Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Toàn cảnh: Trương Duy Nhất, vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận - Vụ xử Trương Duy Nhất: Công nghệ IT đối đầu với tư tưởng phong kiến

Người Buôn Gió - Trương Duy Nhất, vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận

Có lẽ vụ án nhà báo Trương Duy Nhất là một trong những vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận bị đàn áp dưới con mắt quốc tế.

Trong toàn văn bản cáo trạng nêu ra chứng cứ là 12 bài viết của Trương Duy Nhất có nội dung nói xấu Đảng, Chính Phủ, Nhà Nước, Quốc Hội. Làm mất niềm tin của nhân dân vào đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội.


Trước khi đi đến nhận định xấu, người ta thường đưa ra những phân tích. Những phân tích của Trương Duy Nhất bị cáo trạng gọi là xuyên tạc. Chắc chắn tòa án sẽ không đi vào tranh luận những phân tích ấy của Trương Duy Nhất là đúng ở điểm nào hay sai ở điểm nào. Nếu tòa án không tranh luận ở những điểm này để làm rõ những phân tích của Trương Duy Nhất là đúng hay sai, thì đương nhiên đây là một phiên tòa không khách quan.

Hài hước nhất là tội bôi nhọ, hạ thấp uy tính lãnh đạo. Lãnh đạo là một con người, hành động có lúc thế này, lúc thế kia. Nếu lãnh đạo nào cũng tài giỏi thì hẳn đất nước không bị xâm phạm chủ quyền biển đảo, không có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, không có những tập đoàn đổ nợ, không có lạm phát và cảnh đâm chém, cướp giết, hiếp và tắc đường, sập cầu, tai nạn giao thông. Rồi còn tỉ vấn nạn như giáo dục, y tế, vệ sinh thực phẩm, môi trường, văn hóa.

Gần 70 năm thành lập nhà nước này, từ lãnh tụ đến lãnh đạo nào cũng tài giỏi cả, mà hiện trạng đất nước như bây giờ chắc chỉ nên nói xấu dân, hạ uy tín dân, bôi nhọ dân thì may chăng không sao?

Lãnh đạo là những con người đảm trách công việc trong các bộ máy đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội. Đương nhiên thực tế đất nước như nào thì các bộ máy này được hưởng lời khen chê tương xứng.

Có những thứ họ làm tốt, cái này đã có 700 tờ báo khen rồi. 700 tờ báo này có bao giờ thấy chê các vị lãnh đạo và các bộ máy trên đâu? Chỉ toàn khen và khen. Vậy thì khi thực trạng đất nước thế nào? Người dân có chịu hậu quả hoặc nhìn thấy bằng mắt, bằng tai chưa được. Phải có người chê là điều tất nhiên.

Tại sao người chê lại bị khép vào tội hạ thấp uy tín lãnh đạo và các bộ máy như đảng, chính phủ, quốc hội, nhà nước?

Một phiên tòa như thế này nếu đem ra xử thì đúng là một bước thụt lùi về tiến bộ nhân quyền.

Đang trong khi vừa gia nhập thành viên hội đồng nhân quyền LHQ, đang cố gắng hòa nhập với thế giới. Lẽ nào một phiên tòa xử một vụ án mà tính đặc trưng của quyền tự do ngôn luận rất rõ ràng lại được diễn ra không được minh bạch như quan sát viên độc lập, không tranh luận sòng phẳng, không tạo điều kiện cho luật sư tiếp xúc hồ sơ và thủ tục phiên tòa.

Đem xử đã là bất lợi, xử mà không công bằng, công khai lại càng bất lợi. Kết án nặng lại càng bất lợi.

Trương Duy Nhất bị khép vào khoản 2 điều 258. Điều mà khung hình phạt từ 2 đến 7 năm.

Nếu ngày mai phiên tòa kêu mức án dưới 2 năm, tức dưới khung hình phạt thì còn là một điều khiến dư luận chưa nghiêng về phía hoài nghi có thế lực nào đang cố đẩy Việt Nam xa khỏi sự hòa nhập quốc tế.

Còn từ 3 năm trở nên. Thì đó là một sự cay đắng. Sự kêu gọi "thay đổi" trong bài viết đầu năm của thủ tướng không hề còn lại dấu ấn nào. Việt Nam không thay đổi gì hết về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, Việt Nam sẽ thụt lùi và cô lập với thế giới.

Và khi tự cô lập mình, chắc chỉ có anh bạn 16 chữ vàng là vui mừng mở vòng tay đón nhận.
Đấy mới là điều đáng sợ.
Người Buôn Gió
  (FB Người Buôn Gió)

Hiệu Minh - Vụ xử Trương Duy Nhất: Công nghệ IT đối đầu với tư tưởng phong kiến

Người biểu tình của mùa Xuân Arab đã giải thích tại sao họ đổ ra đường “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng nói chuyện với chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng tư tưởng của thế kỷ 19”

Cộng đồng quốc tế nhìn nhận nhân quyền Việt Nam như thế nào?
VOA cho hay, ngày 27-2-2014, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một phúc trình thường niên, tổng kết tình hình nhân quyền thế giới năm 2013, trong đó nêu ra nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với các ví dụ cụ thể.
Báo cáo dài 46 trang nói rằng, Việt Nam vẫn là một quốc gia ‘độc đoán’, ‘độc đảng’ và lực lượng an ninh do nhà nước kiểm soát ‘đã gây ra các vi phạm nhân quyền’.
Chính quyền “giới hạn chặt chẽ quyền tự do chính trị của công dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ; tăng cường các biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự của công dân và có tình trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp và công an’.
Họ còn “Hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đàn áp những tiếng nói bất đồng, ngoài ra còn ngày càng tăng cường hạn chế quyền tự do internet.”
Phản hồi của Việt Nam
Tuy nhiên, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên của BNG, nói: “Một số nhận định về Việt Nam nêu trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2013 đã dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam.”
“Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại với các nước còn có những quan điểm khác biệt với Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có Mỹ.”
Ông Bình nói thông qua đối thoại, Hà Nội hy vọng Hoa Kỳ sẽ “tăng cường hiểu biết, thu hẹp sự khác biệt, qua đó nâng cao tính xác thực và khách quan trong những đánh giá về tình hình quyền con người ở Việt Nam”.
Ông được dẫn lời khẳng định nhân quyền “là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam” và cho biết “những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận” tại phiên Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát Định kỳ (UPR) hồi đầu tháng Hai vừa qua.
Còn nhớ tại phiên xem xét định kỳ về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai vừa qua, một số nước thành viên LHQ đã kêu gọi Việt Nam chấm dứt sử dụng Điều 258 để trừng phạt những người chỉ bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.
Tin BBC VN cho hay, một ngày trước phiên xử, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi trả tự do ngay cho anh Trương Duy Nhất.
Trăm nghe không bằng một thấy
Qua rất nhiều phiên tòa xử các nhân vật bất đồng chính kiến, phía Việt Nam luôn chứng minh cho thế giới biết, thế nào là nhân quyền mang đặc trưng Việt Nam.
Để tìm hiểu một cách chính xác và để cộng đồng quốc tế ghi nhận, phía Việt Nam nên mời báo giới quốc tế đến dự phiên tòa xử blogger Trương Duy Nhất vào ngày mai (4-3-2014) bị buộc tội vi phạm điều 258.
Theo cáo trạng, anh Trương Duy Nhất sẽ bị liệt vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258 BLHS).
Cáo trạng nhắc đến 11 bài viết đăng trên blog của anh Trương Duy Nhất “có nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc, bôi nhọ xâm phạm nghiêm trọng đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, làm giảm uy tín, mất lòng tin của Nhân dân đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.”
“Chấm điểm Thủ tướng”, “Chấm điểm Bộ tứ nguyên thủ”, “Chất lượng Chính phủ; quá tệ”, “Tổng Bí thư và Chủ tịch nước nên ra đi”, và “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” là một số bài nhậy cảm theo quan niệm của nhà cầm quyền.
Xã hội muốn phát triển, cần có kênh đối thoại nhiều chiều giữa công dân và chính phủ. Trong thế giới internet, ngoài báo chí, truyền thông, thì blog, facebook, twitter là những công cụ IT hiện đại giúp công dân bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình.
Lỗi duy nhất của Trương Duy Nhất: dám có góc nhìn khác của thế giới IT soi vào thể chế mang đậm màu sắc phong kiến.
Có nên quay lại thời phong kiến để sống với thời đại công nghệ thế kỷ 21?
Không được động chạm đến lãnh đạo, đến đảng và nhà nước, đó là cách mà vua quan cách đây 2 thế kỷ đối xử với dân. Thế kỷ 21 không có chỗ đứng cho chế độ thối nát phong kiến mà chính những người cộng sản kêu gọi xóa bỏ trong cách mạng tháng 8.
Trong buổi nói chuyện tại WB mới đây, bà Madeleine Albright kể về những người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) giải thích tại sao họ biểu tình phản đối chính phủ “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng nói chuyện với chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19”.
Rất có thể tòa án Đà Nẵng xử anh Trương Duy Nhất ngày mai không nghĩ được rằng, chẳng có ai trên thế giới so sánh việc xử tù blogger với cách hành xử của vua quan phong kiến lạc hậu từ thế kỷ 19 nhằm cân bằng quyền lực công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21.
Hiệu Minh
3-3-2014
(Hiệu Minh Blog)

Cù Huy Hà Vũ sẽ đi Mỹ để chữa bệnh?

Liên quan đến Bản Cáo về Tình Nhân Quyền về Việt Nam dài hơn 40 trang của Bộ Ngoại Giao Mỹ, trả lời phỏng vấn nhà báo Đức Hoàng của đài truyền hình VTV4, thiếu tướng Lê Đình Luyện - Chánh Văn Phòng Thường Trực Ban Chỉ Đạo về Nhân Quyền của Chính Phủ, Cục trưởng Cục An ninh Xã hội (A88) (Tổng cục ANND II), Bộ Công An cho biết, đối với các yêu cầu của phía Mỹ, nhà cầm quyền Việt Nam đã tạo điều kiện cho phía Mỹ đi thăm một số cá nhân, một số cơ sở tổ chức có liên quan đến yêu cầu của Sứ Quán Mỹ, đặc biệt thời gian gần đây đã cho Sứ Quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân...

Xem link sau bắt đầu từ phút 8:30
http://vtv4.vn/videodetail/6901
(Dân Luận)

Phiên xử Blogger Trương Duy Nhất


CTV Danlambao - Sáng ngày 4/3 Tòa án Nhân dân Tp. Đà Nẵng mở phiên xét xử blogger Trương Duy Nhất với cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS.
Ông Trương Duy Nhất là chủ blog “Một góc nhìn khác” bị bắt hồi tháng 5/2013.
Theo quan sát của CTV Danlambao khu vực bên ngoài tòa án đông bất thường bởi lực lượng xe ôm tăng cường và công an sắc phục. Phiên tòa được thông báo xét xử công khai nhưng không ai được vào dù có thẻ nhà báo.
Một người dân sống gần khu vực tòa án cho chúng tôi hay:
- Không biết có vụ chi mà công an đông lắm. Họ lập chốt từ chiều hôm qua và sáng sớm nay xe cứu thương lẫn xe công an có mặt từ lúc 3h. Mọi lần xử vụ chi họ đều cho dân vào xem hết, nhưng hôm nay hình như hơi khác.
Theo thông báo phiên tòa bắt đầu lúc 8h và chỉ có vợ và con blogger Trương Duy Nhất được vào cùng luật sư Trần Vũ Hải.
Tất cả những người thân khác đều phải đứng bên ngoài.
Một người bà con của Trương Duy Nhất chia sẻ:
- Khó lắm tôi biết là không được vô nhưng vẫn đến đây với hy vọng thấy được mặt cháu và hô “Nhất ơi can đảm lên” để ủng hộ cháu.
Bên ngoài có nhiều blogger và bạn bè cũng đến tham dự phiên tòa theo lời mời của chị Phượng như Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Xuân Nguyên, Hồ Trung Tú, Mẹ Nấm.. Và nhiều người dân quan tâm.
Blogger Trương Duy Nhất bị đưa đến tòa án từ rất sớm không một ai có thể thấy được anh.
Hiện tại chỉ có 3 người được vào là luật sư bào chữa, vợ và con blogger Trương Duy Nhất. Phía bên ngoài an ninh bao vây xung quanh phiên tòa với đầy đủ thiết bị tai nghe bộ đàm và đã dàn cảnh dẹp đường ở cổng trước toà án để rồi sau đó đưa người bị cáo buộc đi cửa sau.
Một số hình ảnh bên ngoài phiên tòa – ảnh CTV Danlambao:
Bạn bè đến để tham dự phiên tòa xử “công khai” (ảnh FB Hồ Ly Tiên):
Vì không được vào tham dự phiên toà xét xử “công khai”, bạn bè đến ủng hộ blogger Trương Duy Nhất phải ngồi ở ngoài quán cà phê (ảnh FB Lê Hải):
Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến các bạn đọc.
danlambaovn.blogspot.com

TƯỜNG TRÌNH TỪ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Huỳnh ngọc Chênh

Phạm Xuân Nguyên:     Tại toà án Đà Nẵng sáng  3/3/2014. Mình và luật sư Trần Vũ Hải xuống sân bay ĐN lúc 8h45 và đến thẳng  toà để ls nộp các giấy tờ cho phiên bào chữa TDN ngày mai. Quyết định xét xử là  công khai nhưng ls lên phòng gặp thẩm phán chủ phiên toà thì không thấy đâu,  nghe bảo là bận họp, kiểu này là có ý tránh mặt. Hải đành xuống văn phòng nộp tài liệu. Quanh toà đã thấy có bóng an ninh và xe cộ biển xanh. Chưa biết ngày mai thế nào.




LS. Trần Vũ Hải tại VP tòa án Đà Nẵng
13h30 ngày 3/3/2014, ls Hải và vợ TDN đến Toà án nhân dân Đà Nẵng. Ls cần gặp thẩm án để xin giấy phép vào trại giam gặp TDN trước phiên xử. Vợ TDN đưa đơn xếp toà xin phép ngày mai được dự phiên xử. Bảo vệ cổng toà ngăn lại, nói chiều nay cơ quan bận họp không tiếp khách, không giải quyết công việc. Ls bực tức lớn tiếng hỏi họp sao không có biển báo, ai cấm ls vào gặp toà để chuẩn bị cho phiên xử ngày mai. Mình chụp hình bị ngăn lại, bị sửng cồ. Hiện ls và vợ TDN đang ở trong trụ sở toà, mình ngồi ngoài chờ. Khẩu hiệu “thủ pháp” là thế này sao?

 
 
Cùng trò chuyện về phiên tòa ngày 4.3.2014
Thành phố Đà Nẵng, lúc 20h00, tối 3.3.2014:
Phạm Xuân Nguyên và bè bạn tường trình từ TP Đà Nãng

TÒA TUYÊN ÁN ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT 02 NĂM TÙ GIAM

Ghi chép vội từ Đà Nẵng, bên ngoài phiên tòa gọi là công khai xét xử vụ án Blogger Trương Duy Nhất

  Huỳnh Ngọc Chênh

Gần 200 người dân có mặt trước cổng tòa án Đà Nẵng từ 7g30 sáng để mong được vào tham dự phiên tòa công khai xét xử nhà báo, blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất theo điều 258 của bô luật hình sự.

 

Nhưng tất cả không ai được vào. Đích thân một số thẩm phán ra tận cổng tòa ngăn chặn người dân. 

  Gần 8 giờ, là giờ phiên tòa bắt đầu nhưng Luật sư Trần Vũ Hải, vợ và con gái của anh Trương Duy Nhất vẫn còn đứng trước cổng để đấu tranh cho một số người thân vào dự. Phía gia đình anh Trương Duy Nhất, tòa chỉ cho phép vào dự ba người đó là chị Phượng vợ anh Nhất, con gái và một người em trai của anh Nhất. Luật sư Trần Vũ Hải muốn yêu cầu thêm ba người nhà và ba người bạn của anh Nhất (trong đó có tôi và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên) nữa được vào tham dự nhưng các thẩm phán đang đóng vai là những người bảo vệ vẫn kiên quyết không cho ai vào thêm. Các thẩm phán hoặc bảo vệ trả lời không có thẩm quyền. Luật sư Hải đòi được găp chánh án để làm việc, nhưng được trả lời là chánh án không có mặt ở đây. Cãi cọ lớn tiếng nổ ra trước cổng tòa. Luật sư người Hà Nội phải quần thảo giữa đám đông nhân viên tòa án mà hầu hết là những người Quảng Nam Đà Nẵng có truyền thống cãi nổi tiếng trong cả nước. Nhiều giọng cãi Quảng Nam từ phía đám đông góp vào hỗ trợ cho luật sư Hải.

  - Tại sao nói phiên tòa công khai lại không cho dân vào.

- Không cho dân vào dự thì để bảng thông báo bên ngoài đây là phiên tòa bí mật để dân biết khỏi đến tập trung.

  - Tại sao cũng phiên tòa xét xử thiếu tướng công an Trần Văn Thanh theo điều 258 trước đây lại tổ chức tại nhà hát Trưng Vương rồi mời  mọi người đến dự lại còn khuyến khích người đến dự càng đông cáng tốt bằng cách phát nước uống miễn phí cho mọi người. Tại sao ông Trương Duy Nhất cũng xét xử theo điều 258 lại không cho mọi người vào dự.

  - Ông chánh án không ra trả lời về việc không cho người dân vào dự chứng tỏ rằng ông biết việc cấm đoán của ông là sai pháp luật do vậy ông phải tránh né. Chánh án mà làm sai pháp luật thì còn xét xử được ai
......

Sự hỗ trợ của người dân còn nhiều lắm nhưng tôi không nhớ hết để ghi đầy đủ ra đây.

  Không được vào tòa, lúc nầy đã có trên 300 người dân tụ tập ngay trước cổng tòa và các vị trí bóng mát chung quanh công viên trước tòa. Lực lượng công an sắc phục đến giải tỏa nhưng mọi người kiên quyết không rời khỏi cổng. Quan sát thấy trong nhóm đứng trước cổng tòa có nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Thái Bá Lợi, nhà báo Hồ Trung Tú, Blogger Mẹ Nấm đến từ Nha Trang, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, Bloger nhà văn Trần Kỳ Trung từ Hội An, một số blogger và facebooker Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ mà tôi không nhớ tên.

Lực lượng công an sắc phục, bảo vệ tòa có mặt không nhiều lắm và thái độ cư xử của họ đối với người dân là đúng mực, kiên quyết nhưng không thô bạo. Lực lượng an ninh chìm thì đông lắm, nhưng chỉ đứng ngoài hoặc trà trộn vào quan sát chứ không bày tỏ thái độ gì, cũng không xảy ra hành vi dí máy quay vào mặt người dân ghi hình một cách ngang nhiên và thô bạo vô văn hóa như ở một số nơi khác mà tôi biết. Khi tôi chụp hính không có ai ngăn cản, tuy nhiên thỉnh thoảng có người "vô tình" đụng vào người lúc tôi đang chụp để hình chụp bị nhòe đi, hoặc có vài nhân viên an ninh đứng xoay lưng lại che trước ống kính của tôi mỗi khi tôi đưa máy lên.

Nhưng tóm lại tất cả cách cư xử của lực lượng công quyền với người dân và các blogger đang đứng trước cổng tòa là đúng mực, nhẹ nhàng và theo đúng điều lệnh. Không hành xử thô bạo và vi phạm nah6n quyền trầm trọng như lực lượng công quyền mà tôi đã từng chứng kiến hay là nạn nhân tại các phiên tòa xử Việt Khang, Điếu Cày, Tạ Phong Tần...ở Sài Gòn hay Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha ở Long An. Có thể ông Nguyễn Bá Thanh, trong thời gian dài lãnh đạo ở đây đã "giáo dục" tốt cán bộ của mình. Cũng có thể những lãnh đạo trẻ mới lên ở thành phố này như ông Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh là đồng nghiệp cũ của tôi hay ông Giám đốc công an Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn là học trò cũ của tôi là những người có học nên biết cách "dạy dỗ" cấp dưới của mình phải biết làm gì để bộ mặt thành phố được mệnh danh là đáng sống nhất hiện nay không bị hoen mờ đi. Nhưng cũng có thể là sau khi Việt Nam vào nhân quyền LHQ nên phải chấn chỉnh những sai phạm của cán bộ khi hành xử với dân để giữ bộ mặt tương đối nhìn không quá tệ của mình trước bàn dân thiên hạ.

Nhưng hành xử thế nào thì việc không cho người dân trong đó có rất nhiều người thân của bị cáo vào dự phiên tòa công khai là một sư vi phạm nhân quyền không thể nào tha thứ được, không thể nào người dân không lên tiếng phê phán được, và nếu như ông Trương Duy Nhất không bị bắt vào xét xử trong kia thì ông sẽ là người lên tiếng phê phán mạnh nhất như ông đã từng phê phán những điều sai trái của hệ thống chính quyền mà vì điều đó ông phải bị ra tòa ngày hôm nay.

Anh Trương Duy Nhất không được chở đến tòa bằng cổng trước như mong đợi của bao nhiêu người tập trung dưới ánh nắng gay gắt tại đây để mong được vẫy những cánh tay chia sẻ sự đồng cảm với anh. Anh được lén lút chở vào cổng qua cổng phụ nào đó mà không ai biết được.

  Phiên tòa đã bắt đầu ở bên trong mà bên ngoài vẫn còn nổ ra những cuộc cãi cọ về quyền được vào dự hay không.

  Sau đây là một số hình ảnh chụp vội trước cổng tòa sáng nay:

 

Lúc 7.30 sáng

Ảnh của Trần Kỳ Trung

Ảnh của Trần Kỳ Trung


Nhân viên nầy phản đối tôi chụp hình trước cổng tòa một cách ôn hòa, đúng mực


lúc 8 giờ

 

 

Bức ảnh nầy chụp cảnh đấu tranh của LS Trần Vũ Hải, bị nhòe do một người lạ mặt "vô tình" xô vào lúc tôi đang chụp

 

 

Ông Phạm Minh Thông, nhà văn Thái Bá Lợi và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

Nhân viên này liên tục chờn vờn phái trước để che ống kính của tôi

lại che ống kính



liên tục che ống kính

Lại che ống kính, nhưng được cái không có hành vi xâm phạm thô bạo như giựt hoặc đập phá máy ảnh

 

Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh Blog

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét