Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Ngày 15/1/2014 - Dự án thủy điện bồi thường 10 m2 đất = một que kem - Chiêu “thoát xác” khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường Việt

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Chiêu “thoát xác” khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường Việt

Trong thời gian vừa qua, cục quản lý chất lượng sản phẩm đồ chơi trẻ con đã phát hiện nhiều loại đồ chơi chứa độc chất như vịt cao su, bóng bơm hơi, búp bê đầu trẻ con…Hầu hết các loại sản phẩm này đều không có nhãn mác xuất xứ hoặc xuất xứ ở Trung Quốc.
Sản phẩm vừa được phát hiện chứa chất chứa chất phthalate độc hại vượt mức cho phép ít nhất 300 lần là vịt con đồ chơi trẻ em không nhãn mác.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam (QLCLSPHHMN) Trần Văn Xiêm, 5/5 mẫu đồ chơi trẻ em đoàn liên ngành lấy ngày 3/1 (4 mẫu bóng bơm hơi các loại, 1 mẫu vịt con, không nhãn mác xuất xứ hoặc xuất xứ Trung Quốc) tại 2 cửa hàng đồ chơi trẻ em trên đường Ngô Nhân Tịnh đều phát hiện chứa chất phthalate gấp 300 – 400 lần mức cho phép.
Trước đó, ngày 1/1, Tổng cục tiêu chuẩn chất lượng VN đã phát hiện chất độc phthalate gây ung thư, gây hại cho phát triển trí não ở trẻ em và vô sinh ở nam giới, trong sản phẩm búp bê đầu trái cây xuất xứ Trung Quốc.
Cuối tháng 12/2013, Chi cục QLCLSPHHMN khảo sát, lấy mẫu kiểm nghiệm đã phát hiện bóng bơm hơi Trung Quốc (bóng bơm hơi loại lớn, có gai) chứa độc chất phthalate gấp 400 lần so với mức cho phép.
Điều đáng lo ngại theo ông Trần Văn Xiêm là qua theo dõi những năm gần đây cho thấy, hầu như mỗi năm đều có sản phẩm bị phát hiện chứa chất độc hại nên người bán đã dùng nhiều cách đối phó với lực lượng kiểm tra. Ví dụ, khi mặt hàng thú nhún bị phát hiện chứa chất phthalate, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra mặt hàng này thì chất độc lập tức được chuyển sang sản phẩm búp bê đầu trái cây, bóng bơm hơi, vịt cao su.
Theo một chuyên gia, sở dĩ hàng độc hại biến hóa khôn lường, khó kiểm soát là do các cơ quan quản lý không nắm được tận gốc các đối tượng cung cấp mặt hàng này. Hầu hết các hàng độc hại trên thị trường hiện nay đều không xuất xứ, không nhãn mác, không biết công ty nào nhập khẩu. Nên khi phát hiện hàng không thể buộc đơn vị sản xuất, phân phối thu hồi sản phẩm mà chỉ tiến hành thu hồi, xử phạt hành chính. Nhưng khi mọi chuyện “im ắng” thì các mặt hàng này lại được đưa ra thị trường.
“Kiểm tra các đơn vị sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em phát hiện rất nhiều cơ sở “ma”. Dù có giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập công ty nhưng thực tế kiểm tra không có địa chỉ như đăng ký hoặc có địa chỉ nhưng không có cơ sở, công ty hoạt động. Tuy vậy, trên nhãn mác vẫn ghi tên công ty, địa chỉ này”, đại diện Chi cục QLCLSPHHMN cho biết.
Trước đó, sản phẩm chứa chất phthalate được phát hiện và yêu cầu bị thu hồi hai dòng sản phẩm là thú nhún và một số loại xe đồ chơi điều khiển dùng pin.
Đặc biệt với dòng sản phẩm đồ chơi xe điều khiển, kết quả kiểm định tại Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 cho thấy hàm lượng chất phthalate vượt xa mức cho phép. Cao hơn 200 lần so với quy định tại một số quốc gia Âu, Mỹ, trong khi Việt Nam chưa có quy chuẩn đối với chất này. Còn sản phẩm thú nhún có chứa chất phthalate vượt mức an toàn năm lần.
Tất cả những sản phẩm này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và vẫn đang được bày bán trên thị trường mà không hề có bất cứ thông tin về hướng dẫn sử dụng, các công bố tiêu chuẩn chất lượng cũng như cảnh báo độc hại.
Điều nguy hiểm hơn là để che mắt cơ quan chức năng, hiện không ít sản phẩm đã che mắt người tiêu dùng bằng cách đóng mác “made in Vietnam”.
Không chỉ có đồ chơi trẻ em, trên thị trường còn xuất hiện nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ hay là hàng trung quốc nhưng được dán mác hàng Việt Nam.
Ngày 9/1, lực lượng chức năng kiểm tra container bị bắt giữ vào ngày 8/1, phát hiện nhiều chủng loại hàng hóa như máy móc, thiết bị y tế, vải may mặc, mỹ phẩm…Tất cả các mặt hàng đều được nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại ghi sản xuất ở Long Thành, Đồng Nai.
THEO ĐẤT VIỆT

Chân dung đại gia LẬN ĐẬN trong vụ bầu Kiên


Ông Phạm Trung Cang tưởng chừng đã may mắn thoát khỏi vụ lùm xùm bầu Kiên nhưng nay lại bị điều tra lại với vai trò là đồng phạm.
TAND TP Hà Nội vừa mới quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Theo đó, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và đồng phạm bị truy tố về tội “kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo trốn chiếm đoạt tài sản và trốn thuế”.
TAND TP Hà Nội kiến nghị Viện KSND TP Hà Nội làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang (nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) và 4 người khác về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại 718,908 tỷ đồng.
Sự kiện này với dư luận là một bất ngờ, bởi ông Cang từng được coi là “đại gia” may mắn đã thoát khỏi vụ lùm xùm đầy tai tiếng này. Trước đó, ngày 12/12/2013, Ông Cang đã được Viện KSND tối cao quyết định đình chỉ vụ án đối với với trò bị can của ông. Lý do là, ngày 22/3/2010, ông Cang có tham gia cuộc họp của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đề ra chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, ngày 31/12/2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB và đã được ngân hàng chấp nhận. Vì vậy, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,908 tỷ đồng.
Sinh năm Giáp Ngọ 1954, quê gốc Long An, ông Phạm Trung Cang là cử nhân kinh tế thương nghiệp, ĐH Kinh tế quốc dân. Ông Cang là người khá kín tiếng, ít phát ngôn gây sốc và có một sự nghiệp trắc trở với nhiều lần trắng tay.
Năm 25 tuổi, ông Cang từng đảm nhận vị trí thư ký cho Phó chủ tịch UBND quận 3 (TP HCM). Nhưng với năng khiếu kinh doanh vốn có cùng niềm đam mê lớn, ông Cang tìm cách cải thiện thu nhập bằng việc nhận gia công hấp vỏ xe đạp, sau đó chính thức bỏ nghề thư ký để mở cơ sở sản xuất vỏ xe đạp của riêng mình. Tuy nhiên, do mua phải nguyên liệu chất lượng kém, trong lần kinh doanh đầu tiên ông đã nếm trải mùi vị của cay đắng khi mất không khối tài sản 100 lượng vàng cùng thương hiệu vỏ xe “Cao su Việt Nam”.
Không dừng lại ở đó, máu kinh doanh luôn tiềm ẩn trong con người này, ông Cang tiếp tục sự nghiệp kinh doanh với sản phẩm bao nhựa tái sinh. Khi việc làm ăn đang thuận lợi thì trận hỏa hoạn năm 1984 đã thiêu rụi hoàn toàn cơ ngơi mà ông cất công xây dựng. Năm 30 tuổi, đối mặt với việc đối tác chia tay, Nhà nước thu lại mặt bằng sản xuất, nhà xưởng chỉ còn trơ lại sườn máy, ông Cang lại một lần nữa đứng dậy trong khó khăn.
Đến năm 1993, khi thương hiệu đã vững vàng, ông Cang giao lại cơ nghiệp cho em trai và đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc tại Ngân hàng ACB. Đến cuối năm 2010, ông từ nhiệm vị trí trong HĐQT Ngân hàng ACB để nắm ghế tại Ngân hàng Eximbank. Khi đó, ông Cang vẫn có chân trong ban lãnh đạo Công ty nhựa Tân Đại Hưng. Tháng 6/2012, hai tháng sau khi chính thức nắm ghế Chủ tịch của Tân Đại Hưng (TPC) nhiệm kỳ 2012 – 2016, ông Cang nắm 15,55% cổ phần tại TPC và 1,46 triệu cổ phiếu của Eximbank và là Chủ tịch Công ty cổ phần Du lịch Chợ Lớn.
Thế nhưng, sau sự cố bầu Kiên không lâu, cùng với những lãnh đạo trụ cột của ngân hàng Á Châu, ông Cang khi đó là Phó chủ tịch HĐQT Eximbank đã bất ngờ có đơn từ chức. Trong lá đơn viết bằng tay, ông Cang nêu lý do từ nhiệm là việc riêng cá nhân, và được HĐQT ngân hàng đồng thuận, trước khi tin đồn vị này bị bắt do liên quan đến vụ án bầu Kiên lan rộng trong giới tài chính.
Trả lời phỏng vấn ngay sau tin đồn bị bắt, ông Cang khẳng định: “Tính đến thời điểm này (ngày 20/9/2013) thì tôi vẫn bình thường”.
THEO KIẾN THỨC

Nhiều tập đoàn báo lãi nhờ giá điện tăng


Tập đoàn công nghiệp than-khoáng sản (TKV), Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực đã đồng loạt báo lãi, sau khi giá điện tăng trong năm qua.
TKV cho biết, doanh thu từ sản xuất, tiêu thụ điện năm 2013 đạt 9.394 tỉ đồng, đạt 102% kế hoạch năm và bằng 177% so với năm 2012. Kết quả này từ việc sản xuất và tiêu thụ 8.500 triệu kWh điện, bằng 136% thực hiện năm 2012. Do giá bán điện năm 2013 đã được điều chỉnh tăng, bình quân lên đến 1498,8 đồng/kWh, các nhà máy nhiệt điện than vận hành ổn định hơn so với năm 2012 và chỉ giảm sản lượng phát trong các tháng mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9/2013.
Theo ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV, lợi nhuận thu được từ sản xuất và bán điện năm 2013 là 200 tỉ đồng, chiếm 6,6% tổng lợi nhuận 3000 tỉ đồng của toàn tập đoàn năm 2013. “Nếu tỷ giá ổn định, năm 2014 TKV dự kiến sẽ còn lãi cao hơn”, ông nói.
Ông Nguyễn Sinh Khang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí, cho biết công ty con Tổng công ty điện lực dầu khí (PV Power) năm nay không lỗ mà lãi 659 tỉ đồng vì tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, chào giá theo giờ. Tổng sản lượng điện mà PV Power bán ra là 16,16 tỉ kWh.
Năm trước, cả TKV và PV Power đều bị lỗ do EVN nợ tiền mua điện chưa trả trong khi các doanh nghiệp bán điện cho EVN vẫn phải vay vốn để đầu tư sản xuất. Năm nay , một phần lãi lớn đã được EVN trả cho các doanh nghiệp bán điện còn nợ vì bản thân EVN năm 2013 cũng lãi 4.000 tỉ đồng từ sản xuất kinh doanh điện.
Nhờ giá bán điện tăng, Chính phủ đã điều chỉnh giá bán than cho sản xuất điện bằng giá thành từ ngày 1/8/2013 và thực hiện theo giá thị trường từ ngày 1/1/2014, kết thúc việc bù chéo kéo dài nhiều năm nay.
Với kết quả này, đự kiến giá điện sẽ còn nhiều lần điều chỉnh và các doanh nghiệp sản xuất điện sẽ tiếp tục có lãi.
THEO THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

“Làng Nga” ở Vũng Tàu

ĐẤT NƯỚC CÓ CÒN LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ? 
Tôi rời “làng Nga” ở TP biển Vũng Tàu với nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn. Hình bóng xứ sở bạch dương, hương vị Nga, những sứ giả của văn hóa Nga xa xôi đang từng ngày, từng giờ hiện diện trên đất nước Việt Nam, thật gần gũi thân thương.
Vào đầu những năm 1980, các chuyên gia Liên Xô trước đây (chủ yếu là người Nga và người A-déc-bai-dan) đầu tiên đến Vũng Tàu làm việc trong Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Năm 1985, khu A thuộc chung cư 5 tầng xây dựng hoàn thành, các chuyên gia chuyển về sống tập trung tại đây. Có lúc, người Nga ở Vũng Tàu lên tới 2.300 hộ với gần 5.000 nhân khẩu.
“Chiều nay nghe giữa quê nhà” “Làng Nga” ở TP biển Vũng Tàu, danh xưng do người Việt Nam đặt, thật ra là khu dành cho các chuyên gia, kỹ sư Nga trong lĩnh vực dầu khí cùng gia đình sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Người Việt Nam cũng lạ. Những khu có đông người Hàn Quốc, Nhật Bản hay các nước khác thì gọi là phố Hàn, phố Nhật, phố…
Tây. Thế nhưng với người Nga lại gọi là làng. Cái tên gọi quê mùa này hẳn phải xuất phát từ căn nguyên sâu xa lắm. Người Việt Nam đề cao tình làng nghĩa xóm, cởi mở chia ngọt sẻ bùi một cách vô tư không vụ lợi. Và tên gọi làng Nga được ra đời với ý nghĩa như vậy. Gọi làng, cho thêm gần gũi, cảm mến nhau hơn.
Chị J.B Pô-bờ-ra ngoài nhiệm vụ phụ trách nhà ăn, còn có thêm vài chức danh “đình đám” nữa. Nhưng gần gũi, trước hết, bởi ấn tượng chị không ngồi tiếp khách ở bàn giấy! Xăng xái dẫn tôi đi xem lò bánh mì, nhà ăn, quầy bar, quán cà-phê, chị bảo “phải đích thân dẫn đến từng nơi mới cảm nhận được mùi thơm của những chiếc bánh nóng”. Xen giữa câu chuyện về các công đoạn làm bánh, các loại bánh, chị dúi vào tay tôi một gói bánh che-nhe.
Kể về đường đi của những nguyên liệu Nga thuần chất vượt bao cách trở đến tận đây, chu trình làm các loại bánh với hương vị Nga không trộn lẫn để làm sao cho những người Nga luôn cảm giác sống giữa quê nhà. Cái cách chị đưa tôi gói bánh thật thân thiết, không cần đưa đẩy, rào đón khách sáo, những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười cuốn chúng tôi vào câu chuyện như thể người một nhà lâu ngày gặp lại. Thích thật đấy! Tôi muốn bóc gói bánh ấy ra ăn ngay tại chỗ. Mùi bánh mới thơm đến mức làm tôi lú lẫn. J.B Pô-bờ-ra, chị làm khổ mắt, mũi tôi rồi! Bếp ăn của “làng Nga” luôn phảng phất mùi vị chua chua đặc trưng dễ chịu. Không phải mùi dưa cải muối, mùi củ kiệu. Không phải mùi dấm hay dưa chuột. Đó là mùi bột lên men lẫn với mùi thơm của bột mì, mùi bơ sữa, nước sốt. Hương xa-lát làm tôi muốn điên lên. Bánh kếp, cháo đặc, súp bắp cải, súp củ cải đường, kem chua cùng mùi thịt cừu với nấm, nước sốt pho-mát, đậu hầm, cà tím nhồi thịt, cá trích… khiến tôi đi từ tò mò đến thích thú.
Giá mà được dùng hết tất cả các món ấy cùng một lúc. May quá, chị Ô-li-a phục trách quán cà-phê đã dứt tôi ra khỏi cái bảng màu, mùi, vị của đồ ăn dào dạt như sóng biển Vũng Tàu. Vào giờ làm việc, quán không có khách. Chỉ có mấy chị em ngồi “buôn chuyện” kinh doanh với nhau. quán thiết kế theo phong cách Nga, có sân khấu nhỏ, nơi khách hàng đồng thời cũng là ca sĩ.
Họ hát các bài hát hiện đại nhưng chưa bao giờ thiếu vắng âm hưởng của các bản dân ca Nga. Sinh nhật hay chiêu đãi bạn bè cũng đều đến đây, bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành các đêm live show cây nhà lá vườn. Những bản nhạc như Ca-chiuxa, Triệu đóa hồng… lại vang lên.
Vui lắm. Cuối cùng chị Ô-li-a nhắc tôi: “Mình chỉ làm ở phòng bếp thôi!”. Ô, thế à? Tôi ngạc nhiên nhưng không muốn đính chính lại.
Có lẽ Ô-li-a phải yêu cái quán cà-phê này lắm, nơi mà chị được thả hồn theo những giai điệu, được hòa giọng với những bản tình ca Nga.
Thôi kệ, cứ hiểu vậy đi! Không yêu, không gắn bó, lấy đâu ra nhiều cảm xúc đến vậy?
Qua Trung tâm thương mại, qua quán cà-phê tôi đến một bàn gỗ trong một căn phòng mà tôi không nhớ phòng gì. Phạm Trí Cường đi cùng bảo, “các chị ấy muốn anh ngồi nghỉ tý, anh vất vả, vừa phải ghi chép, chụp ảnh, vừa phải nghĩ câu hỏi. Các chị cũng muốn nói chuyện về Tết”.
Nom thế, chứ các chị, người nhiều đã có mười mấy năm, phổ biến cũng mười năm, ít nhất cũng năm năm sống ở Vũng Tàu. Đã ăn nhiều cái Tết Nga bên này, cũng thưởng thức nhiều cái Tết Việt Nam nữa. Tết Dương lịch, các bạn người Nga mời người Việt Nam qua nhà chơi vui, rồi họ tặng nhau quà. Tết Việt Nam thì chậm hơn, người Nga sang chúc vào ngày 30 hoặc mồng 2, mồng 3 Tết, vì tôn trọng bởi quá hiểu phong tục, mồng Một là ngày thiêng liêng, người Việt ở đâu cũng dành riêng cho gia đình, đi lễ chùa.
“Món bánh chưng thích lắm, đó là món ăn bí mật”. “Đầu tiên phải mở lạt, bóc lá xanh kết dính với gạo.
Bên ngoài xanh mướt mầu lá, gạo trắng bên trong, đậu vàng, thịt đỏ.
Ăn vậy cũng được, chấm mật ngọt cũng thích, mà ăn kèm với củ cải muối, chả giò càng ngon”. “Món bánh số một đấy” – một chị người Nga khẳng định. Một chị còn giơ tay ra hiệu, giải thích: “Đó là món bánh được thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết”. Một thảo luận nhỏ về bánh chưng, thứ bánh nằm lòng tôi vẫn ăn mà chưa hề để ý đến các chi tiết như các chị. Câu chuyện ở “làng Nga” chợt gợi câu thơ từng đọc: “Khắc khoải tràn bờ ký ức/Nhớ hoài ơi cánh đồng Nga/Như bản tình ca rạo rực/Chiều nay nghe giữa quê nhà”.
Khúc xạ văn hóa Việt Buổi sáng với ông Y.S.Sô-lô-khốp, Chủ tịch Công đoàn Nga ở Vũng Tàu như dài thêm. Ông Sô-lô-khốp rất tự hào và mãn nguyện về khu người Nga lưu sống. Đây là khu vực mang đậm nét Nga cho người Nga xa quê hương. Trường học có 250 học sinh Nga và 20 học sinh Việt Nam theo học. Vị Chủ tịch Công đoàn khoe từng đi đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Ông cũng từng ăn phở trong quán phở vỉa hè Hà Nội do một người bạn đưa đi. “Ngon hơn các quán trong cửa kính sang trọng”.
Với ông, thành phố thú vị nhất là Hà Nội, nơi có nhiều chùa cổ và là một thành phố tương phản; với một Hà Nội cổ kính bên một Hà Nội rất hiện đại. Và Tết Âm lịch, Tết Dương lịch năm nào ông cũng ở Việt Nam. Tết Nguyên đán Việt Nam ông dành thời gian lên TP Hồ Chí Minh xem lễ hội hoa. Ở Vũng Tàu ông được nhiều người Việt Nam mời đến nhà ca hát và lì xì mừng tuổi. “Ngày mồng Một Tết lạ lắm, không gặp được bất cứ ai, nhưng cứ lên chùa thì gặp họ”.
Chị Ga-li-na Vla-đi-mia dẫn chúng tôi rong ruổi khám phá “làng Nga”. 16 năm sống và làm việc ở đây, tư cách “thổ công” đã cho chị sự tự tin: “Chị thích nhất đó là cá biển ở chợ Vũng Tàu”. Nói đến chợ ở thành phố biển này, cả ngày cũng chưa hết chuyện. Dọc các con phố chung quanh “làng Nga” có nhiều biển bán hàng bằng tiếng Nga. Số nhà 78, phố Nguyễn Văn Trỗi có hiệu sửa chữa xe đạp đề chữ Nga rất oách. Ở đây, các mặt hàng xa xỉ đề biển bằng chữ Nga đã đành, đến hiệu chữa xe đạp cũng làm biển hiệu tiếng Nga, tưởng chuyện nhỏ mà không nhỏ. Ông chủ không biết tiếng Nga nhưng khách Nga mang xe đến chữa thì hiểu tất, phanh, côn, xích, líp làm sao, chỉ ra hiệu bằng tay là hiểu. Chị Huệ bán bánh mì ở phố Cô Giang kể, tâm lý mua bán của người Nga cũng không khác người Việt Nam mình. Tham khảo giá từ chợ này sang chợ khác, người Nga cũng vậy. Mặc cả cũng thôi rồi. Có thể nói chợ Vũng Tàu sẽ mất đi hồn vía ít nhiều nếu không có người Nga.
Đôi khi đến chợ, thấy họ mua mình cũng vào mua và ngược lại, thậm chí có những lúc chả biết mua về để làm gì. Không hiểu nhau, không biết tiếng, nhưng thấy vui, lạ. Đi chợ không chỉ mua, bán mà còn ngắm sắc mầu váy áo, còn nghe ríu rít nói cười, giao lưu nữa.
Ở làng Nga, không bỏ sót bất cứ lễ hội nào của người Nga sở tại. Lễ hội sáng tạo, lễ hội bánh khu-lít, lễ hội múa lân do học sinh Nga biểu diễn. Chị An-na rất tự hào về các giải thưởng, trong đó có giải thưởng Grand Prix cho phụ nữ dầu khí với văn hóa ẩm thực. Ở đâu có phụ nữ ở đó ăn uống lên ngôi. An-na khoe, chị sang Việt Nam lần này là lần thứ hai và ở được 12 năm rồi. Lần đầu sang đây, từ những năm 1990-1991, đường sá đi lại rất khó khăn, không được như bây giờ. “Bằng ấy thời gian, tôi xem Việt Nam như quê hương thứ hai” – chị nói. “Được ở Việt Nam, lựa chọn số một là Vũng Tàu, lựa chọn số hai vẫn là Vũng Tàu!”.

Chị Ca-li-na, Giám đốc Nhà văn hóa chờ chúng tôi đã lâu nhưng rất tận tình, hiếu khách. Ở đây không phải chỉ có chuyện dầu khí, kỹ sư, chuyên gia. Con người còn có phần năng khiếu nội tại, nhu cầu bày tỏ cảm xúc, giao tiếp và nhất là một không gian văn hóa. Cũng chính từ những nhu cầu đó đã ra đời Nhà văn hóa Nga ở Vũng Tàu. Họ tổ chức các sự kiện văn hóa, tìm kiếm tài năng. Chị I-li-na lo kịch bản. Sảnh của nhà văn hóa trưng bày hình ảnh của dân tộc thiểu số của Việt Nam. Đêm thơ Puskin đang được chuẩn bị ráo riết, các diễn viên trình diễn thơ, đọc thơ trong niềm hâm mộ, kính phục thi sĩ của xứ sở Bạch dương. Tôi, vị khách không mời, họ vẫn nhiệt tình đọc cho nghe đến mức cảm động. Thơ Nga, văn học Nga vốn lung linh trong chúng tôi qua các bản dịch của dịch giả Thúy Toàn, Bằng Việt, Thái Bá Tân… Vậy nhưng, qua cuộc trò chuyện, các anh, các chị cứ nhiệt tình mời tôi trở lại dự đêm thơ và các chương trình văn hóa khác, lại còn muốn tôi cho lời nhận xét. Tôi đáp lại bằng một câu thơ trong bài thơ Sông Đôngcủa Puskin: “Tôi đến đây ngả mũ xin chào”. Tất cả hòa trong tiếng cười vui.
Chiều chầm chậm qua biển Vũng Tàu. Đêm ngập ngừng về bên làng giữa phố. Chị Ga-li-na Vla-đi-mia vẫn nhiệt tình dẫn chúng tôi vào thăm trường học. Trường học hiện đại, có nhiều món quà của học sinh Việt Nam tặng các bạn học sinh Nga. Lớp học đã tan từ lâu, cô hiệu trưởng vẫn nán lại chờ chúng tôi đến. Cô đưa chúng tôi qua các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện… thấy nhiều thầy giáo, cô giáo và phụ trách vẫn ngồi lại. Tôi hỏi, “học sinh về hết rồi, các thầy, cô còn ngồi lại làm gì?”.
Tất cả đều bật cười! Không ai trả lời.
Tôi đành mang về câu hỏi đó. Đơn giản, họ ở lại chờ tôi, đưa tôi đi tham quan, thế thôi! Còn tôi, sau câu hỏi “thừa” ấy, mới nhận ra một điều giản dị ở nơi sự tận tình hiếu khách diễn ra sao mà tự nhiên và cảm động đến thế. Một cộng đồng người Nga gắn bó và thân thiết, bằng những ký ức, những tình cảm ràng buộc tự nhiên.
Họ vẫn đang sống hòa đồng trong một “ngôi làng” nhỏ, ở một phường, giữa một thành phố mà ba mặt là biển với các bãi tắm: Trước, Sau, Dâu, Dứa quanh năm ngập tràn nắng ấm.
THEO NHÂN DÂN

Giá dầu thế giới lao dốc, giá xăng dầu Việt Nam không nhúc nhích


Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch hôm 13/1 đã giảm mạnh xuống dưới 92 USD/thùng sau khi Iran chấp nhận cắt giảm chương trình hạt nhân từ ngày 20/1. Thỏa thuận này sẽ giúp nới lỏng một số quy định cấm vận đối với quốc gia sản xuất dầu thô lớn thứ 5 của OPEC.
Trên sàn hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 2 giảm tới 92 cent, tương ứng với mức giảm 1%, xuống còn 91,80 USD/thùng. Khối lượng dầu giao dịch trong ngày 13/1 thấp hơn 5,2% mức trung bình của 100 ngày. Tính chung từ đầu năm tới nay, giá WTI đã giảm 6,7%.
Tương tự, trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tháng 2 cũng giảm mạnh 50 cent, tương ứng với mức giảm 0,5%, xuống còn 106,75 USD/thùng. Hiện khoảng chênh lệch về giá giữa 2 loại dầu thô WTI và Brent đang ở khoảng 14,95 USD/thùng.
Theo thỏa thuận được ký kết vào 11/2013, bắt đầu từ ngày 20/1, Iran sẽ cho phép 5 nước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Đức tiến hành kiểm tra các cơ sở hạt nhân của quốc gia này. Sau đó Iran và 6 cường quốc thế giới sẽ tiến hành đàm phán về một giải pháp sau chót nhằm cắt giảm chương trình hạt nhân của quốc gia này, cũng như giải quyết bất đồng dẫn tới căng thẳng gia tăng tại Trung Đông. Giới phân tích tin rằng thỏa thuận hạt nhân này có thể sẽ dẫn tới việc giảm bớt những biện pháp trừng phạt đối với ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Khi đó, nguồn cung dầu thô của Iran với mức xuất khẩu 1 triệu thùng sẽ khiến giá dầu thế giới chịu áp lực lớn.
Bên cạnh đó, lượng xuất khẩu dầu mỏ từ Libya vào thị trường thế giới đã tăng trở lại mức 600.000 thùng/ngày, cùng cuộc đàm phán hòa bình tại Nam Sudan bắt đầu có những tiến triển lạc quan càng khiến các nhà đầu tư lo ngại về khả năng nguồn cung ứng dầu mỏ toàn cầu sẽ nhanh chóng dư thừa. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng khai thác dầu thô toàn cầu dự kiến sẽ đạt 91,52 triệu thùng/ngày trong năm 2014.
Tuy nhiên, trong khi giá dầu trên thế giới tiếp tục trên đà lao dốc mạnh, người dân Việt Nam dường như vẫn chưa được hưởng lợi ích gì từ xu hướng giảm giá này khi giá dầu trong nước vẫn đứng yên, chưa chịu đi xuống. Thậm chí, các hãng kinh doanh xăng dầu còn liên tục dùng chiêu bài than lỗ để được tăng giá ngay khi có điều kiện. Trong khi đó, dù liên tục than thở nếu giá dầu trong nước không tăng theo đà tăng của giá dầu thế giới thì sẽ lỗ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được báo cáo giảm, thì lợi nhuận trước thuế năm 2013 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn tăng 97% so với năm 2012 và đạt 1.929 tỷ đồng. Không những vậy, theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều có kết quả kinh doanh tốt hơn so với năm 2012, bất chấp những lời rên rỉ kêu lỗ rải rác từ đầu năm đến cuối năm. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tính đến ngày 9/1, các doanh nghiệp đầu mối đang lời hơn 200 đồng/lít dầu.
THEO SỐNG MỚI/AFP


Thủ tướng khẳng định xây sân bay Long Thành phù hợp với quy hoạch chung



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức trả lời bằng văn bản chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương về đầu tư xây dựng sân bay Long Thành.
Chiều 21/11/2013, trong khuôn khổ thời gian Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời trực tiếp 3 đại biểu với 4 câu hỏi. Mới đây, Thủ tướng chính thức trả lời tiếp các chất vấn còn lại, trong đó có câu hỏi của đại biểu Đỗ Văn Đương.
Cụ thể, tại kỳ họp này, Đại biểu Đỗ Văn Đương có thắc mắc: Vì sao có sân golf trong Sân bay Tân Sơn Nhất và vì sao sân bay Biên Hòa, Cần Thơ và một số sân bay khác còn hoạt động cầm chừng, chưa hiệu quả lại tiếp tục đầu tư sân bay Long Thành.
Giải đáp vấn đề này, Thủ Tướng cho biết, theo đề nghị từ phía Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh về việc sử dụng có hiệu quả đất thuộc khu vực tĩnh không của sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Gia Lâm để xây dựng sân golf và một số công trình thể thao phù hợp (như nhiều nước đã làm), Thủ tướng đã đồng ý và giao Bộ Quốc phòng lập quy hoạch các sân golf nói trên.
Thủ tướng khẳng định, quyết định việc đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ của từng dự án hoàn toàn bảo đảm an ninh, an toàn của sân bay và phù hợp với Quy hoạch chung của hai Thành phố. Cũng như thực hiện đúng quy định về đầu tư xây dựng và thuê đất.
“Về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là trung tâm kinh tế và có nhu cầu vận tải hàng không lớn nhất của cả nước, đòi hỏi phải có cảng hàng không quốc tế quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu trung chuyển quốc tế và nội địa,” Thủ tướng giải thích.
Hơn nữa, theo Thủ tướng: Sân bay Tân Sơn Nhất có công suất tối đa khoảng 25 triệu hành khách/năm, nằm trong trung tâm thành phố, mật độ dân số cao, quỹ đất dành cho phát triển mở rộng sân bay không còn, không có hệ thống giao thông tiếp cận tương ứng, không thể xây dựng thêm đường cất hạ cánh theo giãn cách tối thiểu ICAO quy định (1.340 m).
Do đó, việc mở rộng để nâng công suất lên 30-40 triệu hành khách/năm rất tốn kém và không khả thi.
Mặt khác, vị trí rất gần với Sân bay quân sự Biên Hòa nên việc sử dụng đồng thời 2 sân bay sẽ bị hạn chế bởi năng lực của vùng trời, đặc biệt là khi tần suất khai thác ngày càng tăng cao.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu giao thông qua cửa ngõ TP. Hồ Chí Minh ngày càng tăng bổ sung cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi quá tải. Cảng này cũng đã có trong Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không cả nước.
Hiện các cơ quan chức năng đang triển khai các thủ tục lập Báo cáo đầu tư để trình Hội đồng thẩm định Nhà nước trước khi Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Sau khi được Quốc hội thông qua thì mới triển khai các thủ tục kêu gọi vốn đầu tư để thực hiện, Thủ tướng cho biết.
Được biết, nhiều ý kiến không tán đồng với phương án xây sân bay Long Thành, đặc biệt từ phía các cử tri TP. Hồ Chí Minh. Theo ý kiến của người dân, sân golf nên làm ở nơi đất xấu, xa dân, vì tốn nhiều nước tưới, sử dụng thuốc diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu gây độc hại cho nguồn nước ngầm. Thêm vào đó, sân golf chiếm đất quá lớn và sẽ gây nguy hiểm cho máy bay lên xuống.
Còn trong lá đơn gửi lên Thủ tướng, ông Mai Trọng Tuấn (cựu phi công, người từng gây xôn xao dư luận vào năm 2009 với ý tưởng “đường bay vàng”) và ông Lê Trọng Sành (nguyên Trưởng phòng quản lý sân bay Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng đầu tư 8 tỷ USD để xây sân bay mới là lãng phí trong khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vừa tiết kiệm lại giữ được giá trị lịch sử.
Phía Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam thì nhận định việc xây sân bay Long Thành là phương án tối ưu so với mở rộng Tân Sơn Nhất (dự báo quá tải sau năm 2020) hoặc dùng căn cứ không quân Biên Hoà, bởi chi phí cho Long Thành chỉ khoảng 7,8 tỷ USD, còn mở rộng Tân Sơn Nhất cần hơn 9,1 tỷ USD, Biên Hòa cần 7,5 tỷ USD nhưng sẽ mất thêm chi phí khử độc dioxin.
THEO BIZLIVE

Dự án thủy điện bồi thường 10 m2 đất = một que kem


Đó là ý kiến của người dân Thừa Thiên-Huế tại hội thảo “Sự tham gia của báo chí, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong thúc đẩy công khai thông tin, tham vấn ý kiến và giám sát môi trường trong các dự án phát triển” được tổ chức tại TP Đà Nẵng hôm 14-1.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, cho rằng khâu phê duyệt là rất quan trọng để thực hiện một dự án thủy điện. Trong đó đáng chú ý nhất là báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và hệ thống pháp lý để bảo vệ cộng đồng người dân yếu thế. “Hiện có nhiều luật nhưng lại chưa thể chuyển hóa để thực hiện. Vấn đề là làm sao để người dân có thể khởi kiện được thủy điện và các doanh nghiệp gây ô nhiễm, đòi họ bồi thường những thiệt hại đã gây ra. Bên cạnh đó là xây dựng cơ chế nhân dân giám sát về khoáng sản, TN&MT bởi hiện nay việc khai thác đang bị tư nhân hóa rất mạnh”.
Đại diện cho người dân, ông Đặng Duy Bửu (trưởng thôn Bến Váng 1, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) bức xúc: “Năm 1997 dự án thủy điện Tả Trạch được phê duyệt, người dân chấp hành không xây nhà kiên cố và trồng cây lâu năm trong khu vực. Đến năm 2003 thủy điện mới thống kê bồi thường nhưng theo giá năm 1997, 1 m2 đất chỉ được 50 đồng trong khi một cây kem đã là 500 đồng”. Ngoài ra, khi đến khu tái định cư, người dân không biết làm cái gì để sống. Đáng nói hơn, đến nay đã 10 năm trôi qua mà tỉnh vẫn còn nợ 50% đất chưa trả cho dân.
Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Công nghiệp và Tiết kiệm năng lượng (Sở Công Thương Thừa Thiên-Huế), lại cho rằng muốn phát triển thì phải có điện và phải chấp nhận đánh đổi. “Không chỉ Việt Nam vấp (thủy điện tác động đến môi trường, người dân – PV) mà các nước văn minh cũng vấp. Các nước ấy đã khắc phục được, tôi tin là chúng ta cũng sẽ khắc phục được” – ông nói.
Phản đối ý kiến này, TS Quách Thị Xuân, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, nói: “Không thể đánh đổi bằng việc gây hậu quả cho người dân. Hiện việc đánh giá ĐTM của các thủy điện chưa đảm bảo khách quan và khoa học. Họ chỉ làm chủ quan và muốn kéo dự án về địa phương mình”.
Kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Nam, cho rằng Nhà nước đang thiếu một thể chế để buộc các thủy điện phải làm ĐTM một cách tổng thể. “Làm báo cáo ĐTM là phải làm cho toàn hệ thống con sông, toàn lưu vực chứ không thể mỗi thủy điện một bản ĐTM như hiện nay. Như thế chẳng có ích gì” – ông Tuấn nói.
Về vai trò của báo chí, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Dũng đánh giá đôi khi báo chí đứng về phía dân và chỉ đưa các thông tin về tiêu cực tại các dự án. Thế nhưng ông cũng thừa nhận: “Thực tế có dự án xây dựng trước rồi mới thẩm định ĐTM, họ giải thích là do địa phương có chủ trương kêu gọi đầu tư. Vấn đề đánh giá ĐTM còn rất bất cập”.
THEO PHÁP LUẬT Đó là ý kiến của người dân Thừa Thiên-Huế tại hội thảo “Sự tham gia của báo chí, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong thúc đẩy công khai thông tin, tham vấn ý kiến và giám sát môi trường trong các dự án phát triển” được tổ chức tại TP Đà Nẵng hôm 14-1.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, cho rằng khâu phê duyệt là rất quan trọng để thực hiện một dự án thủy điện. Trong đó đáng chú ý nhất là báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và hệ thống pháp lý để bảo vệ cộng đồng người dân yếu thế. “Hiện có nhiều luật nhưng lại chưa thể chuyển hóa để thực hiện. Vấn đề là làm sao để người dân có thể khởi kiện được thủy điện và các doanh nghiệp gây ô nhiễm, đòi họ bồi thường những thiệt hại đã gây ra. Bên cạnh đó là xây dựng cơ chế nhân dân giám sát về khoáng sản, TN&MT bởi hiện nay việc khai thác đang bị tư nhân hóa rất mạnh”.
Đại diện cho người dân, ông Đặng Duy Bửu (trưởng thôn Bến Váng 1, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) bức xúc: “Năm 1997 dự án thủy điện Tả Trạch được phê duyệt, người dân chấp hành không xây nhà kiên cố và trồng cây lâu năm trong khu vực. Đến năm 2003 thủy điện mới thống kê bồi thường nhưng theo giá năm 1997, 1 m2 đất chỉ được 50 đồng trong khi một cây kem đã là 500 đồng”. Ngoài ra, khi đến khu tái định cư, người dân không biết làm cái gì để sống. Đáng nói hơn, đến nay đã 10 năm trôi qua mà tỉnh vẫn còn nợ 50% đất chưa trả cho dân.
Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Công nghiệp và Tiết kiệm năng lượng (Sở Công Thương Thừa Thiên-Huế), lại cho rằng muốn phát triển thì phải có điện và phải chấp nhận đánh đổi. “Không chỉ Việt Nam vấp (thủy điện tác động đến môi trường, người dân – PV) mà các nước văn minh cũng vấp. Các nước ấy đã khắc phục được, tôi tin là chúng ta cũng sẽ khắc phục được” – ông nói.
Phản đối ý kiến này, TS Quách Thị Xuân, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, nói: “Không thể đánh đổi bằng việc gây hậu quả cho người dân. Hiện việc đánh giá ĐTM của các thủy điện chưa đảm bảo khách quan và khoa học. Họ chỉ làm chủ quan và muốn kéo dự án về địa phương mình”.
Kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Nam, cho rằng Nhà nước đang thiếu một thể chế để buộc các thủy điện phải làm ĐTM một cách tổng thể. “Làm báo cáo ĐTM là phải làm cho toàn hệ thống con sông, toàn lưu vực chứ không thể mỗi thủy điện một bản ĐTM như hiện nay. Như thế chẳng có ích gì” – ông Tuấn nói.
Về vai trò của báo chí, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Dũng đánh giá đôi khi báo chí đứng về phía dân và chỉ đưa các thông tin về tiêu cực tại các dự án. Thế nhưng ông cũng thừa nhận: “Thực tế có dự án xây dựng trước rồi mới thẩm định ĐTM, họ giải thích là do địa phương có chủ trương kêu gọi đầu tư. Vấn đề đánh giá ĐTM còn rất bất cập”.
THEO PHÁP LUẬT

PGS.TS Trần Đình Thiên: 10 VAMC cũng khó!



Theo PGS TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, xấu hơn cả nợ xấu là cơ chế sinh ra nợ xấu như sở hữu chéo ngân hàng, tăng trưởng dự vào vốn mà không cần giám sát, dàn trải đầu tư nếu không thể giải quyết được vấn đề, nền kinh tế vẫn còn tai họa. Hì hục xử lý nợ xấu bằng 10 VAMC thì nợ xấu cũng chưa giải quyết được.
Theo PGS TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, xấu hơn cả nợ xấu là cơ chế sinh ra nợ xấu như sở hữu chéo ngân hàng, tăng trưởng dự vào vốn mà không cần giám sát, dàn trải đầu tư nếu không thể giải quyết được vấn đề, nền kinh tế vẫn còn tai họa. Hì hục xử lý nợ xấu bằng 10 VAMC thì nợ xấu cũng chưa giải quyết được.
PV: – Số liệu thống kê cho thấy năm 2013, số doanh nghiệp phải phá sản, ngừng hoạt động lên đến hơn 60.000 doanh nghiệp, tiếp tục tăng 11,9% so với năm 2012, ông đã từng nhận định “DN chết nhiều thì lấy đâu ra tăng trưởng?”. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP năm vừa qua lại đạt mức 5,42%, cao hơn so với dự báo. Ông bình luận gì về 2 con số trên?
PGS.TS Trần Đình Thiên: – Chuyện doanh nghiệp chết và con số tăng trưởng GDP không tỷ lệ thuận với nhau tuyệt đối vì ngoài doanh nghiệp vẫn còn có những lực lượng tăng trưởng khác.
Lực lượng tăng trưởng nội địa ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng nhất là khi con số doanh nghiệp năm nay đã đóng cửa tương đối lớn. Tuy nhiên, chúng ta thấy năm vừa qua đầu tư nước ngoài cũng đã đóng góp rất là nhiều vào tăng trưởng và điểm quan trọng là mức đầu tư, tổng đầu tư xã hội giảm bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng bấy nhiêu.
Doanh nghiệp chết ảnh hưởng đến tăng trưởng tức là nếu nó không chết tăng trưởng sẽ cao hơn nữa còn theo tôi thống kê số liệu tăng trưởng như trên về cơ bản là đáng tin cậy.
PV: – Ông từng phát biểu rằng “hiện nay, có nhiều thứ xấu hơn cả nợ xấu” cụ thể là việc không có được chính xác số nợ xấu để xây dựng chiến lược đúng, giải cứu nền kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua nợ xấu của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong một năm vừa qua và nhiều người coi như nợ xấu đã được giải quyết. Trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn chết, kinh tế vẫn ảm đạm, nhiều chuyên gia khẳng định vẫn chưa dò đến đáy…. Vậy theo ông, nợ xấu đã đi đâu hay nó đã được thay tên đổi họ?
PGS.TS Trần Đình Thiên: – Tôi không đồng tình với cách quan niệm đáy của nền kinh tế hiện nay khi năm nay tăng trưởng là 5,42% trong khi năm 2012 là 5,25% và nói là đã thoát đáy. Nền kinh tế của chúng ta đang trong trạng thái tăng trưởng thấp trong nhiều năm nên gọi đây là vùng đáy. Chỉ khi nào nền kinh tế thoát khỏi vùng đáy thì mới có nghĩa là thoát khỏi vùng trì trệ còn thoát khỏi điểm đáy nhiều khi không có nghĩa. Nếu chỉ lấy vài con số tĩnh ra để đo và hò reo xung quanh những con số này sẽ rất nguy hiểm.
Tăng trưởng tăng 0,1-0,2% đáng khích lệ nhưng chưa giải quyết căn bản vấn đề vì có thể ông đã ra sức đầu tư để tạo thành tích nhưng quan trọng là mô hình tăng trưởng chưa thay đổi được, phải vứt bỏ mô hình tăng trưởng cũ.
Tái cơ cấu cơ bản chưa diễn ra nghĩa là rủi ro nền kinh tế vẫn còn nguyên, khả năng tăng trưởng ở vùng đáy tức là trì trệ tăng trưởng vẫn còn. Tái cơ cấu phải thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực nhưng chúng ta chưa thay được mà lại muốn thành tích tăng trưởng sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Về vấn đề nợ xấu, nếu hiểu theo nghĩa nợ xấu của ngân hàng phải lấy từ các ngân hàng. Ngoài ra, nếu hiểu theo nghĩa rộng còn là tiền chôn trong bất động sản, vượt qua cả ngân hàng đấy là thứ xấu nếu tính tổng thể con số này sẽ lớn hơn con số nợ xấu của các ngân hàng công bố.
Bàn về nợ xấu của ngân hàng như là yếu tố gây ra rủi ro thì phải nói một cách sòng phẳng. Chúng ta phải tin vào nguồn cung cấp của Ngân hàng nhà nước, nguồn tin là như vậy nhưng chúng ta vẫn có quyền đặt câu hỏi số liệu đã chính xác chưa, không phải là chuyện ngân hàng nhà nước làm không trung thực, cần xác định đúng trạng thái của nền kinh tế để giải quyết.
Nợ xấu không biết có bao nhiêu nợ xấu mà đòi giải quyết thì câu chuyện có vẻ hơi buồn cười nên theo tôi thứ nhất, có những thứ xấu hơn nợ xấu và thứ hai là ngân hàng nói đúng nhưng theo tôi vẫn phải cố mọi cách để có số liệu chính xác hơn về nợ xấu vì ai có nợ xấu người ta vẫn giấu, không công khai và chuyện này rất là bình thường. Nên việc nỗ lực chính xác hóa số liệu nợ xấu là việc đầy tinh thần trách nhiệm hơn là việc đánh giá năng lực, năng lực tốt mà không có trách nhiệm cũng không được.
Xấu hơn nợ xấu, tôi muốn nói là cơ chế sinh ra nợ xấu. Chúng ta xử lý được nợ xấu mà không xử lý được cơ chế sinh ra nợ xấu thì khi đó không thể giải quyết được vấn đề, nền kinh tế vẫn còn tai họa. Cơ chế sinh ra nợ xấu ở đây chính là sở hữu chéo, là cách tăng trưởng dựa vào vốn mà không giám sát, dàn trải đầu tư. Chừng nào chúng ta vượt qua được những điều này thì khi đó nền kinh tế mới căn bản tránh được rủi ro do những nguyên nhân đó gây ra. Còn nếu cứ hì hục xử lý nợ xấu có lập ra 10 VAMC thì điều đó cũng chưa chắc là nợ xấu được giải quyết.
PV: – Liên quan đến vấn đề nợ xấu của các Ngân hàng thương mại, ngày 1/6/2014 Thông tư 02 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng sẽ siết chặt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, kết quả phân loại nợ còn có sự điều tiết của một bên thứ 3 chính thức được áp dụng có thể khiến nợ xấu tăng lên 10-20%. Tuy nhiên, các Ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục xin tạm hoãn. Theo ông, động thái này cho thấy điều gì?
PGS.TS Trần Đình Thiên: – Nền kinh tế còn yếu, doanh nghiệp còn yếu, ngân hàng còn yếu nên có thể việc xin hoãn có động cơ của họ nhưng theo tôi trong chuyện này mọi việc xin hoãn đều làm chậm cải cách, chậm đổi mới nên tốt nhất đặt ra rồi cố mà làm, không phải hoãn, trừ trường hợp nó làm cho sự sụp đổ xảy ra mới hoãn.
Chúng ta hay kiểu đặt ra trò chơi rồi lùi bước như gia nhập WTO cứ nói tự do hóa thúc đẩy cải cách nhưng lại muốn thuế quan giảm thật chậm, rào cản lùi được càng lâu càng tốt thì 2 nỗ lực ngược nhau, muốn cải cách nhưng lại không muốn cạnh tranh, không muốn đối mặt với môi trường sòng phẳng.
PV: – Ngoài nợ xấu còn phải kể đến khủng hoảng bất động sản (BĐS), theo số liệu mới nhất của Bộ Xây dựng tính đến giữa tháng 12/2013, tổng giá trị tồn kho bất động sản đạt khoảng 94.458 tỷ đồng, giảm 26,5% so với quý 1/2013. Tuy nhiên, ý kiến của nhiều chuyên gia BĐS và các chủ doanh nghiệp BĐS lại cho rằng, hàng tồn kho BĐS có thể cao gấp 3 đến 5 lần con số của Bộ Xây dựng đưa ra. Ý kiến của ông về vấn đề này?
PGS.TS Trần Đình Thiên: – Theo tôi con số tồn kho bất động sản lớn chứ không thể ở mức hơn 94.000 tỷ đồng. Vì liên quan đến các khu đất dọc tuyến Láng – Hòa Lạc nhân lên, các dự án quanh Hà Nội tôi chắc đã là con số rất là lớn.
Thêm nữa, tồn kho bất động sản tính theo giá, giá bây giờ đã giảm, nếu tính theo giá vay ngày xưa thì giá bây giờ thụt xuống một nửa so với trước kia.
Dù sao phải nói, tính theo tương quan nào thì tồn kho bất động sản so với sức lực của nền kinh tế là rất lớn nếu tính thấp thì so với sức của nền kinh tế, giá thấp nhưng nền kinh tế lấy đâu ra tiền để tải nên nó vẫn cứ chết như thường. Hiểu theo nghĩa này, 95.000 tỷ hay 300.000 tỷ thì đây vẫn là điều đáng lo ngại. Vì chúng ta nên tính tồn kho bất động sản với năng lực để giải phóng nó, đấy mới là gánh nặng.
PV: – Theo nhận định của ông, năm 2014 kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức nào? Dự báo của ông về nền kinh tế 2014 sẽ ra sao, thưa ông?
PGS.TS Trần Đình Thiên: – Thách thức lớn nhất trong năm 2014 là nền kinh tế vẫn yếu, các doanh nghiệp đóng cửa nhiều, ngân sách gặp khó khăn, các “cục máu đông” chưa được xử lý.
Nền kinh tế đã yếu, việc đặt ra càng nhiều, vừa phải phục hồi tăng trưởng vừa phải giữ ổn định rủi ro lạm phát. Cần phải có nguồn lực mạnh để bảo đảm một mức tăng trưởng nhất định để không gây ra bất ổn.
Đặc biệt liên quan đến câu chuyện tái cơ cấu đều cần nguồn lực như việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư. Nguồn lực hiện nay dành cho tăng trưởng, dành cho ổn định, dành cho nhiều việc từ xưa đến nay đã là căng thẳng rồi, ngân sách căng thẳng, doanh nghiệp nhà nước đang rất yếu lại thêm chuyện tái cơ cấu tốn nguồn lực nữa là thách thức.
Tuy nhiên, có thể là một gợi ý cho chúng ta đảo phách trò chơi, thay đổi cơ bản ví dụ như Luật ngân sách phải thay đổi. Cách xử sự với ngân sách, cách chi tiêu công.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Báo Đất Việt

Lợi nhuận và mạng người

Cách đây hơn 5 năm, cả nước ta chấn động khi nghe tin vào ngày 15.12.2007 tại mỏ đá 03 Bản Vẽ (phía tây Nghệ An) đang khai thác thì bị sập núi, khiến 18 người tử nạn.
Tai nạn lao động (TNLĐ) ở nước ta thì nhiều và dường như ngày nào cũng xảy ra. Điều đau xót hơn là gần như tai nạn nào cũng có sự thiệt hại về người – bên cạnh sự mất mát về tài sản. Nhưng tai nạn ở mỏ đá Bản Vẽ tạo ra tác động lớn về dư luận, tâm lý xã hội vì số lượng người chết quá lớn bởi sự vô trách nhiệm trong việc quản lý an toàn cho người lao động.
18 người chết trong vụ TNLĐ Bản Vẽ tưởng như đã đạt kỷ lục về sự thiệt hại về người, không ngờ ngày 12.10.2013 vừa qua, vụ nổ tại Nhà máy Z121 thuộc “Xí nghiệp thuốc nổ – pháo hoa” (Phú Thọ) đã vượt qua kỷ lục khủng khiếp xảy ra tại mỏ đá Bản Vẽ. Theo như kết luận ban đầu của cơ quan quản lý cơ sở là “do thuốc pháo hoa tự nổ”. Vụ nổ đã làm cho ngoài sự thiệt hại về tài sản lớn còn có 26 người thiệt mạng (trong đó đa phần là công nhân nhà máy), hơn 200 trường hợp cấp cứu.
Có lẽ so với các quốc gia đang ở nhiều hình thái phát triển kinh tế khác nhau thì Việt Nam là quốc gia gần như đứng hàng đầu về TNLĐ và đáng lo ngại hơn là năm sau luôn luôn tăng hơn năm trước, với những vụ trầm trọng hơn về sự mất mát cả về người và của. Ông Nguyễn Anh Thơ – Cục phó Cục ATLĐ (Bộ LĐ-TB-XH) – cho biết, mỗi năm nước ta có từ 160-170 nghìn người bị TNLĐ… Năm 2012, có tới 6.777 vụ – tăng 881 vụ so với 2011, làm chết 606 người – tăng 48 người so với năm 2011, số người bị thương là 6.361. Số vụ TNLĐ có người chết tăng 48 vụ, số ngày nghỉ do TNLĐ lên đến 85.600 ngày, thiệt hại tài sản là 82 tỉ đồng không kể tiền đền bù cho gia đình người xấu số.
Cũng theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH thì có 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu số TNLĐ. Hầu hết các thành phố, tỉnh này là những địa phương có nhiều cơ sở công nghiệp, xây dựng. Đó là TPHCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Bình Thuận. Đối tượng xảy ra TNLĐ thuộc các lĩnh vực lao động đơn giản trong khai thác mỏ, xây dựng, gia công kim loại, thợ cơ khí…
Một số vụ TNLĐ trầm trọng nhất phải kể đến vụ công nhân bị nhiễm khí độc hầm lò của Công ty cổ phần Sinh Phát Lộc ở Nho Quan, Ninh Bình, xảy ra vào ngày 29.4.2012 đã làm 4 công nhân thiệt mạng. Vụ đá sạt lở xảy ra vào ngày 21.5.2012 của Công ty Hoàng An ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng làm chết 3 người.
Năm 2013, mới chỉ thống kê tới 6 tháng đầu năm, đã thấy số TNLĐ tăng vọt. Cả nước có tới 3.322 vụ, tăng 262 vụ so với cùng kỳ. Trong đó vụ tai nạn làm chết người tăng 49 vụ làm chết 323 người – tăng 44 người so với cùng kỳ năm ngoái. Số người bị thương nặng lên đến 759 người. Riêng số vụ nổ trong sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 lên đến 1.400 vụ, làm chết 20 người, bị thương 50 người, thiệt hại kinh tế là 579,8 tỉ…
Ngày 6.8.2013, tại Nhà máy ximăng Đồng Lâm (Phong Điền – Huế) xảy ra tai nạn làm chết 3 công nhân; ngày 3.9, mái nhà Chi cục Thuế huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã bị sụp trong lúc đổ bêtông làm 2 công nhân tử vong, 2 người bị thương nặng. Ngày 4.9.2013, tại Nhà máy tinh luyện dầu cá Công ty IDI (Lấp Vò – Đồng Tháp) 6 công nhân tử nạn trong khi thực thi quy trình sản xuất…
Chỉ nhìn qua những con số về TNLĐ trong thời gian gần đây mới thấy bên cạnh việc mất an toàn thực phẩm ngày càng tăng trong các khu công nghiệp khiến hàng trăm công nhân nhập viện thì sự gia tăng TNLĐ trong thời gian này đã trở thành tình trạng khẩn cấp, nếu không khắc phục chẳng những sẽ thiệt hại về kinh tế, đình trệ sản xuất, rối loạn trật tự xã hội mà còn làm cho niềm tin của người công nhân, người lao động suy giảm đối với doanh nghiệp.
Nhưng vì sao TNLĐ ở nước ta lại có chiều hướng ngày một gia tăng như thế?
Công bằng mà nói, Nhà nước đã từ lâu đã có những chính sách để ngăn ngừa TNLĐ, bảo vệ an toàn cho người công nhân trong khi sản xuất. Không chỉ hằng năm đều có những ngày dành cho ATLĐ, phòng, chống cháy chống nổ mà nhiều nghị định, nghị quyết của Chính phủ đã được ban hành để buộc các doanh nghiệp thực hiện việc bảo vệ người lao động trong quá trình sản xuất. Tiêu biểu cho chủ trương này phải kể đến Nghị định 06/CP ra ngày 20.1.1995 do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký.
Hiện nay bên cạnh doanh nghiệp nhà nước còn có các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất cá thể cùng với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Nhưng việc thực hiện các chính sách về ATLĐ do Nhà nước ban hành của các loại hình doanh nghiệp đối với người lao động lại là một thực trạng hỗn tạp, bùng nhùng mà sự thiệt hại đều đổ dồn về người lao động. Ông Hà Tất Thắng – Cục trưởng Cục ATLĐ, Bộ LĐ-TB-XH – cho biết: “Hiện nay, quy phạm pháp luật về ATLĐ khá đầy đủ. Tiếc là thanh tra, kiểm tra xử lý của cơ quan nhà nước không triệt để, người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm túc. Tình hình TNLĐ, trốn báo cáo TNLĐ tăng, trong đó 95% trong số các doanh nghiệp mắc khuyết điểm này là 19.300 doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Kể từ khi nền kinh tế nước ta được xác định là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì mục tiêu của doanh nghiệp các loại đều có khuynh hướng bằng mọi cách để có được năng suất cao. Trong đó biện pháp phổ biến là tiết kiệm chi phí tối đa để đạt lợi nhuận cao. Với các mục tiêu này nên người lao động trở thành đối tượng bị khai thác nhiều nhất. Ngoài những biện pháp quản lý thì các doanh nghiệp thường không chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về ATLĐ. Các doanh nghiệp đã trốn tránh việc mua các thiết bị ATLĐ cho người lao động, nhiều doanh nghiệp còn không có bộ máy giám sát người lao động tuân thủ các quy định ATLĐ, trong khi hầu hết người lao động phổ thông đều không nắm được quy định về ATLĐ.
Còn các cơ quan chức năng thì xem nhẹ, hay nói đúng hơn là bỏ qua việc kiểm tra quy trình tôn trọng ATLĐ trong sản xuất. Không ít doanh nghiệp có đến hàng chục năm không có thanh tra ATLĐ đến làm việc. Điểm qua tình hình như vậy để thấy, lợi nhuận trong sản xuất ở các doanh nghiệp được đề cao, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn nên việc đảm bảo ATLĐ cho người lao động đã bị bỏ qua, coi thường khiến người lao động luôn luôn bị đặt trước tình trạng gặp nguy hiểm, rủi ro trong dây chuyền sản xuất.
Có lẽ do nhìn thấy sự bất an của người lao động ngày càng gia tăng nên ngày 18.9.2013, Ban Bí Thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TƯ về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh LĐ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế…
Hy vọng chỉ thị này sớm đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu lực nhất ở các doanh nghiệp để người lao động khỏi bất an mỗi khi bước vào sản xuất, để tình trạng mất ATLĐ ngày càng giảm. Đây cũng chính là mục tiêu để đảm bảo an sinh xã hội.
THEO LAO ĐỘNG

Tỷ phú Soros dự đoán sự sụp đổ tài chính của Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc đang chờ đợi một sự sụp đổ hoàn toàn trong tương lai gần. Đây là ý kiến của nhà tài chính nổi tiếng kiêm nhà đầu cơ tiền tệ George Soros.
Nhà tỷ phú cho rằng mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế giới không phải là sự sụp đổ của ngân sách Mỹ và các vấn đề trong khu vực châu Âu, mà là cuộc khủng hoảng đang hiện dần ra trong lĩnh vực tài chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích không đồng ý với dự đoán này và cho là Soros đã quá phóng đại.
Mô hình phát triển đảm bảo cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng đã ngừng hoạt động. Tình hình này tương tự như đã xảy ra ở Hoa Kỳ vào đêm trước cuộc khủng hoảng năm 2008.
Nhà đầu tư George Soros, được toàn thế giới biết đến với tư cách là “người làm sụp đổ Ngân hàng Anh”đã có ý kiến như vậy. Ông cho rằng bong bóng thị trường tín dụng Trung Quốc sắp vỡ, và không có cải cách nào có thể cứu vãn được nó.
Lo ngại của nhà tỷ phú Soros về nền kinh tế Trung Quốc không phải là không có cơ sở. Ông Alexander Orlov, chuyên gia Nga nổi tiếng, giám đốc điều hành của Arbat Capital cho biết:
“Nhiều khả năng, ông Soros đã dựa trên thực tế là tổng số nợ của nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu lên đến kích thước sự cố. Các khoản nợ này tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp và đô thị, đã mấp mé ranh giới sống còn của nền kinh tế.
Nợ doanh nghiệp đã vượt hơn 100 % GDP và nợ đô thị lên đến 17 nghìn tỷ nhân dân tệ. Con số này hiện ít hơn mức lo ngại bi quan nhất 20 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhưng nhiều hơn số 10-12 nghìn tỷ của một vài năm trước đây.”
Nhưng sự sụp đổ đe dọa Trung Quốc chỉ có thể xảy ra trong tương lai khá xa, và chỉ xảy ra nếu như Trung Quốc không cải thiện lĩnh vực tài chính. Vì vậy, theo ông Alexander Orlov, Soros đã phóng đại quá mức:
“Những khoản nợ đó có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc, nếu như bây giờ họ không có biện pháp. Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu hành động và tổ chức kiểm toán khẩn cấp.
Và hiện giờ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc có đủ nguồn lực và dự trữ vàng đủ lớn. Hiện tại kinh tế có mức tăng trưởng để có thể hy sinh 2-3 % nhằm xóa bỏ sự mất cân bằng này.”
Trung Quốc sẽ không cho phép xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính. Trước hết, không giống như các nước nhỏ khác, nợ của Trung Quốc không lớn và vẫn có thể gia tăng.
Thứ hai, sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh tế với nguồn lực to lớn đang đóng một vai trò đáng kể. Ngoài ra, trong tháng Giêng, Trung Quốc hủy bỏ lệnh cấm các công ty tư nhân tổ chức IPO để thu hút đầu tư cho sự phát triển của mình và để không còn phải vay tiền ngân hàng.
Chính quyền Trung Quốc đã thay đổi các quy tắc chính của luật chơi. Các khoản nợ lớn từ các thành phố và các công ty đã nổi lên do chính phủ đòi hỏi bằng mọi giá phải đạt hiệu quả tăng trưởng mong muốn. Ông Alexander Potavin, nhà phân tích chính của hãng “RGS- Quản lý tài sản” cho rằng nhiệm vụ chính hiện nay của Trung Quốc là đảm bảo chất lượng tăng trưởng:
“Từ chối tăng trưởng kinh tế nhắm tới mục tiêu sẽ là giải pháp phát triển kinh tế thích hợp nhất mà bây giờ đang tiến hành tại Trung Quốc. Tất cả điều này đã thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố chương trình cải cách kinh tế mới toàn quốc hồi tháng 12 năm 2013. Các quan chức địa phương có nhiệm vụ theo dõi chất lượng tăng trưởng kinh tế chứ không phải là chỉ số định lượng như trước.”
Các dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc rất đáng khích lệ. Năm ngoái, kim ngạch ngoại thương của nước này đã vượt quá 4000 tỷ $, chỉ thiếu 8% theo mức dự đoán mà chính phủ đặt ra.
Trong năm tới, GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn một chút, nhưng cấu trúc của nó sẽ tốt hơn, và tốc độ tăng trưởng sẽ vẫn còn đủ cao. Nói về dự báo Soros, các nhà phân tích cho rằng nhà đầu tư nổi tiếng đơn giản là mong muốn đưa ra tuyên bố cá cược chống Trung Quốc.
Theo Tiếng Nói Nước Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét