Phạm Nguyên Trường dịch
Theo lời bộ trưởng quốc
phòng Mỹ, Ashton Carter, cuộc chiến chống “nhà nước Hồi giáo” gồm chữ ba “R”: Tấn
công căn cứ của IS ở Raqqa (Syria), thành phố Ramadi (Iraq) và những cuộc độ
kích (Raids). Tuy nhiên, quan trọng là phái tránh đối đầu với Nga (Russia), vì
vậy mà cuộc chiến sẽ phụ thuộc vào bốn “R”.
Trong hội thảo bàn tròn nói
về quan hệ Nga-Mỹ, tôi đã nói chuyện với các chuyên gia về những vấn đề của nước
Nga và họ đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện thú vị. Theo một giáo sư đại học, sau
cái chết đầy bạo lực của nhà lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi, tổng thống Putin càng
mất niềm tin đối với phương Tây. Lúc đó, Putin đang là thủ tướng và không thể đưa
ra những quyết định cuối cùng về vấn đề ngoại giao. Có người nói rằng hành động
của tổng thống Medvedev đã làm ông tức giận.
Các nước phương Tây đã tham
gia vào cuộc nội chiến ở Libya, theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nga từ chối bỏ phiếu, nhưng không sử dụng quyền phủ quyết của mình. Vì vậy,
Putin đã chỉ trích tổng thống Medvedev. Tôi không biết rằng, Putin đã thật sự nổi
điên.
Có thể hiểu được phản ứng của
ông. Sau khi chết, xác của Gaddafi đã bị người ta đá vào và kéo lê trên đường
phố, có người còn gọi ông ta là chó. Mặc dù, thực tế là trong thế giới, Arab có
nhiều người yêu chó, nhưng không hiểu sao người ta vẫn coi chó là con vật bẩn
thỉu. Nếu trong lúc cãi nhau mà bị gọi là chó thì chắc chắn sau đó người ta sẽ
lao vào đánh nhau. Người ta nói rằng nhà tiên tri Muhammad đã trốn kẻ thù khi
chó sủa, nhưng không thấy bằng chứng khẳng định chuyện này.
Có lẽ số phận khắc nghiệt của
Gaddafi đã làm Putin lo lắng, vì vậy mà ông ta đã phản ứng sau khi nghe thượng
nghị sĩ Mỹ, John McCain, nói rằng “Sau Gaddafi sẽ là Putin” bằng những lời lẽ
quyết liệt: “Sau khi bị bắt làm thu binh ở Việt Nam thì người nào cũng trở
thành thần kinh hết”. Có lẽ, trong đáy sâu tâm hồn, ông ta tin rằng Gaddafi đã phạm
quá nhiều sai lầm.
Tôi không nghĩ rằng Putin sẽ
lặp lại số phận của Gaddafi, nhưng họ có điều gì đó giống nhau. Trung cuốn Sách Xanh (Green Book), Gaddafi viết rằng,
ứng viên thu được 51% phiếu là nhà độc tài, đủ sứ đè bẹp ý kiến của ứng viên
chỉ thu được 49% phiếu bầu. Ông ta cho rằng hệ thống dân chủ trực tiếp - trong
đó quyết định được chính các công dân đưa ra, chấp nhận và thực hiện – là hệ thống
đúng đắn. Tôi đã từng thấy những cuộc họp như thế ở Libya, nhưng không thể nói
rằng việc trao đổi quan điểm và thông qua quyết định đã diễn ra một cách công bằng.
Tôi nghĩ rằng đấy chỉ là công cụ cho chế độ độc tài của Gaddafi mà thôi.
Nhằm gia tăng số người ủng hộ,
Putin tuyên bố về sức mạnh của nước Nga. Ngoài ra, đặc điểm khác người của ông
ta là sử dụng những kỹ thuật đã được thử nghiệm ở Ukraine, ví dụ, đưa quân không
đeo phù hiệu riêng vào Crimea. Mặc dù mọi người đều biết rằng đấy là quân Nga.
Đôi khi hành động của tổng thống Nga làm người ta nhớ tới những bài phát biểu với
tinh thần bài Mỹ - đầy ảo tưởng về sự vĩ đại và tàn bạo - của Gaddafi.
Lòng thù hận thù của Putin đối
với khái niệm về sự chuyển giao quyền lực có thể là phản đề của chính sách “thay
đổi chế độ” của chính quyền Bush. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga còn lo lắng về việc
bảo vệ vị trí của mình. Ông lo ngại rằng nếu chính quyền Assad sụp đổ thì làn
sóng sụp đổ có thể lan đến cả nước Nga. Trong trường hợp này, tốt nhất, Putin nên
hợp tác với phương Tây nhằm đẩy nhanh việc phế truất Bashar al-Assad. Nói cách
khác, chữ “R”, bắt đầu của từ “Rapprochement” (nối lại quan hệ hữu hảo) có vai
trò đặc biệt quan trọng.
Tờ Mainichi Shimbun (Nhật)
Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20151211/234768458.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét