Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Cập nhật tin về Phiên tòa chuẩn bị xử Đinh Nhật Uy

Thư mời tham dự phiên toà blogger Đinh Nhật Uy

Danluan

Luật sư Hà Huy Sơn: Phiên tòa 29/10 xét xử Định Nhật Uy:
Có lẽ đây là trận mở màn, làm điểm của Chiến dịch “258″ (thay cho chiến dịch 79, 88), ví như Đắc Tô – Tân cảnh. Nếu trận đầu họ thắng lợi, họ sẽ làm tới với các Blogger.
Là LS của ĐNU tôi rất cần sự trợ giúp của mọi người quan tâm, nhất là giới LS để bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý.
Hoàng Dũng CDVN: Có bác nào chờ đợi sự lên tiếng của Diễn đàn Xã hội Dân sự về vụ án của Đinh Nhật Uy không?
Dân Luận: Đã đến lúc tất cả chúng ta phải lên tiếng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình. Sau Đinh Nhật Uy sẽ là bạn đó!
THƯ MỜI THAM DỰ PHIÊN TÒA BLOGGER ĐINH NHẬT UYKính gởi:
- QUÝ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM,
- CÁC CƠ QUAN NGOẠI GIAO QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM,
- CÁC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG,
- CÁC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN.
Kính thưa Quý vị,
Con trai tôi – blogger Đinh Nhật Uy bị bắt vào ngày 15 tháng 6 năm 2013 với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” – Điều 258 của bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam – theo lời cáo buộc của cơ quan Công an tỉnh Long An.
Uy là anh của Đinh Nguyên Kha, một tù nhân lương tâm Việt Nam (vừa bị kết án 04 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và đang đối mặt với một bản án “khủng bố” mà Kha là một nạn nhân). Vì lo lắng cho tình trạng của em mình đang bị bắt giam, Đinh Nhật Uy đã dùng phương tiện truyền thông trên internet (blog, facebook…) để lên tiếng bênh vực cho Đinh Nguyên Kha trước bản án bất công, đồng thời cũng chính là bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến… của người dân đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992 của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Thay vì các cơ quan công quyền của nhà nước Việt Nam phải thực thi nghiêm túc bảo vệ quyền căn bản con người, thì một lần nữa, công an tỉnh Long An đã bắt giam Đinh Nhật Uy khi buộc cho Uy đã “xúc phạm” các tổ chức, cá nhân thông qua việc phản bác phiên tòa buộc tội Đinh Nguyên Kha. Ngoài những buộc tội đó, quan điểm chống Trung Quốc gây hấn tại biển Đông (Việt Nam) cũng được xem là một trong những “chứng cớ” để khởi tố, truy tố Đinh Nhật Uy. Ủy ban chống bắt giữ tùy tiện và độc đoán của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã có thông báo “việc blogger Đinh Nhật Uy bị bắt giữ khi thể hiện quan điểm là vi phạm quyền căn bản con người, quyền tự do ngôn luận.”.
Vào hồi 07 giờ 30 phút, sáng ngày 29 tháng 10 năm 2013, phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án của Đinh Nhật Uy sẽ diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An số 116 Trương Định, P1, Tp Tân An, tỉnh Long An.
Gia đình chúng tôi kính mời toàn thể Quý vị cùng đến tham dự phiên tòa để ủng hộ cho Đinh Nhật Uy và gia đình. Sự có mặt của Quý vị là niềm khích lệ không chỉ cho gia đình, cho blogger Đinh Nhật Uy mà còn là sự xiển dương quyền con người đã được luật pháp Quốc tế, luật pháp Việt Nam bảo vệ. Vì là một phiên tòa công khai, do đó tất cả mọi người đều có thể tham dự mà không ai có quyền ngăn cản.
Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Long An, ngày 23 tháng 10 năm 2013
Thay mặt gia đình
Mẹ của Đinh Nhật Uy
Nguyễn Thị Kim Liên
Xin tham khảo thêm tin tức về vụ án tại:
https://facebook.com/dinhnhatuy
https://facebook.com/danlambaovn
https://danluan.org/tu-khoa/dinh-nhat-uy
——- oOo ——-To: All citizens of Viet Nam; All international foreign affair agencies in Vietnam; All news agencies, human rights organizations,
Subject: INVITATION TO DINH NHAT UY TRIAL
Ladies and gentlemen,
My son, Dinh Nhat Uy, was arrested on June 15, 2013 on charges of “abusing democratic freedoms” stated in Article 258 of the Socialist Republic of Vietnam’s Penal Code – as accused by the Public Security Agency in Long An province.
Uy is the older brother of Dinh Nguyen Kha, a prisoner of conscience who was just sentenced to 4 years in prison on charges of “propaganda against the state” and is currently facing another trial on charges of “terrorism” in a case in which he is actually a victim. Out of concern for his brother, Dinh Nhat Uy had used social media on internet such as blog and facebook to defend Dinh Nguyen Kha against the unjust sentence issued and to defend freedom of speech, freedom of expression guaranteed to the people based on Vietnam’s 1992 Constitution.
Instead of strictly enforcing the Constitution on the topic of basic human rights, public authorities and police security in Long An province arrested Dinh Nhat Uy and accused him of “infringing” on the rights of other organizations and individuals through speaking up against the sentence carried out in Dinh Nguyen Kha’s trial. Moreover, the authorities also used Uy’s stand against China invasion of Vietnam’s territories in Southeast China sea as “evidence” to prosecute him. The United Nation’s committee against arbitrary arrest and detention has announced, “The arrest of blogger Dinh Nhat Uy for expressing his opinions is a violation of basic human rights and freedom.”
The public hearing of Dinh Nhat Uy will take place at 7:30 AM on October 29, 2013 in Long An People’s Court at 116 Truong Dinh, District 1, Tan An city, Long An province. Our family wants to extend the invitation to everyone to attend the trial to support Dinh Nhat Uy and us. Your presence will not only be an encouragement for the family and Dinh Nhat Uy but also an honor to basic human rights recognized and protected by International law as well as Vietnam’s law. Because this is a public hearing, everybody should be able to attend without any trouble from anybody.
Thank you and best regards,
On behalf of the family
Nguyen Thi Kim Lien
Mother of Dinh Nhat Uy

Quyền được nói của Đinh Nhật Uy và của tất cả chúng ta

Menam FB

Ngày 29/10/2013, Đinh Nhật Uy – người sử dụng mạng xã hội Facebook để bày tỏ thái độ và quan điểm của mình sẽ bị đưa ra xét xử theo điều 258 Bộ luật Hình sự – quy định:
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An, các hành vi cấu thành tội của Đinh Nhật Uy được kết luận như sau:
“Xuất phát từ động cơ cá nhân, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2013, Đinh Nhật Uy đã có nhiều bài viết, tin đăng có tính chất bịa đặt, nói xấu, sử dụng từ ngữ thô tục đối với Nhà nước, tổ chức và cá nhân trên tài khoản facebook của mình xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân. Bên cạnh, Đinh Nhật Uy nêu vấn đề trên facebook của mình để nhiều người khác truy cập vào rồi tham gia bình luận đánh giá với lời lẽ xúc phạm”.
Thế nào là nói xấu, thế nào là sử dụng từ ngữ thô tục đối với nhà nước, tổ chức và cá nhân và thế nào là lời lẽ xúc phạm để cấu thành tội?
Hay phải có những quy luật pháp lý rõ ràng và chỉ khi nào công dân vi phạm đúng theo điều đã được viết thành luật – không có bất kỳ một sự suy diễn thêm nào – thì mới bị kết tội?
Và điều quan trọng hơn cả là cơ quan nào sẽ đứng ra đánh giá các chuẩn mực trên?
Công an hay tòa án, hay tất cả đều là đảng viên của đảng / nhà nước là thành viên của bộ phận mà bị can đang bị buộc tội rằng xâm phạm?
Chúng ta có những quy định pháp luật cụ thể như thế đối với những cáo buộc dành cho Đinh Nhật Uy hay không?
Tôi đặt tiêu đề của bài viết này là “Quyền được nói của Đinh Nhật Uy và của tất cả chúng ta” bởi lẽ nếu thực sự có khái niệm tự do dân chủ để mà “lợi dụng” như điều 258 BLHS quy định thì việc Đinh Nhật Uy nói và bày tỏ thái độ của mình một cách công khai để rồi bị kết tội có phải là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến của công dân đối với nhà nước hay không?
Có phải là Đinh Nhật Uy đang bị buộc tội là “lợi dụng” về một thứ “tự do dân chủ” vốn không có thật?
Nhắc đến Đinh Nhật Uy, người ta sẽ nhớ đến cái tên Đinh Nguyên Kha – em trai ruột của Uy.
Một trong những lý do để cộng đồng Facebook theo dõi và chia sẻ trên trang nhà của Đinh Nhật Uy chính là sự cập nhật tình trạng và thông tin về vụ án hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha – Nguyễn Phương Uyên.
Đứng trước luồng thông tin một chiều của truyền thông lề đảng, Uy đã chọn mạng xã hội truyền tải thông điệp của gia đình mình. Đây là nhu cầu và quyền căn bản của Uy và cũng là của tất cả công dân Việt Nam.
Nay cơ quan an ninh điều tra bắt giữ và kết tội Đinh Nhật Uy về hành vi này, liệu có phải đã xâm phạm quyền con người căn bản của Uy? Và đang xâm phạm quyền của tất cả công dân Việt Nam?
Câu trả lời tôi xin nhường lại cho người đọc.
Vấn đề cần đặt ra là nếu hôm nay Đinh Nhật Uy có thể bị bắt giam một cách tùy tiện, bởi điều luật mơ hồ như điều 258 BLHS, và với cáo trạng đưa ra của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cho thấy rằng: quyền tự do ngôn luận thực sự bị tước đoạt.
Bạn có quyền được nói điều mình nghĩ mà không phải ngó trước nhìn sau để lựa chọn thái độ ngôn từ hay không?
Hãy nhìn vào vụ án Đinh Nhật Uy để có câu trả lời cho mình.
Hôm nay Uy không được nói, không được bày tỏ điều mình nghĩ một cách công khai thì ngày mai người kế tiếp có thể là chính chúng ta, những người sử dụng blog, facebook… hàng ngày.
Đinh Nhật Uy – Chúng ta, tất cả là một. Chỉ khác ở chỗ là Uy là người sẽ ra trước vành móng ngựa vào ngày 29 tháng 10 này, còn chúng ta là những người có sẽ phải theo gót của Uy hay không là TUỲ vào nếp hành xử TUỲ TIỆN, dựa vào nội dung TUỲ TIỆN của điều 258 từ những người đang giành quyền nắm giữ “cán cân công lý”.

Phiên xử Đinh Nhật Uy mở màn chiến dịch tuyên án các blogger vì điều 258

Trong các điểm blogger Ðinh Nhật Uy bị buộc tội có các bài viết bày tỏ quan điểm chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.
Phiên tòa mở màn cho chiến dịch xét xử các blogger vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” sẽ khai diễn vào thứ ba tuần sau, 29/10.

Họ nói đây là phiên xử ‘công khai’. Phiên tòa của cháu Uy là phiên xử đầu tiên về điều 258 đối với các blogger. Là mẹ của Uy, tôi mời tất cả mọi người những ai có quan tâm về tham dự để xem họ xử con tôi như thế nào... - Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của blogger Ðinh Nhật Uy.
Gia đình blogger Đinh Nhật Uy vừa gửi thư đến các cơ quan ngoại giao, truyền thông, và nhân quyền quốc tế mời gọi mọi người tham gia phiên xử mà nhà nước gọi là ‘công khai’ tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An, số 116 Trương Định.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nhật Uy, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Họ nói đây là phiên xử ‘công khai’. Phiên tòa của cháu Uy là phiên xử đầu tiên về điều 258 đối với các blogger. Là mẹ của Uy, tôi mời tất cả mọi người những ai có quan tâm về tham dự để xem họ xử con tôi như thế nào vì vụ án của Uy được rất nhiều người quan tâm.”

Bà Liên chia sẻ thêm về những trăn trở của bà trước phiên xử con trai mình:

“Chiều nay tôi nộp giấy xin tham dự phiên tòa mà tòa án họ chưa trả lời. Điều thứ hai, tôi gửi giày và quần áo cho con tôi mặc ra tòa, họ trả lại giày, không cho con tôi mang giày (ra tòa) và không cho con tôi bỏ áo vô quần khi ra tòa. Điều thứ ba, nếu họ xử tù nó, tôi nghĩ sau phiên xử này sẽ còn có nhiều người nữa bị vô tù, cô à.”

Tính tới ngày phiên xử diễn ra, Uy bị bắt giam đúng 4 tháng rưỡi. Bà Liên cho biết cuộc thăm gặp Uy gần đây nhất diễn ra hôm 15/10. Bà nói:

“Cháu Uy kêu tôi về an tâm, đừng lo lắng. Uy nói: ‘Hai anh em con chấp nhận làm hai nấc thang cho mọi người bước lên trong cuộc tranh đấu này.’ Điều họ ép buộc cháu tội 258 là mơ hồ, phi lý, cho nên cháu không nhận tội.”

Uy là anh trai của nhà hoạt động vừa lãnh án 4 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong vụ án Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên gây chú ý công luận trong và ngoài nước.

Sau khi em trai bị bắt giữ, Uy đã dùng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook để đánh động sự quan tâm của công luận, lên tiếng chỉ trích bản án bất công, và kêu gọi bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến tại Việt Nam.

Đinh Nhật Uy bị bắt giữa tháng 6 năm nay và là người bị bắt sau cùng trong loạt bắt giữ liên tiếp 3 blogger bị Hà Nội cáo buộc cùng tội danh vi phạm điều 258. Trước Uy có blogger Trương Duy Nhất bị bắt ngày 26/5 và blogger Phạm Viết Đào bị bắt ngày 13/6.

Cáo trạng của Đinh Nhật Uy nói Uy ‘xúc phạm’ đến các tổ chức, cá nhân thông qua việc phản bác phiên tòa buộc tội Đinh Nguyên Kha.

Nhà cầm quyền cáo buộc Uy đăng tin trên Facebook vốn được nhiều người vào xem và chia sẻ “có nội dung cổ suý các cá nhân có hoạt động chống đối nhà nước đã bị các cơ quan chức năng bắt, xử lý” như “ảnh bìa trang Facebook của Uy thực hiện giữa tháng 5/2013 có nội dung kêu gọi hướng về phiên tòa xét xử vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, kêu gọi trả tự do cho Kha, Uyên.”

Trong các điểm Uy bị buộc tội có các bài viết bày tỏ quan điểm chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.

Trong số những vật chứng được dùng để khởi tố Uy có quyển sách nhan đề ‘Chết bởi Trung Quốc’ của dịch giả Trần Diệu Chân và một số áo thun ghi dòng chữ ‘Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam’ hay ‘Xóa đường lưỡi bò-Bảo vệ biển đảo Việt Nam.’
Phiên xử Đinh Nhật Uy mở màn chiến dịch tuyên án các blogger vì điều 258
 Cáo trạng của Uy còn bao gồm tội trả lời các đài báo nước ngoài trong đó có đài VOA mà qua đó Uy đã lên án bản án của em trai Đinh Nguyên Kha là phi lý, đi ngược lại các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký với thế giới.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nhật Uy:

"Họ có nêu cuộc phỏng vấn của Uy trả lời cô Trà Mi đài VOA, trong đó Uy nói phiên xử Kha-Uyên rất là vô lý, bất công. Tuy nhiên, nếu không vô lý, bất công thì tại sao cháu Uyên lại được thả?" 
Phiên xử Uy là một phần trong chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt các hành động tùy tiện vi phạm quyền tự do căn bản của con người... - Ông Phil Robertson, HRW.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho biết đang theo sát phiên xử sắp tới của Đinh Nhật Uy.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, khẳng định:

“Đinh Nhật Uy không có tội gì để bị xử. Nhà cầm quyền Vệit Nam nên bỏ cáo trạng và phóng thích Uy ngay lập tức. Phiên xử Uy là một phần trong chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt các hành động tùy tiện vi phạm quyền tự do căn bản của con người trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến.”

Ủy ban Chống bắt giữ tùy tiện thuộc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nói  “blogger Đinh Nhật Uy bị bắt vì thể hiện quan điểm là vi phạm quyền căn bản của con người, quyền tự do ngôn luận.”

Từ vụ án này, từ đây người ta sẽ xác định hướng ứng xử đối với các blogger tiếp theo. Việc xét xử tội theo điều 258 không rõ ràng, dễ xâm phạm vào điều 69 quy định quyền tự do dân chủ của công dân trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam...
Luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho blogger Đinh Nhật Uy trong phiên toà sắp tới kêu gọi sự quan tâm hỗ trợ của mọi người, nhất là giới luật sư, đối với vụ án của Uy để bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý.

Trao đổi với VOA Việt ngữ về lời kêu gọi này, luật sư Sơn giải thích:

“Từ vụ án này, từ đây người ta sẽ xác định hướng ứng xử đối với các blogger tiếp theo. Việc xét xử tội theo điều 258 không rõ ràng, dễ xâm phạm vào điều 69 quy định quyền tự do dân chủ của công dân trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam, dễ xâm phạm điều 19 Công ước quốc tế 1966 về Quyền Dân sự và Chính trị mà nhà nước Việt Nam tham gia ký kết năm 1982, và nó cũng dễ xâm phạm điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc 1948. Đó là những điều căn bản với các vụ án xét xử điều 258 mà tôi thấy cần quan tâm.”

Trang Facebook của Đinh Nhật Uy, chứng cớ chính khiến blogger này bị buộc tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, có ghi rõ tôn chỉ của chủ nhân là không quan tâm đến chuyện chính trị, mà chỉ lên tiếng vì công lý, bảo vệ em trai Đinh Nguyên Kha.
Trà Mi-VOA

'Phiên xử Đinh Nhật Uy là thông điệp cho người dân về việc bày tỏ chính kiến'


Bà Nguyễn Thị Kim Liên và hai con Ðinh Nhật Uy (phải) và Ðinh Nguyên Kha. Blogger Đinh Nhật Uy được biết đến qua các bài viết phản đối những chính sách của chính phủ Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Cập nhật: 23.10.2013 11:46
Phiên tòa xử blogger Đinh Nhật Uy về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” sẽ diễn ra vào ngày 29/10 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.

Uy là người đầu tiên trong số 3 blogger bị bắt từ tháng 5 năm nay bị đưa ra xét xử vì điều 258 Bộ luật Hình sự. Hai blogger bị bắt trước Uy nhưng chưa có lịch xử là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào.

Cáo trạng ghi rằng Đinh Nhật Uy “nói xấu chế độ”, “xuyên tạc chủ trương nhà nước”, “bôi nhọ lực lượng công an” thông qua việc đăng tải trên Facebook cá nhân những ý kiến phản đối bản án 4 năm tù dành cho em trai là Đinh Nguyên Kha bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ cùng các quan điểm chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.

Luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho blogger Đinh Nhật Uy trong phiên toà sắp tới, kêu gọi sự quan tâm hỗ trợ của mọi người, nhất là giới luật sư, đối với vụ án của Uy để bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý.

Luật sư Sơn giải thích về lời kêu gọi này trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 23/10.
Phiên xử Đinh Nhật Uy là thông điệp cho người dân về việc bày tỏ chính kiến
Luật sư Hà Huy Sơn: Uy không phải là người đầu tiên bị truy tố về điều 258, nhưng tôi cho rằng đợt này, người ta bắt đầu quan tâm về điều 258 hơn so với trước và có thể người ta sẽ dùng điều này thay cho điều 79 hay 88 trước đây. Từ vụ án này, từ đây người ta sẽ xác định hướng ứng xử đối với các blogger tiếp theo. Cho nên, theo tôi, mọi người nên quan tâm đến vụ án của Đinh Nhật Uy sắp tới.

VOA: Về các khía cạnh pháp lý liên quan đến các hành vi Uy bị truy tố, luật sư thấy có điều gì chưa hợp lý?

Luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho blogger Đinh Nhật Uy.
Luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho blogger Đinh Nhật Uy.

Luật sư Hà Huy Sơn: Điều tôi quan tâm là đối với tội 258 thiệt hại do tội phạm gây ra không được chứng minh, không thuyết phục. Thứ hai, việc xét xử tội theo điều 258 không rõ ràng, dễ xâm phạm vào điều 69 quy định quyền tự do dân chủ của công dân trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam, dễ xâm phạm điều 19 Công ước quốc tế 1966 về Quyền Dân sự và Chính trị mà nhà nước Việt Nam tham gia ký kết năm 1982, và nó cũng dễ xâm phạm điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc 1948. Đó là những điều căn bản với các vụ án xét xử điều 258 mà tôi thấy cần quan tâm.

VOA: Thế nhưng, cáo trạng nói các tin đăng của Uy trên Facebook lôi kéo nhiều lượt xem, thích, và chia sẻ với nhau trên mạng, gây ra một làn sóng dư luận không tốt, nói xấu chế độ với tính cách kích động chống đối nhà nước. Ý kiến luật sư thế nào?

Luật sư Hà Huy Sơn: Hậu quả của tội phạm phải lượng hóa nó ra chứ không thể nói một cách trừu tượng như vậy. Nói vậy không định lượng được cái thiệt hại của hành vi tội phạm, cho nên người ta rất dễ lạm dụng, chủ quan dùng điều luật này kết tội ai cũng được.

VOA: Riêng trường hợp của Uy, luật sư thấy có những yếu tố nào chứng minh anh hoàn toàn vô tội?

Luật sư Hà Huy Sơn: Nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy Uy không gây thiệt hại gì cho các tổ chức hay cá nhân như trong cáo trạng của Viện Kiểm Sát cả. Điều anh làm không cấu thành tội phạm. Tôi cho rằng Đinh Nhật Uy không có tội.

VOA: Nhận xét của luật sư về vai trò, ý nghĩa của phiên tòa này thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Luật sư Hà Huy Sơn: Qua phiên tòa này, chính quyền Việt Nam muốn gửi thông điệp tới người dân nói chung về việc bày tỏ quan điểm và chính kiến trước các vấn đề xã hội, vấn đề của đất nước.

VOA: Với khung hình phạt cao nhất 3 năm tù cho tội danh vi phạm điều 258, theo luật sư, chiều hướng kết cục cuối cùng của phiên xử Đinh Nhật Uy sẽ như thế nào?

Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi không dự đoán được. Kinh nghiệm cho thấy các vụ án ‘nhạy cảm’ hay có tính chất chính trị  thì rất khó dự đoán.

VOA: Xin chân thành cảm ơn luật sư Hà Huy Sơn đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Trà Mi-VOA

Hành trình tôi trở thành "phản động"

Tôi, một công dân đầu 8x, thế hệ mà người ta thường khôi hài, mỉa mai gọi đó là sản phẩm lỗi của xã hội, của nền giáo dục dưới một thứ chủ nghĩa hoang tưởng, phi thực tế. Tôi, như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, hồn nhiên lớn, hồn nhiên sống, hồn nhiên yêu đời, yêu quê hương với những lý tưởng sục sôi dưới mái trường XHCN.

ảnh minh họa
Tôi, con nhà nòi cộng sản, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, và cả ba tôi đều cống hiến hết mình cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước vĩ đại. Ba tôi từng là Trợ lý Cục chính trị Quân khu 4, từng tập kích vào chiến trường B, tham gia chỉ huy những trận đấu ở Quảng Trị, và gặp mẹ tôi. Năm 1982, khi mẹ hạ sinh 2 anh em sinh đôi là tôi và anh trai, ba quyết định xuất ngũ với chế độ về hưu mất sức lao động. Tôi lớn lên với một niềm tin mãnh liệt và một niềm tự hào lớn lao về quê hương, xứ sở, về những chiến tích lẫy lừng của cha ông. Điều kỳ lạ là, từ khi tôi biết nhận thức cho đến ngày ba tôi mất, ông chưa hề một lần kể cho chúng tôi nghe về những chiến công hay những khó khăn gian khổ trong chiến tranh mà ông đã trải qua, cũng chưa một lần định hướng cho anh em tôi gia nhập vào đội ngũ của Đảng. Ông là người khá kín tiếng, mực thước, tinh anh, với vốn kiến thức uyên bác, có tầm nhìn rộng và những nhận định sắc bén về mọi vấn đề trong cuộc sống. Hàng xóm và người dân trong khu phố đều kính trọng ông. Những năm tháng còn học phổ thông, tôi để ý thấy ba hay theo dõi thời sự, và đặc biệt là ban đêm, ba tôi hay mở đài BBC, VOA và RFA để nghe, những đài mà với hiểu biết của tôi là phản động. Tôi thường thấy ba ngồi lặng lẽ ưu tư, trầm mặc. Nhưng hồi đó, với tuổi ăn tuổi lớn, tôi quên bẵng những ưu tư đó của ba và cứ thế hồn nhiên va vào cuộc sống.

Và rồi, có một sự kiện đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi về những điều cố hữu mà tôi từng tin, từng cho là đúng. Đó là năm tôi học đại học năm thứ 2, một lần đi học tiết chính trị thay cô bạn (dạo đó sinh viên thường hay học thế cho nhau) ở một trường đại học khác, thầy dạy môn chính trị hôm đó có quá chén với bạn, trong hơi men, thầy đã khóc. Thầy bảo với chúng tôi rằng thầy vô cùng đau đớn khi phải đứng trên bục giảng, ngày ngày say sưa rao giảng về những mớ lý thuyết rất cao cả, nhân văn nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, với vô vàn những khuất tất mà nhà nước này cố tình che đậy, giấu giếm, nhưng vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống, thầy đành chấp nhận cắn răng chịu đựng, và làm điều ngược lại với lương tâm của mình, khiến thầy vô cùng đau khổ và day dứt. Tôi bàng hoàng, sửng sốt. Tôi không muốn tin vào những điều tai đang mình nghe. Nhưng cũng từ đó, tôi bắt đầu âm thầm tìm hiểu. Sự tò mò, hiếu kỳ và bản năng luôn tìm kiếm thông tin từ đó bắt đầu đưa tôi bước sang một bước ngoặt khác. Những năm tháng đó, Internet cũng đã có mặt ở VN nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, và tôi cũng chưa được tiếp cận với nhiều luồng thông tin như hiện nay. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc ba vẫn đêm đêm nghe những đài mà tôi tin là phản động, và tôi cũng đã nghĩ ba nghe chỉ để cảnh giác, đối phó với những thứ gọi là diến biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của những thế lực thù địch ấy. Ban đầu, tôi hoang mang, vì những thông tin ấy hoàn toàn trái ngược với những gì tôi luôn có niềm tin mãnh liệt. Tôi như bơi giữa dòng nước lớn, ngộp thở, bất định. Rồi tôi dần dần tiếp cận, dần dần phân tích bằng những lập luận khoa học, logic, và đối chiếu với thực trạng của đất nước, của bộ máy công quyền, tôi mới bắt đầu hiểu, những thứ mà mình vẫn có niềm tin cố hữu kia, những điều mà mình luôn đinh ninh là đúng, nó hoàn toàn ngược lại. Tôi chua xót. Và tôi nghĩ, có lẽ sự trầm mặc, ưu tư của ba cũng bắt nguồn từ những phân tích nhận định như trên, mà cho đến cuối đời, ông chưa hề hé răng nói một lần, và cũng có lẽ, ông đã mang theo xuống mồ những bí mật nào đó mà tôi không hề biết được. Sau này, tôi gặp gỡ và kết thân với nhiều người bạn, họ cũng là con em cán bộ cộng sản như tôi, và họ kể cho tôi nghe về những khuất tất trong cuộc chiến, những cuộc thanh trừng chính trị, những toan tính không hề mang dáng dấp của một cuộc chiến lẫy lừng vĩ đại mà thế hệ tôi vẫn từng được học.

Điều tôi đau đớn nhất, đó ko phải là những gì mình trải nghiệm, mà đó là sự bi hài, oái oăm mà lịch sử đã để lại cho dân tộc này những niềm tin lệch lạc, mù quáng. Giá họ biết được rằng mình sống trong một giai đoạn lịch sử mà mọi sai trái khó lòng được sửa chữa nhưng vì quyền lực tối đa của nhà nước đặt lên trên mọi quyền lợi của nhân dân nó lớn quá, khó có thể một sớm một chiều thay đổi mà cố cắn răng âm thầm chịu đựng thì tôi đã phần nào bớt đau đớn. Đằng này, sự bi ai và đáng sợ của nó lại nằm ở chỗ, đa số mọi tầng lớp nhân dân đều tin tưởng đến cuồng dại cái thể chế sai lầm và lừa phỉnh lòng dân này, đó mới chính là nỗi đau đớn tột cùng.

Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng. Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!
Lê Thu Hà
Theo FB Lê Thu Hà

Bộ Y tế ‘bất bình’ vụ bác sỹ ném xác

Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường
Bác sỹ Tường quảng cáo là bác sỹ của bệnh viện Bạch Mai để lấy lòng tin khách hàng

Lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam đã có những phản ứng đầu tiên trước vụ việc bác sỹ thẩm mỹ ném xác bệnh nhân xuống sông Hồng ở Hà Nội để phi tang, gây chấn động dư luận trong nước.

Theo thông báo của Công an Hà Nội vào chiều thứ Ba ngày 22/10, bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, 40 tuổi, đã ném xác một nữ bệnh nhân đã tử vong sau khi được phẫu thuật hút mỡ bụng và nâng ngực ở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường ở Quận Hai Bà Trưng do ông làm chủ.

Vụ việc xảy ra vào ngày 19/10 nhưng đến ngày 22/10 mới được phanh phui. Hiện nay, xác nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy dù giới chức và gia đình vẫn đang cố tìm kiếm.

Điều đáng nói là bác sỹ Tường là bác sỹ ngoại khoa của Bệnh viện Bạch Mai, một bệnh viện công đầu ngành ở Việt Nam dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế.

Họp khẩn

Theo thông tin trên trang chủ của Bộ Y tế thì ngay sau khi biết tin về vụ việc, hồi 19h ngày 22/10, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên.

Mặc dù lâu nay ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều trường hợp người bệnh hay sản phụ tử vong tại bệnh viện nhưng hiếm khi Bộ Y tế tổ chức họp khẩn như trong trường hợp này.

Sau cuộc họp, Bộ Y tế đã ra thông báo đóng dấu ‘Hỏa tốc’ để chỉ đạo giải quyết vụ việc.
"Bộ Y tế hết sức bất bình và lên án hành vi không thể chấp nhận được của Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường."
Thông báo của Bộ Y tế
Lãnh đạo Bộ Y tế được cho là ‘rất đau lòng’ về sự việc và ‘chia sẻ mất mát với gia đình nạn nhân’, thông báo viết.

“Bộ Y tế hết sức bất bình và lên án hành vi không thể chấp nhận được của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường.”

Bộ này cũng cam kết phối hợp với công an điều tra và ‘xử lý nghiêm theo pháp luật’.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị có liên quan như Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai đến thăm hỏi và chia buồn với gia đình nạn nhân.

Bộ này cũng cho biết sẽ có công văn đề nghị chính quyền các địa phương trên toàn quốc tăng cường thanh tra các thẩm mỹ viện.

Bác sỹ Tường chỉ chỗ ném xác nạn nhân trên cầu Thanh Trì
Bác sỹ Tường chỉ chỗ ném xác nạn nhân trên cầu Thanh Trì

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ còn ra lệnh cho Bệnh viện Bạch Mai ‘xem xét đình chỉ công tác tạm thời trong thời gian điều tra đối với bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường’.

Trước đó, trong một công văn hỏa tốc khác được đề ngày 22/10 gửi đến ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết kết quả xác minh ban đầu cho thấy bác sỹ Tường làm việc tại thẩm mỹ viện là ‘không có giấy phép hoạt động hành nghề phẫu thuật thẫm mỹ, vụ việc xảy ra vào thời gian ngoài giờ hành chính, trong ngày nghỉ cuối tuần’.

Hiện giờ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn chưa thấy lên tiếng gì mặc dù trên các diễn đàn mạng có nhiều lời chỉ trích nhắm vào bà.

‘Kiểm soát y đức đầy đủ’

Trả lời BBC, cựu Thứ trưởng Y tế Trần Chí Liêm nói ông chỉ mới nghe trên báo chí thôi nên ‘không thể đánh giá cụ thể được’.

“Nếu vi phạm liên quan đến đạo đức thật sư như báo chí nêu thì phải xử lý theo pháp luật,” ông nói, “Làm nghề phải thật sự đặt tính mạng con người lên trên vì cái đó là quan trọng nhất.”
"Ở các trường đại học, các bệnh viện đều có bộ phận theo dõi y đức, đánh giá cán bộ. Về bài bản nói chung ở Việt Nam tương đối tốt."
Cựu Thứ trưởng Y tế Trần Chí Liêm
Về tình trạng y đức ở Việt Nam hiện nay, ông Liêm nói là ‘có rất đầy đủ các chủ trương, chỉ đạo của Bộ, của chính phủ’.

“Ở các trường đại học, các bệnh viện đều có bộ phận theo dõi y đức, đánh giá cán bộ. Về bài bản nói chung ở Việt Nam tương đối tốt,” ông nói.

Khi được hỏi công tác tuyển dụng các bác sỹ vào các bệnh viện công có tiêu cực không thì ông nói ‘về nguyên tắc tốt lắm’.

“Quy định chung thì phải thử nghề ba bốn năm mới vô được và phải thi lý thuyết, thực hành và một số văn bản pháp quy,” ông giải thích.

“Không thể nói (bác sỹ bỏ tiền mua chỗ trong các bệnh viện danh tiếng) là tình trạng chung của cả nước được. Phát hiện trường hợp nào xử trường hợp đó,” ông nói.

Trang web của Thẩm mỹ viện Cát Tường có các chi tiết như bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường ‘hiện đang là bác sỹ tại Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội’ và 'có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ'.
(BBC)

Hamvas Béla – Viết về Cách Mạng 1956 ở Hungary

Hamvas Béla

Nguyễn Hồng Nhung chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân Luận
(Kỷ niệm ngày Cách mạng 1956 của nhân dân Hungary chống lại chế độ đương thời theo chủ nghĩa độc tài Stalin và sự chiếm đóng của quân đội Xô Viết. Đây là một trong những sự kiện chấn động nhất của nhân loại thế kỷ XX, bắt đầu từ ngày 23.10.1956 kéo dài đến ngày 11.11.1956 tại Budapest-Hungary – Người dịch)

Ảnh AP…Hãy đừng quên, trước cả chúng ta, những gì những người khác đã viết, đã vẽ, đã khắc vào đá, đã suy ngẫm tận cùng, thậm chí họ đã chiến đấu, hoặc đã thất bại…
….rằng: điều gì đã xảy ra ngày hôm nay, chúng ta đều biết.
Toàn bộ văn chương, toàn bộ báo chí, âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, khoa học, chính trị đã phản bội lại năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu.
Phản bội bằng điều gì? Rằng, vẫn cần phải sống. Không ai dám chết, giống như những công nhân, học sinh và trẻ em dưới những chiếc xe tăng Xô Viết.
Nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, thày thuốc, kỹ sư, bộ trưởng, quân dân, nông dân, công nhân. Chưa bao giờ dân chúng lại bị bỏ rơi đến thế. Không có bất kỳ loại của cải, công danh, quyền lực nào có thể xứng với thứ giờ đây phải trả giá. Không có sự sâu sắc và cao cả nào của đời sống không sụp đổ tan tành dưới sự phản bội này.
Rồi một năm nữa qua đi, mọi người sẽ sống như thể chưa bao giờ từng xảy ra chuyện gì. Như thể sự hèn hạ này, sự hư hỏng thảm hại, tha hóa, bẩn thỉu và đê tiện này trong dân chúng chỉ có một lần, duy nhất một lần, và sự thật không thể một mình ngời sáng, và tất cả mọi người không thể nhất trí thốt ra lời một lần, những ai sống ở đây, trái với quyền lực ngàn lần.
Kẻ nào đã phản bội, giờ không còn là hèn hạ, không còn là đê tiện, không còn là hư hỏng, không còn là thảm hại nữa. Họ lại tiếp tục sống, tiếp tục ca hát, tiếp tục vẽ, tiếp tục diễn thuyết và tiếp tục dạy dỗ.
Quả thật không có gì xảy ra?
Tôi đã suy nghĩ nhiều năm, nếu một lúc nào đó lịch sử đạt tới sự thật, người ta sẽ nói gì về khoảng thời gian tiếp theo năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu, về những con người, những kẻ sáng tác nhạc, tạo dựng các bức tranh, diễn trên các sân khấu, những kẻ ăn ngon uống say, thay vì phải nghiến răng lại.
Không viết đáng giá hơn viết.
Thay vì, cần phải bỏ đi mà phát cỏ và chặt cây, thì thi hành và tiền bạc đáng giá hơn đối với họ.
Ban đầu tôi cứ tưởng những cái tên ngày hôm nay còn lưu lại để một nghìn năm sau người ta vẫn nhổ nước bọt lên. Nhưng tôi quá biết những người Hung. Ngay lập tức họ tìm cách bào chữa, và vừa thì thào rằng họ phải chịu đựng biết bao nhiêu họ vừa nhét vào túi những tập tiền nhàu nát – những con tin ngỗng quay béo mập.
Tôi đánh cuộc rằng, như những cảm tử quân khắc tên mình vào lịch sử, những kẻ mất dạy bẩn thỉu này sẽ tâng bốc, ca ngợi lẫn nhau, và dẫn dắt nhau vào lịch sử, một cách rón rén giữa những Berzsenyi, Csokonai, Petőfi, Bartók, Csontváry, Arany và Kemény, thay vì để người ta bêu riếu như những hình nộm ghê tởm: đấy, những kẻ mà chiếc cà vạt lụa quý hơn năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu.
Như thể đấy gọi là cuộc sống, thứ mà những kẻ này sống, như thể đấy là thi phẩm, âm nhạc, tác phẩm sân khấu, những thứ họ tạo ra, như thể có thể sống giữa những điều kiện như vậy cho dù trong nhà máy hay trong văn phòng.
Tất nhiên vẫn cần phải sống. Vô cùng khó khăn. Và nếu vô cùng khó khăn, tất vô cùng khó khăn. Chui lủi và im lặng, nhận việc ăn lương theo ngày, nghiến chặt hàm răng và không nổi loạn, đúng hơn nổi loạn nhưng không tự cho phép, sống trong cơn đau thắt đáng nguyền rủa và căng thẳng, nhưng không tự cho phép. Đâu rồi những cái tên ngoài nhà tù mà không dính bùn bẩn?
…Không còn bất cứ cái gì thiêng liêng mà dân chúng này chưa nhục mạ, chưa đánh chìm nó xuống giữa những hèn hạ, và cái vẫn tồn tại trong sạch thiên thần giữa đám tàn bạo, sẽ bị những kẻ man rợ nghịch ngợm săn đuổi như một món hàng, và chúng không thể làm khác- Nơi con người bị lăng nhục, ở đó không thể sống khác, ngoài sống vì quyền lợi riêng, tìm kiếm lợi nhuận riêng, nơi không bao giờ còn trái tim, kể cả khi người ta hành lễ, người ta yêu hay cầu nguyện – (Hölderlin)
Rồi người ta sẽ biện minh cho chúng. Người ta tẩy rửa chúng, đưa chúng vào từ điển bách khoa toàn thư, vào lịch sử văn học và lịch sử văn hóa, như những kẻ đã thực hành những giá trị mỹ học cao siêu.
Đây sẽ là loại lịch sử gì?
(Trích tiểu luận triết học: Patmosz)
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét