Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Vấn đề di cư lao động từ nông thôn ra thành thị: Những con số biết nói (QĐND).
Trung Quốc “không cần” vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông (VOV)    —Báo TQ lu loa: Philippines nối giáo cho giặc, làm loạn ở Biển Đông (GDVN)
Thực hiện đầy đủ DOC khi chờ COC là bắt buộc để ổn định Biển Đông(GDVN)  —Trung Quốc chiếm và XD phi pháp trên Đá Chữ Thập như thế nào? (TTVN)
Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền trên Trường Sa (SM) – Chủ Tich nước và ông BT Ngoại giáo nói gì không nè?
Mỹ trong liên minh Nhật – Philippines ở Biển Đông (ĐV)    —Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Philippines kêu gọi mở cửa căn cứ cho cả ASEAN (TN)
Vụ phạm nhân Trại giam Xuân Lộc gây rối: Không có động cơ chính trị(GDVN)
Giấy phép vào phố cấm: Giao thông Hà Nội ‘giăng bẫy’ hành dân?(GDVN)   —Cấm đường để… hái ra tiền? (PNTD)  —Lương tối thiểu sẽ điều chỉnh theo mô hình nào? (VnEc)  —-Nên làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe? (Thebox)
Chìm tàu đánh cá tại Trường Sa, một người mất tích (TTXVN)   —“Đập thủy điện lớn, nhỏ đều có sự cố” (PLTP)
Chủ tịch Quốc hội lưu ý các vấn đề lớn tại kỳ họp sắp tới (VnEc)   —-Bí thư Hà Nội: Lấy phiếu tín nhiệm rất tốt! (ĐV)   —-Dân bị đặt trong thế phải thích nghi với tham nhũng?(PLTP)    —Lộ mặt nhiều đường dây lừa ‘chạy’ công chức (TP)
Tham nhũng, hối lộ có chiều hướng tăng(TP)   —Tổng Bí thư nhấn mạnh, gợi mở sáu vấn đề(TP)   —–Số liệu phá rừng làm thủy điện:’Tin hay không thì…tùy’ (ĐV)
Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Thêm văn bản “khóc mướn” cho “nhóm lợi ích”   (DT)   —–Đủ cơ sở để khởi tố vụ “Đánh người, chiếm nhà” tại quận Ba Đình (DT)   —-TAND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ: Phán quyết nhiều bản án sai thực tế, trái pháp luật (NCT)
Diễn đàn Khu vực ASEAN hủy phiên họp toàn thể (TN)    —-Hà Nội thu phí đường bộ xe máy tối đa 150.000 đồng/năm (TT) ________________________________________________________________________________________________
COC thách thức sự thống nhất của ASEAN (KT)   —ASEAN tái khẳng định ‘cam kết tập thể’ về Biển Đông (VNN)   —Biển Đông trong Tuyên bố chung Ngoại trưởng ASEAN (TP)
TQ ’già mồm’ đòi chủ quyền, Philippines mở cửa với ASEAN (PNTD) -  Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua (1/7) đã phản bác cáo buộc của Philippines cho rằng, sự tăng cường hiện diện quân sự và bán quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Đây là phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước việc tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46 ở Brunei ngày 30/6, Ngoại trưởng Philippines Rosario del Rosario công khai lên án “sự hiện diện ồ ạt của các tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc” tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép, nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phi pháp – PV) gây ra “mối đe dọa đến nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Làm gì với 100 ngàn đồng tăng lương từ tháng 7? (Infonet)   –“Nhiều nơi dân không biết Pháp lệnh dân chủ cơ sở!”(Infonet)  —GĐ Sở Nội vụ Hà Nội: Hiện nay cần nhất 5000 bác sĩ(Infonet)  —Hà Nội chỉ thu phí đường 100 nghìn đồng/xe máy (Infonet)
Nghi có vết nứt ngang thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (LĐ)   —Bác bỏ tin đồn rạn nứt đập thuỷ điện Sông Tranh 2 (VN+)
Đề xuất Bộ trưởng Công an lập Facebook nhận phản ánh CSGT tiêu cực   (NLĐO)- Một người dân đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an lập Facebook để tiếp nhận phản ánh của người dân khắp cả nước về những tiêu cực của lực lượng CSGT.
Chính sách nhiều, nhưng thực hiện quá chậm (SGTT)  —  Thân quen với ‘quan’ mới xin được việc ở cơ quan Nhà nước (VnEx)   —Phố Tàu mọc giữa Bình Dương (TPO)
Úc yêu cầu Việt Nam thả ba tù nhân (BBC) – Ngoại trưởng Úc yêu cầu chính phủ Việt Nam thả ba người hoạt động công đoàn đang ngồi tù tại Việt Nam.
Ông Bob Carr có cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại hội nghị Asean ở Brunei.  Thông cáo của Ngoại trưởng Bob Car nói: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn.”   -“Tôi đã yêu cầu Việt Nam thả những người này.”   -Ba người được nhắc đến là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Đưa nguyên liệu hạt nhân khỏi VN  (BBC) -Hoa Kỳ và Nga chuyển 16kg uranium được làm giàu ở cấp độ cao ra khỏi Việt Nam, trong chiến dịch hạn chế nguyên liệu làm bom hạt nhân.
Diễn đàn ARF : ASEAN kêu gọi đàm phán tránh xung đột ở Biển Đông (RFI)   —-Ngoại trưởng Úc đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam (VOA)   —Việt Nam hợp tác với Singapore, đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản  (VOA)
____________________________________________________________________________________________

Tù nhân lương tâm Paul Trần Minh Nhật được gặp gia đình sau 10 ngày tuyệt thực (Danluan)

Cuộc chiến đất đai: Khủng hoảng quyền sử dụng đất tại Việt Nam(Danluan)

Hiệu Minh – Triết lý… quả mít(Danluan)   —Trần Huỳnh Duy Thức – Chỉ cần đa nguyên kinh tế là đủ?(Danluan)

Văn Công Hùng – Loanh quanh chuyện trộm chó(Danluan)   —Noam Chomsky – Xã hội Mỹ sẽ biết cách tự vệ(Danluan)

Chuyển giá nhìn từ toàn cầu hóa(Danluan)   —Diên Vỹ – Kỷ vật cho em(Danluan)




Sau cuộc nổi dậy, tù nhân lương tâm Z30A bị chuyển trại khẩn cấp trong đêm (DLB)

Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật đã gặp gia đình sau 10 ngày tuyệt thực(DLB)

Sài Gòn tự do và hi vọng(DLB)  —-Mau tỉnh lại đi…(DLB)  —Việt Nam thiếu vắng lãnh tụ?(DLB)


Phụ nữ Việt Nam và phong trào dân chủ(DLB)

YÊU NƯỚC -(Trinhanmedia)

HAI KIỂU LIÊN KẾT !!! (BNS.TDNL-Trinhanmedia)

TUYÊN CÁO TỪ HỘI ANH EM YÊU NƯỚC (TNM) -v/v tù nhân nổi dậy tại trại giam Xuân Lộc ngày 30-6-2013

Miến Điện và vị trí địa lý chính trị  -Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước  -Theo The Economist
Khoa học Việt Nam trên đầu họng súng  -Marian Witkiewicz, CTV Phía Trước
Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 13 (Huỳnh Tâm)  -(Thongluan)
Tu chính hiến pháp Trung Hoa (Nguyễn Hữu Thống)-(Thongluan)
Làn sóng dân chủ đang trào dâng mãnh liệt-Khi nào đến lượt Việt Nam? (Việt Hoàng)-(Thongluan)
Rủi ro kinh tế Trung Quốc đe dọa toàn cầu (Nguoiviet)

Minh bạch thông tin là tự sát (Lê diễn Đức -Nguoiviet)


KINH TẾ
Mua sạch 40.000 lượng, giá vàng vọt tăng  (VNN) – Như vậy, kể từ 28/3 đến 2/7/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 38 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 997.000 lượng trên tổng số 1.098.000 lượng chào thầu.
Giá trúng thầu khá cao nên đến 16h hôm nay, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn đã điều chỉnh giá vàng SJC tại TP.HCM tăng tiếp lên mức 36,85 – 37,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Vì sao giá vàng không thu hẹp? (RFA)

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Thủ đoạn bỉ ổi của gã cán bộ văn hóa lừa hiếp dâm bé gái thiểu năng  (Dân trí) – Mang “phim đen” ép bé gái thiểu năng xem rồi hứa cho tiền, đối tượng Bùi Công Trình (55 tuổi), cán bộ văn hóa xã Hồng Nam – TP Hưng Yên đã dùng chiêu này để lừa hãm hiếp cháu Tr.T.Tr (11 tuổi) đến 4 lần.
Nhân viên kéo cáp viễn thông bị điện giật chết treo lơ lửng (XH)   —-Xe tải cháy ngùn ngụt trên đường cao tốc (Infonet)   —-CA Hà Nội cảnh báo: Hàng loạt vụ lừa bắt cóc người thân đòi tiền chuộc (Infonet)   —-Qua các vụ đột kích vũ trường, quán bar: “Đem dao mổ trâu đi giết gà” (LĐ)
Bị phát hiện lấy cắp, thiếu niên giết người(NLĐO)   —Phê ma túy, cưỡng hiếp bạn gái đang mang thai(NLĐO)   —Xe ôm săn phụ nữ bán sang Trung Quốc (NLĐO)   —TP.HCM: Cháy nổ nhà trong hẻm, hàng trăm người dân hoảng loạn (PLTP)   —Trộm khoắng nửa triệu đôla trong khách sạn (PLTP)-Mỹ

QUỐC TẾ
Hình ảnh quân lực dày đặc Tân Cương  (VNN)   —Toàn cảnh quân khu quản Tân Cương tập trận chống khủng bố (ĐV)  —Trung Quốc treo thưởng 100.000 nhân dân tệ cho “đầu kẻ khủng bố” (NLĐ)
Trung Quốc treo giải thưởng cho thông tin về khủng bố ở Tân Cương (VOA)
Hơn 400.000 dân Hồng Kông biểu tình đòi Trung Quốc tôn trọng (Infonet)    —-Đáp trả Trung Quốc, Nghị sỹ Nhật đưa thuyền ra Senkaku/Điếu Ngư(Infonet)
Viettel thừa nhận người Myanmar nhìn đường dài   (ĐVO) – Đây cũng là lý do mà trước đây khoảng 2 tháng, họ đẩy China Mobile của Trung Quốc ra khỏi gói thầu viễn thông
Đại sứ Syria: Nếu thắng, khủng bố sẽ kéo sang Nga, Trung (ĐV)
Snowden gửi đơn xin tị nạn tới 21 quốc gia (LĐ)   —Snowden sợ bị kết án tử hình nếu bị dẫn độ về Mỹ (TTXVN)  — Các ngả đường hẹp dần trước mắt Snowden (VnEx)  —Nhiều nước từ chối Edward Snowden (BBC)   —  Số phận Snowden ‘nằm trong tay Putin’ (BBC)
Tổng thống Venezuela hậu thuẫn ông Snowden (VOA)
Văn hóa ‘hàng nhái’ (BBC) -  Cơn sốt sao chép kiến trúc phương Tây tại Trung Quốc.
Obama hứa giải thích với Châu Âu về vụ theo dõi thông tin (RFI)   —-Đình trệ kinh tế châm ngòi cho bạo động tại Brazil (RFI)
PHÁP : Chủ tịch đảng cực hữu bị truất quyền miễn trừ tư pháp (RFI)  —Croatia gia nhập EU: Niềm vui bị đánh mất (RFI)  —-Thái Lan trở lại mức trợ giá gạo như cũ (RFI)
Đặc sứ hạt nhân Bắc Hàn đi Nga (RFA)   —Tổng thống Obama hứa giúp cấp điện cho châu Phi (RFA)    —-Sri Lanka cấm số báo Time nói Phật giáo khủng bố (RFA)
Philippines: cảnh sát sẽ được võ trang đầy đủ (RFA)   —Philippines nêu vấn đề biển Đông tại ARF (RFA)
Trực thăng rơi ở Nga, 19 người thiệt mạng (VOA)

  
Minh bạch thông tin là tự sát

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một sân chơi riêng của các nhóm thân tộc, thân hữu, một khu vực được hưởng các đặc quyền, đặc lợi nên rất khó minh bạch thông tin. Minh bạch, đối với nhóm này, là đồng nghĩa với tự sát.

Khi lên làm thủ tướng từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã gom gần 20 tập đoàn và tổng công ty về dưới trướng và trực tiếp chỉ đạo. Cơ quan chủ quản duy nhất là chính phủ nắm quyền quản lý, bổ sung vốn và theo dõi tiến độ các dự án. Với cơ chế này, ông Dũng đã nắm toàn bộ nguồn tài chính và các ưu đãi cao nhất cho doanh nghiệp nhà nước, phân chia, ban phát ân huệ, lợi ích kinh tế và từ đó tạo được sân sau để chi phối chính trị, củng cố vị trí quyền lực.

Về mặt nguyên tắc, doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch thông tin để duy trì sự ủng hộ của người dân cho sự phát triển. Tuy nhiên, với DNNN, người dân không thể thực hiện được quyền này. Mọi quyết định hoàn toàn nằm trong tay chính phủ.
“Việc che giấu hoặc không muốn minh bạch thông tin về hoạt động kinh doanh trở thành lợi ích cấu kết thường trực của cả cơ quan chủ quản và bộ máy quản lý DNNN để tránh những rắc rối từ công luận, tức từ ông chủ đích thực của mình” - tờ Thời báo Sài Gòn ngày 20 tháng 6, 2013 viết.

Tóm lại, khu vực doanh nghiệp nhà nước là cái ổ để rót tiền bạc từ ngân sách, vốn đầu tư phát triển ODA, cái bẫy của nợ công, cái nôi của các loại tham nhũng, rút ruột công trình nhiều nhất và ăn chia hoa hồng, cùng nhiều đặc lợi khác.

Nợ của ngày hôm nay là gánh nặng phải trả của nhiều thế hệ tương lai. Thế nhưng, có đầu tư thì mới có ăn, chính phủ vẫn tiếp tục tìm các nguồn tín dụng mới bằng phát hành trái phiếu, lấy các khoản vay mới trả nợ cũ, vần vũ trong vòng xoáy của tiền.
Từ năm 2000 trở lại đây, tỉ lệ đầu tư vốn toàn xã hội/tổng thu nhập của Việt Nam luôn cao, trung bình hơn 30%; có năm lên tới 43% như năm 2007.

Theo Bộ Kế Hoạch & Ðầu Tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14.84%, giảm 4.16% so với năm 2011.

Tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2012 trên 1.33 triệu tỷ đồng (tương đương 60 tỷ USD) là đáp số tệ hại của một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.

Trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư công đạt khoảng 286 nghìn tỉ đồng, chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; trong giai đoạn 2006-2010 ước đạt trên 739 nghìn tỉ đồng, khoảng trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11.5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55.2 tỷ USD, tương đương 54.3% GDP. Như vậy, trong vòng 10 năm, từ 2001 đến nay, nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm.

Tời Thời Báo Ngân Hàng, ngày 24 tháng 6 viết:

Trước Quốc Hội, Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh báo cáo: “Theo luật nợ công, nợ công gồm có nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trên tinh thần như vậy thì nợ công tính đến 31 tháng 12 năm 2012, tương đương 55.5% GDP” - vẫn trong ngưỡng an toàn. Nhưng “tính đầy đủ, thì số nợ công thực tế của Việt Nam đã lên đến gần 129 tỷ USD, gần gấp đôi con số được chính phủ công bố, lên đến 106% GDP, nghĩa là đã ở mức tiền khủng hoảng”.

Từ năm 2006 đến nay, tức là từ khi Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức thủ tướng, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định, và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị. Trung bình hàng năm Việt Nam dành ra trên 3.5% GDP để chi trả nợ và viện trợ phát triển. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9.09% năm 2006 xuống còn 6.53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt.

Ðáng lo ngại nhất là khu vực nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi nhất thì hiệu quả đầu tư lại thấp nhất.

Xét ICOR là hệ số đo lường chất lượng của đồng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, thì hệ số ICOR có xu hướng ngày mỗi tăng trong 3 năm gần đây.

Hệ số ICOR đã tăng nhanh từ 1996 đạt mức cao nhất vào năm 1999, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã bị giảm nhanh từ năm 1996 và đạt mức thấp nhất vào năm 1999. Trong khi hệ số này của Hàn Quốc là 3.3, của Thái Lan là 3.6, của Malaysia là 3.9, của Philippines là 4.3, của Singapore là 4.4, của Indonesia là 4.4... Nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7.4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP. Giai đoạn 2000-2005 hệ số này đóng góp vào tăng trưởng khoảng trên 22%, thì đến giai đoạn 2006-2010 con số này chỉ còn dưới 8.8%.
Sang năm 2012, sau 9 tháng tổng mức đầu tư toàn xã hội là 35.8% GDP nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 4.73%, ICOR tạm tính là 7.56 lần.

Tất cả là do đầu tư bừa bãi, không đúng ngành nghề, chức năng kinh doanh, quản lý kém cỏi, lãng phí, nhưng nghiêm trọng nhất là rút ruột dự án.
Những thí dụ điển hình gần đây cho thấy rõ.

Bỏ hàng ngàn tỷ đồng để mua những con tàu nát tại Vinashine, Vinaline, cùng với sự thất thoát trong các khoản đầu tư vô tội vạ vào các ngành không thuộc chức năng, đã dẫn đến món nợ tới khoảng 4.5 tỷ đô la.

Từ dự toán chưa tới 600 triệu USD để không vượt quá mức bị Quốc Hội phê duyệt, tới nay đã rót hơn 18,000 tỷ đồng (tương đương 900 triệu USD) vào 2 dự án bauxite Tây Nguyên. Giá xuất khẩu alumin của Vinacomin ở ven biển ước tính tối đa khoảng 345 USD/tấn. Tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu 20%, mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD, tổng số lỗ năm 2013 sẽ là 74.4 triệu USD. Nếu Vinacomin được miễn cả thuế xuất khẩu thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ ít nhất 55 USD, mỗi năm tổng lỗ ít nhất 33 triệu USD và không biết bao giờ có lãi.

Ðường cao tốc 50 km Cầu Giẽ-Ninh Bình được đầu tư xây dựng với số tiền 8,974 tỷ đồng, tương đương 420-430 triệu đôla, được báo chí nói là thiết kế đạt chuẩn loại A1, có 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120km/h, “hiện đại nhất Việt Nam”, sau 5 tháng đi vào khai thác, mặt đường trông như mặt ruộng mới cày, dư luận gọi là “đường cao tróc”.

Vừa được cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng được hơn 6 tháng, nhưng mặt bê tông nhựa trên cầu Bến Thủy 2 (Nghệ An- Hà Tĩnh) đã bị lún nhiều chỗ. Chiếc cầu được đầu tư gần 1,300 tỉ đồng chưa qua 1 năm tuổi đã bị hư hỏng.

Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, sau hơn 3 năm triển khai với tổng mức đầu tư gần 25,500 tỷ đồng, dự kiến thông xe vào năm 2014, nhưng cho tới nay mới thực hiện được hơn 20% khối lượng.

Cầu bị lún, sập, đường bị nứt nẻ, ổ gà là bi kịch phổ biến của gần như mọi công trình cầu đường trên lãnh thổ Việt Nam, trên nhiều tuyến quốc lộ như 1, 3, 5, 7, đại lộ Ðông Tây, không chỉ ở các dự án đã khai thác, sử dụng 6-8 năm mà còn ở cả các dự án mới đưa vào khai thác... Nhưng tệ hơn, quan tham thời nay còn ăn bẩn và ăn tạp. Công trình Tượng Ðài Chiến Thắng Ðiện Biên Phủ bị rút ruột đến 150 tấn đồng, hay cả toilet cũng bị liếm láp.

Theo Tuổi Trẻ, một chiếc toilet hiện đại, biến chất thải thành năng lượng sạch của dự án “Tái sáng tạo toilet” của tỷ phú Bill Gates giá khoảng 2,200 USD. Trong khi đó, một nhà vệ sinh trường học diện tích 29m2 ở Quảng Ngãi lên đến 30,000 USD! Nhà vệ sinh này của trường phổ thông cơ sở Long Hiệp (Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư là 600 triệu đồng, diện tích 29 m2, chia làm hai bên dành cho nam và nữ, phòng nữ có 3 bệ tiểu nhưng không có cửa, phòng nam có bốn bệ tiểu, một hố xí và bồn rửa tay, vật dụng đều thuộc loại bình thường. Ngoài ra, cũng trường Long Hiệp, còn có những nhà vệ sinh tương tự giá 710 triệu, 721 triệu đồng!

Cha chung không ai khóc, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi! Trong khi “dân kiếm không nổi 50 ngàn, quan xin dự án nghìn tỷ” (Ðất Việt 19/06/2013). Cục đường thủy nội địa xin 1,800 tỉ nắn dòng chảy Sông Hồng, Sở Phòng Cháy Chữa Cháy Hà Nội xin 6,000 tỉ đồng mua quần áo chống cháy, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xin 1,100 tỉ đồng mua tàu điều tra tài nguyên môi trường biển, Bộ Văn Hóa-Thể Thao xin 6,000 tỷ để xây dựng đề án tăng chiều cao dân số...

Nước Việt thật buồn về một gia tài ngày càng cạn kiệt và lâm vào nợ nần chồng chất mà các băng nhóm lợi ích, mafia đỏ để lại.

Việt kiều và những người nhẹ dạ trong nước đừng hoang tưởng về sự tài giỏi nào của đảng Cộng Sản Việt Nam trong sự đổi thay của đất nước sau gần 40 năm hòa bình. Nếu tiền đầu tư, xây dựng không tự dưng biến mất 30-40% thì sự thay đổi sẽ còn ra sao?

Ðầu tư công là bức tranh thể hiện rõ nhất trong cơ chế “ngậm miệng ăn tiền”. Không thể nào minh bạch thông tin trong cơ chế ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét