- Phủi tay, lẩn trốn và bao biện (RFA) - Lấy tiền ngân sách tức là tiền thuế của dân, vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng và phát triển đất nước, vừa được tiếng thơm là làm đất nước thay đổi, nhưng cũng là cơ hội bằng vàng để các quan chức rút ruột công trình bỏ túi riêng.
- Kể từ hội nghị Thành Đô, Trung Quốc chi phối Việt Nam (RFI) - Một tài liệu gọi là « Tài liệu truyên truyền nội bộ về cuộc gặp cấp cao Việt Nam – Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9/1990 », được cho là của ban tuyên huấn trung ương Đảng phổ biến xuống các chi bộ, hiện đang được lưu hành trên mạng. Tài liệu này phản bác thông tin cho rằng tại hội nghị đó, Việt Nam đã chấp nhận sẽ trở thành một khu tự trị của Trung Quốc vào năm 2020, cũng như bác bỏ thông tin về việc Trung Quốc gây sức ép lên Việt Nam về nhân sự lãnh đạo.
- Đảng giải thích Hội nghị Thành Đô? (BBC) - Ban Tuyên giáo được cho là lưu hành văn bản bác bỏ ‘Việt Nam đồng ý làm khu tự trị của Trung Quốc’ ở Hội nghị Thành Đô.
- Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô' (BBC) - Trích đoạn hồi ký của cựu Thứ trưởng Trần Quang Cơ về những gì xảy ra sau Hội nghị Thành Đô 1990 giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- 'Tôi muốn lãnh đạo trả lời không có' (BBC) - Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói về việc tại sao Đảng không công khai giải thích về Hội nghị Thành Đô.
- Nợ công VN sắp 'vượt ngưỡng an toàn' (BBC) - Quốc hội Việt Nam vừa thông báo nợ công sắp vượt trần, trong lúc giới chuyên gia cảnh báo mối nguy tiềm ẩn từ khối doanh nghiệp nhà nước.
- Nợ công chưa tính doanh nghiệp nhà nước (BBC) - Tiến sỹ kinh tế Phạm Thế Anh cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn từ việc không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước vào thống kê nợ công.
- Nhật Bản tìm thuyền viên Việt mất tích (BBC) - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản được nói đang tìm kiếm sáu thuyền viên người Việt của tàu cá Đài Loan mất tích từ hôm 11/10.
- Cảnh sát Hong Kong tiếp tục dỡ rào chắn (BBC) - Cảnh sát Hong Kong dùng cưa và kìm cộng lực để dỡ bỏ rào chắn mà người biểu tình vì dân chủ dựng gần trụ sở chính quyền.
- Lãnh tụ Bắc Triều Tiên chống gậy tái xuất hiện (VOA) - Hãng thông tấn Trung ương đã cho đăng một số bức hình cho thấy lãnh tụ Kim Jong Un tươi cười với một cây gậy màu đen mà ông cầm bằng tay trái
- 12 người bị án tử hình ở Tân Cương (BBC) - Tòa án Trung Quốc tại vùng Tân Cương tuyên án tử hình 12 người vì vụ tấn công làm chết gần 100 người hồi tháng Bảy.
- Phe người Kurd 'tái chiếm đồi ở Kobane' (BBC) - Các tay súng người Kurd chống lại IS nói họ đã tái chiếm ngọn đồi quan trọng ở Kobane.
- Đoàn Luật sư TP. HCM có lãnh đạo mới (BBC) - Sau tranh cãi quanh ông Nguyễn Đăng Trừng, Đoàn luật sư lớn nhất cả nước nay có tân chủ nhiệm, ông Nguyễn Văn Trung.
- Việt Nam 'ở thế khó xử với Trung Quốc' (BBC) - Một tác giả sách về Biển Đông nói Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
- Sau đường băng quân sự ở Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ làm gì (BaoMoi) - Đường băng quân sự sẽ kéo theo các công trình hỗ trợ máy bay chiến đấu mà Trung Quốc có thể đưa ra Hoàng Sa, tạo nên một quân cờ mới trong ván bài ở Biển Đông. Nhưng các chuyên gia cho rằng ván bài này không dễ chơi.
- Việt Nam sẽ có TPP? (VOA) - TPP được coi là một cơ hội tuyệt vời giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đặc biệt trong thời điểm này khi Việt Nam đang rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn về kinh tế vào Trung Quốc
- Việt Nam và Châu Âu đồng ý sớm đúc kết hiệp định tự do thương mại (RFI) - Trong khuôn khổ vòng công du Châu Âu, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Manuel Barroso ngày 13/10/2014 tại Bỉ. Hà Nội và Bruxelles đồng ý đẩy mạnh các cuộc thương thuyết về một hiệp định tự do mậu dịch song phương để có thể ký kết trong "một vài tháng tới".
- EU, Việt Nam mong sớm hoàn tất thỏa thuận thương mại tự do (VOA) - EU và Việt Nam muốn thỏa thuận này là một thỏa thuận hiện đại, toàn diện và cân bằng, hỗ trợ nền kinh tế của cả hai bên
- Ebola tại Mỹ : nạn nhân là một y tá gốc Việt (RFI) - Sau vụ Nina Phạm, nữ y tá 26 tuổi, thuộc bệnh viện ở Texas bị bệnh nhân sốt xuất huyết Ebola từ Liberia, giới chức y tế Hoa Kỳ phải lên tiếng xin lỗi và nhìn nhận có sai sót trong thủ tục phòng bệnh truyền nhiễm. Nghiệp đoàn y tá đòi hỏi phải có biện pháp mới bảo vệ nhân viên chăm sóc, tiếp cận bệnh nhân Ebola.
- Sức khỏe Nina Phạm tiến triển tốt (RFA) - Cô y tá Nina Phạm cho biết sức khỏe đang tiến triển
- Tổng thống Mỹ chỉ thị điều tra trường hợp Nina Phạm (RFA) - Các viên chức Nhà Trắng cũng nói rằng hôm qua khi gặp Bà Bộ Trưởng Y Tế Xã Hội Syvia Burwell và Giám Đốc Cơ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh là Bác Sĩ Tom Frieden, Tổng Thống Obama đã chỉ thị phải cấp tốc mở cuộc điều tra để tìm hiểu nguyên do tại sao một nữ y tá làm việc cho bệnh viện ở Dallas lại bị lây nhiễm khi chăm sóc cho người bị bệnh.
- Nina Phạm là ai? (RFA) - Nina Phạm, cô y tá trẻ tuổi, được bạn bè và gia đình mô tả là người có tấm lòng quên mình vì người khác, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ.
- Nhân viên y tế Liên Hiệp Quốc tử vong vì Ebola (VOA) - Một nhân viên y tế Liên Hiệp Quốc bị nhiễm Ebola trong khi đang làm việc ở Liberia đã qua đời tại một bệnh viện Đức
- Chính phủ Anh bị chỉ trích 'thiếu kiên quyết' chống Ebola (VOA) - Các chuyên gia y tế cho rằng có phần chắc sẽ xuất hiện những ca bệnh Ebola ở Anh trong thời gian tới đây vì là nước có khối dân gốc Tây Phi rất đông
- TT Obama kêu gọi có biện pháp mạnh mẽ hơn chống Ebola (VOA) - Tổng thống Obama đồng ý về sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp và hành động nhanh chóng hơn để hỗ trợ cho Tây Phi ngăn dịch Ebola ngay tại nơi xuất phát
- Lãnh đạo Mỹ- Pháp- LHQ thảo luận về Ebola (RFA) - Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã gọi điện thoại nói chuyện với ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon và Tổng Thống Pháp Francois Holland về những điểm cộng đồng quốc tế cần phả
- Việt Nam giám sát cửa khẩu, phòng Ebola (RFA) - Trước diễn biến rất phức tạp của tình hình Ebola trên thế giới, Bộ Y Tế Việt Nam cho biết sẽ giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu và cộng đồng đối với hành khách đi từ 6 quốc gia: Guinea, Liberia, Sierra Leone, Nigeria, Senegal và Congo.
- Campuchia: Ba người buôn gỗ lậu bị kết tội giết người (RFA) - Ba nghi phạm buôn gỗ lậu người Campuchia hôm qua đã bị kết tội giết một nhà báo điều tra về hoạt động buôn gỗ lậu ở quốc gia này.
- Hồng Kông : Sự hóa thân mới nhất của phong trào Occupy (RFI) - Hồng Kông vẫn là chủ đề thời sự Châu Á nóng trên một số tờ báo lớn của Pháp hôm nay 14/10/2014. Để dập tắt phong trào biểu tình, Bắc Kinh dường như không ngần ngại sử dụng mafia để « quấy rối » người biểu tình.
- Hồng Kông dùng chùy và cưa máy dẹp biểu tình (RFI) - Ngày 14/10/2014 chính quyền Hồng Kông cố gắng giải tỏa một trong các trục giao thông bị phong trào dân chủ chiếm đóng. Võ trang chùy sắt và cưa máy, từng nhóm cảnh sát dọn dẹp chướng ngại vật, mà người biểu tình củng cố trong đêm qua.
- Hồng Kông: cảnh sát tiếp tục gỡ rào cản (RFA) - Nhiều người cho rằng việc làm này chứng tỏ chính quyền đặc khu không còn e ngại như trước, vì số người tham gia biểu tình trong vài ngày qua đã giảm bớt, và chỉ đông trở lại trong những ngày cuối tuần.
- Dân chủ Hồng Kông nẩy mầm tại Trung Quốc (RFI) - Phong trào dân chủ Hồng Kông chống chính sách áp đặt của Bắc Kinh bước vào tuần lễ thứ ba. Đụng phải thái độ không khoan nhượng của Trung Quốc và gặp sự chống đối của một bộ phận doanh nhân Hồng Kông do buôn bán trì trệ, phong trào « hoa Dù » có nguy cơ mất trớn như tính toán của chính quyền. Tuy nhiên, hạt giống dân chủ của Hồng Kông đã lan đến Hoa lục. Phản ứng trấn áp của Bắc Kinh biểu lộ tâm lý bất an.
- Sự kiện Hong Kong làm Đài Loan cảnh giác TQ (BBC) - Trước những diễn biến ở Hong Kong, phong trào chống Trung Quốc ở Đài Loan lại dâng cao.
- Bài học cho U19 Trung Quốc (BBC) - U19 Việt Nam đã có trận thi đấu tốt trước Trung Quốc vì 'tâm lý thoải mái'.
- Thủ tướng Úc thách đấu với Tổng thống Nga (RFA) - Thủ tướng Tony Abbot cho biết ông có ý định gặp gỡ tay đôi với ông Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới tại Brisbane... Hôm thứ hai Thủ tướng Abbot nói với báo chí ông sẽ "húc thẳng vào ông Putin", từ ngữ của môn football Úc về động tác dùng vai húc trực diện để đẩy bật ngửa đối thủ trên sân cỏ.
- Tổng thống Mỹ họp về ISIS với 22 bộ trưởng quốc phòng (RFA) - Trong số những nước tham dự hội nghị có Ả Rập Xê Út, Qatar, Ai Cập và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thuộc Trung Đông, và những đồng minh của Hoa Kỳ trong khối NATO như Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Chính khách Nhật Bản lại viếng đền Yasukuni (RFI) - Trong một cử chỉ công khai thách thức Bắc Kinh và Seoul, hàng chục chính khách Nhật Bản, trong đó có thể có cả các thành viên nội các Shinzo Abe, đã loan báo ý định đến viếng đền tử sĩ Yasukuni tại Tokyo vào ngày 17/10/2014 . Đến này bị Trung Quốc và Hàn Quốc xem là biểu tượng quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
- Ông chủ Facebook thăm Indonesia (BBC) - Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg thăm Indonesia nơi hơn 60 triệu người dùng mạng xã hội Facebook.
- Cuộc thi ảnh Thành thị 2014 (BBC) - Cuộc thi ảnh Thành thị trong đó nhiếp ảnh gia người Việt đoạt giải Khu vực Châu Á Thái Bình Dương với ảnh thợ vá lưới ở Bạc Liêu.
- Bolivia : Tổng thống Morales tái đắc cử nhiệm kỳ 3 (RFI) - Theo kết quả không chính thức công bố ngày 13/10, ông Morales đã giành được thắng lợi với 61% số phiếu. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ 5 năm mới vào ngày 22 tháng 1 năm 2015. Đúng như dự đoán, Tổng thống Bolivia mãn nhiệm, ông Evo Morales đã lại chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm Chủ nhật 12/10/2014.
- Litva thành lập lực lượng phản ứng nhanh (RFI) - Lo ngại trước chính sách thôn tính của Nga, Litva thành lập một lực lượng phản ứng nhanh để đối phó với những mối đe dọa mới về an ninh nẩy sinh từ cuộc khủng hoảng Ukraina.8E02C390-DE35-4A1A-8137-E87797E92EF6
- Hạ viện Anh công nhận Nhà nước Palestine (RFI) - Trong một phiên họp ngày 13/10/2014, các dân biểu Anh Quốc đã bỏ phiếu thông qua một kiến nghị yêu cầu Luân Đôn công nhận Nhà nước Palestine. Khuyến nghi này chỉ có giá trị biểu tượng vì chính phủ của Thủ tướng David Cameron sẽ không bị bắt buộc phải làm theo.
- Hiệp định khí đốt Nga -Trung Quốc (RFI) - Ngày 13/10/2014, Nga và Trung Quốc đã ký một hiệp định giữa hai chính phủ về việc cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc và thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác song phương, trong bối cảnh Matxcơva thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh.
- Các xưởng may tại Bangladesh vẫn chưa an toàn (RFA) - Vẫn còn rất nhiều vấn đề về an toàn đối với tất cả các xưởng may tại Bangladesh là kết luận của các chuyên gia giám sát về chất lượng an toàn của các xưởng may ở quốc gia này sau sự cố sập xưởng may năm ngoái.
- Báo Đức: Quan hệ Việt Nam-EU sẽ tiếp tục được mở rộng (BaoMoi) - Trước thềm chuyến thăm chính thức CHLB Đức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một số báo của Đức ngày 13/10 đã đưa tin về chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó đề cập một số nội dung chính trong chuyến công du này.
- Một lính Mỹ bị nghi giết người ở Philippines (RFA) - AFP dẫn nguồn tin từ giới chức quân đội Hoa Kỳ cho biết binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ, đã bị bắt giữ để điều tra vì có liên quan trực tiếp đến cái chết của nhân vật có tên Jeffrey Laude, hay còn được gọi là Jennifer, 26 tuổi.
- Người Indonesia đánh bom tự sát tại Iraq (RFA) - Tin này được loan truyền khá rộng rãi trên các trang mạng xã hội của những nhóm Hồi Giáo cực đoan, kèm theo hình ảnh của người này trước khi lái chiếc xe chở đầy bom đâm vào một căn cứ quân sự của Iraq ở tỉnh Tikrit.
- Động đất mạnh ngoài khơi bờ biển El Salvador (VOA) - Ít nhất 1 người thiệt mạng sau trận động đất có cường độ mạnh xảy ra tại vùng duyên hải El Salvador chiều tối hôm qua
- Iran bày tỏ lạc quan trước các cuộc đàm phán hạt nhân (VOA) - Iran chuẩn bị tham gia một vòng thương thuyết mới với Mỹ và Châu Âu giữa lúc Tổng Thống Iran bày tỏ tự tin vào khả năng đạt dược một sự giàn xếp trước tháng tới
- Mưa lớn đổ xuống miền đông Ấn Độ sau trận bão chết người (VOA) - Một trận bão lớn làm thiệt mạng ít nhất 24 người khi quét qua miền đông Ấn Độ, đang tiếp tục trút mưa xuống nước này, sau khi trở thành một cơn áp thấp nhiệt đới
- Thổ Nhĩ Kỳ ném bom các mục tiêu PKK tại Hakkari (VOA) - Truyền thông tường thuật rằng các chiến đấu cơ của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom các phần tử đòi ly khai PKK ở khu vực đông nam nước này
- Quốc hội Ukraine chuẩn thuận Bộ trưởng Quốc phòng mới (VOA) - Quốc hội Ukraine đã chuẩn thuận Bộ trưởng Quốc phòng mới. Đây là lần thay đổi nhân sự lãnh đạo thứ tư kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3
- 2 người chết, 1 người mất tích vì bão Vongfong ở Nhật Bản (VOA) - Bão Vongfong đã giảm cường độ và đang rời Nhật Bản, sau khi giết chết ít nhất 2 người, và làm 1 người mất tích
- Video: Tàu đổ bộ Mỹ tập trận với quân đội Philippines trên Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Trong khuôn khổ cuộc diễn tập PHIBLEX 15 này Mỹ và Philippines đã tiến hành kịch bản đổ bộ liên hợp.
- Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Bỉ, EU (BaoMoi) - Chiều 14/10 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam rời thủ đô Brussels, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (từ 12-14/10), lên đường đi thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức.
- Mỹ buộc phải can thiệp vì TQ muốn "dạy bài học" cho láng giềng? (BaoMoi) - (GDVN) - Dựa vào thực lực quân sự mạnh, TQ đang gia tăng mạnh mẽ hơn các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cho Mỹ buộc phải can thiệp.
- CLB hưu trí huyện Mê Linh, TP Hà Nội tổ chức nghe thời sự (BaoMoi) - Nhân kỉ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô, sáng 9/10/2014, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa đã về thăm và nói chuyện thời sự với gần 200 hội viên CLB hưu trí huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Tuy số lượng đông, nhưng mọi người rất chăm chú lắng nghe thông báo những nét cơ bản về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; vấn đề Biển Đông; âm mưu thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc, việc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang “phát triển nhanh – hiểm họa lớn”; tình hình quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
- Hoàn Cầu: "Việt Nam lo ngại kho vũ khí TQ bố trí trái phép ở Hoàng Sa" (BaoMoi) - (GDVN) - Do ngày càng không tin vào mưu đồ bành trướng của TQ ở Biển Đông như chứa kho vũ khí ở Hoàng Sa, Việt Nam gia tăng quan hệ với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản...
- Tình biển: Hiệp sĩ biển Đông (BaoMoi) - Nhận được thông tin tàu bạn gặp nạn, họ dừng công việc đánh cá, thậm chí bỏ chuyến đi để lai dắt tàu bạn vào bờ. Mỗi lần như vậy lỗ cả trăm triệu đồng, ấy vậy mà họ chẳng đắn đo đi cứu tàu gặp nạn./ Vay tiền tỷ không lãi
- Tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh (BaoMoi) - Theo Tờ trình của Chính phủ, trong tổng số 14 chỉ tiêu Quốc hội đề ra theo Kế hoạch năm 2014, dự báo có 13 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và vượt, chiếm 93% tổng số chỉ tiêu kế hoạch, có một chỉ tiêu không đạt là “tỉ lệ lao động qua đào tạo”.
- Cơ quan Trung ương Hội NCT Việt Nam: Thông tin thời sự về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 13/10, tại Cơ quan Trung ương Hội NCT Việt Nam, Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội tổ chức thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên về tình hình Biển Đông; quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an phân tích rõ vì sao Trung Quốc bất chấp đạo lí, pháp lí xâm chiếm Biển Đông; vạch trần bộ mặt bành trướng đại Hán với âm mưu xâm lược hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm biến nơi đây thành địa chính trị, kinh tế và địa chiến lược của Trung Quốc; khẳng định cơ sở pháp lí quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam… Giúp cán bộ, công nhân viên hiểu rõ hơn về tình hình biển đảo hiện nay; đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác; tăng cường đoàn kết ủng hộ các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
- Việt Nam - EU nỗ lực hoàn tất hiệp định thương mại tự do (BaoMoi) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu vừa nhất trí hai bên cần thúc đẩy tiến trình nhằm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) trong vài tháng tới.
- The Atlantic: Trung Quốc muốn giết gà dọa khỉ ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Ngày nay Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực đang tìm cách chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
- Việt Nam - Bỉ tăng cường hợp tác thương mại (BaoMoi) - Chiều 13.10 (theo giờ Hà Nội), lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được tổ chức trọng thể tại lâu đài Egmont, Vương quốc Bỉ. Sau lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel.
- Khai quật những con tàu cổ tại Quảng Ngãi: “Con đường tơ lụa” trên biển Đông (BaoMoi) - Các nhà khảo cổ học dưới nước vừa phát hiện các mảnh vỡ gốm sứ và các phiến đá cổ ở vùng biển đảo Bé (Lý Sơn, Quảng Ngãi) được cho là dấu tích của hai con tàu cổ đắm nằm lại ở vùng biển này.
- “Tàu sân bay không thể chìm” của Trung Quốc trên biển Đông (BaoMoi) - TP - Việc Trung Quốc cải tạo các bãi đá, xây dựng đảo nhân tạo, xây đường băng sân bay ở biển Đông có thể gây ra mối đe dọa với tất cả các nước trong khu vực, trang tin Đài Loan Want China Times dẫn nhận định của tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada).
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với Bỉ và EU (BaoMoi) - Chiều 12-10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Brussels, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ theo lời mời của Thủ tướng Bỉ Charles Michel.
Hà Sĩ Phu - Hiến kế diệt Chuột
(Tiếp lời nhà báo Phạm Chí Dũng) (1)
Lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dấy lên một cuộc hội luận về “Quan hệ giữa việc đánh chuột và bảo vệ chiếc bình quý”. Tôi lấy làm mừng vì chiếc bình quý này cũng chính là chiếc bình…phong mà chúng ta đã nhiều lần nhắc tới! Lời nói tận đáy lòng của ông Tổng bí thư đã dẫn chúng ta đến chỗ cần phải đến.
Nhiều bài tham luận khắp nơi, trong và ngoài nước gộp lại, đã làm sáng
tỏ được 2 điều: thực tiễn nước ta hiện nay không có Bình nào là bình
“quý” cả , vì Bình chẳng những là nơi ẩn nấp của Chuột mà còn là nơi
sinh ra Chuột. Cuối cùng thì chính Bình còn tệ hại hơn Chuột, Bình mới
là cái cần diệt trước rồi mới diệt được Chuột.
Tác giả Nguyễn Huy Canh (2) kết luận “Tham nhũng ở VN, nó được sinh ra từ chế độ đảng trị-toàn trị”
(và chế độ này đang được đại diện bởi Bộ Chính trị mả Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu, giữ ổn định cho “cái bình quý” chính
là giữ ổn định ghế cho bộ phận đầu não này thôi ! HSP). Nhà báo Phạm
Chí Dũng cũng chính thức nêu câu hỏi “nhiều đảng viên cao cấp lão thành đã tranh luận công khai về việc chỉ cần “diệt chuột” hay nên “đập bình” để xóa đi làm lại tất cả”?. Và như để giải đáp luôn, phải đập bình làm lại từ gốc là duy nhất đúng, ông đã thách thức “Hãy chờ xem những người bên đảng có dám đứng thẳng để “đập bình diệt chuột” hay không”?
Đến đây, xin được nối tiếp câu chuyện bằng những suy nghĩ riêng mà bấy lâu nay tôi đã từng bước đề cập.
Muốn đánh “địch” phải nhận diện địch cho rõ (địch chẳng qua là yếu tố
cản bước tiến của dân tộc thôi, không phải kẻ thù) . Ta vừa nói “địch” ở
đây là cả Chuột lẫn Bình, nhưng Chuột là những ai, và Bình là những
ai?
Không phải ngẫu nhiên mà cả Hồ Chí Minh và các hậu duệ như ông Nguyễn
Phú Trọng đều đề cao danh ngôn “đánh chuột phải cẩn thận, kẻo vỡ cái
bình quý”. Giữ BÌNH đây chính là giữ cho mình (3) (4). “Mình” ở đây không chỉ là các cá nhân rời rạc mà là toàn bộ cái hệ thống
chính trị Mác-xít đã mắc “lỗi hệ thống”, hệ thống các vua tập thể mà
các Tổng bí thư luôn là người đại diện cao nhất, tức cái hệ thống độc
đảng toàn trị, lấy chủ nghĩa Mác-Lê và Hồ Chí Minh làm kim chi nam và
làm chỗ dựa không gì thay thế được.
Nếu BÌNH đã là cả một hệ thống như vậy thì CHUỘT cũng là một hệ thống
khổng lồ không kém. Đối với nhân dân Việt Nam hiện nay thì lũ CHUỘT tàn
phá đất nước phải gồm cả 3 loại: tham nhũng, phát xít đàn áp dân và bọn bán nước cầu vinh, mà gộp chung lại là giặc NỘI XÂM. Như vậy thì một bộ phận không nhỏ của BÌNH cũng chính là CHUỘT rồi.
Quan hệ giữa tập đoàn BÌNH và tập đoàn CHUỘT rõ là quan hệ gắn bó tương sinh, tương dưỡng, bởi đã có định luật bất di bất dịch: Quyền lực tuyệt đối thì Tham nhũng tuyệt đối! Nói cái BÌNH đẻ ra CHUỘT là vì vậy.
BÌNH chẳng những che chở cho CHUỘT mà từng bộ phận cũng biến thành
CHUỘT luôn (về cả hai mặt tham nhũng kinh tế và bán rẻ chủ quyền đất
nước), ngược lại CHUỘT cũng phải nhẩy vào BÌNH chiếm lấy quyền cho chắc
ăn. Cứ thế BÌNH và CHUỘT ngày càng hòa trộn, rất khó tách biệt, dẫu có
giận nhau vì ăn chia không đều nhưng cuối cùng vẫn phải đứng chung
trong một chiến hào, sau một cái BÌNH… PHONG chung là Mác-Lê và Hồ Chí
Minh. Cái BÌNH PHONG ấy mới là cái BÌNH lớn nhất mà cả BÌNH và
CHUỘT đều phải giữ cho kỳ được. BÌNH PHONG còn thì tất cả còn, BÌNH
PHONG mất thì cả BÌNH lẫn CHUỘT cũng mất!.
Khi cả hai tập đoàn CHUỘT và BÌNH đều quá khổng lồ, lại dựa vào nhau
thì sức mạnh nào có thể chống trực tiếp? Bao lâu nay đảng thì hô chống
tham nhũng, những người dân chủ thì hô chống độc tài nhưng kết quả chưa
được bao nhiêu chính là vì thế.
Nhưng “thiên bất dung gian”, người khổng lồ nào, nhất là khổng lồ gian
dối, tất cũng có “gót chân Achilles”. Gót chân Achilles của tập những
đoàn cướp ngày là bắt buộc phải có quyền tuyệt đối, có con dấu, dựa
trên một danh nghĩa, một điểm tựa tiền định, như một tiền đề mặc nhiên
không cần chứng minh, không cần và không được phép dựng phản đề. Đó
chính là cái bàn thờ, là cái BÌNH PHONG Mác-Lê-Hồ, mà trong ba ngôi đó
thì Mác và Lê đã lu mờ dần về vị trí thứ yếu. Cái gì mà đối phương cố
sống cố chết giữ cho bằng được, như một thứ bất biến được sử dụng để
ứng vạn biến thì đó chính là cái gót chân Achilles của họ. Rất dễ nhận
ra gót chân Achilles ở đây là cái BÌNH PHONG đã được thần thánh hóa mà
toàn dân phải quỳ lạy.
Vậy xin tiếp lời nhà báo TS Phạm Chí Dũng, muốn “đập cả cái bình (vĩ đại) và diệt lũ chuột (khổng lồ)” không còn cách nào khác là phải làm đổ cho được cái BÌNH PHONG đang bao trùm và che chắn cho cả hai “kẻ địch” ấy. Cứ đổ cái BÌNH PHONG là cả CHUỘT lẫn BÌNH đều phải chường cái MẶT THẬT trước thanh thiên bạch nhật, cả hai sẽ mất hết nội lực, bài bản cướp ngày bị cháy vở ngay, hàng ngũ CHUỘT sẽ tan rã trong nháy mắt, sẽ chạy mất giép nếu không muốn đầu hàng trước SỰ THẬT mà trở về với nhân dân, làm ăn lương thiện! Chẳng tin cứ thử mà xem!
Khi cái BÌNH PHONG đã thành lá chắn vạn năng, thành pháo đài bất
khả xâm phạm của cả BÌNH và CHUỘT thì trước mắt vì sự tồn vong của dân
tộc, hãy cất cái BÌNH PHONG ấy đi, tạm xếp vào viện bảo tàng để hạ hồi
phân giải, mặc dù tư liệu hiện nay kể cũng đã khá phong phú.
Tất nhiên cả BÌNH và CHUỘT đều không chấp nhận từ bỏ nơi ẩn nấp này, sẽ
tìm mọi cách giữ cho BÌNH…PHONG khỏi vỡ. Nhưng kỷ nguyên của thông tin
và sự thật sẽ cho lẽ phải một sức mạnh hơn bom nguyên tử.
Cuối cùng, thái độ đối với cái BÌNH PHONG HCM ấy chính là thước đo cả
TRÍ, cả TÂM và hiệu quả thực tế của bất cứ một phác đồ điều trị nào nếu
muốn “lành mạnh hóa” xã hội để giải phóng nhân dân và đất nước vậy.
12-10-2014
-------------------------
(1) Phạm Chí Dũng- TỔNG BÍ THƯcó dám đập bình diệt chuột: http://www.ijavn.org/2014/10/tbt-trong-co-dam-ap-binh-diet-chuot.html
(1) Phạm Chí Dũng- TỔNG BÍ THƯcó dám đập bình diệt chuột: http://www.ijavn.org/2014/10/tbt-trong-co-dam-ap-binh-diet-chuot.html
(2) Nguyễn Huy Canh- Ném chuột sợ vỡ bình, buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: http://www.ijavn.org/2014/10/nem-chuot-so-vo-binh-buon-thay-tong-bi.html
(3) Nguyễn Tiến Trung- Đánh chuột giữ bình hay gữ mình: http://danquyenvn.blogspot.nl/2014/10/anh-chuot-giu-binh-hay-giu-minh.html#more
(4) Cánh cò- Bình là ông mà chuột cũng ông: http://bs.info/2014/10/09/3022-binh-la-ong-ma-chuot-cung-ong/#more-134580
(Bauxitevn)
(Bauxitevn)
TBT Trọng có dám “đập bình diệt chuột”?
Giới về hưu và đặc biệt tầng lớp cách mạng lão thành ở Việt Nam - với
không ít người còn trung trinh với quá khứ oanh liệt của đảng - chắc
chắn không thể hài lòng với tâm thế “đập chuột sợ vỡ bình” của Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng.
“Anh hùng thời nội chiến”
“Anh hùng thời nội chiến”
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. |
Phát ngôn “chuột và bình” giống như lời tự sự của ông Trọng mới đây
trước cử tri Hà Nội là cử chỉ mới nhất báo trước cuộc chiến chống tham
nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam rất có thể sẽ không đi đến đâu.
Vào năm ngoái, ông Trọng còn tỏ ra cứng cáp hơn với vài lần tuyên ngôn răn đe về những đối tượng “ăn của dân không chừa thứ gì” - nói theo từ ngữ của bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước.
Vào năm ngoái, ông Trọng còn tỏ ra cứng cáp hơn với vài lần tuyên ngôn răn đe về những đối tượng “ăn của dân không chừa thứ gì” - nói theo từ ngữ của bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước.
Còn năm trước nữa - 2012, người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam dường
như được khích lệ bởi sự kiện tấm màn Bạc Hy Lai bị rũ bỏ ở Trung Quốc.
Nhưng rốt cuộc, năm đó đã kết thúc với việc rơi lệ của Tổng bí thư trước
nụ cười bí ẩn của các nhóm lợi ích.
Nửa đầu năm 2014 đã trôi qua cũng như những năm dĩ vãng, nghĩa là không
để lại ấn tượng gì. Thậm chí ngay cả công cuộc kê khai tài sản quan
chức, vốn đã có thâm niên hơn 10 năm từ ngày khai sinh chủ trương này,
cũng chỉ đem lại kết quả như một kỷ lục Guiness, khi chỉ có 5 người
thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình
thức cảnh cáo do kê khai không trung thực, trong tổng số 944.425 trường
hợp kê khai tài sản thu nhập năm 2013.
Nhưng điều có vẻ trái khoáy là chỉ sau khi xảy ra vụ việc giàn khoan Hải
Dương 981 của Trung Quốc ở Biển Đông và đặc biệt chuyến du ngự của
Dương Khiết Trì - Ủy viên quốc vụ viện Trung Hoa đến Hà Nội, người ta
mới thấy một chút nhúc nhích của các cơ quan đảng. Dường như đã có một
văn bản chỉ đạo nội bộ và kiên quyết hơn của Ban bí thư trung ương đối
với các ngành và tỉnh thành về việc tăng cường chống tham nhũng.
Tương tự như Trung Quốc, giới chức về hưu “không cho hạ cánh an toàn” bị
lôi ra đầu tiên. Những trường hợp nổi cộm là các cựu tổng thanh tra
chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Trần Văn Truyền. Sau đó dẫn đến quan chức
đương nhiệm với khối tài sản khủng "mồ hôi nước mắt" là ông Ngô Văn
Khánh - Phó tổng thanh tra chính phủ. Cả ba quan chức này đều là “người
chính phủ”.
Trong vài tháng qua, hiện tượng dần lộ ra là bản thân ngành công an cũng
tỏ ra chân thành hơn đôi chút trong việc nhìn nhận và xử lý những cán
bộ cảnh sát lộng quyền lẫn lộng hành. Số bị xử lý chủ yếu rơi vào trường
hợp nhũng nhiễu, đánh dân, tương đồng với Công ước chống tra tấn mà Nhà
nước Việt Nam đã hứa thực hiện trước Liên hiệp quốc. Người ta đang lờ
mờ nhìn ra một phiên bản “diệt ruồi”, dù chỉ là “ruồi mới đẻ”, mà đảng
và ngành công an triển khai như Trung Quốc vào năm 2012.
Thế nhưng không phải bao giờ quyết tâm cũng làm nên sự nghiệp lớn. Không
phải là một Tập Cận Bình với tầm vóc chiến lược và đặc biệt ít bị soi
móc tì vết về tài sản cá nhân, tổng bí thư Việt Nam có lẽ còn cần đến
nhiều tố chất để trở thành một “anh hùng thời nội chiến”.
“Đập bình diệt chuột”
“Đập bình diệt chuột”
Nếu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại đến 6 loại quan hệ sở hữu
chéo và tình thế đang trở nên quá khó để tách bạch chúng, thì nạn tham
nhũng đang ăn sâu vào các nhóm thân hữu chính sách đến mức nếu đảng
không trị từ nóc thì đừng trông mong gì vào tính thành khẩn của những
đối tượng “ăn hết lấy gì mà tiêu” - nói theo từ ngữ của Chủ tịch quốc
hội Nguyễn Sinh Hùng về báo cáo kinh tế - xã hội mới đây của Chính phủ.
Một ví dụ nhỏ có thể cho thấy tính nghiêm minh của đảng vẫn chỉ là một
điều khôi hài. Quyết định thanh tra đối với Tổng công Đường sắt VN là
hoàn toàn hợp lẽ, khi đơn vị này đã có quá nhiều dấu hiệu “ăn” nguồn vốn
ODA. Vào tháng 8/2014, đã có tín hiệu TCT Đường sắt VN bị soi xét, khi
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phải quyết định tước một loạt dự án nhận
nguồn ODA của "con sâu" này. Chỉ có điều, người nhận trách nhiệm tổ chức
thanh tra lần này lại là ông Ngô Văn Khánh - một quan chức cũng bị dư
luận xem là "sâu mọt". Vào tháng 3/2014, báo Người Cao Tuổi đã tung hê
vấn đề tài sản cá nhân của ông Khánh, nhưng rốt cuộc ông này không bị
mệnh hệ gì.
Điều cốt yếu là nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể có được một
can thiệp nhỏ như thay đổi nhân sự thanh tra TCT Đường sắt VN, chiến
dịch "diệt ruồi" của ông sẽ có nhiều nguy cơ bị phá sản, hoặc nếu không
thất bại hoàn toàn thì cũng chẳng thể gọi là thành công.
Thậm chí, ngay cả mức thành công theo cách bình bầu thi đua “hoàn thành
nhiệm vụ” cũng trở nên xa vời hơn, khi người được xem là “cánh tay phải
của Tổng bí thư” - Trưởng ban nội chính trung ương - gần như đã bị “loại
khỏi vòng chiến đấu” với căn bệnh ung thư hành hạ ở Hoa Kỳ.
Sau suýt soát bảy chục năm tồn tại, lần đầu tiên đảng Cộng sản VN phải
đối mặt với nguy biến tan vỡ rất lớn bởi nạn tham nhũng từ chính trong
lòng nó. Vài năm qua, nhiều đảng viên cao cấp lão thành đã tranh luận
công khai về việc chỉ cần “diệt chuột” hay nên “đập bình” để xóa đi làm
lại tất cả.
Song tâm thế thận trọng đến mức khó hiểu và khó chấp nhận của người đứng
đầu đảng đang trở thành vật cản quá lớn đối với chính sự tồn tại của
ông, và hầu như chắc chắn làm liên lụy cả những nhân sự do ông giới
thiệu cho đại hội 12 của đảng vào năm 2016.
Lịch sử đã không ít lần chứng nghiệm kết cục tự đào thải của các chính
khách bởi lý do đơn giản là họ không thể vượt qua chính lằn ranh sợ sệt
bản thân. Với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ê kíp của ông, thời gian
để “làm nên chuyện lớn” chỉ còn hơn một năm - cơ hội cuối cùng nhưng khá
ngắn để phiên bản dù chỉ một phần nhỏ thành tích “đả hổ diệt ruồi” của
Tập Cận Bình.
Hãy chờ xem những người bên đảng có dám đứng thẳng để “đập bình diệt chuột” hay không.
Phạm Chí Dũng
(Việt Nam Thời Báo)
Người Buôn Gió - Thủ tướng viễn chinh
Ngài thủ tướng thân chinh dẫn một đội quân đi viễn chinh châu Âu. Chuyến
đi này không mang theo báo giới rầm rộ như nhiều chuyến khác, mọi
nguồn tin đều do TTVN sàng lọc rồi đưa ra đến công luân.
Chương trình ngài sẽ đi qua chính thức ba nơi, Bỉ, Đức và Vatican.
Bỉ là nơi mà trụ sở của các tổ chức trụ sở châu Âu toạ lạc, trong đó có
khối Nato . Đức là nước mạnh nhất trong khối SNG, Vatican đương nhiên là
nơi quyền lực bí ẩn mà quốc gia nào cũng phải đáng e ngại.
Nhìn bên ngoài, có lẽ báo chí VN lại ca ngợi vị thế VN đang lên. Ngài thủ tướng đã tiếp cận 3 nơi quan trọng nhất Tây Âu.
Quan sát theo một góc tích cực thì chuyến đi này đáng được đánh giá cao. Liên minh Châu Âu, Na To chả thích thú gì khi TQ đang bắt tay với Nga. Bà thủ tướng Đức tặng nguyên thủ TQ bản đồ TQ không có những quần đảo mà TQ đang đòi hỏi. Về Vatican sự tự ý phong hồng y, giám mục của giáo hội CG TQ cùng với nhiều mâu thuẫn khác giữa Vatican và TQ, chắc chắn Vatican không ưa gì TQ.
Không biết đoàn tuỳ tùng đi theo Nguyễn Tấn Dũng có những ai, nhưng một vài hình ảnh cho thấy có Nguyễn Chí Vịnh và Phạm Binh Minh. Hai nhân vật thường xuyên phải giải quyết những vấn đề xung đột với TQ trên biển Đông.
Kết luận mục đích chuyến đi này, mục tiêu trọng yếu của VN là tìm kiếm sự giúp đỡ đễ ngăn chặn việc nhà cầm quyền TQ tiến hành thôn tính biển Đông. Nhất là những động thái gần đây TQ tranh thủ quốc tế bận tâm đến Nga, Ucraina, Syri, nhà nước Hồi Giáo, TQ đang tìm cách mua vũ khí hiện đại và nỗ lực biến quần đảo Hoàng Sa thành một căn cứ quân sự hiện đại, hiệu quả gấp mấy lần tàu sân bay.
Hiệp định thương mại tự do EU và VN là điều cần trong tương lại, nó không thể có kết quả ngay tức khắc, chính vì thế việc đề cập việc này của VN chỉ nhận được lời hứa sẽ xem xét của EU. Thời điểm này VN đang cần tới TPP và tập trung để ký được hiệp đình này hơn cả. Cho nên mục tiêu về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU và VN chỉ là mục đích phụ của chuyến đi.
Điều đáng buồn là chính quyền Vn chưa thật hết lòng khi tìm kiếm sự giúp đỡ của Tây Âu.
Đó là việc gặp Vatican sau cùng, một toan tính mang tính khôn lỏi của nhà cầm quyền cộng sản. Chính vì sự không thật lòng này, sẽ khiến các nguyên thủ Châu Âu ngần ngại khi thương thảo giúp đỡ VN. Chúng ta đều biết EU và Đức rất quan tâm đến tình trạng bình đẳng tôn giáo ở Việt Nam. Nếu như thiện ý , phái đoàn thủ tướng sẽ gặp Vatican, hai bên có những đàm phán tiến bộ cho sự bình đẳng tôn giáo ở VN, chắc chắn đó sẽ là động lực để các nguyên thủ quốc gia Tây Âu có niềm tin vào sự thay đổi thiện ý của VN.
Thế nhưng VN ma mãnh, họ gặp các nguyên thủ trước, khi bị đặt ra vấn đề tôn giáo. Họ sẽ nói, đấy, chúng tôi cũng sẽ gặp Vatican luôn đây. Thiện chí thế còn gì, chúng ta cứ bàn đi.
Khéo léo nữa là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa chuyện tự do hàng hải ra làm miếng mồi khiến EU phải quan tâm. Nếu đặt nặng chuyện tranh chấp chủ quyền đôi bên , chắc sẽ không hiệu quả bằng việc nêu chuyện hành động ngang ngược của TQ không chỉ ảnh hưởng đến Vn mà còn ảnh hưởng đến tự do hàng hải đi lại của các nước.
Tuyến đường biển qua biển Đông không ảnh hưởng nhiều đến Tây Âu, các nước Trung Cận Đông, bờ Đông Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á, Bắc Á, Úc qua lại nơi đây nhiều hơn.
Việt Nam sẽ mong đợi EU giúp đỡ gì trong vụ việc tranh chấp ở Biển Đông, khi họ mang đến với EU những điều không thực bụng như vậy.? Tất nhiên người Tây Âu không hẹp hòi gì để thoả mãn một số thứ như món quà nhỏ cho VN như một khoản viên trợ, một lời hứa thúc đẩy nhanh việc xem xét hiệp định thương mại, vài lời phát biểu về biển Đông. Nhưng để đến mức như VN mong đợi là còn rất xa vời.
Trong chương trình của thủ tướng có gặp gỡ các doanh nhân Việt Kiều ở Tây Âu, vận động họ đầu tư vào VN.
Các đại gia bên Mỹ hay bên Đông Âu thì nhiều, chứ bên Tây Âu đại gia tầm cỡ nào có được là bao. Đã thế vụ án Việt Kiều Hà Lan Trinh Vĩnh Bình còn sờ sờ ra đó. Chả cần bàn sâu, cũng biết hiệu quả của việc này cũng chả khả quan như mong đợi.
Quyết đinh mọi việc sáng sủa hơn sẽ nằm ở chỗ hiệu quả sau cuộc hội kiến của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng. Nếu cuộc hội kiến này không có gì tiến bộ. Có nghĩa tất cả những mong đợi khác của VN từ Tây Âu sẽ vẫn chỉ có ở tương lai.
Một chuyến đi đáng ra là tích cực, lại không đạt được mục đích tích cực. Hành động như vây chỉ khiến cho TQ tiếp tục gia tăng hơn ở biển Đông. Không xa đâu, chỉ sau chuyến đi nửa vời này của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài tháng, biển Đông chắc chắn sẽ lại dậy sóng cồn. Lúc ấy chỉ còn cách rúc đầu sâu thêm vào lòng Trung Cộng để mong được sóng yên, biển lặng.
Đm, đi thế thà đéo đi cho xong. ( nhiều bạn cứ thắc mắc sao mình chửi bậy, mình phải gài vài câu vậy để các tờ báo nghiêm túc không lấy lại được bài mình. Như thế mình luôn giữ vị trí là thằng chém gió chứ đéo phải nhà chính trị hay bình luận chính trị. Bà con thông cảm nhé )
--------------------------
Khái niệm Sự Bình Đẳng Tôn Giáo được thay cho khái niệm Tự Do Tôn Giáo là ý cá nhân của người viết bài này. Rất nhiều quan sát viên về nhân quyền đến VN để xem xét vấn đề mà những nhà đấu tranh nhân quyền ở VN kêu gọi là Tự Do Tôn Giáo. Những quan sát viên này đã được người của chính quyền đưa đến những nơi mà tôn giáo ở đó hoạt động rất mạnh, như lễ hội Chùa Hương, chùa Bái Đĩnh, giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm, Hưng Hoá và một vài giáo phận nữa trong Nam...thậm chí là cả những cuộc lên đồng hoành tráng rực rỡ sắc mầu, âm thanh và người tham dự. Nhà cầm quyền VN đã lý giải rằng ở VN vẫn có tự do tôn giáo, những thứ đó đang diễn ra trước mắt các quan sát viên. Còn chuyện ở nơi này, nơi kia là do họ chống phá an ninh trật tự nên mới có việc ngăn chặn. Nhiều quan sát viên đã không lý giải được tại sao việc có nơi tôn giáo hoạt động công khai không hề bị ngăn cản, có nơi lại bị ngăn cản.
Vì lý do ấy, người viết tạm dùng cụm từ Bình Đẳng Tôn Giáo thay cho cụm từ Tự Do Tôn Giáo.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
-Trung Quốc thua xa Mỹ, VN vẫn hứng rác vì… “đi đêm”
http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/trung-quoc-thua-xa-my-vn-van-hung-rac-vi-di-dem-3105416/
(Thị trường) – Sợ nhất là những doanh nghiệp nhà nước cầm tiền ngân sách, biết công nghệ ấy là rác, không sản xuất được gì mà vẫn rước về.
- VN nhận “rác” từ TQ: Tưởng “ngon ăn” nhưng trả giá đắt!
- VN nhận ‘rác’ từ TQ:Doanh nghiệp nhà nước hào hứng hơn vì…
ThS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới nói như vậy với Đất Việt.
PV: - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cho biết
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo
đó, GDP Trung Quốc tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) sẽ đạt
17.600 tỷ USD năm nay, vượt Mỹ với 17.400 tỷ USD. Khoảng cách giữa 2
nước sẽ càng được nới rộng trong năm tới. Dưới góc độ chuyên gia, ông
đánh giá như thế nào về khả năng kinh tế Trung Quốc vượt mặt Mỹ?ThS Bùi Ngọc Sơn: – Đó chỉ là cách tính theo phương pháp ngang sức giá mua. Ví dụ, 1 bát phở ở Việt Nam nếu tính ra USD thông thường có giá 1 USD. Nhưng theo phương pháp ngang giá sức mua thì bát phở này ở Mỹ phải 5-6 USD. Nếu tính theo phương pháp của thị trường, kinh tế Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ và cũng phải mươi, mười lăm năm nữa mới đuổi kịp Mỹ nếu nước ngày giữ nguyên được tốc độ tăng trưởng cao, mà chuyện này thì rất khó.
PV: - Trong khi đó, hai tập đoàn lớn của Mỹ cũng vừa công bố số tiền đầu tư khủng vào Trung Quốc. Theo đó, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Intel sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD cho hai công ty chip Trung Quốc. Còn tập đoàn sản xuất ô tô General Motors (GM) có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào Trung Quốc. Việc đầu tư này cũng sẽ giúp Trung Quốc tự chủ được nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ thị trường 1,3 tỷ dân. Điều này cho thấy biểu hiện gì của nền kinh tế Trung Quốc, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Phát triển công nghệ cao là một trong những vấn đề nằm trong chính sách của Trung Quốc. Đây là bước phát triển tất yếu. Để làm được điều này, Trung Quốc mở rộng các quy chế, giảm bớt hạn chế để khuyến khích, thu hút các tập đoàn lớn của thế giới mang đại bản doanh hoặc dự án lớn vào Trung Quốc.
Qua cơ hội này, Trung Quốc nắm được công nghệ, đồng thời nâng cao trình độ kỹ thuật của lực lượng lao động. Ngoài ra, việc Trung Quốc nhắm đến lĩnh vực sản xuất ô tô và con chip có thể là để cạnh tranh với Mỹ.
PV:- Với sự chuyển mình đó, cơ hội phát triển của kinh tế Trung Quốc sẽ được mở ra thế nào? Những lợi thế lâu nay của Trung Quốc (lao động giá rẻ, thị trường siêu rộng lớn) được khai thác ra sao, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Với các triển vọng nói ở trên, cơ hội phát triển của kinh tế Trung Quốc là rất lớn nhưng còn vấn đề về điều hành kinh tế vĩ mô nữa.
Về những lợi thế lâu nay của Trung Quốc, khi chuyển sang giai đoạn công nghệ cao, lao động giá rẻ chắc chắn không còn nữa. Trung Quốc phải tính đến chuyện phát triển các loại công nghệ cao, giá trị lao động tiếp tục được phát triển và khai thác ở mức độ cao, đem lại sự phồn thịnh, nâng cao thu nhập cho người lao động. Còn nếu cứ mãi giữ lao động giá rẻ, luẩn quẩn ở công nghệ thấp thì Trung Quốc không thể tiến lên được.
Bởi thế, khi loại bỏ được công nghệ thấp và chuyển lên công nghệ cao thành công, thị trường trong nước của Trung Quốc sẽ mở rộng, năng suất lao động được nâng cao, dân số nước này không cần phải tăng mà thu nhập trên đầu người vẫn tăng.
Đây là bước đi thông minh của Trung Quốc. Tuy nhiên, để có thể chuyển hẳn sang giai đoạn công nghệ cao, Trung Quốc có thể cần tới 5-10 năm nữa.
Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, công trình do nhà thầu Trung Quốc thi công. |
Đã có hiện tượng Trung Quốc tuồn công nghệ kém, lạc hậu sang các nước phát triển kém hơn. Để làm được việc này, Trung Quốc đã có chính sách gì và thực hiện ra sao, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: – Trung Quốc đang tiến tới sản xuất công nghệ cao và đắt tiền, dần dần hàng rẻ tiền sẽ ít đi. Những công nghệ thấp, lạc hậu bị tồn đọng sẽ được họ bán rẻ ra thị trường, ai có nhu cầu thì mua. Ngay cả về mặt lao động, khi Trung Quốc bước sang giai đoạn công nghệ cao lại có khuynh hướng tuyển lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam sang Trung Quốc để làm những công việc ít kỹ năng, giá rẻ vì lao động Trung Quốc giờ đắt đỏ hơn, làm công việc kỹ thuật cao hơn, thu nhập tốt hơn.
Trước đây, để có được công nghệ ban đầu Trung Quốc mở các đặc khu kinh tế khu công nghiệp, khu chế xuất. Giờ đây, để có được công nghệ cao, chính sách quan trọng nhất được Trung Quốc đưa ra là thành lập các khu mậu dịch tự do để tập trung các headquarter, những bộ não tài chính, dịch vụ lớn… đòi hỏi nhiều chất xám.
Ngoài khu thí điểm mậu dịch tự do ở Thượng Hải thành lập năm 2013, Trung Quốc còn thông qua việc thành lập hàng loạt khu mậu dịch tự do khác như Thiên Tân, Phúc Kiến, Quảng Đông… Sự khác biệt của các khu mậu dịch tự do với các đặc khu trước đây là các đặc khu dù được ưu đãi vẫn có sự can thiệp của nhà nước. Nhưng đã vào khu mậu dịch tự do thì tất cả đều theo thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.
Đổi lại, đối với những công nghệ thấp, lạc hậu, Trung Quốc sẽ rao bán. Có nhiều thủ thuật để tiến hành việc này. Chính phủ Trung Quốc có thể hỗ trợ việc đẩy công nghệ thấp ra khỏi đất nước bằng cách “đi đêm” với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp bán công nghệ bằng cách miễn giảm thuế để họ được giá cạnh tranh tốt nhất.
PV: - Các nước nhận “rác công nghệ” từ Trung Quốc phải đối mặt với những nguy cơ gì từ công nghệ kém và lạc hậu, đặc biệt là các nước có nền tảng công nghệ thấp lại ở ngay sát Trung Quốc như Việt Nam?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Với nhiều nước, như Việt Nam, dù cũng muốn công nghệ mới nhưng không đủ tiền, hoặc dù có công nghệ mới để sản xuất hàng hóa nhưng chi phí cao, lại không đưa được sản phẩm ra quốc tế để cạnh tranh ở cấp độ cao để thu lại lợi nhuận cho tương xứng thì cũng chẳng thể nào nhập công nghệ cao được. Trong khi đó, Trung Quốc đưa công nghệ thấp hơn nhưng rẻ hơn rất nhiều ra chào hàng thì về mặt lợi nhuận chắc chắn nhà kinh doanh rất hài lòng.
Tuy nhiên, nếu mang công nghệ cũ, lạc hậu về thì sớm muộn những vấn đề về môi trường sẽ gây ra tác hại quá lớn, khi đó chi phí để xử lý ô nhiễm lại đổ lên đầu xã hội, còn người ký duyệt và doanh nghiệp trực tiếp mang công nghệ này về lại được hưởng lợi.
Bởi thế, nếu tính chi phí quốc gia phải bỏ ra để xử lý “rác” còn lớn hơn cả lợi nhuận công nghệ cũ kia mang lại thì chính phủ phải có cách. Để làm được việc đó không hề đơn giản, phải có hệ thống các nhà khoa học, các phương tiện để nghiên cứu, đưa ra các bằng chứng rõ ràng, từ đó mới có những chính sách phù hợp với công nghệ quốc tế.
Mỗi quốc gia phải tự nghiên cứu để đưa ra hàng rào ngăn “rác” vào nhà mình, ví dụ sử dụng các loại thuế, đặc biệt là thuế môi trường. Đó là chưa nói đến vấn đề tham nhũng. Nếu Trung Quốc thấy có lợi, họ sẵn sàng chiều chuộng, tìm mọi cách để có được giấy phép hợp pháp đưa “rác” vào nước khác.
Không thể trách Trung Quốc vì họ thừa công nghệ thì bán rẻ. Cũng không thể trách nhà kinh doanh tại sao lại rước “rác” vào nhà. Sợ nhất là những doanh nghiệp nhà nước cầm tiền ngân sách, biết công nghệ ấy là rác, không sản xuất được gì mà vẫn rước về. Mà chuyện này chắc chắn có ở Việt Nam.
Còn doanh nghiệp tư nhân không thể trách họ được. Để đưa về một công nghệ nào đó, họ phải tính toán chi tiết chi phí bỏ ra, kết quả thu lại được bao nhiêu, sau khi đóng thuế cho nhà nước lời lãi thế nào… Nếu như có lãi thì họ vẫn nhập, không thể cấm được chuyện đó vì đó là tiền của họ.
Tuy nhiên, có thể dễ dàng hạn chế được việc này bằng cách lập ra hàng rào kỹ thuật, tăng thuế môi trường…
Không thể áp dụng biện pháp này với doanh nghiệp nhà nước vì họ sử dụng tiền ngân sách. Thay vào đó, phải có hàng rào chống tham nhũng. Nguy cơ rác công nghệ vào Việt Nam qua cánh cửa doanh nghiệp nhà nước là rất lớn khi quản lý và xử lý không tốt các nhân sự tham nhũng.
Việt Nam khó mà dựng được rào chắn để chặn rác công nghệ nếu bộ máy năng lực yếu kém? Cứ nhìn con số nhập khẩu thiết bị Trung Quốc tăng vọt lên trong những năm qua là biết hiệu quả của rào chắn đó thế nào.
-Hiểu nhầm tai hại
Nguyễn vạn Phú
Mỗi khi nói đến nợ xấu, người ta thường mắc phải một số hiểu nhầm và điều đáng nói là những hiểu nhầm này lại khá phổ biến.Dự phòng rủi ro có sẵn đó để giải quyết nợ xấu
Hiểu nhầm đầu tiên và phổ biến nhất là cái suy nghĩ đối chọi với nợ xấu là con số “dự phòng rủi ro” mà các ngân hàng đã trích lập. Nhiều người cứ tưởng đây là một khoản tiền mà các ngân hàng đã để riêng ra một bên, nằm trong một cái quỹ, nếu cần cứ lấy ra để xử lý nợ xấu.
Hoàn toàn không phải như vậy. Trong báo cáo tài chính của các ngân hàng, dự phòng rủi ro là con số âm! Đã là con số âm thì làm gì có chuyện lấy nó để giải quyết nợ xấu.
Một khoản vay 100 tỷ đồng, đã hơn một năm nay khách hàng không trả lãi cũng chẳng trả vốn, theo quy định thì ngân hàng phải “trích lập dự phòng” 100% cho khoản vay này. “Trích lập dự phòng” ở đây chỉ là một bút toán ghi thành con số âm bên tài sản (ví dụ âm 40 tỷ đồng, 60 tỷ đồng là trị giá tài sản thế chấp theo tỷ lệ). Và để cân đối bên vốn chủ sở hữu phải giảm trừ 40 tỷ đồng cho bằng nhau.
Như vậy dự phòng càng lớn có nghĩa nợ xấu được thừa nhận càng lớn.
Và khái niệm sử dụng dự phòng rủi ro để giải quyết nợ xấu phải hiểu theo nghĩa lúc đó ngân hàng xem như thua cuộc, không còn một mảy may hy vọng đòi được nợ bèn xóa khoản nợ ấy ra khỏi tài sản (đồng thời xóa luôn được con số dự phòng rủi ro âm nói trên). Dĩ nhiên việc xóa nợ như thế phải đáp ứng một số điều kiện nghiêm nhặt và cho đến nay ngân hàng cũng không mặn mà áp dụng. Hãy nhìn lại cái ví dụ ở trên, nếu xóa nợ theo cách đó thì ngân hàng đồng thời phải phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi 60 tỷ đồng. Trong tình hình tài sản đảm bảo phần lớn là bất động sản, từng được định giá quá cao nay lại khó bán thì xử lý nợ đồng nghĩa đối diện rủi ro phải dùng thêm dự phòng chung để bù vào mới đủ.
Ngân hàng hăm hở bán nợ cho VAMC
Một hiểu nhầm thứ nhì là các ngân hàng không phải lo vấn đề nợ xấu vì đã có Công ty Quản lý tài sản VAMC mua nợ cho họ và theo trả lời phỏng vấn của một số quan chức thì nhà đầu tư nước ngoài đang hăm hở mua lại nợ xấu từ VAMC.
Trở lại với khoản nợ 100 tỷ đồng giả định nói trên, nếu để nguyên trong ngân hàng thì họ không phải làm gì cả. Nhưng giả dụ họ bán cho VAMC thì sẽ thu được 60 tỷ đồng (trừ 40 tỷ đồng là dự phòng rủi ro đã trích lập). Và cũng ngay lập tức hàng năm trong 5 năm liên tục họ phải trích ra thêm 12 tỷ mỗi năm để sau năm năm đủ tiền mà xóa khoản nợ ấy đi khi nhận lại từ VAMC.
Từ khi ra đời đến đầu tháng 9 năm nay VAMC đã mua gần 60.000 tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng. Điều đó có nghĩa các tổ chức tín dụng này cũng đã giảm trừ lợi nhuận (và nếu không có lợi nhuận thì giảm trừ vào vốn chủ sở hữu một khoản tiền không nhỏ là 12.000 tỷ đồng).
Đó là lý do tại sao năm 2013 chúng ta còn nghe thông tin VAMC mua nợ được cập nhật khá thường xuyên còn năm 2014 thì im ắng. Đó cũng là lý do chính vì sao các ngân hàng đang ngồi trên đống tiền, thanh khoản hết sức dồi dào mà không cho vay ra được.
Nợ xấu đã bộc lộ, giờ chỉ còn tìm cách giải quyết
Điểm thứ ba thật ra không phải là sự hiểu nhầm nữa mà ai cũng thừa nhận con số nợ xấu thật sự không ở mức như được công bố. Tuy nhiên cao hơn bao nhiêu thì chỉ có Ngân hàng Nhà nước và từng ngân hàng nắm rõ nhất.
Lấy ví dụ Quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được cơ cấu lại nợ và chính NHNN trong báo cáo gởi Quốc hội vào năm ngoái cũng nói rõ: “Đến cuối tháng 4/2013, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN là 284,4 nghìn tỷ đồng”.
Cho các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì cả chủ nợ và con nợ đều thở phào nhẹ nhỏm nhưng bản chất vấn đề vẫn còn nguyên đó.
Cái tai hạn của việc cơ cấu lại này là nhờ nó mà ngân hàng hoặc không trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hay trích lập không đủ theo tỷ lệ của từng nhóm nợ xấu. Thời gian càng trôi qua, nợ xấu càng không được giải quyết thì món nợ phải trích lập dự phòng rủi ro ngày càng lớn. Thử hỏi ngân hàng ngồi trên những khoản nợ “chưa xấu” như thế thì lòng dạ nào mà tung tiền ra cho vay, nợ “chưa xấu” trì hoãn gì cũng trở thành nợ xấu, lúc đó gánh nặng trích lập dự phòng, khấu trừ hết vốn e cũng chưa đủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét