- Hát ‘Chiều biên giới em ơi’ trên trạm chốt biên phòng (TN).
- Nhật Bản tăng mạnh chi tiêu quốc phòng (NLĐ). – Trung Quốc phản ứng về chính sách quốc phòng mới của Nhật (Tin tức).
- Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc đang muốn đánh nhau với Mỹ” (Infonet). - Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ áp đặt ADIZ ở Biển Đông (TTXVN).
- Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines củng cố quan hệ đồng minh (VOV). - Mỹ tài trợ “khủng” cho Philippines bảo vệ lãnh hải (PT).
- DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐÃ BIẾN PHIÊN TÒA THÀNH BUỔI BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG XÓM PHƯỜNG – Phiếm luận của Nguyễn Quốc Minh. (Ngày đêm).
- Sắp xử Dương Tự Trọng, vẫn chưa lộ người “đánh động” Dương Chí Dũng (DT). - Kế hoạch hoàn hảo giúp anh trai bỏ trốn của vị Phó giám đốc Công an (PT). - Bộ Công an nói về xử lý người báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn (Infonet).
- Bầu Kiên và chiêu thức “làm xiếc” 1 tỷ USD kinh doanh trái phép (DT). - “Bầu Kiên” bị cáo buộc gây thiệt hại 1.696 tỷ đồng (ĐĐK).
- “Đại cục” là gì, thưa ông giám đốc? (VHNA).
- Hệ thống hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân (Tin tức).
- Đà Nẵng thay đổi nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt (DT). - Bí thư Đà Nẵng: Có chuyện “kỳ quặc” đã xảy ra! (LĐ).
- Cháu trai Kim Jong-un được cảnh sát Pháp bảo vệ (DT). - “Cái chết” của chú Kim Jong Un đã được báo trước? (VnEco). - Vợ Jang Song-thaek chỉ huy vụ thanh trừng chồng? (TN). - Lộ nhân vật quyền lực số 2 sau vụ lật đổ Jang Song-thaek? (NĐT). - Hai giả thuyết về vụ xử tử chú dượng lãnh đạo Triều Tiên (LĐ). - Kim Jong-un được cha cảnh báo về Jang Song-taek? (KP). - Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị vụ thử hạt nhân thứ 4 (LĐ).
Hoa Kỳ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải -(RFI) — Hoa Kỳ hỗ trợ VN về an ninh hàng hải -(BBC) —-Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam, tăng ngân sách cho an ninh hàng hải -(VOA) —-Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy nhân quyền, an ninh hàng hải nhân chuyến thăm VN -(VOA) >>> Mỹ đã có ảnh hưởng nào ở Việt Nam? – Một cuộc khảo sát của Pew Research cho thấy 71% dân chúng Việt Nam có cảm tình với Hoa Kỳ, và 76% có thiện cảm với người Mỹ
Mỹ cung cấp 5 tàu tuần tra cho cảnh sát biển VN -(VNN) –“Không có hai nước nào chăm chỉ hơn để thay đổi lịch sử” -(SGTT)
Mỹ viện trợ VN 17 triệu đôla để ứng phó với biến đổi khí hậu -(VOA) —Nhật ‘ve vãn’ các nước Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc -(VOA) —-Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam -(VOA)
Quan hệ láng giềng và ‘não trạng’ nước lớn -(TVN) - —‘VN không hai lòng trong quan hệ với TQ’ -(VNN) -Thề
thốt dữ hén , tới thời đại hàng ngàn năm sau của chế độ quân chủ phong
kiến mà còn cái lối Quốc gia gọi là có chủ quyền mà thề thốt kiểu này
với một Quốc gia khác , sao nó giống chư hầu với đại quốc quá!!!? – Sao
lại xen vô nội bộ của người khác : Đến các cường quốc cũng phải ‘nịnh’ Trung Quốc? -(TVN) – Đứa
nào nó hèn nó nịnh kệ nó chớ ta đánh bại biết bao nhiêu bọn thực dân đế
quốc mạnh nhất hành tinh mờ, không lẽ giờ bị xìu à???
Đoàn Đại biểu Ban Nội chính Trung ương thăm Trung Quốc -(TTXVN / Tintuc)
Việt Nam-Trung Quốc hợp tác toàn diện, nhất quán -(ĐV) —Đừng để truyền thông ‘lề trái’ giễu ‘lề phải’ -(TVN)
Nhân Quyền theo kiểu Việt Nam -(RFA) — Biển Đông và Nhân quyền : Yếu tố căn bản trong quan hệ Việt-Mỹ -(RFI) — ‘Mekong không của riêng ai’ -(BBC)
Việt Nam : Tuyên án tử hình 2 cựu quan chức tham nhũng tại Vinalines -(RFI) —Phản ứng sau phiên tòa Vinalines -(BBC) —Kết tội ông Dũng ‘chưa đủ bằng chứng’ -(BBC /nghe)
Dương Chí Dũng gây nhiều bức xúc hơn Phạm Thanh Bình -(MTG) —Bản án tử hình của Dương Chí Dũng và những thân phận lầm than -(MTG)Bộ Công an khẳng định không lọt tội trong vụ Dương Chí Dũng -(MTG)
Hồi ký trong trại giam của Hoàng Linh : Kỳ 2: Dương Chí Dũng có quan hệ với trùm giang hồ Dũng “Bắc Cạn“ -(MTG) ->>> Kì 1: Dũng “Bắc Cạn” – Khắc tin của những ông trùm
Chuyện từ Đà Nẵng -(BBC) —Cư dân mạng khủng hoảng vì dịch vụ 3G -(RFA) —-Nhiều bloggers Việt Nam bị cấm xuất cảnh -(RFA)Chạm vào mùa Ðông Sài Gòn -(NV) —Viet Love Foundation thu được $60,000 giúp nạn nhân bão Haiyan - (NV)
Sáng nay tử tù bình thản trước khi bị tiêm thuốc độc -(MTG) —-Chuyển Hippocrate sang nghề thi hành án -(MTG) -Hai nhân viên y tế, bác sĩ và điều dưỡng ở Phú Yên, đã thổ lộ với báo chí rằng họ bị ám ảnh khi bị buộc phải trở thành nhân viên thi hành án tử hình, bằng cách tiêm thuốc vào tĩnh mạch tử tù. — Đề xuất không tử hình tội tham ô, hối lộ, buôn bán ma túy (TBKTSG)
Được bù lỗ, chất lượng dịch vụ bệnh viện công vẫn không tăng -(MTG) —Thẻ Đảng, thẻ công an ‘cắm’ được hàng tỷ đồng -(NĐT)
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao -(DT) —‘Kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, lòng dân phải yên’ -(VNN)
Phạt vệ sinh thực phẩm: Người dân có được miếng ăn sạch? -(SGTT)
Cổ người dân, tay… chủ tịch -(TVN) —-2013 và cuộc đấu tiến bộ – bảo thủ -(VNN) —2013: Phép thử nhân sự giữa nhiệm kỳ -(VNN)
Thu nhập ngàn đô/tháng vẫn không đủ sống ở Hà Nội -(VNN) -Thu nhập của hai vợ chồng vào khoảng 20-25 triệu/tháng nhưng vẫn không đủ trang trải cho gia đình 4 người, 2 vợ chồng và 2 con nhỏ.
BÀI 1: Háo hức tăng ca để thêm thu nhập -(LĐ) —Người lao động ở TPHCM: Giấc mơ an cư vẫn ngoài tầm với -(LĐ)
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Chính quyền địa phương phải giải quyết đất sản xuất cho dân -(LĐ)
_________________________________________________________________
Trò chuyện với ‘Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam’ -(VOA)
Dưới bóng hoàng hôn xã hội chủ nghĩa -(Viettusaigon -RFA) –Viết cho con trai vừa tròn một tuổi -(Menam -RFA)
Đinh Nhật Uy – Lần thăm Kha đầu tiên tại trại giam K3, Xuyên Mộc, Bà Rịa, Vũng Tàu -(DL)
Tuyên bố của đội bóng Hoàng Sa về vụ việc trong chuyến giao hữu ở Nghệ An -(DL) ====>>>
Lê Quang Tiến – Sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ -(DL)
Ai mật báo và ai mới thực là đầu trò tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn? -(XHDS) -Hai câu hỏi trên liên quan tới hai bài báo hôm nay trên Tuổi trẻ và Pháp luật TPHCM: + Ai mật báo để Dương Chí Dũng bỏ trốn? + Sắp xử em trai Dương Chí Dũng.
Nhà giáo, cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng: Nhà nước Việt Nam vẫn nói một đằng làm một nẻo -(XHDS)
2156. ẢNH HƯỞNG CỦA TPP ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ ỨNG PHÓ CỦA TRUNG QUỐC – (Basam)
2155. Phát biểu của Ngoại Trưởng Kerry tại buổi gặp các thành viên của Hiệp hội Thương Mại Hoa Kỳ và Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright -(Basam)
-(Long Hoang – Youtube) —-Tuyên bố của Ban vận động Hội Dân Oan Hà Nam -(Dân Luận)
Không có bên thắng thua, chỉ có dân tộc này thảm bại? -(Xuân Bình) -Sử
liệu mình cần nhớ có lẽ chỉ là vài cái gạch đầu dòng. Đó là việc ông Hồ
cướp chính quyền của Trần Trọng Kim? Ông Giáp “thắng” Điện Biên Phủ?
Người Việt đánh cho Mỹ cút? Hơn 4 triệu người Việt chết thảm trong vài
cuộc chiến suốt hơn 68 năm qua để đánh đổi điều gì ? Độc lập bây giờ ở
đâu? Tự do cần được hình dung thế nào? Bao giờ thì có được Hạnh phúc?…Vấn đề mình hy vọng không phải là những chuyện thâm cung của một vài nhân vật mà theo mình họ chỉ làm bi đát hơn lịch sử. Từ những dữ liệu mà rất ít người có được từ một giai đoạn lịch sử bi thương, cùng quẫn, Bên Thắng Cuộc sẽ chứng minh một sự thật giản đơn: dân tộc này tiếp tục thảm bại trong một tiến trình thoát Tàu? Và chưa triều đại nào lại thảm bại đau đớn, nhục nhã như thế?
ĐẠI ÁN, ĐẠI CỤC VÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ -(Bùi Văn Bồng) -PHEN NÀY THÌ “CUNG” GÃY? – (Minh Diện – Buivanbong)
NGOẠI GIAO BÓNG RỔ LẠI NHỚ BÓNG BÀN -(Hồ Hải) —Già và Trẻ – (Đào Hiếu)
Đạo đức kách mạng – Đạo đức Hồ Chí Minh -(DLB) —Chuyến đi ăn mày ở xứ Phù tang của đồng chí X -(DLB)
Ba vấn đề lớn trong các “đại án kinh tế”, qua vụ án Vinalines -(DLB) —Thư con gái gởi ba nhân dịp lễ Nô-en -(DLB)
Đảng CSVN lốt tù Đỗ Thị Minh Hạnh là một đảng hèn-(DLB) –Tưởng nhớ người bạn tù chính trị Bùi Đăng Thủy -(DLB)
_________________________________________________________________________
Mỹ cung cấp 5 tàu tuần tra biển cao tốc cho Việt Nam -(NLĐO)-
Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố Mỹ sẽ tài trợ 18 triệu USD để giúp
nâng cao năng lực của các lực lượng tuần tra biển của Việt Nam, trong đó
có việc cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho Cảnh sát biển Việt Nam vào
năm 2014.Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ áp đặt ADIZ ở Biển Đông – (TTXVN)
Thở dài
-(TN) -Sở hữu một căn nhà là mơ ước của hàng trăm ngàn người dân hiện
nay nhưng thông tin Bộ Xây dựng lập đề án Ngân hàng tiết kiệm nhà ở lại
khiến những người chưa có nhà chỉ biết… thở dài.
Cư dân mạng phẫn nộ, đòi “xử” hai bảo mẫu độc ác -(NLĐO)
– Sau khi clip bảo mẫu hành hạ bằng cách bóp cổ, gí đầu, tát mặt trẻ,
nhấn vào thùng phuy được tung lên mạng, dư luận đã hết sức phẫn nộ trước
hành động man rợ của hai “cô giáo” trông trẻ. >>> Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo vụ 2 bảo mẫu độc ác >>> Đình chỉ, xứ lý hình sự vụ bảo mẫu hành hạ trẻ —- Xem Video clip đày đọa trẻ mầm non -(TT)
Phát hiện thi thể 2 ngư dân mặc áo phao trôi dạt trên biển -(NLĐ) —-Bi thương làng chài có 8 thuyền viên mất tích -(TT)
Đám tang Sài Gòn: Người sống khổ, người chết có vui? -(TN) —Tài xế Hậu: ‘Chắc không ai nỡ hôi của, cướp bia nữa’ -(TNO)
Án tham nhũng – tử hình là… hết chuyện?! -(DT) —- Sắp xử Dương Tự Trọng, vẫn chưa lộ người “đánh động” Dương Chí Dũng -(DT) —Bầu Kiên và chiêu thức “làm xiếc” 1 tỷ USD kinh doanh trái phép -(Dân trí)Suy tư từ tình trạng trẻ em bỏ học vì nghèo -(Dân trí) – Năm học 2013 – 2014, tỉnh An Giang có gần 5.000 học sinh bậc THCS và THPT bỏ học. Đó là thông tin trong bài “Một tỉnh có gần 5.000 học sinh bỏ học” trên báo báo Tuổi trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do nghèo.
Một tỉnh gần 5.000 học sinh bỏ học – TT – Năm học 2013-2014 này tỉnh An Giang đã có 4.927 học sinh bậc THCS và THPT bỏ học. Đó là chưa tính con số học sinh theo gia đình chuyển đi địa phương khác, bởi trong số này trường hợp bỏ học cũng khá cao… —- Nhìn đại nạn tham nhũng từ 2 USD của người nghèo -(Dantri)
_____________________________________________________________________
Tường thuật của blogger Hư Vô – Đào Trang Loan về việc bị cấm xuất cảnh và bị bắt về đồn công an ngày 15/12/2013 -(MLBVN) ====>>>
Dương Chí Dũng: và nụ cười đặc trưng “búa liềm” - (DLB) —Dương Chí Dũng và những vần thơ của lũ quỷ sa tăng - (DLB) — Đảng vắt chanh bỏ vỏ - (DLB)
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE LUẬT SƯ LÊ HIẾU ĐẰNG (16/12/2013) -GS Nguyễn Đăng Hưng – (Boxitvn)
Kính gửi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Các Chính phủ dân chủ tự do khắp hoàn vũ
- Các Cơ quan, Tổ chức nhân quyền quốc tế
Tôi là Nguyễn Đức Quốc; hiện thường trú tại: Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế.
Tôi tố cáo lên Công luận Quốc tế, cùng toàn thể đồng
bào trong và ngoài nước, về việc công an, côn đồ tại Đà Nẵng đánh đập
tôi và nhiều bạn của tôi một cách dã man ngay trong ngày Quốc tế Nhân
Quyền, 10/12/2013. Diễn biến vụ việc như sau:
Các Mác & Việt Nam hôm nay - Hạ Đình Nguyên – (Boxitvn)
- Vì sao VAMC đòi được nợ xấu? (VnEco).
- Agribank và những phi vụ cho vay “không tưởng” (Stockbiz). - Sự bùng nổ của Ngân hàng “bóng” sẽ mang đến nhiều rủi ro (NDH).
- Giá vàng trong nước chững lại (TT).
- Chứng khoán chiều 17/12: Bình yên và bất ngờ (VnEco). - Phiên giao dịch 17/12: Mua đuổi cuối phiên (ĐTCK). - Bên bán dừng tay, chứng khoán phục hồi trong sắc xanh (TTXVN). - Blog chứng khoán: Nghỉ giữa hiệp? (VnEco).
- Gói 30.000 tỷ tăng tốc giải ngân cuối năm (TTXVN). - Giải ngân gói 30.000 tỷ đồng chưa đạt 2% tổng nguồn vốn (TTXVN).
- Bắc Ninh đã tiết kiệm được 650 triệu đồng từ tiền điện (Giadinh.net).
- Những món thưởng Tết… khó nuốt (TP).
Trung tâm thương mại đồng nghĩa với thất bại -(NV) —Người trồng hoa Tết trắng tay sau lũ -(DT) — Ớn lạnh mứt Tết -(NLĐ)Cho vay lãi thấp còn hơn “tồn kho” vốn -(SGTT) — Lãi vay gây “sốc” -(Congthuong)
Ngàn tỷ bốc hơi sau những tai họa ‘trời giáng’ -(VEF) -Những tin đồn, cáo buộc vô căn cứ bất ngờ ập đến khiến cho không ít doanh nghiệp, nhà đầu tư điêu đứng. Chỉ sau một phiên giao dịch không ít người đã mất cả ngàn tỷ. >>>> Đại phẫu CTCK 2013: Đổi vận hay lặng lẽ ‘chết’ >>> Đại gia ngoại rút êm ngàn tỷ khỏi Việt Nam
10 quốc gia ôm nhiều vàng nhất năm 2013 -(Zing)
Khó tránh nguy cơ nợ xấu tăng nóng -(LĐ) — VAMC đã mua hơn 28.000 tỷ đồng nợ xấu - (CP)
Vỡ hụi 14 tỉ đồng, vợ chồng giám đốc bỏ trốn -(NLĐ) —Hàng loạt công ty chứng khoán bị rút giấy phép -(NLĐ) —-Hiệp hội Mía đường nói thứ trưởng khôi hài -(NLĐ) — Hiệp hội Mía đường “phản pháo” Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú -(VnEc)
Ngân hàng sốt vó với chiêu lừa đảo qua thẻ -(NLĐ) —18 doanh nghiệp thép kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ -(TNO)
Giải ngân gói 30.000 tỷ đồng chưa đạt 2% tổng nguồn vốn -(TTXVN) — CPI có mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua -(TTXVN)Ế ẩm, “chợ kiểu mới” Hàng Da miễn phí mặt bằng 5 tháng -(VnEc)
Vì sao VAMC đòi được nợ xấu? -(VnEc) —Thị trường xe đạp điện đìu hiu cuối năm -(VnEx) —Thị trường xe máy không có Tết -(VnEx)
- Hội nhập toàn cầu và bản sắc dân tộc (VHNA).
- Nhạc sĩ Venezuela Jose Antonio Abreu: Người cứu rỗi hàng triệu đứa trẻ bằng âm nhạc (TTVH).
- 12 Years a Slave và American Hustle tranh giải tiền Oscar (VOV). – Cuộc đua Oscar của các nữ diễn viên: Sẽ nhạt nhẽo và nhàm chán? (TTVH). – 10 diễn viên ‘hốt tiền’ từ phòng vé theo thống kê của Forbes.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tăng cường năng lực quản trị đại học (GD&TĐ).
Trường chuẩn quốc gia bị xây bít cổng mặt tiền -(DT)Xử lý 108 cuốn sách vi phạm nội dung -(VNN)
- Vụ đày đọa trẻ mầm non ở nhà trẻ Phương Anh: Căm phẫn với hành vi tàn ác của “cô giáo“ (LĐ). - Trẻ mầm non bị bóp cổ: Phụ huynh òa khóc, đòi “xử” bảo mẫu (DT). - Trẻ bị bảo mẫu tát, bóp cổ sợ tới mức biểu hiện bất thường (VTC). - Bảo mẫu “ác thú” 9X mới có trình độ lớp 12 (Soha). - Nhà trẻ, trường mầm non: Ngục tù của trẻ? (ĐV). - Đó là cái tội của người nghèo? (MTG). - Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo vụ 2 bảo mẫu độc ác (NLĐ).
- Vụ trẻ bị đánh đập dã man: Trách nhiệm thuộc về ai? (HQ). - Vụ “Bịt mũi, tát bôm bốp trẻ”: Sẽ xử lý hình sự (ĐS&PL). - Xử lý hình sự với bảo mẫu bóp cổ, tát bôm bốp vào mặt trẻ mầm non (GDVN). - Công an triệu tập, lấy lời khai 2 bảo mẫu đánh trẻ mầm non dã man (GDVN). - Bị bắt, bảo mẫu ‘tra tấn’ trẻ mầm non khai gì? (VNN). - Tạm giam bảo mẫu và quản lý hành hạ dã man trẻ mầm non (TN). – Từ vụ bạo hành ở nhà trẻ Phương Anh: Phải nhắm mắt giao trứng cho ác đến bao giờ? (TTVH). – Xuất hiện tin đồn hai bảo mẫu tự tử (MTG).
- Hành hạ trẻ dã man: Phụ huynh đòi “xử” bảo mẫu (KP). – Khởi tố, bắt giam hai “cô giáo” đày đọa trẻ mầm non (TT).
- Mặt trái đồng tiền (ĐĐK).
- Lào Cai thiệt hại gần 10 tỷ đồng do mưa tuyết (Tin tức).
- Mặt trái đồng tiền (ĐĐK).
- 11 điểm nghi giấu thi thể nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường (PLVN). - Tìm xác nạn nhân Cát Tường: ‘Bộ CA không được đầu hàng’ (ĐV).
Tăng may mắn và thịnh vượng bằng thủy pháp ngoại viên -(MTG) ===>>>
Học sinh lớp 11 giết bạn gái vì ghen -(MTG) —Trộm cắp hoành hành nhà trọ sinh viên dịp giáp Tết -(MTG)
Hà Nội: Nở rộ dịch vụ giao “cái ngàn vàng” tận nhà -(DT) —Cháy xưởng gỗ, hàng trăm công nhân hoảng loạn -(DT) —-Đang ăn cưới, hàng trăm khách bỏ tiệc vây bắt trộm -(DT)
Chân dung ‘siêu lừa’ 4.000 tỷ Huỳnh Thị Huyền Như -(VNN) —-Phát hiện thi thể phụ nữ trôi trên sông Hồng -(VNN) —Buồn đời, đến nhà em vợ…treo cổ tự tử -(NLĐO)Rảnh việc, rủ nhau đi giết người, cướp xe -(NLĐO) >>>Bắt nhóm cướp tại khu du lịch Mũi Né >>> Nổ súng, bắt kẻ trộm vào phòng trọ sinh viên >>> Ăn cơm công ty, 200 công nhân nhập viện >>> Bắt kẻ giết một phụ nữ bại liệt, cướp của
Ăn trứng luộc, hàng trăm công nhân nhập viện -(TT) —- Hỗn chiến tại đám tang do ‘hát nhạc chế’: 1 người chết, 3 người bị thương -(TNO) —Bắt băng nhóm chuyên cướp tài sản khách nước ngoài -(TT)
Truy tố nguyên giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang – (TT) >>> Giết người chỉ vì hai trái dưa, lãnh 18 năm tù
- Thẩm phán Mỹ khẳng định NSA nghe lén “bất hợp pháp” (TT). - Snowden xin tị nạn vĩnh viễn ở Brazil (NLĐ).
- Xung quanh việc Nga triển khai tên lửa Iskander áp sát EU (Tin tức). - Sukhoi tiếp tục bàn giao oanh tạc cơ Su-34 cho quân đội Nga (GDVN).
Báo chí Bắc Kinh : Tàu chiến Mỹ đe dọa an ninh Trung Quốc -(RFI) —-Trung Quốc : Xung đột tại Tân Cương, 14 người Hồi giáo và 2 công an tử vong -(RFI) —-Báo Mỹ: Tập Cận Bình ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang -(RFI) —-Đài Loan -Trung Quốc đàm phán trao đổi nhân viên tình báo bị bắt -(RFI) — Bạo động bùng phát tại Tân Cương, 16 người thiệt mạng -(VOA)Ý đồ của Trung Quốc khi thám hiểm mặt trăng -(RFI) —Trung Quốc muốn lập trạm nghiên cứu trên mặt trăng -(RFI)
ADIZ của Trung Quốc : Tokyo kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quan ngại quốc tế -(RFI) —-Mỹ không công nhận vùng nhận diện phòng không trên biển của Trung Quốc -(MTG)
Hai giả thuyết về vụ xử tử chú dượng lãnh đạo Bắc Triều Tiên -(RFI) –Hoa Kỳ kêu gọi thành lập mặt trận chung đối phó với Kim Jong Un -(RFI) —Thoát hiểm ở Bắc Hàn -(BBC)
Liên Hiệp Quốc : 9 triệu dân Syria cần được cứu trợ nhân đạo -(RFI) –Bão sớm báo hiệu mùa đông khắc nghiệt đối với người tị nạn Syria -(VOA)
Bà Michelle Bachelet trở lại làm tổng thống Chilê -(RFI) —-Đối lập Thái Lan do dự giữa « cách mạng » và bầu cử -(RFI)
Thủ tướng Đức giữ lại bộ trưởng Tài chính trong chính phủ liên minh -(RFI) —TT. Đức bổ nhiệm một phụ nữ làm bộ trưởng quốc phòng -(RFA)
Úc rút toàn bộ lực lượng tác chiến ra khỏi Afghanistan -(VOA) — Tổng thống Afghanistan vận động hỗ trợ, đầu tư của Ấn Ðộ -(VOA)
Bom nổ giết chết đội gỡ mìn Pakistan -(VOA) — TNS McCain: CIA nói dối vụ người Mỹ mất tích ở Iran -(NV)
_______________________________________________________________________________
Vợ Jang Song-thaek chỉ huy vụ thanh trừng chồng? -(TN) —-Xuất hiện lời đồn đảo chính ở Triều Tiên -(TN) — “Cái chết” của chú Kim Jong Un đã được báo trước? -(VnEc) >>> Triều Tiên xóa sạch dấu tích về Jang Song Thaek —- Dấu hiệu dịch chuyển quyền lực trong ngày giỗ Kim Jong-il -(VnEx)
"Đại cục" là gì, thưa ông giám đốc?
- Nguyễn Duy Xuân
Giám đốc Trung tâm cứu trợ
trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH)
tỉnh Hà Giang đã "xén" của các cháu khuyết tật hơn 181 triệu đồng.
Số tiền ấy có thể rất nhỏ so
với những cú ăn đậm của các đại quan tham như Dương Chí Dũng, Vũ Quốc
Hảo, Đặng Văn Hai… nhưng cái sự tàn bạo và bất nhân thì các vị kia còn
gọi bằng cụ. Hàng trăm tỉ đồng mà các vị kia xài dẫu sao thì cũng là
tiền nhà nước. Mà tiền nhà nước thì vô tận chứ không phải “của kho có
hạn” như thời Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Còn 181 triệu kia là
tiền cứu trợ như tên gọi của trung tâm, nhưng là cứu trợ trẻ em tàn tật,
đối tượng chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi nhất trong xã hội. Thế mà các
vị không mảy may thương xót, các vị “đớp” (xin lỗi độc giả, phải dùng
từ này dẫu có thô tục nhưng thật chính xác) mất phần của các cháu. Xót
xa thay cho những trẻ khuyết tật ở Hà Giang !
Lẽ ra, trước vụ việc tham nhũng bất nhân này, chính quyền địa phương phải xử để làm gương cho kẻ khác và lấy lại niềm tin cho nhân dân. Nhưng, thật kì lạ, họ đã đồng tâm nhất trí đề nghị không khởi tố hình sự đối với các cá nhân sai phạm mà là để xử lí nội bộ. Lí lẽ mà ông GĐ sở LĐ-TB và XH Hà Giang đưa ra để trấn an dư luận là: "Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa". Và ông khẳng định: "Những người đó có tội thì rõ rồi. Nhưng vì...đại cục, vì cái to lớn hơn nên hai ngành kiểm sát, công an đã họp, thống nhất không khởi tố hình sự như chúng tôi đã đề nghị.”
Có vẻ ông GĐ sở rất am hiểu địa phương mình: Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật… nên ông sợ: sợ không ai hỗ trợ cho nữa. Đó là cái “đại cục” mà ông đang vin vào như cái phao cứu sinh cho cấp dưới (hay cho chính cả bản thân ông ?).
Thưa ông GĐ,
Lí lẽ mà ông đưa ra làm tôi liên tưởng đến câu chuyện mà vị đại biểu Quốc hội nọ kể là có vị lãnh đạo địa phương “đe” đại biểu QH tỉnh mình trước khi ra Hà Nội họp rằng cấm không được nói đến tham nhũng, chớ vạch áo cho người xem lưng. Nghe chuyện này tôi cứ không tin vì lãnh đạo mình vì dân vì nước, chẳng ai làm thế bao giờ. Nhưng bây giờ, mục sở thị chuyện của các ông trên mặt báo, qua những lời lẽ ông giãi bày thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Thì ra “chớ vạch áo cho người xem lưng” là thế, “đại cục” mà ông đang cố bảo vệ là thế. Những lời “trơ trẽn” (chữ dùng của một nhà báo trên báo điện tử Một thế giới) ấy chẳng qua là để giữ ghế cho các vị quan tham. Còn dân, dù là các cháu tàn tật, thì trong mắt các vị vẫn là “sống chết mặc bay”.
12-12-2013
Một thành phố thanh bình bỗng dưng xuất hiện từ đâu đợt sóng hỗn loạn
quét sạch mọi thứ trong một mili giây. Không điện thoại, không máy tính,
không điện chiếu sáng, không còn gì. Không ai chết nhưng thành phố bị
san thành bình địa. Không cục gạch vỡ và không giọt máu rơi nhưng vạn
vật dường như bất động…
“E-bomb” không phải bom điện tử ám chỉ đến những đợt tấn công bằng virus máy tính mà thứ vũ khí tuyệt đỉnh trong lịch sử quân sự này được gọi là bom điện trường (electromagnetic bomb, hay e-bomb). Trong cuộc chiến Nam Tư, Mỹ đã âm thầm dùng e-bomb để phá hỏng hệ thống radar Nam Tư. Bí mật của e-bomb chỉ nằm ở chỗ tạo ra những xung điện cực mạnh, truyền xuống một ăngten để tạo ra một đợt sóng điện trường có dãy rộng nhiều tần số. Dãy tần số càng rộng thì nguy cơ các thiết bị điện bị hấp thu càng cao.
Khi hấp thu luồng điện trường này, thiết bị điện sẽ bốc cháy thành đồ phế liệu trong tích tắc. Chẳng hạn, nếu một dây cáp máy tính bị nhiễm, máy tính sẽ bị nướng khô! Để tạo ra sóng viba tần số cao, người ta cần xung điện biến thiên cực nhanh, trong khoảng 100 pico giây (tức bằng 1/10 tỉ của một giây). Một trong những cách thực hiện điều này là dùng máy phát điện đặc biệt. Các máy phát điện loại này hiện đang được thử nghiệm cho Không lực Mỹ do nhà sản xuất Applied Physical Sciences (APS) thực hiện. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, APS từ chối không tiết lộ chi tiết nhưng Jon Mayes thuộc APS cho biết mục tiêu của họ là gắn loại máy phát điện có tên Marx lên máy bay không người lái hoặc tên lửa để tạo ra một “bãi mìn” vô hình khổng lồ trên không trung mà bất cứ máy bay hay tên lửa nào của phe đối phương lọt vào đều bị phá hỏng.
Phương pháp thứ hai là tạo ra một quả bom điện trường, được chế tạo bằng ống tuýp kim loại có dây kích nổ ở một đầu. Ống tuýp này sau đó được luồn vào một ống xylanh mà mặt vách trong có lót dây điện cuộn tròn suốt chiều dài ống. Ở đầu cuối của xylanh, có một ăngten. Cuối cùng, dòng điện được đưa vào cuộn dây đồng trong thành xylanh để tạo ra điện trường. Để bom hoạt động, người ta kích ngòi nổ của ống tuýp, tạo ra một nguồn năng lượng chạy dọc ống tuýp với vận tốc kinh khủng 6.000m/giây. Kết quả là phần cuối của ống tuýp bị nổ tung, thoát ra một luồng lửa đồng thời tạo ra luồng điện trường cực mạnh. Khi luồng lửa bốc cháy ở một đầu xylanh, điện trường bị ép ngày mỗi lúc mỗi nhỏ và cuối cùng tạo ra một xung điện ampere cực lớn với vận tốc 500 pico giây. Lúc toàn bộ xylanh bị cháy, xung điện tràn vào ăngten và thoát ra ngoài. Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra chưa đến 1/10 milli giây nhưng xịt ra một terawatt điện có sức phá hủy kinh khủng. Thiết bị này đủ gọn để cầm tay – theo Ivor Smith, kỹ sư điện thuộc Đại học Loughborough, người từng bỏ nhiều năm nghiên cứu đề tài.
Mỹ đang đầu tư khá mạnh vào vũ khí viba. Tháng 9-2013, Phòng thí nghiệm năng lượng điều khiển thuộc Không quân đã thực hiện cuộc thử nghiệm thành công tại căn cứ Kirtland (New Mexico) với hệ thống vũ khí của Boeing gọi là CHAMP (Counter-electronics High-powered Microwave Advanced Missile Project). Trong thử nghiệm, quả tên lửa viba CHAMP đã phá hủy toàn bộ hệ thống điện tử và xóa sạch toàn bộ dữ liệu tại địa điểm mục tiêu. Trước đó, trong cuộc thử nghiệm ngày 16-10-2012, một tên lửa CHAMP đã bay qua lộ trình được cài đặt sẵn (kéo dài một giờ) ngang sa mạc Utah và nó cũng “nướng” trụi toàn bộ hệ thống điện tử-dữ liệu của 7 mục tiêu khác nhau. Keith Coleman, quản lý dự án của Boeing Phantom Works, nói: “Kỹ thuật này đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của chiến tranh hiện đại. Trong tương lai gần, nó có thể được dùng để biến hệ thống dữ liệu và điện tử đối phương thành vô dụng thậm chí trước khi những toán quân hoặc máy bay đầu tiên (của Mỹ) xuất hiện”. Dự kiến, tên lửa viba sẽ được gắn trên UAV hoặc F-35 khi tác chiến.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 15/12/2013
Dưới sự tác động của TPP, tiến trình liên kết khu vực Đông Á đang có sự chuyển biến rất nhạy cảm và sâu sắc. Hợp tác kinh tế khu vực thường có thể tạo ra ảnh hưởng địa chính trị kèm theo, TPP do Mỹ thúc đẩy đã tạo ra sự thay đổi phức tạp về địa chính trị Đông Á. Trong quá trình lợi dụng TPP để thực hiện chiến lược trở lại châu Á, Mỹ cũng đang xây dựng hoặc định vị lại vai trò của họ tại châu Á. Mặc dù triển vọng phát triển của TPP vẫn chưa rõ ràng nhưng hiệu ứng của TPP về mặt liên kết khu vực Đông Á, cục diện địa chính trị Đông Á và thay đổi vai trò của Mỹ… đã bắt đầu xuất hiện. Trước sự can dự mạnh mẽ của Mỹ, Đông Á vừa phải đối mặt với thực tế, chấp nhận sự hiện diện của Mỹ, càng cần phải dùng ý tưởng và lôgích hợp tác Đông Á, tập hợp các lực lượng ở khu vực này, tạo ra viễn cảnh liên kết Đông Á.
I) Hiệu ứng tác động đến liên kết Đông Á của TPP
Đối với chiến lược TPP do Mỹ thúc đẩy, đa số học giả đều coi đó là một lực lượng phá hoại liên kết Đông Á, cho rằng Mỹ thông qua TPP có thể kiềm chế tiến trình liên kết Đông Á, ngăn chặn khu vực này hình thành một khối thương mại ổn định, lớn mạnh. Không những thế, nếu TPP không ngừng được mở rộng, ASEAN khó có thể giữ vững địa vị trụ cột trong hợp tác Đông Á, ảnh hưởng của ASEAN trong tiến trình liên kết khu vực sẽ suy yếu. Tuy những phân tích này phần nào có lý, những bước đi liên kết Đông Á cũng thực sự bị TPP tác động tiêu cực ở mức độ nào đó, nhưng tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á vẫn chưa vì thế mà rơi vào trì trệ. Các nước Đông Á vừa không từ bỏ thành quả đã đạt được trong tiến trình này, càng không từ bỏ việc theo đuổi lâu dài tiến trình liên kết kinh tế. Có thể nói, TPP là nhân tố mới kích thích tăng cường tiến trình liên kết Đông Á.
1) Đối mặt với chiến lược TPP trong tiến trình trở lại châu Á của Mỹ, khu vực Đông Á đã thúc đẩy hàng loạt hành động thúc đẩy liên kết, biểu hiện nổi bật là đưa ra sáng kiến hợp tác khu vực mới nhằm vào TPP. Không chỉ ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của tiến trình liên kết khu vực, ý thức về cơ chế hóa hợp tác khu vực Đông Á cũng có phần được tăng cường.
Trước hết, các nước Đông Á đang cố gắng khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do RCEP có quy mô lớn nhất thế giới. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức vào tháng 11/2012, kiến nghị của ASEAN về đàm phán RCEP đã được sự ủng hộ của 16 nước thành viên như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Án Độ, Australia, New Zealand. RCEP sau khi hoàn thành sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm 1/2 dân số thế giới, GDP đạt 2.000 tỷ USD, chiếm 1/3 GDP của cả thế giới. RCEP còn có lợi cho việc tăng cường lưu thông hàng hóa và dịch vụ, tránh hiệu ứng lặp lại của nhiều hiệp định thương mại tự do khác nhau, thúc đẩỵ kinh tế thế giới chuyển hướng sang khu vực châu Á tăng trưởng nhanh chóng. Ý tưởng này hiển nhiên hình thành thế đối lập hoàn toàn với TPP mà Mỹ thúc đẩy.
Thứ hai, việc đưa ra RCEP chứng tỏ ASEAN vẫn đang nỗ lực liên tục để liên kết khu vực. Mặc dù việc thúc đẩy TPP có thể làm suy yếu tầm quan trọng của ASEAN trong tiến trình liên kết khu vực, lựa chọn có tham gia TPP hay không của các nước thành viên cũng xuất hiện sự phân hóa, nhưng ASEAN vẫn đưa ra sáng kiến xây dựng một khu vực mậu dịch tự do hùng mạnh trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Có thể thấy, TPP có thể làm suy yếu ảnh hưởng trong khu vực của ASEAN ở mức độ nào đó, nhưng ASEAN vẫn nỗ lực đóng vai trò khởi xướng và chủ đạo tiến trình liên kết khu vực, vai trò chủ đạo của ASEAN trong tiến trình liên kết khu vực không dễ bị thay thế.
Thứ ba, TPP đã làm nổi bật sự thiếu hụt cơ chế liên kết khu vực Đông Á, do tác động của TPP, ý thức và xu hướng cơ chế hóa trong hợp tác kinh tế Đông Á không ngừng gia tăng. Hợp tác tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Á đã có bước tiến rõ rệt. Tháng 12/2009, ASEAN đã chính thức ký Hiệp định đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai (CMIM) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong khuôn khổ “10+3” (10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), nhằm tăng cường khả năng của khu vực Đông Á phòng ngừa rủi ro và thách thức ngày càng gia tăng trong nền kinh tế thế giới. Ngày 24/3/2010, hiệp định này đã chính thức được thực hiện, trở thành cơ chế hạt nhân của hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á. CMIM là sự điều chỉnh mang tính khu vực đầu tiên thành công trong khuôn khổ “10+3”, cũng là dấu mốc chứng tỏ Đông Á đã thực hiện xây dựng quy chế hóa và quy phạm hóa hợp tác tài chính khu vực.
Cuối cùng, hợp tác kinh tế khu vực Đông Á cũng đang phát triển theo hướng quy chế hóa. Năm 2010, khu vực tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) chính thức có hiệu lực. Tháng 5/2012, Trung Quốc và Hàn Quốc chính thức khỏi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tháng 11/2012, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chính thức khởi động đàm phán FTA, đây là đàm phán hợp tác kinh tế thương mại về FTA lần đầu tiên giữa ba quốc gia này. Ý tưởng về FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã được đưa ra ngay từ Hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo ba quốc gia này vào năm 2002, nhưng vẫn chưa chính thức thực hiện đàm phán. Những năm gần đây, ý tưởng này đã nhanh chóng chuyển từ giai đoạn nghiên cứu chung giữa các quan chức ba nước sang giai đoạn đàm phán thực chất, cạnh tranh về TPP mà hợp tác Đông Á phải đối mặt chắc chắn có liên quan.
Từ đó có thể thấy, TPP tuy đã cung cấp một cơ chế có thể thay thế cơ chế hiện nay để liên kết Đông Á, nhưng lại không thể thay thế cơ chế hiện nay tại Đông Á. Liên kết Đông Á không những vẫn phát triển theo tiến trình của nó, mà còn có sự đột phá về phương hướng quy chế hóa dưới sự tác động của TPP.
2) Do TPP có thể tác động nhưng không thay thế cơ chế hợp tác Đông Á hiện có, về động lực hợp tác, khái niệm hợp tác và lợi ích hợp tác, TPP không phù hợp với nhu cầu thực tế về hợp tác Đông Á, thiếu khả năng cạnh tranh với cơ chế hợp tác với Đông Á. TPP không đủ khả năng ngăn chặn hoặc làm ngưng trệ liên kết Đông Á, càng không thể thay thế liên kết Đông Á.
Thứ nhất, về mặt động lực hợp tác, động lực hợp tác Đông Á bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của khu vực này, mà TPP chỉ là công cụ chiến lược để Mỹ trở lại châu Á.
Tiến trình liên kết Đông Á bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra, do sự ủng hộ về kinh tế của Mỹ đối với Đông Á trong tình huống Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) không thể viện trợ về tài chính thì để khắc phục khủng hoảng, cải thiện khả năng cùng ứng phó với sự tấn công về tài chính, ASEAN và ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhu cầu và ý thức liên kết kinh tế một cách chặt chẽ, tăng cường hợp tác kinh tế. Trong cuộc khủng hoảng tài chính này, cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra đã cung cấp trụ cột tài chính quan trọng cho các quốc gia Đông Á bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, cũng trở thành động lực quan trọng để liên kết Đông Á. Việc ký hiệp định “10+3” và đưa ra sáng kiến Chiang Mai đã chứng tỏ tiến trình liên kết Đông Á với ASEAN làm hạt nhân đã chính thức khởi động. Có thể nói, hợp tác Đông Á là hợp tác đa phương khu vực căn cứ vào nhu cầu nội tại, dựa vào sức mạnh của bản thân các nước Đông Nam Á để xây dựng trong tình hình các nước Đông Nam Á gặp phải mối đe dọa chung và Mỹ không muôn giúp đỡ một cách hiệu quả.
TPP ban đầu là do bốn nền kinh tế nhỏ (Singapore, Brunei, Chile và New Zealand) khởi xướng nhằm đẩy nhanh thực hiện điều chỉnh thương mại tự do tiểu vùng, nhanh chóng thực hiện mục tiêu thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại đầu tư. Bốn nước này đã ký “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPSEP), cũng được gọi là “Hiệp định P4”, hiệp định này chính thức có hiệu lực vào tháng 5/2006. Tháng 2/2008, Chính quyền Bush bắt đầu đàm phán tự do thương mại với các nước thành viên của Hiệp định P4. Tháng 11/2009, Chính quyền Obama chính thức đưa ra kế hoạch mở rộng Hiệp định P4, coi đây là công cụ chiến lược để thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và gia tăng lợi ích thương mại của Mỹ tại khu vực này. Từ đó Mỹ bắt đầu lãnh đạo toàn diện tiến trình đàm phán, đổi tên “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPSEP) thành “Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP). Do Mỹ rất quan tâm đến TPP, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản cũng lần lượt tham gia đàm phán TPP, Philippines, Canada và Mexico cũng tuyên bố rất muốn tham gia đàm phán về hiệp định này. Chính do sự can thiệp và thúc đẩy của Mỹ, TPP mới được nâng cấp thành trụ cột chiến lược quan trọng của chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” từ một hiệp định thương mại tự do tiểu vùng có ảnh hưởng rất nhỏ.
Thứ hai, về ý tưởng hợp tác, TPP có những bất động nổi cộm với tiến trình liên kết Đông Á.
Ý tưởng và phương thức hợp tác phấn đấu cho tiến trình liên kết Đông Á là hợp tác mang tính chức năng tự nguyện, linh hoạt, cởi mở và cơ chế hóa ở mức độ thấp. Đây là kinh nghiệm của bản thân các nước Đông Á đúc kết trong một thời gian dài hợp tác, phù hợp với điều kiện và đặc tính của các nước thành viên Đông Á, được sự ủng hộ của đông đảo các nước Đông Á. Trong cục diện chính trị kinh tế quốc tế ở Đông Á hiện nay, việc cùng cung cấp sản phẩm chung mang tính tiểu khu vực và thúc đẩy hợp tác mang tính chức năng là một lựa chọn chính sách tương đối thực tế. Là một trụ cột quan trọng của hợp tác kinh tế Đông Á, Nhật Bản luôn duy trì quan niệm “chủ nghĩa khu vực cởi mở”, với tiền đề độc lập tự chủ và bình đẳng cùng có lợi, lấy phương thức xuất vốn đơn lẻ hoặc cùng hợp tác để thúc đẩy hàng loạt hợp tác mang tính chức năng trong từng lĩnh vực, vấn đề riêng với các quốc gia Đông Á. Trung Quốc cũng đề xướng thúc đẩy hợp tác khu vực với nguyên tắc cởi mở linh hoạt, chủ trương trong vấn đề chung cùng quan tâm, lấy phương thức “cùng gánh vác trách nhiệm cùng chia sẻ lợi ích” để đưa ra và sử dụng sản phẩm chung của khu vực. Từ khi Hội nghị thượng đỉnh “10+3” ra “Tuyên bố chung hợp tác Đông Á” vào tháng11/1999 cho đến nay, hợp tác mang tính chức năng trong lĩnh vực cụ thể luôn là vấn đề quan trọng của Hội nghị lãnh đạo ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hội nghị thượng đỉnh “10+3”, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị cấp bộ trưởng của ASEAN. Tiến triển của hợp tác Đông Á đã thể hiện đầy đủ tính chất thích hợp và hiệu quả của hợp tác mang tính chức năng như tự nguyện, linh hoạt và cởi mở. Tự nguyện linh hoạt, cởi mở đã trở thành nguyên tắc cơ bản là phương thức hợp tác để xây dựng cộng đồng Đông Á được đông đảo các nước Đông Á chấp nhận, phương thức này không những là lựa chọn thực tế của các nước Đông Á, mà còn là kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình hợp tác.
So với tiến trình liên kết khu vực Đông Á, tự do hóa thương mại với tiêu chuẩn cao, mang tính bài ngoại và hợp tác mang tính quy chế hóa một cách chặt chẽ mà TPP thúc đẩy không phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế của liên kết Đông Á. Hiệp định thương mại có mức độ tự do hóa cao và điều kiện gia nhập khắt khe chắc chắn đã làm gia tăng sự khó khăn trong thu hút thành viên mới tại Đông Á. Hợp tác quy chế hóa mà TPP nhấn mạnh không phù hợp với khái niệm mà các cơ chế ở Đông Á xây dựng, gia nhập TPP không phù hợp với sở trường hợp tác mang tính chức năng, khó tạo ra lợi ích hợp tác làm hài lòng các nước Đông Á từ đó không được sự đồng thuận và ủng hộ rộng rãi ở Đông Á.
Thứ ba, về mặt lợi ích hợp tác, đa số các thành viên của ASEAN đều có thái độ phủ định và nghi ngờ về lợi ích kinh tế của TPP, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không muốn TPP làm tổn hại lợi ích của họ trong hợp tác kinh tế Đông Á.
Trước hết, phần lớn các thành viên ASEAN đều khó gánh chịu được áp lực kinh tế chính trị mà TPP đem lại, ASEAN không thể trở thành một tổ chức gia nhập TPP. Trong số các nước ASEAN, ngoài Singapore và Brunei là những nước sáng lập “Hiệp định P4”, chỉ có Malaysia và Việt Nam tham gia đàm phán về TPP, 6 nước còn lại đều có thái độ do dự và thận trọng đối với việc gia nhập TPP. Thái độ phủ định của Indonesia, quốc gia trụ cột của ASEAN, là rõ ràng nhất. Indonesia cho rằng tiêụ chuẩn mà TPP đặt ra quá cao, không có thời gian biểu mang tính linh hoạt chiếu cố các nước đang phát triển, hơn nữa, khả năng cạnh tranh về công nghiệp và dịch vụ của họ lạc hậu so với các thành viên phát triển. Do đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức vào tháng 11/2011, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã cho rằng họ không nên vội vàng tham gia đàm phán TPP. Ba nước Myanmar, Campuchia và Lào lạc hậu nhất trong ASEAN cũng chưa đưa việc tham gia đàm phán về TPP vào chương trình nghị sự. Quy định nghiêm ngặt của TPP như không cho phép một thời gian biểu thống nhất được có ngoại lệ chắc chắn sẽ gạt ba nước này ra ngoài rìa. Cho dù là những nước có nhiệt tình tham gia đàm phán về TPP như Philippines và Thái Lan cũng cảm thấy khó khăn đối với tiêu chuẩn cao và yêu cầu khắt khe của TPP. Trong đó, Philippines sẽ đối mặt với vấn đề khó khăn như sửa lại các điều khoản liên quan đến pháp luật, thậm chí liên quan đến hiến pháp. Để gia nhập TPP, Thái Lan phải chấp nhận tiêu chuẩn lao động bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ hơn, từ đó ảnh hưởng không tốt đến kinh tế, ngoại giao và chính trị của Thái Lan. Với tư cách là một tổ chức, ASEAN thể hiện thái độ thận trọng hoặc bài ngoại.
Thứ hai, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh lớn nhất của Mỹ, có đánh giá riêng của họ đối với TPP, cũng không muốn TPP làm tổn hại lợi ích của họ trong hợp tác kinh tế Đông Á. Chính phủ Nhật Bản muốn giành lợi ích lớn nhất cả trong quan hệ kinh tế với Mỹ và Đông Á: Một mặt Nhật Bản hy vọng thông qua TPP để tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ mặt khác không muốn giảm bớt lợi ích của họ trong hợp tác kinh tế Đông Á. Đối với Chính phủ Nhật Bản, TPP vừa là vấn đề khó khăn về chính trị vừa không hoàn toàn có lợi cho kinh tế của Nhật Bản, vì thế khó từ bỏ cơ chế hợp tác Đông Á để tham gia hoàn toàn vào khuôn khổ TPP.
Về chính trị, việc thảo luận trong nội bộ Nhật Bản về TPP đã trở thành gánh nặng chính trị của Chính phủ Nhật Bản. Trước khi Nhật Bản chính thức tuyên bố gia nhập TPP, lập trường của các nhóm lợi ích trong nội bộ Nhật Bản xung quanh việc có gia nhập TPP hay không hoàn toàn trái ngược nhau. Nhóm ngành nông nghiệp vốn luôn thực hiện bảo hộ thị trường về thuế, hưởng trợ cấp của chính phủ phản đối quyết liệt việc gia nhập TPP nhưng nhóm ngành chế tạo mong muốn giành được nhiều hơn thị phần ở nước ngoài khi thực hiện tự do hóa lại tích cực cổ vũ chính phủ tham gia TPP. Ngay trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11/2011, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố Nhật Bản quyết định tham gia đàm phán về TPP, quyết định này chắc chắn đã vi phạm những điều cấm kỵ về chính trị của Nhật Bản, Chính quyền Noda buộc phải đối mặt với mâu thuẫn chính trị trong nước do xung đột giữa các nhóm lợi ích gây ra. Đây cũng là vấn đề chính trị khó khăn mà Thủ tướng Shinzo Abe không thể tránh khỏi. Ngày 15/3/2013, Abe tuyên bố Nhật Bản tham gia đàm phán TPP. Sau đó không lâu, Hiệp hội tri thức Nhật Bản yêu cầu Chính quyền Abe nêu rõ đối sách ngành nông lâm thủy sản khi đàm phán gia nhập TPP, cung cấp đầy đủ tin tức có liên quan đến TPP ảnh hưởng đến kinh tế địa phương, quyết định có gia nhập hiệp định này hay không trên cơ sở đồng thuận của toàn dân. Hiện nay, các tổ chức nông nghiệp trong nước và chính quyền có liên quan ở địa phương vẫn lo ngại sâu sắc đối với việc Chính phủ trung ương tham gia đàm phán về TPP. Không những thế, việc đàm phán gia nhập TPP vẫn sẽ làm cho Chính phủ Nhật Bản đối mặt với vấn đề chiến lược và ngoại giao khó khăn là cân bằng lại giữa liên minh Nhật – Mỹ và thương mại của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản hiện nay không phải là Mỹ mà là Trung Quốc, tham gia đàm phán TPP không những khó gia tăng ngay lập tức kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Nhật Bản giành được từ Trung Quốc.
Về lợi ích kinh tế, TPP khó trở thành trụ cột để Chính phủ Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế, mà đối với Chính phủ Nhật Bản hợp tác với ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc có lợi ích kinh tế mà TPP khó thay thế. Theo thống kê, tự do hóa thương mại trong khuôn khổ “10+6” sẽ làm cho GDP của Nhật Bản tăng lên 1,1%, nếu tham gia TPP, tăng trưởng GDP của Nhật Bản không thể vượt quá 0,54%. Hơn nữa, khi lợi ích phúc lợi gần như tương đồng giữa TPP và hợp tác Đông Á, về lý thuyết, chi phí để Nhật Bản tham gia FTA với Trung Quốc và Hàn Quốc thấp hơn chi phí tham gia TPP. Có thể nói, nếu không có sự hối thúc của Mỹ, Nhật Bản không thể coi việc tham gia TPP là liều thuốc kích thích để hồi phục kinh tế. Một nhà phân tích cho rằng một ý đồ khác của Nhật Bản khi tuyên bố tham gia TPP là hy vọng giành được lợi ích kinh tế phi truyền thống hơn từ hợp tác Đông Á. Có thể nói, trong một thời kỳ nhất định, Nhật Bản rất khó chuyển trọng tâm hợp tác kinh tế từ hợp tác Đông Á sang TPP.
Quan điểm của Hàn Quốc đối với TPP khác với lập trường của Nhật Bản. Hiện nay, Hàn Quốc không những đã ký hiệp định thương mại tự do FTA với Mỹ mà còn ký với đa số các thành viên của TPP, đồng thời còn đang đàm phán FTA với các thành viên khác của TPP, do đó, Chính phủ Hàn Quốc hiện nay không vội vàng tham gia đàm phán về TPP. Ngược lại, đa số thành quả từ FTA mà họ giành được không dễ dàng sẽ trở thành con số không nếu Hàn Quốc tham gia TPP vào thời điểm hiện tại. Hơn nữa, FTA với Mỹ đã gây ra sự phản đối quyết liệt trong nội bộ Hàn Quốc, nên thái độ của Chính phủ Hàn Quốc đối với TPP hết sức thận trọng, về lợi ích ngoại thương, trọng tâm về ngoại thương của Hàn Quốc đã chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc và khu vực Đông Á, vai trò của quan hệ kinh tế với Đông Á trong sự phát triển kinh tế với Hàn Quốc ngày càng quan trọng. Tuy kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đối với Mỹ có phần gia tăng sau khi FTA giữa hai nước có hiệu lực, nhưng đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc hiện nay vẫn là Trung Quốc, tiếp đó là ASEAN. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc thể hiện xu thế gia tăng, hơn nữa, đóng góp của kim ngạch thương mại với Trung Quốc vượt xa kim ngạch thương mại với Mỹ trong sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Do đó, Hàn Quốc cần thận trọng cân nhắc thiệt hơn giữa việc tham gia TPP với hợp tác kinh tế Đông Á, đặc biệt là phải quan tâm nhiều hơn đến hợp tác kinh tế với Trung Quốc.
Cùng với việc xem xét và phản hồi TPP bằng các phương thức khác nhau, Nhật Bản và Hàn Quốc đều chủ động tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, ASEAN. Xu hưóng tưởng chừng mâu thuẫn này đã phản ánh sự coi trọng của Nhật Bản và Hàn Quốc đối với hợp tác Đông Á, họ đều không muốn TPP sẽ ngăn chặn quan hệ kinh tế với các nền kinh tế Đông Á, làm suy yếu hoặc hy sinh lợi ích của họ trong hợp tác Đông Á. Chính phủ Nhật Bản tích cực thúc đẩy hoạt động kinh tế và ngoại giao tại Đông Á, nhằm lấy đó làm biện pháp cân bằng với lập trường họ đồng ý tham gia đàm phán TPP, để đáp trả những chỉ trích của những quốc gia khác không tham gia đàm phán TPP, thể hiện rõ nguyện vọng tăng cường quan hệ kinh tế với các nước Đông Á và sự coi trọng đối với liên kết Đông Á. Vào cuối năm 2011, Nhật Bản đã khởi xướng và tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, chủ động đàm phán về khu vực mậu dịch tự do Trung – Nhật – Hàn, thúc đẩy mạnh mẽ Hội nghị thượng đỉnh “10+6”, phản ứng tích cực đối với sáng kiến RCEP do ASEAN đưa ra. Hàn Quốc cũng rất coi trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc và hợp tác Đông Á. Tuy Mỹ tạo điều kiện mở cửa thị trường Mỹ cho Hàn Quốc để thu hút Hàn Quốc gia nhập TPP, nhưng Hàn Quốc lại tăng cường đàm phán về FTA song phương với Trung Quốc, hợp tác tiền tệ và tham gia đàm phán FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời tích cực ủng hộ nhiều cơ chế hợp tác kinh tế khu vực như “10+3”, “10+6”…
Điều cần phải chỉ rõ là Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất Đông Á, vừa không có ý bày tỏ mong muốn tham gia đàm phán TPP, cũng không loại trừ khả năng xem xét tham gia đàm phán trong tương lai. Hơn nữa, Trung Quốc đang tích cực tăng cường hợp tác kinh tế với Hàn Quốc, Nhật Bản, khởi động FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và FTA giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, Trung Quốc kiến nghị xây dựng RCEP với các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand.
Tóm lại, dù từ góc độ động lực hợp tác, ý tưởng hợp tác hay là lợi ích hợp tác, TPP đều không phù hợp với tình hình thực tế tại Đông Á. Tuy với tiêu chuẩn cao hơn mà TPP đang theo đuổi và mục tiêu tự do hóa đầu tư thương mại chặt chẽ hơn, hiện tại việc đưa ra kết luận giữa hai nước còn sớm, nhưng điều có thể xác định là nếu đa số các thành viên ASEAN tiếp tục giữ thái độ thận trọng và hoài nghi đối với TPP, nếu TPP không thể thu hút nền kinh tế lớn nhất Đông Á là Trung Quốc, thì TPP sẽ khó tránh khỏi rơi vào trống rỗng, thiếu tính đa phương mang ý nghĩa thực chất, việc thay thế tiến trình liên kết khu vực Đông Á chưa biết đến ngày nào mới thực hiện được. Hơn nữa, hợp tác Đông Á cho dù bị TPP gây rối thì vẫn sẽ tiếp tục phát triển theo lôgích của chính tiến trình này. TPP do Mỹ thúc đẩy chưa thể ngăn chặn hợp tác Đông Á, nhưng đóng vai trò chất xúc tác kích thích hợp tác Đông Á ở một ý nghĩa nào đó làm thức tỉnh ý thức quy chế hóa của hợp tác Đông Á, đồng thời có khả năng thực hiện tiến trình quy chế hóa sớm.
II) Hiệu ứng gây nhiễu của TPP đối với địa chính trị Đông Á
Đa số hiệp định tự do thương mại đều có ý đồ địa chính trị, TPP do Mỹ thúc đẩy cũng không phải là ngoại lệ. TPP không phải là một hiệp định thương mại tự do đơn thuần. Sau khi Chính quyền Obama nhận cây gậy chỉ huy TPP vào năm 2009, họ đã coi TPP là trụ cột kinh tế của chiến lược Mỹ trở lại châu Á, xây dựng, cân bằng lại chính sách kinh tế và an ninh không cân bằng của Mỹ tại Đông Á lâu nay, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á. Là một công cụ quan trọng để Mỹ tranh giành quyền lãnh đạo trật tự Đông Á, TPP đã gây chao đảo về địa chính trị tại Đông Á, biểu hiện chủ yếu là ASEAN bị phân hóa về chính trị, quan hệ an ninh chính trị khu vực Đông Á càng căng thẳng hơn, mâu thuẫn địa chính trị vốn có của khu vực Đông Á sẽ ngày càng phức tạp hơn.
1) Do một số nước ASEAN và Trung Quốc tái bùng phát tranh chấp Nam Hải (Biển Đông), ASEAN đã bị phân hóa về chính trị, một số thành viên ASEAN xuất hiện xu hướng chọn lại chỗ đứng cho mình trong vấn đề an ninh khu vực, sự phân hóa về chính trị và an ninh của các thành viên ASEAN lại hoàn toàn trùng hợp với sự chia rẽ về TPP.
ASEAN là khu vực trọng điểm để Mỹ thực hiện chiến lược cân bằng châu Á của họ, tranh chấp Nam Hải trở thành điểm tiếp xúc quan trọng để Mỹ thực hiện chiến lược trở lại châu Á. Trung Quốc đã ký với ASEAN “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông” (DOC), nhằm lấy đó làm khuôn khổ thông qua đối thoại hiệp thương để giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nhưng do tranh chấp Nam Hải giữa Việt Nam và Philippines với Trung Quốc gia tăng, họ yêu cầu xây dựng lại bộ quy tắc Nam Hải, đồng thời có ý đồ quốc tế hóa vấn đề Nam Hải. Lập trường của Việt Nam và Philippines đã được Mỹ ủng hộ. Mỹ cho rằng đàm phán song phương không phải là biện pháp để giải quyết vấn đề Nam Hải và ủng hộ giải quyết tranh chấp Nam Hải bằng phương thức đa phương. Trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tổ chức vào tháng 7/2010, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ quan tâm đến tự do đi lại ở Nam Hải, Mỹ sẽ đảm bảo tự do đi lại tại khu vực Nam Hải và thông qua phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp giữa các nước nhỏ trong khu vực với Trung Quốc, đây được coi là lợi ích của Mỹ trong vấn đề Nam Hải.
Sự ủng hộ của Mỹ đã xúi bẩy mạnh mẽ Việt Nam và Philippines, hai nước đã nhiều lần có ý đồ đưa vấn đề Nam Hải vào chương trình nghị sự của Hội nghị ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, tìm cách quốc tế hóa vấn đề Nam Hải, nhưng đều gặp sự phản đối của nước thành viên khác của ASEAN. Trong thời gian diễn ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN tổ chức vào tháng 7/2011, Philippines đã đưa ra phương án giải quyết vấn đề Nam Hải, có ý đồ xóa bỏ nhận thức chung về vấn đề Nam Hải đã đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc, gây rối trong tiến trình hội nghị ngoại trưởng. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) vào tháng 7/2012, Philippines một lần nữa đưa ra vấn đề Nam Hải, dẫn đến hội nghị ngoại trưởng tan rã, không ra được bất kỳ thông cáo chung nào, đây là lần đầu tiên trong lịch sử thành lập, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không ra được thông cáo chung. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tô chức vào tháng 11/2012, Philippines một lần nữa yêu cầu đưa đòi hỏi của họ về Nam Hải vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh, hành động này được Việt Nam ủng hộ, nhưng bị sự phản đối quyết liệt của các nước Đông Á đến tham dự hội nghị này. Thủ tướng Campuchia nêu rõ ASEAN không thể quốc tế hóa vấn đề Nam Hải, chủ trương giải quyết vấn đề thông qua cơ chế “10+1” ASEAN và Trung Quốc, đồng thời bày tỏ không thể đưa vấn đề Nam Hải vào chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh. Các nước như Lào, Myanmar, Indonesia… cũng ủng hộ lập trường của Campuchia, cho rằng vấn đề Nam Hải phải giải quyết trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, phản đối quốc tế hóa vấn đề Nam Hải. Bất đồng giữa A SE AN trong việc làm thế nào để xử lý tranh chấp Nam Hải đã trở thành vấn đề phân hóa chính trị của ASEAN.
Việc công khai hóa bất đồng về vấn đề Nam Hải giữa các quốc gia ASEAN không những thể hiện rõ sự chia rẽ về chính trị trong nội bộ ASEAN, mà còn làm nổi cộm sự thay đổi lớn về địa chính trị mà TPP đã gây ra tại Đông Nam Á. Các nước có khuynh hướng ngả theo Mỹ trong TPP cũng phụ thuộc hơn vào Mỹ trong vấn đề an ninh. Lập trường của Philippines và Việt Nam không những có khuynh hướng ngả theo Mỹ trong TPP mà còn theo đuôi Mỹ hơn trong vấn đề Nam Hải, có ý đồ dựa vào Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Các nước thành viên ASEAN ủng hộ Trung Quốc thì lo lắng việc quốc tê hóa vấn đề Nam Hải có thể ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với Trung Quốc, từ đó làm tổn hại lợi ích kinh tế của tổ chức ASEAN. Sự phân hóa giữa các nước thành viên ASEAN về lập trường an ninh khu vực không những trực tiếp ảnh hưởng đến liên kết chính trị của ASEAN, mà còn có thể phá hoại tiến trình liên kết kinh tế của ASEAN. Nếu sự phân hóa các nước thành viên ASEAN về lập trường TPP và bất đồng về lập trường an ninh chính trị đã rơi vào vòng tuần hoàn ác tính, thì địa vị chủ đạo của ASEAN về liên kết khu vực sẽ bị suy yếu từ đó gây nhiễu tiến trình liên kết Đông Á.
2) TPP đã làm nổi cộm vấn đề an ninh khu vực do chiến lược trở lại châu Á của Mỹ gây ra, đó là tính chất đối kháng trong tranh chấp các hòn đảo Đông Á gia tăng, đã làm sâu sắc hơn mâu thuẫn an ninh, quan hệ an ninh khu vực ngày càng phức tạp hơn.
Là bộ phận của chiến lược trở lại châu Á, cùng với việc thúc đẩy TPP Mỹ còn tăng cường triển khai quân sự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tiếp sau phát biểu của cựu Ngoại trưởng Hillary tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2010, trên đường đến dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali vào tháng 11/2011, tại Australia, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố cử 2.500 lính thủy đánh bộ đến thành phố Darwin, Tháng 4/2012, tốp lính Mỹ đầu tiên gồm 200 người đã tập hợp tại căn cứ Darwin, sau đó đến Thái Lan và Malaysia để huấn luyện.
Do Mỹ cao giọng trở lại châu Á, vấn đề tranh chấp Đông Hải (Đône Hải) nổi cộm, vấn đề Nam Hải ngày càng có xu hướng phức tạp, sức ép mà Trung Quốc phải đối mặt ngày càng gia tăng. Trong vấn đề Nam Hải, do sự lôi kéo và thách thức của Mỹ, lập trường của một số quốc gia đối với Trung Quốc có xu hướng cứng rắn hơn, mâu thuẫn an ninh giữa Trung Quốc và một số quốc gia ASEAN vốn đã được kiểm soát lại gia tăng. Hơn nữa, trên cơ sở Mỹ tuyên bố về lợi ích của họ ở Nam Hải, tranh chấp Nam Hải không những là tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN, mà còn là sự tranh chấp về quyền kiểm soát tuyến đường biển Nam Hải giữa Trung Quốc và Mỹ. Đối mặt với thách thức của một số nước ASEAN, Trung Quốc đã tỏ thái độ kiên quyết, bảo vệ lợi ích của mình, để Mỹ ý thức được lập trường, lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải không dễ thách thức.
Nhật Bản cũng lợi dụng cơ hội Mỹ trở lại châu Á để tăng thêm con bài đối trọng với Trung Quốc, lợi dụng Mỹ để gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề đảo Điếu Ngư. Mỹ đã nhiều lần cho rằng đảo Điếu Ngư phù hợp với phạm vi của Điều 5 “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật”. Tháng 9/2012, Nhật Bản và Mỹ tuyên bố Điều 5 của “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật” phù hợp với quần đảo Điếu Ngư. Trong “Luật ủy quyền quốc phòng” năm tài khóa 2013 được Thượng viện Mỹ thông qua vào tháng 12/2012, Mỹ một lân nữa coi đảo Điếu Ngư là đối tượng phù hợp với Điều 5 của “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật”. Có thể nói chiến lược TPP và hành động trở lại châu Á của Mỹ đã làm thay đổi cục diện an ninh Đông Á.
Về sự liên quan giữa thái độ của các nước Đông Á với TPP với lập trường an ninh chính trị của họ, ảnh hưởng của TPP đã vượt qua phạm trù kinh tế, có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Trong bối cảnh chiến lược trở lại châu Á của Mỹ, các nước Đông Á không những đưa ra chính sách ứng phó khác nhau đối với TPP, mà còn thể hiện rõ xu hướng mới trong vấn đề an ninh khu vực. Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương làm cho những nước có tranh chấp đảo với Trung Quốc và những nước nhỏ ở Đông Á lo sợ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tăng cường sự phụ thuộc vào Mỹ. Những quốc gia này có ý đồ tận dụng thời cơ Mỹ thực hiện chiến lược trở lại châu Á để kiềm chế sức mạnh không ngừng gia tăng của Trung Quốc, quan hệ an ninh khu vực vì thế trở nên phức tạp hơn. Chiến lược trở lại châu Á của Mỹ không đem lại sự ổn định cho châu Á, ngược lại làm cho cục diện an ninh khu vực Đông Á căng thẳng hơn, xung đột dễ xảy ra hơn.
3) Không gian đối trọng chiến lược truyền thống của các nước Đông Á bị dồn ép, cục diện chính trị thay đổi, khu vực bị mất cân bằng chiến lược.
Sau Chiến tranh Lạnh, đa số các nước vừa và nhỏ ở Đông Á thực hiện chiến lược cân bằng, tìm cách tối đa hóa lợi ích an ninh và kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, đó là dựa vào Mỹ để duy trì an ninh khu vực, hợp tác kinh tế với Trung Quốc để phát triển kinh tế nước mình. Hiển nhiên, chiến lược cân bằng nước lớn của các quốc gia Đông Á đảm bảo đầy đủ không gian lợi ích cho họ trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, do Mỹ thực hiện chiến lược trở lại châu Á, không gian đối trọng chiến lược mà các nước Đông Á thực hiện bị chèn ép. Một mặt, chiến lược này của Mỹ không những gia tăng can dự quân sự của họ tại châu Á, mà còn có ý đồ giành quyền chủ đạo hợp tác kinh tế với Đông Á. Mặt khác, Trung Quốc đã trở thành động lực và trung tâm chủ yếu để phát triển kinh tế châu Á, đặc biệt là Đông Á, các nước Đông Á không dễ xa lánh Trung Quốc về kinh tế. Hơn nữa, về tranh chấp đảo, Trung Quốc thể hiện rõ những hành động bảo vệ mang tính thực chất chưa từng có. Cho dù là xung đột giữa tàu tuần tra Trung Quốc với tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam năm 2011, hay là sự đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Hoàng Nham, hoặc phản ứng của Trung Quốc năm 2012 khi Nhật Bản có ý đồ quốc hữu hóa quần đảo Điêu Ngư đều chứng tỏ Trung Quốc sẽ kiên quyết chống lại những hành động dựa vào Mỹ để thách thức Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. Do đó, trong tình hình Mỹ quay trở lại châu Á cả về quân sự lẫn kinh tế và sự liên tục trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, cho dù là một số nước ASEAN dựa vào Mỹ để đối đầu với Trung Quốc hay là Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối đầu với Trung Quốc đều có thể phát hiện ra điều kiện chiến lược cho sự đối trọng đã bị thu hẹp.
Một mặt, đối với một số nước ASEAN, nếu họ dựa vào Mỹ về an ninh để đối đầu với Trung Quốc, thì cũng chuyển hướng dựa vào Mỹ về kinh tế, thì quan hệ an ninh và kinh tế giữa họ và Trung Quốc sẽ bị tổn hại, do đó, điều kiện đối trọng cũng bị thu hẹp. Do Mỹ tăng cường trở lại châu Á, các nước có tranh chấp trên biển với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines… đã có một chỗ dựa để đối đầu với Trung Quốc, cũng đã lựa chọn tham gia đàm phán TPP hoặc tỏ ra hứng thú đối với hiệp định này về kinh tế thương mại. Việc lựa chọn chính sách này chắc chắn đã thu hẹp không gian chiến lược cân bằng thương mại. Mặt khác, đối với Nhật Bản, chiến lược cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ của họ ngày càng trở nên khó khăn. Trong bối cảnh Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc vươn lên nhanh chóng, Nhật Bản thực hiện chiến lược đối đầu. Chính phủ Nhật Bản vừa hy vọng kiếm lợi từ TPP và cả hợp tác Đông Á, vừa nhiều lần nhấn mạnh với Mỹ về tầm quan trọng của liên minh an ninh Mỹ – Nhật, nhằm tăng cường gia tăng sức ép với Trung Quốc trong vấn đề đảo Điếu Ngư. Tuy nhiên, do Mỹ luôn thực hiện lộ trình chiến lược một cách mơ hồ, nhiều tính toán và dự định của Nhật Bản đối với Mỹ đã không thể thực hiện được. Chẳng hạn, “Dự thảo ngân sách quốc phòng” năm tài khóa 2013 tuy đã nêu rõ đảo Điếu Ngư là đối tượng phù hợp với Điều 5 của “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật”, nhưng lại nhấn mạnh Mỹ phản đối ý đồ thông qua hành động “đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực” để giải quyết vần đề tranh chấp lãnh thổ. Sách lược mơ hồ của Mỹ vừa vỗ về đồng minh Nhật Bản, vừa có ý đồ tránh đưa ra cam kết thực chất đối với Nhật Bản, ngăn chặn sự đối đấu trực tiếp giữa Mỹ với Trung Quốc, đặc biệt là xung đột quân sự. Sau khi Obama bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, Mỹ thực tế đã không lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề đảo Điếu Ngư như trước. Sau cuộc hội kiến với Abe vào tháng 2/2013, Obama chỉ nói một cách đơn giản là liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng then chốt để đảm bảo an ninh châu Á – Thái Bình Dương và hợp tác Mỹ – Nhật, nhưng không có một chữ nào đề cập đến đảo Điếu Ngư và Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật. Đối với Nhật Bản, cho dù đi theo Mỹ trong vấn đề TPP, vấn đề đảo Điếu Ngư lại chỉ có thể được Mỹ ủng hộ một cách mơ hồ, ý đồ sử dụng Mỹ để đối đầu với Trung Quốc hiện nay ngày càng khó thực hiện, không gian cho chiến lược cân bằng cũng sẽ ngày càng bị thu hẹp. Ngoài ra, thái độ và hành động của Trung Quốc trong tranh chấp Nam Hải và đảo Điếu Ngư cũng chứng tỏ cho dù là Mỹ hay quốc gia Đông Á nào khác, thì ý đồ sử dụng vấn đề an ninh khu vực để chiếm ưu thế đối với Trung Quốc cũng khó tránh khỏi tự làm hại mình.
Cùng với việc các quốc gia Đông Á điều chỉnh chính sách về TPP và lập trường an ninh chính trị, cục diện địa chính trị mà Đông Á duy trì từ lâu sẽ dần dần thay đổi, sự cân bằng chiến lược khu vực có thể bị phá vỡ. Một mặt, với việc Mỹ trở lại châu Á để thúc đẩy TPP, liên kết kinh tế Đông Á đã phát triển nhanh chóng, thể hiện xu thế “trung tâm Trung Quốc”, quan hệ kinh tế giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc ngày càng chặt chẽ. Mặt khác, các nước Đông Á đã xuất hiện sự phân hóa ở mức độ nhất định, một số các nước Đông Á chuyển hướng sang Mỹ về kinh tế và an ninh, không gian chiến lược bị dồn ép từ hai mặt, còn có một số quốc gia đã lựa chọn tiếp tục tăng cường hợp tác Đông Á và ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Nam Hải. Việc lựa chọn chính sách của các nước Đông Á đã thay đổi hoặc làm lung lay nền tảng chính trị của cục diện địa chính trị khu vực Đông Á. Cục diện địa chính trị Đông Á đã xuất hiện hai trào lưu phát triển trái ngược nhau, một là một số quốc gia tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, giữ khoảng cách với Mỹ về an ninh; hai là một số quốc gia tham gia đàm phán gia nhập TPP, có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ về an ninh. Hai trào lưu này chứng tỏ sự mất cân bằng về cán cân sức mạnh tại khu vực Đông Á giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ gây ra ảnh hưởng khó lường đối với cục diện phân chia quyền lực truyền thống dựa vào Trung Quốc về kinh tế, dựa vào Mỹ về an ninh hình thành sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện hai cực tại Đông Á sẽ có xu hướng lỏng lẻo.
III) Hiệu ứng tái tạo vai trò của Mỹ ở Đông Á của TPP
TPP không những là trụ cột quan trọng để Mỹ thực hiện chiến lược tái cân bằng và trở lại châu Á của Mỹ, mà còn là giải pháp quan trọng để Mỹ xây dựng lại vai trò của mình ở Đông Á, đồng thời trực tiếp bày tỏ sự thay đổi thái độ liên kết Đông Á của Mỹ. Động cơ và ý đồ đằng sau động thái đó là Mỹ chuyển từ “nước cân bằng từ xa” đối với Đông Á sang nước can dự toàn diện và kiểm soát công việc Đông Á, nắm vai trò chủ đạo trực tiếp Đông Á. Mỹ thúc đẩy chiến lược TPP để gây rắc rối cho tiến trình liên kết Đông Á, đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ nắm vai trò chủ đạo.
1) Thái độ của Mỹ đối với liên kết Đông Á đã trải qua sự chuyển biến từ ngăn chặn liên kết Đông Á sang thúc đẩy TPP và tham gia toàn diện cơ chế Đông Á. Bề ngoài, Mỹ lợi dụng TPP để nắm vai trò chủ đạo liên kết Đông Á, nhưng thực chất lại là lấy TPP để thay thể tiến trình liên kết đông Á, nhằm xây dựng quy tắc hợp tác thương mại Đông Á, đồng thời đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ xây dựng lại.
Một trong những biểu hiện nổi bật chứng tỏ Mỹ gây trở ngại cho liên kết Đông Á là kiên quyết ngăn chặn ý tưởng xây dựng Quỹ Tiền tệ châu Á (AMF) do Nhật Bản dưa ra. Đối với Mỹ, một Đông Á liên kết với nhau không có lợi cho lợi ích của Mỹ ở châu Á. Mỹ không muốn các nước Đông Á tự thúc đẩy liên kết khu vực, càng không muốn khu vực Đông Á xuất hiện liên minh tiền tệ. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á xảy ra năm 1997, các nước Đông Á manh nha xây dựng cơ chế hợp tác tài chính tiền tệ. Tháng 9/1997, trong Hội nghị của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Qũy Tiên tệ Quôc tế (IMF), Nhật Bản đã đưa ra ý tưởng xây dựng Qũy Tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, ngoài một số bất đồng trong nội bộ các nước Đông Á, sáng kiến này bị IMF và Mỹ phản đối quyết liệt, đã nhanh chóng bị gác lại. Có thể nói, sáng kiến của Nhật Bản bị chết yểu từ trong trứng trước áp lực trực tiếp của Mỹ. Sau đó, các nước Đông Á buộc phải chấp nhận phương án trợ giúp khủng hoảng do IMF đưa ra và Mỹ nắm vai trò chủ đạo.
So sánh với sự kiện trên để thấy, việc thúc đẩy TPP làm nổi bật ý đồ chiến lược Mỹ nắm vai trò chủ đạo trong tiến trình liên kết Đông Á. Trong thời kỳ Bush nắm quyền, Chính phủ Mỹ đã tỏ ra nhiệt tình với TPP. Sau khi nắm quyền, Chính quyền Obama đã vượt qua sự chia rẽ về đảng phái chính trị, coi TPP Ịà trụ cột quan trọng của chiến lược trở lại châu Á. Ngoài thúc đẩy TPP, Mỹ còn tham gia toàn diện công việc chính trị, kinh tế và an ninh của khu vực Đông Á. Một trong những rắc rối mà Chính quyền Obama muốn chấm dứt trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình chính là rút hoàn toàn khỏi vùng Tây Nam Á (Iraq và Afghanistan) mà Mỹ đã đầu tư rất nhiều nguồn lực về quân sự, kinh tế và chính trị, để can dự vào chiến trường chính Đông Á, làm trụ cột cân bằng sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của Mỹ tại Đông Á, thay đổi tình hình không cân xứng giữa lợi ích kinh tế và sự hiện điện quân sự tại Đông Á, chia sẻ lợi ích từ sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực này. Mỹ muốn lợi dụng cơ hội mới về thương mại và đầu tư ở Đông Á để tạo việc làm và đẩy nhanh hồi phục nền kinh tế trong nước. Chính phủ Mỹ đã đưa ra hàng loạt chính sách và chiến lược, bao gồm thúc đẩy TPP ở Đông Á, tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á Mỹ đã đồng ý gia nhập “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam Á”. Tháng 10/2010, Mỹ lần đầu tiên gia nhập Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Obama dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên can dự sâu vào công việc Đông Á. Đồng thời, Mỹ còn tích cực phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc, thúc đẩy đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước. Ngoài ra, Mỹ còn tăng cường quan hệ chiến lược với Ấn Độ.
Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Mỹ luôn duy trì thái độ phủ định và hoài nghi đối với tiến trình liên kết khu vực. Lập trường của Mỹ đối với liên kết khu vực phù hợp với lôgích quyền lực ba quyền đơn cực. Cho dù là ở cấp độ hệ thống hay cấp độ khu vực, mục đích của Mỹ cũng là ngăn chặn bất kỳ lực lượng hoặc tổ chức khu vực nào xuất hiện đối đầu với Mỹ. Chính học giả Robert Kagan đã phân tích: “Để làm cho người Mỹ tưởng tượng quyền lực của Mỹ không đóng vai trò hòn đá tảng chủ yếu trong trật tự quốc tế là điều rất khó khăn”. Cũng đúng như Giáo sư Trung Quốc Ngô Tâm Bác đã từng dự báo tư tưởng chỉ đạo chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ cơ bản vẫn không thể chấp nhận tiến trình liên kết Đông Á, vẫn có ý đồ kiềm chế sự phát triển của hợp tác trong việc hoạch định chính sách. Do đó, các sự kiện từ việc chèn ép Qũy Tiền tệ châu Á do Nhật Bản khởi xướng đến thúc đẩy TPP và tham gia toàn diện vào công việc Đông Á không thể chứng tỏ Mỹ toàn tâm toàn ý tham gia vào liên kết Đông Á. Về vấn đề TPP, việc đánh giá Mỹ có ý đồ lợi dụng TPP để nắm vai trò chủ đạo trong tiến trình liên kết Đông Á không đúng bằng Mỹ có ý đồ lấy TPP để thay thế liên kết Đông Á, xây dựng lại Đông Á, đồng thời đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ nắm vai trò chủ đạo.
2) Sự thay đổi thái độ của Mỹ đối với hợp tác Đông Á đã phản ánh việc định vị lại vai trò của Mỹ ở Đông Á, bao gồm chuyển từ “cân bằng từ xa” sang nắm vai trò chủ đạo trục tiếp ở Đông Á, tham gia toàn diện vào khu vực Đông Á, đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ nắm vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, do sự tác động của TPP, Đông Á đã đưa ra một loạt hành động liên kết khu vực mới, quan hệ an ninh khu vực ngày càng căng thẳng, mất cân bằng hơn về địa chính trị. Điều này không những làm cho việc tái định vị vai trò của Mỹ ở Đông Á trở nên khó khăn, mà còn gia tăng mối đe dọa về tính khả thi của tái cân bằng chiến lược.
Ý đồ chiến lược của Mỹ ở Đông Á là kiểm soát tiến trình liên kết Đông Á, đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ xây dựng. Mỹ mong muốn trở thành một thành viên quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Là một nước xây dựng quy tắc thương mại tự do, Mỹ lấy những sản phẩm có hàm lượng giá trị cao để tiến vào thị trường Đông Á; thu lợi ích từ khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Do đó, Mỹ không những cần các nước nhỏ ở Đông Á đi theo, mà còn cần sự ủng hộ của nước lớn trong khu vực hơn, không những cần sự hỗ trợ của các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc…, mà còn không thể xa rời sự phối hợp tích cực của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cũng chính vì lý do đó, Mỹ cần tham gia nhiều hơn công việc Đông Á. Tuy sự tham gia của Mỹ không phải là sự gia nhập đơn thuần, mà là phải đưa Mỹ vào chương trình nghị sự, đóng vai trò nhà hoạch định quy tắc. Chẳng hạn, khi Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức lần đầu tiên vào năm 2010, Mỹ đã bày tỏ mong muốn hội nghị này trở thành một diễn đàn thảo luận các vấn đề chiến lược và chính trị cấp bách như không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh trên biển, biến đổi khí hậu… Trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tố chức năm 2011, Obama một lần nữa kêu gọi mở rộng phạm vi thảo luận, nhằm quan tâm đến thách thức an ninh và chiến lược mà khu vực này phải đối mặt. Như trên đã phân tích, thiết kế đối với Đông Á của Chính phủ Mỹ là đưa kinh tế Đông Á vào khuôn khổ TPP, đưa Hội nghị thượng đỉnh Đông Á làm cơ cấu đa phương cải cách chính trị và an ninh khu vực, từ đó làm yếu chức năng của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á về hợp tác kinh tế. Do đó, cho dù là nước thúc đẩy TPP hay là nước tham gia chủ động Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, mục đích cơ bản của Mỹ không phải thúc đẩy liên kết Đông Á, về lâu dài, cũng không phải xây dựng tiến trình liên kết do Mỹ nắm vai trò chủ đạo ở Đông Á, mà là thu nạp Đông Á vào trật tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có thể nói, việc định vị vai trò của Mỹ ở châu Á là nước tham gia toàn diện và hoạch định quy tắc mang tính chủ đạo của Đông Á, mục đích của Mỹ không phải là thúc đẩy mà là lãnh đạo tiến tới làm suy yếu tiến trình liên kết Đông Á, mà quyền xây dựng quy tắc trò chơi là vấn đề then chốt để đảm bảo địa vị chủ đạo khu vực châu Á — Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trái với ý muốn của Mỹ nỗ lực xây dựng lại vai trò của Mỹ ở Đông Á đã tạo ra hiệu ứng tiêu cực nghiêm trọng. Hành động can dự của Mỹ tại Đông Á không thúc đẩy TPP đối đầu với các cơ chế khác ở Đông Á, cũng không loại trừ tiếp xúc bằng nhiều con đường với Trung Quốc. Từ sự điều chỉnh này, có thể thấy Mỹ chưa đặt cược vào ván cờ TPP. Để ngăn chặn TPP tiến triển không thuận lợi, Mỹ còn tham gia nhiều hơn vào các cơ chế hợp tác khác, đặc biệt là tham gia và có ý đồ cải tạo Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Cùng với thúc đẩy chiến lược TPP, Mỹ còn lợi dụng tranh chấp Nam Hải và Đông Hải làm cái cớ để thực hiện tái cân bằng chiến lược. Hành động này không những làm gia tăng mâu thuẫn an ninh khu vực mà còn đe dọa việc thực hiện tái cân bằng chiến lược. Một mặt, tiến triển của TPP tại Đông Á không mấy thuận lợi, một số nước Đông Á còn mong muốn đươc sự bảo vệ và cam kêt an ninh nhiều hơn từ Mỹ. Các nước nhỏ thuộc ASEAN như Việt Nam là nước đã tham gia đàm phán TPP hay Philippines rất nhiệt tình tham gia TPP cũng chỉ có đóng góp hạn chế, Nhật Bản còn phải trải qua một quá trình đàm phán lâu dài mới có thể trở thành thành viên chính thức của TPP. Đòi hỏi an ninh của những quốc gia này đối với Mỹ là muốn Mỹ can dự sâu hơn vào tranh chấp Nam Hải và Đông Hải. Mặt khác, cho dù Mỹ can dự vào công việc Đông Á bằng con đường kinh tế hay an ninh thì đều có thể phá vỡ trật tự khu vực hiện nay. Tuy một trong những ý đồ tái cân bằng chiến lược là cân bằng trở lại giữa sự hiện diện an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ tại Đông Á, nhưng Mỹ không muốn giảm bớt sự can dự quân sự để thực hiện cân bằng mà tăng cường triển khai quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương cùng với việc thúc đẩy TPP, đồng thời làm gia tăng tranh chấp ở Nam Hải và Đông Hải. Trong “Trọng điểm quốc phòng Mỹ trong thế kỷ 21” được công bố vào tháng 1/2012, Chính quyền Obama đã nêu rõ việc tái cân bằng chiến lược quân sự Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương là khâu then chốt để điều chỉnh lực lượng quân sự, triển khai tốt hơn chiến lược trong tương lai. Do đó, trong tình hình triển vọng TPP vẫn chưa rõ ràng và không mấy lạc quan, Mỹ tiếp tục gia tăng đầu tư vào an ninh và can dự vào tranh chấp đối với Đông Ả chỉ có thể làm cho lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ vốn đã mất cân bằng ở Đông Á càng rơi vào tình trạng mất cân bằng hơn. Điều này không những hoàn toàn trái ngược với mục tiêu tái cân bằng chiến lược trong chiến lược trở lại châu Á của Mỹ, mà còn có thể trở thành trở ngại to lớn trong việc xây dựng lại vai trò của Mỹ ở Đông Á. Một khi Mỹ từ bỏ vai trò “cân bằng từ xa” để can dự toàn diện vào công việc ở Đông Á, có ý đồ trở thành nước tham gia toàn diện và xây dựng quy tắc công việc Đông Á, thì họ rất khó tránh khỏi rắc rối, thậm chí chìm sâu vào các rắc rối tại Đông Á. Trên thực tế, nhiều người cho rằng TPP và chiến lược tái cân bằng của Mỹ đã làm cho Mỹ thực sự trở thành kẻ gây rắc rối cho Đông Á.
IV) Kết luận
Chiến lược TPP do Mỹ thúc đẩy trong quá trình trở lại châu Á đã thể hiện rõ quan hệ cạnh tranh với cơ chế liên kết khu vực Đông Á hiện có lấy ASEAN làm hạt nhân. Tiến trình liên kết Đông Á do ASEAN nắm vai trò chủ đạo và TPP do Mỹ thúc đẩy được coi là hai lộ trình hợp tác khu vực được hai lực lượng thúc đẩy, được vận hành với hai mô hình trái ngược nhau. Mỹ có ý đồ đưa kinh tế Đông Á vào quy chế TPP, nhưng các nước Đông Á không muốn từ bỏ thành quả liên kết khu vực đã có do TPP thay thế cơ chế Đông Á. Tuy nhiên, do ý đồ chiến lược của TPP cơ bản không phải là thực hiện liên kết khu vực Đông Á, mà là đưa nền kinh tế Đông Á vào bản đồ TPP, vì thế không loại trừ khả năng TPP làm tan vỡ tiến trình liên kết Đông Á. Phán đoán này bắt nguồn từ việc định vị vai trò của Mỹ ở châu Á, phù hợp với lập trường chung của Mỹ đối với tiến trình liên kết khu vực sau chiến tranh Lạnh. Do đó, về ngắn hạn, TPP rất khó tránh khỏi hiệu ứng phá hoại liến kết Đông Á, nên đã gây ra sự cảnh giác từ các nước Đông Á.
Tuy nhiên, về lâu dài, hiệu ứng tác động của TPP đối với tiến trình liên kết Đông Á lại chứng tỏ TPP không thể trở thành lực lượng chủ đạo hợp tác Đông Á, càng không có đầy đủ điều kiện để thay thế hợp tác Đông Á. Do đó, nói một cách nghiêm túc, TPP không thể thay thế tiến trình liên kết Đông Á, chỉ cần các nước Đông Á không từ bỏ nỗ lực của mình, tiến trình liên kết Đông Á không thể bị chấm dứt vì TPP. Việc Mỹ thực hiện trở lại châu Á hoặc tái cân bằng chiến lược đã trở thành thực tế mà Đông Á không thể tránh khỏi, các nước Đông Á không thể coi Mỹ là “người ngoài \ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn Mỹ ra khỏi Đông Á. Các nước Đông Á phải thực hiện tư duy cởi mở hơn nữa, chấp nhận Mỹ và thúc đẩy Mỹ trở thành đối tác liên kết khu vực Đông Á. Trong quá trình tăng cường xây dựng quy chế hóa, chấp nhận sự hiện diện và can dự của Mỹ về điều chỉnh quy chế và xây dựng chính sách, dùng quy chế để quy định vài trò và hành động của Mỹ, nhắm hướng cho Mỹ phát huy vai trò tích cực nhất định.
Đối với Trung Quốc, chiến lược TPP do Mỹ thúc đẩy không những làm cho nỗ lực của Trung Quốc tham gia vào tiến trình liên kết khu vực đối mặt với môi trường phức tạp và bất lợi hơn. TPP cùng với việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Đông Á khiến môi trường an ninh và địa chính trị xung quanh Trung Quốc ngày càng phức tạp và bất lợi. Cho dù con đường thúc đẩy chiến lược TPP của Mỹ có bằng phẳng hay không Trung Quốc cũng phải đối mặt với các thách thức an ninh và kinh tế nổi cộm. Tuy nhiên, trên cơ sở hiệu ứng tác động của TPP đối với liên kết Đông Á hiệu ứng giác ngộ về địa chính trị ở Đông Á và hiệu ứng xây dựng vai trò của Mỹ chiến lược tái cân bằng trở lại châu Á của Mỹ càng mất cân bằng hơn nữa, Trung Quốc phải xem xét đối sách ứng phó ổn thỏa và chu toàn hơn. Điều quan trọng là cho dù mục đích chính của TPP có là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc hay không thì Trung Quốc cũng không cần phải đối đầu, xóa bỏ TPP, mà phải lấy thái độ cởi mở để dũng cảm đối mặt.
Tuy Trung Quốc hiện nay chưa có kế hoạch tham gia đàm phán TPP, nhưng không loại trừ khả năng sẽ xây dựng mối quan hệ đặc biệt nào đó với TPP trong tương lai. Chẳng hạn, Trung Quốc lấy tư cách nước liên kết hoặc nước quan sát viên để xây dựng một cơ chế kết nối nào đó với TPP, cũng có thể xây dựng quan hệ đặc biệt giữa cơ chế hợp tác Đông Á và TPP như cơ chế chiến lược đối thoại giữa cơ chế hợp tác Đông Á với TPP, thậm chí xây dựng cơ chế đối thoại bình đẳng giữa RCEP và TPP. Ý đồ này chứng tỏ Trung Quốc không thể vì TPP có thể kiềm chế Trung Quốc mà loại bỏ hiệp định này, mà phải lấy thái độ hòa bình, cởi mở chấp nhận sự hiện diện của TPP. Vấn đề quan trọng hơn là Trung Quốc có niềm tin đối thoại bình đẳng với TPP trong khuôn khổ hợp tác Đông Á. Hơn nữa, bất đồng lợi ích giữa các nước ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc… với Mỹ trong vấn đề TPP có thể giúp Trung Quốc lợi dụng được. Trung Quốc phải lấy đó làm cơ hội, nắm lấy việc thúc đẩy hợp tác Đông Á đi vào chiều sâu và xây dựng khu vực mậu dịch tự do thương mại của mình, đặt biệt là nâng cao trình độ xây dựng quy chế hóa. Đồng thời, tăng cường thúc đẩy FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, tiếp tục ủng hộ ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác Đông Á, coi trọng và tích cực tham gia RCEP… Ngoài ra, cùng với việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền Đông Hải và Nam Hải, không đối đầu trực diện với Mỹ, tích cực lợi dụng sự lo ngại của Mỹ bị cuốn vào xung đột quân sự với các đồng minh ở Đông Á, để xoay chuyển cục điện bất lợi của môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc./.
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
*Phần I: Những nghị sỹ lập kỷ lục
Ngày nay, nghị sỹ hay đại biểu quốc hội có ở mọi quốc gia, mọi chế độ; dù bầu cử thực chất hay không, tranh cử dưới hình thức đảng phái hay cá nhân, đều được tổng hợp từ lá phiếu của cử tri. Đảng FDP do Rösler gốc Việt làm chủ tịch vốn thuộc những đảng lớn nhất tham chính từ ngày thành lập CHLB Đức đến nhiệm kỳ này bị loại ra khỏi Quốc hội là do vậy; từ kỷ lục thắng cử 14,6% phiều bầu ở nhiệm kỳ trước, bỗng tụt xuống 4,8% nhiệm kỳ này dưới ngưỡng được quyền tham chính theo luật định 5%. Thành thử ở nước họ, vai trò, ảnh hưởng nghị sỹ trên chính trường quyết định số phận tham chính của đảng phái thuộc những nghĩ sỹ đó; buộc nghị sỹ phải là những “chiến sỹ“ thực sự trên chính trường. Các kỷ lục thành tích đó của họ thường được truyền thông tổng kết vào cuối năm hoặc nhiệm kỳ.
Cùng lúc ở ta kết thúc kỳ họp thứ 6 trong 2 tháng trước của Quốc hội khoá 13, thì ở Đức cũng kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội họ 4 năm và đang đàm phán để thành lập chính phủ nhiệm kỳ mới. Số lượng nghị sỹ hiện ở ta 500, nhưng chỉ có 154 chuyên trách, bằng 1/4 so với tổng số nghị sỹ họ 631 tất cả đều chuyên nghiệp, trên tổng dân số 2 nước tương đương nhau. Quốc hội 2 nước cũng hoạt động khác nhau; trong khi ở ta chỉ có 2 kỳ họp 1-2 tháng trong năm, thì ở Đức họ phải làm việc toàn phần cả năm như bất kỳ công chức nào. Mỗi tháng, cứ 2 tuần họp thì 2 tuần chuẩn bị. Trong 2 tuần nội họp, các ngày đầu tới giữa tuần dành cho các cuộc họp của các nhóm nghị sỹ thuộc các đảng phái khác nhau, các cuộc họp ủy ban, hội đồng, các nhóm làm việc, các cuộc chất vấn, 2 ngày tiếp theo họp toàn thể. Mỗi ngày kéo dài tới 15 tiếng, căng thẳng như bất cứ lao động nặng nhọc nào. Chính vì vậy vai trò nghị sỹ họ thường trực trong đời sống chính trị đất nước; ”thời thế tạo anh hùng” ở họ đã sản sinh ra bao nghị sỹ với bao kỷ lục thường xuyên được lập mới; không chỉ tạo dấu ấn bản thân họ mà cả hình ảnh quốc hội trong tiềm thức người dân.
Nhiệm kỳ vừa qua, danh hiệu vua thuyết trình được truyền thông trao cho Nghị sỹ Pascal Kober, 42 tuổi, đảng FDP, vốn là cha xứ ở Sindelfingen, Baden-Württemberg. Không nghị sỹ nào phát biểu nhiều như ông. Trong 251 buổi họp nhiệm kỳ qua từ tháng 10.2009 tới 9.2013, ông phát biểu chẵn đúng 140 lần. Ông bình luận trung thực về kỷ lục của mình: „Tôi không phải nhà hùng biện của FDP. Tôi phát biểu nhiều vì trách nhiệm của tôi phải theo dõi trợ cấp cho người thất nghiệp lâu năm và hưu trí vốn rất nóng“. Các đảng khác SPD, Linken và đảng Xanh đặt nhiều câu hỏi về các vấn đề đó, nên ông có nhiệm vụ giải trình dưới danh nghiã đại diện cho FDP trong Liên minh cầm quyền. Vị trí số 2 thuộc về Nghị sỹ Heinrich Kolb của FDP với 119 lần thuyết trình. Tiếp đó có 6 nghị sỹ thuyết trình trên 100 lần.
Danh hiệu Nữ hoàng chất vấn thuộc về nghĩ sỹ Ulla Jelpke, 62 tuổi, Đảng Linke. Trong vòng 4 năm, bà đã đặt tới 958 câu hỏi buộc Chính phủ Liên bang phải trả lời, suýt soát bằng toàn thể nghị sỹ quốc hội ta giả định thay nhau chất vấn liên tục suốt cả 2 kỳ họp quốc hội trong 1 năm. 99 lần bà lên diễn đàn phát biểu, chất vấn, lập luận rất kỹ càng, và tự mệnh danh là „búa bổ“ làm đau đầu Bộ trưởng Nội vụ Hans-Peter Friedrich trước các câu hỏi hóc búa của bà. Thần tượng mà Ulla Jelpke theo đuổi không ai khác chính là nhà sáng lập Đảng Cộng sản Đức, Karl Liebknecht – người đã chất vấn với vô vàn câu hỏi làm „đảo điên“ Chính phủ Đế chế Đức cũng như những người trong Đảng Cộng sản ủng hộ chiến tranh hồi thế chiến thứ nhất – từng được thế giới những người cộng sản tôn vinh ngưỡng mộ, và nay trở thành linh hồn của chính“Nữ hoàng“ trong quốc hội một quốc gia tư bản, CHLB Đức. Vị trí số 2 thuộc về Nghị sỹ Bärbel Höhn, Đảng Xanh, đã đặt 701 câu hỏi chất vấn về môi trường và năng lượng trong 4 năm qua. Chất vấn không đăng ký trước, kỷ lục thuộc về 2 nghị sỹ của đảng Xanh, ông Volker Beck với 139 lần và Hans-Christian Ströbele với 111 lần. Tổng kết lại, nghị sỹ phe đối lập chất vấn tích cực hơn phe cầm quyền, bởi ai không cầm quyền thì chỉ còn cách chiếm lĩnh diễn đàn Quốc hội, nếu muốn những chủ trương chính sách nhà nước mà Đảng mình ủng hộ hay phản đối, được thừa nhận.
Kỷ lục trả lời chất vấn nhiều nhất được lập bởi nghị sỹ Hartmut Koschyk, thuộc đảng CSU – Quốc vụ khanh của Bộ Tài chính (Thứ trưởng, chịu trách nhiệm quan hệ với Quốc hội). Ông trả lời tổng cộng 1.314 lần trước các câu hỏi của nghị sỹ đảng đối lập. Giả định mỗi lần trả lời nội dung chừng 1 trang giấy A4, để đọc nó bình quân hết cỡ 5 phút, thì Hartmut Koschyk đã dành tổng số 110 tiếng, tức 13 ngày họp, 8 tiếng mỗi ngày, trả lời liên tục trước Quốc hội không giải lao – tính ra chiếm chừng 1/8 tổng thời lượng cả 2 kỳ họp Quốc hội nước ta trong 1 năm.
Người ký dự thảo luật luật nhiều nhất là Chủ tịch đoàn Nghị sỹ của Đảng SPD, ông Frank-Walter Steinmeier tổng cộng 516 lần. Phần lớn các dự thảo này bị bác bỏ, bởi phe đối lập SPD chiếm thiểu số trong Quốc hội.
Nghị sỹ cũng là con người, “nhân bất thập toàn“, không phải ai và bất cứ lúc nào cũng có thể đáp ứng được đầy đủ mong đợi của người dân. Có 2 chính trị gia hàng đầu bị xếp vào những nghị sỹ ít hoạt động nhất. Trong suốt 4 năm, Cựu Chủ tịch đảng FDP Wolfgang Gerhardt chỉ có 2 bài phát biểu trên diễn đàn, 2 lần phát biểu không đăng ký trước và 2 lần đưa ra sáng kiến nhóm. Ít hơn nữa là Phó Chủ tịch đoàn nghị sỹ thuộc đảng CDU/ CSU (cầm quyền), chỉ có 2 bài phát biểu trên diễn đàn, 1 lần đề xuất luật và 1 lần chất vấn Chính phủ. Cả 2 đều ý thức được thực tế đó của mình vốn không đáp ứng được đòi hỏi cao cả của một nghị sỹ, nên không ứng cử tiếp kỳ bầu cử Quốc hội 2013. Đó chính là lòng tự trọng tối thiểu của một chính khách không thể “cố đấm ăn xôi“, một khi lá phiếu người dân quyết định chính sinh mệnh chính trị họ!
Ý nghĩa to lớn của các kỷ lục trên nằm ở chỗ, các phiên họp Quốc hội họ đều được truyền hình trực tiếp (trừ ngoại lệ), giúp dân chúng vốn là đồng chủ nhân đất nước hình dung được toàn bộ những gì “công bộc“ do họ trả lương đã làm, cả về tinh thần lẫn khả năng, cả cống hiến đóng góp, lẫn sai phạm thất bại, để quyết định lá phiếu của mình cho kỳ bầu cử tới !
Về mặt yếu, khác với kỷ lục của họ, ở ta nổi bật bởi những phát ngôn ấn tượng làm nóng truyền thông mỗi kỳ họp Quốc hội; thậm chí qua đó được gắn những biệt danh, như “nghị sỹ rau muống“ khi Đại biểu Quốc hội này lấy giá rau muống Việt Nam so với thế giới để đòi xem lại độ chính xác chỉ số lạm phát lớn ở ta; hay “nghị sỹ IQ“ khi Đại biểu Quốc hội này ủng hộ xây dựng đường sắt cao tốc ở ta bằng cách lấy chỉ số IQ vốn chẳng liên quan trực tiếp gì, ra so sánh; có Đại biểu Quốc hội còn công khai phỉ báng biểu tình là sự “ô danh“ trong khi biểu tình chính là quyền cơ bản của con người được thế giới trân trọng.
Tên gọi Đại biểu đã cho thấy nghị sỹ chỉ là đại biểu được cử tri tín nhiệm; về tiêu chí bầu cử, họ không phải những nhà khoa học thông thái, cũng không phải những nhà tài tử, những doanh nhân tài giỏi, những nghệ sỹ trứ danh, những nhà văn hoá lỗi lạc, hay những nhà quân sự xuất chúng… Những phát ngôn trên sẽ như các nước hiện đại không thể xảy ra, nếu Quốc hội và nghị sỹ ta được đầu tư nhân, tài, vật lực đáp ứng mọi đòi hỏi cho công việc nghị sỹ như ở họ. Ở Đức, riêng bộ máy phục vụ cho 631 nghị sỹ hiện nay lên tới 2600 nhân viên chuyên nghiệp, chưa kể mỗi nghị sỹ có một văn phòng riêng ở điạ phương với ít nhất 3 nhân viên văn phòng trình độ đại học. Mọi vấn đề liên quan tới khoa học kỹ thuật, thông tin, mà nghị sỹ đòi hỏi đều được đáp ứng bởi một trung tâm khoa học sẵn sàng thực hiện và cung cấp, chỉ cần nghị sỹ đặt yêu cầu. Bên cạnh đó còn trung tâm cung cấp thông tin bao gồm thư viện, trung tâm lưu trữ tư liệu của quốc hội, hồ sơ công báo… nghị sỹ tha hồ tra cứu! Chỉ khi đó mới tránh được sức ép lên nghị sỹ do thiếu thông tin, thiếu kiến thức cập nhật; người dân có thể kỳ vọng và có quyền đòi hỏi những kỷ lục mà những đại biểu của dân có thể và phải mang lại cho họ !
*(Còn tiếp)
Nguồn: Tia Sáng
Lẽ ra, trước vụ việc tham nhũng bất nhân này, chính quyền địa phương phải xử để làm gương cho kẻ khác và lấy lại niềm tin cho nhân dân. Nhưng, thật kì lạ, họ đã đồng tâm nhất trí đề nghị không khởi tố hình sự đối với các cá nhân sai phạm mà là để xử lí nội bộ. Lí lẽ mà ông GĐ sở LĐ-TB và XH Hà Giang đưa ra để trấn an dư luận là: "Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa". Và ông khẳng định: "Những người đó có tội thì rõ rồi. Nhưng vì...đại cục, vì cái to lớn hơn nên hai ngành kiểm sát, công an đã họp, thống nhất không khởi tố hình sự như chúng tôi đã đề nghị.”
Có vẻ ông GĐ sở rất am hiểu địa phương mình: Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật… nên ông sợ: sợ không ai hỗ trợ cho nữa. Đó là cái “đại cục” mà ông đang vin vào như cái phao cứu sinh cho cấp dưới (hay cho chính cả bản thân ông ?).
Thưa ông GĐ,
Lí lẽ mà ông đưa ra làm tôi liên tưởng đến câu chuyện mà vị đại biểu Quốc hội nọ kể là có vị lãnh đạo địa phương “đe” đại biểu QH tỉnh mình trước khi ra Hà Nội họp rằng cấm không được nói đến tham nhũng, chớ vạch áo cho người xem lưng. Nghe chuyện này tôi cứ không tin vì lãnh đạo mình vì dân vì nước, chẳng ai làm thế bao giờ. Nhưng bây giờ, mục sở thị chuyện của các ông trên mặt báo, qua những lời lẽ ông giãi bày thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Thì ra “chớ vạch áo cho người xem lưng” là thế, “đại cục” mà ông đang cố bảo vệ là thế. Những lời “trơ trẽn” (chữ dùng của một nhà báo trên báo điện tử Một thế giới) ấy chẳng qua là để giữ ghế cho các vị quan tham. Còn dân, dù là các cháu tàn tật, thì trong mắt các vị vẫn là “sống chết mặc bay”.
12-12-2013
FBManh Kim -THỜI CỦA… “TIA”!
“E-bomb” không phải bom điện tử ám chỉ đến những đợt tấn công bằng virus máy tính mà thứ vũ khí tuyệt đỉnh trong lịch sử quân sự này được gọi là bom điện trường (electromagnetic bomb, hay e-bomb). Trong cuộc chiến Nam Tư, Mỹ đã âm thầm dùng e-bomb để phá hỏng hệ thống radar Nam Tư. Bí mật của e-bomb chỉ nằm ở chỗ tạo ra những xung điện cực mạnh, truyền xuống một ăngten để tạo ra một đợt sóng điện trường có dãy rộng nhiều tần số. Dãy tần số càng rộng thì nguy cơ các thiết bị điện bị hấp thu càng cao.
Khi hấp thu luồng điện trường này, thiết bị điện sẽ bốc cháy thành đồ phế liệu trong tích tắc. Chẳng hạn, nếu một dây cáp máy tính bị nhiễm, máy tính sẽ bị nướng khô! Để tạo ra sóng viba tần số cao, người ta cần xung điện biến thiên cực nhanh, trong khoảng 100 pico giây (tức bằng 1/10 tỉ của một giây). Một trong những cách thực hiện điều này là dùng máy phát điện đặc biệt. Các máy phát điện loại này hiện đang được thử nghiệm cho Không lực Mỹ do nhà sản xuất Applied Physical Sciences (APS) thực hiện. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, APS từ chối không tiết lộ chi tiết nhưng Jon Mayes thuộc APS cho biết mục tiêu của họ là gắn loại máy phát điện có tên Marx lên máy bay không người lái hoặc tên lửa để tạo ra một “bãi mìn” vô hình khổng lồ trên không trung mà bất cứ máy bay hay tên lửa nào của phe đối phương lọt vào đều bị phá hỏng.
Phương pháp thứ hai là tạo ra một quả bom điện trường, được chế tạo bằng ống tuýp kim loại có dây kích nổ ở một đầu. Ống tuýp này sau đó được luồn vào một ống xylanh mà mặt vách trong có lót dây điện cuộn tròn suốt chiều dài ống. Ở đầu cuối của xylanh, có một ăngten. Cuối cùng, dòng điện được đưa vào cuộn dây đồng trong thành xylanh để tạo ra điện trường. Để bom hoạt động, người ta kích ngòi nổ của ống tuýp, tạo ra một nguồn năng lượng chạy dọc ống tuýp với vận tốc kinh khủng 6.000m/giây. Kết quả là phần cuối của ống tuýp bị nổ tung, thoát ra một luồng lửa đồng thời tạo ra luồng điện trường cực mạnh. Khi luồng lửa bốc cháy ở một đầu xylanh, điện trường bị ép ngày mỗi lúc mỗi nhỏ và cuối cùng tạo ra một xung điện ampere cực lớn với vận tốc 500 pico giây. Lúc toàn bộ xylanh bị cháy, xung điện tràn vào ăngten và thoát ra ngoài. Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra chưa đến 1/10 milli giây nhưng xịt ra một terawatt điện có sức phá hủy kinh khủng. Thiết bị này đủ gọn để cầm tay – theo Ivor Smith, kỹ sư điện thuộc Đại học Loughborough, người từng bỏ nhiều năm nghiên cứu đề tài.
Mỹ đang đầu tư khá mạnh vào vũ khí viba. Tháng 9-2013, Phòng thí nghiệm năng lượng điều khiển thuộc Không quân đã thực hiện cuộc thử nghiệm thành công tại căn cứ Kirtland (New Mexico) với hệ thống vũ khí của Boeing gọi là CHAMP (Counter-electronics High-powered Microwave Advanced Missile Project). Trong thử nghiệm, quả tên lửa viba CHAMP đã phá hủy toàn bộ hệ thống điện tử và xóa sạch toàn bộ dữ liệu tại địa điểm mục tiêu. Trước đó, trong cuộc thử nghiệm ngày 16-10-2012, một tên lửa CHAMP đã bay qua lộ trình được cài đặt sẵn (kéo dài một giờ) ngang sa mạc Utah và nó cũng “nướng” trụi toàn bộ hệ thống điện tử-dữ liệu của 7 mục tiêu khác nhau. Keith Coleman, quản lý dự án của Boeing Phantom Works, nói: “Kỹ thuật này đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của chiến tranh hiện đại. Trong tương lai gần, nó có thể được dùng để biến hệ thống dữ liệu và điện tử đối phương thành vô dụng thậm chí trước khi những toán quân hoặc máy bay đầu tiên (của Mỹ) xuất hiện”. Dự kiến, tên lửa viba sẽ được gắn trên UAV hoặc F-35 khi tác chiến.
2157. BA HIỆU ỨNG TỪ CHIẾN LƯỢC TPP CỦA MỸ
Chủ Nhật, ngày 15/12/2013
(Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương đương đại”, Trung Quốc, số 3/2013)
Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng
đỉnh Đông Á được tổ chức vào tháng 11/2012, các nhà lãnh đạo của 16
nước thành viên trừ Mỹ và Nga đã quyết định khởi động đàm phán hiệp định
“Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP) theo sáng kiến của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ khi Chính quyền Obama thúc
đẩy “Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) vào năm 2009
đến nay, các nước Đông Á đã đưa ra một quyết định có ý nghĩa sâu sắc. Dưới sự tác động của TPP, tiến trình liên kết khu vực Đông Á đang có sự chuyển biến rất nhạy cảm và sâu sắc. Hợp tác kinh tế khu vực thường có thể tạo ra ảnh hưởng địa chính trị kèm theo, TPP do Mỹ thúc đẩy đã tạo ra sự thay đổi phức tạp về địa chính trị Đông Á. Trong quá trình lợi dụng TPP để thực hiện chiến lược trở lại châu Á, Mỹ cũng đang xây dựng hoặc định vị lại vai trò của họ tại châu Á. Mặc dù triển vọng phát triển của TPP vẫn chưa rõ ràng nhưng hiệu ứng của TPP về mặt liên kết khu vực Đông Á, cục diện địa chính trị Đông Á và thay đổi vai trò của Mỹ… đã bắt đầu xuất hiện. Trước sự can dự mạnh mẽ của Mỹ, Đông Á vừa phải đối mặt với thực tế, chấp nhận sự hiện diện của Mỹ, càng cần phải dùng ý tưởng và lôgích hợp tác Đông Á, tập hợp các lực lượng ở khu vực này, tạo ra viễn cảnh liên kết Đông Á.
I) Hiệu ứng tác động đến liên kết Đông Á của TPP
Đối với chiến lược TPP do Mỹ thúc đẩy, đa số học giả đều coi đó là một lực lượng phá hoại liên kết Đông Á, cho rằng Mỹ thông qua TPP có thể kiềm chế tiến trình liên kết Đông Á, ngăn chặn khu vực này hình thành một khối thương mại ổn định, lớn mạnh. Không những thế, nếu TPP không ngừng được mở rộng, ASEAN khó có thể giữ vững địa vị trụ cột trong hợp tác Đông Á, ảnh hưởng của ASEAN trong tiến trình liên kết khu vực sẽ suy yếu. Tuy những phân tích này phần nào có lý, những bước đi liên kết Đông Á cũng thực sự bị TPP tác động tiêu cực ở mức độ nào đó, nhưng tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á vẫn chưa vì thế mà rơi vào trì trệ. Các nước Đông Á vừa không từ bỏ thành quả đã đạt được trong tiến trình này, càng không từ bỏ việc theo đuổi lâu dài tiến trình liên kết kinh tế. Có thể nói, TPP là nhân tố mới kích thích tăng cường tiến trình liên kết Đông Á.
1) Đối mặt với chiến lược TPP trong tiến trình trở lại châu Á của Mỹ, khu vực Đông Á đã thúc đẩy hàng loạt hành động thúc đẩy liên kết, biểu hiện nổi bật là đưa ra sáng kiến hợp tác khu vực mới nhằm vào TPP. Không chỉ ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của tiến trình liên kết khu vực, ý thức về cơ chế hóa hợp tác khu vực Đông Á cũng có phần được tăng cường.
Trước hết, các nước Đông Á đang cố gắng khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do RCEP có quy mô lớn nhất thế giới. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức vào tháng 11/2012, kiến nghị của ASEAN về đàm phán RCEP đã được sự ủng hộ của 16 nước thành viên như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Án Độ, Australia, New Zealand. RCEP sau khi hoàn thành sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm 1/2 dân số thế giới, GDP đạt 2.000 tỷ USD, chiếm 1/3 GDP của cả thế giới. RCEP còn có lợi cho việc tăng cường lưu thông hàng hóa và dịch vụ, tránh hiệu ứng lặp lại của nhiều hiệp định thương mại tự do khác nhau, thúc đẩỵ kinh tế thế giới chuyển hướng sang khu vực châu Á tăng trưởng nhanh chóng. Ý tưởng này hiển nhiên hình thành thế đối lập hoàn toàn với TPP mà Mỹ thúc đẩy.
Thứ hai, việc đưa ra RCEP chứng tỏ ASEAN vẫn đang nỗ lực liên tục để liên kết khu vực. Mặc dù việc thúc đẩy TPP có thể làm suy yếu tầm quan trọng của ASEAN trong tiến trình liên kết khu vực, lựa chọn có tham gia TPP hay không của các nước thành viên cũng xuất hiện sự phân hóa, nhưng ASEAN vẫn đưa ra sáng kiến xây dựng một khu vực mậu dịch tự do hùng mạnh trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Có thể thấy, TPP có thể làm suy yếu ảnh hưởng trong khu vực của ASEAN ở mức độ nào đó, nhưng ASEAN vẫn nỗ lực đóng vai trò khởi xướng và chủ đạo tiến trình liên kết khu vực, vai trò chủ đạo của ASEAN trong tiến trình liên kết khu vực không dễ bị thay thế.
Thứ ba, TPP đã làm nổi bật sự thiếu hụt cơ chế liên kết khu vực Đông Á, do tác động của TPP, ý thức và xu hướng cơ chế hóa trong hợp tác kinh tế Đông Á không ngừng gia tăng. Hợp tác tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Á đã có bước tiến rõ rệt. Tháng 12/2009, ASEAN đã chính thức ký Hiệp định đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai (CMIM) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong khuôn khổ “10+3” (10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), nhằm tăng cường khả năng của khu vực Đông Á phòng ngừa rủi ro và thách thức ngày càng gia tăng trong nền kinh tế thế giới. Ngày 24/3/2010, hiệp định này đã chính thức được thực hiện, trở thành cơ chế hạt nhân của hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á. CMIM là sự điều chỉnh mang tính khu vực đầu tiên thành công trong khuôn khổ “10+3”, cũng là dấu mốc chứng tỏ Đông Á đã thực hiện xây dựng quy chế hóa và quy phạm hóa hợp tác tài chính khu vực.
Cuối cùng, hợp tác kinh tế khu vực Đông Á cũng đang phát triển theo hướng quy chế hóa. Năm 2010, khu vực tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) chính thức có hiệu lực. Tháng 5/2012, Trung Quốc và Hàn Quốc chính thức khỏi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tháng 11/2012, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chính thức khởi động đàm phán FTA, đây là đàm phán hợp tác kinh tế thương mại về FTA lần đầu tiên giữa ba quốc gia này. Ý tưởng về FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã được đưa ra ngay từ Hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo ba quốc gia này vào năm 2002, nhưng vẫn chưa chính thức thực hiện đàm phán. Những năm gần đây, ý tưởng này đã nhanh chóng chuyển từ giai đoạn nghiên cứu chung giữa các quan chức ba nước sang giai đoạn đàm phán thực chất, cạnh tranh về TPP mà hợp tác Đông Á phải đối mặt chắc chắn có liên quan.
Từ đó có thể thấy, TPP tuy đã cung cấp một cơ chế có thể thay thế cơ chế hiện nay để liên kết Đông Á, nhưng lại không thể thay thế cơ chế hiện nay tại Đông Á. Liên kết Đông Á không những vẫn phát triển theo tiến trình của nó, mà còn có sự đột phá về phương hướng quy chế hóa dưới sự tác động của TPP.
2) Do TPP có thể tác động nhưng không thay thế cơ chế hợp tác Đông Á hiện có, về động lực hợp tác, khái niệm hợp tác và lợi ích hợp tác, TPP không phù hợp với nhu cầu thực tế về hợp tác Đông Á, thiếu khả năng cạnh tranh với cơ chế hợp tác với Đông Á. TPP không đủ khả năng ngăn chặn hoặc làm ngưng trệ liên kết Đông Á, càng không thể thay thế liên kết Đông Á.
Thứ nhất, về mặt động lực hợp tác, động lực hợp tác Đông Á bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của khu vực này, mà TPP chỉ là công cụ chiến lược để Mỹ trở lại châu Á.
Tiến trình liên kết Đông Á bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra, do sự ủng hộ về kinh tế của Mỹ đối với Đông Á trong tình huống Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) không thể viện trợ về tài chính thì để khắc phục khủng hoảng, cải thiện khả năng cùng ứng phó với sự tấn công về tài chính, ASEAN và ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhu cầu và ý thức liên kết kinh tế một cách chặt chẽ, tăng cường hợp tác kinh tế. Trong cuộc khủng hoảng tài chính này, cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra đã cung cấp trụ cột tài chính quan trọng cho các quốc gia Đông Á bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, cũng trở thành động lực quan trọng để liên kết Đông Á. Việc ký hiệp định “10+3” và đưa ra sáng kiến Chiang Mai đã chứng tỏ tiến trình liên kết Đông Á với ASEAN làm hạt nhân đã chính thức khởi động. Có thể nói, hợp tác Đông Á là hợp tác đa phương khu vực căn cứ vào nhu cầu nội tại, dựa vào sức mạnh của bản thân các nước Đông Nam Á để xây dựng trong tình hình các nước Đông Nam Á gặp phải mối đe dọa chung và Mỹ không muôn giúp đỡ một cách hiệu quả.
TPP ban đầu là do bốn nền kinh tế nhỏ (Singapore, Brunei, Chile và New Zealand) khởi xướng nhằm đẩy nhanh thực hiện điều chỉnh thương mại tự do tiểu vùng, nhanh chóng thực hiện mục tiêu thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại đầu tư. Bốn nước này đã ký “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPSEP), cũng được gọi là “Hiệp định P4”, hiệp định này chính thức có hiệu lực vào tháng 5/2006. Tháng 2/2008, Chính quyền Bush bắt đầu đàm phán tự do thương mại với các nước thành viên của Hiệp định P4. Tháng 11/2009, Chính quyền Obama chính thức đưa ra kế hoạch mở rộng Hiệp định P4, coi đây là công cụ chiến lược để thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và gia tăng lợi ích thương mại của Mỹ tại khu vực này. Từ đó Mỹ bắt đầu lãnh đạo toàn diện tiến trình đàm phán, đổi tên “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPSEP) thành “Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP). Do Mỹ rất quan tâm đến TPP, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản cũng lần lượt tham gia đàm phán TPP, Philippines, Canada và Mexico cũng tuyên bố rất muốn tham gia đàm phán về hiệp định này. Chính do sự can thiệp và thúc đẩy của Mỹ, TPP mới được nâng cấp thành trụ cột chiến lược quan trọng của chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” từ một hiệp định thương mại tự do tiểu vùng có ảnh hưởng rất nhỏ.
Thứ hai, về ý tưởng hợp tác, TPP có những bất động nổi cộm với tiến trình liên kết Đông Á.
Ý tưởng và phương thức hợp tác phấn đấu cho tiến trình liên kết Đông Á là hợp tác mang tính chức năng tự nguyện, linh hoạt, cởi mở và cơ chế hóa ở mức độ thấp. Đây là kinh nghiệm của bản thân các nước Đông Á đúc kết trong một thời gian dài hợp tác, phù hợp với điều kiện và đặc tính của các nước thành viên Đông Á, được sự ủng hộ của đông đảo các nước Đông Á. Trong cục diện chính trị kinh tế quốc tế ở Đông Á hiện nay, việc cùng cung cấp sản phẩm chung mang tính tiểu khu vực và thúc đẩy hợp tác mang tính chức năng là một lựa chọn chính sách tương đối thực tế. Là một trụ cột quan trọng của hợp tác kinh tế Đông Á, Nhật Bản luôn duy trì quan niệm “chủ nghĩa khu vực cởi mở”, với tiền đề độc lập tự chủ và bình đẳng cùng có lợi, lấy phương thức xuất vốn đơn lẻ hoặc cùng hợp tác để thúc đẩy hàng loạt hợp tác mang tính chức năng trong từng lĩnh vực, vấn đề riêng với các quốc gia Đông Á. Trung Quốc cũng đề xướng thúc đẩy hợp tác khu vực với nguyên tắc cởi mở linh hoạt, chủ trương trong vấn đề chung cùng quan tâm, lấy phương thức “cùng gánh vác trách nhiệm cùng chia sẻ lợi ích” để đưa ra và sử dụng sản phẩm chung của khu vực. Từ khi Hội nghị thượng đỉnh “10+3” ra “Tuyên bố chung hợp tác Đông Á” vào tháng11/1999 cho đến nay, hợp tác mang tính chức năng trong lĩnh vực cụ thể luôn là vấn đề quan trọng của Hội nghị lãnh đạo ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hội nghị thượng đỉnh “10+3”, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị cấp bộ trưởng của ASEAN. Tiến triển của hợp tác Đông Á đã thể hiện đầy đủ tính chất thích hợp và hiệu quả của hợp tác mang tính chức năng như tự nguyện, linh hoạt và cởi mở. Tự nguyện linh hoạt, cởi mở đã trở thành nguyên tắc cơ bản là phương thức hợp tác để xây dựng cộng đồng Đông Á được đông đảo các nước Đông Á chấp nhận, phương thức này không những là lựa chọn thực tế của các nước Đông Á, mà còn là kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình hợp tác.
So với tiến trình liên kết khu vực Đông Á, tự do hóa thương mại với tiêu chuẩn cao, mang tính bài ngoại và hợp tác mang tính quy chế hóa một cách chặt chẽ mà TPP thúc đẩy không phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế của liên kết Đông Á. Hiệp định thương mại có mức độ tự do hóa cao và điều kiện gia nhập khắt khe chắc chắn đã làm gia tăng sự khó khăn trong thu hút thành viên mới tại Đông Á. Hợp tác quy chế hóa mà TPP nhấn mạnh không phù hợp với khái niệm mà các cơ chế ở Đông Á xây dựng, gia nhập TPP không phù hợp với sở trường hợp tác mang tính chức năng, khó tạo ra lợi ích hợp tác làm hài lòng các nước Đông Á từ đó không được sự đồng thuận và ủng hộ rộng rãi ở Đông Á.
Thứ ba, về mặt lợi ích hợp tác, đa số các thành viên của ASEAN đều có thái độ phủ định và nghi ngờ về lợi ích kinh tế của TPP, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không muốn TPP làm tổn hại lợi ích của họ trong hợp tác kinh tế Đông Á.
Trước hết, phần lớn các thành viên ASEAN đều khó gánh chịu được áp lực kinh tế chính trị mà TPP đem lại, ASEAN không thể trở thành một tổ chức gia nhập TPP. Trong số các nước ASEAN, ngoài Singapore và Brunei là những nước sáng lập “Hiệp định P4”, chỉ có Malaysia và Việt Nam tham gia đàm phán về TPP, 6 nước còn lại đều có thái độ do dự và thận trọng đối với việc gia nhập TPP. Thái độ phủ định của Indonesia, quốc gia trụ cột của ASEAN, là rõ ràng nhất. Indonesia cho rằng tiêụ chuẩn mà TPP đặt ra quá cao, không có thời gian biểu mang tính linh hoạt chiếu cố các nước đang phát triển, hơn nữa, khả năng cạnh tranh về công nghiệp và dịch vụ của họ lạc hậu so với các thành viên phát triển. Do đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức vào tháng 11/2011, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã cho rằng họ không nên vội vàng tham gia đàm phán TPP. Ba nước Myanmar, Campuchia và Lào lạc hậu nhất trong ASEAN cũng chưa đưa việc tham gia đàm phán về TPP vào chương trình nghị sự. Quy định nghiêm ngặt của TPP như không cho phép một thời gian biểu thống nhất được có ngoại lệ chắc chắn sẽ gạt ba nước này ra ngoài rìa. Cho dù là những nước có nhiệt tình tham gia đàm phán về TPP như Philippines và Thái Lan cũng cảm thấy khó khăn đối với tiêu chuẩn cao và yêu cầu khắt khe của TPP. Trong đó, Philippines sẽ đối mặt với vấn đề khó khăn như sửa lại các điều khoản liên quan đến pháp luật, thậm chí liên quan đến hiến pháp. Để gia nhập TPP, Thái Lan phải chấp nhận tiêu chuẩn lao động bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ hơn, từ đó ảnh hưởng không tốt đến kinh tế, ngoại giao và chính trị của Thái Lan. Với tư cách là một tổ chức, ASEAN thể hiện thái độ thận trọng hoặc bài ngoại.
Thứ hai, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh lớn nhất của Mỹ, có đánh giá riêng của họ đối với TPP, cũng không muốn TPP làm tổn hại lợi ích của họ trong hợp tác kinh tế Đông Á. Chính phủ Nhật Bản muốn giành lợi ích lớn nhất cả trong quan hệ kinh tế với Mỹ và Đông Á: Một mặt Nhật Bản hy vọng thông qua TPP để tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ mặt khác không muốn giảm bớt lợi ích của họ trong hợp tác kinh tế Đông Á. Đối với Chính phủ Nhật Bản, TPP vừa là vấn đề khó khăn về chính trị vừa không hoàn toàn có lợi cho kinh tế của Nhật Bản, vì thế khó từ bỏ cơ chế hợp tác Đông Á để tham gia hoàn toàn vào khuôn khổ TPP.
Về chính trị, việc thảo luận trong nội bộ Nhật Bản về TPP đã trở thành gánh nặng chính trị của Chính phủ Nhật Bản. Trước khi Nhật Bản chính thức tuyên bố gia nhập TPP, lập trường của các nhóm lợi ích trong nội bộ Nhật Bản xung quanh việc có gia nhập TPP hay không hoàn toàn trái ngược nhau. Nhóm ngành nông nghiệp vốn luôn thực hiện bảo hộ thị trường về thuế, hưởng trợ cấp của chính phủ phản đối quyết liệt việc gia nhập TPP nhưng nhóm ngành chế tạo mong muốn giành được nhiều hơn thị phần ở nước ngoài khi thực hiện tự do hóa lại tích cực cổ vũ chính phủ tham gia TPP. Ngay trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11/2011, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố Nhật Bản quyết định tham gia đàm phán về TPP, quyết định này chắc chắn đã vi phạm những điều cấm kỵ về chính trị của Nhật Bản, Chính quyền Noda buộc phải đối mặt với mâu thuẫn chính trị trong nước do xung đột giữa các nhóm lợi ích gây ra. Đây cũng là vấn đề chính trị khó khăn mà Thủ tướng Shinzo Abe không thể tránh khỏi. Ngày 15/3/2013, Abe tuyên bố Nhật Bản tham gia đàm phán TPP. Sau đó không lâu, Hiệp hội tri thức Nhật Bản yêu cầu Chính quyền Abe nêu rõ đối sách ngành nông lâm thủy sản khi đàm phán gia nhập TPP, cung cấp đầy đủ tin tức có liên quan đến TPP ảnh hưởng đến kinh tế địa phương, quyết định có gia nhập hiệp định này hay không trên cơ sở đồng thuận của toàn dân. Hiện nay, các tổ chức nông nghiệp trong nước và chính quyền có liên quan ở địa phương vẫn lo ngại sâu sắc đối với việc Chính phủ trung ương tham gia đàm phán về TPP. Không những thế, việc đàm phán gia nhập TPP vẫn sẽ làm cho Chính phủ Nhật Bản đối mặt với vấn đề chiến lược và ngoại giao khó khăn là cân bằng lại giữa liên minh Nhật – Mỹ và thương mại của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản hiện nay không phải là Mỹ mà là Trung Quốc, tham gia đàm phán TPP không những khó gia tăng ngay lập tức kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Nhật Bản giành được từ Trung Quốc.
Về lợi ích kinh tế, TPP khó trở thành trụ cột để Chính phủ Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế, mà đối với Chính phủ Nhật Bản hợp tác với ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc có lợi ích kinh tế mà TPP khó thay thế. Theo thống kê, tự do hóa thương mại trong khuôn khổ “10+6” sẽ làm cho GDP của Nhật Bản tăng lên 1,1%, nếu tham gia TPP, tăng trưởng GDP của Nhật Bản không thể vượt quá 0,54%. Hơn nữa, khi lợi ích phúc lợi gần như tương đồng giữa TPP và hợp tác Đông Á, về lý thuyết, chi phí để Nhật Bản tham gia FTA với Trung Quốc và Hàn Quốc thấp hơn chi phí tham gia TPP. Có thể nói, nếu không có sự hối thúc của Mỹ, Nhật Bản không thể coi việc tham gia TPP là liều thuốc kích thích để hồi phục kinh tế. Một nhà phân tích cho rằng một ý đồ khác của Nhật Bản khi tuyên bố tham gia TPP là hy vọng giành được lợi ích kinh tế phi truyền thống hơn từ hợp tác Đông Á. Có thể nói, trong một thời kỳ nhất định, Nhật Bản rất khó chuyển trọng tâm hợp tác kinh tế từ hợp tác Đông Á sang TPP.
Quan điểm của Hàn Quốc đối với TPP khác với lập trường của Nhật Bản. Hiện nay, Hàn Quốc không những đã ký hiệp định thương mại tự do FTA với Mỹ mà còn ký với đa số các thành viên của TPP, đồng thời còn đang đàm phán FTA với các thành viên khác của TPP, do đó, Chính phủ Hàn Quốc hiện nay không vội vàng tham gia đàm phán về TPP. Ngược lại, đa số thành quả từ FTA mà họ giành được không dễ dàng sẽ trở thành con số không nếu Hàn Quốc tham gia TPP vào thời điểm hiện tại. Hơn nữa, FTA với Mỹ đã gây ra sự phản đối quyết liệt trong nội bộ Hàn Quốc, nên thái độ của Chính phủ Hàn Quốc đối với TPP hết sức thận trọng, về lợi ích ngoại thương, trọng tâm về ngoại thương của Hàn Quốc đã chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc và khu vực Đông Á, vai trò của quan hệ kinh tế với Đông Á trong sự phát triển kinh tế với Hàn Quốc ngày càng quan trọng. Tuy kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đối với Mỹ có phần gia tăng sau khi FTA giữa hai nước có hiệu lực, nhưng đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc hiện nay vẫn là Trung Quốc, tiếp đó là ASEAN. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc thể hiện xu thế gia tăng, hơn nữa, đóng góp của kim ngạch thương mại với Trung Quốc vượt xa kim ngạch thương mại với Mỹ trong sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Do đó, Hàn Quốc cần thận trọng cân nhắc thiệt hơn giữa việc tham gia TPP với hợp tác kinh tế Đông Á, đặc biệt là phải quan tâm nhiều hơn đến hợp tác kinh tế với Trung Quốc.
Cùng với việc xem xét và phản hồi TPP bằng các phương thức khác nhau, Nhật Bản và Hàn Quốc đều chủ động tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, ASEAN. Xu hưóng tưởng chừng mâu thuẫn này đã phản ánh sự coi trọng của Nhật Bản và Hàn Quốc đối với hợp tác Đông Á, họ đều không muốn TPP sẽ ngăn chặn quan hệ kinh tế với các nền kinh tế Đông Á, làm suy yếu hoặc hy sinh lợi ích của họ trong hợp tác Đông Á. Chính phủ Nhật Bản tích cực thúc đẩy hoạt động kinh tế và ngoại giao tại Đông Á, nhằm lấy đó làm biện pháp cân bằng với lập trường họ đồng ý tham gia đàm phán TPP, để đáp trả những chỉ trích của những quốc gia khác không tham gia đàm phán TPP, thể hiện rõ nguyện vọng tăng cường quan hệ kinh tế với các nước Đông Á và sự coi trọng đối với liên kết Đông Á. Vào cuối năm 2011, Nhật Bản đã khởi xướng và tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, chủ động đàm phán về khu vực mậu dịch tự do Trung – Nhật – Hàn, thúc đẩy mạnh mẽ Hội nghị thượng đỉnh “10+6”, phản ứng tích cực đối với sáng kiến RCEP do ASEAN đưa ra. Hàn Quốc cũng rất coi trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc và hợp tác Đông Á. Tuy Mỹ tạo điều kiện mở cửa thị trường Mỹ cho Hàn Quốc để thu hút Hàn Quốc gia nhập TPP, nhưng Hàn Quốc lại tăng cường đàm phán về FTA song phương với Trung Quốc, hợp tác tiền tệ và tham gia đàm phán FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời tích cực ủng hộ nhiều cơ chế hợp tác kinh tế khu vực như “10+3”, “10+6”…
Điều cần phải chỉ rõ là Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất Đông Á, vừa không có ý bày tỏ mong muốn tham gia đàm phán TPP, cũng không loại trừ khả năng xem xét tham gia đàm phán trong tương lai. Hơn nữa, Trung Quốc đang tích cực tăng cường hợp tác kinh tế với Hàn Quốc, Nhật Bản, khởi động FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và FTA giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, Trung Quốc kiến nghị xây dựng RCEP với các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand.
Tóm lại, dù từ góc độ động lực hợp tác, ý tưởng hợp tác hay là lợi ích hợp tác, TPP đều không phù hợp với tình hình thực tế tại Đông Á. Tuy với tiêu chuẩn cao hơn mà TPP đang theo đuổi và mục tiêu tự do hóa đầu tư thương mại chặt chẽ hơn, hiện tại việc đưa ra kết luận giữa hai nước còn sớm, nhưng điều có thể xác định là nếu đa số các thành viên ASEAN tiếp tục giữ thái độ thận trọng và hoài nghi đối với TPP, nếu TPP không thể thu hút nền kinh tế lớn nhất Đông Á là Trung Quốc, thì TPP sẽ khó tránh khỏi rơi vào trống rỗng, thiếu tính đa phương mang ý nghĩa thực chất, việc thay thế tiến trình liên kết khu vực Đông Á chưa biết đến ngày nào mới thực hiện được. Hơn nữa, hợp tác Đông Á cho dù bị TPP gây rối thì vẫn sẽ tiếp tục phát triển theo lôgích của chính tiến trình này. TPP do Mỹ thúc đẩy chưa thể ngăn chặn hợp tác Đông Á, nhưng đóng vai trò chất xúc tác kích thích hợp tác Đông Á ở một ý nghĩa nào đó làm thức tỉnh ý thức quy chế hóa của hợp tác Đông Á, đồng thời có khả năng thực hiện tiến trình quy chế hóa sớm.
II) Hiệu ứng gây nhiễu của TPP đối với địa chính trị Đông Á
Đa số hiệp định tự do thương mại đều có ý đồ địa chính trị, TPP do Mỹ thúc đẩy cũng không phải là ngoại lệ. TPP không phải là một hiệp định thương mại tự do đơn thuần. Sau khi Chính quyền Obama nhận cây gậy chỉ huy TPP vào năm 2009, họ đã coi TPP là trụ cột kinh tế của chiến lược Mỹ trở lại châu Á, xây dựng, cân bằng lại chính sách kinh tế và an ninh không cân bằng của Mỹ tại Đông Á lâu nay, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á. Là một công cụ quan trọng để Mỹ tranh giành quyền lãnh đạo trật tự Đông Á, TPP đã gây chao đảo về địa chính trị tại Đông Á, biểu hiện chủ yếu là ASEAN bị phân hóa về chính trị, quan hệ an ninh chính trị khu vực Đông Á càng căng thẳng hơn, mâu thuẫn địa chính trị vốn có của khu vực Đông Á sẽ ngày càng phức tạp hơn.
1) Do một số nước ASEAN và Trung Quốc tái bùng phát tranh chấp Nam Hải (Biển Đông), ASEAN đã bị phân hóa về chính trị, một số thành viên ASEAN xuất hiện xu hướng chọn lại chỗ đứng cho mình trong vấn đề an ninh khu vực, sự phân hóa về chính trị và an ninh của các thành viên ASEAN lại hoàn toàn trùng hợp với sự chia rẽ về TPP.
ASEAN là khu vực trọng điểm để Mỹ thực hiện chiến lược cân bằng châu Á của họ, tranh chấp Nam Hải trở thành điểm tiếp xúc quan trọng để Mỹ thực hiện chiến lược trở lại châu Á. Trung Quốc đã ký với ASEAN “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông” (DOC), nhằm lấy đó làm khuôn khổ thông qua đối thoại hiệp thương để giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nhưng do tranh chấp Nam Hải giữa Việt Nam và Philippines với Trung Quốc gia tăng, họ yêu cầu xây dựng lại bộ quy tắc Nam Hải, đồng thời có ý đồ quốc tế hóa vấn đề Nam Hải. Lập trường của Việt Nam và Philippines đã được Mỹ ủng hộ. Mỹ cho rằng đàm phán song phương không phải là biện pháp để giải quyết vấn đề Nam Hải và ủng hộ giải quyết tranh chấp Nam Hải bằng phương thức đa phương. Trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tổ chức vào tháng 7/2010, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ quan tâm đến tự do đi lại ở Nam Hải, Mỹ sẽ đảm bảo tự do đi lại tại khu vực Nam Hải và thông qua phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp giữa các nước nhỏ trong khu vực với Trung Quốc, đây được coi là lợi ích của Mỹ trong vấn đề Nam Hải.
Sự ủng hộ của Mỹ đã xúi bẩy mạnh mẽ Việt Nam và Philippines, hai nước đã nhiều lần có ý đồ đưa vấn đề Nam Hải vào chương trình nghị sự của Hội nghị ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, tìm cách quốc tế hóa vấn đề Nam Hải, nhưng đều gặp sự phản đối của nước thành viên khác của ASEAN. Trong thời gian diễn ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN tổ chức vào tháng 7/2011, Philippines đã đưa ra phương án giải quyết vấn đề Nam Hải, có ý đồ xóa bỏ nhận thức chung về vấn đề Nam Hải đã đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc, gây rối trong tiến trình hội nghị ngoại trưởng. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) vào tháng 7/2012, Philippines một lần nữa đưa ra vấn đề Nam Hải, dẫn đến hội nghị ngoại trưởng tan rã, không ra được bất kỳ thông cáo chung nào, đây là lần đầu tiên trong lịch sử thành lập, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không ra được thông cáo chung. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tô chức vào tháng 11/2012, Philippines một lần nữa yêu cầu đưa đòi hỏi của họ về Nam Hải vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh, hành động này được Việt Nam ủng hộ, nhưng bị sự phản đối quyết liệt của các nước Đông Á đến tham dự hội nghị này. Thủ tướng Campuchia nêu rõ ASEAN không thể quốc tế hóa vấn đề Nam Hải, chủ trương giải quyết vấn đề thông qua cơ chế “10+1” ASEAN và Trung Quốc, đồng thời bày tỏ không thể đưa vấn đề Nam Hải vào chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh. Các nước như Lào, Myanmar, Indonesia… cũng ủng hộ lập trường của Campuchia, cho rằng vấn đề Nam Hải phải giải quyết trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, phản đối quốc tế hóa vấn đề Nam Hải. Bất đồng giữa A SE AN trong việc làm thế nào để xử lý tranh chấp Nam Hải đã trở thành vấn đề phân hóa chính trị của ASEAN.
Việc công khai hóa bất đồng về vấn đề Nam Hải giữa các quốc gia ASEAN không những thể hiện rõ sự chia rẽ về chính trị trong nội bộ ASEAN, mà còn làm nổi cộm sự thay đổi lớn về địa chính trị mà TPP đã gây ra tại Đông Nam Á. Các nước có khuynh hướng ngả theo Mỹ trong TPP cũng phụ thuộc hơn vào Mỹ trong vấn đề an ninh. Lập trường của Philippines và Việt Nam không những có khuynh hướng ngả theo Mỹ trong TPP mà còn theo đuôi Mỹ hơn trong vấn đề Nam Hải, có ý đồ dựa vào Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Các nước thành viên ASEAN ủng hộ Trung Quốc thì lo lắng việc quốc tê hóa vấn đề Nam Hải có thể ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với Trung Quốc, từ đó làm tổn hại lợi ích kinh tế của tổ chức ASEAN. Sự phân hóa giữa các nước thành viên ASEAN về lập trường an ninh khu vực không những trực tiếp ảnh hưởng đến liên kết chính trị của ASEAN, mà còn có thể phá hoại tiến trình liên kết kinh tế của ASEAN. Nếu sự phân hóa các nước thành viên ASEAN về lập trường TPP và bất đồng về lập trường an ninh chính trị đã rơi vào vòng tuần hoàn ác tính, thì địa vị chủ đạo của ASEAN về liên kết khu vực sẽ bị suy yếu từ đó gây nhiễu tiến trình liên kết Đông Á.
2) TPP đã làm nổi cộm vấn đề an ninh khu vực do chiến lược trở lại châu Á của Mỹ gây ra, đó là tính chất đối kháng trong tranh chấp các hòn đảo Đông Á gia tăng, đã làm sâu sắc hơn mâu thuẫn an ninh, quan hệ an ninh khu vực ngày càng phức tạp hơn.
Là bộ phận của chiến lược trở lại châu Á, cùng với việc thúc đẩy TPP Mỹ còn tăng cường triển khai quân sự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tiếp sau phát biểu của cựu Ngoại trưởng Hillary tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2010, trên đường đến dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali vào tháng 11/2011, tại Australia, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố cử 2.500 lính thủy đánh bộ đến thành phố Darwin, Tháng 4/2012, tốp lính Mỹ đầu tiên gồm 200 người đã tập hợp tại căn cứ Darwin, sau đó đến Thái Lan và Malaysia để huấn luyện.
Do Mỹ cao giọng trở lại châu Á, vấn đề tranh chấp Đông Hải (Đône Hải) nổi cộm, vấn đề Nam Hải ngày càng có xu hướng phức tạp, sức ép mà Trung Quốc phải đối mặt ngày càng gia tăng. Trong vấn đề Nam Hải, do sự lôi kéo và thách thức của Mỹ, lập trường của một số quốc gia đối với Trung Quốc có xu hướng cứng rắn hơn, mâu thuẫn an ninh giữa Trung Quốc và một số quốc gia ASEAN vốn đã được kiểm soát lại gia tăng. Hơn nữa, trên cơ sở Mỹ tuyên bố về lợi ích của họ ở Nam Hải, tranh chấp Nam Hải không những là tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN, mà còn là sự tranh chấp về quyền kiểm soát tuyến đường biển Nam Hải giữa Trung Quốc và Mỹ. Đối mặt với thách thức của một số nước ASEAN, Trung Quốc đã tỏ thái độ kiên quyết, bảo vệ lợi ích của mình, để Mỹ ý thức được lập trường, lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải không dễ thách thức.
Nhật Bản cũng lợi dụng cơ hội Mỹ trở lại châu Á để tăng thêm con bài đối trọng với Trung Quốc, lợi dụng Mỹ để gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề đảo Điếu Ngư. Mỹ đã nhiều lần cho rằng đảo Điếu Ngư phù hợp với phạm vi của Điều 5 “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật”. Tháng 9/2012, Nhật Bản và Mỹ tuyên bố Điều 5 của “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật” phù hợp với quần đảo Điếu Ngư. Trong “Luật ủy quyền quốc phòng” năm tài khóa 2013 được Thượng viện Mỹ thông qua vào tháng 12/2012, Mỹ một lân nữa coi đảo Điếu Ngư là đối tượng phù hợp với Điều 5 của “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật”. Có thể nói chiến lược TPP và hành động trở lại châu Á của Mỹ đã làm thay đổi cục diện an ninh Đông Á.
Về sự liên quan giữa thái độ của các nước Đông Á với TPP với lập trường an ninh chính trị của họ, ảnh hưởng của TPP đã vượt qua phạm trù kinh tế, có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Trong bối cảnh chiến lược trở lại châu Á của Mỹ, các nước Đông Á không những đưa ra chính sách ứng phó khác nhau đối với TPP, mà còn thể hiện rõ xu hướng mới trong vấn đề an ninh khu vực. Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương làm cho những nước có tranh chấp đảo với Trung Quốc và những nước nhỏ ở Đông Á lo sợ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tăng cường sự phụ thuộc vào Mỹ. Những quốc gia này có ý đồ tận dụng thời cơ Mỹ thực hiện chiến lược trở lại châu Á để kiềm chế sức mạnh không ngừng gia tăng của Trung Quốc, quan hệ an ninh khu vực vì thế trở nên phức tạp hơn. Chiến lược trở lại châu Á của Mỹ không đem lại sự ổn định cho châu Á, ngược lại làm cho cục diện an ninh khu vực Đông Á căng thẳng hơn, xung đột dễ xảy ra hơn.
3) Không gian đối trọng chiến lược truyền thống của các nước Đông Á bị dồn ép, cục diện chính trị thay đổi, khu vực bị mất cân bằng chiến lược.
Sau Chiến tranh Lạnh, đa số các nước vừa và nhỏ ở Đông Á thực hiện chiến lược cân bằng, tìm cách tối đa hóa lợi ích an ninh và kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, đó là dựa vào Mỹ để duy trì an ninh khu vực, hợp tác kinh tế với Trung Quốc để phát triển kinh tế nước mình. Hiển nhiên, chiến lược cân bằng nước lớn của các quốc gia Đông Á đảm bảo đầy đủ không gian lợi ích cho họ trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, do Mỹ thực hiện chiến lược trở lại châu Á, không gian đối trọng chiến lược mà các nước Đông Á thực hiện bị chèn ép. Một mặt, chiến lược này của Mỹ không những gia tăng can dự quân sự của họ tại châu Á, mà còn có ý đồ giành quyền chủ đạo hợp tác kinh tế với Đông Á. Mặt khác, Trung Quốc đã trở thành động lực và trung tâm chủ yếu để phát triển kinh tế châu Á, đặc biệt là Đông Á, các nước Đông Á không dễ xa lánh Trung Quốc về kinh tế. Hơn nữa, về tranh chấp đảo, Trung Quốc thể hiện rõ những hành động bảo vệ mang tính thực chất chưa từng có. Cho dù là xung đột giữa tàu tuần tra Trung Quốc với tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam năm 2011, hay là sự đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Hoàng Nham, hoặc phản ứng của Trung Quốc năm 2012 khi Nhật Bản có ý đồ quốc hữu hóa quần đảo Điêu Ngư đều chứng tỏ Trung Quốc sẽ kiên quyết chống lại những hành động dựa vào Mỹ để thách thức Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. Do đó, trong tình hình Mỹ quay trở lại châu Á cả về quân sự lẫn kinh tế và sự liên tục trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, cho dù là một số nước ASEAN dựa vào Mỹ để đối đầu với Trung Quốc hay là Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối đầu với Trung Quốc đều có thể phát hiện ra điều kiện chiến lược cho sự đối trọng đã bị thu hẹp.
Một mặt, đối với một số nước ASEAN, nếu họ dựa vào Mỹ về an ninh để đối đầu với Trung Quốc, thì cũng chuyển hướng dựa vào Mỹ về kinh tế, thì quan hệ an ninh và kinh tế giữa họ và Trung Quốc sẽ bị tổn hại, do đó, điều kiện đối trọng cũng bị thu hẹp. Do Mỹ tăng cường trở lại châu Á, các nước có tranh chấp trên biển với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines… đã có một chỗ dựa để đối đầu với Trung Quốc, cũng đã lựa chọn tham gia đàm phán TPP hoặc tỏ ra hứng thú đối với hiệp định này về kinh tế thương mại. Việc lựa chọn chính sách này chắc chắn đã thu hẹp không gian chiến lược cân bằng thương mại. Mặt khác, đối với Nhật Bản, chiến lược cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ của họ ngày càng trở nên khó khăn. Trong bối cảnh Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc vươn lên nhanh chóng, Nhật Bản thực hiện chiến lược đối đầu. Chính phủ Nhật Bản vừa hy vọng kiếm lợi từ TPP và cả hợp tác Đông Á, vừa nhiều lần nhấn mạnh với Mỹ về tầm quan trọng của liên minh an ninh Mỹ – Nhật, nhằm tăng cường gia tăng sức ép với Trung Quốc trong vấn đề đảo Điếu Ngư. Tuy nhiên, do Mỹ luôn thực hiện lộ trình chiến lược một cách mơ hồ, nhiều tính toán và dự định của Nhật Bản đối với Mỹ đã không thể thực hiện được. Chẳng hạn, “Dự thảo ngân sách quốc phòng” năm tài khóa 2013 tuy đã nêu rõ đảo Điếu Ngư là đối tượng phù hợp với Điều 5 của “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật”, nhưng lại nhấn mạnh Mỹ phản đối ý đồ thông qua hành động “đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực” để giải quyết vần đề tranh chấp lãnh thổ. Sách lược mơ hồ của Mỹ vừa vỗ về đồng minh Nhật Bản, vừa có ý đồ tránh đưa ra cam kết thực chất đối với Nhật Bản, ngăn chặn sự đối đấu trực tiếp giữa Mỹ với Trung Quốc, đặc biệt là xung đột quân sự. Sau khi Obama bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, Mỹ thực tế đã không lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề đảo Điếu Ngư như trước. Sau cuộc hội kiến với Abe vào tháng 2/2013, Obama chỉ nói một cách đơn giản là liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng then chốt để đảm bảo an ninh châu Á – Thái Bình Dương và hợp tác Mỹ – Nhật, nhưng không có một chữ nào đề cập đến đảo Điếu Ngư và Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật. Đối với Nhật Bản, cho dù đi theo Mỹ trong vấn đề TPP, vấn đề đảo Điếu Ngư lại chỉ có thể được Mỹ ủng hộ một cách mơ hồ, ý đồ sử dụng Mỹ để đối đầu với Trung Quốc hiện nay ngày càng khó thực hiện, không gian cho chiến lược cân bằng cũng sẽ ngày càng bị thu hẹp. Ngoài ra, thái độ và hành động của Trung Quốc trong tranh chấp Nam Hải và đảo Điếu Ngư cũng chứng tỏ cho dù là Mỹ hay quốc gia Đông Á nào khác, thì ý đồ sử dụng vấn đề an ninh khu vực để chiếm ưu thế đối với Trung Quốc cũng khó tránh khỏi tự làm hại mình.
Cùng với việc các quốc gia Đông Á điều chỉnh chính sách về TPP và lập trường an ninh chính trị, cục diện địa chính trị mà Đông Á duy trì từ lâu sẽ dần dần thay đổi, sự cân bằng chiến lược khu vực có thể bị phá vỡ. Một mặt, với việc Mỹ trở lại châu Á để thúc đẩy TPP, liên kết kinh tế Đông Á đã phát triển nhanh chóng, thể hiện xu thế “trung tâm Trung Quốc”, quan hệ kinh tế giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc ngày càng chặt chẽ. Mặt khác, các nước Đông Á đã xuất hiện sự phân hóa ở mức độ nhất định, một số các nước Đông Á chuyển hướng sang Mỹ về kinh tế và an ninh, không gian chiến lược bị dồn ép từ hai mặt, còn có một số quốc gia đã lựa chọn tiếp tục tăng cường hợp tác Đông Á và ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Nam Hải. Việc lựa chọn chính sách của các nước Đông Á đã thay đổi hoặc làm lung lay nền tảng chính trị của cục diện địa chính trị khu vực Đông Á. Cục diện địa chính trị Đông Á đã xuất hiện hai trào lưu phát triển trái ngược nhau, một là một số quốc gia tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, giữ khoảng cách với Mỹ về an ninh; hai là một số quốc gia tham gia đàm phán gia nhập TPP, có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ về an ninh. Hai trào lưu này chứng tỏ sự mất cân bằng về cán cân sức mạnh tại khu vực Đông Á giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ gây ra ảnh hưởng khó lường đối với cục diện phân chia quyền lực truyền thống dựa vào Trung Quốc về kinh tế, dựa vào Mỹ về an ninh hình thành sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện hai cực tại Đông Á sẽ có xu hướng lỏng lẻo.
III) Hiệu ứng tái tạo vai trò của Mỹ ở Đông Á của TPP
TPP không những là trụ cột quan trọng để Mỹ thực hiện chiến lược tái cân bằng và trở lại châu Á của Mỹ, mà còn là giải pháp quan trọng để Mỹ xây dựng lại vai trò của mình ở Đông Á, đồng thời trực tiếp bày tỏ sự thay đổi thái độ liên kết Đông Á của Mỹ. Động cơ và ý đồ đằng sau động thái đó là Mỹ chuyển từ “nước cân bằng từ xa” đối với Đông Á sang nước can dự toàn diện và kiểm soát công việc Đông Á, nắm vai trò chủ đạo trực tiếp Đông Á. Mỹ thúc đẩy chiến lược TPP để gây rắc rối cho tiến trình liên kết Đông Á, đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ nắm vai trò chủ đạo.
1) Thái độ của Mỹ đối với liên kết Đông Á đã trải qua sự chuyển biến từ ngăn chặn liên kết Đông Á sang thúc đẩy TPP và tham gia toàn diện cơ chế Đông Á. Bề ngoài, Mỹ lợi dụng TPP để nắm vai trò chủ đạo liên kết Đông Á, nhưng thực chất lại là lấy TPP để thay thể tiến trình liên kết đông Á, nhằm xây dựng quy tắc hợp tác thương mại Đông Á, đồng thời đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ xây dựng lại.
Một trong những biểu hiện nổi bật chứng tỏ Mỹ gây trở ngại cho liên kết Đông Á là kiên quyết ngăn chặn ý tưởng xây dựng Quỹ Tiền tệ châu Á (AMF) do Nhật Bản dưa ra. Đối với Mỹ, một Đông Á liên kết với nhau không có lợi cho lợi ích của Mỹ ở châu Á. Mỹ không muốn các nước Đông Á tự thúc đẩy liên kết khu vực, càng không muốn khu vực Đông Á xuất hiện liên minh tiền tệ. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á xảy ra năm 1997, các nước Đông Á manh nha xây dựng cơ chế hợp tác tài chính tiền tệ. Tháng 9/1997, trong Hội nghị của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Qũy Tiên tệ Quôc tế (IMF), Nhật Bản đã đưa ra ý tưởng xây dựng Qũy Tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, ngoài một số bất đồng trong nội bộ các nước Đông Á, sáng kiến này bị IMF và Mỹ phản đối quyết liệt, đã nhanh chóng bị gác lại. Có thể nói, sáng kiến của Nhật Bản bị chết yểu từ trong trứng trước áp lực trực tiếp của Mỹ. Sau đó, các nước Đông Á buộc phải chấp nhận phương án trợ giúp khủng hoảng do IMF đưa ra và Mỹ nắm vai trò chủ đạo.
So sánh với sự kiện trên để thấy, việc thúc đẩy TPP làm nổi bật ý đồ chiến lược Mỹ nắm vai trò chủ đạo trong tiến trình liên kết Đông Á. Trong thời kỳ Bush nắm quyền, Chính phủ Mỹ đã tỏ ra nhiệt tình với TPP. Sau khi nắm quyền, Chính quyền Obama đã vượt qua sự chia rẽ về đảng phái chính trị, coi TPP Ịà trụ cột quan trọng của chiến lược trở lại châu Á. Ngoài thúc đẩy TPP, Mỹ còn tham gia toàn diện công việc chính trị, kinh tế và an ninh của khu vực Đông Á. Một trong những rắc rối mà Chính quyền Obama muốn chấm dứt trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình chính là rút hoàn toàn khỏi vùng Tây Nam Á (Iraq và Afghanistan) mà Mỹ đã đầu tư rất nhiều nguồn lực về quân sự, kinh tế và chính trị, để can dự vào chiến trường chính Đông Á, làm trụ cột cân bằng sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của Mỹ tại Đông Á, thay đổi tình hình không cân xứng giữa lợi ích kinh tế và sự hiện điện quân sự tại Đông Á, chia sẻ lợi ích từ sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực này. Mỹ muốn lợi dụng cơ hội mới về thương mại và đầu tư ở Đông Á để tạo việc làm và đẩy nhanh hồi phục nền kinh tế trong nước. Chính phủ Mỹ đã đưa ra hàng loạt chính sách và chiến lược, bao gồm thúc đẩy TPP ở Đông Á, tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á Mỹ đã đồng ý gia nhập “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam Á”. Tháng 10/2010, Mỹ lần đầu tiên gia nhập Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Obama dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên can dự sâu vào công việc Đông Á. Đồng thời, Mỹ còn tích cực phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc, thúc đẩy đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước. Ngoài ra, Mỹ còn tăng cường quan hệ chiến lược với Ấn Độ.
Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Mỹ luôn duy trì thái độ phủ định và hoài nghi đối với tiến trình liên kết khu vực. Lập trường của Mỹ đối với liên kết khu vực phù hợp với lôgích quyền lực ba quyền đơn cực. Cho dù là ở cấp độ hệ thống hay cấp độ khu vực, mục đích của Mỹ cũng là ngăn chặn bất kỳ lực lượng hoặc tổ chức khu vực nào xuất hiện đối đầu với Mỹ. Chính học giả Robert Kagan đã phân tích: “Để làm cho người Mỹ tưởng tượng quyền lực của Mỹ không đóng vai trò hòn đá tảng chủ yếu trong trật tự quốc tế là điều rất khó khăn”. Cũng đúng như Giáo sư Trung Quốc Ngô Tâm Bác đã từng dự báo tư tưởng chỉ đạo chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ cơ bản vẫn không thể chấp nhận tiến trình liên kết Đông Á, vẫn có ý đồ kiềm chế sự phát triển của hợp tác trong việc hoạch định chính sách. Do đó, các sự kiện từ việc chèn ép Qũy Tiền tệ châu Á do Nhật Bản khởi xướng đến thúc đẩy TPP và tham gia toàn diện vào công việc Đông Á không thể chứng tỏ Mỹ toàn tâm toàn ý tham gia vào liên kết Đông Á. Về vấn đề TPP, việc đánh giá Mỹ có ý đồ lợi dụng TPP để nắm vai trò chủ đạo trong tiến trình liên kết Đông Á không đúng bằng Mỹ có ý đồ lấy TPP để thay thế liên kết Đông Á, xây dựng lại Đông Á, đồng thời đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ nắm vai trò chủ đạo.
2) Sự thay đổi thái độ của Mỹ đối với hợp tác Đông Á đã phản ánh việc định vị lại vai trò của Mỹ ở Đông Á, bao gồm chuyển từ “cân bằng từ xa” sang nắm vai trò chủ đạo trục tiếp ở Đông Á, tham gia toàn diện vào khu vực Đông Á, đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ nắm vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, do sự tác động của TPP, Đông Á đã đưa ra một loạt hành động liên kết khu vực mới, quan hệ an ninh khu vực ngày càng căng thẳng, mất cân bằng hơn về địa chính trị. Điều này không những làm cho việc tái định vị vai trò của Mỹ ở Đông Á trở nên khó khăn, mà còn gia tăng mối đe dọa về tính khả thi của tái cân bằng chiến lược.
Ý đồ chiến lược của Mỹ ở Đông Á là kiểm soát tiến trình liên kết Đông Á, đưa Đông Á vào trật tự châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ xây dựng. Mỹ mong muốn trở thành một thành viên quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Là một nước xây dựng quy tắc thương mại tự do, Mỹ lấy những sản phẩm có hàm lượng giá trị cao để tiến vào thị trường Đông Á; thu lợi ích từ khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Do đó, Mỹ không những cần các nước nhỏ ở Đông Á đi theo, mà còn cần sự ủng hộ của nước lớn trong khu vực hơn, không những cần sự hỗ trợ của các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc…, mà còn không thể xa rời sự phối hợp tích cực của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cũng chính vì lý do đó, Mỹ cần tham gia nhiều hơn công việc Đông Á. Tuy sự tham gia của Mỹ không phải là sự gia nhập đơn thuần, mà là phải đưa Mỹ vào chương trình nghị sự, đóng vai trò nhà hoạch định quy tắc. Chẳng hạn, khi Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức lần đầu tiên vào năm 2010, Mỹ đã bày tỏ mong muốn hội nghị này trở thành một diễn đàn thảo luận các vấn đề chiến lược và chính trị cấp bách như không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh trên biển, biến đổi khí hậu… Trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tố chức năm 2011, Obama một lần nữa kêu gọi mở rộng phạm vi thảo luận, nhằm quan tâm đến thách thức an ninh và chiến lược mà khu vực này phải đối mặt. Như trên đã phân tích, thiết kế đối với Đông Á của Chính phủ Mỹ là đưa kinh tế Đông Á vào khuôn khổ TPP, đưa Hội nghị thượng đỉnh Đông Á làm cơ cấu đa phương cải cách chính trị và an ninh khu vực, từ đó làm yếu chức năng của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á về hợp tác kinh tế. Do đó, cho dù là nước thúc đẩy TPP hay là nước tham gia chủ động Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, mục đích cơ bản của Mỹ không phải thúc đẩy liên kết Đông Á, về lâu dài, cũng không phải xây dựng tiến trình liên kết do Mỹ nắm vai trò chủ đạo ở Đông Á, mà là thu nạp Đông Á vào trật tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có thể nói, việc định vị vai trò của Mỹ ở châu Á là nước tham gia toàn diện và hoạch định quy tắc mang tính chủ đạo của Đông Á, mục đích của Mỹ không phải là thúc đẩy mà là lãnh đạo tiến tới làm suy yếu tiến trình liên kết Đông Á, mà quyền xây dựng quy tắc trò chơi là vấn đề then chốt để đảm bảo địa vị chủ đạo khu vực châu Á — Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trái với ý muốn của Mỹ nỗ lực xây dựng lại vai trò của Mỹ ở Đông Á đã tạo ra hiệu ứng tiêu cực nghiêm trọng. Hành động can dự của Mỹ tại Đông Á không thúc đẩy TPP đối đầu với các cơ chế khác ở Đông Á, cũng không loại trừ tiếp xúc bằng nhiều con đường với Trung Quốc. Từ sự điều chỉnh này, có thể thấy Mỹ chưa đặt cược vào ván cờ TPP. Để ngăn chặn TPP tiến triển không thuận lợi, Mỹ còn tham gia nhiều hơn vào các cơ chế hợp tác khác, đặc biệt là tham gia và có ý đồ cải tạo Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Cùng với thúc đẩy chiến lược TPP, Mỹ còn lợi dụng tranh chấp Nam Hải và Đông Hải làm cái cớ để thực hiện tái cân bằng chiến lược. Hành động này không những làm gia tăng mâu thuẫn an ninh khu vực mà còn đe dọa việc thực hiện tái cân bằng chiến lược. Một mặt, tiến triển của TPP tại Đông Á không mấy thuận lợi, một số nước Đông Á còn mong muốn đươc sự bảo vệ và cam kêt an ninh nhiều hơn từ Mỹ. Các nước nhỏ thuộc ASEAN như Việt Nam là nước đã tham gia đàm phán TPP hay Philippines rất nhiệt tình tham gia TPP cũng chỉ có đóng góp hạn chế, Nhật Bản còn phải trải qua một quá trình đàm phán lâu dài mới có thể trở thành thành viên chính thức của TPP. Đòi hỏi an ninh của những quốc gia này đối với Mỹ là muốn Mỹ can dự sâu hơn vào tranh chấp Nam Hải và Đông Hải. Mặt khác, cho dù Mỹ can dự vào công việc Đông Á bằng con đường kinh tế hay an ninh thì đều có thể phá vỡ trật tự khu vực hiện nay. Tuy một trong những ý đồ tái cân bằng chiến lược là cân bằng trở lại giữa sự hiện diện an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ tại Đông Á, nhưng Mỹ không muốn giảm bớt sự can dự quân sự để thực hiện cân bằng mà tăng cường triển khai quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương cùng với việc thúc đẩy TPP, đồng thời làm gia tăng tranh chấp ở Nam Hải và Đông Hải. Trong “Trọng điểm quốc phòng Mỹ trong thế kỷ 21” được công bố vào tháng 1/2012, Chính quyền Obama đã nêu rõ việc tái cân bằng chiến lược quân sự Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương là khâu then chốt để điều chỉnh lực lượng quân sự, triển khai tốt hơn chiến lược trong tương lai. Do đó, trong tình hình triển vọng TPP vẫn chưa rõ ràng và không mấy lạc quan, Mỹ tiếp tục gia tăng đầu tư vào an ninh và can dự vào tranh chấp đối với Đông Ả chỉ có thể làm cho lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ vốn đã mất cân bằng ở Đông Á càng rơi vào tình trạng mất cân bằng hơn. Điều này không những hoàn toàn trái ngược với mục tiêu tái cân bằng chiến lược trong chiến lược trở lại châu Á của Mỹ, mà còn có thể trở thành trở ngại to lớn trong việc xây dựng lại vai trò của Mỹ ở Đông Á. Một khi Mỹ từ bỏ vai trò “cân bằng từ xa” để can dự toàn diện vào công việc ở Đông Á, có ý đồ trở thành nước tham gia toàn diện và xây dựng quy tắc công việc Đông Á, thì họ rất khó tránh khỏi rắc rối, thậm chí chìm sâu vào các rắc rối tại Đông Á. Trên thực tế, nhiều người cho rằng TPP và chiến lược tái cân bằng của Mỹ đã làm cho Mỹ thực sự trở thành kẻ gây rắc rối cho Đông Á.
IV) Kết luận
Chiến lược TPP do Mỹ thúc đẩy trong quá trình trở lại châu Á đã thể hiện rõ quan hệ cạnh tranh với cơ chế liên kết khu vực Đông Á hiện có lấy ASEAN làm hạt nhân. Tiến trình liên kết Đông Á do ASEAN nắm vai trò chủ đạo và TPP do Mỹ thúc đẩy được coi là hai lộ trình hợp tác khu vực được hai lực lượng thúc đẩy, được vận hành với hai mô hình trái ngược nhau. Mỹ có ý đồ đưa kinh tế Đông Á vào quy chế TPP, nhưng các nước Đông Á không muốn từ bỏ thành quả liên kết khu vực đã có do TPP thay thế cơ chế Đông Á. Tuy nhiên, do ý đồ chiến lược của TPP cơ bản không phải là thực hiện liên kết khu vực Đông Á, mà là đưa nền kinh tế Đông Á vào bản đồ TPP, vì thế không loại trừ khả năng TPP làm tan vỡ tiến trình liên kết Đông Á. Phán đoán này bắt nguồn từ việc định vị vai trò của Mỹ ở châu Á, phù hợp với lập trường chung của Mỹ đối với tiến trình liên kết khu vực sau chiến tranh Lạnh. Do đó, về ngắn hạn, TPP rất khó tránh khỏi hiệu ứng phá hoại liến kết Đông Á, nên đã gây ra sự cảnh giác từ các nước Đông Á.
Tuy nhiên, về lâu dài, hiệu ứng tác động của TPP đối với tiến trình liên kết Đông Á lại chứng tỏ TPP không thể trở thành lực lượng chủ đạo hợp tác Đông Á, càng không có đầy đủ điều kiện để thay thế hợp tác Đông Á. Do đó, nói một cách nghiêm túc, TPP không thể thay thế tiến trình liên kết Đông Á, chỉ cần các nước Đông Á không từ bỏ nỗ lực của mình, tiến trình liên kết Đông Á không thể bị chấm dứt vì TPP. Việc Mỹ thực hiện trở lại châu Á hoặc tái cân bằng chiến lược đã trở thành thực tế mà Đông Á không thể tránh khỏi, các nước Đông Á không thể coi Mỹ là “người ngoài \ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn Mỹ ra khỏi Đông Á. Các nước Đông Á phải thực hiện tư duy cởi mở hơn nữa, chấp nhận Mỹ và thúc đẩy Mỹ trở thành đối tác liên kết khu vực Đông Á. Trong quá trình tăng cường xây dựng quy chế hóa, chấp nhận sự hiện diện và can dự của Mỹ về điều chỉnh quy chế và xây dựng chính sách, dùng quy chế để quy định vài trò và hành động của Mỹ, nhắm hướng cho Mỹ phát huy vai trò tích cực nhất định.
Đối với Trung Quốc, chiến lược TPP do Mỹ thúc đẩy không những làm cho nỗ lực của Trung Quốc tham gia vào tiến trình liên kết khu vực đối mặt với môi trường phức tạp và bất lợi hơn. TPP cùng với việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Đông Á khiến môi trường an ninh và địa chính trị xung quanh Trung Quốc ngày càng phức tạp và bất lợi. Cho dù con đường thúc đẩy chiến lược TPP của Mỹ có bằng phẳng hay không Trung Quốc cũng phải đối mặt với các thách thức an ninh và kinh tế nổi cộm. Tuy nhiên, trên cơ sở hiệu ứng tác động của TPP đối với liên kết Đông Á hiệu ứng giác ngộ về địa chính trị ở Đông Á và hiệu ứng xây dựng vai trò của Mỹ chiến lược tái cân bằng trở lại châu Á của Mỹ càng mất cân bằng hơn nữa, Trung Quốc phải xem xét đối sách ứng phó ổn thỏa và chu toàn hơn. Điều quan trọng là cho dù mục đích chính của TPP có là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc hay không thì Trung Quốc cũng không cần phải đối đầu, xóa bỏ TPP, mà phải lấy thái độ cởi mở để dũng cảm đối mặt.
Tuy Trung Quốc hiện nay chưa có kế hoạch tham gia đàm phán TPP, nhưng không loại trừ khả năng sẽ xây dựng mối quan hệ đặc biệt nào đó với TPP trong tương lai. Chẳng hạn, Trung Quốc lấy tư cách nước liên kết hoặc nước quan sát viên để xây dựng một cơ chế kết nối nào đó với TPP, cũng có thể xây dựng quan hệ đặc biệt giữa cơ chế hợp tác Đông Á và TPP như cơ chế chiến lược đối thoại giữa cơ chế hợp tác Đông Á với TPP, thậm chí xây dựng cơ chế đối thoại bình đẳng giữa RCEP và TPP. Ý đồ này chứng tỏ Trung Quốc không thể vì TPP có thể kiềm chế Trung Quốc mà loại bỏ hiệp định này, mà phải lấy thái độ hòa bình, cởi mở chấp nhận sự hiện diện của TPP. Vấn đề quan trọng hơn là Trung Quốc có niềm tin đối thoại bình đẳng với TPP trong khuôn khổ hợp tác Đông Á. Hơn nữa, bất đồng lợi ích giữa các nước ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc… với Mỹ trong vấn đề TPP có thể giúp Trung Quốc lợi dụng được. Trung Quốc phải lấy đó làm cơ hội, nắm lấy việc thúc đẩy hợp tác Đông Á đi vào chiều sâu và xây dựng khu vực mậu dịch tự do thương mại của mình, đặt biệt là nâng cao trình độ xây dựng quy chế hóa. Đồng thời, tăng cường thúc đẩy FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, tiếp tục ủng hộ ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác Đông Á, coi trọng và tích cực tham gia RCEP… Ngoài ra, cùng với việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền Đông Hải và Nam Hải, không đối đầu trực diện với Mỹ, tích cực lợi dụng sự lo ngại của Mỹ bị cuốn vào xung đột quân sự với các đồng minh ở Đông Á, để xoay chuyển cục điện bất lợi của môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc./.
2158. Gánh nặng đè lên vai Đại biểu Quốc hội
*Phần I: Những nghị sỹ lập kỷ lục
Ngày nay, nghị sỹ hay đại biểu quốc hội có ở mọi quốc gia, mọi chế độ; dù bầu cử thực chất hay không, tranh cử dưới hình thức đảng phái hay cá nhân, đều được tổng hợp từ lá phiếu của cử tri. Đảng FDP do Rösler gốc Việt làm chủ tịch vốn thuộc những đảng lớn nhất tham chính từ ngày thành lập CHLB Đức đến nhiệm kỳ này bị loại ra khỏi Quốc hội là do vậy; từ kỷ lục thắng cử 14,6% phiều bầu ở nhiệm kỳ trước, bỗng tụt xuống 4,8% nhiệm kỳ này dưới ngưỡng được quyền tham chính theo luật định 5%. Thành thử ở nước họ, vai trò, ảnh hưởng nghị sỹ trên chính trường quyết định số phận tham chính của đảng phái thuộc những nghĩ sỹ đó; buộc nghị sỹ phải là những “chiến sỹ“ thực sự trên chính trường. Các kỷ lục thành tích đó của họ thường được truyền thông tổng kết vào cuối năm hoặc nhiệm kỳ.
Cùng lúc ở ta kết thúc kỳ họp thứ 6 trong 2 tháng trước của Quốc hội khoá 13, thì ở Đức cũng kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội họ 4 năm và đang đàm phán để thành lập chính phủ nhiệm kỳ mới. Số lượng nghị sỹ hiện ở ta 500, nhưng chỉ có 154 chuyên trách, bằng 1/4 so với tổng số nghị sỹ họ 631 tất cả đều chuyên nghiệp, trên tổng dân số 2 nước tương đương nhau. Quốc hội 2 nước cũng hoạt động khác nhau; trong khi ở ta chỉ có 2 kỳ họp 1-2 tháng trong năm, thì ở Đức họ phải làm việc toàn phần cả năm như bất kỳ công chức nào. Mỗi tháng, cứ 2 tuần họp thì 2 tuần chuẩn bị. Trong 2 tuần nội họp, các ngày đầu tới giữa tuần dành cho các cuộc họp của các nhóm nghị sỹ thuộc các đảng phái khác nhau, các cuộc họp ủy ban, hội đồng, các nhóm làm việc, các cuộc chất vấn, 2 ngày tiếp theo họp toàn thể. Mỗi ngày kéo dài tới 15 tiếng, căng thẳng như bất cứ lao động nặng nhọc nào. Chính vì vậy vai trò nghị sỹ họ thường trực trong đời sống chính trị đất nước; ”thời thế tạo anh hùng” ở họ đã sản sinh ra bao nghị sỹ với bao kỷ lục thường xuyên được lập mới; không chỉ tạo dấu ấn bản thân họ mà cả hình ảnh quốc hội trong tiềm thức người dân.
Nhiệm kỳ vừa qua, danh hiệu vua thuyết trình được truyền thông trao cho Nghị sỹ Pascal Kober, 42 tuổi, đảng FDP, vốn là cha xứ ở Sindelfingen, Baden-Württemberg. Không nghị sỹ nào phát biểu nhiều như ông. Trong 251 buổi họp nhiệm kỳ qua từ tháng 10.2009 tới 9.2013, ông phát biểu chẵn đúng 140 lần. Ông bình luận trung thực về kỷ lục của mình: „Tôi không phải nhà hùng biện của FDP. Tôi phát biểu nhiều vì trách nhiệm của tôi phải theo dõi trợ cấp cho người thất nghiệp lâu năm và hưu trí vốn rất nóng“. Các đảng khác SPD, Linken và đảng Xanh đặt nhiều câu hỏi về các vấn đề đó, nên ông có nhiệm vụ giải trình dưới danh nghiã đại diện cho FDP trong Liên minh cầm quyền. Vị trí số 2 thuộc về Nghị sỹ Heinrich Kolb của FDP với 119 lần thuyết trình. Tiếp đó có 6 nghị sỹ thuyết trình trên 100 lần.
Danh hiệu Nữ hoàng chất vấn thuộc về nghĩ sỹ Ulla Jelpke, 62 tuổi, Đảng Linke. Trong vòng 4 năm, bà đã đặt tới 958 câu hỏi buộc Chính phủ Liên bang phải trả lời, suýt soát bằng toàn thể nghị sỹ quốc hội ta giả định thay nhau chất vấn liên tục suốt cả 2 kỳ họp quốc hội trong 1 năm. 99 lần bà lên diễn đàn phát biểu, chất vấn, lập luận rất kỹ càng, và tự mệnh danh là „búa bổ“ làm đau đầu Bộ trưởng Nội vụ Hans-Peter Friedrich trước các câu hỏi hóc búa của bà. Thần tượng mà Ulla Jelpke theo đuổi không ai khác chính là nhà sáng lập Đảng Cộng sản Đức, Karl Liebknecht – người đã chất vấn với vô vàn câu hỏi làm „đảo điên“ Chính phủ Đế chế Đức cũng như những người trong Đảng Cộng sản ủng hộ chiến tranh hồi thế chiến thứ nhất – từng được thế giới những người cộng sản tôn vinh ngưỡng mộ, và nay trở thành linh hồn của chính“Nữ hoàng“ trong quốc hội một quốc gia tư bản, CHLB Đức. Vị trí số 2 thuộc về Nghị sỹ Bärbel Höhn, Đảng Xanh, đã đặt 701 câu hỏi chất vấn về môi trường và năng lượng trong 4 năm qua. Chất vấn không đăng ký trước, kỷ lục thuộc về 2 nghị sỹ của đảng Xanh, ông Volker Beck với 139 lần và Hans-Christian Ströbele với 111 lần. Tổng kết lại, nghị sỹ phe đối lập chất vấn tích cực hơn phe cầm quyền, bởi ai không cầm quyền thì chỉ còn cách chiếm lĩnh diễn đàn Quốc hội, nếu muốn những chủ trương chính sách nhà nước mà Đảng mình ủng hộ hay phản đối, được thừa nhận.
Kỷ lục trả lời chất vấn nhiều nhất được lập bởi nghị sỹ Hartmut Koschyk, thuộc đảng CSU – Quốc vụ khanh của Bộ Tài chính (Thứ trưởng, chịu trách nhiệm quan hệ với Quốc hội). Ông trả lời tổng cộng 1.314 lần trước các câu hỏi của nghị sỹ đảng đối lập. Giả định mỗi lần trả lời nội dung chừng 1 trang giấy A4, để đọc nó bình quân hết cỡ 5 phút, thì Hartmut Koschyk đã dành tổng số 110 tiếng, tức 13 ngày họp, 8 tiếng mỗi ngày, trả lời liên tục trước Quốc hội không giải lao – tính ra chiếm chừng 1/8 tổng thời lượng cả 2 kỳ họp Quốc hội nước ta trong 1 năm.
Người ký dự thảo luật luật nhiều nhất là Chủ tịch đoàn Nghị sỹ của Đảng SPD, ông Frank-Walter Steinmeier tổng cộng 516 lần. Phần lớn các dự thảo này bị bác bỏ, bởi phe đối lập SPD chiếm thiểu số trong Quốc hội.
Nghị sỹ cũng là con người, “nhân bất thập toàn“, không phải ai và bất cứ lúc nào cũng có thể đáp ứng được đầy đủ mong đợi của người dân. Có 2 chính trị gia hàng đầu bị xếp vào những nghị sỹ ít hoạt động nhất. Trong suốt 4 năm, Cựu Chủ tịch đảng FDP Wolfgang Gerhardt chỉ có 2 bài phát biểu trên diễn đàn, 2 lần phát biểu không đăng ký trước và 2 lần đưa ra sáng kiến nhóm. Ít hơn nữa là Phó Chủ tịch đoàn nghị sỹ thuộc đảng CDU/ CSU (cầm quyền), chỉ có 2 bài phát biểu trên diễn đàn, 1 lần đề xuất luật và 1 lần chất vấn Chính phủ. Cả 2 đều ý thức được thực tế đó của mình vốn không đáp ứng được đòi hỏi cao cả của một nghị sỹ, nên không ứng cử tiếp kỳ bầu cử Quốc hội 2013. Đó chính là lòng tự trọng tối thiểu của một chính khách không thể “cố đấm ăn xôi“, một khi lá phiếu người dân quyết định chính sinh mệnh chính trị họ!
Ý nghĩa to lớn của các kỷ lục trên nằm ở chỗ, các phiên họp Quốc hội họ đều được truyền hình trực tiếp (trừ ngoại lệ), giúp dân chúng vốn là đồng chủ nhân đất nước hình dung được toàn bộ những gì “công bộc“ do họ trả lương đã làm, cả về tinh thần lẫn khả năng, cả cống hiến đóng góp, lẫn sai phạm thất bại, để quyết định lá phiếu của mình cho kỳ bầu cử tới !
Về mặt yếu, khác với kỷ lục của họ, ở ta nổi bật bởi những phát ngôn ấn tượng làm nóng truyền thông mỗi kỳ họp Quốc hội; thậm chí qua đó được gắn những biệt danh, như “nghị sỹ rau muống“ khi Đại biểu Quốc hội này lấy giá rau muống Việt Nam so với thế giới để đòi xem lại độ chính xác chỉ số lạm phát lớn ở ta; hay “nghị sỹ IQ“ khi Đại biểu Quốc hội này ủng hộ xây dựng đường sắt cao tốc ở ta bằng cách lấy chỉ số IQ vốn chẳng liên quan trực tiếp gì, ra so sánh; có Đại biểu Quốc hội còn công khai phỉ báng biểu tình là sự “ô danh“ trong khi biểu tình chính là quyền cơ bản của con người được thế giới trân trọng.
Tên gọi Đại biểu đã cho thấy nghị sỹ chỉ là đại biểu được cử tri tín nhiệm; về tiêu chí bầu cử, họ không phải những nhà khoa học thông thái, cũng không phải những nhà tài tử, những doanh nhân tài giỏi, những nghệ sỹ trứ danh, những nhà văn hoá lỗi lạc, hay những nhà quân sự xuất chúng… Những phát ngôn trên sẽ như các nước hiện đại không thể xảy ra, nếu Quốc hội và nghị sỹ ta được đầu tư nhân, tài, vật lực đáp ứng mọi đòi hỏi cho công việc nghị sỹ như ở họ. Ở Đức, riêng bộ máy phục vụ cho 631 nghị sỹ hiện nay lên tới 2600 nhân viên chuyên nghiệp, chưa kể mỗi nghị sỹ có một văn phòng riêng ở điạ phương với ít nhất 3 nhân viên văn phòng trình độ đại học. Mọi vấn đề liên quan tới khoa học kỹ thuật, thông tin, mà nghị sỹ đòi hỏi đều được đáp ứng bởi một trung tâm khoa học sẵn sàng thực hiện và cung cấp, chỉ cần nghị sỹ đặt yêu cầu. Bên cạnh đó còn trung tâm cung cấp thông tin bao gồm thư viện, trung tâm lưu trữ tư liệu của quốc hội, hồ sơ công báo… nghị sỹ tha hồ tra cứu! Chỉ khi đó mới tránh được sức ép lên nghị sỹ do thiếu thông tin, thiếu kiến thức cập nhật; người dân có thể kỳ vọng và có quyền đòi hỏi những kỷ lục mà những đại biểu của dân có thể và phải mang lại cho họ !
*(Còn tiếp)
Nguồn: Tia Sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét