Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc
|
Những vùng đất trong tầm ngắm của TQ
∇ Nghe tường trình
|
Nếu như ở những nơi này, người Trung Quốc có được đặc quyền đặc lợi là tha hồ khai thác, được hoạt động bí mật, người Việt Nam không được vào khu vực hoạt động của họ và họ chỉ đóng một mức thuế tượng trưng… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của người Trung Quốc trên đất Việt Nam đã đi vào chỗ không thể kiểm soát được nữa và nhân dân càng lúc càng thấy lo ngại cho sự tung hoành của họ. Mọi vùng đất duyên hải đều có mặt người Trung Quốc.
Một người dân ven biển Quảng Trị than thở: “Quá nguy hiểm chứ, bên phía cửa Việt, cửa Tùng, tức là nó lấy danh nghĩa đầu tư kinh tế. Vậy mà bên phía chính quyền nó làm lơ, không đấu tranh là chết luôn.”
Theo người này nói, thời gian gần đây, hầu như mọi mảnh vườn ở làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong đều lâm vào nạn xâm lăng một cách trắng trợn của người Tàu và nhà cầm quyền địa phương. Nghĩa là khi người Tàu đến đây, việc đầu tiên họ làm là tìm đến các cơ quan, các quan chức để bằng mọi giá liên kết, đút lót và mua chuộc bằng được các quan chức này. Để rồi sau đó là những hành động xâm lăng.
Hành động xâm lăng của người Tàu được thực hiện theo con đường đầu tư kinh tế trá hình. Người này khẳng định đó là xâm lăng và bán nước chứ không phải đầu tư gì cả. Vì một khi đầu tư kinh tế đích thực, biểu hiện đầu tiên của việc đầu tư phải là thiện chí, thuận mua vừa bán và không có những hành tung đen tối.
Đằng này, thay vì thỏa thuận với nhân dân để mua đất, người Tàu lại mua chuộc và biến quan chức địa phương thành tay sai của họ, các quan chức địa phương nghiễm nhiên trở thành con rối trong cuộn dây giật của người Tàu. Thay vì bảo vệ nhân dân và bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc dân, các quan chức địa phương lại bằng mọi giá bảo vệ người Tàu, xem họ như những quan thầy và bất chấp nỗi tủi nhục, đau khổ của nhân dân, họ hết dùng thủ đoạn này chuyển sang thủ đoạn khác để biến đất canh tác, đất vườn của nhân dân thành công trình của người Tàu.
Những dự án “tắc kè đổi màu”
|
Theo một người dân khác, chuyện thu hồi đất, phù phép diện tích đất của người dân trở thành nơi xây dựng cho người Trung Quốc có những bước đi và lộ trình của nó chứ không phải là ngẫu nhiên. Cũng như ở những tỉnh khác, dường như cơ quan cầm quyền địa phương đã có chung một công thức lấy đất của dân nhân danh công trình phúc lợi xã hội, dự án nhà nước. Và theo luật nhà đất cũng như luật dân sự hiện hành, việc thu hồi đất của nhân dân để xây dựng công trình nhà nước, công trình mang tính phúc lợi xã hội là hợp lý, mức đền bù theo giá nhà nước qui định.
Có thể là một nơi mỗi khác, thủ đoạn của quan chức địa phương sẽ dích dắc cho phù hợp vùng miền, nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là ra thông báo, sau đó họp dân một cách tượng trưng, đưa những tay chân vào phát biểu thể hiện sự nhất trí để lôi kéo nhân dân, sau đó đến lệnh thu hồi đền bù. Và tất cả chuỗi thông báo, lệnh thu hồi đền bù này đều nhân danh lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Chính vì sự nhân danh như thế, nhân dân khó bề chống đối hoặc không đồng ý.
Và khi đất đã bị thâu tóm về tay nhà cầm quyền, lúc đó dự án sẽ đổi màu như một con tắc kè, ban đầu nó mang màu xanh của niềm hy vọng nhân dân, sau đó nó chuyển dần sang màu tía rồi lộ nguyên màu đỏ của sức mạnh độc tài, thâu tóm và lừa bịp nhân dân. Thay vì xây dựng công trình phúc lợi cho xã hội, người ta bắt đầu bán cho Trung Quốc và người Trung Quốc lại xây dựng thành những mật khu mà người Việt Nam không thể nào biết được bên trong nó chứa những gì và nó có lợi ích hay độc hại, nguy hiểm cho an ninh quốc gia gì không. Nói chung là nhân dân mù tịt trước những mật khu của người Tàu ngay trên quê hương mình.
Một người dân khác nói thêm là mức độ nguy hiểm của các mật khu Trung Quốc mà trên danh nghĩa đó là những công trình kinh tế trọng điểm, những công trình đầu tư nước ngoài triệu đô tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế, nó mang lại một tai biến lớn cho dân tộc.
Sở dĩ gọi là tai biến bởi ông này quan niệm rằng não trạng của cả dân tộc cũng giống như bộ não của một con người, một khi nhồi nhét quá nhiều chất độc, hoặc là nó tạo khối u, hoặc là nó tắc nghẽn động mạch và một ngày nào đó, mạch máu bùng vỡ, làm cho não bộ bị tê liệt, nhẹ thì tàn tật suốt đời, nặng thì tử vong.
Tình trạng các công trình người Tàu xuất hiện ở các vùng duyên hải miền Trung là một tình trạng đầu độc đúng nghĩa. Hoặc là các thương nhân Tàu sẽ vung tiền, kéo hàng loạt thanh niên, đặc biệt là những cô gái mới lớn, con nhà nghèo rơi vào nghề bán dâm vì mê túi tiền của họ và bị họ gài bẫy để rồi hàng loạt cô gái phải sa chân vào con đường mại dâm.
Về phần nam thanh niên, bởi học hành dang dở, thất nghiệp kéo dài nên khi có một công việc nào nhanh hái ra tiền, họ sẽ bất chấp để kiếm tiền. Và chuyện kết bè kết nhóm, tổ chức băng đảng để buôn bán ma túy và chèo kéo những thanh niên đồng lứa vào đường dây, sau đó giới thiệu cho những ông trùm người Tàu để mở rộng thị trường ma túy đang là ung nhọt nhức nhối ở Quảng Trị.
Một lần nữa, người Trung Quốc lại thành công trong chiến dịch bành trướng của họ trên đất Quảng Trị.
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA
HRW đòi thả blogger Trương Duy Nhất
Ông Trương Duy Nhất là chủ blog 'Một góc nhìn khác' |
Một ngày trước phiên xử nhà
báo, blogger Trương Duy Nhất, tổ chức nhân quyền có tiếng Human
Rights Watch (HRW) kêu gọi trả tự do ngay cho ông.
Ông Trương Duy Nhất sẽ bị xử tội 'Lợi dụng quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự vào ngày 4/3 tại Đà Nẵng.
Ông Trương Duy Nhất sẽ bị xử tội 'Lợi dụng quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự vào ngày 4/3 tại Đà Nẵng.
Trong thông cáo ra tại New York,
HRW nói phiên xử ông Nhất cho thấy rằng giới chức Việt Nam
"không ngơi nghỉ trong quyết tâm nhắm vào những người chỉ trích
một cách ôn hòa".
Tổ chức này nói trong blog "Một góc nhìn khác" của mình, nhà báo Trương Duy Nhất thường xuyên chỉ trích chính quyền và nêu quan ngại về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ chức, đồng thời nói họ phải chịu trách nhiệm về tình trạng "hỗn loạn chính trị" và "tham nhũng không kiểm soát nổi" ở trong nước.
Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams, viết trong thông cáo: "Vụ xử Trương Duy Nhất là một phần trong nỗ lực vô ích của chính phủ Việt Nam nhằm bịt miệng cộng đồng blogger ngày càng sôi động ở trong nước".
Ông Adams viết: “Thay vì tạo ra một người tù chính trị mới, chính quyền nên thả ông Trương Duy Nhất và tất cả những người khác, vốn bị giam giữ chỉ vì không đồng ý với chính phủ và Đảng CSVN".
Theo HRW, kể từ khi ông Nhất và một số blogger khác bị bắt trong một đợt năm 2013, Mạng lưới Blogger Việt Nam và một số tổ chức mới thành lập đã vận động chống lại việc sử dụng Điều 258 Bộ Luật Hình sự để hình sự hóa quyền tự do biểu đạt ý kiến.
Tại phiên xem xét định kỳ về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai vừa qua, một số nước thành viên LHQ cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt sử dụng Điều 258 để trừng phạt những người chỉ bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.
Thông cáo của HRW viết: “Nếu ông Trương Duy Nhất không được tự do thì các nhà tài trợ cho Việt Nam cũng như các đối tác phát triển cần phải cho chính quyền [Việt Nam] thấy rằng họ không thể tiếp tục bỏ tù người dân mà không bị hậu quả gì như vậy".
Tổ chức này nói trong blog "Một góc nhìn khác" của mình, nhà báo Trương Duy Nhất thường xuyên chỉ trích chính quyền và nêu quan ngại về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ chức, đồng thời nói họ phải chịu trách nhiệm về tình trạng "hỗn loạn chính trị" và "tham nhũng không kiểm soát nổi" ở trong nước.
Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams, viết trong thông cáo: "Vụ xử Trương Duy Nhất là một phần trong nỗ lực vô ích của chính phủ Việt Nam nhằm bịt miệng cộng đồng blogger ngày càng sôi động ở trong nước".
Ông Adams viết: “Thay vì tạo ra một người tù chính trị mới, chính quyền nên thả ông Trương Duy Nhất và tất cả những người khác, vốn bị giam giữ chỉ vì không đồng ý với chính phủ và Đảng CSVN".
Theo HRW, kể từ khi ông Nhất và một số blogger khác bị bắt trong một đợt năm 2013, Mạng lưới Blogger Việt Nam và một số tổ chức mới thành lập đã vận động chống lại việc sử dụng Điều 258 Bộ Luật Hình sự để hình sự hóa quyền tự do biểu đạt ý kiến.
Tại phiên xem xét định kỳ về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai vừa qua, một số nước thành viên LHQ cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt sử dụng Điều 258 để trừng phạt những người chỉ bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.
Thông cáo của HRW viết: “Nếu ông Trương Duy Nhất không được tự do thì các nhà tài trợ cho Việt Nam cũng như các đối tác phát triển cần phải cho chính quyền [Việt Nam] thấy rằng họ không thể tiếp tục bỏ tù người dân mà không bị hậu quả gì như vậy".
(BBC)
Sao quan chức không được ở nhà to?
Nguyễn Quảng
Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
Biệt dinh của cựu Chánh thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền đang gây xôn xao dư luận.
Báo chí đang công kích một ngôi nhà to của một cựu quan chức to,
không phải bây giờ, mà trước đây, thi thoảng tôi đọc báo cũng thấy vài
bài công kích một ngôi nhà to của chủ tịch, hay bí thư.Tóm lại, với tâm lí của đa số nhân dân, quan chức phải nghèo và không được ở nhà to.
Nhưng nhà doanh nghiệp buôn bán thì không nằm trong diện công kích, họ có thể sở hữu một đống nhà, lái xe xịn nhất, và vô khối người giúp việc, nhưng quan chức thì không được.
Tâm lí ghét quan có lẽ đã có cả ngàn năm, bất kì anh quan nào cũng bị mặc định ăn bẩn, khoác lác, khệnh cỡm, và thiếu thông minh.
Hãy xem chuyện Trạng Quỳnh chơi xỏ quan bằng những đòn hiểm kiểu dân gian, anh ba Giai hay Tú Xuất trong Nam kỳ cũng có những kiểu tương tự, mục tiêu của họ là thỏa mãn sự đố kị với người giàu hơn. Với họ, giàu mặc định là xấu xa.
Thời bao cấp, quan chức cũng không được coi trọng nhiều lắm, tôi còn nhớ bài vè :
“Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe.”
‘Đâu có thể nghèo mãi?’
“Nếu công kích các quan chức giàu, thì đó là một sự lãng phí, đồng tiền, dù tham ô mà có, nếu vẫn ở Việt nam và sinh lời, tạo thêm công ăn việc làm, kích cầu cho xã hội thì cần được cổ vũ, hơn là chỉ trích để tạo tiền lệ xấu để các quan chức mua vàng hay đổi đô gửi ngân hàng nước ngoài, chứ không dám đầu tư hay ăn tiêu trong nước”
Nhưng Việt nam đâu có nghèo mãi, phải dần dần giàu hơn chứ? Cà muối đâu phải món ăn xuyên thế kỉ?
Tôi cũng nhớ một án tử hình cho anh cục trưởng cục quân nhu thời ông Hồ mới nắm quyền, anh bị tử hình, vụ việc khởi động là do anh tổ chức một đám cưới quá xa hoa được tả lại như sau:
“Trên những dãy bàn dài tít tắp (bày tiệc cưới) xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, giò chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng, hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên, ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt” ….
Anh bị tử hình, chết có lẽ không nhắm được mắt, vì một đám cưới kiểu đó thì ở thời điểm hiện tại, đâu cũng có. Và anh chết, do dám ăn tiêu “xa hoa” khi dân còn nghèo. Tất nhiên, anh bị khép tội tham nhũng sau đó với một phiên tòa đầy cảm tính.
Cái lý dân còn nghèo thực sự tôi nghe ở khắp, mà quả thế thật, rất nhiều dân còn nghèo.
Vấn đề là, dân nghèo và nhà to của quan liệu có liên quan đến nhau không?
Nếu công kích các quan chức giàu, thì đó là một sự lãng phí, đồng tiền, dù tham ô mà có, nếu vẫn ở Việt nam và sinh lời, tạo thêm công ăn việc làm, kích cầu cho xã hội thì cần được cổ vũ, hơn là chỉ trích để tạo tiền lệ xấu để các quan chức mua vàng hay đổi đô gửi ngân hàng nước ngoài, chứ không dám đầu tư hay ăn tiêu trong nước.
‘Quan nghèo là vô dụng’
“Nếu quan chức mà nghèo, thì mới làm tôi ngạc nhiên, quan nghèo, tôi mặc định là người vô dụng, vì muốn nghèo, làm dân là đủ nghèo rồi. Và các quan sẽ dạy dân cách làm giàu thế nào, trong khi chính anh ta đang nghèo hoặc phải giả vờ nghèo như con ếch trong ruộng thuốc sâu”
Nhưng thực sự, nhà của ông Truyền to nhưng chưa chắc đã có giá, nếu bán cả nhà cả đất, ông chỉ mua được cái giường hoàng gia của đại gia Lê Ân hay không đến một zerô mét vuông đất phố cổ Hà nội hay quận nhất Sài gòn.
Lý của nhân dân cũng rất hợp lý, họ nhìn vào lương tháng của ông, và khẳng định, với mức lương đó, ông không thể xây được cái nhà to như thế!
Nhưng ai cũng biết, quan chức không ai sống bằng lương, nếu bạn là quan chức, bạn có thể khẳng định giúp tôi điều này. Rất nhiều nhân viên làm việc ở các bộ ngành lái ô tô riêng đi làm, nếu chỉ trông vào lương, tất nhiên họ không thể mua những chiếc xe tiền tỷ như vậy.
Làm quan to, chỉ cần một thông tin sớm về cổ phiếu, hay một dự án về con đường mới mở v.v…, thì quan chức có thể bổ sung thêm vài hàng số không vào tài khoản mà không cần đến lương hay nhận hối lộ.
Tôi tin rằng, ở một chức vị cao, chỉ cần nhìn món đồ nào đó hơi lâu, thì khi về nhà, món đồ đó đã ở nhà rồi, do các đàn em cung tiến.
Vậy quy ra tiền lương chỉ là trò cười, đã làm được đến chức quan, thì thiếu gì mánh kiếm tiền, nếu quan chức mà nghèo, thì mới làm tôi ngạc nhiên, quan nghèo, tôi mặc định là người vô dụng, vì muốn nghèo, làm dân là đủ nghèo rồi.
Và các quan sẽ dạy dân cách làm giàu thế nào, trong khi chính anh ta đang nghèo hoặc phải giả vờ nghèo như con ếch trong ruộng thuốc sâu?
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một blogger người Việt đang sinh sống tại Anh.
Bài toán khó cho Obama
Tổng thống Obama đã ra lệnh có các biện pháp nhằm trừng phạt kinh tế Nga và cô lập nước này.
Giới chức Mỹ nói Vladimir Putin đã có lựa chọn xấu, sẽ khiến nước ông rơi vào tình thế yếu hơn nhiều.
Nhưng đây cũng là thử thách quan trọng cho sự lãnh đạo của Obama, nó sẽ cho thấy Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng trên thế giới.
Ngoại trưởng John Kerry sẽ bay tới Kiev để gặp các lãnh đạo ở đó, và Mỹ đang cố điều phối phản ứng quốc tế để gây áp lực lên Tổng thống Putin.
Nhưng quan chức cao cấp nói chung loại bỏ khả năng can thiệp quân sự.
Những người chỉ trích Tổng thống Obama cáo buộc ông hành động quá chậm và một lần nữa lại cho đối phương đạp qua “lằn ranh đỏ”.
Chiều thứ Sáu ông cảnh báo sẽ có “giá phải trả” khi Nga can thiệp quân sự vào Ukraine. Vài giờ sau, quân Nga tiến vào. Nay Mỹ nói có hơn 6.000 lính Nga chiếm Crimea.
Người ta nói Obama có vấn đề về uy tín, và điều đó khuyến khích Putin.
Rõ ràng phương Tây không chuẩn bị tốt cho sự leo thang khủng hoảng này, mà lẽ ra họ phải nhìn thấy trước. Rõ ràng Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ.
Nhưng bạn cũng có thể phóng đại yếu tố Obama.
Giới chức Mỹ nói Vladimir Putin đã có lựa chọn xấu, sẽ khiến nước ông rơi vào tình thế yếu hơn nhiều.
Nhưng đây cũng là thử thách quan trọng cho sự lãnh đạo của Obama, nó sẽ cho thấy Mỹ có bao nhiêu ảnh hưởng trên thế giới.
Ngoại trưởng John Kerry sẽ bay tới Kiev để gặp các lãnh đạo ở đó, và Mỹ đang cố điều phối phản ứng quốc tế để gây áp lực lên Tổng thống Putin.
Nhưng quan chức cao cấp nói chung loại bỏ khả năng can thiệp quân sự.
Những người chỉ trích Tổng thống Obama cáo buộc ông hành động quá chậm và một lần nữa lại cho đối phương đạp qua “lằn ranh đỏ”.
Chiều thứ Sáu ông cảnh báo sẽ có “giá phải trả” khi Nga can thiệp quân sự vào Ukraine. Vài giờ sau, quân Nga tiến vào. Nay Mỹ nói có hơn 6.000 lính Nga chiếm Crimea.
Người ta nói Obama có vấn đề về uy tín, và điều đó khuyến khích Putin.
Rõ ràng phương Tây không chuẩn bị tốt cho sự leo thang khủng hoảng này, mà lẽ ra họ phải nhìn thấy trước. Rõ ràng Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ.
Nhưng bạn cũng có thể phóng đại yếu tố Obama.
Nên nhớ Putin đã gây chiến ở Georgia khi George W Bush còn trong Phòng Bầu dục, và có ai nói Bush là người yêu hòa bình đâu.
Nhưng Bush rõ ràng nghĩ chẳng nên đánh một nước có sức mạnh hạt nhân vì một nước từng thuộc đế chế Liên Xô.
Giới chức cao cấp của Mỹ giận dữ bác bỏ lời nói rằng hành vi quá khứ của Obama đã khuyến khích Putin.
Họ nói chính sách của nhà lãnh đạo Nga ở Ukraine đã thất bại, ông ta chỉ còn cách dùng sức mạnh cứng. Họ nói thế giới nên trách Putin, chứ không phải là Obama.
Chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều bước đi trong mấy ngày tới.
Điểm áp lực đầu tiên là cuộc họp G8 tại Sochi tháng Sáu. Mỹ, Canada và Anh đã hủy các cuộc họp chuẩn bị cho sự kiện.
Nên nhớ Crimea thuộc Nga từ 1783 và trong những năm đầu của Liên Xô, đây là cộng hòa tự trị thuộc Liên bang Nga. Khrushchev đã tặng nó cho Ukraine năm 1954.
Nay Putin muốn có lại nó. Rút quân sẽ là thất bại và sự sỉ nhục cho ông ta.
Vấn đề cho Obama là sự trừng phạt kinh tế mất thời gian trước khi có hiệu nghiệm. Putin có lẽ chẳng ngại sức ép ngoại giao – ông ta có vẻ thích thú chọc tức các lãnh đạo phương Tây.
Dễ dàng để nhìn thấy tình hình còn có thể tệ hơn nữa, và không rõ Obama sẽ phản ứng ra sao một khi khủng hoảng thêm sâu sắc.
Nhưng Bush rõ ràng nghĩ chẳng nên đánh một nước có sức mạnh hạt nhân vì một nước từng thuộc đế chế Liên Xô.
Giới chức cao cấp của Mỹ giận dữ bác bỏ lời nói rằng hành vi quá khứ của Obama đã khuyến khích Putin.
Họ nói chính sách của nhà lãnh đạo Nga ở Ukraine đã thất bại, ông ta chỉ còn cách dùng sức mạnh cứng. Họ nói thế giới nên trách Putin, chứ không phải là Obama.
Chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều bước đi trong mấy ngày tới.
Điểm áp lực đầu tiên là cuộc họp G8 tại Sochi tháng Sáu. Mỹ, Canada và Anh đã hủy các cuộc họp chuẩn bị cho sự kiện.
Nên nhớ Crimea thuộc Nga từ 1783 và trong những năm đầu của Liên Xô, đây là cộng hòa tự trị thuộc Liên bang Nga. Khrushchev đã tặng nó cho Ukraine năm 1954.
Nay Putin muốn có lại nó. Rút quân sẽ là thất bại và sự sỉ nhục cho ông ta.
Vấn đề cho Obama là sự trừng phạt kinh tế mất thời gian trước khi có hiệu nghiệm. Putin có lẽ chẳng ngại sức ép ngoại giao – ông ta có vẻ thích thú chọc tức các lãnh đạo phương Tây.
Dễ dàng để nhìn thấy tình hình còn có thể tệ hơn nữa, và không rõ Obama sẽ phản ứng ra sao một khi khủng hoảng thêm sâu sắc.
Mark Mardell
(BBC)
Nga ra tối hậu thư ở Crimea
BBC
Binh lính được cho là của Nga ở bên ngoài Simferopol
Quân đội Nga đã lệnh cho lực lượng Ukraine ở Crimea phải đầu hàng trước 03:00 GMT nếu không sẽ bị tấn công, các nguồn tin quốc phòng Ukraine cho biết.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước đó nói Nga phải phản ứng trước “các đe dọa của chủ nghĩa dân tộc cực đoan”.
Cho tới nay chưa hề có tiếng súng tại Crimea, vùng có đa số người nói tiếng Nga và chính phủ địa phương nhìn chung ủng hộ Nga.
Trước đó Nga thắt chặt vòng kiềm tỏa quân sự trên vùng Crimea và thực tế đang kiểm soát vùng này bất chấp đề nghị rút lui của phương Tây.
Hàng ngàn lính Nga đang trấn giữ vùng này và cũng có tin về việc dịch chuyển xe thiết giáp và tàu.
Bảy nước công nghiệp phát triển đã lên án việc Moscow “vi phạm chủ quyền của Ukraine”.
Ukraine đã lệnh tổng động viên, phát giấy triệu tập quân sỹ và đề nghị quốc tế ủng hộ.
Phóng viên ngoại giao của BBC, Jonathan Marcus, nhận định:
“Nhìn bề ngoài thì nếu Nga đưa quân vào đông Ukraine, lực lượng Ukraine có thể chiến đấu tốt hơn so với lực lượng quân đội của đất nước Georgia nhỏ bẻ khi quân Nga tấn công hồi năm 2008.
“Với sự chia rẽ ở đất nước này, người ta cũng đặt dấu hỏi về lòng trung thành của các thành phần trong quân đội đối với chính phủ lâm thời ở Kiev.”
Nga nói họ bảo vệ lợi ích của người nói tiếng Nga tại Crimea và ở những nơi khác tại Ukraine sau khi Tổng thống Victor Yanukovych bị lật đổ trong tháng trước.
Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Nga hôm thứ Hai với chỉ số MICEX ở Moscow giảm 9% vào đầu giờ buôn bán.
“Nhìn bề ngoài thì nếu Nga đưa quân vào đông Ukraine, lực lượng Ukraine có thể chiến đấu tốt hơn so với lực lượng quân đội của đất nước Georgia nhỏ bẻ khi quân Nga tấn công hồi năm 2008.”
Phóng viên BBC Jonathan Marcus
Phóng viên BBC Mark Lowen tại Sevastopol nói Crimea giờ coi như thuộc quyền kiểm soát quân sự của Nga cho dù họ chưa tốn viên đạn nào.
Anh nói hai căn cứ quân sự lớn của Ukraine đã bị bao vây và các nơi trọng yếu như sân bay cũng bị chiếm.
Hàng ngàn lính tinh nhuệ của Nga mới tới đã có số lượng áp đảo sự hiện diện quân sự của Ukraine.
Những ụ chắn đường cũng được lập ra để ngăn cách Crimea với phần còn lại của Ukraine.
Lính biên phòng Ukraine thông báo họ thấy có nhiều xe thiết giáp tập trung ở phía bên kia của eo biển ngăn cách Nga và Crimea.
Binh lính thân Nga cũng đã chiếm quyền kiểm soát bến phà sang Nga ở vùng viễn đông Crimea.
Một số dịch vụ điện thoại di động cũng bị chặn.
‘Vi phạm chủ quyền’
Chỉ huy hải quân Ukraine hôm thứ Hai đã khẳng định trung thành với Ukraine, hãng tin Interfax-Ukraine tường thuật, bất chấp cố gắng của nhóm thân Nga toan vào trụ sở hải quân ở Simferopol để buộc họ thay đổi quan điểm.Phóng viên BBC ở Sarah Rainsford ở Kiev nói chính phủ lâm thời đã kêu gọi có sự ủng hộ quốc tế để buộc quân đội Nga rời Crimea.
Cô nói Ukraine đã tổng động viên quân đội cho dù họ hy vọng sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng trong hòa bình.
Người ủng hộ chính phủ lâm thời ở Kiev giơ tay chào khi nghe quốc ca
Người biểu tình ở New York phản đối Nga
Phóng viên của BBC cũng nói người dân rất giận dữ trước hành động của Nga và nhiều người Ukraine nói họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ cho dù về mặt quân sự Ukraine không phải là đối thủ có thể sánh được với Nga.
Hôm Chủ Nhật các nước công nghiệp phát triển đã lên án việc Nga tăng cường quân đội.
Trong một tuyên bố từ Nhà Trắng, nhóm G7 lên án “Liên bang Nga vi phạm rõ ràng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
Tuyên bố cũng nói: “Chúng tôi tạm thời quyết định ngưng việc chuẩn bị cho Thượng đỉnh G8 ở Sochi vào tháng Sáu.”
Các bộ trưởng G7 nói họ sẵn sàng “ủng hộ tài chính mạnh mẽ cho Ukraine.”
Bộ Tài chính Ukraine nói nước này cần 35 tỷ đô la trong vòng hai năm tới.
‘Bên bờ thảm họa’
Trong khi đó các hoạt động ngoại giao vẫn tiếp tục để giải quyết khủng hoảng.Ngoại trưởng của Liên minh châu Âu sẽ có phiên họp khẩn ở Brussels.
Liên Hiệp Quốc nói Phó Tổng Thư ký Jan Eliasson sẽ tới Ukraine để “trực tiếp xem xét tình hình tại chỗ.”
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon sẽ gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Geneva vào thứ Hai.
Ngoại trưởng Anh William Hague đã tới Kiev để đàm phán với chính phủ mới.
Ông nói cuộc khủng hoảng ở Ukraine là lớn nhất mà châu Âu đối mặt với trong thế kỷ này.
Ông Hague (phải) tới Kiev hôm thứ Hai còn ông Kerry sẽ tới vào thứ Ba
Thủ tướng lâm thời của Ukraine Arseniy Yatsenyuk cảnh báo đất nước ông “đang bên bờ vực thảm họa”.
Moscow không công nhận chính quyền hiện nay ở Kiev sau cuộc lật đổ ông Yanukovych.
Quyết định hồi tháng Mười Một của ông Yanukovych về việc bỏ quan hệ gần gũi hơn với EU để đi về phía Nga đã gây ra biểu tình lớn ở Kiev.
Ukraina : Phương Tây đình chỉ tư cách thành viên G8 của Nga
Các lãnh đạo nhóm G8 trong lần gặp tại Anh năm 2013 – Reuters
Đức Tâm -RFI
Trong hai ngày cuối tuần qua, Mỹ và Châu Âu đã có nhiều hoạt động ngoại giao để ngăn ngừa Nga can thiệp quân sự vào Ukraina. Để gây sức ép, tối qua, 02/03/2013, bẩy nước công nghiệp phát triển nhất cùng với Liên Hiệp Châu Âu và Hội đồng Châu Âu đã thông báo đình chỉ các hoạt động chuẩn bị cho Thượng đỉnh G8, theo dự kiến được tổ chức tại Sotchi, Nga vào tháng Sáu tới đây. Như vậy, trên thực tế, Nga bị đình chỉ tư cách thành viên G8 và nhóm này chỉ còn 7 nước.
Từ Washington, thông tín viên Rfi Anne Marie Capomaccio, gửi về bài tường trình :
« Thông cáo do Nhà Trắng công bố, nhân danh 7 nước công nghiệp phát triển nhất và các định chế Châu Âu. Nga bị đình chỉ trên thực tế quy chế thành viên G8 cho đến khi môi trường trở nên thuận lợi cho các cuộc thảo luận có nội dung bên trong G8.
Trong một loạt phát biểu trên truyền hình, ngày hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đe dọa trục xuất Nga ra khỏi G8 và do vậy nhóm này chỉ còn 7 nước – G7. Quyết định được thông báo tối hôm qua là bước đầu tiên. Nhóm G7 lên án hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Ukraina và khẳng định hoàn toàn ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. G7 cũng nhấn mạnh đến quyền tự quyết của nhân dân Ukraina được lựa chọn tương lai của mình.
Matxcơva được khuyến khích mạnh mẽ là hãy chấp nhận một sự trung gian hòa giải. Các nước ký bản thông cáo này sẵn sàng phối hợp với ông Putin để đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng. Thông cáo không hề đề cập đến các biện pháp trừng phạt khác về chính trị hoặc kinh tế. Văn bản này được đưa sau sau nhiều cuộc thảo luận để có được đồng thuận chung ».
« Thông cáo do Nhà Trắng công bố, nhân danh 7 nước công nghiệp phát triển nhất và các định chế Châu Âu. Nga bị đình chỉ trên thực tế quy chế thành viên G8 cho đến khi môi trường trở nên thuận lợi cho các cuộc thảo luận có nội dung bên trong G8.
Trong một loạt phát biểu trên truyền hình, ngày hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đe dọa trục xuất Nga ra khỏi G8 và do vậy nhóm này chỉ còn 7 nước – G7. Quyết định được thông báo tối hôm qua là bước đầu tiên. Nhóm G7 lên án hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Ukraina và khẳng định hoàn toàn ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. G7 cũng nhấn mạnh đến quyền tự quyết của nhân dân Ukraina được lựa chọn tương lai của mình.
Matxcơva được khuyến khích mạnh mẽ là hãy chấp nhận một sự trung gian hòa giải. Các nước ký bản thông cáo này sẵn sàng phối hợp với ông Putin để đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng. Thông cáo không hề đề cập đến các biện pháp trừng phạt khác về chính trị hoặc kinh tế. Văn bản này được đưa sau sau nhiều cuộc thảo luận để có được đồng thuận chung ».
Cách vượt tường lửa và dấu IP đơn giản, kết nối mạng bất cứ ở đâu...
Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ Ba, ngày 04 tháng 3 năm 2014
- Đổi DNS thì họ chặn truy cập tới những IP của DNS.
- Sửa file host để truy cập facebook bằng IP thì họ chặn hết cả những IP đó.
Còn dùng những phần mềm proxy như Ultrasurf hay HotpotShield, hoặc những addon như AnonymousX (firefox) hoặc Steathy (chrome) thì chất lượng nó hên xui tùy theo con nước. :) Trèo tường bên trên không được thì đào hầm mà chui qua dưới đất vậy. Miễn sao chỉ cần vào được facebook theo cách thoải mái nhất mà không ai biết là ta vui roài. Nào, cùng đào thôi bà con.
Chuẩn bị dụng cụ đào hầm:
Dụng cụ ở đây là những tài khoản VPN chuyên dụng. VPN ( Virtual Private Network – Mạng riêng ảo) là dạng kết nối bảo mật bằng những đường hầm riêng biệt được mã hóa giữa máy chủ và máy tính (*). Máy tính người dùng được máy chủ cung cấp IP và đường truyền riêng để vượt thoát tường lửa kiểm duyệt.
VPN có ưu điểm là vợt trội so với tất cả những phần mềm proxy khác là TẤT CẢ mọi kết nối ra \vào internet của bạn đều được mã hóa và vận chuyển qua đường hầm này. So với những phần mềm proxy thì ( thông thường) chỉ có kết nối web (HTTP) là được mã hóa và vận chuyển riêng. Còn những kết nối khác :Skype, Yahoo…vẫn không được mã hóa.
VPN có thể kết nối được ở bất cứ đâu, còn những phần mềm proxy nếu gặp phải chỗ nào chặn truy cập ứng dụng đó thì đành chịu chết. Ví dụ như Ultra Surf là một ứng dụng có thể chặn được qua tường lửa của nhà mạng.
Nhưng thường cái gì chuyên chuyên nó hay đi kèm chữ PHÍ. May mà trên đời này cũng còn vài nhà hảo tâm cung cấp dụng cụ không kèm phí. Ở đây chúng ta nên cảm ơn nhà hảo tâm My Best VPN cho phép xài VPN với chất lượng cao mà không tính phí.
My Best VPN cung cấp cho người dùng 2 máy chủ VPN tại USA và UK đi kèm tài khoản.
( VPN chứ ko phải VN đâu ạ, bà con cứ yên tâm là nó không dính gì đến VN)
Đào hầm vô facebook :
Nhìn thì dài thế thôi chứ bà con làm theo hướng dẫn bằng hình ảnh từng bước một thì chưa đến 2 phút là xong rồi. Làm một lần, xài mãi mãi….
Bước 1 : Bấm Start Vào control Panel
Bước 2 : chọn Network and Sharing Center
Bước 3 : chọn Connect to a network
Bước 4 : Chọn Connect to a workplace
Bước 5 : Bấm Use My Internet Connection (VPN)
Bước 6 : Điền thông tin máy chủ VPN như trong hình
Internet adress : us.mybestvpn.com hoặc uk.mybestvpn.com
Destination Name : Điền cái gì cũng được, chỉ là tên để nhận biết VPN (nếu bạn có nhiều VPN khác nhau)
Bước 7 : Điền thông tin username và password do MyBestVPn cung cấp. Nhớ check Remember this Password như trong hình.
Username : mybestvpn
Password: freevpn
Bước 8 : Chọn Close để kết thúc việc thiếp lập VPN.
Bước 9: Quay trở lại Network and Sharing Ceter ở bước 2. Chọn vào Change adapter settings như trong hình
Bước 10 : Click phải vào VPN vừa tạo, chọn Create Shortcut (để mang ra desktop)
Bước 11 : Chọn Yes để tạo shortcut kết nối VPN ngoài desktop
Bước 12 : Quay trở lại desktop, giờ đã có biểu tượng VPN. Click đúp vào.
Bước 13: Chúng ta đã điền username và pass ở bước 7 nên ở bước này không điền gì cả, chỉ click vào Connect
Quá trình kết nối và xác thực đang diễn ra ( hầm đang được đào)
Bước 14: Bấm vào biểu tượng mạng ở thanh Taskbar, thấy VPN đã được kết nối thành công ( VPN Connected).
Mở trình duyệt web và check facebook thôi còn đợi gì nữa!!
Kiềm tra lại đường hầm :
Khoan, đợi một chút nữa đã nếu bà con là người cẩn thận. Nên kiểm tra lại để coi việc đào hầm đã thành công hoàn toàn hay chưa.
Bấm vào biểu tượng VPN ngoài Desktop ( bước 12) , click đúp vào. Chọn tiếp thẻ Details
Thông tin chi tiết cho biết IP đã được thay đổi
Truy cập vào trang web http://whatismyipaddress.com , bấm vào lookup IP address. Ta thấy Ip và khu vực đã được thay đổi. Tức là việc đào hầm VPN đã thành công rực rỡ. Bà con check facebook thoải mái được rồi đó.
Đóng cửa hầm khi không cần thiết :
Đương nhiên cái gì cũng có giá của nó, đào hầm VPN thì tốc độ sẽ chậm đi chút ít so với khi duyệt web thông thường. Vì vậy ki không cần sử dụng VPN thì nên ngắt kết nối.
Bấm vào biểu tượng VPN ngoài Desktop ( bước 12) , click đúp vào Disconnect để ngắt kết nối VPN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét