Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Ngày 24/10/2013 - VÌ SAO QUỐC HỘI “NỊNH THỐI” ĐẢNG? & Phong tướng?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

VÌ SAO QUỐC HỘI “NỊNH THỐI” ĐẢNG?


Dưới tiêu đề “Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu”, báo Tuổi trẻ (bản điện tử) ngày 24-10-2013 đăng bài ghi chép phát biểu của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 tại cuộc họp kỳ họp quốc hội đang diễn ra.
Trong bài báo, ông Trọng “chê” sát rạt phần lời nói đầu: “chưa chuẩn xác”, “chưa hay”, “chưa vang vọng như lời hiệu triệu”… và dẫn chứng cụ thể, khá thuyết phục. Phát biểu trên làm nhiều người lâu nay vẫn nghĩ ông khét tiếng tư duy “bê tông”, “xơ cứng”, “giáo điều”, “lú lẫn”… phải có phần nghĩ lại.
Để tiện theo dõi bài viết này, xin đọc trước bài báo của Tuổi trẻ (dẫn bên dưới).
*
Bài viết này chỉ đề cập nguyên nhân vụ “scandal” này: vì sao người ta nịnh “thối” đảng, và hệ lụy của nó.
Ai cũng biết các thể chế cộng sản đều mang đậm bản chất độc tài. Ở đó, hoặc duy nhất chỉ có đảng cộng sản tồn tại và thao túng mọi mặt: chính trị – kinh tế – xã hội – đối ngoại – an ninh – quốc phòng… luôn đứng trên pháp luật. Hoặc tồn tại một vài đảng “vật vờ” khác làm “son phấn”, “tạo dáng” đa đảng, tiến bộ… Chóp bu cũng bày chuyện đặt ra quốc hội – “cuốc hè”, cũng vẽ cả “rừng luật” – có vẻ văn minh chẳng kém ai. Nhưng thực chất, mọi quyền lực, đặc lợi đều do chóp bu thủ chặt và thao túng, chỉ đạo thực thi khốc liệt “luật rừng”. Mọi cá nhân quan điểm khác biệt mà họ nghĩ có thể ảnh hưởng đặc quyền đặc lợi bẩn thỉu của họ, đều bị vu tội “phản động”, “chống chính quyền nhân dân”, “chống nhà nước XHCN”… chụp cho cái mũ “thế lực thù địch”… không loại trừ cả những công thần khai sinh thể chế, nếu manh nha tư tưởng dân chủ, công bằng, thực tế, tiến bộ, tâm huyết với dân với nước.
Toàn xã hội chìm trong đêm đen tuyên truyền lừa bịp, dối trá mị dân của hệ thống tuyên giáo hủ bại ngu dân, của hàng trăm báo nô, hàng vạn văn nô tệ hại; ngột ngạt dưới bộ máy khổng lồ mật vụ, dùi cui, nhà tù, với mọi thủ đoạn khủng bố đê tiện, bẩn thỉu. Với giới chóp bu, những đạo quân xâm lược sừng sỏ nhất, đến từ những cường quốc hàng đầu, đều chẳng đáng ngại. Đã có nguồn lực to lớn và sức hy sinh, chịu đựng nhẫn nại của nhân dân vốn bị tuyên truyền lừa bịp và bắt buộc. Với họ, các trí thức chân chính, có khả năng thức tỉnh dân trí khỏi vòng u mê mới chính là kẻ thù đáng sợ nhất và không bao giờ đội trời chung! Thực tế cho thấy, giới chóp bu hiện nay đều coi các chính khách, nhà tư bản Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc… là bạn, là đối tác; tiếp đón, chào mời mời nồng hậu. Nhưng chưa bao giờ họ tỏ thái độ tương tự với những Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Trần Dần, Nguyên Ngọc, Hoàng Tụy, Chu Hảo, Nguyễn Quang A…
*
Trở lại chuyện dự thảo sửa đổi hiến pháp. Trong một xã hội duy nhất chỉ tồn tại đảng cộng sản, đảng viên tràn ngập bộ máy nhà nước (quốc hội cũng không là ngoại lệ), tự quy định độc quyền tối thượng; chà đạp mọi khác biệt… làm sao các cơ quan được giao dự thảo sửa đổi hiến pháp, các đại biểu lại không ra sức nịnh “thối” đảng?
Trong một xã hội mà giới chóp bu luôn tự huyễn hoặc là anh minh, vĩ đại; phớt lờ, dập tắt mọi sáng kiến xã hội (điển hình là bản Kiến nghị sửa đổi hiến pháp của 72 nhân sĩ, trí thức tâm huyết – Kiến nghị 72), làm sao có được bản dự thảo hiến pháp khoa học, văn minh?
Trong một xã hội, một mặt kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến “không có vùng cấm” cho dự thảo hiến pháp, một mặt chính ông Trọng lại chụp mũ “suy thoái, phải “xử lý” những người đưa ra ý kiến “nghịch nhĩ”, làm sao có được dự thảo hiến pháp tử tế?
*
Lịch sử dân tộc ta để lại nhiều bài học lớn, vô cùng đáng tiếc và đau xót, cho thấy các triều đại mục nát đều phớt lờ các tấu trình tâm huyết của các bậc đại trí thức như Nguyễn Trường Tộ khuyến nghị học theo văn minh và hiện đại của thế giới, như Chu Văn An đòi chém lũ gian thần sâu dân, mọt nước… Động thái “mũ ni che tai” của vua quan hủ bại đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề đến tận hôm nay. Chiến tranh lùi xa nhiều thập kỷ, Việt Nam vẫn lẹt đẹt chậm tiến và ngày càng tụt hậu, vẫn ngạt thở dưới nền độc tài phong kiến kiểu mới, hàng triệu người vẫn tha hương cầu thực, bán thân làm dâu nơi xứ người, lòng người vẫn chia rẽ… Với việc phớt lờ Kiến nghị 72, đe dọa khủng bố những người ký kiến nghị hay ký tên ủng hộ, khó có thể nói khác, lịch sử dân tộc vẫn đang theo vết xe đổ đau buồn.
*
Người đời đúc kết thật minh mẫn: “Người chê ta là thầy của ta. Người khen ta chân thành là bạn của ta. Người nịnh ta chính là kẻ thù của ta” (lịch sử cũng như hiện tại, khối kẻ chết chỉ vì “ngủ quên” bởi thói đời xiểm nịnh). Không biết trong trường hợp này, khá tỉnh táo chê bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Trọng có đủ minh mẫn coi cơ quan chịu trách nhiệm dự thảo sửa đổi hiến pháp và những kẻ nịnh “thối” đảng là… kẻ thù?
Theo Võ Văn Tạo

Bài trên báo Tuổi Trẻ

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu”

23/10/2013 18:41 (GMT + 7)
TTO – “Hoàn hảo”- đã có đại biểu Quốc hội dùng tính từ này khi nhận xét về lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại phiên thảo luận ở tổ sáng 23-10. Nhưng trong phần phát biểu của mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có ý kiến khác.
Tổng bí thư nói: “Dự thảo lần này so với trước được ưu điểm là ngắn gọn, súc tích hơn, nhưng chuẩn xác thì chưa, hay thì lại càng chưa, chưa có sức vang vọng như lời hiệu triệu kêu gọi. Có đại biểu nói lời nói đầu tốt lắm rồi mà tôi thì còn băn khoăn”.
TTO xin ghi lại ý kiến phát biểu thảo luận của Tổng bí thư tại Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội.
Với phương châm cái gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất cao thì chúng ta sửa. Còn nếu chưa rõ, chưa chín, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn và ý kiến còn khác nhau thì chưa nên sửa. Tôi thấy tất cả nội dung lần này đều đáp ứng yêu cầu đó, tôi cũng tán thành.
Ở đây tôi xin góp ý vào lời nói đầu. Cũng có ý kiến đánh giá rất cao, nhưng tôi thấy còn một số điểm cần kiến nghị với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và ban soạn thảo nghiên cứu.
Đã gọi là lời nói đầu, tuy nó ngắn gọn nhưng như một tuyên ngôn, tổng kết cô đúc, khái quát và đặc biệt là phải chuẩn xác. Nếu viết hay, có tính chất như là lời kêu gọi, hiệu triệu thì rất tốt. So với yêu cầu ấy thì dự thảo chưa đạt. Mặc dù ngắn hơn trước, gọn chỉ bằng 2/3 Hiến pháp 1992, tuy nhiên tôi thấy có mấy điểm chưa ổn.
Dự thảo viết: “Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc”. Chỗ này có mấy cái không ổn. “Từ năm 1930…” là ta lấy nguyên văn từ lời nói đầu của Hiến pháp 1992. Ở Hiến pháp hiện hành là liệt kê cả quá trình, bắt đầu từ 1930, còn đây đã viết khái quát tổng hợp rồi mà vẫn giữ kể từ 1930. Đưa điểm này ra tôi sợ rằng các nhà khoa học, lý luận sẽ tranh luận.
Thực tình mà nói vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là cả một quá trình, chứ năm ấy (1930 – PV) tư tưởng cũng còn máy móc giáo điều, trí – phú – địa – hào đào tận gốc – trốc tận rễ hoặc theo tư tưởng quốc tế cộng sản… ta biết rồi.
Thứ hai là theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì (tư tưởng Hồ Chí Minh) lúc ấy chưa hình thành, cũng là cả quá trình. Tới năm 1991, tại Đại hội (Đảng) lần thứ 7 tranh luận mãi, rằng tư tưởng đạo đức tác phong hay là chỉ có đạo đức tác phong hay chỉ tư tưởng, sau kết luận là tư tưởng Hồ Chí Minh, với một hệ thống quan điểm lý luận. Điều đó thì từ 1930 chưa thể có được.
Thứ ba, dự thảo viết “Đảng Cộng sản VN lãnh đạo nhân dân…”, trong khi lời nói đầu Hiến pháp hiện hành hay hơn ở chỗ nhấn mạnh chủ thể là nhân dân: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân VN đã…”. Đây bỏ chủ thể nhân dân, chỉ nói Đảng Cộng sản lãnh đạo thôi là không ổn.
Tôi đề nghị sửa thế này: thay vì nói là “từ 1930”, viết lại thành “trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng” thì chặt chẽ, không ai bắt bẻ được.
Tiếp đó, dự thảo lời nói đầu viết: “Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước”.
“Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới”, tôi thấy hai vế này không đồng đẳng với nhau. Chỉ cần viết là bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế thôi. Chứ nếu đã đề cao sự giúp đỡ “quý báu” ở vế sau thì vế trước cũng phải đề cao ý chí và sức mạnh “to lớn” hoặc “vô địch” của toàn dân tộc thì mới đồng đẳng với nhau.
Cái ý “nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế” thì đúng rồi. Nhưng ý sau “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước” có mấy lỗi.
Lỗi thứ nhất, đây là sự tiếp tục của giai đoạn trước trong cách mạng dân tộc dân chủ. Giai đoạn dân tộc dân chủ đã có xây dựng CNXH rồi khi từ 1960 tại Đại hội (Đảng) 3 chúng ta đã tuyên bố đưa miền Bắc đi lên CNXH chứ đâu phải chỉ tới công cuộc đổi mới mới xây dựng CNXH.
Lỗi thứ hai, xếp xây dựng CNXH và đổi mới đất nước bằng nhau. Xây dựng CNXH thì lại mất cái vế bảo vệ Tổ quốc, rất là thiếu ý và lủng củng chỗ này. Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc chứ không nên nói trong cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.
Cho nên nếu có sửa thì phải nói là “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên CNXH” sẽ chuẩn hơn.
Tôi cũng không hiểu tại sao dự thảo lại viết “thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thêm cái vế “thực hiện chủ quyền của mình” vào, nó gò bó và không chuẩn xác. Sao lại thực hiện chủ quyền của mình? Sao lại thêm cái ý này vào? Lâu nay vẫn nói là độc lập, thống nhất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; chủ quyền, quyền chủ quyền, nhưng là ở phạm trù khác, đặt vào đây thì không phải. Cái chính là phát huy quyền làm chủ của mình.
Lời nói đầu của dự thảo Hiến pháp sửa đổi
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước.
Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phong tướng?

Mấy ngày trước có đọc được thông tin từ VNTTX. Trong buổi tiếp xúc với cử tri ở Vĩnh Bảo / Hải Phòng, dân có thắc mắc tại sao Việt Nam lại liên tục phong tướng nhiều vậy. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trả lời về vấn đề này:
„ Chúng ta đang trong quá trình hội nhập và hiện đại hóa quân đội, trong các buổi đàm phán, giao tiếp… các nước thường cử các vị tướng ra tiếp, nên mình cũng phải có người đồng cấp để tiếp lại họ. Như khi mình đóng tàu ngầm hiện đại đầu tiên mang tên Hà Nội, nếu người chỉ huy chỉ mang cấp tá thì không xứng với vị thế và lòng tự hào dân tộc.
Việc phong nhiều vị tướng trong thời gian gần đây cũng là đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng quân đội, công an được chính quy, hiện đại. Giai đoạn mới trong thế kỷ mới nên cũng cần nhiều cấp hàm tướng cho tương xứng, không nên so sánh với giai đoạn ngày xưa.“
Câu trả lời của Thủ tướng làm mình suy nghĩ mãi.
Vị thế của đất nước là do thành quả phát triển thực về tổng lực, có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng quốc tế và được quốc tế công nhận.
Nếu một đất nước có nền kinh tế yếu kém, phụ thuộc vào dòng tiền FDI hay nguồn tài trợ ODA thì khó có thể gây được tầm ảnh hưởng lớn.
Muốn nuôi quân hùng tướng mạnh phải có thực lực dồi dào. Nền kinh tế mạnh và vững chắc. Nếu chỉ phong nhiều danh tướng để làm vị thế ngoại giao thì đấy chỉ là hão danh không có thực.
Thời chiến tranh thì tất cả dồn cho quân đội, số lượng quân đông hơn bây giờ, vật lực cũng nhiều thế nhưng số lượng tướng chẳng bao lăm.
Nay thời hòa bình, số quân ít đi là điều tất nhiên nhưng số lượng tướng lĩnh tăng vùn vụt. Vậy tăng số lượng tướng để lấy danh và hưởng lương chứ đâu phải do tài năng chiến trường.
Trong các phương tiện chiến tranh hiện đại của Việt Nam thì hai chiếc tàu hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có thể là bậc nhất ở biển hiện nay. Hai tàu mày thuộc lớp Gerpard hỗ vệ. So với thế giới thì còn nhỏ bé chưa ăn thua gì cả. Tổng quân số trên mỗi tàu chỉ 98 người.
Còn tàu ngầm Kilo tới đây cũng chỉ có đội hình 53 người.
Chợt nhớ tới con tàu của Mỹ đến Đà Nẵng mấy năm trước. Đây là tàu hạm USS Lassan, nó lớn hơn tàu Gerpard, có đội hình gồm 350 người. Tầm lớn như thế nhưng chỉ huy chỉ là anh thuyền trưởng gốc Việt Lê Mạnh Hùng mang lon trung tá. Tàu hạm USS Lassan tham gia nhiều chiến dịch trên biển ở nhiều nơi và đã giao lưu với vô số bến cảng quốc tế. Ở đâu đoàn do trung tá Lê Mạnh Hùng cũng được chào đón thân thiện, thậm chí ngay ở cả Đà Nẵng. Như vậy uy danh của một con tàu, uy danh của một đất nước đâu phải do cấp bậc của một cá nhân chỉ huy.
Từ câu chuyện trong quân đội thì suy rộng ra, đất nước ta có quá nhiều giáo sư và tiến sĩ. So với các nước khác trong khu vực hay thế giới thì thuộc loại rất cao. Thế nhưng thực chất chả có gì cả. Việt Nam vẫn là nước yếu kém về khoa học kĩ thuật và lạc hậu về giáo dục.
Người phương Tây vẫn có câu: „ Cái áo không làm nên thầy tu“.
Trung tá Lê Mạnh Hùng nay được về là trợ lý cho phó đô đốc Hạm đội 7.


  THEO FB DÂN CHOA

“Kỷ cương không nghiêm khiến lòng dân ngao ngán”

Nhiều ý kiến cho rằng báo cáo của Chính phủ về kinh tế, xã hội vẫn “hồng” hơn thực tế…

Nhất trí với một số điểm sáng tại báo cáo của Chính phủ, như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát kiềm chế lạm phát, an sinh xã hội vẫn được chăm lo…, nhưng nhiều ý kiến tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế – xã hội, sáng 24/10 cho rằng báo cáo của Chính phủ vẫn “hồng” hơn thực tế. “Ngân sách khó khăn đã đến mức vay để đảo nợ rồi, chứ không còn vay để trả nợ nữa”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền khái quát.
Đến từ các lĩnh vực công tác khác nhau, cảm nhận về mức độ khó khăn của nền kinh tế còn có khoảng cách, song khá nhiều ý kiến đều gặp nhau ở nỗi lo về kỷ cương phép nước, không chỉ khiến kinh tế khó khăn mà còn làm cho lòng dân bất ổn.
“Thực thi pháp luật yếu kém từ trên xuống dưới
Là người mở màn phiên thảo luận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nhận định, tình hình sang năm vẫn còn rất nhiều điểm chưa thấy lối ra.
Theo nhận xét của vị đại biểu này, báo cáo của Chính phủ nêu rất nhiều mặt tốt đẹp, lần nào cũng nêu như thế, nhưng phần yếu kém thì rất chung chung.
Nêu ví dụ đang rất thời sự là bác sỹ ném bệnh nhân xuống sông, bà Khánh cho rằng hiện tượng cá biệt này lại thể hiện vấn đề rất sâu của xã hội, khi nó xảy ra tại nơi đề cao giá trị nhân ái của con người.
“Bác Hồ nói “lương y như  từ mẫu” nhưng giờ hình như là ngược lại, tất nhiên số đó không nhiều, nhưng làm cho xã hội chấn động”, bà Khánh phát biểu.
Lấy thêm ví dụ từ vụ án Dương Chí Dũng, bà Khánh nói nhiều quan chức cao cấp được giao trọng trách nắm giữ nguồn lực của nhân dân nhưng sẵn sàng làm những việc phi pháp gây bức xúc mà xử lý không nghiêm. “Nhìn sang Trung Quốc, bí thư tỉnh ủy, trong Bộ Chính trị hẳn hoi mà xử rất nghiêm”, bà nói tiếp.
Đặt câu hỏi, những người thẳng thắn có được trọng dụng không hay những người thuộc “cánh hẩu” lại dược cấp trên trọng dụng, nữ đại biểu nhấn mạnh “xã hội đang ở trong tình trạng như thế thì làm sao phát triển được”.
Nhận xét là thu nhập của dân ngày càng khó khăn, nhất là đời sống của công nhân và nông dân, đại biểu Khánh cho rằng có nguyên nhân là nhiều lĩnh vực quản lý yếu kém, nhưng kỷ cương kỷ luật không nghiêm, dẫn đến tình trạng “chưa bao giờ dân hoang mang lo lắng như thế, khi việc thực thi pháp luật yếu kém từ trên xuống dưới”.
Nhiều nơi nói không đi đôi với làm
Vẫn băn khoăn về tính chính xác của số liệu thống kê, một số vị đại biểu cũng đặt câu hỏi, tại sao hụt thu đến trên 63 nghìn tỷ đồng so với dự toán mà GDP chỉ hụt 0,1% so với chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua?
Biết là đánh giá tình hình không đúng thì giải pháp cũng không thể trúng, song nhiều đại biểu vẫn cố gắng tìm lời giải cho bài toán kinh tế – xã hội cả trong ngắn hạn và trung hạn.
Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, trong lúc khó khăn này yếu tố quan trọng của lãnh đạo là siết chặt việc chấp hành pháp luật, kỷ luật kỷ cương. Ông cũng bộc bạch rằng rất tâm đắc với nhận xét tại báo cáo của Thanh tra Chính phủ là “nhiều nơi nói không đi đôi với làm”.
“Thủ tướng đã yêu cầu tuyệt đối không khởi công công trình mới khi chưa có nguồn, nhưng nhiều nơi vẫn khởi công mà chả bị làm sao cả. Thế kỷ cương ở đây là cái gì, kỷ cương không nghiêm làm cho lòng dân  ngao ngán”, ông Quyền “than”.
Cho rằng chi phí hành chính vẫn rất lớn và đang rất lãng phí, đại biểu Quyền nhận xét, “ngay ở Quốc hội cũng có thể giảm 1/4 biên chế ở những chỗ cần giảm”.
Giải pháp quan trọng nhất của 2014, theo đại biểu Quyền là thắt chặt tất cả, cả hành chính lẫn đầu tư, vì đã đến mức phải đi vay để đảo nợ rồi, chứ không còn vay để trả nợ nữa.
“Nhất trí với ý kiến đại biểu trước tôi về kỷ luật kỷ cương”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) Phạm Huy Hùng nói ngắn gọn sau khi đã nhắc lại khá nhiều thông tin tại báo cáo của Chính phủ về điểm sáng của nền kinh tế.
Sốt ruột vì có quá nhiều cái vỡ, vỡ đập, vỡ đê, rồi cả vỡ hụi, đại biểu Bùi Thị An cho rằng tại báo cáo của nhiều ngành cái gì liên quan đến thành tích thì đều nâng cao lên, còn liên quan đến khuyết điểm thì đều thấp đi.
Bà cũng đề nghị, phải lấy chất lượng cuộc sống của dân để đo kết quả về kinh tế xã hội, “bởi đi tiếp xúc cử tri dân phản ảnh rằng gi gỉ gì gi cái gì cũng tăng giá”. Một số doanh nghiệp nhà nước chỉ đào tài nguyên lên để đi bán nhưng khi thua lỗ lại để dân phải gánh.
Nhấn mạnh là nhìn báo cáo của Chính phủ từ góc độ người dân và doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng có chung nhận xét là “có lẽ hơi lạc quan, hơi nhiều màu hồng quá”.
Đề xuất giải pháp, đại biểu Hường cho rằng cần xây dựng kế hoạch trung hạn, điều hành theo lạm phát mục tiêu với CPI 7% kéo dài hết 2015.
Đồng ý với đề xuất của Chính phủ là tăng bội chi và phát hành trái phiếu, song nữ doanh nhân cho rằng cần làm rõ lấy nguồn từ đâu ra và vấn đề chấp hành kỷ luật tài chính như thế nào.
Đầu tư công là một cứu cánh, tuy nhiên phải đúng địa chỉ, tăng trần bội chi cũng nên làm chỉ có điều phải thảo luận ở mức độ thế nào cho hợp lý, đại biểu Hường phát biểu.
Chiều nay, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội và việc thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo VNEconomy

Hai bằng tiến sỹ, lương hơn hai triệu đồng

Lương thấp, chế độ đãi ngộ không đảm bảo, nhiều nhà khoa học trẻ ở các viện nghiên cứu trong nước đang có xu hướng bỏ ra ngoài làm cho các doanh nghiệp.

Tiensi
Nhiều tiến sỹ ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có mức lương hơn ba triệu đồng một tháng.
Lương thấp, nhà khoa học trẻ đua nhau bỏ Viện
Hoạt động trong chuyên ngành sinh học, TS L.P.H có nhiều năm công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, anh về công tác tại Viện ở ngạch nghiên cứu viên với mức lương khởi điểm 180.000 đồng một tháng, thêm vài chục nghìn phụ cấp ăn trưa.
Cùng thời điểm ấy, nhiều bạn bè tốt nghiệp với anh có mức lương hơn triệu đồng một tháng. Tốt nghiệp thạc sỹ ở Bỉ, học tiến sỹ trong nước. Năm 2007, tốt nghiệp thêm một bằng tiến sỹ ở Đức nhưng mức lương của anh thời điểm ấy chỉ hơn hai triệu đồng một tháng, thêm khoản công tác phí chưa đến trăm nghìn một ngày nếu đi làm việc ở ngoài Viện.
Cuối năm 2007, qua sự giới thiệu của một người bạn, anh rời Viện, về làm cho một Cty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Vẫn tiếp tục làm công tác chuyên môn của mình nhưng mức lương của anh một tháng bằng một năm thu nhập ở Viện.
Thu nhập quá thấp nên trước khi rời Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ở tuổi ngoài 30 anh vẫn chưa lập gia đình. “Nếu cứ tiếp tục ở Viện, mình tin là khó mà nuôi được vợ con. Đứa bé nhà mình đi học một tháng hết 1,8 triệu đồng, chưa kể các khoản chi tiêu khác”, anh H, nói.
Theo GS.TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), khoảng năm năm trở lại đây, các nhà khoa học trẻ rời Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài có xu hướng gia tăng.
Tại Viện Công nghệ Sinh học, trước năm 2008 có một, hai trường hợp bỏ Viện, hầu hết là các nhà khoa học trẻ đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, sau đó không về. Từ năm 2008 đến nay có khoảng gần chục nhà khoa học trẻ đang làm việc trong nước bỏ Viện ra làm ngoài.
PGS.TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho hay, những năm qua, tình trạng các nhà khoa học trẻ bỏ Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài để có mức thu nhập cao hơn xuất hiện rải rác. Ngay năm 2013, một nữ nhà khoa học trẻ vừa biên chế vào Viện thì xin nghỉ để ra làm ngoài.
Không thể cơm rau dưa mà làm khoa học!
PGS.TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có thâm niên hơn 20 năm công tác, cho biết, với học hàm phó giáo sư, học vị tiến sỹ, thu nhập của anh hiện tại là 5,2 triệu đồng/tháng.
Trong phòng Côn trùng học Thực nghiệm, có TS tốt nghiệp ở Pháp về lương 3,3 triệu đồng một tháng, có cán bộ tốt nghiệp cử nhân lương 2,4 triệu đồng một tháng. Hiện họ đang phải thuê nhà trọ.
Theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh, điều thiệt thòi của những người làm khoa học là ở chỗ không có phụ cấp gì ngoài lương cơ bản theo hệ số nhà nước, ba năm tăng bậc một lần. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có 116 cán bộ, hơn một phần ba trong số đó là cán bộ trẻ.
Có cán bộ mới tốt nghiệp ra trường lương hơn hai triệu đồng, nhiều tiến sỹ lương hơn ba triệu đồng trong khi tiền gửi con đã hết hai triệu. Đồng lương như hiện nay khó đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt.
Hiện thu nhập của một số nhà khoa học trẻ được tăng thêm nhờ các đề tài, dự án. Tuy nhiên nguồn thu này không ổn định và không thường xuyên. GS Lê Trần Bình cho biết, không phải lúc nào các nhà khoa học cũng có đề tài, dự án, chưa kể để tham gia các đề tài, dự án, các nhà khoa học phải đầu tư thêm chất xám, làm thêm thứ bảy, chủ nhật.
Nguồn thu nhập chính của nhiều nhà khoa học vẫn là đồng lương trong khi mức lương lại quá thấp. Vì thế, họ khó có thể chuyên tâm làm công tác nghiên cứu: “Không thể cứ cơm rau dưa mà làm nghiên cứu, họ cần phải được đảm bảo cuộc sống”, ông Bình nói.
 GS.TS Lê Trần Bình cho rằng việc các nhà khoa học trẻ bỏ Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài là điều dễ hiểu và việc chảy máu chất xám như hiện nay còn là ít. Không có nơi nào ở Việt Nam lại có thu nhập thấp như ở Viện nghiên cứu. Hầu hết các nhà khoa học vẫn muốn gắn bó với nghiệp nghiên cứu, việc ra làm bên ngoài là việc cực chẳng đã..

Đã thấy quan tài, mà chưa đổ lệ?


Không biết ngày thứ Bảy – 19/10 (ngày rằm) vừa rồi là ngày gì mà đã xẩy ra tới hai sự kiện gây rung động giới truyền thông trong nước như vậy!
Hàng nghìn người dan mang quan tài sản phụ tử vong diễu phố, gây náo loạn.
Hàng nghìn người mang quan tài sản phụ tử vong diễu phố, gây náo loạn.

- Vụ thứ nhất ở Thiệu Hóa – Thanh Hoá, vào trưa ngày 19/10 sau cái chết của một sản phụ được cho là do bác sĩ tắc trách. Hàng nghìn người dân đã bao vây xe chở quan tài chuyên dụng của công an, khi chiếc xe này vừa ra khỏi cổng bệnh viện. Bà con đã vây kín chiếc xe, yêu cầu tài xế chở quan tài diễu qua trụ sở ủy ban huyện, công an huyện Thiệu Hóa ở thị trấn Vạn Hà. Nhiều người thân vì quá bức xúc đã liên tục đánh trống, rải vàng mã, thả vòng hoa đồng thời la ó phản ứng dữ dội. Lúc xe đi qua nhà riêng của bác sĩ Lê Văn Định, nhiều người lao vào trong nhà tìm kiếm đòi “xử” ông quan mặc blouse trắng này. Không tìm thấy ai, người dân đã dùng gạch đập phá làm hư hại nhiều đồ đạc. Bác sĩ Định cùng vợ con đã phải bỏ trốn để tránh cơn giận dữ của người dân. (Xem ở đây và ở đây)

Người thân của chị Huyền ngóng chờ tin tìm kiếm xác nạn nhân trôi sông...  - Ảnh: Quang Thế
Người thân của chị Huyền ngóng chờ tin tìm kiếm xác nạn nhân trôi sông… – Ảnh: Quang Thế

- Vụ thứ hai, cũng vào trưa ngày 19/10, chị Lê Thị Thanh Huyền ở 36 phố Hàng Thiếc, Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã tới thẩm mỹ viện Cát Tường trên đường Giải Phóng do bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường (một bác sỹ giỏi của BV Bạch Mai) làm chủ để làm phẫu thuật hút mỡ bụng và nâng ngực. Ca phẫu thuật thất bại, khiến chị Huyền tử vong. Ngay đêm hôm đó bác sỹ Tường đã dùng xe ô tô riêng, cùng người bảo vệ (tên là Đào quốc Khánh) mang xác nạn nhân lên cầu Thanh Trì và ném xuống sông Hồng phi tang. (Xem ở đây)
Cả hai vụ việc đều hết sức nghiêm trọng.
Vụ ở Thanh Hóa, một sản phụ được xác định “đẻ thường” theo kết luận của y bác sĩ sau khi thăm khám. Mà cơn đau đẻ diễn ra dữ dội bất thường suốt cả đêm của bệnh nhân vẫn không được kíp trực đêm của bệnh viện đoái hoài… dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con.
Vụ ở Hà Nội, còn nghiêm trọng hơn. Có thể nói làm rung động cả y giới hoàn vũ. Thầy thuốc đã làm chết bệnh nhân. Lại ném xác nạn nhân để phi tang. Hành xử như thế có khác gì đám hải tặc máu lạnh chứ đâu còn là “lương y như từ mẫu”?
Nhận thấy mức độ trầm trọng của sự việc, theo thông tin từ Bộ Thuốc, do bà Thượng Tiến (Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến) đi họp ở nước ngoài, bà Phó Thượng Thư Nguyễn Thị Xuyên “sẽ ký văn bản thay mặt ngành y tế chia buồn với gia đình nạn nhân, xin lỗi toàn thể nhân dân,…”. (Nguồn tin từ TTO).
Thôi thì người chết cũng đã chết rồi. Nhưng “gia đình nạn nhân” và “toàn thể nhân dân” sẽ sắp nhận được một lời xin lỗi từ các quan lớn Bộ Thuốc, cũng cả mừng rồi.
Câu dân gian xưa nói ”mất bò mới lo làm chuồng”. Không biết Bộ Thuốc của đất nước có chỉ số lạc quan gần nhất thế giới như xứ lừa mình có rút ra được bài học kinh nghiệm nào không? Chẳng hạn trong việc đào tạo ra được một đội ngũ cán bộ ”vừa hồng vừa chuyên” rất vững về chuyên mônlại có thân nhân gia đình và tâm lý ổn định đang có uy tín tại một bệnh viện lớn như bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường mà y đức thì như vậy thì ai dám tin mà trao gửi tính mạng cho các ”sát thủ” ấy nữa?

Ông Nguyễn Mạnh Tường bị dẫn giải đến nơi vứt xác nạn nhân- Ảnh: Quang Thế (TTO)
Ông Nguyễn Mạnh Tường bị dẫn giải đến nơi vứt xác nạn nhân- Ảnh: Quang Thế (TTO)

Nhìn cảnh bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường bị dẫn giải đến nơi vứt xác nạn nhân do phóng viên Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) “chộp” được thật ấn tượng. Nghi phạm tội giết người bị dìu đi bởi hai chiến sỹ an ninh trẻ mà uy nghi có khi còn hơn cả anh Trỗi ra pháp trường hồi thập niên 60 thế kỷ trước ấy chứ?

Nghi can Đào Quang Khánh tại cơ quan điều tra
Nghi can Đào Quang Khánh tại cơ quan điều tra

Còn tòng phạm với thầy thuốc Tường, anh bảo vệ trẻ - Đào Quang Khánh (17 tuổi), khi được hỏi: “Anh nghĩ gì khi thực hiện việc đó cùng bác sĩ Tường?”. Khuôn mặt Khánh không biểu lộ vẻ sợ hãi trước hành vi phạm tội. Khánh đáp: “Thấy bình thường. Hôm sau em lại đến Thẩm mỹ viện làm việc như mọi khi cho đến khi bị bắt… “Ngay sau khi vứt xác nạn nhân xuống sông, bác sỹ Tường nói với em, sẽ cho em qua giai đoạn thử việc, vào làm chính thức với mức lương 8 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, em không được nói vụ việc này với ai”, Khánh kể. (Trích từ VOV).
Theo tính toán của vị thầy thuốc có máu lạnh Nguyễn Mạnh Tường, sau khi đã tiêu hủy mọi chứng cứ của nạn nhân, kể cả việc đưa chiếc xe máy nạn nhân để lại sang bên kia sông dựng hiện trường giả, sự việc sẽ êm xuôi. Không ngờ, một tờ hóa còn sót lại trong quần áo nạn nhân đã khiến vụ việc đổ bể hoàn toàn. Nếu không, ai dám chắc những kẻ thủ ác như Tường và Khánh lâm nạn? Các vị “thầy thuốc như mẹ hiền” và các nhân viên phục vụ đắc lực cho hệ thống y tế trên khắp đất nước này đã, đang và sẽ còn bao nhiêu kẻ mang máu lạnh như thế nữa? Ai sẽ trả nhời cho câu hỏi này, nếu không phải chính những người trong cuộc?
Sinh lão bệnh tử là lẽ thường “sinh diệt” của tạo hóa. Nhưng sẽ chẳng “lẽ thường” chút nào khi con bệnh vào viện muốn làm “thượng đế” phải kính cẩn lễ phép từ anh bảo vệ cho tới chị hộ lý. Muốn mỗi mũi tiêm khỏi đau, phải “bôi trơn” bằng những chiếc phong bì. Việc to phong bì to, việc nhỏ phong bì nhỏ. Thiếu (hay chậm) phong bì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc. Trường hợp tử vong cả hai mẹ con của sản phụ ở Thanh Hóa rất có thể nạn nhân chết oan do chưa (hay chậm) được bôi trơn (?).
Riêng trường hợp chị Thanh Huyền ở Hàng Thiếc, bài học rút ra cho những ai “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” (Xem: Không phải thẩm mỹ viện “tử thần” đầu tiên ở Hà Nội - ở đây). Mà vẫn muốn lên “chân kính” nhan sắc của mình bằng sự can thiệp của dao kéo cũng nên biết rằng các thẩm mỹ viện danh tiếng nhất thế giới đương đại cũng không cứu nổi ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson giàu độc nhất vô nhị trên hành tinh này.

Michael Jackson (29.08.1958 - 25.06. 2009)
Michael Jackson (29.08.1958 – 25.06. 2009)

Tình huống trên không phụ thuộc vào chuyện ”bôi trơn” hay ”bôi” mà không “trơn”. Còn tùy thuộc vào cơ địa cụ thể của mỗi người. Cùng làm đẹp bằng giải phẫu thẩm mỹ cả, nhưng có ca thành công, ca thất bại chính là ở yếu tố cơ địa này. Những người có tiền sử về tim mạch hay đang trong giai đoạn phải dùng thuốc điều trị các bệnh mỡ máu và tiểu đường hay các bệnh nội tạng khác… đều thuộc diện “cấm chỉ” (không đủ điều kiện) tiến hành các giải phẫu thẩm mỹ lớn nhỏ. Người thầy thuốc giỏi và có lương tâm là phải chỉ ra cho các “thượng đế” của mình những bất cập rủi ro trước khi bắt tay vào công việc. Tiếc thay, nhiều thầy thuốc do hám giàu đã bị các khoản tiền (đặt cọc) qúa to làm mờ mắt. Thử hỏi, một bác sỹ phẫu thuật giỏi đã có gần 20 năm kinh nghiệm hành nghề ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện thuộc hàng đầu của ngành y tế xứ mình mà khách hàng vừa tới đăng ký và đặt cọc tiền (50 triệu) hôm trước, hôm sau đã tiến hành giải phẫu ngay. Với cách làm ẩu tả kiểu đó, nếu thành công, cũng chỉ là ăn may thôi.
Ở các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã tôi đi nhổ chiếc răng sâu ở hàm trên. Trước tiên, nha sỹ tiến hành hàn tạm lỗ rò (để khi ăn) cho đỡ buốt. Tiếp theo cho dõi hàng tuần, lại còn yêu cầu phòng khám bác sỹ gia đình cung cấp đầy đủ các kết qủa thử máu định kỳ (một năm hai lần). Thấy không có gì trở ngại, họ mới quyết định nhổ bỏ chiếc răng hư. Nơi đó chỉ là một phòng khám nha khoa nhỏ bé ở làng. Nếu ở các bệnh viện (từ tuyến huyện trở lên…) thì những phẫu thuật, dù nhỏ (như mổ ruột dư bị viêm sưng chẳng hạn), các qui trình kiểm tra theo dõi cùng mọi thủ tục pháp lý được tiến hành vô cùng kỹ lưỡng trước khi động dao kéo.
Tạo hóa sinh ra con người lành lặn. Nếu chẳng may gặp thiệt thòi hay bị tai nạn phải can thiệp bắt buộc ngoài ý muốn bằng phẫu thuật, âu cũng là cái số. Đành phải chấp nhận. Còn tự dưng ai đang tâm sắp đặt lại hình hài dung mạo do cha mẹ ta đã sinh ra? Nhất là làm cái việc hệ trọng ấy mà thiếu hiểu biết những nguy cơ đang rình rập nhãn tiền.

Hình ảnh chị Huyền được gia đình đăng tải để tìm kiếm sau khi mất tích.
H.ả. chị Huyền được g.đ. đăng tải để tìm kiếm sau khi mất tích.

Trong hoàn cảnh cụ thể của mình, chị Thanh Huyền ở Hà Nội, sẵn sàng bỏ ra hàng chục hàng trăm triệu để làm đẹp, để tăng thêm tự tin nhằm phục vụ tốt cho công ăn việc làm. Cũng như làm cho đời sống cá nhân được hạnh phúc hơn. Thiết nghĩ đó là việc làm chính đáng. Nhưng ai học được chữ ngờ. Khi sắc đẹp chưa được gia tăng một giờ một phút nào… thân xác lại chìm nổi đi đâu về đâu, chưa ai tìm ra? Cái chết của chị Huyền thật thương tâm.
Bài học rút ra qua cái chết bi thương ấy, các nhà quan mặc áo (blouse) trắng ở trên Bộ Thuốc dù có (hay sẽ) xin lỗi thống thiết tới đâu cũng không khoả lấp được nỗi đau của người ở lại. Bởi cái “lỗi hệ thống” mà xứ sở này mắc phải không phải chỉ có riêng ở ngành y. Nó như căn bệnh “tứ chứng nan y” tàn phá đất nước chúng ta từ lâu lắm rồi.
Thôi các nhà kiên định trên thượng thiên (trời) mà không chịu thì đám con ong cái kiến dưới hạ địa (đất) hãy cố mà tự giữ lấy thân. Đã thấy quan tài, mà chưa đổ lệ, thì ai sẽ khóc dùm ta đây ???
Gocomay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét