CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hoàng Sa: Hiến chương LHQ không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực (RFI). – Từ Hoàng Sa nghĩ về tương lai Biển Đông (BBC). – Mâu thuẫn Biển Đông được hâm nóng lại? - Trung úy Hải Quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974: Tiếc nhớ anh Trầm Kha Nguyễn Văn Đồng (DLB). – Chuyện người lính đảo (DLB).
- Sóng gió Biển Đông phép thử sự chính trực (RFA).
- Châu Văn Thi: Một số thông tin về video tàu hải giám TQ đe dọa các giàn khoan dầu khí VN (DLB).
- Biển Đông và Trung Quốc : Điểm nóng đối ngoại của Việt Nam (RFI). – ‘Phải dùng luật thay ngoại giao với TQ’ (BBC/DĐXHDS). – Báo TQ trơ trẽn “khoe” ảnh nhà xây trái phép ở Trường Sa (Soha).
- Người Việt ký thư yêu cầu đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa quốc tế (VOA).
- Dân còn băn khoăn nhiều về chủ quyền biển đảo (Tin nóng). – Học sinh viết thư gửi chiến sĩ Trường Sa (TN).
- Quy định mập mờ, TQ tạo cớ kiểm soát Biển Đông (VNN). – Mưu đồ của Trung Quốc sẽ thất bại (PLTP).
- Carlyle A. Thayer: Trả lời những quy tắc mới của chính quyền tỉnh Hải Nam như thế nào? (Boxitvn).
- Trung Quốc phản bác chỉ trích của Nhật về quy định đánh cá trên Biển Đông (RFI).
- Quan hệ Mỹ-Trung gặp thêm sóng gió do vấn đề Biển Đông (RFI).
- Bảy tổ chức vận động nhân quyền họp báo tại Người Việt (Người Việt). – Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội (VOA). – Những nhận định hồ đồ (ND/ ĐXHDS).
- Việt Nam hôm nay, ngày 13.01.2014 (DCCT). – Có bao giờ bạn hỏi: Quê hương mình ở đâu? (DLB).
- Trả lại tên cho Sài Gòn (DLB).
- BIỆN CHỨNG CỦA DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (Mõ Làng). – Làm khó hơn nói rất nhiều (Phạm Duy Nghĩa). “Thể chế, tức luật chơi hiện hành, đang có lợi cho tổ chức và cá nhân đương quyền, luật chơi ấy có lợi và được chấp nhận cho các địa phương, cho các tập đoàn quốc doanh, cho bất kỳ tư nhân nào có quan hệ thân hữu với chính quyền. Chẳng ai trong số những tác nhân ấy muốn thay đổi luật chơi“. – Govapha – Phải Vẫn Như Cũ (Dân Luận).
- Nhật ký mở lần thứ 72: THƯỢNG TƯỚNG SO VỚI THỦ TƯỚNG AI TO HƠN AI ? (Tô Hải). “Nói
trắng ra rằng: Chừng nào bọn tao còn là đa số thì bọn mày đừng có hòng
huênh hoang quậy phá! Thủ giời cũng do chúng tao đào tạo từ các ‘trường
đào tạo nguồn cán bô cao cấp chiến lược’ mà ra cả! … Chẳng ông tướng nào
kể cả thủ tướng cũng chẳng to bằng cái tập thể đang nắm lợi quyền lợi
đất nước này trong tay là chúng tao cả!“
- Thông điệp đầu năm của thủ tướng (RFA). – Nguyễn Hưng Quốc: Xu hướng chính trị năm 2014 (Blog VOA).
- Nguyễn Mộng Hoài: Nắm chắc thời cơ vàng (Quê Choa).
- Thủ tướng: Kiểm soát chặt tài sản của đối tượng tham nhũng (VGP/VNN).- Ban Nội chính Trung ương điều tra về việc hối lộ Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ (RFA). – VKS Hà Nội có cần xin ‘cấp trên’? (BBC). “…nếu chỉ có ông Dương Chí Dũng khai như vậy thôi và các cơ quan điều tra chưa kiểm chứng nguồn thông tin đó thì chưa thể khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can ngay được”. – Audio phỏng vấn Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Tại sao chưa khởi tố bị can?
- ‘Mở rộng điều tra’ vụ Bầu Kiên (BBC).
- NGÂN HÀNG HÀNG HẢI, NAM VIỆT VÀ TIÊN PHONG BỊ ĐỀ NGHỊ XEM XÉT TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CÁ NHÂN (Tân Châu).
- Vì sao Huyền Như thực hiện trót lọt hành vi phạm tội? (NLĐ). – Các luật sư cho rằng để Huyền Như lừa đảo được là do Vietinbank (TN). – Huyền Như lừa được là do VietinBank quản lý lỏng lẻo (PNTP). – Luật sư vụ Huyền Như: “Bị cáo, bị hại có chung lòng tham” (TT).
- Video: Tòa Việt Nam: “Đây thích nằm thì cho nằm luôn” (Long Hoàng). – Xử nằm – hình ảnh đau lòng trong phiên tòa kì án trộm dê (MTG). “Gần một thập kỉ xử không xong vụ án vài chục con dê, chính TAND huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận tự làm khó mình khi tuồn tài liệu ra ngoài cho bị hại. Kết quả: giấy tờ nhà đất thì bị hại Lê Thị Kim Y đem đi cầm cố, các bằng chứng khác thì khai… làm mất“. - Kỳ án trộm dê: Tiếp tục “hành” bị cáo vô tội với cáo trạng mới (MTG). – Kỳ án trộm dê ở Bình Thuận: 9 năm 6 tháng vẫn chưa có kết luận (LĐ). – Lại trả hồ sơ “kỳ án” trộm dê (TT). – Viện KSND tối cao yêu cầu báo cáo ‘kỳ án trộm dê’ (TN). – Đề nghị 30-36 tháng tù giam cho bị cáo “kỳ án trộm dê” (TT).
- Nguyễn Văn Thạnh: SỰ TÀN ĐỘC CỦA BỆNH THÀNH TÍCH (DĐXHDS).
- Động đất ở Sông Tranh 2 diễn ra dồn dập với cường độ ngày càng tăng (SM).
- Siết chặt kỷ cương trong Đảng (NLĐ). – 30% đảng viên bị kỷ luật vi phạm kế hoạch hóa gia đình (VNE). – Năm 2014 tập trung kiểm tra công tác tổ chức và cán bộ (TTXVN).
- Vụ Đinh Đức Lập: Lãnh đạo Mặt trận chưa giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật (Hữu Nguyên).
- Quốc hội đề nghị cho kết hôn đồng giới (RFI). – Chưa thể có hôn nhân đồng tính (NLĐ). – Những gì chưa tổng kết, chưa rõ, chưa đủ cơ sở thuyết phục thì chưa sửa đổi (ĐBND).
- Thủ tướng VN ở thăm Phnom Penh (BBC). – Ảnh: Thủ tướng VN thăm Campuchia. – Việt Nam và Campuchia hướng đến kim ngạch 5 tỷ USD (TTXVN).
- Tờ báo nào bạn không nên đọc? (Khải Đơn).
- Minh Diện: MỘT ĐỜI MƯU MẸO (Bùi Văn Bồng). – 3 TRUYỆN CỰC NGẮN NGHE LỎM TỪ TRUNG QUỐC (Nguyễn Trọng Tạo).
- Phạm Chí Dũng: Đồng sàng Bắc Kinh – Hà Nội: Nỗi bi thiết từ nợ công (Boxitvn).
- Tội Ác của Tư Bản (Alan Phan). “Chính vì cái căn bản ‘tự do’ này, nên tư bản tha hồ diễn biến hoà bình hay chiến tranh, tha hồ điều chỉnh, tái cấu trúc… kiểu lớn kiểu nhỏ, tuỳ người tham dự quyết định. Và đó cũng là lý do tư bản sẽ sống thêm vài thế kỷ nữa, mặc cho những khiếm khuyết luôn luôn tồn tại. Nhưng cá nhân tôi thích nhất một điều về tư bản: không ai léo nhéo bên tai tôi suốt ngày về ưu việt, về đỉnh cao, về quyết liệt“. Vậy là CNXH không biết bao giờ mới thấy, còn CNTB “giãy chết” cũng cùng chung số phận, chúng ta không thể nào nhìn thấy nó chết?
- NGUYỄN NGUYÊN BÌNH: Tháng Chạp này, càng nhớ về ‘NHỮNG NGƯỜI THÁNG CHẠP’ (Bùi Văn Bồng).
- Cách mạng Văn hóa : Con gái một cựu lãnh đạo Trung Quốc hối lỗi (RFI). – Nhìn lại một năm cầm quyền của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường (ĐBND).
- Công dân CHDCND Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc ngày càng thường xuyên (Rosbalt/ Kichbu). – 2013 : Hơn 1500 người Bắc Triều Tiên trốn qua Hàn Quốc (RFI). – Rodman bật khóc, xin lỗi về Bắc Hàn (BBC). – Rodman xin lỗi đã không giúp người Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên (VOA). – Hơn 1.500 người Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc (PNTP).
- Thái Lan, Cam Bốt : Mâu thuẫn của các phong trào xuống đường (RFI). =>
- Đối lập Thái Lan phong tỏa Bangkok để buộc Thủ tướng từ chức (RFI). – Ngày đầu tiên đóng cửa Bangkok (RFA).
- Bangkok tê liệt, bà Yingluck nhóm họp Chính phủ ngay sát nơi biểu tình (ANTĐ). – Lại biểu tình lớn ở Thái Lan (BBC). – Thủ đô Bangkok tê liệt vì biểu tình (VOA). – Thái Lan: Ngày đầu tiên Bangkok bị tê liệt vì biểu tình (VOV). – Video người biểu tình Thái Lan “đóng cửa” thủ đô Bangkok (TTXVN). – Hình ảnh đồ họa diễn biến cuộc biểu tình ở Thái Lan. – Thiệt hại nặng vì “đóng cửa Bangkok” (NLĐ).
- Tượng Lenin bị kéo đổ ở Kiev? (RFA).
- “Kéo Hoàng Sa vào gần đất liền: Cần làm ngay” (Infonet).
- Bùi Hoàng Tám: Lại thêm một qui định phi lý và ngang ngược! (DT).
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Tai ương đến từ đâu? (PT).- TQ lại ‘giăng bẫy’ về chủ quyền trên Biển Đông (TVN). - Mưu đồ của Trung Quốc sẽ thất bại (PLTP). - Trung Quốc: Ngoại giao độc tài đang phản chủ? (Infonet). - TQ muốn đánh chiếm đảo Thị Tứ làm bàn đạp kiểm soát toàn bộ Biển Đông (GDVN).
- Nhật Bản tăng cường đối nội, đối ngoại bảo vệ đảo Senkaku, kiềm chế TQ (GDVN). - Nhật Bản tính mua 100 chiếc F-35 đối phó Trung Quốc? (KT).
- Đất nước cần động lực phát triển mới (VNN). - Kém minh bạch và tham nhũng làm chết đất nước (PLTP). - Cắt bỏ hàng nghìn ‘ung nhọt’ tham nhũng (TP). - Thủ tướng trả lời về cắt bỏ ung nhọt tham nhũng (ĐV).
- Xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như: Đề nghị 2 án chung thân và khởi tố bổ sung nhiều cá nhân (TN). - Chủ tịch VietinBank làm gì để cứu vãn uy tín NH? (Infonet). - Chị của Huyền Như: “Em sẽ trở về bán hột vịt lộn!” (Infonet). - Đề nghị khởi tố một loạt cán bộ ngân hàng (TP). - ‘Siêu lừa’ bị đề nghị tù chung thân: Luật sư nói gì? (VTC). - “Đại án” siêu lừa và chuyện… đòi vịt giời (DV). - Kiến nghị khởi tố 2 phó giám đốc VietinBank TP.HCM (TT).
- Loại ngũ một công an trộm tang vật (PLTP).
- Chủ tịch Quốc Hội: BHYT không được làm khổ dân (Infonet). - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Còn trái tuyến còn tiêu cực (TP).
- “Kiều nữ Hải Dương” chưa muốn gặp báo chí (PLTP). - “Kiều nữ Hải Dương” cần một lời xin lỗi nghiêm túc (MTG).
- Chân dung người phụ nữ quyền lực thứ hai Triều Tiên – Kim Yeo-jong (MTG). - Kim Jong-un bổ nhiệm em gái phụ trách Cục 54 thay Jang Song-thaek (GDVN).
- Cả trăm ngàn người biểu tình chiếm Bangkok (TN). - Phe biểu tình phong tỏa Bangkok (TP). - Binh sĩ Thái Lan được phép mặc thường phục từ 14/1 (KT). - Thái Lan: Chính phủ kêu gọi biểu tình hòa bình (VTV). - Mỹ kêu gọi đối thoại, hoan nghênh sự kiềm chế ở Thái Lan (GDVN).
- Phạm Trần: Về chuyện VNCH hủy bỏ kế họach phái phi cơ đánh trả đũa quân Trung Cộng sau Hải chiến Hoàng Sa (DLB). – Mời xem lại: Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa (ĐCV).
- Trung úy Hải Quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974: Tiếc nhớ anh Trầm Kha – Nguyễn Văn Đồng (DLB). – Bài thơ của Hải Quân Trầm Kha – Nguyễn Văn Đồng: Khi thanh bình trở lại
- Báo nước ngoài: VN đang xây khu mai phục tàu ngầm (Infonet).
- TQ muốn đánh chiếm đảo Thị Tứ làm bàn đạp kiểm soát toàn bộ Biển Đông (GDVN). - Trung Quốc đơn phương đe dọa trật tự quốc tế (PT). - Trung Quốc lại ‘giăng bẫy’ về chủ quyền trên Biển Đông (Tầm nhìn).
- Tàu ngầm Trung Quốc – sức mạnh đầy nghi ngờ (Infonet). - “Tập Cận Bình không nên ảo tưởng về khả năng chiến thắng Nhật Bản” (GDVN). - Giới ngoại giao Trung Quốc tấn công Nhật Bản (TT).
- Anh em nhà họ Dương (pro&contra). – Nước mắt người Việt – Khóc ai ai khóc bây giờ khóc ai? (Chu Mộng Long).
- Thủ tướng trả lời về việc “cắt bỏ ung nhọt” tham nhũng (VOV). - Thủ tướng: “Công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu” (GDVN). - Chống tham nhũng từ minh bạch tài sản (ĐĐK). – Chưa phát hiện được tham nhũng qua kê khai tài sản (LĐ).
- Còn nhiều “đại án khó xử” (PT).
- Luật sư biện giải thế nào về tội trạng của siêu lừa Huyền Như? (DT). - Những lùm xùm khiến hình ảnh ngân hàng xấu đi (Infonet). - Lừa 4.000 tỷ: Huyền Như đã ‘rải tiền’ ra sao? (VNN).
- Liên
quan đến thực hiện Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI): Đang có đơn tố
cáo, chưa giải quyết TTCP đã kí bổ nhiệm ông Lê Sỹ Bảy (NCT). - Yêu
cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương xem xét, chỉ đạo giải quyết
theo đơn tố cáo đồng chí Lê Sĩ Bảy, Phó Vụ trưởng Vụ I Thanh tra Chính
phủ (NCT).
- Quan chức không hay biết (PT).
- Tụt hậu đường sắt (ĐĐK).
- Thưởng Tết (TN).
- BHYT: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Nghiêm cấm sách nhiễu dân! (ĐĐK). - Tái bổ nhiệm cán bộ ngành y gây nhiều dư luận? (PLXH).
- BÀI HOAN CA Ở A 38 – Phần 4 (Tương Tri).
- Ủy ban ANQG Trung Quốc nhắm mục tiêu Internet và “văn hóa phương Tây” (GDVN). - Tập Cận Bình yêu cầu quân đội mua xe hơi nội địa (Infonet).
- Thái Lan phát lệnh triệu tập 55 lãnh đạo biểu tình (VOV). - Người biểu tình “nhắm đến” Thị trường chứng khoán Thái Lan (VOV). - “Không có thời hạn cho chiến dịch đóng cửa Bangkok” (VTV). - Nữ Thủ tướng Thái nói chuyện đi-ở với Thaksin qua Skype (ĐV). - Thủ tướng Thái Lan suýt từ chức vì mệt mỏi? (Infonet).
KINH TẾ- Vẻ đẹp nhạt nhoà của Việt Nam (Diplomat/ Lê Anh Hùng).
- Ma trận biến hóa các khoản nợ (DĐDN).
- Khó cũ chưa qua, khó mới đang chờ (DĐDN). – Ngân hàng “đốt đuốc” vẫn khó tìm khách vay (ĐT).
- Vinashin ‘có lãi hàng nghìn tỉ đồng’ (BBC).
- Doanh nghiệp đầu mối đang lời hơn 200 đồng/lít dầu (TBKTSG). – Tập đoàn Xăng dầu lãi gần 2.000 tỷ đồng (VNE).
- Vụ hàng lậu cực lớn lọt lưới hải quan: Những nghi vấn từ lô hàng (NLĐ). – Phỏng vấn Ông Võ Văn Bông, Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 3: Có hay không việc “bắt tay”?
- Cá nhân sử dụng đất sai mục đích sẽ bị phạt 500 triệu đồng (VNE). – Trục lợi từ “đất vàng” (NLĐ). – Biệt thự tiền tỷ run rẩy trong cơn xuống giá (ĐT)
- Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc: Số lượng lớn, rủi ro cao (SGGP).
<- Thủ tướng Chính phủ trả lời vụ việc tạm nhập tái xuất 30 nghìn tấn đường của Hoàng Anh Gia Lai (CafeF).
- Sau khi tăng cước 3G, nhà mạng lại xin tăng cước quốc tế (DĐDN).
- Phát hiện 1 DN nhập lậu hàng chục tấn hàng Trung Quốc (HQ).
- Giới trẻ kiếm tiền qua facebook (TBKTSG).
- Thông điệp của Việt Nam tại Diễn đàn Tài chính Châu Á (VnEco). Video: Diễn đàn tài chính châu Á lần thứ 7 (VTV).
- Lỗ hổng nghiêm trọng của Bitcoin (VNE).
- 2014: “Kinh tế Mỹ dường như đã sẵn sàng cho tăng trưởng” (TQ).
- Kinh tế Việt Nam: Đã qua cửa hẹp (DĐDN). - Tồn kho thể chế (MTG).
- PGS.TS Trần Đình Thiên: 10 VAMC cũng khó! (ĐV). - Các ông chủ ngân hàng thận trọng khi nói về năm 2014 (GDVN).
- Nở rộ những chiêu “thụt két” tiền tỉ dễ dàng của nhân viên ngân hàng (GDVN). - Ngân hàng hé lộ thưởng tết (TP). - Sẽ lo đủ tiền mặt (ANTĐ).
- Phạt doanh nghiệp bán vàng trang sức “chui” (Infonet).
- Đua nhau “chặt” đất nông nghiệp (PLTP).
- Khó hiểu doanh thu bán hàng giảm, Petrolimex vẫn lãi gấp đôi (ĐV). - Petrolimex lãi… ngàn tỉ (TT).
- Người tiêu dùng quen dần với dùng hàng Việt (PLTP). - Thời khó khăn, siêu thị giành khách của chợ (VNN).
- Gần tết, gà nuôi rớt giá (PLTP). - Nguy cơ “ế” thực phẩm dịp Tết (ANTĐ).
- Bitcoin Tiền ảo giá trị ‘khủng’ (TN).
- Giá vàng tăng nhẹ lên mức 35,28 triệu đồng/lượng (TN). - Giá vàng giao dịch gần mức cao nhất trong 1 tháng (Tin tức).
- Petrolimex lãi gần 770 tỷ đồng từ xăng dầu (TP). - DN đầu mối xăng dầu lãi hơn 200 đồng/lít (VTV).
- “Cháy” hàng gà Đông Tảo (DV).
- Lúa đông xuân sớm trúng giá (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Thống nhất quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (TQ).
- Khám phá hậu cung Bà chúa Kho (VNN).
- Sẽ kiểm điểm trách nhiệm vụ cháy Đền Trung Túc Vương Lê Lai (VOV). =>
- Đờn ca tài tử – Tình người, tình đất phương Nam (ĐBND).
- Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi (kỳ 9) (Nhật Tuấn).
- Năm tôi 19 tuổi (Kết) (DCVOnline).
- Những chiếc bóng (Da Màu). – Lời nguyện mờ mịt
- THÔNG BÁO 4 VỀ VIỆC HỖ TRỢ TUYỂN TẬP LÊ ĐÌNH TY (Ngô Minh).
- Làm mới bằng kịch tạp kỹ – Dao hai lưỡi (PNTP).
- Phim American Hustle đoạt ba Quả cầu vàng (RFI).
- Phim ‘American Hustle’ dẫn đầu các giải Quả Cầu Vàng (VOA). – Phim chính kịch xuất sắc nhất Quả cầu vàng: 12 Years a Slave (TT). – Quả cầu vàng lần thứ 71: Bữa tiệc tinh thần thịnh soạn (SK&ĐS). – Cuộc đua “tam mã” đến Oscar? (NLĐ).
- Tự tình cùng du khách (TN).
- ‘Săn tiền kiểu Mỹ’ áp đảo, ‘Nô lệ’ thắng vớt (TP). - Chia đều Quả cầu vàng (TN).
- Tết và văn hóa tết (ĐV). - TP. Hồ Chí Minh: Tết của đường hoa và đường sách (ĐĐK).
- Vấn đề sách (Nhị Linh).
- MÙA XUÂN - XUÂN TAM KỲ (Tương Tri).
- Thơ Việt – Hành trình chuyển hướng say: LỜI MỞ (Inrasara).
- Chân lý như là sự tha hóa về chân lý (PBVH).
- Ðời hát trong Chuyện của Ðiệp (TT).
- Hội chứng khoe thân (ĐĐK).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- GS Đào Trọng Thi: Ai chịu trách nhiệm trước trò? (VTC).
- Vẫn phải chọn “3 chung” (NLĐ).
- Ngổn ngang bậc học mầm non (NLĐ). – Cái tâm nhà giáo. – “Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta!”.
- Người thầy đặc biệt dạy chữ sau song sắt nhà tù (CSTC/TP).
- Trường THPT Cao Thắng (TT-Huế) : Lạm thu tiền tỷ từ dạy thêm trá hình (CAĐN).
- Học sinh lớp 7 làm việc tốt nhưng sợ bị “trả thù” (DV).
<- Nam sinh cứu hai em nhỏ được phong Tuổi trẻ dũng cảm (Zing).
- Sinh viên không có tiền về quê, ngậm ngùi ăn Tết xa nhà (GĐ).
- HỌC TRÒ YÊU BẠO: Đắng lòng học trò phá thai (NLĐ).
- Ngành giáo dục Việt Nam cần “gãi đúng chỗ ngứa” (ĐS&PPL).
- Đề nghị bỏ thi đại học: Vi phạm quyền tự chủ (Infonet).
- Để biết người học nghĩ gì (TN).
- Trẻ mầm non sướng thế còn đòi gì? (ĐV). - Bùng nổ nhóm trẻ không phép (VNN).
- Ngoại khóa an toàn cho học sinh (TN).
- Khảo sát của Báo Thanh Niên về cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT (TN). - Đổi mới thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ 2014: Trò mừng, thầy lo (ĐĐK).
- Khi bác sĩ… thất nghiệp (CAND).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế như đội mũ bảo hiểm (ĐT). – Video: Cải cách quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện (VTV). – Bệnh viện đình chỉ công tác hai bác sĩ bằng quyết định… miệng (PNTP).
- Việt Nam khẩn cấp phòng chống dịch H7N9 (RFA). – Cúm AH7N9 rình rập (TQ). – Nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn (TTXVN). – Cúm A (H7N1) áp sát biên giới, liên Bộ họp khẩn (VNE).
- Hành trình truy tìm dấu vết kẻ bắt cóc trẻ sơ sinh (VOV). – Bắt cóc trẻ sơ sinh vì sợ chồng bỏ (VNN).
- Khen thưởng hai người nhặt của rơi trả người mất (TT).
- Xe khách nhồi nhét, tăng giá (QĐND).
- Xét xử đường dây buôn BÁN 32.000 bánh heroin: Đề nghị tử hình 34 bị cáo (NLĐ). – Đề nghị tử hình hàng chục bị cáo (BBC). – Quảng Ninh: 34 tử hình trong một vụ án ma túy (RFA).
- Mất mạng, ngồi tù vì hàng cấm (PNTP). – Hóa chất gây cháy nổ: Không ai quản? (PLTP).
- Máy cassette phát nổ khi vừa cắm điện, 1 người chết, 2 người bị thương (TN).
- Chịu thua “vàng tặc”! (NLĐ). =>
- Sa Pa lại có tuyết rơi (LĐ). – Miền Bắc rét đậm, tuyết rơi trắng Mèo Vạc, Đồng Văn (VOV). – Tuyết rơi nhưng sẽ tan nhanh (TT). – Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại (CP). – Gia súc bị chết do rét đậm, rét hại (Tin tức). – Công điện khẩn về đối phó với gió mạnh trên biển Đông (TTXVN).
- ADB : Trung Quốc noi gương Nhật Bản chống ô nhiễm (RFI).
- Ấn Độ diệt trừ thành công bệnh sốt bại liệt (RFI).
- Xử lý đăng kiểm nếu tàu thuyền kém chất lượng (Infonet).
- Thông báo số 2: Bán rượu “ngâm Sóc” làm từ thiện (Hiệu Minh).
- Vụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc: Gia đình chồng nghi phạm giận con dâu dại dột (TN). - Bắt cóc trẻ sơ sinh: Bi kịch người đàn bà yêu chồng (VTC).
QUỐC TẾ<- Quân đội Syria giành quyền kiểm soát nhiều khu vực ở Aleppo (VOV). – Nga Mỹ kêu gọi ngưng bắn tại Syria (RFI). – Mỹ, Nga kêu gọi lập “lệnh ngừng bắn cục bộ” tại Syria (TTXVN). – Video: LHQ, Nga, Mỹ thảo luân về đàm phán Syria (VTV). – Mỹ, Nga muốn khuyến khích một cuộc ngưng bắn ở Syria (VOA). – Mỹ, Nga bất đồng về việc mời Iran dự hòa đàm Syria. – Nhóm ‘Bạn của Syria’ kêu gọi phe đối lập tham dự hòa đàm.
- Thỏa thuận tạm về hạt nhân Iran được áp dụng vào tuần tới (RFI). – Thỏa thuận hạt nhân Iran sắp có hiệu lực (BBC). – Thỏa thuận hạt nhân Iran có hiệu lực vào ngày 20 tháng 1 (VOA). – Mỹ bắt giữ kĩ sư gián điệp quân sự của Iran (ANTĐ).
- Israel tiễn biệt cố Thủ tướng Ariel Sharon (RFI). – Các chính khách ca ngợi ông Sharon tại tang lễ ở Jerusalem (VOA). – Dân Israel tưởng nhớ cựu thủ tướng Ariel Sharon. – An ninh thắt chặt cho tang lễ Sharon (BBC). – Hình ảnh nơi an táng và lễ tang cựu Thủ tướng Israel Sharon (VOV).
- ‘Ăn thịt người để báo thù’ (BBC).
- 3 thách thức lớn đầu năm của Obama (ĐBND).
- ‘Thu thập dữ liệu điện thoại của NSA không ngăn được khủng bố’ (VOA).
- Pháp : Bê bối tình ái gây nhiễu cuộc họp báo của Tổng thống (RFI). – Đệ nhất phu nhân Pháp nhập viện (BBC).
- Cam Bốt thả một tài phiệt Nga bị Matxcơva đòi dẫn độ (RFI). – Tòa án Campuchia phóng thích tài phiệt Nga (NLĐ).
- ÐGH tấn phong các Hồng y để phản ánh tính đa dạng của Giáo hội (VOA).
- Cha đẻ súng AK-47 từng lo sợ bị mang tội (VOA). – ‘Đau đớn tinh thần’ vì AK-47 (BBC).
- Nổ lớn ở Trung Quốc làm 14 người thiệt mạng (VOV).
- LHQ, Nga, Mỹ thảo luận về đàm phán Syria (VTV). - Anh cử tàu chiến hỗ trợ tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria (TTXVN).
- Trung Quốc lộ máy bay trực thăng tấn công nội địa (TP). - Lượng máy bay đặc chủng Trung Quốc ít hơn nhiều Nhật Bản, thua xa Mỹ (GDVN).
- Mỹ chính thức loại bỏ khả năng can thiệp quân sự vào Syria (Tin tức). - Hội nghị tài trợ cho Syria đặt mục tiêu 6,5 tỉ USD (Tin tức). - Nga – Mỹ kêu gọi lệnh ngừng bắn cục bộ tại Syria (GDVN). - Syria: Phe đối lập tố quân chính phủ tấn công vũ khí hóa học (Tin tức).
- Cái chết của Yasser Arafat vẫn chưa đến hồi kết (Tầm nhìn).
* VTV: + Chào buổi sáng – 13/01/2014; + Điểm báo – 13/01/2014; + Cuộc sống thường ngày – 13/01/2014; + Tài chính tiêu dùng – 13/01/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 13/01/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 13/01/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 13/01/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 13/01/2014; + Thời sự 12h – 13/01/2014; + Thời sự 19h – 13/01/2014.
SỰ TÀN ĐỘC CỦA BỆNH THÀNH TÍCH
Nguyễn Văn ThạnhChúng ta thỉnh thoảng nghe về hiện tượng ngồi nhầm lớp. Nhiều em học lớp 7-8 nhưng trình độ thì chưa đến lớp 3. Chúng ta ai cũng biết đây là bệnh thành tích của ngành giáo dục và nhiều người cũng nghĩ chỉ có ngành giáo dục mới có bệnh này.
Nếu chịu khó suy ngẫm, chúng ta sẽ thấy nhiều điều từ căn bệnh giáo dục kinh niên này.
Trước hết, chúng ta thấy rằng, nạn nhân thê thảm nhất là học sinh. Họ bỏ phí cả quãng đời mười mấy năm để “trôi” từ lớp nhỏ lên lớp lớn mà không được gì. Học trong cảm giác không hiểu, không biết gì quả là một cực hình. Lâu dần, sẽ hình thành nhân cách người học sinh này vừa lỳ lợm, bợm bãi nhưng lại rất mất tự tin, không bao giờ dám có chính kiến của mình. Những học sinh thất bại này rất có thể là mầm mống cho băng đảng giang hồ, côn đồ hoàng hành xã hội. Hậu quả nhỡn tiền tiếp theo là xã hội, đất nước bị kém phát triển, tội phạm,…
Vấn đề đặt ra, tại sao người giáo viên, một người được xã hội thừa nhận đức độ lại làm việc hại chính học trò của mình vậy?
Chúng ta biết rằng, mỗi giáo viên, mỗi lớp, mỗi trường, mỗi tỉnh,… đều có mức đo thành tích để thi đua. Nếu không đạt thành tích về học sinh khá, giỏi, tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp,… thì giáo viên, lãnh đạo trường, thậm chí là lãnh đạo (giáo dục) tỉnh đó cũng bị mất thi đua, bị khiển trách, bị không tăng lương, bãi chức,…
Con người làm gì cũng phải có mục tiêu. Qui định thành tích cũng không có gì xấu. Thậm chí là cần thiết, vì nếu không đưa ra chỉ tiêu thành tích thì lấy gì để đo đếm, thúc đẩy người giáo viên làm việc?
Tuy nhiên, đó là nghĩ xuôi, nếu nghĩ ngược thì sẽ rất bất ổn, thậm chí là ẩn chứa một mầm họa. Khi học sinh không đạt thành tích đề ra, người giáo viên đứng trước hai lựa chọn: đánh giá đúng sự thật và mình bị khiển trách, giảm lương,… hoặc nâng học sinh lên để có thể đạt hoặc vượt thành tích. Có thể một vài giáo viên chấp nhận thiệt hại về mình để sống đúng lương tâm, trách nhiệm nhưng trong một hệ thống thì vấn nạn bệnh thành tích là không gì kiểm soát nổi.
Tôi có quen một chị giáo viên, chị tâm sự trong chua chát “trước chị cứ thẳng tay mà làm, học được bao nhiêu, chị cho điểm bấy nhiêu. Kết quả lớp chị dạy rất bết bát, chị bị lãnh đạo khiển trách, bản thân chị lương, thưởng, thi đua,… mất hết. Chưa nói, các lớp dưới cũng vì thành tích, cho lên lớp nhiều em không biết gì. Nếu cứ thẳng tay có khi hơn nửa lớp ở lại. Sống đúng lương tâm không phải khó nữa mà là không thể,…”. Nói mà giọng chị rưng rưng, ngậm ngùi.
Thời gian qua, tôi liên tục bị chuyển nhà (bản mới, xin xem ở đây http://danquyen.org/, loạt bài số 5), thậm chí đi thuê nhà cũng rất khó khăn. Nhiều chủ nhà đồng ý, nhưng khi quay lại họ lại lắc đầu. Thậm chí nhiều chủ nhà đã ký hợp đồng, nhận tiền, nhưng khi đưa giấy tờ để họ đi đăng ký tạm trú thì sau đó họ lại lắc đầu, xin lỗi và trả lại tiền.
Tôi tin vào bản chất tốt đẹp của con người, dù ngành nghề nào cũng có người này người nọ. Đà Nẵng rộng lớn không lẽ không có chốn dung thân? Nghĩ vậy nên tôi kiên trì tìm nhà. Càng tìm tôi càng thấy bế tắc, thất vọng. Những ngày mưa gió, thấy nhiều gia đình ấm êm, mình lang thang đi tìm nhà mà lòng chua chát.
Không lẽ cả Đà Nẵng vô cảm thế sao? Không lẽ công an Đà Nẵng có thể che hết bầu trời ở đây?
Cuối cùng tôi nhận ra một sự thật: “tất cả những đơn vị công an, những công an khu vực đều khoán thành tích là địa bàn mình phụ trách không có “đối tượng”. Nếu để địa bàn mình có đối tượng thì sẽ cắt thi đua, không nâng lương, thậm chí là sa thải”.
Rõ ràng sự khoán thành tích này rất tàn độc, nó đẩy con người ta phải ra tay sát phạt nhau hết nước trong vô tình. Các nhân viên an ninh trước hết vì bản thân mình, gia đình mình mà triệt hạ ngay “đối tượng” như tôi khi họ đến cư trú trên địa bàn mình. Dùng công cụ luật pháp không được thì dùng trò bẩn: hăm dọa, gây sức ép chủ nhà, theo dõi rình rập, hay khi chủ nhà mang giấy tờ nhân thân vợ chồng tôi đến đăng ký thì tung tin hù dọa họ…
Lang thang trong cái lạnh, mưa lất phất đi tìm nhà trong trạng thái tuyệt vọng (vì biết rằng vì thành tích, các nhân viên an ninh cũng sẽ làm cho chủ nhà đuổi mình đi), trong tiếng gió, tôi như nghe tiếng rên xiết ai oán của những nạn nhân của vụ cải cách ruộng đất năm xưa. Họ cũng là nạn nhân của sự tàn độc của bệnh khoán thành tích. Năm đó lệnh trên qui định 5% địa chủ. Nhiều làng nghèo xác xơ, lấy đâu ra địa chủ giờ? Không đủ 5% thì qui tội thiếu nhiệt tình cách mạng, bao che hay không kiên định lập trường cách mạng,… và số phận sẽ rất thê thảm. Không còn lựa chọn, các đội cải cách cứ phải nọc dân ra bắn cho đủ 5%, nhiều nhà có mỗi một con bò cũng qui vào thành phần địa chủ. Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu ai oán từ căn bệnh thành tích 5%?
Tôi biết sự tàn độc của nó, tôi biết mình không thể một mình bẻ gậy chống trời. Có nhân viên an ninh hứa với vợ tôi là sẽ giúp tìm nhà với điều kiện tôi yên lặng và họ còn giúp tôi có một công việc thu nhập tốt. Tại sao tôi không chọn con đường đó?
Tôi thấy dân tộc này nhiều bi thương quá. Họ tự đẩy mình vào thảm cảnh, họ đưa ra những chính sách, những mức thành tích tưởng như tốt đẹp nhưng sự thật nó lại gây họa, nó làm cho người lương thiện không thể trở nên lương thiện. Nó làm cho người có tâm với đất nước phải vất vưởng đi tìm nhà trong mưa gió. Nó làm cho người tử tế phải nói “chị hiểu em, chị biết việc em làm là tốt, nhưng chị xin lỗi, chị không giúp gì được em…”. Nó làm cho nhân viên chấp pháp ăn lương dân, thay vì bảo vệ dân thì phải “truy kích” dân bằng mọi giá.
May mắn được trời cho một trí tuệ “khá ổn”, tôi lại chọn im lặng trong cảnh bi thương của đất nước, liệu có ổn không?
Đà Nẵng 13.1.2014
Bài tiếp: Bệnh thành tích dưới góc nhìn lỗi hệ thống
Anh em nhà họ Dương
Tháng 1 14, 2014
Phạm Thị Hoài
Câu chuyện của anh em nhà họ Dương có vài tình tiết khiến tôi phải liên tưởng đến bộ tiểu thuyết cuối cùng của Dos, Anh em nhà Karamazov.
Nhân vật người cha, Fyodor Karamazov,
hoàn toàn có thể được thay thế bằng một biểu tượng khác trong bối cảnh
Việt Nam đương đại, một uy quyền thối nát nhưng vẫn thiêng liêng và bất
khả xâm phạm. Sa đọa, bỉ ổi, tự đắc và to mồm, cái uy quyền trưởng
thượng đó đồng thời là nguồn phát sinh và nguồn xung đột với những đứa
con của chính nó. Dmitri giết cha hay Dương Chí Dũng sát hại cái uy
quyền đó – bằng cách chôn vùi uy tín của nó, thiết lập một tình trạng
“không có vua” – trong tâm tưởng hay trong thực tế không phải vì khao
khát kết liễu cái Ác mà vì sự cạnh tranh của cùng những động cơ đê tiện.
Tiền, tình, tham vọng và dục vọng, mưu mô, tị hiềm, lường gạt, quyền
lực và bạo lực, sự ngông cuồng của bản năng, sự hiếu thắng của một lí
trí đã cực kì cùn mòn và sự lải nhải của luân lí trộn cứng vào nhau
trong tấn bi kịch ở nước Nga cuối thế kỉ 19 và trong câu chuyện hình sự ở
nước Việt đầu thế kỉ 21.
Dmitri hát. Dương Chí Dũng ngâm thơ. Cả
hai đều vướng vào đàn bà, dù chúng ta không biết nàng Grushenka Hà Nội
có ma lực nào khiến đàn ông mất ví, mất trí và mất mạng. Còn có một tình
tiết tương đồng khác, nhất định không phải là ngẫu nhiên: người em,
Ivan, cũng lập kế giúp anh chạy trốn án lưu đày Siberia như Dương Tự
Trọng giúp anh tẩu thoát án tử hình đang đợi. Và lạ chưa, điểm đến trong
kế hoạch thoát thân của cả hai đều là nước Mỹ. Nhưng trong khi Dmitri
hình dung cụ thể phải lao động cật lực, phải học ngữ pháp, phải nói
tiếng Anh thật chuẩn trong vòng ba năm rồi sẽ thay hình đổi dạng, thậm
chí nếu cần thì chọc mù một mắt, để trở về sống trong lòng nước Nga yêu
dấu, thì Dương Chí Dũng không hề nghĩ đến chuyện phải rửa chén chạy bàn ở
vùng đất hứa: ông chọn nước Mỹ vì kết quả bấm quẻ. Như để bù cho sự
thiếu vắng của tôn giáo, chiều kích quan trọng nhất của tấn bi kịch Nga,
mê tín xuất hiện trong câu chuyện Việt dưới hình hài một anh hề không
biết công chúng ôm bụng cười vì điều gì.
Sự khác nhau còn nằm sâu hơn.
Người anh, Dmitri, vò xé trong đau khổ
vì tin rằng mình có tội, đã sẵn sàng chuộc tội bằng bản án lưu đày.
Dương Chí Dũng thì không, ông hoàn toàn bất ngờ khi nghe tin mình sẽ bị
bắt và khẳng định mình vô tội cho đến tận bây giờ. Người em, Ivan, nhàu
nát trong tự truy vấn về tội lỗi của bản thân nên bỏ tiền ra giúp anh
chạy trốn, như để chuộc cái tội mà pháp luật không truy tố của mình.
Dương Tự Trọng thì không, ông hành động vì tình nghĩa ruột thịt như dư
luận được biết và thậm chí có phần cảm phục. Ở anh em nhà Karamazov, một
uy quyền xứng đáng bị kết liễu đã bị sát hại và tất cả đều sám hối, dù
người đọc đã biết rõ thủ phạm. Tất cả đều tham gia tội ác. Ở anh em nhà
họ Dương, một uy quyền xứng đáng bị kết liễu đã bị tổn thương và tất cả
đều đổ tội hoặc cho hoàn cảnh – cái đang được gọi một cách mịt mù là thể
chế -, hoặc cho kẻ khác, và dư luận thì nóng lòng chờ điểm danh kẻ thủ
phạm tiếp theo. Tất cả đều có thể rũ tội cho phần mình.
Anh em nhà Karamazov cuốn người theo dõi
số phận họ vào vòng xoay nghẹt thở của những luận đề nặng trĩu về giới
hạn của đạo đức và trách nhiệm, về tội ác và sự trừng phạt, về tội lỗi
thực tế và tội lỗi siêu hình, và trùm lên tất cả là câu hỏi về sự hiện
hữu của Thượng đế và ý nghĩa của kiếp người. Anh em nhà họ Dương cuốn
người theo dõi số phận họ vào vòng xoáy đứng tim của những tiết mục
trinh thám giật gân và những pha mùi mẫn. Với biết bao là nợ tình: tình
cách mạng, tình đồng chí, tình huynh đệ, tình chiến hữu, tình nghệ sĩ,
tình giang hồ hảo hớn, đó là chưa kể tình ngoại tình. Gỡ mỗi cái nợ ấy
là hết ít nhất một thế hệ.
Tấn bi kịch Nga chỉ mượn cốt truyện hình
sự. Câu chuyện Việt tự kiềm chế trong khuôn khổ một vụ án hình sự đơn
thuần. Nó không cần đến người em thứ ba, Alexey, nhân vật thánh thiện,
để rọi ánh sáng vào mạch chuyện. Truyền thông Việt Nam, lắc lư ngoạn mục
bằng một chân chính thống, một chân lá cải và chiếc đuôi tự do liên tục
bị cắt và liên tục tìm cách mọc lại, đảm nhiệm vai dẫn chuyện. Cũng
không cần đến Smerdyakov, người em vô thừa nhận, kẻ cùng quẫn tăm tối,
dùng tốt cho việc thừa hành những tội ác trong tâm tưởng người khác.
Những Smerdyakov trong xã hội Việt Nam nhiều và đương nhiên đến mức
chúng ta không nhìn ra nữa.
Một tác giả tôi không còn nhớ tên đã
nhận xét rằng trong nước Nga của anh em nhà Karamazov, cứ vài ba phút
người ta lại đấm ngực khóc rống lên và quỳ xuống hôn chân Chúa xin tha
tội, để ngay sau đó với vodka trong máu và lời cầu nguyện trên môi cho
nhau một nhát rìu vào sọ. Trong nước Việt của anh em nhà họ Dương, với
một quốc giáo vô thần và một Đấng Toàn năng là Đảng Cộng sản, người ta
cũng hành xử không khác. “Nguyên lí Karamazov”, được đặt vào miệng kẻ vô
thần Smerdyakov, phát biểu rằng mọi thứ đều được phép, rằng cái Ác là
chính danh, nếu Thượng đế không tồn tại, hay nói cách khác: Thượng đế
phải tồn tại để cái Thiện lên ngôi. Song sự hiện hữu không thể phủ nhận
của Đấng Toàn năng ở Việt Nam đã phủ nhận nguyên lí đó. Lật ngược lại
nguyên lí Karamazov, câu chuyện của anh em nhà họ Dương trong hiện thực
Việt Nam hôm nay hoàn toàn có cơ hội vươn lên tầm hư cấu của nhà văn Nga
vĩ đại hơn 130 năm trước.
© 2014 pro&contra
Nước mắt người Việt – Khóc ai ai khóc bây giờ khóc ai?
Chu Mộng Long – Nước mắt là sản phẩm tự nhiên mà tạo hóa ban phát cho con người. Nhưng nước mắt cũng có cơ hội của nó, cho nên đôi khi không biết nó chảy ra từ đâu, ở giữa trái tim, trên đầu hay dưới rốn.
Tạo hóa ban phát cho con người nước mắt để bộc lộ nỗi đớn đau hay cảm thông chia sẻ.
Nhưng nhiều khi người ta
khóc chẳng vì lẽ tự nhiên ấy, tức không khóc vô tư mà khóc để được cái
gì. Đó được gọi là những giọt nước mắt khôn, họ biết lựa chọn khóc cho
ai, khi nào, ở đâu.
Thông
thường chờ khi những người nổi tiếng chết, họ sẽ đến chỗ đông người để
khóc… cho vui, và khóc như chưa bao giờ được khóc, vì cha mẹ chết chưa
chắc họ đã khóc.
Nhưng
khôn hơn, có người sẽ lách ra khỏi đám đông, tìm cách đến trước ống
kính để khóc, cho nước mắt của mình long lanh trên màn ảnh, trên phương
tiện truyền thông để nhiều người chiêm ngưỡng.
Họ khóc để chứng minh mình có trái tim lớn. Đại tá khóc cho ra đại tá. Tiến sĩ khóc cho ra tiến sĩ. Nhà thơ khóc cho ra nhà thơ…
Khóc
rõ ràng có giá trị tương đương với danh vọng, tiền tài. Cho nên Hà Nội
từ xưa đã có cả làng khóc mướn. Và nghệ sĩ phải tập khóc để được lên sân
khấu.
Chung quy đời là trò diễn, nhưng phải nói khóc là trò diễn được lòng người nhất, vì tiếng khóc có tính lây lan.
Cho nên, khóc cũng rất cần định hướng. Không khóc một mình kiểu tư sản mà phải khóc tập thể cho ra định hướng xã hội chủ nghĩa!?
Khi tòa tuyên nặng tội anh em họ Dương, gần như toàn dân hả hê vỗ tay tán thưởng và đặt lại niềm tin
vào đảng thì một số người trong giới chức tỏ ra chột dạ. Trường hợp này
lí do khóc không giống như những trường hợp trên kia. Khóc cho người
cũng là khóc cho mình. Họ hình dung cứ đà chống tham nhũng kiểu này thì
đến lúc tới lượt mình chết sẽ không ai khóc. Cho nên họ tổ chức khóc
trước!
Báo của đại tá CA Như Phong được đặt hàng khóc trước để định hướng. Nhiều bình/dư luận viên đồng loạt khóc hùa theo như thể nhà ta đang có tang.
Báo Lao động hưởng ứng kịp thời, khóc to lên cho bằng anh bằng chị. Nhà thơ của Hội đồng thơ quốc gia cũng khóc để chứng tỏ trái tim mình không sắt đá…
Và cái lí để họ khóc bắt đầu từ lòng cảm phục nghĩa – dũng của anh em họ Dương. Gia đình này nghĩa – dũng
hơn người vì… họ xem việc họ làm là đương nhiên, không phải tội lỗi? Lí
trí hơn, những người này khoan/cắt Luật Hồng Đức ra, mượn điều cấm
người trong nhà tố nhau để chê luật nhà ta lạc hậu hơn luật nhà Lê, và
còn tiếc cho họ Dương “sống nhầm thời đại”! Họ không cần phân biệt, ngay
trong bộ luật phong kiến kia đã phân biệt, giữa tội lợi dụng chức vụ
bao che tội phạm (bất kể là người thân – chương Vi chế) với tội bất hiếu, bất nghĩa (trong phạm vi gia đình – chương Hộ hôn) để khẳng định thẳng thừng luật nhà ta “vô đạo đức và vi hiến”, biến “đại án tham nhũng” thành “đại án nhân tâm”!
Mà
Tòa xử tội cho 2 anh em họ Dương đều là tội tham nhũng: một kẻ tham ô
tài sản và một kẻ lợi dụng chức vụ tổ chức cho tội phạm trốn ra nước
ngoài chứ có phải Tội che giấu người thân đâu hè? (Bộ luật Hình
sự hiện hành có điều nào xử tội che giấu người thân?). Không khéo cả
làng tham nhũng sẽ hùa nhau đứng ra nhận là người thân của họ Dương vì
cùng con cháu họ Hồng Bàng để mong được chiếu cố theo luật… Hồng Đức?
Tội
tham nhũng thuộc tội phạm về chức vụ được ghi rành rành trong luật Hình
sự. Nếu Dương em không có chức vụ, liệu có thể che giấu hay tổ chức cho
Dương anh chạy trốn?
Cách
khóc của các bậc cha chú này khóc cho họ Dương là vừa khóc vừa chửi
khéo vào kẻ nào đã chủ trương thẳng tay chống tham nhũng làm cho cả họ
nhà tham nhũng phải vạ lây!?
Không
biết khi nhận thức ra điều này, Quốc hội có phải họp gấp để xét lại và
sửa luật, sau đó truy phong anh hùng nghĩa hiệp cho anh em họ Dương,
đồng thời khuyến khích tham nhũng và lợi dụng chức vụ quyền hạn bao che
cho tham nhũng để xoa dịu nỗi đau cho cả họ nhà tham nhũng?????
Thưa
các tướng tá, thưa các tiến sĩ, thưa các nhà thơ, tôi cũng khóc đây,
nhưng không khóc cho họ Dương các người mà khóc cho trăm họ đói nghèo vì
tiền của mồ hôi nước mắt đã rơi hết vào túi các người no cơm ấm cật!
———————
Vẫn còn là Dương Tự Trọng!
07:00 | 07/01/2014
(PetroTimes) – Dương Tự Trọng đang đứng
trước vành móng ngựa để nghe pháp luật phán xét về tội trạng của mình.
Dù phần đông đều thương và tiếc nuối cho một con người vẹn tài vẹn tâm
thì pháp luật vẫn là pháp luật, Dương Tự Trọng phải trả giá cho sai lầm
của mình. Nhưng có lúc nào, ai đó tự hỏi: Sẽ ra sao nếu Dương Tự Trọng
không cố cứu anh mình?
Nếu như vụ án Dương Chí Dũng ở Vinalines
được coi là “đại án tham nhũng” thì vụ xét xử Dương Tự Trọng lại được
xem là một “đại án nhân tâm”.
Gọi là “đại án nhân tâm” là vì vụ án này
từ khi bắt đầu cho đến khi đứng trước phiên tòa (và có thể sẽ đến cả
nhiều năm sau) ngập tràn trong cảm giác tiếc nuối hơn là căm giận hay
hoan hỉ. Chữ “giá như” được dùng rất nhiều trong các bài báo sau sự kiện
Dương Tự Trọng bị bắt. Hết thảy, từ dư luận cho đến đồng nghiệp trong
ngành công an đều có chung cảm giác tiếc cho Dương Tự Trọng.
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nói về
đánh án hình sự ở phía Bắc, có những cán bộ công an được coi là có biệt
tài là Phan Văn Vĩnh (GĐ Công an tỉnh Nam Định – nay là Trung tướng,
Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm), Nguyễn
Đức Nhanh (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, rồi sau
là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội –
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa mới nghỉ hưu) và Dương Tự Trọng.
Ngoài đánh án, Dương Tự Trọng còn rất được lòng người bởi tính cách có phần nghệ sỹ, sống phóng khoáng.
Mấy chục năm cống hiến và theo nghiệp
công an, đến những năm cuối cùng, Dương Tự Trọng lại đi ngược lại với lý
tưởng của mình và có thể sẽ phải đứng sau song sắt với những kẻ đầu
trộm đuôi cướp trước đây đã “đầu hàng” trước Dương Tự Trọng.
Nếu Dương Tự Trọng không liều mình cứu
anh mà vi phạm pháp luật, hẳn con đường quan lộ của ông còn rộng dài.
Với tài năng và sự tận tụy, nhiệt tâm với công việc cùng với danh tiếng
vốn có, ông sẽ lại thăng tiến và kỳ vọng giữ những chức vụ quan trọng
hơn nữa trong ngành công an.
Nếu như vậy, người ta sẽ biết Dương Tự
Trọng là một người không chỉ giỏi đánh án mà còn là một người lạnh lùng,
“pháp bất vị thân”. Hình tượng đó có thể sẽ rất được ngợi ca – nhưng có vẻ như không giống với con người vốn có của Dương Tự Trọng.
Những ai đã từng gặp gỡ Dương Tự Trọng
đều biết đến một con người này sống nặng nghĩa nặng tình. Và cho đến khi
đường quan lộ thênh thang nhất, ông lại bị “ngã” cũng chính bởi chữ
“tình” ông hằng tôn thờ. Đúng như ngạn ngữ phương Tây có câu “Sống vì
điều gì thì chết vì điều đó”. Thêm một chữ “giá như” được đặt ra: Giá
như Dương Tự Trọng biết cách sống vô tình hơn.
Xưa kia, luật Hồng Đức có quy định: Cấm
con cái tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, anh em tố cáo nhau… nếu tố nhau
thì chịu “lưu châu xa” (đày đi làm việc ở xứ xa). Điều cơ bản của luật
này là để giữ đạo nghĩa trong gia đình. Tiếc là luật pháp mới của ta
không còn giữ điều này – mặc dù, xã hội chúng ta luôn kêu gọi xây dựng
xã hội tốt đẹp với hạt nhân là gia đình.
Chữ “giá như” thứ 2 xuất hiện: Giá như Dương Tự Trọng đừng sống trong thời này, mà sống dưới thời có Luật Hồng Đức.
Thêm chữ “giá như” thứ 3: Giá như Dương
Tự Trọng sa ngã vì danh vọng, tiền bạc chứ không phải vì tình anh em
ruột rà, máu mủ. Có lẽ, người ta sẽ cảm thấy đỡ tiếc hơn.
Có quá nhiều chữ “giá như” đặt ra trong nỗi băn khoăn về con người mang đầy tiếc nuối này.
Người ta vẫn nói người sống nặng tình
thường hay chịu khổ. Và quả thật, ở tuổi 52, đến nửa bên kia cuộc đời,
Dương Tự Trọng mới thấm thía được.
Ít ai biết, ngoài tài đánh án, Dương Tự
Trọng còn đam mê nghệ thuật và thích làm thơ. Ông có một bài thơ viết về
mẹ từ nhiều năm trước mà bây giờ ngẫm lại, những người quen biết ông
mới cảm thấy nó như một dự cảm đau đớn:
“Chỉ có mẹ thôi!
Không bỏ con, dù thế nào đi nữa
Trái tim nồng nàn, vị tha vời vợi.
Đau đáu thương con, nhẫn nhục trọn đời…”
Không bỏ con, dù thế nào đi nữa
Trái tim nồng nàn, vị tha vời vợi.
Đau đáu thương con, nhẫn nhục trọn đời…”
Có lẽ sau này, khi được về lại với cuộc
sống tự do, Dương Tự Trọng cũng sẽ không còn gì nhiều, ngoài những ký ức
đẹp về một thời lừng lẫy và người mẹ già “không bỏ con dù thế nào đi
nữa”.
Chỉ có điều Dương Tự Trọng cũng sẽ sống
trong nỗi đớn đau – đớn đau không phải vì mất hết sự nghiệp, chịu cảnh
lao tù – mà đớn đau vì để cho mẹ cha già phải chịu “nhẫn nhục” trong
những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Hoàng Chiến Thắng
http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/van-con-la-duong-tu-trong.html
—————————
Băn khoăn công lý
(LĐ) – Số 10 TS Nguyễn Sĩ Dũng – 6:43 AM, 13/01/2014
Chuyện nào ra chuyện ấy.
Dương Tự Trọng đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, tâm thế của ông tại toà và tình yêu thương vô điều kiện mà
ông dành cho anh trai đã thật sự làm lay động lòng người. Cho dù bị anh
trai lôi kéo vào vòng lao lý, cho dù vì giúp anh mà phạm pháp, sự nghiệp
bị đổ vỡ hoàn toàn, ông vẫn không hề oán hận, vẫn một mực thương xót
cho anh.
Dương Chí Dũng có tội
lỗi khi lôi kéo em trai mình vào vòng lao lý. Thế nhưng, Dương Tự Trọng
quả thực lại có rất ít sự lựa chọn. Sự lựa chọn còn ít hơn khi nếu bị
bắt và bị xét xử, người anh có thể sẽ phải đối mặt với án tử hình. Từ
chối trợ giúp sẽ không vi phạm pháp luật. Tố giác còn có thể được
thưởng. Nhưng làm như thế thì tình cốt nhục, đạo đức có còn hay không?
Đặc biệt, trong một gia đình mà tình cốt nhục sâu nặng như họ Dương thì
làm như thế rõ ràng là không thể!
Pháp luật xung đột với
đạo đức là một điều rất không may. Bởi vì đạo đức mới chính là nền tảng
quan trọng nhất của xã hội loài người. Đạo đức mới là cái làm cho cuộc
sống tốt đẹp và trường tồn.
Cha ông ta xưa đã hiểu
rất rõ điều này. Pháp luật xưa vì vậy đã từng cho phép người thân trong
gia đình “giấu tội cho nhau”. Ngày nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước
pháp quyền. Pháp luật trong một nhà nước pháp quyền – như Thông điệp đầu
năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ – phải tiệm cận được công
lý. Nghĩa là, pháp luật phải được ban hành và áp dụng phù hợp với đạo
lý, với lẽ phải và lương tri.
Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày
1.1.2014 (trước ngày toà tuyên phạt Dương Tự Trọng 18 năm tù) cũng giao
nhiệm vụ cho toà án phải bảo vệ công lý: “Toà án nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ công lý” (Khoản 3, Điều 102, Hiến pháp năm 2013). Thế nhưng, phạt
nặng một người bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đạo lý của mình thì có
bảo vệ được công lý hay không và có hợp hiến hay không? là điều làm
chúng ta thật sự băn khoăn, quan ngại.
——————–
Văn Công Hùng
Nói
thật, dù có bị… ném đá, mình thương và chia sẻ với Dương Tự Trọng và
mấy chú trong ê kíp cứu Dương Chí Dũng. MÌnh cảm nhận được anh em Dương
Chí Dũng thương nhau thật sự. Nhiều nhà anh em oánh nhau như quân hằn
quân thù chỉ vì gang tay đất hay là triệu bạc bố mẹ để lại. Nếu ở nhà
mình, mình tin em mình cũng sẽ xả thân cứu mình, và mình đương nhiên là
cũng thế. Chỉ tiếc, Dương Tự Trọng làm đến
thế mà lại chọn cách ngu xuẩn nhất là đưa anh đi trốn. Nhưng nếu đúng
những gì đã khai trước tòa, thì chính “ông anh” là người xui cả nút này
vào tù. “Ông anh” đã xui trốn thì ông em nào mà từ chối khi có cái ô to
như thế bảo lãnh.
Nếu mình được ngồi xử, mình tụt xuống
hạng nhẹ nhất cho mấy chú này, nhất là chú Vũ Tiến Sơn, tội nghiệp, cũng
là nể nang và thương người thôi…Là mình nói thật, cứ thương thương mấy người này…
https://www.facebook.com/van.conghung.9?fref=ts
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét