Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Những lựa chọn của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Pháp luật Việt nam

Nguyễn Vũ Bình - Những lựa chọn của Đảng Cộng Sản Việt Nam

I/ THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

Trong thời gian gần hai năm trở lại đây, nền kinh tế VN đã gặp nhiều biến động theo hướng khủng hoảng toàn diện. Ban đầu là sự sụt giá, sự tồn đọng bất động sản kéo theo sự phá sản, giải thể của hàng loạt doanh nghiệp. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng tới tất cả các ngành nghề khác trong nền kinh tế, như xây dựng, sản xuất sắt thép, xi-măng, hàng nội thất, vận tải… đến nay, không còn ngành nghề nào, không còn cá nhân nào không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn diện của nền kinh tế. Về cơ bản, tất cả đều đồng ý, đây là một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.

Tuy nhiên, nhìn nhận và đánh giá về cuộc khủng hoảng này có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất, cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế này, cũng như những cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó, và cũng như các nước khác vẫn thỉnh thoảng có các cuộc khủng hoảng, rất đáng lo ngại nhưng vẫn có thể vượt qua được. Đây cũng là ý kiến chính thống của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam hiện nay, và phần lớn những người mong muốn nền kinh tế phục hồi, không ảnh hưởng tới thể chế kinh tế - chính trị mà họ đang được hưởng lợi từ đó. Luồng ý kiến thứ hai, cho rằng, nếu không có sự đột phá về chính trị, dẫn tới sự đột phá về niềm tin của nhân dân, thì nền kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của chế độ. Chúng ta đi vào phân tích các lập luận của hai luồng quan điểm nêu trên.

1/ Quan điểm lạc quan, tin vào sự phục hồi của nền kinh tế dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng Cộng sản VN.

Về cơ bản, các lập luận của luồng ý kiến này dựa vào các yếu tố sau.

a/ Các số liệu về nền kinh tế được nhà nước công bố, và một phần số liệu của quốc tế. Trước hết, tuy khủng hoảng kinh tế, nhưng GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức cao của thế giới và châu Á (năm 2012 là 5,25%; năm 2013 là 5,42%). Số nợ xấu của các ngân hàng thương mại chỉ là 5-7% theo số liệu của Việt Nam và 10-15% theo số liệu của quốc tế vẫn chưa phải quá lo ngại; số nợ của chính phủ theo nhà nước công bố là 48,4%GDP, một số chuyên gia kinh tế cho rằng số nợ chiếm 95% GDP, đó cũng đáng lo ngại nhưng vẫn có khả năng thanh toán. Số doanh nghiệp bị phá sản trong mấy năm qua rất lớn, nhưng số doanh nghiệp đang ký mới cũng rất nhiều. Thị trường chứng khoán đang phục hồi chứng tỏ sự ghi nhận đà phục hồi của nền kinh tế.

b/ Trong quá khứ, đã có những cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự, thậm chí còn nặng nề hơn nhưng vẫn vượt qua được, điển hình là thời kỳ năm 1985 – 1986, nền kinh tế khủng hoảng, chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường. Các nước khác vẫn thường xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự.

c/ Khả năng lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam vượt qua các thử thách hiểm nghèo

Trên một khía cạnh nào đó, không phải những cơ sở lập luận của quan điểm này không có lý. Tuy nhiên, những ý kiến phản biện cho quan điểm này tập trung vào một số điểm sau.

- Những số liệu về kinh tế của nhà nước công bố không đủ cơ sở tin tưởng và không nói hết được thực trạng của nền kinh tế. Như bài viết “Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế Việt Nam” số liệu về nợ xấu của ngân hàng đã đưa ra, thậm chí số liệu của quốc tế cũng hoàn toàn không chính xác. Nợ xấu của ngân hàng đưa ra chỉ là 5-7% tổng dư nợ tín dụng, số liệu của quốc tế là 10-15%, nhưng qua sự phân tích, số nợ thực là 80-90% tổng dư nợ (kể cả trường hợp các trái phiếu của chính phủ có giá trị, thì số nợ thực cũng phải lên tới 50-60% tổng dư nợ). Như vậy, có sự chênh lệch rất lớn giữa số liệu được công bố và con số thực. Mặt khác, như chúng ta biết, tất cả các số liệu kinh tế của Nhà nước đưa ra, không hề năm nào nói tới nợ xấu ngân hàng, nợ công của chính phủ, tất cả đều tốt đẹp, báo chí hết lời ca ngợi. Thậm chí, báo Nhà Kinh tế của Anh còn đánh giá, Việt Nam ngôi sao kinh tế đang lên (2008). Nhưng đến một thời điểm, chúng ta thấy “đùng một cái” một số nợ khổng lồ của doanh nghiệp nhà nước xuất hiện, nợ xấu của ngân hàng xuất hiện. Điều này chứng tỏ, các số liệu của nhà nước công bố về kinh tế hầu như vô giá trị. Những số nợ của DNNN, nợ xấu của ngân hàng đến lúc không thể che dấu được mới buộc phải công bố. Mở rộng ra, chúng ta biết rằng, năm 1997, có trên 2/3 số xã của tỉnh Thái Bình đã khiếu kiện tập thể vì sự tham nhũng của các quan chức địa phương trong khi các đảng bộ (xã) của Thái Bình được đánh giá 95-98% trong sạch vững mạnh. Vậy nên, căn cứ vào số liệu kinh tế được báo cáo để nói về sự tốt đẹp và phục hồi của nền kinh tế là thiếu cơ sở.

- Trong quá khứ, năm 1985-1986 nền kinh tế VN đã gặp khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế kiệt quệ, viện trợ bị cắt, nền kinh tế bị cô lập, cấm vận. Nhưng khi đó, mức sống của người dân vô cùng thấp, nền kinh tế khủng hoảng chỉ làm gia tăng sự nghèo khổ của người dân, chứ không tạo ra được cú sốc nào. Mặt khác, dự trữ lòng tin của người dân vẫn còn, nhất là khi đó, đảng Cộng sản đã phát động công cuộc đổi mới nền kinh tế, trên lý thuyết là toàn diện, triệt để.

- Khả năng lãnh đạo của đảng Cộng sản giúp cho chế độ vượt qua các cuộc khủng hoảng trong quá khứ là rất đáng kể. Khả năng lèo lái của đảng CS đưa chế độ thoát hiểm được hỗ trợ rất nhiều bởi các yếu tố: hào quang quá khứ (chiến thắng mấy cuộc chiến tranh); sự đồng thuận trong đảng CS; dự trữ lòng tin của người dân…đến nay, thật rõ ràng, các yếu tố này không còn tồn tại…

2/ Quan điểm lạc quan, tin vào sự đột phá về chính trị hoặc sự sụp đổ của nền kinh tế.

Một số người có quan điểm rất rõ ràng về nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế trong tương lai gần. Người ta cho rằng, sẽ có hai xu hướng chính sau: một, sự đột phá về chính trị, kéo theo sự đột phá về niềm tin, giúp chặn đứng cuộc khủng hoảng, từng bước phục hồi và phát triển nền kinh tế; hai, sự sụp đổ của nền kinh tế kéo theo sự sụp đổ của chế độ. Nói một cách dễ hiểu, hoặc có sự chủ động thay đổi chế độ, hoặc nếu không có sự chủ động thay đổi chế độ thì nền kinh tế cũng sụp đổ kéo theo sự sụp đổ và cuối cùng là thay đổi chế độ. Lập luận chính của luồng ý kiến này tập trung vào những điểm sau.

- Trước hết và trên hết, đó là sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của nền kinh tế thị trường, sự bóp méo và biến dạng toàn bộ cấu trúc và cơ chế của nền kinh tế thị trường dẫn tới sự biến dạng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Việt Nam (xem bài “Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế Việt Nam”). Sự tùy tiện, lạm dụng và trục lợi trong các chính sách kinh tế của nhà nước càng làm nền kinh tế VN gặp phải các cơn co thắt, nghẹt thở dẫn tới sự đổ vỡ không tránh khỏi của tất cả các ngành nghề và toàn bộ nền kinh tế. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất để khẳng định, nền kinh tế VN nếu không có sự thay đổi về bản chất sẽ không thể duy trì được sự tồn tại. Tất cả những đổ vỡ của nền kinh tế hiện nay: tỷ lệ nợ xấu cao của ngân hàng, nợ công tăng cao, sự đình đốn khủng khiếp của thị trường bất động sản chỉ là hệ quả và hậu quả tất yếu của nguyên nhân cơ bản nêu trên. Thật ra, về mặt lý thuyết, nền kinh tế Việt Nam không có lý do để tồn tại khi vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý kinh tế thị trường, cấu trúc và cơ chế nền kinh tế biến dạng hoàn toàn so với nền kinh tế bình thường. Nhưng nền kinh tế VN đã tồn tại, nhờ xuất phát điểm của mình, và những may mắn kỳ lạ. Chính vì vậy, nếu tiếp tục duy trì hiện trạng kinh tế như hiện nay, không có sự thay đổi về bản chất, thì sự sụp đổ của nền kinh tế là không thể tránh khỏi.

- Trong điều kiện nền kinh tế đổ vỡ, đình trệ và kém hiệu quả, nguồn chi của nhà nước vẫn vô cùng lớn. Nguồn chi của nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi cho các yêu cầu chính trị. Nguồn chi thường xuyên, như các phân tích trước đây (trong bài: “Tương lai nào cho phong trào Dân chủ Việt Nam” – 2008) và thực tế đang diễn ra, là một con số khủng khiếp. Nếu tính cả lương trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, các quỹ lương hưu (bảo hiểm xã hội) mà nhà nước thống nhất quản lý, thì số người được hưởng phụ cấp từ 10kg gạo trở lên đến lương Tổng bí thư, con số khoảng 30-40 triệu người. Sự độc quyền của đảng CS được duy trì cho tới ngày hôm nay có một phần không nhỏ do số người hưởng lợi quá nhiều từ thể chế này. Tuy nhiên, duy trì sự tồn tại của một hệ thống mấy chục triệu người trong tình trạng nền kinh tế đổ vỡ hiện nay quả là vấn đề rất nan giải (xem bài: ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI VAY ĐỂ CHI TIÊU VAY ĐỂ TRẢ NỢ… http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/576467/da-den-muc-phai-vay-de-chi-tieu-vay-de-tra-no.html?). Nguồn chi cho yêu cầu chính trị cũng ngày càng tăng, không có điểm dừng. Đó là việc chi cho các ngày lễ lớn trong năm, chi xây dựng tượng đài, nhà truyền thống, nhà Lưu niệm của các cố lãnh đạo CS, tổ chức các sự kiện quốc tế nhằm mục đích tuyên truyền… nếu cộng gộp tất cả các địa phương sẽ là con số khổng lồ.

- Mức độ và quy mô tham nhũng hiện nay thực sự là khủng khiếp. Những người ở trong cơ chế, ít nhiều liên quan tới các dự án đều rùng mình về mức độ của tình trạng tham nhũng hiện nay. Có những công trình, chi phí thực chỉ hết hơn 60 triệu đồng, nhưng khi kết toán, số liệu lên tới trên 250 triệu đồng. Mức độ tham nhũng gấp 3 lần giá trị công trình, và đây là tình trạng chung của hầu hết các công trình. Lời khai của Dương Chí Dũng trong vụ Vinashine, về việc hối lộ 500 ngàn đô-la, 1 triệu đô-la cũng chứng minh mức độ tham nhũng khủng khiếp trong các giao dịch làm ăn tại VN. Với mức độ tham nhũng khủng khiếp như vậy, trên phạm vi toàn bộ các ngành, các cấp, chúng ta mới hiểu được tại sao lại có những tổng công ty như Vinashine (nợ 86.000 tỷ đồng). Đồng thời, chúng ta cũng hiểu rằng nền kinh tế hiện nay rỗng ruột hoàn toàn, tình trạng “để là áo, tháo là giẻ”

Với các lý do nêu trên, sự sụp đổ của nền kinh tế hầu như không thể tránh được. Nhưng hiếm khi nào những biến động của nền kinh tế lại xảy ra độc lập, tức là không liên quan tới các vấn đề xã hội, chính trị. Điều này có nghĩa là, sự sụp đổ của nền kinh tế VN có thể có các biến thể về xã hội hoặc chính trị. Nhưng gốc rễ sâu xa, nguyên nhân chính là sự cạn kiện nguồn lực của thể chế độc tài.

Khi tôi trao đổi với một số người về tương lai ảm đạm của nền kinh tế VN, rất nhiều người đã phản bác lại bằng câu hỏi “anh hãy chứng minh tại sao nó sụp đổ, sụp đổ bắt đầu từ đâu? xảy ra như thế nào?”. Tôi có hỏi ngược lại những người đó rằng, anh hãy lấy một ví dụ, từ trước tới nay về một Viện nghiên cứu kinh tế trên thế giới, hoặc trường đại học, hoặc các Think Talk (tạm hiểu: cơ quan nghiên cứu và dự báo chiến lược) nổi tiếng của nước Mỹ hoặc thế giới, xem đã có cơ quan nào dự báo được như vậy chưa?!? Vấn đề quan trọng nhất, nền kinh tế VN đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, đi ngược lại tất cả các quy luật, lý thuyết về phát triển và điều hành, quản lý nền kinh tế, và hệ quả nhãn tiền đã hiện ra: nợ xấu ngân hàng, nợ công cao, bất động sản đổ vỡ…và quan trọng nhất, lòng tin của người dân, của giới đầu tư đã đổ vỡ hoàn toàn. Vì vậy, nền kinh tế không thể tiếp tục sự tồn tại của nó, đừng nói tới sự phục hồi và phát triển. Chúng ta chỉ có thể dựa và những yếu tố đó để suy đoán, chứ làm sao có thể nói nó sụp đổ từ đâu, diễn ra như thế nào?!?

Trong hoàn cảnh hiện tại của nền kinh tế, vẫn có cách để chặn đứng đà suy thoái, từng bước khôi phục và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, như bài viết “Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế VN”, không thể có một giải pháp đơn lẻ nào về kinh tế, thậm chí, một hệ thống giải pháp nào về kinh tế có thể chặn đứng xu thế rơi tự do của nền kinh tế hiện nay. Lý do rất giản dị, tất cả các giải pháp về kinh tế từ trước tới nay chưa bao giờ chạm được vào nguyên nhân cốt lõi đưa tới tình trạng của nền kinh tế hiện nay, để thay đổi bản chất của nền kinh tế (thực hiện đúng nguyên lý kinh tế thị trường, thay đổi cấu trúc, cơ chế hoạt động và cơ chế điều hành nền kinh tế). Để làm được điều này cần một quyết tâm chính trị vô cùng mạnh mẽ, táo bạo và mạo hiểm. Đó là: Một giải pháp tổng thể về kinh tế, đi kèm với một giải pháp chính trị, đồng ý cho xuất hiện một hoặc nhiều đảng chính trị khác cùng với lịch trình bầu cử dân chủ rõ ràng, có sự giám sát của quốc tế.

Xin được giải thích rõ, tại sao cần có sự đột phá về chính trị mới giải quyết được việc chặn đứng đà suy thoái của nền kinh tế. Một giải pháp tổng thể về kinh tế, nếu không có đủ quyết tâm về chính trị (hay chính xác hơn, sức ép buộc phải cải tổ, nếu không sẽ bị đào thải) đảng CS và nhà nước VN sẽ không đủ sức để thực hiện và đi tới cùng sự thay đổi. Tự bản thân đảng CS không thể tự tạo đủ sức ép cũng như vượt qua được sự bảo thủ và lợi ích nhóm hiện nay. Chính vì vậy, cần phải có sức ép từ bên ngoài, để cải tổ toàn diện và triệt để nền kinh tế. Sức ép bên ngoài đó, chính là khả năng tiếp tục duy trì sự lãnh đạo của đảng CS đối với đất nước trong điều kiện đa nguyên đa đảng, thậm chí, đó chính là sự tồn vong của đảng CS.

Trong thực tế, nguồn vốn trong dân còn rất lớn. Nhưng người dân không còn một chút niềm tin nào vào nền kinh tế, vào đảng CS và cách thức điều hành, quản lý nền kinh tế hiện nay. Họ đang giữ chặt nguồn vốn, không đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các giải pháp mà đảng CS và nhà nước hiện nay không thể thuyết phục họ quay trở lại đầu tư. Nhưng nếu có sự đột phá về chính trị, đảng CSVN tự đặt vào thế sống còn, cho phép các đảng phái khác xuất hiện và có lịch trình bầu cử dân chủ và quan sát viên quốc tế, họ sẽ tin đảng CSVN thực lòng muốn thay đổi, muốn cải tổ nền kinh tế tận gốc rễ và từ niềm tin này, họ sẽ quay trở lại đầu tư, nền kinh tế sẽ được giải cứu.

II/ NHỮNG LỰA CHỌN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đứng trước sự khủng hoảng toàn diện của nền kinh tế VN hiện nay, ĐCS có những lựa chọn như thế nào nhằm phục hồi nền kinh tế, cũng như để duy trì độc quyền lãnh đạo đất nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu những tính toán của đảng CSVN, bao gồm cả những dự phòng cho tình huống xấu nhất, và những khả năng nào có thể diễn ra trong thực tế.

1/ Lựa chọn tối ưu – không khả thi

Lựa chọn tối ưu của ĐCSVN hiện nay, đó là sự thống nhất trong toàn đảng về mối nguy của nền kinh tế VN sẽ dẫn tới sự tồn vong của chế độ, từ đó thống nhất giải pháp cải tổ triệt để nền kinh tế, bằng một sự đột phá về chính trị. Đây chính là giải pháp tối ưu của ĐCSVN, mặc dù phải trả giá đắt không còn sự độc quyền lãnh đạo đất nước. Nhưng đây lại là giải pháp, lựa chọn ít khả năng xảy ra nhất vì bản chất của chế độ không thể thực hiện nổi giải pháp này. Chúng ta xem xét vấn đề theo từng khía cạnh.

a/ Đánh giá đúng tình hình. ĐCS không thể đánh giá đúng tình hình của nền kinh tế đất nước vì hai lý do: 1- Không có số liệu trung thực, thông tin khách quan để đánh giá. Chúng ta đều biết, trong các chế độ cộng sản những số liệu, thông tin đưa ra hoàn toàn không chính xác, đó là những số liệu ma, chạy theo thành tích. Đây là bản chất của chế độ, từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, kéo dài sang thời kỳ hiện nay, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi không có số liệu trung thực, thông tin khách quan, không thể có được sự đánh giá chuẩn xác; 2- Những người nắm giữ vận mệnh đất nước, giữ những cương vị chủ chốt không đủ khả năng để đánh giá đúng tình hình.

b/ Tinh thần hy sinh cho công cuộc cải tổ, cải cách. Chúng ta đều biết răng, bất kỳ một công cuộc cải cách, cải tổ nào cũng phải có sự hy sinh của những người thực hiện. Đó là sự hy sinh về lợi ích, công sức và thời gian. Nhưng đảng CSVN hiện nay, sự gắn kết của các đảng viên trong đảng không còn là lý tưởng (bởi sự sụp đổ của các nước CS, XHCN trên thế giới và thực tiễn hàng ngày, hàng giờ ở Việt Nam) mà chỉ là sự gắn kết về lợi ích, nếu không còn lợi ích, thì không còn sự gắn kết nào duy trì ĐCS. Chính vì vậy, nói tới cải tổ, cải cách là nói tới sự hy sinh, trước hết là hy sinh lợi ích, sau đó là sự hy sinh to lớn hơn (sự độc quyền lãnh đạo đất nước) đối với các đảng viên và toàn thể ĐCS sẽ là một sự viển vông, mơ tưởng hảo huyền.

c/ Thực trạng xung đột lợi ích trong đảng CS. Một lý do nữa, rất quan trọng để có thể khẳng định không thể có sự thống nhất trong ĐCS về một giải pháp tối ưu cho tình hình hiện nay. Đó là thực trạng tranh giành quyền lực, lợi ích giữa các nhóm và các cá nhân trong Đảng vô cùng khốc liệt hiện nay. Giả sử có một nhóm hoặc một cá nhân, nhận thức được nguy cơ của nền kinh tế dẫn tới sự sụp đổ của chế độ, người ta cũng không dám đưa vấn đề để thảo luận trong nội bộ cũng như công khai bởi đó sẽ là cái cớ (quy chụp) vô cùng lợi hại mà các đối thủ đang chờ sẵn.

Có một ví dụ rất giản dị, nhưng vô cùng gần gũi và hữu ích, để nói về giải pháp tối ưu của ĐCS trong tình hình hiện nay. Chúng ta đều biết, nạn mãi lộ (hối lộ lực lượng cảnh sát giao thông) trên phạm vi toàn quốc hiện nay diễn ra như thế nào. Thế nhưng, đánh giá chính thức của bộ Công An, cũng như của nhà nước hiện nay chỉ là một bộ phận không nhỏ trong lực lượng CSGT có hành vi nhận hối lộ, và về cơ bản, trong toàn lực lượng vẫn bảo đảm sự trong sạch. Cứ giả sử, bộ phận không nhỏ trong lực lượng CSGT nhận hối lộ là 15-20%, thì giải pháp để xử lý, giải quyết tình trạng mãi lộ sẽ rất đơn giản: rà soát các văn bản luật, quy định dưới luật; tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất của cán bộ chiến sĩ; tăng cường lực lượng thanh tra, giám sát; nâng cao mức kỷ luật để răn đe… Nhưng trong thực tế, một đứa trẻ con ở Việt Nam hiện nay cũng biết, 100% các chiến sĩ CSGT nhận hối lộ (trừ những đồng chí nào bị hâm, hoặc thần kinh có vấn đề), thì giải pháp giải quyết vấn nạn mãi lộ sẽ hoàn toàn khác… 100% nhận hối lộ thì vấn đề không phải là hiện tượng mà đó chính là bản chất, và bản chất đó là do cơ chế sinh ra. Việc giải quyết tận gốc vấn nạn mãi lộ là giải quyết, xóa bỏ cơ chế sinh ra nạn mãi lộ: đó là xóa bỏ việc hối lộ, đút lót trong nội bộ lực lượng CSGT để mua công việc (suất) trên các tuyến đường; xóa bỏ tình trạng nộp tiền hàng tháng, hàng ngày trên các cung đường, các vị trí trong nội bộ lực lượng CSGT… Đối với toàn bộ các ngành, các cấp và nền kinh tế hiện nay, giải quyết các vấn nạn cũng chính là giải quyết cơ chế gốc rễ của tất cả các vấn nạn, xóa bỏ cơ chế đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước…

2/ Lựa chọn thực tế - hy vọng mong manh

Về mặt công khai, hoặc thống nhất trong toàn đảng, không có sự đánh giá nào về khả năng sụp đổ của nền kinh tế, kéo theo sự sụp đổ, thay đổi của chế độ. Nhưng trong thực tế, ở bộ phận tham mưu (trong phạm vi hẹp) không phải không có những đánh giá rất sát thực tế và có cả những lựa chọn, giải pháp để cứu vãn tình hình, cũng như chuẩn bị cho những khả năng xấu nhất xảy ra. Tuy nhiên, các giải pháp của bộ phận tham mưu này cũng là các giải pháp tổng thể và theo từng bước căn cứ vào những diễn biến thực tế. Đầu tiên, đó là các giải pháp công khai, để phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh duy trì độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN. Sau đó sẽ là các giải pháp, cho trường hợp nếu có xảy ra sự sụp đổ của chế độ, đảng CS sẽ biến thái, biến hình nhưng vẫn giữ được sự lãnh đạo đất nước. Sau cùng, đó sẽ là những giải pháp bảo đảm an toàn cho một nhóm nhỏ trong đó có bộ phận tham mưu này. Mức độ công khai, cũng như sự phổ biến sẽ giảm dần theo các đối tượng được bảo vệ trong các giải pháp đưa ra. Mục tiêu mong đợi của các giải pháp này, trong trường hợp thay đổi chế độ, sẽ là mô hình của nước Nga thời Pu-tin hiện nay, hoặc của Hun-sen mà nhà nước VN có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ. Lực lượng làm chỗ dựa cho sự biến thái của ĐCS, hoặc sự bảo vệ trong trường hợp có biến động, đó là lực lượng “dân chủ cuội” mà an ninh VN đã dày công cài cắm và khống chế. Về cơ bản, lựa chọn thực tế này là các giải pháp thích nghi của ĐCS, hoặc một nhóm lãnh đạo kết hợp với bộ phận tham mưu để duy trì quyền lực và bảo đảm an toàn trong những tình huống xấu nhất xảy ra. Đó không phải là giải pháp lấy lợi ích của đất nước, của nhân dân làm mục tiêu tối thượng trong bối cảnh nếu thực hiện các mục đích này sẽ làm giảm nhẹ trách nhiệm trong quá khứ của ĐCS, hướng tới sự hòa giải, hòa hợp dân tộc, đưa dân tộc thực sự bước trên con đường tự do, dân chủ. Chính vì các giải pháp, lựa chọn không dựa trên các mục tiêu, mục đích trong sáng, đúng đắn, cộng thêm tình trạng phức tạp trong nội bộ ĐCS và tâm lý hoảng loạn nếu sự cố xảy ra, lựa chọn thực tế này của ĐCS rất mong manh vì những trở ngại và phức tạp sau.

- Không có sự tập trung, sự tập hợp sức mạnh cho một mục tiêu, mục đích. Như trên đã phân tích, các giải pháp lựa chọn của ĐCS sẽ dựa theo diễn biến tình hình và đi theo các mục tiêu thứ tự đã nêu trên. Nhưng trong những tình huống khó khăn, hiểm nghèo, chỉ tập trung vào một mục đích và dồn toàn lực may ra mới hy vọng thành công.

- Mức độ phổ biến cũng như sự tham gia của các lực lượng vào các lựa chọn rất hạn chế do các mục tiêu thực không thể tiết lộ (nếu tiết lộ sẽ dẫn tới hoảng loạn). Hiệu quả sẽ rất hạn chế bởi sự hạn chế về lực lượng và nguồn lực.

- Rất khó để hướng tới mô hình nước Nga của Pu-tin, bởi mô hình này hình thành tự nhiên, do bối cảnh nước Nga thời hậu Xô-Viết, chứ không phải kết quả của sự lựa chọn và tính toán từ trước. Mô hình Hun-sen của Cam-pu-chia cũng khó xảy ra, bởi Hun-sen có tính chính đáng và hào quang chiến thắng khi bắt tay vào xây dựng chế độ mới. Đó là những yếu tố mà các cựu đảng viên ĐCS VN không có được, trừ trường hợp một cá nhân hoặc một nhóm phất cờ ngay trong nội bộ ĐCS thời điểm nguy cấp hiện nay.

- Lực lượng “dân chủ cuội” mà an ninh dày công cài cắm và khống chế không thể làm chỗ dựa trong những tình huống khẩn cấp được. Lý do là lực lượng thực hiện nhưng việc này chỉ vì trách nhiệm (ăn lương, nhận tiền nếu là nhân viên an ninh, đặc tình), hoặc do sợ hãi (bị khống chế phải làm việc cho an ninh vì có tỳ vết hoặc sợ tù đày). Khi có biến động hoặc chế độ sụp đổ, những động lực, hoặc áp lực cho việc làm của họ không còn nữa, phần lớn trong số họ sẽ không tiếp tục công việc của mình. Rất khó để có sự trung thành của lực lượng “dân chủ cuội” khi sự gắn kết không phải do lý tưởng hoặc tình nghĩa.

- Một vấn đề rất quan trọng, khi sự cố xảy ra, sẽ có một tâm lý hoảng loạn cực lớn, có thể làm biến dạng và sụp đổ hoàn toàn các tính toán, lựa chọn sẵn có của bộ phận tham mưu cho những tình huống khẩn cấp (tình huống xấu nhất).

3/ Những khả năng hiện thực

Kết cục của chế độ CSVN được quyết định bởi sự suy kiệt và sụp đổ của nền kinh tế. Nhưng diễn biến của sự thay đổi lại phụ thuộc vào những biến động kinh tế - xã hội; kinh tế - chính trị và xã hội - chính trị, tức là những liên đới từ lĩnh vực kinh tế hoặc xã hội dẫn tới biến động chính trị, hoặc thậm chí đó là sự biến động về chính trị trong nội bộ ĐSCVN. Những xu hướng sau đây có thể xảy ra trong tương lai gần.

a/ Sự đột biến về kinh tế dẫn tới đột biến về xã hội, làm sụp đổ dây chuyền các lĩnh vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Một ví dụ điển hình nhất, có thể có sự sụp đổ của một ngân hàng, dẫn tới tâm lý hoảng loạn của người dân. Người dân đổ xô đi rút tiền ở tất cả các ngân hàng, làm sụp đổ toàn bộ hệ thống ngân hàng dẫn tới đổ vỡ hoàn toàn nền kinh tế. Chúng ta không thể biết được, có những đột biến nào có thể xảy ra, khi nền kinh tế đã suy kiệt và bệnh hoạn ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực.

b/ Sự đột biến về xã hội, dẫn tới những động loạn xã hội và thay đổi chế độ. Mặc dù không một ai mong muốn kịch bản này xảy ra, nhưng đây cũng là một khả năng hiện thực. Xã hội Việt Nam hiện nay, như những thùng thuốc súng (không phải là một thùng) để cạnh nhau (vấn đề Dân Oan, vấn đề Tôn giáo, đình công của công nhân, vấn đề Phong trào Dân chủ, vấn đề chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc…vv..). Hiện tại, chưa có hệ thống dây dẫn nào kết nối tất cả các thùng thuốc súng với nhau, nhưng một ứng xử thô bạo hoặc ngu xuẩn (hoặc cả hai) có thể cùng lúc làm nổ tung tất cả các thùng thuốc súng sẽ thiêu hủy chế độ trong chốc lát.

c/ Sự đột biến trong nội bộ ĐCSVN. Nếu cách đây 3-5 năm, khả năng này không (hoặc chưa) đặt ra thì đến ngày hôm nay, sự đột biến trong nội bộ của ĐCS là một khả năng hiện thực to lớn. Ở phần trên, những người khởi xưởng cho công cuộc cải tổ toàn diện của ĐCS, nếu chỉ bó hẹp sự ủng hộ trong nội bộ ĐCS sẽ rất khó và ít khả năng thành công. Nhưng nếu khéo léo kết hợp sự ủng hộ trong ĐCS và cả xã hội, khả năng thành công không phải là nhỏ, trong khi cái giá để trả sẽ không quá đắt. Điều này có nghĩa là, cần có ngọn cờ (hay sự phất cờ) trong nội bộ ĐCS hướng tới mục tiêu tốt đẹp cho đất nước, cho dân tộc kết hợp với sự duy trì, tồn tại của ĐCS nhưng không còn trong vai trò độc quyền, độc đảng nữa. Sự bùng nổ của thông tin và khả năng truyền dẫn thông tin hiện nay cùng với xã hội dân sự (của phong trào dân chủ, các hội nhóm đoàn thể, thông tin lề trái…) sẽ là bà đỡ tuyệt vời cho những ý tưởng và hành động cao đẹp nảy mầm và bùng nổ trong nội bộ ĐCSVN. Xu hướng và trào lưu giải thể các chế độ độc tài trên thế giới cộng với áp lực quốc tế hiện nay cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy khả năng “tự vỡ” trong nội bộ ĐCSVN.
* * *
Không ai có thể biết được diễn biến những thay đổi sẽ diễn ra trong tương lai. Nhưng những lựa chọn của ĐCS hiện nay sẽ có tác động rất lớn tới tương lai của đất nước. Nhưng những lựa chọn đó, trước hết và trên hết, sẽ tác động trực tiếp và nhanh nhất đến tương lai của những người lựa chọn và đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì diễn biến của tình hình có thể sẽ xảy ra rất sớm và rất nhanh. Lựa chọn sáng suốt nhất cần phải đặt trên nhận thức đúng đắn nhất: Sự thay đổi là không thể đảo ngược, chế độ Cộng sản Việt Nam đã đi hết chu kỳ tồn tại của nó. Tương lai của Việt Nam không có chỗ cho độc tài và những biến thể của độc tài./.
Hà nội, ngày 03/3/2014
Nguyễn Vũ Bình
(Dân luận) 

Nói vậy mà không phải vậy.

...cc : Tại Trương duy Nhất nghe lời ” tào lao” CHÂN THÀNH cho nên vướng vòng lao lý!!! – Cho nên “chỉ trích đầy tớ là vào tù” mới là hợp lẽ-  cái ông này nói lộn rồi.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Hãy coi chỉ trích là góp ý chân thành”

TT – Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ kỷ niệm 59 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam và triển khai kế hoạch công tác năm 2014 của ngành y tế.

Theo lời kể của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, sau khi nhận nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực y tế, giáo dục, ông đã đi “vi hành” tại 10 bệnh viện lớn, trong đó có Bệnh viện K, Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy… Những chuyến “vi hành” này khiến ông có nhiều trăn trở về công việc của người thầy thuốc.
Lo nỗi lo của người bệnh
Tâm sự trong lễ kỷ niệm, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kể: “Một ngày tôi vào Bệnh viện Bạch Mai, ngồi xuống một chiếc ghế trống trong rất ít ghế trống, lúc ấy bệnh viện rất đông bệnh nhân. Cánh cửa phòng khám bệnh cứ mở ra rồi lại đóng lại, rồi có một bác sĩ ra ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh tôi, anh ấy không biết tôi là phó thủ tướng. Chỉ một phút sau anh ấy ngủ ngon lành. Một đồng nghiệp từ phòng khám mở cửa nhìn thấy vị bác sĩ đang ngủ, muốn gọi nhưng không dám, sau mấy lần nhìn đồng hồ, người đồng nghiệp buộc phải đến đánh thức bác sĩ. Mức độ cực nhọc của công việc thầy thuốc đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều”.
Nhìn nhận với tư cách là một người dân, Phó thủ tướng rất cảm ơn lực lượng y bác sĩ, trong đó có những tấm gương thầy thuốc giỏi. “Tôi rất xúc động với ca mổ cho bệnh nhân vỡ tim ở Bệnh viện Tim Hà Nội giữa tháng 2 này. Trong ca mổ này, các y bác sĩ thể hiện sự dũng cảm, quyết đoán và trình độ chuyên môn cao. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã kịp thời khen thưởng kíp y bác sĩ, nhưng thực tế tôi biết vẫn còn những tấm gương thầy thuốc khác đang âm thầm làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe người dân” – Phó thủ tướng nói.
Cũng theo Phó thủ tướng, khi đi khảo sát tình hình bệnh viện, có một người bệnh ung thư nói với ông từ khi bắt đầu làm thủ tục khám bệnh, được chẩn đoán, xét nghiệm đến lúc được vào nằm viện là mất 10 ngày. “Các bác sĩ hãy biết 10 ngày đó là 10 ngày địa ngục vì người bệnh rất lo lắng, người ta không biết mình bị bệnh gì. Điều tôi băn khoăn là có giảm thời gian chờ đợi được không? Hỏi các bác sĩ, họ nói có khả năng rút ngắn được hai ngày. Tôi mong muốn các thầy thuốc thật sự coi nỗi lo của người bệnh là nỗi lo của mình” – ông Đam chia sẻ.
Theo ông Vũ Đức Đam, nhân dịp Ngày thầy thuốc VN 27-2, năm nay ông và các lãnh đạo ngành y tế đến dâng hương tại đền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một danh y của VN. Phó thủ tướng rất tâm đắc những lời dạy của vị danh y với nghề thầy thuốc, đó là không được lười, không được bủn xỉn, không tham lam, không hẹp hòi, không bất nhân, không thất đức… “Hô hào nhiều sẽ không hay, mà có lúc phải tĩnh tâm lại, hãy coi những chỉ trích với ngành y là lời góp ý chân thành. Nếu thật sự cố gắng vì người bệnh, người dân sẽ thấy những nỗ lực ấy” – Phó thủ tướng chân thành chia sẻ.
Cải thiện y đức
Bốn điều mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến muốn nhấn mạnh trong kế hoạch công tác năm 2014 của ngành mình là cải thiện y đức, giảm tải bệnh viện, đào tạo nhân lực cho ngành y và nâng chất lượng khám chữa bệnh. Theo bà Tiến, từ năm 2014 ngành y tế sẽ “chấm điểm” bệnh viện theo bộ tiêu chí gồm 81 điểm, quy định rõ từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bệnh viện như số ngày nằm viện, số người được điều trị khỏi, vệ sinh buồng bệnh, thái độ ứng xử của nhân viên y tế… Theo bà Tiến, hình thức chấm điểm cũ khiến các bệnh viện… dàn hàng ngang, 100 bệnh viện thì cuối năm đến hơn 90 bệnh viện đạt tiêu chuẩn “Bệnh viện xuất sắc toàn diện”, thế nhưng người dân vẫn cứ kêu ca về những bệnh viện xuất sắc ấy, chứng tỏ cách chấm cũ là không ổn. “Triển khai đường dây nóng bệnh viện, chúng tôi thấy 40% các ý kiến phản ảnh về thái độ ứng xử của nhân viên y tế. Hai ngày trước, Bộ Y tế đã ban hành thông tư hướng dẫn quy tắc ứng xử của nhân viên y tế. Điểm đột phá là quy rõ trách nhiệm, nếu bệnh viện nào, khoa phòng nào có nhân viên vi phạm quy tắc ứng xử thì trưởng khoa, giám đốc bệnh viện cũng có hình thức chế tài” – bà Tiến cho biết.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam rất tâm đắc với cách đánh giá bệnh viện mới này. Theo Phó thủ tướng, muốn nâng cao chất lượng thì phải đo lường được chất lượng đang ở đâu, bộ tiêu chí này chính là cơ sở để đo lường chất lượng bệnh viện. “Phải minh bạch về cơ chế để người dân giám sát chất lượng bệnh viện, phải siết kỷ cương và đảm bảo công bằng trong ngành y” – Phó thủ tướng nhắc nhở Bộ Y tế.
LAN ANH
Nếu kiếp sau được chọn, tôi vẫn chọn nghề y
Đó là tâm sự của PGS-TS Lê Bạch Mai, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, bên lề lễ kỷ niệm Ngày thầy thuốc 27-2. Bà Mai làm nghề y, hai con của bà đều học nghề y. Nói đến nghề nghiệp mà mình gắn bó, bà Mai xúc động: “Nghề dạy học còn có ngày nghỉ, còn nghề y không có ngày nghỉ. Kể cả ngày tết, ngày lễ cũng phải trực, đêm đến khi mọi người ngủ cả thì bác sĩ vẫn phải thức. Chúng tôi không được nghỉ bởi nhiều cuộc sống, nhiều sinh mạng đang chờ… Thế nhưng nếu có kiếp sau và được chọn lại, tôi sẽ vẫn chọn nghề y” – bà Mai nói với Tuổi Trẻ.

Tâm sự của một cô gái mại dâm: 'Nếu hoạt động hợp pháp chúng tôi sẽ được tôn trọng hơn'

Trước đề xuất hợp thức hóa mại dâm đã có nhiều chiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, có vẻ người ta lại bỏ quên một đối tượng quan trọng trong hoạt động này -những người bán dâm. PV Một Thế Giới đã phỏng vấn chị P.G.Đ, một người đang hành nghề mại dâm tại TP.HCM như một cách để lắng nghe ý kiến người trong cuộc.



Chị vào nghề này đã được bao lâu rồi, thưa chị?

Tôi bắt đầu đi làm từ năm 14 tuổi vì gia đình rất nghèo. Đến nay khoảng 18 năm.

Tôi thường phục vụ ở các quán nhậu. Khi làm ở đó, tôi đưa cho chủ quán mấy chục ngàn tiền cơm coi như lệ phí. Sau đó, nếu được khách chọn thì tôi sẽ ngồi phục vụ bia và sống bằng tiền khách thưởng (típ). 
Tuy nhiên, nếu khách có nhu cầu thì tôi cũng "đi chơi" với khách. Tôi chỉ nghĩ đơn thuần là thỏa thuận giữa hai bên. Một bên có tiền, một bên có khả năng. Tôi không nghĩ mình làm sai điều gì cả.

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nên tôi hoạt động chủ yếu ở đây. Mặc dù vậy, càng làm lâu năm thì càng sợ bị người quen bắt gặp. Đôi khi gặp phải bạn bè của ba mẹ hay anh chị em thì xấu hổ lắm. Cho nên khoảng vài ba năm đổ lại đây, tôi dời lên Đà Lạt để hành nghề.

Nếu nói vậy thì chị hoạt động độc lập, không bị ràng buộc bởi những kẻ bảo kê ?

Rất ít, hầu như là không. Thật ra có rất nhiều hình thức “làm ăn” trong giới này. 

Theo tôi nghĩ, mua bán dâm trong động chứa chẳng qua là bị dụ bị gạt mà thôi. Chẳng hạn như một bà “má mì” mướn cái nhà chứa, sau đó kiếm khách, thì mới gọi là mua bán dâm. Cái này thường bị “ăn một nửa”, tội nghiệp lắm.

Còn những vũ nữ trong bar, vũ trường thỉnh thoảnh mới “đi khách”. Chưa hết, ở những quán ăn, karaoke hay bia ôm trá hình thì chủ quán và má mì cũng không làm khó hay ăn tiền “đào” đâu. 

Ở đó, chủ quán thì ăn tiền “chặt chém” đồ ăn. Ví dụ như thùng bia 300.000, vào đó sẽ được bán gấp 2 gấp 3. Còn "má mì" thì ăn tiền típ của khách. Dẫn ra cả đám, lựa ai thì khách típ cho. 

Còn về “đào”, biết khéo thì dúi vào tay, nói “cho má nạp tiền điện thoại”, nếu không thì sẽ bị đì. Vậy thôi. Còn ức hiếp chặt chém như trên phim thì tôi ít gặp. Nếu có thì chắc cũng chỉ có ở những động chứa.
 

Chị P.G.Đ trong căn nhà thuê của mình. Ảnh: Chí Thiện

Về vấn đề sức khỏe, chị bảo vệ mình như thế nào?
Tự mình bảo vệ thôi. Bao cao su cũng vậy. Tới ngày tới tháng tự đi xét nghiệm. Đôi khi cũng sợ gần chết vì khách không chịu, nhưng khôn thì sống dại thì chết. Phải biết tính lâu dài chứ.

Nếu có thể hợp thức hóa mại dâm, chị có chịu vào những “nhà thổ hợp pháp” không? Tất nhiên chị sẽ được bảo đảm về mặt y tế, thuế và các nghĩa vụ đi kèm như một người đi làm hợp pháp?

Tôi nghĩ là tốt thôi. Chúng tôi sẽ được tôn trọng hơn. Thay vì giao số phận mình vào bọn ma cô hay những người coi thường mình thì giao cho chính phủ nghe có vẻ được hơn. Nhất là đỡ cái khoảng bị công an hốt vì... hợp pháp mà. Lại được thêm những quyền lợi y tế, quên khám thì có người nhắc.

Nhưng chị thấy có điều gì khó khăn nếu hoạt động mại dâm được hợp pháp hóa không?

Tôi nghĩ việc kê khai danh tánh là hơi bất tiện. Nhiều người “đi làm”, giấu cha giấu mẹ ở dưới quê, lủi thủi lên Sài Gòn một mình. Việc phải đăng ký hợp pháp chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người lo ngại, thậm chí không tham gia đâu. Như tui nè, muốn tránh mặt người quen cho nên mới đi xa làm ăn.

Về cơ bản là chị đồng ý nhưng nên có điều chỉnh về mặt nhân thân, đúng không?

Đúng. Tôi hoàn toàn ủng hộ với điều kiện danh tính phải được giữ bí mật. Nếu không cho dù có thừa nhận hợp pháp thì cũng khó kéo toàn bộ những người “đi làm” vào mấy “nhà thổ hợp pháp” ấy.
Cám ơn chị!
Chí Thiện (thực hiện)
(Một thế giới)

Lương thấp vẫn tậu biệt thự khủng, siêu xe: Tiền ở đâu ra?

(VTC News) - 'Soi' tài sản khủng của ông Truyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đặt câu hỏi tiền ở đâu ra khi mà lương công chức chỉ ở mức “chết đói”? 

Mới đây, dư luận xôn xao bàn tán về khối tài sản khủng của ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng Thanh tra Chính phủ.

Liên quan tới vấn đề này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Quốc Thuận – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

- Ông có bình luận gì về khối tài sản “khủng” của ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng Thanh tra Chính phủ?
trần quốc thuận vtc
 Ông Trần Quốc Thuận 

Lâu nay người ta vẫn không ngừng bàn tán về vấn đề kê khai tài sản của cán bộ, công chức. Việc tài sản của họ không được công khai, không được kiểm tra thường xuyên đã trở thành tâm điểm của dư luận.
Tôi nghĩ không chỉ riêng mình ông Truyền, trong phạm vi cả nước còn có nhiều người thuộc diện đáng phải xem xét. Đó là một dấu hiệu không bình thường. Dấu hiệu không bình thường đó đã được nêu rõ trong Nghị quyết Trung ương 4.

Cụ thể, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái tư tưởng, thoái hóa, tham nhũng.

- Theo ông, nguồn gốc khối tài sản “khủng” ấy có gì bất thường không?

Với trường hợp ông Truyền, tôi cho rằng nếu tài sản không làm rõ ràng nguồn gốc thì người ta sẽ nghĩ tới chuyện tham nhũng. Muốn biết khối tài sản ấy ở đâu ra thì phải mở một cuộc điều tra chứ không thể võ đoán.

Đành rằng không phải cứ nghèo mới là đồng cảm với dân. Không nên vội kết luận ngay như thế!

Tuy nhiên, gia đình ông Truyền nói rằng một “cô em kết nghĩa” đã cho ông tiền để làm ngôi biệt thự đó, lại còn mang cả số gỗ cực quý mà cô đã mua từ Quảng Nam, định để làm nhà vườn cho mình vào, để ông làm thêm mấy cái nhà gỗ, cho biệt thự thêm phần hoành tráng. Ông ấy cũng nói do con ông ấy mở đại lý bán bia nên mới kiếm được bộn tiền…

Vậy thì phải xem xét cụ thể việc bán bia đó mang lại lãi bao nhiêu cho gia đình này? Đem số lãi đó so với tổng giá trị tài sản mà hiện ông Truyền đang sở hữu sẽ ra kết quả ngay. Còn về cô em kết nghĩa kia, cũng phải xem cô ta là ai? Đã và đang làm gì mà có thể cho “ông anh” số tiền lớn đến thế?

Tóm lại, muốn biết nguồn gốc khối tài sản đó phải có thẩm định, kiểm tra.

- Không ít cựu quan chức, thậm chí quan chức cũng vin vào sự giàu có của anh em, họ hàng để được công khai tậu nhà lầu, xe hơi bạc tỷ. Theo ông, lý giải như thế có chấp nhận được không?

Ở Việt Nam, có những người sở hữu khối tài sản hàng trăm, nghìn tỷ đồng, nhưng có vấn đề gì đâu vì họ công khai nguồn gốc tài sản đó và đã có người thẩm tra, kiểm tra. Còn với một số người, nếu họ làm giàu giỏi thế sao không chỉ cho nhân dân cách làm giàu đi? Bí mật làm chi?

Chẳng nói đâu xa, ngay ở trong văn phòng quốc hội, trước đây tôi từng nghe có người mua nhà trị giá gần 100 tỷ đồng. Ai cũng biết, nhưng đâu thấy ai bàn tán về chuyện đó? Nếu cứ thuận theo lẽ tự nhiên, dư luận sẽ đặt câu hỏi, tiền ở đâu ra khi mà lương thì ở mức “chết đói”?

Lấy ví dụ gần gũi hơn, lương thì thế, nhưng bây giờ hầu hết các cán bộ, công chức ở cấp trung ương đều đi ô tô, ở nhà lầu còn gì. "Tiền ở đâu ra?" đó là câu hỏi mọi người phải cùng trả lời.

- Rõ ràng khối tài sản kếch sù đó hiện hữu, công khai từ nhiều năm nay. Thế nhưng tại sao chỉ đến khi báo chí vào cuộc, người ta mới mở một cuộc thanh, kiểm tra? 
Lương thấp vẫn tậu biệt thự khủng, siêu xe: Tiền ở đâu ra?
Biệt thự của ông Truyền ở Bến Tre 

Như tôi đã nói nhiều lần, cái đáng nói nhất ở vụ lùm xùm này là việc kê khai tài sản phải công khai, minh bạch. Nếu người ta là lãnh đạo trong phạm vi một phường, một xã thì phải công khai cho dân trong phường, xã đó biết. Tương tự đối với lãnh đạo huyện, tỉnh.
Với lãnh đạo cấp cao hơn, lãnh đạo của cả đất nước này thì phải công khai cho Quốc hội, toàn dân biết như các quốc gia khác. Tức là theo tôi không chỉ công khai tài sản của cán bộ, công chức ở một số cương vị nhất định như hiện nay.

Bây giờ người dân biết nhiều thông tin lắm rồi, nhưng nếu công khai sớm hơn thì sẽ không có nhiều bất ngờ và cũng không phải giải trình nhiều khi người dân phát hiện ra.

- Ai cũng biết lương cán bộ, công chức mức tối đa và mặt bằng chung ra sao. Trên thực tế, mức sống của họ vẫn là điều đáng mơ ước và một bộ phận không nhỏ thậm chí còn tậu được nhà lầu, xe hơi trong “chớp mắt”. Ông có thấy vậy không?

Ngày tôi chưa nghỉ hưu, tôi từng nói rất nhiều về chuyện khoán. Không chỉ khoán xe mà còn khoán cả nhà cửa. Chẳng hạn mỗi “ông lớn”, ta cứ mạnh dạn chi cho họ 100 triệu đồng/tháng đi. Với 100 triệu đồng/tháng, tính ra cả nhiệm kỳ ông ấy mới chỉ nhận được 6 – 7 tỷ đồng thôi chứ có nhiều đâu.

Trong 6 -7 tỷ đồng đó, ông ấy có thể ăn tiêu một phần, còn 3 – 4 tỷ đồng để mua nhà cửa, xe cộ… thì ai bàn tán gì? Thế nhưng, giờ ông nào cũng than làm bạc mặt cả tháng mà chỉ kiếm được hơn chục triệu đồng thôi.

- Tức là việc trả lương chưa tương xứng với sức lao động, “chất xám” họ bỏ ra?

Tôi nghĩ thể chế, cơ chế trả lương như thế là chưa ổn. Rõ ràng không nên cào bằng tất cả. Nên công khai, minh bạch về vấn đề lương, thu nhập thì sẽ không xảy ra những chuyện như trên.

- Vì lương thấp nên người ta mới tham nhũng?

Không phải cứ trả lương cao là hạn chế được nạn tham nhũng. Thực tế lương thấp không phải là nguyên cớ dẫn tới chuyện tham nhũng, mà chỉ gây nhũng nhiễu là chính.

Ví dụ, anh em cảnh sát giao thông họ đứng phơi nắng như thế, nếu có người vi phạm vượt đèn đỏ chẳng hạn có khi nộp phạt 50 – 100 nghìn đồng là được đi luôn. Cái đó gọi là nhũng nhiễu gây khó chịu, chưa gây tai hại lớn.

Tuy nhiên, có những người tham nhũng tiền tỷ, gây thiệt hại hàng tỷ USD mà không ai động tới trong khi người dân chỉ biết chê trách mấy anh cảnh sát giao thông kia. Không đáng!

- Quan chức cứ phải giản dị, thậm chí nghèo khó mới đồng cảm với dân?

Đó là hai chuyện khác nhau. Với cơ chế bây giờ không tham nhũng mới là lạ bởi vì dễ tham nhũng quá!

Chỉ cần giá xăng dầu lên xuống một chút, doanh nghiệp biết trước vài giờ là họ găm hàng, biết để đâu cho hết tiền? Rồi nhập khẩu, xuất khẩu… cũng thế.

- Vậy theo ông, cần làm gì để dư luận không phải đặt dấu hỏi về tài sản “khủng” của các vị lãnh đạo, cựu lãnh đạo?

Theo tôi, việc kê khai tài sản phải được công khai rộng rãi và phải có thẩm tra, thẩm định tài sản đó khi có đơn tố cáo.
- Xin cảm ơn ông!

Những thông điệp từ Ukraina

“…Chính họ đã tạo điều kiện đưa Yanukovych, một tên trộm cướp vô học trở lại cầm quyền và đưa Ukraina tới thảm kịch. Giữa nô lệ Khổng Giáo và nô lệ Nga Hoàng chế độ nô lệ nào khắc nghiệt hơn là một câu hỏi khó khăn, nhưng đối với trí tuệ và nhân cách thì sự tàn phá của Khổng Giáo chắc chắn là lớn hơn…”
Ngày 22/02/2014 vừa qua, hai ngày sau khi đã ra lệnh nổ súng tàn sát những người biểu tình đòi dân chủ tại thủ đô Kiev, tổng thống Ukraina Victor Yanukovych đã bỏ chạy. Yanukovych hiện đang bị truy lùng bởi chính lực lượng công an mà mới cách đây vài hôm ông ta còn tin là dụng cụ của mình. Phong trào dân chủ Ukraina đã thắng sau ba tháng đấu tranh bất bạo động bất chấp mùa đông nghiệt ngã và đàn áp đẫm máu. Ukraina gửi cho thế giới và chúng ta những thông điệp đầy ý nghĩa.

Thông điệp chính mà Ukraina gửi cho thế giới là làn sóng dân chủ khởi đầu với cuộc cách mạng Ả Rập năm 2011 vẫn tiến tới và không thể đảo ngược được. Nếu không thì phe dân chủ đã không thể thắng lợi. Họ thiếu đoàn kết, thiếu lãnh đạo, thiếu phương tiện và cũng không được trợ giúp từ bên ngoài. Đối lập Ukraina không phải là một đảng mà là ba đảng biệt lập. Gương mặt đối lập nổi nhất là một cựu vô địch quyền anh đứng đầu đảng mang tên "Quả Đấm". Sức mạnh của họ chỉ là khát vọng dân chủ của nhân dân Ukraina và sự ủng hộ tinh thần của dư luận thế giới. Cả Hoa Kỳ lẫn Châu Âu đều đã lưỡng lự và bất động trong khi Yanukovych thẳng tay đàn áp và được Nga tận tình yểm trợ. Dù vậy làn sóng dân chủ đã cuốn đi chính quyền Yanukovych. Sự sụp đổ của chính quyền Yanukovych có nghĩa là dân chủ đang gõ cửa nước Nga của Putin. Biến cố này là một thất bại rất bẽ bàng cho Putin sau những cố gắng tốn kém để cứu Yanukovych. Mặt khác, một chế độ dân chủ tại Ukraina chắc chắn sẽ có tác dụng lây lan nhanh chóng sang Nga vì lý do giản dị là Ukraina trước đây không lâu còn là một phần, và hơn thế nữa cái nôi lịch sử, của nước Nga. Vào giờ này chúng ta có thể tiên liệu dân chủ sẽ được tái lập một cách khó khăn vì -Ukraina thiếu tất cả và đang khủng hoảng về mọi mặt - nhưng sẽ thành công vì người Ukraina, nhất là nhân sự chính trị, đã học được bài học đắt giá của cuộc Cách Mạng Màu Cam năm 2005. Sau đó Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cũng không thể có chọn lựa nào khác.



Thông điệp của Ukraina cho Việt Nam là phải rất cảnh giác về di sản văn hóa. Ukraina và Việt Nam tuy rất xa nhau nhưng giống nhau ở chỗ cả hai nước đều mang nặng một di sản văn hóa nô lệ. Di sản đó khiến cả hai dân tộc đều thiếu cả văn hóa chính trị lẫn văn hóa tổ chức, bởi vì chính trị là quan tâm và kết hợp là tâp quán của những con người tự do. Ukraina đã có thể không cần đổ máu để đánh đuổi Yanukovych, đồng thời tiết kiệm mười năm chật vật và suy thoái, nếu cuộc Cách Mạng Mầu Cam năm 2005 đã được lãnh đạo và tiến hành một cách thông minh. Nhưng thay vào đó nền dân chủ đầu tiên của Ukraina đã là một bi hài kịch, tổng thống Yushchenko và thủ tướng Timochenko đều bất tài như nhau và dồn mọi sức lực để hạ nhau thay vì hợp tác với nhau. Chính họ đã tạo điều kiện đưa Yanukovych, một tên trộm cướp vô học trở lại cầm quyền và đưa Ukraina tới thảm kịch. Giữa nô lệ Khổng Giáo và nô lệ Nga Hoàng chế độ nô lệ nào khắc nghiệt hơn là một câu hỏi khó khăn, nhưng đối với trí tuệ và nhân cách thì sự tàn phá của Khổng Giáo chắc chắn là lớn hơn. Chúng ta có thể nhận thấy điều này. Phong trào dân chủ Ukraina dù sao cũng có đội ngũ hơn nhiều so với Việt Nam và tại Ukraina cũng không có những trí thức tỏ ra hãnh diện khi nói rằng mình không thuộc tổ chức nào.

Thảm kịch của trí thức Việt Nam trước hết là một thảm kịch nội tâm.
Xem toàn bộ hay tải xuống Báo Tổ quốc số 176 tại đây
Ban Biên Tâp Tổ Quốc 

Tình trạng của tù nhân lương tâm Đỗ Văn Hoa.

Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ Ba, ngày 04 tháng 3 năm 2014

Anh Đỗ Văn Hoa là 1 trong số 3 nạn nhân của điều 88 bộ luật hình sự trong phiên tòa ngày 16/07/2012 tại tòa án tỉnh Bắc giang với tội danh mơ hồ “Tuyên truyền chống phá Nhà nước”.

Anh Hoa là dân oan mất đất của tỉnh Bắc Giang, anh đã nhiều năm đi khiếu kiện, đấu tranh từ cấp xã huyện cho tới trung ương, từ việc đấu tranh do bị cướp đất thì anh lại tiếp tục bị nhà cầm quyết cướp quyền tự do của công dân bởi cái điều 88. Trong phiên tòa trá hình này anh đã bị họ tuyên án 4 năm tù giam 3 năm quản chế trong khi vợ anh đang mang thai đứa con thứ 2.

Hiện nay anh Hoa đang bị giam giữ tại nhà từ Ba Sao, Hà Nam trong tình trạng hết sức tồi tệ, anh Hoa nhờ vợ là chị Hà chuyển lời kêu gọi mọi người bên ngoài hãy lên tiếng giúp đỡ anh. Hiện tại trong tù anh vẫn kiên định đấu tranh và không nhận tội. Tháng 6 năm 2013 anh Hoa cùng tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi đã đấu tranh phản đối quản giáo đánh một tù nhân mới vào, sau vụ việc đó cả anh Hoa và anh Vi Đức Hồi đều bị biệt giam trong căn phòng chật hẹp, tối tăm ẩm thấp, một ngày được ăn 1 bữa cơm, thực phẩm tiếp tế gia đình gửi vào cũng bị cắt xém mỗi tháng chỉ được gửi 3kg, uống nước lã do nhà tù bơm lên từ ao, ngòi.
 
 https://www.youtube.com/watch?v=R9vbGGMhCmo

Vì tình trạng sinh hoạt bẩn thỉu, ăn uống thiếu thốn, không khí tăm tối ẩm ướt mấy ngày tết 2014 anh bị bệnh đường ruột bệnh xá của nhà tù không chữa được nên cán bộ của trại tù gọi điện báo vợ anh mang thức ăn tiếp tế và thuốc chữa bệnh vào tù cho anh. Hiện tại bệnh đường ruột của anh đã tạm ổn, sau lần bị bệnh này sức khỏe của anh bị suy sụp rất nhiều, nhà tù đã phải tăng thêm cho anh mỗi ngày thành 2 bữa cơm rau, một tuần được một lần 3 miếng thịt và một lần là một miếng cá.

Mỗi lần vào thăm gặp chồng chị Hà đều phản đối việc công an tùy tiện biệt giam và hành hạ thể xác và tinh thần của chồng chị. Bản thân anh Hoa trong tù cũng liên tục phản đối. chị Hà kêu gọi mọi người quan tâm đến công lý và sự thật lên tiếng giúp đỡ chồng chị đang bị bách hại trong tù. Hai đứa con của chị còn nhỏ chúng thường xuên hỏi mẹ “mẹ ơi sao những đứa bạn của con có bố mà sao nhà mình lại không có bố?

(thành viện hội Bầu Bí Tương Thân thăm gặp, giúp đỡ vợ con tù nhân lương tâm Đỗ Văn Hoa)
Những câu hỏi của con làm chị vô cùng đau đớn và càng thương chồng, thương con hơn. Chị lo cho tình trạng sức khỏe và điều kiện sinh hoạt trong nhà tù Ba Sao, Hà Nam sẽ làm hủy hoại thể xác của anh.

Hôm qua ngày 03/03/2014 chị Hà đã gửi đơn đến trại tù Ba Sao, Hà Nam yêu cầu họ trả lời lý do biệt giam chồng chị. Chị yêu cầu trại tù chấm dứt ngay hành vi biệt giam và cách hành sử độc ác đối với anh Hoa.

Cho dù hiện nay anh Hoa đang là tù nhân những điều căn bản nhất anh vẫn là một con người.

Vợ của tù nhân lương tâm Đỗ Văn Hoa chị: Dương thị hà. Địa chỉ: xóm 2 Yên Minh, Việt Yên, Bắc Giang.

Xóm 2, Yên Minh, Việt yên, Bắc Giang

Điện thoại: 01258601726
Trần Thị Nga

Thông tin về vụ án cua tù nhân lương tâm Đỗ Văn Hoa , Đinh Văn Nhượng, Nguyễn Kim Nhà.
 

Ai còn 'ghiền' chiếc võng bố?

Trước những năm 2000, ở quê tôi nhà nào ít nhất cũng có một chiếc võng bện bằng dây bố. Bố rất dễ trồng, chỉ cần gieo ít hạt ở một góc vườn gặp mưa xuống là bố nảy mầm rồi lớn nhanh như thổi.
Bố cao tới 3 mét mới gọi là già, người ta chặt cả cây bỏ một đoạn phần ngọn đem ngâm dưới đìa vài ba đêm để vỏ bố tách khỏi thân cho dễ lột. Vỏ bố được thắt lại từng chít, căng cây sào vắt lên phơi, đến khi thật khô thì đem chẻ thành sợi nhỏ như những cái tăm nhang dài nhằng, bấy giờ mới đánh săn hàng chục sợi lại với nhau thành ‘nuộc’ (dây) võng.
Dây bố dùng để đan võng
Bà nội tôi có nghề bện võng từ hồi tôi còn nhỏ xíu, gọi là nghề nhưng chỉ làm tranh thủ buổi trời mưa, lúc nông nhàn hoặc những đêm trăng khó ngủ và có sự giúp sức tích cực của mẹ tôi. Ấy vậy mà bà bảo cũng đủ đồng mắm, đồng muối, thậm trí về những tháng giáp hạt còn chạy đủ gạo nuôi 7 miệng ăn cả con lẫn cháu.
Bện võng bố tưởng chừng như đơn giản, song nó đòi hỏi ở mức độ khéo tay và khá dày công sáng tạo chứ không phải ai cũng làm được. Gần như hàng trăm sợi nuộc to, nhỏ đều phải mịn màng không xù lông, không tụt mối. Nút thắt của từng mắt võng phải thật khéo léo không xộc xệch, đặc biệt 100 cái mắt phải đều cả trăm thì khi giăng lên võng mới cân đối.
Võng của bà chuyên bán cho mối đến tận nhà mua. Nghe nói họ đem xuống tận Sài gòn và miền Tây Nam bộ bán cho dân nhà giàu lãi nhiều chứ không tiêu thụ ở các chợ trong tỉnh. Nội làm cho tôi cái võng vừa vặn với cái tuổi lên 9 lúc bấy giờ. Nuộc võng thoạt nhìn rất mảnh mai, nhưng từng sợi nuộc săn chắc, ấy vậy mà nằm rất êm chứ không phải đau mình như tôi thoạt tưởng. Nội bảo, võng này nằm có đến 7 năm, qủa tình khi tôi bỏ võng bởi đã vừa chật, vừa ngắn rồi thì hai đứa em kế mỗi đứa cũng nằm đủ 2 năm võng mới rách đáy, chứ dây hai bên thân của võng vẫn còn nguyên.
Đan võng. Hình minh hoạ. Nguồn: hoianworldheritage.org.com
Nội tôi mất, mẹ tôi tiếp tục nối nghề, có điều sau này không còn mối đến đặt hàng nữa vì người thành phố đã có võng dây dù, võng vải nhẹ nhàng, gọn ghẽ hơn. Nhưng mỗi tháng mẹ tôi cũng bện được 3-4 cái bán cho người trong xóm, ngoài làng, thậm trí không ít ông già, bà cả từ xã khác sang mua.
Năm chị em tôi ai cũng thuộc diện ‘dân ghiền võng’, mẹ bện cho mỗi người một cái tuỳ vào sức vóc mỗi người, hễ làm thì thôi chứ rảnh cái là tụi tôi nhảy ngay lên võng đưa vắt vẻo. 
Tuổi thơ chúng tôi gắn với cái võng tưởng như không thể tách rời. Võng cùng chúng tôi học bài, ru chúng tôi ngủ giữa trưa hè, góp phần xua đuổi muỗi lúc đêm khuya. Võng còn theo chúng tôi xuống hầm trú ẩn để tránh những trận đổ bom, vãi đạn. Còn một điều thiêng liêng hơn cả là những chiếc võng bố ấy do chính bàn tay, mồ hôi, công sức của nội, của mẹ tôi tạo ra ngay từ khi nó còn là những hột bố nhỏ xíu…
Đã có một thời người ta quên dùng võng bố bởi họ chê nó thô kệch, thế nhưng mới đây đến một khu du lịch sinh thái nọ tôi thấy những ông Tây, bà Đầm thích vắt vẻo trên chiếc võng bố hơn là ngồi trên ghế, trên đu hay trên võng bằng dây ny lon…
Du khách nước ngoài thích nằm võng hơn ngồi ghế. Hình minh hoạ. Nguồn: danong.com
Dĩ nhiên là võng ở đây có cải cách theo thời, mảnh mai hơn, nhỏ gọn hơn. Có ông, có bà người ngoại quốc còn vạch từng sợi nuộc ra để khám phá nguyên liệu làm võng, song chắc hẳn họ không thể biết đích xác đó là loại cây gì bởi bên nước họ chưa chắc đã có cây bố.
Cô con gái của chị bạn tôi ở Sài Gòn kể với tôi rằng ông bà nội cô hiện đang định cư bên Mỹ, cứ đều đặn hai năm một lần cô phải gởi 2 cái võng bố qua. Cô còn quả quyết rằng việc con cháu ở quê gởi võng ra nước ngoài là chuyện thường tình. Một anh bạn đồng niên với tôi đi Pháp về cũng khẳng định võng bố bên Pháp có nhiều trong những gia đình Việt kiều.
Chuyện ấy cũng chẳng có gì là lạ, bởi tiếng kẽo kẹt của chiếc võng cổ truyền nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Vì lẽ đó mà có đi xa đến mấy được nghe tiếng võng cũng phần nào an ủi họ bớt nhớ quê hương nơi họ đã chôn nhau, cắt rốn.
(Người Việt)
 

Hoàng Đức Doanh - Pháp luật Việt nam



Pháp luật Việt nam

Luật như một thứ cao su
Pháp như một đám mây mù đêm trăng
Hàng năm Pháp luật thêm tăng
Để làm công cụ quyền năng tuyệt vời !
Luật in đầy đủ giữa đời,
Luật là ý thích của người quyền cao..
Thích thì cho xích tay vào,
Điều tra, xét hỏi ai nào thoát đây ?
Luật in trên giấy thì dầy,
Dân oan vận dụng là chây ỳ liền.
Làm gì cũng Luật trước tiên,
Tao đây là Luật, có tiền thì nên,
Luật là tao đã có tên,
Án đây bỏ túi, lụy phiền đúng, sai.
Luật sư ngồi đó cho oai,
Công khai xét xử, cấm ai được vào !
Luật đâu phải chuyện tầm phào,
Luật đây, tao đố đứa nào nhố nhăng.
Lời Trương Duy Nhất nói năng,
Áp điều (bảy chín) là tăng án rồi .
Nó là nhà báo nên thôi,
Áp (hai năm tám) cũng ngồi vài niên.
Luật xem như thứ ăn liền,
Áp điều (tám tám) liên miên trong tù .
Đứa nào bảo Pháp tù mù ?
Đứa nào bảo Luật cao su, liệu hồn !
Đứa nào bảo Luật thượng tôn ?
Đảng mà không quyết, có tồn tại chăng ?
Đứa nào dám nói lăng nhăng
Luật đây, Tòa quyết là quăng vào tù !
Ngày 04/3/2014
Hoàng Đức Doanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét