Vụ án Xét lại, phần 2: Chống Đảng hay chống Tướng
Từ trái sang: Thành viên của Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam Lê Đức Thọ, phi hành gia Boris Yegorov, phi hành gia Vladimir Komarov, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, và phi hành gia Konstantin Feokistov tại Nga ngày 01/1/1964 RIA Novosti photo |
Trong thế giới Cộng sản những hình tượng như Lenin, Stalin, Mao Trạch
Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Fidel Castro…cùng nhiều lãnh tụ nữa
được các nhà nước cộng sản tô lên những màu sắc huyền thoại nhằm tạo cho
dân chúng niềm tin không có thật vào những thành quả mà những huyền
thoại này sẽ dẫn dắt dân tộc của họ tiến vào thế giới đại đồng, nơi
không còn người nghèo và mọi bất công sẽ biến mất.
Những hình tượng ấy đã bị Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đạp đổ vào năm 1956 qua cụm từ “chống sùng bái cá nhân”. Cũng từ hành động có tính phản kháng cảnh tỉnh này đã dấy lên một phong trào được gọi là chủ nghĩa xét lại trong thế giới cộng sản. Tuy nhiên làn sóng xét lại này đã gây di hại không ít cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam qua vụ án xét lại chống đảng.
Kế hoạch gài bẫy
Những hình tượng ấy đã bị Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đạp đổ vào năm 1956 qua cụm từ “chống sùng bái cá nhân”. Cũng từ hành động có tính phản kháng cảnh tỉnh này đã dấy lên một phong trào được gọi là chủ nghĩa xét lại trong thế giới cộng sản. Tuy nhiên làn sóng xét lại này đã gây di hại không ít cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam qua vụ án xét lại chống đảng.
Năm 1967 đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Lê Duẩn bắt đầu chiến dịch thanh trừng lớn nhất trong lịch sử đảng của nước này. Từ Bộ Ngoại giao cho tới Văn hóa, Quốc phòng hàng loạt cán bộ cao cấp bị bắt. Nguyên Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm của Ngoại giao, Thứ trưởng Lê Liêm của Bộ Văn hóa. Cùng với Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại tá Lê Minh Nghĩa, Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng Cục II Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng, cùng với thiếu tướng Đặng Kim Giang lúc ấy đã sang làm thứ trưởng Bộ Nông trường.
Theo lời nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại thì chính tướng Giang là người giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất tích cực trong chiến thắng Điện Biên Phủ, ông nói:
Thiếu tướng Đặng Kim Giang lúc đó là thứ trưởng Bộ Nông trường. Tướng Giang là người chủ chốt trong việc tổ chức hậu cần của mặt trận Điện Biên Phủ. Lúc bấy giờ Tổng cục trưởng của Cục hậu cần là Trần Văn Ninh nhưng Phó Tổng cục trưởng là Đặng Kim Giang, ông là người đứng ra tổ chức vận chuyển cho mặt trận Điện Biên Phủ. Bây giờ chúng ta ai cũng biết căn bản của chiến thắng là do hậu cần. Nếu tổ chức được hậu cần như thế thì mới tổ chức được trận đánh Điện Biên Phủ.
Nhà văn Vũ Thư Hiên cùng cha là ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng là nạn nhân của vụ án này. Kể lại việc cha mình hoạt động trước khi bị bắt vào ngày 18-10-1967, nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
Ông cụ tôi lúc bấy giờ do việc khó chịu với chủ trương của đảng nên từ chỗ làm bí thư cho ông Hồ Chí Minh ông cụ tôi thôi không làm nữa và ông Nguyễn Lương Bằng mời ông cụ tôi về Ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Trong lúc làm cho Ban Kiểm tra Trung ương Đảng ông cụ tôi tìm ra các tội lỗi gì đó của một số nhân vật cấp cao nên nói với ông Nguyễn Lương Bằng. Tôi được nghe câu chuyện này do hai ông ngồi nói chuyện với nhau. Ông cụ tôi đưa ra ý kiến công khai là anh đã cầm danh thiếp của Đảng, giữ cái sự trong sáng của đảng thì anh phải làm. Thế nhưng ông Bằng vốn là người nhút nhát và núp sau ý thức tổ chức giống như những người nhút nhát khác vào lúc ấy cho nên không dám đưa ra. Ông cụ tôi bảo nếu chúng ta làm cái việc kiểm tra mà không làm xong thì tôi về hưu.
Những người cộng sản lưu vong
Phó bí thư thành ủy Hà Nội Trần Minh Việt, cùng với Phó chủ nhiệm Ủy
ban Khoa học nhà nước Bùi Công Trừng cùng nằm trong danh sách thanh
trừng này. Ông Nguyễn Minh Cần, lúc ấy đang học trường Đảng tại Liên Xô,
cái nôi của Chủ nghĩa Xét lại đã quyết định ở lại cùng với hơn 40 người
khác:
Năm 1962 tôi là Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội và là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội. Năm 1962 tôi sang Liên Xô học ở trường đảng cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đó do sự bất đồng về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì tôi cũng hay phát biểu phê phán này nọ nên bị lãnh đạo đảng truy bức. Đến tháng 6 năm 1964 thì tôi thoát ly khỏi đảng cộng sản và xin cư trú chính trị ở Liên Xô.
Ông Nguyễn Minh Cần cho biết những người cùng ở lại như ông trong ấy có những cán bộ cao cấp trong quân đội:
Có đại tá Lê Minh Quân trước đây tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, thời kỳ đó anh ta ở sư đoàn 308. Đại tá Lê Minh Quân sau này là phó chính ủy rồi lên chính ủy của quân khu 3 tức là quân khu ở Bắc bộ. Và một người nữa là anh thượng tá Văn Doãn, là tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân tức là một trong những tờ báo chủ chốt của miền Bắc Việt Nam hồi bấy giờ.
Đại tá Bùi Tín lúc ấy còn làm việc cho báo Quân đội Nhân dân nhớ lại:
Tôi còn nhớ năm 56-57, tôi ở báo Quân đội Nhân dân, thỉnh thoảng lại thấy có ô tô đến và triệu tập rồi bắt đi. Đến tận năm 60-62 vẫn còn bắt bớ. Sau này như ông Hoàng Thế Dũng (Tổng biên tập) cho đến ông Văn Doãn (biên tập) của báo Quân đội cũng bị triệu tập lên,cũng bị bắt giữ. Ông Hoàng Minh Chính cũng bị bắt giữ. Bắt giữ này đều là do ban bảo vệ đảng và ban bảo vệ của quân đội. Trong quân đội có Cục bảo vệ chính trị thì chính Cục này đã triệu tập. Triệu tập rồi đem đi mất để mà lấy khẩu cung.
Dĩ nhiên người nổi tiếng nhất trong vụ án xét lại chống đảng là ông Hoàng Minh Chính là điểm nhắm trước tiên. Ngày 27-7-1967, Hoàng Minh Chính bị bắt. Bà Lê Hồng Ngọc, vợ ông kể lại:
Hồi đó tôi đang đi công tác ở tận Hưng Yên. Tôi về nhà thì nghe nói là anh ấy bị bắt rồi. Tôi chỉ biết thế thôi còn quá trình anh ấy bị bắt thì tôi cũng không ngờ là đảng bắt vì tôi vẫn tin tưởng chỉ là phát biểu quan điểm thôi chứ có gì đâu mà bắt? Trước đó tôi vẫn còn gặp ông Lê Đức Thọ mà. Đôi lần tôi cũng có nói với ông Thọ là những chuyện đó anh phải chia công tác cho anh Chính đi chứ để anh Chính như thế mãi là không được đâu. Ông Thọ còn hứa với tôi là "Được, tôi sẽ nghiên cứu. Cô cứ yên tâm đi”. Nói như thế hôm trước hôm sau bắt luôn.
Khủng bố trắng
Năm 1962 tôi là Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội và là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội. Năm 1962 tôi sang Liên Xô học ở trường đảng cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đó do sự bất đồng về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì tôi cũng hay phát biểu phê phán này nọ nên bị lãnh đạo đảng truy bức. Đến tháng 6 năm 1964 thì tôi thoát ly khỏi đảng cộng sản và xin cư trú chính trị ở Liên Xô.
Ông Nguyễn Minh Cần cho biết những người cùng ở lại như ông trong ấy có những cán bộ cao cấp trong quân đội:
Có đại tá Lê Minh Quân trước đây tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, thời kỳ đó anh ta ở sư đoàn 308. Đại tá Lê Minh Quân sau này là phó chính ủy rồi lên chính ủy của quân khu 3 tức là quân khu ở Bắc bộ. Và một người nữa là anh thượng tá Văn Doãn, là tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân tức là một trong những tờ báo chủ chốt của miền Bắc Việt Nam hồi bấy giờ.
Đại tá Bùi Tín lúc ấy còn làm việc cho báo Quân đội Nhân dân nhớ lại:
Tôi còn nhớ năm 56-57, tôi ở báo Quân đội Nhân dân, thỉnh thoảng lại thấy có ô tô đến và triệu tập rồi bắt đi. Đến tận năm 60-62 vẫn còn bắt bớ. Sau này như ông Hoàng Thế Dũng (Tổng biên tập) cho đến ông Văn Doãn (biên tập) của báo Quân đội cũng bị triệu tập lên,cũng bị bắt giữ. Ông Hoàng Minh Chính cũng bị bắt giữ. Bắt giữ này đều là do ban bảo vệ đảng và ban bảo vệ của quân đội. Trong quân đội có Cục bảo vệ chính trị thì chính Cục này đã triệu tập. Triệu tập rồi đem đi mất để mà lấy khẩu cung.
Dĩ nhiên người nổi tiếng nhất trong vụ án xét lại chống đảng là ông Hoàng Minh Chính là điểm nhắm trước tiên. Ngày 27-7-1967, Hoàng Minh Chính bị bắt. Bà Lê Hồng Ngọc, vợ ông kể lại:
Hồi đó tôi đang đi công tác ở tận Hưng Yên. Tôi về nhà thì nghe nói là anh ấy bị bắt rồi. Tôi chỉ biết thế thôi còn quá trình anh ấy bị bắt thì tôi cũng không ngờ là đảng bắt vì tôi vẫn tin tưởng chỉ là phát biểu quan điểm thôi chứ có gì đâu mà bắt? Trước đó tôi vẫn còn gặp ông Lê Đức Thọ mà. Đôi lần tôi cũng có nói với ông Thọ là những chuyện đó anh phải chia công tác cho anh Chính đi chứ để anh Chính như thế mãi là không được đâu. Ông Thọ còn hứa với tôi là "Được, tôi sẽ nghiên cứu. Cô cứ yên tâm đi”. Nói như thế hôm trước hôm sau bắt luôn.
Không khí chính trị Hà nội lúc ấy không khác gì lò thuốc súng, công an chìm trên mọi ngả đường và trong quân đội an ninh hoạt động cũng không khác mấy. Người ta tự dò xét xem có phải ai đó dính líu tới vụ án xét lại chống đảng hay không và liệu rồi đây có một vụ đảo chánh nào sẽ diễn ra ngay trong lòng thủ đô Hà Nội?
Không có một cuộc đảo chánh hay phản cách mạng nào nổ ra vì sự thật sau nhiều năm chứng minh rằng không ai trong những người bị bắt có âm mưu thay đổi thể chế chính trị mà chính họ là một thành viên trong đó. Những người bị bắt, bị kết tội theo sự tưởng tượng của Lê Đức Thọ là theo chủ nghĩa xét lại để chống đảng.
Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm Bên thắng cuộc ghi lại thì ông Nguyễn Kiến Giang, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, bị bắt giam sáu năm và quản chế ba năm cho biết cho đến tận bây giờ ông cũng không biết là mình có tội gì. Ông than thở rằng người ta bảo ông phản động, tay sai nước ngoài nhưng trên thực tế ông bị giam ở xà lim mấy năm, thêm mấy năm quản chế, khoảng gần mười năm, cho đến khi trở về Hà nội với tư cách là một người công dân, ông cũng không biết là mình có tội gì!
Những người bị bắt hoàn toàn không chống đảng, họ chỉ chống lại ý tưởng chủ chiến của Mao Trạch Đông mà nhóm thân Tàu đang hết lòng cổ vũ. Những người bị kết án, bị bắt nằm trong kế hoạch của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh và kế hoạch này đã mở đầu cho một cuộc chiến khác khiến 3 triệu người Việt Nam đã bỏ mình trong hai chục năm chiến tranh đẫm máu cho tới năm 1975 mới chấm dứt.
Quý vị vừa theo dõi phần thứ hai của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần ba có tựa “Đừng kêu oan cho người khác”sẽ phát vào chương trình kế tiếp.
Vụ án Xét lại, phần 3: Đừng kêu oan cho người khác
Từ trái qua: Cựu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, TBT Nông Đức Mạnh, Cố vấn ĐCSVN Võ Văn Kiệt tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản VN lần thứ 9 hôm 19/4/2001 AFP photo |
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt nhưng cuộc chiến trong lòng những người
bị bắt, bị lưu lạc tha phương trong vụ án xét lại chống đảng vẫn không
chấm dứt. Trong lòng họ còn rất nhiều điều cần giải tỏa và cho tới nay,
năm 2013, đã 46 năm trôi qua nhưng vẫn chưa thấy ai trong chính quyền
lên tiếng gợi ý về một cuộc điều tra sâu rộng nhằm đưa vụ án này ra ánh
sáng công luận.
Có lẽ vụ bắt giữ ông Lê Hồng Hà đã làm cho những đảng viên cộng sản hôm nay vẫn lấy đó làm tấm gương cảnh báo về sự nguy hiểm nếu đề nghị đem vụ án này ra ánh sáng. Ông Lê Hồng Hà, một nạn nhân khác của vụ án xét lại chống đảng bị bắt vì muốn Trung ương xét lại vụ án oan khuất này kể:
Sau khi tôi đòi thanh minh cho cái vụ ấy thì một số các người lãnh đạo lúc bấy giờ như Lê Đức Anh ...tức tối bởi vì thanh minh như thế là tôi muốn phê phán cái sự lãnh đạo của trung ương trước đó là sai. Họ tức tối nên khai trừ tôi và ông Nguyễn Trung Thành. Họ bịa tạo ra một việc là cái tham luận của ông Võ Văn Kiệt ở hội nghị bộ chính trị, nó chẳng phải là tài liệu tối mật gì cả mà dựng lên đấy là tài liệu tối mật.
“Ông Hồng Hà có liên quan đến tài liệu tối mật ấy.” Lúc bấy giờ tôi đã về hưu rồi. Nó lấy lý do đấy là tài liệu tối mật và tôi có liên quan đến tài liệu ấy. Họ khép mình vào tội vi phạm vào bí mật nhà nước. Họ lấy lý do ấy họ xử tù tôi 2 năm.
Lúc bấy giờ một số cán bộ lâu năm, lão thành cũng thừa nhận với tôi là đấy không phải là bí mật gì cả vì nếu là tối mật thì phải có những nội dung dính đến các vấn đề mà pháp lệnh nhà nước qui định. Đằng này chỉ là bản tham luận phát biểu của thủ tướng Võ Văn Kiệt trong hội nghị Bộ chính trị thôi. Nó không có liên quan gì đến các bí mật của nhà nước cả.
Ông Lê Hồng Hà là một cán bộ công an cao cấp lúc ấy là Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc Bộ công an. Năm 1967 khi xảy ra vụ án xét lại chống đảng thì ông không có trách nhiệm điều tra hay phá vụ án này. Lúc ấy ông chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp của Bộ công an, tuy không tham gia phá án nhưng ông biết diễn biến của nó.
Theo ông Lê Hồng Hà kể với chúng tôi thì thời gian sau này vào năm 1993, ông Nguyễn Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ đảng của Ban Tổ chức Trung Ương nhận thấy sự oan ức của những người bị bắt và cảm thấy hối hận vì đã im lặng nên đã tới gặp ông Lê Hồng Hà và bàn bạc nên đem vụ này ra Trung ương để cứu xét lại cho các nạn nhân bị bắt, tuy nhiên Lê Đức Thọ đã cương quyết không chấp nhận. Ông Lê Hồng Hà kể:
Ông Lê Đức Thọ lúc đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng với một số người coi như là đường lối của đảng đã định ra như thế mà anh lại khác ý kiến, anh không đồng ý, như thế anh có phần sai rồi. Và cái sai ấy là anh giữ quan điểm của anh khác với trung ương mà anh lại đi phổ biến, nói với nhiều người khác như thế là anh phạm pháp. Như thế là chống đảng. Và chống đảng thì tức là coi như phạm pháp.
Vụ án xét lại chống đảng không chỉ xảy ra trong giới chính trị và quân đội mà còn lan ra báo chí và các nhà văn. Trong số người bị bắt có Vũ Thư Hiên và Bùi Ngọc Tấn. Vũ Thư Hiên là con của Vũ Đình Huỳnh, bị bắt vì cha ông là người có dính líu xa gần với những người khác nhưng với Vũ Thư Hiên thì hoàn toàn bất ngờ, ông chỉ là một biên tập viên của Báo ảnh Việt Nam, do yêu mến văn chương Liên Xô và ảnh hưởng nền văn hóa ấy sau khi từ Moskva về nước.
Tôi bị bắt ngày 24 tháng 12 năm 1967 qua các trại giam như Hỏa Lò, trại quân pháp Bất Bạt, trại Tân Lập, trại Phong Quang tức là có cả nhà tù và trại cải tạo. Tới năm 1976 tôi là người cuối cùng của Vụ án xét lại chống Đảng được ra khỏi nhà tù.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của Chuyện kể năm 2.000, cũng là một nạn nhân trong vụ bắt bớ này kể:
Tôi được nghe một anh bạn tôi cũng làm sếp được đi nghe phổ biến thông báo số hai của Lê Đức Thọ về vụ bắt bớ. Trong thông báo có câu mà tôi đã đưa vào tường trình năm 2002 “Bọn chúng từ bất mãn cá nhân đi đến bất mãn đối với đảng, đối với chế độ. Chúng nó ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Như vậy là có tổ chức mà không có tổ chức. Không có tổ chức lại hóa ra có tổ chức. Tinh vi lắm nhưng không che được mắt nhân dân đâu. Cái câu đấy khiến cho cái đám cao cấp ấy họ nói thì cũng sợ người rồi. Thế nhưng bọn tôi thì cũng gay go rồi.
Khác hẳn với thông báo số hai của Lê Đức Thọ những người bị bắt đều biết rõ mục đích của việc thanh trừng này, nhà văn Vũ Thư Hiên kể:
Căn cứ vào những cuộc hỏi cung thì rõ ràng rằng một trong những mục tiêu lớn là hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay cả tôi chẳng liên quan gì tới ông Giáp nhưng cũng bị hỏi cung hàng tháng trời về chuyện tôi có nghe thấy những người nào tới nhà như ông Nguyễn Lương Bằng hay ông Đặng Kim Giang…các ông ấy có ai đến nói về chuyện Võ Nguyên Giáp thế này thế kia không?
Thật sự ông Giáp không có biểu hiện gì về cái gọi là chống Đảng cả. Ông ấy hình như chỉ có vài lời phát biểu không đồng tình với chủ trương chống lại xu hướng cùng tồn tại hòa bình của Khrushchyov và chống lại việc sùng bái cá nhân. Võ Nguyên Giáp có thể nói với những người gần gụi với ông ấy nên cái tin này lan ra chứ thực sự ông Giáp không hề quan hệ trực tiếp với ông cụ tôi hay ông Đặng Kim Giang trong thời gian đó.
Nếu nhà văn Vũ Thư Hiên bị bắt vì cha thì nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị bắt vì một lý do hết sức phi lý: vì ông ở Hải Phòng! Nhà văn kể:
Nếu tôi ở Hà nội thì tôi đã không bị bắt. Còn bắt tôi là ông Trần Đông là vì ông muốn lấy tôi làm bậc thang để ông đi lên. Về sau ông lên được chức thứ trưởng bộ Công an chứ lúc ấy ông đang làm giám đốc công an Hải phòng.
Tôi bị giam ở 176 Trần Phú, trại tạm giam Hải phòng ở khu biệt giam. Giam xà lim khoảng chừng một năm thì họ chuyển tôi sang phòng giam chung ở bên 175 Trần Phú. Đến mùa xuân năm 70 thì đi trại cải tạo Hàng Bồ với lệnh tập trung cải tạo 3 năm vì tội là “phần tử nguy hiểm cho cách mạng chứ không phải tuyên truyền phản cách mạng” nữa. Sau 16 tháng 4 năm 72 tức là sau khi B52 đánh trở lại thì họ chuyển tôi lên trại Vĩnh quang thuộc Vĩnh Phú. Đến tháng 4 năm 73 thì được tha. Tức là chưa đến 5 năm nhưng mà tôi đếm 5 cái tết.
Những cuộc bắt bớ này cho thấy vụ án xét lại chống đảng được phát động quy mô và xuyên suốt tới địa phương chứ không khoanh vùng ở các vị trí quan trọng. Tuy nhiên khi việc chú ý tới địa phương chỉ mới manh nha thì phe thân Trung Quốc phải lo đối phó với chuyện khác quan trọng hơn khi thời cơ nổi dậy tại Miền Nam đã chín muồi, bắt đầu một cuộc chiến tranh mà miền Bắc gọi là chiến tranh chống Mỹ.
Quý vị vừa theo dõi phần ba của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần thứ tư cũng là phần cuối có tựa “Những người che mắt lịch sử” sẽ phát vào chương trình kế tiếp.
Tôi được nghe một anh bạn tôi cũng làm sếp được đi nghe phổ biến thông báo số hai của Lê Đức Thọ về vụ bắt bớ. Trong thông báo có câu mà tôi đã đưa vào tường trình năm 2002 “Bọn chúng từ bất mãn cá nhân đi đến bất mãn đối với đảng, đối với chế độ. Chúng nó ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Như vậy là có tổ chức mà không có tổ chức. Không có tổ chức lại hóa ra có tổ chức. Tinh vi lắm nhưng không che được mắt nhân dân đâu. Cái câu đấy khiến cho cái đám cao cấp ấy họ nói thì cũng sợ người rồi. Thế nhưng bọn tôi thì cũng gay go rồi.
Khác hẳn với thông báo số hai của Lê Đức Thọ những người bị bắt đều biết rõ mục đích của việc thanh trừng này, nhà văn Vũ Thư Hiên kể:
Căn cứ vào những cuộc hỏi cung thì rõ ràng rằng một trong những mục tiêu lớn là hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay cả tôi chẳng liên quan gì tới ông Giáp nhưng cũng bị hỏi cung hàng tháng trời về chuyện tôi có nghe thấy những người nào tới nhà như ông Nguyễn Lương Bằng hay ông Đặng Kim Giang…các ông ấy có ai đến nói về chuyện Võ Nguyên Giáp thế này thế kia không?
Thật sự ông Giáp không có biểu hiện gì về cái gọi là chống Đảng cả. Ông ấy hình như chỉ có vài lời phát biểu không đồng tình với chủ trương chống lại xu hướng cùng tồn tại hòa bình của Khrushchyov và chống lại việc sùng bái cá nhân. Võ Nguyên Giáp có thể nói với những người gần gụi với ông ấy nên cái tin này lan ra chứ thực sự ông Giáp không hề quan hệ trực tiếp với ông cụ tôi hay ông Đặng Kim Giang trong thời gian đó.
Nếu nhà văn Vũ Thư Hiên bị bắt vì cha thì nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị bắt vì một lý do hết sức phi lý: vì ông ở Hải Phòng! Nhà văn kể:
Nếu tôi ở Hà nội thì tôi đã không bị bắt. Còn bắt tôi là ông Trần Đông là vì ông muốn lấy tôi làm bậc thang để ông đi lên. Về sau ông lên được chức thứ trưởng bộ Công an chứ lúc ấy ông đang làm giám đốc công an Hải phòng.
Tôi bị giam ở 176 Trần Phú, trại tạm giam Hải phòng ở khu biệt giam. Giam xà lim khoảng chừng một năm thì họ chuyển tôi sang phòng giam chung ở bên 175 Trần Phú. Đến mùa xuân năm 70 thì đi trại cải tạo Hàng Bồ với lệnh tập trung cải tạo 3 năm vì tội là “phần tử nguy hiểm cho cách mạng chứ không phải tuyên truyền phản cách mạng” nữa. Sau 16 tháng 4 năm 72 tức là sau khi B52 đánh trở lại thì họ chuyển tôi lên trại Vĩnh quang thuộc Vĩnh Phú. Đến tháng 4 năm 73 thì được tha. Tức là chưa đến 5 năm nhưng mà tôi đếm 5 cái tết.
Những cuộc bắt bớ này cho thấy vụ án xét lại chống đảng được phát động quy mô và xuyên suốt tới địa phương chứ không khoanh vùng ở các vị trí quan trọng. Tuy nhiên khi việc chú ý tới địa phương chỉ mới manh nha thì phe thân Trung Quốc phải lo đối phó với chuyện khác quan trọng hơn khi thời cơ nổi dậy tại Miền Nam đã chín muồi, bắt đầu một cuộc chiến tranh mà miền Bắc gọi là chiến tranh chống Mỹ.
Quý vị vừa theo dõi phần ba của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần thứ tư cũng là phần cuối có tựa “Những người che mắt lịch sử” sẽ phát vào chương trình kế tiếp.
2013-10-23
Eric X. Li - Chuyện hai chế độ chính trị
LTS Diễn Đàn Thế Kỷ: Xin mời độc giả theo dõi bài viết này, có lập
trường ca tụng mô hình chính trị của Trung Quốc, và bài kế tiếp, "Tại
sao dân chủ vẫn thắng..." phản bác các lập luận của bài này. Hai tác giả
đều là người Tàu, đều tốt nghiệp đại học ở Mỹ, và đều phát biểu bên
ngoài nước Tàu. (Nguồn cả hai bài dịch đều từ trang mạng
Pro&Contra.)
pro&contra – Tháng Sáu vừa rồi tại Edinburgh, Scotland, trong
chương trình diễn thuyết nổi tiếng TED Talk, một nhà đầu tư vốn mạo hiểm
thành đạt của Trung Quốc là ông Eric X. Li (Lý Thế Mặc), người sáng lập
hãng Chengwei Capital ở Thượng Hải, đã trình bày trước một cử tọa quốc
tế chọn lọc quan điểm tán dương mô hình chuyên chế Trung Quốc dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ông Eric X. Li từng học tại các trường đại
học Berkeley và Standford. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Quản trị
của Học viện Kinh tế China Europe International Business School (CEIBS)
tại Thượng Hải và Ghana. Trong vòng vài năm gần đây, nhất là sau bài
viết trên mục op-ed của tờ New York Times với nhan đề “Vì sao mô hình
chính trị Trung Quốc lại ưu việt?” tháng 2-2012, ông được coi là nhà
hùng biện hàng đầu của Trung Hoa Đỏ. Cùng với bản dịch bài thuyết trình
của Eric X. Li, chúng tôi sẽ giới thiệu bài của giáo sư Yasheng Huang
(Hoàng Á Sinh) phản bác các quan điểm của Li.
Xin chào quý vị. Tôi tên là Eric Li, và tôi sinh ra ở đây.
À mà không, tôi không sinh ra ở đó. Đây là nơi tôi sinh ra: Thượng Hải,
vào lúc cao trào của Cách mạng Văn hóa. Tôi nghe bà kể là bà nghe tiếng
súng nổ cùng với những tiếng khóc lọt lòng của tôi.
Khi lớn lên, tôi được nghe một câu chuyện giải thích toàn bộ những gì
tôi cần biết về nhân loại. Chuyện thế này. Tất cả các xã hội loài người
phát triển theo trình tự tuyến tính, bắt đầu là xã hội nguyên thủy, rồi
xã hội nô lệ, chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, và
cuối cùng, quý vị thử đoán xem cuối cùng chúng ta ở đâu? Chủ nghĩa cộng
sản. Sớm hay muộn gì thì toàn thể nhân loại – bất luận văn hóa, ngôn
ngữ, và quốc tịch gì – cũng sẽ tiến đến giai đoạn cuối cùng này của sự
phát triển chính trị và xã hội. Các dân tộc trên toàn thế giới sẽ thống
nhất trên thiên đường hạ giới này và mãi mãi tận hưởng đời sống hạnh
phúc. Nhưng trước khi đến đó, chúng ta tham gia vào một cuộc đấu tranh
giữa thiện và ác, cái thiện của chủ nghĩa xã hội chống lại cái ác của
chủ nghĩa tư bản, và cái thiện ắt sẽ thắng.
Tất nhiên đó là đại luận thuyết chắt lọc từ các thuyết của Karl Marx. Và
người Trung Quốc tin lấy tin để. Chúng tôi được dạy bài học lớn này mỗi
ngày. Nó trở thành một phần của chúng tôi, và chúng tôi tin nó. Truyện
này bán chạy như tôm tươi. Khoảng một phần ba dân số toàn thế giới sống
trong tầm ảnh hưởng của đại luận thuyết này.
Rồi đùng một cái, sự đời đổi thay. Phần tôi, vì vỡ mộng trước cái tín
ngưỡng thất bại của thời trai trẻ, tôi sang Mỹ và thành một anh chàng
hippie [ở Đại học UC] Berkeley.
(Thính giả cười)
Giờ đây, khi tôi đã trưởng thành, lại xảy ra chuyện khác. Cứ như thể một
đại luận thuyết là chưa đủ, tôi được nghe một luận thuyết khác. Cái này
cũng to tát không kém. Đại luận thuyết này cũng cho rằng tất cả các xã
hội loài người phát triển theo trình tự tuyến tính hướng đến một đích
duy nhất. Đại luận thuyết này như sau: Tất cả mọi xã hội – bất kể văn
hóa gì, bất luận là Ki tô giáo, Hồi giáo, hay Khổng giáo – phải tiến
triển từ các xã hội truyền thống trong đó nhóm là đơn vị cơ bản đến các
xã hội hiện đại trong đó các cá nhân riêng biệt là các chủ thể tự chủ,
và tất cả các cá nhân này vốn dĩ duy lý, và họ đều muốn cùng một thứ: lá
phiếu bầu cử. Vì họ đều duy lý, một khi được quyền đi bầu, họ sẽ tạo ra
chế độ cai trị tốt đẹp và mãi mãi tận hưởng đời sống hạnh phúc. Lại là
thiên đường hạ giới. Sớm muộn gì thì nền dân chủ bầu cử cũng sẽ là hệ
thống chính trị duy nhất cho tất cả mọi quốc gia và mọi dân tộc, với một
thị trường tự do giúp tất cả mọi người đều giàu có. Nhưng trước khi đạt
đến đó, chúng ta tham gia vào một cuộc đấu tranh giữa thiện và ác.
(Thính giả cười) Cái thiện thuộc về những nơi có nền dân chủ và có sứ
mệnh truyền bá dân chủ khắp địa cầu, đôi khi bằng vũ lực, chống lại cái
ác của những nơi không tổ chức bầu cử.
(Thính giả cười, vỗ tay)
Truyện này cũng bán chạy như tôm tươi. Theo tổ chức Freedom House, số
chế độ dân chủ đã tăng từ 45 vào năm 1970 lên đến 115 vào năm 2010.
Trong 20 năm qua, giới chóp bu quyền lực phương Tây bền bỉ đi khắp thế
gian rao bán tập cáo bạch này: Nhiều đảng phái đấu tranh giành quyền lực
chính trị và mọi người bỏ phiếu bầu chọn là con đường cứu rỗi duy nhất
cho các nước đang phát triển vốn lâu nay lầm than. Những ai tin vào tập
cáo bạch này chắc chắn sẽ thành công. Những ai không tin nhất định sẽ
thất bại. Nhưng lần này, người Trung Quốc không tin.
Chỉ lừa tôi một lần thôi nhé …
(Thính giả cười)
Sự thể ra sao hẳn quý vị đã rõ. Trong chỉ 30 năm, từ một trong những
nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, Trung Quốc đã trở thành nền kinh
tế lớn thứ nhì thế giới. Sáu trăm năm mươi triệu người thoát cảnh đói
nghèo. Tám mươi phần trăm thành quả xóa đói giảm nghèo của toàn thế giới
trong thời kỳ đó diễn ra ở Trung Quốc. Nói cách khác, tất cả các nền
dân chủ mới lẫn cũ cộng lại cũng chỉ bằng một phần nhỏ thành tựu mà một
nhà nước độc đảng đạt được mà không cần bầu cử.
Đây, tôi lớn lên bằng những thứ này: tem phiếu thực phẩm. Có lúc mỗi
người được chia khẩu phần vài trăm gam thịt mỗi tháng. Khỏi cần phải
nói, tôi ăn hết cả khẩu phần của bà tôi.
Vì thế tôi tự hỏi bức tranh tổng thể này có gì không ổn? Nay tôi ở ngay
tại nơi mình ra đời, kinh doanh phát đạt không ngừng. Ngày nào cũng có
doanh nhân mở công ty mới. Tầng lớp trung lưu đang tăng lên với tốc độ
và quy mô chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Thế nhưng, theo đại
luận thuyết này, những thành quả này làm gì có cơ hội xảy ra. Vì vậy tôi
làm việc duy nhất mình có thể làm. Tôi nghiên cứu nó. Phải, Trung Quốc
là một nhà nước độc đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, và họ
không tổ chức bầu cử. Các học thuyết chính trị chủ yếu của thời đại
chúng ta đưa ra ba giả định. Một hệ thống như vậy có tính cứng nhắc về
mặt vận hành, khép kín về mặt chính trị, và không chính danh về mặt đạo
đức. Chà, các giả định này đều sai. Ngược lại mới đúng. Khả năng thích
ứng, chế độ “chiêu hiền đãi sĩ” trọng nhân tài, và tính chính danh là ba
tính chất đặc trưng của hệ thống độc đảng của Trung Quốc.
Giờ đây, phần lớn giới chính trị học cho rằng hệ thống độc đảng vốn dĩ
không có năng tự sửa sai. Hệ thống đó không trường tồn vì không thể
thích ứng. Quý vị thử xem thực tế thế nào nhé. Trong 64 năm điều hành
quốc gia lớn nhất thế giới, các chính sách của Đảng đã có phạm vi rộng
hơn bất ở nước nào khác trong ký ức cận đại, từ tập thể hóa đất đai
triệt để đến chủ trương Đại Nhảy vọt, rồi tư hữu hóa đất nông trại, rồi
Cách mạng Văn hóa, rồi cải cách thị trường của Đặng Tiểu Bình, rồi đến
người kế nhiệm Giang Trạch Dân thực hiện một bước tiến chính trị lớn là
mở cửa cho phép giới kinh doanh tư nhân vào Đảng, điều không tưởng trong
thời kỳ Mao cầm quyền.
Như vậy, Đảng tự sửa sai theo cách khá đáng kể. Về thể chế, luật lệ mới
được ban hành để chỉnh sửa những sai lệch trước đây. Ví dụ, giới hạn về
nhiệm kỳ công tác. Các lãnh tụ chính trị trước đây thường giữ chức vụ
trọn đời, và họ lợi dụng điều đó để tích lũy quyền lực và kéo dài mãi
mãi quyền cai trị của mình. Mao Trạch Đông là cha đẻ của Trung Quốc hiện
đại, nhưng thời gian cai trị kéo dài của ông đã dẫn đến những sai lầm
tai hại. Vì vậy Đảng đã áp dụng giới hạn về nhiệm kỳ công tác với tuổi
bắt buộc về hưu từ 68 đến 70.
Một điều ta thường nghe là, “Cải cách chính trị chậm trễ hơn nhiều so
với cải cách kinh tế”, và “Cải cách chính trị là nhu cầu cấp bách của
Trung Quốc.” Nhưng nhận xét này là một cái bẫy tuyên truyền ẩn giấu đằng
sau một thành kiến chính trị. Một số người chỉ dựa trên suy diễn mà
quyết định họ muốn thấy có những kiểu thay đổi gì, và chỉ những thay đổi
như vậy mới có thể gọi là cải cách chính trị. Sự thật là các cải cách
chính trị chưa bao giờ ngừng lại. So với 30 năm trước, 20 năm, hay thậm
chí 10 năm trước, mỗi khía cạnh của xã hội Trung Quốc, cách cai trị đất
nước, từ cấp địa phương thấp nhất đến trung tâm quyền lực cao nhất, hiện
nay đều đổi mới đến mức không còn nhận ra nữa. Những thay đổi như vậy
không thể nào diễn ra nếu không có các cải cách chính trị theo kiểu căn
bản nhất. Tôi dám nhận định rằng Đảng là chuyên gia hàng đầu thế giới về
cải cách chính trị.
Giả định thứ nhì là trong một nhà nước độc đảng, quyền lực tập trung
trong tay của một thiểu số, và thế là sẽ xảy ra tình trạng quản lý kém
và tham nhũng. Tham nhũng đúng là đại nạn, nhưng trước hết ta thử nhìn
bối cảnh tổng thể. Điều tôi sắp nói có thể nghe có vẻ ngược đời. Đảng
hóa ra là một trong những thể chế chính trị trọng dụng tài năng nhất
trên thế giới hiện nay. Cơ quan cầm quyền cao nhất của Trung Quốc, Bộ
Chính trị, có 25 ủy viên. Trong Bộ Chính trị gần đây nhất, chỉ có 5 ủy
viên có xuất thân quyền quý, nhóm được gọi là Thái tử Đảng. Hai mươi ủy
viên còn lại, trong đó có Chủ tịch và Thủ tướng, có xuất thân rất bình
dân. Trong cơ quan lớn hơn, Trung ương Đảng với hơn 300 ủy viên, tỉ lệ
ủy viên sinh ra trong gia đình quyền quý và giàu có thậm chí còn thấp
hơn. Đại đa số cán bộ lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc công tác và phấn
đấu để vươn lên cấp cao nhất. Nếu đem so thực tế đó với các giới chóp bu
cầm quyền ở cả các nước đã phát triển lẫn các nước đang phát triển, tôi
nghĩ quý vị sẽ thấy Đảng xếp gần vị trí hàng đầu về “tính cơ động hướng
lên” (upward mobility).[i]
Thế thì câu hỏi đặt ra là làm sao điều đó có thể xảy ra trong một hệ
thống do một đảng duy nhất điều hành? Xin giới thiệu với quý vị một thể
chế chính trị đầy uy quyền, nhưng ít người phương Tây biết đến: Ban Tổ
chức của Đảng. Ban Tổ chức hoạt động như một cỗ máy nhân sự khổng lồ mà
đến cả một số công ty thành công nhất cũng phải ghen tị. Ban này vận
hành một kim tự tháp luân chuyển với ba thành tố: cơ quan chức năng của
chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, và các đơn vị sự nghiệp như trường đại
học hay chương trình cộng đồng. Ba thành tố này tạo nên những con đường
sự nghiệp riêng biệt nhưng cũng hợp nhất với nhau cho các cán bộ Trung
Quốc. Các sinh viên tốt nghiệp đại học được tuyển vào các vị trí khởi
đầu trong cả ba con đường này, và họ bắt đầu từ cấp thấp nhất, gọi là
“keyuan” [科员; nhân viên]. Sau đó, họ có thể được đề bạt lên bốn cấp bậc
cao hơn theo thứ tự tăng dần: fuke [副科, phó phòng], ke [科, trưởng
phòng], fuchu [副处, phó ban], và chu [处, trưởng ban].
Mấy từ này không phải là những thế võ trong phim Karate Kid đâu nhé. Đây
là chuyện nghiêm chỉnh. Các chức vụ này có phạm vi rất rộng, từ quản lý
y tế ở thôn đến đầu tư nước ngoài ở một quận thành thị hay giám đốc
trong một công ty. Mỗi năm một lần, Ban Tổ chức Đảng xét duyệt thành
tích của họ. Ban Tổ chức phỏng vấn cấp trên, cán bộ đồng cấp, và cấp
dưới của họ. Ban Tổ chức đánh giá tư cách cá nhân của họ. Ban Tổ chức
tiến hành thăm dò dư luận. Rồi Ban Tổ chức thăng chức những người có
thành tích tốt nhất. Trong suốt sự nghiệp của mình, các cán bộ này có
thể luân chuyển qua cả ba con đường này. Dần dà, những người tài đức sẽ
vượt qua bốn cấp bậc nền tảng này để vươn lên cấp cán bộ fuju [副局, phó
cục] và ju [正局, trưởng cục]. Ở đó, họ gia nhập hàng ngũ cán bộ cao cấp.
Lúc đó, nhiệm vụ công tác tiêu biểu sẽ là quản lý một quận/huyện với
hàng triệu nhân khẩu hay một xí nghiệp quốc doanh có doanh thu hàng trăm
triệu Mỹ kim. Để quý vị thấy hệ thống này có tính cạnh tranh ra sao,
xin nêu vài con số: năm 2012, có 900.000 cán bộ cấp phó và trưởng phòng,
600.000 cán bộ cấp phó và trưởng ban, và chỉ có 40.000 cán bộ cấp phó
và trưởng cục.
Sau cấp trưởng cục, một số ít những người tài giỏi nhất sẽ thăng tiến
lên nhiều cấp cao hơn, và cuối cùng là vào Trung ương Đảng. Quá trình
này mất đến hai đến ba chục năm. Có chuyện nhất thân nhì thế không?
Đương nhiên rồi. Nhưng tài đức vẫn là nhân tố chủ yếu để quyết định đề
bạt. Về căn bản, Ban Tổ chức áp dụng một phiên bản hiện đại hóa kế thừa
từ hệ thống bồi dưỡng nhân tài đã có từ mấy trăm năm của Trung Quốc. Chủ
tịch mới nhậm chức của Trung Quốc, Tập Cận Bình, là con của một cựu
lãnh tụ;[ii] đây là điều bất thường, và ông là người đầu tiên thuộc loại
này vươn lên đến vị trí cao nhất. Ngay cả với ông, con đường sự nghiệp
cũng mất 30 năm. Ông bắt đầu với chức trưởng thôn, và đến lúc vào Bộ
Chính trị, ông đã quản lý những vùng có tổng dân số 150 triệu người và
các mức GDP tổng cộng 1,5 ngàn tỉ Mỹ kim.
Xin đừng hiểu lầm tôi nhé. Tôi nói thế này không phải để chê bai ai cả.
Chỉ nói lên thực tế thôi nhé. Còn nhớ George W. Bush chứ? Cái này không
phải chê bai. (Thính giả cười) Trước khi thành Thống đốc tiểu bang
Texas, hay Barack Obama trước khi tranh cử Tổng thống, chắc không làm
nổi một chức cán bộ quản lý quận cấp thấp trong hệ thống của Trung Quốc.
Winston Churchill từng nói dân chủ là một chế độ tệ hại ngoại trừ tất
cả các chế độ còn lại.[iii] À, có lẽ ông chưa nghe đến Ban Tổ chức của
Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Người phương Tây luôn giả định rằng bầu cử đa đảng với phổ thông đầu
phiếu là cách duy nhất để có được tính chính danh chính trị.
Tôi từng được hỏi, “Đảng không được bỏ phiếu bầu chọn. Thế thì lấy đâu ra tính chính danh?”
Tôi đáp, “Bằng năng lực có được không?”
Sự thật thế nào thì chúng ta đều biết. Năm 1949, khi Đảng lên cầm quyền,
Trung Quốc đang sa lầy trong những cuộc nội chiến, đất nước bị ngoại
xâm chia cắt, còn tuổi thọ trung bình lúc đó chỉ là 41. Ngày nay, Trung
Quốc là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, một cường quốc công nghiệp, và
nhân dân có đời sống ngày càng thịnh vượng hơn.
Hãng nghiên cứu Pew Research thăm dò dư luận Trung Quốc, và đây là số
liệu của những năm gần đây. Hài lòng với đường hướng của đất nước: 85
phần trăm. Số người nghĩ rằng họ khá giả hơn 5 năm trước: 70 phần trăm.
Số người kỳ vọng tương lai sẽ tốt hơn: cao đến 82 phần trăm. Báo
Financial Times thăm dò dư luận của giới trẻ toàn cầu, và đây là những
số liệu mới toanh vừa công bố tuần trước. Chín mươi ba phần trăm Thế hệ Y
của Trung Quốc lạc quan về tương lai của đất nước mình. Đấy, nếu đây
không phải là tính chính danh, tôi chẳng biết nó là gì nữa.
Ngược lại, hầu hết các nền dân chủ có bầu cử trên khắp thế giới đang có
thành tích vô cùng tệ hại. Với thính giả ở đây, tôi không cần phân tích
tỉ mỉ về hiện trạng rệu rã, từ Washington đến thủ đô các nước Châu Âu.
Chỉ trừ vài ngoại lệ, rất nhiều nước đang phát triển đã áp dụng chế độ
bầu cử nay vẫn đang chịu cảnh nghèo đói và nội chiến. Các chính phủ được
bầu lên, rồi chỉ vài tháng sau mức tín nhiệm chính phủ rơi xuống dưới
50 phần trăm và nằm ở đó và thậm chí còn tệ hơn cho đến kỳ bầu cử kế
tiếp. Dân chủ đang trở thành vòng tuần hoàn vĩnh cửu của việc bầu cử rồi
hối tiếc. Cứ kiểu này, tôi e rằng chính chế độ dân chủ, chứ không phải
chế độ độc đảng của Trung Quốc, mới có nguy cơ đánh mất tính chính danh.
Tôi không muốn tạo ra cảm nhận sai là tình hình Trung Quốc ổn cả, là
Trung Quốc đang ung dung trên đường vươn lên thành siêu cường quốc. Đất
nước này đương đầu với nhiều thách thức lớn. Song hành với sự thay đổi
quyết liệt như thế này là những vấn đề xã hội và kinh tế quá sức chịu
đựng. Ví như chuyện ô nhiễm. Hay an toàn thực phẩm. Hay các vấn đề dân
số. Trên mặt trận chính trị, vấn đề trầm trọng nhất là tham nhũng. Tham
nhũng lan tràn, phá hoại chế độ và tính chính danh đạo đức của chế độ.
Nhưng phần lớn giới phân tích chẩn bệnh sai. Họ cho rằng tham nhũng là
kết quả của chế độ độc đảng, do đó, để chữa dứt căn bệnh này, ta phải
dẹp bỏ toàn bộ chế độ.
Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì ta sẽ thấy khác. Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(Transparency International) trong những năm gần đây xếp Trung Quốc hạng
từ 70 đến 80 trong số 170 quốc gia, và thứ hạng này của Trung Quốc đang
tăng lên. Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, xếp hạng 94 và đang
giảm dần. Đối với khoảng trăm quốc gia có thứ hạng thấp hơn Trung Quốc,
hơn một nửa là các nền dân chủ có bầu cử. Vậy nếu bầu cử là liều thuốc
tiên chữa lành căn bệnh tham nhũng, cớ sao những quốc gia này không giải
quyết được?
Tôi là một nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Tôi đánh cược. Nếu tôi kết thúc bài
nói chuyện này mà không liều mình đưa ra vài tiên đoán, thì chẳng phải
đạo chút nào. Tôi thì tôi tiên đoán thế này. Trong 10 năm sắp đến, Trung
Quốc sẽ qua mặt Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thu nhập
bình quân đầu người sẽ nằm ở tốp đứng đầu tất cả các nước đang phát
triển. Tham nhũng sẽ bị kiềm chế, nhưng không loại bỏ hẳn, và Trung Quốc
sẽ tăng 10 đến 20 hạng lên cao hơn thứ hạng 60 trong bảng xếp hạng của
Minh bạch Quốc tế. Cải cách kinh tế sẽ tăng tốc, cải cách chính trị sẽ
tiếp tục, và chế độ độc đảng sẽ vẫn đứng vững.
Chúng ta đang sống trong buổi hoàng hôn của một kỷ nguyên. Các đại luận
thuyết với những luận điệu phổ quát đã phụ lòng chúng ta trong thế kỷ 20
và đang phụ lòng chúng ta trong thế kỷ 21. Đại luận thuyết là căn bệnh
ung thư đang giết chết dân chủ từ bên trong. Tôi xin nói thế này. Tôi
không đến đây để kết án dân chủ. Ngược lại, tôi nghĩ rằng dân chủ đã
đóng góp cho sự vươn lên của phương Tây và góp phần tạo nên thế giới
hiện đại. Chính cái luận điệu phổ quát mà nhiều giới chóp bu phương Tây
đang đưa ra về hệ thống chính trị của họ, chính thái độ ngạo mạn đó là
cốt lõi của những căn bệnh hiện nay của phương Tây. Chỉ cần họ bớt đi
chút thời gian lo áp đặt tư tưởng của mình lên các nước khác, và dành
thêm chút thời gian lo cải cách chính trị trong nước, có thể họ tạo cơ
hội tốt hơn cho nền dân chủ của họ. Mô hình chính trị của Trung Quốc sẽ
chẳng bao giờ thay thế được nền dân chủ có bầu cử, vì khác với chế độ
dân chủ, mô hình Trung Quốc không giả vờ có giá trị phổ quát. Mô hình
này không thể xuất khẩu được. Nhưng đó đích thị là luận điểm tôi muốn
bàn. Ý nghĩa của ví dụ Trung Quốc không phải là nó đưa một phương án
khác, mà chứng tỏ rằng có nhiều phương án khác nhau. Chúng ta hãy hạ màn
khép lại cái kỷ nguyên đầy các đại luận thuyết này. Chủ nghĩa cộng sản
và dân chủ có thể đều là các lý tưởng đáng ca ngợi, nhưng kỷ nguyên của
thuyết phổ quát giáo điều đã kết thúc. Chúng ta hãy thôi giáo huấn người
khác và con cháu chúng ta rằng chỉ có một cách trị quốc và chỉ có một
tương lai duy nhất mà tất cả mọi xã hội đều phải tiến đến. Như vậy là
sai. Như vậy là vô trách nhiệm. Mà tệ hơn cả, như vậy thì chán quá. Hãy
để tính phổ quát tránh ra nhường chỗ cho tính đa nguyên. Có lẽ một thời
đại lý thú hơn đang đợi chúng ta. Liệu chúng ta có đủ can đảm để nghênh
tiếp nó hay không?
Cảm ơn quý vị.
(Vỗ tay)
Bruno Giussani: Eric, xin anh nán lại với tôi vài phút vì tôi có vài câu
muốn hỏi anh. Tôi nghĩ nhiều người ở đây, và nói chung ở các nước
phương Tây, đồng ý với phân tích của anh về các chế độ dân chủ đang rệu
rã, nhưng đồng thời, nhiều người có phần thấy khó chịu khi nghĩ đến
chuyện có một chính quyền không được dân bầu lại quyết định lợi ích quốc
dân là gì, mà không có bất cứ hình thức giám sát hay tham mưu nào.
Trong mô hình Trung Quốc có cơ chế nào cho phép người dân phát biểu rằng
cái lợi ích quốc dân mà nhà nước đã xác định là sai lầm?
Eric Li: Nhà chính trị học Francis Fukuyama gọi chế độ Trung Quốc là
“chủ nghĩa độc tài biết phản hồi” (responsive authoritarianism). Không
chính xác như vậy, nhưng tôi nghĩ cũng gần đúng. Tôi biết công ty thăm
dò dư luận lớn nhất Trung Quốc. Anh có biết ai là khách hàng lớn nhất
của họ? Chính phủ Trung Quốc. Không chỉ chính phủ trung ương, chính
quyền thành phố, chính quyền tỉnh, mà cả các địa phương cấp thấp nhất.
Họ luôn tiến hành các cuộc khảo sát. Quý vị có hài lòng với việc dọn
rác? Quý vị có hài lòng với định hướng chung của đất nước? Như vậy ở
Trung Quốc có một kiểu cơ chế khác để phản hồi những yêu sách và suy
nghĩ của người dân. Ý tôi là, tôi nghĩ chúng ta nên tự gỡ ra để khỏi kẹt
trong lối tư duy cho rằng chỉ có một chế độ chính trị duy nhất – bầu
cử, bầu cử, bầu cử – có thể bảo đảm khả năng phản hồi của chế độ. Thực
tình mà nói tôi chẳng biết bầu cử có còn tạo nên chính phủ có khả năng
phản hồi trên thế giới nữa hay không.
(Vỗ tay)
Bruno Giussani: Nhiều người có vẻ đồng ý. Một trong những đặc tính của
một chế độ dân chủ là có không gian cho xã hội dân sự diễn đạt ý kiến.
Và anh đã trình bày các số liệu về mức độ ủng hộ dành cho chính quyền và
nhà chức trách ở Trung Quốc. Nhưng sau đó anh cũng nhắc đến các yếu tố
khác, ví dụ như các thách thức lớn, và hẳn nhiên có nhiều số liệu khác
đi theo một hướng ngược lại: hàng chục ngàn vụ bạo loạn và biểu tình, và
phản kháng về môi trường, vân vân. Vậy có vẻ như anh cho rằng mô hình
Trung Quốc không có chỗ bên ngoài Đảng để xã hội dân sự diễn đạt ý kiến.
Eric Li: Có một xã hội dân sự sống động ở Trung Quốc, dù đó là chuyện
môi trường hay cái gì gì khác. Nhưng nó khác lắm, anh không nhận ra đâu.
Vì theo định nghĩa của phương Tây, cái gọi là xã hội dân sự phải tách
biệt hay thậm chí đối lập với chế độ chính trị, nhưng khái niệm này xa
lạ với văn hóa Trung Hoa. Hàng ngàn năm qua đã có xã hội dân sự, nhưng
chúng nhất quán, gắn bó và là một phần của trật tự chính trị, và tôi
nghĩ đó là một khác biệt văn hóa lớn.
Bruno Giussani: Eric, cảm ơn anh đã chia sẻ với TED.
Eric Li: Cảm ơn anh.
Nguồn: Eric X. Li: A tale of two political systems, TEDGlobal 2013
Bản tiếng Việt © 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ & pro&contra
--------------------
[i] Ý nói cơ hội thăng tiến và có địa vị xã hội cao hơn. Trong khái niệm
tính cơ động xã hội, “cơ động hướng lên” hàm ý sự dịch chuyển theo
chiều dọc, lên một giai tầng xã hội cao hơn. Ngược lại là “cơ động hướng
xuống” (downward mobility). (N.D.)
[ii] Tập Trọng Huân (1913-2002) thuộc lớp lãnh đạo thế hệ đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (N.D.)
[iii] Trong bài phát biểu tại Hạ viện Anh ngày 11/11/1947, Winston
Churchill nói: “Nhiều hình thức chính quyền đã được thử và sẽ được thử
trên thế giới đầy tội lỗi và khổ đau này. Chẳng ai giả vờ nghĩ rằng dân
chủ là hoàn hảo và hoàn toàn sáng suốt. Thực vậy, có người đã nói dân
chủ là hình thức chính quyền tệ hại nhất ngoại trừ tất cả các hình thức
khác thỉnh thoảng đã được dùng thử.” (N.D.)
Quy luật của thịnh vượng và khủng hoảng
∇ Nghe bài này
|
Thẩm quyền vẫn thuộc về đảng
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông trong cả một tháng sắp tới kể từ Thứ Hai, Quốc hội khóa 13 của Việt Nam có kỳ họp thứ sáu để thảo luận và quyết định về nhiều bước cải tổ chính sách trong bối cảnh kinh tế gặp tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ 13 năm nay. Cùng lúc đó, theo dõi tình hình Trung Quốc từ lâu, ông cũng biết lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Hoa đang chuẩn bị một kỳ họp chiến lược của Ban chấp hành Trung ương vào tháng tới. Vì vậy, chương trình chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về việc họp hành và cải cách của hai nền kinh tế này. Xin ông trình bày cho thính giả của chúng ta nắm rõ bối cảnh.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về nghị trình thì quả là lần này Quốc hội Việt Nam có một kỳ họp đầy trọng lượng so với những kỳ trước vì phải thông qua việc cải tổ bản Hiến pháp hay Luật Đất đai, thảo luận về tái cơ cấu kinh tế, hay về những chỉ tiêu trong năm, v.v... Tuy nhiên, dù không nói về khả năng tổ chức để các đại biểu có thể nắm vững hồ sơ và nêu ra những vấn đề thật và đáng quan ngại, thì cơ chế Quốc hội này vẫn không có thẩm quyền đưa ra những thay đổi cần thiết cho nền kinh tế và cả tương lai đất nước. Thẩm quyền ấy vẫn thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam.
Cơ chế Quốc hội này vẫn không có thẩm
quyền đưa ra những thay đổi cần thiết cho nền kinh tế và cả tương lai
đất nước. Thẩm quyền ấy vẫn thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam.
» Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa |
Trong ý đó thì lãnh đạo đảng nên chú ý đến kỳ họp Tháng 11 của đảng Cộng sản Trung Hoa. Lý do là Ban chấp hành Trung ương khóa 13 của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có Hội nghị kỳ ba để đưa ra những thay đổi cũng quan trọng như Hội nghị kỳ ba khóa 13 vào cuối năm 1978 khi Đặng Tiểu Bình quyết định chuyển hướng qua khẩu hiệu "cải cách và khai phóng". Việc cải cách đó mở ra 30 năm tăng trưởng kể từ 1979 và cũng phần nào là mẫu mực mà lãnh đạo Việt Nam đã tiếp thu sau khi đổi mới thật từ năm 1991. Bây giờ, mẫu mực Trung Quốc đã thành lỗi thời khiến lãnh đạo tại Bắc Kinh muốn đổi thì Hà Nội cần tìm hiểu để kịp thời cải sửa ngay từ căn bản.
Vũ Hoàng: Có phải ông đánh giá Hội nghị kỳ ba tới đây của đảng Cộng sản Trung Quốc là một bước ngoặt mà đảng Cộng sản Việt Nam nên chú ý?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho là Hà Nội nên chú ý và sớm chuyển hướng, vì việc ấy tương đối còn dễ hơn những gì mà lãnh đạo Bắc Kinh phải giải quyết. Muốn như vậy, mình ta nên mở rộng tầm nhìn về những quy luật có thể đem lại thịnh vượng thì sẽ hiểu ra vì sao mà Trung Quốc phải đổi để thoát cơn khủng hoảng. Nói cách khác, nếu nhìn thấy vết xe đổ của xứ láng giềng này thì ta có thể tránh được tai họa cho quốc gia và dân tộc.
Vũ Hoàng: Như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu về yêu cầu chuyển hướng của Trung Quốc trong khuôn khổ của những quy luật có thể đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia. Xin ông bắt đầu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được tóm lược như thế này.
Sau 30 năm áp dụng chiến lược ráo riết đầu tư để đạt mức tăng trưởng cao bằng mọi giá, lãnh đạo Trung Quốc đã thấy cái giá phải trả là quá nặng nên muốn cải cách. Nhưng giữa lúc đó thì vụ Tổng suy trầm toàn cầu bùng nổ vào năm 2008 nên họ vẫn cứ nhấn tới theo hướng cũ và gặp nhiều khó khăn hơn. Sau Đại hội 18 vào năm ngoái, thế hệ lãnh đạo mới đã rà soát tình hình và cố chuyển hướng trong những điều kiện còn nan giải và bất ổn hơn. Hội nghị kỳ ba vào tháng tới sẽ cân nhắc về chuyện này. Đó là về bối cảnh chính trị của họ.
Về thực chất kinh tế, chiến lược của Trung Quốc là vắt sức dân qua chính sách đè nén, thậm chí bóc lột tài chính, để huy động tiết kiệm của dân chúng đưa vào đầu tư sản xuất. Bóc lột tài chính vì trả lãi suất và tỷ giá ngoại hối thấp, lương ít và còn hạn chế quyền sinh sống và cư trú của người dân qua chính sách hộ khẩu để thu vét phương tiện quá rẻ cho sản xuất. Vì sự lệch lạc về phí tổn, nôm na là giá cả ở đầu vào thấp, sản phẩm dư thừa ở đầu ra được ào ạt xuất khẩu với giá bèo làm thế giới khâm phục, nhưng lại tích lũy nhiều thất quân bình nguy hiểm.
Thứ nhất là phương tiện quá rẻ trưng thu của người dân đã đánh sụt mức tiêu thụ của thị trường nội địa. Thứ hai là chúng lại trút vào khu vực kinh tế nhà nước kém hiệu năng nên chỉ làm giàu cho thiểu số có chức có quyền và gây bất công xã hội. Thứ ba là tình trạng kém hiệu năng đã gây lãng phí, dẫn đến nạn đi vay quá sức, sản xuất thừa và bong bóng đầu cơ. Lồng trong ngần ấy nhược điểm là các vấn đề xã hội mà trung ương không kiểm soát nổi, như nạn ô nhiễm môi sinh và tình trạng đô thị hóa và công nghiệp hóa trong hỗn loạn. Bây giờ thì đà tăng trưởng ấy đã sụt.
Kết cuộc thì dù tự xưng là "xã hội chủ nghĩa", chiến lược của Trung Quốc vẫn tập trung tiền tài và quyền lực cho một thiểu số nên đi ngược quy luật của sự thịnh vượng.
Phát triển đồng tiến
Vũ Hoàng: Ông vừa tóm lược một số vấn đề mà chính Việt Nam cũng đang gặp và muốn cải sửa, như khu vực kinh tế nhà nước kém hiệu năng, gánh nợ xấu của ngân hàng, tình trạng bất công xã hội và ô nhiễm môi trường sinh sống trong đà tăng trưởng đang giảm sút. Nhưng khi ông nói đến "quy luật của sự thịnh vượng" thì đấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tất cả các nước đi sau, có nền kinh tế gọi là "đang phát triển" - như Trung Quốc, Việt Nam hay cả trăm xứ khác - đều có thể học từ các nước công nghiệp hóa những kiến năng về công nghệ hay tổ chức sản xuất để thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Trong hạ bán thế kỷ 20, các nước này đều đã trước sau nâng cao mức sống của người dân so với quá khứ phải nói là chậm tiến và nghèo khổ. Nhưng dù có lợi thế đi sau nên học được nhiều điều gần như miễn phí từ các nước đi trước, không phải xứ nào cũng trở thành quốc gia thịnh vượng, cụ thể là có lợi tức bình quân một đầu người ở khoảng ba vạn Mỹ kim một năm. Có lẽ thế giới chỉ có ba trường hợp thành công là Đài Loan, Nam Hàn và xứ Chile tại Mỹ châu La tinh.
Vũ Hoàng: Thưa ông vì sao như vậy?
Cụ thể là trong đà tăng trưởng kinh tế,
mọi thành phần đều góp sức và hưởng lợi tức một cách đồng đều. Nhờ vậy
mà mọi người đều gắng sức nên kinh tế và xã hội mới phát triển một cách
bền vững.
» Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa |
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lý do không phải là địa dư hay nguồn tài nguyên dồi dào dưới lòng đất, vì thật ra ba nước kể trên đều có bất lợi và không giàu tài nguyên mà chỉ trong mấy chục năm đã lọt vào hạng giàu có. Lý do là họ biết áp dụng quy luật của thịnh vượng mà tôi xin gọi là "phát triển đồng tiến". Cụ thể là trong đà tăng trưởng kinh tế, mọi thành phần đều góp sức và hưởng lợi tức một cách đồng đều. Nhờ vậy mà mọi người đều gắng sức nên kinh tế và xã hội mới phát triển một cách bền vững.
Vũ Hoàng: Ông vừa trình bày một khái niệm hay phạm trù mà nhiều thính giả của chúng ta có thể thấy là trừu tượng vì vậy xin ông giải thích thêm cho rõ ràng.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta để ý thấy là Đài Loan, Nam Hàn và Chile đã từng có chế độ độc tài của phe thủ cựu cánh hữu. Họ không nêu ra khẩu hiệu lý tưởng gọi là xã hội chủ nghĩa của cánh tả, nhưng đã tự ý cải cách về chính trị để áp dụng một chế độ dân chủ. Việc cải tổ đó khiến cho thiểu số ở trên không còn khả năng trưng thu hay đè nén hay bóc lột đa số ở dưới.
Chẳng những vậy, chế độ chính trị của họ còn xây dựng các định chế cần thiết cho phát triển, như quyền tự do kinh tế, quyền sở hữu của tư nhân, như hệ thống luật lệ minh bạch với quyền tư pháp độc lập, hay quyền đàn hặc phê bình lãnh đạo. Nôm na là tư nhân có quyền mà nhà nước phải tôn trọng và phải bảo vệ vì tay chân nhà nước chỉ là công cụ nhất thời của người dân.
Đa số quốc gia kia lại chẳng được như vậy vì thiểu số ở trên áp dụng chiến lược trưng thu và cưỡng bách nên sau giai đoạn cất cánh tăng trưởng có vẻ ngoạn mục là họ đụng trần và không nâng được lợi tức người dân quá mức trung bình. Họ rơi vào tình trạng gọi là "cái bẫy của lợi tức trung bình" mà không thoát ra được. Trung Quốc đang lọt vào cái bẫy đó, Việt Nam cũng vậy.
Trong một thế giới toàn cầu hóa với thông tin mở rộng, khi lãnh đạo lại đưa người dân vào bẫy vì "chiến lược trưng thu" thay vì "chiến lược đồng tiến" thì khủng hoảng rất dễ xảy ra như chúng ta đã thấy tại nhiều quốc gia.
Vũ Hoàng: Sau khi đặt vấn đề như vậy rồi thì ông liên hệ thế nào đến những yêu cầu cải cách mà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đang muốn tiến hành?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin nêu ra những ví dụ cụ thể đang làm giới lãnh đạo hai xứ này đau đầu và muốn sửa từ lâu nhưng cứ dậm chân tại chỗ.
Thứ nhất, vì sao khu vực kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo? Đấy là hệ quả của chiến lược trưng thu vì vơ vét tài nguyên quốc dân dồn cho tập đoàn kinh tế nhà nước, thậm chí cho các chính quyền địa phương như tại Trung Quốc. Tài nguyên đó là tiết kiệm, tín dụng và đất đai. Chiến lược ấy bất công và bất ổn vì làm giàu cho thiểu số và gây thất quân bình vĩ mô.
Thứ hai, vì sao các dự án đầu tư và tín dụng của khu vực công lại gây bội chi ngân sách và chất lên một núi nợ xấu sẽ đổ lên đầu cả nước? Vì chiến lược trưng thu đã ép sức tiết kiệm của dân và tạo ra nguồn tiền quá rẻ cho các tập đoàn nhà nước và tay chân tự tiện sử dụng vì lợi ích riêng. Cũng do chiến lược này ta mới thấy các tập đoàn kinh tế nhà nước đi vay bừa phứa mà khỏi cần nghĩ đến cách trả nợ.
Thứ ba, vì sao một tài nguyên chung của cả nước là đất đai lại do một thiểu số quyết định đằng sau khẩu hiệu hay điều luật là "do nhà nước thống nhất quản lý"? Vì chiến lược trưng thu đã đoạt quyền tư hữu một phương tiện sản xuất quan trọng là đất đai để tay chân của đảng và nhà nước có thể lũng đoạn, hay thậm chí đánh bạc, trong các dự án kinh tế kém hiệu năng của họ. Được thì họ lấy mà thua thì dân chịu.
Căn bản nhất vì cũng là lý do giải thích những bất công và phi lý ấy là vai trò độc quyền của đảng và công cụ của đảng là nhà nước và tay chân của đảng là các đại gia thân tộc. Họ trở thành thiểu số tư bản đỏ, nhân danh xã hội chủ nghĩa mà xây dựng chế độ tư bản nhà nước trên đầu cả nước và cản trở mọi nỗ lực cải cách. Khi kinh tế phát đạt thì họ đánh bạc làm giàu trên thị trường cổ phiếu và địa ốc, khi kinh tế suy trầm thì họ tẩu tán tài sản và tư doanh theo nhau phá sản.
Vũ Hoàng: Như vậy thì ông cho rằng Việt Nam nên cải cách từ đâu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ đến một quy luật chung là nhiều chế độ thành hình nhờ khẩu hiệu đấu tranh cho công bằng xã hội mà sau đó lại tạo ra bất công và làm kinh tế không phát triển được. Việt Nam cũng bị tệ nạn phổ biến này và còn gặp một tai họa khác là chế độ đã xưng danh là đấu tranh cho độc lập với xương máu của người dân mà đang mất độc lập với Trung Quốc.
Về chuyện trước mắt thì việc Quốc hội họp hành là "có còn hơn không", nhưng vấn đề rốt ráo không nằm ở đó, như người ta có thể thấy trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Vấn đề là hệ thống chính trị và vai trò của đảng độc quyền.
Thật ra, bên cạnh một Trung Quốc đang xoay trở để chuyển hướng mà vẫn cố bảo vệ chế độ toàn trị của đảng thì Việt Nam có cơ hội vượt thoát nếu dám cải cách mạnh dạn hơn và sớm sủa hơn. Cải cách từ hệ thống chính trị ở trên cho dân chủ hơn xuống chiến lược kinh tế ở dưới cho dân chúng được tự do hơn. Việc cải cách đó mới thực sự dẫn tới phát triển và đưa Việt Nam ra khỏi vòng ngoại thuộc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Vũ Hoàng,
phóng viên RFA
Theo RFA
Cùng xem ảnh John Ramsden và nhớ lại một Hà Nội thời-tôi-chưa-biết
Triển lãm ảnh của John RamsdenTriển lãm: 8:00 – 17:00, 19 – 26. 10. 2013
Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội
“Khi John Ramsden, một nhà ngoại giao Anhlàm việc tại Việt Nam từ năm 1980 – 83, bấm máy ghi lại hình ảnh cuộc sống con người Hà Nội thời bấy giờ, có lẽ ông không nghĩ rằng những bức ảnh đó được triển lãm tại đây, cho những con người ở Hà Nội 30 năm về sau. Với John, nhiếp ảnh lúc đó không chỉ là một sở thích, đó còn là cách ông làm quen và khám phá một môi trường mới, một thành phố xa lạ về cả địa lý lẫn văn hóa phong tục tập quán. Ông đến Hà Nội bốn tháng sau khi nhận quyết định làm phó đại sứ tại Việt Nam, với vốn vỏn vẹn vài câu tiếng Việt giao tiếp trong suy nghĩ chung của phương Tây về một thành phố khép kín sau chiến tranh…”
Tác giả John Ramsden đang nói chuyện với người xem.
“Đền Bạch Mã”
“Tàu điện phố Hàng Bông”
“Hàng bán bia mộ phố Hàng Mắm”
“Khách sạn Thống Nhất”
“Phố Lý Thường Kiệt”
“Đây là một trong những tấm ảnh đầu tiên tôi chụp tại Hà Nội”
“Cây đa và phố”
“Bùi Xuân Phái”
Một tranh của ông Phái.
“Một góc phố cổ”
“Góc phố Tô Tịch”
“Ông thợ sửa giầy”
“Chợ Đồng Xuân”
“Hàng đan tre nứa”
“Xích lô”
“Chợ”
“Chợ Đồng Xuân”
“Cảnh trên vỉa hè”
“Hàng rau quả”
“Xếp hàng lấy nước”
“Chờ nước”
“Công nhân xưởng xay gạo”
“Bán bột sắn”
“Kiến trúc thuộc địa”
“Phố Tràng Tiền”
Con đường nội đô hình thành sớm nhất và cũng trở nên đường phố sang trọng nhất Hà Nội là Tràng Tiền. Cảnh lam lũ diễn ra trong ảnh cũng chỉ là hãn hữu. Phía sau Nhà Hát Lớn từ Bác Cổ cho đến Phà Đen, trên triền đê là nơi tập kết tre nứa luồng dỡ từ các bè thả từ miền ngược xuống. Có thể đây là chiếc xe bò chở những cây tre mượn đường để vào nội thành dùng làm dàn giáo hay đóng cọc trên các công trình xây dựng.
“Trạm nước sôi”
Hồi chiến tranh phá hoại và những năm 80 nghèo khó, ở Hà Nội có rất nhiều địa điểm bán nước sôi như tấm ảnh này. Nước nóng là một nhu cầu của dân phố vào lúc nguồn nước và chất đốt khan hiếm, nhất là về mùa đông.
Cửa hàng “các món đặc sản”
Mặt nạ Trung Thu”
“Hoa bưởi”
“Chợ Tết”
“Câu cá ở hồ Đồng Nhân”
“Sân chơi”
“Đường tàu vào ga Hàng Cỏ”
“Chuyến xe khách”
“Dân chơi Hà Nội năm 80”
“Một gia đình bên chiếc xe đạp”
Phương tiện di chuyển chủ yếu của các gia đình Hà Nội tất nhiên là
chiếc xe đạp mang nhãn hiệu “thống nhất”, món hàng được coi là giá trị
nhất dành được phân phối dành cho công nhân viên chức. Bố mẹ, hai đứa
con và những chiếc can nhựa có thể chứa nhiều loại nhu yếu phẩm từ dầu
hỏa, nước mắm cho đến rượu.
“Cửa hàng rút lốp xe đạp”
Những năm 80 bao cấp, có được cái xe đạp đã khó, mua được phụ tùng
thay thế càng không dễ. Đôi khi xảy ra nghịch lý: xe đạp của mình cỡ
vành 650mm lại được cơ quan phân cho cỡ lốp 680mm, nên mới có dịch vụ
“rút lốp” tức là cắt ngắn cái “tanh” (đai bằng thép ở mép lốp) rồi rút
ngắn cái lốp cho vừa với vành. Còn cả nghề đắp lốp để tận dụng những cái
lốp đã mòn hay rách đem đắp lên những mảnh cao su sống rồi cho vào
khuôn ép nóng để dùng tiếp.
“Đền Voi Phục”
Đền Voi Phục cách đây 30 năm tách biệt với khu trung tâm dân cư ở Hà
Nội bởi những cánh đồng này là đường Kim Mã. Nhưng có đường tàu điện nối
với Cầu Giấy nên Voi Phục là nơi trẻ con học sinh Hà Nội hay đi cắm
trại. Cảnh hồi đó còn vắng vẻ, cây cối um tùm là một trong những di tích
cổ và thiêng liêng nhất Hà Nội. Bây giờ người ta sửa sang lại có cả
vườn Bách Thú nên sầm uất hơn nhưng dáng vẻ cổ tích thì càng ngày một
phai nhạt.
“Cảnh Hồ Tây”
Hồ Tây từng là không gian yên tĩnh và thanh bình. Đỉnh của rặng cây
là đường chân trời, chưa có nhà cao tầng nào. Những làng ven hồ đều sống
bằng nghề trồng trọt và thủ công truyền thống. Ở đó còn có những đền
chùa rất đẹp, là nơi cầu nguyện và tĩnh tâm – trong không gian đó chỉ
nghe thấy tiếng mõ tụng kinh và tiếng chim hót từ cây cối xung quanh –
John Ramsden.
“Tượng trong chùa Lý Quốc Sư”
Đây là tượng phu nhân của một vị quan triều đình ở chùa Lý Quốc Sư.
Tôi luôn rất xúc động trước vẻ đẹp của tượng. Những vết rạn trên lớp sơn
càng làm cho vẻ mặt của tượng bà thêm nét biểu cảm. Việc trùng tu các
đền chùa lúc bấy giờ chưa có ngân sách, nhưng mọi người đã làm hết sức
để giữ gìn chúng. 30 năm sau khi tôi quay trở về nơi này để thăm bức
tượng xưa, người gác đền đã giải thích cho tôi biết bà là ai và còn kể
là bà đã được thêm một lớp sơn. – John Ramsden.
“Ngoại ô Hà Nội”
Vào những ngày cuối tuần, được sự cho phép của Bộ Ngoại Giao, chúng
tôi thường đến thăm những địa điểm ở vùng ngoại ô thủ đô như Chùa Hương,
Chùa Thầy và Chùa Bút Tháp. Những ngôi chùa cổ kính này là biểu tượng
của một lịch sử hào hùng; lúc đó thường khá vắng vẻ, ngoài một vài người
dân địa phương đến thờ cúng. Tuy nhiên vào mùa lễ hội thì khác hẳn. Tôi
sẽ không bao giờ quên lễ hội ở làng Đồng Kỵ, những quả pháo khổng lồ
được rước quanh các ruộng lúa vào trước sân Đình với mái ngói cong vút
rất ấn tượng – và được cho nổ ngay giữa đám đông người xem.
Trong những lần đi ra ngoại ô, chúng tôi có đôi lần dừng chân tại một
ngôi làng nhỏ ven đường, vô tình quan sát cuộc sống dân dã bình dị nơi
thôn quê. Mỗi ngôi làng dường như đều có một ngôi đình, kết hợp là nơi
để đập lúa trên sân. Tôi có rất nhiều ảnh làng quê, nhưng sẽ dành cho
một dịp triển lãm khác – John Ramsden.
Hội xuân Đồng Kỵ
Hội pháo ở Đồng Kỵ, một làng nghề ở Bắc Ninh. Có nhiều người lên Hà
Nội sinh sống và cứ đến Tết là cùng dân thành phố kéo về hội làng với
cái thú được xem các thôn rước quả pháo khổng lồ ra đình làng đốt thi.
Hội Đồng Kỵ, bây giờ vẫn đông, vẫn rước pháo nhưng không thấy tiếng pháo
nổ vì pháo vẫn to, vẫn đẹp nhưng rỗng ruột kể từ khi nhà nước cấm đốt
pháo.
*
Trên đây là một số bức ảnh tiêu biểu cho triển lãm. Theo tôi đây là
một triển lãm hay cho các bạn trẻ hoài niệm vẫn hay về Hà Nội một thời
xưa cũ. Nhưng với tuổi trẻ của mình, tôi luôn đặt ra câu hỏi: tại sao
tất cả chúng tôi ở thành phố này luôn hoài niệm về một “ngày xưa”, khi
mà quá khứ cũng đã từng là hiện tại và hiện tại sau này sẽ trở thành quá
khứ. Phải chăng căn bệnh hoài niệm là do hiện tại không đủ cho chúng
tôi thỏa mãn. Hay ở phương diện nào đó, ở hiện tại chúng tôi tìm thấy ít
sự thật hơn so với những quá khứ đã qua?
(Dân luận)
Phong Lan - Mại Dâm và Điếm Bút
Việt Nam thường cấm đoán và lên án các tệ nạn xã hội |
Ai cũng biết nghề mại dâm đã có từ hàng ngàn năm về trước nhưng từ khi điện thoại di động ra đời, mại dâm phát triển thêm một nhánh mới cao cấp hơn đó là 'gái gọi'.
Cách đây vài trăm năm báo chí ra đời khi công nghệ in roneo xuất hiện, và người phóng viên là một nghề cao quý, thể hiện trình độ và kiến thức của họ qua các bài viết trên trang giấy.
Và khoảng 15 năm trở lại đây, khi Internet vào Việt Nam thì hàng loạt trang tin mạng, báo mạng ra đời một cách rầm rộ, các nhà báo đứng trước thách thức mới, đưa tin thật nhanh, thật chính xác để đáp ứng nhu cầu bạn đọc, làm sao phải có nhiều người bấm vào trang tin đó.
Phải nhiều và nhanh nhất có thể để có 'view', có tiền quảng cáo.
Chính cái điều kiện khắc nghiệt đó đã đặt nghề nhà báo trước một thử thách quá lớn.
Thay vì nâng cao trình độ và kỹ năng của nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu trên, một số 'nhà báo' lại làm biến dạng nó đi, bằng cách đưa tin tốc ký, không suy nghĩ, sai chính tả, có khi lừa gạt, giật tít nóng, nhưng chẳng có một cái nội dung gì, miễn sao có tiền nhuận bút là được.
Điếm Bút - nghề nguy hiểm
|
Và chính bộ phận "người đưa tin" này đã tạo một nghề rất mới, nghề Điếm Bút.
Nên nhớ rằng đây là hai nghề khác nhau, mặc dầu nó cùng xuất phát điểm như nhau.
Cũng như Mại Dâm, nghề Điếm Bút xuất phát từ nhu cầu của xã hội và không thể nào dẹp bỏ được, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển một cách chóng mặt như hiện nay.
Đơn giản, vì có cầu là phải có cung, đó là quy luật.
Tuy nhiên, nếu Mại Dâm chỉ có thể tác động tới một số đối tượng trong một thời điểm nhất định, thì mức độ ảnh hưởng của nghề Điếm Bút nguy hiểm hơn gấp ngàn lần.
Nó tàn phá mọi thành phần xã hội và có thể từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta ngăn chặn Mại Dâm mà không ngăn chặn, thậm chí còn còn cổ súy cho nghề Điếm Bút nguy hại ấy.
Mại Dâm chỉ là kinh doanh 'vốn tự có' còn nghề Điếm Bút là kinh doanh cái họ không hề có nên là một hình thức lừa gạt.
Cá nhân mà nói, tôi không miệt thị hai nghề nghiệp đó.
Nhưng nếu Nhà nước đã cấm Mại Dâm thì nên cấm luôn cả Điếm Bút.
Còn nếu đã không cấm được thì nên công nhận cả hai nghề ấy như là những nghề hợp pháp.
Có phải là thiên vị không khi có lúc chúng ta dùng từ nhà báo để hợp pháp hóa nghề Điếm Bút, nhưng không thể dùng từ 'Phục vụ Nhu cầu Bản năng' để hợp pháp hóa nghề Mại Dâm.
Xin các vị đừng lấy lý do vi phạm thuần phong mỹ tục mà cấm đoán một nghề hợp pháp và đáp ứng nhu cầu xã hội như thế.
Thuần phong mỹ tục là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nó có giá trị pháp lý như thế nào?
|
Các nhà hành pháp và quản lý xã hội cần nhớ rằng cái cụm từ ấy chỉ có giá trị trong khuôn khổ tinh thần mà thôi.
Xã hội rồi sẽ phát triển, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện theo nhu cầu cuộc sống, có nghề được phép và có nghề không được phép.
Tôi viết bài này không cổ súy cho hai nghề trên, cũng không có ý ủng hộ.
Chỉ mong các nhà quản lý xã hội, lập pháp, hành pháp, tư pháp hãy đối xử công bằng giữa các nghề nghiệp với nhau, để cuộc sống thêm đa dạng hơn.
Phong Lan
(BBC)
Ngân sách sẽ rất căng, phải vay nhiều để chi tiêu
Kinh tế khó khăn, hụt thu ngân sách khiến “chiếc bánh” ngân sách nhà
nước các năm 2013, 2014 rất căng thẳng, phải vay nhiều để chi tiêu.
Đây là điểm rất đáng chú ý trong bản báo cáo về tình hình thực hiện dự
toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương
án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014 được Bộ trưởng Bộ Tài chính
Đinh Tiến Dũng trình bày tại Quốc hội chiều 23-10.
Hụt thu hơn 63.000 tỷ đồng
Báo cáo của Chính phủ cho thấy thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) ước
đạt 752.370 tỷ đồng, giảm 63.630 tỷ đồng (tương đương 7,8%) so với dự
toán.
“Sau nhiều năm vượt thu, đây là năm đầu tiên số thu NSNN cả năm ước
không đạt dự toán thu cân đối ngân sách, ảnh hưởng lớn tới việc điều
hành ngân sách và cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ chi
NSNN” - báo cáo thẩm tra của Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -
ngân sách Phùng Quốc Hiển trình bày, nêu rõ.
“Qua 3 năm thực hiện chính sách thu NSNN theo hướng khoan sức dân
và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nên thuế suất, mức thuế, chính
sách miễn, giảm được điều chỉnh tích cực đã dẫn tới giảm thu khá
mạnh, trong khi đó, nhu cầu chi và các chính sách, chế độ ban hành khá
nhiều tạo ra sức ép cho cân đối thu chi, chưa bố trí đủ ngân sách cho
một số khoản nợ. Bội chi NSNN và nợ công tăng nhanh, an ninh tài chính
quốc gia chưa vững chắc” - báo cáo thẩm tra nhận định.
Từ những nhận định trên, Ủy ban Tài chính - ngân sách cho rằng: “Chính
phủ cần có biện pháp tích cực để thực hiện chiến lược tài chính theo
hướng: Cơ cấu lại thu, chi NSNN, nhất là chi NSNN phải lấy hiệu quả là
mục tiêu chủ yếu, xác định chi phải trên cơ sở nguồn thu; Cải cách tiền
lương phải đi đôi với việc sắp xếp lại bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu
quả; Xác định phạm vi bảo đảm của NSNN và quản lý chặt chẽ, minh bạch;
Tăng cường kỷ luật tài chính, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng”.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần đánh giá lại đầy đủ và chính xác mức dư nợ
công, dư nợ chính phủ và dư nợ quốc gia, bảo đảm an toàn trong giới hạn
cho phép; phản ánh đầy đủ, toàn diện các nguồn lực vào cân đối NSNN,
kiên định mục tiêu giảm dần bội chi NSNN, tăng cường giám sát tài chính,
ngân sách, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Sức ép trả nợ ngày càng lớn
Chính phủ xây dựng dự toán thu cân đối NSNN năm 2014 là 782.700 tỷ đồng,
tăng 7,9% so với ước thực hiện năm 2013 và đề nghị năm 2014 bội chi
ở mức 5,3% GDP (tương ứng 224.000 tỷ đồng).
“Ủy ban Tài chính - ngân sách cho rằng, tỷ lệ bội chi này mặc dù chưa
phù hợp với lộ trình giảm dần bội chi đã được Quốc hội quyết định, song
trong bối cảnh khai thác nguồn thu gặp nhiều khó khăn, nhu cầu
chi vẫn ở mức cao; chi đầu tư phát triển năm 2014 đã phải bố trí
giảm so với dự toán năm 2013 thì năm 2014 chưa thể giảm mức bội chi
ngân sách theo lộ trình” - ông Phùng Quốc Hiển nói.
Theo ông Hiển, “để bảo đảm cân đối, bố trí vốn NSNN đáp ứng các nhiệm
vụ chi, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị Quốc hội
cho phép bội chi NSNN năm 2014 là 5,3% GDP và không chỉ dành cho chi
đầu tư phát triển như quy định của luật NSNN mà cần dành một phần chi
trả nợ. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị xem xét nâng mức bội chi cao hơn
mức Chính phủ trình để bảo đảm bố trí đủ nguồn trả các khoản nợ của các
năm trước và phản ánh đủ khoản đảo nợ”.
Theo báo cáo của Chính phủ, mức bội chi và phát hành thêm trái phiếu
Chính phủ không vượt quá trần nợ công đến năm 2015 là 65% GDP. “Tuy
nhiên, Ủy ban Tài chính - ngân sách nhận thấy, nghĩa vụ trả nợ của Chính
phủ đang có xu hướng tăng cao. Càng gần tới năm 2015 thì sức ép về thời
hạn và cường độ trả nợ càng cao. Đề nghị Chính phủ có kế hoạch và giải
pháp cụ thể bảo đảm chủ động trả nợ và báo cáo Quốc hội rõ hơn về vấn đề
nợ công” - ông Hiển nói.
(Tuổi trẻ)Lọt lưới 90% tiền tham nhũng, để sổng nhiều tội phạm nghiêm trọng
Báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong
Tranh cho thấy tình trạng tham nhũng trong năm 2013 đã gây thiệt hại
khoảng 9.260 tỷ đồng cùng 51.000 lượng vàng SJC, trong số đó chỉ thu
được 900 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Trong khi đó, Ủy ban Tư pháp
cũng thừa nhận, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh
vực ngân hàng nhưng vẫn bị đình chỉ điều tra, hoặc tội phạm chỉ bị xử lý
kỷ luật hành chính.
Thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ: “Trong khoa học hình sự, người ta thường nói chỗ nào quyền lực tập trung thì chỗ đó nguy cơ tham nhũng càng cao.” Ảnh: Tuổi trẻ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét