Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Hiến pháp mới là chuyện buồn?

Jonathan London - Hiến pháp mới là chuyện buồn?

Năm nay Việt Nam đã có một tranh luận cực lớn và công khai (dù đã không được phản ánh thực sự trên các báo chí nhà nước) về việc sửa đổi hiến pháp 1992. Kết quả không bất ngờ của quá trình này là Quốc Hội CHXHCNVN đã quyết định tiếp tục không nghe gì ngoài những tiếng dội từ quá khứ. Thay vì thực sự xem xết lại những hạn chế của mô hình cũ, QH sắp phê duyệt một hiến pháp “sửa đổi” mà không có một sự thay đổi cơ bản nào.
Vào lúc mà ai biết gì về Việt Nam đã nhìn rõ là những vấn đề chủ yếu của đất nước có xuất phát trực tiếp và gián tiếp từ những yếu kếm trong những thể chế chính trị xã hội thì các “đại biểu” đã một cách tự tin bỏ qua thực tế sáng chói này và ôm lấy một hiến pháp dở như cũ. Chán thế là đúng. Nhưng, không nên bi quan quá.
Trong vòng một năm qua, chất lượng của dân luận chính trị ở Việt Nam đã một số tiến bộ rất rõ nét. Việc nêu rõ, bàn luận, và phổ biến hóa kiến thức về những hạn chế thể chế của Việt Nam là một phát triển đáng khích lệ chứ! Thậm chí chúng ta có thể khẳng định, hiện này, vấn đề chủ yếu của Viêt Nam về mặt chính trị không phải là thiếu kiến thức hay thiếu trí tuệ mà là thiếu dũng cảm và thiếu cơ hội chính trị.

Với quyệt định vứt đi những ý kiến có tính xây dựng và chỉ lấy “hàng triệu” “ý kiến bất buộc,” Quốc Hội đang bảo đảm những nỗ lực để đầy mạnh cải cách sẽ phái tiếp diễn dưới một mô hình thể chế lỗi thời. Chẳng có ai nói cải cách sẽ dễ dàng! Từ góc nhìn này, việc có hiến pháp “mới” là buồn thật. Hy vọng sẽ là hiến pháp dờ cuối cừng của Việt Nam. Hy vọng bản hiến pháp này sẽ được làm lại mới để chó phép đất nước thoát khổi tình trạng hiện nay.
Quan trọng hơn cả là, bất chấp hành vi thiển cận của chính quyền lần này đối với quá trình sửa đổi hiến pháp, Việt Nam chắc chắn đã có một du luận sâu rộng và công khai về vấn đề hiến pháp. Rõ rằng chuyện đấy là một bước tích cực cho sự phát triển chính trị của Việt Nam.
Jonathan London
(Blog Xin lỗi ông 

Những bài viết của LS Trần Vũ Hải nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13 (Bài 2)

XHDS

Bình luận nhanh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sau đúng một năm tiếp thu, chỉnh lý (về Lời nói đầu, Chương I và Chương II). *
Dựa vào trang web duthaoonline.quochoi.vn, chúng tôi tìm hiểu Dự thảo 1 đề ngày 18/12/2012 (DT1)Dự thảo 4 đề ngày 17/10/2013 (DT4). Sau đây là một số nhận xét nhanh về 02 Dự thảo này:

I/. Về lời nói đầu và Chương I (Chế độ chính trị):
1, Lời nói đầu của DT4 về cơ bản như lời nói đầu của DT1 nhưng đã được rút ngắn bằng khoảng 2/3 so với DT1.
2, Các điều 1 và 2  DT4 về cơ bản  được giữ nguyên ý như DT1 ( điều 2 có bổ sung thêm đoạn “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ”).
3, Các điều 3 và 4 về cơ bản được giữ nguyên. Tuy nhiên có 02 lưu lý:
a, Tại điều 3 thêm đoạn “Nhà nước….tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”
b,Tại điều 4 DT1 Đảng cộng sản Việt Nam  (“ĐCSVN”) theo Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong khi tại điều 4 DT4, ĐCSVN lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Chúng tôi sẽ sớm trở lại bình luận điều 4 DT4.
4, Các điều 5, 6, 7 của DT4 cơ bản vẫn được giữ nguyên ý như DT1, có thay đổi một chút về mặt ngôn từ.
5, Điều 8 của DT4 được rút ngắn so với điều 8 DT1 nhưng về cơ bản không khác ý.
6, Các điều 9, 10 về cơ bản được giữ nguyên ý. Điều 9 DT4 ghi rõ thêm các tổ chức chính trị – xã hội gồm Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là những thành viên của Mặt trận Tổ quốc.
7, Khoản 1 điều 11 DT4 được giữ nguyên (như DT1). Tuy nhiên khoản 2 của điều 11 DT4  có điều chỉnh đáng lưu ý so với DT1 là bỏ cụm từ xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân ra khỏi nhóm hành vi bị nghiêm trị. Một sự điều chỉnh khó hiểu? ( Mời các bạn tìm hiểu thêm và bình luận).
8, Điều 12 của DT 4 về cơ bản được giữ nguyên ý của DT1. Điều 13 của DT4 ghép điều 13 và điều 14 của DT1, về cơ bản như DT1.
Nhận xét chung: Nội dung Lời nói đầu và Chương I (Chế độ chính trị) của DT4 so với nội dung Lời nói đầu và Chương I của DT1 không có khác biệt đáng kể.
II.  Về chương II (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân)
1, Điều 14 của DT4 tương ứng với điều 15 DT1. So với DT1 được bổ sung thêm:
a, Cụm từ “về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” sau cụm từ “quyền con người, quyền công dân”. Theo chúng tôi, việc ghi rõ thêm các quyền này chưa chắc đã bao quát hết quyền công dân, quyền con người.
b, Bổ sung khoản 2 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” là đoạn được ghi trong khoản 3 điều 17 DT1.
2, Điều 15 của DT4 tương ứng với điều 16 và điều 20 của DT1. Đáng chú ý khoản 4 DT4 đã sử dụng câu: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” thay câu trong khoản 2 điều 16 của DT1 “Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Theo chúng tôi hai câu này đều chưa thích đáng.
3, Các điều 16, 17 và 18 của DT4 về cơ bản giữ nguyên ý của các điều 17, 18 và 19 của DT1. Tuy nhiên khoản 2 của điều 18 DT1 (nói về công dân Việt Nam có quốc tịch nước khác) đã bị loại bỏ khỏi DT4.
4, Điều 19 của DT4 tương ứng với điều 21 của DT1, được điều chỉnh như sau:
Điều 21 DT1:
1. Mọi người đều có quyền sống.
2. Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với một số ít tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong luật.
Điều 19 DT4:
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng một cách trái luật. 
    Bình luận: Phải chăng có luật tước đoạt tính mạng?
5, Điều 20 của DT4 tương ứng với điều 22 của DT1, về cơ bản giữ nguyên ý của DT1. Tuy nhiên có thêm hai ý sau:
  1. Quy định về việc bị bắt (mà DT1 bỏ quên chưa quy định, không rõ lý do gì).
  2. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (sẽ được luật định).
6, Điều 21 của DT4 (về bí mật cá nhân, thư tín) có 02 điều chỉnh nhỏ so với điều 23 của DT1.
a, Đoạn trong khoản 1 điều 21 của DT4: Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật thay thế đoạn trong khoản 1 điều 23 của DT1: “Không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật gia đình và bí mật cá nhân của người khác nếu không được người đó đồng ý”
b, Đoạn trong khoản 2 điều 21 của DT4: Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khácthay thế đoạn trong khoản 2 điều 23 của DT1: “Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của công dân do luật định”
7, Điều 22 (về quyền chỗ ở và bất khả xâm phạm về chỗ ở) của DT4 về cơ bản không khác DT1, tương ứng ở các điều 24 và 37 của DT1. Tuy nhiên DT4 bỏ đoạn của khoản 2 điều 37 DT1 “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có nơi ở”. Điều 23 (về quyền tự do đi lại và cư trú) của DT4 giữ nguyên nội dung của điều 25 DT1.
8, Điều 24 (về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo) của DT4 tương ứng với điều 26 của DT1, nội dung cơ bản không đổi, trừ đoạn “Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” của khoản 2 điều 26 DT1 (cũng là nội dung trước đây  của điều 70 Hiến pháp 1992) đã bị loại khỏi DT4.
Bình luận: Đây là vấn đề nhạy cảm, chúng tôi không rõ tại sao Ủy ban dự thảo lại loại bỏ nội dung này.
9, Điều 25 của DT4 (về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình) về cơ bản giữ nguyên ý của điều 27 DT1.
Bình luận: Những quyền này là những quyền chính trị, dân sự rất quan trọng, lẽ ra phải được tách thành những điều riêng, ghi rõ hơn, nhưng có vẻ Ủy ban dự thảo không quan tâm đến những ý kiến của nhiều người về những quyền này.
10, Điều 26 của DT4 (về bình đẳng giới) tương ứng điều 28 DT1, về cơ bản giữ nguyên ý của DT1. Riêng đoạn của khoản 1, điều 28 DT1  “Công dân nữ và nam bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” được rút gọn trong khoản 1 của điều 26 DT4 “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt”.
11, Các điều 27, 28, 29 của DT4 (về quyền bầu cử, ứng cử, quyền biểu quyết khi trưng cầu ý dân, quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội, tham gia thảo luận, kiến nghị) tương ứng với các điều 29, 30, 31 của DT1, về cơ bản không khác nội dung của DT1. Tuy nhiên, DT4 có bổ sung 02 ý :
a, Thêm cụm từ “theo quy định của luật” đối với quyền ứng cử, bầu cử.
b, Thêm điều kiện đủ 18 tuổi trở lên đối với quyền biểu quyết của công dân khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Bình luận: Quyền ứng cử, bầu cử của công dân rất quan trọng, nhưng với việc bổ sung cụm từ trên, quyền này có thể không còn là quyền đương nhiên (đặc biệt là quyền ứng cử).
12, Điều 30 của DT4 (về quyền khiếu nại, tố cáo) tương ứng với điều 32 của DT1, có điều chỉnh so với DT1, theo hướng giảm trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, công chức, viên chức và cá nhân có thẩm quyền khác khi tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cụ thể DT4 đã bỏ cụm từ “kịp thời, đúng pháp luật” được DT1 ghi sau cụm từ “tiếp nhận, giải quyết”.
Bình luận: Lẽ ra phải tăng trách nhiệm, trong đó khả năng xử lý những cá nhân có thẩm quyền không tiếp nhận hoặc giải quyết không đúng hạn, đúng pháp luật, DT4 đã tạo điều kiện để những người này tiếp tục phớt lờ nghĩa vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo như bấy lâu nay mà không lo bị truy cứu trách nhiệm. Mặt khác, quyền khởi kiện ra Tòa án là một quyền dân sự, chính trị rất quan trọng cần được bảo đảm đã không được ghi nhận trong DT4 (kể cả trong chương về Tòa án, Viện kiểm sát). Rõ ràng những khiếm khuyết này đã không đảm bảo được những đặc tính của Nhà nước pháp quyền.
13, Điều 31 của DT4 (về quyền của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử) tương ứng với điều 33 của DT1, nội dung có điều chỉnh đôi chút, đưa ra khái niệm người bị buộc tội. Theo chúng tôi, văn phong của điều 31 của DT4 kém văn phong của DT1 và chưa khắc phục được sai sót của DT1. Xin đưa ra 02 dẫn chứng:
a, Khoản 1 điều 33 của DT1 “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”  bao quát và chính xác hơn khoản 1 điều 31 của DT4 “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vì thực tế có những người không bị buộc tội (chưa bị khởi tố, truy tố) nhưng vẫn bị nhà chức trách, báo chí xử sự như họ đã có tội.
b, Khoản 3 điều 31 DT4 giữ nguyên đoạn “ không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”của khoản 3 điều 33 DT1. Quy định này không chính xác, lẽ ra phải viết không ai bị kết án hai lần vì một hành vi phạm tội.
Bình luận: Chúng tôi cho rằng việc tước tự do, buộc tội và xét xử cần quy định rất rõ trong Hiến pháp như trong Hiến pháp nhiều nước và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Việt Nam gia nhập năm 1982). Công ước quốc tế này có 53 điều, có ít nhất 07 điều điều chỉnh về những vấn đề trên. Đáng tiếc DT4 đã chưa đáp ứng được tầm quan trọng của những vấn đề này. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một bài khác.
14, Các điều 32, 33 của DT4 (về quyền sở hữu, quyền kinh doanh) tương ứng với các điều 34, 35 DT1, có 03 điều chỉnh đáng kể so với DT1:
a, Thêm vào khoản 1 điều 32 DT4 đoạn đối với đất đai thì theo quy định tại Điều 53 và Điều 54so với  điều 34 DT1.
b, Quy định quyền trưng mua, trưng dụng của Nhà nước (bồi thường theo giá thị trường) thành một khoản của điều 32 DT4 (DT1 quy định về vấn đề này ở điều 57 khoản 3).
c, Bỏ quy định Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh (trong khoản 2 điều 35 DT1) ra khỏi điều 33 DT4.
Bình luận: Những điều chỉnh đáng kể này không có lợi hơn cho công dân (tăng quyền, giảm trách nhiệm cho Nhà nước).
15, Các điều 34 (về an sinh xã hội), điều 35 (về việc làm), điều 36 (về hôn nhân, gia đình), điều 37 (về trẻ em, thanh niên, người cao tuổi) của DT4 được thiết kế để thay thế các điều 36, 38, 39, 40 của DT1. Nói chung, DT4 về những vấn đề này có những điều chỉnh nhất định so với DT1 như thêm quy định trẻ em được tham gia các vấn đề về trẻ em (khoản 1 điều 37 DT4), thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, đi đầu trong công cuộc lao động và bảo vệ Tổ quốc (khoản 2 điều 37 DT4), nhưng chuyển quy định như Nhà nước và xã hội có trách nhiệm giúp đỡ người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người nghèo (khoản 2 điều 36 DT1) sang điều 59 khoản 2 DT4, bỏ quy định Nhà nước có chính sách, pháp luật bảo đảm quyền trẻ em (khoản 2 điều 40 DT1)
16, Các điều 38 (về sức khỏe, y tế), điều 39 (về học tập), điều 40 (về quyền nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật), điều 41 (về quyền hưởng thụ, sử dụng, tiếp cận giá trị văn hóa), điều 42 (về quyền xác định dân tộc, lựa chọn ngôn ngữ), điều 43 (về quyền và nghĩa vụ về môi trường) của DT4 tương ứng với các điều 41, 42, 43, 44, 45, 46 của DT1.
 DT4 có một số điều chỉnh không đáng kể so với DT1 về những vấn đề này. Như một số nội dung liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong các điều khoản trên của DT1 được chuyển sang chương III (kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường) hoặc bỏ quy định “học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng” của khoản 2 điều 42 DT1.
17, Các điều 44 (trung thành với Tổ quốc), điều 45 (bảo vệ Tổ quốc), điều 46 (tuân thủ pháp luật), điều 47 (nghĩa vụ nộp thuế) của DT4 tương ứng với các điều 47, 48, 49, 51 của DT1. Có sự điều chỉnh đôi chút trong những quy định này của DT4 so với DT1 như trong DT4 chuyển vị trí điều khoản quy định nghĩa vụ tuân thủ pháp luật (điều 47 DT1) từ trước sang sau những điều khoản về trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc (điều 48, 49 DT1), DT4 bỏ quy định của điều 50 DT1 (nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ khối đại đoàn kết, nghĩa vụ cộng đồng) trong chương II này. Riêng quy định về nghĩa vụ nộp thuế của DT4 ghi thêm “theo luật định”.
18, Các điều 48 (về người nước ngoài cư trú ở Việt Nam), điều 49 (về người nước ngoài bị bức hại xin cư trú tại Việt Nam) của DT4 giữ nguyên nội dung của các điều 52, 53 tương ứng của DT1.
Nhận xét chung về chương II của DT4 ( so với DT1):
-       Có một số điều chỉnh nhưng không đáng kể, không quan trọng.
-       Một số điều chỉnh ảnh hưởng theo hướng không tích cực đối với quyền con người, quyền công dân.
-       Nhiều quyền con người, quyền công dân cần quy định rõ hơn theo thông lệ quốc tế (đặc biệt những quyền đã được ghi trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia) đã không được đáp ứng trong DT4.
-       Một số trách nhiệm từ phía Nhà nước để đảm bảo quyền con người, quyền công dân đã không được tăng lên mà có xu hướng giảm nhẹ.
-       Tiếp tục có mâu thuẫn (như DT1) khi xác định hạn chế của quyền con người, quyền công dân chỉ trong những trường hợp nhất định theo quy định của luật (điều 14 của DT4), nhưng ở nhiều điều khoản lại quy định quyền con người, quyền công dân được quy định theo pháp luật, đặc biệt đó là những quyền cơ bản quan trọng như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền hội họp, lập hội, biểu tình, quyền tự do đi lại, cư trú. Những quy định mâu thuẫn như vậy mở đường hoặc hợp thức hóa cho những văn bản pháp quy dưới luật hạn chế nhiều quyền con người, quyền công dân cơ bản hoặc khiến những quyền đó trở nên không thực hiện được trên thực tế, chỉ tồn tại trên giấy như hiện nay.
Hà Nội, ngày 23/10/2013
        Trần Vũ Hải

Cần tiếp thu góp ý của nhân dân


"Tôi hy vọng Quốc hội sẽ ghi nhận những đóng góp của nhân dân đối với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp" - luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội TP.HCM nói.
Bởi nếu những kiến nghị và đóng góp này không được tiếp thu thì đó là một lãng phí rất lớn đối với tinh hoa và trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân đã gửi gắm vào Quốc hội. Điều đó cũng thể hiện việc chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội để đẩy đất nước lên một tầm phát triển cao hơn, thông qua việc đổi mới về hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế đúng như Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng đã đề ra.
Cái mà cử tri chờ đợi và cá nhân tôi mong muốn là chúng ta phải cầu thị. Dân trí luôn là nguồn và nền của quan trí. Ý kiến của nhân dân là trí tuệ, có tầm nhìn sâu sắc cũng như kinh nghiệm sống quý báu để đóng góp, xây dựng một bản hiến pháp sửa đổi đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
Tôi cũng mong rằng, dù dự thảo tới đây sẽ như thế nào thì trước khi bấm nút thông qua, các đại biểu cũng phải tiếp tục dành tâm huyết của mình để tiếp tục xây dựng đóng góp. Đôi khi nó chỉ là vài ý, chỉ là câu chữ thôi nhưng trong Hiến pháp thì cực kỳ quan trọng. Đại biểu nên có trách nhiệm rốt ráo để đến khi bấm nút thông qua thì Hiến pháp ở mức đáp ứng càng cao kỳ vọng của nhân dân càng tốt. Bởi sửa đổi Hiến pháp là công việc lịch sử, đặt nền móng và nguyên tắc dài lâu cho đất nước phát triển, không thể cứ sai rồi lại sửa.
Theo tôi, nhân dân mong mỏi phải phát huy hơn nữa nhà nước pháp quyền và tinh thần thượng tôn pháp luật. Và nguyên tắc nhà nước pháp quyền và thượng tôn pháp luật này phải bao trùm và xuyên suốt phương thức hoạt động, phương thức lãnh đạo chủ yếu của đất nước, ngay cả sự lãnh đạo của Đảng cũng cần phải được thể chế hóa bằng luật pháp.
Nhà nước pháp quyền đòi hỏi tính thượng tôn pháp luật và tính nghiêm minh của pháp luật. Ví dụ, các phán quyết tại tòa phải được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Hiện nay, tôi biết rằng rất nhiều cử tri bức xúc vì sự kém hiệu lực của hoạt động thi hành án dân sự và hành chính. Chính điều này làm giảm sút tính nghiêm minh của pháp luật.
Đồng thời, quyền tự do nhân dân phải được phát huy hơn, phải được đề cao hơn, phải được bảo vệ một cách chắc chắn hơn bởi Hiến pháp sửa đổi. Trong bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi có một số câu chữ bị sửa đi so với Hiến pháp năm 1992. Theo nhận định của tôi, việc sửa chữa này đã làm giảm bớt đi sự bảo vệ của quyền tự do dân chủ chứ không phát huy hơn.
Tôi nói ví dụ, có những điều nhân dân muốn thay đổi nhiều hơn, ví như các quyền con người thì không có thể nói rằng là phải theo khuôn khổ luật pháp, bởi để đảm bảo quyền con người chúng ta sẽ ban hành một số đạo luật, nhưng vì gắn vào cái đuôi “theo quy định của pháp luật” thì Hiến pháp đã bị hạn chế bởi một cơ sở pháp lý thấp hơn.
Có những chỗ sửa chữa nhìn vào có vẻ vô hại nhưng sau này áp dụng thì sẽ tạo điều kiện cho những người muốn lợi dụng để hạn chế quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Hiến pháp không nên đặt vấn đề thành phần kinh tế nào là chủ đạo, bởi như vậy là đã hiến định việc phân biệt đối xử. 20 năm qua, việc hiến định phân biệt đối xử này đã mang lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế. Nền kinh tế nhà nước có vai trò của nó và không thể giao cho những thành phần khác, điều đó thì ai cũng biết, nhưng trong giai đoạn hiện nay, chúng ta thấy rõ kiểu phân biệt như con đẻ và con nuôi làm cho thành phần kinh tế này không có sức cạnh tranh mà hiệu quả đóng góp vào nền kinh tế lại kém hơn các thành phần kinh tế khác.
Về đất đai, nhân dân cũng muốn chế định quyền sử dụng đất là một quyền sở hữu, quyền những điều kiện luật định. Do đó Hiến pháp, và cả Luật Đất đai không nên quy định “nhà nước sẽ thu hồi đất vì mục đích kinh tế xã hội”. Việc nhà nước trưng thu trưng mua phải là cá biệt, phạm trù kinh tế xã hội rất rộng và mông lung nên dễ bị lợi dụng. Còn mọi tầng lớp nhân dân đều cho rằng nếu sử dụng vì mục đích quốc gia, vì mục đích công cộng thì không ai phản đối. Ghi như Dự thảo là không có ranh giới rõ ràng.
Ngoài ra, người dân cũng quan tâm đến việc trong một năm qua, sự nỗ lực của nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp và cả người dân đã giữ cho được nền kinh tế ổn định. Nhưng đây là sự ổn định của một cơ thể đang bị ốm, chúng ta chỉ làm được việc giữ cho cơ thể này không bị ốm yếu hơn. Nghĩa là, làm cho cơ thể này trở nên lành mạnh, hết bệnh tật để có thể khỏe mạnh hơn thì chưa đạt được.
Cử tri cũng mong muốn Quốc hội rà soát được kế hoạch kinh tế năm 2014 và những năm sau, và đặc biệt là kế hoạch 5 năm còn lại để nền kinh tế thoát được trạng thái đình trệ hiện nay. Điều cứ nói đi nói lại, nhưng không cho phép chậm trễ hơn là sửa đổi mô hình tăng trưởng cũ phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, vốn mà chủ yếu là vốn nhà nước, lao động giá rẻ và công nghệ thấp. Cử tri chờ đợi Chính phủ đệ trình lên Quốc hội một kế hoạch hành động quyết liệt và đột phá hơn.
Hoàng Điệp thực hiện
(Tuổi trẻ)

Danlambao 23/10/2013

Thư mời tham dự phiên tòa Blogger Đinh Nhật Uy


Nguyễn Thị Kim Liên - 7 giờ 30 phút, sáng ngày 29 tháng 10 năm 2013, tòa án thành phố Tân An (tỉnh Long An) sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án của Đinh Nhật Uy tại số 116 Trương Định - Phường 1 - Thành phố Tân An - Tỉnh Long An.
Gia đình chúng tôi, Cha Mẹ, chị (Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như), em (Đinh Nguyên Kha) kính mời toàn thể Quý vị cùng đến tham dự phiên tòa để ủng hộ cho Đinh Nhật Uy và gia đình. Sự có mặt của Quý vị là niềm khích lệ không chỉ cho gia đình, cho blogger Đinh Nhật Uy mà còn là sự xiển dương quyền con người đã được luật pháp Quốc tế, luật pháp Việt Nam bảo vệ. Vì là một phiên tòa công khai, do đó tất cả mọi người đều có thể tham dự mà không ai có quyền ngăn cản…

Quyền được nói của Đinh Nhật Uy và của tất cả chúng ta


Mẹ Nấm (Danlambao)Có phải là Đinh Nhật Uy đang bị buộc tội là “lợi dụng” về một thứ “tự do dân chủ” vốn không có thật?
Đinh Nhật Uy – Chúng ta, tất cả là một. Chỉ khác ở chỗ là Uy là người sẽ ra trước vành móng ngựa vào ngày 29 tháng 10 này, còn chúng ta là những người có sẽ phải theo gót của Uy hay không là TUỲ vào nếp hành xử TUỲ TIỆN, dựa vào nội dung TUỲ TIỆN của điều 258 từ những người đang giành quyền nắm giữ “cán cân công lý”.

Tin cập nhật trước phiên toà xét xử blogger Đinh Nhật Uy – 23.10.2013


CTV Danlambao – Luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho blogger Đinh Nhật Uy trong phiên toà vào ngày 29/10/2013 tại Long An sắp tới nhận xét (*):
“Phiên tòa 29/10 xét xử Định Nhật Uy: Có lẽ đây là trận mở màn, làm điểm của Chiến dịch “258″ (thay cho chiến dịch 79, 88), ví như Đắc Tô – Tân Cảnh. Nếu trận đầu họ thắng lợi, họ sẽ làm tới với các Blogger.
Là luật sư của Đinh Nhật Uy tôi rất cần sự trợ giúp của mọi người quan tâm, nhất là giới LS để bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý.”

Indictment against Đinh Nhật Uy


THE LONG AN PEOPLE’S PROCURATORATE
THE PEOPLE’ PROCURATORATE OF TÂN AN CITY
———————-
Code number: 120/QĐ/KSĐT
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
independence – Freedom – Happiness
———————————-
Tân An, September 6, 2013
INDICTMENT
The Head of the People’s Procuratorate of Tân An City
 
Pursuant to Articles 36, 166 and 167 of the Vietnamese Criminal Procedure Code;
 
Pursuant to Decision No. 02 to institute the criminal case No. 02; Decision No. 02 by the Investigating Body under the Long An Police to initiate criminal proceedings against the accused for “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens” as stipulated by Article 258 of the Vietnamese Criminal Code;

Tin mới nhất về phiên xử Đinh Nhật Uy


Hải Huỳnh (Danlambao) – Một nguồn tin nội chính từ Long An cho hay là cuộc họp 3 bên: An Ninh – Viện Kiểm sát – Tòa án về vụ Đinh Nhật Uy đã kết thúc vào lúc 12 giờ thứ ba ngày 22.10.2013. Kết quả của phiên họp này thì Đinh Nhật Uy sẽ bị kết án 18 tháng tù. Người ta đã tính toán hết các diễn biến phiên tòa, phản ứng của luật sư và dư luận cũng như chắc chắn là Đinh Nhật Uy sẽ kháng án sơ thẩm để kết quả ở án phúc thẩm y án thì mức án 18 tháng tù giam là lựa chọn tối ưu. Phiên xử ở Long An vào ngày 29.10 đến đây có các mục tiêu:

Phán đoán vụ án Đinh Nhật Uy


Trương Duy Nhất bị bắt ngày 26/5/2013.
Phạm Viết Đào bị bắt ngày 13/6/2013.
Đinh Nhật Uy bị bắt ngày 15/6/2013.
Cà ba nhân vật trên đều bị bắt theo điều 258, thuộc chương XX – Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, Luật Hình Sự, với án cao nhất là 7 năm tù giam.
Trong giới blogger, hầu như ai cũng biết hai cái tên: Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Trong khi ông Nhất với quan điểm rõ ràng từ lâu: “không phải là blog phản động” thì ông Đào hầu như chuyên bàn chuyện “văn chương thế sự” như tôn chỉ của blog cá nhân ông.

Trần Huỳnh Duy Thức với kỷ niệm của Điếu Cày


Trần Văn Huỳnh (Danlambao) – Hôm Chủ Nhật 6/10 rồi, tôi cùng gia đình lại quày quả từ Sài Gòn đi Xuyên Mộc thăm Thức. Tình cảnh trớ trêu của những gia đình tù nhân lương tâm: người tù và người thân gia quyến sống cách xa nhau hàng trăm cây số. Thế nên mới có chuyện những người mẹ, người vợ, người con trên khắp dải đất hình chữ S này sẵn sàng bỏ cả công ăn việc làm, lặn lội nghìn trùng mặc nắng mưa, cốt để được nhìn thấy, được yên lòng, được tìm đến cái ôm lấp đầy nỗi trống vắng từ người con, người chồng, người cha thân thương. Dù chỉ là 30 phút chóng vánh, hay xót xa hơn là 5 phút trong cái chớp mắt. Bởi đơn giản đó là người thân máu mủ của chúng tôi.

Sản phụ tử vong dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến


CTV Danlambao – Theo báo cáo Tổng kết Công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện năm 2013 của Bộ Y tế, công tác chăm sóc sửa khỏe bà mẹ, trẻ em gần như không đạt được kết quả nào đáng chú ý. Đặc biệt từ khi Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lên nhậm chức từ năm 2011, các chỉ số tai biến và tử vong ở các bà mẹ sau sinh không hề giảm mà còn tăng lên nhanh chóng.
Bản báo cáo thống kê số liệu các chỉ số như: số mắc tai biến sản khoa (9 tháng đầu năm) năm 2010 là 2811, năm 2011 là 3191, đặc biệt năm 2012 là 4270, mức tăng báo động. Tỷ suất mắc tai biến sản khoa/1000 ca năm 2010 là 2,8/1000, năm 2012 là 2,7/1000, năm 2012 là 2,8/1000. Số ca tử vong mẹ là năm 2010 là 85, năm 2011 là 69, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012 đã là 86 trường hợp.

Thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người… vứt xác sông Hồng


Tiến Dũng (Kienthuc.net.vn) – Đang làm mắt, thấy khách hàng bị tắt thở, nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường không báo cáo cơ quan công an, mà mang thi thể nạn nhân vứt xuống sông Hồng phi tang.

Nho Giáo và văn minh phương Đông cùng âm mưu Hán hóa (Phần 3)


Xem lại: Phần 1, Phần 2
 
Trung Quốc có phải là cái họa của lân bang?
Đông dân nên cần thực thực phẩm và tài nguyên
Ngày nay, ngoài việc tìm cách chiếm đất của các quốc gia kế bên, Trung Quốc lại tìm cách bành trướng thêm ra biển. Nguyên nhân nào cổ võ cho sự bành trướng ngoài tính tự kiêu tự đại? Trung Hoa đông dân nhất thế giới, trong khi đó tỉ lệ diện tích canh tác tính theo đầu người đã rất giới hạn. Để có đủ thực phẩm, diện tích canh tác hay chăn nuôi phải tương đương; trong khi kỹ thuật canh nông vẫn không thay đổi. Mặc dù nội chiến liên miên qua các thời đại, số người bị chết trực tiếp cũng như  gián tiếp vì chiến tranh rất nhiều, nhưng dân số Trung Hoa vẫn không giảm. Đặc biệt là từ thời nhà Thanh, Trung Hoa tương đối ổn định, dân số tăng rất nhanh (1650: 145 triệu người,  1800: 280 triệu người), sau đó dân số vẫn tăng theo tỉ lệ này (khoảng 1.3 tỷ người ngày nay), mặc dù Trung Hoa với qui chế một con dưới chế độ Cộng sản (~1957)  đã hơi sút giảm, nhưng sau đó vẫn tăng nhanh (xin coi biểu đồ). Để giải quyết tình trạng không đủ thực phẩm và tài nguyên, chính sách bành trướng được áp dụng triệt để qua các triều đại của Trung Hoa, cũng như hiện đang xảy ra ngày nay.

Lý toét đăng đàn


Nguyên Anh (Danlambao) – Sau nhiều cuộc họp bàn tới bàn lui tốn cơm tốn gạo của nhân dân, tại cuộc họp thứ 6 quốc hội khóa XIII anh Lý Toét đã đang đàn phát biểu hai vấn đề chính, và sau nhiều ngày tháng nghiên kíu mèo vẫn hoàn mèo!
Về vấn đề đổi tên nước anh cho biết tên nước sẽ vẫn giữ nguyên xi!

Quốc hội dế mèn Tàu sớ phiêu lưu ký


Minh Dân (Danlambao) – Quốc Hội họp kỳ thứ 6 – 2013 khóa XIII, dự kiến sẽ họp cả một tháng ròng rã, thôi thì tốn kém thì tốn, nhưng chắc là giải quyết được nhiều điều dân hằng mong muốn.
Ngày khai mạc nghe các đức ông Hùng, Phúc, Dũng, Nhân, Giàu lên tiếng rất suôn sẻ, coi như khai mạc thành công. Trong lòng sân khấu trang nghiêm và hoành tráng, không có logo hình thể khẩu hiệu gì của đảng Csvn, nhưng nhìn kỹ thì trên cùng vỏ ngoài sân khấu có dòng chữ lớn “Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”, mỗi bên cánh gà là một cái slogan đỏ rất cân đối hài hòa…

Quốc gia của anh hùng!


Nguyên Anh (Danlambao) – Việt Nam là một quốc gia của anh hùng… Anh hùng nhiều đến nỗi đã có câu Đất nước ra ngõ gặp Anh Hùng!
Và nước Việt Nam cũng là quốc gia chịu đựng chiến tranh nhiều nhất từ thời cổ đại cho đến cận đại, tuy nhiên bài viết này chúng ta cùng gói gọn trong cuộc chiến tranh mà Việt Nam đã trải qua từ 1945 cho đến 1975 với hai tên đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ mà đảng đã tuyên truyền lôi kéo đại bộ phận người dân đứng lên tham gia đánh đuổi, một điều không cần thiết khi các thuộc địa bị xâm chiếm lần lượt được trao trả cho người bản xứ.

Cả nước khó khăn vẫn phải lo cho tập đoàn nhà nước


Huấn Tú (Vietnamnet) – Khá ngẫu nhiên, hàng loạt “ông lớn” nhà nước đồng loạt “trình bày” những khó khăn thậm chí sai phạm. Và càng trùng hợp hơn nó diễn ra trước kỳ họp Quốc hội khiến cho vẫn đề chưa bao giỡ cũ lại trở nên nóng.

Nhà vệ sinh “khủng”: Chỉ rút kinh nghiệm!


Tử Trực (Người lao động) – Về những sai phạm của dự án Công trình Nước sạch và Nhà vệ sinh trường học, ông Thái Văn Đồng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, lý giải là do nhà thầu làm dày hơn, tốt hơn (!).
Uy con à!
Tuần sau họ sẽ đưa con ra tòa (29-10-2013). Mẹ biết sẽ có ngày này, vì Mẹ biết rằng con không bao giờ khuất phục trước bạo quyền!
Mẹ cũng biết con luôn nhớ lời Mẹ dạy: “Làm trai cho đáng nên trai”.
Nhưng Mẹ vẫn buồn con à, Mẹ buồn vì họ không cho gia đình mình vào phòng xử án, Mẹ buồn vì qua bao nhiêu phiên tòa xét xử những người yêu nước mà tư duy của họ vẫn chỉ có vậy.
Châu Văn Thi (Danlambao)
Gửi cô Kim Liên!
Đứa con út Nguyên Kha vào tù là mất mát lớn đối với cô, sau đó trụ cột chính của gia đình là Đinh Nhật Uy phải ra tòa vì điều 258 BLHS thì con biết cô hoàn toàn suy sụp. Nhưng cô ơi, đừng buồn nhiều cô nhé! Trong một lần trò chuyện với con anh Uy đã nói rằng: việc “đi” hay “ở” của anh không quan trọng, điều anh thực sự muốn là việc đó có làm cho đất nước tiến bộ được hay không, có làm cho nhà cầm quyền phải thay đổi theo chiều hướng tốt hơn hay không?!
Nguyên Thạch (Danlambao) - Thiết nghĩ, qua dòng thời gian đã bao năm dường như những nhà đấu tranh, những chiến sĩ dân chủ, những tấm lòng vì dân vì nước đã cố trầm mình trong thầm lặng. Họ không muốn thanh minh hoặc nói nhiều về những nghĩa cử cao cả của mình một mực hiến dâng cho Quê Hương và Dân Tộc. Nghĩa cử ấy, xuất phát từ tiếng gọi của con tim, của lương tâm và trách nhiệm cùng bầu nhiệt huyết đã thôi thúc họ chẳng quản ngại hy sinh. Sự hy sinh trong thái độ thầm lặng khiêm tốn ấy, dẫu biết rằng họ vững tin “Hữu xạ tư nhiên hương”, “Vàng thật không sợ lửa” hay “Làm thiện, không cần tiếng”… Nhưng tiếc thay, thái độ cao thượng đó, ít nhiều đã bị phản ngược lại bằng những rêu rao đầy hoài nghi và oan ức từ nhiều phía.
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Khoảng 100 ngày trước đây, chắc đồng bào cả nước, công luận báo chí và truyền thông mạng chưa quên: Đã phải bức xúc, quay quắc, nhức nhối trong lòng về vụ việc sở Giáo Dục Đào Tạo/UBND tỉnh Ngãi đã làm chủ đầu tư hàng loạt công trình nhà vệ sinh trường học rất đơn giản bình thường của các cháu học sinh nhưng giá trị quyết toán cao ngất trời, lên đến hơn “nữa tỷ” cho mỗi công trình chỉ với vài chục m2. Dẫn chứng với vài bài viết chi tiết như dưới đây:

Luật sư mạng bào chữa cho Đinh Nhật Uy


LS mạng Lê Bảo Tín (Danlambao) – Tôi không được ra tòa biện hộ cho Đinh Nhật Uy vào ngày 29 tháng 10, 2013, nhưng tôi cãi cho Đinh Nhật Uy trên mạng Internet để đồng bào trong và ngoài nước thấy Đinh Nhật Uy là người vô tội phải được thả tự do gấp và bồi thường những tổn thất mà Đinh Nhật Uy đã và đang bị mất.

Ai là vua? Vua là ai?


Sinh Nguyễn Pr (Danlambao) – Có lẽ ai cũng phải đồng tình với tôi: Vua là người đứng đầu trong một đất nước, là người có quyền lực tối thượng. Thời phong kiến, quyền lực của nhà Vua rất là ghê gớm, bởi vì lúc ấy người ta quan niệm Vua là con của trời, muốn gì được nấy, bảo ai chết là phải chết “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”.

Thế lực thù địch trốn ở đâu?


Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Cụm từ “các thế lực thù địch” không biết từ bao giờ đã trở thành phổ biến trong các trang báo lề đảng tại Việt Nam hay trong vô số bài phát biểu của các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi nghe nhiều xem nhiều rồi mà mãi vẫn không sao hiểu nổi. Các thế lực thù địch mà đảng cộng sản thường hay nhắc tới đó thực ra là những ai? Họ ở đâu? Tại sao họ lại là thù địch của Việt Nam?

Tường thuật phiên tòa xử giáo dân xứ Mỹ Yên

Chuacuuthe

VRNs (23.10.2013) - Nghệ An – 12:10, Ba thanh niên Công giáo là Phước, Khang, Lượng đã được trả tự do.
11:30, Một cộng tác viên VRNs cho biết: “Anh Khang và chị Phước đang bị giam ở công an thành phố Vinh. Ngoài ra, anh Đậu Văn Lượng mặc áo trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân đang bị hỏi cung và có khoảng 5 người khác cũng bị bắt nhưng không rõ là ai. Nhóm VRNs – Vinh đang đòi công an thả người, nhưng công an đuổi họ về. Nhóm VRNs – Vinh nói rằng, công an thả người thì họ mới ra về.” Anh Đỗ Văn Lượng là người đã từng tham gia phiên xử LS Lê Quốc Quân hôm 02.10 vừa qua.
Địa chỉ công an Thành phố Vinh số 25 Lê Mao, Tp. Vinh. Điện thoại: 383840039.
10:50, Viện kiểm sát (VKS) nhân dân tại thành phố Vinh vừa đề nghị Tòa tuyên bố ông Ngô Văn Khởi bị án 7 tháng tù giam, anh Nguyễn Văn hải bị án 6 tháng tù giam. Nếu Tòa án chấp thuận đề nghị này thì đây là một bản án bất công giáng xuống đầu giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, sáng ngày hôm nay 23.10.
Trước đó theo một nguồn tin cho biết, nhà cầm quyền nói với người có trách nhiệm trong Giáo phận Vinh rằng phiên xử này chỉ hình thức, sau 10 ngày sẽ thả. nếu điều này là chính xác thì rõ ràng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Nghệ An đã tự cho mình quyền chà đạp lên pháp luật.
Điều cần nhắc lại là chính công an đã gây rối trật tự, tự tiện chặn người đi hành hương và lục soát tư trang của giáo dân, ngày 22.05, gây ra phản ứng của giáo dân chống lại những người đó. Lúc đó, những ông công an này giả dạng thường dân để nhằm phi tan hành động vi phạm pháp luật của mình, nhưng khi người dân phát hiện là công an, thì công an kéo cả hệ thống pháp luật chống lại người dân.
Đây một lần nữa chứng tỏ cho lập trường của đảng CSVN rằng ở VN là quyền lực tập trung chứ không tam quyền phân lập, là để dễ dàng thao túng công lý và tự tiện giáng phạt ai tùy ý.
Trước lúc VKS đề nghị mức án, tại bên ngoài phiên tòa, các bạn thanh niên Công giáo quan tâm đến phia tòa là Thông, Minh Khang, Phước đã bị công an bắt. Anh Thông đã được thả ra ngay sau đó, còn hai người kia vẫn đang bị giữ.
Cộng tác viên VRNs nói: “Ở ngoài tòa án, họ bắt loa ra bên ngoài để có thể nghe phiên xử. Nhưng ở bên ngoài tòa án, nghe không được vì rất ồn. Công an mặc sắc phục khoảng 200 người. Công an mặc thường phục ngồi trong các quán cà phê gần khu vực tòa án rất đông”.
Gia đình các nạn nhân đang ở nhà cầu nguyện cho thân nhân của mình.
1310239015
1310239016
09:40 Cộng tác viên VRNs cho hay: “Các camera theo dõi vẫn được treo trước tòa án, trụ sở công an TP, trên tòa nhà C7 Quang Trung và đầu đường Minh Khai (phía đầu Bưu điện tỉnh). Vòng xuyến cuối đường Minh Khai, xe máy vẫn đi vào bình thường, cấm ô tô, công an, dân phòng rất đông. Xe ô tô CA đậu bên lề đường Lê Hồng Phong, đối diện Tam giác Quỷ. Công an chặn ô tô cuối đường Minh Khai. Dân phòng khoảng 10 người ngồi đầu góc vòng xuyến Hải quan (đối diện trụ sở CA tỉnh). Dọc đường công viên Nguyễn Tất Thành (đối diện UBND tỉnh) dân phòng khoảng 15 người”.
 1310239011
 1310239012
09:15 Cảnh phía ngoài phiên tòa, vì người nhà và toàn thể người dân quyết định không đến tham dự nhằm tẩy chay phiên tòa chụp mũ, án bỏ túi của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An nên hiện các ngã đường đã lưu thông không còn bị phong tỏa như sáng sớm. Mặc dù vẫn rất nhiều công an và phương tiện cơ giới đậu quanh khu vực tòa án.
131023905

131023908
08:30, Anh Ngô Văn Hoài, con trai ông Ngô Văn Khởi cho VRNs biết: “Gia đình tôi không đến tham dự phiên tòa. Tối hôm qua [ngày 22.10.2013], cha xứ [Mỹ Yên] có nói với chúng tôi rằng hai gia đình không nhận được giấy thông báo [về ngày xử của phiên tòa ông Khởi và ông Hải] thì không nên đi. Đây là chuyện chung của giáo phận nên cùng nhau giải quyết. Chúng tôi đã vâng lời cha xứ nên không đến tham dự phiên tòa”.
07:45 Gia đình ông Nguyễn Văn Hải cho VRNs biết qua điện thoại rằng họ sẽ không đến tòa, để phản đối cách làm việc vi phạm pháp luật của Tòa án và những cơ quan liên hệ, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bà Nguyễn Thị Tuyền, vợ ông Nguyễn Văn Hải cho biết như vậy.
Bà Tuyền giải thích thêm: “Lý do Bà và người thân cũng như đồng đạo không đi tham dự là để phản đối chính quyền Tỉnh Nghệ An làm sai pháp luật. Cụ thể là không thông báo và gửi giấy mời cho bà. Bà sẽ “tẩy chay phiên xử” này bằng cách thắp nến đọc kinh tại gia. Sự phản đối “mềm” này Bà muốn nói lên cho thế giới và công luận biết”.
Bà Tuyền nói tiếp: “Tôi tin vào Công Lý và Sự Thật đến từ sự thiện chí và lương tâm của con người. Chồng Bà vô tội. Chính quyền và toà án Nghệ An hôm nay xét xử chồng bà như thế nào là việc của họ”.
Bà Tuyền xác quyết: “Tôi không hiện diện trong phiên toà với tư cách là người vợ, nhưng trong sự cầu nguyện của mình.  Tôi tin Thiên Chúa sẽ hiện diện và nâng đỡ sự khôn ngoan cho ông”. Bà gửi lời nhờ mọi người hiệp ý cầu nguyện thêm cho ông Hải.
 
131023901 
06:20 Trước cửa toà án nhân dân tỉnh Nghệ An, công an đã kéo dây vây quanh khu vực Tòa án. Đường Nguyễn Thị Minh Khai, cảnh sát giao thông đã kéo chắn nhưng chưa phong tỏa, công an sắc phục và thường phục đứng rất đông gần khu vực toà án, xe cứu thương và cứu hỏa đã được điều động, lực lượng dân phòng và công an chìm nổi đang vây quanh các quán cafe. 
Chiều hôm qua, lúc 17:00, công an đến thông báo cho gia đình anh Nguyễn Văn Hải biết sáng nay sẽ có phiên tòa xét xử người thân của họ, nhưng không có bất cứ giấy tờ xác thực  nào.
Dự kiến nhiều nhà thờ tại giáo phận Vinh sáng nay sẽ đánh chuông kêu gọi giáo dân đến nhà thờ cầu nguyện cho hai nạn nhân của vụ đàn áp giáo xứ Mỹ Yên, mà nguyên nhân ban đầu là do chính công an gây ra, hôm 22.05.2013.
1310234
Một trí thức Công giáo đang sống tại Nghệ An cho biết sáng nay giáo dân sẽ không đi dự phiên tòa. Dường như đã có thỏa thuận ngầm nào đó. Người này nói: “chúng xin âm thầm xử để thả người”. Đó là lý do phía giáo phận Vinh không hề có phản ứng nào về phiên tòa hôm nay. Tin cho biết nhà cầm quyền đã nói với Đức Cha Phụ tá là sẽ làm cho có lệ, và thả người ngay sau đó 10 ngày. Hiện nay Đức giám mục giáo phận Vinh, Phaolô Nguyễn Thái Hợp đang ở Pháp. Trong buổi nói chuyện với giáo dân Vinh tại Paris hôm 20.10. Đức cha Phaolô đã nói đến việc đối thoại, nhưng phải bảo đảm được công bằng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét