Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

  • Cuba xóa bỏ chế độ dùng hai đồng tiền (RFI) - Chủ tịch Cuba Raoul Castro vào hôm qua, 22/10/2013, đã loan báo việc chấm dứt chế độ dùng hai loại tiền peso, được lưu hành song song tại Cuba từ năm 1994 ...
  • Malaysia tăng cường võ trang đề phòng Trung Quốc (RFI) - Bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Malaysia đã kín đáo phòng bị. Ngoài mặt, Kuala Lupur không có những tuyên bố hùng hồn, nhưng trong thực tế lại tăng cường võ trang với sự giúp đỡ kỹ thuật của Mỹ. Theo tiết lộ của nhật báo Úc The Australian số ra hôm nay, 23/10/2013, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của chiến lược đề phòng Bắc Kinh của Malaysia là việc thành lập lực lượng thủy quân lục chiến
  • Lính cứu hỏa Úc vật lộn với cháy rừng (BBC) - Hơn 3.000 lính cứu hỏa đã được điều động trong chiến dịch chữa cháy lớn nhất lịch sử bang New South Wales, trong lúc điều kiện thời tiết ngày càng xấu đi.
  • Tướng Nguyễn Nam Khánh qua đời (BBC) - Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, người từng tố cáo tình báo quân đội "vu khống Đại tướng Võ Nguyên Giáp", qua đời.
  • Án tù cho hai giáo dân Mỹ Yên (BBC) - Hai giáo dân bị tòa án tỉnh Nghệ An kết án tù về tội 'gây rối trật tự công cộng' trong phiên xử sơ thẩm ngày 23/10.
  • 'Anh không nên hăng hái về Biển Đông' (BBC) - Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Hugo Swire nói rằng Anh quan tâm chủ đề Biển Đông nhưng nên để các cường quốc trong khu vực tự quyết định.
  • Mại Dâm và Điếm Bút (BBC) - Ý kiến nói Việt Nam cần đối xử công bằng giữa các nghề nghiệp như bán dâm và đưa tin bậy vì tiền.
  • VN và TQ: Một mô hình, hai tầm nhìn (BBC) - Tiến sỹ Vũ Minh Khương giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể đạt được những thành tựu như Trung Quốc dù hai mô hình kinh tế khá giống nhau.
  • Iceland: Ra ngõ gặp nhà văn (BBC) - Đảo quốc với 300.000 dân đứng đầu thế giới về số nhà văn, số sách xuất bản cũng như số sách được đọc.
  • Nam Bộ còn 6-7 đợt triều cường trong ba tháng tới (BaoMoi) - Đợt triều cường giữa tháng 10 vừa qua xảy ra ở khu vực Nam Bộ đã khiến nhiều tỉnh, thành phố ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh ven biển bị ngập sâu trong nước.
  • Philippines muốn tăng cường sức mạnh bằng tàu khu trục Ấn Độ (BaoMoi) - Trong khi chờ Hàn Quốc chuyển giao máy bay chiến đấu FA-50, các quan chức cấp cao Philippines ngày 22/10 cũng đã bày tỏ hy vọng mua được các tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ nhằm tăng cường khả năng quân sự cũng như khả năng phòng thủ trên Biển Đông.
  • Tây Đô phố biến thành sông (BaoMoi) - Nước lũ từ đầu nguồn đang tiếp tục dâng cao kết hợp với triều cường biển Đông đã làm các địa phương thuộc vùng hạ nguồn rơi vào cảnh ngập chưa từng có. Hàng ngàn hộ dân ở TP.Cần Thơ phải sống trong cảnh ngập lụt.
  • Biển Đông: Ấn Độ “vừa đấm vừa xoa” Trung Quốc (BaoMoi) - Ấn Độ - một trong những tiếng nói khá quyền lực ở khu vực Châu Á, hôm qua (22/10) đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines trong việc đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế - điều mà Trung Quốc quyết liệt phản đối. Sau khi vừa “đấm” Trung Quốc bằng cách công khai ủng hộ Philippines, Ấn Độ cũng có ngay hành động xoa dịu cường quốc số 1 Châu Á với lời kêu gọi cả Manila và Bắc Kinh tiếp tục đối thoại với nhau – đây là điều Trung Quốc mong muốn.
  • Lộ thông tin về kế hoạch đánh bom nguyên tử VN của Mỹ (BaoMoi) - Theo tài liệu mới nhất được giải mật cho biết: Ngày 23/1/1961, một máy bay ném bom chiến lược B-52 cất cánh từ căn cứ Seymour Johnson để thực hiện chuyến bay thường lệ dọc bờ biển Đông nước Mỹ, đã vô ý để rơi hai quả bom nguyên tử hydrogen (bom H) MK 39 Mod 2 trên bầu trời TP.Goldsboro. Công bố giải mật động trời này lập tức gây chấn động nước Mỹ và thế giới.
  • Philippines bấp bênh trên Biển Đông (BaoMoi) - Thay vì điềm tĩnh và giữ thái độ trung lập vốn có về vấn đề Biển Đông, Mỹ vừa có động thái ủng hộ ngầm đối quyết định của Philippines khi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Điều này cho thấy Washington không hề muốn Biển Đông trở thành của riêng Bắc Kinh. Nhưng sự ràng buộc trong quan hệ Mỹ-Trung cũng sự quyết đoán ngày càng gia tăng của PLA đang tác động không nhỏ tới “cái chống lưng” của Manila.
  • Ngoại trưởng Ấn Độ: Đối phó với Trung Quốc phải kiên nhẫn (BaoMoi) - (GDVN) - "Khi bạn đối phó với Trung Quốc, bạn phải kiên nhẫn", Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết. "Điều quan trọng là bởi vì họ là một nền văn minh cũ. Chúng tôi cũng là một nền văn minh cũ. Chúng tôi đã học được cách làm việc với sự kiên nhẫn và một tốc độ chấp nhận được cho cả hai."
  • Truyện tranh Việt Nam khiến báo Trung Quốc e ngại (BaoMoi) - Tập 1 bộ truyện tranh “Hoàng Sa, Trường Sa - khẳng định chủ quyền” của Cty Phan Thị được báo chí Trung Quốc mổ xẻ khá nhiều, thể hiện rằng bộ truyện là hướng đi đúng và đang khiến báo chí Trung Quốc lo ngại.

Trung Quốc thừa nhận những thiếu sót về nhân quyền


Luật sư nhân quyền Nghê Ngọc Lan đã được thả khỏi nhà tù hồi đầu tháng này, sau khi thọ án tù 2 năm rưỡi về tội lừa đảo và khích động gây rối.

23.10.2013
Trong nhiều năm qua, các chính quyền phương Tây, các tổ chức nhân quyền và giới bất đồng chính kiến Trung Quốc đã tố cáo Bắc Kinh về những vụ vi phạm nghiêm trọng đối với nhân quyền và các quyền tự do. Vụ đàn áp những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989 vẫn là một vết nhơ lớn nhất trong thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Nhưng từ đó tới nay, chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng đã gặp phải vô số những cáo buộc về những vụ bắt bớ tùy tiện, các vụ tra tấn và sách nhiễu giới bất đồng chính kiến và gia đình họ. Hôm qua, tại Geneva, chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, liệt kê những vụ vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Thông tín viên Zlatica Hoke tường trình rằng Trung Quốc đã đưa  ra một số tín hiệu hòa dịu hơn trong phản ứng của họ, tuy nhiên điều này vẫn không trấn an được một số nhà quan sát.

Nhà hoạt động nhân quyền Nghê Ngọc Lan đã được thả khỏi nhà tù hồi đầu tháng này, sau khi thọ án tù 2 năm rưỡi về tội lừa đảo và khích động gây rối. Bà Nghê đã có những bất đồng với chính quyền Trung Quốc từ năm 2001, khi bà bắt đầu chống đối việc phá hủy nhà cửa, kể cả nhà của bà, để xây Làng Thế Vận ở Bắc Kinh. Bà Nghê, một luật sư nhân quyền, phát biểu:

“Trong 12 năm qua tôi đã bị đối xử như một kẻ tội phạm, cả khi tôi ở nhà lẫn khi ở trong tù. Tại nhà, chúng tôi bị cảnh sát theo dõi, họ bao vây nhà tôi và biến nhà tôi thành một nhà tù. Chúng tôi không được phép đi lại tự do. Gia đình tôi bị sách nhiễu.”

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị từng bị bắt vào năm 2011 và bị giam gần 3 tháng mà không được xét xử.
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị từng bị bắt vào năm 2011 và bị giam gần 3 tháng mà không được xét xử.

Ông Ngải Vị Vị, một nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng, cũng không thoát khỏi sự đàn áp. Sau khi chỉ trích chính quyền, nhà thiết kế sân vận động “Tổ Chim” ở Bắc Kinh bị bắt vào năm 2011 và bị giam gần 3 tháng mà không được xét xử. Giới hữu trách Trung Quốc nói ông Ngải Vị Vị bị điều tra về những tội phạm kinh tế.

Danh sách dài liệt kê những vụ chà đạp nhân quyền mà Trung Quốc bị cáo buộc gồm có việc đàn áp các sắc dân thiểu số, đặc biệt tại Tân Cương và Tây Tạng, và kiểm soát quá đáng truyền thông và internet.

Hoa Kỳ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những vụ vi phạm, nhưng các tổ chức nhân quyền nói làm như thế là chưa đủ.

Bà Sophie Richardson là Giám đốc đặc trách Trung Quốc của Tổ chức Human Rights Watch.

“Tôi nghĩ rằng thực tế là đối với Hoa Kỳ, các vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc vẫn là một vấn đề cần được kiềm chế, chứ không phải là vấn đề cần được giải quyết. Vấn đề này cũng không được coi là một vấn đề gốc rễ hay một vấn đề cơ bản để bảo đảm cho tiến bộ của các vấn đề khác trong mối quan hệ song phương.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.

Hôm thứ Ba, Trung Quốc thừa nhận là có những thiếu sót, tuy nhiên họ nhấn mạnh nước họ đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói:

“Mong ước của chúng tôi là các tổ chức quốc tế, kể cả Hội đồng Nhân quyền  Liên Hiệp Quốc và các cơ quan liên hệ khác, sẽ đánh giá một cách khách quan và công bằng sự tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền. Về câu hỏi của quý vị, chúng tôi coi một số vấn đề đó là những vấn đề nội bộ, chúng tôi hy vọng rằng chủ quyền tư pháp của chúng tôi được tôn trọng.”

Ông Trình Lập, giáo sư của Đại Học Thành phố Hong Kong, nói rằng Bắc Kinh muốn ảnh hưởng tới nghị trình nhân quyền quốc tế.

“Trung Quốc có ý định xoa dịu những lời chỉ trích từ bên ngoài, và bảo vệ lập trường cơ bản của họ, đồng thời vận động ráo riết để có được sự ủng hộ của các nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt các nước ở Châu Phi và Châu Á. Không những chỉ để bênh vực Trung Quốc, mà còn để ủng hộ cho Trung Quốc chiếm được một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong cuộc bầu cử tổ chức vào tháng 11 sắp tới.”

Giáo sư Trình Lập nói Trung Quốc giờ đây muốn nắm giữ một vai trò tích cực hơn tại diễn đàn nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và góp phần hình thành chính sách nhân quyền của tổ chức quốc tế này.
(VOA)

Malaysia tăng cường võ trang đề phòng Trung Quốc

Cuộc tập trận chung Carat 2013 giữa quân đội Mỹ và Malaysia (Ảnh: @malaysiaflyingherald.wordpress.com)
Cuộc tập trận chung Carat 2013 giữa quân đội Mỹ và Malaysia (Ảnh: @malaysiaflyingherald.wordpress.com)

Bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Malaysia đã kín đáo phòng bị. Ngoài mặt, Kuala Lupur không có những tuyên bố hùng hồn, nhưng trong thực tế lại tăng cường võ trang với sự giúp đỡ kỹ thuật của Mỹ. Theo tiết lộ của nhật báo Úc The Australian số ra hôm nay, 23/10/2013, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của chiến lược đề phòng Bắc Kinh của Malaysia là việc thành lập lực lượng thủy quân lục chiến và kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân chỉ cách vùng bãi đá ngầm James ( James Shoal - thuộc Trường Sa) 100 km và bị Trung Quốc nhòm ngó.

Cho đến nay, trong số các quốc gia Đông Nam Á bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Malaysia là nước luôn luôn giữ thái độ mềm mỏng, để khỏi gây tổn hại cho quan hệ kinh tế rất tốt đẹp giữa hai bên. Kuala Lumpur hầu như đều im lặng trước các động thái quyết đoán của Bắc Kinh, kể cả khi bị Bắc Kinh khiêu khích.

Hành động thô bạo nhất của Trung Quốc đối với Malaysia xẩy ra vào tháng Ba, vừa qua, khi Hải quân Trung Quốc cử một hạm đội hùng hậu - bao gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn cùng nhiều chiến hạm khác - đến tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn gần bãi ngầm James, ngoài khơi bờ biển phía Nam của bang Sarawak thuộc Malaysia, nằm ở phía bắc đảo Borneo.

Đây là một bãi cạn nằm ở cực nam Biển Đông, thường được gộp chung vào quần đảo Trường Sa, chỉ cách bang Sarawak của Malaysia khoảng 80 km, được Malaysia tuyên bố chủ quyền, nhưng lại bị Bắc Kinh tranh chấp, xem đấy là vùng cực nam của lãnh thổ Trung Quốc.

Trong lúc Bắc Kinh rầm rộ phô trương chuyến tiếp cận James Shoal của Hải quân Trung Quốc, Malaysia hầu như không có phản ứng. Thế nhưng, theo tiết lộ của chuyên san quốc phòng IHS Janes’s Defense Weekly hôm 15/10 vừa qua, về phương diện quốc phòng, Kuala Lumpur đã có phản ứng dứt khoát.

Nguồn tin trên cho biết là mới đây, Malaysia đã loan báo việc thành lập một căn cứ hải quân mới tại thành phố ven biển Bintulu, bang Sarawak, tức là cách bãi cạn James Shoal bị Trung Quốc tranh chấp không đầy 100 km. Mục tiêu của lực lượng đồn trú tại căn cứ này là bảo vệ khu vực, cũng như nguồn dự trữ dầu khí quốc gia trong vùng.

Mối đe dọa Trung Quốc trên James Shoal không được nói ra, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Malysia Hishammudin Tun Hussein đã tiết lộ việc quân đội sẽ thành lập tiểu đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên của mình. Đơn vị mới này có nòng cốt là lính nhảy dù, và thu nhận thêm người từ lục quân, không quân và hải quân.

Theo Jane’s Defence Weekly, chính quyền Malaysia đã nhờ Mỹ giúp đỡ trong việc thành lập lực lượng thủy quân lục chiến, chủ yếu trong vấn đề huấn luyện cũng như trang bị. Kuala muốn mua lại một số thiết bị mà quân đội Mỹ sẽ không dùng tới sau khi triệt thoái khỏi Afghanistan.

Bên cạnh đó, Malaysia cũng dự kiến ​​mua trực thăng tấn công sử dụng trên biển, chẳng hạn như loại Apache hay Super Cobra của Mỹ, hay loại Tiger của tập đoàn Châu Âu Eurocopter.

Kuala Lumpur cũng tìm mua một chiếc tàu đổ bộ mới thay thế cho chiếc duy nhất của nước này đã bị cháy cách đây bốn năm. Theo Jane’s Defense Weekly, Malaysia đang đàm phán với Pháp – về chiếc Mistral - và Hàn Quốc về việc mua tàu đổ bộ. Hoa Kỳ cũng muốn bán chiếc Denver của họ cho Malaysia.

Giới quan sát đã gắn liền hai quyết định lập căn cứ Hải quân mới tại Bintulu và thành lập đơn vị thủy quân lục chiến của Malaysia với hàng loạt các vụ tàu hải quân và tuần duyên Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Malaysia ngoài khơi miền đông Malaysia và vùng quần đảo Trường Sa thuộc Malaysia.

Dù không phản đối công khai, như Việt Nam hay Philippines, nhưng rõ ràng Malaysia đang hết sức quan ngại trước các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông. Một biểu hiện khác thể hiện thái độ lo ngại, đó là việc Kuala Lumpur đã cho tăng cường các cuộc tuần tra trên vùng biển có liên quan.
Trọng Nghĩa (RFI)

Ấn Độ ủng hộ Philippines trong vụ kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc

Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid
Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid (REUTERS)

Vào lúc Thủ tướng Ấn Độ Mamohan Singh công du Trung Quốc với những lời lẽ hòa dịu, Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid viếng thăm Philippines để đẩy mạnh hợp tác quân sự song phương. Tại Manila vào hôm qua, 22/10/2013, lãnh đạo ngành ngoại giao Ấn Độ đã không ngần ngại tuyên bố hoan nghênh sự kiện Philippines yêu cầu Liên Hiệp Quốc làm trọng tài về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc.

Theo báo chí Philippines, trong tham luận tại Bộ Ngoại giao Philippines về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, ông Khurshid đã bày tỏ hy vọng rằng vụ Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế ở La Haye (Hà Lan sẽ « hữu hiệu ».

Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, nước ông đã « tuyên bố rõ ràng quan điểm ủng hộ quyền tự do sử dụng các tuyến hàng hải và tất nhiên là luật pháp quốc tế, cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, phải là cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp khi phát sinh. Lẽ dĩ nhiên, (nhờ đến) trọng tài quốc tế là một trong những giải pháp ».

Đối với báo chí Philippines, Tuyên bố Khurshid phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về tranh chấp chủ quyền dai dẳng tại Biển Đông, và sự cần thiết phải tránh không cho xung đột bùng lên, bảo đảm sao cho các tuyến hàng hải trong vùng không bị cản trở.

Trung Quốc hiện đòi hỏi 80% diện tích Biển Đông mà họ đã khoanh vùng trong một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, được gọi là “đường lưỡi bò”, bất chấp tuyên bố chủ quyền của 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như là Đài Loan.

Trước những hành động lấn lướt liên tiếp của Trung Quốc, đặc biệt là hành vi lấn lướt tại bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng Tư năm 2012, Manila đã viện đến Liên Hiệp Quốc.

Vào tháng Giêng 2013, Philippines đã quyết định nộp đơn kiện Trung Quốc trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh là thành viên. Theo Philippines, “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra không hề có cơ sở pháp lý theo Công ước về Luật Biển 1982.

Trung Quốc đã bác bỏ đơn kiện của Philippines nhưng thủ tục tại Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp diễn. Tòa án về Luật Biển Liên Hiệp Quốc (ITLOS) đã chỉ định 5 thành viên của tổ trọng tài và ấn định lịch trình xử kiện.

Trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường cô lập Manila để buộc nước này rút lại đơn kiện, tuyên bố ủng hộ của một cường quốc như Ấn Độ đã được báo giới Philippines nhiệt liệt chào đón.
Trọng Nghĩa (RFI)

Ấn Độ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (P) và đồng nhiệm Ấn Độ Manmohan Singh trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, 23/10/2013
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (P) và đồng nhiệm Ấn Độ Manmohan Singh trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, 23/10/2013 (REUTERS)

Trong khuôn khổ chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, vào hôm nay, 23/10/2013, hai nước đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự ở vùng biên giới trên dãy Himalaya, nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ xung đột giữa hai bên, như đã từng xẩy ra vào hai tháng Tư và Năm vừa qua.

Lễ ký kết thỏa thuận diễn ra với sự hiện diện của Thủ tướng Ấn Độ và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường. Chi tiết thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng Thủ tướng Trung Quốc khẳng đình rằng thỏa thuận sẽ "giúp duy trì hòa bình, tình trạng yên tĩnh và ổn định ở vùng biên giới hai bên".

Theo giới quan sát, biện pháp chủ yếu trong thỏa thuận - để tránh những vụ va chạm như đã xẩy ra vào tháng Tư và tháng Năm vừa qua - là cải thiện vấn đề thông tin giữa hai quân đội ở vùng biên giới trong các đợt tuần tra của họ.
Trung tuần tháng Tư vừa qua, New Dehli tố cáo quân đội Trung Quốc thâm nhập sâu đến 20 km bên trong lãnh thổ Ấn Độ. Hai lực lượng trực diện căng thẳng với nhau trong suốt 3 tuần lễ, cho đến khi quân đội hai bên được lệnh lui về vị trí cũ.

Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài từ hàng chục năm nay, nhưng việc tìm kiếm giải pháp vẫn chưa có tiến triển gì, cho dù đã tiến hành nhiều vòng đàm phán.

Năm 1962, một cuộc chiến đã bùng lên giữa hai láng giềng to lớn của Châu Á. Sau 4 tuần giao tranh, quân đội Ấn Độ bị đánh bại, lính Trung Quốc tiến sâu vào đến vùng thung lũng Assam, sau đó rút về đường ranh hiện nay, nhưng vẫn đòi chủ quyền trên một phần không nhỏ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Giải quyết vấn đề căng thẳng biên giới là môt mục tiêu quan trọng trong chuyến công du của Thủ tướng Manmohan Singh. Ông đã không đi thăm Trung Quốc từ 5 năm nay. Một mục tiêu quan trọng khác là mậu dịch. Thất thu của Ấn Độ trong trao đổi với đối tác thương mại lớn nhất của mình vào năm ngoái đã lên đến 40,77 tỷ đô la, trong khi kim ngạch trao đổi hai bên đạt mức 67,83 tỷ. New Delhi phải tìm mọi cách giảm thiểu mức thâm thủng này.

Hôm nay, hai bên đã ký 9 thỏa thuận. Ngoài hợp tác quân sự, còn có một loạt thỏa thuận khác, trong đó có các bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trên vấn đề sông ngòi ở vùng biên giới và giao thông vận tải.
Mai Vân (RFI)


 Bản tin tiếng Anh

  • Smart cities to aid urbanization (Washington Post) - Many factors can make visions become a reality — sometimes it's a traffic jam, other times it's a pleasant drive.
  • ASEAN's the prize in Lenovo expansion (Washington Post) - World's biggest PC producer is establishing a stronger presence in Southeast Asia in an effort to become a global giant, reports Gao Yuan from Singapore
  • Servicing the world is the new focus (Washington Post) - The service sector is fast becoming developing Asia's new growth engine as the world's factory moves from manufacturing to services such as tourism, outsourcing, IT, healthcare and insurance.
  • M&A aims to buoy dairy sector (Washington Post) - The Chinese dairy industry is expected to go from 127 producers to 50 in five years through mergers and acquisitions, an industry insider said.
  • Breast cancer on the rise in China (Washington Post) - China and other developing countries are experiencing a surge in breast cancer incidence and mortality, according to a new study released by GE Healthcare.
  • In control & breaking the mold (Washington Post) - Hong Kong actor Daniel Wu's new film is reflective of his career, depicting a young man's effort to control his own life, Liu Wei reports.
  • Life of Pi artwork on display (Washington Post) - American painter Alexis Rockman isn't sure why director Ang Lee developed an interest in his work, but he is certainly happy Lee chose him to be the "inspirational artist" for the film Life of Pi.
  • Back to nature for answers (Washington Post) - A Canadian medical scientist has moved to China in the hope of discovering a cure for cancer using a mix of Western and Eastern medical practices.
  • Colors of fine jewelry (Washington Post) - Who says fine jewelry is limited to gold and silver? They can be as colorful as flowers. Some fine jewelry makers have created alluring pieces out of precious stones.
  • Future of retail lies in clicks, not bricks (Washington Post) - An increasing number of fashion and beauty product shoppers are turning to online sites in preference to bricks-and-mortar outlets, Tiffany Tan reports.
  • Hangzhou's drunken cuisine (Washington Post) - Beijing is huge, and sometimes you can find delightful meals in the most unexpected places. Pauline D. Loh explores Haidian district and finds some choice southern offerings.
  • Mercato offers great bites of Italy (Washington Post) - The Italian restaurant Mercato has quite a lot of attractions: a sweeping and spectacular view of the Bund, the chic rustic interior design created by famous architecture studio Neri & Hu, the beautiful Korean American chef Sandy Yoon, and the second restaurant for Michelin-three-star chef Jean Georges in Shanghai.
  • Ladyboys of the night (Washington Post) - After checking into Amari Orchid's Ocean Tower and stepping onto my room's private balcony to enjoy a view of Pattaya's famous bay, I headed downstairs to join my friends at Mantra. They were already well into the restaurant's smorgasbord of a Sunday brunch. I saw heaping plates of giant prawns, pink tuna sashimi and freshly shucked oysters rapidly disappearing, and was glad that I skipped breakfast a few hours ago.
  • A brewing battle (Washington Post) - Foreigners have been flying the flag for craft beer in China. But as it gains traction among locals in top-tier cities like Beijing and Shanghai - on both the production and consumption sides - a series of potential turf wars may lie ahead.
  • Border agreement to boost ties (Washington Post) - The world's two most populous nations will try to remove a long-term irritant in their relations by signing a border agreement.
  • Hebei, Iowa mark expanding ties (Washington Post) - The state of Iowa and its city of Muscatine have become well-known in China, thanks to Chinese President Xi Jinping's return trip there in February of last year as China's vice-president, which followed his first trip there in 1985 as Party chief of Zhengding county of Hebei province.
  • Canada welcomes Chinese investment (Washington Post) - Canada will continue to welcome Chinese investment and has taken concrete steps to facilitate capital inflow to further strengthen economic interdependence with China, Canadian Governor General David Johnston said on Saturday.
  • Dalai Lama accused of seeking 'Tibet independence' (Washington Post) - The Dalai Lama's so-called high-level autonomy of Tibet is in essence "Tibet independence in two steps", said Zhu Weiqun, chairman of the Ethnic and Religious Affairs Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét