Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Ngày 18/12/2013 - Mỹ cảnh cáo ý đồ Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông

  • Cảnh sát Pháp bảo vệ cháu Kim Jong Un (RFI) - Sau vụ Kim Jong Un tử hình chú rể Jang Song Taek, nhân vật số hai của chế độ Bình Nhưỡng, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên rơi vào trạng thái ...
  • Khí đốt : Vũ khí cuối cùng của Nga chống lại Ukraina (RFI) - Tại Ukraina, hàng trăm ngàn người biểu tình phản đối chính phủ lại xuống đường Chủ nhật như đã làm liên tục từ bốn tuần nay, trong khi đó, Tổng thống Ianoukovitch sang Nga hôm nay 17/12/2013 để tiếp tục các thương thuyết, đặc biệt liên quan đến các trợ giúp kinh tế mà Kiev hy vọng nhận được từ Matxcơva trong bối cảnh Ukraina << đang bên bờ vực phá sản tài chính >> (Le Figaro). Báo Pháp hôm nay có nhiều bài về hồ sơ này, đáng chú ý có bài << Khí đốt Nga, vũ khí cuối cùng của Matxcơva chống lại Ukraina >> (Le Monde).
  • Ngồi ghế càng lâu càng chết sớm (RFI) - Theo tính toán của các chuyên gia, trong thời đại ngày nay, con người mỗi ngày ngồi trung bình khoảng 9 tiếng đồng hồ, tính luôn cả ...
  • Nga triển khai tên lửa ở Kaliningrad (RFI) - Hôm qua 16/12/2013, Matxcơva khẳng định đã triển khai các giàn tên lửa tầm ngắn tại Kaliningrad, vùng đất phía tây của Nga tiếp giáp với ...
  • Hai án tử hình trong vụ Vinalines (BBC) - Phản ứng của dư luận sau khi ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản tại phiên xử Vinalines.
  • 'Hổ và ruồi' (BBC) - Liệu Tập Cận Bình có ‘làm thịt’ ‘con hổ hết móng vuốt’ Chu Vĩnh Khang?
  • Phát huy vị thế ngành kinh tế chủ lực (BaoMoi) - LTS: Để có đánh giá toàn diện về các chính sách, giải pháp hỗ trợ ngư dân trong phát triển kinh tế biển, đúc kết những kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả hơn tronga thời gian tới, ngày 22-12-2013 tại tỉnh Phú Yên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp cùng Báo SGGP, Bộ NN-PTNT, Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức hội thảo: “Các giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển”. Báo SGGP giới thiệu một số tham luận trước hội thảo.
  • Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc không được lập ADIZ trên Biển Đông (BaoMoi) - Phát biểu trước báo giới tại Manila (Philippines) trong ngày 17/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục bày tỏ quan ngại và phản đối ADIZ của Trung Quốc trên Hoa Đông, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không được lặp lại hành động tương tự, nhất là trên Biển Đông.
  • Mỹ cảnh cáo TQ chớ áp đặt vùng phòng không ở Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh cáo Trung Quốc chớ áp đặt một khu vực phòng không tại Biển Đông tương tự như Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà nước này đã tuyên bố tại khu vực quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.
  • Thời tiết nguy hiểm và chủ động ứng phó với thời tiết xấu ở Nam Bộ (BaoMoi) - (VOH) - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương do ảnh hưởng của không khí lạnh, sau đó có khả năng được tăng cường vào đêm nay 17/12 nên ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, khu vực Bắc biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa tiếp tục duy trì gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh.
  • Mỹ tài trợ "khủng" cho Philippines bảo vệ lãnh hải (BaoMoi) - (Petrotimes) – Nhân chuyến thăm chính thức Manila ngày hôm nay (17/12), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, Washington sẽ tài trợ 40 triệu USD cho lực lượng an ninh Philippines nhằm giúp đồng minh Đông Nam Á tăng cường các nỗ lực bảo vệ lãnh hải trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông đang gia tăng căng thẳng.
  • Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ áp đặt ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - Phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Manila, Philippines ngày 17/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh cáo Trung Quốc chớ áp đặt một khu vực phòng không tại Biển Đông tương tự như Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà nước này đã tuyên bố tại khu vực quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
  • Gắn tạm tay vào chân chờ phẫu thuật (BaoMoi) - Một bệnh nhân ở Trung Quốc được gắn tạm bàn tay bị đứt lìa vào chân để giữ cho nó khỏi bị hoại tử trước khi có thể thực hiện được ca phẫu thuật phức tạp.
  • Chuyên gia Mỹ: "Trung Quốc đang muốn đánh nhau với Mỹ" (BaoMoi) - Hành động điều tàu đổ bộ xe tăng ngăn đường di chuyển của tàu USS Cowpens trên Biển Đông hôm 5/12 cho thấy Trung Quốc đang mong chờ một cuộc chiến với Mỹ và các quốc gia đồng minh của Washington tại khu vực Đông Á.
  • Vì sao Mỹ tiến thoái lưỡng nan trước Trung Quốc? (BaoMoi) - Đáp lại, các quan chức Mỹ tỏ ra hết sức thận trọng, không muốn khiêu khích đẩy Trung Quốc vào xung đột. Thế lưỡng nan của Mỹ ngày càng rõ nét khi mà Bắc Kinh không muốn thiết lập các kênh ngoại giao đáng tin cậy với Manila.
  • "Vùng phòng không" của Trung Quốc chẳng dọa được ai (BaoMoi) - Việc Trung Quốc thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” bao quanh cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản là một điều khá khó hiểu trong bối cảnh hiện nay. Tờ Japan Times của Nhật Bản đã có một bài phân tích về sự khó hiểu này của Bắc Kinh.
  • Ngoại trưởng Mỹ: Hỗ trợ hàng hải không nhằm vào ai (BaoMoi) - Trong cuộc họp báo chung với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng John Kerry đã khẳng định gói viện trợ Mỹ dành cho khu vực, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng cao các khả năng hàng hải là không nhằm vào một quốc gia nào, một căng thẳng cụ thể nào trong khu vực.
  • Mỹ quyết ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông? (BaoMoi) - Ngoại trưởng John Kerry hôm qua (16/12) tuyên bố, các chiến dịch quân sự của Mỹ sẽ không bị cản trở bởi vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc ở biển Hoa Đông đồng thời cũng cảnh báo Trung Quốc không nên tái diễn hành động lập vùng phòng không ở Biển Đông.
  • Kịch bản trận không chiến Trung - Nhật ở Hoa Đông (BaoMoi) - Tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông của Trung Quốc vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Mỹ và Nhật Bản. Liệu một cuộc không chiến có nguy cơ bùng nổ trong không phận này?
  • Mỹ tài trợ 18 triệu USD giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải (BaoMoi) - (Petrotimes) - Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đã thông báo, Washington sẽ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải trong bối cảnh căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông.
  • "Mỹ đặc biệt chú ý quan hệ đối tác với Việt Nam" (BaoMoi) - "Mỹ đặc biệt chú ý quan hệ đối tác với Việt Nam"
    4 5 24
    "Mỹ đặc biệt chú ý quan hệ đối tác với Việt Nam"
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 16/12 nói rằng hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay đang phát triển thành công và nhanh chóng trong tất cả mọi hướng.
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 16/12 nói rằng hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay đang phát triển thành công và nhanh chóng trong tất cả mọi hướng.
    Ông Kerry khẳng định Mỹ dành sự chú ý đặc biệt cho quan hệ đối tác với Việt Nam trong các vấn đề ổn định an ninh quốc tế và khu vực.
    Đồng thời, 2 nước coi những hợp tác trong lĩnh vực sinh thái và bảo vệ môi trường có ý nghĩa quan trọng.
    Đề cập đến những hướng ưu tiên của hợp tác song phương, ông Kerry đánh dấu hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực giáo dục cũng như trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế.
    “Hôm nay, Việt Nam là một đối tác kinh tế thương mại quan trọng của Mỹ. Kim ngạch thương mại của chúng tôi trong 18 năm qua đã tăng lên mười lăm lần và đạt 25 tỷ USD”, ông Kerry cho biết.
    Ngoại trưởng Mỹ Kerry đang có chuyến thăm Việt Nam trong một chuyến thăm nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của khu vực Đông Nam Á.
    Ngày 16/12, ông Kerry đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nước Phạm Bình Minh.
    TQ không nên lập vùng phòng không ở biển Đông
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 16/12 cho biết hoạt động quân sự của Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và nói rằng không nên có động thái mở rộng vùng phòng không xuống phía Nam.
    Phát biểu trước báo giới hôm 16/12, ông Kerry khẳng định Mỹ không chấp nhận việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. “Chúng tôi tuyên bố không chấp nhận động thái này. Hoa Kỳ không công nhận khu vực trên”, ông Kerry tuyên bố.
    Ngoại trưởng Kerry cũng khuyến cáo Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương tương tự, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông, nơi mà tàu của Hải quân Mỹ đã suýt đụng độ tàu Trung Quốc hôm 5/12
  • Mỹ giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh lực lượng cảnh sát biển (BaoMoi) - (CAO) Phát biểu tại cuộc họp báo chiều qua 16 - 12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố gói tài trợ 32,5 triệu USD để tăng cường năng lực phòng vệ trên biển của các quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. “Gói tài trợ này bao gồm việc đào tạo và mua tàu tuần tra cao tốc cho các lực lượng cảnh sát biển, giúp các nước Đông Nam Á thực hiện các hoạt động nhân đạo, kiểm soát và bảo vệ lãnh hải.

Trưởng ban nội chính VN thăm TQ

Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh được giao trọng trách chống tham nhũng trong Đảng

Ông Nguyễn Bá Thanh, quan chức phụ trách chống tham nhũng trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đến Bắc Kinh chiều thứ Hai ngày 16/12 trong chuyến thăm chính thức, hãng thông tấn nhà nước của Việt Nam cho biết.

Ông Thanh, Trưởng ban nội chính, dẫn đầu một phái đoàn của Ban Nội chính trung ương đến thăm và làm việc ở thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải, trung tâm kinh tế tài chính của Trung Quốc.

Chuyến đi này của ông Thanh có thể là để học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng từ nước láng giềng có cùng chung thể chế cộng sản.

Ông Thanh đến Trung Quốc trong lúc tòa án Việt Nam đã tuyên mức án tử hình cho hai quan chức cựu lãnh đạo Tổng Công ty hàng hải Vinalines vì tội ‘Tham ô’ và ‘Vi phạm các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.

Gặp ‘sếp’ an ninh

Tại Bắc Kinh, ông Thanh có cuộc gặp gỡ với ông Mạnh Kiến Trụ, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Mạnh là người phụ trách toàn bộ hệ thống an ninh, tình báo và tư pháp của Trung Quốc trong khi ông Thanh là trưởng Ban Nội chính, phó Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Mạnh Kiến Trụ được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói trong buổi tiếp ông Thanh là Bắc Kinh ‘đánh giá cao những thành tựu trong việc phòng chống tham nhũng của Việt Nam’.

Về phần mình, ông Thanh được dẫn lời nói ông ‘đánh giá cao những kinh nghiệm về xây dựng đảng’ của Trung Quốc.

Ngoài buổi làm việc với ông Mạnh Kiến Trụ, ông Thanh cũng có buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phiên tòa Dương Chí Dũng
Đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ đang thể hiện quyết tâm chống tham nhũng

Kể từ khi lên nắm quyền hồi năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố cuộc đấu tranh tham nhũng là ‘vấn đề sống còn’ đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và phát động một cuộc chiến chống tham nhũng mà trong đó ông hứa sẽ bắt cả ‘hổ lẫn ruồi’.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã cách chức và đưa ra xét xử hàng loạt quan chức, trong đó có cả cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và gần đây nhất là điều tra các quan chức chóp bu trong tập đoàn dầu khí quốc gia.

Ông Bạc đã bị kết án chung thân vì tội ‘nhận hối lộ’ và ‘lạm dụng chức vụ’, trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị xét xử trong những năm gần đây.

Trong khi đó, ngày càng có nhiều tin đồn, mặc dù chưa được Trung Quốc xác nhận, rằng ông Chu Vĩnh Khang, một cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đang bị điều tra.

Còn ở Việt Nam, hai lãnh đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12.

Bản án này được cho là nỗ lực của Đảng trừng trị các quan chức tham ô để khôi phục lại lòng tin của công chúng vào Đảng vốn đang bị sa sút nghiêm trọng.

Ban Nội chính của ông Thanh được cho là giám sát chặt chẽ vụ án Vinalines và một số ‘đại án tham nhũng’ sắp được đưa ra xét xử trong thời gian tới.
(BBC)

Mỹ cảnh cáo ý đồ Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Benigno Aquino (P) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Phủ Tổng thống Malacanang, Manila, 17/12/2013
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (P) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Phủ Tổng thống Malacanang, Manila, 17/12/2013 (REUTERS/Brian Snyder)

Tú Anh (RFI)

Sau ba ngày thămViệt Nam, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Philippines vào hôm nay 17/12/2013. Trong bối cảnh tham vọng của Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Manila cảnh cáo Bắc Kinh về ý đồ lập vùng phòng không tại biển Đông Nam Á mà Bắc Kinh gọi là Hoa Nam.

Trung Quốc không được đơn phương thành lập một vùng (phòng không) tại biển Đông như đã làm tại một nơi khác trong khu vực. Trên đây là lời cảnh cáo của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc họp báo vào hôm nay tại Manila.

Trong chuyến công du đầu tiên tại Philippines kể từ khi nhậm chức, Ngoại trưởng John Kerry đã công khai ủng hộ quốc đảo Đông Nam Á này, được xem là « đồng minh then chốt » đối đầu với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Trong chương trình thăm viếng hai ngày, ông John Kerry sẽ đi thăm nạn nhân cơn bão Haiyan mà Hoa Kỳ đã hỗ trợ hơn 20 triệu đôla cùng một đội hùng hậu có cả hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm và một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

Ngược lại, Trung Quốc lúc đầu chỉ thông báo viện trợ cho nạn nhân Philippines 100.000 đôla và chỉ miễn cưỡng tăng lên 2 triệu, sau khi Bắc Kinh bị công luận trong và ngoài nước chế nhạo.

Theo giới phân tích, thái độ khiêu khích của Trung Quốc với vùng phòng không tại Hoa Đông và mưu toan tương tự ở biển Đông Nam Á làm cho Manila vừa bất bình vừa lo ngại. Người ta chờ đợi Mỹ và Philippines nhanh chóng đạt thỏa thuận mới về hợp tác quân sự ,cho phép quân đội Mỹ đồn trú đông đảo hơn và thường xuyên hơn tại Philippines. Một hình thức để Washington trấn an các nước khu vực là lúc nào cũng có Hoa Kỳ bên cạnh.

Bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc mà Việt Nam gọi là « lưỡi bò » lấn chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, gần như là tất cả biển và đảo của Philippines và Việt Nam.

Nhật tăng ngân sách quân sự để đối phó với Trung Quốc

Lực lượng bộ binh Nhật diễu binh tại Asaka Base, Asaka, gần Tokyo, ngày 27/10/2013
Lực lượng bộ binh Nhật diễu binh tại Asaka Base, Asaka, gần Tokyo, ngày 27/10/2013 (REUTERS/Issei Kato/Files)

Anh Vũ (RFI)

Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo Trung - Nhật đang căng thẳng, hôm nay 17/12/2013, Tokyo quyết định tăng 5% chi tiêu quân sự trong vòng 5 năm tới. Khả năng quốc phòng của Nhật giờ được tập trung tăng cường để đối phó trực tiếp với những đe dọa từ Trung Quốc.

Đây là lần thứ 2 kể từ khi lên cầm quyền hồi cuối năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe thông báo tăng ngân sách quốc phòng. Lần này Thủ tướng Nhật quyết định chi thêm 24.700 tỷ yên (trên 200 tỷ đô la Mỹ) cho mục đích quân sự giai đoạn 2014-2019. Với ngân sách như vậy trong vòng 5 năm tới, quân đội Nhật, bao gồm các lực lượng hải lục không quân, sẽ được trang bị thêm nhiều loại vũ khí tối tân, như chiến đấu cơ của Mỹ thế hệ mới F35 hay tàu chiến được trạng bị hệ thống phòng không Aegis, cũng như gia tăng số tàu ngầm thêm 5 chiếc.

Thông tín viên Frédéric Charles tại Tokyo tóm lược :

" Nhật Bản vẫn cho rằng Trung Quốc còn tiếp tục gây hấn với mình và sớm muộn thì cũng sẽ xảy ra va chạm giữa chiến đấu cơ hay tàu chiến của hai nước. Nhật đã quyết định sẽ mua thêm chiến đấu cơ F 35 cùng nhiều tầu chiến trang bị hệ thống phòng không Aegis.

Điều chủ yếu là Nhật sẽ thay đổi chiến lược quốc phòng, theo đó, Tokyo sẽ tập trung vào khu vực phía nam quần đảo trực diện với Trung Quốc. Cho đến giờ, quân đội Nhật vẫn dồn lực lượng về miền bắc đối diện với các nước thuộc Liên Xô cũ.

Quân đội Nhật sẽ thành lập một đơn vị đổ bộ xe lội nước được bố trí ở phía biển Hoa Đông, cùng với các đội tàu ngầm và máy bay không người lái, máy bay lên thẳng. Lực lượng này nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ cho quần đảo Senkaku. Đây cũng là khu vực nằm dưới vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc vừa được Bắc Kinh áp đặt.

Vì lúc này, Hoa Kỳ vẫn không dám có phản ứng mạnh với Trung Quốc, nên Nhật sẽ thành lập một lực lượng cơ động hỗn hợp đặt trong khuôn khổ chiến lược của Hoa Kỳ, đồng thời có khả năng đối phó với một cuộc xâm lược đồng bộ của hải lục không quân vào quần đảo Nhật Bản ".

Chu Vĩnh Khang sẽ đổ tiếp theo?

Chu Vĩnh Khang
Liệu Chu Vĩnh Khang có trở thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đầu tiên bị truy tố

Trong nhiều tháng đã xuất hiện những tin đồn – và bây giờ là càng nhiều tin tức – rằng ông Chu Vĩnh Khang, một trong những cựu lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc, đang bị điều tra về tội tham nhũng và lạm dụng chức quyền.

Ông Chu là một trong số chín thành viên Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan ra các quyết sách cho đất nước.

Nếu những tin đồn này là thật thì đây sẽ là lần đầu tiên một quan chức cao cấp như thế bị chính thức điều tra về tham nhũng kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền hơn 60 năm trước đây.

Cuộc điều tra này được xem là một dấu hiệu nữa cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đang nhanh chóng thiết lập quyền lực kể từ khi ông cầm quyền cách đây hơn một năm.

‘Quy định bất thành văn’

Dường như ông Tập cảm thấy đủ tự tin để phá vỡ một quy định bất thành văn rằng các lãnh đạo cao nhất của đất nước, bao gồm cả những người đã nghỉ hưu, sẽ không bao giờ bị điều tra.

Một nhà phân tích chính trị mô tả hành động này là ‘địa chấn chính trị’ có thể gây chấn động trong lòng Đảng Cộng sản.
"Bằng cách xử lý một ai đó thật sự quyền lực trong chế độ sẽ chứng tỏ rằng ông Tập đang kiểm soát chắc chắn cán cân quyền lực."
Giáo Dali Yang ở Đại học Chicago
Cho đến nay Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa xác nhận hay phủ nhận việc ông Chu đang bị điều tra – điều bình thường lâu nay với các vấn đề chính trị nhạy cảm.

Hôm thứ Hai ngày 16/12, tờ New York Times dẫn lời một số nguồn tin ẩn danh cho biết ông Chu hiện đang bị quản thúc tại gia.

Khi còn nắm quyền, ông Chu là người đứng đầu bộ máy an ninh của Trung Quốc. Ông kiểm soát toàn bộ hệ thống công an, tòa án, công tố và tình báo.

Ông Chu thăng tiến nhanh chóng khi còn đang làm việc trong ngành dầu khí. Ông có ảnh hưởng to lớn khi ngành dầu khí phát triển nhanh chóng cả ở nội địa và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu năng lượng bùng nổ của Trung Quốc.

Hồi đầu năm, Đảng Cộng sản đã mở cuộc điều tra vào các cựu và đương kim lãnh đạo tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc – cái nôi từng đưa ông Chu lên đỉnh cao quyền lực.

Người con trai cả của ông Chu được cho là đã bị giới chức thẩm vấn.

Chu Vĩnh Khang
Chu Vĩnh Khang nằm trong ban lãnh đạo tối cao của Trung Quốc

New York Times dẫn các nguồn tin giấu tin đưa tin rằng các cáo buộc chính nhằm vào ông Chu xuất phát từ cuộc điều tra này.

Cho đến nay vẫn chưa có thông báo gì về cáo buộc hình sự cả.

‘Hổ mất móng vuốt’

Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đang khởi xướng cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà ông tuyên bố sẽ xử lý cả ‘ruồi và hổ’

Ông Chu chắc chắn là một con hổ to.

“Bằng cách xử lý một ai đó thật sự quyền lực trong chế độ sẽ chứng tỏ rằng ông Tập đang kiểm soát chắc chắn cán cân quyền lực,” Giáo Dali Yang ở Đại học Chicago, Mỹ, nhận định.

Nhưng ông cũng nói rằng hành động này có nguy cơ gây ra chia rẽ trong hàng ngũ cao nhất của Đảng Cộng sản.

“Điều này có nghĩa là nếu ai đó nằm trong Thường vụ Bộ Chính trị thì sẽ không còn được miễn truy tố như trước nữa,” ông nói.
"Chu Vĩnh Khang là con hổ đã mất hết móng vuốt – gần như là con hổ chết. Vấn đề là: liệu Tập Cận ình có làm thịt con hổ này không?"
Một nhân vật ẩn danh nói với Reuters
“Các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã về hưu sẽ lo sợ rằng Ban lãnh đạo hiện tại sẽ không để cho họ yên.”

Tất cả các cuộc điều tra tham nhũng ở Trung Quốc đều có chọn lọc. Ông Chu được cho là người đỡ đầu của Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính trị và bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Ông Bạc đã bị kết án tù chung thân hồi đầu năm.

Hãng tin Anh Reuters dẫn lời các nguồn tin nội bộ Trung Quốc cho biết Ban lãnh đạo hiện nay tức giận vì ông Chu phản đối việc truy tố ông Bạc.

Hiện chưa rõ liệu ông Chu sẽ bị truy tố hay trừng trị hay không. Các cuộc điều tra nội bộ của Đảng thường không dẫn đến cáo trạng hình sự ngay cả khi người bị điều tra bị xác định là có tội.

Reuters dẫn lời một nhân vật ẩn danh nói: “Chu Vĩnh Khang là con hổ đã mất hết móng vuốt – gần như là con hổ chết. Vấn đề là: liệu Tập Cận Bình có làm thịt con hổ này không?”

Martin Patience
Phóng viên BBC ở Bắc Kinh
(BBC)

Vụ hành quyết gây kinh ngạc và sợ hãi

Ông Chang Song-thaek bị giải ra tòa
Vụ xử tử ông Chang Song-thaek gây kinh ngạc

Nhiều người Bắc Hàn hiện sống ở Nam Hàn đang nhờ tới những liên hệ bí mật để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra ở quê nhà.

Những gì họ nghe được cho thấy những buổi họp nhồi sọ đang diễn ra nhiều hơn trên khắp đất nước.

Người dân phải viết thư cam kết trung thành với chế độ cũng như "tự kiểm điểm" hành vi của chính mình.

Việc hành quyết bất ngờ chính trị gia cao cấp thứ hai ở nước này, theo các nhóm Bắc Hàn ở đây, đã tạo ra "sự kinh ngạc" và "sợ hãi".

Ông Jang Jin-sung rời Bắc Hàn hồi năm 2004 và nay điều hành một trang tin tức về các diễn biến trong nước.

"Tôi có thể cảm thấy sự khủng hoảng khi nghe giọng của mọi người qua điện thoại.

"Họ có vẻ thực sự sợ hãi và nó thể hiện ra cả trong giọng nói.

"Họ nói thời thế đã thay đổi khi chính nhà lãnh đạo liên quan tới việc phế bỏ các thành viên gia đình."

Dê tế thần

Sự sợ hãi ở Bắc Hàn có thể gia tăng, tuy vậy một số nguồn tin cũng cho rằng vụ xử tử đã làm giảm uy thế của Kim Jong-un.

Một nhà buôn nói với nguồn tin ở Seoul rằng "một nửa người dân Bắc Hàn tin rằng ông Chang Song-thaek là con dê tế thần - bị phế bỏ để coi như có người lĩnh trách nhiệm về thất bại kinh tế."

Nhà buôn này cũng nói rằng ngoài những phiên họp nhồi sọ, người Bắc Hàn cũng bí mật nói chuyện với nhau và hỏi rằng làm sao Kim Jong-un có thể đối xử với người chú như thế?

Một nhà buôn khác có vẻ xác nhận điều này và nói rằng vụ xử tử cho thấy ông Kim Jong-un thiếu đạo đức và thái độ đối với ông đã "chuyển sang hướng tiêu cực".
"Sự sùng bái nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã thay đổi hoàn toàn với việc tiêu diệt ông Chang Song-thaek."
Ông Jang Jin-sung
"Sự sùng bái nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã thay đổi hoàn toàn với việc tiêu diệt ông Chang Song-thaek," ông Jang Jin-sung nói.

"Giờ người đứng đầu đất nước không còn vầng hào quang như Đức Chúa nữa."
Bắc Hàn đã cố chứng tỏ sự ổn định sau vụ hành quyết. Ông Kim Jong-un tiếp tục xuất hiện thường xuyên trước công chúng khi tới thăm các dự án quân sự và thương mại.

Truyền thông nhà nước tiếp tục ngợi ca thành tựu của năm qua - các tuyến đường, trung tâm y tế hay khu trượt tuyết mới.

Nhưng chính phủ Nam Hàn có vẻ không tin vào mặt nạ ổn định.

Tổng thống Park Geun-hye cảnh báo trước cuộc gặp với các quan chức quốc phòng cao cấp hôm thứ Hai rằng vụ xử tử đã đẩy Bán đảo Triều Tiên vào tình thế "nghiêm trọng và khó lường".

Bà nói hiện không rõ đường hướng chính trị của Bắc Hàn sẽ ra sao và khó có thể bác bỏ khả năng Bình Nhưỡng sẽ có "những khiêu khích liều lĩnh".

Bất kỳ hành động quân sự nào của Bắc Hàn trong những ngày tới đây có thể báo hiệu sự bất ổn ở bên trong và nhu cầu cần đoàn kết người dân.

Lucy Williamson
BBC, Seoul
(BBC)

Cơ quan tình báo Mỹ NSA bị buộc tội vi phạm Hiến pháp

Một cơ sở lưu giữ thông tin của NSA tại Bluffdale, Utah (Ảnh chụp ngày 16/12/2013)
Một cơ sở lưu giữ thông tin của NSA tại Bluffdale, Utah (Ảnh chụp ngày 16/12/2013) (Jim Urquhar/REUTERS)

Mai Vân (RFI)

Một thẩm phán Liên bang ở thủ đô Washington vừa giáng cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA một đòn đầu tiên trong vụ « đánh cắp thông tin cá nhân » bị Edward Snowden tiết lộ. Trong một phán quyết công bố hôm qua, 16/12/2013, Thẩm phán Richard Leon của một tòa án dân sự đã cho rằng, việc thu thập thông tin về các cá nhân đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ. Ông yêu cầu hủy toàn bộ thông tin đã được lưu trữ.

Thẩm phán Leon đã đưa ra phán quyết trên đây, sau khi xem xét một trong hai đơn kiện cơ quan NSA vi phạm đời tư của người dân. Cho dù vị thẩm phán đã chuyển phán quyết này lên tòa cấp trên để duyệt xét trong thời hạn sáu tháng, quyết định của ông đã được Edward Snowden, hiện tỵ nạn tại Nga, nhiệt liệt hoan nghênh.

Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường trình :

« Những người sáng lập Hiến pháp Mỹ, hiển nhiên sẽ phải hãi hùng nếu họ biết được các chính phủ của chúng ta ngày nay đã làm gì với Tu chính án Thứ tư được thiết lập để bảo vệ đời tư của mỗi người ». Vị thẩm phán Liên bang đã viết lời luận tội kể trên chống lại các phương pháp của cơ quan tình báo Mỹ NSA, chỉ có một yêu cầu đơn giản : Phải hủy tất cả các dữ liệu.

Đối với chính quyền Mỹ, hành động của NSA không hề vi phạm đời tư, vì dữ liệu đều được lưu trữ và các nội dung chỉ được tham khảo trong trường hợp an ninh quốc gia bị đe dọa.

Lập luận trên đã bị Thẩm phán Leon bác bỏ, nhưng ông đã cẩn thận chuyển hồ sơ lên tòa phúc thẩm để duyệt xét về nội dung.

Từ Nga, nơi đang sống lưu vong, Edward Snowden, người đã làm dấy lên vụ việc, hoan nghênh phán quyết trong một lời bình luận.

Vào cuối tuần qua, nhân vật của cơ quan NSA được giao trách nhiệm soạn thảo báo cáo về việc cải tổ định chế này, đã không loại trừ khả năng đàm phán với ông Snowden : Được ân xá để trao lại các tài liệu mà cựu nhân viên này còn nắm trong tay ».

Tuy nhiên, hy vọng mà có lẽ Snowden từng nghĩ tới đã bị phá tan. Nhà Trắng vào hôm qua đã kiên quyết bác bỏ mọi khả năng ân xá. »

  • Production to slow down: HSBC (Washington Post) - China's manufacturing sector will likely see the slowest expansion in three months in December because of lower output growth, HSBC Holdings Plc said on Monday.
  • An emphasis on stability (Washington Post) - The Chinese government wrapped up its annual Central Economic Work Conference and released afterwards a statement, which suggests an emphasis on stability.
  • Putting best foot forward in Africa (Washington Post) - Chinese footwear maker Huajian Group plans to make Ethiopia the hub for the global footwear industry and create more than 100,000 jobs locally.
  • Local govt debts get high-level attention (Washington Post) - China has identified "containing local government debt risk" as a major task for next year's economic policy, underscoring Beijing's growing concern.
  • Slashing capacity 'prime task' for 2014 (Washington Post) - Tackling excess capacity will be one of the top tasks on China's economic agenda in 2014, as the issue becomes a major challenge to maintaining the pace and quality of economic growth.
  • Huawei eager to expand presence in Belarus (Washington Post) - China's Huawei, the leading global information and communications technology solutions provider, is considering to open its R&D center in Belarus.
  • Breads for my daughter (Washington Post) - Her daughter is Jennifer Yeh's inspiration and motivation, and that is why she named her artisan bakery after the little girl - Boulangerie Nanda.
  • Life in poetry (Washington Post) - When a 17-year-old Ya Hsien waved goodbye to his mother in his hometown of Nanyang, Henan province, to join the Kuomintang army heading to Taiwan in 1949, he didn't expect the departure would be the last time they saw each other.
  • LV boutique reborn in Beijing (Washington Post) - If you enter Louis Vuitton's new boutique in the Peninsula Hotel Beijing, the first thing that pops into sight is a shelf where various kinds of bags are place.
  • Restoring a golden touch (Washington Post) - Two collections featuring a clover-leaf motif revive the painstaking procedure of gold beading, a technique originating in Mesopotamia.
  • Subterranean homesick blues (Washington Post) - Wang Xiuqing had been living in an underground utility compartment for some 10 years before his living conditions became a news story that started a chain reaction.
  • Take-out Christmas (Washington Post) - Not eager to brave the weather and fight the crowds? Stay home and enjoy a cozy Yuletide celebration with friends and family. Our food writers tell you where to go for the best goodies.
  • Continuity in DPRK policies expected (Washington Post) - Beijing said it hopes there won't be a "major change" in DPRK policies, as the execution of the country's No 2 has brought fear of instability to the region.
  • Clashes with US can be avoided: FM (Washington Post) - Clashes with the US can be avoided, FM Wang Yi said after media reports that a Chinese warship confronted the USS Cowpens in the S China Sea.
  • Yutu gets rolling on the moon (Washington Post) - China's first lunar rover and the lander took pictures of each other, marking the success of the country's Chang'e-3 lunar probe mission.
  • Top leaders vow to steer steady path (Washington Post) - China will seek steady economic progress by making more reforms in all areas, top leaders said in a statement after a key work conference.
  • Foreigners stay cool to insurance (Washington Post) - China's effort to cover foreign workers in its social security net has received a lukewarm response, with authorities conceding that only a small portion of expats have joined the system.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét