014   -(RFA)
Một thoáng Tây Nguyên  -(DCCT)   – Ở vùng đất đó vốn thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng người dân sống nhờ bám vào việc trồng trọt. Giờ các đạp thủy điện được xây lên, những vùng đất khu vực đó bị buộc phải bán giá rẻ. Sau khi họ xài hết tiền, không biết họ lấy chi mà sống? Không biết đời sống của những người thuộc các sắc tộc thiểu số bao giờ mới hết khổ. Rồi đây, tương lai của họ sẽ ra sao? Hàng loạt câu hỏi tôi muốn đặt ra, nhưng thôi. Bởi lẽ những câu hỏi ấy có lọt vào tai “ông nhà nước” đâu. Nhưng vẫn hy vọng có ai đó còn thấu hiểu và cảm thông với nổi khổ của những anh chị em người dân tộc thiểu số.
Mỗi người Việt Nam đang “gánh” 20 triệu đồng nợ công: Có nguy hiểm?  -(GDVN)
Phát hiện thêm nhiều bê bối tại Cục Trồng trọt  -(GDVN)    —   Xã có dân quỳ đòi đường, lãnh đạo từng phải xin vì cưỡng chế sai  -(GDVN)
Nước mình có thứ hạng lắm rồi, không xấu hơn được nữa  -(Tamnhin)   –  Người Việt ở Nhật bị nghi ngờ, dò xét?  -(VNN)   —  Xuất khẩu thói xấu – nỗi nhục khó phai!  -(Tamnhin)
Từng thanh tra gói thầu có JTC nhưng không thấy sai phạm  -(TT)
Người dân được hưởng lợi từ số hóa truyền hình  -(VNN)   >>>   Muốn biết dân ở Hà Nội, xin cứ ra đường…
Chờ ‘tiền lệ’, bao giờ mới có ô tô, điện thoại  -(TVN)   >>>   Nghi án hối lộ và tù mù nhà công vụ   –   Công khai, sớm kết luận ‘nghi án 16 tỷ đồng’  -(VNN)
Nhà báo Mỹ ‘thán phục’ kỹ năng đi xe máy của người Việt  -(VNN)     —   Cách chào của người Việt  -(TN)
Có những người Việt xấu xí   -(TT) – Với tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại VN, ông Tai Odaka (Nhật Bản) chia sẻ với Tuổi Trẻ những câu chuyện liên quan đến người Việt ở Nhật (cuộc trò chuyện diễn ra bằng tiếng Việt).

Nghĩa là các tổ chức XHDS phải theo những qui định và nghị quyết của ĐCS, và ĐCS cho phép mới là XHDS , còn không thì đó là những tổ chức “gây bạo loạn lật đổ”- Cho nên mấy Quốc gia mà có những Tổ chức XHDS “tự phát” của con Người thì cứ bị bạo loạn lật đổ…cho nên không “ổn định” , xã hội ” lộn xộn” phải đi ăn mày như Mỹ, Châu Âu, Úc , Nhật, Đại Hàn, Indo, Mã Lai, Thái Lan…, còn XHDS ưu việt như xứ “thiên đường” thì tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên miền cực lạc. Quá đã. Vài năm nữa chắc tới rồi.
Hồ sơ bảo vệ luận văn 2010  -(Nhã Thuyên)
Ucraine chìm ngập trong nợ nần, Việt Nam thì khi nào mới bị lộ?  – (Boxitvn)   —McDonald’s, Ukraine và Việt Nam  – (Boxitvn)
Tại sao các nước dân chủ lại giàu có?  – (Boxitvn)    —  Sáu lý do để bãi bỏ án tử hình – (Boxitvn)
TÂM THƯ CỦA NHÀ HOẠT ĐỘNG LÊ THĂNG LONG GỬI DOANH NHÂN, NGHỆ SỸ NGUYỄN CHÁNH TÍN -(Nguyentuongthuy)
Cà phê Bùi Hằng – buổi trốn tìm vui mắt -(Nguyentuongthuy)
VÔ THẦN KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI KHOA HỌC MÀ DỄ RƠI VÀO VÔ ĐẠO ĐỨC -(Nguyentuongthuy)
 _______________________________________________________________________________________
Biển Đông:Tên gọi nào không phương hại đến chủ quyền Việt Nam?
TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển:  -Không chấp nhận “gác tranh chấp cùng khai thác” từ “đường lưỡi bò”   -(Infonet)
Biển Đông: Đừng dịch lố bịch kiểu “ông Phúc = Mr Happy”   -(Infonet)

Hàng trăm người dân dựng rào ngăn cản thi công đường cao tốc  -(PLVN)
Thu hồi đất – đừng để dân bị “bần cùng hóa“  -(PLVN)
Nguyên giám đốc bệnh viện tâm thần Tiền Giang ăn vạ trước tòa  -(NLĐ)   >>>   Mang lư hương đến nhà công an đòi thi hành án   >>>  Đổi giấy phép lái xe: Ai tiếp tay cho cò?
Vụ PMU Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh trải thảm, thuộc cấp lại rải… chông?  -(PLVN)   >>>   TAND TP Hải Dương vi phạm tố tụng, “ép” dân vào tù   >>>   Sổ đỏ “nuốt”… đất công
Người Việt chưa có chút văn hóa giao thông tối thiểu  -(VTC)

Liệu có phải rút bài hay phải rút ý kiến rằng “Phải tính phương án rút đăng cai Asiad 18″?  -(Chepsuviet)
Sinh viên chất vấn ông bà nghị: Có tí “Tây” vào có khác -(Chepsuviet)  – Tí “Tây” ở đây là Sứ quán Anh, đã phối hợp với Văn phòng Quốc hội để tổ chức một cuộc đối thoại hiếm hoi sáng qua.
Nguyễn Cao Quyền – Ảnh hưởng của văn hóa Á Đông lên sự thực hiện dân chủ  -(DL)
Nguyễn Trung Tôn – Chị Bùi Hằng đã ăn trở lại sau thời gian dài tuyệt thực, nhưng con trai chị lại bị bắt  -(DL)
Trần Thị Ngự – Đôi điều về vấn đề “kiểm duyệt” báo chí trước năm 1975 tại Sài Gòn  -(DL)
Trần Thị Nga – Tường trình việc chính quyền Việt Nam đánh, bắt, xúc phạm thân thể, nhân phẩm, quấy rối tình dục ngày 23/03/2014  -(DL)
Alan Phan – Nghèo Là Một Cái Tội?  -(DL)
Bùi Chí Vinh – Suy nghĩ về hội sách Sài Gòn lần thứ 8 tại nơi từng là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi  -(DL)
Góc nhìn giới trẻ: Itlboy – Sự mâu thuẫn trong thế giới con người  -(DL)   –  Maria A. Ressa – ASEAN: Lãnh đạo kém?  -(DL)
Khi sự xấu hổ dần trở thành hiếm hoi  - (Song Chi -NV)    —-    ‘Hội chứng Việt Nam’  - (Huy Phương -NV)

The Son : khi những kẻ thù hợp tác (Nguyễn Gia Kiểng) -Thongluan   —   Có hai kẻ bại trận ! (Lữ Giang) -Thongluan
VỀ KHÁI NIỆM “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”   -(Trinhanmedia)
GÂY QUỸ GIÚP HAI TNLT NGUYỄN HỮU CẦU VÀ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH -(Trinhanmedia) :THÔNG BÁO CỦA CÂU LẠC BỘ HOA-MAI
– KS Doãn Mạnh Dũng: Từ thóat lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề (KTB).
Theo tin tức mới nhất cuối tháng 3.2014 thì Lào làm được 30% đập Xayaburi  , thì rõ ràng tốc độ rất nhanh , sau mấy lần trì hoãn do chống đối nhiều Quốc gia , đến nửa sau năm ngoái mới làm- Đập này mà xong thì ĐBSCL có thể dẹp hết đê bao để khỏi phải bàn cãi , chờ Trời mưa làm ruộng , còn khi nước qúa nhiều nó xả thì chắc cũng giống như mấy đợt xả lũ ở Miền trung ta :   -Đập thủy điện Xayaburi đã hoàn thành được 30%  -(RFA)   —-  Tác hại của đập Xayaburi lên ĐBSCL  -(RFA)   —    Thêm cảnh báo về hiểm họa đập Don Sahong đối với Cam Bốt và Việt Nam  -(RFI)   —  Mỹ chỉ trích việc Lào xây đập Xayaburi   -(RFI)

Hai phiên tòa, phận người và những niềm trắc ẩn  -(MTG)
Crimea và nguyên tắc đối ngoại của VN   -(BBC)   – Nghiên cứu sinh tiến sĩ Lê Hồng Hiệp -Ngành Khoa học Chính trị, ĐH New South Wales, Úc

KINH TẾ


Mừng lo với Thông tư 09  -(PT)    —   Cơ quan thuế “triệt hạ” doanh nghiệp?  -(PLVN)
Giá dầu tại châu Á giảm do hoạt động chốt lời  -(TTXVN)   >>>   “WB sẽ luôn ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực”
Hàng tỷ đồng mắc kẹt trước cửa khẩu Tân Thanh   -(VnEx)
Đại gia thủy sản tiết lộ âm mưu đen tối ép phá sản công ty   -(Infonet) – Chuyện Bà Diệu Hiền, còn mình Ông Trí chồng Bà, cả nhà qua ở bên Đế quốc Mỹ mẹ nó hết rồi , kể lể làm gì.


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nỗ lực chấn chỉnh hoạt động ca Huế trên sông Hương (ĐĐK).
- Tân truyền kỳ (FB Trần Đình Bổn).

Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám” (phần 3) -(RFA)   >>>   Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám” (phần 2)  >>>   Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám”

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

 Biến đổi khí hậu không còn là ‘chuyện nhà hàng xóm’  -(VNN)
Hàng loạt giáo viên bị ‘khủng bố’ bằng tin nhắn  -(TN)   —   Cả triệu lượt người chen nhau tìm đến một hội sách  -(TT)
Động đất mạnh do áp suất của khối nước lớn gây ra  -(MTG)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm văcxin: Thêm 4 cán bộ y tế bị công an mời làm việc (PLTP).
Hai mẹ con nữ sinh bạc mệnh với cái chết không lời giải  -(GDVN)   >>>   Tái xuất thịt lợn chín hóa màu đỏ bất thường ở Nghệ An
Khó tin ‘nông trại’ cần sa giữa thành phố Cảng  -(VNN)   >>>   Nữ sinh chết bất thường gây xôn xao ở đất Cảng
Đại gia ngủ siêu giường, nhà chăng thép gai có sướng?  -(TVN)   —    Chồng đại gia Diệu Hiền: Mây xanh và địa ngục cùng vợ  -(VEF)     >>>    Lăng mộ tiền tỷ của nhà giàu Hà Nội ở Hòa Bình    >>>   Top 5 kiều nữ triệu đô của đại gia Việt
Một cán bộ ngân hàng chết trong tư thế treo cổ  -(TT)   >>>   Thêm 4 cán bộ y tế bị công an mời làm việc   >>>   Khánh Hòa: Kẻ xấu lại rạch mông phụ nữ
Choáng với đôi nam nữ “yêu” ngay bên đường Yên Phụ  -(Soha)   >>>   Lừa thiếu nữ uống say để cưỡng hiếp ngay trên bàn nhậu    >>>    Biến lòng thối, bã phân heo thành… thuốc chữa bệnh   >>>   Xót lòng 2 nữ sinh chết đuối khi đi chăn bò
TP HCM: Diễn viên phim “Tiệm bánh hoàng tử bé” bị cướp -(NLĐO)   >>>    Tiêu thụ tiền giả cả tỉ đồng mới bị bắt   >>>   Trộm kim cương 900 triệu đồng, hiếu thảo đem “biếu” mẹ   >>>  Lừa đảo gần 6 tỉ đồng, nguyên phóng viên được giảm án   >>>   Đề nghị truy tố nguyên Giám đốc Agribank Bến Thành
Bố dượng ép con gái riêng của vợ “lên giường”   -(PLVN)   >>>   Anh rể cắn “nhũ hoa” em vợ: khó định tội danh?   >>>   Thu hồi thực phẩm chức năng giảm cân gây ung thư
Bí ẩn cội đa ‘có linh hồn người chết hộ thể’ trước sân tòa  -(MTG)
Thừa Thiên – Huế:  -Chủ tịch xã uống thuốc trừ sâu tự tử tại nhà riêng   – (Dân trí)   >>>   Công khai ăn cắp dưa trên các xe hàng ùn ứ ở Lạng Sơn

QUỐC TẾ
- Phương Tây choáng trước sự tự tin của Assad (VnM). – Hai ký giả Tây Ban Nha được trả tự do ở Syria (VOA).
TT Yingluck sẽ trình diện Ủy ban Quốc gia Chống tham nhũng -(RFA)   —   Thái Lan bầu cử Thượng viện   -(VOA)
Bắc Hàn không từ bỏ ý định nổ thử nghiệm hạt nhân -(RFA)   —  Bắc Triều Tiên bác bỏ các chỉ trích của Hội đồng Bảo an LHQ    -(VOA)   —    Nhật Bản, Bắc Triều Tiên đối thoại cấp cao tại Bắc Kinh    -(VOA)
Triều Tiên bất ngờ báo trước tập trận cho Hàn Quốc  -(GDVN)   —  Triều Tiên tuyên bố tập trận bắn đạn thật gần biên giới với Hàn Quốc  -(TN)
Hàn Quốc, Triều Tiên nã pháo qua lại trên biển   -  (TNO)  – Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã đấu pháo trên vùng biên giới trên biển giữa 2 nước vào ngày 31.3 và quân đội Hàn Quốc khẳng định đã đáp trả loạt đạn pháo do phía Bắc Hàn bắn vào lãnh hải của mình.
Nhật Bản chỉ trích phát biểu của Tập Cận Bình về lịch sử  -(GDVN)    >>>   Nhật Bản quyết tâm xây cơ sở quân sự ở Yonaguni theo dõi Trung Quốc
Đài Loan: 120.000 người biểu tình phản đối hiệp định thương mại với TQ -(RFA)
Phnom Penh: phe đối lập biểu tình đòi công bằng cho người dân -(RFA)
Ngoại trưởng Kerry yêu cầu Nga rút binh sĩ khỏi biên giới Ukraine  -(VOA)   — Ngoại trưởng Mỹ, Nga kết thúc cuộc họp về Ukraine ở Paris   -(VOA)
Thế lực gia tộc Chu Vĩnh Khang ở Giang Tô    -(VNN)   —   TQ truy tố 4 người liên quan vụ chém người ở Côn Minh -(RFA)   —   8 người chết vì bạo động trong các cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ   -(VOA)
Mexico tìm thấy 370 di dân trẻ em bị những kẻ đưa lậu người bỏ rơi   -(VOA)
Thủ tướng Nga Medvedev bất ngờ tới Crimea   -(NLĐO)
Mỹ: Máy bay mất tích không bị khủng bố   -(NLĐO)
Video: Triều Tiên – Hàn Quốc đấu pháo trên biển  -(PT)   —   Hàn Quốc, Triều Tiên bắn 800 quả đạn pháo về phía nhau  -(VOV)

Tiếp Cận Tây Phương: Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam

Việt Thức

Đoàn Viết Hoạt
2013 0CT 16 CROP 300 LOGO COQUILLAGESau gần hai thế kỷ thực hiện cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ nhất, từ khoảng 1760 đến giữa thế kỷ 19, với sự ra đời của máy chạy bằng hơi nước, các nước Âu-Mỹ đã nhanh chóng trở nên hùng mạnh và thịnh vượng vượt bực. Cuối thế kỷ 19, điện năng được chế tạo và sử dụng trong công nghiệp, đưa các nước Âu châu vào giai đoạn công nghiệp hóa lần thứ hai. Với lực lượng hải quân trang bị vũ khí mạnh cùng với các đội thương thuyền lớn vượt đại dương mang hàng hóa đến khắp nơi trên thế giới, giữa thế kỷ 19, các nước Tây phương đã tràn đến Á châu chiếm đóng nhiều nước làm thuộc địa. Trong bài này chúng tôi sẽ điểm qua chính sách đối phó với Tây phương của 2 nước Nhật Bản và Trung Hoa, và đối chiếu với chính sách của Việt Nam.
Nhật Bản

Lịch sử cho thấy Nhật bản, như là một quốc gia, hình thành chậm hơn nhiếu quốc gia khác trong khu vực Đông Bắc Á. Ngay cả việc trồng lúa, theo sử liệu, cũng chỉ được du nhập vào Nhật bản khoảng năm 100 trước Công Nguyên. Việc chế tạo và sử dụng sắt cũng được du nhập từ Triều Tiên. Quốc gia Nhật Bản có kinh đô và Thiên hoàng, nhưng sự tranh chấp giữa các thủ lãnh địa phương và các đại gia đình quý tộc kéo dài suốt chiều dài lịch sử Nhật Bản. Cho đến giữa thế kỷ 16, Nhật Bản mới bắt đầu tạm ổn định, dù tranh chấp quyền lực vẫn còn diễn ra giữa một vài đại gia quyền quý. Đây cũng là thời kỳ mở đầu cho nước Nhật tiếp cận với Tây phương.
Người Bồ Đào Nha đến Nhật năm 1543và mở ra thời kỳ mậu dịch kéo dài gần một thế kỷ. Người Tây Ban Nha đến Nhật năm 1587, tiếp đó là người Hòa Lan, năm 1609. Thiên chúa giáo đến Nhật năm 1549 và sau một thời gian ngắn đã có tới khoảng 100.000 đến 200.000 người Nhật trở thành tín đồ Thiên chúa giáo. Những nhà lãnh đạo Nhật Bản từ đó đã bắt đầu tìm hiểu phương Tây, chú ý đến các cơ hội mới để phát triển kinh tế, cũng như sự thách thức chính trị đối với quyền lực của họ. Năm 1587, lãnh chúa Hideyoshi cho rằng sự có mặt của đạo Ki-tô làm chia rẽ nội bộ Nhật Bản, làm chiêu bài cho Châu Âu xâm chiếm Nhật. Luật cấm đạo Thiên Chúa đã được ban hành, nhưng chưa được thi hành triệt để. Trong thời gian cầm quyền của Mạc Phủ Tokugawa(Đức Xuyên Mạc Phủ), cũng gọi là Mạc Phủ Edo, kéo dài từ 1603 cho đến năm 1868, Nhật Bản áp dụng chính sách Sakoku (tỏa quốc) đóng cửa biên giới Nhật, không cho Tây phương vào, trừ Hòa Lan, Trung Hoa và Triều Tiên.
Cùng với chính sách tỏa quốc này, năm 1620, luật cấm đạo Ki tô được triệt để áp dụng. Tất cả những nhà giảng đạo ngoại quốc đều bị trục xuất khỏi nước Nhật. Toàn bộ các cộng đồng giáo dân bị tiêu diệt, tất cả nhà thờ bị phá hủy. Những người theo đạo Ki tô đều phải lẩn trốn, nhiều người phải sống trong những nhà hầm dưới đất để có thể tiếp tục sinh hoạt đạo. Việc buôn bán của người Âu Châu thì vẫn được phép tiếp tục. Chính sách cấm đạo gắt gao, triệt để này kéo dài cho đến thập niên 1870 mới chấm dứt, và hoạt động Ki tô giáo mới chính thức được phép tiến hành trở lại. Có lẽ ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo cùng tinh thần võ sĩ đạo đã hậu thuẫn cho chính sách chống Ki tô giáo quyết liệt, triệt để và lâu dài này của Nhật Bản. Và có lẽ đó cũng là lý do khiến Ki tô giáo không phát triển mạnh được ở Nhật, như ở một số nước Á châu khác.
Năm 1853 và 1854, Thuyền trưởng hải quân Mỹ Matthew C.Perry đã buộc được Nhật Bản phải mở cửa cho Mỹ vào buôn bán. Nhiều quốc gia khác cũng gây áp lực buộc Nhật Bản phải ký kết các hiệp ước buôn bán bất bình đẳng. Việc này gây bất mãn trong dân chúng, và nhất là trong giới đại danh gia. Phái yêu nước phát động chiến dịch sonnō jōi (nghĩa là Tôn Hoàng, Nhương Di), tôn trọng Thiên hoàng để đuổi người ngoại quốc ra khỏi xứ sở. Cuối cùng Thiên hoàng Minh trị thắng thế Mạc Phủ, lên ngôi năm 1867, và thực hiện chính sách mở cửa với Tây phương và canh tân nước Nhật.
Nói về nước Nhật hiện đại không thể không nhắc đến Fukuzawa Yukichi(1835-1901), một người được coi như Voltaire của nước Nhật. Fukuzawa xuất thân trong một gia đình võ sĩ đạo, thuộc đẳng cấp thấp. Ông học tiếng Hòa Lan, tiếng Anh, sớm có tư tưởng tự do, phóng khoáng. Ông có nhiều dịp tháp tùng các phái đoàn chính quyền Nhật đi Mỹ và Âu châu. Ông thấy được vai trò quan trọng của giáo dục nên đã viết sách và mở trường, và đã lập ra trường đại học đầu tiên của nước Nhật (Keio-Gijuku University). Trong các trước tác của ông, đáng kể là cuốn tự điển Anh-Nhật, tự điển đầu tiên tại Nhật, bộ sách địa lý thế giới và bộ sách ký sự kể về đời sống Âu-Mỹ, kể lại những gì ông biết về Tây phương, qua các chuyến đi công tác của ông. Ông đưa ra quan điểm “độc lập quốc gia qua độc lập cá nhân”, theo đó ông muốn mỗi người dân Nhật phải tăng cường sức mạnh và hiểu biết của bản thân, để cùng nhau xây dựng một nước Nhật hùng cường, đủ sức cạnh tranh với tất cả các nước. Ông cho rằng các nước Tây phương hùng cường được là nhờ tập trung vào giáo dục, phát huy sự độc lập cá nhân, sự cạnh tranh và trao đổi tư
tưởng.
Như thế, nước Nhật lúc đầu cũng kháng cự lại sự xâm nhập của Tây phương, bằng chính sách bế môn tỏa cảng, trong một thời gian lâu dài, từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Áp lực quân sự cùng các hiệp ước buôn bán bất bình đẳng đã làm cả triều đình và giới thức giả, võ sĩ đạo, cùng thức tỉnh, nhanh chóng nhận ra sự yếu kém của nước Nhật nên chấp nhận mở cửa canh tân nước Nhật. Với sự đồng thuận quốc gia cao độ như thế, chỉ trong vòng vài thập niên, Nhật Bản đã trở nên hùng cường, đủ sức đánh bại quân đội nhà Thanh năm 1894-1895, và phá tan cả lục quân và hải quân Nga năm 1904-1905.
Trung Quốc
Nhìn sang Trung quốc, tình hình khác hẳn. Trước khi sức mạnh quân sự và thương mại Tây phương tràn đến Trung Hoa, quốc gia này là một đế chế hùng mạnh nhất ở Á Châu. Theo nhiều sử liệu thì ngay từ thế kỷ 15, Đô đốc Trịnh Hòa đã có lúc chỉ huy môt hạm đội gồm 300 thuyền buồm và 30.000 người đi qua eo biển Malacca, ghé Bengal, Ấn Độ và vài nơi ở Đông Phi. Dưới đời vua Ung Chính, vào giữa thế kỷ 18, nước Trung Hoa có lúc đã bành trướng lãnh thổ, rộng đến 13 triệu cây số vuông, so với ngày nay là 9.6 triệu. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 19 trở đi, Trung Hoa suy yếu dần với nội loạn và ngoại xâm. Bên ngoài thì đế chế Trung hoa bị các cường quốc Âu châu áp bức. Bên trong thì kinh tế trì trệ, nhân dân cùng khổ, nổi loạn khắp nơi. Miền Nam Trung hoa bị nhóm Thái Bình Thiên Quốc của người Hán quấy phá, chiếm đóng nhiều vùng, dương ngọn cờ “phản Thanh phục Minh”. Quan lại thì tham nhũng, lạm quyền bóc lột nhân dân. Triều đình thì mâu thuẫn, bất hòa. Năm 1861 nhân lúc vua mất, Từ Hy Thái Hậu thực hiện đảo chính cung đình, bắt giam 8 vị quan trong ban nhiếp chính, chiếm đoạt hoàn toàn quyền lực chính trị. Từ đó cho đến khi bà mất năm 1908, bà nắm trọn quyền lực chính trị, quyết định những vấn đề trọng đại nhất của Trung Hoa.
Từ Hi Thái Hậu nắm quyền bính đúng vào lúc Âu-Mỹ tràn đến uy hiếp Trung quốc. Bà để lại một di sản chính trị gây nhiều tranh cãi. Trước đây, dư luận quốc tề thường đưa ra những nhận định tiêu cực về bà và cho rằng bà đã gây ra sự sụp đổ của nhà Thanh và của Trung Hoa. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây đã đánh giá lại công việc trị quốc của bà, trong đó có những nhận định khách quan cho rằng sự sụp đổ của nhà Thanh nói riêng, và của chế độ phong kiến nói chung tại Trung Hoa, là hệ quả tất nhiên của thời đại hơn là trách nhiệm của cá nhân Từ Hi Thái Hậu.
Sử gia Sterling Seagrave, trong cuốn sách xuất bản năm 1992, cho rằng Từ Hi Thái Hậu là một nhà lãnh đạo bị mắc kẹt giữa khuynh hướng bài ngoại, vốn có của triều đình, với khuynh hướng chính trị thực tế, hợp thời đại hơn. Bà muốn dùng ảnh hưởng và quyền lực của mình để duy trì được triều đại nhà Thanh không bị sụp đổ vì sự tranh chấp giữa hai khuynh hướng chính trị này.
Những diễn biến lịch sử Trung Hoa trong thời kỳ hậu bán thế kỷ 19 cho thấy quan điểm này có cơ sở. Ngay sau khi đế chế hùng mạnh Trung Hoa bị thất bại trong các trận chiến tranh với các nước Âu châu, nhiều người trong giới sĩ phu và quan lại Trung Hoa, cả người Mãn và người Hán, đều cho rằng phải nhanh chóng thay đổi. Họ chủ trương cuộc “vận động tự cường”. Đại diện cho nhóm này là Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương. Họ tìm đến một số ít sinh viên đã du học ngoại quốc, trong đó có Ung Wing đã học ở Yale năm 1854. Ung Wing đề nghị triều đình gửi 120 sinh viên du học, phần lớn qua Mỹ. Từ Hi cũng cho mua 4 tầu chiến của Anh, nhưng khi tầu chiến về đến Trung Hoa, trên tầu toàn binh lính Anh, họ chỉ tuân theo lệnh của chính phủ Anh nên Từ Hi cho trả tầu về lại Anh. Từ Hi cũng cảnh giác với những quan điểm tự do dân chủ của các du học sinh, do đó, năm 1881 bà không cho gửi học sinh đi du học nữa. Cuộc “vận động tự cường” coi như chấm dứt.
Tuy nhiên sự thất bại của Trung Hoa trong các cuộc chiến với các nước Tây phương đã làm giới nho sĩ thức tỉnh. Nhiều người đã khuyến nghị triều đình thực hiện cải cách sâu rộng. Trong số này có Ngụy Nguyên và Phùng Quế Phương, từ năm 1842, đã đưa ra kế hoạch mà họ gọi là Trù Hải Thiên, là kế hoạch phòng thủ duyên hải. Họ đề nghị mở cửa cho người nước ngoài vào làm ăn buôn bán, canh tân quân sự, bang giao với nhiều nước khác nhau để họ cầm chân nhau. Riêng Phùng Quế Phương, đã sống ở Thượng Hải thuộc Anh, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản, đã đề nghị canh cải giáo dục, học các môn khoa học, kỹ thuật và kinh doanh tư bản. Ông cũng đưa ra lý thuyết Thể Dụng, duy trì tinh thần Khổng Mạnh nhưng áp dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây.
Những vận động canh tân này đều nằm trong phong trào Dương vụ (Yanwu) do Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên chủ trương, được nhiều quan lại cấp tiến ủng hộ. Họ kêu gọi liên kết với tư bản Âu-Mỹ, mở các công xưởng quân sự, chế tạo máy móc, vũ khí. Nhờ phong trào này, đã xuất hiện một số xí nghiệp tư doanh và hợp doanh giữa tư nhân và chính phủ. Tại nhiều địa phương, những người có tiền đã mua sắm máy móc, mở công ty. Đồng thời các nhà tư bản Âu-Mỹ cũng mở các công xưởng chế tạo sản phẩm tiêu dùng tại các địa phương mà triều đình nhà Thanh buộc phải nhượng cho họ.
Những canh cải trên đây phần lớn do các nho sĩ tiến bộ và những người giầu có chủ trương và chủ động thực hiện. Nhưng phong trào Dương vụ cũng như cuộc vận động tự cường không chủ trương thay đổi thể chế chính trị. Phải đến khi xẩy ra chiến tranh Trung-Nhật, việc một nước nhỏ yếu hơn đánh thắng một đế chế từng tự hào thống lãnh toàn “thiên hạ” đã làm dấy lên phong trào đòi thay đổi toàn diện.
Hai người đi đầu trong phong trào này là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đưa ra khẩu hiệu vận động “toàn biến, tốc biến” (biến đổi toàn diện và nhanh chóng). Họ vận động các nho sinh cử nhân cùng họ dâng kiến nghị lên triều đình. Lương Khải Siêu dẫn 190 cử nhân lên kinh đô luận bàn thời cuộc. Khang Hữu Vi cùng 3,000 cử nhân dâng thư xin thực hiện “biến pháp”. Nhưng những đề nghị của hai nhóm này đều không được triều đình chấp thuận.
Năm 1896 Khang Hữu Vi lại khuyến nghị biến pháp, kêu gọi duy tân. Lần này vua Quang Tự đang nắm thực quyền, Từ Hi Thái Hậu đã rút vào hậu trường. Vua cũng muốn canh tân nên đã cho mời Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu vào triều bàn luận. Tất cả các đề nghị của hai ông đều được nhà vua chấp thuận, từ việc canh tân giáo dục, cải tổ thi cử, đến lập ngân hàng, làm đường xe lửa, lập hội buôn, mở rộng ngôn luận… Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn một trăm, đạo chiếu được ban ra để thực hiện các cải cách này. Từ Hi biết được đã tìm cách ngăn cản và ra lệnh giam lỏng Quang Tự. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đều phải bỏ trốn qua Nhật. Lich sử sau này gọi đây là cuộc cải cách 100 ngày (Bách nhật duy tân).
“Tự cường”, “Dương vụ” hay “Duy tân” đều giống nhau ở một điểm: vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế. Nhiều trí thức tân học không đồng ý duy trì chế độ quân chủ chuyên chế. Những người này chia thành hai khuynh hướng. Một khuynh hướng chủ trương chế độ quân chủ lập hiến như Nhật bản, trong đó có Viên Thế Khải, có lúc đã xưng vương một thời gian ngắn, sau lại vận động để được làm Tổng Thống Lâm Thời, sau cách mạng Tân Hợi 1911. Một khuynh hướng khác, chủ trương phế bỏ chế độ quân chủ, thay thế bắng chế độ dân chủ. Người đứng đầu khuynh hướng này, Tôn Dật Tiên, đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Tân Hợi lập ra nước Cộng Hòa Trung Hoa, và những người Cộng sản, hiện đang lãnh đạo nước Trung hoa cộng sản.
Như vậy tại Trung Hoa, việc Tây phương tràn vào xâm lấn, xâu xé và hạ nhục Trung quốc, đã tạo ra 3 khuynh hướng chính trị với 3 phản ứng khác nhau. Khuynh hướng bảo hoàng thì tìm cách canh tân đất nước trong khuôn khổ chế độ quân chủ Khổng giáo. Khuynh hướng thứ hai chủ trương canh tân theo mô hình quân chủ lập hiến. Khuynh hướng cách mạng chủ trương thiết lập chế độ dân chủ như các nước Tây phương. Khuynh hướng này thắng thế nhưng lại dẫn đến tranh chấp giữa hai đường lối cách mạng và kiến thiết, hoàn toàn khác nhau, mà hậu quả là đã tạo ra hai nước, hai chính thể Trung hoa như hiện nay.
Kết luận
So sánh hai trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc, chúng ta thấy có một điểm tương đồng. Cả hai nước đều “may mắn” chưa bị chiếm đóng nên kịp canh tân đất nước, dù cả hai đều bị áp lực bằng quân sự, và phải nhượng bộ hoặc một số vùng đất nước (Trung quốc), hoặc mở một số hải cảng cho ngoại xâm vào buôn bán (cả Trung quốc và Nhật Bản). Việt Nam thì khác, bị Pháp chiếm đóng toàn bộ miền Nam đất nước ngay từ những năm đầu đụng chạm với quân lực Pháp. Và Pháp tiếp tục tiến đánh cho đến khi chiếm được toàn bộ Việt Nam. Sự kiện tầu Mỹ bắn phá ngoại ô Tokyo và tầu Pháp bắn phá Thuận an gần như cùng một thời gian với cùng một tầm mức, nhưng mục tiêu thật khác xa nhau. Nhật bản chỉ cần chấp nhận mở cửa một số hải cảng cho Mỹ và các nước Tây phương vào buôn bán là việc bắn phá được chấm dứt. Đối với Trung hoa cũng gần như thế. Các cường quốc Âu Mỹ chỉ cần có một số khu vực trên đất Trung Hoa để tự do làm ăn buôn bán là họ không tiếp tục đánh chiếm Trung hoa nữa. Mọi việc sau đó diễn ra như thế nào là tùy triều đình, giới thức giả và nhân dân Trung hoa, Nhật bản tự quyết định.
Nếu trước khi Nhật Bản kịp canh tân, mở cửa, và trước khi Trung hoa kịp làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ, Mỹ hoặc các nước Tây phương khác quyết tâm chiếm đóng hai nước này, thì chưa chắc Trung Hoa và Nhật bản đã giữ được độc lập và yên ổn để canh tân.Và số phận của cà hai nước này chưa chắc đã khá hơn Việt Nam. Riêng Nhật bản cũng đã thi hành chính sách đóng cõi và tàn sát giáo dân Ki tô giáo quyết liệt và lâu dài không kém, nếu không nói là triệt để hơn Việt Nam. Ở đây, phải chăng yếu tố địa lý chính trị của Việt Nam, cửa ngõ giao thương hàng hải giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ dương, có tính quyết định cho số phân của Việt Nam? Và nếu yêu tố địa lý chính trị đáng được quan tâm thì phải chăng quan điểm về văn minh tiến bộ của chính nhà cải cách hàng đầu Nhật bản Fukuzawa, người được coi là cha đẻ của nước Nhật canh tân, đáng để chúng ta suy ngẫm. Quan điểm đó là: “văn minh tùy thuộc thời gian và hoàn cảnh”. Hoàn cảnh (đia lý chính trị của Việt Nam) và thời gian (chiếm Nam Kỳ chỉ 2 năm sau khi bắn phá thị uy ở Đà Nẵng) hoàn toàn không thuận lợi cho Việt Nam để kịp canh tân đất nước như Nhật bản và ngay cả Trung Hoa.
Khi so sánh cách tiếp cận và đối phó với Tây phương của ba nước Nhật bản, Trung hoa và Việt Nam, tôi muốn đưa ra một cách nhìn khác với cách nhìn thông thường từ trước đến nay, cho rằng vua quan và trí thức Việt Nam đã bảo thủ, không thức thời, không nhanh chóng mở cửa canh tân. Và do đó, đã để mất nước. Tôi cho rằng chúng ta mất nước trước khi kịp canh tân. Nhật Bản mở cửa canh tân khi Minh trị thiên hoàng nắm quyền bính năm 1868. Lúc đó và ba thập niên sau đó nước Nhật hoàn toàn yên ổn để tiếp tục canh tân, và không bị mất một tấc đất nào. Năm đó chúng ta đã mất 1/3 đất nước. Nếu Nhật Bản có Fukuzawa, chúng ta cũng có Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ….Ngay cả Cao Bá Quát, sau chuyến đi Tân Gia Ba về, trực tiếp thấy được những tiến bộ của văn minh mới, đã không thể ngồi im, can gián không được, phải làm loạn để bị chém đầu. Không khác gì trường hợp của Shôin ở Nhật,k trước khi Minh trị Thiên hoàng lên ngôi. Những con người Việt Nam yêu nước, hiểu biết và muốn canh cải đất nước như thế không ít, nhưng dù họ có muốn, triều đình có muốn, có còn kịp nữa không, và liệu người Pháp có chịu ngồi yên nhìn triều đình và sĩ phu yêu nước Việt Nam canh tân đất nước hay không?
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có vị trí địa lý, văn hóa và lịch sử đặc thù. Chúng ta không thể bỏ qua những nét đặc thù này trong việc xét định tư tưởng và chính sách chính trị của mỗi quốc gia dân tộc, cũng như trong việc lựa chọn tư tưởng và chính sách chính trị cho quốc gia dân tộc mình.
Đoàn Viết Hoạt
(28/3/2014)

Đáng nể bài thi: Sự tôn nghiêm thiêng liêng

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dang-ne-bai-thi-Su-ton-nghiem-thieng-lieng-post142250.gd
(GDVN) – Bài văn mang tên “Sự tôn nghiêm thiêng liêng” của thí sinh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã đạt điểm tối đa và được coi là một bài văn mẫu để tham khảo.
Đề bài:
Đọc đoạn văn sau đây, làm bài theo yêu cầu.


Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.

Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ.

Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông.

Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại.

Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.
Yêu cầu bài làm:
(1) Tự chọn góc độ, tự xác định lập ý, tự đặt tiêu đề, không giới hạn về thể loại văn.
(2) Bài làm phải trên 800 chữ.
(3) Không được rập khuôn, không được sao chép
Bài làm:
Sự tôn nghiêm thiêng liêng
Nhà báo nổi tiếng Ai cập Heikal nói: Tôn nghiêm của con người còn có giá trị hơn cả tiền bạc, địa vị, quyền lực, thậm chí hơn cả sinh mệnh. Trên Bến xe Trung tâm New York Mỹ, khi mọi người bỏ tiền cho người lang thang hoặc nghệ sĩ lang thang, nhất định phải đối sử bình đẳng với họ.

Ảnh minh họa
Khi họ biểu diễn, bên cạnh có đặt chiếc đĩa màu vàng hoặc chiếc mũ để nhận tiền của mọi người cho, nếu như bạn không thưởng thức biểu diễn của họ mà bỏ tiền vào đó thì sẽ họ từ chối, nếu bạn sau khi đã thưởng thức rồi mà không vỗ tay hoặc không có sự đánh giá gì, thì họ cũng không nhận tiền bạn cho. Bởi vì họ cho rằng: “Sự bố thí của bạn, sự tôn nghiêm của tôi, chúng ta đều bình đẳng cả”.
Cho nên con người sống trên đời này, cần phải đội trời đạp đất, phải ngẩng đầu ưỡn ngực, phải có tôn nghiêm.
Tôn nghiêm, là bộ mặt của con người, là thứ để được người khác chấp nhận. Đây không phải là sĩ diện, không phải là thứ lấy ra để khoe khoang.
Tôn nghiêm, là đạo đức và khí tiết, là một loại giá trị quan, là loại tinh thần tự lập tự cường; là thứ cảm nhận tốt đẹp được người khác tôn trọng và tin yêu đến từ lòng tự trọng tự yêu thương của chính bản thân mình.
Tôn nghiêm là thiêng liêng bất khả xâm phạm, không thể bôi nhọ, chúng ta cần phải bảo vệ tôn nghiêm. Một con người nếu như mà ngay cả tôn nghiêm cũng không còn nữa, thì sự sống của họ tất sẽ rất ảm đạm, thậm chí không giá trị gì, con người đều phải mang theo lòng tôn nghiêm để mà sống.
Có tôn nghiêm rồi, bạn mới có thể coi trọng bản thân mình, từ đó mà có yêu cầu nghiêm khắc và tiêu chuẩn cao cho bản thân mình, không vượt qua phạm trù quy định; có tôn nghiêm rồi, người khác mới kính trọng bạn, những việc bạn làm mới có ý nghĩa.
Một con người, một dân tộc, làm thế nào mới có được tôn nghiêm, không thể chỉ dựa dẫm vào người khác, mà chỉ có thể dựa vào bản thân. Phải dựa vào tu dưỡng bản thân mình, dựa vào tinh thần “giàu sang mà không phóng đãng, nghèo hèn mà không rời đổi, uy lực không khuất phục được” toát ra từ trong xương cốt.
Tự kính trọng mình thì được người khác kính trọng, tự hạ thấp mình thì sẽ bị người khác khinh miệt, đây là lý lẽ cơ bản nhất. Sống một cách có tôn nghiêm thì mới có ý nghĩa, quyết không buông bỏ tôn nghiêm làm người; sự sống bé nhỏ trở nên cao quý là vì chúng có tôn nghiêm.
Trước cái đúng và cái sai, biết bao các chí sĩ và dân thường yêu nước coi tôn nghiêm là tính mạng, họ thà làm ngọc vỡ không làm ngói lành, trong dòng lịch sử dài đằng đẵng, đã để lại biết bao tấm gương sáng ngời.
Đào Uyên Minh, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng cuối đời Đông Tấn đầu đời Nam Tống quyết không chịu cúi đầu trước năm đấu gạo, ông Tô Vũ, vị đại thần đời Tây Hán thà bị đày đi chăn cừu ngoài cửa ải xa xôi chứ không chịu đầu hàng, ông Văn Thiên Tường, đại thần, nhà chính trị, nhà văn anh hùng yêu nước đời Nam Tống từng nói câu:
Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Con người xưa nay ai mà không chết. Chỉ làm sao lưu lại lòng son với sử xanh).
Nhà văn nổi tiếng Chu Tự Thanh thà chết đói cũng không chịu nhận lương thực cứu tế của Mỹ lúc bấy giờ. Họ có đức tính ngay thẳng chính trực, họ sống một cách tôn nghiêm, thà đứng thẳng mà chết chứ quyết không quỳ mà sống. Cho dù buộc phải mất đi tính mạng, cũng phải bảo vệ tôn nghiêm.
Thế nhưng, cũng có nhiều người, vì sinh tồn, vì đuổi danh trục lợi, vì leo lên địa vị cao, … mà đã bán rẻ tôn nghiêm. Trong đời sống hiện thực, có người thà quỳ xuống để yên thấm sự việc, có người đã chạm tới đáy vực của đạo đức vì tiền của, thậm chí có người đã bán rẻ nhân cách của mình,… tôn nghiêm, xem chừng đã xa dần với chúng ta.
Khúm núm quỵ lụy, a dua nịnh hót, vứt bỏ tôn nghiêm, mất cả nhân cách, cho dù có vinh hoa phú quý hưởng thụ không xuể đi nữa, thì cũng không thể nào có được niềm vui thật sự, và chỉ có thể không đáng để mọi người nhắc đến.
Những quan chức tham nhũng như Văn Cường, Hứa Mai Vĩnh, Tăng Cẩm Xuân chỉ vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ nhân cách, bán rẻ tôn nghiêm, họ đã hoàn toàn quên mất chuẩn tắc cơ bản của làm người.
Những loại người như Lý Hạo, chỉ vì dục vọng ích kỷ của mình, đã giam hãm, cướp đoạt tự do và tính mạng của người khác không tiếc tay, hoàn toàn mất đi tính tối thiểu nhất của con người, hắn xấu xa bỉ ổi đến tột độ.
Tôn nghiêm, không phải ai cũng có thể giữ gìn cho được, muôn vật trên đời này đều có tôn nghiêm. Tôn nghiêm không có khoảng cách giàu nghèo, không có cao thấp sang hèn, tôn nghiêm là sự bình đẳng. Trên có vĩ nhân, dưới có thường dân, ai nấy cũng đều có tôn nghiêm.
Tôn nghiêm, thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Lời bình: Tầng thứ luận chứng của bài văn rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Mở đầu đã dùng một câu danh ngôn và lấy ví dụ của một sự việc dẫn vào chủ đề về tôn nghiêm, rồi trình bày và phân tích “tôn nghiêm là gì”;

Tiếp theo đã trọng tâm luận chứng “con người vì sao phải có tôn nghiêm” từ hai mặt chính diện và phản diện, vừa có nhân vật điển hình của các chí sĩ chính trực cổ đại, lại có kẻ điển hình phản diện trong xã hội ngày nay, bài văn đã sử dụng câu và đoạn của “tài liệu phần hai” một cách khéo léo, đã làm tăng thêm sức mạnh luận chứng. 

Sử dụng các dẫn chứng vừa điển hình vừa mới mẻ, tài liệu rất phong phú, luận chứng rất đầy đủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét