"Định hướng XHCN" thúc đẩy hay kìm hãm thị trường?
LTS: Còn nhớ, tại "Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu" do Ủy ban Kinh tế QH tổ
chức mới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói: "Không
thể nói cả nền kinh tế tê liệt, dù có khó khăn, trì trệ", và cho rằng
nền kinh tế Việt Nam đã thoát đáy và đi lên trong những năm tới.
Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp QH ngày hôm qua
(21/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, nền kinh tế còn phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: cân đối thu chi ngân sách khó
khăn, nguy cơ lạm phát tăng trở lại do chưa thực hiện cải cách tiền
lương, chưa thực hiện được giá than, điện, y tế, giáo dục... theo thị
trường.
Là người từng đưa ra các khuyến cáo, rằng nền kinh tế vẫn đang "tắc
nghẽn, không có chỉ dấu cho sự đi lên"... tại cuộc trò chuyện với Tuần
Việt Nam, PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam một
lần nữa khẳng định thêm dự báo của mình.
Nói thẳng, nói thật không phải là bi quan
Ông Thiên giải thích: Tôi không nghĩ những ý kiến của mình là bi quan.
Nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật thì không phải là bi quan. Ngược
lại, nó có ý nghĩa tích cực, tương đương như nói "khó khăn, hay khủng
hoảng, là cơ hội của cải cách, để tiến lên". Nói ra điểm yếu, cái khó
thì cơ hội vượt lên sẽ rõ ràng hơn. Lạc quan, tươi sáng là theo nghĩa
thực như vậy.
Về tình hình kinh tế năm nay, nếu nói về việc đặt ra các mục tiêu để xử
lý, thì chúng ta đã hoàn thành một số việc theo nghĩa là "đặt việc ra và
giải quyết được". Ví dụ, như hạ được lạm phát xuống, ổn định được tỷ
giá, hay tăng trưởng GDP không tụt xuống quá thấp...
Nhưng phải nói cho chuẩn xác rằng chúng ta chỉ giải quyết được những
việc mà năm nay đặt ra thôi. Thế còn việc lâu dài, tính theo những nhiệm
vụ lớn, cơ bản đặt ra cho cả giai đoạn phát triển mới từ Đại hội Đảng
XI, như tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thì chưa
làm được gì đáng kể. Trong khi đó, những việc đã tạm làm được trong năm
2013 đó thì lại không trả lời được triển vọng kinh tế trung dài hạn sẽ
như thế nào.
Ví dụ, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cải cách ngân hàng chưa thực sự
rõ ràng, hay tái cơ cấu đầu tư cũng vậy... Tức là, những việc cần làm
để đổi mới mô hình tăng trưởng thì chúng ta chưa thực sự bắt tay vào.
PGS-TS Trần Đình Thiên |
Tóm lại, ít nhất là từ khi khủng hoảng toàn cầu đến nay, năm nào
chúng ta cũng phải xử lý những việc để giải thoát tạm thời cơn hoạn nạn,
để cố vực tăng trưởng vào cuối năm, chứ không hề có những sự chuẩn bị
theo nghĩa chiến lược đàng hoàng, nhằm giải quyết những vấn đề lớn của
một giai đoạn phát triển mới?
- Đúng vậy! Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu tại Huế cuối tháng 9, tôi có nhấn mạnh tới việc tại sao, sau gần 30 năm đổi mới, vấn đề đất đai lại căng thẳng giống như ngày xưa, vấn đề doanh nghiệp nhà nước cũng nổi lên rất gay gắt, giống như lúc bắt đầu đổi mới. Mà thể chế đất đai và doanh nghiệp nhà nước chính là hai vấn đề mấu chốt mà công cuộc đổi mới đã đặt ra để giải quyết ngay từ đầu.
Lý do vì sao có sự lặp lại như vậy?
-Dường như trong giai đoạn 10-15 năm đầu của đổi mới, vấn đề cốt lõi - cấu trúc sở hữu, gắn với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần thay cho nền kinh tế độc tôn sở hữu - mà đổi mới đặt ra mới chỉ giải quyết được một phần. Nhưng chỉ một phần đó thôi thì cũng đã tạo ra được bước nhảy ngoạn mục trong giai đoạn đầu rồi.
Còn phần còn lại chưa được giải quyết, cả nội dung sở hữu thực tế lẫn cơ chế phân bổ nguồn lực, đến lúc bộc lộ giới hạn của chúng, khi mà năng lực, động lực giải phóng sức sản xuất mà đoạn đầu đổi mới đã giải quyết được lại bị yếu đi, thì dường như nền kinh tế và xã hội, hay nói đúng hơn, sức sản xuất lại "bị trói" trở lại. Lý do của sự lặp lại là như thế.
Anh phải lưu ý một điều hết sức quan trọng là cả đất đai và doanh nghiệp nhà nước đều liên quan đến khái niệm sở hữu toàn dân. Tức là cái cốt lõi của cấu trúc kinh tế cũ vẫn chưa giải thể được. Điểm mấu chốt là chúng ta có cố gắng, nhưng chưa giải quyết được triệt để là cái đó.
Thúc đẩy hay kìm hãm?
Ông giải thích thế nào về việc tại sao khu vực tư nhân có nhiều doanh nghiệp đóng cửa nhiều đến thế, tại sao khu vực doanh nghiệp nhà nước suy yếu đến thế, trong khi khu vực đầu tư nước ngoài lại có vẻ vẫn "ung dung", nếu không nói là tốt lên?
-Về vấn đề này các chuyên gia trong nhóm Fulbright đã giải thích rồi, rất đơn giản mà chính xác:
Khu vực đầu tư nước ngoài không chịu sự ràng buộc bởi các thể chế kinh tế của Việt Nam, ví dụ như mức lãi suất, nhiều loại thủ tục hành chính (chưa kể việc Việt Nam còn cung cấp thêm không ít ưu đãi cho khu vực này), nên nó phát triển thuận lợi hơn; còn khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân nội địa bị trói buộc bởi thể chế của Việt Nam nên khó cựa quậy, bị yếu đi là chuyện tất nhiên thôi.
Vậy thể chế trong trường hợp này là gì, chứ không phải một khái niệm khá chung chung, nói ở đâu cũng đúng?
-Trong Diễn đàn ở Huế, tôi đã nói luôn là thể chế ở đây liên quan đến việc làm rõ khái niệm "định hướng xã hội chủ nghĩa" trong phát triển kinh tế thị trường. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa trả lời thật rõ câu hỏi là "định hướng XHCN" có tác động như thế nào - thúc đẩy hay kìm hãm thị trường?
"Sau
gần 30 năm đổi mới, vấn đề đất đai lại căng thẳng giống như ngày xưa,
vấn đề doanh nghiệp nhà nước cũng nổi lên rất gay gắt, giống như lúc bắt
đầu đổi mới. Mà thể chế đất đai và doanh nghiệp nhà nước chính là hai vấn đề mấu chốt mà công cuộc đổi mới đã đặt ra để giải quyết ngay từ đầu" PGS-TS Trần Đình Thiên |
Vì sao?
Bởi hai yếu tố này xưa nay bị coi là đối lập.
Ông nghĩ liệu có câu trả lời cho câu hỏi này không?
-Tôi nghĩ là suốt hơn 20 năm nay, chúng ta đã cố trả lời câu hỏi này.
Nhưng do chưa đối mặt thẳng thắn với mâu thuẫn, bị thiên kiến lấn át,
nên chưa có câu trả lời mà thực tiễn cần.
Khi ông đặt vấn đề đó ra (ở Huế), có ý kiến nào phản bác không?
- Không thấy có ý kiến nào. Tôi nói vấn đề này không chỉ ở Huế, và ít ra
là cho tới nay tôi chưa nghe thấy có ý kiến nào phản bác lại cách đặt
vấn đề như vậy.
Nếu câu hỏi đó đặt ra với ông, liệu ông sẽ trả lời thế nào?
- Ý kiến của tôi, tốt nhất là khi chưa rõ thì nên tập trung nghiên cứu
nó. Vì đây là vấn đề mấu chốt của đường lối phát triển cho cả một quốc
gia. Khi nghiên cứu rõ, thật tường minh về lý luận, thì mới áp dụng nó
vào thực tiễn để dẫn dắt một cách hiệu quả các quá trình thực tiễn.
Cho đến nay, nghiên cứu lý luận vẫn tiếp tục làm công việc này. Điều đó
thể hiện thái độ nghiêm túc đối với một vấn đề cơ bản của đường lối phát
triển đất nước. Nhưng tôi nghĩ có lẽ chúng ta sau gần 30 năm vật lộn,
bây giờ phải có cách tiếp cận mới thì khả năng giải quyết vấn đề mới
cao, mới đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn.
Chỉ khi nào xác định rành mạch định hướng tối cao, thì câu chuyện phát
triển của Việt Nam mới rõ ràng được. Chứ nếu không "cứ tua đi tua lại"
công thức chung mà không cụ thể hóa được nó, vẫn không đủ tường minh,
thì chúng ta vẫn mắc ở mâu thuẫn đó.
Tôi lấy ví dụ Nhà nước nắm vai trò quản lý quá trình tiền tệ, đầu tư
nước ngoài muốn vào Việt Nam, phải thông qua nhà nước. Để "hấp thụ" và
cân bằng số ngoại tệ mà nước ngoài đổ vào đầu tư, tiền Việt phải đổ ra
nhiều tương ứng. Nhưng liệu nhà nước có quản lý được sự vận hành của hệ
thống tiền tệ với hàng loạt quan hệ toàn cầu rất phức tạp không?
Chúng ta còn nhớ khi Việt Nam mới gia nhập WTO (2007), lượng ngoại tệ đổ
vào rất nhiều do các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng rất lớn vào việc
Việt Nam đã bước vào sân chơi lớn. Nhưng thực tế là lúc đó, chúng ta đã
chưa xử lý tốt vấn đề, không quản lý được tốt dòng chảy của khối lượng
tiền này.
"Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa trả lời thật rõ câu hỏi là "định hướng XHCN" có tác động như thế nào - thúc đẩy hay kìm hãm thị trường?" |
Và kết quả là...
Lần đầu tiên dự trữ tiền đô la đã vượt 20 tỷ USD. Thế nhưng, lạm phát
năm đó cũng vọt lên mức 2 con số, sau nhiều năm giữ ổn định ở mức thấp.
Sau đó là lạm phát nhảy múa, bất ổn kéo dài cho đến nay.
Hay ta thấy giá xăng dầu, giá điện và giá than, gọi chung là giá năng
lượng, giá đất, và tiền lương (giá lao động) cho đến nay vẫn cơ bản là
"giá hành chính". Và ngay "giá tiền" (lãi suất và tỷ giá) - là giá của
một nửa tổng số của cải trong nền kinh tế thị trường) cũng là giá hành
chính nốt. Bốn cái giá đó đều là giá hành chính thì thử hỏi làm sao thị
trường có thể hoạt động một cách bình thường, không méo mó được?
Chính vì vậy, phân phối nguồn lực đầu vào phải để thị trường xử lý, còn
nhà nước chỉ tạo cơ chế cạnh tranh cho việc phân bổ nguồn lực diễn ra
lành mạnh thôi. Còn muốn cho "định hướng XHCN" vận hành cho tốt, nếu ta
còn muốn duy trì và thúc đẩy, thì hãy tập trung "kiểm soát" đầu ra, làm
sao để việc phân phối đầu ra, tức là chia của cải làm ra được cho xã
hội, bảo đảm sự công bằng cao nhất có thể, bằng cách đánh thuế, bằng
phúc lợi...
Tóm lại, để "định hướng XHCN" tác động tích cực vào các quá trình thị
trường thì nhà nước nên tập trung can thiệp vào phía đầu ra, để bảo đảm
sự công bằng, bình đẳng trong phân phối thu nhập. Chứ ở ta hiện nay, sự
can thiệp của nhà nước lại chủ yếu là ở phân bổ đầu vào, mà lại can
thiệp rất hành chính, với dấu ấn bao cấp, xin cho rất nặng.
Theo cách tiếp cận đó, sẽ nhận thấy rằng, câu chuyện tái cơ cấu mà chúng
ta vẫn nói suốt mấy năm qua, thực chất là "thay đổi cách can thiệp đầu
vào", hay thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực.
Vậy ra tái cơ cấu đơn giản như vậy thôi à?
- Như vậy thôi. Và "thay đổi cách can thiệp đầu vào" thực chất là giảm,
là thay cách can thiệp, và tập trung "chức năng can thiệp" vào phía bên
kia, để bảo đảm sự bình đẳng đầu ra.
Tất nhiên, nhà nước vẫn phải theo dõi quá trình đầu vào, nhưng không
phải can thiệp, mà tạo ra một môi trường cạnh tranh trong sáng, minh
bạch, để việc phân bổ đầu vào tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh,
dựa chủ yếu vào lợi thế. Tức là nhà nước nên lo làm sao cho luật lệ đầy
đủ và nghiêm túc, và để thị trường tự vận hành.
(Còn nữa)
Bài cùng tác giả:
'Con đường độc đạo' mà Việt Nam phải theo
'TPP nó làm dứt đi cái cấn cá
còn lại về cải cách thể chế. Nó như con đường độc đạo mà Đông Á - Thái
Bình Dương đang đi, và anh cần phải theo"
'Một cơ hội chưa từng có' cho Việt Nam
Ông Võ Trí Thành cho rằng "Việt Nam phải làm thế nào để đón lõng được cơ hội mới cho phát triển - một cơ hội chưa từng có"
Sự dịch chuyển kinh tế 'tinh quái' và 'rủi ro'
'Đang xảy ra sự chuyển dịch từ
một thế giới với khu vực tài chính đầy sáng tạo, song cũng quá lớn và
quá "tinh quái" để giám sát, sang một thế giới cân bằng hơn'.
Xã hội dân sự kiểu Việt Nam
XHDS
Tác giả: Huỳnh Thục Vy
English Translation by Nguyen Khoa Thai Anh
“Tell the World” (Defend the Defenders)
Xã
hội dân sự không những là thành tố, mà còn là dấu hiệu đặc trưng của
các nền dân chủ hiện đại. Nơi nào không có xã hội dân sự nơi đó sẽ rất
gặp rất nhiều khó khăn trong cả nỗ lực xây dựng một xã hội thịnh vượng
-hài hoà cũng đối mặt với những chướng ngại khitheo đuổi lý tưởng dân
chủ hoá.
Việt Nam là một quốc gia nằm dưới chế độ
độc tài độc đảng với sự lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam.Cơ
chế chính trị và pháp luật của chế độ này đã kiềm hãm nếu không muốn nói
là bóp ngặt sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự. Với kinh
nghiệm hoạt động như một tổ chức chính trị, len lỏi vào đời sống quần
chúng và bành trướng thế lực chính trị của mình trong quá khứ, đảng cộng
sản luôn phòng ngừa trước mọi nguy cơ thách thức và khả năng đe doạ mà
xã hội dân sự có thể mang đến cho họ. Thật vậy, dưới con mắt giám sát
của các hội đoàn dân sự, không một nhà nước nào có khả năng chống cự lâu
dài trước áp lực dân chủ hoá.
Vậy nên, ở đất nước này, những tổ chức
mang hình thức của xã hội dân sự như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Luật
sư đoàn, Hội nhà văn, Hội Nhà báo….đều bị tập hợp lại trong một tổ chức
lớn hơn (umbrella organization) gọi là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cơ chế
hoạt động của Mặt trận này hoàn toàn giống như một cơ quan của Nhà
nước, với nguồn tài chính được ban phát từ chính quyền và chế độ lương
bổngcũng nằm dưới sự điều tiết và kiểm soát của chính quyền. Vì thế, cơ
quan chủ quan thực sự của các hội đoàn ở Việt Nam hiện nay chính là đảng
cầm quyền. Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Viện trưởng Viện
Khoa học tổ chức nhà nước, trong bài “Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự”
đã khẳng định “thể chế quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã
hội dân sự phải phù hợp và đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế
chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một ví
dụ. Tất cả các chương trình trợ giúp xã hội, lương bổng và các nguồn
tài chính khác của Hội này đều được rót thẳng xuống từ ngân sách chính
quyền trung ương. Và tất nhiên, đối tượng ưu tiên để được nhận sự trợ
giúp này là thân nhân, bạn bè của những quan chức và cán bộ địa phương.
Hội phụ nữ được chia ra thành các cấp khác nhau bao gồm: cấp trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trong mỗi cơ quan của Hội phụ nữ (ở tất
cả các cấp) đều có chi bộ của Đảng cộng sản; việc sinh hoạt Đảng được
xem là hoạt động chính và cần được đặc biệt quan tâm; và đường hướng,
chính sách của Đảng cộng sản được thực hiện một cách nhịp nhàng, thông
suốt suốt từ cấp trung ương xuống cấp nhỏ nhất của Hội phụ nữ. Nhân sự
lãnh đạo ở Hội phụ nữ các cấp là Đảng viên hoặc cảm tình viên của Đảng.
Theo định kỳ, thành phần nhân sự lãnh đạo Hội phụ nữ phải họp lại để phổ
biến đường lối của Đảng; và các tài liệu chính trị của đảng Cộng sản
được xem như là tài liệu để định hướng và đào tạo cho nhân sự lãnh đạo
của Hội. Sinh hoạt chi bộ đảng của Hội phụ nữ các cấp cũng diễn ra
thường xuyên để kiểm tra mức độ thấm nhuần “tư tưởng Đảng cộng sản và
chủ nghĩa xã hội” của các cấp lãnh đạo Hội.
Một ví dụ khác là Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh.Chỉ cái tên thôi cũng đủ phơi bày bản chất của Hội đoàn
này. Ở Việt Nam, Đoàn thanh niên này được Đảng cộng sản công khai ca
ngợi là “đội hậu bị và là cánh tay của Đảng cộng sản”, là “niềm tự hào
của Đảng cộng sản và chủ tịch Hồ Chí Minh”. Thành phần lãnh đạo của hội
đoàn này cũng là đảng viên hoặc là những cảm tình viên của Đảng cộng
sản.Cũng giống như Hội phụ nữ, Ngân sách, đường lối và tài liệu học tập
của Đoàn thanh niên này là từ Đảng cộng sản.Năm 2012, Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định đặc biệt trợ cấp
200 triệu USD “để thực hiện kế hoạch phát triển”. Hoạt động chính yếu
của Đoàn này là phổ biến đường lối của đảng cộng sản và đào tạo thế hệ
mới cho Đảng cộng sản.Những người sinh hoạt năng động nhất trong tổ chức
này là những cá nhân có tham vọng trở thành thành viên Đảng cộng sản,
lãnh đạo đất nước, cũng như được ưu tiên thụ hưởng những đặc quyền từ
chế độ độc tài. Các vị trí lãnh đạo của Đoàn thanh niên là nơi con cháu
các Đảng viên cao cấp trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương
đảng “học việc” đểchuẩn bị cho vài trò lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong
tương lai, thay thế cho cha chú họ.
Rõ ràng, đây không phải cách thức mà các
tổ chức xã hội dân sự trong những quốc gia dân chủ hoạt động. Ở các quốc
gia dân chủ, những người hoạt động trong các tổ chức xã hội dân sự là
những người: hoặc là muốn cống hiến công sức cho hoạt động từ thiện,
giúp đỡ thành phần ít cơ hội trong xã hội, như các hội từ thiện; hoặc là
đưa ra những nghiên cứu kinh tế, chính trị và xã hội nhằm cung cấp tài
liệu cố vấn cho các nhà làm chính sách quốc gia và góp phần điều chỉnh
các chính sách còn khiếm khuyết của chính quyền, như các think tank;
hoặc đại diện cho một tiếng nói, quyền lợi và giá trị của một cộng đồng
nhất định trong xã hội…Đối với những người hoạt động trong các NGOs ở xã
hội dân chủ, tham vọng thay đổi xã hội mới là chính yếu chứ không phải
là tham vọng chính trị; bởi vì nếu có tham vọng lãnh đạo chính trị quốc
gia, họ sẽ tham gia các đảng chính trị. Còn ở Việt Nam, các tổ chức xã
hội, xã hội- nghề nghiệp chỉ là công cụ của Đảng cộng sản và là nơi để
những người nhiều tham vọng tiến thân nhằm trở thành những lãnh đạo của
Đảng cộng sản. Bởi vì ở đất nước này, các tổ chức xã hộichỉ là giả, chỉ
có Đảng cộng sản là thật.
Việt Nam không thực sự có các tổ chức xã
hội dân sự cho riêng mình. Các hội đoàn ở Việt Nam không thực hiện đúng
chức năng và mục đích tự thân của các hội đoàn dân sự như ở các quốc gia
tự do dân chủ, mà chỉ là công cụ thực hiện chức năng giám sát mọi hoạt
động của người dân và tuyên truyền cho Đảng cộng sản. Bởi ngay từ đầu,
nguồn tài chính cho các tổ chức này hoạt động đều được rót xuống từ
chính quyền trung ương và các giới chức lãnh đạo trong Mặt trận Tổ quốc
cũng như cán bộ của các tổ chức trực thuộc Mặt trận đều là thành viên
của đảng cộng sản. Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng, sự phụ thuộc về
tài chính và nhân sự không thể tạo nên sự độc lập về ý chí và phương
cách hành động.
Trong khi đó chính quyền nhìn sự mở rộng
các tổ chức xã hội dân sự nằm ngoài kiểm soát của đảng như một mối nguy
cho sự cầm quyền của họ.Cũng trong bài trên, ông Thứ trưởng Trần Anh
Tuấn viết: “Âm mưu của các thế lực phản động quốc tế là hòng tạo ra
các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trong lòng
xã hội Việt Nam nên chúng tác động cho ra đời những tổ chức xã hội dân
sự kiểu phương Tây để từ “phản biện” hướng đến “phản đối” và cuối cùng
thành tổ chức “phản động, chống đối” Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Thực chất là các thế lực phản động phương Tây đang muốn sử
dụng các tổ chức xã hội dân sự như một phương thức để “Diễn biến hòa
bình” tiến tới “Diễn biến không hòa bình” (cách mạng màu) lật đổ sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Và vấn nạn cho xã hội dân sự cũng chính là chướng ngại nghiệm trọng cho công cuộc dân chủ hóa thực sự tại Việt Nam.
* Blogger Huỳnh Thục Vy (28) là một
blogger trẻ có ảnh hưởng tại Việt Nam, là con gái của một nhà văn bất
đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Tuấn. Các anh chị em của blogger Vy cũng đều
là những blogger chuyên tải những vấn đề khác với quan điểm của chính
quyền Việt Nam. Do đó cô luôn là đối tượng bị quấy nhiễu và trừng phạt.
Tướng Giáp không đi Mỹ, vì sao?
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara bắt tay Tướng Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.
Bùi VănPhú -VOA
Trong bài viết “Món nợ khó trả của một Tổng tư lệnh”
[trên VOA Tiếng Việt ngày 16-10-2013] ông Bùi Tín có nhận định rằng Đại
tướng Võ Nguyên Giáp lúc còn sống đã không đi thăm Mỹ hay Pháp vì lo sợ
phải đối mặt với những thân nhân của chiến binh còn mất tích trong
chiến tranh.Tại Mỹ, vấn đề tù binh và người mất tích trong cuộc chiến Việt Nam (POW-MIA) là nỗi day dứt đối với thân nhân họ và cũng là ưu tiên của chính phủ trong chính sách đối ngoại với Việt Nam trong hơn hai thập niên.
Với Hiệp định Paris ký kết năm 1973, lính Mỹ rút khỏi Việt Nam và tù binh chiến tranh được trao trả.
Ông Bùi Tín viết: “Mỹ đã nhận về 591 tù binh, nhưng theo danh sách số người mất tích còn lại lên đến 1.350 hoặc 1.469 người, theo tài liệu của phía Mỹ. Phía Mỹ đặt ra nhiều giả thuyết: Phải chăng phía Việt Nam đã che dấu một số tù binh còn sống, đưa đi đâu để dùng làm thí nghiệm vũ khí mới? Đã tra tấn đến chết rồi phi tang? Đưa sang nước khác, như Liên Xô, Cuba? Giữ lại để đào tạo làm gián điệp?”
Những giả thuyết trên về số phận những tù binh chưa được trao trả đều là những sự việc có thể đã xảy ra.
Hà Nội không trao trả hết tù binh có thể vì họ không còn giữ mà đã được chuyển qua Liên Xô hay Trung Quốc khi còn chiến tranh.
Có thể những tù binh khi bị bắt còn sống, sau đó chết nên Hà Nội không thể trao trả cho Mỹ.
Hà Nội có thể đã giữ lại những tù binh hay hài cốt để thương lượng với Mỹ sau này.
Vấn đề POW-MIA luôn được Hoa Kỳ và dư luận Mỹ quan tâm ngay từ những ngày còn chiến tranh. Năm 1971 ở Mỹ đã có hội thân nhân của tù binh.
Ngay sau chiến thắng của Hà Nội vào tháng 4-1975, Dân biểu Gillespie V. “Sonny” Montgomery thuộc Ủy ban POW-MIA Hạ viện là vị dân cử Mỹ đầu tiên đến Việt Nam để tìm hiểu vấn đề và ông được Hà Nội trao cho ít hài cốt lính Mỹ đem về.
Sau đó Tổng thống Jimmy Carter cử Đặc sứ Leonard Woodcock đi Việt Nam bàn về tương lai bang giao hai nước. Trong tiến trình thảo luận, Hà Nội muốn gắn liền điều kiện cung cấp tin tức về người Mỹ mất tích với số tiền viện trợ tái thiết 3 tỉ 250 triệu đôla mà Tổng thống Richard Nixon đã hứa với Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau khi ký Hiệp định Paris.
Hành pháp Hoa Kỳ từ chối viện trợ vì ngân sách do Quốc hội quyết định và trên nguyên tắc hiệp định đã bị xoá bỏ sau khi miền Bắc chiếm miền Nam bằng quân sự. Hơn nữa, Tổng thống Gerald Ford cũng đã ký sắc lệnh cấm viện trợ cho đến khi Hà Nội cung cấp tin tức về POW-MIA.
Từ đó vấn đề POW-MIA là một trong những điều kiện ưu tiên, cùng với giải pháp chính trị cho Campuchia, trong thương thảo giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tương lai quan hệ hai nước.
Quốc hội Mỹ trong các thập niên 1980 và 90 đã có nhiều buổi điều trần liên quan đến vấn đề này.
Ông Bùi Tín viết rằng vì Tướng Giáp là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân nên có trách nhiệm về tù binh chiến tranh, trong khi cách lưu trữ hồ sơ không có tổ chức rõ ràng nên Tướng Giáp, và cả Bộ Chính trị, cũng không nắm vững con số về tù binh Mỹ đã bị bắt giữ.
Có thể tù binh Mỹ bị bắt trên chiến trường miền Nam, khi được chuyển ra Hà Nội thì hồ sơ có thể thất lạc. Nhưng những phi công bị bắn rơi tại miền Bắc thì việc quản lý chắc chắn phải đầy đủ.
Tôi tin là Hà Nội có đủ hồ sơ. Cũng như vụ 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa được Hà Nội giữ lại, chứ không phải ông Nguyễn Văn Thiệu đã mang đi được như tin đồn trong nhiều năm sau 1975. Sau đó nhà nước dùng số vàng này cho việc gì thì không ai muốn nói ra. Ông Bùi Tín có tiết lộ sơ là đã dùng đề trả nợ, để mua gạo trong những năm đói kém. Sự thực lãnh đạo đã dùng số vàng này như thế nào đến nay cũng chưa rõ.
Trong chiến tranh, tù binh Mỹ đối với Hà Nội còn quý hơn vàng vì thế không thể có những xử lí cẩu thả, thiếu sót.
Cuối thập niên 1980 tôi làm việc tại các trại tị nạn ở Đông nam Á, có dịp nghe giới chức Trung tâm Giảo nghiệm Hài cốt ở Hawaii kể là phần lớn những trường hợp lính Mỹ mất tích chưa được giải quyết là những kỹ sư phi hành bị bắn rớt trong những phi vụ không kích miền Bắc Việt Nam. Có giả thuyết là những tù binh này đã được đem qua Liên Xô để khai thác về kỹ thuật.
Năm 1992, Tổng thống Boris Yeltsin nói với đài NBC của Hoa Kỳ rằng có khả năng một số tù binh Mỹ đã được Hà Nội giao cho Liên Xô trong thời chiến tranh.
Ngày nay dù bang giao Mỹ-Việt đã phát triển trên nhiều lãnh vực, nhưng vấn đề POW-MIA vẫn được giới chức Hoa Kỳ nhắc đến trong các chuyến đi Việt Nam vì họ tin rằng Hà Nội có thể làm nhiều hơn nữa để làm sáng tỏ số phận của lính Mỹ còn mất tích.
Trong hơn ba mươi năm qua, khoảng 700 hài cốt lính Mỹ do Hà Nội trao trả đã được xác minh thân thế. Hiện vẫn còn hơn 200 trường hợp tù binh mà khi bị bắt được biết là còn sống nhưng đến nay vẫn không có thông tin gì về họ.
Cuối năm 1991, vì là người đầu tiên mang quân hàm Quân đội Nhân dân cao nhất đến Mỹ nên Đại tá Bùi Tín đã bị chất vấn về vấn đề POW-MIA ngay tại sân bay, cũng như tại những buổi hội thảo. Ông Tín nói không còn một người tù binh Mỹ nào tại Việt Nam.
Qua trải nghiệm đó, ông cho rằng nếu Tướng Võ Nguyên Giáp đến Mỹ chắc chắn cũng sẽ bị chất vấn về POW-MIA vì đó là “món nợ cồng kềnh” của cựu Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thực ra, sau khi mở ra quan hệ hai nước nhiều tướng lãnh Việt Nam đã đến Mỹ mà không gặp phản ứng vì chuyện tù binh chiến tranh. Các tướng Trần Văn Quang, Nguyễn Đình Ước, Đặng Vũ Hiệp, có người từng là Thứ trưởng Quốc phòng, là Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, đã sang Mỹ hội họp và không phải đối mặt với những chất vấn gay gắt.
Lý do Tướng Giáp không đi Mỹ, hay Pháp, không phải vì lo sợ liên quan đến tù binh như tiên liệu của ông Bùi Tín.
Sau khi bị loại dần ra khỏi những chức vụ quân đội và quốc phòng (1980), rồi ra khỏi Bộ Chính trị (1982) và sau cùng là bị loại khỏi chính trường tại Đại hội VII (1991), Tướng Giáp như bị giam lỏng trong nhà ở số 30 Hoàng Diệu. Muốn gặp khách hay báo chí nước ngoài đều phải có sự chấp thuận của Bộ Chính trị.
Trước Đại hội VII đã có nhiều biến động chính trị tại Việt Nam do ảnh hưởng của sự sụp đổ của các chế độ Cộng sản ở Đông Âu và của Liên bang Xô Viết, cũng như ảnh hưởng của phong trào sinh viên tranh đấu đòi dân chủ năm 1989 ở Trung Quốc đưa tới vụ thảm sát Thiên An Môn.
Ông Bùi Tín lúc đó ra nước ngoài, sau khi tham dự hội nghị do báo L’Humanité tổ chức cuối năm 1990 tại Pháp và quyết định không trở về, ông đã công bố kiến nghị của một công dân kêu gọi cải tổ chính trị, dân chủ hóa đất nước.
Bản kiến nghị được phổ biến rộng rãi và được nhiều người trong nước đón nghe. Dư luận cho rằng ông Tín lên tiếng thay cho Tướng Giáp đang chuẩn bị làm một cuộc đảo chánh không đổ máu tại Đại Hội VII để lên nắm quyền với hy vọng Tướng Giáp sẽ trở thành Gorbachev của Việt Nam.
Rồi không hiểu chuyện Tướng Giáp bị vu cáo làm gián điệp cho ngoại bang qua vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ” có phần nào liên quan đến những lá thư mời ông qua Hoa Kỳ của một số cá nhân, những tổ chức nghiên cứu và công ty thương mại Mỹ hay không. Có thư do chính tay con gái ông mang về.
Lúc đó Trung Quốc cũng tạo ảnh hưởng mạnh đối với lãnh đạo Việt Nam. Tướng Giáp bị loại khỏi chính trường, ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch được cho là thân Mỹ cũng mất chức.
Ngoài xã hội, nhóm truyền thống kháng chiến của Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng bị dẹp, nhiều người liên hệ bị bắt giam. Nhà văn Dương Thu Hương bị bắt và chuyện liên quan đến một Việt kiều Mỹ và Tổng cục 2 cũng làm xôn xao dư luận lúc bấy giờ.
Tướng Giáp đã không có dịp qua Mỹ không phải vì ngại chuyện tù binh, lính Mỹ mất tích. Bộ Chính trị đã giam lỏng ông cho đến ngày ông qua đời.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Những kịch bản tồi
Nguoiviet
Tạp ghi Huy Phương
“Bạo lực chỉ có thể được che đậy với một lời nói dối,và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ bạo lực.
Ai từng đem bạo lực ra làm cách thức rồi
chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc.”
(Aleksandr Solzhenitsyn)
Nhắc đến Võ Nguyên Giáp người ta không quên Ðiện Biên Phủ. Nhớ đến Ðiện Biên, người cộng sản Việt Nam thường ca tụng bốn anh hùng tiêu biểu của người lính “cụ Hồ,” đó là Bế Văn Ðàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Phan Ðình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Trần Can hiên ngang dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền đồn để xông vào sở chỉ huy của Pháp, cắm cờ lên cứ điểm Him Lam.
Bế Văn Ðàn, liên lạc viên tiểu đội, ở Mường Pồn, khẩu trung liên của trung đội chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức căng thẳng, đang bị thương, Bế Văn Ðàn không ngần ngại chạy lại cầm hai càng khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, Bế Văn Ðàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Ðây là một kịch bản khó tin dành cho những người điên, vì khi hai càng của khẩu trung liên đặt trên hai vai, nòng súng nằm sát trên đỉnh đầu, tiếng nổ sẽ làm cho vỡ màng nhĩ và chấn động não bộ, cũng như lửa từ nòng súng sẽ làm cháy tóc và da mặt!
Hai du khách thăm hầm chỉ huy của Pháp tại chiến trường Ðiện Biên. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
|
Phan Ðình Giót, tiểu đội phó, trong trận đánh đồi Him Lam, đã bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa, nhưng bất ngờ từ hỏa lực ở lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình đang xung phong, Giót đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng thì hô to: “Quyết hy sinh… vì Ðảng… vì dân!!…” rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Nhờ vậy hỏa lực của lô cốt này bị dập tắt, toàn đơn vị “ào ạt xông lên như vũ bão,” tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.
Trần Can, đại đội phó, trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Ðiện Biên Phủ, được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội cắm cờ lên đồn Pháp. Mặc dầu hỏa lực quân Pháp bắn ra dữ dội, Can dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền đồn, qua được trận địa, nhẩy lên lô cốt cắm cờ.
Trừ chuyện Trần Can hy sinh chịu chết để cố gắng cắm cờ là chuyện thường tình trong các trận chiến, còn các chuyện bịt lỗ mai, lấy thân chèn đại bác đang lao xuống vực hay lấy thân làm giá súng trong “huyền thoại” Ðiện Biên Phủ, đều là những chuyện phịa, mà những cấp chỉ huy ngoài mặt trận, từng tham gia chiến tranh đều thấy điều vô lý của nó.
Càng phịa hơn nữa là sử sách cộng sản Việt Nam đều chép rõ, mà không thấy điều phi lý, vô nghĩa: “Hiện nay tại Ðiện Biên Phủ, có ba nghĩa trang liệt sỹ, là nghĩa trang phía gần đồi Ðộc Lập, nghĩa trang gần đồi Him Lam và nghĩa trang gần đồi A1, có tổng cộng là 3.976 ngôi mộ. Năm 1954, một trận lũ lớn vào cuốn trôi các bia mộ nên 3.972 mộ đều trở thành mộ vô danh. Chỉ có 4 ngôi được đặt riêng biệt là mộ các anh hùng Bế Văn Ðàn, Phan Ðình Giót, Tô Vĩnh Diện, Trần Can là còn ghi nhận được.”
Có nghĩa là trận lụt lũ đã san bằng 3,968 ngôi mộ, đất đá vô tri, không chừa một ai, nhưng sao bốn ngôi mộ liệt sĩ nói trên lại còn, để cho hậu thế noi gương… anh hùng. Mặt khác, trong trận chiến quyết liệt của Ðiện Biên Phủ, tử sĩ của cả hai bên, phải bỏ tại chỗ hoặc vùi nông, có đâu lại được bia mộ đàng hoàng. Bế Văn Ðàn chết ở Mường Phồn, Phan Ðình Giót ở Him Lam, Tô Vĩnh Diện ở Mường Thanh, những cứ điểm này xa nhau hàng cây số, làm sao có thể phân biệt được anh hùng hay không anh hùng, để đem bốn xác chết này chôn gần nhau, mà dù cho thiên tai bão lụt cũng không thể nào xóa vết. Cứ dựng bia, khắc tên, ghi tuổi, nhưng dưới mộ để không, hay chôn xương trâu, xương bò thì cũng chẳng ai hay, gọi là “mộ gió.”
Ðiều đáng buồn là ngay những ông tướng tư lệnh, ở xa trận địa hàng chục cây số cũng nghe báo cáo láo, đem những chuyện vớ vẩn, khó tin này viết vào hồi ký của mình. Phải chăng trong xã hội ấy người ta đã làm láo, báo cáo láo, lâu ngày hòa đồng, không tin cũng viết, không tin cũng nói, tạo nên một xã hội gian dối lừa lọc, kẻ khác dối mình, thì mình lại dối với người khác. Những chuyện khó tin, lâu ngày thêu dệt, loa phóng thanh ra rả từng ngày, báo chí chạy những hàng chữ lớn, đảng chỉ đường, đảng nói không thể nào sai.
Sau đây không phải là những chuyện thật như đùa, mà những chuyện đùa bắt dân ngu phải xem là thật. Những chuyện “dũng sĩ diệt Mỹ” trong sách vở cộng sản có đến hàng nghìn chuyện bịa đặt, vô lý, buồn cười nhưng vẫn được đem làm kinh nhật tụng cho thiếu nhi dưới chế độ XHCN. Chúng tôi chỉ sơ lược kể hầu quý độc giả hai câu chuyện điển hình, một của “dũng sĩ diệt Mỹ tí hon” bỏ cát vào nòng súng Mỹ, và một của dũng sĩ “Hercule VC” dùng bàn tay sắt níu càng trực thăng Mỹ, khiến máy bay không làm sao cất cánh được, bị bắn tan tành.
Hồ Thị Thu ở Quảng Nam, năm 13 tuổi, một lần thấy địch phơi súng hàng loạt, chĩa nòng về dân quân du kích Việt Cộng như thách thức, bỗng lóe lên ý tưởng: bỏ cát, sạn vào nòng súng để chúng bắn không được. “Dũng sĩ” này vờ chơi trò trẻ con đem rổ đựng cát sạn, trên phủ lớp lá chuối, giả vờ nô đùa rồi bỏ cát, sạn vào nòng súng của lính Mỹ. Ðêm ấy du kích tấn công, Mỹ giương súng ra bắn nhưng đều bị toe nòng.
Một chuyện khác của “dũng sĩ” tí hon, là vào “nửa đêm, lính Mỹ gác đang ngáy khò khò, để súng lăn lóc”(nguyên văn), Hồ Thị Thu lẻn tới vác từng cây súng ra phía sau đồng, giấu đi. Rồi cứ thế vào… lấy tiếp. Ðến khi nghe gà gáy, biết trời sắp sáng, Hồ Thị Thu chạy về báo cho bộ đội địa điểm giấu súng.
Hồ Thị Thu là người con gái đầu tiên của miền Nam được phong Dũng sĩ diệt Mỹ, hai lần được gặp “bác Hồ,” năm 1970, được cử đi dự trại hè Thiếu nhi Quốc tế tại Liên Xô và được vợ chồng bà Ri-ta (ở thành phố Khác-cốp) nhận làm con nuôi. Bịp được cả “bác Hồ,” bịp được cả Liên Xô! Hay là Liên Xô cùng “bác Hồ” cũng cùng một giuộc!
“Xúi trẻ ăn cứt gà!” Tuyên truyền ấu trĩ như vậy mà dân cũng nghe.
Mỹ ngu như vậy, thua là phải!
“Dũng sĩ” Bùi Minh Kiểm, đặc công Quảng Nam “sau ba giờ cầm chân địch, bị thương ở tay và đầu, máu chảy ra nhiều nhưng vẫn kiên trì cầm súng bắn ngăn địch tiếp cận công sự. Giữa lúc cuộc giằng co đang diễn ra ác liệt thì địch huy động trực thăng bắn róc két, pháo kích lần hai. Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng” ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông cùng Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH-1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống. Ðôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH -1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị đồng đội của Bùi Minh Kiểm từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.”
Vì sao dân Việt Nam lại có người tin vào những chuyện quái đản này, nói như ông Tản Ðà, chẳng qua “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/ Cho nên quân nó dễ làm quan!”
Không có gì hơn, để kết luận bài này, xin mượn thêm lời một người đã có kinh nghiệm với quốc tế Cộng Sản, cựu tổng bí thư đảng Cộng Sản Xô Viết, ông Mikhail Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết “tuyên truyền và dối trá.”
Ý kiến đa chiều về việc sửa đổi hiến pháp
|
Trong thời gian qua ngoài một số nhóm còn có những cá nhân cũng đưa ra bản góp ý của bản thân. Đó là những ý kiến đa chiều cho một bản dự thảo mới của Việt Nam.
Những ý kiến bổ sung đa chiều
Một trong những bản góp ý cá nhân được đưa lên mạng hồi trung tuần tháng 10 vừa qua đó là của tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam.
Bản góp ý của ông này gồm đầy đủ tất cả các chương và điều về mọi mặt của một bản hiến pháp. Tuy nhiên theo tiến sỹ Trần Nhơn thì ông chỉ phát triển bản góp ý của bản thân dựa theo Kiến nghị của 72 nhân sĩ- trí thức trong nước đưa ra mà thôi. Ông cho biết:
|
Kiến nghị từ kinh nghiệm riêng
Một cá nhân khác cũng gửi thư ngỏ góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 là của giáo sư tiến sỹ bác sỹ Trịnh Văn Minh. Ông này đã nghỉ hưu, chuyên nghiên cứu viết sách y khoa mà thôi. Thế nhưng tình trạng thi hành luật pháp đối với gia đình ông khiến ông phải bức xúc góp ý muốn sửa đổi hiến pháp trước hết phải sửa đổi con người hành pháp và tư pháp. Ông cho biết:
Riêng chuyện một cái nhà ngay giữa thủ
đô Hà Nội mà không giải quyết đúng như thế thì đối với nhân dân ở địa
phương cùng cực, ở nông thôn làm sao người ta có thể phát biểu được
» GSTS bác sỹ Trịnh Văn Minh |
Nhân chuyện góp ý, và có liên quan đến gia đình nhà tôi- cái nhà. Thành ra tôi có viết một bài. Tôi cũng đọc kiến nghị của 72 vị nhân sĩ trí thức thế thôi.
Tôi chỉ muốn luật pháp phải được thực hiện nghiêm minh. Luật pháp đã đặt ra phải được thực hiện. Luật pháp có bộ luật hình sự với rất nhiều điều nhưng thực hiện thì không được bao nhiêu. Những người thi hành pháp luật thì thường làm không theo luật, ăn tiền nhiều hơn làm đúng luật. Trong chuyện giải quyết vấn đề gia đình nhà tôi tôi thấy chưa được đúng. Riêng chuyện một cái nhà ngay giữa thủ đô Hà Nội mà không giải quyết đúng như thế thì đối với nhân dân ở địa phương cùng cực, ở nông thôn làm sao người ta có thể phát biểu được. Thế cho nên tôi cũng mạnh dạn tôi phát biểu.
Sự ủng hộ
Điều 9 là điều công nhận có đảng bình
đẳng, luật pháp bảo hộ cho sự bình đẳng đó. ...‘Các đảng phái chính trị
được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối
lập chính trị được tôn trọng và pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các
đảng phái chính trị
» Tiến sỹ Trần Nhơn |
Sự lên tiếng của giáo sư tiến sỹ bác sỹ Trịnh Văn Minh ở Hà Nội qua chuyện riêng gia đình, cũng như ý thức của 72 nhân sĩ trí thức và tiến sỹ Tràn Nhơn, khi thẳng thắn đưa ra góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp nhận được sự ủng hộ của người khác. Tiến sỹ Trần Nhơn cho biết:
Vừa rồi có một anh luật sư, Hà Huy Sơn có email góp ý cho tôi. Anh viết thế này “ Cháu cho rằng nếu tất cả những bản dự thảo hiến pháp không có Điều 9 như dự thảo của chú đều gây lộn và hoàn toàn vô nghĩa.” Điều 9 là điều công nhận có đảng bình đẳng, luật pháp bảo hộ cho sự bình đẳng đó. Tôi viết thế này ‘Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng và pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị.
Điều này thì trong Kiến nghị 72 nêu ra rồi còn tôi chỉ nêu ra lại thôi. Anh Hà Huy Sơn thì rất quan tâm đến điều đó.
Mong muốn
Dù có góp ý cụ thể như đã đăng trên mạng, nhưng tiến sỹ Trần Nhơn cũng cho biết ông mong muốn cần dành thêm nhiều thời gian nữa để bàn thảo để đi đến một hiến pháp tốt cho đất nước chứ không thể làm vội:
Tôi thì tôi muốn để cho có thời gian, bàn luận một cách chu đáo cho đến năm 2015 mới cho ra hiến pháp. Hiến pháp đó gọi là Hiến pháp 2015 chứ không có sửa đổi gì cả.
Nói thì anh nào nói cũng hay, thế nhưng
thực hiện thì không được bao nhiêu. Làm thế nào ít nói mà thực hiện tốt
để nhân dân được nhờ
» Ông Trịnh Văn Minh |
Tôi nghĩ nếu Đảng Cộng sản Việt Nam nếu làm được lộ trình đó sẽ được ghi công. Ngược lại nếu anh có quyền và làm gì thì làm, lịch sử sẽ đánh giá thôi. Tôi hy vọng Quốc hội không thông qua đợt này mà bàn thảo thêm. Tôi mong rằng phương tiện thông tin đại chúng có thể góp phần để Quốc hội nhận ra những tồn tại của dự thảo để tiếp tục hoàn thiện để thông qua vào một dịp sau. Việc đó lịch sử sẽ đánh giá kỳ họp quốc hội này.
Ông Trịnh Văn Minh cũng bày tỏ:
Nói thì anh nào nói cũng hay, thế nhưng thực hiện thì không được bao nhiêu. Làm thế nào ít nói mà thực hiện tốt để nhân dân được nhờ.
Vào sáng ngày 22 tháng 10, ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, trình bày báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội và ý kiến của người dân về dự thảo đó. Sau khi theo dõi trình bày ấy trên truyền hình, tiến sỹ Trần Nhơn cho biết ông lấy làm thất vọng. Hầu như mọi kiến nghị tâm huyết đã không được lắng nghe. Dẫu thế tiến sỹ Trần Nhơn cũng bày tỏ chút hy vọng đến khi biểu quyết may ra sẽ có thay đổi hợp lòng dân.
Gia Minh,
biên tập viên RFA, Bangkok
Theo RFA
============
Nghe bài này
Trung Quốc: Giá trị nào cho “con ông cháu cha”?
Bài viết của giáo sư Bùi Mẫn Hân (trường Claremont McKenna, bang
California) trên trang Project Syndicate phân tích nguyên nhân các đơn
vị kinh doanh phương Tây – từ tập đoàn cho đến trường đại học – ra sức
chiêu mộ con em của những quan chức Trung Quốc cao cấp.
Con cháu của các quan chức cấp cao Trung Quốc, những người được nhiều ưu
đãi về giáo dục, việc làm và kinh doanh, đang chịu sự giám sát gắt gao
chưa từng thấy. Bạc Hi Lai, con trai của một trong Bát đại nguyên lão
của Đảng cộng sản Trung Quốc, được xem như một “thái tử Đảng” của chính
trường nước này, gần đây đã bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng và
lạm dụng quyền lực.
Sức nóng cũng lan đến các cậu ấm cô chiêu bên ngoài đại lục khi cách đây
không lâu (cuối tháng 8.2013), chính phủ Mỹ điều tra hoạt động tuyển
dụng con cháu một số nhân vật quan trọng ở Trung Quốc của JP Morgan tại
Hong Kong.
Những vụ bê bối gần đây khiến con cháu của các quan chức Trung Quốc hứng chịu sự soi mói từ truyền thông và dư luận.
Tuy nhiên, họ lại trở thành “món hàng nóng” được các công ty phương Tây
lợi dụng quan hệ để đảm bảo các giao dịch trị giá hàng tỉ đô la.
Dĩ nhiên, còn quá sớm để kết luận rằng ngân hàng JPMorgan vi phạm Luật
chống tham nhũng, hối lộ quan chức nước ngoài của Mỹ (FCPA) khi họ sử
dụng con cháu của các quan chức Trung Quốc – những người có tiếng nói
trong các công ty ở đại lục, tiếp tục duy trì mối quan hệ với ngân hàng
này nhằm đảm bảo các giao dịch chứng khoán của họ.
Những cuộc tuyển dụng thiếu minh bạch bắt nguồn từ các trường đại học và
cao đẳng hàng đầu thế giới. Bởi lẽ Trung Quốc không có nhiều trường đại
học có thể sánh ngang với hệ thống trường Ivy League, Oxford và
Cambrigde, nên nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc thích đưa con cháu họ
vào các trường này để có lợi thế cạnh tranh.
Dù có đôi chút mập mờ trong việc tuyển sinh ở các tổ chức giáo dục có
tiêu chuẩn sàng lọc cao này (tỉ lệ hồ sơ thành công chỉ khoảng 8%),
không phải tất cả các cậu ấm cô chiêu đều đậu nhờ vào thế lực gia đình.
Thế nhưng có một điều đáng chú ý là số “con ông cháu cha” này không hề
có mặt trong các chương trình đào tạo tiến sĩ uy tín nhất, nơi mà các
giáo sư trực tiếp đứng ra khảo thí và quyết định. Chẳng hạn như trường
MIT và Caltech, chả mấy khi thấy bóng dáng của cậu ấm cô chiêu vì ở
những nơi này chỉ có tài năng mới thật sự tồn tại.
Trên thực tế, số lượng con cháu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương
nhiệm, hiện đang theo học tại hệ thống trường đại học Ivy League, đã cho
thấy tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình ở xã hội Trung Quốc.
Lấy ví dụ, con trai Bạc Hi Lai từng là sinh viên Học viện Chính sách
công Kennedy thuộc Đại học Havard của Mỹ, và đại học Oxford ở Anh, hiện
đang tiếp tục học ở trường Luật Columbia.
Rõ ràng các trường đại học và cao đẳng danh tiếng đã xác định Trung Quốc
là thị trường hàng đầu cho các quỹ và mạng lưới phát triển cao cấp, xem
các cậu ấm cô chiêu như một đầu tư lâu dài. Nuôi dưỡng mối quan hệ với
giới chức lãnh đạo Trung Quốc là một hình thức kinh doanh tốt, và con
cháu của họ chính là chiếc chìa khóa giúp mở cánh cửa kiếm tiền này.
Phải thấy được rằng sự ưu ái cho các “vương hầu” ở những trường đại học
hàng đầu là một mất mát chi phí xã hội lớn, vì chấp nhận hồ sơ của một
cậu ấm có trình độ thấp đồng nghĩa với việc loại bỏ hồ sơ của một ứng
viên có năng lực cao hơn.
Tệ hơn nữa, sự bất công này sẽ còn kéo dài khi các ngân hàng đầu tư
phương Tây và ngân hàng đa quốc gia sử dụng thành tích học tập ưu tú của
các cậu ấm cô chiêu để biện hộ cho việc thuê người của mình. Lý do thật
sự lại là nuôi hi vọng những vương hầu này có thể nâng đỡ các công ty
mới xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Người trong cuộc thì khẳng định rằng các cậu ấm cô chiêu này được đào
tạo tốt và có trình độ cao. Nhưng sự thật là, khẳng định này chỉ dành
cho thiểu số, còn đa số thì không. Những người đồng thuận thì cho rằng
tình trạng gia đình trị là tình trạng chung.
Ví như con cháu của các chính trị gia Mỹ và các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp cũng tốt nghiệp từ hệ thống trường đại học Ivy League, và công
việc của họ được “bố trí” sẵn ở khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, khó có thể đánh đồng chuyện thuê con ông cháu cha Trung Quốc
với kiểu gia đình trị ở Mỹ. Môi trường chính trị xã hội ở hai quốc gia
là hoàn toàn khác nhau.
Ở Mỹ, gia đình trị khó có thể giấu diếm khi mà các giám sát công sẽ giúp
kiểm tra những hành vi ưu ái trắng trợn nhất. Tiến trình dân chủ, đặc
biệt là vai trò của tự do báo chí, đã hạn chế sự ưu tiên dành cho con
ông cháu cha.
Ngược lại, ở Trung Quốc, tham nhũng tràn lan, báo chí bị kiểm soát và
các quy định bất thành văn đã giúp cho chuyện con ông cháu cha không hề
bị giới hạn và thường nằm trong vòng bí mật.
Hiện tại, trước án xử của Bạc Hi Lai và những tranh cãi về việc thuê cậu
ấm cô chiêu Trung Quốc của JPMorgan, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và
tổ chức giáo dục phương Tây cần đặt cho mình câu hỏi: “Liệu họ có muốn
tiếp tay cho đại lục duy trì quy luật cha truyền con nối này hay không?”
Ngọc Khanh (Theo Project Syndicate)
* Tựa do Một Thế Giới đặt lại
(Một Thế Giới)
Ông Dũng "lò vôi" tố cáo Chủ tịch Bình Dương: Cơ quan chức năng, người góp vốn nói gì?
Hôm qua (22/10), rất đông người tham gia góp vốn đã bày tỏ bức xúc trước
thông tin UBND tỉnh Bình Dương đã “giam” không phê duyệt quy hoạch chi
tiết 1/500 cho Khu công nghiệp Sóng Thần 3 trong suốt 7 năm dài.
Cần sớm làm rõ đúng- sai
Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại của ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhưng không thể liên lạc được. Đăng ký làm việc với UBND tỉnh Bình Dương, chúng tôi chỉ tiếp xúc được với ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Ông Trần Thanh Liêm cho biết chỉ mới về làm phó chủ tịch 3 năm nay và chưa hề nghe, không biết vụ việc liên quan đến quy hoạch chi tiết tại Khu Công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.
“Trong các cuộc họp của thường trực UBND tỉnh, tôi cũng không nghe các anh em trong văn phòng UBND tỉnh báo cáo về sự việc. Vấn đề này, chỉ có anh Chín (tức ông Lê Thanh Cung– PV) mới nắm và trả lời được” – ông Trần Thanh Liêm nói.
Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại của ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhưng không thể liên lạc được. Đăng ký làm việc với UBND tỉnh Bình Dương, chúng tôi chỉ tiếp xúc được với ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Ông Trần Thanh Liêm cho biết chỉ mới về làm phó chủ tịch 3 năm nay và chưa hề nghe, không biết vụ việc liên quan đến quy hoạch chi tiết tại Khu Công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.
“Trong các cuộc họp của thường trực UBND tỉnh, tôi cũng không nghe các anh em trong văn phòng UBND tỉnh báo cáo về sự việc. Vấn đề này, chỉ có anh Chín (tức ông Lê Thanh Cung– PV) mới nắm và trả lời được” – ông Trần Thanh Liêm nói.
Chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Thành Tài- Giám đốc Sở Xây dựng
Bình Dương, để hỏi về việc vì sao Sở Xây dựng đã nhiều lần có văn bản
kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 KCN
Sóng Thần 3 nhưng tỉnh không phê duyệt?
Ông Tài cho hay do ông mới về làm Giám đốc Sở Xây dựng nên chưa nắm sự việc và hẹn chúng tôi cuối giờ chiều 22.10, ông sẽ ủy quyền cho cấp phó là ông Lê Phú Cường trả lời.
Tiếp xúc với chúng tôi vào chiều 22.10, ông Lê Phú Cường cho biết, ông mới chuyển về Sở Xây dựng Bình Dương chỉ mới về làm việc nên chưa nắm rõ vấn đề. Ông Cường hứa sẽ trả lời bằng văn bản sau đó đổi lại trả lời bằng mail trong vòng 5 ngày làm việc về câu hỏi của chúng tôi “vì sao quy hoạch chi tiết 1/500 KCN Sóng Thần 3 chưa được phê duyệt?”.
Liên quan đến việc ông Huỳnh Uy Dũng gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng KCN Sóng Thần 3, luật sư Phạm Thị Thanh Tâm - Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư H.L Nghi Xuân (TP.HCM) cho biết:
“Trong quá trình giải quyết tố cáo, cơ quan chức năng sẽ xem xét cụ thể từng vấn đề trong đơn tố cáo mà ông Huỳnh Uy Dũng đã nêu ra để có kết luận phù hợp. Từ những nội dung tố cáo của ông Dũng, cơ quan chức năng sẽ giải quyết và căn cứ mức độ sự việc để có hình thức xử lý phù hợp. Trong đó, nếu có vi phạm tùy theo mức độ sẽ có hình thức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo sai sự thật, cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét và có kết luận cụ thể. Nếu trường hợp tố cáo sai gây thiệt hại thì ông Dũng phải bồi thường. Nếu nội dung tố cáo xâm phạm đến đời tư hoặc sai sự thật thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Cũng theo luật sư Thanh Tâm, căn cứ Điều 126, Điều 127 Luật Tổ chức HĐND và UBND thì chủ tịch, phó chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình trước HĐND và cấp trên. Đồng thời, chủ tịch tỉnh là người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đôn đốc, kiểm tra công tác của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình phụ trách.
Mòn mỏi chờ duyệt quy hoạch
Anh Hồ Văn Phương (SN 1965, ngụ TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đang làm nhân viên hành chính, đã tham gia góp vốn mua một lô đất với diện tích 120m2 trong KCN Sóng Thần 3. Trước khi quyết định góp vốn, anh đã tìm hiểu tính pháp lý của lô đất đã được tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng lâu dài nên yên tâm. Thế nhưng, anh bảo rằng không hiểu vì lý do gì mà tỉnh lại không duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 trong khi quy hoạch 1/2.000 đã được tỉnh phê duyệt.
“Dù bức xúc lắm nhưng tôi vẫn phải chờ đợi chứ biết làm sao giờ?”- anh Phương nói.
Ông Tài cho hay do ông mới về làm Giám đốc Sở Xây dựng nên chưa nắm sự việc và hẹn chúng tôi cuối giờ chiều 22.10, ông sẽ ủy quyền cho cấp phó là ông Lê Phú Cường trả lời.
Tiếp xúc với chúng tôi vào chiều 22.10, ông Lê Phú Cường cho biết, ông mới chuyển về Sở Xây dựng Bình Dương chỉ mới về làm việc nên chưa nắm rõ vấn đề. Ông Cường hứa sẽ trả lời bằng văn bản sau đó đổi lại trả lời bằng mail trong vòng 5 ngày làm việc về câu hỏi của chúng tôi “vì sao quy hoạch chi tiết 1/500 KCN Sóng Thần 3 chưa được phê duyệt?”.
Liên quan đến việc ông Huỳnh Uy Dũng gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng KCN Sóng Thần 3, luật sư Phạm Thị Thanh Tâm - Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư H.L Nghi Xuân (TP.HCM) cho biết:
“Trong quá trình giải quyết tố cáo, cơ quan chức năng sẽ xem xét cụ thể từng vấn đề trong đơn tố cáo mà ông Huỳnh Uy Dũng đã nêu ra để có kết luận phù hợp. Từ những nội dung tố cáo của ông Dũng, cơ quan chức năng sẽ giải quyết và căn cứ mức độ sự việc để có hình thức xử lý phù hợp. Trong đó, nếu có vi phạm tùy theo mức độ sẽ có hình thức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo sai sự thật, cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét và có kết luận cụ thể. Nếu trường hợp tố cáo sai gây thiệt hại thì ông Dũng phải bồi thường. Nếu nội dung tố cáo xâm phạm đến đời tư hoặc sai sự thật thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Cũng theo luật sư Thanh Tâm, căn cứ Điều 126, Điều 127 Luật Tổ chức HĐND và UBND thì chủ tịch, phó chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình trước HĐND và cấp trên. Đồng thời, chủ tịch tỉnh là người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đôn đốc, kiểm tra công tác của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình phụ trách.
Mòn mỏi chờ duyệt quy hoạch
Anh Hồ Văn Phương (SN 1965, ngụ TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đang làm nhân viên hành chính, đã tham gia góp vốn mua một lô đất với diện tích 120m2 trong KCN Sóng Thần 3. Trước khi quyết định góp vốn, anh đã tìm hiểu tính pháp lý của lô đất đã được tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng lâu dài nên yên tâm. Thế nhưng, anh bảo rằng không hiểu vì lý do gì mà tỉnh lại không duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 trong khi quy hoạch 1/2.000 đã được tỉnh phê duyệt.
“Dù bức xúc lắm nhưng tôi vẫn phải chờ đợi chứ biết làm sao giờ?”- anh Phương nói.
"Trong
trường hợp chính quyền không thể giúp đỡ doanh nghiệp thì xin hãy làm
đúng lương tâm và trách nhiệm được giao, không nên tìm mọi cách gây
phiền hà cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đừng vì lợi ích cá nhân và
“nhóm lợi ích” mình đang sở hữu đặt lên trên lợi ích chung”.
Trích đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng
|
Chị Ninh Thị Kim Thanh (ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một) là nhân viên
kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Nam rất bức xúc vì mua 2 lô đất diện
tích 120m2 trong KCN Sóng Thần 3 để tính xây nhà để ở vì hiện nay chị
đang ở nhà ở xã hội.
“Tôi rất nóng ruột chờ quy hoạch chi tiết được duyệt để có sổ đỏ làm nhà ở vì hiện nay ở nhà ở xã hội ảnh hưởng về tinh thần rất lớn” - chị nói.
Trong khi đó, chị Huỳnh Hạo Châu (SN 1977, ngụ Tân Định, Bến Cát, Bình Dương) cho biết, năm 2008 đã góp vốn mua một nền đất diện tích 136,19m2 với giá 1,6 triệu đồng/m2 trong KCN Sóng Thần 3 với hy vọng có sổ đỏ để làm nhà ở, nhưng chờ mãi chẳng biết đến bao giờ mới được cấp sổ đỏ.
“Vì mua miếng đất này mà vợ chồng tôi đã nảy sinh lục đục. Do vợ chồng tôi chưa có chỗ ở, thu nhập thì thấp, được công ty bán đất giá rẻ, hợp với túi tiền nên mua với hy vọng sẽ làm nhà ở riêng cho hai vợ chồng vì đang phải sống chung với bố mẹ. Trước khi mua, tôi cũng tìm hiểu được biết đất của công ty đã có sổ đỏ lô lớn với thời hạn sử dụng lâu dài, nhưng không hiểu vì sao tỉnh lại im lặng không giải quyết?” - chị Huỳnh Hạo Châu bức xúc.
“Hãy làm đúng lương tâm và trách nhiệm!”
Trong đơn tố cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ, ông Huỳnh Uy Dũng nêu hiện nay tình hình chung của nền kinh tế đất nước đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp nhằm giúp tháo gỡ khó khăn.
“Trong trường hợp chính quyền không thể giúp đỡ doanh nghiệp thì xin hãy làm đúng lương tâm và trách nhiệm được giao, không nên tìm mọi cách gây phiền hà cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. “Đừng vì lợi ích cá nhân và “nhóm lợi ích” mình đang sở hữu đặt lên trên lợi ích chung”- đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng nêu.
Cũng theo đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng, ông Lê Thanh Cung là người có kinh nghiệm và biết rõ điểm yếu của KCN nên đã “chỉ” đúng điểm “chết” của doanh nghiệp. Khu hành chính - dịch vụ - nhà ở trong KCN cũng giống như phòng ngủ, phòng làm việc trong nhà ở. Nếu cấm những dịch vụ này thì nhà ở coi như không còn tác dụng.
“Nếu tôi không đủ uy tín và tiền bạc thì suốt 7 năm bị “giam hãm” quy hoạch chi tiết trong điều kiện phải vay vốn ngân hàng với số tiền rất lớn như thế thì 100 ông Dũng “lò vôi” như tôi cũng phải chết chứ đừng nói chỉ một mình tôi” - ông Dũng bức xúc.
“Tôi rất nóng ruột chờ quy hoạch chi tiết được duyệt để có sổ đỏ làm nhà ở vì hiện nay ở nhà ở xã hội ảnh hưởng về tinh thần rất lớn” - chị nói.
Trong khi đó, chị Huỳnh Hạo Châu (SN 1977, ngụ Tân Định, Bến Cát, Bình Dương) cho biết, năm 2008 đã góp vốn mua một nền đất diện tích 136,19m2 với giá 1,6 triệu đồng/m2 trong KCN Sóng Thần 3 với hy vọng có sổ đỏ để làm nhà ở, nhưng chờ mãi chẳng biết đến bao giờ mới được cấp sổ đỏ.
“Vì mua miếng đất này mà vợ chồng tôi đã nảy sinh lục đục. Do vợ chồng tôi chưa có chỗ ở, thu nhập thì thấp, được công ty bán đất giá rẻ, hợp với túi tiền nên mua với hy vọng sẽ làm nhà ở riêng cho hai vợ chồng vì đang phải sống chung với bố mẹ. Trước khi mua, tôi cũng tìm hiểu được biết đất của công ty đã có sổ đỏ lô lớn với thời hạn sử dụng lâu dài, nhưng không hiểu vì sao tỉnh lại im lặng không giải quyết?” - chị Huỳnh Hạo Châu bức xúc.
“Hãy làm đúng lương tâm và trách nhiệm!”
Trong đơn tố cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ, ông Huỳnh Uy Dũng nêu hiện nay tình hình chung của nền kinh tế đất nước đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp nhằm giúp tháo gỡ khó khăn.
“Trong trường hợp chính quyền không thể giúp đỡ doanh nghiệp thì xin hãy làm đúng lương tâm và trách nhiệm được giao, không nên tìm mọi cách gây phiền hà cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. “Đừng vì lợi ích cá nhân và “nhóm lợi ích” mình đang sở hữu đặt lên trên lợi ích chung”- đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng nêu.
Cũng theo đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng, ông Lê Thanh Cung là người có kinh nghiệm và biết rõ điểm yếu của KCN nên đã “chỉ” đúng điểm “chết” của doanh nghiệp. Khu hành chính - dịch vụ - nhà ở trong KCN cũng giống như phòng ngủ, phòng làm việc trong nhà ở. Nếu cấm những dịch vụ này thì nhà ở coi như không còn tác dụng.
“Nếu tôi không đủ uy tín và tiền bạc thì suốt 7 năm bị “giam hãm” quy hoạch chi tiết trong điều kiện phải vay vốn ngân hàng với số tiền rất lớn như thế thì 100 ông Dũng “lò vôi” như tôi cũng phải chết chứ đừng nói chỉ một mình tôi” - ông Dũng bức xúc.
Đức Phúc
(Dân Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét